Ôn Cố Tri Tân

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Ôn Cố Tri Tân

Post by phu_de »

.
Ôn Cố Tri Tân
Trường Sơn DHN

Sau ngày quốc hận 30/4/1975, có một số anh chị em quân dân cán chánh, tuy may mắn được di tản ra nước ngoài, nhưng không có dịp "may" chứng kiến tận mắt được những hành động ngu xuẩn, tàn ác đến man rợ của những người tự xưng là "giải phóng cho đồng bào miền Nam", của những người cộng sản Việt Nam từ miền Bắc vào, của những người gọi là cùng một dòng máu Lạc Hồng, những người Việt Nam tự hào được mang dép râu đội nón cối!


Có thể nói đây là một trang sử bi thảm nhất của người dân Miền Nam Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Những đồng bào được may mắn rời khỏi Việt Nam trước tháng 4/1975, và những em cháu thuộc những gia đình nầy (những con em của tất cả người Việt Nam được chào đời trên các nưóc phương Tây tự do) không bao giờ hình dung được cái ngày lịch sử đen tối nầy, vì cộng sản Việt Nam đã cố tình sửa lịch sử, ngay từ đầu chiến dịch tiến chiếm Miền Nam. Đến giờ nầy, có người trong chúng ta không muốn tin chuyện này. Do đó, chúng tôi muốn kể lại những gì đã xảy ra tại Sài Gòn và những vùng phụ cận trong những ngày trước và sau 30/4/1975. Những chuyện này là những điều mắt thấy tai nghe..., để tạm gọi là "ôn cố". Đồng thời, chúng tôi cũng kèm theo vài mẩu chuyện nho nhỏ trong hiện tại, tạm gọi là "tri tân", để cùng những anh em bạn già sống tha phương cầu thực chúng mình trao đổi nhận định, và để các thế hệ con cháu chúng mình có thêm dữ kiện chính xác về bản chất của chánh sách và của con người cộng sản Việt Nam

.
Chúng ta gọi ngày 30/4 là "ngày quốc hận" vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta bị xóa tên khỏi bản đồ của thế giới từ ngày 30/4/1975, vì cộng sản Bắc Việt đã xé bỏ Hiệp Định Balê 1973 mà chúng đã vừa long trọng ký kết, lại vừa xua quân công khai tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngày mất nước, khách quan, chủ quan, xa, gần v.v.. chúng tôi không muốn bàn thêm ở đây, vì trong hơn 20 năm qua đã có rất nhiều sách báo, hồi ký, Việt có, Mỹ có, Pháp có, tất cả đều có phân tách rất rõ ràng rồi. Chúng tôi chỉ muốn trước hết kể lại một số chuyện thật, vui buồn lẫn lộn, có liên quan đến ngày quốc hận nầy, để gọi là đóng góp thêm một ít tài liệu vào trang lịch sử đau thương của Đất Nước



Tinh Thần Bất Khuất và Tính Liêm Sỉ của Những Người Bị Bắt Buộc Phải Ngừng Chiến Đấu, Đầu Hàng Kẻ Địch

Ngày 28/4/75, toàn bộ phi trường quân sự Biên Hòa di tản về Tân sơn Nhứt . Từ 10 giờ đêm cộng sản pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhứt và những vùng phụ cận. Chúng pháo kích bằng hỏa tiển và đạn pháo 130 ly cho đến sáng, gây rất nhiều thiệt hại không những cho các đơn vị không quân, mà cho cả dân chúng vùng phụ cận (nhất là vùng Lăng Cha Cả và Trương minh Ký) cũng bị thiệt hại lây về nhân mạng cũng như vật chất.

Ngày 29/4 lúc 9 giờ sáng, Ông Dương Văn Minh với tư cách là Tổng Thống VNCH (mới được 2 ngày) đã gởi một phái đoàn vào gặp phái đoàn VC tại trại Davis (Tân sơn Nhất). Phái đoàn gồm có Luật sư Nguyễn Văn Huyền (Nghị sĩ, Phó Tổng thống của Dương Văn Minh), Vũ văn Mẫu (Thủ Tướng của Dương văn Minh) và chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh (Quyền Tham mưu trưởng QLVNCH từ 29/4/75, sau nầy được biết là đã làm tay sai cho VC từ đầu thập niên 70 và từ đó đã trở thành một VC nằm vùng). Không biết họ đã bí mật thỏa hiệp được với VC những điều gì, đã rời trại Davis khoảng 10 giờ. Ông họp Hội Đồng Chánh Phủ sau đó và cho biết là địch (MTGPMN) đã bác bỏ đề nghị của ông (hai Bên bàn thảo để giãi quyết vấn đề nội bộ của nhau, về một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam).

Ông tuyên bố là chỉ còn một cách duy nhất là đầu hàng địch mà thôi, và đến 11 giờ trưa ngày 30/4/1975 thì tướng Minh đọc lời tuyên bố "đầu hàng vô điều kiện" và tiếp theo đó tướng Hạnh nhân danh QuyềnTổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH kêu gọi quân nhân các cấp "hạ súng xuống, ngưng chiến đấu".

[ram]http://home.iprimus.com.au/hoanghiem/vd ... 42904p.mp3[/ram]

Và sau đây là một vài sự việc đã được ghi nhận sau lời tuyên bố của hai ông tướng Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh:

- Quá 1 giờ trưa, chúng tôi còn thấy một số anh em thuộc "biệt kích 81 dù" đã bắn hạ một loạt hơn 13 chiến xa T.54 Bắc Việt nằm ngổn ngang trên đường từ Lăng Cha Cả Phú Nhuận, dài lên hướng Củ Chi (hạ một cách dễ dàng) trên đường về trại Hoàng Hoa Thám gần đó, trong lúc đài phát thanh Saigon và đài phát thanh quân đội vẫn lải nhải lập đi lập lại những lời tuyên bố "đầu hàng" của hai ông tướng Minh, Hạnh...

- Từ 12 giờ trưa, các con đường chung quanh sân bay Tân sơn Nhứt và vùng phụ cận vắng lặng như tờ, chỉ có tiếng rốc kết và đạn pháo thỉnh thoảng xégió bay ngang qua nghe rợn người. Không một chiếc xe, không một bóng người, chỉ có xác chết nằm rải rác trên đường và trên vỉa hè, không có một phi cơ nào lên xuống phi đạo.

- Khắp các nẽo đường Saigon Chợ Lớn Gia Định có không biết bao nhiêu súng ống đạn dược đủ cỡ, đủ loại, quân phục đủ màu đủ sắc của đủ mọi quân binh chủng được vứt bỏ ngổn ngang khắp các vỉa hè, thùng rác... vì chỉ có cách nầy họ mới ngừng chiến đấu được ..... và các quân nhân chạy lông nhông đầy đường, có lẽ không nhà quen không thân nhân ở đô thành. Hầu hết đều chỉ có một chiếc quần cụt hay một xì líp che thân, miệng chửi thề tục tĩu vang trời không biết để hoan hô kẻ chiến thắng, hay để chửi người chủ bại đầu hàng địch. Cho đến chiều tối thì Đô Thành mới có vẻ yên tịnh trở lại.

Dân chúng sau những giờ phút ngỡ ngàng rút vô nhà đóng cửạ Ngoài đuờng chỉ có bọn vô gia cư tiếp tục như hai ngày 28 và 29/4, đi lục lạo cướp giật, hôi của, từ các nhà ở hoặc cư xá Mỹ. Dần dần bọn cướp cũng đến các nhà những người bỏ nhà đi lánh nạn.

Cũng như những ngày trước đó, suốt ngày 30/4 người ta tấp nập chen chúc nhau tìm đường rời bỏ quê hương, nhất là sau lời tuyên bố của hai tướng Minh, Hạnh.... từ Giang Cảng Mới trên xa lộ Biên Hòa (new Port) đến Bến Bạch Đằng và dọc theo các bến tàu Tân Thuận, nơi có nhiều phương tiện tàu thuyền, nhất là Hải Quân Việt Nam, đang tìm cách đưa hết chiến cụ ra khơi, vừa giúp di tản cho đủ mọi thành phần quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa, vừa không để một chiếc tàu nào lọt vào tay cộng sản. Trong lúc đó, trên đường bộ từ Bình Đông Chợ Lớn đến Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, giòng người đông đảo gồng gánh ẵm bồng, tay xách nách mang.... liên tục tuôn đi như dòng nước lũ, bằng đủ mọi phương tiện, (kể cả đi bộ), tìm cách đến vùng ven biển Gò Công để kiếm phương tiện ra khơi... mong còn gặp được hạm đội 7 của Hoa Kỳ, tìm tự do.

Các phi công thì tìm mọi cách đưa phi cơ đủ loại của đơn vị ra khỏi Việt Nam, vừa tự mình và gia đình thoát khỏi bàn tay CSVN, vừa không để cho CSVN chiếm đoạt được chiến cụ của Không Lực VNCH. Họ qua Thái Lan, Hongkong, Đài Loan, Đại Hàn v.v.. ngắn nhất cũng là Phú Quốc hoặc ra hàng không mẫu hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, ở ngoài khơi biển Đông... Có nhiều người không đủ nhiên liệu phải hy sinh dọc đường, nhưng cũng nhờ đó CS không thu được bao nhiêu chiến lợi phẩm của Không Quân. (Chiếc Boeing duy nhất của Hàng Không Dân Sự VN cũng được Đ/T Huỳnh hữu Hiền mang đi tạm giao lại cho chánh quyền Hong Kong ngày 30/4, quyết không để bọn CS chiếm hữu).

Nếu ngày xưa Đất Nước ta đã có Ngài Phan Thanh Giản tuẩn tiết vì không giữ nổi Nam Kỳ Lục Tỉnh, thì ngày 30/4/1975 không phải chỉ có một người mà có rất nhiều người đã theo gương "bất khuất và liêm sỉ" của Ngài, thà tuẩn tiết chớ không chịu nhục với kẻ thù, để tạ lỗi với quốc dân đồng bào!!! Đó là các Tướng Nguyễn khoa Nam, Tướng Lê văn Hưng (Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó Vùng 4 Chiến Thuật), Tướng Phạm văn Phú (Tư Lệnh Vùng 2), Tướng Trần văn Hai (Tư Lệnh Sư Doàn 7 Bộ Binh), Tướng Lê nguyên Vỹ (Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh),... Ngoài ra còn có không ít sĩ quan Quân Lực và Cảnh Sát đã tự sát hoặc cùng gia đình đã tự tử tập thể... không thua gì các tướng tá của quân đội Nhật Bản đã tự mổ bụng để tạ lỗi cùng Tổ Quốc và dân tộc khi Nhật phải chịu gác kiếm đầu hàng năm 1945 vậy... (Các ký giả người Pháp đã chứng kiến ngay tại Sài Gòn rất nhiều vụ tự sát của sĩ quan và cảnh sát VNCH nên đã mô tả đây là một "dịch tự tử" tại Miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975", đặc biệt có trường hợp tự thiêu của một trung tá ngay tại tượng đài chiến sĩ trước quốc hội mà bộ đội Bắc Việt ngăn cản không cho một ai đến gần kể cả ký giả ngoại quốc. Nhưng mỉa may thay, theo như những ký giả nầy mô tả thì "bô đội" không chịu ngăn cản người tự thiêu).


(còn tiếp)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.
Chánh sách Chiến Lợi Phẩm, Cướp và Vơ Vét Trắng Trợn

Sau khi tiến chiếm được Miền Nam Việt Nam, việc đầu tiên của chánh phủ Bắc Việt (VNDCCH) là "thu chiến lợi phẩm". Đối với Miền Bắc, Miền Nam là thù địch. Do đó, tất cả những "tài sản, tài nguyên, phương tiện sản xuất, công (quốc gia) hay tư (cá nhơn) thuộc Mỹ Ngụy (cả ngụy quân và ngụy quyền) đều được cộng sản liệt vào thành phần chiến lợi phẩm", bên cạnh những quân cụ, quân trang quân dụng của QLVNCH. Đó là chánh sách .

1. Hơn Hai Mươi (20) tấn vàng


Căn cứ theo chánh sách nói trên, ngay chiều ngày 30/4/1975, "Ông tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo" đã phải trao 3 chìa khóa hầm vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam cho đại diện Bắc Việt, để ngay tối đêm đó họ chở trên 20 tấn vàng về Bắc (chiến lợi phẩm!).

- Ông Hảo đã có mặt tại dinh Độc Lập ngày 30/4/75với tướng Dương văn Minh, ccùng với nội các của ông Vũ văn Mẫu và một số nhân sự phản chiến tự xung thuộc thành phần thứ ba (như Dương văn Ba, Hồ ngọc Cứ, Võ long Triều, Nguyễn văn Binh, v.v...). Khi bộ đội miền Bắc vào đến dinh Độc Lập thì ông Hảo đã nói một câu "bất hảo" bất hủ với một sĩ quan chỉ huy Bắc Việt rằng: "Tôi đã ở đây để chờ quí vị, để trao cho quí vị một món quà, đó là trên 20 tấn vàng (vàng bảo chứng thuộc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam)."
Vị sĩ quan đó đáp ngay tức khắc: "Đó chẳng phải là quà gì cả, xin lỗi ông, đó là chiến lợi phẩm mà chúng tôi phải tịch thu, ông hãy đưa chúng tôi đi thu ngay đi!."

Những câu đối đáp nầy đã đi vào lịch sử, cho cá nhơn ông Hảo và cái gọi là "Chánh Phủ VN Dân chủ Cộng hòa"! Cũng nên biết Hảo là đương kim Tổng trưởng Tài Chánh của chánh phủ VNCH.

- Nhưng sau đó, trong bài diễn văn đọc nhơn ngày quốc tế lao động, Tướng Trần Văn Trà đã cho quốc dân đồng bào biết là (nguyên văn): "số vàng trên 20 tấn đã được Thiệu mang đi lúc chạy ra nước ngoài rồi". (điều nầy về sau được biết trong một phiên họp của Bộ Chánh Trị đảng CSVN vào cuối thập niên 80, Trường Chinh đã thú nhận là số vàng nầy "đã manh múng tiêu pha hết rồi", Bùi Tín cũng xác nhận điều nầy).


2.- Hàng Tiêu Dùng, Máy Móc và Nguyên Vật Liệu Công Nông, Ngư Nghiệp


Từ sau ngày 30/4 suốt cho đến gần 3 tháng sau, hằng ngày đã có trên 300 xe vận tải liên tục chở chiến lợi phẩm về Hà Nội. Họ đã dùng xe vận tải Molotova, xe GMC tịch thu từ các đơn vị của QLVNCH, và xe vận tải trưng dụng của tư nhơn người Hoa để chuyên chở đủ mọi loại chiến lợi phẩm sau đây về Bắc Việt:

- Gạo (thuộc các kho dự trữ an toàn)

- Tất cả các tiện nghi văn phòng đủ loại của các cơ quan quân sự và hành chánh vừa tiếp thu

- Y dược và dụng cụ y khoa lấy hết từ các kho quân y dược trung ương Phú Thọ, và từ các bệnh viện quân dân, công tư, ở Saigon, Gia Định và Chợ Lớn

- Các tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy may đủ kiểu, và các loại tiện nghi dụng cụ về điện
- Máy truyền hình, máy thu thanh và các loại tiện nghi khác thuộc loại âm thanh
- Xe đạp đủ kiểu đủ cỡ, xe mô tô (honda, suzuki v.v.v.) kể cả còn trong thùng.

- Salon, bàn ghế đủ cỡ, đủ loại

- Các loại dụng cụ cơ giới Nông Lâm Ngư Nghiệp (máy cày, máy xới, máy đuôi tôm .v.v...)

- Và đặc biệt nhất là toàn bộ máy kéo chỉ, máy dệt, nhuộm,v.v... tháo gở từ các nhà máy dệt Vimitex, Vinatexco,v.v...


Tại sao chúng tôi nói là đặc biệt?
Vì lẽ ra nếu nghĩ đến "sự ấm no của bà con cô bác đồng bào ruột thịt miền Nam" như họ đã nói, thì tại sao Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Bắc Việt không để các nhà máy dệt được tiếp tục hoạt động, sản xuất hàng vải cho dân chúng Việt Nam xài (cả hai miền Nam Bắc)?

Hậu quả là từ 30/4/75 cho đến ít nhất năm 1980 người dân mỗi người không có quá 1 bộ đồ bà ba để mặc! Ngoài ra theo các tài xế vận tải QLVNCH kể lại thì trên đường về Hà Nội, họ có lén vứt đi một vài bộ phận quan trọng (phá hoại) nên toàn bộ máy móc không sao ráp lại thành xưởng dệt được cả.

Sau này, khi bị tù và bị đưa ra miền Bắc, chúng tôi mới biết rõ, đó là sự thật 100%. Xưởng dệt Nam Định lớn nhất miền Bắc chỉ sản xuất được khoản 300 ngàn mét/tháng, không bao giờ đủ cung ứng cho dân chúng miền Bắc rồị Trong lúc chỉ riêng Vimitex đã sản xuất hơn 3 triệu mét/ tháng. Cho nên khi đã tháo các xưởng dệt của miền Nam đem về Miền Bắc ráp lại không được rồi thìlàm sao có đủ vải cung ứng cho cả dân chúng hai miền Nam Bắc?

Ôi, chiến lợi phẩm chỉ là một đống sắt vụn trong kho ở Nam Định mà thôi! Trong lúc đó, dân chúng thì rách rưới, chỉ có quyền mặc áo ngắn khi ra đường vì thiếu vải! Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việtnam không còn thấy xuất hiện ở miền Nam Việt Nam nữa (vì không có vải mà cũng vì có lệnh cấm ăn mặc xa hoa). Áo dài chỉ mới được phép sử dụng từ năm 1987.

3. Gia Cư và Gia Sản, Tài Sản Của Quân Cán Chính VNCH


Hầu hết gia đình anh chị em quân cán chánh VNCH đều là nạn nhân đau khổ của chánh sách "chiến lợi phẩm" nói trên. Đúng với chánh sách nầy, thì tất cả mọi thứ, từ nhà cửa (đang ở, dù tự xây cất, mua, hay mướn), ruộng vườn, xe cộ, gà vịt heo chó... cho đến mọi thứ dụng cụ đồ đạt trong nhà, từ cái mùng cái mền cái gối, cái bô, cái bốc, thượng vàng hạ cám... đều là chiến lợi phẩm. Vì một lẽ rất giản dị là tất cả đều "do tiền của đế quốc Mỹ Ngụy mua sắm cho" (nguyên văn), cho nên không có món gì là gia sản của cá nhơn người nào cả. Thật là gọn.


Tại Saigon, nơi có mặt của vài ký giả ngoại quốc thì việc tịch thu nhà cửa còn hơi nhẹ tay, vì họ còn dè dặt chút dư luận quốc tế. Họ chỉ làm mạnh tay từ sau ngày 15/6/75 là ngày cả triệu quân cán chánh đi vào nhà tù cải tạo. Tuy vậy cũng có một vài gia đình lẻ tẻ chống lại lịnh tịch thu, thì ban quân quản lại có chánh sách khác.


Còn ở các tỉnh thì họ thẳng tay. Tất cả gia đình thuộc diện quân cán chánh VNCH đều bị đuổi ra khỏi nhà đang ở, ra mình không, không được mang theo bất cứ món gì, dù là một cái mền để cho trẻ con cần đắp! Họ không cần biết gia đình bị tịch thu nhà sẽ phải đi đâu, ở đâu, ăn uống ngủ nghỉ ra làm sao? Không thể kêu ca vào đâu dưới họng súng AK lăm le sẵn sàng nhả đạn. Thật là hết sức nhân đạo! Thật là hết sức chiếu cố cho "bà con cô bác đồng bào ruột thịt miền Nam đang sống cơ hàn đói rách dưới sự kềm kẹp của đế quốc Mỹ Ngụy" như Bác và Đảng đã nói! Còn rất nhiều loại chiến lợi phẩm lặt vặt khác nữa, nhưng chúng tôi chỉ nêu lên đây vài loại chiến lợi phẩm điển hình thuộc loại công nghiệp và cá nhơn mà thôi.


Đến giai đoạn "đánh tư sản" kế tiếp, CSVN mới thật sự vơ vét thêm đủ loại chiến lợi phẩm khác nữa, của tư nhơn, mà chủ yếu là vàng và gia sản cơ nghiệp của người dân thường có cửa hàng mua bán để sống ở chung quanh các phố chợ lớn nhỏ khắp Miền Nam Việt Nam, nhất là của người Hoa.
Lý do cũng rất đơn giản: có cửa hàng tư mua bán là có hợp tác với Mỹ Ngụy, là có bóc lột nhân dân rồi! Tài sản phải bị tịch thu (nhân dân tịch thu!) và gia chủ thì phải được đưa đi cải tạo, hoặc đưa về những vùng kinh tế mới ở các tỉnh khác.

Đó là chánh sách! Một gia đình ở quận 11, gần nhà tôi đang trú ngụ, nửa đêm 1 giờ khuya, bị gọi dậy và lùa đi lên xe Molotova bít bùng, (hai vợ chồng và 4 con, 3 cháu), không được đem theo một món gì, dù đó chỉ là một cái mền cho cháu nhỏ, bị chở đi về hướng tỉnh Rạch Giá, cùng với hơn 10 gia đình khác cùng quận. Đến xã Mông Thọ gần Ngã ba Rạch Sỏi, cách tỉnh lỵ hơn 16 cây số ngàn, vào lúc hơn 4 giờ chiều, xe ngừng lại và cả đoàn người phải xuống xe hết để xe còn trở về Saigon, và đoàn người nầy phải chịu cảnh màn trời chiếu đất cạnh quốc lộ như vậy, không cơm không nước uống cho đến ngày hôm sau mới được xã Mông Thọ lùa vào một vùng đất hoang phía Bắc xã Mông Thọ, được gọi là Khu Kinh Tế Mới cách quốc lộ gần 10 cây số lội ruộng, để rồi sống sao thì sống, vì bị ghép vào tội tư sản mại bản, hợp tác với Mỹ Ngụy. Dĩ nhiên tài sản của họ sẽ "được nhân dân quản lý".


4. Hai chữ Nhân Đạo


Tổng Y Viện Cộng Hòa tại Hạnh Thông Tây (Gò vấp) là một trong những bệnh viện thuộc QLVNCH được cộng Sản Miền Bắc liệt vào hàng "Chiến lợi phẩm" quan trọng nhất khi vào đến Sài Gòn.

Ngay chiều ngày 30/4/75 chúng đã đến "tiếp thu" quân y viện nầy, và ra lịnh cho tất cả đều phải ra khỏi bệnh viện "ngay tức khắc".

Dĩ nhiên các bác sĩ quân y, các nam nữ trợ y và các nữ trợ tá xã hội, các lao công dân chính đều phải tuân lệnh ai về nhà nấy. Nhưng còn các thương bệnh binh hiện đang được điều trị tại tổng y viện nầy thì sao?

Xin thưa là tất cả đều bị "đuổi" ra khỏi bệnh viện ngay tức khắc (tức là ngay từ 2 giờ chiều ngày 30/4/75) không cần biết tình trạng bệnh lý, đã được chữa trị hay chưa, vết thương đã lành hay chưa, không cần biết thời gian nhập viện,v.v..
Hậu quả thật là khủng khiếp cho những thương binh vừa lên bàn mỗ hay vừa được mỗ chưa kịp khâu lại, phải xuất viện ngay, ôm vết thương lang thang ra dân y viện hoặc tìm bác sĩ tư nhờ tiếp tục mỗ hay khâu lại giùm, hoặc tiếp tục tạm chữa trị giùm... nếu không thì chỉ có nước về nhà chờ ngày ra nghĩa địa..
Nhưng khổ nổi nhà ở đâu mà về? đơn vị ở đâu mà về? gia đình ở đâu mà về? Có nhiều quân nhân từ các Vùng Chiến Thuật xa xôi được tản thương thẳng về quân y viện Cộng Hòa. Ngay cả tin tức gia đình còn chưa biết rõ thì làm sao có nơi nương tựa để chữa thương và dưỡng thương?

Đây là một câu chuyện bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh Quốc Cộng của dân tộc Việt Nam chúng ta trong những ngày sau 30/4/1975. Chúng tôi được biết sau đó bệnh viện Đô Thành và Nguyễn văn Học (Gia Định) có tạm nhận chữa tiếp giùm khoảng 50 ca khẩn cấp và một số bác sĩ tư cũng có điều trị giúp cho một ít thương bệnh binh nặng đang được giải phẫu dở dang vừa bị đuổi ra khỏi quân y viện.


Ngày 16/6/1975 trước khi đi tù, chúng tôi có dịp đi ngang bệnh viện Cộng Hòa thì thấy tất cả các khoản đất trống trong quân y viện đều được các bác sĩ và y tá Bắc Việt trồng khoai, chuối, rau muống, rau cải... đủ loại, gọi là "tận dụng mặt bằng để lao động tăng gia sản xuất cho đơn vị"! Cho tới năm 1987 khi ra tù, chúng tôi thấy quân y viện Cộng Hòa vẫn còn thuộc cơ quan quân y cộng sản, nhưng được ngăn chia ra làm 3 khu vực bằng những bức tường gạch cao. Vườn tược bên trong của cả 3 khu đều rất xum xuê một cách vô trật tự, đủ mọi giống cây ăn trái ngắn hạn dài hạn, rau cải đủ loại kể cả đủ mọi loại cỏ dại... có lẽ để anh bộ đội và gia đình anh từ Miền Bắc vào tiện nuôi heo, gà vịt và trâu bò trong chương trình tự túc của gia đình và cả đơn vị quân y. Dĩ nhiên các dãy nhà gạch đều bị xuống cấp không thể tả được, vì đơn vị quân y và gia đình họ ở đây chỉ biết có nhu cầu "thực phẩm" nhứt thời, không có vẻ gì gọi là một bệnh viện cả. Nó giống như một trại tạm trú trên đường mòn Hồ chí Minh không hơn không kém.


Và dĩ nhiên thời gian trôi qua, sự việc cũng trôi theo, giờ nầy dân chúng Miền Nam Việt Nam cũng như người Việt Nam ở hải ngoại nầy, có mấy ai còn nhớ gì và biết gì đến buổi chiều ngày 30/4/75, một buổi chiều bi thảm nhất của QLVNCH nhất là của anh em thương bệnh binh Miền Nam Việt Nam đang điều trị tại quân y viện Cộng Hòa, khi bị xua đuổi thẳng tay hết sức "vô nhân đạo" ra khỏi giường bịnh của mình do sự tiếp thu của Cục Quân Y / Quân Đội Nhân Dân của Bắc Việt !


Tôi cũng xin trích thêm ra đây một sự kiện "hào hùng và nhân đạo" nữa của những người tự gán cho mình cái tên rất kêu là giải-phóng-quân của MTGPMN, mà người dân Miền Nam gọi nôm na là Việt Cộng, (từ quyển "la Mort du Viêt Nam" của Tướng Vanuxem, trrang 84 và 85)

- "Bác sĩ Vincent, người Pháp gốc Việt, (Hội Việt Kiều Yêu Nước bên Pháp), thuộc đoàn "bác sĩ không biên giới" (Médecins sans frontière) được cử sang Việt Nam trong phái đoàn y-tế Pháp. Ông là một người có tư tưởng tự do phóng khoán, nên trong cương vị bác sĩ, ông và phái đoàn y tế không từ chối sự khoản đãi rất linh đình của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngày 13/4/75 tại Paris, trước khi qua Việt Nam.Trong bữa tiệc, MTGPMN khuyên phái đoàn không nên liên lạc với Việt Nam Cộng Hòa và hãy chịu khó nằm ở Vũng Tàu đợi gặp giải phóng quân. Do vậy, ông Vincent và các bác sĩ trong phái đoàn chỉ ghé qua Saigon và đi thẳng ra Vũng Tàu, tạm nằm trong một dân y viện. Vào ngày 29/4/1975, sau mấy đợt pháo kích, người ta tải đến trên 80 người bị thương, có cả dân, và lính dù lẫn lộn. Phái đoàn của bác sĩ Vincent đang lo băng bó và chữa trị cho họ thì có một toán Việt cộng có võ trang đột nhiên đến ngăn cản không cho các bác sĩ làm việc nầy, đồng thời bảo họ phải đưa hết các thương bệnh binh ra khỏi bịnh viện, vì họ đang cần nơi nầy. Phái bộ y tế của bác sĩ Vincent vì lương tâm nghề nghiệp đã từ chối vì không biết sẽ đưa những người thương binh đi đâu bây giờ. Tức thì người chỉ huy V.C. nói ngay với bác sĩ Vincent:

- "Dễ quá mà ! Vừa nói anh ta vừa móc súng lục ra kê vào đầu một anh thương binh gần đó và bóp cò. bác sĩ Vincent phản đối dữ dội, người ta kéo bác sĩ ra một chỗ khác, và bác sĩ Vincent còn nghe có nhiều tiếng súng lục sau đó... đến khi bác sĩ trở lại thì bệnh viện đã trống, người ta nói là đã sẵn sàng cho giải phóng quân sử dụng rồi ! Sau nầy về đến Paris, bác sĩ Vincent khi thuật lại việc nầy, ông dùng danh từ "bọn người man rợ !" (nguyên văn; les barbares)

(còn tiếp)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.

Những Người Đã Bỏ Mình Vì Nước và Nơi An Nghỉ Cuối Cùng Của Họ


Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có câu "Chết Là Hết", cho nên khi một người nào đó dù có thù hằn với gia đình mình thế mấy đi nữa mà đến khi chết rồi thì coi như mối thù đó được xóa bỏ hẳn, không một ai còn muốn nhắc đến nữa, vì đó thuộc về quá khứ rồi. Nhưng đối với cộng sản Việt Nam thì không thể như vậy được. Có lẽ vì họ đã tiêm nhiễm quá sâu tư tưởng Mácxít Lêninít hay Stalinít, nên không còn một chút lương tâm con người và mất hết dân tộc tính Việt Nam.

Do đó mà sau ngày 30/4/1975, họ có những hành động quá ư tàn nhẫn, dã man, không có một chút lương tâm đạo lý nào đối với những người quân nhân thuộc QLVNCH đã chết trong cuộc chiến. Đối với họ, sống hay chết đều là kẻ thù cả!


- Họ đã dùng xe ủi đất, (buldozer) ủi sạch và san bằng hai nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa, một ở Hạnh thông Tây (Gia Định), một ở Thủ Đức (Biên Hòa). Họ san bằng bình địa để vừa gọi là "trả thù cho quân đội và nhân dân miền Bắc", vừa xóa sạch vết tích QLVNCH để cho chủ trương sửa lại lịch sử Việt Nam cận đại của người cộng sản được dễ dàng hơn trong những ngày tháng sắp tới...

Dĩ nhiên, ở khắp các Tỉnh thuộc khắp miền Nam Việt Nam từ Sông Bến Hải đến mũi CàMau họ đều làm y như vậy. Đó là "Chánh Sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Trong khi tại Hoa Kỳ, qua cuộc nội chiến đẫm máu, dù quân đội hai bên là kẻ thù, nhưng tử sĩ của hai phe Nam Bắc Mỹ đều được chánh phủ cho chôn cất "đàng hoàng trong danh dự" tại những "nghĩa trang quốc gia" và được trọng vọng như nhau.
- Tượng hình điêu khắc "Thương Tiếc" là một tác phẩm mỹ thuật rất có giá trị, đặt trước nghĩa trang quân đội trên xa lộ Biên Hòa bị CSVN phá nát bằng cốt mìn, ủi sạch không còn dấu vết, chỉ vì đó là tượng hình của một người lính Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH, một biểu tượng của kẻ thù !
- Anh Trung úy Nguyễn Văn Ngọc thuộc xã Long Hồ (VĩnhLong) chết cả năm trước, chôn lâu rồi, nhưng hai ngày sau 30/4/75, cũng bị "giải phóng quân" quật mồ lên, cả quan tài lẫn xác được cho nổ tung bằng cốt mìn, giữa chợ, cũng chỉ vì lúc sanh tiền anh quân nhân Nhảy Dù nầy đã có quá nhiều huy chương thuộc loại "diệt cộng". Và dĩ nhiên còn có không biết bao nhiêu chiến binh VNCH khác nữa đã "được chết hai ba lần" một cách dã man như thế, ở khắp Miền Nam Việt-Nam.

- Đến giờ nầy, "nghĩa trang quân đội ở khắp miền Nam Việt Nam đều được trang hoàng tươm tất, lại có yết thị rõ ràng kêu gọi mọi người hãy dừng lại để tưởng nhớ những liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ-Quốc. Nhưng ai nấy đều phải biết rằng những nơi nầy chỉ dành cho cán binh Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ngoài ra hoàn toàn không có chỗ nào dành cho những người lính chiến của VNCH", (trích một đoạn của bài Searching for Nguyễn tấn Hưng, tác giả là Cô Lily Dizon Nguyễn Thị Bằng Phương, con của Đại úy Hưng, cô là biên tập viên báo Los Angeles Times, ngày 29/8/1994, kể lại chuyến đi về Việt Nam tìm cha Cô, nguyên là sĩ quan QLVNCH, SĐ 22 BB, bị mất tích trong trận Tân Cảng, năm 1972).

Đây là những bằng chứng hùng hồn, cụ thể và trung thực nhất về "sự thù hận thiên thu đối với người lính chiến VNCH dù là họ đã chết".

Lấy đó mà suy thì chúng ta sẽ phải thấy rõ ràng như ban ngày, chủ trương và chánh sách của Cộng Sản Việt Nam là "bằng mọi cách xoá bỏ vĩnh viễn tập thể người của chế độ VNCH, chớ không chút nào và không bao giờ có vẻ "quên hận thù" hay "xóa bỏ hận thù" như chúng vẫn thường rêu rao và cho cò mồi rêu rao chiêu bài láo khoét "xóa bỏ hận thù hòa hợp hòa giải dân tộc" (trích một đoạn trong bài Tương Lai Dân Tộc Việt Nằm Trong Tay Ai" của Nguyễn Việt Nữ, báo Xây Dựng).

Và những người làm chánh trị nào còn chút lương tâm và liêm sỉ của người Miền Nam Việt Nam, hãy nhìn kỹ vào thực trạng đau khổ không bến bờ của anh chị em quân cán chính VNCH, đã nằm xuống rồi, cũng như còn sống trong cảnh dốt, đói, khổ trong nước hay đang sống tha phương cầu thực ở quê người, sau hằng chục năm tù tội khổ sai, hãy nhìn tận mặt con người CSVN với chủ trương và chánh sách của ho. Chớ bao giờ mơ hồ hay ngây thơ nghe theo luận điệu phỉnh gạt muôn đời của họ, để tự bán mình cho loài quỷ đỏ, cam tâm làm tay sai tuyên truyền cho giải pháp "xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải dân tộc,v.v...

(còn tiếp)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Câu Chuyện Bài Trừ Văn Hóa Đồi Trụy


Ngay sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là "ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy" ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân miền Nam gọi là cọp 30), tại Sài Gòn Chợ Lớn thì mỗi quận một tiểu ban, ở các tỉnh thì mỗi tỉnh một tiểu ban.
"Văn hóa đồi trụy" được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế, lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa văn nghệ, phim, ảnh. v.v... được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 30/4/1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga).

Mục tiêu mà các "ông cọp 30" chiếm trước tiên là Thư viện quốc gia (national library) ở đường Gia Long. tất cả sách bìa cứng bìa mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng gì cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và Encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quý thuộc các ngành công pháp quốc tế, khoa học kỹ thuật, hàng không và cả hàng không không gian,v.v... mà anh quản thủ thư viện đã tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư viện của Đất Nước, trong phút chốc bị "cọp 30" sơi tái hết!

Chúng tôi đến gần lượm từng tờ của bộ encyclopedia lên xem mà ứa nước mắt... nhưng không dám hỏi thêm vì bị một "cọp 3O" khoảng 16 tuổi tới đuổi:
- "Đi đi, tiếc gì mà coi, xé bỏ đốt bỏ hết, nó là tiếng nước ngoài, của thực dân, đế quốc đồi trụy, ru ngủ đầu độc dân tộc. Độc lập rồi cần gì ba cái thứ nầy nữa !!" Tội nghiệp! Thật là tội nghiệp!!! (Về sau mãi cho đến 1992 lúc chúng tôi rời VN, thì thư viện quốc gia nầy vẫn còn được cộng sản dùng làm "mặt bằng" cho mướn làm tiệc cưới và tiệc "liên hoan" của cán bộ công nhân viên các cấp).


Mục tiêu kế tiếp là Thư Viện Bộ Giáo Dục, các nhà sách ở khu chợ Bến Thành và dài dài vô đến Chợ Lớn... sau đó tiểu ban đi xét từng nhà khắp đô thành Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, ai sợ thì cứ tự mình đốt bỏ... nếu xét gặp thì chắc chắn phải gặp khó khăn với mấy "ông cọp 30 trẻ" nầy.
Về văn nghệ thì tất cả các bản nhạc in hoặc thu vào băng nhựa, nếu không phải loại nhạc lai căn (lai nhạc Tàu) từ nhóm văn công miền Bắc mang vào, đều được liệt vào loại "nhạc vàng của đế quốc Mỹ và tay sai", cấm lưu hành, ai lưu giữ sẽ có tội. Các kịch bản hay các vở tuồng cải lương, hát bộ v.v.. cũng phải được duyệt xếp loại lại (Bà Thiếu tá Cách Mạng đào hát Kim Cương phụ trách phần nầy).


Nói tóm lại, Chánh Phủ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" chủ trương hủy bỏ tất cả những gì mà họ cho là tàng tích của Mỹ Ngụy từ 75 trở về trước, để đem thay thế vào đó những gì mà miền Bắc đang có và đang áp dụng, không cần biết có hợp với dân tộc Việt Nam hay không và cũng không cần lượng xét hậu quả sẽ như thế nào.


Câu Chuyện Về Giáo Dục


Về vấn đề Giáo Dục, từ sau ngày 30/4/75, CSVN đã chủ trương một chánh sách ngu dân để dể thống trị , và chủ trương "phân biệt đối xử" giữa các thành phần sinh viên học sinh, dựa trên tờ khai lý lịch ba đời của mỗi em.

Do đó, tất cả con em thuộc gia đình quân cán chính của VN CH không bao giờ vào được bậc cao học hay đại học vì hàng rào lý lịch mà CSVN cố tình dựng lên trong suốt 20 năm qua. Hậu quả thật tai hại cho cả dân tộc, vì thay vì đầu tư chất xám cho đất nước, CSVN cố tình hạn chế và đè bẹp thế hệ trẻ có thừa khả năng và trí thông minh trên con đường học vấn. Do vậy chỉ có con em thuộc giai cấp của đảng và các cậu ấm con lãnh đạo đảng mới được vào đại học, mặc dầu điểm thi tuyển dưới điểm trung bình rất xa.

Đây là một thời kỳ Tần Thủy Hoàng thứ hai ở Việt Nam, đốt sách và ngăn cấm học trò. Cho dù CSVN có sửa lịch sử cũng không bao giờ gột sạch được tội mình trước hồn thiêng của Đất Nước, trước dư luận quốc tế và quốc nội.
Các giáo viên cấp tiểu học và giáo sư Trung Đại Học còn tiếp tục nghề gõ đầu trẻ mà họ đã lựa chọn vì say mê nghề nghiệp và có lương tâm chức nghiệp. Nhưng có những sự việc "bất khả kháng" mà những Thầy Cô dù có say mê và tận tâm thế mấy, cũng phải đau lòng mà từ bỏ nghề cao quí nầy.


- Dạy Học được xếp vào hàng thứ yếu, sau lao động chân tay. Do đó lương hằng tháng chỉ đủ nuôi gia đình (80.000 đến 100.000 một tháng, tương đương 8 đến 10 dollar năm 1991), tiện tặng lắm cũng tạm cháo rau được chừng hơn nửa tháng, lại còn bị nạn "Nhà Nước không đủ tiền lẻ" nên có khi 3, 4, 5 tháng mới được lãnh lương một lần. Cho nên, "túng phải tính": dạy học là "nghề tay trái" còn đạp xích lô mới là "nghề tay mặt" (những Thầy ở Saigon Chợ Lớn và Gia Định), và đạp xe đạp ôm, đạp xe lôi (những Thầy ở các Tỉnh, Quận). Đó là nghề mà các cô giáo không thể nào làm được...!


Cái cảnh trò ngồi xe xích lô cho thầy đạp được thấy nhan nhản ở Đô thành! Do vậy, ngay những năm của thập niên 90 gần đây, số giáo viên tốt nghiệp trường Sư Phạm (riêng tại Miền Nam Việt Nam) vào nhận việc, chỉ bằng 1/3 số giáo viên nghỉ việc, ra khỏi ngành (thống kê của Bộ Giáo Dục,1990).


- Trường cấp tiểu học thì vẫn để mặc cho thời gian và gió mưa lụt lội, không ai để tâm vào việc tu sửa, nói chi đến việc xây cất thêm cho trẻ em vốn càng ngày càng đông. Cho đến năm 1992, tình trạng các trường ở xã ấp có nơi thì mái dột cột xiêu, có nơi không vách, trông thật thiểu nảọ Xã ấp được giao cho trách nhiệm sửa chửa mà không được cấp ngân sách.


- Một số trường Trung học cấp 1 và cấp 2 vì không có đủ giáo sư, không có học trò, nên chánh quyền Tỉnh, Quận sử dụng "mặt bằng để bán vật tư xây cất" hay cho các công ty quốc doanh thuê làm kho hàng để thu thêm lợi tức, lơi nhuận cho ngân sách.


- Sỉ số học sinh thì càng ngày càng giảm sút. Có nhiều lớp Thầy trò cộng lại chỉ trên dưới muời người mỗi buổi học, vì các em còn bận giúp cha mẹ làm ruộng làm vườn làm rẫy. Các em còn ham đi chạy hàng lậu (như thuốc hút) dọc theo biên giới, chợ trời,... hơn là đi học (điển hình vùng Gò Dầu, Trảng Bàng, Tây Ninh, và các Tỉnh ven biển). Do đó "nhà nhà làm kinh tế, trò trò làm kinh tế" áp dụng đúng câu "dân giàu nuớc mạnh" của Đảng đề ra, cần gì học! Mà không có trò thì Thầy còn mê nghề gõ đầu trẻ làm sao được nữa?


Chưa nói đến chuyện ngược đời là cộng sản khuyến khích"cho điểm Thầy Cô". Đây là hình thức gián tiếp cho phép bọn học sinh xấu,... "gõ đầu thầy" hay trả thù thầy, khiến cho Thầy phải nghỉ dạy và Cô phải tự tử (2 vụ tự tử, một ở trường Bùi thị Xuân Sài Gòn, và một ở thư viện Cần Thơ), để cảnh cáo chủ trương và chánh sách giáo dục của Đảng và Nhà Nước từ sau 30/4/75.


Tựu trung đây là Chánh Sách Giáo Dục của CSVN đối với đồng bào Miền Nam Việt Nam, chủ trương làm cho người dân càng ngu dốt càng dễ trị. Cho nên nước Việt Nam cho đến năm 1995 vẫn chưa ngóc đầu lên nỗi so với các nước láng giềng ở vùng Á Châu nầy.



Về Đời Sống Của Người Dân


Vào chiếm được Miền Nam, cộng sản đem chánh sách và chủ trương mà họ đã từng áp dụng ở Miền Bắc ra áp dụng ngay. Tức là canh chừng người dân từng hành động, từng lời ăn tiếng nói, và nhất là từng miếng ăn của từng gia đình. Hết sức là ty tiện!

Tất cả các nhà dân đều được bộ đội chia nhau tới "xin ở nhờ"", nhưng thật sự là để điều tra thành phần nhân sự, tư tưởng, hành động, sinh hoạt hằng ngày và nhất là của chìm của nổi.... Ban Quân Quản xúc tiến kiểm kê từng nhà (cộng sản gọi là hộ khẩu) và thành lập "liên gia" để kiểm soát thật chặt chẽ sinh hoạt của mỗi gia đình, từ tư tưởng, lời nói, việc làm của từng người ...mà nhất là thành phần thức ăn của mỗi bữa cơm trong gia đình.

Thật ra lúc nầy không người dân nào có tiền, (vì tất cả ngân hàng đều được lệnh đóng cửa, các xí nghiệp hãng xưởng được lệnh ngưng hoạt động, không dễ gì kiếm được đồng tiền như thời trước 30/4, dù là mua gánh bán bưng). Người lớn thì sinh hoạt học tập chánh trị ban đêm; ban ngày phải đi lao động sản xuất xã hội chủ nghĩa (kiếm bất cứ miếng đất trống nào để trồng khoai trồng sắn) trẻ em thì tạm ngưng học chữ để học hát và làm vệ sinh lượm rác suốt ngày ngoài đường... Đây là một hình thức "tù cải tạo tại gia" áp dụng cho toàn Miền Nam, cải tạo luôn bao tử bằng cách bắt dân phải ăn độn ngô khoai và bo bo. Người dân Sài Gòn ai cũng có thân nhân họ hàng ở các tỉnh, nên lúc đầu được tiếp tế gạo, thịt từ dưới quê. Nhưng sau đó cộng sản ra lệnh "ngăn sông cấm chợ" để xí nghiệp lương thực quốc doanh độc quyền cung cấp gạo và thực phẩm cho dân theo tiêu chuẩn do Quân Quản ấn định (luôn luôn dưới mức nhu cầu bình thường cho mỗi người, tức là chỉ cho ăn đói triền miên).

Nói cách khác là cộng sản nhất quyết kiểm soát cho bằng được "miếng ăn" của người dân trên toàn Miền Nam theo đúng chánh sách của đảng. Những sự đi lại từ tỉnh nầy sang tỉnh khác được kiểm soát gắt gao (từ quận, từ xã ấp cũng vậy). Các trạm kiểm soát của công an dọc theo các trục lộ trên bộ và trên sông hoạt động ngày đêm 24/24 không để một kí gạo, một con cá, một miếng thịt hay một bó rau nào được mang từ vùng nầy sang vùng khác (vì đây là phần việc của công ty lương thực nhà nước). Điều nầy làm cho người dân Miền Nam khốn đốn (vì quen ăn không quen nhịn, nhất là trẻ con, mãi cho đến cuối thập niên 80, thời Nguyễn văn Linh lệnh ngăn sông cấm chợ mới được thu hồi). Dĩ nhiên trong lúc dân đói thì cán bộ đảng và nhà nước vẫn no nê phè phỡn, nên mới có câu "dân khỏi no, mọi việc đã có đảng và nhà nước no rồi".!
Người nông dân ở thôn quê cũng chết dở sống dở, vì chánh sách hợp tác xã. Ai cũng làm chủ tập thể ruộng đồng, nhưng ông chủ rủi mà đau ốm không có ngày công lao động nào trong tháng thì ngày đó ông chủ bị tập thể khóa miệng và khóa bao tử lại ngay! (không được lãnh lúa).

Người công nhân ở thành thị cũng không hơn gì. Cũng được cộng sản phong làm chủ tập thể công ty, xí nghiệp, nhưng ông chủ rủi mà không giao sản phẩm đúng theo mức khoán của nhà nước thì cũng phải chịu cảnh đói dài (chánh sách khoán sản phẩm). Trái lại, nếu ông chủ vượt chỉ tiêu mức khoán, thì phần gạo được tăng, nhưng sau đó thì nhà nước lại tăng mức khoán lên, v.v.. Cứ như thế mà nhà nước trì kéo với ông chủ nhằm mục đích kéo tiêu chuẩn gạo xuống mức tối thiểu để cho ông chủ đói dài mới thôi.

Nói tóm lại, chánh sách "ngăn sông cấm chợ", "khoán sản phẩm", "hợp tác xã"... đều nhằm mục đích canh chừng từng miếng ăn của người dân, để cai trị dân, bắt người dân vì miếng ăn mà nhất nhất phải chạy theo đảng và nhà nước. Đó là chánh sách, dường lối và chủ trương của cộng sản, được áp dụng cho toàn dân Miền Nam, sinh hoạt ở ngoài xã hội cũng như trong nhà tù không khác, vì cộng sản xem nhân dân là thù địch, nên cộng sản đã biến cả nước thành một nhà tù vĩ đại trong suốt gần hai thập niên từ 30/4/1975.


(còn tiếp)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Phút Ngỡ Ngàng Của Những Người "Tập Kết"


Họ là những người Miền Nam Việt Nam, tập kết ra miền Bắc vào những tháng cuối năm 1954, sau khi nước Việt Nam bị chia đôi, theo Hiệp ước Genève 1954. Họ là cán bộ cộng sản, là bộ đội Việt Minh đa số là du kích, nhưng hầu hết đều là những người dân quê bị cộng sản dụ dỗ, lừa phỉnh, hoặc ép buộc đưa ra miền Bắc. (Xin nhắc lại là đối với quốc tế thì có vẻ như là dân chúng Miền Nam cũng có người lựa chọn chế độ dân chủ cộng hòa miền Bắc. Số người tập kết không quá 200 ngàn người theo thống kê chánh thức của cơ quan kiểm soát đình chiến 1954 (ICC), trong khi riêng dân chúng miền Bắc đã có gần 2 triệu người di cư vào Nam, cũng như sau tháng 4/75 cho đến nay đã có trên 2 triệu người chạy cộng sản, bỏ nước ra đi sống tha phương cầu thực tỵ nạn ở ngoại quốc .)


Vào khoảng tháng 5 và tháng 6/75 họ mới được phép trở về miền Nam trong tư thế bộ đội miền Bắc về giải phóng quê hương,"giải phóng bà con cô bác ở Miền Nam đang sống nghèo nàn cơ cực, đói lạnh rách rưới, dưới ách thống trị độc tài bóc lột tận xương tủy của đế quốc và tay sai Mỹ Ngụy."

Từ khi tập kết ra miền Bắc, họ bị cấm không được liên lạc với thân nhân ở Miền Nam và họ đã được bộ máy tuyên truyền miền Bắc nhồi nhét tin tức một chiều rằng "đồng bào, bà con cô bác ở miền Nam sống rất khổ sở, "ăn thì không đủ no" (không đủ gạo ăn vì bị đế quốc Mỹ vơ vét hết), thậm chí, không có đủ chén bát nên phải ăn cơm bằng miễng dừa (gáo dừa khô), "mặc thì không đủ ấm" thậm chí cha con chỉ có một chiếc quần thay phiên nhau mặc khi cần đi ra ngoài, "ở thì không có đủ nhà để ở", phải sống chen chúc dưới gầm cầu, hay các nhà ổ chuột, "đời sống thì bị kềm kẹp" không còn một chút tự do tối thiểu nào." Vì thế cho nên khi được về Nam ai cũng nôn nóng, cố mang theo một ít quà cho bà con cô bác thân nhân trong gia đình, người thì mang theo vài cái chén đá, người thì gắng sức mang theo vài cân gạo mà họ đã cố tình bớt xén lại từ tiêu chuẩn gạo hằng ngày của họ. Có người thì mang theo một vài chiếc áo chiếc quần cũ. Có người dành dụm hằng bao nhiêu năm, bọc sẵn được theo mình vài ba chục bạc tiền Hồ,v.v... Tất cả đều chỉ tha thiết mong mỏi mang về để giúp đỡ thân nhân đang sống đói rách ở miền Nam Việt Nam.
Sau đây là câu chuyện điển hình mà tôi đã chứng kiến tận mắt, vì có quen với gia đình nầy:


Từ sáng sớm ngày 1/5/75, anh Tư Xê về đến trước cửa nhà của anh mình! Anh vừa mừng vừa rụt rè, cố tình nhìn đi nhìn lại..thật kỹ... Đúng rồi, đây là con đường Trần Hưng Đạo cũ. ĐDây là ngã tư Nancy cũ, và đây là căn nhà số 618... nhà của anh Hai mình đây rồi, nhưng tại sao nhà cũ không có lầu mà nhà nầy có thêm 2 tầng lầu nữa vậy? Nhà lầu đúc to quá, đẹp quá, chắc không phải là nhà anh Hai mình rồi! Hay là anh Hai mình đã bán nhà đi đâu rồi... và nếu vậy thì làm sao biết anh ấy ở đâu mà tìm bây giờ?

Tư Xê ngồi xuống bên lề đường đối diện căn nhà số 618, nơi mà anh đã rời bỏ "đi bưng" từ năm 1951, rồi từ bưng bị đi tập kết vào năm 1954 không về được lại Sài Gòn để từ giã gia đình... Anh ngồi đó một hồi lâu cố tình chờ xem có ai quen để hỏi thăm về anh mình. Chợt có một người từ trong căn nhà lầu ba tầng nói trên bước ra... một người con gái khoảng 20 tuổi, trắng đẹp, có vẻ con nhà quý phái dù chỉ mặc áo bà ba trắng. Anh lật đật chạy ngay lại hỏi thăm:
- Thưa cô, xin cô cho tôi hỏi thăm một chút.
- Dạ thưa ông hỏi chi?
- Thưa cô trong nhà nầy có ai tên là Hai Minh không cô?
- Dạ có, thưa ông. Cô dè dặt trả lời, hơi lo, vì thấy người vừa hỏi mình là một anh mặc quân phục xanh Bắc Việt, nhưng lại nói giọng Nam.
- Phải vợ ổng tên là Hương không cô?
- Trời ơi! sao mà ông hỏi nhiều quá vậy ông? Phải, Hương là tên của má tôi đó, ông còn muốn hỏi gì nữa không? Cô gái đáp có vẻ hơi giận.
- Như vậy nhà nầy là nhà của anh Hai Minh phải không cô?
- Trời ơi! Vậy chớ ông tưởng là nhà của ai, xin thưa với ông đây là nhà của Ba Má tôi, nhà của gia đình tôi! Xin lỗi ông tôi có việc cần phải đi đây, Ông đứng đó chơi nghen. Cô gái nói xong dợm bỏ đi....

Anh Tư Xê mừng rỡ, cẩn thận xách túi dết lên (vì sợ bễ mấy cái chén trong túi!), bước lại chận cô gái lại và nói:
- Trời đất ơi ! Chú đây cháu, chú là Tư Xê, chú Tư của cháu đây nè, cháu đưa chú vô gặp anh Hai chị Hai đi cháu!

Vào nhà anh em gặp nhau dĩ nhiên mừng mừng tủi tủi, hàn huyên tâm sự.. chừng đó anh Tư Xê mới nhận chân được sự lố bịch hết chỗ nói của mình (là mang 2 kí gạo, 5 cái chén đá từ Hà Nội về gọi là để giúp đỡ gia đình người anh mà theo Bác và Đảng đã nói là đang sống đói rách, ở dưới gầm cầu chữ Y).


Còn không biết bao chuyện na ná như thế đã xảy ra ở Sài Gòn và khắp miền Nam Việt Nam sau ngày mất nước. Hầu hết những anh chị em tập kết khi trở về trong Nam, được thưởng thức bữa cơm "đầm ấm và đạm bạc" với thân nhân và gia đình, họ mới thật sự "vỡ lẽ" và chừng đó mới thật sự thưởng thức được hương vị hết sức ngọt ngào nhưng quá chua chát của những giọng điệu tuyên truyền lẫn kềm kẹp của Bác và Đảng trong suốt 20 năm ở Bắc Việt.

Ôi! Thật là quá tội nghiệp và ngỡ ngàng!!!


Tạm Kết


Có những người không muốn nhớ đến hay cố tình quên đi ngày 30/4/75.

Họ không còn nhớ lý do tại sao họ và gia đình phải bỏ quê hương chạy ra ngoại quốc sống tha phương cầu thực. Khi tình trạng gia đình được ổn định, trong túi và trong trương mục ngân hàng đã có đô la gọi là dư dã, khi đã làm chủ được một vài ba căn nhà, một vài cửa tiệm, hay một ít bất động sản, khi con cháu ăn học thành tài đã có công ăn việc làm vững chắc... họ bỗng quên đi nhãn hiệu "tỵ nạn chánh trị" của chính mình, hoặc muốn bóc bỏ đi nhãn hiệu đó một cách vô liêm sỉ. Họ chạy theo tiếng uyển giọng đờn của kẻ thù xưa, muốn "xoá bỏ hận thù" để về "làm ăn" với kẻ đã từng liệt họ vào thành phần "phản quốc Mỹ Ngụy". Hay họ muốn "hòa hợp hòa giãi" với kẻ thù, mon men về tìm một chỗ đứng nào đó, dù trên là lưỡi lê dưới là lửa đỏ.... Họ núp dưới chiêu bài về lo giúp đồng bào nghèo, khổ, v.v.... nhưng sự thật chỉ là vì chút hư danh hảo huyền, vì quyền lợi riêng tư....


Họ "cố tình" giả điếc giả mù, làm ngơ, chớ làm gì họ không nghe không thấy được những gì bọn cộng sản xăm lăng Miền Bắc đã làm trước và trong những ngày mất nước. Họ biết rõ những gì bọn cầm quyền cộng sản trong 20 năm qua đã làm cho cả nước Việt Nam phải chịu đói chịu nghèo chịu dốt, chịu sống thụt lùi vào thời kỳ đồ đá, trong lúc các quốc gia khác đang tiến nhanh như trên mọi lãnh vực, nhất là về kinh tế.


Chúng tôi xin thành tâm cầu nguyện cho những người nầy bình tâm trở lại, thấy rõ đâu là chánh đâu là tà, đâu là liêm sỉ đâu là phản bội, để họ cùng đi một con đường với dân tộc trong giai đoạn cần phải nhất tâm tranh đấu để tiến tới một sự giải trừ bọn mafia cộng sản lưu manh, hại nước hại dân hầu đem lại thanh bình, tự do thật sự và ấm no cho dân tộc Việt Nam chúng ta.


Chủ trương và chính sách của đảng cộng sản Việt Nam muôn đời vẫn không sai khác. 30 tháng Tư 1975 đã như vậy, thì 20 năm sau 1995, hay 30 năm sau 2005, cộng sản vẫn là cộng sản, nếu cộng sản còn cố giữ vai trò lãnh đạo đất nước, chắc chắn là đảng cũng chỉ lo cho quyền lợi của đảng cộng sản và các cá nhân trong tập đoàn lãnh đạo mà thôi. Còn tương lai dân tộc, của đất nước ra sao, chúng ta có thể n nhìn về quá khứ thì sẽ thấy được tương lai.


Nếu cộng sản Việt Nam còn ngoan cố dành mãi độc quyền lãnh đạo đất nước, chắc chắn họ chỉ muốn biến đất nước thành "một nhà tù vĩ đại" kiểu Goulak của Liên Xô cũ. Cộng sản Việt Nam ôm chặt nắm xương tàn của "bác Hồ vĩ đại" để thực hiện "mục tiêu vĩ đại" muôn thuở của người "cộng sản quốc tế" mà thôi, cho dù chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn sụp đổ từ lâu.


Nhưng chắc chắn là dân tộc Việt Nam quyết không để cho bọn rợ Hồ đè đầu kềm kẹp mãi. Bởi vì ông cha ta đã có câu: "Tức nước phải vỡ bờ!". Đi ngược lại với lòng dân thì trước sau gì cũng phải bị diệt vong mà thôi!

Trường Sơn DHN

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

VIỆT KIỀU THẬT, VIỆT KIỀU GIẢ


ĐẠI-DƯƠNG


Tin tức từ hệ thống truyền thông quốc doanh cho biết số lượng Việt kiều về nước trong năm 2004 lên đến 400,000 người.

Phan Văn Khải, Thủ tướng cộng sản Việt Nam trong buổi họp mặt mừng xuân Ất Dậu với 600 Việt kiều tại dinh Thống Nhất hôm 30-01-05 đã phát biểu "Người Việt Nam ở nước ngoài dù đi đâu, ở đâu, dù đi ra nước ngoài vì bất cứ lý do gì, họ cũng là máu của máu VN, là thịt của thịt VN".

Cộng đồng người Việt hải ngoại phức tạp hơn bất cứ sắc dân nào sinh sống ở 90 quốc gia khắp thế giới thuộc nhiều thành phần khác nhau về lý tưởng, về mục đích qua nhiều biến cố lịch sử.

Nhóm đệ nhị thế chiến đa số có thiện cảm với Việt Minh vì uất ức với cách cư xử kiểu thực dân của người Pháp.

Nhóm lẫn tránh chiến tranh miền Nam qua chương trình du học, hoặc có liên hệ với chính phủ nước ngoài nên sinh sống ở ngoại quốc suốt thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Một số tham gia các phong trào phản chiến một chiều nên chỉ chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và quân đồng minh tham chiến tại Đông Dương. Không mấy ai trong số họ tình nguyện trở về sinh sống tại quê cha đất tổ khi hòa bình tái lập với đảng cộng sản thống trị toàn cỏi Việt Nam.

Nhóm tị nạn quốc gia gồm du học sinh Việt Nam Cộng Hòa mang tinh thần quốc gia; những viên chức ngoại giao VNCH không muốn rơi vào tay cộng sản sau năm 1975.

Nhóm tị nạn cộng sản năm 1975 khoảng 200,000 người vượt hẵn số lượng Việt kiều từng sinh sống ở ngoại quốc. Đa số chống cộng quyết liệt vì từng gánh vác trọng trách bảo vệ dân chúng miền Nam vĩ tuyến 17. Sự xuất hiện bất ngờ của nhóm này đã làm thay đổi quan điểm của người ngoại quốc cũng như người Việt hải ngoại về đảng cộng sản Việt Nam, về cuộc chiến tranh Đông Dương mà từ trước từng bị bóp méo bởi truyền thông thế giới cũng như guồng máy tuyên truyền của Đệ Tam Quốc Tế.

Sự tương đồng lý tưởng đã kết hợp hai nhóm tị nạn quốc gia và tị nạn cộng sản thành một lực lượng chống cộng vượt trội trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhờ thế, người ngoại quốc và cộng đồng người Việt hải ngoại đã xem xét cuộc chiến Đông Dương tương đối chính xác hơn.

Nhóm thuyền nhân bao gồm những người Việt đi tìm tự do từ cuối thập niên 1970. Sự ra đi ồ ạt của thuyền nhân Việt trên các phương tiện thô sơ trải qua những hiểm nguy do công an cộng sản, hải tặc, biển cả ... đã làm thức tĩnh lương tâm nhân loại trước một vấn nạn to lớn của thế kỷ 20. Cộng đồng quốc tế, kể cả lực lượng chống cộng đã ra sức cứu vớt, cưu mang hơn một triệu thuyền nhân. Hơn 600,000 thuyền nhân bất hạnh đã mất mạng trên đường tìm tự do.

Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi làn sóng thuyền nhân với khát vọng tự do tỏa khắp thế giới. Nhóm thuyền nhân mang nhiều ấn tượng thương đau dưới chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hòa nhập vào lực lượng chống cộng ở hải ngoại làm thành đa số tuyệt đối trong cộng đồng hải ngoại.

Nhóm tị nạn cộng sản bất đắc dĩ khi Đông Âu là Liên Xô sụp đổ vào năm 1989 và 1991 vì hợp đồng lao động không còn hiệu lực và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa không thực tâm đưa toàn bộ về nước. Trong khi đó, những người đi lao động hợp tác và du học sinh, nghiên cứu sinh cũng không muốn trở về quê hương vì nhiều lý do khác nhau. Một số chê chủ nghĩa cộng sản sau nhiều năm trường bị nhồi nhét những điều không tưởng. Số khác vì lý do kinh tế dù cho phải làm những việc bất hợp pháp để kiếm sống nơi xứ người.

Nhóm cựu tù nhân chính trị được Hoa Kỳ cho phép tái định cư từ cuối thập niên 1980 mang theo những vết thương chí mạng về vật chất lẫn tinh thần do cộng sản gây ra đã bổ sung thêm sức mạnh cho lực lượng chống cộng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Được sự cưu mang của các quốc gia sở tại, cộng đồng người Việt đã biểu thị tinh thần lá lành đùm lá rách để cùng nhau hội nhập và vươn lên trong xã hội tạm dung. Đồng thời, cũng không quên giúp đở cho thân bằng quyến thuộc bất hạnh tại quê nhà và kiên trì đấu tranh cho nước Việt Nam tự do dân chủ phú cường.

Sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt hải ngoại không liên hệ gì đến các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Trái lại, từ Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho chí các nhà ngoại giao Hà Nội và truyền thông quốc doanh đã không tiếc lời sỉ nhục người Việt tị nạn cộng sản.

Cho tới nay, hầu hết người Việt tị nạn đều mang quốc tịch nước ngoài và cộng đồng người Việt hải ngoại đã có một tiềm lực kinh tế và chất xám dồi dào. Cộng đồng này không liên hệ gì đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt pháp lý cũng như trên phương diện xây dựng và phát triển.

Nhóm Việt kiều tạm thời chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, tuy cho chiều hướng gia tăng trong những năm tới, nhưng cũng sẽ chiếm tỉ lệ không đáng kể ở nước ngoài. Tiến trình hội nhập với thế giới văn minh tạo điều kiện cho Hà Nội tung cán bộ chính trị, kinh tế, văn hóa đi khắp nơi, tăng cường số du học sinh, nghiên cứu sinh và lực lượng lao động ra nước ngoài, du lịch tìm việc ... Số người này chịu sự quản lý chặt chẽ của Đại sứ quán và Lãnh sự quán cộng sản. Hầu hết còn mang quốc tịch Việt Nam . Nhóm này chẳng hề và cũng không cần góp chút sức nào vào sự phát triển và phồn thịnh của cộng đồng người Việt hải ngoại vì chỉ lưu lại ở nước ngoài trong một thời gian ngắn.

Tiềm năng kinh tế và chất xám của cộng đồng người Việt hải ngoại đã khơi dậy tham vọng của Hà Nội muốn khống chế, kiểm soát và điều khiển nguồn tài nguyên này nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược của đảng cộng sản. Nghị quyết 36 của Hà Nội được ban hành giữa năm 2004 đã không che dấu ý đồ này.

Hà Nội biết rõ không thể vận dụng đa số người Việt hải ngoại ủng hộ mục tiêu chiến lược của đảng cộng sản Việt Nam nên dùng phương pháp nhập nhằng.

Nhà nước cộng sản Việt Nam sử dụng ba nhóm Việt kiều: thân cộng, phản chiến và tạm thời làm đại diện cho ý nguyện của người Việt hải ngoại. Tức là lấy thiểu số đại diện cho đa số.

Trong dịp Tết Ất Dậu, chính phủ Hà Nội đã đài thọ cho các tổ chức và cá nhân Việt kiều hoạt động cho đảng cộng sản về thăm quê hương để ca tụng chính sách của Nhà nước như Trịnh Cao Sơn, Việt kiều Thái-lan; Lê Thiết Hùng, được cử đi đào tạo tại Ba Lan, hiện là Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan Ðoàn kết và Hữu nghị; Hoàng Thị Phương, Việt kiều Lào, 56 tuổi đảng; Phạm Thanh Thủy, Ủy viên Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Campuchia; Đinh Thúy Nga, Việt kiều Thái-lan; Tiến sĩ Đoàn Hồng Hải, nguyên Tổng thư ký Hội người Việt Nam tại Mỹ. Họ đều là những cán bộ do cộng sản phái đi làm công tác ở nước ngoài. Họ là những Việt kiều giả.

Nguyễn Ngọc Thạch du học ở Cộng Hòa Liên Bang Đức năm 1968 được hãng Siemens cử về làm đại diện tại VN từ năm 1993; Cao Văn Phú, Việt kiều Pháp cùng gia đình về nước làm ăn, sinh sống từ cuối năm 1990; Hoàng Ngọc Phan, Việt kiều Mỹ, Giám đốc Cty Liên Việt Mỹ là một trong 5 Việt kiều được Bộ Ngoại giao cấp bằng khen. Họ đều là Việt kiều giả vì lý do không còn trực tiếp sinh hoạt trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

TS Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ; TS Trần Văn Khê, Việt kiều Pháp; TS Đặng Lương Mô, Việt kiều Nhật đều hồi hương. Như thế, họ cũng thuộc loại Việt kiều giả bởi đã tách rời với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Nguyễn Lương Mô phát biểu trên tờ Tuổi Trẻ 04-02-05 "Tôi quyết định hồi hương vì sự kêu gọi của tình cảm quê hương ... trong khi đất nước mình đang cần mình thì lại đem kiến thức làm việc cho nước ngoài thì thật là vô lý".

Suốt đời họ bán kỹ năng cho ngoại quốc, nhất là ở độ tuổi sung mãn để có địa vị, danh vọng. Nay, đến tuổi hưu lại muốn tiếp tục bán kỹ năng cuối đời cho cộng sản. Ai cũng có quyền tự do buôn bán kỹ năng của mình, nhưng người có lương tri không nên che đậy bằng những lời lẽ yêu nước, thương dân.

Qua phát biểu của những Việt kiều giả trên hệ thống truyền thông quốc doanh đã phản ảnh thái độ cam chịu làm nô lệ cho đảng cộng sản.

Báo Lao Động 08-01-05 ghi nhận đề nghị của Nguyễn Đăng Hưng "Tôi nghĩ muốn thu hút chất xám về Việt Nam thì Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hơn tinh tế hơn và hiệu quả hơn ... cần có một diễn đàn nào đó để trao đổi thông tin, để Việt kiều có thể hiến kế".

Kế do Việt kiều hiến sẽ được Ban Nghiên cứu khoảng 30 người của Thủ tướng duyệt xét. Ban này gồm toàn những gạo cội cộng sản cở tuổi trên 70 Đào Xuân Sâm (chuyên về lý luận), Trần Việt Phương (nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chuyên về văn hoá xã hội), Vũ Quốc Tuấn (nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chuyên về cải cách doanh nghiệp), Vũ Đại Lược (về chiến lược), Nguyễn Thiệu (về tài chính ngân hàng), nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (về cải cách hành chính), Lê Đăng Doanh (về kinh tế vĩ mô) ...

Chất xám của người Việt hải ngoại sẽ bị những chuyên gia xã hội chủ nghĩa sàng lọc làm cho biến chất. Trong khi đó, Hà Nội rất trân trọng đối với chất xám không mang dòng máu Việt Nam .

Hoàng Ngọc Phan bị Bộ Văn hóa Thông tin chơi một vố khi duyệt phim Bẫy tình làm mất khá nhiều tiền mà chỉ "nén tiếng thở dài ... không dám trách móc gì Bộ VHTT ... đầu tư vào điện ảnh ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều thủ tục phiền hà và phiêu lưu mạo hiểm quá".

Cao Văn Phú phát biểu "Khi trở về quê hương sinh sống, đầu tư, chúng tôi xác định, về không phải là để thắc mắc, đòi hỏi, chúng tôi hiểu, đất nước còn khó khăn ... đừng kêu nữa mà hãy cứ làm đi".

Những nhà đầu tư này cứ cúi đầu vì đồng tiền bất chấp tư cách con người, như thế khác nào công cụ lao động của đảng cộng sản.

Kiều hối trong năm 2004, theo tin của Hà Nội, lên trên 3 tỉ mỹ kim, xấp xỉ tiền tài trợ của cộng đồng quốc tế (3.4 tỉ); bằng 3/4 vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (4.2 tỉ). Đó là 3 nguồn tài chính quan trọng nhất của Việt Nam .

Số kiều hối tại TPHCM trong năm 2004 gần 1.9 tỉ mỹ kim, nhưng đưa vào đầu tư có 2%. Đa số nằm trong két sắt hoặc ngân hàng.

Người Việt hải ngoại nên suy xét lại giá trị kinh tế của kiều hối.

Thứ nhất, tại sao với số tiền tương tự, mà các nhà tài trợ quốc tế buộc Hà Nội phải thực hiện nhiều cải cách quan trọng, kể cả lĩnh vực nhân quyền, trong khi người Việt hải ngoại không hề đặt một điều kiện nào cả?

Thứ hai, tiền gửi cho thân nhân nhiều chỉ đọng trong ngân hàng hoặc két sắt, gầm giường là những đồng tiền thiếu hiểu quả kinh tế. Nên lưu lại ở ngoại quốc để đầu tư sẽ được bảo đảm và sinh lợi. Gữi vừa chi tiêu đơn giản cho gia đình phải chăng là một sự tính toán khôn ngoan?

Những người muốn đầu tư chất xám cũng nên tự vấn.

Một là, khi bán kỹ năng cho người ngoại quốc tại các xứ tạm dung đều được tôn trọng và được quyền gián tiếp quyết định hướng đi của xã hội. Được tự do chất vấn chỉ trích chính quyền. Tại sao khi về Việt Nam lại bị khinh thường và tự tướt bỏ quyền tự do ngôn luận?

Hai là, đem chất xám về Việt Nam để làm thay đổi xã hội hay làm nô lệ cho đảng cộng sản?

Hà Nội muốn sử dụng thiểu số Việt kiều giả để đại diện cho tiếng nói chung của cộng đồng người Việt hải ngoại trong mục tiêu phục vụ cho chiến lược lâu dài của đảng cộng sản mà ai cũng biết.

Tuy nhiên, có sụp bẫy hay không còn tùy thuộc vào sự sáng suốt và thận trọng của người Việt hải ngoại vốn có quá nhiều kinh nghiệm với cộng sản.



ĐẠI-DƯƠNG

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Ôn Cố Tri Tân

Post by linhgia »

Văn Hóa: Phiếm luận - Nam ăn Bắc chửi


Thanh Văn, 19.09.2005

LGT (Vietnam Review): Tác giả là dân "Bắc kỳ" chính cống. Ông hiện cư ngụ tại Sydney, Úc.

Nói chuyện ăn uống hay chửi bới nhau thì sự thật viết ra hàng chục cuốn sách chưa chắc đã hết huống chi trong phạm vi một bài viết ngắn ngủi như bài này. Thế cho nên ở đây tác gỉa chỉ xin mạn phép "bàn" tới một vài món ăn mà đa số dân ăn nhậu ngày nay không những ở miền Nam Việt Nam bây giờ mà ở khắp nơi trên thế giới có dân Việt "gốc" miền Nam đều khoái. Còn chuyện chửi thì hẳn quý độc gỉa cũng đã từng nghe nhắc đến chuyện dân "Bắc kỳ" chửi mất gà, chửi trong cơn ghen v..v.. họ chửi có bài có bản đến độ gần đây một nhà văn, nhà báo, cũng là nhà tranh đấu cho tự do dân chủ khá nổi tiếng ở trong nước là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ có bút hiệu là Hà Sĩ Phu đã gọi là "văn hóa chửi" khi đề cập đến chuyện chửi của người Việt nhất là người Việt miền Bắc.

Bây giờ thì xin nói chuyện ăn uống của dân miền Nam trước. Miền Nam Việt Nam được gọi là miền có mưa năng hai mùa. Thời tiết hay ông trời "dường như" có vẻ ưu đãi người miền Nam, không bắt chịu đựng nhiều sự thay đổi của thời tiết nên chỉ cho miền Nam có 2 mùa mưa nắng. Quanh năm khí hậu ôn hòa khiến thời tiết "hình như" như cũng làm tâm tinh người miền Nam thoải mái, chân thật và không "thớ lợ" như dân miền Bắc, "sắc mắc" như dân miền Trung. Bởi bản tính hiền hòa và "đơn giản" người miền Nam ăn uống cũng giản đơn như sống. Ngày xưa khi những người di dân đầu tiên từ "đàng ngoài" và “đàng trong” theo chân các đạo quân Nam tiến của Chúa Nguyễn. Những người đầu tiên sống ở miền Nam đã phải biến chế thực phẩm tại địa phương thành những món ăn theo nhu cầu sinh tồn. Rồi vì một mặt vừa phải chống trọi với thiên nhiên, một mặt phải chiến đấu với giặc gĩa cho nên dù có muốn bầy vẽ cho đủ thứ như khi còn sống ở quê xưa cũng không thể làm được nên "phải" đơn giản bớt đi cho dễ dàng và nhanh chóng. Riết rồi lâu ngày thành quen, nếp sinh hoạt dần dần ăn sâu vào tiềm thức trở thành bản tính lưu truyền đời này đến đời khác mà ngày nay người miền Nam có vậy.

Một trong những món ăn rất phổ thông và cũng rất "khoái khẩu" của dân miền Nam là món canh chua. Món canh chua không phải là món "độc đáo" của miền Nam, Miền Bắc cũng có nhưng gọi là "riêu", miền Trung cũng có vậy nhưng 2 miền Bắc, Trung nấu nướng cần kỳ, vật liệu tuyển lựa kỹ càng làm cho món ăn mỗi khi muốn ăn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, đôi khi hóa thành nhiêu khê khiến không phổ biến rộng rãi được.

Miền Nam như đã ghi ở trên vì bản tính người miền Nam xuề xòa, vật liệu địa phương lại đa dạng nên nồi canh chua của người miền Nam cũng vì thế mà thay đổi đa dạng theo từng địa phương. Nhưng tựu trung mục đích là cung cấp một món ăn với cách nấu nướng đơn giản nhưng lại hợp khẩu vị của đại đa số khiến món ăn trở thành phổ biến và được khai thác trong mọi tình huống của những cuộc ăn nhậu. Người ta có thể "đãi" canh chua cá bông lau, canh chua cá bống mú, canh chua cá chẽm. trong bữa tiệc cưới, trong các bữa tiệc quan trọng khác như cúng giỗ, cỗ bàn đãi đằng quan chức, khách sang đến canh chua cá chốt, canh chua tép, canh chua mắm ruốc chỉ cốt làm cớ để chuyên chở khối lượng cơm cần phải nuốt trôi xuống bao tử mà có sức ra làm đồng, đi đánh cá v..v.. Nói khác đi là hoàn cảnh nào cũng có thể có một nồi canh chua trong một thời gian thích hợp cho nhu cần ăn uống.

Nếu miền Bắc nấu "riêu" với trái sấu, trái nhót trái me thì miền Trung nấu canh chua với trái khóm, trái khế, trái me. Miền Nam thì chả kiếm đâu ra các trái sấu, trái nhót, có gì nấu nấy nên có me thì nấu với me, có khế thì nấu với khế, có khóm thì nấu với khóm, chẳng có những thứ đó thì ít trái chùm ruộc, vài nắm lá me non, vài trái cóc, thậm chí nếu chỉ có độc nhất ít trái cà chua thì nấu nồi canh chua đơn giản gọi là "nấu xuông" cũng được vậy. Cái quan trọng của nồi canh chua là "ngon" và "vừa miệng" chứ không phải để "trình diễn". Một chi tiết nữa thiết nghĩ cũng phải nhắc đến là như trên đã viết miền Nam mưa nắng hai mùa nên canh chua ăn mùa nào cũng được, trong hoàn cảnh nào cũng thấy ngon miệng và nhiều khi rất thống khoái là đằng khác.

Kẻ viết bài này có một vài kinh nghiệm ăn canh chua ở miến Nam như sau: Hồi trước năm 1975, khi phục vụ tại tỉnh bến tre tôi thường nhân dịp về tỉnh công tác hay có dịp thường tìm đến một quán ăn có một người đầu bếp Việt gốc Hoa ở gần khu chợ để thưởng thức món canh chua cá bông lau do người đầu bếp này nấu. Cá bông lau là loại cá giống cá tra tức là cá da trơn nhưng khác cá tra là đuôi nó có xọc mầu đỏ sống ở vùng nước lợ (tức là nước ngọt có pha nước mặn từ biển tràn vào). Vào mùa nước sông Cửu Long cạn, nước biển tràn vào sông Hàm Luông, ngược lên đến tận tỉnh lỵ nên cá bông lau lúc này dân đánh cá có thể đánh bắt ngay tại khúc sông trong phạm vi tỉnh lỵ, cá bắt được nhiều khi còn tươi rói đã được nhà hàng mua ngay để nấu canh chua bán cho thực khách, vì nguyên liệu tươi tốt, lại do tài nấu nướng giỏi, món canh chua của nhà hàng tôi ghi trên rất nổi tiếng ở Bến Tre thời bấy giờ. Trước đó ít năm khi còn phục vụ ở Bình Dương, tôi được ăn món canh chua lươn ở nhà hàng của một vị giáo sư trường mỹ nghệ Bình Dương cũng rất là đặc sắc, ăn một lần là khó thể quên thế nào cũng tìm đến ăn nhiều lần tiếp theo. Ngay tại quận lỵ Mỏ Cày thời tôi làm việc khoảng các năm 1972-1974 có một vị Trưởng chi Thanh Niên, anh này ngoài tài nghệ chuyên môn về thể thao như đánh tennis rất hay trước 1975 từng làm huấn luyện viên môn này cho các quan đầu quận, sau 1975 nghe nói cũng nhờ cái tài này mà anh vẫn được các quan chức của chế độ mới "trọng dụng" như xưa, anh còn một tài vặt là nấu ăn và món ruột của anh là món canh chua thịt gà. Tôi đã được vài lần ăn canh chua gà do anh nấu, qủa là xuất sắc và đặc biệt. Bà gìa anh thì có món "dưa lỗ tai heo" cũng là món "đặc sản" mà sau nay dù đã đi khắp năm châu bốn bể tôi cũng không tìm thấy ở đâu có bán.

Canh chua chủ yếu là phải có vị chua, vị chua này như trên đã trình bầy có thể là do vị chua tiết ra từ qủa me, qủa sấu, qủa nhót của miền Bắc, của trái me, trái dứa, trái khế của miền Trung, trái cóc, trái me, trái bần, trái chùm ruộc, nắm lá me, lá vang chua của miền Nam, nhưng nồi canh sẽ mang vị ngon khác nhau tùy theo cái món làm cho nó mang tên như nấu với cá bông lau thì thành canh chua cá bông lau, nấu với gà thì thành canh chua gà, nấu với lươn thì thành canh chua lươn, nếu chỉ nấu với nấm rơm và đậu hủ thì thành canh chua chay. Gọi là món chay nhưng không phải chỉ giành riêng cho nhà chùa mà dân nhậu khắp nơi miền Nam ai nhậu với canh chua chay cũng đều khoái hết, do đó nó không "độc quyền" của nhà chùa mà phổ biến khắp dân gian miền Nam.

Một món ăn bình dân nữa tưởng cần phải nhắc đến ở đây là món mực khô nướng. Hồi năm 1954 khi mới từ Bắc di cư vào Nam tôi chỉ thấy một số người Việt gốc Hoa có những xe bán khô mực nướng trên xe có một dụng cụ chuyên dùng để "cán" cho con khô mực vừa mỏng ra vừa gần đứt thành từng sợi nhỏ cho dễ ăn. Sau này đi khắp miền Nam tôi thấy không phải chỉ ở thành phố mới có các xe bán khô mực nướng như thế người dân miền Nam ăn khô mực nướng ở khắp mọi nơi, nướng khô mực bằng nhiều cách khác nhau, không hẳn "phải" trên bếp than củi kiểu của các xe bán khô mực của người Việt gốc Hoa mà nhiều khi chỉ cần một đống lửa có sẵn nhân đốt lên vì một mục đích khác cũng có thể nướng khô mực để có một món nhậu rất "bắt" vậy. Thỉnh thoảng cũng có người "cấu kỳ" cho rằng nướng khô mực bằng vỏ sọ dừa khô mới "ngon" vì vỏ sọ dừa khô khi cháy còn bốc mùi thơm của dầu dừa, mùi thơm này "quện" vào con khô mực nướng khiến ăn vừa có mùi mực, lại có thêm mùi thơm của dầu dừa nữa. Điều quan trọng ở đây là món ăn bình dân này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu ở miền Nam Việt Nam. Món ăn này tuyệt đối không "kỳ thị" giầu nghèo, sang hèn, nam nữ, tuổi tác, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể "xực" và khoái nó hết.

Điều đáng nói ở đây là ngày nay hai món ăn kể trên không những phổ biến rộng rãi khắp nước từ Nam ra Bắc (tất nhiên ở miền Nam thì phổ thông hơn) mà nó còn ra hải ngoại. Thử vào các nhà hàng Việt Nam ở Mỹ, ở Canada, ở Pháp, ở Úc mà xem, món canh chua là một món nhất định không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng đó. Thậm chí nếu ai du lịch lên tận Bắc Âu, như Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan, hay Nhật bản nếu vào các nhà hàng ăn Việt Nam ở những xứ này thì nhất định cũng sẽ thấy thực đơn có món canh chua. Nói chung là món canh chua của Việt Nam nhất là miền Nam Việt Nam nay đã thành một món ăn "quốc tế" xuất hiện không những khắp nơi trong nước mà còn khắp thế giới đấy. Còn món khô mực nướng thì bất cứ xiêu thị Á Châu nào cũng có bán, người ta "đóng bao" bằng nylon bán dưới nhiều dạng và trọng lượng khác nhau. Khô mực nướng không hoàn toàn chỉ do Việt Nam chế tạo mà ngày nay nhiều nước Á Châu khác như Tầu, Đại Hàn, Nhật và cả Indonesia, Malaysia cũng đều có sản xuất và bán.

Ngày nay ở miền Nam Việt Nam cái vụ ăn uống đã trở thành bùng phát dữ dội : nhà hàng tiệm ăn mọc ra như nấm, đường nào, phố nào cũng đầy rẫy các tiệm ăn, nhà hàng. Người ta “thi đua” kéo nhau đến các tiêm quán ăn nhậu với bất cứ lý do gì.

Nói chuyện ăn cũng là "từ" ăn, tiếng Việt là loại đơn âm nhưng lại đa nghĩa. Chỉ một chữ ăn thôi nhưng nếu nó đi kèm một chữ khác thì nó lại có nghĩa khác. Thí du: ăn thuốc là hút thuốc, ăn dầu là xe hay máy tiêu thụ xăng dầu, ăn bớt là lén bớt tiền dùng vào mục chi nào đó, ăn quit là vay nợ lấy tiền rồi "chém vè" bỏ chạy, không chịu hoàn trả, ăn đút lót là nhận tiền hay đồ vật hối lộ v..v.. nhiều lắm, kể sao cho xiết, nhưng có một điều rất rõ ràng là các quan chức nhà nước Việt Nam, và những kẻ sống bám vào đám cầm quyền này mà ăn nên làm ra nay trở thành "tư bản đỏ" thì tiền vào thì có, tiền ra nhất định là KHÔNG. Thử nhìn xem hàng chục năm nay rồi, thiên tai bão lụt hàng năm xẩy ra trong nước năm nào mà không có; người chết hàng đống, người mất nhà mất cửa hằng hà xa số có thấy các"nhà tư bản đỏ" bỏ ra một xu nào cứu trợ các nạn nhân, đồng bào ruột thịt khốn khổ đó hay không? Hay chỉ thấy họ lớn họng kêu gọi "khúc ruột ngàn dặm" hãy vì tình lá lành đùm lá rách, móc hầu bao mà cứu giúp nạn nhân thiên tai trong nước mà thôi!

Ấy thế mà có một giới hiện nay ở miền Nam "ăn" được tiền của "tư bản đỏ" đấy. Xin thưa ngay là giới "gõ đầu trẻ", tức là giới thầy cô giáo đấy ạ! Các thầy cô bầy ra chuyện "dậy kèm" để moi tiền của bọn "tư bản đỏ". Chúng "muốn con hay chữ" thì "phải yêu lấy thầy", do đó nay phải biếu, mai phải xén, phải móc hầu bao cho con học kèm với các thầy cô. Bởi các thầy cô áp dụng "chiến thuật" "tiền nào của nấy" tiền chi đến đâu, dậy đến đó. Lương nhà nước trả không đủ sống thì dậy theo kiểu"chết đói". Các thầy cô cần sống nên phải "vẽ" ra chuyện dậy kèm để vừa kiếm sống, vừa có dịp móc túi bọn "tư bản đỏ". Có điều tội nghiệp cho con em các nhà nghèo không có thể theo đuổi các lớp học kèm đành mang phận "dốt" vậy. Thành thử có lẽ ngày nay ở trong nước chỉ có giới này là giới "ăn" được tiền của đám "tư bản đỏ" đấy qúy vị ạ!

Bây giờ "bàn" đến cái chi tiết thứ hai nêu lên ở đề tài bài viết, đó là "Bắc chửi". Chuyện chửi mất gà, chửi vì ghen có bài bản đến độ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ gọi là "văn hóa chửi" thì xin miễn bàn ở đây. Chỉ xin nêu ra ở đây chuyện dân Miền Bắc ngày nay chửi đảng cộng sản Việt Nam và các quan chức nhà nước tham nhũng như chửi chó. Sự kiện này nó phổ thông đến độ bất cứ ai từ hải ngoại về thăm Việt Nam, nếu ra Bắc đi thăm các thắng cảnh ở miền Bắc, nếu gợi chuyện với tài xế dù là Taxi hay xe ca, xe khách hay xe của các công ty du lịch thì sẽ lập tức được nghe các bác tài này "mở máy" chửi dảng cộng sản và các quan chức nhà nước tham nhũng "như chớp". Họ chửi cũng "có bài có bản", có căn nguyên, lý do, có dẫn chứng cụ thể chứ không phải chửi vu vơ cho xướng miệng. Người mới về thăm quê sau nhiều năm xa xứ mới nghe họ chửi sẽ ớn, nghi là công an cố tình gài bẫy Việt kiều anh nào "dại dột" mở miệng chửi theo thì sẽ gặp rắc rối về sau. Thực sự không phải như vậy; họ chửi thật đấy, ai tò mò len lỏi vào các khu dân nghèo, như lê la ở chợ Đồng Xuân, "đấu" với mấy bà bán hàng ở chợ mà xem hay tham gia những bữa ăn nhậu có các cựu bộ đội, cựu công nhân viên nhà nước vốn là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam thì sẽ thấy là họ chửi nhà nước, chửi đảng cộng sản ào ào, chửi thẳng thừng, chửi vung "xích chó" chả nể nang gì hết.

Nếu ai có thắc mắc hỏi tại sao họ dám chửi như thế thì họ cho hay là :"ối dào! Thiên hạ chửi tùm lum đã lâu, chúng nó nghe riết "chai" lỗ tai rồi nên mặc kệ. Chỉ khi nào "có hành động hay ý định chống đối cụ thể" nhằm lật đổ chế độc tài do chúng đang nắm giữ thì sẽ thấy chúng phản ứng rất dữ dội. Chúng sẽ "thẳng tay" đàn áp sẽ dùng "chuyên chính vô sản" không nương tay. Còn ngoại gỉa chúng mặc kệ coi như đó là cái nút an toàn của nồi xúp de mà thôi.

Dưới đây xin nêu ra một vài thí dụ để chứng minh cho nhận định trên như sau:

Ngày xưa Chiêu Lỳ có bài thơ yết hậu rất nổi danh và rất phổ thông trong làng "chai lọ" là :

Sống ở dương gian đánh chén nhè,
Chết xuống âm phủ cắp kè kè !
Diêm Vương phán hỏi mang gì đấy?
Be !

Ngày nay dân miền Bắc và nhất là Hànội đã nhại bài thơ của Chiêu Lỳ ghi trên thành những bài như sau :
Bài nhại thứ nhất :
Sống ở dương gian nói huyên thuyên,
Chết xuông âm phủ rủng rỉnh tiền;
Diêm Vương phán hỏi nghề gì vậy?
Đảng viên !
Bài nhái thứ hai :
Sống ở dương gian chẳng sợ tù,
Chết xuống âm phủ vẫn ô dù !
Diêm Vương phán hỏi từ đâu tới?
Bắc Bộ Phủ !

Rồi nữa các đảng viên "cốt cán" nhưng nay thuộc nhóm không có "ô dù", cay cú cũng làm thơ chửi đảng như bài thơ "Thường dân" dựa theo câu "quan nhất thời dân vạn đại" :

Đông thì chật, ít thì thưa,
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân.
Quanh năm chân đất, đầu trần,
Tác tan sau những vũ vần bão giông.
Trước là cây mác, cây chông,
Đánh giặc cứu nước... nay không là gì!
Thấp cao đâu có xá chi;
Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi!
Ăn của đất uống của trời,
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin.
Ồn ào mà vẫn lặng im;
Mặc ai voi chó nổi chìm thiệt hơn!
Chỉ mong ấm áo no cơm,
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh;
Vô tư mấy kiếp mới thành "thường dân" !
Mạnh mẽ hơn nữa, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, một người tự nhận là một nhà tranh đấu cho dân chủ ở trong nước, trong một bài viết về cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, khi bàn đến vụ bắt bớ hàng loạt những người tranh đấu cho dân chủ kể từ năm 2002 và nhất là vụ xử án ông Phạm Quế Dương. Ông Dương bị kết tội làm gián điệp. Bà đã viết về bản luận tội của nhà cầm quyền Việt Nam như sau:

“tính chất phi lý, phi pháp, phi nhân biểu hiện ở bản luận tội vừa tàn bạo, vừa đê tiện của người đại diện cho chính quyền và ban văn khố tư tưởng Việt Nam. Cái thứ tổ chức đặc trưng cho các nhà nước xây dựng theo mô hình phát xít. Tôi chỉ bàn tới tính ngạo ngược hiển hiện ra trong từng lời từng chữ của họ. Vu khống sỉ nhục, tàn diệt vốn là hành xử tự nhiên của kẻ cầm quyền ở những xứ sở chưa phát triển, dân trí thấp kém”.

Cũng trong bài viết đó bà Dương Thu Hương đả nhận định về nhà cầm quyền Việt Nam như sau: “Nhà nước Việt Nam một chính quyền thồi rữa một cách công khai, vô năng một cách hiển nhiên trên nhiều lãnh vực và tàn bạo một cách ngạo ngược trong việc đàn áp dân chúng”.

Bà cũng nêu lên dân chúng bêu rếu nhà nước và đảng CSVN như vụ nông dân Hải Hưng đã đặt tên mới cho đảng CSVN là đảng cộng đớp Việt Nam, rồi bà còn ghi thêm là đám dân đen ở các thành phố, đô thị tục tĩu hơn đã đổi thành đảng cộng mút”.

Chửi như thế thì thật là cạn tầu ráo máng rồi còn gì nữa. Đúng là chửi hay chỉ có dân Bắc kỳ.


3G cốp pi

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Ôn Cố Tri Tân

Post by linhgia »

Bọn ác ôn côn đồ


Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy?


NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ

Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí.

Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Khánh có nói với chúng tôi rằng ông là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi muốn làm đảo chánh. Nhưng theo tài liệu, CIA đã cho hai điệp viên khác nhau đến gặp Tướng Khiêm và Tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp Tướng Khiêm, một nhân viên CIA, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và cho biết quyết định của Hoa Kỳ muốn lật đổ Tống Thống Ngô Đình Diệm. Tướng Khiêm đồng ý nhận thực hiện kế hoạch đó, nhưng gợi ý nên đi gặp Tướng Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Đôn. Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera, cố vấn chính trị Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, một cộng tác viên khác của CIA, để thảo luận về việc này. Khi Al Spera hỏi Tướng Khánh về tướng Khiêm, Tướng Khánh đã nắm chặt hai bàn tay của mình lại và nói: “Chúng tôi như thế này”.

Sau khi Tướng Khiêm và Lucien Conein phác xong họa kế hoạch hành động, ngày 2.10.1963 khi Tướng Đôn lên phi trường đi Nha Trang thì Lucien Conein đến gặp và hẹn sẽ nói chuyện với nhau ở Nha Trang. Tối hôm đó, tại Nha Trang, Lucien Conein thuyết phục Tướng Đôn làm đảo chánh và Tướng Đôn đã đồng ý. Ngày 5.10.1963, Lucien Conein lại đến bàn chuyện này với Tướng Dương Văn Minh. Tướng Minh cũng đồng ý. Tướng Đôn được giao cho phối trí lực lượng, còn Tướng Minh lãnh đạo Hội Đồng Cách Mạng. Tất cả nằm dưới sự chỉ đạo của Lucien Conein và Tướng Khiêm.


1.- Vai trò của Lucien Emile Conein

Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xả trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.

Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). Còn trong cuốn "Vietnam: A History," sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được” Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.

Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói; tôi là một tên nói dối chuyên nghiệp”

Khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”. Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng.) (trang 228)

Khi bước xuống thuyền đài ngày 3.6.1998 tại Virginia, Lucien Conei đã ôm theo khá nhiều bí mật của cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.


2.- Tướng Trần Thiện Khiêm

Trong cuốn “Việt Nam nhân chứng”, Tướng Trần Văn Đôn nói rằng trong kế hoạch đảo chánh, ông rất dè dặt với Tướng Khiêm vì tướng này rất được ông Diệm và ông Nhu tin cậy. Vợ ông, bà Đinh Thị Yến, lại có chân trong ban chấp hành Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới Trung Ương của bà Nhu và là dân biểu Quốc Hội, thường đi sát với bà Nhu. Ông nhờ Tướng Minh thăm dò. Qua một người Mỹ “cam kết và tìm hiểu”, Tướng Minh cho biết Tướng Khiêm đồng ý tham gia đảo chánh.

Khi viết như vậy, Tướng Đôn không biết gì nhiều về sự sắp xếp của CIA trong cuộc đảo chánh này. Ngay cả khi lệnh giết ông Diệm và ông Nhu được CIA truyền xuống, Tướng Đôn cũng không hề được cho biết. Một vài câu chuyện sau đây do một nhân chứng có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu trong suốt thời gian cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, cũng đủ cho chúng ta thấy vài trò của Tướng Khiêm quan trọng như thế nào:

- Khoảng 1 giờ 25 trưa ngày 1.11.1963, Tướng Khiêm bước ra bước vào nơi ông làm việc. Đúng 1 giờ 30, tin đảo chánh được phổ biến, các tướng lãnh liên miên ra vào văn phòng Tướng Khiêm.

- Sáng 2.11.1963, có người đem bộ complet màu xám sậm đến đứng ở lầu ba chờ. Tuy phái của Tướng Khiêm ra hỏi thì được biết người này được gọi đem áo tới cho Tổng Thống Diệm. Khoảng 9 giờ, một đại tá bước vào phòng Tướng Khiêm. Hai phút sau, đại tá này bước ra và bảo người kia đem bộ đồ complet về, vì Tổng Thống đã chết! Trên lầu, nhiều tướng lãnh ra vào phòng Tướng Khiêm rất nhộn dịp. Buổi tối, sau khi xác ông Diệm và ông Nhu được liệm xong, một báo cáo đã được trình lên cho Tướng Khiêm biết.

- Khuya 3.11.1963, khi mọi việc đã xong xuôi, Tướng Khiêm cho gọi Đại Tá Trần Văn Trung, Tham Mưu Phó Nhân Viên, và Đại Tá Đặng Văn Quang, Tham Mưu Phó Tiếp Vận, vào văn phòng ông và ra lệnh: “Hai ‘toi’ trực ở đây đêm nay, ‘moi’ về nghỉ.

- Một tuần lễ sau, Tướng Khiêm bước vào ban văn thư và hỏi Đại Úy Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của ông: “Có cho anh em mỗi người lên một cấp chưa? Nếu có gì xảy ra, ‘moi’ bay đầu thì các anh em cũng không được yên đâu.”

Đọc thêm cuốn “Đôi dòng ghi nhớ” của Đại Tá Nguyễn Bá Hoa, đọc giả sẽ thấy rõ hơn quyền hành của Tướng Khiêm trong cuộc đảo chánh này.



LỆNH HÀNH QUYẾT


Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.

Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein. Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều không biết gì hết.

Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế phía sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc, sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho Tướng Khánh giết. Trơng cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sở dĩ Tổng Thống Johson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” vì hai lý do: Lý do thứ nhất là cách thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà lãnh đạo nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều ơn mưa móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh. Lý do thứ hai là sự tham nhũng và bất tài của nhóm này.



HÀNH ĐỘNG ÁC ÔN CÔN ĐỒ


Khoảng 10 giờ ngày 2.11.1963, khi chiếc M113 chở xác ông Diệm và ông Nhu về đến Bộ Tổng Tham Mưu, đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy ông Diệm mặc bộ complet màu xám sậm, ông Nhu mặc bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai bị trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một quân cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay vạch quần ông Diệm ra xem có “chim” không!

Với các dấu vết trên hai xác chết như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế nào? Cách tường thuật của mỗi người mỗi khác.

Trong cuốn “Assassin in our Time” (Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta) xuất bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả như sau: Ông Diệm và ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng, bất thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20 lần. Sau đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn quại trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn vào đầu ông ta.

Sandy Lesberg không cho biết ông đã lấy tin này từ ai. Thật ra, lúc đó Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy, sau này mới được thăng Thiếu Tá.

Với cuốn “Les Guerres du Vietnam” (Chiến tranh Việt Nam” xuất bản năm 1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và ông Nhu, mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi.

Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn “A Death in November” (Cái chết vào tháng mười một), nói rằng khi chiếc xe chở ông Diệm và ông Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai ông Diệm và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng thấy chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông Diệm.

Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này, ông nói rằng ông không ngồi trên xe chở ông Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết ông Diệm và ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi.

Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù nhà Ngô, sau này đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân của Tòa Án Các Mạng, xét xứ và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn theo lệnh của Henry Cabot Lodge, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Do đó, nhiều người vẫn tin vào lời tường thuật của bà Sandy Lesberg.

Có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết ông Diệm và ông Nhu như thế nào, vì sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), ông đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968 khi đang ở Washington D.C. Nhưng rất tiếc, khi xuất bản cuốn “Việt Nam: Một trời tâm sự”, ông đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Tướng Mai Hữu Xuân được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tương Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:

Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bổng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.

Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe. Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố.

Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Xác ông Diệm và ông Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn (hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và đâm lúc nào?

Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiết M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẽ hợp lý hơn cả.

Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.

Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường.

Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:

- Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.

Ông Diệm:

- Ông Đôn và ông Minh đâu hè?

Đại Tá Lắm:

- Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.

- Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.

Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:

- Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.

Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:

- Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.

Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:

- Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.

Đại Úy Nhung liền oang oang:

- Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.

Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:

- Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống...

Đại Úy Nhung:

- Ở đây không còn Tổng Thống nào cả.

Ngay lập tức, nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống...

Xe đi hết đường Nguyễn Trải, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới. Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Ngưyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.

Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.

Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chạy ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:

- Ông Diệm và ông Nhu đâu?

- Ở dưới.

- Sao rồi?

- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.

- Còn ông Diệm?

- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.

- Chết hay sống?

- Không biết.

Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung. Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (gióng như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.

Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ...

Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trót tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.

Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung... đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẩm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson. Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy: “Xin cụ tha cho con!”.

Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang... không dám bước ra nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma...


Tú Gàn

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Ôn Cố Tri Tân

Post by linhgia »

VỀ NHỮNG ĐÀN ANH LỚN

TÀI LIỆU SỬ:
TÂM BÚT


Nguyễn Tường Phong


Tại đâu có bả vinh hoa và mồi thơm tiền bạc, chúng tôi thấy các đàn anh ở đó. Khốn thay cho quê hương nghèo đói, đã chẳng có gì ngoài các anh và chúng tôi như những kho tàng để khai tác thì lại bị chính các anh chăm chỉ khai thác. Ngoài Bắc, VN có những hiên tài đốn mạt, trong Nam không kém, đầu rầy những anh hùng quân phiệt. Cả hai miền, nếu góp lại tất cả những khuôn mặt đậm nét đó chưa chắc đã đủ khả năng để xây dựng đất nước huống chi là chia cắt và đâm chém nhau. Một nửa quê hương được những thứ đỉnh cao trí tuệ ôm ấp đến tả tơi, đem cả đất nước phục vụ cho một chủ thuyết ngoại lai vô thần. Nửa còn lại tưởng rồi sẽ khá, thế nhưng các anh cũng chẳng khá gì, độ một trăm khuôn mặt các đàn anh lớn mà đạp đổ cả một cơ đồ gấm vóc. Chỉ cần một chút tình, một tâm hồn dẹp ở nơi các anh thì mọi việc có lẽ đã khác. Khốn thay ! Tình cho đất nước sao hơn được quyền hành và lợi lộc cá nhân. Tâm hồn đẹp đâu phải ai cũng có ? Kể cũng lạ là trong ngần ấy năm mà các anh không làm được một chuyện gì đáng làm mà chỉ toàn những điều không nên. Tại các anh không có tâm hồn ? Tại các anh thiếu khả năng ? Hay có lẽ tại chúng tôi hèn nhát ? Chẳng câu trả lời nào thấy ổn bằng những nhận xét trung thực về các anh. Nếu chúng tôi hằn học thì không phải vì vô lẽ mà là đã vô cùng lịch sự chỉ dám hằn học thôi chứ chưa dám phũ phàng. Thế nhưng các anh đừng tiếp tục coi thường chúng tôi. Người ta nói tuổi trẻ VN thiếu một lưỡi kiếm. Điều đó có thể sai.

Nhận xét các anh không gì rõ bằng nhìn những điều các anh đã làm trong suốt những năm dài khói lửa. Chúng tôi đố ai kể được bao nhiêu trường học, nhà thương, xưởng máy các anh đã làm. Bao nhiều con đường đã nối, bao nhiêu chính sách thuộc loại quốc thái dân an được khai sinh, bao nhiêu tâm huyết và trí óc cho kinh tế và đời sống dân lành, bao nhiêu gia đình binh sĩ, công chức nghèo khó được thật tâm nâng đỡ, bao nhiêu chính sách giáo dục được điều nghiên, bao nhiêu tuổi trẻ được hướng dẫn đúng mức để trở thành những cán bộ yêu nước thương dân cho đất nước, bao nhiêu chính sách quốc phòng, chiến lược quân sự mà các anh buộc phải có cho cuộc chiến sống còn của toàn dân ? Và còn rất nhiều, nhiều lắm để được cải thiện. Có nhìn lại mới thấy các anh tệ hại, các anh tự đưa ra hình ảnh là nhũng kẻ chỉ đường u tối. Chẳng góp được một chút gì gía trị cho nhu cầu dân tộc mà bất cứ người lãnh đao sáng suốt nào cũng phải thấy, phải tìm kiếm và gắng sức. Một người với chút, chỉ một chút tâm hồn cũng đủ khá. Trời ơi ! Thế mà không có được một tâm hồn cho ngần ấy khuôn mặt….

Không làm tốt được thì thôi, các anh lại còn phá nát đất nước đã từng mỏi mòn vì chinh chiến, gây bao tội lỗi cho muôn người. Có bao nhiêu thằng lính trẻ đã chết tan xác đau đớn, bao nhiêu thanh niên xa vào con đường hút sách, nghiện ngập vì đường dây cần sa, may túy nằm trong hệ thống tham nhũng, bao nhiêu cán bộ nồng cốt chấp nhận hối lộ, tham ô vì đời sống túng thiếu, bao nhiêu người buông xuôi vì họ biết chỉ được nhận những bất hạnh nếu đi ngược lại những định chế và lề lối thối nát mà các anh chẳng bao giờ cố tâm sửa đổi. Hay chính vì các anh muốn thế ? Oâi đó là sự thật ? Có thể là như thế. Có thể có những con người hèn và tệ như vậy. Họ là những đàn anh lớn, những nhà dìu dặt vô tiền khoáng hậu cho một quê hương trong cơn đau yếu. Những vinh hoa, phú qúy. Những danh vọng bạc tiền. Có cái gì vĩ đại hơn quê hương nếu tâm hồn của các anh biết rung động. Rõ ràng là cái phần chủ yếu trong đáy tâm hồn của một lãnh tụ yêu nòi giống không thể tìm thấy nơi các anh.

Các đàn anh lơn có quyền hành được hả hê xưng tụng. Lon lá, chức tước được mùa trổ cành lá xum xuê. Bốn năm nhảy vọt từ đại tá đến trung tướng mà trận địa chỉ thu gọn từ Lai Khê đến giữa đường Hồng Thập Tự. Ba năm bốc như diều từ trung tá đến thiếu tướng với kinh nghiệm chiến trường là con số zero vô định khởi đi từ đầu đường Công Lý tới cuối đường Công Lý nhưng có ngã rẽ qua tòa đại sứ Mỹ. Bất mãn là phải. Mẹ ! Võ Bị Đalạt sau bốn năm hạ sơn văn võ song toàn, hồn cứng như đá, xác thân được luyện tập để hứng đạn. Ra trường thiếu úy đánh trận đến không có thì giờ lấy vợ mà chỉ ngoai đến trung úy. Thế đã là may nếu không ăn đạn lòi ruột hay gẫy cổ để được lãnh cái thẻ loại ba. Cử nhân luật ra trường làm thư ký ngân hàng với lại nhân viện Tổng Cục Tiếp Tế đi khám chuột trong kho gạo. Đốc sự trẻ phải có tiền qua ngài thủ tướng mới được ở gần Saigon. Còn vớ vẩn thì ôm mảnh bằng đến một tỉnh lẻ loại “đêm buồn” làm việc dưới quyền quan tỉnh có cái bằng Dipôme từ thời đất nước chưa chia cắt. Lạy Chúa tôi ! Luật lê hành chánh trong trường dạy thì vất xuống sông cùng với cứt đái vì luật “rừng” của địa phượng uyển chuyển và phù hợp với nhu cầu phục vụ dân chúng hơn (sic).

Phải nói thật là mất anh đã không làm được gì, và cũng sẽ chẳng làm được gì nữa vì khả năng chỉ có thế, chỉ biết bầy hàng và tranh giành cái đỉnh chung. Bây giờ có hô hào vung vít hay đánh bóng mạ kền thì cũng chẳng còn ai dám đến gần ngoài đám ninh thần hư hỏng. Bố bảo một người đàn bà nhà quê khổ sở suốt đời chỉ có chạy giặc dám bảo thằng cn trai mình đến gần các anh. Đố các anh thuyết phục được một ông lão gìa nua có vài thằng con trai đứa chết trận, đứa tù cải tạo, còn lại một đứa đang lêu bêu trên miền đất mới bỏ hết để theo các anh đi làm “lịch sử”. Sự thật qúa rõ ràng. Anh nào còn chút đầu óc thì đùng nên mở tưởng nữa.

Nhận định rõ hơn về các anh thì phải nói tới một người mà các anh sợ hơn cả bố. Một người có đủ cả tâm hồn lẫn kiến thức hiểu rõ các anh từ chân tơ kẽ tóc. Người đó là Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ông Diệm biết qúa rõ các anh nên lon lá của quân đội Cụ cố tình để dành cho đám đàn em mà Cụ hy vọng. Tổng thống Diệm đã thấy rõ như cầu của đất nước trong tình trạng khó khăn nên đã “upgrade” trường Võ Bị và Hành Chánh, Ông Diệm dồn cả hy vọng vao một thế hệ mới với một kế hoạch dài hạn của con mắt có tầm nhìn rộng cho những tháng ngày sắp tới vì Cụ biết rõ tẩy của các anh nếu không là …..khố xanh thì cũng là ….khố đỏ. Cố TT Diệm dư hiểu vào những năm 1945, khi bộ mặt thật của CS còn núp dưới chiêu bài kháng Pháp thì hầu hết những thanh niên với tâm hồn yêu nước đều nằm trong những phong trào kháng chiến chống Tây. Lớp người này đã bị CS cướp công rồi thanh toán gần hết. Do đấy đã tạo nên một khoảng trống cán bộ chỉ huy nhiệt tình với đất nước ở bên này sông bến Hải. Số còn lại rõ ràng là thứ ..giá áo túi cơm, đi theo Tây hưởng chút bơ thừa sữa cặn quên hẳn quê hương. Đến năm 1954 thì mọi việc đã rõ ràng. Những kẻ theo Tây bỗng chốc trở nên sáng gía. Chẳng có ai nữa nên họ trở thàn một loại cán bộ nồng cốt cho miền Nam. Thiên sư đời ! Thật là vận nước. Tây và những kẻ theo họ là quốc gia, còn Việt minh là CS. Những thanh niên yêu nước trong phong trào chống Tây không còn chỗ đứng. Họ không phải là CS, cũng chẳng a dua theo bọn Tây khốn kiếp. Họ chỉ là những anh hùng không tên tuổi của quê hương nhược tiểu không có quyền nắm được vận mệnh dân tộc mình. Còn lại cái số theo Tây dĩ nhiên được bọn này sửa soạn để thay thế khi Tây bỏ về nước. TT Diệm thấy rõ ! Cụ nhìn thấu tẩy của đám nhà binh Tây vô lại đó. Cụ thấy rõ một cái “gap” nên Cụ lo toan xây dựng một lớp cán bộ mới. Mộng Cụ sắp thành thì Cụ bị chính đám quân phiệt vô học giết chết. Điều Cụ lo lắng đã xảy ra và những gì Cụ xây dựng sau này mới thấy Cụ nhìn xa trông rộng ! Lớp người mới mà Cụ lo đào tạo thật sự chứng tỏ cái khả năng và khí phách khi họ nhập cuộc. Theo thời gian họ từ từ xuất hiện, trội hơn hẳn cái đám đàn anh đa số xuất thân lính Tây hoặc Diplôme Tây. Nhưng vận nước đã đến hồi đen tối, Cụ Diệm nếu còn sống vài năm nữa thì cái lớp người được Cụ đào tạo hẳn phải là đúng nơi và đúng lúc. Khốn thay vắng bóng nhà lãnh đão chân chính, đám cán bộ đủ kí lô cả tâm hồn lẫn tài năng phải ép mình dưới lối chỉ huy của các đàn anh mà thật ra chỉ đáng là học trò của họ về mọi mặt .!! Và Cụ Diệm đã tính đúng, chính đám lính Tây mà Cụ lo ngại đã thật sự bán đứng quê hương với tí tiền còm !…

Các đàn anh lớn, nói như thế có gì là vỗ lễ ? Vì không nói thì biết bao giờ các anh mới chịu nhìn thắng vào chiếc gương soi mặt thì thầm với chính mình là “ta dỡ ẹt” Thì thôi ! hãy để yên những vàng son trong ngăn kéo dĩ vãng như một thứ trang sức đắt tiền nhưng démodé không còn giá trị với thời gian. Hãy im lặng tiếc nuối, đừng để lương tâm uống rượu ảo tưởng mà quan cuồng lố bịch. Hãy dãn ra và mờ nhạt, hãy lẩn khuất và chìm đắm cho đoạn cuối cuộc đơi được yên ổn. Tiền đấy, nắm chắc trong tay rồi đấy, hãy sung sướng đi, hưởng thụ đi, thế không phải chính những đồng tiền đã làm các anh u mê ? Nếu còn chút liêm sỉ thì dùng thời gian nhàm chán đốt nỗi lòng u uẩn và chờ ngày nằm xuống. Nghĩa trangnào chẳng lạnh lùng ? Đất người còn lạnh lùng biết mấy ?

Các đàn an hlớn ! Đã qúa đủ, các anh nên dừng lại, du đãng gia còn đủ sáng suốt để xếp súng vì tuổi trẻ chơi bạo và bắn tới hơn nhiều. Taị sao đàn an lớn không tự gác kiếm để thế hệ thanh niên mới khỏi mất công trải thảm dọn đường cho sạch sẽ ? Đường còn dại, dại lắm, dài như lịch sử VN. Quyền hành trong tay, phuợng tiện sẵn sàng, thời gian đầu đủ mà làm không nổi huống hồ chi một lớp người loại bạch diện thư sinh, ngày cầy như trâu để sống, đêm về lòng thở hắt những hơi dài mường tượng con đưòng trước mặt rõ ràng là mạt lộ hoặc nếu không thì cũn gchỉ là một thứ ảo tưởng ngút trời. Như thế phải cần nhiều can đảm, phải điên, phải nổi loạn, phải lì, phải đứng trên mọi khuôn thước và ngaòi tất cả mọi dự đoán thì mới có thể sống với giấc mơ của nỗi lòng tam thây. Tội nghiệp chúng tôi, các anh biet thế ? Vậy thì cin các anh đừng múa rối nữa. Đừng tháu nữa. Ba mươi tuổi đời đâu dễ thua đến ba lần ? Nhất qúa tam, người xưa nói vậy. Các anh qúa tệ không làm được nhưng cứ bám chặt, đến phút chót mới liều tháu bậy, một ăn lớn hai ăn nhỏ, có thua thiệt là dân nghèo, có chết là thanh niên, là đất nước. Các anh hề hấn mẹ gì. Cú tháu 1975 cạn láng. Các anh đứng dậy phủi tạy ease. Vốn các anh còn nguyên. Cú tháu “Kháng Chiến” (tức Mặt Trận kháng chiến của Hoàng Cơ Minh) ngoạn mục thứ hai vì các đàn anh nhìn thấu tẩy đàn em, coi như vỡ nợ, bậy giờ còn lại cái thân xác tả tôi và tâm tư đau xót, vốn không còn nên chúng tôi đánh bạc kỹ hơn nhiều. Đánh với xác định của Võ nguyên Gíáp “không thắng không đánh” làm sao họ thua lớn được ? Đó là tâm trạng cùi hủi của chúng tôi, không sao tin được đàn anh, không sao phục được dù là chút xíu. Chịu gì nổi khi một ngài xếp phú lít tuyên bố với báo chí: “ông thử nghĩ xem, không có tuớng lãnh làm sao chống cộng được ?” hoặc tâm sự vi vút kiểu “anh ơn, tôi với anh là lính Tây, Tây đi rồi, tôi với anh đánh bài nhờ vốn Mỹ, Mỹ cúp vốn tôi với anh phủi tay bỏ chạy, chưa bao giờ chúng ta chiến đấu cho quê hương, dân tộc..” Tướng Văn Là nói thế đấy, nói trình diễn để kéo màn cho phần một vở ca kịch cải lương. Văn Là, Văn Thiệu, Văn Viên, không hiểu còn baơ nhiêu kịch sĩ tướng dù không có tên “văn” ở giữa ? Cho đàn em thở với… Chưa hết, các đàn anh còn lập lờ: “Thôi, bây giờ để những người trẻ làm” cám ơn sự tử tế đầy đặn mà các anh đã trao lại cho chúng tôi. Nếu ngày trước các anh nói được vậy thì giờ này có lẽ đã khá. Bây giờ có nói cũng bằng thừa, nhìn kỹ xem, các anh có gì để trao lại ? Sau 13 năm trôi nổi, các anh mới nhìn thấy mình. Ông Diệm đã thấy các anh từ một phần tư thế kỷ trước !!

Còn ai nghi ngờ hay chưa tin các đàn anh lớn tệ tới vậy thì nghe một đại đàn anh rởm tâm sự dù là để bào chữa cho chính mình:

“Trong khoảng gần hai năm trời sau cái chết của TT Diệm cho tới khi tôi trở thành thủ tuóng Nam VN ở trong một tình trạng chính trị hỗn loạn. Không đâu vào đâu cả. Hết thủ tướng này dến thủ tướùng khác. Đảo chánh, chỉnh lý là chuyện thường tình mặc dù rất may là ít có máu đổ. Những người Mỹ khó chịu rất nóng lòng để thiết lập một hình ảnh của một tình trạng yên ôn, đã cố gắng vô ích để cho những cố vấn có ý nghĩa. Nhưng có hai điều đã làm tiên tan mọi cố gắng: một là sự rối loạn chính trị, điều nữa là phản ứng của con người về một cái nhìn chính xác.

Một cách đại cương, đây là trở ngại: rõ ràng là ông tổng thống không được dân ưa là TT Diệm đã nắm quyền trong một thời gian khá dài và bỗng bị giết đi một cách đột ngột. Người Mỹ đã tạo ra một lỗ hổng chính trị mà chỉ có CS có thể lợi dụng được. Chúng tôi không đủ khả năng để đắp cái lỗ hổng chính trị đó bởi vì chúng tôi không biết làm gì cả. Chúng tôi đi từ một quốc gia thuộc địa của Pháp đến một quốc gia dưới ảnh hưởng của người Mỹ, sự chuyển tiếp từ độc lập kiểu Pháp đến độc lập kiểu Mỹ qúa vội vàng đến nỗi mà chúng tôi chẳng có cơ hội để học hỏi nghệ thuật trị nước mà không có sự giúp đỡ hoặc không có sự áp đặt. Điều này đã đủ tệ, mà sự khó khăn còn dính dáng đến một trở ngại khác. Phải mà người Mỹ đã đến VN với những ý tưởng rõ ràng, chúng tôi đã có thể biết. Vậy mà họ đến với toàn những ý định tốt nhưng lại không có một tí hiểu biết nào về những vấn đề liên hệ, không có đến một chính sách đàng hoàng, và vì thế, họ đã nương theo những giải pháp tạm bợ, theo đuổi một chính sách và giải quyết những trở ngại là cả một trời khác biệt. Chúng tôi chưa bao giờ học hỏi để kiện toàn một chính sách, chỉ biết đại khái nghệ thuật dập tắt chống đối. Tùy cơ ứng biến, thường thường thì đảo chính là tấy cả những gì chúng tôi cố nghĩ được có một quốc gia bị chi phối bởi ngoại nhân. Nếu những người Mỹ đầu tiên đến để dậy dỗ chúng tôi nghệ thuật trị nước, nhất là nghệ thuật hứa hẹn trong việc cai trị, kết qủa cuối cùng đã có thể khác nhiều… [trích cuốn “Hai Mươi Năm, Hai Mưới Ngày của Nguyễn Cao Kỳ, trang 45-46].

Giói ơi ! Thủ tướng nước VNCH, khuôn mặt lớn của một quốc gia trên bốn nghìn năm dựng nước, và phải đến mưới năm sau mới thú nhận là “tôi chẳng biết gì cả”, tôi chưa được dậy dỗ để điều khiển quốc gia, “tôi không đủ khả năng”, trong cái hoàn cảnh đó, lỗi chẳng phải ở tôi mà là lỗi ở ông Mỹ. Mấy ông chẳng chịu dậy dỗ tôi gì hết. Tuy vậy tôi ngồi ghế thủ tuớng rồi phó tổng thống thì cứ việc ngồi vì ….vợ tôi khoái như thế.

Những cánh bào phiêu bạt, đó là những đàn anh lớn của chúng ta. Nên đợi chờ để họ dẫn dắt nữa hay không ? Các đàn anh lơn, đáng lẽ đoạn viết về các anh chưa dừng lại ở đây thế nhưng Thái vừa t6m sự: “thôi, chuyện đã xẩy ra rồi, mười mấy năm rồi bạn không nên mất thời giờ nhiều về những đàn anh của chúng ta” Trong ý nghĩ Thái, tôi phải hiểu như bạn muốn tôi nhìn về đám đàn em đang lên, nên dành nhiều thời giờ cho những người em trẻ tuổi 20. Không nên khơi lại cái dĩ vãng vốn đã nát lòng. Nhắc nhở tới chỉ làm thêm day dứt. Này, những người tam thập ! Bạn đau lòng, tôi cũng đau và biết bao bạn bè chúng ta đau. Mọi người rên xiết với tâm tư mình mà ngoài mặt vẫn cứ tỉnh bơ như thường. Khóc không nổi, cười không nổi vậy chỉ còn được nói, và vì những người trẻ, vì lòng tự tin của họ mà tôi sẽ chỉ nói một lần. Như đã minh xác, nói như một giải quyết cần thiết dù làm các bạn buốn hay nhiều người khác buồn, xin thứ lỗi. Vì tôi chỉ có một ý nghĩ trong đầu muốn nói cùng các bạn là các bạn đừng mặc cảm, nhiều người tam thậy dur hơn những đàn anh lớn rất nhiều. Hãy đứng dậy, chúng ta không chờ đợi những đàn anh đốn mạt.



[Nguyễn Tường Phong, Những Cánh Bèo Tam Thập, trang 20-30]

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Ôn Cố Tri Tân

Post by linhgia »

Hàng mã

Tưởng Năng Tiến


Dối như cuội.
(Thành ngữ VN.)

Dối như vẹm.
(Thành ngữ CHXHCNVN)


Ở Hà Nội “… có Hàng Bún, Hàng Cá, Hàng Cháo, Hàng Chuối, Hàng Dầu, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ðường, thậm chí có cả Hàng Rươi. Tiểu thủ công nghiệp có các Hàng: Bạc, Bài, Cót, Da, Ðiếu, Ðồng, Mã, Giầy, Giấy, Nón, Vải, Trống, Phèn, Quạt, Vôi, Thiếc, Mành, Tre, Thùng, Cân… Ða số các hàng chỉ còn là cái tên gọi, còn hàng hoá thì đã ‘hiện đại hóa’, phố nào cũng đầy quần áo dầy dép, hàng Trung Quốc và Thái Lan. Hàng Mã có lẽ là nơi duy nhất giữ nguyên truyền thống, bán toàn đồ mã”.
Nhà văn Phạm Xuân Ðài đã ghi nhận như trên, trong tác phẩm Hà Nội Trong Mắt Tôi, sau khi ghé thăm thành phố này, vào mùa thu năm 89. Dù rất vốn cả tin, và hoàn toàn không có ác cảm gì với giới người cầm bút, sao tôi vẫn thấy có điều gì không ổn khi đọc đoạn văn vừa dẫn.

Kinh nghiệm của tôi về người cộng sản tuy ngắn nhưng đủ. Ngay sau khi họ chiếm được miền Nam, có lẽ từ đến cả rau cỏ và côn trùng của phần đất này cũng phải (lật đật) thay hình đổi dạng – để thích nghi với hoàn cảnh mới – chứ đừng nói chi đến những sinh hoạt của con người. Như thế, lẽ nào, sau hơn nửa thế kỷ “cách mạng” mà vẫn có một thứ “truyền thống” nào đó còn được “giữ nguyên” – như Hàng Mã, ở Hà Nội.

Gần hai thập niên sau, hôm 7 tháng 4 năm 2004, nghe tường trình của Phương Anh – phóng viên RFA – tôi mới biết là tuy có “thăng trầm” nhưng cuối cùng nghề làm đồ mã vẫn còn sống hùng và sống mạnh tại Việt Nam (Nghề hàng mã ở Huế).

Tôi thực áy náy vì đã thiếu niềm tin nơi một người cầm bút khả tín như nhà văn Phạm Xuân Ðài, và đã … “ngờ oan” cho những người Cộng Sản. Ðồ mã, rõ ràng, vẫn còn phổ biến. Không những thế, tôi còn được nghe kể nhiều giai thoại lý thú về món hàng này – nhất là thứ đồ mã làm tại làng Ba Ðình, Hà Nội.

Nhiều nơi ở quê tôi cũng thường có những sản phẩm đặc thù tương tự như thế. Dân Việt ai cũng biết đến những mặt hàng nổi tiếng như nhiễu Bình Ðịnh, the La Khê, lụa Cổ Ðộ, bút Bạch Liên, mực Kiêu Kỵ, giấy Yên Thái, vải Thượng Hội, giày Trúc Lâm, chiếu Thiện Trạo, gốm Bát Tràng, mây Phú Vinh, nón lông Kim Ðộng...

Bằng chính sách kinh tế hoạch định, những sinh hoạt ngành nghề riêng biệt kể trên đều được người cộng sản đưa vào tổ hợp. Với thời gian tất cả đều chết dần, chết mòn, và chết ráo – trừ nghề làm đồ mã. Hiện tại ở Việt Nam có hai loại đồ mã: loại gia công, gồm những thứ vặt vãnh (nhà, cửa, ngựa, xe, con hầu, tầu thuyền, tiền giấy…) để đốt cúng cho người quá cố, không tiện đưa vào tập thể vì nó trái với chính sách bài trừ dị đoan của nhà nước; loại quốc doanh, gồm những mặt hàng chiến luợc là sản phẩm riêng biệt của dân làng Ba Ðình, Hà Nội – nơi tập trung những gia đình thuần túy hành nghề các mạng và hiện đang là giới người thống trị ở Việt Nam.

Phần nhờ bản tính khéo léo, phần nhờ học hỏi thêm được nhiều tiểu xảo từ những nước xã hội chủ nghĩa anh em, nửa thế kỷ qua, dân làng Ba Ðình đã làm được nhiều thứ đồ mã nổi tiếng khắp nơi. Xin đơn cử một vài mặt hàng tiêu biểu.
Trước hết, xin giới thiệu qua về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam. Món đồ mã này được làm ra vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, và làm khéo đến độ khiến một số người dân miền Nam tưởng là đồ thật. Không ít kẻ đã bỏ mạng hay bỏ mẹ (đời) vì nó. Ðến lúc được mang ra đốt, nó cháy như điên. “Sự nghiệp cách mạng”, của nhiều người miền Nam, cũng cháy theo luôn – như đuốc.

Trên danh nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chưa hoàn toàn cháy hết, nó chỉ bị “sát nhập” vào Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Ðây là một sản phẩm đặc sắc khác của dân làng Ba Ðình, được làm ra vào tháng 9 năm 1955. So với nó thì những thứ đồ mã vớ vẩn như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hoà Bình Việt Nam... đều là chuyện nhỏ, thứ mặt hàng lặt vặt, chỉ có tính cách giai đoạn mà thôi.

Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là loại hàng chiến lược, tập hợp nhiều món đồ mã linh tinh và thổ tả khác – đại loại như Hội Cựu Chiến Binh, Ủy Ban Tôn Giáo, Hội Nông Dân Việt Nam, Hội Phụ Nữ Việt Nam, Tổng Công Ðoàn... Nó được dân làng Ba Ðình dụng công dụng sức rất nhiều, thỉnh thoảng vẫn được tu bổ hay sơn phết lại, để dùng lâu hay dùng luôn – nếu được.

Hiến pháp 1992, điều 9, của CSVN đã “tô điểm” cho nó như sau: “Mặt Trận Tổ Quốc và các thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân... chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân... động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước... Nhà nuớc tạo điều kiện để Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.”

Nghe cứ y như thật vậy. Sự thật, theo như nhận xét của một nhân sĩ Việt Nam, như sau: “Anh nắm hết mọi sức mạnh trong tay, muốn bầy đặt cái gì cũng được, anh có dành cho nhân dân một hội đồng để giúp anh thu thập tiếng nói của dân, hay anh lại tìm cách đưa Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy sang phụ trách luôn... cho nhất quán?” (Chia Tay Ý Thức Hệ.” Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản tháng 1 năm 96, trang 162).

Ðó không phải là thái độ của những người quân tử – nếu vẫn nói theo ngôn ngữ (rất lịch sự) của Hà Sĩ Phu, qua tác phẩm vừa dẫn. Cùng với cung cách tiểu nhân tương tự, theo điều 5 của Luật Bầu Cử Quốc Hội thì Mặt Trận Tổ Quốc có nhiệm vụ “chọn lựa giới thiệu nguời ứng cử đại biểu quốc hội...” Như vậy kêu bằng “đảng cử dân bầu”, nếu nói một cách lươn lẹo – theo chính sách. Còn thấy sao nói vậy thì cái gọi là quốc hội Việt Nam (rành rành) chỉ là phó sản của Mặt Trận Tổ Quốc, hay là một thứ đồ mã khác của dân làng Ba Ðình – thế thôi.

Và điều này đã được cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường nhìn thấy từ lâu. Khi đọc tham luận trước Hội Nghị Mặt Trận Trung Ương, hôm 30 tháng 10 năm 1956, ông thẳng thắn nêu rõ: “Dư luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua chính sách mà thôi... với vai trò yếu ớt hiện thời quyền dân chủ của quần chúng không được thực hiện.”

Nửa thế kỷ sau, “vai trò yếu ớt” của quốc hội không còn là điều khiến “dư luận quần chúng” dị nghị nữa mà đã trở thành một sự kiện hiển nhiên, ai cũng biết. “It served as a rubber stamp for decision already reached by the Communist Party (Nó được dùng như con dấu chuẩn cho những quyết định đã rồi của Ðảng Cộng Sản). Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2000 (một loại tự điển bách khoa vô cùng phổ thông) có ghi một câu nguyên văn như trên, khi đề cập đến ngành lập pháp ở Việt Nam – bây giờ.

Dân làng Ba Ðình Hà Nội không chỉ thiện nghệ trong việc làm những đồ mã có tính cách cơ chế như quốc hội, viện kiểm sát nhân dân, ủy ban tôn giáo... Họ còn làm những hình nhân nữa. Lênin, Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh... đều là những sản phẩm tiêu biểu cho loại mặt hàng này.

“Học thuyết Marx – Lénine, tư tưởng Mao Trạch Ðông và tác phong Hồ Chí Minh” đã từng là thứ đồ mã “vang bóng một thời”. Thời đó đã qua. Cả ba đều đã cháy. Dân làng Ba Ðình đang loay hoay với một thứ đồ mã mới: tư tưởng Hồ Chí Minh. Lý do, có lẽ, vì tư tưởng dễ dấu hơn hơn tác phong. Và tác phong của một người đã “lỡ” viết sách để tự ca tụng mình, hay “trót” nộp đơn xin học Trường Thuộc Ðịa … e khó được coi là “con nhà tử tế” – theo tiêu chuẩn văn hoá của người dân Việt.

Báo Nhân Dân – số ra ngày 7 tháng 1 năm 1999 – đã trích dẫn phần “cốt lõi” tư tưởng của ông Hồ, trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, và coi đó như đuốc soi đường cho cả nước, như sau: “Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn trở được loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển.”

Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc! Giời ạ, mặt trời chứ bộ mặt trận sao mà đòi lấy lực lượng ra ngăn trở. Tương tự, có cái lực lượng mẹ rượt nào mà ngăn trở được loài người tiến lên, cha nội? Viết như thế mà cũng bầy đặt cầm bút.
Ðó mới là chuyện hình thức. Bây giờ xin xem qua chút đỉnh về nội dung tư tưởng “tinh túy” của họ Hồ. “Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển”. Coi, thằng chả hàm hồ dễ sợ chưa? Chớ có ai chọc ghẹo, đụng chạm hay chàng ràng, dính dáng gì tới nó đâu. Khi khổng khi không cái chủ nghĩa xã hội ngưng phát triển mình ên, vậy thôi. Rồi nó đột ngột “chuyển qua từ trần” mà không hề có một lời từ tạ, dù là “tạ từ trong đêm”, cũng không luôn.

Có lẽ vì chủ nghĩa xã hội ra đi bất ngờ và âm thầm quá nên chú Nông Ðức Mạnh và đám dân làm đồ mã ở làng Ba Ðình chưa phát hiện ra. Họ vẫn thản nhiên “bắt” nó phải “phát triển” như thường – theo như “luồng” tư tưởng của bác Hồ.

Làm ăn thiếu thông tin như vậy đó nên tay nghề đồ mã của dân làng Ba Ðình cứ lụt dần với thời gian. Món hàng mỗi lúc một thêm ế ẩm và tồi tệ là báo Nhân Dân. Nó được khai sinh vào ngày 11 tháng 3 năm 1951, trải qua hai đời chủ nhiệm và một mớ tổng biên tập. Tất cả đều là đảng viên cộng sản, đều xuyên suốt và nhất quán chủ trương dối trá. Do họ mà ngôn ngữ Việt có thêm một thành ngữ mới:”Dối như vẹm”. So với “vẹm” thì “cuội” chỉ là đồ bỏ; bởi vậy, từ khi người cộng sản xuất hiện ở Việt Nam thì thành ngữ “dối như cuội” vĩnh viễn biến mất khỏi ngôn ngữ của dân tộc này.
“Có người nói đùa một cách chua cay rằng trên báo Nhân Dân chỉ có tin dự báo thời tiết là có thể tin cậy phần nào (vì vẫn có trường hợp dự báo sai), có thể tin tưởng được hoàn toàn là tin buồn, tin cáo phó. Họ nói quá như thế để nhấn mạnh một cái tật.” (Bùi Tín, Hoa Xuyên Tuyết, 2nd ed. Turpin Press, 1994, 42).

Nếu nói như thế mà gọi là “nói quá” thì tôi sợ rằng nhà báo Bùi Tín (lâu nay) đã thôi đọc “báo nhà”. Tờ Nhân Dân không còn “... hô hào xuông, đạo lý rỗng, nói lấy được, kiểu hoa ngôn và đại ngôn...” (svd, trang 50 và 51) tự lâu rồi. Nó sa đọa, tệ hại hơn thế nhiều lắm.

“35 triệu lượt người đọc báo Nhân Dân điện tử”, đó là nguyên văn tựa bản tin của báo Nhân Dân số ra ngày 10 tháng 3 năm 2000. Và tờ báo này chỉ mới xuất hiện trên “net” từ ngày 21 tháng 6 năm 98. Ở một quốc gia hàng chục người dân dành nhau một cái điện thoại, và hàng chục ngàn người chung nhau một cái computer mà mỗi ngày có đến 50.000 độc giả lên lưới để coi báo Nhân Dân sao? (Vừa thôi mấy Tám!) Chớ tờ “công báo” này có cái con mẹ gì “hấp dẫn” dữ vậy, mấy cha?

Câu trả lời tìm được ngay hai hôm sau, cũng trên báo Nhân Dân (số ra ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong mục “bạn đọc góp ý và phê bình”), qua thư của một độc giả, ở California: “Ðối với kiều bào ở California là nơi có đông người Việt Nam, thì báo Nhân Dân điện tử là món ăn tinh thần lớn nhất, qúi nhất. Riêng đối với tôi việc làm đầu tiên trong ngày là mở trang báo Nhân Dân điện tử... Nhiều người chỉ mong sáng ra để đọc báo Nhân Dân...”

Ðêm ở California hẳn là dài lắm vì nơi đây (“hình như”) chỉ có điện ban ngày nên “nhiều người chỉ mong sáng ra để... đọc báo Nhân Dân.” Tôi chết được chứ chả bỡn đâu, Giời ạ!


Tưởng Năng Tiến

Post Reply