HPNT kẻ hái phù du sau thảm sát

Những bài viết về anh hùng chống giặc Tàu xâm lăng của dân tộc Việt Nam
Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

HPNT kẻ hái phù du sau thảm sát

Post by phu_de »

Hoàng Phủ Ngọc Tường,
kẻ hái phù du sau thảm sát
Tết Mậu Thân 1968
tại Huế
Xin bấm vào các hình để thấy rõ hơn.

ImageImageImageImage

Hoàng Phủ Ngọc Tường,
kẻ hái phù du sau thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế


VNNB, 1/1/05

Hồ Đinh



Triết Gia Đức M. Heidegger từng ví con người như một Être Pour La Mort, coi đó như một sinh thể cho tử vong tử diệt, giống như quan niệm trong triết học Phật Giáo, cho rằng đời là bể khổ trong cõi thế vốn vô thường, để rồi rốt cục ai cũng phải chết. Tóm lại sinh tử là lẽ tất yếu của con người không ai tránh khỏi, nhưng để yên tâm bước vào cõi vĩnh hằng, hầu như ai cũng cố gắng giữ trọn đạo làm người, tốt cho mình, ích cho đời và lưu danh cùng sông núi.

Sau ngày 30-4-1975, cộng sản Hà Nội huênh hoang tuyên bố tất cả những trò lừa bịp chính trị đã làm từ năm 1930 là thời gian mà đảng cộng sản quốc tế chính thức xâm nhập vào VN, cho tới khi dùng bạo lực cưỡng chiếm được toàn thể quê hương. Để chia chung tội danh thiên cổ đã làm hủy hoại đất nước Lạc Hồng suốt bao năm qua, VC đểu cáng, đã lôi bọn Việt gian VNCH, từng giúp giặc đâm sau lưng người lính miền nam, vào chung xuồng, tung hê ca tung bọn ăn chén đá bát này khi viết lại lịch sử cận đại bằng chủ thuyết Mác-Lê cộng với những huyền thoại hoang tưởng, về cái gọi là chiến thắng ba đại đế quốc Pháp, Nhật, Mỹ..

Trong khi đó, ngàn thảm kịch vĩ đại, vạn oan khiên tột cùng, núi xương, sông máu và những cơn giông bão nước mắt của triệu triệu nạn nhân cộng sản trong bao năm qua, bị chế độ độc tài đảng trị cùng những trí thức không tim óc tiếp tay, chôn giấu vùi dập một cách tận tuyệt trong đáy mộ thời gian. Nhưng lịch sử vốn vô tình và rất công bằng, nên nhiều trí thức buổi trước đã ồn ào ca tung VC, nay vì lương tâm và trên hết là sự thật, phải thay ngòi bút để viết lại lịch sử, lôi ra ánh sáng những uẩn khúc bi kịch, lột trần những huyền thoại của đảng cộng sản VN.

1968-2002, bao chục năm qua nay cũng đã đủ để khai quật nấm mồ lịch sử về cuộc thảm sát của VC, mà nạn nhân đa số là dân chúng vô tội, trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Huế.


Theo nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê thì muốn viết lịch sử, phải sống cùng lịch sử ít nhất một thời gian. Do trên hiện có một số lớn nạn nhân sống sót sau thảm kịch Mậu Thân Huế 1968, đã quả quyết thủ phạm chính cuộc tàn sát dã man lúc đó là những thành phần trong cái mặt trận Liên Minh Dân Tộc Hòa Giải do Hà Nội dựng lên tại Huế vào ngày mồng ba tết Mậu Thân (1-2-1968) gồm Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo..Bia đá trăm năm có thể bị hủy diệt bởi con người và thời gian, lịch sử cũng vậy có thể cũng bị thay đen đổi trắng bởi bọn cầm quyền và đám bồi bút vô loại nhưng bia miệng thì không bao giờ bất biến bởi chúng là những tác phẩm vô hình không chữ nghĩa.

Sau năm 1975, hầu như bọn phản tặc VNCH đều bị Hà Nội cho ra rìa, trong số này có anh em nhà Hoàng Phủ. Con người dù có trái tim cao su hay nhân tạo, đôi lúc trong một thoáng bâng quơ nào đó, cũng tịnh tâm xúc động về tội ác của mình, phương chi Hoàng Phủ Ngọc Tường lại là một trí thức, giáo sư, vương tôn công tư, được sinh ra và sống trên đầu hàng triệu triệu người lầm than đen đói VN, nên ông chắc cũng hàng đêm sám hối về tội phản quốc và sát nhân của mình đối với đồng bào vô tội, rồi tủi phận, rồi bứt rứt, cuối cùng tâm tư đã tuôn hết trong thi phẩm "Người Hái Phù Dung", ăn năn thương tiếc tuổi hoa niên thơ mộng khi chưa lầm đường theo giặc giết hại dân tộc mình:

"Ta tìm lại trong hình hài hóa bướm
Chút tự do quả thực trên đời.
Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng
Núi thông nhiều ta hãy rong chơi.


1. Huế, cố đô trong dòng lịch sử:

Tỉnh Thừa Thiên nằm giữa miền Trung VN, có diện tích 5054km2 và dân số tính đến năm 2000 là 1.045.134 người với các quận Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đồng. Tỉnh lỵ là thành phố Huế hiện nay có diện tích 380km2 với 209.043 người.

Theo từ nguyên, Huế là do Hóa tên nôm của Thuận Hóa đọc trại ra nhưng đến nay vẫn chưa tìm được xuất xứ, ngoài tên Huế được đề cập lần đầu, trong bài văn viết bằng chữ nôm "Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn" của đại đế Lê Thánh Tôn (1460-1497). Là cố đô của nhà Nguyễn (1802-1945), Huế muôn đời vẫn đẹp và thơ mộng, mang nhiều sắc thái tiêu biểu cho dân tộc, nhân chứng của một chặng đường lịch sử, văn hóa, kiến trúc VN, nên trong hội nghị lần thứ 17 tại Catagenna nước Columbia, vào tháng 12-1993, tổ chức UNESCO của LHQ, đã công nhận Huế là di sản văn hóa của nhân loại cần bảo tồn.

Nghĩ về Huế, dù là địa phương hay kẻ viễn khách, ai cũng đều ưa thích những công trình kiến trúc lịch sử cung điện và lăng tẩm của các tiên vương nhà Nguyễn. Kinh thành Huế do vua Gia Long cho khởi công xây cất từ năm 1805 mãi tới năm 1838 đời vua Minh Mạng mới xong. Đây là một tòa thành hình vuông, mỗi cạnh 2.223m, bề cao 6,60m, chân thành có hào sâu 4m, phía đông nam sát bờ sông Hương nhìn về phía trước là núi Ngự Bình. Ngoại thành hướng bắc có pháo đài Mang Cá, ngoài ra còn có 10 cửa chính với những vọng lầu cao ngất, dùng để ra vàọ Tòa thành được kiến trúc độc đáo, từ kiểu Vauban của Pháp cho tới nghệ thuật xây cất Á Đông, biểu hiện nét hoành tráng, lộng lẫy nhưng không kém phần thơ mộng trang đài từ vách thành, vọng lầu, cửa ngọ môn.. cho tới đền đài cung các được chạm trổ, điêu khắc hài hòa trong cảnh trí thiên nhiên tuyệt diệu.

Ngược dòng lịch sử, từ năm 1366 Huế đã là thủ phủ của Đàng Trong, tức là hai Châu Ô, Rí do vua Chế Mân của Chiêm Thành, dâng cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, từ đó trở thành đất Thuận Hóa. Những gì còn lại của Huế hôm nay chỉ là một phần công trình của cố đô trong đống gạch vụn do VC và bọn Việt Gian VNCH tàn phá vào Tết Mậu Thân 1968.

Ngoài ra Huế còn nhiều nét tiêu biểu khác như Chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, với trường Quốc Học cổ kính nằm cạnh bờ sông với hàng phượng vỹ nở rộ mỗi độ hè về, núi Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong, hồ Tĩnh Tâm sen nở ngút ngàn và Phú Văn Lâu trơ gan cùng tuế nguyệt. Nói tới Huế để nhớ về những hình ảnh nổi bật dịu dàng của người dân đất thần kinh như mái tóc thề, tà áo dài trắng, chiếc nón bài thơ, những giọng hò, câu hát..tất cả là những nét đẹp làm Huế miên viễn sống với sông núi thời gian.

Đến Huế để ăn những món vương giả cũng như bình dân tính hơn 600 món vừa chay, vừa mặn, vừa cháo, vừa chè kể cả bánh, mứt và đủ thứ dưa. Đến Huế đâu quên món bún bò giò heo cọng to rất cay, rồi thì bánh khoái nơi cửa Thượng Tứ, chiều tối đi ăn cơm Âm Phủ, là thứ cơm thập cẩm đặc biệt với món dưa gan làm món chua rất ngon. Cũng đâu quên được cơm hến bến Cồn, một hương vị đặc thù của Huế, giống như nem chua An Cựu, mè xửng và ốc gạo bến Cồn, mực Thuận An và sò huyết Lăng Cô. Cuối cùng nhớ Huế là nhớ đến công trình mở nước vĩ đại của các Chúa Nguyễn Hoàng, Sải Vương, Hiền Vương, Phúc Chu, Phúc Trú..cho ta một giải giang sơn gấm vốc tới tận mũi Cà Mau no giàu để con cháu về sau một đời sung mãn.


ImageImageImageImage


Những đấng tiên vương công đức và sự nghiệp ngất cao như núi trên, từ khi VC lên nắm quyền, đã bị chúng hủy diệt, để dành công, dành tiếng và dành địa vị độc tôn yêu nước trong dòng sử Việt. Từ năm 1967, Hà Nội đã quyết định tổng tấn công VNCH vào những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân 1968.

Trong số 44 tỉnh, thị tại miền nam bị đột kích, thì Sài Gòn và Huế là quan trọng hơn cả. Vì trại Lực Lượng Đặc Biệt A-Shau rút đi, nên thung lũng A Shau bị bỏ ngõ và VC đã lợi dụng dịp này để chuyển một số lớn bộ đội vào tấn công cố đô với sự dẫn đường chỉ lối của đám Việt gian VNCH tại Huế. Trận chiến mở màn vào sáng mồng hai Tết, nhằm ngày 31-1-1968, bằng hai cánh quân: Đoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1, K2, K6 và K12 từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công BTL.SD1BB tại đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc, Đại Nội. Đoàn 5 gồm các tiểu đoàn K4A, K4B, K10 và K21 từ phía nam, hữu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội tấn công các cơ sở hành chánh phía nam. Ngoài ra còn có Đoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416, 418 hợp với một đơn vị mang tên Đường 12, tấn công mặt tây. Cũng nói thêm là VC đã lợi dụng những xáo trộn tại Huế trong các năm 1965, 1966, xâm nhập hoạt động cũng như móc nối dụ dỗ một số học sinh, sinh viên, quá mê thầy mà phản bội lại VNCH. Thật ra mặt trận quan trọng nhất của VC ở Huế là mặt trận chính trị, vì vậy Hà Nội bất chấp máu xương của cán binh và thường dân vô tội, ra lịnh cho đám tàn binh phải cố thủ trong Đại Nội trong thực trạng bi thảm tuyệt vọng bởi các vòng vây của quân lực Hoa Kỳ và VNCH.

Phụ trách công tác tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Đóạ Ngoài ra còn có Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Hữu Vân (giáo sư trường Âm Nhạc Kịch Nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết. Ngày 14-2-1968 đài VC phát thanh tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế do Lê Văn Hảo làm chủ tịch, còn Đào Thị Xuân Yến và Hoàng Phương Thảo làm phó. Ngoài ra còn có cái Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình được Hà Nội nặn ra ngày mồng ba Tết (1-2-1968) cũng do Lê Văn Hảo, tiến sĩ giảng sư về nhân chủng học tại Đại Học Huế và Sài Gòn làm chủ tịch liên minh. Theo Hảo vì trốn lính, nên 1953 qua Pháp du học và tiêm nhiễm chủ nghĩa cộng sản của Trần Văn Khê, Nguyễn Khắc Viện, nên vào các năm 1965, 1966 dù đang sống trong cảnh giàu sang, chức trọng lại được trốn lính nhưng vẫn táng tận lương tâm, theo VC nằm vùng là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tôn Thất Dương Tiềm vào MTGPMN và ra bưng cuối tháng 12/1967.

Trong Liên Minh Ma này còn có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thích Đôn Hậu, Nguyễn Đóa, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân..Tóm lại, mặt trận được chỉ huy tổng quát bởi Lê Minh, Trưởng ban an ninh khu ủy Trị Thiên, còn Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy Khiêm thì lo về phần thủ tiêu, giết người vô tội tại Huế.

Theo Bảy Khiêm, chính y đã giết rất nhiều sĩ quan và cán bộ, công chức VNCH bị kẹt tại Huế, cùng các giáo sư người Đức dạy tại đại học Y Khoa, qua chỉ điểm của VC nằm vùng và sau này Lê Minh lẫn Bùi Tín đều xác nhận VC đã tận tuyệt tàn sát vô nhân đạo đồng bào vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968.

Ngay từ đầu, nhờ lợi dụng dịp hưu chiến, nhiều đơn vị cho các quân nhân về nhà ăn Tết, nên VC đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chính, khu Đại Nội, chợ Đông Ba, cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây..ngoa.i trừ BTL SD1BB tại đồn Mang Cá, cơ sở MACV, Tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn do QLVNCH kiểm soát.

Ngày mồng ba Tết 1-2-1968, một ngày sau đó, Chiến đoàn Dù với 2 tiểu đoàn 2, 7 và chi đoàn 2/7 từ phía bắc vào giải vây Huế. Hai đại đội TQLC cùng 4 chiến xa M48 trong Chiến đoàn X-Ray đóng tại Phú Bài cũng về Huế tăng cường phòng thủ MACV. Chiều ngày mồng 4 Tết, TĐ 9 Dù được trực thăng vận vào chiến trường, từ đây cho tới ngày 12-2-1968, cuộc chiến trở nên khốc liệt bạo tàn với sự tổn thất nhân mạng rất cao của cả hai phía. Cùng ngày đó, Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến VN gồm các tiểu đoàn 3, 4, 5 thay thế Chiến đoàn Dù, tiếp tục giải tỏa áp lực VC tại sân bay Tây Lộc và Đại Nội.

Ngày 19/2 TQLC mở chiến dịch Sóng Thần 739/68. Ngày 22/2 hai tiểu đoàn 21 và 39 BĐQ được tăng cường tại Huế và VC cũng bắt đầu tháo chạy.

Ngày 25/2/1968 Biệt Động Quân chiếm lại Khu Gia Hội, chấm dứt chiến cuộc tại Huế với đổ nát, điêu tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường sá gần như tử địa với xác người nằm la liệt đã sình thối. Tất cả chỉ còn là sự tàn nhẫn, thê lương, từ bàn tay đẫm máu của VC và bọn Việt gian mang đủ loại mặt nạ gây nên. Tóm lại không còn lời nào để đủ viết về Huế đang quằn quại trong lửa máu, giống như những nhịp cầu Tràng Tiền trên Hương Giang đớn đau gãy sập.

Hỡi ôi sắt thép, gỗ đá còn biết rơi nước mắt với Huế thê lương, trong khi đó lại có không ít người thản nhiên đứng vỗ tay cười.


ImageImageImageImage


2. Thảm sát Mậu Thân tại Huế:

Những hành động dã man nhắm vào dân lành tại Huế, làm nhớ tới Nga Sô tàn sát hơn 5000 hàng binh Ba Lan phần lớn là sĩ quan vào tháng 9-1939 tại rừng Katyn ở phía tây thành phố Smolensk, chứng tỏ bản chất hiếu sát vốn tiềm tàng trong máu óc của cộng sản, dù chúng là ai chăng nữa, tất cả đều giống nhau vì cùng chung một tổ, một lò.

Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sở dĩ bị tàn sát dã man, theo một số nhân chứng, do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn, đúng với kỹ thuật bắt và thủ tiêu theo KGB và Maoit.

Đọc lại những trang sử của VNCH từ 1963 tới tháng 4-1975, ngày nay cả thế giới đều công nhận là VC thua VNCH trên mặt trận quân sự nhưng ngược lại chiếm được miền nam bằng thủ đoạn chính trị, qua phương cách sách động quần chúng, đồng thời vịn vào đó mà nặn ra những mặt trận ma như Giải Phóng Miền Nam năm 1960, rồi sau đó là Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc do phần lớn cộng sản nằm vùng lãnh đạo như Lê Khắc Quyến, Lê Tuyên, Tôn Thất Hanh, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Tôn Thất Dương Tiềm.

Trong số các hung thần can dự tới bữa tiệc máu tại Huế, dư luận trước sau vẫn nhắm vào Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân.

Năm 1966 khi còn là một sinh viên, Nguyễn Đắc Xuân từng tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử" quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh.. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa, trái lại bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu, Phú Bài..

Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và Hoa Kỳ phản công, ngày 7-2-1968 VC giựt sập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cộng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bi đát cho VC nên Lê Minh muốn rút quân.

Ngày 23-2 VC bị đẩy ra khỏi Huế, lá cờ VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Nói chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu dân cư Gia Hội vì vùng này bị VC chiếm lâu nhất từ ngày mùng 2 Tết đến 22-2-1968 mới được Biệt Động Quân giải tỏa, bởi vậy giặc và Việt gian mới có cơ hội giết nhiều đồng bào vô tội.

Cho đến nay không ai biết chính xác số người bị VC tàn sát tại Huế là bao nhiêu nhưng căn cứ vào thống kê số hài cốt tìm được trong một số hầm chôn tập thể sau khi giặc bị đánh đuổi khỏi thành phố, tại các địa điểm Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, phía đông Huế, Lăng Tự Đức, Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An Ninh Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Lăng Gia Long, Đồng Di, Vịnh Thái, Phù Lương, Phú Xuân, Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Đá Mài.. tổng cộng đếm được 2326 xác.

Về câu hỏi tại sao VC tàn sát thường dân vô tội, đến nay Hà Nội vẫn tránh né, còn Võ Nguyên Giáp thì đểu giả hơn khi bị các ký giả ngoại quốc phỏng vấn sau Tết Mậu Thân, đã trả lời là Bắc Việt không hề biết vì đó chuyện của MTGPMN và VNCH. Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thì động cơ cộng sản tàn sát dân chúng tại Huế, ngoài một lý do nhỏ là sự trả thù do hờn oán trước đây giữa cá nhân và cá nhân, thì tàn sát theo kế hoạch phá hủy và làm rối loạn bộ máy cầm quyền của VNCH, điều này đã được ghi lại trong một tài liệu của cán bộ VC, bị SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ bắt được tại tỉnh Thừa Thiên ngày 12-6-1968.

Tàn sát để khủng bố và cảnh cáo đe dọa dân chúng đừng tòng quân chống cộng. Tàn sát tín đồ Thiên Chúa Giáo để chia rẽ sự đoàn kết tại miền nam, tạo sự nghi kỵ giữa các tôn giáo cho tới ngày VC cưỡng chiếm được miền Nam mới chấm dứt vì VC độc tài đảng trị, cấm biểu tình xuống đường, nên bốn bên bốn phía bình đẳng chịu sống chung hòa bình, nên gần như không thấy tự thiêu, tuyệt thức và ra báo chống đối, bêu xấu, hạ nhục chính quyền như cơm bữa thời VNCH. Tàn sát dân chúng để gây tiếng vang với thế giới.

Trong dòng Việt Sử, từ thời Vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, chỉ thấy có ghi lại một cuộc tàn sát tập thể tôn thất nhà Hậu Lý do Trần Thủ Độ gây ra vào năm 1232 bằng thủ đoạn cho giựt sập nhà trai đàn, giết chết chừng vài chục người trong tôn thất nhà Lý nhưng hành vi trên dù đã thuộc vào quá khứ, đến nay vẫn bị đời nguyền rủa, dù mặt thật của lịch sử, nếu không có Trần Thủ Độ sẽ không có Trần Thái Tông quyết chiến chống quân Mông Cổ xâm lăng Đại Việt lần thứ 1 với câu nói vang danh thiên cổ: "đầu Độ chưa rơi, không thể đầu hàng giặc Mông".

Cũng qua dòng Việt sử, ta thấy kinh thành Thăng Long từ lúc được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô vào năm 1010 cho tới thời Pháp thuộc vào năm 1884 đã 10 lần bị giặc Tàu, giặc Chiêm cả Pháp tàn phá chiếm đóng và kinh thành Huế thất thủ năm Ất Dậu 1885 nhưng tuyệt nhiên không thấy nói tới quân ngoại quốc tàn sát người Đại Việt khi làm chủ thành.

Tóm lại dù bị kết tội như thế nào chăng nữa, người Tàu, Chiêm, Pháp cũng còn nhân đạo hơn VC trăm ngàn lần, về cung cách đối xử với thường dân trong chiến tranh. Đem các biến cố năm 1885 tại Huế và 1946 ở Hà Nội để so sánh với Mậu Thân 1968 tại Huế, bỗng thấy lạnh mình về những lời chạy tội của tên Đại Tá VC Bùi Tín, khi trả lời về cuộc tàn sát của VC đối với thường dân tại Huế năm 1968, theo nhận xét của Nguyễn Đức Phương trong Chiến Tranh Toàn Tập, thì Bùi Tín không biết gì về qui ước Geneve dành cho tù binh chiến tranh, hoặc biết nhưng giả bộ ngây thơ không biết để có lý do bào chữa sự tàn ác dã man của cán binh VC và biết thêm về quan niệm của Hà Nội, luôn qui chụp tất cả những ai chống đối họ, đều bị gán là tù binh với kết quả như Bùi Tín nói là phải được chết để giữ gìn bí mật quốc phòng.

Theo Chính Đạo trong "Mậu Thân 1968 Thắng Hay Bại" thì sau khi các mật khu bất khả xâm phạm của VC tại Tam Giác Sắt, các chiến khu CĐ bị quân đội Đồng Minh và QLVNCH phá tan nát, khiến Nguyễn Chí Thanh trùm cộng sản Hà Nội, chỉ huy Cục R đã phải thay đổi chiến lược tại Miền Nam vào tháng 5/1967, là đưa chiến tranh vào thành phố để cứu nguy cho cán binh và cơ sở VC tại nông thôn đang sắp bị tiêu diệt.

Nhưng rồi Nguyễn Chí Thanh đột ngột chết vào mùa thu năm đó và cái chết của y tới nay vẫn chưa được đưa ra ánh sáng vì có quá nhiều nguồn tin và các cách chết khác nhau từ VNCH, Bùi Tín, Hoa Kỳ và Xuân Vũ, một cán binh VC hồi chánh từng sống hơn 2000 ngày tại Củ Chi và rất thân cận cũng như am tường chuyện thâm cung bí sử của vua chúa VC tại Cục R. Do trên Lê Duẩn ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng..cải tiến kế hoạch đột kích của Nguyễn Chí Thanh, thành tổng công kích và thêm vào đó là lập một mặt trận ngoại giao chính trị.

Cũng theo Chánh Đạo, thì việc Trần Độ năm 1968 là Phó chính ủy B2, phụ trách tình báo, có địa vị tại cục R rất khiêm tốn so với Phạm Hùng, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn.. nên dù là một trong những cấp chỉ huy trong mặt trận tại Sài Gòn vào Tết Mậu Thân 1968, cũng chưa chắc được Quân Ủy Hà Nội thông báo các kế hoạch bí mật trong Đảng và lời tuyên bố không có cơ sở, với ký giả Stanley Karnov năm 1981 rằng phản ứng của Mỹ trong cuộc chiến này, chỉ là sự may mắn không có dự liệu trước. Chỉ vì dã tâm xâm lăng cho được VNCH, mà Hà Nội trong cuộc chiến Mậu Thân đã giết hại hàng chục ngàn người trên toàn quốc và chỉ riêng tại Huế lại chôn sống đồng bào, vậy mà tới nay từ Hà Nội cho tới bọn cộng sản tại Huế vẫn coi như không hề xảy ra một chuyện gì và cũng chẳng có ai nhận trách nhiệm, ngoài việc công khai đổ hết nợ máu cho Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa, Nguyễn Đắc Xuân.


ImageImageImageImage


Năm 1998, ngày giỗ chung của gần 100.000 người VN chết trong cuộc chiến cũng là ngày VC ăn mừng chiến thắng Mậu Thân, ca tụng bài thơ của Hồ viết chúc Tết đồng thời cũng là mật hiệu cho cán binh tại miền nam mở cuộc tiệc máu. Chính Bộ Trưởng quốc phòng Bắc Việt lúc đó là Võ Nguyên Giáp soạn thảo kế hoạch, Phạm Hùng Ủy viên Bộ Chính trị, chỉ đạo Trung Ương Cục Miền Nam chỉ huy trận tổng tấn công, vậy mà cũng chính Võ Nguyên Giáp đã trâng tráo dám nói láo với nhà báo Tây Phương vào năm 1969 là hoàn toàn vô can, vô trách nhiệm. Đây là một tội danh thiên cổ của VC đã gây ra trong dòng sử Việt, được các sử gia xếp chung với bốn cuộc tàn sát lớn trên thế giới cận đại như vụ quân Nhật tàn sát 300.000 người Hoa tại thành Nam Kinh ngày 13-12-1937, việc Đức quốc xã giết hàng triệu dân Do Thái trong đệ nhị thế chiến 1939-1945, kế đến là cộng sản Liên Xô tàn sát 15.000 tù binh Ba Lan năm 1940 và Khmer đỏ tàn sát hơn 2 triệu dân lành sau năm 1975 khi chiếm được Cao Mên.

Theo Nguyễn Lý Tưởng, thì những hành động dã man của VC, tại Thành Nội và Gia Hội, do cái gọi là Tòa Án Nhân Dân được quyết định bởi các chóp bu trong Liên Minh Dân Chủ Hòa Bình, là Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi..nhưng chủ chốt và dã man tàn bạo vẫn là bọn theo phong trào tranh đấu chống VNCH năm 1966, sau đó theo VC và quay về Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường (giáo sư), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên sư phạm), Trần Quan Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên).. dẫn an ninh VC như Tống Hoàng Nhân, Bảy Khiêm..đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán, chính VNCH cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế.

Hiện nay tất cả những bí mật của lịch sử gần như được khai quật trong đó có cuộc thảm sát thường dân tại Huế năm Mậu Thân. Những tội nhân thiên cổ ngoài bản án của lương tâm, đạo đức và sự nguyền rủa của đời, nên không ngớt tìm đủ mọi cách để biện minh về tội lỗi của mình.

Năm 1988, trên báo Sông Hương và được dịch đăng lại trên tờ Newsweek ở Hoa Kỳ, Đại Tá Bắc Việt Lê Minh, nguyên chỉ huy mặt trận Thừa Thiên-Huế, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc tàn sát dân chúng Huế nhưng vẫn đưa ra lý do là lúc đó VC đang ở vào giờ thứ 25, nên không kiểm soát được.

Còn thủ phạm chính Hoàng Phủ Ngọc Tường thì đổ thừa cho cục bộ, địa phương chứ không phải tại đảng, vẫn giữ nguyên ý là miền nam mất vì cách mạng chứ không bị cộng sản quốc tế xâm lăng, và trên hết vào ngày 12-7-1997, Tường công khai chối tội là không tham dự mặt trận Huế, vì lúc đó y đang trốn tại địa đạo trong quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Còn nhân vật bị bia miệng nhắc tới là Hoàng Phủ Ngọc Phan..mà người Huế tưởng lầm Lê Văn Hảo hiện đang sống tại Pháp cũng chối tội. Sau rốt chỉ có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân vì lúc đó gần như là công an, cai tù, chánh án và đao phủ thủ..nên người Huế ai cũng nhận được, vì vậy phải chịu tai tiếng nhơ nhớp muôn đời.

Ngày nay ai cũng biết Tết Mậu Thân, VC thua lớn và Tổng thống Hoa Kỳ là Johnson phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước lịch sử vì đã cố tình tạo nên một lỗi lầm nghiêm trọng về đạo đức, gây tử vong cho nhiều người có thể tránh khỏi nếu được báo trước sự thật.


3. Hoàng Phủ Ngọc Tường, kẻ hái phù du:

Phù Dung là một thứ hoa chỉ sống được có một ngày, nở vào buổi sáng và tàn lụn theo bóng đêm tàn, thứ hoa phù du mây nổi mà thi nhân thường mượn để ví những đệ tử của nàng tiên nâu. Hoa phù dung rất đẹp, cây cao chừng hai thước, lá to, hoa phù dung thường có ba màu đỏ, trắng và vàng. Hoa phù dung còn được ví với sắc đẹp của người đàn bà, như trong thơ của Bạch Cư Dị: "Phù dung như diện, liễu như mi", nghĩa là mặt tươi như hoa phù dung, mày lá liễu. Trong Kiều có câu "Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, một tay chôn biết mấy cành phù dung.." nhưng thắm thía nhất vẫn là hai câu thơ trong Quan Âm Thị Kính: "Phù Dung nỡ để lìa cành, giếng sâu nỡ để rơi bình từ đây". Theo triết học, thì kiếp phù du chỉ là một cuộc phong trần không không có có, không nở không tàn, lúc có lúc không, tất cả chỉ là phù du trong cõi vô thường.

Thơ văn là biểu tượng của con người, Tố Hữu bản chất chạy theo thời để mưu cầu quan chức, địa vị nên thơ Tố Hữu luôn mang bản chất của một con người đội trên đạp dưới. Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Văn Thiên Tường, Nguyễn Bá Trác kẻ sĩ gươm đàn nửa gánh giang sơn một bầu..cho nên thơ văn luôn thoát tục, ẩn hiện cái hào khí cao ngất của đấng trượng phu. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, chỉ riêng cái tựa của thi tập và ý thơ trong bài "Đùa chơi" nhiều lúc người đọc, nếu không biết trước y là tên phản tặc, gian ác, đem một phần đời và cả danh giá của dòng họ tôn quý vùi dưới bùn nhơ, khi nhẫn tâm theo lệnh VC tàn sát dân chúng vô tội, rất dễ bị lầm lạc, vì qua ý thơ, cứ ngỡ đây là một cao tăng, một thánh nhân hay ít ra cũng thuộc kẻ sĩ ngẩn mặt nhìn trời:

"Ta tìm lại trong hình hài hóa bướm,
Chút tự do quả thực trên đời
Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng
Núi thông nhiều, ta hãy rong chơi"

Đọc đoạn thơ ngắn trên mới thấy lạ, và càng ngớ ngẩn với câu "chút tự do quả thực trên đời" như vậy cả một quãng đời từ năm 1963 cho tới 1975, vì ai mà phải bỏ đời, dấn thân vào con đường man rợ, nón tai bèo, đôi dép râu, AK, mã tấu và cái lưỡi không xương lắt léo làm chuyện đổi trắng thay đen? Đã làm thì phải nhận, phương chi hành động của mình nay đã thành một tội danh thiên cổ, ngàn đời muôn kiếp, bia miệng bia đời không tha, thì không thể "Rũ sạch hết đam mê hoang tưởng" để thành tiên rong chơi trên núi thông. Hỡi ơi chỉ vì chút phù du cuộc đời, mà phải mang mặt nạ phá đời, chẳng riêng đã hại đời mình, mà còn làm cho thế tộc ô danh, nước non tan tác, dân chúng cả nước lầm than khổ lụy "đừng hỏi nữa em ơi, thầy lên đường đánh Mỹ" trong lúc đó bên cạnh thầy thì đầy rẫy Nga, Tàu, Bắc Hàn, Cu Ba, Đông Đức.

Có cái ngang trái vô thường, là nếu như Lê Khắc Quyến, Lê Văn Hảo, Lê Tuyên, Nguyễn Đắc Xuân và anh em nhà Hoàng Phủ..vì thuộc loại dân chúng bị chế độ VNCH đè ép phải sống cùng khổ mất tự do, nên mới theo VC để may ra xoay bạch ốc thành lâu đài, ném thanh y tìm gấm vóc, đàng này thì ai nấy đều ở trên mức thượng thừa, vậy thì làm giặc để làm gì đến giờ này một chút tự do cho mình, cho đời vẫn chưa có. Năm 1971, khi mà chiến trường miền nam bước vào giai đoạn tàn khốc, Hà Nội cần máu xương thanh niên nam nữ để đốt rụi Trường Sơn, mở lối vào Nam, nên cũng cần tung hê một số phản tặc của VNCH đã chạy theo, vì vậy mới phong cho Hoàng Phủ Ngọc Tường lên chức nhà thơ VC và cho đài phát thanh phổ biến bài thơ "Tôi đi trên những con đường rừng cũ" cũng nhờ vậy mà Tường đã lọt vào mắt xanh của Lâm Thị Mỹ Dạ, cùng khóa với Dương Thu Hương tại trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội năm 1972:

"Hai mươi năm dài trên trán mẹ
Những con đường rừng vẽ nét ưu tư"

Thơ hay, đáng tiêu biểu cho một con người, đúng ra là một cái xác biết đi, sống như đã chết vì:

"hai mươi năm biết ai còn nhớ?
nhưng từ đó cây hoang rừng già "

Đó mới là nỗi khổ của một đời người, người ta quên thì mình tiếc, người ta nhớ mình sợ, đăm chiêu, nghèn nghẹn sống làm sao nổi đây hỡi trời?

Quả thật suốt phần đời còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường, không bao giờ thoát nỗi ám ảnh của tội lỗi một thời gây ra, đâu đâu cũng là một địa chỉ buồn, nơi nào cũng gặp cố nhân, những người mà Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một phút phù du, đưa họ về bên kia thế giới:

"Những chiều bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang."

Tất cả giờ chỉ còn lại bóng tối, thời gian để hoa phù dung tàn lụn, tất cả cũng đã cạn tàu khi cái sân si biến vụt vào cõi không không. Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn nuôi ảo tưởng hão huyền là lưu lại với đời tuổi tên, nhưng tiếc thay lầm đường lạc nẻo, theo kẻ ác làm ác, rốt cục một mình thui thủi đi về trong cõi phu du, sám hối cho tới chết vẫn chưa yên hồn ./-


Xóm Cồn 11-13-04

Hồ Đinh

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: HPNT kẻ hái phù du sau thảm sát

Post by linhgia »

THỰC LÒNG TÔI RẤT TIẾC

GS Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC

Tôi rất tiếc cho ông và Cộng đảng!
Bắt thời cơ nhưng sai hướng, lạc đường
Lẽ ra là người lãnh đạo, nắm dây cương
Ông phải nghiêm túc trong việc xây dựng nước!

Ông có thể đi từ từ từng bước
Nhưng trước tiên đừng làm kẻ tiền phong
Làm tay sai cho quốc tế Xã Hồng
Coi mạng sống đồng bào như cỏ rác!

Nửa triệu nông dân chết oan banh xác!
Vâng lệnh Nga-Hoa - Ông Cải cách ruộng, tô
Sau biết sai, ông tiếc nuối giả vờ
Rằng chính sách sai lầm từ trứng nước!

Bắt chước y Mao, ông rập theo từng bước
Mong nhảy vọt lên “Xã nghĩa vinh quang”
Nhưng thưa ông, toàn hoang tưởng, hoang đường
Dân chềt đói nằm la liệt khắp chốn!

Lòng dạ ông quá tham lam, hung tợn
Suốt đêm ngày ông mơ chiếm miền Nam!
Ông xin Cộng sản quốc tế cao xạ, xe tăng
Thí biển người làm thịt cái miền ông thèm khát!

Chiếm được rồi thủ hạ ông ăn cháo, đá bát
Cả ba Miền nay tan nát ra tro
Tham nhũng, nhiễu dân, hối lộ đủ trò
Nhà giầu mới chính là Tư Bản Đỏ!

Cả Quốc tế, muôn triệu người đều rõ:
Xã hội Miền Nam Tự Do Dân Chủ tươi sáng khi xưa
Nay hoàn toàn băng hoại, vô luân, khốn khó đủ trò!
Cuộc sống cam go
Người nhìn nhau
mà chẳng nhận ra người
Tệ như là một lũ đười ươi
Quá tụt hậu và lầm than, đói khổ!

Phụ nữ Việt một món hàng béo bở!
Được đem đi tống vào giây chuyền Nhà thổ
Thảy chợ trời cho chúng đấu giá mua chơi
Đài loan, Căm bốt, Mã lai
Trẻ mười tuổi bán trinh cho lũ quỉ dài dài
Kiếm bát cháo đem về nuôi cha mẹ bệnh!

Có đô-la chúng tha hồ ra lệnh!
Đảng viên dưới trên mê nó như điên
Tất cả ngành ban chỉ còn biết có tiền
Bày mưu kế ngày đêm mặc tình vơ vét!
Thông hành, Pát-po chúng xét
Cũng phải năm, mười đô-la mãi lộ mới xong!

PMU18, TC2 và hàng ngàn kẻ tham nhũng
Y hệt nhau
Phát giác ra lại nắm chức cao hơn
Bởi chủ trương Đảng là thí đức ban ơn
bắt toàn dân nô lệ cho Đảng
Quì mà lậy, tung hô dù thấy sai thấy trái!

Nềi giáo dục ông chủ trương mới là kinh hãi!
Trăm ngàn thí sinh học như con vẹt,
Con nhồng, con sáo
Tú tài Ưu, thi vào Đại học điểm zéro!
“Hồng hơn Chuyên” nên mọi thứ gà mờ
Nền Giáo dục thui chột thanh thiếu niên
thụt lùi vài, ba thế kỉ!
Thua Singapore mới thật là kĩ
Chỉ sơ sơ 197 năm!
Thái Lan kia cũng dăm sáu chục năm
Đó kết quả nền Công nghiệp đỉnh cao Xã Nghĩa!
Dân của ông sống bần hàn như trong hoang địa
Tối tăm, ngu dốt, người bóc lột người
Dân toàn cầu sống dư dả, tiện nghi, sung sướng
Nhân Quyền, Dân chủ, yên vui.
Tương lai sáng lạn, xây đời Tự Do!

Miệng lúc nào cũng căm thù Đế quốc Mỹ
Nhưng đô-la thì mắt sáng tựa sao
Xít, Lê, Ăng-ghen, Các Mác và Mao
Liên Xô, Đông Âu Cộng Sản đã đổ nhào
Mà Đảng ông vẫn phụng thờ vô cùng kính cẩn!
(Dân chúng nói đầu ông lấn cấn
đã quá già, quá lạc hậu, vô minh
Hay là những thủ hạ của ông chỉ biết có mình
Chúng phá Dân tộc cho ông lãnh đủ?)

Tết Mậu Thân người Miền Nam vô cùng căm hận
Ông xua lính bắn giết dân chúng tơi bời
Phá tan tành mọi chốn, mọi nơi
Chôn sống cả chục ngàn dân vô tội!

Năm 45 - Vì Độc lập nên ông khởi chiến vội
Chẳng ích gì mà mười triệu thác oan!
Hàng chục các nước Á-Phi đã ca khúc khải hoàn
Được trả Độc Lập, không tốn một giọt máu!

Trong sáu mươi năm dân Bắc Việt
nhiều lần vùng lên tranh đấu!
Nào Quỳnh Lưu,
Nào Thái Bình, Nam Định...
Nhưng người dân đối chọi sao với bạo quyền cai trị
Bằng AK47, roi điện, còng số 8, lưỡi lê
Cả nửa triệu công an nhất tề
Xông vào chém giết người dân vô cùng dũng mãnh!
Dân Việt Nam vô cùng bất hạnh
Bởi lính ông ác hơn Pháp, Tàu, Nhật đô hộ khi xưa
Dân chỉ còn cách thoá mạ bởi vì quá hờn căm
Trí Phú Địa Hào ông giết mất tích mất tăm
Văn, Thi, Nghệ sĩ Nhân Văn, Giai Phẩm
Sáu mươi năm lầm than, bùn-nhân-phẩm
Chịu đói nghèo, thất học với vong nô!

Trong Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1945
Và luôn luôn ông phán rằng:
”Quí nhất hai chữ Tự Do”
Nhưng Dân mở miệng là bọn mật thám
chó săn cẩu trệ
“Đầy tớ dân” mà ông bắt tuyên thệ
Tống Dân vô tù, cùm kẹp khảo tra
Vợ mất chồng, ông lìa cháu, con mất cha
Ông gieo rắc kinh hoàng cho cả nước!
Viết Hiến Pháp nhưng đảng ông xéo dày Hiến Pháp
Như mảnh giấy lộn
Như rác, như tro
Công an giở đủ trò
Tiêu diệt Tôn giáo
Kềm kẹp tự do, dù chỉ là tự do thông tin ngôn luận!
Tự do đi lại, hội họp, lập Nghiệp đoàn, lập Hội
Năm người ngồi chung là tự vẫn
Bắt bỏ hỏa lò không có ngày ra
Than ôi! Hiến Pháp gian tà
Lừa bịp, dối trá con ma hoành hành!

30 tháng 4 - Vì Đồng minh phản bội chạy trước
Nên chúng tôi bắt buộc phải tan hàng
Lòng căm thù Cộng Sản cưỡng chiếm xâm lăng
Hàng ngàn anh hùng dũng liệt thà tuẫn tiết
Hơn triệu người tù cải tạo hiên ngang
Ông đày đọa, khổ sai, bức cung và bỏ đói hàng hàng!
Nỗi uất ức dâng lòa mây nước Việt!

Nơi rừng thiêng nước độc đói, bệnh,
sức cùng lực kiệt
Xung quanh toàn khỉ đột và người-sói
Chúng trả thù tàn độc quá dã man
Hàng trăm ngàn người bị vứt chốn rừng hoang
Đói, trù dập, bệnh tật kinh hoàng hơn trại tù Phát Xít!

Ba triệu người gớm ông như hủi phong gớm ghiếc...
Bỏ cửa nhà, vườn ruộng xuống tầu ghe
Một Tự Do, hai là chết ...cũng đành nghe!
Miễn đào thoát khỏi địa ngục hiểm ác!

Hơn năm trăm ngàn đắm tầu đành bỏ xác
Trôi dập dềnh trên biển Thái bình Dương
Thà như ri còn hơn sống ở “thiên đường”
Xã Nghĩa Hồng với thân phận tồi hơn con chó!

Ôm quyền lực, thất bại, nhưng không hề xấu hổ!
Đảng ông muốn mãi mãi toàn trị trên ngôi
Tôi thưa thiệt: Toàn Dân sẽ lấy lại Nước mấy hồi
Xác thối ông dân sẽ vứt ra đồng cho chó sói!

Tự nhận đỉnh cao trí tuệ
Tôi rất tiếc cả đời ông không hỏi
Hai Bà Trưng, Quang Trung, Minh Trị Thiên Hoàng, Lê Thánh Tông
Và Gandhi, Lý quang Diệu, Gorbachev,Washingto n...
(Bởi cả đời ông chỉ mê mẩn Ceaucescu, Xít-ta-lin, Lênin)
Hành tinh này biết bao kẻ thương nước vì dân
Đức tài gồm đủ, nhân ái bao dong
Vì họ có tấm lòng
Họ sẽ được nhớ ơn, tôn vinh mãi mãi!

Trái lại, những kẻ giết dân vì tham quyền cố vị,
Mãi quốc cầu vinh,
Những kẻ quáng mù, phản động
Chỉ biết đảng mình
Cản trở đường tiến Dân tộc
Sẽ mang xú danh
Nhân dân nguyền rủa đến muôn đời!
Nào ích chi - Cũng một kiếp con người
Hổ cha mẹ và tông tộc muôn kiếp!

Thưa với ông! Thực lòng tôi rất tiếc!!!


MUỐN THÀNH HÈN


Nếu anh muốn thành hèn, thành đê tiện
Hãy trù dập Nhà Dân chủ đấu tranh
Bỏ chân thật, hãy dối trá, lưu manh
Hãy bắt chẹt người dân từ điếu thuốc!

Nếu anh muốn làm Việt gian bán nước
Hãy ký ngay dâng biển, đất cho người
Giang sơn này là xương máu bao đời
Là Việt gian thì xin anh cứ bán!

Nếu anh muốn cho người dân đại nạn
Thật bần cùng làm chẳng đủ miếng ăn
Lũ trẻ con thất học chạy vòng quanh
Lang thang đói kiếm ăn quanh bãi rác!

Nếu anh muốn cho năm châu lác mắt
Hãy bán nhiều phụ nữ trẻ Việt Nam
Sang Mã lai, Căm bốt với Đài loan
Làm nô lệ tình dục cho bọn quỉ!

Gái Việt Nam giờ ưu tiên động đĩ
Chúng công khai bán đấu giá chợ trời
Mua gái Việt cũng tựa tậu trâu thôi
Hãy cứ trả - Mua được vì cao giá!

Xuất cảng nhiều lao nô, tiền rất khá
Quan chức ăn, cả đảng bác cùng ăn
Trí tuệ cao, trồng người phải trăm năm
Đô-la lắm là đảng ta vui đấy!

Cứ Xã nghĩa, dù đảng viên làm bậy
Bởi độc tài - Ta vẫn tự kiểm tra
Hèn mặc lòng, nhưng giầu, lắm đô-la
Vứt liêm sỉ ngay vào trong xó bếp!

Hỡi đảng viên! Những điều hèn bức thiết
Những điều hèn rất thành tựu, đơn sơ
Là huênh hoang, khoác lác kiểu i tờ
Không biết ngượng những gì vừa mới nói!

Muốn thành hèn thì dễ ợt - Hãy hỏi
Nhiều đảng viên, đảng Cộng Sản Việt Nam
Dối trá quen và nhũng nhiễu gian tham
Bởi máu lạnh chuyên làm điều gian ác!



GS Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: HPNT kẻ hái phù du sau thảm sát

Post by linhgia »

Xuân nhớ Huế Mậu Thân 68
Nén hương lòng tưởng niệm



Hồng Lĩnh


“Quân đội cách mạng phải làm như vậy ... để những phần tử có nợ máu với nhân dân không còn thực hiện được tội ác nữa”- Hoàng Phủ Ngọc Tường


Tuy đã 39 năm rồi,mặc dầu thời gian là thần dược cho lãng quên nhưng cứ mỗi độ xuân về hình ảnh tang thương của Huế Mậu Thân 68 cứ khơi giòng lệ. Mùa xuân năm ấy Cộng sản Việt Nam đã vi phạm thỏa ước hưu chiến do chúng đề nghị để tàn sát dân cố đô trong các ngày trọng đại và thiêng liêng nhất của dân tộc.

Thế kẹt quân sự của Cộng sản Việt Nam

Trong khoảng thời gian 1966 – 1967 Cộng sản Việt Nam tuy đã thí rất nhiều thanh niên miền Bắc với khẩu hiệu sinh Bắc tử Nam nhưng tất cả đã tan tành trên các mặt trận do liên quân Mỹ – Việt nện cho. Vì lý do ấy, Võ Nguyên Giáp đành tạm thời ngưng lưu động chiến và trận địa chiến, rút quân qua Cambodia hay vào rừng sâu núi thẳm của dãy Trường Sơn. Trước thế bí và sa lầy của ván bài quân sự xâm lăng từ Bắc vào Nam, vào đầu Xuân Mậu Thân 68 Võ Nguyên Giáp đã thí một cách vô tội vạ 70.000 Bắc quân (1) đem chiến tranh về thành phố. Giáp liều mạng đem quân đánh sâu vào các đô thị miền Nam. Không biết Giáp đã nhắm mục tiêu gì cho cuộc thí quân mang một hợp từ rùng rợn “tổng công kích – tổng khởi nghiã”?

Mục tiêu chính trị thay cho giải pháp quân sự (2).

Trước sức mạnh quân sự của liên quân Mỹ – Việt và tinh thần chống cộng của nhân miền Nam, Giáp rơi vào thế sa lầy và tìm lối thoát bằng cách đặt đối thủ vào thế yếu chính trị. Giáp khai triển phong trào phản chiến tại Mỹ bằng cách tạo cú sốc tâm lý làm nản lòng dân Mỹ trong việc ủng hộ quân dân VNCH chiến đấu bảo vệ tự do. Giáp triển khai hai chiến lược (3):

Chiến lược số một đánh vào dư luận quần chúng Việt Nambằng cách tung một lúc các đoàn quân cảm tử chiếm 35 thành phố trong một thời gian cần thiết, tạo ra một cuộc sát hại đẫm máu tất cả những ai chống lại Cộng sản Việt Nam. Từ các chiến khu xa xôi trong rừng thẳm quân cảm tử của Giáp phải chia ra từng nhóm nhỏ để tránh khỏi bị lộ trên đường di chuyển về các thành phố. Do đó số quân vào tớí các thành phố không nhiều lắm với mơ hồ muốn đảo ngược tình thế quân sự lúc ấy. Một cán binh chết còn để lại trong túi bài thơ Ngóng chờ đại quân như trông giòng sữa mẹ”.

Chúng cố gắng tung nhiều lực lượng vào hai điểm chính: Sài Gòn và Huế. Mặc dầu bị bất ngờ nhưng Quân lực VNCH đã phản công nhanh chóng trên toàn quốc nên chỉ có Huế bị chúng chiếm tới 26 ngày. Cái mà Cộng sản Việt Nam muốn tạo ra đã không xảy ra nơi dân chúng miền Nam, một cuộc nổi dậy như chúng mơ ước.

Chiến lược số hai nhằm làm xúc động và nản lòng quần chúng Mỹ bằng cách tấn công vào tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Giáp muốn chứng tỏ cho dân chúng Mỹ biết là Cộng sản Việt Nam có khả năng tiến chiếm bất cứ một thành phố nào tuy vào thời điểm 1968 Mỹ có 536.000 quân tham chiến, và VNCH (4) có 820.000 quân. Ba nhân chứng trong cuộc của phe Cộng sản Việt Nam đánh giá hai chiến lược này của Giáp như sau:

Trung Tướng Trần Độ (5) chỉ huy chiến dịch tổng công kích – tổng khởi nghiã có phát biểu, “Với tất cả sự thật, chúng tôi không đạt được mục tiêu chính là tạo ra cuộc nổi dậy tại miền Nam. Tuy thế, chúng tôi đã gây nhiều mất mát nặng nề cho Mỹ và ‘bù nhìn’, và là một thành công to lớn. Về phần tạo một chấn động tại Mỹ, không phải chủ tâm của chúng tôi, nhưng là một thành công vĩ đại”.

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (6) đã tuyên bố tại Sài Gòn vào năm 1981 “Chúng tôi đã mất hầu hết những phần tử ưu tú nhất của chúng tôi, Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam”.

Thượng Tướng Trần Văn Trà (7) trong báo quân sử phát hành năm 1982 tại Hà Nội viết “…chúng tôi không đánh giá đúng mức tương quan lực lượng của chúng tôi và của địch. Chúng tôi biết địch còn nhiều khả năng kinh khủng và khả năng của chúng tôi rất giới hạn”.

Giáp đã khai triển hai chiến thuật bội ước và nghi binh để tạo bất ngờ cho liên quân Việt – Mỹ (8).

Bội ước thỏa ước hưu chiến. Cộng sản Việt Nam tấn công vào thời điểm hưu chiến do chính chúng đề nghị vào những ngày thiêng liêng nhất của dân tộc. Đối với chúng cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Nghi binh. Vào ngày 21 tháng giêng (9) Cộng sản Việt Nam đánh nghi binh vào căn cứ Thủy quân lục chiến Mỹ tại Khe Sanh với chủ ý để liên quân Việt – Mỹ rút quân về bố trí gần Khe Sanh và bỏ trống các thành phố, nhất là Huế và Sài Gòn.

Thật thế, để tăng cường cho Khe Sanh, Tướng Westmoreland đã điều động hai lữ đoàn của sư đoàn Kỵ binh không vận từ Cao Nguyên và sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến từ Huế tới gần Khe Sanh (10). Sự chuyển quân ấy làm yếu phòng thủ cố đô Huế.

Hơn nữa vào những giờ đầu phản côngVNCH tham chiến của chỉ có 1/2 tổng số quân, còn nửa kia đang nghỉ phép ăn tết tại gia đình, còn phía quân Mỹ tuy đang có mặt tại chỗ nhưng chỉ tham chiến vài giờ sau đó. Cho nên ta không ngạc nhiên khi thấy chỉ có Huế bị cộng quân chiếm giữ lâu như thế.

Bất ngờ đến đâu?

Liên quân Việt – Mỹ thực ra không hoàn toàn bị bất ngờ. Do tin tức cung cấp của số tù binh CS bắt được trước đó và do tình báo riêng ta đã biết địch sẽ đánh lớn nhưng không ngờ chúng sẽ đánh vào dịp tết và không rõ sẽ đánh những điểm nào.

Cần ghi nhận ba sự kiện:

Một là cảnh giác cao độ của tình báo Mỹ tại Sài Gòn. Tình hình Khe Sanh và Huế không đáng ngại nên phía VNCH cho các quân nhân về phép ăn tết rất đông. Nhưng trước đó ít lâu, viên Tướng tư lệnh Mỹ đảm trách bảo vệ Sài Gòn sau khi phân tích tình hình chung đã phát giác có một sự kiện bất thường có vẻ giống tình hình của mùa đông năm 44 trước khi Hitler phản công vào dịp giáng sinh tại Ardennes. Các hoạt động bên ngoài của cộng quân xem ra không ăn khớp với nhau. Từ đó ông linh cảm là cộng quân sắp làm một chuyện gì lớn. Tướng Westmoreland chấp nhận phán đoán của Tướng trách nhiệm bảo vệ Sài Gòn và điều động ngay 15 tiểu đoàn chiến đấu từ biên giới Miên–Việt về chung quanh Sài Gòn vào giờ phút chót. Ông cũng điện về Washington (11) cho hay có nhiều dấu hiệu cho thấy cộng quân sẽ mở nhiều cuộc tấn công cấp trung đoàn vào dịp Tết tại khu vực Huế. Nhưng không hiểu vì lý do gì Huế đã không được báo động đúng mức.

Trong khi đó tại Huế, Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh sư đoàn 1 Bộ binh đã ra lệnh cho trung đoàn 3 ra khỏi thành nội Huế tảo thanh do đó thành nội bị bỏ trống, chỉ còn lại đại đội Hắc Báo. Tại Đàn Nam Giao có thêm Đại Đội I Trinh Sát của sư đoàn 1 Bộ binh.

Cộng sản Việt Nam tổ chức đánh Huế.

Cộng sản Việt Nam đã quyết định đánh Huế từ tháng 7 năm 1967. Để đánh Huế Cộng sản Việt Nam đã đặt riêng một bộ tư lệnh chỉ huy chiến dịch, dùng tớí hai trung đoàn bộ binh và các đặc công thành đội làm chủ công và hai trung đoàn bộ binh khác làm chi viện. Hai trung đoàn chủ công là Đoàn 5 do Nguyễn Vạn làm Thủ trưởng, và Đoàn 6 do Trung Tá Nguyễn Trọng Dần là Thủ trưởng. Hai Trung đoàn chi viện là Đoàn 9, hay Trung đoàn Cù Chính Lan cũ, do Trung Tá Di chỉ huy. Còn Đoàn 8, hậu thân của Trung đoàn Sông Lô, mãi vào phút chót mới tham dự tấn công.

Chúng tới Huế vào khoảng 30/1/68 qua các ngã Mộc Năng và Dinh Mộn, La Chữ, Cối Kê (chi viện). Tổng cộng có tới 7500 tên địch lọt vào thành phố Huế cộng với đặc công thành đội (12).

Cố đô trong biến cố.

Sau khi 7500 quân Cộng sản Việt Nam đã lọt vào thành phố Huế, Cộng sản Việt Nam tự do đi lại và hành động trong các khu phố suốt từ mồng hai (31/1/68) đến mồng bốn Tết (2/2/68) mà không gặp một phản ứng nào từ phía quân lực VNCH.

Trong các ngày tự do hành động chúng lập Mặt trận Liên minh dân chủ và hòa bình do Giáo sư Lê Văn Hảo làm chủ tịch. Ông này đã trở về sau khi trốn khỏi thành phố Huế ngày 28/1/68. Một số sinh viên và dân chúng từng thuộc thành phần Phật giáo đấu tranh và Hội đồng cứu quốc mấy năm trước tham gia vào tổ chức này. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Khắc Xuân cũng tham gia phong trào của Giáo sư Hảo.

Địch làm chủ thành phố ngay từ đêm mồng một tết (30/1/68). Chúng dùng thời gian nầy để kiểm tra dân trong thành phố.

Đầu tiên chúng vào từng nhà gọi tất cả ra tập hợp và phân loại. Công chức, quân nhân, cảnh sát bên tả ngạn bị chúng bắt đi mất tích, còn bên hữu ngạn bị nhốt tại toà Đại biểu chính phủ một đêm sau cho về. Tất cả dân chúng thành phố bị đoàn thể hóa và tất cả máy thu thanh bị tịch thâu.

Kế đến chúng kêu gọi tất cả công chức, quân nhân, cảnh sát còn đâu đó phải ra trình diện nạp vũ khí. Ai ra trình diện được chúng phát cho một thẻ và cho về. Nếu không ra bắt được sẽ bị hành quyết ngay.

sau đấy chúng bắt đầu giết và khủng bố. Sau hai ngày của giai đoạn hai chúng đi từng nhà gọi cán bộ quốc gia và đồng bào đi học tập. Tất cả thành phần công chức, cảnh sát, quân nhân và dân chúng có tinh thần quốc gia bị chúng thủ tiêu trong lúc “học tập”. Ngoài ra còn một số dân không thấy trở về nữa. Chính họ phải tự đào lấy hố

chôn mình.

Đêm đến người bị giết hay bị trói, rồi bị xô xuống hố (13). Rải rác tại các nơi như trường trung học Gia Hội, chùa Tăng Quang Tự, Bãi Dâu (30 hầm), Lăng Tự Đức (20 hầm).

Sau ngày quân lực VNCH và Mỹ giải phóng Huế, những xác đào lên cho thấy những đồng bào bạc phước ấy bị giết một cách vô cùng giã man như bị chặt đầu, chặt tay trước khi chôn, hoặc bị chôn sống trói từng cụm từ 10 tới 15 người rồi bị xô xuống lấp đất.

Trong thời gian này, có ba người Đức là hai Giáo–sư Bác sĩ Raimund Discher và Alois Alterkoster cùng với bà Hort Gunther Krainich bị bắt sáng 31/1/68:và sau đấy cũng bị chôn sống(14). Họ đến Việt Nam giảng dạy y khoa trong chương trình thân hữu. Mãi tới tháng 4/68 mới tìm ra hầm chôn các Bác sĩ và bà Krainich. Sự thảm sát nầy đã làm cho cả thế giới công phẫn và chấn động.

Ông Trần Đình Phương, phó thị trưởng Huế, bị hạ sát ngay trước nhà. Thiếu tá Trần Hữu Bào, phó nội an, Thiếu tá Bửu Thạnh, ủy viên toà án, bị giết không tìm ra xác. Ông Nguyễn Khoa Hoàng, chánh án tòa thượng thẩm Huế, cùng con trai lớn cũng bị bắt và giết.

Trước khi được đội cảm tử Hắc Báo giải cứu đã có nhiều bác sĩ, y tá và các thương bệnh binh bị sát hại trong bệnh xá sư đoàn ở Mang Cá. Xác của họ nằm ngổn ngang chất đống trên giường, dưới đất, tràn lan khắp nơi từ các phòng ra tới sân. Xác chết tan hoang đầy nhát chém và lỗ đạn. Máu me chảy từng giòng. Từ người tàn tật không vũ khí tới kẻ làm việc nhân đạo với các dụng cụ y khoa đang nắm chặt trong tay, tất cả đều bị sát hại một cách tàn nhẫn không gớm tay.

Số nạn nhân bị giết, theo ông Douglas Pike, trong cuốn: The Viet Cong Strategy of Terror, có tới trên 7500 người(15). Sau cơn sát hại,, giải khăn sô bao trùm xứ Huế.

Báo chí các nước lên tiếng về cuộc thảm sát qua:

Ký giả Stewart Harris của báo Times tại Luân Đôn cực lực phản đối qua trang đầu với hàng chữ lớn nhan đề “Chính sách hành quyết tập thể tại Huế”. Ký giả Yves Gautron của báo Minute viết “Không thể tha thứ đuợc hành vi man rợ của Cộng sản Việt Nam đã sát hại những dân vô tội tại Huế”. Thanh niên Pháp đã tổ chức một cuộc biểu tình tại công trường Ternes lên án các hành động dã man của Cộng sản Việt Nam ở Huế.

Những lời tuyên bố của một vài nhân vật chủ chốt từ phía Cộng sản Việt Nam.

Hoàng Phủ Ngọc Tường (16) khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu dài 13 cuốn “Vietnam”, của đài Television History đã khẳng định như sau “Quân đội cách mạng phải làm như vậy để những phần tử có nợ máu với nhân dân không còn thực hiện được tội ác nữa”.

Trung Tướng Trần Độ (17) chối đây đẩy những hình ảnh thảm khốc tại Huế và quan niệm rằng ai đó đã “chế” các hình ảnh và phim các xác chết.

Lời kết

Đã 39 năm rồi,cho dù không còn VNCH nữa nhưng mảnh khăn sô cho xứ Huế vẫn còn. Cái tang ấy luôn mãi mãi trong tâm trí người Việtvề một đầu xuân đẫm máu.

Người Việt sát hại người Việt vì một ý thức hệ ngoại lai. Ý thức hệ ấy đã tạo ra một lớp người man rợ, hết tình người và trở thành lang sói. Cộng sản Việt Nam đã ngang nhiên gây đổ máu và tan hoang cho đồng bào trong những giây phút thiêng liêng nhất của dân tộc. Các nạn nhân xứ Huế của xuân 68 đã phải vội ra đi khi chưa dứt tiếng cười trong ba ngày Tết.

Chỉ những kẻ vong bản mới dám công khai làm thế! Một bài học đừng bao giờ quên về con người Cộng sản Việt Nam.

Tưởng niệm linh hồn anh cả HĐT bị Cộng sản Việt Nam thảm sát tại Huế 1968

----------------------------------------------------------

(1), (4)Cái chết của Nam Việt Nam, Phạm Kim Vinh, ấn bản XuânThu 1988, trang 96.

(2) Offensive du Tết, Wikipédia, l’encyclopédie libre, page 1.

(3) Offensive du Tết, Wikipédia, l’encyclopédie libre, page 2.

(5), (8) Việt Nam, Stanley Karnow, Presse de la cité Paris 1984, page 318.

(7) Việt Nam, Stanley Karnow, Presse de la cité Paris 1984, page 327.

(8) Việt Nam, Stanley Karnow, Presse de la cité Paris 1984, page 335.

(9) Offensive du Tết, Wiképédia l’encyclopédie libre, page 3.

(10) Cái chết của Nam Việt Nam, Phạm Kim Vinh, ấn bản Xuân Thu 1988, trang 95.

(11) Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Phạm Phong Dinh, Tủ Sách Vinh Danh in lần thứ ba 11/2003, trang 48.

(12) Cuộc Tổng Công Kích–Tổng Khởi Nghiã Của Việt–Cộng Mậu Thân 1968, Loại lịch–sử chiến đấu, TT Phạm–Văn–Sơn, Trường–khối Quân Sử/P5.TTM, Cơ sở xuất bản Đại Nam 1968, trang 230.

(13), (14) Cuộc Tổng Công Kích–Tổng Khởi Nghiã Của Việt–Cộng Mậu Thân 1968, Loại lịch–sử chiến đấu, TT Phạm–Văn–Sơn, Trường–khối Quân Sử/P5.TTM, Cơ sở xuất bản Đại Nam 1968, trang 215.

(15) Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Phạm Phong Dinh, Tủ Sách Vinh Danh in lần thứ ba 11/2003, trang 67.

(16) Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Phạm Phong Dinh, Tủ Sách Vinh Danh in lần thứ ba 11/2003, trang 64.

(17) Việt Nam, Stanley Karnow, Presse de la cité Paris 1984, page 324.

Xuân nhớ Huế : Nét đẹp Sài Gòn về đêm

2007-01-30 02:15:21

Nguyễn Hữu Viện

Hồng Phố

Sài Gòn đêm xuống
Xe hết điên cuồng
Em về phố nhỏ
Vọng tiếng chim muông
Sài Gòn trung tâm
Dấu chân âm thầm
Em về gác trọ
Còn đọng anh trâm
Hòn Ngọc Viễn Đông
Tình xưa vọng động
Kiến trúc cổ điển
Trường phái Pháp tông
Nét đẹp lung linh
Toát ra trữ tình
Hư ảo mơ mộng
Vẫn còn nguyên trinh
Hôm nay mai sau
Hàng cây phượng vĩ
Thấp thoáng đèn mầu
Em giờ nơi đâu ???

Nguyễn Hữu Viện

Xuân nhớ Huế

2007-01-30 03:40:53

Trúc Lê

Australia

Hãy nghe Hoàng Cầm trong mấy câu thơ sau đây:

Em bé lên sáu tuổi,
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố: Cường hào nợ máu
Ðã trả trước nông dân
Mẹ bỏ con lây lất,
Ðã trả trước nông dân
Mẹ bỏ con lây lất,
Ði tuột vào trong Nam
Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đêm khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo
Nào liên quan phản động
Mất cảnh giác lập trường

Dù em bé sáu tuổi mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa nhưng chính sách đảng và nhà nước cấm, không cho người dân thương xót đứa con của địa chủ, phản động. Ai vi phạm chính sách sẽ bị kiểm thảo:

(Em bé lên sáu tuổi, Hoàng Cầm, Giai phẩm Mùa Thu, 1956)

Tuệ Chương Hoàng Long Hải

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Tết về hãy nhớ đến những oan hồn trên xứ Hu

Post by phu_de »

Tết về hãy nhớ đến những oan hồn trên xứ Huế


Image

Oan Hồn Trên Xứ Huế

Chuyển ngữ từ sách “Viet Cong Strategy of Terror” của Giáo Sư Douglas Pike - trang 23 đến trang 29.
Tác Giả xin giữ bản quyền. Ðược quyền trích đăng; yêu cầu xin ghi rõ tên tác giả và xuất xứ. Cám ơn.


Thương nhớ đến 7,600 đồng bào Huế đã bị cộng sản Việt Nam sát hại

DẤU BINH LỬA NƯỚC NON CÒN ĐÓ


Huế là một thành phố thảm thương nhất trên thế giới, không phải chỉ vì một thảm cảnh đã xảy ra ở đó vào tháng Hai năm 1968, cho dù sự giết hại đó có đi vượt sức tưởng tượng của con người! Mà Huế còn là một chứng tích không thể chối cải được cho tất cả chúng ta, người dân Việt với bốn ngàn năm văn hiến, qua bao năm đã không để ý đến những thay đổi trong xã hội làm cho con người bị mê muội và đắm chìm trong lỗi lầm mới của thế kỹ thứ hai mươi, quên mất đi đạo làm người.




Những thảm họa xảy ra ở Huế làm cho tất cả mọi người chúng ta phải bồi hồi suy tư! Thảm nạn Huế phải được tạc vào bia đá, khắc vào tâm khảm, để đời sau sẽ không quên, cùng chung với những dữ kiện lịch sử khác, của những cuộc tàn sát bạo tàn giữa con người với nhau. Huế là một dẫn chứng điển hình cho sự mù quáng của loài người khi họ đi theo chủ nghĩa vô sản vô thần của cộng sản.


Chuyện gì đã đến với Huế có thể được tóm tắt lại qua vài con số thống kê như sau: Phía cộng sản gồm có 12,000 lính chính quy Bắc Việt (BV) bắt đầu tấn công thành phố Huế đêm ba mươi Tết, nhằm ngày Ba Mươi Tháng Một dương lịch, 1968. Đoàn cộng quân đã tấn công và chiếm giử Huế trong suốt 26 ngày, sau đó bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và đồng minh đánh bật ra khỏi Huế. Sau một tháng, 5,800 thường dân Huế bị giết hại hoặc mất tích.


Đây là những thống kê quan trọng để giải đáp những thắc mắc chúng ta có về Huế, vì những dữ kiện này đã ghi vào lịch sử, cho dù báo chí trên thế giới chỉ ghi nhận rất sơ sài các thống kê đó. Dù con số có lên cao đến bao nhiêu đi nữa, lương tâm của nhân loại vẫn không bị ảnh hưởng gì cho lắm! Đã không có những cuộc biểu tình trước các tòa Đại Sứ Việt Cộng ở các quốc gia khác. Nói một cách mỉa mai hơn, thế giới bên ngoài đã không biết chuyện gì đã xảy ra ở Huế, hoặc nếu biết, họ cũng chẳng bận tâm đến làm gì.

TRẬN CHIẾN


Trận tấn công thành phố Huế là một phần quan trọng trong chiến dịch tổng tấn công Đông Xuân năm 1967-1968 của cộng sản Việt Nam. Chiến dịch được chia làm ba giai đoạn chính như sau:


Giai đoạn 1 – Bắt đầu từ tháng 12 năm 1967 vơi những cuộc “tấn công chọn lọc” nhắm vào các căn cứ và yếu điểm quan trọng của QLVNCH và đồng minh bằng những sư đoàn chính quy Bắc Việt. Các trận đánh ở Lộc Ninh tỉnh Bình Long, Dak To ở Kontum, và Cồn Tiên ở tỉnh Quảng Trị, cả ba trận xảy ra trong các vùng đầy núi đồi Việt Nam gần biên giơi Cam Bốt và Lào, đều là những trận đánh then chốt thuộc Giai đoạn 1 của chiến dịch Đông Xuân.

Giai đoạn 2 – Xảy ra trong tháng Giêng, tháng Hai, và tháng Ba năm 1968, nằm trong “chiến thuật tổng tấn công”, với nhiều trận đánh dùng những đơn vị nhỏ lưu động cùng tấn công một lúc tại nhiều nơi. Giai đoạn 2 bao gồm một diện tích lớn và dùng chiến thuật du kích. Trong khi những cuộc tấn công trong giai đoạn trước, VC dùng những sư đoàn chính quy BV. Trong giai đoạn này, đa số các cuộc tấn công đều dùng những nhóm du kích địa phương của Mật Trận Giải Phóng Miền Nam. Cao điểm của giai đoạn 2 xảy ra khi 70,000 Việt Cộng tấn công vào 32 thành phố vào ngày Mồng Một Tết, năm 1968.

Giai đoạn 3 – Diễn ra trong tháng Tư, tháng Năm, và tháng Sáu năm 1968, với toàn bộ lực lượng gồm các sư đoàn chính quy BV và các lực lượng du kích MTGPMN, tập trung vào một trận đánh lớn. Những tài liệu tịch thu được từ mặt trận đã có nói về chiến thuật “đợt sóng thứ Hai” này. Có thể là Khe Sanh, một căn cứ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nằm gần Vĩ Tuyến 17 (để yễm trợ và cũng là căn cứ xuất quân của các toán Biệt Kích Nha Kỹ Thuật). Hoặc có thể là Cố Đô Huế. “Đợt sóng thứ Hai” đã không xảy ra vì các chiến dịch trước đó (Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2) đã không đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, từ khi thành phố Huế bị chiếm, và sau cuộc đánh để giải tỏa căn cứ Khe Sanh mùa Hè 1968, cuộc chiến đã đi đến điểm cao độ kể từ đó.


Về phía đồng minh Hoa Kỳ, trong ba tháng này, trung bình khoảng 500 binh sĩ tử thương hàng tuần, QLVNCH (ARVN) hơn gấp đôi con số này - gần 1,000 nhân mạng. Và bên Việt Cộng, con số tử thương lên đến tám lần của phía Hoa Kỳ - trên 4,000 “sinh Bắc tử Nam”! Trong chiến dịch Đông Xuân, Việt Cộng bắt đầu với khoảng 195,000 quân chính quy và du kích, sau 9 tháng tổng tấn công, cộng sản Bắc Việt đã mất đi 85,000 quân, tử thương hoặc bị tàn phế.


Chiến dịch Đông Xuân được hoạch định và mở ra nhằm mục đích bẻ gãy sức mạnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và để đẩy lùi các bộ phận của chính phủ VNCH, gồm các cơ quan hành chính, và đồng minh phải rút vào thành phố để phòng thủ. Đúng ra, cuộc tấn công thành phố Huế thuộc vào Giai đoạn 1 của chiến dịch Đông Xuân hơn là Giai đoạn 2 vì Việt Cộng xữ dụng các sư đoàn Bắc Việt, sư đoàn 5 324-B cộng vơi các trung đoàn chính quy và thành phần du kích với khoảng 150 cán bộ cộng sản nằm vùng.

Tóm lượt lại, trận đánh ở Huế gồm có ba giai đoạn chính:

HUẾ: GIAI ĐOẠN MỘT

Phần tấn công khởi đầu của sư đoàn chính quy BV với Trung Đoàn 800 và Trung Đoàn 802, đủ hỏa và nhân lực để tràn ngập vào thành phố Huế. Đến sáng ngày hôm sau, Việt Cộng đã chiếm được đa số các cơ sở trong thành phố Huế, ngoại trừ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH và các căn cứ của đồng minh. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tiếp viện thêm quân để yễm trợ cho hai tuyến phòng thủ quan trọng trong thành phố Huế. Việt cộng gia tăng thêm Trung Đoàn 804 để cắt đứt đường yễm trợ này. Tuy nhiên QLVNCH tấn công quá mạnh nên đã chọc thủng vòng đai bao vây của VC và sau đó, hai căn cứ quân sự của QLVNCH và Hoa Kỳ đó không còn bị đe dọa trầm trọng nữa.



Kể từ đó, chiến trường trở thành cuộc bao vây và phòng thủ giữa hai phía. Việt Cộng tấn chiếm và cố thủ ở phía Tây Thành Nội Huế. QLVNCH và Đồng Minh tái chiếm và phòng thủ ba hướng còn lại của Thành Nội và các làng dọc theo sông Hương, với quyết tâm đánh đuổi VC ra khỏi Thành Nội bằng pháo binh và dùng máy bay dội bom. Nhưng Thành Nội được xây rất kiên cố, và trong những ngày kế tiếp, QLVNCH thấy rõ là VC đã nhận chỉ thị phải tử thủ ở Thành Nội, bất cứ với giá nào cũng không được triệt thoái. QLVNCH chỉ còn một cách duy nhất là lấy lại thành phố bằng từng con đường, từng khu phố, một cách chiến đấu rất khó khăn, gian khổ và hao tổn nhân mạng.


Qua tuần thứ Ba của tháng Hai, vòng đai bao vây Thành Nội đã được củng cố, và Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH cùng Đồng Minh bắt đầu xiết chặc lại và khởi sự tái chiếm từng thước đất trong Thành Nội. Sáng ngày 24 tháng Hai, Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH giật lá cờ VC đã treo 24 ngày xuống và cờ VNCH một lần nữa ngạo nghễ tung bay trên thành phố Huế. Trận tái chiếm Cổ Thành tuy đã thành công, nhưng rải rác trong thành phố vẫn còn những cuộc đụng độ nhỏ giữa VC trên đường rút lui với QLVNCH truy đuổi.


Image


KẺ HÀNH HƯƠNG QUA ÐẤY CHẠNH THƯƠNG


TÌM THÂY

Giữa những hỗn loạn còn nghi ngút khói sau cuộc chiến, việc cấp cứu đầu tiên cho đồng bào Huế là cứu đói, ngăn ngừa bệnh dịch, và trị liệu cấp thời cho các nạn nhân. Tiếp đó là xây dựng lại những nhà thương, trường học, nhà cửa bị hư hại vì súng và bom đạn. Sau đó mới đến việc kiểm điểm những người bị mất tích hoặc đã thiệt mạng. Sau một tháng, vẫn chưa có một thống kê nào chính thức. Tuy nhiên, Tòa Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên kiểm kê được gần 1,900 người đang được điều trị trong các nhà thương và ước lượng khoảng 5,800 người vẫn còn bị mất tích.


Nhóm mộ thứ nhất: những nạn nhân của cộng sản được tìm thấy ở trong sân trường ở Gia Hội, ngày 26 tháng Hai. Tổng số xác chết của nạn nhân bị chôn ở trường học Gia Hội tìm thấy lên đến 170 người.


Trong những tháng kế tiếp, lần lượt từng mồ chôn được khám phá thêm, gồm có 18 ngôi mộ tập thể, nơi chôn nhiều nhất là chùa Quảng Tự (67 nạn nhân), Bải Dâu (77), Chợ Thông (ước lượng khoảng 100), Thiên Hàm (khoảng 200), và Đông Gia (khoảng 100). Tổng cộng trên 1,200 xác được tìm thấy từ những ngôi mồ tập thể chôn gấp rút, đã không dấu kỹ.


Hơn một nữa trong số những nạn nhân vẫn còn để lai những dấu hiệu của cái chết thảm khốc: hai tay trói chặc sau lưng, khăn nhét đầy vào cuống họng, nằm cong queo với không thương tích trên người. Đó là dấu hiệu họ đã bị chôn sống. 600 nạn nhân còn lại có những vết thương, nhưng nhà giảo nghiệm không thể nói được là họ đã bị xữ bắn hay bị chết vì lạc đạn.


Những ngôi mộ tập thể thuộc nhóm thứ nhì được tìm thấy trong bảy tháng đầu tiên của năm 1969 ở quận Phú Thứ (Gò Cát – Sand Dune), Lệ Xá Tây, quận Hương Thủy – huyện Xuân Hòa, Vân Đường vào cuối tháng Ba và tháng Tư. Nhiều ngôi mộ khác cũng đã được tìm thấy tại làng Vĩnh Lộc trong tháng Năm và ở quận Nam Hòa trong tháng bảy. Những ngôi mộ lớn nhất tìm thấy trong đợt hai nằm ở Gò Cát tại ba địa điểm Vĩnh Lưu, Lê Xã Đông và Xuân Lộ, nằm giấu trong những gò cát nhấp nhô với cỏ mọc cao gần bãi biển. Ngăn chia bởi những cồn muối, xa với làng xóm, những gò cát này là địa điểm lý tưởng để chôn dấu. Trên 800 xác đã được tìm thấy ở đây.


(ghi chú thêm của Ngô Xuân Hùng: trong số những nạn nhân này có hai vị Linh Mục – Cha Bữu Đồng và Cha Michael Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan).

Ở Gò Cát, tất cả các nạn nhân đều bị trói gô lại thành từng nhóm khoảng 10 đến 20 người, xếp hàng đứng trước các rãnh mới được đào bởi chính các nạn nhân, và bị xữ bắn bằng súng đại liên. Một trong những di vật quý của dân làng gò cát Phú Thứ là vỏ đạn đại liên của Nga Sô tìm thấy được trong những ngôi mộ này. Thường thì những nạn nhân ở đây bị chôn chung một mộ, chôn đến ba hay bốn lớp, nên nhận diện các nạn nhân rất khó khăn.


Nhóm mộ thứ ba tìm thấy ở suối Đá Mài (Da Mai Creek find), cũng được gọi là Phủ Cam tử lộ, tìm ra ngày 19 tháng 9, năm 1969. Ba VC hồi chánh viên đã báo cho toán quân báo của Tiểu Đoàn 101 Nhảy Dù rằng, họ đã chứng kiến cuộc thảm sát của vài trăm nạn nhân tại Đá Mài vào tháng Hai năm 1968, cách Huế khoảng mười dặm. Vùng suối Đá Mài rất hoang dã, không người ở, và gần như không có lối ra vào bằng đường bộ.


Sau khi gom lại những bằng chứng, các giảm nghiệm viên đã phân tách diễn biến xảy ra tại Đá Mài như sau:


Ngày Mồng Năm Tết ở làng Phủ Cam, nơi gần ba phần tư của 40 ngàn người Công Giáo Huế cư ngụ, một số rất đông ngươi đã tránh nạn trong Thánh Đường Phủ Cam, một cách tránh nạn rất thông thường ở Việt Nam. Trong số này, cũng có một số người không phải là Công Giáo. Một cán bộ chính trị cộng sản đến nhà thờ và đã ra lệnh cho 400 người, bằng cách gọi tên hoặc nhận diện qua cách ăn mặc (giàu có hoặc nhìn như thương gia). Tên cán bộ nói họ sẽ được đi đến “vùng giải phóng” trong ba ngày mà thôi để được cải tạo, sau đó họ sẽ được thả về.


Những người này đi bộ chín cây số về hướng Nam đến một ngôi chùa nơi cộng sản đã dựng sẵn một bộ chỉ huy hành quân. Hai mươi người bị kêu ra khỏi nhóm, đứng sắp hàng một, lần lượt bị truy tố vì những tội đã hợp tác với chính phủ VNCH, sau đó bị bắn rồi bị chôn trong sân chùa. Những người còn lại bị buộc phải lội băng qua phía bên kia sông, và được giao lại cho một đại đội du kích, với biên bản và danh sách của những người bị bắt. Có thể là tên cán bộ chính trị có ý là những người bị bắt này sẽ “được” cải tạo rồi sẽ thả cho họ về, nhưng sau khi bàn giao, số phần của những nạn nhân này đã ra khỏi tầm tay của tên cán bộ chính trị.


Những ngày kế tiếp, bao nhiêu ngày không ai biết, những người bị bắt và người quản thúc họ đi lang thang lẩn trốn cuộc truy lùng của QLVNCH qua những làng nhỏ. Cuối cùng, cán bộ du kích cao cấp quyết định thủ tiêu nhân chứng: Họ bị dắt đi sáu cây số qua những đường núi khó đi và hẻo lánh nhất, đến suối Đá Mài. Tất cả đều bị bắn hoặc bị đập vỡ sọ, xác họ để nằm phơi trên suối nước. Tiểu Đoàn 101 Nhảy Dù QLVNCH ghi nhận rằng nơi hành quyết không thể vào được bằng xe vì đường đi không có hoặc không thể đi lọt được, chỉ vào được bằng đường bộ. Cây cối nơi này mọc rất cao, lá dầy và mọc theo lối “hai tầng”, tầng một gồm những bụi tre và cây thấp gần đất, tầng hai gồm những cây cổ thụ mọc rất cao, những nhánh lớn xoè ra như lọng dù che khuất đi những gì ở dưới. Bên dưới hai tầng lá này, ánh sánh mặt trời không chiếu sáng được. Công binh QLVNCH đã bỏ hai ngày để dùng mìn phá ngã các cây cổ thụ và tạo ra một khoảng trống lớn đủ cho máy bay trực thăng đáp xuống để đem các di hài nạn nhân về Huế. Suối Đá Mài thật đúng là nơi để hạ sát mà không cần phải chôn giấu xác nạn nhân.


Ở suối Đá Mài, cách bờ khoảng một trăm thước, người ta tìm thấy hàng trăm chiếc sọ người, hàng trăm mẫu xương vụn nằm chung lại một chổ. Những xác này đã không được chôn, nằm lộ liễu (theo truyền thuyết VN, người chết nếu không được chôn, hồn họ phải lang thang mãi và sẽ không được đầu thai qua kiếp khác). Và sau hai mươi tháng, dòng suối đã rửa sạch trắng những bộ xương này.


Nhà chức trách VNCH sau đó đã phổ biến danh sách nạn nhân bị cộng sản giết tại suối Đá Mài, 428 người đã được xác nhận. Việt cộng đã dùng lý do tiêu diệt các phần tử phản cách mạng. 428 nạn nhân được phân ra như sau: 25 phần trăm là quân đội VCNH – hai sĩ quan, một số hạ sĩ quan và binh sĩ, 25 phần trăm là học sinh và sinh viên, 50 phần trăm là công chức và viên chức quận hạt và thường dân.


Nhóm mồ tập thể thứ tư – Phú Thứ gần biễn muối, tìm ra vào tháng mười một năm 1969, gần làng đánh cá Lương Viện, mười lăm cây số về phía Đông của thành phố Huế, một nơi cũng hoang dã như suối Đá Mài. Quân đội VNCH trong tháng đó đã có chiến dịch truy lùng những cán bộ cộng sản nằm vùng. Làng Lương Viện, dân số 700, sống gần với quân đội VNCH gần hai mươi tháng trời, đã có đủ can đảm để nói lên sự thật mà họ đã giữ kín trước đó, rồi sau đó, đã dẫn QLVNCH đến những ngôi mộ chôn tập thể. Dựa trên những lơi tường thuật của dân làng Lương Viện, nhà chức trách đã ước lượng số nạn nhân tại Phú Thứ từ 300 cho đến khoảng 1,000 người.

Tuy nhiên, việc kiểm kê tổng số nạn nhân vẫn chưa được đầy đủ. Nếu tổng kê của chức trách địa phương Huế gần đúng, trên 2,000 người vẫn còn mất tích.

Sau cuộc chiến, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ước lượng
tổng số nạn nhân ở Huế vào khoảng 7,600, như sau:


Bị thương và tàn tật vì bom đạn: 1,900
Thường dân bị chết vì bom đạn: 844
Nhóm mồ tập thể thứ nhất ngay sau cuộc chiến: 1,173
Nhóm mồ tập thể thứ nhì, luôn cả Gò Cát, tháng 3-7, năm 1969: 809
Nhóm mồ tập thể thứ ba, suối Đá Mài (quận Nam Hòa, tháng 9, 1969: 428
Nhóm mồ tập thể thứ tư, biễn muối ở Phú Thứ, tháng 11, 1969: 300
Ước lượng những mồ tìm rải rác chung quanh thành phố Huế: 200
Số người vẫn còn mất tích: 1,946
Tổng số nạn nhân của cộng sản ở Huế:7,600


---------------------------------------------------------
Chú thích của tác giả - tài liệu trên đây lấy từ:

[1] SEATO: South East Asia Organization.

[2] PAVN: People's Army of Vietnam, soldiers of North Vietnam Army serving in the South, number currently 105,000.

[3] PLAF: People's Liberation Armed Force, Formerly called the National Liberation Front Army.
---------------------------------------------


CỘNG SẢN CHẠY TỘI


Những cuộc thảm sát ở Huế đã vượt quá những việc tàn ác CSVN đã ra tay trước đó ở miền Nam Việt Nam. Điều khác biệt là ở số nạn nhân lần này, chứ không phải ở mức độ tàn ác của việc họ làm. Đặc điểm của những vụ tàn sát ở Huế, sau khi chúng ta nghiên cứu những tài liệu tìm thấy, cho ta nhìn rõ được mức độ tàn ác của CSVN tại Huế, đã vượt xa những việc tàn ác ở những nơi khác trên miền Nam Việt Nam, cho dù có thường xuyên hoặc tàn bạo đến mức nào đi nữa.


Vụ thảm sát ở Huế không phải là một việc làm để nâng cao tinh thần tranh đấu – cách đánh cấp tốc vào thẳng yếu điểm của phía bên kia để chứng minh sức mạnh của phe mình, mà lại khác hơn ở chổ xuống tay sát hại dân lành trong vùng do du kích của CSVN kiểm soát. Không phải một chiến dịch đe dọa để quảng bá lý thuyết cộng sản. Không nhắm vào mục đích lay chuyển lý tưởng của phe đối nghịch, vì đa số những nạn nhân đều bị giết một cách âm thầm. Và cũng không phải để thủ tiêu những phần tử đối nghịch theo danh sách đã được soạn trước. Huế đã là ngoại lệ so với những chiến dịch của cộng sản nhằm lay chuyển hoặc đánh dò đường phản ứng của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nếu nghiên cứu cẩn thận hơn, đây đó cũng có vài lý do, dữ kiện để giải thích một góc cạnh nào đó, nhưng tất cả vẫn không đủ để giải thích được những hình thức giết hại và sự lan rộng của những cuộc thảm sát ở Huế.


Điều mà tác giả muốn nói ở đây là một giả thuyết, để giải thích những vấn đề liên quan đến những vụ thảm sát ở Huế, dưới hình thức sát nhân rất đơn giản và không có sự chọn lựa. Trước khi vào vấn đề, chúng ta nên để ý đến “ba sự thật” quan trọng. Có hai điều chính yếu mà khách du lịch nào đến Huế để tìm sự thật về thảm sát Tết Mậu Thân cũng đều tự hỏi: cái gì đã xảy ra? Và quan trọng hơn nữa là tại sao nó đã xảy ra? Cả hai câu hỏi này rất khó nhận thấy qua sự suy đoán đơn giản và thường đi ngược lại những lý luận của con người. Sau khi đã nói chuyện, thẩm vấn một số đông những cựu tỉnh trưởng, quận trưởng, cảnh sát địa phương lúc bấy giờ, cũng như những người đồng minh Hoa Kỳ có tham dự trận đánh tái chiếm Cổ Thành Nội, những nhân chứng, tù nhân đã được thả, những người cộng sản đã hồi chánh, và một số ít người quá may mắn, tuy đã bị bắt nhưng đã thoát chết, “ba sự thật” quan trọng này vẫn trổi lên trên hết:


SỰ THẬT THỨ NHẤT: Và có thể sự thật quan trọng nhất, là tuy không thấy rõ bên ngoài, nhưng hầu như tất cả những vụ hành quyết đều xảy ra không phải vì lý do nóng nảy, bực tức, hay khủng hoảng khi cộng sản phải cuối cùng rút lui ra khỏi Huế. Nhiều lần, những lý do vừa đề cập đến đã được nêu lên, nhưng những lý do nầy quá yếu đi, không đủ để biện minh cho sự việc. Trái lại, nếu chúng ta xét lại từ đầu những vụ hành quyết đầu tiên khi Việt Cộng vừa chiếm được thành phố Huế, mình sẽ thấy rằng: gần như tất cả những vụ hành quyết này đều là kết quả của một quyết định và sự toan tính của đảng cộng sản Việt Nam. Nói đúng hơn nữa là những vụ hành quyết này rất cần thiết cho đảng cộng sản Việt Nam.

SỰ THẬT THỨ NHÌ: Sau khi kiểm chứng với những dữ kiện đầy đủ, hầu như tất cả các vụ hành quyết đều do bàn tay của những đảng viên cộng sản nằm vùng, không phải ở quân chích quy Bắc Việt hoặc QLVNCH. Trên 12,000 binh sĩ QLVNCH đã chiến đấu để tái chiếm thành phố Huế, và có thể đã gây thiệt mạng một số thường dân vì lạc đạn. Đa số 150 tên cán bộ chính trị nằm vùng hoạt động ở tỉnh Thừa Thiên, những người này chính là thủ phạm đã ra lệnh thủ tiêu các nạn nhân ở Huế. Cho dù họ đã làm theo chỉ thị của bộ chỉ huy (và ban lãnh đạo trung ương CSVN), và nếu như thế thì những chỉ thị đó đã có lệnh như thế nào? Cho đến nay vẫn không ai biết rõ chi tiết.

SỰ THẬT THỨ BA: Ngoài việc hành quyết những “cường hào ác bá”, cộng sản đã giết hại những nạn nhân còn lại một cách bí mật và đã không thèm dấu diếm tội ác của họ. Người ta bây giờ thường nghĩ đến Huế như một pháp trường để hành quyết tội nhân, với những mồ chôn tập thể lớn. Nhưng trong những ngày đầu tiên Huế bị chiếm đóng, chỉ có một số ít hành quyết được bộ đội và cộng sản nằm vùng loan báo để đồng bào đến xem. Những mồ chôn trong thành phố Huế tương đối dễ tìm thấy, vì để chôn người nơi đông đảo rất khó dấu được những soi bói tò mò của người xung quanh. Tất cả những mộ tập thể còn lại đều được dấu kỹ, đa số ở vùng rừng núi hoang dã, không người qua lại, chắc đây là lý do chính khiến cho những nơi này đã được chọn lựa.


Một thân xác chôn vùi trong đồi cát rất khó tìm, cũng như đi tìm một vỏ sò chôn sâu trong cát trên bờ biễn với sóng biễn xoá đi những dấu tích trên chổ chôn. Suối Đá Mài là một trong những nơi hẻo lánh nhất của Huế, và chắc hẳn đã làm cho cộng sản rất tốn công khi đưa các nạn nhân đến đó để giết. Khi đến những nơi này, người quan sát sẽ nhận thấy rất rõ chủ ý của Việt cộng đã có nỗ lực che đậy tội ác của họ. Giả thuyết mà tôi (tác giả DOUGLAS PIKE) nêu lên ở đây là dự định của cộng sản VN khi đang chiếm giữ thành phố Huế, và những vụ hành quyết họ đã thi hành. Từ những chứng tích để lại, chúng ta có thể thấy được rằng, họ đã không nghĩ đến tương lai của họ ở thành phố Huế, mà chỉ thi hành những mệnh lệnh của cấp trên theo nhu cầu cần thiết, và với tình hình thay đổi lúc bấy giờ.


Một điều quan trọng khác nữa là đã không có một dấu hiệu nào để lại, đủ để chứng minh rằng, một lệnh hành quyết chính thức được phát ra từ Việt cộng; Thay vào đó, những quyết định giết để bịt miệng nhân chứng thường xảy ra theo diễn tiến của cuộc chiến. Sự liên hệ giữa hai điều vừa nêu ra rất rõ và được chia ra vào ba phần. Giả thuyết ở đây là Việt cộng đã phải thay đổi chiến thuật trong suốt 26 ngày tấn chiếm Huế, và cũng từ đó mà “lệnh hành quyết” cũng thay đổi để thích ứng với nhu cầu và chiến lược. Kết luận này tôi đã có sau khi sưu tầm những tài liệu của đảng cộng sản Việt Nam, phỏng vấn người tù số 1 và hồi chánh, tường thuật của những nhân chứng còn sống sót, những tài liệu tịch thu được bởi QLVNCH trên chiến trường, và những đường lối nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.


Chiến lược của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Communist Party of South Vietnam - PRP) cho Phần 1 chiến dịch Đông Xuân đã được nói ra rất rõ trong quân lệnh phát hành trong đêm ba mươi trước ngày tổng tấn công: “…phải nhất quyết phối hợp các thành phần VC trong thành phố sau khi chiếm được thành phố. Cấp tố trang bị vũ khí cho các cán bộ chính trị cũng như dân sự, thành lập ủy ban quản trị từ tỉnh xuống đến quận hạt, phường khóm, thành lập các toán dân sự chiến đấu và các cơ cấu để yễm trợ quân đội khi chiến đấu, dùng dân để thành lập tuyến phòng không, và nâng cao tinh thần đấu tranh của mọi giới cấp để phòng thủ khi ngụy quân phản công...”


Đây là những dự tính và đã xảy ra như vậy lúc ban đầu. Tuy nhiên, những ngày sau đó, những biến chuyển tình thế đã được thuật lại với chi tiết khác nhau. Đài Hà Nội, ngày mồng bốn tháng Hai đã nói: “Sau một giờ tấn công, Quân Đội Nhân Dân đã chiếm được biệt thự của Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, nhà tù và tất cả các văn phòng cơ cấu của chánh phủ ngụy … Quân Đội Nhân Dân đã trừng trị đích đáng những tên tay sai ác độc của quân ngụy và kiểm soát chặt chẽ các đường phố, bắt giữ những tên phản động, phản cách mạng, và đánh xập đổ chánh phủ ngụy hà hiếp nhân dân …”

Trong thời gian ngắn ngủi chiếm đóng thành phố Huế, những cán bộ chính trị cộng sản, tháp tùng bởi các toán hành quyết, đi bắt và giết sạch các yếu nhân của tỉnh Thừa Thiên để chánh phủ VNCH sẽ bị yếu đi sau khi Việt Cộng rút lui ra khỏi thành phố. Đây là giai đoạn “hành quyết theo sổ đen”. Tòa án nhân dân được dựng lên, buộc tội, và hành quyết một cách chớp nhoáng. Những tên cán bộ xuất hiện, tay cầm danh sách và địa chỉ của các nạn nhân, ra tay thủ tiêu các thành phần mà chúng gọi là “phản cách mạng”.


Những phiên tòa này thường được diễn ra ở những nơi công cộng, hoặc trong vườn rộng dùng làm bộ chỉ huy dã chiến của việt cộng. Phiên xử thường chỉ cần 10 phút để VC tuyên truyền, đọc cáo trạng, và buộc tội. Không có một bị can nào được trắng án. Hình phạt luôn luôn là “tử hình”, và thường các bị can đã bị xử bắn ngay tại chổ. Xác của họ được chôn gấp rút, hay trả lại cho gia đình nếu xin. Những người bị bắt xữ theo lối này, nhiếu nhất là các công an, cảnh sát của thành phố, nhất là các ban an ninh, mật vụ, quân nhân và binh sĩ, và những người không phải là cảnh sát hay quân đội, nhưng là những vị lãnh đạo của các đảng phái, cộng đồng, giáo sư và các tôn giáo.


Ngoài sự tấn công ác độc nhắm vào thành phần “trí thức” ở Huế, Phần 1 của chiến dịch Đông Xuân đi theo đúng phương thức hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam. Hủy diệt thành phần trí thức đã liên tục xảy ra trong các làng xã trong suốt 10 năm trước đó. Sổ đen và địa điểm hoạt động đã được chọn lựa kỹ càng trước, Việt cộng chỉ chờ cơ hội để thi hành những dự tính này mà thôi.


Tuy nhiên, không phải mọi người trong “sổ đen” ở Huế đã bị sát hại. Rất nhiếu người trong sổ đen đã chạy trốn vào vùng thôn dã và đã thoát chết. Suốt cuộc chiến 24 ngày liền, trong những ngày đầu, cán bộ cộng sản rất bận rộn truy lùng tìm bắt tất cả mọi người trong sổ đen, nhưng sau đó, họ đã chuyển mọi nỗ lực vào các công tác mới khi đã không bắt được hết tất cả.


HUẾ: GIAI ĐOẠN HAI

Trong những ngày đầu, cuộc tấn công Tết Mậu Thân ở Huế đã thành công khá dễ dàng (nhưng ở miền Nam thì lại khác, Ủy Ban Đảng Cộng Sản Trung Ương đã nhận những bản báo cáo về kết quả không được mỹ mãn cho lắm từ vùng đồng bằng sông Cửu Long) nên trong say mê chiến thắng, Việt Cộng tưởng họ có thể giử được thành phố Huế lâu dài. Có thể, các đảng viên cao cấp đã không dám nghĩ đến quyết định tử thủ dài hạn ở Huế, nhưng đối với cấp cán bộ tại làng xã thì họ đã vững tin như thế. Một thông tin mật của cộng sản bị VNCH bắt nghe được trong ngày Mồng Hai tháng Hai, kêu gọi các cán bộ ở mọi hạ tầng cơ sở phải quyết tâm tử thủ Huế, đã tuyên bố như sau: “Một giai đoạn mới trong lịch sử, một cuộc cách mạng đã bắt đầu (vì chiến thắng ở Huế) và chúng ta chỉ cần đánh nhanh đánh mạnh (ở Huế) để kết thúc cuộc giải phóng trong thắng lợi vinh quang.”


Tờ báo chính thức của đảng cộng sản, Nhân Dân, cũng đã tuyên bố như thế: “Như một tia sét, đảng và nhân dân đã tổng tấn công đế quốc Mỹ và các tay sai đế quốc Mỹ … Guồng máy Ngụy đã bị tiêu hủy. Những bộ phận cơ cấu của Mỹ-Ngụy đã bị cách mạng đánh tan rã. Chính phủ Thiệu-Kỳ sẽ hoàn toàn sụp đổ. Quân tay sai đế quốc Mỹ đã trở thành yếu hèn và sẽ không thể tránh khỏi bị tiêu diệt bởi các chiến sĩ cách mạng.”


Đương nhiên, những tin tức này luôn luôn để tuyên truyền và mê hoặc quần chúng, thường các tin tức loan tải bởi cơ quan truyền thông của đảng cộng sản là như thế. Muốn biết được những điều này là sự thật hay chỉ là ước nguyện của đảng cộng sản thì thật rất khó phân biệt. Nhưng từ những cuộc phỏng vấn các tù binh và hồi chánh viên, cũng như bắt được làn sóng để nghe lén những mật tin của cộng sản, các cán bộ cao cấp cũng như lính cộng sản đều đã tin rằng, họ sẽ chiếm giử thành phố Huế mãi mãi, và họ đã cố gắng làm như vậy.


Giữa những việc họ làm là tiếp tục thanh trừng những phần tử phản động còn lại và bắt đầu xây dựng lại hạ tầng cơ sở mới cho đảng và do đảng. Chỉ thị mới được ban hành, từ ủy ban chính trị trong thành phố, cho các cán bộ Việt cộng đi truy lùng và bắt những phần tử “chống cách mạng”, có nghĩa là, bất cứ những cá nhân hoặc tổ chức nào có khả năng và nhân lực để đi ngược lại đường lối của đảng trong tương lai. Chỉ thị này rất mơ hồ, và đã không dựa lên phương pháp “sổ đen” nữa, mà ủy thác toàn quyền quyết định đến người thi hành chỉ thị. Lần này, mục tiêu không còn là vài nhóm người nữa, mà là “tổ chức hoặc giai cấp trong xã hội.”


Như đã thấy trước đây ở ngoài Bắc Việt hoặc ở Trung Cộng, đảng cộng sản lúc nào cũng san bằng những giai cấp trong xã hội, tiêu diệt những người trí thức, lãnh tụ các đảng phái chính trị, các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo (các cao tăng Phật Giáo, các Linh Mục Công Giáo), các đảng phái, các tổ chức xã hội (đàn bà, tuổi trẻ, hướng đạo), ngay cả những sinh viên thân cộng trước đây nhưng vì gia đình khá giả thuộc loại tư bản.


Cũng như thế, đôi khi cả gia đình đều bị sát hại dưới bàn tay cộng sản. Trong một trường hợp khá nổi tiếng do nhiều nhân chứng thuật lại như sau:


Một toán cán bộ ám sát đã xông vào một căn nhà của một người có địa vị trong thành phố Huế, bắn ông ta, vợ ông ta, con trai và con dâu, con gái còn nhỏ, hai người đầy tớ và đứa bé con của họ! Ngay cả con mèo cũng bị bóp cổ cho chết, con chó thì bị đập vỡ sọ, những con cá vàng trong chậu cũng bị đổ ra sàn nhà dãy dụa chết. Sau khi những tên cán bộ bỏ đi, trong nhà không còn một ai sống sót. Một “cơ cấu xấu của xã hội” đã bị tiêu diệt!!!


Giai đoạn 2 cũng gồm có những hoạt động nhắm vào những giai cấp trí thức, giai cấp mà có lẽ có rất nhiều ở Huế hơn những vùng khác ở Việt Nam. Những học giả còn sống sót ở Huế đã giải thích việc này như một mối thù truyền kiếp của cộng sản đối với giới trí thức của Huế, mà đại đa số là những người tuyệt đối chống cộng, đã không màng đến CSVN. Những học giả ở Huế xem thường chủ nghĩa cộng sản như một ý thức “đến sau”, sau những chủ thuyết khác, và đã xem nhẹ vấn đề cộng sản. Cố Đô Huế, một thủ đô cổ kính, với rất nhiều giới trí thức thấm nhuần đạo lý Khổng Tử, cộng thêm những giáo thuyết nhà Phật, đã không chú ý đến chủ nghĩa cộng sản kể từ những năm đầu trong thập kỹ 1920, 1930. Huế không màng biết tới cộng sản là gì? Thí dụ điển hình là trong Viện Đại Học Huế, một lớp học về các chủ thuyết chính trị trên thế giới, thời gian học là một năm, nhưng chỉ dành vỏn vẹn có nửa giờ để nói sơ sài về chủ thuyết Marxism-Leninism, lại nói rõ rằng ý thức cộng sản không có gì mà chỉ là một ý thức nông cạn, mọi rợ và đã không có chiều sâu, cũng như đã không được trắc nghiệm như những chủ thuyết khác như Khổng Tử hoặc Đạo giáo, với những bí kiếp nhiệm mầu, tư tưởng cao siêu, và đã đi sâu với nhân tánh như đạo Phật.


Vì thế nên những người cộng sản gốc Huế, khi đã thấm nhuần và mù quáng bởi chủ nghĩa cộng sản, đã trở thành những kẻ vô tri, vô hồn khi bị hất hủi bởi những giới trí thức khác hay tôn giáo ở Huế. Hoặc tệ hơn nữa, thay vì bị hất hủi, họ đã bị loại hẳn ra khỏi giới trí thức Huế. Vì thế, với sự trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào chủ thuyết cộng sản, họ đã tìm cách trả thù và san bằng những sự khác biệt này. Những người trí thức còn sống sót đã phải trả một giá rất đắt cho bài học này, từ đó họ đã chú ý đến và e sợ cộng sản hơn, nếu không là một chủ thuyết chính đáng, ít nhất cũng phải là một nhóm cuồng tín vô thần rất nguy hiểm!


Trong giai đoạn 2, có lẽ khoảng 2,000 người đã bị cộng sản giết hại. Nhưng đó vẫn chưa phải là giai đoạn sát hại khủng khiếp nhất.


HUẾ: GIAI ĐOẠN BA

Cuối cùng rồi, cũng như Trung Ương Cộng Sản ở Hà Nội đã biết trước (vì đã hiểu rõ thế và sức mạnh của QLVNCH và đồng minh), con cờ đã xoay chuyển trong cuộc chiến ở Huế. Một bản mật tin truyền đi từ Thành Nội (bị QLVNCH nghe được) bởi đám tàn quân Việt Cộng ngày 22 tháng Hai, xin ban tham mưu hành quân cho phép được rút quân. Bản trả lời như sau từ bộ chỉ huy: không cho phép rút quân, ngày hôm sau, 23 tháng Hai, phải tấn công nữa. Trận tấn công ngày 23 đã xảy ra, nhưng rất yếu ớt, không gây thiệt hại gì cho bên VNCH và đồng minh. Vào ngày 24 tháng Hai, Thành Nội được giải tỏa khi VC bị đánh bại.


Từ tuần trước đó, Cộng Sản Việt Nam đã thấy rõ sự thất bại sẽ phải đến. Khi đó, giai đoạn 3 mới bắt đầu: giai đoạn thủ tiêu nhân chứng và tang chứng. Có thể trong suốt giai đoạn 2, hầu hết tất cả những việt cộng nằm vùng ở Huế đã bị lộ mặt nạ. Ngay cả những cán bộ nằm vùng trước đó, dù đã không bao giờ bị nghi ngờ là VC, nay cũng đã ra mặt (vì tin tưởng rằng Huế đã và sẽ mãi mãi thuộc vào tay cộng sản). Chuyện thường tình như một dân Huế kể lại sự ngạc nhiên của ông khi biết được người hàng xóm bên nhà là một cán bộ nằm vùng cao cấp trong hàng ngũ MTGPMN (hắn là một cán bộ cao cấp trong thành phố Huế): “Tôi biết ông ta 18 năm nay, mà không bao giờ nghĩ đến ông ta có thể hoạt động chính trị như vậy.” Những người cán bộ này nằm vùng rất lâu, và chỉ lộ diện mỗi khi không có ai hay biết để giữ kín tông tích của mình.


Vì thế, giai đoạn 3 khởi đầu để “bịt miệng nhân chứng”. Có thể giai đoạn này, số nạn nhân lên cao nhất ở Huế, cũng vì lý do này. Những người trước đó bị bắt đi học tập với ý định ban đầu là sẽ thả họ về. Nhưng vì là dân làng, cũng như những tên cán bộ nằm vùng đã bắt họ; tên tuổi và mặt mũi của những cán bộ này giờ đã lộ. Vì thế, họ đã phải chết, không phải vì là một con nợ hay gánh nặng, nhưng vì họ sẽ trở thành những người tố cáo những tên nằm vùng. Ví dụ rõ ràng nhất là nhóm người bị bắt đi từ nhà thờ Phủ Cam. Hay trường hợp của 15 em học sinh trung học bị chôn ở Phú Thứ trong các gò muối biễn.


Việc tìm những tài liệu lịch sử để đi đến một kết luận cho lý do tại sao, dựa trên một vài giả thuyết, đương nhiên sẽ có chỗ đúng chỗ sai, và chỉ vẽ lại một hình ảnh khá sơ sài cho độc giả. Sự việc xảy ra ở đời thường không đơn giản như bài viết. Ví dụ như, cho dù trong suốt thời gian những vụ hành quyết dựa vào “sổ đen” đang xảy ra, đương nhiên cũng có những chuyện trả thù theo “đường lối công bằng của cách mạng”. Và chắc chắn cũng có những vụ trả thù riêng tư giữa những cán bộ với người họ ghét bỏ!


Quan điểm chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về thảm sát ở Huế được nói rõ ra trong một cuốn sách nhỏ phát hành ở Hà Nội:

“Liên kết và phối hợp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và nhân dân, những toán nhân dân võ trang và cán bộ võ trang thành phố Huế đã bắt giữ và kêu gọi những tay sai đế quốc, sĩ quan VNCH và binh lính của quân ngụy ra đầu hàng. Những tên ngoan cố đã được trừng trị đích đáng.”


Ở Hòa Đàm Paris, Cộng Sản Việt Nam đã công bố việc thảm sát này không phải do bàn tay của đảng Cộng Sản, mà chính là hành động của những cán bộ ở Huế bất mãn với chế độ. Tưởng cũng nên nhắc lại: vào ngày 26 tháng Tư năm 1968, Đài Giải Phóng Hà Nội đã chê trách việc chính phủ VNCH cố tìm xác của các nạn nhân, đài đã phát thanh rằng những người bị giết hại chỉ là “những tên tay sai đã nhúng tay vào máu của nhân dân yêu nước ở Huế và họ đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa giết hại vào tháng Ba tháng Tư.”. Những lời tuyên truyền này sau đó đã được thay thế bởi một lý do khác là “thảm sát ở Huế chỉ là những vụ thanh toán tranh chấp giữa các đảng phái ở Huế mà thôi.”

Ngô Xuân Hùng
Thung Lũng Hoa Vàng,
ngày 15 tháng Tám, năm 2002.

(Thứ nam của Cố Ðại Tá Ngô Thế Linh,
Phó Giám Ðốc Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa)

Xin ghi nhận và chân thành cảm tạ cố Giáo Sư Douglas Eugene Pike, trường Ðại Học Texas Tech, Texas, U.S.A

http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcente ... s_pike.htm
http://tiengnoitudodanchu.net/vn/module ... e&sid=3243

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Tết về hãy nhớ đến những oan hồn trên x??

Post by linhgia »

Nhân ngày 16 tháng 3:
Nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai và Tết Mậu Thân ở Huế




Anh Đức - Ánh Tuyết - đăng Mar 24, 2007

Những giọt nước mắt sẽ vẫn tiếp tục đổ xuống vào ngày 16 tháng 3 hàng năm để tưởng nhớ về vụ thảm sát dân làng Mỹ Lai, Sơn Mỹ, Quảng Ngãi. Những giọt nước mắt sẽ vẫn tiếp tục đổ xuống để tưởng nhớ về vụ thảm sát dân lành ở cố đô Huế hồi tết Mậu Thân năm 1968. Từ hai địa điểm lịch sử đó, hơi nhang khói nghi ngút bay cao và nước mắt tức tưởi trong tim những người còn sống hôm nay như dấu hiệu chẳng thể nào quên được quá khứ đau lòng. Nhắc lại, cả hai vụ thảm sát, một do đại đội C, tiểu đoàn 1/20, lữ đoàn 11 Bộ Binh Hoa Kỳ, Sư Đoàn Americal thực hiện trong cuộc hành quân càn quét làng Sơn Mỹ, Quảng Ngãi, và một do quân đội Bắc Việt ra tay trong cuộc chiếm đóng thành nội Huế, Thừa Thiên nhân cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968.

Thử so sánh số nhân mạng bị lính Mỹ và quân Cộng Sản bắn giết tại hai nơi khác nhau, số nạn nhân chiến cuộc ở cố đô Huế vượt trội hơn số dân làng Mỹ Lai đến hàng ngàn người. Như thế có nghĩa là quân Cộng Sản đã cố tình ra tay mạnh bạo hơn. Nói về hình thức bắn giết, dân làng Sơn Mỹ bị đạn súng tiểu liên M.16, đại liên M.60, súng phóng lựu M.79, đạn đại liên và rocket phóng xuống từ trực thăng võ trang Mỹ .. bắn chết trong vòng một ngày. Trong lúc đó, dân chúng thành nội Huế bị quân Bắc Việt và lực lượng nằm vùng bắn bằng súng tiểu liên AK-47, trung liên RPD, súng chống tăng B.40 và B.41, và đập đầu bằng búa tạ, bằng cán cuốc, và chôn vùi người chết, người ngoắc ngoải trong những nấm mồ tập thể ... trong suốt thời gian chiếm đóng hàng tháng trời.

Thế nhưng dư luận ở Mỹ chú ý đến vụ Mỹ Lai nhiều hơn. Chú ý nhiều hơn đến mức làm cho bão hòa vụ thảm sát Mậu Thân trong đầu những người Mỹ phản chiến. Những người phản chiến được giới truyền thông cung cấp lý do để gây ồn ào trên đường phố Washington, Los Angeles, Chicago vân vân. Họ cho rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến không thể thắng, rằng thanh niên Mỹ đang hy sinh vô ích .. Những người nầy lên án lính Mỹ là baby-killer, women-killer, rằng Mỹ đang bị sa lầy trên các chiến trường tại miền nam Việt Nam, rằng lãnh thổ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải được tôn trọng, và quân Mỹ hãy rút về để bảo toàn danh dự trước khi quá muộn .vân .vân.

Người ta đặt lên bàn chính phủ Nixon, Johnson hai lý do để rút lui: Lính Mỹ chết quá nhiều, cuộc chiến tiêu hao tài chính nhưng chưa mang lại nguồn lợi nào cho Mỹ. Chỉ cần hai lý do sinh tử đủ cho quốc hội tạo áp lực với tổng thống: hãy đưa quân về trong danh dự và giao lại mọi thứ cho quân đội miền nam, một quân đội chưa đủ sức thay thế vai trò chiến đấu của Mỹ, và đang bị cắt quân viện.

Nhưng dư luận ở Mỹ ít chú ý đến vụ thảm sát ở Huế tuy cường độ hận thù cao ngất. Bởi vì giới truyền thông ở Mỹ đã cấy vào sự nhận thức của dân Mỹ rằng Mậu Thân hoàn toàn là chuyện nội bộ của người Việt. Hai kẻ tử thù vì ý thức hệ thượng đài trong lúc Mỹ là khán giả thưởng thức. Do vậy, chuyện đánh đấm thanh trừng giết chóc dù có xảy ra ở quy mô nào đi nữa hậu quả cũng không vượt qua biên giới Việt Miên Lào hoặc vượt qua biển Đông. Đơn giản là như thế.
Ngược lại, dư luận Mỹ cho rằng vụ thảm sát Mỹ Lai có tầm cỡ quốc tế .. dù đó là lầm lẩn trong quân sự hay gì đi nữa. Người ta lập luận để kết tội một cách ngây thơ rằng, bởi vì quân Mỹ là hình ảnh của vị trí dẫn đầu trong lực lượng đồng minh tại Việt Nam hoặc quân Mỹ đến Việt Nam là một đạo quân tinh nhuệ, có kỹ luật .. nên không thể hành động sai lầm như thế được! Ngoài ra, cộng với phong trào phản chiến, cộng với phong trào tẩy chay lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam, cán cân của sự nhẹ dạ nghiêng hẳn lợi thế về cho kẻ thù của nước Mỹ.

Miễn bàn về chiến lược kinh tế toàn cầu của Mỹ hoặc đòn chính trị buông nhỏ rồi bắt lớn cũng của Mỹ sau tháng 4/75, chỉ đơn thuần mang hai vụ thảm sát ra đặt lên bàn cân lương tâm, 500 người Mỹ Lai cân nặng hơn 5000 người dân Huế. Có nghĩa là nhờ giới truyền thông Mỹ mà từ vai trò “những chiến sĩ chiến đấu vì tự do”, quân Mỹ trở thành “quân xâm lăng” trước mắt những người dân Mỹ.

Những quân nhân Mỹ dính líu vụ thảm sát Mỹ Lai bị tòa án quân sự quân đội Mỹ truy tố và buộc tôi. Những người cầm súng thi hành nhiệm vụ một cách quá đáng đều có nét mặt như tượng đá lúc đứng trước tòa. Nét mặt của họ cũng không mảy may cảm xúc khi nghe công tố viên lên giọng buộc tội. Nhưng trong lòng họ có chút ngạc nhiên vì phải cầm súng một cách có lương tâm để chiến đấu với một kẻ thù mất hết nhân tính. Chỉ cần một chút hình dung cảnh tượng quân Bắc Việt lùa người dân Huế vào một chỗ, dùng kẻm gai xỏ xâu tay người .. rồi đập đầu từng người và thẳng chân đạp cái xác ngoắc ngoải xuống hố chôn tập thể, hoặc siết cổ mổ họng cho thỏa lòng căm thù giai cấp rồi dộng ngược đầu nạn nhân xuống giếng sâu . vân..vân, những quân nhân Mỹ bị buộc tội giết người không thể tự giải thích cho mình vì sao bắn người có tội còn đập đầu cắt cổ người lại không bị ai kết án.

Thắng lợi nhất là giới truyền thông Mỹ trúng quả giật gân từ vụ thảm sát Mỹ Lai. Hàng ngàn bài viết nói về giết chóc, quá nhiều bài điều tra, hàng đống tường thuật và phỏng vấn, cả ngàn hình ảnh mọi góc độ ngập các trang báo, và tài liệu thu thập lên đến hàng ngàn trang giấy .vân . vân. Thật kinh khủng, những thứ chữ nghĩa hình ảnh đó đầu độc người đọc và người xem theo kiểu một chiều và len vào từng ngõ ngách đời sống dân Mỹ. Nhìn kỹ, tại chiến trường miền nam Việt Nam, sức mạnh truyền thông Mỹ gián tiếp giết dần giết mòn tinh thần chiến đấu của quân Mỹ. Ở Mỹ, truyền thông Mỹ “giúp cho” gia đình có con em tử trận tại Việt Nam nhận ra bản thân và gia đình mình có tội vì đã để cho con em xung phong vào lính đi chiến đấu vì tự do cho người dân miền nam Việt Nam!

Tóm lại một cách có căn cơ, trong bất kỳ cuộc chơi nào cũng có lần “người dại thắng buồn người khôn thua vui”, nhưng không bao giờ có chuyện “thua ngu mà vui” bao giờ. Giờ nầy nhìn lại những năm máu lửa đó, rõ ràng có những bàn tay cầm viết Mỹ để viết bài lên án quân Mỹ, có những bàn tay Mỹ cầm máy quay phim Mỹ ghi lại cảnh bắn giết ở Huế và Mỹ Lai, và những bàn tay Mỹ cầm micro phỏng vấn quân Bắc Việt trong thành nội Huế...Tất cả dường như đều thuật lại một cách cố tình những gì nghe và thấy theo chiều hướng có lợi cho kẻ thù của Mỹ. Có thể nói gì hơn, giới truyền thông Mỹ vào thời đó, gần như nói chung, đã vui lòng tặng không một món quà tâm lý cho Hà Nội qua vụ Mỹ Lai ngày 16 tháng 3 năm 1968!

Anh Đức

Ghi chú: Sư Đoàn Americal chứ không phải American.




---

Post Reply