Một thời vang bóng

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Một thời vang bóng

Post by phu_de »

Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 1)

Ngày rúng động thể thao thế giới



Kỳ nữ Kim Cương tặng hoa cho Trần Cảnh Được tại sân bay Tân Sơn Nhất
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... ancanh.jpg[/left]
TT - Thể thao VN đang chuẩn bị bước vào cuộc so tài lớn nhất trong năm 2005, đó là SEA Games 23 tại Philippines, với một lực lượng đông đảo trên 500 VĐV!

Không phủ nhận thể thao nước nhà đã có những bước tiến đáng kể về lượng lẫn chất, nhất là khi nhìn lại lần dự SEA Games đầu tiên của một nước VN thống nhất (năm 1989), chỉ vỏn vẹn chưa đầy 50 VĐV và thành tích chỉ ba HCV. Tuy nhiên, như thế liệu đã đủ để hài lòng?

Chúng tôi muốn quay lại những “ngày xưa” không chỉ để nhớ mà còn nhằm nuôi dưỡng khát vọng đi tới...

Hôm ấy là ngày 27-5-1958, kim đồng hồ vừa chỉ 22g40, tay vợt đương kim vô địch bóng bàn đơn nam thế giới Tanaka (Nhật) đã quăng vợt, chạy đến quì xuống ôm chân mẹ khóc ròng. 10.000 khán giả chủ nhà ngồi lặng ngắt như tờ. Hoàng thái tử Nhật Bản lẳng lặng ra về và nguyên một ngày hôm sau không tiếp khách vì đau buồn. Làng bóng bàn thế giới đã rúng động với sự kiện ngay tại Tokyo: các tay vợt VN đã hạ một đội Nhật không có đối thủ trong suốt thập niên 1950 để đoạt HCV đồng đội nam Asiad 1958...

Một đêm không ngủ của kỳ nữ Kim Cương!

Trong những tấm ảnh tư liệu đã ố màu thời gian, tôi tìm thấy một tấm chụp nữ nghệ sĩ Kim Cương cười thật tươi, đang trao hoa cho những người hùng năm ấy trong ngày trở về. Liên lạc với cô, Kim Cương cười giòn tan hỏi: “Có phải em muốn hỏi cái chuyến chị đi đón mấy anh Hòa, Được, Tiết thắng trận ở Nhật về không?”.

Những hình ảnh thật đáng tự hào của gần nửa thế kỷ trước đã lung linh hiện về qua lời kể của người nghệ sĩ:

Mình thì cũng không rành lắm về chuyện thể thao, dù giữa giới nghệ sĩ và mấy anh vận động viên rất là thân thiết. Khi mấy anh đi dự đại hội gì gì đó ở Tokyo năm 1958, nói thiệt mình cũng chẳng để ý đâu, dù những anh Hòa, anh Được, anh Tiết lúc ấy nổi tiếng lắm rồi. Ngay cả đến khi mấy ảnh lọt vào đến trận chung kết, mình cũng chưa chú ý nhiều nữa.

Nhưng mình nhớ rõ cái đêm hôm ấy, khuya lắm rồi, gần dễ đến nửa đêm chứ không ít đâu. Nhà bình luận thể thao nổi tiếng Huyền Vũ báo tin về và đài phát thanh Sài Gòn lập tức loan tin các anh đã hạ đội tuyển bóng bàn Nhật để đoạt HCV, lập tức cả Sài Gòn xôn xao.

Lúc ấy mình cũng không biết đội Nhật là mạnh nhất thế giới, không có đối thủ, nhưng vẫn thấy sung sướng lắm, tự hào lắm khi nghe chuyện hoàng thái tử nước Nhật đã không nén nổi đau buồn vì thất bại này, phải bỏ về không dự lễ trao huy chương. Trời ơi, không phải bây giờ đâu, ngay từ hồi ấy Nhật đã là nước mạnh hơn mình nhiều mặt lắm rồi, nên thắng được họ là thấy sướng lắm…

Ngay lập tức, sáng hôm sau cả Sài Gòn xôn xao chuẩn bị việc đi đón mấy ảnh, dù mấy ngày sau nữa họ mới về. Mình cũng nôn nao liên lạc với mấy anh bên thể thao để xin được đi đón. Cũng may, lúc ấy dù chỉ mới 18 tuổi nhưng đã là ngôi sao vơ-đét, đã được gọi là “kỳ nữ” rồi nên được ưu ái xếp vào phái đoàn danh dự, ra đến tận chân cầu thang máy bay để đón mấy ảnh.

Nói thiệt nghe, không giả một chút nào đâu, cái đêm trước khi đi đón mấy ảnh, mình nôn nao không ngủ được. Còn hôm ấy, sân bay Tân Sơn Nhất toàn người với người. Ai cũng cười nói, bàn tán vui vẻ. Khi mấy ảnh vừa bước xuống máy bay, mình là một trong những người đã ôm hoa đến tặng. Mấy ảnh lên xe đi diễu hành về trung tâm thành phố mà phía sau là một đoàn người dài dằng dặc. Ôi, không khí mừng chiến thắng kéo dài lắm, mấy ảnh dự tiệc ăn mừng muốn mệt xỉu. Mình nhớ cũng tranh thủ mời được mấy ảnh dự một buổi tiệc do mình chiêu đãi ở nhà hàng Thanh Thế nữa đó...

Ôi, nhớ lại vui lắm... Không biết đến bao giờ mình mới thắng được một đội số một thế giới như thế nữa em nhỉ?



Các tay vợt Được, Liễu, Hòa và Tiết (từ trái sang) tại Tokyo 1958 - Ảnh tư liệu
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... a-Tiet.jpg[/left]Một trong hai nỗi đau nhất của thể thao Nhật Bản

Tìm lại tư liệu báo chí thời bấy giờ, đã có khá nhiều bài viết, bài dịch từ báo chí Nhật nói về sự kiện này. Với thể thao nước Nhật lúc ấy, người ta cho rằng đây là một trong hai nỗi đau lớn nhất.

Tờ Nhật báo Đông Kinh viết: “Trong lịch sử thể thao Nhật, có hai biến cố làm chúng ta đau lòng nhất là việc để đoàn VN đoạt HCV bóng bàn đồng đội nam ngay tại Asiad lần 3 - Tokyo 1958; và võ sĩ Hà Lan Auton Geenik đoạt chức vô địch judo thế giới”.

Còn tờ Nhật Bản Thời Luận thì có hẳn một bài ca ngợi ba tay vợt chủ lực của VN: “bức tường thành” Mai Văn Hòa, “kỳ quan” Lê Văn Tiết - tay vợt duy nhất chỉ thua một trận trong số 14 trận đấu của mình tại Asiad 1958 và Trần Cảnh Được - một tay vợt công thủ toàn diện.

Để lọt được vào đến trận chung kết gặp chủ nhà Nhật, đội VN với bốn tay vợt Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Lê Văn Tiết đã lần lượt thắng như chẻ tre trước Philippines 5-1, Đài Loan 5-1, Iran 5-2, Hong Kong 5-1 và Nam Triều Tiên 5-2.

Chính vì vậy, đội Nhật dù rất tự tin nhưng cũng thận trọng khi tung ra thành phần mạnh nhất của mình ở trận chung kết, gồm đương kim vô địch nam thế giới Tanaka, cựu vô địch thế giới nhiều năm liền Ogimura (sau này từng làm chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn thế giới) và một cây vợt số hai của Nhật lúc đó là Tsunoda. Phía VN, ba tay vợt chủ lực đã được tung ra gồm Hòa, Được và Tiết.

Trước trận đấu, dư luận đánh giá các tay vợt VN chỉ có 10% hi vọng làm chuyện bất ngờ. Nên nhớ trước đó một năm, tại giải vô địch thế giới ở Thụy Điển, đội Nhật đã hạ VN (Hòa, Được, Huỳnh Văn Ngọc) 5-3. Vì vậy, Liên đoàn Bóng bàn Nhật rất tự tin mời hoàng thái tử Nhật đến xem và theo kế hoạch sẽ trao HCV cho đội thắng trận.

Thế nhưng, cái 10% hi vọng chiến thắng lại trở thành hiện thực. Thể thức thi đấu lúc ấy là đánh chín trận đơn, bên nào đến năm trước là chiến thắng. Trận đầu, Hòa thắng Tsunoda 2-1. Kế đến, Ogimura gỡ hòa bằng chiến thắng 2-0 trước Được. VN vượt lên ở trận thứ ba khi Tiết hạ Tanaka 2-0. Đội Nhật lại bắt kịp khi Ogimura hạ Hòa 2-1. Ở ván thứ năm, Tiết hạ Tsunoda 2-0. Đội VN vượt lên dẫn 4-2 khi Được hạ Tanaka 2-0.

Tay vợt lão luyện Ogimura là người “rửa mặt” cho chủ nhà khi thắng đối thủ thứ ba của VN là Tiết 2-1. Ván thứ tám, Hòa gặp Tanaka. Nhà vô địch thế giới hi vọng thắng trận này để gỡ hòa 4-4, và trận quyết định sẽ diễn ra giữa Được với Tsunoda. Tuy nhiên, với lối chơi vững như tường đồng, Hòa đã xuất sắc hạ Tanaka 2-0 (21/17, 21/18 ).

Những người mê thể thao nay đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hi kể lại rằng bộ phim nhựa quay những trận đấu ấy sau đó đã được công chiếu trong các rạp chiếu bóng toàn miền Nam. Khi xem đến cảnh Tanaka quăng vợt chạy đến bên mẹ khóc ròng, rồi cảnh hoàng thái tử Nhật lặng lẽ rời nhà thi đấu, không người Việt nào không rơi lệ vì tự hào.

Nhà bình luận thể thao nổi tiếng Huyền Vũ lúc ấy viết rằng khi ký biên bản sau trận đấu, đội trưởng đội Nhật - tay vợt Ogimura ngậm ngùi nói: “Đây là lần đầu tiên trong đời cầm vợt của tôi đã phải ký biên bản trước (đội thất bại phải ký trước)”!

Mặc dù chiến thắng được ghi công bởi cả bốn thành viên đội bóng bàn lúc ấy gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết và Trần Văn Liễu; nhưng nhờ trận thắng quyết định cuối cùng, Mai Văn Hòa vẫn là người được nhắc đến nhiều nhất. Cũng nhờ chiến thắng ấy, ông đã kiếm được một món tiền lớn để trang trải nợ nần...

HUY THỌ

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 2)

Mai Văn Hòa và chữ ký giải nợ Chà và


"Hoan hô quái kiệt Mai Văn Hòa" -
đó là một trong rất nhiều băngrôn
đón đoàn bóng bàn trở về sau chiến thắng vang dội 1958


[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... vanHoa.jpg[/left]TT - Kể từ khi thể thao VN mở cửa vào cuối thập niên 1980 đến nay, chúng ta bắt đầu làm quen với việc các VĐV nổi tiếng xuất hiện trên truyền hình, báo chí để quảng cáo cho các thương hiệu. VĐV được xem là đầu tiên ký hợp đồng quảng cáo là võ sĩ Trần Quang Hạ sau khi đoạt HCV taekwondo Asiad Hiroshima.

Tuy nhiên, chẳng có hợp đồng nào danh giá bằng hợp đồng của Mai Văn Hòa...

French Style - Mai Văn Hòa

Butterfly là nhãn hiệu số một thế giới từ xưa đến nay về mọi vật dụng phục vụ môn bóng bàn. Vào thời điểm thập niên 1950, Butterfly có mười loại vợt phục vụ dân chơi bóng bàn khắp thế giới. Mỗi một kiểu vợt như thế phù hợp cho một trường phái chơi bóng khác nhau.

Như tay vợt Lê Văn Tiết chơi loại Kenny Style, Mai Văn Hòa thì chơi French Style, những tay vợt cầm vợt theo kiểu “cầm thìa” thì xài Japanese Style... Tuy nhiên, trong cả mười kiểu vợt của Butterfly lưu hành trên khắp thế giới lúc đó duy nhất chỉ có kiểu French Style là trên cán vợt có chữ ký của danh thủ Mai Văn Hòa!

Chữ ký danh giá này đã đem lại cho ông Hòa bao nhiêu? Ông Lê Văn Tiết, một người cũng được Butterfly giới thiệu trong cuốn chào hàng của mình một cách trang trọng, bảo rằng: “Tôi không biết anh Hòa thì thế nào, phần mình, Butterfly có xin phép giới thiệu tên tuổi, cách cầm vợt của tôi trên cuốn sách của họ và đổi lại họ trang bị toàn bộ dụng cụ thi đấu, tập luyện cho tôi”.

Còn ông Trần Cảnh Đến - em ruột ông Trần Cảnh Được, và cũng là một tay vợt có hạng sau này của bóng bàn VN - cho biết: “Tôi với anh Hòa thân lắm. Ảnh chơi thân với anh Được và xem tôi như em ruột. Sự nghiệp bóng bàn của tôi có được là nhờ học từ anh Hòa. Tôi nhớ vào thời điểm đó anh Hòa nghèo lắm, gia đình cả chục người con mà tính ảnh lại rất phong lưu.

Sau chuyến đoạt HCV Asiad, anh có khoe với tôi rằng buồn ngủ thì gặp được chiếu manh, đang nợ nần tứ giăng với các chú Chà và (từ mà người Sài Gòn gọi các thương gia người Ấn lúc bấy giờ-NV) thì nhận được lời đề nghị của ông chủ Butterfly là Hikosuke Tamasu về việc khắc chữ ký lên cán vợt loại French Style mà ảnh sử dụng. Ảnh không cho biết hợp đồng này trị giá bao nhiêu nhưng tôi nghĩ là rất lớn, cũng phải vài ngàn đôla Mỹ, một khoản tiền rất lớn lúc bấy giờ nên ảnh đã trang trải được nợ nần”.

“Vạn lý trường thành”…

Bóng bàn ra đời vào khoảng thế kỷ 19 bởi các nhà quí tộc Anh ghiền môn quần vợt đã chế ra để chơi trong những lúc thời tiết mưa dầm, bão tố.

Riêng tại VN, bóng bàn theo chân các lính viễn chinh Pháp du nhập đến đất nước hình chữ S này khoảng năm 1920. Ngày ấy, nó là một trò chơi dành cho tầng lớp thượng lưu, sử dụng để làm phương tiện giải trí, giao lưu tiếp xúc với các ông tây bà đầm.

Song dần dần bóng bàn trở thành một môn thể thao bình dân, được giới học trò ưa chuộng, để rồi năm 1930 đã bắt đầu có những giải đấu tranh tài ở từng miền Bắc - Trung - Nam. Đến năm 1933, một giải đấu qui mô nhất đã được tổ chức là tranh chức vô địch Đông Dương, và một người Việt ở Campuchia đã đoạt chức vô địch là ông Đặng Tất.

Nhưng những gì mà bóng bàn VN có được ở lúc sơ khai ấy còn có khoảng cách rất xa so với trình độ thế giới. Cụ thể là vào năm 1938, một đoàn bóng bàn Hungary đã đến Sài Gòn thi đấu giao hữu, trong đó có cựu vô địch thế giới Miklos Szabados.

Tranh tài với các tay vợt khách, đại diện làng bóng nhựa VN gồm Ngọc Sơn đến từ Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đến từ Nam Định và cặp Nguyễn Văn Khai, Trương Vĩnh Các của Sài Gòn. Đội chủ nhà đã thua cả bốn trận đơn nhưng màn trình diễn của Szabados đã làm ngây ngất giới mộ điệu.

Màn trình diễn của các tay vợt Hungary đã khiến bóng bàn phát triển mạnh mẽ tại Sài Gòn khi các lò mọc lên như nấm. Song phải đến gần chục năm sau - năm 1947, khi hai anh em Mai Văn Chất - Mai Văn Hòa hồi hương từ Campuchia về thì bóng bàn VN mới bắt đầu gặt hái được những chiến thắng đáng khích lệ. Đầu tiên là tại cuộc viễn du của hai tay vợt hàng đầu nước Pháp lúc ấy gồm Michel Haguenauer và Guy Amouretti. Cả hai sau một loạt trận thắng như chẻ tre đã bị giội nước lạnh bởi thất bại 2-3 của Amouretti trước Mai Văn Hòa - người có lối chơi cắt bóng chắc như một bức tường đồng.

Những người yêu thể thao VN ngày ấy, nay đều đến tuổi thất thập cổ lai hi, bảo rằng đấu thủ nào gặp Mai Văn Hòa cũng nản bởi đánh với ông như đánh với... tường! Đập, “tiu”... cỡ nào ông cũng đỡ được. Chính vì thế nên không chỉ có báo chí trong nước, mà ngay nước ngoài cũng đặt cho Mai Văn Hòa biệt danh là “Vạn lý trường thành” của bóng bàn thế giới.

Thành tích của ông không chỉ là HCV đồng đội Asiad 1958, mà năm ấy còn đoạt luôn HCV đôi nam khi đứng cặp cùng Trần Cảnh Được đã hạ đôi Li Kou Tin - Son Ying Chen (Đài Loan) 3-1 trong trận chung kết. Hay trước đó, liên tiếp hai năm liền 1953 và 1954 ông đã đoạt HCV đơn nam châu Á. Trong bảng xếp hạng cá nhân của bóng bàn thế giới năm 1959 mà VN đã đoạt HCĐ, Mai Văn Hòa được xếp hạng thứ 12.

Đáng tiếc thay con người tài năng đó đã ra đi ở tuổi 45, sau một tai nạn giao thông trên đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng) vào năm 1971. Các con của ông không ai theo nghiệp bóng bàn nhưng những người cháu (con chị ruột) lấy theo họ “Mai” của mẹ thì theo đuổi nghiệp banh nhựa.

Và hiện nay hai tay vợt nữ vào loại hàng đầu VN là Mai Hoàng Mỹ Trang và Mai Xuân Hằng là cháu gọi ông Mai Văn Hòa là ông cậu. Âu cũng là một chút an ủi cho ông nơi miền cực lạc...

Trong sự nghiệp lẫy lừng của mình có một câu chuyện về Mai Văn Hòa mà tôi được nghe từ nhỏ và bán tín bán nghi không biết có thật không...

HUY THỌ

[hr]Hikosuke Tamasu - chủ tịch Tập đoàn Butterfly - trong cuốn hồi ký Những bài hát về tình hữu nghị thế giới viết về cuộc đời gắn bó với bóng bàn của mình (xuất bản năm 1993) đã có một đoạn nhắc đến Mai Văn Hòa: “Bóng bàn đã mang đến cho tôi những người bạn quí trên khắp thế giới, trong đó có các ông Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được... của VN. Họ là những người đã làm nên sự kiện mà không một người Nhật nào yêu bóng bàn có thể quên được vào năm 1958. Nhưng thật đáng tiếc ông Hòa mất quá sớm. Tôi đã bàng hoàng khi nghe tin ông ấy mất...”.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 3)

“Nghi án biăngtin”


Đoàn bóng bàn trước khi lên máy bay đi Nhật dự Asiad 1958 - Ảnh tư liệu
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... ad1958.jpg[/left]TT - Danh thủ Mai Văn Hòa nằm xuống đã mang theo bí mật về những quả giao bóng trơn tuột như bôi mỡ! Hôm nay, chúng tôi đi tìm lời giải đáp từ những người cùng thời...

Kẻ bảo có, người nói không...

Tuyệt chiêu để đưa ông Mai Văn Hòa trở nên một danh thủ khét tiếng thế giới chính là những quả cắt, khả năng đón đỡ bóng đến mức siêu phàm. Một cây bút thể thao ngày ấy đã viết: “Lối chơi của Hòa là thủ mãi để thắng. Thắng nhờ đối phương không còn đủ kiên nhẫn...”!

Nhưng, hồi nhỏ tôi đã được nghe cha mình cùng nhiều bậc trưởng thượng khác kể về một huyền thoại của Mai Văn Hòa là ông thường có những quả giao bóng rất hiểm ác vào những thời điểm quyết định. Trong làng thể thao VN ngày ấy, người ta gọi đó là cú giao bóng “biăngtin”!

“Biăngtin” là tên gọi loại sáp bôi tóc cho bóng mượt, được các quí ông thời ấy rất ưa dùng. Danh thủ Mai Văn Hòa cũng có một đầu tóc láng mướt nhờ biăngtin mà người ta thường ví là ruồi đậu xuống đó sẽ trượt chân té! Và lời đồn bảo rằng ở những thời điểm quyết tử, khi cầm giao bóng, ông đưa tay vuốt nhẹ đầu một cái. Sau đó bàn tay vê tròn quả bóng để tráng cho nó một lớp biăngtin. Tiếp đến, những quả giao bóng lúc ấy đều rất đơn giản, không hiểm hóc. Đối phương lập tức tưởng bở giật ngay. Nhưng bóng trơn quá khiến nó tuột luốt không đâu vào đâu cả, và thế là thua!

Ông Trần Cảnh Đến - một người thân thiết với ông Hòa - đã cực lực phản bác điều đó, ông bảo người ta ganh anh Hòa nên nói thế. Ông Trần Cảnh Được - một đồng đội của ông Hòa, hiện ở Mỹ - cũng khẳng định không có chuyện đó. Bởi các VĐV đẳng cấp cao thế giới đâu phải tay mơ để anh Hòa làm được điều đó!

Nhưng ông Lê Văn Tiết thì lại bảo rằng có. Ông nói: “Dĩ nhiên anh Hòa đâu có xài thường xuyên. Chỉ ở những thời điểm cực kỳ quan trọng mới tung chiêu đó ra thôi. Sau này các đối thủ Nhật Bản, Hong Kong... cũng nghe đồn về chuyện này nên khi thi đấu với anh Hòa, họ thường xuyên đòi kiểm tra bóng trước khi anh Hòa giao. Tôi cho rằng nếu chuyện đó là thật thì cũng không làm lu mờ chút nào tài năng của anh Hòa, bởi đó chỉ là một chút mánh lới trong thể thao thôi mà. Vả lại làm gì có chuyện sử dụng chiêu đó để thắng người ta mãi được”.

Câu chuyện của “Xí Được”

Trong bộ tam làm nên chiến thắng lẫy lừng của năm 1958, ngoài ông Mai Văn Hòa, nhân vật thứ hai là ông Trần Cảnh Được hiện sinh sống tại San Jose (bang California, Mỹ). Cách đây hai năm, Hội Người Việt tại Cali đã tổ chức mừng thọ ông 70 tuổi.

Lật lại những tư liệu cũ là báo chí thể thao ngày ấy, tôi không khỏi thắc mắc khi trong đội hình tuyển bóng bàn VN dự Asiad 1958 hay Giải vô địch bóng bàn thế giới 1959 tại Dormund (Đức) có tờ viết là Trần Cảnh Đức, có tờ lại viết là Trần Cảnh Được?

Ông Đến - em trai của ông Được - vừa cười vừa kể rõ nguồn cơn chuyện này như sau: “Anh Được có lẽ là VĐV đầu tiên của VN khai man tên đó! Hồi nhỏ, ba tôi cấm chơi bóng bàn. Mà bọn tôi thời đó mê anh em nhà Mai Văn Chất - Mai Văn Hòa dữ lắm. Đã vậy, học ở Trường Tabert mấy thầy cũng dạy chơi bóng bàn nên ghiền luôn. Vì vậy, anh Được không dám đăng ký thi đấu với tên thật vì sợ đến tai ba tôi nên tự đổi tên Được thành Đức”.

Còn ông Được, trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại đã kể cho nghe: “Tôi là dân Hội An, nhưng ông bà cụ thân sinh đã vào Sài Gòn lập nghiệp từ khi bọn tôi chưa ra đời. Có điều mấy anh chị của tôi đều sinh tại Sài Gòn, chỉ mỗi mình tôi sinh tại Hội An. Số là không hiểu sao trước tôi, tất cả mấy người anh đều mất sớm. Vì thế khi mang bầu tôi, hai ông bà thân sinh đã quyết định về sinh tại Hội An rồi gửi cho người bác ruột nuôi đến năm sáu tuổi mới vào lại Sài Gòn. Vì khó khăn như thế nên ông bà cụ mới đặt tên là Xí Được”!

“Xí Được” không thủ tốt như Hòa, không tấn công hay bằng ông Tiết nhưng lại rất đều. Đến độ Bergman - một tay vợt người Anh gốc Áo từng hai lần vô địch thế giới vào cuối thập niên 1940, và không ít lần là bại tướng dưới tay Xí Được - đã phải từng thốt lên: “Được là tay vợt đều nhất mà tôi được biết”!

Thành tích quốc tế của ông Được cũng thật đáng nể: ngoài việc cùng Hòa, Tiết... đoạt HCV Asiad 1958, năm 1953 dự Giải vô địch châu Á tại Tokyo, ông đánh cặp với Mai Văn Hòa và đoạt HCV đôi nam (giải này ông Hòa vô địch đơn). Cặp đôi Hòa - Được ngày ấy khét tiếng thế giới khi một người phòng thủ tốt và một người tấn công giỏi, đặc biệt với cú sở trường bạt trái và rờ-ve đầu vợt. Họ là một đôi bạn thân cả ngoài đời, dù xét về tuổi tác thì ông thua Hòa đến bảy tuổi. Bốn năm sau, cặp Hòa - Được lại một lần nữa đoạt HCV đôi nam châu Á, và cũng giải này họ cùng với Trần Văn Liễu đoạt thêm HCV đồng đội nam. Năm 1959, ông cùng Hòa, Tiết đoạt HCĐ đồng đội nam thế giới. Thành tích cuối cùng của ông là chiếc HCV đồng đội SEAP Games 1959. Điều thú vị là ở giải này, người đồng đội mới của ông là em trai Trần Cảnh Đến.

Nước mắt tuổi 72...

Tôi gọi điện cho ông Được vào khoảng 6g sáng bên Mỹ. Đang còn vẻ ngái ngủ, nhưng giọng ông trở nên thật hoạt bát khi nghe hỏi đến chuyện bóng bàn. Ông hào hứng: “Đã gần nửa thế kỷ rồi nhưng tôi vẫn còn nhớ như in chiến thắng năm 1958. Tự hào lắm... Các bạn biết không, có hai câu chuyện mà tôi không bao giờ quên.

Thứ nhất, các bạn có biết đội Nhật tin vào chiến thắng đến mức nào không? Họ chẳng thèm chuẩn bị quốc thiều đội khách khi trao huy chương vì cho rằng không thể có chuyện đó. Thứ hai, ngày hôm sau ra phố, người dân Tokyo gặp ai mà họ nghĩ là người Việt cũng đều chặn lại xin chữ ký. Đến độ nhiều VĐV nước khác khi được chặn lại cũng nhận mình là người VN để tặng chữ ký (cười)”.

* Nghe nói cũng nhờ bóng bàn mà ông có một mối tình đẹp với một thiếu nữ Hà Nội?

- Đúng vậy, năm 1952, ĐKVĐ châu Á Tiết Thủy Sơ (Hong Kong) cùng Fujii (Nhật - hai lần vô địch thế giới) cùng sang Sài Gòn thi đấu. Sau đó tất cả chúng tôi cùng ra thi đấu biểu diễn ở Hải Phòng, Hà Nội. Tại Hà Nội, tôi đã quen với Kim Chi lúc ấy là ca sĩ với tên Thùy Dương. Năm 1953 cô ấy vào Sài Gòn và chúng tôi đã cưới nhau (bà Chi hiện đã mất - NV).

* Cuộc sống của ông giờ đây có còn chỗ nào cho bóng bàn?

- Ôi, ở đất Mỹ này người ta không thích môn thể thao nhẹ nhàng như bóng bàn. Họ chỉ thích những môn gì mạnh bạo, bạo lực và kiếm ra tiền thôi. Nhiều lúc ghiền quá thì cũng đi qua nước này nước nọ để xem mấy giải có tiếng tăm.

Câu chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng lại xen vào những tiếng sụt sịt. Giọng ông Được trầm hẳn đi: “Tôi không ngờ đã gần nửa thế kỷ rồi mà các bạn vẫn còn nhớ đến chúng tôi. Cảm động lắm... Cảm động lắm...”.

***

Thật thú vị, các siêu sao bóng bàn VN đều không có ai đơn lẻ cả. Như nhà họ Mai, bên cạnh Hòa là Chất; nhà họ Trần thì sau Được là Đến; nhưng nói về gia đình thì chẳng có ai qua được nhà họ Lê, mở đầu là Lê Văn Tiết - người mà ngay cả báo chí nước ngoài cũng phải xưng tụng là một “kỳ quan”...

HUY THỌ

[hr]Chuyến xuất ngoại đầu tiên của bóng bàn VN là vào tháng 12-1949. Đoàn gồm có Mai Văn Chất (thủ quân), Mai Văn Hòa, Trần Văn Liễu, Trần Quang Nhụy và Phó Đức Huy. Sau nửa tháng cùng tàu Marseillais lênh đênh trên biển, đoàn đã đến Paris ngày 2-1-1950 và thực hiện một chuyến thi đấu tại Pháp và Hà Lan khá thành công. Tiếp đến, đoàn VN dự giải vô địch bóng bàn thế giới, nhưng do mới lần đầu dự giải nên không được thi đấu đồng đội mà chỉ được chơi ở giải đơn, đôi. Tất cả đều lọt qua vòng một, sau đó chỉ còn Chất, Nhụy vào vòng ba nhưng cũng đã dừng bước.


[hr]Ông Nguyễn Thế Hùng - cựu HLV trưởng đội tuyển bóng bàn VN - cho biết hạnh phúc lớn nhất của đời mình là được xem Mai Văn Hòa thi đấu hồi năm 1952 khi ra biểu diễn tại Hải Phòng.

Năm 1990, dự Asiad Bắc Kinh, ông thật sự bàng hoàng khi Đài phát thanh Trung Quốc bình luận về môn bóng bàn ở đấu trường Asiad đã nhắc lại Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết của 32 năm trước với vẻ đầy ngưỡng mộ. Đặc biệt họ ca ngợi Mai Văn Hòa là tay vợt tiêu biểu nhất của lịch sử bóng bàn thế giới về lối đánh phòng thủ
.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 4)

Gặp lại “kỳ quan bóng bàn thế giới”

[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... anTiet.jpg[/left]TT - Đã 66 tuổi nhưng trông ông vẫn còn rất tráng kiện, sáng sáng vẫn cưỡi xe Dream chở vợ đi ăn sáng. Gia cảnh khá giả, nhưng chiều chiều ông vẫn chạy xe trên chục cây số từ quận Tân Phú ra đến gần Lăng Ông để dạy kèm bóng bàn.

Ông bảo: “Ở nhà không làm gì hư người. Đi dạy kèm vừa thỏa nỗi nhớ vợt, nhớ bóng; vừa khỏe người và cũng vừa kiếm đồng ra đồng vào ăn sáng”. Ông là Lê Văn Tiết, người từng được cây bút Robert Journal (báo J.E.O) và tờ Nhật Bản Thời Luận gọi là “kỳ quan của bóng bàn thế giới”...

“Hãy coi chừng Lê Văn Tiết!”

Một năm sau chiến thắng ở Asiad 1958, đoàn VN lên đường đi Dortmund (Đức) dự giải vô địch bóng bàn thế giới. Sau trận thắng đội Anh, nhà báo Huyền Vũ cùng tháp tùng đã tường thuật như sau: “Anh chàng cao lêu nghêu Johnny Leach, cựu vô địch thế giới 1949-1951, là một trong sáu tay vợt hàng đầu thế giới, đương kim vô địch Anh, sau trận thua VN đã vừa lau mồ hôi trán vừa lắc đầu thở ra. Anh ta cho biết nếu chẳng có gì xui xẻo bất ngờ, đoàn VN sẽ đứng đầu bảng D.

Đặc biệt hãy coi chừng Tiết. Tôi từng sang VN ăn thua qua lại với Hòa, Được nhiều lần nhưng chưa thấy đấu thủ nào khó chịu như Tiết. Đấu thủ các nước hãy coi chừng, Tiết có thể làm chuyện lớn tại giải vô địch thế giới kỳ này lắm”!

Đúng như Leach dự đoán vế đầu, đoàn VN đã đứng đầu bảng D, trong đó trận thắng oanh liệt nhất là hạ số một châu Âu - đội Tiệp Khắc. Vào bán kết còn bốn đội là Nhật, VN, Trung Quốc và Hungary. “Oan gia ngõ hẹp”, đối thủ của VN ở bán kết là Nhật. Sau thất bại năm 1958, đội Nhật đã quay phim và nghiền ngẫm lối chơi của các tay vợt VN nhằm tìm cách khắc chế.

Đã vậy, căn bệnh cố hữu của các tay vợt VN là thiếu ổn định vì thể lực không thật tốt, nên Nhật đã phục thù thành công với chiến thắng 5-3. Đội VN chỉ đoạt HCĐ giải thế giới, nhưng đó cũng đáng gọi là kỳ tích của một nền bóng bàn sinh sau đẻ muộn. Nên nhớ dự giải này có tất cả 40 nước, trong đó châu Á chỉ có bốn đội được tham gia là VN, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Rời Đức, tất cả danh thủ bóng bàn thế giới đến Paris tham dự Giải quốc tế Pháp 1959. Đây là một trong những giải uy tín nhất thế giới lúc bấy giờ. Và cái vế dự đoán thứ hai của Leach giờ mới thành hiện thực. Trong khi các đàn anh như Hòa, Được, Liễu đã sớm rơi rụng thì Tiết đi thẳng một mạch vào đến chung kết gặp Murakami (Nhật), người vừa đoạt HCV thế giới đôi nam tại Đức.

Murakami đã dẫn Tiết 2-0 (21/17, 21/15) và tưởng cầm chắc chiến thắng. Tuy nhiên, ở ván ba và tư, Tiết thay đổi đấu pháp và thắng lại liền hai ván (21/16 và 21/12). Bước vào ván quyết định, Murakami dẫn trước 5-0, rồi 10-5 nhưng Tiết đã bắt kịp 10-10 và bứt luôn để chiến thắng với 21-17. Trong 5.000 khán giả ngồi kín nhà thi đấu lúc ấy có khá đông Việt kiều và mọi người đã trào nước mắt vì hạnh phúc.

Tay vợt huyền thoại của Nhật Ogimura chứng kiến trận đấu này đã phải thốt lên: “Đây là trận đấu khủng khiếp nhất mà tôi được xem”! Nhờ chiến thắng này, Lê Văn Tiết đã được xếp hạng sáu thế giới trong năm 1959.

Tuy nhiên, điều khiến báo chí thế giới gọi Lê Văn Tiết là “kỳ quan bóng bàn thế giới” không phải chỉ nhờ những chiến thắng đó, mà quan trọng hơn là ông được ghi tên vào lịch sử bóng bàn thế giới nhờ “phát minh” lối chơi phản công độc đáo. Người Nhật, Ấn Độ đã mất không ít công sức để tìm cách khắc chế lối chơi này, mà họ gọi là “không thể dùng sức để thắng Tiết, khi tấn công càng mạnh thì đòn phản công của anh ta càng ghê gớm do mượn sức để phản đòn”!

Một gia đình thể thao

Lê Văn Tiết sinh ngày 13-7-1939 tại Gia Định. Cụ thân sinh của ông là một người rất mê quần vợt. Như cái cách ra đời của bóng bàn, ông cụ đã đóng bàn đặt trong nhà để giải tỏa cơn ghiền quần vợt khi không thể đến sân. Và những lúc như thế, cậu con trai Lê Văn Tiết mới 8 tuổi chính là người được lôi vào để quần thảo.

Thế rồi vào một ngày đẹp trời, ông xách vợt đến thử tài ở hội quán bóng bàn đường 20 (nay là Điện Biên Phủ) - một lò bóng bàn nổi danh ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Hàng loạt các đàn anh ở đây đã bị Tiết hạ đo ván và trong làng bóng đã xôn xao bàn tán về sự xuất hiện của một thần đồng.[right]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... nTiet1.jpg[/right]

Lập tức, một ông bầu có tên là Chín Viễn đã mời Tiết về chơi cho hội bóng bàn đình Phú Thạnh của mình và mời thầy Ady kèm cặp cho ông. Năm 11 tuổi, Tiết vào học Trường Taberd và được rèn giũa thêm bởi một ông thầy khác là Gaetan. Đến 14 tuổi, Tiết là tay vợt số một của học sinh thời ấy. Và năm 18 tuổi ông chính thức đăng quang ngôi số một miền Nam, sau khi hạ một loạt các đàn anh khét tiếng như Hòa, Được, Liễu, Hằng và chính thức chiếm một suất trong đội tuyển để dự Asiad 1958. Khi ấy ông vừa tròn 19 tuổi.

Trong 20 năm cầm vợt, ông đã 19 lần xuất ngoại dự các giải quốc tế lớn nhỏ, được hàng triệu người của các quốc gia từ Á đến Âu ngưỡng mộ. Vô số nhân vật lừng danh của bóng bàn thế giới thời bấy giờ đã trở thành bại tướng dưới tay ông như Tiết Thủy Sơ, Tăng Hùng Bô, Lưu Đức Phương (Hong Kong), Hayashi, Fujii, Tsunada, Tanaka, Murakami (Nhật), Khodaiji (Ấn Độ), Lý Quốc Định (Trung Quốc), Bergman, Johnny Leach (Anh), Markovic (Tiệp Khắc)…

Nhưng nhà họ Lê không chỉ có mỗi mình ông Tiết mà còn cung cấp hàng loạt tay vợt tài danh khác cho bóng bàn VN như bốn người em của ông là Lê Văn Inh, Lê Văn Tân, Lê Thị Kim Tiếng và Lê Thị Kim Hoàng. Còn trong các con của mình, ông Tiết có Lê Trung Thành từng đoạt giải vô địch thiếu niên toàn quốc năm 1987, tuy nhiên sau đó đã giã từ nghiệp cầm vợt để lo học văn hóa.

Nỗi buồn hậu thế…

Sau khi giã từ bóng bàn, ông Tiết chuyển sang làm công tác huấn luyện cho quận Tân Bình và cũng đã từng dẫn dắt đội tuyển TP.HCM. Tuy nhiên, mệt mỏi với nhiều chuyện không hay của thể thao, ông đã rút lui vào năm 1986, và giờ đây tìm thú vui tuổi già nơi những tay vợt nhí do gia đình biết tiếng năn nỉ ông kèm cặp tại nhà.

Nhìn cơ ngơi khá bề thế là một căn nhà mặt tiền đường Nguyễn Sơn (Tân Phú), cứ tưởng đối với ông như thế đã là mãn nguyện.

Không. Ông tâm sự: “Nhiều lúc lên lầu ngồi nhìn lại một lô một lốc huy chương, cúp, cờ... tôi không khỏi ngậm ngùi. Buồn lắm khi trong lòng cứ day dứt mãi câu hỏi bao giờ thì bóng bàn VN tìm lại được thời vàng son! Biết là khó nhưng không lẽ lại chịu bó tay khi mà người Việt mình có khiếu lắm với môn thể thao không cần nhiều đến sức vóc này”.

Buồn nhưng không làm được gì, nên ông dốc sức biên soạn cuốn Giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn, vốn đã xong nhưng chưa biết tìm ra ai hỗ trợ để xuất bản. Trong cuốn sách này, ông chia làm hai phần: 1- Bày vẽ chi tiết mọi vấn đề về kỹ thuật bóng bàn, cách thức tổ chức thi đấu bóng bàn. 2- Sưu tầm những bài báo viết về thời vang bóng của bóng bàn VN.

HUY THỌ

Guest

Where?

Post by Guest »

Okay I get that but where is all of this going?

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Sheffield United – Chelsea: Kịch bản của Mourinho

Tân binh Sheff United đã không thể “rửa hận” trước Chelsea, đối thủ đã “đẩy” họ xuống ngụp lặn tại giải hạng nhất Anh sau trận đấu ở cuối cùng của mùa giải 93/94. Trên sân nhà Sheff United đã để thua trước nhà ĐKVĐ Premier League một cách đáng tiếc.


Bấm vào đây để xem video trận Sheff Utd gặp Chelsea trên 24h.com.vn

Trận đấu này được coi như cơ hội để thầy trò HLV Jose Mourinho củng cố ngôi vị đầu bảng khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp vị trí đầu bảng là Manchester United có một trận đấu khó khăn trước Bolton.

Và mọi thứ đã chiều theo cách tính toán của Mourinho cho dù các học trò của ông không chứng tỏ được sức mạnh vượt trội ở những phút đầu trận. Bước vào trận đấu, HLV Mourinho chủ động chỉ đạo các học trò chơi chậm rãi nhằm ru ngủ đối phương và chính sự chậm rãi của họ đã tạo điều kiện cho các cầu thủ chủ nhà tạo ra một vài pha sóng gió trước khung thành của thủ môn Hilario. Điển hình là tình huống phản công của các cầu thủ Sheff Utd khiến tiền đạo Didier Drogba của Chelsea buộc phải phạm lỗi với Claude Davis và trọng tài không ngần ngại chỉ tay vào chấm phạt đền. Cơ hội để các cầu thủ chủ nhà mở tỷ số của trận đấu thế nhưng mọi thứ diễn ra trên sân đã chống lại đội bóng đang xếp thứ 17 trên BXH. Danny Webber đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng khi anh không thắng nổi thủ môn Hilario trong pha đá phạt này.




Việc Chelsea không có trong đội hình ra sân một vài trụ cột như Shevchenko, Makelele và Ashley Cole đã khiến cho lối chơi của The Blues có phần bị chi phối, đặc biệt là vị trí tiền vệ trụ của Makelele. Khi không có Makelele, Michael Essien chơi thấp hơn so với mọi ngày và Wayne Bridge đảm nhiệm vị trí hậu vệ trái thay cho Ashley Cole.

Tuy nhiên, Chelsea đã chứng tỏ rằng họ là một đội bóng luôn biết cách xoay sở trong mọi tình huống và họ dần khiến đối phương phải lui về phòng ngự trước sức ép mà hàng tiền vệ năng nổ của Chelsea gồm Joe Cole, Lampard, Ballack và Robben tạo ra. Bàn mở tỷ số ở phút 42 của đội khách là một hệ quả tất yếu trong lối chơi của Chelsea. Tiền vệ Mikele Leigertwood phạm lỗi với Frank Lampard ngay trước khu vực 16m50 của Sheffield và tiền vệ người Anh này đã thực hiện thành công pha sút phạt hiểm hóc buộc thủ môn Kenny phải vào lưới nhặt bóng. Với pha lập công này, Lampard đã nâng số bàn thắng của mình cho Chelsea kể từ đầu mùa giải lên con số 5, bằng với số bàn thắng của tiền đạo đang dẫn đầu danh sách ghi bàn cho Chelsea, Didier Drogba.



Có được bàn dẫn trước tỷ số, HLV Jose Mourinho quyết định rút ra tiền đạo Didier Drogba ở ngay đầu hiệp hai nhằm giữ chân cho trận đấu quan trọng gặp Barcelona trên sân Nou Camp vào thứ ba tới trong khuôn khổ vòng bảng Champions League. Thay vào đó là tiền đạo trẻ Salomon Kalou và tiền đạo người Bờ Biển Ngà này cùng với Robben thay nhau đá như một trung phong cắm.

Nếu như hiệp một trôi đi trong sự tẻ nhạt thì hiệp hai lại diễn ra hoàn toàn khác. Các cầu thủ đội khách liên tục tạo ra sức ép trước cầu môn của Sheffield và họ đã có bàn nâng tỷ số lên 2-0 ngay từ đầu hiệp hai. Từ một nỗ lực chuyền bóng bên phía cánh trái của Robben, bóng đến chân Lampard và tiền vệ này đã tạt bóng chính xác cho Michael Ballack, tiền vệ người Đức bật cao đánh đầu nhân đôi cách biệt cho Chelsea. Bên ngoài đường biên, HLV Jose Mourinho ngất ngây với bàn thắng tuyệt đẹp, đó không chỉ đơn thuần là một bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 mà còn là một sự khẳng định của Ballack, anh đã trở lại với bàn thắng thứ 3 cho Chelsea tại Premiership và là bàn thắng thứ hai liên tiếp trong hai trận gần đây của cựu tiền vệ CLB Bayern Munich.

Lúc này thì Chelsea đã thực sự là chính mình khi họ làm chủ hoàn toàn thế trận và liên tục tạo ra những pha sóng gió trước khung thành của đội chủ nhà và 32.321 khán giả có mặt trên khán đài đã được chứng kiến một trận cầu sôi động nhất là khi Sheff United tìm mọi cách để có thể đưa bóng vào khung thành của thủ môn Hilario, thế nhưng thủ môn “siêu dự bị” này đã chứng minh rằng Mourinho đã đúng khi đặt trọn niềm tin vào anh với những pha ra vào hợp lý, lối bắt bóng của thủ thành 31 tuổi người Bồ Đào Nha này tuy không hoa mỹ nhưng vô cùng hiệu quả.



Những phút cuối trận, các cầu thủ Chelsea chủ động giảm nhịp độ trận đấu để bảo toàn tỷ số và đôi lúc họ nhường hẳn khu trung tuyến cho đội chủ nhà. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi The Blues không cần thiết phải vắt kiệt sức mình trước một đối thủ nhẹ cân như Sheffield, họ còn phải giữ sức cho trận cầu tâm điểm tại Champions League vào tuần sau.

Và đến lúc này, Mourinho đã không giấu giếm ý đồ giảm nhịp độ trận đấu để bảo toàn tỷ số khi đưa Makelele, một mẫu tiền vệ thiên về phòng ngự vào sân để thay cho Arjen Robben, tiền vệ có những lúc chơi như một trung phong.

Trước một kịch bản đã được Mourinho dàn dựng từ trước đó, các cầu thủ Sheffield dù đã rất nỗ lực nhưng họ cũng đành bất lực trong việc tìm kiếm bàn rút ngắn tỷ số và đành ngậm ngùi nhìn đội khách ra về với 3 điểm trong tay.

Các cầu thủ Chelsea đã thắng xứng đáng với tỷ số 2-0, họ đã thể hiện được bản lĩnh của một nhà vô địch khi luôn biết cách vượt qua khó khăn để giành chiến thắng và điều quan trọng hơn, họ luôn biết cách để giữ được chiến thắng đó. Thắng trận 2-0, Chelsea vững vàng ngôi đầu bảng với 25 điểm sau 10 vòng đấu. Trong khi đó, Sheffield mới chỉ có được 6 điểm sau 10 vòng đấu và đang yên vị với nhóm cuối bảng.

Đội hình ra sân:

Sheff Utd: 01 Kenny; 02 Bromby(65’ Kozluk); 04 Davis; 06 Jagielka; 20 Armstrong; 12 Quinn; 21 Leigertwood; 18 Tonge (7’ Montgomery ); 19 Gillespie (67’ Kabba ); 09 Hulse; 10 Webbe

Chelsea: 40 Hilario; 20 Paulo Ferreira; 26 Terry; 06 Ricardo Carvalho; 18 Bridge; 05 Essien; 13 Ballack; 08 Lampard; 10 Cole (67’ Wright-Phillips ) ; 11 Drogba (45’ Kalou ) ; 16 Robben

Ghi bàn: Lampard (42’), Ballack (52’)

Post Reply