QUÁN BIÊN THUỲ

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Quốc Hận 30/4 Và Cuộc Vận Động Cho Tự Do Tại Quốc Hội (II) -- 2 TNS Mỹ: Sẽ Cấm Viet Gian Phan Văn Khải Vào Mỹ


WASHINGTON (Trần Đông Đức tường trình từ Hoa Thịnh Đốn) -- Một số Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu cho biết đang suy xét về khía cạnh pháp lý của danh sách “các nước quan ngại” để sẽ cấm Thủ Tướng Việt gian CSVN Phan Văn Khải nhập cảnh Hoa Kỳ...
Tiếp theo bài tường trình ngày hôm qua, 28/4 tại quốc hội Hoa Kỳ. Hôm nay 29/4, phái đoàn VPAC đã có mặt tại thượng viện Hoa Kỳ.
Ngày 29/4, Uỷ Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ Gốc Việt (VPAC) đã chia thành sáu nhóm đi vào lưỡng viện quốc hội tiếp tục với sứ mệnh vận động dân chủ cho Việt Nam. Tổng kết hai ngày, phái đoàn đã tiếp xúc với 60 văn phòng dân biểu, thượng nghị sĩ và các cơ cấu chính giới khác.
Thành phần vận động là do công lao của nhiều tình nguyện viên có chuyên môn, các sinh viên thuộc đại học UCLA và các đại diện cử tri khắp nơi. Nếu hoán đổi những công sức và trí tuệ này ra, thì đó là một chi phí rất lớn cho công cuộc tranh đấu cho dân chủ ở quê nhà. Đó là phương tiện đến Washington, là nơi ăn chốn ở và là tất cả các chi phí liên quan cho cả tuần lễ tưởng niệm Quốc Hận.
Hồ Sơ Nhân Quyền
Trong những cuộc gặp gỡ tại các văn phòng Thượng nghị sĩ, các đại diện Việt Nam đã trao tập hồ sơ nhân quyền dày 49 trang. Hồ sơ nhấn mạnh 3 vấn đề quan tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt: tự do tôn giáo, cởi mở chính trị, và ổn định khu vực. Đây chính là mục tiêu cho công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam có đủ diện mạo gia nhập cộng đồng quốc tế. Nếu đảng cộng sản Việt Nam cố tình trì hoãn xu thế này thì Hoa Kỳ, trên phương diện lợi ích chung vị trí quốc tế đặc thù phải có ngay hành động. Hồ sơ nhân quyền của VPAC: yêu cầu đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phải quan tâm đặt biệt đến tình trạng của những nhân vật bất đồng chính kiến với ĐCS; Tiếp tục duy trì Việt Nam vào danh sách những nước đáng quan ngại (CPA); Thúc đẩy các nghị quyết nêu cao giá trị nhân quyền, đặc biệt là nếu trong trường hợp thủ tướng Việt gian CSVN Phan Văn Khải thăm Mỹ được tiến hành.
Ấn Tượng Việt Nam
Hồ sơ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong thượng viện đã được phát tán khắp các văn phòng qua nhiều tổ chức khác của cộng đồng. Xúc động nhất là tại văn phòng thượng nghị sĩ Saxby Chambliss, bà Heather Reilly đại diện văn phòng đã nêu tên của một nạn nhân mới. Đó là bà Lê Thị Hồng Liên đang bị đàn áp tại Việt Nam. Văn phòng Saxby Chambliss đã cho phái đoàn VPAC coi lá thư đang được chờ ký tại thượng viện với nội dung yêu cầu thủ tướng Phan Văn Khải giải quyết hồ sơ một cách minh bạch. Chúng tôi chưa rõ thông tin về trường hợp của bà Lê Thị Hồng Liên, nhưng xin ghi nhận đây là một trường hợp nằm ngoài hồ sơ 19 vị Hòa-Bình nhân sĩ mà VPAC đã yêu cầu các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ can thiệp, phóng thích và giải trừ mọi phương thức quản chế tại gia. Trong hồ sơ đó có những nhân vật như nhà báo Nguyễn Vũ Bình, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Hòa Thượng Thích Quảng Độ …Nếu đây là trường hợp thứ 20 của hồ sơ thì có sự đặc biệt vì đây là trường hợp của một phụ nữ bị đàn áp.
Chuyến đi của Việt gian Phan Văn Khải có nguy cơ gặp chướng ngại về luật pháp.
Như tin đã loan ngày hôm qua trên Việt Báo, trong lần vận động vào thời điểm này; Chúng tôi đã có thêm một sự hiểu biết đặc biệt về hệ thống phân quyền trong chính phủ Hoa Kỳ. Kiến chứng cuộc cảnh cáo nảy lửa trên speaker phone của dân biểu Frank Woft tới bộ ngoại giao trước mặt mọi người là một kinh nghiệm đáng giá trong sự hiểu biết về hệ thống Tam quyền phân lập. Đúng là xúc động và bất ngờ như đang coi sân khấu hoạt kịch! Nhưng đây tuyệt đối không phải là kịch bản của chính quyền mà là hiện thực của một cơ chế pháp luật tiến bộ nhất hành tinh. Đây không phải là tương nhượng của nhân sự bộ ngoại giao Hoa Kỳ giành cho Việt Nam mà là vấn đề pháp lý công quyền. Đây không phải là sự phẫn nộ đột nhiên mà chính là phong thái đấu tranh cho nguyện vọng cử tri của một vị dân cử do dân bầu.
Cũng theo dân biểu Frank Wolf ngày 28/4, đa số nhân viên ngoại giao, kể cả đại sứ Hoa Kỳ trên các “điểm nguội” trên thế giới đều là viên chức hành chánh. Không như những thời xưa, họ là các nhà chiến lược, các nhà tranh đấu vì niềm tin vào giá trị dân chủ Hoa Kỳ. Cho nên, việc sắp xếp cho một chuyến viếng thăm của một lãnh tụ độc tài đến Mỹ, xét trên một phương diện nào đó - Đó chính là thành tích cho công việc họ đang làm, chứ không phải là hồ sơ thành công về ngoại giao của chính phủ. Cho nên, việc mời Phan Văn Khải qua Mỹ lúc này có biểu hiện của sự lách luật để tạo thành tích ngoại giao. Tại văn phòng thượng nghị sĩ John E. Sununu, người phụ tá cao cấp là ông Williams Martin, một nhân viên ngoại giao đổi ngạch cho biết “giải thích luật pháp ở Mỹ theo Bộ Ngoại Giao thì có thể mênh mông như sắc thể trên cầu vồng, hoặc là biên tế mỏng manh như sợi chỉ, như đường kim tuyến. Tuỳ theo đó mà người ta được diễn giải việc gia hạn ngày “15 tháng 3”. Nhưng rõ ràng, theo đúng luật ngày 15 tháng 3, bộ ngoại giao phải có hành động trừng phạt dù bất cứ hình thức tượng trưng nào. Quy hạn cho việc trừng phạt có thể biến thiên từ trừng phạt kinh tế (nặng nhất) cho đến việc trừng phạt mang tính biểu tượng (nhẹ hơn). Một trong những trừng phạt mang tính biểu tượng đó là việc cấm cấp visa nhập cảnh của các quan chức cao cấp của chính quyền trong danh sách CPC vào Mỹ. Mỹ đã từng làm như vậy với Thái Lan, Nam Dương và Singapore. Do lộ trình sắp xếp của chuyến viếng thăm vào tháng 6 kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ, cho nên nếu Bộ Ngoại Giao dù chỉ trừng phạt nhẹ mang tính biểu tượng cũng làm cho việc nhập cảnh của Việt gian Phan Văn Khải bị chướng ngại theo pháp luật. Vì thế, đây là một sơ hở về hành pháp rất quan trọng khiến dân biểu Frank Wolf đã tức giận và cảnh cáo đòi điều trần.

Tại văn phòng thượng nghị sĩ Rick Santorum, bất ngờ hơn là bà Courtney J. Kaplan đã nghe được tin này. Bây giờ mọi khôn khéo của bộ ngoại giao không còn là vấn đề duy cảm của quan hệ Việt Mỹ mà là vấn đề duy lý của hệ thống phân quyền tại Mỹ. Chấp pháp phạm pháp, hành pháp lạm quyền, nếu đúng như thế, bà Kaplan hứa sẽ trình bày đặc biệt với thượng nghị sĩ Rich Santorum về vấn đề này. Đây có thể là đề tài sẽ gây tranh cãi lớn trong chính trường Mỹ. Ông Lê Quyền, một nhà hoạt động nhân quyền tại vùng DC cho biết rằng ông rất hứng thú để tìm hiểu sự kiện này. “Phan Văn Khải tới Mỹ thì sẽ gặp biểu tình lớn. Đó cũng là bài học dân chủ. Nếu như không tới được Mỹ thì được học thêm bài học về pháp lý công quyền.”
Cuộc vận động của VPAC để đề nghị một nghị quyết về nhân quyền, nhưng nếu theo luật mà bộ ngoại giao phải trừng phạt dù bất cứ phương pháp nào bằng văn bản cũng là một lời cảnh tỉnh cho chế độ Việt gian CS Việt Nam. Cho nên thúc đẩy theo chiều hướng này cũng là một sự kiện đặc biệt đáng quan tâm trong cộng đồng.
Ngày mai 30 tháng Tư, chương trình tưởng niệm Quốc Hận và tuần hành cho Tự Do Việt Nam sẽ được long trọng tổ chức tại thủ đô Washington và phụ cận.
(Trần Đông Đức)

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

NGƯỜI KHU TRỤC VIỆT NAM
Vân Đình.

“We, the Willing, were doing the Impossible, for the Ungrateful, for so Long, with so Little…that now we Can-Do Anything with Nothing.”
Cũng một mùa hè; năm mươi năm trước, chàng-tuổi-trẻ nằm trên đồi thông sứ Hoàng-triều-cương-thổ, mơ-màng!…Chàng mơ-màng… trên bầu trời xanh kia, đang vần-vũ hàng đàn phi-cơ khu-trục điều-khiển bởi những Hiệp-Sĩ-Phi-Công-Thần-Tượng của chàng, với bao chiến-công; và bao hành-động kiêu-hùng của một “thời còn có Hiệp-sĩ-Không-Gian”…mà chàng vừa đọc trong cuốn sách bên cạnh chàng. ( thời-gian đó;không-gian đó;những Người-khu-trục-VN sau này như Hoàng Điệu,như Phan H Tính, cũng đang chia sẽ những mộng-mơ trên.).

Chàng đã bị “đầu-độc” bởi các sách-truyện nói về phi-công khu-truc của thế chiến thứ hai. Những chuyện do Pierre Clostermann kể (Phi-công Khu-Truc Pháp với 16 chiến công), ám ảnh cậu teenager ngày đêm. Nào là một Walter Nowotny;mới 16 tuổi đã khai gian tuổi để vào KQ Đức; năm 19 tuổi đã hạ trên 150 phi-cơ Nga; và làm không-đòan trương chỉ huy 3 phi-đòan khu-trục…nhưng anh chưa thỏa-mãn vì theo anh nghĩ phi-cơ Nga dở qúa, cũ qúa (ngành hàng không Nga lúc này còn yếu, phải mua máy Roll-Royce cũ của Anh, hoặc dùng phi-cơ cũ Mỹ cho), phi-công Nga cũng ít kinh nghiệm và dở đối với anh. Anh cũng nghe nói bên chiến-trừơng miền Tây,trên bầu-trời có nhiều Hảo-hán xứng đáng là địch thủ của anh,và anh xin đổi về miền Tây để có cơ-hội so tài với những aces khu-trục thứ thiệt….Đến đây, nói tới Ace khu-trục,phải mở ngoặc để trở về với VNCH những năm đầu 1970; có “nhà văn quân-đội” P. Huấn có lần viết về KQVN (đang lúc sung mãn) đã “vui tánh quá độ” mà bơm một vài phi-công VN lên hàng ACE , khiến người đọc phải rợn-tóc-gáy vì ngượng!!!ACE (trong giơi khu-trục thế giới) được định nghiã là : HẠ ĐƯỢC NĂM PHI-CƠ ĐỊCH trên trời; trong lúc không chiến..KQVN có phi-cơ khu-trục và có phi-công khu-trục nhưng nhiệm vụ là YỂM-TRỢ quân bạn do đó không có không-chiến và không thể có ACES được!.! Nhờ anh P.H. một tý!!!

Trở lại ;Walter Nowotny;chỉ một thời gian sau khi bay trên bầu trời miền Tây, anh đã lại sơn trên 60 lá cờ Anh& Mỹ bên hông chiếc phi-cơ khu-trục (Me110 hoặc FW109) của anh,mỗi lá cờ là một phi-cơ anh hạ. Đã có lúc, Pierre C. kể: Walter N.dẫn một đàn khu-trục ra trận,và chiếc đầu đàn,do anh lái, sơn một mầu vàng-khè như để thách-đố phi-công đồng minh hãy đến mà so tài với anh…Rồi tới phần cuối của cuỗc chiến ,khi KQ Đức có phản-lực Me262 thì Walter N. cũng lái ;và các phi-công Đồng- minh lắc đầu chĩu thua ,không cách nào hạ nổi Walter.N.. Me262 văn minh quá! Bay nhanh và cao qúa!cho dù P51 Mustang hay P38 Lightning của Mỹ,hay Typhoon của Anh; cũng chi nhìn thấy bóng một Me262 bay thóang qua rồi mất hút!…Mãi sau ,phi-đoàn của Pierre C.,phi-đòan Cò-Trắng,Croix de la Lorraine,phải dùng chiến thụât Chasse-au-rat “không mấy đẹp,không hiệp-sĩ-tính” (chữ của tác gỉa P.C.) để hạ Me262 : Đồng Minh được biết Me262 chỉ có đủ nhiên-liệu để bay đúng 1 giờ.;biết nơi cất cánh và giờ cất-cánh các phi-công đồng- minh bay Typhoon tới gần phi-trường và chờ Me262 về đáp ,tới cận tiến gears-flap lòng- thòng,là quân ta nhào vô ăn-có…Walter Nowotny bị HẠ trong trường hợp này.Ngày đám tang W.N. phi-cơ đồng- minh đã bay ngang đám-tang và thả một vòng hoa lauriers,vừa có nghĩa là hoa tang vừa có nghĩa là vòng hoa chiến-thắng cho người hùng!.

Rồi tới chuyện người hùng khu-truc Anh,Bader-Bader với hai cẳng sắt. Anh bị tai nạn phi-cơ lúc còn trẻ và phải cưa hai cẳng;rồi chiến-tranh bùng nổ; KQ Anh cần nhiều phi-công khu-trục, anh nhất định trở lại nghề cũ, phần anh mê bay, phần anh muốn chia sẻ gánh nặng với bạn bè cũ. Nhờ một số bạn cũ ,giờ đây đã thành ông-lớn anh đã được trở lại không-gian và chiến đấu…Anh cũng trở thành một ACE của KQ Anh, và KQ Đức cũng biết đền một ACE Anh bay với 2 cẳng sắt, đáng nể!!…Anh bị hạ trong một trận không-chiến,và người phi-công Đức hạ anh,khi vong lại để nhìn ngươi phi-công đang toòng –teeng dưới cái dù…đã gọi máy về báo-cáo “thằng phi-công địch tao mới hạ, đã nhẩy dù sống sót nhưng cụt hai chân!!”Các phi-công Đức biết ngay là Bader ;ra tận nơi đón anh về bệnh-xá của họ,và tối hôm đó ,họ đã mang champagnes đến tận giường anh để ân mừng và trò-truyện giữa những con người HIỆP-SĨ-KHÔNG-GIAN, người chiến-sĩ của thế- kỷ 20; chiến đấu với tinh-thần thượng võ của hiệp-sĩ thế-kỷ, lãng-mạn, 19.

Nói tới tinh thần hiệp-sĩ-đạo…Mặt trận Thái-bình-Dương đã tới đọan cuối,tại một hòn đảo hẻo lánh, ông tướng tư-lệnh căn-cứ nọ; Washami, đêm hôm đó mời ông đại tá tư-lệnh không đòan; Shiroto, tới lều tư-lệnh uống sake.Cả hai ông mặc trang phục đại lễ của samurai đầy đủ kiếm dài, kiếm ngắn,,cả hai cấp chỉ huy đều biết chiến tranh đã chấm dứt và Nhật đã đầu-hàng.Cả hai cùng nhận trách-nhiệm là đã gửi đi gần hết đàn em của mình đi làm những phi-vụ Kamikase-không-trở-về…cho nên đêm nay họ sẽ từ-gĩa nhau qua vài ly sake,trao tặng nhau bảo-kiếm Samurai,rồi sáng sớm mỗi người sẽ leo lên một chiếc Jinrai-Baka (bomb bay) đeo dứơi bụng 2 chiếc Betty,ra gần tới hạm đôị Mỹ, Betty sẽ thả Jinrai và họ sẽ chọn một tầu Mỹ,Flat-top thì càng tốt,bay thẳng tới và đâm đầu vào…như các đàn em của họ đã làm…Còn cái Chết nào ĐẸP va HÙNG hơn cái Chết của Người Hiệp Sĩ Không-Gian!!!

Đầu-óc đầy một mớ mộng-mơ,chàng-tuổi-trẻ,rời đồi thông , đi vào thành phố tới nhà một ngừơi anh họ, để đổi sách. Căn-nhà này là một hội-quán-hàng-không nhỏ, anh chủ nhà là “một con mọt về máy bay”,anh có đủ thứ sách vở về máy bay,nhưng tài nhất là anh lám máy bay bằng gỗ :anh gọt ,anh mài,anh sơn những chiếc máy bay nhỏ bằng bàn tay với đủ chi tiết ly-ty; không thua gì những chiếc plastic-model sau này. Ở đây cũng có mặt một Người khu-trục-VN.tương lai :anh Dzũng Mặt-Đỏ.

Thế rồi chiến-tranh Đông-dương đọan hai bắt đầu;từ súng Ngựa-trời đổi qua AK47,rồi 12ly7,chàng tuổi-trẻ ra nhập gia đình NgườI- khu-truc- V.N.

Khu-truc V.N. bắt đầu, là Phi-Đoàn 1 khu-trục, bay F8F Bearcat, đóng tại Biên-hòa. Mỹ làm ra chiếc Bearcat, cho Hải-Quân , để thay thế chiếc Hellcat, vào khoảng cuối thế-chiến 2. Bearcat là phi-cơ khu-trục thuần túy (không-chiến), một cái máy tổ-bố kéo theo một cái thân và cánh tương đối ngăn để “bay-cao và bay-nhanh”. Khi Bearcat tới tay Nguoi Khu-truc V.N. thì cũng đã nhão-nhuẹt rồi; (từ tay ông Mỹ qua tay ông Tây); nên Phi-Đòan 1, mỗi ngày khả dụng hành quân giỏi lắm dưới 10 chiếc; và phi-công bay trung- bình 10giờ tới 20 giờ (kể cả giờ T6).Lúc này chàng-tuổi-trẻ đang học trung-hoc-đệ-nhất-cấp,xuống Biên-hòa ở 3 tháng nghỉ hè, bám sát đít các anh Người-khu-trục V.N.:sáng đi ăn sáng, tối cũng leo 4x4 ra phố ăn cơm, trong ngày lang thang trong phi-đòan nhìn ra sân đậu,hàng dài F8F; mới hôm trước sơn đen,nay lại cạo trắng màu bạc,,,phảng phất mùi “săng-máy-bay”,,,say-sưa ngày nọ qua ngày kia không chán!: Làm sao quên được những buổi chiều hết nắng, không gian yên tĩnh chỉ có một chiếc Bearcat (hoặc 1 chiếc T6) đang nhào lộn làm acrobaties trên tít trới cao. Hoặc một lần khác trên vòm trời Vũng-Tàu, Saigon , thấy chiếc Constellation chở Ngô-tổng-thống, được escorted bởi Bearcat của KQVN, mỗi bên cánh 3 chiếc, hợp-đòan thiệt đẹp…Được gập những người Khu-truc VN. đầu-tiên mà đâu có biết là số đông sau này đã trở thành những nhân-vật lịch-sử của VNCH; hay những “người-xây-dựng-lên-KQVN.” Nhớ nhất là các anh thuộc “khóa 13 người”. Hồi đó các anh còn mặc áo bay bằng kaki vàng nội-hóa cũng áo-liền-quần và nhiều túi , giầy bốt thì mỗi người một kiểu ,cánh bay thì có người đeo macaron của Tây hoặc “con chim cụt đầu”của Ta; nói một cách khác quân trang không đồng-nhất, nhưng sao vẫn thấy nét Hùng và Bất-Cần của người-khu-trục (so với “ tóc-tai chải-chuốt, áo quần bảnh bao” của những người khác) tứ-độ-tường có đủ! CHASSE-BORDEL.!!!

Thời điểm này cũng phải nhắc tới một loại phi-cơ và phi-công,cũng thả bomb,bắn súng nhưng không gọi là khu-trục vì không phải “một người một ngựa,một động cơ”; đó là phi-cơ Marcel Dassault 315 ; khi đánh Bình-xuyên cũng thả napalm (từng hàng thùng sắt 40 lít,chở trong thân tầu , được đẩy qua cửa) và đại-liên ở cánh.

Thế hệ thứ hai của Người-khu-trục V.N. là phi-công AD6 đựơc Hải-quân Mỹ huấn-luyện tại Biên-hòa (ngoại trừ một số nhỏ được huấn-luyện bên Mỹ,thời điểm 58/59),và Phi-Đòan1 trở thành phi-đòan 514; rồi thêm 516,518,520 và Biệt-Đòan 83…Thời-gian sau,1966,có thể gọi là thời V.N. Hóa; phi-công khu-trục đựoc huấn luyện trên A1E tại Mỹ do 1st Air-Commando đảm-nhiệm( TT Kennedy chế ra Special Force ,cho Lục-quân, còn Không-quân là Air-Commando; gọi là counter-insurgency để “chơi” chiến-tranh du-kích.)…Lúc này,” đánh nhau thứ thiệt”: số phi-công khu-trục chết, phần nhiều là tại phòng-không và trên chiến-trường,chứ không phải như trước: “lỗi pilot” hay tại phi-cơ cũ ,hay trở- ngại- kỹ-thuật...Phi-cơ AD5/AD6 (Hải-quân Hoa-Kỳ) hay A1E (2 chỗ ngồi),A1H (1 chỗ ngồi ) (Không Quân H.K.),là một phi-cơ một- máy-cánh-qụat của Hải-Quân Hoa-Kỳ đựơc sử-dụng nhiều nhất trong chiến-tranh Triều tiên,không phải là phi-cơ khu-trục thuần túy (không-chiến) do đó tên gọi có chữ A là Attack.Tuy- nhiên trong KQVN vẫn gọi là khu-trục vì tính cách “một người, một ngựa, một động-cơ”; và nhiệm-vụ chính của Khu-Trục VN. là yểm-trợ quân bạn, nên Skyraider là đúng chỉ số. Riêng đối với người viết bài này, khi mới thấy Skyraider bay trên vòm trời VN.thì... CHÊ!!!: vừa sấu, vừa chậm,(quen nhìn Bearcat rồi); đến khi cưỡi Skyraider đi đánh giặc rồi thì... MÊ!!. Chưa có phi-cơ một máy nào, mà bị bắn bể 3 cylinders, dầu bắn ra xối-xả, sơn đen cả tầu, mà vẫn bay được thêm 20 phút để về căn-cứ an-toàn, Đạn phòng không 12ly7 chỉ găm-dính chung quanh phòng-lái, không thể xuyên-qua, đụng tới da-thịt người phi-công, vì những miếng ammo-plates dầy cả 1cm.; cockpit Plexiglas cũng cả inch…như ngồi trong xe tăng.

Gia-đình Khu-trục V.N. có thêm một phi-đòan Phản-Lực siêu thanh đầu tiên, Phi-Đòan 522, với phi-cơ F5. Thủa đầu; khi hãng Northrop còn đang trong thời kỳ test& experimental, và đang đăng-báo quảng cáo chiếc N156F Freedom-fighter tương lai sẽ bán cho đệ-tam-quốc-gia (trong chương-trình MAP), Sách-vở học sinh của chàng từ bìa trước đến bìa sau là toàn hình vẽ N156F. Nhưng mê thì mê vậy thôi chứ chàng có bao giờ muờng tuởng tới ngày mình có thể đựơc lái F5. Rồi KQ Mỹ mua một lọat version 2 chỗ ngồi để làm phi-cơ huấn luyện Talon T-38. Phi-đoàn F5A đầu tiên xuất hiện tại chiến trừơng V.N. 1965; sau một năm họat động ở miền Nam,thi-hânh các phi-vụ thả bombs yểm trợ, phi-công về Mỹ, để lại phi-cơ cho KQVN. Vào những năm chót của cuộc chiến VNCH., có đựơc 3 phi-đòan F5E KHÔNG-CHIẾN. Phi-cơ F5E lúc đầu còn đựơc gọi là F5/21,đựơc làm ra để “chọi” với Mig-21. Nhưng phi-công VNCH, chưa đựơc đối-đầu với những “siêu-nhân” Bắc-việt;chuyên-viên chiến-thuật “ chốn trong mây chờ,phi-cơ địch tới nhẩy ra vồ”...nên KQVNCH. không có ACE!! KQVN cũng có RF5,để thi hành các phi-vụ Không-ảnh.

Sau Tết Mậu-Thân;và cũng là thời Việt-Nam-hóa, Skyraider đã thật sự “GÌA” rồi! phi-công nhận những “cảnh-cáo không nên” : dùng cà-nông 20,đeo bombs tối đa,hay gấp cánh lúc ở parking...Rồi từng phi-đòan A-37B, bắt đầu xuất hiện, lần-lựơt thay thế A-1...Phi-cơ A-37, cũng là sản-phẩm của counter-insurgency,và là “hoá-thân” của chiếc Cessna T-37: 2 máy phản-lực mới và mạnh (F5), cánh đựơc tăng-cừơng cứng gấp bội để đeo xăng và bomb.Có những người KQ. “đặt-tên-không-mấy đẹp” (nghề của chàng) cho A-37, như là “Slow-jet”,hay là “Nòng-Nọc-bay”, hay gì-gì đi nữa...A-37 LÀ MỘT PHI-CƠ TỐT cho chiến-trường VN. Phi-cơ dễ bay,dễ baỏ-trì,nhỏ-bé trên cao-độ (khó bắn),là một platform vững khi dive-bomb (nhờ hệ thống yaw-dumper) nên bomb thả rất chính xác. Từ khi có A-37, số phi-xuất mỗi ngày gấp bội, phòng-không địch cũng gấp bội (SA-7, 23ly, 37ly, v.v. mang từ Bắc vào khi Mỹ rút lui.), tỷ-số phi-cơ bị hạ ít hơn trứơc. Trong một phi-vụ, trên vòm trời Quảng-Đức,số 2 bị SA7 hạ, số 1 đã bay cover thời-gian lâu hơn sách-vở cho phép…phi-công đã tắt một máy…A-37 có thể bay với 1 máy, và performance cũng gần như 2 máy.

Đó là nói về Phi-cơ Khu-trục VN.

Còn Phi-công K.T.VN.; Người-Khu-trục VN...?!?

Người-KT VN.: sống VUI, THÍCH BAY, bất-cần, sống ngày hôm-nay thôi, còn-chơi-hết-thôi...Với chút vốn, triết lý đó NKTVN mới có thể làm cái việc họ làm ngày này qua ngày kia; năm này qua năm kia!!

Nếu không phải là MÊ BAY..., như anh mê tennis, vaì ngày không ra sân, cảm thấy NHỚ, ngứa ngắy chân tay; thậm-chí có lúc đựơc đi phép vài ngày , một tuần, lúc lái phi-cơ về phi-đòan thấy hăng-say và vui-sứơng...thì không ở trong ngành lâu đựơc vì cuộc-chiến và cuộc-sống hàng ngày, đòi hỏi NKTVN một sự HY-SINH QÚA LỚN, và QÚA CHÊNH-LỆCH.

ĐỌI cũng là đặc-tính của NKTVN. Không có NKT nào sống-đủng-đỉnh chứ đừng noí dư-giả; thậm chí có anh cả năm không thấy thẻ-lương!!(di chuyển từ tay bà thựơng-sĩ naỳ qua tay ông trung-sĩ kia); đành chờ Du-Học để “recover-from-dive”... Đúng không bạn ta !?! Họ thuộc thành-phần “tôi-hãnh-diện-tôi-nghèo,chứng-tỏ tôi-không-tham-nhũng...”

Ngay cả phần thửơng tinh-thần của ngừơi chiến sĩ : HUY-CHƯƠNG. Từ quyết-định của Tư-lệnh chiến-trừơng đến hồ-sơ cá-nhân NKTVN., qua một trịêu bàn-tay, chữ-ký, và rồi phần-thửơng bị “thất-lạc” là chuyện thừơng!.

Nhưng rồi cũng có những giây phút nhớ đời.Anh L19,còn nghi-ngờ tài năng thả bomb của Khu-trục VN. nên bắn trái khoí cách mục tiêu cả 100 thứơc;rồi bảo sô 1:’hit my smoke” để thử tài...Số 1 nhào-xuống,bấm-nút,kéo-lên crosswind, ngoaí cổ laị coi bomb nổ và GÁY :”where’s your smoke?”...một cụm khói đen (bomb) đã bao-trùm cụm khói trắng.... ông bạn đồng-minh hét lên trên tần-số : “beautiful! excellent bomb! never- seen-before!!”;rối những qủa bomb kế tiếp cũng vậy: excellent bomb để chứng tỏ không phải là RÙA hay LUCK. Trong lúc lấy BDA, ông bạn đồng-minh còn hỏi; ông học nghệ-thuật thả bomb ở đâu mà kinh-khủng (awsome) vậy??..lại GÁY: số bomb tao thả trong đời tao bằng số thuốc lá mày hút trong đời mày!!!and that’s the secret!.

Trận Thác-Lác; thả napalm cách quân bạn (có paneau đỏ che đầu) 20/30 thứơc; sau mỗi pass lại thâý quân bạn tiến chiếm mục tiêu, đếm xác địch... đến chiều về căn-cứ quân bạn cho xem paneau còn dính bột napalm trắng.

Nhiều lắm! những tiếng GÁY trên tần-số (GÁY với L19, phe ta :”Nếu quân bạn đánh cận chiến;tao có thể thả bom safe;giết địch ,phe ta an-toàn!”...).Những tiếng GÁY đó đã thúc đẩy NKTVN sách dù-nón thi-hành phi-vụ kế tiếp.

Lần nọ ; một nữ phóng viên ngừơi Hòa-Lan, tới căn-cứ để viết một bài về phi-công VN. Cô có một thân-hình khổng-lồ, to khỏe, đứng bên cạnh phi-công VN; có anh bạn gọi là “thằn-lằn đeo cột nhà”;;thế mà “lửa để gần dơm”, đêm cô ngủ lại cư-xá-độc-thân.

Sáng hôm sau cô tuyên bố: “Các anh (những ngừơi phi-công) thật là QUỐC-TẾ (inter-national); cô đã từng BIẾT phi-công Hoà-Lan, Đức, Anh, Pháp,...các anh giống nhau, có một lối sống BẤT-CẦN (BLASÉ), kHÔNG-CÓ-GÌ-QUAN-TRỌNG-CẢ, nó quyến-rũ phái-nữ lạ-lùng, nhất là nữ nào có tý máu mạo-hiểm,thích đùa với lửa.

Các cụ nghĩ sao?!... “ Tất cả chỉ như gío thoảng, như mây nổi, như chiêm bao.”

Năm 73; trong một cuộc phỏng vấn truyền-hình giữa các em-gái-hậu-phương và chiến-sĩ xuất-sắc KQ. (CÁM-ƠN anh Dũng Đ.T.K.T./BTL.); có em hỏi:” Khi anh tình nguyện vào KQ., động lực nào đã thúc anh chọn VÀO nghề khu-trục : vào-sinh-ra-tử, lại nghèo-đói; và bao-giờ anh RA đựơc khỏi nghề ???”...”Từ thủa nhỏ tôi MÊ, và bị ám-ảnh bởi hình ảnh một-ngừơi-một-ngựa; bay ngả-nghiêng, vi-vút trên tuốt trời xanh; rồi sau này laị tin-tửơng “sống-chết-có-số”, nên tôi vẫn bay khu-trục....”

Baì này viết nhân ngày đại-hội “40 năm Khu-Trục VN.” do các bạn Khu-Trục vùng Thung-lũng-vàng tổ-chức tại San-Jose 5/2005; hy-vọng chia-sẻ tình-cảm và kỷ-niệm cùng các Phi-Tiêu, giờ đây đã trên sáu-bó, nhớ lại một thời đã cùng nhau đi “Bứt sao trời, cho nhức-nhối không-gian”

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

BA MƯƠI NĂM NHÌN LẠI VÒNG QUAY LỊCH SỬ

Monday, May 02, 2005 Binh I



Kỷ niệm 30.4 năm nay, từ trong nước cũng như ở hải ngoại đều có những cuộc tổ chức rầm rộ theo hai hướng nghịch chiều. Trong nước, dĩ nhiên nhà cầm quyền Hà Nội vẫn nhắc đến “Cuộc Đại Thắng Mùa Xuân” nhưng luận điệu không còn “đỉnh cao”trí tuệ nữa. Mà người dân trong nước cũng chỉ còn rất mờ nhạt cái “chiến thắng” đã không mang lại gì cho họ từ độc lập cho đất nước cho đến tự do và hạnh phúc của người dânï. Cuộc phỏng vấn của Đài BBC nghe được tại hải ngoại vào sáng 28 tháng 4, tức tối 29 tháng 4 ở VN, một người dân cho biết: “Mừng là có đến bốn ngày nghỉ và có nhiều cuộc vui.” Người dân này đã chẳng nhắc nhở gì đến “Đại Thắng Mùa Xuân” năm nào. Cũng trong cuộc phỏng vấn đó, một thương phế binh quân đội CS cho biết cuộc sống tạm qua ngày và cũng chẳng nhắc nhở gì đến công lao của mình. Trong khi đó BBC phỏng vấn một thương phế binh VNCH thì thương phế binh này cho biết sau năm 1975, không còn được sự giúp đỡ nào cả. May mà đã được cộng đồng người Việt hải ngoại ở Canada, ở Pháp, ở Hoa Kỳ gủi về giúp cho, dù ít dù nhiều thì cũng được ấm lòng lắm.
Lịch sử VN vào thế kỷ thứ 17, cuộc chiến tranh Đàng Ngoài, Đàng Trong (Chiến tranh Nam Bắc) do từ nguyên nhân Chúa Trịnh muốn triệt hạ Chúa Nguyễn khiến chúa Nguyễn phải lánh thân về miền nam lập nghiệp. Kết quả đất nước VN được mở rộng cho mãi đến tận Cà Mâu.
Ngày nay, những người Việt Quốc Gia Tự Do cũng như chúa Nguyễn ngày xưa bị “Đàng Ngoài Cộng Sản” triệt hạ khiến phải văng ra biển đến mấy triệu người và chỉ trong vòng có 30 năm, thế giới đã biết đến dân tộc VN, biết đến không phải vì “Chiến thắng hai Đế Quốc sừng sỏ Pháp Mỹ” mà biết đến vì cái Sức Sống Mãnh Liệt, cái tinh thần Yêu Chuộng Tự Do của người Việt đã vươn lên từ những khổ đau mất mát mà những khổ đau mất mát ấy đã từng làm kinh động lương tâm nhân loạïi suốt trong một thập niên 80. Người Việt Tự Do đã âm thầm hình thành một “đất nước VN” trải rộng khắp các miền đất tự do của nhân loại. Nếu đòi như luật quốc tế quy định thì chưa đủ điều kiện để thành một quốc gia, nhưng trên phương diện tinh thần, văn hoá và xã hội thì rõ ràng người Việt đã có một “quốc gia” ở hải ngoại như dân tộc Trung Hoa có được một cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới, như dân tộc Do Thái có một tổ chức dân tộc thống nhất trên những phần đất lưu vong. Người Do Thái đã lập quốc. Người Hoa không cần lập quốc ở hải ngoại nhưng có thể sẵn sàng là “đạo quân thứ năm” cho chính quốc.
Nhưng người Việt hải ngoại không có nguyên nhân xuất ngoại như người Hoa mà phần nào giống như người Do Thái, đó là phải bị lưu đầy. Nay thì CSVN có đổi thay chính sách, o bế Việt kiều qua nhiều kế hoạch nhưng số người Việt trở về sinh sống ở trong nước vẫn chỉ là con số đếm trên đầu ngón tay. Người ta về hàng trăm ngàn người mỗi năm nhưng chiû là về chơi, về thăm gia đình rồi lại “trở về” những miền đất đang sinh sống từ sau 30.4.75. Người ta “trở về”à Cali, về Pháp, về Anh, về Đức, về Hoà Lan... mà không có ai nói là “Đi” Cali, đi Mỹ, đi Pháp...như người trong nước đi du lịch, du học. Như thế phải chăng người Việt hải ngoại đã có một quốc gia mới của mình, một đất nước mới cho mình?
Nói đến đây hẳn có người cho rằng “Mất gốc”. Không chúng ta không mất gốc mà chúng ta đang vun gốc cho cái gốc rễ ấy lớn mạnh. Người Việt hải ngoại không thể là “đạo quân thứ năm” cho chính quốc như Nghị Quyết 36 của CSVN đề ra mà chỉ là sự mở rộng một đất nước VN trong tương lai khi mà chế độ CS không còn nữa. Thế hệ kế tiếp đang làm công việc ấy tiếp tay cùng thế hệ cha anh. Nhiều lần chúng ta được nghe những nhân vật trẻ Mỹ gốc Việt lọt vào chính giới Hoa Kỳ nói rằng: “Trong cương vị của chúng tôi, chúng tôi vẫn không quên gốc gác VN của mình. Nếu có thể làm được gì cho đất nước và dân tộc VN được Tự Do, Hạnh Phúc, không phải chiụ cảnh độc tài ngự trị là chúng tôi không từ nan.” Hiện tượng giới trẻ hải ngoại mỗi ngày tham gia vào công việc cộng đồng càng nhiều, cho dù sự tham gia ấy có không giống như thế hệ cha anh, thì cũng là điều chúng ta có thể tin rằng người Việt hải ngoại sẽ không thể mất gốc được.
Bánh xe lịch sử từng đã quay một vòng khi Quang Trung Nguyễn Huệ rồi chúa Nguyễn trở về thống nhất đất nước lúc nhà Lê có những vị như Lê Chiêu Thống và Chúa Trịnh nuôi dưỡng kiêu binh để rồi phải tàn lụi vì mất lòng dân. Bây giờ thì bánh xe lịch sử đang quay vòng kế tiếp để xoá đi cuộc nam bắc phân tranh thời đại mới ở VN. Lê Chiêu Thống “hiện đại” đang cắt đất nhượng biển lại vẫn cho kẻ thù phương Bắc và nuôi dưỡng đoàn “kiêu binh” Đảng trị. Lý tưởng CS chỉ còn là cái vỏ bọc vá víu cho những tham quyền cố vị, bán nước cầu vinh, triệt hạ Nhân Quyền, Tụ Do tôn giáo để giữ vững vị trí đè đầu cưỡi cổ người dân đã từng đổ xương máu cho độc lập và thống nhất nước nhà.
Chỉ còn thiếu người anh hùng áo vải đất Qui Nhơn còn ở đâu đó trên 50 tiểu bang nước Mỹ, hay trên phần đất Âu Châu hay trên Canada tuyết phủ, trên miền Úc Châu thịnh vượng.
Và cũng còn thiếu một Chúa Nguyễn kiên trì lòng phục quốc.
Uớc mong sao nếu như có được Chúa Nguyễn thời nay, thì Chúa Nguyễn thời nay sẽ học được bài học lịch sử mà không cần đến những chiến thuyền của Pháp khi trở về phục quốc.


Binh I

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chân dung một HO: Phan Cảnh Tuân
Tuesday, April 26, 2005 Bài và Ảnh: HUY PHƯƠNG
Image
Ông. Phan Cảnh Tuân

Một cựu tù nhân chính trị, đã chọn con đường xuất gia tu học sau khi đến Hoa Kỳ để trở thành Tỳ Kheo Thích Phổ Hòa.


Thích Phổ Hòa là người phụ trách trông coi Trung Tâm Huấn Luyện và Tu Học Thích Quảng Ðức và Trưởng Ban Bảo Trợ của Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Hải Ngoại. Năm nay ông đã 80 tuổi, tóc rụng gần hết đến nỗi không cần cạo. Trong bộ đồ nhà sư màu nâu đã bạc màu, với đôi dép da lẹp xẹp, Phan Cảnh Tuân, trông quá khắc khổ nhiều nếu so với những ngày còn trẻ khi ông mang cấp bậc Trung Tá và giữ chức vụ Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị tại Bộ TTM, nhưng trái lại nụ cười của ông còn vui, rạng rỡ. Ông là một trong những vị H.O. khi qua định cư tại Hoa Kỳ đã chọn con đường xuống tóc, xuất gia, tu học.

Phan Cảnh Tuân sinh tại thành phố Huế trong một gia đình nhà giáo, cựu học sinh Khải Ðịnh, tốt nghiệp Khóa Sư Phạm cấp tốc năm 1966 và ông đã được bổ nhiệm dạy tại các trường tiểu học trong tỉnh Thừa Thiên. Bị động viên khóa 3 Trừ Bị Thủ Ðức năm 1953, Phan Cảnh Tuân đã ở trong quân ngũ gần 22 năm, và vì ông vốn xuất thân là một nhà giáo, cũng như huynh trưởng Gia Ðình Phật Tử trong một thời gian dài, thường có những sinh hoạt tập thể với thanh thiếu niên, nên ông thường được cấp trên giao phó giữ các chức vụ Ban, Phòng 5, mà về sau này được cải danh là ngành Chiến Tranh Chính Trị.

Cũng như hầu hết các sĩ quan trong ngành CTCT qua sự đánh giá là khá nguy hiểm đối với chế độ Cộng Sản, sau hơn một năm ngồi tù trong Nam, Tháng Ba năm 1977 ông được đưa ra Bắc trên tàu Sông Hương, và tổng cộng cả Bắc lẫn Nam, Phan Cảnh Tuân đã bị mười hai năm tù. Cho mãi đến năm 1987, người cựu Trung Tá CTCT này mới được ra khỏi tù, khi ấy vợ ông đã dành hết thời giờ của tuổi già cho sinh hoạt các chùa và bà muốn ở lại Việt Nam. Ông Phan Cảnh Tuân lên đường sang Mỹ ngày 22 tháng 11 năm 1993 một mình theo chương trình H.O.36 dành cho các cựu tù nhân chính trị, vì hai cháu con ông đã lập gia đình trước khi ông được ra đi. Con số sau hai chữ HO càng lớn việc ra đi càng chậm và cũng nói lên sự khó khăn về kinh tế của người cựu tù nhân. Ông đến đây qua sự bảo lãnh của một huynh trưởng đã quen biết trước, trong thời gian sinh hoạt trong các gia đình Phật tử.

Trong thời gian đầu, ông Phan Cảnh Tuân định cư tại Quận Cam, California, nơi vốn có rất đông người Việt. Lúc này ông đã 69 tuổi, tuổi hưu trí và không phải còn vất vả để đi kiếm việc làm. Vì vốn là một huynh trưởng Phật Tử, Phan Cảnh Tuân rất mừng và ngạc nhiên thấy sinh hoạt GÐPT vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển trên đất Hoa Kỳ và ông có ý nghĩ là sẽ dành tất cả những ngày còn lại của đời mình để phục vụ cho lớp trẻ, đó cũng là một công tác giáo dục con người cho thế hệ tiếp nối. Trong xã hội Hoa Kỳ, đời sống gia đình vì cha mẹ bận rộn sinh kế ít có thời giờ chăm sóc con cái, cuộc sống vật chất quá đầy đủ mà tệ nạn xã hội rất dễ phát sinh. Một mặt khác, sang đây các em thiếu niên xa dần nguồn cội, có em không nói và viết được tiếng Việt, thì sinh hoạt Gia Ðình Phật Tử có tổ chức các lớp Việt Ngữ là rất cần thiết.

Trong thời gian 22 năm ở trong quân ngũ, người cựu huynh trưởng không có thời gian và không thể tham gia những sinh hoạt của Gia Ðình Phật Tử, đoàn thể mà anh đã từng gắn bó và có nhiều kỷ niệm từ ngày nó còn trong trứng nước. Bây giờ sau một thời gian lao nhọc trong nhà tù, sang đây tuổi đã cao, không còn năng nổ được như ngày xưa để hoạt động trong những địa hạt khác, Phan Cảnh Tuân muốn làm một điều gì có hữu ích cho sinh hoạt này. Cùng với một số cựu huynh trưởng, Phan Cảnh Tuân có ý định hợp soạn một tài liệu về sinh hoạt của GÐPT trong năm mươi năm qua. Sau chiến tranh và sau những cuộc di cư vĩ đại, hầu hết tài liệu, hình ảnh đã thất lạc, mất mát. Muốn sưu tập lại đầy đủ, phải cần rất nhiều thời gian và công sức và phương tiện. Từ đó với ao ước được soạn một cuốn sách lịch sử ấy, ông đã có được mối duyên lành gặp được thầy Từ Lực, Viện Chủ Trung Tâm Phật Giáo Hayward, Bắc California. Mái chùa này là nơi trú ngụ để làm việc và học hỏi của ông và cũng là nơi ông xuống tóc xuất gia năm 1995 khi người tù H.O. này quyết bỏ Ðời để theo Ðạo.

Ðến Hoa Kỳ vào lúc này, Thích Phổ Hòa cho rằng chưa muộn màng để dâng hiến cuộc đời cho Ðạo Pháp, nhất là lại được gần gũi và sinh hoạt với các sinh hoạt của Gia Ðình Phật Tử.

Cuối năm 2000, vì nhu cầu phải xây dựng một trung tâm huấn luyện cho Gia Ðình Phật Tử Hải Ngoại, một số anh chị em Phật Tử đã vận động gọi đóng góp để mua một miếng đất tại Quận San Bernadino để xây dựng một ngôi nhà gỗ, đó chính là “Trung Tâm Huấn Luyện và Tu Học Quảng Ðức”. Giờ đây chỉ có một người duy nhất, vừa là huynh trưởng Phật Tử, vừa là một vị sư có đủ khả năng và tâm huyết chăm lo việc cho trung tâm, đó chính là Tỳ Kheo Phổ Hòa hiện đang ở tại Trung Tâm Phật Giáo Hayward.

Vào ngày Chủ Nhật mùng 7 Tháng Giêng năm 2001, người cựu tù H.O.36 Phan Cảnh Tuân tức Thích Phổ Hòa chính thức về coi sóc Trung Tâm này. Ngày nay, căn nhà trệt năm gian tọa lạc ở số 1838 trên đường Base Line, thuộc thành phố San Bernadino (*) được gọi là một Trung Tâm Sinh Hoạt, một Ðoàn Quán, một Tổ Ðình hay là một ngôi chùa của anh chị em gia đình Phật Tử và nhà sư này đã bước qua một khúc ngoặt của cuộc đời, chọn hành trình cuối đời mình để trở thành một nhà tu...

Trong khí hậu khắc nghiệt của miền núi San Bernadino, ông sống rất đạm bạc, đơn giản, không chăn ấm nệm êm. Nếu là một ngôi chùa thì chùa quá nghèo vì nằm nơi hẻo lánh, không có khách thập phương chiêm bái. Nếu nói là một Trung Tâm Sinh Hoạt thì quá trống trải, cơ ngơi chỉ mới bắt đầu, dù đã nhiều năm nay, đã không phát triển khang trang lên được chút nào. Ông lấy làm vui dưới một mái gia đình rộng lớn, được sống gần gũi với tuổi thiếu niên của các em trong gia đình Phật tử và được gặp gỡ thường xuyên các vị cao niên trong vùng lui tới chiêm bái, tu học.

Thích Phổ Hòa vừa bước tới tuổi 80 tuần trước. Ông còn sức khỏe và với một tinh thần lạc quan, dâng hiến, đã đến nhiều nơi trên đất Mỹ và ngoại quốc để huấn luyện và sinh hoạt với các gia đình Phật Tử. Mới gặp, ít người được biết ông là một cựu sĩ quan cao cấp của VNCH, đã trải qua 12 năm tù “cải tạo”.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đêm Hoa Đăng bi thảm
Friday, May 06, 2005 Nguyễn Văn Lập


LTS.- Tác giả bài báo là một cựu chiến binh Sư Ðoàn Nhảy Dù và khi sang Hoa Kỳ, ông làm nhiếp ảnh viên, làm thơ, rồi làm báo. Ký ức của anh về những ngày tháng lao đao Tháng Tư cách đây 30 năm vẫn còn rất sống động trong những câu chuyện vui với bạn bè hàng ngày. Bài “Ðêm Hoa Ðăng Bi Thảm” là một trong những chuyện không vui mà tác giả ghi lại trên giấy. Sau đây là nguyên văn bài báo:


Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam từ bờ Nam sông Thạch Hãn về đến căn cứ Bastongne tây bắc Huế. Vào thời điểm này, Hiệp định Paris đã ráo mực với những đợt xâm nhập của cộng sản Bắc Việt theo đường mòn Hồ Chí Minh nằm sâu trong dãy Trường Sơn âm u, chúng định cắt Quân Khu I làm đôi nên nhả bớt hoạt động nhưng vẫn duy trì áp lực để cầm chân hai sư đoàn tổng trừ bị Nhảy dù và Thủy quân lục chiến tại Quảng Trị để đánh vào Thường Ðức thuộc tỉnh Quảng Nam, và Lữ đoàn 3 Nhảy Dù được điều động làm thành một phòng tuyến kéo dài từ Hòa Thanh đến bờ sông Thu Bồn để bảo vệ Bộ Tư Lệnh quân đoàn 1 tại Ðà Nẵng. Bộ Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù cũng rút về đóng tại phi trường Non Nước.

Tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy dù của chúng tôi về đến Quảng Nam giữa tháng 2 năm 1975. Sau gần ba năm hành quân ngoài Trung, lần này tôi có cảm tưởng đây là cuộc hành quân xuôi Nam lần cuối rồi giã từ vĩnh viễn miền Trung. Trung đội tôi đóng sát chân núi chỉ cách đồi 1062 độ 8 cây số để yểm trợ cho nhiều trận đánh ác liệt tại đây, Tiểu đoàn 6 Dù rồi Tiểu đoàn 3 Dù thay nhau tái chiếm ngọn đồi máu này. Gần Tết, pháo binh Thủy quân lục chiến đến thay. Trung đội tôi rút ra đóng chung với Bộ chỉ huy một Tiểu đoàn Ðịa phương quân tại một ngọn đồi thoai thoải phía trước quận Ðại Lộc, ngó xuống Cầu Gãy. Nhiệm vụ bây giờ chỉ là yểm trợ tổng quát tăng cường cho các đơn vị bạn, nên chúng tôi có thì giờ đi vào làng dân thăm hiểu tình hình luôn tiện làm công tác dân sự vụ.

Mặc dù không phải là nhiệm vụ chính của đơn vị tác chiến như chúng tôi, nhưng thấy tình cảnh đồng bào nghèo khổ tội nghiệp quá, đau yếu thuốc men gì cũng không có, nên tôi bảo y tá có bất cứ loại thuốc gì có thể cho thì cho đồng bào rồi báo cáo xin lại sau, và gạo sấy thì tặng cho bà con hết, kể cả một số gạo thặng dư hàng ngày thay vì bán để mua thêm thức ăn cho trung đội, tôi cũng bảo đem cho hết. Ngày 30 Tết, Ban đại diện ấp và bà con đem bánh tét và bánh tổ là một loại đặc sản Quảng Nam đến tặng cho Trung đội tôi ăn Tết, tình nghĩa quân dân thật thắm thiết, nghỉ lại câu nói bạc như dân bất nhân như lính mà tôi nghe trước đây thật đúng là xuyên tạc.

Viên Trưởng ấp nói với tôi quân đội mình tốt quá, ở đây thường mất an ninh, nếu Nhảy dù mà rút đi chắc bà con chúng tôi cũng bỏ làng đi theo. Câu nói này đã in sâu vào lòng tôi nhiều năm sau này và tôi tiếc là khi chúng tôi rời Quảng Nam vài ngày sau đó để về Nam thì đồng bào Ðại Lộc không theo chúng tôi được.

Khi Thủy quân lục chiến hoàn toàn thay thế Nhảy dù tại mặt trận Thường Ðức thì Sư đoàn Nhảy dù được lệnh về hậu cứ, chúng tôi hoàn toàn không ngờ đây là một cái lệnh bỏ Quân khu 1. Tôi được Tiểu đoàn điều động ở lại sau chót để thu dọn quân dụng lên Hải vận hạm 505 về Saigon. Sau gần hai ngày lênh đênh trên biển, thay vì về Saigon, tàu đưa chúng tôi vào quân cảng Cam Ranh rồi quân xa chở chúng tôi về Dục Mỹ. Lữ đoàn 3 Nhảy dù đã có mặt ở Khánh Dương để chận bước tiến của đại quân Cộng sản sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có ý định bỏ nốt Quân Khu 2.

Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Triệu giao cho tôi nhiệm vụ làm Sĩ quan liên lạc Lữ đoàn 3 Dù, nếu tôi về trước đó một ngày thì có lẽ không bao giờ có việc cầm bút viết lại hồi ký này vì tôi sẽ được thay thế cho Ðại Úy Tuấn, Pháo đội Trưởng A2 bị bệnh nên Ðại Úy Tống Văn Tùng khóa 26 Thủ Ðức và là bạn học cùng lớp với tôi suốt 4 năm Trung học Trần Lục, nay là Phụ tá Ban 3 vào thay. Sau trận Khánh Dương, Tùng bị bắt và bị cộng sản Bắc Việt đem ra sân vận động Nha Trang xử tử.

Theo nhiệm vụ, tôi được quyền xin toàn bộ hỏa lực của Trường Pháo Binh Dục Mỹ gồm một pháo đội 105 ly, một pháo đội 155 ly, và một liên đội 175 ly gồm 3 khẩu để tác xạ tăng cường cho Lữ Ðoàn 3 Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 2,5, và 6 Nhảy dù đóng từ Khánh Dương tức cửa ngõ vào tỉnh Ban Mê Thuột chạy dài đến phía Bắc của Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn. Còn Tiểu đoàn tôi yểm trợ trực tiếp cho các đơn vị tác chiến thuộc Lữ Ðoàn 3 Nhảy dù với gồm 18 khẩu đại bác 105 ly kiểu M102 kích nòng bắn cực nhanh mà chính pháo binh Hoa Kỳ cũng không được trang bị, vì chỉ dành riêng cho Pháo binh Nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa là đơn vị duy nhất sử dụng loại vũ khí này cho thích hợp với đặc tính di động nhẹ. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, toàn bộ các đơn vị đồn trú rút hết về Nam qua quốc lộ số 14, và bây giờ Lữ đoàn 3 Nhảy dù phải một mình ngăn chận các Sư đoàn 3 và 325, và một số đơn vị khác của cộng quân tại đây, tương quan lực lượng cỡ một chống mười làm tôi nhớ lại ngày nào Tiểu đoàn 11 Dù tử thủ Charlie tại Kontum nay sẻ giống hệt như Lữ đoàn 3 Dù tại Khánh Dương. Cộng quân áp lực khắp nơi từ cả hai mặt đông và tây núi non hiểm trở, còn quốc lô 14 thì cộng sản không dám theo đường bộ tràn xuống, bộ binh và xe tăng của địch theo những đường mòn trong rừng núi đánh ra đến đèo M'Rac thì bị chận lại, hàng trăm xác Việt cộng bị bỏ thây tại đây cùng với một xe tăng T54, tình hình chiến sự đè nặng lên vai bố già Lữ đoàn trưởng, Ðại Tá Lê Văn Phát. Không ai bảo ai, mọi người đều biết tình hình này khó thể kéo dài nếu không có quân tiếp viện, suốt trong một tuần lễ và nhất là trong hai ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1975, các đơn vị Lữ đoàn đụng độ liên tục với cộng quân, pháo binh Nhảy dù cùng pháo binh cộng quân đấu pháo hầu như liên tục.

Có lẻ đây là lần đầu tiên tôi là một pháo thủ được sử dụng toàn bộ hỏa lực của Trường Mẹ để yểm trợ chiến trường ác liệt cách Trường Pháo Binh không xa, tôi đã gọi bắn gần như liên tục ngày đêm các mục tiêu phản pháo hoặc tiêu hủy với đại bác 175 ly, và nhiều tuyến cản với đại bác 155 ly và 105 ly, ngoài các mục tiêu mà các Sĩ quan liên lạc từ các Tiểu đoàn Dù xin bắn, tôi còn phải chấm thêm nhiều tuyến cản để tác xạ. Cộng quân không pháo kích Bộ chỉ huy Lữ đoàn mà chỉ đánh các Tiểu đoàn Dù bằng pháo kích với pháo binh và xe tăng xong rồi bộ binh xung phong theo chiến thuật cổ điển tiền pháo hậu xung, Không quân của ta từ phi trường Thành Sơn lên yểm trợ cũng không được hữu hiệu lắm đối với các chiến trường xé lẻ và tiếp cận hàng chục thước như thế này.

Ðến tảng sáng ngày 31/3/1975 thì toàn thể các đơn vị tác chiến kể cả các pháo đội Pháo binh Dù bị tràn ngập, và trước khi rút đi đã phá hủy hết đại bác. Không hiểu sao Trường Pháo Binh nghe được và tự động ngưng tác xạ, tôi gọi mãi để chuẩn bị nếu các đơn vị bạn yêu cầu bắn ngay trên đầu cùng chết với địch tức là đồng ư quy tận, nhưng không có một đài nào trả lời hết. Ðộ nửa tiếng sau tôi nghe tiếng động cơ nổ liên tục tại Trường Pháo Binh mà sau cùng là tiếng xích sắt của các khẩu pháo 175 ly. Có lẽ Trường Pháo Binh đã nhận lệnh di tản từ ở đâu đâu trước đây nên tự động tan hàng, kế đến là Trung tâm huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ nằm sát bên cũng tự động rút đi. Một số các đơn vị thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù hiện đang im lặng vô tuyến rời bỏ vị trí, chỉ biết là hầu hết bị địch tràn ngập, không một Ðề lô nào cũng như Sĩ quan liên lạc pháo binh lên máy, mà có liên lạc được giờ phút này cũng không còn hỏa lực pháo binh yểm trợ nửa.

Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù ra lệnh rút và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Pháo binh Dù phải di tản theo về Ðèo Rù Rì, độ một tiếng sau là gở toàn bộ căn cứ di tản ra khỏi phi trường Dục Mỹ, tôi được lệnh lại căn cứ với một máy truyền tin PRC 25, một tài xế, và một chiếc xe Dodge. Trung Tá Trần Ðăng Khôi, Lữ đoàn Phó dặn tôi cứ ở tại phi trường chờ ông bay trực thăng quan sát xong sẻ quay trở lại bốc tôi đi, việc để lại tài xế với chiếc xe Dodge này mang ý nghĩa nếu ông không về đón thì tôi sẻ cùng đệ tử chạy về Ðèo Rù Rì tìm Lữ đoàn. Giờ này thì cả căn cứ rộng lớn tại phi trường Dục Mỹ chỉ còn có một mình tôi và người đệ tử. Tôi nhìn về hướng Tây Bắc nơi hình Núi Vọng Phu vươn lên trên bầu trời nhạt nắng mai, người chinh phụ cùng đứa con hóa đá kia đã bao năm sắt son đứng đợi chồng về, và ở dưới chân Bà, nhiều thế hệ sau đang viết tiếp một chương bi thảm của những người đi chinh chiến không về, lịch sử là một sự lặp lại không ngừng. Tôi mong nghe có tiếng gọi của bất cứ một đơn vị Dù nào tìm đường ra quốc lộ, tôi sẽ hướng dẫn như đã làm trong quá khứ, nhưng không thấy ai lên tiếng. Gần một tiếng rồi không thấy trực thăng của Trung tá Khôi bay về, tôi mở các tần số gọi liên tục, vô vọng, kể cả tiếng Trung tá Khôi cũng không thấy trả lời. Tôi lên xe bảo người tài xế mở máy trực chỉ về Nha Trang.

Dọc đường, đồng bào bằng đủ mọi phương tiện xe đò, honda, xe bò, kể cả đi bộ, có người trên vai gánh cái gia tài vô giá là hai người con nhỏ ngồi hai đầu, họ cũng xuôi Nam theo chân quân đội quốc gia, họ đi theo đường quân đội rút, để tìm tự do. Ðể phục vụ cho âm mưu phản chiến, bọn phóng viên khốn nạn nước ngoài chỉ giỏi loan báo những tin thất thiệt xuyên tạc cuộc chiến tranh tư vệ của quân dân miền Nam, chúng không bao giờ có thì giờ tìm hiểu tại sao những người dân lành lánh nạn cộng sản, đã theo chân quân đội quốc gia về miền đất hứa bằng đôi chân tự do như thế này. Xế trưa thì tôi về đến Ðèo Rù Rì gần Nha Trang gặp lại Tiểu đoàn, tôi trình với Thiếu Tá Triệu là không nghe bất cứ đài nào gọi. Ðộ nửa tiếng sau, Trung Tá Khôi cũng bay về, ông hỏi tôi sao không đợi, tôi trả lời cả một huấn khu to lớn như thế rút hết, chỉ còn hai thầy trò tôi và không liên lạc được ai nửa nên phải về đây. Lúc này tôi cũng không rỏ Lữ đoàn sẻ đi đâu, vào Nha Trang hay về Saigon theo đường bộ. Sau đó thì có lệnh rút về quân cảng Cam Ranh. Về đến cổng quân cảng thì cả một rừng quân xa của nhiều binh chủng và dân xa đủ loại đã bít kín hết cổng ra vào, xe cộ đậu dài cả chục cây số. Những người lính quân cảnh gác cảng chỉ biết lắc đầu nói không có tàu, tình cảnh này mà mở cổng thì có trời cũng không cản nổi cảnh hỗn loạn.

Lúc gần chiều thì Ðại Tá Phát Lữ đoàn trưởng quyết định rút về Phan Rang theo đường bộ, khi đoàn xe của Lữ đoàn trở đầu ra khỏi quân cảng thì toàn thể rừng xe cộ kia cũng tự động nối đuôi, cặp bên hông là xe gắn máy của đồng bào, hàng ngàn xe cộ, dân xa, chiến xa, đại bác, và quân xa của một phần Quân khu 2 đông cỡ chục ngàn người theo sau đoàn quân Mũ Ðỏ cỡ trên một trăm người mở đường tiến về Nam. Giữa cái khung cảnh bi hùng như thế, tôi có cảm tưởng giống hệt như ngày xưa ông A Dong dẫn dân Do Thái vượt qua Biển Ðỏ tìm về miền đất hứa lánh nạn quân Ai Cập. Xe chạy khá chậm để phía sau theo kịp, thỉnh thoảng phải dừng lại để quan sát dò đường. Mỗi lần ngừng lại, chúng tôi năn nỉ đồng bào đừng chạy xe gắn máy cặp sát xe chúng tôi, lỡ bị phục kích thì bị chết oan, nhưng đồng bào cương quyết nói “Nhảy dù đi đâu chúng tôi đi theo, có chết chúng tôi cũng chịu”, đành phải để cho bà con chạy theo như thế. Ðến Du Long thì trời đã tối, nhìn lại phía sau, cả chục cây số đèn pha sáng trưng, nguyên một góc trời đèn xe như một con giao long đang uốn khúc, sáng long lanh trong đêm hoa đăng bi thảm, đêm nay đồng bào Khánh Hòa bỏ phiếu cho tự do, quân đội quốc gia đi đâu thì đi theo đó. Cũng may, không một tiếng súng nào nổ thêm trong đêm này và toàn bộ đoàn quân dân về đến Phan Rang bình an vô sự.

Xe của Nhảy dù chạy đi đâu thì đoàn xe khổng lồ phía sau cũng nối đuôi, đến khoảng 3 giờ sáng ngày 01/4/1975 thì vào đến Phan Rang, xe chạy ra sát biển thì dừng lại, còn đoàn xe đã tháp tùng chúng tôi thì tiếp tục cuộc hành trình vô Nam và đến Phan Thiết trong ngày hôm đó. Lữ đoàn 3 Dù nhận được lệnh mới vào phi trường Thành Sơn nay do Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân với con phượng hoàng Phan Rang, một vị tướng mặt trận, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang trấn nhậm, còn vị Tỉnh trưởng Phan Rang, Ðại Tá Trần Văn Tự thì đang tá túc trong phi trường đến ngày 07/4/1975 mới trở về nhiệm sở. Sáng hôm sau ngày 02/4/1975, một trung đội thuộc đại đội chỉ huy của Lữ đoàn 3 do một Trung sĩ hướng dẫn đi theo một viên Ðại Úy Ðịa phương quân, vị này nguyên là Trưởng Ban 2 quận châu thành Phan Rang nay được đề cử giữ chức Quận Trưởng và được Nhảy dù hộ tống đi trấn an dân chúng. Tôi được lệnh đi theo với nhiệm vụ chính là tìm đại bác 105 ly nào của ta bỏ lại còn sử dụng được thì sẻ kéo về phòng thủ phi trường, nhưng tất cả đại bác kể cả 155 ly đều bị phá nòng để lở rơi vào tay địch thì không sử dụng được. Tại tiểu khu Ninh Thuận, tôi đã gặp người thay thế ông Tỉnh đang tá túc ở trong phi trường là vị Trung Tá Tiểu khu phó, đang liên lạc bằng tiếng Anh với một chiếc trực thăng bay vòng vòng trên đầu nghe nói là của cố vấn John Paul Vann đang hỏi thăm tình hình. Trong lúc chờ đợi tôi đi vòng vòng quanh tỉnh thì gặp một toán Thám Sát Tỉnh (tiếng Anh là Province Recon Unit gọi tắt là PRU), anh em này nhận ra tôi là cựu huấn luyện viên CT tiền thân của PRU, tay bắt mặt mừng, anh em cho biết tình hình trong tỉnh vẫn tương đối yên ổn tuy có vài vụ cướp bóc, còn Việt cộng thì chưa vào được thành phố. Tôi nói Nhảy dù về giữ Phan Rang, nếu thuận tiện anh em thông báo cho dân chúng biết. Xong tôi từ giã và tiếp tục đi theo xe của trung đội Nhảy dù chạy vòng quanh thị xã tìm súng đại bác, rồi ra đến ngoại ô, đến nơi đâu viên Ðại úy Quận trưởng đều bắc loa nói Nhảy dù đã về Phan Rang xin bà con trở lại sinh hoạt bình thường.

Tại cửa biển Phan Rang, sát một làng chài lưới, đồng bào báo cáo có một bọn cướp có súng, lợi dụng tình hình sôi động đã cướp bóc nhũng hại dân lành cả tháng nay, hiện bọn này đang nằm ở nhà, xin quân đội đi bắt, viên Ðại úy không còn quân này đề nghị Nhảy dù đi theo bắt cướp, tôi đề nghị viên Trung sĩ Trưởng toán Nhảy dù cho đi, bắt được hai tên cướp này thật dễ dàng rồi trói lại và đưa ra ngay cửa biển nơi có chiếc ghe của gia đình tên chánh đảng cướp đang neo tại bến. Bà con nghe tin kéo đến thật đông, viên Ðại úy hỏi ý kiến bà con xử trí như thế nào, mọi người đều hô to xử tử, nhanh như chớp viên Ðại úy Quận trưởng lập tức giơ M16 nhắm vào tên chánh đảng đang quỳ cách đó khoảng chục thước và bắn ba phát, tên chánh đảng vừa giãy chết thì chiếc ghe kia cũng mở máy chạy. Còn lại tên thứ hai thì có một vị bô lão nói là con và xin tha, vì con ông chỉ là đồng bọn bị ép buộc, nay dân chúng cũng xin bảo lãnh tha tội chết, tôi cũng nói thêm vào xin Ðại úy tha cho nó, và thật giống như là xinê, tên này được viên Quận trưởng cởi trói và tha tại chỗ giống như “not guity” tại phiên tòa xử vô tội tại Mỹ. Chuyện này về sau xem phim Hồng Kông tôi có ý nghỉ ngộ nghĩnh là Nhảy dù dẫn Bao Công đi xử án tại Phan Rang.

Về đến Tiểu đoàn, tôi báo cáo mọi chuyện, Thiếu Tá Triệu cắt tôi tiếp tục làm Sĩ quan liên lạc Lữ đoàn đặt cạnh Bộ chỉ huy hành quân chiến cuộc của Không quân, và nhờ phương tiện liên lạc tốt của Không quân, tôi đã liên lạc được Hải pháo Hoa Kỳ ngoài khơi hải phận Việt Nam qua một sĩ quan liên lạc hải pháo người Việt. Tôi trình bày mọi việc và yêu cầu yểm trợ hải pháo khi đụng trận, vì hiện nay chúng tôi không còn pháo binh, họ chấp thuận yêu cầu trên nguyên tắc, nhưng sau đó đã lờ đi vì Hoa Kỳ vĩnh viễn phủi tay với người bạn đồng minh. Ngày 9/4/1975 đã diễn ra một cuộc bốc quân cuối cùng và vĩ đại nhất của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, Không đoàn 72 chiến thuật của Trung tá Lê Văn Bút đã dùng 40 trực thăng UH1B cộng với 12 trực thăng võ trang, và 8 chiếc trực thăng Chinook từ phi trường Biên Hòa ra bay ngược về Khánh Dương bốc “một slick duy nhất” được toàn bộ các quân nhân Lữ đoàn 3 bị thất lạc mà đa số là Tiểu đoàn 5 Nhảy dù của Trung tá Bùi Quyền và một số anh em Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 6 Dù, còn riêng các pháo đội Nhảy dù thì sau này có người tìm ra được quốc lộ và cuối cùng về đến đơn vị chỉ được vài người, còn lại ngoài số bị tử trận, một số bị bắt làm tù binh như Ðại úy Nguyễn Thái Chân hàng chục năm sau mới được trả tự do.

Khi toàn bộ Lữ đoàn 2 Dù ra thay Lữ đoàn 3 xong, và Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra làm tư lệnh mặt trận Phan Rang, thì Tiểu đoàn tôi được lệnh trở về hậu cứ Nguyễn Huệ để bổ xung lực lượng sau gần 3 năm tham chiến tại miền Trung. Qua cửa phi cơ nhìn xuống Phan Rang, quốc lộ số 1 với những hàng dừa ngút ngàn chạy song song với biển Thái Bình Dương, tôi còn thấy được hơn một tuần trước, ở phía dưới kia đã diễn ra một đêm hoa đăng bi thảm soi đường cho một cuộc di tản cùng với đồng bào.

Chúng tôi đã ngồi dậy, và cầm súng tiếp tục chiến đấu.


Nguyễn Văn Lập

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

TĐ 2 Trâu Điên TQLC và Cổ Thành QT

Post by phu_de »

Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC
và mặt trận Thị Xã Quảng Trị năm 1972

MX Trần Văn Loan
ImageImage Lời tác giả

Hôm nay là ngày 9 tháng 9 năm 2004, là ngày cách nay đúng 32 năm Sư Đoàn TQLC Quân Lực VNCH bắt đầu giai đoạn 3 tức là giai đoạn cuối cùng của Chiến Dịch tổng phản công dứt điểm Cổ Thành và tái chiếm hoàn toàn Thị Xã Quảng Trị, đúng theo kế hoạch 3 tháng thưà thắng xông lên tái chiếm Lãnh Thổ của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà qua thông điệp nhân kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1972.

Thưa cùng Quý Vị Niên Trưởng và Chiến Hữu là với khả năng và tầm nhìn của Trưởng Ban 3 cấp Tiểu Đoàn thì tôi chỉ dám viết về Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên của tôi trong giai đoạn 3 cuối cùng mà thôi. Thực tình, tôi không dám xen vào nội bộ cuả các Đơn Vị Bạn! Tuy nhiên, tôi vẫn xin thỉnh ý của tất cả Quý Vị Niên Trưởng và Chiến Hữu xa gần là những gì tôi viết không đúng thì cứ thẳng thắn góp ý kiến xây dựng để bài viết được thực tế hơn. Địa chỉ liên lạc của tôi E-mail: Lawrence.tran@att.net hay trên Diễn Đàn Cựu Quân Nhân TQLC.

Tôi xin được cùng Quý Vị ôn lại những kỷ niệm hào hùng đầy Hy Sinh và Gian Khổ mà các Chiến Sĩ Trâu Điên TQLC quét sạch Quân cộng sản xâm lược của Trung Đoàn 995 thuộc Sư Đoàn 325A Điện Biên và Trung Đoàn 48 Sư Đoàn Thép Điện Biên 320B ra khỏi Thị Xã Quảng Trị. Xin kính mời Quý Vị cùng ôn lại và theo dõi.
Image Theo đúng kế hoạch điều quân của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC thì mục tiêu Cổ Thành vẫn giao cho 2 Lữ Đoàn. Phân nửa phiá Bắc do Lữ Đoàn 147 của Đại Tá Nguyễn Năng Bảo với 3 Tiểu Đoàn 7, 8, và 3 mà Tiểu Đoàn 3 Sói Biển là nổ lực chính đánh chiếm Cổ Thành. Phân nửa phiá Nam do Lữ Đoàn 258 của Đại Tá Ngô Văn Định với trách nhiệm nặng nề hơn là ngoài mục tiêu Cổ Thành, Lữ Đoàn còn phải quét sạch chốt địch bao trùm dày dặc trong Thị Xã Quảng Trị. Lữ Đoàn 258 gồm 5 Tiểu Đoàn 1, 2, 5, 6, và 9 trong đó Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Cảm Tử là nổ lực chính đánh vào Cổ Thành, Tiểu Đoàn 1 và 2 đánh chiếm Thị Xã Quảng Trị, còn Tiểu Đoàn 5 và 9 làm trừ bị.

Sau khi xóa sổ Sư Đoàn 318 cộng sản Bắc Việt từ chiến trường Triệu Phong trở về Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 369 của Trung Tá Nguyễn Thế Lương tại Làng Vân Trình Thưà Thiên, dưỡng quân chưa được 5 ngày thì Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên lại được lệnh lên đường vào mặt trận Thị Xã Quảng Trị ngày 8 Tháng 9 năm 1972 bằng Quân vận xe GMC. Tiểu Đoàn 2 được tăng cường cho Lữ Đoàn 258 và thay thế cho Tiểu Đoàn 5 Hắc Long tại Lò gạch ngói Trương Kế ở ngã ba Long Hưng ( giao điểm Quốc Lộ 1 và đường Lê Huấn dẫn vào Cổ Thành Quảng Trị ), tuy nhiên Cánh Phó của Tiểu Đoàn 5 do Đại Uý Trần Vệ vẫn nằm chung với Cánh Trưởng Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 của Thiếu Tá Trần Văn Hợp có lẽ để cho hai người bạn cùng Khoá 19 Dalat vừa đánh giặc vừa uống bia hàn huyên tâm sự cho đỡ buồn? Trong khi đó Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu của Thiếu Tá Nguyễn Đăng Hoà vừa hoán đổi cho Tiểu Đoàn 2 tại Triệu Phong thì lại được Liên Đoàn 1 BĐQ từ Đà Nẵng ra thay tuyến cũng để vào hoán đổi cho Tiểu Đoàn 9 Mãnh Hổ của Niên Trưởng Đà-Lạt, Trung Tá Nguyễn Kim Đễ ( Khoá 16 Dalat ) tại Ga xe lửa Quảng Trị đã quá mệt mỏi sau khi vất vả đánh chiếm Bệnh Viện Quân Dân Y hỗn hợp, Ty Công Chánh và Cô giáo Trường Trung Học Bồ Đề dọc theo Đại Lộ Trần Hưng Đạo tiến về Thị Xã Quảng Trị. Phen này Võ nguyên Giáp và lũ Bắc quân " sinh Bắc tử Nam " đặc biệt là 4 Sư Đoàn sừng sỏ Điện Biên 304, 312, 320 và 325 nổi tiếng một thời sẽ tan tành theo mây khói khi đụng đầu với " Lính Thủy Đánh Bộ Ngụy "! Hai Tiểu Đoàn đàn Anh mà nhập cuộc thì các con tới số rồi Đại Tướng đỡ đẻ Võ nguyên Giáp ơi!!!

Ngày 9 tháng 9 năm 1972

Sáng sớm ngày 9 Tháng 9 năm 1972, Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên tung Đại Đội 2 của Đại Uý Từ Đức Thọ thọc sâu vào Làng Thạch Hãn bao bọc bởi hàng hàng lớp lớp lũy tre gai dày dặc sát bên Thị Xã Quảng Trị. Khi cánh phó của Đại Đội 2 vừa vượt đường Hồ Đắc Hanh thì gặp sức phản công mãnh liệt của địch với đầy đủ hỏa lực thượng liên, phòng không 12 ly 8 và bắn thẳng 82 ly không giật cùng sự yển trợ hữu hiệu của đại bác tầm xa 130 từ hướng Cam Lộ và Đông Hà cho nên mọi mũi tấn công do Đại Đội phó Trung Uý Trần Đình Công bị khựng lại với số thương vong đáng kể! Tuy nhiên cánh phó Đại Đội 2 vẫn gan lì nằm chờ đợi... Màn đêm lặng lẽ buông xuống trong cái im lặng âm u rợn người của tử thần đang phảng phất, ẩn hiện đâu đây! Trong khi quân tử thủ cộng sản Hà Nội đang mơ mộng cứ tưởng bở là chúng đang nắm thế chủ động... thì bất ngờ ngay sau những tràng đạn pháo 105 ly delay thật chính xác của các Tiền sát viên Thần Tiễn cộng thêm sức công phá mãnh liệt của những quả mìn định hướng Claymore cột vào đầu mỗi cây sào tre đã lật phá tung từng hầm kiên cố nằm sâu dưới rặng tre già của làng Thạch Hãn thì đến tiếng hô xung phong của Niên Trưởng Cao-Thiên và các Trung Đội Trưởng. Những con Trâu Điên thuộc Đại Đội 2 đồng loạt cảm tử xông lên với những tiếng nổ long trời lở đất của lựu đạn M 67, của hỏa tiễn cá nhân M 72 loại 66 ly...Những con Trâu Điên của Niên Trưởng Từ-Đức đã làm chủ tình thế khi lũ Bắc quân lớp chết lớp bị thương được đồng bọn mang đi thi nhau chém vè vào sâu trong Thị Xã Quảng Trị. Lúc bấy giờ là 2 giờ đêm mùng 9 tháng 9 rạng sáng ngày 10 tháng 9 năm 1972. Kề từ thời điểm này, Khu vực Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên tại ngã ba Long Hưng không còn nằm trong tầm bắn sẻ của bọn ác ôn thiện xạ cộng sản Bắc Việt xâm lược nữa. Người viết bài này nhớ lại cái đêm hôm ấy ngày 8 tháng 9, khi Tiểu Đoàn 2 mới đến ngã ba Long Hưng mà giật mình? Số là ngay chiều tối hôm đó có chuyến tiếp tế và bổ sung tân binh từ Hậu cứ Sài Gòn ra, trong đó có một tân binh Y tá rất trẻ mới có 17 tuổi mà tôi không kịp hỏi tên. Tôi chỉ chỗ để anh Y tá trẻ nằm trên võng bên cạnh võng tôi dưới căn nhà lầu 2 tầng đổ nát của chủ nhân lò gạch để kể chuyện Sài Gòn cho tôi nghe. Anh ta đang vui vẻ kể chuyện khỏang 15 phút thì tự nhiên im tiếng khiến tôi cứ tưởng sau một ngày đường xa chuyển vận vất vả khiến Anh Y tá trẻ này mệt quá ngủ thiếp đi lúc nào không hay nên tôi không hỏi tiếp nữa . Nhưng vài phút sau có tiếng la từ Trung đội Quân Y của Bác Sĩ Hồng Râu là Anh Y tá trẻ này đã bị đạn bắn sẻ vượt qua võng tôi đang nằm và trúng ngay tim Anh. Anh đã chết ngay không một lời trăn chối và chỉ có vài giọt máu thấm trên võng mà Anh đang nằm. Ôi cũng là phần số con người!

Đây là dữ kiện hùng hồn chứng minh rằng khi Sư Đoàn TQLC nhận bàn giao của Đơn Vị Bạn Sư Đoàn Nhảy Dù kể từ ngày 27 tháng 7 năm 1972 cho đến giai đoạn thứ 3 tức là giai đoạn cuối cùng của cuộc phản kích tái chiếm hoàn toàn Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị bắt đầu ngày 9 thàng 9 năm 1972 thì xung quanh khu vực Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị vẫn còn nằm trong tầm bắn tiả của bọn cộng sản Bắc Việt xâm lược.

Ngày 10 tháng 9 năm 1972

Bước qua ngày thứ 2 của giai đoạn 3, giai đoạn gay go quyết liệt cuối cùng để sớm dứt điểm Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị của Sư Đoàn TQLC Quân Lực VNCH.

Tưởng cũng nên nhắc lại là trong đêm hôm qua 9 tháng 9, TQLC Hoa Kỳ đã bất ngờ yểm trợ TQLC Việt Nam bằng một phi tuần phản lực. Trung tá Gordon W. Keiser Cố vấn Trưởng Lữ Đoàn 258, người đang chỉ huy toán Cố Vấn Mỹ 20 người, đã báo cho Thiếu Tá Huỳnh Văn Lượm Trưởng Ban 3 Lữ Đoàn là " hiện nay trên bầu trời Quảng Trị có một phi tuần phản lực F4C đang bao vùng và chúng ta có muốn đánh vào mục tiêu nào không? Nếu không thì phi cơ sẽ liệng bom xuống biển trước khi trở về Mẫu hạm?" Sau khi nghe báo cáo, Đại Tá Ngô Văn Định (Đồ-Sơn) Lữ Đoàn Trưởng đã có quyết định nhanh chóng, táo bạo và và bất ngờ là Ông không cần xin phép trước Sư Đoàn vì sợ chậm trễ thì máy bay biến đi mất. Niên Trưởng Đồ-Sơn đã yêu cầu phi tuần phản lực đánh vào góc tây nam Cổ Thành ( ngã ba Lê Thái Tổ và Duy Tân đối diện với Ty Thông Tin Quảng Trị ). Ông còn yêu cầu là phải đánh thật chính xác vì các Đơn vị bạn đã tiếp cận sát bên. Ông lập lại là nếu không chính xác thì đừng đánh! Thế là 8 quả bom từ 2 Fighters F4C được ném xuống thật đúng mục tiêu vì đó là loại bom Tinh Khôn được điều khiển bằng tia sáng Laser khiến bề dày 5 mét của bức tường Cổ Đinh Công Tráng sụp đổ tạo điều kiện cho Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng của Niên Trưởng Đồ-Sơn Con, Đại Uý Nguyễn Phúc Định xâm nhập đánh chiếm sau này.

Trở lại với mặt trận Thị Xã Quảng Trị, rạng sáng ngày hôm nay 10 tháng 9 năm 1972, Đại Đội 2 Trâu Điên của Đại Uý Từ Đức Thọ (Tự-Đức) được sự yểm trợ của một Chi Đội Chiến xa M48 thuộc Chi Đoàn 2/20 tiếp tục tiến quân truy quét địch dọc theo đường Quang Trung hướng về Thị Xã Quảng Trị. Địch đã cố thủ trong những toà nhà bêton đổ nát để chống trả mạnh mẽ sức tấn công của ta nhưng cuối cùng sau một ngày cầm cự, địch đã tháo chạy để lại xác chết và rất nhiều vũ khí và quân trang quân dụng. Đại Đội 2 Trâu Điên đã hoàn toàn kiểm soát được các mục tiêu dọc theo hai bên đường Quang Trung như Trường Tiểu Học Theresa, Trường Nữ Trung Học Phước Môn, Nhà Thờ Thạch Hãn và Trường Trung Học Thánh Tâm.

Có điều đáng buồn là tại mặt trận Thị Xã Quảng Trị này, quân cộng sản xâm lược Bắc Việt không thể xử dụng chiến xa tham chiến cho nên con cái của Niên Trưởng Tự-Đức cũng không thể " tay không bắt sống " chiến xa địch như ở Làng Điền môn, Hương Điền - Thưà Thiên được? Nhớ lại sau ngày Tiểu Đoàn được trực thăng vận từ Nhà Thờ Tin Lành ở Phong Điền bay ra tăng phái cho Lữ Đoàn 147 tại Hương Điền vào cuối tháng 6 sau trận giao tranh quyết liệt giữa các Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 147 của ta và địch có chiến xa yểm trợ tại đây. Trong khi nằm đường bảo vệ Hương lộ 555, một Trung đội của Đại Đội 2 Trâu Điên đã tình cờ phát giác và bắt sống một chiến xa lội nước PT76 còn cáo cạnh của địch dấu trong lùm cây với súng đạn và lương thực gồm các thùng mắm tôm khô loại 10 cân dành riêng cho các " đồng chí bộ đội xe tăng " còn nguyên vẹn. Số là trước giờ rút quân vào chiều tối, một người Lính Đại Đội 2 trong khi đi việc cần đã vô tình " tè " lên và phát giác ra nó. Chiếc chiến xa lội nước này đã được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 đem triển lãm ngoài Huế và đã được hân hạnh tiếp đón Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà đến an tọa!

Song song với cuộc tiến quân của Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên lại tung một mũi tấn công khác vào các mục tiêu quan trọng hơn về bên cánh phải tiếp giáp với Cổ Thành và vinh dự này được giao cho Niên Trưởng Long-Hồ tức Đại Uý Lê Quang Liễn Đại Đội Trưởng Đại Đội 4. Có thể nói tất cả những Vị Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên sau này như Niên Trưởng Ngô Văn Định, Nguyễn Xuân Phúc và bây giờ là Trần Văn Hợp đều xuất thân từ Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 cho nên trong bất cứ cuộc hành quân nào của Tiểu Đoàn, Đại Đội 4 luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Điển hình như trong cuộc tiến quân thần tốc chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ vượt qua hơn 30 cây số chốt để bắt tay với Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu. Quái Điểu đang bị các Sư Đoàn địch quyết tâm bao vây hòng tiêu diệt sau khi Tiểu Đoàn này nhảy lên đầu chúng tại Quận Triệu Phong - Quảng Trị ngày 11 Tháng 7 năm 1972. Trước ngày bắt tay với Đơn Vị Bạn, Đại Đội 4 Trâu Điên được sự yểm trợ mạnh mẽ từ Chi Đoàn 3/18 Thiết Quân Vận của Đại Uý Minh " Hạm Đội " đã bắn cháy và bắt sống hàng chục chiến xa đủ loại của địch tại Làng Thanh Lê - Triệu Phong - Quảng Trị trong ngày 13 tháng 7 năm 1972. Chiến thắng này đã góp phần không nhỏ để Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC đoạt giải nhất Quân Khu 1 với thành tích diệt tăng địch của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà và Anh Hùng diệt tăng Thiếu Uý Nguyễn Hữu Hào với hỗn danh " Ông Già 72 " Đại Đội Phó Đại Đội 4 Trâu Điên này đã được Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà ân thưởng Biệt Công Bội Tinh tại Dinh Độc Lập Sài Gòn.

Được sự yểm trợ tích cực bởi Chi Đoàn 2/20 Chiến xa M 48 của Đại Uý Lê Bá Nam, Đại Đội 4 Trâu Điên do Niên Trưởng Long-Hồ từ ngã tư Lê Huấn - Quang Trung - Hồ Đắc Hanh - Duy Tân đã nhanh chóng vượt bến xe Nguyễn Hoàng để tiến chiếm các mục tiêu dọc theo các con đường Phan Thanh Giản và Lê Thái Tổ áp sát bờ thành. Nhưng Đại Đội 4 đã gặp sự chống trả dữ dội của địch quân vì đây là vùng " tứ giác máu ", máu của Đơn Vị Bạn nổi tiếng là thiện chiến nhất, Đơn Vị lừng danh là đã làm nên 5 Vị Tướng cho Quân Lực đã phải đổ mà mỗi tấc đất khi chiếm được lá cả tấc khối máu của Chiến Sĩ phải đổ ra! hỏa lực đủ loại của địch quân từ các chốt tử thủ không những ở bên ngoài mà bên trong Cổ Thành cũng thi nhau nhắm vào những con Trâu Điên đang lầm lì tiến bước. Đánh giặc trong Thành phố thật la gian nan! Một mục tiêu nhỏ xíu mà tới 2 Lữ Đoàn với 8 Tiểu Đoàn gồm hơn 5 ngàn Cọp Biển thi nhau dành thắng lợi trong khi Kế Hoạch hỏa yểm chỉ có Pháo Binh 105 ly của 3 Tiểu Đoàn Pháo cơ hữu là chính còn Phi pháo và Hải Pháo thì bất lực vì sợ dội lên đầu đơn Vị Bạn cho nên Quan Ba Cố Vấn Livingstone ( sau này là Trung Tướng hồi hưu ) của Tiểu Đoàn cứ tha hồ mà ngồi chơi sơi nước!

Đại Bác và đại liên trên các chiến xa M48 đã thi nhau mở hết hỏa lực vào các mục tiêu của địch khiến chúng không thể ngóc đầu lên được đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Chiến Sĩ Đại Đội 4 Trâu Điên mạnh mẽ xông lên thi nhau thẩy lựu đạn vào các hầm hào của địch khiến chúng tháo chạy như ong vỡ tổ. Địch quân lớp chết lớp bị thương được đồng bọn mang đi, quân ta tịch thu rất nhiều súng ống đủ loại nhưng không bắt được một tên tù binh nào dù là thương binh của chúng! Cho đến chiều tối ngày 10 tháng 9 thì Niên Trưởng Long-Hồ đã báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn là Đại Đội 4 của Ông đã hoàn toàn kiểm soát được Khu vực Cinema Đại Chúng và tiếp giáp với Cổng Hậu Lê Thái Tổ của Cổ Thành.

Ngày 11 tháng 9 năm 1972

Bước qua ngày Thứ 3 của cuộc hành quân tái chiếm Thị Xã Quảng Trị, tinh thần thi đua diệt địch của hai Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu và Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên vẫn dâng cao. Song song với cuộc tấn công của Trâu Điên, Cánh phó Tiểu Đoàn 1 Niên Trưởng Nghệ-An tức Đại Uý Nguyễn Cao Nghiêm Khoá 20 Võ Bị Dalat với các Đại Đội Trưởng đàn Em xuất sắc như Bùi Bồn Khoá 21 và Vàng Huy Liễu Khoá 22 đã tiến quân như chẻ tre dọc theo trục lộ Trần Hưng Đạo. Quái Điểu đã lầ lượt thanh toán những mục tiêu khó nuốt như Cảnh Sát Dã Chiến, Khu Nhà đèn, Trường Nữ Tiểu Học, nhà sách Lương Giang, nhà sách Sáng Tạo mà gian nan nhất vẫn là Ty Cảng Sát Quốc Gia Quảng Trị.

Sáng ngày 11 Tháng 9 năm 1972, thì Cánh Phó Trâu Điên do Niên Trưởng Tiền-Giang tức Đại Uý Phạm văn Tiền chỉ huy với Đại Đội 2 đã bắt tay được với Cánh Phó Quái Điểu ngay tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Quang Trung. Hai Người Bạn cùng Khoá 20 Dalat mỉm cười siết chạt tay nhau trong niềm tin chiến thắng như Họ đã từng ôm khóc mừng rỡ vì biết mình còn sống khi đổi Quân cho nhau tại Thôn Nại Cửu, Bích La Nam bên giòng sông Vĩnh Định - Triệu Phong vào sáng ngày 14 Tháng 7 năm 1972.

Theo ý định điều quân của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, Đại Đội 5 của Trúc Giang tức Trung Uý Huỳnh Văn Trọn lên thay thế Đại Đội 2 tại ngã tư Quang Trung Trần Hưng Đạo để tiếp tục tấn công vào Trung tâm Thành phố. Như chúng ta đã biết, trong số 12 Tiểu Đoàn tác chiến TQLC thì chỉ có Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên là Đơn Vị duy nhất có Đại Đội tác chiến mang số 5 mà không có Đại Đội 3. Số là vào cuối năm 1969 khi thành lập Tiểu Đoàn 7 Hùm Xám thì toàn thể Đại Đội 3 Trâu Điên đã di chuyển qua và trở thành Đại Đội 2 Hùm Xám. Do đó cái tên Đại Đội 3 không còn nữa mà thay thế bằng Đại Đội 5 Trâu Điên. Vị Đại Đội Trưởng đầu tiên của Đại Đội 5 Trâu Điên là Đại Uý Phạm Văn Tiền xuất thân Khoá 20 Võ Bị Dalat nổi tiếng từ trận An Quý Bồng So Sơn Bình Định vào đầu năm 1966 khi mới ra Trường và đã được Cố Trung Tướng Lê Nguyên Khang Tư Lệnh Sư Đoàn lúc bấy giờ gắn Huy chương khen thưởng. Trong số 5 người Bạn cùng Khoá 20 Dalat về phục vụ Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên thì chỉ còn Niên Trưởng Phạm văn Tiền là không bị loại ra khỏi vòng chiến. Trong Chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719, Đại Uý Phạm văn Tiền Đại Đội Trưởng Đại Đội 5 đã được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và đã từng trải qua nhiều chức vụ như Tiểu Đoàn Phó Trâu Điên, Tiểu Đoàn Phó Kình Ngư Chỉ Huy Lực Lượng Tiền Phương Đặc nhiệm Tango đánh chiếm Hải Cảng Cửa Việt Quảng Trị trước ngày ngưng bắn 28 Tháng 1 năm 1973, rồi Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Hắc Long TQLC vào thời điểm cuối cùng . Người kế tiếp Chỉ huy Đại Đội 5 Trâu Điên là Trung Uý Huỳnh Văn Trọn xuất thân Khoá 24 Thủ Đức cũng là một Đại Đội Trưởng ít nói, thâm trầm nhưng gan lì và tài giỏi. Không tài giỏi sao được khi Trúc Giang đã đậu Thủ Khoa Khoá Sĩ Quan căn bản TQLC gồm nhiều Quốc Gia đồng minh theo học tại Trường TQLC Hoa Kỳ Quantico bên giòng sông Potomac thơ mộng của Tiểu Bang nổi tiếng Virginia vào cuối năm 1971 trước khi trở về Nước nắm Đại Đội 5 Trâu Điên.

Sau khi nhận bàn giao từ Đại Đội 2, Trúc Giang đã điều động Đơn Vị nhanh chóng tấn công thăn dò khu vực chợ Quảng Trị nhưng đây là một miếng xương khó nuốt cho Đại Đội 5! Chợ Quảng Trị nằm ngay trung tâm Thành Phố là một khu vực rộng lớn hình chữ nhật được bao bọc xung quanh bởi 4 dãy phố lầu bên 4 con đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Gia Long ( đường bờ sông Thạch Hãn ) và đường Phan Bội Châu. Thời gian qua tuy đã phải hứng chịu nhiều đợt bom đạn của ta và địch cày qua chà lại, tuy nhiên những căn nhà lầu xung quanh chợ tuy bi hư hại nặng nhưng vẫn còn đứng vững và nơi đây đã trở thành công sự phòng thủ lý tưởng cho địch quân nhất là những tên bắn tiả chuyên nghiệp.

Sau những tràng Pháo Binh 105 ly của các Pháo đội tác xạ từ xa với đạn bắn thoải mái không cần phiếu nhận, những con Cọp Biển Trâu Điên dũng mãnh xông lên chiếm ngay nhà Thuốc Tây Quảng Trị và Nhà sách Văn Hoá ngõ vào Chợ để lập đầu cầu tấn kích nhưng thượng liên và hàng rào B40 từ các khung cửa sổ bắn ra dữ quá lại thêm mưa đại pháo 130 ly của địch từ xa chậm rãi gõ " thùng! thùng! " đã cầm chân Đại Đội 5 Trâu Điên không thể tiến lên được và đã có thương vong. Niên Trưởng Tiền-Giang đã nhanh chóng điều động những con cua đinh M 48 của Thiết Đoàn 20 vào vị trí. Những nòng đại bác 90 ly được nâng cao và khai hỏa vào các khung cửa sổ và dưới sự yểm trợ mãnh liệt của đại liên 50 trên các chiến xa, Quân ta đã nhanh chóng thanh toán các chốt địch doc theo hai ben đường Quang Trung và Trần Hưng Đạo. Địch quân lớp chết lớp bị thương mà không kịp mang theo, nhiều vũ khí cá nhân bị tịch thu, đăc biệt là toàn súng tiểu liên AK bá nhựa màu đỏ khá nhẹ ( không phải bá gỗ như thường thấy hay bá gấp trang bị cho bọn đặc công ) lần đầu tiên địch xử dụng tại chiến trường Thị Xã Quảng Trị. Đây là Đơn Vị của Trung Đoàn 995 thuộc Sư Đoàn 325A mới tăng cường bảo vệ Thị Xã Quảng Trị. Theo lệnh của Tiền Giang, Trúc Giang cho con cái nhanh chóng củng cố mục tiêu với mìn bẫy đồ chơi được dăng gài ra xa để sẵn sàng cho cuộc tấn công ác liệt ngày hôm sau.

Trong suốt đêm qua 11 tháng 9, địch quân đã tăng viện mạnh mẽ qua sông Thạch Hãn cố để giữ vững lời thề của Võ nguyên Giáp Bí Thư Quân Uỷ Trung ương của bọn cộng sản Hà Nội xâm lược là phải bảo vệ Quảng Trị đến cùng! Tưởng cũng nên nhắc lại là sau khi Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên " cắt cổ " con đường huyết mạch 560 tiếp tế của bọn cộng sản xâm lược từ cảng Cửa Việt xuyên qua Quận Triệu Phong dẫn vào Cổ Thành Quảng Trị thì việc tiếp tế cho quân tử thủ xâm lược đã thay đổi và gặp nhiều khó khó khăn mà con cháu bác và đảng không thể " khắc phục " nổi. Tàu Hồng Kỳ của Trung Cộng vẫn tiếp tục đổ hàng xuống Cửa Việt nhưng không phải trên đoàn quân xa molotova bít bùng như trước mà trên các tàu nhỏ. Tàu nhỏ chở vũ khí, đạn dược và lương khô 701 đến cảng Đông Hà. Từ đó xe Molotova mới xuôi Nam theo Quốc Lộ 1 vượt 12 cây số đổ đồ tiếp tế xuống khu vực từ bãi Nhân Biều cho đến làng Cổ Thành ven bờ sông Thạch Hãn bên kia Thị Xã Quảng Trị. Chờ đêm tối, từng đoàn thanh niên xung phong nhào ra vác đồ khẩn trương lội sông Thạch Hãn đem qua!

Ngày 12 tháng 9 năm 1972

Rạng sáng ngày 12 tháng 9 năm 1972, sau những trận mưa pháo nặng nề bằng đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly cũng như hỏa tiễn " lục phế bôn " 107 ly, cộng quân đã đồng loạt xung phong vào tuyến phòng thủ của Đại đội 5 Trâu Điên với quyết tâm đẩy lùi Đơn Vị này ra khỏi chợ Quảng Trị. Chúng đã tiến công mạnh mẽ và chiếm được một số chốt trên đường Quang Trung nhưng chúng không thể tiến thêm được nữa vì tài điều khiển pháo binh " truyền thống " về trái, về phải, xa hơn và gần lại chỉ trong vòng có 10 mét một mà thôi của các Sĩ Quan Trâu Điên đã từng làm cho Sĩ Quan tác xạ của các Pháo Đội bắt điên cái đầu! Số là vào đầu tháng 4 năm 1972 , Tiểu Đoàn 2 TQLC đóng Quân ở phiá Tây Quốc lộ 1 không cho cộng quân tràn ra chiếm đường. Trong khi giải cứu toán Viễn Thám C đang bị việt cộng truy kích ráo riết, Niên Trưởng Hà-Nội tức Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó Trần Văn Hợp đã áp dụng lối bắn pháo binh " có một không hai ". Kể từ đó phương pháp điều chỉnh pháo binh này đã tạo thắng lợi không nhỏ cho sự phòng thủ vững chắc trước khi phản công diệt địch của các Đại Đội Trâu Điên. Điển hình là trong Trận Triệu Phong, hai Đại Đội 4 và 5 Trâu Điên đã bẻ gẫy và đập tan mọi cuồng vọng xâm lược của Trung Đoàn 101 sừng sỏ của Thân trọng Một, một tên chỉ huy sát thủ trong cuộc thảm sát Mậu Thân đầu năm 1968 tại Huế với hơn 5 ngàn Đồng bào vô tội bị việt cộng dã man chôn sống!

Được sự yểm trợ mạnh mẽ của chiến xe M48 với hỏa lực hùng hậu của Đại Bác 90 ly và đại liên 50 cũng như với Thiết vận xa M113 được trang bị loại 106 ly không giật và súng phun lửa, Quân ta đã nhanh chóng đẩy lui địch, chiếm lại các chốt và thừa thắng xông lên. Từng loạt đại bác và nhất là đại liên trên các chiến xa thi nhau nhả đạn vào các chốt địch dọc theo 2 bên đường Gia Long và Phan Bội Châu khiến đá gạch bay tung toé bụi mù cả một góc Trời làm địch quân không thế nào ngóc đầu lên nổi mà cứ thi nhau chổng mông cúi đầu nhả đạn lên trời!. Địch cố gắng diệt M48 nhưng vì mất tinh thần trong hỏang loạn cho nên tầm đạn B40 và B41 của chúng đều vượt cao trên đầu chiến xa của ta. Bây giờ mới là lúc mà các Chiến Sĩ Đại Đội 5 Trâu Điên hô to khẩu hiệu " hàng sống, chống chết " dành cho các con cháu bác và đảng khi nhanh chóng thanh toán các mục tiêu rộng lớn xung quanh khu vực chợ Quảng Trị. Tính cho đến chiều tối ngày 12 tháng 9 năm 1972, Đại Đội 5 Trâu Điên đã hoàn toàn làm chủ tình thế Trung tâm Thị xã Quảng Trị và nhanh chóng lục soát cùng củng cố mục tiêu. Địch quân đã bỏ lại nhiều xác chết, bị thương và tù binh còn non choẹt cùng rất nhiều vũ khí, quân trang và quân dụng đủ loại cho đến nửa đêm việc thu hồi chiến lợi phẩm vẫn chưa xong. Trong số những tử thi Bắc quân có thi hài của một Thiếu Uý Chính trị viên Đại Đội tên Lê Chính với quân hàm và huy chương " quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược " do Thượng Tướng Song Hào Thứ Trưởng Quốc Phòng ký còn nguyên nẹn. Tưởng cũng nên nhắc lại là trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam tự do do nguỵ quyền cộng sản Bắc Việt phát động, tất cả những Sư Đoàn chính quy của chúng đều phải làm lễ " hạ sao " tức là cởi bỏ cấp bậc để trở thành quân giải phóng Miền Nam . Trong balô của tên chính trị viên Đại Đội này có một lá thư của Bà Mẹ mới từ Bắc gởi vào " Mẹ gởi cho con một bộ quần áo Trung quốc để con mặc vào cho ấm, lại thêm cài đồng hồ vàng Polzov của anh cả con từ Liên Xô gởi về cho con. Con quyết tâm khắc phục đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để sớm về thăm Mẹ nghe con! " Lại có một lá thư đang viết dở dang " Mẹ ơi mấy hôm nay pháo bầy nhiều quá, các đồng chí đã lần lượt ra đi và không biết khi nào đến phiên con đây???..."

Ngày 13 tháng 9 năm 1972

Sau khi bắt tay được với Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng của Niên Trưởng " Loan mắt nhung " là Đại Úy Nguyễn Văn Loan ở bên cánh phải sát bờ tường phiá Tây Cổ Thành, sáng sớm ngày hôm nay 13 tháng 9, Niên Trưởng Long-Hồ đã chỉ huy Đại Đội 4 Trâu Điên ồ át tấn công vào các chốt địch dọc theo hai bên đường Phan Thanh Giản và Lê Thái Tổ hướng về đường Phan Đình Phùng và Trần Hưng Đạo ở trung tâm Thành Phố. Tưởng cũng nên nhắc lại trong những ngày quyết chiền đẫm máu vừa qua, địch đã xử dụng tối đa sở trường bắn tiả cố gây thương vong mà làm mất tinh thần chiến đấu của Quân ta. Chính Đại Uý Lê Quang Liễn Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Trâu Điên và người bạn cùng Khoá 20 Dalat với mình là Đại Uý Nguyễn Văn Loan Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Thần Ưng đã suýt mất mạng khi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 nhận được báo cáo là đạn bắn tiả đã lệch qua đầu Long Hồ chỉ trong vòng gang tấc khi hai Vị Niên Trưởng này đang họp bàn rải Quân phòng thủ chung. Sau này khi giết được một trong những tên chuyên nghiệp bắn tiả đó, Quân ta đã tịch thu được sổ tay của hắn với xạ bảng có ghi chi tiết đầy đủ nào là vận tốc gió, tư thế của địch trước khi bị trúng đạn, tư thế của địch sau khi bị trúng đạn... và riêng tên sát thủ này đã sát haị tới 71 nạn nhân trước khi bị Quân ta hạ sát.

Được sự yểm trợ hữu hiệu của chiến xa M48 và M113 của các Chi Đoàn chiến xa, Đại Đội 4 đã nhanh chóng thanh toán mục tiêu. Những tên địch ngoan cố chống cự đều bị nát thây trong hầm hào do lựu đạn M67 và Phóng lựu M79 bắn vào ( việt cộng rất sợ súng phóng lựu M79 của ta mà chúng quen gọi là cối cá nhân hay cối tay cầm ), những tên chém vè không chịu đầu hàng đều bị hạ sát tại chỗ. Quân ta đã tịch thu rất nhiều súng đạn, quân trang quân dụng và lương khô 701 của địch quân bỏ lại la liệt trên chiến trường mà hàng chục Thiết vận xa M113 hay " con bò sưã " 548 thi nhau vận chuyển về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cũng không xuể. Đến đây người viết xin chân thành ghi công các Chi Đoàn Chiến Xa M48 và Thiết Vận xa M113 vì ngoài nhiệm vụ sát cánh yểm trợ hỏa lực hùng hậu cho TQLC thanh toán mục tiêu, các Chiến Sĩ Mũ Đen này còn đắc lực trong " độc quyền " tải thương và tiếp tế cho TQLC trong suốt thời gian tái chiếm Thị Xã và Cổ Thành Quãng Trị một khi Trực thăng của Không Quân không thể tham chiến được.

Tính cho đến đêm ngày 13 tháng 9 năm 1972, tức là chỉ còn 6 ngày nữa chấm dứt kế hoạch thi đua 3 tháng thưà thắng xông lên tái chiếm Lãnh Thổ của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà. Binh Chủng Sư Đoàn TQLC với các Tiểu Đoàn 1, 2, và 8 đã hoàn toàn làm chủ tình thế 4/5 Thị Xã Quảng Trị và đang bao vây Cổ Thành Đinh Công Tráng trong khi các Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Cảm Tử của Niên Trưởng Thái-Dương, Trung Tá Đỗ Hữu Tùng (Khoá 16 Dalat) và Tiểu Đoàn 3 Sói Biển của Niên Trưởng Chương-Thiện, Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh đã sẵn sàng tại chân bờ tường phiá Đông Bắc và Tây Nam Cổ Thành chờ lệnh.

Tưởng cũng nên nhắc lại những tư tưởng yếm thế, tiêu cực và chủ bại ban đầu của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Melvin Laird là : " Nam Việt Nam nên tập trung Quân để bảo vệ những vùng đất mà Họ đã chiếm dược và nên từ bỏ ý định đánh chiếm Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị để tránh nhiều thiệt hại? " đã bị chính con Diều Hâu Đảng Cộng Hoà Mỹ đó là Ông Harriman, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao kiêm Trưởng Phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ tại Hoà Đàm La Celle Saint Cloud tại Thủ Đô Ba Lê Nước Pháp, bác bỏ " Nếu Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị được mang lên bàn Hội Nghị để bàn thảo thì đương nhiên chúng ta ( Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh Hoa Kỳ ) phải muốn Quảng Trị nằm trong tay chúng ta chứ! " Chính lời nói cương quyết này đã làm tăng thêm giá trị của Thông điệp ngày 19 Tháng 6 của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà gởi Quốc Dân Đồng Bào và đã làm nức lòng Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Binh Chủng Sư Đoàn TQLC Việt Nam với Quyết Tâm đánh tan lũ giặc thù cộng sản xâm lược Bắc Việt để chiếm lại cho bằng được Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị sau này.

Ngày 14 tháng 9 năm 1972

Đúng 5 giờ sáng ngày 14 tháng 9, quân cộng sản xâm lược đã mở nhiều đợt pháo kích dữ dội bằng đủ loại đại pháo 130 ly, 120 ly, 105 ly cùng hỏa tiễn 122 và 107 ly từ hướng Cam Lộ và Đông Hà vào tất cả các vị trí đóng quân của Đại Đội 5 Trâu Điên xung quanh chợ Quảng Trị cũng như khu vực phòng thủ của Đại đội 4 Trâu Điên tại ngã tư Phan Bội Châu, Lê Thái Tổ và Phan Đình Phùng. Báo cáo từ Đại Đội 4 cho biết là Bộ Chỉ Huy Đại Đội 4 đã bị trúng một quả 130 ly nhưng thật may mắn là Niên Trưởng Long-Hồ và 2 người mang máy chỉ bị tức thở và xây sát nhẹ nhờ hầm tránh pháo kiên cố chũ A do việt cộng bỏ chạy để lại.

Sau trận mưa pháo lớn đến trận mưa pháo nhỏ từ cối 82 đến cối 61 ly từ Toà Tỉnh Trưởng, từ trong Cổ Thành và ngay cả bên kia sông Thạch Hãn bắn qua. Nắm vững chiến thuật " tiền pháo hậu xung " của địch mà Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên đã có quá nhiều kinh nghiệm trong những lần chạm địch trước đây, nhất là trong Trận phản công tuyệt vời của Cánh Phó Trâu Điên tại vùng Chợ Sãi Triệu Phong Quảng Tri trong đêm tử thủ ngày 2 tháng 9 năm 1972. Thật vậy; Cánh Phó Trâu Điên dưới quyền chỉ huy của Niên Trưởng Tiền-Giang gồm hai Đại Đội 4 và 5 đã liên tục quần thảo dữ dội với 3 tiểu đoàn của Trung Đoàn sừng sỏ 101 địch xa luân chiến. Chúng đã hạ quyết tâm là phải đánh bật và tiêu diệt Cánh Phó Trâu Điên ra khỏi khu vực Chợ Sãi để chiếm lại con đường tiếp tế huyết mạch 560 dẫn từ Cảng Cửa Việt vào nuôi sống quân tử thủ cộng sản xâm lược trong Cổ Thành - Quảng Trị. Nếu không thì cả Sư Trưởng 318 và E Trưởng 101 sẽ bị ngưng công tác, Nắm vững được ý đồ của địch nên Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn đích thân lên máy gặp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Trần Văn Hợp và hạ lệnh là đêm nay Trâu Điên phải bảo vệ mục tiêu Chợ Sãi bằng mọi giá! Nếu giữ được thì hôm sau sẽ được hoán đổi để vô Thị Xã Quảng Trị " dưỡng sức " còn nếu không thì cho làm Quận Trưởng Triệu Phong dài dài! Hồi tưởng lại cái đêm hôm đó, sau những đợt tấn công biển người vào tuyến phòng thủ của Cánh B mà nặng nhất là của Đại Đội 4 với kèn thúc quân liên hồi trong đêm của địch. Cho đến 5 giờ sáng ngày 3 tháng 9 sau khi phòng tuyến bị chiếm qua lấy lại thì địch đã bị quân ta đẩy lùi. Thấy thế địch đang chém vè trong hỏang hốt rút lui chưa hả dạ? Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho tôi dùng súng hỏa pháo của Trung Cộng với cả thủ hiệu mà quân ta tịch thu được trong đêm, hướng về phiá địch bắn thẳng lên trời một phát đỏ và hai phát xanh. Thấy vậy đám tàn quân của địch lại tưởng đó là pháo lệnh từ Thủ Trưởng của chúng ra lệnh ngưng pháo tấn công cho nên chúng quay đầu liều lĩnh nhào vào tuyến phòng thủ của Niên Trưởng Long-Hồ và bị tiêu diệt hoàn toàn! Sáng ngày hôm sau đúng như lời hứa của Tư Lệnh, Trâu Điên đã được Quái Điểu hoán đổi vị trí đóng quân trở về bảo vệ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 369 của Trung Tá Nguyễn Thế Lương tại Làng Vân Trình - Thừa Thiên.

Thật đúng như tiên liệu sau những trận mưa pháo, bộ đội Bắc quân với nón tai bèo và dép râu cố hữu đã ồ ạt xông lên với những loạt đạn AK chát chuá và B40 xé gió hãi hùng. Chờ cho địch tới gần, những chàng Cọp Biển Đại Đội 4 Trâu Điên đứng phắt dậy và bấm cóc điện làm nổ tung những trái mìn định hướng claymore và đẩy lui đám Bắc quân đang cố thiêu thân! Trong khi địch bị nao núng tinh thần, Quân ta nhào lên nhưng chỉ tiến chiếm được một vài chốt đành phải khựng lại vì thượng liên của địch từ xa bắn chéo góc rát quá đã có thương vong và chưa tiến lên được. Để phản công, Niên Trưởng Long-Hồ và Vị Sĩ Quan tiền sát đã xử dụng pháo 105 ly với đầu nổ chậm delay để điều chỉnh từng 10 mét một mới có thể phá từng chốt hầm chữ A hoặc chữ T kiên cố của địch. Sau cùng là đại bác 90 ly và đại liên 50 trên các chiến xa M 48 đồng loạt khai hỏa khi chiến xa ta xông lên đè bẹp và nghiền nát từng chốt địch đã yểm trợ cho Quân ta xung phong tiến chiếm mục tiêu. Tính cho đến 17 giờ chiều ngày 14 tháng 9, Đại Đội 4 Trâu Điên đã hoàn toàn làm chủ tình thế và đã chiếm được các mục tiêu dọc theo và tiếp cận 2 con đường Trần Hưng Đạo và Phan Đình Phùng như Toà Án, Cơ Quan USOM của Mỹ đối đầu với Dinh Tỉnh Trưởng Quảng Trị bên kia đường Trần Hưng Đạo

Song song với mũi tấn công của Đại Đội 4 Trâu Điên, Đại Đội 5 Trâu Điên cũng đã từ chợ Quảng Trị vuợt tuyến xuất phát tại đường Phan Bội Châu để tiến chiếm các mục tiêu dọc theo đường Trần Hưng Đạo ra đến đường Gia Long dọc bờ sông Thạch Hãn. Bên sườn phải của Đại Đội 5 đã có Đại Đội 4 che chắn nhưng bên sườn trái thật trống trải với giòng sông Thạch Hãn và hỏa lực khá mạnh của địch quân từ bên kia bờ bãi cát Nhân Biều bắn qua. Quảng Trị mọi năm đã vào muà mưa bão. Nước lũ từ sông Thạch Hãn dâng cao có khi lụt ngập cả đường phố. Người viết bài này còn nhớ lại kỷ niệm thời niên thiếu, trong suốt 5 năm sống tại Thành Phố này khi theo trẻ nhỏ đi xem " cất rớ " nơi hào nước sâu ngay bên cạnh nhà trước mặt Cổng Thành Đinh Công Tráng. Tôi đã theo học từ lớp Đệ Tam đến lớp Đệ Nhất Trường Trung Học Nguyễn Hoàng năm 1965 với người bạn hơn mình 2 tuổi Lê Bá Nam. Anh Nam và một số Bạn cùng lớp đã bỏ học tình nguyện vào Khoá 20 Thủ Đức còn tôi vô Sài Gòn rồi cũng vào Võ Bị Dalat. Thời gian 7 năm trôi qua, đâu ngờ ngày hôm nay tôi và Đại Uý Lê Bá Nam Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 2/20 Chiến Xa M48 lại có thể gặp nhau trong chiến dịch này? Đặc biệt năm nay bầu trời Quảng Trị chỉ âm u mây phủ thật ảm đạm và không có mưa to gió lớn cho nên rất thuận lợi cho cuộc tấn công của ta cũng như cuộc " chém vè " của địch sau này! Tiền Sát Viên Cánh Trưởng và Tiền Sát Viên Cánh Phó thi nhau làm việc, các các họng súng từ các Pháo Đội của 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh TQLC lại thi nhau bắn tập trung TOT tàn phá các vị trí súng cộng đồng của địch bên kia bờ sông Thạch Hãn để yểm trợ các mũi tấn công của Đại Đội 5 Trâu Điên. Có thể nói chưa bao giờ Pháo Binh TQLC lại có thể yểm trợ tối đa và yểm trợ thoải mái cho các Tiểu Đoàn TQLC trong chiến dịch này! Lý do là đạn pháo được tiếp tế ngày đêm bằng đủ mọi phương tiện chuyển vận từ Quân Xa, từ trực thăng khổng lồ và từ xà lan của Hải Quân Việt Nam tại bờ biển Mỹ Thủy nổi tiếng Hải Lăng - Quảng Trị. Cả núi đạn 105 ly được để sẵn dài dài dọc theo Quốc Lộ 1 mà các Pháo Đội TQLC chỉ cần đem xe GMC ra lấy tự do không cần phiếu cấp mà cũng chẳng cần phiếu nhận miễn sao yểm trợ thật chính xác và thật hữu hiệu để phe ta sớm thanh toán Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị cho mau thế thôi!

Cũng tình đến chiều ngày 14 Tháng 9 năm 1972, Đại Đội 5 Trâu Điên đã chiếm được các mục tiêu Ty Bưu Điện, Ty Thanh Niên và Ty Ngân Khố và áp sát Dinh Tỉnh Trưởng Quảng Trị. Rất nhiều vũ khí cá nhân, cộng đồng và quân dụng của địch bị phá hủy và bị tịch thâu trong khi tàn quân địch đã rút sâu vào trong khu vực Dinh Tỉnh Trưởng và Toà Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị để sẵn sàng cho trận thư hùng quyết định sống chết ngày mai 15 tháng 9 năm 1972.

Ngày 15 tháng 9 năm 1972

Chiều tối hôm qua đã có một phiên họp khẩn cấp tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn Trâu Điên Hành Quân tại Ngã Ba Long Hưng, Hà Nội 819 đã quyết định giao nhiệm vụ cho Đại Đội 4 là mũi tấn công chính đánh chiếm những mục tiêu 27, 28, và 29 cuối cùng đã được khoanh đỏ rõ ràng trên tấm Bản đồ 1/12.500 của Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị. Những mục tiêu đó là Dinh Tỉnh Trưởng, Toà Hành Chánh Tỉnh và Ty Tiểu Học Vụ Quảng Trị. Ngoài hỏa lực Pháo Binh 105 ly cơ hữu, Đại đội 4 còn được tăng cường bởi 2 chiến xa M48 và 2 thiết vận xa M113 có trang bị súng phun lửa cực mạnh. Còn Đại Đội 5 Trâu Điên bọc hậu là thành phần Trừ Bị và sẵn sàng tiếp ứng khi cần.

Để chuẩn bị cho cuộc tấn công thần tốc của Đại Đội 4 Trâu Điên vào sáng sớm ngày hôm sau 15 Tháng 9 năm 1972, Pháo 105 ly của ta đã bắn quấy rối suốt đêm qua vào tất cả các điểm tiên liệu từ xa tới gần dọc theo cả hai bên bờ sông Thạch Hãn, khu vực xung quanh Dinh Tỉnh Trưởng và Toà Hành Chánh Tỉnh nhất là góc đường Trần Hưng Đạo và Trịnh Minh Thế con đường huyết mạch kéo dài từ Cổng Thành Đinh Công Tráng ra đến đường Gia Long bờ Đông sông Quảng Trị . Mục đích là để ngăn chận địch tăng viện xâm nhập cũng như tạo áp lực gây căng thẳng và cướp tinh thần địch quân đang mệt mỏi tử thủ tại các chốt điểm cuối cùng này.

Đúng 6 giờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 1972, " Ông Già 72 " Thiếu Uý Nguyễn Hữu Hào, Đại Đội Phó Đại Đội 4 Trâu Điên đã bất ngờ dũng cảm điều động 2 Trung Đội từ 2 phiá có chiến xa yểm trợ vuợt tuyến xuất phát tại đường Trần Hưng Đạo tấn công vào Dinh Tỉnh Trưởng Quảng Trị. Quân cộng sản xâm lược đã ngoan cố chống trả mạnh bằng những loạt AK và B40 nhắm vào chiến xa của ta, nhưng có lẽ vì mất tinh thần cho nên những quả hỏa tiễn cá nhân chống tăng của chúng đều vọt lên cao hoặc lệch hướng không trúng mục tiêu. Dưới sự yểm trợ mãnh liệt của đại liên 50 trên các chiến xa đang liên tục chuyển xạ cày nát vị trí phòng thủ của địch với cát bụi bay tung toé xung quanh Toà Tỉnh Trưởng, các con Cọp Biển Trâu Điên vừa xung phong vừa tác xạ liên tục bằng đủ loại vũ khí trong tay và đã nhanh chóng tràn ngập mục tiêu. Địch đã tháo chạy về Khu vực Toà Hành Chánh Tỉnh để tái phối trí chống trả nhưng đã quá trễ cho lũ cộng sản xâm lược, Quân ta đã nhanh chóng tiến lên thanh toán các chốt tử thủ xung quanh và chiếm được mục tiêu 28 Toà Hành Chánh Quảng Trị.

Thừa thắng xông lên khi địch đã mất tinh thần thi nhau bỏ chạy như ong vỡ tổ, các Chiến Sĩ Đại Đội 4 Trâu Điên đã nhanh chóng " vuợt cối bưà chốt " và đã thanh toán mục tiêu 29 cuối cùng là Ty Tiểu Học Vụ , Sở Chỉ Huy của Trung Đoàn 48, Sư Đoàn thép 320 B Điện Biên sừng sỏ của quân cộng sản xâm lược Bắc Việt, nằm bên kia đường Trịnh Minh Thế đối diện với khu vực Toà Hành Chánh Tỉnh vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 15 Tháng 9 năm 1972. Qua hệ thống truyền tin của địch để lại còn hoạt động, chúng ta đã nghe được những báo cáo la lối hoảng hốt cùng những lời gọi nhau bằng bạch văn loạn xà ngầu thêm chửi thề tục tỉu đến mất cả tinh thần của địch quân trong khi chém vè bỏ chạy khiến ai cũng phải phì cười mà ngao ngán lắc đầu cho lũ quân " phỏng giái " hết thời này! Sau khi Đại Đội 4 Trâu Điên bắt tay được với Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 8 Ó Biển thuộc Lữ Đoàn 147 từ hướng Bắc đánh xuống tại Trường Nam Tiểu Học Quảng Trị thì Binh Chủng Sư Đoàn TQLC Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã hoàn toàn làm chủ tình thế Thị Xã Quảng Trị vào hồi 9 giờ 30 phút sáng ngày 15 Tháng 9 năm 1972.

Thu dọn chiến trường, Quân ta đã tịch thu được hơn 500 vũ khí cá nhân và cộng đồng đủ loại cùng rất nhiều hầm đạn AK 47, B40, B41, cùng các loại cối 61 ly và 82 ly ; bắn hạ tại chỗ hàng trăm tên địch và bắt sống 18 tên. Riêng tại Sở chỉ huy của Trung đoàn 48 địch đặt tại Ty Tiểu Học Vụ Quảng Trị nằm trên góc đường Trần Hưng Đạo và Trịnh Minh Thế, Quân ta đã thu được một tổng đài truyền tin gồm 30 máy truyền tin màu vàng của Trung cộng với tần số thấp dưới 45.00, 50 thùng lương khô 701 dành cho bộ đội và 10 thùng lương khô 702 dành cho thủ trưởng do Trung cộng sản xuất, một kho thuốc tây mà chúng đã đánh cắp được từ Bệnh Viện Quân Dân Y hỗn hợp sau khi Thị Xã lọt vào tay địch vào đầu tháng 5 năm 1972 cùng khá nhiều xe đạp và radio ấp chiến lược.

Theo cung từ của các tù binh cũng như nguồn tin tình báo chính xác của Đồng Bào Quảng Trị từ phiá địch chạy về cho biết thì tinh thần quân việt cộng rất sa sút khi xâm nhập cũng như sau khi chém vè qua sông Thạch Hãn bỏ chạy trối chết về hướng Cam Lộ và Đông Hà. Lũ chuột Bắc quân đã được bọn Chính uỷ và Chính trị viên nhồi sọ để phao tin thất thiệt cố " tư tưởng " nhân dân là " Quân Nguỵ đã được Lính Nam Triều Tiên và Lính Thái Lan đánh mướn tăng cường cho nên Bộ đội phải tạm rút về đây an dưỡng để chờ phản kích!!!".

Thực ra trong đêm qua 14 tháng 7 năm 1972, như đã tiên đoán được tình hình đen tối nguy ngập sắp diễn ra, các Thủ Trưởng của Trung Đoàn 48 thuộc Sư thép 320B Điện Biên của địch quân đã lừa dối các đồng chí bộ đội, các anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân nằm lại tiếp tục tử thủ trong Cổ Thành để cho chúng an tâm lặng lẽ bỏ chạy chém vè băng qua sông Thạch Hãn bằng đường dây cáp trắng. Bởi vậy quân tử thủ cộng sản trong ngày 15 tháng 9 như rắn mất đầu chỉ còn biết cắm đầu chống trả điên cuồng đến chết trước sự tấn công xung phong ồ ạt của hai Đại Đội 3 Thần Ưng của Niên Trưởng Đồ-Sơn Con tức Đại Uý Nguyễn Phúc Định Khoá 17 Thủ Đức và Đại Đội 2 Sói Biển của Niên Trưởng Nhã-Ca tức Đại Uý Giang Văn Nhân Khoá 22 Võ Bị Dalat. Sau một ngày chạm súng ác liệt cho đến 17 giờ chiều ngày 15 tháng 9 thì Quân ta đã hoàn toàn làm chủ tình hình tại Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị và Quốc Kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ đã tung bay cao trên các Cổng của Cổ Thành. Binh Chủng Sư Đoàn TQLC đã tái chiếm Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị trước thời hạn 4 ngày trong Chiến dịch thi đua 3 tháng thừa thắng xông lên tái chiếm Lãnh Thổ của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà. Sau khi nghe tin chiến thắng từ Đại Tá Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258, Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh TQLC đã đích thân gọi điện báo tin về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống trong sự vui mừng tột độ của Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà trên khắp cả Nước vào buổi chiều ngày Chiến thắng Lịch Sử 15 tháng 9 năm 1972.
Image Ngày 16 tháng 9 năm 1972

Trưa ngày 16 tháng 9 năm 1972, Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà và Quân Kỳ Mạnh Như Sóng Thần của Binh Chủng Sư Đoàn TQLC đã phất phới tung bay cao trên nóc Cổng thành Đinh Công Tráng của Cổ Thành Quảng Trị. Sự hiện hữu của 2 Lá Đại Kỳ như để báo hiệu cho cả Thế Giới Loài Người biết rằng đây là Đỉnh cao Chiến thắng Lịch sử của Quân và Dân Miền Nam tự do đã đánh bật và đập tan mọi cuồng vọng xâm lược của lũ giặc thù cộng sản Hà Nội do Nga xô, Trung cộng và cả đế quốc cộng sản trực tiếp hổ trợ.

Còn gì ngạo nghễ và hào hùng hơn khi trên đống tro tàn đổ nát của Dinh Tỉnh Trưởng Toà Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị vào sáng ngày 16 tháng 9 , những Người Hùng của Binh Chủng Sư Đoàn TQLC đã trực tiếp chỉ huy trận đánh Lịch Sử này gồm Đại Tá Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258, Trung tá Đỗ Hữu Tùng Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Cảm Tử, Đại Uý Nguyễn Phúc Định Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Thần Ưng và Đại Uý Lê Quang Liễn Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Trâu Điên cùng đứng bên nhau mỉm cười trong một tấm hình thật là kỷ niệm không bao giờ quên.

Sau khi nhận được tin Quân ta đã tái chiếm Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị trước thời hạn 4 ngày, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà đã gởi công điện đến Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng với nội dung bày tỏ lời ngợi khen nồng nhiệt nhất cũng như lòng khâm phục vô biên của Ông và toàn thể Chánh Phủ họp tại Dinh Độc Lập vào sáng ngày 16 tháng 9 năm 1972. Tổng Thống đã hứa là Ông sẽ đến thăm các Chiến Sĩ Cọp Biển. Tiếp theo là điệp thư của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1 với lòng khâm phục và hãnh diện vì đã được chỉ huy Sư Đoàn TQLC trong chiến dịch này! Tất cả nguyên văn bức công điện của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà và bức thư điệp của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1 sẽ được chính thức công bố lần đầu tiên tại Hải Ngoại, nhân Lễ Kỷ Niệm 50 năm Thành Lập Binh Chủng Sư Đoàn TQLC và 32 năm tái chiếm Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị do Hội TQLC Bắc Cali tổ chức vào lúc 18 giờ chiều Thứ Bẩy ngày 2 tháng 10 năm 2004 tại Thành Phố San Jose Miền Bắc Tiểu Bang California Hoa Kỳ.

Trong một lần họp mặt Mũ Xanh TQLC tại San Jose vào tối ngày 28 tháng 8 năm 2003, nhân dịp Niên Trưởng Bùi Thế Lân và Phu Nhân ghé thăm Anh Em tại nhà riêng của Niên Trưởng Ngô Văn Định. Mũ Xanh Trần Văn Loan đã nghe Niên Trưởng Đồ-Sơn hỏi Niên Trưởng Lạng-Sơn nguyên Tư lệnh Binh Chủng Sư Đoàn TQLC như sau :

- Nếu máy bay không đánh 8 quả bom tinh khôn ( Smart Bombs ) vào góc Tây Nam Cổ Thành thì Quân ta có chiếm được Cổ Thành không?

Trầm ngâm hồi tưởng một lúc, Niên Trưởng Lạng-Sơn từ tồn nói:

- Cũng phải chiếm được thôi. Tuy nhiên phải chấp nhận thêm tổn thất và qua đi thời hạn quy định!

Cuối cùng khi đưa tiễn Lạng Sơn và Phu Nhân tại Phi Trường Quốc Tế San Jose vào sáng ngày 31 tháng 8 năm 2003, trong những giây phút cuối cùng chỉ còn có 2 Anh Em, tôi đã đưa ra câu hỏi:

- Xin Niên Trưởng vui lòng cho biết cảm nghĩ thế nào sau khi Niên Trưởng tiếp nhận bàn giao của Binh Chủng Bạn Nhẩy Dù từ Tướng Ngô Quang Trưởng để tiếp tục đánh chiếm Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị kể từ ngày 27 tháng 7 năm 1972?

Tôi thấy vẻ mặt Niên Trưởng Lạng-Sơn đang vui bỗng đanh thép lại mà trả lời:

- Tôi đã nói nhiều lần với Tướng Trưởng là Lính của tôi tuy nhiều hơn các Đơn Vị Bạn, nhưng cũng phải mất thời gian huấn luyện chứ đâu phải là giấy in ra là có liền đâu!

Chiến thắng Quảng Trị là Chiến thắng chung của tất cả các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà kể cả Anh Em Điạ Phương Quân và Nghĩa Quân cũng như là của toàn thể Đồng Bào Miền Nam Tự Do. TQLC chỉ là Đơn Vị cuối cùng được Vinh Dự cắm Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên đỉnh cao của Chiến Thắng Lịch Sử tuyệt vời này.

Cuối cùng, người viết tập Hồi Ký này xin được cùng Quý Vị dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ đến những Chiến Sĩ và Đồng Bào Việt Nam Cộng Hoà đã Anh Dũng Hy Sinh trong Chiến Dịch tái chiếm Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị vào ngày tháng 9 cách nay đúng 32 năm.

Trân trọng kính chào.
West San Jose, CA ngày 16 tháng 9 măm 2004
Mũ Xanh Trần Văn Loan
( Hội TQLC Bắc Cali )

.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

THẢM KỊCH VIỆT NAM HÔM NAY
HAY BÀI HỌC LỊCH SỬ, DO CHÍNH TRÍ THỨC TẠO THÀNH

Trước cách mạng 1789, nước Pháp dưới triều vua Louis XVI, lúc nào cũng tự coi mình là đấng con trời, vì nắm hết moi quyền lực trong nước, lại thêm có sự tiếp tay của ba thế lực đương thời, đó là giai cấp tăng lữ, quí tộc và bọn trí thức giàu có, sống nhờ hút máu đồng bào hèn nghèo bé miệng...

...Có thể coi xã hội Pháp thời đó, y chang như thiên đàng Việt gian CSVN ngày nay, quyền lực do đảng nắm giữ, đứng vững nhò sự tiếp tay của một thiểu số trí thức sa đọa vì quyền lực và phù phiếm cuộc đời. Đó là lý do, khiến cho mọi tầng lớp xã hội, mà hầu hết là giới nông dân thợ thuyền, qua luồng gió dân chủ, tự do của Montesquieu, Jean Jacques Rousseau, Voltaire, đã đứng dậy đập tan chế độ bạo tàn, đưa cuộc cách mạng 1789 đến chỗ thành công. Ngày nay người Pháp, không ai quên được cái đêm 14-7, cảnh dân chúng Ba Lê phá vỡ ngục Bastille, kế tiếp là ngày 21-1-1793 đã bắt vua Louis lên đoạn đầu đài xử tử, vì tội rước giặc về, để bảo vệ cái ngai vàng của mình, mà dày xéo quê hương tiên tổ. Do kết quả trên, từ đó về sau, thế giới coi cuộc chính biến năm 1789, là một cuộc cách mạng vĩ đại. Nước Pháp sau đó, đã đổi mới toàn diện về chính trị, thay đổi hiến pháp, cải cách xã hội... mở đường cho cuộc cách mạng 1848 tại Âu Châu, hoàn thành chủ thuyết Dân Tộc Tự Quyết, cải thiện đời sống củagiới lao động, thợ thuyền.

Tại Châu Á, năm 1888, Minh Trị Thiên Hoàng, cũng đã làm một cuộc cách mạng cho nước Nhật, sau khi bị Mỹ làm nhục. Năm 1853, Nhật đã canh tân đất nước toàn diện, thay đổi một quốc gia phong kiến lạc hậu, chia năm xẻ bảy bởi nạn sứ quân, thành hợp nhất, cải tổ kinh tế, quân sự, chính trị, làm cho nước Nhật trở thành một cường quốc. Nhờ vậy, chẳng những người Nhật được thế giới, trong đó có Hoa Kỳ kính nể, mà còn chiến thắng Trung Hoa năm 1894, buộc người Tàu phải ký hiệp ước Simonoseki (Mã Quan), trả độc lập cho bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhường cho họ, quần đảo Bành Hồ và đảo Đài Loan. Tiếp đến Nhật còn thắng Nga năm 1905, ở biển nam đảo Sakhaline, chiếm Mãn Châu, Triều Tiên và đường xe lửa trong vùng.

Như vậy, cách mạng qua các thành tựu trên là một sự bỏ cũ thay mới, loại cái xấu cái tồi để thực hiện những điều hay tốt, làm cho an dân lợi nước. Trong dòng lịch sử VN cận đại, tài liệu có nhắc tới cách mạng mùa thu tháng 9-1945, cộng sản đệ tam quốc tế, qua bình phong Việt Minh, đã cướp được chính quyền, lúc đó đang bị rơi rải ngoài đường vì cả Nhật-Pháp, hai chủ nhân ông củaVN đã buông tay, còn Chính phủ đương thời Trần Trọng Kim, lại bị bọn Việt Gian nằm vùng lúc đó, đoạt quyền... cho nên cũng hữu danh vô thực. Tại VNCH, ngày 1-11-1963 cũng có một cuộc cách mạng, lật đổ nhà Ngô. Như vậy, nếu từ căn nguyên và ý nghĩa của cách mạng, mà tượng trưng là những năm 1789, 1848, 1853..chúng ta sẽ không bao giờ dám nghĩ rằng, những biến cố chính trị vào năm 1945 hay 1963 tại miền Nam VN, là một cuộc cách mạng như một vài người đã tự gán. Đúng hơn, đó chỉ là những biến cố quân sự để cướp quyền lực, dành địa vị,thay vua, đổi màu cờ, tên nước... Bởi vì sau đó, mọi sự cũng chẳng có gì mới mẻ, ngoài các nhân vật cũ nhưng mới nhờ có kèm theo chức vụ hay lon lá to hơn, khi còn trong chế độ cũ, tạo nên một cuộc đổi đời long trời lở đất, mở đường đưa lối, giúp VC cưỡng chiếm được toàn thể VN, tạo nên những thảm kịch thiên cổ, có một không hai trong dòng sử Việt.

‘Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm, chiếu hãn thanh...’

Hai câu thơ cổ trên, được trích từ bài thơ ‘chính khí ca’ của Văn Thiên Tường (1236-1282), một đại quan thời mạt Tống cũng là một sĩ phu trí thức, một nhà nho lỗi lạc, có tình yêu nước nồng nàn. Khi đất nước lâm nguy, dù làm quan tột đỉnh tới Thừa tướng Khu Mật Sứ, người trí thức sĩ phu, đã quên mình, dấn thân ra chiến trường, cầm quân chống kẻ thù Mông Cổ. Cuối cùng ông và vua Tống Đoan Tông, đều bị bắt tại Quảng Đông vào năm 1278. Tại Yên Kinh, người sĩ phu trí thức, thà chịu tù đầy, hận nhục nhưng lòng băng sơn son sắt, quyết không hàng giặc. Vì vậy Ông bị giặc giết, trước khi lìa đời, đã viết bài ca chính khí, cảm động và rung động lòng người.

‘Thâm tâm nhất phiến, từ châm thạch
bất chỉ nam phương, bất khẳng hưu
tòng kim biệt khúc Giang Nam lộ
hóa tác Đổ Quyên, đái huyết quy...’

Tại miền Nam VN, từ 1960-1975, trong lúc Việt gian cộng sản Bắc Việt ngày đêm không ngớt tấn công gây chiến khắp mọi miền đất nước, làm cho đồng bào lầm than, người lính trường sa ngày đêm thương vong, chết tủi. Rồi cũng nhờ máu xương của lính, mua thêm thời gian tồn tại của VNCH, nên mới có phản chiến, xuống đường, đêm bàn thờ ra phố chợ, làm ô uế bậc thần linh tôn kính. Tóm lại chính vì miền Nam quá tự do, cho nên mới có đất, để bọn Hippy tại Mỹ, qua cái gọi là The Beatles, múa may cuồng ngạo. Mới có trí thực, vô hồn không óc, chạy theo Bertraud Russell, Jean Paul Sartre, Herbert Marcuse... tuy ăn cơm và sống nhờ bàn tay che chở củangười lính Quốc Gia, lại lợi dụng tự do, dân chủ, công khai tán tụng cộng sản xâm lăng Hà Nội, hô hào hòa bình giả mạo, bắt quân dân miền Nam buông súng đầu hàng kẻ thù. Cũng vì tự do dân chủ, mới có thơ văn và âm nhạc phản chiến, công khai chống lại chính phủ mình. Mới có Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Trung, Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Chân Tín, Lý Chánh Trung... Mới có Hành Trình, Đất Nước, Tin Văn, Trình Bày, Đối Diện, Vấn Đề... mới có một số lớn con cái của các cán bộ tập kết ra Bắc, để vợ con ở lại sống bằng sự chắt chiu đùm bọc của người Miền Nam. Tới khi trưởng thành, lại trở mặt, nằm vùng chống lại người ơn của mình, mà điển hình nhất là Phi Công Nguyễn Thành Trung trong KQ/VNCH, hiện đang múa may quay cuồng, không có một chút gì là hổ thẹn và hối hận.

Ngày 22-5-1974, Hạ Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng ngân sách viện trợ, cho VNCH năm 1975. Cuối tháng 10-1974, trước bất lợi của VNCH, nên Việt gian CSBV quyết định cưỡng chiếm miền Nam bằng quân sự. Và trong lúc non nước nguy khốn với thù trong giặc ngoài, thì trí thức miền nam, qua báo chí, rầm rộ biểu tình chống chính phủ, đòi tổng thống từ chức. Ngày 10-10-1974, lại ký giả đi ăn mày, do Vũ Hạnh, Kiên Giang, Nguyễn Văn Bổng, giựt dây xúi giục. Trong lúc giặc Bắc đã mở màn cuộc xâm lăng, bằng trận đánh lớn đầu tiên, chiếm Thượng Đức (Quảng Nam) sau khi đã cùng Mỹ, trân trọng ký vào bản hiệp ước ngưng chiến, để hòa bình tại hai miền VN.

‘Không ai có thể tắm hai lần dưới cùng một dòng sông‘. Bởi vậy, sau ngày 30-4-1975, VN hoàn toàn bị cộng sản nhuộm đỏ, đã không còn biểu tình, chống đối, cho nên đảng cầm quyền, một trời một chợ, bán đất nhượng biển, tham nhũng, gây nên đại họa thiên cổ, mà không một sử gia hay chữ nghĩa nào, ghi cho hết được.

1-NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA LỊCH SỬ :

Chiến tranh VN xưa nay là một đề tài, cũng như phương tiện, giúp cho nhiều người nổi tiếng và làm giàu. Tại Hoa Kỳ, có giáo sư sử học Joseph. J. Ellis, củaTrường Đại Học Mount Holyoke, nức tiếng trong ngành sử học, nên đã nhận được giải văn chương báo chí Pulitzer vào tháng 4-2001. Tuy nhiên trên đời này, không điều gì có thể dấu được, khi hầu hết các bí mật lịch sử, gần như đã được khai quật. Cho nên, sự việc thần tượng Joseph, bị nhà báo Walter V.Robinson hạ bệ, qua bài báo mang tựa ‘Professor’s past in doubt ‘, đăng trên tờ Boston Globe, số ngày 18-6-2001. Qua đề tài ‘quá khứ hoài nghi một giáo sư sử học‘, đã vạch trần những hồi ức, mà nhà sử học dùng làm tài liệu, để chứng thực rằng ông ta có chiến đấu tại VNCH. Thế nhưng qua lời bạn bè, một thời từng chiến đấu trong thập niên 1960, đều xác nhận đượng sự, tuy có ở trong quân đội Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ tới VN chiến đấu, mà chỉ phụ trách dạy lịch sử, tại Học Viện Quân Sự West Point. Tóm lại nước Mỹ sẽ còn phải đối mặt với nhiều năm tháng, qua những ám ảnh về chiến trường VN, mà nhiều nhà báo trước đây, vì háo danh và vô nhân đạo, đã bẻ cong ngòi bút, khi viết sự thật lịch sử.

Chưa hết việc làm và ghép ảnh giả, để khai thác cái hồn và làm tăng độ tin của những bài viết bôi lọ, nhục mạ QLVNCH, cũng được nhà báo Mỹ và Tây Phương khai thác một cách tận tuyệt. Mới đây trong tác phẩm ‘những lời khoắc lác’ củaCustis Mc Dougall, gần như vạch trần những sản phẩm, một thời được rêu rao, bây giờ bị lật mặt nạ là bịp bợm.

Nói chung sự bưng bít lịch sử, trong thế giới cộng sản thật là dễ sợ. Bởi ngay bây giờ, vẫn còn nhiều nhà báo quốc tế, như đang ngủ trong mây, qua những vấn đề có liên quan tới VN. Tóm lại, chẳng những cả nước bị bịt mắt bắt dê, mà ngay tới những thành phần trí thức tại Bhutan, Panama, Nigeria... gần như không hiểu một chút gì về cái chế độ độc tài, đảng trị, có một không hai trong lịch sử Việt.

Cho nên cũng đừng lạ, khi biết được mới đây, đài CBS lại bị tố cáo là loan tin thất thiệt, qua một bài tường thuật về đời quân ngũ của đương kim tổng thống Hoa Kỳ G.B.Bush. Sự kiện quan trọng trên, khiến cho thiên hạ giờ đây hết tin nổi, những cái gọi là truyền thông nước Mỹ như NBC, CNN, The New Republic, The Washington Post, USA Today, The New York Times, và những đài ngoại quốc có chương trình Việt Ngữ như BBC Luân Đôn, RFA, VOA... Một tổng thống quyền hành bao trùm cả thế giới, mà còn bị báo và truyền hình bôi nhọ, chụp mũ, thì cái sự Lịch sử thời VNCH bị dựng đúng, bẻ cong, cũng là điều bình thường.

A-TỔNG THỐNG THIỆU VÀ 16 TẤN VÀNG :

Căn cứ vào một số tài liệu mật được giải mã tại các văn khố quốc tế cũng như của Hoa Kỳ, đã khẳng định được một điều, là trong suốt cuộc chiến Bắc Việt xâm lăng VNCH, hầu hết tầng lớp người Việt sống tại Miền Nam VN, nếu không bị áp buộc, gây nguy hiểm đến mạng sống và gia đình họ, thì chẳng có ai ưa thích VC, ngoài một số trí thức no cơm ấm cật, giàu sang thừa mứa, nhờ gốc gác từ địa hào, địa chủ thời Pháp thuộc, quen đứng núi này nhìn non nọ, ngủ trên mây, nên bị cộng sản tuyên truyền lừa phỉnh, đi vào bước đường cùng sau ngày 30-4-1975, tàn mùa chinh chiến. Chính những trí thức thiên tả trên, đã lợi dụng tự do dân chủ của chế độ, để biểu dương lập trường đối lập của mình, đã vô tình hay cố ý tiếp tay với giặc, mang ách nô lệ Mác-Lê từ Nga-Tàu, về dày xéo quê cha đất tổ.

Sau ngày 30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi, cũng là thời gian mặt nạ những kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, cũng là sự kết thúc vai trò làm hề của trí thức miền nam. Từ đó, tất cả đều chung niềm tân khổ, nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức phản bội năm nào, mới là thành phần bị thiệt thòi nhất, vì vừa bị mất hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng, luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam, lại phải mang thêm sự bóp nát lương tâm vì hối hận và trên hết đã thấu rõ nguyên tắc của xã nghĩa:’ TRÍ THỨC THUA CỤC PHÂN VÌ VÔ DỤNG VÀ PHẢN TRẮC LẬT LỌNG.

Nhưng người trong nước thì an lòng chịu đựng, ngược lại có một số loạn thần, nhanh chân chui được vào lòng máy bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên, đoàn tụ, tù nhân chính trị... vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay đã biển dâu, ông bà sư cố... cũng y chang xếp hàng như me Mỹ, Ba Tàu Chợ Lớn và bần dân xóm biển. Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền Nam vì tham nhũng bất tài, nên thua VC... được chấm dứt, khi thành đồng tổ phu Mac Lê, tan hoang, sụp nát vào năm 1990, chẳng những ở Đông Âu, khắp năm châu, mà còn ngay tại Tổng Đàn Nga Sô Viết. Cũng từ đó, xã nghĩa thiên đàng thu gọn tại Tàu Cộng, Viêt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba. Rồi các dĩnh cao tại Bắc Bộ Phủ vì cái ăn bản thân cùng sự sống của đảng, đã muối mặt, mở cửa đổi mới, trải thảm đỏ, lạy mời những kẻ thù năm nao như Mỹ, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan... kể cả Liên Xô, Âu Châu... vào, để cùng nhau hợp sức, kết đoàn, làm nhanh sự sụp đổ của một quốc gia mang tên VN, từng liệt oanh lừng lẫy dưới trời Đông Nam Á.

Cũng nhờ mở cửa, những tin tức bán nước, hại dân và đại họa tham nhũng cả nước, từ lớn tới bé của Cộng Đảng... bị quốc dân rõ rỉ phanh phui, tràn lan khắp chân trời góc biển và ngay trên mạng truyền thống quốc tế từng giờ, đã khóa kín những cái miệng thúi của bọn trí thức bợ bưng VC, vẫn còn lẩn quẩn, trong tập thể người Việt hải ngoại, đợi dịp và cơ hội, đâm sau lưng đồng bào, như chúng từng làm, khi còn sống tại VNCH, trong cảnh no cơm ấm cật, ai chết mặc bay, vô luân vô tích sự.

Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris, được đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại, số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn Hảo, nguyên phó thủ tướng trong triều vua Dương văn Minh hai ngày, nhờ bảo vệ được ‘16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân Miền Nam’, để dâng cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Đức Thọ,Phạm văn Đồng... ngay khi chúng vào được Sài Gòn, buổi trưa ngày 30-4-1975. Theo nguồn tin từ các hàng thần VC, ngay khi vào Sài Gòn trưa đó, thì 16 tấn vàng trên, được Duẩn-Thọ, dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm, tự chia chác ăn xài. Cũng nhờ công lao hãn mã trên, nên Hảo Tiến Sĩ, được VC cho xuất ngoại công khai sang Pháp. Tại Ba Lê, Y ngự trong một khách sạn sang đẹp, mà chủ nhân cũng là chủ của Nhà Hàng Đồng Khánh tại Chợ Lớn năm nào.
Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và liên hệ thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp, cho thấy Y ra ngoại quốc với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được Cao Thị Nguyệt, vợ góa của tướng Hòa Hảo Ba Cụt, bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở Texas.

Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 30 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng Quốc Gia VN, khi chạy ra ngoại quốc, vào những ngày cuối thàng 4-1975‘. Đây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia, trong và ngoài nước. Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn, chở ngay về Bắc.

Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng, trong tác phẩm ‘Bí Mật Dinh Độc Lập‘, cũng là người chủ xướng trong việc, dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược, cung cấp cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ qua đảng Dân Chủ phản chiến, đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam.

Ai cũng biết, từ tháng 4-1975, miền Nam đã mất tinh thần, vì sự tan rã của hai quân đoàn 1 và 2 khi triệt thoái, theo lệnh củaTT Nguyễn Văn Thiệu. Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý cắt đứt hết viện trợ, trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi thóp chiến đấu trong tuyệt vọng, vì cạn kiệt đan súng, nhiên liệu. Do trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Độc Lập, Nguyễn Tiến Hưng đề nghị dùng số vàng dự trữ, để mua súng đạn. Song song là việc tăng cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương, tại Bến Chương Dương-Sài Gòn, đề phòng cộng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức các cuộc họp kín, chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng thống, báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước, để chúng không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trữ, tại Viện phát hành giấy bạc Đông Dương (Institut d’Emission) ở Hà Thành.

Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang... số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, Thống Đốc Ngân Hàng VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở (hàng hàng không Mỹ TWA,Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd’s tại Luân Đôn, Anh Quốc. Nhưng kế hoạch bất thành, vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc đầy ác ý: ‘Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ chức’. Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.

Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua Đại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Ngày 26-4-1975, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, mới cho biết, đã tìm được một hãng bảo hiểm số vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi nữa nếu tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở, cũng phải hoàn tất trước ngày 27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark, Manila, Phi Luật Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng.

Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là Phó Thủ Tướng, phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng Y đoán biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa cơ hội lập công dâng cho VC, để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng TT.Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách nhiệm, nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ giao nạp cho VC. Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, được những người chủ Rừng Xanh, trả ơn cho chức ‘Cố Vấn Kinh Tế’, trong chính phủ Ma Miền Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt.

B-KHẮP THẾ GIỚI THAM NHŨNG-CHẲNG RIÊNG VNCH :

Thì ra không riêng gì VNCH, mà hầu như tất cả các nước trên thế giới, kể cả đại siêu cường Hoa Kỳ, hiện luôn phải đối diện với nạn tham nhũng hoành hành. Nói chung tham nhũng ngày nay không phân biệt giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển, đều là mối đại họa, từng làm sụp đổ nhiều chính quyền, đảng phái. Đặc biệt tại VC ngày nay, ngoài việc cướp hết tài sản cả nước, còn công khai bán đất dọc biên giới, nhường biển, chia cắt vùng đánh cá cho Trung Cộng, để vừa có thưởng lại được che chở, bảo vệ cái ngai vàng từ bảy mươi năm qua, xây trên núi xương biển máu.

Tại các nước Nam Á, do nạn tham nhũng bòn rút hằng triệu triệu Mỹ kim, khiến cho nền kinh tế Ấn Độ, Pakistan, Bangadesh... bị điêu đứng, làm hằng trăm triệu người đói chết. Tại Philippine, qua báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB), nạn tham nhũng đã làm thủng một nửa ngân khoản thu nhập của nước này. Cuối cùng ngày 7-12-2000, Tổng thống Phi Estrada, đã bị Thượng viện truất phế và giam giữ chờ đền tội. Tại Thái Lan, theo Ủy Ban Phát Triển Xây Dựng, thì khoảng 10% ngân sách, tức từ 5-8 tỷ đô la, đã lọt vào túi tham quan. Theo cưụ chủ tịch thượng viện Thái là Ruchupan, cho biết chính Hải Quan nước này, mới chính là ổ tham nhũng lớn nhất với 60 tỷ Bath. Riêng nước Indonesia thì càng kinh khiếp, tham nhũng vì chẳng những đã làm cho đảng cầm quyền Golka mất địa vị, mà ngay chính TT Suharto, cũng bị kết tội tham nhũng tới 10 tỷ đô la, mất chức, đền tội. Tiếp tới TT Wahid cũng thân bại danh liệt vì tham nhũng.

Nước Nhật giàu có văn minh, cũng không thoát khỏi nạn tham nhũng tàn phá, mà tai tiếng nhất là sự vỡ nợ gần 1000 tỷ đô la, tiền đầu tư xây dựng tại các Ngân hàng, đã lọt vào tay các băng đảng Mafia Nhật Bản. Đặc biệt nhất là Đại Hàn, hai cựu tổng thống Chu Đô Hoan và Rô The U, cùng nhiều cựu viên chức của chính phủ, cựu chủ tịch tập đoàn Kim Woo Choong của tập đoàn Daewoo, cũng ra tòa vì dính líu tới tham nhũng. Tuy nhiên tất cả các nước trên, nếu so sánh với tệ nạn tham nhũng củaTrung Cộng, thì chẳng nhằm nhò gì. Tính chung từ năm 1990 đổi mới mở cửa, đã có 277.000 vụ tham nhũng lớn nhỏ. Những nhân vật chóp bu tại Bộ Chính trị như Trần Hy Đồng, Thành Khắc Kiệt, Từ Bỉnh Tùng, Dương phương Lâm... là chánh phạm, đại diện chế độ. Ngay tại Mỹ, chính cựu TT Bill Clinton, cũng bị mang tiếng rất nhiều vì tiền bạc khi còn tại chức, nhất là vụ biến Tòa Bạch Ốc, thành khách sạn, để lấy tiền.

** VỤ RỬA 10 TỶ ĐÔ LA CỦA NGA **

Tháng 8-1999, cơ quan FBI của Mỹ đã khám phá được một vụ án có liên quan tới chuyện rửa tiền, do mafia Nga và đường dây tội phạm quốc tế chủ xướng. Trong vụ này, cơ quan điều tra đã khẳng định là bọn tội phạm Nga đã lọt được vào cơ cấu tài chánh của Tây Âu. Nhờ vậy, chỉ trong vòng 1 năm từ tháng 3-1998 tới tháng 3-1999, qua Ngân Hàng Âu Châu, Mafia đã chuyển rửa hàng tỷ đô la vào Ngân Hàng Bank Of New York. Do số tiền rửa lên tới 10 tỷ đô la, nên cả TT Clinton và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), cũng phải nghi ngờ, đó là số ngân khoản của chính phủ Nga, đã vay từ Qũy IMF, để hồi phục và cải cách kinh tế NHƯNG chính miệng tổng thống Nga lúc đó là Eltsin phủ nhận và cho rằng tin đồn, chỉ là một âm mưu chính trị.

Tại Mỹ, ngân khoản trên thuộc về công ty Venex do một người Nga có quốc tịch Hoa Kỳ là Peter Berlin làm chủ. Theo báo cáo, chỉ từ tháng 10-1998 tới tháng 3-1999, đã chuyển tiền vào Bank Of New York, gần 4,2 tỷ đôla. Điều lạ, là ngân hàng này không bao giờ báo cáo chuyện chuyển tiền nghi ngờ này, cho cơ quan Bài Trừ Tội Phạm của chính phủ Mỹ. Theo hồ sơ của FBI, giám đốc công ty Venex là Peter Berlin, chỉ là thuộc hạ của Trùm Mafia Nga là Semen Mogilevich. Số tiền rửa gần 10 tỷ đô la, bằng nửa ngân sách của Liên Bang lúc đó. Nội vụ được điều tra và cũng chìm dần vào bóng tối, không thấy báo chí Hoa Kỳ nhắc tới khi Putin lên chức TT Nga.

** CHUYỆN TÀI SẢN CỦA MARCOS **

Trước khi bị hạ bệ vì tham nhũng, TT Philippine là Estrada do lợi nhuận, đã ra lệnh ngưng chiến dịch của chính phủ, đã kéo dài từ 12 năm qua, trong việc di tìm chứng cớ để thu hồi lại kho tàng của Marcos, tích lũy từ những năm làm tổng thống Phi. Do sự cố trên, mà vợ của Marcos là Imelda, không còn phải đóng kịch, trái lại to miệng xác nhận là vợ chồng bà ta đã có một tài sản rất lớn tới vài trăm tỷ, hiện do bằng hữu thân tín, đứng tên giùm. Đã vậy, Imelda còn lớn lối cho biết, đã đệ đơn đòi hợp thức hóa và thu hồi số kho tàng trên. Hành động trên, đã được nhiều quan tòa tại Manila xem đây là trò điên loạn, của một người đàn bà đang dựa vào quyền lực của TT Estrada, để làm sống lại một bi kịch của đất nước, bị bọn sâu bọ đục khoét tận tuyệt.

Mới đây trên tờ The Philippine Daily Inquirer: ’nếu còn đếm được tiền, thì đừng nói là mình giàu‘. Ngoài ra còn công khai cho báo chi biết, mình có cổ phần 12,8 tỷ đô la, đã đầu tư trong các đại công ty lớn của nước Phi như Manila Electric Co, Philippine Airlines và Tập đoàn San Miguel Corp. Tất cả cũng đều do bàn tay cuả TT Estrada tạo thành, vừa để trả ơn cho Imelda cũng như Chủ tịch tập đoàn San Miguel Conjuangco, qua những số tiền to lớn ủng hộ, giúp ông ta thắng cử. Tóm lại, TT Estrada đã lợi dụng quyền lực của mình, đã làm không biết bao nhiêu tội ác, nhỏ là bao che cho tập đoàn bọn nhà giàu trốn thuế, chạy tội ác. Nhưng quan trọng nhất là Y vì lợi nhuận được hứa hẹn chia chác, đã nhắm mắt làm càn, bao che cho tội ác, giúp cho Imelda Marcos công khai, lấy lại kho tàng, mà chồng Y thị đã ăn cắp trong khi làm tổng thống. Cuối cùng Estrada đã đền tội cũng nhu thân bại danh liệt một đời.


** SĂN TÌM HÀNG TỶ ĐÔ LA CỦA BẠO CHÚA NIGÉRIA **


Sani Abacha là tổng thống của Nigéria, một quốc gia ở Tây Phi, có nhiều dầu lửa. Trong 5 năm cầm quyền, Abacha gần như là một bạo chúa, độc tài và tham ô, đã vơ vét gần hết tài sản của đất nước, lên tới 5 tỷ đô la. Số tiền tham nhũng trên, bạo chúa đả tẩu tán khắp các ngân hàng phương tây và được bao che can thận.

Ngày 8-6-1998, lúc mới 53 tuổi, Abacha đã bị chết bất đắc kỳ tử, vì dâm dục quá độ. Theo tài liệu Abacha chết vì thượng mã phong, trong lúc hành lạc với ba kỷ nữ người Ấn Độ. Sau đó, Abacha bị dân chúng Nigéria tố cáo vì tội tham nhũng, đánh căp tài sản của đất nước. Tháng 7-1998, Maryam là vợ góa của Abacha, muốn đi cầu nguyện cho chồng tại thánh địa Saudi Arabia. Nhưng cuối cùng Y thị đã bị chận bắt tại phi trường Kano, với 39 valy đầy bạc. Theo báo chí quốc tế, đây là một cuộc săn tìm kho tàng lớn nhất của tên bạo chúa Abacha.

Đây cũng là hậu quả sai lầm của người Mỹ, quen dùng tiền để nuôi dưỡng những tên hôn quân bạo chúa, cúi đầu làm theo ý mình. Tại VNCH, suốt 20 năm chinh chiến, cứ nói là chính quyền bợ đít Mỹ nhưng thật ra, tất cả cũng vì muốn có viện trợ, có súng đạn, có gạo cơm, để chống cuộc xâm lăng của cộng sản đệ tam quốc tế. Thảm kịch tháng 4-1975, Hoa Kỳ bán đứng miền Nam bằng cách cúp viện trợ và VNCH mất nước. Bài học của lịch sử còn đó, chẳng lẽ không làm xúc động và thức tỉnh người Việt Quốc Gia, trước đại họa thiên cổ của Dân Tộc Hồng Lac hay sao?

2-TỪ HỒ CHÍ MINH TỚI NĂM CAM, BẢN CHẤT của MỘT CHẾ ĐỘ HUNG TÀN


Theo tổ chức phi chính phủ Transparency International, có trụ sở tại Berlin, thủ đô của nước Đức, qua báo cáo cho thấy VN xã nghĩa hiện nay, bị xếp gần mức chót của những nước mang tiếng tham nhũng nhất thế giới hiện nay như Bangadesh, Nigéria, Trung Cộng và thu nhâp bình quân đầu người, dưới Kampuchia chỉ ngang hàng với Lào, là quốc gia coi như nghèo nhất thế giới. Như Peter Eigen, chủ tịch tổ chức trên, thì tham nhũng hiện nay tại Cộng Hòa Xã Nghĩa VN, đã trở thành một đại dịch, không biên giới, không chừa bất cứ một ai, từ những đỉnh cao nhất trong Bộ Chính Đảng VC, cho tới hàng cán bộ thôn xã, kể luôn những thành phần chầu rìa bưng bợ. Nói chung tham nhũng bây giờ, không phân biệt món hàng, đối tượng. Cho nên tại VN ngày nay, những người có quyền trao đổi hay bán buôn tất cả mọi thứ trong tầm tay. Vì vậy, không mấy ai ngạc nhiên thấy đảng VC ngang nhiên đem đất đai biên giới, cũng như hải phận, đảo biển vùng đánh cá của Dân tộc VN, để trao đổi với Trung Cộng lấy lợi nhuận và chỗ dựa cho đảng cũng như địa vị của một vài cá nhân trong chính trị bộ.

Chống tham nhũng hiện nay là quốc sách sinh tử của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới mà điển hình nhất là Trung Cộng, cũng là quốc gia bị tham nhũng hành hạ tận tuyệt. Trái lại tại VN, cái gọi là chánh phủ được cầm đầu bởi những người vốn xuất thân từ giới bần cùng trong xã hội. Cho nên thay vì chịu chết đói, họ đã đi làm giặc, để cách mạng cuộc sống bản thân. Bởi vậy lúc nắm được quyền lực quyền hành, những Nam Cam ngày nay, đâu có khác gì hiện thân của Nguyễn Tất Thành, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Tô Ký, Đồng văn Cống... dựng sự nghiệp bằng cái đấm và sự hung tàn của hành động. Đảng tính chỉ là phương tiện để thực hiện nhưng chính cái chất du côn, coi thường mạng người như lá rụng, tàn nhẫn thà giết oan 3000 người hơn tha lầm 1 mạng sống và ghê gớm nhất là lời tuyên bố của Võ nguyên Giáp: ‘hy sinh vài triệu bộ đội miền Bắc, để đốt rụi dãy Trường Sơn, dọn đường vào cưỡng chiếm miền Nam, thì đảng VC cũng làm’. Đó mới là cứu cánh để VC trở thành Trùm cả nước tới nay.

Nhìn chung, những năm đổi mới tại VN từ 1990 tới nay, chỉ tạo đuợc một nếp sống mới cũng như một giai cấp đỏ giàu có, nổi bật trong hàng hàng lớp lớp phận nghèo khắp nước, chẳng những tại miền quê, xóm biển, vùng sơn cước, hải đảo... mà ngay chính trong lòng các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẳng, Cần Thơ, Phan Thiết... Đó cũng là sự mâu thuẫn giữa cái mới lố lăng đước vá viu vội vàng từ cặn bã của nền văn minh thừa mứa Âu Mỹ, và nếp cũ tạp bánh lù, trong nền văn hóa cổ của VN, suốt mấy chục năm qua, bị VC nấu cháo heo, từ chủ nghĩa Mác Lê vô thần và tư tưởng Hồ Ly Tinh lượm nhặt khắp các hè phố, bến tàu, trên mọi nẻo đường tha phương cầu thực. Nói chung đổi mới từ những con số tăng trưởng trong việc xuất khẩu gạo, nông phẩm, hải sản, dầu khí và người, để đảng trao đổi, bán chát, làm giàu. Đổi mới cũng được tính bằng số lượng tỷ triệu phú VN trong giới mafia đỏ, hiện có mặt khắp các ngân hàng thế giới. Nói chung nhờ đổi mới, mà người VN đã có mặt khắp mọi nẻo đường, trong các động đĩ tại Kampuchia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Hải Nam. Nhờ đổi mới mà phụ nữ VN bị bán làm vợ hờ rất nhiều tại Vân Nam, Quảng Tây, Đài Loan và thảm nhất là việc người phụ nữ VN bị triển lãm chung với thú vật, trong hồ cá tại Tân Gia Ba, để gạ bán rẻ rúng còn hơn giá trị của hàng gại gọi tính bằng phút của Mỹ. Làm công ở đợ cho Đại Hàn, Mã Lai và ngon nhất là con cái cán bộ đảng, du học trên giấy tờ nhưng thực tế là ra nước ngoài mua chồng tậu vợ, chuẩn bị mái ấm, chuyển rửa bạc vàng, lo cho cái ngày đổi đời sắp kế, im re, không sợ bị ai trả thù. Riêng đồng bào cả nước, đổi mới cũng là đổi đời lần nữa, sạch nhà sạch đất vì các lần theo đảng nuôi tôm, nuôi cá, trồng cao su, cà phê, nuôi gà... rốt cục món nào cũng sạch tiệm, vì không ai tắm hai lần trong một dòng nước, nên đâu gạt được ai nhiều lần.

Trong nước, từ khi cải cách và đổi mới, đã có một luồng gió mới từ phương tây thổi vào làm sống dậy một nền kinh tế, đã say ngủ giấc cô miên trong vũng bùn xã nghĩa từ mấy chục năm qua nhưng đồng thời cũng đã làm băng hoại truyền thống tư tưởng quốc gia dân tộc, đã ngự trị trong tư tưởng và tâm hồn người Viêt, suốt mấy ngàn năm qua.

Những năm gần đây, do đảng và nhà nước, nhắm mắt chạy theo lợi nhuận, kiếm tiền bỏ túi, bừa bãi cấp giấy phép hay cho nhập lậu thực phẩm, đồ uống từ Trung Cộng, thiếu vệ sinh, được tạo từ những hợp chất hóa học, gây cho con người nhiều bênh nan y, trầm kha như ung thư, sinh non, dị tật... khiến cho nhiều người phải thảng thốt, tự hỏi đến bao giờ VC mới chấp nhận sự thật, để cứu mạng người?

Theo dư luận quốc tế cũng như người trong nước, tất cả đều biết tham nhũng ngày nay là một đại họa của dân tộc VN, không ai chế ngự nổi, trừ phi đập tan cái chế độ cũ, để thay vào đó một xã hội mới có công pháp và nhân tính. Dù hằng ngày, ai cũng nghe bộ máy tuyên truyền củađảng, không ngớt lên án, tố cáo, đưa ra tòa, thậm chí còn xử bắn những kẻ bị tội tham nhũng. Mặt thật đó chỉ là tuồng hát ‘đem dê tế thần’, trét phấn bôi son’ vào cái thần tượng của đảng VC, đả bị mục rữa bao năm, che lấp những tội lỗi hại dân bán nước, ức hiếp tầng lớp người nghèo khắp nước hiện nay. Nói như Lý Quang Diệu, thì tham nhũng ngày nay tại VN, không còn thuộc phạm trù về mặt đạo đức, nghĩa là không ai còn phải sợ xấu hổ về hành vi tham nhũng của mình. Trái lại người ta còn công khai khoe thành tích, bởi vì cả nước ai cũng giống nhau, cán bộ thường thì đầy túi, cán bộ có chức, địa vị thì tham nhũng theo chức địa vị..

Tất cả cũng đều do độc quyền độc đảng, lạm quyền và tham nhũng tràn lan, không cần hậu quả. Tại VN, đãng là thần linh tối cao, đứng ngoài pháp luật và lãnh đạo truyền thông báo chí, nên đảng viên lớn nhỏ, còn sợ gì ai, mà không dám tham nhũng? Người dân sống trong xã nghĩa thiên đàng, vì muốn yên thân để sống, nên chỉ còn một cách là đi cửa hậu, bắt giò và chung tiền cho cửa quyền. Nói chung VN ngày nay chống tham nhũng một mất một còn, như đảng đã chống diễn biến hòa bình nhưng đến nay chỉ mới thấy có Năm Cam và băng đảng cùng một ít cán thấp đem ra làm vật bung xung thế thôi, khiến cho trời có mắt cũng phải nhắm lại, kẻo bị đâm mù.

Nhiều câu chuyện tham nhũng làm rơi nước mắt người đọc, như vụ mới xảy tai nghĩa trang VC ở Quảng Bình, san bằng mộ thật của người chết, để lấy ngân khoản làm ma giả và mua quan tài. Tất cả chỉ có tiền, không cần biết đó là đê điền, kinh đập, cầu cống, kể cả nhà máy điện nguyên tử, xưởng lọc dầu... những nhu cầu cấp thiết, nếu cẩu thả sẽ đưa tới những đại họa cho đồng bào. Thế nhưng ngày thứ bảy 17-8-2002, tổng thanh tra nhà nước cho biết, chỉ mới ghé mắt vào 20 dự án, trong số 427 công trình, thuộc 57 tỉnh, đã khám phá ra cán bộ đảng, đã nuốt tài sản củađồng bào, hơn 4,691 tỉ đồng, tương đương khoảng 305 triêu đô la. Cho nên những vụ cầu hầm chui Văn Thánh 2 ở Sài Gòn bị sập vào tháng 7-2002 hay vụ Đập ngăn nước Hàm Thuận-Bình Thuận, chưa bàn giao đã bể..chỉ là chuyện nhỏ, đối với vấn đề tiền triệu kiếm được ở các mỏ dầu hay qua công trình xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất-Quảng Ngãi.

Kiểm tra, thanh tra, báo cáo ghê gớm như vậy nhưng rồi đâu cũng vào đó, vì bức giây động rừng, thanh tra đúng mức, sẽ lòi ra tất cả bê bối và những số tiền khổng lồ, thuộc ngân quỹ nhà nước hay tiền viên trợ, từ năm này sang năm khác, đã là một đại dịch tàn khốc, không bút mực nào ghi cho trọn vẹn. Riêng đời sống của người dân, từ nghề biển, trang trại cho tới ruộng đồng, ngoài thuế má ngập đầu phải đóng cho nhà nước, còn phải điêu đứng khổ sở vì vật giá leo thang. Trong lúc đồng lương cố định, giá thành sản phẩm tuỳ tiên qua sự định đoạt của đảng, khiến cho đồng bào ngày nay, làm thì mệt mà cái ăn không biết ở đâu mà mò.

Cá, tôm, cà phê xuất khẩu lận đận lao đao tại thị trường Mỹ, chưa giải quyết xong, thì mới đây lại khám phá đường dây, bắt giò quota dệt may, làm cho Hoa Kỳ vốn đã mất niềm tin về VN, lại càng có cớ kiếm chuyên, gây thêm khổ cho đồng bào.

Lạ nhất là không thấy trí thức khoa bảng nói gì.

Ngày 1-7-2004, Việt gian CSVN tuyên bố Việt Kiều hải ngoại đã gởi về nước gần 2,7 tỷ đô la. Số tiền trên tuy to nhưng cũng vẫn là riêng tư của thân nhân họ và thành phần may mắn này cũng chỉ là thiểu số, giống như hạng con ông cháu cha bác đảng. Trong lúc đó, gần như cả nước ngày nay từ nam tới bắc, đầy rẩy triệu triệu nhà nông ngoài đồng, trên nắng mưa, dưới đĩa mòng, vậy mà thu nhập cả tháng có là bao. Người làm biển Bình Thuận ngày nay, hải sản khô hạn, muốn câu mực phải ra tận đảo Phú Quý, cách bờ Phan Thiết hơn 100 hải lý. Còn cá, tôm, mon ngon thứ lạ, thì phải sắm tàu to, máy lớn, để tới Trường Sa mới có.

Còn mấy ai biết tới những bà già còm cõi, mà ngày ngày phải buôn gánh bán bưng, moi bao bì rác rưởi, để bán ký mà sống. Có ai biết tới cảnh đoạn trường của những cô gái quê, gái biển, bỏ nhà lên tỉnh làm điếm giúp cha mẹ già, mặc cho tấm thân vàng ngọc bị dầy vò trong nỗi mưa gió cuộc đời. Có những đứa trẻ bơ vơ không nhà cửa, hành khất, trộm cướp, hút sách... để mà sống... Hỡi ơi tất cả những bi kịch đời hôm nay, do ai gây ra, lại bắt đồng bào VN vô tội gánh chịu?

Thế giới ngày nay đã mỏi mệt quá rồi về những câu chuyện nhân đạo, có liên quan tới VN, ngoài sự tới đó để kiếm ăn, chia phần. Riêng người trong nước cũng quá mệt mỏi vì miếng ăn cái mặc, còn nước mắt đâu mà khóc cho thân phân mình. Bởi vậy nay đã đến lúc mọi người phải đoàn kết thực sự, chứ không phải bằng miệng.

‘Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng nước’ nhưng cảnh đổi đời lần nữa tại VN, chắc chắn phải có. Lần này do đồng bào quyết định bằng trái tim và linh hồn, chứ không phải như những bóng ma trơi, trước ngày 30-4-1975, mang tiếng là trí thức nhưng thật ra chỉ là những kẻ bội bạc, ăn cơm quốc gia, làm đầy tớ cho giặc. Rốt cục chỉ vì một chút hư danh hẻo, mà làm cầu rước VC qua sông, gây thảm kịch đoạn trường, cho cả một dân tộc.

Cái lạ của những tượng đá vô tri này, là đến nay vẫn sống trên mây và cứ ngỡ mình còn là những kẻ danh giá như khi chưa bị đời lột mặt nạ.

‘nhân sinh tự cổ thùy vô tử
lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh ‘

Hồ Đinh
Xóm Cồn 4-2005

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

NHỮNG MÃNH ĐỜI BẤT DIỆT
Tarin65
Image
Lynh Cao chụp ảnh lưu niệm với vi Anh Nguyễn Văn Cử và Đại Tá Hoa kỳ gốc Nhật người đã bỏ công giúp nhiều cưu SQ QLVNCH đến định cư bên xứ sở tự do
.


Những ngày 6, 7, và 8-5-2005 vừa qua đã là một sự kiện lịch sử đối với những người hoa tiêu khu trục của KQVN chúng ta. Buổi đại hội này đã được chuẩn bị từ lâu, cả năm trời. Dù rằng không tham dự đại hội, Mệ cũng đã nhận xét:"Các anh làm kỷ quá ha!". Vì là người đưa tin nên chúng tôi được anh Lê văn Thặng phóng tin mỗi khi cần, nhờ đó, được vinh hạnh là người biết trước và biết đầy đủ những gì ban tổ chức đại hội muốn làm.



Ngày dự lễ thành hôn của con trai trưởng nam của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, tôi ghé tai hỏi nhỏ chị Nguyễn Văn Tường, phu nhân cố Đại Tá Nguyễn Văn Tường, Sư Đoàn Phó Sư Đoàn 3 Không Quân, và chị Lê Ngọc Duệ, phu nhân cố Đại Tá Lê Ngọc Duệ, Tư Lệnh Không Đoàn 23, hỏi các chị có đi dự ngày 30 năm hội ngộ của gia đình khu trục chúng ta không? Chúng tôi không kể siết sự vui mừng khi nhận thấy trên vẻ mặt của các chị niềm hân hoan khi nhận tin này. "Đi thì thích lắm rồi, nhưng có được mời không rồi hãy tính". Anh Thặng đồng ý, tôi báo ngay cho các chị ấy rõ. Ngày hôm sau, lại nhận điện thoại của chị Duệ cho biết thêm còn có chị Biện(từ Houston), phu nhân cố Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Biện, Phi Đội Trưởng Phi Đội B-57 đồn trú tại Đà Nẵng, và còn có chị Võ Văn Sĩ(từ Phoenix), phu nhân cố Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật, hai người này cũng muốn đi. Tôi đề nghị anh Thặng gửi thêm giấy mời cho các chị. Các chị vui mừng gửi phiếu ăn và chi phiếu ngay. Sau đó, chúng tôi được biết là danh sách đã đủ số 550 chỗ ngồi và không nhận thêm nữa. Nếu có những ai vẫn còn muốn tham dự buổi họp mặt này thì chỉ có thể dự vào ngày Thứ Sáu 6-5-2005 theo từng đơn vị, ngày 7-5-2005 thì phải ăn tối bên ngoài và vào chơi với chúng ta trong đại sãnh sau 9 giờ tối. Điều đó nói lên sự nôn nức của mọi người, già , trẻ, có cặp có đôi, hay là lẽ bạn, ai cũng muốn đến dự. Chúng tôi cũng được biết anh Nguyễn Thanh Tòng sẽ sang dự, dẫn theo phu nhân là một người Pháp 100%, nhưng luôn chiều chồng, theo chồng để hợp đoàn cùng người Việt chúng ta, và hơn mọi người, chị ấy đã mặc "áo dài" truyền thống của chúng ta. Tôi biết anh Tòng lần đầu tiên ở Trường Khu Trục Mecknès, khi chỉ có hai chúng tôi là người Việt, lần đầu tiên nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt sau nhiều năm nói tiếng Pháp nên chúng tôi đều cà-lăm tơi bời. Đối với chúng tôi, lần hội ngộ này với anh Tòng là sau đúng 47 năm từ ngày anh bỏ xứ ra đi trong hợp đoàn 4 người mà nay thì Lưu Văn Đức và Phạm Phú Quốc không còn nữa. Cũng vì anh Tòng mà có một số bạn bè đồng khóa 1 phi công Nha Trang (1951-52) cũng đã đến dự, như NT Vũ Văn Ước chẳng hạn. Anh Phạm Long Sửu cũng tốt nghiệp Khóa 1 phi công tại Nha Trang, sau đó đã sang học tại trường Salon và trường khu trục Mecknès, đã từng bay phản lực vào các năm 1957, mà là loại phản lực chiến đấu như Vampire V và Ouragan. Hổn danh của anh, theo tôi nghĩ, là do nơi phổi anh to. Hồi ở Biên Hòa bay Bearcat, anh em bảo nhau, anh Sửu không cần radio, nói chúng ta đều nghe rõ. Chúc mừng anh Sửu luôn giữ được sức khỏe tốt dù nay tuổi đã 80 rồi. Anh chị Vũ Thượng Văn dù rất bận ở Washington D.C. vào trưa ngày 7-5-2005, cũng cố gắng đến kịp lúc để vui vầy với chúng ta. Tôi cũng rất là vui khi gặp lại ông bạn già Hà Xuân Vịnh, một đàn anh đồng môn và cũng là người thả bay cho tôi trên F-8F Bearcat ở Biên Hòa năm 1957.



Già này nói quanh nói quẩn để nói lên sự háo hức trước khi đến dự. Già này mà còn hăng như thế, huống hồ các bạn trẻ hơn. Tính đi tính lại, số người tham dự là 550 người, trong số đó chỉ có một số rất ít không thuộc gia đình khu trục, tôi đoán chừng 20 người mà thôi. Một cuộc họp mặt lớn lao chưa từng thấy của anh em khu trục, có lẽ vì chúng ta đã quen hợp đoàn, nên hể có người dẫn đầu hô lên vào hợp đoàn sát cánh thì chúng ta đều có mặt, không cần phải nhắc nhở. Chẳng những người già người trẻ đều đến, mà những người không được khỏe mấy cũng đã đến. Tôi đã nhận ra ngay anh Trương Đăng Lượng, đồng khóa với Phạm Phú Quốc, là một trong số 13 người hoa tiêu khu trục đầu tiên lái F-8F tại Việt Nam, tuy đã bị tai biến mạch máu não nhiều năm, nhưng anh thường xuyên có mặt ở họp mặt bô lão, và hôm nay, anh chắc phải đến cùng anh em chúng ta. Đến để thấy lại huy hiệu Phượng Hoàng của Phi Đoàn 514, và nhất là cái tên Thần Hổ của anh cũng vẫn còn nguyên si. Thân chào Phi Đội Trưởng Thần Hổ. Một anh mà tôi chỉ vừa biết trong trại Nam Hà là anh Nguyễn Văn Bé, rất tiếc là nay anh không còn khỏe 100% như trước, nhưng cũng còn mát lắm, chỉ cần đi bộ đều đều là có ngày sẽ khỏe trở lại.



Chúng ta đã nhanh nhẩu hợp đoàn, không phải chỉ quen theo tiếng gọi, không chỉ vì chúng ta là những hoa tiêu có kỷ cương nhất, nhưng vì bản chất chúng ta, như anh Lại Quốc Ấn trình bày. Khi nhìn vào danh sách những người tham dự, chúng tôi rất mừng mà thấy được, phần đông chúng ta đều mang phi tuần viên suốt đời của chúng ta tham dự. Tôi rất hãnh diện được xếp vào hàng ngủ các anh chị đó, và xin khoe với các bạn, như tôi đã nhắc NT Dương Thiệu Hùng, hỏi anh có nhớ chúng tôi đã lấy nhau được bao năm rồi không? Bốn mươi tám năm chẳn, nghĩa là còn 2 năm nữa để chúng tôi mừng 50 năm thành lập đơn vị tí hon của chúng tôi. Những ai còn đủ vợ đủ chồng là một hạnh phúc mà bề trên ban cho chúng ta. Chứ ai có thể tự hào mình bay giỏi nên mới sống đến ngày nay? Biết bao nhiêu bạn của chúng ta đã vắng bóng trong những tấm ảnh kỷ niệm. Và các chị đã sống ra sao rồi. Đó là lý do đã có nhiều giọt lệ tuông trào, không làm sao cầm lại được. Khi anh chị Thặng làm lễ đã đành. Sau đó, mỗi lần gọi đến tên một người đã khuất, hình ảnh của anh ấy hiện lên màn ảnh, và nếu chị có mặt nơi đó, hai hàng lệ đã chảy dài xuống má. Không ai quên được họ!!! không có chiến sĩ nào đã chết thật trong lòng chúng ta, huống chi trong tâm khảm của người phối ngẫu. Những nét trầm buồn của buổi họp là những tiếng nấc dấu kín từ lâu, nay mới được thoát ra để giải phóng u sầu của người mãi sống đơn côi thờ chồng nuôi con. Anh Thặng có hỏi anh em, ai chụp được tấm ảnh nào có giọt lệ rơi trên má sẽ có thưởng...nhưng tiếc thay, hôm đó, ánh sáng quá mờ để cho những giọt lệ âm thầm tuông ra, lăn theo má, ướt cả áo mà chẳng ai chụp được.



Không khí buổi hội bớt phần căng thẳng nhờ màn hài hướt của hai anh em của NT Dương Thiệu Hùng và KQ Dương Thiệu Chí. Yêu cầu hai chàng làm ơn phổ biến bản kịch này cho cả làng thưởng thức.



Thêm vào đó, Hắc Ưng 540 cũng có một bài thơ, tựa đề



30 Năm...Tình Hạnh Ngộ



Thân Tặng

Toàn Thể Cánh Gió Khu Trục

Không Lực Việt Nam Cộng Hòa

Ngày Hạnh Ngộ Sau 30 Năm

San Jose, California 05/07/05



30 năm...Cảnh đàn tan lạc nhạn

Đời đổi thay theo thế sự thăng trầm

Kiếp tha hương lê đôi gót mỏi mòn

Lòng trĩu nặng Tình KHÔNG GIAN - TỔ QUỐC...



Có những đêm nhìn vầng trăng lệ khóc

Nhớ đường mây ngang dọc một thuở nào

Giữa muôn ngàn tinh tú vạn vì sao

Giờ xếp cánh lòng buồn đau nuối tiếc!



Vào buổi sáng nắng vàng trời xanh biếc

Nhớ làm sao thuở tung cánh vẫy vùng

Ta hiên ngang mang kiếp sống hào hùng

Suốt ngày đêm lấy gió mây làm bạn.



*

Giờ còn đâu? Không gian xưa trống vắng

Trời còn xanh phiêu dạt áng mây trôi?

Gió vi vu vang cung điệu hắt hiu

Lòng ta nhớ con tàu xưa trời cũ!



Đâu đồng đội?...Tám hướng trời muôn ngả

Dù cách xa tim nhung nhớ tình xưa

Mơ ước Ngày Hạnh Ngộ được cùng nhau

Tay bắt mặt mừng, buồn vui chia xẻ...



*



30 năm...Thời gian qua...Tình nhớ!

Mái tóc phong sương đen trắng hòa màu

Đậm tháng ngày lưu lạc sống niềm đau

Cho số phận Quê Hương và Dân Tộc.



Phượng Ly Nguyễn Tiến Thành

09-09-04@08:25

Qua câu chuyện này, chúng tôi có ý kiến như sau:chúng ta nên có một bài hát tập thể, loại vui cười, chỉ cần viết lời vào là có thể hát được cho vui trong những ngày hội. Một bài hát như thể chỉ cần 4 câu, tiếp theo 4 câu điệp khúc mà ai cũng phải hát, còn mấy câu trên thì do một người xướng cũng đủ rồi. Để làm một thí dụ, chúng tôi xin kèm theo một bài hát vui của trường Salon ở cuối bài này để các bạn tham khảo. Chúng tôi tin rằng trong chúng ta chắc chắn có người biết soạn nhạc, còn bất cứ ai cũng có thể soạn lời để đưa vào, chỉ có hay hay dở mà thôi. Được vậy, mỗi khi hội họp, chúng ta sẽ cùng nhau hát xướng cho vui, vui vì mọi người đều hát được, ít nhất là phần điệp khúc.



Tóm lại, theo ý kiến riêng tôi thì Đại Hội Khu Trục Kỳ này thành công ngoài sức tưởng tượng. Phượng Hoàng Nâu cũng đồng ý điểm đó, và anh đã phát biểu như sau:

"Tôi thật xúc động khi nhìn lại các anh trong dịp dự ngày Đại Hội Khu Trục."Dung nhan mùa hè" của các anh có thay đổi, nhưng tâm hồn các anh vẫn như thuở nào, ngày chúng mình vẫn còn sát cánh hợp đoàn để diệt loài "cộng nô".

Và anh cám ơn anh chị Thặng và anh em KQ/Bắc Cali.

Còn nhiều người cũng đã phát biểu tương tự, nhất là các anh thuộc Thần Báo 530 và các anh thuộc Khóa 72B/526. Các anh đều hãnh diện có dịp hội ngộ trong một buổi Đại Hội lớn lao như thế này.

Cũng có người cho ý kiến xây dựng như sau:

Chắc có phần vui trong những ngày tiền phi ở các đơn vị rồi, nên cái vui của ngày đại hội không quân bình nổi với cái trầm buồn.

Đại hội được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau, mà ở cái city San Jose này thì đường sá cong queo dễ sợ. Thế mà không có được một bản đồ chỉ dẫn để đi khỏi bị lạc. Hay là khu trục quen bay cao độ thấp không cần bản đồ???



Nhưng điều mà chúng ta có thể khẳng định là Đại Hội lần này chứng tỏ tinh thần anh em khu trục bất diệt, người chiến sĩ dù sống dù chết vẫn được mọi người quan tâm đến. Hoan hô ngày đại hội thành công.



Tarin65

12-5-2005

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Biển Đông ngày di tản

Post by phu_de »

THÀNH TÍCH L-19


Thành tích của một phi cơ có thể phân chia làm hai loại: thành tích kỷ thuật và thành tích chiến đấu. Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong 21 năm chiến tranh đã sử dụng trên 30 loại phi cơ khác nhau. Khu Trục, Vận Tải, Trực Thăng, mỗi ngành có bốn năm loại phi cơ dể chia sẻ công tác và hổ trợ cho nhau. Riêng ngành Quan Sát có 4 loại phi cơ : U-6 hay là L-20, U-17, O-2 và O-1 hay L-19. Phi cơ U-6 và O-2 chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, chỉ còn lại U-17 và L-19 hoạt động cho tới ngày cuối cùng. Nhưng L-19 có trước, từ năm 1955, tính ra đúng 20 năm hiện diện trên chiến trường Việt Nam, lâu hơn bất cứ loại phi cơ nào của Không Lực Việt Nam, cũng đã xứng đáng đứng đầu về thành tích kỷ thuật, máy móc tốt, khung phòng dẻo dai. Riêng về thành tích chiến đấu, L-19 nổi bật hơn nữa, không vì có hỏa lực mạnh, nhưng địch mỗi khi nhìn thấy xuất hiện, đều kinh hồn thất đởm vì đây mới là tai họa chính của những trận bom hay trọng pháo giáng lên đầu địch. Nhưng thành tích duới đây có vẻ khác thường.

x x

x

Đầu tháng 7 năm 1990, chúng tôi được mời gắn cánh bay cho con chúng tôi tốt nghiệp Trường Bay tại Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở Pensacola, Florida. Sau phần lể lạc và tiệc tùng mừng mản khóa, gia đình chúng tôi đi thăm viếng Bảo Tàng Viện Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Aviation Museum) ở gần đó. Tôi hết sức sửng sốt khi nhìn thấy ở giữa rừng phi cơ của Hải Quân Hoa Kỳ đủ loại, lại xuất hiện một chiếc phi cơ L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam treo lủng lẳng trên trần nhà, bên cạnh những phi cơ khổng lồ (đối với hình thù nhỏ bé của L-19) F-14, F-15. Chiếc L-19 này màu trắng, phần đuôi của thân phi cơ sơn các ô vuông (domino) đen vàng, mang danh hiệu FDD. Bản ghi chú sơ lược ở dưới đất không đủ giải tỏa mọi thắc mắc trong lòng tôi. Vì theo như tôi biết và chứng kiến nữa, các phi cơ của Không Lực Việt Nam khi đáp ở các Căn Cứ Không Quân Hoa Kỳ trên lảnh thổ Thái Lan, đều tức khắc bị xóa ngay các phù hiệu trên thân phi cơ. Nếu đáp trên các tàu chiến Hoa Kỳ thì đều được đẩy xuống biển, để dành chỗ đáp cho những phi cơ khác. Nhưng tại sao L-19 này lại còn nguyên vẹn màu sơn và phù hiệu?



Trên bước đường chạy loạn, khi tôi nằm duới hầm tàu Miller thuộc Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang lênh đênh trên mặt bể vào những ngày cuối tháng Tư đầu tháng 5 năm 1975, tôi có nghe nói có một L-19 đáp trên Hàng Không Mẩu Hạm Hoa Kỳ, còn mọi chi tiết khác thì mù tịt, nên thắc mắc mãi.

Năm 1991 tôi có dịp đọc bài báo dưới đây, đăng ở báo địa phương Houston Chronicle, tôi đã hiểu gần hết câu chuyện, khi sực nhớ lại chiếc L-19 của Viện Bảo Tãn Hải Quân Hoa Kỳ, ở Pensacola.

FAMILY, EX-OFFICER RECALL $10 MILLION RESCUE

Associated Press

PENSACOLA, Fla. - Members of a Vietnamese family were reunited with the U.S. Admiral who saved their lives by dumping $10 million worth of helicopters in the sea so they could land a small plane on the deck of his aircraft carrier.
Image
Image

South Vietnamese Major Bung Lee, his wife and their five children had crammed into a single-seat Cessna O-1 Bird Dog to escape from their homeland as it was overrun by communist forces in April 1975.

Image

It appeared they would be unable to land on the USS Midway in the South China Sea because its flight deck was filled with helicopters used to evacuate Saigon. Rear Admiral Lawrence Chambers, now retired, ordered the deck cleared.


Lee and Chambers reminisced about the landing at the U.S. Naval Aviation Museum, where the tiny plane was on display Friday.

Another retired Admiral, Magruder Tuttle, bought the plane for an undisclosed price 13 years ago and donated to the Museum at Pensacola Naval Air Station.



Lee, now a waiter at a Polynesian restaurant at Walt Disney World; his wife Van, an electronic worker, and four of their five children came from their Winter Park home for the dedication ceremony.



Lee had flown through Viet Cong fire in dense fog, heading out to sea without knowing what was a head. The plane was miles from shores and running low on fuel when he spotted the Midway.


Lee had no radio, so he attempted to drop a note onto the deck asking permission to land. He said he was afraid to fly too low for fear the crew might think it was under attack and shoot down the plane.

Three times he dropped notes attached to a knife, a boot and a key chain, but it was too light and blew away.

On the fourth attempt, a note tied to Lee,s survival pistol hit the carrier,s deck. It read.

* Can you move these helicopters to the other side, I can land on your runway, I can fly one hour more, we have enough time to move. Please rescue me, Major Bung-Ly, wife and 5 children *.


Chambers said there was not space to move the UH-1 Huey helicopters, so he ordered them pushed overboard. The single-engine plane touched down once, bounced and rolled to a stop.

Image

Image

Tôi nghĩ rằng ai cũng hiểu được nội dung của bài báo này. Tôi e rằng dịch ra Việt ngữ sẽ mất tính chất trung thực của câu chuyện.



Đúng là chiếc phi cơ L-19 do hoa tiêu LEE BUNG lái, Nhưng anh này là ai? Vì theo báo Hoa Kỳ đăng tên không có dấu, nên khó có thể đoan chắc 100% được.



Tình cờ vài tháng sau, một ông bạn không phi hành đã đưa cho tôi xem một tấm hình và nhờ tôi nhận diện người trong hình. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là hình của cựu Thiếu Tá LÝ BỬNG với bộ điệu đang nói chuyện, đứng bên cạnh một chiếc L-19 mang phù hiệu Không Quân Việt Nam.



Anh Lý Bửng với tôi một thời gian cùng phục vụ chung tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, Nha Trang. Anh là huấn luyện viên giỏi của Trường Phi Hành T-41, rất vui tánh và gan lì. Những ai là huấn luyện viên cùng thời sẽ không bao giờ quên được tai nạn phi cơ của anh Lý Bửng xảy ra ở gần đèo Rù Ri, Nha Trang năm xưa. Thời gian đó việc cứu cấp gặp trở ngại vì thời tiết xấu; mãi một tuần lể sau mới tìm kiếm được. Khi đưa anh Lý Bửng trở về đơn vị, mặt mày và giáng diệu của anh ta rất bình thản, như tuồng không có chuyện gì xảy ra, mặc dầu anh ta đã chịu đói rét và có lẽ cả sợ hãi nữa trong mấy ngày qua.



Đọc bài báo trên đây, tôi rất cảm mến cựu Đề Đốc (ex Rear Admiral) Lawrence Chambers của Hải Quân Hoa Kỳ đã có quyết định hết sức nhân đạo và sáng suốt, bằng cách đẩy một số phi cơ trị giá 10 triệu đô la, để có chỗ cho L-19 trên có 7 mạng người đáp xuống.



Trước kia tôi đã từng chở 4 người cất cánh ở phi đạo ngắn A Luoi, vùng núi, tưởng rằng mình ngon lành, nay qua sự việc này tôi thấy mình kém xa, nên cảm phục anh Lý Bửng sát đất về sự quyết tâm gan dạ cũng như tài nghệ của anh đã tạo nên một thành tích hi hữu, có một không hai từ trước tới nay, không những trong lịch sử Không Quân Việt Nam mà kể cả Không Quân thế giới nữa, là:

L-19 CHỞ 7 NGƯỜI VÀ ĐÁP AN TOÀN TRÊN HÀNG KHÔNG MẨU HAM.

Thành tích này đáng liệt vào chuyện có thật nhưng khó tin.

Ngày 20 tháng 3 năm 2002.
Mệ


Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Chân Dung Một H.O: Lê Quang Trọng

Post by phu_de »

Chân Dung Một H.O: Lê Quang Trọng
Tuesday, May 17, 2005

Image
Ông Lê Quang Trọng


Người H.O. đã 12 năm ngồi xe lăn.

- 23 năm thâm niên trong Quân Ðội, 16 năm mang cấp bậc Ðại Úy.

- 13 năm tù cải tạo, bị vệ binh đánh đòn hội chợ hư cột sống.

- 12 năm trải qua 5 Nursing Home ở Mỹ, ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại.



Nhân kỷ niệm đánh dấu thời gian ba mươi năm (1975-2005) của người Việt tỵ nạn bỏ nước ra đi và hình thành Cộng Ðồng Việt Nam trên đất Mỹ, cũng như kỷ niệm 15 năm những người cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện H.O., trang Cựu Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ có một loạt bài về đời sống hiện nay của những anh em H.O. ở quê người. Chúng tôi hy vọng, trong khả năng hạn hẹp, sẽ tìm hiểu và vẽ lại chân dung đa dạng của những người anh em mà chúng ta tạm gọi là những người H.O. Chúng tôi rất mong đón nhận sự đóng góp bài vở, ý kiến của anh em cựu tù nhân chính trị cho mục này. Xin liên lạc qua trang Cựu Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa, ấn hành vào mỗi Thứ Tư trong tuần hoặc huyphuong37@sbcglobal.net.



Sinh năm 1932, Lê Quang Trọng là con nhà điền chủ có tiếng ở Tăng Hòa, Gò Công Ðông. Nhờ vậy, lên Saigon, ông được theo hoc các trường nổi tiếng như Taberd và Chasseloup Laubat, sau đó tình nguyện đi theo nghiệp kiếm cung, vào khóa 5 Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Suốt hai mươi ba năm trong quân ngũ, số phận Lê Quang Trọng không hề gặp may mắn, trực tính hay đụng chạm, không chịu khuất phục, thỏa hiệp, đánh Tây, gây lộn với cấp chỉ huy, ông đi từ đơn vị này tới đơn vị khác, từ Cà Mâu ra tới Huế. Ông đã ở đơn vị tác chiến, bị thương 4 lần, đã phục vụ qua nhiều tiểu khu, từ bộ binh ra tới đơn vị hải thuyền, trở lại Biệt Khu Thủ Ðô rồi ra nhiều vùng chiến thuật. Ðoạt kỷ lục mang cấp bậc lâu nhất trong quân đội, Lê Quang Trọng đã có 16 năm với cấp bậc Ðại Úy (từ 1953- 1979). Hai năm cuối cùng của miền Nam, ông mang cấp bậc Trung Tá và giữ một chức vụ không có trong bản cấp số tại tiểu Khu Biên Hòa là Phụ Tá Tỉnh Trưởng Ðặc Trách Nhân Nhân Tự Vệ (!).


Sau tháng 4- 1975, Lê Quang Trọng đã chịu mười ba năm tù, khởi đi từ Khám Chí Hòa 1975, lên Suối Máu, rồi ra Bắc tại Hoàng Liên Sơn, sau đó chuyển về Nghệ Tĩnh, Ba Sao rồi về Nam và kết thúc tại Rừng Lá năm 1988. Hồi còn ở đơn vị hải thuyền vùng III, Lê Quang Trọng cùng các chiến hữu trong đơn vị đã xâm lên ngực hai chữ “Sát Cộng”. Cùng với tính tình cứng rắn của ông, vết xâm này đã mang đến cho ông nhiều tai họa trong trại tù, hậu quả là hiện nay ông phải ngồi xe lăn suốt đời. Tại trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh vào năm 1982, khi ở Ðội Ðan Lát, một ngày khi thấy ông được cử đi nấu nước uống cho đội, tên quản giáo không bằng lòng và muốn bắt ông ra lao động ngoài trời nên y đến hạch hỏi. Trong khi lời qua tiếng lại, tên quản giáo giận dữ thoi ông vào mặt, Lê Quang Trọng phản ứng “trả đũa” đánh vào mặt tên quản giáo trở lại... Ông Lê Quang Trọng lùi ra khỏi nhà “lô” và một cuộc rượt đuổi bắt đầu. Vệ binh nổ súng chỉ thiên, Lê Quang Trọng bị vây giữ và bị đánh hội đồng bằng báng súng khiến cho ông ngã quỵ xuống sân bất tỉnh. Sau đó, Lê Quang Trọng bị lôi vào nhà giam, còng chung với những tên tù hình sự tội nặng. Nửa đêm, chúng truyền điện qua cùm sắt, khiến cho ông bị ngất đi. Những tên tù hình sự được tháo còng và đưa đi cấp cứu nhưng bỏ người tù quân đội miền Nam lại tại chỗ.


Trong những ngày tù còn lại, Lê Quang Trọng cảm thấy đau buốt sau cột sống nhưng không nghĩ có ngày phải bị bại liệt. Ông đã bị giam giữ tại Nghệ Tĩnh hơn tám năm và sau đó bị đưa về Ba Sao- Hà Nam Ninh là một trại trừng giới có tiếng. Tại đây, chính sách của nhà tù Cộng Sản là gây mâu thuẫn giữ tù nhân Thượng và anh em tù chính trị, chúng thường mua rượu cho tù Thượng uống say để kiếm cớ đánh đập anh em mà Trại không can thiệp. Tại đây, Lê Quang Trọng có dịp gần một người bạn tù thân thiết là Mục Sư Ðiểu Huynh và ông đã qui đạo Tin Lành và hứa sống với niềm tin của ông trong quãng đời còn lại.


Ngày 13 tháng 2 năm 1988, Lê Quang Trọng ra tù khi vợ và người con gái duy nhất của ông đã bỏ ông ra đi. Một năm sau đó những cơn đau cột sống đã vật ngã ông khiến ông trở thành một người tàn tật không còn đứng thẳng lên được. Không có tiền, ông phải vào Viện Y Học Dân Tộc và chạy chữa qua loa. Tại đây, ông gặp một người nữ y tá có chồng là một sĩ quan không quân đã qua đời đem lòng thương quí và tình nguyện lo lắng cho ông, tìm phương tiện đưa ông vào bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị, nhưng không có kết quả. Chương trình đưa người tù “cải tạo” sang định cư tại Mỹ được mở ra đem lại nguồn hy vọng chứa chan cho ông, nhưng chính lúc này là lúc ông đau khổ và bất lực không thể giúp cho ân nhân của ông cùng sang Mỹ. Ngày đi, cơ quan IOM đã cho ông một chiếc xe lăn và một người nữ y tá đi với ông cho tới phi trường San Diego. Tại đây, chính Mục Sư Ðặng Ngọc Báu và các gia đình tín hữu là những người đỡ đầu và lo các phương tiện cho ông trong những ngày đầu tiên trên đất Mỹ. Ông trở thành một người cựu tù lưu vong đơn độc trong một căn apartment trên đường số 53rd San Diego, sau khi một người cựu tù khác ở chung phòng với ông đã lên xe bus đi lập nghiệp ở tiểu bang Tennessee.


Ngày 30 tháng 4 năm 1994, ký giả Dương Phục lúc bấy giờ đang cư ngụ tại San Diego, đã đưa ông Lê Quang Trọng vào bệnh viện để giải phẫu cột sống. Ra bệnh viện, bệnh không thuyên giảm, không thân quyến săn sóc, ông phải vào nursing home và trôi giạt từ nơi này sang nơi khác trên chiếc xe lăn cùng với nỗi buồn cô đơn cuối đời ông. Năm 1997, ông liên lạc được với người con gái của ông, dự lễ vu quy của con và chuyển về San José trong một nursing home khác.


Ðã hơn hai năm nay, Lê Quang Trọng sống tại Valley House Care Center 991 Clyde Ave., Santa Clara, CA 95054 # R.102B ÐT. (408) 988-7666.

Ngồi trên xe lăn, ông vẫn thường xuyên tham gia các sinh hoạt cộng đồng và có mặt trong các cuộc biểu tình chống Cộng tại San José. Ðược như vậy là nhờ sự hảo tâm của Hội Thánh Tin Lành tại địa phương và nhất là của cô Minh Ngọc, một người hiện đang cộng tác với Ðài Phát Thanh Quê Hương, đã có lòng tốt giúp đỡ đẩy xe lăn cho người tù cô đơn này hòa nhập với đời sống bên ngoài mỗi khi cần.


Lê Quang Trọng có một nguyện vọng với các đoàn thể đấu tranh ở San José, khi ông qua đời xin phủ lên quan tài ông một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trước khi đưa ông về nơi an nghỉ.

Post Reply