Tiếng loa gọi hàng trong đêm vắng

Post Reply
Guest

Tiếng loa gọi hàng trong đêm vắng

Post by Guest »

Anh Tư Nghĩa Quân có hai thằng con tuổi cách nhau không xa .Hồi chị Tư
sanh thằng Cu Nhứt ,lúc chưa đi lính ,trong bữa ăn đầy tháng thắng con ,anh Tư nhậu với bạn bè ,vui miệng, nói lớn với chị Tư :-sang năm má bầy trẻ chơi luôn một đứa nữa rồi thôi .Nuôi luôn hai đưá cho tiện việc sổ sách ,nuôi một lần để sau này dễ làm ăn ,anh em nó dẫn nhau đi học một trường cho tiện .má nó nghĩ sao ?
Chị Tư nguýt dài :
-chắc anh tưởng tui đẻ dễ như gà !Mỗi lần đẻ ,mỗi lần đau thấy bà tổ ! Đẻ năm một cho mà chết ! Ông ngon thì ông tự đẻ thằng nữa đi !
Một người trong đám nhậu xen vào :
-Anh Tư cũng có lý ,mà chị Tư cũng có lý .tui đề nghị để dung hoà ,chị Tư cho anh Tư thằng nữa sau khi thằng nhóc này được hai tuổi .Đưọc không ?
Chị Tư hứ một tiếng dài trên đường ra sau bếp .Đám nhậu lại nâng ly "dô,dô "...ồn ào như cái chợ .
hai năm sau ,chị sanh thêm đưá con trai thứ hai, anh chị Tư đặt tên là thằng cu Nhì .
Hai thằng nhóc từ từ lớn lên theo thơi gian .Lúc anh tư nắm trung đội trưởng Nghiã quân là lúc thằng cu Nhứt tới tuổi 18 và em nó thằng Nhì lên 16 .hai anh em khác nhau như nước với lửa ,như mặt Trời và mặt Trăng .thằng em chăm chỉ hạt bột ,ngày giúp cha mẹ chuyện đồng ruộng
sau giờ học ,tối luẩn quẩn học bài ,quấn quít cha mẹ . Thằng cu Nhứt học lên học xuống cứ ở lại lớp ,biếng học , biếng làm chuyện nhà song rất siêng rong chơi ,tà tụm với bạn bè .Anh tư thương con không muốn cho roi vọt ,anh chỉ rầy la .chị Tư thương con chỉ biết khóc .Hôm thằng cu Nhì lên tỉnh học ,chị Tư khóc hết nước mắt .Chị nói với cu Nhì :
ba mẹ chỉ còn mong đợi mình con .Con ráng học cho ba mẹ dui .anh Nhứt con Mẹ coi như bỏ !
-Bỏ sao được hả mẹ ! Bắt ảnh học ,nếu ảnh không học ,biểu Ba bắt ảnh dô lính cho mấy ông lính kèm ảnh . Con thương ảnh nhưng con nản ảnh quá trời !Con muốn gặp ảnh trước khi lên tỉnh học mà ảnh đi đâu mất !Dám ảnh đi chè chén với đám bạn của ảnh !
Khi cu Nhì lên xe đò đì rồi thì thằng cu Nhứt mới lò dò về nhà .Nó không màng gì tới sự vắng mặt của em nó .dần dà ,nó trở thành nỗi phiw62n muộn trong gia đình .Có lần Cu Nhứt đi nhậu bên hàng xóm về nói hỗn với anh Tư, anh Tư tức giận phang cho một cán chổi gà .Chẳng biết nó học thói mất dậy ở đâu ,hồi nào,mà nó cung tay chỉ mặt anh Tư :
-Đ.M ông ngon ông đánh tui ! ông ngon chơi cái nữa xem sao ?
Nó thủ bộ, cung tay chờ đánh trả lại anh Tư.Anh Tư haòn toàn bất ngờ trươc thái độ của thằng con .anh không đánh nó ,anh ném cây chổi xuống đất ,chán nản , thở dài .sau cùng , anh nói như ra lệnh :
-Mày ra khoỉ nhà tao !
Chị Tư bàng haòng ngồi khóc trong xó bếp.chị không tưởng tượng nổi sự đổi thay quá mức của Nhứt >mấy lần trước có chuyện căng thẳng với cha mẹ ,nó chỉ trách mặt ,qua nhà hàng xóm,chiều rồi cũng về lục cơm nguội ăn .lần này nó cả gan dám chửi thề với anh Tư . thiệt là hết nước .
tưởng như mọi lần ,nhưng không , al62n này nó vô nhà gom quần áo vô giỏ lác và biến m6át trong bóng chiều tà .Nó đi mất .Một năm,hai năm, rồi ba năm .Anh Tư nghĩ nó giận gia đình lên Saìgon kiếm sống .Vợ chồng anh lên tỉnh ,lên saìgon tìm kiếm con ,nhưng cu Nhứt biệt vô âm .hay là nó vô bưng theo Việt cộng ! Có lần anh Tư nghĩ trong đầu như vậy ,nhưng anh không mu6ón tin đó là sự thật .anh vẫn hy vọng nó tha hương đâu đó ở Saigon.Biết đâu có ngày nó trở về .Thôi kệ như số kiếp .
năm 1970.....
Trưởng đồn Ba Ngàn , anh Tư Nghĩa quân vô đồn sớm , tặp hộ anh em phân phối công tác, kiểm soát những dây mìn và lựu đạn quanh hàng rào ,tăng cường việc canh gác .Anh cho lính Nghĩaa quân dưới quyền anh biết là có tin địch đang tăng cường các hoạt động quanh vùng .Đồn Ba ngàn cách Phụng Hiệp, cần thơ 3 cây số ,tức 3 ngàn mét, nằm trên ngã ba sông cái còn.Đồn kiểm soát một vùng đồng trống và sông rạch .Cũng như mọi đêm, khi các toán gác lên phiên xong , anh Tư đi một vòng chót trước khi ngả lưng trên chiếc ghế bố .bên cạnh anh là một máy truyền tin và một khẩu Carbin M2 bá xếp .Bóng trăng chiếu sáng sân đồn , bóng trăng dần dần ngả bóng .Sương bắt đầu xuống.Anh Tư thiếp đi lúc nào không hay.trời về khuya .Trời như ngủ vùi, lặng im như chết .giữa cái tịch mịch ,đẫm al5nh ướt sương , đồn ba ngàn bỗng thức giấc với tiếng loa lanh lảnh :
hàng sống chống chết ! quân cáchmạng đã vây đồn ! A lô ! Ông Tư Nghĩa quân ,trưởng đồn ,tui là Cu Nhứt ! Tiá và nghĩa quân nguỵ trong đồn muốn bảo tồn tánh mạng phải bỏ súng ra hàng !
Người lính nghĩa quân phóng vào hầm lay anh Tư dậy , nhưng anh đã dậy từ lúc nào .cây Carbin M2 đã lên đạn ngay từ lúc anh Tư nhận ra tiếng Cu Nhứt .anh chửi thề :
-ĐM ! thằng mất dạy này đã theo Việt cộng thiệt rồi ! Còn lâu tao mới đầu hàng việt cộng va 2thằng khốn nạn này !
Anh Tư ra lệnh cho người Nghĩa quân thuộc hạ chạy dọc theo giao thông hào ,dặn các ổ súng lớn nhỏ chong mắt quan sát địch,không bắn bậy ,cẩn thận địch dùng biển người hốt đồn trước khi trời sáng .Ánh trăng đã chìm hắt hiu về hướng những tàn cây ,để sót lại những tia sáng mong manh nhạt mờ trên mặt nước sông cái còn .vẫn chưa có tiếng tiếng súng địch.Anh Tư lên đỉnh bót canh quan sát tình hình .Tiếng loa của thằng cu Nhứt lại vang lên thúc giục hơn -A lô ! A lô !Ông Tư Nghĩa quân nghe đây ! Tui là Cu Nhứt ! Tui yêu cầu tía lần chót ,nếu không buông bỏ súng ra hàng , quân cách mạng sẽ nổ súng san bằng đồn tía !
Anh Tư trầm ngâm.Anh nghĩ , nó là con máu mủ của mình, nay nó theo Việt cộng và chuẩn bị tấn công đồn.Nó lại kêu đích danh mình lồng lộng trong đêm .Tiếng loa dường như ở rặng cây bên kia sông, không chừng tui đặc công đã bò qua bên này sông và ở sát vòng rào .Anh không lên tiếng thì có thể anh em nghĩa quân hoang mang , nghĩ tầm bậy về anh .Anh bảo người xạ thủ đại liên hướng nòng về về mục tiêu khả nghi nơi thằng Cu Nhứt phóng loa gọi hàng .Anh không không nổ súng ,anh bắt loa trả lời .Tiếng anh lồng lộng :
Thằng Cu Nhứt ! mày là thằng mất dạy,bất hiếu,phản quốc ,hư thân mất nết.nay mày theo đám việt cộng thì tao không coi mày là con.mày ngon cho mấy thằng việt cộng nhào vô cổng đồn thử coi !
Anh tư vừa dứtr lời thì một quả B40 bắn xẹt vô đồn,trật mục tiêu, phá vỡ một phần ngoài bao cát công sự phòng thủ .Anh tư nóng gà ,cho lệnh khai hoả khẩu đại liên vào hướng đặt loa .lập tức, tiếng súng địch đủ loại tác xạ vô đồn, và các ổ súng Nghĩa quân bắn trả dữ dội .

còn tiếp ......

Dang My

Post by Dang My »

Xí, :roll: cái kiểu post bài cắt ngang xương chỗ gay cấn này là của ông chủ dzịch chứ hỏng phải ai xa lạ đâu . :roll:

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Dang My wrote:Xí, :roll: cái kiểu post bài cắt ngang xương chỗ gay cấn này là của ông chủ dzịch chứ hỏng phải ai xa lạ đâu . :roll:
HeHeHe !!!!!!!!Còn ai chồng chuối đất này .....
Cái gì cũng phải nửa nạc nửa mỡ thì nó mới ngon và hấp dẫn chứ bộ !!!!!
Biết đoạn kết hết thì mần răng bán vé chợ đỏ !!!!!HaHaHa......

Guest

Tiếng gọi loa .....

Post by Guest »

Trăng đã lặn, màn đêm còn lại những tia lưới lửa giao nhau như điện xẹt.Một số mìn phòng thủ tự động mặt Tây đồn phát nổ .Anh biết địch đã sát đồn .Anh sợ địch dương tây kích Đông nên cho các toán mặt Đông đồn
quan sát kỹ mặt ruộng >Cùng lúc ,khi tiếng súng địch rát hơn, anh báo về quận xin pháo binh yểm trợ .Anh không biết thằng Cu Nhứt làm chức gì quan trọng trong đám Việt cộng ,nhưng lúc này không còn chuyện cha con ,máu mủ .Súng đạn không biết tình thân,chọn lưạ,không biết kiểm tra lý lịch khi ghim vào người .Điều anh sợ là nó đánh cấp tiểu đoàn thì anh không giữ nổi .
-báo Phượng Hoàng ! Ba Ngàn bị địch tấn công,không rõ quân số địch,có thể rất đông .Địch gọi loa gọi hàng và bắn B40 vào đồn ! Xin phở đổ nưóc lèo từ vị trí tư tưởng Bắc bình 2 ,ngang dọc vài chục mét và tư tưởng bắc bình 1 ngang dọc 100 mét.địch đã vào sát vòng rào phòng thủ ngoài .Nghe rõ !
Nghe rõ 5 Tư ba Ngàn ! Có phở ngay !
hàng loạt trái pháo rải đúng mục tiêu mà trưởng đồn Ba Ngàn yêu cầu .Súng địch ngưng núp pháo .Súng trong đồn cũng ngưng để theo dõi .
Pháo ngưng ,súng bên ngoài lại nổ tiếp.địch cố mở đường tiến vô đồn bằng cổng chính , song dường như loạt pháo đầu tiên cận Bắc bình 1 đã quyét trúng toán đạc công và những tên nằm dọc bờ sông nên tuyến tấn kích này yếu thấy rõ .Trăng lặn trốn đạn từ bao giờ .trời gần sáng ,tiếng súng hai bên im tiếng .Trận vây đồn lúc đầu tưởng chừng rất ác liệt ,không ngờ chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ thì địch tháo chạy .Phải chăng các tên chỉ huy địch bị đốn ngã ngay từ phút đầu tiên nên chúng rút trước khi trời sáng ?
Anh Tư Nghĩa Quân ngồi trên đồn canh trầm ngâm nhìn về hướng sông .Dòng sông chảy như vô tình ,như không biết chuyện gì đã xẩy ra trong đêm,như chuyện chiến tranh, súng đạn là chuyện của con người,không can dự gì tới sông tới nước .Anh tự bốc máy báo cáo tình về quận .Anh đăm chiêu nhìn về hướng hàng cây bên kia sông ,nơi khi hôm thằng con mấy năm không gập lại ra là thằng theo việt cộng về gọi anh đầu hàng .Anh vừa giận ,vừa thương con .Dù gì thì nó cũng là máu của anh ,thịt của anh ,tim anh .Bất giác hai hàng nước mắt trên má anh lăn xuống lúc nào anh không hay .Anh lau nước mắt ,vô lại hầm ,ngả mình lên ghế bố giỗ giấc ngủ mưộn ,nhưng anh không thể nào chóp mắt .Anh thầm nghĩ không biết thằng cu Nhứt có mệnh hệ nào không ,vì sau loạt pháo nổ vào chỗ anh chiêm toạ độ ,tiếng súng có ngưng một vài phút nhưng tiếng loa của thằng Cu Nhứt không còn nữa .Ý nghĩ thằng con anh bị chết làm anh đứt ruột .Anh bật dậy ra khỏi hầm .trời đã sáng tự bao giờ . Anh nhìn quanh đồn ,nhìn cánh đồng trống ,nhìn cong sông trước mặt ,nhìn trời , thở dài ,đầu óc mang mang ẩn hiện hình ảnh con mình và toán việt cộng ban đêm bê bết máu dắt dìu qua sông biến mất vô rừng .
thực tình, trong đáy tim ngổn ngang nay ứ những đau thương oan nghiệt, anh vẫn thầm mong thằng Cu Nhứt ,con anh bình an vô sự .
Chuyện đầu tiên của sáng hôm đó là tản thương một vài anh em Nghĩa quân bị thương về quận.Anh an lòng là không có anh em nào đi phép muôn năm .Kế , khi mặt trời đã lên khá cao, sơng lạch có ghe thuyền qua lại ,theo chỉ thị của uận ,anh tung anh em ra khỏi đồn để kiểm soát trận địa .Địch bỏ sót lại hai xác chết và những vũng máu lê lết tận bờ sông .Hai AK và vài lưu đạn chày còn kẹt trong hàng kẽm gai bị cắt .Anh Tư đích thân dẫn một toán qua sông bằng xuồng nhỏ .Anh lục soát hàng câu dọc bờ sông ,nơi anh đoán là thằng Cu Nhứt gọi loa đêm hôm, anh bàng haòng vì những vết máu vương vãi trên sương , trên cỏ ,những dép râu ,và cả cái loa nhôm bị thủng lỗ .Nhìn lên ,những tàn cây bị pháo cắt lìa ,dưới gốc cây còn đọng lại những vũng máu .Anh gọi người nghĩa quân cận vệ đến và nói nhỏ :
-cái loa lung đầy vết đạn .Thằng Cu Nhứt chắc chết !
và anh bật khóc như chưa bao giờ khóc trong đời .
Cuối tháng Tư năm 1975,khi cộng sản tiến chiếm Saigon , anh Tư vẫn còn chiến đấu .Khi dương văn Minh ra lệnh đầu hàng trên đài phát thanh , anh tuyệt vọng vứt súng xuống sông và về nhà .Cu Nhì từ saigon về đợi cha từ hôm trước ..
Cha con gặp nhau không bao lâu thì vài hôm sau, du kích địa phương đến vây nhà bắt anh Tư Nghĩa Quân lên xã , và đưa đi biệt tích .Cu Nhứt cũng biệt tăm không thấy trở về .Theo như lời anh Tư kể thì chị coi như Cu Nhứt đã vong mạng đêm đánh đồn Ba Ngàn .
mấy tháng sau , chị Tư tìm chồng khắp nơi nhưng không gặp .Về sau , có người cho hay là anh Tư đã chết trong trại Tù cộng sản .Chị Tư khóc hết nước mắt .Chị lập bàn thờ thờ hai cha con , mỗi bên một bình nhang .Mỗi lần thắp nhang,chị khấn vái cho cha con trùng phùng ở nơi không còn chiến tranh thù hận .Chị không biết cha con sẽ gặp nhau nơi thiên đàng hay địa ngục .Chị vẫn nguyện cầu ,vái lạy hàng đêm .
Một hôm , cán bộ huyện đến viếng thăm chị và trao cho chị một cái bằng liệt sĩ mang tên Cu Nhứt , có đóng dấu,có" cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam, có độc lập tự do, hạnh phúc ',có cờ đỏ sao vàng .Họ yêu cầu chị lộng kính và để trên bàn thờ Cu nhứt .Chị Tư không biết cách mạng,cách mẹo ,mấy ông bảo để hình Cu Nhứt lên bàn thờ thì chị cũng để .hằng đêm cũng lại thắp nhang xá xá .
nhưng lạ thay ,kể từ cái hôm bàn thờ Cu Nhứt có bằng liệt sĩ , cờ đỏ sao vàng thì chị thấy có cái gì là lạ làm chị kinh ngạc lạnh người .Chị nhìn hai tấm hình, dường như chị Tư thấy mắt anh Tư nhìn một hướng , mắt thằng Cu Nhứt nhìn một hướng ,hai hướng khác nhau .chị đứng gần cũng thấy, đúng xa cũng thấy .Chị đem chuyện kể cho bà con hàng xóm , và có người đến nhà thấy chuyện lạ , nói với chị là anh Tư dù chết vẫn không chịu cây cờ đỏ sao vàng ,nên chị đem hình anh Tư đi chỗ khác thờ để linh hồn anh được thanh thản ....
Hôm sau , chị Tư đem hình anh Tư vào chùa thờ .Nước mắt chị ròng rã .Chị nhớ như in hôm anh Tư về nhà kể lại cho chị nghe chuyện Cu Nhứt theo việt cộng về vây đồn Ba Ngàn ,gọi loa biểu tía nó ra đầu hàng .chi vẫn nhớ lới anh Tư nói là thề đến chết vẫn không bao giờ nhìn mặt Cu Nhứt nếu nó theo việt cộng ...."Trời ơi là trời ! cách mạng thành công gì mà khổ thân tui như dầy hở trời !"
Chị Tư vừa than , vừa khóc trên đường về nhà .Con đường quen xưa như lạ bước chân đi sau khi để lại anh Tư một mình trên Chùa với nhang , với khói ...Nỗi cô đơn đặc đầy đau khổ lớn dần trong tâm trí theo từng bước đi như vô hồn của chị Tư .....

Bắc Phong Saìgon .

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

Hi anh Khiêu Long:
Anh nhận mail của tôi chưa?
Toàn Paris

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Toan_Paris wrote:Hi anh Khiêu Long:
Anh nhận mail của tôi chưa?
Toàn Paris
Ới anh bạn Toàn Paris !!!

Có phải cái thư bạn Toàn gởi cho ông anh 3D đó phải không ? Đã nhận và đọc ngon lành chứ không phải chữ Ấn Độ và có trả lời bằng Personal Email cho bạn lâu lắm rồi mà ! Tưởng bạn còn đi nghỉ xuân với cậu con trai chứ !!!!!! Không lẽ thư riêng của mình cũng bị kiểm duyệt và xoá nữa sao ta !!!!!!Ha...Ha...Ha..... :D :D :D Đùa tí cho vui để nguyên tuần này vui vẻ cả nhà nhá !!!!!!!!

KLong

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Tiếng loa gọi hàng trong đêm vắng

Post by linhgia »

Bùi Tín:

Tên đặc công đỏ ngoan cố



Việt Thường – Nam Nhân – Lý Tuấn

Bài 8



Nếu ai cẩn thận đọc những công trình “viết lách” của ông Bùi Tín, chắc chắn phải nhận ra sự khoe khoang, sơn phết, đánh bóng cho cá nhân và gia đình ông ta, từ ông nội trở xuống, từ đứa cháu ngoại 5 tuổi trở lên; tất cả đều là những con người tròn trịa chân chính. Và một điểm cực kỳ quan trọng là viết láo để chạy tội cho Hồ chí Minh – tuyên dương, ca ngợi… để “huyền thoại hóa” đoàn quân đánh thuê – đồng đội của ông ta, với cái tên láo lếu là “quân đội nhân dân”.



Chúng tôi đã trích dẫn tài liệu từ hai quyển “Hoa xuyên tuyết – Mặt thật” đến “Mây mù thế kỷ” cùng những bài viết của ông ta, để cho thấy sự hoạt động của Bùi Tín ở hải ngoại là:



“Thẩm thấu một cách tinh vi “chính sách xâm lăng” Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, nhằm biến họ thành công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”



Mới đây, trên diễn đàn lại xuất hiện bài “Cái nhìn từ Hà nội” cũng nằm trong âm mưu thâm độc với mục đích tuyên truyền mị dân của đại tá lê dương cộng sản Bùi Tín.



Bài viết này nhằm mục đích vạch mặt me-xừ Bùi Tín vẫn chưa bỏ bản chất bồi bút của mafia cộng sản. Nhiệm vụ của Bùi Tín chỉ là hà hơi tiếp sức cho lũ nằm vùng và lũ chủ hàng nhằm lũng đoạn cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Đồng thời, về lâu dài, Bùi Tín âm mưu làm thế hệ trẻ bị lẫn lộn “thực giả” khi nghiên cứu các công trình “viết lách” của Bùi Tín trong vai phản tỉnh!!!



Bùi Tín luôn luôn dạy mọi người là phải khách quan, tỉnh táo với cái đầu lạnh và, nào là phải viết đúng sự thật như nó vốn như vậy…



Bùi Tín khéo léo khoe khoang các chức vụ dưới ngụy quyền cộng sản, các mối quan hệ với người nước ngoài để lách về việc được dự họp một cuộc họp “cuốc tế” với tư cách học giả! Nghĩa là khoe mình thuộc loại trí thức gộc!!!



Dưới đây, chúng tôi xin phép bạn đọc để chứng minh xem Bùi Tín đã thật thà đến mức nào, và trình độ lý luận ra sao? Là trí thức gộc hay trí nô mù lòa trí tuệ?



Về ông Hình Bộ Thượng thư



Khi viết về thân phụ là, Hình bộ Thượng thư, Bùi bằng Đoàn, dưới triều Hoàng đế Bảo Đại, Bùi Tín đã đánh bóng mạ kền như sau:



“Ba anh em ruột Bùi bằng Phấn, Bùi bằng Thuận, Bùi bằng Đoàn sáng dạ, chăm học, thường quét lá đa ở cửa chùa để đến tối đốt lên thay đèn đọc sách. Năm 1906, ba anh em lên đường vào kinh đô Huế dự thi Hương và đều đỗ, gọi là đồng khoa, một điều rất hiếm. Cha tôi đỗ cử nhân Hán học lúc mới 17 tuổi, ngay sau đó phải khai thêm 3 tuổi (Học đòi gian lận từ nhỏ, đối với Nho giáo còn là điều đại kỵ!!! Góp ý của người viết) để vào trường hậu bổ học 3 năm tiếng Pháp. Cha tôi đỗ đầu thi tốt nghiệp. Sau khi làm chánh án tỉnh Bắc Ninh, Tuần phủ tỉnh Cao Bằng, rồi tỉnh Ninh Bình, đầu 1933, cha tôi được chọn vào Huế làm Thượng thư (bộ trưởng) bộ Tư pháp mới 44 tuổi. Mười hai năm ở kinh đô, trông nom việc xử kiện của tất cả các tỉnh Trung kỳ, cha tôi giữ một đức tính liêm khiết đến mức tuyệt đối…”



“Đầu năm 1945, sau cách mạng Tháng Tám, cụ Hồ chí Minh mời cha tôi ra làm việc. Hai lần đầu cha tôi từ chối, viện cớ tuổi đã cao (56 tuổi), sức đã yếu, nhưng chính là do quan điểm Nho giáo: Trung thần không thể theo hai vua! Đến lần thứ ba cụ Hồ khẩn khoản yêu cầu, cha tôi mới nhận lời sau khi xin ý kiến hai ông anh và cả gia đinh…” (Trích “Hoa xuyên tuyết” – NXB Nhân quyền 1991 – trang 32-33).



Xin lưu ý quí bạn đọc, nhất là các bạn trẻ rằng:



- Cùng thời gian ấy, có rất nhiều người không thèm học ra làm quan, vì đó là giai đoạn nước Việt Nam của chúng ta bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. Họ học những ngành nghề khác như kỹ sư, bác sỹ y khoa, dược sỹ, luật v.v… Tỷ dụ như các cụ Nguyễn thế Truyền, Trần trọng Kim, Phan văn Trường, Đặng văn Hướng, Trần minh Phương, Bửu Hội, Phạm duy Khiêm, Nguyễn mạnh Hà, Nguyễn mạnh Tường, Hồ hữu Tường v.v… nhiều lắm lắm. Nhiều người thi đỗ nhưng không chịu ra làm quan như Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Tam Nguyên Yên Đỗ, Huỳnh Thúc Kháng v.v… Nên nhớ cụ Huỳnh Thúc Kháng thi đỗ Giải nguyên, năm 1904 đỗ Hoàng giáp, hơn bội lần cái “cử nhân” của Bùi bằng Đoàn, vậy đâu thèm làm quan mà… làm cách mạng chống thực dân Pháp và làm báo để cổ võ tinh thần yêu nước.



Anh em Bùi bằng Đoàn cố học để tập tễnh ra làm tay sai cho thực dân Pháp. Họ Bùi làm án sát ở Ninh Bình, để rồi leo tới Hình bộ Thượng thư chỉ trong vòng 20 năm!!!



án sát làm nhiệm vụ xử kiện và cho bỏ tù nhân dân trong một tỉnh. Hình bộ Thượng thư làm nhiệm vụ xử kiện và bỏ tù nhân dân ở toàn bộ các tỉnh thuộc Trung kỳ (thời thực dân Pháp).



Đương nhiên, dưới chế độ thực dân Pháp thì án sát và Hình bộ Thượng thư xử kiện và bỏ tù những người Việt Nam không đóng thuế cho thực dân Pháp và khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Nghĩa là, nói theo ngôn ngữ mà Bùi Tín quen dùng, thì Bùi bằng Đoàn là công cụ chuyên chính (tự nguyện) trong tay thực dân Pháp. Bùi bằng Đoàn phải cực kỳ trung thành bảo vệ quyền lợi mọi mặt của thực dân Pháp nên mới được ưu ái như vậy, để thành cỗ máy chém của các tỉnh Trung kỳ (thời Pháp thuộc).



Nói chung, các thượng thư thời Pháp thuộc đều là tay sai của Pháp, nhưng tác hại của họ hoàn toàn khác nhau. “Tội” của Bộ Học, Bộ Lễ, Bộ Công có thể bỏ qua được. Bộ Binh thì cũng chẳng đáng kể, tuy nó cũng thuộc phạm trù “công cụ chuyên chính”. So sánh tính chất – là công cụ chuyên chính – của Bộ Binh với Bộ Hình của Bùi bằng Đoàn – làm thượng thư – thì chỉ như cái “gậy tre” bên “cỗ máy chém”!!!



Bùi Tín cố lờ đi tại sao năm 1933, Bùi bằng Đoàn được thực dân Pháp lôi cổ đặt lên cái ghế thượng thư Bộ Hình. Đó là:



1) Cụ Phan Bội Châu bị Hồ chí Minh chỉ điểm cho mật thám thực dân Pháp bắt tại Thượng-hải (Tàu) và đưa về Việt Nam xử án. Nhân dân cả ba miền Trung, Nam, Bắc Việt Nam khi ấy đều thương cảm, bãi khóa, bãi thị, đình công đấu tranh đòi thực dân Pháp phải thả cụ Phan Bội Châu ra. Bùi bằng Đoàn được cử làm thông dịch trong phiên tòa, đã dịch câu Chánh án hỏi cụ Phan Bội Châu:



- Votre nom? Là: “Tên mày là gì?”



Phải là con chó cực kỳ trung thành với thực dân Pháp, Bùi bằng Đoàn mới dùng chữ “mày” mà không dùng các tiếng “tế nhị” hơn như “anh”, “ông”, hay cùng lắm là “ngươi”! Và họ Bùi ngu lắm mới dịch “votre” tương ứng ra “mày”.



Bộ mặt ông thân sinh ra Bùi Tín hiện rõ từ trong phiên tòa đó. Và, thực dân Pháp lập tức nhận ra “con chó berger” họ Bùi để đưa vào “lực lượng chuyên chính” của chế độ thực dân Pháp và đặc biệt cất nhắc.



2) Sau cái gọi là Xô-viết Nghệ-tĩnh 1930-31, các tỉnh miền Trung Việt Nam bị thực dân Pháp đặc biệt trấn áp. Lại thêm hàng ngàn gia đình liên quan với những thanh niên, do bọn Trần Phú, Hà huy Tập (cộng sản) móc nối tổ chức cho qua Tàu, theo học các lớp chính trị, bị Hồ “bán” cho mật thám thực dân Pháp, nên thực dân Pháp càng ra tay khủng bố nhân dân miền Trung. Đó là lý do thực dân Pháp đã lôi tên “cẩu nô họ Bùi”, đặt vào cái ghế thượng thư Bộ Hình, vì tin rằng hắn sẽ rất tự nguyện và trung thành bảo vệ “mẫu quốc Pháp”, thực hành chuyên chính – nôm na là bỏ tù, chém chết, phát vãng, đi phu ở Côn Đảo, Tân Thế Giới v.v… – nhân dân các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nhiều người dân ở miền Bắc (chế độ bảo hộ) và miền Nam (chế độ thuộc địa), bị coi là phần tử nguy hiểm cho quyền lợi của thực dân Pháp, cũng bị đưa vào tay Bùi bằng Đoàn xét xử để chịu những án phạt nặng nề của Nam triều.



Cũng cái năm 1933 đó thì, cụ Ngô Đình Diệm, đang là Thượng thư Bộ Lại – tức tể tướng –, đã từ quan vì thực dân Pháp không chịu sự đòi hỏi của cụ Diệm về một số quyền lợi của Việt Nam.



Sử liệu đen – trắng còn rành rành như vậy mà Bùi Tín tô vẽ Bùi bằng Đoàn như là một “người yêu nước”; là bạn thân của họ Hồ (!!!???) (gia nô thì có chứ bạn thân cái khỉ mốc gì); là “liêm khiết đến mức tuyệt đối”(?) (HXT, trang 32-33).



Chính do khả năng lý luận của Bùi Tín quá kém cõi; không tổng hợp nổi các vấn đề đặt ra; chủ quan theo cảm tính, như con nhái trong vũng nước chân trâu, nên các bài viết, các sách của Bùi Tín viết ra đều đại mâu thuẫn, thông tin thì lệch lạc, xuyên tạc các sự kiện… và ngu độn nhất là cứ tưởng mình là cái rốn… của con bò, luôn luôn dạy đời!!!



Bùi Tín dám hạ bút viết về cụ Ngô Đình Diệm rằng:



“Bảo Đại rồi Ngô Đình Diệm đều là vua quan thời thuộc địa… Do đó chính quyền Ngô Đình Diệm rất khó có danh nghĩa “yêu nước”, “cách mạng”, “dân tộc” đối với cả nhân dân hai miền Nam Bắc.” (Mây mù thế kỷ, trang 19)



Bùi Tín căn cứ vào đâu mà dám dùng cụm từ “nhân dân hai miền Nam Bắc…”? Thật là bố láo!!!



Bùi Tín cần mở to mắt, vểnh tai nghe để thấy rằng: cái mà Bùi Tín đặt tên là “nhân dân hai miền Nam Bắc” là, ở phía Bắc chỉ có lũ bút nô và tập đoàn Việt gian cộng sản; ở phía Nam là tụi Việt gian được tập đoàn Hồ chí Minh cài lại để hoạt động phá hoại, cùng vài tên trí ngủ như Nguyễn hữu Thọ, Trịnh đình Thảo… và bọn tiền thân của lũ chủ hàng, sau này hóa thân thành cái gọi là “thành phần thứ ba”, tụi “du ca”, “phản chiến”.



Có bao giờ Bùi Tín, có chút thông minh để, hỏi tại sao với truyền thống không rời mồ mả, làng xã vậy mà hàng triệu người dân miền Bắc, năm 1954, đã bỏ mồ mả, cơ nghiệp của trăm đời để vào Nam với cụ Ngô Đình Diệm? Nếu không bị tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh khủng bố, nếu không phải vì khó khăn về phương tiện vận chuyển, cũng như thời gian bị hạn chế thì còn nhiều triệu người nữa ra đi vào Nam.



Và, những năm sau 1954, khi đó Bùi Tín đang ở Khu Bốn, chẳng lẽ không biết đến rằng cho tận đến 1975, vẫn còn nhiều người miền Bắc tìm cách vượt Bến Hải để vào Nam? Sự việc đó phải kết luận là gì? Vì, có thấy ma nào từ miền Nam trốn ra Bắc không?



Một điều nực cười mà Bùi Tín không thể mù và điếc đến mức không biết là việc ông Nguyễn cao Kỳ cho đẩy những người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” kiểu thú y sỹ Phạm văn Huyến (cha đẻ của mụ Phạm thị Thanh Vân, tức Ngô bá Thành) v.v… qua cầu Bến Hải ra Bắc thì mấy “em” chống đối, chê bai miền Nam, rụt cổ như rùa và câm như hến luôn!



Với “con mắt lộn ngược” nhìn một “cẩu nô” thành “yêu nước” và “liêm khiết tuyệt đối” như thế nên khi viết về tên Việt gian Hồ chí Minh – cẩu nô của thực dân đỏ Nga xô – Tàu cộng – Bùi Tín đã hạ bút chạy tội cho Hồ một cách đại mâu thuẫn:



- “Sai lầm cải cách ruộng đất làm chết hơn 10 nghìn người (bị bắn trước các tòa án nhân dân) là do áp dụng máy móc kinh nghiệm của Trung quốc, do các cố vấn Trung quốc trực tiếp áp đặt, do ý thức sùng bái Trung quốc rất phổ biến lúc bấy giờ, bởi thái độ mù quáng, tự ti mà theo tôi ông Hồ cũng phạm phải.” (HXT, trang 113).



ấy thế mà chỉ vài dòng dưới đó, Bùi Tín đã viết rằng:



“Ông Hồ không trực tiếp chỉ đạo công cuộc cải cách ruộng đất…” (HXT, trang 113), và tiếp đó là: “Theo tôi, ông Hồ có ý thức độc lập khá rõ đối với Liên-xô và Trung quốc.” (HXT, trang 116). Để rồi sau đó, Bùi Tín, lại dùng ngón võ quen thuộc, làm mơ hồ qua cái đại lượng như kiểu “nhân dân hai miền Nam Bắc” khi nhận xét về cụ Ngô Đình Diệm. Bùi Tín viết: “ở Việt Nam, chủ tịch Hồ chí Minh được nhìn nhận như một con người tận tụy, có đạo đức, có tâm huyết, hiểu biết rộng, hành động kiên quyết.” (HXT, trang 237).



Bùi Tín không nêu rõ những ai ở Việt Nam nhìn nhận về Hồ như vậy. Viết lách kiểu đó là bất lương, vì thế hệ trẻ Việt Nam – nhất là ở hải ngoại – và người nước ngoài sẽ tưởng toàn dân Việt Nam nghĩ như vậy!!!

Cũng với bút pháp lưu manh như thế, vòng vo tam quốc toàn những chuyện thiên hạ đã biết hết cả rồi, Bùi Tín tóm tắt nhận xét về, bè lũ ác ôn có nợ máu với nhân dân Việt Nam, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh, Võ nguyên Giáp và ngay cả Lê đức Thọ… rằng:



“Nét chung của các ông là tận tụy cho mục tiêu và sự nghiệp cách mạng, rất tin tưởng và tự tin ở công việc mình làm, sống dản dị, có tấm lòng cởi mở thân tình với xung quanh. Các ông đều tiếp thu phong cách sống của chủ tịch Hồ chí Minh.” (HXT, trang 122).



Bằng vài dòng ngắn gọn, bút nô họ Bùi đã lồng vào mớ thông tin lộn xộn để lừa người đọc, nhằm lách những lời tâng bốc họ Hồ và chân tay kế cận lên tận mây xanh.

Sau này, thế hệ trẻ của Việt Nam, trong môi trường chính trị và xã hội mới, vì nghiên cứu một cách nghiêm túc nên sẽ thấy cái nhận xét đó của họ Bùi và thế là nuốt phải viên thuốc độc của ngòi bút “phản tỉnh” (cuội)!!!



Bùi Tín:

Về những bạn

Nhà báo nước ngoài



Bùi Tín đã dành nhiều giấy mực để ca ngợi những anh, chị viết báo; những nhà sử học, nhà nghiên cứu người nước ngoài. Để làm gì?



1- Cho đến nay, một điều đáng buồn là đầu óc của một số người viết sách báo, và người đọc là Việt Nam, vẫn coi thông tin của mấy “ông Tây, bà Đầm” mới là chuẩn mực, là đáng tin cậy. Việc khoe có quan hệ thân thiết với “tây, đầm” đó của Bùi Tín, chính là muốn người đọc tăng thêm độ tin cậy vào những trò phù thủy trong thông tin và chơi chữ của họ Bùi:



2- Tạo ấn tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam làm quen với những tên tuổi của các “tây, đầm” đó, để lơ là mất cảnh giác nuốt những của giả do “tây, đầm” chế biến từ “nguyên vật liệu” của lũ bút nô và trí nô của cộng sản Việt Nam sản xuất.



Giờ thử xét một số mặt hàng, của “tây, đầm” mà Bùi Tín trân trọng giới thiệu, xem đúng sai như thế nào:



1. Jean Lacouture, từng viết cả sách cả báo về Việt Nam mà nội dung thiên vị cho tập đoàn Việt gian cộng sản Hồ chí Minh một cách lộ liễu. Jean Lacouture cũng đã phải thừa nhận sai sót của mình. Đây là một cây bút tầm thường, không trung thực.



2. Jean Claude Labbé, phóng viên ảnh người Pháp. Như Bùi Tín giới thiệu, thì, anh chàng này “từng vào vùng giải phóng sau hiệp định Paris.” (HXT, trang 54). Có điều Bùi Tín giấu nhẹm rằng Jean Claude Labbé làm gì trong vùng giải phóng với Nguyễn văn Linh. Nhưng chắc chắn phải có công gì đó cực lớn lao, nên sau 1976, Nguyễn văn Linh mới “tặng” cho Jean một vi-la cực đẹp bên Phú-nhuận, Sài-gòn và bán “theo lối hóa giá” (tức gần như cho không) một vi-la nữa ở đường Phạm ngũ Lão (Sài-gòn) để Jean cho cô “bồ” Việt Nam – diễn viên đóng vai người yêu của họ Hồ trong bộ phim chuyện về Hồ chí Minh – cư ngụ. Mặc dù cả bè lũ Nguyễn văn Linh lẫn Bùi Tín đều biết Jean Claude Labbé đang có vợ – là một người họ hàng nhà Hoàng xuân Hãn. Nhận “hối lộ” như thế không thể là một phóng viên đàng hoàng được!



3. Burchett, nhà báo người úc, kẻ đã quay phim, phỏng vấn lũ hề có tên “Mặt trận giải phóng” ra mắt… ở U-minh. Nhưng thực ra chúng ra mắt ở rừng lim thuộc tỉnh Thanh-hóa. Quả là nhà báo… láo!!!



Còn những tác giả nước ngoài viết về họ Hồ lại càng đáng buồn về trình độ lý luận và khả năng xử lý thông tin. Thí dụ: Judge Quinn thì cho rằng Hồ chí Minh luôn luôn “tìm sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam”. Chẳng hiểu cái bà Quinn này có biết Hồ đã xử sự ra sao với cụ Phan Bội Châu; với những người gọi là trotskit; với những trí thức, công thương, nông dân v.v… và các đảng phái không cộng sản cũng như các tổ chức tôn giáo v.v… để nói ra những lời táo bón thông tin như vậy.



Cũng một căn bệnh tương tự, một nhà sử học có hai dòng máu Pháp và Việt, sinh ra và lớn lên ở Chợ-lớn (Sài-gòn), khoe đã mất 50 năm (?!) nghiên cứu về Hồ và nhận ra con người Hồ bị dẫn giắt bởi tư tưởng Khổng-Mạnh. Người ngu đến đâu cũng biết sơ lược về Không-Mạnh là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Thử hỏi Hồ đạt được một điểm nào trong những điểm nói trên.



* Hồ là tên bất nhân khi hắn bán cụ Phan Bội Châu, bôi nhọ cụ Phan Chu Trinh; giết những người cưu mang hắn; những người yêu nước…; như bà Cát thành Long, ông Đào đình Quang…

* Hồ là tên bất nghĩa khi hắn lấy Nguyễn thị Minh Khai, đẻ con với nhau mà không nhận, lại gán cả vợ, cả con cho Lê hồng Phong. Hắn ngủ với Nông thị Xuân, có con mà nhẫn tâm để cho bộ hạ giết một cách man rợ và v.v…

* Hồ là tên bất lễ khi hắn coi Lénine và Staline như ông cố nội của hắn, thì đã lưu manh đứng trước đền thờ Đức Thánh Trần, tôi tôi bác bác, tự cho là hơn cả Đức Thánh Trần:

“Bác đưa một nước qua nô lệ

Tôi dẫn năm châu đến đại đồng”



* Hồ là tên bất trí khi bỏ lỡ cơ hội làm lại cuộc đời lương thiện. Từ một tên gián điệp, gia nô của Nga-xô, năm 1945 hắn may mắn được gần như toàn thể nhân dân Việt Nam hòa giải, hòa hợp với hắn để bảo vệ và xây dựng Việt Nam. Thế mà hắn đã phản bội tất cả để dấn sâu hơn nữa vào tội ác Việt gian bán nước cho thực dân đỏ Nga-xô và Tàu cộng. Rồi đây tên hắn sẽ bị lịch sử dùng để chỉ những tên, những hành động phản dân, hại nước.

* Hồ là tên bất tín chỉ cần đối chiếu việc hắn đã làm với những điều hắn hứa trong cái gọi là “Tuyên ngôn độc lập”, 2/9/1945” là một trong ngàn vạn thí dụ.



Sự việc rành rành như vậy mà một bộ óc phải nghiền ngẫm tới hơn 50 năm vẫn chưa nghĩ ra thì không biết đó là loại óc gì?! Xin quý bạn đọc đặt tên cho.




Việt Thường – Nam Nhân – Lý Tuấn

Post Reply