Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành * gồm 3 Phần

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành * gồm 3 Phần

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhất
Chương 1

Chuyến Công Du Đầu Tiên





Bầu trời miền núi rừng thơ mộng Đà Lạt xanh lơ điểm những hoa mây trắng đang qùy gối trên hồ Xuân Hương, mây lang thang đó đây eỏ lả vắt qua sườn đồi im ắng, không gian tĩnh mịch, thinh lặng đến độ nghe hơi thở cuả rừng thông vi vu, thì thào với suối ngàn róc rách len qua bờ lau sậy lô xô. Mấy con đường mòn đất đỏ vắng tanh vắng ngắt, nhu mì bò trên sườn dốc đầy cỏ may xanh um. Đà-thành muôn thuở ru tôi với giấc mộng quan hoài ước mong luyến nhớ. Tôi nhớ những cánh hoa muôn màu chen chân khoe sắc thắm trong nhiều ngôi nhà xinh xinh có những sợi khói ấm áp nép mình bên cây mận trĩu trái, cây bưởi hoa trắng muốt toả mùi thơm ngào ngạt, cây hồng mơn mởn, cây chanh mọng nước. Cây quả mượt mà cho tôi cảm giác lâng lâng thi vị quá chừng! Chính nơi đây tôi đã và đang có một thời nhớ nhung vô vàn nhớ và đắm say yêu “nàng”. Ấy thế mà... một mai tôi buộc lòng phải luyến lưu giã từ!
Hoàng hôn buông những chiều nắng nhạt.
Đường em đi cây dài bóng mát.
Mặt hồ xưa long lanh sóng vỗ,
Nắng xiên từng hàng hoa, lác đác.
*
Nỗi niềm riêng gợi nhớ xôn xao.
Tình yêu đến hoài vọng ước ao.
Mùa xuân tới. Đông qua len lén,
Đường em về cỏ đầy lối nhỏ.
*
Hàng thông xanh im phủ bóng mờ.
Giữa cuộc đời cảm thấy bơ vơ…
Trái sầu đông tê tái cõi lòng.
Giếng mắt đẫm giọt sương mòng mọng.
*
Thác ven rừng uốn lên uốn xuống
Nước rẽ đôi dòng thương ly biệt.
Đường về quê sao buồn da diết!
Mối tình tựa ngấn sương ưu phiền (*)

Tôi, với tư cách là Phó Tổng Thư-ký Tổng Hội sinh-viên Việt Nam, và có các bạn: Nguyễn Ngọc Thạch: Chủ tịch Tổng hội sinh-viên Đà Lạt. Vĩnh Kha: Chủ tịch sinh-viên Huế. Lê Đình Điểu: Tổng Thư Ký Tổng Hội sinh Viên Việt Nam. Lê Đình Bảo: Tổng-Thư-ký Tổng hội sinh viên Huế. Tôn Thất Tuệ: Ủy-viên Báo-chí Tổng-hội sinh-viên Sài Gòn. Chúng tôi đã lên đường đi dự Hội-Nghị Sinh Viên Quốc Tế toàn Thế Giới, lần thứ 11. nghiã là 11th ISC (international Student Conference) tại Cheistchurch (New-Zeland) và dự Hội-thảo lần 5th - Tại Sydney (Autralia) là 5th ASS (Asian Student Seminar).
Lẽ ra thì lúc 17:00, chúng tôi được xe Bus đón tại Hotel, để ra phi trường tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng khổ nỗi vào giờ đó, chúng tôi mãi mê đi shopping mua sắm ngoài Trung Tâm. Họ gọi phone nhiều lần. Họ đến phòng ngủ không thấy ai. Sau khi đi mua sắm đã đời, chúng quay về hotel mới biết tin nầy. Ui! Chưa kịp tắm rửa, thay quần áo gì. Họ gọi phone dặn reception phải giữ bọn nầy lại, không cho đi đâu hết. Chốc lát sau xe Bus đến chở chúng tôi lên phi trường. Tất cả anh em cứ ngồi trong Louge, sốt ruột bồn chồn lo âu băn khoăn đi lui đi tới chờ đợi đến tối mịt. Đợi dài người mới hay là đang có cuộc đình công của toàn bộ nhân viên Hãng Hàng-không (bộ phận phục vụ trên không, và dưới đất).
Thế rồi, họ “lùa” chúng tôi qua thủ tục an ninh phi trường và quan thuế. Trên chiếc máy bay 707 đồ sộ, rộng mênh mông. Thế mà chỉ có hơn bốn mươi hành khách. Chính ông phi công trưởng đoàn đã đến từng chỗ ngồi, chăm sóc cho chúng tôi.
Lúc 21:00 ông ta điều khiển phi cơ cất cánh. Sau khi bình phi, ông ta để viên phi công phụ lái. Rồi ông tự xuống tiếp tục làm tiếp viên cho hành khách (vì trên máy bay không có một người tiếp viên hàng không nào. Họ đồng lòng lo kêu gọi nhau ơi ới đi đình công hết). Thấy tôi kéo cái ghế dài ra định ngủ. Ông ta nói:
- Nầy anh, hãy vui lòng đứng lên chút xí.
Rồi ông luồng tay kéo hai chân ghế giăng ngang ra. Thế là cái băng ghế ba người ngồi đã trở thành chiếc giường nệm êm ái. Ông vói tay lên hộc lấy gối nhỏ và mền cho bọn tôi đắp. Chuyến đi buồn cười vậy đó. Nguyên cả buổi quá mệt mỏi vì háo hức lo đi mua sắm. Nên tất cả anh em bơ phờ rã rời nằm ngủ khò suốt đêm dài không nhúc nhích. Họ thi nhau ngáy vang như sấm. Lúc các bạn cùng tôi tỉnh dậy, thì mặt trời đã lên khá cao.
Phi cơ sắp sữa đáp xuống Perth, (thành phố lớn ở miền đông nước Úc). Bước ra ngoài cửa phi cơ, tôi chợt rùng mình. Luồng gió lạnh buốt từ ngoài thổi ập vào. Ôi sao lạnh đến thế! Bây giờ chỉ là mùa thu mà đã lạnh đến 9/oC. Chả bù cho ở Sài Gòn giờ nầy đang nóng hầm hập! Chúng tôi co ro run lẩy bẩy mà rụt cổ cong lưng thất thểu bước. Lúc sắp nhận hành lý, chúng tôi mới biết là: do nhân viên ở phi trường đình công, cho nên nhân viên nghiệp dư đã sắp xếp hành lý của hành khách ở phi cơ nầy; lên lộn với chiếc phi cơ khác!!! Thôi chết rét rồi! Trên thân mỗi người trong bọn tôi chỉ mặc mỗi một bộ quần áo mỏng và chiếc veston nhẹ. Vì quá lạnh, cho nên chả ai rủ ai, mọi người đều tạt vào shop gần đó. Mỗi người lo mua một chiếc áo khoác duffelcoat dày cui mặc vào, cho đỡ lạnh. Cả đoàn co ro cúm rúm, dúm dó vì lạnh thấu xương. Tôi xuýt xoa cắm cúi chạy đến xe Bus. Họ chở chúng tôi về Hotel.
Sáng hôm sau, họ báo là đã có hành lý từ nơi khác chuyển đến cho chúng tôi rồi. Đồng thời có chuyến bay từ Perth đi Sydney (bờ phía Tây nước Úc). Thế là bọn tôi vội vàng nhận hành lý và lại lo lên phi trường bay liên tiếp trên 10 giờ. Từ trên cao nhìn xuống, chỉ thấy toàn sa mạc mênh mông lạnh giá trải dài hằng ngàn cây số. Trống trải, đơn điệu võ vàng của trung tâm Úc. Chiều tối phi cơ mới đến Sydney. Thay vì được nghỉ đêm tại đây. Họ lại “tống” chúng tôi lên máy bay cánh quạt cổ lỗ sĩ, bay từ Úc Châu, băng qua biển Tasmania. Qua Tân Tây Lan. Hơn hai giờ đồng hồ sau, phi cơ đến Christchurch. Một thành phố cổ kính và nhỏ bé, ở hòn đảo phía Nam của New-Zealand.
Cùng trong buổi tối đó, ban tổ-chức biết là: tại Miền Bắc Việt Nam, cũng có một phái đoàn sinh viên Bắc Việt đã đến Tân Tây Lan. Nhưng vào giờ phút chót, vì phái đoàn sinh viên của miền Nam Việt Nam đã đến đây ba giờ trước rồi. Nên họ đã lịch sự từ chối phái đoàn kia. Thế là sinh viên ngoài miền Bắc Việt Nam buồn thiu phải ra ngồi thừ người ở phi trường. Họ không được cấp visa nhập cảnh, đành chờ bay trở về Hà Nội. Thảo nào họ đã chở bọn tôi bay đi nhanh như điên, để đến nơi “dự tranh... cho kịp chuyến tốc hành”.
Tân Tân Lan gồm có ba bốn đảo:
- Hòn đảo phía Bắc là thủ phủ Wellington và Aukland rất nóng.
- Phía Nam có đảo Christchurch.
- Hòn đảo Tasmania rất lạnh. Trong khi ở trên phía Bắc, họ có thể đi vui thích tắm biển, phơi nắng thoải mái. Thì ở phía Nam cùng thời điểm đó, họ đi trượt tuyết, đi tắm suối nước nóng, ở giữa đám tuyết trắng xoá. Giữa hai đảo có con phà rất lớn, sức phà chứa có thể lên đến hai mươi xe hơi. Và hơn năm trăm hành khách.
Nơi tôi đến dự hội nghị là Christchurch, một thành phố nhỏ tuyệt vời và thơ mộng như Đà Lạt, (gồm có hơn bốn trăm ngàn dân), rất sạch sẽ và tươi đẹp. Những ngôi nhà cổ kính và yên lặng. Con sông xanh tươi êm đềm lặng lờ uốn khúc, có từng bầy thiên nga tung tăng bơi lội. Bên những sườn đồi và bình nguyên cỏ cao thấp nhấp nhô chập chùng thì thả đầy cừu trắng. Nhà nhà đều có sân rộng lát gạch, nhiều chim bồ câu mập ơi là mập soãi cánh lòa xoà bay lượn trong không gian bàng bạc hơi sương, mờ mờ ảo ảo. Người dân ở đây hiếu khách. Hiền hoà. Cởi mở. Chí tình và thân thiện.
Sở dĩ tổ chức lần họp Thứ 11th Sinh-viên Thế Giới tại nơi nầy, là vì tại nơi đây có ngôi trường đại học nổi tiếng, lâu đời nhất của Tân Tây Lan. Giống như đại học cuả Anh là Cambridge. Hay Oxford của Mỹ. Harvard, hoặc Princeton vậy đó. Tôi được đưa đến ở một khách sạn nhỏ có bốn tầng lầu, vì khách sạn cách nơi họp độ vài trăm mét, mình có thể thảnh thơi tà tà đi bộ được.
Hôm khai mạc hội nghị, phái đoàn Việt Nam chỉ được sắp ngồi ở hàng ghế “quan sát viên” mà thôi. Chi lạ rứa!? Bước qua ngày thứ hai. Sau khi trong hội trường thảo luận sôi nổi về việc Việt Nam chỉ có phép làm quan sát viên. Phái đoàn Việt Nam mới có một bài phát biểu cảm tưởng. Ấy là nhờ do có lời khẩn khoản đề nghị công bình và tự do của đại diện sinh viên Thụy Sĩ. Cho nên Đại Hội Đồng gồm 112 nước đang tham dự hội nghị, đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý kiến. Phái đoàn sinh viên Việt Nam đắc cử vẻ vang! Cuối cùng đại hội chấp thuận Việt Nam chính thức gia nhập vào Hiệp Hội Sinh Viên Thế Giới. Ngày thứ ba, họ chuyển sinh viên Việt Nam cho chính thức vào chỉnh tề ngồi dự hội nghị. Hoan hô tinh thần Tự do. Dân chủ. Độc lập muôn năm! Thế là kể từ năm 1964, Việt Nam đã được công nhận là hội viên chính thức cuả hiệp hội sinh viên thế giới. Đây là một thành công danh dự rự rỡ to lớn, đám sinh viên tiên khởi đã mang vinh dự về cho Việt Nam trên phương diện ngoại giao và về mặt chính trị. Cuộc họp chỉ có ba ngày là kết thúc.
Sau đó, tôi, Thạch, và Bảo ở lại Christchurch, đi tham quan hai thành phố lớn của Tân Tây Lan, ở trên đảo phía Bắc. Còn ba người kia bay đi Úc Châu, chờ dự hội nghị sinh viên Á Châu lần 8th. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở Sydney.
Tóm lại, chuyến đi đó chỉ xảy ra trong vòng ba tuần lễ. Thế mà tôi đã xoay trở tài tình, để có thể du hành ghé lại thăm Manila vui vẻ. Kuala Lumpur ung dung du lịch thảnh thơi. (ngoài các thành phố của Úc Châu và Tân Tây Lan).
Thật ra, như đã nói: Tôi đã đi xuất ngoại, dự Hội Nghị Sinh Viên Thế Giới Lần 11th . Tổ chức tại Christchurch. Đó chỉ là cách xử thế, mà ông Nguyễn Khánh dùng tiền, “cả vú lấp miệng em”; cho đám sinh viên chúng tôi đi xa lúc bấy giờ. Là một hình thức ve vuốt: ngỏ hầu - cách ly các Tổng Hội sinh viên tại miền Nam Việt Nam – với sinh Viên trong nước đã và đang ráo riết hoạt động biểu tình, chống đối rầm rộ. Chứ chả tốt lành gì cho chúng tôi đi khơi khơi như thế!
Sau chuyến công du đi Singapore. Malaysia. Úc Châu. Tân Tây Lan. Phillippines trở về lại Việt Nam. Tôi vội vàng trở lên Đà Lạt, rút hồ sơ, mấy chứng chỉ văn bằng trên đại học. Tôi đành cay đắng ngậm ngùi rời khỏi “con đường trí thức & kiến thức danh giá” mà mình đã chọn.
Đó cũng là do cái dấu ./. tình yêu nồng thắm giữa “anh với em yêu dấu” xa xăm muôn trùng”. Tôi đã “hoàn tất kiếp sống phong trần” vào năm thứ Hai tại đại học Đà Lạt.


_ *


tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau
Trân trọng
Last edited by tinhhoaihuong on Thu Oct 21, 2010 5:51 am, edited 6 times in total.

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

gửi đến anh Khiếu Long & quý vị...

Post by tinhhoaihuong »

fiddle45

Chân thành cám ơn anh Khiếu Long & BĐH.HNC

thh
Last edited by tinhhoaihuong on Sat Aug 14, 2010 9:00 pm, edited 2 times in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image
Welcome chị tinhhoaihuong tham gia voi www.hongoccan.net !
Chúc chị cứ thật vui vẻ , thoải mái đóng góp khi có thì giờ rảnh rỗi chí nhé !
Thân mến

KL

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Welcome chị tinhhoaihuong tham gia d/đ
Chúc Chị vui khoẻ và cho nghe thêm những vần thơ và truyện đời lính.
Cám ơn chị

PD

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Kính gửi quý vị...

Post by tinhhoaihuong »

Anh Phu_de thân mến,

Được vào sân trường HNC , là niềm vinh dự và hân hạnh cuả thh.
Dạ vâng! thh hy vọng sẽ cố gắng hơn.
Kính chúc quý vị vui tươi & hạnh phúc nhé!






thh
Last edited by tinhhoaihuong on Mon Aug 16, 2010 5:09 pm, edited 1 time in total.

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Không Thể Nào Quên (Chương Trình Huấn Luyện...)

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhất
Chương 2

Không Thể Nào Quên


Sau những vụ chấn động kinh khủng xảy từ vụ hăng say hoạt động cách mạng, chống đối, xuống đường biểu tình biểu tọt liên miên bùng nổ, thì lúc nầy tình hình chính trị tại miền Nam Việt Nam càng ở vào giai đoạn "dầu sôi lửa bỏng". Tôi nghiệm thấy đằng sau hậu trường, có bóng dáng những tay "mưu đồ chuyên nghiệp". Họ đã giựt dây, ngầm tạo ra sự bạo loạn - vô tổ chức. Có tình trạng hơi "hỗn quân hỗn quan", hầu lợi dụng thời cơ... thừa nước đục thả câu.
Nói chung, tình hình lúc đó quả thật là một xã hội đang trôi bồng bềnh trên biển cả, giống như chiếc tàu không người lái. Mặc ai muốn làm gì thì làm. Luật pháp bị xô ngã. Nhường bước cho sức mạnh bạo lực lên nắm chính quyền điều hành. Vì Dân dạo ấy tuy còn trẻ, chỉ là sinh viên năm thứ Hai Văn Khoa, nhưng nàng cũng có nhiều băn khoăn đắn đo, bâng khuâng suy nghĩ về khả năng và tài đức của những vị lãnh đạo cách mạng nầy.
Thêm vào đó có một vài sự kiện xảy ra, khiến nó mất đi tất cả lý tưởng, tin yêu vào cuộc đấu tranh. Vì Dân cảm thấy nó nhạt nhẽo vô bổ từ đó. Hơn nữa, nàng thấy chuyện chính trị, hoàn toàn không phù hợp với quan niệm, hoài bão, lập trường của Vì Dân. Dân muốn tìm riêng cho mình sự thảnh thơi bình lặng trong đời sống, và tinh thần trong sáng, tìm một lối thoát hiền hoà ôn nhu, tìm về cuộc sống vô tư lự, thanh thản hữu hiệu, thật sự đáng sống để góp một phần nho nhỏ mà giúp ích trong cuộc đời hơn. Vì Dân muốn sống một cuộc đời thực sự bình dị. Ôn hoà. An lành. Có nghĩa có tình! Như mọi công dân hiền hậu khác. - Không oán ghét, chẳng vò xé hận thù. Không vướng mắc mọi ưu tư trong lòng.
Một tuần lễ công tác trong Tổng-hội sinh- viên Việt Nam ở Huế, đã gây cho Vì Dân bao điều băn khoăn nghẹn ngào xót xa quá cay đắng. Khi cùng làm việc với Vì Dân trong tuần lễ đó, có một anh sinh viên rất qúy mến bạn. Anh ta ngầm báo với Vì Dân là:
- Hãy hết sức cẩn thận. Đề phòng. Tính mạng của các anh chị, hiện đang nằm gọn trong tay "họ".
Thú thật, cô nàng Vì Dân không hiểu mình đã làm gì sai? Và, khi anh ta nhấn mạnh ở điều nầy, thì nàng chẳng thể biết ra sao. Nàng không hình dung nỗi "Họ" đây, là anh ta muốn "ám chỉ" ai? Bởi vậy, ban ngày Vì Dân và các bạn lo ghi tên ở khách sạn. Ban đêm cùng nhau đi ẩn nấp, chui rúc nơi bờ bụi như lũ chuột. Khi ngủ chỗ nầy. Khi ngủ dưới ghe bà Nẫm. Đến khuya lại cho ghe neo đi chỗ khác. Lúc lên gần gầm cầu Bạch Hổ. Khi thì chạy về khu Gia Hội.
Đồng thời, Dân rất buồn vì chuyện tình yêu giữa "chàng và nàng" bị đổ vỡ vô cớ. Kèm theo chuyện chính trị náo loạn dị kỳ. Dân không muốn mọi thứ ấy luôn thọc mũi dùi vào đời sống sinh viên, quấy rối lòng mình nữa! bởi vì; (tất nhiên trong đó có cả các anh bạn và, nhất là có người yêu dấu của Vì Dân):
Vì Dân cảm nhận ra rằng ở tại miền Trung bấy giờ hoàn toàn do nhóm sinh viên hùng hậu chi phối. Đấy là dấu hiệu "loạn" đã lên cao độ rồi. Cái nền độc lập tự do dân chủ sơ sinh mà như thế nầy, thì... tương lai đất nước sẽ còn tối đen như đêm ba mươi Tết. Thanh niên là rường cột của quốc gia đang giống như con dao hai lưỡi. Rồi mọi chuyện sẽ đi về đâu? Vì Dân cảm thấy chán nãn tột đỉnh. Cúi đầu quay gót lo thụt lùi xa chính trường, Vì Dân không hề dám ngoảnh lại liếc nhìn...
* * *
Bởi, Vì Dân còn nhớ rất rõ: Buổi chiều đó, một buổi chiều nắng nhạt bình thường như bao buổi chiều khác. Có khác chăng là một tí nữa đây. Vì Dân và hai anh bạn sẽ được vinh dự trở thành ít ngưòi hiếm hoi, tận mắt chứng kiến một sự việc đặt biệt ghi đậm nét như một dấu ấn của lịch sử: Từ đầu đến cuối sự kiện trọng đại nầy: đã có nhiều dư luận, có nhiều lý thuyết, có nhiều phán đoán, có nhiều nghi vấn. Nhưng "trăm nghe không bằng mắt thấy" về những nhân vật trọng đại liên hệ đến lịch sử. Đó là một buổi chiều định mệnh. Vô cùng bi thảm vào đầu tháng 11 năm 1963 – Đúng hơn là buổi sáng đó, ông Trần Trung Dung nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng, (dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Ông Dung đã gọi phone đến. Anh bạn và Vì Dân ngồi gần bàn làm việc. Nên anh ta bắt phone và chuyển sang cho ông Ba chủ trại hòm T.
Sau một hồi trao đổi. Giọng ông Ba trở nên lo lắng. Bối rối. Quắt quay. Bồn chồn. Như có điều gì bức rức lắm. Cuối cùng ông Ba thở dài, buông phone xuống. Ông Ba nhìn mọi người hiện diện rướm lệ, nói nhỏ:
- Tổng Thống, và ông Cố Vấn Nhu đã chết trong chiếc thiết vận xa M113 mang số 80.989, bởi lệnh sát thủ của ông Dương văn Minh là Nguyễn văn Nhung rùi.
Bàng hoàng. Sửng sốt. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, túc trực trong phòng khách, cùng mở tivi lên xem. Hội đồng tướng lãnh do Trung-tướng Dương Văn Minh đứng đầu. Đảo chánh đã thành công. Ông tuyên bố là: "Tạm thời lãnh đạo quốc gia". Đài phát thanh Sài Gòn chỉ mở nhạc hoà tấu. Luôn luôn nói anh em ông Diệm đã tẩu thoát.
Chẳng nói chẳng rằng, ông Ba vội vã kiếm người đi gọi đạo tỳ đến xưởng chuẩn bị "hậu sự" cho Tổng Thống và ông Cố-vấn. Ở nhà kho có nhiều hòm tuy đẹp, đắt tiền. Nhưng không mấy xuất sắc. Chỉ còn một cái hòm tốt nhất bằng gỗ gia tỵ, là loại gỗ rất quý hiếm. Có bọc sẵn thêm cái hòm kẽm ở bên trong. Ngoài ra, còn một cái hòm nhôm mới toanh của quân đội Mỹ. Chiếc quan tài nầy rất đẹp. Làm bằng nhôm nhẹ, hai lớp. Bên ngoài mạ lớp sơn bóng loáng. Bên trong bọc một lớp đệm mỏng. Êm ái như tấm đệm giường ngủ. Nắp mở ra đóng vào, bằng kính, được dễ dàng. Chốt cài bên hông. Có thể lộ cả khuôn mặt người quá cố. Cho mình nhìn tiễn biệt phút cuối cùng. Nếu là xác đã ướp lạnh, có thể để lộ hẳn ra ngoài. Lẽ ra là chiếc hòm nầy sẽ đựng thi hài một viên Tá người Mỹ đã từ trần. Nhưng không hiểu sao họ mang vứt bỏ nó ở bên hông nhà ướp lạnh trong phi trường Tân Sơn Nhất. Tình cờ, ông Ba đi làm việc đã thấy. Tiếc quá, nên ông Ba nài nỉ, thương lượng với tên quản lý nhà xác, đã mua lại. Hầu ông Ba đem về trưng bày trong tiệm cuả mình coi chơi. Ai mua giá cao cỡ nào, cũng không bán. Thế là ông Ba quyết định:
- Chỉ có Tổng Thống mới xứng đáng nằm an nghỉ trong đó thôi.
Cả hai khuôn hòm được mang ra lau chùi bóng loáng, sát trùng sạch sẽ, chuẩn bị sẵn sàng chờ lệnh.
Gần 11 giờ trưa, phone của ông Dung gọi báo:
- Nhờ ông vui lòng mang khuôn hòm đến nhà xác bệnh viện Saint Paul. Ở đường Tú Xương. Tuyệt đối không cho ai lạ tháp tùng. Xe chỉ chở một quan tài đến đó.
Ông Ba nêu ý kiến, hỏi:
- Có nên lấy thêm một xe nữa. Đi theo phía sau xa xa. Hay không?
- Chở từng cái một. Mang cái "đầu tiên" trước.
Ông Ba tuân lệnh. Đem cái hòm đặc biệt "đầu tiên" đi. (ý họ muốn nói đến Tổng-thống Diệm, là người sẽ liệm trước tiên). Chiếc xe tang lăn bánh. Trên xe có Bà chủ tiệm hàng, con trai bà chủ là Năm, Vì Dân, Trung, cộng thêm bốn người đạo tỳ. Xe lao vào đường phố vắng tanh, như đi trong thành phố chết, hay đang vào giờ giới nghiêm, thiết quân luật vậy.
Đến đường Tú Xương, Vì Dân mới thấy họ đã cho các chốt cảnh sát, quân cảnh, xe jeep chận ngang các ngỏ vào nhà xác. Khi xe tang vào hẳn bên trong. Một soeur, hình như có lệnh trước, đã vội vàng kéo cánh cửa đóng ập lại. Chỉ có một ngọn đèn vàng, lù mù leo lét thôi. Bốn đạo tỳ mang quan tài, đặt trên bệ đá cẩm thạch, trong nhà xác. Ngoài các anh: Năm, Trung, Vì Dân, bà chủ tiệm, và bốn đạo tỳ ra, còn có hai soeur có lẽ ở bệnh viện nầy. Thêm vợ chồng cháu rể của Tổng Thống đang lăm le chiếc máy ảnh trong tay.
Hai mươi phút sau, có một chiếc xe hồng thập tự, kiểu Dodge nhà binh, (màu cứt ngựa) thắng lết bánh, đỗ xịch lại. Bà soeur kia lại mở cánh cửa nhà xác ra. Từ trên xe có bốn quân nhân khiên cái băng ca đi lắc lư. Trên đó có một người nằm, cũng nhún nhảy, lắc lư theo nhịp bước mau. Họ mang băng ca vào để xuống đất. Chả buồn nhìn ai, hay nói câu nào, họ vội vã quay trở ra, leo tọt lên xe. Chiếc xe Dodge rít lên, nghe rợn tóc gáy vút đi trong sự im lặng hãi hùng…
Lúc bấy giờ cả nhóm đứng sát bên băng ca. Người nằm trên băng ca là vị Tổng Thống kính mến Đệ Nhất Cọng Hòa của miền Nam Việt Nam Cộng Hoà. Ngài mặc bộ veston màu xanh rêu, thắt cà vạt xanh đậm, có chấm trắng. Dưới chân ngài mang một chiếc giày màu đen. Bên chân kia, chỉ có một chiếc tất trắng.
Ngài nằm đó, im lặng, như chìm trong giấc ngủ bình an. Không muộn phiền. Chẳng khổ đau. Tổng Thống đang say giấc ngủ ngàn thu. Cả bộ comple chìm trong màu máu, trên đầu Tổng-thống có một vết thương sâu, từ dưới ót trổ lên đỉnh đầu, bê bết máu.
Ánh sáng loé lên. Thì ra ông cháu rể ngoại quốc kia đã bấm được vài ba tấm ảnh. Chả hiểu ông lúng túng, run sợ hay sao, mà ông lại ngưng. Hay ông thấy cảnh máu me lan tràn như thế. Thật đau lòng. Nên ông không cầm nỗi cơn nghẹn ngào xúc động đau đớn?!
Đạo tỳ khiên xác Ngài lên, đặt trên bệ đá cẩm thạch khác. Bà chủ tiệm nói Năm, Trung, Vì Dân, hai soeur: lấy bông gòn và compresse nhúng đầy alcohol, lau nhẹ nhàng, lau sạch sẽ, lau rất cẩn thận các vết máu. Họ sửa sang lại áo quần Tổng-thống Diệm cho chỉnh tề, ngay ngắn. Bốn đạo tỳ cắm cúi lo tẫn liệm ngài đàng hoàng, họ lộ vẻ như kính cẩn, ân cần, chu đáo. Bà chủ tiệm lâm râm đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn người quá cố. Bà nhét vào tay Tổng-thống xâu chuỗi hột mân côi. Hình như Tổng Thống Diệm mới chết, cho nên hai bàn tay ông đã khép lại, dễ dàng giữ xâu chuỗi như ông đang lần hạt. Mọi người hiện diện có cảm tưởng tim đập thiếu nhịp. Thở hụt hơi. Nghẹn ngào. Ngậm ngùi. Cay đắng. Xao động. Đau xót kinh khủng. Thương tiếc sâu sa. Buồn mênh mông cho kiếp phù sinh bạc mệnh. Ngắn ngủi. Bẽ bàng!
Chưa kịp đậy nắp hòm thì chiếc xe hồng thập tự lúc nãy, trờ đến. Cánh cửa lớn do bà soeur kia khum người mở ra. Họ lật đật bưng cái xác thứ hai vào. Bà soeur vội vàng khép cánh cửa ngay. Đó là ông Cố-vấn Ngô đình Nhu mặc áo sơ mi trắng cụt tay đẫm máu. Áo bỏ trong quần màu nâu hơi xộc xệch chút, thắt dây lưng da. Mang đôi giày màu kem. Gương mặt ông có vẻ oán hận, bất bình điều gì, vầng trán thật cao, cau lại nhiều nếp nhăn. Đôi môi ông mím chặt rất nghiêm nghị, không thấy nét thanh thản bình an (như gương mặt của người anh). Ông nằm hơi nghiêng qua một bên. Họ thấy ông bị nhiều vết đâm. Loại dao bayonet của quân đội. Máu vẫn ứa ra, từ các vết thương đó. Trên đầu, ngay thái dương có hai vết thủng. Đó là dấu đạn đi từ bên nầy, xuyên sang bên kia.
Công việc tẫn liệm cũng tuần tự diễn ra. Cẩn thận nhưng hơi vội vàng như lần trước. Không khí lúc nầy quả thực nặng nề kinh khủng! Im lặng hoàn toàn. Hình như ai ai cũng thở rất nhẹ. Vì sợ mỗi tiếng động, làm dấy lên từ đáy lòng mình tiếng nấc, mà họ đã kềm sâu trong lòng. Khóc thương một kiếp người phù sinh bạc phận!? Hay làm hỏng cái không khí kính cẩn tôn nghiêm; nơi con người thực sự đã bước chân vào cõi vô cùng hư vô? Quả đúng là phân giới giữa sự sống và cõi chết, chỉ ngăn cách bằng sợi tóc mỏng tanh. Bởi một bức màn vô hình, vô cùng tầm thường thật mong manh. Nhưng, kiếp người ở hai phân giới ấy, đã không thể làm gì khác hơn. Không thể va mặt chạm tay vào biên giới vô hình ấy, và càng không thể biết gì nhau hơn! Đó là hình ảnh nhỏ nhoi rất cô độc của con người đối mặt trước sự cao cả của sự sống và sự chết, thật không là gì cả, khi thân xác ấy trở thành hư vô, mà vô cùng thương tâm.
Vì Dân sẽ không bao giờ quên. Không bao giờ phai mờ trong trí óc. Vì, rất thật. Quá thật tình cờ... mình là chứng nhân một sự kiện lịch sử trong thế kỷ. Ý thức nhận rõ ràng: Cuộc sống sao quá mỏng manh như một bóng mây bay giữa lưng trời rám bạc. Như cành cây trong bão, gió muốn lặng, mà dễ đâu nào! Vì Dân cảm thấy mệt lả, nhịp tim rung lên từng cơn run rẩy, nghẹn trong cổ, nàng vội kéo Năm, Trung, bước ra thềm nhà đi về hướng Phan Thanh Giản, cho dễ thở hơn. Ngay lúc đó, Vì Dân thấy một đoàn biểu tình rầm rộ kéo nhau xuống đường. Họ vừa đi vừa hò hét. Đả đảo "chế độ gia đình trị họ Ngô". Họ đi thẳng tới biệt thự đường Phan Thanh Giản của ông bộ trưởng Bộ Nội Vụ Bùi Văn Lương, người đã từng nắm giữ chức vụ "Tổng Ủy-trưởng, Tổng Ủy Di Cư năm 1954". Họ lao vào nhà đập phá, hôi của. Tất cả mọi thứ trong nhà thoáng chốc, biến hết ra đường. Thậm chí Vì Dân còn thấy có mấy người, bưng hai con chó Nhật sợ hãi nhìn quanh, như nó đang tìm chủ. Đám biểu tình bắt đầu nổi lửa trong sân. Rất may, lúc đó có toán Cảnh-sát Dã-chiến đến. Họ can thiệp kịp thời. Ôi! Cuộc Cách Mạng đã thành công rồi đó. Toàn dân bấy giờ đã thoát khỏi chế độ "gia đình trị Họ Ngô". Nhưng, rồi đây sẽ đến phiên ai? Và, sẽ ra sao? Xin nhường câu trả lời cho những tháng năm sau nầy phán xét.
Nghe tiếng bà chủ gọi. Các anh, chị, vội chạy trở về nhà xác. Khi hai chiếc xe hồng thập tự đã đến lấy quan tài hai vị kia vừa đi khỏi. Họ nói vì lý do an ninh, nên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chuyển hai xác anh em vào Bộ Tổng Tham Mưu, an táng tạm trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, cạnh chùa An Quốc. Hiện diện trong đêm khuya có vị linh mục người Pháp, ông bà Trần Trung Dung, Trung-tá Nguyễn Văn Luông (trưởng ban mai táng), một số ít quân nhân ở Tổng Tham Mưu phụ trách an táng. Tiếp theo sau mấy cuộc đảo chánh. Chỉnh lý. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đương nhiệm nghe lời ông thầy địa lý nói:
- Vì hai huyệt kia đã chôn nhằm "long huyệt". Cho nên đất nước đã xảy ra lộn xộn liên tục. Muốn cho yên ổn. Phải cho dời ngay đi.
Thế là sau ngày đảo chánh ít lâu, bên quân đội lại cho mời ông Ba đến bàn tính. Họ nhờ ông Ba làm hai cái kim tĩnh, xây gạch, tráng xi măng trước. Ông Ba lại cho người lên bộ Tổng Tham Mưu làm. Hì hục đào bới cả hai anh em cố Tổng Thống vào ban đêm. Đạo tỳ làm bù đầu. Từ tối đến gần sáng mới xong.
* * *
Ông Ba đem hai ông Diệm và ông Nhu về chôn ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Khi hạ rồng rồi, ông Ba có lệnh chỉ được lóng cát phủ lên cho đầy. Bên trên được lấp ba tấm ván sơ sài. Trông rất hèn mọn, quá tầm thường. Tuyệt đối không được phép ghi tên tuổi, hay ghi bia mộ chí ngày tháng gì cả. Dù chung quanh đó có những ngôi mộ cẩm thạch bóng loáng, vinh sang hào nhoáng khác. Vì "họ" sợ dân biết, sẽ đến cầu nguyện và ngưỡng mộ. (!?) Nhưng! Làm sao che được tai mắt dân lành? Không biết do đâu "rò rỉ ra" nguồn tin:
- Chính là hai ngôi mộ đơn sơ. Không tên nầy. Là của anh em ông Ngô Đình Diệm.
Thế là từ đó, mỗi khi ai ai có dịp vào thăm nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Họ liền đi vào cổng chính. Đến đoạn giữa, "hai ngôi mộ Anh Em", nằm đối diện với cái tháp tưởng niệm, và ngôi mộ cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ to lớn hoành tráng nhìn sang. Có một điều rất khác biệt với những ngôi mộ lộng lẫy sang trọng kia. Thì trên hai ngôi mộ đạm bạc, đớn hèn khiêm tốn nầy, luôn luôn có những bó nhang trầm nghi ngút khói, có đóa hoa tươi màu mỗi ngày, và bốn ngọn nến sáng lung linh, thắp suốt đêm. Hình như là người ta luôn tưởng niệm cho "Ngày dài nhất thế kỷ, buổi chiều định mệnh đó". Họ là những người dân hiền lương ẩn danh. Như thầm nói:
- Vĩnh biệt Tổng Thống. Vĩnh biệt ông Cố-vấn. Xin các Ngài cứ bình thản an nghỉ. Vì, đất nước Việt Nam vẫn còn là đất nước Việt Nam. Có thay đổi chăng. Chỉ là con người. Và, những con người lãnh đạo mà thôi. Nguyện cầu nhị vị an nhàn bình thản ra đi... ngao du sơn thủy. Đi khắp trên mọi miền đất nước. Lãng quên cuộc đời bạc bẽo. Hết sức trắng trợn. Ô trọc và phù du. Vô cùng độc ác và rối rắm nầy!
Vì Dân tôi, một chứng nhân trong bóng tối lịch sử buông tiếng thở dài sâu lắng:
Ô hô!!! … TtTm!!!

_ * _

tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Last edited by tinhhoaihuong on Thu Oct 21, 2010 4:39 am, edited 1 time in total.

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

ChươngTrình HuấnLuyện PhiHành. Ph 1 Ch 3

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhất
Chương 3

Ngày Vào Không Quân




Cảm tình đó lâng lâng chiều tĩnh mịch.
Như thi sĩ yêu quan hà anh lính.
Như họa sĩ yêu bức tranh đa tình.
Như con người yêu tự do bay bổng.

Như Không-quân vút cánh vào thinh không.
Lái con tàu lả lướt người trong mộng.
Phi đạo nối liền tình yêu không phận.
Tình rất đẹp tôi trao đến tha nhân...
*




Cuộc đời tôi chắc có lẽ gắn-bó thân thiết với binh chủng Không-quân hay sao à! Hồi còn nhỏ, khi đúng mười sáu tuổi, thì tất cả thanh niên ở miền Nam Việt Nam, ai ai cũng lo đi kê khai Lược Giải Cá Nhân, ở đường Trần Hưng Đạo (Nha Cảnh Sát Đô Thành).
Sau khi điền tên tuổi, địa chỉ vào tờ khai, tôi mang lên nộp trong văn phòng. Ông cảnh sát già thu nhận tờ khai, đọc lướt qua ông nhìn tôi, cười lớn:
- Cậu nhỏ nầy. Tôi e rằng khi lớn lên, cậu sẽ đi Không-quân quá. Tên ngộ lắm:
“Lữ Phi Hành”.
Cũng có thể do ba má đặt tên cho là một điều dự đoán hữu duyên với binh nghiệp của tôi sau nầy, cũng nên? Một lần khác, vào đầu tháng 02 năm 1962, đã chuẩn bị đầy đủ tập hồ sơ, tôi dự định lên nộp đơn xin gia nhập vào Không-quân. Lúc đó tôi chưa đủ tuổi, nên phải giả mạo chữ ký của ba là: đồng ý cho tôi nhập ngũ. Rồi tôi nhờ thằng bạn, (có bà chị làm ở văn phòng Phường trên Phú Nhuận), chị đóng dấu xác nhận chữ ký giả của ba tôi “cho phép”.
Ngày ấy, đúng là một ngày xui hết biết. Khi thức dậy, tôi lo đi làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong. Mặc quần áo sẵn sàng, tôi đứng trên lầu ba, trước chiếc tủ gương lớn chải tóc, chuẩn bị mang hồ sơ lên Tân Sơn Nhất để nộp. Thì, nghe tiếng phi cơ bay vù vù… ầm ầm... bay rất sát, muốn điếc tai, gần như ép buồng phổi tôi đau nhói, muốn tức vỡ lồng ngực. Nghẹt thở. Đứng tim. Không biết chuyện kinh khủng gì xảy ra? Vội chạy nhanh lên sân thượng, tôi bước ra ngoài, dáo dác nhìn xuống khu Sài Gòn. Hai chiếc phi cơ đang quần thảo trên bầu trời. Rồi thoáng chốc nghe tiếng nổ rền, ở miệt nhà thờ Đức Bà.
Thì ra có biến loạn. Những quả bom trút ào ào xuống tại Dinh Độc Lập.
Một lúc sau mới thấy nhóm phòng vệ Tổng Thống Phủ phản ứng. Súng phòng không dưới đất bắn lên đùng… đùng… đùng… khói đen nghịt tỏa ra từng nhúm to trên bầu trời. Hai chiếc phi cơ sau khi thả hết bom, bắn hết đạn, nhanh như chớp đã bay vụt ra biển Đông biến dạng.
Nhảy xuống dưới nhà, dù má tôi vẫy tay lia lịa, lớn tiếng eo éo kêu réo la tôi, má cấm tôi không được đi đâu. Tôi vẫn phóng xe veloxolec chạy đi về hướng đó, coi xem chuyện gì, bom đạn bắn đi đâu. Nhìn chung thì không thấy thiệt hại gì mấy, sao không thấy trúng phát nào cà? Người người xôn xao bàn tán, xe cộ tụ lại đông như kiến, không thể chen chân, mọi ngả đường bị chận đứng, đông nghẹt. Mãi đến xế chiều tôi mới biết tin là: do hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử, đã ném bom. Thế là tôi đành kiếm ngỏ tắt tiu nghỉu trở về nhà, buồn phiền xếp lại hồ sơ xin đi lính.
* * *
Lần nầy, thì không có gì ngăn cản bước chân tôi muốn phiêu bạt giang hồ cả, tôi đã đường hoàng ung dung đi lên Tân Sơn Nhất nộp đơn, và nôn nao vui vẻ trở về nhà nằm chờ dài người. Khoảng thời gian nhàn rỗi nầy, thật vô vị, trống vắng và buồn kinh khủng! Tôi vẫn hẹn hò với cô bồ vừa quen biết đi ăn, đi chơi chỗ nầy, chỗ kia. Tuy đã có “cô bồ”, nhưng tôi có thêm vài ba cô bạn hờ thân thiết khác nữa. Ấy thế mà sao lòng mình vẫn cảm thấy đìu hiu, muộn phiền và nhớ “nàng mối tình đầu đã xa tôi” chi lạ! Vô cùng nhớ.
Độ nửa tháng sau thư mời gửi về nhà, báo tôi lên sân bay Tân Sơn Nhất khám sức khoẻ. Thông thường như mọi năm, bên ban tuyển mộ Bộ Tư Lệnh Không-quân chọn bốn khóa. Ví dụ như: Năm 1960 là có khóa 60A. - 60B. - 60C. - 60D. Tuy nhiên, nhiều năm cũng có những khóa như: 65B và 65D, là Hạ-sĩ-quan được tuyển chọn đi học sĩ-quan không phi hành.
Tôi và một lô một lốc các bạn trai trẻ “hào hoa phong nhã” tráng kiện khác, hân hoan vui vẻ nôn nóng sắp hàng chờ khám sức khỏe. Phòng khám nhỏ xíu chật chội. Đa số thí sinh cứ tràn vào. Họ đứng gần kế bên ông bác sĩ. Tôi ngồi vào ghế đợi, nhìn những người khác khám rất nhanh. Bác sĩ khám thân thể. Phần tai. Mũi. Họng. Răng. Mắt. Ngực. Phổi. Thần kinh. Khám máu. Khám tổng quát. Họ bắt thí sinh đứng thẳng, xem mình có bị dị tật bẩm sinh gì không. Đa số tuyển sinh đều khá tốt. Mọi cuộc khám nghiệm về tôi trôi qua êm đẹp. Nhất là bác sĩ khen đôi mắt tôi trong sáng lạ thường: 10/10. Chỉ có lúc khám tai thì quá lâu, ông ta lấy đèn soi vào lỗ tai. Bác sĩ không thể khám màng nhĩ, ngăn tai ngoài và tai giữa. Nên ông cứ loay hoay mãi, ông lấy cái kẹp nhỏ, dài, từ từ gắp, moi, ở lỗ tai tôi ra từng miếng cục ráy tai to ơi là to, nhiều kinh khủng. Khiến những anh tuyển sinh đứng, ngồi, gần đó í dà da… chen nhau nhìn, rồi le lưỡi trợn mắt cùng cười ồ. Thiệt là mắc cỡ!
Thật sự tôi không mấy hy vọng, vì suốt thời gian qua tôi sống buông thả bê bối, tự do, chẳng mấy khi chú trọng đến sức khỏe, hay chăm chút cho bản thân. Tôi gầy đi nhiều, so với chỉ số cần thiết. Ví dụ chiều cao 1mét 68, tôi có, tuy thế về trọng lượng thì chỉ nặng hơn 50kgs chút xíu. Xong xuôi, tôi lại trở về nằm nhà chờ đợi từng ngày đi ra đi vào thật vô vị. Tối tối, đêm đêm, tôi ưa rủ rê cô bồ đi ăn, la cà đi chơi rông. Thời gian nầy, tôi và cô bồ ấy thân thiết hơn.
Một hôm, nhận giấy báo tôi đã trúng tuyển, đủ điều kiện gia nhập vào “Khoá 65A Phi Hành”. Tôi rất vui, thế là chấm hết chuỗi ngày chán chường đã trôi qua. Hí hửng vui vẻ, mặc bộ quần áo sạch đẹp, tôi ung dung sung sướng lên Tân Sơn Nhất làm thủ tục nhập học. Họ đưa mẫu đơn tình nguyện, tôi điền và ký tên vào, hứa sẽ gia nhập vào binh chủng Không-quân – ít nhất là mười năm – kể từ ngày ký.
Họ cấp phát cho mỗi khoá sinh một ba lô, phát cặp thẻ bài bắt SVSQ luôn đeo vào cổ, thẻ bài đã có số quân, tôi phải thuộc lòng. Và nhớ mình mang loại máu gì. Họ phát giày bata. Giày botte de saut. Mũ. Bít tất. Vài bộ đồ treillis. Vài bộ kaki. Họ bảo mang về sửa sang lại, để mặc cho vừa khổ người của mình. Về những huy hiệu hay cánh bay, tôi thấy sĩ quan Không-quân được may trên các bộ quân phục của KLVNCH. Chỉ cần tôi nhìn thấy họ mặc áo bay mà mê là vậy.
- Vai trái: huy hiệu Sư Đoàn.
- Vai phải: huy hiệu Không Đoàn.
- Ngực trái: huy hiệu Không Quân.
- Ngực phải: huy hiệu Phi đoàn.
- Trên huy hiệu của phi đoàn là cánh bay.
- Cánh bay mang bên ngực trái, trên hàng huy chương (mang trên quân phục kaki, hay đại lễ).
Đúng vào buổi tối ngày 30-09, thằng em trai của tôi là Tom, lái xe chở tôi ra đi. Má tôi không làm sao ngăn cản con. Nên má khóc rất nhiều, nghẹn ngào quệt hai hàng nước mắt đưa con đi. Tôi thì cảm thấy lạnh tanh, chả có gì ầm ĩ mà khóc lóc với than vãn! Đời trai giang hồ qua bốn biển, chẳng lẽ má cứ giữ rịt con bu theo má ở trong góc xó nhà hoài sao!? Tôi không thấy cô bồ đến tiễn như cô ta đã hứa. Cũng bình thường thôi!
Tôi mặc bộ treillis “mới cáu cạnh”, đội mũ lưỡi trai, mang botte de saut, đến trại Cửu Long (ở bên trại Thủy Quân Lục Chiến). Đó là nơi tập trung đông đúc khóa sinh các trường Hải Quân. Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Họ sẽ đi học chung với nhau trên chiếc Tuần Dương Hạm 602.
Sau khi xuống con tàu bồng bềnh nhấp nhô trên sông, tôi chọn ngồi ở một nơi có mặt phẳng trên bon tàu. Nhiều tên “tân binh” sợ sóng gió, thì họ chui tọt xuống dưới gầm tàu. Dưới kia chắc hẳn là vui vẻ, nhộn nhịp ồn ào, nhưng mà kín mít, lù mù ngột ngạt lắm! Chiếc tàu to kềnh càng từ từ kéo neo lên. Con tàu chuyển lối dần dần rời sông Sài Gòn, chạy trốn sau khúc quanh ở “Cảng Nhà Rồng”. Bên kia sông, thành phố Sài Gòn vẫn rộn rịp, rầm rộ, tấp nập xe cộ lao đi vun vút. Người và người vô tư lự, nhộn nhịp nối đuôi nhau chuyển động không biết mệt, dưới ánh đèn đường muôn màu.
Chả ai ngủ được, nhìn quanh, tôi thấy Trần Thế Vinh to con, đẹp trai ngồi lầm lỳ ở một góc. Quân nhỏ loắt choắt. Các anh em khóa sinh lân la ghé tới tíu tít vui vẻ bắt tay làm quen với nhau. Họ tự nhiên nói chuyện trong giây lát, đã thân mật ngay. Làm y như là “tụi nầy” đã quen nhau từ kiếp nào!
Hỏi ra, chúng tôi mới biết dự báo thời tiết báo buổi sáng thì biển lặng. Đến trưa sóng to, rất to đổ dồn. Con tàu lênh đênh bồng bềnh nhấp nhô như nút chai trong cái ao lớn. Thế là các cậu ngồi bên cạnh, bắt đầu nôn ọe tùm lum tà la ra mật xanh mật vàng. Riêng tôi vẫn tỉnh queo. Đến chiều, Vinh, mặt xanh như tàu lá, anh ta đưa hộp cơm vắt và thịt kho rất ngon, (của mẹ Vinh làm):
- Mày ăn đi. Tao nuốt không vô rồi.
Cười hề hề, tôi ưng ý lấy cơm thịt ra ngồi trên bon tàu ăn ngon lành. Mặc dù lúc đó, có những đợt sóng thần cao ngất, đang phủ lên đầu tàu đầy bông sóng bạc trắng. Chiều buông xuống rất nhanh, hoàng hôn lả lơi trên biển màu tím nhạt, màu vàng óng lẫn với màu ven đêm dần dần chuyển sang choạng vạng tối.
Khi các anh em mệt mỏi, đừ đẫn cả người, thì tàu đến ở Cầu Đá.
Nha Trang!

_ * _



tìnhhoàihương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành. Ch 4

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhất
Chương 4

:evil: :o :cry: :roll:
Cho Biết Thế Nào Là… “Lễ Độ” :oops:
:!:




Năm 1965... Tôi mệt nhọc vác ba lô xuống bến tàu Cầu Đá. Đoàn Không-quân gồm có bảy mươi bốn sinh viên sĩ quan khóa sinh, cộng với mấy trăm tân binh Không-quân. Những đoàn xe GMC vù vù chở mọi người về căn cứ 12. Hàng chữ: "Trung Tâm Huấn Luyện Không-Quân - Căn Cứ 12" đập ngay vào mắt mọi người.
Con đường tráng nhựa khá dài, có lẽ dài đến bảy tám trăm mét, chạy quanh doanh trại. "Vòng Cộng Hoà" sừng sững giữa các bãi cỏ xanh tươi. Nơi đây chuyên dành để sinh-viên sĩ-quan đàn anh sắp ra trường, sẽ tập trung đàn em khoá sinh lại, họ tha hồ "nhồi" cho tân khoá sinh có sức khỏe, có kiên cường, nhẫn nhục, và có sức chịu đựng dẻo dai trong quân đội. Cạnh đấy có chưng bày chiếc máy bay F8F Bear Cat, loại phi cơ một cánh quạt tấn công của Pháp. Đồng thời chiếc máy bay nầy từng dùng để huấn luyện đợt phi công đầu tiên của Việt Nam. Câu Lạc Bộ có nhiều người đang ăn uống, nhiều người chơi giải trí, đánh bida, pingpong. Phía trên kia là văn phòng điều hành khóa sinh, nơi làm việc của Đại-úy Trưởng-đoàn khoá-sinh. Văn phòng ông Thượng-sĩ Cơ Bản Huấn Luyện người Mỹ. Văn phòng đoàn cán-bộ sinh-viên sĩ-quan. Những khoá-sinh đi trước chưa được tuyển chọn đi du học. Thường đề-bạt lên làm cán-bộ (Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn. Ai càng “thâm niên... phạn xá”, hi hi hi thì cấp chức càng… bự). Vòng nhỏ là Vòng-Khóa-Sinh. Tức là sân nhỏ giữa doanh trại. Nơi mỗi cuối tuần có đám sinh viên sĩ-quan, khóa-sinh nào bị phạt, sẽ thi hành lệnh "dã chiến" là chính tại nơi nầy. Sân rất lớn nằm ngay bên dãy nhà tiền chế. Theo kiểu ba-rắc của Mỹ. Ở giữa là hai dãy nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng. Phía trên là văn phòng để điều hành khóa sinh.
Bạn chung khóa sinh với tôi gồm đủ mọi miền. Đủ thành phần. Đủ hoàn cảnh. Họ cùng quy tụ về dưới mái trường Không-quân Mẹ: Vừa qua khỏi cổng trường tất cả chúng tôi được tách riêng ra, xếp hàng ngay ngắn, chờ điểm danh. Tân-binh thì được hướng dẫn viên cho đi thẳng xuống khu nhà đằng phía xa xa kia.
- 74 Khoá-sinh sinh-viên sĩ-quan Không-quân thì ghé lại trước cổng trường. Sinh viên sĩ-quan vác ba lô đi vào giữa sân. Đầu tiên, khoá sinh xếp hàng theo thứ tự cao, thấp. Những anh nào cao lêu nghêu, thì đứng trước, đứng trên. Những anh thấp đứng dưới, đứng sau. (chi lạ ha, tôi cứ tưởng là ai thấp, lùn, thì phải đứng trước, đứng trên, mình nhìn mới “thấy đường” chớ! Ai dè... tréo cẵng ngỗng thế! Tôi thấy một sĩ quan huấn luyện rất cao lớn, to con, gần giống như người Mỹ to cao vậy. Khi ông ta mở miệng ra, mọi khoá sinh nghe mà phát khiếp! Giọng nói ông ta tốt, sang sảng, rổn rảng, oang oang. Không phải là giọng nói, mà giống như là giọng ông ta hét quá to:
- Trong số các anh. Có ai là sinh viên đại học. Hãy bước ra khỏi hàng. Đứng qua bên phải đây nầy.
Trong bụng tôi mở cờ reo vui, thích thú thầm nghĩ: "Chà! Oai nhe! Le lói nhe! Đã nhe, sung sướng ưu đãi nhe! Chắc là đám sinh viên nầy được phè phỡn ưu tiên nhe. Khỏe re à nhe". Tôi cùng một nhóm nhỏ độ chừng bảy tám tên, vội vàng hăng hái bước ra khỏi hàng, đứng qua bên phải. "Ông to con" kia hất hàm cho các cán bộ Trung-đội-Trưởng, dẫn đám đông còn lại bắt đầu "chào sân". Nghĩa là bắt đầu chạy quanh Vòng Cộng Hoà.
Sau hết, ông ta quay sang phía bọn tôi, “hét” tiếp:
- Các anh được cha mẹ ông bà cho ăn no, rồi vác thân tà tà ung dung đi học. Hay lắm. Tốt lắm. Giỏi lắm! Sung sướng lắm. Mà các anh không biết nương thân. Còn bày đặt tụm trăm tụm ngàn biểu tình, biểu tọt. Phản đối la hét chống báng nọ kia ầm ĩ. Các anh có biết: Vì các anh ưa náo động, ưa dợt le, các anh lên mặt ta đây rành đời, thường quấy rối quậy phá lung tung ở ngoài xã hội kia. Mà chúng tôi ở đây bị cắm trại liên miên không? Bây giờ, các anh đã vào đây rồi. Chúng tôi sẽ cho các anh biết: Thế nào là lễ độ. Đâu là kỷ luật sắt trong quân ngũ... nà! Nào. Chuẩn bị. Các anh hãy chạy theo tôi.
Thế là ông ta chạy trước rõ nhanh. Các khóa sinh Không-quân tuần tự lúp xúp chạy theo sau lưng ông. Cứ thế mà chạy. Vừa chạy, ông ta vừa hét to:
- 65...
Các sinh viên sĩ-quan phải cố "gào lên" to hơn:
- Khỏe.
Cứ thế, chúng tôi bị "hành hạ" cho đến quá mười giờ đêm. Có hơn một nửa khóa sinh đã ngất xỉu. Họ nằm vật ra bên vệ đường. Chả có ai "ân cần" thương xót chăm sóc, giật tóc giật tai, tạt cho tí nước nôi vào người cho tỉnh, hay cho ăn uống tí gì. Họ cứ nằm ì (y như "nằm vạ" ra đó). Khi nào ai tỉnh dậy, anh ta tự động bò lết về sân. Còn tôi sao khoẻ đến thế nhỉ? Mặc dù lúc đó tôi ốm nhom. Có lẽ do ở Đà Lạt tôi phải đi bộ rã gối rã giò nhiều. Ngày ngày có ít nhất là ba bốn lần tôi đi lên đi xuống: từ trong đại học, đi ra phố, về nhà. Đi hoài, nên tôi đi bộ quen chân rồi chăng? Chả rõ. Chỉ biết là tôi nhìn vào cái lưng của thằng khóa sinh chạy trước. Cứ thế mắt nhắm, mắt mở, tôi cắm đầu chạy riết.
Cho đến khi hơn hai phần ba những anh bạn kia đã "rụng rời tả tơi". Ông ta mới cho mấy anh chạy khật khưỡng lẻo khoẻo như tôi dừng lại. Tất cả về tập trung ở sân cỏ. Ông ra lệnh cho từng cặp, từng cặp đi qua nhà kho (kế bên dãy nhà khóa sinh). Khóa sinh phải tự túc khiêng giường, tủ, bàn, ghế. Trời đất! Chúng tôi đang đói và mệt lả người. Tôi đi khiêng đồ dùng với Vinh. Hai người ở một phòng, chúng tôi cùng đựng áo quần chung trong một cái tủ sắt. Một bên là đồ dùng của tôi. Một bên là của Vinh. Lúc xong công việc, đã hơn nửa đêm, tôi càng mệt muốn đứt hơi thở.
***
Những hình phạt ở đây hầu hết có tác dụng của việc huấn luyện thể chất khoẻ mạnh, cường tráng như: "nhảy xổm", "hít đất", "tấn công", "đi vịt", "bò", "lăn". Cán bộ mang găng tay trắng tinh, họ tìm kiếm những chỗ ngóc-ngách mà quệt vào. Thử hỏi làm sao chả có tí bụi chớ? Cứ thế, họ rút trong túi áo của khoá sinh ra một tờ giấy: Ghi phạt vào chiều thứ bảy. Bị phạt, thì trong vòng chừng vài ba giờ đồng hồ, từ trong phòng: khoá sinh ấy phải chạy lên sân, các bạn "bị kỷ luật" phải thi hành bất cứ lệnh phạt nào. Nếu ai làm sai, là bị phạt hít đất. Có những lệnh trớ trêu buồn cười lắm. Như cán bộ hét:
- Anh phải về phòng mặc ngược áo treillis. Mặc trái quần kaki. Một chân bên mặt thì mang botte de saut. Một chân mang giày bata, mang chiếc giày ba ta bên chân trái. Các anh có mười (10) phút để thi hành.
Mệt ơi là mệt, nhưng rất vui. Khi ra lệnh thì cán bộ hét oang oang. Nên các bạn ở trong phòng khác đều nghe rõ. Thế là sinh viên sĩ quan ở chung phòng không bị kỷ luật, liền tận tình giúp người bị phạt, là họ sắp xếp sẵn đầy đủ mọi thứ. Các anh bị phạt kia lo chạy về phòng. Nhờ có các bạn phụ giúp mặc đồ, gài nút áo, mang giày, thắt dây giày, như thế mới kịp. Thử hỏi, nếu không có sự yểm trợ của bạn đồng môn trong phòng, giúp đỡ mặc áo, xỏ quần, mang giày; thì làm sao kịp chớ!? Vậy mà khi tôi chạy lên, cũng bị phạt năm mươi (50) cái hít đất, trợn mắt hả miệng thở, mệt hộc xì bơ. Sau nầy tôi mới biết vì Vinh to con đẹp trai và khỏe, học giỏi. Tính tình Vinh đàng hoàng dễ thương. Cán bộ thấy nó thế. Nên ưa chiếu cố hai chúng tôi. Họ "siêng năng" tới phòng tôi "hỏi thăm sức khỏe"! Vô tình ở chung, nên tôi cũng vướng vào cái thảm hoạ bị "trù dập, bị đì tới bến". Khi khổng khi không hai đứa vô cớ bị phạt "dã chiến" hoài. Nghĩ cũng tức bực vì sự vô lý ấy, mà đành nín khe im re chịu trận… "vâng lời" là thượng sách mờ. Thì ra, trong quân trường họ cố rèn luyện cho khoá sinh phải lấy "đức vâng lời" làm điều tiên quyết. Bất kể "lệnh lạc" đó ra sao, có đúng hay nực cười! "Thi hành trước, khiếu nại sau" mà! Những lần sau, khi bị phạt chung, toàn khóa sinh thường bảo nhau:
- Khi chạy qua khu sinh-viên sĩ-quan đàn anh đã ngủ. Tụi bây nhớ gào lên thiệt to:
- 65...
- Khỏe.
- 65…
- Khỏe.
- Nhớ chưa?
Cứ thế, khóa sinh Không-quân quay mặt vào cửa phòng ngủ của cán bộ, hết sức gân cổ hét la thật to. Chúng tôi ở ngoài sân mà còn muốn điếc con ráy. Thế là có kết quả ngay. Có mấy ông cán bộ coi sinh viên sĩ quan "bự" hơn, là Đại Niên Trưởng, đã kêu cán-bộ Đại-đội-Trưởng lên la mắng, rầy rà:
- Có phạt tụi nó. Thì phạt ban ngày thôi. Ban đêm để cho "ông" ngủ nha.
Tôi không thể nào quên về thời kỳ “Huấn Nhục”, nó cay đắng mà thi vị lắm! Cũng tựa như cái sự cay của ớt, cái chua của chanh, cái mặn ngọt của tương; để làm cho tô phở ngon, thêm hấp dẫn thôi! Ới nầy! Các em gái hậu phương hỡi! Chắc các em đứng “ngắm nghé” quý anh ở ngoài hàng rào của quân trường Không-quân, sẽ lạ lẫm với hai tiếng “Huấn Nhục” lắm, phải không các em? Nào, tôi kể sơ sơ như vầy, là các em sẽ hiểu, mà tôi không cần giải thích nha. Các em hãy ngồi bên nghe tôi tâm tình nè: Các em có biết biết không? Một ông Niên Trưởng nọ, tự dưng đứng trước một chàng khoá sinh hỏi:
- Nầy, ông cao bao nhiêu vậy ông?
- Dạ, 1m68.
- Thấp vậy mà cũng vô Không Quân ha. Hai mươi (20) cái hít đất đi ông.
Và, có một ông... "gian ác" khác, cầm trái ớt hỏi một khóa sinh:
- Trái gì đây ông?
- Dạ, trái ớt.
- Tầm bậy! Đây là trái chuối. Mười (10) cái nhảy xổm đi ông.
- Ông nói lại coi, đây là trái gì?
Anh khoá sinh ngán quá, trong bụng chửi thầm, nhưng cũng:
- Dạ trái chuối.
"Ngài niên trưởng" cười cười:
- Trời đất! Nó là trái chuối à, vậy thì ông ăn hết, xem nó có ngọt không ông?
Bắt buộc là chàng khoá sinh phải ăn nguyên trái ớt, không dám cãi lệnh à! Đó! Các em hiểu thế nào là “Huấn Nhục” chưa? Nhiều cái tức cành hông, tức như bò đá; mà ở đây không cần biết lý do, để lý giải hay lập luận gì hết!? Ba cái tự ái vặt của đời sống dân sự, sự cải lý của chàng học sinh, sinh viên, nếu đã vào đây là đồ bỏ, anh ta không được ngóc đầu dậy ở trong Quân Trường. Các em à!
Tôi nghĩ lại cũng thấy cái mục đích cao cả và tuyệt diệu của việc nầy. Người ta đã cố tình huấn luyện cho mình hiểu: "Kỷ luật là sức mạnh của quân đội" là như thế nào! "Trên" ra lệnh, là "Dưới" phải răm rắp nghe và thi hành! Chứ lỡ mà khi ra trận, thì không ai có thời gian để giải thích nầy nọ đâu! Họ chỉ cần thuộc cấp phải chấp hành lệnh thôi!
Có nhiều trò “Huấn Nhục”... "quái chiêu" hơn, ác liệt hơn! Nghe mà ớn. Tôi đồng ý với quý anh em là: “cái gì vừa vừa phải phải, là nó hay”... Có mấy "cha" Niên Trưởng vô ý, hay có tâm "xà", chế ra những hình phạt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoặc gây thương tật cho sinh viên sĩ-quan, là không nên, không thể được. Về dã chiến (từ một ông vua dã chiến), tôi khoái cái trò: Lấy que tăm xỉa răng đo chu vi sân phạn xá. Cán bộ lại còn hù:
- Đo cho đúng vào, nghe không. Trước anh, đã có nhiều người đo rồi. Nên tui đã có con số rõ rệt. Nghe.
- Cầm muỗng cà phê đi băng qua sân, hứng nước. Rồi trở lại băng sân, đỗ nước vào bi đông.
- Chuyện sau nầy thì tôi không mấy vui: để ngón tay lên mui nap-rocket, (hình mui tháp ngang đầu gối), rồi chạy xung quanh… Mẹ kiếp! nghĩ lại còn muốn mữa!
- Bắt khóa sinh đứng nhìn mặt trời giữa trưa nắng. Nhẹ nhàng đấy, nhưng "cha nội" nầy có hiểu không, chúng ta sẽ “mù”: dân phi hành cần phải bảo trọng cặp mắt quý giá đến dường nào!
- Cái trò nửa đêm mưa, bắt khóa sinh vừa hít đất, vừa nhìn bóng đèn. Cũng không vui, sẽ bị hư “đôi mắt phi tiêu” như chơi.
Anh Lương vẫn nói:
- "Lễ độ" cái con... khỉ! Từ ngày có cái Liên Đoàn sinh viên sĩ quan, mới có người nghĩ ra "nghi thức" tiếp đón tân SVSQ ngày vào quân trường mẹ đó chớ. Theo tập tục từ các quân trường lớn, lúc khóa sinh ngồi trên tàu thủy vừa hết say sóng, thì liền bị quý niên trưởng cho thử sức với bão táp quay cuồng, dồn dập, liên tục... “phờ người”, chớ chẳng phải chơi.
- Có nghe khóa sinh xì xào tâm sự nhỏ to với nhau vào những phút giây cho nghỉ xả hơi, ta mới thấy được bản lĩnh của từng người; ôi thôi: hỉ, nộ, ái, ố: có đủ cả; đứa thì lấy làm vui khi thấy thằng khác bị phạt. Đến khi tới phiên mình bị phạt, thì trong bụng ấm ức. Đứa nào có cái tướng dễ thương, bị “quay dế” ít, thì trong lòng có cảm tình với đàn anh. Đứa nào có cái mặt thấy dễ ghét, thì lại bị hành hạ liên tục, rồi sinh ra oán ghét. Tại sao lại… "lễ độ” cái con khỉ? Ai đời thằng nhóc con mới bận áo lính chưa được bao lăm, mà dám phùng mang trợn má, ra lệnh nọ kia với một ông già như tui. Tui hơn nó cỡ chín mười tuổi đầu. Tôi mặc quân phục hơn nó cũng cỡ chín mười năm, lãnh lương hơn nó hai ba bậc, mà tôi phải gọi nó là niên trưởng! Ôi thôi! Nói chơi vậy cho vui và hàn huyên tâm sự thôi, chớ đó là tập tục cổ truyền từ phương Tây rồi sang phương Đông, nghi thức làm nên truyền thống, là phương pháp đào luyện bằng thực tiễn, là bàn tay điêu khắc ra một thế hệ hào hùng, “danh tiếng”, có lý tưởng, có tình huynh đệ chi binh mà. Nếu không có “lễ độ” trong quân ngũ, thì súng ống sẵn đó, khi tức giận lên mình không tự chủ, còn nhớ gì quy củ trong quân trường, cứ mạnh ai nấy làm loạn, thì còn gì kỷ luật quân đội và gia phong quân trường mẹ nưã!
Ngay cả tên cán bộ phạt tôi nhiều nhất, hoá ra là thằng Thanh. Cứ đêm đêm đến, nó cố tình kêu tôi ra, phạt tôi năm mươi cái hít đất.
Thi hành xong. Tôi đứng nghiêm chào, và la to:
- Sinh-viên sĩ-quan… khoá 65... Thi hành lệnh phạt xong.
- Có biết tại sao, tôi ưa phạt anh không?
- Thưa không.
Thế là nó nhìn tôi cười cười, và cứ phạt tôi ra hít đất hoài. Vì cái tội "không biết". Mãi về sau, khi tôi gần đi Mỹ. Nó mới thố lộ:
- Tôi là anh họ của cô bồ của anh đây. Thấy bộ dạng anh coi công tử bột dễ ghét, đã vậy mà còn dám yêu con nhỏ Trân Thư… Tôi thích thì cứ phạt anh chơi, vậy có được không!?
- Trời đất.

* * *


tìnhhoàihương

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành * ch 5

Post by tinhhoaihuong »

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhất
Chương 5


Huấn Nhục Tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang




Nha Trang, miền cát trắng ngày… tháng… năm 19…

Hồng Hạnh yêu thương,

Mỗi buổi bình minh khi mặt trời rạng rỡ, vàng thắm pha màu hồng tươi, quyện lẫn từng vạt mây ngà bồng bềnh trôi trong không phận Nha Trang, mây hồng lững lờ soi mình lung linh trên mặt biển lặn sóng. Mặt trời ươm hồng từ từ ngoi lên khỏi mặt biển xanh ngắt, bơi bơi vào không gian vô tận. Chim biển rộn ràng chao lượn, rối rít những âm thanh líu lo, vui vẻ lạ thường. Phía núi xa xa có những mãng mây ửng hồng gom chiều về chắn che trên đỉnh, mặt trời đỏ thắm còn lấp ló dưới chân đồi, khiến anh tưởng chừng như có nàng sơn nữ sau khi ngâm mình trong suối mát, trên đường về nhà sàn sơn nữ còn quay lại mỉm cười ngắm nhìn bọn anh với vẽ mặt e ấp, lưu luyến, chưa muốn xa cách; dù chỉ một đêm, tia nắng nhạt mà còn hơi nóng, có khác gì ánh mắt nồng nàn của sơn nữ thay lời chào tạm biệt trong những phút cuối còn thấy nhau...
Em ơi! Chiều nay anh có ít giờ rãnh rỗi, nên anh viết thư gửi đến em, hầu đáp lại tấm chân tình thân thiết, mà bấy lâu nay em riêng dành cho anh. Cũng như anh đáp lại cho em phần nào; sự em đã thắc mắc về cuộc sống mới của anh nơi quân trường. Hy vọng thư nầy đến kịp lúc, từ phương xa em có thể dõi theo dấu chân anh nơi quân trường Không-Quân nầy. Em nhé!
***
Ngày đầu tiên, khi vừa đến quân trường Không-quân Nha Trang, tụi anh được các Niên Trưởng dàn chào, làm bạn Quân sợ đến gần "té đái". Khuya đó, nó lân la tới gần, to nhỏ rủ rê Vinh:
- Tao với mày đào ngũ. Về Sài Gòn đi. Có gì trốn lên Đà Lạt he.
- Ha ha! Thôi đi mầy. Đã vào đến đây rồi, sao còn yếu vậy? Chết nhát hả? Ngủ đi mày.
Thế là Quân tiu nghĩu đi về phòng ngủ. Vậy mà Quân vẫn hân hoan theo kịp bạn bè, Quân vui vẻ và kiên nhẫn chạy đua bén gót bạn, chứ có kém chi ai. Thời khóa biểu trong quân trường khá chặt chẽ. Buổi sáng sớm, trường mở loa phát nhạc quân hành. Thế là tất cả anh em ngồi bật dậy, họ vội thay bộ đồ thể thao, thường là áo thun T Shirt, quần dài treillis, với quần tắm bên trong.
Anh cùng các bạn lo chạy ra sắp hàng, điểm danh như thường lệ. Khoảng năm giờ sáng, có một ông Thượng-sĩ huấn luyện viên thể dục hướng dẫn tụi anh chạy bộ thẳng ra bờ biển, rồi tiếp tục rẽ về bên phải, để chạy đến Cầu Đá, xa hơn quân trường sáu km. Nhớ lại thật vui mà tức cười nữa em à; người ta nói: "gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Mà bọn anh là trai đôi mươi đang thời sung mãn, gái mười bảy, gái mười tám nếu có “đấu vật” còn phải chịu… nằm dưới; Thì anh chạy năm bảy kilô mét có ra gì! Chạy có đổ mồ hôi thật, nhưng vẫn đều bước nhịp. Không một chàng nào rơi rớt… "tụt hậu" cả nghe em! Miệng vang vang bài hát "Không Quân Hành Khúc". Lúc tụi anh chạy ngang qua Căn cứ Hải Quân, thì cái câu: "Ôi! Phi Công danh tiếng muôn đời"… được cả bọn anh không ai bảo ai, mà cùng nhau quay mặt vào quân-trường bạn, đồng thanh cất cao giọng, để "giựt nổi", để “làm le” là cố ý chọc phá, chơi trội với mấy chàng Hoa Biển mà lỵ!
Rồi, cả đoàn sinh viên sĩ-quan lại chạy trở về, tới khúc quanh trước khi vào cổng quân trường, lúc đó thì mọi người được huấn luyện viên cho tự do. Ai muốn hít thở không khí trong lành, đi lại trên bãi cát trắng, hoặc muốn tắm, muốn bơi, đều có quyền tự ý đùa giỡn, vẫy vùng thoải mái trên sóng biển. Mỗi lần chạy về đến cổng căn cứ Không-quân, anh nhìn lên tấm bảng ghi hàng chữ đậm: "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu". Trong lòng ai nấy cũng cảm thấy có phần yên tâm. Sự kiên nhẫn và chịu đựng ngày càng tăng thêm. Không quản nhọc nhằn gian khổ, nên các anh em cố gắng trì chí học hành. Hy vọng sau nầy sẽ được gia nhập vào một trong những Không-Đoàn sau:
- Không Đoàn 41 - Vùng 1.
- Không Đoàn 62 - Vùng 2.
- Không Đoàn 23 - Vùng 3
- Không Đoàn 33 - Chiến Thuật tại Phi Trường Tân Sơn Nhất.
- Không Đoàn 74 - Vùng 4… vân vân…
Về đến sân trường, khóa sinh tập họp lại điểm danh rồi tan hàng. Mọi người chạy về phòng, ai nấy lo sắp xếp chăn màn, gối nệm cho vuông thành sắc cạnh ngay ngắn. Dưới chân giường có "chưng" đôi giày bóng lộn, ruồi đậu còn trợt té.
Trong tủ có cái bi đông nước và ca nhôm sáng chói. Mọi thứ từ quần áo đến đồ dùng: phải ngăn nắp sạch sẽ. Trên đầu giường khóa sinh luôn có tờ giấy trắng in sẵn tên họ, để sinh-viên đàn anh đi kiểm phòng. Họ sẽ rút ra ghi cho sinh viên Không-quân điểm thưởng hay phạt! "nghiêm minh" và công bằng lắm nghe em!
Trước mỗi tuần vào ngày thứ Bảy. Cán bộ huấn luyện sinh viên sĩ quan sẽ cho biết là: Tuần sau khoá sinh sẽ học môn gì. Họ cẩn thận niêm yết bảng "Thời Khoá Biểu" trong tuần tại phòng của khoá sinh. Lần đầu tiên, họ cho khóa sinh test để sắp lớp. Dĩ nhiên anh được vào học lớp cao nhất. Đó là lớp học từ 2.100 đến 2.500. Sáng nào bọn anh cũng học Anh-văn. Sau mỗi ngày học, anh phải vào phòng Lab thực tập làm bài, luyện giọng. Những anh kém thì vào học lớp vỡ lòng từ lớp 1.100 đến lớp 1.500. Trình độ khá hơn thì 1.600 đến 2.000. Sau khi học hết các lớp, anh thi đạt điểm cao nhất trong khoá đó! Hãnh diện nghe! Nể anh chưa?
Các anh đi học thường mặc quần áo kaki vàng, giày soulier bas. Còn lúc học môn quân sự thì mặc treillis, giày bốt cao cổ, mũ lưỡi trai. Các môn học đủ hết từ: căn bản về đủ các môn quân sự, kể cả lết, bò, trườn, chống hai tay lên vĩ sắt nóng. Học chiến thuật tác chiến. Cơ-bản Thao Diễn. Thể thao quân sự. Vũ khí chiến lược. Nghệ thuật chỉ huy. Vân vân… Tóm lại là chương trình học có rất nhiều môn. "Thực đơn" của một tân khóa sinh cần biết: Các anh phải nắm vững mọi vấn đề, cần thiết cho một Sĩ-quan chỉ huy. Mỗi tháng các anh tân binh có tiền lương. Đồng tiền tuy hạn chế. Nhưng không đến nỗi nào quá eo hẹp.
Mãi kể với em nghe tí nét nhà binh, còn chút nữa anh quên nói tiếp theo, là sau khi thể dục sáng xong về đến phòng thì... anh đi đánh răng rửa mặt. Làm vệ sinh. Thay quần áo thích hợp để di ăn sáng và học trên lớp, hoặc ra bãi tập. Đến trưa tụi anh cũng phải xếp hàng đàng hoàng lên Phạn Xá. Các tân khóa sinh chưa được đeo Alpha trên áo, thì phải đứng nghiêm chào. Anh nào cũng tự xướng danh:
- Khóa sinh tên… và số quân…
Anh nhớ dường như số quân bên Không-quân bắt đầu từ con số 6. Rồi bạn bè anh em mới được bỏ mũ ra, đi vào nhà ăn. Anh đi đến cái bàn nào gần nhất. Rất nhiều dãy bàn dài, cùng có những hàng ghế đóng dính liền nhau. Mỗi hàng ghế có thể cho mười sáu khoá sinh ngồi. Sinh-viên chia nhau ra thành từng "ca rê". Bốn người ngồi ăn cơm chung trong một mâm. Nhưng khoan đã... Có bài bản cả nghe em! Anh phải đứng nghiêm trước ghế ngồi, chờ tất cả mọi khoá sinh vào xong đâu đó rồi; khi nghe lệnh của cán bộ:
- Tất cả khoá sinh: Ngồi!
Cả đám khóa sinh Không-quân hô to:
- Xuống.
Bấy giờ mới được ăn đó nhe em! Trời ơi! Hôm nào hổng hên, anh ngồi ăn chung với vài ông bạn “vai u thịt bắp, mồ hôi dầu”. Thì kể như hôm đó coi như anh "trúng mối"… Thua là cái chắc rồi. Vì, họ ăn uống dễ dãi, ăn rất nhanh và ăn quá khỏe. Bọn anh rù rì phụ nhĩ với nhau:
- "Tay đó" là hung thần phạn xá đó nghe mầy!
Thoáng một cái, là trên mâm thức ăn hết sạch. Bát canh ruồi cũng sạch từ khuya. Vài ông "chăm chỉ" còn bẻ trái chuối ra, hay chan cả nước trà vô cơm mà lua. Có ông ăn uống đạm bạc, rắc tí muối tiêu vào chén cơm trắng. Cứ thế họ và và vào miệng ăn tiếp. Miễn sao họ ăn cốt no bụng là xong. Em ạ! Mấy lần đó anh đói meo, chỉ có nước là chờ giờ nghỉ giải lao mười lăm phút, anh cắm đầu cắm cổ chạy lên Câu Lạc Bộ, để mua cái gì ăn thêm, cho đỡ đói. Nếu Câu Lạc Bộ không có thức ăn theo ý thích, anh nói với ông bà chủ mua dùm. Thì hôm sau họ sẽ đem hàng về, anh có cái "bồi dưỡng" thêm, chiều chiều về phòng có thể "chè chén" tí. Sống ở đây, như một "gia đình khoá sinh" ôn nhu trật tự và nho nhỏ.
***
Sau ba tháng huấn nhục trầy da tróc vảy hầu họ huấn luyện các anh chịu đựng gian khổ, nhục nhằn, cuộc sống của các anh như cái máy. Hay sắp trở thành cái máy mà chả biết. Các anh gò mình trong trật tự, có khuôn khổ, và quen dần với kỷ luật sắt. Anh không quên nói nhè nhẹ về “mấy món ăn chơi” mà trong thời gian huấn nhục, bọn anh "được" các niên trưởng chiếu cố: Nhảy xổm, hít đất vài chục cái là xoàng, như cơm bữa! Tối bị phạt chạy vòng Cộng hoà, cũng chỉ là thường tình, giúp ngủ thêm ngon, có ngán đâu! Nhưng anh cũng… hơi "hãi" nếu bị phạt dã chiến lắm em ơi! Nhờ anh có chích TAB, nên nắng gió coi như nó là bạn bè, giúp biến làn da tụi anh trở nên rám nắng, vóc dáng rắn rỏi hẳn ra mà thôi!
Chàng nào bị dã chiến là te tua, cả phòng cũng mệt lây, vì họ lo phụ giúp anh ấy thay quần áo, khi thì quần treillis áo vàng, vác sac marin lên trình diện ông "Hành văn... Niên Trưởng" trong vòng một phút chẳng hạn. Rồi lấy muỗng cà phê múc nước đổ đầy biđông trong vòng năm phút. Nào lấy tăm xỉa răng đo chiều ngang barrac được bao nhiêu. Nào khoả sân cát cho phẳng giữa trưa nắng chang chang.
Xen vào đó là những cú nhảy xổm, hai tay nắm hai lỗ tai tréo nhau, hay kiễu chân co chân duỗi như cái cày… vân vân… Mình phải ráng thực hành cho đúng theo mẫu sáng tạo của "Quan" sinh-viên sĩ-quan Niên Trưởng. Bởi thế tụi nầy hổng ngán mấy Ông sĩ-quan, Trung-úy, Đại-uý bằng "hãi" mấy Ông Niên Trưởng mang họ "Hành" văn đâu!
Đó em hiểu thế nào là Huấn Nhục chưa? Nhiều cái tức cành hông mà không cần có lý do, để lý giải hay lập luận gì hết! Ba cái tự ái vặt của đời sống dân sự, sự cải lý của chàng sinh viên, học sinh không được ngóc đầu dậy ở trong quân trường em à! Đây là những "chén mồ hôi" nhỏ tong tong từng giọt, từng giọt, từng giọt... Theo những bước chạy tốc hành trên bãi cát nóng, trong "Quân Trường Không-Quân Mẹ".
***
Ngày… Tháng... dần qua nhanh, và niềm vui mừng vinh quang lại đến! Đó là ngày anh và bạn hữu chính thức trở thành sinh-viên Sĩ-quan thực thụ. Khoá sinh được làm lễ gắn Alpha. Tổ chức tại sân trường Không-Quân Nha Trang. Buổi ra mắt sinh-viên sĩ-quan vô cùng nghiêm trang, chu đáo và trọng thể, với niềm xúc động đặc biệt. Không thể quên. Có Chỉ-huy-Trưởng Căn cứ. Chỉ-huy-trưởng Liên-đoàn sinh-viên sĩ-quan. Sinh-viên sĩ-quan. Cán-bộ. Thân nhân. Bạn hữu ai có điều kiện, hay ở gần gần, đều có thể đến tham dự đông đủ.
Từ sáng sớm, các khoá sinh ra sắp hàng chỉnh tề ở ngoài sân. Có mấy anh em len lén… vụng trộm thủ một chiếc dép nhựa, hay miếng cạc tông nhỏ xíu, để kê dưới đầu gối. Chứ quỳ hàng giờ như thế. Có mà rục đầu gối ra. Nhưng, phải hết sức thận trọng coi chừng cán bộ nhe. Chết đa. Khoá sinh quỳ gối, đọc lời tuyên thệ. Trước khi gắn Alpha lên cầu vai.
Ngày đầu tiên được phép xuất trại. Anh ra phố đi rong chơi tự do thoải mái, đi lung tung đến 17:00. Ngoại trừ những anh em bạn nào bị ghi thẻ phạt, thì không được đi phép xuất trại. Cán bộ niên-trưởng kiểm soát khá kỹ. Họ dặn dò sinh viên sĩ-quan đủ thứ. Trước khi xuất trại, sinh-viên phải ghi nhớ và thuộc lòng nên giữ kỷ luật, như sau:
- Ra phố, phải có quy chế "tác phong" của sinh-viên sĩ-quan đàng hoàng.
- Quần áo chỉnh tề. Cấm không được ăn mặc cẩu thả.
- Không "chè chén" say sưa, mất thể diện phong cách.
- Không cười đùa giễu cợt, giỡn hớt "lố lăng" ngoài phố.
- Cấm đi xích lô. Cấm đi xe đạp.
- Chỉ được phép đi xe vespa, xe hơi. Taxi.
- Mỗi khi gặp tuần tra của căn cứ. Phải đứng lại nghiêm chào. Sau đó mới ung dung thong dong đi tiếp.
- Nếu ai vi phạm bất cứ một trong những nội quy nào. Sẽ lập tức bị cán-bộ ngồi trên xe tuần tiểu nhảy xuống; thu hồi tấm giấy phạt để trong túi áo bên phải của sinh-viên. Cán-bộ sẽ mang về căn cứ, còn khóa sinh ấy lo âu chờ xử phạt.
Cũng nhờ có kỷ luật quân trường ban hành gắt gao, và cuộc sống có điều độ như vậy, mà anh cùng hầu hết các bạn tăng trọng lượng; khỏe mạnh cường tráng, và vui tươi hơn lúc trước nhiều. Anh nghĩ lại cũng thấy cái mục đích cao cả và tuyệt diệu của việc nầy. Người ta đã cố tình huấn luyện cho mình hiểu "Kỷ Luật là sức mạnh của Quân-đội" là như thế nào! “Trên” lệnh là “Dưới” phải nghe và thi hành răm rắp! Chứ lỡ khi ra trận, không ai có thời gian mà giải thích nầy nọ đâu! Chỉ cần thuộc cấp chấp hành thôi!
Hình phạt "dã chiến" nầy, thật ra đó là cách tập luyện, cho khoá sinh có nhiều thể lực. Có sức khỏe. Có tinh thần nhẫn nhục. Kiên cường nhẫn nhục chịu đựng gian khố. Biết ôn nhu. Trầm tĩnh. Đắn đo. Khôn ngoan. Nhiều kinh nghiệm sống. Tháo vát hơn. Hầu có thể kiên cường, vượt qua mọi chông gai, gian nan, thử thách trên trường đời.
Mà lạ thật em à! Đó là chặng đường của sinh-viên sĩ-quan ai cũng phải qua cầu. Và, gió cũng thổi bay đi tất cả thù oán hiềm khích với đàn anh, chỉ để lại trong lòng họ như là những dư hương kỷ niệm vui vui, không hề phai nhạt của thuở xưa nơi quân trường mẹ. Thử hỏi mấy ai đành lòng quên!
Tạm biệt em.
Anh Lữ Phi Hành


_ * _



thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

tinhhoaihuong
Posts: 74
Joined: Fri Aug 13, 2010 9:04 pm

Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành - Ch

Post by tinhhoaihuong »

yahoooo


Chương Trình Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhì
Chương 6


Hương Xưa...




Sau khi tốt nghiệp khoá quân sự, tôi được bổ nhiệm về làm Tiểu-đoàn Trưởng, Tiểu-đoàn Tân Binh (khu nhà Sắt). Thế là phải dọn qua bên đó ở, tôi chỉ huy hơn một trăm tân binh Không-quân.
Thỉnh thoảng tôi được đi phép về Sài Gòn (đến ba lần), nhờ quen với Thiếu úy Nghĩa rất dễ thương. Anh Nghĩa đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt. Nhờ anh Nghĩa, nên tôi biết cách làm đơn xin đi phép. Khi đi ra ngoài trạm tiếp liên, tôi liên lạc với một anh phi công Hoa Kỳ, xin đi ké phi cơ của USAF.
Có một lần đang học ở Nha Trang, tôi đi phép về Sài Gòn. Trên chuyến phi cơ quân sự đó, họ ghé tạt qua Đà Lạt, và sẽ từ phi trường Cam Ly thả người xuống phố. Khi đứng trên xe Dogde với gần chục mạng pilot khác, vì còn là sinh-viên sĩ-quan Không-quân, tôi không được phép bay cùng pilot. Nên anh Nghĩa đã cho tôi mượn áo quần bay của ảnh, để tôi mặc vào mà che dấu “cái tôi”.
Tài xế chở các anh em từ khu Cam Ly chạy lên dốc đại lộ Yersin, rồi xe vòng xuống khu hồ Xuân Hương, laị vòng lên dốc phố. Chúng tôi đứng lố nhố trên chiếc Dogde không mui. Lúc xe chạy lên dốc Lê Đại Hành, thì tôi nhìn thấy "nàng HH" đi trên phố trước mặt rạp ciné Hoà Bình với bốn cô bạn gái. Tôi mừng quá, tôi vừa vẫy tay lia lịa, vừa hớn hở gọi to tên nàng, tôi lại xôn xao mừng rỡ chồm người ra ngoắt lia lịa. Rõ ràng nàng đã đứng khựng lại, ngơ ngác nhìn quanh. Rồi nàng bình thản quay đi với bạn.
Khi xe Dogde tấp vào bên hông khu Hoà Bình, bên cạnh tiệm ảnh Hồng Châu, tôi vội vàng nhảy xuống xe, liền tất tả chạy ngược trở lại tìm nàng. Tôi dáo dác nhìn quanh chạy ngược chạy xuôi. Tôi tìm nàng khắp vùng nàng vừa dẫm chân lên đó, nơi "em yêu" cùng các bạn vừa đi qua. Không hiểu các em rẽ đi lối nào, mà lẹ quá chừng trong làn sóng người đua nhau trẫy hội, trên phố chiều thứ Bảy vậy!?
Vì tôi nghĩ có lẽ nàng đã hết giận tôi rồi. Nhưng định mệnh quái ác, đã tàn nhẫn xô hai người đi hai ngả tách bạch. Không cho "anh và em" gặp nhau. Dù chỉ thoáng hơi thở cuả không gian và tích tắt thời gian gần thật gần trong tầm tay. Dù chúng tôi đang ở chung một thời điểm – đi chung trong thành phố nhỏ bé và thơ mộng nầy. Thế mà... chúng tôi không thể nhìn thấy nhau sao, hở Trời! Rồi mai đây, khi tôi sẽ phải rời xa quê hương, sẽ ngăn biết bao sông, cách biết bao dặm trường xuôi ngược. Núi non hùng vĩ và hiểm trở trùng trùng vây bủa. Biển cả mênh mông cuồng phong gió táp mưa gào, xa diệu vợi muôn trùng hải lý. Có nằm mơ, tôi cũng không thể bơi trong giấc mơ mà về thăm nàng. Chẳng có giang thuyền nối nhịp, tôi không có đôi cánh, hai chân tôi sẽ chùng bước ngập ngừng. Tôi không có gì, chẳng còn gì tất cả. Làm sao tôi có thể chắp nỗi đôi cánh bằng, để lướt gió tung mây, trở về cố hương, hầu tìm chút hoài hương xưa đã vụt bay ra khỏi tầm tay mình?! Vì, nàng đã bay hút ra khỏi đời tôi!? Thế là kể từ hôm đó, từ đáy lòng tôi lại bừng thức dậy nỗi tức tưởi, nghẹn ngào, xót xa, nỗi thương đau vùi trong biển tình còn thắm thiết, âm thầm mà sâu lắng. Tôi lặng lẽ tìm về chút "mùi của hoài hương xưa"; tôi luôn luôn mơ thấy nàng tươi vui, ngọt ngào đằm thắm, ân cần, dịu dàng mà lặng lẽ đến thăm tôi.
Bừng giấc chiêm bao, tôi lại mơ màng ước mong mình hoá thành chú bướm, để có thể nhởn nhơ bay về đậu bên ngoài khung cửa sổ phòng nàng. Tôi sẽ mỉm cười lẵng lặng nhìn nàng uyển chuyển đi ra, buồn xo đi vào. Tôi nhìn tháng ngày dần chết lịm trong đời tôi. Tôi sẽ ru nàng ngủ, nhìn nàng êm đềm say sưa đi vào giấc mộng đẹp không vướng chút muộn phiền. Trong đó, tôi mơ mình sẽ về trùng phùng bên nàng. Vì, nàng đã thôi giận hờn tôi, và nàng bao dung từ bi tha thứ cho tôi mọi điều. Tôi thì thầm nguyện cầu:
- Chúng ta sẽ vĩnh viễn yêu nhau, bên nhau. Nhé em HH yêu. Sự nghẹn ngào tức tưởi nầy, luôn dày vò tâm thức tôi. Sau khi xa nàng, dư âm nầy luôn quanh quất đâu đây ràng buộc bên mình. Khiến tôi nhũn chí cầm lòng trong tiếng nấc: Có biết không em? Cõi lòng anh đang dày vò, ray rứt, tan nát. Mà, chỉ khi nào còn lại một mình anh. Lúc anh sống cho riêng anh, thì tình cảm thiêng liêng trân qúy ấy, nó lại chợt hiện đến. Thật đầm ấm ngọt ngào nhưng xa xăm; diệu vợi... và muôn trùng xa vắng. Em ơi!
* * *
Đến tháng 9 năm 1965, tôi được lệnh đi khám sức khoẻ, do USAF khám. Sau đó, họ điều tôi về Sài Gòn đi làm thủ tục an ninh. Thủ tục xuất cảnh. Trên giấy thông hành ghi: "đi du học", trong thời gian là tám mươi (80) tuần lễ. Ôi cha ơi! Lâu quá đi thôi. Ngao ngán biết chừng nào! Tôi cùng các bạn may quần áo lạnh chuẩn bị đi Mỹ.
Tôi lấy xe hơi của ba, đến đón Nghĩa cùng đám bạn hữu của cô bồ tôi. Cùng nhau đi ăn, đi chơi, đi cắm trại. Trước đó, cô ta có gửi thư cho tôi, cô nói là có bốn bạn gái cùng lớp, muốn kết thân với "tụi anh". Tôi hỏi đám bạn, thì có bốn tên "tình nguyện" là Hiển. Vinh. Hùng. Cường. Tôi tụ tập họ lại, viết tên bốn cô gái, rồi bỏ vào cái mũ lưỡi trai. Xóc đều. Cho bốn thằng "bốc thăm". (Về sau đó, có hai cặp thành vợ chồng).
Một hôm vào ngày Thứ Sáu, tôi và cô bồ Trân Thư đi ăn, đi chơi vui vẻ nguyên ngày. Cuối cùng cả hai vào nghỉ ở nhà của Trung. Tôi và cô ta nói với nhau nhiều lời hứa hẹn sắt son. Thề hứa suốt đời sống bên nhau, đến khi răng long tóc bạc. Tôi và cô ta có những giờ phút thắm thiết mặn mà. Nồng nhiệt cuồng mê. Quấn quít. Cô bồ sẵn sàng hiến dâng cho tôi đời con gái. Nhưng, không hiểu tại sao, khi đó đột nhiên hình ảnh của “nàng” lại xuất hiện: Rất ngây thơ. Dịu dàng. Khả ái. Đằm thắm. Tươi mát. Duyên dáng. Hồn nhiên và trong sáng xiết đỗi. Bởi vì tôi và nàng yêu nhau rất đàng hoàng, vô cùng trong sáng. Hình bóng nàng tuyệt vời ngây thơ và thánh thiện đã hiện lên trước mắt tôi quá rõ nét. Thật hết sức bất ngờ! Tôi kịp thời ngừng lại những động tác vụng về, bàng hoàng mở mắt ra, tôi bồn chồn, buồn thiu dáo dác nhìn quanh, ngơ ngác nhìn cô bồ đang loã lồ kế bên mình. Tôi thì thầm nói cô bồ hãy mặc quần áo vào đi. Tôi lặng lẽ phiền muộn nằm vật xuống, vắt tay lên trán nhăn mày nhiú mặt suy nghĩ miên man. Còn cô bồ kia thì sượng sùng và chưng hửng! Thật là chả ra cái thể thống gì! Mất hết ý nghiã cuả một cuộc làm tình chưa trọn! Thôi thì: Mơ


Em đợi anh từng ngày.
Sao anh về nơi ấy.
Mãi hoài không qua vậy?!
Bao ngày em buồn lây.
*
Hằng đêm em mơ thấy.
Vẫn biết anh như vậy.
Chẳng quang vinh ngày ấy.
Nhật trình đọc sáng nay.
*
Vô lính cho đến ngày.
Mối tình ta có đây.
Mình thủy chung đến vậy.
Anh ơi tình duyên nầy.
*
Do tơ trời dựng xây.
Mai nầy anh sẽ thấy.
Anh đấy và em đây.
Đôi tâm hồn ngất ngây. (*)
*
Than ôi! Chính nhờ "mùi của hoài hương xưa" rất vô tình thoảng đến, nhẹ nhàng êm ái hương xuân và vô cùng trân quý, mà "em yêu" đã đến bên tôi kịp lúc. Để em lặng lẽ thân ái và trìu mến: em đã cứu thoát nhiều đời người con gái, con nhà lành khác. Em biết không, em yêu của anh nào có hay biết gì!?
Sáng Thứ Bảy, gia đình ba má, các chị, em, cô bồ, họ đi tiễn đưa tôi trên phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi và cô ta còn lưu luyến, bịn rịn. Đứng riêng ra một góc vắng hôn nhau. Như còn vướng cơn thèm khát cháy lòng hôm qua, hai người xoắn xuýt lấy nhau suốt. Khi gần hết giờ tâm tình chia tay, tôi thì thầm bên tai cô ta:
- Hãy trao cho anh kỷ vật nào thân thiết nhất của em.
Cô bồ vội vàng vào toilet ở phi trường. Lát sau, cô ta trở ra nhét vào túi quần tôi. Kỷ vật cô bồ trao lúc bấy giờ là chiếc quần xịp, kèm vài sợi... (theo lời tôi đề nghị). "Cuộc tình đau muốn bứt da" chảy nước mắt vì đau. Biết đâu, ngày mai... sẽ đau hơn thế nữa và xa biệt nghìn trùng!
Họ đã ra về hết. Khoảng chừng 11:45' trưa, tôi và các bạn hào hứng, mạnh dạn, vui vẻ huýt gió tưng bừng, bước lên phi cơ. Vài phút sau, phi cơ lăn bánh trên phi đạo. Càng lúc càng nhanh. Sau cùng mặt đất tách rời ra. Tôi nhìn xuống. Đất nước Việt Nam. Xóm làng thương yêu. Cha mẹ. Chị em. Họ hàng thân quyến. Bạn hữu. Cô bồ nho nhỏ xa dần. Xa dần và mất hút tầm nhìn.
Phi cơ lao vút vào không gian, mang tôi và bạn bè cùng trang lứa ra đi xây mộng hãi hồ. Nơi có từng tảng mây xôm xốp bồng bềnh trôi dưới đáy phi cơ. Để lại vùng trời trắng xoá. Ươm vàng chói sáng. Mịt mùng. Mênh mông…
Phi cơ của Continental Airlines loại 707, bay từ Việt Nam sang Manila. Ghé lại trạm tiếp tế nhiên liệu. Rồi bay sang đảo Guam. Wake. Sau cùng đến Honolulu.
(*) Thơ tìnhhoàihương)

_ * _


thh
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

Post Reply