Nhạc Hùng
Chị KH ơi
Chị nghe trước bài Khúc Hát Thương Binh đi, bài nầy rất hay
-------------------------
Số quân 73/009.431, tiểu đoàn 1, trung đoàn 10, sư đoàn 7 bộ binh
Hoàng Giác
Thanh Lan
Khúc Hát Thương Binh
Sáng tác cuối thập niên 40
1.
Ai ơi . . . những khi êm vui gia đình
Có buồn . . . vời trông sương gió mịt mùng
Ai kia . . . chiến trường vào trong tê tái
Ấy những thương binh . . . sống lạc loài !
2.
Chơi vơi . . . tháng năm bước chân âm thầm
Những chiều . . . rượi sầu nghe gió rì rầm
Mênh mang . . . tiếng lòng thầm than riêng bóng
Xa máu xương . . . kiếp lạnh lùng
Điệp khúc
Theo với mây sầu
Cay đắng muôn màu
Vui gượng cười đâu
Vó câu quỵ đành dừng bước
Lỡ gánh giang sơn
Sống với u hờn
Thân phế nhân rồi
Sống vui trong mộng lòng thôi !
Đừng quên . . . hỡi ai say đời đầm ấm
Đừng quên . . . những ai được đời tô thắm
Buồn chăng . . . nhớ chăng . . . bao người trẻ trai
Đời xa xôi lánh
Đau thương ngày xanh
Tài liệu tham khảo: "Những ca khúc một thời vang bóng" do NS Văn Giảng chủ biên, Saigon, 1971 .
Xin cám ơn các anh thương binh
Khúc Hát Thương Binh
Chị nghe trước bài Khúc Hát Thương Binh đi, bài nầy rất hay
-------------------------
Số quân 73/009.431, tiểu đoàn 1, trung đoàn 10, sư đoàn 7 bộ binh
Hoàng Giác
Thanh Lan
Khúc Hát Thương Binh
Sáng tác cuối thập niên 40
1.
Ai ơi . . . những khi êm vui gia đình
Có buồn . . . vời trông sương gió mịt mùng
Ai kia . . . chiến trường vào trong tê tái
Ấy những thương binh . . . sống lạc loài !
2.
Chơi vơi . . . tháng năm bước chân âm thầm
Những chiều . . . rượi sầu nghe gió rì rầm
Mênh mang . . . tiếng lòng thầm than riêng bóng
Xa máu xương . . . kiếp lạnh lùng
Điệp khúc
Theo với mây sầu
Cay đắng muôn màu
Vui gượng cười đâu
Vó câu quỵ đành dừng bước
Lỡ gánh giang sơn
Sống với u hờn
Thân phế nhân rồi
Sống vui trong mộng lòng thôi !
Đừng quên . . . hỡi ai say đời đầm ấm
Đừng quên . . . những ai được đời tô thắm
Buồn chăng . . . nhớ chăng . . . bao người trẻ trai
Đời xa xôi lánh
Đau thương ngày xanh
Tài liệu tham khảo: "Những ca khúc một thời vang bóng" do NS Văn Giảng chủ biên, Saigon, 1971 .
Xin cám ơn các anh thương binh
Khúc Hát Thương Binh
Về tác phẩm
Chiều qua phà Hậu Giang
Trích từ Thúy Nga Paris 66 --
Người Tình và Quê Hương, phần phỏng vấn hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân (tức Trịnh Lâm Ngân)
______________________________________________
Nguyễn Ngọc Ngạn:
--Vâng, thưa anh Trần Trịnh, anh bị kẹt lại tới 20 năm, mới sang đây, rồi hai anh mới gặp lại nhau. Thế thì gần đây, (khi mà đã...) thì hai người cũng như là tri kỷ, đúng ra là coi như tri âm rồi, hai anh hiểu tiếng của nhau. Bây giờ khi gặp lại, vậy thì trong khoảng thời gian gặp lại nhau này, hai anh có sáng tác thêm được bản nhạc chung mới đây hay không?
Trần Trịnh:
-- Dạ, cũng có vài bài, đặc biệt nhất là bài "Chiều Qua Phà Hậu Giang".
Nguyễn Ngọc Ngạn:
--Vâng, xin mời anh tiếp lời anh Trần Trịnh, cho biết qua về cái bài đó, thưa anh Nhật Ngân.
Nhật Ngân:
--Dạ kính thưa quý vị, bài "Chiều Qua Phà Hậu Giang" thì tôi mới viết chung với anh Trần Trịnh trong khoảng thời gian trong năm vừa qua. Thưa quý vị, nhân một dịp về Việt Nam có công việc nhà, tôi trên đường về miền Tây, đó là quê vợ tôi. Khi xe đò tới phà Bình Minh cũ, bây giờ họ gọi là phà Hậu Giang, thì khi tôi chờ phà qua, buổi chiều đó mưa bay bay, tôi ngồi trong quán, tôi nghe một người thương phế binh mặc áo tra-di bạc màu, ngồi ở ngoài hàng hiên hát. Ôm đàn hát. Cái lối hát của anh rất là xúc động.. Và cách đệm đàn của anh, tôi nghĩ không phải là một người hát dạo bình thường đâu. Anh đệm rất là khá, rất là sạch sẽ. Mà cái điều làm cho tôi thật xúc động, là anh hát bài "Xuân Này Con Không Về". Khi tôi nghe bài đó, tự dưng tôi không chịu nổi nữa, tôi ra nói chuyện với anh. Khi tôi vừa ra tới nơi tôi bỗng nhiên nhận ra người hát bài đó là một người bạn học cũ của tôi. Ảnh học chung với tôi từ thời trung học, rồi ảnh đi Võ Bị Đà Lạt. Đâu chừng một năm thì anh bị thương ở chiến trường, ảnh gãy mất một chân, và được giải ngũ từ đó. Sau khi tôi nói chuyện với anh, tôi suy nghĩ, có nhiều cái rất là ngậm ngùi cho những người lính không may đã hiến thân, hiến một phần thân thể của mình trên chiến trường, nhưng rồi cuối cùng không được đền bù gì cả.
Đây cũng là một ý chánh tôi muốn nhắc nhở các bạn đồng nghiệp của mình, các bạn đồng ngũ của mình, xin hãy nghĩ về những người bạn không may đang còn kẹt lại trong nước.
Khi tôi về tới đây, tôi bàn với Trần Trịnh, mình phải viết một ca khúc về lính, tại vì từ xưa tới nay, mình đã viết rất nhiều ca khúc về đời quân đội của mình, thì bây giờ tụi mình phải viết một ca khúc nói lên cái ẩn ức, cái mà rất nhiều người không ai nói tới. Sau khi bàn soạn, đi tìm melody, thì Trần Trịnh nói với tôi là:
"Cậu gặp cái người đó ở bến phà Hậu Giang, thì tụi mình phải tìm cái dòng nhạc Nam Bộ để viết cho ca khúc này. "
Và tụi tôi thấy rất là hợp lý trong đề nghị của anh Trần Trịnh. (Tôi thấy rất là hợp lý). Và chúng tôi đã hoàn thành ca khúc "Chiều Qua Phà Hậu Giang" bằng dòng nhạc dân ca Nam bộ. Khi hoàn thành thì chúng tôi mới bàn với nhau, anh Trần Trịnh và tôi cùng đồng ý là chỉ có một giọng ca Nam Bộ rất là chân chất, không có màu mè gì nhiều, nhưng đầy xúc động, đó là tiếng hát Phi Nhung. Kính thưa quý vị, Phi Nhung cũng là một người, tôi không dám nhận là thầy của Phi Nhung, nhưng Phi Nhung là người tôi hướng dẫn đầu tiên. Khi Phi Nhung tới Mỹ, note nhạc đầu tiên Phi Nhung hát là do tôi hướng dẫn. Và cô Phi Nhung này, quý vị biết, bây giờ đã quá nổi tiếng.
Cô Phi Nhung là một cô học trò rất là cứng đầu, khi gặp bài nào khó khăn lắm, không hát được thì cổ mới chịu tìm tới tôi, còn hát được thì cổ không kiếm. Và cái bài này, cổ đã chịu ngồi xuống cho tôi tập hát rất là đàng hoàng, nên tôi chắc là quý vị sẽ hài lòng với Phi Nhung trong ca khúc "Chiều Qua Phà Hậu Giang" sắp tới đây.
---------------------------------
Chiều qua phà Hậu Giang
Trịnh Lâm Ngân
Tiếng hát Phi Nhung
Chiều qua phà Hậu Giang tiếng ai hát dạo buồn thay
Tiếng ca sầu mênh mang như khơi niềm đau năm tháng xưa
Chân nạng gỗ thấp cao kéo lề đời theo dòng nhạc đưa
Mảnh chiến y phai màu khúc ca nào gợi sầu khôn nguôi
Chiều qua phà Hậu Giang tiếng ai nhắc kỷ niệm xưa
Tiếng ca gợi trong tim bao nhiêu niềm đau chưa lãng quên
Nhưng người qua vẫn qua bước vô tình không hề dừng chân
Ôi xót xa trong lòng tiếng ca buồn chìm vào trong mưa
Hò ... hò ơi ... trời mưa cứ rơi
Ướt cả người ca lẫn cây đàn
Tất tả ngược xuôi khách thưa dần
Mà còn ngồi nghêu ngao
Hò ... ơi nào ai biết chăng
Những kẻ ngày xưa đã âm thầm
Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường
Giờ còn lại chi đây ... (?)
-----------------
CHIỀU QUA PHÀ HẬU GIANG
Lê Anh
(Kính tặng quý anh em thương phế binh)
Bến nước chiều hôm buồn vời vợi
Tiếng người hát dạo dưới mưa rơi
Đàn run từng nhịp chìm trong gió
Tiếng hát ơ hờ … tiếng hát ơi !
Tiếng hát lòng ai bên bến nước
Chân mang nạn gỗ kéo lê đời
Mảnh chiến y phai màu đất bạc
Khúc nhạc nào ru mãi không nguôi
Tiếng hát chiều qua phà như thể
Gợi sầu nhân thế nỗi niềm xưa
Lời ca máu chảy đời phế tật
Nghe ngậm ngùi thêm những xót xa
Bến nước người qua phà bước vội
Khách đi xuôi ngược - khách thưa dần
Mưa chiều rơi rớt từng cơn lạnh
Mưa ướt người ca lẫn cây đàn
Trời mưa cứ rơi người vẫn hát
Khách rất vô tình hay lãng quên
Những kẻ ngày xưa tàn chinh chiến
Nào ai thèm biết đến tuổi tên
Tiếng hát chiều mưa buồn kỷ niệm
Tiếng lòng hòa với tiếng mưa rơi
Tất tả người qua bên bến nước
Ai còn ngơ ngẩn đứng trông vời ?!
(Cảm hứng từ ý lời bài ca “Chiều Qua Phà Hậu Giang” của Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân , diễn tả cuộc đời thương binh của một cựu SVSQ Đà Lạt sau 75) .
Lê Anh
Chiều qua phà Hậu Giang
Chiều qua phà Hậu Giang
Trích từ Thúy Nga Paris 66 --
Người Tình và Quê Hương, phần phỏng vấn hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân (tức Trịnh Lâm Ngân)
______________________________________________
Nguyễn Ngọc Ngạn:
--Vâng, thưa anh Trần Trịnh, anh bị kẹt lại tới 20 năm, mới sang đây, rồi hai anh mới gặp lại nhau. Thế thì gần đây, (khi mà đã...) thì hai người cũng như là tri kỷ, đúng ra là coi như tri âm rồi, hai anh hiểu tiếng của nhau. Bây giờ khi gặp lại, vậy thì trong khoảng thời gian gặp lại nhau này, hai anh có sáng tác thêm được bản nhạc chung mới đây hay không?
Trần Trịnh:
-- Dạ, cũng có vài bài, đặc biệt nhất là bài "Chiều Qua Phà Hậu Giang".
Nguyễn Ngọc Ngạn:
--Vâng, xin mời anh tiếp lời anh Trần Trịnh, cho biết qua về cái bài đó, thưa anh Nhật Ngân.
Nhật Ngân:
--Dạ kính thưa quý vị, bài "Chiều Qua Phà Hậu Giang" thì tôi mới viết chung với anh Trần Trịnh trong khoảng thời gian trong năm vừa qua. Thưa quý vị, nhân một dịp về Việt Nam có công việc nhà, tôi trên đường về miền Tây, đó là quê vợ tôi. Khi xe đò tới phà Bình Minh cũ, bây giờ họ gọi là phà Hậu Giang, thì khi tôi chờ phà qua, buổi chiều đó mưa bay bay, tôi ngồi trong quán, tôi nghe một người thương phế binh mặc áo tra-di bạc màu, ngồi ở ngoài hàng hiên hát. Ôm đàn hát. Cái lối hát của anh rất là xúc động.. Và cách đệm đàn của anh, tôi nghĩ không phải là một người hát dạo bình thường đâu. Anh đệm rất là khá, rất là sạch sẽ. Mà cái điều làm cho tôi thật xúc động, là anh hát bài "Xuân Này Con Không Về". Khi tôi nghe bài đó, tự dưng tôi không chịu nổi nữa, tôi ra nói chuyện với anh. Khi tôi vừa ra tới nơi tôi bỗng nhiên nhận ra người hát bài đó là một người bạn học cũ của tôi. Ảnh học chung với tôi từ thời trung học, rồi ảnh đi Võ Bị Đà Lạt. Đâu chừng một năm thì anh bị thương ở chiến trường, ảnh gãy mất một chân, và được giải ngũ từ đó. Sau khi tôi nói chuyện với anh, tôi suy nghĩ, có nhiều cái rất là ngậm ngùi cho những người lính không may đã hiến thân, hiến một phần thân thể của mình trên chiến trường, nhưng rồi cuối cùng không được đền bù gì cả.
Đây cũng là một ý chánh tôi muốn nhắc nhở các bạn đồng nghiệp của mình, các bạn đồng ngũ của mình, xin hãy nghĩ về những người bạn không may đang còn kẹt lại trong nước.
Khi tôi về tới đây, tôi bàn với Trần Trịnh, mình phải viết một ca khúc về lính, tại vì từ xưa tới nay, mình đã viết rất nhiều ca khúc về đời quân đội của mình, thì bây giờ tụi mình phải viết một ca khúc nói lên cái ẩn ức, cái mà rất nhiều người không ai nói tới. Sau khi bàn soạn, đi tìm melody, thì Trần Trịnh nói với tôi là:
"Cậu gặp cái người đó ở bến phà Hậu Giang, thì tụi mình phải tìm cái dòng nhạc Nam Bộ để viết cho ca khúc này. "
Và tụi tôi thấy rất là hợp lý trong đề nghị của anh Trần Trịnh. (Tôi thấy rất là hợp lý). Và chúng tôi đã hoàn thành ca khúc "Chiều Qua Phà Hậu Giang" bằng dòng nhạc dân ca Nam bộ. Khi hoàn thành thì chúng tôi mới bàn với nhau, anh Trần Trịnh và tôi cùng đồng ý là chỉ có một giọng ca Nam Bộ rất là chân chất, không có màu mè gì nhiều, nhưng đầy xúc động, đó là tiếng hát Phi Nhung. Kính thưa quý vị, Phi Nhung cũng là một người, tôi không dám nhận là thầy của Phi Nhung, nhưng Phi Nhung là người tôi hướng dẫn đầu tiên. Khi Phi Nhung tới Mỹ, note nhạc đầu tiên Phi Nhung hát là do tôi hướng dẫn. Và cô Phi Nhung này, quý vị biết, bây giờ đã quá nổi tiếng.
Cô Phi Nhung là một cô học trò rất là cứng đầu, khi gặp bài nào khó khăn lắm, không hát được thì cổ mới chịu tìm tới tôi, còn hát được thì cổ không kiếm. Và cái bài này, cổ đã chịu ngồi xuống cho tôi tập hát rất là đàng hoàng, nên tôi chắc là quý vị sẽ hài lòng với Phi Nhung trong ca khúc "Chiều Qua Phà Hậu Giang" sắp tới đây.
---------------------------------
Chiều qua phà Hậu Giang
Trịnh Lâm Ngân
Tiếng hát Phi Nhung
Chiều qua phà Hậu Giang tiếng ai hát dạo buồn thay
Tiếng ca sầu mênh mang như khơi niềm đau năm tháng xưa
Chân nạng gỗ thấp cao kéo lề đời theo dòng nhạc đưa
Mảnh chiến y phai màu khúc ca nào gợi sầu khôn nguôi
Chiều qua phà Hậu Giang tiếng ai nhắc kỷ niệm xưa
Tiếng ca gợi trong tim bao nhiêu niềm đau chưa lãng quên
Nhưng người qua vẫn qua bước vô tình không hề dừng chân
Ôi xót xa trong lòng tiếng ca buồn chìm vào trong mưa
Hò ... hò ơi ... trời mưa cứ rơi
Ướt cả người ca lẫn cây đàn
Tất tả ngược xuôi khách thưa dần
Mà còn ngồi nghêu ngao
Hò ... ơi nào ai biết chăng
Những kẻ ngày xưa đã âm thầm
Hiến dâng cả đời trai giữa sa trường
Giờ còn lại chi đây ... (?)
-----------------
CHIỀU QUA PHÀ HẬU GIANG
Lê Anh
(Kính tặng quý anh em thương phế binh)
Bến nước chiều hôm buồn vời vợi
Tiếng người hát dạo dưới mưa rơi
Đàn run từng nhịp chìm trong gió
Tiếng hát ơ hờ … tiếng hát ơi !
Tiếng hát lòng ai bên bến nước
Chân mang nạn gỗ kéo lê đời
Mảnh chiến y phai màu đất bạc
Khúc nhạc nào ru mãi không nguôi
Tiếng hát chiều qua phà như thể
Gợi sầu nhân thế nỗi niềm xưa
Lời ca máu chảy đời phế tật
Nghe ngậm ngùi thêm những xót xa
Bến nước người qua phà bước vội
Khách đi xuôi ngược - khách thưa dần
Mưa chiều rơi rớt từng cơn lạnh
Mưa ướt người ca lẫn cây đàn
Trời mưa cứ rơi người vẫn hát
Khách rất vô tình hay lãng quên
Những kẻ ngày xưa tàn chinh chiến
Nào ai thèm biết đến tuổi tên
Tiếng hát chiều mưa buồn kỷ niệm
Tiếng lòng hòa với tiếng mưa rơi
Tất tả người qua bên bến nước
Ai còn ngơ ngẩn đứng trông vời ?!
(Cảm hứng từ ý lời bài ca “Chiều Qua Phà Hậu Giang” của Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân , diễn tả cuộc đời thương binh của một cựu SVSQ Đà Lạt sau 75) .
Lê Anh
Chiều qua phà Hậu Giang
Nhớ ngày 30 tháng Tư: Nghĩ đến các anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
Một lần nữa, 30 Tháng Tư lại đến với cộng đồng người Việt tỵ nạn trong những tháng năm tha hương trên đất khách. Cứ mỗi lần 30 Tháng Tư đến là mỗi lần tôi có cảm giác như vừa mới trải qua một cơn ác mộng hãi hùng. Ðã hơn 30 năm rồi mà tôi không làm sao quên được ngày 30 Tháng Tư năm ấy. Ngày mà quê hương tôi, đồng bào tôi cùng chung thảm cảnh khốn cùng.
Chúng tôi, người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời cầm súng bảo vệ tổ quốc, quê hương, sau ngày 30 Tháng Tư năm đó, lần lượt kẻ trước người sau, đi vào các trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc: người tù không bản án.
Ngày 30 Tháng Tư đổi đời, ngày 30 Tháng Tư: ngày quốc hận. Nhắc đến các anh em thương phế binh, tôi còn nhớ chiều 30 Tháng Tư năm 1975, trên đường từ Tân Sơn Nhất về đơn vị trong khu vực bến Bạch Ðằng, tôi đã gặp các anh em lê lết trên khoảng đường trước Tổng Y Viện Cộng Hòa chạy dài xuống Võ Di Nguy, Phú Nhuận. Những chiến hữu thương phế binh vừa bị đuổi ra khỏi bệnh viện Cộng Hòa với vết thương trên mình còn đẫm máu. Kẻ cụt tay, người cụt chân nằm la liệt bên vệ đường trông rất thảm thương. Cám ơn các bác tài xế xe lam trên tuyến đường Thông Tây Hội - Cầu Muối đã ngừng lại chở các anh em. Một số hành khách co rút hai chân vì máu của các anh em đang chảy dài trên sàn xe, tội nghiệp lắm. Các anh em đi về đâu? Khi mà một số gia đình đã di tản trong những giờ phút sau cùng của Sài Gòn hấp hối.
Thế rồi, sau hơn 30 năm sống dưới chế độ mà các anh em là thành phần đối tượng bị bỏ rơi, thù hận. Nhiều anh em đã phải lê lết nơi đầu cầu, xó chợ để xin ăn, kẻ thì đi bán vé số dạo trên khắp các nẻo đường - Xa Cảng Miền Tây với hình ảnh anh em thương phế binh cầm đàn hát dạo mong được khách thập phương bố thí cho chút đỉnh tiền và... khi màn đêm rơi xuống, các anh em đã lấy dạ cầu hoặc nghĩa trang làm nơi ngủ trọ...
Thương lắm! Các anh em thương phế binh còn lại ở quê nhà.
Nhưng đó chỉ là hạt muối giữa biển Ðông hay mảnh áo tơi choàng thân trong đêm giá lạnh. Tôi mơ ước có được sự giúp đỡ rộng rãi của ân nhân từ nơi hải ngoại để cho các anh em thương phế binh có được phần nào niềm an ủi trong những ngày còn lại của kiếp sống phế nhân, những con người đã hiến dâng một phần thân thể của mình cho quê hương, tổ quốc. Nhớ hồi nào khi còn chiến đấu bên nhau chúng ta, người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã hơn một lần chia sẻ cùng nhau niềm vui chiến thắng. Thế rồi, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 vì hoàn cảnh của đất nước chúng ta đã phải chia tay nhau mỗi người một nẻo.
Có vui gì với kiếp sống ly hương khi nghĩ đến các anh em còn đang sống lận đận ở quê nhà. Một món quà bé nhỏ, một lá thư thăm hỏi được gởi về cho các anh em để xoa dịu phần nào niềm đau mà các anh em đã và đang triền miên ôm ấp. Vâng! Xin hãy giúp đỡ cho các anh em thương phế binh đang sống lang thang trên khắp nẻo đường quê mẹ Việt Nam như để nói lên tình yêu thương sâu đậm mà mỗi người chúng ta mong được thể hiện.
Thôi thì chúng ta làm được những gì trong phạm vi khả năng hạn hẹp của mình để tỏ lòng gắn bó với quê hương cũng như thương nghĩ về các anh em thương phế binh để giúp đỡ cho gia đình họ. Vâng! Ðúng vậy, hãy giúp đỡ cho các anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa.
PHAN MINH MẪN
(San Rafael/California)
Mời quý vị nghe ở đây
Chương trình nhớ người Thương Binh do Bích Huyền trình bày
Nhớ người Thương Binh-Mai Hương trình bày
Ngày trở về--Ánh Tuyết trình bày
Một lần nữa, 30 Tháng Tư lại đến với cộng đồng người Việt tỵ nạn trong những tháng năm tha hương trên đất khách. Cứ mỗi lần 30 Tháng Tư đến là mỗi lần tôi có cảm giác như vừa mới trải qua một cơn ác mộng hãi hùng. Ðã hơn 30 năm rồi mà tôi không làm sao quên được ngày 30 Tháng Tư năm ấy. Ngày mà quê hương tôi, đồng bào tôi cùng chung thảm cảnh khốn cùng.
Chúng tôi, người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời cầm súng bảo vệ tổ quốc, quê hương, sau ngày 30 Tháng Tư năm đó, lần lượt kẻ trước người sau, đi vào các trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc: người tù không bản án.
Ngày 30 Tháng Tư đổi đời, ngày 30 Tháng Tư: ngày quốc hận. Nhắc đến các anh em thương phế binh, tôi còn nhớ chiều 30 Tháng Tư năm 1975, trên đường từ Tân Sơn Nhất về đơn vị trong khu vực bến Bạch Ðằng, tôi đã gặp các anh em lê lết trên khoảng đường trước Tổng Y Viện Cộng Hòa chạy dài xuống Võ Di Nguy, Phú Nhuận. Những chiến hữu thương phế binh vừa bị đuổi ra khỏi bệnh viện Cộng Hòa với vết thương trên mình còn đẫm máu. Kẻ cụt tay, người cụt chân nằm la liệt bên vệ đường trông rất thảm thương. Cám ơn các bác tài xế xe lam trên tuyến đường Thông Tây Hội - Cầu Muối đã ngừng lại chở các anh em. Một số hành khách co rút hai chân vì máu của các anh em đang chảy dài trên sàn xe, tội nghiệp lắm. Các anh em đi về đâu? Khi mà một số gia đình đã di tản trong những giờ phút sau cùng của Sài Gòn hấp hối.
Thế rồi, sau hơn 30 năm sống dưới chế độ mà các anh em là thành phần đối tượng bị bỏ rơi, thù hận. Nhiều anh em đã phải lê lết nơi đầu cầu, xó chợ để xin ăn, kẻ thì đi bán vé số dạo trên khắp các nẻo đường - Xa Cảng Miền Tây với hình ảnh anh em thương phế binh cầm đàn hát dạo mong được khách thập phương bố thí cho chút đỉnh tiền và... khi màn đêm rơi xuống, các anh em đã lấy dạ cầu hoặc nghĩa trang làm nơi ngủ trọ...
Thương lắm! Các anh em thương phế binh còn lại ở quê nhà.
Nhưng đó chỉ là hạt muối giữa biển Ðông hay mảnh áo tơi choàng thân trong đêm giá lạnh. Tôi mơ ước có được sự giúp đỡ rộng rãi của ân nhân từ nơi hải ngoại để cho các anh em thương phế binh có được phần nào niềm an ủi trong những ngày còn lại của kiếp sống phế nhân, những con người đã hiến dâng một phần thân thể của mình cho quê hương, tổ quốc. Nhớ hồi nào khi còn chiến đấu bên nhau chúng ta, người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã hơn một lần chia sẻ cùng nhau niềm vui chiến thắng. Thế rồi, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 vì hoàn cảnh của đất nước chúng ta đã phải chia tay nhau mỗi người một nẻo.
Có vui gì với kiếp sống ly hương khi nghĩ đến các anh em còn đang sống lận đận ở quê nhà. Một món quà bé nhỏ, một lá thư thăm hỏi được gởi về cho các anh em để xoa dịu phần nào niềm đau mà các anh em đã và đang triền miên ôm ấp. Vâng! Xin hãy giúp đỡ cho các anh em thương phế binh đang sống lang thang trên khắp nẻo đường quê mẹ Việt Nam như để nói lên tình yêu thương sâu đậm mà mỗi người chúng ta mong được thể hiện.
Thôi thì chúng ta làm được những gì trong phạm vi khả năng hạn hẹp của mình để tỏ lòng gắn bó với quê hương cũng như thương nghĩ về các anh em thương phế binh để giúp đỡ cho gia đình họ. Vâng! Ðúng vậy, hãy giúp đỡ cho các anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa.
PHAN MINH MẪN
(San Rafael/California)
Mời quý vị nghe ở đây
Chương trình nhớ người Thương Binh do Bích Huyền trình bày
Nhớ người Thương Binh-Mai Hương trình bày
Ngày trở về--Ánh Tuyết trình bày
Gởi chị bài nầy cho lần sau:
TẠ ƠN ANH
Anh không còn đôi chân
Lướt trên sàn khiêu vũ
Anh không còn đôi tay
Gối đầu em giấc ngũ
Anh không còn là người
Cũng không thành con thú
Môi anh sao vẫn cười
Mắt như vì tinh tú
Anh ngày xưa, ngày xưa
Là thiên thần Mũ Đỏ
Chân anh mang giày sô
Tay lái dù trong gió
Hay anh là Nghĩa Quân
Giữ làng cho dân ngủ
Hay anh là Mũ Xanh
Tuyến đầu anh trấn thủ
Đất mẹ chưa ru anh
Cuộc chiến tàn cờ rủ
Tay chân làm phân xanh
Vài ba bông dại nở
Xưa lựu đạn dao găm
Nay chiếc lon nho nhỏ
Xưa đánh pháo diệt tăng
Nay cơm thừa nước đổ
Xưa đồng đội như rừng
Gót giày vang mặt phố
Nay xa cách muôn trùng
Một thân nơi xó chợ
Những người hai mươi năm
Thoảng như cơn mộng dữ
Còn mỗi khúc thân tàn
Vinh danh ngày tháng cũ .
( không rõ tên tác giả )
TẠ ƠN ANH
Anh không còn đôi chân
Lướt trên sàn khiêu vũ
Anh không còn đôi tay
Gối đầu em giấc ngũ
Anh không còn là người
Cũng không thành con thú
Môi anh sao vẫn cười
Mắt như vì tinh tú
Anh ngày xưa, ngày xưa
Là thiên thần Mũ Đỏ
Chân anh mang giày sô
Tay lái dù trong gió
Hay anh là Nghĩa Quân
Giữ làng cho dân ngủ
Hay anh là Mũ Xanh
Tuyến đầu anh trấn thủ
Đất mẹ chưa ru anh
Cuộc chiến tàn cờ rủ
Tay chân làm phân xanh
Vài ba bông dại nở
Xưa lựu đạn dao găm
Nay chiếc lon nho nhỏ
Xưa đánh pháo diệt tăng
Nay cơm thừa nước đổ
Xưa đồng đội như rừng
Gót giày vang mặt phố
Nay xa cách muôn trùng
Một thân nơi xó chợ
Những người hai mươi năm
Thoảng như cơn mộng dữ
Còn mỗi khúc thân tàn
Vinh danh ngày tháng cũ .
( không rõ tên tác giả )
Cám ơn nửa..phu_de wrote:Gởi chị bài nầy cho lần sau:
TẠ ƠN ANH
( không rõ tên tác giả )
Anh Phu De ơi ! Nếu anh có bài hát, thơ và hình ãnh về thương binh xin anh cứ dán hô.
Từ đây dến ngày Quan Lưc, đài phát thanh Viet ỡ đây sẽ dành cho GDCQN khoãng nữa giờ mỗi tuần đễ vinh danh và yễm trợ thương phe binh QLVNCH. KH cũng có phụ hợ anh D trong chương trình này
-
- Posts: 32
- Joined: Mon May 22, 2006 1:17 pm
- Contact:
[img][img]http://i70.photobucket.com/albums/i105/ ... hien12.jpg[/img][/img]
Những người chinh chiến bấy lâu
Tựa xem tính mệnh như mầu cỏ cây
Những người chinh chiến bấy lâu
Tựa xem tính mệnh như mầu cỏ cây