Tình Ca thời chinh chiến

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về. (Ca Dao)



Vâng, đó là truyền thống của người Việt chúng ta từ xưa đến nay. Hể mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục v.v…

Nhưng họ là ai?. Họ chính là những người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975. Có nhiều người đã nằm xuống hay đã chết trong các trại tù được mệnh danh là „trại cải tạo“. Cũng có nhiều người còn sống, đang hiện diện trên đất mẹ hoặc đang định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó trên thế giới.

Để tri ơn những người lính VNCH nói trên, còn sống cũng như đã chết, người viết xin phóng tác một số bản nhạc viết về „Xuân và Người Lính“ thành bài tạp ghi này để kính tặng tất cả những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam VN cho đến ngày 30.04.1975, cũng như vinh danh sự hy sinh cao cả của những chiến binh đã nằm xuống cho chúng ta được sống.

Trước khi chính thức đi vào chủ đề của bài tạp ghi, người viết xin được mượn bài hát sau đây để giới thiệu đến quý độc giả là người lính VNCH tuy rất anh hùng, rất sắt đá trên chiến trường nhưng họ cũng là con người, là những chàng trai trẻ nên con tim của họ cũng chất chứa nhiều tình cảm, cũng biết rung rộng và vì tình yêu quê hương đất nước nên họ sẳn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để lên đường theo tiếng gọi non sông. Tình cảm của những người lính được thể hiện rõ nét qua tác phẩm rất sôi động của Nhạc sĩ Y Vân:


Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát xanh
Và mối tình rất êm đềm Là tình riêng trong lòng anh yêu em ...

Có lúc muốn lấy hoa rừng
Anh gửi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời,
Kết thành một chuỗi em đeo
Dù rằng đời lính không giầu,
Mà chắc không nghèo tình yêu ... (Lính Đa Tình, Y Vân)

[flash width=433 height=355][/flash]


Có thể nói, khi đề cập đến hay bàn về chiến tranh, hầu như ai trong chúng ta đều chán ngán. Nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vì cộng sản Bắc Việt (csBV) luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến. Nếu nhà ai nấy ở, kẻ Bắc người Nam, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện đổ máu xảy ra, theo ý tôi. Sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân miền Nam VN không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. CsBV đã xem thường hiệp ước đình chiến trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngõ và các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như xưa nay vì binh sĩ VNCH các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, csBV đã ra lệnh tổng tấn công, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chúng đã dày nát nhiều tỉnh lị của miền Nam, nhẫn tâm giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội gây tang thương cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.

Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được. Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ quân cán chính cho tới phó thường dân, học trò… Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khóat áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn:

Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình
Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em ...
Đầu Xuân xin chúc quê hương yên bình thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui . (Đầu Xuân Lính Chúc, Hoài Linh & Tấn An

[flash width=433 height=355][/flash]


Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của cố nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh (TTT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ TTT, một nhạc sĩ thuộc ngành tâm lý chiến dù, không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. Trần Thiện Thanh tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính VNCH. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:

Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang
(Đồn Vắng Chiều Xuân) Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới về thì có rất nhiều người lính trận của quân đội VNCH không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát hoạ nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến:

Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi. (Phiên Gác Đêm Xuân, Nguyễn văn Đông) Vì hoàn cảnh, bạn bè có kẻ phải lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, người thì may mắn được ở lại hậu phương nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong tâm cảm của hầu hết mọi người dân miền Nam Việt Nam nói riêng. Tâm trạng đó đã được Hoài Linh diễn tả như sau:

Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh
Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình
Chúc người trai đi xây dựng hòa bình
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh (Tâm Sự Nàng Xuân)

Thời gian qua đi không chờ đợi. Đông qua và mùa Xuân lại trở về. Tình cảm của những người ở hậu phương dành cho những anh lính chiến ngoài miền biên cương lúc nào cũng đong đầy. Tâm cảm này đã được Lê Dinh và Minh Kỳ khéo léo diễn đạt qua bản nhạc rất trữ tình: Thấm thoát là đây
Một mùa Xuân mới
Với ngàn cánh mai vàng
Nụ cười trên môi
Ttrên làn má ai
Đón Xuân tươi vừa sang …

Xuân nay tôi chúc
Người miền biên cương
Muôn ngàn câu mến thuơng
Mong Xuân yên lành
Trong bao hương tình
Để rồi người thêm vui

Cuộc sống thanh bình. Hạnh Phúc Đầu Xuân (của Lê Dinh - Minh Kỳ) (Hoang Oanh)

Hạnh Phúc Đầu Xuân



Tình thương mẹ con trong xã hội Việt chúng ta rất đậm đà thắm thiết. Bất cứ ở đâu, dù đang sống xa nhà hay đang trấn đóng ngoài biên thùy, ven rừng, người con lúc nào cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt nghĩ rất nhiều đến mẹ, có lẽ vì từ nhỏ được mẹ bồng bế, nâng niu. Lắm khi ôn lại quá khứ thanh bình ngày nào, để rồi tiếc thương và thầm mơ mau có ngày hội ngộ cùng mẹ hiền. Nhật Ngân đã dùng lời nhạc để diễn đạt thay tâm trạng của những chàng trai hùng thời chiến chinh như sau:

Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa
Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về

Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi. (Mùa Xuân Của Mẹ của nhạc sĩ Nhật Ngân)

[flash width=433 height=355][/flash]


Nhưng éo le cũng không thiếu. Vì hoàn cảnh nên vợ chồng chia cách. Còn đâu những giây phút đầm ấm, gần gủi bên nhau ngày nào … để rồi giờ đây trong cảnh cô đơn, người vợ (người yêu) đã ôn lại hình ảnh đẹp thuở nào với chồng (với người tình) lúc đất nước còn an lành:

Nhớ xuân sang năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về
khi máu sương thôi ngừng rơi.
Để giờ mình em và manh áo xám trên tay
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình. (Đan Áo Mùa Xuân, Phạm Thế Mỹ)

Kẻ ở lại buồn đơn côi, luyến tiếc kỷ niệm. Người ra đi cũng chẳng khác gì hơn. Chúng ta hãy nghe những người lính VNCH đã để con tim mình rung động:

Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ...
Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai
Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai. (Mùa Xuân Lá Khô của Ns Trần Thiện Thanh)

Dầu vậy người trai Việt vẫn ngạo nghễ chấp nhận định mệnh đã dành riêng cho mình trong thời buổi loạn ly với sự kiêu hảnh đáng khâm phục:

Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
bao nhiêu khổ nhục tủi hờn
Hát lên nhân loại,
Trả buồn cho đông. (Mùa Xuân Trên Cao của Ns Trầm Tử Thiêng)

Họ, những người lính VNCH luôn làm tròn bổn phận làm trai, chấp nhận gian khổ. Tuy vậy người lính vẫn có vài phút giây để tâm hồn bay bỗng với những thương nhớ khó quên:

Đầu xuân năm đó anh ra đi
Mùa xuân này đến anh chưa về
Những hôm vừa xong phiên gác chiều
Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ. (Đồn Vắng Đầu Xuân của Ns Trần Thiện Thanh)

Xuân về, Tết đến là dịp để thân nhân, họ hàng hay những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính thiếu hẳn diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết. Dầu vậy, người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân. Họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẻ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà
Mẹ thương con xin đợi ngày mai... (Xuân này con không về của NS Trịnh Lâm Ngân)

Người lính VNCH rày đây mai đó, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Khi được nghỉ phép, trở về mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu nhưng định mệnh nghiệt ngả làm họ chỉ còn biết tiếc thương mùa Xuân nào đã đi qua. Hãy nghe Nhạc sĩ Châu Kỳ bộc lộ:

Bước sông hồ như đắm như mơ
Trở về đây khi gió sang mùa
Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ
Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ. (Đón Xuân này nhớ Xuân kia của Ns Châu Kỳ )

Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh bình, không còn chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do Cs Bắc Việt chủ trương vì chúng luôn nuôi tham vọng chiếm trọn miền Nam, điều mà cộng sản đã đạt được vào cuối tháng tư 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm „Cánh Thiệp đầu Xuân“ đã diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính VNCH có cơ hội được về sống gần gia đình, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:

Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên. (Cánh Thiệp Đầu Xuân của Lê Dinh & Minh Kỳ)

[flash width=433 height=355][/flash]

Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lý chiến (một ngành mà Cs rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình. Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc „Xuân, viết về người lính VNCH“ tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…

Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiễu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam (NVN) đã được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.



--------------------------------------------------------------------------------

Lê Hoàng Thanh
Nhạc góp nhặt từ Internet

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Anh Ðã Ngủ Yên Trên Quê Hương
Trần Duy Ðức
Khánh Ly trình bày


Ngoài trời vẫn còn mưa
người nằm dưới mộ sâu
Ôi thiên thu phôi phai hình hài
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng

Bao năm tháng cô đơn nằm đây
Bên bia xanh ai qua từng ngày
con mưa xuống nuôi xanh cỏ hoang
Trên quê hương xương khô mộ gầy
Ðã ngủ yên một ngày
Anh đã ngủ yên một đời

Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm dưới mộ sâu
Trong âm u thương thay phận người
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng

Anh có biết quê hương giờ đây
đang điêu linh tang thương từng ngày
Anh có biết anh em giờ đây
đang lao lung mang thân tù đầy
Sống lầm than nhọc nhằn
Ôi! Sống lầm than nhọc nhằn

Ngoài trời mưa chưa kịp tạnh
Người nằm yên trong huyệt lạnh
Buổi chiều mưa chưa kịp tạnh
Lòng nào chưa nguôi hờn căm
Lạy trời cho mưa kịp tạnh
Ðể người vơi cơn hận sầu
Nguôi ngoai hận sầu

Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm vẫn nằm đây
Nơi hoang vu u linh nghẹn ngào
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng

Tôi đã khóc cho anh chiều nay
Trong cơn mưa mưa rơi lạnh đầy
Ai sẽ khóc cho anh ngày mai (ngàn sau)
Dâng hai tay tôi xin nguyện cầu
Dẫu niềm tin phụ người
Ôi! dẫu niềm tin phụ người



[flash width=425 height=355][/flash]


Anh Ðã Ngủ Yên Trên Quê Hương.mp3

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nhận định về cuộc chiến tại Việt Nam, Đại Tướng Westmoreland vẫn luôn khẳng định là, "Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa."

Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, "Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)

Trích từ Việt Báo ngày thú năm 7/21/05




[flash width=425 height=355][/flash]

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

[flash width=585 height=385][/flash]


Giọt Buồn Không Tên
Tô Giang

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Rinh về từ trang nhà KSCN.
Cám ơn anh Đắc Ứng.

-------------------------------

"Người Lính Trẻ" của Phạm Duy


Nguyên Hân

Cơn mưa chiều thứ Bảy hôm nay ngưng lúc hai giờ, nhưng bầu trời vẫn không sáng lên được chút nào vì mây xám từ biển Thái Bình Dương vẫn không ngừng ào vào, đi ngang qua thành phố nơi tôi đang sống. Tôi đang mải mê đọc e-mail và hình ảnh của một người bạn cho hay vừa đi thăm công trường khai thác bô-xít Nhân Cơ, ở Đắc Nông về, thì từ phòng khách vọng vào tiếng đàn của Ngọc.

Tiếng đàn dương cầm bỗng chấm dứt một cách bất thường, không láy luyến như thường lệ của mỗi bản nhạc hay nhỏ dần để chấm dứt như Ngọc thường chơi. Sự im lặng bỗng phủ xuống căn nhà, ngoài tiếng nước chảy róc rách của thác nước nhỏ chạy bằng điện trong góc phòng làm việc.

- “Sao vậy? Sao ngừng ngang xương vậy?” Tôi hỏi.

- “Buồn quá. Bản nhạc buồn quá, thấy thương cho mấy người lính… hát nữa chừng bỗng dưng muốn khóc.” Ngọc trả lời.

Tôi bước lại chiếc đàn dương cầm, bản nhạc Ngọc đang chơi nữa chừng và “bỗng dưng muốn khóc” là bài “Người lính trẻ” của Phạm Duy.

Người lính trẻ chết trận ngày mai
Trên quê hương ngọn lúa rụng rời

Phạm Duy, con người và âm nhạc của ông là một đề tài bất tận. Nói như Trần Dạ Từ, Phạm Duy là một “kẻ tình nhân lang chạ không phải của một, mà của nhiều người, nhiều thế hệ.” Tôi không muốn nói đến một Phạm Duy lang chạ kia trong bài này. Tôi chỉ muốn nói về bản nhạc “Người lính trẻ” của ông đã làm Ngọc bỗng dưng muốn khóc, đủ xúc cảm cho tôi viết lên những tâm tình muốn chia sẻ với các bạn trong buổi chiều cuối tuần này.

Image
Người lính trẻ miền Nam. Nguồn hình: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------

“Người lính trẻ” là một trong 41 bài trong tập nhạc “Ngày đó chúng mình yêu nhau” của nhạc sĩ Phạm Duy, do nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam phát hành ở Sài Gòn với lời giới thiệu của thi sĩ Trần Dạ Từ. Theo ghi chú ở cuối bản nhạc, thì bài này được sáng tác vào mùa xuân năm 1971, sau cuộc tổng tấn công miền Nam của lực lượng vũ trang Mặt trận Giải phóng Miền Nam và quân đội chính quy miền Bắc vào dịp Tết Mậu Thân, và trước “Mùa hè đỏ lửa” năm 1972…

Người lính trẻ chết trận chiều qua
Nên trăng sao vụt tắt chẳng ngờ
Người lính trẻ chết trận hồi mơi
Nên hôm nay chẳng có mặt trời…

Đã là người lính trẻ, thì e rằng họ khoảng mười tám hay đôi mươi. Vừa học xong trung học, ở miền Nam dạo đó thì theo hệ 12 năm, ở miền Bắc thì theo hệ 10 năm. Cho dẫu họ có khoác áo lính vì lý tưởng, vì bị đi quân dịch hay đi nghĩa vụ, họ đều có mẫu số như nhau: TRẺ. Như một bản nhạc của Trần Thiện Thanh, “tôi đi vào quân đội mà trong lòng chưa hề yêu ai.”

Chưa hề yêu ai chưa hẳn đã chắc là không có người yêu họ. Bên cạnh họ còn có mẹ, có cha, có anh có chị, có bạn bè. Đi vào chiến tranh là đi vào chỗ chết. Hơn ba triệu rưỡi người dân hai miền đã chết theo cuộc chiến vừa qua, chết như mơ là cái giá những người lính trẻ đã trả. Họ chết nhưng người tình của họ - nếu có – cũng như những người thân của họ thì cũng phải chết đứng chết ngồi theo, ở cõi dương.

Tình chỉ còn màu tang lạnh ngắt
Và còn gì nhan sắc người yêu?
Sờ vào đàn thì giây đàn đứt
Đọc truyện tình dòng chữ rụng rơi

Nếu bạn thuộc vào lứa tuổi đôi mươi, và sinh ra trong thời gian khói lửa đó, thì người lính trẻ kia có thể là bạn. Nếu bạn thuộc lứa tuổi ba mươi, thì người lính trẻ kia có thể là người em nhỏ của bạn, và nếu bạn thuộc lứa bốn mươi, năm mươi trở lên, người lính trẻ kia không chừng là đứa con trai của bạn…

Ba mươi lăm năm từ ngày chiến tranh đã chấm dứt, hãy bình tâm nhìn lại, họ - những người lính trẻ kia - đã chết cho ai? Cái chết của họ mang lại gì cho đất nước hôm nay?

Người lính trẻ chết trận ngoài khơi
Nên không nghe chủ nghĩa tuyệt vời
Người lính trẻ chết trận bờ ao
Không dương danh một chế độ nào

Image
Người lính trẻ chết trận bờ ao, không dương danh một chế độ nào. Nguồn: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------

Trong cái ý nghĩa này, Phạm Duy đã bày tỏ sự thông cảm, của một người nghệ sĩ sáng tác dành cho số phận của người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người lính trẻ Việt Nam đã hy sinh cho cuộc chiến vừa qua nói chung. Ông tử tế với người lính miền Nam hơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi bài “Cho một người vừa nằm xuống” của Trịnh Công Sơn chỉ thuần dành riêng cho Đại tá Lưu Kim Cương, người đàn anh đã yêu mến và bảo bọc ông lúc còn sống.

Nếu như, nhạc của Trần Thiện Thanh là chia sẻ niềm vui với lính, thì nhạc của Phạm Duy đã chia sẻ niềm đau, mất mát của lính. Kỷ vật cho em, Người lính trẻ, Trả lại em yêu, Tưởng như còn người yêu… là một vài thí dụ.

Trở lại với “Người lính trẻ”, đã có nhiều người lính trẻ hy sinh trong cuộc chiến vừa qua với lý tưởng của họ, như để bảo vệ tự do cho miền Nam, như nhằm giải phóng miền Nam… Nhưng cái tự do mà họ phải trả bằng sinh mạnh của chính mình đó, có còn không khi chính quyền miền Nam là một chính quyền bất lực để cho Cộng sản miền Bắc nhuộm đỏ cả toàn nước năm 1975? Cũng có những người lính miền Bắc đi B vì lý tưởng giải phóng miền Nam – không cần biết họ bị lừa hay ra đi có ý thức - câu hỏi là những người bộ đội trẻ kia hy sinh mạng sống của họ cho cái gì? Máu xương họ đổ xuống cho chủ nghĩa cộng sản toàn trị lên ngôi? Để cho hôm nay Tổ Quốc mất biển, mất đảo và Độc Lập-Tự Do-Ấm No-Hạnh Phúc đồng nghĩa với lọc lừa, phản trắc?

Hãy để cho những người lính trẻ đã nằm xuống kia có thêm cùng mẫu số khác: TỔ QUỐC. Họ đã chết TRẺ và đã chết cho TỔ QUỐC VIỆT NAM.

Hãy để tất cả Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ Trận vong hay Đài Tưởng niệm Liệt sĩ trên toàn ba miền đất nước ghi nhớ sự hy sinh của những người lính trẻ này, không phân biệt người lính Việt Nam Cộng Hòa hay người bộ đội của Quân đội Nhân Dân Việt Nam.

Image
Người lính trẻ miền Bắc. Nguồn hình: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------

Lừa dối, gạt gẫm những người lính trẻ để họ phải hy sinh oan uổng là một điều bất lương. Vẫn ngoảnh mặt làm ngơ không chịu chấp nhận một lịch sử đã sang trang, còn phân biệt trong cách đối xử dành cho những người lính trẻ chết trong cuộc chiến vừa qua, là một điều bất nghĩa, bất cận nhân tình.

Hiện nay, nghĩa trang của những người lính trẻ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hằng năm vẫn có hoa và khói hương nghi ngút; trong lúc, nghĩa trang của những người lính trẻ Việt Nam Cộng Hòa vẫn hương tàn khói lạnh.

Hãy để cho tất cả các nghĩa trang Quân đội trên ba miền đất nước là nơi an nghỉ ngàn thu cho tất cả những người lính trẻ kia, của cả hai miền.

Người lính trẻ chết trận rồi nghe
Xin nghe đây tận thế gần kề
Người lính trẻ chết rồi còn chi?
Còn chi?

Còn chứ, còn những người đang sống và đang ước mơ sẽ có ngày đất nước sẽ có những đài tưởng niệm chung, những nghĩa trang quân đội chung, dành cho các anh - những người lính trẻ của hai miền Nam Bắc đã đổ máu xương cho tổ quốc Việt Nam năm nao. Và cái chết của các anh sẽ không bị bầy kên kên – nhân danh các anh, mang tên đảng Cộng sản Việt Nam, mà thực chất chỉ là một chính thể độc tài, đảng trị - tiếp tục rĩa rói cái quê hương đang rã rời, tàn tạ của chúng ta trong lúc, kẻ thù muôn đời vẫn lăm le ở phương Bắc.

You may say I’m a dreamer,
but I’m not the only one,
I hope some day you'll join us,
And the world will live as one. (1)

Giờ thì tôi hiểu vì sao tiếng dương cầm bỗng hụt hẫng chiều nay.


© DCVOnline



Duy Khánh trình bày
Người Lính Trẻ

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Tiếng nói Dạ Lan

Post by phu_de »

[flash width=480 height=385][/flash]]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
Last edited by phu_de on Fri Aug 27, 2010 2:10 pm, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Tiếng nói Dạ Lan

Post by phu_de »

[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Tiếng nói Dạ Lan

Post by phu_de »

[flash width=480 height=385][/flash]


[flash width=480 height=385][/flash]


[flash width=480 height=385][/flash]


[flash width=480 height=385][/flash]

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Kỷ Vật Cho Em
Tiếng hát : Vũ Khanh & Thanh Lan
Nhạc : Phạm Duy
Thơ : Linh Phương



Image


Post Reply