Boycott Olympic Beijing 2008

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image
Ngọn Lửa Thế Vận Bắc Kinh Xém Bị Dập Tắt Tại Luân Đôn - Nhưng Đã Bị Dập Tắt Tại Paris

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Tin Vui Chiến Thắng cho Nhân Quyền: Đuốc Olympic Bắc Kinh bị dập tắt ở Paris! Thật là một sự sỉ nhục bẽ bàng cho Tàu cộng khi Nhà Chức Trách Paris quyết định huỷ bỏ hoàn toàn chặng cuối cuả cuộc rước đuốc Thế vận Bắc kinh qua Thủ Đô Nước Pháp vì làn sóng phản đối quá sức dữ dội cuả các Tổ Chức Nhân Quyền, trong đó có một chặng đuốc phải dập tắt và mấy chặng phải đi xe bus!.
Xin bấm vào link dưới đây để đọc tin và coi video rất sống động:

http://news.yahoo.com/s/ap/20080407/ap_ ... mpic_torch

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ứng Cử Viên Tổng Thống Đảng Dân Chủ - Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton Kêu Gọi Tổng Thống Bush Tẩy Chay Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008
(đăng vietnamexodus vào Monday, 07, April)


Ngày hôm nay thứ Hai, 7 tháng 04, 2008 ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ bà thượng nghị sĩ Hillary Clinton đã kêu gọi tổng thống Bush hãy tẩy chay lễ khai mạc thế vận hội Bắc Kinh 2008 vì những vi phạm nhân quyền của Trung Cộng tại Tây Tạng.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Thư của một người rước đuốc tại Việt Nam, gởi chủ tịch Uỷ ban Thế vận Quốc tế
(Gửi vào Thứ Ba, 08 Tháng 4, 2008 bởi BanBienTap1 / TNTDDC)


Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế


Image
Lê Minh Phiếu

Một người rước đuốc Olympic 2008
Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế
Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV
Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp

Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008
Ủy ban Olympic Quốc tế
Château de Vidy
1007 Lausanne
Thụy Sĩ


Attn : Bá tước Jacques Rogge Chủ tịch

Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

Trên thế giới có hàng nghìn hòn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều hòn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. Vì vậy, không có một lý do phi chính trị nào có thể được tìm thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong hình chữ nhật như vậy.

2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành trình cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lãnh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các hòn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands ».

Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ :http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ hình thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đã viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của mình để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đã phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đã vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai trò của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Với thiện chí của mình, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic còn có những dấu hiệu chính trị hóa như đã nêu trên thì chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic còn bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong tình hình chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

Vì sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ý rằng không chỉ tôi, mà còn các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dõi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những gì được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

Lê Minh Phiếu

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Phụ lục 1:Bản đồ rước đuốc Olympic 2008 được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008

Image Image

Image Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Đuốc Thế vận hội bị dập tắt nhiều lần tại Paris

Ngày hôm nay Thứ Hai 07 tháng 04 năm 2008 , Đuốc Thế vận hội sau khi thất bại ê chề tại Luân Đôn ngày Chủ Nhật 06 tháng 04 năm 2008 lại một lần nữa không được hoan nghênh tại Kinh đô Ánh sáng Paris . Mặc dù Chính phủ Pháp đã vận động một lực lượng Cảnh sát lớn lao khoảng 3,000 người với những biện pháp tối đa để bảo vệ Đuốc Thế vận hội . Nhưng cả rừng người Tây Tạng đã tập họp tại Công trường Nhân Quyền họp cùng khoảng trên 150 người Việt Nam gồm các Hội đoàn , Tổ chức để phản đối cũng như tẩy chay Thế vận hội sắp đến tại Trung Quốc . Xen lẫn những lá cờ Tây Tạng là những lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phấp phới tung bay trong bầu trời Paris mà thời tiết còn đang rất lạnh . Sự lạnh nhạt thờ ơ đối với một Thế vận hội thật là một chuyện lạ như chưa từng xảy ra . Không có một lần nào một Thế vận hội lại bị tẩy chay một cách dữ dội như lần này . Ngay chính tại Paris , Đuốc Thế vận hội đã bị chính ông Thị trưởng không hoan nghênh lắm bằng một biểu ngữ với hàng chữ tẩy chay như sau “ Chúng tôi cổ võ cho Nhân quyền khắp nơi trên Thế giới “ .Trên chặng đường dự trù 28 cây số , một số địa điểm đã bị hủy bỏ vào giờ phút chót để tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra .
Cuộc rước Đuốc Thế vận hội đáng lẽ sẽ diễn ra trên nhiều đường phố taị Paris nhưng cuối cùng đã phải hủy bỏ ngày hôm nay . Thật khó mà tưởng tượng được vì Đuốc Thế Vận Hội phải đành “ chạy “ trên một chiếc xe Bus do sự yêu cầu của các giới chức thẩm quyền Trung Cộng vì cuộc biểu tình lớn lao do các người dân Tây Tạng chống đối .

Trong những hình ảnh phản đối Đuốc Thế Vận Hội , một hình ảnh nổi bật nhất mà chúng tôi nhận thấy đó là hình ảnh của một phụ nữ người Việt Nam mặc trên người bộ quần áo trắng trên ngực áo là một lá ” Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ “ . Chị bị những Cảnh sát bảo vệ an ninh kéo lê trên lề đường dể cố tình ngăn chặn sự phản đối của chị trước sự đàn áp người dân Tây Tạng của Trung Cộng . Người phụ nữ đó chính là Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh , một tên tuổi cũng như hình ảnh của Chĩ rất thân thuộc và gần gũi đối với Cộng đồng Người Việt Quốc Gia đấu tranh tại Hải ngoại . Một lần nữa chị đã quyết tâm nói lên tiếng nói công chính để vạch trần âm mưu thâm độc của bọn Cộng sản . Hàng trăm tấm truyền đơn nhỏ ghi những hàng chữ :
“ Tẩy chay Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh “
“ Cực lực phản đối việc đàn áp nhân dân Tây Tạng “

Mặc dù bị ngăn chận và bắt chấp những xô đẩy mạnh bạo của những người Cảnh sát , Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vẫn không sờn lòng và càng hô to những khẩu hiệu như “ Đả đảo Cộng sản Việt Nam “ “ Phản đối việc Trung Cộng đàn áp dân Tây Tạng “
Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã dùng tấm thân yếu đuối bé nhỏ để ngăn chặn đoàn xe thuộc Ban Tổ chức rước Đuốc Thế Vận Hội . Cho đến khi chị đã quá kiệt lực , những Cảnh sát viên xô đẩy chị vào đám đông những người dân Tây Tạng đang biểu tình . Một phụ nữ người Tây Tạng đã đỡ Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đứng lên và giúp chị tiếp tục nhập vào đoàn người biểu tình .
Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã bị tạm giam giữ khoảng nửa tiếng đồng hồ và sau đó đã được trả tự do và trở về nhà an toàn .
Được biết Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vừa được trả tự do sau 5 năm rưỡi bị giam giữ tại các nhà tù Mỹ Quốc vì hành động can trường của chị để đòi hỏi Tự Do và Nhân Quyền cho hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt tại quê nhà trong lần tấn công vào phòng họp của Phó Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng ( năm 2001) đang họp với các thương gia Hoa Kỳ tại Khách sạn Mariott , San Fransisco .

Xin qúy độc giả vào hệ thống Internet sau đây để thấy Chiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hạnh trong cuộc biểu tình chống rước đuốc Olympic 2008 của nhà độc tài Cộng Sản Trung Cộng tại Paris ngày 07-04-2008 .

http://www.dailymotion.com/fr/cluster/n ... -pari_news

Nguyễn Tạ Quang ghi nhanh



China, boycott Beijing games / JO

Tại Paris Thứ Hai, ngày 7 tháng 4 năm 2008
Hơn 100 hình ảnh được ghi nhận lại trong link dưới đây :

http://community.webshots.com/slideshow/563027160TnnXWN


VDN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

http://www.sbtn.net/

Phóng Sự Ðặc Biệt Từ Việt Nam: Trung Cộng Ðưa Người Sang Việt Nam Chống Biểu Tình Nhân Cuộc Rước Ðuốc Thế Vận Hội Tại Saigon
4/8/2008

Tin Saigon - Bản tin đặc biệt của SBTN hôm nay cho biết nhà cầm quyền Trung cộng sẽ đưa một nhóm chuyên viên chống khủng bố sang Việt Nam và đến Saigon để phối hợp với nhà nước Cộng sản Việt Nam đàn áp giới sinh viên dự trù biểu tình phản đối cuộc rước đuốc Thế Vận tại đây vào ngày 29 tháng 4 sắp tới.
Mời quý vị theo dõi phóng sự đặc biệt từ trong nước gửi ra như sau (video 3 phút).

Mời quý bạn đọc bấm vào LINK dưới đây :

http://www.sbtn.net/?catid=193&newsid=26374&pid=157
________
(HTMT st)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

PARIS ĐỐT CHÁY TRUNG CỘNG BẰNG NGỌN LỬA THẾ VẬN
Đinh Lâm Thanh
(Ghi nhận một vài đặc điểm chung quanh cuộc biểu tình)

Theo chương trình, đuốc Thế Vận 2008 đến Tour Eiffel, Paris 8 vào lúc 12 giờ 30, sau đó được rước đi 28 cây số trong vòng 4 tiếng rưỡi và chuyền tay qua 80 người. Người mở đầu cầm đuốc là vận động viên Stéphane Diagana vô địch thế giới 400 thước với rào cản. Cuộc rước đuốc bắt đầu từ trên lầu 1 của Tour Eiffel xuống đất, sẽ đi dọc theo bên phải sông Seine đến thành phố Issy Les Moulineaux rồi quay ngược về phía trái sông cho đến cầu Alma, đuốc sẽ theo đại lộ Marceaux về Place de l’Étoile (công trường Khải Hoàn Môn). Từ đây đuốc tiếp tục theo đại lộ Champs Élysée đến Place de la Concorde và nhắm hướng thẳng đến Tòa Thị Chính Paris. Sau đó đuốc quay trở lại chạy theo bên trái sông Seine đến trụ sở Hạ Viện rồi dùng đại lộ Raspal và Réné Coty hướng về sân vận động Charléty là văn phòng Tổ Chức Quốc Gia Thế Vận và Thể Thao của Pháp. Từ đây, đuốc sẽ từ giã Paris để lên đường qua San Francisco.

Chương trình như vậy nhưng hành trình hoàn tòan thất bại : Sau hai lần bị dập tắt, đuốc phải trốn trong xe buýt để tiếp tục lộ trình. Để về được sân vận động Charléty, chính quyền Pháp đã phải bỏ nhiều lộ trình mục đích giữ an toàn cho đoàn rước đuốc. Đài RFI của Pháp đã loan tin không đúng sự thật qua câu giải thích, vì "SỰ CỐ KỸ THUẬT" đuốc bị tắt hai lần ! Cảnh sát đã bắt 23 người, trong đó có một người đàn bà Việt Nam mặc áo trắng, đó là Chị Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Những hình ảnh chúng ta đã thấy trên các hệ thống truyền hình chứng tỏ không phải là "sự cố kỹ thuật" !

Cộng đồng Người Việt Quốc Gia không phân tán lực lượng mà tập trung với các cộng đồng bạn ở trung tâm biểu tình tại quảng trường Trocadéro. Theo ước tính, không kể các thành phần tham dự biểu tình của Cộng đồng Tây Tạng cũng như người Pháp tại các địa điểm khác nhau và dọc theo lộ trình 28 cây số thì tổng số người hiện diện tại quảng trường Nhân Quyền Trocadéro lên đến khoảng 5000 người. Hai màu cờ xuất hiện nổi bật nhất là cờ Tây Tạng và cờ vàng Việt Nam Quốc Gia.

Với một lực lượng cảnh sát trên 3000 người, không kể cảnh sát chìm, cảnh sát ứng trực tại các điểm trọng yếu, dưới sông cũng như trên bầu trời. Ngoài ra còn có các đội cứu hỏa và các thành phần cảnh sát đặc biệt trang bị xe và các dụng cụ chống biểu tình nhưng vẫn không bảo vệ được ngọn lửa.

Từ 10 giờ 30 sáng số người tham dự đã chiếm hết quảng trường Trocadéro, trong đó đa số là người Pháp, người Tây Tạng, Người Việt Quốc gia, Miến Điện, Trung Hoa Quốc Gia, Tân Cương, Nội Mông Cổ…Có thể tính đến 80% là người Pháp tham dự thật nhiệt tình với cờ cầm tay hoặc quấn ở cổ. Họ đồng thanh hô lớn các khẩu hiệu đá đảo Tàu Cộng đã đàn áp dân tộc Tây Tạng và cướp đất của Việt Nam bằng hai thứ tiếng Pháp, Anh.

Ông Thupten GYATSO chủ tịch cộng đồng người Tây Tạng tại Pháp và cũng là người thường tổ chức những cuộc biểu tình trong thời gian nầy, mở lời cám ơn quan khách và lên tiếng tố cáo tội ác Trung Cộng như lời khai mạc cho cuộc xuống đường ngày hôm nay. Tôi thấy có sự hiện diện của các viên chức chính quyền Pháp đến ủng hộ và ghi danh phát biểu cảm tưởng gồm các vị : Quý Ông Lionel LUCAS và Patrick BLOCHE chủ tịch và phó chủ tịch cũng như ông Jean-Louis BIANCO là thành viên, thuộc nhóm nghiên cứu về Tây Tạng tại Quốc Hội. Bà Corinne LEPAGE, Dân biểu của đảng MODEM. Ông Dominique TIAN, Dân biểu đảng UMP. Ông FOLLIOT, Dân Biểu. Ông Robert MENARD Tổng Thư Ký RSF. Hai nhà văn nữ của Pháp Claude B. LEVENSON và Irène FRAIN. Họ sẽ tuần tự lên phát biểu cảm tưởng và xác nhận sự ủng hộ của họ đối với người Á Châu tự do. Đặc biệt tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới là thành phần năng động nhất vừa ra mặt vừa hoạt động trong bóng tối để gây trở ngại cho cuộc rước đuốc ngày hôm nay.

Để biết thêm chương trình tổ chức và diễn hành hôm nay, tôi mở đầu phần phỏng vấn với ông Thupten Gyatso :

- KBC : Kính chào anh Thupten, cho phép tôi đặt vài câu hỏi ?

- T.G : Sẵn sàng.

- KBC : Anh có gặp khó khăn gì với chính quyền Pháp trong việc tổ chức ngày hôm nay ?
- T.G : Không, nhưng lúc nào họ cũng yêu cầu tôi phải làm thế nào để tránh xung đột và như ông biết, cuộc biểu tình hôm nay bị đóng khung trong khu vực nầy, nghĩa là được tự do trong vòng kiểm soát của cảnh sát chung quanh quảng trường Trocadéro, sau đó sẽ diễn hành chừng vài cây số trước khi đến BứcTường Hòa Bình tại Champ de Mars.

- KBC : Anh cho biết người Tây Tạng ngoài cộng đồng tại Pháp hiện có mặt ở đây còn có ai đến từ ngoại quốc ? Và không tính những người Tây Tạng tập trung tại đây thì còn nhóm nào "tiếp đón" ngọn đuốc ở dọc đường và tại các điểm quan trọng ?

- T.G : Các cộng đồng tại Châu-Âu đến đây ngày hôm nay gần như đầy đủ. Trả lời ý thứ hai của ông thì dĩ nhiên, ngoài thành phần có mặt ở đây chúng tôi cũng sắp đặt một số thanh niên bám sát cuộc rước đuốc.

- KBC : Trong trường hợp có những người trà trộn vào đây để trương các cờ Cộng sản (đỏ sao vàng) để ủng hộ Trung Cộng và Cộng sản Việt Nam, anh có cách giải quyết ?

- T.G : Tôi đã thảo luận với Cảnh sát, nếu trường hợp nầy xảy ra thì nên thông báo ngay cho họ.

- KBC : Anh có nghĩ rằng Chính quyền lưu vong Tây Tạng có thể đạt được một cuộc đối thoại có lợi cho Tây Tạng theo đề nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma với Trung Cộng trước ngày khai mạc Thế Vận ở Bắc Kinh ?

- T.G. : Tôi hy vọng chuyện nầy có thể xảy ra.

- KBC : Nếu không ?

- T.G. : Tiếp tục xuống đường biểu tình !

- KBC : Từ đây đến ngày khai mạc 08.8.2008, sẽ còn bao lần tổ chức biểu tình tại Paris như thế nầy ?

- T.G. : Không phải tính đến ngày khai mạc Thế Vận 2008 mà chúng tôi sẽ xuống đường đòi tự do độc lập cho xứ tôi đến lúc nào thành công mới chấm dứt.

Vừa dứt lời thì một thanh niên đứng gần chúng tôi rút trong người lá cờ Trung Cộng, cắm vào cán, phất lên vài lần rồi cuốn lại cho vào túi. Cũng ngay lúc đó, một người trong đoàn biểu tình cho tôi hay có mấy du sinh đang tung cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng ra để chụp hình. Tôi đến có ý định chụp vài tấm hình và đặt một ít câu hỏi, nhưng người đàn bà theo sát bên tôi đã thông báo ngay cho các em du sinh bằng điện thoại. Khi tôi vừa đến thì các em đã xếp lá cờ nhỏ chừng nửa thước vuông và tìm cách giấu vào người. Tôi lịch sự cho biết, tôi là nhà báo định hỏi em vài câu, nhưng một em du sinh trai, tuổi chừng trên dưới 20 đã thưa với tôi bằng một giọng rất dịu dàng rằng, "xin bác bỏ qua cho cháu". Qua giọng nói và đôi mắt chân thành của em du sinh tôi thấy hơi xót xa trong lòng và ân cần bắt chuyện tiếp với các em xem như không có gì xảy ra. "Không có gì xảy ra cho các em, chúng tôi biết các em yêu nước chống ngoại xâm, vì thế các em đã đến với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi mở rộng vòng tay để chào đón các em nhưng điều mong ước của tôi là các em phải đến tay không. Các em mang cờ Đỏ Sao Vàng theo thì xem như em chống lại nhà nước của các em, vì bên nhà ủng hộ hết mình cuộc rước đưốc, còn ở đây thì ngược lại, tổ chức chúng tôi chống Trung Cộng và chống luôn nhà nước của các em. Tôi biết các em ở vào thế giữa bị kẹt cả hai bên". Em du sinh trai "dạ" một tiếng và xếp cờ lận vào trong áo lạnh.… Câu chuyện phải chấm dứt tại đây vì một cô gái khác kéo tay em du sinh đi ra xa. Sau đó, tôi thấy hai em du sinh nầy được điều khiển bởi một người đó nào đó, đứng nấp sau bức tượng, lâu lâu bung lá cờ lớn ra phất vài lần rồi để xuống đất. Thật tình tôi thấy tội nghiệp cho các em du sinh, họ cũng đau lòng vì Trung Cộng là kẻ cướp hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, các em muốn đến để chia sẻ với Người Việt Quốc Gia nhưng lại bị các cấp chỉ huy bắt buộc các em phải đưa cờ Đỏ Sao Vàng ra trình diễn để chụp hình ! Việt Cộng ra lệnh các em du sinh mạo hiểm những chuyện nhỏ nhặt nầy để làm gì ? Nếu chúng tôi không bình tĩnh và thông cảm các em thì chắc đã có chuyện không hay xảy ra vì chính cảnh sát Pháp và ban tổ chức đã yêu cầu chúng tôi thông báo cho họ tức khắc nếu có sự xuất hiện của cờ đỏ sao vàng ?

Sau phần mở đầu chào mừng quan khách và nêu rõ lý do cuộc biểu tình ngày hôm nay, đến lược các nhân vật trong chính giới Pháp đăng đàn bày tỏ quan điểm của họ. Các vị dân biểu Hạ Viện, các văn sĩ cũng như những nhân vật dân cử cấp tỉnh, cấp thành phố đều nêu rõ lý do sự có mặt của họ ngày hôm nay. Ba điểm được nhấn mạnh, họ đến để bày tỏ sự ủng hộ những người biểu tình chống lại việc xâm chiếm và đàn áp tàn bạo của Trung Cộng đối với dân Tây Tạng. Họ sẽ sát cánh với những người xuống đường để tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền tự do dân chủ đồng thời với cương vị dân biểu, nghị viên và những nhà làm văn hóa, họ sẽ làm những gì trong quyền hạn cho phép để thức đẩy chính quyến Pháp nhúng tay một cách thiết thực trong vấn đề nhân quyền đồng thời cổ võ người dân Pháp tẩy chay thế vận ô nhục sắp được Trung Cộng khai mạc vào tháng 8 nầy tại Bắc Kinh.

Lợi dụng thời gian các dân biểu đang phát biểu, tôi đã phỏng vấn ông Patrich Bloche, phó chủ tịch nhóm đặc trách nghiên cứu vấn đề Tây Tạng tại Hạ Viện.

- KBC : Kính thưa ông Dân Biểu, tôi đã nghe những lời chân tình của ông đối với cộng đồng người Tây Tạng cũng như cộng đồng Người Việt Quốc gia, xin chân thành cám ơn và xin được phép phỏng vấn ông Dân Biểu vài câu.

- Ông P.B : Vâng tôi sẵn sàng, nhà báo cứ đặt câu hỏi.

- KBC : Câu hỏi thứ nhất, Ông có nghĩ rằng nhà cầm quyền Trung Cộng sẽ luôn luôn từ chối đối thoại với ngài Đạt Lai Lạt Ma, hay, sẽ mềm dẽo một phần nào sau khi thất bại hoàn toàn cuộc rước đuốc trên các thành phố lớn tại Âu-Mỹ ? Trong trường hợp Trung Cộng vẫn tiếp tục đàn áp, ông sẽ nghĩ thế nào và sẽ làm gì với tiếng nói và quyền hạn của một dân biểu ?

- Ông P.B : Tôi nghĩ rằng, bất cứ Cộng sản xứ nào cũng vậy, ít khi chúng cởi mở trong tinh thần đối thoại với nhau. Chúng ta phải kêu gọi thế giới hợp tác đế áp lực mới hy vọng đạt được mục đích.

- KBC : Câu hỏi thứ hai : Còn 4 tháng nữa mới đến ngày khai mạc, ông có nghĩ rằng sẽ còn nhiều cuộc xuống đường tranh đấu của dân Tây Tạng ? Trong trường hợp nầy ông có nghĩ là sẽ vận động thêm nhiều vị dân cử xuống đường ủng hộ chúng tôi ?

- Ông P.B : Tôi nghĩ rằng còn phải mất nhiều thời gian và kiên trì tranh đấu liên tục. Rất nhiều dân biểu đồng viện của tôi sẽ ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của các dân tộc Á Châu đang bị Cộng sản cai trị.

- KBC : Câu hỏi thứ ba : Tổng thống Nicolas Sarkozy chưa quyết định dứt khoát việc tham dự hay không ngày khai mạc Thế Vận tại Bắc Kinh ? Vậy ngay trong thời gian nầy Quốc Hội đang họp, ông có thể kêu mời các vị đồng viện ủng hộ và chuyển đạt thỉnh nguyện của chúng tôi lên Tổng Thống chống lại kỳ Thế Vận mang nặng tính cách chính trị nầy như nhiều vị Thủ Tướng của Tây Phương đã làm ?

- Ông P.B. : Dĩ nhiên tôi và ông chủ tịch của nhóm, người đang phát biểu trước máy vi âm, sẽ thảo luận và trình bày quan điểm của chúng tôi với Tổng Thống Nicolas Sarkozy.

- KBC : Xin cám ơn và hoàn toàn tin tưởng sự ủng hộ nhiệt tình của ông dân biểu.

Một điều đáng quan tâm, đa số tham dự biểu tình là nguời Pháp, tay cầm, vai quấn cờ Tây Tạng và Việt Nam Quốc Gia. Tôi xin phép phỏng vấn một người đàn bà đứng tuổi người Pháp, tay cầm cờ Việt Quốc Gia, nhiệt tình hô theo những khẩu hiệu bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh.

- Thưa Bà, xin vui lòng cho tên và biết lý do bà có mặt ngày hôm nay ?

- La dame : Xin gọi tôi Madame để dễ trả lời các câu hỏi của ông. Không phải hôm nay mà tôi thường có mặt nhiều lần trong các cuộc biêu tình của người Á Châu đòi Nhân Quyền, Độp Lập, Tự Do, Dân Chủ…

- KBC : Bà có biết lá cờ bà đang cầm trong tay ?

- La dame : Biết chứ, đây là cờ của người Việt Nam Tự Do.

- KBC : Bà biết nhiều về nguồn gốc và lịch sử của lá cờ nầy không ?

- La dame : Thật ra không nhiều, nhưng tôi có hỏi vài người bạn Việt Nam, họ cho biết ý nghĩa cờ về lá cờ của người Viêt trước khi Cộng sản xâm chiếm nước ông.

- KBC : Thưa bà, bà có nghĩ rằng Cộng sản Hà Nội vào chiếm Việt Nam Cộng Hòa có giống như trường hợp Trung Cộng xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hiện nay ?

- La dame (cười) : Thật khó trả lời câu hỏi của ông nhưng theo tôi thì Cộng sản Tàu hay Cộng sản Hà Nội cũng đều giống nhau !

- KBC : Xin cám ơn bà.

Cũng trong chiều hướng tìm hiểu về người Pháp đối với lá cờ Quốc Gia, tôi đã phỏng vấn hai thanh niên trẻ người Pháp. Người thứ nhất là một cô gái chừng 20-25 tuổi. Cô ta không cho biết tên.

- KBC : Thưa cô, cô biết nhiều về lá cờ cô đang cầm trong tay ?

- Cô gái : Một chút ít.

- KBC : Chút ít thế nào , xin vui lòng cho biết ?

- Cô gái : Tôi vừa được một người giải thích nhưng chưa biểt rành mạch cho lắm.

Nhân tiện có Đại tá Tững, Tổng thư ký văn phòng liên lạc các hội đoàn người Việt Quốc gia tại Pháp đang đứng bên cạnh, tôi đề nghị ông giải thích giùm.

Tôi kiếm thêm một bạn trẻ khác để tìm hiểu vấn đề nầy. Gặp một thanh niên đang quấn trên người lá quốc kỳ Việt Nam, tôi không bỏ lở cơ hội :

- KBC : Xin anh vui lòng cho biết tên và lý do anh tham dự biểu tình ngày hôm nay ?

- Jean Bourger. Tôi tên Jean, Jean Bourger. Tôi ái mộ những người Á Châu yêu chuộng tự do nhân quyền, tranh đấu cho xứ sở của họ đang bị Cộng sản đàn áp ?

- KBC : Xin anh cho biết rõ, Cộng sản Tàu hay Cộng sản Việt Nam ?

- Jean Bourget : Cả hai.

- KBC : Anh có biết về lịch sử cờ anh đang khoác trên người ?

- Jean Bourget : Không !

- KBC : Không, nhưng tại sao anh khoác trên người ?

- Jean Bourget : Tôi nhận từ tay của một người trong đoàn biểu tình.

- KBC : Vì hiếu kỳ, giải trí hay một lý do nào khác ?

- Jean Bourget : Không, tôi ái mộ vì đây là một biểu tượng chống Cộng sản.

Trong lúc các nhân vật chính trị của Pháp họp báo, nhiều người Pháp cũng như trong các cộng đồng Việt Nam đã lên phát biểu ý kiến, trong đó Cô Nghi Trần và cựu Đại Tá Tững phát biểu thay mặt cho người Việt Quốc Gia tại Pháp. Sau khi cô Nghi phát biểu rằng "Paris là nền tảng của Nhân Quyền thì chính thủ đô của Pháp sẽ dập tắt ngọn lửa Thế Vận", thì chuyện mong đợi của mọi người đã đến. Thật đúng y lời cô Nghi Trần nói, chỉ sau vài phút chúng tôi được thông báo rằng đuốc Thế Vận đã bị những người chống đối dập tắt hai lần. Hai mươi ba người bị Cảnh sát bắt trong đó có một người Việt Nam, đó là bà Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Bà Ngọc Hạnh bị cảnh sát kéo ra khỏi nhóm người nhào vô dập tắt ngọn đuốc lúc vừa rời lầu 1 từ tháp Eiffel xuống đường để diễn hành theo lộ trình. Bà Ngọc Hạnh sau đó đã gặp tôi trong đoàn biểu tình, áo quần nhàu nát, mặt mày tóc tai bơ phờ, bà cho tôi biết :

- Thưa anh, em vừa bị cảnh sát kéo và liệng xuống đất mấy lần trong lúc cùng với thanh niên Tây Tạng nhào vào dập tắt đuốc.

Tôi ngạc nhiên hỏi thăm :

- Chị nghĩ thế nào mà không báo trước cho Cộng đồng ? Đơn độc một mình hành động như vậy không có lợi cho cá nhân của chị.

- Em muốn p tự mình góp sức mình trong việc nầy.

- Điều tốt hơn là chị nên phối hợp với tập thể. Chúc chị về nghỉ sớm và mau lấy lại thăng bằng sức khỏe.

Đến 16 giời 15, đoàn biểu tình được một toán cảnh sát dẫn đầu theo đường Franklin rồi quay qua đường Le Tasse và đại lộ Delessert để đến cầu Iéna. Sau đó cảnh sát tiếp tục hướng dẫn dọc theo Quai Branly và theo đại lộ Suffren để đến Bức Tường Hòa Bình tại Champ de Mars. Đây là trạm cuối của cuộc diễn hành, dù trời mưa nhưng chương trình vẫn được tiếp tục với "Đêm Thắp Nến".

Những điểm ghi nhận qua cuộc biểu tình chống cuộc rước đuốc Thế Vận tại Paris ngày 07.4.2008 :

- Vài em du sinh xuất hiện bất ngờ với Cờ Máu mục đích để chụp hình và báo cáo với sứ quán tại Paris cũng như Hà Nội, nhưng không xảy ra chuyện gì đáng tiếc.

- Đài RFI đã phỏng vấn các em du sinh, các em nầy trả lời có vẽ nhiệt tình là họ yêu nước, các em phải tham gia xuống đường không ngoài mục đích ủng hộ tự do độc lập, đồng thời đến đây để xác nhận chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam chứ không phải của Trung Cộng.

- Ông chủ tịch Thế Vận Hội Thế Giới CIO tuyên bố ông phản đối vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Cộng, đi ngược lại tinh thần thể thao của Thế Vận Hội Sau đó ông chủ tịch Thế Vận Hội Pháp David Douilet, vô địch Judo thế giới, ông nói rằng ông chờ đợi điều phản đối nầy đã từ lâu. Đến ngày hôm nay ông rất hài lòng khi nghe lời phải đối của ông Chủ Tịch Thế Vận Hội Thế Giới. Nếu để cho ông chủ tịch Thế Vận Hội nước Pháp được bầu lại nước tổ chức Thế Vận Hội 2008 thì không bao giờ David Douillet đề cử Trung Cộng !

- Nhìn chung những hình kèm theo bài viết, đại đa số người Pháp, kể cả các thành phần trong ba ngành từ hành pháp, tư pháp đến lập pháp của Pháp xuống đường ủng hộ.

- Thị trưởng thành phố Paris, ông Bertrand Delanoë (đảng Xã Hội) đã tát vào mặt Trung Cộng một cái thật đích đáng khi tại tòa thị chính cũng như nhiều công thự trong thủ đô đã treo lên những tấm bảng lớn bằng bằng vải tẩy chay Thế Vận Hội ngày 08.8.2008 cũng như ngay tại mặt tiền của tòa Thị Chính, một tấm biển lớn đòi nhân quyền để đón tiếp phái đoàn Trung Cộng và ngọn đuốc đi ngang qua đây !

- Nhà nước Trung Cộng đã lớn tiếng phản đối "nhà nước" Paris đã không bảo vệ được ngọn đuốc cũng như phản đối các tấm biển treo trên Tòa Thị Chính Paris. Ông Bertand Delanoë tuyên bố một câu như sau : "Nước Pháp là thành trì của nhân quyền, chúng tôi tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi không phải là Trung Cộng". Một câu nói nhẹ nhàng nhưng chính là gáo nước dơ tạt vào mặt tập đoàn Cộng sản Bắc Kinh !

- Đoàn rước đuốc đã quyết định không đi qua tòa Thị Chính Paris và âm thầm hướng về phiá trụ sở Quốc Hội, bỏ một địa điểm quan trọng trong chương trình.

- Quốc hội tạm ngưng phiên họp để 40 dân biểu ra đường phản đối đoàn đuốc đi ngang.

- Trong số người xử dụng bình chửa lửa để tắt ngọn đuốc có một dân biểu của Pháp !

- Đoàn rước đuốc bắt buộc bỏ các chặng đường tiếp theo sau khi đi qua trụ sở Quốc Hội, âm thầm trong xe buýt để đến địa điếm cuối cùng là sân vận động Charléty trước khi rời Pháp.

- Trung Cộng quá giận mất bình tĩnh khi lên tiếng chỉ trích "chính phủ" Paris đã âm thầm phá hoại cuộc rước đuốc đi ngang qua đây.

- Sự xuất hiện đột ngột của bà Nguyễn thị Ngọc Hạnh trong nhóm người có sứ mạng dập tắt ngọn lửa của người Tây Tạng và ông Trần Hồng (người trước đây lái xe ủi vào cổng sứ quán Việt Cộng tại Paris) với cờ Quốc Gia quấn ngang người, hai tay cầm hai cờ Trung Cộng và Việt Cộng trên đó vẽ hình sọ người với hai khúc xương chéo nhau, đứng ngay giữa quảng trường Trocadéro là hai hình ảnh nổi bật.

- Với một lực lượng hùng hậu cảnh sát Pháp và các vận động viên cũng như công an trá hình nhưng Trung Cộng vẫn không bảo vệ nổi ngọn lửa đến đổi đuốc phải vào trốn trong xe buýt để tiếp tục hành trình. Đài RFI vẫn không quên dùng chữ của Việt Cộng khi báo tin rằng đuốc bị tắt vì "sự cố kỹ thuật" !

- Một màn tống khứ đoàn Thế Vận của Trung Cộng được tổ chức chu đáo tại sân vận động Charléty trước khi đuốc lên đường qua San Francisco.

- Trung Cộng chỉ phát hình rước đuốc tại Paris chỉ trong vòng một vài phút rồi tắt và thông báo rằng ví "sự cố kỹ thuật" !!!

Tóm lại sau 2 lần đuốc bị tắt, lửa Thế Vận phải trốn trong xe buýt để tiếp tục lộ trình. Thật nhục nhã cho Trung Cộng khi chúng đánh giá lầm người Tây Phương.

Đây là một dấu hiệu báo trước một điềm xấu, nhắc chúng ta nhớ lại cái "khuôn 9 năm" mà hai xứ độc tài Đức Quốc Xã và Cộng sản Liên Bang Sô Viết đã sụp đổ đúng sau 9 năm tổ chức Thế Vận Hội.

Hy vọng với thời đại điện tử nầy thời gian sẽ được rút ngắn hơn để nhân loại mau có hòa bình. Cứ tin như vậy đi.

Đinh Lâm Thanh
Paris, 07.04.2008


Nguồn : nguyenbacninh@free.fr

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Biếm Họa: Đuốc Chui của HatKa
đăngvietnamexodus vào Wednesday, 09, April
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus



Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Rước Đuốc Chui tại San Francisco.

Cuộc rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008 đã không diễn ra tại địa điểm xuất phát McCovey Cove, thành phố San Francisco như đã được công bố vì sợ bị phản đối , bạo động và sợ bị dập tắt đuốc nên đã bí mật thay đổi lộ trình. Mọi người ngao ngán ra về khoảng 2:00PM kết thúc sự tham dự một cuộc rước đuốc chui.

Image Image

Post Reply