VIẾT CHO NGÀY QUÂN LỰC 19-6

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

NGÀY QUÂN LỰC VNCH 2006, TẠI PARIS

LỜi PHÁT BIỂU CỦA CỰU TRUNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRUNG

Kính thưa Quý Vị Quan Khách,
Thưa toàn thể các Chiến Hữu.

Chúng ta sum họp hôm nay, là để kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH, lần thứ 40, kể từ lúc được ban bố.

- Ngày Quân Lực, đích thực, có mục đích là để

* toàn dân thành kính tưởng niệm - Ghi ơn, và - Cầu nguyện cho Anh Linh các Liệt Sĩ Anh Hùng đã "Vị Quốc Vong Thân"

* Vinh danh tất cả Chiến Sĩ, Thương Phế Binh của Quân Lực VNCH, đã hy sinh tranh đấu cho Lý tưởng Dân Chủ và Tự Do,

* Khích lệ các thế hệ trẻ hăng say tiếp nối công cuộc đấu tranh cho sự trường tồn của Dân tộc.

- Ngày Quân Lực, cũng là dịp qúy báu để, chúng ta cùng suy tư trước những vấn đề của Đất nước, thắt chặt tinh thần chiến hữu, trao đổi cho nhau nỗi niềm tâm sự, và cùng chung nung nấu ngọn lửa đấu tranh.

Trong tinh thần đó, hôm nay tôi xin được chia sẻ cùng các Chiến hữu một điều, và chỉ một điều thôi, đó là : "Niềm tin ở Con đường chúng ta đi là đúng!" Con đường của chúng ta, là con đường Chính nghĩa ! Khi Chính nghĩa ngày càng rạng ngời, và được nhiều Dân tộc yêu chung Công lý và Tự do trên thế giới nhiệt tình ủng hộ... thì nhất định sớm muộn gì, chúng ta cũng sẽ thắng lợi !

Chúng ta không thể không bất bình, khi nghe những câu nói, đại khái như "cộng đồng ty nạn quá chia rẽ, nên không làm được gì hềt cả !". Theo tôi thì những câu nói này, đã phát xuất từ những đầu óc thiển cận, chủ bại và ngây thơ... hoặc từ những miệng lưỡi thâm độc đầy ác ý, chỉ nhắm xoi mòn và làm nhụt chí của đồng bào!

Trước tiên là vấn đề chia rẽ: Trên phương diện đấu tranh để loại trừ chế độ Cs là kẻ thù và là nguyên nhân của mọi khổ đau và bất hạnh cho Dân tộc, thì cộng đồng Người Việt Tỵ nạn có lập trường rất thuần nhất và kiên quyết, nên luôn sát cánh với nhau trong mọi hành động.

Nếu có ít nhiều dị biệt chăng, thì chỉ là tiểu tiết, ở trên tổ chức, mục tiêu, phương thức hành động, hay về nhân sự mà thôi.

Và nếu nói rằng: "Chúng ta không làm được gì hết cả !" Thì tôi xin hỏi: Trong 30 năm qua,

* Cái gì, và những ai đã bẻ gẫy âm mưu của Cs trong việc vận động LHQ vinh danh cho tên tội đồ Hồ Chí Minh? - Đã chận đứng những toan tính xoá bỏ những biểu tượng cao qúy của Dân tộc là Quốc kỳ và Quốc ca, xuất phát từ Canada, mười mấy năm trước đây?

* Những ai đã trục xuất được chương trình VTV4 của Cs VN ra khỏi hệ thống truyền hình Úc? Và phá vỡ âm mưu nhắm lừa gạt và ve vãn của chúng qua chiêu bài "Duyên Dáng Việt Nam" trong nhiều thành phố lớn của Uc Đại Lợi?

* Những ai đã đương đầu hữu hiệu với vụ thách đố Trần Trường ở California?- Đã hạ được cờ máu của Cs nhiều nơi, ở Hoa Kỳ và Hoà Lan trước đây?

* Ai đã ngăn chận và làm cho Phan-Văn-Khải, phải lãnh lấy thất bại chua cay trong chuyến công du ở Hoa Kỳ vừa qua? Tuy mang danh là đại diện nước, Phan-Văn-Khải đã phải bao phen chui cửa hậu...! Và cay đắng nhất, là chẳng bao giờ tìm thấy được "Khúc ruột ngàn dặm"mà chúng thường rêu rao?

* Những ai đã tranh đấu cho lá Quốc kỳ được vinh danh khắp nơi trên Thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Canada, Cologne và Hoà Lan?

* Những ai trong nhiều năm tháng, đã miệt mài ngày đêm "chuyển lửa về Quê hương", để soi sáng ý thức Dân chủ - Tự do - và Nhân quyền, nung nấu tinh thấn đấu tranh, giúp đồng bào phá tan được sự sợ hãi, để đứng lên tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình?

Và cũng nhờ đó, đã dấy lên làn sóng Dân Chủ Tự do ngày nay ở Việt Nam?

Tất cả những sự kiện lịch sử trên chứng minh một cách hùng hồn, là chúng ta có Chính nghĩa!

Tình hình thế giới và của Việt Nam đã biến chuyển rất nhiều!

Những năm gần đây, đã có nhiều chỉ dấu cho phép chúng ta nghĩ rằng, đảng Cs đang trên đà thoái hóa, có cơ đi đến tàn lụi, tan rã, khi nội bộ bị phân hóa trầm trọng:

* Nhiều đảng viên kỳ cựu và cao cấp, công khai chỉ trích và phản kháng nhóm lảnh đạo,


* Các phe "Cũ, Mớỉ" tận lực đấu đá, tranh dành quyền lực ngay ở cấp trung ương Đảng.

* Các Tôn giáo đồng loạt chống đối, đòi tự do tín ngưỡng và tự do hành đạo.


* Các nhà Trí thức thuc mọi giới quyết liệt đòi Dân chủ Tự do và Nhân quyền.

* Hàng trăm ngàn công nhân thuc nhiều công ty (liên doanh, quốc doanh và tư nhân) liên tiếp biểu tình, đình công đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, và nhất là đòi quyền thành lập "công đoàn độc lập".

* Sinh viên học sinh rải truyền đơn chống chánh sách ngu dân của nhà nước...

Đã gần nửa thế kỷ, Cs dành độc quyền cai trị và dày xéo đất nước, bằng "trấn áp, cưởng bức" bằng "dạ dày", bằng "ngu dân" và nhất là bằng "sợ hãi"! Nhưng ngày nay sự sợ hãi đã tan biến, và toàn dân đang dũng cảm vùng lên. Hằng ngày khắp nơi, người dân liên tục biểu tình, khiếu kiện, đòi nhà, đòi đất - phản kháng những điều bất công, thối nát, lừa dối và tàn bạo của chế độ Cs độc tài phi nhân. Tinh thần bất mãn chống đối đang dâng cao chất ngất trên Quê hương! Trong hoàn cảnh này, nếu có được một sự lãnh đạo sáng suốt, một sự điều hợp hợp lý và thông minh, thì tinh thần bất mãn chống đối nầy sẽ lan rộng đều khắp, như ngọn sóng thần để quét sạch bạo quyền, và giải thoát Dân tộc khỏi cảnh u tối lầm than hiện nay!

Mặc dù tình trạng khó khăn và nguy ngập đó, Cs đã tung ra Nghị quyết 36 mấy năm trước đây. Xét cho kỹ, thì đây cũng chỉ là những mưu mô cũ rích mà thôi! Nhưng được phát động lại, ở một quy mô lớn hơn, và cường độ quyết liệt hơn... khi chúng phải huy động toàn lực vào việc thực hiện.

Mục đích của âm mưu này không gì khác hơn là

*Đánh phá cộng đồng Người Việt Tỵ nạn cả bằng Chính trị - Văn hoá và - Kinh tế, và đặc biệt là xâm nhập để gây chia rẽ và phân hoá trong hàng ngũ cộng đồng.

* Lừa bip dư luận quốc tế, lừa bịp đồng bào, để chiêu dụ những thành phần nhẹ dạ và ngây thơ.

* Vơ vét tiền bạc của đồng bào và người nước ngoài cho túi tham của đảng... Chúng tôi dám nghĩ rằng, đây hẳn là những dẫy dụa cuối cùng, là ván bài chót, để hòng cứu nguy cho một chế độ đang cơn hấp hối!

Trước sự ngoan cố lỳ lợm, cuả Cs tàn bạo và tham ô, đang cố bám víu vào quyền hành để tiếp tục thụ hưởng và rúc rỉa dân tộc, một câu hỏi nóng bỏng được đặt ra là : Chúng ta phải làm gì?

Trong lúc chúng ta không có quyền và cũng thiếu lực, thì việc chống trả không hẳn là dễ dàng!

Vì vậy điều thiết yếu nhất là chúng ta phải "Quyết tâm Bảo vệ lằn ranh Quốc / cộng"

Vì chỉ có một ý thức sáng suốt, để biết đâu là "Chính", đâu là "Tà", đâu là " Thù", đâu là " Bạn", và hiểu rõ những gì"có lợi"và những gì là "nguy hại" cho Dân tộc, để từ đó, có hành động hợp tình hợp lý và có lợi Chính nghĩa.

Thật đau buồn, vì chúng ta phải đứng trước một mâu thuẫn to lớn và nguy hại, khi có kẻ hôm nay vác biểu ngữ đi biểu tình để chống Cs độc tài, nhưng hôm sau, lại tỉnh bơ xách va ly đi du lịch Việt nam, để vung vít tiêu pha và thụ hưởng... như là một chuyện thường tình!

Tại sao lại có những người không hiểu rằng, đây thật sự là một hành động" tự sát"? Vì đổ vào túi tham của Cs 3,4 tỷ đồng hàng năm, không gì khác hơn là "hà hơi, tiếp sức" cho kẻ địch để đánh phá, tiêu diệt chúng ta, và chỉ kéo dài sự thống khổ cho dân tộc mà thôi!!!

Cũng vì thế mà chúng ta phải "Kiên quyết và Bền bỉ cho đến ngày thành công", để loại trừ chế độ Cs độc tài, phi nhân, cho đất Nước Việt Nam thân yêu, sớm có một ngày mai - Tươi sáng - Phồn thịnh và - Vinh quang, trong cộng đồng Thế giới.

Tôi rất mong được các Chiến hữu cùng chia sẻ những ưu tư này. Xin gửi đến các Chiến hữu lời chào "Quyết tâm".

Xin cám ơn Liệt Qúy Vị và các Chiến Hữu.
Last edited by khieulong on Sun Jun 20, 2010 6:19 pm, edited 1 time in total.

leduc_henri
Posts: 32
Joined: Mon May 22, 2006 1:17 pm
Contact:

LỄ KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC THỨ 40 TẠI PARIS

Post by leduc_henri »

LỄ KỶ NIỆM NGÀY QUÂN LỰC THỨ 40 TẠI PARIS Thúy Diễm


Hội cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa tại Pháp có thông lệ tổ chức ngày Quân Lực hằng năm để tưởng nhớ và ghi ơn những chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc, năm nay lễ kỷ niệm lần thứ 40 được tổ chức trọng thể tại Paris 13 vào lúc 14.30 giờ ngày 11.6.2006.

Ngay trên đại lộ Choisy thuộc quận 13, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ đã gây sự chú ý của tất cả khách qua lại chung quanh khu vực nhà thờ, nơi tổ chức buổi lễ kỷ niệm ngày Quân Lực. Tuy chưa đến giờ nhưng quan khách đã hiện diện đông đủ từ trong ra đến ngoài sân, gồm đủ thành phần cựu quân nhân các cấp và đại diện các đoàn thể, đảng phái chính trị cũng như thân hào nhân sĩ của Paris và vùng phụ cận.

Hình (1) Cựu Đại Tá Hoàng cơ Lân (2) Cựu Trung Tướng Trần văn Trung (3) Bs Nguyễn khắc Tường - @MT

Đúng giờ, ban tổ chức khai mạc chương trình bằng lễ nghi quân cách với bốn quân nhân đồng phục Thủy Quân Lục Chiến, trang nghiêm rước Quốc kỳ và Quân kỳ vào hội trường. Tiếp theo bài Quốc ca, lễ truy điệu Chiến sĩ Trận Vong kéo dài năm phút trong tiếng nhạc và lời ca bài Hồn Tử Sĩ, tưởng niệm những anh hùng đã nằm xuống cho sự toàn vẹn Đất Nước và Tự Do con người. Sau giây phút trang nghiêm nầy gười ta nghi nhận, ngoài ban tổ chức, hai diễn giả ra còn những vị đại diện các đoàn thể, đảng phái đều lần lượt đến nghiêng mình trước bàn thờ Tổ Quốc và trong bầu không khí đó, cô Khánh Trang đã khiến khán thính giả rơi lệ bằng bài ‘Trả Ta Sông Núi’.


Mở đầu chương trình, cựu trung tướng Trần văn Trung, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH, trong ba mươi phút đã trình bày ý nghĩa của ngày kỷ niệm lần thứ 40, không ngoài mục đích để toàn dân thành kính tưởng niệm, ghi ơn và cầu nguyện cho Anh Linh Liệt Sĩ Anh Hùng đã xả thân cho Đất Nước đông thời vinh danh tất cả Chiến Sĩ, Thương Phế Binh của Quân Lực VNCH đã hy sinh cho Lý tưởng Dân Chủ và Tự Do. Ngoài ra Trung Tướng còn nhấn mạnh đến ngày Quân lực là cơ hội để cùng nhau suy tư trước những vấn đề của Đất nước, thắt chặt tinh thần chiến hữu, trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau nung nấu ngọn lửa đấu tranh. Từ ý nghĩ nầy, diễn giả đã đưa ra những sự kiện dưới đây để trả lời cho những người có quan niệm chủ bại và ngây thơ, thường nghĩ và tuyên truyền rằng cộng đồng người Việt hải ngoại thiếu sự đoàn kết. Diễn giả đã nhấn mạnh những gì đã xảy ra trong ba mươi năm qua :

Đối với LHQ và Quốc tế :
- Chúng ta đã bẻ gãy âm mưu của Cộng sản trong việc vận động vinh danh cho tên tội đồ HCM. Chúng ta đã ngăn chận và phá hỏng chuyến công du của Phan văn Khải tại Hoa Kỳ, buộc tên nầy phải chui cửa hậu trốn chạy một cách nhục nhã.
- Chúng ta đã chận đứng những toan tính xóa bỏ biểu tượng cao quý của Dân tộc là Quốc Kỳ và Quốc ca từ mười mấy năm trước đây và ngày hôm nay Quốc kỳ được vinh danh trên khắp thế giới, nhất là ở Hoa kỳ, Úc Đại Lợi, Canada, Colonge và Hòa lan…
- Chúng ta đã phá vỡ âm mưu lừa gạt và ve vãn của Cộng sản qua chiêu bài ‘Duyên Dáng Việt Nam’ cũng như đã trục xuất được chương trình VTV4 của CSVN ra khỏi hệ thống truyền hình của Úc Đại Lợi.
- Chúng ta đã đương đầu hữu hiệu với vụ thách đố Trần Trường ở California, đã hạ được cờ máu của CS ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ và Hòa Lan. Chúng ta đã thành công trong việc dựng lại các tượng bia tưởng niệm thuyền nhân trên thế giới mà CSVN đã dày công xóa bỏ để chối bỏ tội ác.

Đối với Quê Hương :
- Chúng ta đã miệt mài ngày đêm ‘chuyển lửa về Quê Hương’ để soi sáng ý thức Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền, nung nấu tinh thần đấu tranh giúp đồng bào phá tan được sự sợ hãi, đồng loạt đứng lên tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình.
- Chúng ta đã không bỏ sót bất cứ một cơ hội nào để tổ chức gây quỹ xã hội, hội thảo yểm trợ tinh thần cũng như xuống đường cổ võ cho những người trong nước. Nhờ đó, đã dấy lên làn sóng Dân Chủ Tự Do ngày nay ở Việt Nam.

Đưa ra những sự việc trên để kết luận, tình hình Thế giới và của Việt Nam đã biến chuyển rất nhiều và những gì đã xảy ra ở nội địa, như nội bộ đảng CSVN đã bị phân hóa trần trọng, tôn giáo đồng loạt đứng lên đòi quyền tự do tín ngưỡng, trí thức bừng tỉnh ra mặt chống đối, công nhân đứng dậy biểu tình đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống và nhất là đòi thành lập công đoàn độc lập. Tình hình trên cho phép chúng ta đoan chắc rằng đảng Cộng sản Việt Năm đang trên đà thoái hóa, sẽ đi đến tàn rụi và tan rã trong một ngày rất gần.

Để kết luận bai diễn văn, cựu Trung Tướng Trần văn Trung kết luận : Trong tinh thần đó, hôm nay tôi xin được chia sẽ cùng các chiến hữu một điều, và chỉ một điều thôi, đó là : ‘Niềm tin ở con đường chúng ta đi là đúng’ Con đường của chúng ta là con đường Chính Nghĩa ! Khi Chính Nghĩa càng ngày càng rạng ngời và được nhiều Dân tộc yêu chuộng Công lý và Tự do trên thế giới nhiệt tình ủng hộ…thì nhất định sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ thắng lợi !


Đi vào phần chính buổi hội thảo, bác sĩ Hoàng cơ Lân, nguyên là đại tá trong QLVNCH, trình bày với khán thính giả trong chín mươi phút qua đề tài ‘Ý nghĩa ngày Quân Lực và nguyên nhân dẫn đến mất nước vào tay Tập đoàn Cộng sản Việt gian bán nước’. Bài thuyết trình được chia thành ba phần : Sự thành hình của QL/VNCH. Chiến tranh do Cộng sản Bắc Việt gây ra và Lý do sụp đổ của miềm Nam VN.

Trong phần đầu diễn giả nhắc lại tình hình lịch sử từ lúc Điện Biên Phủ rơi vào tay Cộng sản vào tháng 5 năm 1945 và để chấm dứt chiến tranh Việt Nam bị chia thành hai quốc gia : Cộng sản tại miền Bắc và Cọng Hòa ở miền Nam, phân chia bởi vĩ tuyến thứ 17 và cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải được ấn định thành ranh giới.

Sau ngày chia cắt đất nước, Quân Đội Quốc gia Việt Nam, quân số lúc bấy giờ gồm 279.200 người với đủ mặt binh chủng (170.000 Lục quân, 3.500 Không quân, 3.700 Hải quân và 54.000 Địa phương quân và 48.000 Nghĩa quân) phải di chuyển vào miền Nam. Trong những năm đầu của nền Đệ nhất Cọng Hòa dưới thời Tổng Thống Ngô đình Diệm, tình hình quân sự tạm yên trong thời gian quân đội chính quy Cộng Sản rút về Bắc. Thành phần nằm vùng do chúng gài lại bắt đầu quấy phá theo chiến thuật du kích và chiến tranh lại bắt đầu lan rộng từ cấp Tiểu đội, Đại đội tới Tiểu Đoàn rồi Trung Đoàn. Mỹ đã thay thế Pháp trong vai trò cố vấn quân sự. Với đà gia tăng chiến tranh quân số của Quân đội Việt Nam Cọng Hòa cũng gia tăng như sau : 514.000 người (1964), 642.000 người (1967), 820.000 người (1968), 897.000 người (1969), 968.000 người (1970) và 1.051.000 người (1972), trong đó gồm có 410.000 người (Lục quân), 50.000 người (Không quân), 56.000 người (Hải quân và Thủy Quân Lục chiến) và 535.000 người (Địa Phương quân và Nghĩa Quân). Con số nầy không mấy thay đổi cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963, các ấp chiến lược bị bải bỏ vì sai lầm của các tướng lãnh đảo chánh, tình hình chính trị cũng như quân sự càng ngày càng trở nên rối loạn, Cộng sản bắc Việt gia tăng chuyển quân và vũ khí vào Nam cùng lúc Hoa kỳ quyết định đổ quân vào Việt Nam kể từ năm 1965. Trong thời kỳ cực điểm của chiến tranh, chính phủ dân sự của Thủ Tướng Phan Huy Quát phải trao cho Quân đội trọng trách điều khiển Quốc gia bên cạnh các lực lượng quốc tế có mặt tại Việt nam, trong đó có 500.000 quân lính Mỹ, để chống trả quân chính quy Bắc Việt đang ồ ạt tiến vào Nam qua ranh giới Việt Lào và đường mòn Hồ chí Minh. Những chiến khu do Cộng sản Bắc Việt lập nên từ rừng núi Khe sanh, Cao Nguyên và vùng đồng lầy ranh giới Việt Miên để làm bàn đạp tấn công Việt Nam Cọng Hoà từ vĩ tuyến 17 đến tận Cà Mau. Ngày 19 tháng 6 năm 1965 đánh dấu việc Quân đội đứng ra nắm Chính quyền và từ đó mỗi năm, 19.6 trở thành ngày Lễ của Quân Lực.

Hiệp định Genève quy định quân Cộng sản phải rút về Bắc nhưng với mưu đồ, chúng đã gài lại quân chính quy và phát động sách lược chiến tranh du kích đồng thời dụ dỗ, bắt cóc người thân trong các gia đình miền Nam đưa ra Bắc, huấn luyện cưới vợ gả chồng rồi đưa ngược trở lại, dùng tình thâm ruột thịt để ép buộc gia đình bao che, hợp tác để chống phá lại nhân dân miền Nam.

Qua phần thứ hai, diễn giả đã lặp lại câu nói của chiến lược gia Clausewitz ‘ Chiến tranh xảy ra không phải do bên bị tấn công, mà do bên đi xâm lăng. Vì có tấn công mới có tự vệ và mới có chiến tranh’ để xác định cuộc chiến của miền Nam là một sự tự vệ. Quân đội VNCH không kéo quân ra Bắc mà chính là hàng chục sư đoàn chính quy, hàng trăm đơn vi phụ thuộc Bắc Việt được Nga Tàu trang bị tối tân, công khai vượt biên giới, lập chiến khu tư Bến Hải đến Cà Mau với mưu đồ thôn tính miền Nam. Sau năm 1965, Quân đội Việt Nam dần dần thay đổi theo tổ chức quân đội Mỹ, quân số gia tăng lên trên một triệu người được phối trí thành 4 vùng chiến thuật. Không quân VNCH thời bấy giờ đứng vào hàng thứ tư trên thế giới, với 61.147 người và 2.075 phi cơ đủ loại. Hải quân vào năm 1975 có đến 1.600 tàu đủ loại với 40.000 người, tổ chức thành 2 Bộ Tư Lệnh Trần Hưng Đạo biển và Trần Hưng Đạo sông. Ngoài ra Lực Lượng Tổng trừ bị gồm Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Đặc Biệt và Biệt Cách Dù tạo thành một đội quân lưu động khắp trên bốn vùng chiến thuật.

Trận tấn cộng quy mô đầu tiên của Cộng sản Bắc Việt xảy ra vào Tết năm Mậu thận 1968 trong lúc quân dân miến Nam đang vui mừng đón Xuân, nhưng QLVNCH đã anh dũng phá tan mưu đố trong chốc lát ngoại trừ một nửa thành phố Huế bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn. Kết quả cuộc thử lửa nầy đem lại kết quả : Quân đội ta (tính đến cuối tháng 3/1968) gồm có 4.954 hy sinh, 15.097 bị thương, 926 mất tích. Quân đội đồng minh, 4.124 hy sinh, 19.285 bị thương và 604 mất tích. Trong lúc Cộng sản tính được như sau : 45.000 người chết (tính từ 29/1 đến 29/2/1968) trong đó gồm 18.600 quân chính quy, 9.000 quân tiếp vận, 12.400 Đại úy kích, 5.000 cán bộ hay chính trị viên. Đến cuối tháng 3/1968, con số nầy lên tới 58.363 người. Ngoài ra ta bắt được 9.461 tù binh. Trong trận tấn công nầy quân Cộng sản đã đem lại cho miền Nam những kết quả dưới đây :
- Tại Huế : Giết được 7.000 thường dân vô tội gồm 5.000 thi thể bị chôn sống được khai quật từ sau khi chiếm lại Huế từ 24.2.1968 đến cuối năm 1969 và 2000 người vẫn mất tích cho đến ngày nay.
- Trên toàn quốc : 14.300 thường dân đã bỏ mạng. 24.000 người bị thương, 72.000 người mất hết nhà cửa, 627.000 phải tỵ nạn…

Nói đến trận Mậu thân năm 1968, diễn giả không quên nhắc đến kế hoạch của Cộng sản mục đích cầm chân lực lượng Mỹ đang đóng tại Khe Sanh trong lúc chúng tấn công vào thành phố Huế. Thi hành kế hoạch cầm chân Mỹ nầy Cộng sản đã thí mạng hai sư đoàn 304 và 325 chính quy Bắc Việt.

Cũng nằm trong kế hoạch tấn công ồ ạt miền Nam, mùa hè 1972 tại Cao Nguyên với mục đích đánh chiếm khu vực Pleiku-Kontum nhưng đã bị thất bại nặng nề duới tay hai sư đoàn 22BB và 23 BB do Quân đoàn II điều động phối hợp với các đơn vị trừ bị trung ương. Trận chiến nầy CS Bắc Việt đã ôm lấy thất bại khi các căn cứ hậu cần của chúng tại vùng Tam Biên hoàn toàn bị phá hủy. Tiếp đến trận Bình Long An Lộc gần biên giới Việt-Miên, địch đã xữ dụng ba sư đoàn 5,7, 9 bộ binh, sư đoàn pháo 75 được trang bị thêm súng phòng không và 3 tiểu đoàn Thiết Giáp. Nhưng cả ba mặt trận rong kế hoạch mùa hè, Cộng sản đã thảm bại trước sức mạnh của QLVNCH.

Riêng về trận An Lộc, cuộc chiến kéo dài hơn hai tháng từ 13.4.1972 đến 29.6.1972 với kết quả như sau :

Quân số tham chiến, QLVNCH : 6.350 người. CS Bắc Việt : 18.000 người. Thương vong về phía QLVNCH : 2.280 người (hy sinh), 8.564 người (bị thương) 2.091 người (mất tích). Về phía địch : 6.464 người (chết), 56 người (tù binh).
Diễn giả đưa những con số trên để so sánh giữa hai mặt trận An Lộc và Điện Biên Phủ cách đây hơn 50 năm. Cả hai mặt trận chúng ta đều ở thế thủ. Quân Liên Hiệp Pháp có gần 13.000 người ở Đện Biên Phủ, trong khi ở An Lộc quân trú phòng chỉ có 6.350 người lúc đông nhất. Chu vi Điện Biên Phủ là 16cs x 9cs, tỉnh lỵ An Lộc diện tích chỉ có 2cs x 1 cs. Tại Điện Biên Phủ lúc khởi đầu trận đánh, có nơi pháo binh Bắc Việt không bắn tới trong khi đó An Lộc lãnh pháo ngay từ ngày đầu. Tại ĐBP, pháo binh Pháp có 28 khẩu 105 ly và 155 ly, 24 súng cối 120 ly trong lúc An Lộc chỉ còn 1 khẩu 105 ly sau ngày 13.4.1972. Pháp có 10 chiến xa ở ĐBP, tại An Lộc quân trú phòng không có chiến xa trong khi CSBV có đến 3 tiểu đoàn Thiết Giáp !. ĐBP bị 200.000 quả pháo, An Lộc lãnh 70.000 trái, nhưng so diện tích của hai vị trí thì An Lộc chỉ bằng 1/10. Nếu tính theo tỷ số, An Lộc bị áp lực pháo gấp gần bằng 4 lần ở ĐBP. Diễn giả nêu lên những con số trên để chứng minh rằng người lính Việt Nam Cọng Hòa can trường dũng cảm chiến đấu trong những điều kiện thiếu thốn, hy sinh cho gia đình xứ sở. Vậy ý nghĩa ngày QL hôm nay là để chúng ta nhớ đến người lính VNCH, mà có lẽ trong lịch sử thế giới, không có người lính nước nào phải chịu một số phận nghiệt ngã như vậy.

Qua đến phần thứ ba của bài thuyết trình, diễn giả đưa ra 10 điểm dựa theo quy luật về chiến tranh để biện minh cho sự sụp đổ của miền Nam :
1. Ấn định mục tiêu và kiên trì để đạt mục tiêu: Đó là đánh mà không muốn thắng. Diễn giả dẫn chứng trong lá thư của Tổng thống Nixon gởi cho Tổng thống Nguyễn văn Thiệu hồi tháng 5/1972 mà nội dung được tiết lộ như sau : VNCH và Hoa Kỳ có bao giờ muốn đánh bại Bắc Việt đâu ? Chúng ta chỉ muốn chấm dứt cuộc chiến này bằng giải pháp đình chiến…Trong khi đó thì mục tiêu tối hậu của CS Bắc Việt là thôn tính miền Nam bằng mọi giá… Chính khả năng Không quân Mỹ cũng bị trói tay trên nền trời Bắc Việt, bị hạn chế mỗi khi xung trận…
2. Không thống nhất chỉ huy : QLVNCH và Hoa Kỳ đều có Bộ Chỉ Huy riêng. Ngay cả việc điều động lực lượng Mỹ cũng nằm dưới sự chỉ huy của nhiều cấp chỉ huy khác nhau.
3. Dồn nổ lực cho một mục tiêu chính trong một thời gian nhất định, không đúng mức…ví dụ như các cuộc hành quân Lam Son 719, Hành quân qua Cao Miên. ..
4. Thế bất ngờ : Bất ngờ điển hình là địch đánh Tết Mậu Thân mà ta không biết.
5. Thế chủ động : Địch giành thế chủ động, Ta bị bất ngờ và ở vào thế chống đỡ.
6. Đơn giản và tiết kiệm trong hành động : Quân đội Hoa Kỳ mang thử vũ khí trên chiến trường miền Nam, phương tiện khổng lồ, Quân đội ta chịu ảnh hưởng ‘tính xấu‘ đó rồi quen không biết đánh nhau theo kiểu ‘nhà nghèo‘ nữa.
7. Tinh thần và Tuyên truyền : Chiến tranh kéo dài quá lâu sức chịu đựng của quân sĩ cũng bị ảnh hưởng. Thiếu thông tin tuyên truyền so với những hoạt động của miền Bắc, Cộng sản chú trọng vấn đề nầy.
8. Tiêu diệt lực lượng địch : Một triệu quân của VNCH cọng thêm 500.000 quân Mỹ bị cầm chân trong thế thủ tại miền Nam. Hơn nữa trên mọi phương diện ta hoàn toàn trông cậy vào Mỹ và Mỹ đã cố ý gây ra tình trạng nầy để nắm quyền quyết định. Ngày nào Mỹ cúp viện trợ thì ta chết.
9. Sự kém cỏi của một số Chỉ huy cao cấp của Quân đội VNCH : Chúng ta phải thẳng thắn và can đảm nhìn nhận những yếu kém của chúng ta. Không vơ đũa cả nắm nhưng chúng ta đã có một số người chỉ huy bất xứng…Lấy một ví dụ như việc di tản từ Cao Nguyên qua quốc lộ 7 xuống Qui Nhơn…
10. Nước Mỹ đã khai tử Việt Nam Cọng Hòa bằng cách đi đêm với Cộng Sản. Diễn giả nhấn mạnh điểm cuối cùng để chấm dứt phần thư ba của bài thuyết trình.


Qua phần hội thảo, hội trường trở nên sôi động với ba câu hỏi, nội dung vây quanh điểm thứ 9 của Đại tá Bác sĩ Hoàng Cơ Lân :
- Dưới thời Đệ Nhất Cọng Hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ xữ dụng những người theo đạo Công Giáo và sinh trưởng ở Miền Trung mà thôi ?
- Theo sự trình bày trong phần 1 và 2, quân đội Quốc Gia Việt Nam hay Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa chỉ là tay sai cho Pháp và Mỹ ?
- Dù là một số ít nhưng không thể xem cấp chỉ huy Quân Đội VNCH kém cỏi, bất xứng và vô trách nhiệm….
Diễn giả tuần tự trả lời từng câu hỏi một và vì thời giờ có hạn, người điều khiển chương trình xin tiếp tục qua các tiết mục chiếu phim tài liệu và văn nghệ tranh đấu.

Trong phần chiếu phim tài liệu, Bà Trần dung Nghị, Hội Thanh Thiếu Nhi vùng Paris vừa thuyết minh vừa trình chiếu những hình ảnh các cô gái bị bán đi lao động, hay nói đúng hơn bán đi làm vợ xứ người tại Đài Loan và Đại Hàn. Khán thính giả không cầm được nước mắt trước những cảnh thương tâm, nhưng dù vậy, vẫn có một số khán thính giả thắc mắc về chương trình chiếu những tài liệu không ăn nhập gì với ngày Quân Lực, thiếu gì tài liệu về QL/VNCH tại sao không đưa vào chiếu trong dịp nầy. Ông Phạm văn Đức, một người trong ban tổ chức đã giải thích kịp thời và hợp lý rằng, trình chiếu những cảnh đau lòng nầy để mong quý vị tham gia nhiều vào các sinh hoạt của Cộng đồng như hội thảo, biểu tình hoặc ủng hộ các chương trinh giúp đồng hương tại quê nhà….
Ban Tổ chức đồng ca trước khi sang phần văn nghệ @DT

Phần cuối buổi hội thảo là chương trình văn nghệ, ngoài các ca nhạc sĩ tự nguyện giúp vui, khán thính giả đã cổ võ hết lòng những bài hợp ca, trong đó ca sĩ, ban tổ chức, hai diễn giả và một vài đại diện đoàn thể đã trình bày những bài hát ca tụng đất nước và chiến sĩ anh hùng của Quân đội Việt Nam Cọng Hòa ngày trước.

18 giờ 30, Ban tổ chức tuyên bố bế mạc vì quá giờ ấn định, buổi hội thảo thành công mỹ mản, khán thính giả ra về với trọn vẹn hình ảnh của ngày lễ và nhất là hai bài thuyết trình giá trị của cựu Trung Tướng Trần Văn Trung và Đại tá bác sĩ Hoàng Cơ Lân.

Thúy Diễm
15.6.2006

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nhớ Ơn Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cọng Hoà Muốn tìm hiểu sự nghiệp cao cả cuả Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì tự do dân chủ cuả đất nước, trước hết xin hãy ôn lại sơ lược sự ra đời cuả chế độ nầy.

Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là hậu thân cuả chế độ Quốc Gia Việt Nam (QGVN). Nguyên sau khi cướp được quyền hành năm 1945, Việt Minh cộng sản đàn áp và tiêu diệt tất cả những ai không cùng khuynh hướng chính trị. Những thành phần không cộng sản, theo đuổi lý tưởng tự do dân chủ, tập họp dưới sự lãnh đạo cuả cựu hoàng Bảo Ðại (1913-1997), tạm thời liên kết với Pháp để chống Việt Minh cộng sản độc tài, bạo ngược. Năm 1949, cựu hoàng Bảo Ðại và tổng thống Pháp là Vincent Auriol (1884-1966) ký kết hiệp định Élysée tại Paris, theo đó Pháp chính thức giải kết hòa ước bảo hộ năm 1884, và trao trả độc lập lại cho Việt Nam dưới sự điều khiển cuả Quốc trưởng Bảo Ðại. Từ đó, chế độ QGVN chính thức hình thành.

Năm 1954, đất nước bị chia hai ở sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) bằng hiệp định Genève. Việt Minh cộng sản cai trị phía bắc, và chính phủ Quốc Gia ở phía nam. Quốc trưởng Bảo Ðại cử ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng ngày 7-7-1954 . Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 , ông Ngô Ðình Diệm (1901-1963) tuyên bố thành lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-10-1955 .

Trong khi chính phủ Ngô Ðình Diệm chưa sẵn sàng để tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo quy định của Hiệp định Genève, thì trong Ðại hội lần thứ 20 đảng Cộng Sản Liên Xô vào tháng 2-1956, lãnh tụ mới cuả Liên Xô là Nikita Khrushchev (1894-1971) vạch tội Joseph Stalin (1879-1953) và đưa ra chính sách "sống chung hòa bình" giữa các nước không cùng chế độ chính trị. Theo chủ trương nầy, vào đầu năm 1957, chính phủ Liên Xô đề nghị hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt. Chính phủ Bắc Việt quyết liệt phản đối đề nghị nầy.(1)

Bắc Việt chống lại đề nghị ban đầu của Liên Xô đưa hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc vì Bắc Việt cương quyết tiến hành chiến tranh xâm lăng miền Nam. Tại hội nghị ngày 13-5-1959 ở Hà Nội, Trung ương đảng Lao Ðộng (tức đảng Cộng Sản) ra nghị quyết thống nhất đất nước tức đánh chiếm miền Nam bằng võ lực.(2) Nghị quyết nầy được lập lại trong Ðại hội 3 đảng Lao Ðộng, khai diễn từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1960, mệnh danh là "Ðại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà", đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng Lao Ðộng là xây dựng miền Bắc tiến lên Xã hội chủ nghĩa và "giải phóng" miền Nam bằng võ lực.(3)

Do việc Bắc Việt không chịu chung sống hòa bình để chờ ngày thống nhất, cương quyết xâm lăng miền Nam, nên VNCH phải tự vệ và nhờ Hoa Kỳ viện trợ để bảo vệ tự do dân chủ ở miền Nam.

Chúng tôi phải dài dòng vào đề như thế để quý vị thấy rằng ngay từ đầu, vì lý do tự vệ chính đáng, QGVN, rồi VNCH không còn con đường chọn lựa nào khác là phải liên kết với Pháp, rồi với Mỹ để chống cộng. Cộng sản Việt Nam khai thác sự liên kết công khai nầy và vu cáo rằng Quân lực QGVN cũng như VNCH là tay sai cuả Pháp và Mỹ, gây hiểu lầm nơi nhiều người, nhưng thử hỏi nếu những thanh niên Việt Nam không gia nhập quân đội thì lấy ai chiến đấu chống cộng sản? Và nếu Quân đội QGVN, rồi VNCH không nhờ sự trang bị cuả Pháp rồi cuả Mỹ thì lấy vũ khí đâu để chống cộng sản? Trong khi đó, cộng sản Bắc Việt được Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và toàn khối Cộng sản Quốc tế yểm trợ từ đầu cho đến cuối, mà cho đến ngày nay, cộng sản Trung Hoa cũng còn yểm trợ CSVN.

Chúng ta phải giải toả rõ ràng điểm nầy chẳng những đối với người Việt mà với quốc tế nữa, để thấy rằng những Quân Dân Cán Chính, những chiến sĩ anh hùng QGVN và VNCH là những người đã hy sinh xương máu, chiến đấu để bảo tự do dân chủ cho một vùng đất sinh tồn, một xã hội dân chủ, một khoảng không gian sinh hoạt cho những người không cộng sản, yêu chuộng nếp sống tự do dân chủ, có thể tiếp tục tồn tại từ 1954 đến 1975. Có thể nói, nếu không có họ, thì không có mảnh đất tương đối tự do dân chủ cho 20 triệu đồng bào miền Nam trong suốt 21 năm đó.

Cũng chính nhờ sự hiện hữu cuả mảnh đất tương đối tự do đó, nền văn hoá cổ truyền và nền văn minh Việt Nam được bảo lưu cho đến ngày nay, mà không bị lai tạo do nhu cầu chính trị cộng sản. Thơ văn, lịch sử không bị sưả đổi để phục vụ chế độ. Tôn giáo được tự do phát triển để duy trì đời sống tâm linh, nuôi dưỡng tinh thần dân tộc. Trong khi đó, ở ngoài bắc, dưới sự cai trị cuả cộng sản, tập tục văn hóa bị thay đổi, luân thường đạo lý bị đảo lộn, chùa chiền nhà thờ bị huỷ diệt, lịch sử bị bóp méo, thơ văn chỉ một giọng ca tụng “bác và đảng”...

Hai mươi mốt năm trong không khí tự do dân chủ, ít nhất là một thế hệ người Việt Nam hoàn toàn trưởng thành. Ngoài ra, còn nhiều thế hệ trước cũng như sau thế hệ đó được hưởng và hiểu thế nào là tự do dân chủ. Ðiều nầy rất cần thiết vì những người đã sống trong không khí tự do dân chủ VNCH là những hạt nhân tự do dân chủ mà cộng sản không thể nào chế ngự được. Ở trong cũng như ngoài nước, những hạt nhân nầy đang tiếp tục sinh sôi nẩy nở và chống lại sự chuyên chế cuả cộng sản. Những hạt nhân nầy tồn tại mãi mãi, nên chẳng những cộng sản không bao giờ có thể độc tôn trí tuệ hay tâm tư cuả người Việt Nam , mà cộng sản càng ngày càng bị đẩy lùi vào bóng tối quá khứ.

Trên bình diện quốc tế, cần phải nhấn mạnh là chính sự chiến đấu cuả Quân Dân Cán Chính VNCH nếu không chận đứng, cũng đã làm chậm lại sự phát triển cuả chủ nghĩa cộng sản xuống Ðông Nam Á, nên nhân dân các nước Ðông Nam Á không bị nhuộm đỏ. Họ được hưởng hòa bình nhờ sự hy sinh cuả Quân Dân Cán Chính VNCH, và nhờ thế họ có thời gian và cơ hội phát triển đất nước như ngày nay.

Cũng chính nhờ có Quân Dân Cán Chính và nhờ có sự chiến đấu cuả họ, mới có tình chiến hữu với các nước đồng minh. Chiến sĩ và nhân dân các nước nầy đã một thời chia xẻ tâm tư nguyện vọng với chiến sĩ và dân chúng VNCH. Chính nhờ tình chiến hữu đồng minh, mà các nước nầy đã mở rộng vòng tay đón nhận người tỵ nạn Việt Nam sau năm 1975. Thử xem lại những nước mà người Việt định cư đông nhất là những nước nào? Ðó là những nước đồng minh trước kia đã từng sát cánh chiến đấu cùng Quân Dân Cán Chính VNCH, như Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Ðại...

Do đó, là những người Việt Nam ở Hải ngoại ngày hôm nay, chúng ta đã hai lần mang ơn những chiến sĩ Quân Dân Cán Chính VNCH: Họ đã hy sinh bảo vệ miền Nam trong suốt 21 năm cho chúng ta sinh sống, và họ đã mở sẵn con đường tình nghĩa để cho chúng ta ra đi tỵ nạn sau năm 1975, vì nếu không có họ, thì chưa chắc thế giới đã mở rộng vòng tay dễ dàng đón nhận chúng ta. Chính hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi đã quay trở lại cứu giúp đồng bào mình thoát khỏi nạn đói do chính sách kinh tế chỉ huy sai lầm cuả cộng sản sau năm 1975, và ngày nay cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại là động lực thúc đẩy những thay đổi đang dần dần diễn ra ở trong nước.

Một đặc tính nổi bật khác cuả công cuộc chiến đấu cuả Quân Dân Cán Chính VNCH chính là họ không chiến đấu vì cá nhân một lãnh tụ mà họ chiến đấu vì quốc gia, vì dân tộc. Những chiến sĩ VNCH nói chung không trung thành với cá nhân ông Ngô Ðình Diệm, ông Dương Văn Minh (1916-2001), hay ông Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001), mà họ trung thành với tổ quốc, với dân tộc. Họ chiến đấu vì sự sống còn cuả Việt Nam Cộng Hòa. Họ không chiến đấu vì một đảng phái chính trị nào như những cán binh cộng sản Bắc Việt cho đảng Lao Ðộng tức đảng Cộng Sản Việt Nam . Họ cũng không chiến đấu cho quyền lợi ngoại bang như ông Lê Duẩn (1908-1986) đã tuyên bố về mục đích tấn công miền nam cuả cán binh cộng sản Bắc Việt: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc." (4)

Quân Dân Cán Chính VNCH không hiếu chiến, không gây hấn, không muốn tàn sát đồng loại, nhưng ở thế tự vệ, họ phải chiến đấu. Bất đắc dĩ phải cầm súng chống lại những người ở chiến tuyến bên kia, dầu sao cũng là đồng bào cuả mình, nhưng với lương tâm dân tộc, với trái tim người Việt, những chiến sĩ VNCH luôn luôn thao thức về số phận đồng bào và tương lai đất nước. Vì vậy mới xuất hiện một số thơ văn và bài hát ca tụng hòa bình hay phản chiến ở miền Nam . Trong khi đó, cán binh cộng sản chỉ biết chém giết, hận thù, anh hùng cá nhân và hoàn toàn không có một chút thương xót đồng bào tử nạn. Trước năm 1975, ngoài Bắc không có một bài hát ca tụng hoà bình đã đành, mà sau năm 1975, cho đến hôm nay, năm 2003, thưa các bạn nhớ kỹ cho là năm 2003, trong khi dân chúng trên toàn quốc làm lễ cúng giổ tưởng niệm bà con là những người đã tử nạn trong chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968, thì cộng sản Việt Nam lại làm lễ ăn mừng trận đánh năm nầy.(5) Cộng sản ăn mừng trên sự đau khổ cuả đồng bào Việt Nam, trong đó có cả gia đình những cán binh cộng sản ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam đã bỏ mình trong trận đánh nầy.

Trong một thời gian dài, do những âm mưu tuyên truyền thâm độc, do những vận động phản chiến, có một số người không hiểu hay hiểu lầm sự hy sinh cuả những người đã bảo vệ nền Cộng hòa non trẻ cuả chúng ta. Khi Bắc Việt cộng sản tràn vào chiếm được miền Nam , thi hành chế độ độc tài đảng trị chuyên chế, những người đó mới sáng mắt ra và mới ý thức được giá trị cuả sự hy sinh trước đây cuả Quân Dân Cán Chính VNCH. Cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại cuả dân chúng Việt Nam sau năm 1975, bất chấp hiểm nguy, đã vượt biên ồ ạt làm rúng động cả lương tâm nhân loại. Rồi sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Sô và Ðông Âu, một lần nữa có giá trị lịch sử biện minh mạnh mẽ cho sự hy sinh chiến đấu cuả Quân Dân Cán Chính VNCH. Họ là những anh hùng sống, chiến đấu và hy sinh vì nền tự do dân chủ chẳng những cuả Việt Nam mà cả cuả nhân dân thế giới.

Sự hy sinh cuả Quân Dân Cán Chính QGVN và VNCH quá vĩ đại và vô hạn, không thể nào trình bày hết được trong một bài viết ngắn. Có lẽ tốt nhất, xin mọi người nhớ lại câu văn bất hủ cuả nhà văn Roumania gốc Do Thái, Elie Wiesel, giải Nobel Hòa bình năm 1986. Trong tác phẩm Night (Ðêm), ông đã viết một câu thật đáng nhớ: "Ðược sống sót là mắc nợ những người đã chết...Ai không nhớ đến những người đã chết là thêm một lần nữa phản bội họ." (Nguyễn Ước dịch).

Và như trên đã viết, chúng ta, những người Việt ra hải ngoại sinh sống sau năm 1975, đã hai lần mắc nợ công ơn cuả những Quân Dân Cán Chính QGVN và VNCH, xin đừng để phải mắc nợ lần thứ ba hay lần thứ tư nữa

Trần Gia Phụng

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nhớ Ngày Quân Lực 19 – 6

Phạm Cơ Thần


Image
Hàng năm đến ngày 19 tháng 6 ở khắp nơi trên thế giới nơi có đông đảo các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) tụ hợp lại tổ chức kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tập thể cựu quân nhân là thành phần đông đảo và nồng cốt trong các sinh hoạt Cộng Đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, tại các nước tự do như Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Âu Châu v.v.

Lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là dịp người cựu chiến binh QLVNCH gặp lại nhau, cùng nhau đứng trang nghiệm dưới lá Quốc kỳ Quân kỳ làm lễ chào cờ và tưởng niệm chiến sĩ đã hy sinh ở chiến trận, ở những trại tù lao tù khổ sai của Cộng sản Việt Nam. Họ và đồng đội là những người đã hứng chịu bao gian nan khốn khổ để bảo vệ Miền Nam được sống trong yên bình và tự do trong suốt 21 năm của VNCH.

Tóm lược những sự kiện lịch sử dẫn đến Ngày Quân Lực 19 tháng 6:
- Năm 1963 cơn bão loạn chính trị tại Miền Nam dấy lên bằng những cuộc xuống đường, của học sinh, sinh viên và Phật giáo chống chế độ Ngô Đình Diệm. Trung Tướng Dương Văn Minh và số đông các tướng lãnhđứng lên lật đổ chính phủ dân cử ngày 1-11-1963; Kết quả là hai anh em Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã bị thảm sát, nền đệ nhứt Cộng Hòa cáo chung.

- Ngày 30 tháng 1 năm 1964, "nhóm các tướng trẻ", do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp chính quyền. Tiếp theo là sự khủng hoản chính trị trầm trọng , các đảng phái và dân chúng biểu tình liên miên dẫn đến các cuộc binh biến : Đảo chánh và chống đảo chính xảy ra liên tục.

- Ngày 25 tháng 2 năm 1965 tướng Nguyễn Khánh bị lất đổ và bắt buộc lưu vong . Hội Đồng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được thành lập loại trừ được các thế lực gây chia rẽ trong hàng ngũ tướng lảnh và đã trao quyền lảnh đạo đất nước cho một chính phủ Dân sự với Quốc trưởng là cụ Phan Khắc Sữu và Thủ tướng là Bác sĩ Phan Huy Quát.

- Từ tháng 1 năm 1964 đến tháng 6 năm 1965 Cộng sản Bắc Việt lợi dụng tình hình chính trị bất ổn tại Miền Nam đã gia tăng cường độ xâm nhập của quân Bộ đội chính quy để mở ra những trận đánh lớn ở Bình Giả và Đồng Xoài đồng thời cũng gia tăng cán bộ nằm vùng xâm nhập vào các tổ chức đảng phái, sinh viên học sinh và tôn giáo để khích động biểu tình gây rối loạn ở Thủ Đô Sài Gòn và các thành phố lớn ở Miền Nam.

Chính phủ dân sự Phan Khắc Sữu và Phan Huy Quát đã không đủ mạnh để lảnh đạo đất nước trong tình trạng lâm nguy dưới sự áp lực của các phe phái và phải đối đầu với lực lượng Cộng sản Bắc Việt ồ ạt xâm lăng mà sau họ là sự hậu thuẩn khổng lồ về chính trị cũng như quân sự của khối Cộng sản Trung Quốc, Liên Sô và Đông Âu.

- Ngày 11.6.1965 Chính quyền Dân sự Phan Khắc Sữu - Phan Huy Quát chính thức ra Quyết định trao lại trách nhiệm lảnh đạo quốc gia lại cho Quận đội.

- Ngày 14 tháng 6 năm 1965 Quân đội đứng ra nhận lảnh trách nhiệm lảnh đạo quốc gia với việc thành lập ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA, thành phần lảnh đạo được bầu ra như sau :

- Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1966 kỷ niệm Ngày Quân Lực đầu tiên được tổ chức tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH với sự tham dự đầy đủ Đại diện các Quân Binh Chủng và 4 Vùng Chiến Thuật.

Kế tiếp những năm sau đó Ngày Quân Lực được tổ chức hàng năm và đặc biệt là năm 1971 được tổ chức vĩ đại với cuộc diễn binh của QLVNCH và các Quân Lực Đồng Minh như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan v.v. tại Thủ Đô Sài Gòn.

Năm 1973 Lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực sau Hiệp Định Hoà Bình Paris ký kết với Cộng sản Bắc Việt lại một lần nữa được tổ chức lớn lao bằng cuộc diễn binh thật ngoạn mục với sự tham dự của đại diện tất cả Quân Binh Chủng QLVNCH.

Kể từ 30 tháng 4 năm 1975 sau khi Quân Lực VNCH bị bức, đến 1976 không nghe thấy có nơi nào tổ chức ngày Quân Lực tại Hải Ngoại.

Tháng 6 năm 1975 Chiến sĩ Võ Đại Tôn cùng gia đình vượt biển tìm tự do đến Mã Lai và được định cư tại Úc Châu vào tháng 7 năm 1976 . Năm 1977 nhân ngày Quân Lực Úc Châu và Tân Tây Lan ( ANZAC DAY), ông Võ Đại Tôn với tài ngoại giao tuyêt vời đã liên lạc và thuyết phục được Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Hoàng Gia Úc Châu cho phép anh em cựu Quân nhân QLVNCH được đi diễn hành chung với các Quân Đội Đồng Minh trong ngày Quân Lực Hoàng Gia Úc và Tân Tây Lan ( ANZAC DAY) tổ chức tại Sydney.

Ngày 25 tháng 4 năm 1977 Võ Đại Tôn cùng 24 cựu quân nhân xúc động và hạnh phúc vô biên được dương cao quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa lần đầu tiên, sau 30-4-1975, hiên ngang tiến bước theo nhịp quân hành trong Ngày Quân Lực Úc và Tân Tây Lan tổ chức diễn hành tại Sydney.
Image Võ Đại Tôn và 24 Cựu quân nhân QLVNCH trong ngày diễn hành đầu tiên tại Sydney với Quân Lực Hoàng Gia Úc và Tân Tây Lan.
Ngày Quân Lực cũng là ngày anh em cựu chiến binh QLVNCH có dịp gặp lại nhau nhắc lại những kỷ niệm ngày xa xưa "đơn vị cũ, chiến trường xưa" , đem lại tin tức cho nhau về những bạn bè kẻ còn người mất với lòng vẫn còn khoắc khoải băng khoăng khi nghĩ đến "nhiệm vụ chưa hoàn tất" mà giờ đây đã bạc trắng mái đầu :

Người lính già xa quê hương
nghe trong tim đêm ngày trăn trở
nhớ quá một thời chinh chiến gian lao
Nhớ phút hiên ngang đi vào binh lửa
Sắt thép trong tay đang đối diện thù
Bỗng tiếng loa vang lệnh truyền buông thả
Nửa đời còn gì cung kiếm ngang trời
.......
Nhớ những đêm mưa quân hành đất đỏ
Nhớ những đêm xuân nơi chốn địa đầu
Nay quá xa xăm đường về thăm thẳm
Nửa đời ngậm ngùi mang kiếp tha phương
----------
Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm
Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương
Nhật Ngân
(Người Lính già xa quê hương)

Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ
Năm 2004 có một người lính tự lìa bỏ anh em, muối mặt quay về hợp tác với quân thù, đó là cựu Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, đã về Việt Nam làm loa tuyên truyền cho chế độ độc tài phi nhân Cộng Sản Việt Nam. Ông là người đã từng chủ trương Bắc tiến trong để giải thể chế độ độc tài vô nhân của Cộng sản Việt Nam. Hảy nghe đồng đội cùng binh chủng Không Quân của ông oán hận :

Mầy đã chết từ năm hai mươi tuổi
Mới ra trường…những phi vụ chưa quen
Nếu biết “xếp” bây giờ theo Việt cộng
Chắc mầy buồn vì chết uổng, vô duyên
.......
Số mầy ngắn nên cháy tàu bỏ mạng
Tới bây giờ xiêu lạc có ai hay?
Phận tao nhỏ nhưng không khom mình xuống
Thấy đàn anh làm những chuyện ruồi bu
Nhớ đến mầy lúc năm tàn tháng tận
Bật que diêm để đuổi bớt sương mù
Tao thương lắm những tháng ngày gai lửa
Xách nón bay đi…còn về nữa…? Đi đoong?
May còn sống để coi đời đốn mạt
Nhớ mầy…Thôi, rót rượu tưới hư không
...........
(Nhớ mày rót rượu tưới hư không)
(Chưa biết tên tác giả)



Quân Lực Việt Nam Cộng hòa có hơn một triệu người có vài chục hay và trăm người lạng quạng cũng không có gì đáng nói; " vụ ông Kỳ " hay vài vụ mâu thuẩn nhỏ xảy ra trong những tổ chức cựu quân nhân QLVNCH là chuyện nhỏ mà chuyện nhỏ thì "nhầm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó". Vì anh em lính nếu có bất đồng vài việc nhưng họ không bất hòa là vì đại nghĩa, vì tình lính, tình đồng đội đồng ngũ đã từng sông chết bên nhau, họ thương nhau còn hơn anh em ruột thịt.

Ngày Quân Lực 19-6 là ngày anh em lính sum hợp; tuy mỗi năm có một số chiên hữu vì già yếu hay bịnh tật ra đi nhưng nếy tính từ 10 năm trở lại đây số người tham dự Ngày Quân Lực 19-6 càng ngày càng đông đảo thêm; đó là nhờ sự nhiệt tình tham gia đông đảo của người Việt hải ngoại và các hậu duệ, con cháu của cựu quân nhân QLVNCH. Các buổi lễ chính thức đều có đầy đủ Quân Binh Chủng : Hải-Lục-Không Quân trong quân phục rực rở với Quốc kỳ Quân kỳ phất cao trong gió.

Ngoài ra cựu quân nhân QLVNCH còn tham dự những cuộc diễn binh chung với Quân lực Đồng Minh ở Hoa Kỳ, ở Canada và ở Úc Châu hay tham dư các đại hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa mà số lượng đồng bào đến tham dự lên đến hàng trăm ngàn !

Image
Ngày Quân lực 19 - 6 năm 2008 - Hậu huệ VNCH tại Sydney.


Chơi đẹp và chơi bẩn

- Chơi đẹp: Trong chiến tranh người lính VNCH khi bắt được tù binh Cộng sản thường đối xử tử tế với họ bằng cách cho ăn uống đầy đủ, chửa bịnh hay săn sóc các vết thương trước khi đưa họ vào trại tù binh công sản chờ ngày giao trả.

- Chơi bẩn: Trong chiến tranh và sau chiến tranh Quân Cộng sản đã bắt giam cầm tù đày các cựu Quân nhân QLVNCH. Họ bị đối xử tàn bạo trong các trại lao tù cải tạo, bị giam cầm kéo dài hàng chục năm; nhà cửa họ bị tịch thu vợ con họ bị xô đuổi ra khỏi thành phố; mồ mã trong các Nghĩa trang Quân đội Cộng hòa cũng bị đập phá và bới xoá.

Cộng sản Bắc Việt đã thắng Miền Nam bằng phi nhân, bằng lừa dối, bằng độc tài và bằng phản bội (điển hình là họ đã vi phạm trầm trọng những gì họ đã cam kết với VNCH và Thế Giới Tự Do, qua Hiệp định Hòa Bình Paris ký năm 1972 và qua những Quy Chế về Tù binh của Liên Hiệp Quốc ấn định). Tù binh Hoa Kỳ John McCain, cựu ứng tổng thống Hoa Kỳ 2008, cũng đã từng bị CSVN tra tấn đánh đập tàn bạo khi ông bị bắt làm tù binh.

Trong mặt trận Nhân Quyền-Tự Do-Dân Chủ đang diễn ra hơn 30 năm nay cộng sản bị thua nặng, họ không dám trực diện đối đầu, chưa một lần dám công khai tranh luận hay tiếp xúc với cộng đồng người Việt tự do tại hải ngoại. Họ chỉ cao giọng hò hét và đàn áp nhân dân trong nước dưới họng súng AK và một hệ thống Công an khổng lồ bao phủ khắp nơi.

Nếu VNCH thắng Cộng sản Bắc Việt chắc chắn là không có cảnh trả thù, không có cảnh lùa người vào trại tập trung cải tạo, không có cảnh cướp đất, cướp nhà, cướp của, đốt sách, phá miếu, phá chùa, cày mồ cuốc mả v.v.

Có chăng là có trại học tập cải tạo của nhà thơ Cao Tần :

Bài học lớn từ khi đến Mỹ
Là ngày đêm thương nước mênh mang
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông văng

Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương

Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng

(Mai mốt anh trở về)
Cao Tần


Kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6 lần thứ 44:
Xin cùng nhau thành kính tưởng niệm,, tri ân và cầu nguyện cho những anh hùng tử sĩ đã hy sinh cho tổ quốc .

Xin cùng nhau góp sức tranh đấu cho Nhân quyền, Tự do và Dân chủ cho Việt Nam.


Người lính già
Phạm Cơ Thần



Vài hình ảnh cựu Quân nhân QLVNCH trong ngày Quân Lực 19 - 6 khắp nơi
[/IMG]Image
Ngày Quân Lực 19 - 6 tại Nam California USA.


Image

Cựu Quân Nhân QLVNCH diển hành Ngày Quân Lực Hoàng Gia Úc tại Sydney 2009.

Image

Cựu Quân Nhân QLVNCH diển hành tại Canada.

Image

Lễ Tưởng niệm Chiến sĩ trận vong tại Pháp.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Ý Nghĩa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu

Hàng năm chúng ta vẫn có nhiều ngày lễ lớn mang những ý nghĩa hào hùng của lịch sử đấu tranh dân tộc và trong đó có Ngày Quân lực 19 Tháng Sáu . Chúng ta những người lính , những người đã có một thời khoác lên vai màu áo trận , sống can trường chiến đấu bảo vệ non sông đất nước thì thưa các anh em ngay 19 tháng sáu chính là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa trọng đại đối với chúng ta , cái ngày đánh dấu thời điểm mà Quân Đội VNCH đã hiên ngang đứng lên nhận trách nhiệm lịch sử với đất nước và đồng bào yêu mến của mình bởi vì ....sứ mạng vì dân , vì nước đã trở thành cái nghĩa vụ chung của những người cầm súng trước hiểm hoạ cộng sản tham tàn trong dã tâm thôn tính miền nam .

Qúa khứ đã cho chúng ta thấy người lính Việt Nam Cộng Hòa là những người đã đem chính mồ hôi , chính xương máu của mình để bảo vệ miền nam , cũng như bảo vệ từng người dân miền nam thân yêu trong cuộc chiến gìn giữ quê hương . Trưởng thành trước sự đổi thay nghiệt ngã của dân tộc , những người quân nhân VNCH hoàn toàn cô thế dưới sự dàn xếp của những thế lực quốc tế và ngay cả chính đồng minh thân cận của mình , đẩy đưa đất nước Việt Nam của chúng ta đã bất ngờ bị bỏ rơi vào tay bọn cộng sản vào tháng tư 1975 đưa đến sự ly tan , đau khổ cho biết bao nhiêu triệu người dân việt chúng ta tới hôm nay .

Trong ý nghiã tôn vinh và tưởng nhớ , ngày quân lực năm nay chúng ta những người lính , dù bất cứ ở nơi đâu , dù bất kỳ trong hoàn cảnh như thế nào chúng ta cũng phải cùng nhau có những giây phút lắng lòng để nhớ lại chiến tranh Việt Nam (1954-1975), một cuộc chiến tranh anh dũng kiêu húng mà người chiến binh của quân lực VNCH đã cầm súng xả thân chiến đấu để giữ gìn từng tấc đất của tổ quốc quê hương thực hiện trách nhiệm bảo vệ tự do và sự thịnh vượng của đời sống đồng bào cũng như tiền đồn chống cộng của thế giới .

Trong bao tháng năm lao vào cuộc chiến , những ngày tháng đã từng băng rừng lội suối với bao hiểm nguy đối diện với quân thù , chúng ta những người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu kiên cường bảo vệ từng chiến trường khốc liệt để đời như Hoàng Sa dậy sóng biển Đông , Huế Trị Thiên kiêu hùng; An Lộc Bình Long anh dũng tự hào sáng ngời trang quân sử thế giới. Người chiến binh VNCH chúng ta đã hiên ngang đứng vững trên khắp bốn vùng chiến thuật của đất nước Miền Nam; với cuộc chiến đấu kéo dài hơn 20 năm liên tiếp bằng những loại vũ khí thứ cấp, cũ kỹ được viện trợ luôn luôn thua kém đối phương; đã kiên trì đấu tranh bằng chính tấm lòng đơn sơ thắm đượm tình tự dân tộc chứ không phải bị giáo huấn, tẩy não bằng bất cứ thứ chủ nghĩa ngoại lai nào cả... để rồi có một tháng Tư rất đen cho số phận toàn dân tộc; có một ngày thật buồn thảm cho vận mệnh đất nước chúng ta .

Người chiến binh của quân lực VNCH được lệnh rời khỏi chiến trường mà địch chưa bao giờ thực sự chiến thắng, được lệnh bỏ lại xóm làng, thị xã, thành phố mà địch chưa bao giờ dám mơ ước chiếm giữ lâu ngày và cuối cùng rời bỏ luôn đơn vị; bỏ luôn cả cuộc chiến tranh mà bọn cộng sản miền bắc tưởng chừng như là đường đi không đến và chỉ may mắn " cướp được của nhưng hoàn toàn không chiếm được lòng người ” bởi vì người dân ai cũng ngỡ ngàng, xa lạ với những kẻ từ trong rừng rú và còn sống đời lạc hậu đã xuất hiện chiếm đoạt Miền Nam.

Nếu trong quá khứ, ngày Quân Lực 19 tháng 6 đã là cái mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn quân đội thống nhất hành động, quân dân một lòng thì ngày 19 tháng 6 năm nay, các chiến binh của quân lực VNCH tại khắp nơi trên thế giới đều hướng về ngày này, tụ họp lại cùng nghe nhau nói, cùng nói nhau nghe để suy nghiệm những việc đã làm và cũng để tri ân những anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân. Nếu ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm xưa, Quân Lực đã vì nhu cầu của thời thế mà làm nên lịch sử thì ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm nay, đây là dịp người chiến binh VNCH tự vấn lương tâm và trách nhiệm trước nỗi an nguy, ly tán của vận mệnh đất nước và dân tộc.

Người chiến binh VNCH năm xưa và hôm nay chính là những chứng nhân lịch sử của bao thời kỳ thăng trầm của dân tộc Việt và cũng từng là nạn nhân của các chế độ độc tài cũ và mới nên thấu hiểu nỗi lòng đau xót của toàn dân cả nước nhiều hơn ai hết. Người chiến binh của quân lực VNCH từ quá khứ cho đến hiện tại vẫn luôn luôn là thành phần đồng tâm gắn bó nhất với những ước vọng chung của người dân tại quê nhà.

Trong tiến trình đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người chiến binh VNCH trong nước hiện nay còn chính là thành phần tiêu biểu quan trọng trong một xã hội đang bị đảng Cộng sản Việt Nam kềm kẹp hầu như toàn diện vừa là những người nghèo khó nhất nước nên cũng giống như các tầng lớp quần chúng khác đang bị thống trị ở Việt Nam, họ không còn gì để mất mát nữa. Thậm chí đến mồ mả của những chiến binh VNCH đã bị vong thân, yểu tử cũng không được yên nghỉ. Hài cốt của họ đã bị Cộng sản Việt Nam cày xới cho bung lên dấu vết; đã bị tiêu hủy, vùi lấp cho tan đi chứng tích anh hùng. Cộng sản Việt Nam làm như những chiến binh VNCH đã không từng là những người có một thời cầm súng chiến đấu với lý tưởng yêu nước, thương dân. Cộng sản Việt Nam làm như đất đai trân quí ở các nghĩa trang tại Việt Nam hiện nay chỉ dành riêng cho những người Cộng sản chiến thắng còn những người quốc gia yêu nước chiến bại không ai có quyền được tưởng nhớ đến và không ai có quyền xây dựng mồ mả to lớn hay lưu lại dấu tích an nghỉ nghìn thu.

Trong khi đó nơi xứ người, thân phận lưu vong, bạc bẽo của một quân nhân may mắn được sống còn từ cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 vẫn không khác gì nhiều hơn khi so sánh với các ước vọng hướng đến tương lai của toàn dân tại Việt Nam. Vì vậy, người chiến binh VNCH phải là những hình ảnh, biểu tượng của người lính kiêu dũng ngày xưa vẫn sẵn sàng hy sinh, cống hiến cuộc đời còn lại của mình để đấu tranh cho sự nghiệp bảo quốc, an dân và phục hưng dân tộc.

Người chiến binh của quân lực VNCH đã trưởng thành từ trong kinh nghiệm đau thương của tất cả các cuộc chiến tranh đủ loại trong quá khứ và hiện tại. Họ đã có dịp học hỏi thêm kiến thức và tinh hoa từ khắp nơi trên thế giới, cho nên, người chiến binh VNCH trong và ngoài nước còn là những con người tài hoa nhiều hữu ích mà suốt cuộc đời đã tận tuỵ hy sinh và phụng sự cho đất nước và đồng bào.

Vậy trước hồn thiêng sông núi, trước anh linh của những liệt sĩ, anh hùng, nhân ngày Quân Lực 19/6 năm nay, người chiến binh VNCH từ trong nước cũng như tại hải ngoại hãy quyết tâm sát cánh bên nhau cùng với toàn dân cả nước, kiên nhẫn tiếp tục tranh đấu cho đến ngày hoàn thành quang phục quê hương, lật đổ cho bằng được chế độ Cộng sản bạo quyền tại Việt Nam.

Một trong những bức thư cuối cùng của Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên (1921-2008), nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là bức thư gởi cho Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tiểu bang Washington nhân ngày Quân Lực năm 2006. Dưới đây là trích đoạn chứa đựng tâm tư của Ông gởi cho các Chiến Hữu:

“Mấy chục năm trôi qua, nhưng tôi biết Anh Chị Em vẫn còn ưu tư và suy nghĩ nhiều về quá khứ khi nhìn thấy cuộc chiến đấu chính nghiã của Dân và Quân miền Nam Tự Do đã không kết thúc như ý ta mong muốn.

Đó chỉ là cái nhìn trên bề mặt nhưng khi nhìn vào chiều sâu của cuộc chiến, tôi xin các Chiến Hữu hãy tự hào và hãnh diện: vì những hy sinh xương máu lớn lao của Quân và Dân ta trong hơn hai thập niên đã giúp ngăn chận được làn sóng đỏ tại Đông Nam Á và góp phần trọng đại vào nổ lực chung của Thế Giới Tự Do làm sụp đổ thành trì của Quốc tế Cộng sản và sẽ đưa đến sự cáo chung của chủ nghiã Cộng sản trên thế giới trong một tương lai không xa. Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam từng chứng minh rằng: Đất nước và Nhân dân ta – trải qua bao thời đại – nhiều lần đã phải sống trong lầm than khổ nhục nhưng sau đó đều luôn luôn quật khởi và thoát ra khỏi chốn tối tăm. Lịch sử đang tiếp diễn.

Các Chiến Hữu hãy vững tin vào tương lai tươi sáng của Đất nước và Chính nghiã Tự do. Hãy kiên trì tranh đấu cho đến thắng lợi cuối cùng trong nhiệm vụ quang phục Quê hương.

Tổ Quốc đang mong chờ nơi các thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại, ở trong nước và ở nơi các Anh Chị Em – một thời – là những người chiến sĩ kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dầu Quân đội ta không còn nữa nhưng mỗi năm các Chiến Hữu ở hải ngoại khắp nơi vẫn còn tổ chức lễ kỷ niệm, đây là một điều đáng quý.
Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam đời đời ghi công các Chiến sĩ Anh Hùng và Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. " .


Ngày Quân Lực 19/6 năm nay 2010 , những người lính quân lực VNCH chưa từng giải ngũ , xin các anh hãy ghi nhớ rằng các anh những người lính anh hùng , hiên ngang đầy lòng nhân bản luôn được trân trọng trong từng mỗi con tim mọi người và hình ảnh của các anh luôn sống mãi trong lòng từng người dân Việt dù thời gian có trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước của quê hương Việt Nam yêu dấu chúng ta .

Hình Ảnh Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu 2010 Tại San Diego

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hoa Thịnh Đốn: Lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH 2010

Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/HTĐ và phụ cận đã trang trọng tổ chức Lễ Kỷ Niệm 19/6 lần thứ 45. Vào lúc 8:30 chiều ngày 18 Tháng 6, 2010 có lễ Truy Điệu Chiến sĩ Trận Vong tại Trung TâmThương Mãi Eden và ngày hôm sau 19/6 có Lể Chào cờ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực VNCH l úc 12 giờ cũng tại Trung Tâm Thương Mãi Eden. Đây cũng là Ngày Chiến Sĩ Tự Do (Freedom Fighters) năm thứ 9 của Virginia.

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phóng sự hình ảnh Ngày Quân Lực VNCH 19 / 6 / 2010 tại Vương Quốc Bỉ
Nhân ngày Kỷ Niệm QLVNCH, ngày tưởng niệm những chiến sĩ đã bỏ mình cho quê hương dân tộc, ngày vinh danh các chiến sĩ một thời cầm súng chiến đấu cho sự tự do của 17 triệu dân miền Nam, chúng ta không ai không có thân bằng quyến thuộc trong hàng ngũ của những người chiến sĩ ấy. Xin hãy thắp nén tâm hương gửi đến hồn thiêng của những người trai trẻ đã nằm xuống cho chúng ta được sống và được hít thở không khí tự do như ngày hôm nay. Ðồng thời xin tri ân những chiến sĩ đang sống và xin hãy thêm sức, thêm tinh thần cho họ bền vững, một lòng với đại cuộc giành lại quê hương.

Ðã đến lúc những người cầm súng, một thời hy sinh cho chính nghĩa quốc gia, hãnh diện vì màu cờ sắc áo không thể để cho thành phần đâm sau lưng chiến sĩ tiếp tục chui rúc, quấy phá trong hàng ngũ của chúng ta.

Ðã đến lúc chúng ta phải đứng dậy, đứng thẳng, vạch mặt, chỉ tên thành phần trở cờ, tuyên vận, buôn xương bán máu một cách rõ ràng trước công luận. Chúng ta không bao giờ sợ cộng sản, sợ tay sai cộng sản, vì nơi này là hậu cứ an toàn nhất của chúng ta. Cán bộ cộng sản chui rúc, lén lút phải sợ chúng ta chứ ta nào sợ chúng.

Ðã đến lúc các anh chiến sĩ QLVNCH phải vun lại niềm tin nơi một quân đội chưa bao giờ bại trận, vì cuộc chiến ấy là cuộc chiến chính danh, đã và đang xảy ra trên chiến trường cân não mà chúng ta sẽ phải chiến đấu cho đến khi toàn thắng.

Chắc chắn hoa tự do sẽ rộ nở trên quê hương yêu dấu.
Image

Image

Image

Image

Image

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Ðêm vui mừng Ngày Quân Lực 19 tháng 6

Nguyên Huy/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Một đêm vui để chào mừng Ngày Quân Lực 19 tháng 6 tại Westminster tối hôm Thứ Sáu vừa qua đã thu hút trên ba trăm anh chị em cựu quân nhân QLVNCH đến chung vui ở nhà hàng Paracel Seafood. Ðứng tổ chức đêm vui này là hai cựu quân nhân Phạm Ngọc Ðăng thuộc hội Võ Bị Ðà Lạt và là một cựu chiến binh Nhẩy Dù và Ngô Văn Quy, cựu quân nhân qua nhiều đơn vị và sau cùng là Trung Tâm Tiếp Vận Yểm Trợ của binh chủng Hải Quân.
Image
“Chúng mình ba đứa” ca khúc thể hiện tâm tình của những người trai thế hệ chiến chinh được các ca sĩ
(từ trái qua) Ánh Nguyệt, Phượng Linh và Thi Châu trình bày mở màn ca nhạc Ðêm Vui Mừng Ngày Quân Lực.
(Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Ông Phạm Ngọc Ðăng cho biết: “Mục đích của đêm vui này chúng tôi mong mỏi anh chị em từng là những chiến sĩ của QLVNCH sau 35 năm rời chiến trường vẫn còn nguyên vẹn tinh thần đối với tổ quốc, giữ vững danh dự của QLVNCH và ý thức được trách nhiệm của người lính VNCH. Vào ngày này cách đây 45 năm, quân đội VNCH đã được trao cho trách nhiệm lãnh đạo quốc gia trước tình hình giặc ngoài và hỗn loạn bên trong. Với trách nhiệm được toàn dân trao phó, những người lính VNCH từ hàng tướng lãnh đến anh em binh nhì trong tất cả các quân binh chủng, nghĩa quân và địa phương quân cũng như các lực lượng bán quân sự, cảnh sát quốc gia đã hết lòng không quản gian lao nguy hiểm nơi chiến trường cũng như chính trường để mong hoàn tất được trách nhiệm đã được trao phó. Những chiến tích trong vụ cộng sản phản bội Tết Mậu Thân, trong mùa Hè đỏ lửa, trong cuộc chiến sau cùng ở Xuân Lộc đã chứng minh cho tinh thần của cả một thế hệ thanh niên trước nạn quốc phá gia vong. Nay vì thời cuộc bán buôn giữa các thế lực quốc tế, người lính VNCH đã không tròn được trách nhiệm nên lúc nào cũng canh cánh bên lòng chỉ mong sao cho lớp con em học được những bài học cay đắng của cha anh mà có được sự sáng suốt trước nạn cộng sản ở quê nhà và tình chiến hữu đồng minh. Họp nhau mừng vui không phải chỉ là để rong chơi trong những tháng ngày no đủ mà là để cùng nhau nhắc nhở đến ba chữ Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm mà những người lính QLVNCH ai cũng lấy làm phương châm trong cuộc sống.”
Image
Cùng những “Em Gái Hậu Phương” ngày nào chung vui tưởng nhớ Ngày Quân Lực. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Cũng trong đêm vui này ban tổ chức có loan báo một tin vui, đó là thành phố Garden Grove vừa thông qua một nghị quyết lấy ngày 19 tháng 6 hàng năm là Ngày Quân Lực của các cựu chiến sĩ VNCH. Quyết định này sẽ được công bố chính thức vào ngày Vinh Danh QLVNCH được tổ chức tại khuôn viên Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào sáng ngày Chủ Nhật, 20 tháng 6.

Sau phút khai mạc với những nghi lễ chào cờ, mặc niệm, lần lượt đại diện các Quân Binh Chủng, Không Quân có cựu sĩ quan Thu, Hải Quân có Trương Ánh Nguyệt và Lục Quân có Phượng Linh đã nhắc lại những chiến tích oai hùng trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam trước 1975.

Một cựu trung tá Hoa Kỳ, cố vấn đơn vị của Ngô Văn Quy đã được ban tổ chức giới thiệu. Ðó là Trung Tá Rowald M. Mc Leod, người đã 40 năm qua cố gắng tìm lại Ngô Văn Quy để thể hiện cái tình chiến hữu đã cùng đứng chung một chiến tuyến bảo vệ tự do. Vị cố vấn này đã phát biểu ca ngợi tinh thần chiến đấu của người lính VNCH mà qua 2 năm phục vụ tại VN ông đã nhận thấy.

Mở màn cho phần văn nghệ đêm vui mừng Ngày Quân Lực, ba ca sĩ thân hữu Ánh Nguyệt, Phương Linh và Thi Châu trong những bộ quân phục của Không Quân, Lục Quân và Hải Quân đã ca vang một khúc hát mà người lính VNCH nào hầu như cũng thuộc. Ðó là bài “Chúng Mình Ba Ðứa” diễn tả tình bạn từ khi thơ ấu đến khi nhập ngũ mỗi đứa một phương trời trong khói lửa chiến chinh nhưng lòng vẫn nhớ về nhau.

Chương trình văn nghệ được diễn ra qua những khúc quân hành của Không Quân, Hải Quân, Lục Quân bao gồm Nhẩy Dù, Biệt Kích, Biệt Ðộng Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Thiếu Sinh Quân, Ðịa Phương Quân...

Trong suốt chương trình văn nghệ, người giới thiệu chương trình luôn luôn nhắc nhở đến những chiến tích của người lính VNCH, những gian lao trên chiến trường và những tình cảm nhớ thương mặn nồng tha thiết đến những người thân khiến những người tham dự bùi ngùi được sống lại cả một thời dĩ vãng oai hùng.

Chương trình sau đó đi vào phần dạ vũ với những tiếng hát của các ca sĩ thân hữu, những tiếng hát từng là những người em gái hậu phương ngày nào, những tiếng hát tưởng đã xa nhưng còn vang vọng mãi của thời “Tiếng Ca Gửi Người Tiền Tuyến” trên đài phát thanh Quân Ðội.

Post Reply