30 năm, một cái bắt tay, một lời cảm tạ.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

30 năm, một cái bắt tay, một lời cảm tạ.

Post by phu_de »

.
Chuyện ông Funseth 30 năm, một cái bắt tay, một lời cảm tạ.
Friday, March 25, 2005 Giao Chỉ – San Jose 2005

Như quý vị đã có dịp nghe nói tới, vào đầu tháng 4-2005, các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa cao niên chúng tôi sẽ gặp nhau tại Thủ Đô Hoa Kỳ dưới danh hiệu đơn giản là Họp Mặt 30 Năm Của Trại Trần Hưng Đạo.
Tuy nhiên, vì doanh trại này là Bộ Tổng Tham Mưu nên trong các chiến hữu có rất nhiều vị cao niên và đồng thời rất cao cấp. Ngoài đại tướng tổng tham mưu trưởng đã hơn 80 tuổi còn có thân hữu và chiến hữu khác cũng trên 80 tuổi về bắt tay nhau. Đại sứ Bùi Diễm phía ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa năm nay ngoài bát tuần nhưng cũng đến với Trại Trần Hưng Đạo. Tướng Huỳnh Văn Cao nhắc ban tổ chức rằng đừng quên người lính già này đã là Tổng Cục Trưởng Chiến Tranh Chính Trị đầu tiên cũng thuộc TTM.

Trung tướng Đồng Văn Khuyên và Trung tướng Ngô Quang Trưởng thì cũng chẳng còn trẻ trung gì. Nói tóm lại là đa số về họp mặt đều là các cụ cựu chiến binh già của một cuộc chiến điêu linh trong cái chiến trường tồi tệ. Và trong số đó, ban tổ chức chúng tôi chỉ mời có một vị thân hữu duy nhất không phải là người Mỹ gốc Việt.

Nói đúng ra là đã dự trù mời hai vị, nhưng Thượng nghị sĩ John McCain bận công vụ. Còn lại người khách danh dự duy nhất của chúng tôi là ông Mỹ già. Một chính khách lão thành trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ nay đã về hưu.

Đó là ông Robert Funseth. Năm nay ông bạn của chúng tôi đã thuộc hạng bát tuần đại khánh. Từ nhiều năm qua cũng như Đại tướng Cao Văn Viên, ông Funseth chẳng hề tham dự hội hè đình đám bên ngoài.

Có thể quý vị thường ngày còn nghe nói đến Thượng nghị sĩ John McCain vì sinh hoạt chính trường của ông và đặc biệt là các đạo luật mang tên ông giúp cho con cái tù cải tạo tiếp tục vào Mỹ.

McCain vốn cũng là tù binh của hỏa lò Hà Nội hơn 5 năm khi máy bay của ông bị bắn rơi năm 1967. Từ vai trò một tù binh anh hùng, ông đã trở thành một thượng nghị sĩ nổi danh và cũng từng tự nhận là một HO gốc Mỹ để hết lòng lo cho HO gốc Việt.

Từ Cali đến Sài Gòn, không ai đi theo diện cải tạo mà không từng nghe đến McCain.
Tháng 4 năm nay, nhân buổi họp của lính cao niên Trại Trần Hưng Đạo chúng tôi sẽ gửi lời cảm tạ đặc biệt đến ông thượng nghị sĩ. Tuy nhiên, riêng với cụ Funseth thì phải mời ông bà đến để anh em bắt tay.
Đến đây, có thể vẫn còn quý vị không biết cụ Funseth là ai.


Xin nhắc lại rằng, vào ngày 30 tháng 7-1989, có một nhà ngoại giao Mỹ mang tước vị phụ tá thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đã đặt bút ký bản thỏa ước với Hà Nội để lấy tù cải tạo ra khỏi trại và lần lượt bốc đi Mỹ.
Người đó chính là ông Funseth.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, cho đến khi đặt bút ký thỏa hiệp chính thức, nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã mất một thời gian thảo luận nhì nhằng, lúc gay cấn, lúc hòa hoãn với hàng trăm phiên họp, và hàng ngàn trang hồ sơ trong suốt 7 năm kể từ 1982.

Ngay sau khi hàng trăm ngàn sĩ quan và cán bộ của Việt Nam Cộng Hòa phải đi trình diện cải tạo từ 1975 thì đến năm 1977 người Việt hải ngoại đã bắt đầu vận động đấu tranh cùng với đoàn thể tiên phong là Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị của chị Khúc Minh Thơ.

Sức ép của dư luận Hoa Kỳ và thế giới ngày một mạnh mẽ. Cho đến năm 1982 thì Hà Nội qua lời Nguyễn Cơ Thạch và Phạm Văn Đồng phải lên tiếng thách thức. Họ cho biết: “Nếu Mỹ nhận thì Hà Nội sẽ thả tất cả để cho đi Mỹ.”

Trong vai trò niên trưởng của phụ tá thứ trưởng ngoại giao, ông Robert Funseth bắt đầu mở văn phòng đặc nhiệm tại Hoa Thịnh Đốn.
Sau khi ký bản thỏa hiệp với Hà Nội vào tháng 7-1989, cây bút lịch sử được ông Funseth đem về tặng bà Khúc Minh Thơ, Hội trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.

Tiếp theo đó Hà Nội thả tù cải tạo trong Nam và chuyển trại từ miền Trung vào miền Nam trước khi cho tự do lập hồ sơ đi Mỹ.
Tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn hội nghị do bộ ngoại giao tổ chức bàn về việc đón tiếp và định cư tù cải tạo bắt đầu.

Tại San Jose có chúng tôi, Vũ Văn Lộc và ông Ngô Đức Diễm tham dự. Từ Texas có Nguyễn Ngọc Linh, Chicago có Nguyễn Hà, Seattle là Nguyễn Kim Long, Nam Cali có Nguyễn Nghi, Nguyễn Quỳ và Kiêm Thêm.
Thuyết trình viên là ông Funseth đã kể lại toàn bộ câu chuyện 7 năm thảo luận để tìm đường đem các chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi ngục tù.
Đợt HO đầu tiên đến phi trường San Francisco vào 6 giờ sáng thứ Bảy 13 tháng 1-1990 với 55 tù nhân chính trị và gia đình. Liên Hội Người Việt Quốc Gia, Hội Quán Việt Nam IRCC và các anh em cựu tù nhân vượt biên đến trước đã phối hợp ra đón tại phi trường. Chúng tôi phát cho mỗi gia đình một lá cờ vàng, quà tặng 50 đồng. Thấy người mới đến nhà nào nhà nấy ngơ ngác vui mừng như đi trên mây. Chủ gia đình với những năm tháng tù đày nhìn thấy lá cờ và đồng hương Việt Nam đã không ngăn được nước mắt.

Khi chuyến bay của United Airline chở tù cải tạo đến đất Mỹ, văn phòng Tổng thống George Bush cha đã ra ngay một bản thông cáo chào mừng. Đồng thời ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là ông James A. Baker gửi tuyên dương công trạng cho Robert Funseth.

Cũng nhân dịp này, cơ quan IRCC của chúng tôi có nghiên cứu và thực hiện một bản ước tính riêng về quân đội Việt Nam Cộng Hòa có con số bị cộng sản giam giữ như sau: 32 tướng lãnh, 366 đại tá, 1,700 trung tá, 5,500 thiếu tá và 72,000 sĩ quan cấp úy. Đó là con số ước tính riêng về quân đội.

Cho đến nay sau 30 năm, có thể nói là đa số các sĩ quan đi cải tạo trên 3 năm mà còn sống đều đã đi Mỹ hoặc các nước khác. Chỉ còn số rất ít ở lại.
Tổng số tù nhân chính trị và gia đình nhập cư và Hoa Kỳ theo thỏa ước từ năm 1989 rồi tiếp theo cho đến các đợt gia hạn những năm gần đây là 300,000 người.

Tất cả mọi cuộc đổi đời, từ miền đất ngục tù đến bến tự do trong suốt 30 năm qua đã ảnh hưởng đến biết bao nhiêu gia đình đều do chữ ký thỏa hiệp của một cụ già thân mến. Đó là lão trượng đã hồi hưu: Robert Funseth.

Ngay sau khi đợt tù chính trị đầu tiên đến đất Mỹ, cơ quan IRCC chúng tôi có tổ chức một buổi hội thảo đặc biệt tại San Jose vào cuối năm 1990 và ông phụ tá thứ trưởng có về tham dự với tư cách là khách thuyết trình chính.

Tháng 5-1991, sau 39 năm phục vụ đất nước, ông Funseth về hưu.
Tháng 7-1999, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký thỏa ước bốc tù cải tạo qua Mỹ, ông Funseth qua Texas dự buổi tiệc vinh danh dành cho riêng ông là người đã mở cửa ngục tù Hà Nội cho chiến hữu của ta về bến tự do.
Và bây giờ, một lần nữa, sau 30 năm, những người lính già của Trại Trần Hưng Đạo Sài Gòn, trong số đó có cả các niên trưởng đã bị cầm tù lại mời ông đến để tìm về một cái bắt tay và nói thêm một lời cảm tạ.
Trong câu chuyện thân mật, bà Khúc Minh Thơ có dịp tâm tình với bà Funseth. Được biết là nhà ông bà có một cái thư viện rất quý và trong đó treo khá nhiều tấm bản tuyên dương và kỷ niệm.

Như vậy là lần này, trong bộ sưu tầm của cụ Funseth thân mến sẽ có thêm một tấm bảng kỷ niệm đặc biệt hơn cả. Trên một khung hình bằng bạc, sẽ có một tấm hình tù cải tạo đang đi lao động.
Đây là bức hình được các đạo diễn trẻ Việt Nam dàn dựng lại như thật trong cuốn phim có tựa đề Journey of the Fall – Hành trình đổ vỡ, nói về câu chuyện bi thảm sau 30 tháng 4-1975. Dưới tấm hình này là hàng chữ bằng Anh ngữ. “Xin tặng cho ông Robert Funseth, người đã đem cha tôi đến bến tự do.” Dưới đề là “Một người con gái của tù cải tạo kính tặng.”
Cũng vào dịp họp mặt đầu tháng 4-2005 tại Thủ Đô Hoa Kỳ, bà Khúc Minh Thơ đem đến trình diện cây bút ký thỏa ước tháng 7-1989 để sẽ trao tặng cho Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa, cùng với hình ảnh buổi ký kết tại Hà Nội.

Đó là ý nghĩa đích thực của một ngày họp mặt với những cái bắt tay, lời cảm ơn thay mặt cho 300,000 người Việt của gần 100,000 gia đình thuộc diện HO đã an cư lạc nghiệp tại Hoa Kỳ.
Có thể ban tổ chức chúng tôi cũng chưa đủ tư cách để nhân danh tất cả mọi gia đình HO. Nếu có sự lạm xưng thì đây sẽ là khiếm khuyết cuối cùng của chúng tôi. Xin có đôi lời cáo lỗi.
Sau này con cháu chúng ta có hỏi là ai đem gia đình ta vào Mỹ thì quý vị tùy trường hợp mà trả lời rằng đó là McCain hoặc là Funseth chứ chẳng phải là các ông Tổng Thống Hoa Kỳ.
Sau cùng là câu chuyện bên lề. Cũng trong buổi họp mặt kể trên, ban tổ chức sẽ mang hai bông hồng Cali về trao tặng cho hai vị nữ lưu Việt Nam của Hoa Thịnh Đốn.
Vị tham mưu trưởng cuối cùng của Bộ Tổng Tham Mưu là bác Chúc Thành - Đồng Văn Khuyên sẽ gửi bông hồng Sư đoàn 5 Bộ binh cho bà Lê Nguyên Vỹ. Người con gái Hải Phòng lấy chồng chiến binh Sài Gòn trở thành góa phụ ngày 30 tháng 4-1975 lúc chưa đầy 30 tuổi. Bà Vỹ đã ở vậy nuôi con suốt 30 năm. Bà sẽ có mặt trong đêm hội ngộ trên bàn tiệc dành riêng cho Sư đoàn 5 Bộ binh.


Trong đêm Chủ Nhật hội ngộ 30 năm, cô Yến Hải Phòng sẽ là một nhân chứng để Trại Trần Hưng Đạo chúng tôi lại nhìn thấy các niên trưởng và bao nhiêu quân nhân khác đã tuẫn tiết vào ngày 30 tháng 4-1975. Từ Nguyễn Khoa Nam (Thừa Thiên), Lê Nguyên Vỹ (Sơn Tây) đến Nguyễn Văn Hưng (Sài Gòn) và biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ khác.


Người nhận bông hồng thứ hai là bà Khúc Minh Thơ. Ngày xưa bà là cô Bé ở Sađéc. Cựu đại úy Biệt kích Nhảy Bắc Nguyễn Hữu Luyện với 21 năm tù sẽ trao bông hồng cho người vợ lính suốt 30 năm đấu tranh cho tù cải tạo.
Người đã lập hội tranh đấu cho chồng được tự do chứ không chịu đứng chờ để thành tượng đá. Đó là nàng Tô Thị không hóa đá. Và cuộc đấu tranh đã thành công.

Hai bông hồng California gửi cho hai người phụ nữ để tượng trưng cho hàng trăm ngàn bông hồng gửi cho các phụ nữ Việt Nam Cộng Hòa ở bốn phương trời.
Giao Chỉ – San Jose 2005

.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.

Bà Khúc Minh Thơ, hai lần khóc Tổng thống Ronald Reagan.


Simi Valley, Cali. Khi hoàng hôn xuống chiều thứ Sáu 11 tháng Sáu năm 2004, hàng triệu người Mỹ đã tiễn biệt vị tổng thống thứ 40 đi vào lòng đất, trên ngọn đồi bên cạnh thư viện mang tên Ronald Reagan. Tôi rất quen với địa điểm này từ khi Thư Viện đang xây vào những ngày cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông. Năm 1988 công ty ARCO biệt phái tôi lên làm dự án thiết trí thư viện suốt 6 tháng, donate trọn bộ hệ thống máy chiếu phim projectors tại thư viện và phòng duyệt phim của tổng thống Reagan.
Ngay từ ngày ấy, Tổng Thống Ronald Reagan đã dành sẵn khu đất làm mộ cho ông và bà Nancy trên lưng đồi nhìn ra Thái bình dương. Tôi cũng được chứng kiến lúc đặt bệ ciment, lấy từ bức tường ngăn đôi Đông và Tây Bá Linh làm kỷ niệm. Tôi vô cùng kính trọng Tổng thống Reagan về sự bình dị và quan tâm của ông đối với những người thuộc cấp.
Khi Ronald Reagan giã biệt cõi tạm, tôi đã ước ao được có mặt trong đoàn người tiễn chân ông, nhưng số người ái mộ đông quá khiến cho tất cả đường lên Simi Valley đã nghẹt cứng. Tôi rất buồn vì không thực hiện được điều bà Khúc Minh Thơ đề nghị, là thắp một nén nhang, tạ ơn vị ân nhân của bà, cũng như hàng chục ngàn gia đình HO khác. Không còn phương tiện nào, tôi đành nhìn về hướng nghĩa trang, thắp nén nhang, vái mấy váiù, cắm bên lề xa lộ Cali. # 118, như hàng trăm giỏ hoa của cư dân để bên đường phục tang Tổng Thống Reagan.


Ngày 8 tháng 12 năm 1988, bà Khúc Minh Thơ là một trong hai người khách được tổng thống Ronald Reagan tiếp vào những ngày cuối nhiệm kỳ chót của ông. Người kia là ông Gorbachev, tổng bí thư, đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết. Bà Khúc Minh Thơ nhân danh Chủ tịch Hội Gia đình Tù nhân Chính Trị tại Việt nam tới cám ơn Tổng Thống Reagan đã nỗ lực, phấn đấu, chấp thuận cho cựu Tù nhân Chính trị Việt nam được sang Hoa Kỳ sau thời gian bị lao tù. Bà Thơ rất ái ngại vì sự ra đi của tổng thống Reagan, sợ rằng chương trình HO có thể sẽ không được thi hành. Bà rươm rướm nước mắt, khẩn cầu:

“Xin Tổng Thống và nước Mỹ đừng bỏ rơi những tù nhân Việt Nam Cộng Hòa”.

Tổng thống Ronald Reagan đặt nhẹ một bàn tay lên bờ vai người thiếu phụ mảnh mai:

“Những người anh hùng Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ quên”.

Nghe câu nói này bà Thơ bật thành tiếng khóc, lảo đảo muốn xỉu, ông Reagan đỡ bà lại ngồi vào chiếc ghế đối diện. Mặt dàn dụa nước mắt, bà Thơ còn nghe văng vẳng những lời ân cần an ủi “Dù tôi không còn tại chức, nhưng những người kế vị sẽ tiếp tục lo cho mọi chiến sĩ Việt nam Cộng hòa được đối xử công bình và hợp pháp”.

Đó là lần đầu bà Khúc Minh Thơ khóc trước mặt Tổng thống Hoa Kỳ. Lần thứ hai bà khóc lúc xem TV, nhìn thân hình tiều tụy của bà Nancy Reagan, ôm quan tài, hôn lên lá cờ phủ xác chồng. Bà Thơ thương cảm cho người đàn bà đang tiễn chồng mà liên tưởng tới thân phận mình hơn 40 năm trước. Bà Thơ được tin chồng, đại úy Nguyễn Đình Phúc tử thương trong lúc thi hành quân vụ. Chồng chết lúc nửa khuya, 9 giờ sáng bà Thơ ”đi nhận xác chồng”, ”đi cho để thấy, mình không là mình”. Là thiếu phụ 23 tuổi đời, một nách 2 con dại và bụng mang bầu đứa thứ ba.


Đại úy Phúc đền xong nợ nước lúc 1 giờ khuya. Thi thể đã khô ráo quàn tạm nơi tiền đồn. Bà Thơ lếch thếch, rũ rượi ôm xác chồng, khóc lóc thảm thiết. Như cảm thương người vợ bé bỏng, máu từ miệng đại úy Phúc bỗng tuôn ra xối xả. Bà ghì siết xác chồng khi đứa con trong bụng cựa quậy hung hăng, như muốn nhẩy ra nhìn mặt cha lần đầu và cũng là lần cuối. Mắt ông Phúc mở trừng, rưng rưng lệ, hai tay đẫm máu, bà Thơ vừa vuốt mắt chồng vừa khấn hứa sẽ nuôi dưỡng con nên người hữu dụng. Như có âm dương cách cảm, ông Phúc yên lòng nhắm mắt vĩnh viễn ra đi.
Rất lâu sau bà Thơ kết nghĩa với người chồng thứ hai, đồng hương, đại tá Nguyễn Văn Bé, sư đoàn 9 BB, biệt phái qua lực lượng cảnh sát dã chiến. Giữ lời hứa, bà hết lòng dạy dỗ các con, 3 cháu đã thành nhân biết phụng thờ cha, báo hiếu mẹ rất phải đạo.


Năm 1975, bà Khúc Minh Thơ làm công chức Bộ Ngọai Giao, đang công vụ ở Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Manila. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt cộng tiếp thu Tòa Đại Sứ, bà Thơ mất việc phải đi làm ở khách sạn địa phương. BàThơ rất hoang mang về phần số người thân ở quê nhà và nhất là ông Nguyễn Văn Bé đã bị đưa vào trại tù cải tạo. Mấy lần bà lẻn vào lãnh sự quán Việt Cộng xin hồi hương, lo cho chồng con nhưng ông Trịnh Xuân Lãng không cho. Lê Hiển, người miền Nam, thuộc phái đoàn Việt Cộng khuyên bà không nên về vì chẳng giúp được gì mà có khi còn làm hại cho người nhà. Từ đó bà Khúc Minh Thơ quyết tâm tranh đấu cho những người bị giam cầm sớm thoát khỏi gông cùm cộng sản.


Vài phụ nữ cùng cảnh ngộ kết hợp với nhau, trao đổi những lá thư gởi từ nhà tù kêu cứu. Thoạt đầu chị em vận động chính quyền địa phương. Sau đó kết nạp thêm được nhiều thành viên, lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Địa bàn hoạt động rộng hơn qua tới Tổng thống Reagan, Bộ Ngoại Giao, Bộ Xã Hội, Thượng, Hạ Viện. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng. Kêu gào trên các phương tiện truyền thông, Washington Post, Times, Truyền hình network ABC, CBS, NBC, AP. v.v.

Bằng mọi nỗ lực, cuộc vận động với Tổng Thống Hoa kỳ coi như hữu hiệu nhất. Ngày ấy đã bước sang thời kỳ Tổng thống Ronald Reagan, chính phủ Hoa Kỳ chủ trương phục hồi danh dự và quyền lợi cho các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt nam. Bà Khúc Minh Thơ vừa làm công chức tại Arlington vừa tổ chức hội họp, thảo văn thơ, chia nhau đi vận động, gặp gỡ các giới chức. Văn thư từ các phía ngập ngụa, chứa hàng nhà giấy tờ, chị em vẫn kiên trì đeo đuổi.

Giai đoạn quan trọng vào khỏang 1985, kinh tế của Cộng sản Việt Nam kiệt quệ, họ phải nghĩ tới chuyện nối lại bang giao với Hoa Kỳ. Lúc ấy Tổng thống Reagan khá mạnh và cứng rắn, vẽ lộ trình và điều kiện bang giao. Chính phủ Reagan đưa ra ba điều kiện trong đó có khoản phải thả tất cả tù nhân chính trị, quân cán chính mà họ đang giam giữ. Ông Robert L. Funseth, phụ tá Thứ Trưởng Ngọai Giao người được Tổng thống Reagan đặc cử lo cho tù nhân chính trị Việt nam. Ông cũng có nhiệm vụ vận động với quốc hội và cơ quan công quyền khác. Hội Gia đình Tù Nhân Chính Trị Việt nam có người bạn đồng minh rất nhiệt tâm.

Trở ngại lớn không chỉ nằm trong quyền hành pháp mà còn liên hệ tới ngân sách hàng trăm triệu mỹ kim. Trong khi tranh cãi giữa hai phe quốc hội, đảng Dân Chủ và Cộng Hòa luôn luôn đối chọi làm khó nhau. Những cuộc thương thuyết với Cộng sản Việt Nam cũng không dễ dàng. Cộng sản muốn lôi kéo chuyện bồi thường chiến tranh vào việc tìm kiếm người Mỹ mất tích và thả tù Việt Nam Cộng Hòa.

Những văn thơ trao đổi với Hành Pháp, Lập Pháp của Hoa kỳ rất phức tạp đối với tổ chức của Bà Khúc Minh Thơ. Cuộc đấu tranh cho tù nhân chính trị Việt Nam không những khó khăn mà còn nhiều vấn đề tế nhị. Một đàng tranh đấu đòi tự do cho Tù Nhân, đàng khác không muốn vì thế phải chịu những điều kiện có thể giúp cho Cộng Sản Việt nam thêm sức mạnh để đàn áp dân chúng. Do đó Bà Khúc Minh Thơ và Hội của bà vẫn phải khéo léo khi cương quyết đòi hỏi Chính phủ Hoa kỳ phải giữ vững lậïp trường, vấn đề thả tù nhân chính trị là chuyện thuần túy nhân đạo, Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận chứ không trở thành điều kiện đổi chác. Chẳng hạn như, khi nghe tin đồn, Cộng Sản Việt nam đòi Hoa Kỳ phải thiết bị cho chúng một số bệnh viện, nhà thương để đổi lấy việc thả tù chính trị. Hội Gia đình Tù Nhân Việt Nam đã thẳng thắn đặt vấn đề với Hành Pháp quyết liệt phản đối. Chính phũ Hoa kỳ đã phối kiểm và viết văn thư trả lời cho Hội, đó chĩ là sự hiểu lầm khi Hành Pháp cho phép vài cơ quan từ thiện tư giúp một số thuốc men và dược cụ cho các bệnh xá. Chính phủ Hoa kỳ tái xác nhận những việc làm có tính cách nhân đạo vẫn được phép hoạt động trong phạm vi từ thiện.


Với quá trình tranh đấu bền bỉ, Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đã đạt được những thành quả cụ thể mà 5 năm trước đó ai cũng cho là chuyện viển vông, không dám mơ ước tới. Lòng quyết tâm, sự kiên trì của cá nhân và tập thể, biết chọn phương cách đấu tranh, ôn hòa nhưng quyết liệt và vận dụng tối đa sự liên hệ với chính quyền Hoa Kỳ để đem lại mùa xuân cho biết bao nhiêu gia đình Việt nam sống trong tuyệt vọng. Từ đó Cộng sản Việt nam phải buộc lòng thả hoặc nới lỏng gọng kềm cho hàng vạn cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, lãnh tụ tôn giáo, đảng phái chính trị, văn nghệ sĩ v.v.. Công trạng này không là thành tích riêng của bà Khúc Minh Thơ, nhưng chính bà đã là một trong số những nhân tố của Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt nam.

Năm 1989, hết nhiệm kỳ Tổng thống Reagan, kế vị là Tổng Thống George W Bush giữ lời hứa duy trì đường lối cứu trợ quân nhân Việt Nam bị cầm tù. Ông Funseth ngoài nhiệm vụ với Bộ Ngoại Giao còn là người bạn khuyến khích Hội của bà Khúc Minh Thơ vững tâm tranh đấu trước mọi sự khó khăn. Chính bà Thơ cũng thú thật nhiều lúc chán nản định bỏ cuộc nếu không có những lời khích lệ, an ủi của ông Funseth.


Ngày 12 tháng Sáu-1989, Thượng Viện Hoa Kỳ với sự thỏa hiệp của Hạ Viện công bố nghị quyết xố 16, đòi hỏi nhà cầm quyền Việt nam phải thả ngay mọi người tù cải tạo và Hoa Kỳ sẽ tiếp nhận họ sang định cư tại Mỹ cùng với gia đình. Ngày 29 tháng Bẩy, 1989 , sau nhiều năm thương thảo, hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt nam Cộng sản ký thỏa hiệp, cho phép các “Cựu Tù nhân cải tạo” được sang Hoa kỳ theo diện HO (Humanitarian Operation).

Ông Funseth đại diện chính phủ Mỹ thương thuyết với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải đối diện với những đòi hỏi phi lý, trái nguyên tắc ngoại giao. Nhiều khi ông phải làm việc đến 2, 3 giờ sáng, cố thuyết phụ họ, dựa theo hàng ngàn lá thơ của thân nhân cả đôi bên khổ đau vì ngăn cách. Cuối cùng một đêm khuya ông Funseth gọi điện về báo tin cho vợ đã được Cộng sản Việt nam chấp thuận. Bà Funseth báo ngay tin vui cho bà Khúc Minh Thơ. Bà hồi tưởng lại phút giây nhận được tin này:
“Không còn niềm vui nào cho bằng”. Bà Thơ đã xa 3 con từ ngày mất nước. Các cháu trẻ lần lượt vượt biển sang Mỹ từ năm 1977õ, bà vẫn còn kẹt lại cháu giữa (đã đến Mỹ vào năm 1990).


Ánh sáng cuối đường hầm đã lóe lên, bản thông điệp nhân đạo từ tay Tổng thống Ronald Reagan chuyển sang Tổng thống Bush. Ông Robert L. Funseth bay sang Hà nội ký kết văn kiện lịch sử ngày 30 tháng 7-1989. Đại diện Bộ Ngọai Giao Hoa kỳ bảo đảm cho 3000 tù chính trị, đợt đầu đến Mỹ vào mùa giáng sinh năm 1989. Bản tin này được loan tải trên đài VOA, BBC. Hàng ngàn anh em cựu tù cải tạo lắng nghe với tâm trạng buồn vui khó tả. Chuyến đầu tiên những gia đình HO đặt chân tới Hoa kỳ vào khoảng tháng giêng năm 1990. Từ đấy danh xưng HO chính thức được ghi vào tự điển tị nạn. Hàng chục ngàn người ra đi với gia đình hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.

Chúng ta tỏ lòng ngưỡng mộ Tổng thống Ronald Reagan, người đã mở đường cho chính sách nhân đạo này.

Vào giờ hoàng hôn ngày thứ sáu 11 tháng sáu năm 2004, Tổng thống Ronald Reagan đã an nghỉ vĩnh viễn trên đồi Simi Valley. Thế giới mất đi một vĩ nhân xuất chúng. Gia đình HO xin tiễn biệt đại ân nhân bằng lời cầu, xin Thượng đế đón nhận ngài vào vùng trời an hòa vĩnh cửu./cnn/


Nguyễngọchấn, cnn.

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

Anh Phú De ơi
Sao những người góa phụ chồng bị tữ trận hoac thuong phế binh thì không được hưỡng quyền lợi gì cũa chánh phũ Mỹ hết, điều đó cũng rất bất công
:( :( :(

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Người Mỹ và ngày 30 tháng 04, 1975
--------------------------------------------------------------------------------

The Long, Last Day

NEW YORK


On April 29, 1975—the last full day of the American presence in South Vietnam—two U.S. Marines were killed in a rocket attack on Tan Sun Nhut airport outside of Saigon.

This April, 30 years later, many of the men who served with Lance Corp. Darwin Judge and Corp. Charles McMahon in the Saigon embassy security detachment plan to meet in Marshalltown, Iowa, Judge’s hometown, to remember that long, final day.

For all the Saigon Marines interviewed, their memories of the dramatic evacuation are colored by the shocking loss of their two comrades in arms.

Many of the Marines had arrived in Vietnam just a few months or even weeks earlier. Most had no combat experience. And since the Paris Peace Accords had ended the war in January, 1973 it had been two years since an American combat death in Vietnam.

Ken Crouse, for example, had arrived “in country” in February 1975, his first trip to Vietnam.

At the time evacuation was far from Crouse’s mind. "I enjoyed Saigon very much," he remembers, especially the work the Marines did at an orphanage north of town run by a Swedish priest. As late as three weeks before the evacuation, Crouse recalls that the Marines were told "that we would finish our assignments there in Saigon."

Kevin Maloney, who arrived in January, 1975, to join the six-man bodyguard team for U.S. Ambassador Graham Martin, was also in the dark.

Bulletin Board
For the U.S., the Vietnam War was a watershed event. But even now, 25 years after U.S. Marines and embassy personnel evacuated Saigon, bitter feelings still flow through the veins of American society. Did the U.S. learn its lessons from the decade-long war it lost?
Go to the CBSnews.com Bulletin Board and join the discussion.

"When I got there, I was really pumped up," he recalls. As was custom, he received a security briefing from a member of the embassy staff upon his arrival. "He told me I didn’t have to worry about a thing: there wasn’t a VC (Vietcong) within sixty miles Saigon."

Doug Potratz arrived in Saigon in 1973 and expected some action.

"I was kind of looking forward to it because technically the war had already ended but everybody could see that something was going to happen out there," said Potrtz. Still the people in charge didn’t think anything was going to happen and Ambassador Martin still believed that a negotiated settlement was possible—only that would allow the embassy to remain.

But eventually, the signals of impending danger became clearer. The Marines monitored news from home, and President Richard Nixon's resignation, coupled with Congress' reluctance to continue funding the South Vietnamese, augured toward a collapse.

Maloney remembers keeping a map of the South on which he marked advances by Communist forces. As a town or province fell to the North, he’d color it in. "I realized, after a while, that there was just too much color in there." On April 1, the shelling of Saigon began. It became a regular occurrence at four o'clock each morning—Steven Johnson, another member of the Ambassador’s bodyguard, remarks that "you could set your watch to it."

On April 4, Danang fell. Potratz says he knew that was the end. For Crouse, it was later, when Ben Hoa collapsed.

During the last two weeks of April, the embassy began evacuating personnel via Ton Sun Nhut airport and a guard detachment, including Judge and McMahon, was sent up to guard the airport.

In an attack on the morning of the 29th, Judge and McMahon were killed. The attack also rendered the airport unusable for the rest of evacuation, meaning the rest of the evacuation effort would have to be staged from the embassy compound itself.

The Marines interviewed remember their last day in Vietnam as a blur of angry crowds and nonstop work.

"I don't remember eating or sleeping. I have no recollection of taking any time to do any of that," says Johnson.

Many of the Marines were put on work details. Crouse was told to burn the personnel files of South Vietnamese who had worked for the embassy. Others burned money—tens of thousands of dollars of U.S. currency that the embassy didn't want the Communists to get a hold of.

Maloney and a colleague led a jeep and some buses around Saigon to pick up people on the embassy’s evacuation list. As they did so, the word spread through Saigon that the embassy was evacuating. "They knew what was going on. They turned kind of ugly."

Johnson pulled similar duty. "Every place that we stopped there were a hundred people trying to get on the bus. That was kind of traumatic," he said. Even more so was the fact that some of the Marines weren't aware the evacuation was imminent."We weren't sure the evacuation was taking place until we saw helicopters," Johnson recalls.

"The streets in Saigon were clogged with people and we had trouble getting the buses through," says Maloney. Shooting started at one point. Then he ran out of gas, abandoned the vehicles and scrambled over the embassy wall.

The Marines recall vastly different fears of what would happen to them. Johnson says he and his buddies "weren't sure what the hell was going o."

The Other Evacuation
When South Vietnam fell in 1975, the world’s attention focused on the evacuation from Saigon.

But at the same time hundreds of miles away a smaller, but no less heroic, escape was made.

We didn’t know if we were gonna get evacuated or not, says Potratz, who thinks most of the Marines feared ending up as POWs rather than combat deaths.

"I was very young and bulletproof at that time," remembers Dave Leet, who had been in Saigon for just over a year when the evacuation took place. "We knew we had a lot of support off the coast. The thought never occurred to us that we wouldn’t get out."

"I was caught up in the excitement of the events…I wasn’t really particularly fearful at it," recalls Maloney."I figured we could handle anything that came along, except running out of gas."

Once the Marines returned to compound, the scene was no less scary. Hundreds of Vietnamese clamored at the gates, begging to get in. Marines had to venture out into the crowd to assist Americans who were trying to get in. Some Marines had to use rifle butts to keep people from scaling the walls.

"There was a mass of people out there and these poor souls were terrified and many of them expected to die that day," said Maloney, who guarded a gate where, at one point, a Vietnamese bus driver tried to ram his vehicle into the compound to save himself and his passengers. "I had to put a gun in his face, and he turned that thing around."

Step by step, the Marines began to secure the compound, withdrawing from one section at a time.

CBS News In Saigon
To Saigon And Back
CBS White House Correspondent Bill Plante volunteered to return to the city everyone else was trying to flee -- Saigon in the spring of 1975.

The Greatest Story Never Told
CBS News Correspondent Bob Simon, one of the most experienced broadcast war reporters, reflects on his last days working as a foreign correspondent during the 1975 fall of Saigon.

Filming Under The Gun
On April 30, 1975 the last American troops left Saigon. South Vietnam had lost the war. CBS Cameraman Mike Marriott was one of the last to leave. He has some surprising memories of those final days.

Leet handled radio traffic at the Dragon network set up by the embassy. He was given instructions to leave a reel-to-reel tape playing when he left, so that a message of "All is well," would be broadcast to Saigon’s populace even after the embassy was gone.

Crouse moved down off a roof he was guarding. Johnson began destroying sensitive electronic equipment. Potratz shoved refugees onto helicopters. Then the order came to get inside the building, and the Marines locked the embassy from the bottom up, bracing furniture against the doors to keep from being overrun.

Around 3:30 in the morning, a message from President Ford to Ambassador Martin halted the evacuation of Vietnamese. From that point on, only the embassy staff and Marines were to get on the helicopters, which had been flying for up to 16 hours straight.

To prevent Vietnamese refugees from coming up onto the roof, the Marines piled their sea bags against the door to the roof. And then, in groups, the Marines left Vietnam.

Johnson left in the wee hours of April 30, a chopper ahead of the ambassador.

Maloney says he "left there about he same time the sun came up…I saw tracers coming up in the helicopter so I was probably in more danger in the helicopter" than before.

"I do recall that it was getting light but it was dark enough that there were still lights in the city,"says Crouse, who was on the next to last chopper and saw Chinese tanks on the runways of Tan Son Nhut as he sped away.

"I remember the tail gunner on the helicopter—they look like giant bugs—and it was the prettiest thing I ever saw—when I saw that guy sitting at the back of the helicopter, I knew we'd made it then," Potratrz recalls.

As to whether they were aware of their place in history, as the last Americans in Vietnam, the Marines differ.

"It was on the scale of Dunkir," recalls Maloney. "I knew this was a momentous occasion. I knew it was a significant."

"I don’t think I looked at it at that time," recalls Crouse. "I think at that point we had all been up for so long and were so darn tired that I never really had a sense of, ‘Gosh it was that close.’"

"What hit me the most was all the guys that died over there, and 'What for?'" recalls Leet. "That was one of the saddest days of my life because all you could see was just all the death and destruction going through your mind and all for naught, and it still bothers me to this day."

Indeed, while 25 yeas have passed, and their recollections of the last days in Saigon differ, the Marines of the Saigon detachment—who were in Vietnam later than anyone else—are in close agreement when it comes to stating the lessons of the long, tragic conflict.

"Everybody always talks about don’t repeat the same mistakes in history. That’s a pretty easy thing to do," says Crouse. "It’s more important to remember what the men that served there were doing, what the country asked of them. Their service was honorable."

"Be damn careful when you commit to something either get in and do the job and get out or take a serious look at what you’re trying to accomplish," says Johnson.

"On a personal level it changed my life. There was a before April 30, 1975, and there was an after April 30, 1975," explains Maloney.

"They say that there are no atheists in foxholes,” he says, "and I am a firm believer."






Copyright 2000, CBS Worldwide Inc., All Rights Reserved.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: 30 năm, một cái bắt tay, một lời cảm tạ.

Post by linhgia »

30 Năm Sau
Ghi Ơn Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa



Nguyen Minh Tam


Tôi đến Na Uy cùng với mẹ năm tôi vừa lên 10 tuổi sau vài năm chờ thủ tục đoàn tụ gia đình do anh chị tôi bảo lãnh (anh chị tôi vượt biển cùng Cậu của chúng tôi và được định cư tại Na Uy).

Một năm sau, nhân tham dự ngày Tết do Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tổ chức, mẹ tôi tình cờ gặp được chú Đằng, một sĩ quan trẻ dưới quyền của ba tôi, mẹ tôi mới biết rõ thêm về sự hy sinh của ba tôi.

Theo lời mẹ tôi thuật lại do lời kể của chú Đằng, trong những ngày cuối của miền Nam, đơn vị của ba tôi được lệnh bảo vệ một trong những con đường huyết mạch. Nhưng vì sự tấn công liên tục, ồ ạt của bộ đội cộng sản, đơn vị của ba tôi dần dần bị tiêu hao. Nhiều chiến hữu đã hy sinh và bị thương, trong đó có ba tôi. Trước tình thế bi thảm, không muốn nhiều đồng đội hy sinh thêm, ba tôi yêu cầu chú Đằng đưa các chiến hữu còn lại về nơi an toàn hơn. Ba tôi và một số chiến hữu khác ở lại cầm chân kẻ thù. Biết tính của người chỉ huy khả kính, chú Đằng ngậm ngùi chia tay. Kể từ giây phút đó, chú Đằng không còn gặp lại ba tôi nữa. Sau này, khi bị lưu đày trong các trại tù cải tạo, chú Đằng gặp lại một vài đồng đội cũ bị bắt giữ trong lần giao tranh đó, thì mới biết rõ là ba tôi đã tự sát khi giặc tràn đến.

Sau mấy năm tù đày, nhờ một dịp may, chú Đằng đã trốn khỏi trại cải tạo, và sau đó tìm cách vượt biển. Chú đến định cư tại Na Uy trước gia đình tôi vài năm.

Mẹ tôi, sau nhiều năm tìm hiểu về sự mất tích của ba tôi, dù đã chuẩn bị, nhưng khi biết được tin ba tôi đã hy sinh thật sự, mẹ tôi đau buồn trong nhiều ngày. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ tôi buồn như thế. Cho đến một hôm, sau bữa cơm chiều, mẹ nói cho anh chị và tôi biết: Kể từ năm nay, ngày giỗ của ba tôi sẽ là ngày 30 tháng Tư. Theo mẹ, vì không biết ba hy sinh lúc nào, nhưng mẹ chọn ngày 30 tháng Tư, vì đây là ngày mà nhiều người đã nằm xuống. Tôi thương mẹ nhiều và buồn thật buồn vì tin ba tôi đã thật sự hy sinh. Hình ảnh của người cha thân yêu chỉ còn lại trong tôi qua tấm hình mà mẹ tôi luôn cất giữ: Ba tôi oai hùng trong bộ binh phục của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, và bên cạnh là mẹ tôi, với chiếc áo dài Việt Nam tha thướt.

Thời gian đi qua, bước vào những năm trung học, đôi khi trong giờ sử học, tôi được nghe về cuộc chiến Việt Nam. Tôi rất ngạc nhiên về những gì ghi lại trong sách học: Tại sao sách viết nhiều về sự tham chiến của người Mỹ tại Việt Nam mà không là sự bảo vệ bờ cõi của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi tìm đến chú Đằng để mong nhận được câu trả lời thích đáng nhất. Điều may mắn cho tôi là chú Đằng rất quan tâm đến đất nước Việt Nam nên chú đã trao cho tôi những hiểu biết về nghĩa vụ bảo vệ bờ cõi của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, và nhờ đó, tôi hiểu nhiều về những gì xảy ra trong cuộc chiến bảo vệ tự do của miền Nam. Có lần, tôi đã đưa chú Đằng đến trường để trình bày với các bạn học về cuộc chiến Việt Nam. Nhờ vậy, các bạn học của tôi mới hiểu rõ vấn đề hơn cũng như hiểu được nguyên nhân vì sao người Việt phải bỏ xứ ra đi. Cũng từ dạo ấy, tôi đến với chú Đằng thường xuyên hơn. Tôi đã học hỏi nơi chú Đằng rất nhiều về vai trò của một công dân Việt Nam đứng trước hiểm họa cộng sản đang dày xéo quê hương. Chú đã khuyến khích tôi dấn thân khi tôi bắt đầu vào những năm đại học. Dù bận với việc học, nhưng sau nhiều ngày suy nghĩ và được sự hỗ trợ của mẹ, tôi đã quyết định góp phần của mình trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ thực sự trên quê hương Việt Nam thân yêu.

Hôm nay, nhìn lại 30 năm kể từ sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, người dân Việt Nam đã và đang sống dưới ách cai trị độc tài toàn trị bởi đảng cộng sản Việt Nam. Viễn ảnh được sống một cuộc đời tự do thịnh vượng vẫn còn là một ước mơ xa vời đối với người dân, và vì thế, việc tham gia đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam để xây dựng lại Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam là sứ mệnh và nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Nhân tưởng niệm 30 năm ngày Quốc Hận, tôi hướng lòng kính nhớ đến ba tôi và nhiều người nữa đã hy sinh cuộc đời của họ để nhằm bảo vệ sự tự do cho miền Nam thân yêu trước sự xâm lăng của kẻ thù cộng sản từ phương Bắc. Trong niềm thương tiếc và lòng biết ơn vô biên, trước hương linh của những người đã khuất, tôi nguyện lòng sẽ kiên trì cùng với đồng bào quyết tâm tranh đấu để mang lại tự do, dân chủ thật sự trên quê hương Việt Nam yêu dấu.

Nguyễn Minh Tâm

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.


30-4-2005, Nhớ Lại Những Ngày Hấp Hối Của Sài Gòn
HỒ ĐINH


Thương nhớ và kính trọng tất cả những anh hùng-liệt nữ đã
vị quốc vong thân.

Từ chiều 29 cho tới trưa ngay 30-4-1975, súng đủ loại lớn nhỏ đã bắt đầu nổ vang khắp Sài Gòn. Kinh khiếp hơn hết là các loại bích kích pháo B40-41, hỏa tiễn 122 ly, cứ bì bỏm liên tục, rót xuống phi trường Tân Sơn Nhất và các vùng đông dân lân cận. Nhưng cộng sản Bắc Việt đã làm một công chuyện dư thừa, vì từ giờ phút đó, hầu hết các loại máy bay của Sư Đoàn 5 Không quân, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn và cả Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH bên trong trại Võ Tánh, cũng đã di tản chiến thuật gần hết theo Mỹ....




... Lúc đó, một số đang trên đường bay tới Thái Lan hay ra biển Đông. Số khác chậm chơn thì cũng hoặc đang trong khuông viên Dao hay Toà Đại Sứ Mỹ và nơi bến tàu dọc hai bờ sông Sài Gòn.

Rốt cục chỉ có mặt nhựa ở phi đạo bị đan làm xoáy tung mà thôi. Nơi nơi bốn hướng, cây cối, dây điện, gạch vôi và thân xác của những người lính quèn lúc đó, vẫn còn ở lại để phòng thủ cái phi trường trống không, chập choạng, ngả nghiêng thảm thê theo làn đạn địch. Ánh lửa hồng từ các đám cháy, quyện với mùi khói khét và sơn vôi gạch vụn, theo gió bốc mùi vào các ô cửa kính bị vỡ vì mãnh đạn bay lạc. Trong Viện Quốc Gia Nghĩa Tử, nằm cạnh khu nghĩa trang Thánh Tây và phi trường, trên đường Võ Tánh, là nơi tạm trú của mấy trăm gia đình di tản thuộc các Ty Cựu Chiến Binh từ Miền Trung chạy vào. Mọi người ai cũng đang co rúm giữa bốn bức tường mỏng manh loang lổ đan, nằm ngồi trên nền xi măng hay các bàn ghế học trò lạnh lẽo, đói khát. Lũ con nít thiếu nước, thiếu sữa nên la khóc inh ỏi.

Trong lúc đó trên đường Võ Tánh từ cổng chính của Bộ Tổng Tham Mưu gần ngã ba Trương Tấn Bửu chạy tới ngã ba Bảy Hiền, xa nhìn ngút mắt, có các đám cháy lớn và nhiều quân xa chở lính cũng như thiết giáp đang dồn dập di chuyển. Khói lửa, điêu linh và chết chóc, đã được đám khoa bảng trí thức vô dụng, ăn chén đá bát của miền Nam, qua cái rổ tự do dân chủ, hòa hợp dân tộc, để rước cộng sản đệ tam quốc tế Hà Nội, mang từ Liên Xô và Trung Cộng, vào tận đất Sài Gòn thơ mộng hiền hòa.

‘Biển dâu dời đổi trải bao nhiêu ?
ngoảnh lại càng đau ruột chín chiều
... Hàm Tử, Chương Dương còn đó đó
non sông luống để bụi trần đeo...’
(thơ vua Thành Thái, Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn dịch).

Trong nỗi câm nín của những ngày Việt Nam sắp mất nước, đất trời như cũng cảm thông chia sớt với thân phận của một dân tộc nhược tiểu, bị chính đồng bào mình, qua nhân danh lãnh tụ, đem bán đứng cho các thế lực ngoại nhân, trong có đế quốc Trung Cộng, là một kẻ thù ngàn đời mãn kiếp của nước Việt. Bởi vậy bốn bề quang cảnh mông mênh sầu thảm, qua cơn mưa hè đầu mùa sụt sùi lệ mắt. Trong góc phòng, có chiếc máy thu thanh của ai đó mở suốt từ đêm qua, nhưng âm thanh tuyệt nhiên vắng ngắt , lâu lâu phát ra những tiếng gió sè sè lãng xẹt.

Giữa giờ thứ 25 chết chóc đang chực chờ, bỗng thấy thèm những giọng ca thương lính thuở nào, của những nam nữ ca sĩ phong lưu dỏm dáng, trắng trẻo no tròn, với bộ đồ trận rằn ri, lúc nào cũng còn nguyên nếp gắp và mùi thơm vải. Tình nhất là trên túi aó có lúc lắc chùm huy chương đủ loại, cũng như các phù hiệu của những binh chủng dữ dằn như Nhảy Dù, TQLC, BĐQ, Lôi Hổ..Cũng thấy nhớ tới những bài diễn văn bốc lửa, đượm tình mến nước yêu dân của các đấng nguyên thủ, chính khách, lãnh tụ, cha-thầy, kể cả các trí thức khoa bảng của Sài Gòn. Rồi nhưng cuộc biểu tình chống chính phủ, chống tham nhũng, chống đàn áp tôn giáo, báo chí đến nỗi ký giả phải đi ăn mày để có được tự do ngôn luận như các đồng nghiệp đang sống ở Hà Nội, trong thiên đàng xã hôi chủ nghĩa, cái gì cũng có.

Nhưng giờ này họ ở đâu ?, vì hôm qua còn thấy chường mặt đủ trên đài truyền hình hay báo chí, hùng hổ phun bọt mép, khua cả tay chân quả đấm đòi này nọ, để có thực quyền đối mặt với mấy trăm ngàn bộ đội miền Bắc, đang lăm lăm súng đạn, mả tấu, để phanh thây xé xác đồng bào. Họ nói có quyền mới có hòa hợp hoà giải,mang lại hòa bình cho đất nước và trên hết người Việt không cần phải bỏ nước ra đi, để phải chết vì thèm mấm tôm cà pháo nơi xứ người.

Tất cả gần như chạy hết rồi, bỏ lại đồng bào thân yêu chờ tận tuyệt, lính tráng đồng đội đang còn tử chiến với giặc khắp chiến trường, các thương bệnh binh đang rên la trong quân y viện và mảnh đất Sài Gòn ba trăm năm, trong cơn hấp hối:

‘..em đâu biết nỗi thương sầu đau hận
của quân Nam khi rã ngũ tan hàng
vạn người chết, triệu kẻ sống lầm than
nuốt máu lệ, đón đòn thù rên xiết
nên đời anh, đời em còn chi nửa
kiếp lưu vong tơi tả lắm trời ơi ..’


1- Sài Gòn, những phút giờ hấp hối:

Hai mươi năm chinh chiến, bao giờ cũng vậy, tới lúc cuối cùng chờ chết, vẫn là người lính trận và đồng bào nghèo, không có phương tiện để vượt thoát khỏi cảnh bom đạn. Lính chết thật oan khiên vì chiến đấu trong đơn độc, không có đồng minh cũng như đồng đội yểm trợ, vì vào giờ thứ 25, đâu có ai ngu như người lính VNCH, ở lại chết để không có tiền tử tuất, kể cả chiếc quan tài vùi thây đời lính. Biết nghĩ như vậy, những ai còn sống sót tơí ngày hôm nay, phải nhỏ một giọt nước mắt, dù muộn màng để cảm ơn họ. Lính chết oan khiên chẳng những ngoài chiến trường khi phải đối mặt với kẻ thù hung ác, mà còn chết lãng nhách nơi hậu phương bởi những cái lưỡi tắc kè xanh xanh đỏ đỏ, giờ này nhìn lại cũng đỏ đỏ xanh, đâu có thấy đổi màu. Thảm nhất là trên đầu lính, gần hết là bọn lãnh đạo tồi, thứ này giờ đã hết răng để mà ăn, nhưng lúc nào cũng muốn chường ra giữa bia miệng, chọc cho thuộc hạ và con cháu khinh nhờn, khi cứ xưng chức, đeo huy chương và trả lời những phỏng vấn cuội, như mới đây có đám việt gian ở hải ngoại về Sài Gòn phỏng vấn lũ tướng đầu hàng VC, trong đó có Nguyễn Hữu Hạnh và Triệu Quốc Manh, thuộc hàng tép riu, không quân, không đơn vị trước khi Dương Văn Minh được làm tổng thống hai ngày, để bắt QLVNCH buông súng rã ngủ.

Người lính Miền Nam bi hùng là thế đó, như vậy làm sao bảo họ phải chiến thắng khối cộng sản đệ tam quốc tế, trong đó có Liên-Xô và Trung Cộng ? Người lính đã ở lại tới giờ phút cuối cùng vào trưa ngày 30-4-1975, đã là anh hùng thử hỏi có quân đội nào anh hùng hơn, kể cả quân Pháp, Đức, Anh trong Thế chiến 2.

Sau khi Hoa Kỳ cùng Bắc Việt đồng thuận ngụy tạo cuộc ngưng bắn bịp vào tháng 2-1973, chấm dứt sự hiện hữu của Mỹ tại chiến trường. Cũng từ đó, QLVNCH bị đem con bỏ chợ, chiến đấu trong thiếu thốn, thiếu cấp chỉ huy trên thượng tầng, thiếu đạn dược, thuốc men, xăng nhớt, các quân dụng khiến cho nhiều phi cơ, chiến xa phải nằm ụ vì không cơ phận sửa chữa hay thay thế. Tóm lại mọi sự đều do người bạn đồng minh Hoa Kỳ tạo ra, như cắt quân viện, bội ước lời thề ‘ một đỗi một ‘ được chính siêu cường ký nói hứa hẹn bằng giấy trắng mực đen.

Trong khi đó thì Bắc Việt, từ Hồ Chí Minh tới Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng..đã đem mãnh giang sơn gấm vóc của tiền nhân, cầm bán thế chấp cho đệ tam cộng sản, nên được cả khối như Liên Xô-Trung Cộng, Đông Âu, Bắc Hàn, Cu Ba, các đảng cộng sản Ý, Pháp, Mỹ và những thành phân ăn cơm miền nam lại theo VC miền bắc, giúp đỡ hết lòng, từ cây kim hột gạo, cho tới bom đạn, tăng, máy bay, tiền bạc và những cái lưỡi tắc kè đỏ đỏ xanh xanh đảo lộn sự đời. Tệ nhất là lũ hề hữu danh vô thực, trong cái gọi là Liên Hiệp Quốc, lúc nào cũng bưng bợ Hà Nội, như muốn đổ dầu vào biển lửa thống hận trùng hằng tại Miền Nam.

Không chịu nổi cái cảnh ứa gan, hiếp người ngã ngựa, nhà bỉnh bút quân sử thế giới lương thiện và nổi tiếng là Louis A Fanning, đã phải viết lời chửi Mỹ : ‘ Sau hiệp định Paris 1973, hơn 300.000 bộ đội cộng sản quốc tế, được người Mỹ bỗng dưng tự tác cho ở lại trên lãnh thổ của nước khác. Đó là Miền Nam VN, một quốc gia độc lập, có chủ quyền, quốc hội và không hề là thuộc địa hay các tiểu bang của Hoa Kỳ. Trong lúc đó, VNCH là một đồng minh với Mỹ từ khuya , lại bị chính Mỹ phản bội, lường gạt, cắt viện trợ và sỉ nhục mọi điều. Đúng là thái độ của bọn con buôn chính trị, hèn chi người Mỹ đã bị thế giới tự do coi thường, vì đã bội tín với nhiều đồng minh của mình.’

Viết về tình trạng đồng bào VN, sống giữa cảnh chết chóc của chiến tranh mạt kiếp, đáng lẽ sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu không có đảng cộng sản Hà Nội, khiến cho đất nước sau khi Nhật đầu hàng, thay vì sẽ có hòa bình như nhiều nước trong vùng Á Châu, lúc đó cũng đang là thuộc địa của bọn thực dân da trắng. Để diễn tả sự bất hạnh này, nhà báo người Tây Đức Une Siemon Netto, đã viết trong tờ International Herald Tribune : ‘ giờ thì mọi người đã biết rõ cái thực chất cách mạng cứu nước, mà cộng sản Hà Nội luôn dùng làm chiêu bài, để có cớ gây nên một cuộc chiến vô luân, nồi da xáo thịt. Tiếc thay trước tháng 5-1975, nhiều trí thức khoa bảng và nhà báo Tây Phương, đã biết rõ cộng sản đệ tam quốc tế gây chiến tranh chỉ vì ý thức hệ và trên hết chúng rất dã man tàn bạo. Nhưng vì họ ích kỷ, hám danh và trên hết nhiều kẻ đã táng tận lương tâm, nên muối mặt, bẻ cong ngòi bút, viết láo sai sự thật, để đầu độc môi người, nhất là dân chúng Hoa Kỳ, đang có nhiều người thân tham dự cuộc chiến thần thánh, bảo vệ tự do cho nhân loại tại Đông Dương, đang bị Đệ tam cộng sản quốc tế tàn sát nhuộm đỏ.’. Hành động vô lương của bọn bồi bút, đã gây nên nhiều nổi oan khiên tội nghiệp, khiến bao oan hồn lương dân vô tội, đã bị bộ đội cộng sản miền bắc tàn sát dã mang trong tết Mậu Thân, nhất là tại Huế. Rồi mùa hè đỏ lửa 1972 trên đại lộ kinh hoàng, từ Đông Hà về Huế, trên quốc lộ 14 Dakto-KomTum, đường 13 An Lộc-Bến Cát và đoạn đường số 1, từ Tam Quan-Hoài Nhơn-Phù Mỹ về Qui Nhơn, qua những Lai Giang, sông Côn, sông Cả..Nhưng bi thảm nhất cũng vẫn là những ngày cuối cùng di tản tại Vùng I, vùng II trên đường số 7, dân chúng lánh nạn gục chết như ra vì đạn kích pháo của giặc, không cần biếy hay thương hại cho mạng người lá rụng, dù những mạng sống đó vốn cùng bộ đội VC, chung cháu Lạc Con Hồng. Tóm lại tất cả đều vô lý, đã khiến cho nhiều nhà báo ngoại quốc sau này, phải kêu trời không ngớt, vì tự vấn lương tâm khi họ đả vô tình hay cố ý, câm nín trước những thảm trạng của nam VN. Trong lúc đó vụ Mỹ Lai (Quảng Ngãi), do chinh Hà Nội giật dây đạo diễn, đẩy dân lành vô tội ra làm bia đỡ đạn cho lính Mỹ, thì được bao chi Tây phương làm lớn chuyện, tuyên truyền không công cho Hà Nội, trong suốt cuộc chiến.

Sài Gòn đã bắt đầu xáo trộn từ tháng 3-1975, từ lúc miền Trung bị mất qua quyết định sai lầm rút bỏ quân đoàn I và II của TT.Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tứớng Trần Thiện Khiêm và Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH lúc đó. Ngày 21-4-1975, Tổng Thiệu qua áp lực của Mỹ, muốn thay ngựa theo ý của cộng sản Bắc Việt, để hòa hợp hòa giải, nên ông phải tuyên bố từ chức tổng thống trong lúc đất nước nguy ngập, ngàn cân treo chỉ mành và đã cùng Thủ tướng Khiêm, được Tòa Đại Sứ Mỹ, đưa ra khỏi Sài Gòn, tới Đài Bắc trong đêm tối bằng máy bay quân sự. Việc bỏ nước ra đi của TT. Thiệu, khác với trường hợp của Thủ Tứơng Khiêm hay Đại Tứớng Viên, vì hai người này chẳng hề bị đe dọa hay bắt buộc. Trái lại Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào giờ thứ 25 của VNCH trong tháng 4-1975, giống như cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 2-11-1963, được quyết định bởi bàn tay của người Mỹ. Tổng Thống Diệm không cho người Mỹ đem quân vào VN nên bị giết trong danh dự. TT Thiệu khôn ngoan từ chức ra đi, nên được sống những ngày thừa nơi quê người, chịu bia miệng nguyền rủa, vì ham sống sợ chết, dù rằng con kiến cũng muốn sống. Đó là sự thật của lịch sử, của thân phận nhược tiều VN, mà các tài liệu Mỹ đã hé mở cho mọi người cùng đọc, trong vài năm trước đây và còn được lưu trữ phổ biến khắp mọi văn khố, kể cả VC. Ngoài ra, cũng theo sử liệu, chính Tổng Thống Trần Văn Hương, muốn người Mỹ đem Tổng Thống Thiệu ra khỏi nước, mà theo TT Hương, đó là kỳ đà cản mũi, nên ông ta không thể trị nước hay chống Cộng được.

Thương nhất là Trần văn Hương lúc đó, đã gần đất xa trời, thêm mắt mũi kém, lại bị Mỹ bắt làm Tổng Thống VNCH, theo điều kiện của Bắc Việt. Nguyên thủ như vậy, nên miền Nam bị mất là cái chắc, dù sớm hay muộn cũng thế thôi.
Sau đó lại màn thay ngựa cuối cùng, để Dương Văn Minh danh chánh ngôn thuận, kết thúc cuộc chiến từ đầu cũng do VC sắp đặt và cuối cũng cũng do VC quyết định, qua miệng kẻ cầm quyền của miền Nam, dù chỉ có hai ngày ngắn ngủi.

Chiều 28-4-1975, đại tướng Dương văn Minh đăng quan Tổng Thống VNCH.Đây là lần thú hai ông làm xếp chúa cả miền nam, mà lần nào cũng thật ngắn ngủi không có danh dự, vì được các thế lực chính trị con buôn, bồng đặt lên chiếc ngai vàng ba chân nên không làm cho ai kính phục được. Chiều hôm đó, trời Sài Gòn như phủ kín màn mây tang tóc, báo trước hy vọng của dân quèn chỉ muốn an phận ngày qua ngày với chén cơm rau, đã sắp tan biến thành mây khói bom đạn, đang ập sát phận hèn. Trong lúc đo, nơi hậu trường, qua đài phát thanh và truyền hình, tân tổng thống Minh tuyên bố là sẽ đánh đuổi VC về Bắc để chiếm lại lãnh thổ đã mất, khi Mỹ rút hết về nước trong 24 giờ ấn định. Tổng thống cho biết, từ nay QLVNCH không cần chiến đấu nửa, vì bên kia đã hứa sẽ hòa hợp hòa giải hòa bình. Nhưng cũng lúc đó, khi bài diễn văn chưa chấm dứt, thì những trái đạn từ các máy bay A37 của tên phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung, từ trời rớt xuống, nổ tung tàn phá mọi vật, như chứng thật lời nói ba hoa của kẻ hám danh mà thực chất rất ấu trĩ về chính trị và sự hiểu biết.

Lừng khừng lại ngộ lẳm cẳm, bất tài vô tướng như Dương văn Minh, mà từ đầu tới cuối mùa chinh chiến, lúc nào cũng muốn nhẩy xõm lên ghế vua chúa hay là người hùng. Thảm thê ơi đất Việt, suốt mấy thế kỷ qua, chỉ thấy toàn bọn sâu bọ đội lớp khoa bảng, trí thức, vua chúa, quan quyền, quyết định sinh mệnh của cả một đất nước, dân tộc. Bởi vật đất nước không bị suy thoái hay nô lệ ngoại bang, mới là chuyện lạ trên đời. Tình trạng nước ta, thật đúng với nhận xét của Thủ tướng Anh Wintons Churchill :’chỉ vì bọn cầm quyền, lãnh tụ, muốn cầu an hưởng lợi, nên đã chọn sự lừng khừng, cuối cùng gây đại họa cho đất nước.’

VNCH đang lúc lâm nguy vì thù trong giặc ngoài. Cả triệu quân, công, cán cảnh..lúc đó đang xã thân, dùng xác người thay súng đạn Mỹ, làm công sự cản xe tăng hứng đạn pháo của cộng sản khắp mọi nẻo đường dẫn vào thủ đô, thì cũng lúc đó nhưng sâu bọ nơi hậu trường chính trị, hăng say toắc mồm, áo thụng vái lạy ông, bày ra những trò hề tác tệ, để tự phong quan gắn chức, làm nản chí những người lính đang xả thân nơi chiến trường, bắt QLVNCH phải tan hàng rã ngũ trong tức tủi oan khiên và cuối cùng làm cho cả nước phải sống đọa đày thương đau, trong cùm gông xã nghĩa từ ấy cho tới bây giờ, vẫn không hề thay đổi, vẫn không có tự do dù chút tự do để nói lời chân thật trong đáy hồn mình.

Nhưng dù gặp khó khăn nguy hiểm, các lộ quân còn lại của VNCH vẫn cản nổi quân xâm lăng Bắc Việt, trên khắp các tuyến đường dẫn vào Sài Gòn. Chính hành động phi thường này, nên dù VNCH không còn nửa, vẫn được thế giới ngợi khen và kính phục, như Peter Kohn đã viết trên tờ the Wall Street Journal :’Quân đội VNCH là một quân đội can đảm và chiến đấu lão luyện. Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi trên nhiều địa danh, mà người Mỹ hoặc thế giới biết hay chưa biết tới. Quân đội ấy đã hào hùng ngạo nghễ với địch , qua hàng ngàn chiến trận, tiền đồn hẻo lánh hiu hắt. Quân đội ấy không được trang bị như quân Mỹ hay bộ đội cộng sản Hà Nội. Thế nhưng từ khi Hoa Kỳ rút quân về nước hay lúc đầu quân Mỹ chưa vào VN, vẫn hiên ngang chiến đấu trong suốt 20 năm khòi lửa, gần như bảo toàn trọn lãnh thổ của cha ông, từ phía bên này vỹ tuyến 17 cho tới Cà Mâu, đến khi bị Việt gian đâm sau lưng, VC bắn trước mặt, mới đành để mất non sông vào tay đệ tam cộng sản quốc tế.

Cũng vì phải chiến đấu khắp các mặt trận, nên đã có hằng tram ngàn người lính phải chết, hằng triệu thương phế binh, cô nhi quả phụ. Tới giờ phút cuối cùng, đã biết nước sắp mất, chết chỉ thêm uổng mạng nhưng họ vẫn hiên ngang chiến đấu tại Khánh Dương, Phan Rang, Phan Thiết, Xuân Lộc, Long An, Tây Ninh, Củ Chi, Biên Hòa và Sài Gòn. Tất cả đều là những chiến tích để đời và lưu danh thiên cổ trong dòng sử Việt.

Cuối cùng trong giờ thứ 25, QLVNCH đã xử sự một cách mã thượng anh hùng. Thay vì dùng vũ lực bắt trọn Toà Đại Sứ và Cơ Quan Dao làm con tin, như Iran đã từng làm, để gây áp lực, bắt Hoa Kỳ phải giữ lời hứa, dùng B52 đuổi bộ đội cộng sản rúr về phía bên kia vỹ tuyến 17 như Hiệp định Geneve năm 1954. Nhưng họ vẫn không làm như vậy, vẫn tôn trọng kỷ luật quân đội, biểu lộ nét hào hùng văn hiến ngàn đời của một dân tộc có văn minh, văn hóa VN, khi cố gắng phòng thủ và tiếp tục chiến đấu khắp nơi, giúp cho Mỹ và những đồng đội, cấp chỉ huy hèn nhát, bỏ chạy khỏi nước một cách an toàn, trước khi giặc Hồ vào Sài Gòn trưa 30-4-1975.

Họ đáng được ca tụng và kính phục ‘.


2- QLVNCH tử chiến trong giờ thứ 25:

Sau khi được 400.000 quân Trung Cộng phòng thủ đất Bắc, cộng sản Hà Nội xua toàn bộ quân đội xâm lăng miền Nam. Mai mỉa nhất là lúc mà Dương Văn Minh cùng nội các mới, hy vọng được hòa hợp hòa giải với VC, để chúng chia chức nhín cho một chút quyền trong cái chính phủ liên hiệp, nếu có cũng chỉ là thứ bù nhìn, như MTGPMN được dựng lên, từ 12-1960 tới tháng 5-1975. Đây chính là thời điểm , mà Bắc Bộ Phủ gọi là giờ G, ngày N, để tổng tấn công chiếm Sài Gòn. Đó là lúc nửa đêm 29-4-1975, thời gian Hà Nội qui định cho tất cả các cánh quân, từ năm hướng tiến vào thủ đô. Đây cũng là thời gian qui định cho bọn đặc công, biệt động nằm vùng, chui ra khỏi các hang ổ để gây hỗn loạn trong thành phố, chỉ đường, bắt tay cho bộ đội miền Bắc.

Tại Mặt Trận Miền Đông Nam Phần, từ sau ngày SĐ18BB và Lữ Đoàn 1 Dù, rút lui an toàn về Bà Rịa, Quân Đoàn III đã tái phối trí lại các phòng tuyến mới vào những ngày cuối tháng 4-1975.

Vì SD18BB của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo bị thiệt hại nặng nề sau 12 ngày ác chiến với cộng sản Bắc Việt. Ngoài Trung Đoàn 48/18 của Trung Tá Công, tương đối quân số còn nguyên vẹn, các Trung Đoàn 52/18 của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng, tại Mặt Trận Ngã Ba Dầu Giây-Túc Trưng, thiệt hại hơn 80% quân số và Trung Đoàn 43/18 của Đại Tá Lê Xuân Hiếu, tử thủ trong thị xã Xuân Lộc, thiệt hại trên 30% nhất là Tiểu Đoàn 2/43/18 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, là đơn vị cuối cùng rời Long Khánh. Do đó sau khi chỉnh đốn lại đơn vi, SD18BB được giao trách nhiệm phòng thủ tuyến phía đông Sài Gòn, từ kho đan thành Tuy Hạ chạy dài tới Tổng Kho Long Bình. Riêng BCH Hành quân của SD18BB đặt tại căn cứ Hải Quân Cát Lái. Phòng tuyến của SD 18BB tiếp giáp với vị trí phòng thủ của Lực lượng Nhảy Dù, Trường Thiết Giáp và Bộ Binh Thủ Đức.

Tỉnh Phước Tuy và Đặc Khu Vũng Tàu, trong đó có quốc lộ 15 được Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, SD3BB phối họp với các lực lượng DPQ + NQ của Phước Tuy và Bình Thuận di tản từ miền trung tới. Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh SDTQLC kiêm Tổng trấn đặc khu Vũng Tàu. Riêng SD3BB từ vùng 1CT di tản vào, quân số kể luôn SD1BB cộng được hơn 1000 người, lập thành 2 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2/3 và 56/3 vẫn do Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh làm tư lệnh. SD3BB được tăng cường thêm Chi đoàn 2/15 Thiết Kỵ và Lữ Đoàn 1 Dù, bảo vệ QL15, thị xã Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tỉnh Biên Hòa và phi trường do Lực lượng III xung kích của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, được tăng phái thêm 2 Lữ đoàn 147 và 258 TQLC phòng thủ. Từ ngày 28-4-1975, để bảo vệ thành phố Biên Hòa, Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù bố trí trong phi trường giữ mặt bắc Bộ tư Lệnh QDIII. Một TD/TQLC thuộc Lữ Đoàn 2 bảo vệ BTL.QDIII, các thành phần còn lại của Lữ Đoàn, phòng thủ mặt nam BTL. Quân Đoàn. Lữ Đoàn Nhảy Dù giữ hai Cầu Mới và Sắt cùng các nút chận vào thị xã. Riêng Lực Lượng III Xung kích gồm Chiến Đoàn 315phòng thủ từ Ngã ba Hố Nai đến Ngã tư Lò Than. Chiến đoàn 322 giữ từ Ngã tư Lò Than tới cổng phi trường Biên Hòa và Chiến đoàn 318 từ phi trường tới Cầu Mới.

Về phía bắc Sài Gòn có SD25BB của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá được tăng phái thêm hai Liên Đoàn 8 và 9 Biệt Động Quân, trách nhiệm Tây Ninh và Củ Chi-Hậu Nghĩa. Mặt trận phiá bắc tỉnh Bình Dương là trách nhiệm của SD5BB của Chuẩn Tướng Lê NguyênVỹ, với Trung Đoàn 8/5 của Đại Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng tăng phái cho Lực Lượng III Xung kích của Tướng Khôi ở Hưng Lộc, vừa được trả về. Phòng tuyến phía nam Sài Gòn là Long An, có SD22BB ở Bình Định di tản tới, phối hợp với Lực Lượng 99 Tuần Thám Ngăn Chận của Hải Quân và DPQ+NQ.Long An, từ lâu nổi tiếng là kiêu dũng thiện chiến, không kém gì quân chủ lực. Như vậy trừ ba SD7,9 và 21BB của QDIV phải bảo vệ lãnh thổ, phía VNCH chỉ còn tất cả chừng sáu Sư Đoàn gồm SD5,18,22,25 bô binh + Hai Lữ Đoàn 1 và 4 Nhảy Dù + Sư đoàn TQLC + Lực Lượng III Xung Kích +Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù +4 LiênĐoàn BDQ + DPQ và NQ + 625 chiến xa đủ loại và 400 pháo, tất cả chừng 240.000 người, để bảo vệ Sài Gòn. Trong khi đó VC tung vào 5 lộ quân với quân số trên 280.000, gồm 15 Sư đoàn BB + 5 Lữ đoàn biệt lập + 4 Lữ đoàn thiết giáp + 6 Trung Đoàn Đặc công.

Từ chiều ngày 29-4-1975, hai Bộ Tư Lệnh Không quân và Hải quân VNCH đã di tản chiến thuật, kể cả Tướng Nguyễn Văn Toàn (Tư lệnh QDIII) và Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT từ chức. Do đó, tổng thống mới nhậm chức là Dương Văn Minh, cử Tướng Vĩnh Lộc lên thế chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Đến tối cùng ngày, Tướng Lộc ra lệnh cho SD18BB về bố trí từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, tới Thủ Đức.

Đầu tháng 4-1975, trường Bộ Binh lúc đó từ Thủ Đức đã dời về Long Thành-Biên Hòa, đông nghẹt sinh viên các khóa, trong đó có hai quân trường từ Đà Lạt di chuyển về như Trường Võ Bị và Chiến Tranh Chính Trị. Lúc 8 giờ tối ngày 27-4-1975, trường Bộ Binh lại có lệnh di chuyển trở về trường củ ở Thủ Đức. Tới 8 giờ sáng ngày 30-4-1975, có bốn T54 của cộng sản Bắc Việt từ Xa Lộ Biên Hòa, tấn công trường, bị Pháo Binh 105 bán trực xạ cháy 3 chiếc tại chỗ. Nhưng chiếc còn lại đã nhập dược vào trung tâm, sau khi thoát được các tầm đạn M72 của sinh viên, bắn tử thượng Trung Tá Ông văn Tuyên, Trung sĩ I Nhân và 5 sinh viên, cùng 10 người bị thương, trong số này có Trung Tá Vương Bá Thuần. Cuối cùng chiếc tăng trên bò ra khỏi trường và bi M72 bắn đứt xích, nằm tại Niệm Phật Đường cạnh Chợ Nhỏ, nhưng vẫn tác xạ dữ dội vào trường. Cuối cùng có hai sinh viên Thủ Đức, chưa được gắn Alpha, tình nguyện mang lựu đạn lân tinh loại xuyên phá, mới tiêu diệt được chiến T54 này.

Cũng tại Long Bình vào sáng ngày 29-4-1975, Tiểu đoàn 43 thuộc Liên Đoàn 4 BDQ, do Thiếu Tá Xẻn làm TDT, được lệnh của Biệt Khu Thủ Đô,tăng phái phòng thủ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ 2 giờ 30 chiều cùng ngày, VC đã về tới Trung Chánh-Hóc Môn, sau khi chiếm được Căn cứ Đồng Dù của SD25BB, căn cứ Pháo binh Lòng Tảo và đánh tan Trung Đoàn 46/25BB trên QL số 1 từ Củ Chi về Tân phú Trung. Lúc đó Trường Quân Vận đối diện với TTHL Quang Trung cũng đã mất, nên Chiến xa của VC bắt đầu tấn công trung tâm, nhưng không ngờ trong đó không phải chỉ có tân binh quân dịch, mà còn sự hiện diện của một tiểu đoàn BDQ vơí hơn 500 tay súng, suốt cuộc chiến, đã cùng với các TD41,42,44 là những cọp ba đầu rằn tung hoành như chỗ không người trong mật khu sình lầy của Vùng 4 Chiến thuật. Tối 29-4-1975, qua hệ thống truyền tin của TD43BDQ, mới biệt BTL Biệt Khu Thủ Đô đã bỏ chạy, chỉ còn các sĩ quan cấp uý ở lại nhưng BCH.Biệt Động Quân và Tướng Đổ Kế Giai vẫn còn nguyên vẹn tại Trại Tô Hiến Thành. Bên trong chiến hào của TTHL Quang Trung, cũng như suốt đoạn đường từ ngã ba Trung Chánh- Hóc Môn, về tới Ngã ba Bảy Hiền, các đơn vị kiệt hiệt nhất của QLVNCH như BDQ, Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đang đợi chờ một trận đánh cuối cùng dũng liệt như SD18BB, LD1ND,TD82BDQ và DPQ Long Khánh, tại Xuân Lộc, thì trưa 30-4-1975 bị Dương Văn Minh ban lệnh buông súng rã ngũ, một cách tức tủi đoạn trường.

5 giờ chiều ngày 29-4-1975, các mặt trận, lính vẫn chiến đấu không ngừng nghĩ. Tại Biên Hòa, TQLC, Biệt Cách Dù và các Chiến Đoàn thuộc Lực Lượng III Xung Kích, đã ngăn chống VC tại các phòng tuyến một cách đẫm máu kinh hoàng.

Tại BCH.Thiết Giáp trong trại Phù Đổng, cũng là nơi đặt tạm BTL.QDIII từ Biên Hòa di tản về, cũng như Trung Tâm Hành Quân /BTTM/QLVNCH gần như không còn đại bàng để nhận tin chiến trường và quyết định lệnh lạc. Cho tới 22 giờ 30 đêm 29-4-1975, Phế tướng Nguyễn Hữu Có, người vào năm 1965 bị Nguyễn Cao Kỳ lột chức và bắt ở lại Hồng Kông không cho về nước, cách đó vài giờ, vừa được TT.Dương Văn Minh gắn cho cái lon Trung Tướng, lên máy ra lệnh cho SD18BB của Thiếu Tướng Đảo và LL3XK của Tướng Khôi, cố gắng giữ yên phòng tuyến trong đêm 29-4-1975, để rạng sáng ngày 30-4-1975 sẽ có hòa bình vì cộng sản Bắc Việt đã chịu hòa hợp hoà giải hòa chung máu lệ với TT. Minh và lực lượng thứ ba đối lập.

Nhưng 23 giờ 45 đêm 29-4-1975, Bắc Việt đã không hòa hợp mà lại tấn công dữ dội bằng bộ binh và chiến xa khắp các phòng tuyến tại Biên Hòa. Hai bên gần như cận chiến với khoảng cách chừng 10-15m, nhất là tại phòng tuyến do quân Dù, TQLC và Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Đổ Đức Thảo có chiếnxa M48.

2 giờ sáng ngày 30-4-1975, phòng tuyến SD18BB của Tướng Đảo tại Long Bình bị VC tràn ngập, quân ta từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa phải rút về Thủ Đức.

Riêng Chiến Đoàn 3, thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù của Thiếu Tá Phạm Châu Tài, quân số hơn 1000 người, từ Biên Hòa được điều động về bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu từ 5 giờ 30 ngày 26-4-1975. Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn đóng tại Building số 1, đối diện vối Trại Võ Tánh. Các Biệt đội 811 của Đại Uý Lâm đóng trong Lục Quân Công Xưởng. Biệt đội 812 của Đại Uý Ánh đóng ở giữa cổng sau TTM và Tổng Y Viện Cộng Hòa. Biệt đội 813 ủa Đại Uý Thạch rải quân từ Ngã Tư Bảy Hiền tới Trại Phi Long của Nhảy Dù và Biệt Đội 815 của Đại Uý Lợi là lực lượng trừ bị của Chiến Đoàn, đóng trước cổng Bộ TTM.

Từ ngày 28-4-1975, các đại bàng ở Bộ TTM, Bộ Tư Lệnh QD3, Quân Khu Thủ Đô.. từ Đại Tướng trở xuống đã di tản chiến thuật, nên coi như không còn ai ra lệnh cho thuộc cấp dưới quyền. Về việc tên phi công nội tuyến Nguyễn Thành Trung, dẫn đoàn máy bay của KQ.VNCH bỏ lại ở Phù Cát, Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất, không bị Chiến Đoàn 3 Biệt Cách Dù bắn hạ, vì đã tưởng là phe ta làm đảo chánh.

Chiều ngày 29-4-1975, tướng Vĩnh Lộc được TT.Minh cử làm Tổng Tham mưu trưởng thay Cao Văn Viên, còn Nguyễn Hữu Có thỉ gắn ba sao, xưng là Tổng Tham Mưu Phó. Ngoài ra còn có VC nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh, cũng được Dương Văn Minh gắn sao tướng, dù Có và Hạnh đã bị giải ngũ từ lâu. Mới đây VC lại cho các tên hề Có, Hạnh và Triệu Quốc Mạnh làm cuộc phỏng vấn cuội tại Sài Gòn, do bọn Việt gian hải ngoại từ Canada về thực hiện, rồi đem phát trên đài để lừa bịp người Việt trong và ngoài nước, một cách trơ trẽn vì câu chuyện lãng xẹt của đám sâu bọ, từng làm xấu hổ danh dự và thể thống của người lính VNCH năm nào.

Từ 6 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, VC pháo kích bừa bãi hỏa tiễn 122 ly vào khu dân cư đông đúc, nhiều trái rớt xuống đường Võ Di Nguy, làm nhiều đồng bào thương vong. Nhiều trái khác rơi vào vòng thành Bộ TTM. Trên các đường phố dẫn tới Đại Lộ Chí Lăng, chiến xa Bắc Việt đã xuất hiện. Chiến xa VC bắn vào Bệnh Viện Vì Dân tại Ngã Tư Bảy Hiền nhưng bị Biệt Cách Dù, dùng súng đại bác M90 ly không giựt, chỉ trong vòng 15 phút, bắn cháy 6 chiếc T54, PT76 cùng với một khẩu pháo phòng không có bánh xe kéo, với nhiều đặc công bị chết, nằm rải rác từ Bảy Hiền tới Bộ TTM.

9 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh ra lệnh cho Chiến Đoàn 3 Biệt Cách Dù, lúc đó cũng đang tử chiến với VC, phải ngưng đánh nhau, để chờ đầu hàng. Tuy nhiên nhiều toán không tuân lệnh, vẫn tiếp tục bắn vào các đoàn xe của VC, sau đó tự tử tập thể bằng lựu đạn vào giờ thứ 25. Riêng 2 Chiến Đoàn Biệt Cách Dù do Đại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy, sáng ngày 30-4-1975, từ Suối Máu rút về Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, khi nghe lệnh Dương Văn Minh bắt đầu hàng, nên cũng rã ngũ tại đây.

Khôi hài nhất là lúc mà người lính đang nối tiếp nhau ngã gục khắp các chiến trường, để bảo vệ cho thủ đô Sài Gòn và cuộc di tản bằng máy bay trực thăng của Mỹ, trên các mái nhà tại Cơ quan Dao và Tòa Đại Sứ, thì gần hết tướng lãnh bỏ chạy trước. Còn Chính phủ Dương Văn Minh vừa mới nhậm chức, thì đã sai Nguyễn Văn Huyền vào Trại David, để thương thuyết với giặc xin đầu hàng, nhưng bị Võ Đông Giang làm nhục và bắt giam luôn bọn Việt Gian Chân Tín, Châu Tâm Luân và Trần Ngọc Liễng, từ chiều ngày 29-4-1975, khi vào làm sứ giả hòa bình.

Trong cuộc di tản ra khỏi nước, ngoài người Mỹ còn có đủ mọi thành phần lúc đó, từ quan tướng, trí thức, thầy cha, nhà báo, ca sĩ, mẹ mìn, đĩ điếm. Tất cả đạp lên đầu lẫn nhau để kiếm một chỗ chạy ra khỏi nước trốn cộng sản. Lúc đó không còn ai thèm nghỉ tới tư cách, thể diện, trinh tiết hay gì gì nửa. Kỳ cục nhất là những chuyên viên đối lâp, phản chiến, phá hoại và nói xấu chính phủ VNCH, giờ phút cuối lại là những thành phần hăng hái chạy trốn nhiều và trước hết. Ba mươi năm sau mới chợt hiểu, thì ra họ chỉ có thể chũi người quốc gia mà thôi. Với cộng sản, dù chỉ mới léng phéng mồm miệng, không bị roi đòn thoi đấm, hay ăn mã tấu, vào tù, bị cột đá neo sông, mới là chuyện lạ. Bởi vậy phải nhanh chân chạy trước ra ngoại quốc, để được tiếp tục đối lập với người Việt tị nạn, lần nữa làm tôi mọi cho cộng sản, dù rằng đã vì chúng mà phải một lần chuốc lấy sự nhục nhã năm nào.

Sài Gòn náo loạn khắp nơi, dân chúng ùn ùn kéo tới các ngân hàng rút tiền ký thác. Các Tòa Đại Sứ lần lượt đóng cửa, cũng như nhiều Hãng Máy bay ngưng hoạt động vì sợ họa lây. Hòn Ngọc Viễn Đông như đã chết vào những ngày gần cuối tháng 4-1975.

Thế rồi 9 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trong lúc mọi người đang mê tỉnh trong cơn hấp hối của đất nước, thì Dương Văn Minh vì quá nghe lời xúi dại của bọn thân Cộng như Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Hữu Hạnh, nên lợi dụng chức vụ tổng thống tổng tư lệnh quân đội, ép QLVNCH buông súng rã ngủ, trong khi tất cả còn đang tử chiến với giặc ngoài biên đình.

Hỡi ơi VN chỉ vì một tên hám danh lừng khừng, mà cả một dân tộc chịu cảnh lầm than nô lệ từ ba chục năm qua và không biết tới bao giờ mới thoát khỏi xích xiềng tù ngục. Tất cả đều là ý trời, là số mệnh, là hậu quả tất yếu của một hậu phương miền Nam vô tình bạc nghĩa, chỉ biết hưởng thụ cá nhân, nên chẳng bao giờ chịu chia xẻ nỗi đau cùng cực của người lính, đã vì họ mà vong thân hay tàn phế nữa đời.

Nhưng rồi giặc chiếm được nước, tất cả dân lính cùng chịu cảnh tan tác phân ly không chừa hay bỏ sót một thành phần nào, kể cả những người một thời theo giặc. Lính bỏ súng vào tù, dân không còn được lính bảo vệ, nên bị đe dọa mạng sống và mất hết tự do kể cả quyền sống làm người dân thường bên vệ đường.

Trưa 30-4-1975, bộ đội Bắc Việt hồ hởi tiến vào Sài Gòn. Người người cùng cười dù đang thúi ruột, vì lần đầu tiên được chạm mặt với lính cụ Hồ, lù khù, ngô nghê. Nhiều chàng nàng cục mịch trong bộ đồ trận, với nón cối, dép râu, y chang những con dã nhân trong sở thú. Vậy mà suốt ba mưới năm qua, tháng tư nào cũng khoe là mùa xuân đại thắng, hay huênh hoang nhận đại là quân đội nhân dân anh hùng.

Phút cuối vẫn còn một số đơn vị Dù, TQLC, BDQ, Biệt Cách Dù..không thèm nghe lệnh của Dương Văn Minh. Họ chận đánh cộng sản Bắc Việt, trên các đường phố Hồng Thập Tự, Thị Nghè. Tại Đại lộ Thống Nhất, lính Dù và BDQ bắn M72 vào xe tâng VC khi chúng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập.

Đúng 12 giờ 30 trưa ngày 30-4-1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc dân VN treo trên nóc Dinh Tổng Thống VNCH bị giặc tước bỏ. Dương văn Minh và toàn bộ nội các có mặt tại dinh, bị bộ đội miền bắc, nhốt giữ tại chỗ, dù từ lớn tới nhỏ, đã sùi bọt mép nịnh bợ ca tụng chúng. Nhục nhã muôn đời là cả đám bị thu hình trước ống kính của hằng trăm nhà báo ngoại quốc. Cũng vào giờ phút mà Dương văn Minh bị còng tay gục đầu, thì tại Bộ Quốc Phòng, Trung Tá Nguyễn văn Cung, thuộc SD18BB khi nghe tin đầu hàng đã tự sát. Nhiều lính Dù cũng dùng súng M16 kết liễu đời trai trước Tổng Cục Chiến Tranh Chính trị. Trong trại Hoàng Hoa Thám, một toán lính Nhảy Dù, nắm tay làm thành vòng tròn, rồi mở chốt lựu đạn để cùng chết tập thể. Một Đại Úy Cảnh Sát tự bắn vào đầu chết trước Quốc Hội. Trong khi đó các tướng lãnh Phạm văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỷ, Phạm Văn Hai..cũng quyên sinh khi thành mất. Đó là những hình ảnh tuyệt vời, ngàn đời khắc sâu trong tâm khảm của người Việt và những trang sử bất diệt của dân tộc.

Sài Gòn đã chết từ đó, dân chúng thành đô dửng dưng trước chủ mới. Trong lúc đó, có nhiều con khỉ trong sở thú, vừa được sổ chuồng, cổ quàng khăn đỏ, tay phất cờ máu, trang bị súng đạn lượm được của lính bõ bên vệ đường, chễm chệ trên các xe quân đội, tung tăng múa rối khắp đường phố, cổ võ, làm oai, hoan hô, đã đảo một cách lố bịch.

Trưa đó, 125 nhà báo ngoại quốc còn nán lại, đổ xô tới chiêm ngưỡng những anh hùng cách mạng, mà từ năm 1960-1975, họ đã không ngớt xưng tụng và tô son đánh phấn khắp thế giới không tiếc lời. Nhưng sự thật đã làm té ngửa các trái tim thú vật, khi biết được tất cả chì là sự tuyên truyền lừa bịp của miệng lưỡi cộng sản, mục đích để cho thế giới có thành kiến không tốt và ghét bỏ VNCH. Có như vậy họ mới bỉ ổi ca tụng một chiều cuộc xâm lăng miền Nam của Bắc Việt, mà không cần phải tìm hiểu sự thật.

Từ đó, thế giới mới bắt đầu tỉnh ngộ và chịu viết về một sự thật mà họ đã cố tình dấu diếm: ‘Không có ai là người miền nam, tất cả đều là bộ đội miền bắc, trong tập đoàn đệ tam cộng sản quốc tế, do Liên Xô-Trung Cộng cầm đầu‘. Riêng Norman Podhreta, khi về nước đã viết trên tờ Los Angeles times: ’Nam VN bị mất, không phải vì cấu xé nội bộ, cũng không do nhiệt thành quốc gia hay vì chính phủ không tranh thủ được lòng dân. Sự thật tất cả do sự xâm lăng của Bắc Việt, qua hậu thuận của khối cộng sản đệ tam quốc tế, trong đó có đảng cộng sản Hoa Kỳ.’ Còn nữ ký giả Ý từng ca tụng Hồ Chí Minh, tên Tiziano Tersani thì viết ‘Binh sĩ tấn công vào Sài Gòn đều là bộ đội Bắc Việt. Sự phân biệt rất dễ dàng nhờ hình vóc và tiếng nói, người miền bắc hoàn toàn khác lạ với VC miền nam.‘. Một nữ ký giả Pháp, Brigitte Friang thì mai mỉa hơn ‘Trưa 30-4-1975, bộ đội Bắc Việt vào Sai Gòn. Đây là một thành phố chết, chỉ có 125 nhà báo ngoại quốc và hơn một chục đứa con nít nam nữ, trương cờ máu đế chào đón chúng. Ba triệu dân miền Nam nhìn chúng bằng thái độ lãnh đạm. Vậy mà Trần văn Trà, Nguyễn Thị Bình đi đâu cũng tuyên bố rằng, chính nhân dân miền nam đã tổng nổi dậy, để lật đổ chính phủ VNCH’.

Nhưng cay cú nhất, phải là lời viết của Jean Larteguy, một nhà báo Pháp từng cuồng nhiệt ca tụng Hồ Chí Minh và VC như thần thánh trong nhiều năm qua. Ông viết ‘Sài Gòn mất bởi đạo quân Bắc Việt. Nhìn đoàn quân chiến thắng đang hồ hởi trên những chiếc tăng T54 hay PT46, treo cờ máu , đâu có khác gì cảnh quân Sô Viết đàn áp, xâm lăng Hung Gia Lợi, Tiếp Khắc, Ba Lan tai Đông Âu năm nào.’

Ba mươi năm qua, hầu hết đồng bào VN trong cũng như ngoài nước tan nát cửa nhà sau cuộc đổi đời không bao giờ dám nghĩ là sẽ có. Nên cứ mỗi lần tháng tư quốc hận tới, cho dù ai chăng nửa, đại đa số người dân sống thầm lặng bên vê đường thời gian hay thiểu số dấn thân trên con đường đấu tranh quang phục đất nước, đều mang chung tâm trang bi thương, tức tưởi, ngậm ngùi.

Tất cả đều là sự thật vì mọi bí mật của cuộc chiến đã được cac phe phái, chính người trong cuộc hay các sử gia tìm hiểu, như giáo sư Morris ‘cộng sản Hà Nội đã thắng cuộc xâm lăng miền nam, nhờ tuyên truyền, đẻ và thổi phồng bịa đặt các huyền thoại chính trị mà hầu hết, đều là chuyện trên trời dưới biển. Có như vậy, VC mới dụ dỗ và phỉnh gạt được, nhiều trí thức khoa bảng nhà báo trong và ngoài nước. Nhờ thế suốt cuộc, chính thành phần này đã góp phần chiến thắng cho Hà Nội, không phải ở chiến trường, mà là tại Paris, Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn.‘

Ba mươi năm rồi, xin hãy trả lại cho người lính trận miền nam những gì họ đã mất từ lâu, do những kẽ cứ hay tự xưng mình là trí thức, đã cướp đoạt. Người lính VNCH không cần bất cứ ai phải vinh danh, vì chính cái phẩm cách tuyệt luân phi thường của lính, đã có một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc.

Bỗng ao ước sao cho đất nước sớm có tự do cuộc đời trở lại như thuở nào, để dân-lính lại thỏa tình cá nước, lính từ dân mà có và dân sống được nhờ sự bảo vệ thần thánh và chân thành của lính, điển hình như các cuộc di tản khỏi vùng chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968, mùa hè đỏ lửa 1972, cuộc di tản tại Bình Thuận, Xuân Lộc và những ngày Sài Gòn hấp hối, cuối tháng 4-1975.

‘Ta về cúi mặt đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời
cám ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui vì mọi lẻ loi ‘
(Thơ Tô Thùy Yên}

Xóm Cồn
Mùa Quốc Hận 30-4-2005
HỒ ĐINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Chiến tranh VN toàn tập của Nguyễn Đức Phương
-THiên Hùng Ca QLVNCH của Phạm Phong Dinh
-Chính Trị Con Buôn Nước Mỹ của Phạm Kim Vinh
-Tài liệu của các Tướng Lãnh Đảo, Khôi.., của Thiếu Tá Phạm Châu Tài, Nguyễn Hữu Chế, Nguyễn Phúc, Ý Yên..
-Báo chí KBC hải ngoại, PNDD, Hồn Việt

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: 30 năm, một cái bắt tay, một lời cảm tạ.

Post by linhgia »

30 Năm Trưởng Thành


Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh


Ngày 30-4-75 Saigon thất thủ, chẳng thể nào quên. Từ nhiều tuần qua, đọc những bài báo rất xúc tích về những gì xẩy ra trước đó, nhất là thảm cảnh của người dân sau khi CSVN chiếm miền Nam Việt Nam, lòng tôi thấy rạt rào thương cảm, nhưng cũng hứng khởi xiết bao về những trận đánh hào hùng của quân đội VNCH năm xưa trước khi thất bại vì thế cô lực yếu trước sức mạnh tàn bạo của quân thù. Chúng tôi chỉ muốn ghi thêm về nỗi thống khổ của thân nhân những người vượt biên vượt biển đã mất tích không tìm thấy xác, con số bao nhiêu người đến nay vẫn chưa thống kê được đầy đủ. Hãy thắp nén hương lòng trước vong hồn những nạn nhân này. Sự căm hận đối với chế độ độc tài cộng sản, dù nhiều dù ít tùy theo hoàn cảnh và kinh nghiệm của từng cá nhân, vẫn không lúc nào nguôi, đó là điều dễ hiểu. Riêng gia đình tôi cũng có hai cái tang. Đó là người con dâu trưởng và đứa cháu nội đầu lòng chưa đến 5 tuổi đã chết mất tích trong một chuyến vuợt biển năm 1981. Tôi vẫn ghi nhớ ngày ra đi của hai mẹ con cháu. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây những người đã ra đi như vậy vì tị nạn cộng sản chớ không phải vì lý do kinh tế. Không có ai liều mạng sống của mình chỉ vì muốn kiếm ăn.

30 năm nhìn lại, một chặng đường dài. Nhưng chúng ta không thể bám lấy quá khứ để mà sống. Quá khứ chỉ là những bài học kinh nghiệm cần thiết cho hiện tại và nếu không thích ứng được với hiện tại, làm sao có thể định hướng được tương lai. Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại tính chung đã được 30 tuổi. Đó là tuổi trưởng thành, vì như các cụ Việt Nam thời xưa thường nói “Tam thập nhi lập”, nghĩa là 30 là tuổi lập công danh sự nghiệp. Trong các cộng đồng người Việt ở Mỹ, những trường hợp thành đạt của cá nhân và gia đình nhiều không thể kể hết. Cộng đồng của chúng ta, tuy người ít so với số người đông đảo định cư từ lâu của những cộng đồng khác, vẫn là một tập thể phát triển mau và mạnh hơn cả. Động cơ của sự phát triển đó trước hết là nhờ những bài học kinh nghiệm gian khổ đã qua. Kế đến cũng nhờ dân tộc tính cần cù kiên nhẫn và bản chất hiền lương, hiếu học, dễ thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống mới đã giúp chúng ta hội nhập mau lẹ với xã hội nước Mỹ. Chúng ta đã có đến ba thế hệ ở Mỹ: già, trung niên và trẻ. Già có công khai phá, trung niên có công xây dựng, nhưng quan trọng nhất vẫn là giới trẻ, vì đó là tương lai của chúng ta.

Cộng đồng người Việt đã tiến bộ rất nhiều trong các lãnh vực hoạt động thuộc đủ mọi ngành nghề. Về thương mại, những cửa hàng tiểu thương mọc đã ra như nấm từ lâu, và bây giờ thấy xuất hiện những công ty kinh doanh lớn nhỏ với nhiều triển vọng khả quan. Về khoa học kỹ thuật, chúng ta đã có những nhà bác học, những giáo sư, các chuyên gia cấp cao, kể cả những nhà khảo cứu ở những Đại học danh tiếng của Mỹ. Về đời sống chính trị, chúng ta đã tích cực tham gia các cuộc bầu cử, sử dụng quyền đi bầu như mọi công dân Mỹ khác. Đặc biệt những năm gần đây đã có những người gốc Việt được bầu vào những cơ quan dân cử ở địa phương cũng như ở tiểu bang. Trong những cuộc bầu cử sắp tới chúng tôi nghĩ sẽ còn nhiều người gốc Việt ra tranh cử. Đây là những dấu hiệu rất phấn khởi, một cộng đồng mạnh cần phải có tiếng nói mạnh bênh vực quyền lợi của mình để phát triển thêm nữa. Sự gia tăng hoạt động trong chế độ tự do dân chủ chứng tỏ chúng ta đã trưởng thành về chính trị.

Tất cả những người ra đi tị nạn cộng sản đều có một điều tâm niệm hướng về quê cha đất tổ, mong làm sao Việt Nam sớm có một chế độ tự do dân chủ. Về mặt này sức mạnh của cộng đồng chúng ta như thế nào? Từ lâu tôi vẫn nghĩ đây là một sức mạnh thầm lặng. Họ không đánh trống khua chiêng, tối ngày la lối những khẩu hiệu đao to búa lớn để chứng tỏ ta đây chống cộng hơn ai hết. Sức mạnh thầm lặng khác với đa số thầm lặng. Ở những nước độc tài, đa số thầm lặng là đa số sợ hãi đòn trả thù nên phải câm nín. Ở Mỹ cộng đồng người Việt mạnh, nhưng họ thầm lặng không phải vì sợ mà để nhìn xem những người coi như đại diện cho họ đã tranh đấu chống cộng như thế nào. Sức mạnh thầm lặng không có nghĩa là sức mạnh thụ động. Trái lại sức mạnh thầm lặng có năng động tiềm tàng, khi cần nó sẽ bùng lên dữ dội như kinh nghiệm quá khứ đã cho thấy. Điều cộng đồng quan tâm là âm mưu của cộng sản đang tìm cách gây chia rẽ và sự xung đột giữa một số phần tử đấu tranh nếu đi quá trớn có thể rơi vào bẫy của cộng sản.

Trong bất cứ xã hội dân chủ nào sự ganh đua tài và trí, sự cạnh tranh thương trường cũng như tranh cãi chính trị trong vòng luật định không chỉ là chuyện thường tình mà còn là cần thiết để xã hội đó tiến lên. Thế nhưng khi tranh chấp dùng những thủ đoạn hạ cấp, nhục mạ hay chụp mũ quàng xiên đó là điều đáng tiếc. Cũng may những hành động tiêu cực như vậy chỉ có một thiểu số quá yếu, không ảnh hưởng đến cộng đồng. Ai chia rẽ thì cứ chia rẽ, cộng đồng người Việt vẫn không chia rẽ chút nào. Thiểu số đó bị gạt ra ngoài dòng chính lưu của cộng đồng và giới truyền thông hải ngoại, cũng như những trẻ chậm trí khôn bị dòng đời bỏ lại bên bờ. Nhiệm vụ chính yếu của báo chí tiếng Việt hải ngoại là phục vụ cộng đồng trong sứ mạng thông tin nghị luận. Nó chỉ có thể làm hậu thuẫn cho thế đoàn kết đấu tranh chính nghĩa. Nó không thể làm môi trường cho chia rẽ và loạn đả tiêu cực.

Thử thách lớn sẽ đến với chúng ta nhân ngày 30-4 năm nay. Cộng đồng ở khắp nơi đều ủng hộ các cuộc biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam. Những ban tổ chức, những người lãnh đạo tranh đấu trong dịp này đã cho thấy họ đặt chính nghĩa dân tộc lên trên các tư tưởng bè phái hay các quyền lợi vị kỷ. Chúng tôi mong các cuộc biểu tình chống cộng sẽ diễn ra trong vòng trật tự và nghiêm chỉnh vì cả thế giới đang nhìn vào. Biểu tình là phương pháp quen thuộc để vận động dư luận quốc tế gây áp lực với Hà Nội, cho đến nay hiệu quả chẳng có bao nhiêu. Nhưng với thời thế mới tôi tin còn có những phương pháp khác. Vì chúng ta đã trưởng thành.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: 30 năm, một cái bắt tay, một lời cảm tạ.

Post by linhgia »

30 tháng 4 – 30 năm sau
Viết Cho Người Tuẫn Quốc



Giao Chỉ – San Jose 2005

--------------------------------------------------------------------------------

Mỗi năm cứ đến ngày oan trái
Thắp nén hương lòng tưởng nhớ ai.
(Vô danh)

Trong kỳ hội ngộ 30 năm của Trại Trần Hưng Ðạo, Bộ Tổng Tham Mưu tại Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn, Trung tướng Ðồng Văn Khuyên tóc bạc phơ đã đi đến chào bàn và chắp tay xá từng chiến hữu. Gặp anh em cựu tù cải tạo trên 10 năm nhắc chuyện các tướng lãnh tự vẫn, vị Tham mưu trưởng Liên quân 30 năm về trước chợt nói ra cả gan ruột của mình. Ông nói rằng: Nghĩ lại thấy mình thật hèn. Và như vậy là ông đã thực tâm nói hộ cho tất cả anh em. Các nhà lãnh đạo dù đảm lược can trường qua bao năm chinh chiến, nhưng dễ gì mà làm được người hùng tuẫn quốc như tiền nhân Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.

Và cũng tại Thủ Ðô Hoa Kỳ, tướng Ngô Quang Trưởng suốt bao năm không lên tiếng, nhưng trong chỗ riêng tư cũng đã nói rằng được nếu được làm lại thì năm 75 ông sẽ không thi hành lệnh rút quân ở Huế.


Các niên trưởng của tôi một thời tuổi trẻ như ông Khiêm, ông Thiệu, ông Viên. Lúc đó còn là Trung úy Cao Văn Viên, Trung úy Nguyễn Văn Thiệu và Ðại úy Trần Thiện Khiêm gặp nhau ở Secteur Hưng Yên vào đầu thập niên 50. Quý vị không biết rằng sau này sẽ làm tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trưởng. Nếu bây giờ được sống lại tuổi hoa niên, ta sẽ làm lại từ đầu với bao nhiêu điều tốt đẹp hơn, cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Kể cả các hành động anh hùng lẫm liệt.

Và biết bao nhiêu tướng lãnh tư lệnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nay còn sống đều có chung một kỷ niệm đau thương.

Chiêm nghiệm lại, việc rút quân đau thương hoảng loạn tại Quân khu I và Quân khu II đã trở thành một thảm kịch ghê gớm như một bệnh dịch, như ngọn sóng thần, như cơn hồng thủy vượt qua mọi sức đề kháng của con người. Vào cái thời điểm đó, trong một sáng một chiều, chúng ta không phải là những chiến sĩ anh hùng mà đã trở thành những con người khác.

Không cần địch tấn công, các đơn vị cứ tan ra như một dung dịch hóa học được thử nghiệm.

Vì vậy các tư lệnh chiến trường của miền Cao nguyên, Hỏa tuyến, Duyên hải khi về được miền Nam thì đa số đều tìm đường di tản. Tư lệnh và Tư lệnh phó Quân đoàn. Các Tư lệnh Tổng trừ bị và các Sư đoàn. Tất cả hoàn toàn mất hết sức đề kháng kể cả Lục quân, Không quân, và Hải quân. Tất cả đều tin rằng Mỹ bỏ Việt Nam và mọi thứ coi như cáo chung. Không thể tiếp tục cuộc chiến.

Riêng mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh và khi cộng sản đi vòng qua phòng tuyến Sư đoàn 5 tại Lai Khê để tiến về Sài Gòn thì coi như một phần của miền Ðông vẫn bình yên.

Và chính ở các vùng đất hoàn toàn chưa nổi sóng đó đã sản xuất ra các vị lãnh đạo sẵn sàng vị quốc vong thân.

Trong suốt 55 ngày cuối cùng của miền Nam năm 75 đã có biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh và gồm cả quân nhân các cấp đã tự sát.

Một số đã tự vẫn tại mặt trận hoặc tại nhà. Có các trường hợp tự tử chết cả gia đình. Chúng tôi ghi nhận rằng có nhiều anh em binh sĩ đã tự tử tập thể bằng lựu đạn tại chiến trường. Sau đây là một số trường hợp điển hình thường được nhắc nhở trong các năm qua.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú: Sau cuộc rút quân tại Cao Nguyễn hỗn loạn trở thành thảm họa, tướng Phú, Tư Lệnh Quân Khu II đã uống thuốc độc tự tử tại Sài Gòn. Ðó là vào ngày 29 tháng 4-1975. Thân nhân đưa vào nhà thương Grall để cấp cứu nhưng không kịp. Ông đã qua đời tại đây.

Trung sĩ I Quân Cảnh Trần Minh: Thuộc Ðại Ðội I Quân Cảnh đảm trách khu vực cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10 giờ sáng 30 tháng 4-1975, sau khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, Trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ Tổng Tham Mưu.

Trung Tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia: Sau khi nghe tin đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975, Trung Tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia đã đến đứng chào tượng Thủy Quân Lục Chiến trước tòa nhà Quốc Hội ở Sài Gòn rồi rút súng tự sát. Báo chí ngoại quốc đã đăng hình của ông nằm ngay trước pho tượng. Hình chụp vào khoảng 12 giờ trưa 30 tháng 4-1975.

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ: Khoảng 1 giờ trưa 30 tháng 4-1975, khi nghe lệnh đầu hàng, ông đã họp các sĩ quan tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh tại Lai Khê. Sau khi dùng cơm với anh em, ông lui vào phòng riêng dùng súng lục tự vẫn. Vợ và 4 con nhỏ của ông di tản qua Hoa Kỳ ngày 28 tháng 4-1975 đến hai tháng sau mới biết tin.

Chuẩn tướng Trần Văn Hai: Chiều 30 tháng 4-1975 vị Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh đã uống thuốc độc tự tử tại căn cứ Ðồng Tâm – Mỹ Tho. Bà mẹ của tướng Hai đã đem xác con về chôn cất tại Nghĩa Trang Gò Vấp. Căn cứ Ðồng Tâm là nơi đặt bản doanh của Sư Ðoàn 7 Bộ Binh.

Thiếu tướng Lê Văn Hưng: Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4 đã dùng súng tự sát tại Cần Thơ tối ngày 30 tháng 4-1975. Lúc đó vợ và các con cũng có mặt cùng với các sĩ quan cận vệ thân tín. Tướng Hưng là vị tư lệnh nổi tiếng đã tử thủ tại trận An Lộc tỉnh Bình Long năm 1972.

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 đã dùng súng lục tự sát vào lúc 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5-1975. Ông là người đã sống một ngày dài nhất từ lúc Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975 cho đến sáng 1 tháng 5-1975.

Ngay sau khi có lệnh đầu hàng ông đã gặp các đại diện phía cộng sản hai lần khi họ vào Dinh Tư Lệnh tại Cần Thơ tiếp xúc nhưng cả hai lần đại diện phía cộng sản đều ra đi. Cũng trong chiều 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đi thăm Quân Y Viện Phan Thanh Giản lần cuối cùng. Ông cử Ðại Tá Thiên vào chức vụ Tỉnh Trưởng Cần Thơ thay cho người đã ra đi. Ông ra lệnh không được phá cầu Long An và chấm dứt giao tranh để bảo toàn tính mạng các binh sĩ và dân chúng.

Trước khi quay vào phòng tự vẫn, sĩ quan tùy viên kể lại tướng Nam đã thắp nhang trên bàn thờ Phật, thỉnh chuông rồi đứng lên lan can tòa lầu nhìn xuống thành phố Cần Thơ lúc đó vắng lặng. Lúc đó vào sáng sớm ngày 1 tháng 5-1975.

Vùng 4 chiến thuật gồm toàn thể miền Tây Nam Phần với 3 sư đoàn, Sư đoàn 21 (Bạc Liêu), Sư đoàn 9 (Sa Ðéc) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) cùng với 16 tiểu khu. Cho đến ngày 30 tháng 4-1975 miền Tây vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vị Tư Lệnh Quân Ðoàn vẫn liên lạc hàng ngày với các đơn vị gồm cả Hải Lục Không Quân thuộc Vùng 4. Toàn thể quân số chính quy và địa phương trên 200 ngàn quân đã tan hàng trong trật tự. Một số lớn hiện đã có mặt tại hải ngoại.

Nếu tướng Nguyễn Khoa Nam tiếp tục chiến đấu có thể sẽ nhiều trận đẫm máu kéo dài thêm từ 3 đến 6 tháng. Cộng sản với quân số 20 sư đoàn cùng với kho vũ khí của miền Nam để lại sẽ trở thành một lực lượng quân sự mãnh liệt nhất Ðông Nam Á.

Toàn thể miền Tây sẽ trở thành cuộc chiến đau thương nhất trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Dứt khoát là Hoa Kỳ và thế giới tiếp tục quay mặt đi. Bao nhiêu người kể cả quân và dân hai phía sẽ chết thêm cho cuộc chiến bi thảm này. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật. Vị tư lệnh vùng 4 đã theo gương tiền nhân Phan Thanh Giản dọn mình tự vẫn để chết thay cho hàng vạn sinh linh của sông Tiền sông Hậu vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

Trong buổi sáng cuối cùng 1 tháng 5-1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đứng trên lan can của Dinh Tư Lệnh cùng với hai sĩ quan tùy viên cấp úy. Con đường Phan Thanh Giản trước mắt trong buổi bình minh vắng lặng của thị xã Cần Thơ. Vị Tư lệnh vùng 4 trở thành cấp chỉ huy cuối cùng của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa đã đứng khóc. Nước mắt chan hòa làm hai sĩ quan tùy viên trung thành với ông thầy cũng khóc theo. Cái khung cảnh bi tráng tại Dinh Tư Lệnh vắng vẻ vào ngày đầu tháng 5-1975 của ba thầy trò Tư lệnh mới xúc động dường nào. Sau đó ông quay vào phòng tự sát bằng súng lục.

Hành động vừa can trường vừa nhân đạo của tướng Nguyễn Khoa Nam đã nêu cao gương trách nhiệm uy dũng đồng thời cũng đã cứu cho sinh mạng của dân chúng và binh sĩ tại miền Tây không bị chết đau thương hỗn loạn như đã diễn ra tại Quân Khu I và Quân Khu II.

Ngày 30 tháng 4-2005 ba mươi năm sau, trên bàn viết của tôi có một cái gạt tàn thuốc là bằng đồng vốn là đầu đạn đại bác được gò lại. Ðây là quà tặng của Pháo binh Quân đoàn 4 tặng cho vị Tư lệnh. Khi ông chết, Ðại úy Lê Quang Nghĩa thu dọn di vật đem về Sài Gòn. Ba mươi năm sau nhờ người đem tặng cho Viện Bảo Tàng tại San Jose.

Ðặt tay lên cái gạt tàn thuốc giá lạnh 30 năm không còn hơi ấm. Nghe như có tiếng chuông thỉnh Phật năm xưa. Cuộc chiến đã tàn từ lâu rồi mà sao lòng người vẫn còn lạnh giá.

* * *

Như đã ghi lại ở phần trên, khi chiến tranh chấm dứt, tại khắp nơi có nhiều anh hùng Việt Nam Cộng Hòa đã tự quyết định đời mình không chịu sa vào tay giặc. Tuy nhiên chúng tôi không thể ghi lại được đầy đủ.

Nhân ngày 30 tháng 4-2004 – 30 năm sau, xin thắp một nén hương lòng gửi về cho tất cả các anh hùng liệt sĩ.

Chúng ta còn sống đến ngày nay, hãy sống sao cho xứng đáng với những đồng đội đã chết vì 30 tháng 4.

Giao Chỉ – San Jose 2005

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.
Saigon trong cơn lốc
Vũ Ánh
[ram]http://www.hnclvd.com/nhac/viet/30-4namxua.wma[/ram]


.
Last edited by phu_de on Fri Apr 28, 2006 12:39 am, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Một bức hình lịch sử duy nhất về hình ảnh "Người tù cải tạo"

Đây là một bức hình duy nhất chụp được hình ảnh những người tù cải tạo. Bức hình này do một phóng viên trong đoàn báo chí quốc tế được phép thăm Trại Hàm Tân vào năm 1988 chụp khi Cộng Sản VN đã thoả thuận để chính phủ Hoa Kỳ tái định cư tù cải tạo tại Mỹ.

Mười sáu người trong hình có thể là trong một A (tiểu đội lao động) vừa tới giờ “thu dụng cụ” tức là hoàn tất một buổi lao động. Tay họ còn cầm cuốc xẻng, chổi tre là những vật “bất ly thân” của người tù. Đa số đều còn vóc dáng tương đối trong những bộ đồ khá lành lặn rất khác với thực tế, có lẽ vì thời gian 1988, tù cải tạo được CSVN mượn tay gia đình thân nhân tù cải tạo “vỗ béo” cho tù qua cacù chuyến thăm nuôi liên tục, trước khi cho báo chí quốc tế, cũng là các tờ báo thân Cộng, được gặp.

Chiến hữu cung cấp hình này cho chúng tôi là anh Nam Lộc. Anh Lộc cho biết hình từ cựu Đại Tá Lê Thương gửi cho anh. Chúng tôi cũng đã gặp cựu Đại Tá Lê Thương xin phép được phổ biến trên trang Cựu Chiến Binh/NV.

Trong hình là các cựu Tướng Lãnh trong đó có Tướng Lê Minh Đảo ( người đứng thứ tư từ trái, khuôn mặt hốc hác) và một số các cựu Đại Tá trong QLVNCH(không nhận ra được từng người)

Image

Báo người Việt

Post Reply