Chiến Sĩ QLVNCH

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Nước Mỹ buồn vui

Post by phu_de »

.

Nước Mỹ buồn vui
Vũ Đức Nghiêm

Hôm nay, ngày 11 tháng 9, kỷ niệm 2 năm nước Mỹ bị khủng bố tấn công, giải thưởng Việt Báo trân trọng giới thiệu bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Vũ Đức Nghiêm, 74 tuổi, đang sống hưu trí tại San Jose.

"...Tôi đã trở thành công dân Mỹ, tôi chia xẻ buồn, vui với người dân đất nước này. Sau biến cố 911, trong các buổi lễ đốt nến tưởng niệm và cầu nguyện cho nước Mỹ, tôi đã nghẹn ngào, âm thầm rơi nước mắt thương cho các nạn nhân của vụ khủng bố..." Tác giả kể vậy, nhưng không chỉ có vậy.

-----

Sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, tác giả từ năm sáu tuổi đã có dịp gặp người Mỹ, trẻ con Mỹ. Sau đây là bài viết của ông, một hồi tưởng về người Mỹ, nước Mỹ ròng rã gần 70 năm qua. Mong ông Nghiêm sẽ tiếp tục viết thêm.

-------------------

Từ những ngày thơ ấu, tôi đã có dịp nhìn thấy người Mỹ qua gia đình một Mục sư Mỹ đến giảng đạo Tin Lành ở quê tôi, làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ông bà và cha mẹ tôi đã tin nhận Chúa từ những năm đầu của thập kỷ 1930, nên ông bà nội đã mời Mục sư Pruett đến quê tôi trong một kỳ giảng bố đạo. Ông bà Muc sư Pruett có mấy con nhỏ trạc tuổi tôi cùng đi theo. Tôi nhìn chúng một cách lạ lùng vì chúng có nước da trắng trẻo, mái tóc vàng như râu ngô, và đôi mắt xanh biếc như mắt mèo.

Bọn chúng ăn mặc sạch sẽ, quần áo có mùi thơm nhẹ nhàng khi chúng chơi đùa gần tôi. Tôi chỉ mới lên 5, 6 tuổi và bản tính nhút nhát nên chỉ dám đứng nhìn, lòng thầm mơ ước sẽ có ngày được như mấy đứa nhỏ ấy. Cho đến năm 1950, sau những ngày tháng tản cư, tôi trở về Hànội, học lớp đệ Nhị trường Chu văn An. Vốn liếng Anh ngữ của tôi, học sinh thi Tú tài Một cũng chỉ vỏn vẹn mấy bài học trong L'Anglais Vivant , tạm đủ khả năng dịch mấy bài tập từ Việt sang Anh và ngược lại, mà không có thực hành.

Khi tôi gặp Mục sư Taylor ở nhà thờ Tin Lành Hà nội, tôi chỉ nói được một câu chào và hỏi một câu thật vô duyên: Are you busy? Tôi phát âm "busy" là ''biu-zí', theo cách đọc của các thầy dạy tiếng Anh hồi đó. Mục sư Taylor mỉm cười trả lời nhỏ nhẹ: ''No, Ím not busý', Ông phát âm tiếng busy thật rõ là ''bi-zí'như muốn giúp tôi phát âm cho chính xác. Tôi bị choáng ngợp đến nỗi hầu như lưỡi bị cứng đơ, bao nhiêu điều muốn nói dường như quên hết. Nếu hồi đó tôi can đảm hơn, bình tĩnh hơn, có lẽ tôi cũng đã nói cho mục sư Taylor biết nguyện vọng của tôi là tôi muốn học tiếng Anh, và biết đâu cuc đời tôi đã chẳng có những khúc rẽ quan trọng.

Năm 1951, tôi nhập ngũ, học trường Sĩ quan Trừ bị tại Nam định. Sau một thời gian đi tác chiến và ở các đơn vị trong quân đi, tôi được theo học một khoá Anh ngữ cấp tốc tại Trụ sở Hội Việt Mỹ Sài gòn. Ý thức được tầm quan trọng của Anh Ngữ, tôi cố gắng trau dồi môn sinh ngữ này, và sau khoá học ít lâu, tôi được về làm giảng viên Anh ngữ tại Trường Anh ngữ quân đội, bộ Tổng Tham Mưu.

Tháng 9-1958, tôi được cử đi làm thông dịch viên tại Trường Bộ binh Fort Benning, Ga.

Được tiếp xúc thẳng với những sĩ quan Mỹ, tôi học hỏi nơi họ nhiều điều thiết thực giúp tôi nhìn xa hơn và tôi ước mơ sẽ có ngày trở thành công dân Mỹ và sống ở miền đất này như quê hương thứ hai của tôi.

Tháng 4-75, tình hình ở Sài gòn trở nên bi đát, Cộng quân đã vào sát thủ đô, tôi vội vã tìm đường di tản vợ con, nhưng không cách nào đi thoát.

Giặc Cộng cưỡng chiếm miền Nam, cũng như các bạn sĩ quan khác, tôi đi trình diện học tập, với nỗi niềm hy vọng mong manh là chỉ đi trong 30 ngày như thông cáo của Việt Cộng. Rút cục, sau một năm bị giam ở các trại Long giao, Suối Máu, chúng tôi bị đưa ra Bắc, ở vùng rừng núi Hoàng liên sơn từ tháng 6-76.

Đây là giai đoạn bắt đàu những ngày lưu đày cực kỳ gian khổ vì chính sách dã man và tàn bạo của giặc Cộng. Phần lớn chúng tôi mang tâm trạng của người con gái nhà lành ngây thơ, bị người tình đẹp trai, giầu có dụ dỗ, những tưởng cuc sống thanh bình no ấm, nhưng người tình đã phản bi, hèn nhát bỏ chạy khi giặc cướp tràn vào, bắt người con gái về làm tôi mọi cho chúng và bị chúng hành hạ tơi bời cho bõ ghét ; tuy vậy nguời con gái đó vẫn chẳng bao giờ nguôi thương nhớ người xưa, vẫn mơ ngày người xưa trở lại cứu mình khỏi tay bọn giặc.

Tâm trạng đó ám ảnh chúng tôi, ngay cả khi đang cuốc đất, chặt cây phát hoang trên rừng, khi nghe tiếng trực thăng bay qua, tôi thầm mơ ước, và tưởng tượng đến lúc tiếng loa phóng thanh trên trực thăng kêu gọi các anh em tù tập hợp ở trảng ven rừng cho quân bạn đến bốc đi. Tôi mơ màng hão huyền như vậy khi nhớ đến lần Mỹ đổ quân xuống Sơn Tây để giải cứu tù binh hồi trước 1975; nhưng khi tiếng trực thăng xa dần, tôi mới thở dài vì thất vọng. Có lần , chúng tôi đang chở đá về xây thêm phòng giam ở trại tù Nghệ Tĩnh 6, chợt nghe tiếng còi xe hơi từ xa vang vọng lại; có tiếng một anh tù la to: Tới rồi! Tới rồi! ''

Lập tức, những tiếng la hưởng ứng khác vang di: Tới rồi! Tới rồi! '' Tên võ trang tức điên lên gọi đội trưởng đến nạt: Các anh la: Tới rồi có nghiã gì? Đi trưởng ấp úng:
Molotova tới rồi! Tên VC tức tối: Chứ không phải là Mỹ tới đón các anh hả?'' Hoạt cảnh này hầu như xẩy ra ở nhiều trại, nói lên nỗi niềm khao khát của những người tù, tuy giận người tình phụ bạc, (Mỹ) nhưng ''giận mà thương! ''

Khoảng giữa những năm 1980. có tin Tướng Vessey được cử sang Việt nam nói chuyện với VC về tù cải tạo, nỗi niềm hy vọng nhen nhúm trong lòng mọi người.
Trong thời gian này, vợ tôi gửi vào trại một tờ đơn của cha mẹ tôi từ California bảo lãnh cho vợ con tôi sang Mỹ đoàn tụ, dặn tôi phải ký giấy chấp thuận cho vợ con đi trước, còn tôi sẽ đi sau. Tên cán bộ quản giáo nói rằng: Anh là tù, anh không được quyền ký giấy cho vợ con anh đi đâu cả. ''Trước lý luận ngu xuẩn cuả VC, tôi im lặng, vì biết có trình bày, giải thích với chúng cũng vô ích.

Tại trại Hàm tân, một ngày đầu tháng 9-1981, VC gọi tên 13 người tù, trong đó có Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn và tôi, đem theo mọi hành trang cá nhân để ''chuyển trại đến một nơi có điều kiện học tập tốt hơn'', theo lời chúng nói.

Một chiếc Molotova bít bùng kín mít đem chúng tôi đi. Duy Lam và tôi bị còng tay chung một còng số 8. Dọc đường, có anh nhìn qua khe hở của tấm vải bạt, loan báo là xe chạy về hướng Sài gòn; mọi người khẽ nói với nhau, ''không lẽ chúng cho mình về Sài gòn để trả tự do?''

Rút cục chúng đem chúng tôi giam ở khám Chí Hòa. Tôi bị nhốt một mình trong xà lim số 32, khu ED. Trong nỗi cô đơn mịt mùng của tù ngục, vì xà lim tối âm u, các cửa sổ đều bị bít kín, chỉ có một ngọn đèn hắt hiu, ngày đêm toả ánh sáng vàng vọt, tôi cảm thấy một nỗi chán chường và mất tinh thần ghê gớm. Sau khi lau chùi , quét dọn căn xà lim chừng 6m2, tôi quỳ xuống cầu nguyện, xin Thượng đế giúp tôi thêm can đảm và nhẫn nhục để vượt qua chặng đường gian khổ này.

Ngày tháng dần qua, tôi đã quen với bóng tối và nỗi cô đơn, và tôi giết thì giờ bằng cách sáng tác một vài giai điệu ghi lại những cảm xúc trong xà lim. Tôi hằng trông đợi sự giải cứu từ Thượng Đế và dụng cu. Ngài sẽ là Mỹ để giải thoát chúng tôi! Âm thanh của bài hát The Star-Spangled Banner ( Quốc ca Mỹ) làm lòng tôi phấn khởi vô cùng khi hát một mình trong bóng tối:

.... ''And the rockets red glare, ''
''The bombs bursting in air''
''Gave proofs through the night''
''That our flag was still there! ''

'' Our flag was still there!

Tôi ngậm ngùi, bâng khuâng nhớ đến ngày 30-4-75, tại Sài gòn, đại sứ Mỹ cuốn cờ tháo chạy. Tôi cứ tưởng rằng sẽ không bao giờ còn được thấy lá cờ đó nữa.
Nhưng tôi tin rằng hình ảnh ''the flag was still there' đã làm Francis Scott Key nức lòng nhìn lá quốc kỳ Mỹ tung bay trên kỳ đài đồn Fort Sumter trong trận chiến giành độc lập của Mỹ năm 1812 để có cảm hứng viết lời cá'The Star-Spangled Banner'' bất hủ. Lá cờ đó còn tung bay mãi mãi trong tim tôi như một biểu tượng rực rỡ cho một ngày quê hương tôi sẽ không còn bóng cờ máu của giặc, khi lá cờ 50 ngôi sao sẽ góp phần trong sự nghiệp giải thoát hơn 70 triệu đồng bào và quê hương tôi khỏi tay giặc Cộng sản bạo tàn đang xéo dầy, phá nát quê hương tôi. Trong niềm cảm xúc ấy , tôi đã viết lời ca theo điệu quốc ca Mỹ như sau:

''Ô kìa, bầu trời cao”
''Phất phới bay cờ sọc sao, ''
''Trời bừng sáng hay ban chiều ,
''Nhìn cờ bay với bao tự hào.

''Giữa sa trường đầy gian lao,
''Vẫn tung bay cờ sọc sao.
''Lồng lộng gió trên chiến hào,
''Hồn non sông hiên ngang vẫy chào. ''

''Đầy trời rền vang trái phá,
''Tiếng bom gào như xé gió.
''Hãy vừng tin trong đêm dàí', ''
''Nhìn lên lá cờ còn đây. ''

''Này người ơi, hay chăng lá cờ hào hùng''
''Trong gió bay vẫy vùng''
''Miền trời tự do, lòng ta yêu dấú'
''Là quê hương những anh hùng?''

(Chí hòa, tháng 10-1981)

Bài hát này luôn vang vọng trong lòng tôi, giúp tôi vững tin là nước Mỹ dù có mang tiếng là kẻ bỏ rơi đồng minh, nhưng rút cục vẫn là chỗ dựa, ít ra là về tinh thần cho những kẻ bị đày đọa như chúng tôi. Những tin tức về tướng Vessey và những thoả thuận giữa Mỹ và Việt cộng về tù cải tạo, dù không rõ rệt lắm cũng làm chúng tôi lên tinh thần và hy vọng nhiều hơn.

Tôi nhớ lại có lần đi thăm pho tượng thần Tự do, tôi đọc được những giòng chữ khắc trên bệ:

''Give me your tired, your poor'',
''Your huddled masses yearning to breathe freé',
''The wretched refugee of your teeming shoré'
''Send these, the homeless, tempest-tossed to mé'
''I lift my lamp beside the golden door! ''

Chuyển ngữ tiếng Việt của Tin Biển, San Jose:

''Hãy đem cho ta những kẻ nhọc nhằn, nghèo khó, ''
''Đám đông chen chúc, hỗn độn thèm khát được thở tự dó'
''Những dân tỵ nạn bất hạnh tràn ngập cả bến bờ''
''Hãy đem cho ta những kẻ không nhà bị dập vùi vì bão tố''
''Ta giơ cao ngọn đuốc bên cánh cửa vàng! ''

Ôi ! sức mạnh của những lời tuyên ngôn hừng hực lửa thương yêu, vượt Thái bình Dương mênh mông, chiều nay tràn ngập trong tim người tù khốn khổ, đem lại niềm an ủi cho tâm hồn chán chường tuyệt vọng của tôi! Tôi nhẩm đọc những lời tuyên ngôn trên cho đến khi thuộc lòngvà hết lòng cám ơn tác giả những lời tuyên ngôn vàng ngọc trên đây.

*

Rút cục, cũng đã đến ngày tôi được trả tự do và tôi đã được sang Mỹ đoàn tụ với gia đình tại San Jose, California,. ngày 1-11-1990 theo chương trình đoàn tụ HO-04.

Nghĩ về nước Mỹ với những kỷ niệm buồn vui, tôi nhớ đến câu mà người ta thường hay nhắc đến:

''To be an enemy of the United States could be discomfort;
to be a friend, as Republic of Vietnam found to its sorrow, could prove fatal, ''

Xin được tạm chuyển ngữ như sau: ''Là kẻ thù cuả Mỹ có thể khó chịu, nhưng là bạn của Mỹ, như Việt nam Cộng hòa đã cảm nhận trong niềm đau của họ, thì chỉ có "từ chết tới bị thương''!

Lại có người cho rằng: "Yêu ai, xin đưa họ đến Mỹ, vì Mỹ là Thiên Đường.Ghét ai, xin đưa họ đến Mỹ, vì Mỹ là Địa ngục."

Những suy nghĩ trái ngược nhau như vậy, có căn nguyên từ đâu?

Tôi không muốn bàn đến vấn đề này vì nó rất phức tạp và nhức đầu. Trong phạm vi bài này, nói về nước Mỹ buồn, vui, tôi chỉ muốn nói lên lòng biết ơn của tôi đối với nước Mỹ và dân tộc Mỹ, là sứ giả của Thương đế, đã mở rộng vòng tay tiếp đón chúng tôi, cũng như hàng trăm ngàn gia đình Việt nam khốn cùng khác, từ vùng đất đọa đầy ngay trên quê hương mình đến một vùng đất trù phú, tự do, tương đối an ninh và thịnh vượng. Trước ngày rời Việt nam , Việt cộng bắt chúng tôi ký giấy là không được phản bội và chống lại quê hương, tôi phải ký như một hình thức ''nín thở qua sông! ''.

Quê hương Việt nam yêu dấu của tôi, làm sao tôi có thể phản bội và chống lại quê hương? Có chăng là chống lại bọn giặc Cộng tham tàn bạo ngược đang ngự trị trên quê hương mà thôi. Trước sau, tôi chỉ là công dân của Việt nam Cộng Hòa, và không bao giờ là công dân của cái quái thai Công hoà xã hội chủ nghĩa mà giặc Cộng áp đặt lên Tổ quốc tôi. Hiện giờ, tôi đã trở thành công dân Mỹ, tôi chia xẻ buồn, vui với người dân đất nước này. Sau biến cố 911, trong các buổi lễ đốt nến tưởng niệm và cầu nguyện cho nước Mỹ, tôi đã nghẹn ngào, âm thầm rơi nước mắt thương cho các nạn nhân của vụ khủng bố, cũng như tôi nức lòng chia xẻ nỗi vui mừng nhìn các cuộc diễn hành của quân đội trong ngày lễ Độc Lập của Mỹ. Tôi yêu mến và biết ơn quê hương này, biết ơn các anh hùng cuả Mỹ đã trong hơn 200 năm qua anh dũng chiến đấu, xây dựng , bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Hoa kỳ.

VŨ ĐỨC NGHIÊM.

.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Giọt nước mắt

Post by phu_de »

.

GIỌT NƯỚC MẮT

Giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba, 2003


Người viết: SAPY Nguyễn Văn Hưởng
Bài số 342-881-vb7300803

Tác giả Nguyễn Văn Hưởng 54 tuổi, định cư tại San Diego, đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết "Hoa Ve Chai". Sau đây là bài viết mới nhất của ông, một bút ký sâu sắc, đầy ý nghĩa về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey, do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu.
Image Sau chuyến du hành sang thăm miền Đông nước Mỹ vào mùa Thu năm 2002, lúc giở xấp bản đồ ra nghiên cứu lộ trình trở lại Cali, thấy mình đang ở gần thành phố Atlantic, tôi bàn với nhà tôi: "Hay mình đến Atlantic viếng thành phố cờ bạc miền Đông Hoa Kỳ, xem thử có to lớn như Las Vegas bên miền Tây hay không?" Nhà tôi gật đầu đồng ý. Thế là tôi ngồi ghi lại chi tiết đường đi xuống một mảnh giấy, để cho bà xã nhìn vào đấy chỉ đường cho tôi đi.
Trên đường đến Atlantic, không biết bao nhiêu lần, tấm bảng chỉ lối vào Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam Bang New Jersey đập vào mắt tôi. Mỗi lần nó xuất hiện tôi lại nhủ thầm: "Mình sẽ đến viếng Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại thủ đô Washington DC, thì chắc không cần dừng lại thăm Đài Tưởng Niệm địa phương nhỏ bé này làm gì!". Rồi càng đến gần, sự mời gọi càng tăng thêm. Cuối cùng tôi tìm ra được lý do dừng xe, bởi trời đã quá trưa, tôi cần nghỉ ngơi trong chốc lát và để bà xã lo bữa cơm trưa. Thế là tôi đã đến Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam Bang New Jersey cách San Diego nơi tôi cư ngụ gần 3.000 dặm đường. Tuy không ai bảo ai, nhưng chắc nhà tôi cũng chẳng tha thiết vào viếng thăm Đài Tưởng Niệm này.
Trong lúc nhà tôi ở lại trên xe nấu bữa cơm trưa, tôi thong thả tản bộ cho giãn gân cốt. Bầu không khí nơi đây thật trong lành yên tĩnh, có thảm cỏ xanh sạch đẹp, có hàng cây cao đầy bóng mát. Giữa khung cảnh nên thơ ấy mọc lên một kiến trúc trang nhã mang tên Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey đã quyến rũ tôi bước chân đến.
Đưa tay đẩy cánh cửa để vào bên trong, tôi bị khựng lại khi nhìn thấy một tấm bảng giá treo trên khung cửa kính ngay lối vào: "Trẻ em 2$. Người lớn 4$. Cựu quân nhân và gia đình miễn phí". Tôi không tiếc mấy đồng bạc vào cửa, nhưng phải trả tiền cho cái mà tôi nghĩ không cần xem thì nó phí đi. Nhưng tôi vẫn đẩy cửa bước vào.
Khung cảnh bên trong vắng lặng, tiếng xì xào của vài người trung niên đứng trò chuyện bị tan loãng trong không gian cao rộng của tòa nhà. Bầu không khí trang nghiêm êm đềm cùng nhiều hình ảnh Việt Nam trong quá khứ thúc giục tôi tiến lại quầy mua vé. Cô thâu ngân tươi cười chào đón, tôi vừa tìm tiền trong túi vừa lên tiếng hỏi làm quen:
- Tôi là cựu quân nhân, nhưng là cựu quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như vậy tôi có phải mua vé vào cửa không?
Vẫn giữ nụ cười tươi tắn trên môi, cô đưa mắt hỏi người đàn ông đứng bên cạnh. Người đàn ông tiến lên gần tôi hơn, đưa tay ra bắt tay tôi rồi bảo:
- Chào ông, tôi tên là Sibley Smith, Giám Đốc Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey, hân hạnh chào đón ông. Đã là cựu quân nhân thì xin mời ông và gia đình ông vào thăm viếng Trung Tâm và Đài Tưởng Niệm mà không cần mua vé. Xin ông vui lòng ghi danh tánh và nơi cư trú vào quyển sổ lưu niệm này.
Tôi vừa cầm bút viết vừa nói:
- Thưa ông, tôi tên Nguyễn Văn Hưởng đến từ San Diego.
Ông cười hóm hỉnh rồi bảo:
- Vậy chúng ta có họ hàng với nhau rồi. Vì họ Smith ở đất nước này cũng là họ lớn nhất như họ Nguyễn của người Việt Nam vậy.
Nói xong, ông lấy từ trong ngăn kéo ra tặng tôi một số tài liệu rồi giới thiệu sơ qua về Đài Tưởng Niệm Và Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey.
Trước lúc tạm chia tay ông vui vẻ bảo tôi:
- Có điều gì thắc mắc cần đến tôi, xin ông cứ tự nhiên báo cho tôi biết.
Tôi gật đầu cám ơn ông rồi thong thả bước đi. Nơi phòng ngoài, họ trưng bày những tấm ảnh, tạm gọi là tiêu biểu cho Việt Nam thời buổi chiến tranh. Nhìn vào, các cựu quân nhân từng chiến đấu nơi đó, thấy cả một trời dĩ vãng hiển hiện lên trước tầm mắt họ. Chiếc áo bà ba gọn gàng ôm trọn thân hình mảnh mai người thôn nữ, con trâu đang cày đám ruộng xăm xắp nước mưa, bờ mẫu xanh màu cỏ dại, chiếc thuyền ba lá mong manh... những biểu tượng của miền quê đất Việt. Còn nơi thành thị, họ treo hình ảnh các nữ sinh tha thướt trong chiếc áo dài, cô gái bán bar ngồi chờ khách, chiếc xích lô đạp dưới cái nóng trưa hè, những em bé đánh giày gầy ốm lang thang, người ăn xin tiều tụy; một tay ôm con một tay ngửa ra xin tiền... Nhìn những tấm ảnh được chụp gần nửa thế kỷ qua đi, khiến lòng tôi đau xót. Đau xót vì những biểu tượng nghèo nàn lạc hậu ấy vẫn còn tồn tại mãi cho đến bây giờ. Ngoài chiếc áo dài, chiếc áo bà ba truyền thống, là những thứ cần được bảo tồn để sống mãi với thời gian ra, người Việt nào không ước mơ cho con trâu, cái cày, bờ mẫu, con thuyền mong manh,,, những hình ảnh tuy đậm nét quê hương, nhưng cũng là biểu tượng cho sự nghèo nàn lạc hậu, đi mau vào bảo tàng viện, để nhường chỗ cho những công trường, nhà máy... mọc lên. Nhưng ngay giờ phút này nơi quê hương Việt Nam, giữa lòng phố thị, người phu vẫn còng lưng đạp xích lô, các em bé đánh giày vẫn lê la trên phố, người ăn xin vẫn dẫy đầy trên đường... Nơi vùng nông thôn, người vẫn cày thay trâu, vẫn bán mặt cho trời, bán lưng cho đất...Quá khứ hiện tại lẫn lộn trong tôi, tôi không đủ thời gian để lắng nghe lòng mình thổn thức. Tôi phải tạm rời xa quá khứ để quay về thực tại khi cảm thấy đói trong lòng. Ra ngoài xe, bữa cơm trưa nóng sốt đang chờ tôi trên bàn. Vừa ăn tôi vừa kể cho nhà tôi những gì tôi nghe thấy bên trong tòa nhà trước mặt.

Sau bữa cơm trưa, vợ chồng tôi đưa nhau đi viếng Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam Bang New Jersey. Lần theo những bậc thang, chúng tôi chậm rãi bước lên Đài, lên đến nơi cao nhất, Đài như mở toang đón khung trời rộng. Đưa mắt nhìn bao quát cảnh quan, tôi lên tiếng giải thích cho nhà tôi:
Image - Đài này dựng theo hình tròn, đường kính dài đúng 200 feet, được nối với nhau bằng 366 phiến đá hoa cương đen. Trên mỗi phiến đá ghi khắc tên, ngày sinh, ngày tử của từng người một.
Lướt nhìn qua các phiến đá một lượt, nhà tôi thắc mắc lên tiếng hỏi:
- Sao nhiều tấm họ ghi hàng chục tên, lại có tấm chỉ khắc tên vài người thôi vậy anh?
- Mỗi phiến đá hoa cương, như một tấm bia tượng trưng cho một ngày trong năm. Ai chết ngày nào thì ghi tên đúng vào tấm bia ngày đó.
Nghe tôi giải thích, vợ tôi bán tin bán nghi, hỏi lại cho chắc:
- Sao anh biết rõ quá vậy?
- Lúc nãy ông Smith, vị Giám Đốc Trung Tâm cho anh một số tài liệu, anh vừa đọc qua trong lúc em nấu cơm.
Ngẫm nghĩ một lát nhà tôi nói:
- Xếp đặt như vậy có nghĩa họ xem ngày tử là ngày quan trọng đáng ghi nhớ nhất đối với người chết. Em thấy điểm này có phảng phất nét văn hóa Việt Nam mình trong đó.
Tôi không chú ý đến chi tiết này, nhưng khi nghe nhà tôi phân tích, ngẫm nghĩ một lát tôi gật đầu tán đồng:
- Cũng rất có thể là như vậy!
Chúng tôi chậm rãi nắm tay nhau, mắt nhìn vào bức tường đá hoa cương đen, đi trọn một vòng Đài, như để tỏ lòng biết ơn 1,556 người con yêu bang New Jersey, đã mất tích, đã vĩnh viễn ra đi, được khắc tên vào bia đá. Sự phân chia ra từng ngày này cho tôi hiểu rằng, trong suốt cuộc chiến, ngày nào trong năm cũng có người New Jersey hy sinh. Từ trên cao, tôi chỉ ngón tay xuống trung tâm điểm Đài, nơi trồng một cây Sồi gỗ đỏ, rồi ôn tồn giải thích thêm:
- Cây Sồi đỏ là biểu tượng của bang New Jersey, dưới bóng mát tàng cây có ba bức tượng. Tượng người chiến binh đứng hiên ngang, biểu tượng cho người chiến sĩ sau khi hoàn tất nhiệm vụ quay trở về quê hương. Tượng người nữ y tá, biểu tượng cho nữ giới luôn luôn sát cánh cùng nam giới trong mọi nhiệm vụ khó khăn. Tượng người chiến binh nằm xuống, biểu tượng cho người lính đã ra đi không trở lại.
Image
Nghe xong nhà tôi gật gù khen:
- Lúc mới vào em những tưởng, Đài Tưởng Niệm dựng lên chỉ để ghi nhớ công ơn các chiến sĩ trận vong mà thôi. Giờ em mới hiểu, nơi này còn là nơi tôn vinh, tưởng nhớ, ghi công cả quân lẫn dân, cả người ra đi vĩnh viễn lẫn người còn sống quay trở về.
Chiêm ngưỡng cái hùng dũng, hiên ngang... của quân dân New Jersey, khiến lòng tôi ngậm ngùi khi nghĩ đến người đã khuất. Giây phút tưởng nhớ những người bạn đồng minh đã ngã xuống trên quê hương Việt Nam, trong tay tôi không có một nén hương hay một đóa hoa để tri ân họ. Tôi chỉ còn biết đứng cúi đầu, đặt tay lên phiến đá lạnh, lần mò dòng chữ khắc ghi tên tuổi họ, rồi tôi thầm dâng lời cầu nguyện. Tôi cũng nghĩ đến những chiến sĩ, đồng bào tôi đã vĩnh viễn ra đi vì bảo vệ lý tưởng tự do. Không biết đến bao giờ anh em đồng đội và đồng bào tôi mới có một nơi xứng đáng để mọi người đến viếng thăm, hương khói, tưởng nhớ...
Tôi không dám nghĩ xa vời, bởi càng nghĩ càng khiến tâm tư tôi đi vào con đường bế tắc. Tôi âm thầm lặng lẽ nắm tay vợ, cúi đầu giã từ Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam Bang New Jersey.
Trên đường trở vào Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam, chúng tôi thấy một khu đất nhỏ có hàng rào bao quanh. Dừng chân lại nhìn vào, phía bên trong có vài phần mộ. Vợ tôi thắc mắc:
- Không lẽ họ chôn những người lính tử trận ở đây? Mà tại sao lại chỉ có vài ngôi mộ?
Tôi lắc đầu:
- Không đâu, người chiến binh Hoa Kỳ chết đi đều được chôn cất tại Nghĩa Trang Quân Đội cả, anh không nghĩ bang New Jersey này được ngoại lệ đâu.
Đã xác quyết như vậy, nhưng tôi cũng chẳng hiểu tại sao mấy mộ phần này lại nằm ngay trước cổng vào Đài Tưởng Niệm. Tuy mấy ngôi mộ làm tôi quan tâm, nhưng sự quan tâm ấy đến và đi thật nhanh vì còn nhiều điều đang chờ đón chúng tôi bên trong tòa nhà. Vào đến bên trong, gặp lại ông Smith, tôi chỉ vợ tôi rồi giới thiệu:
- Thưa ông, đây nhà tôi.
Rồi hướng mặt về phía ông Smith tôi nói:
- Còn đây ông Smith, Giám Đốc Trung Tâm.
Ông Smith mỉm cười cúi đầu chào nhà tôi rồi đưa tay ra bắt:
- Hân hạnh được tiếp đón bà. Hai ông bà vừa đi viếng Đài Tưởng Niệm về phải không?
- Thưa vâng!
Vẫn giữ nụ cười tươi tắn trên môi, ông lên tiếng hỏi:
- Ông bà có biết ai là người vẽ kiểu Đài Tưởng Niệm này không?
Tôi lắc đầu:
- Thưa không!
Ông đưa chúng tôi lại trước tấm ảnh chụp mấy người cầm cuốc xẻng đang đào đất, biểu tượng cho sự khởi công xây dựng Đài. Theo ngón tay ông chỉ, tôi nhận ngay ra gương mặt người Á Đông. Ông từ tốn giải thích:
- Một cuộc thi vẽ mô hình Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam Bang New Jersey được tổ chức từ mùa xuân năm 1987 đến mùa xuân 1988. Trong toàn bang có tất cả 421 đồ án gởi đến dự thi. Ngày 7-7-1988, hội đồng chấm giải họp lần cuối và công bố kết quả cuộc thi. Ông Nguyễn Hiền, một người trẻ Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản đến Hoa Kỳ năm 1975, sinh sống tại New Jersey đoạt giải nhất và đồ án ấy được chọn để xây Đài Tưởng Niệm.
Nghe đến đây nhà tôi lên tiếng:
- Hèn chi tôi thấy có phảng phất chút văn hóa Việt Nam qua việc dựng 366 tấm bia đá hoa cương đen.
Ông Smith gật đầu khen:
- Quả đúng như bà nhận xét.
Nói xong ông đưa chúng tôi đến trước một tấm ảnh khác, chỉ ngón tay vào đấy rồi nói:
- Ông bà hãy nhìn tấm ảnh này xem có nhận ra đôi nét văn hóa Việt Nam nào ẩn hiện trong đó không? Xin lỗi, tôi bận chút công việc, khoảng nửa giờ sau tôi trở ra đây tiếp tục hầu chuyện với ông bà.
Ông Smith đi rồi, vợ chồng tôi chăm chú nhìn lên tấm ảnh. Đây là bức ảnh toàn cảnh Đài Tưởng Niệm chụp từ trên máy bay. Nếu đem so sánh với các Đài Tưởng Niệm tôi từng viếng qua, tôi chỉ nhận ra một điểm hơi khác biệt là sự hiện diện của mấy phần mộ đặt ngay trước cổng ra vào. Cố suy nghĩ thêm, nhưng vợ chồng tôi chẳng nhận ra nét văn hóa Việt nào phảng phất nơi đó. Trong lúc chờ đợi ông Smith quay lại giải thích điều "bí ẩn", tôi hướng dẫn vợ tôi đi xem ảnh treo trên tường. Bởi không còn nhiều thời gian, nên chúng tôi nhìn lướt qua nhiều hơn suy gẫm tìm hiểu học hỏi. Có hai tấm ảnh gây cho tôi nhiều chú ý nhất:
Tấm đầu tiên, một tấm ảnh tôi đã nhìn nó không biết bao nhiêu lần trong đời. Tấm ảnh đó được trang trọng treo nơi đây đã khiến tôi hết sức bất mãn khi đọc lời chú thích phía dưới: "Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Miền Nam Việt Nam, xử bắn một viên chức Việt Cộng trên đường phố Sàigòn vào tháng 2/1968. Hành động xử bắn này làm phẫn nộ người Mỹ, đây như là bằng chứng của sự rối loạn trong Quân Đội Miền Nam Việt Nam. Ít ai hiểu rằng, tất cả những người trong gia đình một phụ tá thân cận nhất của tướng Loan vừa bị Việt Cộng tàn sát". Tôi tự hỏi họ treo tấm ảnh này lên với mục đích gì? Nhận ra cái chau mày của vợ tôi khi nhìn tấm ảnh, tôi ôn tồn nói lên sự hiểu biết của riêng tôi về tấm ảnh đó:
Image - Đây là một trong những tấm ảnh góp phần vào việc khai tử chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Bởi nhìn ảnh, ai cũng thấy sự dã man của người cầm súng, thản nhiên bắn chết một người đang bị trói tay. Nhưng đâu có mấy người hiểu, chỉ vài phút trước khi tấm ảnh ấy được chụp, "nạn nhân" bị bắn đã đốt cháy biết bao căn nhà và giết cả những người dân vô tội. Có mấy ai hiểu, người cầm khẩu súng bắn đang làm nhiệm vụ của vị quan tòa kiêm đao phủ thủ, xử tử hình một tội đồ.

Tấm ảnh thứ hai, một tấm ảnh rất đẹp, chụp chiếc xích lô cùng anh phu xe ngồi nhàn nhã đọc tờ báo Anh ngữ "The Saigon Post", số ra ngày 01-11-1968, trên trang báo có chạy hàng tin lớn: "Tổng Thống Lyndon B. Johnson ra lệnh ngưng giội bom Bắc Việt". Tôi phân trần với nhà tôi:
- Vào thời buổi ấy và ngay cả bây giờ, một người có trình độ đọc và hiểu những bài viết trong tờ báo Anh ngữ, anh đoan chắc không một ai chọn mưu sinh bằng nghề đạp xích lô cực khổ này. Tấm ảnh tướng Loan và tấm ảnh người phu xích lô như đối nghịch nhau, một bức chụp cảnh thật, sống động đến rợn người, một bức dàn dựng giả tạo đến trơ trẽn lộ liễu. Anh sẽ lên tiếng phản đối việc treo hai tấm ảnh ấy nơi đây và nhân tiện tìm hiểu xem họ treo lên với dụng ý gì? Anh cũng sẽ trình bày cái nhìn của riêng anh với ông Giám Đốc Sibley Smith.
Khi ông Smith quay lại, để đo lường sự hiểu biết của ông về chiến tranh Việt Nam, tôi lên tiếng hỏi:
- Thưa ông Smith, ông có từng sang chiến đấu bên Việt Nam chưa?
- Thưa chưa, ngày ấy tôi còn quá bé.
Sau câu trả lời, tôi hơi nghi ngờ sự hiểu biết về Việt Nam của ông. Đưa ông đến trước hai tấm ảnh, tôi giãi bày về cái nhìn của tôi rồi nêu lên vài thắc mắc vừa nảy sinh lúc xem ảnh. Biết tôi hơi bất bình trong cử chỉ và lời nói, nhưng ông Smith vẫn chăm chú lắng nghe, rồi ôn tồn giải thích:
- Thưa ông, tôi rất thông cảm sự xúc động trong ông. Tuy tôi chưa từng tham chiến ở Việt Nam, nhưng tôi thấu hiểu tâm trạng người lính chiến thời buổi đó, vì tôi được hoàn toàn tự do nghiên cứu về cuộc chiến ấy. Ngoài những gì ông vừa trình bày, tôi còn biết thêm, vị tướng bắn người Việt Cộng trong ảnh đã gặp nhiều khó khăn trong thời gian tỵ nạn ở Hoa Kỳ vì có một số người xem ông ta là tội phạm chiến tranh. Chính người chụp bức ảnh đó đã đến xin lỗi tướng Loan và gia đình ông ta về hậu quả do bức ảnh gây ra. Còn bức ảnh người phu xích lô ngồi đọc báo, đúng là bức ảnh được dàn dựng. Bức ảnh chụp tướng Loan bắn người Việt Cộng là bức ảnh rất thật, nhưng nó không diễn tả được chút sự thật nào. Còn bức ảnh thứ hai là bức ảnh giả tạo, nhưng nó diễn tả được hết sự giả tạo trong đó. Thật giả trong cuộc chiến Việt Nam đang lẫn lộn nhau trong thời đại chúng ta, chỉ có thời gian mới gạn lọc hết những gian dối để sự thật được phơi bày. Nơi đây chúng tôi chỉ cung cấp dữ kiện, không bắt ai phải nghe và tin theo bất cứ điều gì. Chúng tôi dành mọi sự nhận định phán xét cho những người muốn đến đây học hỏi và tìm hiểu.
Tôi đứng im lặng cúi đầu lắng nghe từng nhận định của ông Smith. Nơi Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam này vừa cho tôi một bài học về sự tự do, điều cao quý nhất của nhân phẩm con người. Một khi tự do được tôn trọng thì không còn cảnh áp đặt người khác phải hiểu và nhận định theo hướng của mình. Tôi chạnh lòng nghĩ đến người Việt Nam ở quê nhà đang phải nghe, phải suy luận, phải giải thích...theo chính sách đường lối của một đảng độc tôn đưa ra. Còn người Việt hải ngoại, tuy có trong tay mọi quyền tự do, nhưng vẫn chưa sử dụng quyền ấy đúng đắn để đem lại lợi ích chung cho cộng đồng và cho quê cha đất tổ.
Trở lại với tấm ảnh ông Smith đề cập đến trước lúc tạm chia tay, ông nói:
- Chắc ông bà chưa nhận ra được nét độc đáo của văn hóa Việt Nam qua tấm ảnh này phải không?
Tôi mỉm cười gật đầu:
- Chúng tôi đành chịu thua và đang nôn nóng chờ nghe ông giải thích đây!
Như để sắp xếp lại những điều sắp nói, ông Smith đứng im suy nghĩ một lát xong, ông bắt đầu vào chuyện:
- Người chiếm giải nhất trong cuộc thi thiết kế Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam Bang New Jersey được trao tặng 5000 đô la tiền thưởng. Nhận giải xong, ông Nguyễn Hiền biếu ngay lại số tiền ấy cho công cuộc xây dựng Đài.
Đài Tưởng Niệm được xây dựng trên khu đất rộng, do một gia đình cư dân sinh sống lâu đời ở đây trao tặng. Khi tìm kiếm địa điểm dựng Đài, mọi người đồng ý chọn một nơi cao ráo thoáng mát nhất. Đến lúc sửa soạn khởi công, mới phát hiện ra cạnh bên vùng đất được chọn có mấy phần mộ của tổ tiên người hiến đất. Hai giải pháp được đưa ra ngay lúc đó là: Chọn một địa điểm mới. Hoặc di chuyển mấy phần mộ đi nơi khác.
Giải pháp đầu bất khả thi vì không tìm ra địa điểm nào đẹp và thích hợp hơn địa điểm đã chọn. Cho nên giải pháp di chuyển phần mộ đi nơi khác được đem ra họp thông qua để thi hành. Đến lúc này, ông Nguyễn Hiền đứng lên kể cho cử tọa nghe câu chuyện xảy ra sau ngày gia đình ông cùng gần một triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam lánh nạn Cộng Sản năm 1954.
Vài năm sau ngày vào Nam tìm tự do, bố mẹ ông Hiền nhận được hung tin, mộ phần tổ tiên ông ngoài Bắc bị di chuyển đi nơi khác để lấy đất xây nhà kho. Tin chẳng lành này làm bố mẹ ông khóc hết nước mắt. Ngày ấy, ông Hiền vẫn chưa chào đời. Nhưng hàng năm cứ đến ngày giỗ, ngày Tết, bố ông lại đem chuyện xưa ra kể cho con cháu nghe trong niềm đau đớn tiếc thương. Bố ông thường đem câu tục ngữ: "Sống vì mồ vì mả, chứ không ai sống vì cả bát cơm" ra giảng dạy. Cho nên ông Hiền như bị dị ứng mỗi khi nghe đến chuyện động mồ động mả. Ông Hiền muốn tổ tiên ông được mồ yên mả đẹp. Cho nên ông không muốn đào bới mồ mả tổ tiên người khác, dù là đào lên để làm một việc có ý nghĩa cao cả như việc xây Đài Tưởng Niệm, ghi nhớ công ơn các chiến sĩ vị quốc vong thân. Ông xin mọi người một đặc ân, cho ông đôi ba ngày, để ông suy nghĩ tìm cách sửa lại đồ án sao cho khỏi phải đụng chạm đến mộ phần người quá cố mà vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp của Đài.
Để mong tránh khỏi việc đào mồ quốc mả, về nhà ông Hiền suy nghĩ suốt mấy ngày liền. Đến ngày hẹn, ông Hiền trình lên hội đồng thẩm định ý muốn dựng một bức tường rào quanh khu mộ, bức tường ấy biểu tỏ được lòng biết ơn cùng sự thương tiếc tổ tiên người đã dâng hiến một khu đất thật đẹp để xây dựng Đài Tưởng Niệm. Làm được việc này, vừa tăng vẻ đẹp nơi ghi công các anh hùng tử sĩ, vừa giữ gìn mồ mả tổ tiên người hiến đất. Một công đôi ba chuyện đều lo vẹn toàn. Diễn đạt những ý tưởng trên, ông Nguyễn Hiền dùng hình dáng giọt nước mắt để tạo thành bức tường bao quanh khu mộ, đồng thời cũng là bức tường cạnh cổng vào Đài Tưởng Niệm.
Nghe ông Smith kể xong, tôi nén cảm xúc ngước lên nhìn lại tấm ảnh. Bức tường rào đúng là mang dáng hình một giọt nước mắt bao quanh khu mộ như sáng tỏ lên trong mắt tôi. Tôi có cảm tưởng như giọt nước mắt mình rơi lên trên ấy.
Một người Việt giải thích về văn hóa nước mình cho người ngoại quốc hiểu là chuyện rất khó, ông Nguyễn Hiền đã làm được việc này. Còn một người ngoại quốc giải thích về văn hóa Việt cho người ngoại quốc hiểu và cảm nhận được nét hay đẹp của nó, tôi chưa thấy ai ngoài ông Smith. Tôi xin bái phục ông, nhờ ông, tôi hiểu rõ thêm về quê hương đất nước tôi, đồng bào tôi.
Cám ơn ông Nguyễn Hiền, cám ơn ông Sibley Smith và cám ơn Giọt Nước Mắt.

NGUYỄN VĂN HƯỞNG

Image Image .

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image Anh Nguyễn Văn Hưởng người với bài viết Giọt Nước Mắt là người ngồi bên tay phải mặc thường phục . 6Long
Last edited by khieulong on Sat Mar 12, 2005 5:52 am, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ông Thầy
Người viết Sapy Nguyễn Văn Hưởng
Tôi rời đất nước ra đi vào cuối tháng 7 năm 1976 rồi qua Mỹ định cư tại thành phố San Diego từ năm 1977. Tuy sống ở một nơi có đông đồng hương, lại gần Little Saigon, thủ phủ người Việt Tỵ Nạn. Nhưng đối với các sinh hoạt hội đoàn tôi chỉ là người đứng bên lề, mặc dù trong lòng lúc nào cũng thao thức nghĩ về quê hương đất nước. Rồi không hiểu sao, khi hay tin các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Bộ Binh Thủ Đức San Diego ngồi lại bàn tính việc thành lập hội trong năm 2001, tôi lại đến tham dự và sau đó ghi danh xin gia nhập để chính thức trở thành một hội viên. Cũng trong phiên họp ấy, lòng tôi bùi ngùi xúc động, ngây ngất ngắm nhìn một vài anh em gọn gàng trong bộ quân phục ka ki vàng đi phép ngày nào, trên cầu vai lóng lánh hai chiếc Alpha bóng lộn. Quân phục số hai là bộ quần áo tôi ngắm nghía nhiều nhất, ngắm đến mấy tuần lễ liên tiếp. Cho đến một ngày, tôi mừng đến phát run lên khi được mặc nó trên người để đi nhận tấm giấy phép xuất trại lần đầu, sau sáu tuần lễ huấn nhục. Giờ tôi lại muốn mặc lại nó, để được quay về quá khứ, sống với đồi Tăng Nhơn Phú, với Vũ Đình Trường, với những giờ phép ngắn ngủi lang thang nơi Sàigòn hoa lệ và cả với những đêm dài nằm trong nhà giam 301...

Buổi họp tan, tôi đem luôn những giây phút ngây ngất ấy về nhà. Rồi theo lời bạn bè chỉ dẫn, tôi đi lùng tìm mua bộ quân phục số hai. Nhưng khi đứng trước rừng quân phục trong một cửa hiệu bán quân trang quân dụng, tôi lại lưỡng lự. Màu xanh ô liu bộ quân phục người lính Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa mà tôi mặc mỗi ngày, trong suốt cuộc đời lính; cũng quyến rũ, làm tôi phân vân không biết nên chọn bộ nào để khoác lên người sau hơn một phần tư thế kỷ tự tay cởi bỏ nó ra. Tuy ngôi trường Thủ Đức, nơi khắc ghi một dấu ấn đậm nét trong tôi, nhưng tôi sống ở đó chỉ vỏn vẹn mười sáu tuần lễ. Còn với bộ quân phục màu ô liu và huy hiệu Sét Miền Tây Sư Đoàn 21 Bộ Binh, theo tôi những hơn sáu năm dài. Nghĩ vậy, nên tuy đã là thành viên của hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức, một hội đoàn duy nhất mà tôi gia nhập sau gần nửa cuộc đời sống lưu vong nơi thành phố San Diego hiền hòa này, tôi lại quyết định mua cho mình bộ quân phục trây di.
Khoác bộ trây di lên người, tôi đứng nhìn ngắm mình trong gương thật lâu. Tôi thấy tôi đúng là một Tân Khóa Sinh. Rồi hình ảnh đoàn xe GMC, chở gần một ngàn Khóa Sinh Dự Bị Sĩ Quan Khóa 1/69 từ Quang Trung lên Thủ Đức ngày nào ngời sáng lên trong tâm thức tôi, còn bên tai, văng vẳng những khúc quân hành được mọi người đồng loạt hát vang trên suốt đoạn đường di chuyển. Cả khóa tôi đều tưởng phải ra Đồng Đế học tiếp giai đoạn hai. Nên khi nhận tin, được lên Thủ Đức, được ở sát cạnh Thủ Đô Sàigòn thì mọi người đều hớn hở vui mừng. Lúc đoàn xe qua khỏi cổng chính tiến vào khuôn viên nhà trường, niềm vui dâng cao thêm, làm tiếng hát, tiếng vỗ tay càng rộn ràng hơn. Tiếng hát chợt ngưng bặt lúc đoàn xe sửa soạn dừng lại nơi Vũ Đình Trường. Mọi người trố mắt nhìn ngắm khoảng một trung đội Sinh Viên Sĩ Quan, mặc đồng phục ka ki vàng thẳng nếp, giày máp bóng lộn, alpha sáng chói, đang nhịp nhàng hùng dũng đều bước. Đoàn quân dừng lại bên cạnh những chiếc GMC vừa đỗ lại. Cả toán quân nhanh chóng tỏa ra đứng ngay phía sau xe, rồi đồng loạt chào đón chúng tôi bằng những tiếng thét kinh hồn, thúc dục mọi người mau chóng nhảy xuống xe. Những tiếng thét làm tôi khiếp đảm. Tôi tuy không được nghe tiếng hét danh tướng Trương Phi bên cầu Trường Bản, nhưng tôi nghĩ Trương Phi hét to lắm cũng chỉ tương đương với tiếng thét các Cấp Trưởng dằn mặt chúng tôi vào những giờ phút đầu hội ngộ với ngôi trường Thủ Đức. Bầu không khí “hắc ám” phủ kín đoàn xe, làm lịm tắt ngay mọi nỗi vui mừng hớn hở. Riêng tôi, chưa kịp vác túi quân trang lên vai đã gặp ngay một Cấp Trưởng đứng nghiêm chỉnh trước mặt bảo trình diện. Tôi những tưởng sau chín tuần lễ thụ huấn căn bản quân sự ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung xong là đương nhiên đã trở thành một Sinh Viên Sĩ Quan. Nên tôi dơ tay lên chào Cấp Trưởng rồi ha to trình diện:
- Sinh Viên Sĩ Quan Nguyễn Văn Hưởng...
Tôi nói chưa dứt câu, Cấp Trưởng đã dõng dạc hô to hơn cắt ngang lời tôi:
- Ai gắn Alpha cho anh mà anh dám tự xưng là Sinh Viên Sĩ Quan? Ra làm cho tôi 20 cái bơm.
Như một cái máy, tôi đáp lại:
- Tuân lệnh!
Lời tôi nói chỉ là một phản xạ tự nhiên, chớ tôi đâu hiểu hình phạt “bơm” là gì. Thấy tôi ngơ ngác, vẫn đứng trong tư thế nghiêm, Cấp Trưởng chống tay xuống theo tư thế hít đất, vừa nhấp nhô lên xuống vừa hét to:
- Bơm là làm như vầy này. Hiểu chưa!
Nhìn Cấp Trưởng “biểu diễn” tôi mới hiểu ra “bơm” là gì. Thế là tôi chống hai tay xuống đất bơm lên bơm xuống thi hành lệnh. Kể từ đó tôi yêu tiếng bơm ngắn gọn gợi hình hơn tiếng hít đất thường dùng.
Ngay cái giây phút đầu hội ngộ ấy, chẳng phải riêng tôi, mà ai cũng bị phạt, mỗi người mỗi kiểu, người thụt dầu, người nhảy xổm, người bò, người trườn...Chúng tôi như biến thành những con chuột nhũn ra trước tiếng thét kinh hoàng của đàn mèo cấp trưởng. Thi hành lệnh phạt xong chúng tôi như bầy vịt xách túi quân trang, sắp ngay hàng thẳng lối để đàn anh phân chia đại đội. Khi hàng ngũ đã chỉnh tề. Một Cấp Trưởng hùng dũng đứng trước hàng quân dõng dạc tuyên bố:
- Kể từ giờ phút này các anh chính thức gia nhập hàng ngũ Tân Khóa Sinh Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức. Các anh đang ở trong giai đoạn huấn nhục, kéo dài đúng sáu tuần lễ. Trong suốt thời gian này, các anh phải tuân hành tuyệt đối mọi mệnh lệnh do các Sĩ Quan Cán Bộ, Sinh Viên Sĩ Quan khóa đàn anh ban ra. Là Tân Khóa Sinh, các anh như người không tên tuổi. Tôi cho các anh đúng năm phút, tháo gỡ hết các bảng tên được may trên áo ra. Các anh hiểu rõ chưa?
Tất cả đều đồng loạt hô to:
- Rõ!
Tiếng rõ vừa dứt, mọi người hối hả mở túi quân trang lục tìm dao kéo, lưỡi lam...rồi giúp nhau cắt hết các bảng tên may trên miệng túi áo mình. Vài phút ngắn ngủi sau, cả khoá tôi ai cũng trở thành người vô danh tiểu tốt.
Những giây phút đầu tiên được các đàn anh dàn chào dằn mặt nơi Vũ Đình Trường, làm tôi nhớ mãi. Trong lúc đó, nếu có một ai đến hỏi tôi, người tôi sợ nhất trên đời này là ai, tôi không ngần ngại trả lời ngay: Đó là các Cấp Trưởng. Còn hạng người tôi “thù” nhất cũng chính là các Cấp Trưởng. Tôi “thù” họ tận xương tận tủy, quyết sống để bụng, chết mang theo. Nhưng chỉ vài tháng sau. Lịch sử lại tái diễn. Khi trên cầu vai, trên cổ áo tôi được gắn lên “con cá”, rồi được cắt cử đi làm Cấp Trưởng hù dọa, nạt nộ đàn em mình. Đến lúc đó tự nhiên “mối thù” ấy tan biến trong tôi. Cho đến bây giờ, đã hơn ba mươi lăm năm không còn phải bơm, phải bò, phải móc chân lên tường, phải bị phạt dã chiến...nhưng hình ảnh thời Tân Khóa Sinh vẫn không nhạt phai trong tôi. Tôi xem đó là thời gian tôi được cung cấp thêm bản lãnh, lấy đi cái mặc cảm yếu đuối sợ sệt có sẵn trong tôi, giúp tôi nhận ra mình có đủ khả năng đương đầu với mọi khó khăn, nguy hiểm, sóng gió... Trường học trang bị cho tôi kiến thức, còn trường Bộ Binh Thủ Đức đem đến cho tôi sức mạnh, niềm tin, can đảm...và đưa tôi lao thẳng vào đời.

Hình ảnh hôm đầu tiên lên Thủ Đức, nay tôi lại nhìn thấy nó trong tấm gương trước mặt. Bởi bộ quân phục tôi mới mua về cũng không có bảng tên, không phù hiệu. Tôi chợt mỉm cười với mình rồi bước ra khỏi phòng cho bà xã nhìn ngắm lại “người hùng” năm xưa, rồi tôi năn nỉ ỉ ôi nhờ thêu cho một bảng tên lên trên túi áo. Bà nhà tôi cũng muốn đồng hành cùng chồng quay về dĩ vãng, nên đi tìm kim chỉ thêu ngay tấm bảng tên cho tôi. Thế là hơn một giờ sau, mặc lại chiếc áo lên người, tôi thấy mình như đã vượt qua giai đoạn huấn nhục, không còn là một Tân Khóa Sinh nữa.
Ngắm lại mình trong gương, tôi cảm thấy như vẫn còn thiêu thiếu một cái gì. Liếc ngang liếc dọc, quay tới quay lui một lát, tôi nhận ra, trên cổ áo không còn những bông mai nở đẹp. Tôi chau mày phân vân tự hỏi: “Có nên gắn những bông mai ngày cũ lên cổ áo hay không?”. Tôi biết, chỉ cần nhờ một tiếng là tôi có ngay. Ngày xưa chính tay nhà tôi nắn nót thêu lên cho tôi những bông mai ấy. Đắn đo suy nghĩ mãi, cuối cùng tôi quyết định, chỉ đóng vai người lính trơn.
Cầm trong tay huy hiệu “Cư An Tư Nguy” của trường Bộ Binh Thủ Đức mà lòng tôi lại mơ đến một phù hiệu có vệt sét vàng ở ngay trung tâm, tỏa lan thành 21 nhánh màu xanh hy vọng. Làm sao tôi có được huy hiệu Sét Miền Tây của Sư Đoàn 21 Bộ Binh??? Nhưng thôi, có còn hơn không! Tôi tự nhủ với lòng như vậy. Rồi huy hiệu Cư An Tư Nguy được nhà tôi may lên tay áo. Tôi thấy vẻ đẹp mình được “nâng cấp”, ngắm thêm một lát nữa, tôi tưởng như mình vừa được thuyên chuyển về trường làm cán bộ hay huấn luyện viên.
Tuy đã quyết định không mang lon lá trên cổ áo, nhưng điều ấy vẫn còn trăn trở trong tôi. Sự việc này mãi cho đến hôm đi họp thường niên, bầu lại ban chấp hành mới cho hội Thủ Đức San Diego niên khóa 2003 – 2005, mới chấm dứt hẳn trong tôi. Hôm ấy, tôi thấy có vài đồng môn đeo lon trên cổ áo. Nhìn họ, tôi nhận ra quyết định trước đây của tôi là đúng.

Giải quyết việc đeo lon lá trên bộ quân phục xong, tôi lại nghĩ đến việc đeo lon lá nơi cửa miệng. Mãi cho đến bây giờ, sau gần ba mươi năm chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tan rã. Mỗi lần anh em đồng đội ngày xưa gặp lại nhau, việc xưng hô dường như mỗi người mỗi ý. Có người vẫn gọi nhau bằng cấp bậc, chức vụ cũ, có người gọi nhau theo tuổi tác...Với tôi, việc này đúng hay sai là “tùy người đối diện”. Tiện đây tôi xin chia sẻ với các bạn đồng môn một vài việc đã xảy ra với tôi, để giải tỏa bớt những đá sỏi trong lòng.

Hay tin ông Đơn Vị Trưởng cuối cùng của tôi được sang Mỹ theo chương trình HO sau hơn 10 năm bị tù cải tạo. Từ San Diego tôi chạy lên Los Angeles thăm ông ngay. Bởi mặc thường phục nên tôi không thể giơ tay lên chào kính ông, mà chỉ đưa tay ra bắt rồi lên tiếng hỏi thăm ông:
- Thiếu Tá dạo này có khỏe không?
Giọng ông rầu rầu nửa như mỉa mai, nửa như chua xót bảo tôi:
- Tôi xin anh đừng xưng hô bằng cấp bậc với tôi như ngày trước nữa, giờ chúng ta xem nhau như anh em đi cho thân mật.
Ngay trong giây phút đầu gặp gỡ, tôi không biết phải xưng hô với ông làm sao cho phải đạo. Lời chào hỏi trong giây phút ngỡ ngàng, là lời thốt ra tự nhiên, hoàn toàn không có chuẩn bị trước. Nhưng sau khi “nhận lệnh” thay đổi cách xưng hô, tôi thấy hơi xốn xang đôi chút, rồi càng về sau càng thoải mái hơn cho cả ông Đơn Vị Trưởng lẫn tôi. Sự chuyển đổi này cũng không làm giảm sút sự tôn kính cá nhân ông trong tôi mà nó còn tăng thêm nhờ sự thân thiết, nhờ mất đi khoảng cách giữa cấp chỉ huy và người thuộc cấp. Ngày xưa, sự tôn kính rất có thể phát sinh ra từ cặp lon trên cổ áo, từ chức vụ ông đảm nhận. Giờ đây những thứ ấy mất đi và được thay bằng sự tôn trọng lẫn nhau, bằng những kỷ niệm: “sống chết có nhau là huynh đệ chi binh”

Về thăm quê hương lần nào tôi cũng ghé lại Bạc Liêu, nơi tôi đóng quân ngày trước để tìm lại anh em cùng đơn vị. Dù đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, các chiến hữu tôi bây giờ mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi người, mỗi cuộc sống khác nhau. Nhưng kỷ niệm, tâm tình những ngày sống bên nhau thì hoàn toàn không thay đổi. Nó là những bảo vật nằm sâu kín trong lòng mà không ai có thể đụng chạm tới để vứt bỏ nó đi được. Nói chuyện với nhau, tôi cảm nhận được, cái tình nghĩa bây giờ còn đậm đà hơn cả ngày trước rất nhiều.

Chuyến về nước trong dịp Tết Quý Mùi 2003, tôi dọ hỏi mãi mới có được địa chỉ Phan Thành Nghiệp, người binh sĩ thân cận với tôi ngày nào. Nghiệp ở thật sâu trong ruộng, nên tôi phải ghi chép kỹ lưỡng từng lời người chỉ dẫn đường đến nhà Nghiệp, để mong tìm đến đúng nơi. Từ ngoài tỉnh Cà Mau, tôi thuê Honda ôm đi tìm Nghiệp. Người lái xe phải dừng xe hỏi thăm đường năm lần bảy lượt mới đưa tôi đến đúng nơi. Lúc xuống xe, nhìn vào trong nhà, tôi thấy một ông già hom hem ngồi hướng mắt trông ra bờ kinh. Nhìn kỹ ông ta thêm, tôi nhận ra đó chính là Nghiệp, tự nhiên niềm đau xót dâng lên ngập lòng tôi. Nghiệp hơn tôi vài tuổi, chỉ mới ngoài sáu mươi thôi mà nom như ông cụ. Đến bên Nghiệp, tôi lên tiếng hỏi để thử xem Nghiệp có nhận ra tôi không:
- Anh có phải là Sáu Nghiệp không?
- Đúng rồi! Mà cậu hỏi tui có chuyện chi không?
Vậy là Nghiệp không nhận ra tôi. Khi xưa tôi cân nặng không đến 50 ký lô, nay đã hơn 75, thì làm sao Nghiệp nhận ra cho được. Tôi vẫn cố hỏi thêm:
- Bộ anh không nhớ tôi sao?
Quan sát tôi thêm một chặp nữa, Nghiệp lắc đầu:
- Tui không quen biết cậu!
Nghe giọng Nghiệp, tôi đoán Nghiệp tưởng tôi là công an đến điều tra việc gì. Để gây ngạc nhiên và nhân tiện “hù dọa” Nghiệp một chút cho vui trong ngày đầu hội ngộ, tôi hỏi tiếp:
- Có phải ngày trước anh đi lính trên Bạc Liêu không?
Nghiệp tỏ vẻ hơi hốt hoảng, lính quýnh trả lời:
- Đúng, nhưng hồi đó tui bị bắt quân dịch.
Tôi nghiêm nét mặt làm như người đang thẩm vấn:
- Anh cho tôi biết ai là Tiểu Đoàn Trưởng của anh?
- Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Thẩm.
- Ai là Trưởng Ban Một?
- Thiếu Úy Lê Văn Đào.
- Trưởng Ban Hai?
- Thiếu Úy Nguyễn Văn Hưởng.
Tôi cười bảo Nghiệp:
- Anh nhìn kỹ tôi xem có giống Thiếu Úy Hưởng không?
Mắt Nghiệp hơi kém nên nheo lại, ghé mặt sát gần thêm, cố nhìn kỹ tôi thêm một lần nữa, rồi xác quyết:
- Cậu không phải là Thiếu Úy Hưởng, ông Hưởng tạng người ốm cao, có đeo kính nhốp.
Ngày trước mắt tôi cận thị, nay đã mổ mắt nên Nghiệp không tìm thấy cái kính nhốp trên gương mặt tôi. Biết Nghiệp không tài nào nhận ra, nên tôi nói nghiêm chỉnh trở lại:
- Tôi là Hưởng đến thăm anh đây, tôi không nói giởn chơi đâu, anh cố nhìn và nhớ lại xem.
Nghiệp lại tiếp tục nhìn ngắm tôi. Bỗng nhiên anh nhảy dựng lên, vỗ mạnh vào vai tôi nói như hét:
- Đúng rồi, tôi nhìn ra “Ông Thầy” rồi, nhờ cái nhân trung này nè. “Ông Thầy” dạo này mập quá làm sao tôi nhìn ngay ra cho được, còn cái kính nhốp “Ông Thầy” đâu rồi???...
Nghiệp cứ thao thao bất tuyệt hỏi hết chuyện này đến chuyện khác, Nghiệp nói như muốn tuôn ra tất cả những điều chất chứa trong lòng. Nghiệp cứ nói, cứ hỏi nhưng tôi không thể nào chen vào ngắt lời được. Tôi nghĩ sự hiện diện của tôi trong căn nhà lá này đã đủ để trả lời cho mọi câu Nghiệp hỏi. Nghĩ vậy nên tôi đứng im nhìn Nghiệp, để mặc Nghiệp nói gì thì nói, để mặc cho lòng tôi bồi hồi thổn thức. Nghiệp dứt lời, đứng nhìn tôi đăm đăm, tôi thấy đôi giọt lệ lăn trên má nhăn nheo của Nghiệp. Để cho niềm xúc động lắng xuống, Nghiệp mới bảo người nhà rót nước mời khách, rồi kêu vợ con ra “trình diện” tôi.
Nghiệp kể tôi nghe những gian truân sau ngày quê hương hoàn toàn lọt vào tay người Cộng Sản. Người vợ trước của Nghiệp mất gần hai chục năm nay, Nghiệp cưới vợ sau để có người hủ hỉ lúc tuổi già. Nhưng hủ hỉ thiếu kế hoạch nên lại có thêm mấy đứa con nheo nhóc. Nhìn đám con Nghiệp tôi lắc đầu. Nhìn lên bàn thờ, đã gần Tết mà chưa có mâm hoa quả nhang đèn bày ra. Nhìn lên cái mái căn chòi lá, vài tia nắng xuyên qua làm tôi chóa mắt. Câu hát “giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh” lại vang lên trong tôi. Tôi rủ Nghiệp cùng vợ con ra chợ xã sắm sửa Tết. Nhìn mấy đứa con Nghiệp vui tươi, hớn hở, rạng rỡ xúng xính trong bộ quần áo mới khiến tôi thấy được ngày Tết năm ấy đến sớm hơn mọi năm. Tôi bảo Nghiệp cứ tự nhiên mua sắm, miễn làm sao cho cả nhà có một cái Tết ấm cúng no đủ là được. Lúc sắp ra về, đứa con gái Nghiệp lại nắm tay tôi thủ thỉ:
- “Ông Thầy” ơi! Mua cho con đôi bông tai được hông?
Nghe vậy Nghiệp vội la con:
- “Ông Thầy” mua cho tụi mày gần hết cái chợ rồi còn đòi hỏi gì nữa!
Đứa bé lấm lét bỏ đi. Tôi vẫy gọi nó lại rồi bảo:
- Để “Ông Thầy” mua cho con đôi bông tai.

Tôi kể chuyện đi thăm người chiến hữu Phan Thành Nghiệp ra đây không phải để quảng cáo lòng “hào hiệp” của mình. Tất cả những gì tôi làm được cho Nghiệp cùng gia đình, tôi đã được đền trả gấp bội rồi. Hôm ấy tôi hết sức vui sướng, khi nhìn gương mặt con cái Nghiệp tươi cười rạng rỡ, khi thấy nàng Xuân đã hiện diện trong căn nhà Nghiệp qua những bộ quần áo mới, qua mâm hoa quả, nhang đèn trên bàn thờ...và nhất là hai tiếng “Ông Thầy” Nghiệp gọi tôi, con Nghiệp gọi tôi. Hai tiếng “Ông Thầy” này không xa lạ gì với mỗi người lính. Nhưng từ hôm đến thăm Nghiệp, tôi mới cảm nhận hết cái hay ho của nó. Qua cách xưng hô này, tôi và Nghiệp vẫn giữ được tình xưa nghĩa cũ, tránh được cách xưng hô theo lối cũ không còn hợp thời. Chúng tôi có thể nói chuyện thoải mái trước mặt nhau, trước mặt mọi người, kể cả trước mặt người Cộng Sản mà vẫn không bị một trở ngại nào. Tuy hai tiếng “Ông Thầy” đối với tôi thật hay, nhưng câu ông bà ta dạy vẫn luôn là kim chỉ nam cho mọi người: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Tình Huynh Đệ Chi Binh.

Post by Nguyễn_Sydney »

Thời tiết của xứ Kangaroo tháng 3 phải là chớm Thu - khí hậu mát và dễ chịu ,nhưng thời tiết vẫn nóng.Đôi khi làm khó chịu ,vì sáng sớm hơi se lạnh ,ngày nóng.

Nhưng ,bây giờ sau khi đọc xong 2 bài 'Giọt Nước mắt , "Ông thầy " của Nguyễn văn Hưởng lòng tôi thấy Vui sướng làm sao.Không thấy gì là nóng bức.

Với "Giọt Nước mắt " tác giả đã nói lên tiếng nói của người Tỵ Nạn đối với nước Mỹ qua kiến trúc sư Nguyễn Hiền người đã xây dựng Tượng Đài Tượng Niệm Chiến tranh VN ở tiểu bang New Jersey.
Và cũng đã giải thích cho người Mỹ qua ông Smith Giám đốc Trung tâm Học viện Thời Chiến VN hiểu rõ về 2 bức tranh được treo ở đó , Một Sự thực và một Giả Dối

Còn bài "Ông Thầy , Tác giả Viết về Tình Huynh Đệ Chi Binh -giữa Tác giả và người lính thuộc cấp , KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI , mặc dù 2 người cách xa nhau nửa trái Địa Cầu , và cả hai đã không gặp nhau sau 27 năm - Con gì cao quý hơn Tình huynh Đệ Chi Binh . Phải mặc Quần Áo Lính , phải Đổ Mồ Hôi , Phải Xông Pha Ngoài Chiến trường Mới Hiểu rõ Tình Huynh Đệ Chi Binh .

Tôi thấy tấm gương sáng của Sĩ quan Nguyễn văn Hưởng -các bậc đàn Anh nên theo nhất là những người một thời đã Khoác Áo Lính - màu xanh ô liu .


" Huynh đệ chi binh là gì đó anh hai ,là ngày mình cùng chung nhau đời lính ,........từ ngày đơ dem cù bắp rồi đi lên đại tướng đều là huynh đệ chi binh .........

Nguyễn Toàn . Sydney

DaHuong
Posts: 124
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:04 am

hoan hô

Post by DaHuong »

Mấy hôm nay , tự dưng ghiền vào Wa'n vắng tanh này. Nhiều bài đăng rất có giá trị xuất hiện. Một bước tiến wan trọng. Cám ơn Dê Cốc chủ và ông chủ wa'n gà liều mạng ! :P :P :P Các anh thật không thẹn danh một thời huy hoàng chiến đấu cho lí tưởng tự do. Các anh đã " làm trai cho đáng nên trai....."........

User avatar
tuyetlanh
Posts: 42
Joined: Thu Dec 02, 2004 5:06 am

Re: Giọt nước mắt

Post by tuyetlanh »

phu_de wrote:.

Tấm đầu tiên, một tấm ảnh tôi đã nhìn nó không biết bao nhiêu lần trong đời. Tấm ảnh đó được trang trọng treo nơi đây đã khiến tôi hết sức bất mãn khi đọc lời chú thích phía dưới: "Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Miền Nam Việt Nam, xử bắn một viên chức Việt Cộng trên đường phố Sàigòn vào tháng 2/1968. Hành động xử bắn này làm phẫn nộ người Mỹ, đây như là bằng chứng của sự rối loạn trong Quân Đội Miền Nam Việt Nam. Ít ai hiểu rằng, tất cả những người trong gia đình một phụ tá thân cận nhất của tướng Loan vừa bị Việt Cộng tàn sát". Tôi tự hỏi họ treo tấm ảnh này lên với mục đích gì? Nhận ra cái chau mày của vợ tôi khi nhìn tấm ảnh, tôi ôn tồn nói lên sự hiểu biết của riêng tôi về tấm ảnh đó:
Image - Đây là một trong những tấm ảnh góp phần vào việc khai tử chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Bởi nhìn ảnh, ai cũng thấy sự dã man của người cầm súng, thản nhiên bắn chết một người đang bị trói tay. Nhưng đâu có mấy người hiểu, chỉ vài phút trước khi tấm ảnh ấy được chụp, "nạn nhân" bị bắn đã đốt cháy biết bao căn nhà và giết cả những người dân vô tội. Có mấy ai hiểu, người cầm khẩu súng bắn đang làm nhiệm vụ của vị quan tòa kiêm đao phủ thủ, xử tử hình một tội đồ.


.
Phạm Phong Dinh

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN
MỘT ĐỜI TẬN TỤY VỚI NƯỚC NON



(Trích trong cuốn CHIẾN SỬ QLVNCH)

Còn nhớ trong những ngày lửa binh Mậu Thân đợt 1 và đợt 2 ở vùng Sài Gòn - Gia Định -Chợ Lớn, có một vị tướng dáng vóc nhỏ bé trong chiếc áo giáp đen sạm khói súng, đã xông xáo giữa những làn đạn chằng chịt đỏ lửa, trong tiếng AK và tiếng B40 nổ rền trời. Ông ôm cây súng M16 đứng xổng lưng trên tuyến đầu, chiến đấu và bắn về phía quân địch như bất cứ một người chiến sĩ khinh binh dũng cảm nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị Tướng mà đã đi vào huyền thoại quân lực và chiến sử Việt Nam, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Chỉ Huy Trưởng Tình Báo và An Ninh Quân Đội, cựu Tư Lệnh Phó Không Quân QLVNCH.


Image


Cuộc đời của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là cả một tấm gương sáng. Là một phi công ưu tú của quân chủng Không Quân, người đã có hàng ngàn giờ bay trên nhiều loại phi cơ oanh tạc chiến đấu, sự dũng cảm phi thường của ông đã đưa ông lên đến chức vụ cao tột Tư Lệnh Phó Không Quân Việt Nam Cộng Hòa trong những năm 1960 sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính là người đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Mũi Tên Lửa " (Flamming Dart) ngày 11.2.1965, dũng mãnh lao xuyên qua những làn đạn phòng không kinh khủng của giặc bắn phá hang ổ địch và những địa điểm tàng trữ các phương tiện chiến tranh mà từ đó Hà Nội trang bị cho binh đội của họ tràn qua vĩ tuyến 17 tàn sát đồng bào miền Nam. Trong những giây phút lơ lửng giữa sự sống và cái chết trên bầu trời miền Bắc, những chiếc A1 do Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy đã đánh những chùm bom chính xác rải lên đầu bọn cuồng khấu. Để cho chúng biết rằng, dù những chiếc A1 bay chậm và lỗi thời, không thể nào địch nổi những chiếc MIG 17, 19, 21 phản lực cơ tối tân mà Nga Sô và Trung Cộng đã viện trợ cho Không Quân Bắc Việt, những người trai anh dũng của Việt Nam Cộng Hòa vẫn quyết tâm chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc. Trong một phi vụ vượt vĩ tuyến, có một lần Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã phải đau xót nhìn chiếc phi cơ của anh hùng Thiếu Tá Phạm Phú Quốc trúng đạn giặc và nổ bùng thành một chiếc hoa lửa đỏ giữa bầu trời xanh thẳm.

Sau những chiến công lừng lẫy trên bầu trời miền Bắc và sau khi chiến dịch "Mũi Tên Lửa" chấm dứt, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Chuẩn Tướng và được điều động về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia cùng lèo lái con thuyền quốc gia kể từ ngày 19.6.1965, sau khi đã gạt bỏ được Đại Tướng Nguyễn Khánh ra khỏi chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, vì những yếu kém và bất lực của ông này. Ngày 19.6 từ đó được chọn là "Ngày Quân Lực", biểu trưng của ngày mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tái lập trật tự và điều hành guồng máy quốc gia. Trong những năm đó, Chuẩn Tướng Loan được sự tín nhiệm của Thiếu Tướng Kỳ, đã là một vị tướng hết sức mẫn cán, ông thẳng tay bố ráp và truy lùng bọn cộng sản nằm vùng, bọn tình báo địch xâm nhập đô thành. Cảnh Sát Quốc Gia của ta trong thời kỳ đó đã hốt được nhiều mẻ lớn. Là một vị tướng năng nổ, ông đã được chính phủ cử ra Trung cùng một số tướng lãnh tài năng khác bình định vụ biến động Phật giáo trong năm 1966. Ngoài Vùng I tình hình vô cùng rối ren với sự khuấy động của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, sự bất tuân phục của ông này vì sự tranh giành quyền lực với chính phủ trung ương, và sự quá khích của những thành phần Phật giáo. Có đến một trung đoàn quân đội ngoài Vùng I tham gia phe ly khai. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, với sự giúp sức của các cấp quân sự thuộc binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp, đã nhanh chóng bình định được tình thế, với một sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất ở mức tối thiểu ngoài sự mong đợi của chính phủ trung ương. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi được cho đi Hoa Kỳ. Cơn sóng gió tưởng chừng có thể làm ngửa nghiêng đất nước và mối hiểm họa binh đội cộng sản lăm le tràn xuống nuốt lấy Việt Nam Cộng Hòa đã được những viên tướng tài giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa san bằng. Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được vinh thăng Thiếu Tướng.

Với quyền lực to lớn, với ánh hào quang và những phương tiện vật chất dồi dào ấy, đáng lẽ ông phải vun vén cho riêng cá nhân mình một cái gì đó. Nhưng kỳ diệu và đáng kính phục biết ngần nào, cuộc sống của người bình dị và đơn sơ quá, người không có tài sản gì đáng giá. Ở giữa một xã hội vật chất phù phiếm và đua tranh, chung quanh ông đầy dẫy những tấm gương tham nhũng của những yếu nhân tai to mặt bự, với những cảnh ăn chơi xa hoa trụy lạc thâu đêm suốt sáng, thì tấm gương thanh liêm của người cùng với một số hiếm hoi các tướng lãnh khác giống như những viên ngọc quí nằm trong mớ tro củi bẩn thỉu. Ông không lấy của công làm của tư, không có biệt thự riêng, chỉ ở nhà của chính phủ cấp cho, một chiếc xe Jeep, một chiếc áo giáp, một cây súng và một trái tim dành cho nước non.

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11.12.1930 tại Huế, khi vào lính ông được gửi đi học Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức. Tốt nghiệp Thủ Đức, tân sĩ quan Nguyễn Ngọc Loan về phục vụ trong Lực Lượng Xung Kích Việt-Pháp năm 1952. Nhưng đến năm sau ông lại được gửi đi thụ huấn khóa phi công tại Trường Không Quân Salon De Provence tại Pháp và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ năm 1956. Khoảng đầu những năm 1960 ông nhận nhiệm vụ làm Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quân Sát đóng tại Nha Trang. Bốn năm sau, Đại Tá tân thăng Nguyễn Ngọc Loan được tín nhiệm chức vụ cao quí tột bậc quân chủng, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH. Bắt đầu từ năm 1965, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan được điều về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội, Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Một thời gian sau ông được vinh thăng Thiếu Tướng.

Một trong những câu chuyện vẫn còn được những thuộc cấp kể cho nhau nghe về lòng độ lượng và thương yêu thuộc cấp của Thiếu Tướng Loan. Một đám cận vệ của "Anh Sáu"(chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến kính trọng và mến thương gọi Tướng Loan, dĩ nhiên là gọi sau lưng. Đứng nghiêm trình diện trước mặt người dù không có tội gì cũng đã thấy muốn...vãi đái trong quần, ở đó mà anh Sáu với lại anh Năm) đang ngồi binh xập xám ở phòng ngoài của Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Loan đang nằm lim dim nghỉ trên một cái sofa ở phòng trong. Bọn "nhỏ" mê mẩn sát phạt nhau hung quá không nhận ra "Anh Sáu" đã thức giấc lúc nào và đang nhẹ nhàng như một con báo lướt ra khỏi cửa phòng. Người đứng nhìn đám đàn em thân thiết, tủm tỉm cười và nghĩ ra một trò chơi nhỏ mà sẽ làm cho mấy thằng em lên ruột lên gan chút chơi. Con người kinh khủng đó cũng có khiếu khôi hài lạnh quá đi. Ông lẳng lặng biến mất ra khỏi Tổng Nha CSQG, leo lên chiếc Jeep cùng tài xế nhấn ga dọt mất. Mãi một lúc sau, có một anh lính tình cờ nhìn vào bên trong, chiếc sofa trống trơn, Tướng Loan đã biến mất. Đám cận vệ nhốn nháo, mặt mũi xanh mét như tàu lá chuối vứt bài tứ tung la hoảng :" Ổng đi mất tiêu rồi! ". Cả bọn hối hả quơ súng ống chạy túa ra như bị ma rượt. Thiếu Tướng Loan dũng cảm trên chiến trường, nhưng cũng rất dồi dào tình yêu thương thuộc cấp. Khi thuộc cấp lầm lỗi, ông không trừng trị họ bằng những phương cách thô bạo, mà ông chỉ làm cho họ cảm phục quyết định và tự thấy xấu hổ trước vị chỉ huy của mình, từ đó họ sẽ sửa chữa và làm những công việc tốt đẹp để chuộc lỗi.

Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa. Cộng quân tấn công vào thủ đô Sài Gòn vào lúc 2 giờ khuya ngày 31.1.1968, tức ngày mùng 1 Tết năm 1968. Đô thành Sài Gòn quá rộng lớn, mặc dù súng và pháo trộn lẫn vào nhau nỗ dòn dã ở một số khu vực, đến sáng mùng 2 Tết người dân SàiGòn vẫn lũ lượt đi thăm viếng chúc Tết nhau và vui chơi. Cho tới khi cường độ cuộc chiến lên cao và lửa đạn bung tỏa ra khắp nơi, người ta mới bàng hoàng biết là chiến tranh đã về thành phố, với tất cả cái khốc liệt và tàn bạo nhất . Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những ngày đầu xuân đang ở Mỹ Tho, vùng chôn nhau cắt rún của bà Thiệu. Cho nên lúc 8 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, dân Sài Gòn chỉ được nghe Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ ban bố lệnh giới nghiêm trên Đài Phát Thanh Sài Gòn, tố cáo quân Việt Cộng tấn công toàn quốc và vi phạm lệnh hưu chiến ba ngày do chính chúng đề nghị. Các đơn vị Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Cảnh Sát Dã Chiến đã nhanh chóng được điều động đến giải tỏa những vị trí bị địch tấn chiếm hồi đêm mùng 1. Các phi cơ cánh quạt A1 của Không Quân lên đánh bom và xạ kích công sự phòng thủ của địch. Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 5.2.1968 đã cấp tốc tổ chức chiến dịch phản công "Trần Hưng Đạo", Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng chiến dịch; Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Tham Mưu Phó. Theo kế hoạch của chiến dịch, đô thành và vùng ven đô được chia làm sáu khu vực trách nhiệm và được phối trí như sau :

- Khu A : Nhảy Dù, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Dù chỉ huy.

- Khu B : Thủy Quân Lục Chiến, Đại Tá Nguyễn Thành Yên, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC chịu trách nhiệm.

- Khu C : Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia chỉ huy các lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Cảnh Sát Quốc Gia.

- Khu D : Biệt Động Quân, Đại Tá Trần Văn Hai, Chỉ Huy Trưởng BĐQ điều động lính Mũ Nâu càn quét địch, nỗ lực chính là Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân.

- Khu E : Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy.

- Khu F : Lực lượng Hoa Kỳ phụ trách.

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại khu C, bao gồm lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Những quận này nằm ở khu trung tâm Sài Gòn nên tương đối yên tĩnh, các chiến sĩ cảnh sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông lên chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Một gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.

Thiếu Tướng Loan đau đớn thề với lòng là ông sẽ bắt tên ác quỉ trả giá những tội ác mà nó đã gây ra cho những người vô tội. Người đích thân bố trí và chỉ huy Cảnh Sát Dã Chiến vây bắt toán đặc công khát máu này. Làm sao mà những con thú người đó có thể thoát khỏi trận địa trong vòng vây ngày càng siết chặt của quân ta. Cuối cùng, lực lượng cảnh sát tóm cổ được tên sát nhân. Thiếu Tướng Loan ghê tởm nhìn bộ mặt hung ác gớm ghiếc của gã, ông muốn nôn mửa. Tại sao trên cõi đời này có những người nhân danh chiến tranh để giết trẻ em, đàn bà và người già. Vậy thì ông sẽ nhân danh cho những oan hồn chưa đưọc siêu thoát ấy, ông sẽ nhân danh cho những đôi mắt thơ ngây của các em, cho tuổi thơ trong trắng của các em. Ông xử tử tên sát nhân ngay tại chỗ mà trước đó hắn đã xuống tay giết các em. Ký giả Eddie Adams đứng gần đó, anh này trong những ngày binh lửa đã theo chân Biệt Động Quân lên vùng Thị Nghè săn tin và tấp vào bản doanh chỉ huy của Thiếu Tướng Loan, đã nhanh tay chụp được cảnh tên VC đền tội.

Eddie Adams với tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên VC trên đường phố đã leo lên tột đỉnh vinh quang nghề nghiệp khi anh ta nhận được giải thưởng Pulitzer năm 1969. Anh bước lên bục vinh quang trong khi vị Tướng anh hùng của chúng ta bị oan khuất. Những nhà khoa bảng Hoa Kỳ kiêu ngạo nhưng dốt nát kiến thức quân sự và lịch sử Việt Nam trong chính phủ Mỹ hồi đó, những thế lực phản chiến thiên tả, với những trí óc được coi là siêu đẳng không tìm được cái cớ hay ho nào để tháo chạy , mà phải cần tới một màn đạo diễn tàn nhẫn và vô lương tri đổ lên đầu một con người có váng dóc nhỏ thó ấy. Giới truyền thông Mỹ thổi phồng câu chuyện Thiếu Tướng Loan bắn tên sát nhân giữa mặt trận, giết chết cuộc đời binh nghiệp của ông, giết chết lòng yêu nước, yêu tự do và yêu công lý của một vị tướng suốt đời chỉ biết tận tụy cho nước non. Tại sao Eddie không chụp những bức ảnh của những chiếc thây ma với những viên đạn AK47 gửi về Hoa Kỳ. Tại sao anh không chụp tấm hình của ông Tướng ngã gục xuống sau đó vì những viên đạn bắn lén từ trong bóng tối trúng vào chân của ông. Đó há chẳng phải là những giọt máu đã đổ để bảo vệ những người vô tội hay sao ? Tấm ảnh của anh đã giết chết cuộc đời của một người chiến sĩ yêu đồng bào yêu tổ quốc, đã phủ màu đen đắng cay lên đời một người công chính mà sẽ kéo dài và đeo đuổi người đến gần ba mươi năm.

Sau khi đã xử tử tên sát nhân, Thiếu Tướng Loan tiếp tục dẫn quân lên đánh địch, người đã trúng đạn và bị thương nặng ở chân. Viên đạn bắn vào đầu tên địch và viên đạn địch bắn vào chân ông, cả hai thứ đó đã chấm dứt cuộc đời binh nghiệp đầy huyền thoại của người.

Sau ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, Thiếu Tướng Loan cùng phu nhân di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống khiêm tốn quá sức, với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ quá khích sĩ nhục và làm khó khăn đủ điều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi!". Vị tướng thanh liêm, anh dũng và thất thế của chúng ta cắn răng nhận chịu những bãi nước bọt của người đời. Ông biết rồi cũng sẽ có một ngày nỗi oan khiên sẽ được làm sáng tỏ và danh dự sẽ được phục hồi từ bóng đen quá khứ tối tăm ảm đạm của cuộc đời ông. Tuổi đời chồng chất, chiếc chân khập khiểng, nổi oan khiên từ nỗi dối trá của những người ngu xuẩn vẵn không ngăn nỗi trong lòng người hào kiệt lòng nung nấu trở về quê hương chiến đấu lật đổ cộng sản. Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm người tại quán ăn LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng nước mắt thổ lộ hoài bão :

"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".

Ký giả Eddie Adams trong thời gian khổ ải của nạn nhân của anh ta, đã nhiều lần đến thăm Thiếu Tướng Loan. Anh hối hận và xúc động nhìn cảnh sống thanh bần của một vị tướng. Người anh hùng của đất nước Việt Nam vẫn vui vẻ tiếp chuyện người ký giả. Trong thâm tâm, ông đã tha thứ cho sự ngu xuẩn ngây thơ của Adams từ lâu. Adams không chụp bức ảnh đó thì cũng có hàng chục Adams khác lao tới bấm lấy. Adams chỉ là một trong hàng triệu người Mỹ vô tâm và ngu ngốc không biết gì về cuộc chiến Việt Nam. Thái độ cao thượng của người đã cảm hóa được Adams. Người Mỹ vốn là một dân tộc rất cao ngạo, nhưng một khi mà Adams đã thật sự hối hận thì anh ta đã quị người xuống thật thấp. Để anh viết một bản ai điếu tạ tội với người anh hùng của dân tộc Việt Nam, khi anh được tin Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14.7.1998. Cái bản điếu văn đó đã được anh viết bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận của anh.

Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27.7.1998. Chúng tôi xin được lược dịch lại bản văn này và tin chắc rằng giờ đây, ở cõi vô cùng người đã nở nụ cười bao dung tha thứ cho những lầm lỗi của thế gian :

"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".

Tướng Loan là một mẫu người mà người ta có thể gọi là một người chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thời gian đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Người chẳng hề phiền trách gì tôi. Người nói với tôi răng, nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về người và gia đình người trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.

Khi được tin ông Tướng đã chết, tôi gửi hoa đến phúng viếng và tôi đã viết : " Thưa ông Tướng, tôi hết sức ân hận. Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".



PHẠM PHONG DINH

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

--------------------------------------------------------------------------------
Image
TỪ MỘT TẤM HÌNH
Mới đây một người bạn ở bên Mỹ gởi cho tôi tờ báo KBC đọc chơi, báo hình như từ tháng nào, không phải báo mới đây, nhưng không sao đọc được tờ báo lính là thích rồi. Tôi có tật, đọc sách mà có hình là tôi coi hình trước để mong nhận diện người quen , lần nầy thì tôi nhìn được người quen thiệt. Lật vài ba trang đầu, tôi thích thú nheo mắt dừng lại ở một tấm hình. Tôi không đọc vội hàng chú thích bên dưới, tôi muốn chứng tỏ tôi nhớ đúng ông Thiếu úy Thất đây mà, tôi la to lên “ông Thiếu úy Thất, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân nè, ổng mới qua Mỹ chắc! Dữ chưa, mấy chục năm rồi”. Tôi vừa cầm tờ báo, vừa chạy lên lầu chỉ cho nhà tôi xem. Lúc đó tôi mới có thì giờ đọc hàng chú thích bên dưới,”....Thiếu úy Thất, Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân, hy sinh tạị... năm...... “ Tôi sững sờ, nín bặt, không tin mắt mình, tôi hỏi nhà tôi cho chắc “âcái gì, ổng chết rồi hả “, tôi kêu nhỏ trong đầu “âỒ, no“. Tôi nhìn kỹ lại tấm hình, hình ảnh đó, dáng dấp đó, nét mặt đó những năm 1968 tiểu đoàn anh đóng quân ở nhà tôi.

Hai mươi tám năm qua rồi, từ hồi Tết Mậu Thân, năm 1968 đến giờ. Ngày đó tôi còn nhỏ lắm mới 10 tuổi thôi, mà tôi còn nhớ như in, như mới năm ngoái năm kia. Buổi tối hôm đó, nhà chỉ còn lại có Má và 3 chị em tôi. Ba tôi phải vô sở ngủ do tình hình an ninh không cho phép. Anh tôi thì Ba gởi vào nội trú ở Lasan Mossard Thủ Đức và em trai tôi thì Ba để ở dưới nhà nội vì nhà nội tôi ở sát bên bót Cảnh sát.

Thế là nhà ban đêm chỉ toàn đàn bà con gái, ban ngày thì mới có Ba và em về. Buổi tối, nghe tiếng gõ cửa, má tôi ra mở , thấy một toán 5-6 anh lính, má mời vào, các anh ngỏ ý muốn đóng quân trên lầu nhà tôi. Má tôi không chút e dè “âmời” mấy anh ở liền, má nói ”có lin'h ở trong nhà mình, yên tâm hơn“. Nhà tôi hai căn lầu cất dính liền nhau, một căn gia đình đang ở, và một căn Ba má tôi vừa mới cất xong trước Tết còn trống trơn chưa kịp chưng dọn gì cả, đó là lý do tại sao mấy anh muốn mượn nhà tôi để đóng quân. Má tôi đưa mấy anh đi lên lầu ngôi nhà mới, tôi cũng lót tót chạy theo nghe chuyện. Tôi nhiều chuyện tới nỗi sau khi chỉ chỗ ở cho mấy anh xong rồi má tôi trở về căn nhà cũ tôi còn ở đó một mình để xem các anh ăn ở ra làm sao. Lần đầu tiên tôi thấy lính và lần đầu tiên tôi nắm được bàn tay người lính, tôi thích lắm, tôi hỏi một anh “anh là lính gì vậy?” anh đáp “Biệt Động Quân cưng ơi”, rồi tôi mon men theo đứng nhìn anh chia ca gác cho các anh khác. Tôi chưa chịu về nhà, mà các anh cũng không ai đuổi tôi đi còn nói chuyện, còn đùa giởn với tôi nữa là khác, cho đến lúc má tôi gọi về ngủ .

Hồi anh tôi chưa vô nội trú, tôi đeo theo anh và đám bạn trai của anh tôi bị Ba má tôi la hoài “con gái gì mà cứ đeo theo chơi với con trai không”, nhưng la là la cho có vậy thôi chứ Má tôi cũng thừa hiểu ngoài anh tôi ra, tôi có ai để chơi chung nữa đâu. Chị Hai tôi thì lớn quá đang ở tuổi có bồ, em trai và em gái tôi thì còn quá nhỏ, chỉ có anh tôi là tuổi trạc bằng tôi và chơi với anh và các bạn của anh thì tôi được chìu chuộng và được lo lắng đủ mọi thứ. Bây giờ anh tôi vô nội trú rồi, tôi ở nhà chơi cu ky có một mình, gặp lúc mấy anh lính đến nhà đóng quân, tôi có cảm tưởng như họ là anh tôi. Tôi biết tên hết từng anh, anh nào lạ không biết tên là tôi hỏi liền. Các anh còn chỉ cho tôi biết ai là “ông thầy” và ai là “ông táo”, mấy bông mai là lớn nhứt, hết bông mai rồi tới cấp bậc gì.... từ đó tôi rành hết cấp bậc trong quân đội, chứ Ba tôi có kể gì cho tôi nghe đâu, mặc dù Ba tôi cũng đã từng ở trong quân đội hồi còn trẻ . Từ đó nên tôi biết trong các anh đóng quân ở nhà tôi, anh Thất là thiếu úy, là “ông thầy” của mấy anh kia, mà qua lối nói chuyện tôi thấy mấy anh kia cũng có vẻ nể anh Thất lắm. Hồi mấy anh ở nhà tôi, Má tôi coi mấy anh như con cháu, có gì ngon má tôi hay kêu tôi bưng lên cho mấy anh “ăn lấy thảo”.

Có một anh tên là Kim, anh rất giống anh Tư của tôi từ gương mặt, lối nói chuyện, anh Tư tôi rất ít nói và ăn nói cộc lốc, anh Kim cũng thế, ít thấy anh giỡn với mấy anh khác, thì giờ rảnh của anh nếu không ngủ thì anh o bế đôi giày trận và cây súng M16 của anh. Những lúc đó tôi hay tò vè bên anh, nghe anh kể chuyện gia đình anh. Còn hai đặc điểm khác mà anh giống hệt anh Tư của tôi là anh cũng có cái răng khểnh, tôi thích nhìn anh Tư tôi cười, coi đẹp làm sao, tôi hồi đó cũng thích nhìn anh Kim cười, nhiều lúc ngồi nói chuyện lâu quá không thấy anh cười tôi nắm tay anh lắc lắc “âanh Kim, cười coi”, thế là anh nhe cái răng khểnh anh ra. Má tôi đặc biệt thương anh Kim vì anh có mái tóc quăn y chang mái tóc quăn của anh Tư tôi, ở nhà gọi anh Tư là “Quắn” vì thế. Các anh và anh Kim ai cũng biết là Má tôi thương anh Kim như con ruột qua hình ảnh của anh Tư tôi, nên anh Kim gọi má tôi là Má, anh coi tôi như em gái. Thậm chí sau nầy khi đơn vị các anh đã đổi đi xa, khi có phép anh về ghé thăm ba má tôi. Có một lần, buổi trưa, lúc đó anh đang đóng quân ở miền nào xa lắm tôi không nhớ rõ, tôi đang ngồi chơi bán đồ chơi một mình trước cửa nhà, một chiếc áo lính hiện ra trước mắt tôi, ngước lên, tôi la ”A, anh Kim, anh Kim”, rồi tôi phóng lên ôm anh. Sau lần đó, không thấy anh trở lại nữa. Má tôi hỏi dò nghe nói là tiểu đoàn anh đã đổi ra Trung.

Tôi nhớ hồi đó tôi thích nhìn anh Thất với cây “dùi cui” đeo lủng lẳng bên hông, trong anh có vẻ ít nói, tưởng rằng khó chịu, mặc dù đôi lúc tôi thấy anh cười nhưng nụ cười hình như không thân thiện lắm. Lúc đầu tôi sợ , không dám đến gần đấu láo với anh; nhưng có một hôm tôi thấy một anh lính của anh Thất, tên là Hoàng anh là binh nhì thôi, mà hôm đó lúc nhìn anh tiển cô bạn gái của anh từ trên lầu xuống, anh lại mặc áo có hai bông mai. Tôi nhìn lên, tên “Thất”, tôi chưa đủ khôn để hiểu rằng anh mặc áo của ông Thiếu úy để lấy le với cô bạn gái. Tôi chạy lại níu anh “âanh Hoàng ơi, anh mặc lộn áo rồi, áo của anh Thất mà”, anh còn giả bộ nhìn cái áo “ủa vậy hả, vậy mà anh không biết”. Lúc đó anh Thất vừa từ trên lầu bước xuống và anh mặc chiếc áo đề tên anh Hoàng, tôi ngơ ngác “ sao mấy ông nầy mặc tùm lum hết “, ai biết đường đâu mà gọi. Anh Thất ngồi xuống bên tôi:

- Đó là ông Thất, còn anh là Hoàng. rồi anh cười khó hiểu. Tôi chưa hết thắc mắc:

-Sao từ nào giờ em thấy ai cũng gọi anh là thiếu úỵ

Anh đứng dậy vuốt đầu tôi:

-Anh giống thiếu úy hở ?

Rồi nói với anh Hoàng:

- Có cô em gái nhỏ xíu vậy mà còn qua mặt không được.

Anh Hoàng nhéo mũi tôi:

-Con nhỏ nầy, sao mà rình anh kỹ vậy, em gái? Tới lúc đó tôi mới hiểu ra rằng anh Hoàng chỉ muốn lấy le với cô bạn gái. Sau lần đó, tôi không còn có ý nghĩ là anh khó chịu nữa. Một lần tôi hỏi anh:

-Bộ trong nhà anh thứ 7 sao mà Mẹ anh đặt tên là Thất? (cũng câu hỏi đó, về kể Má tôi nghe, Má mắng tôi “con gái nhiều chuyện”) Anh cười:

- Anh thứ 7 ha? Không phải đâu em gái (hồi xưa anh nào cũng hay gọi tôi là em gái). Bên tiểu đội kia có ông thiếu úy tên “Tình”, anh phải tên Thất” cho hợp với ổng. Em không nghe lính khác họ gọi tiểu đội nầy là tiểu đội “thất tình” sao? Tôi tin ngay, cho đến giờ nầy sau 28 năm tôi vẫn không biết là anh nói thật hay đùa. Tôi nhớ hồi đó anh dạy tôi hát bài “Biệt Động Quân anh hùng chí trai. Súng thép hiên ngang diệt thù xây tương laị.... Biệt Động Quân SÁT”, tôi hỏi anh Thất “Biệt Động Quân SÁT là gì?”, anh nói “Sát là sát cộng đó em gái”. Hồi xưa lúc tiểu đội anh đóng quân ở nhà tôi, Má tôi coi tất cả các anh như là con, Má tôi không để ý anh nào là thiếu úy, anh nào là binh nhì, nấu món gì ngon là Má tôi kêu bưng lên lầu cho mấy anh, không anh nào “từ chối”. Buổi trưa nếu không đi hành quân, các anh hay xuống nhà ngồi nói chuyện với Má tôi, và tôi lại được dịp nghe mấy anh kể chuyện di đánh trận ở xa, tôi mê nghe lắm. Nằm trên đùi Má tôi, nghe một lát tôi “chơi một giấc” luôn. Hồi đó còn nhỏ tôi chưa biết tí gì về lính, đời lính, đi lính làm sao, đi học quân trường như thế nào, ở đâu...các anh kể cho tôi biết hết. Từ đó tôi mới biết con trai đến 18 tuổi phải đi lính, rồi đi học ở Dục Mỹ, Nha Trang, Đồng Đế...., rồi đi dây tử thần, rồi chà láng, rồi hít đất....đủ thứ hết. Tôi nhớ có một anh, tôi gọi là anh Bảy (tên anh là Anh, nhưng vì lúc đầu tôi chưa biết đọc tên anh, mà anh lại cứ hay nhìn chị Bảy, là người chị bà con của tôi hoài, hỏi tên anh là gì, đọc làm sao anh không chịu dạy tôi đọc mà lại cứ biểu tôi em gái ráng đọc đi, cuối cùng tôi nói em gọi anh là anh Bảy nghe, từ đó trong nhà tôi mọi người đều gọi anh là anh Bảy) kể tôi nghe rằng “cái nón sắt của tụi anh làm được nhiều việc lắm, ngoài cái chuyện đội trên đầu tụi anh còn xài nó để nấu canh nè, múc nước tắm nè, lót ngồi nữa...”. Tôi không tin, tại vì hồi nhỏ thì tôi cứ nhứt định rằng hễ là cái nón thì chỉ để đội trên đầu thôi, lót đích ngồi rồi là không nên đội lên đầu nữa, nói gì mà nấu cơm, nấu canh rồi còn múc nước tắm... Một hôm đang ngồi với Má tôi trong nhà, anh Bảy chạy xuống :”Bé, ra anh chỉ cái nầy”ï, rồi anh dẩn tôi ra coi anh gì quên mất tên rồi đang nấu cơm bằng cái nón sắt. Thế là tôi tin liền. Anh còn nói “tụi anh là lính mà, đâu có cái gì mà không biết chế biến”.

Tôi mê lính lắm từ hồi nhỏ đã bị má tôi la hoài ôcon gái gì mà tối ngày cứ đeo theo mấy ông lính, kêu về nhà rồi là một lát cũng chạy tót qua bển. Còn má tôi, má tôi tin tưởng vào sự hiện diện của mấy anh lính lắm. Có một buổi chiều đang ngồi ăn cơm trong nhà, anh Thất qua cho má tôi hay là “tụi cháu rút đi bây giờ”, trên tay tôi đang cầm chén cơm, má tôi lấy bỏ xuống bàn cái rụp rồi hối tôi “đi con, vô thay đồ rồi mình cũng đi luôn”ï, tôi ngơ ngác “đi đâu?”, má tôi nói “âmấy anh đi rồi, mình cũng đi, tối đâu dám ngủ ở nhà. Ba đã dặn như vậy”. Rồi không đợi cho má tôi dặn dò gì nhiều, tôi chạy theo mấy anh liền, lên lầu tôi hỏi anh Kim “mấy anh đi hết hả ? Có trở về không?”, anh Kim cười với tôi “không biết đâu em gái, em gái ở lại mạnh giỏi nghe.”

Rồi thì sau khi các anh đổi đi, có các anh lính khác đến đóng quân nữa, má tôi mới dám dẫn tụi tôi trở về. Nhà tôi suốt trận giặc tết Mậu Thân, lúc nào cũng có lính đóng, mà lần nào các anh đến, hình như là má tôi hay dặn trước chừng nào rút quân đi thì cho má tôi hay, nên cứ mỗi lần sắp rút đi là tôi thấy có một anh chạy xuống nói lẹ một câu rồi là trước sau gì má tôi cũng kéo tôi vô “chuẩn bị đi nghe con”. Có một lần lúc tiểu đoàn 2 Trâu điên - Thủy quân lục chiến- đến đóng, tôi cũng đeo theo mấy anh. Một buổi chiều đã 5, 6 giờ gì rồi, anh Út nói với tôi “Bé về nói với má, tụi anh đi bây giờ, nhanh lên”, rồi tôi phóng ngay về nhà lặp lại y chang lời anh nói, xong tôi lại bay trở laị coi mấy anh chuẩn bị đi, lần nầy má tôi giận quá đích thân bà lội qua triệu tôi về, phét cho mấy roi để “nhớ đời”.

Rồi sau khi cuộc chiến trong thành phố dần dần im, các anh rút đi. Từ đó tôi bắt đầu theo dõi tin tức chiến trường, coi TV tôi mê nhất mục Phóng sự chiến trường, đoc. báo nghe tin đánh nhau và lính nào đang hành quân...để khi nghe tới tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân, Tiểu đoàn 2 Thủy Quân lục chiến, Biệt Khu Thủ độ.. là tôi cứ tưởng như là có mặt các anh trong đó, tự nhiên mà tôi cứ có ý nghĩ các anh là anh của tôi, là con của má tôi hết. Hồi 1972 coi Tv thấy nói Tiểu đoàn 2 Trâu điên đánh thắng ở miền Trung, tôi cũng mừng, cũng hân hoan, làm như là tôi có đi theo mấy anh đánh trận vậỵ Hồi tiểu đoàn này đến đóng quân trong nhà, tôi hỏi Ba tôi “mấy anh đó là lính gì vậy Ba?”, ba tôi nói “Thuỷ Quân lục chiến, Tiểu đoàn 2 Trâu điên”. Đối với tôi lúc đó, sau khi mấy anh Biệt Động Quân đi rồi, không lính nào là bằng lính Biệt Động quân nữa, cho nên khi nghe Ba tôi nói “Thuỷ Quân lục chiến”, mà lại có cái tên “Trâu Điên”, toi lè lưỡi nhăn mặt “tên gì mà xấu quá, khi không cái Trâu Điên”. Ba tôi ngưỡng mộ : “Trời ơi, mấy ông nầy đánh có tiếng đó, đánh như trâu vậy. Việt cộng nghe là buông súng hết”. Hồi đó tôi không tin cho đến khi đọc báo, xem TV...thấy nhắc đến “Trâu Điên” đánh thắng ở khắp nơi, đến lúc tôi hiểu để bày tỏ sự khâm phục, các anh đã đi rồi.



Chiến tranh bắt đầu dữ dội, và tôi bắt đầu lớn để hiểu thêm nhiều về chiến tranh từ những năm 72. Tôi để ý nhiều đến cuộc chiến, tôi bắt đầu suy nghĩ về chiến tranh. Mỗi lần nghe đánh đấm ở đâu là lòng tôi nghe âu lo, thấp thỏm. Tôi nhớ lúc tôi xem đoạn thời sự quay Cổ thành Quảng Trị đã lấy lại được, nhìn lá cờ VNCH bay phất phới, và nhìn các anh lính vừa la vừa cười dưới chân Cổ thành, tôi thấy có một anh trung úy còn trẻ măng, tóc dài thoòng, đen thui thui, tôi nói với anh tôi “anh Tư coi kìa, ông trung úy đó, còn trẻ ha, tóc dài thoòng, coi hách chưa”, anh tôi nói “ông đó mới đúng là người hùng, lính phải vậy “, anh em tôi nghe vui, làm như chính mình cũng có dự phần trong đó, làm như chính gia đình tôi có người thân trong đó. Từ cuộc chiến mùa hè 1972, tôi biết thêm nhiều địa danh qua truyền hình, báo chí như Đại Lộ Kinh Hoàng, Nhà Thờ La-Vang...Tôi đau xót từng ngày những ngày An Lộc bị thất thủ, đếm từng ngày trông chờ cho An Lộc được giải vây. Sau cuộc chiến An Lộc, tôi xem trên TV và thuộc được hai câu thơ mà tôi rất thích (nghe nói là của một cô giáo!!) :

“An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân”.
Năm đó tôi đang học lớp đệ Tứ, thầy tôi cho bài luận văn “hãy bình luận câu nói của Tướng Lê văn Hưng : An Lộc thất thủ tôi sẽ tự sát “. Tôi phải thú thật rằng, từ nhỏ đến giờ đi học tôi rất sợ môn Luận văn, tả người, tả cảnh, tả tình...tôi dốt lắm. Tôi chưa bao giờ được điểm cao về Luận văn. Hồi đệ Thất, đệ Lục cô giáo cho đề tả con chó, con mèo,ta cành bông Huệ ... tôi ngồi cắn nát cây bút cả hai tiếng đồng hồ chưa viết ra được một hàng. Vậy mà hôm ông thầy cho đề bình luận về câu nói bất hủ của Tướng Lê văn Hưng tôi đã nói tràng giang đại hải, nói quá chừng chừng, mặc dù lúc mới đọc đề luận tôi rầu lắm, rên thầm trong bụng “cái ông, cho đề gì mà trên trời dưới đất, biết viết gì đây?”. Vậy mà không ngờ khi đặt bút xuống tôi viết một lèo đã tay luôn. Nộp bài luận rồi tôi còn sợ không biết mình viết có đúng đề không hay dám rồi đây ông thầy sẽ hoạch “lạc đề” to tổ bố trong bài. Tôi chưa bao giờ thấy mặt tướng Hưng, dù trên báo, trên truyền hình hay trong taì liệu , chỉ căn cứ vào những tin tức coi được trên TV, đọc được trong báo về trận chiến An Lộc, và ký giả báo chí nói về vị tướng trẻ tài ba, bất khuất. Bài luận đó tôi được hạng nhứt. Tôi ngỡ ngàng gần như nằm mơ khi nghe thầy kêu tên tôi và biểu đứng dậy...

Những người lính trận tôi gặp lần đầu tiên trong đời, đã cho tôi thấy hình ảnh oai hùng, hiên ngang về một người lính, một người chỉ huy trong quân đội, đó là những anh lính tiểu đoàn 38 Biệt Động, rồi sau đó các anh Thủy Quân Lục Chiến của Tiểu đoàn 2 Trâu Điên, các anh lính Biệt Khu Thủ Đô...những anh hùng bằng xương, bằng thịt mà tôi thấy được, biết được. Tôi biết khi các anh đã đánh là phải thắng, đánh cho tới cùng, đánh cho tới Việt Cộng nghe tên đã sợ...

Đến trận chiến năm 1975 lúc đó tôi đã lớn hẳn để hiểu nhiều hơn về chiến tranh và mất mát. Tôi theo dõi từng con số viện trợ chiến tranh mà Quốc Hội Mỹ giành cho Việt nam. Tôi cũng bàng-hoàng, hụt hẫng khi nghe tin Mỹ cắt phân nửa rồi sau hơn phân nửa, và cuối cùng là chỉ còn một phần viện trợ nhân đạo. Những buổi chiều ngồi với nhỏ Đều trên sân thượng nhà tôi, nhìn thấy chiếc máy bay nào bị trúng hỏa tiển tầm nhiệt của Việt cộng, rơi xuống, hai đứa tôi chết lặng trong lòng. Tôi với nhỏ Đều ( là bạn học cùng lớp với tôi) ngồi lâm râm cầu nguyện cho mấy anh được bình yên. Tôi với Đều hỏi qua hỏi lại “mầy có thấy cánh dù nào bung ra chưa?”. Vì tôi nghe Ba tôi nói “bắn rớt máy bay không hề gì, anh phi công còn sống mới là quan trọng”. Ngồi dán đôi mắt lên trời mãi cho tới khi chắc chắn thấy một cái chấm gì đen đen từ trong máy bay bung ra thì hai đứa mới an tâm. Còn nếu không thấy một dấu hiệu nào, hai đứa bắt đầu boăn khoăn lo sợ. Mỗi lần nghe tiếng bom nổ ở miệt Tây Ninh, Trảng Bàng, Hậu Nghĩa là tôi leo tuốt sân thượng ngồi nhìn, đếm từng chiếc máy bay, bao nhiêu chiếc đến và bao nhiêu chiếc trở về. Tôi thương các anh quá đổi là thương. Tôi và Đều hay nói với nhau “mình ở đây giờ nầy, ngồi trong nhà yên ổn như thế nầy mà chính mắt mình thấy lính mình rớt máy bay như vậy, trời ơi tao chịu không thấu mầy ơi"

Một ngày nước mất nhà tan. Một ngày “xảy đàn tan nghé” (Trương Anh Thụy). Một ngày Quân Đội ta tan hàng “gãy súng” (Cao Xuân Huy) buổi trưa ngày 30 tháng 4, 1975 Ba tôi vừa khóc, vừa nói với anh em tôi rằng “mình đã sống bình yên, hạnh phúc được cho đến ngày hôm nay là do công giữ nước, giữ đất của lính VNCH, không phải chỉ bằng mồ hôi nước mắt mà còn bằng máu của họ, bằng mạng sống của họ , bằng sự mất mát của gia đình họ, bằng tất cả cuộc đời của họ ... nhiều lắm mình không trả nổi công ơn đó. Phải nhớ như vậy để đừng bao giờ quay lưng, ngoảnh mặt như những người dưới đường đang làm“.

Ba tôi vừa nói vừa chỉ những người đeo băng đỏ trên cánh tay, ôm một đống cờ mặt trận, mặt mày hớn hở leo lên xe jeep chạy loạn xà ngầu trong thành phố. Ba tôi nói “ngày hôm nay không phải là ngày Giải phóng giải phiếc gì hết, ngày hôm nay là ngày mất nước, nhớ không”. Đó là lần đầu tiên trong đời cả nhà tôi chứng kiến Ba tôi khóc. Ba tôi nước mắt ràn rụa, khóc tức tưởi, khóc như bị bức tử. Và thật vậy, kể từ sau ngày 30 tháng tư, gia đình tôi không một ai làm gì dính líu đến chính quyền cộng sản. Anh tôi lúc đó đang ngồi năm thứ hai Đại học Sư Phạm, bị tống cổ ra khỏi trường vì Ba tôi”nguỵ”. Tôi thi rớt “Tú Tài Giải Phóng” vì gốc “nguỵ” ở nhà chơi luôn. Em út tôi hai đứa ráng đi cho hết Trung học rồi cũng nằm nhà. Và cho đến bây giờ, sau hơn hai mươi năm, ba tôi vẫn gọi sau ngày 30 tháng tư là ngày mất nước, không bao giờ Ba tôi nói và ông rất không bằng lòng ai nói “từ sau giải phóng”, Ba tôi nói “sau ngày mất nước”, hoặc “sau ngày 30 tháng tư” nếu phải nói chuyện với đám cán bộ, công an cộng sản....

Bởi Ba tôi dạy thế nên anh em chúng tôi không bao giờ quên mình là gì, ở đâu, bởi dù gì thì chính Ba tôi đã là “nguỵ”. Ba tôi đã nuôi dưỡng chúng tôi không chỉ bằng mồ hôi nước mắt, mà còn bằng máu của ông nữa. Cho nên tình cờ mà nhìn lại được hình ảnh anh trên tờ KBC để rồi biết anh đã hy sinh, tôi tưởng chừng như mới hôm nào thôi, không khỏi bàng hoàng và thương nhớ như mình vưà nhận được hung tin mất đi một người anh từ chiến trận, anh Thất ơi. Viết những dòng nầy cho anh hôm nay, dù đã sau hơn 20 năm, tôi xin cúi đầu tưởng niệm, gọi tên anh, anh nói riêng và những người lính VNCH nói chung đã nằm xuống. Cuộc chiến nầy dù đã kết thúc như thế nào, người dân miền Nam Việt Nam vẫn cúi đầu ghi nhớ công ơn các anh, sự hy sinh cao cả của các anh bởi trên từng tấc đất mà họ đang sống đều được đắp bồi bằng máu của những người như các anh đã không sống hết tuổi xuân của mình.

Dương Thị Sớm Mai

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ới bác Bùi Toàn , Bùi Đồng ơi !

Mấy bác làm cách nào mà khi click vào www.dienantrunghochnc.com là nó ra ngay trang chính hay không ? Chứ mới bắt đâu vào nó ra ngay cái Lời Phi Lộ chưa được tô điểm sao nhìn nó héo wá bác ạ .

Như vậy là hôm nay Diễn Đàn này chính thức không lệ thuộc vào ai cả phải không mấy bác , mọi việc sinh hoạt tự do trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau , không phải cứ úp úp , mở mở sao nó mà chán phèo phèo không hứng thú và vui vẻ gì cả . nhất là mấy anh công an khu vực tối ngày dòm ngó cứ như là cú dòm nha bệnh vậy đó . Từ hồi nào đến giờ xấu tốt gì thì nhà em cũng là người quốc gia , nên ai có nói xuôi nói ngược gì thì nói , em cũng không dám bon chen theo mấy cụ ăn cơm quốc gia mà thờ ma cán bộ để kiếm chút công đâu mấy bác ạ . Mấy bác cho nhà em ở đây thỉnh thoảng chạy ra chạy vào cho vui nhà vui cửa chứ đừng có túm lấy mà cắt ...em thì tội nghiệp em lắm đó nha mấy bác .Đội ơn mấy bác .

Không có gì wí hơn độc lập tự do
Có mỗi xẻo đất mà nó cũng không cho cắm dùi .

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Image


Em Gái Hậu Phương Khánh Vàng Thân Ái Tặng Ông Chủ Quán Cà Phê... Gà Bó Hoa - Người dã dựng lại Lá Cờ VNCH tại Cổ Thành Quảng Trị Mùa Hè DDo lửa 1972 .....BRAVO ANH SÁU

Post Reply