Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành * gồm 3 Phần

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Cứ Tưởng Ta Là Số 1

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 10


Cứ Tưởng Ta Là SỐ 1




Đợt 6.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).


Năm 1965 .- Vào lúc 4:00 sáng tôi thức dậy theo tiếng kèn, (do máy phát nhạc gắn trên mỗi dãy phòng). Đúng 4:15’ sinh viên sĩ-quan tập trung thành từng Trung-đội điểm danh. Mỗi sáng tôi phải chạy lên thao trường, cách xa 1 mile.
Sau đó tôi trèo lên một cái đồi thấp. Có những đường chạy vòng trôn ốc xoay quanh ngọn đồi. Từ dưới chân đồi chạy hộc xì bơ lên đỉnh đồi, có cỡ chừng mấy chục cái cọc. Mỗi cọc cách xa nhau là khoảng 100 yards.
Khi tôi vừa thở vừa cố chạy chậm lên đến đỉnh đồi xong. Các khóa sinh đứng thở dốc mươi giây, lại lo co giò chạy vòng trở xuống theo sau lưng thầy. Các bạn và tôi cứ chạy lên xuống ròng rã như thế cả giờ. Lúc nào gần hết giờ, thầy trò cùng chạy xuống con đường dốc lài lài cũ, về lại thao trường lần chót, thì tan hàng. Công nhận ông thầy của chúng tôi bền sức dẽo dai, khỏe thật.
Có vài lần tôi bị cảm, khá mệt trong người nên phải "ma lanh" xí, tôi vờ chạy lúp xúp gần đằng sau rốt. Ông thầy lúc nào cũng chạy đầu tiên, chạy trước khoá sinh, biết thầy không để ý, tôi liền "lủi" vào núp trong mấy lùm cây rậm quanh con đường dốc. Chờ khi ông thầy chạy trở xuống con đường trôn ốc cũ và trời còn mờ mờ không sáng, thầy chạy qua mặt tôi một đoạn, thì tôi lò mò chui ra chen vào hàng với các bạn, lo chạy tiếp. Mỗi ngày, có vài ba anh chạy ở khúc gần cuối, nhìn thấy tôi, bạn phì cười giơ ngón tay lên hăm doạ. Có khi họ cũng bắt chước tôi “thay phiên nhau nghỉ ít phút” làm giống như tôi, cho bớt mệt tí chút. Chứ nào dám ngồi lâu. Thầy phát hiện ra là chết đa. Vừa chạy tôi vừa ngao ngán lẫm cẫm “dệt mộng” cho đỡ đau khổ: Đời và Thơ
Thơ đẹp không như đời.
Chạy lòng vòng hụt hơi.
Run mòn đôi chân rồi.
Có hay nào cảnh trời.
Giọt mưa thà cứ rơi.
Đắng cay trong lòng rửa.
Thanh thản dưới giòng mưa.
Lòng anh em hiểu chưa?
Thiên thu yêu hoài nữa.
Tình êm đẹp dù chưa
một lần ta thất hứa.
Tim mình trao thật vừa. (*)
Trở về, tôi lo lau chùi dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ. Giường ngủ trải tấm drap thẳng băng. Như mặt phẳng. Inspection - Khi Sĩ-quan đến đi kiểm soát. Họ thả cây thước xuống nệm. Cây thước “tưng” lên như cái lò xo. Họ đeo găng tay trắng quệt lên: Khám tủ locker. Sàn nhà đánh xi láng bóng. Bàn ghế. Dưới giường, vân vân...
Hôm nào mà họ cho là outstanding là được khen thưởng. Còn nếu chỗ nào dơ, là cả phòng bị phạt đi bộ, gọi là military drill. (Thay vì giờ tự do, ai làm gì thì làm). Mình phải thay quân phục “dã chiến”, lên phòng tiếp liệu lãnh súng. “Làm ơn các ông tự giác nhe”, đưa cả phòng ra sân thi hành lệnh! Ôi nhắc lại chuyện bị phạt, mà thấy ớn xương sống đây!

Đợt 7.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

- 6:30’ đi ăn sáng. Bên US Navy họ cho ăn đàng hoàng, nhiều, và rất ngon. Dù phần ăn đó dành riêng cho khóa sinh.
Mỗi khoá, ít nhất có độ chừng 500 khoá sinh, đủ các nơi, đủ các thành phần. (Như đã nói trên). Có độ chừng 450 khoá sinh của Hải-quân. Thủy-quân Lục-chiến của Mỹ nữa.
- 8:00’ - Đi học chuyên môn. Đám Việt Nam chúng tôi học thêm một tháng Anh-văn. Buổi chiều mới học chuyên môn.
Có nhiều môn-học chuyên ngành như:
1.- Động cơ phi cơ.
2.- Không hành.
3.- Khí tượng.
4.- Nghệ thụât chỉ huy.
5.- Học cách đi đứng (học cơ bản thao diễn).
6.- Học “đoạn đường chiến binh” (Obstacle Course – O Course).

Đợt 8.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

7.- Học, tập bơi lội 2 giờ.
Trong toán, chỉ có bốn người, đa số là dân quê vùng biển, và tôi, đủ tiêu chuẩn học bơi hai giờ. Còn sáu anh kia phải học 4 giờ. Học đủ các loại bơi:
- Bơi tự do.
- Bơi ngửa.
- Bơi sấp.
- Bơi ếch.
- Bơi đứng (bơi chỉ bằng hai chân). Vân vân...

Đợt 9.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Chúng tôi đã được dạy trước tiên là Dilbert ngành. Mô hình giả của máy bay trong hồ bơi. Chương trình học với Hải-quân là phải học cách rời tàu. Học máy bay cất cánh từ Hàng-không Mẫu-hạm.
Phải công nhận ở trong Quân-Đội Hoa Kỳ, các Binh-Chủng có riêng truyền thống của mình. Nên chả anh nào chịu thua anh nào cả. Điều tôi nói ra đây, là do ý trung dung nhận xét của chính những người lính Mỹ, ở trong quân trường bô lô ba la nói ra, cho các khóa sinh nghe cho vui đó nha. Họ là dân Mỹ ở một đất nước quá tự do. Muốn nói sao thì nói, họ nghĩ gì thì cứ nói ra. Chả ai dám bắn lính Mỹ “cái đùng” đâu, mà sợ run như cầy sấy hỉ! Hô hô hô!
Họ đã nói sau:
- Bên Hải-quân Mỹ thì chọn cánh bay màu vàng.
- Bên Không-quân Mỹ và Bộ-binh thì chọn cánh bay màu bạc.
- Cái danh từ NAVY có nghĩa là Hải-quân. Viết hoa như thế, hoặc viết Navy cũng đồng nghĩa. Nếu thêm US NAVY là có nghiã Hải-quân Hoa-Kỳ. Còn Tỉnh-từ là NAVAL. Ví dụ như NAVAL AVIATOR là Phi-công Hải-quân.
- Chứ bên NAVY họ không gọi là Pilot. Vì họ cho rằng: Pilot của bên Air Force rất lè phè. Ui cha ơi! Kiêu kỳ! Láu cá. Dễ sợ ha! Cứ tưởng chỉ có ta đây là số 1. Mặc dù họ rất kính phục các binh chủng khác, vì họ khá thừa biết:
- Bộ-Binh có những Sư-đoàn thiện chiến, nổi tiếng từ Thế-Giới-Chiến lần thứ Hai. Như Sư-đoàn Bảy 101. Lừng lẫy với trận đổ bộ ở Normandy (khi họ giải-phóng nước Pháp). THE FLYING 101st DIVISION.
- Hay là Sư-đoàn “Anh Cả Đỏ” THE BIG RED ONE". Vân vân...
- Trong Bộ-binh Hoa Kỳ, thì coi Hải-quân và Không-quân là “Lính-Kiểng” chuyên bay-bướm lả lướt.
- Ngược lại Hải-quân NAVY, {trong đó có Marine Corps, (tức là Thủy-quân Lục-chiến)} lại láu cá coi Bộ-binh là Quân-đội "Vị-thành-niên”.
- Rồi thì họ coi Air Force là “Lính Tập Bay”. Chứ chả phi-công, phi kiết gì ráo cả!
- Còn mấy ông DALTA FORCE là của Special Force (Lực lượng Đặc Biệt). Họ nghĩ đám Trinh-sát Biệt-kích chuyên môn “lủi sâu” vào nội bộ, địa phận kẻ địch, để phá hoại. Tuyên truyền. Thâu lượm tin tức tình báo. Nhóm này thuộc về Special Force. Trực thuộc US ARMY.
Vì thế cho nên anh Lính của Binh-Chủng nào, cũng tôn sùng hâm mộ binh chủng của riêng mình nhất, họ có “yêu thích” binh chủng đó mới xung phong vào binh nghiệp ấy, và tự phong cho mình là “Number One” cả! Còn các Binh Chủng khác là xanh xanh, hườm hườm, thường thường. Coi họ quá cao ngạo ha. Nói chung, có sự suy nghĩ và phát biểu ý kiến rất hồn nhiên tự do cá nhân, là họ thích lấy le vênh váo “cạnh tranh nhộn nhịp” rất “quậy, cho vui” mà thôi.
Họ ưa “thì thầm” bên tai nhau, trêu chọc ghẹo đùa dzai tí ở các Binh-Chủng với nhau thôi. Tôi xin nhắc lại là họ ưa chọc ghẹo nhau, cho vui vui khi sống xa nhà, chứ chả phải họ có hiềm khích bài bác gì ai. Vui thôi mà. Chả ai đấu khẩu “hung ác”, hay muốn “ăn tươi nuốt sống” nhau cả. Ở một xứ sở tột đỉnh văn minh, giàu có ngút ngàn tiền rừng bạc bể, và RẤT TỰ DO BÌNH ĐẴNG suy nghĩ, thì khổ vậy đó. Người Mỹ cũng có những kỳ thị rất kiêu kỳ, lãnh đạm, tự tôn. Ai muốn suy nghĩ gì, thì xin cứ tự do... cá nhân!
Tôi chỉ ghi lại trung thực những gì tai nghe khi anh lính Mỹ xí xô nói cười. Nhưng riêng tôi và nhóm bạn khác vân vân… ở nước nhược tiểu xa xôi; thì tuyệt nhiên có ai “tra khảo” tôi cho đến chết, tôi cũng chả dám “nghĩ ngông” như vậy! (chứ đừng nói là “dám nói bô lô ba la tô hô” trước quần chúng! Có mà điên. Ngoài ra, cứ khách quan không phân biệt chủng tộc, kỳ thị gì mà nhận xét: Thì phi công nào cũng đáng được quý mến, kính phục và trân trọng như nhau.
Nếu phi công F 5 ; AD6 ; A37 có bị bắn rơi, thì chỉ có phi công trực thăng rescuse mà thôi. Ngược lại, phi công trực thăng bị rớt, thì sẽ được phi công khu-trục đến thả bom, hầu ngăn chận đối phương, để bộ-binh hoặc trực thăng cứu vớt.
Thế nên, tôi xin nhấn mạnh là LÍNH gì, lính ở các binh chủng nào, ở đâu cũng có cái: vinh dự, hào hùng, khó khăn, khổ sở, vất vã nhọc nhằn, họ cùng chiến đấu, cùng bảo vệ tổ quốc, yêu quê hương, gian lao khổ sở, hy sinh dũng cảm: đồng đều như nhau.
Vì thế, tôi dù là phi công Việt Nam. Nhưng khi đi học, vẫn được xem là NAVAL AVIATOR của NAVY. Cho nên, khi trở lại với USAF, tôi vẫn bị “kỳ-thị” như thường. Họ coi mình là “đám con nuôi, con ghẻ” của NAVY vậy.


_ * _



(*) Thơ tiếu lâm tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Attachments
a.l F5_VNAF2.jpg
a.l F5_VNAF2.jpg (62.52 KiB) Viewed 6081 times

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Post by tinhhoaihuong »

dancing dancing dancing dancing


Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 11


Huấn Luyện Phi Hành




Suốt ba tháng trời: từ tháng 12 đến tháng 3, chúng tôi phải học qua những phương pháp học ở trường bay: từ học lý thuyết đến thực hành, từng đợt, từng đợt ôn luyện thật vô cùng gay go. Các bạn và tôi đều phải tận tâm tận lực tối đa gian khổ như thế. Có ba điều quyết phải thực hiện thành công cho bằng được với bất cứ giá nào: Trước khi sinh viên sĩ quan Không-quân được công nhận tốt nghiệp:

Đợt 9.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

*– Điều một: là phải bơi qua eo biển ở gần Pensacola và Mễ Tây Cơ. Tôi xin nói sơ sơ về (Pensacola có căn cứ US Air Station và The Famous "Blue Angel" Us Naval Flying Demonstration Team), bề rộng eo biển độ chừng một mile. Florida và căn cứ Pensacola của Hải Quân Hoa Kỳ. Pensacola là tên của một thành phố nhỏ, thuộc Tiểu-bang Florida. Florida’s Panhandle trong khu vực Vịnh Mễ Tây Cơ (inlet of Gulf of Mexico). Pensacola & Vịnh Mễ Tây Cơ nằm dưới South of Alabama. Khí hậu khá ôn hoà, ấm áp. Pensacola có căn cứ US Naval Air Station và The Famous “Blue Angel” US Naval Flying Demonstration Team. Tương đương với The Thunderbird US Air Force Flying Demonstration Squadron của US Force vậy.
Các anh em khóa sinh mặc quần áo phi công, áo dính liền với quần (tôi ưa ngắm nghiá bộ đồ bay và cảm thấy thích thú; coi tôi ngồ ngộ giống như thời “baby” mặc tã ha). Mỗi toán thực tập có ba người. Có một chiếc ca nô kèm theo. Trên ca nô có hai huấn luyện viên (hạ-sĩ-quan hay binh-sĩ). Trong ca nô có đủ thứ: Cây cọc cán dài độ ba mét, có cái móc cong như hình chữ C ở đằng đầu cây cọc. Khi nào khoá sinh mệt quá. Huấn luyện viên giơ cây cọc ra, để cho mình bám vào, thì họ kéo mình lên ca nô nghỉ mệt. Trên canô có mền quấn lại cho ấm. Có chai rượu mạnh để khoá sinh “hân hạnh” hớp một ngụm (nhớ là chỉ có phép “tợp” một ngụm thôi, thì mình nên hả họng “nốc” vào một ngụm rượu tương đối to to xí nha) cho tỉnh táo.
Vài phút sau, khoá sinh Không-quân làm ơn nhảy ùm xuống nước. Tiếp tục bơi. Vì tôi học chung với lớp đa số là sĩ quan của Hải-quân, và Marine Corps cho nên họ bơi khá giỏi. Chúng tôi người Việt thể lực lại có phần nhỏ con, so với người Mỹ, tôi bị cán bộ nhào nắn như ý, nhưng tôi đã tuân giữ theo “kỷ luật nhà binh” gắt gao, nên cảm thấy khá vất vã và mệt kinh khủng.
Khoá sinh đến bãi tắm, lúc ấy đã có hàng ngàn thân nhân, bạn bè, khách thập phương đứng đó chờ đợi xem. Họ hò hét, cổ vũ. Kèm theo những ban nhạc tự phát đánh những điệu nhạc hùng tráng vui vẻ rộn ràng, rất hay. Khiến bầu không khí càng thêm tưng bừng, náo nhiệt, vui vẻ quá chừng!
Sĩ-quan điều khiển chương trình thổi hồi tu-huýt dài. Cả năm trăm (500) khoá sinh Không-quân đồng loạt nhào đầu xuống nước, bơi lổn ngổn. Y như bầy cá màu vàng cam bơi lóp ngóp. Bơi đủ kiễu. Vui mắt và sung sướng rộn ràng hân hoan thích thú hết biết. Theo lời chỉ dẫn của khoá sinh đàn anh: Khi các anh em khoá sinh đã bơi ra, hơi xa xa bờ. Khuất tầm nhìn của huấn luyện viên đứng quan sát ở trên bờ rồi. Thì tôi thò tay vào túi, lấy con dao lam ra. Tôi rọc hết hai tay áo cho sát tới nách, hai ống quần rạch gần sát háng cho nhẹ người thoải mái, bơi sẽ không vướng vít. Tôi chỉ chừa bộ đồ bay còn có khúc thân giữa mà thôi; bi chừ trông chúng tôi dị hợm, ngố ngáo (cũng như baby mặc quần áo ngắn lòi tay lòi chân) coi tức cười lắm.
Trên trời có khoảng chục chiếc trực thăng đang ù ù bay lượn, quần thảo dọc theo eo biển. Họ có nhiệm vụ quan sát thật chính xác là: canh chừng cá mập. Vì lâu lâu cũng có vài chú cá mập ở ngoài khơi xa xa, đã bơi lạc vào vùng nầy tìm thức ăn. Nếu lúc nào các khoá sinh thấy trực thăng bắn lên trời quả pháo hiệu màu đỏ. Thì ngay lập tức, tất cả mọi người phải leo lên ca nô gần nhất để bảo đảm an toàn. Sau mấy giờ thi bơi mệt nhoài, khoá sinh đã bơi qua bờ biển phiá bên kia, là có nhiều xe Bus chờ đợi sẵn sàng để đưa khóa sinh rã rời mỏi mệt trở về trường.
Xong khóa học thực tập, ngày mãn khóa sinh viên sĩ quan Không-quân thật đông vui náo nhiệt hết biết. Trông cứ như ngày hội lớn. Bao nhiêu xe hơi và xe Bus đậu dài dài trước cổng trường. Tất cả khoá sinh lên xe trong bộ áo bay màu da cam rực rỡ. Coi rất đẹp mắt lé mắt... mọi người nhìn vô mà mê! Tôi tin chắc là họ sẽ phát thèm (chảy nước miếng chớ chẳng chơi).

Đợt 10.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

*- Điều hai: Có ba ngày đêm Survival Days. Chúng tôi mặc bộ đồ mùa đông gọn gàng ấm áp. Bên trong mặc áo quần lót dày cui. Bên ngoài còn mặc thêm áo treillis. Đội mũ lưỡi trai. Mang giày cao cổ để đi rừng, vượt đồi núi hay đầm lầy.
Trang bị mỗi cá nhân gồm có:
- Được đeo dao găm.
- 1 bình bi đông đựng nước uống.
- Đem theo dụng cụ cần thiết để cắm lều đi rừng.
- Khóa sinh được phép chế ra cái ná dây thun.
- Được cấp phát thuốc trừ sốt rét. Thuốc khử nước. Thuốc trừ muỗi.
Ngoài ra hoàn toàn không được mang theo thức ăn, (trừ nước lạnh).
Mỗi toán bốn người: tôi và Cường may mắn đi chung với hai cựu quân nhân Thủy-quân Lục-chiến Mỹ có nhiều kinh nghiệm dồi dào. Họ đã từng sống và chiến đấu tại chiến trường ở Việt Nam.
Sáng sớm hôm đó, ban tổ chức vất mỗi toán một nơi khác nhau; cách xa doanh trại cuả ban tổ chức cả ba bốn miles. Ban tổ chức hẹn ba ngày sau, sẽ gặp lại tất cả khoá sinh ở tại điểm X nào đó trên bản đồ.
Ngày cuối cùng là Escape Day. Sau khi tất cả khoá sinh biến sâu vào rừng. Tỏa đi trên các đường mòn, thì có nhiều huấn luyện viên mặc toàn đồ pijama đen. Đeo AK (giống “Vi Ci” quá ta). Họ chạy rảo quanh khắp nơi. Nếu họ thấy có toán sinh viên nào vô tình hay cố ý lang bang đi trên đường cái. Thì họ nổ súng (đạn mã tử) chận bắt lại.
Thế là toi đời... sinh viên! Khoá sinh phải đưa phiếu của mình ra. Cán bộ bình tĩnh bấm lỗ vào những chỗ nào mà khoá sinh ấy sai phạm. Ví dụ như:
- Lỗi, khi đi trên đường mòn.
- Không ngụy trang khéo léo.
- Bị lộ mục tiêu, vân vân...
Tuần sau, những anh băn khoăn lo lắng phập phồng run run vì phạm lỗi đó, buồn xo phải xếp hàng đi thi lại môn nầy.
Trong ba ngày đó tất cả toán phải tự lực cánh sinh. Băng rừng rậm. Vượt đồi dốc cao chót vót. Lội sình lầy. Đầm lầy sền sệt và rộng mênh mông toàn cây mọc lúp xúp, bẩn thỉu, hôi tanh, đầm lầy sâu lút đến ngực. Đầm đầy dẫy muỗi, cá sấu, rắn rết, bọ cạp, vắt, ve, toàn là “thứ dữ” độc hại biết bao. Vì thế mới gọi là Survival. Ban tổ chức nói: nếu bị rớt máy bay ở trong rừng. Mình phải biết linh hoạt nhanh nhẹn ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Có thể tự mình tìm cách sống. Rồi chờ cứu viện sau.
Buổi tối hôm đó trời cuối thu rất lạnh. Nhóm chúng tôi bốn người không thể nào ngủ ngáy gì nỗi. Bốn người lo đi chặt cây làm một cái lều nho nhỏ, và gom góp đầy cây khô, củi mục, kể cả lá cây tươi kèm vào, để đốt lửa. Các bạn nhịn đói nhịn khát ngồi sát bên nhau sưởi ấm. Nữa đêm Cường lôi ra hai cái hot dog mà bạn đã dấu kỹ đâu đó, Cường nướng trên đống lửa, chúng tôi cùng nhau chia đều “cuả quý” ra, ngồi chụm vào nhau gậm nhấm từng rẽo hot dog, uống nước và vui vẻ trao đổi những kinh nghiệm, kể chuyện về thời niên thiếu ở quê nhà, nói chuyện phiếm, tếu, rất vui, hầu quên thời gian chậm chạp trôi, và cho bớt buồn ngủ, cốt mong trời mau sáng.
Bình minh mập mờ vừa thấp thoáng lấp ló trong đầm lầy, thì bọn tôi vội vàng thu dọn sạch sẽ, xoá kỹ hết các dấu vết. Dập tắt lửa cẩn thận. Chúng tôi bắt đầu ra đi. Hai ông Thủy-quân Lục-chiến vừa nhìn lui nhìn tới, vừa xem la-bàn định hướng, họ đi trước dẫn đường, tôi và Cường theo bám sát sau lưng họ. Hai ông lính Thuỷ-quân Lục-chiến Mỹ vui vẻ dẫn hai anh Việt Nam. Họ đi đâu, thì tụi tôi lọt tọt đi bám riết theo đó, không sợ gì chuyện “giao trứng cho ác” vì chúng tôi rất tin hai bạn ấy giàu kinh nghiệm. Dọc đường nhóm của tôi đã gặp một toán sinh viên Hải-quân bạn đi ngược lại hướng mình đang đi. Nhóm chúng tôi vui mừng khi đã biết:
- Từ nơi nầy (chỗ nơi tám người chúng tôi đang đứng nhìn ngó, tính toán, thảo luận) để đi đến điểm hẹn X, là chỉ còn cách xa xa chừng năm trăm (500) hay sáu trăm mét (600) mà thôi.
Nhưng bốn ông khoá sinh Hải-quân vừa gặp kia, thì họ cứ gân cổ lên mà cãi lại với hai ông Thủy-quân Lục-chiến Mỹ của nhóm tôi. Bốn ông bạn cùng khoá kia không tin hai ông bạn Thủy-quân nói gì hết. Họ vội vàng từ giã bọn tôi, để tiếp tục đi ngược lại hướng chúng tôi đã đi hôm qua. Hai anh Thủy-quân Lục-chiến nầy dù cố gắng năn nỉ khuyên bảo gì, thì nhóm họ cũng không chịu nghe mà! Biết làm thế nào được. Thây kệ!
Đến chiều, toán bốn người bạn khoá sinh mà chúng tôi vừa gặp buổi trưa đó, đã đi mất dạng vào rừng sâu xa hun hút. Nên họ bị lạc gần năm cây số trong rừng rậm âm u, chằn chịt gai góc và dầm lầy. Mặc dù trời chỉ về chiều, nhưng ở trong rừng rậm thì ban ngày cũng tối đen, như đêm ba mươi không trăng sao. Bốn anh Hải-quân kia đành phải dùng tín hiệu kêu cứu khẩn cấp xin trực thăng, nhờ đến điạ điểm đã bị lạc để đón họ quay về điểm X. Họ phải “đau khổ” buồn bã chờ đợi khi nào có một kỳ khác, để họ đi thi lại môn nầy.

Đợt 11.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

* Điều ba là: Ngoài hai cuộc thi vừa kể trên. Còn những điều rất ly kỳ. Chẳng hạn như:

1.- Cách thoát ra khỏi lòng máy bay: Khi phi cơ bị lật.
2.- Đó là Dilbert Dunker. Có một cái mỏ hình cung. Giống cái buồng lái phi cơ.
3.- Và, Abandon Ship Drill: (Bỏ tàu khi bị đắm) lúc phi cơ bị rơi xuống biển.
Ôi trời ơi! Chúng tôi là phi công Không-quân. Ở trên bờ, bay trên không trung, chứ có muốn “đi dạo” bằng tàu thủy đâu, mà phải học! Vậy mà bắt buộc khóa sinh phải bù đầu, bù óc thức đêm thâu sáng: để học môn nầy đấy, bạn ạ.
Tôi đứng trên bề cao ngất ngư khoảng hơn hai mươi mét, giống y như đứng trên bon tàu Hàng-không Mẫu-hạm; tôi xếp hai cánh tay tréo vào nhau vòng qua ôm chặt hai bên vai, (hay nắm hai trái tai) cho chắc ăn. Tôi nhắm mắt nhảy ùm xuống nước trong tư thế thân thể thẳng đứng. Vì sao? Vì nếu từ trên độ cao đó, mà tôi giăng xoạt hai chân ra, và giăng rộng hai cánh tay ra. Khi thân thể tôi từ trên đỉnh cao va đập mạnh vào nước. Tốc độ nhanh và cao kinh khủng ấy, thì tôi có thể bị gãy tay, gãy chân, toi mạng cùi như chơi.
Sau ba tháng các khóa sinh bận rộn, lo âu, băn khoăn, mệt nhoài “đổ mồ hôi sôi nước mắt” vì chăm chỉ học tập và thực hành. Lễ mãn khóa đã diễn ra tưng bừng, náo nhiệt đông vui đã đến!
Chúng tôi được chuyển qua học tại trường Sauffley Field NAAS (Naval Air Auxilliary Station), cách đó chừng năm mươi (50) miles.



_ * _



thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Attachments
b. fico  My o Cam Ranh.jpg
b. fico My o Cam Ranh.jpg (2.5 KiB) Viewed 6077 times

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Du Hành Vào Không Trung

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 12


dancing dancing dancing dancing dancing

Du Hành Vào Không Trung




Đây Florida và căn cứ Pensacola của Hải Quân Hoa Kỳ.
Pensacola là tên của một thành phố nhỏ, thuộc Tiểu-bang Florida. Florida’s Panhandle trong khu vực Vịnh Mễ Tây Cơ (inlet of Gulf of Mexico). Pensacola & Vịnh Mễ Tây Cơ nằm dưới South of Alabama. Khí hậu khá ôn hoà, ấm áp. Pensacola có căn cứ US Naval Air Station và The Famous “Blue Angel” US Naval Flying Demonstration Team. Tương đương với The Thunderbird US Air Force Flying Demonstration Squadron của US Force vậy.
Từ Sauffley Field NAAS đi Whiting Field NAAS độ chừng hơn trăm miles thì phải?! Đến đó, chúng tôi được phân phối ra hai phi đoàn khác nhau.
Tôi ở bên Squadron 2. Bên nầy cũng như bên kia, chẳng khác gì. Nghĩa là nửa buổi sáng đi học lý thuyết, thì nửa buổi chiều khoá sinh thực hành. Tôi phải xuống Hangar khi đi bay. Dạo nầy tôi đi học đỡ mệt hơn, đi học rất gần.
Đi bay ít nhất khoảng hai giờ mỗi ngày. Trừ những ngày trời vần vũ mây đen, hay giông bão thì khoá sinh ở nhà nghỉ, tự do. Chúng tôi ngồi dưới Hangar, chờ đợi khi nào có thời tiết tốt. Nếu trời vẫn xấu, chúng tôi lại ở đó chờ, thì đọc sách, đọc báo. Ngày mai khoá sinh trở lại học tiếp.

Đợt 12.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Bên nầy, Barrack ở cách xa chỗ đi bay, gần ba cây số. Mỗi sáng chúng tôi thức dậy rất sớm 4:00 lo làm vệ sinh cá nhân. Chuẩn bị thức ăn sáng. Thường là bánh Sandwich kẹp thịt hay trứng gà, (gói lại để ăn sáng và trưa). Một chai sữa hay chocolate. Trong chỗ bay có toàn cà phê Maxwell chua lè. Vậy mà cứ mươi phút, tôi thấy mấy ông thầy Mỹ vào lấy cà phê uống lia lịa, họ uống hết một ly cối.
Độ 4:30' xe Bus đậu tại Barrack. Xe chờ đúng một phút. Một phút thôi Họ giật chuông để khoá sinh chạy lại. Các khóa sinh phải có mặt ở dưới sân chờ đợi xe bus trước. Nếu ai bị trễ vài ba phút, (vâng, chỉ trể quá lắm là bốn năm phút thôi, xe bus chẳng chờ đợi ai, thì mình phải “vắt giò lên cổ” chạy bộ từ nhà đến trường bay. Xa khá xa và mệt đứt hơi. Mệt bở hơi tai đấy. Mới hy vọng kịp giờ. Vì sẽ chậm mất vài chục phút sau mới có một chuyến xe Bus khác.
Thấm thoát tôi đã học bay được ba tháng rồi. Sau khi tôi bay solo nhiều lần:

- Bay đủ kiễu. Đủ cách.
- Bay bình thường.
- Bay đêm.
- Bay không hành (bay từ thành phố nầy, đến ba bốn thành phố khác. - Trong một vòng tròn).
- Bay hợp đoàn hai chiếc.
- Bốn chiếc.

Đợt 13.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Tôi và có ít người bạn nữa chuyển sang bay loại:
- T-28B, - C, D của US Navy.
Sau đó tu nghiệp loại: T-28A của USAF.
- T- 28B, - T-28C có hai chỗ ngồi. Một cánh quạt, nhưng động cơ mạnh hơn. To hơn chiếc T- 34 nhiều.
Đây là loại máy T- 28 A, B, C, và D.
- Loại sau cùng, có cái "móc" đằng sau đuôi, để đáp xuống Hàng-không Mẫu-hạm. Tên gọi là Trojan. Loại nầy bay nhanh hơn loại nhỏ. Lại khó điều khiển. Các anh khoá sinh sĩ quan Không-quân đã trở thành phi công loại: T-34B Mentor của US NAVY rồi.
Tôi bắt đầu học hành chuyên cần tổng quát về bay bổng. Bây giờ tôi bay gần như thành thạo. Theo chương trình suốt thời gian bay, thỉnh thoảng tôi được bốn lần đi bay không hành. Nghĩa là đến cuối tuần vào chiều Thứ Sáu, tôi lên phòng khí tượng làm Flight Plan (bản đồ bay). Mình có quyền chọn địa điểm nào mình ưa thích để bay đến đó. Tôi báo cho thầy hay. Ông thầy chỉ có việc bỏ vào túi xách phi hành (Flight Bag) mấy bộ quần áo. Ông thầy lên sân bay chờ tôi.
Tôi thường chọn bay đến Oklahoma, nơi có gia đình bà chị của tôi đang sinh sống ở đó. Sáng thứ Bảy, tôi gọi phone báo cho bà chị biết tin. Anh chị Ba sẽ lái xe chạy lên phi trường đón tôi về nhà họ, tôi ở chơi trọn kỳ week-end. Chiều Chủ Nhật, thì anh chị Ba lại đưa tôi trở lại phi trường. Tôi sẽ cùng ông thầy bay trở về trường.
Những lần sau, tôi bay solo với bốn chiếc khác. Tôi tập bay hợp đoàn (Formation Flight). Tôi bay qua Tampa (FLA) vài ba lần. Vì nhà ông thầy ở vùng đó. Cứ di chuyển xoành xoạch như thế, có lần tôi đã gửi cô bồ nhí bài thơ vui, ngỏ hầu quên sầu nhớ quê hương:
Ôi! Thật quá mừng vui quá vui.
Em yêu đã đến thăm anh rùi.
Ở đây buồn ngày đêm thui thủi...
Có thư rồi hạnh phúc biết bao...
*
Ồ sao em lại đứng ngoài hiên?
Anh ở bên nầy dạ ưu phiền.
Bởi vì anh dọn sang nhà mới.
Nơi đây phong cảnh hữu duyên.
*
Thơ chưa tròn ý tình như nhạt.
Chỉ buồn bởi thiếu người tri kỷ.
Tao Đàn dìu dập gót anh tài.
Ngoài anh ra, em hợp với ai? (*)
*



(*) thơ tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành - Phần 2. Chươn

Post by tinhhoaihuong »

dancing dancing dancing

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 13


Đành Liều Mạng Cùi





Một đêm kia tôi được thầy cho bay không hành. Bình thường khoá sinh Việt Nam bay đêm, là có thầy đi theo. Chúng tôi chỉ an nhàn cầm bản đồ bay, đi lấy tin tức Meteorology là xong. Đêm đó, tôi ỉ y có thầy cùng bay với mình. Nên tôi tà tà đi lui đi tới, ung dung nhìn trời ngó đất, miệng huýt sáo lia chia. Tôi chả lo chuẩn bị chu đáo một thứ gì cần thiết cho chuyến bay đêm. Kể cả cái đèn pin quan trọng được cấp khi bay. Chả có gì!
Đeo dù vào rồi, tôi cứ ngồi rung đùi ca hát vu vơ, hay huýt gió ở dưới đất. Tôi mòn mỏi chờ đợi ông thầy mãi. Lúc đó có sĩ-quan Operation Officer đến bên tôi, anh ta hất hàm hỏi:
- Sao còn ngồi đó?
- Thì… tôi phải ngồi đây, chứ ngồi đâu bây giờ!?
- Chờ ai vậy?
- . . .
- Sao không ra Flight Line bay đi?
- Tôi chẳng thấy ông thầy.
- Oh! Từ nay trở đi, không có ông thầy, bà thầy nào cả. Anh bay một mình. Nhanh lên. Tụi nó sốt ruột đang chờ anh kia kìa.

Đợt 14.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Thấy bà cha cố tổ tui rồí! Có ngờ đâu! Thế là tôi vội vàng dựng đứng lên, lo đi Preflight Check. Tôi đi một vòng chung quanh phi cơ. Khám:
- Từ dưới lên.
- Từ trái qua phải.
- Khám đủ thứ hết.
Tôi giống như thầy bói mù sờ con voi khổng lồ vậy, tôi cũng đi check phi cơ đấy, mà tâm trí tôi thì hoang mang để tận đâu đâu! Lo âu quá chừng! Định tâm lại, tôi phải đến hỏi mượn đèn pin của người cơ trưởng của chiếc máy bay nầy. Tôi đi thêm một vòng, để check lại thật kỹ. Sau đó tôi đem trả đèn pin cho anh ta, mà trong lòng tôi còn băn khoăn, hồi hộp, bấn loạn, bồn chồn ghê lắm.
Tôi lo lắng kèm với một chút sợ sệt, “miễn cưỡng” leo lên phòng lái. Ôi! Đêm đó là đêm cuối cùng tôi bay không hành, nhưng sao mà lòng ruột tôi cồn cào, nôn nao bất an quá thể, như ngồi trên đống kiến lửa vậy? Đầu óc tôi rối ren như tơ vò, trong dạ sao bồn chồn đến thế không biết. Bây giờ nhớ lại, cảm giác của thuở ấy dường như hãy còn nguyên vẹn.
Chúng tôi được biết năm vừa rồi có một khóa sinh Việt Nam bay đêm như thế nầy. Khi sắp về đến sân bay, bỗng nhiên phi cơ của anh ta bị lật ngửa. Phi cơ lao xuống khu rừng bên cạnh. Anh ta bị vertigo! (tạm coi như choáng váng, không nhận biết vị thế thực sự của máy bay như thế nào, mà chỉ tin vào cái ảo giác sai lầm lúc đó như: về độ cao, sự thăng bằng…).
Nhân khi nói đến vertigo, một hiện tượng có thể xảy đến với bất kỳ một phi công nào khi bay… lỡ bị lọt vào trong mây, trong thời tiết xấu, hay trong đêm tối mịt mùng không một ánh trăng sao! Thì…
Bình thường đi bay ban ngày trời trong xanh, gió nhẹ… thật là lý tưởng cho người phi công để bay bằng mắt thường, nghĩa là điều khiển con tàu, dựa theo cảnh vật bên ngoài mà mình trông thấy, theo giác quan mà mình cảm nhận rõ ràng. Ví như nhờ ta nhìn thấy đường chân trời, nên mình biết mình đang chúi xuống; hay đang ngóc đầu lên, máy bay đang nghiêng hay bình phi… Đó là bay theo mắt trần của mình, nên còn gọi là Visual Flight.
Dĩ nhiên cũng có nhiều lúc máy bay lướt nhẹ qua những đám mây lưa thưa, hay làn mây mỏng, lúc đó càng làm cho mình thêm hứng khởi, có cảm giác lâng lâng khoái cảm và nên thơ, thú vị; đâu cần mộng mơ lãng mạn lắm, mà cũng tưởng như mình đang len lỏi, đùa vui, nắm vuốt các dãi áo lụa trắng ngà, mềm mại của các nàng tiên nữ đang phất phơ trong điệu vũ khúc nghê thường, trên chốn bồng lai, tiên cảnh ái dà da.
Còn về đêm trời đẹp, nhờ có ánh đèn xa xa của thành phố, thì nhờ vậy mình cũng có thể định vị của máy bay cũng được. Dù có… gay hơn ban ngày! Ngược lại là bay Phi Cụ (Instrument Flight) là phi công chỉ bay theo và căn cứ vào những cái phi kế thôi! Họ phải tin tưởng tuyệt đối vào những cái đồng hồ nầy, để điều khiển máy bay, cốt yếu là máy bay phải thăng bằng, lên xuống, hay nghiêng, quẹo, đều dựa theo mấy cái đồng hồ nầy! Mấy tay nầy có nhiều năm trong nghề bay, có nhiều kinh nghiệm và tay lái vững vàng lắm rồi!
Tôi nghe nói mấy tay bay phi cụ là họ có card trắng hay xám gì đó. Khi phi trường bị đóng cửa vì thời tiết xấu, hạn chế nhiều loại máy bay. Thì những tay mang card loại nầy chỉ cần thông báo với đài kiểm soát card màu gì… số mấy... là họ được quyền cất cánh ngay. Mấy tay “săn bão” chắc cũng thuộc hàng “sư tổ” của mấy “Ngài phi cụ” rồi! Còn tôi, bay đêm nay thì cũng coi như Visual Flight thôi, vì thời tiết tốt, dù trong lúc bay tôi cũng liếc nhìn vào phi cụ, nhưng không phải chỉ chăm chú bay theo phi cụ không thôi!
Tôi lái phi cơ ra sắp hàng ngay giữa phi đạo, mà trong bụng đánh lô tô rổn rảng không yên. Trong long tôi mang nỗi bất an, tâm chùn xuống vì xao xuyến, băn khoăn âu lo. Thôi! Cũng đành bặm gan le lưỡi, nghiến răng trèo trẹo, rồi tôi cắn môi, răng trên cắn môi dưới muốn tươm máu vành môi mà liều mạng cùi vậy.
Một vài phút sau, khi chiếc phi cơ anh bạn ở ngay trước mặt của tôi đã cất cánh. Tôi chuẩn bị, báo với đài kiểm soát không lưu lần cuối. Tôi tống ga chạy nhanh trên phi đạo. Phi cơ rời đường băng khi đã đạt trên 120Knots (tôi độ chừng khoảng: Knot = nautical mile = là một hải lý = 6080feet = 1km60).
Đến cao độ đã được ấn định, tôi kéo cần ga, cho phi cơ bay chậm lại. Tôi quẹo về hướng định sẵn. Bên trong buồng lái, có bảng phi kế đầy dẫy những đồng hồ tròn tròn, nho nhỏ chiếu sang: xanh, đỏ; làm cho tôi hơi chói mắt. Tôi không thể nào xem bản đồ, check lộ trình bay được. Hỡi ông Trời quơi!
Độ chừng ba mươi giây sau, khi bay ra khỏi tầm nhìn của sân bay, tôi tống thêm ga cố bay nhanh hơn. Bay cao hơn, tôi cố ý để dò tìm thằng bạn đang bay phía đằng trước phi cơ của mình. Tôi đã nhìn thấy ánh đèn sáng chớp chớp của nó rồi! Cám ơn thằng bạn “tri kỷ” lúc nầy nghe. Mừng quá chừng! Ha ha ha…! Tôi cảm thấy khỏe re, như con bò kéo xe không có hàng hóa, chẳng chở đồ đạc gì đang đi te te.!!!
Vì, theo thông lệ quốc tế bắt buộc: Trên mỗi chiếc phi cơ khi bay trên không trung, phải có bốn cái đèn liên tục chớp tắt như sau:
- Bên trái là: Bóng đèn màu xanh lơ.
- Bên phải là: Bóng đèn màu trắng.
- Phía trên đầu gần đuôi là: Bóng đèn màu đỏ.
- Phía dưới đuôi là: Bóng đèn màu xanh lá cây.
Thế là cứ nhìn theo chiếc phi cơ bay trước mặt, nhìn các bóng đèn chớp tắt kia, là tôi biết ngay. Tôi mừng rỡ hớn hở lại vui vẻ huýt gió, ung dung rung đù à nha. Tôi tà tà bay theo sau chiếc phi cơ kia. (Nếu nó đi lạc, chắc chắn 100% là tôi sẽ đi lạc theo “hắn”! Ồ! nếu rủi ro bị như vậy, chắc là tôi không còn coi “thằng nớ là tri kỷ” và tôi không hẳn chỉ buồn năm phút đâu, mà buồn trăm năm í chớ!).
May thay, sau khi phi cơ của tôi “lẽo đẽo bám dính đít “thằng bạn mình”, tôi đã bay được qua năm thành phố, trong vòng hai giờ đồng hồ, rồi tôi bay trở về! Khi đã nhìn thấy sân bay nhà, tôi quá sung sướng an tâm cho chuyến… “đi đến nơi về đến chốn”!
OK! Sound and safe! Lấy lại tự tin, tôi “chơi” một cú đáp quá êm, quá đẹp… “như để”! Đến nỗi những người trực ở đầu phi đạo, họ phải thốt lên lời khen:
- Real nice landing!
Thực là phỗng mũi to gan lì như…trâu! Tôi sung sướng hãnh diện làm sao! Phấn khởi quá chừng chừng. Tôi vội mở canopy ra cho mát mẻ sản khoái. Không ngờ bụi ở đâu ập vào mịt mù.
Báo hại thật! Thay vì quẹo vào Taxiway, tôi lại chạy ra bờ cỏ ven phi đạo. Suýt tí nữa thì tôi “rơi đài, rớt hai quả dừa” rồi. Vì bên ngoài thảm cỏ, đất mềm, có thể bị “sụp” ngay. Cũng may tôi kéo nó lại được, và đưa phi cơ trở về vị trí đậu an toàn. Còn một chút nữa là mang tiếng: “Đi sông, đi biển không chết; mà lại chết vì cái lỗ chân trâu”!
Tôi kết thúc chuyến bay đêm cuối cùng thật hoàn hảo, vui vẻ biết chừng nào. Tôi cảm thấy thế nào là hạnh phúc! Tuyệt vời làm sao ấy! Lúc đi bộ trở về barrack gần ba giờ sáng, thế mà lòng tôi hân hoan mừng rỡ sung sướng lắm. Vì tôi đã vượt qua được lần thứ nhì trong cánh cửa “vũ môn".
Khi có đủ ba người, họ mới tổ chức lễ phát bằng trong buổi tiệc linh đình. Họ tiễn chúng tôi trở về bên US Air Force, để học bay bổ túc thêm.
Vì nguyên nhân sau: Chương trình bay với US Navy, đã được đặt ra do từ khi ông Nguyễn Cao Kỳ, khi lên làm Phó Tổng Thống, ông nói:
- Nếu Mỹ sợ dư luận trong nước, và quốc tế, về việc các phi công Mỹ đang ở Việt Nam bị bắn rơi. Bị bắt làm tù binh ngoài Bắc Việt. Hãy xin cho phi công Việt Nam đi bay thay thế. Họ sẽ được huấn luyện bởi US Navy. Sẽ cất cánh từ Hàng-không Mẫu-hạm.
Ngoài khơi biển Đông. Họ sẽ tiến vào bờ, nơi đất liền, để đánh phá các mục tiêu đã định. Sau đó, họ sẽ thoát đi, bằng cách là phi cơ ấy trở lại với con tàu Mẹ. Tôi tin họ sẽ thành công.
Hồi đầu Mỹ chịu, nhưng Việt Nam phải tuyển toàn những người có trình độ Anh-văn cao. Có thể hình tốt. Và nhất là những người hoàn toàn tự nguyện mới được. Thời gian huấn luyện những phi công nầy, dài gần gấp rưỡi bên US Air Force.
- Muốn huấn luyện thành thục một phi công bên Không-quân, kể cả thời gian học Anh-văn ở Lackland AFB, cho đến khi ra trường. Thường chỉ là cần mười tám tháng.
- Còn muốn đào tạo một phi công US Navy. Phải mất ít nhất hai năm. Chưa kể còn phải học “chuyền sâu”, tức là phi công ấy phải đi học bổ túc, để có thể bay loại phi cơ thông dụng tại Việt Nam. Là loại khu trục cơ A.1.E Skyraider.
Rồi không hiểu vì sao lúc đó lại có lệnh “ngưng” chương trình nầy. Tôi và một số ít người, được gửi đi học thêm ở US Navy. Kể ra, từ năm 1964 cho đến lúc đó (1967), có tất cả 74 người đi học ở Hải-quân. Thi đậu chỉ có 40 người. Trong đó có tôi.
Vì học với US Navy, trong đầu óc sinh viên luôn được trang bị bằng nhiều… “cái nhất”, nên khi bay ra trận địa, họ vẫn giữ truyền thống gan dạ. Kiên định. Đánh bạo. Bay rất sát, rất gần. Đang lúc ở chiến trường Việt Nam, có các loại súng phòng không, hoả tiển tầm nhiệt cầm tay SA-7 thì không cần biết ai, và cũng chẳng cần tránh né ai hết!
Các anh ấy là một vài trong những người phi công tài hoa của Không Lực VNCH, với bầu nhiệt huyết tràn đầy, quả cảm, họ luôn hăng say trong mọi phi vụ. Rất xứng đáng mang hai chữ: Anh hùng.
Chẳng may phi cơ của họ bị phòng không, hay hỏa tiễn cầm tay SA-7 bắn rơi. Họ toàn là những anh hùng quả cảm, anh tài kiệt xuất đầy hăng say, nhiệt huyết phi thường của ngành Không-quân Việt Nam Cộng Hòa cả.
Trong đó có các anh: Nguyễn Cao Hùng. Trần Thế Vinh. Phan Quang Tuấn. Vân vân...



_ * _



thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Lao Xao Sóng Gợn

Post by tinhhoaihuong »

dancing dancing dancing



Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 14


Lao Xao Sóng Gợn





Hồng Hạnh ơi,
Mặc dù anh biết có thể là em không muốn đọc thư anh, (vì anh “ hư” quá, lúc nào cũng làm điều sai quấy, nên cứ làm em đau buồn mà) nhưng anh cứ viết tiếp cho em thư nầy nhe. Em có thể đọc khi vui, lúc buồn hay nhớ nhung…
Khi đã tốt nghiệp bên US Navy, anh chính thức được công nhận là phi công,- anh có bằng lái phi cơ loại hai chỗ ngồi. Đồng thời các anh nhận được quyết định thăng cấp Chuẩn-úy phi công, do từ bên Bộ Tư Lệnh Không-quân Việt Nam Cộng Hòa ban hành.
Lẽ ra, anh đã được gọi đi học Khoá Huấn Luyện Viên. Khóa đó có ba chỗ, gọi là IP (intructions Pilot) bên Keesler. Nếu ngay lúc đó trong giới bạn cùng khóa nầy, có ai chịu khó ra trường một lần cùng anh, là anh đi học khỏe re. Nhưng Hùng và Bé (ở khoá 64 C, Nha Trang) ra trường sau anh hai tuần lễ. Xui xẽo là lúc đó Hùng đi thăm gia đình em gái ở bên Florida. Thế là anh và Bé được đưa về Battalion X (Tiểu-đoàn nầy là nơi ở của những người đang học bên US Navy bị loại). Họ chờ đợi để được điều đi học lại môn khác.
Anh và Bé có một tháng ròng rã ngồi chơi xơi nước, có lương. Sáng, trưa, chiều, tối, hai đứa anh chỉ ăn rồi ngủ. Thức dậy không biết làm gì hơn, anh đi la cà ra phố chơi rông. Chiều tối anh chui vào mấy Bowling Alley, hay vào rạp chiếu phim, coi hoài mong cho hết giờ.
Thời gian nầy, anh bắt đầu mập ú. Nhàn rỗi quả thực vô vị, nhàm chán. Anh viết thư về gia đình. Viết thư tình cho cô bồ mới tên Thư mỗi ngày một lá thư thắm thiết, thêu dệt những ý tình đẹp đẽ đầy nhớ nhung. Anh kể hết chuyện dông dài trên trời dưới đất. Anh gửi nhiều hình ảnh đó đây, kèm đủ thứ quà cáp rất giá trị về cho cô ta.

Đợt 15.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành Hành)


Mãi đến lúc Hùng hết phép trở về, thì lúc đó cả ba người mới lên đường, đi học bổ túc bên Randolph ở Texas. Thật ra, lúc đó chẳng có khoá nào cả. Nhưng chả lẽ họ cho tụi anh ăn no, rồi ngồi chơi nhông nhống, cứ ở không mà ung dung rung đùi lãnh lương thì coi sao được? Nên họ điều các anh đi học! Vâng! Đi học.
T-28A mà bên USAF sử dụng, (ví dụ đơn giản thì chỉ giống như chiếc xe honda chừng 50cc. Trong khi đó, tụi anh đã tốt nghiệp cái bằng loại xe honda có gắn 90cc rồi).
Về đến Randolph, việc đầu tiên các anh cần giải quyết là:
-* Trên Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển tụi anh, thì Mỹ vẫn ghi là “A/C", nghĩa là Cadet. Theo nguyên tắt cadet: thì tụi anh vẫn còn là sinh-viên sĩ-quan. Thế nên từ ăn đến ở, đều là sinh viên sĩ-quan, nghĩa là chưa được chính thức hưởng quyền lợi của sĩ-quan. Khi vừa đến nơi, các anh nhìn trong danh sách gửi người du học khóa nầy: Có người đến từ Việt Nam; tất cả đều là Sĩ-quan. Từ thiếu uý, trung uý. Chứ không có ai là sinh viên sĩ quan cả.
-* Họ định chuyển các anh về barrack ở chung với đám sinh viên sĩ quan. Thế là các anh cương quyết không đồng ý. Anh và Vinh trưng bày sự vụ lệnh, đưa bằng tốt nghiệp ra, đồng thời đưa quyết định của Bộ Tư-lệnh Không-quân Việt Nam Cộng Hòa ra. Yêu cầu họ công nhận các anh hiện giờ đã là Sĩ-quan.
Ông Đại-tá Chỉ-huy-Trưởng Không-quân Hoa-Kỳ mời các anh lên. Anh trình bày rõ ràng quan điểm của mình. Đòi hỏi phải có quyết định đúng đắn. Nếu không, thì anh em sĩ quan của cả khoá học sẽ đi về US Navy. Và, các anh xin trở về Việt Nam, không thèm học bay học biết chi nữa.
Sau khi hai bên bàn thảo tỉ mỹ và giằng co hồi lâu. Họ đành chấp nhận là “Hold for third Lieutenant”. Là Thượng-sĩ-Nhất, cấp bậc cao nhất của USAF mà thôi. Vì bên USAF không có cấp bậc Chuẩn-úy (Aspirant), mà chỉ có Warrant Officer.
-* Họ vẫn chưa công nhận các anh là sĩ-quan. Nhưng mình đã hưởng chế độ ở phòng sĩ-quan. Anh và Hiển được cấp một phòng lớn. Có phòng khách, hai phòng ngủ, toilet, đồ dùng đầy đủ, tiện nghi. Vân vân...

Đợt 16.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Đi học bay bên nầy, thật sung sướng nhàn hạ phong lưu như đi dạo mát. Các anh kia, dù đã tốt nghiệp khóa L-19 bên Việt Nam. Nhưng họ có phần hơi vất vã hơn. Chứ “ba đứa anh” thì bay xoành xoạch, loại mạnh hơn, to hơn nhiều. Khóa học ấn định ba tháng. Tuy mới học đến tháng thứ hai, trường phải chuyển toàn thể căn cứ đi Keesler AFB, ở cách đó độ 200 miles.
Ở đây, anh có một kỷ niệm rất vui. Ông thầy người gốc Ý vui tính, hồi xưa ông đã nhập ngũ và qua Việt Nam, ông lấy bà vợ rất trẻ. Một chữ tiếng Anh bẻ đôi bà ta cũng không biết. Thế là lúc đó, bà vợ ông thầy có bầu, ông thầy muốn đưa bà vợ của ổng lên học lớp khóa giảng dạy “Người mẹ tương lai”. Nên thầy nhờ anh làm “thông dịch viên”. Ông đem xe đến chở anh, và bà bầu kia, đến bệnh viện. Anh phải ngồi đó nghe rõ. Rồi anh phiên dịch lại cho bà bầu, để bà biết cách thức luyện tập trước khi sanh. Sau khi sanh. Cách thay tã lót. Tắm rửa. Pha sữa. Nấu thức ăn lỏng cho em bé, tùy theo em bé có bao nhiêu tháng tuổi, vân vân…
Tóm lại, ba tháng ở đó, anh là “trợ lý ngôn ngữ” cho bà bầu. Bà bầu được “mang Họ của anh”. Vì thế, cả khoá sinh xúm lại chọc quê anh là “chuyên viên đỡ đẻ”. Ông thầy nầy rất hợp với anh. Sau đó, anh thuyên chuyển qua căn cứ khác, ông thầy vẫn đên thăm anh và ân cần thăm hỏi. Họ báo tin: “mẹ tròn con vuông”, và cám ơn anh rối rít. Họ mời anh khi nào tiện, thì ghé nhà xem mặt cháu bé. Họ nhờ anh đỡ đầu và xin phép được đặt tên con trai, lấy tên nick của anh là Tony. Vậy, anh đã có một đứa con nuôi nơi đất khách quê người đó. Nha em yêu.
Chuyện thứ hai, là có sự hiềm khích giữa anh và thằng Trung-úy tên Carroll. Nó chả làm gì anh cả. Nhưng anh rất ghét nó. Số là ở barrack có lệnh cấm nấu nướng trong phòng. Họ sợ vật liệu xây dựng nầy gần gas, dễ bốc cháy. Mỗi chiều Carroll canh me đứng gần chỗ người Việt ở, hắn chận đường mấy sinh viên đi mua thức ăn tươi về định nấu nướng thêm. Vì ăn đồ Mỹ hoài, họ ngán lên tới cần cổ. Và không hợp khẩu vị, nhất là thèm món ăn Việt Nam. Thì Carroll liền tịch thu, hắn vất hết những rau tươi, thịt heo, thịt gà, thịt bò vào sọt rác. Anh thấy hắn làm chuyện lếu láo đó, (với mấy anh kia), anh đến cự nự:
- Anh có thấy rõ họ nấu nướng ở barrack không?
- Đây là những thức ăn còn sống đấy ...
- Tôi rõ. Sao anh dám vứt thúc ăn của họ? Anh có biết anh đã xâm phạm “tự do cá nhân”, đồng thời phạm lỗi “phá hũy tài sản” của kẻ khác không? Vì họ đã mua thức ăn bằng tiền của CA. Anh có muốn tôi làm complaint thưa lên CA không?
Bởi vì, anh cũng là một sĩ-quan. Nên có lẽ hắn ta không muốn đôi co hay tranh luận. Công nhận hắn cũng hiền. Thế là “ảnh” xin lỗi. Từ đó anh ta hết dám đứng chận đường đám sinh-viên. Thật ra vụ nầy, anh cũng có một lần bị đó Hồng Hạnh à. Hôm đó đám sĩ quan Việt Nam (sĩ-quan đó nha) có nấu nướng thật. Khi tất cả sĩ-quan tập trung đi học vắng, thì ở nhà có an ninh (Air Security) đến. Họ chận các ngỏ lên xuống, tự động lấy chìa khóa Master Key, mở các phòng ra. Hễ thấy có đồ dùng để nấu bếp, họ tích thu hết. Thậm chí có những thứ hàng hóa còn nguyên kiện, anh em khóa sinh mua, định gửi về quê nhà, biếu thân nhân, cũng bị an ninh tịch thu. Họ chở hết những thứ ấy đi trên một chiếc xe GMC đầy nhóc. Trưa hôm sau, anh và chín bạn nữa bị mời lên phòng Chỉ-huy-Trưởng căn-cứ, để họp. Nhìn nồi niêu son chảo cũ tùm lum ta la trước mặt. Ông nói:
- Chúng tôi tôn trọng qúy anh là sĩ-quan đồng minh. Sao qúy anh không tuân theo điều lệ của căn-cứ là: Cấm nấu ăn trong phòng.
- . . .
- Qúy anh có ý kiến gì không?
Mấy bạn khóa sinh đẫy anh ra tranh luận: OK nói thì nói. Sợ gì! Có bị bắn “cái đùng” đâu mà chết:
- Thưa Đại-tá, chúng tôi là người Việt Nam, chúng tôi ăn thức ăn Việt Nam quen rồi. Nay ở bên Mỹ gần hai năm, ăn toàn thức ăn Mỹ. Không hợp khẩu vị, không ăn được ngon miệng và ... (bị đói hoài !???). Do đó, chúng tôi không có đủ sức khỏe để đi bay. Với lại... ông không có bằng chứng gì, là có người nấu nướng, phải không? Nếu ông thật sự tôn trọng, hay quan tâm đến chúng tôi. Xin ông giúp đỡ chúng tôi, bằng cách cho chúng tôi có chỗ nấu nướng riêng, cho chúng tôi nhờ.
Nhìn đống son nồi méo mó như thế, cả nhóm đều cười to, mà anh dám liều nói bố lếu bố láo, như thế kể ra cũng “muốn thí mạng cùi” cũng lạ! Công nhận người Mỹ rất “Fair Play”, đúng là họ có “tinh thần cao thượng” tuyệt vời của người Mỹ tôn trọng tự do. Ông ta cười cười, ôn tồn nói:
- OK. Để tôi xem đã. Tạm thời, tôi phải giữ những thứ nầy lại. Cảm phiền qúy anh, tối nay đi ăn ở Cafeteria dùm. Mai sẽ tính.
Em biết không? Sáng sớm hôm sau, có đoàn người liền đến xây cất mấy căn nhà. Bằng vật liệu nhẹ, có mái che, có đường đi bằng xi măng. Họ làm cái bếp có đủ thứ cần thiết mới toanh sạch sẽ và sáng bóng. Kể cả có bảng hướng dẫn sử dụng điện. Nhớ tắt điện sau khi dùng. Nhớ làm vệ sinh mỗi ngày các lò nấu. Vân vân... Thật là chu đáo. Họ còn bảo các anh lên lấy lại “dụng cụ bếp núc méo mó”. Thế là từ đó xuất hiện “cái bếp dã chiến” ngay tại khu B.O.Q (Bachelor’s Officer Quarter). Khu dành riêng cho sĩ-quan độc thân.
Rồi một ngày kia, có lệnh di dời toàn bộ căn cứ qua Keesler (Mississippi). Thu dọn đồ đạc xong, anh lên xem bảng trực. Oái oăm thay! Trong lịch thì anh phải bay với Carroll. Anh bực bội xuống phản đối dưới Chỉ-huy-Trưởng:
- Các ông sắp xếp cho tôi bay với Carroll. Nhất định tôi sẽ không bay đến Mississippi đâu. Tôi sẽ cho hắn đi theo tôi ra ngoài phòng lái, đi rong chơi với tôm cá dưới biển. Nếu không tôi sẽ làm một phi vụ Kamikaze.
Kamikaze là Thần phong của Nhật hồi Đệ-nhị Thế-chiến, đó là những phi cơ có trang bị đầy bom, đạn, họ bay cảm tử. Họ chỉ cất cánh nhào xuống các chiến hạm Mỹ. Họ ra đi không hẹn ngày về... hồi xưa, đó em.
Nhượng bộ anh cho anh bay với người khác; nhưng họ cũng rất cáo già, là khi đến căn cứ Keesler AFB, thay vì họ đưa ba đứa anh về BOQ, ở với những sĩ-quan đồng khoá. Họ xỏ lá cho ba thằng bên Navy về thẳng bên Barrack của sinh-viên sĩ-quan. Các bạn kia cũng tức tối lắm, anh nổi máu nóng lên định “đảo chánh làm loạn” lần nữa. Nhưng sau cùng, Bé ôn hòa an ủi anh:
- Thôi mày. Vài tuần nữa là học xong. Kệ cha nó. Hơi đâu làm loạn cho mệt.
Thỏa thuận với nhau đồng ý như vậy, nên tụi anh ở tạm đến hết khóa học. Sau khi tốt nghiệp, họ tổ chức một buổi lễ. Mấy đứa bạn và anh âm thầm bỏ trốn đi hết. Cầm đầu là Vinh. Tụi anh chả cần báo, chả cần tham dự lễ lạy gì hết, để trả lời về vụ bọn Mỹ nó o ép, kỳ thị, chơi xấu mình. (mà mình thì cũng... chả vừa). Thế là, họ tức giận liền báo về Bộ Tư-Lệnh Không-quân Việt Nam là “tụi anh” không tuân theo kỷ luật, đề nghị phạt. Cả mấy đứa đều bị phạt “15 ngày trọng cấm. Ghi trên giấy tờ”.
Tạm biệt em.
Anh,
Phi Hành


_ * _



thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Chuyện RONG RÊU

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 15


Chuyện Rong Rêu




Hồng Hạnh thương yêu,
Trước khi bước vào câu chuyện định mệnh sầu đắng, anh xin dừng lại đây ít phút. Kể hầu em nghe vài chuyện “Buồn cười nhỉ” nha.
*- Thường thường, vào hai buổi chiều Thứ Bảy, Chủ nhật cuối tuần, thì nhà trường có những chuyến xe Bus quân sự miễn phí, chở các sinh-viên sĩ-quan ưa đi ra bờ biển chơi. Hay về những thành phố gần đó để giải trí. Thế nên, cứ chờ đến cuối tuần là bọn anh ra bờ biển, ngồi trong các Bar uống nước, uống bia, hay rượu nhẹ giải khuây. Các anh đang ngồi nhâm nhi bia, và tán dóc, hỏi đố nhau, mỗi thằng chêm một vài câu vô hại có lợi để vui vẻ khoái chí cười ha hả:
- Dreamt là từ duy nhất trong tiếng Anh có”mt” ở cuối câu.
- Chiếc máy bay đầu tiên: Con ngựa sắt của Thánh Gióng.
- Nước chiếm 2/3 khối lượng cơ thể người. Trong máu có tới 92%; não bộ có 75% các cơ bắp cũng có 75% là nước.
Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất I tự coi mình là người mẫu mực trong chuyện vệ sinh thân thể. Bà từng tuyên bố rằng cho dù bẩn hay sạch thì cứ mỗi 3 tháng bà mới tắm 1 lần.
- Adolf Hitler là một người ăn kiêng và chỉ có duy nhất một… tinh hoàn. Vì ông ta nghĩ: Bia độc hơn rượu, bằng chứng trên thế giới chỉ có “mộ bia” ; mà không hề có “mộ rượu”.
Bởi vì: Một người phụ nữ toàn diện, là phụ nữ: sáng diện, trưa diện, chiều diện! Tối diện. Vậy thì: Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó. Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó. Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết định lấy nó. Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe nó. Đáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến. Mặc dù ta biết: Tình yêu là vĩnh cửu. Và chỉ duy nhất một thứ được phép thay đổi: Ðó là người yêu. Do đó:
Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xúi dại.
Sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà ngồi không.
Sau lưng người đàn ông thành đạt là người đàn bà đánh bạc.
Sau lưng người đàn ông long nhong là người đàn bà long đong.
Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà ngồi rình.
Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực.
Sau lưng người đàn ông yếu đuối là người đàn bà...chán chuối...(*) ha ha ha ...
Tại các quán kia, có những cô gái tóc vàng, mắt xanh, còn rất trẻ. Đa số các em là sinh-viên, đi làm thêm partimes mùa Hè, kiếm tiền mua sắm, xài vặt, hoặc đóng tiền học. Vì thế, các quán Bar luôn luôn nhộn nhịp. Đông đúc. Ồn ào. Ầm ỉ hết biết. Đến quán uống bia, hay nước ngọt, thì các anh thích ngồi gần cửa ra vào, cho thoáng. Và; hầu hết các anh Không-quân nầy ưa bày cho các em gái những ý hay, nên được sự mến mộ của mấy em tiếp viên. Ví dụ như:
To give a shine to hair: Add one teaspoon of vinegar to hair, then wash hair (muốn cho tóc được óng ả: bỏ một muỗng cà phê giấm lên tóc, rồi gội sạch) . To avoid smell of cabbage while cooking : Keep a piece of bread on the cabbage in the vessel while cooking. (muốn làm bớt mùi bắp cải khi nấu: để một miếng bánh mì trên bắp cải trong nồi khi nấu.)
-To boil eggs quickly : Add salt to the water and boil. (muốn luộc trứng nhanh chóng: bỏ muối vào nước và đun sôi.) To whiten white clothes : Soak white clothes in hot water with a slice of lemon for 10 minutes. (muốn tẩy trắng quần áo màu trắng: ngâm quần áo màu trắng vào nước nóng có bỏ một lát chanh trong vòng 10 phút. )
To rid the smell of fish from your hands : Wash your hands with a little apple vinegar. (để tẩy hết mùi tanh của cá trên tay: rửa tay bằng một chút giấm táo) vân vân ...
- Hi hi hi ... ha ha ha ...
Thế nên, có một nhóm Hoologans tức tối. Tụi nó to cao, dềnh dàng, vạm vỡ. Mặt mày bặm trợn. Nghênh ngang. Coi người khác như pha. Bất cần đời. Đi đâu chúng cũng dàn hàng ngang, giạng chân ra, rú xe mô tô có phân khối lớn, khói bay mù mịt, bóp còi kêu inh ỏi. Chúng thấy đám sinh viên Việt Nam lịch sự, được các cô vui vẻ tiếp đãi nồng hậu. Thế là, “tụi nó” chễm chệ ngồi lên bàn ở bên trong quán, tìm cách gây hấn với tụi anh. Lần nào “tụi anh” cũng gặp bốn năm tên, ngồi đối diện và “nghênh” chiến. Hoặc, chúng đi ngang qua bàn anh ngồi, chúng cố ý đụng bàn, đá ghế. Làm đổ ly nước, hay ly bia.
Nghĩ phận mình nhỏ con, nhất là không muốn phiền phức, hay kết bè cánh tạo “băng đãng” tại địa phương làm gì cho mệt. Cho nên tụi anh đành phải nhịn nhục. Nhưng trong lòng mỗi đứa, đều tức giận kinh khủng! Chả lẽ mình cứ cúi đầu chịu nhục, để cho chúng nó lên mặt ăn hiếp mình hoài sao!? Về trường bay, tụi anh vẫn hậm hực, sôi nổi bàn tán chuyện nầy. "Ông nội Vinh" tức giận nhất, hăm he phải tìm cách nào đó, để "rửa hận" mới thôi. Bọn thanh niên khóa sinh giơ thẳng hai tay lên trời, đồng ý với Vinh cái rụp.
- Tao đã nói mà: Những tháng nào bắt đầu vào Chủ nhật, thì luôn luôn có “thứ 6 ngày 13” xui hết biết.
Có hai anh sinh viên Đại Hàn trong trường. Tướng tá họ trông ngon lành. Họ là hai vỏ sư Đệ Tứ Đẵng Karatedo và Taekwondo. Hai anh nầy nghe tụi anh kể lại, họ nói với tụi anh:
- Để chúng tôi “trị tội” bọn “mất dạy” kia cho. Yên trí.
Thế rồi, một buổi chiều cuối tuần, các anh đi cùng hai anh Đại Hàn, ra quán Bar. Vì hai anh kia là người Á Châu, nên coi vóc dáng và diện mạo không khác gì người Việt Nam mấy. Hai anh kia bàn tính:
- Nếu có đụng độ. Các bạn cứ gọi Taxi, ra ngồi hết trong xe. Chờ sẵn, chờ chúng tôi ở đó nhe. Còn trong quán, thì để chúng tôi “làm gỏi” mấy tên “cao bồi, du đãng” nầy xong. Rồi cùng nhau chạy vù về căn cứ luôn. Nha.
Hôm sau bọn kia vào quán vẫn thấy đám anh ngồi ở chỗ cũ. Theo thường lệ, chúng vẫn đá bàn, đá ghế, và “cà nghinh, cà bật”. Ngổ ngáo. Bặm trợn. Coi chẳng giống ai. Chẳng giống con giáp nào. Hai anh Đại Hàn nháy mắt với tụi anh, tủm mỉm cười cười.
Vinh kêu cô tiếp viên tính tiền. Mấy anh Việt Nam nhẹ nhàng thối lui, ra ngồi chờ sẵn trong ba chiếc taxi. Để cửa xe mở, và rồ máy xe chờ sẵn. Không nói chẳng rằng, hai anh Đại Hàn từ từ đứng dậy, nhanh như chớp nhào vô bọn chúng. Họ “nện” cho mấy tên kia một trận đích đáng, nên thân. Rồi hai anh Đại Hàn kéo nhau chạy ra xe. Cả nhóm anh sung sướng, cười nói hớn hở vui vẻ thoải mái quá chừng. Xe chạy riết về căn cứ Không-quân. Nhưng khổ nỗi, khi hai anh Đại Hàn, vừa ban “hậu ơn” cho chúng bài học đích đáng xong, vừa chạy ra xe taxi, hai anh Đại hàn cứ la to:
- Việt Nam! Việt Nam!
- Good boy!
Ngày hôm sau, các báo địa phương đăng tin:
- Có một nhóm sinh-viên sĩ quan Không-quân Việt Nam vào quán Bar, họ bị các tay kia làm nhục nhiều lần. Nay họ đã ẩu đả với bọn Hooligans. Khiến mấy tên bị thương nhẹ. Một tên gãy xương quai hàm. Một tên gãy tay. Một tên long đầu gối, què chân.
Từ đây xin đừng ai dụng chạm, hay “kỳ thị” đến người Việt Nam nữa nhé. Tin nầy chấn động cả thành phố nhỏ.
Thật hả hê trong dạ làm sao! Tụi anh đều mở cờ trong bụng, vui không thể tả! Có điều hơi phiền toái là: Tin đó được đưa lên tận phòng Tùy Viên Quân Sự Việt Nam, tại Toà Đại Sứ Mỹ.
Than ôi! Ít lâu sau, có một ông sĩ quan liên lạc bay đến. Ông mời cả nhóm Việt Nam lên phòng hội. Khi tụi anh vừa bước vào phòng, ông ta chỉ ghế mời ngồi. Ông lắc đầu, nhướng mày lên, và cười cười:
- Các anh cứ thú thật với tôi đi. Ai đã đánh mấy thằng Mỹ bị thương? Chứ các anh nhỏ con, làm sao mà đánh đấm tơi bời cái bọn có dao găm kia. Đến nỗi chúng bị gãy tay, lọi giò đó? Hở?
Tụi anh kể lại hết và thú nhận. Ông ta cười vang. Ông không nói gì. Mọi chuyện rồi cũng ổn thoả thôi.
Về sau, mỗi lần có người Châu Á đi ra phố, đa số thị dân đều đón tiếp ân cần, trịnh trọng. Vì họ nghĩ: Người Việt Nam bé nhỏ nầy, nhưng Việt Nam là “Hero. Võ công cao cường”. Mấy anh Việt Nam đã dẹp sạch lũ Hooligans ngoài bờ biển thật rồi. Nhân đó, tên Vinh đẹp "giai" nhà ta, được qúy nàng mắt xanh siêng năng tận tình, vui vẻ ưu ái chiếu cố âu yếm “cưng nựng” hơn.
*- Còn nhớ ngày lễ Thanksgiving năm 1966, lúc tụi anh đang bay ở Randolph AFB (Texas). Ở ngay đầu sân bay, có trại chăn nuôi “Gà Tây” (Turkey) mấy chục ngàn con. Ông chủ trại tên Joseph, làm một cái chòi gác cao ngất. Và ông đã đặt một khẩu súng đại liên 20 trên đó. Ông doạ là:
- Tôi sẽ bắn rơi tất cả chiếc máy bay nào, bay xuống thấp.
Vì trại của ông chăn nuôi cả ngàn con gà Tây, chúng rất sợ tiếng phi cơ gầm rú, khi đáp xuống, hay khi cất cánh. Chúng sợ hãi bay tán loạn và ngừng đẻ. Khiến trang trại của ông bị thua lỗ đậm. Nên ông ta mới làm “căng” như vậy! Thật ra, khoá sinh không quân cũng có lắm anh khoái chí chọc ghẹo, tinh nghịch quá chừng! Họ ưa bay là là sát mái nhà, rượt đuỗi đàn gà của ông ta chạy nhốn nháo. Cho nên ông ta mới giận dữ, và hăm doạ ấy mà.
Thế là, trường ban lệnh cấm: Các anh không được bay dưới thấp quá 300 feets.
*- Có một lần, các anh đi học Ground School (học lý thuyết dưới đất) thì bọn Mỹ gốc Xì, được trường thuê mướn quét dọn phòng ốc, đã đình công. Họ đòi tăng lương, nên không chịu làm việc.
Lớp các anh có mười người sĩ quan, tốt nghiệp ra trường cả. Lên lớp, ông đại úy Mỹ rất “kỳ thị chủng tộc”. Y nhấn mạnh từng câu nói:
- Tụi Xì đình công. Thì tụi bay phải làm thay tụi nó, quét dọn lớp cho sạch sẽ.
Vinh đứng ra chất vấn nó:
- Tại sao?
- Tụi bây cũng là coloured people.
- Chính phủ ông mời chúng tôi sang đây, là đi học bay. Vậy thì, dù chúng tôi có là da màu chăng nữa. Chúng tôi vẫn là Guest. Chứ không phải là Servant của mấy ông. Ông không được nói thế.
Các anh Việt Nam và hai anh Đại Hàn cương quyết không chịu làm. Thế là tên đại uý tức mình, chửơi mắng các anh đủ thứ tiếng lóng. Nó gọi người Việt Nam là Goddamn Gook. Hoà đã gây lộn với thằng Mỹ ấy khá lâu. Chính Thanh dũng cảm đi lại gần nó, Thanh lầm lì không nói không rằng, Thanh từ từ lấy cái ghế đẩu gần đó, kéo sát lại. Vì Thanh chỉ cao đến ngực thằng Mike, (trong khi Mike cao 1m98). Thanh từ từ leo lên ghế, thoi một cú đấm rất mạnh vào giữa mặt thằng kia. Mike xịt toé máu mũi, văng máu tùm lum, tà la. Thấy vậy, cả mười anh sĩ quan Việt Nam bao vây nó lại. Thằng Mỹ sợ quá, vừa la vừa chạy lên “méc” ông chỉ huy Trưởng. Ông Đại tá xuống ngay. Các bạn đẫy anh ra nói chuyện, vì dù sao tiếng Anh của anh cũng đủ khả năng để đối chất lưu loát.
Công nhận người Mỹ thật hay! Mike biết lỗi, nó đi bắt tay từng người, xin lỗi cả lớp. Nó từ tốn gọi là các "ông sĩ quan" đàng hoàng. Từ đó, Mike thân thiện, hiểu biết hơn. Không có thái độ khinh khi người da màu nữa.
Tuy nhiên, vì Thanh phạm kỹ luật nhà trường, nên bị báo cáo về Việt Nam. Họ “đì” Thanh “tới bến” hoài, sau nầy không cho Thanh đi bay. (nhờ đó mà Thanh còn sống sót đến bây giờ. Nay Thanh làm đủ thứ nghề, chạy xe ôm, sữa xe đạp... Cuối cùng, Thanh cũng ra đi vĩnh viễn, vì bệnh ung thư yết hầu).
Anh,
Lữ Phi Hành



_ * _


(*) Sưu tầm lượm lặt đó đây.

thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Cẩn Trọng Vẫn Tốt

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 16


Cẩn Trọng Vẫn Tốt



*.- Đợt 21.-

Tính ra, tôi đã bay những loại phi cơ:
* T-34. Từ ngày 31-o3-1966 - đến 28-o4-1966.
Sau đó, chuyển qua bay bên US NAVY.

* Đợt 22.-

*Loại: T-28, Ngày 28-05-1966 đến 11-10-1966.

* Đợt 23.-

* Rồi trở về bên USAF, học bổ túc T-28.
Từ ngày 29-1-1967 đến ngày 24-o4-1967.

* Đợt 24.-

* Tốt nghiệp Phi-công Quân-sự xong. Chúng tôi được chuyển qua căn cứ Hurlburt A F B, để học tác-chiến trên chiếc A.1.E Skyraider. Từ ngày 1-05-1967 đến ngày 18-07-1967.

* Đợt 25.-

*- Có một lần khác, khi chúng tôi học cách thoát ra khỏi máy bay, khi đáp xuống biển, thì có một phi cơ bị lật ngửa. Viên phi công bị dây đai nịt an toàn cột chặt vào ghế.
Huấn luyện viên cho một tốp khóa sinh bên Vinh (có biệt hiệu rất thân thương là Vinh Tô Tô) thực hành, và biểu diễn trước. Họ leo lên cockpit (buồng lái giả), cài đặt trên một đường rây, đặt trên cao ở hồ bơi, cách mặt nước khoảng chừng 10 mét. Có ghế ngồi, có dây an toàn, có panel cản lại. Nói chung là: có đầy đủ mọi thứ. Giống như buồng lái thiệt.
Sau khi kiểm soát kỹ càng, các học viên mang dù, được gài chặt vào ghế rồi. Huấn luyện viên hỏi:
- Ready?
Vinh khá giỏi và tự tin đưa ngón tay cái “thumb up”. Ông thầy kéo cái chốt. Thế là hai buồng lái giả nầy tuột băng băng xuống “dốc rây” cao tít dựng đứng, và rơi tõm xuống nước. Sau đó lật ngược, chổng mông lên. Học viên “tá hoả tam tinh”. Như bị Trời giáng cho một cú búa tạ vào đỉnh đầu. Nguy hiểm thật.
Điều đầu tiên là: Vinh bình tĩnh ngồi yên. Chứ mình càng nóng ruột, hồi hộp, nôn nóng lo âu bao nhiêu, thì càng dễ phạm sai lầm khi nhìn mọi việc xảy ra chung quanh. Tiếp theo sau đó, anh mới thao tác từng việc một. Thầm đếm từ 1 đến 10. Mặc nước bọt xoáy tùm lum. Tôi tháo dây an toàn, dây radio. Ngồi lên ghế và đạp mạnh. Thoát ra bên hông. Nhanh chóng bơi ngay ra xa. Tránh chiếc phi cơ tạo ra lực kéo mà lôi mình xuống sâu hơn.
Tôi nhớ hồi xưa khi ba tôi có chiếc xe hơi. Mặc dù có chú Bảy chăm sóc. Nhưng tính tôi khi lái xe đi đâu, là đi một vòng quanh xe kiểm soát kỹ, trước khi leo lên xe ngồi lái. Ở trường bay cũng thế! Cái việc nầy gọi là Pre-Flight check.

* Đợt 26.-

Bên Không-quân cũng thế! Chúng tôi đi một vòng kiểm soát từng bánh xe. Xem có rịn rỉ dầu nhớt ở đâu không. Vì khi mình mở công tắc lên rồi, chỉ cần chậm năm giây. Là nó “nổ cái đùng”, thì toi mạng như chơi. Thậm chí tôi còn cẩn trọng mở bình xăng ra, coi màu xăng ra sao nữa: Vì mỗi loại máy bay, có một màu xăng khác hẳn nhau, riêng biệt, chắc chắn ta cần phải học thuộc lòng.
- Xăng màu tím để dùng cho máy bay phản lực.
- Màu xanh lá cây để dùng cho máy bay cánh quạt một động cơ.
- Màu vàng để dùng cho cánh quạt nhiều động cơ.

Ấy thế mà, có lần tôi thoát chết. Hôm ấy, chả hiểu sao, thay vì đổ xăng máy bay, cho loại cánh quạt. Họ lại nhầm lẫn cho đổ loại xăng máy bay phản lực vào. Khi tôi mở bình xăng ra xem, thì thấy xăng khác màu quy định. Lập tức, tôi lên phòng điều hành, yêu cầu kiểm soát mấy chiếc phi cơ ấy lại. Tôi không nhận chiếc máy bay nầy.
Đúng y boong vì sự bất cẩn trọng đó! Tốp lính bảo trì không biết gì. Có lẽ họ quên hay cũng chả để ý, không rõ. Nên thay vì họ cho chiếc xe bơm xăng chạy vào khu máy bay phản lực, (cách đó vài chục mét). Họ lại nhầm lẫn chạy xe quẹo vào khu vực đậu máy bay cánh quạt. Hú hồn hú vía nhỉ!
Tối hôm đó tôi bỏ ăn mất ngủ, lật đật về phòng trùm mền mà run lập cập ...nghĩ đến Hồng Hạnh. Tôi chồm dậy gửi bài thơ “Điểm Huyệt Yêu” đến người con gái “cố nhân” tôi đã từng say đắm:

Tình là một bài thơ.
Chính anh mây vu vơ...
Yêu thơ, vui vậy mờ.
Câu kết bài thơ, nhờ
tơ trời đưa nàng thơ.
Người anh yêu vô bờ.
Anh ngã bệnh từ đó.
Đời là một giấc mơ.
Xin tạ lỗi thờ ơ...
Thờ thẩn anh trở nên.
Quên ngủ và ăn biếng.
Tia nắng đẹp em dùng.
điểm huyệt yêu anh trúng.
tim anh, thân vốn gầy!
Thêm xanh càng thêm ốm.
Đẹp mắt em dùng tia
sáng trăng điểm đúng huyệt.
Huyệt tử gần huyệt yêu.
Nên cứu anh thoát nhanh.
Không đành nhìn anh chết.



_ * _



thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Trở Về Với U S A F

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 17


Trở Về Với U S A F
(United States Air Force - Không Lực Hoa Kỳ).





Hồng Hạnh thương yêu,
Ra đi... Trạm anh dừng chân là: Căn cứ Hurlburt AFB, cách xa Walton Beach khoảng 30 miles, sát bên đường biên giới của tiểu bang Alabama và Florida. Hurlburt AFB là một căn cứ Không-quân, và cũng là nơi huấn luyện các phi công tác chiến (Combat training).

Đợt 17.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Nơi nầy, theo chương trình huấn luyện, thì các anh được chuyển qua thực tập với khu trục cơ A1-E Skyraider. Đây là loại oanh tạc cơ được biến cải từ AD–5; do công ty Douglas chế tạo. Phi cơ được trang bị 4 khẩu đại bác 20mm, đồng thời có khả năng mang theo nhiều loại bom khác nhau. Ngoài ra nhờ vào tầm hoạt động khá rộng, phi cơ có thể xuống khá thấp để oanh tạc. Nên đây là loại oanh tạc cơ rất hữu dụng cho các phi vụ yểm trợ quân bạn.

Phi cơ AD –5 có hai chỗ ngồi, có cabin phòng lái cho hai phi công, mà công tác chính yếu của AD-5, là dùng trong việc huấn luyện các phi công chiến đấu. Phía sau phòng lái còn có khoang rộng, có thể dùng cho nhiều việc khác.

Đợt 18.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Song song với việc cải tiến, công ty Douglas cũng cho ra đời loại: AD–6 và AD–7 một chỗ ngồi, trở thành oanh tạc cơ A1-H và A1-J. Dùng tác chiến, hành quân. Nói chung cả mấy loại nầy đều giống như nhau.
Ngoài 4 khẩu đại bác 20mm, các oanh tạc cơ Skyraider có thể mang từ hai đến bốn trái bom 250 Lbs. Hai bộ rocket, gồm tất cả 24 quả. Phi cơ cũng có thể mang theo bom napalm, hay còn gọi tắt là bom xăng-đặc. Đây là một hổn hợp dễ phát hỏa gồm có xăng, polystyrene và benzene, cô-đọng lại dưới dạng keo, được điều chế từ hổn hợp naphthalene và palmitate.
Khi ném bom xuống mục tiêu, vỏ ngoài của quả bom sẽ bể toang ra, lượng nhiên liệu đặc sẽ rải vung đều trên một diện tích khá rộng, nhờ chất keo bám vào vạn vật. Khi ngòi nổ phát hỏa, nhiên liệu này sẽ bùng cháy dữ dội, thiêu hủy kinh hoàng tất cả những gì đang ở trong tầm nó sát hại. Ngoài ra khi phát hỏa trên một bình diện khá rộng, lượng dưỡng khí trong vùng sẽ bị giảm đột ngột, gây khó thở cho các sinh vật ở các nơi phụ cận.
Đây là loại vũ khí rất hữu hiệu trong việc ngăn cản, phá vở các cuộc tấn công, với chiến thuật biển người của đối phương, nếu họ lọt vào các tiền đồn của Việt Nam Cộng Hoà.

Đợt 19.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Viết cho em mà dài dòng chi tiết về kỷ thuật, quả thật là lẩm cẩm. Có lẽ em chẳng biết mô tê răn chi cả hỉ? Các anh được huấn luyện nhiều thứ, nên anh phải ráng nhớ nằm lòng. Thật ra, em không buồn hay thắc mắc khi anh ghi lại cho em, mà anh đi vào những chi tiết chưa chính xác cho lắm. Vì sự thật ngay cả ai được huấn luyện bên Không-quân (USAF), cho dù là phi công điêu luyện sành sỏi ngày xa xưa ấy, chưa chắc bây giờ họ đã nhớ rõ hết tường tận từng chi tiết. Phải không em? Anh cũng vậy, đôi khi anh không thể nhớ nỗi, vẫn còn sơ sót và quên lẫn, là chuyện bình thường mà. Vậy, mong em hãy rộng lượng và bao dung thứ tha cho anh mấy điều anh đã quên ghi. Em nhé!
Trong Không-Lực Việt Nam (VNAF) từ năm 1963 đến 1965, có 74 người, được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tuyển chọn, đưa họ đi huấn luyện chung với US Naval Aviator. Các phi-công Hải-quân đeo cánh vàng, trong khi bên USAF hay VNAF, và Bộ-binh Mỹ họ đeo cánh bạc. Tất cả các phi công nói chung đều có một chương trình huấn luyện đầy gian khổ cam go, vất vả nhọc nhằn như nhau, đòi hỏi các khóa sinh phải bền bỉ, cố gắng thực tập thuần thục các phương pháp phi hành rắc rối phức tạp. Tuy nhiên cũng thành thật mà công nhận là: có sự hơi khác biệt này bắt nguồn từ các nguyên do sau:
*Không-quân thành lập các căn cứ với phi trường, nôm na gọi là ở trên đất liền, thì dù sao cũng có một vùng không gian rộng rãi cùng với các phi đạo êm ru thẳng tắp, dài chừng ba miles. Nên các hoa tiêu Không-quân cất cánh và hạ cánh nhẹ nhàng bay bướm lả lướt, rất ngoạn mục khá đẹp mắt. Thực tế là vậy.

Đợt 20.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

*Trong khi bên Hải-quân, thì hoa tiêu chỉ có vỏn vẹn một cái bon Hàng-không Mẫu-hạm, chiều dài chừng 200’, (còn gọi là Yellow Zone hay Landing Zone). Trên Hàng-không Mẫu-hạm “đường bay” chỉ dài không quá 50 mét. Ngay ở đầu của Hàng-không Mẫu-hạm mà ta môn na gọi ở đây là phi đạo, họ thiết lập hệ thống dây cáp căng ngang. Mỗi dây cáp cách nhau khoảng 10 mét. Trong phạm vi ngắn ngủi nầy, hoa tiêu thật khốn đốn, chật vật, gò bó, ép buộc, lo lắng, phải bình tĩnh thả móc (hook) và đưa con tàu vào vị trí thích hợp, thì khi đó dây cáp sẽ tự động bật lên. Và cái hook (tức là cái móc) ở đằng sau đuôi máy bay, sẽ bấm vào đó, mà kéo máy bay lại, để cho phi-cơ đáp xuống. Khi nào phi cơ chạm xuống bon tàu. Mình phải nhớ nhanh nhẹn làm sao cho cái móc sau đuôi phi cơ vướng vào một trong các sợi cáp ấy. Thì hệ thống dây cáp này có tác dụng giúp cho phi cơ ngừng hẳn trên bon tàu an toàn, trong vài mươi mét. Vì thế, các loại phi cơ được chế tạo cho Hải-quân sử dụng, đều có cái móc dưới lườn máy bay, gần phần đuôi của thân tàu.
Nếu trong trường hợp anh yếu kém bị sơ ý chưa có kinh nghiệm đã đáp vượt ra ngoài, không chính xác với dây cáp thứ nhất, thì còn may mắn có hai sợi dây cáp nữa. Chung quy, chỉ có tất cả độ 90 foots (độ chừng 30 mét), để phi cơ đáp xuống trên Hàng-không Mẫu-hạm mà thôi. Nếu phi cơ bị lọt ra ngoài:
Một là: Anh phải tống ga cất cánh bay vút lên trở lại.
Hai là: Anh lủi vào Safety Barrier, ở cuối bãi đáp, nơi có tấm lưới nylon đặc biệt, mới có thể giữ máy bay lại (dùng cho bất cứ loại máy bay nào). Sau đó tất nhiên màn lưới ấy đã hư hại nặng nề bị phế thải. Dù một tấm lưới ấy chi phí ít nhất là một trăm ngàn dollars! Kinh khủng chưa em?
Ba là: Chỉ còn có nước là anh rùng rợn không dám nghĩ tới cũng phải lao xuống biển, thì… hoa tiêu cùng phi cơ có dịp ngàn năm một thuở lặn sâu dưới lòng đại dương, tha hồ đi thăm hà bá mút mùa lệ thủy chơi. Ha ha ha!!!
Lúc cất cánh cũng thế, nếu ở trên đất liền, thì anh có thể lướt theo chiều dài của phi đạo. Khi đạt đủ tốc độ cần thiết, anh kéo cần lái, tay đẩy cần ga về phía trước. Anh kiểm soát toàn thể đồng hồ bay, kiểm soát áp suất thủy điều. Động cơ quay vài ngàn RPM, thì phi cơ sẽ từ từ lăn bánh ra phi đạo, chờ đến điểm X là cất cánh nhẹ nhàng, bay bướm và lả lướt như ai.
Ngược lại, rất phức tạp khi muốn cất cánh từ Hàng-không Mẫu-hạm. Trước tiên là hoa tiêu phải hoàn tất chu đáo các thủ tục an toàn. Nhân viên giàn phóng sẽ hướng dẫn phi cơ vào nơi quy định. Khi phi cơ muốn cất cánh, cái Canopy (cái mũi bằng Plexiglass, một loại nhựa trong) phải để chiếc máy bay đậu ở trên hai cái bệ phóng. Hai bánh xe của phi cơ nầy gắn lên bệ đó (là cái Catapult). Hệ thống này có công suất rất cao, có đủ sức mạnh kinh khủng, để đẩy những chiếc phi cơ nặng cả chục tấn lao vút chạy rất nhanh về phía trước.
Các anh ngồi an toàn ở trong buồng lái, chăm chú quan sát nhân viên điều hành. Mỗi người có một việc riêng, anh ghi nhớ và phân biệt chính xác bằng màu áo họ mặc trên người như: màu áo xanh lá cây, màu vàng, màu cam.
Trên bon tàu vào lúc này ồn ào vì tiếng động cơ gầm thét, nên mọi liên lạc với anh và nhân viên điều hành hoàn toàn dựa trên dấu hiệu bằng tay. Khi cẩn thận xem xét và hoàn tất các thể thức an toàn xong, qua hiệu lệnh nhịp nhàng của nhân viên điều khiển phía dưới, anh đạp thắng và đẩy hết cần ga. Động cơ gầm thét ầm ỉ ồn ào rền rú kinh khủng. “Con tàu bay” nửa chực như muốn giận dữ phóng tới, mà nửa như giận dỗi dùng dằng níu kéo bị kềm giữ lại. Khi có dấu hiệu khởi hành, anh nhả thắng và cùng lúc ấy, máy thủy điều dưới bon tàu phóng phi cơ lao về phía trước, với tốc độ nhanh kinh hoàng nhất. Chỉ trong tích tắt vài giây đồng hồ khi phi cơ rời bệ phóng vài giây, là đã có đủ tốc độ để phi cơ cất cánh rồi.
Nói như thế, tất nhiên các môn học bay thì bên nào cũng có những sự khó khăn và phức tạp vượt mức, mà mình cần cố gắng vượt qua. Và, tất nhiên cũng không có nghĩa là anh coi trọng bên nầy, hay xem nhẹ bên kia. Nghe em. Bên nào cũng có những khó khăn phức tạp đáng sợ. Và, do ở chính bản thân ta thu thập được bao nhiêu vốn kiến thức. Sự học hỏi và thực tập đến mức độ cần thiết nào thôi. Anh chả tài giỏi gì trong bộ môn bay dưới Hàng-Không Mẫu-Hạm nầy. Vì, xém một tí nữa thì “anh lặn sâu cả đời con trai lẫn con tàu bay” xuống đại dương sâu thẳm, đi thăm giang sơn thủy tổ cung điện Diêm Vương rồi. Hú vía em ơi! Mém chút nữa thì anh “ca” bài thơ hát nói: TÌNH CHẾT LẶNG

MƯỠU
Mưa thu vần vũ hiên lầu.
Đôi ta thấm lệ nỗi sầu hoen mi.
Kẻ Nam người Bắc làm chi.
Buồn trêu ngọn cỏ tình si hỡi chàng.
NÓI
Tình yêu đã chết
Nhớ thương về tôi viết một đôi hàng.
Lưng tròng mắt lệ nhỏ giọt đường trăng.
Tàn mộng ước băn khoăn nơi đất tạm.
Bước giang hồ gập ghềnh muôn dặm.
Kẻ lữ hành gian khổ khắp nơi.
Lặng lẽ tim đau không thốt nên lời.
Chàng lãng tử đã phụ rồi hôm đó.
Vẳng nghe tiếng âm vang trong gió.
Những đêm dài than thở thương đau.
Tình ơi đã chết từ lâu... (*)
Anh rất khổ sở, khó khăn, vất vả, bực mình muốn điên, đổ quạu, chán nãn muốn buông xuôi bỏ cuộc, vì phải học môn “quỷ quái” nầy, lúc chưa vào trường bay thì anh ở nhà nôn nao, chờ trông, hí hửng. Bây giờ trải qua “trường đời” thì anh mới thấm thía thế nào là “trường bay”. Nhưng chả lẽ mình cam chịu thất bại ê cề đắng cay chua xót là mẹ của “đại loại” sao? Phải cầu tiến vượt qua mọi chông gai thử thách để vươn lên với đời chứ em. Kinh nghiệm bản thân của anh sẽ cho em thấy: Anh thành công hay bị thất bại trong trường bay, nếu bị rớt, là do chính ở điểm nào: Khi anh học bay ở dưới nước? (có nghĩa là bay ở trên bon tàu) hay anh sai sót ở trên đất liền? (ở đường phi đạo). Rồi đây em sẽ thấy điều anh nói chân chính 100% nhe em.
Sau thời gian được huấn luyện chu đáo kỹ lưỡng, anh đã lái phi cơ khá thông thạo, bay thuần thục nhuần nhuyễn cả hai nơi. Nghĩa là anh bay thực hành khá tốt ở Hàng Không Mẫu Hạm & bay ở trên không-phận (và nơi phi đạo). Trong vòng hai tuần nữa anh sẽ thành công rực rỡ, tốt nghiệp hát khúc khải hoàn ca. Anh sẽ vui vẻ mừng rỡ ung dung lên đường trở về quê hương. Xa mù xa. Thì...
Chào em luyến nhớ vô vàn.

Anh,
Lữ Phi Hành


_ * _



(*) Thơ tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Phượng Hoàng Gãy Cánh

Post by tinhhoaihuong »

:cry: :oops: :roll:

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Ba
Chương 18


Phượng Hoàng Gãy Cánh




Hồng Hạnh thương yêu,



Anh muốn kể lại một chuyện đau buồn có thật trong “đời phi công hụt”, và chỉ có em mới thân thiện ân cần ngồi lại lắng nghe và cảm nhận như người tri kỷ kỳ phùng:
Ngày 19 tháng 7 năm 1967, đúng 3 giờ chiều. Anh cất cánh bay cùng với ông thầy. Bay được một vài giờ. Thầy kêu anh quay trở về sân bay. Lúc đó, có hai chiếc A.1.E khác đang chờ.
Ông thầy bảo:
- Anh cứ tiếp tực làm phi-đội-trưởng. Hướng dẫn hai chiếc phi cơ kia. Đi ra Range để thực tập. Anh bay solo!
Cùng bay với anh hôm đó, có anh Lợi, và anh Hạnh. Anh sắp hàng chờ. Khi cất cánh xong, anh nghe số 2 và số 3, báo cáo là họ đang bay sát anh. Anh dẫn họ đi ra, làm các thao tác qui định. Sau khi ném hết bom. Bắn hết đạn. Xăng còn ít thôi. Anh dẫn họ về. Đến sân bay, Hạnh đáp xuống trước phi cơ đang rề rề rẽ về đường Taxiway. Lợi đáp thật gần và chậm quá sức. Anh đang bay sà sà trên đầu nó. Anh thấy rõ những ngôi nhà to, những con đường sóng lượn quanh thành phố, kể cả vô vàn chiếc xe hơi đủ màu, đang ùn ùn chạy đi chạy về, khiến anh hoa cả mắt. Trong tích tắc ấy, anh nghĩ thầm:
- “Nếu mình bớt ga, để đáp xuống. Thế nào cũng đáp ngay trên đầu nó. Chắc chắn cả mấy phi cơ nầy sẽ nổ tung”. Càng chết hết cả đám Không quân đứng ở dưới đất đang lóng ngóng xôn xao nhìn lên chỉ chỏ kia kìa.
Vì thế, anh tống ga, để bay lên tiếp như đã từng làm trước đây. Nhưng, vì anh quá quen tay lái với các loại T-28 rồi. Khổ một điều rất quan trọng là hồi trưa, anh đã từng bay lên cao độ 5.000 bộ, để thử nghiệm nó rồi. Vì, khi đang bay bình phi, mà mình muốn hạ cánh cản, cùng bánh xe xuống rồi. Thì chiếc máy bay sẽ trở thành khá nặng nề, coi như vô dụng giống đống sắt vụn, không thể dễ dàng điều khiển. Nhưng nếu anh tống ga vút phọt lên lúc đó, thì sức quay của cánh quạt sẽ tạo nên một lực đẫy rất mạnh. Khiến chiếc phi cơ có thể lật ngửa ra tức thì. Hoặc sẽ chúi mũi đâm sầm phụp xuống đất nổ liền lập tức.
Còn nếu như phi cơ đang ở độ cao, thì mình có thể dễ dàng “go” được. Nghĩa là trong không trung rộng thênh thang đó, mình sẽ kéo phi cơ trở lại bình thường. Dĩ nhiên là phải cần có ít nhất là 200 bộ. Mới có thể cứu chữa một tình huống vô cùng gay cấn hiểm nghèo ấy.
Đằng nầy, anh đang ở tư thế chuẩn bị sẵn sàng đáp, nên phi cơ chỉ ở cao độ chừng 100 bộ thôi. Cho nên anh vội tống ga rất mạnh, là vậy. Hậu quả là chiếc phi cơ chao đảo, rung giật tưng bừng. Phi cơ nghiêng hẳn qua một bên. Hai hiện tượng đó gọi là: Torque Roll.
Thế là điều cuối cùng anh chỉ kịp nhìn thấy bầu trời quay cuồng chao đảo. Ngả nghiêng, quay lộn tùng phèo. Anh nghe một tiếng nổ to rất dữ dội, long trời lở đất đinh tai nhức óc bùng lên. Phi cơ đã chạm cánh xuống bãi cỏ, sát bên phi đạo. Chạm mũi. Cánh quạt bị bứt ra bay đi khá xa. Phi cơ lật qua bên phải. Rồi lật ngửa. Cuối cùng chỉ dừng lại ở điểm “tiếp đất”. Cách nơi anh đáp xuống chừng 2 kilomets. (Anh biết điều nầy, là khi anh đã nằm ở bệnh viện, thì Uỷ-ban điều tra tai nạn, phải dùng một chiếc trực thăng, bay lên cao độ 3.000 bộ, chụp lại toàn cảnh tai nạn. Anh thấy chiếc máy bay cuả mình vừa ngồi lái, như những miếng vỏ vỡ vụn, bay lả tả rải rác khắp nơi, có từ phía đầu đến phía cuối phi đạo).
Riêng về phần anh đang bị buộc cứng vào ghế ngồi bởi sợi dây nịt an toàn. Nhưng anh chả hiểu làm sao cái ghế bị văng ra ngoài bãi cỏ. “Nó ngồi” thẳng đứng? Anh ngồi y nguyên trên ghế còn đầy đủ cả mũ bay, cái mũ đội hơi chúi xuống mắt. Có dù đeo sau lưng. Sau cú đáp “kinh hoàng dị tộc chẳng giống con giáp nào” đó. Anh cảm thấy đau nhói kinh khủng cùng khắp thân thể. Nhưng anh vẫn còn tỉnh táo. Anh nghe thoang thoảng mùi cỏ ẩm. Mùi khét, và làn gió nhẹ thổi phe phẩy mơn man trên mặt mình. Anh nhắm mắt lại, chỉ kịp kêu:
- Chúa ơi!
Gió vẫn thổi man mác vào mặt mình lành lạnh. Anh lại mở mắt ra, mới biết mình còn sống. Anh dáo dác nhìn chung quanh, chỉ thấy toàn các mãnh sắt vụn. Những đám lửa nho nhỏ đang bập bùng bốc cháy. Đó là những ống dẫn dầu thủy điều bị cháy. Anh ngồi ở cái ghế bay. Một mình chơ vơ lạc loài trên bãi cỏ có nhiều vệt lửa vẫn cháy bập bùng. Anh cảm thấy một cánh tay bên phải cuả mình, đã nằm ở tư thế khác thường. Anh nghĩ nó đã gãy nát rồi.
Lúc đó, nhiều tiếng hú còi của xe cứu thương. Xe cứu hoả ập sát vào chỗ xảy ra tai nạn. Anh còn thấy hai y tá Mỹ (Corpsmans) vội vàng lui cui chạy nhanh vào chỗ anh đang ngồi. Mấy người Mỹ khác vừa chạy, vừa dập tắt các đám cháy nhỏ. Một người Mỹ rối rít hỏi to:
- Phi công ở đâu rồi? Phi công ở đâu rồi?
- Tôi ở đây. Đây!
- Are you OK?
Họ chạy vào. Mặt anh lúc đó đầy dầu nhớt, máu me. Họ vội đỡ anh ra khỏi chiếc ghế. Anh cố gắng đứng lên, nhưng bị đau thấu tim cả toàn thân sụm xuống không thể bước đi được! Như vậy anh mới biết là mình đã bị gãy luôn cái chân bên phải. Họ lấy cái dù mở rộng ra để lót trên cỏ. Họ dìu anh từ từ ngả mình nằm đỡ xuống trên đám cỏ xanh.
Khi vào đến nơi cấp cứu, ngay lập tức có một “đạo quân” bác sĩ, y tá vây quanh bên anh. Họ lanh lẹ cắt hết quần áo bay, nhưng có chiếc giày bên chân phải là không cởi ra được, vì đã bị một khúc ống inox dài đâm xuyên thủng từ bên nầy, qua thấu bên kia cái gót bàn chân cuả anh.
Bỗng nhiên anh thấy có bốn ông Mỹ lực lưỡng tiến đến. Họ đè anh ra rõ mạnh. Ông bác sĩ lấy cái kềm, kẹp cứng cây inox, rút ra. Chao ơi! Lúc đó anh cảm thấy đau đớn thấu trời xanh, rợn tóc gáy, anh muốn đứng tim óc phọt ra mà chết. Sau đó, họ cấp tốc lo cứu thương cho anh.
Anh vẫn nằm trên nền gạch ở góc phi trường. Anh thấy Hùng và Bé đứng nhìn xuống. Anh còn mỉm cười hơi gật gật nháy mắt nheo mày với tụi nó. Anh thấy “hai ông tướng” thân mến cuủa mình thì lắc đầu lia lịa. Mặt họ lộ vẻ thất vọng bồn chồn lo lắng. Buồn thiu. Hùng thì lấy hai tay bụm mặt lại quay đi. Anh nghĩ:
- “Chắc là mình bị thương nặng lắm. Hay sao đây”.
Họ đã tiêm vào người anh hai mũi thuốc morphine giảm đau. Thế mà anh còn cưỡng lại, vì sợ nếu mà anh ngủ đi. Thì mình sẽ không còn sức lực để thức dậy nữa. Sau khi thấy anh vẫn còn tỉnh táo, ông bác sĩ trực hỏi:
- Anh có muốn đi bằng trực thăng không?
- Tùy ông.
Thế là ông ta cho chiếc xe cứu thương, và hai y tá khiêng cáng leo lên xe. Xe hụ còi inh ỏi trong suốt lộ trình. Xe chạy rất nhanh trên đường cao tốc. Đến Eglin AF Hospital cách nơi xảy ra tai nạn độ chừng nửa giờ. Lúc đó là 17giờ 45’. Họ cấp tốc mang anh vào phòng cấp cứu đặc biệt.
Một lô bác sĩ chuyên khoa khác xúm lại bên anh cùng nhau chẩn đoán. Tốp thì xem Tai. Mũi. Họng. Răng. Hàm. Mặt. Tốp lo khám nội khoa. Ngoại khoa. Tóm lại là họ khám chu đáo, tỷ mỹ chăm chú rất lâu, rất kỹ. Vì thấy sức đề kháng của anh quá mạnh, nên bác sĩ lại tiêm cho anh mũi thuốc thứ ba, và thêm mũi thứ tư. Mà bác sĩ thấy anh còn tỉnh táo. Họ kinh ngạc trợn mắt nhìn nhau. Tất cả đều lui ra, nhường chỗ cho các bác sĩ chấn thương chỉnh hình ở lại. Họ chụp ảnh. Anh biết chắc mình đã bị gãy cánh tay phải. Gãy từ xương đùi, xuống mắt cá bên phải. Phía nơi háng bị thương nặng, do dây và móc dù đã kéo bên tinh hoàn phải ra. Trên mí mắt bị rách một đường, phải may mấy mũi.
Sau khi nhận thức rằng: Mặc dù phượng hoàng đã gãy cánh, định mệnh ác nghiệt bắt anh phải đương đầu với cái “nợ đời” chưa thể trả dứt... Anh ứa nước mắt, thì thầm:
- Mình vẫn còn sống...
Từ lúc nhận thêm mũi thuốc morphine thứ tư, anh mới thấm thuốc từ từ nhắm mắt vùi đầu trên gối, chìm vào cơn mê sâu. Anh đã lịm dần vào giấc ngủ say ôm theo tơ lòng rung trên mỗi phím loan với bài thơ em đã viết:
Đời phi công ngang dọc vượt ngàn non.
Từ đại dương bay qua vạn lâm sơn.
Giữa sáng nắng khuya chiều bồng bềnh tới.
Tự hào đó muôn đời tôi ước muốn…
*
Mộng vàng ươm sương gió cuốn non sông.
Thiều quang cánh chim bằng rong nghìn núi.
Đêm chập chờn thao thức vùi trăng vỗ.
Ngày tha phương cánh bạc tô vuông đời.
*
Bầu trời tròn hoài mong đợi trong tôi.
Từ thinh không anh nhìn đời bát ngát.
Tự do ấy toả rung ngàn nốt nhạc.
Mộng hải hồ hằng khao khát thế nhân.
*
Dưới chân mây tôi nhìn lên vạt nắng
Vờn trong gió mơ năm tháng song hành.
Bỗng hoá thân anh đổi đời xoay chuyển.
Phiêu lãng nơi đâu tầm tay tang biến?
* Anh: ngấn nước thầm lặng miền ven biên
trên dãi ngân hà tôi nào giữ được.
Dẫu lãng du tình lả lướt lưng trời.
Biết bao giờ ta ôm trọn dòng trôi!?
*
Chào em yêu nhé.
anh Lữ Phi Hành


_ * _


thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Attachments
b. fico  T34.jpg
b. fico T34.jpg (36.82 KiB) Viewed 6057 times

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Học Bay: Vui Lẫn Buồn

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhất
Chương 19


emtap-vespa

Học Bay: Vui Lẫn Buồn



* - Ở trong quân đội thì mình phải khá biết về việc “số quân”: đối với tất cả quân nhân, điều quan trọng hơn hết là họ tên của mình. Một người sau khi nhập ngũ, sẽ được cấp một con số quân nhất định và chính xác của riêng mình gồm:
Hai số đầu = năm sinh + 20 - một gạch chéo – và thêm một loạt sáu số tiếp theo... con số hàng trăm ngàn:
... là dùng để chỉ quân binh chủng của mình đang phục vụ. Nếu như có trường hơp ở đơn vị hoặc Sư-đoàn của mình có hai (hoặc nhiều người đồng ngũ) lỡ người ta có trùng tên, họ, chữ lót của mình; đều giống y hệt như tên của mình, thì nhờ số quân mà ta phân biệt được là: họ khác xa nhau, người ấy không hề giống mình. Vì vậy sinh viên Không-quân (hay bất cứ cán bộ đàn anh nào) đều bắt tân sinh viên khóa sinh phải đứng đó xướng to: họ, tên, số quân... đọc một tràng dài ngoẵng... trước khi họ vào phạn xá: là cốt ý bắt buộc đàn em phải thuộc lòng số quân của mình.
* Trước tiên, bạn tôi học bay trên chiếc T 41, chương trình học bay từ mười lăm (15) giờ bay > đến hai mươi lăm (25) giờ bay. Phải Solo, và phải học hết chương trình thường. Từ bốn mươi (40) tới bốn mươi lăm (45) giờ bay.
Trước khi sang học bay T-28 A. Giờ Solo cũng từ mười lăm (15) đến hai mươi lăm (25) giờ. Ai mới solo xong, vừa xuống phi cơ, thì bị trấn nước, mình mẫy như con chuột lột (nếu gặp mùa lạnh thật là khổ, rét cứng, chẳng hiểu có cái trò gì quái lạ thế chả biết, thật chết người… Sau đó học viên phải theo thông lệ mua tặng thầy một chai rượu). Ngày mãn khoá, tấp nập hào hứng vui vẻ lạ thường, bạn tôi mới đựơc gắn cánh bay, và thăng Thiếu-uý kể từ đó.
Tuỳ theo thời điểm, và tuỳ theo căn cứ cần theo học, mỗi nơi đều có cách sắp xếp khác nhau. Thí dụ: Như thời bạn tôi đi học đầu năm 1969 tại căn cứ Lackland AFB-Texas, ở trong một building hai tầng, mỗi tầng mười hai phòng, mỗi phòng có bốn cái giường, bốn tủ quần áo. Sau hai tháng học anh ngữ, bạn tôi sang căn cứ Randolph AFB-Texas, để học nhảy dù, và học bay T 41 (hai tháng) mỗi phòng hai đứa, có phòng vệ sinh và bếp, tủ lạnh.
Sau khi mãn khoá T 41, bạn tôi chuyển sang căn cứ Keesler AFB -Mississippi. Tại đây bạn học bay T 28 A và B. Tôi ở chung trong một building hai tầng, mỗi tầng tám phòng, mỗi phòng bốn đứa, bốn tủ sắt, phòng vệ sinh công cộng cho mỗi tầng. Dĩ nhiên không có bếp, nên thỉnh thoảng anh em phải lén nấu thức ăn Việt Nam vào dịp cuối tuần.
Tuỳ theo khoá học short hay long course. Long course dành cho các khoá sinh được tuyển sang học A1-Skyraider. Các khoá sinh phải Solo Formation. Thời gian mười tháng, nếu tốt nghiệp sẽ được mang cánh bay và thăng Thiếu Uý.
- Sau đó bạn tôi sang căn cứ Hurtburg Field - Eglin AFB (Florida). Nơi đây là một căn cứ Chiến Thuật, cách sắp xếp hoàn toàn khác hẳn các nơi trước. Mỗi đứa một phòng, hai giường (có lẽ một cái giường kia dành cho bồ... hú hí. Ha ha ha) phòng vệ sinh riêng, hai phòng thông với nhau bởi nhà bếp, có tủ lạnh. Nhưng mỗi khoá sinh phải trả 30 dollars mỗi tháng, cho Maids, dọn dẹp mỗi ngày, (trừ cuối tuần).
Trong thời gian bốn tháng ở đây, bạn tôi được đối xử vô cùng đặc biệt, như: Đi Ciné miễn phí, thậm chí ra phố nhậu nhẹt, dân trong vùng đều không tính tiền, mà ân cần đón tiếp vô cùng niềm nở. Cũng tại đây, bạn tôi được đổi, hay tặng thêm quân trang mới.
Mỗi tháng đều "phải" đi trip thăm các nơi như thăm Trung Tâm Không Gian, đến tận chỗ đang làm các phi thuyền. Tiếp xúc với các kỹ sư, được xem những phim tài liệu bí mật, của các cuộc phóng phi thuyền (trước đó đã thất bại, vân vân...).
RUN UP là thử máy trước khi cất cánh, nhưng tôi không bay loại phi cơ phản lực, nên không biết có cần RUN UP? (như các loại phi cơ cánh quạt không? (tuỳ theo loại phi cơ, có đẩy cần ga khoảng 2/3, và "check" tình trạng máy hoạt động bình thường không?).
Được biết vào đầu năm 1964, tại Việt Nam các căn cứ Không Quân được tổ chức thành các Không Đoàn (KĐ), được phân phối theo thứ tự sau:
KĐ 41 Vùng 1
KĐ 62 Vùng 2
KĐ 23 Vùng 3
KĐ 33 Chiến Thuật tại Phi Trường Tân Sơn Nhất
KĐ 74 Vùng 4
Sau đó vào năm 1970, với đà lớn mạnh của Không Lực VNCH, các Không Đoàn Chiến Thuật đã lần lượt trở thành các Sư Đoàn Không Quân.
* Không Đoàn 41 được thành lập đầu tiên vào tháng 1-1964 với Thiếu Tá Phạm Long Sửu làm tư lệnh không đoàn, sang Hoa Kỳ để học và thực tập với các oanh tạc cơ A-37.
* Phi Đoàn 528 Hổ Cáp: Phi đoàn trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Cao Văn Khuyến. Phi đoàn được thành lập vào năm 1970 với các oanh tạc cơ A-37.
* Phi Đoàn 550 Nhện Đen: Phi đoàn được thành lập cuối năm 1972 với các oanh tạc cơ A-37 .Sĩ quan phi đoàn trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Lê Trai.
* Phi Đoàn 538 Hồng Tiễn: Phi đoàn được thành lập vào cuối năm 1972 với các F-5 Freedom Fighter. Phi đoàn trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Phạm Đình An.
Phi Đoàn 516 Phi Hổ. Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn Đức Khánh. Sư Đoàn 1 gồm 3 Không đoàn chiến... Phi đoàn 516 (Phi Hổ): Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại úy Phạm Long Sửu...
* * *
Nhiệm vụ của phi công trước khi bay, có những việc cần làm: Báo cáo rõ cho Phòng hành quân: Phi vụ lệnh số mấy.
Call sign hợp đoàn 4 chiếc.
Tọa độ mục tiêu chỉ định.
Cần bỏ bom ở tọa độ nào, phe ta cách địch quân bao xa.
* - Tôi được biết về một niên trưởng đàn anh qúy mến và xin ghi thêm vài hàng về Let me try it! cho vui...
* - Lúc ấy chiếc máy bay đang nằm dưới đất, anh Thiều bỗng hốt thẳng lên một cái ào cỡ 30 feet để hover, quay 360 độ một cái vù, rồi giựt sang trái, kéo sang phải vèo vèo như thể bay test (thử tàu) vậy. Xong anh Thiều đáp xuống lại! Lần nầy anh Thiều lại kéo vút thẳng đứng lên thật cao cỡ 100 feet để hover, xong anh chúi mũi xuống lấy tốc độ, xuống thật thấp, thấp nữa đúng là bay rase mottes, hai càng (skids) gần liếm gốc rạ! Anh nhận ra mình bay cũng “bạo” đây, và có thêm tí…. “giựt le” nữa, mà tui đâu có ngán! Đến khi thấy tốc độ khá cao anh mới kéo cho máy bay vọt thẳng đứng lên, anh thấy máu trên mặt chạy rần rần, nóng bừng! Anh cho rằng đó cũng là lẽ thường thôi. Khi máy bay vọt lên hết đà, anh bắt đầu quẹo ngược lại 180 độ kiểu như bên khu trục làm loop vậy. Anh không để ý biết là góc độ bao nhiêu, mà lúc đó nhìn xuống chân thấy trời mây trắng toàn là mây không hà!! Anh hoảng hồn và bắt đầu cảm thấy sợ thiệt..! Khi quẹo lại xong, anh tiếp tục bay và vẫn còn trên độ cao, anh Thiều liền nghiêng mình quẹo phải thật gắt. Anh chưa kịp hoàn hồn thì lại thấy chân cẳng chỉa lên trời một lần nữa, vậy mà nào đã ngưng đâu, anh cứ bay tới và thình lình biểu diễn làm một cái quick–stop, coi như thắng gấp vậy, rồi lần nầy mới khiếp, anh nghiêng quẹo gắt về phía trái, thấy đầu mình chúi xuống đất, nhìn mặt đất cứ dâng dâng lên… dâng lên... Anh Thiều gồng mình mà sợ, nghĩ thầm tự trách mình sao chơi dại quá, tự dưng đi tìm cái chết lãng xẹt…! Cũng may đầu chưa đập xuống đất. Máy bay đã trở lại bình phi..và anh đảo một vòng nữa rồi về đáp!
- Trong thời gian học T-34 năm 1966, Nguyễn Thành Trung không solo được, vì thầy thấy anh ta quá nhát. Trong thời gian chờ đợi thủ tuc rời NAS, Trung mặt lễ phục đến gõ cửa văn phòng ông Tướng, van xin năn nỉ ỉ ôi với ông Tướng Mỹ, ngỏ hầu có cơ hội trở lại trường bay. Ông Tướng tiếp anh và chấp nhận với phần ghi chú:
- Phải giúp khóa sinh nầy cho đến khi ra trường.
* - Trường hợp Nguyễn Cao Hùng, là một người xuất sắc, anh Hùng là số 1 về điạ huấn rất giỏi ở trong lớp gồm 26 khóa sinh và bay T-34. Có một chuyện thật về anh Hùng mà trong giới Không-quân hối ấy ai ai cũng trân trọng ngợi khen: Một hôm Hùng cùng tốp bạn đi tắm tại biển Pensacola Beach. Sóng ào ạt cuồn cuộn vào mé gần bờ và sóng đánh rất mạnh. Anh Hùng thấy một cậu bé biết bơi bị sóng cuốn ra khơi, xa thật xa bờ. Không một người Mỹ nào dám ra cứu, họ chỉ đứng đó la ơi ới hoặc lỏ mắt chằm chằm nhìn. Anh Hùng vội vàng bay nhào bơi rất nhanh tới cứu em bé. Báo chí điạ phương hân hoan vui mừng đăng tin tức nóng hổi sốt dẽo nầy suốt tuần. Anh Hùng cũng được ông Tướng ưu ái đón tiếp nồng hậu, và vui vẻ ra chỉ thị với trường bay là: “đặc biệt lưu tâm đến anh Hùng” (hơi giống như anh Trung, nhưng trường hợp của anh Hùng là một người mà mọi người trang trọng kính nể).
* - Ngày xưa tôi theo học bay theo cách huấn luyện của Không Quân Mỹ, (khác với trường của Navy). Trường bay của US Navy mỗi tuần nhận vô một lớp, và cũng cho ra trường một lớp. Đối với hai anh khóa sinh Việt Nam bị ói mửa tùm lum, thì có một anh sau này ra trường đậu hạng nhứt: student of the week. Đó là anh Sammy Võ văn Trương. Theo tục lệ, chiều ngày được thả solo, sau khi thầy cắt cà vạt rồi, mấy khóa sinh cùng flight lật ngửa, nắm hai tay, hai chân mình, quăng xuống hồ bơi của Câu Lạc Bộ. Sau khi được thầy thả Solo, các khoá sinh đều được thảy xuống nước để "rưã cánh bay".
Đây là một tập tục, được xem như truyền thống không thể thiếu. Tuy nhiên, tập tục thảy xuống hồ có trường hợp đau lòng nầy nữa: một chuyện không may đã xảy ra tại Fort Wolters (Texas). Một khóa sinh không quân Việt Nam tên Nguyễn Phương Nghị, thuộc Class 70 - 46 A2, sau khi được thả Solo TH-55. Trên đường về nhà, xe Bus dừng tại khách sạn Holiday Inn, thuộc thành phố Mineralwell, thì khoá sinh Nguyễn Phương Nghị được các bạn cùng Flight thảy anh Nghị xuống hồ bơi của khách sạn Holiday Inn, để rửa cánh bay, nhưng chẳng may Nguyễn Phương Nghị bị tử nạn. Hôm đó là ngày 19 tháng 06, năm 1970.
Những câu chuyện này: do khi nằm nghỉ ngơi ở bệnh viện tôi nghiền ngẫm nhớ lại, (hoặc sau khi đã hồi hương thì tôi nghe bạn kể), xin ghi phụ trang gửi đến qúy bạn và qúy vị thân kính.


* * *


tìnhhoàihương
Kính mới độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Attachments
B.FICO 4 USAF.jpg
B.FICO 4 USAF.jpg (27.18 KiB) Viewed 5966 times

Post Reply