Chiến Sĩ QLVNCH

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Ngày Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008 (Kỳ 3: Cầu siêu các vong linh tử sĩ)

Sunday, October 05, 2008

Image
Hàng trăm cựu tù nhân chính trị cùng thân quyến và các Phật tử cúi đầu trước hình của bảy vị tướng quân lực VNCH.

Bài và hình: Vũ Ðình Trọng/Người Việt
Tường trình từ Dallas, Texas

DALLAS, Texas (NV). - Trong ngày cuối cùng của “Ngày Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008” tổ chức tại Dallas, 5 Tháng Mười năm 2008, có hai buổi lễ cầu hồn tại nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và lễ cầu siêu tại chùa Ðạo Quang, Dallas, cho các vong hồn tử sĩ và đồng bào tử nạn trong chiến tranh cũng như trên đường vượt thoát tìm tự do.

Chúng tôi có mặt tại chùa Ðạo Quang vào lúc 11 giờ sáng, vừa lúc chùa đãi cơm chay cho khoảng 100 cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (TNCTVN) và gia đình cùng Phật tử đến tham dự. Ông Lê Hoàng Minh, phụ tá Hòa Thượng Trụ Trì Thích Tịch Ðức cho biết không phải chỉ hôm nay chùa mới có bữa cơm chay thết đãi Phật tử đến chùa dự lễ mà mỗi Chủ Nhật chùa đều tổ chức một bữa cơm thân mật như thế.

Trong chánh điện trang nghiêm, hình của bảy vị tướng quân lực VNCH được đưa đến bày dưới chân tượng Phật. Bà Khúc Minh Thơ, hội trưởng Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, trưởng ban tổ chức Ngày Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam 2008 cho biết:

“Hai vị quả phụ hai vị tướng Phạm Ngọc Sang và Lê Trung Trực đã mang di ảnh chồng đến nhờ tôi mang tới chùa để hai vị tướng này cùng đồng đội, chiến hữu đã khuất cùng được nghe kinh. Khi họ còn sống, họ đã chiến đấu bên cạnh anh em thì nay gia đình mong rằng họ sẽ tiếp tục bên anh em đã khuất.”

Ngoài di ảnh hai vị tướng trên, chung tôi nhận thấy còn có di ảnh tướng Phạm Văn Phú, tướng Nguyễn Chánh Thi, tướng Nguyễn Văn Ðiềm... Phát biểu trong buổi lễ cầu siêu, bà Khúc Minh Thơ chân thành cám ơn hòa thượng trụ trì đã cho phép và chủ trì buổi lễ cầu siêu để hương linh những người đã khuất được siêu thoát. Bà nói tiếp:

“Ðiều này chứng tỏ không ai quên họ, những người chồng, người cha của chúng con, những người đã hy sinh cho đất nước, dân tộc.”

Ông Huỳnh Văn Phú, cựu trung úy, đại đội trưởng Ðại Ðội Trinh Sát thuộc một Sư Ðoàn Bộ Binh, người mang di ảnh tướng Nguyễn Văn Ðiềm đến chùa trong lễ cầu siêu cũng có vài lời với hòa thượng trụ trì:

“Con mang di ảnh vị tướng của chúng con đến đây để được nghe kinh Phật. Trong cơ duyên nay, con kính xin hòa thượng cho phép con được để di ảnh vị tướng của chúng con tại chùa để sớm tối được nghe kinh Phật.”

Ðiều đặc biệt trong lễ cầu siêu tại chùa Ðạo Quang là Hòa Thượng Thích Tịch Ðức đã cho phép đồng bào làm lễ chào quốc kỳ VNCH ngay tại chánh điện tôn nghiêm.

Tiếng kinh Phật ngân vang dưới sự chủ trì của hòa thượng trụ trì cùng các vị chư tăng chùa Ðạo Quang như muốn mang ánh sáng vào đạo pháp của Ðức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đến vong linh tử sĩ vị quốc vong thân thoát khỏi vòng luân hồn, sinh diệt.

Trong phần phỏng vấn của nhà văn Huy Phương (đài SBTN) trước buổi lễ, bà Khúc Minh Thơ cho biết:

“Tôi đã từng nói là Khúc Minh Thơ không bao giờ bỏ cuộc từ hai mươi mấy năm trước. Ðứng dưới mái chùa ngày hôm nay, lòng tôi rất thanh thản mặc dù tôi đã nhận được nhiều sự chửi mắng thậm tệ, nhưng chúng tôi luôn lấy việc làm thay lời nói. Các anh em đã về đây, gặp nhau trong vui mừng, việc đó là âu trả lời thích đáng nhất cho những ai chống đối, đánh phá tôi, chống đối Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam trong thời gian qua.”

Nhân dịp này, vào tối Thứ Bảy, 4 Tháng Mười tại Special Events đại nhạc hội “Ba Hình Ảnh-Một Cuộc Ðời” đã được tổ chức long trọng với sự có mặt của khoảng 3,500 người,

Ngoài Fashion Show do Kathy Ðặng (Gia Ðình Việt-Mỹ) thiết kế và đạo diễn, phần ca nhạc phong phú gồm các ca khúc về lính với sự góp mặt của ca sĩ Gia Ðình Việt-Mỹ Randy, Vân Anh và một 1 số ca sĩ, con em cựu tù nhân chính trị của hai trung tâm ca nhạc Asia và Thúy Nga như: Như Quỳnh, Diễm Liên, Nguyên Khang, Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Hồ Hoàng Yến... cũng như nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, và ban tù ca Xuân Ðiềm. Ðặc biệt có mặt nhạc sĩ Phan Văn Hưng đến từ Úc Châu với các bài ca đấu tranh của anh với tình cảm dành cho các cựu tù nhân chính trị. Hai MC nghệ sĩ Nam Lộc và Việt Dzũng đã gởi đến khán giả hai bài hát của mình, “Món quà cho quê hương” (Việt Dzũng) và “Sài Gòn ơi vĩnh biệt” (Nam Lộc), là hai ca khúc đã nhận được những tràng vỗ tay vang dội đầy xúc động của những cựu tù nhân chính trị.

Buổi đại nhạc hội kết thúc lúc nửa đêm với những tình cảm lưu luyến. (V.Ð.T.)

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Một Cái Nhìn Khác Về Ông Nguyễn Văn Thiệu:
TT Nguyễn Văn Thiệu không phải là bù nhìn của Mỹ (1)

Tác giả: Lewis Sorley: Toàn Như chuyển dịch


LỜI GIỚI THIỆU: Nhân dịp Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, vừa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 7 cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 28-9-2008 vừa qua, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn một bài báo của tác giả Lewis Sorley đã có một cái nhìn khác về ông Nguyễn Văn Thiệu. Tác giả là một cựu đại tá trong quân đội Hoa Kỳ đã hồi hưu, từng phục vụ tại Việt Nam trong thập niên 1960. Bài báo đăng trên tạp chí VIETNAM Magazine, tạp chí của các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, ấn bản tháng Tư 2004. (TN)

Đọc những báo chí Mỹ trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam, người ta có thể nghĩ rằng vị cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa từ 1965 đến 1973 (2) là một kẻ bất tài, làm theo sự sai khiến của Hoa Kỳ. Nguyên nhân là vì cái tinh thần phản chiến mạnh mẽ trong thời gian đó và cái khuynh hướng nghi ngờ việc chọn lựa các vị tổng thống đang phải đương đầu với một cuộc chiến bất bình thường. Cho nên, Thiệu không là gì khác hơn là một gã bù nhìn.

Trong những giai đoạn đẫm máu nhất của cuộc chiến, ông (Thiệu) đã chủ trì những diễn biến chính trị phức tạp và sôi nổi và mỗi chuyển động của ông đều được ghi lại trên trang nhất của báo chí Hoa Kỳ mô tả chiến tranh trong đầy rẫy khổ ải. Mặc dù vậy, trong khi chiến đấu chống lại một sự xâm lấn từ bên ngoài và một sự nổi dậy từ bên trong đang được ủng hộ và yểm trợ bởi Trung Quốc và Liên Sô, ông đã thực hiện được các chính quyền dân cử từ cấp quốc gia cho tới các xã ấp. Ông đã mở rộng và – với sự yểm trợ cố vấn và trang bị của Hoa Kỳ – chấn chỉnh quân lực để đảm nhận cái gánh nặng từ việc rút lui của quân lực Hoa Kỳ. Thiệu đã đích thân chỉ huy một chương trình bình định để phá vỡ sự xâm nhập (của VC) đang diễn ra tại nông thôn qua cưỡng ép và khủng bố, bằng cách ban hành một chương trình cải cách ruộng đất cấp cho 400.000 nông dân chủ quyền khoảng 2,5 triệu mẫu ruộng. Ngoài ra, ông còn tổ chức cho 4 triệu dân vào Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ, một lực lượng bán quân sự với 600.000 vũ khí.

Thiệu sinh ra ở Ninh Thuận và đi học tại những trường Thiên Chúa Giáo tại Huế. Ngay sau Thế Chiến II, ông đã có thời gian ngắn theo Việt Minh, nhưng đã sớm từ bỏ vì những khuynh hướng thiên về cộng sản của nó. Thiệu sau đó theo học trường Võ Bị Quốc Gia ở Huế rồi chiến đấu cho Pháp chống lại Việt Minh. Sau khi người Pháp ra đi và Việt Nam bị chia đôi, Thiệu đã tiến rất nhanh trong QLVNCH và trở thành một sĩ quan cấp tướng năm 1962 (3). Năm 1963, ông là một trong những người lãnh đạo cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Năm 1967, Thiệu được bầu làm tổng thống theo một bản hiến pháp mới.

Đại Sứ Ellsworth Bunker biết rất rõ về Thiệu. Bunker nhận xét, “Ông ta giải quyết vấn đề một cách khôn khéo và thông minh. Ông ta là một cá nhân có khả năng hiểu biết rất sâu sắc. Ông ta quyết định ngay từ đầu tuân thủ theo hiến pháp, chứ không cai trị theo kiểu các ông tướng mà nhiều người trong số đó mong muốn ông thực hiện.”

Thiệu bị áp lực phải thay thế những kẻ tham nhũng và kém khả năng đang ở trong những vị trí cao, và chỉ giữ lại một số trung thành, nếu không thể loại trừ tất cả. Thời gian đầu trong nhiệm kỳ tổng thống ông đã giải thích lý do với một sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ rằng: “Việc thanh lọc toàn bộ số sĩ quan Miền Nam không thể nào đơn giản, bất cứ sự thay đổi chỉ huy chính yếu nào cũng phải được nghiên cứu phối hợp một cách cẩn thận. Quân đội không thể để cho chính trị loại bỏ trong một đêm. Quân đội đã và đang là người hỗ trợ về chính trị chủ yếu và là lực lượng duy nhất nối kết quốc gia.”

Bunker và vị tư lệnh Hoa Kỳ, Tướng Creighton Abrams, hiểu rõ chuyện này và cả hai đều kiên nhẫn và thông cảm, nhưng họ cũng đưa ra những đề nghị nhắm vào một số sĩ quan cao cấp không thích hợp. Vì vậy thỉnh thoảng đã có những sự thay đổi trong việc chỉ huy ở miền Nam Việt Nam. Nhưng chưa bao giờ có thể có một sự trong sạch hóa toàn diện. Không chỉ vì e sợ những xáo trộn về chính trị, mà còn vì một số những sự thay đổi thiết yếu vẫn chưa sẵn sàng.

So sánh với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong cùng thời gian người ta có thể có những kết qủa thú vị. Chẳng hạn như Nguyễn Văn Thiệu khi tranh luận có thể được coi là một người lương thiện và đứng đắn hơn cả Lyndon Johnson và – tuy khác biệt trong một một số trường hợp – hoàn toàn như là một vị tổng thống có ảnh hưởng hơn của quốc gia ông. Vào lúc đó, người ta cũng cho rằng Thiệu có nhiều tự do quyết định cho xứ sở ông hơn cả LBJ (4) đối với nước Mỹ.

Những viên chức hàng đầu của Mỹ đều nhìn nhận tầm quan trọng của Thiệu, đặc biệt trong việc bình định. Abrams nhận xét, “Ông ấy biết về bình định hơn bất kỳ người Việt Nam nào.” William Colby (5) nói, Thiệu là “viên chức bình định số một.”

Tại Vũng Tàu, 1400 trưởng ấp, đại diện cho khoảng ba phần tư các trưởng ấp ở Miền Nam Việt Nam, đã tham dự một khóa huấn luyện trong năm 1969. Thiệu đã đến thăm từng người trong các lớp học này, khuyến khích các trưởng ấp trở về nhà hãy nói rằng “Tổng thống Thiệu đã nói với tôi rằng ...”

Cuối năm 1969, tình hình đã tiến triển khả quan đến nỗi John Paul Vann (6), người đã đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác bình định, đã nói với cử tọa ở Princeton rằng, “Hoa Kỳ đã thắng cuộc chiến tranh quân sự và đang thắng một cuộc chiến tranh chính trị xuyên qua Thiệu.”

Mặc dù Cộng Sản không ngừng tiên đoán về một “cuộc tổng nổi dậy” ở Miền Nam Việt Nam, nhưng trên thực tế đã không hề có một cuộc tổng nổi dậy nào như thế. Đối với bất kỳ một nhà quan sát cụ thể nào, dường như chẳng ai ngạc nhiên về những thành tích của cộng sản qua những vụ ám sát, bắt cóc, đánh bom khủng bố, cưỡng bách và pháo kích bừa bãi vào những khu dân cư ở Miền Nam Việt Nam. Đó là những hành động khó mà chinh phục được trái tim và khối óc của các nạn nhân.

Vào tháng 4 năm 1968, Tổng Thống Thiệu đã chống lại lời khuyên của tất cả các vị cố vấn để tổ chức Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ. Ông biện luận, “chính phủ phải dựa vào sự ủng hộ của dân chúng, và nó cũng chẳng có gía trị gì nếu chúng ta không dám trang bị vũ khí cho họ.”

Sau cùng khoảng 4 triệu người, những người qúa gìa hoặc qúa trẻ cho quân vụ chính quy, được ghi danh vào Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ. Qua sự thiết lập này, chính quyền Thiệu đã có sự ủng hộ của chính dân chúng, qua Lực Lượng Tự Vệ với những vũ khí mà nó có không phải để chống lại chính quyền mà là để chiến đấu chống lại sự thống trị của Cộng Sản. Tháng Mười năm 1971, trong một cuộc chiến đấu cam go, Tổng Thống Thiệu đã được tái cử trong một cuộc bầu cử độc diễn. Nhiều người chỉ trích ông về việc này, và đề nghị không công nhận cuộc thắng cử của ông. Nhưng trong cuộc bầu cử đó, mặc dù kẻ thù kêu gọi tẩy chay và cử tri là mục tiêu bị đe dọa, nhưng kết qủa 87.7 % cử tri đi bầu và 91.5 % bầu cho Thiệu đã là một sự ngạc nhiên. Đó là con số cử tri đi bầu lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Nếu nó chẳng ra gì (vì không có đối thủ), hay nếu công chúng không chấp thuận sự lãnh đạo của Thiệu, tại sao họ lại đi bầu đông như thế, với những rủi ro cá nhân có thể hay thực sự xảy ra, nếu không phải để biểu lộ sự ủng hộ việc tái cử của Thiệu? Câu trả lời rõ ràng là đại đa số đồng bào đánh gía cao các việc làm của Thiệu và mong mỏi ông tiếp tục ở lại nhiệm vụ.

Khoảng tháng Giêng năm 1972, John Paul Vann nói, “ Thực tế không thể chối cãi là đại đa số dân chúng ... khoảng 95 phần trăm – thích chính quyền Việt Nam (Cộng Hòa) hơn là một chính quyền Cộng Sản hay là chính quyền trao cho phía bên kia.”

Thật đáng buồn, ngày nay nhiều người miền Nam Việt Nam đang chỉ trích theo quan điểm của họ về Tổng Thống Thiệu. Tôi đã nói chuyện về vấn đề này với nhiều người bạn Việt Nam đang sống ở Mỹ. Gần đây, một người đặc biệt, có học thức và thông thái, đã làm tôi ngạc nhiên khi nói rằng người Việt đã cho rằng Tổng Thống Thiệu đã lừa dối họ. Tôi đã hỏi lại ông ấy là lừa dối như thế nào. Người bạn đó đã trả lời: “Ông ấy biết người Mỹ sẽ bỏ chúng tôi, nhưng đã không nói cho chúng tôi biết.”

Tôi cho rằng đó là một quyết đoán qúa khe khắt và còn cần tranh luận. Đại Sứ Bunker còn nhớ đã trao riêng cho Tổng Thống Thiệu ba lá thư của Tổng Thống Nixon mà trong đó “ông đã cam kết” sẽ trợ giúp miền Nam Việt Nam “trong bất kỳ sự vi phạm hiệp ước bởi phía bên kia.” Nhưng, Bunker nhận xét, “Quốc Hội ... đã làm cho nó bất khả thi.”

Kết quả ra sao? Bunker nói một cách rõ ràng rằng “Tôi nghĩ đó thực sự là một sự phản bội miền Nam Việt Nam.” Cũng thật khó cho Tổng Thống Thiệu có thể tiên đoán được cái hành động đáng hổ thẹn như vậy của Hoa Kỳ.

Vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ trong năm 1975, Thiệu đã phải sống cuộc đời lưu vong, đầu tiên là ở Đài Loan, sau tới Anh quốc và cuối cùng là Hoa Kỳ. Ông đã từ trần trong năm 2001. Nguyễn Văn Thiệu đã đương đầu một cách anh hùng trong những năm dài chiến tranh đầy cam go, ông đã nhận được – dù ông có nhận hay không – sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn của tất cả những ai mong muốn cho một miền Nam Việt Nam tốt đẹp.

TOÀN NHƯ chuyển ngữ

Chú thích:

(1) tạm dịch từ “South Vietnamese President Nguyen Van Thieu was far from the American patsy he is often portrayed to have been”, Vietnam Magazine, APR. 2004, Volume 16/Number 6.

(2) đúng ra ông Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống từ năm 1967 đến ngày 30/4/1975; còn từ năm 1965 đến 1967, ông là chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (chức vụ tương đương quốc trưởng).

(3) năm 1962, ông Thiệu còn là đại tá.

(4) LBJ là chữ viết tắt tên TT. Lyndon Baine Johnson

(5) William Colby là trưởng Chi Nhánh CIA tại Việt Nam, sau giữ chức giám đốc CIA tại Hoa Kỳ.

(6) John Paul Vann (1924-1972): Nguyên là một Trung Tá trong quân lực Hoa Kỳ sau đã giải ngũ, phục vụ 2 nhiệm kỳ tại Việt Nam trong vai trò cố vấn. Từ năm 1962 đến 1963, là cố vấn cho Đại Tá Huỳnh Văn Cao (sau là thiếu tướng), tư lệnh Sư Đoàn 7. Trở lại VN năm 1965 làm việc cho cơ quan USAID, sau là cố vấn cho Vùng II Chiến Thuật và bị tử nạn máy bay năm 1972 tại Kontum.

User avatar
macco
Posts: 3544
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Lời Cho Trầm Tử Thiêng

Image


Tôi đứng nghiêm -- Chào anh lần cuối
Một cái chào -- Trân trọng nhà binh
Anh là lính và tôi... cũng là lính
Chuyện biệt ly quen đến độ thường tình

Ngày xưa đó... bạn bè bao đứa chết
Được tin buồn không kịp để ngẩn ngơ
Tuổi trẻ mình trọn một đời tha thiết
Vì... Quê Hương được đứng vững dưới cờ

Ngày mất nước đổ thừa cho ai nhỉ
Chuyện núi sông bạc trắng cả mái đầu
Đường phiêu bạt vẫn một lòng chung thủy
Nợ ơn đời -- Nợ kẻ trước người sau

Tôi buông súng... đôi tay buồn hóa đá
Thân xác còn mà hồn mãi điêu linh
Quên tất cả... Có điều tôi vẫn nhớ
Việt Nam ơi... chưa một phút thanh bình

Cám ơn Anh, những bài ca bỏ lại
Mỗi một lời như dao khắc vào tim
Anh hiện diện như bao điều khắc khoải
Cám ơn Người -- mang tên Trầm Tử Thiêng


Trạch Gầm

User avatar
macco
Posts: 3544
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Trong Nỗi Khốn Cùng

ĐS: Sau đây là câu chuyện điển hình về Nỗi Thống Khổ Bi Hùng mà Người Lính Cộng Hòa hằng gánh chịu sau ngày mất nước với lòng can đảm bền bỉ tuyệt đối của người luôn vững tin về Lý Chính Nghĩa của Quân/Dân Miền Nam – Cũng của toàn Dân Tộc Việt Nam.
Suốt cuộc đời tôi trên mảnh đất quê hương bất hạnh, có lẽ mùa Đông 1975 là một cái đông lạnh lẽo nhất. Không biết có phải vì miền Nam VN vừa trải qua một cuộc đổi đời khủng khiếp, hay vì lúc ấy tôi đang bị cùm tại Trại A9/Long Thành, Biên Hòa (Ngã Ba Thái Lan) trong một dãy nhà tôn vách gỗ mà không hề có lấy một tấm mền mỏng che thân! Ban ngày ngủ, ban đêm phải thức trắng ngồi xoa bóp liên tục khắp cả người cho ấm. Ôi đêm dài vô tận trong cái lạnh thấu xương cộng thêm vết thương trên người còn tươi máu. Chính từ chuỗi ngày đêm nơi tầng cuối địa ngục này lại trở thành một phước duyên cho tôi tập tễnh bước vào Thiền để sống sót và tồn tại đến ngày nay.

Trước và sau ngày 30/4/75 tôi đã không hề có ý định chạy ra nước ngoài.. Khoảng đầu tháng 6/75, tôi lên Trà Cổ (Hố Nai, Biên Hòa) rồi từ đó vào rừng gia nhập Liên Đoàn 5 của Đại Úy Lê Đình Thạch (trước đây thuộc Sư Đoàn 5/BB) gồm một số Biệt Kích Dù, Biệt Động, Cảnh Sát, Địa Phương Quân.. Chúng tôi sống trong các mật khu cũ của Việt cộng vùng Sông Buông, Sông Mây (đầu Chiến Khu D). Việt cộng tràn ra thành phố, bỏ ngỏ mật khu của họ lại với đầy đủ chòi, lán, vọng gác trên cây, bếp với nồi niêu xoong chảo, nương khoai, vườn rau và một số rất lớn lựu đạn chày chỉ còn được dùng để đánh cá vì hệ thống kích hoả bị hư đến hơn 60%. Chúng tôi thường tấn công những kho gạo Tân Bình, Tân Bắc, Trà Cổ... Trước khi vác gạo về mật khu, chúng tôi dọn sạch kho đem bỏ từng bao trước cửa mỗi nhà dân. Dân địa phương và gia đình cũng tiếp tế cho chúng tôi rất nhiều thực phẩm khác. Vũ khí cũ như M16, M79 dần dần hết đạn, chúng tôi phải đánh Việt cộng để lấy AK, B40... Đến khoảng tháng 9/75, lực lượng chúng tôi đã có khoảng 80 người. Biết không thể chống cự nổi bọn cộng sản đang say men chiến thắng, chúng tôi dự trù sẽ đi đường bộ băng ngang Kampuchia đến vùng biên giới Kampuchia-Thái Lan để dưỡng quân rồi tùy cơ ứng biến. Trong vùng còn có một toán thuộc Liên Đoàn Biệt Kích 81 (trước 30/4/75) hoạt động độc lập dưới sự chỉ huy của một người tên Wòng A Cẩu. Chúng tôi cũng đang liên lạc để sát nhập với một lực lượng khác do Thiếu Tá Tam (Thiếu Tá Nguyễn Phước Trường) chỉ huy. Có một linh mục tham gia tên Trần Học Hiệu (LM Hiệu sau này đã bị giết chết trong tù). Khoảng tháng 10/75, VC đưa hai trung đoàn có bốn chiến xa yểm trợ tấn công đơn vị chúng tôi và đơn vị của Thiếu Tá Tam. Chúng tôi trải quân ra thật rộng với từng tổ tam tam chế, đóng chốt trên tất cả những yếu điểm, kể cả những chòi trên ngọn cây, bình tĩnh xử dụng thật tiết kiệm từng viên đạn một. Chiến đấu trong hơn bốn ngày đêm, chúng tôi đã mất hơn nửa quân số. Sau khi Anh Thạch hy sinh, chúng tôi phải xé lẻ tan hàng. Ba người theo tôi đi về Phước Long. Đến 10g sáng (?), chúng tôi lọt ổ phục kích gần Xã Vĩnh Cửu (?), một trung đội cộng sản nằm dài theo bụi tre cách khoảng mười-lăm, hai-mươi thước bắn xối xả vào chúng tôi đang di chuyển giữa đồng trống, quần áo tôi bị thủng nhiều lỗ, một viên AK xuyên qua đầu gối (đang ở thế ngồi chồm hổm để bắn lại) làm tôi ngã vật ra sau nhưng vẫn tiếp tục bắn đồng thời ra lệnh ba thuộc cấp thoát thân. Chuẩn Uý Nguyễn Thạch Điệp nhất định liều chết để lôi tôi đi.. Tôi hét lên, Điệp vẫn không buông tôi ra, tôi phải chỉa súng vào người Điệp gằn giọng nếu không chạy đi, tôi phải bắn chú, Điệp rớm nước mắt "dạ" rồi vọt liền, cùng lúc với đợt xung phong xáp lá cà của địch, một tên dùng nguyên khẩu súng với trái đạn B40 đập lên đầu tôi, tôi né qua một bên, bị trúng vào gáy rồi ngất đi. Hình như một tên chỉa AK vào đầu tôi định bóp cò, một tên khác la lên.. Đừng bắn, thằng này cấp cao, tài liệu sống, đem nó về. Lúc tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên võng vải nylon, máu me ướt sũng lưng, bọn VC thay nhau khiêng tôi đi. Ngang qua một số dân địa phương đang làm rẫy, tôi thoáng nghe vài tiếng kêu.. Giê-Su Ma!!.

Toán cộng sản đưa tôi về Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa), nhốt tôi trong một căn nhà không có nóc (bị pháo kích sập, chỉ còn bốn bức tường với các cửa đóng kín bằng những tấm ván lớn chéo nhau). Tôi được đặt trên một bao tải cũ, gối đầu trên một cục gạch thẻ, trên người chỉ còn một quần lót dính đầy máu đã khô, đầu gối được bó lại bằng chính cái áo trận của tôi. Đêm đó trời mưa như trút, cả người tôi ướt như chuột nằm chịu trận suốt mấy giờ.Vết thương đau nhức khủng khiếp, máu vẫn tiếp tục loang loang theo nước mưa. Sau cùng vì quá lạnh, sức đã kiệt, tôi lên tiếng kêu gọi bô đội xin chuyển tôi đi nơi khác, không nghe tiếng trả lời, tôi ráng lết vào sát chân tường để núp. Nếu lúc đó cửa có mở tôi cũng không thể trốn đi vì đầu gối chân phải đã bị bắn xuyên từ bên này sang bên kia, xương bánh chè bị vỡ nát. Bị bắt tại trận với vũ khí trên tay thế này chắc chắn 100% là chết, nếu lỡ sau này có sống sót, có lành cũng thành phế nhân, tôi đành quyết định chọn con đường tự sát. Ráng đập đầu vào tường nhưng sức không còn. Thử cắn lưỡi thì thú thật đau quá, không đủ can đảm. Có lẽ phải nhờ Việt cộng giết giùm thôi. Tôi bắt đầu la lên chửi rủa cộng sản, chửi đích danh Hồ Chí Minh khan cả tiếng. Tôi tiếp tục chửi tất cả những tên đầu não cộng sản lúc bấy giờ mà tôi nhớ được như.. Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ... Rồi không biết ngất đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy toàn thân tê tái, tê như đóng băng, đầu vẫn gối trên cục gạch, thân vẫn nằm trên cái bao tải ướt sũng, trên người gần như trần truồng được đắp lại bằng....một tấm tôn! Ngoài kia gió vẫn rít gào, trời vẫn vô tình mưa rả rích, nước mưa vẫn gõ nhịp đều đặn trên tấm tôn lạnh lùng....

Sáng hôm sau Việt cộng triệu tập một cuộc mít-tinh dân chúng Huyện Thống Nhất để triển lãm mục đích răn đe với khoảng hơn bốn-mươi xác những "tên ác ôn đã đền tội". Mười –một người bị bắt (tất cả đều bị thương), số còn lại trốn thoát. Chúng khiêng tôi ra đặt nằm phía sau một chiếc xe Jeep mui trần cho bà con xem. Rất nhiều tiếng đả đảo từ những tay cò mồi. Không ít những giọt nước mắt nghẹn ngào. Vẫn vỏn vẹn một chiếc quần lót đẫm máu, tôi ngồi thẳng người, bình tĩnh nhếch mép cười khi nghe những tiếng hô đòi tử hình kẻ "tội phạm". Lúc đó đối với tôi hai tiếng "tử hình" nghe không còn ghê rợn nữa mà thật bình thường vì đó chính là điều tôi mong đợi và chấp nhận như một sòng phẳng tất nhiên. Một cô trung niên, mặt khá xinh, người nhỏ nhắn, có vẻ rất hung hăng, vừa xô đẩy những bộ đội giữ trật tự, vừa hô to: Đả đảo những tên "xâm lăng" (?) khốn nạn, hoà bình không muốn chỉ muốn chiến tranh, những tên mặt người dạ thú, giả nhân giả nghĩa, giết hại dân lành... Hãy để cho tôi nhổ vào mặt nó, đập vào mặt nó, tôi mới hả dạ!!" Tôi nghĩ mụ này là "Việt cộng cái" giả dạng thôi, lòng tôi thanh thản đến lạ lùng. Hãy để chúng trổ tài bịp bợm. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi cõi đời ô trọc bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ cách nào, dù xấu nhất. Tôi mỉm cười nhìn thẳng vào mắt mụ khi mụ vung nắm đấm. Mụ không nhổ vào mặt tôi. Mụ cũng không đập vào mặt tôi. Mụ luồn tay vào bụng tôi làm như đấm tôi vậy, miệng vẫn tiếp tục chửi rủa. Tôi cảm thấy cái gì đó nằng nặng trên bụng, liếc nhanh, thì ra đó là một quả quít nhỏ, tôi vội lấy tay che lại, nụ cười thành trơ trẽn biến mất, nhường chỗ cho sự ngạc nhiên đầy lý thú và cảm thông rất nhanh. Đôi mắt diễn viên trong một thoáng lạc đi rồi trở lại ngay với vở kịch còn dang dở!!. Cô ấy trạc tuổi tôi hoặc nhỏ hơn chút ít. Đến bây giờ, tôi vẫn hằng ước mong có đưọc một dịp tái ngộ người ân nhân tuyệt vời này - Không phải vì đơn thuần quả quít mà vì giá trị khích lệ trong một hoàn cảnh quá hy hữu.

Những ngày và đêm tiếp theo là thủ tục hỏi cung. Bộ đội chánh quy từ Miền Bắc tương đối nhẹ tay, một vài người nói và làm như miễn cưỡng, một người đã lén pha cho tôi một ly sữa sau lần tôi bị ngất đi vài giờ, nhưng những tay "giải phóng – Cộng sản người miền Nam- pnn" thì thật tàn bạo.. Chính nơi đây tôi đã được nhìn thấy thế giới bên kia sau những lần chết đi, có lần kéo dài đến sáu, bảy tiếng.. Tôi đã nhẹ nhàng thanh thoát, lướt bay trên những cánh đồng đầy hoa, không một chút bụi. Không cảm giác áo quần mặc trên mình dù rằng quần áo rất đẹp, không tơ lụa nào sánh bằng, hình như kết bằng mây ngũ sắc. Cả không gian thật tươi mát, thật sạch như vừa trải qua một cơn mưa nhẹ. Bầu trời không một áng mây, không có mặt trời nhưng lại rất sáng và trong suốt như pha lê. Tôi đã nhớ lại từng chi tiết nhỏ cả quãng đời đã qua từ khi nhập thế. Những điểm tốt cùng với bao nhiêu điều xấu. Vui vẻ, hài lòng, thảnh thơi trước những việc thiện. Hối hận, ăn năn, dằn vặt, đau khổ trước những điều bất thiện. Có lẽ đó là "Toà Phán Xét" theo giáo lý đạo Thiên Chúa. Có thể đó chính là Niết Bàn và Địa Ngục theo Phật Giáo chăng? Tôi đã nghe và hiểu những con chim đang hót những lời tán tỉnh. Tôi đã thấy những con cá giành ăn và nghe chúng cãi nhau. Chính nhờ vậy tôi lại càng không sợ chết nữa, trái lại còn mong muốn được ra đi thật sớm. Tôi như tỉnh ngộ và nhận rõ rằng cái xác này tuyệt nhiên không phải là tôi. Nó chỉ là một phương tiện, một địa chỉ tạm trú của một trong vô lượng vô số kiếp mà thôi. Quá đủ rồi. Tôi đã thoát ra và ngắm nhìn cái xác này bất động. Mấy lần đầu, tôi nghĩ đó chỉ là những giấc mơ. Sau vài lần lập đi lập lại thành xác tín, thành khẳng định những gì bên kia cửa tử, tôi khẩn khoản một cách chân tình, một cách rất bình thản: Các anh thấy tôi đã chết nhiều lần, tôi đã được qua thế giới bên kia, đẹp lắm, bình yên lắm, tôi thề sẽ không bao giờ oán hận các anh, tôi hứa sẽ mang ơn nếu các anh cho tôi một viên đạn vào đầu để tôi được đi luôn, không phải trở lại cõi đời này. Thật bất ngờ, kể từ hôm đó, họ không hề đụng chạm đến tôi nữa. Một lần, một tay cán bộ bắt tôi nhận diện những đồng ngũ đã hy sinh qua những tấm hình chụp trắng đen. Anh Thạch nằm chết bên cạnh khẩu M60 không còn một viên đạn.. Mắt anh một nhắm, một mở. Miệng anh như mỉm cười. Tôi lặng người, nước mắt lưng tròng.. Tay cán bộ giả vờ nhìn đi chỗ khác. Tôi cố tình tìm nhưng không nhìn thấy xác Chuẩn Úy Vũ Thế Cường là anh họ của tôi (Anh ruột mẹ tôi là Vũ Thế Nghiệp tức Nhà Báo Thần Phong hai năm sau đó bị xử bắn tại Thủ Đức). Vĩnh biệt Các Anh và hẹn ngày gặp lại, tôi khẽ thì thầm.

Quay trở về Mùa Đông 1975 tại Trại A9 Long Thành. Trại nằm ngay tại Ngã Ba Thái Lan gồm nhiều dãy nhà tôn vách ván nơi đang tập trung học tập các cựu viên chức hành chánh VNCH. Chúng tôi khoảng năm-mươi người gồm nhiều thành phần bị nhốt trong dãy nhà ngang cuối cùng có hàng rào kẽm gai quây kín. Tất cả tù nhân bị cùm hai chân, xiềng một tay vào ban đêm, ban ngày chỉ xiềng một tay vào một chân. Cùng trại có môt người lớn tuổi tên là Phan Xuân Hạ, bị bắt vì nghi ngờ là sĩ quan cao cấp VNCH đang trốn tránh. Cụ rất hiên ngang, dõng dạc. Nghe cái tên quen quen, tôi hỏi Cụ có liên hệ gì với với một người bạn cùng khoá là Phan Xuân Mai không.. Cụ chỉ mỉm cười: Con cháu trong nhà thôi. Bà Minh Đăng (Không biết tên thật, chủ đại bài gạo Minh Đăng, Biên Hoà) người phụ nữ duy nhất bị bắt vì tiếp tế nguyên một xe gạo vào rừng, đã dùng sợi dây xích làm xâu chuỗi , không biết bà đã đọc bao nhiêu kinh mà sợi xích sáng bóng như thép ròng vậy. Nguyễn Văn Chi, người bị đánh hội đồng nhiều nhất trong suốt hơn hai tháng vì bị nghi ngờ là Thiếu Úy Trần Văn Chi (Th/Úy Chi bị một viên đạn xuyên qua vai phải, trốn thoát, hiện đang ở San Jose California), Ngô Đình Chiến bị bắn xuyên qua bả vai trái, tay trái bị liệt. Nguyễn Văn Cân bị ghẻ toàn thân chỉ trừ hai con mắt, Nguyễn Y người Bình Định (trông giống hệt hình Quang Trung Đại Đế), Trịnh Văn Thương bị bắn xuyên qua đùi, Phạm Văn Thận với chiếc jacket với hàng chục lỗ đạn....Cũng trong trại này có một người lính cũ của tôi, Đào Văn Lành, không biết bị bắt bao giờ và về tội gì. Anh được làm trong nhà bếp, phụ giúp nấu cơm cho trại. Một lần đem cơm cho tù nhân, anh nhận ra tôi nhưng không dám nói, chỉ ra hiệu. Tôi thì vẫn..Muôn đời Lục Quân Việt Nam, cứ bô lô ba la, cứ vui trước đã, đằng nào cũng chết, vui ngay cả với tử thần như một thân hữu đang đợi trông. Cơm ngày hai bữa trưa và chiều, mỗi người được hơn một chén cơm với "thịt cọp". Thịt cọp có nghĩa là muối hột, khi nhai kêu cọp cọp. Tôi chỉ ăn một nửa muối, phần còn lại dùng pha nước để tự rửa vết thương. Thỉnh thoảng được một chút canh nấu bằng lá cải già hay bí rợ với muối. Một hôm Lành lén trao cho tôi một lon sữa bò trong đó có phân nửa chất nước đen đen, quẹo quẹo mà Lành nói là nước cá kho. Chao ơi, nó ngon làm sao. Mỗi bữa ăn, tôi chỉ dám chan một muỗng cà phê trên chén cơm hẩm mà tưởng như đang thưởng thức món cá cao lâu ngày nào. Khoảng hơn mười ngày sau, khi vắng bóng người, Lành hỏi nhỏ: Nước cá kho tôi cho ông có ngon không? Cám ơn Lành, đang thiếu thốn mà được như thế không gì so sánh bằng. Lành thật thà: Ông biết không, tụi nó kêu tôi rửa cá khô, nguyên cả kí-lô cá khô tôi rửa bằng một tô nước thôi, nước đó tôi cô lại còn nửa lon cho ông xài đỡ. Ráng sống, ráng nhịn cho qua nghe ông!

Rồi cũng qua một mùa Đông. Một mùa Đông tang thương, thê lương trên khắp nẻo đường đất nước. Cả miền Nam biến thành một trại tù khổng lồ. Bốn tháng sau tôi bị chuyển về giam tại Xã Ngãi Giao, Quận Đức Thạnh (Phước Tuy/Bà Rịa). Chỉ cùm hai chân ban đêm nhưng ban ngày vẫn phải đeo xiềng vô một chân để đi lao động (mục đích giữ tù không chạy trốn). Từng đoàn tù với xiềng xích kêu loảng xoảng trên đoạn đường gần làng Bình Giả, tôi lẫm bẩm hát bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ (Nguyễn Đức Quang) thật thấm thía:..Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người, nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi.. Nụ cười xa vời, nụ cười của lòng hờn sôi.. Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian! Trung Úy Nguyễn Văn Tài lúc nào cũng chỉ một câu vọng cổ trong Chuyện tình Lan và Điệp: Em tên là Nguyễn Thị Lan(g), xác còn nằm đó mà hồn tan(g) lâu rồi!! Ở đây tuy ấm hơn nhưng rất khó ngủ vì hàng sư đoàn rệp tấn công suốt đêm. Cũng tại nơi này, hai thằng em tôi là Đồng Quang Nhường và Nguyễn Văn Hiển bị đánh chết. Hai em trốn trại bị bắt lại. Chúng trói hai tay hai chân rồi treo lên xà nhà như đang khiêng hai con heo. Đích thân thằng trại trưởng dùng búa gỗ (một khúc cây tròn đường kính cỡ 15cm, dài khoảng 30-40cm, đục một lỗ ở giữa tra cán vào, cán dài khoảng 1m, dùng để đập tôn cho bằng). Nó vung thẳng cánh đập một nhát vào đầu Đồng Quang Nhường nghe bộp như đập một quả dừa. Nguyễn Văn Hiển ngoái đầu qua nhìn, thuận tay nó vớt một búa ngay quai hàm của Hiển, quai hàm trẹo lặt qua một bên, máu vọt ra có vòi. Tôi nhắm mắt lại kêu Trời!! Cố bịt miệng để khỏi la thành tiếng. Cả hai xác Nhường và Hiển co giật vài lần rồi buông thỏng. Vài phút sau, chúng cắt giây thả hai xác xuống. Tôi và ba người nữa tình nguyện đi chôn. Cả hai xác còn nóng hổi được đặt nằm trên tấm gỗ dài cỡ 1thước 8, rộng 25 phân, hai cánh tay đong đưa theo nhịp bước, nhất là theo cái cà thọt khấp khểnh chân què của tôi. Hiển máu vẫn còn chảy toong toong trên đường. Cái đầu của Nhường ọp ẹp như quả cà chua úng, hai mắt lồi lên, mặt sưng tím bầm. Đất tổ ong mà dụng cụ đào chỉ là mấy cái cuốc xẻng cũ sứt sẹo. Trung Úy Tài nhỏ con nhất nhưng là người khoẻ nhất, hăng hái nhất.. Mấy ông ráng đào sâu sâu cho hai đứa nó. Cố gắng mãi đến tận mặt trời lặn cũng chỉ đào xuống được khoảng bảy tấc!! Cả hai xác đều bị chôn nguyên trạng, không áo quan, không poncho hay chiếu bó lại. Tôi ráng gom vài mảnh báo cũ phủ mặt cho hai em. Xếp vài cục đá xung quanh đầu rồi lấp đất nhè nhẹ như sợ hai đứa đau. Đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Khoảng nửa khuya, dưới ánh đèn heo hắt, tôi nhìn thấy thật rõ ràng: Nguyễn Văn Hiển đang đứng bên cửa sổ phòng giam, không nói gì, đôi mắt thật buồn nhìn về xa xăm. Tôi nói thầm: Hiển ơi, thôi em hãy đi đi, đừng luyến tiếc gì cõi đời giả tạm này, nghiệp báo em đã trả xong, đừng oán ghét, đừng hận thù, hãy để cho lòng thanh thản mà siêu thoát....Tôi cứ nói như thế, lặp đi lặp lại, dỗ dành, van lơn, lâu lắm, bóng Hiển tan dần rồi biến mất. Hình như có tiếng người trở mình bên cạnh.. Tôi xoay qua: Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra Đồng Quang Nhường,hai anh em như đang nằm trên một toa xe lửa, dưới lưng cái gì bầy hầy như phân trâu bò. Tôi hỏi nhỏ: Chúng nó đưa anh em mình đi đâu đây? Chúng nó sẽ đưa anh ra Bắc nhưng anh đừng lo (Nhường lúc nào cũng lạc quan) mọi việc sẽ rất tốt đẹp, rồi anh sẽ vinh quang nơi xứ người. Tôi cười khẩy: Mẹ kiếp, miền Bắc chính là xứ người, không phải xứ của anh em mình, nhưng cái thân tàn tật tù tội trên đất cáo Hồ thì vinh với quang cái khỉ khô gì. Nhường cười. Hai anh em cùng cười với nhau. Tôi bừng tỉnh. Chơ vơ. Thì ra đó chỉ là một ác mộng.

Mấy tháng sau tôi nhận được lệnh: Tha thụ hình, cho phép đi cải tạo. Tôi bị chuyển qua Trại Lê Lợi. Nơi đây tuy không bị còn bị cùm hay xiềng nhưng ở trong khu cách ly. Bên kia hàng rào nhìn thấy Ngô Bá Lai, Nguyễn Hữu Tạo và một số rất đông bạn bè khác, nhận ra nhau trong ánh mắt thật ngỡ ngàng, tủi nhục, chua xót, đắng cay. Ngô Bá Lai nháy mắt bảo tôi ra nhà vệ sinh, hai đứa trật quần ra ngồi bên nhau trao đổi tin tức. Lai ân cần hỏi tôi thiếu thốn gì không. Một tháng sau chuyển qua trại Long Giao. Tôi vào trại với hai cổ tay và cánh tay bị trói chặt ra sau lưng bằng giây điện thoại, hai chân trần với vỏn vẹn một bộ đồ trên người và một túi vải nhỏ đeo trước ngực. Phạm Văn Bông nhận tôi về tổ, trong cùng tổ có Trần Ngọc Hoàn; cùng đội, cùng trại có Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Nhự, Chung Gia Phong, Bùi Đức Hùng, Nguyễn Thành An, Đặng Kim Cương, Trương Hội, Phạm Đức Thịnh... Trại bên có Nguyễn Đức Phương. Bạn bè chia sẻ cho tôi thật nhiều đồ dùng và thực phẩm. Phạm Tuế tặng tôi một chiếc quần treillis còn khá mới.

Ngày 23/5/1977, chuyển ra miền Bắc trên chuyến tàu Sông Hương. Nằm trong toa xe lửa trên đoạn đường từ Hải Phòng lên bến phà Sông Hồng với toàn phân trâu phân bò, tôi cứ mãi miên man nghĩ về từng chiến hữu trong chiến khu, nghĩ thương hai thằng em bị thảm sát trong tù, về thân phận mình, về dân tộc và quê hương cơn quốc nạn.. Đôi mắt cay cay chiều xót xa ....

Người Lính Nguyễn Thế Thăng

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image


Hương Nồng Mái Tóc
Bình Khánh Nguyễn văn Ngọc
(K1 Tân Lập 1980)

Tóc xanh cắt đấp Mộ chồng
Qùi bên Mộ lạnh mình không là mình
Hồn thiêng anh hỡi có linh
Vòng tay sưởi ấm tình mình là đây

Mồ Anh chưa cộng cỏ xanh
Dưới ba tất đất cách ngăn ngàn trùng
Bình Minh anh nỡ đi nhanh
Chim bằng gãy cánh đất trời thọ tang

Sao anh rẽ bỏ chim đàn
Chí trai nghĩa cả vướng mang nợ trần
Từ nay trên vạn bước đường
Cô thân liễu yếu biết nương chốn nào

Rừng chiều lạnh buốt thân em
Vang vang tiến thú gọi nhau tìm về
Lòng buồn tim càng tái tê
Em về lẻ bóng phu thê giã từ

Đêm khuya thức giất nhớ thém
Nụ hôn chăn gối hương nồng đêm nao
Tình thương nỗi nhớ dâng trào
Trùng dương cách trở phương nào tìm anh

Mất anh mất cả cuộc đời
Má hồng hương sắt hao mòn tháng năm
Em thề với gối cùng chăn
Dầu bao năm tháng một lòng yêu anh.

Tóc em anh đắp thế chăn
Hương nồng mái tóc em dành cho anh.

Bình Khánh Nguyễn văn Ngọc
(K1 Tân Lập 1980)


Mến tặng Hiền thê Cố KQ Trung Tá Đặng Bình Minh Pilot Trực Thăng Phủ Tổng Thống
Oan ức chia tay bạn hữu tại K1 Tân Lập năm 1980

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Truy Điệu và Tưởng Niệm
cố Tr/Úy Nguyễn Văn Lộc và cố Tr/Úy Lê Văn Bé.

Image

Kính gởi toàn thể qúi vị cùng các chiến hữu:
Xin được gởi đến qúy vị cùng các chiến hữu về lễ truy điệu và tưởng niệm
cho hai vị anh hùng bất khuất của Quân Đội VNCH nói chung và KQVN nói riêng ---
cố Tr/Úy Nguyễn Văn Lộc và cố Tr/Úy Lê Văn Bé.
Tr/Úy Nguyễn Văn Lộc Tr/Úy Lộc thuộc Khóa 70A, là phi công A-37 trong PĐ 548 tại Phan Rang còn Tr/Úy Bé xuất thân từ Khóa 69B cũng là phi công A-37 nhưng với PĐ 550 tại Đà Nẵng. Khi đại nạn 30 tháng 4, 1975 bao trùm cả miền Nam VN, hai anh bị kẹt lại và phải đi “cải tạo” tại trại tù Long Khánh. Lộc và Bé cùng môt số bạn tù đã âm mưu trốn tù bằng cách lén lút dự trữ thực phẩm và lựu đạn. Vào ngày 26 tháng 3 năm 1976, hai anh trốn tù nhưng bị bọn CS phát giác lùng bắt. Hai anh chẳng những không đầu hàng mà còn liệng lựu đạn chống trả nên đã bị bọn chúng bắn chết. Hai anh đã biết rằng nếu để bọn chúng bắt sống thì cũng bị xử bắn truớc mặt đồng đội mà thôi. Tinh thần bất khuất ấy cùng những chi tiết vuợt tù này đã được tác giả Nguyễn Mạnh Trinh viết trong bài “Chuyện những người KQ ngày tan chiến” và đuợc phổ biến rộng rãi, kể cả trên Cánh Thép.

Thân xác đẫm máu cùng đầy những lỗ đạn tàn ác của Lộc và Bé đã bị bọn CS lôi về phơi giữa trại tù để đe dọa cùng dằn mặt những tù nhân khác. Hai anh đuợc các bạn tù chôn dưới một góc cây và lén lút làm dấu hầu sau còn có thể tìm ra. Gia đình của Bé có ra thăm nhưng không đuợc bốc mộ. Lúc đó Bé tuy còn độc thân nhưng đã có vị hôn thê, còn Lộc đã có gia đình. Lộc đưa người vợ trẻ là Ngọc Di, lúc đó đang cưu mang đứa con đầu lòng, ra Tân Sơn Nhứt hôm 28 thánng tư, 75 để được đưa qua Guam cùng một số gia đình của các phi công khu trục khác. Tại Guam, Ngọc Di nóng lòng tìm chồng, chuyến bay nào tới chị cũng ra thăm hỏi tin tức. Gặp vài phi công cùng PĐ với Lộc, chị lo lắng hỏi “Anh Lộc đâu anh….anh Lộc đâu anh?” Họ không cầm đuợc nước mắt khi thấy người vợ trẻ của bạn mình hớt hả tìm chồng, bụng thì chắc cũng đến lúc gần sanh. Không biết gì hơn họ chỉ cầu mong cho Ngọc Di găp lại Lộc trong những chuyến tới…


Sự phân ly giữa vợ chồng, gia đình thân thuộc cùng những đau thuơng khác của 30 tháng 4, 1975 đã được nhạc sĩ Lam Phương diễn tả lại trong “Con Tàu Định Mệnh” ...

Ra đi trong giờ đau thuơng
Lúc quê huơng bàng hoàng
Người say phút vinh quang
Ai đi ai ở nào hay
Nguời Đông kẻ phuơng Tây
Cùng sống trong đọa đầy…


Rồi cháu Nguyễn Lộc Đan Vi (Vivi) đã ra đời trên đất Mỹ tự do nhưng chưa bao giờ đươc thấy mặt người cha hào hùng và dấu yêu của mình. Nhiều năm sau, từ những người bạn tù vượt biên, Ngoc Di đã biết được sự hy sinh dũng cảm của chồng mình và cũng từ đó bắt đầu cuộc hành trình tìm di cốt của anh. Trải qua bao nhiêu cam go trên 30 năm nay, Ngọc Di đã nhiều lần về VN lục lọi, tìm kiếm qua đủ mọi phuơng cách nhưng không thành công. Chị cùng cháu gái cũng bắt đầu hơi nản chí. Chị nghĩ chỉ còn một cách cuối cùng là nhờ những nhà “ngọại cảm”. Là một người Công Giáo, chị cũng không mấy tin vào viêc này, nhưng cũng vẫn muốn thử vì nếu không thành công thì cũng yên tâm với chính mình và anh linh của anh Lộc vì chị đã dùng đủ mọi cách.

"Bằng mọi giá Di phải tìm cho ra mộ của hai Anh Lộc và Anh Bé, 33 năm trước Anh Lộc đã lo cho Di ra khỏi VN thì Di cũng đã hứa với vong linh Anh Lộc là Di sẽ đưa Anh đến Mỹ (xương cốt ) một nơi....thiên-đàng, tự-do mà Anh đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng!!!!"

Ngọc Di


Cuộc hành trình của Ngoc Di thật là gian nan và qúa dài. Xin vắn tắt là chị đã thành công mà từ đó cũng tìm ra hài cốt của Bé. Gia đình của Bé bên VN còn anh chị nhưng họ quá túng bẫn và vẫn còn cư ngụ tại những vùng kinh tế mới. Một người bạn chung khóa với Lộc là anh Nguyễn Thanh Mẫn (cựu HLV tại Trường Phi Hành Nha Trang -- định cư ở Úc nhưng đã về VN sống vài năm nay) đã liên lạc đuợc với anh Ba của Bé bên VN. Anh Mẫn đã ứng trước ra giúp cho gia đình Bé $500 US để lo mộ phần cho Bé. Gia đình Bé cũng đã đồng ý cho một phần hài cốt của Bé qua Mỹ để đuợc chung mộ phần với Lộc vì chị Ngọc Di đã nói là dù sao đi nữa thì hai nguời sống là bạn tù, chết thì cũng nằm cạnh nhau trên 32 năm nay – xin đừng chia rẽ họ, để kẻ đi Mỹ nguời ở lại VN!


Sau đây là sơ lược cho sự đón tiếp hai vị anh hùng bất khuất này:


- 3 tháng 11, 2008: Hài cốt của Lộc và Bé sau khi thiêu tại VN, được chị Ngọc Di, cháu Vivi, và anh Mẫn đưa sang Mỹ. Đại diện cho Tổng Hội Không Lực VN, Khóa 70A, Khóa 69B … sẽ có mặt tại phi trường Los Angeles để nghinh đón di cốt hai vị anh hùng này.


- 8 tháng 11, 2008: Một buổi lễ truy điệu anh linh của hai anh Lộc và Bé sẽ đuợc tổ chức tại nhà quàn Peek Family Colonial Funeral Home (7801 Bolsa Avenue, Westminster CA, 714-893-3525), 9:00AM – 3:00 PM. Sau đó di cốt của hai Anh sẽ được để tại nghiã trang Peek Family. Xin qúy vị và các chiến hữu trong vùng sắp đặt thời gian cố gắng đến thăm viếng cùng thắp một nén nhang cho hai anh hùng bất khuất này của Quân Đội VNCH nói chung và KQVN nói riêng.


- 8 tháng 11, 2008: "Đêm tưởng nhớ Nguyễn Văn Lộc" do gia đình chị Ngọc Di sẽ tổ chức tại nhà hàng lúc 6 giờ tối.


- Qũy Truy Điệu & Tương Trợ cho Gia Đình Lê Văn Bé: Để lo cho lễ truy địệu và cũng để tuơng trợ cho sự khó khăn và túng quẫn của gia đình Bé bên VN, qũy này đã được thành lập. Mọi đóng góp tùy hỷ xin gởi về cho thủ qũy:

o Đinh Đức Bản, 7994 Stepping Stone Circle, Stanton CA 90680, bacdau@yahoo.com, Cell (661) 992-6137. Kính báo,

Tổng Hội Không Lực VN

Khóa 70A và Khóa 69B



XIN LƯU Ý: Chị Ngọc Di cho biết là gia đình chị hoàn toàn không nhận phúng điếu cho anh Nguyễn Văn Lộc. Nên sự kêu gọi trên là cho gia đình của bạn Lê Văn Bé bên VN.

Image

Vĩnh Biệt

Xin được gửi những giòng này để truy niệm hai anh Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Bé.
NT. (CanhThep.com)

Ngày còn bé anh thường hay mơ ước

Như chim bằng đang xoải cánh tung bay

Liệng chao nghiêng giữa khoảng rông trời mây

Và ấp ủ dáng hình loài Thiết Điểu

Qua năm tháng anh giã từ đời niên thiếu

Bước đăng trình theo nỗi khó quê hương

Xếp bút nghiên anh dấn bước lên đường

Mang Cánh Thép, góp phần cho quê Mẹ

Nuôi chí cả, tung hoành, năm năm lẽ

Vận nước trôi, anh chịu cảnh tù đày

Đã hết rồi, đành xếp mộng trời mây!

Và gậm nhấm nỗi hờn trong cũi sắt!!!

Lệ anh hùng bao đêm vương tròng mắt

Anh quyết tâm đào thoát khỏi xiềng gông

Nhưng cao xanh, không thỏa kẻ có lòng

Anh ngã xuống, vết đạn thù cày xác

Đã mấy mươi Thu, hồn anh phiêu bạt

Giờ trở về, hôi ngộ chiến hữu xưa

Tình yêu thương biết nói mấy cho vừa

Xin anh hãy ngậm cười trong yên nghỉ
...

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Kính Thưa các Bác, Chú, Cô

Cháu tên là Tăng Ngọc Thanh muốn biết thêm về cha cháu là Tăng Thanh Tâm
thuộc Sư đoàn 23 Bộ Binh Tiểu đoàn 231 Pháo binh trước 75 đóng quân ở Ban Mê Thuột.
Cháu không biết ba cháu đã chết hoặc mất tích ở đâu.
Có người thì nói đã chết v.v.v. nhưng chưa bao giờ thấy xác.
Các Bác,Chú, Cô ai biết được lúc cha cháu còn sống xin gửi cho cháu vài lời cháu muốn biết rõ thêm về cha mình.Cháu xin cảm ơn

Xin gửi về địa chỉ e-mail

thanhtang71@ hotmail.com



Theo Chân Người Pháo Thủ SÐ23BB

Ưu ái gửi cháu Tăng Ngọc Thanh, thứ nam cố Ðại úy Pháo binh Tăng Thanh Tâm, Pháo đội trưởng Pháo Ðội B thuộc Tiểu Ðoàn 231 Pháo binh đã kiên cường chiến đấu đến giây phút cuối cùng tại căn cứ hỏa lực Ðức Lập, Quảng Ðức vào ngày 7 và ngày 8 tháng Ba năm 1975.

OR Oct 8th 2008


Cháu Thanh thân ái:
Cháu chào đời vài năm trước ngày tàn cuộc chiến, đi đứng nói năng chưa thành thạo, cả tiếng kêu ba thân yêu còn ngọng nghịu, và cháu đã sớm mất cơ hội bập bẹ thêm tiếng ba ngọt ngào trên đầu môi. Ba cháu đã từ giã các cháu trong lúc các cháu còn nhỏ dại. Ba cháu đã vĩnh viễn ra đi, thân xác tả tơi tan nát theo đoàn quân VNCH, theo đất nước miền Nam thân yêu& vào ngày 7 và 8 tháng Ba năm 1975.

Các cháu dần dần trưởng thành trong tình thương yêu đùm bọc của người mẹ đầy bất hạnh, đã sớm thành quả phụ trong lúc tuổi còn thanh xuân. Mẹ các cháu, bà mẹ hiền thêm nặng gánh làm cha dạy dỗ nuôi nấng các con nên người. Thật vô vàn trân quý!

Bác lớn hơn ba cháu vài tuổi, ba cháu nhập ngũ trước bác một khóa, cùng đi Pháo binh. Ðơn vị ba cháu Tiểu Ðoàn 231 PB đóng ở Ðà Lạt, bác ở Bộ chỉ huy PBSÐ23BB (Ban Mê Thuột). Bác liên lạc với ba cháu vài lần qua điện thoại và đã gặp ba cháu môt lần tại Ban Mê Thuột. Từ đó hai người quen biết nhau&3, 4 năm sau, đến năm 1974 tình cờ bác gặp ba cháu tại Pleiku. Ba cháu đi với một người bạn; dường như Ðại úy Bùi Minh Ngọc, Phan Thiết. Cuộc tao ngộ trong chớp nhoáng, chỉ nhìn nhau thăm hỏi vài câu rồi chia tay&vĩnh viễn. Bác đi với người bạn về lại đơn vị đang đóng ở Hàm Rồng, Pleiku. Bác ở Pleiku cho đến ngày tàn cuộc chiến.

Mọi việc tưởng như đã chìm trong dĩ vãng. Kẻ mất để lại bao thương nhớ đau buồn cho gia đình, vợ con và người thân, người còn cũng trải qua những năm tháng dài đắng cay chua chát&Bây giờ vợ con người đồng đội năm xưa đã làm trỗi dậy một thời khói lửa trong lòng bác, biết bao hình ảnh của những chàng trai trẻ, đầy ước mơ mộng đẹp cho tương lai&Tất cả đều trôi theo dòng định mệnh của dân tộc.

Mới đây bác có điện thoại hỏi người bạn năm xưa. Quách Văn Ðại, San Jose, còn nhớ buổi chiều trên phố Pleiku gặp Ðại úy Tăng Thanh Tâm. Mọi chuyện xảy ra gần 40 năm cho nên ai cũng còn lờ mờ trong tâm trí&Ông bạn nói : “Còn nhớ lúc đó Ð/úy Tâm đẹp trai, hào hoa, và phong độ&tướng tá giống như đại ca nhưng đại ca ngày ấy hơi ốm hơn.” Lúc nào bác cũng nhớ đến ba con, và nhớ cả tên họ rõ ràng. Ngày mới vào trại tù cải tạo, gặp ai người Ðà Lạt bác cũng hỏi thăm ba con. Bác có hỏi Ð/úy Nho, Ðà Lạt, cùng đơn vị với ba con : “ Không biết anh Tâm, sau trận Ðức Lập có về lại Ðà Lạt không?. Chiến tranh vốn đã phũ phàng! Trận chiến Ðức Lập quá ác liệt. Không nghe thấy ai được trở về!

Những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến ba cháu có mặt tại Ðức Lập chỉ huy pháo đội trừ (-) 4 khẩu 105 ly. Pháo đội của ba cháu được phối trí bên trong Chi khu Ðức Lập, và 2 khẩu tại Núi Lửa cách Ðức Lập vài cây số thuộc Pháo binh Diện Ðịa Quảng Ðức. Chắc chắn hôm đó ba cháu có mặt tại hầm chỉ huy vừa là Ðài tác xạ của Pháo đội bên trong khuôn viên Chi khu Ðức Lập. Phía trên đồi cách Bộ chỉ huy Chi khu khoảng nửa cây số đường chim bay là Căn cứ hỏa lực của Chiến đoàn 53 (-).Dĩ nhiên đều có hầm hố kiên cố phòng thủ vững vàng. Ðại úy Bùi Minh Ngọc, bạn của ba cháu là Sĩ quan liên lạc Pháo binh (SQLL/PB) cạnh Trung tá Trần Nguyên Khoa, Trung đoàn phó Tr. Ð53. Căn cứ hỏa lực còn có một Chi đội Thiết giáp 4 chiếc M41 trang bị đại bác 76 mm và một Tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 53.

Quận Ðức Lập, thuộc tỉnh Quảng Ðức, nằm trên quốc lộ 14 đường Ban Mê Thuột đi Quảng Ðức. Ðức Lập cách Ban Mê Thuột từ 45 đến 50 cây số về hướng Tây nam và cách biên giới Cam Bốt từ 6 đến 7 cây số, và xa hơn nữa gần tới Quảng Ðức có chỗ chỉ cách Cam Bốt 3 cây số. Có ngã ba Tam biên, ranh giới giữa Trung phần, Nam phần của Việt Nam và Cam Bốt. Dân chúng phần lớn là người Bắc di cư sống bằng nghề trồng cà phê, ngũ cốc hoa màu. Có những vườn cà phê ngút ngàn xa tít tận chân núi. Rừng có nhiều gỗ quý.

Bác cũng có mặt trên vùng Ðức Lập vài lần. Mỗi lần độ 2 hay 3 tháng, theo Bộ Tư Lệnh nhẹ, Sư Ðoàn hành quân. Lần mới nhất trước ba cháu độ nửa năm. Lúc đó các trận chạm súng giữa đôi bên còn chưa tới cấp Tiểu đoàn.

Quốc Lộ 14 chạy dài từ Bắc xuống Nam: lần lượt qua các tỉnh Kontum, Pleiku, Darlac, Quảng Ðức&Phước Long. Vào khoảng thập niên 1950 bọn thổ phỉ Fulro thường xuất hiện chặn xe đò, xe taxi chở khách để cướp bóc, bắn giết và hãm hiếp; gây bao tang tóc cho dân lành trên đoạn đường từ Ðức Lập đi Quảng Ðức. Và cũng trên quốc lộ 14 này vào thời Pháp thuộc đã xảy ra nhiều trận đánh đẩm máu và ác liệt. Chiến tích được ghi lại bằng các tên gọi: ÐỒI ÔNG HOÀNG, và ÐÈO TỬ SĨ. Có đoạn rừng già mọc lấn ra đường, cây lá um tùm bao phủ cả con đường. Khúc đường từ Ðức Lập tới quận Nghi Xuân sắp đến Quảng Ðức, hai bên đồi cát chập chùng nối tiếp nhau nhấp nhô đến tận biên giới Cam Bốt, đường hẹp quanh co khúc khuỷu, dễ bị phục kích. Chiến tích được truyền miệng: Ðồi Ông Hoàng. Ngược lại đoạn từ Ban Mê Thuột đi Pleiku, ra khỏi Buôn Hô chừng hơn chục cây số, xe vừa lên tới đầu dốc, ai đó đã dựng một bia đá bên đường: Ðèo Tử Sĩ. Chắc chắn nơi này là nấm mồ chung của cả hai bên. Dân tộc ta triền miên đau khổ! Chiến tranh xảy ra từ ngàn xưa, bao thế hệ cha ông đã tiếp nối nhau nằm xuống cho quê hương được trường tồn.

Thưở xưa bác là lính, một đời Pháo thủ “trấn thủ lưu đồn”, theo chân người lính bộ binh Sư đoàn 23, “Nam bình, Bắc phạt, Cao nguyên trấn”, gót giầy một thời cũng xuyên rừng vượt suối khắp cả cao nguyên. Có lúc bác theo doàn quân hộ tống đoàn xe xuôi ngược trên Quốc lộ 14 và Quốc lộ 21 đường về Nha Trang. Ðời chiến binh mấy người đi trở lại!

Bác may mắn còn lại sau cuộc chiến, hôm nay làm người bạn vong niên của các cháu, ba người con trai của cố Ðại úy Tăng Thanh Tâm. Bác là người trong cuộc, bác ghi lại vài địa danh, và phác họa một vài hình ảnh. Hy vọng các cháu sẽ hình dung được đôi nét những nơi ba các cháu đã đến, đã đi&để người thân chờ mãi không thấy về!

Ðêm ngày 9 rạng 10 tháng Ba năm 1975 vào khoảng 2 đến 3 giờ sáng, giữa đêm trường tịch mịch cả thị xã Ban Mê Thuột bừng tỉnh dậy trong kinh hoàng, hoảng hốt, và lo sợ nhốn nháo khác thường với những tiếng nổ long trời vỡ đất. Tiếng đạn pháo vèo vèo xé nát không gian, tóe lửa làm sáng rực cả bầu trời. Bom đạn khô khan, chát chúa vô tình cày nát một phần mảnh đất quê hương. Mảnh đạn tung tóe xé nát da thịt người vô tội thành trăm mảnh. Quân đội Bắc Việt đã khai pháo bất ngờ, rót hàng trăm hàng ngàn quả đạn pháo vào Ban Mê Thuột, vào tổng hành dinh của Bộ Chỉ Huy Sư Ðoàn 23 Bộ Binh.

Tiếng thét, tiếng kêu đau thương vì mảnh bom đạn của cả hai bên. Tiếng gọi nhau ơi ới tìm nhau trong hỗn loạn. Xác người, lớp chết lớp bị thương nằm la liệt bên đường. Dòng người tìm nơi an toàn; xa lánh vùng giao tranh ác liệt.

Cảnh tượng hãi hùng và kinh hoàng đã diễn ra trước mắt của Bác gái và hai người con trai của Bác lúc ấy độ 10-13 tuổi. Hơn 30 năm trôi qua&gia đình có dịp nhắc lại vẫn còn bị ám ảnh hãi hùng.

Lúc đó bác đang ở Pleiku và vài ngày sau theo cả Sư đoàn trực thăng vận về Phước An, cách Ban Mê Thuột 30 cây số, định giải tỏa Ban Mê Thuột. Bác gái và hai người con của bác, nhà sát bên Bộ Tư Lệnh Sư đoàn nên đã trải qua mấy ngày sống trong vùng lửa đạn và gánh chịu bao nhiêu hiểm nguy như người lính chiến. Phập phồng, lo sợ, và số mệnh rủi may phó thác cho Trời Ðất. Gia đình mất hết tất cả, chịu đựng khổ cực và nguy hiểm còn hơn 10 năm tuổi lính của bác. Gia đình tan tác, không tin tức, đến hai tháng sau mới đoàn tụ đầy đủ tại quê hương Phan Thiết. Nhờ Phật Trời phù hộ, may mắn tất cả đều an toàn nguyên vẹn!

Cháu Thanh thương mến! Các cháu thiếu tình thương yêu của cha trong tuổi còn thơ dại. Khi trưởng thành và tương đối đầy đủ điều kiện vẫn không biết cha được chôn cất nơi nào, để đi thăm mộ, thắp cho cha một nén huơng. Hài cốt cha bây giờ ở đâu?. Không nghe ai kể chuyện cha mình trong những giây phút lâm chung, trước khi từ giã cõi đời có trăn trối nhắn nhủ với bạn bè cùng cảnh ngộ chuyển cho vợ con điều gì không?. Trường hợp của gia đình cháu là trường hợp của trăm ngàn gia đình Việt Nam đau thương khác. Nhiều khi bất hạnh hơn bác cháu mình, còn ở lại bên nhà giờ này đang sống lây lất qua ngày&

Mọi gia đình Việt Nam đều bị cuốn theo giòng lịch sử đau thương của dân tộc, vận nước lúc đó đã đến hồi suy yếu, như ánh tà dương trong buổi bóng xế chiều tà&dần dần nhường lại cho đêm đen dầy đặc. Chiến tranh phũ phàng, tàn nhẫn đã gây bao tang tóc cho nhiều gia đình bị phân chia ly tán, mất mát do con người tàn ác gây ra. Chúng ta cùng chung số phận. Gia đình bác ai ai cũng đã trải qua những giờ phút hãi hùng trong những ngày hấp hối của miền Nam, và sau đó còn bị ảnh hưởng, chịu đựng thêm những năm dài gian nan vất vả của gần 8 năm tù cải tạo của bác. Cháu Thanh! Cuộc đời như đám phù vân dễ tan biến, đầu hôm sớm mai thành mây khói&

Trong những ngày khói lửa Ban Mê Thuột, có một cô giáo dạy cùng trường với bác gái, vợ của một Thiếu tá Bác sĩ, gia đình giàu có. Trong lúc chạy loạn gặp bác gái hỏi: “Chị Tài có dư cái áo, cái quần nào, tôi xin một cái.” Ðời vô thường, không có gì vĩnh cửu cả; vạn vật đều thay đổi.

Cháu Thanh, cháu đã cho bác biết không rõ từ trại tù nào đã gửi cho gia đình một tờ giấy viết tay sơ sài, không con dấu chứng nhận ba cháu đã chết vào ngày 1 tháng 7 năm 1975. Như vậy, ba cháu là tù binh, bị bắt tại mặt trận. Tiếc thay! Quy chế tù binh cũng trôi theo nước.

Bác phác họa đôi nét về cuộc đời của những người chung số phận như ba cháu vào những ngày tháng đầu tiên trong trại tù cải tạo. Gia đình cháu có thể hình dung được phần nào hình ảnh của người cha quá cố. Chắc chắn ba cháu cũng đã trải qua cái buổi giao thời đầy ác mộng đó. Ðời tù cải tạo nơi nào cũng giống nhau “Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại.”

Vào đầu tháng 5 năm 1975 bác đi “trình diện học tập” tại Phan Thiết. Bác gặp một số bạn bè cũ hồi còn ở bậc Tiểu học, Trung học& “Sĩ quan ngụy” cấp Thiếu tá trở xuống, kể cả Bác sĩ. Cả trăm cả ngàn người được đưa vào rừng Cà Tót, chỗ mật khu của họ ngày xưa cách Phan Thiết độ 15-20 cây số về hướng Tây Bắc. Rừng thiêng nước độc! Họ bắt tất cả cởi giầy nhà binh, tịch thu mùng mền, những gì thuộc “Mỹ Ngụy”&Gạo, sữa, kể cả thuốc men, muối mè, chà bong, cá khô, nuớc mắm, xì dầu&cũng đều bị tập trung. Trong thoáng mắt tất cả thành vô sản. Mỗi bữa ăn một chén cơm độn (khoai nhiều hơn gạo, em bé lên 5 ăn chưa thấy no) với nước trà pha muối cho giống nước mắm, chút ớt bột nổi lềnh bềnh, “canh toàn quốc” với vài con cá khô trơ xương chìm đáy nước&

Có người lúc “đi cải tạo” mập mạp khoảng 60 kg, vài ngày sau ốm thấy rõ và chừng một tháng sau đã có người chống gậy lê từng bước&đi không nỗi! Người bị bệnh sốt rét nằm la liệt. Mới gần hai tháng đi tù đã thấy có người chết vì bệnh không thuốc chữa. Chính bác khiêng một người bạn ra góc rừng đào lỗ chôn. Người chết được cuốn tròn trong manh chiếu, kẹp bảy thanh tre, vùi nong một nấm, chẳng nhang đèn bia mộ gì cả. Anh em xin bộ đội cho làm thủ tục quân đội tiễn biệt người chiến binh một thời về cõi vĩnh hằng. “Nghiêm! Chào tay. Vĩnh biệt anh ở lại với núi rừng, an giấc nghìn thu.” Bác cũng bị bệnh sốt rét, nhưng may mắn cả trại lần lượt được chuyển ra khỏi rừng sang trại khác. Bác mượn tiền, nhờ mua thuốc uống khỏi bệnh và đi tiếp quảng đời cải tạo đầy nghiệt ngã còn lại.

Ngày mới vào trại tù cải tạo, người trại trưởng biết bác là Pháo binh đã nói: “Nhất Phi, nhì Pháo, không có chính sách khoan hồng, ta làm ráo.” Khiếp!

Cháu Thanh, ngày xưa ba cháu đường đường là một sĩ quan Pháo binh QLVNCH, đầy đủ phong độ. Binh chủng Pháo binh hào hoa thông thái, vừa là sát thủ chiến trường. Dân gian thường khôi hài: “Ai ơi đừng lấy pháo binh, đêm đêm súng nổ rung rinh cửa nhà.”

Kể từ khi Ðồng Minh Hoa Kỳ phản bội bỏ rơi miền Nam Việt Nam bằng cách rút quân và cắt viện trợ, VNCH phải một mình đương đầu chiến đấu với cả khối Cộng Sản. Quân Lực VNCH cạn nguồn tiếp liệu, thiếu đạn dược, thuốc men, xăng dầu&Quân đội phải phân chia mỏng để bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Trong khi đó CS Bắc Việt được cả hai siêu cường CS Nga Tàu hậu thuẩn, ủng hộ triệt để. Họ viện trợ súng đạn tối đa để quân Bắc Việt ồ ạt xâm nhập vào Nam, hầu thanh toán sớm chiến trường Việt Nam. Cán cân lực lượng giữa hai miền Nam Bắc đã nghiêng hẳn về phía Quân đội Bắc Việt. VNCH như con bệnh ngày một yếu, không thuốc chữa, chờ chết và tử thần đã vung lưỡi hái từ Căn cứ Hỏa lực Ðức Lập-Quãng Ðức.

Cháu Thanh! Bác nhớ rất rõ trước khi tấn công vào Ban Mê Thuột, vào Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 BB, trước đó hai ngày vào ngày 7 và 8 tháng 3 năm 1975, Bộ đội Bắc Việt đã ồ ạt tấn công Ðức Lập.

Quận Ðức Lập đang trong đêm trường tĩnh mịch vụt bừng bừng rực lửa chiến tranh. Tiếng còi báo động, tiếng đạn nổ dồn dập, những chiến sĩ VNCH đang ngon giấc bỗng giật mình choàng dậy, phút chốc tại các hầm hố chiến đấu những tay súng đã sẵn sang tác chiến&chờ địch.

Những tiếng nổ sấm sét long trời vỡ đất của đại bác, hỏa tiển hòa cùng những tràng đại liên súng to, súng nhỏ tứ phía của toàn vùng Ðức Lập đã xé tan bầu không khí hiền hòa yên tĩnh của vùng rừng núi cao nguyên Ðức Lập. Tiếng đạn pháo kinh thiên động địa của cả hai bên đã làm rung chuyển một vùng trời. Ðến nỗi người con trai lớn của bác ở Ban Mê Thuột còn nhớ đêm đó có nghe tiếng đại bác từ xa vọng về. Có thể từ Ðức Lập hay một nơi nào khác cũng đang có chạm súng lớn.

Với quyết tâm chiếm trọn miền Nam Việt Nam, Cộng Sản Bắc Việt bằng mọi giá bất ngờ tấn công Ðức Lập, chiếm Ðức Lập làm bàn đạp, làm mồi lửa châm ngòi tiến đánh Ban Mê Thuột và toàn miền Nam. Họ sử dụng một lực lượng hùng hậu gồm mấy sư đoàn bộ binh, pháo binh, thiết giáp T54 tấn công vào Ðức Lập và Ban Mê Thuột, trong đó có Sư Ðoàn 320 Thép. Trước đó 3 năm, vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 SÐ 320 đã đụng độ nảy lửa với SÐ 23 BB tại chiến trường Kontum. Bác theo SÐ23 vào khoảng hạ tuần tháng 4 năm 1972, có mặt suốt cuộc chiến tại Kontum. Chiến trường Kontum cũng đầy máu lửa, sự sống và cái chết kề nhau trong gang tấc, sinh mạng con người rất mong manh!. T54 của Cộng quân đã xâm nhập vào doanh trại của TÐ 69 PB, ven thị xã. Anh em binh sĩ PB đã hợp đồng tác chiến với bộ binh “bắt sống” một chiếc còn mới toanh. Anh em thiết giáp lái qua Bộ Tư Lệnh/Hành Quân , tướng Lý Tòng Bá, Tư Lệnh SÐ có lên ngồi lái thử, và sau đó đưa về Sài Gòn triển lãm. Có một khu dân cư trong thị xã, bom đạn đã cày nát thành bình địa. Bác không nhớ ba các cháu vào thời điểm đó có mặt ở Kontum hay không?. Bác còn nhớ trên chiếc áo trận của người lính SÐ23 còn đính thêm phù hiệu “Kontum Kiêu Hùng”. Lúc đó còn trẻ bác thấy mình cũng “ngầu” lắm! Ba năm sau vào thời kỳ suy thoái của miền Nam, khởi đi từ mặt trận Ðức Lập, SÐ23 phải trả đủ món nợ cũ đã tạo ra ngày trước; chưa đánh đã tan rã và cuốn theo đôi chân mềm của toàn dân miền Nam.
Bộ đội Bắc Việt áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, dũng mãnh và ác liệt, lợi dụng đêm trường tịch mịch vạn vật đều chìm trong bóng đêm, bất ngờ nã những tràng đạn pháo 130 mm, hỏa tiễn 122 mm từ phía bên kia biên giới Việt Miên liên tục phủ đầy trận địa Ðức Lập hầu làm tê liệt sức kháng cự và uy hiếp tinh thần chiến đấu của QLVNCH. Không một sinh vật nào có thể tồn tại trong đêm đó, sắt thép cũng không chịu nổi! Sau đó T54 và bộ đội Bắc Việt ào ạt xung phong vào trận địa. QLVNCH sử dụng toàn bộ hỏa lực : pháo đội (-) 4 khẩu 105 mm kể cả hai khẩu tại Núi Lửa hợp đồng với 4 khẩu pháo 76 mm đặt trên thiết giáp M41 cùng với súng lớn nhỏ của lực lượng phòng thủ căn cứ và Chi khu đã bắn gục ngã và chận đứng nhiều đợt xung phong của địch. Những tiếng mìn bẫy nổ ngoài hàng rào phòng thủ, và những xác người tung lên khỏi mặt đất. Một trận cận chiến bằng súng cá nhân và lựu đạn đã diễn ra. Máu đổ thịt rơi, thây phơi nơi chiến địa của cả hai bên. Lực lượng quân Bắc Việt ngay đêm đó rất hùng hậu có thể gấp 5-10 lần bên QLVNCH, cho nên dù có gan trời cũng đành thất thủ thành người bại trận. Người bị thương hay còn sống sót, theo lệnh của lưỡi lê, họng súng của người chiến thắng. Hận thù, chiến tranh tự cổ chí kim phủ phàng và tàn bạo. Mạnh được, yếu thua.
Ðồi Ðức Lập kể từ ngày 7 và ngày 8 tháng 3 năm 1975 thành “Ðồi Tử Sĩ”, chiến tích thứ ba trên Quốc lộ 14, mồ chung của người Việt Nam, kể cả bộ đội Bắc Việt, sanh Bắc tử Nam. Chết, hết hận thù!
Cháu Thanh!
Mấy ngày qua bác cháu mình lần theo dấu chân của người lính Pháo binh SÐ 23 BB xuyên suốt gần hết Quốc Lộ 14, từ Kontum, Pleiku, Darlac (Ban Mê Thuột), Quảng Ðức (Ðức Lập)&vào thời điểm chiến trường nơi nơi đếu sôi động. Bác đưa cháu đi qua những vùng toàn máu, lửa và nước mắt. Ðưa cháu đi thăm chiến trường xưa -Mặt trận Ðức Lập- ít người biết đến nhưng nơi đó ba các cháu, Ðại úy Tăng Thanh Tâm, bạn của bác Ðại úy PB Bùi Minh Ngọc (Phan Thiết) và những chiến sĩ QLVNCH đã kiên cường, dũng cảm chiến đấu mất còn với Bắc quân đến sức tàn, lực tận&Con cháu hãnh diện với tinh thần kiên cường bất khuất của Cha Ông.

Khi Nỏ Thần hết linh nghiệm thì thành An Dương Vương một thời oanh liệt đã làm kinh tâm tán đởm quân thù cũng bị thất thủ phải rơi vào tay giặc Triệu Ðà (207-107 trước Công nguyên)
Than ôi!

Từ Ðức Tài
Ðầu Thu Oregon 2008
Kính gửi Quý Sư Phụ Lê Ðình Ninh và Trần Văn Hiệp
Thân tặng Quý Ðồng Môn Khóa 22 SQ PB Thủ Ðức

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

THÀ CHẾT,
KHÔNG HÀNG GIẶC


Bao Dinh Nguyễn Hữu Chế

“Anh hùng tử, khí hùng bất tử”


Lịch sử dân tộc Việt không thiếu những Anh Hùng - Liệt Nữ. Năm 43, sau khi bại trận trước quân xâm lăng Nam Hán, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông Hát Giang mà tự tận, không để lọt vào tay giặc.

Khi quân Nguyên sang đánh nước ta lần thứ hai (1284), quân nhà Trần kém thế, thua trận liên miên, vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, sợ chống không lại thì nhân dân bị tàn hại, nên có ý định hàng giặc để cứu muôn dân. Nhưng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái tâu: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước”.

Tháng 4 năm 1975, khi Tổng Thống 48 giờ không do dân bầu Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân CSBV, QLVNCH lại sản sinh ra nhiều vị anh hùng “thà chết không hàng giặc”. Đó là các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, và Phạm Văn Phú. Người đời xem năm vị tướng anh hùng này là “Ngũ Hổ Tướng”.



Sau khi bỏ ngỏ Đà Nẳng, quân và dân Vùng I tìm cách trốn chạy vào Nam bằng mọi phương tiện sẵn có. Người dân VNCH, nhất là người dân Cố Đô Huế không bao giờ quên được thảm cảnh của Tết Mậu Thân năm nào, khi quân CSBV chiếm kinh thành Huế trong 26 ngày, và chúng đã sát hại hơn sáu ngàn người dân lành vô tội, do những tên đao phủ Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và em là Ngọc Phan tung hoành ngay chính bà con, và bạn bè của chúng. “Đắc xin các đồng chí giải phóng có mặt ở đó được giải quyết mối thù riêng…Tý đứng dưới hố, cứ mỗi lúc Đắc đưa súng lên nhắm vào trán Tý mà bóp cò, Tý lại nhắm mắt, khuôn mặt lạnh lùng chờ đợi…” (Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca)

Đại úy Hoàng Bôi phục vụ tại Phi Đoàn 247, Trực Thăng Vận Tải Chinook CH47, Sư Đoàn 1 Không Quân, QLVNCH. Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang. Phá Tam Giang nổi tiếng, không những vì là con phá lớn nhất của đất nước, mà nổi tiếng nhờ qua những câu thơ:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh,

Non xanh nước biết như tranh họa đồ.

Yêu em, anh cũng muốn vô,

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Làng Lai Hà thuộc quận Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, dù không có một lịch sữ lâu dài, chỉ mới thành hình kể từ sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa năm 1558, dưới đời vua Lê Anh Tôn, nhưng cũng đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Điển hình là một người thuộc vào hàng chú bác của Bôi, vào khoảng thập niên 1930, hoạt động chống chính quyền Bảo Hộ Pháp, bị bắt, nhưng đã tuyệt thực cho đến chết ở trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, khi quân viễn chinh Pháp, theo thỏa hiệp sơ bộ với Chính Phủ Hồ Chí Minh, đưa quân vào Việt Nam để lập lại sự đô hộ, một người thuộc vào hàng ông của Bôi bị giặc Pháp bắt, không chịu đầu hàng, đã hô câu: “Việt Nam Muôn Năm” trước khi một tràn đạn oan nghiệt của quân xâm lược nổ vào người ông, kết liễu cuộc đời của một lão nông anh dũng.

Làng Lai Hà đã cưu mang con cháu họ Nguyễn thuộc hệ phái Tiền quân Nguyễn Văn Thành, một trong những vị Khai Quốc Công Thần nhà Nguyễn.

Phía Bắc của làng là Chí Long, quê hương của cụ Nguyễn Tri Phương, một vị đại thần anh hùng của nhà Nguyễn. Khi quân Pháp hạ thành Hà Nội, con là phò mã Nguyễn Lâm tử trận, cụ bị thương nặng, bị giặc Pháp bắt, nhưng cụ không chịu buộc thuốc và nhịn ăn mà chết vào năm 1873. Những tấm gương anh hùng đó đã ăn sâu vào tâm khảm của Bôi, và nó đã định hướng cuộc đời của Bôi, cuộc đời của một vị anh hùng “thà chết không hàng giặc”.

Là phi công trực thăng, trước khi trở thành phi công lái Chinook, anh đã từng bay yểm trợ cho mặt trận vùng giới tuyến, anh đã bay qua phá Tam Giang, nơi chôn nhau cắt rốn. Bài hát “Chiều Trên Phá Tam Giang” của Trần Thiện Thanh làm cho anh chợt nhớ Sài Gòn, chợt nhớ làng quê nhỏ bé đang điêu linh vì cuộc chiến vô nghĩa do bọn Cộng Sản Bắc phương đang tiến hành từ mấy chục năm nay. Ngôi giáo đường Lai Hà, và Trường Trung Học Tam Giang ẩn mình sau lũy tre xanh, nơi đã chôn dấu biết bao kỹ niệm của thời niên thiếu, với vị Linh mục khả kính, Cha Nguyễn Phùng Tuệ, giờ chỉ còn trơ lại những bức tường loang lổ. Dấu vết chiến tranh đang tàn phá làng quê anh.

Những ngày cuối tháng 3 năm 1975, thành phố Đà Nẵng hầu như lính nhiều hơn dân. Dưới quyền Tư Lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đáng lý phải xảy ra một trận thư hùng giữa quân CSBV với quân của Tướng Trưởng, mà phần thắng bại chưa biết nghiêng về bên nào, dù quân viện do ông bạn đồng minh Hoa Kỳ cắt giảm, nhưng lòng anh dũng, ý chí quyết chiến quyết thắng của người lính Cộng Hòa vẫn có thừa. Nhưng cuối cùng “lệnh lạc” sao đó, Đà Nẵng đã bị bỏ ngỏ, toàn quân, toàn dân đành tháo chạy. Hoàng Bôi cũng như tất cả mọi người, tháo chạy trong cảnh bát nháo, hỗn loạn, hơn cả những ngày tháng của mùa Hè đỏ lửa năm 1972, khi quân CSBV, với xe tăng và đại pháo, ngang nhiên vượt sông Bến Hải, ranh giới chia đôi đất nước theo Hiệp định Đình chiến Geneva tháng 7 năm 1954.

Sáng sớm ngày 29 tháng 3 năm 1975, trời Đà Nẵng trở mưa. Cơn mưa Xuân cuối mùa lất phất nhẹ, như những cơn mưa phùn dầm dề xứ Huế, nhưng cũng đủ thấm ướt và làm lạnh lòng những ai phải rời thành phố, ra đi trong vội vã trước làn sóng đỏ đang đổ ập vào từ phương Bắc, như cơn đại hồng thủy, đang nhận chìm một đô thị rộng lớn vào hàng thứ hai của nước Việt Nam Cộng Hòa. Sân bay Đà Nẵng hỗn loạn, đạn khói mù trời. Người dân từ các vùng lân cận, từ Huế đổ vào, tìm cách vào phi trường kiếm một chỗ bay để thoát thân. Những ngày trước, Chính phủ đã thuê bao nhiều chuyến bay của máy bay ngoại quốc để di tản dân tỵ nạn, nhưng số lượng người đông đảo, chen lấn nhau, ai cũng muốn nhanh chóng được ra đi, nên đã xảy ra nhiều cảnh thương tâm. Trung tá Hùng, thuộc Trung tâm Hành Quân Sư Đoàn 1 KQ, sau khi không còn liên lạc được với ai – gọi qua Quân Đoàn hay các đơn vị bạn, chỉ nghe tiếng chuông reo, không có ai trả lời – anh vội vã chạy ra phi đạo, ẳm theo hai đứa con thơ, vì vợ anh đã tử nạn trong một trận pháo kích của Cộng quân. Anh leo lên một chiếc L19 còn sót lại, nhưng không thể nào khởi động được máy. Anh vội tìm một chiếc xe để câu bình điện. Cuối cùng, máy bay nổ máy, anh bay được, thoát vào Nam (theo lời kể lại của Hùng, khi ở tù chung một đội tại thành Ông Năm, Hóc Môn, năm 1975).

Đại úy Hoàng Bôi và một số đồng đội cùng thân nhân của họ lên một trong những chiếc Chinook cuối cùng vội vã rời bến. Khi phi cơ của anh bay ngang bãi biển Sa Huỳnh, bị súng VC bắn lên trúng đạn, không thể bay tiếp, đành phải đáp khẩn cấp. Đó là một xóm làng ven biển, thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Phú Thạnh. Ngoài phi hành đoàn, còn có 17 hành khách. Hầu hết họ là quân nhân thuộc SĐ1KQ và thân nhân. Một toán VC gồm du kích địa phương và quân CSBV tiến ra kêu gọi đầu hàng. Trong hoàn cảnh không thể chống cự, đụn cát trắng trống trải không nơi ẩn núp, tất cả hành khách đành tuân thủ. Nhưng phi hành đoàn gồm Đại úy Hoàng Bôi và một Thiếu úy Hoa tiêu phó đã “Thà chết, không hàng giặc”. Hoàng Bôi là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo. Theo giới luật, người tín hữu Thiên Chúa Giáo không được tự sát. Anh không muốn phạm vào giới luật. Nhưng đứng trước tình thế khẩn trương, một bên là giới luật, một bên là danh dự của một sĩ quan QLVNCH. Anh bắt buộc phải có sự lựa chọn. Là người dân xứ Huế, đã trãi qua những giờ phút kinh hoàng hồi Tết Mậu Thân năm 1968, với những cảnh giết người không gớm tay của bọn Việt Cộng, nhất là đối với những quân nhân, công chức VNCH khi bị lọt vào tay giặc. Linh Mục Bữu Dưỡng, Thượng Nghị Sĩ Trần Điền, những vị Giáo sư người Đức dạy tại Đại học Y khoa Huế, cùng hàng ngàn người dân vô tội đã bị giặc bắt đi chôn sống. Một thoáng suy nghĩ trôi qua. Quyết định của anh là chọn lựa cái chết. Người lính ra đi không hẹn ngày về. Là một sĩ quan QLVNCH, với lời thề bảo vệ “Tổ Quốc”, tôn trọng “Danh Dự”, và chu toàn “Trách Nhiệm”, anh đã “Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao”. Đại úy Hoàng Bôi và người Hoa Tiêu phó, rút vội khẩu súng lục tùy thân đang đeo trước ngực ra, mở khóa an toàn, kê vào đầu của nhau (có nghĩa là anh đã không tự sát!), và đếm: 1,2,3. Hai tiếng nổ chát chúa nhưng nghe như một vang lên, hai viên đạn cùng rời khỏi nòng súng một lượt. Hai thây người gục ngã. Máu của họ ướt đẩm đất Việt, tô thắm màu cờ vàng ba sọc đỏ. Thân xác của họ làm phân bón cho quê hương nghèo xơ nghèo xác vì đạn bom của chiến tranh.

Trong số hành khách, có một thiếu phụ là vợ của một HSQ/KQ cùng phi đoàn (nghe nói người thiếu phụ hiện đang sống tại Mỹ). Người thiếu phụ khẩn khoản tên du kích có vẻ là tên chỉ huy, sau này được biết là tên Lê Tiền, và một du kích gái tên Phan Thị Cư, biếu họ hai chỉ vàng, xin được chôn cất tử tế hai người lính vừa chết. Một trong số những hành khách, Trung sĩ Kháng, thuộc một đơn vị ĐPQ cùng vài người khác, sau khi được bọn du kích cho phép, đào vội hai cái hố. Hai nấm mồ chôn vội, không có gỗ ván để làm quan tài, chỉ là bộ đồ bay làm cổ áo quan (theo lời kể lại của người anh người quá cố, một Đại Đội Phó Cảnh Sát Dã Chiến, hiện định cư tại Orange County, và anh Nguyễn Điền, từ Việt Nam). Như là một chiến lợi phẩm, tên du kích mang hai chiếc nón bay về nhà.

Ngày 5 tháng 4 năm 1975, những quân nhân và công chức còn kẹt lại Đà Nẵng được lệnh tập trung để nghe Ủy ban Quân Quản thành phố nói chuyện…Nhưng rồi họ được chở đi những nơi nào không ai biết. Vài tháng sau, trong số những cựu quân nhân được gọi đi “thi hành nghĩa vụ lao động”, có anh Nguyễn Văn Linh, BĐQ, Nguyễn Điền, QC, được điều động đi sửa chửa đường sắt ở vùng Sa Huỳnh, được phân chia ngủ nghỉ ở nhà một tên du kích. Tình cờ họ thấy hai chiếc nón bay trong cái tủ thờ của người chủ nhà. Đến gần nhìn kỹ, họ sững sờ khi thấy bảng tên đề “Hoàng Bôi”. Họ là những người bạn học của Bôi, thỉnh thoảng vẫn gặp nhau nhậu nhẹt tại Đà Nẵng, tìm cách lân la làm quen người chủ nhà để tìm hiểu. Người chủ nhà cũng là tên du kích, đã kể lại toàn bộ câu chuyện, và còn hướng dẫn hai người lính ra ngoài đụn cát ven biển, chỉ hai nấm mồ “vô chủ ai mà viếng thăm”. Nhưng lạ lùng thay, ngoài sự tưởng tượng của hai người lính. Hai nấm mồ vô chủ, nhưng không phải như nấm mồ Đạm Tiên của cụ Nguyễn Du:

“Sè sè nấm đất bên đường,

Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.

Hai nấm mồ đã được tên du kích, thôn đội trưởng, đắp cao, và có mộ bia (bằng gỗ) đàng hoàng. Có một lý do nào đó lớn lao như một phép nhiệm mầu đã biến đổi một tên du kích vô thần thành một gã giữ “từ đường”, lo hương khói, mồ mã cho đến ngày cải táng.

Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã làm sụp đổ toàn bộ cuộc sống của người dân miền Nam, mà nạn nhân trực tiếp là thân nhân, gia đình “ngụy quân ngụy quyền”. Vợ của Bôi, một giáo viên tốt nghiệp trường Sư Phạm Qui Nhơn, đang dạy học, bị đuổi việc, ôm đứa con còn đang măng sửa tìm về nương tựa nơi nhà ngoại. “Tấn về nội, thối về ngoại”. Nhưng khốn nổi, ngôi nhà ngoại đã bị kẻ chiến thắng chiếm đoạt – cho đến bây giờ. Bên nội cũng ly tán. Người đi tù, kẻ đi “kinh tế mới”, một số trở về quê. Quê nội, một làng quê nhỏ, cách kinh thành Huế lối nửa ngày đường. Những ngày hè, gió nồm lồng lộng thổi từ phá Tam Giang, xua đi cái nóng bức do cơn gió hạ Lào nung nấu. Sau những tháng năm điêu tàn vì chiến tranh, giờ quê nội cũng đang chịu khốn khổ vì bọn VC ngu dốt tập kết trở về trong việc làm thũy lợi, bắt đập và ngăn phá, làm cho ruộng đồng khô cằn. Quê hương miền Trung nghèo, vốn cày lên sỏi đá, nay sỏi đá cũng không còn để mà cày! Người dân phải tha phương cầu thực. Người sống đã không lo được miếng cơm manh áo, làm sao lo được cho người chết. Cũng có vài lần, những người thân tìm đến mộ phần của anh thăm viếng và có ý muốn cải táng. Nhưng người dân địa phương tìm cách ngăn cản không cho di dời, vì họ tin vào những ơn ích có được mỗi khi họ đến cầu xin. Thời gian đã đi qua khá lâu, vợ con và thân nhân của Đại úy Bôi quyết định cải táng, nhất quyết đem nắm xương tàn về gởi gắm nơi cố hương. Người nhà đã đến gặp tên Chủ tịch xã, cũng chính là tên du kích, thôn đội trưởng ngày xưa. Chẳng biết có đút lót hay quà cáp gì không, nhưng hắn đã dễ dàng đồng ý, với sự thân thiện khác thường. Thay bộ áo quần đang mặc (không còn chân đi dép râu, đầu đội nón tai bèo), trịnh trọng trong chiếc áo dài đen, khăn đóng, dẫn đoàn người hướng về độn cát ven biển. Vừa đi, hắn vừa kể lại những gì đã xảy ra từ 30 năm trước. Câu chuyện sống động tưởng chừng như thể mới xảy ra hôm qua. Giọng kể đều đều, pha đôi chút ngậm ngùi, ăn năn. Hắn xin phép gia đình được thắp nén hương, và lâm râm khấn nguyện trước phần mộ. Sau đó hắn lại xin phép được tự tay đào tìm hài cốt vị anh hùng, như để đền bù lại cái ngày hắn đã “say men chiến thắng” một cách lầm lỡ, với những xúc động nghẹn ngào…



“Hơn 30 năm, bộ áo bay còn giữ màu cứt ngựa, gói trọn bộ xương tàn của một người thỏa chí tang bồng” (‘Lối Về’, Đặc San Phượng Hoàng, Nguyễn Văn Thống, người anh em bà con). Mộ phần của viên Thiếu úy Hoa tiêu phó đã được cải táng trước – rất tiếc, người viết không được tin tức gì về vị anh hùng này.

Hai người phi công tuẩn nạn đã được người dân địa phương thờ phụng, và hương khói quanh năm. Và chính tên Chủ tịch xã cũng rất sùng bái hai “tên sĩ quan ngụy” mà hắn đã trút hết những hận thù năm xưa! Nhưng bây giờ đã trở thành hai vị Thần Làng.

Michigan , Mùa Tuyết 2008

(Nhân dịp đọc tin và xem video buổi lễ Phủ cờ hai anh hùng KQ Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Lộc).

Bảo Định

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Tôi Sẽ Trở Về

Có một hôm tôi sẻ trở về
Qua con đường củ dọc bờ đê
Bầy trâu chậm bước trên đồng vắng
Ai gánh lúa chiều bước mải mê

Có một hôm tôi sẻ về thăm
Mẹ già tựa cửa đợi bao năm
Tiếng ai hò vọng vang theo gió
Giả gạo đầu thôn bóng trăng rằm

Có một hôm tôi sẻ tìm em
Bông buộc nhà ai đỏ lối mềm
Thôn nữ bên sông ngồi giặt lụa
Che nửa vần trăng lạnh gió đêm

Có một hôm tôi sẻ dừng chân
Bên tôi cây nạng gổ đôi lần
Thay bước giày sô ngày binh lửa
Bưng biền nhiều độ bước bâng khuâng

Có một hôm tôi về quê hương
Bàn tay với mảnh đạn còn vương
Viết nổi niềm đau vào nhật ký
Kỷ vật cho em khúc đoạn trường .


Lê Chiến khóa 8/72

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

Lễ Phủ Kỳ KQ Khưu Văn Phát

Bài: Tuyết Mai
Hình: Nguyễn Văn Đang



Image
Virginia. - Không quân Khưu văn Phát, Cựu Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH Hải Ngoại (2000-2007) đã thất lộc lúc 8:47 sáng ngày 26 Tháng 11, 2008 tại Virginia Hospital Center, Arlington, VA. Hưởng thọ 66 tuổi. Ông được vinh danh, quan tài được phủ lên lá Quốc kỳ VNCH. Lễ phủ kỳ do Hội Không Quân Đông Bắc HK phối hợp với Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ và Phụ cận tổ chức, vô cùng trang trọng vào lúc 11 giờ sáng ngày 29 Tháng 11, 2008 tại Fairfax Memorial Funeral Home, Fairfax, VA.

Có khoảng vài trăm chiến hữu và thân hữu tham dự, trong đó có rất nhiều cựu quân nhân mặc quân phục Không quân và quân phục các quân binh chủng bạn như TQLC, Nhảy Dù, Sinh Viên Trừ Bị Thủ Đức… đặc biệt có sự tham dự và phát biểu của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Cựu Tư Lệnh Không Quân VNCH, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, đến từ San Jose, Cali.

Phía trước và hai bên quan tài có hai cựu quân nhân như Không quân, TQLC, SV Trừ Bị Thủ Đức… đứng nghiêm chào. Đứng giữa, sau quan tài, là một cựu quân nhân Không Quân cầm Quân kỳ Không Quân. Bên Phải là cờ HK và VNCH. Căn phòng tràn đầy những tràng hoa tươi thật đẹp của các hội đoàn phúng điếu.

Chương trình lễ phủ kỳ được điều hợp bởi Không Quân Đào Hiếu Thảo. Ông giới thiệu, Không quân Khưu Văn Phát là một chiến sĩ Không quân can trường, chim đầu đàn của Phi đoàn Trực Thăng 215 Thần Tượng, thuộc Sư Đoàn 2 KQ, là đơn vị tác chiến từng lập nhiều chiến công hào hùng trong sứ mạng “Bảo Quốc Trấn Không”.
Image KQ Khưu văn Phát cùng gia đình đến định cư tại HK, ông luôn tích cực đóng góp trong các công tác kết hợp các chiến sĩ QLVNCH tiếp tục hoàn thành sứ mạng của một quân nhân QLVNCH, xây dựng, phát triển Hội Không Quân ĐBHK và Tổng Hội Không Lực VNCH Hải Ngoại. Ông cũng là một đồng sáng lập viên Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại. Có một thời gian KQ Khưu Văn Phát là Phát Ngôn Nhân của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ và Phụ cận. Đặc biệt là trong suốt hai nhiệm kỳ giữ trọng trách là Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH ông đã qua Thái Lan nhiều lần để hỗ trợ tinh thần và vận động trả tự do cho chiến sĩ KQ Lý Tống. Ngoài ra ông cũng thường xuyên tham gia các Hội Đoàn bạn trong công cuộc đấu tranh cho Dân Chủ, Nhân Quyền tại VN. KQ Đào Hiếu Thảo nói tiếp, vì vậy KQ Khưu văn Phát xứng đáng được vinh danh, được hưởng nghi lễ phủ kỳ VNCH hôm nay.

Niên trưởng Đặng Văn Hậu, Cựu Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn Trực Thăng 215, Sư đoàn 2 KQVN tuyên đọc tiểu sử của KQ Khưu Văn Phát như sau. KQ Khưu Văn Phát sinh ngày 30 Tháng 4, 1942 tại Bình Chánh, Gia Định. Ông được tuyển chọn vào Không Quân Khóa 63D/SVSQKQ và hoàn tất chương trình huấn luyện hoa tiêu Trực Thăng năm 1964 với cấp bực Thiếu Úy và được bổ sung vào Phi Đoàn 211 tại Saigon.
Image Năm 1965 Ông được thuyên chuyển về làm việc tại Phi Đoàn Thần Tượng 215 tại Đà Nẳng, sau dời về Nha Trang. Trong suốt thời gian phục vụ ở đây ông được thăng chức và giữ nhiều trách vụ khách nhau. Năm 1973, ông được thăng chức Trung Tá, Phi đoàn trưởng. Ông có hơn 8000 giờ bay và nổi tiếng qua những phi vụ hành quân từ Đức Cơ đến Mùa Hè Đỏ Lửa, Bồng Sơn, Tam Quan, Ben Het, Căn Cứ Hỏa Lực 5, 6, Mặt trận Kontum, Pleiku, Cambodia…Ông không những được biết đến qua tài bay mà còn được quý trọng vì đã sống gắn bó với anh em, chia sẻ những gian nguy lúc thi hành nhiệm vụ, những khó khăn trong đơn vị. Ông là người rất điềm đạm, bình dị, luôn hài hòa vui vẻ với mọi người, kính trên nhường dưới và sẳn sàng giúp đỡ khi cần đến ông. Đối với gia đình ông là một ngươi cha tốt, đã tận tụy làm việc nhiều giờ để lo cho con cái nên người.

Mặc dầu rất bề bộn với việc mưu sinh, ông đã tham dự rất nhiều sinh hoạt Cộng Đồng, đặc biệt trong những sinh hoạt của tập thể Không Quân tại địa phương và hải ngoại. Ông giữ chức vụ Hội Trưởng Không Quân Miền Đông Bắc HK trong suốt ba nhiệm kỳ và Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Không Lực Hải Ngoại hai nhiệm kỳ.

Nghi lễ phủ kỳ bắt đầu, mọi người hiện diện đứng dậy nghiêm chào, toán phủ kỳ, dưới sự điều khiển của Nhảy Dù Nguyễn Văn Mùi, gồm một cựu quân nhân Không quân trong quân phục cầm quốc kỳ VNCH đi trước, bên cạnh có hai cựu quân nhân KQ và theo sau là nhiều cựu quân nhân mặc quân phục của nhiều binh chủng khác nhau, đến trước quan tài.
Image Trong không khí lặng yên, vô cùng trang trọng, lá quốc kỳ VNCH được các quân nhân trong toán phũ kỳ trải dài rồi trải rộng ra, cờ được căn thẳng, nâng cao lên rồi từ từ hạ xuống phủ lên quan tài của KQ Khưu văn Phát. Ngày sau đó, từ máy thu thanh phát ra tiếng hát của Ca sĩ Khánh Ly “Cho Một Người Nằm Xuống”, tạo một không khí vô cùng cảm động, mọi người đứng yên trong niềm thương tiếc vô vàn một chiến sĩ hào hùng của Không Lực VNCH vừa từ giả gia đình, bạn bè để bay về Không Gian Miên Viễn, an giấc nghìn thu…



Sau khi nghi lễ phủ kỳ hoàn tất, Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Cựu Tư Lệnh Không Quân QLVNVNCH, hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại được mời lên phát biểu. Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh nói, thật là một đau buồn cho tất cả chúng ta đến tham dự buổi lễ truy điệu một chiến sĩ và là một sĩ quan cao cấp Không Quân, đã rời chúng ta để vĩnh viễn ra đi, trong khi gia đình và tổ quốc vẫn còn mong đợi anh tiếp tục lý tưởng cuộc đời của một người trai, đất nước hằng mong cho người Việt được vươn lên cho bằng người, cho non sông được tươi sáng trong một thể chế dân chủ, quyền người dân được tôn trọng.

Giào sư Vinh nói tiếp, Cựu Trung Tá Khưu Văn Phát là một mẫu người trai Việt vẹn toàn, là một phi công tài ba, một vị chỉ huy lỗi lạc và công tâm, luôn một lòng với đất nước, đã được quân và dân mọi cấp thương mến và quý trọng. Sau khi rời quê hương ông làm việc chuyên môn trên đất mới nhưng vẫn một lòng hướng về đất nước, luôn tham gia hoạt động cộng đồng và tiếp tục làm nhiệm vụ của người chiến sĩ Quân Lực VNCH.

Sau hơn ba mươi năm trời phải lìa xa quê hương, hiện nay người chiến sĩ QLVNVNCH ở mọi quân binh chủng vẫn còn hiên ngang đứng với nhau trong bộ quân phục đủ màu sắc và dưới cờ vàng ba sọc đỏ, tượng trưng cho nền Dân Chủ Quốc Gia, một phần không nhỏ là nhờ có sự đóng góp của Không Quân Khưu văn Phát, một trong những người đã sáng lập nên Tập Thể CSVNCH Hải Ngoại.

Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ và Phụ Cận, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại Đông Bắc HK, được mời lên phát biểu. Ông Định nói, KQ Khưu Văn Phát nằm xuống hôm nay là một mất mát lớn lao không những cho gia đình của anh mà còn cho những chiến sĩ VNCH còn đang đấu tranh và cũng là một mất mát lớn lao luôn cho các cộng đồng người Việt tỵ nạn trên thế giới. Ngoài việc đảm nhận trách vụ Hội Trưởng Hội Không Quân miền ĐBHK trong ba nhiệm kỳ liên tiếp, KQ Khưu văn Phát có một thời gian làm phát ngôn nhân của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/HTĐ và Phụ Cận, sau đó ông gánh vác chức vụ Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH, ở vị thế ấy KQ Khưu văn Phát đã cùng Tổng Hội Hải Quân, Hàng Hải VNCH, thúc đẩy việc tổ chức Đại Hội Toàn Quân năm 2003, mà kết quả là sự thành lập Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, người Việt ở khắp nơi đều biết đến.
Image Ông Định nêu những điều trên ra là để ghi nhận công lao của chiến sĩ KQ Khưu văn Phát. Liên Hội Cựu Chiến sĩ VNCH rất đau buồn phải xa lìa ông từ nay.

Trong chương trình, Ông Lý Văn Phước, Chủ Tịch Cộng Đồng Washhington, D.C., MD và VA , Hải Quân Trần Trọng An Sơn, Cựu Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Hải Quân VNCH, KQ Hoàng Song Liêm, KQ Trần Văn Rét, đại diện Phi đoàn 215 Thần Tượng Sư Đoàn 2 Không; Ông Đặng Quốc Trung đại diện Hội Cựu Học sinh Trung Học Trần Quốc Toản Hải Ngoại Quân VN…được mời lên phát biểu, mọi người đều bày tỏ lòng mến phục và thương tiếc KQ Khưu văn Phát đã ra đi.



Cuối cùng là lời cảm tạ của Khưu Tuấn Vũ thay mặt con cháu của KQ Khưu Văn Phát cảm ơn quan khách. Nghi lễ phủ kỳ cho Cựu Trung Tá Không Quân Khưu Văn Phát được chấm dứt lúc 12 giờ trưa, theo sau là phần thăm viếng của các chiến hữu, lần lược theo từng nhóm Không Quân, Hải Quân, TQLC, Dù, SV Trừ Bị Thủ Đức…và thân hữu .

Post Reply