Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành * gồm 3 Phần

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Huấn Luyện Phi Hành. Phần 2 - Chương 7

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 7


Kiếp Phong Trần




Chúng tôi mặc quần áo nỉ màu xanh. Bên cầu vai có chữ tắt ghi: VN màu đỏ rất to. Khi đến Honolulu nghi ngơi. Họ cho tốp của anh em tôi xuống phi cơ, đi rông đây đó dòm ngó chỉ chỏ xì xào bàn tán ráo riết́. Các anh em bạn đi vào trong mấy Mall lớn. Anh em bạn hữu vui vẻ đi vòng vòng, xem hàng hoá chưng bày la liệt. Lúc đó, đám sinh viên sĩ-quan Không-quân nói tiếng Anh thì họ phát âm theo giọng của người Anh. Chứ giọng người Mỹ thì nói hoặc nghe chưa được chính xác cho lắm.
Trên loa phóng thanh gọi hoài..., gọi các sinh viên sĩ-quan Việt Nam mãi. Mà kỳ thực “các ông tướng con” ù tai điếc lác hết rùi hay sao mà chả có “con ma nào” nghe hết. Không thể chờ đợi nữa, đến giờ phi cơ phải rời chỗ đậu để ra ngoài phi đạo. Thì có vài nhân viên hàng-không phát hiện ra “tụi nầy”. Họ tức tốc vội vàng “lôi” chúng tôi chở các “ông tướng con” ra xe. Xe bus kèm theo một chiếc xe hơi khác kéo rề rề một cái cầu thang khá dài. Hai xe nầy lao vút ra phi đạo. Rất may, là phi cơ ấy chưa ra đến đầu phi đạo. Phi công trưởng đang dừng tại Run Up Engine. Nơi ấy dùng để thử lại lần chót các máy móc thiết bị, trước khi máy bay ra xếp hàng chờ đợi trên phi đạo.
“Các cha nội” cùng tôi hộc tốc phóng vội một lần hai ba bậc thang lên phi cơ, rồi mệt nhoài hổn hển thở liền chui tọt vào trong khoang hành khách. Tiếp viên vội vã sắp xếp, lăng xăng chỉ chỗ ngồi, phụ giúp sinh viên Không-quân thắt dây nịt an toàn, các cô giúp cho “cái bọn lu la” ham rong chơi… (không có… bời), quên cả thì-giờ và lối về chỗ trọ tạm dừng chân.
Trên phi cơ đã chiếu nhiều phim khá hay. Nhưng “các ông tướng con” vừa luyện chưởng “phi thân tốc” qua cuộc co giò chạy đua “ma-rơ-tông” thừa sống bán chết. Mệt hộc xì bơ muốn đứt hơi thở, muốn xỉu rục xuống bất tỉnh nhân sự, “các cụ” đã mệt nhoài, nên chỉ trong năm bảy phút sau, họ đều phè cánh nhạn tâm hồn lẫn thể xác bay bổng lên chín tầng mây mà ngủ say, họ thi nhau ngáy to vang rền như sấm.
Sinh viên sĩ-quan đã được dặn dò kỹ ở phi trường Tân Sơn Nhất rồi, nên khi đặt chân xuống phi trường San Francisco, đã có sĩ quan liên lạc trực ở Atco. Chúng tôi xin xe và trình báo hiện diện. Tôi nhìn lại đồng hồ tay, chỉ mới 9:00AM. Họ cho chiếc Bus chở tất cả “các cha nội”, về Hotel trong căn cứ. Tất cả anh em sinh viên sĩ-quan lo tắm rửa sạch sẽ, vui vẻ ca hát huýt gió vang khắp đó đây, chúng tôi sung sướng ăn uống đầy đủ và xem tivi, nghỉ ngơi rất thoải mái.
Ngủ qua đêm đó. Hôm sau có phi cơ chở cả bọn đi về San Antonio (Texas). Từ trên không trung nhìn xuống, lúc phi cơ nghiêng cánh, chuẩn bị đáp ở phi đạo. Các chàng trai phong trần cúi đầu nhìn vào những ô cửa kính, đều thấy vô cùng choáng ngợp. Bởi nhà… nhà… nhà… rộng rãi khang trang. Xe… xe… xe… Toàn là xe hơi, đủ kiễu, đủ màu trên những parking lot khổng lồ, chứa toàn xe ơi là xe.
Ôi! Sao mà nhiều xe thế không biết! Bên Mỹ là cái xứ nhìn từ trên cao xuống mà. Các chàng trai dễ thương nầy là công dân nước Việt Nam, vừa mới đặt chân ướt chân ráo lên đất Mỹ giàu sang và tột đỉnh văn minh, nên họ cảm thấy ngỡ ngàng, vì cái gì cũng to. Cũng lạ. Rộng rãi. Văn minh. Vui mắt. Hào nhoáng xa hoa và bóng bẫy lạ! Dĩ nhiên hệ thống cao tốc siêu phàm, và biện pháp an ninh tinh vi hơn. Phải cao hơn, sang hơn, chặt chẽ an toàn hơn. Và, có những điều ngộ nghĩnh kỳ lạ: Nói ra điều dưới đây, quý anh chị có cho là tôi “khờ me” không nhé!:
*Thứ nhất là: Trong khi “các ông tướng con” ngồi với đống hành lý nặng nề. Chờ viên sĩ quan liên lạc với xe Bus đến đón tất cả anh em khóa sinh về căn cứ. Vào trường học Anh văn ở Lackland AFB. Cách San Antonio độ chừng chục miles. Có rất nhiều bạn khát nước. Nhưng chả biết làm sao mà uống? Sau khi Châu nghiên cứu tỉ mỉ máy SunRock, đặt ở phi trường, vậy mà bạn đành chịu thua. Châu đến bên cạnh Trung, nói:
- Quái lạ! Sao ngồi đó, tao thấy mấy thằng Mỹ từ xa đi đến. Nó chỉ cúi xuống, là nước tự động bắn vọt cong lên, cho nó uống đã đời. Tao đi đến máy nước tìm hoài, chả thấy cái nút bấm đâu cả? Tao trở ra ngồi quan sát họ thật kỹ. Tao lại nhẫm đếm mấy bước chân cuả tụi Mỹ nữa. Xem nó bước đi bao nhiêu bước, thì có nước vọt lên để uống. Tao cũng lập lại như nó. Dĩ nhiên bước chân người Việt mình ngắn hơn người Mỹ. Cho nên tao đã trừ hao rồi nha. Vậy mà tao vẫn không thấy có nước vọt ra gì hết. Mày à! Khát thấy mồ!
Lúc đó, Trung bận rộn sắp xếp lại hành lý, đồng thời ngóng tìm viên sĩ quan trực. Nghe bạn nói thế, anh đi lại xem. Quả thật! Chỉ thấy cái vòi, nhưng chả thấy nút bấm ở đâu. Không thấy nút khoá hay mở cái vòi (fauset) thường lệ (như vòi nước máy ở Việt Nam) để mình mở cho nước chảy ra.
Sau đó, các anh chàng sinh viên chụm lại đứng gần máy nước mà nghiên cứu, chăm chú xem mấy người khác đến uống nước. “Các ông tướng con” mới khám phá ra cái “nút ngầm”. A ha! Muốn uống nước, ta phải thò mũi giày vô đạp cái bàn đạp ở một bên góc chân dưới gầm của cái máy. Chỉ có thế! Mà nó đã chứng minh được cho mình biết sự “nhà quê ra Tỉnh”, của nhóm sinh-viên sĩ̃-quan chân ướt chân ráo, vừa đặt chân đến đất Mỹ hào nhoáng, vinh sang và đầy đủ tiện nghi. Ha ha ha!
*Thứ hai là: Đêm hôm đó ở Hotel, vì chưa quen xài loại khóa chốt tự động “tân thời”. Tức là ta đóng khóa ở bên trong phòng, và mở chìa khóa bên ngoài phòng. Vì thế, có vài anh đã bị nhốt ở ngoài hành lang, họ chỉ mặc mỗi cái quần đùi, áo may-ô. Số là khi đi tắm xong, Thanh, Ngọc, quấn khăn lông vào người, đi ra ngoài hành lang. Họ định sang bên phòng bạn kế bên ngồi chơi tán dóc. Thanh quên mất “cái chốt chết tiệt” đã bấm cài ở lún vào ổ khoá trong phòng. Cứ thế mà gió lùa ào ào, thổi cánh cửa đóng ập lại, nghe kêu cái “ầm”. Thanh giật mình quay lại nhưng không thể mở ra được. Anh chàng kêu la cầu cứu. Rốt cuộc Vinh phải chạy xuống phòng Reception. Nhờ ông ta lấy Master Key mở ra.
*Thứ ba là: Khi chúng tôi đến phi trường San Antonio, gặp viên sĩ-quan Liên-lạc (Atco – Air Training Center Officer), các chàng khóa sinh đưa cho ông ta xem Sự Vụ Lệnh (Order to report to: ...). Họ liền phone cho xe bus đến, đón khoá sinh về văn phòng. Vừa khiêng hành lý đặt chưa chạm xuống đất, xe bus vội quay đầu chạy đi mất hút. “Các ông tướng con” lớ ngớ đi tìm người hướng dẫn, ký các thủ tục cần thiết, và phân chia phòng. Họ phải lội bộ một quảng đường năm trăm (500) mét. Mới đến mấy cái Barrack dành cho Sinh-viên sĩ-quan ở. Mỏi chân mệt muốn bá thở!
Đang đi dọc đường, tôi thấy mấy cái valises (dù đã ràng cột bằng sợi những dây nhựa, loại tốt, bên ngoài, nhưng nó vẫn bung đứt ra). Thế là đồ đạc rơi tùm lum, ngổn ngang. Tôi phải bỏ đại mọi thứ đồ đạc lộn xộn ra đường, xếp lại gọn gàng xí. Sau đó vừa xách, vừa kéo lê nó đi. Thật là bất tiện, mệt bá thở và vất vả vì ba cái của nợ... áo và cơm!
Vào trường học Anh văn ở Lackland AFB. Cách San Antonio độ chừng chục miles. Chỗ ở mỗi phòng rộng rãi thoáng mát. Có hai giường. Hai tủ Locker. Hai table de nuit. Một bàn học. Một tủ lạnh xài chung cho hai người ở. Nhà vệ sinh, nhà tắm nằm giữa những dãy nhà ngủ. Mỗi dãy có mười hai phòng, xài công cộng.
*Thứ tư là: (khám phá ngộ nghĩnh). Sau một tuần ở Washington DC, nhóm tôi bay lên New-York, đi thăm rất nhiều nơi. Xe Bus dừng lại ở một tiệm Cafeteria đồ sộ, có sức chứa cả ngàn người. Họ chỉ mở một cửa xe Bus để đi xuống. Bắt buộc tất cả khóa sinh tuần tự xuống xe. John đứng dưới đất, phát tiền cho mỗi người mười đồng. Ai bước xuống là ông ta phát cho một tờ. John chỉ cái máy đổi ra tiền xu (coins). Họ hướng dẫn briefing cho nhóm biết cách thức, làm sao trả tiền, để lấy thức ăn. Tại đây, tôi lần đầu tiên được thử nghiệm hệ thống ăn trưa “chớp nhoáng” của người Mỹ. Qua hệ thống Cafeteria tự động.
Bước vào cửa tiệm, cả nhóm xếp hàng chờ, tôi thấy một hàng tủ đựng thức ăn. Mỗi tủ có cái lỗ, và có ghi giá tiền trả để ta tự bỏ vào. Cái cửa tự động mở ra, tôi vừa lấy thức ăn để trên khay của mình, đặt ly nước coca xong. Lập tức phía đằng sau tủ, có người để dĩa thức ăn khác ngay. Giống y chang dĩa đó vào chỗ cũ, nhanh như máy.
*Thứ Năm là: Ở Mỹ không có chuyện tài xế lái xe ra đường cứ phóng lút ga, không có chuyện tài xế muốn qua mặt một xe hơi đang chạy cùng chiều, là bóp còi inh ỏi để ra hiệu xin xe mình vượt qua đi xe trước. Ở Mỹ khi xe khác bóp còi ở sau lưng mình, thì có nghiã là: Họ đã chửi ta. Tệ hơn nữa là khi xe ấy vượt qua mặt ta, mà quay lại giơ ngón tay giữa lên, thì họ coi mình lái xe quá tồi...ồ
Tôi tìm chỗ ngồi, thoải mái ăn uống xong. Sau đó nên thu dọn chỗ mình vừa ngồi ăn uống, chùi sạch bàn, ghế (nếu bị dơ). Tự động mình ên bưng thức ăn thừa, nước uống dư, cùng napking vứt vào thùng đựng rác. Cái Automat Cafeteria là thế đấy! (Từ năm 1965 và mãi đến bây giờ, ở Việt Nam chưa dám tổ chức tiệm ăn tự động như thế! Nước Mỹ văn minh tột cùng giàu sang, đã đi trước các nước chậm tiến khác, và nước mình gần một thế kỷ là thế́).
Ô! Lại còn có cái màn nếu ai khen mình lái xe cừ khôi số 1, thì họ nắm bốn ngón tay lại, còn giơ một ngón tay cái (thumb) đưa lên trời, ngụ ý khen ta là "số dzách" - ngược lại cũng là ngón cái mà quay ngược chỉ xuống đất, thì có nghiã là: “Đồ tồi, lái ẹ quá”! Cũng mắc cười khi người Việt mình mà giơ hai ngón tay trỏ và ngón giữa bắt chéo lại với nhau, thì thế nào cũng bị ông bà cha mẹ cho “các cụ con” ăn vài cái tát nẫy lửa vô mặt, (vì họ nói làm điều ấy là: tục tĩu!). Trái hẳn với người Mỹ nếu mình "hành động" hai ngón tay ấy giơ về phiá họ; thì có nghiã là lucky! ha ha ha...
*Thứ sáu: Đã nhất, thích nhất là ở Mỹ trong những dịp lễ nầy lễ nọ, càng có những ngày lễ lớn: thì hầu hết các cửa tiệm, hoặc ở trong Mall đều treo bảng GET ONE FRÊE ONE - hoặc cho từ 60 đến 80% off - đa số những mặt hàng sale. Cũng buồn cười nhất là ở Mỹ họ thích ghi giá: 99c thay vì ghi chẵn 90c hay ghi chẵn $1. Ví dụ như tôi mua một áo lạnh giá chính thức là $59,99, tôi tưởng là họ sẽ trả lại cho mình 1cent. Nào ngờ khi ra xếp hàng tính tiền áo, họ đã không trả lại cho tôi 1cent ấy, mà còn “vô nhân đạo” trấn lột của tôi thêm vài đồng tiền Tax (nơi người tiêu thụ) nữa chứ!
*Thứ bảy: Tôi đã đọc một thư cuả bạn viết: Chỉ có sáng sớm ngày 26 tháng 11 cuả năm... thì tất cả các nơi đặc biệt gọi là new Black Thanksgiving day mới ra báo sale 50% hay đến 80%, 90% về những mặt hàng (đặc biệt là loại hàng mắc tiền, điện tử, v.v...). Tôi đi mua tờ báo bán tại các trung tâm thương mại rất sớm, coi trước và chuẩn bị ghi những thứ cần thiết cho gia đình. Dân chúng họ sắp hàng ở các trung tâm mua bán từ 5:00PM cuả chiều thứ 5 lận à. Họ mặc áo quần rất ấm, vác ghế bố, mền, tới nằm ngoài trời khá giá lạnh ở đó ngủ cả đêm, để sắp hàng có trật tự đầu tiên. Các cửa tiệm họ chỉ bán từ 5giờ sáng đến 12giờ trưa. Ôi khi mở cửa tiệm ra là trong vui vẻ nhộn nhịp ồn ào như vỡ chợ, ai ai cũng tay bưng tay xách đủ thứ hàng hoá lỉnh kỉnh.
Nhà tôi ở gần các trung tâm thương mại lớn, từ nhà đi đến các nơi đó chỉ có 5' lái xe, nên không cần phải sắp hàng chen lấn và ngủ đêm trước xí chỗ trước (cho hôm sau vào mua sale). Từ sáng đến sập tối cả ngày tôi lo đi shopping mua sắm quà cáp, áo quần, đồ chơi, v.v... Thật khổ sở nhất là đứng xếp hàng trả tiền, mỗi tiệm có ít nhất là 10 chỗ tính tiền, ấy thế mà người ta sắp hàng chờ đợi dài ngoẵng cả mấy thước! Khi mua đầy một xe Van, ông xã lái xe chạy trên freeway kẹt xe như nêm, về nhà chất đồ đạc ở garage xong, ông xã lại chạy xe đi mua đồ đạc ở chỗ khác, lớp thì mua về nhà dùng, lớp thì để dành cho con cháu cần dùng bây giờ, hay để dành đó, sau sẽ từ từ tặng cho các con cháu trong dịp birthday, Christmas, Tết cho năm sắp tới. Tôi mỏi chân vô cùng. Sau đó những malls và các tiệm giẹp mặt hàng cũ, và bắt đầu chuẩn bị những mặt hàng đặc biệt cho mấy ngày đại lễ: Christmas & New Year. Hết giờ sale, tôi về nhà gói quà riêng từng phần cho gia đình, bạn hữu, con, cháu, tôi đã bỏ quà vào phòng khách, thì không còn mấy chỗ rộng cho lối đi nữa.
*Thứ tám: Chồng tôi đi mua cho con 1 chiếc xe “sạc” điện, giá là $360, (tối hôm qua cả nhà ngồi lại ráp chiếc xe hơi đó cho con, cháu có thể ngồi lên lái đi vòng vòng, xe ráp xong đã dán nhãn hiệu hết rồi, trông rất đẹp). Nhưng hôm nay sau khi đi đến một tiệm khác, tôi thấy cũng một chiếc xe điện tử y chang hiệu như vậy, mà rẽ hơn. Nên tôi đem chiếc xe (loại đồ chơi trẻ con có thể ngồi lên hai ba đứa nhỏ, lái xe chạy vòng vòng dọc ngoài park), tôi tới tiệm cũ cự nự là: “giá tiền xe chênh lệch, tôi đòi chủ tiệm bớt giá”, thì bà chủ tiệm ấy không chịu bớt giá. Tôi đứng cự nự một hồi. Tôi gọi phone cho chồng đang đi làm. Ông chồng nói: “không cần lôi thôi gì cả, bây giờ em hãy đi tới cái tiệm có chiếc xe giá $250 mà mua chiếc xe rẽ đó, em cứ chở về nhà. Còn chiếc xe cũ hôm qua anh đã mua, thì ngày mai anh sẽ chở đi trả lại. Thế là xong”. Tôi đã mua chiếc xe khác, xếp hai hàng ghế sau lại, để chở cái thùng to tướng đựng chiếc xe mới toanh đi về nhà. Tôi bỏ đồ đạc đã mua xuống garage. Ông xã đi làm về, lại tháo xe vừa ráp hôm qua ra, xếp vô thùng, rồi ông xã chở xe đem đi trả. Tất cả tiệm buôn bán cuả người Mỹ có cái dễ dàng & dễ thương như vậy, mình mua cho đã, nếu đem về nhà mà không thích, không vừa ý, thì vài tháng sau đem đến trả lại cũng OK, miễn là có receipt, hay mình không làm món đồ đó quá hư hại. Nếu món đồ đó là món hàng tôi đã mua từ chính công ty cuả họ, thì họ nhận tuốt hết. Họ chẳng cần hỏi lý do, họ vui vẻ nhận hàng return (các tiệm cuả người Mỹ buôn bán thì thế; chứ nếu mua hàng hóa của chủ nhân Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay tiệm của người khác sống ở Mỹ, thì hãy coi chừng: Mình đã không trả lại được, dù món hàng ấy còn mới toanh, chưa bóc tem, chưa suy suyển hư hao gì, và có biên nhận cũng mặc, ta chẳng có thể đem đến trả lại à nha, coi chừng bị chưởi te tua, bị đốt phong long như ở Việt Nam nữa à).
Không như ở Việt Nam nếu vào những dịp Tết nhất lễ lạc gì, thì các chợ, các tiệm buôn đều nâng giá bán lên ít nhất là gấp đôi ngày thường, không kể những loại hàng thông dụng hằng ngày, nếu có khan hiếm thịt heo, thịt bò, thịt gà, vịt, thì người bán tự động nâng giá lên gấp ba bốn lần, là chuyện thường xảy ra tại Việt Nam.
Sau hai tuần lễ được đi du ngoạn. Đi hầu hết các nơi phụ cận vùng Washington DC và New York. Nhóm sinh viên sĩ-quan quay về căn cứ Hải-quân Pensacola nhập trại. Trường đã mở cửa sau kỳ Long Holiday (nhân dịp Xmas và New Year). Thanh đã có cô bồ ở quê nhà, cô nàng nghe chuyện “lôm côm” do Thanh kể trong thư, nàng làm bài thơ vui vui để chọc anh cười xí:
Nghèo Mà Vui
Nghèo mà vui. Anh ạ!
Bụi tre cũng là nhà.
Ở Mỹ, mướn ga-ra.
Miễn ta yêu đậm đà.
*
Anh không thấy đó ha.
Hội họp đông. Quá xa...
Anh ấy mặc xà lỏn.
Bình dị coi như pha.
*
Xứ Mỹ văn minh mà!
Tự do không quá đà.
Có luật lệ gần xa.
Tiện nghi hơn xứ ta.
Họ cho sinh viên sĩ-quan dọn vào ở một cái nhà khá rộng của Tiểu-đoàn. Gồm có các phòng ngủ, phòng họp, phòng truyền thông. Văn phòng trực. Mỗi phòng có mười người sử dụng. NAS vẫn tiếp tục nhiệm vụ ngày xưa. Bên trong NAS có một viện Bảo tàng (Museum of Naval Aviation) gồm có 150 phi cơ ở bên trong 1 building, để cho dân chúng xem FREE. Sau khi vào cổng, chúng ta có thể chạy một vòng để nhìn lại mái trường xưa, barracks, hangars, mess hall… trước khi đến viện Bảo tàng.


_ * _


tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Last edited by tinhhoaihuong on Fri Nov 19, 2010 8:37 pm, edited 3 times in total.

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Huấn Luyện Phi Hành. Phần 2 - Chương 8

Post by tinhhoaihuong »

coichungcucda rollingonthefloor


Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 8


Những Thú Vị Mới Lạ




Đứng lẻ loi, chơ vơ một mình trên khoảnh vắng chênh vênh, tôi đưa mắt nhìn bao quát chung quanh, mà cảm thấy buồn buồn thương thương, rộn ràng lẫn ngậm ngùi nhớ nhớ quê hương. Buổi sáng trong quân-trường nầy, khi giá lạnh ban mai len lõi vào chân tơ kẽ tóc, làm hơi tê tê đầu môi tôi, gây chút run run rét rét nhè nhẹ trong thân thể. Khi sương mù còn phủ kín ngọn đồi, vài giọt sương mai mòng mọng, ứ đọng rung rinh trên những tơ nhện mong manh lắc lư, đung đưa giăng mắc khắp lối đi.
Hôm nay là ngày chủ nhật, đám sinh viên qua Mỹ trước tôi, vui vẻ hướng dẫn tụi tôi ra phố “share” ăn cơm Tàu. Nói chuyện thoải mái quá chừng. Chúng tôi cùng nhau đi rông chơi đủ mọi nơi. Đến tối mịt mới lò mò lục tục kéo nhau trở về trường.

Đợt 1.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Sáng Thứ Hai, tất cả sinh viên sĩ-quan được lệnh đến phòng Lab, trật tự xếp hàng thi sắp lớp. Tôi đậu vào lớp 2100 – Đây là lớp cao của Trường. Những tên nào yếu kém Anh-văn, chỉ vào lớp 1100 – 1300 – 1500 – 2000. Hết khoá học sinh ngữ là lớp 2500.
Thời gian học ở đây rất thảnh thơi, an nhàn. Sung sướng lắm. Tôi chỉ học toàn Anh-văn buổi sáng sớm mỗi ngày. Sau đó tôi đi học thể dục. Rồi đến học lớp học Lý thuyết. Luyện giọng. Buổi chiều học trong phòng Lab – nghe và viết bài. Ngoài giờ học, thì chỉ có việc xếp hàng đi ăn trưa, ăn tối, nghỉ, ngủ.
Sinh-viên sĩ-quan có cái Mess Hall riêng, dành cho sinh viên sĩ-quan các nước ngoài. Lúc đó có chừng vài chục người sinh viên các nước ngoài, họ đến Mỹ để học hành.
- Hạ-sĩ-quan ăn uống theo Hạ-sĩ-quan – Hạ-sĩ-quan chỉ giao du với Hạ-sĩ-quan– Hạ-sĩ-quan có cái N.C.O cho riêng Hạ Sĩ Quan.
- Binh sĩ ăn theo Binh-sĩ. Binh sĩ có chỗ riêng! Chả ai được vào Câu Lạc Bộ (O - Club) cả. Nước Mỹ có cái điều “tự do… kỳ thị” đặc biệt đến thế là cùng!
- Từ đầu tháng 10.1965 tôi học ở đó. Đến cuối tháng 11.1965, tốt nghiệp xong, là tôi “ngồi chơi xơi nước”. Chờ khóa học bên Hải-quân Mỹ (US NAVY) khai giảng.
- Đến giữa tháng 12.1965, chúng tôi mới có lệnh lên xe Bus qua Pensacola NAS (Naval Air Station). Hỡi ơi! Khi qua đến nơi, lúc vào quân trường NAS, thì tôi chả thấy có “con ma” nào ở đó cả! Thì ra, hệ thống chu đáo “tỉ mỉ” của Hoa Kỳ, đôi khi cũng bị xáo trộn, lãng quên, nhầm lẫn, khủng hoảng đôi chút à há!
Nghĩa là chúng tôi đến đó quá sớm. Chưa có khóa học. Chưa có chỗ ở! Tạm thời, mấy tay Hạ-sĩ-quan Thủy-quân Lục-chiến (US Marine Corps) ở trong trường nầy phải chở chúng tôi đến Barrack đang bỏ trống, cho ở tạm.
Ngày hôm sau, cũng chỉ là tay Hạ-sĩ-quan đó dẫn sinh viên sĩ-quan vào P.X, cho chúng tôi tự do đi mua sắm đủ thứ đồ dùng cần thiết, để luyện tập. Ngay cả cây kim sợi chỉ cũng phải mua.
John lại dẫn đoàn sinh viên sĩ-quan vào Barber Shop, tôi và các bạn cắt tóc ngắn lên còn 2cm. Như là “regulation”. Cái đầu chúng tôi tròn vo như quả bóng, coi ngộ nghĩnh ghê. Bạn bè về Barrack lại nằm dài ra ở đó “ăn chơi” ngủ nghỉ phát chán.
- Tuần sau, có lệnh chuẩn bị đi “Trip” lên Washington DC. New York. Ôi! Sướng ơi là sướng nha! Thế là mười anh Việt Nam và bốn mươi anh các nước khác như: Ethiopa. Iran. Venezula. Peru, vân vân... kéo nhau đi thưởng ngoạn.
Tóm lại cả đoàn năm mươi sinh-viên sĩ-quan, cộng thêm cả sĩ-quan (các nước khác gửi sĩ-quan qua Mỹ học với US Navy). Cùng đi có hai người Mỹ hướng dẫn “phái đoàn sinh viên du học” đi tham quan Washington DC và New York.
Đến Washington DC, đoàn chúng tôi được vào ở Hotel Willard sang trọng quá chừng! Họ hướng dẫn đưa cả nhóm đi ăn sáng. Đi tà tà ung dung du ngoạn khắp nơi. Từ Toà Bạch Ốc, nhóm bạn vào ngồi nghe các ông dân biểu tíu tít hùng biện, tranh luận ở The Capitol (tôi nghe cứ nghe giống như vịt nghe sấm).
Cả đoàn đi thăm các viện Bảo-tàng. Thư-viện Quốc-gia (Library of Congress). Đi Maryland thăm trường đại học Hải-quân Mỹ Annapolis (Annapolic Naval Academy).
Ô! Khi tôi cười hay thở ra, hơi thở của mình quyện lại, tạo thành một vệt khói lam mỏng dài bay bay. Ngộ ghê! Tóm lại cả đoàn đi hầu hết các nơi. Để tìm hiểu về lịch sử thành lập nước Mỹ. Từ thời sơ khai, lập quốc. Đến những cơ sở lừng danh. Như Viện Bảo-Tàng Không-Gian. Thăm trường huấn luyện căn bản những phi-hành-gia.
* * *

Đợt 2.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Tôi phải bò dậy từ hơn 4 giờ sáng. Theo lịch trình, sinh viên sĩ-quan hì hục chạy bộ mấy dặm đường đèo, lượn quanh co qua những ngọn đồi đầy nước, trơn ướt như da lươn. Khi thì tôi leo lên con dốc cao, con đường uốn mình quanh co chập chùng trong những rặng thông. Rồi tôi lại chạy xuống dốc đèo thoai thoải, ở phía bên kia sườn núi. Sau đó tôi trở về phòng.
Đúng 7:00 sáng là giờ thanh tra. Hôm nào trong lòng vui vui, có ông sĩ quan huấn luyện khen thưởng sinh viên sĩ-quan Không-quân, được gọi là “outstanding”. Còn như ngày xui tháng hạn nào đó buồn buồn, thì "mấy ông trời con" đổ quạu, là chết hết cả đám. Tụi tôi đành “chạy bộ mệt nghỉ”! Kỷ luật tại Trung Tâm Huấn Luyện Không-quân rất gắt gao, vì nơi này đảm nhận huấn luyện chung cho cả Sĩ-quan Hải Quân và Lục Quân (Marine Corps).
Hình phạt thông dụng vẫn là “chạy bộ hộc xì bơ”, mà các khóa sinh vẫn gọi là: “Military drill” hay huấn nhục. Tại đây, sau hơn ba tháng vã mồ hôi hột, tôi cảm thấy con người mình cứng cáp, thể chất khoẻ mạnh hơn, đồng thời tự tin, kiến thức của mình cũng được nâng lên cao, học hỏi mở mang thêm rất nhiều.
Thế rồi, các khoá sinh tuần tự leo lên chiếc xe bus, đến trường phi hành; cách đó hơn năm mươi (50) dặm. Tại cổng trường, có tên gọi Sauffley Field NAAS (Naval Air Auxilliary Station). Tôi nhìn thấy tấm bảng rất to ghi sau:
- “IT IS BETTER TO FLY THAN TO DRIVE”.
Mà đúng thật! Theo thống kê hằng năm, thì tỷ lệ số người tử nạn phi cơ, so với số người tử nạn xe hơi là: 1/1.000 đó à. Đây là nơi huấn luyện căn bản, một căn cứ Không-quân đồ sộ. Cũng là nơi đào tạo sĩ-quan phi hành cho cả ba binh chủng: Hải, Lục, Không Quân.
Trong đợt nầy, mười khoá sinh Không-quân Việt Nam không được ở chung phòng với nhau nữa. Họ bị tách rời ra từng người một. Xen vào đó là các khoá sinh Mỹ. Đây cũng là phương cách rất tốt, để chúng tôi trau giồi Anh-ngữ. Vì lẽ, khi khoá sinh Việt Nam hoặc sinh viên nước ngoài khác ở chung phòng, theo thói quen, họ sẽ hăng say đối thoại vui vẻ bằng tiếng mẹ đẻ. Nay, khi phải thường xuyên ở chung phòng với người Mỹ, họ bắt buộc phải dùng Anh-ngữ chuyện trò hay học hỏi thêm. Như thế, vốn liếng sinh ngữ của họ sẽ gia tăng gấp bội.
Có một chuyện ngộ nghĩnh, buồn cười, đã xảy ra trong nhóm của tôi (mỗi nhóm mười người, kèm theo huấn luyện viên). Tổng cộng có tất cả năm trăm (500) khoá sinh, mà chỉ có nhóm Việt Nam là mang “sắc thái đặc biệt” nhất: Đó là có một nữ khoá sinh. Từ xưa, trong lịch sử Hải-quân hay Không Quân Hoa Kỳ, chưa hề có vụ này. Số là có một “cô bé tóc vàng óng ả”, mắt xanh lơ, yểu điệu thục nữ 100% kia, lại mang cái tên rất ư là con trai. Nên máy điện toán của IBM đã tuyển mộ lầm cô. Thế là họ gửi giấy báo cho cô biết:
- “You” đã trúng tuyển vào trường đào tạo Sĩ-quan Phi-hành Hải-Quân. Yêu cầu đến trình diện.
Khi cô nàng lù lù đến trình diện, phòng sĩ-quan tuyển mộ tá hỏa tam tinh, gần như chết đứng! Bật ngửa ra mới biết người trúng tuyển là phụ nữ. Làm sao bây giờ? Trả cô về ư? Nhất định cô ta không chịu. Cô ta lại đòi kiện lên đại biểu quốc hội, tại nơi cô ta đang cư ngụ. Cả trường bay nhốn nháo, bàn tán xôn xao về việc: Có nên thu nhận cô ta, hay từ chối!? Thế là họ phải hội họp gồm Bộ Tư Pháp, Bộ Quốc Phòng, Bộ Hải Quân, Bộ Tham Mưu Liên Quân, Chỉ Huy Trưởng căn cứ. Kết quả… “bất đắc dĩ” là: Họ đành để cô ta theo học khoá nầy, ngỏ hầu tránh lôi thôi, phiền phức về sau.
Sáng Thứ Hai khai giảng khóa học, sau bài diễn văn chào đón của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng, cô ta tươi tắn cười ỏn ẻn, duyên dáng đi diễn hành theo sau đoàn khóa sinh Việt Nam. Do vậy nhóm tôi được chú ý nhất trường, vì sự độc đáo như thế đó. Đây là trường hợp bất khả kháng; kể từ thời “tạo thiên lập địa” của ngành Không-Quân và Hải-Quân, cho đến bấy giờ, chưa từng có chuyện “kinh thiên động địa” như vậy! Chính vì lý do đó, mà sau nầy mới có chuyện đào tạo nữ phi công chăng?

Đợt 3.- (Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành).

Ngày hai buổi, tùy theo thời tiết, nếu buổi sáng học lý thuyết, trên gác hangar rộng rãi (nơi cất giữ phi cơ), thì buổi chiều đi thực tập bay, và ngược lại. Thời gian học rất vui và náo nhiệt hẳn lên.
Vì có cô gái dí dỏm kia cũng xinh xắn vui tính, dạn dĩ, hồn nhiên, sinh động, hoạt bát, cô không khác gì một đứa con trai. Cô gái nổi bật trong đám đông, nhờ mái tóc vàng dài óng ả. Trong khi mái tóc của tụi tôi lại ngắn cũn cỡn.
* * *


_ * _


tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Cám ơn chị tinhhoaihuong
Truyện rất thú vị làm tôi nhớ lại những thời gian năm xưa.
Xin tặng chị vài tấm hình cũ:

Image



Image

Image

Nhớ lại lúc trước ở Lackland, đến cuối tuần chủ nhật là có những gia đình dân địa phương rất tốt đem xe đến rước khóa sinh đi dạo phố, dẫn về nhà ăn uống xong chở về trại .

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Thank you

Post by tinhhoaihuong »

Last edited by tinhhoaihuong on Tue Oct 26, 2010 2:37 am, edited 2 times in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

LL

Post by phu_de »

Chào chị tìnhhoàihương
Vài bạn đồng môn trong đây và các sư huynh đã từng ở đó cũng như tôi ở Lackland năm 1971 nên đọc bài trên thấy nhớ nhiều kỹ niệm vui buồn, mà bài viết thì diễn tả y chang làm rất nhớ thời xưa quá.

Tôi nhớ 1 chuyện vui ở Lackland: Thường thì các cô spanish đến làm phòng mỗi sáng sau thi tui tôi đi học, nhiều đứa cắc cớ thoát y 100% năm đắp mền để chờ sẵn laugh12 , nhằm gặp các bà chằng, bành ky, không làm ăn gì mà còn bị họ thưa SQLL phạt rollingonthefloor

Trong đây đa số là đọc giả âm thầm nhưng rất tích cực theo dõi các bài viết, thơ, nhạc... của chị, của anh Khieu Long, TVV..., ít post chen vào vì sợ mất sự liên tục của bài, truyện..

Cám ơn chị
Chờ đọc phần kế tiếp của chị.
PD

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Thank you...

Post by tinhhoaihuong »

Happy happy...
Thank you
thh
Last edited by tinhhoaihuong on Tue Oct 26, 2010 2:13 am, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: Thank you...

Post by phu_de »

tinhhoaihuong wrote:Anh PHU_DE thân kính,

Thật vui & cám ơn anh đã chia sẻ, khich lệ.
Tôi có nhiều hình ảnh về Lính, phi công, v.v... nhưng nơi đây tôi không biết làm sao để post vào (như ở những website khác, đành chịu thua, xin lỗi quý độc giả vây!
Tình thân,

thh
Chào chị tth
thí dụ chị có tấm hình ở địa chỉ nầy:
http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... TTHLKQ.jpg



bấm vào nút hình trái núi
Image

nó sẽ nhảy ra 1 ô
Image

Sau đó chị paste địa chỉ đó vô trong ô trắng đó
Image

và sau khi bấm OK thì chổ viết bài sẽ hiện ra phần code có địa chỉ,
Image

Sau khi bấm preview mà thấy happy thì bấm submit hình sẽ hiện ra:
Image

Chúc chị thành công.
Thân kính
PD

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

to: Anh Phu_de

Post by tinhhoaihuong »

:P
Last edited by tinhhoaihuong on Sat Oct 30, 2010 3:28 am, edited 3 times in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chào chị thh

1. Sở dĩ chị gặp trỡ ngại "ERROR: You díd'nt write the image URL " là vì máy chị cần cho phép script để pop up 1 box nhỏ. (security)
Muốn cho pop up thì mình phải cho phép nó.

Khi bấm vô nút hình trái núi thì message error xuất hiện, sau khi bấm OK, chị để ý ở trên sẽ có 1 message yêu cầu mình bấm vào để cho phép nó pop up,


Image

khi mình bấm vào thì nó sẽ cho phép tạm thời
Image

Image

Sau khi bấm xong thì mình bấm lại nút trái núi thì sẽ được

Image

---------------------------

2. trường hợp đánh vni bị trở ngai là vì trong đây đã có sẵn mViet rồi, chị chỉ cần tắt cái vni trong máy chị là xong, với lại ở đây dùng font unicode, không dùng font vni được.

Chúc chị thành công.
PD

ps:
1. xin chị check mail
2. Sau khi chị làm làm được rồi, tôi sẽ dời các phần nầy qua bên mục hướng dẫn để người khác xem và nhất là để :lol: truyện đăng được liên tục, người đọc không bị mất hứng

Thân kinh'

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Chuyến Bay Đầu Tiên...

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 9

Chuyến Bay Đầu Tiên
(của Khóa-sinh Không-Quân)




Trường phi hành ấn định một số giờ bay nhất định, để sau đó khoá sinh sẽ thực tập bay “solo”. Nếu quá số giờ ấn định mà các khoá sinh vẫn không bay “solo” được. Thì coi như không hội đủ điều kiện để trở thành một phi công. Họ sẽ bị loại ra khỏi khóa huấn luyện.
Tôi rất hân hạnh được học về huấn luyện du hành vào không trung ở Pensacola, Florida. Mỗi khoá sinh có một huấn luyện viên, ngồi kèm sát phía sau lưng, để thầy tận tình giảng dạy. Bước đầu, tôi làm quen với các loại phi cơ nhỏ T-34B Mento. Đó là loại phi cơ có hai chỗ ngồi, tương tự như loại Beech Craft một động cơ. Phi cơ có tốc độ tối đa là 140 hải lý/giờ (Knot hay là Nautical Mile). Trong các “pha đầu tiên”, huấn luyện viên cất cánh, ông thầy bay đến chỗ tập dượt xong, là ông thầy vui vẻ hỏi khóa sinh Không-quân:
- Sao, quý anh cảm thấy thế nào?
- Cám ơn ông, vẫn khỏe.
- Ngồi cho kỹ nhe. Tôi bắt đầu Acrobatics đây!
Có nghĩa là ông thầy bắt đầu “thử sức” đám khóa sinh Không-quân có thể chịu đựng dẽo dai đến bao giờ! Ông thầy lái chiếc phi cơ, bay vút lên trời, thầy làm đủ thứ trò, như:
- Bay ngược.
- Bay vút lên.
- Lộn vèo xuống.
- Quay tít những vòng bay tròn.
- Vút lên cao.
- Đảo ngược lại.
- Chổng đầu xuống đất. Vân vân…
Huấn luyện viên chỉ cần nửa giờ bay vun vút, vòng vo trên bầu trời, nhô lên hụp xuống, chao cánh uốn lượn khi cao khi thấp, lộn vèo ngược xuống đất, rồi bay vút lên tít trời cao thẳng đứng như vậy, bỗng nhiên tụt xuống cái rụp. Thế là huấn luyện viên thấy đám sinh viên Không-quân “lơ tơ mơ” với bầu trời bao la ngút ngàn trên không trung chúng tôi đã có kết quả ngay. Có những người như tôi, và may thay có cô gái ấy nữa là còn tỉnh queo. Có hai anh khoá sinh Việt Nam thì ngất ngư, ói mửa tùm lum. Họ bị chóng mặt da tái nhợt,xanh lè, đầu óc quay cuồng không thể ngồi vững được.
Thật là buồn buồn tức tức, nhớ nhớ khi chúng tôi đành phải chia tay với hai anh bạn Việt Nam. Nay nhóm của chúng tôi chỉ còn lại tám mạng. (Việt Nam và cô gái). Tiện thể tôi xin nói thêm về mục: Tất cả khoá sinh bị loại, sau đó ít lâu đều phải ra Hội Đồng (Board) giám định. Buồn thay, đa số các khóa sinh bị loại, (vì lý do trên) có khi phải chuẩn bị tinh thần khăn gói về nước. Và tùy theo nhu cầu, khi thuận tiện, họ sẽ có dịp theo học các khoá huấn luyện được tổ chức trong nước như: Quan Sát Viên. Điều Hành viên. Phòng thủ v.v. Hoặc họ được thuyên chuyển sang Bộ Binh (nếu là sĩ quan). Hay họ tiếp tục theo học giai đoạn 2, tại trường Sĩ-quan Trừ Bị Thủ Đức. (nếu là sinh viên sĩ quan). Riêng một số khóa sinh bị loại, nếu có ai may mắn gặp ngay khoá Không Phi Hành, đang tổ chức trong thời gian ấy tại Hoa Kỳ, thì họ sẽ được chuyển đi du học, tiếp tục theo khóa học ghi trên.
Hầu hết 99% các khóa sinh này đều có hạnh kiểm, đạo đức, học lực cao cùng được các IP (Instructor Pilot) nhận xét tỉ mỹ, phê chuẩn họ vào hạng giỏi.
Các khóa Không Phi Hành thường là:
- Kiểm Soát Không Lưu (Air Traffic Control - ATC): Khi mãn khoá trở về nước, họ sẽ làm việc tại các đài kiểm soát (tower) của phi trường. Nhiệm vụ chính của họ là: điều khiển phi cơ cất cánh và hạ cánh. Cũng như họ thông báo các dự đoán thời tiết khá chính xác.
- Weapons Controller - WC: Đây là khóa học về Hỗ-Trợ Không Hành (Air support) và Điều-Hành Không-Chiến (Air Defense). Các khoá sinh được huấn luyện cách hướng dẫn bằng Radar, tại Tyndall AFB (Florida, và điều nầy hoàn toàn không liên quan gì đến kiểm soát vũ khí cả.
- Sau khi tốt nghiệp, họ được gọi là Sĩ Quan Điều Không. Họ sẽ phục vụ tại các Đài Kiểm Báo như: Panama (Sơn Trà - Đà Nẵng). Paris (Tân sơn Nhất). Pyramid (Ban Mê Thuột). Peacock (Pleiku). Paddy (Cần Thơ).
- Nhiệm vụ chính của sĩ quan WC là hỗ trợ không hành (air support), và điều hành không chiến (air defense), được gọi là đều hành không-lưu. Họ làm việc tại các trung tâm và đài radar.
- Riêng khóa sinh không-lưu là Air Traffice Control, thì họ làm việc tại các Tower, và được gọi là sĩ quan kiểm soát không lưu.
* * *
Trường bay của US Navy mỗi tuần nhận vô một lớp, và cũng cho ra trường một lớp). Mỗi ngày, trong hai tuần đều đặn, tôi đều có chuyến bay thực tập chung với thầy. Cho đến một hôm, sau khi đáp xuống một sân phụ, thầy bảo tôi:
- Dừng lại. Anh hãy vào bãi đậu.
Thầy thản nhiên đeo dù, bước ra cửa buồng lái, và bảo:
- Hôm nay, tôi cảm thấy anh có thể cất cánh bay solo được rồi. Hãy bay đi, và đáp đúng ba lần. Good luck!
- OK.
- Không được “knock out” à. Nhớ trở lại đây. Đừng quên đón tôi về nha. Chúc anh thành công và vui vẻ.
Tôi cảm thấy run run, phập phồng hồi hộp khi đem phi cơ ra phi đạo, và cất cánh bay một mình. Lần đầu tiên được thả solo, tôi cảm thấy sơ,̣ cũng run rẫy lo lắng thấy bà ấy chớ, tôi ráng hết sức gò mình mà bay lượn trên không trung. Tuy nhiên sau đó tôi thấy hơi yên tâm mừng rỡ và thích thú lắm! Đó là một ngày hân hoan “trọng đại” vô cùng. Một mình. Một cánh chim. Một bầu trời mùa xuân tươi mát và phóng khoáng tự do lả lướt vô vàn. Một hoài bão. Một dự tính. Một lý tưởng hoài mong. Tất cả đều là của riêng ta trong tầm tay. Tôi vẫy vùng một mình trên bầu trời thênh thang, tự do thoải mái toan tính chuyện ước mơ sông hồ... cho thoả chí tang bồng hồ thỉ nam nhi. Qua ba vòng bay lả lướt và điệu nghệ, tôi đáp phi cơ xuống an toàn. Rồi tôi đã bay lên đi đón thầy. Hai thầy trò mừng rỡ cùng nhau trở về căn cứ.
Theo thông lệ, chiều tối hôm đó, tất cả khóa sinh đều mặc đồng phục kaki vàng, cà vạt đen, cùng hẹn nhau đến câu lạc bộ. Nơi đây, thầy dùng lưỡi lê (loại dao ngắn trang bị cho phi công) cắt đứt cà vạt của tôi, để tượng trưng cho ta có khả năng thoát khỏi sự “níu kéo dùng dằng” của trái đất. Theo tục lệ, chiều ngày được thả solo, sau khi thầy cắt cà vạt rồi, mấy khóa sinh cùng flight lật ngửa, nắm hai tay, hai chân mình, quăng xuống hồ bơi của Câu lạc bộ. Tôi là người đầu tiên tốt nghiệp trong khoá học, với mười sáu giờ bay solo. Ông thầy đã không ngần ngại bỏ tiền túi ra đãi cả lớp một chầu bia Budweiser.
Dù được cấp bằng tốt nghiệp trước tiên, tôi phải ngồi đó “tà tà vui chơi xơi nước”. Chờ đến khi nào có đủ năm khoá sinh tốt nghiệp, thì họ mới gửi chúng tôi qua căn cứ khác; để tiếp tục thụ huấn giai đoạn 2.
* * *
Nhân tiện chuyện “vất” bạn xuống hồ bơi... Tôi xin bổ túc nói thêm về sự việc đã xảy ra (sau nầy, khi năm năm tôi đã rời trường học): Sau khi được thầy thả Solo, các khoá sinh đều được “thảy, vất” ta xuống nước để "rửa cánh bay". Đây là một tập tục, được xem như truyền thống cuả Không-quân không thể thiếu. 1.- Tuy nhiên, sau nầy có một chuyện không may đã xảy ra tại Fort Wolters (Texas): - Một khóa sinh Không-quân Việt Nam tên là Nguyễn Phương Nghị, thuộc Class 70 - 46 A2. Sau khi anh Phương Nghị được thả Solo TH-55. Trên đường về nhà, xe Bus dừng tại khách sạn Holiday Inn, thuộc thành phố Mineralwell. Khoá sinh Nguyễn Phương Nghị được các bạn cùng Flight đã vui vẻ nắm hai tay và hai chân để “vất” anh Phương Nghị xuống hồ bơi của khách sạn Holiday Inn, để rửa cánh bay. Nhưng chẳng may Nguyễn Phương Nghị bị tử nạn. Hôm đó là ngày 19 tháng 06, năm 1970. Câu chuyện này do anh Đặng Vũ Hà chỉ nghe nhiều người kể lại, và cho tin. Nay tôi xin ghi vài hàng gửi đến quý Niên Trưởng và độc giả thân kính.
2.- Đối với hai anh khóa sinh Việt Nam bị ói mửa tùm lum: thì có một anh sau này ra trường thủ khoa (hạng nhứt): Student of the week. Đó là anh Sammy Võ Văn Trương.
3.- Trong thời gian học T-34 năm 1966, Nguyễn Thành Trung không bay solo được, vì ông thầy thấy Trung quá nhát. Thì trong thời gian chờ đợi thủ tục rời NAS, Trung mặc lễ phục đến gõ cửa văn phòng của ông Tướng, Trung năn nỉ xin; hầu mong mình có cơ hội trở lại trường bay. Ông Tướng đã tiếp anh ta, có chấp nhận với phần ghi chú: “Phải giúp đỡ khóa sinh nầy, cho đến khi anh ta ra trường”.
4.- Trường hợp Nguyễn Cao Hùng: là giỏi số 1 về điạ huấn ở trong lớp; (gồm có 26 khóa sinh). Anh Hùng bay T-34 rất giỏi. Một chuyện về anh Hùng có thật ghi sau: Một hôm đang tắm biển Pensacola Beach anh Hùng thấy có một cậu bé bị nước cuốn ra khơi. Ở trên bờ biển lúc đó rất đông người, nhưng không có một người Mỹ nào dám ra cứu em bé hết́. Lúc bấy giờ anh Hùng liền nhào xuống biển vội vàng bơi tới để cứu em, anh Hùng bế em bé vào bờ, và toán cấp cứu mới đến cứu nguy. Báo chí điạ phương đã đăng tin, và anh Hùng được ông Tướng ra chỉ thị cũng giống như anh Trung. (do anh PHKC cho tin).
5.- Tôi có một người thân thiết: chỉ khi nào anh Thiếu tá Không-quân QD đi tàu thủy, hoặc xe lửa, mà anh ấy ngồi trên xe, trên tàu mấy ngày liền, thì anh ấy mới bị chóng mặt ói mửa thôi. Ngoài ra khi anh ấy tự lái máy bay thì không bị ói. Và sau nầy anh ấy về nước, nếu bạn anh ấy lái máy bay quần lên quần xuống, quay mòng mòng, đảo qua lại để hành quân, một lát sau cảm thấy quá chóng mặt là anh ấy ói. Bạn cười anh QD quá trời. Ngày bị đi tù “cải tạo”, anh QD ngồi trong chiếc tàu thủy lớn di chuyển tù ra ngoài Bắc, thì anh ấy không ói, mà khi lên bờ nó vẫn còn cảm giác chóng mặt, như là mình vẫn ngồi trên tàu thủy đang chạy vậy. Rồi mười năm sau lúc đoàn tù đi xe lửa chuyển tù từ Bắc về lại trong Nam, hơn ba ngày mới tới trại Hàm Tân; về tới trại rồi mà lúc nằm ngủ trên vạt giường tre, cả thân anh QD cứ sàng sàng, lâng lâng, bay bổng, lửng lơ, giống như anh ấy đang ngồi trên xe lửa vậy.
Khi vượt biên đi tàu nhỏ bị sóng nhồi, anh ấy ói tới mật xanh luôn, đắng nghét cổ họng. Coi như anh ấy bị say sóng, hay tiếng Anh gọi là Travel Sick, chứ không hẳn là SEA Sick. Nghĩ thật tức cười là khi anh ấy đi chơi ở mấy chỗ giải trí, như ORLANDO có chiếc xuồng đưa qua đưa lại, lên thật cao và xuống thấp, anh ấy muốn đi một lần cho biết cảm giác bây giờ có khác xưa ra sao, khi xuống đất rồi, anh QD cảm thấy choáng váng, mặt mày anh ấy xanh lè.
Tôi tủm tỉm cười cười, hỏi:
- Em rất ngạc nhiên: Tại sao khi anh lái phi cơ, thì anh không bị say hay ói? Sao có chuyện kỳ lạ như thế, hở anh?
- Tự mình ngồi lái thì không sao mà. Anh giải thích nè: Khi anh tự lái phi cơ, tức là mình ngồi đúng ngay ở trung tâm, nên nó chuyển động không nhiều. Em hãy tưởng tượng như cái kéo vậy nhe. Anh ngồi ở ghế lái phi cơ, tức là anh đang ngồi ở ngay giữa cái trục của cái kéo, tất nhiên cái trục thì nó đứng yên một vị trí cố định, không di động. Còn người khác (em hoặc hành khách) là ví như họ đang ngồi ở trên lưỡi kéo, hoặc ở đầu mũi kéo. Nên em thấy lưỡi kéo hay mũi kéo thì nó di chuyển: ra, vô, nhấp nhấp từng bước xê dịch; em coi dễ sợ chưa?
Nói vậy em có hiểu không? Như khi em cầm cây kéo để cắt giấy vậy mà - Em ngồi lái phi cơ, tức là em ngồi ở ngay cái trục giữa của hai lưỡi kéo. Khi em nhấp cái kéo, thì cây đinh nó chỉ nhích một chút xíu, còn lưỡi kéo nó nhúc nhích để giăng hai lưỡi kéo ra rộng ghê chưa.
- Vậy là em hiểu rồi, khi lái phi cơ, thì mình ngồi chính xác ở thế rất cân bằng.
- Đó là lý do anh chưa dám đi cruise là vậy.
- Em nghĩ: không có sao đâu anh, vì trên Cruise, giống như là mình ở trên một thành phố, êm ru hà. Dù không say sóng, nhưng khi lên bờ, em đoán chắc anh cũng có cảm giác sàng sàng, như mình ở dưới tàu vậy, phải vài ba ngày sau anh mới hết bị say say. Còn riêng em đã đi cruise không hề hấn gì cả!
Có lần tôi tò mò hỏi:
- Tại sao người ta không dùng Trưởng phòng Hành Quân, Trưởng Phòng v.v... mà lại dùng chữ Sĩ Quan? Thì họ chính là sĩ quan mà?
- Sau nầy chính phủ đổi danh xưng chữ Trưởng Phòng là để dành cho cấp lớn hơn. Thí dụ ngày xưa người ta dùng Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn. Nhưng sau nầy họ đổi lại là Phi đoàn Trưởng, Phi đoàn Phó, Sĩ quan hành quân, Sĩ quan Huấn Luyện, Sĩ quan An phi và 3, (4) Phi đội, đứng đầu là Phi-đội-trưởng.
Tôi đã mỉm cười:
- Cám ơn anh. Em đã thấu hiểu.
Không biết vì ai?! Vì NAS, vì chiếc lá B-k-n- dễ thương chao lượn trên bờ biển cát trắng soãi mình trong nắng hanh vàng? đã chôn chân tôi ở nơi nầy? NAS Pensacola, NAAS Saufley Field VT-1 và Whiting Field VT-3 ?! khiến tôi gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm thuở xa xưa, và nhớ “người ấy” tôi đã có rất nhiều... Thinh Thích muốn trao tặng bài thơ:
Ngày đó anh quang vinh.
Học xong bước đăng trình.
Con tàu vút trời xanh.
Lả lướt đường bay lính.

Trên phi đạo đa tình.
Cánh bay chói bình minh.
Dọc ngang đời phiêu lãng.
Bay bướm anh đời lính.

Em áo tím xinh xinh.
Ôm mộng mơ thật tình.
Ngày đó em lính quýnh.
Không dám tỏ lòng mình.

Chân thật và lặng thinh.
Mắt ướt lệ lung linh.
Vô tình trăng Tố Nữ.
Nên lặng lẽ một mình.

* * *


thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Attachments
b. fico 5 chiec.jpg
b. fico 5 chiec.jpg (1.81 KiB) Viewed 4737 times

Post Reply