VIẾT CHO NGÀY QUÂN LỰC 19-6

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

VIẾT CHO NGÀY QUÂN LỰC 19-6

Post by phu_de »

VIẾT CHO NGÀY QUÂN LỰC 19-6
Đào Vũ Anh Hùng

Hàng năm, chúng ta làm lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6. Ngày Quân Lực năm nay đánh dấu 30 năm kể từ biến cố bi thảm 30-4-75, ngày miền Nam thân yêu của chúng ta rơi vào tay cộng sản. Ba mươi năm trôi qua trong đau hận không nguôi của tâm trạng…

Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua ( thơ Thanh Nam)

30 tháng Tư, ngày chúng ta không ai quên được. Ngày mà nhiều người mệnh danh là ngày Quốc Hận, ngày Ly Hương, ngày Tang của Dân Tộc… Nhưng dù cho gọi là ngày gì đi nữa, 30-4-75 chính là cái mốc thời gian đánh dấu một khúc quanh đau thương của lịch sử. Đánh dấu đọan đời lưu lạc chia lìa của mỗi chúng ta. Đánh dấu nền Tự Do Dân Chủ của miền Nam bị âm mưu bức tử.

Ngày 30-4 do đó mang một ý nghĩa rất lớn lao. Nhất là đối với những người tị nạn chúng ta – những ai không coi nước Mỹ này là chốn thiên đường, không coi ngày 30-4-1975 là cái “cơ may” thực hiện được giấc mộng lớn trong đời là được đặt chân lên đất Mỹ, hưởng thụ những tiện nghi vật chất của nước Mỹ - thì ngày đó càng mang ý nghĩa ngậm ngùi đau đớn hơn, như nhà thơ Thanh Nam đã buông lời thống thiết:

Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài một tháng Tư…

Tháng Tư là tháng đau buồn. Ngày 30 tháng Tư là ngày tủi nhục, tang thương, đen tối của chung người Việt Quốc gia. Ngày ta muốn quên không được. Ngày ta phải khắc cốt ghi tâm. Phải nhớ. Phải lấy làm dấu mốc để đếm đời ta từ buổi đó bao năm trôi nổi? Ngày này là ngày tang tóc u buồn vận hạn của toàn khối dân tộc. Ngày người phải xa người, gia đình đang sống bình yên bỗng lâm cảnh xẩy đàn tan nghé…

Sau 30 tháng 4, những người cựu chiến binh VNCH lại có ngày Quân Lực 19 tháng 6 để buồn rầu hoài niệm và suy tư, tiếc nhớ một thời đã góp phần tích cực trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam, tiếc nhớ một đời đã đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho lý tưởng quốc gia, dân tộc. Thế hệ chúng ta đã đi những
bước truân chuyên trên con đường quá khổ và quá nhọc nhằn mong đem lại thanh bình, hạnh phúc cho dân Việt nhưng vì vận số hẩm hiu đất nước, chúng ta cặm cụi đi hoài vẫn không tới đích và cuối cùng, đem thân phiêu bạt...

Bình luận gia quá cố Phạm Kim Vinh cho rằng “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kéo dài, đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại”. Cuộc chiến mang nhiều tính chất bi thảm và hài hước, cho tới bây giờ vẫn được nói tới và gây nhiều tranh cãi sôi nổi. Nó bi thảm, bởi thế giới có ý muốn phủ nhận chính nghĩa cuộc chiến đấu để tự vệ của nhân dân Nam Việt Nam. Nó hài hước, bởi sau khi cộng sản đánh chiếm miền Nam, cái đám nhân loại khiếp nhược đó đã cúi đầu trước bạo lực, phụ hoạ với cộng sản, bôi nhọ VNCH, quốc gia đã từng được họ tuyên dương là “Tiền Đồn Chống Cộng” của Thế giới Tự do.

Dư luận đó đã nhục mạ Quân lực VNCH hèn nhát không chịu chiến đấu, VNCH hoàn toàn lệ thuộc nơi người Mỹ nên miền Nam mới sụp đổ dễ dàng và nhanh chóng như vậy. Đây là thứ dư luận ngu xuẩn, thiếu lương tri, vô trách nhiệm và đầy ác ý. Họ đã nhắm mắt, cố tình không chịu tìm hiểu tường tận sự hy sinh cùng khả năng chiến đấu tuỵệt vời của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, không chịu hiểu một điều giản dị, rằng “Nếu quân lực VNCH nhát hèn, không chịu chiến đấu, thì ai, sức mạnh nào, binh lực nào, phép mầu nào đã giữ được miền Nam trong bao nhiêu năm đất nước sôi bỏng bởi chiến tranh tàn khốc, từ 1954
tới 1975? Trong suốt hơn hai mươi năm dài đó, nếu không có sự chiến đấu dũng cảm, khắc khổ và kiên trì của người lính VNCH, chắc chắn miền Nam Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính từ lâu rồi, ngay từ cái gọi là “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” Tết Mậu Thân 1968, hay từ những trận đánh khốc liệt làm rúng động thế giới vào mùa hè binh biến 1972. Nếu không có sự chiến đấu đầy dũng cảm, hữu hiệu và kiên trì của người
lính VNCH, làm sao quân đội Mỹ có thể rút ra khỏi cái gọi là “vũng lầy Việt Nam” một cách dễ dàng và an toàn như vậy?

Trong lịch sử Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại cũng đã có những cuộc nội chiến. Nhưng không có cuộc tương tàn nào kéo dài quá lâu, liên tục và đẫm máu, cường độ tàn phá khốc liệt cùng sự tổn thất về nhân mạng cho cả hai miền lên đến con số kinh khủng như chiến tranh Việt Nam. Kể cả trong hai kỳ thế chiến, chưa một thời đại nào trong lịch sử, người dân Việt nam ở cả hai miền Nam Bắc phải nhận chịu những nỗi đau thương bất hạnh như trong cuộc chiến vừa qua.

Chúng ta, những người lính VNCH đã từng trực tiếp lăn mình vào binh lửa, những người lính đã thực sự cầm súng và chiến đấu, đều có thể khẳng định rằng, quân lực chúng ta không hề thua vì kém tinh thần chiến đấu. Sự sụp đổ về quân sự là do những quyết định sai lầm và suy yếu về chính trị. Nếu gọi là “thua”, chúng ta đã thua trận từ những nguyên nhân sâu ẩn khác. Chúng ta đã bị cái đám nhân loại hèn nhát và ngu xuẩn
đó bất công trút đổ lên đầu chúng ta trách nhiệm. Những nguyên nhân khởi từ sau hai cuộc thế chiến, toàn thế giới run rẩy phục hồi, bắt tay xây dựng lại những công trình bị tàn phá. Thế giới từ ngày đó, mệt mỏi và sợ hãi chiến tranh, sợ bị nhiễm vi trùng cộng sản, đã trở nên ươn hèn, ích kỷ, ve vuốt cộng sản, đối xử bất công, nhòm ngó, dè bỉu, chê trách, quy kết tất cả mọi lỗi lầm về phía chúng ta, trút đổ tất cả gánh nặng lên đôi vai người lính VNCH, bắt chúng ta phải trách nhiệm ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản.

Trong khi đó, nước Việt Nam bất hạnh đã nẩy sinh ra gã họ Hồ, một thứ “nhân tài chết tiệt” của dân tộc, cuồng tín và tàn độc, tham vọng và mưu mô, bất lương và hiếu sát, vong bản và phi nhân, vô luân và vọng ngoại, tận tụy tôn thờ chủ nghĩa của gã Mác, gã Lê, xô đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc tương tàn thảm khốc.

Từ cái thời điểm phải ghi nhớ và đáng nguyền rủa đó, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đã phải còng lưng chịu đựng, không ngóc đầu lên được để thấy ánh mặt trời, để đi và đứng song hàng, hưởng cơn gió lành thịnh vượng cùng mọi dân tộc tự do trên thế giới. Dân tộc Việt Nam là nạn nhân thảm khổ trong cuộc chiến tranh phá-hoại-tận-tình-và-tuyệt-kỹ của bọn người ngu dốt. “Chính vì sự cương-quyết-ngu-dốt và ngu-dốt-kiên-trì mà chúng đã bán đứng đất nước, bán đứng cả linh hồn đất nước”, như cách nói của nhà văn Doãn Quốc Sĩ.

Nhà văn Phan Nhật Nam cũng đã kêu lên tiếng kêu ai oán, “Chiến tranh nào cũng đem lại những đổ vỡ, tan hoang, gieo mầm độc ác và gây nên bao sự hủy diệt. Nhưng đây là cuộc chiến thê thảm, tồi tệ và tủi hổ nhất của dân tộc Việt Nam”. Trong cuộc chiến vô nghĩa, dai dẳng và tàn bạo tột độ này, người lính VNCH đã gánh chịu trọn vẹn cái phần nặng nề, bất công, thua thiệt và đau đớn nhất. Cuộc tương tranh rõ ràng không
đồng cân đồng sức và bị bội phản trắng trợn nhưng người lính Việt Nam vẫn thản nhiên chấp nhận. Những đời trai trẻ quên bỏ hạnh phúc, tình yêu, tương lai, sự nghiệp cùng những thú vui riêng để bước vào chốn cùng hung cực hiểm, đầy rẫy gian lao khổ nhọc và bị vô ơn, bạc đãi nhưng họ vẫn lầm lì chịu đựng và dũng cảm xông pha trận mạc, trực diện kẻ thù, đổ mồ hôi, xương máu, lao thẳng vào lửa đạn, phóng mình vào nỗi chết cho giải đất miền Nam được tồn tại và người dân miền Nam được sống còn.
Lính và vợ con lính. Vợ con lính và những người lính VNCH là hiện thân của những hy sinh quá sức lớn lao. Lòng quả cảm và những hy sinh kỳ vĩ đó chứng minh được bằng những chiến thắng cụ thể, nhiệm mầu, vượt cao, vượt xa và ở trên tất cả mọi suy nghĩ tầm thường của những con người không có chiều dài lịch sử bốn ngàn năm để hiểu thế nào là tình yêu thương đất nước cùng mối tự hào dân tộc.

Như Mậu Thân ở Huế. Một đại đội Hắc Báo quân số 270 người, còn lại vỏn vẹn 19 người sau nhiều ngày giao tranh, đã anh dũng chiếm lại Kỳ Đài, đưa lá cờ vàng ngạo nghễ tung bay trên đỉnh ngọn. Như An Lộc, với 52 ngày tử thủ, thịt da đất nước từng phân vuông quằn quại nẩy tung dưới cơn mưa pháo, ngày và
đêm. Không một nơi nào trên thế giới nhận chịu một cuộc tấn công ác liệt, kinh hoàng như An Lộc. Chỉ trong đêm 11 rạng 12 tháng 5, 1972, từ 3 giờ đến 6 giờ sáng, An Lộc co quắp run rẩy hứng chịu liên tục 8 ngàn trái pháo và hỏa tiến của cộng sản… Thế mà An Lộc vẫn đứng vững, vẫn tồn tại. Cái quận lỵ nhỏ bé đó đã dược ghi danh trong quân sử Việt Nam và trong chiến sử Thế giới.

Vào những giờ phút hấp hối của miền Nam, trận chiến cuối cùng ở Xuân Lộc cũng là một kỳ tích để nhân loại ngưỡng phục.
Sư đoàn 18 Bộ Binh, một Sư đoàn được coi là không mấy xuất sắc của quân lực, đã anh dũng giữ vững tuyến phòng ngự, chặn đứng được sự tấn công ào ạt của 5 sư đoàn cộng sản với xe tăng và đại pháo 130 ly hùng hậu. Nhưng biển người của Văn Tiến Dũng đã phải đứng khựng lại, phải bỏ rơi Xuân Lộc, đi đuờng khác vòng về Saigon, để lại hàng ngàn xác chết.
Jean Lacouture, một nhà báo Pháp có lương tâm đã nhỏ rơi nước mắt khi tường thuật trận Xuân Lộc và thảng thốt kêu lên, “Cái Quân lực đó quả thật là gan dạ và anh hùng. Họ chiến đấu vô cùng ngoạn mục và tôi thật lòng kính phục…”

Nhiều ký giả Tây phương cũng hết lời ca ngợi những cuộc chiến đấu đơn lẻ, tạo nên thiên anh hùng ca bi tráng trong ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen. Như cuộc chống cự của Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tầu. Của những đơn vị Nhảy Dù ở khu Lăng Cha Cả. Của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu. Của các chiến sĩ Biệt Động Quân ở dốc Cầu Xa Lộ. Của những Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt trong quân phục đại lễ nơi một góc phố thủ đô… rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ QLVNCH và Cảnh sát Quốc gia đã tự sát tập thể vì tuyệt vọng và phẫn nộ trước cuộc đầu hàng nhục nhã của Dương Văn Minh. Chưa kể đến sự tuẫn tiết của các tướng Nguyễn Khoa Nam, tướng Lê Văn Hưng, tướng Phạm Văn Phú, tướng Trần Văn Hai, tướng Lê Nguyên Vỹ và những sĩ quan chỉ huy các đơn vị tác chiến khác…

Ba mươi năm đã trôi qua. Người ta nói hoài đến con số 58 ngàn lính Mỹ chết và mất tích trên chiến trường Việt Nam.
Việt cộng đưa ra con số tổn thất nhân mạng là một triệu 400 ngàn bộ đội của chúng. Phía Việt Nam Cộng Hòa, không ai truy cứu để đưa ra một con số chính xác, bao nhiêu binh sĩ của chúng ta tử trận, bao nhiêu đồng bào, cán bộ chính quyền của chúng ta bị sát hại trong cuộc chiến? Chúng ta bị thế giới cố tình bỏ
quên. Bị cộng sản đê tiện trả thù, đầy đọa người sống trong trại tù cải tạo và quật mồ người chết để thỏa mãn cái tâm địa man rợ của loài lang sói.

Nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực, chúng ta, những người lính chiến VNCH cũ, hãy cùng nhau chiêm nghiệm, không phải để “tự cho mình là những người mất nước tìm cách phục quốc, hay để tự nhận là những người thất trận tìm cách trả thù, phục hận..”
Và càng không thể là “những người Quốc gia đã được “điều kiện hóa” để xem chống cộng là cứu cánh…” như một số người trong chính hàng ngũ chúng ta – đau đớn thay – đã hòa nhịp với kẻ địch, công khai sỉ nhục quân đội.



Chúng ta hãy dõng dạc nói thẳng cho những con người đó, thù cũng như bạn, biết rằng lý tưởng và cứu cánh của người lính chúng ta không phải là thù và oán. Lý tưởng Quốc gia Dân tộc là một tình cảm tự nhiên, thiêng liêng cao cả trong trong trái tim con người, không thể đem “điều kiện hóa” như thí nghiệm vào loài chó của Palov, như thủ đoạn tẩy não phi nhân của cộng sản. Lý tưởng và cứu cánh đó bao giờ cũng là chu toàn ước vọng đem lại đời sống thanh bình an lạc, đem lại tự do dân chủ, no ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Kẻ nào xâm phạm đến phúc lợi và ước vọng đó của dân tộc, chúng ta có bổn phận ngăn chặn, dù đó là cộng sản hay bất cứ một thế lực nào khác.

Chúng ta, những người lính VNCH sống còn sau cuộc chiến và thoát khỏi bàn tay đê tiện của kẻ thù, xin hãy nghĩ nhớ đến anh em đồng đội, hồi niệm và tri ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống. Hãy cùng nhau đốt lên một ngọn lửa, soi sáng một niềm tin, giữ vững tinh thần và ý chí, làm sánh danh
Quân lực, làm rõ ràng Chính nghĩa Quốc gia và hãy vẽ lại chân dung đích thực của người lính VNCH, những người con yêu của đất nước, dù đã đi vào miền Vĩnh cửu nhưng hình ảnh cùng những chiến công vẫn hằng hằng sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam ta.

Chúng ta hãy cùng nhau chiêu niệm quê hương, chiêu niệm hồn tiên liệt và khí thiêng sông núi, cầu mong sớm có một ngày vinh hiển trở về nhìn lại quê cha đất tổ, như trong lời Hịch Bình Ngô:

“…Giang sơn từ nay mở hội
Xã tắc từ nay vững bền
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Kiền khôn bỉ rồi lại thái
Nền vạn thế xây nên chăn chắn
Thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu
Đó là nhờ trời đất tổ tiên khôn thiêng che chở
Và giúp đỡ cho chúng ta vậy…”



Đào Vũ Anh Hùng

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: VIẾT CHO NGÀY QUÂN LỰC 19-6

Post by linhgia »

Bạch thư Kính gởi Ông Phan Văn Khải

[15/06/2005 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Kính gởi Ông Phan Văn Khải
Thủ tướng Chánh phủ
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam

Việt nam Hải ngoại ngày 6 tháng 6 năm 2005

Thưa Ông,

Nhơn danh những người Việt nam tỵ nạn cộng sản rời khỏi Việt nam từ ngày 30/4/1975, nay là công dân của những nước nơi chúng tôi định cư, nhưng tất cả đều tự xác nhận mình là người Việt hải ngoại, chúng tôi trình bày với ông một số vấn đề quan trọng có tính cách sanh tử cho Việt nam và đề nghị với ông một số ý kiến giải quyết nhơn dịp ông thăm viếng chánh thức Huê kỳ và cũng là thời điểm Đảng Cộng sản của ông đang náo nức chuẩn bị Hội nghị Trung ương 12 và Đại hội Đảng khóa X.

I/ Hiện tình Việt nam:

I-1 Về Kinh tế Xã hội: Việt nam là một nước được xếp vào hàng tụt hậu với mức Sản xuất bình quân đầu người hằng năm là 440 mỹ kim. Theo những nhà nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng thế giới và của các trường đại học có tiếng ở Huê kỳ và Âu châu thì Việt nam, nếu giữ được mức tăng trưởng như hiện nay (# 8%) thì phải cần đến 40 năm nữa mới bắt kịp Thái lan ngày nay ( 2 200 mỹ kim/người/năm)

Việt nam có một lực lượng lao động hùng hậu bởi hơn phân nửa dân số thuộc lớp tuổi thanh niên. Nhưng tình trạng phát triển vẫn tồi tệ do nhà cầm quyền không có một chánh sách phát triển đúng mức, vì bị ám ảnh nỗi sợ hãi “chệch hướng xã hội chủ nghĩa”

Tình trạng tụt hậu về kinh tế đưa toàn bộ xã hội không chỉ lâm vào cảnh nghèo khó, mà nhơn tâm băng hoại, những giá trị tiêu chuẩn về đạo lý suy đồi, bất bình đẳng về đời sống giữa những nhà cầm quyền với toàn xã hội càng ngày càng nghiêm trọng. Đồng tiền trở thành giá trị tuyệt đối, phụ nữ bán thân nuôi miệng, học đường trở thành thị trường mua bán chữ nghĩa và bằng cấp, bệnh viện là nơi trả giá để bệnh nhơn được chăm sóc, cán bộ đảng viên tham nhũng để giàu có và ăn chơi phung phí.

I-2 Về chánh trị: Đảng Cộng sản phất ngọn cờ giải phóng dân tộc nhưng thực tế là cướp chánh quyền của nhơn dân để đặt chế độ độc tài toàn trị, và Đảng Cộng sản là Đảng duy nhứt cầm quyền cai trị đất nước. Thành tích là hơn 3 triệu người chết để Đảng Cộng sản cầm quyền đưa đất nước đến tình trạng khủng hoảng nguy ngập ngày nay.

Cướp quyền và cầm quyền của Đảng Cộng sản là hoàn toàn đi ngược lại với văn hóa chánh trị Việt nam từ ngàn xưa.
Chủ trương giữ quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản là tối hậu nên Đảng Cộng sản đã không ngần ngại cắt đất và biển cho Tàu. Ông cha ta ngày xưa mở mang và giữ vững bờ cỏi thì ngày nay Đảng Cộng sản tự chuyên thu hẹp bờ cỏi theo quyền lợi của Đảng.

Đảng Cộng sản nên rủ bỏ ảo tưởng mà nhìn về Liên Xô và Đông Âu để thấy chủ nghĩa Mác–Lê không phải là một học thuyết hiện thực khoa học bởi nó không có khả năng mở ra tương lai nên tự nó đã sụp đỗ mà không để lại một điều gì khả dĩ ơn ích cho loài người.


II/ Những đề nghị xây dựng:

Để đưa Việt nam thoát khỏi thực tế thảm hại, chúng tôi đề nghị:

II-1 Đổi tên nước là Cộng hòa Việt nam, hoặc Việt nam Cộng hòa, hoặc Việt nam Dân chủ Cộng hòa, cái gì cũng được, nhưng phải là một đệ III cộng hòa.

Điều quan trọng là phải rứt bỏ vĩ ngữ “chủ nghĩa” vì nó hàm chứa ý nghĩa “đóng khung , chật hẹp, độc đoán”

II-2 Đổi tên Đảng Cộng sản thành Đảng “Dân chủ”, “Xã hội” hay gì gì cũng được. Phải dứt khoát chấp nhận Đảng chỉ là một tập hợp để vân động sanh hoạt chánh trị dân chủ cùng với những đảng khác, tuyệt đối chấp hành luật pháp

Chánh quyến phải thực sự của dân, do dân và vì dân. Nghĩa là người dân tự mình cai trị chính mình.

II-3 Để gây niềm tin cho dân chúng về một sự đổi mới thực sự, nhà cầm quyến Hà nội hãy tuyên bố thả tất cả tù chánh trị, tôn giáo hiện còn hơn cả trăm người bị giam giữ và không được xét xữ.

Đảng Cộng sản vả Nhà Nước hãy thành khẩn công khai xin lỗi nạn nhơn và gia đình họ trong vụ thảm sát Mậu Thân 68 ở Huế (5 000 người chết), nạn nhơn của các chánh sách “cải tạo tập trung”, “cải tạo tư sản mại bản”, “kinh tế mới” sau 30/4/75 ở miền Nam, và từ sau 1954 ở miền Bắc, nạn nhơn và gia đình họ trong các vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” “Cải cách ruộng đất”,”cải tạo công thương nghiệp”( ông Đỗ Mười trách nhiệm và còn sống) và vụ “ Xét lại chống Đảng”.

Thừa nhận tội ác đã gây ra cho nhơn dân và công khai xin lỗi là để thật sự hòa giải dân tộc và thực hiện đoàn kết toàn dân.

Ban hành và thực thi các quyền tự do căn bản như quyền an ninh thân thể, quyền tự do tinh thần và quyền tự do báo chí, lập hội,...Thực hiện một chánh sách hoàn toàn trong sáng. Cụ thể, Đảng công bố ngay tài chánh của Đảng và của đảng viên.

Đảng Cộng sản hãy can đảm để cho xã hội dân sự tự nó thành hình để giúp cho đời sống xã hội nãy nở điếu hòa mà trong đó Đảng Cộng sản, nếu còn tồn tại, cũng chỉ là một bộ phận của xã hội.

Một chế độ dân chủ không gì khác hơn là những định chế do chính người dân sáng lập để thực hiện an ninh trong xã hội, bảo vệ cho họ những quyền bất khả nhượng và chủ quyền quốc gia. Do đó, nhà nước dân chủ là “Nhà nước - định chể” nên không thể đứng trên luật pháp.

Và người dân có quyền kiểm soát thường xuyên và hữu hiệu Nhà nước.

II-4 Về mặt kinh tế: tháo gỡ ngay cái đuôi “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Quyết tâm xây dựng một nền kinh tế thị trường thực sự, lấy mục tiêu phát triển quốc gia làm tối hậu.

Khi Việt nam là một nước dân chủ thì sự phát triển sẽ hiển nhiên. Giáo sư Amartya Sen, giải thưởng Nobel Kinh tế quả quyết “ không có một nước dân chủ nào nghèo đói kéo dài”. Một nước độc tài dù có phát triển chăng nữa, cũng chỉ ở giai đoạn đầu, sau đó cũng phải thay đổi sang dân chủ để giữ phát triển bền vững. Vã lại, Việt nam là một nước có truyền thống dân chủ từ lâu đời. Sự cai trị theo độc tài chỉ là tai họa tạm thời cần phải thanh toán mà thôi.

II-5 Về đối ngoại: Việt nam dân chủ thực sự sẽ thực hiện một đường lối ngoại giao khéo léo, hòa nhã với Tàu, thân thiện, tôn trọng chủ quyền đối với các nước trong ASEAN.

Đối với Tây Âu và Huê kỳ, Việt nam hãy xóa bỏ chủ trương xếp những nước nầy ở nấc thang chẳng những thấp nhứt trong quan hệ ngoại giao, và còn phải đề cao cảnh giác.

Tây Âu và Huê kỳ là hai thị trường mở rộng dành nhiều ưu đải đón nhận sự trao đổi giao thương với Việt nam. Trong lịch sử, Huê kỳ không phải là nước đi thôn tính lãnh thổ các nước khác. Trong chiến tranh lạnh vừa qua Huê kỳ theo đuổi chánh sách “containment” mà kết quả là khối Đông Âu và Liên Xô đã xụp đổ trọn vẹn và trở thành những quốc gia dân chủ.


Kết luận:

Vì sự tồn vong của đất nước, Đảng Cộng sản nên mạnh dạn thực hiện dân chủ hóa đất nước theo đường lối hiến định để tránh mọi xáo trộn không cần thiết.Biến cố trọng đại này chỉ có Đảng Cộng sản có khả năng và trách nhiệm chủ động tiến hành.Thi hành sự thay đổi dân chủ, Đảng Cộng sản mới thực sự là một Đảng cách mạng viết nên một trang sử mới huy hoàng cho dân tộc.

Chúng tôi chúc ông thành công tốt đẹp trong chuyến viếng thăm Huê kỳ và khi trở về Việt nam, ông sẽ có những suy nghĩ mới hơn, can đảm làm một cuộc chuyển biến đất nước tiến lên dân chủ thực sự.

Trân trọng chào ông.

Những người ký tên:

1/ Cư sĩ Hồ Minh Châu - Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo Âu Châu – Paris – Pháp
2/ Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần - Liên Minh Dân Chủ Việt nam Âu Châu – Paris – Pháp
3/ Tiến sĩ Phan Văn Song - Giáo sĩ Tin Lành – Hiệp hội Tin lành Pháp – Pháp
4/ Luật sư Trần Thanh Hiệp - Chủ tịch Trung Tâm Nhân quyền Việt nam tại Pháp – Paris
5/Ông Nguyễn Phúc Tửng - Chủ tịch Hội Ái hữu người Việt vùng Val de Marne - Pháp
6/Ông Lý Quang Việt - Tín đô Phật Giáo – Paris - Pháp
7/Ông Huỳnh Nhan - Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo - Vancouver - Canada
8/Ông Huỳnh Đức - Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo - Vancouver – Canada
9/Lễ Sanh Huỳnh Tạo - Tin đồ Cao đài Paris –Pháp
10/ Ông Nguyễn Hữu Lễ - Hưu trí –Metz – Pháp
11/ Ông Võ Long Tịnh - Hưu trí – Metz – Pháp
12/ Bà Võ thị Ngọc Huệ - Thương Gia Strasbourg –Pháp
13/ Ông Nguyễn Đăng Hoàng - Thương Gia Strasbourg – Pháp
14/ Ông Nguyễn Văn Ty - Thương Gia Strasbourg - Pháp
15/ Kỹ sư Hoàng Chính - Thương Gia Strasbourg - Pháp
16/ Kỹ sư Nguyễn Hoàng Tuấn - Strasbourg- Pháp
17/Kỹ sư Nguyễn Mộng Long - Melbourn – Australia
18/Dược sĩ Trương Thị Loan - Sydney – Australia
19/ Bác sĩ Phan Tuấn Tài - Melbourn – Australia
20/ Bác sĩ Đậng Công Tâm - Sydney – Ausralia
21/ Kỹ sư Phạm Đăng Lâm - Stuggart - Đức
22/ Kỹ sư Trần Hữu Đức - Stuggart - Đức
23/ Bà Hoàng Mai - Munchen - Đức
24/ Bà Phạm Thị Hồng - Munchen - Đức
25/ Ông Nguyễn Hòa - Berlin - Đức
26/ Ông Trịnh Sâm - Berlin - Đức
27/ Ông Phạm Văn Trà - Hambourg - Đức
28/ Ông Phạm Đăng Châu - Hannover - Đức
29/ Bác sĩ Matthew Vo - Santa Ana – California- Mỹ
30/ Dược sĩ Paul Fillet - Anaheim – California - Mỹ
31/ Luật sư Nguyên Long - San José – California – Mỹ
32/ ông Thân Văn Long - Seattle – Washington state - Mỹ
33/ Ông Nguyễn Tuấn Huy - Vancouver- Washington state - Mỹ
34/ Ông Đoàn Dự - Springfield – Virginia - Mỹ
35/ Ông Hồ Văn Sắt - Falls Church – Maryland - Mỹ
36/ Ông Hoàng Minh - Thương Gia Chợ Eden - Mỹ
37/ Bà Hoàng Thị Thào - Chợ Eden -Mỹ
38/ Bà Lê Thị Thu - Francfurt - Đức
39/ Bà Lê Thị Tám - Francfurt - Đức
40/ Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lâm - Montréal – Canada
41/ Kỹ sư Nguyễn Bá Dũng - Ottawa – Canada
43/ Tiến Sĩ Nguyễn Song Linh - Bordeaux – Pháp
44/ Tu Sĩ Đào Tùng - Phật Giáo Bordeaux – Pháp
45/ Hòa thượng Thích Thiện Tâm - Chùa Linh Sơn - Rancon – Pháp
46/ BS Nguyễn Phước Bửu Long - Toulouse – Pháp
47/ BS Nguyễn Phước Hương - Cachan –Pháp
48/ Luật sư Nguyễn Gia Thiểu - Bagneux – Pháp
49/ Giáo sư Lê Minh Chánh - London – Anh Quốc
50/ Hiền tài Võ Minh - Cambridgê Anh Quốc
51/ Ông Bà Nguyễn Hữu Vinh - Oslo – NaUy
52/ Ông Bà Thái Công Giám - Oslo – Nauy
53/ Ông Lê Hạ Đông - Stockhom – Thuy Điển
54/ Bà Trần thị Vân - Stockhom – Thuy Điển
55/ Ông Nguyễn Sanh Tồn - Tiel – Hòa Lan
56/ Ông Nguyễn Văn Tiếp - Asmterdam – Hòa Lan
57/ Ông Trần Quý Đắc - Bruxelles – Vương Quốc Bỉ
58/ Linh Mục Huỳnh Công Lập - Bruxelles - Bỉ
59/ Bác sỉ Trần Đức Bảo - Liêge - Bỉ

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Image Lòng Ta Chỉ Một Sơn Hà Mà Thôi


Ừ thì trăm mảnh chia xa
Lòng ta chỉ một sơn hà mà thôi
Ừ thì đời có đổi đời
Với ta cũng chỉ một lời nghìn thu
Dù cho sông núi mịt mù
Dù vai triũ nặng tội tù bao phen
Lòng ta vẫn nến lên đèn
Vẫn như trống giục điệu kèn thúc quân
.



Lê Khắc Anh Hào

leduc_henri
Posts: 32
Joined: Mon May 22, 2006 1:17 pm
Contact:

Post by leduc_henri »

ImageTHIÊN THẦN MŨ ĐỎ
Ai còn ? Ai mất ?

Mũ Đỏ Lê Quang Lưỡng.

LTS. Tướng Lê Quang Lưỡng Tư Lệnh sau cùng của Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, Ông xuất thân từ Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu................Tướng Lê Quang Lưỡng phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam từ ngày 15 tháng 6 năm 1954 với cấp bậc thiếu úy Trung Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, ngày 1 tháng 9 năm 1965 với cấp bậc Thiếu Tá, ông thành lập Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, ngày 1 tháng 1 năm 1968 với cấp bậc Thiếu Tá, ông nhận chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, ngày 22 tháng 11 năm 1972 với cấp bậc Chuẩn Tướng, ông nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù, ngày 29 tháng 4 năm 1975 ông di tản sang hoa kỳ, định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, Ông về cõi Niết Bàn ngày 21 tháng 9 năm 2005 tại Bakersfield, miền trung Tiểu Bang California, Ông ra đi sau cơn bệnh ngặt nghèo, kéo dài lâu ngày. Ông để lại luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ.
Ông là vị Tướng, vị Tư Lệnh Nhảy Dù duy nhất sinh hoạt chặt chẽ với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2005; năm 1990 ông cùng Đại Tướng Vaugh Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành, của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, đi diễn hành trên đại lộ Constitution, Washington D.C., cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ, đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến nay, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Kỳ, hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.


Bài " Thiên Thần Mũ Đỏ. Ai còn? Ai Mất?", được báo Hồn Việt xuất bản tại miền Nam Ca Li đăng từ năm 1984, chúng tôi xin đăng lại bài này, với bản thảo chính gốc, chúng tôi hoàn toàn không hiệu đính như những báo khác, kể cả báo Hồn Việt, để anh chị em Mũ Đỏ đọc và suy gẫm, xin các anh chị em Mũ Đỏ: Chúng ta cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng nhớ người anh cả của binh chủng Nhảy Dù từ năm 1971-1975.

Tôi vẫn nhớ rõ như mới nhìn thấy hôm qua những khuôn mặt, giọng nói tác phong của những anh em Dù đã cùng tôi vào sinh ra tử. Thiếu Tá Thanh Tiểu đoàn 8 mà đồng đội của người Tiểu Đoàn Trưởng nầy thường gọi là Thanh Râu. Anh em chúng tôi có Thiếu Tá Châu Lùn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1, Thiếu Tá Hạnh, Hào Hoa Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Thiếu Tá Trang Trĩ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Tá Bùi Quyền, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 nổi nóng mặt đỏ gay, Thiếu Tá Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7, biệt danh là Lô Lọ Rượu. Anh em chúng tôi còn có Cậu Út Biên Hòa hay cậu "Bảy Tình" Mười Lựu Đạn tức Trung Tá Thành, Tiểu Đoàn 6, Trung Tá Trần Đăng Khôi Lữ Đoàn 2 tài đức song toàn.
Thiếu Tá Đường TĐ9, thích làm thơ tình lãng mạn, gọi là Đường Thi Sĩ, anh em chúng tôi có Thiếu tá Hồng Thu, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 16 gọi Cô Thu. Chúng tôi có hai Ngọc, Ngọc Long Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 và Ngọc Nga, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4, Làm sao anh em Dù chúng tôi quên được, chúng tôi có 2 người bạn anh hùng, mỗi người chỉ có một mắt. Trung Tá "Bùi Đăng" trong thẻ quân nhân không phải họ "Bùi" cũng chẳng có tên "Đăng", tên anh là Bằng, Anh chỉ có một mắt. Nhưng những chiến sĩ của anh gọi anh một cách âu yếm là Bùi Đăng. Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 cũng chỉ có một mắt từ ngày còn là Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5, anh em Dù gọi là Hiệp sĩ Mù, tội nghiệp Sơn đã hy sinh trong trận chiến sau cùng tại mặt trận Phan Rang. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù của chúng tôi, Hiệp sĩ mù của Thiên thần Mũ Đỏ không xử dụng cùng một loại vũ khí như Hiệp sĩ mù của phim ảnh và tiểu thuyết. Nhưng oai phong người Hiệp sĩ của Quê Hương ta, chẳng thua sút sự hào hiệp của người trong truyện. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù, chúng tôi có nhiều lắm. Làm sao quên Đại Tá Nguyễn Thu Lương, anh em thân thương gọi là Lương Ruột Ngựa. Đỉnh Tây Lai, Bố già Đại Tá Lê Văn Phát, người tử thủ Khánh Dương, người lính già có mặt hầu hết những trận lớn của Quê Mẹ? Bố Già Lữ Đoàn 3? Đúng, chúng tôi có Bố Già đó.
Tháng 6/1972, sau trận Bình Long, tôi được trả về Sư Đoàn Dù, ít lâu sau SĐ Dù được đưa ra Đà Nẵng để tăng phái cho Quân Đoàn I. Lúc đó tôi là Lữ Đoàn Trưởng LĐ1 Nhảy Dù. Cùng với LĐ1 ra vùng I có LĐ2 và LĐ3. Thời gian nầy, Trung Tướng Dư Quốc Đống là Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù.
Sự phân phối các đơn vị Dù tại Quân Đoàn I lúc ấy như sau: Toàn bộ Sư Đoàn Dù ở phía bắc sông Mỹ Chánh, đang tiến quân về hướng Quảng Trị, dọc theo sườn dẫy trường sơn . Tháng 9/1972, tôi được bổ nhiệm làm phụ tá hành quân Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù. Vào tháng 8 năm đó, Trung Tướng Dư Quốc Đống bị bệnh, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư lệnh phó Sư Đoàn được chỉ định đảm nhận Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, còn Đại Tá Bảo, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn thì vừa tử nạn phi cơ, do đó tôi được đảm nhận trách vụ xử lý thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù một cách không chính thức. Cuối tháng 8, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi tôi vào Dinh Độc Lập để làm lễ thăng chức Chuẩn Tướng cho tôi, và sau đó tôi được bổ nhiệm Tư Lệnh phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đóng tại căn cứ Hiệp Khánh, cây số 17 Bắc Huế. Đến tháng 11/1972, tôi chính thức nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, thay thế Trung Tướng Đống từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Khoảng thời gian 72 đến 75 ải địa đầu của Tổ Quốc của ta không phải là vùng đất bình lặng, Quảng Trị, Thạch Hãn, Chu Lai, Cố Đô Huế. Những danh xưng đủ nói lên những trời giao động. Những người lính chiến được đồng bào gọi một cách âu yếm là "Thiên Thần Mũ Đỏ". Trong suốt thời gian máu lửa đó đã có mặt khắp cùng trên những vùng đất ải địa đầu, cùng anh em quân nhân thuộc các quân binh chủng khác, mang lại cho đồng bào, tuy không phải sự bình yên tuyệt đối cũng là một tình hình khả quan.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử, sự phân phối các đơn vị Dù như sau: Hai Lữ Đoàn ở phía nam đèo Hải Vân, một Lữ Đoàn ở phía bắc đèo Hải Vân, chúng tôi đứng vững ở vùng I; Đập những nhịp tim tin tưởng, anh em chúng tôi, một mặt nhìn bao quát tình hình chiến trường khắp nước, một mặt theo dõi mọi tiến thoái của các đơn vị đối phương trong vùng, tay gìm súng sẵn, chờ địch quân. Thói quen tiến vào chỗ chết, thói quen chấp nhận mười thua một ăn mà vẫn chiến đấu oai hùng, đó là đặc tính của anh em Nhảy Dù, mặc dù tin tức giao động đến từ bốn phía, vẫn tiếp tục sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục cố gắng.
Lệnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Sư Đoàn Dù về Sài Gòn hiện ra với tôi, bởi đó như một chấn động. Lúc đó tôi chờ đợi mọi thứ trong tư thế sẵn sàng. Đợi đối phương ào ạt vượt sông Thạch Hãn, đợi chiến xa địch đến đây, miền Trung kiêu hãnh từ những vùng rừng rậm Nam Lào cho đến miền đồng bằng cát trắng Hội An. Nhưng tôi không chờ đợi được điều đó. Lệnh di chuyển Sư Đoàn Dù về Sài Gòn, lệnh không phải chỉ nghe một phía mà từ mọi hướng. Ngày 10.03.1975, Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuộc. 11.03.1975 Ban Mê Thuộc thất thủ. Tổng Thống Thiệu gọi Trung Tướng Trưởng vào SàiGòn nhận chỉ thị. Lệnh khủng khiếp, lệnh làm choáng váng, làm tan nát, đó là "Bỏ vùng I". Dường như muốn cho lệnh tổng quát đó được thi hành chính xác, Tổng Thống Thiệu đòi Trung Tướng Trưởng phải tức khắc cho rút Sư Đoàn Dù về Sài Gòn ngay. Cho chắc ăn, Sài Gòn qua lệnh rút Sư Đoàn Dù về, muốn trói tay Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I. "Trói tay" là một hình ảnh dễ hiểu nhưng có lẽ không đủ nghĩa. Sài Gòn đã lấy mất thanh gươm và chặt hết một cánh tay, cánh tay cầm gươm của Tướng Trưởng khi đối phương bắt đầu tiến tới.
Chỉ sau vài chục giờ sau khi lệnh Tướng Trưởng trả Dù về Sài Gòn, công điện tối mật của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thay vì do Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng ký, nhưng lại do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký gởi cho Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, hạ lệnh toàn bộ Sư Đoàn Dù rời khỏi miền Trung không chậm trễ. Lúc đó tin Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi Quân Đoàn I cũng bắt đầu loan ra.
Ngày 17/03/75, sau khi đã thực hiện đầy đủ những giải pháp kỹ thuật cho các anh em Dù rời miền Trung, chuyển vận, tiếp liệu, an toàn khi ra đi v.v...tôi lên gặp Trung Tướng Trưởng để chào từ giã. Tôi nói với Trung Tướng Trưởng về việc Thủy Quân Lục Chiến cũng sẽ ra đi. Tôi cũng nói lên những lời hàm ý chia sẻ ưu tư của Trung Tướng về sự "Trói tay", sự tước bỏ mọi hỗ trợ trước một trận đánh lớn. Khuôn mặt Tướng Ngô Quang Trưởng, vẫn sẵn ưu tư, càng hiện ra ảm đạm. Ông chỉ cầm tay tôi nói:"Cảm ơn anh và các Anh em Nhảy Dù đã giúp tôi rất nhiều trong những năm qua".
Anh em quân nhân Nhảy Dù nghĩ rằng mình được di chuyển toàn bộ về Sài Gòn. Các Sĩ quan chỉ huy từ Đại Đội cho đến Lữ Đoàn được loan báo là họ được di chuyển về thủ Đô VNCH. Tướng Trưởng được lệnh "trả Sư Đoàn Dù về SàiGòn". Lệnh tôi nhận được cũng rất rõ rệt: Đưa Sư Đoàn Dù về Sài Gòn.
Có thể những sử học trong tương lai cũng tóm tắt sự di chuyển của anh em chúng tôi bằng những dòng chữ "Tướng Thiệu, để chặt tay Tướng Trưởng, để gây cho Dân, Quân miền Trung sự kinh hoàng tột độ, mở đầu cho tan rã ồ ạt, hạ lệnh rút Sư Đoàn Dù ra khỏi tuyến đầu".
Sự việc không hoàn toàn đơn giản như thế. Lệnh rút Sư Đoàn Dù về SàiGòn chỉ là một lệnh bề mặt mà chiều sâu là phân tán Sư Đoàn Dù. Ông Thiệu áp dụng kế hoạch "Bẻ bó đũa" làm tan tành một đoàn quân bách chiến, một Binh chủng oai hùng, xô đẩy những Thiên Thần vào hỏa ngục. 12 Tiểu Đoàn Trưởng trên 18 Tiểu Đoàn, linh hồn của đoàn quân Mũ đỏ hoặc gục ngã ở chiến trường sắp đặt, hoặc rơi vào tay địch, có cả một Lữ Đoàn tan thành mây khói, có cả một Lữ Đoàn đánh đoạn hậu bảo vệ cho đồng bào di tản và tới phiên mình quân trải trên một diện tích rộng lớn, chỉ còn dưới tay được mấy trăm con.
Lệnh tôi nhận được là chia Sư Đoàn Dù ra làm hai nhánh, một đi tàu thủy và một do không vận. Lữ Đoàn 1 và 2 di chuyển bằng phi cơ của Không Lực VNCH. Lữ Đoàn 3 di chuyển bằng tàu HQ-404 của Hải Quân VN. Lữ Đoàn 1 và 2 đến điểm hẹn như ấn định, nhưng Lữ Đoàn 3 không được đưa đến nơi. Khi HQ-404 đến gần Nha Trang thì Hạm Trưởng nhận được lệnh đổ anh em xuống Nha Trang. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, nhưng ý tưởng thắc mắc vì sao Tổng Thống Thiệu nói đưa toàn bộ Sư Đoàn Dù về Sài Gòn để rồi phân tán một phần đi nơi khác. Dù vậy, không bao giờ tôi quên được khuôn mặt, mắt liếc xéo, nụ cười khoái trá, giọng nói chứa đựng thỏa mãn, toàn bộ khuôn mặt toát ra một sự khoan khoái kỳ lạ. Cựu Tổng Thống nhìn tôi với tia mắt kỳ lạ đó với nụ cười ở cuối môi, ông nói: "Theo anh liệu Trung Tướng Trưởng có giữ nổi Quân Đoàn I khi tôi rút Sư Đoàn Dù về đây không?".
Mặc dù lệnh lạc lung tung, bảo về Sài Gòn lại đổ xuống Nha Trang, mặc dù bảo về dưỡng quân lại được ném ra mặt trận, là một quân nhân kỷ luật, ý thức được rằng sức mạnh đến từ kỷ luật sắt thép, anh em Lữ Đoàn 3 xuống Cầu Đá Nha Trang là lên đường đi chiến đấu ngay. Đại Tá Lê văn Phát, người nắm Lữ Đoàn 3 cũng là người có biệt hiệu "Bố Già" đặt Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn tại Huấn Khu Dục Mỹ. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn 3 là nút chặn địch ở Khánh Dương giúp cho các Đơn vị của Quân Đoàn II rút lui an toàn. Biết rõ sự oai hùng của các Thiên Thần Mũ Đỏ của QLVNCH, Văn Tiến Dũng tung 2 Sư Đoàn với quân số 6 lần, là những SĐ 320 và SĐ 10 đánh bọc ngang hông. Lữ Đoàn 3 Dù bình tĩnh và oai hùng chiến đấu, quất cho quân địch tổn thất nặng nề. Lữ Đoàn 3 còn ở Khánh Dương, địch không thể đi lên một bước. Ngày 28/03, vì quân số đối phương đông gấp 10 lần, nên không thể ngăn chặn vĩnh viễn, vì lệnh Sài Gòn hay vì một lý do nào khác, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã ra lệnh cho Đại Tá Phát rút Lữ Đoàn 3 từ Nha Trang vào Phan Rang, sau đó lệnh lại được đưa xuống là bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các thành phần yểm trợ thì rút về Phan Rang, còn 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 thì rút lên núi trấn giữ ở đó. Tại sao lại đưa 3 Tiểu Đoàn Dù lên núi? Nghe tin này tôi vội vã bay ra Phan Rang.
Tư Lệnh Nhảy Dù trên nguyên tắc và bởi định nghĩa là người chỉ huy binh chủng Nhảy Dù. Nếu không được tham dự vào việc soạn thảo kế hoạch hành quân, thì ít nhất trách nhiệm chiến thuật phải được trọn vẹn. Tôi không được Bộ Tổng Tham Mưu hay Phủ Tổng Thống tham khảo một lần nào về việc lui quân, kể từ ngày binh chủng Dù được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy, chiến thuật binh chủng Dù, quyền xử dụng anh em quân nhân Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của Tư Lệnh Dù. Anh em binh chủng tôi, đã bị chặt và giao cho người nầy một mảnh, người kia một miếng. Khi nhìn thấy chiến hữu của tôi bị vất vả cùng cực, tôi chạy ngược chạy xuôi đi can thiệp. Trong những giờ chạy đôn chạy đáo, ý tưởng ghê gớm lóe lên trong tôi, "Phải chăng một ác thần đang làm tê liệt hàng vạn tinh binh trước khi mở ra cuộc hỏa thiêu thành La Mã?".
Tôi bay ra Phan Rang gặp ngay Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi lúc đó là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, đang chỉ huy Bộ tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn III tại đây. Nơi đó tôi cũng gặp Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân. Tôi yêu cầu cho trực thăng lên núi bốc 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 về Phan Rang. Tướng Nghi chấp thuận, chỉ thị Tướng Sang cho Không Quân giúp. Anh em trực thăng đã rất nhiệt tâm và can đảm trong việc bốc hơn 1000 người bỗng nhiên bị ném lên một ngọn núi chơ vơ mà không một lý do chiến lược hay chiến thuật nào giải thích được cả. Lữ Đoàn 3 trong tư thế vững vàng, sẵn sàng chiến đấu nghiêm chỉnh trong vị trí đứng đắn. 30.03.1975, tôi tạm yên tâm, bay về Sài Gòn.
Vừa đặt chân đến Thủ Đô, tôi được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu cho Lữ Đoàn 2 ra Phan Rang thay thế Lữ Đoàn 3, Lữ Đoàn 3 về Sài Gòn tái chỉnh trang Đơn vị. Tôi muốn hét to lên: Tăng cường chớ sao lại thay thế? Mặt trận đang nặng, rút một đập ngăn nước lớn đi, đập mới chưa dựng xong, nước sẽ ùa tới mang lụt lội tàn phá tan tành! SĐ 310 và 320 của đối phương đang di chuyển nhanh về vùng 3 chính vào lúc đầu tháng tư nầy. Sư Đoàn 10 của địch càn quét Nha Trang. Mặt Bắc là Sư Đoàn 10, Nam là các SĐ 310 và 320, tăng chúng ào ào, tù nhân thả ra do bàn tay bí mật từ các khám đường, một số quân nhân của một binh chủng bị mất cấp chỉ huy sinh rối loạn, chính trong biển hỗn loạn và tan vỡ đó, người ta ném Lữ Đoàn 2 Dù, những đứa con thân yêu ruột thịt của tôi, những bằng hữu vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật của tôi, trọn lượng ném vào khoảng trống, viên ngọc quý ném vào đại dương giông bão. Ba Tiểu Đoàn 3, 7, và 11 của Lữ Đoàn 2 chiến đấu như những con cọp bị vây hãm, dường như sợ cái đại dương hỗn loạn đó chưa đủ làm thành một hỏa ngục rực lửa, người ta không ai còn nhớ đến việc tiếp tế cho những Thiên thần Mũ Đỏ từ trời cao đáp thẳng xuống địa ngục A Tỳ.
Anh em Lữ Đoàn 2 mặc dù tình hình rối loạn, mặc dù tin tức giao động từ bốn phía, mất Quân Đoàn I, Quy Nhơn thất thủ, Nha Trang thất thủ, anh em vẫn chiến đấu, cho đến viên đạn cuối cùng. Tiểu Đoàn 6 sau những trận oai hùng được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu rút khỏi Phan Rang, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân của Đại Tá Biết thay thế. Nhưng Tiểu Đoàn 3 chỉ 100 anh em được trực thăng bốc về Phan Thiết, Tiểu Đoàn 11 mất liên lạc toàn diện. Tôi mất Thiếu Tá Thành, con chim đầu đàn của Tiểu Đoàn 11 và Đại Tá Nguyễn Thu Lương, mà anh em chúng tôi thường gọi một cách thân thương là "Lương Ruột Ngựa", con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 2 cũng tại vùng đất lửa này. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân cũng lọt vào tay địch ở Phan Rang.
Chiếc đũa Lữ Đoàn 2 bị bẻ gãy, chiếc đũa Lữ Đoàn 3 bị ném tại Khánh Dương, bốc về Phan Rang, lửa hỏa lực nung nấu mệt nhừ. Ngày 8.4.1975, viên Trung Úy Không Quân tên Trung ném bom Dinh Độc Lập, về mặt dân sự, một số chính khách đối lập bị bắt giữ. Nhưng phản ứng của Tổng Thống Thiệu là đưa "chiếc đũa Lữ Đoàn 1" chiếc đũa còn nguyên vẹn của bó đũa bị tách rời từng chiếc, ra tăng phái Quân Đoàn III, dưới quyền chỉ huy của Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ý tưởng rõ rệt trong tôi lúc đó, và cả bây giờ là Tổng Thống Thiệu sợ đảo chánh nên phân tán các đơn vị Nhảy Dù ra các nơi. Tôi là Tư Lệnh Nhảy Dù nhưng tay chân hoàn toàn bị chặt hết.
Ý tưởng làm sống dậy hình ảnh, một ngày tại vùng I, ở Cố Đô Huế, tôi nói với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: "Trung Tướng cứ để anh em tôi về Sài Gòn làm một chuyến, thử xem sao?" Trung Tướng lắng nghe lặng lẽ. Tôi hiểu Tướng Trưởng cũng như anh em chúng tôi là những người lính đơn thuần, chỉ lấy việc bảo vệ Quê Hương làm quan trọng, không màng gì tới danh vọng và chính trị, chúng tôi không có thói quen chọn lựa những quyết định không liên quan trực tiếp đến chiến trường. Cựu Tổng Thống Thiệu có nghe phong phanh về những toan tính đó không? Trong mọi trường hợp, lúc đó tôi nghĩ là ông phân tán anh em chúng tôi vì nghi ngờ. Bây giờ tôi còn muốn nghĩ như thế. Trừ khi ông muốn bẻ tan bó đũa vì lý do khác
- Lý do khủng khiếp
- Tôi không muốn nghĩ tới lý do đó. Tôi muốn nghĩ đến một sự nghi ngờ. Như một sự xua đuổi ý nghĩ ghê gớm kia.
Lữ Đoàn I ra Quân Đoàn III trấn giữ Xuân Lộc, tăng phái cho Sư Đoàn 18 do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn là chận đứng bước tiến của VC vào SàiGòn. Anh em Dù của Lữ Đoàn 1 đã oai hùng làm tròn nhiệm vụ, địch quân không tiến thêm được một tấc đất. Đoàn quân viễn chinh của Võ Nguyên Giáp, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, bị khựng lại ở ngay cửa ngõ của SàiGòn. Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ, tất cả đều bị đánh bật, tiến lên là phải lùi lại, tấc đất đánh được buổi sáng, buổi chiều anh em Dù ngạo nghễ giành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Sư Đoàn 18 được lệnh rút về Biên Hòa qua ngã Bà Rịa, Lữ Đoàn 1 chiến đấu giữ vững trận tuyến, từ đầu tới cuối. Sau chót đến đêm 28 rạng 29/04, Bộ Đội CS tấn công Lữ Đoàn 1 Dù ở Lăng Can, Bà Rịa đánh đến giờ chót, Lữ Đoàn 1 Dù mới rút ra Vũng Tàu. Tôi được lệnh trực tiếp cho Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù, mà anh em chúng tôi âu yếm gọi là Đỉnh Tây Lai, đứng ở dưới bờ bảo vệ cho những đứa con lên tàu. Người chỉ huy Nhảy Dù có thói quen ở với hiểm nguy cho tới phút cuối cùng, dành sự an toàn cho từng đứa con yêu quý. "Đỉnh Tây Lai" là một trong những Thiên Thần lẫm liệt đó.
Về phần Lữ Đoàn 4, từ Đà Nẵng được rút về SàiGòn giữa tháng 02/74, biệt phái Biệt Khu Thủ Đô. Chính Lữ Đoàn 4, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Minh Ngọc, mà anh em Dù chúng tôi âu yếm gọi là "Ngọc Nga", đã chận VC ở cửa ngõ Thủ Đô, ngang Xa Lộ Biên Hòa, trong những giờ khắc Sài Gòn bắt đầu rơi vào rối loạn. Lữ Đoàn 3 của Trung Tá Trần Đăng Khôi (Lữ Đoàn Phó mới thay thế Đại Tá Phát trong chức vụ Lữ Đoàn Tưởng Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Tá Bùi Quyền Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5, thay thế Khôi trong chức vụ Lữ Đoàn Phó lữ đoàn này) từ Phan Rang rút về đóng ở Hoàng Hoa Thám, đánh những trận chót ngay trong lòng Thủ Đô, mặc dù trăm nghìn giao động cho tới phút chót. Đến những giây phút cuối cùng, anh em Dù vẫn giữ vững từng tấc đất được giao phó, hoàn thành nhiệm vụ thiêu thân, làm nút chặn địch, để đồng bào ra đi bình yên, để được ngã gục trên thân thể của Quê Mẹ nghìn đời.

Tướng Lê Quang Lưỡng
Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù/ QLVNCH

leduc_henri
Posts: 32
Joined: Mon May 22, 2006 1:17 pm
Contact:

Post by leduc_henri »

MỘT VẤN ĐỀ TƯƠNG ĐỐI QUAN TRỌNG NHẤT LÀ VỐI CÂU NỎI:
KỸ LUẬT LÀ SỨC MẠNH CỦA QUAN ĐỔI KHI CHÚNG TA NHỮNG QUÂN NHÂN TUÂN HÀNH KỸ LUẬT VÀ TRUNG THÀNH ĐẾN HÔI THỔ CUỐI CỦNG ,
NHƯNG KHI CHÚNG TA BỊ THƯỢNG CẤP PHẢN BỘI? THÌ THỮ HỎI SỰ TRUNG THÀNH SẺ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN THẢM HỌA NHƯ THẾ NẢO

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

TỪ BUỔI LÊN ĐƯỜNG


Các bạn thân mến ,
Bài thơ sau đây cuả một anh bộ đội vô danh nghe theo lời bác & đảng vào niền Nam “ chống Mỹ cứu nước “ khoảng năm 1965- 66 . VC tuyên truyền rằng miền Nam lúc đó đang bị Mỹ Ngụy kìm kẹp khổ sở đến nỗi không có chén ăn cơm mà phải dùng gáo dưà ….VC đã lưà gạt , xô đẩy hàng trăm ngàn thanh thiếu niên niền Bắc vào chỗ chết , vào chỗ giết choc bao người dân lành vô tội , mà bài thơ cuả anh bộ đội này tâm sự .
Người bộ đội có bút hiệu Huyền Trân ….
Phùng Minh Hải ghi chú và giới thiệu .


Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung
Non xanh nước biếc chập chùng
Sớm nắng biển , chiều mưa rừng gian khổ
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Từ hoà bình đâu ngại bước gian nguy
Mấy tháng trời đêm nghỉ ngày đi
Giầy vệt gót áo sờn vai thấm lạnh
Những chiều Trướng Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình !
Khói lam chiều giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa nhớ quá !
Vào nơi đây tuy đất trời xa lạ
Nhưng niền Nam cũng cùng một quê hương
Vẫn bóng dưà xanh , vẫn những con đường
Hương thơm luá ngọt ngào
Vẫn khói lam chiều , con trâu về chuồng , tiếng tiêu gợi nhớ
Đã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu ?
Buổi chợ đông vui , đồng luá xanh mầu
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Đang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca
Và trong vườn cây lá trổ hoa
Đàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá cầu
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Đã nhiều lần tay con run rẩy
Khi gài mìn để rồi sau bỗng thấy
Xác người tung máu đổ chan hoà
Máu cuả ai , máu cuả bà con ta
Cuả những người như con , như Mẹ
Để bao đêm mắt con tràn lệ
Ác mộng về con trằn trọc thâu canh .

Huyền Trân

[left]http://www.sonnystudio.com/Gallery/lang ... -trang.jpg[/left]

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA
Đỗ Thái Nhiên


Lúc bấy giờ là tháng năm, 1985, người Việt Nam tại quốc nội, nhất là dân chúng cư ngụ vùng Saigòn, Gia Định, vẫn nô nức nhưng kín đáo tìm đường vượt biên. Trong trường hợp âm mưu vượt biên thất bại, người vượt biên sẽ bị Cộng Sản Việt Nam hành hạ dưới tội danh "phản quốc". Vì thế, công việc chuẩn bị vượt biên cần phải được bảo mật tuyệt đối. Chính vì hai chữ "bảo mật", nhiều người đã ra khơi một cách hoàn toàn bất ngờ, không một lời giã biệt bằng hữu. Riêng tôi, tôi nhất định vượt biên, nhất định bảo mật, nhất định ân cần thăm viếng và từ biệt bạn bè cũ. Nhằm đáp ứng các "nhất định" vừa nêu, một ngày trước khi rời xa quê hương, tôi quyết định tìm gặp những người bạn đặc biệt của tôi. Những người bạn đó hoàn toàn kín tiếng. Những người bạn đó không còn bận tâm chọn lựa đời sống ở bên này hay bên kia bờ đại dương. Những người bạn đó đã đi trọn đường trần bằng tất cả gian khổ với một ước mơ bất thành: ước mơ Việt Nam thống nhất, dân chủ và thịnh vươ.ng. Những người bạn đó chính là các bạn đồng ngũ thương mến của tôi đang an nghỉ tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.


Chiều hôm ấy, khoảng ba giờ, một mình tôi thẫn thờ bước vào nghĩa trang Biên Hòạ Bức tượng Thương Tiếc nằm ở ngay cổng đã bị mang đi nơi khác tự bao giờ. Con đường từ xa lộ chạy vào tới đài kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong vẫn còn đó, vẫn dài, vẫn thẳng, nhưng hai hàng phượng đứng bên đường trông thật tiều tụy và ủ dột. Có thể vì phượng thiếu nước, thiếu gió. Có thể vì phượng muốn biểu tỏ tấm lòng trắc ẩn của cỏ cây dành cho hàng ngàn anh linh chiến sĩ đã vị quốc vong thân nhưng nay phải ngậm đắng nuốt cay nơi suối vàng trước cảnh "quốc" đang bị đè bẹp dưới ách độc tài Cộng Sản. Vào tới khu dành cho mộ phần của chiến sĩ, khách viếng mộ tận mắt chứng kiến toàn thể nghĩa trang đều bị đập phá tàn nhẫn. Đây là một ngôi mộ bị đào bới để lộ cả quan tài mở nắp, di cốt tử sĩ đã biến mất. Kia là một ngôi mộ nằm ở triền đồi, bia đá vẫn còn nguyên nhưng di ảnh của người quá cố có dấu vết vài phát đạn vào mắt, vào miệng. Kế đó là nơi an nghỉ của một sĩ quan cấp tá, trên bia đá, người nào đó lấy sơn đen viết một câu giễu cợt, rất phản văn hóa. Cứ như vậy, khách viếng nghĩa trang lần lượt ghi nhận vô số hình ảnh não nề của một nghĩa trang bị nhận xuống tận cùng của hố ô nhục. Mặc cho ô nhục chồng chất, toàn bộ mộ phần của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vẫn lặng lẽ hướng về đài chiến sĩ trận vong. Đài này nằm trên đỉnh một ngọn đồi tọa lạc tại trung tâm nghĩa trang. Kiến trúc trọng yếu của đài chiến sĩ trận vong là một tháp xi-măng xám, cao vời vợi. Tháp này gợi nhớ hình ảnh cây bảo kiếm của người chiến sĩ vô danh năm xưa đã để lại nơi dương thế trước khi đi vào cõi vĩnh hằng. Từ cõi vĩnh hằng xa xăm kia, người ta vẫn nghe vang vọng một câu hỏi, nửa như kinh ngạc, nửa như phẫn hận: tại sao nghĩa trang của những anh hùng vị quốc vong thân lại có thể bị lăng nhục???


Bây giờ nhiều năm đã trôi qua... Bây giờ những xót xa về cảnh tượng hoang phế và cô tịch của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đã lắng đọng... Bây giờ những uẩn ức về lệnh buông súng tức tưởi đã trôi xa vào quá khứ... Bây giờ thời gian là năm 2002, một chiều tĩnh lặng cuối thụ Không gian là công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thị xã Westminster, California. Tôi ngồi tựa lưng vào chân tượng đài, trầm ngâm suy nghĩ về quân đội Việt Nam Cộng Hòa.


I. Phương pháp đánh giá một quân độị


Trước tiên, tôi nghĩ tới những luận cứ chê trách QĐVNCH. Có người nêu rõ danh tánh vài ba ông tướng buôn lậu để đơn giản cho rằng QĐVNCH là quân đội buôn lậu. Người khác đã viện dẫn trường hợp đào ngũ, nghịên ngập của năm bẩy quân phạm trong quân lao Gò Vấp để vội vàng kết luận: QĐVNCH là quân đội vô kỷ luật. Người khác nữa đã kể lại câu chuyện một quân nhân đầu hàng địch quân trên trận địa để nhanh chóng nhận định QĐVNCH là quân đội hèn nhát... Tất cả các đánh giá vừa kể hiển nhiên là kiểu đánh giá xuất phát từ những người rất giầu ác ý nhưng vô cùng nghèo nàn hiểu biết về phương pháp đánh giá. Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một tập thể trên căn bản chừng mực và nghiêm chỉnh? Đi tìm giải đáp cho câu hỏi vừa kể, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về một phương pháp đánh giá trong khoa kinh tế học. Mỗi khi tổng sản lượng quốc gia gia tăng, chưa hẳn người dân được sống trong thịnh vượng. Những năm gần đây, tổng sản lượng quốc gia Việt Nam được ghi nhận là gia tăng nhưng tuyệt đa số quần chúng Việt Nam vẫn bị giam cầm trong cuộc sống cùng khổ. Lợi nhuận của sinh hoạt kinh tế phải là lợi nhuận chung của toàn bộ xã hộị Lợi nhuận kia phải được phân bổ hợp lý cho toàn dân. Thế nhưng CSVN đã cưỡng chiếm lợi nhuận kinh tế cho đảng CS và cho cá nhân đảng viên nhất là đảng viên thuộc giai cấp tư bản đỏ. Đó là lý do giải thích tại sao tổng sản lượng quốc gia VN gia tăng nhưng hai chữ "thịnh vượng" vẫn là người khách cực kỳ xa lạ đối với quần chúng nghèo túng. Vì vậy, muốn so sánh mức độ thịnh vượng giữa hai hay nhiều nền kinh tế, các chuyên viên kinh tế phải đồng thuận với nhau về một người tiêu thụ mẫu mực gọi là "kinh tế nhân". Kinh tế nhân là người tiêu thụ một số lượng nhất định về các sản phẩm kinh tế căn bản như vải vóc, lương thực v...v... trong một thời lượng đã được quy ước trước. Thế rồi từ ý niệm kinh tế nhân, chúng ta có thể xác định mức độ thịnh vượng của một nền kinh tế bằng cách cân đo xem nền kinh tế đó đã thực sự nuôi dưỡng được bao nhiêu kinh tế nhân trên tổng dân số. Kết quả của việc cân đo này giúp chúng ta dễ dàng thiết lập bảng xếp hạng kinh tế thịnh vượng giữa các quốc giạ Đánh giá một nền kinh tế, chúng ta cần "kinh tế nhân" làm thước đo. Đánh giá một quân đội, chúng ta cũng cần một thước đo tương tư.. Thước đo đó chính là một người lính bình thường. Người lính đó không phải là một ông tướng lúc nào cũng sẵn sàng "bỏ quân chạy lấy người". Người lính đó không phải là anh binh nhì, suốt ngày ngồi ở vọng gác thì thầm ca bài "Kỷ Vật Cho Em". Người lính đó mang trong người đầy đủ "tính lính" mà hầu hết binh lính trong QĐVNCH đều có. Người lính đó là "người lính tiêu biểu". Bây giờ chúng ta hãy khảo sát phẩm cách người lính tiêu biểu, mà bài viết này chỉ gọi tắt là người lính.


IỊ Quá trình thụ giáo của người lính.


Muốn xác định phẩm chất của một quân đội, chúng ta không thể không tìm hiểu cội nguồn giáo dục đã đào tạo ra hàng ngũ quân nhân cho quân đội đó.

Chế độ CSVN là chế độ độc tài, tham ô và bóc lột. Vì vậy chế độ này cần rất nhiều tay sai để bảo vệ giới thống tri. Cũng vì vậy giáo dục của CSVN là giáo dục đào tạo tay sai. Chủ nghĩa Marx Lenine và luận cứ ca tụng đảng, suy tôn Hồ Chí Minh, là các công cụ trọng yếu của guồng máy giáo dục CS. Ngược lại, VNCH có một nền giáo dục "rất Người". Trên toàn lãnh thổ VNCH, các môn học như: công dân giáo dục, sử học, văn chương, triết học v...v... không hề có chỗ đứng dành cho tư tưởng độc tôn lãnh tụ hay độc tôn chế đô.. Đó là nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục nhân bản mà người lính của QĐVNCH đã được hấp thụ trong toàn bộ học trình của tiểu, trung và đại học. Đó là một sự thực mà không một người nào đã từng sinh ra và lớn lên trong xã hội VNCH có thể phủ nhận được. Một sự thực mà guồng máy thông tin tuyên truyền của CSVN không thể xuyên tạc hoặc bóp méọ

Ngay sau khi "xếp bút nghiên theo việc đao cung", người lính lại bước vào trường học mới: ngành tâm lý chiến của QĐVNCH. Tại đây người lính không hề bị nhồi sọ để trở thành tay sai cho lãnh tụ hay chế độ chính trị nào. Người lính của QĐVNCH chỉ được trang bị một loại võ khí tinh thần duy nhất là lòng yêu nước và tinh thần tôn trọng kỷ luật quân đội.

Song song với giáo dục học đường dân sự và giáo dục tâm lý chiến của quân đội, người lính còn được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản của toàn bộ xã hội. Người ta có thể không đồng ý với các chế độ chính trị tại VNCH về một số sự việc nào đó nhưng không thể chối cãi rằng VNCH là một chế độ tôn trọng quyền tự do tư tưởng. Quyền tự do này được thể hiện đậm nét trên hai lãnh vực: nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật văn học. Điều này giải thích lý do tại sao sau nhiều năm bị CSVN tìm đủ mọi phương cách để tiêu diệt, những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất phát từ xã hội VNCH vẫn được lưu truyền càng ngày càng mạnh mẽ trong dân gian ở cả hai miền Nam và Bắc.

Nhìn chung lại, giáo dục học đường, giáo dục tâm lý chiến cùng với giáo dục xã hội là ba nguồn giáo dục nhân bản mà người lính VNCH đã được tôi luyện từ thời niên thiếu cho đến hết cuộc đời binh nghiệp.Trong thực tiễn đời sống, ba nguồn giáo dục căn bản kia đã hướng dẫn người lính VNCH sống và chiến đấu đúng với hướng phát triển tình cảm trong sáng của một Con Người. Hướng phát triển đó được triết học cụ thể hóa bằng biểu đồ hình trôn ốc. Vạn vật vận động theo hình trôn ốc. Hình trôn ốc triết học có đỉnh đặt trên mặt đất, đáy hướng lên trời. Hình trôn ốc là hình vẽ diễn ý rằng mỗi vận động trong vạn vật đều xuất phát từ một điểm để sau đó phát triển rộng ra, cao lên, cả về lượng lẫn phẩm. Khảo sát diễn tiến phát triển tình cảm của một cá nhân, chúng ta thấy: ngay sau khi được cha mẹ cho chào đời, đứa bé quyến luyến cha mẹ. Đó là tình con cái đối với cha mẹ (đỉnh của hình trôn ốc). Thế rồi theo đà khôn lớn, đứa bé tìm tới tình anh chị em ruột thịt, rồi tình họ hàng gần xa, rồi tình làng xã, tình quốc gia dân tộc, tình nhân loại... Cứ như thế tình cảm của con người sau khi rời đỉnh hình trôn ốc đã men theo các vòng xoáy hình trôn ốc để từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phong phú cả về phẩm lẫn lượng. Không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình giáo dục của người lính VNCH hoàn toàn phù hợp với nhận định của triết học về vận động của vạn vật. Sự phù hợp vừa nói khẳng định mạnh mẽ rằng: môi trường sống cùng với môi trường giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã tạo điều kiện cho người lính VNCH trở thành những người thực sự yêu quê hương đất nước theo đúng quy luật sinh hoạt tình cảm tự nhiên của Con Ngườị


III. Bản chất của người lính VNCH.


Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH đã nhận thức được rằng cuộc chiến đấu chống quân đội CSVN trước 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ, cho chính nghĩa. Sau 1975, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang đã kêu gọi mọi người Việt Nam (Bắc cũng như Nam) hãy tri ân chiến sĩ VNCH trong trận hải chiến chống Trung quốc ở Hoàng Sa. Mới đây nhà văn Dương Thu Hương, một "chiến sĩ chống Mỹ cứu nước" trước kia đã giác ngộ chính nghĩa bằng cách viết bài "Tiếng Vỗ Cánh Của Bầy Quạ Đen". Qua bài viết này, Dương Thu Hương tố cáo cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 do CSVN phát động là một tội ác phỉnh gạt vĩ đại. CSVN phỉnh gạt đồng bào miền Bắc bằng cách nhân danh tự do và cơm áo, đẩy đồng bào lao thân vào cuộc chiến tàn khốc tại miền Nam Việt Nam. Để rồi sau 30/4/1975, CSVN đã để lộ nguyên hình là một đảng Mafia tham ô và bóc lột. Nói ngắn và gọn, nhà văn Dương Thu Hương đã xác nhận điều được gọi là chiến tranh "Giải Phóng Miền Nam" do CSVN phát động chẳng qua chỉ là một hành động phi nghĩa.

Các sự thể kể trên đã mạnh mẽ làm nổi bật tính chất chính nghĩa trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam VN của người lính VNCH.

Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH chấp nhận phục vụ quê hương với những điều kiện sinh hoạt rất thanh bạch. Nghèo khổ không than trách. Nguy hiểm không sờn lòng. Người lính VNCH bao giờ cũng tận tình với nghĩa vụ bảo quốc, an dân. Người lính tuyệt vời kia đã được đền thưởng những gì? Phần đền thưởng đó lại chính là con đường "vị quốc vong thân" trong tuyệt đối hiu quạnh. Con đường ấy đưa đẩy người lính rơi vào một tình huống cực kỳ quái dị, cực kỳ tê tái. "Đám Ma Tù" là điển hình của tình huống vừa kể:

"Vài tên cầm súng bước đi đầu Tên nữa AK tiếp theo sau Một xác bó tròn đôi manh chiếu Hai đầu buộc tréo bốn dây lau Không kèn, không trống, không đưa tiễn Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ Vùi nông một khối hận thù sâu !!!" (Ngô Minh Hằng--Thi Phẩm Gọi Đàn ) _

Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng chuyên cần đổ mồ hôi trên thao trường của các quân trường, bao giờ cũng thiện chiến và anh dũng đoạt chiến thắng lừng danh trên mọi hình thái trận địa. Các chiến thắng Bình Long, An Lộc, tái chiếm cổ thành Quảng Trị, mùa Hè Đỏ Lửa 1972, phản ứng nhanh và chính xác trong biến cố Tết Mậu Thân v...v... là những thí dụ điển hình tạo nên "Quân Sử Vàng" của QĐVNCH.

Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng nêu cao gương trách nhiệm trong mỗi hành động chiến đấu. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà anh dũng trầm mình theo chiến hạm do ông chỉ huy trong trận hải chiến với Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và vô số anh hùng quân đội vô danh khác đã ngạo nghễ chọn cái chết thay vì đầu hàng địch quân vào ngày 30/4/1975.

Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng tôn trọng quân kỷ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người lính chỉ biết tuân hành mọi loại mệnh lệnh một cách mù quáng. Trong rất nhiều trường hợp, nghĩa vụ ân cần chăm sóc thương bệnh binh phải được xem trọng hơn nghĩa vụ tự giam bó trong quân kỷ. Đó là ý nghĩa của Kinh và Quyền trong tinh thần quân kỷ của người lính VNCH. Đó là ý nghĩa của kỷ luật tự giác mà người lính VNCH muốn đề cao. Đó còn là lý do giải thích tại sao trong QĐVNCH lại có những hành động phản kháng kiểu Bác Sĩ Quân Y Hà Thúc Nhơn, Bác Sĩ Quân Y Phạm văn Lương.


IV. Hệ lụy của một quân đội bị bức tử.


Phẩm chất người lính tiêu biểu của QĐVNCH như đã trình bày ở trên chính là phẩm chất của toàn thể QĐVNCH. QĐVNCH sinh ra, lớn lên và hùng mạnh trong môi trường nhân bản. QĐVNCH không hề là, không thể là quân đội tay sai của ngoại bang hay bất kỳ chế độ chính trị nàọ QĐVNCH là hình ảnh sinh động của lương tri và ái quốc. QĐVNCH thiện chiến và chiến đấu dũng cảm. Thế nhưng, hành động phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã mặc nhiên trói tay QĐVNCH. Khai thác hoàn cảnh "bị trói tay" đó, CSVN vội vàng tạo tội ác 30/4/75. Nói rõ ràng hơn, Hoa Kỳ phản bội cộng với bản chất gian ác của CSVN là hai lý do chủ yếu dẫn đến "cái chết" của QĐVNCH. Thông thường chết có nghĩa là từ giã mọi hệ lụỵ Thế nhưng, ngay sau ngày bị "bức tử", QĐVNCH đã để lại cho dương gian ba hệ lụy căn bản như sau:


_ Hệ lụy 1: Hơn ai hết, VC nhận biết rất rõ bản chất nhân bản và ái quốc của QĐVNCH. Vẫn hơn ai hết VC tự nhận biết bản chất Mafia của CSVN. Nhà văn Dương Thu Hương gọi Mafia VC là "Bầy Quạ Đen". Lo sợ lòng yêu nước và tính dũng cảm của QĐVNCH được dư luận truyền tụng rộng rãi và lâu dàị Sự thể này sẽ làm gia tăng vượt bực lòng căm phẫn của nhân dân VN đối với "Bầy Quạ Đen". Vì vậy trong các thập niên qua, CSVN không ngừng nỗ lực phá hoại uy danh của QĐVNCH. Ngày 24/9/2002 trên báo The Orange County Register, qua bài viết "Victory most can celebrate" của ký giả Gordon Dillow, đã nhắc lại các sự việc:

_ VC phá hủy có phương pháp nghĩa trang QĐVNCH

_ VC đẩy hàng ngàn cựu chiến binh tàn phế của QĐVNCH vào cảnh sống hành khất.

_ VC kiên trì và nỗ lực phá hoại công cuộc xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, Californiạ

Ba sự việc nêu trên đi kèm với khối sách báo của VC viết về QĐVNCH là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ác ý hủy diệt uy danh QĐVNCH của VC.

_ Hệ lụy 2: Sau chiến tranh Việt Nam, dư luận không hề cho rằng Hoa Kỳ đã thua kém VC trên địa bàn quân sư. Tuy nhiên "Hoa Kỳ phản bội QĐVNCH" là một sự thực không thể chối cãị Nhằm xóa bỏ mặc cảm phản bội, giới truyền thông Hoa Kỳ đã cố gắng làm cho thế giới hiểu rằng chiến tranh VN là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và VC. Đó là lý do giải thích tại sao sách báo và nhất là điện ảnh Hoa Kỳ triệt để tránh né đề cập tới vai trò của QĐVNCH trên chiến trường VN. Sự thể "tránh né" vừa nói đã làm cho dư luận hiểu lệch đi rằng QĐVNCH chỉ là cái bóng mờ bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ và rằng QĐVNCH rất ngại chiến đấụ Để bác khước kiểu "hiểu lệch" kia, chúng ta hãy mang con số 400.000 tử sĩ VNCH đặt bên cạnh con số 50.000 binh sĩ Hoa Kỳ tử vong trong chiến tranh VN (http://encyclopedia.com/section/vietnam w. end of the war) . Sự sai biệt lớn lao giữa hai con số là một bằng chứng bằng máu về lòng ái quốc và dũng cảm của QĐVNCH.


_Hệ lụy 3: Đương đầu với hệ lụy (1) và (2), QĐVNCH hoàn toàn im lặng trong cõi bức tử. Tình trạng im lặng kia là cơ hội làm cho một số người, nhất là những người ra đời sau 1975 hiểu lầm tai hại về thanh danh của QĐVNCH. Đó là hệ lụy thứ ba mà QĐVNCH đang gánh chịu.

V. Giải trừ oan khiên.

Những điều trình bày ở trên đã minh chứng cả ba hệ lụy là ba oan khiên. Làm thế nào để giải trừ oan khiên?

Giải trừ một: qúi vị cựu quân nhân của QĐVNCH hãy hãnh diện về tư cách cựu quân nhân của mỗi quý vi. Quý vị gia đình cựu quân nhân và tất cả những người xuất thân từ xã hội VNCH hãy ghi khắc trong tim óc của mỗi quý vị: chúng ta đã có nhiều thập niên sống trong sự che chở ân cần của QĐVNCH. Một quân đội đã bảo vệ người dân bằng chính sinh mệnh của người lính.

Giải trừ hai: người Việt Nam lớn lên trong chiến tranh hãy giải thích cho người VN ra đời sau 1975, nhất là những người VN sinh trưởng tại quốc ngoại để họ hiểu biết tường tận về lương tri và lòng ái quốc của QĐVNCH trên những liên hệ thân thiết giữa người dân và QĐVNCH. Hành động giải thích này hoàn toàn không mang ý nghĩa của một cảm tính. Nó là sự truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác những hiểu biết về vận động quan trọng của lịch sử. Nó ẩn chứa trong nó ước mơ rằng: trong tương lai, quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội thực sự vì nhân dân. Các loại quân đội tay sai của "Bác", của Đảng, của bất kỳ phe phái chính trị nào phải triệt để bị loại bỏ. Ước mơ vừa nêu tuy gián tiếp nhưng mạnh mẽ vinh danh QĐVNCH.

Giải trừ ba: đất nước là tài sản chung của toàn dân. Người dân phải thực sự là chủ nhân ông tối cao và duy nhất của đất nước. Đó là chân ý nghĩa của công bằng và lẽ phảị Đó là quy luật sống tự nhiên của mỗi dân tộc và của toàn nhân loạị Quy luật sống tự nhiên kia đòi hỏi những hoạt động kiểu giáo dục, luật pháp, kinh tế, nhất là quân sự phải là sinh hoạt nhân bản và công bằng của xã hội. Bài viết này chỉ xin nhấn mạnh đến guồng máy quân độị

Quân đội dân chủ bao giờ cũng vận động theo chuẩn mực bởi dân, của dân và vì dân. Nhà cầm quyền dân chủ không bao giờ nuôi tham vọng biến quân đội trở thành công cụ bảo vệ ngôi vị cầm quyền. Qua quá trình giáo dục, qua quân sử và nhất là qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ, QĐVNCH đích thực là một quân đội của xã hội dân chủ. QĐVNCH và dân chủ như hình với bóng. Chế độ dân chủ bị chà đạp, QĐVNCH bị lăng nhục. Vì vậy mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy nỗ lực mang lại dân chủ cho Việt Nam. Ngày chế độ dân chủ được tái lập tại Viet Nam chính là ngày danh dự của QĐVNCH được phục hồi.

Như vậy là ba phương pháp giải trừ đi kèm với ba hệ lụỵ Mỗi giải trừ tượng trưng bởi một nén nhang.

Nén nhang thứ nhất là lời tri ân của TỔ QUỐC

Nén nhang thứ hai là lời vinh danh tinh thần TRÁCH NHIỆM của QĐVNCH

Nén nhang thứ ba là lời nguyền quyết tâm phục hồi DANH DỰ cho QĐVNCH, một quân đội thực sự yêu nước , thiện chiến, và dũng cảm
.

Người viết bài này kính cẩn đặt ba nén nhang kia dưới chân TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ Việt Mỹ ,Westminster,California. Hành động này mang hàm ý chúc mừng ngày khánh thành tượng đài. Hành động này còn là sự biểu tỏ lòng tuyệt đối tôn kính và thương yêu đối với QĐVNCH.

Đỗ Thái Nhiên Nguyên thiếu úy , trưởng ban Quân số Tiểu Đoàn 3, Pháo Binh Phòng Không KBC 4314

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »


Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Image

Hỡi những đứa con lầm đường lạc lối , hãy mau quay về với Chính nghĩa Quốc Gia .

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ngày Quân Lực 19 Tháng 6
Nhớ Người Lính Củ...


Bé Dương
[right]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... uc01-1.jpg[/right]Tất cả tên của những người lính VNCH và ba câu chuyện trong bài đều là tên thật, chuyện thật

Trong bài thơ "Dưới chân đồi Chu Pao" của nhà thơ Lâm Hảo Dũng, viết về trận đánh trên Quốc Lộ 14 dẫn vào Kontum trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, có hai câu:

"Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường"


Chỉ hai câu thơ này thôi cũng đủ nói lên sự tổn thất to lớn của những người lính cũ thi hành sứ mạng bảo quốc an dân.

Những người lính cũ? Họ là ai?

[left]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... uc02-1.jpg[/left]Họ là Lưu Trọng Kiệt, Lê Hằng Minh, Nguyễn Đình Bảo, Lương Quế Vượng, Mã Thành Cưong, Lê Văn Khoắng, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Viết Cần, Hoàng Ưng, Cao Hoàng Tuấn, Nguyễn Bá Tòng, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Mạnh Dũng, Dương Hữu Trí, Mai Gia Thược... đã nằm xuống trên những chiến trường miền Nam hay trong các trại tù cải tạo điểm đầy trên quê hương sau ngày tàn cuộc chiến. Họ là những người lính cho nổ lựu đạn tự sát, người sĩ quan Cảnh Sát đã tuẩn tiết dưới chân tượng Thủy Quân Lục Chiến, là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai... Họ là Nguyễn Hữu Luyện, Lê Tuấn Ngô, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Tấn Sang, Huỳnh Văn Của, Trần Văn Nam, Nguyễn Văn Cầu... ngày nay đã xa cố quốc nhưng lòng vẫn luôn nhớ về các đồng đội ngày xưa. Họ chỉ là một con số rất nhỏ, trong số bao nhiêu người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã từng hy sinh trọn thời thanh niên chiến đấu để bảo vệ tự do, để cho người dân miền Nam được hưởng 21 năm tự do ngắn ngủi.


Bao nhiêu người lính VNCH đã nằm xuống để đổi lấy từng hơi thở tự do cho người dân. Họ và đồng đội đã hứng chịu bao gian nan khốn khổ cho hậu phương được những ngày bình yên. Mưa gió tầm tã miền tuyến lửa Đông Hà, nắng cháy rát mặt nơi Cao Nguyên, đất sình đen vùng Đồng Tháp dính nặng đôi giày sô không làm cho người lính sờn lòng. Họ vẫn luôn giữ vững tay súng bảo vệ từng phần đất tự do. Họ là những người lính Không Quân, Hải Quân. Họ là những người lính mũ đỏ, mũ xanh, mũ nâu... Họ là những người lính "bùn lầy còn pha sắc áo xanh" của Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 5, Sư Đoàn 18, Sư Đoàn 21, Sư Đoàn 22, Sư Đoàn 25... Họ là những người lính Thiết Giáp, Pháo Binh, Truyền Tin, Quân Cảnh, Biệt Kích, Nha Kỹ Thuật, Biệt Đội Người Nhái, Công Binh, Nữ Quân Nhân, Quân Y... Họ là những người lính dân quê của Địa Phương Quân, Nghĩa Quân. Còn nhiều nữa, họ còn là những thương phế binh Nguyễn Văn Nhạn, Bùi Văn Bon... với tấm thân tàn phế, vẫn còn lê lết chuỗi ngày tàn trong một tương lai đầy ảm đạm.


Tướng Douglas MacArthur đã nói: "Old soldiers never die, they just fade away." Nhưng riêng với chúng ta, người lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ bị phai nhạt và không thể bị phai nhạt. Vì họ là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em, là bạn bè, là người láng giềng cùng xóm. Họ chính là chúng ta.

Vì vậy Nhớ Người Lính Cũ là điều chúng ta đã làm và phải làm hằng ngày, không phải chỉ qua một vài bài viết. Số báo nhỏ nhoi này chỉ là một nhắc nhở đến mọi người về nguồn cội của chúng ta, những người đang chịu ơn các vị anh hùng đó.

*****

[right]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... uc03-1.jpg[/right]Người sĩ quan Quân Lực VNCH đó là một người lính dân quê, từng là Tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn xuất sắc nhất của Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Trong một trận đánh vào đầu năm 1968 ông bị trúng thương nặng nhưng vẫn cố gắng chỉ huy binh sĩ cho đến khi tàn trận. Vết thương thập tử nhất sanh trên ngực buộc ông phải nằm trong phòng Hồi Sinh gần một tuần lễ. Sau một thời gian dưỡng thương ông được đưa trở lại nắm đơn vị cũ. Vết thương vẫn không bao giờ hoàn toàn lành lặn, thỉnh thoảng vẫn rỉ máu, và nhiều lần ông phải dùng thuốc cầm máu. Ông đã có thể từ chối thượng lệnh nhưng tinh thần trách nhiệm của người lính VNCH với đồng đội đã buộc ông chấp nhận không một lời kêu ca. Một thời gian sau ông được thăng cấp và chuyển đi nhận nhiệm vụ mới. Ngày ông rời đơn vị, trong buổi lễ bàn giao, nhiều người lính đã rơi nước mắt từ giã vị chỉ huy cũ. Ông là lính tác chiến trọn đời binh nghiệp nhưng ông phải hứng chịu nhiều bất công, và ông đã cắn răng không than van chỉ vì "còn nhiều người lính khổ hơn mình."

Được giải ngũ vào đầu năm 1975, một người mà trọn đời binh nghiệp là lính tác chiến, tưởng đã có thể sống một đời yên ổn bên gia đình sau bao năm chinh chiến thì biến cố 30/4/1975 ập đến. Ông được mời di tản nhưng chỉ có chổ cho một mình ông và ông đã từ chối vì không thể bỏ lại vợ con.


Sau khi trình diện học tập cải tạo ông bị đưa ra miền Bắc như nhiều sĩ quan khác của Quân Lực VNCH. Trước khi đưa mọi người lên xe lửa ra Bắc, bọn người thắng trận đã ra lệnh tịch thu tất cả những gì họ xem là có thể giúp tù cải tạo trong việc đào thoát, trốn trại. Thuốc men của ông mang theo để dùng cho vết thương cũ bị tịch thu dù đã có lý do chánh đáng.


Trong trại tại vùng Hoàng Liên Sơn, người tù cải tạo phải chịu những hành hạ lao lực. Mỗi ngày người tù phải kéo gổ từ dưới sông về trại trong những ngày rét buốc. Sức khoẻ của ông ngày càng suy yếu vì lao lực quá độ. Một ngày kia ông vấp ngã, bị thân cây đè và vết thương cũ vỡ ra. Ông xin ban quản giáo trại cho lại số thuốc men đã bị tịch thu. Họ từ chối. Sau nhiều lần nài nỉ của ông và các bạn cùng trại, ông được phát cho vài viên APC (một loại aspirin của quân đội cũ). Vài ngày sau ông chết đi. Thi hài ông được bó bằng tấm chăn vãi dù đã theo ông suốt cuộc đời chinh chiến và đem chôn ở một ngọn đồi gần trại.


Một điều tàn nhẫn cuối cùng, gia đình của ông không được thông báo về cái chết của ông, và giấy báo tử được Trưởng trại ký 18 tháng sau ngày ông mất. Mười sáu năm sau ngày ông mất, di cốt của ông đã được gia đình đem về an táng tại quê nhà.

*****

[left]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... nLuc04.jpg[/left]Người lính già kể câu chuyện này thuộc một gia đình nông dân ở gần Phụng Hiệp. Thời trai trẻ, chỉ được học hành ít ỏi nhưng ông vui sống đời cày cấy bên thửa ruộng, con trâu như bao nhiêu người dân miền Nam chất phác khác. Lệnh Tổng động viên được ban ra, ông và người anh lớn sang Vĩnh Long đăng lính Nghĩa Quân, phục vụ dưới quyền của một người anh họ đang là Thiếu tá Quận trưởng của một quận tại đây.

Hai anh em ông tham gia vào mọi cuộc hành quân tuần tiểu, công tác bình định trong quận và được tiếng là gan dạ, dũng cảm. Trong một trận Việt Cộng tấn công vào quận lỵ, hai người đã đẫy lui nhiều cuộc xung phong và bảo vệ cho người anh họ Quận trưởng khi địch chen vào được phòng tuyến quận đường.


Chiến tranh chấm dứt hai anh em trở về làng cũ. Dù chỉ là những người lính thường, không chức tước nhưng tại quê hương cả hai đều bị trả thù tàn khốc. Con cái bị cấm đến trường học, vợ bị cấm buôn bán tại chợ. Gia đình túng quẩn chỉ còn trông cậy vào mấy công ruộng nhà. Nhưng đám người chiến thắng vẫn không để yên cho họ. Hai người bị kêu trình diện mỗi đêm tại trụ sở công an.


"Tụi nó không làm gì mình hết, chỉ bắt mình ngồi đó độ mươi, mười lăm phút hay một vài tiếng đồng hồ rồi cho về. Vừa đến nhà nằm xuống, chưa kịp ngủ thì nó lại xuống gọi lên. Có đêm tụi nó làm như vậy vài lần. Ngày lễ của tụi nó thì mình phải lên ngồi cả ngày ở đó. Riết rồi không còn sức lực làm lụng gì được. Bị hành hà quá đến nỗi chú nói: "Mấy ông có muốn bắn muốn giết tụi tui thì cứ làm chớ đày đọa làm chi như vầy". Nhưng tụi nó cũng không tha. Ruộng vườn cứ bán dần mà sống. Buồn quá, nhìn vợ con nheo nhóc mà không làm gì được chú chỉ còn biết mượn rượu giải sầu đến khi vướng phải bệnh ghiền lúc nào cũng không biết. Thấy anh em chú thân tàn ma dại, không làm gì được nữa tụi nó mới chịu tha."

"Cuộc đời của thằng lính thua trận như vậy đó con ơi!" Người lính già nấc lên, nước mắt chảy ra, nói với người cháu trong một cơn tỉnh ngắn. Mắt đứa cháu cũng cay xè, ươn ướt.

*****

[right]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... nLuc05.jpg[/right]Có một gia đình, cả hai vợ chồng đều là sĩ quan Quân Lực VNCH. Sau ngày 30/4/1975 cả hai người đều phải đi học tập cải tạo như bao nhiêu người lính khác của quân đội bại trận. Người chổng trình diện đi trước, người vợ chờ đi sau. Trong khi chờ đợi chị xin những người chiến thắng cho được ở lại để chăm sóc ba đứa con còn nhỏ vì không có người gởi gấm. Thật ra vào thời điểm lúc đó cũng chưa chắc đã người dám nhận. Lời khẩn cầu bị bác bỏ ngay, không được chấp nhận. Cũng vì "Với chánh sách khoan hồng của cách mạng chị chỉ đi học tập vài ngày rồi về thì có gì mà lo." Cả bốn mẹ con phải nhập trại vào Thành Ông Năm ở Hóc Môn.


Trại này được chia làm hai phía: bên dành cho những người lính VNCH nam, bên dành cho các nữ quân nhân VNCH, ngăn cách nhau bằng một hàng rào kẽm gai. Khẩu phần ăn dù đã ít ỏi nhưng chỉ được phát cho người mẹ vì các con không phải là thành viên chánh thức của trại. Biết được hoàn cảnh thương tâm đó, nhiều người bên trại nam đã cố gắng ném các vắt cơm nhỏ qua để nuôi các cháu nhỏ. Về sau được tin là người mẹ qua đời vì lao lực, và các cháu cũng không biết trôi giạt về đâu. Người cha vẫn biệt vô âm tín.

Người kể chuyện này là một trong những người đã từng ném vắt cơm tình nghĩa nuôi các cháu.

Bé Dương

----------------------------------------------

Bay Vào Lòng Mẹ

Chinh Nguyên

[left]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... nLuc06.jpg[/left]Hôm nay là ngày 27 tháng 03 năm 2006, tôi ngồi tính nhẩm, thế là chỉ còn 33 ngày nữa là đúng 31 năm tôi xa xứ. Những kỷ niệm tháng tư lại có dịp hiện ra như một cuốn phim chiến tranh có người chết kẻ bị thương, có nhà sập và dân chúng chạy dưới những lằn đạn réo buồn xé lòng.

30 tháng 04 năm 75 tôi chợt bỏ nhà không có một quyết định trước, nhập vào những người di tản của thành phố Sài Gòn để chạy vòng vòng vì không biết chạy đâu để thoát khỏi tay Cộng Sản, trong khi chỗ nào cũng có tiếng súng AK bắn ra hàng loạt, một vài nơi đặc công CS tung ra những trái lựu đạn, thỉnh thoảng với tiếng nổ của đạn pháo làm lòng dân Sài Gòn náo loạn. Cũng may là chiếc Tàu Trường Xuân đã mang tôi đi vào giờ phút chót của định mệnh trong số gần bốn ngàn người thoát nạn CS ra biển Đông khi Tổng Thống vài ngày Dương Văn Minh kêu gọi quân đội bỏ súng đầu hàng tro ng lúc xe tăng T54 của Cộng Sản đã tràn vào thành phố ủi sập cổng dinh Độc Lập.


[right]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... nLuc07.jpg[/right]Tôi đang miên man ngồi nghĩ lại đời tầm gởi bèo trôi xứ lạ, bỗng dưng tôi bằt gặp hình ảnh một người bạn thuở nhỏ của tôi, đúng nó, Nguyễn Mạnh Dũng, trên một website* trong mục Untold Stories.


Cả một thời hoa niên của những ngày cùng học chung một lớp ở Trung Học Ban Mê Thuột lại trở về trong ký ức, khi nhìn vào khuôn mặt Dũng trên ảnh, với nụ cười nở trên miệng rộng. Dũng ngạo nghễ và oai hùng trong bộ đồ bay với đầy đủ trang bị an toàn cho một người phi công chiến đấu, mà trên tay là chiếc mũ bay màu trắng còn ghi tên của nó.


Đọc những dòng chữ ghi tiểu sử quân đội của Dũng từ 1968 tới 30 tháng 04 năm 1975 mà thấy lòng mình dấy lên những xúc động như xoáy vào tim. Thì ra Dũng đã là một phi công gan dạ của phi đoàn 516 Phi Hổ Dragonfly A-37B. và không chừng trong quá khứ- khi còn chiến đấu chung trong hàng ngũ quân đội Việt Nam Cộng Hoà- có thể tôi và nó đã điện đàm với nhau khi nó bay qua Đài Kiểm Báo 621 Pyramid Ban Mê Thuột trước Tháng Tư 75, nhưng chúng tôi không nhận được giọng nói của nhau vì thời gian xa cách và cũng vì tuổi đời lửa đạn chiến tranh. Rời trường lớp và gia đình, chúng tôi như những con chim lìa tổ bay mỗi người mỗi hướng rồi lớn lên trong khói lửa chiến tranh. Chỉ khi nào gặp mặt hay nhìn thấy hình nhau mới nhận ra được bạn mình, như tôi đã nhận được Nguyễn Mạnh Dũng trong trang web của VietNam Air Force.


Tôi chợt nhớ tới những lời nói chuyện với Việt em Dũng, người mà tôi mới gặp lần đầu trong buổi họp mặt “Mùa Hè Rực Rỡ” được tổ chức tại Seattle tháng 07 năm 2003. Vừa nhìn thấy Việt và bắt tay thật chặt thân tình là tôi hỏi ngay:

- Em là con của Thầy Quang dạy vẽ ?

- Dạ.

- Vậy Việt là em của Nguyễn Mạnh Dũng, nó đâu rồi ?

Thoáng một nét buồn diệu vợi, và trong giọng nói trả lời tôi về Dũng dường như cố nuốt sự xúc động trong lòng:

- Anh Dũng em … đã qua đời lâu rồi… anh không biết sao …!

Một cơn nhói đau bất chợt đâm vào tim, khi tôi vừa nghe Việt trả lời. Cúi đầu tưởng nhớ tới Dũng trong vài giây, rồi vỗ vai Việt với giọng buồn tôi hỏi:

- Dũng mất trường hợp nào vậy?

Đôi mắt Việt chợt nhìn qua khung của sổ, hướng về khung trời có đầy những vì sao lấp lánh:

- Ngày cuối cùng của cuộc chiến đó anh. Việt trả lời.

- Tới lúc đó mà tụi chó VC còn pháo kích sao? Tôi tức giận gằn giọng.

- Không, anh Dũng em bay phi vụ cuối cùng ngày 30 tháng 04 cho đến khi hết đạn, hết xăng.. ! Bất chợt thấy khuôn mặt ưu sầu c ủa Việt. Tôi ôm vai Việt an ủi:

- Đời có số mệnh..!

Việt gạt ngang câu nói của tôi.

- Không phải đâu anh…! Anh Dũng của em tự nguyên chiến đấu cho quê hương và chọn cái chết trong danh dự của một quân nhân chứ không hàng địch mặc dù ông Minh đang hô hào quân đội buông súng trên đài phát thanh..!

Anh không ngờ anh Dũng của em gan dạ như vậy…! Tôi bùi ngùi nói với Việt.

Việt nhìn tôi thật lâu, rồi thở dài:

- Mỗi lần gặp các anh, em lại nghĩ tới anh Dũng và nhớ đến thủa thiếu thời cùng anh Dũng chơi đùa.

Việt nói tiếp với lòng kính nể trong khi tôi ngồi nghe:

- Ngay từ thiếu thời và cho tới khi trưởng thành, Anh Dũng em luôn giữ vai người anh cả của gia đình đông em một cách mẫu mực và được sự nể trọng và kính phục của các em. Ngoài tình thương yêu, bảo vệ che chở của người anh cả, trong suốt bao năm dưới mái ấm gia đình, Anh chưa bao giờ to tiếng, la mắng các em, dù các em đã phạm những lỗi lầm không thể tránh khỏi của tuổi trẻ ngông cuồng. Ngoài vai trò người anh cả gương mẫu trong gia đình, Anh còn trọng trách quan trọng hơn, là đích tôn của giòng họ. Trong cương vị này, Anh cũng hoàn tât một cách tuyệt hảọ. Nghĩa là, cả giòng họ, Nội cũng như Ngoại, kể cả những người lớn tuổi, đã xem Anh như một người con, cháu thật chững chạc, xứng đáng đại diện cho giòng họ ở trong Nam, từ lúc di cư.

- Em nói đúng. Hồi anh học chung lớp với Dũng, anh thấy hắn ít lời hơn anh.

- Cá tính vị tha, chen lẫn sự chịu chơi, hoà đồng đó, không biết có phải là Anh đã lãnh hội từ những ngày xa nhà, khi còn bé ? Từ khi Anh lên Saigon, học Đệ Thất Nguyễn Trãi, ở trọ tại nhà Ông bà Ngoại tại Thị Nghè, rồi hàng tuần lên khi thì xe đò, xe Lambretta ba bánh hay xe ngưạ về thăm nhà tại Hóc Môn. Những đứa em Anh, đã náo nức chờ ngày người anh cả về hàng tuần để được nhận những thứ quà thật quý gía của thời niên thiếu bấy giờ. Khi là gói trứng cá Anh đã hái ở nhà Ông Ngoại tại Thị Nghè, khi là những hòn bi màu sắc sặc sỡ, hoặc những gói dây thun đủ mầu, những tập hình Zorro, Tarzan, hay cả những nắp chai bia con cọp, 33, xá xị, nước cam … Cho tới năm Anh học Đệ Lục năm 1959, cả gia đình theo Cha thuyên chuyển từ trường Sư Phạm Long An lên Ban Mê Thuột, cái thành phố xa xôi mà những hình ảnh về đường rừng rùng rợn, đầy rẫy mọi ăn thịt người và cọp ba móng huyền thoại ly kỳ của các tác gỉa Lan Khai, Tchya, Thế Lữ, đã gieo trong đầu những thiếu niên cả nỗi háo hức lẫn hoang mang.

Đôi chân giang hồ của Anh tạm ngừng cho tới khi Anh học hết lớp Đệ Nhị, TH BMT. Anh luôn luôn thay mặt Cha Mẹ, hướng dẫn và bênh vực đàn em. Các em Anh đã tạm khôn lớn để nhận biết người Anh Cả như 1 gương sáng dẫn đường. Hình ảnh anh hùng của Anh mà các em vẫn ngưỡng mộ khi mục kích cảnh anh vừa đi học về, đang chuẩn bị vác xe đạp lên vai để lên dốc về nhà trước cổng hồ bơi BMT, chợt thấy mấy tên du thủ trong xóm, theo lệ ma cũ bắt nạt ma mới, đang vây đánh người em kế của Anh. Chẳng nói tiếng nào, Anh quăng xe xuống đất và nhào vào cho tên đầu đảng một trái đấm ngay mặt. Ngỡ ngàng và sợ hãi khi thấy máu chảy từ mũi tên này, cả toán ba tên đã lẳng lặng rút lui để rồi từ đó, các em Anh cảm thấy được bảo vệ an toàn vì không còn bị quấy nhiễu như trước. Năm học lớp Đệ Tứ, anh còn cầm micro theo xe Lambretta ba bánh của Ty Thông Tin Ban Mê Thuột, đi khắp thành phố, vang vang hô to những khẩu hiệu đả đảo bọn Việt Cộng tội đồ của dân tộc đã gây nên cảnh tương tàn, theo sau là đám học sinh THBMT và các trường khác, trong đó có các em anh, hãnh diện với chúng bạn vì có ông anh cả tuyệt vời.

Việt bùi ngùi nhìn tôi kể tiếp:

- Sau khi đậu Tú Tài 1 năm 64, Anh Dũng lại xa nhà lần nữa. Lần này, Anh lên Đà Lạt, cùng với anh Mai Tiến Thành và vài anh nữa, ở trọ và theo học trường Trần Hưng Đạo. Và cũng từ đây, những tin tức về Anh ngày càng thưa thớt theo bước chân giang hồ đây đó. Thỉnh thoảng có tin Anh qua những người bạn học và bạn gái của Anh khi thì ở Saigon, lúc Nha Trang, Cam Ranh, Qui Nhơn, Đà Nẵng. Lòng Cha Mẹ càng héo hắt, lo lắng theo từng bước chân Anh phiêu bạt. Cho đến một ngày, chiều 30 Tết Mậu Thân, Anh về lại nhà như thông lệ đoàn tụ hàng năm. Cả nhà đều mừng rỡ. Anh quả thật đã trưởng thành sau mấy năm rời xa mái ấm gia đình. Các em Anh lại càng nể phục người Anh cả khi thấy Anh trao cho Mẹ cái túi da với vài lời ngắn ngủi như gió thoảng: “ Mợ cất cho con cái sắc này, trong đó có bạc triệu tiền quỹ và một cây súng lục, sau Tết cho con xin lại “ Cả gia đình đều bỡ ngỡ vì đây là điều lạ lùng ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Cha mẹ rất mừng khi thấy người con trưởng thân yêu trở về vào ngày Lễ trọng đại này, và lo vì thấy Anh đã xa khỏi vòng tay che chở của đấng sinh thành. Chỉ sau khi Ba lặng lẽ hỏi Anh về thời gian qua, vài em trai lớn mới biết 1 cách mơ hồ là Anh đang làm thông dịch viên và hoạt động cho đoàn Thanh Niên Thiện Chí HK. Và đêm Giao Thừa tết Mậu Thân 1968, thay vì là đêm đoàn tụ ấm cúng của ngày Tết thiêng liêng của dân tộc, bọn tội đồ của dân tộc VN đã phản bội trắng trợn hiệp ước đình chiến mà chúng vừa ký chưa ráo mực, xua quân tấn công miền Nam thân yêu. Chuyến về thăm nhà đột ngột, ngắn ngủi của Anh năm ấy, là chuyến về ăn Tết cùng gia đình và cũng là năm anh khoác áo dân sự cuối cùng. Dầu sao, trong những ngày Tết lửa đạn ấy, tình gia đình đùm bọc được thể hiện rõ ràng. Anh cùng Cha mẹ đã dẫn dắt đàn em tìm nơi nương tựa tạm trú khi Ba quyết định phải tạm rời khỏi ngôi nhà ấm cúng dưới Hưng Đạo vì không còn an toàn nữa. Được nằm cạnh Anh, chia từng điếu thuốc, từng hạt mứt Sen quà Tết của Bà Nội ở Saigon gởi lên, từng hớp cà phê dã chiến bên hông nhà Thờ Chánh Tòa BMT, chùa Khải Đoan ..., chia sẻ những âu lo cùng Anh, quả thật là một hạnh phúc hiếm có. Để rồi khi tình hình tạm yên, Anh đã từ giã gia đình, gia nhập vào quân đội. Sau khi mãn khóa tại Trường Võ Khoa Thủ Đức, Anh được tuyển vào quân chủng Không Quân.

[left]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... nLuc08.jpg[/left]Vài lá thư thỉnh thoảng Anh gửi về nhà từ San Antonio Texas, khi Anh đang được huấn luyện về A37 với bộ đồ bay hào hùng, anh đã chọn đúng hướng đi của người trai thời loạn và đúng cá tính gan lì bẩm sinh. Khi được báo tin là em trai Anh đã gia nhập Hải Quân, Anh đã viết vài dòng ngắn ngủi, khích lệ cho đứa em đã thay Anh nối nghiệp hải hồ, mà khi còn ở Trung Học, Anh đã hơn một lần mộng ước, trở thành Sĩ Quan Hải Quân, biểu lộ bằng sợi dây chuyền vàng tây với mỏ neo thật đẹp, luôn được Anh nâng niu.

Món quà khi Anh tốt nghiệp KQ là quần jean, áo polo và chiếc nhẫn tốt nghiệp của căn cứ KQ HK đã được Anh ưu ái gởi cho đứa em trai Hải Quân này như 1 lời nhắn gửi thầm kín.

Tôi nhìn Việt đang say sưa kể về người anh của mình mà lòng cảm thấy nao nao nhớ về người bạn đã chia lià từ năm 1965. Chúng tôi đã không nhận biết được cuộc sống của nhau ra sao sau hơn 50 năm từ ngày chúng tôi như đàn chim vừa đủ lông cánh, nhìn trời rộng bao la với mộng ước vàng son nên đã bay đi mỗi người mỗi ngả xa dần trường xưa. Mỗi thằng một định mệnh đã được an bài lao vào chiến tranh khói lửa nguy hiểm đạn thù. Họa may mới nghe được tin nhau ở đâu đó, một cách mơ hồ vội vàng, đứa này ở vùng một địa đầu Quảng Trị, đứa kia đang ở Hạ Lào, thằng nọ đang tử thủ An Lộc, thằng kia đang hành quân trận Khe Sanh, hay rừng A-Sao…! Rồi cũng có lúc nghe được thằng nọ trong Không Quân, thằng kia cỡi cua Thiết Giáp, nó Binh chủng Nhẩy Dù, còn tao Bộ Binh…! Cũng đã có nhiều lần oà khóc khi nghe tin một thằng bạn tử trận, bỏ lại vợ con bạn bè cha mẹ…!

Tôi hỏi Việt:

- Lúc Dũng vào Không Quân, nó đã có vợ con chưa ?

Việt lắc đầu:

- Chưa, mới có người yêu thôi, mà chẳng phải một đâu, nhưng sau này anh thương và lập gia đình với chị Tình, em của một Sĩ Quan Pháo Binh trong quân đội VNCH ở Đà Nẵng. Năm 1975 anh chị Dũng đã có hai con, chúng đẹp và dễ thương lắm, tiếc rằng anh Dũng đã ra đi quá sớm, không được nhìn các con anh đã trưởng thành.

- Anh nghe đâu Dũng ở Đà Nẵng tại sao lại về Bình Thủy để bay chuyến chót định mệnh này ?

Việt thở dài sau khi hút một hơi thuốc thật sâu vào phổi như cố nuốt nỗi buồn phiền, cay đắng vào tim, rồi miên man kể:

- Chiến sự càng leo thang khốc liệt, Phi đoàn 516 Phi Hổ của anh Dũng càng hoạt động mãnh liệt không ngừng nghỉ. Các phi vụ yểm trợ đã được Anh thi hành xuất sắc. Điển hình là phi vụ dội bom cổ thành Quảng Trị, Anh đã kể với em rằng: Muốn tiêu diệt Cộng quân đang núp trong Cổ thành, người phi công phải gan dạ, có kỹ thuật thần sầu để bay xuống thật thấp, hầu tránh khỏi các hoả tiễn SAM của địch, sau đó dội bom xéo vào hông Cổ thành, một cách đánh có hiệu quả duy nhất, vì nếu bom chỉ thả trên nóc Cổ thành, chẳng gây nên thiệt hại gì cho địch quân. Kết quả là Anh đã có mặt trong đoàn quân hào hùng của Quân lực anh hùng, trong ngày diễn binh mừng ngày tái chiếm Quảng Trị.

Anh đã miệt mài bay, ngoài khu vực trách nhiệm vùng 1, biệt phái cho các Phi Đoàn bạn tại vùng 2, tại các mặt trận sôi bỏng nhất của cuộc chiến. Anh của em đã khóc khi đã phải bỏ bom xuống chính thành phố của anh để giải tỏa áp lực của Cộng quân khi chúng bao vây và tấn công Ban Mê Thuột hồi tháng 3 năm 75. Ngày Phi đoàn 516 của Anh rút khỏi Đà Nẵng là lúc Anh đang biệt phái sang mặt trận Pleiku.

- Anh Dũng dội bom Ban Mê Thuột? tôi buột miệng hỏi Việt:

- Vâng anh Dũng em đã dội bom ngay trên thành phố Ban Mê Thuột để giải toả áp lực của Việt Cộng với nỗi đau khổ dằn xé trong lòng trước khi quyết định. Không nỗi đau nào hơn là chính mình tàn phá nơi mình lớn lên bằng những trái bom thả lên thành phố, nơi đó có cha mẹ, anh em, bạn bè thân yêu, trong khi vợ anh và hai cháu nhỏ đã từ Dalat chạy xuống Nha-Trang tỵ nạn.

- Trời đất Dũng can đảm thật..! nếu để anh vào trường hợp này không biết anh dám có quyết định như Dũng không! Vậy thì trong lúc đó mấy em ở đâu? Thày và cô ra sao?

Việt thở dài:

- Lúc đó em đang cùng chiến hạm tuần tiễu vùng biển Phú Quốc, còn em trai tên Tiến của em ở trong Tiểu khu Darklac đã chạy bộ xuống NhaTrang rồi theo tàu Hải Quân về Sài Gòn sau khi Ban Mê Thuột thất thủ! Sau đó chúng em gặp anh Dũng ở Sài Gòn và với cố gắng vượt bực, and Dũng đã thu xếp cho Tiến được nghỉ dưỡng bệnh tại Quân Y viện Nguyễn Văn Nhứt ở Cát Lở, Vũng Tàu trong lúc hỗn loạn này.

Tôi ôm lấy vai Việt an ủi:

- Sống chết có số cả, tháng 02/75 anh đang ở đài Kiểm Báo Pyramid 621 Ban Mê Thuột phi trường L-19 thì ông trưởng đài bắt về Sài Gòn học tham mưu trung cấp. Sau khi anh về Saigon trình diện khoá học, và mới học được nửa tháng thì Ban Mê Thuột bị tấn công, khóa anh học tan sau khi BMT thất thủ. Anh không đuờng về nên chạy lung tung cuối cùng xuống tàu Trường Xuân.

Việt nhìn tôi:

- Anh mà không đi học thì mất mạng rồi ! Em Tiến nói rằng Đài Kiểm Báo tại phi trường L-19 bị nặng nhất, vì Cộng Sản pháo như mưa cả mấy tuần liền, sau đó chúng dùng cả chục T54 cán nát công sự luôn.

- Anh có mười mấy người bạn tử vong tại đó…! Nhưng Dũng bay ở phi đoàn 516 Phi Hổ Đà Nẵng, sao lại về Cần Thơ bay ở phi đoàn 524 ?

- Anh Dũng về Cần Thơ sau khi triệt thoái khỏi Đà Nẵng. Lúc về Cần Thơ trong giai đoạn sôi bỏng đó, hai anh em chỉ gặp nhau ngắn ngủi vài lần tại Sài Gòn. Anh em rất ít tâm sự vì mỗi người theo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Anh đã lo lắng tìm kiếm gia đình bé nhỏ của anh sau mỗi phi vụ hành quân một cách vô vọng. Đầu tháng 04/75, em và anh Dũng ra Vũng Tàu 2 ngày để anh có cơ hội tìm kiếm chị Tình và hai cháu nhỏ tên là Tiết Bảo và Tường Giao. Hai anh em đã đi khắp các trại chứa người tỵ nạn đông đảo từ Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha-Trang đổ về sân vận động thị xã và Cát Lở của Vũng Tàu, tìm trên các chiếm hạm HQ cũng với hy vọng mong manh. Nhưng chị Tình và hai cháu vẫn biệt tăm!

Tôi lắc đầu và quay lại hỏi Việt:

- Vậy tinh thần đâu mà nó còn đi bỏ bom ? Ngày Dũng học cùng lớp với anh, anh thấy Dũng ít nói, hay chiều chuộng bạn bè, ai ngờ sau khi ra đời nó có những hành động anh hùng như thế...!

- Vâng, từ khi anh Dũng em gia nhập Không Quân rồi sau khi đã tốt nghiệp từ Hoa Kỳ trở về, với bản tính gan dạ sẵn có, rồi thấy rõ cái bộ mặt gian manh của CS sau Tết Mậu Thân. Anh cũng như bao anh hùng của quân đội VNCH, vẫn hiên ngang, xả thân chống trả các cuộc tấn công của địch, dù biết rằng cuộc chiến đã đổi chiều từ Hiệp Định Paris năm 73. Chẳng thế mà trong những ngày cuối của cuộc chiến, Anh vẫn thi hành lệnh thượng cấp, mặc dù anh biết thượng cấp của anh cũng đang bối rối vì những sửa soạn riêng tư cho gia đình họ. Sau những phi vụ hành quân đầy hiểm nguy với hỏa lực phòng không, SA-7 hùng hậu của địch, anh vội vã phóng xe Honda tới những nơi chốn có thể, để tìm lại vợ con đang thất lạc trong vô vọng, ngoài nỗi lo lắng vô bờ về cha mẹ, anh em còn kẹt lại trong tay quân thù tại Ban Mê Thuột. Đọc quân sử thế giới, chắc chẳng thể có một quân đội nào, có thể sánh được với những khó khăn nguy hiểm như quân đội miền Nam đã gánh chịu từ sau hiệp định bỏ rơi Paris 73, trong đó có cả những phi công của Không Lực VNCH. Những người lính anh hùng ấy đã chỉ biết tiến về phía trước mặt mà không tính đến sự thoái lùi, và họ vẫn hiên ngang lao vào vùng lửa đạn... Họ đã quên chính bản thân, tiếp tục chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, không đếm xỉa đến các điều kiện tối thiểu cần thiết của một người lính hoặc của một phi công phản lực... Ôi, Phi công danh tiếng muôn đời... Theo như anh Huỳnh Bách Khoa, người hoa tiêu cùng phi đoàn và rất thân với anh Dũng, cho em biết là vào những ngày cuối anh Dũng em và một người bạn phi công trẻ đã bàn tính một chương trình mà chỉ hai người đó biết, sống để bụng chết mang theo.

Tôi nhìn thẳng vào mặt Việt, trong khi Việt buồn rầu hít một hơi thuốc lá thật sâu, rồi ngửa mặt há miệng ép hơi nhả từng cuộn khói tròn theo nhau bay ra khỏi miệng xoay xoay trong không khí. Tôi hiểu được Việt đang cố dấu nỗi xúc động trong lòng, cũng như tôi đang đè nén tình cảm bạn bè để khỏi òa ra tiếng nấc. Tôi nói với Việt:

- Chẳng lẽ Dũng và người bạn phi công trẻ kia mang pháo đổi xe, trong cuộc cờ chiến tranh để cố giữ miền Nam, trong khi chính trị Mỹ đã tháo khoán cho CS và đa số tướng lãnh đã bỏ đơn vị về nhà lo giấy tờ cho vợ con họ vào trại David để được qua Mỹ !

- Anh nói đúng. Phi vụ cuối trong cuộc đời bay bổng đã hoàn tất khi anh đã cùng người phi công đàn em và cũng là người bạn tri kỷ đúng nghĩa, đã cùng chuẩn bị cho một lựa chọn cuối cùng cho họ. Anh Khoa bảo rằng: Lúc đó cả căn cứ KQ Cần Thơ đã náo loạn vì lệnh đầu hàng oan nghiệt của ông Minh trên đài phát thanh Saigon trước đó một tiếng đồng hồ. Anh Dũng và người bạn trẻ đã cùng bay vào miền miên viễn khoảng 11 giờ ruỡi sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Việt nói tiếp với giọng buồn như khóc:

- 30/04/75 là ngày oan nghiệt cho cả nước ! Ngày mà bao triệu sinh linh đã chết tức tưởi trong sứ mạng bảo vệ miền Nam thân yêu mấy chục năm, nay lại bị lật lọng tráo trở đê hèn của đám bạn hôm qua, thù hôm nay cấu kết với địch quân! Anh của em vẫn lẫm liệt, vẫn hiên ngang như anh đã làm nhiều lần trước thượng cấp, trước đồng đội và trên đầu địch. Và đây là lần đầu anh đã không nghe lệnh thượng cấp từ trung ương, cái lệnh quái gở của ông Tổng Thống hai ngày DVM - buông súng đầu hàng- để rồi anh Dũng em ra đi vĩnh viễn! “Túy ngoạ sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến”...mấy ai còn lành lặn để trở về!

Tôi thở dài vỗ vai Việt:

- Em có biết cái lệnh đầu hàng vô điều kiện đó đã giết chết biết bao nhiêu người lính chiến đã và đang chiến đấu hầu có hy vọng lật lại thế cờ không ?

- Làm sao tính đếm mà biết được...!

- Anh đã nhìn thấy hình ảnh các nhóm lính đủ mọi thành phần trên xa lộ Biên Hoà, họ đi lẫn vào với dân để di tản, kẻ bị thương một mình chờ chết, người lếch thếch với súng không còn đạn, và thỉnh thoảng còn nghe tiếng lựu đạn nổ của những nhóm lính ôm nhau tự sát không hàng địch. Anh phục họ vô cùng...!

30 tháng 04 1075 đến nay đã là 31 năm ghi dấu đau thương trong lịch sử Việt Nam, con Rồng trời Nam đã bị thế lực ngoại bang, đã cùng những kẻ mang dòng máu Việt đầy tham vọng bá quyền, hoặc lãnh đạo bù nhìn sợ chết, đem chôn sống lý tưởng tự do nhân bản của hơn 80 triệu dân. Họ làm vỡ tan sức mạnh đề kháng anh dũng của quân đội miền Nam Việt Nam, một đạo quân thiện chiến đã đứng vào hàng đáng kiêng nể đối với các nước vùng Đông Nam Á chỉ trong vòng vài tháng...!

Tôi đã không có cái Dũng như người bạn Nguyễn Mạnh Dũng của mình, đã không dám quay súng chĩa thẳng vào tim, mà đã chọn lựa con đường ra đi, xa rời quê hương cố xứ như hàng triệu người dân Việt khác.

Trái lại Dũng, người hoa tiêu phản lực cơ A-37B đã can đảm, hiên ngang, làm quân thù kinh Hương trong những phi vụ hành quân từ Quảng Trị xuống Cà Mâu, nay lại phóng thẳng lên trời cao, thả những trái bom trên đầu địch quân, rồi khi hết đạn, hết bom và xăng đã cạn anh bình tĩnh đi vào lòng mẹ không chút hối tiếc...!

HatKa, người họa sĩ biếm họa, bạn của Dũng và tôi đã viết về Dũng như sau :

Ba mươi năm sau cuộc chiến tàn, tôi mới hay được tin người bạn cùng lớp, Nguyễn Mạnh Dũng, năm xưa với khuôn mặt bầu bĩnh hiền hòa, giọng nói ôn tồn và nụ cười răng khểnh con gái, đã là Con Đại Bàng trấn quốc trấn không can trường dũng liệt cho tới giờ phút cuối cùng cuộc mạt nước.

“Anh đã bay lên trời với thùng nhiên liệu gần cạn hết”. Anh bay đi đâu, về đâu...? Đại Bàng Nguyễn Mạnh Dũng đã gẫy cánh vùi thân dưới bao la đại dương, hay nơi bạt ngàn rừng núi? Hay đang là làn tro bụi mong manh lởn vởn giữa thinh không?

Saint Exupéry, 1945, có thể đã vì mải mê đeo đuổi sao trời mà mịt mù tăm tích đường về. Nguyễn Mạnh Dũng, 1975, tháng tư, ngày 30, vì vận nước oan khiên, tức tưởi vẫy cánh trên thinh không tuyệt vọng ? “Nobody has known his fate since.”

1975-2006. Đã 31 năm, có lẽ chẳng còn ai nuôi hy vọng Nguyễn Mạnh Dũng thịt xương trở về. Nhưng, “Thác là thể phách, còn là tinh anh”. “Tinh anh” Nguyễn Mạnh Dũng còn đó, lộng lẫy uy nghi lẫm liệt.

Tôi không được may mắn biết đến những chiến công của Nguyễn Mạnh Dũng trong suốt đời binh nghiệp của anh, nhưng chỉ qua mấy dòng vắn tắt vắn vỏi trong “In Memory of a VNAF Hero”, Tôi thấy sừng sững cả một thiên anh hùng ca. Thiên anh Hùng ca Nguyễn Mạnh Dũng, trong giờ lâm chung của miền Nam Việt Nam, cũng chính là giờ lâm chung của anh.

Nguyễn Mạnh Dũng, tôi tin anh đang đọc những dòng này. Xin anh nhận đây như nén hương lòng muộn màng của tôi thắp tiếc thương người bạn học cũ, mặc niệm người anh hùng dân tộc, và quyện theo khói hương lòng, niềm tự hào thế hệ chúng ta đã có được những thân trai hiên ngang vời vợi như anh, Nguyễn Mạnh Dũng.

*http://vnafmamn.com/finaltakeoff.html

Chinh Nguyên

KHÓC NGUYỄN MẠNH DŨNG

Mày lại nhắc tới thằng con nhà Dũng
Làm tao buồn lệ ứa thấm mặn môi
Đếm ngón tay thôi thế nó xa rồi
Đi vĩnh viễn vào vòng tay Mẹ đợi

Thế là nó đã một đời oanh liệt
Kiếp phù du đã trả nợ non sông
Tao vất vưởng cùng mày trên xứ lạ
Xót lòng thay dòng máu Lạc con Rồng...!

Thế là hết một đời trai đất Việt
Nó hiên ngang bước thẳng tới quân thù
Máu đã tan vào không gian bất tận
Xác nhập vào lòng mẹ đến thiên thu

Dũng ơi ! Tao khóc mày 30 năm muộn
Lòng tao đau và lệ ứa tràn mi
Nói gì đây đời trai vào chinh chiến
Tao vẫn còn nhưng mày đã ra đi...!


Chinh Nguyên

Post Reply