Phát triển kinh tế cần đi đôi với dân chủ

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Phát triển kinh tế cần đi đôi với dân chủ

Post by dacung »

Bài học của nguyên thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương cho Việt Nam: phát triển kinh tế cần đi đôi với dân chủ

Wednesday, April 23, 2008

Việt Nguyên (Từ Bàn Viết Houston-đặc biệt của Ngày Nay)


LTS – Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.


HOUSTON (NN) – ThángTư, đọc cuốn “Tân bán cầu Á Châu” (The new Asian Hemisphere) để cảm thấy nhục, mối nhục quốc thể thua kém.

Trong hơn 30 năm qua, các nước Á Châu đã đi một bước tiến rất xa trên con đường phát triển kinh tế trong khi đó Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản từ năm 1975, mới bắt đầu thức tỉnh trong mấy năm gần đây đi vào con đường kinh tế thị trường luôn luôn tự so sánh và tự khoe. Các nhà lãnh đạo VN như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du các nước Âu Châu gần đây, tự thổi phồng như trong chuyện ngụ ngôn “Con ếch muốn to thành con bò!”.

Giáo sư Kishore Mahbubani, khoa trưởng phân khoa chánh sách công cộng Đại học Quốc gia Singapore, chủ trương phát triển chính sách kinh tế với nền độc tài chính trị, đã xem Việt Nam như là một con con cọp mới trong cộng đồng kinh tê Á châu. Ông đã viết một cuốn sách đầy lạc quan, nhìn về tương lai với Á Châu dân số hơn 5 tỷ 600 triệu người sẽ thống trị thế giới. Anh hưởng Tây phương nhất là Hoa Kỳ sẽ cáo chung. Cuốn sách viết trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra ở Hoa Kỳ như bệnh cúm đang làm tất cả nền kinh tế của các nước Á Châu kể cả Trung Quốc đang phải nhảy mũi!


Tân Á Châu

Ông Mahbubani dự tính đến năm 2010, 50% dân Đông Nam Á sẽ sống ở đô thị với đời sống tốt đẹp hơn hiện nay. 5 tỷ 600 triệu người sống bên ngoài thế giới Tây phương sẽ không còn phải chấp nhận những quyết định ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày và sự sống còn của họ từ những quyết định của khối Tây phương. Giới Tây phương sẽ mất ảnh hưởng, ngược lại sự thành công kinh tế ở Á Châu vượt qua tất cả những mơ ước của người dân Á Châu, sẽ tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

50 năm trước khi nói đến Á Châu, người ta chỉ nghĩ đến hai quốc gia tiên tiến, Nhật Bản ở phương Đông và Do Thái ở phía Tây. Sau đó Nam Hàn, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore chạy theo chánh sách hiện đại hóa và trở thành các con rồng kinh tế. Tây bán cầu mới, theo cái nhìn của ông Kishore Mahbubani, sẽ được Trung Quốc, An Độ và Nhật Bản lãnh đạo. Trung Quốc đi sau nhưng nhờ chánh sách hiện đại bốn điểm thời Đặng Tiểu Bình đã trở thành con rồng kinh tế Á châu.

Điều mỉa mai là sự hiện đại hóa của các nước Á châu đã thành công được là nhờ họ thức tỉnh và thực hành bẩy điều cột trụ căn bản khôn ngoan của Tây phương: kinh tế thị trường, dân chủ, kinh tế thực tiễn, cơ hội đồng đều, hòa bình, tuân theo luật pháp, nhấn mạnh đến giáo dục, khoa học và kỹ thuật. Điều khác biệt là nền dân chủ (Democracy) theo định nghĩa của ông Mahbubani khác với định nghĩa của nền dân chủ Tây phương đến từ văn minh Hy Lạp và ông Mahbubani quên rằng “giáo dục” là căn bản của nền văn hóa Á Đông.

Con đường đi đến hiện đại hóa các nước Á Châu đến từ thời Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật năm 1860. Những người Nhật có đầu óc cải tổ về nước sau khi học ở Hoa Kỳ đã có nhiều ấn tượng mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ từ đường xe hỏa, vũ khí cho đến những bồn nước trong nhà cầu của người Mỹ. Họ canh tân đất nước trên tinh thần dân chủ. Chìa khóa căn bản của dân chủ là: công dân trong nước dân chủ hiểu rõ họ làm chủ vận mạng của chính họ.

Những người Á Châu trong những năm gần đây trở thành giới tiêu thụ lớn và có tinh thần trách nhiệm trong thế giới mới. Hơn trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo sẽ sống có tương lai nhờ giá trị của kinh tế thị trường và nhờ kinh tế phát triển thế giới sống hòa bình như Hoa Kỳ và Gia Nã Đại hai quốc gia láng giềng nhờ kinh tế sung túc mà chiến tranh không xẩy ra.

Ông Mahbubani ca tụng Trung Quốc đã biết giữ gìn Tự Do nên ngăn được “loạn”, ổn định và trật tự để phát triển kinh tế nhờ sự khôn ngoan của ông Đặng Tiều Bình học được bài học từ ông Gorbachev giữ được Trung Hoa với nền kinh tế thị trường, được yên ổn không như Nga sau thời kỳ chiến tranh lạnh.

Các nước Á châu đã đi lên nhờ họ hiểu rõ những tư tưởng cột trụ của phương Tây và nhờ tính thực tiễn của ông Đặng Tiểu Bình trong năm cải tổ kinh tế 1979. Điển hình là Thẩm Quyến được xem là vùng kinh tế đặc biệt từ 1980 đến 2005 có nền kinh tế tăng trưởng 28% mỗi năm, dân số tăng từ 30 ngàn lên 11 triệu, Thẩm Quyến đã tăng lên 126 lần, qua mặt Singapore. Thẩm Quyến được xây dựng trên nền tảng xã hội chủ nghĩa với đặc tính Trung Quốc.

Nhờ nền giáo dục vững mạnh mà An Độ và Trung Hoa phát triển khác hẳn với Việt Nam với nền giáo dục bị quên lãng, học sinh bỏ học, chánh quyền không chú trọng đến chánh sách giáo dục. Đến năm 2010, 90% tiến sĩ khoa học là người Á châu.

Nhờ đầu tư vào nghiên cứu khoa học mà bộ óc của những người trẻ tuổi An Độ được phát triển. Các nhà khoa học An Độ thành công mà không cần phải tốt nghiệp từ các trường đại học Hoa Kỳ và Tây phương. Họ không còn mặc cảm thua kém Tây phương về khoa học kỹ thuật. Trung Quốc trong những năm gần đây đạt được những thành quả tương tự như An Độ. Năm 2004 họ sản xuất 30,000 tiến sĩ so với 12,000 người năm 2001 và 200,000 kỹ sư.


Phát triển kinh tế cần đi đôi với phát triển dân chủ

Chánh sách thực tiễn của ông Đặng Tiểu Bình “làm giầu là vinh quang” với ví dụ “mèo đen, mèo trắng, mèo nào cũng được miễn là bắt được chuột” được ông Mahbubani ca tụng, hạp với Singapore nhỏ nhưng áp dụng vào một nước lớn như Trung Quốc trong những năm gần đây rõ ràng đã đưa đến nhiều vấn đề. Cái mô hình Trung Quốc đang rạn nứt do sự thiếu dân chủ hiện rõ qua “viễn kiên” của cựu Thủ tướng Triệu Tử Dương.

Ông Triệu Tử Dương, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1980 đến 1987 và Tổng bí thư đảng Cộng Sản từ 1987 đến 1989 đã có công đưa nền kinh tế Trung Quốc lên con đường phát triển. Ông là người chủ trương cải tổ hệ thống chính trị. Trong cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, ông đã tiếc là đến trễ trước khi những người biểu tình bị tàn sát, ông chủ trương dùng luật và dân chủ để giải quyết biểu tình ngược vớiông Đặng Tiểu Bình đã chủ trương đàn áp. Sau ngày tàn sát 4-6-1989, họ Triệu đã bị kết án “chia rẽ Đảng và giúp đỡ những kẻ gây rôi loạn”, từ chối không viết bản tự kiểm ông bị quản thúc tại gia 16 năm trong căn nhà số 6 đường Tài Lực ở Bắc Kinh. Năm2005 ông chết vì bịnh phổi, thọ 85 tuổi trong khi chánh sách Đặng Tiểu Bình “kinh tế thị trường, không dân chủ” tiếp tục qua đến Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Hơn một triệu người ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 17/5/1989 theo phe Triệu Tử Dương nhưng họ Triệu thiếu cá tính của Yeltsin nên Trung Quốc mất một cơ hội như Sô Viết.

Không còn cầm quyền, ông Triệu Tử Dương đã có một cái nhìn khác hẳn thời ông còn cai trị với bàn tay sắt của Tổng bí thư Đảng. Cuốn “Mạn Đàm” ghi lại bởi bạn ông, Phương Minh, cuốn sách được xuất bản ở Hồng Kông và cấm xuất bản ở Trung Quốc.

“Mạn Đàm” của họ Triệu đã nhấn mạnh đên những vấn đề của Trung Quốc, bàn sâu sắc về những hiện tượng phản kháng. Sau những năm quản thúc, ông đã nhìn thây rõ ràng “dân chủ không phải là sự xa hoa của một quốc gia tân tiến mà còn là một điều kiện sống còn của nền kinh tế lành mạnh.” Trong thập niên 1980, ông nói với bạn ông: Tôi nghĩ khi chúng ta cải tổ kinh tế đúng, kinh tê phát triển, dân sẽ thỏa mãn và xã hội ổn định. Quan niệm này giống như quan niệm của TT Bill Clinton và TT George W.Bush, những người quan niệm kinh tế toàn cầu hóa sẽ tự động đưa đến dân chủ, một chánh sách đã thất bại ở Trung Hoa và Việt Nam.

Năm 1991, họ Triệu cảm thấy: cải tổ chính trị phải đi cùng với cải tổ kinh tế, nếu không, rất nhiều vấn đề xã hội và kinh tế sẽ xuất hiện. Năm 2004, ông Triệu Tử Dương kết luận rằng “kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo độc đảng sẽ không tránh khỏi được nạn tham những” và sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc đang bị méo mó. Ngày 18-9-1998, ông giải thích rõ: khi kinh tế thị trường tăng trưởng nó sẽ dẫn đến thị trường hóa quyên lực và sự nẩy nở quyền lực và tiên bạc sẽ đến đến sự cạn tài nguyên quốc gia, rôi loạn vốn tư bản, tham nhũng, đe dọa và tống tiền (black mail), dẫn đến tầng lớp con ông cháu cha, cách biệt giầu nghèo ngày càng lớn và những vân đề xã hội càng ngày càng lớn theo.

Năm năm sau, họ Triệu đã thấy: “chánh quyền chiêm đất của dân, đẩy giá xuống thấp rồi bán lại cho những kẻ xây cất, bọn này bán lại với giá thật cao. Dân chúng chạy theo thị trường chứng khoán, không để dành tiền, thị trường chứng khoán bị giật dây, tiền gởi ra nước ngoài dẫn một giai đoạn dân sợ rút tiền khỏi ngân hàng gây ra cuộc khủng hoảng”. Tình trạng này đang xẩy ra ở Trung Hoa và Việt Nam, năm năm sau “viễn kiến” của họ Triệu.

Ông Triệu Tử Dương năm2004 đã phê bình giới trí thức “cải tổ kinh tế thị trường tạo ra một nhóm nhỏ liên hệ chặt chẽ nay được những sinh viên tốt nghiệp ở ngoại quốc về gia nhập. Bọn họ tùng phục quyền lực. Nay xã hội có ba nhóm trưởng giả: chánh trị, kinh tế và trí thức, hợp tác với nhau ngăn chặn những cuộc cải tổ cần thiết cho đất nước”. Họ Triệu kết luận rằng “xã hội chủ nghĩa với đặc tính Trung Quốc đã tạo ra “nhóm quyền lực trưởng giả tư sản”. Khi còn cầm quyền có khi ông nghĩ rằng: “tự do ngôn luận là xa xí phẩm” nhưng năm 1998 ông thấy hai vấn đề liên hệ mật thiết “không có tự do ngôn luận thì kinh tế méo mó”.

Những vấn đề xã hội ở Trung Hoa xẩy ra đúng như dự đoán của ông Triệu Tử Dương. Nông dân bị chiếm đất, công nhân viên bị thất nghiệp, về hưu bị mất hết tiền hưu bổng đang biểu tình phản đối càng ngày càng tăng từ sau thập niên 1990. Số biểu tình tăng sáu lần từ 1993. Ông đã nhận xét “bọn họ trong chánh quyền đang lo sợ”. Họ sợ vết nứt lớn. Họ sợ khi nới rộng dân chủ mọi vấn đề sẽ tràn ra. Họ phải bảo vệ quyền lợi của họ và quyền lợi phe nhóm họ.”

Cuối đời, họ Triệu nghĩ chánh trị Trung Hoa cần ít nhất ba điêu: tự do báo chí, tư pháp độc lập và chấm dứt sự độc quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nếu không có tự do báo chí, dân sẽ trở thành “công cụ trung thành” của chánh quyền. Đảng phải chấm dứt mọi kiểm soát, nếu không “các tổ chức xã hội khác không thể bắt đầu và không thể kiểm soát sự lạm quyền.”

Nhận xét của họ Triệu về cuối đời khác hẳn với nhận xét của họ Triệu Cộng sản. Đặc biệt là Triệu Tử Dương đã ngưỡng mộ Tưởng Kinh Quốc con ông Tưởng Giới Thạch vì “Tưởng Kinh Quốc là một người đặc biệt, cần được nghiên cứu. Ông đã theo chiều hướng thế giới, đẩy sự cải tổ chính trị, mặc dù ông đã được giáo dục độc đảng Quốc Dân Đảng và nhiều năm ở Sô Viết theo truyên thống độc đảng Cộng Sản. Ông đã thoát ra được những mô hình này, đó là điêu đáng ngưỡng mộ.”

Anh hưởng của ông Triệu Tử Dương rất mạnh. Quan niệm dân chủ của ông đã làm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lo sợ. Ngay sau khi ông mất, họ Hồ đã lập ra nhóm khẩn cấp lãnh đạo đặt quân đội nhân dân vào tình trạng báo động, ra lệnh cho bộ lưu thông đưa dân nhất là sinh viên ra khỏi Bắc Kinh và kiểm soát những người vào thành phố.

33 năm sau ngày cầm quyền, các nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đang theo đuổi mô hình Trung Quốc và giáo sư Kishore Mahbubani chủ trương phát triển kinh tế mà không cần cải tổ chánh trị, cần đọc những tư tưởng của ông Triệu Tử Dương. Người Trung Hoa có ngạn ngữ: con chim trước khi chết, hót tiếng thành thật tha thiết.

Việt Nguyên
(Houston 5 tháng 4-2008)

Post Reply