Đời Sống Quanh Ta

User avatar
nangchieu
Posts: 2088
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by nangchieu »

Sát thủ thầm lặng của năm 2022: Mạng xã hội
Phương Quý
31 tháng 12, 2022

Image
Tranh: Sokcheng Seang (Twitter)
Tờ Wired để lại một nhận định không mấy thiện cảm của năm 2022 về các trào lưu thông tin và ứng xử, mà con người khi đối diện sẽ ngày càng dễ bị tổn thương hơn. Các mạng xã hội đang bị đánh giá là thủ phạm nguy hiểm và sát thương thần lặng: Tham gia mạng xã hội không kềm chế, như việc liên tục đăng nội dung của mình lên mạng xã hội có thể làm xói mòn quyền riêng tư của bạn—và ý thức về bản thân.

Năm 2022 đánh dấu số lượng tham gia internet, và chủ yếu là các mạng xã hội, lên đến 5 tỷ người toàn cầu, tổng kết từ Statista cho biết. Xã hội ảo ngày càng lớn, và quyền lực hay thao túng quyền lực cũng ngày càng phức tạp.

Mạng xã hội thay thế các giao tiếp bên ngoài đời thường nhiều hơn cách đây 20 năm. Khi bạn trực tuyến, có nghĩa là phải thường xuyên tiếp xúc với nhũng người không rõ danh tính. Mặc dù điều này có vẻ bình thường, nhưng đó là sự đổi thay bất thường, chưa từng gặp phải với các định danh, tạm gọi là mang tư cách là con người.


Khi bạn đăng một ý kiến trên Twitter chẳng hạn, những người mà bạn chưa từng gặp bao giờ phản hồi bằng những suy nghĩ trái chiều và lời chỉ trích – thậm chí rất nặng nề vô cớ của họ. Mọi người đang xem bức ảnh selfie mới nhất trên Instagram của bạn, thật ra họ đang bước vào không gian riêng của bạn.

Bị quá nhiều người quan sát có các tác động tâm lý đáng kể. Tất nhiên, tạm gác những yếu tố gọi là tích cực lại, chẳng hạn, trong thời kỳ cao điểm của đại dịch khi đó là cách mà chúng ta cảm giác ở gần những người thân yêu của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho biết có nhiều nhược điểm trong chuyện giới thiệu bản thân trên mạng xã hội, và những nhược điểm này có thể phức tạp và dai dẳng hơn chúng ta tưởng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức độ sử dụng mạng xã hội cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Gần đây đã có những bằng chứng đáng kể về mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và thói quen trực tuyến của các netizen.

Hơn nữa, nhiều nhà tâm lý học tin rằng mọi người có thể đang phải đối mặt với những tác động tâm lý lan tỏa nhưng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Larry Rosen, giáo sư danh dự về Tâm lý học tại Đại học Bang California, Dominguez Hills, cho biết: “Những gì chúng tôi nhận thấy là mọi người đang dành nhiều thời gian hơn cho màn hình, so với trước đây, hoặc so với mức suy nghĩ gọi là tự kiểm soát của họ. Nó đã trở thành như một loại bệnh dịch tinh thần”.

Rosen đã nghiên cứu các tác động tâm lý của công nghệ từ năm 1984, và ông ghi nhận về mọi thứ bị coi là “mất kiểm soát” của con người. Rosen nhận được hàng tá báo cáo mỗi ngày về các trường hợp tự phát hiện rằng người dùng mạng xã hội cảm thấy không thể thoát khỏi cuộc sống trực tuyến của mình. Rosen nói: “Ngay cả khi bạn không ở trên màn hình, màn hình vẫn lởn vởn ở trong đầu bạn”.

Image
Tranh của Ada Love (Twitter)

Giá trị của quyền riêng tư cho chúng ta không gian để hoạt động mà không bị phán xét. Nhưng khi chúng ta sử dụng mạng xã hội, thường có rất nhiều người lạ xem nội dung của chúng ta, thích, bình luận và chia sẻ nội dung đó với cộng đồng của họ. Bất cứ khi nào bạn đăng một cái gì đó trực tuyến, từ đó bạn đã tiết lộ một phần con người của bạn, nhưng vào năm 2022, ít ai lường được mình sẽ được tiếp nhận như thế nào trong thế giới ảo.

Fallon Goodman, trợ lý giáo sư Tâm lý học tại Đại học George Washington, còn cho biết về một hội chứng của việc lo âu không biết mình đang tạo ấn tượng gì với bài đăng mới nhất trên mạng, có thể gây ra căng thẳng và trầm cảm.

“Khi bạn đăng một bức ảnh, dữ liệu thực sự duy nhất bạn nhận ngược lại là lượt thích và bình luận của mọi người”, Goodman nói, “và bạn phải đối diện những phản xét của người khác về mình theo những cảm quan may rủi. Và điều đó tác động vào tâm lý bình ổn của bạn”.

Anna Lembke, giáo sư Khoa học về Tâm thần và Hành vi tại Đại học Stanford, cho biết chúng ta dần tự xây dựng danh tính của mình, thông qua cách đám đông nhìn nhận. Và chúng ta dần sống giả tạo hoặc đa nhân cách với đời thường và trên mạng xã hội. “Danh tính ảo này là một thành phần của tất cả các tương tác trực tuyến mà chúng tôi có. Đó là một danh tính rất dễ bị tổn thương vì nó chỉ phục vụ việc tồn tại trong không gian mạng. Theo một cách kỳ lạ, bạn không có quyền kiểm soát nó, mà phải chuyển động theo xu hướng ghét hay thích của mạng xã hội” Lembke nói. “buồn thay, bạn cũng sẽ rất dễ bị lộ”.

Vì không có khả năng tìm hiểu xem “phẩm giá trực tuyến” của mình đang lan truyền như thế nào trên thế giới ảo, người dùng mạng xã hộidễ trở nên gay gắt phản ứng hoặc bỏ chạy sau khi trực tuyến nhiều giờ — và thậm chí, sự ám thị tinh thần đó vẫn đeo duổi sau khi đã đăng xuất.
Image
Tranh của Tomowaka (Twitter)

“Đó là một dạng siêu cảnh giác cố thích nghi. Ngay khi bạn gửi một thứ gì đó vào thế giới ảo, bạn sẽ như ngồi trên đống lửa để chờ phản hồi”, Lembke nói, “Chỉ riêng điều đó thôi – kiểu kỳ vọng đó – là một trạng thái hưng cảm tột độ. Bạn sẽ luôn lẩn quẩn rằng mọi người sẽ phản ứng thế nào với điều này? Khi nào họ sẽ trả lời? Họ sẽ nói gì?”

Và bất kỳ một phản ứng hay bình luận nào không mong đợi, sẽ gây ra tình trạng ngày càng trầm trọng thêm cảm giác xấu hổ và ghê tởm bản thân, với nỗ lực xây dựng một thế giới “phẩm giá trực tuyến” trong thế giới hiện đại. Đó là chưa nói, với các quốc gia sử dụng các lực lượng bình luận trên mạng xã hội có mục đích để tuyên truyền, quảng cáo, thao túng thông tin hay bảo vệ các sản phẩm… như Trung Quốc, Nga, Việt Nam… bạn có thể càng bị tác động tổn thương, hoặc biến đổi tâm tính khác thường, khi tham gia vào các luồng truyền thông đó.

Không thoát khỏi nó, như lạnh nhạt hơn với các loại trình bày và phô diễn, bạn sẽ là tù nhân của không gian ảo, và luôn bị các mạng tra tấn tinh thần kể cả khi tắt máy. Năm 2022 đã để lại nhiều vấn đề như vậy – lớn hơn bao giờ hết – với 5 tỷ người.

User avatar
bichphuong
Posts: 593
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by bichphuong »

Bí mật của nghệ thuật tặng quà
Lương Thái Sỹ

Image
(ảnh: Unsplash)
Món quà yêu thích nhất là món quà được người nhận xem như biểu hiện của sự quan tâm thực sự, gợi nhớ sự gắn kết quá khứ và là viên gạch làm bền chắc thêm mối quan hệ giữa người nhận và người cho. Giá trị bằng tiền chỉ là thứ yếu.

Hiểu người trước khi tặng quà

“Gia đình tôi không nằm trong số người thường được tặng quà, vì vậy có vẻ mỉa mai khi tôi đã phát hiện ra hai bí quyết để tặng những món quà mà mọi người sẽ yêu thích,” Aaron Ahuvia, nhà tâm lý học người tiêu dùng tại Đại học Michiganp-Dearborn, nói với CNN. “Bí quyết đầu tiên: những món quà được người nhận yêu thích nhất hiếm khi đắt nhất, mà thường là thứ được người đó mong đợi. Chúng là bằng chứng hữu hình cho thấy người tặng thực sự yêu thương người nhận và tình yêu đó không hời hợt mà dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về những gì người nhận muốn có. Bí quyết này tôi đã đề cập trong cuốn sách “The Things We Love: How Our Passions Connect Us and Make Us Who We Are” của mình.”
Image
(ảnh: Unsplash)

Ahuvia cho biết ông có viết trong cuốn sách: Chúng ta hợp nhất người mình yêu vào sâu trong ý thức và biến họ thành một phần của con người mình. Muốn vậy, chúng ta phải hiểu biết sâu sắc về người mình yêu. Vì vậy, khi người nhận được một món quà tiết lộ hiểu biết của chúng ta về họ, cũng chính là sự khẳng định tình yêu và sự quan tâm của chúng ta dành cho họ. Nhưng để có được những món quà khiến người nhận hạnh phúc vì được quan tâm, bạn phải tâm sự với họ một thời gian dài. Để ai đó cảm thấy được quan tâm, bạn phải thấu hiểu họ trước đã”.


Steve, bạn của Ahuvia thuộc số người gặp may mắn khi ông nhận được món quà của hai cô con gái và vẫn trân trọng giữ nó đến tận hôm nay. Ông nhớ lại: “Jaime mua cho tôi một cái ly in chữ Scrabble, và Cari mua cho tôi một cái ly có in bên ngoài ảnh trích từ chuyện kể “Frog and Toad” (Ếch và Cóc). Điều khiến tôi cảm động về cả hai món quà này là tôi biết các con gái đã tìm hiểu và biết được một số sở thích của tôi. Thật hạnh phúc khi được ai đó nhìn thấy những gì bạn khao khát, dù chỉ là nhỏ”.

Giả sử bạn đang tìm mua một món quà cho một người bạn đam mê nấu ăn tại nhà thì bạn cũng đừng vội mua ngẫu hứng, mà hãy tìm hiểu kỹ những gì người bạn thích khi nấu ăn, những món ăn yêu thích của họ, dụng cụ làm bếp họ thường dùng và cả những gì họ chưa hài lòng trong nhà bếp. Biết càng nhiều, bạn càng tìm được món hoàn hảo nhất.

Trong lĩnh vực tiếp thị và thiết kế, các chuyên viên cũng sử dụng phương pháp tương tự thông qua các cuộc phỏng vấn và khảo sát để tạo ra sản phẩm hoàn hảo được người tiêu dùng yêu thích. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày để tìm ra đúng món quà mà người được tặng sẽ yêu thích. Tất cả những gì bạn cần làm là “hãy tò mò nhiệt tình” về cuộc sống và sở thích của người mình định tặng quà, miễn là không đi sâu vào đời tư của họ.

Nói như Dale Carnegie, bí quyết để có được tình bạn thân thiết hơn, không phải là tạo ra niềm vui mà là sự quan tâm. Ngay cả khi bạn thiếu sót một chút gì đó trên một món quà, thì sự trân trọng vẫn không giảm, nếu món quà báo cho họ biết bạn vẫn thực sự quan tâm đến họ như thế nào.

Mua quà, đừng bị kẹt ở ‘túi tiền’

Bí mật thứ hai của quà tặng là nó nhắc nhở người nhận về mối liên hệ trong quá khứ giữa hai người và thúc đẩy mối liên hệ trong tương lai. Steve yêu thích những món quà là ly uống cà phê, không chỉ vì chúng khiến ông thấy được quan tâm, mà còn bởi vì những món quà đó từ những cô con gái trưởng thành, nhắc ông nhớ lại thời ông và tụi nhỏ thân nhau thế nào. Đó là lúc ba cha con cùng nhau chơi Scrabble và đọc truyện “Ếch và Cóc”.

Image
(ảnh: Unplash)

Trong cuốn sách của Ahuvia, bà tóm tắt một danh sách dài các nghiên cứu cùng hướng đến một kết luận: Một trong những lý do chính khiến mọi người yêu thích món quà tặng là chúng tạo ra sự kết nối. Bà cũng nhấn mạnh yếu tố này trong bài viết “Nothing Matters More to People than People: Brand Meaning and Social Relationships” đăng trên tờ Review of Marketing Research.

Người bạn Ed kể cho Ahuvia nghe về một số đồ chơi yêu thích mà ông nhận được lúc mới 5 tuổi sau khi lần đầu tiên nhìn thấy hộp đồ chơi Poppin’ Fresh mà người dì của ông có trong bộ sưu tập đồ lưu niệm Pillsbury của bà. Ed nhớ lại: “Dì ấy nói, mắt tôi thường sáng lên mỗi khi nhìn thấy những bức tượng nhỏ và tôi luôn đòi lấy xuống chơi khi tôi đến thăm bà. Rồi một ngày, bà nói bà muốn tặng chúng cho tôi. Tôi quý món quà này vì nó là thứ bà rất yêu quý, nay bà giao cho tôi giữ gìn. Hiện tôi vẫn còn giữ chúng.” Ahuvia giải thích: “Những món quà này có ý nghĩa rất lớn với bạn tôi vì chúng xuất phát từ trái tim và tạo ra sự kết nối giữa anh ấy và người dì”.

Tặng một thứ gì đó bạn có trong kho báu của mình luôn tạo ra ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ và khó quên. Nhưng cũng có một cách để làm cho một món quà biến thành chất xúc tác tăng cường sự kết nối. Đó là sử dụng món quà như một phương tiện để dành thời gian cho nhau. Điều này đặc biệt hiệu quả với trẻ nhỏ và người thân lớn tuổi của chúng.

Cách thực hiện như sau: Tặng con trẻ một trò chơi rồi bỏ ra chút thời gian chơi với chúng. Hãy để chúng dạy bạn cách chơi. Nếu bạn đưa cho người thân một cuốn sổ lưu niệm trống, hãy dành thời gian ngồi bên họ và cùng viết với nhau. Món quà sẽ rất được yêu thích khi người nhận nhìn nó như “nhịp cầu nối” người tặng và người cho với nhau.

Mua quà tặng đôi khi khiến chúng ta bị mắc kẹt giữa trái tim và túi tiền. Khi đó hãy tự an ủi bằng câu nói: “Ý nghĩa mới quan trọng”. Trong nghiên cứu của Ahuvia về những món quà mọi người yêu thích, bà không tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy một món quà chỉ cần đắt tiền là đủ gây ấn tượng lâu dài đến người nhận và làm tăng sự kết nối. Tiền chẳng là gì với quà tặng. Điều quan trọng hơn là nhìn đối tượng được tặng quà theo cách họ muốn được nhìn, đánh giá cao các mối quan hệ đang có và đã có giữa hai người và sử dụng quà tặng như “viên gạch” để xây dựng mối quan hệ sâu sắc, bền vững hơn.

User avatar
bichphuong
Posts: 593
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by bichphuong »

Sáu ‘siêu thực phẩm’ giúp sống khỏe, sống thọ
An Bình
14 tháng 1, 2023


Image
(ảnh: Unsplash)

Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng để kéo dài tuổi thọ, nhưng có thể khó để tìm ra chính xác loại thực phẩm nào bạn nên dùng hàng ngày.

Tiến sĩ Taz Bhatia, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, nói với Yahoo Life: “Cố gắng kết hợp các chất dinh dưỡng phù hợp trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn, có thể khiến bạn cảm thấy quá sức, nhưng cho dù bạn ở độ tuổi nào thì các chất dinh dưỡng cũng tạo nên sự khác biệt”. Bhatia nói rằng hãy ăn uống cân bằng các loại thực phẩm, sẽ tạo ra lối sống hạnh phúc và lành mạnh hơn.

Bhatia nói, vùng Blue Zones, gồm Ý, Hy Lạp và Nhật Bản, là “nơi mọi người có thể sống đến 100 tuổi hoặc thọ hơn”. Mẫu số chung cho những người sống thọ là họ chỉ tập trung ăn các “siêu thực phẩm” đa số từ thực vật.


Dưới đây là sáu loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên ăn ngay bây giờ để tăng tuổi thọ.

Trứng
Image
(ảnh: Unsplash)
Trứng rất đa năng và chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin và protein. Theo Bhatia, trứng là một “siêu thực phẩm”. So với những thực phẩm khác, trứng có nhiều vitamin B, choline, protein và chất béo omega-3. Bhatia nói: “Tất cả những chất dinh dưỡng đó đều quan trọng đối với sức khỏe nội tiết tố, sức khỏe đường ruột của bạn, để duy trì khối lượng cơ bắp và thậm chí đối với não, cải thiện cảm giác về sự lo lắng và trầm cảm, cũng như giúp chúng ta sắc bén hơn”.

Luộc trứng và ăn vào buổi sáng, hoặc trộn trứng vào món xào. Bhatia nói: “Tất cả mọi hình thức sử dụng trứng đều cung cấp các chất dinh dưỡng mà bạn cần.”

Dầu ô-liu
Image
(ảnh: Unsplash)
Tiến sĩ Bhatia cho biết dầu ô-liu rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Dầu ô-liu có nhiều chất béo omega-9. “Chất béo omega-9 còn rất quan trọng đối với nội tiết tố, giúp điều chỉnh mức estrogen, cân bằng mức estrogen và cũng giúp sức khỏe não bộ,” Bhatia nói.

Hãy phết một muỗng dầu ô-liu lên miếng bánh mì nướng hoặc bánh gạo, hoặc dùng dầu để trộn salad, hay rưới lên món rau xào sau khi nấu xong. Lưu ý, đừng dùng dầu ô-liu để chiên, xào ở nhiệt đô cao, vì khi đó sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng.

Image
Dùng dầu ô-liu để trộn salad, hay rưới lên món rau xào sau khi nấu xong. (ảnh: Unsplash)



Bơ là một “siêu thực phẩm” quan trọng khác. “Bạn chỉ cần khoảng một phần tư quả bơ, nhưng điều đó cung cấp cho bạn lượng chất béo omega-9, selen và thậm chí cả vitamin E mà bạn cần hàng ngày,” Bhatia nói. Cô giải thích, các chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, cải thiện lưu lượng máu cho sức khỏe nội tiết tố và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Bơ chứa chất béo chuỗi trung bình và điều đó giúp giữ cho đường ruột của bạn ổn định, ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa phá hoại chất dinh dưỡng của bạn.

Hãy cắt nhỏ trái bơ và ăn chung với món salad; ăn không, rắc muối và tiêu lên trên như một món ăn nhẹ. Bạn cũng có thể nghiền nát và dùng làm nước chấm hoặc xay sinh tố uống.
Image
Cắt nhỏ trái bơ và ăn chung với món salad. (ảnh: Unsplash)

Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng để giữ cho mái tóc và làn da của bạn khỏe mạnh.

Khoai lang chứa nhiều vitamin A. “Vitamin A rất quan trọng khi chúng ta nói về tuổi thọ,” Bhatia nói. “Vitamin A cải thiện quá trình thay thế tế bào, ngăn ngừa các tế bào bị hư tổn và da và tóc của bạn không bị xấu đi”

Mỗi ngày ăn một củ khoai lang, cắt nhỏ rồi đem nướng hoặc luộc. Cũng có nhiều món ăn làm bằng khoai lang, dễ ăn, mà ngon nữa.

Image
Khoai lang làm gì cũng ngon. (ảnh: Unsplash)



Rau kale (cải xoăn)
Image
(ảnh: Unsplash)

Rau kale tăng cường khả năng miễn dịch và giải độc gan. Bhatia cho biết Rau kale chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C. “Vitamin A ‘giúp hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta chống lại virus và vi khuẩn,” Bhatia nói. “Còn Vitamin C ‘đóng một vai trò đáng kinh ngạc trong việc giữ cho đường ruột khỏe mạnh, làn da khỏe mạnh, cơ bắp, xương của bạn chắc khỏe và hơn thế nữa”. Kale cũng giúp tạo ra glutathione. Glutathione là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, thực sự cung cấp oxy cho tất cả các tế bào, giúp chúng ta khỏe mạnh, giữ cho mọi cơ quan và cơ bắp trong cơ thể luôn phát triển.

Kale còn giúp chuyển hóa estrogen và làm sạch gan. Bhatia nói: “Một trong những vấn đề lớn với sự lão hóa là gan làm việc chậm chạp và không thể chuyển hóa mọi thứ. Kale là một trong những thành phần hỗ trợ gan. Bạn có thể ăn rau kale như salad, hoặc nấu canh cũng được.
Image
(ảnh: Unsplash)

Trái lựu

Bhatia cho biết loại trái này chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và resveratrol (hoạt chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tế bào ung thư). Có rất nhiều nghiên cứu tuyệt vời về resveratrol và cách nó thực sự kéo dài tuổi thọ và duy trì quá trình lão hóa một cách khỏe mạnh.

Bạn có thể cho lựu vào món salad, nên ăn luân phiên những thực phẩm này vào thực đơn ăn uống của mình và cố gắng ăn chúng từ ba đến năm lần một tuần.
Image
(ảnh: Unsplash)

Thật ra không có cách đúng hay sai để làm điều này. Tất cả chỉ là kết hợp và tập dần những thói quen nhỏ, dễ dàng, vào bữa ăn của bạn, giúp bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để sống khỏe hơn và sống lâu hơn.”

User avatar
MatVit
Posts: 850
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by MatVit »

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý
Đằng Vân
25 tháng 1, 2023

Image
Minh họa: Pixabay

Cành báo Đột quỵ hay còn được gọi là Các cơn thiếu máu não thoáng qua (Transient ischemic attacks – TIA) là dấu hiệu cảnh báo khi các triệu chứng giống như đột quỵ, xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ, sau đó biến mất.

Chính điều này làm nạn nhân ỷ lại không đến bệnh viện để được chăm sóc y tế tức thời, cho đến khi cơn đột quỵ xảy ra thì quá trễ để cứu chữa.

Trên toàn cầu, ước tính cứ 40 giây lại có một cơn đột quỵ xảy ra và cứ sau 4 phút lại có một cơn đột quỵ dẫn đến tử vong.


Điều gì gây ra đột quỵ?

Trong một cơn đột quỵ, việc cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc hạn chế. Đột quỵ dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, dẫn đến tử vong ngay lập tức. Khi cục máu đông hình thành trong não, nó sẽ chặn hoặc hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến đột quỵ. Nguyên nhân gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua hay còn gọi là Cảnh báo Đột quỵ là gì?

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là một giai đoạn ngắn có các triệu chứng tương tự như đột quỵ. TIA thường kéo dài trong vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn.

Các triệu chứng của cơn Cảnh báo Đột quỵ sẽ hết trong vòng chưa đầy một giờ và bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

Các mạch máu cung cấp máu giàu oxy cho não của bạn bị tắc nghẽn trong TIA. Thông thường, cục máu đông hình thành ở những nơi khác trong cơ thể bạn sẽ di chuyển đến mạch máu não, mặc dù bọt khí hoặc mảnh chất béo cũng có thể gây ra tắc nghẽn này.

Các triệu chứng Cảnh báo Đột quỵ thường hết trong thời gian ngắn, thường là trước khi bệnh nhân kịp đến bệnh viện để được đánh giá toàn diện. Khi các triệu chứng đột quỵ biến mất quá nhanh, nhiều người có cảm giác an toàn giả tạo và không tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ là gì?

Đây là những dấu hiệu của một cơn Cảnh báo Đột quỵ:

– Méo một bên mặt

– Không có khả năng nâng và duy trì cả hai cánh tay do yếu hoặc tê

– Bị líu lưỡi khi nói, lời nói bị cắt xén hoặc không thể nói được

– Liệt một bên cơ thể

– Mất thị lực, nhìn mờ hoặc nhìn một thành hai

– Chóng mặt

– Tinh thần hoang mang

– Mất cân bằng cơ thể và các động tác không phối hợp được
Image
Minh họa: Pexels

Nguyên nhân gây ra Cảnh báo Đột quỵ

Các yếu tố rủi ro đối với TIA cũng giống như đối với đột quỵ là do thiếu máu cục bộ. Các yếu tố rủi ro bao gồm một hoặc vài yếu tố sau đây:

– Cao huyết áp

– Hút thuốc lá

– Rối loạn lipid máu

– Bệnh tiểu đường

– Kháng insulin

– Béo phì

– Tiêu thụ rượu quá mức

– Thiếu hoạt động thể chất

– Chế độ ăn uống có nguy cơ cao (ví dụ, nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và calo)

– Căng thẳng tâm lý xã hội (ví dụ, trầm cảm)

– Rối loạn tim (đặc biệt là rối loạn dẫn đến tắc mạch, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và rung tâm nhĩ)

– Sử dụng một số loại thuốc (ví dụ như cocaine , amphetamine)

– Bị chứng đông máu

– Viêm mạch

(Theo blodsky)

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by ThienThu »

Thù ghét người Á Châu luôn xảy ra trong nhiều giai đoạn lịch sử Mỹ
February 3, 2023
LOS ANGELES, California (NV) – Người Á Châu có mặt ở Hoa Kỳ từ rất lâu, và tình trạng thù ghét sắc dân này có từ những ngày đầu mà họ đặt chân đến Hoa Kỳ. Nhìn lại lịch sử là một cách hiệu quả để phân tích tình trạng thù ghét hiện nay.

Theo nhật báo Rafu Shimpo, người Philippines là những người gốc Á đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, làm việc trên tàu của Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Tuy vậy, người Trung Quốc là nhóm người Á Châu chính thức nhập cư vào Hoa Kỳ đầu tiên vào thập niên 1800.
Image
Tình trạng thù ghét người Á Châu gây ra nhiều nguy hiểm trong đại dịch COVID-19. (Hình: Timothy A. Clary/AFP via Getty Images)
Các chủ doanh nghiệp thuê người Hoa làm việc nhiều vì lương thấp và không coi trọng mạng sống của họ, nhất là vào thời kỳ đào vàng ở California và trong thời kỳ làm đường rầy xe lửa xuyên nước Mỹ. Đó cũng là những lúc mà tình trạng thù ghét người Á Châu xuất hiện đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

Tối Cao Pháp Viện vào năm 1854 còn ra phán quyết cấm người Hoa và người da màu khác tố cáo người da trắng. Vì vậy, chuyện truy tố các tội thù ghét người Á Châu gần như không thể xảy ra.

Đầu thập niên 1850, nhiều nhóm người da trắng từ California đến Wyoming tấn công và đuổi nhiều người Hoa ra khỏi nơi họ đang sống. Một sự việc xảy ra vào năm 1871 làm 17 người Hoa thiệt mạng ở Los Angeles, California.

Vào năm 1882, Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Loại Trừ Người Hoa, cấm người Trung Quốc nhập cư vào Hoa Kỳ.


Trước đó, vào năm 1875, Hoa Kỳ còn có luật cấm những người từ các nước phương Đông vào Mỹ để làm nghề mại dâm. Tại thời điểm này, phụ nữ Á Châu luôn bị coi là người trong nghề mại dâm, nên thường bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Đạo Luật Loại Trừ Người Hoa còn không cho người Hoa lấy quốc tịch Mỹ, nhưng không nói rõ những người thuộc các nước Á Châu khác có được lấy quốc tịch Mỹ hay không.

Người Nhật cũng từng bị kỳ thị ở Hoa Kỳ, nhưng được đối xử tốt hơn người Hoa vì Nhật phát triển rất nhanh vào thập niên 1900.

Vào năm 1906, Học Khu San Francisco bắt buộc trẻ em gốc Nhật phải học ở trường dành riêng cho người Á Châu, làm chính phủ Nhật đương thời bất mãn. Vì vậy, Hoa Kỳ ký thỏa thuận cho người Nhật nhập cư được ở lại Mỹ và đưa gia đình họ đến quốc gia này. Trẻ em gốc Nhật không cần phải học trường dành riêng cho người Á Châu nữa.

Image
Đến năm 1924, Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Nhập Cư, chỉ cho phép người Nhật, người Hoa và người Philippines nhập cư vào Mỹ. Các nước từ Trung Đông đến Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương không được quyền nhập cư.
Không chỉ vậy, một đạo luật của năm 1907 còn cấm phụ nữ gốc Á Châu sinh ra ở Hoa Kỳ kết hôn với một người nhập cư từ Á Châu, và nếu làm vậy, người phụ nữ đó sẽ mất quốc tịch Mỹ và không có quyền xin quốc tịch lại.


Về mặt giao tiếp, chuyện đàn ông gốc Á Châu tiếp xúc với phụ nữ da trắng thường dẫn đến bạo lực. Vào năm 1933, một nhóm đàn ông gốc Philippines ở Watsonville, California, bị một đám đông da trắng tấn công vì khiêu vũ với phụ nữ da trắng.

Đến năm 1941, người Mỹ gốc Nhật bị kỳ thị vì vụ tấn công ở Trân Châu Cảng, Hawaii, trong Đệ Nhị Thế Chiến. Cộng đồng và doanh nghiệp của họ bị đập phá, và các sắc dân Á Châu khác bị vạ lây.

Trong quân đội, các binh sĩ gốc Nhật phải giải ngũ, bị chuyển đi nơi khác hoặc không cho cầm vũ khí. Tại miền Tây Hoa Kỳ, 120,000 người gốc Nhật phải vào trại tập trung vì bị nghi ngờ gây nguy hiểm trong nội địa.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ phải đối đầu với Liên Xô qua Chiến Tranh Lạnh, với hai địa điểm đáng chú ý ở Á Châu là bán đảo Triều Tiên và Việt Nam.

Tại các nước Á Châu có Mỹ đóng quân, các binh sĩ Mỹ thường lợi dụng và tấn công tình dục phụ nữ ở các quốc gia đó, dẫn đến tình trạng coi thường phụ nữ gốc Á Châu ở Hoa Kỳ.
Image
Người Hồi Giáo cũng là nạn nhân của nhiều vụ thù ghét. (Hình: Andrew Biraj/AFP via Getty Images)

Vào thập niên 1980, Nhật phát triển kinh tế rất mạnh, dẫn đến tình trạng thù ghét người gốc Nhật. Vào năm 1982, ông Vincent Chin, người Hoa, bị hai người da trắng làm việc trong nhà máy xe hơi giết vì tưởng ông là người Nhật.

Hai hung thủ nhận tội, nhưng không nhận án tù vì hệ thống pháp lý lúc đó cho rằng mạng sống của ông Chin chỉ đáng bản án nhẹ nhất.


Vào năm 1999, Tiến Sĩ Wen-Ho Lee, khoa học gia gốc Đài Loan, bị bắt và bị tố cáo đưa bí mật về bom nguyên tử cho Trung Quốc. Ông bị biệt giam chín tháng, không được quyền tại ngoại, dù không hề có bằng chứng cho thấy ông phạm tội.

Đến thế kỷ 21, tình trạng thù ghét người Á Châu tăng vọt, nhất là sau vụ tấn công 9/11 hồi năm 2001. Nhiều người gốc Ả Rập và Trung Đông bị thù ghét, và nhiều người Ấn Độ theo đạo Sikh cũng bị thù ghét vì quấn khăn trên đầu giống người Hồi Giáo.

Truyền thông Mỹ còn lan truyền những hình ảnh kỳ thị người Hồi Giáo, làm tình trạng thù ghét trở nên nguy hiểm hơn.

Đến đại dịch COVID-19 của năm 2020, nhiều cơ quan truyền thông và Tổng Thống Donald Trump lan truyền suy nghĩ kỳ thị, cho rằng người Á Châu là nguồn lây lan đại dịch.

Từ năm 2020 đến 2022, tổ chức Stop AAPI Hate cho biết có đến 11,500 sự việc liên quan đến thù ghét được báo cáo, tăng 339% so với tình trạng thù ghét người gốc Á Châu trước đại dịch.
Image
Cho đến nay, người Nhật vẫn không quên được những tháng ngày sống trong trại tập trung. (Hình: J Pat Carter/Getty Images)
Tình trạng nhiều phụ nữ Á Châu bị tấn công cũng lập lại như nhiều lần trong lịch sử Mỹ, trong đó nguy hiểm nhất là vụ nổ súng vào các tiệm massage ở Atlanta, Georgia, trong năm 2021, làm sáu phụ nữ thiệt mạng.

Hiện nay, người Á Châu được coi là sắc dân thiểu số gương mẫu, nhưng không phải lúc nào họ cũng được coi như vậy. Cách nhìn đó có thể thay đổi tùy theo suy nghĩ các nhóm da trắng thượng đẳng.


Vì vậy, nhìn lại lịch sử giúp người gốc Mỹ gốc Á Châu hiểu rõ hơn về tình trạng thù ghét xảy ra trong nhiều giai đoạn của lịch sử Hoa Kỳ. (TL) [qd]

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by ngayngo »

Bốn điều không nên làm để tránh bị ‘sương mù não’
Duy Lê

Image
(minh họa: Unsplash)
Nhà thần kinh học MIT chia sẻ bốn điều cô không bao giờ làm để loại bỏ chứng ‘sương mù não và hay quên’ (brain fog and forgetfulness).
Điện thoại báo thức tắt, bạn mặc quần áo, lấy cà phê và đi làm. Nhưng đến giờ ăn trưa, bạn cảm thấy lờ đờ, tinh thần uể oải, thiếu tập trung, thậm chí không buồn check email. Đó là dấu hiệu của chứng “sương mù não” (brain fog). Ngoài căng thẳng và thiếu ngủ, triệu chứng này xảy ra do hệ thống miễn dịch tạo ra phản ứng viêm trong não. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như kém tập trung và trí nhớ, hoặc khó đưa ra quyết định.

Hầu hết mọi người từng bị chứng sương mù não. Nó thường được mô tả như một cảm giác đầu óc mụ mẫm. Hay quên là chứng bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Khi lớn lên, chúng ta trải qua những thay đổi sinh lý có thể gây ra những trục trặc trong các chức năng của não bộ mà mọi người hay coi đó là điều hiển nhiên. Ngoài ra, thiếu ngủ, làm việc quá sức và căng thẳng có thể gây ra sương mù não.


Sương mù não có thể gây khó chịu, nhưng có thể giảm nhẹ. Nhưng đừng bỏ qua các triệu chứng, vì nếu không được điều trị, sương mù não có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và dẫn đến bệnh khác như Parkinson, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Tiến sĩ Tara Swart Bieber (*) nhà thần kinh học, bác sĩ y khoa và giảng viên cao cấp tại MIT Sloan, chia sẻ trên CNBC bốn điều mà cô không bao giờ làm, để tránh bị “brain fog and forgetfulness”
Image
Tiến sĩ Tara Swart Bieber. (ảnh: Twitter)

1-Không bao giờ để cơ thể căng thẳng quá lâu.

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang thư giãn, cơ thể bạn có thể đang căng thẳng về mặt thể chất (ví dụ: cứng cổ, đau lưng hoặc đau vai). Đây có thể là kết quả của sự căng thẳng từ những thứ như nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc thời hạn giải quyết công việc sắp đến.

Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể mình căng thẳng, cô lập tức thực hiện bài tập có tên là “box breading”, như sau:

Hít vào bằng mũi trong khi bạn từ từ đếm đến bốn giây.

Nín thở trong bốn giây.

Thở ra bằng mũi tất cả không khí ra khỏi phổi khi bạn từ từ đếm đến bốn giây.

Nín thở trong bốn giây.

Lặp lại ít nhất bốn vòng.

“Box breading” là cách đơn giản để giúp làm dịu bộ não của bạn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nó có thể làm giảm mức độ cortisol, đây là chất hóa học được sản xuất khi cơ thể bị căng thẳng.


2.Không bao giờ sử dụng màn hình một giờ trước khi đi ngủ.

Việc lướt qua Instagram hoặc xem TV trước khi đi ngủ rất hấp dẫn, nhưng những hoạt động này có thể quá kích thích não bộ. Thay vào đó, cô cố gắng đọc một cuốn sách trước khi tắt đèn. Nếu điều đó không giúp ngủ được, cô sẽ thực hiện “kiểm tra cơ thể thư giãn”, siết chặt và thả lỏng các cơ – bắt đầu từ ngón chân cho đến tận đầu.

Lý tưởng nhất là chúng ta cần ngủ khoảng tám tiếng mỗi đêm. Nhiều hơn thế có thể dẫn đến tâm trạng chán nản, và ít hơn thế sẽ không cho não đủ thời gian để nghỉ ngơi và thiết lập lại.
Image
Ngủ đủ giấc có lợi cho sức khỏe của mọi người. (minh họa: Unsplash)

3.Không bao giờ nạp nhiều glucose.

Nếu đường ruột của bạn không khỏe, trí tuệ của bạn cũng có thể bị suy giảm. Tiến sĩ Tara Swart Bieber củng cố trục não-ruột của mình bằng cách duy trì ăn uống giàu thực phẩm hydrat hóa, chất béo lành mạnh và protein dễ tiêu hóa.

Quan trọng nhất, cô cố gắng tránh đường. Não của bạn sử dụng glucose (đường) làm nhiên liệu, nhưng carbohydrate tinh chế như xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao có trong nước ngọt không phải là nguồn nhiên liệu tốt. Não của bạn nhận được quá nhiều glucose, sau đó lại quá ít.

Điều này có thể dẫn đến cáu kỉnh, mệt mỏi, rối loạn tâm thần và suy giảm khả năng phán đoán.

Cô cũng ăn thực phẩm giàu magiê – ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, đậu khô và các loại đậu – để giúp điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ. Cô uống thức uống chứa caffein cuối cùng trong ngày trước 10 giờ sáng.
Image
Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. (minh họa: Unsplash)

4.Không bao giờ bỏ thiền

Tiến sĩ Tara Swart Bieber thiền ít nhất 12 phút mỗi ngày. Cô cho rằng thiền vào ban đêm có thể giúp giảm thiểu sương mù não vào ngày hôm sau. Cách thức:

Loại bỏ tất cả phiền nhiễu ra khỏi tâm trí

Ngồi hoặc nằm xuống ở một vị trí thoải mái.

Lấy hơi thở sâu.

Lặng lẽ quan sát suy nghĩ

Bất cứ ý nghĩ nào đến, chỉ cần thừa nhận và tập trung thở.
Image
Thiền ít nhất 12 phút mỗi ngày. (minh họa: Omid Armin/Unsplash)

Nếu không thích thiền, bạn có thể thực hiện một hoạt động chánh niệm như nấu ăn hoặc đi dạo trong yên tĩnh. Nhà thần kinh học cũng khuyên bạn nên nghĩ ra một câu thần chú mà bạn có thể đọc vào buổi sáng, chẳng hạn như: “Sương mù não là một trạng thái của tâm trí. Tôi sẽ đi ngủ sớm tối nay và sẽ khỏe vào ngày mai.” Bằng cách nói to các mục tiêu của bạn với chính mình, bạn có thể bắt đầu có chủ ý hơn trong việc thay đổi thói quen. Và thông qua sự lặp lại đó, bộ não và cơ thể của bạn sẽ bắt đầu làm theo.

(*) Tiến sĩ Tara Swart Bieber – nhà thần kinh học, bác sĩ y khoa và giảng viên cao cấp tại MIT Sloan, là tác giả của cuốn “The Source: The Secrets of the Universe, the Science of the Brain,” (Nguồn gốc: Bí mật của Vũ trụ, Khoa học về Não bộ” và là người dẫn chương trình podcast “Reinvent Yourself with Dr. Tara”.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by nguyenthanh »

Image ĐỪNG ĐỂ "GẦN ĐẤT XA TRỜI" MỚI TIẾC


Người trẻ thường sống vội, chạy theo những thứ hào nhoáng, không thực tế. Họ vội vàng quyết định vì sợ mất đi cơ hội tốt, họ đánh liều để rồi nhận về nhiều quả đắng về sau.

Người lớn tuổi thì khác, họ đã trải qua nhiều giông bão của cuộc đời nên khi đối mặt với bất kỳ điều gì họ đều cẩn trọng. Đối với những khó khăn sóng gió, họ sẵn sàng đối mặt và điềm tĩnh giải quyết. Cũng ở độ tuổi đó, họ mới nhận ra những điều quý giá mà tuổi trẻ mình đã đánh mất.

Có những điều nhận ra sớm ngày nào sẽ tốt ngày ấy…

1. Thời gian một đi không trở lại, sinh mệnh con người thì quá ngắn ngủi

Khi về già, ta nhận ra sự thật rõ ràng rằng một ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, hãy sống vui vẻ mỗi ngày, để mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn.


2. Thời gian và kinh nghiệm sẽ làm lành những nỗi đau

Bạn cần hiểu rằng một chuyện buồn trong cuộc sống dù có đau đớn đến mức nào rồi đến một ngày nó sẽ chỉ là một phần rất nhỏ bé so với cả quá khứ của bạn và nó cũng không nghiêm trọng đến mức như bạn nghĩ bây giờ.

3. Phía sau một cuộc đời tươi đẹp là không ít những đau khổ

Bạn là con người nên không thể hoàn hảo. Dù bị tổn thương nhưng bạn vẫn sống sót. Hãy nghĩ về một đặc ân quý giá là bạn vẫn được sống, được thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được theo đuổi những gì bạn yêu thích.

Đôi khi có những nỗi buồn trên đường đời nhưng vẫn còn rất nhiều niềm vui. Chúng ta vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước ngay cả khi chúng ta đang tổn thương, vì chúng ta không bao giờ biết điều gì đang chờ đợi mình.

4. Bạn là người quan trọng nhất với chính mình

Hạnh phúc là khi bạn cảm thấy hài lòng với bạn thân mà không cần sự đồng tình từ ai đó. Bạn phải đối xử tốt với chính bản thân mình trước khi muốn có mối quan hệ tốt với những người khác. Bạn phải tự thấy bản thân mình có giá trị thì mới có thể tự tin trong mắt người khác.

5. Hành động của một người nói lên sự thật

Trong cuộc đời mình, bạn sẽ gặp nhiều người. Họ có thể nói những lời tốt đẹp nhưng cuối cùng chỉ có hành động của họ mới nói lên họ là ai. Vì thế hãy chú ý tới những gì mà người ta làm. Hành động của họ sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết.

6. Hạnh phúc hay niềm vui không tự nhiên mà có

Không có gì nằm gọn trong lòng bàn tay. Hạnh phúc sẽ không đến gõ cửa tìm bạn, niềm vui cũng không tự nhiên mà có. Hạnh phúc phải nỗ lực mới có thể đạt được, niềm vui luôn phải tìm kiếm không ngừng. Hạnh phúc và niềm vui phải dùng trái tim để cảm nhận, có cảm nhận được hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn.


7. Tiền bạc nhiều đến đâu thì chết cũng coi như hết



Đừng quá coi trọng tiền bạc, càng không nên quá chi li tính toán, tiền chỉ như vật ngoài thân, sống có giàu sang phú quý đến đâu thì chết cũng không mang theo được. Nếu có ai đó cần sự giúp đỡ của bạn, hết lòng giúp đỡ họ cũng chính là một niềm vui, nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui tại sao lại không làm chứ?

Tiêu tiền giúp bạn hiểu được tiền có thể kiếm được thì cũng có thể tiêu đi, hãy dùng nó để giúp đỡ bản thân và người khác.

8. Sức khỏe mãi mãi là của bạn

Tiền bạc, con cái, quyền lực chỉ là nhất thời, vinh quang là của quá khứ, còn sức khỏe sẽ mãi là của bạn.

9. Cha mẹ và con cái hoàn toàn không giống nhau

Tình yêu của cha mẹ giành cho con cái là vô hạn, còn tình yêu của con cái dành cho cha mẹ chỉ là cái gì đó hữu hạn mà thôi:

– Con cái bị bệnh cha mẹ hết mình chăm sóc, cha mẹ bệnh con cái hỏi thăm qua loa và coi thế là đã đủ.

– Con cái tiêu tiền của cha mẹ đó là lẽ đương nhiên, cha mẹ tiêu tiền của con cái không dễ dàng như vậy.

– Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, còn nhà của con cái thì không còn là nhà của cha mẹ nữa.

Không giống nhau chính là như vậy, hiểu rằng vì con cái làm tất cả đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là niềm vui, không cầu báo đáp, nếu mong muốn sự báo đáp của con cái thì chỉ chuốc lấy muộn phiền.

10. Những hy sinh của ngày hôm nay sẽ được đền đáp vào ngày mai

Khi nói đến chuyện làm việc chăm chỉ để đạt được một ước muốn nào đó như: tốt nghiệp đại học, gây dựng sự nghiệp hay đạt được một thành tựu nào đó đòi hỏi thời gian và sự quyết tâm, tôi muốn hỏi bạn một điều: “Bạn có sẵn sàng sống một cuộc đời khác với mọi người hay không?”.

11. Cuộc sống của bạn không phải từ lúc bạn sinh ra cho tới khi bạn qua đời

Cuộc sống của bạn chính là ngay lúc bạn đang thở cho tới hơi thở tiếp theo. Hiện tại – ngay ở đây và ngay lúc này – chính là cuộc sống của bạn. Vì thế, hãy tận hưởng từng khoảnh khắc bằng sự tử tế và bình an, đừng sợ hãi hay hối tiếc.


12. Luôn có một tâm thái vui vẻ

Cuộc sông luôn công bằng, biết đủ thì luôn hạnh phúc, làm việc tốt, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, bồi dưỡng các sở thích của bản thân, bạn sẽ một cuốc sống nhiều màu sắc hơn. Dùng tâm thái bình tĩnh đối mặt với mọi điều, chỉ như vậy bạn mới luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

13. Đơn giản, bình thường mới là thật

Quyền cao chức trọng thì được hưởng lộc, nhưng thường dân lại chiếm số đông hơn. Số ít chưa chắc đã hạnh phúc, “số đông” vì thế không cần phải tự ti.

Con người vốn không phân cao thấp sang hèn, chỉ cần nỗ lực hết mình vì sự nghiệp cũng coi như là đã có cống hiến, hơn nữa bước qua tuổi trung niên chẳng phải cũng gần về với thiên nhiên rồi sao? Ai cũng giống nhau cả.

“Thực ra làm quan cao không bằng nhiều tiền, nhiều tiền không bằng sống lâu, sống lâu không bằng vui vẻ, vui vẻ không bằng hạnh phúc”.

muoiot
Posts: 100
Joined: Sat Sep 19, 2009 6:52 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by muoiot »

2023 sẽ là “năm của chi tiêu hợp lý”
Lương Thái Sỹ

Image
Nếu năm 2022 là năm của “những chuyến du lịch trả thù” sau những ngày bị “giam lỏng” vì COVID-19 thì năm 2023 sẽ trở thành “năm của chi tiêu hợp lý”, cả ở nhà và tại nơi làm việc. (minh họa: Unsplash)

Việc sa thải lao động công nghệ hàng loạt trong vài tháng gần đây có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ra sao với xu hướng tiêu dùng?

Hầu như không có ngày nào trôi qua mà không có thông báo về việc sa thải số lượng lớn tại các công ty công nghệ nổi tiếng của Mỹ: 8,000 lao động phải ra đi tại Salesforce; 10,000 tại Microsoft; 12,000 tại Google (đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử công ty) và 18,000 tại Amazon. Theo Washington Post.

Tuần trước, IBM và dịch vụ kinh doanh âm nhạc trực tuyến Spotify cũng tham gia vào làn sóng cắt giảm việc làm, nâng tổng số lao động công nghệ bị sa thải trong những tháng gần đây lên hơn 200,000!


Đây là một cảnh báo đáng quan tâm cho nền kinh tế và là một tín hiệu khác cho thấy sự bùng nổ chi tiêu của người tiêu dùng đang giảm dần. Tuy nhiên, việc sa thải lao động công nghệ không có nghĩa là sẽ tạo ra làn sóng cắt giảm dây chuyền ngay tức thì trong toàn bộ nền kinh tế Mỹ hoặc thậm chí nâng tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp trong lịch sử lên cao hơn. Sa thải công nghệ được chú ý vì loại sa thải này, đặc biệt là Silicon Valley và Big Tech, thường được giới truyền thông đưa tin nhiều.

Lao động làm việc tại các công ty công nghệ chỉ chiếm 2% lực lượng lao động Mỹ, vì vậy ảnh hưởng đến thị trường lao động của loại sa thải này nhỏ hơn nhiều so với khu vực sản xuất (chiếm 8% tổng số việc làm), bán lẻ (10%) hoặc chăm sóc sức khỏe (11%). Có một thực tế xảy ra ở khu vực công nghệ trong và sau thời kỳ COVID-19 mà không xảy ra ở những khu vực khác.

Từ 2020 khi đại dịch bắt đầu, công nghệ phục hồi ngoạn mục và được hưởng lợi lớn từ hàng triệu người bị mắc kẹt ở nhà và hàng trăm triệu người dành thời gian nhiều hơn cho các công cụ thông minh. Việc người Mỹ tuyệt vọng đặt mua giấy vệ sinh trên mạng và giải trí cho con cái bằng máy tính bảng và smartphone đã mang về doanh thu “khủng” cho Big Tech và các công ty được lợi tận dụng nhanh cơ hội. Ví dụ, Amazon đã tăng gấp đôi lực lượng nhân sự để đáp ứng cơn sốt mua sắm trực tuyến trong đại dịch và khu vực công nghệ đã chứng kiến đợt tuyển dụng rầm rộ chưa từng thấy kể từ cuối thập niên 1990. Chỉ có một nhận thức chưa đúng là các giám đốc điều hành nói họ tin nền kinh tế thay đổi mãi mãi nên cần phải giành chiến thắng trong cuộc chiến tìm kiếm nhân tài trong thời đại lao động công nghệ khan hiếm! Kết quả là quá… đông đúc.

Giờ đây, các công ty công nghệ đang trải qua quá trình điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không có nghĩa là dấu chấm hết cho khu vực này. Sa thải lần này cũng không giống như quy mô mất việc làm của giới cổ cồn xanh vào đầu thế kỷ 21. Nếu sa thải công nghệ trở nên đáng lo ngại thì đó là: Thứ nhất: Phố Wall đang có xu hướng thu hẹp quy mô nhân sự. Hầu hết các công ty công nghệ tuyên bố sa thải nhìn thấy giá cổ phiếu của họ tăng lập tức. Tín hiệu này được các giám đốc điều hành khác bắt chước như “cẩm nang cần thiết khi thu nhập công ty bắt đầu sụt giảm”. Cho đến nay, tâm lý “bầy đàn” đó vẫn chỉ “khu trú” trong khu vực công nghệ và truyền thông. Trên thực tế, điều ngạc nhiên nhất là các việc làm khác vẫn ổn định, ngay cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhất bởi việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng lãi suất nhiều đợt để chống lạm phát và hạ nhiệt nền kinh tế.
Image
Các công ty công nghệ đang trải qua quá trình điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không có nghĩa là dấu chấm hết cho khu vực này. (minh họa: Unsplash)

Nền kinh tế phụ thuộc vào 20% người giàu nhất

Dù việc làm công nghệ đang giảm, nhưng việc làm trong ngành xây dựng và bất động sản vẫn mạnh mẽ và không có đợt sa thải lớn nào. Lo lắng thứ hai là tác động của sự dư thừa sản phẩm công nghệ khi người tiêu dùng không còn khả năng “mua dễ” như trước. Phần lớn, nhân viên công nghệ được trả lương cao và việc họ bị sa thải đi kèm với các gói trợ cấp thôi việc hào phóng. Họ cũng không thể chuyển sang các công việc lương thấp hơn. Thất bại trong cuộc đua việc làm mới, họ ngồi yên và chờ cơ hội. Nhưng dù tốt hay xấu, nền kinh tế Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào chi tiêu của 20% những ở nấc thang trên cùng của sự giàu có – những người lao động có mức lương sáu con số, có tiền để đến các nhà hàng nổi tiếng đắt đỏ, ngồi trên khán đài giá vé cao tại các trận đấu thể thao hoặc bay ở ghế hạng thương gia. Họ có những ngôi nhà đẹp để trang trí, thời trang để phô bày và những kỳ nghỉ xa hoa. Chi tiêu của họ (hoặc giảm chi tiêu) đều ảnh hưởng lớn đến sự bùng nổ hay phá sản của khu vực dịch vụ và các doanh nghiệp sống nhờ hàng hoá cao cấp, kể cả trang trí nội thất và thiết bị gia dụng.

Những gì đang xảy ra đối với người giàu bây giờ cũng giống như những gì mà tầng lớp trung lưu và các gia đình nghèo từng trải qua vào mùa Xuân và mùa Hè năm ngoái, khi giá xăng lên quá $5 và niềm tin vào chính phủ bị sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng đến tiêu dùng như thế nào còn phải nghiên cứu kỹ. Doanh số bán lẻ sụt giảm trong tháng cuối năm ngoái và một cuộc thăm dò của Morning Consult cho thấy người giàu bắt đầu lo lắng.

“Vào Tháng Mười Hai, 2022, những người có thu nhập cao nhất có tỷ lệ giảm tài sản ròng (sau thuế) nhiều nhất và tình hình tài chính gia đình của họ được cải thiện kém nhất so với một năm trước”, báo cáo thăm dò nêu rõ. Tuy nhiên, mức tiêu thụ của người dân Mỹ nói chung vẫn ổn định trong Quý IV, theo báo cáo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa được công bố vào thứ Năm tuần trước.

Các chỉ số kinh tế mới nhất sau khi cơn sốt sa thải công nghệ diễn ra cũng không báo hiệu thời điểm “ngày tận thế việc làm” sắp xảy ra, dù mọi thứ có xu hướng giảm. Tiêu dùng không ngừng lập tức mà chỉ chậm lại dần khi người tiêu dùng ở mọi nấc thang thu nhập thận trọng hơn đối với các kỳ nghỉ, ăn uống và sửa chữa nhà cửa. Liệu cuối cùng sẽ xảy ra một suy thoái nhẹ hay suy thoái chính thức trong năm nay không thì vẫn phải chờ xem.

Nếu năm 2022 là năm của “những chuyến du lịch trả thù” sau những ngày bị “giam lỏng” vì COVID-19 thì năm 2023 sẽ trở thành “năm của chi tiêu hợp lý”, cả ở nhà và tại nơi làm việc.

User avatar
nangchieu
Posts: 2088
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by nangchieu »

Lợi và hại của tính năng ‘lái xe điện với một bàn đạp ga’
February 26, 2023


STUTTGART, Đức (NV) – Một trong những kỹ thuật quan trọng của xe điện là tái tạo động năng của xe thành điện năng trong tiến trình dừng xe. Thay vì đạp thắng để giảm tốc độ, xe điện có một máy phát điện để chuyển động năng thành điện năng nạp vào bình điện. Xe cũng nhờ vậy mà giảm tốc độ không cần thắng.
Theo trang mạng chuyên về xe điện greencarreports.com, một số mẫu xe điện còn có tính năng “lái chỉ bằng một bàn đạp ga” (one-paddle driving).
Image
Mẫu xe điện Taycan của Porsche không sử dụng tính năng lái xe với một bàn đạp. (Hình minh họa của nhà sản xuất Porsche)
Khi sử dụng tính năng này, người lái xe chỉ cần buông chân ga sẽ thấy tốc độ giảm nhanh chóng mà không cần chạm vào bàn đạp thắng. Đồng thời xe cũng tăng cường mức tái tạo điện năng để sạc cho bình điện. Nghe có vẻ như tối ưu rồi!
Nhưng Porsche, nhà chế tạo xe nổi tiếng của Đức lại không nghĩ vậy. Họ cho rằng có cách tốt hơn.

Porsche đang có mẫu xe điện 2023 cao cấp Taycan. Chiếc xe này vẫn cho phép xe chạy bằng chớn nhiều hơn, có nghĩa là khi buông chân ga thì xe vẫn chạy. Tính năng thắng tái tạo năng lượng chỉ được kích hoạt khi người lái chạm bàn đạp thắng.

Trong một thông cáo báo chí, nhà sản xuất ô tô Đức giải thích rằng đây là cách tiết kiệm năng lương hiệu quả hơn, bởi vì nó tận dụng động năng của xe.
Porsche lập luận rằng tính năng “lái xe chỉ bằng bàn đạp ga” làm tổn thất năng lượng cả khi giảm tốc và tăng tốc. Có nhiều khi xe vẫn có thể chạy an toàn thêm một đoạn đường sau khi buông chân ga. Tại sao bắt xe phải ngừng lại nhanh chóng không cần thiết?

Vì vậy, chuyên viên kỹ thuật của Porsche nói tốt hơn hết là nên để xe tiếp tục chạy sau khi người lái bỏ chân khỏi bàn đạp ga, và chỉ dùng thắng tái tạo năng lượng khi thực sự cần giảm tốc nhanh.
Porsche cho biết mẫu xe điện Taycan vẫn có khả năng thắng tái tạo năng lượng trong 90% các tình huống lái xe.
Các kỹ sư Porsche còn tính toán đến việc tránh sử dụng các bộ phận thắng ma sát lớn hơn, để xe điện vẫn ngừng kịp lúc, cho dù chúng nặng hơn do trọng lượng bình điện.

Một số nhà sản xuất xe khác có uy tín hình như cũng đồng quan điểm với Porsche. Hãng BMW đã từng có những mẫu xe điện có tính năng lái xe bằng một bàn đạp. Nhưng gần đây, trong các mẫu xe điện iX, i4 và i7, hãng lại cho phép xe tiếp tục chạy bằng chớn, vì hiệu suất sẽ cao hơn.

Trong khi các cuộc tranh luận kỹ thuật về việc giảm tốc độ với một bàn đạp hay hai bàn đạp vẫn còn tiếp diễn, một số nhà sản xuất xe hơi đang nghĩ đến việc loại bỏ hoàn toàn thắng bằng các má thắng ma sát. Hãng xe Stellantis (Fiat Chrysler) đã bắt đầu ý tưởng này từ một mẫu xe ý tưởng, ra mắt trong một cuộc triển lãm năm 2022. Mẫu xe này dựa trên những bài học từ cuộc đua xe Công Thức E. (HD)

User avatar
macco
Posts: 3553
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Đời Sống Quanh Ta

Post by macco »

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGUỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT NAM
– Người Mỹ không thích người khác biết mình có tiền. Người Việt thì tìm cách khoe của.
– Người Mỹ thả thú vào rừng. Người Việt vào rừng bắt thú làm thịt.
– Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít; hoặc nói một đằng làm một nẻo.
– Người Mỹ khi ra nước ngoài thì tìm học cái hay. Người Việt thì tìm chỗ ăn chơi (đủ kiểu chơi!).
– Người Mỹ ăn nhanh để đi làm. Người Việt làm nhanh để đi ăn.
– Người Mỹ yêu động vật. Người Việt chọi trâu, đấu chó, chém lợn.
– Người Mỹ vừa dạo chơi vừa nhặt rác. Người Việt vừa dạo chơi vừa xả rác ra đường.
– Người Mỹ đánh bắt hải sản thì thả mấy con nhỏ và con cái đang mang trứng. Người Việt đánh bắt hải sản thì tóm toàn bộ không tha con nào hết (càng nhiều trứng càng tốt vì bổ béo!)
– Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì bắt tay xin lỗi và ôn hòa. Người Việt thì múa tay, hung hăng ăn thua đủ.
– Người Mỹ chủ nhật đem gia đình đi xa thành phố. Người Việt thì đem cả nhà đến trung tâm thành phố.
– Người Mỹ không uống rượu trước mặt trẻ em. Người Việt uống rượu sai trẻ em đi mua thêm, đi chậm sẽ bị đánh đòn.
– Người Mỹ đến nhà hàng gọi ăn, uống vừa đủ. Người Việt sành điệu ăn uống phải bỏ lại nhiều (Người Mỹ bụng to hơn mắt, người Việt mắt to hơn bụng!)
– Người Mỹ yêu nhau hôn công khai. Người Việt hôn trong bóng tối.
– Người Mỹ đến nhà thờ cầu nguyện cho yên bình. Người Việt đến đền chùa để “hối lộ thần thánh” và cướp phá lộc…
– Người Mỹ đi du lịch thì mặc quần áo cốt sao thoải mái và khám phá văn hóa. Người Việt đi du lịch thì mặc đẹp và chụp ảnh để đưa lên facebook khoe khoang...
– Người Mỹ không thích hỏi tuổi, hỏi lương. Người Việt là câu đầu cửa miệng.
– Người Mỹ không bao giờ vứt rác sang nhà hàng xóm. Người Việt không vứt được phải chịu.
– Người Mỹ không thích đàn đúm nói xấu cấp trên. Người Việt như có truyền thống.
– Người Mỹ sống thật không thích khoe khoang; người Việt không khoe sợ người khác nghĩ mình nghèo…
– Người Mỹ mập ú mà sải bộ rất nhanh. Người Việt nhỏ con mà chân bước chậm rề.
– Người Mỹ nuôi con theo ý họ. Người Việt nuôi con theo ý của mẹ chồng.
– Người Mỹ bàn xong thì làm. Người Việt bàn xong thì bàn tiếp tục và tiếp tục bàn hoài…
– Người Mỹ bị chỉ trích thì tranh luận.Người Việt bị chỉ trích thì nhảy dựng lên.
– Người Mỹ muốn đến nhà ai thì gọi điện trước. Người Việt cứ đến nhà không thấy thì mới gọi điện hỏi.
– Người Mỹ luôn hỏi ý kiến con trước mọi vấn đề. Người Việt coi con trẻ là không biết gì, phải nghe theo mình.
– Ở Mỹ học nhiều, tiến sĩ ít. Việt Nam học ít, tiến sĩ nhiều (?).
– Ở Mỹ, dịp lễ Tết sếp tặng quà cho nhân viên. Ở Việt Nam nhân viên tặng quà cho sếp.
– Ở Mỹ chặt một cây thì trồng 3 cây. Ở Việt Nam chặt hàng trăm cây nhưng không trồng cây nào.
– Ở Mỹ lên xe là chạy. Ở Việt Nam lên xe là bóp còi.
– Nhà Mỹ xa mặt đường thì đắt. Việt Nam nhà xa đường thì rẻ.
– Đàn ông Mỹ tan sở về nhà ngay. Đàn ông Việt tan sở lê la quán nhậu.

Post Reply