Trường Bưởi-Chu Văn An, Một Thời Để Nhớ

Sinh hoạt bên các trường bạn có gì lạ?
Post Reply
User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Trường Bưởi-Chu Văn An, Một Thời Để Nhớ

Post by dodom »

Trường Bưởi-Chu Văn An, Một Thời Để Nhớ


Theo Giáo Sư Hiệu Trưởng Dương Minh Kính thì “những học sinh của Bưởi-Chu Văn An là những thanh niên có lòng yêu nước mãnh liệt.
Trường do chính phủ thực dân Pháp thành lập có tên là trường Bảo Hộ nhưng vì danh xưng ấy nhắc đến sự đất nước đang bị Pháp cai trị
nên học sinh ai nấy đều gọi là trường Bưởi (trường được xây dựng trong làng Bưởi).

Image
Thầy trò cùng chụp chung hình kỷ niệm để nhớ về mái trường xưa.

Image
Các cựu học sinh Chu Văn An rất vui khi đứng chụp hình kỷ niệm
bên cạnh “anh si” hiệu đoàn Chu Văn An có ngọn lửa đỏ.
Bài và hình: Nguyên Huy/Người Việt

Rời mái trường Bưởi-Chu Văn An xưa, có người đã qua cả nửa thế kỷ như Luật Sư Trần Thanh Hiệp, Bác Sĩ Tôn Thất Cần hay ít ra là cũng trên ba bốn chục năm như hàng trăm cựu học sinh CVA đang có mặt trong buổi hội ngộ “Kỷ Niệm 100 năm Bưởi-Chu Van An” năm nay, người cựu học sinh Bưởi-Chu Văn An nào cũng nhớ về mái trường xưa với hình ảnh những thầy cũ, những bạn bè một thời nhưng không thể quên được, nhất là khi phải rời xa đất nước quê hương.

Thế nên năm nào những người học trò ấy cũng phải có một lần hội ngộ và cứ một vài năm lại rủ nhau tổ chức một cuộc gặp gỡ anh em Bưởi-Chu Văn An toàn thế giới, khi thì ở California khi thì ở WDC.

Năm nay, vào đầu xuân Kỷ Sửu, các cựu học sinh Bưởi-Chu Văn An lại có cuộc hội ngộ tại nhà hàng Regent West, Santa Ana, vào chiều tối hôm Chủ Nhật 15 tháng 2 vừa qua.

Ban tổ chức năm nay đã mời được đến 20 vị giáo sư thuộc nhiều thế hệ. Có thầy nay đã gần 90 tuổi trời như thầy Nguyễn Văn Ðỉnh. Có thầy từng làm hiệu trưởng nhiều niên khóa như thầy Dương Minh Kính. Có thầy thuộc “giới trẻ” như thầy Ðỗ Anh Tài. Danh sách được xướng lên và ban tổ chức đã mời các thầy cùng lên sân khấu để chụp chung một bức hình dưới bức ảnh danh sĩ Chu Văn An khá lớn được dựng trên bàn thờ giữa sân khấu. Không khí thật náo nức khi thầy trò thăm hỏi nhau, nhắc lại một thời mà ai cũng vẫn còn hằn sâu trong tâm trí.

Mở đầu đêm kỷ niệm 100 năm trường Bưởi-Chu Văn An là màn tế lễ danh thần Chu Văn An mà những cựu học sinh Chu Văn An đã thấm nhuần được tinh thần cang cường của ngài qua “Thất Trảm Sớ” dâng lên vua nhà Trần đòi chém đầu 7 gian thần hại nước hại dân nhưng lại đang được nhà vua và triều đình sủng ái. Lá sớ trong buổi tế năm nay được xướng lên nhắc đến tình cảnh tha hương của những người con dân nước Việt, tuy xa quê nhưng vẫn một lòng hướng về cố quốc, hẹn nhau quyết “cung thỉnh danh thần quy cố hương sau mấy lần phải tha hương cùng con cháu”.

Hội trưởng Ái Hữu Bưởi-Chu Văn An Nguyễn Huy Hiền B trong dịp này đã long trọng gửi lời tri ơn đến quí thầy đã đến cùng anh em và trân trọng cảm ơn tất cả những anh em cựu học sinh Bưởi-Chu Văn An đã đóng góp tích cực vào việc tổ chức buổi lễ kỷ niệm 100 năm của Bưởi-Chu Văn An này. Hội trưởng Hiền nói: “Trường ta đã được 100 tuổi. Qua biết bao biến đổi trong lịch sử, trường Bưởi (trường Bảo Hộ do Pháp lập) được đổi tên thành Chu Văn An vào năm 1945 do đề nghị của học giả Hoàng Xuân Hãn. Trong đệ II thế chiến trường Bưởi đã phải truân chuyên, hết Hà Nội đến Thanh Hóa, trở về Ninh Bình lại quay về Hà Nội để đến năm 1954 lại phải chuyển vào nam. Năm 1975 khi cộng sản chiếm đoạt được miền nam thì trường Chu Văn An không còn được hoạt động và những cựu học sinh Chu Văn An đã mang theo trường ra hải ngoại với những kỷ niệm mà ai đã từng được học ở Chu Văn An đều không thể quên được mái trường này”.

Vì đâu mà người học sinh Bưởi-Chu Văn An lại nặng lòng với trường xưa thế? Không những chỉ nặng lòng mà còn kiêu hãnh là học trò Chu Văn An?

Theo Giáo Sư Hiệu Trưởng Dương Minh Kính thì “những học sinh của Bưởi-Chu Văn An là những thanh niên có lòng yêu nước mãnh liệt. Trường do chính phủ thực dân Pháp thành lập có tên là trường Bảo Hộ nhưng vì danh xưng ấy nhắc đến sự đất nước đang bị Pháp cai trị nên học sinh ai nấy đều gọi là trường Bưởi (trường được xây dựng trong làng Bưởi). Lý do thứ hai là phần lớn những học sinh khi ra trường đều là những người có chức vụ quan trọng trong chính quyền và đều chu toàn được nhiệm vụ. Ðiểm thứ ba là tình thầy trò khăng khít, một khía cạnh trong đời sống đạo đức của các học sinh Bưởi-Chu Văn An.

Ở Việt Nam trước năm đất nước bị chia đôi 1954, tại Hà Nội có hai trường công lập của nam sinh lớn nhất đều lấy tên các danh sĩ trong lịch sử làm tên trường. Ðó là Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Danh sĩ Chu Văn An là bậc cao hiền đời nhà Trần, vào thời Trần Dụ Tôn (1341-1369) ông dâng bản“Thất Trảm Sớ” xin trừ bỏ bẩy gian thần trong triều đình, vua không nghe, ông từ quan về quê ở ẩn chỉ chăm lo việc đào luyện nhân tài cho đất nước. Học trò của ông sau này có nhiều người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát... Còn danh thần Nguyễn Trãi là đệ I khai quốc công thần nhà Lê giúp vua Lê Lợi 10 năm chống giặc Minh làm nên nghiệp lớn, tác giả bài “Bình Ngô Ðại Cáo”, một áng văn chương trác tuyệt, hùng hồn làm nức lòng người dân Việt nhiều đời sau. Tinh thần yêu nước của hai danh sĩ ấy đã thấm nhuần sâu sắc vào tinh thần của những học trò hai trường này. Học trò trường Chu Văn An, hậu thân trường Bưởi, trong thời Pháp thuộc và sau này khi đất nước bị chia đôi đã từng tổ chức nhiều cuộc biểu tình bãi khóa để chống thực dân Pháp và cộng sản VN.

Trong dịp kỷ niệm 100 năm trường Bưởi-Chu Văn An năm nay, Hội cũng phát hành một đặc san dầy 400 trang trong đó có nhiều bài viết giá trị về lịch sử trường Bưởi-Chu Văn An, về danh sĩ Chu Văn An, về tinh thần yêu nước của học sinh CVA.

Quí độc giả muốn có đặc san này có thể liên lạc với số (626) 674.8897 hay email: juliednguyen@yahoo.com. (N.H.)


Nguồn Nhật Báo Người Việt

Post Reply