Anh Hùng Dân Tộc

Những bài viết về anh hùng chống giặc Tàu xâm lăng của dân tộc Việt Nam
Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

Chào Anh Khiêu Long:

Trước khi nhập trường SQVBTĐ anh có phải là giáo sư Sủ Địa đi trưng tập không ?
Thân mến bạn hiền KL.
Toàn Paris

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Toan_Paris wrote:Chào Anh Khiêu Long:

Trước khi nhập trường SQVBTĐ anh có phải là giáo sư Sủ Địa đi trưng tập không ?
Thân mến bạn hiền KL.
Toàn Paris
Anh Toàn ơi !!!

Không có dám làm thầy bà gì đâu anh Toàn ơi !!! Hồi xưa nhà tui di cư vào nam có ba mẹ con tứ cố vô thân và nghèo lắm nên học đậu được cái bằng Tú Tài 1 làm vốn là đã biết đi giang hồ vặt xong rồi vào lính đi tứ xứ thiên hạ . Bởi zậy bây giờ mới nửa thầy nửa thợ đây nè !!!!! :x :x :x

Cám ơn ngày nào cũng vào đây thăm anh em nhà này nhé !!!! :lol: :lol: :lol:

Này hỏi nhỏ nha !!! Mấy hôm nay có gì vui không ? Đã có manh mối hoặc liên lạc bằng Email với KV được chưa ? Nhớ cho biết đấy nhé !!!!! 8) 8) 8)

Sáu Long

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thái Sư Trần Thủ Ðộ (1194 - 1264) Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226-1264). Sử chép: "Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua". (*)

Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần, lại có tội với nhà Lý. Nhưng khi chép về việc "Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý" trong Đại Việt sử ký toàn thư; Ngô Sĩ Liên cũng chú trong ngoặc đơn là "việc này chưa chắc đã có thực".

Nhân dân lại đánh giá ông với cách nhìn khác quan điểm Nho giáo. Trong đền thờ ông trên đồi Lim (Tiên Sơn, Hà Bắc) có hai câu đối treo ở trước bàn thờ như sau:

Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải.
Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu.

(Công đức của ông để mãi đến ngày nay, không chỉ bó hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần.
Sau nghìn đời, công luận đã định, ông đáng liệt vào bậc thứ nhất dưới trời Nam). (**)

Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên ông vốn nối đời làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) về vùng sông nước Hiển Khánh, Tức Mặc ven bờ sông Hồng (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), rồi sang ở vùng Bát Xá - Tam Nông (tám làng Xá, ba làng Nông) cạnh dòng sông Luộc. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và nguyên tổ Trần Lý của nhà Trần thì họ Trần trở nên giàu có, người ở quanh vùng quy phụ, "...nhân có nhiều người cũng nổi lên làm giặc". Nhất là từ khi Trần Lý có người con gái là Trần Thị Dung lấy Hoàng Thái tử Sảm (sau là vua Lý Huệ Tông) thì thanh thế càng lớn. Trần Thủ Độ cùng với những người con ưu tú khác của họ Trần sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh dẹp các thế lực cát cứ khác, lúc đầu nhằm khôi phục cơ nghiệp cho nhà Lý. Năm 1224, ông được nhà Lý phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, quản lý các đạo quân bảo vệ kinh thành. "Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn".

Ông mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi. Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục: "Trần Thủ Độ sau khi chết, chôn ở địa phận xã Phù Ngự, huỵện Ngự Thiên, nơi để mả có hồ đá, dơi đá, chim đá và bình phong bằng đá, chỗ đất ấy rộng đến hai mẫu, cây cối um tùm. Về tư điền, trước vẫn liệt vào hạng thượng đẳng, các quan phủ, huyện, huấn, giáo đến kính tế".

Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho tình cảm sai khiến. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ gắn liền với nghiệp đế của họ Trần. Nhưng hiệu quả lịch sử những việc ông làm đã đưa nước nhà qua khỏi cuộc suy vong cuối triều Lý và khởi dựng nên thời đại Đông A rực rỡ những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm và những thành tựu xây dựng đất nước.

Cuối triều Lý, chính quyền trung ương bất lực trước cuộc suy thoái về kinh tế và hỗn loạn về chính trị. Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa bãi. Ngoài biên thùy, Chiêm Thành và Chân Lạp thường xuyên quấy phá. Đế quốc Mông Cổ cũng đã tung vó ngựa sang phía Đông đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, chuẩn bị xâm lược Tống và các nước phía Nam.

Trong lúc ấy, vua Lý Cao Tông vẫn mải mê rong chơi, say đắm thanh sắc, thích xây dựng cung điện, đền miếu, không thiết gì đến chính sự. Vua Lý Huệ Tông thì nhu nhược, bệnh hoạn, năm Giáp Thân (1224) truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 6 tuổi rồi đi tu ở chùa Chân giáo.

Trần Thủ Độ đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm ất Dậu (tức tháng 1-1226), xếp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh với lời lẽ trong chiếu nhường ngôi rằng: "...Trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không có người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, giữ thế nào nổi ngôi báu nặng nề".

Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, Trần Thủ Độ tỏ ra là một nhà chính trị sáng suốt, khôn khéo.

Ngay sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ nắm giữ mọi việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong Trần Thủ Độ làm thái sư giữ tất cả việc hành quân, đánh dẹp trong nước. Ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi và tận tụy chăm lo việc nước. Phàm công việc gì làm cho đế nghiệp Đông A vững mạnh, ông đều cương quyết làm bằng được. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử còn chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. "Thủ Độ tuy làm tể tướng mà phàm công việc, không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp, giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất".

Ngay từ những năm đầu triều Trần, ông đã đánh dẹp được các thế lực cát cứ ở các địa phương và tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến cấp xã. Ông đặt ra sổ trướng tịch ghi chép danh sách dân gian trong xã, thôn, từ quan văn, quan võ, binh lính, hoàng nam, trung lão, tàn tật, người ngụ cư... để nắm chắc hộ khẩu trong nước. Có lần duyệt định hộ khẩu, bà Linh Từ quốc mẫu muốn xin riêng cho một người làm câu đương (một chức dịch trong xã). Ông gật đầu, rồi ghi tên họ, tên quê quán. Khi xét đến xã ấy, hỏi tên ấy đâu, người ấy mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ nói: "Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt". Người ấy kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho. Từ đấy không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa.

Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Sử còn chép chuyện Linh Từ quốc mẫu có lần ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. Về nhà bà khóc bảo với Trần Thủ Độ rằng: "Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế". Thủ Độ giận sai đi bắt. Người quân hiệu ấy chắc là phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa". Rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy.

Là người có công dựng nước, có tài trị nước, vua cũng ít khi dám trái ý. Bấy giờ có người đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: "Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao?". Vua lập tức cùng người ấy đến nhà Trần Thủ Độ và nói lại chuyện đó. Trần Thủ Độ trả lời: "Đúng như lời người ấy đã nói", rồi lấy tiền lụa thưởng cho người ấy.

Trần Thái Tông vì quý trọng Thủ Độ nên muốn dùng anh ruột ông là An Quốc làm tể tướng. Ông thẳng thắn nói với vua: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần nên nghỉ việc, nếu cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tể tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao". Vua bèn thôi.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ, Trần Thủ Độ có vai trò hết sức quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng 1-1258), quân Mông Cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh. Quân Đại Việt bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ "Nhập Tống" ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống. Vua bèn rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ trả lời:

- Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!

Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy của ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu ngày 29-1-1258, buộc địch phải rút chạy về nước.

Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.

Hà Ân - Trần Quốc Vượng

(*) Các đoạn trích dẫn không ghi dấu đều lấy ở sách Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1967, Tập I-II.

(**) Theo tài liệu của cụ Hoa Bằng lưu tại Viện sử học

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255 - 1330) Ông là con thứ 6 của Trần Thái Tông, sinh tháng 4 năm ất Mão (1255) tại hoàng cung Thăng Long. 30 năm sau, tháng 4 năm ất Dậu , ông trở thành người anh hùng trong trận Hàm Tử nổi tiếng.

Sử cũ truyền rằng, khi ông sinh ra, ở cánh tay có chữ ''Chiêu Văn đồng tử'', Nhà vua bèn lấy chữ đó đặt tên hiệu cho ông. Lúc lớn lên, ông rất thông minh, có tiếng là người học rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức.

Những văn thư của triều đình phần nhiều do ông thảo.Vua Anh Tông có hai mũ võ, tức là mũ để đội trong khi duyệt giảng võ mà chưa biết đặt tên là gì. Khi Anh Tông đi đánh Chiêm Thành, định đội để đi, sai Trần Nhật Duật đặt tên, ông bèn đặt một cái là Uy Vũ, một cái là Uy Đức. Những tiết tấu âm nhạc, khúc điệu múa hát đều do ông làm ra. Tiếc rằng những sáng tác âm nhạc của ông đều không còn đến ngày nay.

Ông thông hiểu tiếng nói và phong tục của nhiều dân tộc trong và ngoài nước. Người nước ngoài đến kinh đô, nếu là người Tống ông ngồi ghế đối diện, đàm luận cả ngày; là người Chiêm hay các dân tộc khác thì tùy theo quốc tục của họ mà tiếp đãi. Sứ của nước Sách Mã Tích (không rõ nay là nước nào) sang cống, không tìm được người thông dịch, duy chỉ có ông dịch được. Mỗi khi tiếp sứ Nguyên, ông đều nói chuyện trực tiếp, không mượn người phiên dịch. Sứ giả tưởng ông là người Chân Định (Trung Quốc) sang làm quan Đại Việt. Trần Nhân Tôn (cháu của Trần Nhật Duật) thường nói:'' chú Chiêu Văn có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc nên nói được tiếng các nước''.

Năm Canh Thìn (1380), thổ tù ở đạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật tụ tập đồ đảng cướp bóc dân chúng. Bấy giờ, Trần Nhật Duật trông coi đạo Đà Giang, lĩnh mệnh triều đình đến dụ hàng. Giác Mật nghe tin, cho người đến nói: "Mật không dám trái lệnh. Nếu ân chúa đi ngựa một mình đến thì Mật xin hàng''. Ông nhận lời, chỉ đem theo vài tiểu đồng đi theo đến trại Mật. Ông dùng tiếng nói của họ để đối đáp, lại cùng với Mật ăn bằng tay, uống bằng mũi. Mật thích lắm, đem gia thuộc xin hàng. Mọi người đều thỏa dạ và kính phục Trần Nhật Duật, không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang.

Năm ất Dậu(1285), quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trần nhật Duật bấy giờ đang trấn thủ Tuyên Quang. Trước thế mạnh của quân giặc từ Vân Nam xuống tiến đánh quân Đại Việt ở trại Thu Vật, Tuyên Quang, ông đã thực hiện cuộc rút lui chiến lược theo con đường từ Yên Bình về Bạch Hạc rồi vượt qua vùng các dân tộc thiểu số rút về chỗ vua Trần đóng quân.

Cuối tháng 4 năm ấy, ông lập chiến công vang dội ở trận Hàm Tử. Giặc bị thiệt hại nặng, bỏ chạy tan tác. Chép về trận này, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng "công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả''.

Năm Nhâm Dần(1302), vua Trần Anh Tông phong Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật làm Thái úy Quốc công cùng vua trông coi việc nước. Đến đời Minh Tông năm Giáp Tý(1324) phong Tá thánh Thái sư, năm Kỷ tỵ(1329) lại phong Đại vương.

Ông là người làm việc giỏi, ngay thẳng. Vợ ông là Trinh có lần nhờ ông một việc riêng. Ông gật đầu, nhưng đến khi ra phủ, người thư ký đem việc ấy ra trình, ông không cho.

Trần Nhật Duật là người nhã nhặn, độ lượng, khoan dung, mừng giận không lộ ra sắc mặt. Trong nhà không chứa roi vọt để đánh gia nô.

Một lần có kẻ kiện gia tỳ của ông với Quốc phủ( tức Trần Quốc Tuấn). Quốc phủ sai người đến bắt. Người gia tỳ chạy vào trong phủ. Người đi bắt đuổi đến giữa nhà, bắt trói ầm ỹ. Phu nhân khóc, nói: ''Ông là tể tướng mà Bình chương cũng là tể tướng, chỉ vì ông nhu quá nên người ta mới khinh rẻ đến thế". Ông vẫn tự nhiên, chẳng nói gì, sai người bảo gia tỳ rằng: "Mày cứ ra, đâu đâu cũng đều có phép nước ''.

Ông mất năm Canh Ngọ (1330) đời Trần Hiến Tông, thọ 77 tuổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với chặng đường vinh quang nhất của triều Trần.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đinh Tiên Hoàng (924-979) Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan.

Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với kẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.

Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn.

Vào độ tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh là người có khí phách phi thường lại có tài thao lược và nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông.. Khi ông vua cuối cùng của vương triều Ngô mất (Ngô Xương Văn) năm 966, thừa lúc đất nước không có chủ, hào trưởng khắp nơi nổi dậy chiếm giữ các quận ấp, lập ra 12 sứ quân. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân.

Đinh Bộ Lĩnh vốn là con quan đứng đầu một châu, có uy thế lại thu phục được nhân tâm bằng tài năng của mình và lại chiếm giữ được một vùng khe động hiểm trở nên đã đứng ra đảm trách gánh vác sơn hà.

Một trong số 12 sứ quân là Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công) là một trong những sứ quân mạnh về kinh tế, lại chiếm giữ vùng đất quan trọng là Bố Hải khẩu (Kiến Xương, nay là vùng thị xã Thái Bình).

Là người có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mọi kế sách trong nhiều trường hợp, tùy thực trạng mỗi sứ quân mà tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Nhưng vì bất hòa với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu. Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương.
Địa bàn hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh được mở rộng, quân số, binh lương ngày càng lớn mạnh. Được sự ủng hộ của nhân dân, ông đánh đâu thắng đó, nên được gọi là vạn Thắng vương. Hai sứ quân Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) và Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là con cháu Ngô Vương. Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mưu hàng phục được Ngô Nhật Khánh, hàng phục được cả Ngô Xương Xí.

Đinh Bộ Lĩnh đi tới đâu, đều được nhân dân góp sức ủng hộ tới đó. Với những sứ quân mạnh như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, ông đã dùng cung kiếm tiến quân kết hợp với mưu lược. Đỗ Cảnh Thạc chiếm vùng Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Tây) có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, nên phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ. Đỗ Cảnh Thạc quân tướng không ứng cứu được nhau, bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đỗ Cảnh Thạc bị thua. Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu thua, phải ngầm qua sông xin cứu viện sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Các sứ quân Kiều Công Hãn, Kiều Thuận, Nguyễn Thủ Tiệp, Phạm Bạch Hổ... đã thất bại ngay từ trận đánh đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Đất nước thống nhất. Loạn 12 sứ quân đã dẹp xong.



Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương.



Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.



Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân. Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình. Bởi vậy để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ.


Việc binh-lính thì Tiên-hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân; 1 quân 10 lữ; 1 lữ 10 tốt; 1 tốt 10 ngũ; 1 ngũ 10 người.

Vậy một đạo là 100.000 người, và cứ số ấy mà tính thì nhà Đinh bấy giờ có 10 đạo, là 1.000.000 người.

Thiết tưởng nước ta bấy giờ đất thì nhỏ, người thì ít, lấy đâu làm một triệu quân được, và lấy cơm gạo đâu mà nuôi được bấy nhiêu người. Họa chăng Tiên-hoàng có được độ 10 vạn người đã là nhiều.


Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm Thái tử. Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang đi. Hoạ loạn gây nên ngay trong hoàng tộc.



Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm Vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bè lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua.



Vì công lao của Đinh Bộ Lĩnh, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong * Đại Việt sử ký toàn thư: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết...

Đinh Bộ Lĩnh, ông Vua xứ hoa lau, người lớn lên trong thời bình, lập nghiệp trong dẹp loạn, đã xứng đáng là người giữ vị trí trụ cột trong việc củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền trong thế kỷ thứ 10.

Đinh Bộ Lĩnh là người tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn.


Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nữ Tướng Bùi Thị Xuân Nữ kiệt triều Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu, cháu thái sư Bùi Đắc Tuyên, quê làng Xuân Hòa, huyện Bình Khuê, tỉnh Bình Định.

Bà là vị anh thư đã cùng chồng hết lòng hết sức giúp nghĩa quân Tây Sơn chống nhau với quân Nguyễn ánh hơn 10 năm, chiến đấu cực kỳ dũng cảm.

Tháng giêng năm Nhâm Tuất 1802 bà chỉ huy 500 quân thuộc hạ góp mặt trong trận đánh Lũy Trấn Ninh , dưới quyền vị Thống lãnh chư quân là Nguyễn Quang Thùy, và vị Tư lệnh cánh quân tiên phong là Nguyễn Văn Kiên.

Trong trận này bà tấn công địch quyết liệt, khiến quân Nguyễn Ánh hết sức khiếp sợ.

Sang tháng 3, sau mấy phen cùng chồng lo chiêu quân để toan gầy dựng lại nghiệp Tây Sơn đã nghiêng đổ, hai vợ chồng đều bị bắt tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, rồi bị đem hành hình.

Về cái chế của bà, theo Thiên Nam nhân vật chí và hầu hết các tư liệu khác đều dựa vào đấy mà cho bà bị lăng trì, đốt cháy cả thi hài. Lại có thuyết, theo tư liệu của giáo sĩ De La Bissachère, bà và người con gái bị hành hình bằng cách cho voi dày ngựa xé, và bà đã tỏ ra can đảm phi thường trước sự trả thù tàn bạo và vô nhân đạo ấy của Nguyễn Ánh. Trước khi bà ra hành hình, bà quấn quanh người nhiều lớp vải giữ chặc thân thể.

Hiện nay, dãy gò Xuân Hòa là nơi bà tập luyện đàn voi chiến, mặc dù đã bị phá vỡ thành ruộng, song vẫn còn di tích.

Công luận bình phẩm, hầu hết đều khen ngợi oai danh và tiết tháo của bà.

Người đời sau có vịnh thơ:

Vận nước đang xoay chuyển
Quần thoa cũng vẫy vùng
Liều thân lo cứu chúa
Công trận quyết thay chồng.
Khảng khái khi lâm nạn!
Kiên trinh lúc khốn cùng
Ngàn thu gương nữ liệt
Gương sáng hãy soi chung.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Ải Chi Lăng

Post by phu_de »

Ải Chi-lăng,

Nơi mà quân Trung-quốc vượt qua không biết bao nhiêu lần để tiến về thủ đô Thăng-long của Việt-Nam xưa. Tại đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt, khiến ít nhất 73 vạn quân của các triều đại Tống, Mông-cổ, Minh, Thanh bị giết. Và cũng tại đây, có không biết bao nhiều tướng của các triều đại trên bị tử trận. Khi quân Việt giết những tướng, dù vào thời kỳ nào chăng nữa thì đầu vẫn bêu tại một mỏm núi, gọi là núi Ðầu-quỷ. Tại ải Chi-lăng, núi Ðầu-quỷ đều khắc bia đá ghi lại di tích lịch sử.

Hồi chiến tranh Hoa-Việt 1978, khi các tướng Hồng-quân cho quân tiến đến đây, nghe nhắc chuyện cũ thì họ toát mồ hôi lạnh, phải ngừng lại.

May mắn thay khu này vẫn còn thuộc lãnh thổ Việt

Image
Bia lưu niệm Ải Chi-lăng

Image
Cửa Ải Chi-lăng, yết hầu biên giới vào đồng bằng Bắc-bộ

Lưu Hữu Phước :::
Lời: Mai Văn Bộ


Ải Chi Lăng
Chi Lăng, Chi Lăng
Tiếng ai hò reo vang trời
Chi Lăng, Chi Lăng
Bóng ai tranh hùng muôn đời.

1. Trời âm u, gió tung, rú lên, rít lên ào ào.
Rừng thông rên siết dường như khóc dưới luồng bão.
Lời ai nỉ non trong mây ?
Hồn ai thở than nơi này ?
Lời gió hay lời reo ngàn quân sĩ đã chết ?
Hồn gió hay hồn ai còn thương tiếc ?
Trời lung lay, sấm vang, sét vang nổi lên ầm ầm.
Đồi, non, thung lũng đều long lở dưới hồi sấm.
Lời ai ? Phải chăng thần thánh ?
Hồn ai ? Phải chăng hùng anh.
Vì nước tuốt gươm đột xông
Làm cho rõ giống Tiên Rồng
Hồi nhớ tới vó câu khập khễnh lướt qua làn khói giáp chiến.
Hồi nhớ tới bóng muôn cờ xí phất tung hùng vĩ quyết tiến !
Vì nước tuốt gươm xông pha.
Lòng trung, cứu dân lầm than
Đồng hát khúc anh hùng ca
Bền gan kết tâm cường tráng
Khuất Nam, bình Bắc, oai hùng luôn tiến
Trống chiêng vang rền

2. Hồi chiêng khua thúc quân, tiếng loa thét lên long trời.
Hùng binh say máu, gầm như sóng, cố tràn tới.
Cờ Nam phất lên oai nghi.
Nhà Nam vẻ vang một thì
Triều Lý, binh hùng ta liều thân sống quyết chiến !
Đồng tiến tuôn giày lên tàn quân Tống.
Thù muôn năm, Liễu Thăng kéo quân tiến qua biên thùy.
ngựa phi như sóng, vượt khe suối, lướt rừng núi.
Ngờ đâu tiếng loa vừa báo
Lê tướng chước thâm tài cao
Đồng ứng phá tan giặc Minh
Hùng anh, múa tít gươm linh
( Lập lại ) Hồi nhớ… vang rền
.
[ram]http://home.ripway.com/2004-10/193151/AiChiLang.rm[/ram]

.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Anh Hùng Dân Tộc

Post by linhgia »

BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI


Trương Phú Thứ





Bốn mươi năm trước đây, vào khoảng lúc 9 giờ sáng ngày 2/11/1963, TT Ngô Đình Diệm đã bị bọn phản loạn thảm sát. Cái chết thảm thương của một vị tổng thống đạo đức thánh thiện, hết lòng vì dân vì nước đã chấn động lương tâm nhân loại. Cái chết của một vĩ nhân đã làm sửng sốt những người yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình thế giới. TT Ngô Đình Diệm đã oai hùng hy sinh ngay chính cả mạng sống mình vì quyền lợi tổ quốc và danh dự dân tộc. Cuộc đời của một lãnh tụ ngoại hạng đã kết thúc trong đau thương với lòng thương tiếc vô vàn của bao nhiêu người mến yêu và kính phục. Bài báo này đến tay độc gỉa thì khắp nơi trên thế giới tự do chỗ nào có người Việt cư trú đều có những buổi lễ tưởng niệm vị anh hùng dân tộc một lòng tận tụy với dân với nước. Vẫn có những người nghĩ rằng vì TT Diệm là tín hữu công giáo nên các nhà thờ công giáo tổ chức cầu nguyện cho linh hồn người đồng đạo. Đó là một nhận định rất ngờ nghệch. TT Nguyễn văn Thiệu cũng là một tín hữu công giáo nhưng có ai cho một lời nguyện cầu hay giọt nước mắt tiếc thương. Anh linh TT Diệm đã ở lại với con dân nước Việt và vượt ra ngoài ranh giới tôn giáo và ngay cả thành lũy của chủ nghĩa. Cụ Ưng Thị Mai, một Phật tử đã trên 80 tuổi, hiện sinh sống ở Đan Mạch, viết: “tôi không phải là tín đồ thiên Chúa giáo và tôi cũng không chịu ơn Cụ Ngô Đình Diệm nhưng tôi rất thương Cụ Diệm, vì trong những năm Cụ Diệm cầm quyền, người dân Việt Nam an cư lạc nghiệp. Tôi có lập bàn thờ Cụ Diệm. Tuần rằm mùng một tôi cúng Phật cũng cúng Cụ Diệm.” Chị NTNH một tên tuổi rất quen thuộc với cộng đòng người Việt tỵ nạn CS, hiện đang thụ án tại một nhà tù ở tiểu bang Texas, viết: “NH ước mơ có dịp làm chứng những điều mà TT Ngô Đình Diệm cho tôi. Lúc trước trang bìa báo VNTP có đăng bức hình trên ngôi mộ TT Ngô Đình Diệm. NH dựng tờ báo trên bàn làm bàn thờ tạm trong tù để hằng đêm tôi chiêm ngưỡng cầu nguyện đến đấng anh tài mà tôi một lòng tôn kính mến thương.”

Cho đến ngày hôm nay vẫn có nhiều câu hỏi đặt ra về những giây phút cuối cùng của TT Diệm. Tôi đã được hầu chuyện Cụ Cao Xuân Vỹ, vị cựu lãnh tụ Thanh Niên Cộng Hòa là người duy nhất đã vào Dinh Gia Long để tìm cách đối phó với bọn phản loạn. Tôi cũng đã nhiều lần được nói chuyện với cựu Đại tá tư lệnh phó lữ đoàn phòng vệ phủ tổng thống Nguyễn Hữu Duệ, người đã một lòng trung hiếu bảo vệ nền cộng hòa đến khi có lệnh buông súng đế tránh đổ máu, vì TT Diệm không muốn nhìn thấy cảnh anh em cùng chiến tuyến quay súng bắn giết lẫn nhau.

Theo Cụ Cao Xuân Vỹ thì vào buổi chiều tối ngày 1/11/1963, lúc pháo binh sư đoàn 5 được lệnh của Nguyễn văn Thiệu nã đạn vào thành cộng hòa và trụ sở bộ quốc phòng gần sát Dinh Gia Long thì chính Cụ Vỹ đã đề nghị TT Diệm nên dịch cư. Cụ Vỹ nhấn mạnh dùng chữ dịch cư là đi đến một chỗ an toàn tránh đạn đại bác và hoàn toàn không có nghĩa là chạy trốn. TT Diệm cương quyết không đi khỏi Dinh Gia Long. Tổng thống xác quyết Ông được dân bầu lên vào chức vụ lãnh đạo quốc gia và dinh Gia Long tượng trưng cho uy quyền quốc gia, với cương vị của một nguyên thủ Ông có nhiệm vụ và bổn phận phải giữ và bảo toàn uy quyền quốc gia trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cụ Vỹ không thuyết phục được TT Diệm nên đi ra ngoài tòa Đô Chánh. Trong lúc ở tòa Đô Chánh, Cụ Vỹ được điện thoại của Ông cố vấn Ngô Đình Nhu cho biết TT Diệm đã đổi ý và bằng lòng dịch cư. Chắc chắn TT Diệm đã nghe lời Ông Nhu giải bày hơn thiệt nên mới chấp nhận quyết định lịch sử này. Theo Cụ Vỹ thì Ông Nhu, một chính trị gia uyên bác, lập luận rằng “tất cả những cuộc đảo chánh sau 24 tiếng đồng hồ mà không đạt được mục đích thì tự nó sẽ rối loạn và thất bại. Bọn phản loạn vào Dinh Gia Long mà không bắt được Ông tổng thống là sẽ tự đánh đá lẫn nhau rồi chạy trồn.”

Ngay sau khi được điện thoại của Ông Nhu, Cụ Vỹ vội trở vào Dinh Gia Long để sắp xếp. Tại Dinh Gia Long, Cụ Vỹ điện thoại cho trung tá Phước là phó đô trưởng nội an yêu cầu mang một cái xe vào. Chỉ độ mười phút sau, một sĩ quan mặc thưòng phục lái chiếc xe hai ngựa kiểu chở hàng vào sân trước dinh Gia Long và TT Diệm, Ông cố vấn Nhu, sĩ quan tùy viên Đỗ Thọ đã lên chiếc xe này đi khỏi dinh Gia Long.

Tôi đã đặt câu hỏi với Cụ Vỹ là tại sao lại mang một chiếc xe loại chở hàng, mà người Tàu ở Chợ Lớn thường dùng để chở lông vịt, chạy chậm và rất yếu để đưa đón tổng thống như vậy. Cụ Vỹ nói, trung tá Phước nghĩ rằng chắc trong Dinh cần một cái xe để di chuyển chứ đâu biết lấy xe để đưa tổng thống đi khỏi dinh Gia Long. Khi chiếc xe hai ngựa kiểu chở hàng đến thì Cụ Vỹ lại thấy thích hợp với hoàn cảnh vì kông ai có thể tin rằng tổng thống ngồi trên chiếc xe tồi tàn đó. Cụ Vỹ cũng cho biết là cùng đi với chiếc xe chở tổng thống còn có hai xe cận vệ và một xe truyền tin.

Câu hỏi thứ hai tôi đặt ra với Cụ Cao Xuân Vỹ lý do gì lại đưa tổng thống đến nhà tổng bang trưởng Mã Tuyên? Cụ Vỹ trả lời: nhà ông Mã Tuyên ở trong Chợ Lớn, phố xá chằng chịt rất khó tìm. Hơn nữa người Tàu rất kín đáo và trung tín. Khi tiếng súng của bọn phản loạn vừa nổ tìm đâu cũng không ra một ông bộ trưởng hay là một người thân cận với tổng thống. Cụ Vỹ nói thêm: “mấy thằng tướng mà Ông Cụ coi như người nhà làm phản hết rồi, các ông bộ trưởng trốn như chuộc. Vậy thì còn tin được ai nữa!” Cụ Vỹ là người quyết định đưa tổng thống đến nhà ông Mã Tuyên ở Chợ Lớn. Cụ Vỹ đã không di cùng với tổng thống đến nhà ông Mã Tuyên nhưng sau đó có đên để chắc chắn mọi việc được xếp đặt như dự liệu, thấy tổng thống và Ông cố vấn Nhu bình thản ngồi uống nước trà với tổng bang trưởng Mã Tuyên thì Cụ Vỹ yên tâm trở về tòa Đô Chánh.

Chuyện xảy ra sau đó thì độc gỉa đều đã biết là sáng ngày 2/11/1963, TT Diệm và Ông cố vấn Nhu rời nhà ông Mã Tuyên đến nhà thờ cha Tam dâng thánh lễ. Bọn phản loạn cho xe đến “đón” và hai vị khai sáng và lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN đã bị tên Nguyễn văn Nhung và Dương hiếu Nghĩa trói quặt tay ra phía sau rồi thảm sát bằng dao găm và súng trong lòng chiếc xe bọc sắt M113. Nhung đã tự tử hoặc bị thắt cổ chết khi Nguyễn Khánh chỉnh lý vào ngày 30/1/64. Nghĩa hiện đang sống ở vùng Tri-Cities thuộc tiểu bang Washington.

Cuộc đời của TT Ngô Đình Diêm là một mẫu mực của đức tính liêm khiết, trong sạch và khó nghèo bên cạnh những khả năng vượt bật về hành chánh, chính trị, kinh tế và quân sự. Học gỉa Vương Hồng Sển trong tác phẩm Hơn Nửa Đời Hư đã diễn tả cảnh sống khó nghèo của TT Diệm: “mặc bộ đồ tussor may kiểu áo bốn nút cổ lỗ sĩ, đã trổ vàng vì qúa lâu năm, cổ vai đã xùi”. Linh mục Đỗ Minh Tâm hiện giúp một xứ đạo Mỹ tại Saint Paul, MN kể lại: “lễ Chúa Giáng sinh năm 1958, TT Diệm dự lễ tại một khu dinh điền ở tỉnh Kiến Hòa. Lễ xong thì TT và tôi ăn cơm nếp với thịt gà còn các binh sĩ ăn thịt con bò thui. TT Diệm cởi giầy ngồi trên cỏ, tôi thấy Ngài mang một đội vớ rách.”

Tổng thống đã được sự nể trọng của các lãnh tụ trên thế giới không kể lằn ranh quốc cộng và lòng kính mến thương yêu của đồng bào. Trong chuyến công du Hoa Kỳ vào năm 1958, TT Diệm đã được TT Eisenhower ra tận săn bay đón tiếp. Đây là một vinh dự rất hiếm hoi mà một vị quốc khách đến Hoa Kỳ được trọng vọng như vậy. Khi TT Diệm thăm thành phố New York thì dân Mỹ đứng hai bên lề đường vẫy tay chào đón, những người đứng trên lầu cao thả bông hoa giấp ngợp cả phố phường dưới cổng chào hình vòng cung mang hàng chữ “Welcome President Ngo Dinh Diem”. Khi nghe tin TT Diệm bị thảm sát, trùm CS Mao Trạch Đông đã bày tỏ lòng chân thành ngưỡng mộ và thương tiếc. ĐaÏo đức và uy thế của TT Diệm đã vượt qua ngay cả lằn ranh chủ nghĩa.

Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, người dân miền Nam đã sống trong những điều kiện ổn định. Chính quyền đã tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân có cơ hội phát triển trên mọi lãnh vực, tuy nhiên cũng có những hạn chế cần thiết vì đất nước đang phải đối đầu với hiểm họa CS. Sau ngày TT Diệm bị thảm sát, người dân miền Nam đã phải chịu đựng những thống khổ của một cuộc chiến mà những người trực tiếp cầm súng đã không được dự phần vào những định đoạt trên mạng sống của chính họ bên cạnh những nghiệt ngã trầm luân của những vấn đề luân lý xã hội. Bọn tay sai và cai thầu chiến tranh đã tiến hành và nuôi dưỡng cuộc chiến đến khi quyền lợi của chúng được thanh thỏa và cuối cùng là cả dân tộc VN bị chủ nghỉa CS dày xéo. Bọn cai thầu chiến tranh ở Hoa Thịnh Đốn và bọn khố xanh khố đỏ tay sai ở Saigon đã không có được một tri thức cao hơn gót giầy của TT Ngô Đình Diệm.

Một độc gỉa của VNTP, bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung TT Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu. Bà Hoa đã đặt bức chân dung trên một TT Diệm chụp hình và sau đó phổ biến tới báo chí hải ngoại. Bà Hoa đã viết thư cho cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ “…em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần là chủ tiệm may qúa xúc động vừa khóc vừa nói: kìa, Vua dến nhà mình, cô Hoa bao dạn ra chào Vua đi. Khi tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói: “con kính chào Tổng Thống.” Người hỏi: “cháy có sợ không?” Thưa Tổng Thống con sợ lắm ạ.” Người lại hỏi: “may có khá không?” Em trình: “thưa tổng thống, khá lắm.” Trong lúc đó thì bà chủ cứ khóc vì qúa xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói: “ngoan hỷ.” Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi! Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng. Thời gian ngắn sau đó em gia nhập Thanh Nữ Cộng Hòa. Năm 1963 có cuộc triển lãm ở tòa Đô Chánh, em được đứng trong đội danh dự và đứng hàng đầu. Khi tổng thống xuống xe thì có tiếng hô: chị Hoa làm chuẩn. Nghiêm. Chào. Cụ tiến đến gần em và nói: “Đứng nắng lắm hả?” Ôi! Chao ôi! Nhớ thương vô cùng, Cụ ơi!

Phần mộ của TT Ngô Đình Diệm hiện ở quận Lái Thiêu, bên quốc lộ số 5, lối đi hướng về quận Hóa An (quận Dĩ An cũ). Nơi đây đã và sẽ là một địa điểm lui tới của đồng bào trong nước và những người sống ở nước ngoài. Rải rác từ hai phía từ quân Lái Thiêu đi ra và từ hướng quận Hóa An đi tới đã có những nhóm người sống bằng công việc chỉ dẫn đưa đường cho khách thập phương kính viếng mộ Ông Huynh Đệ chính là phần mộ TT Ngô Đình Diệm và Ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Nhà cầm quyền địa phương biết chuyện nhưng cũng không có hành động hay biện pháp nào ngăn cản vì họ thừa biết rằng những gì đi ngược lại với lòng dân sẽ tự nó gây ra những hậu qủa không thể nào lường trước được. Chính tôi đã nghe một cán bộ làm to có đứa con bị bệnh ngặt nghèo. Ông cán bộ này đã bế đứa con đến phần một TT Diệm để xin anh linh người đã chết vì dân vì nước phù hộ.

Cựu thẩm phán Nguyễn Kim Khánh, bút hiệu Phan Thiết viết trong “Đất Việt, Người Việt, Đạo Việt”: “Trên cõi Hằng Sống, Ngài đã thấy rõ lòng dạ của những quân ăn cháo đá bát, bọn lừa thầy phản bạn. Ngài cũng thấy rõ lòng dân mên mộ Ngài, dân đã đánh gía Ngài qua những lầm than và khốn khổ họ phải chịu kể từ ngày Ngài bị thảm sát.” Và tôi xin được viết thế: “xin Ngài phù hộ cho con dân nước Việt mà Ngài đã một đời tận tụy yêu thương chăm sóc được thực sự sống trong an bình, mọi người yeu thương giúp đỡ bao bọc lẫn nhau để cùng nhau nối tiếp thực hiện ước nguyện của Ngài đến ngày thành công.”






[Trương Phú Thứ, BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI, VNTP # 670,
từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 11 năm 2003, trang 22]

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Từ Phạm Hồng Thái Tới Lý Tống,
Những Kinh Kha Nước Việt,Đang Bị Đời Quên Lãng.


Viết tặng Mai Minh và những Phi Công QLVNCH,nguyên PBC/PT
Duy Huệ, Sĩ Trường, Võ Lưu Ngọc, Nguyễn Nam..
Thời Chiến quốc tại nước Tàu, sau khi Tần Thỉ Hoàng tiêu diệt được ba nước Hàn, Ngụy, Triệu và tiến quân tới sát bờ Nam sông Dịch để tiêu diệt nước Yên. Tình thế làm cho nước này gần như hổn loạn, các đại thần bàn tán xôn xao nhưng cuối cùng Thái Tử Đan,là người đnng nắm quyền lúc đó, đã quyết định phái người tới Tần để ám sát Thỉ Hoàng, có như vậy mới chận đứng được ý đồ xâm lăng các nước còn lại.. Lúc đầu, Điền Quang là một kiếm sĩ tài giỏi kinh nghiệm được đề cử, nhận lãnh trọng trách trên nhưng chính ông ta đã từ chối vì tuổi già sức yếu, nên sợ vì mình mà hỏng chuyện quốc gia đại sự.

Cuối cùng, Quang giới thiệu tráng sĩ Kinh Kha, thay mình nhận lãnh trọng trách trên, đồng thời ông đã tự sát trước mặt thái tử Đan, để buộc Kinh Kha không thể từ chối lời yêu cầu hành thích vua Tần. Là một hiệp khách giang hồ, Kinh Kha coi đời như cỏ rác, mạng sống tựa lông hồng, nên đầu có bao giờ thèm để ý tới những xa hoa phù phiếm, rượu ngon gái đẹp và tất cả mọi tiện nghi, mà thái tử Yên Đan dùng để mua chuộc người dũng sĩ , trước khi lên đường đi vào cõi chết. Theo sử liệu, thật sự luc đó Kinh Kha chỉ để ý tới người bạn tri kỷ là Cao Tiệm Ly. Đôi bạn tri âm ngày đêm đối tửu, một người thì thổi sáo, một kẻ ca hát vang trời, và đây mới chính là động lực, khiên Kinh Kha vì tri kỷ, mà quyết tâm dấn thân vào chốn nguy hiểm, chắc chằn chỉ có chết, dù may mắn giết được vua Tần. Cuối cùng Kinh Kha bị giết chết, nước Yên bị Tần tiêu diệt và Cao Tiệm Ly dù đã bị Thỉ Hoàng móc mắt nhưng cũng cố giấu vũ khí trong chiếc sáo trúc và ám sát kẻ thù giết bạn mình. Tất cả đều thất bại, nhưng ngàn đời trong dòng lịch sử, xưa nay khi nhắc tới những trang anh hùng nghĩa nử, vì nước quên mình, dấn thân vào cõi chết, ai cũng nhắc tới Kinh Kha.

Trong dòng sử Việt, từ thời các Tổ Hùng mở nước Văn Lang, cho tới thời cận sử, dân tộc Việt Nam đã có không biết bao nhiêu anh hùng, liệt nử tài đức hơn người. Nhiều vĩ nhân đã đi vào huyền thoai lịch sử của nước nhà như Lê Hoàn, Lý Thánh Tôn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tôn, Hưng Đạo Đại Vương, Trần Huyền Trân, Lê Lợi, Nguyễn Trải, Nguyễn Huệ..Nhưng cũng có không biết bao nhiêu liệt nử anh hùng, sa cơ thất thế, hy sinh mạng sống cho tổ quốc. Họ là hai bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Biểu, Đặng Dung,, Lê Lai, Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Cao Hành, Ưng Chiếm, Bùi Hàng, Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Trần Quý Cáp, Phạm Hồng Thái, Nguyễn An Ninh..Nhưng tất cả dù có tan thấy nát thịt dưới súng đạn của kẻ thù, cuối cùng nắm xương tàn của người liệt sĩ vẫn được vùi chôn trên mãnh đất quê hương, được người thân và đồng bào ghi ơn thăm viếng. Trong hoàn cảnh đó, thảm thê nhất chỉ có anh hùng Phạm Hồng Thái, đâu khác gì Kinh Kha tráng sĩ hôm nào, một mình dám vào đất Tần để hành thích bạo chúa, giúp đời, giúp dân cứu độ nhân thế. Như hoàn cảnh trên, liệt sĩ Phạm Hồng Thái vì vận mệnh của đất nước dân tộc, ông đã nhận lãnh một sứ mệnh cực kỳ cao quý nhưng đầy nguy hiểm, khi một mình len lõi giữa đám ba quân, rừng tên lửa đạn, quyết giết chết cho được tên đại thực dân lúc đó, là toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, tại khách sạn Victoria, trong thành phố Sa Điện, thuộc tô giới Anh ở Quảng Đông.. Nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, như Kinh Kha buổi trước, anh hùng Phạm Hồng Thái , đã không hoàn thành nhiệm vụ, là giết chết Merlin, dù bom đã nổ. Cuối cùng ông bị quân thù rượt đuổi truy nả đến đường cùng và bị bắn chết trên dòng nước Châu Giang, nơi xứ người. Phan Bội Châu khi tới thăm viếng nắm xương tàn người liệt sỷ, đã mượn hai câu thơ của Mai Xuân Thưởng, làm bài phúng điếu

“ Anh hùng mạc bã doanh dư luận

vũ trụ trường khan, tiết nghĩa lưu..’

(Thơ chữ Hán của Mai Xuân Thưởng).

“ Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ

Hơn thua sá kể với anh hùng..”

(Bản dịch của Phan Bội Châu).

Trưa 30-4-1975, Cọng sản đệ tam quốc tế cưởng chiếm hoàn toàn miền Nam VN. Cũng từ đó cho tới nay, Hà Nội thay thế Pháp, Nhật ..tiếp tục chủ nghĩa thực dân, khủng bố tàn sát chính đồng bào mình, tội ác chất chồng cao như núi, lênh láng hơn sông biển, khiến cho bất cứ ai, kể cả đảng viên cán bộ VC, cũng bất mản hận thù, đứng lên chống lại. Bởi vậy đã có không biết bao nhiêu người vì đại nghĩa dân tộc, hy sinh mạng sống của chính mình và gia đình, để đương đầu trực tiếp với giặc. Nhiều chiến sĩ quốc gia từ hải ngoại về nước tranh đấu như Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch.. sa cơ và bị giặc hạ sát, lúc bình minh ngày 8-1-1983. Trong nước, trước đó cũng có nhiều anh hùng chống cộng, cũng bị tử hình vào ngày 31-5-1983, như Nguyễn văn Hoàng, Trần văn Mân, Phan Văn Khôi, Hoàng Tùng, Mạc Văn Vấy, Nguyễn Hửu Cầu, Chuôn Bin Tân, Nguyễn Huân Huỳnh, Chu văn Tấn, Ngô Văn Trường..Chỉ có các thượng tọa Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ và Cư sĩ Trần Văn Lương, nhờ sự can thiệp của các nước Anh, Thụy Sĩ, Âu Châu và công luận thế giới, nên thoát chết nhưng vẫn bì tù đầy nhiều năm trong địa ngục xã nghĩa thiên đàng.

1975-2005, ba mươi năm qua chiến tranh đã dứt, ai cũng tưởng đồng bào cả nước được no ấm hòa đồng, xóa bỏ những hận thù trong quá khứ, để cùng xây dựng lại quê hương hướng tới tương lai theo bước tiến hóa của nhân loại. Nhưng than ôi, tất cả chỉ là lời hứa cuội của đảng cầm quyền, nói một đàng làm một nẻo, vẫn căm thù chém giết cướp bốc người miền Nam, như một quân đội ngoại quốc khi thắng trận. Đó là lý do mà hôm nay, chúng ta lại có thêm những trang vong quốc sử cận đại, viết bằng máu lệ thảm tuyệt, do chính đồng bào trong và ngoài nước, những nạn nhân của thực dân đỏ là Việt Cộng Hà Nội gây ra . Có thể nói, vì cọng sản, mà xương máu của người Việt, đã chất cao như núi và lấp cạn biển Đông, Trong cuộc chiến quang phục đất nước Hồng Lạc này, có nhiều sự hy sinh xương máu trong âm thầm của những chiến sỷ vô danh., qua thời gian thác lũ. Nhưng may mắn thay, nhờ có bia miệng và trên hết là những sự ghi chép lại biến cố của các nhà biên khảo lịch sử. Nhờ đó ta mới biết được những anh hùng Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải và hào khí ngất trời của người lính VNCH Lý Tống, qua nhiều lần đơn độc trở về đất Mẹ VN, nói lên lòng quả cãm, tình yêu nưóc nồng nàn của những thanh niên nước Việt “ coi thường danh lợi phù phiếm, xem nặng bổn phận làm người, có ý thức quốc gia dân tộc “. Bởi vậy ai nấy đều hăm hở, noi gương người xưa , quyết :

‘ Bắc phong tiêu tiêu hề, Dịch Thủy Hàn

Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn

Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê

Tráng sĩ một đi không bao giờ về “

(Thơ Trần Tuấn Khải).

Đã quyết tâm chọn cái chết để báo đền sông núi, trả nợ áo cơm làm người, thì ở đâu, chết hay sống, đối với những anh hùng như Phạm Hông Thái ngày xưa hay Lý Tống bây giờ, đều là cơn gió thoảng . Cho nên sự kiện Việt Cộng đòi Thái Lan dẫn độ Lý Tống về xã nghĩa để trả thù, thật ra chẳng làm ai ngạc nhiên, mà còn gây thêm sự căm hờn tận tuyệt khắp trong và ngoài nước.. Ngày tàn của bạo quyền thực dân đỏ đã tới, chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

1-PHẠM HỒNG THÁI,NGÀN NĂM LIỆT OANH :

Liệt sĩ Phạm Hồng Thái còn có tên Phạm Thành Tích và Phạm Cao Đà. Ông sinh năm 1896 tại làng Xuân Nga, tổng Văn Viên, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, gần thành phố Vinh. Cha là huấn đạo Phạm Cao Điền, đã bỏ chức theo phong trào Cần Vương chống Pháp, khi thực dân tới chiếm tỉnh nhà.. Vai năm sau phong trào Cần vương tan rã, cụ Điền trở lại quê nhà, mở trường dạy học vì không muốn hợp tác với giặc. Phạm Hồng Thái sinh và lớn lên trong một gia đình có lòng yêu nước nồng nàn. Ngoài ra ông còn chứng kiến cảnh quốc phá gia vong, dân tình khốn khổ lầm than vì ngoại xâm và trên hết là ảnh hưởng từ các biến cố chính trị , đang dồn dập xãy ra từng giây phút ở trong nước, qua các vụ nghĩa quân ném bom Hà Nội Hotel để giết Toàn quyền Đông Dương Albert Sarrant , ám sát tên Việt gian tuần phủ Thái Bình là Nguyễn Duy Hàn, vụ đồng bào Miền Trung nổi lên chống sưu cao thuế nặng nhưng quan trọng nhất , vẫn là hai cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Đội Cấn-Lương Ngọc Quyến tại Thái Nguyên và Vua Duy Tân-Thái Phiên-Trần Cao Vân tại Huế. .Do đó Phạm Hồng Thái đã quyết định bỏ học tại Trường Vinh, bôn ba ra đất Bắc, dấn thân vào con đường chống giặc xâm lăng.

Nhưng ở đâu, dù nơi chốn quê nhà Vinh-Nghệ An hay trên khắp các nẻo đường Nam Định-Hà Nội, cũng làm người thanh niên trí thức, sĩ phu yêu nước, hận hờn căm gan và đau nhục , trước những hành động vô luân, vô sĩ vô nhân đạo của thực dân Pháp cùng đám quan lại Việt gian Nam triều,chỉ biết đội trên đạp dưới để bóc lột dân đen nghèo mạt rệp nhưng ngoài mặt lúc nào cũng đạo đức giả với các danh từ hoa mỹ ‘ bảo hộ, khai hóa, văn minh, đồng bào “. . Do đó Phạm Hồng Thái, đã cùng với một số thanh niên yêu nước lúc đó, mà hầu hết đều sinh trưởng tại Nghệ An, trong đó có Lê Hồng Phong., theo tiếng gọi của hai nhà cách mạng Phan Bội Châu –Cường Để, lúc đó là lãnh tụ phong trào Đông Du, xuất ngoại tìm đường cứu nước.

Năm 1922, Phạm Hồng Thái từ Xiêm La sang Trung Hoa. Tại đây, ông đã gặp và được các nhà cách mạng VN tại hải ngoại, kết nạp vào VN Nghĩa Hiệp Đoàn, lúc đó đang hoạt động trong tỉnh Quảng Đông. Bấy giờ, hầu hết các Nhà Cách Mạng VN xuất dương, đều tập trung tại Nhật và Trung Hoa như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Sào Nam Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Tữ Mẫn..Và cũng chính vì sự lớn mạnh của cách mạng VN, nên toàn quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin, dùng một phần đất nước và tài nguyên của VN, để chia chác cho hai nước trên, để họ ra lệnh trục xuát hết những người đang làm cách mạng về nước. Nhưng âm mưu thâm độc trên, đã không dấu nổi các lãnh tụ VN hải ngoại. Vì vậy Nghĩa Hiệp Đoàn , quyết định phải ám sát Merlin, để rửa nhục cho nước, trả thù cho dân. Phạm Hồng Thái được đảng giao phó trọng trách cao quý nhưng đầy nguy hiểm trên. Cũng từ đó hành động và đường đi nước bước của tên đại thưc dân được theo dõi, cho tới khi y tới Quảng Châu.

Vì Merlin là một yếu nhân đặc biệt, nên các nhà đượng cuộc Pháp, Anh và Trung Hoa, đã tổ chức một mạng lưới an ninh dầy kín để bảo vệ cho y, từ nơi tá túc, cho tói buổi tiếp tân tại khách sạn Victoria, nằm trong thành phố Sa Điện, thuộc tô giới Anh, thủ phủ Quảng Châu. Do đó, tất cả người Việt đều bị cấm lai vãng tới những chốn trên, khiến Phạm Hồng Thái phải giả dạng một phóng viên nhiếp ảnh Trung Hoa, mới dầu được qủa bom trong máy chụp hình và len lõi vào tận phòng của Merlin đang dự tiệc.

Lúc ấy la đêm 19-6-1924 (năm Giáp Tý), tại khách sạn Victoria đèn hoa rực rở. Hoàng đế Đông Pháp là Merlin được người Hoa tại Quảng Châu, tiếp đón long trọng chẳng khác gì những ông hoàng bà chúa, với kèn trống, kiệu hoa, nhạc bát nhã. Quanh quẩn trước sau có lính Tàu bảo vệ nghiêm nhặt, nên dân chúng không ai được tới gần. Trong bữa tiệc tiếp tân đêm đó, ngoài Merlin với đoàn tùy tùng , mới từ Hà Nội sang. Trong tiệc còn có nhiều viên chức ngoại quốc của các nước hiện đang làm chủ nhân ông trên nước Tàu như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Bồ..cùng với các phu nhân, mệnh phụ và đoàn Nữ Vũ Công xinh đẹp người bản xứ, tới ca hát nhảy múa giúp vui. Tóm lại quanh bàn tiệc đặc biệt, lúc đó có mặt trên năm mươi yếu nhân.

Rồi giữa lúc tên đại thực dân đang hý hởn đắc ý, bô bô phát biểu những lời dao to búa, phô trương thủ đoạn cướp cũa giết người VN, thì một trái bom từ tay Phạm Hồng Thái, liệng vào chổ Merlin đang đứng. Bom nổ làm rung chuyển cả khách sạn, Merlin may mán thoát chết nhưng bị thương nặng. Kẻ lãnh nguyên trái bom lại là Lãnh sự Pháp tại Quảng Đông tên Louis Cordeau, cùng với những khách ngồi kế cận, trong đó một viên chức người Hoa và một vũ nữ.


Tuy Merlin không chết tại chỗ nhưng tiếng bom Sa Điện đã gây đưoc một ảnh hưởng to lớn khắp nơi trên thế giới. Đó là lời thách thức kiêu hùng của người Việt-Đất Việt, nhắn nhủ với thực dân Pháp, rằng môt ngày không xa, chúng cũng sẽ như giặc xâm lăng Tàu, bị VN đánh đuổi nhục nhã ra khỏi đất nước này. Tin tức được hầu hết báo chí ngoại quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật..đăng tải nơi trang nhất với những hàng tít lớn chử đỏ. Nhờ vậy người VN trong nước mới biết được biến cố lịch sử quan trọng này.

**Phạm Hồng Thái Tử Tiết Giữa Giòng Châu Giang :

Sau khi thi hành xong nhiệm vụ, Phạm Hống Thái bị lính Anh tại tô giới cũng như nhân viên an ninh khach sạn, đuổi bắt ráo riết. Trong lúc vạn phần nguy cấp, ông vừa tìm cách thóát thân, vừa chống cự với kẻ thù, đang truy nã phía sau. Nhưng vì trong tay chỉ có một khẩu súng lục phòng thân, thì làm sao chống nổi với đám đông có súng dài, bởi vậy chỉ trong thời gian ngắn, súng bắn đã hết đạn. Tuy nhiên vì thâm tâm đã quyết chọn cho mình một cái chết liệt oanh của người tráng sĩ hào hùng đất Việt, khi nhận lãnh trách nhiệm một đi không trở lại, không để sa cơ vào tay giặc. Nên Phạm Hồng Thái, cố gắng chạy tới sông Châu Giang, con sông biên giới giữa thuộc địa Anh và tỉnh Quảng Đông, thì trầm mình xuống giòng nước bạc mông mênh đang vô tình chảy. Lúc đó người tráng sĩ, chỉ mới 23 tuổi, đầy nhựa sống của một kiếp đời.
Trong lúc đó, bọn lính Anh-Pháp tại tô giới, vì chưa bắt được Phạm Hồng Thái , nên ngày đêm bao vây chằng chịt hai bên bờ sông. Quả nhiên đúng ba ngày sau, thi hài người chiến sĩ cách mạng nổi lên , bị bọn chó săn Pháp-Anh vớt đem quang canh bờ Châu Giang, mục đích hành hạ trả thù một tử thi , mà trước đó lúc còn sống, làm cho chúng mất mặt và tán đởm kinh hoàng. Đó là hành động và mặt thật của những kẻ, lúc nào cũng tự xưng là văn minh , nên có bổn phận khai hóa những người khác .Nhưng sự trả thù nhỏ mọn và dã man trên, đã làm cho người Trung Hoa phản đối và không ngớt lên án, chửi rủa bọn thực dân. Do trên, nhà cầm quyền thành phố Quảng Châu, phải can thiệp yêu cầu Pháp, cho họ chôn Phạm Hồng Thái, để giữ gìn vệ sinh chung. Cuối cùng vì không thể mãi lấy mo che mặt, nên Pháp mới chịu giao xác cho người Tàu.

Nhờ sự vận động tích cực của các đảng phái cách mạng quốc gia VN khắp Trung Hoa, nên nhà đương cuộc Quảng Châu, chiụu giao thi thể Phạm Hồng Thái, cho Hội Quảng Tế Y Viện, lo việc tẩm liệm và chôn cất Liệt Sĩ, tại một khu đất tốt, nằm dưới chân đồi Bạch Vân, nhìn ra giồng Châu Giang. Trong ngày hạ huyệt, gần như có mặt đầy đủ các nhà cách mạng quốc gia tại hải ngoại . Chí sĩ Phan Bội Châu, lúc đó coi như lãnh tụ phong trào Đông Du, trịnh trọng viết mộ bia và các tác phẩm liên quan tới Phạm Hồng Thái như :

“ Phạm Liệt Sĩ Hồng Thái Tiên Sinh Truyện.

- Tuyên Ngôn Thư của Việt Nam Quốc Dân Đảng, về tiếng bom Sa Điện.

- Văn tế Truy Điệu Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái.


**Cải Táng Phần Mộ Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái :

Vì kính trọng trước cái chết oanh liệt của một Anh Hùng VN, đã làm cho thực dân Pháp phải vỡ mật kinh hoàng trên đất Tàu. Vì vậy các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng lúc đó là Uông Tinh Vệ, Liêu Trọng Khải, Hồ Hán Dân..dùng quyền hành cũng như bỏ ra số bạc lớn 3000 đồng, để cải táng ngôi mộ của Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái , từ chân đồi Bạch Vân, đến Hoàng Hoa Cương, là nghĩa trang đặc biệt , cũng là chốn an nghĩ nghìn thu, của 72 nghĩa sĩ Trung Hoa, đã hy sinh đầu tiên tại Quảng Châu, trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, lật đổ nhà Mãn Thanh. Hoàng Hoa Cương vốn là thánh địa cao quý của Trung Hoa Dân Quốc lúc bấy giờ. Sự kiện phần mộ Phạm Hồng Thái được hân hạnh nằm cạnh các nghĩa sĩ hy sinh vì dân vì nước, đã có một ý nghĩa về tinh thần rất to lớn. Tất cả nói lên sự ngưỡng mộ các bậc anh hùng, liệt nử, mà không cần phải phân biệt chủng tộc, của người Trung Hoa lúc đó. Phần mộ của Liệt Sĩ được cải táng tại một hòn núi nhỏ , trước Hoàng Hoa Cương, đối diện với hàng mộ của 72 liệt sĩ Trung Hoa. Mộ được kiến trúc bề thế tráng vỹ như một hoàng lăng, có bia đình phía trước, bên trong là một tấm bia cao lớn , do một học giả uyên bác là Trần Lộ Tiên Sinh đề “ VIỆT NAM LIỆT SỸ PHẠM HỒNG THÁI TIÊN SINH CHI MỘ “ Hôm ấy nhằm ngày 19-6-1925, đúng ngày giổ đầu của Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái. Tất cả các nhà cách mạng quốc gia VN tại hải ngoại và Trung Hoa, đều tham dự. Bọn thực dân Pháp tại tô giới, phản đối kịch liệt nhưng cuối cùng chẳng làm gì được ai. Thế là Phạm Hồng Thái đã thực hiện được giấc mộng cao quí nhất của bổn phậm làm trai thời loạn, cho dù Ông không giết được toàn quyền Merlin nhưng cũng kể từ đó, trên những trang hùng sữ trong và ngoài nước, cái tên Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái, luôn sánh vai với Kinh Kha thời Chiến Quốc, cũng như anh hùng An Trọng Côn của Triều Tiên, trong cuộc chiến chống Nhật. Toàn quyền Đông Dương Merlin không chết nhưng đã tán đởm kinh hồn và vô cùng mất mặt xấu hổ, trước đại diện ngoại giao của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Bồ..Bởi vậy Merlin bãi bỏ cuộc du hành, sáng hôm sau lập tức trở về Hà Nội, thẳng tay đàn áp người Việt, để rữa mối hận bị ám sát tại Sa Điện. Đồng thời thực dân Pháp tại Bắc Kinh, yêu cầu chính phủ Trung Hoa Dân Quốc , ra lệnh cho nhà cầm quyền Quảng Châu, phải trục xuất hết các nhà cách mạng quốc gia VN về nước, đồng thời phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại vật chất và danh dự cho nước Pháp. Tuy nhuên lần nữa, Merlon lại thất bại, vì các lệnh trên bị Tỉnh trưởng Quảng Châu là Hồ Hán Dân cự tuyệt, không thi hành.

Gần 50 năm sau, lúc 8 giờ sáng ngày mồng một Tết Giáp Dần, nhằm ngày 23-1-1974, bốn mươi hai (42) tù binh VNCH trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa, gồm toán Người Nhái (7 người) từ Chiến hạm HQ16 đổ bộ lên đảo, Trung đội ĐPQ tỉnh Quảng Nam phòng thủ đảo và 4 nhân viên Khí Tượng . Tất cả bị Trung Cộng bắt giải từ đảo Hải Nam, tới Trại thu dụng tù binh của bộ đội Quảng Đông. Mọi người đã từ sông Châu Giang,lên bờ tới trại tù, con sông trước kia Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái đã gieo mình xuống giòng nước bạc, tử tiết để không lọt vào tay giặc .



2-LÝ TỐNG, NGƯỜI LÍNH VNCH CHƯA HỀ RÃ NGŨ :

Huyền thoại và anh hùng đã gắn bó và tạo nên ngàn trang sử Việt suốt bao đời, từ Tổ Hùng dựng nước Văn Lang cho tới hôm nay. Gần suốt thế kỷ XX và bây giờ, cọng sản quốc tế đệ tam đã đưa đất nước và dân tộc vào lò lửa chiến tranh tàn khốc và ác liệt, hết năm này tới năm khác, không bằng đạn bom, cũng là ý thức hệ , tạo cảnh tương tàn chia rẽ, có thể nói là bi thảm nhất chưa hề có trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử nước nhà.. Đã có không biết bao nhiêu nam nử anh hùng dân tộc đi vào lịch sử cận đại, sau khi toàn thể VN bị cọng sản nhưộm đỏ. Trong dòng người xã thân vì nước , hầu hết đều là những người lính VNCH, những Trần Van Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bach, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải..và nhất là Lý Tống. Tất cả những người dấn thân, xã mạng vì nước, hiện là những thành phần thượng lưu, trí thức, khoa bảng đương thời, nếu muốn làm giàu hay có đời sống nhàn hạ, hoặc thích mua danh mua chức, thì đâu có khó khăn gì. Nhưng cõi thế vốn vô thường, con người sinh ra đâu có ai thoất được qui luật tử sinh của trời đất. Bởi vậy với những bậc chính nhân quân tử, thì đã mang tiếng đứng trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Nên chết vì nước cho dù chỉ với tuổi đôi mươi như Phạm Hồng Thái hay hằng van người lính VNCH trong cuộc chiến vừa qua, vẫn mang một ý chí lớn hơn so với cảnh trăm năm đầu bạc, sống già lên lão làng, mà chẳng giúp gì được cho xả hội đồng bào.

Lý Tống sinh năm 1946 tại Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên. Năm 1965 theo học khóa 65A , sĩ quan phi hành tại Trường Sĩ Quan không quân Nha Trang, kế tiếp vào năm 1966 được sang Hoa Kỳ tu nghiệp tại Trung tâm Lackland Air Force Bae. Về nước trở thành phi công phản lực A-37, phục vụ tại phi đoàn 114 và cuối cùng là Không đoàn 92 chiến thuật, thuộc Phi đoàn phản lực 548 tại Phan Rang. Ngày 5-4-1975, qua nhiệm vụ phá sập cây cầu trên QL1 từ Khánh Hòa về Ninh Thuận, phi cơ của Trung Uý Phi Công Lý Tống bị VC bắn hạ và bị bắt làm tù binh, tại Trại giam A.30 tỉnh Phú Khánh, tới ngày 12-7-1980 thì vượt ngục. Bắt đầu từ đó, người lính Miền Nam không còn đơn vị, sống không nhà nời đầu sông cuối bãi, ăn ngủ chốn sân ga, ghế đá, chung với đồng bào nghèo, tên khắp các nẻo đường quê hương, từ miền Trung vào tới sồng Tiền, sông Hậu. Đi đâu, chổ nào, dù ở phố Thị hay nơi đồng chua nước mặn, người lính cũng cũng không thể cầm nổi nước mắt, khi đối mặt với biển hận, trời thù, qua những hành động dã man, giết người cướp bốc, của từ trên xuống dưới VC. Cũng từ đó, ấn tượng và lương tâm, bổn phận của người Lính, trong trái tim yêu nước nồng nàn, thôi thúc Lý Tống, phải làm cho được một hành động khác đời, để giải thoát đồng bào nghèo cực, ra khỏi vũng bùn hôi tánh máu lệ, nơi xã nghĩa thiên đàng. Được định cư tại Boston, Hoa Kỳ vào ngày 1-9-1983, sau khi đã vượt qua nhiều quốc gia, từ VN, Kampuchia, Thái Lan, Mã Lai và cuối cùng là Tân Gia Ba..trên đường vượt biên tị nạn cọng sản.

Sau đó, Ông ngụ tại thành phố New Orleans,bắt đầu học lại ngành chính trị, tốt nghiệp cử nhân năm 1988, cao học 1990 và chuẩn bị nạp Luận Án Tiến Sĩ vào mùa hè năm 1992, thì con tim yêu nước thôi thúc Lý Tống , nên người Lính lại bỏ hết , để trở về đất Mẹ tìm thù, rửa hận cho nước với hoài bảo lật đổ bạo quyền thực dân cọng sản, giải thoàt đồng bào ra khỏi tù gông nghèo đói, bạo lực và những bất công xã hội

**Ngày 4-9-1992,Ó Đen Lý Tống Cướp Máy Bay Của VC,
Rải Truyền Đơn Xuống Thành Phố Sài Gòn :

Theo tin tổng họp từ AFP,AP, Reuter tại Hà Nội, cũng như các hãng thông tấn quốc tế của Bulgarian, News Agency, VOA tại Hoa Thịnh Đốn, BBC Luân Đôn, RFI Paris, VOF tại M5c Tư Khoa.. cho biết vào chiều thứ sáu (4-9-1992), Lý Tống, cưu Trung Uý Phi Công QLVNCH, đã cướp máy bay của VC, để rãi 50.000 tờ truyền đơn chống bạo quyền, xuống trung tâm thành phố Sài Gòn, trên đường Đồng Khởi (Tự Do cũ), đồng thời kêu gọi dân chúng trong nứớc tổng nổi dậy. Theo một hành khách Úc tên Paul Dempsey, nhân chứng trên chuyến bay, cho biết khi gần tới không phận Sài Gòn, bổng có một thanh niên VN, dùng dây điện và dao ăn, uy hiếp một nử tiếp viên, để bắt phi cơ hạ thấp xuống thành phố, cho ông rãi truyền đơn ra ngoài. Sau khi công tác hoàn thành, người đó cũng nhảy dù xuống đất.

Đó là chiếc Air Bus 310, mang số VN-850, của Công ty Bulgary Jess Air chi Hàng không VN mướn, bay đường Bangkok-Saigon-Hongkong. Phi cơ lúc đó chở 153 hành khách. Theo Nicolay Andreev, trưởng ban điều hành , thì phi cơ đã đáp được an toàn xuống phi trường Tân Sơn Nhất và chỉ bọ gãy một cánh cửa vì sức ép của gió mà thôi. Theo tin AFP, thi Lý Tống đã nhảy dù xuống Cát Lái, vì dù bị vướng cây, nên đã bị công an VC bắt được sau hai giờ tìm kiếm.

Hành động anh hùng của một người lính VNCH, đã làm nhiều người VN cũng như ngoại quốc cãm phục và kính nể. Tất cả các báo chí của Người Việt hải ngoại đều đăng các bài viết ca ngợi. Riêng tại thành phố Orange County hay Sài Gòn nhỏ, thủ đô của người tị nạn, đã tổ chức “ Đêm Không Ngủ “ để cầu nguyện và chúc phúc cho người chiến sỹ kiêu hùng, quên mình xã thân vì nước. Tại Hội quán Lạc Hồng ở Quận Cam, cũng như khắp các tiểu bang nước Mỹ có người Việt tị nạn cư ngụ, đều tổ chức các cuộc tranh đấu, đòi VC thả Lý Tống.

Tại Hà Nội hôm 7-9-1992, Nguyễn Mạnh Cầm, bộ trưởng ngoại giao của đảng Cộng sản, trả lời với ký giả Kathleen Callo của Reuter là vụ Lý Tống, là một trong những cái giá mà đảng phải trả, khi quyết định nới lỏng an ninh và mở cửa ra thế giới. Ngoài ra y còn gián tiếp răn đe các nước rằng, nếu muốn làm ăn với VC, thì đừng dung dưỡng những lực lượng của Người Việt Quốc Gia đang chống lại VC. Trong lúc đó dân chúng Đô Thành, cho biết báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 5-9-1992 có đăng tin này, một số khác biết khi theo dõi các đài ngoại quốc. Nhiều người đã nhặt được tờ truyền đơn, ở gần các khu vực quanh chợ Bến Thành, có khổ bằng tấm carte visite in hai mặt.

Riêng Võ Nguyên Giáp lúc đó đã 81 tuổi, cũng lên tiếng báo động rằng, nếu đảng bõ thiên đàng xã nghĩa, thì tư bản sẽ đe dọa nền an ninh của VN. Còn Đoàn Khuê, bộ trưởng quốc phòng VC viết trên tờ Nhân Dân rằng Đế quốc và các lực lượng phản động đang âm mưu lật đổ Cộng sản Hà Nội. Riêng tờ Reader’s Digest, qua bài ‘ LyTong’s long treck to freedom ‘ viết bằng 17 ngoại ngữ, đã không tiếc lời ca tụng chuyến trở về của người hùng, với mục đích hợp lực cùng với đồng bào, xóa bỏ chế độ Cộng sản VN, để quang phục lại quê hương đất nước. Tóm lại Lý Tống đã trở về, và dù thất bại hay thành công, theo nhận xét của Tiến Sĩ Stephen E..Ambrose tại Đại Học New Orleans, thì đây là hành động hào hùng đầy dũng cãm, đã nói lên khát vọng tự do dân chủ của dặt nước và dân tộc VN.

Tại hải ngoại, khi hay tin Hà Nội hối hã đem vụ Lý Tống ra xét xử, trước ngày cựu tổng thống đảng cộng hòa Goerge Bush, bàn giao quyền hành cho tân TT đảng dân chủ là Bill Clinton. Vì vậy tất cả các Cộng Đồng Người Việt tị nạn tại Mỹ, Canada, Úc, Âu Châu..đã phản ứng mạnh mẽ, đòi hỏi VC phải tôn trọng các công ước quốc tế, đã ký hứa với LHQ khi xin gia nhập tổ chức này vào năm 1982. Do đó Hà Nội loan báo dời lại phiên xử , đồng thời hăm dọa sẽ tử hình Lý Tống với tội danh không tặc và lật đổ chính quyền. Riêng Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế, đã lên tiếng khẳng quyết với Hà Nội là việc đem xử vội vả Lý Tống, có thể bị thế giới kết án bất công, độc tài và gian ác. Ở Hồng Kông, tờ Asian Wall Street Journal, tại hai số báo phát hành ngày 18 và 19/9/1992, đã đăng một bài viết rất dài nơi tranh nhất, ca tụng hành động phi thường của cựu trung úy phi công QLVNCH Lý Tống, đồng thời còn tường thuật hành động đột nhập căn cứ không quân Upon của Không quân Hoàng gia Thái, với ý định đánh cắp một phản lực A-37, để bay về oanh tạc VN, nhưng ý định không thành, ông mới cướp máy bay của Hàng không VN, để rải truyền đơn xuống Sài Gòn. Tóm lại dù thế nào chăng nửa, thì sự kiện Người Lính VNCH Lý Tống, không còn vũ khí , mà chỉ có con tim yêu nước nồng nàn, đã đơn độc về lại quê Mẹ, gởi tới tay đồng bào 50.000 tờ truyền đơn chống cộng, bay rợp trời thủ đô Sài Gòn yêu dấu, vừa có tác dụng làm bầm mặt Bắc Bộ Phủ, vừa khích động lòng người trong nước, rằng đối với một đảng cướp thất đức bất nhơn, thì sớm muộn gì cọng sản cũng đền tội. Sự trở về của Lý Tống cũng là một trái đấm vào bọn Việt Gian Hải Ngoại, vì lợi lộc cá nhân, mà nhắm mắt làm tay sai cho kẻ thù chung của dân tội, nuôi dưỡng một chế độ bán nước hại dân, làm hủy hoại tương lại của VN.

Và rồi Lý Tống cũng bị VC đem ra xét xử tại Tòa Án cũ của Sài Gòn Gòn, trên đường Nguyễn Du, lúc 8 giờ sáng thứ tư 24-2-1993. Có chừng 300 người VN tham dự, các ký giả nhà báo được vào trong, còn dân chúng thì tụ tập ở bên ngoài theo dõi tin tức. Về ngoại quốc, duy nhất chỉ có một nữ ký giã của báo Bangkok Post và Nam Trân từ Hoa Kỳ về. Còn người Mỹ dù Dick Dowen của bộ ngoại giao có hứa bằng điện thoại ngày 23-4-1993, là sẽ cử nhân viên tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, tới tham dự phiên xử như Hà Nội đã đồng ý, cuối cùng vẫn không biết đâu mà mò. Rốt cục VC tuyên án Lý Tống 20 năm tù ở, bồi thường 500.000 mỹ kim và thêm bảy triệu tiền Hồ. Nhưng trước áp lực quốc tế và sự tranh đấu không ngừng nghĩ của Người Việt Hải Ngoại, cuối cùng Lý Tống được VC phóng thích vào cuối tháng 9-1998 và trở lại Hoa Kỳ.

**Ngày 17-11-2000, Lý Tống lại Bay Về VN Rải Truyền Đơn
Chống Cọng Sản :

Nhân dịp vợ chồng tổng thống Mỹ Bill Clinton, sắp sữa mản nhiệm kỳ, nên sang du hí tại VN. Người lính gìa VNCH, cựu trung úy Phi Công Lý Tống lại bỏ hết tất cả danh lợi phù phiếm tại Mỹ, để trở về Đất Mẹ như Kinh Kha và Phạm Hồng Thái năm nào, một lần ra đi không trở lại. Ông về VN bằng phi cơ Thái Lan, để rãi truyền đơn chống cọng sản, chứ không phải để du lịch, hòa giải hay đầu hàng giặc như một số đàn anh hay đám con buôn văn nghệ đã làm. Người Chiến sỹ cô độc lại đi trên con đường đấu tranh hào hùng đầy gian khổ, giữa những lằn đạn bạn lẫn thù nhưng vẫn cứ hiên ngang theo gương Nguyễn Trải viết Bình Ngô Đại Cáo trên lá, tố giác sự tàn ác của giặc Minh xâm lăng, hay Phan Bội Châu quì mọp ôm ngực lép ói máu, để viết Huyết Lệ Thư, kêu gọi đồng bào trong nước , cùng đứng dậy đoàn kết, đánh đuổi thực dân Pháp, ra khỏi non sông Hồng Lạc. Người lính già Lý Tống, lúc đó mới 58 tuổi, lại chọn con đường đứng về phía đồng bào cả nước, đang bị cô đơn áp bức. Tóm lại đường nào Lý Tống chọn để trở về Quê Mẹ cũng cô độc và phũ phàng nhưng cũng chỉ bằng cách đó thôi, ai biểu ông là lính chiến QLVNCH ?

Theo cáo trạng, cựu phi công Lý Tống đã bị chính quyền Thái Lan, bắt giam ngày 17-11-2000 về tội cưởng đoạt phi cơ và xâm phạm không phận. Đúng dịp vợ chồng Bill Clinton đang du hí tại Sài Gòn, Lý Tống giả vờ mướn chiếc máy bay cánh quạt loại nhỏ PB68C, để học lái. Máy bay xuất phát từ phi trường Bo Fai, ở miền nam nước Thái. Trên không, theo cáo trạng thì Lý Tống đã uy hiếp viên phi công, lái máy bay vào không phận VN , để ông rãi truyền đơn chống cọng sản tại thủ đô Sài Gòn và Tây Ninh. Sau đó may bay đã trở lại đất Thái an toàn nhưng lại bị chính quyền nước này phạt 7 năm 4 tháng tù và sẽ mản hạn trở về Mỹ vào tháng giêng, năm 2006.

Cuối tháng 6-2005, thủ tướng đảng cọng sản là Phan Văn Khải, từ Mỹ-Canada và Nhật trở về nước, với thất bại và nhục nhả ê chề vị gặp phải sự chống đối của người Việt tị nạn khắp nơi. Điên cuồng vì mất mặt, giận cá chém thớt, Hà Nội ra lệnh cho công an đàn áp các tôn giáo, nhất là Phật Giáo Hòa Hảo và các giáo phái Tin Lành, một cách tận tuyệt. Mặt khác cọng sản VN dùng quyền lợi để dụ các nước Mã Lai. Nam Dương..phá bỏ những di tích của người tị nạn tại các trại tạm cư ngày trước. Huênh hoang và hợm hĩnh nhất, là sự kiện bộ trưởng tư pháp đảng cọng sản tên Uông Chu Lưu, tới Bangkok mua chuộc Thái, yêu cầu được dẫn độ Lý Tống về VN để tử hình, vì theo luật rừng cũa VC, nếu bị chụp mũ là khủng bố, sẽ bị tù trên 12 năm tới tử hình. Riêng bị ghép tội không tặc, bị tù từ 7 năm tới tử hình. Tóm lại kỳ này, Lý Tống đường nào cũng lên máy chém , dù bi ghép tội khủng bố hay không tặc. Mới đây, Boyce thư ký tại tòa đại sứ Mỹ ở Bangkok, đã gưi thư thông báo cho Lý Tống, là Thái đã đồng ý cho dẫn độ ông về VN, nếu Cọng sản chỉ xử ông về tội xâm phạm không phận mà thôi. Bức thư còn cho biết Hà Nội chưa trả lời. Còn Lý Tống thì luôn phủ nhận tội trạng mà Thái đã áp đặt cho Ông, vì đã có sự đồng thuận của người huấn luyện Thái với số tiền 10.000 đô la Mỹ.

Tính đến nay, Uỷ Ban chống dẫn độ Lý Tống tại Hải Ngoại, chỉ mới thu được 4000 chữ chữ ký, để gưỉ thỉnh nguyện tới vua và thủ tướng Thái, xin đừng dẫn độ Lý Tống về VN. Trong lúc đó, hằng giờ trên khắp các diễn đàn, người ta chỉ bu quanh để khai thác các xác chết chờ thối rửa với thời gian như Thủ Đức, văn bút hay thi nhau ra mắt sách về đời này đời nọ..Rốt cục, cũng chỉ còn lại những người lính già bát lực, ngơ ngáo thương bạn, thương mình, cứ đứng bên vệ đường thời gian mà khóc cho thân phận nhược tiểu của đất nước, cũng như người lính Miền Nam thuở nào.

Một lần nửa ta lại đặt câu hỏi và tra vấn lương tâm, khi nhắc tới những người như Phạm Hồng Thái buổi trước, hay các anh hùng Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải, Võ Đại Tôn..và Lý Tống. Họ là ai mà dám từ bỏ hết tất cả vinh hoa phú quý, gia đình và mạng sống, để dấn thấn vào con đường cứu nước, đầy bi tráng, gian nan và hiểm nghèo ? Thật sự họ chẳng là gì cả, mà chỉ là những người con ưu tú của VN, với bổn phận và lương tâm con người, nên không thể nào làm ngơ đứng nhìn đồng bào nghèo cực gục chết dần mòn, nơi đất mẹ gầy guộc hận đau vì bị thực dân cọng sản vắt máu, lóc thịt từng giờ. Cầu mong những ai thường tự xưng mình là người quốc gia chân chính, đây là cơ hội thể hiện mặt thật của trái tim mình, qua tình chiến hữu, nghĩa đồng bào mà quay mặt về với những người đang vì đời, vì mình mà phải chịu giam đời trai trẻ trong ngục tù máu lệ.

Tóm lại lý tưởng của kẽ sỉ thời nào cũng vậy, đó là hiến thân cho nước, coi mạng sống của mình như lông hồng, nên Lý Tống chắc chắn Ông có bao giờ để ý tới dẫn độ hay không dẫn độ, vì nếu sợ, thì Lý Tống đâu còn là Lý Tống : huyền thoại và anh hùng

Cuộc đời chỉ bằng ấy thôi, còn tất cả ai thèm để ý làm gi ?

Xóm Cồn Ngày 12-9-2005

MƯỜNG GIANG
Last edited by lynhcao on Fri Oct 06, 2006 7:42 pm, edited 2 times in total.

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Từ Phạm Hồng Thái Tới Lý Tống,
Những Kinh Kha Nước Việt,Đang Bị Đời Quên Lãng.


Viết tặng Mai Minh và những Phi Công QLVNCH,nguyên PBC/PT
Duy Huệ, Sĩ Trường, Võ Lưu Ngọc, Nguyễn Nam..
Thời Chiến quốc tại nước Tàu, sau khi Tần Thỉ Hoàng tiêu diệt được ba nước Hàn, Ngụy, Triệu và tiến quân tới sát bờ Nam sông Dịch để tiêu diệt nước Yên. Tình thế làm cho nước này gần như hổn loạn, các đại thần bàn tán xôn xao nhưng cuối cùng Thái Tử Đan,là người đnng nắm quyền lúc đó, đã quyết định phái người tới Tần để ám sát Thỉ Hoàng, có như vậy mới chận đứng được ý đồ xâm lăng các nước còn lại.. Lúc đầu, Điền Quang là một kiếm sĩ tài giỏi kinh nghiệm được đề cử, nhận lãnh trọng trách trên nhưng chính ông ta đã từ chối vì tuổi già sức yếu, nên sợ vì mình mà hỏng chuyện quốc gia đại sự.



Cuối cùng, Quang giới thiệu tráng sĩ Kinh Kha, thay mình nhận lãnh trọng trách trên, đồng thời ông đã tự sát trước mặt thái tử Đan, để buộc Kinh Kha không thể từ chối lời yêu cầu hành thích vua Tần. Là một hiệp khách giang hồ, Kinh Kha coi đời như cỏ rác, mạng sống tựa lông hồng, nên đầu có bao giờ thèm để ý tới những xa hoa phù phiếm, rượu ngon gái đẹp và tất cả mọi tiện nghi, mà thái tử Yên Đan dùng để mua chuộc người dũng sĩ , trước khi lên đường đi vào cõi chết. Theo sử liệu, thật sự luc đó Kinh Kha chỉ để ý tới người bạn tri kỷ là Cao Tiệm Ly. Đôi bạn tri âm ngày đêm đối tửu, một người thì thổi sáo, một kẻ ca hát vang trời, và đây mới chính là động lực, khiên Kinh Kha vì tri kỷ, mà quyết tâm dấn thân vào chốn nguy hiểm, chắc chằn chỉ có chết, dù may mắn giết được vua Tần. Cuối cùng Kinh Kha bị giết chết, nước Yên bị Tần tiêu diệt và Cao Tiệm Ly dù đã bị Thỉ Hoàng móc mắt nhưng cũng cố giấu vũ khí trong chiếc sáo trúc và ám sát kẻ thù giết bạn mình. Tất cả đều thất bại, nhưng ngàn đời trong dòng lịch sử, xưa nay khi nhắc tới những trang anh hùng nghĩa nử, vì nước quên mình, dấn thân vào cõi chết, ai cũng nhắc tới Kinh Kha.

Trong dòng sử Việt, từ thời các Tổ Hùng mở nước Văn Lang, cho tới thời cận sử, dân tộc Việt Nam đã có không biết bao nhiêu anh hùng, liệt nử tài đức hơn người. Nhiều vĩ nhân đã đi vào huyền thoai lịch sử của nước nhà như Lê Hoàn, Lý Thánh Tôn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tôn, Hưng Đạo Đại Vương, Trần Huyền Trân, Lê Lợi, Nguyễn Trải, Nguyễn Huệ..Nhưng cũng có không biết bao nhiêu liệt nử anh hùng, sa cơ thất thế, hy sinh mạng sống cho tổ quốc. Họ là hai bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Biểu, Đặng Dung,, Lê Lai, Trương Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Cao Hành, Ưng Chiếm, Bùi Hàng, Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Trần Quý Cáp, Phạm Hồng Thái, Nguyễn An Ninh..Nhưng tất cả dù có tan thấy nát thịt dưới súng đạn của kẻ thù, cuối cùng nắm xương tàn của người liệt sĩ vẫn được vùi chôn trên mãnh đất quê hương, được người thân và đồng bào ghi ơn thăm viếng. Trong hoàn cảnh đó, thảm thê nhất chỉ có anh hùng Phạm Hồng Thái, đâu khác gì Kinh Kha tráng sĩ hôm nào, một mình dám vào đất Tần để hành thích bạo chúa, giúp đời, giúp dân cứu độ nhân thế. Như hoàn cảnh trên, liệt sĩ Phạm Hồng Thái vì vận mệnh của đất nước dân tộc, ông đã nhận lãnh một sứ mệnh cực kỳ cao quý nhưng đầy nguy hiểm, khi một mình len lõi giữa đám ba quân, rừng tên lửa đạn, quyết giết chết cho được tên đại thực dân lúc đó, là toàn quyền Đông Dương Martial Merlin, tại khách sạn Victoria, trong thành phố Sa Điện, thuộc tô giới Anh ở Quảng Đông.. Nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, như Kinh Kha buổi trước, anh hùng Phạm Hồng Thái , đã không hoàn thành nhiệm vụ, là giết chết Merlin, dù bom đã nổ. Cuối cùng ông bị quân thù rượt đuổi truy nả đến đường cùng và bị bắn chết trên dòng nước Châu Giang, nơi xứ người. Phan Bội Châu khi tới thăm viếng nắm xương tàn người liệt sỷ, đã mượn hai câu thơ của Mai Xuân Thưởng, làm bài phúng điếu

“ Anh hùng mạc bã doanh dư luận

vũ trụ trường khan, tiết nghĩa lưu..’

(Thơ chữ Hán của Mai Xuân Thưởng).

“ Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ

Hơn thua sá kể với anh hùng..”

(Bản dịch của Phan Bội Châu).

Trưa 30-4-1975, Cọng sản đệ tam quốc tế cưởng chiếm hoàn toàn miền Nam VN. Cũng từ đó cho tới nay, Hà Nội thay thế Pháp, Nhật ..tiếp tục chủ nghĩa thực dân, khủng bố tàn sát chính đồng bào mình, tội ác chất chồng cao như núi, lênh láng hơn sông biển, khiến cho bất cứ ai, kể cả đảng viên cán bộ VC, cũng bất mản hận thù, đứng lên chống lại. Bởi vậy đã có không biết bao nhiêu người vì đại nghĩa dân tộc, hy sinh mạng sống của chính mình và gia đình, để đương đầu trực tiếp với giặc. Nhiều chiến sĩ quốc gia từ hải ngoại về nước tranh đấu như Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch.. sa cơ và bị giặc hạ sát, lúc bình minh ngày 8-1-1983. Trong nước, trước đó cũng có nhiều anh hùng chống cộng, cũng bị tử hình vào ngày 31-5-1983, như Nguyễn văn Hoàng, Trần văn Mân, Phan Văn Khôi, Hoàng Tùng, Mạc Văn Vấy, Nguyễn Hửu Cầu, Chuôn Bin Tân, Nguyễn Huân Huỳnh, Chu văn Tấn, Ngô Văn Trường..Chỉ có các thượng tọa Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ và Cư sĩ Trần Văn Lương, nhờ sự can thiệp của các nước Anh, Thụy Sĩ, Âu Châu và công luận thế giới, nên thoát chết nhưng vẫn bì tù đầy nhiều năm trong địa ngục xã nghĩa thiên đàng.

1975-2005, ba mươi năm qua chiến tranh đã dứt, ai cũng tưởng đồng bào cả nước được no ấm hòa đồng, xóa bỏ những hận thù trong quá khứ, để cùng xây dựng lại quê hương hướng tới tương lai theo bước tiến hóa của nhân loại. Nhưng than ôi, tất cả chỉ là lời hứa cuội của đảng cầm quyền, nói một đàng làm một nẻo, vẫn căm thù chém giết cướp bốc người miền Nam, như một quân đội ngoại quốc khi thắng trận. Đó là lý do mà hôm nay, chúng ta lại có thêm những trang vong quốc sử cận đại, viết bằng máu lệ thảm tuyệt, do chính đồng bào trong và ngoài nước, những nạn nhân của thực dân đỏ là Việt Cộng Hà Nội gây ra . Có thể nói, vì cọng sản, mà xương máu của người Việt, đã chất cao như núi và lấp cạn biển Đông, Trong cuộc chiến quang phục đất nước Hồng Lạc này, có nhiều sự hy sinh xương máu trong âm thầm của những chiến sỷ vô danh., qua thời gian thác lũ. Nhưng may mắn thay, nhờ có bia miệng và trên hết là những sự ghi chép lại biến cố của các nhà biên khảo lịch sử. Nhờ đó ta mới biết được những anh hùng Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Trần Thiện Khải và hào khí ngất trời của người lính VNCH Lý Tống, qua nhiều lần đơn độc trở về đất Mẹ VN, nói lên lòng quả cãm, tình yêu nưóc nồng nàn của những thanh niên nước Việt “ coi thường danh lợi phù phiếm, xem nặng bổn phận làm người, có ý thức quốc gia dân tộc “. Bởi vậy ai nấy đều hăm hở, noi gương người xưa , quyết :

‘ Bắc phong tiêu tiêu hề, Dịch Thủy Hàn

Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn

Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê

Tráng sĩ một đi không bao giờ về “

(Thơ Trần Tuấn Khải).

Đã quyết tâm chọn cái chết để báo đền sông núi, trả nợ áo cơm làm người, thì ở đâu, chết hay sống, đối với những anh hùng như Phạm Hông Thái ngày xưa hay Lý Tống bây giờ, đều là cơn gió thoảng . Cho nên sự kiện Việt Cộng đòi Thái Lan dẫn độ Lý Tống về xã nghĩa để trả thù, thật ra chẳng làm ai ngạc nhiên, mà còn gây thêm sự căm hờn tận tuyệt khắp trong và ngoài nước.. Ngày tàn của bạo quyền thực dân đỏ đã tới, chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

1-PHẠM HỒNG THÁI,NGÀN NĂM LIỆT OANH :

Liệt sĩ Phạm Hồng Thái còn có tên Phạm Thành Tích và Phạm Cao Đà. Ông sinh năm 1896 tại làng Xuân Nga, tổng Văn Viên, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, gần thành phố Vinh. Cha là huấn đạo Phạm Cao Điền, đã bỏ chức theo phong trào Cần Vương chống Pháp, khi thực dân tới chiếm tỉnh nhà.. Vai năm sau phong trào Cần vương tan rã, cụ Điền trở lại quê nhà, mở trường dạy học vì không muốn hợp tác với giặc. Phạm Hồng Thái sinh và lớn lên trong một gia đình có lòng yêu nước nồng nàn. Ngoài ra ông còn chứng kiến cảnh quốc phá gia vong, dân tình khốn khổ lầm than vì ngoại xâm và trên hết là ảnh hưởng từ các biến cố chính trị , đang dồn dập xãy ra từng giây phút ở trong nước, qua các vụ nghĩa quân ném bom Hà Nội Hotel để giết Toàn quyền Đông Dương Albert Sarrant , ám sát tên Việt gian tuần phủ Thái Bình là Nguyễn Duy Hàn, vụ đồng bào Miền Trung nổi lên chống sưu cao thuế nặng nhưng quan trọng nhất , vẫn là hai cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Đội Cấn-Lương Ngọc Quyến tại Thái Nguyên và Vua Duy Tân-Thái Phiên-Trần Cao Vân tại Huế. .Do đó Phạm Hồng Thái đã quyết định bỏ học tại Trường Vinh, bôn ba ra đất Bắc, dấn thân vào con đường chống giặc xâm lăng.

Nhưng ở đâu, dù nơi chốn quê nhà Vinh-Nghệ An hay trên khắp các nẻo đường Nam Định-Hà Nội, cũng làm người thanh niên trí thức, sĩ phu yêu nước, hận hờn căm gan và đau nhục , trước những hành động vô luân, vô sĩ vô nhân đạo của thực dân Pháp cùng đám quan lại Việt gian Nam triều,chỉ biết đội trên đạp dưới để bóc lột dân đen nghèo mạt rệp nhưng ngoài mặt lúc nào cũng đạo đức giả với các danh từ hoa mỹ ‘ bảo hộ, khai hóa, văn minh, đồng bào “. . Do đó Phạm Hồng Thái, đã cùng với một số thanh niên yêu nước lúc đó, mà hầu hết đều sinh trưởng tại Nghệ An, trong đó có Lê Hồng Phong., theo tiếng gọi của hai nhà cách mạng Phan Bội Châu –Cường Để, lúc đó là lãnh tụ phong trào Đông Du, xuất ngoại tìm đường cứu nước.

Năm 1922, Phạm Hồng Thái từ Xiêm La sang Trung Hoa. Tại đây, ông đã gặp và được các nhà cách mạng VN tại hải ngoại, kết nạp vào VN Nghĩa Hiệp Đoàn, lúc đó đang hoạt động trong tỉnh Quảng Đông. Bấy giờ, hầu hết các Nhà Cách Mạng VN xuất dương, đều tập trung tại Nhật và Trung Hoa như Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Sào Nam Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Tữ Mẫn..Và cũng chính vì sự lớn mạnh của cách mạng VN, nên toàn quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin, dùng một phần đất nước và tài nguyên của VN, để chia chác cho hai nước trên, để họ ra lệnh trục xuát hết những người đang làm cách mạng về nước. Nhưng âm mưu thâm độc trên, đã không dấu nổi các lãnh tụ VN hải ngoại. Vì vậy Nghĩa Hiệp Đoàn , quyết định phải ám sát Merlin, để rửa nhục cho nước, trả thù cho dân. Phạm Hồng Thái được đảng giao phó trọng trách cao quý nhưng đầy nguy hiểm trên. Cũng từ đó hành động và đường đi nước bước của tên đại thưc dân được theo dõi, cho tới khi y tới Quảng Châu.

Vì Merlin là một yếu nhân đặc biệt, nên các nhà đượng cuộc Pháp, Anh và Trung Hoa, đã tổ chức một mạng lưới an ninh dầy kín để bảo vệ cho y, từ nơi tá túc, cho tói buổi tiếp tân tại khách sạn Victoria, nằm trong thành phố Sa Điện, thuộc tô giới Anh, thủ phủ Quảng Châu. Do đó, tất cả người Việt đều bị cấm lai vãng tới những chốn trên, khiến Phạm Hồng Thái phải giả dạng một phóng viên nhiếp ảnh Trung Hoa, mới dầu được qủa bom trong máy chụp hình và len lõi vào tận phòng của Merlin đang dự tiệc.

Lúc ấy la đêm 19-6-1924 (năm Giáp Tý), tại khách sạn Victoria đèn hoa rực rở. Hoàng đế Đông Pháp là Merlin được người Hoa tại Quảng Châu, tiếp đón long trọng chẳng khác gì những ông hoàng bà chúa, với kèn trống, kiệu hoa, nhạc bát nhã. Quanh quẩn trước sau có lính Tàu bảo vệ nghiêm nhặt, nên dân chúng không ai được tới gần. Trong bữa tiệc tiếp tân đêm đó, ngoài Merlin với đoàn tùy tùng , mới từ Hà Nội sang. Trong tiệc còn có nhiều viên chức ngoại quốc của các nước hiện đang làm chủ nhân ông trên nước Tàu như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Bồ..cùng với các phu nhân, mệnh phụ và đoàn Nữ Vũ Công xinh đẹp người bản xứ, tới ca hát nhảy múa giúp vui. Tóm lại quanh bàn tiệc đặc biệt, lúc đó có mặt trên năm mươi yếu nhân.

Rồi giữa lúc tên đại thực dân đang hý hởn đắc ý, bô bô phát biểu những lời dao to búa, phô trương thủ đoạn cướp cũa giết người VN, thì một trái bom từ tay Phạm Hồng Thái, liệng vào chổ Merlin đang đứng. Bom nổ làm rung chuyển cả khách sạn, Merlin may mán thoát chết nhưng bị thương nặng. Kẻ lãnh nguyên trái bom lại là Lãnh sự Pháp tại Quảng Đông tên Louis Cordeau, cùng với những khách ngồi kế cận, trong đó một viên chức người Hoa và một vũ nữ.


Tuy Merlin không chết tại chỗ nhưng tiếng bom Sa Điện đã gây đưoc một ảnh hưởng to lớn khắp nơi trên thế giới. Đó là lời thách thức kiêu hùng của người Việt-Đất Việt, nhắn nhủ với thực dân Pháp, rằng môt ngày không xa, chúng cũng sẽ như giặc xâm lăng Tàu, bị VN đánh đuổi nhục nhã ra khỏi đất nước này. Tin tức được hầu hết báo chí ngoại quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật..đăng tải nơi trang nhất với những hàng tít lớn chử đỏ. Nhờ vậy người VN trong nước mới biết được biến cố lịch sử quan trọng này.

**Phạm Hồng Thái Tử Tiết Giữa Giòng Châu Giang :

Sau khi thi hành xong nhiệm vụ, Phạm Hống Thái bị lính Anh tại tô giới cũng như nhân viên an ninh khach sạn, đuổi bắt ráo riết. Trong lúc vạn phần nguy cấp, ông vừa tìm cách thóát thân, vừa chống cự với kẻ thù, đang truy nã phía sau. Nhưng vì trong tay chỉ có một khẩu súng lục phòng thân, thì làm sao chống nổi với đám đông có súng dài, bởi vậy chỉ trong thời gian ngắn, súng bắn đã hết đạn. Tuy nhiên vì thâm tâm đã quyết chọn cho mình một cái chết liệt oanh của người tráng sĩ hào hùng đất Việt, khi nhận lãnh trách nhiệm một đi không trở lại, không để sa cơ vào tay giặc. Nên Phạm Hồng Thái, cố gắng chạy tới sông Châu Giang, con sông biên giới giữa thuộc địa Anh và tỉnh Quảng Đông, thì trầm mình xuống giòng nước bạc mông mênh đang vô tình chảy. Lúc đó người tráng sĩ, chỉ mới 23 tuổi, đầy nhựa sống của một kiếp đời.
Trong lúc đó, bọn lính Anh-Pháp tại tô giới, vì chưa bắt được Phạm Hồng Thái , nên ngày đêm bao vây chằng chịt hai bên bờ sông. Quả nhiên đúng ba ngày sau, thi hài người chiến sĩ cách mạng nổi lên , bị bọn chó săn Pháp-Anh vớt đem quang canh bờ Châu Giang, mục đích hành hạ trả thù một tử thi , mà trước đó lúc còn sống, làm cho chúng mất mặt và tán đởm kinh hoàng. Đó là hành động và mặt thật của những kẻ, lúc nào cũng tự xưng là văn minh , nên có bổn phận khai hóa những người khác .Nhưng sự trả thù nhỏ mọn và dã man trên, đã làm cho người Trung Hoa phản đối và không ngớt lên án, chửi rủa bọn thực dân. Do trên, nhà cầm quyền thành phố Quảng Châu, phải can thiệp yêu cầu Pháp, cho họ chôn Phạm Hồng Thái, để giữ gìn vệ sinh chung. Cuối cùng vì không thể mãi lấy mo che mặt, nên Pháp mới chịu giao xác cho người Tàu.

Nhờ sự vận động tích cực của các đảng phái cách mạng quốc gia VN khắp Trung Hoa, nên nhà đương cuộc Quảng Châu, chiụu giao thi thể Phạm Hồng Thái, cho Hội Quảng Tế Y Viện, lo việc tẩm liệm và chôn cất Liệt Sĩ, tại một khu đất tốt, nằm dưới chân đồi Bạch Vân, nhìn ra giồng Châu Giang. Trong ngày hạ huyệt, gần như có mặt đầy đủ các nhà cách mạng quốc gia tại hải ngoại . Chí sĩ Phan Bội Châu, lúc đó coi như lãnh tụ phong trào Đông Du, trịnh trọng viết mộ bia và các tác phẩm liên quan tới Phạm Hồng Thái như :

“ Phạm Liệt Sĩ Hồng Thái Tiên Sinh Truyện.

- Tuyên Ngôn Thư của Việt Nam Quốc Dân Đảng, về tiếng bom Sa Điện.

- Văn tế Truy Điệu Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái.


**Cải Táng Phần Mộ Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái :

Vì kính trọng trước cái chết oanh liệt của một Anh Hùng VN, đã làm cho thực dân Pháp phải vỡ mật kinh hoàng trên đất Tàu. Vì vậy các nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng lúc đó là Uông Tinh Vệ, Liêu Trọng Khải, Hồ Hán Dân..dùng quyền hành cũng như bỏ ra số bạc lớn 3000 đồng, để cải táng ngôi mộ của Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái , từ chân đồi Bạch Vân, đến Hoàng Hoa Cương, là nghĩa trang đặc biệt , cũng là chốn an nghĩ nghìn thu, của 72 nghĩa sĩ Trung Hoa, đã hy sinh đầu tiên tại Quảng Châu, trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, lật đổ nhà Mãn Thanh. Hoàng Hoa Cương vốn là thánh địa cao quý của Trung Hoa Dân Quốc lúc bấy giờ. Sự kiện phần mộ Phạm Hồng Thái được hân hạnh nằm cạnh các nghĩa sĩ hy sinh vì dân vì nước, đã có một ý nghĩa về tinh thần rất to lớn. Tất cả nói lên sự ngưỡng mộ các bậc anh hùng, liệt nử, mà không cần phải phân biệt chủng tộc, của người Trung Hoa lúc đó. Phần mộ của Liệt Sĩ được cải táng tại một hòn núi nhỏ , trước Hoàng Hoa Cương, đối diện với hàng mộ của 72 liệt sĩ Trung Hoa. Mộ được kiến trúc bề thế tráng vỹ như một hoàng lăng, có bia đình phía trước, bên trong là một tấm bia cao lớn , do một học giả uyên bác là Trần Lộ Tiên Sinh đề “ VIỆT NAM LIỆT SỸ PHẠM HỒNG THÁI TIÊN SINH CHI MỘ “ Hôm ấy nhằm ngày 19-6-1925, đúng ngày giổ đầu của Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái. Tất cả các nhà cách mạng quốc gia VN tại hải ngoại và Trung Hoa, đều tham dự. Bọn thực dân Pháp tại tô giới, phản đối kịch liệt nhưng cuối cùng chẳng làm gì được ai. Thế là Phạm Hồng Thái đã thực hiện được giấc mộng cao quí nhất của bổn phậm làm trai thời loạn, cho dù Ông không giết được toàn quyền Merlin nhưng cũng kể từ đó, trên những trang hùng sữ trong và ngoài nước, cái tên Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái, luôn sánh vai với Kinh Kha thời Chiến Quốc, cũng như anh hùng An Trọng Côn của Triều Tiên, trong cuộc chiến chống Nhật. Toàn quyền Đông Dương Merlin không chết nhưng đã tán đởm kinh hồn và vô cùng mất mặt xấu hổ, trước đại diện ngoại giao của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Bồ..Bởi vậy Merlin bãi bỏ cuộc du hành, sáng hôm sau lập tức trở về Hà Nội, thẳng tay đàn áp người Việt, để rữa mối hận bị ám sát tại Sa Điện. Đồng thời thực dân Pháp tại Bắc Kinh, yêu cầu chính phủ Trung Hoa Dân Quốc , ra lệnh cho nhà cầm quyền Quảng Châu, phải trục xuất hết các nhà cách mạng quốc gia VN về nước, đồng thời phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại vật chất và danh dự cho nước Pháp. Tuy nhuên lần nữa, Merlon lại thất bại, vì các lệnh trên bị Tỉnh trưởng Quảng Châu là Hồ Hán Dân cự tuyệt, không thi hành.

Gần 50 năm sau, lúc 8 giờ sáng ngày mồng một Tết Giáp Dần, nhằm ngày 23-1-1974, bốn mươi hai (42) tù binh VNCH trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa, gồm toán Người Nhái (7 người) từ Chiến hạm HQ16 đổ bộ lên đảo, Trung đội ĐPQ tỉnh Quảng Nam phòng thủ đảo và 4 nhân viên Khí Tượng . Tất cả bị Trung Cộng bắt giải từ đảo Hải Nam, tới Trại thu dụng tù binh của bộ đội Quảng Đông. Mọi người đã từ sông Châu Giang,lên bờ tới trại tù, con sông trước kia Liệt Sỹ Phạm Hồng Thái đã gieo mình xuống giòng nước bạc, tử tiết để không lọt vào tay giặc .
Last edited by lynhcao on Fri Oct 28, 2005 3:12 am, edited 2 times in total.

Post Reply