Chiến Sĩ QLVNCH

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động được tin
Niên trưởng Phêrô NGUYỄN BÁ CẨN
(1930-2009)
Khoá 1 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức,
Khoá 1 Quốc Gia Hành Chánh,
Cựu chủ tịch Hạ Nghị Viện , Cựu Thủ Tướng Chính Phủ VNCH
Đã được Chúa gọi về vào lúc 4:00 sáng
Thứ Tư ngày 20 tháng 5 năm 2009
Tại Thành phố San Jose, California
(Nhằm ngày 26 tháng 4 năm Kỷ Sửu)
Hưởng thọ 79 tuổi .

Thành thật chia buồn cùng bà quả phụ NGUYỄN BÁ CẨN và tang quyến.
Nguyện cầu cho Linh hồn niên trưởng Phêrô NGUYỄN BÁ CẨN
được nghỉ ngơi an lành nơi nước chúa .


Image

TM Gia đình Cư An Tư Nguy San Diego
Alfa Đặng Văn Trí


Tiểu sử :

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn sinh năm 1930 tại Cần Thơ, Học khóa 1 SVSQ Trừ bị Thủ Đức, Khóa 1 Quốc Gia Hành Chánh và bước chân vào chính quyền bằng chức vụ Quận Trưởng Quận Cái Bè, Định Tường, rồi Phó Tỉnh trưởng Định Tường, Phước Tuy và Long An. Sau đó ông ứng cử Dân biểu và trở thành Chủ tịch Hạ Viện ở nhiệm kỳ thứ 2 (1971-1975). Ông cũng trở thành Tổng Bí Thư của Đảng Công Nông từ năm 1969. Đến năm 1975 trước biến cố dồn dập về việc Cộng sản tấn chiếm miền Nam, ông đã được mời làm Thủ tướng vào khoảng đầu tháng 4 năm 1975.

Quận Cái Bè, một đơn vị mà vào thời điểm 1958 đang ở trong tình trạng bị Việt cộng lũng đoạn nhưng chỉ trong vòng nửa năm kể từ ngày nhậm chức, ông tân Quận trưởng, tuổi vừa 28, đã thực hiện được kế hoạch bình định quận Cái Bè. Sau đó, từ trách vụ nhỏ đến trách vụ lớn, trong gần 10 năm trời, người thanh niên từng tốt nghiệp thủ khoa Khóa I Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, và cùng một lúc được huấn luyêĩn quân sự tại hai quân trường sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và Liên quân Đà Lạt, ông Nguyễn Bá Cẩn đã tận dụng khả năng của mình để phục vụ đất nước khi lần lượt giữ những chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Định Tường, Phước Tuy và sau cùng là Long An trước khi xin nghỉ giả hạn không lương để ứng cử Dân biểu Pháp nhiệm I.

Trong ngành Lập pháp, suốt hai nhiệm kỳ vói sự hiểu biết về Hiến pháp và thông thạo hành chánh, ông Nguyễn Bá Cẩn đã được bầu làm Đệ nhị Phó chủ tịch Hạ nghị viện và sau là Chủ tịch Hạ nghị viện để rồi trong những ngày tuyệt vọng của đất nước, vào tháng Tư năm 1975, ông can đảm nhận trọng trách làm Thủ tướng và thành lập một chính phủ mới.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù tuổi tác đã cao, cựu thủ tướng cũng đã cùng các nhân sĩ yêu nước, nhân danh Chính Phủ hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa để đệ nạp hồ sơ thềm lục địa lên Liên Hiệp Quốc. Cựu Thủ Thướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn nhấn mạnh trong thư gởi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc: “Nước Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một Quốc Gia thành hình hợp pháp theo đúng các nguyên tắc Công Pháp Quốc Tế, được hơn 80 quốc gia trên thế giới thừa nhận, kể cả bốn nước (Pháp, Anh, Mỹ, Cộng Hòa Trung Hoa) trong số năm quốc gia thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Việt Nam Cộng Hoà đã được nhận vào các tổ chức kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc. Quốc Gia hợp pháp này đã là nạn nhân của cuộc chiến tranh xăm lược bằng võ lực bởi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) từ 1949 đến 1975.

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn qua đột ngột qua đời sáng nay 20 tháng 5 tại San Jose California.
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là tấm gương sáng của lòng yêu nước trong sáng, giản dị, thanh cao .

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI
VỊ THỦ TƯỚNG CUỐI CÙNG CỦA VNCH VỪA TỪ TRẦN


SAU KHI VỪA ĐĂNG KÝ THỀM LỤC ĐỊA VNCH
VÀ PHÊ BÌNH HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CỦA CSBV,
CỰU THỦ TƯỚNG CUỐI CÙNG CỦA VNCH
NGUYỄN BÁ CẨN ĐÃ VĨNH BIỆT CỘNG ĐỒNG.


Trước tin buồn cựu Thủ Tướng VNCH NGUYỄN BÁ CẨN vừa đột ngột từ trần khoảng lúc 3:20AM - 3:30AM ngày Thứ Tư 20-5-2009 nhằm ngày 26 tháng 4 năm Kỷ Sửu, hưởng Thọ 79 tuổi; chúng tôi thay mặt Nhật Báo Việt Báo Bắc California, hãng Thông Tấn VietPress USA và Website Vietastic.com, xin thành kính phân ưu cùng cựu Thủ Tướng Phu Nhân và Tang Quyến; cũng như xin chia buồn đến cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ và khắp hải ngoại về sự mất mát lớn lao nầy.

Ký giả HẠNH DƯƠNG

Image

Ảnh chân dung của ông Nguyễn Bá Cẩn chụp trong thời điểm nhận chức vụ Thủ Tướng VNCH vào giữa tháng 4/1975.
Ảnh nầy được cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn gởi qua Email cho ký giả Hạnh Dương
tối 01-5-2009 và đã được Hạnh Dương sửa bỏ các điểm lấm tấm đen để đăng kèm theo bản tin ngày 02-5-2009 về việc cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn công bố sẽ đệ nạp hồ sơ đăng ký Thềm Lục Địa VNCH lên Liên Hiệp Quốc.

San Jose (Vietastic.com): Cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn, sau khi hoàn thành thủ tục đệ nạp hồ sơ về Thềm Lục Địa Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc hôm 11-5-2009, và phê bình hồ sơ của CSVN là bỏ ngõ hải phận có thể giúp cho Trung Cộng thôn tính thêm lãnh hải và các quần đảo Việt Nam, đã vừa đột ngột từ trần vào khoảng 3:20AM đến 3:30AM ngày Thứ Tư 20-5-2009 nhằm ngày 26 tháng 4 năm Kỷ Sửu.

Chánh văn phòng của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là ông Võ Duy Thường cho ký giả Hạnh Dương biết rằng, trong liên tiếp mấy tháng qua, cựu Thủ Tướng đã làm việc quá nhiều và rất căng thẳng để hoàn tất hồ sơ đăng ký Thềm Lục Địa VNCH và đã đệ nạp cho Liên Hiệp Quốc hôm 11-5-2009 vừa qua trước thời hạn quy định 13-5-2009. Trong chiều Chủ Nhật 17-5-2009, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã đến tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh - Người TPB/VNCH - Kỳ 3" được tổ chức tại San Jose.

Có lẽ do làm việc quá nhiều, quá mệt nên đêm Thứ Ba rạng ngày Thứ Tư 20-5-2009 ông cho vợ ông biết là ông cảm thấy đau ran ở ngực và khó thở. Lúc đó khoảng hơn 3:00AM rạng sáng 20-5-2009. Người nhà gọi xe cấp cứu 911 đến đưa ông vào bệnh viện Regional Medical Center trên đường Jackson, San Jose thì ông đã tắt thở trong khoảng 3:20AM đến 3:30AM. Hiện thi thể ông đang được quàn tại bệnh viên Regional Medical Center để làm các thủ tục và gia đình cùng các đoàn thể VNCH đang họp để lo tổ chức tang lễ phủ cờ VNCH cho cố Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn. Chương trình tang lễ và nghi thức tẩm liệm sẽ được công bố vào ngày Thứ Năm và sẽ chuyển Linh cửu về quàn tại Nghĩa Trang Oakhill, San Jose vào sáng Thứ Bảỷ 23-5-2009. Mọi chi tiết xin liên lạc Chánh Văn Phòng Võ Duy Thưởng Tel. 408-396-0120, Email: thuongduyvo@ yahoo.com.


VÀI NÉT VỀ VỊ THỦ TƯỚNG CUỐI CÙNG CỦA VNCH Ông NGUYỄN BÁ CẨN là con của một gia đình nông dân, sinh ngày 09-9-1930 tại tỉnh lỵ Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông bị gọi động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khóa 1 năm 1951. Sau khi giải ngủ, ông được chấm đậu trong kỳ thi tuyển vào khóa 1 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tại Sài-gòn cuối năm 1953, nhập học đầu năm 1954 và tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1957 rồi được bổ nhiệm về Tòa Hành Chánh tỉnh Định Tường.

Là một viên chức hành chánh cần mẫn, ông được chế độ Đệ I Cộng Hòa bổ nhiệm làm Quận Trưởng Cái Bè vào năm 1958. Chỉ một năm sau, ông được thăng chức Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Định Tường vào năm 1959. Qua năm 1962, ông được chuyển về làm Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Phước Tuy (Vũng Tàu, Bà Rịa ngày nay). Đến năm 1964 ông được chuyển về làm Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Long An nằm sát cạnh Sài-gòn.

Năm 1967, ông Nguyễn Bá Cẩn đắc cử Dân Biểu pháp nhiệm I của nền Đệ II Cộng Hòa thuộc đơn vị tỉnh Định Tường và đã được các Dân biểu đồng viện bầu vào chức vụ Đệ II Phó Chủ Tịch Hạ Viện VNCH.

Vào cuối năm 1967, ông Nguyễn Bá Cẩn đã cùng Nghị Sĩ Đặng Văn Sung thuộc Liên danh Nông Công Binh tại Thượng Nghị Viện thành lập Liên Khối Dân Chủ Xã Hội lưỡng viện Quốc Hội VNCH. Năm 1969, ông Nguyễn Bá Cẩn liên kết với Nghị sĩ Đặng Văn Sung và ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, để thành lập Đảng Công Nông Việt Nam. Ông Trần Quốc Bửu làm Chủ Tịch Đảng, còn ông Nguyễn Bá Cẩn giữ chức vụ Tổng Bí Thư Đảng Công Nông Việt Nam.

Vào nhiệm kỳ II của Hạ Viện từ 1971-1975, ông Nguyễn Bá Cẩn tái đắc cử Dân Biểu cũng tại đơn vị tỉnh Định Tường. Các Dân biểu đồng viện đã nhất loạt bầu ông làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH suốt nhiệm kỳ II cho đến tháng 4/1975 khi ông ra đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng VNCH trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Miền Nam Việt Nam.

Cuối tháng 3/1975, khi Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đã tiến chiếm một số khu vực tại Miền Trung, Cao nguyên Việt Nam, Hoa Kỳ đòi hỏi phải có một cuộc cải tổ sâu rộng thành phần chính phủ để ổn định nội tình Miền Nam và có đủ sức mạnh để đối thoại với CSBV. Do đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời ông Nguyễn Bá Cẩn ra nắm chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ VNCH vì tin tưởng rằng ông là người liêm khiết và có lập trường quốc gia chống Cộng kiên định.
Image
Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (bên trái) ký nhận bàn giao chức vụ Thủ Tướng VNCH từ cựu Thủ Tướng là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (phải) vào ngày 14-4-1975.).

(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương).
Đầu tháng 4/1975 ông Nguyễn Bá Cẩn mới nhận lời làm Thủ Tướng VNCH và cho lập tân nội các, trình diện Nội Các vào ngày 14-4-1975. Chức vụ Chủ Tịch Hạ Viện VNCH được trao lại cho Dân Biểu Phạm Văn Út. Trong khi Nghị Sĩ Trần Văn Lắm vẫn giữ chức Chủ Tịch Thượng Nghị Viện VNCH. Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện vẫn là ông Thẩm Phán Trần Văn Linh.

Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn bổ nhiệm Trung Tướng Trần Văn Đôn làm Phó Thủ Tướng đặc trách Quốc Phòng; Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng, đang là Tổng Trưởng Công Chánh, làm Phó Thủ Tướng phụ trách Di Dân Định Cư; và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo làm Phó Thủ Tướng đặc trách Kinh Tế Tài Chánh.

Mặc dầu từng làm Quận Trưởng và Phó Tỉnh Trưởng dưới thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và sau đó làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH dưới thời Đệ II Cộng Hòa, nhưng ông Nguyễn Bá Cẩn và gia đình cũng chỉ sống một cuộc sống thanh bạch tại một căn phố nghèo bên cạnh một đống rác trên đường Nguyễn Hữu Thoại phía sau lưng Chợ Thị Nghè. Hạ Viện VNCH có cấp cho ông một biệt thự làm tư dinh tại đường Pasteur, quận I Sài-gòn; nhưng ông từ chối đến ở, mà chỉ dùng làm nơi tiếp khách khi cần thiết mà thôi. Đến khi ông lên làm Thủ Tướng Chính Phủ VNCH thì Tổng Nha Cảnh Sát đã yêu cầu ông và gia đình phải đến ở tại Dinh Thủ Thướng số 5 đường Bạch Đằng. Quận 1, Sài-gòn và ông nói rằng "trong những giờ phút cuối cùng của lịch sử VNCH, tôi gần như làm việc 20 giờ trên 24 giờ mỗi ngày... có khi thức trắng đêm !".

Image
Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trình diện tân Nội Các lên TT Nguyễn Văn Thiệu
tại Dinh Độc Lập vào ngày 14-4-1975.
(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương).
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Hạnh Dương của Việt Báo trước khi ông cho xuất bản cuốn Hồi Ký của ông, cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn nói rằng: "Vấn đề Việt Nam lúc bấy giờ là một ván bài chung của Hoa kỳ và Pháp. Họ đã nhúng tay vào và đã sắp đặt tất cả. Họ buộc chúng ta phải đầu hàng, phải bàn giao nguyên trạng.. Ngày 21-4-1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức, theo Hiến Pháp, ông đã bàn giao cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên làm Tổng Thống. Ngày 25-4-1975 tôi từ chức Thủ Tướng VNCH, nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương yêu cầu tôi phải ở lại tiếp tục xử lý thường vụ cho đến ngày 28-4-1975 để chờ tân chính phủ."

Nguyên Thủ Thướng Nguyễn Bá Cẩn kể : “Sáng ngày 27-4-1975, tôi dự phiên họp khẩn cấp và kín với Tổng Thống Trần Văn Hương tại tư dinh dành cho Phó Tổng Thống để thảo luận về việc Hoa Kỳ, Pháp và Cộng Sản BV buộc phải bàn giao cho Tướng Dương Văn Minh. Tôi đã trình Tổng Thống Trần Văn Hương rằng nếu Tổng Thống tự động bàn giao cho Tướng Minh thì sau nầy ngàn đời lịch sử sẽ oán trách Tổng Thống ! Tôi đề nghị Tổng Thống Trần Văn Hương là nên trao lại quyền cho Lưỡng Viện Quốc Hội quyết định. Nếu Quốc Hội đồng ý cho bàn giao thì Tổng Thống sẽ bàn giao cho ông Dương Văn Minh và như thế Tổng Thống tránh được hành động vi hiến.”
Image
Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn đang giới thiệu các thành viên trong Tân Nội Các lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 14-4-1975.
(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương).
Về những phút cuối của giờ thứ 25 trong lịch sử VNCH, vị Thủ Tướng cuối cùng của VNCH kể với ký giả Hạnh Dương rằng “Phiên họp kết thúc lúc 12:00 giờ trưa. Tôi vừa trở về đến Dinh Thủ Tướng vào lúc 12:15 giờ trưa thì Đại sứ Martin của Hoa Kỳ đã gọi điện thoại nói với tôi rằng “Đêm 26-4-1975 Cộng Sản Bắc Việt bắn hỏa tiễn vào trung tâm Sài-gòn là để cảnh cáo mà thôi. Nay CSBV đã dàn sẵn 20 Sư Đoàn quanh Sài-gòn rồi và Bắc Việt đòi buộc phải bàn giao chức Tổng Thống cho ông Dương Văn Minh .. bất cứ người nào khác đều không được chấp thuận và buộc phải bàn giao trước 12:00 giờ khuya ngày 27-4-1975 nếu không thì Bắc Việt sẽ pháo kích bình địa Sài-gòn. Vậy xin Thủ Tướng hãy giúp Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm triệu tập phiên họp Lưỡng viện Quốc Hội khẩn cấp.”

Điều khó khăn nhất là triệu tập một phiên khoáng đại lưỡng viện Quốc Hội, ít ra mất 1 tuần lễ thì văn phòng Quốc Hội mới tống đạt được văn thư triệu tập. Việc nầy cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể tiếp với ký giả Hạnh Dương rằng: "Tôi đã chỉ thị cho hệ thống Truyền Thanh và Truyền Hình Sài gòn cứ phát nhạc hùng và vài phút đọc lệnh triệu tập lưỡng viện Quốc Hội một cách khẩn cấp. Nhờ đó mà đêm 27-4-1975 có đủ túc số hợp lệ, tức là quá bán tổng số 159 vị Dân Biểu và 60 vị Nghị Sĩ đã họp mặt để quyết định có đồng ý hay không việc trao quyền hành cho Tướng Dương Văn Minh theo như CSBV đã yêu cầu, nếu không thì Sài-gòn sẽ bị tấn công bình địa. Lưỡng viện Quốc Hội đã biểu quyết chấp thuận và chiều ngày 28-4-1975 thì Tổng Thống Trần Văn Hương đã trao lại chức vụ Tổng Thống cho cựu Đại Tướng Dương Văn Minh.”

Đại sứ Hoa Kỳ Martin kêu gọi Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn nên cấp tốc rời khỏi Việt Nam để bảo toàn tính mạng. Sau khi biết TT Nguyễn Văn Thiệu và các vị cao cấp khác đã rời khỏi Việt Nam, lúc đó Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho vợ và con gái của ông lên chuyến bay Air France cuối cùng đi qua Paris nơi mà em vợ của ông là một Đại Tá trong Không Lực của Pháp đang chờ đón gia đình ông.

Image
Tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (hàng đầu bên trái) và các thành viên trong Tân Nội Các (đứng sau lưng bên cánh trái) chụp chung với cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm (hàng đầu bên phải) và các thành viên trong Nội Các cũ vừa giải thể (đứng sau lưng bên cánh phải).
(Ảnh tài liệu của Hạnh Dương)
Mặc dầu bị CSBV bủa vây áp lực và Đại sứ Martin của Hoa Kỳ thúc đẩy phải bàn giao, nhưng cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn nói với ký giả Hạnh Dương rằng: “Tôi nhất định từ chối không bàn giao chức vụ Thủ Tướng cho ông Vũ Văn Mẫu !". Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể rằng lúc đó ông đã gọi điện thoại cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ vào khoảng 02:00 giờ sáng ngày 28-4-1975 để đề nghị thu xếp phương tiện cho ông rời khỏi Việt Nam theo khuyến cáo của Đại Sứ Martin. Tòa Đại Sứ HK nói không còn máy bay riêng như đã hứa trước đây, và mời ông đến ngay để lên trực thăng ra phi trường Tân Sơn Nhất. Chỉ mấy phút sau, Chánh Võ Phòng là Đại Tá Trần Ngọc Nguyên đã lái xe trong giờ giới nghiêm đưa Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đến Tòa Đại Sứ Mỹ để từ đó đi trực thăng Mỹ ra phi trường Tân Sơn Nhất rồi đáp máy bay C130 của quân đội Hoa Kỳ bay qua Phi-Luật-Tân. Trên chuyến bay nầy có các ông Hoàng Đức Nhã, là cháu gọi TT Thiệu bằng Cậu Ruột, nguyên là Tổng Ủy Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi; và ông Phan Quang Đán, nguyên Phó Thủ Tướng, cùng đi chung. Đến Phi-Luật-Tân, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn được chuyển lên phi cơ phản lực của quân đội Hoa Kỳ để đi qua căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam rồi bay chuyển tiếp đến căn cứ Hickey của Mỹ ở Honolulu và cuối cùng bay đến Travis Air Force Base của Mỹ ở Sacramento là nơi ông có đứa con trai đầu và con gái thứ nhì đang du học tại đó. Trên đường đi tỵ nạn, ông được xem là người may mắn còn được phía Hoa Kỳ đưa đón trang trọng. Đến mỗi căn cứ Không quân Hoa kỳ đều có vị Tướng chỉ huy căn cứ ra tận phi cơ rước ông vào phòng khách thăm hỏi niềm nỡ. Mấy ngày sau khi đến Sacramento thì Hoa Kỳ cho phép vợ và con gái của ông từ Paris sang San Francisco đoàn tụ với ông.
ĐỜI TỴ NẠN TẠI HOA KỲ:
Về cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Bá Cẩn, vị Thủ Tướng cuối cùng của VNCH kể với ký giả Hạnh Dương rằng “Lúc qua đến Hoa Kỳ thì tôi chỉ có võn vẹn 1,000 Mỹ-kim tiền dằn túi mà thôi ! May mắn là vợ tôi có được một đôi bông tai và chiếc nhẫn hột xoàn nho nhỏ là của hồi môn ngày cưới thì đã bán ra được vài ngàn Mỹ-kim để hùn với người sui gia mở trạm bán xăng tại thành phố Mountain View. Tại khu vực nầy tôi gặp cựu Phó Thủ Tướng Nguyễn Tôn Hoàn đang mở tiệm bán cơm. Tôi thì sáng nào cũng leo lên leo xuống để treo bảng thay đổi giá bán xăng. Trạm xăng nầy của hãng Texaco ngày trước có mở các trạm xăng Caltex ở Việt nam. Tôi đến xin và họ có sẵn một trạm xăng ế ẩm không ai khai thác nên họ đã tân trang sửa chữa lại cho tôi bán nhưng mình cũng phải bỏ ít tiền vào để kinh doanh. Chỉ tiếc rằng mới kinh doanh được 3 tháng thì bị lỗ khá nhiều nên đành bỏ cuộc !”

Thế nhưng chưa hết, ông Nguyễn Bá Cẩn kể tiếp :”Vào giai đoạn 1975, ngành công nghệ kỹ thuật cao của Hoa Kỳ chưa phát triển, nhưng tôi quyết định đi học ngành HighTech nên đã trở lại đại học để học Computer Science mặc dù lúc đó tôi đã 46 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Computer Science về lập trình (Programmer) , từ đầu năm 1979 tôi đến xin việc tại Công ty dầu hỏa hàng đầu của Mỹ là Standard Oil of California, bây giờ là Chevron Texaco Corp. Hôm tôi đến hãng để được phỏng vấn, tôi cũng thấy nao nao như mọi người đi xin việc. Có 3 nhân viên cao cấp của Hãng tiếp tôi. Họ nói là trong đời họ, họ đã phỏng vấn hằng nghìn người rồi, nhưng đây là lần đầu tiên mà họ được phỏng vấn một cựu Thủ Tướng Chính Phủ. Nên họ muốn biết làm Thủ Tướng là làm cái gì ? Tôi thấy đỡ lo và chụp ngay cơ hội để nói về đề tài này hầu tránh bị phỏng vấn về chuyên môn. Tôi nói hết một giờ và họ nghe rất hào hứng.. Câu thứ hai họ lại nói rằng họ ngạc nhiên khi biết tôi còn làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện nữa.. thế thì làm công việc gì ? Tôi lại có dịp nói thêm một giờ đồng hồ nữa. Sau hết, họ nhìn vào bằng cấp của tôi về ngành Computer Science.. họ hỏi : Ông từng làm Chủ Tịch Quốc Hội, từng làm Thủ Tướng Chính Phủ, nay ông làm nhân viên cho Hãng thì liệu ông có thoải mái (comfortable) để làm việc với chúng tôi không ?" Tôi trả lời rằng, trước khi làm các chức vụ đó tôi xuất phát từ một gia đình nông dân, tôi lên từ cuộc sống vất vả nghèo hèn ở đồng ruộng chân lấm tay bùn, và nay tôi đang phải làm lại từ đầu, từ con số không với cái căn bản nông dân quen thuộc của tôi nên tôi đâu có gì để ngại ngùng ! Và thế là tôi được tuyển dụng."

Công ty Chevron Texaco Corp. có 60,000 nhân viên trên khắp thế giới vào lúc nhân viên mới Nguyễn Bá Cẩn đến nhận việc, trụ sở trung ương đặt tại San Francisco. Riêng Computer Department có 1,200 chuyên viên. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể rằng : ”Tôi được tuyển dụng làm tại Computer Dept. với phần vụ Programmer Analyst, rồi sau đó thăng lên trật System Analyst Designer, chuyên phân tích và viết phần mềm cho các kế hoạch Marketing của Chevron Texaco Corp. từ năm 1979 cho đến ngày tôi về nghỉ hưu vào cuối năm 1998 tức 20 năm đi làm công trên đất Mỹ. Trong 2 năm đầu, cứ 6 tháng tôi được lên lương một lần, trung bình từ 5 đến 10%, có một lần được tới 20%. Tôi ngạc nhiên hỏi họ thì họ nói đó là trả lương chính đáng và điều chỉnh theo đúng chỉ tiêu về khả năng và công việc tôi đã làm. Chức vụ cuối cùng để hưởng lương hưu của tôi là Senior System Analyst. Tổng kết cuộc đời, tôi đã làm việc gần 30 năm cho VNCH và 20 năm cho đại tư bản Hoa Kỳ. Suốt 50 năm không nghỉ ngơi ! Tại vùng Vịnh của San Francisco này, mỗi ngày tôi phải lái xe trên 100 miles để đi làm.. về nhà thì giặt giũ, phụ giúp việc nội trợ, vệ sinh... tôi làm mọi việc và vẫn thấy yêu đời, yêu cuộc sống bởi lương tâm tôi thanh thản vì đã phụng sự cho Tổ Quốc mà chưa hề làm gì tổn hại cho Tổ Quốc và đồng bào. Đối với gia đình thì tôi vẫn luôn là một người chồng, người cha nhân ái và gương mẫu."

Từ năm 1982-1983 cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã viết bài cho Wall Street Journal, viết trả lời các phỏng vấn của báo chí Mỹ, viết cho Liên Hiệp Quốc và cho cựu Tổng Thống Bill Clinton để yêu cầu họ áp lực Cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyên cùng thực thi tự do dân chủ. Gần đây ông xuất hiện nhiều trong các bài diễn thuyết trước công chúng tại nhiều Tiểu Bang trên khắp Hoa Kỳ. Khi kể cho ký giả Hạnh Dương của Việt Báo về các chi tiết trên đây thì ông đã viết đến các trang cuối cùng của cuốn Hồi Ký mà theo ông là “Hồi ký của tôi không tấn công chê trách ai cả, không thiên kiến với ai cả... mà là viết cho 1 triệu Quân Cán Chính VNCH; viết cho gần 20 triệu người dân của VNCH, viết cho một sự thực lịch sử mà thôi. Giữa CSBV xâm lăng và Miền Nam nạn nhân, chính chúng ta mới là có chính nghĩa. Quân dân chúng ta đã chiến đấu anh hùng, chúng ta bị bắt buộc đầu hàng, buông súng.. bị phản bội !” Cuốn Hồi Ký của cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn đã được xuất bản và được đón nhận khắp nời trên thế giới.

Ngày 01-5-2009, ký giả Hạnh Dương nhận được Email của ông Võ Duy Thưởng, Chánh Văn Phòng của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn gởi nhờ phổ biến “Thư Ngỏ của cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn về việc đệ nạp hồ sơ đăng ký Thềm Lục Địa”. Tối Thứ Sáu 01-5-2009, Hạnh Dương gọi điện thoại cho cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và xin một tấm hình của ông để đăng kèm theo bản tin. Ông đã gởi Email chuyển tấm hình của ông chụp vào thời gian nhậm chức Thủ Tướng và gọi điện thoại nói với Hạnh Dương rằng “Hình nầy có nhiều kỷ niệm, có vài vết lấm tấm vì khi Scan bị dơ, nhưng anh thích tấm hình nầy lắm.” Tấm hình đã được Hạnh Dương chỉnh lại các vết xước và gởi lại cho cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn với câu viết trong Email là “Hình của anh đã được sửa lại rồi rất đẹp trai”. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn xem bản tin công bố trên Vietastic.com (http://vietastic. ning.com/ profiles/ blogs/ngoi- viet-tu-do- hai-ngoai- va ) và chuyển lên các Diễn Đàn Internet. Ông đã gọi điện thoại nói với ký giả Hạnh Dương :”Cám ơn đã gởi cho anh tấm hình bây giờ đẹp thật. Biết đâu vài ngày nữa anh sẽ cần tấm hình đó”.



Không biết câu nói trên đây của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn có phải lcâu nói như một điềm báo trước của định mệnh hay không; nhưng vào lúc 2:00PM chiều Thứ Tư 20-5-2009, Chánh Văn Phòng của cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn là ông Võ Duy Thưởng sau khi cho ký giả Hạnh Dương biết các chi tiết liên quan đến giờ phút cuối cùng của cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn lúc từ trần trên đường từ tư gia đến bệnh viện Regional Medical Center vào khoảng 3:20AM đến 3:30AM sáng Thứ Tư 20-5-2009; thì cùng lúc đã yêu cầu Hạnh Dương gởi tặng lại tấm hình mà Hạnh Dương đã chỉnh sửa của cựu Thủ Tướng để Ban Tổ Chức và gia đình có thể cần đến trong tang lễ !

Các hình ảnh và chi tiết về cuộc đời được trích đăng trên đây đã được chính cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cung cấp và kể cho ký giả Hạnh Dương trong cuộc phỏng vấn dành riêng trước khi cựu Thủ Tướng cho xuất bản cuốn Hồi Ký của ông về những giờ phút cuối cùng của Lịch sử VNCH. Chúng tôi sẽ đăng lại bài viết về cuộc phỏng vấn nầy để quý đọc giả theo dõi và sau nầy các sử gia cần đến.

Trong cuộc phỏng vấn, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho hay rằng dưới chế độ Đệ I Cộng Hòa của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lúc ông làm Quận Trưởng Cái Bè vào năm 1958 và năm sau 1959 được thăng chức Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Định Tường; rồi qua năm 1962 làm Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Phước Tuy, ông đã nhiều lần được đảng Cần Lao yêu cầu ông trở lại đạo Công Giáo nhưng ông quyết liệt từ chối. Nhưng khi đến định cư tại Hoa Kỳ, sau khi con gái của ông tử thương vì tai nạn, ông đã buồn khóc rất nhiều và mắt của ông gần như bị mù. Nghe nói Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) tại Pháp là nơi linh thiêng và nhiều người khấn xin được Đức Mẹ chữa lành nên Phu Nhân của cựu Thủ Tường đã đưa ông qua Pháp để đến cầu nguyện tại nơi Đức Mẹ Hiện ra với chị Bernadette Soubirous từ ngày 11-02-1858 tới ngày 16-07-1858 trong 18 lần khác nhau. Chị Bernadette về sau trở thành nữ tu Marie-Bernard của dòng Các Nữ Tu Bác Ái Nevers (Soeurs de la Charité de Nevers). Soeur Marie-Bernard đã chết vào lúc 15 giờ 15 phút ngày 16-4-1879 và được chôn cất vào ngày 30-4-1879 trong nhà nguyện kính Thánh Giuse. Cho đến nay sau 3 lần khai mở hầm mộ của nữ tu nầy vào các ngày ngày 22-09-1909, ngày 03-04-1919 và ngày 18-4-1925 để khám nghiệm làm thủ tục phong thánh trước sự chứng kiến của các Bác Sĩ, Luật Sư và viên chức chính quyền và Giáo Hội Công Giáo, thì điều rất ngạc nhiên là xác của nữ tu Marie-Bernard nầy vẫn nguyên vẹn và mềm mại như người đang ngủ. Hiện nay thi thể của nữ tu nầy được bỏ trong quan tài bằng kính trong suốt và để trong nhà nguyện cho mọi người đến kính viếng cầu nguyện. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kể rằng ông chỉ đi theo đề nghị của vợ ông mà thôi chứ chẳng tin tưởng gì; nhưng sau khi thấy nhũng điều kỳ diệu như thế nên ông đã cầu nguyện và không ngờ là sáng hôm sau khi thức dậy hai mắt ông bừng sáng như chưa hề bị bệnh tật gì. Từ đó ông đã xin theo đạo Công Giáo và được chịu phép thánh tẩy tại Lộ Đức (Lourdes) ở Pháp và trở lại Hoa Kỳ đi thánh lễ nhà thờ mỗi ngày Chủ Nhật, rất sùng đạo và sống bình dị trong đức bác ái cho đến giờ phút ông vĩnh biệt gia đình và cộng đồng người Việt tự do tại Hoa Kỳ và hải ngoại vào lúc 3:20AM - 3:30AM ngày Thứ Tư 20-9-2009 ! Đây quả là một sự mất mát lớn không những cho người Việt tỵ nạn Cộng Sản mà còn cho đất nước Việt Nam vì ông vừa đệ nạp hồ sơ tranh đấu và bảo vệ Thềm Lục Địa Việt Nam khỏi bị Trung Cộng xâm lược và đang chờ Liên Hiệp Quốc luận xét; trong khi hồ sơ của CSVN thì né tránh vì mở miệng mắc quai bởi đã ký các Hiệp Ước dâng đất tặng Biển Đông cho Trung Cộng !

Chúng tôi xin cầu nguyện cho Linh hồn cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn
được Thiên Chúa rước về Thiên Đường.

HẠNH DƯƠNG
Vietastic.com

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong

Image

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Hai cựu tướng VNCH Trần Văn Minh và Bùi Đình Đạm vừa qua đời

Image
Cựu Trung Tướng Trần Văn Minh.

Image
Cựu Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm

WESTMINSTER, California (NV) - Một người từng là đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Tunisia, Bắc Phi, và một người từng giữ chức tổng giám đốc Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng, cả hai đều vừa từ trần ở hải ngoại. Cựu Trung Tướng Trần Văn Minh đã mất tại Paris, Pháp. Cựu Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm mất tại San Jose, California.

Ông Trần Văn Minh đã hưởng thọ 76 tuổi. Theo tài liệu do ông Hồ Ðắc Huân cung cấp, cố Trung Tướng Trần Văn Minh sanh ngày 19 Tháng Tám, 1923 tại Sài Gòn, tốt nghiệp Tú Tài 2 Pháp ban khoa học toán năm 1941. Năm 1944, ông tốt nghiệp trường Võ Bị Tông Sơn Tây với cấp bậc chuẩn úy và ra trường phục vụ Trung Ðoàn 5 Bộ Binh. Ông bắt đầu làm việc tại Bộ Quốc Phòng năm 1951 và lên chức tổng thư ký thường trực Bộ Quốc Phòng năm 1958.

Vào đầu Tháng Mười Một 1963, ông tham gia cuộc đảo chánh do Trung Tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Trong những năm sau ông Trần Văn Minh đã tiếp tục được thăng chức lên tới Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực năm 1965.

Năm 1971 ông được bổ nhiệm chức Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Tunisia ở Bắc Phi Châu. Ông giải ngũ năm 1974. Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông định cư tại Pháp và sống ở đó cho đến ngày qua đời.

Trong khi đó, theo tin của gia đình, cựu Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm đã “ra đi trong bình thản, ngủ rồi đi luôn một cách êm ái” tại nhà riêng ở San Jose, California vào khoảng 4 giờ sáng ngày 30 Tháng Năm, 2009, hưởng thọ 73 tuổi.

Cũng theo tài liệu của ông Hồ Ðắc Huân, ông Bùi Ðình Ðạm chào đời ngày 26 Tháng Sáu, 1926 tại Phương Trì, Ðan Phượng, Hà Ðông. Ông tốt nghiệp cử nhân văn khoa viện Ðại Học Sài Gòn năm 1970, theo học khóa 1 Bảo Ðại sau đổi thành Phan Bội Châu Trường Võ Bị Huế và tốt nghiệp năm 1949 với cấp bậc thiếu úy.

Ông Bùi Ðình Ðạm được thăng chức dần dần trong những năm sau đó, lên tới Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn 7 Bộ Binh năm 1960 và cấp bậc thiếu tướng năm 1970. Vào năm 1973, ông được cử vào chức tổng giám đốc Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng và giữ chức ngày cho đến hết Tháng Tư 1975.

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, ông định cư tại San Jose, California và ở đó cho đến ngày qua đời. Trong hơn 30 huy chương mà cựu Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm từng được trao có các huy chương cao quí như Ðệ Tam Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương, Lục Quân Huân Chương Ðệ Nhất hạng, và Anh Dũng Bội Tinh. (h.d.)

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 tại Miền Nam California

Image
Hàng trăm cựu quân nhân QLVNCH đã rủ nhau về tham dự “Ðêm Hát Cho Lính” nhân Ngày Quân Lực. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Image
Cựu Liên Quân QLVNCH trong buổi lễ Vinh Danh Chiến Sĩ VNCH nhân Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Image
Lễ Phủ Quân Kỳ tưởng niệm đến các chiến sĩ VNCH đã Vị Quốc Vong Thân. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu là ngày kỷ niệm của người dân miền Nam nhớ đến công ơn tập thể những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được trao cho nhiệm vụ lãnh đạo đất nước vào năm 1965. Thế nên năm nào những người cựu chiến binh VNCH ở khắp nơi tại hải ngoại cũng tổ chức những buổi lễ trang trọng để cùng nhau tưởng nhớ đến những đồng đội đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Năm nay tại miền Nam California, Ngày Quân Lực đã diễn ra trong ba buổi, một không chính thức vào tối hôm Thứ Sáu 19 Tháng Sáu tại nhà hàng Royal trong thị xã Garden Grove và hai buổi lễ chính thức vào chiều tối Thứ Bảy 20 Tháng Sáu tại Vườn Hồng thị xã Westminster và sáng Chủ Nhật 21 Tháng Sáu tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ.


Buổi lễ không chính thức diễn ra tại nhà hàng Royal trong thị xã Westminster thực ra chỉ là một cuộc họp mặt nhân Ngày Quân Lực của một số anh chị em cựu quân nhân QLVNCH do các chiến hữu Phạm Ngọc Ðăng, Vũ Hưng, cựu Thiếu Úy Ngôn xướng xuất. Nào ngờ, do những liên lạc cá nhân mà số chiến hữu các quân binh chủng QLVNCH đã đến quá đông ngoài dự trù của anh em tổ chức. Chiến hữu Phạm Ngọc Ðăng cho biết, “Tưởng chỉ là một tối anh em ngồi lại với nhau ca hát để có ‘Một Ðêm Tình Ca cho Lính’ nào ngờ anh chị em và đồng hương biết được đã đến tham gia đông quá”.

Cựu Thiếu Úy Ngôn thay mặt ban tổ chức cũng cho biết, “Anh xem có quân đội nào trên thế giới sau hơn 34 năm tan hàng mà vẫn còn được lòng thương yêu của người dân như QLVNCH không. Mình không chủ quan mà nói thế mà căn cứ trên bất cứ một sinh hoạt nào của anh em cựu chiến sĩ, hay do anh em tổ chức đều được sự tham gia đông đảo của bà con. Rõ nhất là ba lần Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh để trợ giúp cho Thương Phế Binh VNCH ở quê nhà, lần nào cũng đạt được kết quả khả quan về mọi phương diện mà không một tổ chức nào đạt được. Ðó, lòng thương yêu là ở đó đó”.

Vì thế nên những người lính cũ của VNCH lại càng thương yêu nhau hơn. Trong buổi họp mặt này gần như hầu hết cựu chiến binh các quân binh chủng của QLVNCH đều mặc lại những bộ quân phục cũ với cấp bậc huy chương ngày nào. Ai nấy đều tỏ lộ sự trân trọng cuộc đời lính đã qua và rất kiêu hãnh đã từng là người lính của QLVNCH. Họ chan hòa với nhau bằng tay bắt mặt mừng, rôm rả chuyện trò nhắc từng đơn vị cũ, từng chiến trường xưa, từng đồng ngũ đã hy sinh hay trở thành thương binh còn kẹt lại ở quê nhà. Cuộc vui hàn huyên trong Ngày Quân Lực kéo dài mãi đến gần 1 giờ sáng mới chấm dứt.

Ngày hôm sau Thứ Bảy 20 Tháng Sáu, những người cựu chiến binh QLVNCH đã cùng khoảng ba trăm đồng hương đến Vườn Hồng của thị xã Westminster để cùng nhau làm Lễ Truy Ðiệu các Chiến Sĩ VNCH đã vị quốc vong thân.

Ðây là một sinh hoạt đã trở thành truyền thống của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH nam Cali và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây Nam Hoa Kỳ.

Lễ Truy điệu năm nay được đặt dưới sự chủ tọa của Cựu Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Cổ Tấn Tinh Châu.

Nhắc nhở trong dịp này, ban tổ chức Lễ Truy Ðiệu cũng đề cập đến tình thương yêu của người dân VNCH, cho dù 34 năm đã qua, cho dù quân đội ấy đã phải bó tay trước thời cuộc quốc tế mà đành phải để mất miền Nam vào tay Cộng Sản.

Một lễ Quân Kỳ Rũ đã diễn ra thật cảm động với những nghi thức được vị chủ tọa buổi lễ và các cựu Quốc Gia Nghĩa Tử thực hiện trang trọng trong tiếng điếu văn kể những chiến công và sự hy sinh của những chiến sĩ VNCH đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ đất nước. Những lời cầu nguyện của các vị đại diện trong Hội Ðồng Liên Tôn bầy tỏ lòng thương cảm, tri ân sâu sắc đến anh linh các chiến sĩ đã Vị Quốc Vong Thân.

Hầu hết đồng hương đến tham dự đều tới dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc Ghi Công để tưởng nhớ đến sự hy sinh của các chiến sĩ QLVNCH kể cả người đã khuất lẫn những người còn đang chiến đấu dưới nhiều hình thức khác.

Vào sáng hôm sau, Lễ Vinh Danh Chiến Sĩ VNCH được Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây Nam Hoa Kỳ, Tổng Hội Cảnh sát Quốc Gia và nhiều hội ái hữu cựu quân nhân đã làm lễ trước Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, có nhiều quan khách Việt Mỹ tham dự.

Trong dịp này, vị chủ tọa cựu Ðại Tá Cổ Tấn Tinh Châu đã nhắc nhở rằng, “Chúng ta kỷ niệm Ngày Quân Lực hôm nay để nhớ đến đất nước thân yêu đã rơi vào tay Cộng Sản 34 năm nay. Trong dịp này chúng ta cũng nhớ đến một đời chiến đấu để cống hiến cho Quốc Gia Dân tộc.

“Cuộc chiến mà chúng ta tham gia để bảo vệ Tự Do đã bị bức tử một cách trắng trợn, nhưng đã làm cho chính nghĩa của chúng ta ngời sáng khi thế giới nhìn lại đất nước Việt Nam bị lọt trong tay Cộng Sản. Chúng ta đã chiến đấu và cuộc chiến đấu của chúng ta đã làm nhiều nhà báo ngoại quốc phải thốt lên, ‘Ôi, một quân lực đã chiến đấu vô cùng anh dũng! Tôi vô cùng kính phục' như nhà báo Pháp Pierre La Court đã viết khi làm phóng sự về trận chiến tại Xuân Lộc vào cuối cuộc chiến.

“Nếu chúng ta mà không có chính nghĩa thì chúng ta đã không có những cái chết anh dũng của những người lính VNCH. Ðến nay cuộc chiến ấy vẫn còn có lý do để tiếp diễn vì tình hình của VN hiện tại. Chúng ta phải có nhiệm vụ mau chóng kết thúc cuộc chiến dành tự do độc lập cho tổ quốc VN. Lý tưởng chiến đấu của chúng ta là Dân Tộc, không phải vì thù oán.”

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 tại Miền Nam California

Image
Hàng trăm cựu quân nhân QLVNCH đã rủ nhau về tham dự “Ðêm Hát Cho Lính” nhân Ngày Quân Lực. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Image
Cựu Liên Quân QLVNCH trong buổi lễ Vinh Danh Chiến Sĩ VNCH nhân Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Image
Lễ Phủ Quân Kỳ tưởng niệm đến các chiến sĩ VNCH đã Vị Quốc Vong Thân. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu là ngày kỷ niệm của người dân miền Nam nhớ đến công ơn tập thể những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được trao cho nhiệm vụ lãnh đạo đất nước vào năm 1965. Thế nên năm nào những người cựu chiến binh VNCH ở khắp nơi tại hải ngoại cũng tổ chức những buổi lễ trang trọng để cùng nhau tưởng nhớ đến những đồng đội đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Năm nay tại miền Nam California, Ngày Quân Lực đã diễn ra trong ba buổi, một không chính thức vào tối hôm Thứ Sáu 19 Tháng Sáu tại nhà hàng Royal trong thị xã Garden Grove và hai buổi lễ chính thức vào chiều tối Thứ Bảy 20 Tháng Sáu tại Vườn Hồng thị xã Westminster và sáng Chủ Nhật 21 Tháng Sáu tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ.


Buổi lễ không chính thức diễn ra tại nhà hàng Royal trong thị xã Westminster thực ra chỉ là một cuộc họp mặt nhân Ngày Quân Lực của một số anh chị em cựu quân nhân QLVNCH do các chiến hữu Phạm Ngọc Ðăng, Vũ Hưng, cựu Thiếu Úy Ngôn xướng xuất. Nào ngờ, do những liên lạc cá nhân mà số chiến hữu các quân binh chủng QLVNCH đã đến quá đông ngoài dự trù của anh em tổ chức. Chiến hữu Phạm Ngọc Ðăng cho biết, “Tưởng chỉ là một tối anh em ngồi lại với nhau ca hát để có ‘Một Ðêm Tình Ca cho Lính’ nào ngờ anh chị em và đồng hương biết được đã đến tham gia đông quá”.

Cựu Thiếu Úy Ngôn thay mặt ban tổ chức cũng cho biết, “Anh xem có quân đội nào trên thế giới sau hơn 34 năm tan hàng mà vẫn còn được lòng thương yêu của người dân như QLVNCH không. Mình không chủ quan mà nói thế mà căn cứ trên bất cứ một sinh hoạt nào của anh em cựu chiến sĩ, hay do anh em tổ chức đều được sự tham gia đông đảo của bà con. Rõ nhất là ba lần Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh để trợ giúp cho Thương Phế Binh VNCH ở quê nhà, lần nào cũng đạt được kết quả khả quan về mọi phương diện mà không một tổ chức nào đạt được. Ðó, lòng thương yêu là ở đó đó”.

Vì thế nên những người lính cũ của VNCH lại càng thương yêu nhau hơn. Trong buổi họp mặt này gần như hầu hết cựu chiến binh các quân binh chủng của QLVNCH đều mặc lại những bộ quân phục cũ với cấp bậc huy chương ngày nào. Ai nấy đều tỏ lộ sự trân trọng cuộc đời lính đã qua và rất kiêu hãnh đã từng là người lính của QLVNCH. Họ chan hòa với nhau bằng tay bắt mặt mừng, rôm rả chuyện trò nhắc từng đơn vị cũ, từng chiến trường xưa, từng đồng ngũ đã hy sinh hay trở thành thương binh còn kẹt lại ở quê nhà. Cuộc vui hàn huyên trong Ngày Quân Lực kéo dài mãi đến gần 1 giờ sáng mới chấm dứt.

Ngày hôm sau Thứ Bảy 20 Tháng Sáu, những người cựu chiến binh QLVNCH đã cùng khoảng ba trăm đồng hương đến Vườn Hồng của thị xã Westminster để cùng nhau làm Lễ Truy Ðiệu các Chiến Sĩ VNCH đã vị quốc vong thân.

Ðây là một sinh hoạt đã trở thành truyền thống của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH nam Cali và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây Nam Hoa Kỳ.

Lễ Truy điệu năm nay được đặt dưới sự chủ tọa của Cựu Ðại Tá Thủy Quân Lục Chiến Cổ Tấn Tinh Châu.

Nhắc nhở trong dịp này, ban tổ chức Lễ Truy Ðiệu cũng đề cập đến tình thương yêu của người dân VNCH, cho dù 34 năm đã qua, cho dù quân đội ấy đã phải bó tay trước thời cuộc quốc tế mà đành phải để mất miền Nam vào tay Cộng Sản.

Một lễ Quân Kỳ Rũ đã diễn ra thật cảm động với những nghi thức được vị chủ tọa buổi lễ và các cựu Quốc Gia Nghĩa Tử thực hiện trang trọng trong tiếng điếu văn kể những chiến công và sự hy sinh của những chiến sĩ VNCH đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ đất nước. Những lời cầu nguyện của các vị đại diện trong Hội Ðồng Liên Tôn bầy tỏ lòng thương cảm, tri ân sâu sắc đến anh linh các chiến sĩ đã Vị Quốc Vong Thân.

Hầu hết đồng hương đến tham dự đều tới dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc Ghi Công để tưởng nhớ đến sự hy sinh của các chiến sĩ QLVNCH kể cả người đã khuất lẫn những người còn đang chiến đấu dưới nhiều hình thức khác.

Vào sáng hôm sau, Lễ Vinh Danh Chiến Sĩ VNCH được Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây Nam Hoa Kỳ, Tổng Hội Cảnh sát Quốc Gia và nhiều hội ái hữu cựu quân nhân đã làm lễ trước Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, có nhiều quan khách Việt Mỹ tham dự.

Trong dịp này, vị chủ tọa cựu Ðại Tá Cổ Tấn Tinh Châu đã nhắc nhở rằng, “Chúng ta kỷ niệm Ngày Quân Lực hôm nay để nhớ đến đất nước thân yêu đã rơi vào tay Cộng Sản 34 năm nay. Trong dịp này chúng ta cũng nhớ đến một đời chiến đấu để cống hiến cho Quốc Gia Dân tộc.

“Cuộc chiến mà chúng ta tham gia để bảo vệ Tự Do đã bị bức tử một cách trắng trợn, nhưng đã làm cho chính nghĩa của chúng ta ngời sáng khi thế giới nhìn lại đất nước Việt Nam bị lọt trong tay Cộng Sản. Chúng ta đã chiến đấu và cuộc chiến đấu của chúng ta đã làm nhiều nhà báo ngoại quốc phải thốt lên, ‘Ôi, một quân lực đã chiến đấu vô cùng anh dũng! Tôi vô cùng kính phục' như nhà báo Pháp Pierre La Court đã viết khi làm phóng sự về trận chiến tại Xuân Lộc vào cuối cuộc chiến.

“Nếu chúng ta mà không có chính nghĩa thì chúng ta đã không có những cái chết anh dũng của những người lính VNCH. Ðến nay cuộc chiến ấy vẫn còn có lý do để tiếp diễn vì tình hình của VN hiện tại. Chúng ta phải có nhiệm vụ mau chóng kết thúc cuộc chiến dành tự do độc lập cho tổ quốc VN. Lý tưởng chiến đấu của chúng ta là Dân Tộc, không phải vì thù oán.”

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2009

Image

Image

Image

Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà
34 Năm Nhìn Lại




[flash width=425 height=344][/flash]

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Đại Tướng Đỗ Cao Trí


Trung Tướng Đỗ Cao Trí sinh ngày 20-11-1929, tại làng Bình Tước Biên Hòa. Tốt nghiệp trung học với bằng cắp Baccalauréat Part II (Tú Tài phần hai) tại Trường Petrus Ký Sàigòn. Ông là cháu của một vị quan lại triều Nguyễn và là con của một điền chủ giàu có, Tướng Trí gia nhập quân đội năm 1947 và thụ huấn khóa đào tạo sĩ quan Đỗ Hữu Vị tại tỉnh Biên Hòa vào năm 1948.
Sau đó ông được gởi sang Auvour, Pháp theo học trường đào tạo SQ Thiết Giáp và Trường SQ Nhảy Dù. Trong năm 1953 ông tham dự khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu tại Hà Nội.


Ông là một trong những Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, và là vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên binh chủng Nhảy Dù của Việt Nam Cộng Hòa, khi Quân đội Pháp chính thức bàn giao Liên Đoàn 3 Nhảy Dù (G.A.P 3: Groupement Aéroportés Parachutiste No.3) tại Nha Trang lại cho Quân đội Quốc Qia Việt Nam vào ngày 29 tháng 9/1954. Lúc bấy giờ ông còn mang cấp Thiếu Tá mới 25 tuổi và đang chỉ huy Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù.
Sau một thời gian chuyển tiếp của giai đoạn hình thành, đến ngày 1 tháng 5/1955, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù VNCH chính thức thành lập theo bảng cấp số của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Ông là Chỉ Huy Trưởng của Liên Đoàn với cấp bậc Trung Tá. Ông được thăng cấp Ðại Tá sau chiến dịch Hoàng Diệu hành quân phá tan cơ sở của lực lượng Bình Xuyên tại Khu Rừng Sac vào tháng 11 năm 1955 lúc mới 26 tuổi.


Ngày 1 tháng 9 năm 1956, Đại Tá Đỗ Cao Trí được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định. Đến năm 1961, quân khu này sát nhập với Đệ Tứ Quân Khu để trở thành Vùng 2 Chiến Thuật. Năm 1958, ông giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 1 mà Tư Lệnh Quân Đoàn lúc bấy giờ là Trung Tướng Trần Văn Đôn.
Trong năm 1958 - 1959 ông sang Mỹ du học tại Trường Command and General Staff College, Forth Leavenworth, Kansas Hoa Kỳ..Trong cùng thời gian nầy Ông cũng tốt nghiệp luôn khóa Air-Ground Operations School tại Fort Kisler, thuộc Tiểu Bang Washington state.


Khi về Việt Nam, từ 1961 đến 1963, ông giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang, được thăng Thiếu Tướng vào tháng 7 năm 1963. Tháng 9 năm 1963 được đề cử làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ binh kiêm nhiệm xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và bắt đầu nổi tiếng điều quân khiển tướng nghiêm minh tài giỏi. Ông vận dụng nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy một cách tuyệt vời. Những đơn vị nào do Ông chỉ huy cũng đều có kỷ luật, thiện chiến và lập nhiều chiến công to lớn. Quân cộng sản rất sợ Ông. Chúng tìm cách cho tay sai len lỏi trong hàng ngũ Quốc Gia dèm pha hạ bệ Ông, nhưng vô ích, Quân Lực chúng ta vẫn kính trọng Ông. Ông vẫn cùng với ba quân xông pha trận mạc bảo vệ phần Lảnh Thổ Quốc Gia.


Ngày 2 tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1 tháng 11 năm 1963), ông được thăng Trung Tướng và chính thức giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Vùng 1 Chiến Thuật. Ông là Trung Tướng trẻ nhất ( 34tuổi ) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Bắt đầu từ tháng 1 năm 1964 đến tháng 9 năm 1964, ông được điều về giữ chức Tư lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng 2 Chiến Thuật. Trong thới gian nầy ông đã tổ chức hành quân phá nát mật khu Đổ Xá của Cộng Sản .
Đến tháng 8 năm 1965, ông bị giải ngũ và được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Đại Hàn Dân Quốc.


Là Đại Sứ VNCH ở Nam Triều Tiên, Ông tình nguyện xin trở về nước sau Tết Mậu Thân được tái ngũ ra mặt trận ngày 5/8/68, Ông thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Lúc bấy giờ quân địch ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Quân chánh quy cộng sản Bắc Việt xuất hiện ngay trong các trung tâm thành phố lớn như Sài-Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa v.v… và Quân Đội Mỹ phải rút quân từng phần theo Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh của Tổng Thống Richard Nixon vì áp lực chống chiến tranh của nhân dân Mỹ.


Trung Tướng Đỗ Cao Trí với tài thao lược xuất chúng, chỉ trong một thời gian ngắn, vừa bình định xong lãnh thổ đem lại an ninh ở nông thôn, vừa mở các cuộc hành quân tấn công liên tục các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt: Công Trường 5, 7, 9, và các Trung Đoàn Địa Phương Việt Cộng ở các tỉnh Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long và Phước Long, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề buộc chúng phải rút chạy qua trú ẩn trên lãnh thổ Campuchia.

Ông đã nâng cao khả năng chiến đấu của các sư đoàn dưới quyền, thẳng tay thay thế các vị Tư lệnh Sư Đoàn kém tài dù là người thân tín của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trung Tướng Đỗ Cao Trí là một tài năng kiệt xuất của Quân Lực VNCH. Thật hiếm có một Tướng Lãnh nào của chúng ta vừa có mưu lược vừa có dũng khí như Tướng Trí. Ông luôn chủ động tấn công địch quân đúng vào chỗ bất ngờ nhứt và luôn xuất hiện ở điểm nóng nhứt trên chiến trường. Nếu Pháp có De Lattre De Tassigny, Mỹ có Patton, Đức có Rommel, thì VNCH chúng ta có Đỗ Cao Trí.

Kể từ tháng 3-1970, Ông đưa chiến tranh ra khỏi lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật. Ngay sau đó, Ông mở cuộc “Hành Quân Toàn Thắng 42″, phối hợp với Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ, lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của Quân Cộng Bắc Việt dọc theo bên kia biên giới Việt-Campuchia ở khu Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu, đồng thời đẩy Cục “R” và các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt lên tận Đông Bắc Campuchia ở Dambe và Chlong.


Thừa thắng xông lên, ngày 18/2/1971, Ông trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng Ông xuống Chlong, đồng thời điều động LLXKQĐIII và Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân tấn công, chiếm và càn quét Dambe, buộc quân địch phải co về thế thủ.


Trong khi tin tức chiến thắng lớn lao của QLVNCH bay về Sài Gòn tới tấp Tướng Đỗ Cao Trí được ca ngợi như vị anh hùng của Quốc Gia, ông làm việc không mệt mỏi, kế hoạch hành quân được chuẩn bị rất kỹ càng, kín đáo, ( phóng đồ hành quân do chính ông vẻ và mang tay đến tận tay các đơn vị trưởng trong vùng hành quân ) và linh động, cùng sự có mặt thường xuyên ở chiến trường khích động lòng quân là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đơn vị thuộc quyền của ông. Tướng Trí đã dùng chiến thuật “Diều hâu” và “Nhị thức bộ binh thiết giáp” một cách thần kỳ nên đã gặt hái kết quả không thể ngờ được. Không ai can đảm và xông xáo như vị Tướng ba sao này, mặc đồ rằn ri, đội mũ lưỡi trai, tay cầm cây gậy chỉ huy, nhảy theo toán quân đổ trực thăng đầu tiên; hoặc đứng trên pháo tháp xe tăng hô t “Xung phong! Tiến nhanh lên các em!”


Trước ngày thực sự đổ quân qua Campuchia, có lần khi đang tới thị sát BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tướng Trí nghe báo cáo lính Miên đang “Cáp Duồn” chặt đầu thả trôi sông đồng bào Việt Nam ở vùng đồn điền Michelin bên kia biên giới. Ông vội điều động một Tiểu Đoàn Nhảy Dù cấp tốc đổ bộ bằng trực thăng Việt Nam (vì trực thăng Mỹ chưa có lệnh Tổng Thống Nixon nên không dám vượt biên) xuống sân banh trong đồn điền cao su. Khi hai đại đội vừa xuống thì chiếc trực thăng của ông cũng đáp xuống theo, ông lấy tay cầm “Can” chỉ về phía trước hô xung phong. Khiến vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó giật mình vội báo cáo về xin đổ quân xuống bảo vệ an toàn cho ông. Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng cấp tốc bay đến hiện trường. Binh sĩ thấy hai vị Tướng cùng có mặt tại trận địa, nên ai nấy đều hăng hái xung phong đánh đuổi giặc ác ôn và giải thoát hằng ngàn đồng bào chở về bên nây biên giới (sau này dân chúng địa phương đã tạc tượng Tướng Trí tế sống ơn cứu mạng).
Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Ông là phá nát căn cứ địa Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính từ Miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư Đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời LLXKQĐIII sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với SÐND ở Kratié. Liên Đoàn 30 Công Binh được lệnh của Ông đã đưa đơn vị cầu cống vào Dambe chuẩn bị bắt cầu ở Chlong yểm trợ LLXKQĐIII vượt sông.


Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của LĐ3KB tháng 1-1971, Tướng Trí tuyên bố là Ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân Đội và Tổ Quốc.
Sáng ngày 23-2-1971 như thường lệ, Ông lên trực thăng chỉ huy bay sang Campuchia. Trực thăng vừa cất cánh bay lên hướng Bắc được vài phút thì phát nổ. Tất cả đều tử vong. Ngoài đoàn tùy tùng gồm có Trung Tá Châu Truyền Tin, Trung Tá Sỹ Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn, Đại Úy Tuấn Sĩ Quan Tùy Viên, còn có nhà báo Mỹ gốc Pháp nổi tiếng Francois Sully và Đại Úy Thành Pilot.

Tin Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử trận làm xúc động dư luận trong nước và thế giới. Báo Times và Newsweek loan tin ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của Ông. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu truy thăng Ông lên cấp Đại Tướng. Đại Tướng Creighton Abrams nghiêng mình trước linh cửu Ông.
Trong quân đội, Trung Tướng Đỗ Cao Trí thuộc lớp tướng lãnh đàn anh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. ông được đánh giá là vị Tướng Lảnh có tầm nhìn chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đã nhận định: “Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam.”
“Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt

“Ông này đúng là vị Anh hùng”, một người Mỹ quen biết Trung Tướng Đỗ Cao Trí nhiều năm phát biểu như vậy. “Ngay cả thời kỳ không phải là một tướng lãnh, ông luôn xông thẳng vào cuộc chiến.” Trong những năm tồi bại trước đây của QLVNCH, tính xông xáo khiến ông thuộc hạng ngoại lệ. Nay khi quân đội bắt đầu khá thiện chiến, ông là một tiêu biểu của tinh thần năng nổ của toàn quân. Trong tư cách tư lệnh của Hành Quân Toàn Thắng 1970, trong đó không quân và thiết giáp QLVNCH tiến sâu vào vùng Mỏ Vẹt và sâu hơn thế nữa, Tướng Trí tiến bước khai hỏa xa hơn như chưa từng bao giờ. Một phóng viên tháp tùng ông trong một chuyến đột phá mới đây lấy làm ngạc nhiên khi Tướng Trí ra lệnh cho trực thăng đáp xuống ngay giữa một cuộc đụng độ, và rồi bất kể hỏa lực liên thanh và hỏa tiễn của địch quân, ông tiến bước tới một chiến xa và thôi thúc viên tài xế tỏ vẻ dụt dè miễn cưỡng tấn công. Ông hét lớn tiếng, “Tiến mau lên, các em! Tiến, tiến !”


Vào tuổi 40, cao 5 ft. 6 in., Tướng Trí có một dáng vẻ nhanh nhẹn không mảy may thua sút lối chỉ huy của ông. Thêm vào bộ đồ trận hóa trang cây lá rừng, Tướng Trí còn đội một chiếc mũ baseball đen có gắn ba sao, đeo choàng vai một khẩu súng lục Smith & Wesson .38, ngậm một ống điếu xì gà đầu bọc da, và nghênh ngang kẹp nách một cây gậy tướng. “Tôi xử dụng cây gậy này để phát đít Việt Cộng,” Tướng Trí nhe răng cười toe toét nói vậy.


Ông lấy làm khoái trí với hìng tượng liều lĩnh của mình, nhưng ông cũng quả thật là một viên sĩ quan đã từng biểu dương những chiến tích ngoại hạng trong và ngoài chiến trường. Cháu của một viên quan lại và con của một điền chủ giàu có, Tướng Trí gia nhập quân đội Pháp năm 1947 và thụ huấn quân trường tại Hà Nội. Từ khi nắm quyền chỉ huy lần đầu trong tư cách một viên sĩ quan dù, ông đã thoát chết qua ba vụ mưu toan ám sát, khiến cho ông tự tin vào số mạng bất tử ngoài chiến trận của mình.
Hầu hết các trận đánh tiên khởi của ông mang tính cách chính trị. Ông bắt đầu nổi tiếng vào giữa năm 1950 khi ông mang lon trung tá chỉ huy một đơn vị dù tại Sài Gòn. Khi nghe tin có ba vị tướng lãnh chống lại Tổng Thống Ngô Đình Diệm tổng thống, Trung Tá Trí điện thoại và đưa ra một tối hậu thư hỗn xược: “nửa tiếng đồng hồ, nếu không tôi sẽ phá hủy dinh thự và tiêu diệt mọi thứ trong đó.” Một trong số tướng lãnh là Tướng Nguyễn Văn Vỹ, đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng.


“Tôi khoái chiến đấu,” Tướng Trí nói. Trong nỗ lực chiến đấu tuần qua, Tướng Trí đã bay hơn 250 miles, từ bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ở Biên Hòa tới đồn điền cao su rộng lớn Chup. Đối với Tướng Trí, ngày làm việc chấm dứt vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, khi ông trở về ngôi biệt thự khang trang trang bị một hồ tắm tại Biên Hòa, cách Sài Gòn 15 miles, để thư giãn với vợ và sáu người con. Ngày hôm sau vào lúc 7 giờ rưỡi sáng, ông đáp trực thăng trực chỉ tới văn phòng làm việc - nhưng trong những ngày mới đây văn phòng của ông lại là một mảnh đất đang tranh chấp thuộc lãnh thổ Căm Bốt và công việc của ông, theo lời ông, “là một cuộc săn đuổi quần thảo giữa các lực lượng của ông và quân Cộng Sản.”

(Time Magazine, Monday, June 08, 1970)
Dưới đây là tiểu sử Tướng Đỗ Cao Trí theo Quân Sử Hà Nội.
Tướng Đỗ Cao Trí. Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929–1971) là Tư lệnh Quân đoàn 3, Vùng 3 chiến thuật,
được đánh giá là vị tướng lĩnh chiến trường tài giỏi nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
.

1. Đỗ Cao Trí sinh ngày 20 tháng 11 năm 1929.
Năm 1948 ông tốt nghiệp khóa đào tạo Sĩ quan Quân đội Quốc gia Việt Nam tại Biên Hòa. Chỉ huy tiểu đoàn BVN 19 vài năm sau đó, ông đã là một trong những tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1949 ông tốt nghiệp Trường Nhảy dù Pau ở Pháp. Khi Ðại Ðội 1 Nhảy Dù Phòng Vệ Bắc Việt được thành lập cũng trong năm 1949 ông là một trong các trung đội trưởng, mang cấp bậc Trung Úy.
Ông trở thành chỉ huy trưởng đầu tiên của Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa khi Liên đoàn 3 Nhảy Dù được quân đội Pháp chính thức bàn giao lại cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào ngày 29 tháng 9 năm 1954. Ông Đỗ Cao Trí mang cấp thiếu tá, chỉ huy trưởng một tiểu đoàn Nhảy Dù vào lúc bấy giờ. Ngày 1 tháng 5 1955 Bộ chỉ huy Liên đoàn Nhảy Dù được chính thức thành lập, ông được cữ giữ chức chỉ huy Liên đoàn, cấp bậc trung tá. Tháng 11 năm 1955 ông được thăng Đại tá, lúc chưa đầy 28 tuổi.

Tháng 9 năm 1956, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Đệ tam Quân khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định).
Năm 1958, ông giữ chức tham mưu trưởng Quân đoàn 1.
Năm 1959 tốt nhiệp Trường Chỉ huy & Tham mưu Lục quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth Kansas . U.S.A
Từ 1961 đến 1963, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Nha Trang, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh.

Tháng 7 năm 1963 Đỗ Cao Trí được thăng Thiếu tướng.
Tháng 9 năm 1963 ông được cử kiêm nhiệm xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1.
Ngày 2 tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đỗ Cao Trí được thăng Trung tướng và được chính thức giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1 Chiến thuật.

Từ tháng 1 năm 1964 đến tháng 9 năm 1964, ông giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2.
Tháng 8 năm 1965, ông bị giải ngũ và được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Đại Hàn.
Tháng 8 năm 1968, Đỗ Cao Trí tái ngũ và thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Vùng 3 kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Ông đã nâng cao khả năng chiến đấu của các sư đoàn dưới quyền, thẳng tay thay thế hai vị Tư lệnh kém tài và cũng là người thân tín của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 23 tháng 2 năm 1971 ông tử nạn phi cơ trực thăng khi đang thị sát chiến trường Campuchia, sau đó được truy phong Đại tướng. (ông bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực của chính quyền Sài Gòn để củng cố ngôi vị TT Thiệu).. Cái chết của Đỗ Cao Trí để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài.

Đỗ Cao Trí được đánh giá là tướng lĩnh có tầm nhìn chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đã nhận định: “Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (Tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam.”

“Đại Tướng Đỗ Cao Trí là tấm gương chiến đấu sống động nhất cho tuổi trẻ Việt Nam. Ngày nay, sách báo thế giới tự do vẫn ca ngợi Ông là một Anh Hùng Dân Tộc của VNCH. Đại Tướng sống, chiến đấu và hy sinh đúng với danh ngôn của người xưa:

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu.

Dân tộc Việt Nam mất đi một Lãnh Tụ Quân Sự vĩ đại, Quân Lực VNCH mất đi một Tướng Lãnh kiệt xuất. “

(Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi)
Nguyễn Hùng Kiệt


Tài liệu Tham khảo :
- Newyork Time
- Quan su Ha noi
- Trung Tướng Ðỗ Cao Trí Và Lực Lượng Quân Ðoàn 3 Tại Cam Bốt của -Vương Hồng Anh trên trang nhà www.vietnam.ictglobal.net.
- Hai Danh Tướng Đỗ Cao Trí và Nguyễn Viết Thanh của David Fulghum, Terrence Mailand South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience.Boston Publishing Company
- Chuan Tuong Tran Quang Khoi

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

NÓ VÀ TÔI

NGUYỄN KHẮP NƠI

Image

Viết cho Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân,
Và tất cả các Chiến Sĩ Vô Danh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nó đây là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Thiếu Tá Tự là một trong những Sĩ Quan kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã không chịu nhục đầu hàng mà chọn con đường chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Tới khi hết đạn, lưỡi dao oan nghiệt của anh đã kết liễu cuộc đời chiến đấu vì chính nghĩa Tự Do của Dân Tộc.

Thiếu Tá Trần Đình Tự đã hy sinh vì Tổ Quốc, tại chiến trường, vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Còn tôi, Nguyễn Hữu An, một người bạn thân của Tự từ thủa thiếu thời, hiện đang ngụ tại Tiểu Bang Victoria, Úc Đại Lợi.

Tôi quen Tự từ ngày di cư vào Nam, tháng Bẩy năm 1954.

“Tôi, Nó sinh ra nhằm chinh chiến,

Mới quen nhau mà thương mến,

Nó quê ngoài kia, từ lâu lắm chưa lần về”.

Tôi không nhớ ngày nào của Tháng Bẩy tôi đã đến bến bờ Tự Do, chỉ còn nhớ là từ phi trường Tân Sân Nhất, gia đình tôi đã được đưa về Trường Nữ Trung Học Gia Long. Lúc đó, đang là thời gian đi học, nhưng các học sinh đều được tạm nghỉ để trường học biến thành những trung tâm tạm trú cho dân di cư. Gia đình tôi được phân phối một khoảng trống ở gầm một cái cầu thang nào đó của trường.

Image
Di cư vào Nam bằng “Tầu Há Mồm”
Chúng tôi ở đó khoảng vài tuần thì Phủ tổng Ủy Di Cư cho biết, chúng tôi có thể định cự ở những vùng sau đây: Thị Nghè, Phụ Thọ, Gò Vấp, Hố Nai. Cha Mẹ tôi vừa chân ướt chân ráo vào Nam, làm sao mà biết chỗ nào tốt chỗ nào xấu? Chỗ nào cũng là bến bờ Tự Do cả mà! Rút cục, cha mẹ tôi bàn với nhau: Đã đi quá nhiều rồi, bây giờ chọn nơi nào gần thành phố là được rồi. Chỗ gần trường Gia Long nhất và cũng gần Sài Gòn nhất là vùng Thị Nghè, nên gia đình chúng tôi lại khăn gói quả mướp leo lên xe đi tới vùng được gọi là Quê Hương Mới. Tại đây, một lần nữa, chúng tôi lại được đưa vào tạm trú tại Trường Tiểu Học Thạnh Mỹ Tây. Trường này chỉ có một dẫy nhà trệt mà thôi, gia đình chúng tôi được chia một góc của lớp học.

Mỗi ngày, cha mẹ chúng tôi được phân phối thực phẩm và gạo nước để tự nấu ăn lấy. Mỗi tuần cũng được phát thêm một ít tiền tiêu vặt. Trường học có hàng rào bao chung quanh, đám con nít chúng tôi vui vẻ chơi đùa một cách riêng biệt trong khuôn viên của ngôi trường Tiểu Học này, chưa hề biết gì về dân bản xứ miền Nam cả.

Ở được vài tuần lễ thì trung tâm tỵ nạn đóng cửa, mỗi gia đình được cấp một số tiền nhỏ để tự tìm nơi ăn chốn ở lấy. Số còn dư thì làm vốn sinh nhai. Những ai là công chức và giáo chức đều được tái tuyển dụng. Trong đám dân di cư ở Thị Nghè, lại có một số lớn làm giáo chức, nên chính phủ chấp thuận cho mở một trường mới, dậy ngay tại khuôn viên của trường Tiểu Học hiện tại Thạnh Mỹ Tây, đặt tên là “Trường Tiểu Học Di Chuyển Thạnh Mỹ Tây II”. Trường chính thì học hai buổi: Buổi sáng, từ 7 giờ sáng tới 11 giờ sáng, buổi chiều từ 2 giờ 30 trưa tới 6 giờ 30 chiều. Đám học sinh “di chuyển” chen vào giữa hai buổi học này, để học từ 11 giờ 30 sáng tới 2 giờ trưa.
Bố tôi là một trong những Giáo Viên được tuyển dụng dậy ở trường này, nên gia đình chúng tôi đã mướn một căn nhà ở vùng “Sở Bông” tức là nơi trồng bông cung cấp cho Sở Thú ở sát bên (Vì Sở Bông sát cạnh sông Thị Nghè, nên sau này, Tiểu Đoàn II “Trâu Điên” đã lập doanh trại ở đây, lấy tên là Trại Nguyễn Văn Nho).

Tôi và Tự cùng được xếp vào học Lớp Nhì (Bây giờ gọi là lớp 4, tiếng Úc gọi là Grade 4). Cô Giáo đầu tiên của chúng tôi là Cô Giáo Đoan. Đám học trò gồm cả trai lẫn gái với mọi lứa tuổi khác nhau: Lớn nhất là cô Én, 16 tuổi, và nhỏ nhất là tôi, 8 tuổi (cô Én học xong lớp Nhì thì bỏ học để lấy chồng). Lớp có hai dẫy bàn, đám con gái được ưu tiên ngồi ở phía trong, đám con trai ngồi dẫy phía ngoài, gần cửa lớp. Tôi nhỏ con nên được ngồi bàn trên, Tự lớn con, ngồi gần cuối lớp.

Giờ bắt đầu học và tan học được báo hiệu bằng một hồi trống dài. Lớp Nhì Và Lớp Nhất được giao nhiệm vụ đánh trồng báo hiệu.

Tôi và Tự quen nhau là nhờ nhiệm vụ đánh trống này. Mỗi lần đánh trống, phải có hai học sinh: Một đứa đánh trống, đứa kia làm phụ tá, vừa đứng trông chừng đừng cho ai lại gần, lỡ bị trúng dùi trống, vừa để thay thế nếu đứa đánh trống chính bị đau tay không đánh trống được, hoặc bị ốm không đi học được. Ngày thứ hai của buổi học, lớp Nhì được giao nhiệm vụ đánh trống. Cô Đoan chọn tôi và Tự.

Nhiệm vụ đánh trống vào thời gian đó, được coi là rất quan trọng, học sinh nào . . . có thớ lắm mới được giao nhiệm vụ này, cả trường cùng nhìn vào cái trống và người đánh trống. Tự cầm dùi trống tiến tới, nhìn quanh, thấy ai cũng đang ngừng chơi nhìn vào mình, thì . . . hơi rét, thay vì đánh ngay một hồi trống, thì nó lại rụt rè, đưa dùi trống lại cho tôi mà nói:
“Mày . . . đánh trống đi, tao . . . giữ cái trống cho nó khỏi quay!”

Tôi còn nhát gan hơn nữa, vội vàng dấu hai tay ra đằng sau, từ chối kịch liệt:

“Tao sức vóc thế này, đánh trống làm sao mà kêu to được! Mày . . . cứ đánh đi, tao . . . phụ cho”

Vì không thể nhì nhằng kéo dài, làm chậm trễ buổi học của cả trường được, nên hai đứa đồng ý cùng hợp lực với nhau mà đánh. Hồi trống của lớp Nhì vang lên không giống ai, vì được đánh bởi hai cánh tay, một dài một ngắn. Từ đó, chúng tôi quen nhau.

Sau buổi học, hai đứa ở lại lân la làm quen với đám con nít Nam Kỳ để học những trò chơi lạ mắt của họ. Trò chơi hấp dẫn nhất vào thời đó là chơi “Tạt Lon” mà cả hai đứa không thể nào phát âm theo đúng giọng của đám con nít người Nam được: “Tạc loong”.

Trò chơi này tối thiểu cần có ba đứa, và càng đông con nít càng vui. Con trai con gái đều chơi chung với nhau được hết: Khởi đầu, đứa chủ chốt sẽ vẽ một vòng tròn ở giữa khoảng đất được chọn làm sân chơi. Những đứa khác sẽ chạy ra hai đầu vẽ hai lằn mức cách xa vòng tròn khoảng từ 3m tới 4m. Cả bọn sẽ tụm lại lựa đứa đầu tiên “Bị” làm nhiệm vụ giữ lon, bằng cách chơi ra dấu bằng bàn tay: Dùi, Búa, Bao, Kéo. Luật chơi sẽ như sau: Đám con nít còn lại sẽ chia ra làm hai phe, đứng ở phía sau lằn mức đã vẽ, có nhiệm vụ phải chạy đổi chỗ cho nhau từ đầu này qua đầu kia. Đứa giữ lon sẽ đứng kế bên vòng tròn để giữ lon và bắt bất cứ đứa nào chạy ngang qua cái lon. Khi nó bỏ cái lon xuống đất, sẽ bắt đầu đếm từ 1 tới 3, hai đám con nít đứng ở hai đầu sẽ phải chạy đổi chỗ cho nhau. Để khỏi bị đứa giữ lon bắt và giao lại vai trò giữ lon, cả hai đám con nít sẽ phải dùng một “Cục Tràm” làm bằng một miếng ngói bể, nhắm ngay cái lon mà tạt cho nó văng ra khỏi vòng tròn. Đứa giữ lon sẽ phải đi lượm cái lon, đặt trở lại trong vòng tròn thì mới có thể bắt những đứa chạy ngang được. Bắt rất khó, vì cả chục đứa tạt tràm vào lon, không đứa này thì cũng có đứa khác tạt trúng cái lon văng ra xa. Vừa mới lượm được cái lon đặt vào vị trí cũ thì lại có đứa khác tạt cái lon văng ra nữa. Đứa nào nhanh thì vẫn có thể bắt đứa khác chạy ngang được. Đứa nào chân tay vụng về, bị bắt lượm lon đổ mồ hôi hột.

Hai đứa tôi đứng quan sát hết một buổi trưa mới thông thuộc cách thức chơi. Sáng hôm sau, hai thằng hẹn nhau đi học sớm, thực sự là để đi vòng vòng kiếm cho ra mấy miếng ngói bể, gõ gõ mài mài cho nó trở thành một cục tràm ngon lành, thử đi thử lại cho thật vừa tay rồi mới cất vào cặp đi tới trường. Tan học, hai đứa đi vòng vòng xem đám nào ít người chơi thì nhào vô chơi ké:

“Tụi bay . . . cho tao chơi chung với!”

Cả bọn đang chơi chợi dừng tay lại, nhìn chúng tôi như hai con quái vật, nhưng chưa đứa nào có quyết định gì hết. Chợt có một đứa con gái trong bọn la lớn lên:

“Đừng có chơi dzới mấy thằng Bắc Kỳ, bay!”

Thế là cả bọn nhao nhao lên:

“Đừng có chơi dzới Bắc Kỳ”!

“Hổng cho tụi bay chơi đâu!”

Đứa con gái mạnh miệng nhất, chọc quê tụi tôi:

“Bắc Kỳ cong, bỏ dzô long, kiu chít chít,

Bỏ dzô đích hớt kiu!”

Một đứa khác, tử tế hơn, nói nhẹ nhàng:

“Tụi bay biếc cái gì mà đòi chơi?”

Tôi và Tự đỏ mặt quê một cục, đứng nhìn tụi nó chơi một lúc rồi bỏ cục tràm vào cặp, đi chỗ khác.

Hôm sau, tôi và Tự tìm ra chân lý: Trong trò chơi tạt lon này, đứa nào có cái lon sẽ là chủ cuộc chơi. Dĩ nhiên rồi! Không có cái lon, lấy gì mà tạt? Đang vui chơi, đứa chủ lon buồn tình xách lon đi chỗ khác, là cả đám nghỉ chơi.

Thế là hai đứa hùng hục dắt nhau đi lùng lon sữa bò ở những quán bán cà phê hủ tíu của mấy chú Hoa Kiều. Rình cả buổi trời mới lượm được một cái lon sữa bò mới tinh, ông chủ Tầu bụng phệ mới vứt ra đường. Hai thằng vội vàng chớp lấy đem về nhà lau rửa sạch bóng, thủ vào cặp sẵn sàng cho cuộc chơi ngày mai. Hôm sau, tan buổi học, hai đứa ôm cặp đi vòng vòng tìm dịp may. Dịp may đây rồi: Một đám con nít đang hăng say chơi tạt lon, bất ngờ có đứa tạt mạnh quá, cái lon văng tuốt ra tới giữa đường bị xe vận tải cái dẹp lép. Cả bọn xìu như cái bong bóng bể, mặt đứa nào đứa nấy xẹp còn hơn cái lon bị cán. Tôi vội vàng mở cặp lấy cái lon sữa bò đưa cao lên:

“Tụi tao có cái lon mới, cho tụi bay mượn đó!”

Tôi không dám đặt điều kiện phải cho tụi tôi chơi mới cho mượn lon, vì sợ tụi nó từ chối nữa thì quê mặt.

Tụi nhóc Nam Kỳ đưa một mắt nhìn nhau dọ ý, còn con mắt kia thì nhìn vào cái lon sữa bò mới tinh đang sáng chói dưới ánh mặt trời một cách thèm muốn.

Cuối cùng, một đứa trong bọn hỏi tụi tôi:

“Mà tụi bay . . . biếc chơi hông?”

Tự và tôi hăm hở gật đầu. Một đứa có vẻ đầu sỏ, nhìn những đứa khác như hỏi ý, rồi ngập ngừng nói:

“Dzậy thì . . . tụi bay bỏ cái long xuống . . . chơi chung!”

Thế là Nam Bắc đã chung một nhịp cầu rồi đấy!

Tự lại chơi đẹp, chịu . . . “Bị” để cho đứa đang làm nghề giữ lon được chạy ra tạt lon. Kể từ đó, bọn con nít Nam Kỳ mới cho chúng tôi nhập bọn chơi chung và không gọi chúng tôi là “Bắc Kỳ Dzốn” nữa. Tụi nó dậy tụi tôi bí quyết mài cục tràm sao cho đi nhanh và trúng đích. Còn tụi tôi thì lo đi kiếm lon sữa bò. Có lần ham tìm lon quá mà tôi dành lon với một đứa khác. Tên này thấy tôi mặt lạ và đi có một mình, thì lên mặt ăn hiếp:

“Cái lon đó của tao, đưa trả cho tao, lẹ lên! Không trả, tao . . . úynh thấy . . . mẹ mầy đó!”

Tôi nắm chặt cái lon, cung tay thủ thế:

“Tao lượm được trước, mày tới sau mà đòi sao được!”

Tụi nó ỷ đông, tính nhào tới làm thịt tôi. Tự đang kiếm lon trong tiệm ăn, nghe léo xéo bên ngoài, vội vàng chạy ra, thấy tụi nó đang vây tôi, hắn liền sô bắn một thằng ra đằng sau, rồi mặt hầm hầm, xuống tấn, nạt lớn:

“Cái lon đó tụi tao lượm được trước. Đứa nào muốn dành, tao . . . chơi liền!”

Đám con nít thấy tụi tôi bây giờ có tới hai đứa, đứa nào cũng gan lì, Tự lại bự con nữa, nên không dám làm tới, tìm cách rút dù, nhưng cũng cố chọc quê:

“Cái đầu thằng này niểng niểng, coi ngộ quá ta!”

Tự đỏ mặt, vì cái cổ nó bị tật, làm cái đầu bị nghiêng qua một bên thật. Nó quát lớn:

“Kệ tao!”

Tụi con nít Nam Kỳ vừa rút lui, vừa chọc quê:

“Niểng . . . Niểng”

Từ đó, tụi con nít nể mặt tụi tôi. Và cũng từ đó, Tự có cái biệt danh: “Thằng Niểng”

Qua năm lớp Nhất, chúng tôi học với thầy Phạm Văn Cảng. Bố Mẹ tôi cũng đã thuê được một căn nhà khác rộng rãi hơn, ở đường Nguyễn Văn Nhàn, còn gia đình của Tự vẫn ở Sở Bông. Chúng tôi không mê tạt lon nữa, mà đổi qua mê Xi Nê (Movie). Có một lần, rạp Văn Cầm chiếu phim “Hiệp Sĩ Zoro Bịt Mặt”. Tôi ngày nào đi học cũng lội bộ qua rạp hát, nhìn thấy cái bảng quảng cáo to tướng, đề hai chữ Zoro là đã mê rồi, vào lớp kể cho Tự nghe. Tan học, hai đứa dắt nhau ra rạp hát, ngắm chàng hiệp sĩ Zoro mặc quần áo đen, đội mũ đen, khăn bịt mặt cũng mầu đen, một tay cầm cương ngựa, một tay múa kiếm thật là oai hùng. Nhìn hình đã mê rồi, nói chi tới xem phim! Hai đứa nhìn nhau: Làm sao có tiền mà xem phim? Hai đứa chưa từng bao giờ xem xi nê, và cũng chẳng bao giờ có tiền mà đi xem cả! Không riêng gì hai đứa chúng tôi không, cả đám con nít ở vùng Thị Nghè cũng bu đầy rạp hát, ngước cổ lên mà ngắm chàng Zoro.

Buổi chiều Chủ Nhật, rạp mở xuất đầu tiên: Người lớn, con nít đứng chật rạp, lớp chen nhau mua vé, lớp đẩy nhau trình vé vào cửa. Bán vé thì chỉ có môt người, xoát vé tới hai người mà cũng không làm sao kịp với lớp người đông nghẹt rạp. Tự xúi tôi:

“Mày nhỏ con, cúi thấp xuống, luồn qua người xoát vé mà chui vào. Xem được, về nhà . . . kể cho tao nghe.”

Rồi Tự làm bộ xô đẩy những người chung quanh, tìm dịp che cho tôi chui vào rạp. Bất ngờ, tôi gặp gia đình một thằng bạn cùng lớp. Cha mẹ nó cầm một đống vé đang chen chúc cùng với lũ con vào cửa. Tôi mừng quá, kề tai nó nói nhỏ:

“Cường, cho tụi tao . . . vào chung nhe!”

Cường mỉm cười thông cảm, nắm tay tôi giới thiệu với bố mẹ nó:

“Bố ơi, thằng này là thằng An, con ông giáo, học cùng lớp với con đó”

Thế là tụi tôi dính chùm lại với nhau, chen chúc vào cửa. Ông bố của Cường đưa một nắm vé ra, người xoát vé chưa kịp đếm vé và đầu người thì tụi tôi đã chui tuốt vào trong rạp mất tiêu rồi!

Tôi và Tự ngồi xem đã đời rồi mới đi về. Tới đầu ngõ, tôi dặn Tự:
“Mày đi về cùng với tao, gập bố tao trước. Bố tao sẽ hỏi tao đi đâu mà lâu thế? Mày sẽ phải nói là tao đến nhà mày chơi, nhớ nghe chưa?”

Tự khoái chí:

“Mày cũng phải nói với bố tao là tao đến nhà mày chơi, nhớ chửa?”

Từ đó, chúng tôi cứ theo cái mánh đó mà đi xem phim cọp. Được vài lần, ông xoát vé biết mánh của tụi tôi: Ông không tin rằng, mỗi tuần tụi tôi lại có một người cha khác nhau để đi theo vào xem hát. Có lần, ông đã nắm cứng tôi lại mà hỏi người đi kế bên tôi, có phải tôi là con của ông ta hay không? Thế là tụi tôi bể mánh, đành đứng ngoài nhìn hình thôi.

Image
Trưởng Hồ Ngọc Cẩn 1965

Trường Trung-Học Hồ-Ngọc-Cẩn tọa lạc tại đầu đường Lê-Quang-Ðịnh, Gia-Ðịnh, là trường Nam Trung-Học Công Lập lớn nhất tỉnh .Trường Hồ Ngọc Cẩn được sáng lập từ tỉnh Bùi Chu, Bắc Phần. Cụ Hồ Ngọc Cẩn là vị Giám Mục thứ nhì của Thiên Chúa Giáo Việt Nam. Cụ cũng là Giám mục tiên khởi của giáo phận Bùi Chu. Do biến cố lịch sử, trường di cư vào miền Nam sau hiệp định Geneve năm 1954.

Trong thời gian đầu, trường tá túc tại Tiểu Chủng Viện Công Giáo tại đường Bùi Thị Xuân, cạnh nhà thờ Huyện Sĩ. Lúc bấy giờ trường chỉ gồm hai dẫy nhà lầu bằng gỗ, lợp ngói xi măng đơn giản. một phần ba thành phần học sinh là chủng sinh, chuẩn bị để trở thành linh mục.
Ðầu thập niên 60 trường đổi đến địa điểm hiện tại là một phần của trường Nam Tỉnh Lỵ Gia-Ðịnh. Sau năm 1975 trường trở thành trường tiểu học với tên mới là Nguyễn Ðình Chiểu.(Tài liệu của Hội Ái Hữu Cựu Học sinh Trương Hồ Ngọc Cẩn)


Hết lớp Nhất, chúng tôi thi vào lớp Đệ Thất trường công. Hồi đó, trường công ít lắm, vỏn vẹn có vài trường: Từ ngoài Bắc di chuyển vào, cho con trai thì có trường Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục, Chu Văn An. Con gái thì có độc nhất một trường Trưng Vương mà thôi. Trường của phe người Nam đã có từ lâu là Võ Trường Toản, Petrus Ký và Gia Long. Tự và đa số đám học sinh Bắc Kỳ ở quanh vùng Thị Nghè, Hàng Xanh, Bà Chiểu, Tân Định, thi và trường Hồ Ngọc Cẩn. Gia đình tôi, từ bố tôi tới anh tôi đều học ở trường Bưởi (sau này đổi tên là Chu Văn An), nên mặc dù tôi ở Thị Nghè mà cũng lóc cóc nộp đơn thi ở cái trường Chu Văn An tuốt tận Chợ Lớn.

Image
Một lớp học Trường Hồ Ngọc Cẩn 1966


Mặc dù học khác trường, chúng tôi vẫn gập nhau đều đều, ngày nghỉ vẫn đôi khi đi xem xi nê, ăn cà rem chung với nhau.

Cuối năm Đệ Tứ (Lớp 9), cả hai chúng tôi đều thi đậu bằng “Trung Học Đệ Nhất Cấp”. Tự gặp tôi, tâm sự:

“Bố tao nghỉ làm rồi, cả nhà chỉ còn Mẹ tao buôn bán, không được bao nhiêu nhưng cả gia đình trông vào đó. Tao phải nghĩ cách học cho mau để đi làm phụ mẹ.”

Image
Một lớp học Trường Hồ Ngọc Cẩn (Cô GS Phượng đang dạy lớp Đệ Tứ)


Thế là nó vừa học Đệ Tam (Lớp 10) ở Hồ Ngọc Cẩn, rồi học thêm Đệ Nhị (Lớp 11) ở trường tư. Cuối năm, nó cứ đi thi Tú Tài Một thử thời vận:

Ai dè nó thi đậu!

Tự đến gặp tôi, rủ đi xi nê ở rạp Cao Đồng Hưng (Bà Chiểu). Nhưng khi gặp bố tôi, là thầy học cũ của Tự (thầy Cảng dậy chúng tôi được nửa năm thì mất. Bố tôi dậy thế), nó ngập ngừng một lúc rồi chào tạm biệt bố tôi để đi lính. Thời đó, chiến truờng chưa khốc liệt cho lắm, việc đi lính cũng còn xa vời, nên bố tôi hơi ngạc nhiên vì quyết định của Tự, nhưng cũng chúc nó an toàn và thành công trong cuộc đời binh nghiệp. Đi xe bus đến rạp hát, thay vì vào xem xi nê, chúng tôi ngồi ngoài quán uống nước mía. Tự lại tâm sự:

“Tao đã nói với mày rồi, nhà tao còn có một mình mẹ tao buôn bán nuôi cả gia đình, cực quá. Tao ráng đậu cái Tú Tài để xin đi làm. Tao đi làm được hơn một tháng rồi. Tao đã có thể góp chút ít phụ với mẹ tao, nhưng thực sự thấy không hợp với cuộc sống đó. Tao không thích hợp với nghề Thư Ký quèn, nên đã làm đơn xin đi học khóa 14 Thủ Đức rồi, vài ngày nữa sẽ nhập trường. Đi lính sướng hơn, vừa ngang dọc đời trai, đánh VC bảo vệ miền Nam, vừa có tiền giúp cha mẹ. Mình đã bỏ miền Bắc mà đi rồi, không bảo vệ miền Nam, lấy đất đâu mà sống!”

Nói xong, nó móc túi rút ra một bao thuốc lá Bastos xanh, lấy một điếu hút rồi đưa bao ra mời tôi hút. Tôi ngạc nhiên, không biết nó học hút thuốc lá từ lúc nào? Riêng tôi thì chưa (Tự lớn hơn tôi 3 tuổi, nó 18, còn tôi mới có 15 tuổi thôi), nên tôi lắc đầu từ chối.

“Ngày tôi gặp nó, nét đăm chiêu đêm nhập ngũ

Thấy thương nhau nhiều quá!”

Ra trường, Tự đến thăm tôi vào một chiều nhạt nắng. Nó mặc bộ quân phục mới tinh, mặt mày đen xạm, rắn chắc nhưng vui tươi thoải mái. Hai thằng lại dắt nhau đi lang thang suốt buổi tối. Chúng tôi không uống nước mía nữa, mà uống cà phê đen và hút thuốc Quân Tiếp Vụ. Khi về, Tự bắt tay tôi, nắm chặt một lúc, rồi nói:

“Đời lính nay đây mai đó, chẳng biết trước được! Khi nào nghỉ phép, tao sẽ tìm cách về thăm mày, nhưng chắc cũng còn lâu lắm. Thôi, tao về. Cho tao gửi lời thăm thầy.”

“Hôm chia tay, hai đứa cùng bùi ngùi,

Ngày mai Nó, Tôi trên ngưỡng cửa cuộc đời,

Dặn nhau gắng vui, dù cho vành môi xe khô mấy cũng mỉm cười”.

Thật vậy, kể từ đó, tôi chưa gặp lại Tự lần nào.

Cuộc chiến cũng lần lần leo thang, đời lính dễ gì có ngày nghỉ, mà nếu có, Tự cũng còn thiếu gì chuyện để làm. Phần tôi, tôi cũng phải lo tiếp tục học hành, hết Tú Tài 1 lại đến Tú Tài II. Hết Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh, lại đến Tướng Dương Văn Minh, rồi Tổng Thống Diệm bị giết . . . Cuộc đời học sinh của tôi cũng theo đó mà lung tung cả lên. Tôi quên mất cả Tự! Có nhớ thì cũng không biết nó ở đâu mà tìm?

Vào khoảng năm 1968 - 1969, VC tổng tấn công. Cả nước lâm chiến. Tôi đang học cũng phải xếp bút nghiên đi quân sự học đưởng một tháng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Học xong, được giao cho khẩu súng Carabin, làm nhiệm vụ “Sinh Viên bảo vệ thành phố”.

Trong một chuyến đi thăm chiến sĩ tiền tuyến, đám sinh viên chúng tôi đi thăm một tiểu đoàn lính vừa đi hành quân về. Đó là Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân.
Image
“Biệt Động Quân vì dân quyết chiến.”


Ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng có một biệt danh rất dễ sợ là . . . “Thiếu Tá Tử Thần” và bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đón tiếp phái đoàn chúng tôi ở cổng trại và dắt chúng tôi đi thăm anh em binh sĩ đang gác ở cám trạm gác, ở tiền đồn. Khi trở về doanh trại, chúng tôi đang nghe thuyết trình thì bất ngờ có một giọng nói thật là quen thuộc vang lên. Tôi ngạc nhiên, quay ngay đầu lại: Trước mặt tôi, một sĩ quan BĐQ rất trẻ, mang lon Đại Úy, cái đầu hơi nghẹo qua một bên. Tôi mừng quá, hét lên:

“Tự! Phải mày đó không, Tự?”

Tự cũng mừng rỡ, đưa hai tay ra:

“An! Mày là An đó hả?”

Thế là hai đứa nắm tay nhau nói chuyện rối rít. Tôi nhìn Tự:

“Mày . . . đi Biệt Động cơ à! Dám . . . dỡn mặt với Tử Thần đó hả?

Oai quá nhỉ!

Đã . . . Đại Úy rồi! Lên lon mau thật! Vợ con gì chưa?”

Tự chỉ Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, vừa cười vừa nói:

“Tử thần đứng ngay trước mặt tao nè . . . Tao dỡn mặt với ổng hàng ngày!

Thầy ra sao rồi? Còn đi dậy học không?

(Thầy tức là bố của tôi, thầy giáo của Tự)

Mày học tới đâu rồi? Sao học hoài vậy? Đi lính đi, vào Biệt Động với tao!”

Đang ba điều bẩy chuyện thì Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nắm vai Tự kéo ra một góc, nói vài câu gì đó, Tự đanh mặt lại, quay trở lại nói với tôi:

“Có chuyện rồi, tao lại phải dẫn quân đi liền. Hẹn gặp mày kỳ tới,

Cho tao gởi lời hỏi thăm thầy, nhe!”

Ngày qua ngày, tôi bận rộn với việc dậy học kiếm tiền, với thi cử, bầu cử, ứng cử . . . ở trường Luật. Còn Tự thì chắc chắn là lại rày đây mai đó với những cuộc hành quân liên miên của người lính Biệt Động. Mỗi đứa mỗi phương trời.
Image
“Tử thần trước mặt tao nè!”
Tôi học xong Đại Học năm 1971, còn sót lại một ít thòi gian hoãn dịch, cả đám sinh viên lo chạy tứ tán kiếm đường binh: Đứa thì đi ứng cử vào Hội Đồng Xã, đứa thì xin vào chương trình “Người Cầy Có Ruộng”, Xây Dựng Nông Thôn . . . để mong được hoãn dịch. Đứa khác thì nộp đơn thi vào Hải Quân, Không Quân. Tôi trình diện nhập ngũ và được xếp vào khóa 1/72 Thủ Đức.

Suốt khóa học, tôi học tàn tàn, với hy vọng là, sẽ được biệt phái về làm ở Nha Quân Pháp hoặc Tòa Án Quân Sự. Nhưng hy vọng của tôi càng ngày càng tiêu tan dần với tình hình chiến trận càng ngày càng sôi động hơn lên. Kết quả là đến cuối khóa, không có ban nghành nào tuyển thêm người nữa, tất cả các Tân Sĩ Quan đều được dành cho tiền tuyến. Những Sinh Viên Sĩ Quan lựa chọn đơn vị của mình theo thứ tự đậu cao thấp. Ai thích về gần nhà thì chọn Địa Phương Quân, Sư Đoàn . . . Ai muốn sống hùng sống mạnh thì chọn các binh chủng nổi tiếng như Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Cách, Biệt Động Quân . . . Phần tôi, từ hồi nhìn thấy các anh hùng Mũ Nâu đánh đuổi bọn Việt cộng ở Hàng Xanh, tôi đã khoái binh chủng Biệt Động Quân rồi, nay được dịp, tôi hăng hái cầm bút viết ngay tên mình vào bảng danh sách các Tân Sĩ Quan Biệt Động Quân, chợt nhớ ra là đã có lần Tự rủ tôi vào Binh Chủng Cọp Đen này.

Mãn khóa 50 Rừng Núi Sình Lầy, tôi được đưa đi thực tập với Tiểu Đoàn 42 Cọp Ba Đầu Rằn đang hành quân ở Takeo, Campuchia, rồi Tiểu Đoàn 44 Cọp Đen hành quân ở Kiến Phong (1). Sau khi trui luyện kỹ càng, tôi mới được khăn gói lên vùng Pleiku gió núi mưa mùa để bổ xung vào Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân Biên Phòng (2).

Vừa đúng lúc Trung đội Thám Sát đang thiếu Sĩ Quan chỉ huy (Sĩ Quan cũ vừa tử trận), tôi đã đuợc Đại Úy Giác, Tiểu đoàn trưởng, chỉ định làm Trung Đội Trưởng Thám Sát.

Từ đó, tôi trở đã trở thành một người lính “Cọp Đen” chính hiệu:
Image

“Mũ Nâu, mầu áo hoa rừng,
Anh đi Biệt Động lẫy lừng bốn phương”
Đời Biệt Động của tôi, cũng như những anh em trong binh chủng, là những chuỗi ngày hành quân liên miên trong vùng II chiến thuật gió núi mưa mùa, với những trận đánh thật đinh tai nhức óc của đại bác 105, đại bác 130, Sky Raider và A37 . . . cùng với những trận đánh xáp lá cà im lặng tới rợn người, chỉ nghe tiếng lưỡi lê và dao rừng vung lên mà thôi (3). Chỉ ở vùng II này, mới có những tiểu đoàn BĐQ phải trở về Dục Mỹ bổ xung quân số và tái huấn luyện. Bên VC, có những Trung Đoàn, Sư Đoàn bị tan nát, xóa sổ.

Tôi sống sót tại Quân Y Viện Ngọc Minh, với tờ giấy phân loại II và giải ngũ vào cuối năm 1974.

Trở về cuộc sống dân sự, tôi lang thang khắp Sài gòn Chợ Lớn xin việc. Các văn phòng Luật Sư, các ngân hàng đều đủ người hết rồi.

Tôi nhớ lại đời sống quân ngũ, nhớ cái mũ nâu với mầu áo hoa rừng, muốn trở lại với Biệt Động Quân. Ngồi suy tư bên khói thuốc và ly cà phê đen, tôi nhớ lại các đồng đội, nhớ lại Trần Đình Tự, người bạn thủa xưa đã cùng ngồi chung với nhau trong quán nước này. Không biết bây giờ, nó còn:

Image
“Poncho buồn phủ kín đời anh.”

“Đang xông pha đèo cao núi thẳm?”

Hay . . .

“Đã về bên kia khung trời biền biệt trên cao?”

Cuối cùng, tôi đã được Luật Sư Đào Văn Sáu nhận cho tập sự tại văn phòng của ông ở Biên Hòa (Luật Sư Sáu hiện đang định cự tại Tiểu Bang Victoria với tôi. Tôi đã gặp và chào ông). Sau đó, tôi đổi về Saigòn, tập sự với Luật Sư Nguyễn Duy Nguyên, ở đường Gia Long. Ngày ngày, tôi xách cặp đi bộ từ văn phòng qua Tòa Thượng Thẩm Saigòn mà biện hộ cho thân chủ.

Tháng Tư năm 1975, toàn bộ Miền Nam tan hàng mà không hô “Cố Gắng” (4). Thành phố Saigòn tràn ngập dép râu nón cối và nón tai bèo:

“Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ,

Chiếc nón tai bèo che phủ kín tương lai!”

Bọn Việt cộng cai trị dân Nam bằng những trận dịch đau mắt và ghẻ lở phát không và chiến dịch “Đánh Tư Sản Mại Bản” với kết quả là biết bao nhiêu người dân phải đi vùng “Kinh Tế Mới” và hàng đoàn xe Zin và Molotova bít bùng chở chiến lợi phẩm từ Nam ra Bắc. Đám sinh viên nằm vùng trốn ra bưng ngày xưa, như Nguyễn Đăng Trừng, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Văn Nuôi . . . xuất đầu lộ diện với những chức vụ lạnh lùng: Giám đốc Sở Công An Thành Phố, Chủ Tịch Hội Trí Thức Yêu Nước . . .

Đám Sĩ Quan Miền Nam tan hàng thê thảm. Người có phương tiện thì nhanh chân bay qua đảo Guam. Đám không chấp nhận đầu hàng, nhất định đánh VC tới hơi thở cuối cùng để rồi chết thê thảm nơi trận tiền không ai chôn cất. Đám khác lẳng lặng buông súng nhập vào cuộc sống bình thường, giả dạng dân cầy, ngư phủ . . . để tìm đường vượt biên tìm Tự Do.

Số còn lại chấp nhận ra trình diện bọn VC để đi “Học Tập Cải Tạo”, nhưng thực sự là bị đi tù, từ ba ngày, thành ba năm, mười năm, mười bẩy năm. Có người bị xử tử, có người chết vì bệnh hoạn, phơi thây nơi rừng thiêng nước độc, không thân nhân không bạn bè, không manh chiếu đắp.

Năm 1981, tôi may mắn vượt biên thành công, tìm Tự Do nới xứ Úc. Cũng như mọi người, tôi nhẩy vào factory cầy túi bụi, kiếm tiền gửi về cho gia đình, cho vợ con tìm đường vượt biên tiếp.

Đến khi đoàn tụ vợ chồng, tôi mới trở lại trường học mà ráng sức học hành. Tôi không theo nghề cũ mà chuyển sang học Kế Toán.

Khi cuộc sống đã tạm ổn, tôi mới mon men ra sinh hoạt với anh em cựu quân nhân trong tiểu bang Victoria. Tôi nhận thấy mọi quân binh chủng đều có hội đoàn riêng, chỉ có Biệt Động Quân là vắng bóng. Không phải vì anh em Mũ Nâu bị cọp liếm hết (5), mà vì anh em đã quá mệt mỏi rồi, không muốn hội hè gì nữa cả.

Tôi ra sức quy tụ anh em cùng chí hướng và cuối cùng đã thành lập được

“Hội Biệt Động Quân QLVNCH, tiểu bang Victoria”.

Lễ ra mắt đã được cử hành long trọng vào ngày 19 02 2001 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cựu Quân Nhân, Footscray. Mục đích là tụ hội anh em mũ Nâu cũ, hàn huyên chuyện xưa và giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày tại Úc. Từ hội Biệt Động Quân này, chúng tôi đã bắt liên lạc được với những Biệt Động Quân khác trên thế giới và gia nhập “Tổng Hội Biệt Động Quân” lúc đó do anh Trần Tiễn San làm Tổng Hội Trưởng.

Tôi nhớ lại người bạn thủa xa xưa, nhắn tin tìm Trần Đình Tự trên tập san Mũ Nâu của Tổng Hội.

Từ bên Mỹ, anh Trần Tiễn San báo cho tôi biết:



“Đã có tin của Trần Đình Tự, cấp bậc và chức vụ cuối cùng là Thiếu Tá, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân.

Nhưng Tự đã không còn nữa.

Thiếu Tá Trần Đình Tự đã tử trận.

Thiếu Tá Trần Đình Tự đã hy sinh vì Tổ Quốc, vào giờ thứ 25 của cuộc chiến”.

“Hai năm sau mới có thư về,
Người quen cho biết tin,
Image
"Bạn tôi thân mến đã liệt oanh ngã xuống, khắp đơn vị tiếc thương”.
Tôi bàng hoàng đọc đi đọc lại tin tử trận của Tự trong bài viết “Sự trả thù đê hèn và dã man” của tác giả Thiên Lôi, trong tập san Mũ Nâu số 2 và xin trích ra đây một đoạn cho tất cả cùng đọc:

“Lúc đó là 11giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại trung tâm hành quân của Liên Đoàn 32 BĐQ, Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn nhận được lệnh từ cấp chỉ huy Quân Đoàn:

“Hãy ngưng bắn ngay lập tức, ở yên tại chỗ để đợi phía bên kia đến bàn giao khu vực.”

“Trung Tá Toàn chết sững, buông cái ống liên hợp máy truyền tin rớt xuống đầu người lính truyền tin đang ngồi dưới chân. Ông đổ vật xuống chiếc ghế như cây chuối bị đốn ngang. Hai mươi năm phục vụ quân ngũ, 19 năm rong ruổi vào ra vùng đạn bom, năm lần bị thương, lần nào cũng thập tử nhất sinh, nhưng chưa bao giờ ông thấy đau như lúc này. Ông nghẹt thở, buốt trong óc tưởng chừng như ai đang đóng ngập cái đinh muời phân vào đầu, có lẽ cắt ruột cũng chỉ đau đến thế. Ông lịm đi.

Image
“Tất cả nghe lệnh tôi.
(Hình Đại Tá Sơn Thương)”
Người sĩ quan hành quân phải gọi khẽ:

“Trung Tá!”

Ông gượng dậy để lấy lại bản lãnh. Sau cú “Sốc”, Trung Tá Lê Bảo Toàn đã điềm tĩnh trở lại, ông cầm máy gọi lần lượt từng Tiểu Đoàn Trưởng:

Tiểu Đoàn 30 Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Khoan,

Tiểu Đoàn 33 Thiếu Tá Đinh Trọng Cường,

Tiểu Đoàn 38 Thiếu Tá Trần Đình Tự.

Cả ba đáp nhận. Trung Tá Toàn chậm rãi, ông cố giữ cho tiếng nói của mình,với âm hưởng đều đặn như mọi ngày:

“Các anh ra lệnh cho con cái buông súng. Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng rồi! Sẽ có đại diện của “Phe họ” đến để nhận bàn giao.

Cám ơn các anh, các vị Tiểu Đoàn Trưởng, các Sĩ Quan trong Liên Đoàn.

Tôi cũng đặc biệt cám ơn các anh em Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ.

Chúng ta đã bấy lâu cộng tác, sống chết với nhau.

Nay, nhiệm vụ của tôi kể như đã chấm dứt, tôi không còn trách nhiệm với Liên Đoàn nữa. Thân chào tất cả anh em trong Liên Đoàn.

Lời cuối cùng của tôi trong cương vị Liên Đoàn Trưởng là yêu cầu các anh bình tĩnh và chúc tất cả may mắn!”

Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng trong đời Trần Đình Tự đã cưỡng lệnh cấp chỉ huy. Sau khi nhận lệnh buông súng và lời chào của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng, anh quay qua Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó:

“Anh Xường, tôi vừa nhận lệnh mình phải buông súng đầu hàng.

Đây là lần chót, tôi yêu cầu và cũng là lệnh:

Anh nói cho các Đại Đội Trưởng và thay tôi dẫn đơn vị ra điểm tập trung.

Tôi sẽ ở lại, đánh nữa, tôi không đầu hàng, anh hiểu cho!

Tôi không khi nào để lọt vào tay tụi nó lần nữa (6).

Image
“Ai ở lại chiến đấu thì đi theo tôi!”
Tiếp đó, anh cho tập trung Bộ Chỉ Huy, trung đội Thám Báo, nói vói họ đã có lệnh quy hàng, các anh em sẽ theo lệnh của Đại Úy Tiểu Đoàn Phó, còn ai muốn ở lại chiến dầu với anh đến giờ chót thì đứng riêng một bên.

Lần lượt số người tách khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ.

Trần Đình Tự đưa tay chào Đại Úy Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi dẫn những người quyết tử tiến vào khu vực vười khoai mì để tiếp tục “Ăn thua đủ” với địch.

Kết cục, cuộc chiến đấu cuối cùng cũng phải chấm dứt. Tự và anh em hết đạn, địch tràn ngập, bắt trói tất cả những người còn sống (9 người) giải về sân trường Tiểu Học gần đó.

Tên chỉ huy của giặc Cộng tiến về phía Tự, lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và chỉ ngay mặt Tự thóa mạ thậm tệ, rồi bắt anh cởi áo quần (Lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo).
Image
“AI ĐẦU HÀNG, NHƯNG TAO THÌ KHÔNG!”
Tự đứng yên nhất định không chịu, tên VC rít lên:

“Đến lúc này mà mày còn bướng hả? Lũ uống máu! Bọn tay sai! Những thằng ác ôn! Mày có làm theo lệnh của ông không thì bảo?

Nhân danh Cách Mạng, ông ra lệnh cho mày cởi áo quần Ngụy và nằm xuống! Chúng mày đã đầu hàng, nghe rõ chưa?”

Tự trả lời:

“Ai đầu hàng, nhưng tao thì không!

Mày nghe đây: Chúng mày mới là lũ ác ôn.

Chúng mày mới đích thực là lũ tay sai, lũ vong thân chó má.

Bọn mày chính là những tên tội phạm của Dân Tộc Việt Nam.

Hiểu không? Một lũ đê tiện!”

Tên chỉ huy VC mắt nổi gân máu, tiến đến sát Tự, tay giật mạnh bung hai hàng nút từ cổ xuống đến bụng. Tên giặc Cộng rút luôn con dao găm Tự đeo bên hông, nó đâm mạnh vào bụng Trần Đình Tự, rọc mạnh xuống phía dưới. Ruột Tự lòi tuột ra ngoài. Chưa hả, nó còn ngoáy mạnh mũi dao vào tận trong bụng Tự.

Tự hét lên bi ai và nghẹn uất, đổ sụm xuống oằn mình giật từng cơn trong vũng máu.

Đồng thời với hành động dã thú ấy, tên giặc nghiêng đầu nhìn Tự rồi nói gọn:

“Đem những thằng này bắn hết đi! Toàn là ác ôn cả đấy!”

Tám quân nhân còn lại bị dẫn ra phía sau trường đễ được bắn xối xả mấy loạt AK 47. Xác họ bị quăng xuống cái đìa gần đó. Bọn VC dẫn nhau đi”.

Sự đền nợ nước của Trần Đình Tự tôi kể lại hôm nay là do lời thuật lại của Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 38 BĐQ. Anh cũng đã hy sinh trong trại tù CS Nghệ Tĩnh, năm 1979. Tôi gặp Xường lúc ở trại 8 Yên Bái năm 1997. Anh bị VC bóp cổ chết trong ngục thất vì sau nhiều lần trốn trại anh đều bị bắt.

Xường xuất thân khóa 22A Võ Bị QGVN.

Người thứ hai thuật lại những giờ phút sau cùng của Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự là người lính Mũ Nâu mang máy truyền tin cho Tự - cũng bị tàn sát chiều ngày 30 04 75 một lượt với Tự và các anh em khác. May mắn, Đức Trọc - tên anh ta - bị thương giả chết chờ cho VC đi xa rồi ráng bò vào nhà dân, được dấu diếm, băng bó, rồi thuê xe Lam chở về Saigòn.

Đức đã ráng sống, ráng tìm cách vượt biên sang Mỹ, để sau đó, kể lại cái chết đau buồn của Thiếu Tá Tự cho mọi người nghe.

Tôi đọc đi đọc lại bài báo, nước mắt nhiểu đầy trang giấy.

Anh em sau bao năm không đuợc tin tức, lần đầu tiên đuợc tin nhau thì lại là tin cuối!

Ôi! Buồn làm sao!

“Hai đứa đôi nơi, ngày đầu tiên biết tin nhau là tin cuối.

Chát cay đầu môi chiều khu chiến mưa sụt sùi”

Anh em sống với nhau từ nhỏ, tôi biết rõ Tự oai hùng. Tôi biết Tự dám chiến đấu tới cùng. Tôi đau thương, xót xa cho cái chết quá thảm khốc của Trần Đình Tự - Một Thiếu Tá Biệt Động Quân – cầm quân đánh trận, bị bắt ngay tại mặt trận mà lại không được bảo vệ bởi Luật Quốc Tế về Tù Binh, mà lại bị xỉ vả, chửi bới thậm tệ và cuối cùng bị hành hình một cách dã man như vậy hay sao?

Trần Đình Tự, một Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, lại bị giết chết một cách bi thương, bị giết chết một cách dã man như vậy sao?

Cả Thế Giới nghoảng mặt làm ngơ!

Những phóng viên truyền hình của Mỹ, của Úc, đâu hết cả rồi? Ông phóng viên nào chụp hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan đâu rồi? Ông Eddie Adams và đài truyền hình AP đâu? Sao không ra quay phim, phỏng vấn, làm rùm beng lên đi!

Phóng viên chiến trường Neil Davids của Úc đâu? Sao không viết tin này lên cho cả thế giới đọc?

Hồi Tết Mậu Thân, một tên phiến loạn không mặc sắc phục (dù là sắc phục của bọn GPMN) cầm súng bắn lại các chiến sĩ VNCH. Khi bị bắt, đương nhiên y bị coi là phiến loạn phá rối trị an. Bắt buộc là phải xử bắn tại chỗ theo đúng Hiến Pháp của VNCH. Tướng Loan xử bắn nó là đúng. Tại sao bọn nhà báo ngoại quốc lại làm rùm beng lên? Đễ đến nỗi tới chết, ông vẫn bị hàm oan!

Những tên nhà báo này chỉ giỏi bắt nạn VNCH mà thôi, còn thì sợ bọn VC bằng chết. Cả lũ im thin thít, để một người lính VNCH bị hành hình mà không dám có một tấm hình, một đoạn phim, một lời nói bênh vực?

Công bằng ở đâu? Lẽ phải ở đâu?

Sau khi Tướng Minh đầu hàng, đám ký giả ngoại quốc còn lại ở Miền Nam nhiều lắm chứ! Chắc chắn họ biết chuyện này. Có đều cả đám im lặng mà phụ họa với bọn VC mà thôi.



Có lẽ tại tôi thương cho bạn quá mà nói càn hay chăng?

Thôi thì, cuối cùng, Trần Đình Tự cũng đã chết rồi.

Một cái chết oan nghiệt, nhưng đó là cái chết oai hùng của một chiến binh không đầu hàng giặc.

Cái chết danh dự của người lính ngay giữa trận tiền.

Cái chết không có da ngựa bọc thây, nhưng gương sáng của Tự sẽ còn lưu lại cho đến ngàn sau:

“Muôn lớp trai đi, nghìn sau theo dấu chân ghi vào Thiên Lý,

Biết bao người xong nợ xương máu không trở về.”



Trần Đình Tự, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, bạn thân của tôi từ thủa nhỏ, và biết bao nhiêu chiến sĩ vô danh khác, đã chiến đấu cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa tới hơi thở cuối cùng.
Image
“Biết bao người xong nợ xương máu không trở về!”
Ai đó vừa quăng cái lon sữa bò vào thùng rác.

Tôi nhớ tới Tự, tới trò chơi tạt lon ngày xưa, muốn chạy ra lượm cái lon để dành chơi.

Nhưng Tự đã chết rồi, đâu còn ai để chơi trò chơi này nữa!
Image Mới đây, rạp xi nê Rivoli cũng đã chiếu lại phim Zoro. Tôi cũng tới rạp đứng xem hình quảng cáo, cứ tưởng tượng đâu đây, Tự đang đẩy vai tôi chui vào rạp hát coi cọp.


Nhưng Tự đã chết rồi, đâu có đẩy vai tôi được nữa!

Tự ơi,

Mày chết ở đâu? Tao cũng không biết. Tới khi biết tin mày chết, tao cũng không thắp được cho mày một nén nhang.

Tao cũng ráng tìm thân nhân, bạn bè của mày, để, nếu được, nhờ họ thắp một nén nhang cho mày, nhưng mãi đến bây giờ cũng chẳng tìm được ai.

Tao có hai thằng bạn Biệt Động nữa, là thẳng Châu và thằng Đạm. Người quen cũng cho biết tin về hai đứa đó. Thằng Đạm còn sống, đang mở nhà hàng ở ngay Orange County, bên Mỹ, nhưng thằng Châu thì cũng đã chết rồi. Có điều tao may mắn đã liên lạc với vợ con của nó, để nhờ thắp cho nó một nén nhang.

Mới đây, có anh Sơn, cũng là người ở cùng xóm với mày hồi xưa, cũng đang ở bên Mỹ, có cho tao biết một ít tin tức về mày:

“Năm 2008, Sơn có trở về lại xóm củ vào dịp TẾT , thì gia đình anh Tự đã không còn ai ở đó hết. Hàng xóm có kể cho sơn nghe, là anh Tự đã bị Việt cộng giết tại chỗ vì anh không chịu đầu hàng , gần cận chiến 30-04 đúng như anh đã viết trong Việt Luận và take2tango. Ba má anh Tự đã mất hết chỉ còn người em trai tên Lộc và cô em gái út tên Tâm đã dọn về Thủ Đức.

Đó là phần về anh Tự, còn chị Mỹ vợ và con anh Tự thì sơn không biêt đã đi về đâu?”

Image
“Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Úc” ở Dandenong, Victoria, Australia
Đài tưởng niệm chiến tranh duy nhất trên thế giới có Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay suốt ngày đêm củng với 6 lá cờ của những quốc gia đã trực tiếp gởi quân tham chiến giúp Việt Nam Cộng Hòa, và chiếc trực thăng đã từng tham chiến ở Việt Nam, bao quanh tượng đồng hai chiến sĩ Úc, Việt trong thế tác chiến.

Anh em cựu quân nhân Úc tham chiến ở Viêt Nam cũng với anh em lính chiến nhà mình, thuộc Tiểu bang Victoria, nơi tao ở, cũng đã gom công góp sức xây được một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Úc để tưởng nhớ những “Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân” trong đó có mày.

Vào ngày khánh thành bức tượng, 30 tháng Tư năm 2005, tao và các bạn đã thắp cho mày và những chiến sĩ vô danh khác một nén nhang. Ấm lòng rồi nhé!

Các bạn lính chiến của tôi ơi,

Các bạn bè ở hậu phương của tôi ơi,

Hãy đến tượng đài Chiến Sĩ Úc Việt ở Dandenong, Victoria Australia, hoặc đến bất cứ Tượng Đài Chiến Sĩ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vào ngày 30 tháng Tư, thắp cho Trần Đình Tự và những chiến sĩ vô danh khác của QLVNCH một nén nhang tưởng niệm, bạn nhé!

“NGƯỜI ĐI VÀO TỐI VẪN LƯU DANH CHO ĐỜI MÃI,
NÓ ANH HÙNG NGÀY MAI”.


Người Việt của tôi, là thế đấy!
NGUYỄN KHĂP NƠI.
Người lính già xa Quê Hương.

Post Reply