Thãm-Trang cũa Thương Phế Binh VNCH

Post Reply
alinhnguyen
Posts: 8
Joined: Wed Dec 01, 2004 7:02 pm
Contact:

Thãm-Trang cũa Thương Phế Binh VNCH

Post by alinhnguyen »

[13/06/2006 - Tác giả: Vietnam Review]

Take2Tango, 12.06.2006

"Mẹ ơi, con mẹ chưa già,
Giữ quê quê mất, giữ nhà nhà tan"
(Hà Huyền Chi)

Phận Bọt Bèo
Nguyễn văn B. T

Càng ngày thời tiết càng khắc nghiệt hơn. Mấy năm nay mưa lớn, gió to xảy ra triền miên nên thường sinh ra bảo lụt . Không hiểu sao quê hương tôi chịu đựng quá nhiều tai biến. Bao nhiêu năm bị đô hộ, bao nhiêu năm chiến tranh, biết bao nhiêu người gục xuống dưới những lằn tên mủi đạn. Biết bao nhiêu chiếc khăn tang chít lên đầu những cô nhi, quả phụ. Máu đào chảy khắp non sông, nước mắt úng tràn đất mẹ . Những cảnh máu đổ thịt rơi,xác người gom không đầy chiếc nón, chôn vội chôn vùi giửa núi cao rừng sâu đã làm Mẹ Việt Nam tuôn trào nước mắt. Những tưởng chấm dứt chiến tranh, con người sẽ được sống trong ấm no hạnh phúc, nhưng trớ trêu thay, chẳng những không khá hơn mà còn tồi tệ hơn đối với những người dân lương thiện vốn nghèo lại càng khốn khó thêm . Đời nào cũng vậy, Kẻ nào càng nghèo mạc bao nhiêu thì giai cấp càng thấp hèn bấy nhiêu . Người giàu có, may mắn tranh nhau vượt biển vượt biên, người thất thời thì khăn gói lên đường gọi là học tập cải tạo, ráng sống còn để rồi đi HO sang Mỹ. Còn những thân phận bọt bèo của chúng tôi thì ngàn thu vẫn thế. Vẫn đói, vẫn nghèo, vẫn hèn, vẫn bị nguyền rủa, miệt thị, vẫn bị lãng quên, vẫn bị cho là làm bẩn mắt, vẫn bị cho là kẻ thù , vẫn bị cho là sống thừa và còn trăm ngàn cái đắng cay khác mà họ muốn trút lên đầu những người bất hạnh như chúng tôi. Đã 31 năm dài trôi qua, từ ngày Quân Lực miền Nam nghe lệnh bỏ súng, và cũng là ngày tôi được một người đồng cảnh cùng là thương bệnh binh dìu đở tôi ra khỏi Quân Y Viện một cách vội vàng trong lúc chân tôi máu vẫn còn đầm đìa vì mới cưa cắt hai hôm trước. Thế mà vẫn sống bên cạnh một người bạn lúc nào cũng ôm đùm ruột còn nằm trong bọc nylon đã đỗi màu đen thâm vì bụi đất mà chẵng có được một viên thuốc trụ sinh hay một lọ thuốc khử trùng. Hai đứa cùng tâm trạng là sợ gia đình buồn nên quyết định không về quê mà lang thang lếch thếch sống nhờ vào lòng từ tâm của những người còn kẹt ở lại ... Hai tháng sau, người bạn đời đã vĩnh viễn ra đi vì đùm ruột nhiểm độc nặng sưng to và sình thối . Ba ngày trước khi chết anh ấy rên la trăn trở dử lắm. Tuy chân tôi đã lành nhưng hoàn cảnh quá đói rách tôi cũng bó tay ngồi khóc nhìn bạn đau đớn ra đi không nhắm mắt. Xác bạn được sở vệ sinh đô thành đến cuộn trong bao nylon ném lên xe rác chở đi ...? Lúc đó tôi cầm lòng không được, tôi khóc thật lớn - biết bao nhiêu cặp mắt nhìn tôi đầy vẽ thương hại và hỏi thăm hoàn cảnh hai đứa tôi . Nhiều người tốt bụng giúp cho tôi một số tiền khuyên tôi hảy về quê với người thân dầu gì cũng có người săn sóc và cận kề mỗi khi trái gió trở trời . Lời bà con khuyên cũng đúng , nhưng với thân hình què quặt cụt 1 tay và 1 chân làm sao cha già mẹ yếu chịu nỗi cái cảnh nhìn con nát tan như tàu lá chuối...

Nhiều năm trôi qua, dạ cầu chử Y là nơi tá túc lý tưởng nhất của đám nghèo mạc cùng đinh của chúng tôi. Nhiều gia đình trốn từ kinh tế mới về chen chút nhau sống dài dọc dưới gầm cầu như một xóm thân quen kẻ ở góc nầy người ở góc nọ không vách rào nhưng không ai xâm phạm lảnh thổ của ai, tự chia đất lớn nhỏ theo đầu người không ai đòi hỏi hay thắc mắc gì , thương nhau lắm có lẽ vì cùng hoàn cảnh. Không hộ khẩu, không có bất cứ cái gì mà bình thường con người ở trên hoàn vũ nầy phải có ít nhất dù chỉ là cái giường nằm hay cái nhà tắm hoặc cầu tiêu để cho việc vệ sinh cá nhân.

Chúng tôi hoàn toàn chẳng có gì cả mà cái xóm tự lập nầy có thể lên đến mấy trăm con người lương thiện bị đẩy cuộc sống ra ngoài vòng pháp luật vì nghèo quá không còn gì để họ ngó ngàng đến. Sống đơn độc ngày ngày khập khểnh mưu sinh qua những trái tim từ ái của bá tánh cũng tạm qua ngày. Nhưng cuộc đời của những kẻ thua cuộc có bao giờ được bình yên để an phận đâu . Lâu lâu có 1 ngày làm đẹp lòng lề đường để tăng vẽ mỹ quan thành phố thì lũ chúng tôi trốn chui trốn nhủi, mấy anh ngồi vá xe đạp bị tịch thâu đồ nghề, các chị gánh hành rong bị rượt đuổi như bắt cướp thấy mà xót xa cho những người dân nghèo nói giọng Nam. Càng ngày người nói giọng Bắc càng nhiều , rõ ràng là chính sách đô hộ, các cơ sở từ lớn đến nhỏ đều do người giọng Bắc quản lý và làm chủ . Tầng lớp mà ngày xưa họ ca tụng là "Nhân Dân Miền Nam Anh Hùng" giờ bị cho phục viên, về vườn đuổi vịt. Đúng với câu Đất nước mất là mất tất cả, chẳng còn gì dù chỉ một sợi tự do mong manh cũng không có. Còn họ thì, tự do của kẻ thắng rộng đường thênh thang có luôn cả tự do cướp đoạt và tự do kết tội nếu họ cảm thấy ai làm cản trở hay chướng mắt họ.

Cái câu nghe chướng tai nghịch nhỉ ấy mà họ mê hoặc được bao triệu dân miền Bắc lâu nay đó là - Cách mạng thành công, nhân dân làm chủ, Đảng lảnh Đạo, Nhà Nước quản lý ? ! Khốn thật một sự đểu giả trong chử nghỉa mà toàn dân có biết đi chăng nữa cũng ngậm mà nghe chứ không được ý kiến. Đó là nói đến người dân thôi, còn những kẻ khốn nạn nào dính dáng vào chế độ củ thì coi như vô phương ngóc đầu lên nỗi, bởi lý lịch 3 đời phải trong sạch theo kiểu của họ thì may ra mới được đi học hay đi làm, trong đó có tôi. Biết làm sao hơn ai bảo mình thua ...

... Nhớ ngày nào còn trên chiến địa, những trận càng quyét bọn người xâm lược vượt vĩ tuyến , bao năm xông pha đễ giử yên bờ cỏi. Có lẽ tại chúng tôi bị thương, tập thể thương binh chúng tôi rời tay súng nên mới xảy ra mất nước. Vì chúng tôi là những bia thịt ở tuyến đầu, còn các vị tư lệnh hay, Tổng Tham Mưu Trưởng hay Tổng Thống họ đánh giặc bằng mồm nhiều hơn nên không có những chục ngàn bia thịt của chúng tôi thì họ chạy làng, rồi ung dung sống sa hoa nơi xứ người không còn màng đến chúng tôi, những thân tàn ma dại mà họ đã từng ra lệnh Tổng Động Viên, bắt quân dịch v.v.. Chiến trận cũng như bàn cờ có lúc thắng lúc thua. Tôi không than thở vì mình phải thua, nhưng làm tướng phải chết theo thành chứ ai đâu mà chạy làng ra hải ngoại trước người ta với gia sản kếch xù đã chuẩn bị trước.

30 năm đơn độc có lắm khi mệt mỏi quá tối ngủ vùi ngoài bến xe, nhà ga hay sạp chợ. Cuộc sống đã quen và chai lỳ đối với mưa nắng gió sương. Ngày ngày vác bị chống nạng lếch thếch đi khắp mọi nơi để mưu sinh cầu thực. Một hôm tôi gặp lại người bạn cùng đơn vị, cũng phế binh, nhưng may mắn hơn là có vợ và 2 con sống trong một chòi lá nghèo nàn sơ xác. Nhìn thấy căn chòi lá xiêu vẹo, tơi tả được chèn vá bằng mấy tấm giấy thùng và bao ny lon dưới lùm cây trong nghĩa địa mà thương bạn vô cùng. Hai vợ chồng bạn mời gọi tôi về ở chung cho vui. Thoạt đầu tôi ngần ngại, sau đó tôi đồng ý về đó ở chung cho thêm phần ấm cúng. Ngay ngày đầu tiên tôi về ở chung trong nghĩa địa, có mấy anh em cũng là lính cũ cùng gia đình tá túc nơi ấy đến hỏi thăm tôi và có mời tôi một chung rượu đế gọi là buổi sơ giao của những con người không phải là công dân của một đất nước Đảng lảnh đạo nhà nước quản lý.

Từ đó trong xóm nhà lá không số ở nghĩa địa Phước Bình có tôi gia nhập sống chung với ma, những lúc hè nóng nực rủ nhau ngũ trên mã cho mát là thói quen của chúng tôi. Sáng sớm mạnh ai nấy bung ra đi kiếm sống. Tối về quay quần lại nấu ăn chung cho vui. Cuộc đời chúng tôi chỉ có thế mặc thế sự nhân tình có đổi thay, thay đổi thế nào đi chăng nửa chúng tôi cũng chẳng còn ham muốn gì hơn. Mới đó mà tôi đã về tá túc nghĩa trang gần sáu năm trời, thời gian qua cũng vùn vụt nhưng lắm khi uể oải trôi đi trong ngao ngán sự đời.

Chúng tôi là lũ người hạ cấp nhất đã bị bỏ quên bao nhiêu năm nay ở chốn địa ngục trần gian không còn bút mực nào viết hết được những đắng cay tủi nhục của một con người sống vào thế kỷ 21 này. Hôm qua được chủ nhà tốt bụng ở xóm bên kia nghĩa trang cho chúng tôi mượn địa chỉ liên lạc Hội cứu trợ TPB, nhắn hôm nay người giao tiền do Hội gởi sẽ trở lại xem đúng người mới giao tiền . Nôn nóng cả đêm không ngũ được, mới tờ mờ sáng hai chúng tôi đã chực chờ bên hiên nhà người cho mượn địa chỉ. Đến trưa chiếc xe HonDa chở 2 người dừng lại, tìm gặp hai đứa tôi và trao cho mỗi người chín trăm bảy mươi ba ngàn, may mắn cho chúng tôi quá đúng lúc quê mình đã bắt đầu vào mưa cần để sữa nhà và mùa mưa khó kiếm sống lắm.

Nhờ có chút tiền chúng tôi mua lá về che thêm cho kín gió kín mưa. Nhờ cho số tiền to lớn đó tôi nhờ một cháu trong xóm nhà không số trên chuyến đi buôn trên xe lữa ghé thăm ba mẹ tôi và tôi gởi biếu ông bà bảy trăm ngàn đồng và nhắn nhủ rằng tôi đi làm ăn xa, sắp về xứ lại thời gian không xa lắm và thăm hỏi sức khoẻ tưng người trong gia đình. Lá thư tôi viết lung tung bởi rối bời trong lòng vì xúc động thương cha nhớ mẹ từ ngày ấy đến nay. Hai hôm sau cháu bé đi bán hàng đã về, em chạy lại cho tôi hay là Ba tôi đã mất từ lâu còn Mẹ tôi mắt mờ đi đứng run rẩy phải chống gậy không đi xa được. Tôi la Trời lên, tay đấm ngực khóc ròng chỉ vì mặc cảm cụt què không về để rồi Cha chết không hay, Mẹ già không ai săn sóc. Lão đão, cố đứng lên đi từ biệt từng người để về quê phụng dưởng Mẹ già. Tội nghiệp những con người không hộ khẩu, không có giấy chứng minh nhân dân đã chắt mót, gom góp biếu tặng cho tôi một số tiền làm lộ phí về quê nuôi Mẹ. Tôi ra đi trong giọt ngắn giọt dài, vừa khóc thương Mẹ nhớ Cha vừa khóc cho tình người trong nghỉa địa nghèo nàn nhưng đầy ấp tình thương.,..

Khập khểnh quanh co, nhiều thay đổi nên phải hỏi thăm mới tới được nhà mình. Tôi nhào lại ôm mẹ tôi khóc không ngưng, Mẹ tôi quỵ mọi xuống ôm con khóc không ra tiếng, Mẹ nói Mẹ và cả nhà tưởng tôi đã chết trong những ngày cuối cùng triệt thoái cao nguyên. Hai Mẹ con ôm nhau khóc mấy tiếng đồng hồ , chòm xóm hay tin chạy sang chút mừng đoàn tụ cũng ngồi khóc theo khi nghe tôi tường thuật lại bao năm sống bụi bờ. Mẹ tôi vừa khóc vừa nói : “ Tội tình gì con ơi ! " . Bác Tư kế nhà vỗ vai tôi khuyên nhủ và nói thôi mọi chuyện đã rồi, nay lo cho những ngày kế tiếp. Tôi đứng dậy tựa vào cột nhà cám ơn bác Tư và bà con chòm xóm đã đến chia xẻ với gia đìmh tôi. Mọi sự lắng dịu chưa đầy mươi phút, có Ông Công An Khu Vực đến hỏi tôi chứng minh nhân dân và giấy tạm vắng tạm trú. Tôi hơi bàng hoàng vì làm gì tôi có. Ông Công An nói tiếp rằng : " Anh không có các giấy tờ trên thì coi như anh là người sống ngoài vòng pháp luật, mọi người phải biết rằng nếu không có chứng minh nhân dân tức là không có quyền công dân , tôi mời anh theo tôi về Công An Xả để xử Lý ...”

Ngoài trời gió mưa mù mịt, lòng tôi tái tê khi thấy Mẹ tôi quỳ khóc, van xin, lạy lục trước sự chứng kiến của bà con chòm xóm. Tôi lếch thếch chống nạn đi theo Ông Công An với cỏi lòng tái tê chết lặng mà quên cả ngoài trời đang cơn mưa giông gió lớn . Tôi không dám quay lại nhìn mẹ, vì tôi không còn đủ can đảm...

... Ông Công An lấy tấm cao su trùm lên người đi phăng phăng phía trước thỉnh thoảng quay lại hối tôi “ Nào ! đi nhanh lên... "


Image
Last edited by alinhnguyen on Wed Aug 16, 2006 6:24 pm, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Cám ơn anh Linh. Chúng ta thật sự đã nợ các anh Thương Phế Binh rất nhiều.


-------------------------------

Lời người ở lại

Gởi lại Dakto một bàn chân trái
Ghé lại Pleiku cưa bàn chân phải
Về đến Sài Gòn còn một cánh tay
Lết giữa quê hương thân phận ăn mày

Bài hát mẹ ru vào đời khói lửa
Tôi hát một mình, còn ai nghe nữa
Điệu nhạc đau buồn trong tối ba mươi
Cho tôi tình thương, cho tôi tình người

Chào bà Việt Kiều về từ nước Mỹ
Ngoảnh mặt mà đi, đừng nhìn tôi kỹ
Tủi nhục, đau buồn bám lấy thân tôi
Từ độ người xa hai mươi năm rồi

Chào anh Việt Kiều về từ nước Úc
Sao anh đứng đây nhìn tôi mà khóc
Anh nhớ bạn bè hay nhớ chính anh
Đồng đội, quê hương, anh bỏ sao đành

Chào em Việt Kiều về từ nước Đức
Em sinh ra đời, nỗi buồn vong quốc
Tuổi trẻ lạc loài những bước chân hoang
Còn đó em ơi, đất mẹ điêu tàn

Gởi lại Dakto một bàn chân trái
Ghé lại Pleiku cưa bàn chân phải
Về đến Sài Gòn còn một cánh tay
Chết giữa quê hương, thân phận lưu đày.


Trần Trung Đạo

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

"Tạ Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH"


Nhà văn Đỗ Tiến Đức email cho tôi bức hình người thương binh bị cụt cả đôi chân, và cả đôi tay đang trườn người trên phố xá đông người, người chiến binh năm xưa của chúng ta quá bất hạnh, sao như mang kiếp thân bò sát ? Anh Đức trong cơn xúc động mạnh đã sáng tác bài thơ bất tử mà đài truyền hình SBTN đã đọc mấy câu thơ từ bài thơ oan khiên này. Tôi nghĩ hẳn có nhiều người hãy còn nhớ, bài "Tạ Ơn Anh":

"Anh không còn đôi chăn
Luớt trên sàn khiêu vũ
Anh không còn đôi tay
Kê đầu em giấc ngủ

Anh không còn là nguời
Cũng không thành con thú
Môi anh sao mỉm cười
Mắt như vì tinh tú

Anh ngày xưa ngày xưa
Là thiên thần mũ đỏ
Chân anh mang giầy saut
Tay lái dù trong gió

Hay anh la Nghĩa quân
Giữ làng cho dân ngủ
Hay anh là Mũ Xanh
Tuyến đầu anh trấn thủ

Đất mẹ chưa ru anh
Cuộc chiến tản cờ rủ
Tay chân làm phân xanh
Vài ba bông dại nở

Xưa lựu đạn dao găm
Nay chiếc lon nho nhỏ
Xưa đánh pháo diệt tăng
Nay cơm thừa nước đổ.

Xưa đồng đội như rừng
Gót giầy vang mặt phố
Nay xa cách muôn trùng
Một thân nơi xó chợ.

Những người hai mươi năm
Thoảng như cơn mộng dở
Còn lại khúc thân tàn
Vinh danh ngày tháng cũ`'

(thơ Đỗ Tiến Đức)


Lần đầu tiên tôi xem bức hình và đọc bài thơ bỗng như cay mắt, xót xa cho người chiến binh năm nào, chắc hẳn hình ảnh của anh đã oai hùng khi xông pha ngoài chiến trận, những ngày tháng cũ oai dũng đó đã khiến cuộc đời anh quá bi thương.


Mấy ngày hôm sau tôi nhận nhiều emails từ bạn bè bàn bạc về buổi Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh - Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa". Từ Toronto nhà văn Phạm Phong Dinh nhắn nhớ tham dự để lấy tin tức để anh và tôi viết bài chung, rồi ca sĩ trẻ Phạm Khải Tuấn cũng tại hẹn gặp tôi ngày 25-06, tức ngày Đại Nhạc Hội. Rồi từ Úc châu ký giả Nguyễn Toàn Thắng cộng tác với tờ Nghệ Thuật của anh Lê Dinh bên Montreal và tờ Văn Nghệ tại Sydney nhắc tôi viết bài. Sáng hôm 25 tháng 6 trên đường vào trường trung học Bolsa Grande, muôn người đổ xô vào trong không khí ngày đại hội, cái không gian nô nức có màu áo hoa dù của những Thiên Thần Mũ Đỏ, những Cọp Biển, Cọp Ba Đầu Rằn, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân, Hải Quân,... cái không gian gợi nhớ năm xưa, khi ngày 19 tháng 6 đến là ngày vui của những bước quân hành nhịp đều trên đại lộ Thống Nhất. Nhạc hôm nay mà cứ ngỡ như năm cũ khi hồn hân hoan bên khúc hát:


"Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn,
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang,
Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan tài.
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi,
Đây đoàn quân ra đi nhịp nhàng,
Mang theo thiên hùng ca thắm tươig trời Nam bốn phương.
Ta anh hùng muôn quân phá tan cường binh
Chí tang bồng mang theo khắp nơi tung hoành..."

(Lục Quân Việt Nam, nhạc Văn Giảng, lời Hương Việt)

Bài ca mà tôi rất yêu thích hồi còn nhỏ cùng các bạn chen lấn đi xem duyệt binh hay diễn binh thời vàng son của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Âm thanh nào đã vang lên từ những quân trường Quang Trung, Vạn Kiếp đến Đồng Đế, Lam Sơn, bài "Xuất Quân":

"Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành.
Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Đi là mang mối thù thiên thu.
Đi là đi chiến đấu
Đi là đi chiến thắng
Bước lên đây người Việt Nam..."



Năm 1972, trong trận chiến vào Mùa Hè Đỏ Lửa, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến VNCH đã vẻ vang tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị để người dân miền Nam quen thuộc với bài "Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị", bài hát nói lên nét uy dũng của QLVNCH, tô đậm giai đoạn hào hùng của các chiến binh miền Nam xông pha bảo vệ bờ cõi:

"Cờ Bay, Cờ Bay oai hùng trên thành phố thân yêu
vừa chiếm lại đêm qua bằng máu.
Cờ Bay, Cờ Bay tung trời ta về với quê hương
từng ngóng đợi quân ta tiến về.
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn đất thân yêu,
Quảng Trị ơi! Chào quê hương giải phóng.
Hồi sinh rồi này Mẹ, này Em,
Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời..."



Image
Cờ Bay Trên Cỗ Thành Quãng Trị 1972


Tình cờ tôi bắt gặp một anh chiến binh cao niên, tóc bạc phơ, trong đồng phục màu áo hoa rừng phai màu, anh ngồi hàng ghế sau cùng, anh liếc mắt ngó rừng cờ vàng của VNCH trong sung sướng đến rưng nước mắt, tôi đến gần làm quen anh, anh là một HO với 10 năm tù. Anh kể khi nhìn cờ VNCH tung bay trong gió, anh chạnh lòng nhớ năm xưa khi mỗi tiền đồn, mỗi căn cứ quân sự của chúng ta có bóng dáng cờ bay lồng lộng trong gió như ngày hôm nay. Tôi nhớ chuyện kể của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm khi ông bị Cộng Sản giam cầm ở miền Việt Bắc. Ông kể lại là khi ở trại giam Hoàng Liên Sơn và có hôm đi đánh sắn từ vị trí đồi cao ông ngó xuống thấy cờ đỏ sao vàng của CS ngạo nghễ tung bay trong gió, ông nghĩ đến thân phận lưu đầy biệt xứ, gia đình tan nát, vợ con nheo nhóc, quê hương quằn quại dưới sự thống trị tàn bạo của giặc Cộng, ông lấy chiếc lá sắn khô vàng nghệ đặt lên lòng bàn tay, rồi đặt 3 cọng sắn đỏ rực song song làm biểu tượng cho cờ VNCH đã thiếu vắng mà ông đã yêu dấu lấy nó. Ông nghẹn ngào đến cùng cực để nước mắt đã tuôn trào ra. Chuyện của anh HO hôm nay và chuyện của Vũ Đức Nghiêm có mẫu số chung, vì tất cả chúng ta vẫn còn ấp ủ hòai niệm khó phai, cần được vinh danh ngày tháng cũ đó.


Những người đã an toàn thoát ra xứ ngoài định cư tại các xứ phồn thịnh tự do là những người may mắn, nhìn lại các anh thương binh bất hạnh còn kẹt lại ở quê nhà vì thiếu điều kiện thoát thân, họ và gia đình sống trong lầm than tủi nhục, những người chiến binh uy dũng, đã vào sinh ra tử kia đối diện với cái chết như cơm bữa, nay họ phải hóa thân thành kiếp người ăn xin, hát dạo hay bán vé số. Thương phế binh Cộng Sản được Cộng Sản giúp đỡ, cấp dưỡng tri ân. Thương phế binh VNCH bị "Đồng Minh tháo chạy" bỏ rơi và bị kẻ chiến thắng Cộng Sản trù dập, bạc đãi. Họ là những chiến hữu bị quên lãng quá lâu. Anh Không Quân Phạm Đình Khuông trao tôi bức thơ đau lòng của một thương phế binh (TPB) từ bên nhà gửi sang như sau:

"Thưa các anh chị,
Em tên là LK, sinh năm 1943. Vào năm 1965 em đi học khóa Hạ Sĩ Quan ở trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang. Về đơn vị tác chiến thuộc tiểu khu Vĩnh Long. Năm 1968 em theo học khóa Sĩ Quan Thủ Đức, Khóa 1/68, ra trường ở đơn vị 3/1 thuộc tiểu đoàn Địa Phương Quân Gia Định, vì bị thương được nghỉ một tháng. Sau đó em đổi về tiểu khu Sa Đéc, chi khu Đức Tôn với cấp bậc trung úy. Vào ngày 10-11-1974, đi hành quân đạp phải mìn của Việt Cộng bị thương đui một con mắt và không thấy rõ, điếc một lỗ tai và cụt mất hai tay. Lúc đó em được chuyển về bệnh viện Long Xuyên, nhưng vì vết thương quá nặng nên các bác sĩ chuyển em lên Tổng Y Viện Cộng Hòa cho đến ngày 01/05/1975. Khi Việt Cộng tiếp thu, họ đuổi hết bệnh binh về, trong đó có em. Khi về nhà thì hai mắt còn ra máu, hai tay chưa lành hẳn, còn băng bó. Đến ngày 06/05/1975 họ mời em đi học tập cải tạo, nhốt ở chi khu Giáo Đức 18 ngày. Mỗi ngày vợ con em phải vào để thay băng và dẫn em đi vệ sinh. Sau đó họ đưa em đưa em xuống trại Mỹ Phước Tây nhốt 6 tháng. Nhờ bạn tù giúp đỡ, đút cơm tắm rửa cho em. Khi được thả về nhà, em còn bị quản chế hai năm. Vợ con em phải đi làm thuê, làm mướn mới có miếng ăn!
Em viết thư này cho các anh chị mà lòng em hết sức đau khổ. Trong suốt 27 năm qua, em không được ai giúp đỡ. Khi nhận tin được giúp đỡ, em hết sức mừng rỡ như mẹ đi chợ về mua bánh cho em, trong lúc em khao khát đợi chờ. Mong các anh chị tận tình giúp đỡ, em thành thật cám ơn tất cả các anh chị trong hội.
Ấp Binh, ngày 29/11/2002.
LK."

[left]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... age002.jpg[/left]Lá thơ của anh thương binh LK. gởi sang Hoa Kỳ cám ơn vì anh đã được trợ giúp (người viết không đề rõ tên anh vì lý do tế nhị cho anh). Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH (HHOCTTPBQP/VNCH) gửi tiền giúp anh ngày 04/02/2003.


Tôi được nghe tin tức về TPB từ anh Trần Thy Vân, người may mắn vượt biển ra đi. Anh nguyên là Ðại đội trưởng Ðại đội 1, Tiểu đoàn 21, Liên đoàn 1 Biệt Ðộng Quân, bị mất hai chân trong một trận chiến tại mặt trận Mộ Ðức, Quảng Ngãi vào Tháng Ba, 1974, anh kể về đời sống lầm than của tập thể TPB: “Sau Tháng Tư, 1975, phần lớn thương binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải đi xin ăn, sau này lúc có vé số, anh em mới chuyển qua bán vé số kiếm sống. Ða số anh em kiếm sống hết sức chật vật. Có trải qua cảnh đó mới biết, mới dễ thông cảm. Hội Thương binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã từng quyên góp giúp đỡ một số anh em bị cụt hai tay, cụt hai chân, mù hai mắt, liệt tứ chi nhưng không xuể. Thương binh, quả phụ và con em tử sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đói khổ, cần giúp đỡ nhiều lắm. 31 năm đã qua, anh em chết cũng nhiều. Tổ chức giúp đỡ càng sớm, càng tốt. Cần nhất là làm sao để đưa quà tặng của mình đến tận tay người nhận. Nếu làm không khéo thì chính quyền Cộng sản sẽ chặn lại.”

Do đó nhu cầu cho TPB là một việc làm cấp thiết ở cấp rộng lớn như cấp quốc gia. Với người viết bài thì người Cộng Sản Việt Nam sau khi chiếm miền Nam xong, họ áp dụng những hành vi trả thù thất nhân tâm, cho giải tán, đào xới mồ mả của người chết, xua đuổi các thương bệnh binh của chúng ta ra khỏi nhà thương. Đây là hành vi do bản năng thú tính, súc sinh và man rợ. Vì vậy sau bao năm trôi qua, TPB của VNCH đã ngậm đắng nuốt cay, đề tài TPB đã là nỗi thương tâm của tất cả chúng ta, là vết thương lòng ray rứt tâm tư mỗi người ra đi tìm tự do cho chính mình. TPB bị CS hất hủi đã đành, TPB cũng bị "Đồng Minh tháo chạy" bỏ rơi luôn. Phần số họ hẫm hiu lắm. Bài học 1975 có mấy ai quên đâu. Vì thế nên TPB VNCH chỉ còn trông đợi tình xưa nghĩa cũ của đồng bào hải ngoại VNCH, mấy lúc gần đây nhiều đoàn thể, nhiều tổ chức cứu giúp TPB ra tay tổ chức lạc quyên rộng lớn. Trước đây sự cứu giúp cho bên nhà như người mù, người già, trẻ em mồ côi, trẻ em dị tật, nạn nhân phong cùi, nạn nhân bão lụt vẫn ưu tiên hơn TPB VNCH trong cộng đồng ở hải ngoại. Xét cho cùng thì tất cả nạn nhân đều nên giúp đỡ, nhưng nhìn khía cạnh ơn nghĩa thì một vị bác sĩ trẻ ở Bắc Cali đã nêu lên quan điểm của tình "quân dân cá nước", bài viết xúc động lòng người, làm cho chúng ta suy nghĩ về căn bệnh nội tâm:
"Tôi viết thư cho anh hôm nay, không phải như người Việt kiều xa xứ được ưu đãi trong một đời sống an lành và thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần, đang nghiêng mình xuống với người đồng loại bất hạnh, nhưng tôi viết với tâm trạng của một cô gái năm xưa, đã lớn lên yên ổn giữa thành phố Sài Gòn, nhìn tuổi thơ ấu của mình trôi qua dưới ánh hỏa châu và những tiếng bom đạn hàng đêm vẫn vọng về từ chiến trường xa. Ở đó bao xương máu và nước mắt của cả một một thế hệ tuổi trẻ đã đổ xuống cho những cô gái nhỏ như tôi được tiếp tục bình yên đến trường. Ở đó vẫn có biết bao người chiến sĩ như các anh còn ôm tay súng chiến đấu đơn độc tới những giờ phút cuối, để gia đình chúng tôi có cơ hội xuống thuyền ra đi, tìm đến những quê hương hạnh phúc mới, bên này bờ biển Thái Bình Dương.
Chính với lòng tri ân và ngưỡng mộ đó mà tôi thấy cần phải viết thư cho anh, cho các bạn của anh, những lời các anh xứng đáng được nghe, nhưng có lẽ những lời đã chưa bao giờ được nghe từ ba mươi mốt năm trôi qua, để các anh hiểu được rằng, những hy sinh của mình đã không lãng phí và vô ích. Những tượng đài có thể bị đạp đổ, nhưng những hình ảnh đã ghi khắc trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thể bị xóa nhòa. Chúng ta đã mất mát rất nhiều thứ, những người thương binh như các anh đã mất mát một phần thân thể, mất tình yêu và tuổi trẻ. Còn những người Việt tị nạn như tôi cũng mất cả nơi chốn dung thân để phải tha hương lưu lạc khắp mọi phương trời.Có một điều mà hôm nay, tôi mong chúng ta không đánh mất là tình người đến với nhau để khoảng không gian anh đang sống và hít thở bớt đi niềm lẻ loi và cô độc.
Cuối cùng, dù tôi không thể gởi nguyên một bài hát về, cũng xin cho tôi được tặng anh và các bạn anh hùng không tên tuổi của anh lời tựa của bài hát là "YOU ARE MY HEROES", bởi vì cuối cùng trong cuộc đời này không có điều gì cao thượng hơn là hy sinh cuộc đời mình để cho người khác được quyền sống. Trong ánh mắt tôi mãi mãi không có những người thương phế binh thương tật, mà chỉ có những người trai anh hùng một thời đã chọn cho mình con đường đi và sống đích thực có ý nghĩa nhất.", Nguyễn Thị Liên Hương, Bắc Cali.
Đó là lá thơ của y sĩ Liên Hương ở San Jose' gởi thăm một thương binh VNCH tại quê nhà. Anh Không Quân Phạm Đình Khuông đã đọc trên khán đài hôm đó. Mọi người tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH" để tưởng nhớ những anh chiến sĩ oai hùng năm xưa, mà ngày nay sống vất vưỡng trong nỗi bất hạnh. Một ca sĩ còn non tuổi đời, nhưng cha là một HO, mẹ dạy dỗ cháu thi văn, ngâm thơ. Bé Đan Vy, 11 tuổi, xuất hiện nhiều nơi trong sinh hoạt chung của cộng đồng, cháu ngâm thơ thật điêu luyện, phát âm rất chuẩn Việt ngữ. Cháu đại diện cho nhiều người nói lên niềm thao thức của họ, giải bày cái thực tế bi ai của những thương binh, những chiến sĩ vô danh bị bỏ quên từ bao năm nay:

"Tôi vẫn nhớ nơi quê tôi xa thẳm
Bao mảnh đời tan nát sống lang thang
Nay đầu đường góc chợ nghèo nàn
Thân tàn phế giữa trần ai đau khổ

Tôi vẫn nhớ trên xứ người rực rỡ
Từng ngày qua tôi sống với tự do
Từng ngày qua tôi sống với cơm no
Công lao ấy là của người Chiến Sĩ

Họ hy sinh cả cuộc đời trai trẻ
Xác thân kia cho lý tưởng ngày mai
Đâu biết rằng đời dâu bể đổi thay
Trăm cay đắng nhục nhằn dành cho lính

Tôi vẫn nhớ sau một cơn chinh chiến
Vẫn còn đây, trong dòng lệ đau thương
Người đi rồi, có được giây phút chạnh lòng
Đến chiến hữu, những ngày xưa chung sống

Tôi vẫn nhớ chưa một lần quên lãng
Công lao kia, người Chiến Sĩ năm xưa
Ai nỡ lòng đem bôi bẩn xóa nhòa
Không giúp đỡ cứu người đang bất hạnh"

(Bài "Tôi Vẫn Nhớ", thơ Hà Lan Phương )
Image
Mọi người đã thấy rằng ngày Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH" là ngày thực sự thể hiện ân tình "Quân dân cá nước" hướng về quê hương của những ngày tháng cũ, để mọi người ghi nhớ công ơn của bao chiến sĩ vô danh, họ hy sinh mạng sống của mình để cho người khác được sống bình yên tại hậu phương, như ý tưởng của bác sĩ Liên Hương. Đan Vy trong quân phục Dù với beret đỏ trên tóc xuất sắc tiếp với bài ngợi ca "Chiến Sĩ Vô Danh" trong sự ngưỡng mộ của khán giả khắp nơi. Một mầm non tươi sáng của cộng đồng chúng ta.
Trong cuộc chiến chống khủng bố và chế độ độc tài tại A Phú Hãn, báo chí Mỹ viết nhiều về "Bomb's lady", tức nữ chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh, người đã cầm đầu toán chuyên viên chế tạo loại bom áp nhiệt (thermobaric bomb) đầu tiên của Hoa Kỳ, lọai bom mà khi nổ sẽ tạo ra một sức nóng và một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì ở trong tầm sát hại của nó. Nó cũng được gọi là "bom diệt hầm ngầm", đây là lọai vũ khí lợi hại dùng để hủy diệt các hang động, những địa đạo được dùng làm căn cứ chỉ huy của đối phương trong cuộc chiến A Phú Hãn. Công tác đã hoàn tất trong vòng 67 ngày, được xem như một kỷ lục trong ngành khoa học kỹ thuật quốc phòng. Từ miền Đông Bắc Hoa Kỳ khoa học gia Nguyệt Ánh gửi Ban Tổ chức Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh" với lòng chân thành về cảm nghĩ của cô về vấn đề cứu giúp TPB như sau:
"Rất hoan nghênh ý định tổ chức đại nhạc hội giúp Thương Phế Binh của anh. Giá mà Nguyệt Ánh ở gần thì thế nào cũng xin tình nguyện đến giúp Ban Tổ Chức một tay. Rất tiếc không có dịp về được. Xin thân mến chúc anh Nam Lộc và các anh chị nghệ sĩ một buổi đại nhạc hội thành công mỹ mãn, quyên được thật nhiều tiền để giúp TPB VNCH. Cộng đồng chúng ta gây quỹ quanh năm để cứu trợ bão lụt, giúp người già, trẻ em mồ côi, v.v… nhưng điều đáng buồn là ít ai nghĩ đến việc giúp các TBP VNCH ngày trước. Giúp đỡ họ không những chỉ là một việc làm từ thiện như cứu giúp nạn nhân bão lụt thiên tai, mà là một BỔN PHẬN vì chính họ là ân nhân trực tiếp của tất cả chúng ta, những người Việt Nam quốc gia. Nếu không có sự hy sinh của họ thì làm sao chúng ta có thể đến được bến bờ tự do để có ngày hôm nay." kỹ sư Dương Nguyệt Ánh.
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Phú, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam Cali (THSVVNMNC), một tổ chức đóng góp nhiều lợi ích cho cộng đồng, và anh cũng là người trẻ mang trọng trách đương kiêm chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali (CDVNMNC). Vì là một thành viên cũ của THSVVNMNC và đại diện cho giới trẻ dấn thân lãnh đạo Cộng đồng, tôi hỏi anh cảm tưởng về ngày Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh", anh cho ý kiến như sau:
"Khi em tham dự buổi Đại Nhạc Hội gây quỹ, em rất xúc động, không những chỉ vì thấy nhiều đồng hương hăng hái tham gia và đóng góp công của, nhưng còn vui thêm vì thấy rất nhiều người trẻ tuổi tham gia vì họ có những suy nghĩ đến người lính VNCH năm xưa, những người không may mắn bị mang vết tích chiến tranh trên thân thể. Nhiều người trẻ, như trong thế hệ em, được sống trong khung cảnh tự do, được đi học và có cơ hội tìm hiểu về thể chế tự do VNCH. Khi học trong những lớp lịch sử, hay qua sách vở tại đại học Mỹ, và phải nói rằng những cung cách nhìn sách vở đó nhìn về người lính VNCH, rất hời hợt, phiến diện và thiếu trung thực. Vì vậy, khi thấy nhiều người trẻ hân hoan tham gia, em rất vui sướng. Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH" cho em niềm tin vững chắc một điều, là hình ảnh của người lính năm xưa hay những thương binh VNCH được tri ân trong lòng những người trẻ nối tiếp bậc cha chú đã tham dự trong trận chiến, và hẳn là họ không bị lôi cuốn bởi những điều tuyên truyền vì thiên kiến của sách vở Cộng Sản hay của quan điểm phản chiến Hoa Kỳ, điều này làm sai lệch lối nhìn của họ. Rất may điều này không xảy ra, hôm nay tại đây như anh thấy đó. Em mong rằng cộng đồng người Việt chúng ta có thể dùng những sinh họat như Đại Nhạc Hội Thương Phế Binh hay ngày 30/04 hoặc 19/06 để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ nối tiếp công cuộc đấu tranh cho VN sớm có Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền. Để tuổi trẻ VN vẫn suy tư và cám ơn người chiến sĩ và những thương binh VNCH", Nguyễn Trọng Phú.


Với đồng bào hải ngoại có lẽ không ai không biết cái thiện tâm của người trẻ khác là luật sư Trịnh Hội, Hội từ bỏ khung cảnh tiện nghi Úc châu để trở về Phi Luật Tân trong 7 năm trời ròng rã chỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Hôm nay hai vợ chồng anh đến với Đại Nhạc Hội trong hai vai trò làm MC và trả lời điện thoại ghi nhận số tiền lạc quyên đóng góp qua điện thoại. MC Trịnh Hội cho biết là Ban Tổ chức có sáu đường dây để nhận điện thoại của đồng bào từ các nơi ở Hoa Kỳ và Canada gọi vào, mà cả sáu đều bận rộn liên tục. Tôi cũng được biết là hãng điện thọai quốc tế Total Call Mobile đã bảo trợ cho buổi đại nhạc hội và cung cấp miễn phí các đường giây điện thọai cùng mọi phương tiện để khán thính giả đài SBTN và các nghệ sĩ gọi vào liên lạc đóng góp. Kết quả cuộc TV telethone đầu tiên của người Việt tại hải ngọai đã thu được gần $70,000.00 mỹ kim trong vòng 5 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, Trịnh Hội rất vui cho tôi biết cảm nghĩ của anh và Kỳ Duyên như sau:

"Trịnh Hội và Kỳ Duyên, cũng như các bạn đồng nghiệp khác, rất vui và cảm thấy may mắn là mình đã có dịp giúp đỡ những người bất hạnh, và kém may mắn hơn mình, đặc biệt là quý chú, bác thương phế binh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nếu bất kỳ ai thấy được những hình ảnh tàn phế của quý chú bác, sẽ thấm thía được những khổ đau, trong cả hai phương diện tinh thần lẫn vật chất, của những người bị bỏ quên này. Chắc chắn họ cũng sẽ góp phần giúp đỡ như Trịnh Hội, Kỳ Duyên và tất cả các ca nghệ sĩ đã tham dự trong ngày chủ nhật 25-06 vừa qua."

Khi ra sân khấu, MC Kỳ Duyên nhắc lại điều làm cô xúc động trong cuốn DVD Asia-50 là sự xuất hiện của người ca sĩ bé nhất, là cháu Trần Thiện Anh Chí, người viết bài đồng ý với nhận xét này và nghe nhiều bạn bè rất thích sự trình bày rất dễ thương của bé "Nhật Trường Jr.". Sau khi Kỳ Duyên giới thiệu hai giọng ca Mỹ Lan và Anh Chí xuất hiện trên sân khấu thì ca sĩ tí hon, 4 tuổi, với quân phục Dù và M-16 trên tay trình bày nhạc phẩm "Người Ở Lại Charlie", tiếng vỗ tay hoan hô thích thú vang dội. Người ta đến gặp cháu để đóng góp vào thùng lạc quyên. Một người bạn trẻ khác bỏ show ở nơi khác để bay về cùng ca sĩ Dạ Nhất Yến góp tiếng hát của mình cho Đại Nhạc Hội, đó là ca nhạc sĩ Phạm Khải Tuấn, anh cho tôi cảm nhận như sau:

"Khải Tuấn đã may mắn bay về Nam Cali kịp tham dự Đai Nhạc Hội "Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH". Dù khi đứng trên sân khấu ca hát hay khi ôm thùng đi lạc quyên cùng với Dạ Nhật Yến, Khải Tuấn rất vui khi thấy tinh đồng hương và nghĩa đồng bào thật mênh mông nhiệt tình, thật sốt sắng cho các chú bác thương phế binh bên nhà. Đây phải nói là một trong những sinh họat xã hội cộng đồng mà Khải Tuấn thích nhất từ trước đến nay. Mong rằng sự giúp đỡ này từ đồng bào hải ngọai hướng về quê nhà cho người thương binh của chúng ta sẽ làm ấm lòng họ.".


Khải Tuấn trong binh phục Hải Quân trông thật đẹp mắt, khung cảnh xung quanh nói lên màu cờ sắc áo của bao đơn vị tinh nhuệ của QLVNCH. Tôi đồng ý với nhận xét của ký giả Lê Tam Anh khi anh viết:
"Người ta thấy đầy đủ các sắc phục quân đội xưa: Không Quân, Hải Quân, Lục Quân, Biệt Động, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến... Nhưng nếu càng vào bên trong còn thấy những quân chiến cụ, trang thiết bị hành quân dã chiến, những máy móc liên lạc, cùng các loại súng... Phải công nhận các anh em Quân nhân còn nhiệt tình đã chuẩn bị một cuộc “hành quân” với đầy đủ trang thiết bị để cho quan khách và người tham dự Đại Nhạc Hội “ Nhớ Ơn Anh” thêm phần bi tráng... ".



ImageĐây là điểm son của Ban Tổ chức mà điển hình là Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH, đài SBTN và Trung Tâm Asia đã bảo trợ cho tiết mục mà anh Lê Tam Anh đã đề cập như trên. Từ Miramar, Florida nhà báo Chu Bá Yến nhận xét:

“Hân hạnh gửi đến quý vị trong Ban Tổ Chức. Mục tiêu của buổi Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” rất là cao thượng. Đồng bào hải ngoại luôn luôn hướng về quốc nội, đặc biệt là những chiến sĩ VNCH đã hy sinh một phần thân thể vì chiến đấu để bảo vệ Tự Do Dân Chủ cho miền Nam Việt Nam và phải chịu sự trả thù dã man của chế độ CS. Thành quả của buổi Đại Nhạc Hội đã nói lên đầy đủ “tình chiến hữu nghĩa đồng bào” đối với các anh em Thương Binh. Tôi tin rằng người Việt ở khắp nơi đã theo dõi đầy đủ tin tức của buổi Đại Nhạc Hội trên. Mong quý vị nhận nơi đây lời cám ơn của tôi về nghĩa cử của qúy vị.”

Từ miền Nam cực Úc châu ký giả Nguyễn Toàn Thắng viết:

“Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh: Người Thương Binh VNCH" là một việc làm đầy ý nghĩa được những người Việt đồng hương tại Nam Cali thực hiện để vinh danh và ghi ơn những Chiến sĩ QLVNCH, đã vì nước mà quên thân mình. Các anh em đã hy sinh một phần thân thể của chính mình cho cuộc chiến. Sự thành công của Đại Nhạc Hội được xem như vượt bực, tôi xem trong sự chiêm ngưỡng thích thú từ miền Nam Cực xa xôi với Mỹ châu, tôi xem màu áo hoa dù của những anh lính chiến, tôi vui mừng đến rơi lệ khi cờ vàng của VNCH tung bay trong gió, tôi viết những dòng này để khen ngợi và cám ơn ban tổ chức đáp ứng được cái nhu cần chính đáng, nỗi mặc cảm mang nặng canh cánh trong lòng mỗi chúng ta là Thương Phế Binh VNCH đã cần giúp đỡ. Xin cái thế giới này hãy cư xử bằng tình người, nhất là với những anh hùng đã bị quên lãng quá lâu. Tôi xúc động những gì tôi đã xem phát tuyến từ Nam Cali hôm 25 tháng 6. Chân thành cảm ơn.",

Từ miền Đông Bắc Canada giáo sư Nguyễn Trọng Đông đã góp ý như sau:

"Ngày xưa mỗi khi tôi có dịp ghé qua Trung Tâm Chỉnh Hình Sài Gòn hay Tổng Y Viện Cộng Hòa thăm bè bạn, rồi mục kích các anh thương binh được trợ giúp tập đi đứng, hay ngồi xe lăn lăn đi đó đây. Lòng mình bứt rứt trong hoàn cảnh chẳng may của họ. Sau ngày 30-04 năm 75, những thương binh VNCH bị hất hủi, bị xua đuổi ra khỏi nơi họ đang được điều trị bởi những người CS trong rừng rú ra. Tôi xót xa cho người thương binh chúng ta. Khi xem trên Ti Vi buổi Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh" được đông đảo đồng hương hưởng ứng. Tôi rất vui mừng. Mong sao những anh em Thương Phế Binh được giúp đỡ bằng tinh thần cũng như vật chất.".

Nhà báo Trương Sĩ Lương từ Dallas gọi viễn liên nhận xét về ĐNH "Cám Ơn Anh":

[right]http://img.photobucket.com/albums/v519/ ... age008.jpg[/right]"Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh", không những chỉ đạt thành quả về mặt tài chánh mà còn là một thành công lớn về phương diện tinh thần. Đây là một an ủi lớn lao đối với anh em thương phế binh bên nhà, họ là những chiến hữu của chúng ta đã sống trong nỗi khổ đau cùng cực sau cuộc chiến. ĐNH "Cám Ơn Anh", đồng thời cũng nói lên sự biết ơn qua đặc tính rất nhân bản, tình người của dân Việt sống trong tự do mà không không quên thương phế binh tại quê nhà. Xin được ca ngợi những anh em đã bỏ công sức rất nhiều cho buổi ĐHN hữu ích này."

Hai người góp mặt trong buổi Đại Nhạc Hội có thể xem là chính yếu là bà Trung Tá Không Quân Nguyễn Hạnh Nhân, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, và nhạc sĩ Nam Lộc. Bà Hạnh Nhơn đã thay mặt Hội HOCTTPBQPVNCH phát biểu cảm tưởng để khai mạc buổi ĐNH, xin được trích đoạn như sau:

"Hôm nay là một ngày trọng đại của người Việt tỵ nạn chúng ta. Tôi rất lấy làm vinh dự và xúc động được đại diện Ban Tổ Chức lên đây để có mấy lời bày tỏ cùng quí vị.
Kính thưa quí vị, chiến tranh đã kéo dài trên quê hương chúng ta suốt hơn hai mươi năm, để lại cho tuổi trẻ thời đó một hậu quả vô cùng đau thương. Trước tình hình của đất nước, anh em thanh niên đến tuổi trưởng thành phải lên đường nhập ngũ, nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ miền Nam, chiến đấu anh dũng, giành từng tấc đất để giữ an-ninh cho hậu phương chúng ta được sống trong an lành. Hằng trăm ngàn tử sĩ đã hy sinh tánh mạng trên các chiến trường để lại cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Hằng trăm ngàn chiến sĩ khác đã trở thành phế nhân, đui mù, què cụt, bại liệt còn sống sót, đang lê tấm thân tàn đi bán vé số, bán nhang, lượm ve chai, thậm chí làm kẻ hành khất vì không có ai lo lắng, giúp đỡ cưu mang. Nhiều Anh em lớn tuổi, bệnh hoạn đã lần lượt ra đi trong mòn mỏi tuyệt vọng.
Ðành rằng có nhiều tổ chức cứu trợ thương phế binh đang rãi rác hoạt động, trong đó có hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, nhưng vẫn như muối bỏ bể. Ðể đáp ứng số lượng hồ sơ anh em gởi qua ngày càng nhiều, lên đến 8, 9 ngàn, chúng tôi mạnh dạn tổ chức Ðại Nhạc Hội hôm nay với ước mong gây một quỹ khả quan để gởi về giúp cho anh em một số vốn nhỏ, hầu có thể mưu sinh trong một thời gian lâu dài hơn. Và nhất là để vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho sự sống còn của miền Nam nước Việt trước năm 1975..."

Tưởng cũng nên ghi nhận Hội HOCTTPBQPVNCH được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1992 bởi những cựu tù nhân HO. Người đầu tiên được bầu vào chức vụ điều hành Hội là cố Hội Trưởng Lê Hữu Ngạc. Hội thu thập tên tuổi của những anh em TPB và họ giúp theo sự lạc quyên trong vòng thân hữu bạn bè. Bằng ý chí kiên nhẫn Hội đã tồn tại và phát triển đến ngày nay. Để đóng góp cho Hội có thêm ngân khoản giúp đỡ mà số TPB càng ngày càng gia tăng, nhạc sĩ Nam Lộc đề nghị và thuyết phục Ban Điều hành Hội nên có những buổi đại nhạc hội gây quỹ, lạc quyên từ đồng bào hải ngoại. Nhạc sĩ Nam Lộc đã có kinh nghiệm tổ chức những buổi đại nhạc hội trên bình diện rộng lớn, trước cũng như sau năm 1975. Nhạc sĩ Nam Lộc phát biểu cảm tưởng:

"Tất cả những điều gì muốn nói, thì bà Hạnh Nhơn, trưởng ban tổ chức đã thay mặt chúng tôi để chia sẻ cùng quý vị rồi. Trong giây phút này, tôi chỉ xin mạn phép được thay mặt ban tổ chức, các hội đoàn tham dự, anh chị em nghệ sĩ và toàn thể quý vị, để nhắn gởi đến các Thương Phế Binh và Quả Phụ Tử Sĩ VNCH, hiện còn đang sống ở quê nhà rằng: Chúng tôi luôn biết ơn và kính phục sự hy sinh cao cả của quý vị trong cuộc chiến bảo vệ tự do và dân chủ. Chúng tôi xin thành thật chia sẻ niềm đau cùng nỗi đắng cay mà quý vị đã phải trải qua suốt 31 năm, kể từ Tháng Tư định mệnh 1975. Hy vọng buổi đại nhạc hội hôm nay, sẽ thể hiện được một phần nào tấm chân tình mà người Việt ở hải ngoại đã và đang tiếp tục dành cho quý vị..."


Khi buổi ĐNH làm tổng kết số tiền thu góp lại thì quả là một sự thành công lớn, số tiền vào giờ chót tổng cộng là $300,000.00 Mỹ Kim được trao đến hội HO Cứu Trợ TPB và Quả Phụ VNCH. Số đồng hương tham dự lên đến 15,000 người. Nhạc sĩ Nam Lộc đã thay mặt Ban Tổ Chức gửi lời cảm tạ đến quý đồng hương ở khắp nơi trên thế giới đã tích cực hổ trợ và đóng góp cho chương trình đạt được sự thành công về tinh thần cũng như vật chất thật khích lệ.
Theo bài viết của phóng viên Chu Tất Tiến khi anh phỏng vấn một số người thì những ý kiến của nhiều quan khách được ghi nhận lại, hai vị tôi xin trích lời từ bài phóng sự của anh như sau:
- Dược sĩ Nguyễn Đức Năng: "Ngày xưa, tôi phục vụ trong Sư Đoàn 2, Quân Khu 2. Bổn phận của chúng tôi là phải có mặt để chia xẻ với anh em Y Sĩ trong vấn đề giúp đỡ các Thương phế Binh Cộng Hòa, những anh em chiến sĩ cùng chiến tuyến trước đây."

- Bác Sĩ Phùng Gia Thanh: "Ngày xưa, tôi ở trong Quân Y, đóng ở Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng. Theo tôi thấy là hiện nay, những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa đã bị bỏ quên rất tàn tệ. Chúng tôi, tất cả những Y Sĩ đã cảm thấy rất đau lòng khi thấy tình trạng của những anh em cũ bị bỏ rơi. Khi còn ở trong quân đội, chúng tôi đã luôn tìm cách giúp đỡ họ. Sang đến bên này, thật sự, chúng tôi cũng không biết làm cách nào để giúp họ nhiều được. Đây là dịp cho Hội Y Sĩ bày tỏ tấm lòng của chúng tôi, dù chỉ là một cơ hội nhỏ thôi. Trong tương lai, chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục giúp đỡ họ nhiều hơn và dưới nhiều hình thức khác nữa."

Để kết luận cho bài viết, tôi muốn dùng lời nói của hai vị dược và y sĩ trên cho sự suy nghĩ chung là khi VNCH còn, những anh em thương bệnh binh của chúng được lo lắng và giúp đỡ. Những chẳng may cho dòng lịch sử của VNCH bị bức tử vì thời cuộc, sự bất hạnh đã tàn nhẫn đổ ập lên cuộc đời của những anh em TPB, để cuối cùng tất cả đồng hương chúng ta chung vai với nhau như nhận xét của các anh Chu Bá Yến, Nguyễn Trọng Phú, Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Trọng Đông, Trương Sĩ Lương hay các thân hữu mà nhà văn Phạm Phong Dinh giúp tôi thu thập dữ kiện trong bài này, đặc điểm chung là Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh" còn có giá trị như biểu tượng của sự đoàn kết trong cộng đồng và sự kiện để mỗi người chúng ta có dịp hướng lòng về người TPB trong ý nghĩ tri ân, và để cầu chúc họ được những ngày còn lại là sẽ không bị bỏ quên, một sự sưởi ấm dù muộn màng, nhưng đã đến, để chúng ta đừng quên lời bé Đan Vy ngân nga:

"Tôi vẫn nhớ nơi quê tôi xa thẳm
Bao mảnh đời tan nát sống lang thang
Hay đầu đường góc chợ nghèo nàn
Thân tàn phế giữa trần ai đau khổ"

Hay những câu thơ của Đỗ Tiến Đức được đọc trên Ti Vi ngày nào:

"Những người hai mươi năm
Thoảng như cơn mộng dở
Còn lại khúc thân tàn
Vinh danh ngày tháng cũ."

Phạm Phong Dinh & Trần Việt Hải



Hình thêm qua links:

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... FBC4pSxfRr

http://www.freewebtown.com/quy161/Camon_Anh.htm

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... pg&.src=ph

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... pg&.src=ph

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... pg&.src=ph

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... pg&.src=ph

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... pg&.src=ph

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... FBptiWxfRr

http://pg.photos.yahoo.com/ph/bdqnphung ... FBsDL.68So


Image

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Cám ơn bạn hiền rất nhiều . Chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn những Thương Binh QLVNCH còn kẹt lại ở Quê nhà.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Hoa tình thương,
xin hãy nở cho những người bị quên lãng


Đặc San Thương Phế Binh,Úc Châu 2006

CAM ĐÀNH

Vương Nam Long


Xin cho tôi nói về Lan, một người con gái có mái tóc xoả dài đến tận mông mà ngày nào tôi đắm đuối nhìn theo khi tan trường về. Nhiều lần theo đuổi theo đến tận nhà nàng, nhưng đâu dám tiến xa hơn. Bạn bè, đứa nào cũng chọc ghẹo và cắp đôi 2 đứa tôi, co' lẽ nhờ vậy mà hai đứa tôi trở thành đôi tình nhân nóng bỏng nhất trong những ngày tháng cuối cùng trước khi giả từ lớp áo thư sinh lên đường nhập ngũ. Mùa Xuân tận hưởng cuối cùng bên nhau nơi mái thảo đường dần qua cho tiếng ve sầu đồng vang những âm điệu chia lìa tan nát đến ....

Buổi liên hoan buồn vui lẫn lộn đã cho tôi 1 kỹ niệm muôn đời bên những ánh mắt sót xa của ba mẹ tôi và giọt nước mắt của người tình sớm vương vào nổi niềm thương đau thănh trầm theo vận nước.
Tội nghiệp, "Lấy chồng chiến binh, mấy người đi trở lại !?." Thế mà chúng tôi vẩn yêu nhau, hứa hẹn ngày về phép đầu tiên sẽ cưới nhau cho dù ngày mai có ra sao !.

Mấy tháng hành quân nơi vùng đất lạ, ngôn ngữ lạ tai làm cho những người lính trẻ không hiểu gì như những người lính viễn chinh. Giọng Quảng Trị lần đầu tiên tôi nghe cắch cũng giống như người Mỹ mới tới Sài Gòn ngày đầu tiên vậy. Vùng đất khô cằn sống bằng nghề làm rẫy chuyên trồng khoai sắn chứ không được như trong miền Nam đồng ruộng lúa mênh mông cò bay thẳng cánh. Từng người trai lo đáp đền sông núi, quên cả tử sinh ở những nơi địa danh chưa lần được biết đến mà tưởng như ở đâu chứ không phải trên đất nước mình, vì nghe lạ tai và chưa bao giờ được học trong môn Sử Địa. Hàng tuần chuyến tiếp tế có chuyển đến những cánh thư hậu phương, của những nguờ cha, của những người mẹ, của những người con, của những vợ hay của những nguời tình đã làm cho những chiến binh kẻ cuời vui nhưng cũng có người nhớ nhung bật khóc. Những hoạt cảnh binh đao pha trộn những tiếng lòng thổn thức trong dằn vặt nhớ thương đã in hằn trên khuôn mặt người lính thêm nét phong sương, chai đá. Sự chịu đụng của người chiến binh phải nói là vượt bực, dồn nén đũ mọi thứ, cắn răng chịu đựng những trận pháo kinh hồn và cũng thường xuyên đương đầu với cái đói lạnh vì thời tiết xấu không tiếp tế được, ở miền Trung lắm khi mưa dầm ngày nầy qua ngày nọ cả tháng không thấy mặt trời là chuyện thường, nhưng đối với chúng tôi thì là cả một cực hình. Quần áo, đồ đạt ướt chèm nhẹp, nấu ăn giữa mưa rừng cũng là một cực hình nhưng phài cam chịu miễn sao cho yên ổn ở hậu phương cho dù người lính trận có cơ cực đến cỡ nào. Những đêm mưa gió bảo bùng, dưới những lùm cây ướt đẫm, người chiến binh ngối canh gát giặc mà thèm thuồng một tách cà phê nóng hay hút 1 điếu thuốc cho đỡ cô quạnh giữa chiến trường đêm đen mưa gió. Tuyệt nhiên không bao giờ có được dù những ước mơ vô cùng đơn giản. Thường thì bị tấn công vào những mùa mưa dầm vì đó là sở trường của người phía bên kia. Ai cũng muốn sống để về với ngưới thân, nguời yêu nhưng chiến tranh đã xua đẩy biết bao nhiêu thanh ra chiến trường để rồi hàng hàng lớp lớp gục ngã xuống trong tức tưởi nghẹn ngào mà vẫn chưa đũ những đau thương mà người lính trận phải gánh chịu và đương đầu. Bao nhiêu hiểm nguy, cận kề với cái chết. Nhưng tôi vẫn sống, sống để về thực hiện lời hứa của hai đứa chúng tôi. Một đám cưới nhà binh nhanh chóng tổ chức cấp tốc trong 7 ngày phép. Đám cưới vui thật nhưng mang máng nỗi buồn chinh phu "Cưới xong rồi lại đi".

Mấy ngày vui hưởng hạnh phúc bên nhau nhanh hơn ánh sáng của hoả châu vụt cháy. Ngày lên đường trở lên đơn vị, lòng ngổn ngang như tơ vò, tội nghiệp người con gái thơ ngây, còn thơm mùi sách vở đã trở thành chinh phụ ngóng tin chồng tận ngoài biên ải xa xôi. Cứ thế nỗi buồn càng khuấy dộng khi tin tức chiến sự được phát thanh, khi những đụng độ xảy ra khắp các chiến trường. Người sống kiếp phong sương nơi gió núi mưa rừng tử sinh kề cận, kẻ phập phồng lo âu ngày ngóng đêm trông, không đêm nào yên giấc được, bỡi văng vẳng tiến nổ xa gần làm đêm trường tăng thêm phần cô tịch. Đi vào đường binh nghiệp thì phải chấp nhận đi vào cái chết để tìm cái sống cho đồng bào và cũng chuẩn bị chiếc xe lăn hay đôi nạng gỗ cho ngày trở về trên chiếc băng ca thấm đỏ màu máu.

Cũng vào mùa mưa, con Ó Biển sa cơ giữa chiến trường địa đầu giới tuyến. Trận đánh cuối cùng mà tôi giả từ vũ khí đó là quận Cam Lộ, năm 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa. Chiến trận vụt cao đã giết hại biết bao nhiêu sanh linh khi bị phái bên kia vượt giới tuyến tràn sang một cách quy mô, theo cuộc chiến quy ước. Tôi trở về với tấm thân tàn phế nặng, nằm cấp cứu ở phòng hồi sinh.
Không biết đã bao lâu tôi ngất lịm, khi tỉnh mắt dậy thì hai người đầu tiên là mẹ tôi và người con gái tóc dài đã làm vợ tôi và đã chăn gối với tôi võn vẹn 3 đêm để rồi đón nhận tấm thân tan nát tả tơi vì chiến cuộc. Ấy thế mà cả hai đều mừng rở nỡ nụ cười như đón nhận ân huệ gì may mắn lắm để chấp nhận cưu mang kẻ tàn phế nầy về ăn hại chứ có ích lợi gì đâu. Nước mắt chỉ len lén chảy dài khi tôi giả vờ ngủ say. Tội nghiệp quá hai người đàn bà trong hai vai trò cao cả nhất của con người. Tôi đã quyên sinh nhiều lần cho mẹ già bớt khổ đau và người vợ non trẻ của tôi không còn vương thêm sầu não. Nhưng lần nàp cũng thất bại và được cứu sống. Mỗi lần được cứu sống lại thì tôi càng bị theo dõi sát từng hành động hay bất cứ một vật gì nguy hiểm trong tầm tay đều bị di chuyển đi mất hết. Làm sao không hụt hẫn trong cuộc sống đang tràn đầy hy vọng của tuổi mới lớn. Sụp đổ hoàn toàn, một màu đen thẩm phủ trùm xuống mà hai người đàn bà cố bươi kéo cho ánh sáng lọt vào dù cho mong manh như sợi khói. . .

Sau ngày 30/4 năm 1975, đồng tiền hưu của ba tôi và tiền trợ cấp tàn phế của tôi đã vĩnh viễn không còn nữa, cuộc sống bắt đầu cơ cực từ đó. Ba má tôi bán căn nhà để có tiền lây lất sống và giúp cho thằng em chút vốn để buôn bán vặt với vợ nó kiếm sống. Từ đó Ba má tôi thuê căn nhà nhỏ xíu chỉ vừa đủ để ở, như cái hôp nhưng rẽ tiền nên ráng mà sống.

Dần dần tôi phải CAM ĐÀNH để cố gắng chấp nhận những nhục nhằn trong cuộc sống thì cũng là ngày Ba tôi ra đi. Ba tôi ra đi nhưng tôi biết người chẳng yên lòng vì thằng con què cụt sẽ sống ra sao? Ngày Ba tôi mất lời cuối cùng thều thào với Mẹ tôi: "Bà ráng ở lại lo cho con" rồi Ba tôi cố hết sức xoay qua nhìn tôi, chỉ nắm chặt tay tôi mà hai hàng lệ lăn từ từ theo hơi thở cuối cùng mà không nói được một lời. Giông bão trong đời tôi cuồn cuộn khi nghe lời trăn trối cuối cùng chỉ duy nấht lo cho tôi. Tôi đập đầu muốn chết đi cho cơn đau không còn quấy động tôi nữa. Nỗi thương đau dồn dập quá nhiều lần lên thân phận goá bụa của Mẹ tôi, Mẹ tôi yếu dần và cũng ra đi sau đó chưa đầy 1 năm. Ngày Mẹ mất, tôi khóc muốn mù con mắt, khi Mẹ tôi trước khi trút hơi tàn càn cắch lưởi lắc đầu khóc nói rằng: "Má đã không làm tròn theo lời Ba của con căn dặn lúc lâm chung, không biết gặp Ba của con ổng có giận Má không? Má không còn đủ sức. Các con bây giờ hãy cố gắng đùm bọc lẫn nhau cho Má vui để đi về với Ba con". Hai cái đam tang do người con gái tóc dài "lỡ" yêu tôi cùng thằng em của tôi có gia đình ở riêng chạy về lo tất cả. Còn tôi chỉ nằm khóc không ăn uống gì cã.

Mấy tháng sau khi Mẹ mất, vợ chồng tôi không có tiền đóng tiền nhà nen chủ nhà lấy lại cho người khác thuê. Tội nghiệp chủ nhà cho người khác mướn cao giá gần gấp đôi nhưng họ vẫn muốn chúng tôi ở đó, nhưng khả năng chúng tôi không có nên chủ nhà cũng đau lòng khi lấy lại căn nhà đó, nói đúng hơn là cái chòi che được nắng nhưng không đở được mưa. Ngày chúng tôi dọn đi , chủ nhà nhét cho vợ tôi một số tiền gọi là giúp đỡ lần cuối. Khoảng 3 tháng tiền nợ mướn nhà chưa thanh toán, chủ nhà củng cho luôn, tội nghiệp họ cũng không khá giả gì, căn nhà của họ ngăn ra cho thuê để kiếm thêm tiền để nuôi đàn con lóc nhóc, hình như sáu bảy đứa, sanh năm một.

Từ đó, hai vợ chồng tôi sống lang thang không nơi nương tựa. Vợ tôi vẫn còn trẻ, những nhọc nhằn gió bụi đã làm cho vợ tôi ốm đi nhiều, héo hắt đi nhiều nhưng vẫn còn cái nét đẹp và mái tóc dài tha thướt. Sống đói khổ bụi bờ, tối về sạp chợ ngủ qua đêm. May mắn có 1 quán ăn nhận vợ tôi chạy bàn và rửa chén. Tuy tôi vẫn phải nhủ sạp chợ, nhưng cơm nước thức ăn dư của quán, hai vợ chồng tôi cũng đủ no lòng. Chỉ được thời gian ngắn, lợi dụng lúc sáng sớm không người, vợ tôi đến lo dọn hàng, nên ông chủ quán định giở trò. Hèn gì vợ tôi mới đi làm chưa đầy nửa tiếng đồng hồ đã khóc chạy về không chịu đi làm nửa, tiền lương cả gần nủa tháng chưa phát cam đành mất luôn.

Bây giờ thì đở khổ rồi, gặp mấy anh Thương binh cùng hoàn cảnh khổ kêu về ở chung và vợ tôi cùng một chị, sáng ra chợ phụ gánh hàng và bán hàng ăn trong chợ cũng đỡ lắm, thức ăn dư thừa họ cũng cho đem về tối cùng ăn chung.
Bây giờ bớt căng thẳng nhiều lắm. Hôm giũa tháng Ba, tôi và anh phế binh H ở chung nhận được mỗi người một triệu hai trăm bốn mươi sáu ngàn (1,246,000.00 $VN) tương đương 100 đô Úc. Chúng tôi mừng quá, hôm ấy chúng tôi mở liên hoan nhỏ trong nhà, gồm: hai vợ chồng tôi, hai vợ chồng anh phế binh N và anh phế binh H, ăn no nê một bửa, nhằm lúc có bệnh dịch gà nên thức ăn quá mắc mỏ, một bao gạo được mua về dự trữ ăn chắc cãng cả nửa năm.

Cám ơn Quý mạnh thường quân ở Úc Đại Lợi đã hướng lòng về chúng tôi, những con người bất hạnh suốt đòi cam đành sống trong tủi nhục, hẩm hiu giờ đây đã thấy được ánh vừng hồng của tình người chiếu rọi về từ phương trời Châu Úc xa xôi, xin cho tôi thay mặt những mảnh đời khốn khó nói lên lời tạ ơn chân thành đến quý vị. Người con gái tóc dài tên Lan cũng cam đành cả đời hy sinh cho người phế binh tàn tạ hôm nay mỉm cười trông đẹp lạ thường, vui tươi dọn cơm tối cùng ăn, có cá, có rau thì thầm xin cảm ơn Việt kiều Úc Châu đã mở lòng cứu giúp.

Xin nguyện cầu cho quý vị dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và ngày càng phát trển mạnh thêm, trên con đường cứu giúp những mảnh đời kém may mắn bên quê mẹ đã cam đành nuốt lệ suốt ba mươi năm qua trong sự tủi nhục hẩm hiu, ngỡ rằng đã bị người đời quen lãng
Vương Nam Long

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

ANh P ơi Hôm nay moi rãnh vào đoc trang này. Tài liệu rất hay. Cãm on anh đã sư tầm

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự
Số 167 - ngày 23-7-2006
Văn Quang
Image Những cuộc đời giữa hoang đảo
Bạn có thể hình dung ra giữa thế kỷ này có một người suốt từ hơn 30 năm nay sống giữa “hoang đảo”, mà cái “hoang đảo” ấy lại nằm sát bên thành phố Sài Gòn? Anh sống biệt lập trên một dẻo đất giữa dòng sông Sài Gòn. Tuần trước, khi tôi nói chuyện qua điện thoại với một trong số ba “người lính nhảy dù lâm nạn”, anh Phúc, người thương binh bị cụt cả hai chân, cao giọng xác định:
- Phải nói là anh ấy bị cô lập hoàn toàn với cái thế giới được gọi là văn minh này mới đúng.
- Cô lập nghĩa là thế nào? Ai cô lập anh ấy?
- Không ai cả. Anh ấy… tự cô lập mình. Mà không cô lập cũng không được. Sau ngày 30-4-75, bỏ bộ quân phục, trở về thành phố với hai bàn tay trắng. Không nhà, không một mảnh đất cắm dùi. Trú ngụ trên hè phố cũng bị đuổi, dựng cái chòi trên bất cứ một mảnh đất nào cũng là đất có chủ, không của xã ấp thì cũng của ông Ba ông Tư. Cứ dăm bữa, nửa tháng lại bị đuổi đi chỗ khác. Lang thang bên bờ sông, lối đi trên đường đến Thủ Đức, nhìn thấy một dẻo đất giữa sông, anh cho rằng miếng đất ấy không có chủ. Thế là anh nhờ thuyền chở ra, và “cắm dùi” ngay trên dẻo đất ấy. Ngày một, ngày hai, may quá, chẳng ai đả động gì đến anh.




- Và anh cứ ở đó cho đến nay?
- Vâng, ba mươi năm nay, cứ như một chàng Rô-bin-sơn giữa rừng thẳm. Từ cái chòi lá lụp xụp, anh tha từng miếng tôn, từng thanh gỗ, từng mảnh vải, từng cái lu… dựng nên một ngôi nhà.


Thì ra cuộc đời có những chuyện tưởng rằng ly kỳ, nhưng thực ra lại rất giản dị, rất dễ hiểu. Không có đất làm nhà, không nơi trú ngụ thì kiếm một miếng đất vô chủ, một miếng đất không ai thèm ở hoặc nghĩ rằng không thể nào ở được. Làm cái chòi ở tạm. Thế rồi, ở được thì ở luôn. Mà dù có muốn thay đổi cũng không thay đổi được. Lo kiếm sống còn chưa xong thì thay đổi làm sao? Hơn ba mươi năm rồi, cuộc sống vẫn thế, chẳng có cơ hội nào cho anh ngóc đầu dậy được. Vẫn cứ là anh chàng sống giữa hoang đảo với cái gia đình nghèo khó cơ cực của mình.


Mang theo cái hình ấy, tôi cứ băn khoăn ray rứt mãi. World Cup vừa xong, tôi hấp tấp trở lại Sài Gòn. Lúc này thật sự tôi đã bỏ World Cup lại phía sau. Mặc cho thần tượng Zidane và Materazzi bị phạt đang làm chấn động làng túc cầu thế giới, mặc cho những cuộc mua bán cầu thủ hàng chục triệu đô la đang là đề tài nóng bỏng trên khắp hành tinh, mặc cho cái cúp vô địch Nam Mỹ đang diễn ra sôi nổi.


Bởi anh chàng Rô bin sơn đó là bạn đồng ngũ của tôi và các bạn tôi. Tôi tự thấy có một bổn phận nào đó với họ. Một bổn phận thôi thúc từ trong đáy lòng mình. Chuyện gì xảy ra cũng mặc.


Những tính toán cho một cuộc “hội ngộ:


Người đầu tiên tôi tìm đến là anh Thái Phương và câu đầu tiên tôi hỏi là:
- Nhận được tiền chưa?

[left]http://www.vietnamexodus.org/vne/vneima ... oi_ngo.jpg[/left]- Rồi. Tờ Thời Báo ở Canada gửi về đúng một ngàn đô Úc. Đổi được 14 triệu.
- Thế có anh nào ở Thời Báo Canada về không?
Thái Phương cười:
- Các anh ấy nói có anh đại diện là được rồi.
- Tôi muốn mọi chuyện minh bạch rõ ràng. Nếu có một anh nào về thì tiện quá. Nhưng thôi, các anh ấy đã tin thì tôi với anh cứ kể như đại diện là được rồi. Làm thế nào để anh em thương binh của mình được giúp đỡ, dù nhiều dù ít, cũng là hạnh phúc lắm rồi. Tôi đã tìm được địa chỉ của một số anh em nghèo khổ nhất trong số những anh em nghèo khổ ở gần đây. Tôi với anh làm việc này trước.
- Anh tính giúp đỡ được bao nhiêu người với 14 triệu?
- Tôi đã điện thoại, bàn với các anh thương binh mà tôi quen. Tôi tính giúp anh em mỗi người một triệu, tức là 14 người. Nhưng các anh ấy đề nghị nên giúp cho mỗi người 2 triệu để anh em có số tiền kha khá giải quyết những việc cấp bách như sửa cái nhà, cái bếp hoặc mua cái xe đạp cho con đi học mà chưa bao giờ các anh ấy kiếm ra đủ số tiền đó.
Thái Phương- còn có một tên khác là Đoàn Dự, đã từ lâu chúng tôi coi nhau như anh em trong nhà- gật đầu ngay:
- Em cũng tính thế. Vả lại anh cũng phải tính đến chuyện bây giờ có cái “luật” mới. Nếu tụ tập trên 5 người thì phải xin phép.
- Đúng thế, nhưng đó là với những người “có những kiến nghị gì đó với nhà nước”, chứ anh em mình đâu có “kiến nghị kiến cỏ” gì. Chỉ là chuyện anh em gặp nhau uống cà phê, giúp đỡ nhau, là chuyện bình thường thôi.
Thái Phương cười:
- Cứ cẩn thận cho chắc ăn. Em nghĩ, nên gặp các anh em đó ở quán cà phê.
- Tất nhiên. Tôi đã tính tới việc này rồi. Làm thế nào để được việc cho anh em đồng đội mình thì thôi. Lần này còn lần khác.

[left]http://www.vietnamexodus.org/vne/vneima ... ng_qua.jpg[/left]Thái Phương lại tủm tỉm cười:
- Em là dân nhà giáo, chẳng nhập ngũ ngày nào, mà thật tình lúc này em cũng thấy cứ như đồng đội của các anh vậy. Như thế có là một sự “mạo nhận” không anh?
- Tôi cho như thế mới đáng quý. Với tôi là bổn phận, còn anh là sự tự nguyện. Có anh là “dân ta”, có tôi là lính cũ. Càng đẹp chứ sao.


Sau một hồi chia tiền thành từng chiếc bao thư nhỏ, Thái Phương đèo tôi trên chiếc xe gắn máy đến nơi hẹn với một số anh em thương phế binh. Đó là một quán cà phê nằm ngay giữa công viên thành phố. Khoảng chừng 10 anh em thương binh cũ đã ngồi rải rác trong những bộ bàn ghế thấp. Trong đó có cả “ba người lính nhảy dù lâm nạn”, tôi đã tường thuật trong một số báo cách đây không lâu.



7 chàng “hiệp sĩ đói”


Nhìn những khuôn mặt ánh lên niềm vui nhưng vẫn không thể che giấu được nét khắc khổ hằn sâu, tôi xiết chặt tay từng người. Chỉ nhìn những đôi chân cụt, những bàn tay què đã thành sẹo co quắp, những con mắt chột trũng sâu, anh nhà giáo Thái Phương đã muốn chảy nước mắt. Có lẽ anh ấy chưa nhìn thấy những cảnh này bao giờ. Những người lính ấy có bao giờ tập trung lại một chỗ cho thiên hạ “chiêm ngưỡng” được đâu! Tôi cũng phải cố gắng lắm mới gặp được đông đủ những anh em này. Mỗi người ở một nơi, mỗi người phải làm việc cật lực kiếm sống, thì giờ của họ quý như cơm gạo. Nhìn cái cách mà anh em chờ đợi tôi, quả thật tôi thấy mình chưa xứng đáng với sự chờ mong ấy và lại thấy rằng công việc mình làm được cho đồng đội thật sự còn quá ít. Có một lúc nào đó, tự xét lại mình để thấy được rằng “mình lo cho mình quá nhiều”. Thành thật nghĩ như thế, tôi thấy xấu hổ khi đứng trước những anh em này. Họ nghèo quá, khổ quá rồi. Còn mình thì sao? Câu hỏi ấy cứ lởn vởn hoài trong suốt cuộc chuyện trò.


Hai vợ chồng cùng cụt


Tôi lần lượt bắt chuyện từng người. Tôi đã gặp ngay một cú sốc. Anh bạn sống giữa “hoang đảo” mà tôi cho là khổ nhất vẫn chưa là khổ nhất. Còn có anh bi đát hơn. Đó chính là người đồng đội ngồi gần tôi. Anh Vũ Quý Phi (Số quân 73/136629) trước đây thuộc Tiểu đoàn 1/33- Sư đoàn 21BB. Hai vợ chồng cùng cụt cả hai chân.
Image * Anh Phi bị thương tại mặt trận Long Mỹ, Chương Thiện ngày 23-12-1974. Sau đó bị cưa cụt cả hai chân. Còn người vợ anh là chị Nguyễn Trần Kim Thanh, bị pháo kích đúng vào sáng ngày 30-4-1975 tại Hòa Hưng. Hiện nay cả hai anh chị ở tại số nhà 27/5 Trần Văn Mười, ấp Xuân Thới Đông 2, Xã Xuân Thới Đông, Hóc Môn. TP. Sài Gòn.


Bạn đọc thử tưởng tượng xem trong hoàn cảnh ấy họ sống như thế nào? Lê đi bán vé số và làm bất cứ cái gì có thể kiếm được ngày hai bữa cơm. Câu chuyện anh kể với tôi vắn tắt lắm, nhưng ẩn chứa quá nhiều cơ cực. Hai người, bốn cái chân cụt nương tựa vào nhau, âm thầm trong cái ngõ hẻm sâu thẳm, cũng chẳng khác nào một hoang đảo. Nhưng bù lại họ có một tình yêu nồng nàn như trên cõi đời này chỉ còn có 2 người với nhau, hiểu nhau đến từng cái nhìn, từng giọt nước mắt. Nhất là khi đau ốm, họ giấu nhau, không ai dám nói với ai. Nhưng rồi chỉ cần nhìn cái dáng mệt mỏi, chống hai tay mà đi của nhau là họ hiểu hết. Người nọ giành đi kiếm ăn thay cho người kia. No đói đối với hai vợ chồng dường như không còn ý nghĩa gì nữa. Tình yêu và nỗi khốn khó cứ hòa quyện vào nhau làm lẽ sống. Anh Phi nói với tôi:
- Chúng em khổ nhưng không bao giờ quên những ngày đi chiến đấu. Nhớ đơn vị, nhớ đồng đội lắm anh ạ. Giá mà…
Anh bỏ lửng câu nói ở đấy. Dù có là nhà tâm lý học tài tình đến đâu, tôi cũng không thể hiểu nổi thật sự anh ấy ước mong gì. Bạn thử đoán xem. Có lẽ một hôm nào đó tôi phải đến thăm để hỏi xem anh chị ấy ước mơ điều gì.


Tarzan thứ thiệt và cái “thẻ lính”


* Người ngồi bên trái tôi, là anh chàng Tarzan thực thụ Lê Văn Đẹp sống “hiên ngang” giữa dòng sông Sài Gòn. Trước kia anh phục vụ tại Đại đội 83- TĐ 8 Nhảy Dù. Bị thương tại mặt trận Phong Điền - Thừa Thiên ngày 23-4-1974.
Bây giờ sống với cái dẻo đất “trời cho” giữa sông, anh không có địa chỉ mà chỉ có một địa chỉ đi nhờ ở số 16, Đường 26, Khu phố 4- Phường Phước Long A Q.9. TP. Sài Gòn. Tất nhiên anh cũng chẳng hề có hộ khẩu, chẳng có Chứng minh nhân dân và cũng chẳng thuộc khu phố nào. Một địa danh… vô danh, một con người… vô danh không địa chỉ, thế nên cũng chẳng ai quản lý anh. Anh sống “vô tư” như con cá, con tôm, giữa sông. Cứ “thản nhiên” đi về cái “túp lều lý tưởng của anh”. Nhưng anh khoe với tôi:
- Trong người em bây giờ chỉ còn mỗi cái “Thẻ Căn Cước Quân Nhân” cũ thôi anh ạ. Nó đen nhẻm rồi, nhưng không bao giờ em bỏ nó. Cái “thẻ lính” này quý lắm.
Image Anh chìa cái thẻ ra và tôi chỉ còn thấy nó đen đỏ lốm đốm, như có mùi mồ hôi và màu máu. Nó lại khác hẳn với khuôn mặt anh lúc đó, đang nở một nụ cười hơi… có vẻ gì như “ngô ngố”, ngây thơ, song đầy tự hào, kiêu hãnh. Kiêu hãnh đến có thể cho là kiêu ngạo. Dù có thế cũng chẳng sao. Niềm kiêu hãnh ngấm ngầm ấy, tôi thấy nó có giá trị hơn là những pho tượng bằng đồng hay có bằng vàng đi chăng nữa. Tôi nhớ đến bức tượng người lính đã bị đánh sập ở Nghĩa trang quân đội hơn 30 năm trước. Nhưng không ai đánh sập được bức tượng trong nụ cười người lính này! Đó mới là điều vô giá còn lại mãi mãi mà tôi vừa được nhìn thấy.


Phi kể cho tôi nghe về cuộc sống của anh. Miền Nam mưa nắng hai mùa, có những ngày mưa anh không đi bắt cá được thì hai vợ chồng chèo thuyền lên” bến cạn” kiếm việc làm thuê, vác mướn. Dù một tay anh đã bị què, bàn tay co rút lại, nhưng anh vẫn còn cố gắng mang vác được bằng đôi vai. Thông thường “nghề nghiệp” chính của anh là “chơi với hà bá”. Anh đi bắt cá bằng đủ thứ phương tiện anh kiếm được, vợ anh lo việc đi bán ở một cái chợ con trên bờ. Hai đứa con anh, vậy mà cũng đã khôn lớn. Đứa thứ nhất đã có gia đình và nó là người đầu tiên “xuất bờ” đi làm công nhân. Còn đứa thứ hai trên hai mươi tuổi, sáng chèo chiếc đò nhỏ, sang bên kia sông, cắm đó, đi làm công nhân ở hãng dệt Phước Long, tối lại chèo đò về. Cái lều hoang tàn của gia đình Tarzan ấy cứ thế mà tồn tại cho đến bây giờ.


Tôi đưa trả lại Phi cái Thẻ căn cước quân nhân mang số 125569. Anh cẩn thận gói vào bao ni lông, cất nó tận lần áo trong, nơi có trái tim mình.


Và những mảnh đời không khác gì trên hoang đảo


* Tôi đến ngồi bên anh chàng đang nhâm nhi ly trà đá dưới cành me non. Mới chỉ nhìn thoáng qua, thấy anh còn có vẻ điển trai khiến nhiều “kiều nữ” có thể “bắt mắt”. Nhưng khi anh vén cao chiếc quần jean cũ mới thấy hai chân cụt của anh không đều. Một chân cụt quá đầu gối, một chân cụt ngang xương ống chân phía dưới. Anh là Huỳnh Văn Sang, thuộc ĐĐ 82, TĐ 8 Nhảy dù, bị thương tại Đồi 1062, Quảng Nam, Đà Nẵng ngày 15-9-1974. Một vết thương ở tay phải, hai vết thương ở chân đều trầm trọng.


Hiện nay anh chỉ đi sửa điện loanh quanh trong xóm gần đó. Một thứ công việc vặt không bao giờ là thường xuyên. Ai có việc gì thì gọi. Anh lê đến ngồi cặm cụi sửa, chủ cho bao nhiêu biết bằng ấy, không thể đòi hỏi vì nó không có giá. Anh cũng là dân “ngụ cư giữa sông”, ra ở tuốt ngoài cù lao. Nhờ vậy có “bạn chài” nào vớt được ít tôm cá, vợ anh đến xin mang đi bán rồi về trả lại “vốn”. Cuộc sống bữa đực bữa cái, nhà cửa tuyềnh toàng, chỉ vừa đủ che nắng, chứ khó mà trú được với những cơn mưa lớn. Gió thổi bung thì đành… mặc áo ni lông trong nhà.


Cái địa chỉ của anh, nếu là người lạ thì cũng khó kiếm ra: 41/92 Cù Lao Nguyễn Kiệu, Phường 8, Quận 4. TP. Sài Gòn.


* Tôi quay sang người bạn thứ tư, anh Phạm Ngọc Sơn. Trước đây anh mang cấp chuẩn úy của TĐ 11 Nhảy Dù. Bị thương tại mặt trận QK1 ngày 30-11-1974. bàn tay bị co quắp lại nhưng vẫn phải cố gắng đứng trước cổng bệnh viện Từ Dũ chạy xe ôm. Tuổi ngày càng cao, anh yếu rồi song vẫn cứ phải bám lấy công việc bởi đó là cách duy nhất của anh kiếm sống.


* Người bạn có vẻ “trẻ” nhất ngồi trầm ngâm bên chiếc ghế đá công viên với lon nước ngọt là anh Tân Lưu Thanh, số quân 77/112.739, trước thuộc ĐĐ2, TĐ5 Hắc Long của Thủy quân lục chiến. Bị thương ngày 13-3-1975 tại Cầu Sắt, Củ Bi, An Lỗ, Huế. Ngày 30-4-75 anh còn nằm trong bệnh viện Lê Hữu Sanh, Sóng Thần, Thủ Đức. Nhưng ngay chiều hôm đó, anh đã buộc phải rời khỏi bệnh viện trong khi vết cưa chân vẫn còn chảy máu.


Anh về sống lê lết với gia đình, nương nhờ họ hàng. Anh đã phải làm đủ thứ việc để kiếm sống, kể cả việc phải bán máu khi cùng quẫn. 32 năm, cuộc đời đen tối cứ chụp lấy anh. Nay thì anh “sức tàn lực kiệt” rồi, anh nói với tôi:


- Em nói thật bữa đói bữa no anh ạ. Bệnh tật triền miên. Có lẽ vì bán máu quá nhiều chăng, em cũng không biết nữa. Nhưng nếu còn có thể bán được thì em cũng bán chứ nhất định không làm điều gì xấu.


Hiện nay anh ở số 41/30 đường Ngô Quyền, F6, Q10 TP. Sài Gòn.


* Anh bạn ngồi gần đó là Phạm Văn Sỏi, một con mắt bị “múc” mất sau khi trúng đạn tại mặt trận Campuchia. Khi đó anh Sỏi hành quân cùng ĐĐ 92, TĐ 9 Nhảy Dù. Hiện nay anh ở 230/7 Đường Võ Thành Trang, P11, Quận Tân Bình, TP. Sài Gòn. Anh chìa cho tôi xem một số giấy gần nhất của bệnh viện vừa khám bệnh cho anh. Đủ thứ bệnh và đủ thứ thuốc phải mua. Anh lắc đầu:


- Cầm toa thuốc làm… tài liệu thôi, chứ tiền đâu mà mua. Ở nhà em còn một sấp nữa. Đây chỉ là những toa thuốc gần đây nhất. Vợ em đi làm thợ hồ, con cũng làm thợ… vác gạch, người ta sai đâu làm đó. Miễn sao có được bữa cơm cho cả nhà. Trong hoàn cảnh ấy, em đâu có dám đưa toa thuốc này cho vợ con.


Hiệp sĩ “liệt”


Buổi chiều, Sài Gòn trời chuyển cơn mưa. Còn một Hiệp sĩ thứ 7 trong cuộc “hội ngộ” này thì không thể đến được vì anh bị liệt, ôm cái bọc thòi lòi giữa bụng từ hơn 30 năm nay. Một “viên đạn đồng chữ nổi” đã phá toang cái bụng của anh và làm liệt cả hai chân. Anh là Phạm Văn Bé, thuộc tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến. Năm 1968 bị thương tại Phú Vân Lâu, Thành Nội Huế.
Image Anh tạm trú tại số 923/13, Đường Tân Kỳ - Tân Quý, khu phố 2, P. Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân. Tôi phải nhờ một trong số các anh thương binh ở gần nhà anh mang ngay “bì thư” đến và không quên nhắn rằng đó là món quà của độc giả báo Thời Báo Canada gửi tặng anh, chứ chẳng phải của tôi. Người bạn cụt hai tay lái xe ôm (một trong số 3 người lính nhảy dù lâm nạn) đã tình nguyện làm tài xế đưa tôi đến thăm anh Bé vào một ngày gần đây.
Image Thái Phương đến từng bàn, đích thân trao tặng mỗi anh hai triệu đồng. Và sau đó là chúng tôi “biến”. Tôi rất mừng là cuộc “hội ngộ” này đã diễn ra êm đẹp.


Tôi tưởng không cần tường thuật gì thêm về những “thân phận” này. Tuy mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung cũng là những năm tháng sống như sống trên hoang đảo, có khác gì đâu.


Một hy vọng lớn vừa lóe sáng


Hôm sau, trong khi anh Huỳnh Thanh Phương ở Virginia về thăm, đang ngồi chơi ở nhà tôi thì cũng gặp một hai anh em thương phế binh đến, đưa thêm cho tôi một vài tên anh em nữa. Nhân tiện anh Phương hỏi thăm về một Show ca nhạc lớn mới được tổ chức ở Cali, các anh em có biết không? Người thương binh gật đầu:
- Chúng em mới biết tuần trước đây thôi. Rất xúc động anh ạ. Không ngờ các anh chị em văn nghệ sĩ và kiều bào hải ngoại còn nghĩ đến chúng em nhiệt tình như thế. Có nhiều anh em cũng đã nhận được sự giúp đỡ của khá nhiều hội đoàn từ nước ngoài gửi về cho. Xin anh cho em gửi lời cảm ơn tất cả bà con. Em quên, cái anh gì làm em-xi (MC) cho chương trình này, chúng em đã có địa chỉ và gửi danh sách đến cho anh ấy rồi.
Image Huỳnh Thanh Phương cười:
- Anh Nam Lộc đấy.
- À, vâng, chúng em đã vừa gửi danh sách đúng địa chỉ anh ấy cho trên báo.
Lại thêm một hy vọng lớn cho những người cùng khổ ở đây. Chẳng có lời cảm ơn nào xứng đáng với những tấm lòng vàng ấy.


Hình ảnh:
01- Cuộc hội ngộ trong một quán cà phê giữa công viên Sài Gòn
02- Thái Phương đến từng bàn đưa quà cho từng người
03- Tình yêu và sự cùng khổ của hai vợ chồng anh thương binh cùng cụt cả hai chân
04- Ngôi nhà trên sông Sài Gòn của anh chàng Tarzan thời văn minh hiện đại
05- Chiếc Thẻ căn cước quân nhân là thứ giấy tờ duy nhất anh Phi có được
06- Hình ảnh người lính cũ năm 1974…
07- … Và người thương binh bây giờ
08- Cặp chân cụt cũng “cẳng dài cẳng ngắn”

VietnamExodus

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Số 169 - ngày 6 tháng 8-2006
* Văn Quang

Tấm lòng Houston và người Sài Gòn


Từ anh ngồi bàn giấy, đến người lao động chân tay, bàn nhau: yêu cầu tờ báo này đứng ra nhận số tiền đóng góp gửi về tặng anh em Thương phế binh. Đây là cuộc đóng góp tự nguyện, bộc phát từ trong lòng người Việt xa quê, chứ không do một tổ chức nào. Chỉ trong vài hôm, tòa báo đã nhận được số tiền 1.650USD. Và một lần nữa, anh em trong tòa soạn lại giao trách nhiệm đó cho tôi để đưa đến tận tay những anh em nào cần được giúp đỡ, kể cả những người đã được tặng quà lần trước và người chưa được nhận.


Đang vui với hai đứa cháu ngoại từ Cali về Lộc Ninh thăm từ gần một tuần nay, tôi lại phải “lên đường” trở lại Sài Gòn, ôm theo 2 anh cháu ngoại về trả cho bố mẹ nó. Đi tìm gặp một số anh em thương binh bàn bạc về vấn đề này. Với 1.650 USD, đổi được 24 triệu 800 ngàn đồng VN. Ba bốn anh em chúng tôi mất khá nhiều thì giờ để… tính toán xem kỳ này nên tặng cho những ai, ưu tiên cho những anh em quá nghèo khó, lần trước chưa có quà tặng.

Kẻ nhiều người ít

Có một thực tế khiến tôi băn khoăn trong tất cả những lần giúp đỡ anh em thương phế binh, đó là số anh em TPB quá nhiều, không thể nào biết hết được. Chắc độc giả cũng thông cảm cho tôi về việc này. Cho nên tôi không thể gặp được nhiều người thì dù gặp một người tôi cũng giúp, còn hơn là chẳng làm được việc gì. Hy vọng đó cũng là sự đồng tình của bạn đọc và của những “ân nhân” đã từng giúp đỡ những người nghèo khổ, nói chung.

Vì vậy, không thể tránh được cái cảnh “kẻ nhiều người ít”, thậm chí có một số anh em chưa hề nhận được sự giúp đỡ bao giờ. Đó cũng là sự ân hận của riêng tôi mà không có cách nào vượt qua được. Đành chấp nhận phải làm những gì mình biết vậy thôi.

Mặt khác, phải công nhận một sự thật, có một số anh em TPB rất “nhanh”, khi biết tin một hội đoàn hoặc một tư nhân nào giúp đỡ là đưa tên vào ngay, cho nên những người này nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn những người “chậm chân” hoặc không hề hay biết gì vì họ ở quá xa. Tuy nhiên, tôi cũng chẳng thể nào biết được thật sự những ai đã nhận được sự trợ giúp của những hội đoàn hoặc một vị hảo tâm nào. Mà hỏi thẳng anh em là một điều hết sức tế nhị, ai nói sao thì biết thế thôi. Cho nên biết vậy mà không làm thế nào hơn được. Tôi cứ ước ao giá mà có được một cái văn phòng, dù bé bằng “cái lỗ mũi chuột” và được công nhận để thu thập và phân chia những tặng phẩm này thì mới mong có sự công bằng và công khai được. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn gặp nhau theo cái kiểu “hẹn hò giữa dọc đường gió bụi”, ở bất cứ chỗ nào có thể gặp mà không gây phiền lụy cho bất cứ anh em nào. Nói thế chắc bạn đọc đã thừa sức hình dung ra những khó khăn của chúng tôi rồi.

Tôi trình bày điều này cho hết ý và lấy đó làm “kinh nghiệm” để làm thế nào ít ra cũng có được một sự công bằng tương đối khi đi giúp các anh em này. Tôi cũng đã từng nói thẳng điều ấy với những anh em tôi đã có dịp gặp và đề nghị họ tìm kiếm những anh em khác ở xa xôi hơn.

Nhưng với tôi, điều quan trọng hơn hết lúc này, vẫn là làm mọi cách để số tiền của bà con gửi tặng đến tận tay từng người, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh cho khỏi phụ lòng những người đã có tấm lòng vàng. Muốn vậy thì phải đến tận nơi, tiếp chuyện với từng người, tìm hiểu cuộc sống và tâm sự của anh em, mới biết rõ được.

Image

Gặp nhau dưới chân Chúa

Lần này chúng tôi lại hẹn gặp nhau ở một nơi yên tĩnh trang nghiêm hơn. Trong khuôn viên một nhà thờ, có những chiếc ghế đá cho con chiên ngồi cầu nguyện dưới chân Chúa.

Ngày thứ năm, 3 tháng 8 vừa qua, cô cháu Hàm Anh đèo tôi trên chiếc xe gắn máy cà tàng, cùng đến nơi hẹn. Hàm Anh là con gái cố phê bình gia Thượng Sĩ, còn có tên rất “tiểu thư” là Sài Gòn cô nương, thường có bài viết ở một số báo Việt ở nước ngoài. Hàm Anh và tôi viết cho nhiều báo khác nhau, và cô cũng là một “nhân vật” rất thích làm từ thiện nên tôi đã điện thoại trước rủ Hàm Anh cùng đi. Như thế cho có bạn đồng hành, cũng là người giúp sức và “chứng kiến” công việc tôi làm cho rõ ràng.

Những anh em “què cụt” ngồi rải rác đây đó dưới những gốc cây, trên những chiếc ghế đá cứ như những con chiên ngoan đạo đang cầu nguyện. Khung cảnh khuôn viên nhà thờ vào buổi trưa khá vắng vẻ. Chúng tôi đến, cũng ngồi vào chiếc ghế đá và lần lượt gặp từng anh em quanh đó. Cuộc gặp gỡ như những người nhàn tản bắt chuyện vu vơ cùng nhau. Sau đó, anh nào nhận quà xong là nhanh chóng ra về. Có một vài anh em ở xa chưa đến kịp, chúng tôi lại chờ đợi.

Có lẽ tôi không cần tường trình chi tiết về những “số phận” hẩm hiu đen tối này. Chỉ xin đưa ra vài nét chính.

- Người đầu tiên tôi gặp là anh Nguyễn Đức Thắng, trước đây thuộc Tiểu đoàn 33, Liên đoàn 92 Biệt Động Quân. Bị thương cụt cả hai chân, ngày 28-3-1975 tại Dầu Dây, Long Khánh. Hiện nay anh ở 57/32, Phường 5, Quận 8- TP. Sài Gòn. Vợ chồng con cái anh cũng chẳng có nhà, dù chỉ là một mái lá đơn sơ cũng là nhà anh ở thuê. Vợ anh đi bán khóm trước vài cái cổng trường, kiếm tiền nuôi con đi học. Khi nào gặp “bảo vệ” hoặc mấy “thầy cảnh sát” đuổi thì ôm thúng khóm chạy.

- Người thứ hai là anh Lư Bửng thuộc ĐĐ 22, TĐ 2, SĐ Dù. Bị thương ngày 20-7- 1972 tại Đồi trọc 81, Quảng Trị. Cụt 2/3 chân phải, bể bánh chè chân trái.

Trường hợp của anh rất bi đát, vì sau một thời gian đi vùng “kinh tế mới”, vợ anh bị mù cả hai mắt. Chúng tôi gặp cả hai anh chị đèo nhau trên chiếc xe gắn máy, mang theo chiếc xe lăn phía sau. Trong cơn hoạn nạn, người ta phải cố hết sức sáng tạo ra cách sinh tồn để người què cả hai chân vẫn tập luyện để có thể leo được lên chiếc xe gắn máy. Đúng là một cảnh khá ly kỳ, anh chồng cụt đèo cô vợ mù, lang thang kiếm sống. Chị vợ hỏi chồng: “đây là đâu”. Anh chồng diễn tả gọn gàng: “mình đang ở sân nhà thờ, còn đây là… ông bạn cũ của anh”. Chị vợ gật gật, chẳng biết chị hình dung ra cái khung cảnh ấy và tôi như thế nào. Chị cười, khuôn mặt rạng rỡ, nhưng đôi mắt trắng dã thì bất động. Tôi hỏi thăm, chị thuộc lòng địa chỉ của mình: Chúng em ở số 171/5, Khu phố 6, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. Sài Gòn.

- Ngồi kế đó là anh Trịnh Văn Thanh, thuộc ĐĐ 9 Trinh sát, Trung đoàn 9 Sư Đoàn 25 BB. Bị thương ngày 19-1-1974 tại Bến Cát- Binh Dương, cụt cả hai chân. Mỗi lần đi đứng đều phải nhờ người bế ẵm. Tuy vậy, nhìn vẻ bề ngoài, anh còn “bảnh bao” lắm. Hỏi về gia đình, anh cho biết bố mẹ mất sớm và đến nay vẫn chưa có vợ con gì. Anh mỉm cười, cam chịu với số phận: “Nghèo và cụt, ai thèm lấy hả anh?”. Câu hỏi buồn, tự nó cũng là câu trả lời. Hiện nay anh sống nhờ nhà bà cô họ ở số 1/5 Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. TP. Sài Gòn.

- Tôi nhảy sang chiếc ghế đá bên cạnh, bắt chuyện với một người đang hướng về ban thờ Chúa, cứ như chẳng thèm để ý đến ai. Đó là anh Nguyễn Phương, trước đây anh mang cấp Thiếu Úy, phục vụ tại Phòng 7- Nha Kỹ Thuật. Anh bị thương ngày 20-2-1975 tại An Lỗ - Huế. Hai chân và 5 ngón tay trái bị cưa cụt. Ngày nào khỏe mạnh, anh đi bán vé số, nhưng từ ngày vé số lên giá, rất ế khách, cả gia đình phải trông nhờ vào người vợ bán bánh canh “di động” ngoài lề đường. Chỉ có 2 đứa con được đi học, còn đứa lớn ở nhà gồng gánh giúp mẹ. Hiện nay anh ở số A 27/4 Đường Lương Định Của, P. An Chánh, Q2, TP. Sài Gòn.

Địa chỉ của em ở nghĩa địa

- Anh Ngô Văn Nhường, không còn một thứ giấy tờ gì, nhưng hầu hết anh em Thương binh ở đây đều biết. Anh là quân nhân thuộc TĐ 3, TQLC, bị thương ngày 28-1-1973 tại Triệu Phong, Quảng Trị. Cụt cả hai chân. Tôi hỏi hiện nay anh ở đâu, anh lắc đầu: Ngày đi lang thang, tối về ngủ ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa, làm gì có địa chỉ.

Vậy muốn tìm gặp anh, phải làm sao? Anh lại lắc: “Em cũng không biết nữa. Chỉ có anh em thương phế binh với nhau, chịu khó đi quanh quanh mấy cái vùng Bình Hưng Hòa mới gặp em thôi”. Tôi nhờ Hàm Anh đưa tặng anh 2 triệu, anh mân mê chiếc bì thư và kể: “chưa ai cho em nhiều như thế, cách đây 2 năm, em chỉ được Hội đoàn Nhảy Dù ở Canada tặng cho 50 đô la là em mừng lắm rồi”. Tôi băn khoăn hỏi: Nếu gửi quà cho anh, thì gửi thế nào? Anh suy nghĩ một lát rồi nói: “hay là anh cứ gửi anh Phúc cho em là được rồi. Anh ấy sẽ nhờ người đi tìm em thì thế nào cũng ra”.

Lần nay lại thêm một người không có địa chỉ. Nếu không cất công đi kiếm quanh cái khu nghĩa địa Bình Hưng Hòa thì không tài nào lần ra được. Thôi thì cứ coi như địa chỉ của anh là Nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Chính các người bạn thương binh của anh Nhường cũng nói như thế. Tuy nhiên anh có một địa chỉ, để đôi khi khai báo gì thì khai cho có: 155 Đường Ấp Chiến Lược, khu phố 3, Phường Bình Hưng Hòa. Anh nhờ người quen nếu có thư từ gì thì giữ cho anh.

- Ngồi bên gốc cây gần đó là anh Phan Đức Du. Anh ngồi lặng lẽ với đôi mắt mù hoàn toàn, mái tóc bạc hơi cúi xuống bên đầu chiếc gậy tre. Trước đây anh thuộc ĐĐ 81, TĐ 8 Nhảy dù. Bị thương tháng 2 năm 1972 tại Bình Long - An Lộc. Hiện nay anh đang sống trong túp nhà tranh tại số 2/B, Ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Sài Gòn. Đôi khi anh cũng nhận được sự trợ giúp mà theo anh biết đó là “tổng hội TQLC” ở Mỹ. Tôi cũng cho anh biết số tiền này là cũng do một người bạn đồng ngũ của anh, trước kia ở binh chủng TQLC, nay ở tòa soạn báo Houston, được bà con, anh em ở bên đó gửi về tặng anh.

Hàm Anh tiếp tục trao tặng mỗi người một cái bao thư có 2 triệu đồng của độc giả báo Viethouston, trong công ty Phoenix Electrode company tặng.

Sau đó là 3 anh trong số những anh em đã được nhận quà lần trước, nhưng lúc này đau yếu và gia đình gặp khó khăn nên mỗi anh nhận 1 triệu đồng để có tiền mua thuốc men thêm. Đó là các anh Đào Vĩnh Ký (người thương binh cụt hai tay lái xe ôm), anh Vũ Quý Phi, cả hai vợ chồng cùng cụt cả hai chân và anh Trần Văn Bảo, cụt một chân, làm người cắt tóc trên hè phố, lúc này phải chui vào hẻm cắt tóc dạo mà cũng vắng trẻ con, nên đôi khi “liều mạng” hành nghề lái xe ôm.

- Riêng anh Phạm Văn Bé bị liệt, không thể đi được, tôi phải nhờ anh Bảo đưa đến 2 triệu làm quà tặng. Trước đây, anh thuộc ĐĐ 4, TĐ 4 -TQLC bị thương ở cột sống, nên bị liệt cả hai chân. Anh lại đang bị lở loét rất nặng, tạm trú tại số nhà 923/13 Đường Tân Kỳ, Tân Quý, Khu phố 2, Phương Bình Hưng Hòa- TP. Sài Gòn.

- Làng Phế binh Thủ Đức

Trong ngày hôm nay, tôi chỉ còn đủ thì giờ lên Thủ Đức thăm hai anh bị liệt không đến “quỳ dưới chân Chúa” được.

- Tôi và Hàm Anh phân công, cô mang đến tặng anh Bùi Phương 2 triệu. Còn tôi đi Thủ Đức. Trước đây anh Bùi Phương thuộc TĐ1, Trung Đoàn 52, SĐ 18BB. Bị thương tại Bến Cát, Bình Dương ngày 01-6-1974. Hai chân bị liệt vĩnh viễn ngay từ ngày đó. Hiện nay anh ở số 1051 Hiệp Nhất, P.4. Quận Tân Bình, TP. Sài Gòn.

- Đồng thời Hàm Anh cũng cho tôi biết còn một anh thương phế binh nữa rất đáng được giúp đỡ mà cô được biết. Đó là anh Quách Năm, trước thược TĐ 445 ĐPQ Tiểu khu Vĩnh Bình. Bị thương tháng 1- 1974. Anh bị liệt tứ chi và sống trong hoàn cảnh rất cơ cực. Nhưng đây là một điều ngoài dự tính nên do số tiền chúng tôi đã bàn bạc với anh em từ trước, chỉ có thể còn lại một triệu đồng, tôi cũng nhờ Hàm Anh chuyển giúp rồi mọi chuyện sẽ tính sau. Hiện nay anh Quách Năm ở tại số 71C, Tôn Thất Thuyết, P.3, Quận 4, TP. Sài Gòn.

Buổi chiều, anh Bảo, người thương binh cụt một dò tình nguyện làm “tài xế xe ôm” đưa tôi đi. Con đường xa lộ hơn 12 cây số tấp nập xe cộ, cuộc sống cứ mải miết trôi đi, thờ ơ với mọi thứ quanh mình.

Đến ngã tư Thủ Đức, vòng vào con đường nhỏ, đi quanh quất một hồi trong xã Phước Bình mới tìm được con đường số 13 và căn nhà số 231. Nơi đây, chẳng biết từ bao giờ, người ta gọi nó là “làng phế binh”. Sau biến cố tháng 4 năm 1975, thành phần thương phế binh thuộc cả “hai phe” lại kéo thêm về nơi hoang vu này “cắm dùi”, rồi người này rủ rê người khác cùng hội cùng thuyền, làm thành một khu dân cư khá đông đúc.

Gia đình anh Lê Văn Thiện cũng có được một nếp nhà tương đối sạch sẽ. Trước đây anh phục vụ tại ĐĐ 1- TĐ 30 BĐQ. Bị thương năm 1967 tại Lâm Phước thôn, Thủ Đức. Cụt một chân trái và hiện nay bị liệt. Cô con gái lớn đang tập làm nghề thợ may, thứ thợ may ở thôn quê. Bà vợ đi làm mướn, giặt đồ nấu ăn cho nhà khác. Anh cho biết, từ 7-8 năm nay không nhận được quà của hội đoàn nào. Tuy nhiên có cô Quỳnh Lan ở bên Úc vẫn cho thuốc men cần thiết và đôi khi cũng nhận được quà của cô và những người bạn của cô gửi tặng. Một số anh em ở làng Thương Binh này cũng thường nhận được những món quà như thế. Cái tên cô Quỳnh Lan đã trở thành rất thân thuộc đối với họ.

Ông Già Làng hay ông Trưởng thôn?

Ngồi chơi một lát, chúng tôi đến một địa chỉ khác. Nhưng dù là người dẫn đường cho tôi đã đến nhà anh này vài ba lần cũng không thể nào mò ra được. Chỉ còn một cách duy nhất là đến nhà ông “Già làng trưởng thôn” mới hy vọng kiếm ra mà thôi. Anh Bảo kể với tôi: “Ông Giáo cũng chỉ là một anh thương binh, nhưng ông luôn lo lắng chăm sóc cho anh em nên chẳng có ai bầu bán gì, người ở đây cứ gọi ông là Trưởng làng, trưởng thôn, già làng và cả danh từ “thủ trưởng” nữa.

Anh Giáo tiếp đón chúng tôi rất thân tình. Chẳng biết vì sao anh đã đọc được bài của tôi vừa đăng trên mấy tờ báo ở nước ngoài. Anh tỏ vẻ thích thú và đưa đường cho chúng tôi đến thăm một anh thương binh mà theo lời anh nói thì “nếu trễ vài ngày có lẽ không gặp người bạn này được nữa”.

Quả đúng như vậy, sau một đoạn đường dài vòng vo quanh quất, trong một thôn xóm xác xơ, chúng tôi mới đến được căn nhà của anh Nguyễn Thu Thủy. Trước đây anh mang cấp Đại úy thuộc Tiểu Khu Gia Định. Anh bị thương, cụt một chân, một chân què, nằm đó từ năm 1972 đến nay. Và có lẽ đây là thời gian cuối cùng, anh sẽ ra đi. Cả gia đình anh chung sống trong một căn nhà nhỏ xíu không đầy 4 thước vuông.

Một căn nhà “xây” ngay bên con hẻm rộng không quá 2 thước. Gọi là xây tạm với bốn bức tường mỏng… như lá lúa để chiếm chỗ trước khi bị “giải tỏa” để may ra kiếm được chút tiền đền bù nào chăng. Cái địa chỉ được gọi là 76/1 Tổ 14, khu phố 5, Phường Phước Long B, Quận 9, TP. Sài Gòn.




Một người… sắp… ra đi?

Anh Thủy nằm đó, thân hình khô đét, hai cái chân cụt phơi ra. Anh không thể nói được nữa. Thấy tôi vào, thăm hỏi vài lời, bàn tay anh nhúc nhích nắm lấy tay tôi, đôi môi mấp máy chẳng hiểu anh nói gì. Có lẽ chỉ là lời cảm ơn nhờ tôi chuyển đến với những tấm lòng đã nghĩ đến anh. Bà vợ lắc đầu: “chắc ông ấy chẳng còn được mấy ngày nữa đâu”. Bà lại mang ra một số thuốc men phân trần: “Ông ấy cũng không còn uống được những thứ thuốc này của cô gì ở bên Úc, vừa gửi về cho nữa”. Tôi và ông “trưởng làng” ái ngại nhìn bà vợ lau nước mắt. Ngay lúc đó người con trai khỏe mạnh bước ra với bát cơm trên tay. Anh ta nhìn chúng tôi với một vẻ gì khác thường hơn là sự tò mò. Ông trưởng làng nháy tôi: “Đứa con trai ông này bị tâm thần đấy. Anh đừng để ý”. Quả là một bất hạnh lớn lao cho gia đình anh Thủy. Rồi đây họ sẽ sống tiếp cuộc đời như thế nào?

Nhá nhem tối chúng tôi mới ra về. Con đường xa lộ Sài Gòn sao dài quá! Lúc đó chúng tôi mới chợt nhớ là từ sáng chưa hề ăn uống gì. Ghé vào quán phở “bụi” ven đường, mỗi người ăn một tô phở, vừa ăn vừa hứng bụi của hàng trăm loại xe, đúng nghĩa là phở “bụi”.

Còn lại 800 ngàn đồng VN, trong số tiền 1550 USD, tôi gửi cho anh Phúc để anh có điều kiện lo việc liên lạc với anh em, chi phí xăng nhớt, nước nôi và thêm chút tiền chữa bệnh gan đang hành hạ. Mỗi lần gặp được đông đủ anh em không phải là chuyện dễ dàng gì. Còn bao nhiêu những mảnh đời bất hạnh nữa mà chúng tôi chưa thể biết hết. Nỗi buồn cứ bám lấy tôi.



Văn Quang

Post Reply