Nhạc Hùng

dongbui
Posts: 443
Joined: Tue Nov 30, 2004 5:43 pm
Contact:

Post by dongbui »

DaHuong wrote:
phu_de wrote:
DaHuong wrote::lol:
Dê cóc chủ ơi , có thim người nữa muốn nghe nhạc hùng mùa Giáng Sinh nè ! :lol: :lol: :lol:
:lol:
Cám ơn nhiều nhe, đúng là em gái hậu phương, bravo

--------------------------

Anh Về Thủ Đô
Y Vân



Image

Cám ơn nha Dê cóc chủ ! Mà có cái ni théc méc đừng cừ nha. Có phải mỗi lần choàng vòng hoa chiến thắng cho các anh chiến sĩ thì em gái hậu phương phải... hôn như trong hình không? :oops: :oops: :lol: :lol:
:D
Ủa, đã từng là :shock: :shock: người iu của lính mà hổng biết à !!!
OTGH

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

dongbui wrote:
DaHuong wrote:
phu_de wrote:
Cám ơn nha Dê cóc chủ ! Mà có cái ni théc méc đừng cừ nha. Có phải mỗi lần choàng vòng hoa chiến thắng cho các anh chiến sĩ thì em gái hậu phương phải... hôn như trong hình không? :oops: :oops: :lol: :lol:
:D
Ủa, đã từng là :shock: :shock: người iu của lính mà hổng biết à !!!
Thuỡ đó chưa biết uống bia mần răng mà biết kiss chớ.

Xim mời click vào link dưới đây đễ có lí do mà say xĩn :P :P

Beer va Sac Dep

DaHuong
Posts: 124
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:04 am

Post by DaHuong »

dongbui wrote: :D
Ủa, đã từng là :shock: :shock: người iu của lính mà hổng biết à !!!





Í da , cho núi lại đó. Tui hỏng có " từng là người iu của lính " đâu nhe. Hùi đó tui còn nhỏ híu. Tui chỉ là dzợ của Kựu Quân nhân thôi ! :lol: :lol: :lol: :lol:
:lol: :lol: :lol: Đừng có theo tui kím chiện nha !

Sao hỏng ai chả lời tui dzị? tui hỏng biết thiệt mờ. 8) 8) 8)




8)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

DaHuong wrote: Image


Cám ơn nha Dê cóc chủ ! Mà có cái ni théc méc đừng cừ nha. Có phải mỗi lần choàng vòng hoa chiến thắng cho các anh chiến sĩ thì em gái hậu phương phải... hôn như trong hình không? :oops: :oops: :lol: :lol:
:D
Hồi xưa nữ sinh được đi choàng vòng hoa là vinh dự lắm đó nhe, hehehe, còn hôn nhiều hơn nữa đó,đã có biết bao chuyện tình thời chinh chiến từ đó mà ra

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chương trình phát thanh Dạ Lan và những tiếng hát hậu phương



Những người lính dù đang ở trên khắp nẻo chiến trường, đang ghìm súng chận giặc dưới những đường giao thông hào, ở trong những hầm hố chịu đựng những cơn bão pháo kinh hồn của địch ngoài miền hỏa tuyến, hay đang trấn đóng trong một tiền đồn vùng cao nguyên biên thùy, hoặc đang ở giữa những cánh đồng sình lầy không chỗ đặt lưng đêm trên vùng U Minh hoang dã, sau một ngày chiến đấu vất vả, hay đào hầm đào hố đến phồng cả da tay, đều nôn nao chờ đợi được nghe một giọng nói ngọt ngào, dịu dàng của một cô gái từ mãi tận Thủ Đô Sài Gòn xa tít.


Những chiếc máy thu thanh cũ kỹ loại Ấp Chiến Lược, hay những chiếc máy radio nhỏ xíu loại bỏ túi đã được trang trọng đặt lên một chỗ cao nhất, có thể là một cái bàn nhỏ, một chồng thùng gỗ pháo binh, hay những cái bao cát xếp lên nhau, mà từ đó một nhóm chiến sĩ có thể quây quần chung quanh. Những điếu thuốc được đốt lên, nếu hoàn cảnh cho phép, những ly cà phê chuyền tay nhau, những chiếc nón sắt được kê làm chỗ ngồi. Đã gần đến 8 giờ tối, chỉ còn một vài phút nữa, một người lính hiệu chỉnh tần số.


Tiếng rè rè nhiễu sóng nghe như tiếng máy truyền tin liên lạc. Giọng người xướng ngôn viên nam đang đọc đến những hàng cuối cùng tin tức của một ngày. Ở cái khoảnh khắc im lặng mà kỳ diệu này, hàng trăm ngàn chiếc máy thu thanh trên khắp bốn vùng chiến thuật đều đã được điều chỉnh đến cùng một tần số: Đài Phát Thanh Quân Đội Sài Gòn. Cuối cùng rồi thì tất cả những người lính đã nghe được câu giới thiệu, điều mà các anh đang chờ đợi từ người xướng ngôn viên:
- Phần tin tức chiến sự đã chấm dứt, sau đây chúng tôi xin kính mời các chiến hữu và thính giả khắp nơi cùng thưởng thức Chương Trình Dạ Lan của Đài Tiếng Nói Quân Đội Sài Gòn.

Một đoạn nhạc hiệu quen thuộc dìu dặt theo làn sóng phóng lên cõi không gian và tỏa đi bốn phương. Rồi giọng nói, một giọng Bắc Kỳ mềm nhẹ, thoang thoảng như trong mơ của một cô gái còn rất trẻ cất theo sau:
- Đây là Chương Trình Dạ Lan được phát thanh mỗi đêm từ lúc hai mươi giờ trên làn sóng... của Đài Tiếng Nói Quân Đội Sài Gòn, Dạ Lan xin mến chào các anh chiến sĩ và thính giả bốn phương. Để mở đầu chương trình, Dạ Lan xin mời các anh và quý thính giả cùng nghe với Dạ Lan một bản nhạc nói về lính Lan rất thích, mà Lan ước mong rằng các anh và quý thính giả cũng sẽ thích như Lan...

Chương Trình Dạ Lan không chỉ được yêu thích trong giới lính, dù các anh đang chiến đấu ở tiền tuyến, hay các anh đang phục vụ ở hậu cứ, hoặc các anh là lính thành phố, mà nó còn được mọi tầng lớp thính giả không phải lính đón nhận nồng nhiệt. Có thể đó là những người vợ lính, những người yêu bé nhỏ của lính, là những cô nữ sinh, những cậu học trò còn đang cắp sách đến trường, những nam nữ sinh viên đang đánh vật với những chồng bài vở cao ngất, là những công nhân, công tư chức, giáo chức. Là tất cả những người có cùng trong trái tim mình một thứ tình cảm cao quí: Tình Yêu Thương Dành Cho Người Lính Ngoài Mặt Trận. Chương Trình Dạ Lan từ những đêm khởi đầu, đã nhanh chóng trở thành tiết mục hay nhất, nhiều ý nghĩa nhất và được yêu chuộng nhất trong giới mặc áo kaki, rồi dần dần lan rộng ra trong đại chúng toàn quốc. Nhờ những yếu tố nào mà Chương Trình Dạ Lan đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được đối với người lính và thính giả khắp nơi như vậy.


Trước nhất, Chương Trình xuất phát từ tấm lòng chân thành của một cô gái nhỏ ở hậu phương lấy tên là Dạ Lan, muốn làm một cái gì đó để gửi đến những người lính tiền tuyến tâm tư, tình cảm của người thành phố, cùng chia sẻ những nỗi nhọc nhằn cay cực của các anh, an ủi, khích lệ các anh. Những người lính ngoài mặt trận hiểu rằng, những máu xương mà các anh đổ ra để bảo vệ, để giữ chắc sự an bình cho người hậu phương, đã luôn được người hậu phương trân trọng và tri ân. Nếu không thể cùng gánh vác nỗi chết chóc của chiến tranh với các anh, thì người ở hậu phương cũng, bằng một cách nào đó, gửi đến các anh những lời cảm ơn chân tình, những bức thư viết với sự cảm xúc từ tận đáy lòng, những tiếng hát ngợi ca và vinh danh các anh. Những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn nhớ rằng, các anh không chiến đấu cô đơn ngoài tiền tuyến, mà đằng sau các anh còn có cả một hậu phương, với những người em gái, những người vợ lính, người yêu của lính và người dân thành phố. Những ổ bánh mì thịt, những giỏ trái cây, những con heo quay, những gánh bánh tét bánh chưng, hàng chồng gói thuốc lá tình nghĩa của người hậu phương đã rất nhiều lần được nô nức gửi ra đến tận ngoài mặt trận, sau những chiến thắng của các anh. Đến những lá thư học trò và những phong thư, trong đó tặng người lính chiến trường một ít quà mùa xuân để gọi là tỏ tấm tình Tiền Tuyến – Hậu Phương.


Thứ hai, Chương Trình Dạ Lan không chỉ đơn thuần là một chương trình giải trí, mà là một cái gì đó cao cả hơn nhiều. Nó có tác dụng tâm lý mạnh gấp nhiều lần những sáo ngữ, những lời kêu gọi động viên khô khan, mà đã giúp giữ vững được tinh thần chiến đấu của người lính ngoài mặt trận. Chương Trình Dạ Lan còn là cái gạch nối giữa người lính và thành phố qua những mục nhắn tin, thông báo, và Tiếng Nói Hậu Phương với những thổ lộ tâm tình của những cô em gái với tấm lòng cảm thương cái gian khổ của người lính, gửi đến các anh qua làn sóng điện. Tiết mục văn nghệ của Chương Trình cũng đã thu hút và được chọn lọc để thích hợp với mọi khuynh hướng thưởng thức, nhưng đều bảo đảm rằng cái chất lính bi tráng luôn hiện hữu trong mỗi bài nhạc. Những tiếng hát hậu phương còn đậm nét học trò thời đó: Hoàng Oanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Quế, Phương Dung, Trúc Ly... hay những giọng ca nhà nghề: Nhật Trường, Duy Khánh, Thanh Vũ, Trung Chỉnh, Hợp Ca Sao Băng... với những bài nhạc viết cho lính và cho những người yêu lính đã bay đến, vang vọng khắp bốn vùng chiến thuật. Chương Trình Dạ Lan cũng thường xuyên gửi đến các anh chiến sĩ hàng chục ngàn tấm hình của chính Dạ Lan, cùng nhiều nam, nữ ca sĩ được các anh và thính giả yêu mến nhất. Riêng tấm hình của Dạ Lan, gương mặt nhìn hơi nghiêng, với nụ cười dịu dàng và quyến rũ, những đường nét mờ ảo gợi cảm từ đôi môi bóng mướt dưới góc cạnh mỹ thuật của ánh sáng, chắc rằng đã làm thổn thức nhiều trái tim của những người lính chiến trường. Hàng ngàn tấm hình của Dạ Lan đã được trân trọng ép vào những quyển vở hay những cuốn sổ nhỏ nằm an toàn trong những chiếc ba lô bạc màu bụi đất, trên những tấm lưng oằn nặng súng đạn và trên lớp vải áo đọng màu muối của những lần mồ hôi thấm đậm.


Tuy là một cô gái nổi tiếng khắp miền đất nước như vậy, được mến thương nhiều nhất, điều khiển một chương trình to lớn, với nhiều bạn bè và tình nguyện viên, vậy mà Dạ Lan cũng vẫn chỉ là một cô gái rất khiêm tốn và bình dị, cộng với một chút rụt rè rất đáng yêu của một cô nữ sinh. Bài phóng sự sau đây của phóng viên Lê Nguyên Phương của bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, một phần nào tiết lộ cho các anh chiến sĩ và độc giả biết được những cá tính đáng quý và những đóng góp của Dạ Lan trong cuộc chiến đấu bảo quốc của quân dân Việt Nam Cộng Hòa:


Nửa giờ với Dạ Lan

Tôi tìm đến Dạ Lan hai lần mà không gặp. Chẳng phải Dạ Lan muốn tránh gặp mặt nhà báo, nhưng một lần vừa ở phòng thâu thanh ra đã tối quá, không tiện phỏng vấn dài dòng. Một lần khác đến, gặp lúc Dạ Lan đang đi theo phái đoàn ra Quảng Nam để thăm gia đình bà Trần Kim Thi, trao số tiền và phẩm vật mà Chương Trình Dạ Lan đã thâu nhận được. Lần này, thì báo đã sắp lên khuôn, không thể nào chần chờ được nữa, thế nào cũng phải gặp Dạ Lan để phỏng vấn cho kịp số báo Tết đến tay bạn đọc.


Trong lúc đứng lơ đãng ở studio của Đài Phát Thanh Quân Đội, nghe Dạ Lan nói chuyện với các anh chiến sĩ, tôi có dịp quan sát Dạ Lan qua khung cửa kính của phòng vi âm. Năm nay Dạ Lan khoảng 19 tuổi, khuôn mặt khá xinh. Trong lúc nói chuyện với các anh chiến sĩ qua máy vi âm, gương mặt Dạ Lan thay đổi luôn luôn, khi thì cảm động, khi thì tươi cười như đang sống thực trong câu chuyện. Những lúc hòa âm viên cho trình bày một bản nhạc ghi âm, Dạ Lan coi một vài đoạn thư của các anh, hay liếc nhìn cả mấy mươi tờ báo trải trên mặt bàn. Chương trình chấm dứt, của phòng ghi âm bật mở và cô Dạ Lan bước ra. Tối nay cô Dạ Lan mặc áo dài nội hóa màu hồng, khuôn mặt không trang điểm. Tôi tự giới thiệu:

- Tôi đại diện cho tòa soạn báo Chiến Sĩ Cộng Hòa, xin cô cho phép tôi được phỏng vấn...
Dạ Lan tươi cười, nhưng thoáng một chút e ngại:
- Lúc nào Dạ Lan cũng muốn làm vui lòng các anh. Nhưng... anh nói là phỏng vấn Lan, Lan xấu hổ lắm...
Để khỏi mất thì giờ, tôi nhập đề ngay:
- Câu hỏi đầu tiên mà độc giả Chiến Sĩ Cộng Hòa muốn hỏi cô là dịp nào giúp cô có cơ hội được nói chuyện với các anh trên Đài Phát Thanh Quân Đội mỗi đêm.

Dạ Lan mời chúng tôi ngồi xuống trong phòng khách của phòng ghi âm và trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi nhìn khuôn mặt Dạ Lan như pha chút buồn bã:
- Lan có một người anh trước kia cũng ở trong quân đội và phục vụ ở tiền tuyến. Hai anh em thương nhau lắm. Nhưng ngày nay anh của Lan đã đền nợ nước trên chiến trường. Lan buồn quá và tự dưng cảm thấy cô độc, buồn bã. Nhưng Lan cũng nghĩ rằng Lan còn nhiều người anh như thế cùng chí hướng với anh của Lan đang chiến đấu gian khổ để cứu nước, nên Lan cảm thấy yêu thương các anh lắm. Em được giới thiệu đến Đài Phát Thanh Quân Đội và tìm an ủi trong những câu chuyện nói với các anh đêm đêm qua làn sóng điện như hôm nay.
Dạ Lan nói một hơi dài như trút nhẹ được nỗi buồn mà cô ấp ủ bấy lâu nay. Chờ gương mặt Dạ Lan tươi tỉnh hơn, tôi hỏi:
- Dạ Lan cho các anh chiến sĩ biết Dạ Lan hiện học ở trường nào, lớp nào, để anh em còn đến xem mặt chứ.
Dạ Lan cười tươi:
- Các anh chiến sĩ cũng viết thư về hỏi như anh vậy. Nhưng Lan không tiện nói ra vì không muốn cho người chung quanh biết đến mình nhiều quá, e có những ảnh hưởng không tốt trong công việc nhỏ mọn này của Lan. Xin cho Lan miễn trả lời câu hỏi này và mong anh chuyển đến các anh chiến sĩ lời xin lỗi của Lan.
- Dạ Lan có thể cho biết hiện giờ Dạ Lan ở với gia đình hay...
- Hiện Lan vẫn sống với ba mẹ Lan và một đứa em trai nhỏ chín tuổi.
- Dạ Lan cho biết chỗ ở của Dạ Lan đi, biết đâu chúng tôi chẳng phải là hàng xóm của cô.
Dạ Lan lắc đầu :
- Nhà Lan ở trong xóm lao động, ba bốn số nhà chồng lên nhau, có nói anh cũng chẳng biết đâu mà tìm!
Tôi nhìn khuôn mặt Dạ Lan với những vẻ vui buồn thay đổi đột ngột, một câu hỏi hiện ra trong óc người phỏng vấn và tôi hỏi Dạ Lan ngay:
- Khi làm công việc này, những gì làm cho cô phấn khởi và có gì làm cho cô buồn lòng không?
- Phải nói là phấn khởi hết sức. Thư các anh viết về cho Lan càng ngày càng nhiều, ai cũng an ủi Lan, khuyến khích Lan nhiều lắm. Lan cũng thấy một đôi việc Lan cũng giúp đỡ được phần nào cho một vài anh... Và nhất là trong tâm hồn, Lan thấy bớt buồn phiền hơn trước kia. Rất nhiều bạn gái viết thơ khuyến khích và các anh chị em học sinh cũng đón nghe giờ phát thanh này, làm Lan cảm động vô cùng. Còn những chuyện buồn lòng thì cũng có như khi trả lời thư của các anh không kịp để các anh trách giận, hoặc có nhiều thắc mắc về hoàn cảnh mà với tài hèn sức mọn của Lan không thể giúp đỡ gì cho các anh được. Nhất là nhiều anh đã tỏ ra tin mến Lan nhiều, làm Lan sợ không đền đáp xứng đáng tấm thịnh tình ấy.
Tôi thấy phải ghi ở đây một vài trường hợp cụ thể về sự giúp ích của Chương Trình Dạ Lan, tôi hỏi cô:
- Dạ Lan thấy Dạ Lan đã giúp đỡ được gì thiết thực cho các anh chiến sĩ chưa? Xin nêu một vài trường hợp.
- Trước hết là làm vui được cho các anh, đến một vài trường hợp như trường hợp bà Trần Kim Thi và một anh đưa thân phụ vào Bệnh Viện Ngô Quyền, còn các mục nhắn tin thì nhiều. Lan nghĩ đó là bổn phận của Lan đối với các anh, khi các anh cần đến Lan thế thôi.
Tôi nhìn đồng hồ, thấy đã khá nhiều câu hỏi, nhưng vẫn còn muốn hỏi. Có lẽ Dạ Lan hiểu ý, nàng nói:
- Nếu anh thấy cần hỏi thêm gì cho các anh độc giả Chiến Sĩ Cộng Hòa, Lan xin trả lời để các anh hết thắc mắc về Lan, và nhất là để các anh đừng giận Lan...
- Dạ Lan có thể cho biết hiện nay có bạn bè gì giúp đỡ Dạ Lan trong chương trình này không?
- Nhiều chị viết thư về tình nguyện giúp Lan trong công việc này, hiện cũng có nhiều cô bạn giúp Lan đọc thư các anh.
Chúng tôi thấy Dạ Lan đã là em gái của các anh chiến sĩ, thì thỉnh thoảng phải ra tiền tuyến với các anh em mới xứng đáng là em gái các anh. Tôi vội hỏi Dạ Lan:
- Có khi nào Dạ Lan định đi thăm các anh chiến sĩ ngoài tiền tuyến không?
Dạ Lan hơi băn khoăn:
- Lan muốn đi hết sức, nhưng chưa có dịp thuận tiện. Hơn nữa Lan đang bận đi học như anh đã biết.
Tôi thấy ngồi nói chuyện cũng đã lâu, sợ trời tối, thân gái dặm trường, nên cần hỏi một câu may ra có thể làm vừa lòng các anh chiến sĩ độc giả:
- Dạ Lan cho biết Dạ Lan có ý trung nhân chưa, và bao giờ Dạ Lan sang ngang đó?
Dạ Lan đỏ cả mặt, ấp úng mãi:
- Anh chỉ nói bậy, Lan còn đi học nên chưa nghĩ tới chuyện đó. Nếu có nghĩ chắc cũng còn lâu!
- Xin Dạ Lan cho tòa soạn một vài tấm ảnh để đăng số Xuân.
- Các anh nhà báo cứ bày vẽ mãi. Lan sợ nhất là có ảnh Lan trên mặt báo. Nhưng nếu anh thấy đó là một điều cần thiết có lợi cho tờ báo, thì Lan sẽ gửi đến cho anh một tấm hình rất nhỏ. Thôi bây giờ anh cho Lan về nhé.
Tôi định làm anh chiến sĩ hộ tống Dạ Lan về, nhưng sợ mếch lòng em gái của các anh chiến sĩ và ngay cả các anh chiến sĩ nên đành cáo từ.



Dạ Lan đã về. Tôi chắc là các anh chiến sĩ gặp ngay Dạ Lan ngoài đường cũng không nhận ra Dạ Lan, như một vài người đã đứng trước mặt Dạ Lan mà còn đòi đi tìm Dạ Lan cho bằng được. Trong thâm tâm tôi vẫn mong cho Dạ Lan được thật nhiều sức khỏe, để câu chuyện thêm đậm đà với các anh còn dài, như cuộc chiến đấu gian khổ đang diễn ra trên quê hương hôm nay còn dài. Và thật sự những người ở tiền tuyến đang cần nghe những tiếng nói ngọt ngào biết ơn của những người trong thành phố, như Tiếng Nói Dạ Lan. Đêm đêm trên làn sóng điện, tiếng nói mang nguồn thương mến tin yêu đến cho mọi đồn xa heo hút, mọi đơn vị ở chân rừng góc biển và cả mọi gia đình có con em, có các anh đang ngày đêm chiến đấu, và đã đặt hết lòng tin tưởng, yêu thương nơi các anh chiến sĩ.


NHỮNG LÁ THƯ TỪ HẬU PHƯƠNG

Công việc an ủi, khích lệ tinh thần và đem một vài nguồn vui nho nhỏ đến cho những người lính ở ngoài mặt trận không chỉ một mình Dạ Lan mà đã đủ, mà còn cần rất nhiều cô em gái Dạ Lan khác từ mọi miền đất nước. Chương Trình Dạ Lan hằng đêm đã dành vài giây phút phát lên không gian tiếng nói của những cô gái sống ở trong những thành phố an toàn gửi lời cảm ơn đến những ân nhân đã đem đến sự yên bình đó, là những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ở độ tuổi đến trường, chỉ biết có thầy cô và sách vở, những thiếu nữ tha thướt trong những chiếc áo dài màu trắng không phải chỉ dệt những mối tình lãng đãng học trò qua những bài thơ, trong những đoạn nhật ký hay lưu bút với hình ảnh của những chàng thư sinh thấp thoáng ngoài cổng trường, mà còn để con tim thao thức vì những chiếc áo trận bạc thếch, những khuôn mặt đen nhẻm nhưng đầy nét kiêu hãnh của những người lính trận có một lần về thành phố. Tiếng súng hằng đêm vọng về từ chiến trường đã luôn như là một thứ âm thanh rền rền thê thiết, nhắc nhớ những cô gái hậu phương, rằng có những người trai, cũng có thể trong đó có cha, anh mình đang trần thân giữa cái chết để đem đến sự sống và hạnh phúc cho những người ở hậu phương. Trong những nỗi khắc khoải đó, những người em gái hậu phương đã xếp sách vở sang một bên để viết cho những người lính những bức thư chân thành bày tỏ lòng tri ân từ tận đáy lòng. Những bức thư này đã được chính tác giả đọc lên trong phòng ghi âm của Đài Phát Thanh Quân Đội, hoặc nếu không thể về Sài Gòn được, thì Dạ Lan và những em gái tình nguyện ở thủ đô sẽ đọc thay.


Lá thư người em gái Cao Nguyên
Sàigòn 1.8.65
Các anh của Uyên,
Đã từ lâu Uyên hằng mong ước được gửi đến các anh – những người chiến sĩ đang hăng say chiến đấu ngoài tiền tuyến – những câu thăm hỏi chân tình, tuy đơn sơ nhưng gói trọn cảm tình nồng hậu nhất của Uyên đối với các anh. Những mong ước đó, Uyên dè dặt e ngại, mãi cho đến hôm nay Uyên mới mạnh dạn gửi đến các anh bức thư của người em gái nhỏ hậu phương. Trong lúc Uyên ngồi viết thư này đến các anh thì các anh của Uyên đang làm gì nhỉ? Để Uyên nhắm mắt thử tưởng tượng xem nào... Kìa, có anh đang ngồi trên chòi canh chăm chú quan sát chung quanh, có anh đang cùng chiếc dù vùn vụt lao xuống để thi hành bổn phận, có anh đang oai hùng cùng con chim sắt lướt trời xanh, có anh lại đang lênh đênh trên biển cả và có cả các anh đang âm thầm lầm lũi trong rừng xanh vì cuộc hành quân vất vả.

Các anh thân mến, trong những giờ phút ấy, chắc hẳn cũng có đôi lúc lòng các anh hướng về gia đình ấm cúng và khao khát giờ phút sống bên cạnh những người thân yêu. Nhưng biết sao các anh nhỉ?Khi đất nước mình còn ly loạn, non sông mình còn chia xẻ làm hai. Chừng nào thanh bình trở lại với nước Việt, chừng nào non sông mình không còn ngăn cách, chừng đó các anh sẽ được hưởng trọn những niềm vui bên cạnh gia đình phải không các anh?

Các anh của Uyên! Ở đây Uyên không muốn thốt lên những câu sáo ngữ. Tuy nhiên, dù muốn dù không Uyên cũng như tất cả những người em gái hậu phương khác đều phải công nhận các anh quả xứng đáng là những người trai thế hệ giữa thời ly loạn này. Hiện giờ Uyên đang sống ở Sàigòn, song chỉ một hai tuần nữa Uyên lại rời bỏ thủ đô hoa lệ để trở về Pleiku tiếp tục năm học mới... Ở Pleiku mỗi tối Uyên thường theo dõi tin tức chiến sự qua máy truyền thanh. Uyên từng hãnh diện trong vui sướng khi thấy một đơn vị tác chiến mà các anh của Uyên vừa lập được chiến công oanh liệt. Ngược lại, Uyên bồi hồi thương xót khi hay tin các anh của Uyên vừa có người đền nợ nước. Nhiều lúc Uyên lẩn thẩn tự hỏi biết đến bao giờ mới hết chiến tranh, biết đến bao giờ mới hết sự người Việt giết người Việt? Và biết đến bao giờ Uyên được gặp tất cả các người anh chiến binh của Uyên? Chắc không bao lâu nữa các anh nhỉ? Uyên tin rằng với ý chí phấn đấu của các anh, một ngày nào đó rất gần, những câu hỏi trên sẽ không còn lẩn quẩn trong đầu óc Uyên nữa và Uyên sẽ vui hơn bên vòng hoa chiến thắng của các anh, phải không các anh của Uyên?

Lần đầu tiên viết thư gửi đến các anh Uyên không khỏi có những bỡ ngỡ, Uyên mong rằng từ đây Uyên sẽ còn được hầu chuyện với các anh của Uyên nhiều hơn nữa ở những lá thư sau. Từ nãy giờ Uyên chiếm của các anh khá nhiều thì giờ rồi... Uyên xin rút lui... Uyên cầu mong các anh của Uyên luôn luôn được dồi dào sức khỏe, lập được nhiều chiến công.
Em gái hậu phương.
Mai Uyên
Nữ sinh Trung Học Pleiku
Những chiều mưa Sài Gòn



Saigon, chiều 9 tháng 7.
Anh thương mến,
Trời Saigon lúc này vẫn còn là mùa mưa. Đêm nay cũng như nhiều đêm khác, cũng buồn, cũng lạnh, cũng cô đơn. Em vẫn ngồi cô độc bên bàn học với ngọn đèn vừa đủ sáng. Mấy hôm nay, ở đây em vẫn nghe tiếng súng từ xa vọng về. Qua cửa sổ, con đường dài màu đen thẫm, pha vào đó là những ánh đèn vàng vọt, loáng thoáng trên những vũng nước mưa. Đêm chừng đã khuya lắm.

Bỗng dưng hình ảnh của anh hiện đến. Em bắt đầu xếp sách vở lại để lấy giấy bút viết thư cho anh. Tâm hồn những người con gái sống trong gia đình thật là ích kỷ. Buồn, khổ vì những duyên cớ không đâu. Buồn vì một bài toán hóc búa, một bài luận nan giải, một bài dịch sinh ngữ còn dang dở. Rồi em sợ mùa đông đến làm lạnh bước chân, sợ mùa thu mang nỗi buồn nhớ tiếc bâng quơ. Sợ mùa xuân qua mau để hè đến ngậm ngùi những nỗi chia ly ngăn cách và lo lắng cho những ngày thi kề cận. Sợ mùa mưa làm ướt áo trắng đơn sơ, sợ mùa nắng cháy làm khô da mặt...

Thật thẹn thùng khi nghĩ đến nỗi gian khổ của các anh. Anh vượt núi băng rừng vào tận sào huyệt địch ròng rã suốt những ngày đêm. Anh vượt không gian ra vùng đất quê mẹ hiện nằm trong tay giặc để oanh kích những cứ điểm quân thù. và giữa lòng đại dương, anh đang sống lênh đênh ngoài trời mưa bão theo nhịp võng con tàu. Thế mà anh vẫn không hề nản lòng vì gian lao cực khổ, chiến đấu giữ cho chúng em một đôi phút ấm cúng trong gian nhà nhỏ này. Các anh đã trở về, tươi cười với những vòng hoa trên cổ. Em tiếc không được nhìn tận mặt tất cả các anh để nhìn nụ cười in trên những nét mặt phong trần. Em chỉ nhìn được nét mặt anh qua mặt báo và nhìn trộm các anh đi trên vỉa hè Saigon.

Saigon những chiều Thứ Bảy vẫn lên màu áo, trong đó có những màu áo xanh lá cây rừng. Nhưng có lẽ anh không ở trong đó, giờ này anh ở xa Saigon quá. Tiền tuyến đang sôi sục lửa đạn và anh của em xa những niềm vui, quên êm ấm gia đình để giờ này nằm trên một góc rừng, chân núi nào đó. Niềm hy sinh đó quá nhiều. Ngày đêm, mưa nắng. Thời gian, không gian đâu có nghĩa gì đối với người chiến sĩ.

Dù anh chưa gặp em một lần nào, chưa hề nghe ai nói đến tên em, nhưng em vẫn ở đây. Một ngày nào đó, các anh sẽ về thủ đô. Ngày nào mảnh đất quê hương không còn lũ sâu độc, loài côn trùng tàn phá quê hương. Ngày đó, nếu anh muốn biết cô em gái của anh như thế nào, một vòng phố, một buổi đi qua trường học, hay ngồi trong khung cửa nhìn ra, anh vẫn có thể gặp em. Cô học trò nhỏ, cặp sách trên tay, tóc xõa ngang vai với tà áo trắng bay lượn. Đó là hình ảnh của em, anh hãy vui sướng vì đã gặp người em gái của anh trong thành phố. Anh hãy kiêu hãnh vì anh đã làm trọn bổn phận một người trai giữa lúc đất nước loạn ly. Có thể gặp anh, em vội úp nón vào mặt cúi đầu bước đi, quên gởi anh một nụ cười, nhưng lòng vẫn rộn lên một niềm sung sướng. Anh ơi, em có bao giờ dám nhìn lại đâu, vì bản tính con gái là thẹn thùng...

Cao nguyên, thôn xóm giờ này có mưa không anh, và miền Trung chắc trời đã trở lạnh. Biết tình những người em gái trong lòng thành phố ấm như em, tình quê hương có làm tan được cái giá rét của cuộc đời không? Mùa mưa, những nỗi gian khổ tăng gấp bội, thử thách lòng can đảm kiên trì chiến đấu của các anh, nhưng mùa mưa sẽ không đem gì lại được cho bọn giặc cộng cướp nước đâu. Những ổ chuột sẽ đầy nước, những hang rắn độc sẽ ngập lụt. Vũ khí và chính cả tấm lòng của các anh có trở ngại gì với thời tiết. Lòng em vẫn mang niềm tin yêu mãnh liệt hơn bao giờ hết, tin ở một ngày gần chiến thắng, yêu ở tấm lòng quyết chiến bốc lửa, ở tấm thân dãi dầu của anh.

Ở xa xôi, trên vọng gác, giữa lũng sâu đêm nay, anh có nghe tiếng mưa không ? Tiếng mưa triền miên, giữa lòng phố nhỏ đêm nay là tiếng reo vui trong lòng em gái hậu phương. Em biết đêm nay em sẽ ngủ được ngon, bởi chiếc võng kết bằng những vòng tay như lưới mũ của các anh.
Hạnh
Tình hậu phương



Thưa các anh chiến sĩ,
Chiều nay lúc tan học, trên đường về em thấy các anh đi thật đông về hướng Hậu Giang. Những đoàn xe GMC nối tiếp nhau, làm bụi bay mịt mù. Trên xe, các anh ngồi chen chúc nhau, mặc toàn áo trận màu xanh rừng núi, mỗi anh đều cầm súng, còn quanh thắt lưng các anh em thấy nai nịt những băng đạn, dao găm, bi đông nước. Da mặt và cánh tay các anh đều sạm nắng, nhưng trên những khuôn mặt rắn rỏi các anh lại có những nụ cười.

Các anh đi đâu? Em không biết, nhưng em tự nhủ: chắc các anh lại đi hành quân đánh nhau với Việt cộng. Từ lúc đó, đến giờ phút này đây, ngồi trước sách vở ngổn ngang trên bàn học, mà em chẳng học được gì cả. Hình ảnh các anh chập chờn trước mắt và làm cho em cứ nghĩ đến các anh mãi. Em tự hỏi: giờ này đây, trong đêm này đây, các anh lúc ban chiều hiện ở đâu? Đang xuất trận với kẻ thù, hay đang bố trí ở một khu rừng nào đó để phục kích Việt cộng?

Và trong giờ phút này đây, các anh có đang nghe những người em gái hậu phương gởi tiếng nói đến các anh qua làn sóng điện chăng? Thật tình, em mong các anh đang nghe tiếng nói của chúng em, vì dù các anh đang canh gác ở một đồn hậu tuyến, hoặc đang nằm phục kích kẻ thù trong bóng tối, hay các anh đang nằm thoải mái trong một căn lều nào đó, em nghĩ rằng các anh không khỏi thấy lòng trống trải, và trong một giây phút chóng qua, chắc các anh có thể đang nhớ đến làng mạc, quê hương, đến những người thân yêu mà các anh phải xa cách vì hiện tại chiến tranh do cộng sản gây ra. Vì thế, em hy vọng tiếng nói của chúng em gởi qua làn sóng điện sẽ đem đến các anh cảm tưởng tốt đẹp như đang nghe những người em hiền dịu kể chuyện tâm tình, tuy xa các anh về không gian mà gần các anh trong tâm tưởng. Hơn nữa, em mong các anh tin rằng các anh đi chiến đấu ở tiền tuyến xa xôi, nhưng không bao giờ các anh lẻ loi, cô độc, vì ở nơi hậu phương này, vẫn có chúng em luôn nghĩ nhớ đến các anh, thầm nhắc đến tên các anh như những người ân nhân quý báu.

Cũng như những đêm khác, đêm nay cũng có những tiếng súng vang dội từ bóng tối đồng quê, lại càng làm cho em nghĩ đến các anh nhiều hơn nữa. Chúng em biết rằng khi các anh khoác chiến y, dấn thân vào vùng khói lửa, các anh đã nuôi chí hy sinh vì quốc gia, dân tộc, nhưng xương máu của các anh, đối với chúng em vẫn là những gì thật quý báu. Các anh không nề hà gian khổ, nhưng đời sống gian khổ của các anh vẫn làm chúng em xúc động. Cũng là những người công dân của đất nước, nhưng các anh nhận lãnh nhiệm vụ tiền phong trong cuộc chiến đấu chống cộng sản xâm lăng, điều đó chứng tỏ các anh có lòng yêu nước thật đậm đà, một đức hy sinh thật cao cả. Các anh đã biểu dương sức mạnh cùng chí bất khuất của dân tộc trên các nẻo đường đất nước, án ngữ quân thù, không cho chúng cướp nước, hại dân. Hình ảnh hiên ngang của các anh, làm sao chúng em quên được? Và làm sao mọi người có thể dửng dưng trước sự hiện diện của các anh trên khắp chiến trường?

Thưa các anh, đó là những cảm nghĩ chân thành của em xin gởi đến các anh, với hy vọng rằng những dòng chữ thô sơ này có thể đem đến các anh một nguồn vui nho nhỏ. Em xin cầu chúc các anh nhiều sức khỏe, chiến đấu thắng lợi thật nhiều trong những ngày sắp đến.
Thúy Nga
Chợ Lớn



NHỮNG BẢN TIN CHIẾN SỰ

Ngoài tiếng nói của những cô em gái hậu phương gửi đến các anh chiến sĩ ở tiền tuyến qua làn sóng phát thanh của Chương Trình Dạ Lan, tin tức chiến sự hàng ngày cũng đã được Dạ Lan dành cho một mục đọc riêng, để những người lính của chúng ta biết được những trận đánh, trong đó có những hy sinh mất mát của chiến hữu trên khắp nẻo chiến trường, những tấm gương chiến đấu kiệt liệt của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Bản tin sau đây của Chương Trình Dạ Lan tuyên đọc cái chết anh dũng của một người lính Biệt Động Quân trong cuộc Tây chinh thảo phạt quân cộng trên đất Kampuchea, Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, do Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44, Vùng IV Chiến Thuật gửi đến, qua lời tường thuật của Thiếu Tá Trần Thế Tùng, Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Biệt Khu 44 :

Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44
Văn Phòng Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị
Điện thoại : Can Đảm 25
Cao Lãnh, Kiến Phong
Sự hy sinh to lớn
Cố Trung Tá Nguyễn Văn Sơn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, sinh năm 1941 tại Gò Công. Anh đã hy sinh tại chiến trường Ba Thu ngày 5.5.1970 khi tham dự trận đánh lịch sử vùng Mỏ Vẹt.

Ngày 1.5.1968, cố Trung Tá Nguyễn Ngành tử trận tại Tân Tịch, Cao Lãnh, Đại Úy Nguyễn Văn Sơn được về thay thế cầm vận mệnh Tiểu Đoàn. Tính Sơn hiền hòa nhã nhặn, nên dầu cầm quân xung trận, hay lúc uống rượu ngao du, Sơn vẫn luôn nhận được cảm tình của mọi người. Trận đánh đầu tiên của Sơn trong cương bị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, một tiểu đoàn lừng lẫy danh tiếng của binh chủng Mũ Nâu trên lãnh thổ Khu Chiến Thuật Tiền Giang, đã nổ lớn vào ngày 7.8.1968 tại chiến khu Đồng Tháp (Kiến Văn, Kiến Phong). Giữa đêm, Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân kịch chiến với với Tiểu Đoàn 502 Việt cộng, gây thiệt hại nặng nề cho quân địch. Sau chiến thắng này, Đại Úy Nguyễn Văn Sơn có vinh dự được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

Cùng với chiến sĩ Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân, Sơn đã tung hoành trên những mặt trận từ Thất Sơn qua Đồng Tháp, từ tuyệt địa Cô Tô, tử địa Ma Thiên Lãnh đến Căn Cứ Giòng Bàu, hành lang máu Tà Nu, trong suốt hai năm 1968, 1969. Đại Úy Sơn đã được vinh thăng Thiếu Tá sau trận đánh Tà Nu ngày 4.4.1969, chỉ một năm sau ngày ông về nắm Tiểu Đoàn.

Tôi với Sơn ở hai nhiệm vụ khác biệt. Sơn làm Tiểu Đoàn Trưởng, tôi làm Tham Mưu Phó Biệt Khu 44. Chúng tôi gặp nhau trong những buổi họp hành quân. Cũng có khi dạo xe rong chơi cùng nhau. Sơn ít nói, khô khan nhưng chí tình. Tôi lãng mạn ham vui. Mỗi khi nói đùa, Sơn thường đuối lý. Nếu người khác đã nổi khùng lên ngay, nhưng Sơn chỉ cười. Người thương Sơn nhất là Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Biệt Khu 44. Bất cứ lúc nào, dù khi chỉ huy ngoài mặt trận, khi họp hành quân hay đàm luận và đề cập đến Thiếu Tá Sơn 41 Biệt Động Quân, vị danh tướng nào cũng dành cho Sơn nhiều cảm tình sâu đậm. Có lần Sơn và tôi ngồi đùa với nhau cả giờ tại văn phòng, Tướng Phú đi qua nói đùa:
- Đánh giặc bằng súng thì Sơn hơn, đánh giặc bút thì Tùng thắng.
Sơn cười bảo tôi:
- Mày trên không sợ trời, dưới không sợ ai, chỉ sợ con gái. Được, tao sẽ gã Mười, em gái của tao cho mày. Nếu mày hỗn tao xài xể nó, nó sẽ xài xể lại mày đấy.
Chúng tôi đùa với nhau như vậy đó.

Ngày 27.4.1970, Sơn và Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân nhận lệnh tham dự cuộc hành quân Tây chinh lịch sử quan trọng nhất của cuộc chiến tranh chống cộng sản từ 1945 đến nay. Quân Đoàn III đánh phía Bắc Mỏ Vẹt, Quân Đoàn IV đánh phía Nam lên. Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân đi cánh đầu của Quân Đoàn IV. Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân là đơn vị đầu tiên tiến vào Mỏ Vẹt, nơi đặt Bộ Tổng Tư Lệnh của Việt cộng. Thiếu Tá Sơn cùng chiến sĩ Mũ Nâu của ông đánh tràn vào các vị trí địch, nhưng một viên đạn oan nghiệt đã xuyên vào bên hông phải của Sơn và anh ngã gục xuống. Sơn được băng bó và được trực thăng chở về Quân Y Viện Mỹ Tho, Định Tường. Cuộc chay đua với tử thần đã được các bác sĩ Quân Y tận lực với ca mổ từ 11 giờ khuya. Nhưng cổ nhân đã chẳng từng lưu lại những câu thơ hoài cảm về cái chết của những người lính ngoài mặt trận:
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Dịch : Say ở chiến trường sợ ai chê
Xưa nay đánh trận mấy ai về.
Sơn chết lúc 24 giờ ngày 5.5.1970. Hôm nay ngồi viết lại những dòng này, tôi hy vọng năm đứa con thơ của cố Trung tá Nguyễn Văn Sơn lớn lên sẽ đọc, sẽ hiểu và tự hào chúng là con của một chiến sĩ anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Cao Lãnh ngày 16 tháng 5 năm 1970
Thiếu Tá Trần Thế Tùng, bút hiệu Hoàng Quân
Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Biệt Khu 44

Bài này đã được đọc trên Chương Trình Dạ Lan lúc 20 giờ 10 phút ngày 18.5.1970.


Sau gần ba mươi năm, thời gian đã ghi dấu khắc nghiệt trên khuôn mặt của mọi người, nhưng chắc chắn nó chưa đủ sức xóa nhòa những ký ức đẹp về Dạ Lan trong lòng mỗi người lính chúng ta. Ai mà không từng một lần thêu dệt hình ảnh của người em gái ở hậu phương đó trong trái tim của mình, bằng một mối tình cảm dịu dàng quyến luyến không biết phải gọi tên là gì. Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhiều lúc tưởng đã phải gánh chịu nỗi dày vò của sự cô đơn, khi các anh cắn răng bỏ lại đằng sau lưng tất cả những mối thâm tình tha thiết của gia đình và người yêu, đi vào chốn rừng sâu núi thẳm, mà ở đó chỉ có kẻ giặc và sự thách đố của thần chết. Chung quanh các anh chỉ có lửa đạn, mùi thuốc súng khét lẹt, mùi xác chết tanh tưởi và bóng đêm triền miên. Chương Trình Dạ Lan, với giọng nói thiết tha ngọt ngào của cô em gái Dạ Lan đã xuất hiện như một ánh sao sáng giữa cõi đen để an ủi và khích lệ người lính ngoài mặt trận. Từ đó, Chương Trình Dạ Lan là chỗ dựa tinh thần êm ái duy nhất không thể thiếu được hằng đêm cho người lính khốn khó và tội nghiệp nhất trần gian của chúng ta. Sau ba mươi năm, không ai biết Dạ Lan đã trôi giạt về đâu. Nàng có đặt chân được lên trên mảnh đất tự do này để tiếp tục làm người em gái thúc giục và thổi bùng lên hào khí ngất trời của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nếu ơn trên dun rủi cho đến được bến bờ tự do, thì chắc chắn Dạ Lan sẽ lao vào một trận chiến mới cùng với những người anh tiền tuyến của nàng tiếp tục cuộc chiến đấu cao cả dưới lá Quân Kỳ và Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng cho dù Dạ Lan có ở nơi góc bể chân trời nào, thì tiếng nói dịu dàng của nàng, của những người em gái nữ sinh thành phố cùng những tiếng hát hậu phương, vẫn luôn luôn là một hồi ức đẹp và bất tử luôn theo cùng với người lính cho đến ngày Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ phủ lên chiếc quan tài của mỗi người chúng ta. Những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa một thời kiêu dũng.

Phạm Phong Dinh

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

Anh PD mí các anh trong BCH đễ mấy bài nhạc hùng này đừng đem xuống nha . KH nghe thấy hay mà tinh thần phấn khỡi hẵn lên sau 1 ngày làm việc mệt . Cám ơn anh PD nha!

DaHuong
Posts: 124
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:04 am

Post by DaHuong »

Dê cóc chủ à , nghe xong chương trình Dạ Lan sao hỏng thấy nhạc hùng nữa dzị ? :shock: :shock:




:D

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

DaHuong wrote:Dê cóc chủ à , nghe xong chương trình Dạ Lan sao hỏng thấy nhạc hùng nữa dzị ? :shock: :shock:
:D
Còn mà, happy nghe nhạc hùng
--------------

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Phong trào Hưng Ca Việt Nam trình bày


Ta - như nước dâng - dâng tràn có bao giờ tàn
Ðường dài ngút ngàn, chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân - gông xiềng một thời xa xăm
Ðôi mắt ta rực sáng - theo - nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích - kêu - vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời - là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời - nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới - tung xiềng vào mặt nhân gian



Ðiệp khúc:

Máu - ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương - da thịt này - cha ông miệt mài
Từng giờ qua - Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông - hát cười - đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng

Ta - như giống dân - đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt - lạnh như đồng - cùng nhìn về một xa xăm
Da - chan mồ hôi- nhễ nhại cuộn vồng gân tươi
Ôm vết thương rỉ máu, ta cười dưới ánh mặt trời
Ta khuyên cháu con - ta còn tiếp tục làm người
Làm - người huy hoàng - phải - chọn làm người dân Nam
Làm - người ngang tàng - điểm mặt mày của nhân gian
Hỡi những ai gục xuống - ngồi dậy hùng cường đi lên



Image

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Last edited by phu_de on Thu Apr 15, 2010 11:34 pm, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Hội nghị Diên Hồng
nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước

thơ/lời: Việt Tiên


Toàn dân ! Nghe chăng ? Sơn hà nguy biến !
Hận thù đằng đằng ! Biên thùy rung chuyển
Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu - Gây oán nghìn thu
Toàn dân Tiên Long ! Sơn hà nguy biến !
Hận thù đằng đằng ! Nên hòa hay chiến ?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân - Hỡi đâu tứ dân !

Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
Ôi Thăng Long ! Khói kinh kỳ phơi phới
Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn hương
Theo gió bay khắp miền sông núi réo đời.

Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương
Giống anh hùng nâng cao chí lớn
Giống anh hùng đua sức tráng cường.
Ta lên đường lòng mang tâu đến long nhan
Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân!

Đường còn dài
Hờn vương trên quan tái
Xa xa trông áng mây đầu non đoài

Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? - (Đáp) Quyết Chiến !
(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? - (Đáp) Quyết Chiến !

Quyết chiến luôn - Cứu nước nhà - Nối chí dân hùng anh

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh ? - (Đáp) Hy Sinh !
(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh ? - (Đáp) Hy Sinh !

Thề liều thân cho sông núi - Muôn Năm Lừng Uy


Image

Hội nghị Diên Hồng
Last edited by phu_de on Thu Apr 15, 2010 11:40 pm, edited 1 time in total.

Post Reply