30/4 Đen

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

30/4 Đen

Post by linhgia »

Ý nghĩa của “Ngày tự do cho Việt Nam” là gì?


Lý Tuấn



Tháng 4 năm nay, năm 2005, là tháng nhiều sôi nổi nhất của tập thể người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, đánh dấu quá trình ba mươi năm đấu tranh vì dân chủ, tự do và quyền sống quyền làm người của người dân và đất nước Việt Nam. Đồng thời cũng nói lên sự quyết tâm thể hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam – đang bị tập đoàn đảng Việt gian cộng sản bán, dâng từng mảnh, từng vùng cho Tàu cộng.

Ba mươi năm vừa tròn. Ba mươi năm khởi đi từ con số không của từng cá nhân, từng gia đình để có được đời sống ngày hôm nay. Nhưng không vì thế mà tập thể tị nạn cộng sản này an phận để quên đi sự xâm lược và thống trị đất nước; quên đi những tội ác đối với dân tộc, của ngụy quyền cộng sản Ba-đình. Cuộc đấu tranh được tiếp nối và liên tục trong môi trường mới kể từ sau ngày 30-4-1975.

Sự hình thành các cộng đồng tị nạn cộng sản trên thế giới; sự kiên cường và trường kỳ đấu tranh của tập thể tị nạn cộng sản; những thắng lợi về Cờ Vàng; về Tượng đài Chiến sĩ… cộng thêm sức mạnh của đồng đô-la, là những áp lực cực kỳ nguy hiểm đe dọa sự thống trị đất nước Việt Nam của đảng Việt gian cộng sản. Chúng bắt đầu nhận ra đó là hình bóng nghĩa trang lịch sử nơi chôn vùi chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, đang lấp ló ở ngưỡng cửa Ba-đình.

*****
- Hồ chí Minh nói: “Phải giành chủ động trong bị động”.

- Phạm văn Đồng nói, đại khái: “Cần gì phải thành lập tổ chức cho tốn công mất thì giờ, cứ để chúng thành lập, rồi cài người vào để lèo lái chúng đi theo con đường của ta”.

Hai câu nói của hai tên Việt gian Hồ chí Minh và Phạm văn Đồng nêu trên luôn là kim chỉ nam của đảng Việt gian cộng sản.

Xin nêu lên một thí dụ: Hai đảng Dân chủ của ông Dương đức Hiền và Xã hội của ông Nguyễn Xiển là một điển hình. Bọn cộng sản đã đưa đảng viên của chúng vào nằm vùng để lãnh đạo hai “đảng bạn” này. Những tên cộng sản nằm vùng gồm: Cù huy Cận (đã chết), Nguyễn thành Lê, Nguyễn việt Nam, Hoàng minh Chính… ở đảng Dân chủ – ở đảng Xã hội, là: Hoàng minh Giám, Đỗ xuân Sảng v.v… (Nếu quí vị muốn biết thêm chi tiết, xin vui lòng đọc quyển “Sự tích con yêu râu xanh ở Việt Nam” của tác giả Việt Thường).

Đem so sánh hiện tại với những gì đã xảy ra trong quá khứ, ta có thể nhận ra là ngụy quyền Ba-đình đang múa lại ngón võ đã được xử dụng, những cái gọi là: nhà văn, nhà báo, chính trị gia; trí thức thành phần thứ ba; MTGPMN; chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam; đảng nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam v.v…, triền miên quậy phá, đánh phá miền Nam Việt Nam đưa đến thảm cảnh tháng 4/1975, thì ở hải ngoại ngày nay cũng đang trong tình huống đó.

Ném đá dấu tay là nghề của bọn Việt gian cộng sản, nên không ai thấy bất cứ tên cộng sản nào ló mặt ra tham dự vào cuộc đánh phá cộng đồng tị nạn. Chúng chỉ đứng sau lưng điều khiển những tay sai, tổ chức tay sai… mang danh tị nạn cộng sản thực hiện công tác này. Vì với danh nghĩa là “tị nạn”, bọn người tay sai này nắm vững tình hình sinh hoạt cộng đồng; biết từng cá nhân… và nhất là dễ dàng ru ngủ, lên án những người đấu tranh chỉ vì hận thù; là cực đoan, quá khích; hoặc bôi nhọ, vu khống, gây nghi ngờ lẫn nhau, làm sức mạnh của cuộc đấu tranh yếu đi v.v…; hoặc bào chữa, bảo vệ cho đồng bọn khi bị phát giác, vạch mặt. Một phương thức vô hiệu hóa tinh thần đấu tranh của những người thực lòng vì đất nước; cùng uyển chuyển quảng cáo, bôi son tô hồng Hồ chí Minh và tập đoàn Việt gian cộng sản Ba-đình.

Tình trạng hiện nay không giống như trước tháng 4/1975, những viên đạn văn chương hoa mỹ được dùng trên mặt trận tư tưởng văn hóa thay cho súng đạn thật, để lừa người tị nạn vào con đường đồng tình và đi đến tự nguyện đầu hàng mà không hay biết. Đó là sự khêu gợi lòng yêu nước, thương đồng bào đang nghèo đói, núp trong bóng cụm từ “vì dân giàu nước mạnh”, để đoàn kết, đại đoàn kết với đảng Việt gian cộng sản, để cùng chung giải quyết những khó khăn này; mà bước đầu, thông qua các tổ chức hoặc “đảng” của người tị nạn. Có nghĩa là, ngụy quyền Ba-đình dùng người “tị nạn dổm” để đánh người tị nạn thực, gom về một mối hay một bộ phận quan trọng nào đó của cộng đồng, đặt dưới sự quản trị của chúng, đồng nghĩa với sự củng cố cho việc thống trị Việt Nam lâu dài của đảng Việt gian cộng sản. Trong hiện tại, ngụy quyền Hà-nội đang cố giành lại thế chủ động sau bao thất bại.

Vì bị phản ứng cực mạnh, nên đảng Việt Tân đã phải tạm thời đổi ra “ngày tranh đấu cho tự do” với cuộc “diễn hành tự do” (freedom march) ở Hoa-thịnh-đốn vào ngày 30/4 năm nay, đã nói lên thái độ ngoan cố và coi thường tập thể tị nạn, chẳng qua đó chỉ là cách chịu đấm ăn xôi để thực hiện bước lùi trong nhất thời để giữ mục tiêu chính, “ngày tự do cho Việt Nam”, vì nó là đối tượng để “dẹp ngày quốc hận”.

Những diễn tiến này đã xảy ra như thế nào? Xin bắt đầu từ Măt trận quốc gia thống nhứt giải phóng Việt Nam.

Với danh xưng Mặt trận và phát động quần chúng ủng hộ kháng chiến, tổ chức này đã lừa người tị nạn để quyên góp tiền bạc quá nhiều…, nay trở thành cái thây ma khi kháng chiến giả bị phơi bày ra ánh sáng, giống như Hồ nằm ở Ba-đình nên không thể đánh ván bài lừa thêm nữa; tổ chức này cho cái thây ma “mặt trận” của họ ra nằm chơi xơi nước ngoài nghĩa địa. Hoặc, nó đã được ngụy quyền cộng sản Ba-đình sắp xếp đâu vào đó nên “mặt trận” phải bị tống táng giống như MTGPMN bị chôn sống năm 1976; để cho ra đời cái gọi là: Việt Nam canh tân cách mạng đảng hay Việt Tân, trước ngày đánh dấu quá trình cuộc đấu tranh ba mươi năm của người tị nạn cộng sản.

Đồng thời, tổ chức này với cò mồi đầy rẫy cùng nhiều hệ thống truyền thông, đã vội nhập cuộc với cái gọi là “ngày tự do cho Việt Nam”, một tiền đề đối nghịch 100% với ngày quốc hận, thì dù có bào chữa bằng lý luận “cao siêu” nào đi chăng nữa, người tị nạn cũng thừa hiểu hành động của Việt Tân là có ý định dập tắt ngày quốc hận của người tị nạn cộng sản. Nhìn xa hơn một chút, người tị nạn cũng hiểu là tổ chức này muốn biểu dương sức mạnh để quốc tế quan sát và coi như là tổ chức lãnh đạo của người tị nạn trong tương lai; nhất là ngụy quyền Ba-đình sẽ hài lòng là “đảng ở hải ngoại” đã làm được việc, có nghĩa là thi hành đúng lịch trình (?) đã đề ra. Thế nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi tổ chức này chạy đua để phát động cái “ngày tự do cho Việt Nam” thật ồn ào và rộng rãi cùng khắp.

Trong khi đó, ở trong nước, đảng Việt gian cộng sản cho tổ chức rầm rộ ngày xâm lược miền Nam bằng vũ trang thành công… với danh nghĩa là “giải phóng”, mà nó đồng nghĩa đem lại “tự do” cho nhân dân miền Nam và cả dân tộc Việt Nam.

Đây cũng là loại trò lừa đảo kiểu ngày 19/8/1945, chỉ vài tên cộng sản với lá cờ đỏ, chúng cướp mọi công lao kháng chiến chống Pháp giành độc lập của các đảng phái không cộng sản, các nhân sĩ… và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, thành công lao và lịch sử của chúng, đảng Việt gian cộng sản.

Trò cũ đang được ngụy quyền Ba-đình cố tái diễn qua vai trò của đảng Việt Tân vào năm 2005 này trên chính trường hải ngoại!

Người tị nạn cộng sản, dù có chậm hiểu, cũng thấy mọi tiến trình đang xảy ra, sao mà nó ăn khớp câu nói của các Cụ ta rằng: “Tuy hai mà một; tuy một mà hai”, và v.v…

Khi đề cập đến đảng Việt Tân, điều tốt hơn hết là nhìn vào những văn kiện của tổ chức này đã phổ biến, để tìm hiểu cốt lõi của vấn đề.

Đọc cương lĩnh và 10 phương hướng hành động của đảng Việt Tân thì có thể hiểu được tổ chức này sẽ làm gì trong hiện tại và tương lai. Xin nêu lên vài ý kiến về “phương hướng thứ nhất”, sự giải thích tiến trình “cải thiện dân sinh, phục hồi dân quyền” của tổ chức này.

Trong chương trình hoạt động, ở phương hướng thứ nhất, đảng Việt Tân lý giải nào là: chế độ độc tài là nguyên nhân chính… về dân quyền, dân sinh v.v…, rồi lập lờ với lý luận:

“Tuy nhiên, song song với nỗ lực chấm dứt độc tài nhu cầu cải thiện dân sinh, trong khi chế độ độc tài còn đang tồn tại, vẫn là một nhu cầu quan trọng.”(1)

Không thấy đảng Việt Tân cho biết cách chấm dứt độc tài và làm thế nào để cải thiện dân sinh cùng một lúc khi quyền lực, quyền sinh sát vẫn trong tay ngụy quyền cộng sản Ba-đình. Cách tranh đấu này không khác gì đem một vài món đồ phụ tùng mới thay cho các bộ phận của một chiếc xe rệu rã để nó chạy tốt hơn; là chấp nhận hòa giải hòa hợp chuẩn bị trước cho sự hòa nhập vào đảng Việt gian cộng sản để cùng “cải thiện dân sinh”.

Trước hết, cái khẩu hiệu “cải thiện dân sinh” của đảng Việt Tân, cho thấy sự đồng hành với khẩu hiệu “xóa đói, giảm nghèo” nằm trong các nghị quyết, và thường xuyên phổ biến trên các phương tiện truyền thông của đảng Việt gian cộng sản. Đây là phạm trù cần đặc biệt quan tâm vì nó biểu hiện hành động đầu tiên của tổ chức này. Nếu nghiệm kỹ thì sẽ phát giác cái không thành thực vì nó che dấu ý đồ “hòa nhập, hay đã được cầm chịch bởi đảng Việt gian cộng sản”.

Cách lý luận và hành động của đảng Việt Tân không thể mang tính thuyết phục. Bởi vì, trong các chế độ cộng sản, kể từ khi cái chủ nghĩa này thành hình và cướp được các chính quyền, là không có bất cứ loại đối lập nào trong chế độ của chúng. Nói cách khác, không tổ chức nào ngoài đảng được hoạt động; không một tiếng nói nào được cất lên nếu không có lợi cho chúng, dù là từ thiện.

Dù được diễn tả khéo léo, câu trích phía trên cho thấy tính chất vu vơ để tránh cái cốt lõi cần phải vạch ra, để chứng minh tội lội của ngụy quyền Ba-đình, tất cả chỉ được tóm gọn bằng hai từ “độc tài”.

Vì vậy, cách thức chống (cộng) rằng “chúng ta phải chấm dứt độc tài này” của đảng Việt Tân rất mơ hồ vì, trong suốt 10 phương hướng, hoàn toàn không có đối tượng khi mà, trên quả đất này, ở đâu cũng có độc tài. Thành ra, cái mơ hồ thành đối tượng là đề tài phỉnh lừa người tị nạn. Thế nên, cái gọi là “nhu cầu cải thiện dân sinh, vẫn là một nhu cầu quan trọng” chỉ là cách thay đổi ngôn từ để dễ dẫn dụ và đánh động tình cảm của người tị nạn cộng sản; và nó cũng là cái dù để đảng Việt Tân dùng để che mưa, che nắng mà thôi.

Nếu đảng Việt Tân tiếp tục nhân danh người tị nạn để “tranh đấu”, thì chuyện “đấu tranh” của tổ chức này chỉ mang hình thức cô đào cải lương già Bạch Tuyết được đảng cho ra hải ngoại diễn tuồng, ca hát giúp… vui, để lãnh chức, lãnh lương… mà ông chủ là ngụy quyền cộng sản Ba-đình.

Mục đích của tập đoàn ngụy quyền cộng sản Ba-đình là làm tập thể tị nạn cùng nắm tay “đảng Việt gian”, ở hải ngoại thì nắm tay đảng nào (?), chào mừng ngày “giải phóng miền Nam”, để nó thành “ngày tự do cho Việt Nam” đánh dấu cái “chiến thắng” 30/4; tức là: dẹp ngày quốc hận 30/4.

Nói cách khác, đó là chiến tranh tuyên vận lập lờ hướng dẫn người tị nạn chấp nhận cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam của Hồ và đảng Việt gian cộng sản bằng quân sự là đúng, là chính nghĩa; tức là, để chuẩn bị cho một ngày nào đó, ngụy quyền cộng sản Ba-đình tuyên bố: “Việt kiều sinh sống ở hải ngoại là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có đầy đủ bổn phận đóng thuế, học tập, tiếp đón và chào mừng các cấp lãnh đạo đảng đi công cán hoặc du hí ở hải ngoại” v.v…

Vậy, có phải vai trò của Việt Nam canh tân cách mạng đảng (đảng Việt Tân) là một hình thức của “đảng nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam” trên chính trường hải ngoại để mở đầu cho những chiến dịch khác?

Một vấn đề đặt ra đây là: Có nên tham dự? Ai sẽ tham dự?

Chắc chắn, người tị nạn cộng sản chân chính sẽ không tham dự!

Trong cương lĩnh và phương hướng thứ ba, đảng Việt Tân long trọng khẳng định: “… những đảng viên Việt Tân, trong điều kiện và hoàn cảnh của mình, sẵn sàng đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng, tổ chức đang chủ động tiến hành những chương trình kế hoạch cụ thể có lợi cho công cuộc đấu tranh chung.”

Xin thưa, đọc xong “long trọng khẳng định”, mới nhận ra rằng: Một anh chồng đưa cô vợ lên sân khấu và giới thiệu: “Thưa quí vị, đây là vợ tôi. Nếu bất cứ ai muốn làm chồng vợ tôi, tôi cũng đồng ý!”

Chỉ có Nông đức Mạnh là hồ hởi lấy người đàn bà (Việt tân) này làm vợ và đưa về Ba-đình để hú… hí!

Hoặc là, chính xác hơn, đảng Việt Tân muốn cho mọi người biết như sau: “Chúng tôi là ngựa đã được (đảng cấp trên) thuần hóa, đã đóng sẵn yên cương, ai cưỡi cũng được… (vì chúng tôi là thân ngựa nên không thể và cũng không có ý định cưỡi ai hết. Xin quí vị yên tâm cho chúng tôi nhập cuộc)”.

Tóm gọn lại:

Đó là ý nghĩa

“Ngày tự do cho Việt Nam”

của đảng Việt Tân.

*****



Một câu hỏi khác xin đặt ra đây… là tại sao? Cái nguyên nhân là, tại vì:

Cuộc đấu tranh ba mươi năm của người tị nạn, không khác gì ngồi trên thuyền lênh đênh trên biển suốt ba mươi ngày. Tháng 4 năm 2005 này, bến bờ tự do đã hiện ra ở cuối chân trời; đến được bến bờ sớm hay chậm là tùy thuộc vào con thuyền có giữ vững được hướng đi của mình hay không!

Ngày 10/4/2005

Guest

Re: 30/4 Đen

Post by Guest »

THÁNG TƯ ĐEN, XIN THẮP NÉN HƯƠNG
TƯỞNG NIỆM NHỮNG VỊ ANH HÙNG
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.





NGUYỄN KHOA NAM



Đức độ tài năng đã rõ ràng

Báo đền nợ nước, NGUYỄN KHOA NAM

Nuí sông bức tử vào tay giặc

Thà chết vinh danh, chẳng nhục hàng!



LÊ VĂN HƯNG



Anh hùng An Lộc đã danh vang

Chấp nhận làm sao được lệnh hàng

Vì nước, tướng hùng, lòng tiết khí

Chọn đường oanh liệt, chết vinh quang

TRẦN VĂN HAI



Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh

Yêu dân, yêu lính trước yêu mình

Quê hương bức tử vào tay giặc

Thà chết cho tròn cái chết vinh!



LÊ NGUYÊN VỸ



Bình Long anh dũng góp tài năng

Làm tướng như Ông, mấy kẻ bằng

Quốc sĩ đầu hàng sao được giặc

Sân cờ Tư Lệnh, ánh sao băng!!!



HỒ NGỌC CẨN



Quyết chiến cùng dân giữ tỉnh nhà

Trả thù, giặc Cộng bắt ông ra

Cần Thơ bịt mắt đem hành quyết

"Cứ giết nhưng đừng bịt mắt ta

"Để ta nhìn nước, dân lần cuối "

Anh hùng muôn thuở sử hùng ca!



Ngô Minh Hằng

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: 30/4 Đen

Post by linhgia »

VIẾT CHO NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ ĐEN


-1-

Đối với người Việt Tị Nạn chúng ta ở hải ngoại và ngay cả không ít đồng bào ở trong nước, ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đau buồn, đen tối nhất của lịch sử, ngày Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miến Nam, đặt ách thống trị độc tài lên cả nước. Người Cộng Sản gọi ngày đó là ngày Giải Phóng Miền Nam. Đồng bào miền Nam gọi ngày đó là Ngày Quốc Hận. Hàng trăm ngàn quân cán chính các cấp của Việt Nam Cộng Hòa bị tập trung cải tạo lao động cơ cực. Nhiều người đã chết trong nhà tù Cộng Sản vì đòn thù, vì phải lao động cực nhọc, vì thiếu thốn lương thực và vì đau ốm thiếu thuốc men. Vợ con của họ ở ngoài bị Cộng Sản đuổi ra khỏi thành phố, phải đi các vùng kinh tế mới xa xôi nơi rừng núi hoang vu. Bao gia đình tan nát. Bao người trở nên trắng tay sau những đợt đổi tiền, sau những đợt đánh tư sản, cải tạo thương nghiệp. Dân chúng bất mãn với chế độ độc tài. Phong trào vượt biên bùng lên. Người dân lũ lượt bỏ nước ra đi, đường bộ hoặc đường biển, bất kể sống chết, gian nan nguy hiểm. Hàng trăm ngàn người dân vô tội đã chết trên đường vượt biên vì bị phục kích, bị mìn bẫy, bị đắm tầu hoặc bị nạn hải tặc trên biển.


Là người Việt tị nạn phải sống xa quê hương, chúng ta luôn mong mỏi một ngày tươi sáng sớm đến với quê hương và dân tộc đang bị đọa đày, lầm than dưới ách cai trị độc tài tham nhũng của tập đoàn Cộng Sản. Ngoại trừ những tên nằm vùng, những kẻ đón gió, trở cờ, lòn trôn, ôm chân kẻ thù, đốn mạt, mất lương tri, mong thủ lợi cá nhân. Chúng ta, tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình, ai mà chẳng thao thức muốn đóng góp phần mình vào công cuộc dân chủ hóa đất nước, giải phóng quê hương thoát nạn Cộng Sản độc tài tham nhũng.


Thử hỏi người Việt tị nạn yêu nước có thể làm được gì, đóng góp gì vào sự nghiệp đấu tranh vì tự do, dân chủ, phúc lợi chung của dân tộc? Chừng nào trong thâm tâm chúng ta còn nghĩ rằng chúng ta hoạt động đấu tranh trình diễn ở hải ngoại để mong được các thế lực ngoại bang Nga, Tàu, Mỹ, Tây… trải thảm đỏ, vênh vang áo gấm về nước lập chính phủ hoặc khúm núm gãi cổ gãi tai xin bạo quyền ban cho một vài ghế trong cái Quốc Hội bù nhìn, chừng đó chúng ta chỉ là những tên tay sai múa rối trên chính trường để tiếp tục xô đẩy đất nước xuống vực thẳm đen tối. Chừng nào chúng ta còn nhẹ dạ chạy theo những chính khách sa-lông, những tên nằm vùng hô hào chiêu bài hòa giải hòa hợp, Quốc Cộng đề huề, treo chung hai lá cờ đỏ và cờ vàng, kêu gọi đồng hương chấp nhận sống chung làm ăn buôn bán với Cộng Sản ở hải ngoại để mong được bạo quyền cho về nước tham gia thành phần đối lập cuội, cam tâm làm tay sai cho kẻ thù của dân tộc… chừng đó chúng ta lại học thêm một bài học chua cay, và vô tình giúp cho bạo quyền Cộng Sản tiếp tục sự nghiệp bán nước, bán tài nguyên quốc gia, bán đến cả người phụ nữ, trẻ em Việt vào các ổ điếm làm nô lệ tình dục cho ngoại nhân, không còn hy vọng có ngày về đoàn tụ với bà con thân nhân, chòm xóm…


Những đảng phái theo cơ hội chủ nghĩa, thành lập ở hải ngoại, chưa hề có quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài ở trong nước, như đảng Việt Tân, Kháng Chiến Bịp Hoàng Cơ Minh hoặc như Đảng Dân Tộc của nhóm Chánh Bịp… kèn chống om sòm, mần tuồng ái quốc bịp bợm kiếm ăn, lợi dụng lòng yêu nước của người đồng hương tị nạn khốn khổ, nhẹ dạ cả tin… chỉ là những băng đảng maphia không hơn không kém, hoàn toàn xa lạ với đồng bào trong nước. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ trong những tháng vừa qua, các băng đảng này đua nhau đánh trống thổi kèn, dựa dẫm thanh thế cộng đồng, phô trương lực lượng… mong được người Mỹ để mắt tới, tín nhiệm đồng thời cũng mong được cơ hội vinh thân phì gia, áo gấm về làng, mong được bạo quyền Cộng Sản kêu về nước cho làm tay sai, ban cho vài ba cái ghế ngồi chơi xơi nước, làm kiểng trang hoàng cho chế độ phi nhân…

- 2 –


Bởi vậy, chúng ta không lấy làm lạ, ngay ở Thủ Đô Tị Nạn Little Saigon hoặc San Jose, thủ phủ chính trị của người Việt Tị Nạn, có những cửa tiệm ngang nhiên công khai bày bán sách báo, CD, DVD, văn hóa phẩm tuyên truyền của Việt Cộng ở trong nước gởi ra. Bạo quyền CSVN có tay sai nằm vùng điều hành Đài Phát Thanh, Đài Truyền Hình, Nhật Báo Việt Ngữ… tuyên truyền cho chúng ngay trước mũi người Việt tị nạn ở các đô thị có đông người Việt tị nạn cư ngụ. Chúng ta quá thờ ơ, không rút tỉa được những bài học lịch sử máu lệ đau thương, những kinh nghiệm hòa hợp hòa giải bịp bợm của Cộng Sản và tay sai trong quá khứ. Chúng ta không thận trọng khi sử dụng lá phiếu nên mới xẩy ra những cảnh cười ra nước mắt khi người nghị viên thành phố Mỹ gốc Việt do chính chúng ta bầu lên, ngang nhiên ra phi trường Los Angeles đón tiếp phái đoàn bạo quyền CSVN, tháp tùng và hướng dẫn chúng đi tham quan Little Saigon, rồi sau đó thậm thụt về nước bắt tay làm ăn với Cộng Sản. Đã có ai làm thống kê ở hải ngoại ngày nay, xem có bao nhiêu tờ báo Việt ngữ thân Cộng? Có bao nhiêu nhà văn, nhà thơ… sống trong Cộng Đồng Tị Nạn ở hải ngoại, thường thậm thụt về nước hợp tác làm tay sai cho Hội Nhà Văn CSVN, có tác phẩm được chúng cho ấn hành ở trong nước? Có bao nhiêu ca sĩ, nhạc sĩ trước đây được đồng bào tị nạn ái mộ mà nay thường thậm thụt về nước trình diễn ca nhạc Cộng Sản? Có bao nhiêu chính khách sa-lông ở hải ngoại đã thậm thụt về thăm quê hương? Đâu phải chỉ có một Nguyễn Kim Huờn, một Nguyễn Hữu Chánh thậm thụt về thăm quê hương; chúng đã phải làm gì để được bạo quyền CSVN cấp giấy cho phép chúng nhập cảnh? Đâu có dễ dàng qua ải? Việt Nam dưới bàn tay kiểm soát của bạo quyền CS đâu có phải là cái chợ trời để cho các chính khách sa-lông chống Cộng, bịp bợm trong cộng đồng người Việt muốn về là về, muốn đi là đi, dễ dàng như ngày xưa chúng nó đi mua dâm tại các ổ điếm ở Ngã Ba Chú Ía, Ngã Năm Chuồng Chó, Vườn Lài hoặc Xóm Mới, Gò Vấp, An Nhơn, Cầu Hàng…


Có ai làm thống kê để phân loại xem ở hải ngoại hiện nay có bao nhiêu ngôi chùa Quốc Doanh? Bao nhiêu Nhà Thờ Quốc Doanh hoạt động trong đường dây kiểm soát của Việt Cộng? Những ông linh mục nào, những ông thượng tọa nào ngang nhiên thường xuyên tổ chức những chuyến du lịch về thăm quê hương Xã Hội Chủ Nghĩa cho các đoàn con chiên bổn đạo hoặc cho thiện nam tín nữ phật tử mà không phải móc nối làm ăn với bạo quyền?

- 3 –


Người Mỹ hoạt động cho quyền lợi tối thượng của nước Mỹ. Đừng thấy người Mỹ muốn nuôi dưỡng Cộng Sản Việt Nam làm tay sai cho họ để chống bá quyền Trung Quốc ở Đông Nam Á, phục vụ cho sự an nguy của nước Mỹ mà người Việt tị nạn chúng ta nản lòng, quay ngoắt 180 độ, vội vàng gãi cổ gãi tai xin về hợp tác hòa hợp hòa giải làm ăn với bạo quyền CSVN. Người Việt tị nạn chân chính muốn đấu tranh giải thể chế độ Cộng Sản, muốn dân chủ hóa đất nước, muốn giải phóng quê hương thoát nạn độc tài tham nhũng, dứt khoát không a dua chạy theo băng đảng Việt Tân hoặc băng đảng Dân Tộc của Chú Chánh Bịp, qua mặt quan thầy về móc nối với CSVN để xin job canh tân hiện đại hóa đất nước, cam tâm làm tay sai giúp cho bạo quyền CS tồn tại và vững mạnh qua cơn sóng gió. Người Việt tị nạn đấu tranh cũng không nên quá đa nghi và thờ ơ với các chiến sĩ Dân Chủ, các chiến sĩ Nhân Quyền đòi Tự Do Tín Ngưỡng, đang đấu tranh trực diện với bạo quyền ở trong nước. Nếu không có các chiến sĩ Dân Chủ ở trong nước, xuất thân từ ngay trong hàng ngũ đảng viên tiến bộ của Đảng CSVN, ý thức được cơ nguy của đất nước, dám từ bỏ những địa vị và quyền lợi trước mắt để đứng lên, nói tiếng nói của lương tri, chống tập đoàn cai trị thối nát tham nhũng, bán nước thì thế lực nào có thể làm lung lay nổi được cái bộ máy cai trị độc tài ấy? Họ là những chiến sĩ tiền phong, biểu hiện những cánh chim én đầu tiên, báo hiệu một mùa Xuân tươi đẹp sẽ phải đến trên quê hương Việt Nam thân yêu, không còn bóng dáng những tên tư bản Đỏ hút máu mủ nhân dân, chuyển tiền ra Ngân Hàng quốc ngoại cho thân nhân của chúng ở nước ngoài. Tiếng nói của các chiến sĩ Dân Chủ trong nước là tiếng chuông đánh động lòng căm thù, phẫn nộ trong lòng người dân thấp cổ bé miệng đang phải sống trong cảnh lầm than cơ cực trước nạn tham nhũng bóc lột tra('ng trợn của bạo quyền CS. Thôi thúc toàn dân thức tỉnh, tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh đòi cơm áo, đòi tự do, đòi công bằng và đòi được sống một đời sống dân chủ, sống xứng đáng với nhân phẩm của một người dân.

Người Cộng Sản nói trời nói biển, nói một đường làm một nẻo. Nhưng ta không thể phủ nhận được giá trị thực tiễn của câu mà người Cộng Sản thường nói sau đây: "Ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh!". Hễ xã hội càng có nhiều mâu thuẫn bất công, hễ bộ máy thống trị càng tham nhũng thối nát, càng tiến nhanh, tiến gần đến ngày suy sụp.


Hãy nhìn thực tế lịch sử những biến động chính trị ở Đông Âu đưa đến sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thì rõ. Không có một đạo quân giải phóng nào ở nước ngoài đổ bộ hoặc nhẩy dù vào giải phóng ách nô lệ cho chính những người thợ, người nông dân Ba Lan hơn là chính bản thân của những người thơ, người dân Ba Lan, khởi xướng bởi Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Người dân Tây Bá Linh cũng không thể giải phóng được cho người dân Đông Bá Linh nếu chính những người dân Đông Bá Linh không đứng lên đấu tranh tự cứu mình ba(`ng những nhát búa đập thẳng, đập mạnh, đập tan bức Tường Ô Nhục. Nếu toàn dân Nga không đồng lòng đứng lên đòi tự do dân chủ thì hỏi ai có thể lập đổ được bộ máy cai trị sắt máu của tập đoàn thống trị đế quốc Đỏ, ngự trị trong Điện Cẩm Linh? Nếu đồng bào Việt Nam ta đang phải sống dưới ách cai trị độc tài tham nhũng bán nước hại dân không đồng lòng đứng lên lật đổ bạo quyền thì đến đời con đời cháu cũng chưa được hưởng ánh sáng tự do dân chủ, còn lâu mới có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Tự do, dân chủ không phải là một tặng phẩm từ trên trời rớt xuống, phải đổi bằng xương bằng máu, phải gian nan đấu tranh không ngại lao tù khổ ải mới có thể có được.


Người Việt tị nạn ở hải ngoại muốn đấu tranh hữu hiệu cho quê hương và dân tộc sớm thoát nạn độc tài, không thể không sát cánh yểm trợ bền bỉ trên mọi phương diện, từ tinh thần đến vật chất, tiếp tay với các chiến sĩ Dân Chủ tiền phong và đồng bào quốc nội.


Ngày nay, được sống yên ổn ở hải ngoại, có khi nào rảnh rỗi, ta tự hỏi lòng ta rằng ta đã làm được gì, đóng góp được gì cụ thể cho quê hương và dân tộc sớm được hưởng ánh sáng tự do, dân chủ. Hay ta ích kỷ, chỉ biết bo bo sống cho cái bản thân hào nhoáng bề ngoài, và đôi khi vô tình hoặc cả nể chạy theo những ba(ng đảng maphia, kháng chiến ma, đấu tranh cuội, tiếp tay với bọn nằm vùng của Cộng Sản, làm cản trở, khó khăn thêm cho công cuộc đấu tranh chung của dân tộc chống tập đoàn độc tài tham nhũng buôn dân bán nước.


Đã 30 năm rồi nhỉ. Thời gian lặng lẽ trôi qua, một đi không trở lại, như những đám tang lặng lẽ đi vào nghĩa địa. Bao nhiêu ly tán! Bao nhiêu bằng hữu đã ra người thiên cổ! Lại chợt nhớ tới câu thơ của Nữ Sĩ Tâm Huyền viết về Ngày Quốc Hận cách đây đã gần chục, nhẩm đọc mà không khỏi ngậm ngùi chua xót:



Tháng Tư… đếm đến lần hăm mốt

Tức nước mà sao chẳng vỡ bờ!!!???


Hồ Công Tâm [21.3.2005]

Guest

Re: 30/4 Đen

Post by Guest »

Xin mời quí vị nghe nhac Tháng 4 Đen


Image

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: 30/4 Đen

Post by linhgia »

Nghe Tháng 4 Ngậm Ngùi tại đây

Nhạc và lời : Anh Thụy
Hòa âm: Nguyễn Song


[ram]http://linhgia.tripod.com/cgi-bin/thang_4_ngam_ngui.mp3[/ram]



Giang già

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: 30/4 Đen

Post by linhgia »

BÀI THƠ

VIẾT RIÊNG CHO NGÀY QUỐC HẬN



(Thương mến về Quê Hương và Đồng Bào Việt Nam,

riêng tặng tuổi trẻ trong và ngoài nước. )



Ba Mươi Tháng Tư: Độc tài cướp nước

Ba Mươi Tháng Tư: Dân tộc đau buồn

Ba Mươi Tháng Tư: Máu đỏ quê hương

Mà ai bảo "Ngày Tự Do"? Lạ nhỉ!!!



Ngày Tự Do ư??? Hỡi đâu, công lý???

Ngày Tự Do ư??? Tráo trở ngôn từ!!!

Ngày Tự Do sao bốn cõi âm u?

Sao rúng động, bàng hoàng người thế giới???



Ngày Tự Do sao có bày lang sói

Đêm đến nhà gõ cửa, bắt dân đi ?

Sao có giết ngươì ác độc tinh vi

Như học tập, như khoan hồng, cải tạo???



Ngày Tự Do sao dối lừa, gian xảo

Súng đã buông, người vẫn trả thù người!

Cũi sắt thê lương lạnh tiếng ma cười

Bao cái chết trong oan khiên, sầu muộn!!



Ngày Tự Do sao đất, nhà, vườn, ruộng

Của dân đen, ai cướp rất vô tình!

Sao triệu con người đẵn gỗ, đào kinh

Không khác cảnh xa xưa: thời nô lệ!



Ngày Tự Do sao người lìa quê mẹ

Tan tác anh em, chia biệt vợ chồng?

Bất chấp sóng cuồng, hải tặc, biển Đông

Để tìm nghĩa nhân quyền vùng đất lạ!



Ngày Tư Do sao tình đời nghiệt ngã

Người nhìn người e ngại, dối lừa nhau!

Bức vách có tai, điên đảo, cơ cầu

Tên tuổi sổ đen, chuyên hồng, báo cáo



Ngày Tự Do sao độc tài chỉ đạo

Dân chẳng có quyền cay đắng, than van?

Nuốt lệ căm hờn, mộng vỡ, mơ tan

Thương xã hội đang tận cùng băng hoại!!!



Ngày Tự Do sao muôn lòng tê tái?

Đắng miệng khoai sùng, gạo mốc, bo bo

Sách giáo khoa sao rèn luyện học trò

Những thù hận, những dối gian lịch sử !?



Biển Việt Nam xanh tóc dài thiếu nữ

Bản Giốc, Nam Quan, sao cắt dâng Tàu???

Cuí mặt, cong lưng ai, kiếp chư hầu

Mà lừa mị: Đây, tự do, tự chủ!!!



Ba mươi năm với tham tàn dã thú

Ai thành tên tư bản đỏ sang giàu???

Ai muốn tiền tài, ngô i vị dài lâu

Dùng nghị quyết làm đấu tranh suy nhược?



Ba Mươi Tháng Tư: Tự Do đất nước

Sao triền miên dân tù ngục tội tình???

Ra điêu ngoa, miệng lưỡi giống hồ tinh!

Không!!! ngày đó, với ta: NGÀY QUỐC HẬN!!!



Tuổi trẻ Việt Nam! Hỡi giòng bất khuất!

Nào, đứng lên, vì dân tộc, sơn hà!!

Độc ác lụn tàn, chính nghĩa khai hoa

Mau, hãy dựng một MUÀ XUÂN HUYỀN DIỆU!!!



Ngô Minh Hằng

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Re: 30/4 Đen

Post by Toan_Paris »

linhgia wrote:Nghe Tháng 4 Ngậm Ngùi tại đây

Nhạc và lời : Anh Thụy
Hòa âm: Nguyễn Song


[ram]http://linhgia.tripod.com/cgi-bin/thang_4_ngam_ngui.mp3[/ram]



Giang già
Chào Anh Linhgia:

Bản nhạc này tôi nghe được, nhưng bên quán gà vẫn không nghe được.
cám ơn anh.
Chúc anh cuối tuần vui vẻ.
thân mến,
Toàn Paris

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: 30/4 Đen

Post by linhgia »

Nắm Lấy Thời Cơ:
Khẳng Định Tinh Thần Bất Khuất
Của
Dân Tộc Việt Nam



Nguyễn Diệp Phong

Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận thứ 30 nầy ở vào thời điểm mà CSViệt Nam yếu hơn bao giờ trước xu thế thời đại đặc biệt là áp lực nặng nề của Hoa Kỳ, của Liên Hiệp Âu Châu, của sự lớn mạnh của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại (CĐ) cùng sự trổi dậy của phong trào đấu tranh trong nước. Bên cạnh đó là tình trạng xâu xé nội bộ của CSViệt Nam.

Thế nhưng theo cách hành sử của chính quyền thì rõ ràng bản chất ngoan cố gian manh của tập đoàn cầm quyền CSViệt Nam không thay đổi chút nào. Do đó mọi cố gắng để gia tăng áp lực lên chế độ ở thời điểm nầy là vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua, nhất là áp lực từ khả năng của chính mình. Chỉ có áp lực tự chính mình mới mong giải quyết dứt khoác đại hoạ CS được.

Gần đây tổng thống Bush, khi nói về chủ trương Tự Do Thế Giới ông phát biểu "nơi nào có áp bức, có độc tài, các bạn đứng lên, nhân dân Hoa Kỳ sẽ đứng bên các bạn."

Trong bối cảnh nầy, Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận là thời cơ ngàn vàng chúng ta phải nắm lấy, thực hiện một áp lực lên CSViệt Nam đồng thời nhắc nhở cho thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ là: nhân dân Việt Nam có truyền thống bất khuất, đã đứng lên chống áp bức, độc tài CS từ hơn nửa thế kỷ nay. Nổi bật nhất là từ biến cố 75, mặc dầu bị thế giới quay lưng, bỏ rơi, tưởng rằng đã bị tiêu diệt dưới chủ trương bạo tàn của CS. Nhưng dân tộc Việt Nam ròng rã suốt 30 năm vẫn kiên cường đấu tranh vô cùng gian khổ, hằng triệu người trốn thoát ra hải ngoại và hình thành CĐ lớn mạnh như hôm nay.

Để khẳng định thực tế nầy, nhân đặc điểm Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận năm nay, với khả năng mình, chúng ta có thể làm gì?

Chúng ta quyết tâm phát động chiến dịch kêu gọi Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại thực hiện THÁNG TƯ ĐEN bớt đi về Việt Nam càng nhiều càng tốt đặc biệt huỷ bỏ tất cả những chuyến đi ngày 30 tháng tư.

Đúng ngày nầy sẽ không có người Việt Nam tỵ nạn nào trên những chuyến bay về Việt Nam, ngoại trừ cán bộ CS và tay sai.

Chiến dịch nầy rất khả thi vì rất nhẹ nhàng, lại vô cùng quan trọng ở thời điểm nầy, những đồng hương nào còn có lòng với quê hương là hưởng ứng dễ dàng.

Để thực hiện xin mạo muội có ý kiến là tạo chiến dịch có tính cách tự phát từ ý thức của quần chúng như biến cố Trần Trường, với những gợi ý sau đây:

* Mỗi chúng ta hãy tự nguyện cố gắng vận động kêu gọi bạn bè người thân hưởng ứng.
* Đặc biệt là các đồng hương tín đồ các tôn giáo. Không còn nghi ngờ gì nữa bản chất CS là chối bỏ tôn giáo và dân tộc. Các vị lãnh đạo tôn giáo bị đàn áp trù dập nặng nề triền miên suốt 30 năm nay kể từ ngày gọi là Giải Phóng không có một ngày tự do. Những cuộc biểu tình, tập họp thắp nến, viết thỉnh nguyện thư, hiện nay không còn tác dụng nhiều. Đây là thời cơ mà nếu chiến dịch có kết quả tốt sẽ tác dụng lớn lao hơn nhiều. Các ban chấp hành giáo hội hải ngoại, các tổ chức Nhân quyền Việt Nam rất nên tích cực yểm trợ.

* Đặc biệt năm nầy ở Thủ Đô Tỵ Nạn có sự nở rộ về tổ chức Quốc Hận. Hình như có ít nhất 4, 5 Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận. Xin góp ý, ngoài sinh hoạt chính của tổ chức, đoàn thể mình cần thực hiện tiết mục kêu gọi đồng hương hưởng ứng chiến dịch nầy. Nên nhớ tháng tư nầy là mùa liên hoan ăn mừng chiến thắng của Việt Cộng trong nước. Những cuộc du lịch vui chơi về Việt Nam dù muốn dù không, cũng là đóng góp với sự liên hoan với Việt Cộng.
* Tôn Nữ Thị Ninh, phó chủ tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Quốc Hội CSViệt Nam, đã phát biểu một cách tự tin rằng "Rồi đây với phương tiện sẵn có dồi dào Uỷ Ban sẽ mua đứt tất cả truyền thông báo chí Hải Ngoại và đánh gục những thằng chống cộng hăng nhất." Đây cũng là cơ hội cho các cơ quan truyền thông báo chí còn chống cộng chứng tỏ cho công luận thấy bà nầy nói phét, bằng cách yểm trợ phát động chiến dịch nầy vậy.

Kính thưa quý vị đồng hương tỵ nạn, thực hiện chiến dịch nầy có thể gây trở ngại hay thiệt hại cho một số đồng hương, nhưng thiết nghĩ đây là một hy sinh cho đại cuộc. Trước đây khi chúng ta quyết tâm liều mạng sống ra đi, việc giải trừ chế độ là một công cuộc đội đá vá trời, chỉ có trong giấc mơ. Thế nhưng hôm nay nhờ Hồn Thiêng Sông Núi, khả năng của CĐ, năm vừa rồi đã đưa vào trong nước khoảng 3,5 tỷ mỹ kim, nguồn ngoại tệ nuôi sống chế độ. Điều đáng lưu ý là phần lớn lại phát xuất từ du lịch, đi chơi. Chỉ cần mỗi chúng ta có chút quan tâm tự chế những vui chơi nầy là tạo sự cấm vận rất đáng kể. Trong lúc vô cùng khó khăn mưu tìm sự cấm vận ở người ngoài, vì quyền lợi của họ vẫn trên hết.

Hồi tưởng lại tâm tư mìmh lúc ra đi, nhất là so với những hy sinh hiện nay của những người đang đấu tranh vô cùng gian khổ trong nước đặc biệt là các vị lãnh đạo tôn giáo thì sự hy sinh nầy không thấm vào đâu vậy.

Chiến dịch nầy chắc chắn sẽ tạo khích lệ lớn lao cho phong trào đấu tranh đang lên mạnh mẽ trong nước, và biết đâu sẽ có những hưởng ứng ngoạn mục. Đồng thời nó nói lên quyết tâm của chúng ta với chế độ và với thế giới. Qua đó vận động sự yểm trợ sẽ hiệu quả hơn. Tự giúp mình rồi người giúp mình vậy.

Nếu được sự hưởng ứng tốt, ngày 30 tháng 4 sẽ có những chuyến bay vào Việt Nam bị huỷ, có tiếng vang quốc tế, CS không thể coi thường.

Chúng ta không đánh giá thấp tinh thần của đa số quần chúng CĐ, một quần chúng đã làm nên biến cố Trần Trường không ai ngờ, đã làm nên phong trào dựng lại ngọn cờ vàng trên 88 thành phố, cũng không ai ngờ và rõ ràng đang làm sống lại dân tộc Việt Nam.

Vậy hãy mạnh dạn kêu gọi đồng hương thực hiện:

NGÀY QUỐC HẬN THỨ 30 KHÔNG NGƯỜI TỴ NẠN VN NÀO VỀ.

Những ai vận động huỷ được một vài chỗ trên những chuyến bay ở thời điểm nầy là một đóng góp không nhỏ vậy.

Quận Cam, ngày 4 tháng 4 năm 2005
NGUYỄN DIỆP PHONG

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.

AZN: Truyền Hình Đặc Biệt Tưởng Niệm 30 Năm Ngày 30-4

Image
Ông Steve Smith.


Các chương trình truyền hình đặc biệt về 30 năm kết thúc Cuộc Chiến Việt Nam sẽ tràn ngập nhiều làn sóng Hoa Kỳ trong tuần lễ này, bởi vì dấu mốc 30-4-1975 cũng là thời điểm Miền Nam thất thủ trứơc làn sóng CS phía Bắc tràn vào và cũng là khởi đầu khai sinh cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên đất nứơc Hoa Kỳ.

Trong các chương trình truyền hình đó, đài AZN Television / International Networks sẽ có nhiều chương trình đặc biệt, độc đáo, cảm động hơn các băng tần khác. Đó là lời ông Steve Smith, giám đốc quản trị AZN, giải thích với Việt Báo.

Ông giải thích rằng AZN Television là một mạng lưới cho người Mỹ gốc Á Châu. Đài này nguyên khởi là tên mới và là một đổi mới của truyền hình International Channel Network (Hệ Thống Truyền Hình ICN) -- đài Cable TV chiếu liên tục 24/24 trên làn sóng 66 với nhiều chương trình riêng cho các sắc tộc thiểu số Á Châu qua nhiều tiết mục tin tức, ca nhạc, phim ảnh, giải trí, văn hóa, nghệ thuật... Và từ đối tượng là khán giả quốc tế tòan cầu nay biến sang khán giả gốc Á thôi, đài đã có nhiều chương trình làm riêng cho thị trường Mỹ gốc Á, với một căn cước độc đáo, mà ông Smith chịu trách nhiệm toàn bộ. Nếu bạn để ý cách phát âm nhóm chữ viết tắt AZN (ê-zi-ên) thì sẽ thấy rất gần với cách phát âm chữ "Asian" (thuộc về Á Châu) - đó cũng là căn cước của đài vậy.

Chương trình tưởng niệm 30 năm tàn cuộc chiến VN và đón sinh nhật 30 năm cộng đồng gốc Việt trên AZN sẽ là "Phản Aûnh Của 30 Năm" vào ngày 30-4 năm nay.

Được hỏi rằng với tư cách Giám Đốc Điều Hành một băng tần truyền hình tòan quốc như thế, ông có ứơc mơi đưa AZN/TV vào Sài Gòn hay không, ông Smith nói đó là ước mơ lớn của ông, nhưng chưa phải lúc, chỉ vì thị trường VN còn bị nhiều hạn chế và cũng vì các băng tần cable chưa đủ hạ tầng cấu trúc để mở rộng thêm, cho dù có được vào.

Tuy nhiên, ông Smith nói, một cách tổng quát thì ông ủng hộ tự do mậu dịch, "Thách thức chỉ là tìm một cách để giúp đỡ dân VN trong khi tạo điều kiện cho chính phủ hiện nay cải tổ. Tự do mậu dịch thường thúc đẩy dòng chảy tự do về người, hàng hóa, ý tưởng, và như thế sẽ dẫn tới cở mở hơn và minh bạch hơn… Trong ý kiến của tôi, với giúp đỡ của cựu Tổng Thống Clinton thúc đẩy tự do mậu dịch hòan tất và ký xong vào năm 2000 đã thiết lập một quan hệ thân hơn với chính phủ CSVN để hàn gắn vết thương cũ và để tăng điều kiện cho các quyền tự do nhiều hơn…."

Thực tế ngoài đời, ông Steve Smith không trầm trọng hóa kiểu triết lý chính trị như thế. Trứơc hết, ông là một nghệ sĩ. Ông nói chương trình đặc biệt của tuần lễ này còn là để gây hiểu biết, tạo cảm thông giữa các dân tộc gốc Á, để các cộng đồng ở Mỹ thuộc sắc dân Trung Quốc, Triều Tiên, Aán Độ, Nhật, Cam Bốt, Lào… "hiểu thêm về biến cố 30-4 đối với dân tộc Việt Nam."


Chương trình sẽ chiếu từ tuần này cho tới ngày 23-5 bốn phim truyện Việt Nam.

- Phim "Ngày Giỗ" của đạo diễn Hàm Trần, nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ.
- Phim "Tiếng Mẹ trên đất Cha" của đạo diễn Cường Simone Phan, nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ.
- Phim "Từ đó đến đây" (From There to Here) của Vũ Trần.
- Phim tài liệu "Chuyện Người Việt trên đất Mỹ" nói về những người Việt chạy nạn đã rời bỏ VN trong và sau thời kỳ chiến tranh đến tị nạn tại Hoa Kỳ và cuộc di tản này có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của họ và con cái họ.

Ông Steve Smith nói rằng trong những đài truyền hình thương mại của Hoa Kỳ, chỉ có AZN là có chương trình cho người Á Châu mà thôi.
Ông là người gốc Anh, đã gần một thập niên sống ở Á Châu và từ đó đã say mê nền văn hóa Châu Á. Ông đã từng thăm Việt Nam vài lần, và nghĩ rằng guồng máy của chế độ đã ghìm sức sống của dân tộc VN, mà chỉ cần cởi mở như các nứơc lân bang như Nhật, Nam Hàn, Thái Lan… thì đời sống sẽ phát triển hơn.

Ông Smith nói rằng cần tăng quan hệ chặt chẽ hơn giữa các dân tộc, và riêng trừơng hợp VN là nên khuyến khích tuổi trẻ VN vào du học ở Hoa Kỳ, "Như thế cũng sẽ làm phong phú đời sống các giáo sư Mỹ tới VN giảng dạy và học thêm về nền văn hóa VN. Tôi nghĩ càng có thêm tương tác giữa công dân các nứơc, thì càng có thêm cảm thông hiểu biết."

.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Khi đồng Minh tháo chạy

Post by phu_de »

(Chương 15 của Hồi Ký “Khi Ðồng Minh Tháo Chạy”)


Lời tòa soạn:
Ba mươi năm sau biến cố tháng Tư, một loạt những bí mật bên trong Tòa Bạch Ốc và Dinh Ðộc Lập sắp được tiết lộ. Mời quý độc giả đọc một chương của cuốn sách “KHI ÐỒNG MINH THÁO CHẠY” sắp được xuất bản nay mai. Tác giả là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng “The Palace File” (Hồ Sơ Mật Dinh Ðộc Lập). Ông là cựu Phụ Tá Tổng Thống về Tái Thiết, và là Tổng Trưởng Kế Hoạch và Phát Triển cuối cùng của VNCH. Sau 1975, giáo sư Hưng làm cố vấn Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF và Ngân hàng Thế Giới WB trong nhiều dự án cải cách kinh tế và cứu đói giảm nghèo kể cả ở Việt Nam sau đổi mới. Hiện nay ông là giáo sư kinh tế học tại Ðại học Howard University ở Washington, D.C.

Chúng tôi cảm ơn tác giả đã cho phép giới thiệu trước một chương của cuốn sách KHI ÐỒNG MINH THÁO CHẠY nhân dịp kỷ niệm 30 năm biến cố 30 tháng 4. Ðây là tài liệu lịch sử cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về những lý do và những diễn tiến ở đằng sau biến cố này. (Website: www.khidongminhthaochay.com)

Các em nữ sinh Việt Nam mặc đồng phục màu trắng, đứng dàn chào trên bãi biển, chờ đón để cài hoa lên áo người chiến sĩ đồng minh.
Hôm đó là ngày 8 tháng 3, 1965. Hai sư đoàn TQLC Mỹ đổ bộ vào Ðà Nẵng. Họ là nhóm đầu tiên mở đường cho một đoàn quân trên nửa triệu vào tham chiến tại Việt Nam ỳ Họ đến để giúp nhân dân miền Nam chiến đấu với quân đội cộng sản Bắc Việt.

Mười năm sau, cũng vào tháng 3, Mỹ lại có kế hoạch đưa TQLC vào. Nhưng lần này không phải vào Ðà Nẵng mà là vào Sàigòn. Không phải vào để tham chiến mà là vào để đưa Mỹ rút đi. Kế hoạch rút lui của Mỹ đòi hỏi phải có tới ba chứ không phải hai sư đoàn, cùng với oanh tạc cơ bao phủ vòm trời để yểm trợ. Tại sao lại như vậy? Vì vào thời điểm này, ngoài quân đội Bắc Việt, Mỹ còn lo ngại hơn nữa là phải chạm súng với chính quân đội VNCH! Ôi chao, sao lại có thể ê chề đến như vậy? Ăn ngủ với nhau đã vài chục năm, lúc ra đi lại bắn nhau hay sao?
Ấy thế mà khả năng này lại có thật! Với thời gian, dần dần ta mới thấy rõ hơn những biến chuyển đàng sau hậu trường khi giờ hấp hối của VNCH đã gần kề. ÐS Martin kể lại với tôi:

“Lúc đó đã có biết bao nhiêu những kế hoạch điên rồ (crazy plans) được mang ra. Tôi phải cố ngăn chận lại. Suýt nữa thì hoàn toàn đổ vỡ, chẳng ai đi được mà còn có thể gây ra thảm họa lớn!”
Sau khi nói chuyện với ông và nghiên cứu thêm tôi thấy các tình huống xoay quanh kế hoạch của Mỹ rút khỏi Việt Nam nó ăn khớp với nhau. Nói chung, để giúp cho việc ra đi được yên ổn và không tổn hại nhiều tới uy tín của mình, Hoa Kỳ đã có bốn dự định chính:
Thứ nhất, một kế hoạch quân sự: mang thủy quân lục chiến vào Sàigòn để phụ trách di tản 6,000 người Mỹ và một số rất ít người Việt Nam liên hệ;
Thứ hai, tác động với phía Việt Nam để tránh tình trạng hỗn loạn vào giờ phút chót.
Thứ ba, nhờ cậy Liên Xô dàn xếp với Hà Nội để không cản trở việc di tản; và
Thứ tư, sắp xếp một giải pháp chính trị để có một thời gian chuyển tiếp.
Dù là cả bốn hành động đi chung với nhau, về tầm quan trọng và ưu tiên, có sự khác biệt giữa những quan chức Mỹ ở Washington và ở Sàigòn. Washington thì đặt nặng giải pháp quân sự và việc cầu cứu Liên Xô. Tại Sàigòn, Ðại sứ Martin lại cực lực chống đối kế hoạch quân sự, chỉ tập trung vào việc tránh xáo trộn và sắp xếp giải pháp chính trị.
Về mục tiêu của các giải pháp cũng có sự khác biệt: Washington theo đuổi một mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu tình thế, đó là rút ra cho mau lẹ, trong khi Ðại sứ Martin lại muốn có một thời gian lâu hơn để việc rút lui không quá lộ liễu, đồng thời giúp di tản một số người Việt Nam.
Suýt có đụng độ lớn!
Tình trạng hỗn loạn, tắc nghẽn ở Sàigòn làm kẹt việc di tản 6,000 người Mỹ là một tình huống đã làm cho Ðại sứ Graham Martin lo nghĩ nhiều nhất. Ông kể lại là mình đã mất ngủ từ khi trông thấy cảnh rút lui thê thảm khỏi Cao Nguyên, rồi tới tình trạng rối loạn, kiêu binh ở Ðà Nẵng, Nha Trang: dân chúng tràn ngập đường phố để tìm lối thoát, rồi tới tình trạng rối ren ở phi trường. Máy bay không đáp xuống được nữa khi các phi đạo bị tắc nghẽn. Ông giải thích về bài học quan trọng đã rút ra:
“Yếu tố đáng sợ nhất chính là sự hoảng hốt. Sự hoảng hốt có thể là kẻ giết người, là kẻ phá đổ, và là yếu tố làm tê liệt mọi việc mà ta cần phải tránh với bất cứ giá nào vào lúc đó” (1).
Bỏ rơi là phản bội. Phản bội và hậu quả của nó là điều mà đại sứ Martin đã vô cùng lo ngại trong những ngày cuối cùng. Nếu cảnh hoảng hốt lại tái diễn ra ở Sàigòn thì hơn 6,000 người Mỹ và số người Việt được chọn sẽ bị kẹt. Trong trường hợp đó, quân lực Mỹ sẽ phải vào can thiệp, dẫn tới khả năng đụng độ giữa hai quân đội Mỹ-VNCH. Ðó là một tình huống ê chề nhất, mà lại vào giờ chót.
Kế hoạch để di tản số người Mỹ và bà con hoặc đã có dính líu tới Mỹ, có mật hiệu là “Talon Vise.” Lựa chọn thứ nhất của kế hoạch này là di tản bằng những máy bay lớn từ phi trường Tân Sơn Nhất, yểm trợ bằng quân lực Mỹ.
“Tôi cho rằng mang quân đội Mỹ vào là một sai lầm lớn, vì, thưa quý vị, nếu quý vị đứng vào hoàn cảnh của người Việt Nam thì quý vị sẽ phản ứng như thế nào?” Ông Martin trình bày với Quốc Hội về sau này (2).
Khi bị chất vấn là tại sao ông không yêu cầu Tổng Thống cho di tản trước ngày 29 tháng 4 (ngày Tân sơn Nhất bị pháo kích), ông Martin trả lời:
“Không, vì theo đánh giá kỹ nhất của tôi, nếu làm sớm hơn sẽ có nguy cơ là xảy ra một tình trạng hỗn loạn với kết quả là một số rất đông người Mỹ sẽ chết. Nó sẽ đưa tới một sự khủng khiếp nặng nề nhất, đó là nhu cầu phải đưa quá nhiều quân lực Mỹ vào, và chúng ta sẽ phải chiến đấu với quân đội Miền Nam để mở đường tháo lui” (3).
Ngày nay ta mới hiểu hết được tâm tư của Ðại sứ Martin. Rõ ràng làợ thoạt đầu Washington chỉ muốn di tản nhân viên tòa đại sứ Mỹ, cơ quan Tùy viên Quốc Phòng DAO, công dân Mỹ và một số rất ít người Việt làm việc cho Mỹ mà thôi. Và phương thức di tản thì lại quá ư là nguy hiểm. Ta thử tưởng tượng: nếu Mỹ đem từ 3 tới 6 sư đoàn vào để chỉ di tản người Mỹ và bà con, trước hết là TQLC chiếm đóng phi trường Tân Sơn Nhất, rồi Tòa Ðại Sứ Mỹ; sau đó, trực thăng và từng đoàn xe Mỹ chở người tới phi trường. Và cũng như vậy, di tản từ các địa điểm khác như Biên Hòa, Cần Thơ. Khi thấy sự phản bội quá lộ liễu như thế, liệu các đơn vị quân đội, cảnh sát, nghĩa quân, địa phương quân, dân chúng VNCH có để yên hay không? Vào đầu tháng 4, sau những buổi họp tại Dinh Ðộc lập và Phủ Thủ Tướng, tôi cũng đã bắt đầu nghe thấy hai chữ “đ.m.” Sau này, nhiều người cũng kể lại sự phẫn nộ lúc đó tại các đơn vị quân đội VNCH khắp nơi.
Vào thời điểm đó, “kế hoạch điên rồ” mà ông Martin lo ngại đang được bàn định tại Ngũ Giác Ðài. Kế hoạch này được tuần báo TIME tiết lộ như sau:
“Sự nguy hiểm là Cộng sản sẽ pháo kích các phi trường. Cũng có một khả năng ác liệt khác là quân đội miền Nam Việt Nam sẽ quay súng bắn vào phi trường Tân sơn Nhất, vào phía Tân cảng (cảng Newport), hay bắn vào chính cả cái bãi đáp trực thăng trên nóc tòa Ðại sứ Mỹ nữa, nếu những người Mỹ rục rịch di tản...” (4)
Hoa Kỳ đã tập hợp lại một đoàn hạm đội ở vùng biển Nam Hải cho công tác này. Ðoàn này gồm 4 hàng không mẫu hạm: Hancock, Coral Sea, Midway, và Enterprise. Một đơn vị 2,200 lính Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đã được huy động tới trên bốn mẫu hạm này và những tàu hộ tống khác. “Nếu cần, quân đội Mỹ có thể được không vận vào Sàigòn, bắn phá mở đường đến một địa điểm an toàn, rồi chở đoàn người di tản ra bằng trực thăng tới các tầu ngoài khơi” (5).
Ðịa điểm an toàn đó là phi trường Tân Sơn Nhất. TQLC Mỹ sẽ chiếm và bao vây phi trường (xem hình). Ðể thi hành kế hoạch này, cũng theo tờ TIME:
“Theo ước lượng của các chuyên viên Ngũ Giác Ðài, sẽ cần tới 3 sư đoàn - mỗi sư đoàn 18,000 người- và hơn nữa, nếu tình hình trở nên bết bát hơn làợ dự đoán. Ngoài những máy bay phản lực bảo vệ trên vòm trời, lại còn cần đến yểm trợ hỏa lực từ ngoài khơi, vàợ hàng tá, nếu không phải là hàng trăm chiếc trực thăng nữa” (6).
Tờ NEWSWEEK còn tiết lộ là Ngũ Giác Ðài rất lo ngại về một tình huống có thể xẩy ra như một ác mộng, đó là nhu cầu phải có một lực luợng làm hậu thuẫn cho kế hoạch Talon Vise, nhất là khi họ đã trông thấy cái cảnh kiêu binh của nhiều binh chủng ở Ðà Nẵng (7):
“Dù rằng đã có 20,000 quân ở Miền Tây Thái Bình Dương và vài tá chiến hạm-gồm 4 hàng không mẫu hạm cỡ lớn và một mẫu hạm chở trực thăng ở ngay bên trong, hay sát gần hải phận Việt Nam, lực lượng này gần như chẳng đủ để thi hành công tác đó. Sau kinh nghiệm Ðà Nẵng và Nha Trang hai tuần trước đây... Ngũ Giác Ðài đã trở nên thận trọng.”
Tờ báo này trích dẫn một viên chức cao cấp ở Ngũ Giác Ðài đã tiết lộ:
“Tôi đã được nghe một số tướng lãnh nói có thể cần tới 6 sư đoàn mới lập được một hành lang di tản.” Viên chức cao cấp khác thêm: “Phải chiếm phi trường Tân Sơn Nhất để máy bay và trực thăng đáp, chỉ việc này không thôi cũng đã cần 3 sư đoàn. Rồi cần giữ an ninh ngoài cảng cho tầu cập bến nên lại cần thêm ba sư đoàn nữa.”
Ngày 28 tháng 4, tờ NEWSWEEK còn tiết lộ thêm là có thể cần tới 200,000 quân đội Mỹ, nhưng các nhà quân sự đã phải thừa nhận rằng khó có thể nào điều động được một số quân lớn như vậy trong một thời gian ngắn. Tờ này nói thêm: “Một viên chức Mỹ ở Sàigòn đã giải thích 'Chúng tôi thật lòng cố gắng để di tản tất cả những người đã làm việc cho chúng tôi hay những người bị nguy hiểm. Thế nhưng, hãy nhìn vào thực tế: chúng tôi phải lo cho người chúng tôi trước, và trong lúc này thì chỉ việc đó cũng là một cơn ác mộng rồi.’”
Ðại Sứ Mỹ cực lực phản đối
Từ khi biết được kế hoạch này vào khoảng cuối tháng ba, đầu tháng tư, ÐS Martin đã chống lại. Rồi ngày 8 tháng 4, ông lại thấy trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội, TT Ford lại còn nói rõ ra rằng ông yêu cầu Quốc Hội cho phép dùng quân lực Mỹ để thực hiện “một mục tiêu giới hạn là bảo vệ mạng sống người Mỹ bằng cách đảm bảo cuộc di tản của họ, nếu trở nên cần thiết.” Ông Ford còn xin Quốc Hội sửa đổi luật lệ hiện hành (về quyền hạn chiến tranh của Tổng Thống) để ông còn có thể dùng quân lực giúp di tản một số người Việt mà Mỹ có trách nhiệm đặc biệt đối với họ (những người làm cho Mỹ). Nghe Tổng Thống nói tới “dùng quân lực” là ông Martin hết hồn. Ông cực lực phản đối. Không, ông không thể nào để xảy ra một tình huống có thể dẫn đến cái cảnh Mỹ-Việt chĩa súng bắn nhau, mà lại bắn nhau vào giờ phút chót! Cái cảnh nồi da xáo thịt ấy còn làm cho Mỹ bẽ mặt thêm biết bao nhiêu nữa. Trong mật điện rất dài gửi Kissinger đêm ngày 17 tháng 4, ông Martin đã thẳng thắn đề cập tới vấn đề và cố thuyết phục (8):
“Lệnh di tản người Mỹ đột ngột có thể gây bạo động ở Sàigòn. Nếu không giữ bình tĩnh mà lại đưa thủy quân lục chiến vào đây thì có thể gây sự nổi giận không thể lường được...”
Rồi ông nhấn mạnh thêm:
“Tôi nhắc lại một lần nữa là sẽ có náo động lớn nếu gửi quân đội Mỹ vào Sàigòn, ngoại trừ một số ít và không quá lộ liễu.”
“Tất cả những tin tức lặt vặt nhận được về phản ứng (của phía Miền Nam) đều xác định đây là điều ta không nên làm...”
Chắc chắn ông Martin đã nhận được nhiều tin tức tình báo về khả năng này.
NEWSWEEK (28 tháng 4) còn viết thẳng ra: “Thực vậy, kế hoạch phòng hờ để bảo vệ người Mỹ được soạn thảo ra dường như là để đối phó với những người lính Miền Nam đang liều mạng tìm lối thoát hoặc uất hận vì bị bỏ lại, còn nhiều hơn là đối phó với đoàn quân cộng sản đang tiến tới.”
Tờ này còn thuật lại câu chuyện là một buổi sáng nọ, khi quan sát nhóm người Mỹ và thân nhân Việt của họ kéo đến trước tòa Ðại sứ, một viên chức cảnh sát Sàigòn bỗng nhiên chận lại và quát lên: 'Các anh không thể bỏ xứ này ra đi, tôi sẽ nhốt hết các anh lại.' Lính gác vội vàng đưa đoàn người này lọt vào qua cổng tòa Ðại sứ.
Trường hợp khác, tại Cần Thơ, những chuyến trực thăng của hãng Air America đã phải bay ban đêm tới một khu chung cư của người Mỹ để bốc họ đi, vì viên sĩ quan chỉ huy phi trường có nói với ông Lãnh sự Hoa Kỳ ở Cần Thơ rằng ông ta không thể bảo đảm được kỷ luật của quân lính dưới quyền mình nếu người Mỹ cố di tản bất cứ ai ra khỏi phi cảng” (9). Về điểm này, chính bản thân nhiều độc giả chắc cũng đã chứng kiến những bất mãn tương tự tại các đơn vị quân đội hay tại địa phương.
Tại Nha Trang, NEWSWEEK thuật lại: “Khi Tòa Lãnh sự Mỹ di tản, chỉ có đủ máy bay để chở người Mỹ, những lính gác Mỹ đã phải chĩa súng tự động vào số nhân viên để họ khỏi tràn ngập máy bay. Và một nhân viên CIA còn kể đến một chuyện phản bội nhẫn tâm hơn khi di tản Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Ðà Nẵng: tới lúc ra đi, người Mỹ nhận thức rằng họ không thể nào cho di tản số nhân viên Việt Nam được, nên họ đã cho đậu ba chiếc xe vận tải trước cổng Tòa Lãnh sự. Người Việt vội vàng trèo lên, thế là xe phóng đi liền. Khi đám đông đi rồi, người Mỹ mới chạy thoát ra. Rồi những chiếc xe vận tải thả ngay đám người này xuống một bãi ở cách Tòa Lãnh Sự mấy dậm” (10).
Theo những thông tin nhận được, ông Martin ra sức ngăn chận việc mang quân vào. Trong cùng một mật điện (ngày 17 tháng 4), ông báo động về Washington:
“Người Việt Nam sẽ cho rằng Hoa Kỳ mang TQLC vào để di tản người Mỹ và mặc kệ số phận người Việt ở đây. Ðó là một hành động phản bội trắng trợn của Hoa Kỳ.”
“Họ sẽ tin rằng Mỹ chẳng còn cần để ý tới những gì sẽ xảy ra cho họ nữa. Và từ cái cảm nhận sâu đậm đó, nếu chỉ có một việc gì bất ngờ xảy ra, dù là nhỏ nhoi tới đâu, cũng có thể gây ra tình trạng vô cùng hỗn độn. Cứ để như tình trạng hiện tại, chúng tôi sẽ gây được cảm tình với người Việt Nam vì họ cho rằng người Mỹ còn ở lại đây cũng chịu chung số phận với họ...”
“Hôm nay tôi đã cho di tản, một cách bất hợp pháp, bà vợ của một viên chức tình báo cao cấp. Ông ta sẽ không bao giờ ra đi, nhưng như vậy ta luôn luôn có thông tin đầy đủ, vàợ chính ông ta cũng đã dùng ảnh hưởng lớn của mình can thiệp với tư lệnh một vài đơn vị quân đội trong số những đơn vị mạnh nhất để giúp cho “những người bạn trung thực nhất” của Việt Nam ra đi cho an toàn.”
Rồi như không còn chế ngự được mình nữa ÐS Martin đã đi tới chỗ gần như chửi thề ông Ngoại Trưởng và Tổng Thống:
“Thế nhưng tất cả những điều này đều có thể thay đổi đột ngột nếu như có một tên điên rồ khốn kiếp nào đó (some god-damned fool) lại thuyết phục được một trong các quý ông ở địa vị lãnh đạo cao cấp, mang TQLC vào trước khi tôi yêu cầu.”
“Và tôi sẽ không ngần ngại chút nào để yêu cầu khi trật tự công cộng bắt đầu tan rã.”
Ðể cho tăng phần quan trọng, ông thêm:
“Ðây là công điện tôi tự đánh máy lấy, không có bản sao, ngoại trừ hồ sơ tại Washington.”
Chưa xong, trước khi chấm dứt bức công điện, ông đã bỏ hết mọi ràng buộc về ngoại giao và còn dứt khoát với cấp trên:
“Có một điều tôi đoan chắc tuyệt đối (deadly certain) là nếu đưa quân đội Hoa Kỳ ào ạt vào đây trong điều kiện hiện nay thì họ sẽ phải chiến đấu với quân đội miền Nam để tìm đường tháo chạy.”
“Nếu ta hành động một cách bình tĩnh thì ta có thể rút khỏi một cách êm đẹp – tôi xin nhắc lại –và ta sẽ không làm một lỗi lầm ghê gớm nữa trong trăm ngàn lỗi lầm người Mỹ đã làm ở Việt Nam và về vấn đề Việt Nam.”
Trân trọng,
Martin

(còn tiếp)

Post Reply