Đời Sống Quanh Ta

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nhặt được 357.000 USD, trả lại người mất

Image
Ảnh minh họa: greenwichmeantime.com.
Cô Talon Curtis ở thành phố Los Angeles, Mỹ,
choáng váng sau khi nhặt được tấm séc có trị giá tới hơn 357.000 USD trên đường.


Curtis đang trên đường từ bưu điện về thì nhìn thấy tấm séc, trên đó các số được in đậm. Cô nghĩ rằng đây là một trò đùa của người nào đó. Tuy nhiên, ngay sau khi định vứt tờ séc đi, cô nhận thấy có chữ ký thật trên đó.

"Tôi không thể tin nổi. Tôi suýt ngất", Curtis cho biết hôm qua. "Tôi chưa từng nhìn thấy tấm séc nào có giá trị lớn như thế".

Curtis cho biết ngay lúc đó cô tìm cách tìm người chủ của số tiền này. Tuy nhiên, tất cả các ngân hàng đều đóng cửa vào chiều thứ 7 nên cô phải chờ tới thứ hai. Với sự giúp đỡ của một phóng viên, cô đã nói chuyện qua điện thoại với người sở hữu tấm séc trên để gặp gỡ. Tuy nhiên, ngân hàng Pacific Mercantile, nơi phát hành tấm séc, yêu cầu cô gửi tới chỗ họ.

Curtis chưa từng nghĩ tới chuyện giữ tấm séc lại và từ chối lời đề nghị tặng phần thưởng từ người thụ hưởng tờ séc. Tuy vậy, cô vẫn thất vọng. "Tôi chỉ muốn nhìn thấy mặt cô ấy", Curtis vừa cười vừa nói. "Tôi chỉ muốn cho cô ấy biết rằng vẫn còn người thật thà trên đời".

Mai Trang (theo AP)

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Lưu ý quan trọng khi uống nước dừa

Nước dừa là thức uống giải khát quen thuộc. Nhưng có một số người gặp hiện tượng bải hoải, rũ người sau khi uống. Do vậy, cần phải biết sử dụng đúng cách.

Nước dừa là một thức uống giải khát ngon miệng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng. Trong nước dừa có chứa: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7%, các chất khoáng: Ca, Na, K, P, Fe…, các vitamin C, PP.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:

- Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị “trúng” với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.

- Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.

- Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…, thì không nên dùng nước dừa.

Lý do là vì theo y học cổ truyền, dừa (cũng như nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao…) có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của trạng tỳ. Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên, sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể.

Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Món nước dừa trộn với nước ép rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt. Tuy nhiên, những người có tạng âm như đã nêu, cần lưu ý để tránh những điều bất lợi khi sử dụng.

(Theo SGTT)

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Bị bắn thủng đầu vẫn sống

Image
Ảnh: Daily Mail.

Một người phụ nữ tại Anh hầu như không tổn thương gì dù bị chồng bắn xuyên qua đầu và vẫn điềm nhiên pha trà sau khi tai nạn xảy ra.

Bà Tammy Sexton, 47 tuổi, đang nằm ngủ trên giường tại nhà, thì ông chồng Donald, 57 tuổi, xuất hiện với khẩu súng lục trên tay. Một người họ hàng trong nhà hốt hoảng đi gọi cảnh sát, trong lúc đó, ông Donald chĩa thẳng súng vào đầu vợ và bóp cò. Sau đó, Donald ra ngoài và tự bắn mình.

Khi cảnh sát tới nơi, bà Sexton đang giữ một miếng vải thấm máu trên đầu. Bà còn pha trà mời cảnh sát. Họ sững sờ khi nhìn thấy bà Sexton vẫn sống sót dù bị chồng bắn vào trán ở cự lý gần. Viên đạn bay ra đằng sau đầu. Lỗ ra và lỗ vào trên hộp sọ được nhìn thấy rõ.

Khi được đưa tới bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật cho biết viên đạn đã xuyên qua các thùy của não mà không gây ra tổn thương nghiêm trọng nào. Theo chẩn đoán, bà sẽ hồi phục hoàn toàn.

"Không thể có chuyện bà ấy vẫn còn sống, ngoại trừ đó là điều kỳ diệu của Chúa trời", cảnh sát trưởng Mike Byrd thốt lên. "Viên đạn bay xuyên qua đầu bà ấy. Đó là điều kinh khủng, lạ thường nhất tôi từng biết".

Tiến sĩ Patrick Pritchard, giáo sư phẫu thuật tại Đại học Alabama, Birmingham, cho biết: "Có một khoảng trống trong não mà viên đạn có thể xuyên qua mà không gây tổn hại đặc biệt nào".

Diệu Minh (theo Daily Mail)

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Thông điệp của Vô thường

Chân Huyền

Buổi sớm ngày đầu năm 2009, khoảng 6 giờ sáng, ông bạn nhà báo Việt Nguyên đánh thức chúng tôi để báo hung tin: Trương Trọng Trác (TR3), chủ nhiệm kiêm chủ bút bán nguyệt san Ngày Nay tại Houston đã ra đi vĩnh viễn. Anh Trác là một huynh đệ trong Hướng Ðạo, một đồng nghiệp “mê làm báo” với cường độ rất cao. Sau TR3 chỉ ba ngày, tới cái chết của một thân hữu trong nhóm bạn đạo: cô em Tâm Sáng Trăng (Minh Thanh) lìa bỏ cuộc sống bệnh tật nhiều năm để trở về với ông bà (4 tháng 1,2009). Rồi bốn ngày sau nữa (8 tháng 01) tới lượt huynh trưởng gia đình Phật Tử miền Vĩnh Nghiêm (anh Khuê), khi ngủ đã tự “thay áo mới”, sáng dậy con mới hay!

Chủ Nhật 22 tháng 3, 2009; tâm thức của bao nhiêu bạn bè trong nhóm anh em Chương Trình Hè 1965 đều xao động mạnh mẽ vì sự ra đi đột ngột của Minh Thông, người vợ dễ thương của nhạc sĩ du ca Nguyễn Ðức Quang. Sau khi nghe Thượng tọa Phước Tịnh giảng pháp tại chùa Phật Tổ (Long Beach, California), chị Minh Thông còn ngồi ăn trưa vui vẻ cùng bạn bè và cháu ngoại. Sau một cơn nhức đầu, chị được đưa ngay vào bệnh viện St Mary và mấy giờ sau, bác sĩ cho biết bộ não chị đã ngừng hoạt động! Không ai có thể tả nổi sự đau đớn của anh Quang cùng con cháu, và các anh chị em của Minh Thông. Vô thường gõ cửa gia đình nhạc sĩ quá đột ngột và phũ phàng. Ngày hôm trước, anh chị Quang cùng cháu Tuấn và mẹ cháu đã rong chơi ở San Diego, mừng anh Quang mới nghỉ hưu. Chị cũng tính sẽ nghỉ để cùng chồng đi du lịch mấy tháng, trong năm 2009 này!

Vì chị Minh Thông đã ghi trong bằng lái xe ý nguyện tặng các bộ phận cơ thể cho những ai cần, nên sau khi não ngưng hoạt động, chị được máy móc trợ giúp để cơ thể sống còn. Tin tức về các bộ phận chị Minh Thông có thể tặng được loan tải trong hệ thống y khoa ngay. Nhưng sau khi chờ gần ba ngày mà chưa có bệnh nhân đủ điều kiện để được ghép gan (hay thận) do chị tặng, gia đình Minh Thông đã yêu cầu các bác sĩ bỏ các máy móc trợ sinh để chị về với tổ tiên ông bà và chư Phật. Cáo phó của gia đình ghi bà Nguyễn Ðức Quang, nhũ danh Minh Thông, pháp danh Từ Tâm Ðạo mất ngày 24/3, thọ 65 tuổi.

Trong niềm thông cảm sâu xa về sự mất mát lớn lao và quá đột ngột của gia đình Nguyễn Ðức Quang, chúng tôi chỉ biết hàng ngày thiền tập và đọc kinh cầu nguyện chư Phật và Bồ Tát dẫn đường cho Minh Thông sớm siêu thăng. Bạn bè quen biết, ai cũng thương tiếc vô cùng người bạn đạo giản dị, mộc mạc đó. Chị ra đi khiến cho tất cả đại gia đình bị hụt hẫng. Không chỉ là vợ hiền, mẹ đảm, Minh Thông còn là người chị lớn đã thay mẹ mất sớm, để dưỡng dục bầy em. Trong thời gian cuối đời, Minh Thông đã sống đúng với tâm nguyện TU đạo của chị. Từ nhiều năm qua, chị rất ít xuất hiện trong những buổi hội họp của bạn bè anh em. Chúng tôi chỉ hay gặp chị trong những kỳ nghe giảng về Phật pháp, hay trong các sinh hoạt thiền tập của đạo tràng nào đó. Tuy thọ Ngũ giới với Hòa thượng Thanh Từ, Minh Thông thực tập thiền không phải chỉ với nhóm đệ tử thầy Thông Triệt hay với các ni Ngọc Chiếu (nay là tu viện Chân Giác), mà chị còn sinh hoạt với nhiều đạo tràng, nhiều tu sĩ khác. Chùa Phật Tổ Long Beach với pháp môn Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn là nơi chị Minh Thông lui tới trong những năm tháng cuối đời chị.


Một cái chết toàn hảo

Cái chết của Minh Thông đã lay động rất mạnh tâm thức bạn bè cùng trang lứa với chị. Tuy vậy, các Phật tử coi nó một cái chết “toàn hảo”, ai hiểu lẽ vô thường cũng đều mong ước được chết như vậy. Hai anh Ngô Mạnh Thu và Khuê đều là các huynh trưởng lớn của Gia đình Phật tử, họ đã ra đi một cách rất an bình nhẹ nhõm, nhưng có thể nói Minh Thông đã vượt trội hơn tất cả bạn bè trong lần “Exit” cuối cùng này. Chị đã vượt qua được ba trong bốn cái khổ mà Phật giáo thường nói tới (sinh, lão, bệnh, tử): Chị không bị khổ vì lão, bệnh và khi chết, chị cũng chẳng khổ chút nào!

Sáng Chủ Nhật đó, trong chiếc áo tràng màu lam, bạn tôi đã cùng cháu ngoại và cậu Tuấn (cháu gọi bằng cô), hân hoan và an lạc ngồi ở chùa Phật Tổ nghe thượng tọa Phước Tịnh giảng một bài trong Kinh Pháp Cú. Mạch máu đầu của chị bị vỡ toang sau cơn nhức đầu khiến chị ra đi đột ngột. Ðó là một chuyến đi xa chưa đầy đủ hành trang, tuy chắc chắn chị đã từng quán về vô thường, và hiểu rõ cái chết chỉ là một sự chuyển hóa. Nhờ tâm từ bi muốn tặng gan, thận v.v... cho các bệnh nhân bị nan y, mà Minh Thông đã được bệnh viện giữ cơ thể chị sống tiếp trong gần ba ngày: tim chị vẫn đập, phổi vẫn thở, máu huyết vẫn luân lưu. Chị vô hình chung có được thì giờ để nghe kinh kệ, sửa soạn hành trang tâm linh thật đầy đủ, để thần thức thật sự bình yên, thanh tịnh trước khi về với chư Phật. Gia đình chị cũng có thời gian ba ngày để ứng phó với tình huống quá đau lòng. Anh Nguyễn Ðức Quang tâm sự: “Nếu không có thời gian chờ đợi này, tôi không hiểu làm sao chúng tôi có thể chấp nhận được sự ra đi đột ngột của Thông!”

Theo sách vở viết về cái chết do các thiền sư Phật giáo viết: khi chết đột ngột, tâm thức chúng ta có thể bị ngỡ ngàng hoặc lo lắng, vì không có thời gian chuẩn bị tinh thần. Khi sắp lìa đời, những gì chúng ta nghĩ, nói hay làm, những “cận tử nghiệp“cũng ảnh hưởng khá nhiều vào tâm thức vi tế. Ðó là thần thức, là chất liệu mà người chết sẽ mang qua đời sau cùng với tổng thể các nghiệp trong đời. Cận tử nghiệp tốt đẹp nhờ có ba ngày được nghe kinh kệ như trường hợp Minh Thông không mấy ai được hưởng, chứng tỏ chị đã được hưởng quả báu do rất nhiều “công đức,” rất nhiều Thiện duyên chị đã tạo được trong đời sống. Không phải chỉ có các bạn đạo nhất tâm cầu nguyện, trì chú cho chị, Minh Thông còn được quý tăng ni chùa Phật Tổ, tu viện Viên Giác và chùa Huệ Quang tụng niệm cho liên tục nhiều giờ mỗi ngày, khi chị còn trong tình trạng hấp hối. Chúng tôi thật sự đau buồn vì nay không còn gặp chị trong hình tướng quen thuộc ngày trước, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy mừng cho người bạn đạo đã tu hành tinh tấn và được hưởng phước báu trong những giây phút cuối đời.


Chết là hết?

Ðại Học Havard ấn định bốn tiêu chuẩn để định nghĩa cái chết của con người:

1. Cơ thể không còn đáp ứng, cũng không nhận vô được bất kỳ một kích thích nào từ bên ngoài - kể cả các kích thích bằng máy móc tinh xảo để hồi sinh.

2. Người chết không còn hơi thở, toàn thân bất động.

3. Người chết không còn có bất kỳ phản xạ nào trên cơ thể

4. Ðiện đồ tim của người chết là một đường thẳng ngang

Một khi bốn tiêu chuẩn trên kéo dài 12 tiếng đồng hồ, thì các bác sĩ trong nghiên cứu của Ðại Học Havard định nghĩa người đó mới chết thật sự. Y giới nói chung ngày nay cho rằng bộ óc sẽ chết hẳn, không thể hồi phục để người đó sống bình thường trở lại nếu như sau 4 phút tim không đập lại được, không dẫn máu đủ dưỡng khí được lên óc để nuôi nó. Trừ trường hợp của những người bị chìm sâu trong nước hay đá lạnh, hoặc do ảnh hưởng của một dược phẩm, bộ óc cần rất ít dưỡng khí nên họ có thể được cứu sống và sinh hoạt bình thường sau đó, dù đã nhiều giờ ngừng thở.

Cái chết được y giới định nghĩa với các tiêu chuẩn khác nhau, tựu chung có thể nói chết là “sự vắng mặt của tất cả các dấu hiệu của sự sống,” nhất là sự sống của bộ óc. Nhưng vì các cơ quan, bộ phận trong cơ thể chúng ta chết không cùng một lúc, nên các triết gia và khoa học gia, các bác sĩ y khoa vẫn còn chưa đồng ý với nhau khi nào con người được coi là Chết thật sự? Khi trái tim ngừng đập, điện đồ tim chỉ còn là một đường thẳng im lìm nhưng hai quả thận (Kidney) vẫn còn sống tới 30 phút sau mới chịu ngưng lọc máu, và tròng mắt sống được tới 6 giờ. Râu tóc và nhất là móng tay móng chân là những thứ sống dai nhất, vài tuần lễ sau khi ta chết, chúng vẫn còn tiếp tục dài ra!

Nhưng theo Phật Giáo, còn có 4 giai đoạn tiếp theo nữa. Không có dấu hiệu gì ở bên ngoài mà đó chỉ là những cảm giác, ý tưởng nội tại, trong tâm thức người chết. Dù tầng thô của tâm thức đã ngưng hiện hữu, tầng vi tế của nó (linh quang) khi đó vẫn chưa thoát ra khỏi cơ thể con người. Khả năng trụ vào vùng sáng trong suốt đó tùy thuộc khả năng định tâm của các thiền giả tu tập đã lâu, nhưng cũng có khi do tình cờ, người ta vào được cảnh giới này. Thiền sư Ling Rinpoche, một cao tăng có định lực hùng mạnh, đã trú trong Linh Quang, ánh sáng trong suốt đó thật lâu. Trong 13 ngày sau khi viên tịch, ngài ở trong trạng thái đại định, cơ thể vẫn tươi đẹp chứ không bị hôi hám.”

Sogyal Rinpoche viết trong cuốn “Tạng thư sống chết” như sau về điểm Linh Quang:

“Khi thân xác ta chết, giác quan và các tâm thức thô phù cùng các cảm xúc tiêu cực như tham sân si đều chết. Cuối cùng không còn gì che mờ bản chất tuyệt đối và chân thật của ta, vì mọi thứ che phủ cái tâm giác ngộ đã rơi rụng. Và khi ấy, nền tảng tối sơ của bản tâm thanh tịnh được hiển lộ, như một bầu trời trong sáng không mây - đó là sự xuất hiện của ánh sáng căn bản hay điểm Linh quang. Ðó là cơ hội ngàn năm một thuở để giải thoát, nếu như trong đời sống hàng ngày chúng ta đã biết an trú trong đó khi thiền định. Ða số chúng ta không có khả năng và không sẵn sàng đón nhận tính cách bao la giản dị, vi tế mà nguyên sơ của điểm Linh Quang. Chúng ta vẫn phản ứng theo tập quán nhiều đời, quen chìm đắm trong vô minh và sợ hãi, dù cho những cảm thọ trong ta đã chết đi rồi.”


Cái chết trong quan điểm các tôn giáo:

Trong cuộc hội luận lần thứ tư giữa Ðạt Lai Lạ Ma với các nhà khoa học về Tâm, năm 1992 tại Dharamsala, triết gia nổi tiếng Charles Taylor đã nói về Cái Chết trong quan điểm Thiên chúa giáo. Ðể cho cử tọa có thể hiểu được các quan điểm này, Charles Taylor đã bắt đầu bằng cách nói về sự khác biệt và tương đồng của hai tôn giáo (Thiên Chúa và Phật giáo). Theo ông Taylor, hai tôn giáo có một điểm chung, đó là điểm con người bao giờ cũng muốn vượt thoát ra ngoài cái hiểu biết bình thường, cố hữu của họ về chính con người họ, nghĩa là họ muốn thay đổi để thấy được bản chất thật sự của mình. Ông nói:

“Về chuyện Chết, Thiên Chúa giáo không có những hiểu biết về thân, tâm người chết hay hiểu về tiến trình chết cũng như không có những phép hành trì để đi vào cõi Chết như bên Phật Giáo - những điều Ðạt Lai Lạt Ma thuyết trình trong hội nghị này khiến cho tôi rất ngạc nhiên. Trong tôn giáo chúng tôi, chết có nghĩa là về với Chúa. Có nhiều cách để diễn giải chuyện này, chẳng hạn như người ta tin rằng chết rồi sẽ được Chúa phán xét rồi lên Thiên Ðàng hay xuống Ðịa ngục tùy cách ăn ở của mình. Về với Chúa nghĩa là chúng ta đi sang một kích thước khác của thời gian và không gian - sang một thế giới vĩnh cửu - trong đó có Thượng Ðế và các thánh thần”.

Trong khi đó, Phật giáo coi cái chết chỉ là một sự thay đổi. Mọi sự do duyên mà thành và cũng do duyên mà hoại. Con người khi chết thì thân xác cùng tất cả các giác quan và thân thể (6 căn) bị hủy diệt, kể cả đức Phật Thích ca cũng không ngoại lệ. Ngay trong khi còn sống, các tế bào trong chúng ta cũng đã chết nhiều lần, bao lớp đã đổi thay, đã biến cải, như mọi thứ vô thường khác trong vũ trụ. Nhưng Chết không có nghĩa là từ Có thành Không, mà đó chỉ là một sự chuyển đổi hình tướng. Tùy vào các nghiệp lực người đó đã làm trong cuộc đời mà họ sẽ được tái sinh trong các cảnh giới tốt hơn hay xấu hơn. Có 6 cảnh giới hay được nhắc tới trong kinh điển Phật giáo: Trời, Atula, Người, Súc sanh, Ngã quỷ và Ðịa ngục.


Tiến trình chết theo Phật giáo Tây Tạng:

Theo Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, cái chết và tiến trình chết có thể là một giao điểm quan trọng cho sự gặp gỡ giữa Phật giáo và Khoa học tân tiến. Trong cuốn sách viết về “Giấc ngủ, giấc mơ và sự chết”, tiến sĩ Francisco J. Varda đã thuật lại một số các bài giảng của Ðạt Lai Lạt Ma về quan điểm khác nhau giữa Khoa Học và Phật Giáo Mật tông đối với tiến trình chết. Theo cuốn sách trên:

“Phật Giáo Tây Tạng (Kim Cang Thừa) cho rằng con người có hai nguồn năng lượng vi tế (một trắng một đỏ) tập trung tại vùng trái tim. Trong tiến trình chết, nguồn trắng từ trên đầu rút xuống trái tim, nguồn đỏ từ phía dưới cũng tìm lên trái tim. Khi hai nguồn năng lượng đó gặp nhau, chúng ta hoàn toàn bị chìm vào bóng tối, tiếp theo đó là giai đoạn cơ thể chìm trong ánh sáng của sự chết. Ánh sáng căn bản này gọi là Tịnh quang hay Linh quang, nó tùy thuộc từng cá nhân, có khi chỉ kéo dài vài giây phút, cũng có khi kéo dài nhiều ngày. Còn ở trong giai đoạn này, cơ thể và thần thức còn có liên hệ tới nhau, nên cái thân chưa bị hoại. Bao giờ cơ thể bắt đầu tàn hoại, thì lúc đó người ta mới thật sự chết!

Theo Phật Giáo Mật Tông, chết là một tiến trình rất dài, thường phải 3 ngày sau, các thành tố cấu tạo nên thân và tâm trong cơ thể người ta mới bị hư hoại hết. Do đó người Tây Tạng thường không động tới xác chết trong ba ngày đầu tiên, để cho cơ thể người chết được bình an trong khi thần thức đang rút lui từ từ. Thần thức siêu vi tế (Super subtle Consciousness - siêu vi tâm thức hay tàng thức) là thứ ra khỏi cơ thể người chết sau cùng để luân lưu tiếp trong vũ trụ bao la.”

Những vị tăng sĩ tu chứng có thể kéo dài tiến trình chết của họ nếu thấy cần. Ðại sư Tomo người Tây Tạng, vị thầy khả kính của Lạt Ma Govinda, cũng như nhiều thiền sư đã giác ngộ khác, thường chết trong tư thế thiền tọa. Ngài Tomo ngồi yên trên ghế nhiều ngày như đang nhập định, nên đệ tử không biết ngài tạ thế từ bao lâu rồi. Ðại sứ Anh tại Tây tạng thời đó là Richardson, đã lấy làm lạ lùng khi được nhìn tận mắt thân xác của đại sư Tomo ngồi như người còn sống trên chiếc ghế ông thường ngồi. Ông tưởng ngài vẫn sống, tới thăm hỏi mới hay ngài đã viên tịch nhiều tuần trước.


Cái chết trong văn hóa Tây Phương

Trong xã hội Tây phương từ nhiều thế kỷ qua, người ta thường tránh né cái Chết, coi đó là chuyện không nên nói tới, không có gì cần sửa soạn vì chết là hết, là sự hủy diệt toàn diệt, sự tiêu vong. Không ai muốn nói tới cái chết vì sợ hãi nó, hoặc sống trong sự phủ nhận cái chết, coi chết là chuyện của mọi người chứ không phải của mình! Người ta coi thường cái chết vì nghĩ khi nó tới thì đành chết thôi, có gì mà phải sửa soạn? Nhưng theo kinh nghiệm của các vị thiền giả đã suy ngẫm và chứng nghiệm các giai đoạn của sự chết, thì chết không phải là chuyện giản dị, dễ dàng cho tất cả mọi người!

Ðại sư Sogyal Rinpoche đang sống tại Âu Châu, cho rằng “Thái độ chối bỏ cái chết có những hậu quả khốc hại không những cho cá nhân mà còn ảnh hưởng tới toàn thể hành tinh này. Vì tin rằng chỉ có cuộc đời này mà thôi, người thời nay cướp bóc quả đất vì những mục tiêu cấp thời.” Quan điểm này cùng chiều hướng với quan điểm của những người muốn bảo vệ môi sinh trên thế giới. Ông bộ trưởng môi sinh xứ Brazil đã có lần lên tiếng:

“Xã hội tân tiến quả là một thứ tôn giáo cuồng tín. Chúng ta đang phá hoại, làm nhiễm độc, hủy diệt tất cả mầm sống trên hành tinh này. Chúng ta đang ký những giấy nợ mà con cháu chúng ta không thể trả nổi. Chúng ta đang sống như thể mình là những thế hệ chót trên hành tinh này. Nếu không có sự biến cải tận gốc rễ về tâm, trí và lối nhìn, thì trái đất sẽ kết thúc như Venus, cháy thành than và bị hủy hoại.”

Quan điểm “chết là hết” của Tây phương nay đã thay đổi, không chỉ trong dân chúng mà trong y giới nữa... Ðại sư Sogyal Rinpoche đã viết:

“Tôi rất phấn khởi khi thấy gần đây, vấn đề chết và hấp hối đã được mở ra ở Tây phương, nhờ những nhà tiên phong như Elizabeth Kubler-Ross và Raymond Moody. Bà Elizabeth khi quan sát kỹ lưỡng cách thức chúng tôi (người Tây Tạng) săn sóc những người sắp chết, bà đã hiểu rằng với một tình thương vô điều kiện và với một thái độ có tuệ giác, thì cơn hấp hối có thể là một kinh nghiệm an lành, người bệnh có thể chuyển hóa được ở những giây phút chót của cuộc đời họ.”

Bác Sĩ Elizabeth Kubler-Ross vài mươi năm gần đây đã thúc đẩy được một phong trào thiết lập các “Tiếp dẫn đường” (Hospice hay nhà cận tử) để cho các bệnh nhân sắp lìa đời vẫn được nhà thương chăm sóc và sửa soạn thân, tâm cho họ chứ không bỏ rơi họ như xưa, coi họ những cái máy đã hư hỏng, đáng vứt ra nhà quàn mà thôi.

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

TRƯỜNG THỌ THẬP BÍ QUYẾT
Kiện khương Trường Thọ Thập Bí Quyết này chẳng qua chỉ là những phương pháp áp dụng trong vòng 10 phút đồng hồ để tự chữa một số bệnh tật thông thường. Trong vòng mười phút thôi, chúng ta có thể tự mình đả thông các huyệt đạo quan yếu liên hệ.

Mười phương pháp vận động kinh mạch toàn thân này rất giản dị. Chúng ta có thể áp dụng tại bất cứ nơi chốn nào và thời điểm nào trong ngày cũng rất thích hợp nên rất tiện lợi cho mọi người trong mọi lứa tuổi.
Chúng ta không cần phải mua sắm dụng cụ thể thao, không cần đóng học phí cho trường huấn luyện mà ở tại nhà hoặc tại văn phòng hay nơi làm việc cũng có thể tùy tiện thực tập trong vòng giây lát.

Mọi người trong chúng ta nếu muốn được sống khỏe, sống vui và sống trường thọ, xin hãy áp dụng các phương pháp dưỡng sinh này ngay từ bây giờ thì hiệu lực vô cùng hữu ích.

Các phương pháp châm cứu, áp chỉ, án ma trong y học cổ truyền Trung Quốc hoàn toàn dựa trên nền tảng lấy sự vận hành của kinh mạch làm chủ yếu. Tuy nhiên châm cứu quan trọng hơn và có tính cách chuyên khoa hơn. Do đó người áp dụng phương pháp này phải là những nhà y học chuyên nghiệp.

Còn áp chỉ và án ma là thứ yếu, là phụ kiện, và trong dân gian ai cũng có thể học được để tự chữa bệnh cho chính mình hoặc cho chính người thân của mình. Tuy nhiên không phải vì thế mà kém phần công hiệu. Vả lại, nếu chúng ta áp dụng thường xuyên mỗi ngày không những phòng chống được bệnh tật mà còn được khỏe mạnh, kéo dài được tuổi thanh xuân và trường thọ nữa. Khi nhức đầu thì mình trị nhức đầu, đau chân thì trị đau chân..., liên tục trấn áp bịnh tật không cho nó có cơ hội phát khởi thì thử hỏi sao mà không thể sống khỏe được.

Về vấn đề vận hành kinh mạch trong cơ thể của con người, chúng ta có thể phân chia làm mười bộ phận và vị trí khác nhau.


Mắt : Tình Minh Huyệt và Thái Dương Huyệt.

Tai : Phía sau ót có huyệt Minh Thiên Cổ.

Mũi : Nghinh Hương Huyệt.

Miệng: Phương pháp vận động của môi và răng.

Mặt : Tất cả các huyệt đạo trên mặt.

Cổ : Phía trước và phía sau của cổ.

Ngực : Các kinh mạch tiếp cận ở phổi.

Tay : Hiệp Cốc Huyệt, lòng bàn tay và lưng bàn tay.

Thắt lưng : Huyệt Mạng Môn ở phía sau thắt lưng.

Chân : Huyệt Túc Tam Lý.

Những huyệt đạo trong mười bộ phận của cơ thể con người rất quan trọng và mỗi huyệt phụ trách các nhiệm vụ khác nhau. Cho nên nếu hàng ngày chúng ta xoa bóp hay uốn nắn nó, làm cho nó được linh hoạt thì khả năng tiêu trừ bịnh tật rất cao. Giống như cơ thể của chúng ta, sau một ngày làm việc mệt mỏi cũng cần phải được nghỉ ngơi bằng giấc ngủ và dùng ba bữa ăn để bồi dưỡng. Phương pháp áp chỉ hay án ma này rất dễ thực hành. Chỉ cần nhớ một điều là trước khi áp dụng, chúng ta phải xoa mười đầu ngón tay và lòng bàn tay cho nóng gọi là để cho có tĩnh điện rồi mới bắt đầu thực hành.

Phương Pháp Thực Hành

1.-Mắt Và Thị Giác:
Trong dân gian chúng ta thường nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn, là cơ quan trọng yếu của con người giúp chúng ta trông thấy và phân biệt được mọi vật cụ thể ở chung quanh mình và trong phạm vi sinh hoạt. Chung quanh của mắt được bố trí các huyệt đạo như sau: Tình Minh huyệt, Ty Trúc Không huyệt và Ðồng Tử Giao huyệt v.v...

Những huyệt đạo này có nhiệm bảo vệ và dinh dưỡng cho mắt luôn luôn được khỏe mạnh và trong sáng. Cho nên hàng ngày chúng ta phải xoa nắn các huyệt đạo này để cho nó lúc nào cũng linh hoạt nhờ máu huyết lưu thông điều hòa dể nuôi dưỡng các thần kinh của mắt và thị giác.
Nếu chúng ta kiên tâm áp dụng hàng ngày có thể chận đứng được sự phát sinh của các chứng bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị, đục nhân mắt và võng mô bị kết mạc. Ngoài ra phương pháp này cũng còn làm cho mắt trông lanh lẹ và có thần sắc.

Ðây là phương pháp xoa mắt theo lối áp chỉ. Hai bàn tay được xoa đi xoa lại nhiều lần làm cho nóng các ngón tay để phát sinh ra tĩnh điện.

Sau đó dùng hai ngón giữa ấn lên Tình Minh Huyệt của hai mắt, kéo vòng lên chân mày tới Ty Trúc Không Huyệt, vòng xuống Ðồng Tử Huyệt và sau cùng trở lại Tình Minh Huyệt coi như xoa được một vòng
Sức mạnh ấn xuống trong lúc xoa mắt vừa phải, không quá mạnh mà cũng không quá yếu. Trong khi xoa, đôi mắt nhắm lại, sau khi xoa xong, không nên mở mắt liền mà phải tiếp tục nhắm mắt từ 30 giây đến một phút

Trong khi chưa mở mắt ra, chúng ta dùng đầu của hai ngón tay cái ấn lên huyệt Thái Dương, di động vòng vòng trong một vòng tròn nhỏ, từ 21 tới 36 lần. Phương pháp này có thể làm cho tỉnh não sau khi làm việc mệt nhọc vì vận dụng trí óc nhiều và cũng chữa được chứng nhức đầu rất hay.



2.-Xoa Tai:
Chung quanh tai của con người có rất nhiều huyệt đạo . Các huyệt đạo này lại liên quan đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Cho nên chỉ cần xoa bóp hai bên tai là có thể đã đánh thức sự vận hành của các cơ quan trong toàn thân. Cách xoa là áp hai lòng bàn tay vào tai, kẹp phần dưới của hai vành tai giữa hai ngón trỏ và ngón giữa rồi xoa theo cử động đưa lên đưa xuống từ 21 đến 36 lần.
Sau khi xoa, toàn thân cảm thấy sảng khoái và ấm áp. Sau đó dùng hai bàn tay áp chặt để bịt kín hai lỗ tai lại. Các ngón tay hướng về phía sau và bợ lấy sau ót. Ngón trỏ đè lên ngón giữa, dùng sức bật ngón trỏ ấn mạnh xuống từ 21 đến 36 lần. Vì hai lỗ tai đã bị bịt kín, nên chúng ta nghe được âm thanh phát xuất như tiếng trống mà các môn sinh bên Ðạo Gia gọi là Minh Thiên Cổ. Âm thanh này giúp cơ thể trì hoãn sự lão hóa, trị được chứng ù tai và chữa được bệnh cao huyết áp.


3.-Xoa Mũi:

Dọc theo sóng mũi có các huyệt đạo Tình Minh, Tiểu Nghinh Hương, Tỷ Thông và huyệt Nghinh Hương (Xem hình H). Phương pháp này có thể chữa được các chứng bệnh về mũi như nghẹt mũi, viêm mũi và chảy mũi v.v...Mỗi ngày chỉ cần xoa mũi hai lần có thể giảm bịnh và đồng thời tinh thần cũng được minh mẫn. Vì những người bị bệnh mũi, tinh thần không được tỉnh táo, hay lừ đừ, trí nhớ kém, không thể tập trung tinh thần nên học bài lâu thuộc. Chỉ cần chữa cho mũi được thông thì tinh thần và trí nhớ sẽ hồi phục lại như xưa.

Trước hết chúng ta dùng hai ngón tay giữa cọ xát lại với nhau đến khi nóng lên, rồi đặt hai ngón tay này lên hai bên mũi xoa lên xoa xuống. Xoa lên đến điểm cao nhất là huyệt Tình Minh và thấp nhất là huyệt Nghênh Hương . Cử động từ 21 đến 36 lần. Mỗi lần cử động là kể luôn hai động tác xoa lên và xoa xuống.

4.- Xoa Miệng:

Miệng gồm môi và răng. Môi thì gồm có môi trên và môi dưới. Môi trên có huyệt Hòa Giao và môi dưới có huyệt Thừa Tương (Hình J). Kích động hai huyệt này giúp chúng ta ngừa được các chứng cảm mạo, sưng nướu và chảy máu răng. Thực hành bằng cách đặt môi trên và môi dước ở giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa, rồi kéo qua kéo lại theo cử động chiều ngang . Mỗi lần xoa như vậy từ 21 đến 36 cử động.
Xong rồi chúng ta cắn răng nghe cọc cọc từ 21 đến 36 lần. Phương pháp này là một cách dưỡng sinh hữu hiệu do các môn sinh Ðạo Gia đã thực hành từ thuở xa xưa để duy trì sức khỏe. Phần đông người ta bắt đầu từ 60 tuổi trở lên, răng cỏ ít nhiều cũng bị lung lay hay bị rụng. Tuy nhiên các vị Ðạo Gia ở Trung Quốc đã thực hành phương pháp cắn răng như thế. Họ coi như là một thứ công phu để giữ cho răng được bền vững, nên có người đã già mà răng vẫn còn đầy đủ và rắn chắc.


5.- Xoa Mặt:

Trên mặt có rất nhiều huyệt đạo liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể của con người như Thừa Khấp, Tứ Môn, Thần Giao, Quan Giao, Ðịa Thực và Ðại Nghinh (Xem hình L). Xoa mặt không những khích động sự tuần hoàn của máu điều hòa đến tận các mao huyết quản. Do đó dung nhan được hồng hào, tươi nhuận và kéo dài được tuổi thanh xuân.
Ngoài ra nó còn làm cho một số cơ quan khác trong cơ thể vận hành linh hoạt, trợ giúp sức mạnh cho ngũ tạng lục phủ.

Ðặt hai bàn tay và các ngón tay lên mặt ở hai bên mũi. Lòng bàn tay hướng vào trong, tiếp xúc với da mặt . Xoa lên xoa xuống từ 21 đến 36 lần. Tiếp tục áp dụng phương pháp này trong vài tháng sẽ thấy công hiệu phi thường. Nhất là đối với phụ nữ, các mụn nhọt và tàn nhan sẽ đần dần phai nhạt vì máu huyết đã được lưu thông điều hòa và các tuyến mồ hôi lâu nay bị bế tắc sẽ có cơ hội tái hoạt động và bài tiết các chất cặn bã ra ngoài để da được sạch sẽ và trơn láng.


6.- Xoa Bóp Cổ:

Cổ là cơ quan trung gian nối tiếp giữa não bộ ở đầu và các dây thần kinh cùng huyết mạch đi khắp cơ thể. Khí quản, thực quản, động mạch, tỉnh mạch đều thông thương ngang qua cửa ải này.
Phía sau của cổ có đến 12 kinh mạch, trong đó có Túc Thái Dương Bàng quang kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu kinh, Túc Thiếu Dương Ðảm kinh v.v... điều khiển cử động và sự vận hành các bộ phận trong cơ thể. Ngần ấy công việc đủ biết cổ quan trọng như thế nào. Những học sinh và sinh viên vận dụng trí não quá nhiều, cảm thấy mệt mỏi không muốn đọc sách thêm nữa, có thể xoa bóp ở phía sau cổ, sẽ thấy tinh thần sảng khoái và minh mẫn trở lại. Xoa cổ cũng là một động tác nhằm khích động sự hưng phấn của não bộ, làm cho tinh thần được phấn khởi.

Cách xoa là dùng bàn tay trái bóp nhẹ lên phía trước cổ, đặt cổ giữa gọng kềm của ngón tay cái và 4 ngón tay khác còn lại; ngón cái bên trái, còn ngón trỏ và 3 ngón kia thì ở bên mặt . Xoa bóp bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần động tác. Sau đó dùng trọn lòng bàn tay mặt ôm sau cổ lên chí ót. Xoa bóp cũng bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần .


7.- Xoa Bóp Ngực:

Ngực là cơ quan tiếp cận với các tạng phủ bên trong của thân thể. Tuy nhiên xoa ngực gặp phải khó khăn hơn những động tác khác vì tất cả mọi người đều mặc áo, và người ta không thể tùy tiện cởi áo trước mặt mọi người. Ðối với nam giới, chúng ta có thể dùng hai lòng bàn tay đặt lên ngực trái và ngực phải rồi xoa bóp theo cử động lên xuống. Riêng đối với nữ giới, không cần cởi áo. Chỉ cần đặt hai lòng bàn tay lên ngực và cũng xoa lên xoa xuống, lòng ngực và phổi sẽ cảm thấy thoải mái, kích động sự vận hành của kinh mạch và các huyệt đạo liên quan đến các bộ phân khác được thông thương như bao tử, ruột non, ruột già, gan, thận, tim, phổi v.v... Riêng đối với thai phụ, áp dụng phương pháp này, sau khi sanh sẽ có rất nhiều sữa cho con bú.

8.- Xoa Tay:

Phương pháp xoa tay rất giản dị và rất dễ thực hành; đi, đứng , nằm, ngồi gì đều có thể xoa được nên rất tiện lợi.

Trước hết dùng hai lòng bàn tay ma sát lại với nhau đến khi thấy nóng. Rồi dùng lòng bàn tay phải xoa lên lưng bàn tay trái từ 21 đến 36 lần. Sau đó đổi thế, dùng bàn tay trái xoa lên lưng bàn tay phải cũng theo cử động lên xuống, và cũng từ 21 đến 36 lần .

Xong động tác xoa lưng bàn tay, đến lượt xoa cổ tay. Dùng lòng bàn tay mặt nắm lấy cổ tay trái và xoa bằng cách kéo lên kéo xuống. Sau đó đổi thế dùng bàn tay trái nắm cổ tay mặt và xoa lên xoa xuống. Mỗi bên xoa từ 21 đến 36 lần động tác .



Ðộng tác xoa tay này tuy rất đơn giản, nhưng công hiệu vô cùng. Vì trên tay có những huyệt đạo sau đây: Thủ Thái Âm Phế Kinh (liên quan đến phổi), Thủ Dương Minh Ðại Trường Kinh (liên quan đến ruột già), Thủ Thái Âm Tâm Kinh (Tim), Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh (ruột non)....Vì chúng ta chỉ học cách thực hành, nên không cần đi sâu vào chi tiết các huyệt đạo phân bố như thế nào. Thực ra các huyệt đạo trên tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo trì sức khỏe của con người. Rất tiếc có nhiều người không hề quan tâm đến lối chữa trị thông thường nhưng rất hữu hiệu này mà chỉ cầu cạnh vào thuốc men mà thôi.

9.- Xoa Bóp Thắt Lưng:

Thắt lưng là nơi có rất nhiều huyệt đạo chủ yếu như Luyến Khu, Mệnh Môn, Dương Quang v.v...(Hình R). Hàng ngày cần phải xoa bóp khu vực quan trọng này để cho nó ấm lên, thì máu huyết sẽ lưu thông điều hòa làm cho thận, gan, ruột....đều được khỏe mạnh. Ðặc biệt cách xoa bóp này cũng làm cho cột xương sống linh hoạt, Tủy sống là nơi tạo ra máu huyết cho cơ thể, là tổng bộ của hệ thần kinh. Dùng hai bàn tay xoa với nhau cho thật nóng, úp lòng bàn tay lên hai bên xương sống và ngang thắt lưng, xoa lên xoa xuống cho thắt lưng nóng lên, từ 21 đến 36 động tác. Xoa như vậy thường xuyên mỗi ngày từ hai hoặc ba lần sẽ trị được chứng đau lưng rất hay. Tuy thuốc trị đau lưng nhanh chóng hơn, nhưng nó có tính cách nhất thời. Còn trị đau lưng bằng cách xoa bóp mỗi ngày như vậy bệnh sẽ không tái phát mà còn ngừa được nhiều chứng bệnh khác phát sinh.


10.- Xoa Bóp Chân:

Chân có hai nơi quan trọng cần phải xoa bóp mỗi ngày. Ðó là xương đầu gối và huyệt Túc Tam Lý cách nắp xương đầu gối 25cm, và ở mặt trước của ống quyển (ống chân). Theo y lý Ðông Phương, đầu gối là nơi phát xuất ra các bệnh phong thấp, đau khớp xương và là trung khu gây cho xương bị lão hóa. Ðể phòng ngừa các bệnh tật này thường xảy ra cho người trọng tuổi, hàng ngày chúng ta phải xoa bóp nó thì bảo đảm xương cốt rắn chắc, vững vàng không thua sức lực của thời niên thiếu là bao nhiêu.


Trước hết là xoa bóp xương đầu gối. Phương pháp thực hành là ngồi trên một chiếc ghế thật vững. Ðặt hai lòng bàn tay lên trên hai đầu gối. Tay trái đặt lên trên gối trái, tay phải đặt trên gối phải. Rồi bắt đầu xoa đầu gối theo động tác vòng tròn, cũng từ 21 đến 36 lần.

Sau đó xoa huyệt Túc Tam Lý ở ống chân. Túc Tam Lý có nghĩa là đi bộ ba cây số. Từ đó chúng ta thấy rằng mọi sự đi đứng của con người đều nhờ ở lực của huyệt Túc Tam Lý. Bởi thế, ở Trung Quốc thời xưa, phần đông khi dự định đi bộ đường xa, người ta thường châm cứu huyệt Túc Tam Lý để đi đường ít bị mỏi mệt.

Ngoài ra đối với những người ăn uống khó tiêu hóa, thận suy, hàng ngày năng xoa bóp huyệt đạo này, bảo đảm ăn uống biết ngon và tiêu hóa bình thường trở lại, không còn lo lắng về bệnh bao tử và đường ruột nữa. Ðể thực hành, chúng ta ngồi trên ghế, dùng hai bàn tay xoa huyệt này theo chiều lên xuống, mỗi lần là 36 động tác.

Tóm lại, trên đây là mười bí quyết xoa bóp huyệt đạo để thân thể được khỏe mạnh và sống trường thọ. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần bỏ ra khoảng 10 đến 15 phút để thực hành phương pháp này liên tục càng lâu ngày, chúng ta sẽ cảm thấy sức khỏe có chiều hướng tiến bộ, ít bệnh tật và yêu đời hơn.

Ðặc biệt đối với người trọng tuổi, vào mùa lạnh, cần quan tâm đến việc xoa bóp huyệt đạo nhiều hơn. Không phải ở trong nhà có máy sưởi, mặc áo ấm là có thể chống lạnh đầy đủ. Chống lạnh bằng cách này, thân thể co rút, không hoạt động dễ gây ra nhiều loại bệnh tật.

Ðiều cần yếu chúng ta phải tập thể dục, đi bộ và xoa bóp huyệt đạo thì sự chống lạnh của cơ thể mới có tính cách tự nhiên và còn đề phòng được bệnh tật phát sinh nữa y học.

Cám ơn Thảo Montery đã gửi bài này đến.

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Ở tuổi nào thì quá già không nên tiếp tục làm việc? HealthDay News - Từ lâu đã có những lời bàn cãi về chuyện người ta nên nghỉ hưu ở tuổi nào. Giữa lúc tình trạng kinh tế ở Hoa Kỳ đang suy sụp, mặt trái của câu hỏi đó (ở tuổi nào thì người ta quá già để tiếp tục làm việc?) đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí nhiều người.

Trong khi giới công nhân, cả già lẫn trẻ, buồn rầu về chuyện những món tiền dành dụm cho ngày về hưu của họ đã mất mát quá nhiều, sau khi xảy ra cơn khủng hoảng về tiền thế chấp mua nhà và chứng khoán mất giá trầm trọng, nhiều người nói đùa với nhau rằng bây họ sẽ cần phải đi làm cho tới khi 90 tuổi hoặc lâu hơn nữa.

Tuy nói giỡn, nhưng cũng có nhiều người tự hỏi, “Ta có thể đi làm lâu như vậy được không?”

Các nhà nghiên cứu cho rằng không thể xác định tuổi nghỉ hưu “lý tưởng.” Họ nói thêm rằng khi những người lớn tuổi vẫn duy trì được tâm trí sắc bén, bằng cách tiếp tục học hỏi những điều mới mẻ từ công việc làm, thì họ cũng có nhiều khả năng cạnh tranh hơn trong thị trường việc làm ngày nay.

“Trong tình trạng kinh tế hiện thời, sự duy trì việc làm đã trở thành chuyện cần thiết chứ không phải chỉ là chuyện lựa chọn,” Bác Sĩ Joseph Sirven, giáo sư khoa thần kinh học tại viện Mayo Clinic ở Scottsdale, Arizona, nói trong một bài bình luận về phúc trình nghiên cứu.

Ông nói rằng câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “tuổi nào thì quá già để làm việc” là “khi nào bạn không còn đủ khả năng để làm công việc đó.”

Tuy nhiên, Bác Sĩ Sirven và các nhà nghiên cứu khác nói rằng có nhiều điều mà chúng ta có thể thực hành để kéo dài thời gian đủ khả năng làm việc. Ông nói, “Theo những cuộc nghiên cứu mới về thần kinh học, bí quyết để duy trì sự minh mẫn ở tuổi già là hãy tiếp tục năng động. Ðôi khi điều đó có nghĩa là tập thể dục và hoạt động thể xác. Nhưng nó cũng có nghĩa là những hoạt động thuộc về tâm trí và nhận thức.”

Bác Sĩ Sirven nói rằng ngày nay những người khá lớn tuổi thường nghỉ hưu từ một việc làm lâu năm để chuyển sang một việc làm khác - đôi khi sự chuyển đổi đó phù hợp với tài năng và kinh nghiệm, và đồng thời họ cũng xét tới những bất lợi về tuổi tác đối với việc làm cũ.

Lời khuyên của Bác Sĩ Sirven cho những người có ý định sẽ tiếp tục làm việc nhiều năm sau khi quá tuổi nghỉ hưu 65 là, “Hãy tìm công việc nào mà bạn sẽ có thể tiếp tục đi làm trong khi ngày càng già hơn.”

Hãy xét tới những ưu điểm và những khuyết điểm. Bác Sĩ Sirven nói, “Có lẽ bạn không còn nhanh nhẹn bằng những nhân viên khác, nhưng bạn có thể là người khôn ngoan hơn và giầu kinh nghiệm hơn.”

Ông nói thêm rằng trong thời buổi kinh tế khó khăn này sự khôn ngoan đó có thể được các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn coi trọng. “Sự khôn ngoan và sự vững chắc tinh thần của người lớn tuổi, sau khi họ đã trải qua vài cơn suy thoái kinh tế, có thể là điều quan trọng nhất,” Bác Sĩ Sirven nói.

Giáo Sư Joy L. Taylor, giảng viên phân tâm học tại trường đại học Stanford University, nhấn mạnh rằng sự duy trì khả năng tâm thần giúp cho công nhân làm việc giỏi hơn. Bà đã khảo sát 118 phi công chuyên lái những máy bay phi thương mại, từ 40 tới 69 tuổi, để xác định xem tuổi tác ảnh hưởng tới khả năng nhận thức như thế nào ở ngoài đời.

Giáo Sư Taylor đã thi hành cuộc khảo sát trong khi cơ quan Federal Aviation Administration (Nha Quản Trị Hàng Không Liên Bang) đưa ra đề nghị hãy tăng tuổi nghỉ hưu bắt buộc cho những phi công lái máy bay thương mại từ 60 lên 65 - đề nghị đó đã được chấp thuận để trở thành luật.

Tuy Giáo Sư Taylor nhận thấy rằng những phi công lớn tuổi - từ 60 tới 69 - lúc đầu làm việc kém hơn những phi công còn trẻ, nhưng bà cũng thấy rằng trong thời gian lâu dài những phi công lớn tuổi suy giảm ít hơn về tổng số điểm thành tích phi hành của họ. Và trong thời gian lâu dài họ cải thiện nhiều hơn về tài năng “tránh né không lưu” (“traffic avoidance”) so với những phi công trẻ hơn họ.

Phúc trình của cuộc nghiên cứu đã đăng trong đặc san Neurology (Thần Kinh Học), cùng với một bài giới thiệu của Bác Sĩ Sirven, đồng tác giả.

Hiện thời, Giáo Sư Taylor và toán chuyên gia của bà đang nghiên cứu xem sự huấn luyện bổ túc cho phi công có thể giúp họ khắc phục được những thay đổi liên quan tới tuổi tác và thuộc về tài năng điều khiển máy bay hay không.

Trở lại câu hỏi chúng ta có thể làm cách nào để vẫn tiếp tục làm việc lâu dài hơn tuổi nghỉ hưu trung bình, nếu cần thiết hoặc nếu chúng ta muốn?

Hãy luôn luôn học hỏi những tài năng mới, theo lời khuyên Bác Sĩ Sirven. Ông giải thích thêm, “Thí dụ như hãy học một ngôn ngữ mới, học chơi một nhạc cụ mới. Hãy tự thúc đẩy để bạn phải cố gắng làm điều gì mới mẻ.”

Giáo Sư Taylor góp thêm ý kiến, “Hãy duy trì những tài năng liên quan tới việc làm. Hãy tập thể dục và ăn theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất, một chế độ dinh dưỡng tốt cho tim. Chúng ta cần chú trọng cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần - cả hai đều quan trọng như nhau.” (n.m.)

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Những tật xấu làm hỏng 'chuyện yêu'


Sạch sẽ quá, sử dụng thuốc tránh thai lâu dài, hút thuốc lá, vận động quá sức để giảm cân... đều có thể khiến chị em giảm hứng thú trong quan hệ chăn gối.

Phụ nữ từ độ tuổi 18 đến 59 thì cứ 10 người có đến 3 người luôn sống trong lo lắng vì ham muốn 'chuyện ấy' bị sa sút, 12% những người dưới 40 tuổi cảm thấy khó có thể đạt được cao trào và khoảng 13-15% chị em cảm thấy đau đớn khi quan hệ. Các chuyên gia về cuộc sống tình dục nói rằng, chỉ một việc nho nhỏ dưới đây thôi cũng ảnh hưởng đến "chuyện ấy":

Quá sạch sẽ

Sự quá sạch sẽ của bạn sẽ phá hỏng sự cân bằng của cơ thể. Chúng ta thường thích thơm tho hơn nên tắm rửa liên tục, có người còn thường xuyên sử dụng đồ dùng cá nhân có mùi thơm và cho rằng như vậy lúc nào người cũng thơm. Nhưng bạn có biết, nếu sử dụng sữa tắm, xà phòng và băng vệ sinh có mùi thơm sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào trong cơ thể. Tất cả những thứ này làm cho bộ phận kín của bạn trở nên nhạy cảm, vi khuẩn phát triển nhanh và bạn thấy chuyện chăn gối thật khó chịu.

Thật ra, cơ thể chúng ta có khả năng tự bảo vệ và âm đạo cũng có khả năng tự làm sạch. Âm đạo sạch là âm đạo không có mùi. Nếu bạn thấy nó có mùi khó chịu thì cần phải đi khám phụ khoa ngay, dùng hương thơm để giấu mùi không giải quyết được vấn đề.

Hằng ngày bạn nên tắm rửa bằng nước ấm là tốt nhất. Nếu sử dụng xà phòng thì nên dùng loại không chứa hương thơm và đã qua thử nghiệm dị ứng. Nếu bạn không đi bơi, tắm ở những nơi công cộng thì không cần phải chăm sóc quá kỹ. Nhất là đối với các bạn trẻ, khả năng tự bảo vệ bản thân rất khá, không nên can thiệp từ bên ngoài.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Chúng ta chỉ chú ý đến công hiệu của thuốc mà quên đi tác dụng phụ. Thuốc tránh thai có thành phần ức chế hoóc môn nữ tiết dịch nên sẽ khiến cho bạn không còn ham muốn chuyện chăn gối. Thông thường, cơ thể tiết ra hoóc môn này đến một mức nào đó thì sẽ khiến phụ nữ cảm thấy rất muốn được quan hệ. Thành phần thuốc lại ngăn chặn những hoóc môn này nên đã làm cho một số phụ nữ bị lãnh cảm trong 'chuyện ấy'.

Hút thuốc

Lượng nicotin trong thuốc lá sẽ làm cho máu chảy xuống âm đạo ít, chậm nên mức độ nhạy cảm giảm nhiều, vì thế, ham muốn của bạn không được khơi dậy và bạn cũng khó đạt được cao trào khi làm "chuyện ấy".

Hãy ăn kẹo cao su để cai thuốc lá. Tuy các thành phần trong kẹo cao su để cai thuốc lá không có lợi cho cuộc sống tình dục, nhưng lại giúp bạn thoát khỏi sự nguy hiểm của nicotin. Một số loại kẹo cao su có chứa thành phần chống ức chế, sẽ làm cho bạn thấy hưng phấn hơn, dễ có ham muốn.

Vận động quá sức

Vận động có ích cho sức khỏe, thúc đẩy não phát triển, khiến cho bạn thấy hưng phấn và vui vẻ, nâng cao được ham muốn. Nhưng vận động quá mức sẽ làm cho bạn mệt mỏi và mất đi ham muốn, lại không có thời gian chăm sóc bạn đời. Lượng mỡ trong cơ thể của bạn thấp hơn 15% thì hoóc môn nữ trong cơ thể tiết dịch sẽ ít và như vậy ham muốn tình dục của bạn sẽ nhạt dần. Những phụ nữ cật lực vận động để giảm cân thường thường có trục trặc trong chuyện chăn gối.

Uống một số loại thuốc

Có một số loại thuốc làm cho cơ ở bộ phận kín bị gião. Rất nhiều người mới sụt sịt một chút là uống thuốc, thậm chí không bị ốm cũng dùng thuốc vì nghĩ với kỹ thuật hiện đại thì thuốc sẽ đem đến sức khỏe cường tráng, bổ sung được nguyên tố vi lượng, giảm bớt áp lực. Nhưng thực tế, có một số loại thuốc gây ra phản ứng phụ khiến bạn cảm thất ngại quan hệ chăn gối.

(Theo Phụ nữ)

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Những chuyện bí ẩn về não người


Image
Ảnh: flbrain.org.


Tội nhân đi 32 bước sau khi bị chém đầu, người sống bình thường dù không có não trong hộp sọ chỉ là hai trong số những câu chuyện kỳ lạ về khả năng của bộ não của con người.

Natalia Bekhtereva, một trong những chuyên gia tâm lý và thần kinh nổi tiếng nhất nước Nga, từng nói: “Giới khoa học đã nghiên cứu mọi bộ phận trong não người, nhưng thực ra chúng ta vẫn chưa khám phá hết khả năng của nó. Nhiều thứ trong não có thể khiến chúng ta sửng sốt, thậm chí không thể tin. Cho tới nay, não vẫn là một ẩn số lớn đối với giới khoa học”.

Những câu chuyện dưới đây cho thấy nhận xét của cựu giám đốc Viện Y học thực nghiệm Nga hoàn toàn có cơ sở.

Năm 1336, vua Ludwig của Bavaria (lãnh thổ thuộc miền nam nước Đức ngày nay), ra lệnh chém đầu 5 quý tộc vì tội mưu phản. Trước khi thi hành án tử, nhà vua ban cho Ditz von Shaunburg, người cầm đầu nhóm phản loạn, một ân huệ cuối cùng. Shaunburg yêu cầu vua tha cho 4 người còn lại nếu sau khi bị chặt đầu, ông vẫn bước qua mặt họ. Do mỗi tội nhân đứng cách nhau 4 bước nên Shaunburg nói rằng ông sẽ dấn 32 bước từ vị trí của ông tới vị trí của người cuối cùng trong hàng. Vua Ludwig cười phá lên và hứa sẽ làm theo ước nguyện của Shaunburg. Nhà quý tộc quỳ gối trước máy chém. Khi lưỡi dao rơi xuống, thi thể không đầu của Shaunburg đứng dậy và chạy qua mặt 4 tội nhân còn lại trước sự sửng sốt của vua và những người có mặt tại pháp trường. Thi thể thực hiện đúng 32 bước và đi qua người cuối cùng trong hàng trước khi ngã xuống. Lugwig thực hiện cam kết của ông.

Một đứa trẻ được sinh ra trong một bệnh viện của Mỹ vào năm 1935. Nó ăn, ngủ, khóc, bò và làm mọi thứ giống như bao đứa trẻ khác. Thế rồi đột nhiên đứa bé qua đời. Khi giải phẫu tử thi, các bác sĩ sững sờ vì em không hề có não.

Hufland, một bác sĩ Đức, từng công bố hình ảnh giải phẫu sọ của một người chết vì xuất huyết não. Nạn nhân suy nghĩ và hoạt động bình thường cho tới khi chết. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu não khiến người ta kinh ngạc: Hộp sọ của người đàn ông chỉ chứa 30 ml nước, chứ không hề có não.

Nhà sinh học và hóa học nổi tiếng Louis Pasteur (Pháp) mắc bệnh xuất huyết não ở tuổi 46. Vì thế mà bán cầu não phải của ông đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Pasteur vẫn sống thêm được 27 năm mữa và phát hiện thêm nhiều tri thức quan trọng đối với nhân loại.

Một câu chuyện thú vị khác được xuất bản trong tạp chí Miracles and Adventures của Nga. Boris Luchkin tham gia lực lượng tình báo Nga trong Thế chiến thứ hai. Một hôm ông và đồng đội phải vượt qua tiền tuyến và xâm nhập vào khu vực phía sau chiến tuyến của quân Đức. Chỉ huy của nhóm, một trung úy, giẫm phải mìn. Một mảnh sắt từ quả mìn phạt đứt đầu của viên sĩ quan, nhưng anh vẫn đứng vững. Anh cởi cúc áo khoác, lấy bản đồ địa hình rồi đưa cho Luchkin trước khi ngã xuống.

Minh Long (theo Pravda)

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Sức Mạnh Đàn Ông
Là một người đàn ông, cần phải có sức mạnh để bảo vệ gia đình. Nhưng sức mạnh là gì?

- Sức mạnh không phải ở chiều rộng của đôi vai mà thể hiện ở bề rộng của vòng tay bao bọc và bảo vệ người khác.


- Sức mạnh không phải ở sự âm vang của giọng nói mà thể hiện trong những lời nói dịu dàng, tử tế.

- Sức mạnh không phải ở chỗ nói hay hoặc hay nói mà thể hiện qua cách anh ta biết giữ im lặng như thế nào.

- Sức mạnh không phải anh ta được tôn trọng như thế nào ở nơi công sở mà là ở ngay trong mái ấm của chính mình.

- Sức mạnh không phải ở trọng lượng của nắm đấm mà ở trong sự dịu dàng của bàn tay biết nắm lấy một bàn tay.

- Sức mạnh không phải là anh ta đã yêu bao nhiêu người phụ nữ mà là anh ta thủy chung như thế nào với một người phụ nữ mà mình đã yêu.

- Sức mạnh không phải là anh ta đã nhấc lên được bao nhiêu cân nặng mà thể hiện qua cách anh ta gánh vác cuộc đời.

- Sức mạnh không phải là có bao nhiêu tài sản được quyền thừa kế mà là ở nỗ lực của anh ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, tự vươn lên phía trước như thế nào.

- Một người đàn ông thực sự mạnh mẽ sẽ biết đặt tình yêu thương và gia đình lên trên hết, danh vọng và sự nghiệp ở hàng thứ hai.

( Sưu Tầm Trên Net )

* LN thích câu này nhất:

- Sức mạnh không phải là anh ta đã yêu bao nhiêu người phụ nữ mà là anh ta thủy chung như thế nào với một người phụ nữ mà mình đã yêu.

HONG VU LAN NHI

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

Ăn thịt nướng cháy làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy


WASHINGTON: (Reuters) Số những người thường xuyên ăn thịt màu đỏ nướng hoặc chiên cháy tăng thêm 60% nguy cơ phát sinh bệnh ung thư tuyếntụy (hay tụy tạng), theo phúc trình của các nhà nghiên cứu Mỹ được công bố hôm 21 Tháng Tư.

Kết quả từ cuộc nghiên cứu mới này đóng góp thêm vào những bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa thịt cháy và bệnh ung thư, nhất là thịt màu đỏ.

“Những kết quả từ cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng người ta nên giảm sức nóng khi nướng hoặc chiên thịt, để tránh cho chúng bị cháy, để giảm nguy cơ phát sinh bệnh ung thư tụy tạng,” ngườiđứng đầu toán nghiên cứu, Tiến Sĩ Kristin Anderson thuộc trường Ðại Học University of Minnesota, nói trong một bản tin.

“Tôi đã chú trọng vào việc nghiên cứu bệnh ung thư tụy tạng để tìm phương cách ngăn ngừa bệnh này, vì nó là loại bệnh ung thư khó điều trị và thường mau chóng gây tử vong,” Tiến Sĩ Anderson nói thêm. Bà đã thuyết trình kết quả nghiên cứu tại một cuộc hội thảo của tổ chức American Association of Cancer Research (Hiệp Hội Mỹ Nghiên Cứu Ung Thư) ở Denver.

Thịt cháy chứa vài hóa chất bị coi là có thể gây ra bệnh ung thư, trong số đó có những hợp chất gọi là “heterocyclic amines.” Nhiều cuộc nghiên cứu trước đây đã cho thấy những hợp chất heterocyclic amines có khả năng gây ra bệnh ung thư; tuy rằng đa số những cuộc nghiên cứu đó căn cứ vào những câu trả lời của những người nhớ lại những thực phẩm mà họ đã ăn trong quá khứ.

Toán chuyên gia của Tiến Sĩ Anderson đã khởi đầu cuộc nghiên cứu với sự tham gia của 62,000 người lành mạnh, rồi họ ghi chép những thực phẩm mà những người này ăn.

Trong thời gian suốt 9 năm theo dõi, đã có 208 người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tụy tạng. Khi được chia thành 5 nhóm căn cứ vào số lượng thịt cháy mà họ đã ăn, như hamburger và thịt nướng barbecue, những người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư lá lách chiếm tỉ lệ rất cao trong hai nhóm tiêu thụ nhiều thịt cháy nhất.

“Chúng tôi thấy rằng những người thích ăn thịt màu đỏ nướng hoặc chiên kỹ thì có nguy cơ mắc bệnh ung thưtụy tạnggần 60% cao hơn những người ăn thịt loại này nướng hoặc chiên không kỹ, hoặc không ăn món thịt này, Tiến Sĩ Anderson nói và thêm:

“Những người thuộc nhóm tiêu thụ nhiều thịt nướng, hoặc chiên, kỹ nhất thì có nguy cơ mắc bệnh ung tụy tạngở tỉ lệ 70% cao hơn những người thuộc nhóm tiêu thụ ít nhất.”

Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu khác được thuyết trình tại cuộc hội thảo nói trên không thấy có liên quan giữa sự tiêu thụ thịt cháy với nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết (colon cancer). (n.m.)

Post Reply