EURO 2008

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

EURO 2008

Post by macco »

Hà Lan 'B' bóp nghẹt giấc mơ tứ kết của Romania Thay đổi gần như toàn bộ đội hình chính, nhưng dàn quân dự bị hạng sang của Van Basten vẫn nhàn nhã đánh bại Romania với kết quả 2-0, qua đó hoàn tất bảng tử thần với ngôi đầu cùng số điểm tuyệt đối. Những thông số bên lề còn cho thấy Hà Lan nhiều khả năng vào chung kết.
>Xem các bàn thắng

Chiến thắng của Hà Lan tối qua cũng góp phần đưa Italy đi tiếp qua khe cửa hẹp.
Image
Hà Lan ăn mừng thành tích toàn thắng vòng bảng.
So với đội hình xuất phát ở hai trận thắng đậm trước Italy (3-0) và Pháp (4-1), Hà Lan tối qua có tới 9 sự thay đổi khi nhập cuộc. Cầu môn vắng Edwin van der Sar. Các tuyến trên không có sự hiện diện của Van Bronkhorst, Nistelrooy, Wesley Sneijder, Dirk Kuyt, Rafa van der Vaart... Tuy nhiên, đội hình hai của Hà Lan vẫn rất mạnh và chất lượng, với Robin van Persie, Arjen Robben hợp cùng Klaas-Jan Huntelaar trong hệ thống tấn công 3 mũi. Hàng phòng ngự vẫn còn Boulahrouz - cầu thủ được nhiều chuyên gia đánh giá là hay nhất trận đè bẹp Pháp. Tuyến giữa tiếp tục chứng kiến màn trình diễn của tiền vệ phòng ngự cao 1,98 mét Engelaar.

Và thực tế 90 phút so tài với Romania tiếp tục cho thấy Hà Lan rất chắc chắn khi phòng ngự và mạnh mẽ, biến hoá trong tấn công. Họ không dốc hết sức vẫn đủ lực kiềm chế đội bóng Đông Âu, tạo ra rất nhiều cơ hội nguy hiểm và có chiến thắng 2-0. Kết thúc vòng bảng, Hà Lan ghi được tới 9 bàn, trong khi chỉ thủng lưới có một lần, giành trọn 9 điểm và chính là tác nhân chính khiến 3 đội còn lại đều phải chịu hiệu số bàn thắng bại âm (Italy -1), Romania (-2) và Pháp (-5).

Tại vòng loại Euro 2008, Romania tạo ấn tượng và gây bất ngờ khi thắng và hòa trước Hà Lan ở hai lượt trận. Trước khi tái ngộ tối qua, đội bóng này cũng đã cầm hoà ĐKVĐ thế giới Italy (1-1) và đương kim á quân thế giới Pháp (0-0) ở hai trận đầu vòng bảng. Tuy nhiên, Hà Lan đang như "cơn lốc" muốn cuốn phăng tất cả những gì xuất hiện trên đường họ tiến. Và Romania đã không thể giữ được sự chặt chẽ trước đối thủ không hề có ý định buông để loại cùng lúc cả Italy và Pháp. Quyền kiểm soát bóng gần như là ngang bằng (Hà Lan khoảng 51%), nhưng đội bóng xứ hoa tulip vượt trội về các tình huống ăn bàn. Trận này, họ lãng phí nhiều cơ hội ngon ăn không phải vì có ý định chơi xấu Pháp hay Italy, mà đơn giản bởi được thi đấu quá thoải mái, nên thiếu sự chỉn chu, nặng tính trình diễn hơn so với các trận phải thắng để tồn tại. Các cầu thủ của họ vẫn tôn trọng cuộc đấu, nhưng có quyền được "dạo chơi" như vậy để tăng hưng phấn và giữ sức lực cho vòng tứ kết khốc liệt. Trong khi đó, Romania cần thắng để tự định đoạt vé vào tứ kết, nhưng họ hiếm khi đe doạ được cầu môn của thủ thành dự bị Maarten Stekelenburg.
Image
Adrian Mutu có cơ hội cho Romania, nhưng anh đều bỏ lỡ.
Thua trắng trận này, nhưng Romania đã khởi đầu không tệ, song thiếu chính xác trong một số pha dứt điểm ở hiệp một. 45 phút đầu cũng là khoảng thời gian Hà Lan gây cảm giác như thể họ không muốn ghi bàn để quyết định cục diện.

Ngay phút thứ 4, tiền đạo Niculae quay người sút bóng chệch cột dọc góc gần, sau đường kiến tạo của Mutu. Tới phút 20, Hà Lan mới có pha đáp trả nguy hiểm đầu tiên. Tiền vệ khổng lồ Engelaar đi bóng và thực hiện đường căng ngang cho Van Persie đánh đầu trong tư thế tự do, nhưng bóng vọt xà. Phút 30, Mutu đột phá tới gần khu 16m50, và quyết định sút căng khi nhận thấy khoảng trống quá lớn trước cầu môn Hà Lan, nhưng bóng đi chệch đích. Phút 33, Huntelaar sút bóng qua xà ngang tấc gang từ khoảng cách chỉ cỡ 10 mét, sau đường chuyền thuận lợi của Khalid Boulahrouz .Không lâu sau, tiếp tục là Hà Lan có pha hãm thành cực kỳ đẹp và hiệu quả với số đông bên mé trái. Nhưng Robben đã vẩy chân trái đưa bóng đi sát mép ngoài cột dọc góc gần, thay vì có thể dễ dàng dứt điểm vào góc xa trong pha giáp mặt với thủ môn Romania. Phút 43, Romania kịp bỏ qua thêm một thời cơ, trước khi rơi vào bế tắc ở hiệp hai và chia tay giấc mộng đi tiếp. Razvan Rat dốc bóng xuống gần biên ngang, bên trái khu cấm địa Hà Lan, rồi trả lại gần điểm phạt đền cho Codrea sút căng nhưng bóng lại bay cao hơn xà ngang.


Hiệp hai mới diễn ra khoảng 3 phút, Hà Lan đã báo hiệu những phút còn lại đầy khó khăn cho Romania, nhất là sau khi đã hay tin Italy đang dẫn Pháp 1-0 ở thế hơn người. Phút 48, Van Persie khống chế bóng gọn gàng từ đường chuyền dài, bình tĩnh xoay người rồi sút từ cự ly chỉ khoảng 8 mét. Tuy nhiên, hàng loạt động tác đó đã làm mất đi tính bất ngờ, giúp cho thủ môn Lobont dễ dàng đổ người cản phá nỗ lực ghi bàn của tiền đạo Arsenal.

Nhưng rồi điều mà các CĐV Romania lo ngại cũng tới, ở phút 53. Trung phong Huntelaar chọn vị trí cực tốt, nhận bóng từ bên phải và thoải mái sút ở khoảng trống giữa hai trung vệ đối phương, mở tỷ số trận đấu. Các fan của Hà Lan tiếp tục được ăn mừng. Những tifosi cũng hào hứng không kém dù đang hồi hộp dõi theo các cầu thủ Italy đấu với Pháp, khi biết tin vui qua điện thoại.

Phút 81, Van Persie vôlê vọt xà từ hơn 20 mét. Nhưng chính anh đã kịp "đền bù" bằng bàn thắng ấn định kết quả 2-0, ở phút 87. Sau hàng loạt pha khống chế và xử lý chính xác, ngôi sao của Arsenal đã đối mặt với thủ môn Lobont, tung cú sút căng vào góc gần, chấm dứt hy vọng mong manh của Romania.

Ở tứ kết, Italy đã biết đối thủ là Tây Ban Nha (nhất bảng D); còn Hà Lan đợi Thuỵ Điển hoặc Nga.

Bên lề

- Hà Lan trở thành đội thứ 7 toàn thắng cả ba trận vòng bảng Euro. 5 đội ở các giải trước đó ít nhất vào tới bán kết. Đội toàn thắng còn lại là Croatia thì cũng mới kết thúc vòng bảng như Hà Lan.

- Chiến thắng 2-0 giúp Hà Lan có 9 bàn thắng tại vòng bảng, cân bằng kỷ lục của Pháp năm 1984.

- Klaas-Jan Huntelaar trở thành cầu thủ thứ 7 của Hà Lan ghi bàn tại Euro 2008, cân bằng kỷ lục số cầu thủ khác nhau ghi bàn cho một đội tuyển tại các VCK Euro. Trong số 6 đội trước đây từng có ít nhất 6 cầu thủ khác nhau ghi bàn tại một kỳ Euro, thì có tới 5 đội vào tới chung kết.

- Qua 3 trận vòng bảng, Hà Lan đã sử dụng tới 22 trong tổng số 23 cầu thủ, chỉ còn thủ môn số ba Henk Timmer là chưa được vào sân. Croatia cũng đã sử dụng tới 22 cầu thủ, và cũng là đội nhất bảng với thành tích toàn thắng


Bảng C

TT Đội Trận H/S Điểm
1 Hà Lan 3 9-1 9
2 Italy 3 3-4 4
3 Romania 3 1-3 2
4 Pháp 3 1-6 1


Đội hình thi đấu:

Hà Lan: Stekelenburg, Boulahrouz (Melchiot 58), Heitinga, Bouma, De Cler, De Zeeuw, Engelaar, Afellay, Van Persie, Robben (Kuyt 62), Huntelaar (Vennegoor of Hesselink 82).
Dự bị không sử dụng: Van der Sar, Timmer, Ooijer, Mathijsen, Van Bronckhorst, Nistelrooy, Sneijder, De Jong, Van der Vaart.
Bàn thắng: Huntelaar 54, Van Persie 87.

Romania: Lobont, Contra, Tamas, Ghionea, Rat, Cocis, Codrea (Dica 72), Chivu, Nicolita (Petre 82), Marius Niculae (Daniel Niculae 59), Mutu.
Dự bị không sử dụng: Popa, Stancioiu, Marica, Sapunaru, Moti, Cristea, Radu.

Khán giả: 32.000.

Trọng tài: Massimo Busacca (Thuỵ Sĩ).

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Pháp 0-2 Italy, ĐKVĐ thế giới thoát khỏi 'lưỡi hái tử thần' Còn đó vài khiếm khuyết, nhất là khâu dứt điểm, nhưng thày trò HLV Donadoni vẫn thực hiện được điều cần làm, hạ "Les Bleus" để đoạt vé vào tứ kết và khôi phục phần nào niềm tin vốn sứt mẻ quá nhiều nơi người hâm mộ.


Trên thực tế, thắng lợi 2-0 trước tuyển Pháp hôm qua mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần để các nhà ĐKVĐ thế giới đoạt chiếc vé thứ hai đi tiếp ở bảng C. Còn điều kiện đủ thì họ phải nhờ đến lòng nghĩa hiệp của tuyển Hà Lan, đội không còn nhiều động lực thi đấu vì đã chắc suất nhất bảng, trong trận đấu cùng giờ với Romania. Nói là giữ lời, đúng như tuyên bố khẳng khái cách đây 2 hôm, dù chỉ dùng đội hình hai, Van Basten - "người con" của Serie A nay là HLV trưởng Hà Lan, không hề buông xuôi cho Romania kiếm 3 điểm để gián tiếp loại Italy và Pháp khỏi cuộc chơi như dư luận lo ngại. Thay vào đó, ông chỉ đạo các học trò đá hết mình và thắng 2-0 bằng các bàn thắng của Huntelaar và Van Persie.
Image
Niềm vui, nụ cười rút cuộc cũng trở lại với Italy khi thắng trận đầu tiên và lách qua khe cửa hẹp vào tứ kết. Ảnh: AP.
Trân trọng tinh thần thể thao cao thượng, lòng nghĩa hiệp của Van Basten, nhưng công bằng mà nói, một suất dự tứ kết cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho Italy, nếu xét đến sự tiến bộ mà họ thể hiện khi hạ Pháp 2 bàn không gỡ hôm qua. Lần thứ ba xuất binh tại Euro 2008, đội ĐKVĐ thế giới đã thể hiện một bộ mặt khác hẳn so với chính họ khi thua tan nát 0-3 dưới tay Hà Lan ngày khởi binh và "chết hụt" trước Romania ở lượt đấu thứ hai. Rơi vào thế bần cùng, thày trò HLV Donadoni đã tìm lại được phần nào những phẩm chất quen thuộc từng làm nên tên tuổi, vinh quang của tuyển Italy trong quá khứ, đó là lòng quyết tâm, sức mạnh ý chí và trên hết, một thứ bóng đá đơn giản mà không kém phần hiệu quả.

Không còn vẻ bạc nhược hay bế tắc đến cùng cực ở hai trận đầu, Italy hôm qua hiện lên như là một tập thể mạnh mẽ, biết làm chủ số phận và tận dụng lợi thế mà đối thủ mắc sai sót đem lại để ghi bàn và chiến thắng. Bản thân HLV Donadoni cũng sáng suốt hơn khi đưa ra các lựa chọn nhân sự và chiến thuật cho đội nhà. Lần đầu tiên tại Euro 2008, ông chấp nhận từ bỏ lối chơi tấn công và sơ đồ có ba tiền đạo ưa thích, để xếp một tiền vệ thực thụ Perrotta đá sau cặp tiền đạo Toni - Cassano trong sơ đồ xuất phát 4-3-1-2 cân bằng giữa hai yếu tố phòng ngự - tấn công. Cách sắp xếp mới ấy, cộng thêm sự năng nổ của những Cassano, Perrotta giúp Italy giữ cự ly đội hình rất tốt, chiếm ưu thế ở tuyến giữa, che chắn tốt cho hàng thủ đồng thời vẫn có khả năng gây đột biến ở tuyến trên.

Tuy nhiên, niềm vui mà thắng lợi thuyết phục trước tuyển Pháp và một suất vào tứ kết mang lại hẳn sẽ còn được nhân lên bội phần và trọn vẹn hơn, nếu Italy không mắc phải một số khiếm khuyết trong 90 phút so tài trên sân Letzigrund (Zurich - Thụy Sĩ) hôm qua. Khiếm khuyết đầu tiên cần phải kể đến là sự quyết liệt một cách quá mức cần thiết dẫn đến những thẻ vàng không đáng có dành cho Pirlo rồi Gattusso, đồng nghĩa với việc Italy sẽ không thể có sự phục vụ của hai tiền vệ chủ chốt này trong tứ kết ngày 22/6 tới. Vắng cặp "sen đầm" này, thày trò Donadoni sẽ chịu thiệt thòi lớn bởi đối thủ của họ khi đó là đội nhất bảng D Tây Ban Nha sở hữu dàn tiền vệ mạnh và giàu sức công phá hàng đầu thế giới.

Mặt khiếm khuyết thứ hai mà Donadoni cần phải sớm tìm cách khắc phục là khả năng dứt điểm của các chân sút. Italy mang sang Áo - Thụy Sỹ dàn "sát thủ" hàng khủng gồm 6 cầu thủ ghi đến 102 bàn ở Serie A và Bundesliga mùa vừa qua, nhưng sau 3 trận, họ vẫn chưa có tiền đạo nào xuất hiện trong danh sách phá lưới tại Euro 2008. Ở trận thắng Pháp hôm qua, không kể 2 bàn thắng đến từ những tình huống cố định được ghi bởi Pirlo và De Rossi, Italy còn tạo ra cả tá cơ hội ngon, nhưng không một lần tận dụng thành công. Mũi nhọn Toni gây thất vọng hơn cả khi phung phí những 5 tình huống tưởng chừng ăn bàn mười mươi. Đây là thực trạng đáng báo động, bởi nếu muốn tiến sâu tại giải lần này, Italy không thể cứ mãi sống nhờ vào những bàn thắng đến từ hàng thủ hay tuyến giữa như 3 trận vừa qua.
Image
Góp công lớn khi đem lại quả phạt đền cho Pirlo mở tỷ số, nhưng Toni (áo trắng) đã phung phí quá nhiều cơ hội. Ảnh: Reuters.
Bên phía Pháp, thất vọng là điều khó tránh khỏi, nhưng nhìn toàn cục, thất bại của thày trò Domenech trong trận tái hiện chung kết World Cup 2006 với Italy hôm qua và việc họ phải khăn gói ra về ngay sau vòng bảng là kết quả hợp lý. Đúng là họ chịu thiệt khi mất nhạc trưởng và là nguồn cảm hứng Ribery ngay phút thứ 8 và phải đá với 10 người từ phút 24 do Abidal phạm lỗi rất thô với Luca Toni trong vòng cấm, nhưng nếu đã là một đội bóng lớn, một ứng viên vô địch, "Les Bleus" cần có những phương án thay thế và ứng phó có chất lượng. Hôm qua, họ đã không làm được điều đó, khi những điều chỉnh nhân sự và chiến thuật của HLV Domenech đều không đem lại hiệu quả cần thiết. Đội Á quân thế giới thậm chí còn có thể hứng chịu thảm bại nặng nề tương tự khi họ thua Hà Lan cách đây 4 hôm, nếu các chân sút bên phía Italy không dứt điểm quá tồi.

Trên sân Letzigrund hôm qua, vẫn ra quân với sơ đồ 4-4-2, nhưng Pháp thay đổi 3 vị trí xuất phát, tất cả đều nhằm vào những người chơi quá tệ trong trận thua Hà Lan là Thuram, Sagnol và Malouda. Tuy nhiên, ngay từ đầu những thay đổi ấy đã không cho thấy bất kỳ tín hiệu tươi sáng nào. Trong thế buộc phải thắng mới có hy vọng đi tiếp và lại gặp đối thủ "ưa thích" là Italy, "Les Bleus" vẫn nhập cuộc không mấy hứng khởi. Họ thậm chí còn biếu cho cựu thù cơ hội bằng vàng để mở tỷ số ngay phút thứ 4 khi Abidal, đá trung vệ thay Thuram trận này, cản phá hỏng một đường chuyền dài của phía Italy, nhưng Luca Toni "chân gỗ" lại dứt điểm chệch cột dọc trong gang tấc, dù phía trước anh chỉ còn mỗi thủ thành Coupet. 7 phút sau, cầu môn đội bóng áo lam lại được một phen chao đảo khi Panucci đón quả phạt góc, đánh đầu hiểm hóc. Chỉ nhờ Makelele kịp phá bóng trên vạch vôi, Pháp mới không thủng lưới trong tình huống này.

Bị Italy dồn ép, lại mất nhạc trưởng Ribery vì chấn thương, các pha lên bóng của Pháp vốn đã thiếu ăn ý, càng rời rạc hơn. Không những thế, đến phút 25, đội Á quân thế giới còn rơi vào thế bất lợi khi Abidal bị truất quyền thi đấu vì lỗi đẩy ngã từ phía sau rất phô với Luca Toni, cầu thủ có pha rướn người khống chế đẹp mắt đường chuyền vượt tuyến của Pirlo. Từ quả phạt đền mà Italy được hưởng, tiền vệ đang đá cho Milan không mắc sai sót nào, hạ Coupet, phá thế quân bình.

Sau bàn thua này, HLV Domenech đã cố bù đắp cho hàng thủ bằng cách rút Nasri, cầu thủ vừa thay Ribery, để lấy chỗ cho một trung vệ là Boumsong, đẩy Benzema ra biên đá như một tiền vệ công bên cánh trái. Nhưng thế thiệt quân vẫn khiến Pháp chật vật chống đỡ những bài phối hợp đơn giản, nhưng nhanh và sắc sảo của Italy. Nếu cú sút sấm sét của De Rossi sau một pha dàn xếp đá phạt đi thấp hơn một chút và Toni không dứt điểm quá vụng về trong những tư thế rất thuận lợi, Pháp đã có thể lĩnh thêm 4 bàn thua nữa chỉ trong vòng 3 phút, từ 27 đến 30. Đội bóng áo lam còn một phen toát mồ hôi nữa ngay trước giờ nghỉ giải lao, khi thủ thành Coupet phải nhờ đến sự trợ giúp của cột dọc mới đẩy được cú sút phạt trực tiếp hiểm hóc của Grosso.
Image
Thất bại tại Euro 2008 rất có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho một chu kỳ thành công của tuyển Pháp. Ảnh: AFP.
Cơ hội duy nhất dành cho Pháp ở hiệp đầu là tình huống Henry đón đường chuyền thông minh của Toulalan, rồi dứt điểm chéo góc trong thế không người kèm, nhưng bóng chỉ đi cắt mặt cầu môn Italy chứ không vào lưới. Phải đến khi vào hiệp hai, họ mới bắt đầu có tín hiệu khởi sắc hơn và 2 lần buộcBuffon phải trổ tài sau những pha dứt điểm của Benzema. Tuy nhiên, khi hy vọng gỡ hòa bắt đầu nhen nhóm trong "Les Bleus", thì Italy lại bất ngờ có bàn nhân đôi tỷ số ở phút 62. Cũng trong một tình huống phối hợp đá phạt trực tiếp, De Rossi sút như búa bổ ở cự ly 30 mét và được sự trợ giúp từ cái chân trái thò ra không đúng lúc của Henry, bóng đổi hướng đi vào góc gần khi Coupet đã đổ người về góc đối diện.

Bàn thắng của De Rossi gần như đã định đoạt số phận trận đấu. Trong thời gian còn lại, Pháp thiệt quân nên không tạo được đột biến đáng kể về mặt lối chơi, dù đã tung Anelka vào sân để tăng cường hỏa lực cho mặt trận tấn công. Pha bóng nguy hiểm đáng kể nhất mà họ tạo ra trước khi hết giờ là cú sút căng từ ngoài vòng cấm của Benzema ở phút 83 khiến Buffon vất vả bay người cứu thua. Trong khi đó, Italy giở bài phòng ngự phản công và bảo vệ tỷ số 2-0 đến hết giờ. Với kết quả này, ĐKVĐ thế giới đã lách qua khe cửa hẹp, cùng Hà Lan vào tứ kết, còn Pháp thì cay đắng chia tay Euro 2008 trong tư thế của đội bét bảng C.

Đội hình thi đấu:

Pháp (4-4-2): Coupet - Clerc, Gallas, Abidal, Evra - Govou (Anelka, 65'), Toulalan, Makelele, Ribery (Nasri, 8' - Boumsong, 25') - Henry, Benzema

Italy (4-3-1-2): Buffon - Zambrotta, Panucci, Chiellini, Grosso - Pirlo (Ambrosini, 54'), De Rossi, Gattuso (Aquilani, 82') - Perrotta (Camonaresi, 63') - Cassano, Toni.

Bàn thắng: Pirlo 25' pen, De Rossi 62'.
Thẻ đỏ: Abidal 24'.

Bảng C

TT Đội Trận H/S Điểm
1 Hà Lan 3 9-1 9
2 Italy 3 3-4 4
3 Romania 3 1-3 2
4 Pháp 3 1-6 1




Minh Kha

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Ballack kéo 'xe tăng Đức' vào tứ kết Thi đấu ì ạch, đội vô địch Euro 1996 phải nhờ đến pha làm bàn đẹp mắt đậm chất cá nhân của thủ quân Michael Ballack mới có thể giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đồng chủ nhà Áo, tối qua.


Chiến thắng 1-0 tối qua đủ giúp Đức vững vàng ở ngôi vị thứ hai sau Croatia, qua đó giành chiếc vé còn lại của bảng B để vào tứ kết. Sau 12 năm, giấc mơ nhỏ nhoi ấy mới lại được hoàn thành, nhưng niềm vui của người hâm mộ Đức có vẻ như không trọn vẹn.


Làn gió tươi mới mà Juergen Klinsmann đem lại cách đây hai năm ở World Cup 2006 cùng màn trình diễn khá ấn tượng tại vòng loại Euro 2008 dưới thời Joachim Loew tạo dựng cho "xe tăng Đức" sức vóc mới, trẻ trung, mạnh mẽ và hứng khởi hơn. Họ bởi vậy được đánh giá là đối thủ lớn nhất bảng và là một trong những ứng viên nặng ký nhất cho chức vô địch năm nay. Trận ra quân thắng Ba Lan 2-0 càng củng cố thêm niềm tin đó cho người Đức.

Nhưng, những nghi ngờ bắt đầu xuất hiện từ trận thua Croatia 1-2 ở lượt trận thứ hai. Đội bóng của HLV Loew khi đó chơi rời rạc và kém cỏi, thậm chí còn có lúc để đối phương vượt lên dẫn trước với cách biệt hai bàn. Họ do đó phải bước vào trận đấu tối qua với chủ nhà Áo trong tâm thế khá nặng nề cùng nhiệm vụ phải kiếm ít nhất một kết quả hòa để giành quyền đi tiếp.

Nhằm lên dây cót tinh thần cũng như làm giảm nhiệt làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận, HLV Joachim Loew tuyên bố các học trò của ông quyết trình diễn một bộ mặt hoàn toàn khác trong trận đấu cuối cùng tại vòng bảng, tối qua. Ông biết giữ lời, nhưng lời hứa ấy chỉ có hiệu lực trong chưa đầy... 10 phút đầu của hiệp một và hiệp hai. Phần lớn thời gian còn lại, "xe tăng Đức" lại để mình rơi vào trạng thái ì ạch, trình diễn lối đá khá nghèo nàn, thiếu sinh khí và hầu như không có bản sắc.
Image
Không có nét chuyển biến thật đáng kể nào của tuyển Đức (áo trắng) ở trận đấu tối qua. Ảnh: AP.
So với hai trận đấu trước, đội hình ra sân của Đức chỉ có một sự thay đổi duy nhất. Marcell Jansen dính chấn thương vai nên không thể thi đấu. Vị trí hậu vệ trái bởi vậy được chuyển giao cho Lahm. Trấn giữ hành lang phải là Friedrich. Bộ tứ tiền vệ vẫn gồm Fritz, Frings, Ballack và Podolski. Không để lại ấn tượng trong trận thua Croatia và sau hai trận chưa kiếm được bàn thắng nào nhưng cặp đôi trên hàng công là Gomez và Klose vẫn được trọng dụng.

Với sự vượt trội về đẳng cấp, kinh nghiệm, lợi thế lịch sử và quyết tâm tìm lại dáng hình, Đức nhập trận đầy tự tin và hứng khởi. Họ ào lên tấn công và thiếu chút nữa kiếm được bàn mở tỷ số ngay ở phút thứ 5. Klose đi bóng khôn ngoan trong vòng vây của ba cái bóng áo đỏ trước khi chuyền ngang sang cho Gomez. Ở vào tư thế trống trải, cách khung thành chưa đầy hai mét nhưng mũi nhọn người Đức lại đệm bóng lỗi đến ngờ nghệch, để Gyorgy Garics đánh đầu ngược phá lên.

Cơ hội sớm ấy như hứa hẹn một trận đấu hào nhoáng tương xứng với sức vóc của "xe tăng Đức". Nhưng không. Kể từ sau pha bỏ lỡ đó của Gomez, sự mạch lạc và mạnh mẽ trong lối chơi của họ đột nhiên xịu dần xuống. Đánh mất khu trung tuyến và thiếu tính đột biến trên tuyến đầu, Đức dần để lộ vẻ chập chờn trong hệ thống phòng ngự. Nếu không vì những chân sút của đội chỉ đứng thứ 92 trên bảng xếp hạng FIFA quá kém, cái giá mà người Đức phải trả có lẽ còn đắt hơn việc chỉ phải nhận những phen thót tim ở pha thoát xuống của Hoffer phút 19 và cú nã đạn từ khoảng 30 mét của Aufhauser sau đó chỉ chừng một phút.

Sau nhiều phen bị "giỡn mặt", đến phút 23 đội vô địch Euro 1996 cũng tìm được cơ hội ngon ăn để trả đòn. Đó là cú sút cực mạnh của Podolski từ ngoài cấm địa, buộc thủ thành đội Áo phải vất vả đổ người đẩy ra. Tuy nhiên, đây cũng chính là tình huống đáng kể cuối cùng ở hiệp một trên sân cỏ. Trước giờ nghỉ, sự kiện đáng chú ý nhất là việc HLV Joachim Loew và người đồng nghiệp Josef Hickersberger của đội tuyển Áo đều bị truất quyền chỉ đạo do hai ông cùng nhau tranh cãi với trọng tài bàn.

Những phút đầu hiệp hai, người Đức lại tỏ ra hào hứng như khi bắt đầu hiệp đấu đầu tiên. Và hệ quả là ngay ở phút 49 họ có được bàn mở tỷ số. Từ vị trí sút phạt khoảng 30 mét hơi chếch về bên trái khung thành đội Áo, Ballack tung ra cú sút mu lai má cực mạnh đưa bóng cắm vào góc cao khung thành Jurgen Macho, mở tỷ số 1-0 cho "xe tăng Đức" (video clip). Trên khán đài, Joachim Loew mừng húm ôm trầm lấy Schweisteiger (không dự trận vì bị treo giò) nhảy múa.
Image
Bàn thắng của Ballack kịp vớt vát lại chút gì đó tích cực cho "xe tăng Đức".


Sau tình huống đó, khán đài sân Ernst Happel lại trở về với trạng thái tĩnh lặng như phần thời gian ở hiệp đấu đầu tiên. Người Đức chơi không quá chặt nhưng cũng chẳng để cho một tuyển Áo yếu ớt gây phương hại đến thành quả của họ. Về phần mình, đội từng ba lần vô địch Euro sau đó cũng kiếm thêm được đôi ba cơ hội từ Frings hay Podolski nhưng đều không đủ hóc hiểm để hạ thủ thành Macho, kết quả 1-0 bởi vậy được duy trì cho đến hết trận. Áo chính thức rời giải, còn "xe tăng Đức" cũng kiếm được suất dự tứ kết như mong muốn - nơi đó họ đụng phải "thú dữ" Bồ Đào Nha (nhất bảng A).

Đội hình thi đấu:

Áo: Macho, Garics, Stranzl, Hiden (Leitgeb, 55'), Pogatetz, Harnik (Kienast, 67'), Aufhauser (Saumel, 63'), Ivanschitz, Fuchs, Korkmaz, Hoffer.
Dự bị không được sử dụng: Manninger, Ozcan, Standfest, Vastic, Linz, Gercaliu, Katzer, Patocka.

Đức: Lehmann, Friedrich, Mertesacker, Metzelder, Lahm, Fritz (Borowski, 90'), Frings, Ballack, Podolski (Neuville, 83'), Gomez (Hitzlsperger, 60'), Klose.
Dự bị không được sử dụng: Enke, Adler, Jansen, Westermann, Rolfes, Trochowski, Odonkor, Kuranyi.

Bàn thắng: Ballack 49'.

Bảng B

TT Đội Trận H/S Điểm
1 Croatia 3 4-1 9
2 Đức 3 4-2 6
3 Áo 3 1-3 1
4 Ba Lan 3 1-4 1


Doãn Mạnh

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sao Italy lột quần áo mừng đại thắng

Sau khi cùng đội nhà giành quyền vào tứ kết, tối qua, tiền đạo Antonio Cassano hứng chí chơi điệu thoát y ngay trên sân cỏ.


Image

Antonio Cassano - vốn là "đứa con hư" của người Italy (nổi tiếng với những trò quậy phá).

Image

Image

Cựu ngôi sao Real tối qua thi đấu trọn trận, không ghi bàn nhưng có những đóng góp nhất định vào chiến thắng 2-0 trước Pháp.


Image

Hà Uyên tổng hợp

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nga - Thụy Điển, chờ một 'phép màu' từ Hiddink

Thụy Điển chỉ cần một kết quả hòa là vào tứ kết, còn người Nga phải chiến thắng, trong cuộc so tài then chốt tối nay. Có lẽ, bây giờ là lúc để kiểm chứng lại tài năng của Guus Hiddink, vị HLV chưa bao giờ bị loại ngay sau vòng bảng ở bất cứ giải đấu lớn nào.
Image
Nếu muốn vào vòng 8 đội mạnh nhất, Nga phải hạ được Thụy Điển.
Kể từ thời điểm bước chân lên đẳng cấp đội tuyển, cách đây 12 năm, nhà cầm quân 61 tuổi vẫn duy trì được một thành tích khá nổi bật là luôn dẫn dắt các đội tuyển quốc tế vượt qua vòng bảng tại mỗi giải đấu lớn. Nhận được sự nể phục của nhiều chuyên gia, những chiến công đó là: đưa Hà Lan vào tứ kết Euro 1996 và bán kết World Cup 1998, giúp đồng chủ nhà Hàn Quốc đoạt vị trí thứ tư ở World Cup 2002 (sau khi thắng cả Italy lẫn Tây Ban Nha, hai đội được đánh giá cao hơn), và sau cùng, là kết quả khá ấn tượng tại World Cup 2006: đưa Australia lần đầu tiên lọt vào vòng hai giải vô địch thế giới.

Những chiến công trên đã tạo uy tín khá lớn cho Guus Hiddink. Và đấy cũng là lý do khiến tỷ phú Abramovich, vị "Mạnh thường quân" của Liên đoàn bóng đá Nga, phải cất công mời ông về nắm đội tuyển nước này. Trong hai năm làm việc ngắn ngủi tại xứ sở bạch dương, cái uy tín đó vẫn được nhà cầm quân từng đưa CLB PSV Eindhoven tới "cú ăn ba" trong mùa bóng 1987-1988 (Cup C1, vô địch Hà Lan, Cup quốc gia Hà Lan) duy trì một cách khá tốt đẹp, qua thành tích giúp Nga giành vé dự Euro 2008. Công bằng mà nói, việc "những chú gấu" có được tấm vé này chủ yếu do người Anh "tự ngã" (thua Croatia trên sân nhà). Tuy nhiên, nếu không được nhào nặn bởi bàn tay của Hiddink thì chắc gì Nga đã hạ nổi đối thủ này trong trận đấu có ý nghĩa làm thay đổi cục diện tại Moscow (thắng 2-1). Bởi vậy, hầu hết các fan hiện nay của Nga đều dành cho vị HLV 61 tuổi một tình cảm tốt đẹp.

Tại Euro lần này, đoàn quân của chiến thuật gia người Hà Lan đã chơi không tồi. Họ thắng Hy Lạp 1-0 ở lượt đấu thứ hai tại vòng bảng, qua đó trực tiếp biến đối thủ khó chơi này trở thành nhà cựu vô địch. Tuy nhiên, do những sai lầm phòng ngự hết sức nghiệp dư, giờ Nga đang phải trả giá khi để thua Tây Ban Nha tới 1-4 trong ngày ra quân. Những pha thủng lưới đó khiến họ hiện kém hiệu số bàn thắng bại so với Thụy Điển (-2 so với +1), và sẽ phải chiến thắng nếu muốn vào tứ kết, trong khi đối thủ chỉ cần một kết quả hòa là đủ.

Rõ ràng, một nhiệm vụ khó khăn lại được đặt trước mặt HLV Hiddink. Và lần này, nó đang được đánh giá là bất khả thi bởi Thụy Điển có vẻ như "nhỉnh" hơn qua hai kết quả: thắng Hy Lạp 2-0 và chỉ chịu thua Tây Ban Nha sát nút 1-2.
Image
Hiddink được người đồng nhiệm Rehhagel (Hy Lạp) chúc may mắn.
Phép màu nào của Guus Hiddink? Trong cuộc so tài tối nay, không giống thế công thủ cân bằng như trận gặp Hy Lạp, nhiều khả năng nhà cầm quân người Hà Lan sẽ cho các học trò chơi tấn công ngay từ đầu. Đơn giản bởi Nga giờ đang ở thế bất lợi. Với mũi nhọn Pavlyuchenko tiếp tục cắm ở trên, còn nhạc trưởng Arshavin và Torbinsky sẽ đóng vai trò hộ công, có lẽ sơ đồ chiến thuật 4-1-4-1 quen thuộc sẽ được Hiddink sửa thành 4-3-3.

Tuy nhiên, thế công của Nga sẽ làm được gì trong lúc Thụy Điển chỉ cần giữ sạch mành lưới là đủ cho tấm vé vào tứ kết? Với sự bảo vệ bởi bộ tứ Hansson - Melberg - Alexandersson - Nilsson, khung thành của thủ môn Isaksson luôn được đảm bảo có chỉ số an toàn cao. Chẳng những vậy, trên hàng công, Thụy Điển còn tỏ ra khá lợi hại. Những tiền đạo tên tuổi như Ibrahimovic - Larsson sẽ tung đòn trừng phạt lập tức một khi Nga để "hở sườn" trong lúc dâng cao tìm kiếm bàn thắng.

Theo đánh giá của hãng tin Sky, khả năng của hai đội lúc này là 55% - 45%, nghiêng về Thụy Điển. Và như vậy thì Nga sẽ phải cần tới một phép màu. Một số chuyên gia của tờ Goal bình luận, để cơ hội vào tứ kết được thắp sáng, "những chú gấu" cần ghi bàn thắng dẫn trước rồi sau đó chủ động lui về, sử dụng chiến thuật giằng co như từng làm trước Hy Lạp. Liệu đó có phải kế sách của Hiddink?
Image
Mục tiêu đã ở trước mặt, nhưng túm được nó không phải chuyện dễ.
Rõ ràng, tài năng của Hiddink lại bị thử thách một lần nữa. Nhưng ngay cả khi bị loại, ông và đội tuyển Nga vẫn có quyền ngẩng cao đầu, bởi việc được góp mặt tại vòng chung kết Euro lần này và đánh bại nhà vô địch cũng là một thành tích đáng tự hào rồi.

Đội hình xuất phát dự kiến:

Nga: Akinfeyev; Kolodin, Ignashevich, Anyukov, Zhirkov; Semak, Zyrianov, Semshov; Arshavin, Torbinsky, Pavlyuchenko

Thụy Điển: Isaksson; Hansson, Melberg, Alexandersson, Nilsson; Adersson, Svensson, Ljungberg, Elmander; Ibrahimovic, Larsson

Ngọc Tuấn

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Xô đổ Thụy Điển, Nga vào tứ kết đụng Hà Lan Giật mình! Hẳn là ai đó phải thốt lên như vậy sau khi chứng kiến cái cách "Gấu Nga" giành chiến thắng 2-0 nhẹ nhàng, mỹ học và xuất sắc đến khó tin trước Thụy Điển ở lượt trận vòng bảng cuối cùng tại Euro 2008, tối qua.

Kể từ năm 1991, sau khi tách khỏi Liên xô (cũ), đội tuyển bóng đá của Liên bang Nga chưa một lần vượt qua vòng bảng ở Euro hay World Cup. Giấc mộng 17 năm ấy xem chừng phải nối thêm dài - nếu xét đoán từ màn trình diễn thiếu thuyết phục của họ sau hai lượt trận đầu tiên tại giải năm nay.

Ra quân bằng thất bại vỡ mặt 1-4 trước Tây Ban Nha, "Gấu Nga" chỉ kịp hồi tâm bằng chiến thắng tối thiểu đầy khó nhọc trước Hy Lạp - khi đó còn mang tư cách ĐKVĐ nhưng thực chất đã ở vào vận mạt. Những bước chân đầu tiên không thuận lợi đẩy thày trò Guus Hiddink vào tình thế khá ngột ngạt. Họ buộc phải thắng ở trận đấu cuối trước đối thủ được đánh giá cao hơn là Thụy Điển (đội từng quật đổ Hy Lạp 2-0 ở trận ra quân và chỉ chịu thua Tây Ban Nha 1-2 bởi bàn thắng phút bù giờ của David Villa).

Lý do đó vô hình chung khiến nhiều người, khi luận bàn đến khả năng mong manh vào tứ kết của Nga, đều nhất mực gắn thêm vào đó những mỹ từ nặng tính trừu tượng như "may mắn", "diệu kỳ" hay "mộng mơ"... Tuy nhiên, thực tế là đội tuyển đến từ xứ bạch dương tối qua không cần đến những thứ mơ hồ ấy.

May mắn ư? Nếu có họ thậm chí có thể đã làm rách lưới Thụy Điển thêm bốn hay năm lần nữa chứ không "đơn giản" chỉ là chiến thắng với tỷ số 2-0. Diệu kỳ ư? Mộng mơ ư? Nếu có thì cũng chỉ được dùng để tả về cảm xúc của những ai chứng kiến trận đấu tối qua mà thôi. Còn nếu muốn nói về màn trình diễn của người Nga có lẽ chỉ cần một từ duy nhất là quá đủ. Từ ấy là: Hoàn hảo.

Cũng có một trận thắng và một thất bại nhưng nhờ hiệu số tốt hơn nên Thụy Điển nghiễm nhiên chiếm vị trí thứ hai bảng D. Họ chỉ cần hòa trong trận đấu cuối tối qua cũng đủ quyền vào dự tứ kết. HLV Lars Lagerback bởi vậy quyết định giữ nguyên đội hình như ở trận gặp Tây Ban Nha. Trong khi đó, Nga cũng chỉ có một điều chỉnh duy nhất về nhân sự là Andrei Arshavin (vắng mặt ở hai trận đầu vì án treo giò dính từ vòng loại). Anh được xếp đá ngay sau mũi nhọn Pavluchenko lập nên sơ đồ 4-2-3-1-1.

Sự trở lại của Arshavin trên thực tế rất được người Nga chờ đợi. Anh chính là đầu tàu của Zenit St Petersburg trong cuộc chiến giành Cup UEFA mùa vừa qua nên hứa hẹn mang lại chút gì đó tươi mát cho đội tuyển sau hai trận khởi đầu khó nhọc. Và, quả nhiên, tài năng hiện được cả Arsenal lẫn Lyon theo đuổi đã không phụ lòng người hâm mộ đội tuyển quê hương. Chính anh, phút 13, là người mang lại cơ hội ngon ăn đầu tiên cho Nga, sau khi đánh đầu cụ thể hóa đường chuyền của Anyukov. Bóng ra ngoài nhưng đủ để gợi mở về một màn trình diễn hoàn hảo sau đó của người Nga. Điều ấy - chỉ mất thêm hai phút - để được củng cố thêm. Từ pha lên bóng bên cánh phải, Pavlyuchenko tung ra đường chuyền tầm thấp lợi hại nhưng Bilyaletdinov không tận dụng thành công, lỡ cơ hội ngon ăn trông thấy.

Khởi đầu đầy hứng chí, nhiệt tấn công của người Nga bừng lên mỗi lúc một thêm mạnh đến độ "tảng băng lạnh giá" như Thụy Điển cũng phải tan chảy. Phút 21, thêm một cơ hội ngon ăn nữa được tạo ra và lần này vẫn thuộc về người Nga. Sau pha đi bóng lắt léo bên cánh trái, Arshavin treo bóng hiểm hóc vào trong cấm địa khiến thủ thành Isaksson phải tung người đẩy mối họa qua xà. Từ quả đá phạt góc được hưởng sau đó, cơ hội tìm đến Zhirkov. Hậu vệ trái tuyển Nga tung chân vô-lê khéo léo nhưng bóng đi chệch cột trong gang tấc. Sự tiếc nuối lớn bao trùm trên những khuôn mặt Nga.

Tuy nhiền, chỉ ba phút sau tình huống bị bỏ lỡ trên, sự tiếc nuối ấy đã bùng lên thành niềm vui sướng. Phút 24, Semshov nỗ lực đi bóng bên cánh phải trước khi chuyền vào trong cho Anyukov. Giữa trùng vây đối thủ anh vẫn giữ được điềm tĩnh trước khi chuyền nhẹ sang cho Pavlyuchenko dứt điểm nhanh từ khoảng cách chừng 11 mét, mở tỷ số cho tuyển Nga. Lẽ thường, một khi ở vào thế yếu mà vượt được lên dẫn trước, nhiều đội tuyển sẽ chọn giải pháp co về để tử thủ hòng bảo vệ lợi thế. Nhưng, dưới bàn tay của "thày phù thủy" Guus Hiddink, người Nga không "thèm" làm thế.

Họ vẫn hiên ngang tấn công và dễ dàng làm phiền lòng những người Thụy Điển bằng lối chơi kỹ thuật nhưng không thiếu tốc độ và khoa học. Sự hứng chí của đoàn quân áo đỏ chỉ tạm khựng lại một thoáng chốc, khi Larsson của Thụy Điển đánh đầu trúng khung gỗ phút 27, để rồi lại bùng lên dữ dội hơn. Phút 36, họ thể hiện sự sòng phẳng bằng cú dứt điểm trúng xà, sau pha phản công nhanh sắc sảo mà Pavluchenko là người kết thúc. Khi bóng bật ra từ tình huống này, Zyrianov ập vào đánh đầu bồi nhưng bị thủ thành Isaksson đẩy ra biên. Từ quả phạt góc được hưởng sau đó, đến lượt Zhirkov dứt điểm từ xa khiến Isaksson một lần nữa phải chật vật hóa giải.

Mãi đến phút bù giờ, Thụy Điển mới có thêm một lần thoát hệ thống phòng ngự chặt chẽ của đối thủ để ập vào cấm địa, nhưng cú dứt điểm của Nilsson chẳng thể làm phương hại gì được mành của người Nga vì ở đó còn có thủ thành Akinfeev - một trong những cầu thủ chơi hay nhất trận tối qua (thể hiện qua những pha ra vào hợp lý chứ thực tế là anh chẳng mấy khi được đối phương tạo cơ hội để trổ tài).

Sau quãng nghỉ giữa hiệp thái độ thi đấu của hai đội không hề đổi khác. Người Nga vẫn chơi hay như hiệp đấu đầu tiên, còn đối thủ của họ vẫn uể oải và mong manh đến bất ngờ. Và rồi, chỉ mất đúng 5 phút sau khi hiệp hai bắt đầu, các học trò của Guus Hiddink lại tung thêm "nhát dao" nữa làm đội tuyển đến từ Bắc Âu suy sụp. Từ quả đá phạt lên của một cầu thủ Thụy Điển, bóng lên đến quá nửa sân thì bị một cái bóng áo đỏ chặn lại và bài phản công được triển khai nhanh chóng. Mất 5 đường chuyền qua lại với chỉ cần ba cầu thủ tham gia, bóng được Arshavin dứt điểm chuẩn xác vào góc xa khung thành Thụy Điển, nâng tỷ số lên 2-0 cho tuyển Nga.

Từ đây, người Nga lại có thêm lý do để tin vào chiến thắng, không chỉ bởi những gì thể hiện từ đầu trận mà còn vì trong 11 trận Arshavin ghi bàn trước đây họ mới chỉ một lần duy nhất thua trận (trước Bồ Đào Nha ở vòng loại World Cup 2006). Và niềm tin ấy mỗi lúc một được củng cố thêm, thông qua thế trận lấn lướt hoàn toàn và những cơ hội liên tiếp được tạo ra. Phút 67, trong nỗ lực áp chế Ashavin, hậu vệ Stoor thiếu chút nữa đá phản lưới nhà. Chừng hai phút sau, Zirakov lại dội sóng gió về khung thành Isaksson bằng cú đá phạt đưa bóng đi sạt xà.

Thời gian càng trôi dần về cuối, chuyển biến của Thụy Điển chỉ là sự nôn nóng mỗi lúc một rõ. Và đó là lúc để các học trò của Guus Hiddink ứng dụng đòn phản công thêm hiệu quả. Liên tiếp trong vòng ba phút từ 80 đến 81, "Gấu Nga" có thêm ba cơ hội để gia tăng cách biệt. nhưng Pavluchenko hai lần bỏ lỡ trong khi cú dứt điểm của Zyrianov tìm trúng cột dọc, sua khi đập chân một cái bóng áo vàng. Phút 89, đến lượt Ashavin có cơ hội từ pha chuyền bóng hỏng của đối phương. Cú dứt diểm trong cấm địa của anh khi đối diện với thủ thành đối phương thiếu chút nữa thành công, nếu không bị một cầu thủ áo vàng soài người đạp bóng ra.

Không có thêm bàn thắng nào, nhưng vậy là quá đủ với người Nga. Họ đường hoàng chiếm ngôi nhì bảng với sáu điểm sau ba trận để giành tấm vé cuối cùng vào đấu tứ kết gặp Hà Lan.

Đội hình thi đấu:

Nga: Akinfeev, Aniukov, Ignashevich, Kolodin, Zhirkov, Semak, Zyryanov, Semshov, Bilyaletdinov (Saenko, 66'), Arshavin, Pavluchenko (Bystrov, 90').
Dự bị không được sử dụng: Gabulov, Malafeev, Vasili Berezutsky, Yanbaev, Alexei Berezutsky, Adamov, Torbinsky, Shirokov, Sychev, Ivanov.

Bàn thắng: Pavluchenko 24', Arshavin 50'.

Thụy Điển: Isaksson, Stoor, Mellberg, Hansson, Nilsson (Allback, 79'), Elmander, Andersson (Kallstrom, 55'), Svensson, Ljungberg, Henrik Larsson, Ibrahimovic.
Dự bị không được sử dụng: Shaaban, Wiland, Linderoth, Alexandersson, Majstorovic, Granqvist, Sebastian Larsson, Wilhelmsson, Rosenberg, Dorsin.

Bảng D

TT Đội Trận H/S Điểm
1 Tây Ban Nha 3 8-3 9
2 Nga 3 4-4 6
3 Thuỵ Điển 3 3-4 3
4 Hy Lạp 3 1-5 0

Doãn Mạnh

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Tây Ban Nha 'nắn gân' Italy bằng chuỗi trận toàn thắng Tung ra sân đội hình dự bị mà vẫn đủ sức làm khổ Hy Lạp, đội tuyển xứ sở đấu bò kết thúc cuộc chạy đua ở bảng D Euro 2008 với 9 điểm trọn vẹn, đồng thời gửi lời cảnh báo nhẹ nhàng tới đối thủ Italy trước vòng tứ kết.
Image
Tưởng như Hy Lạp sẽ có thể chia tay ngôi vương bằng chiến thắng, sau khi Charisteas mở tỷ số.
Thủng lưới trong hiệp một sau bàn thắng của Angelos Charisteas, Tây Ban Nha đã đảo ngược được tình thế sau giờ nghỉ giải lao nhờ công của Ruben de la Red và Daniel Guiza. Như vậy, với thất bại tối qua, nhà cựu vô địch đã phải rời Euro 2008 một cách ê chề khi không giành được điểm nào (đội duy nhất hoàn toàn trắng tay). Trong khi đó, Tây Ban Nha giờ có thể hướng đến trận tứ kết gặp Italy với niềm tin sẽ may mắn hơn so với các lần chạm trán trước đây.

Trở lại trận đấu tối qua, HLV Aragones chỉ giữ lại một cầu thủ duy nhất so với đội hình xuất phát của hai trận đầu (tiền vệ Iniesta, sau đó cũng bị thay ra bởi Cazorla). Sự thiếu gắn kết trong hiệp một của các gương mặt dự bị bên phía Tây Ban Nha là lý do dẫn tới thế trận khá thuận lợi cho Hy Lạp, và nhà cựu vô địch đã không bỏ lỡ cơ hội mở tỷ số ở phút 42. Sau quả đá phát của Karagounis, tiền đạo Charisteas đã bật cao đánh đầu, đưa bóng vào lưới thủ môn Reina.

Pha lập công trên là bàn thắng đầu tiên của Hy Lạp tại giải vô địch châu Âu 2008. Song đáng tiếc, nó đã không thể giúp họ có nổi dù chỉ một điểm, khi mà sau giờ nghỉ giải lao, nhóm cầu thủ dự bị của Tây Ban Nha đã chơi “sáng nước” hơn và đảo ngươc tình thế.

Phút 61, với một cú sút dội xà ngang vào lưới, phát hiện của CLB Getafe trong mùa giải vừa qua, Ruben de la Red là người gỡ hòa cho “đấu sĩ bò tót”. Trong khoảng thời gian còn lại, Charisteas đã bỏ phí một cơ hội của Hy Lạp khi sút bóng chệch cột, song Tây Ban Nha mới là đội tìm được bàn thắng sau cùng. Phút 88, sau quả tạt thuận lợi của Sergio Garcia, vua phá lưới Liga 2007-2008, Daniel Guiza đã đánh đầu chính xác, ấn định chiến thắng 2-1.
Image
Guiza không cho đối thủ có cơ hội giữ lấy một điểm.
Đội hình thi đấu:

Hy Lạp: Nikopolidis, Vyntra, Kyrgiakos (Antzas 63), Dellas, Spyropoulos, Basinas, Karagounis (Tziolis 74), Katsouranis, Salpigidis (Giannakopoulos 86), Charisteas, Amanatidis. Dự bị không được sử dụng: Chalkias, Tzorvas, Samaras, Goumas, Liberopoulos.

Bàn thắng: Charisteas 42

Tây Ban Nha: Reina, Arbeloa, Albiol, Juanito, Fernando Navarro, Sergio Garcia, De la Red, Alonso, Iniesta (Santi Cazorla 59), Fabregas, Guiza. Dự bị không được sử dụng: Casillas, Palop, Capdevila, Marchena, Puyol, Villa, Xavi, Torres, Sergio Ramos, Senna, Silva.

Bàn thắng: De la Red 61, Guiza 88.

Bảng D

TT Đội Trận H/S Điểm
1 Tây Ban Nha 3 8-3 9
2 Nga 3 4-4 6
3 Thuỵ Điển 3 3-4 3
4 Hy Lạp 3 1-5 0


Ngọc Tuấn

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Hạ Bồ Đào Nha, 'xe tăng Đức' hùng dũng vào bán kết Bỏ lại sau lưng vẻ rệu rã ở vòng bảng, Đức trở lại là chính họ bằng thứ bóng đá khoa học và hiệu quả để quật ngã một trong những ứng viên sáng nhất tại Euro 2008 nhờ chiến thắng nghẹt thở 3-2, tại tứ kết tối qua.

Trong đường hầm dẫn ra sân St. Jakob-Park, Nuno Gomes của Bồ Đào Nha điệu đà vuốt lại mái tóc dài chấm ngang vai rồi quay ra sau nói cười thoải mái với đồng đội. Ở hàng quân bên cạnh, người Đức khá trầm lặng. Vẻ im ắng bao trùm lên toàn bộ đội tuyển áo trắng. Đứng đầu đoàn, Michael Ballack cúi đầu lẩm nhẩm điều gì đó. Hình như anh cầu nguyện.

Hai hình ảnh trái ngược lột tả hai tâm trạng khác nhau của Bồ Đào Nha và Đức, trước khi bước vào trận tứ kết đầu tiên tại Euro 2008 tối qua. Bằng lối chơi công thủ toàn diện, đội tuyển đến từ bán đảo Iberia không mấy khó khăn để vượt qua vòng bảng. Họ chơi trên chân và liên tiếp đánh bại hai đối thủ đáng gờm là Thổ Nhĩ Kỳ rồi CH Czech để sớm giành quyền vào tứ kết với ngôi nhất bảng.

Trong khi đó, khá chật vật và phải chờ đến lượt đấu cuối cùng, "xe tăng Đức" mới ì ạch lết được vào tứ kết. Họ khởi đầu bằng chiến thắng chất lượng trước Ba Lan, nhưng sau đó lại bất ngờ thất bại cả về chiến thuật lẫn tỷ số trong cuộc đấu với Croatia. Sau đó, gặp một tuyển Áo kém xa về đẳng cấp nhưng cũng phải khá nhọc sức Michael Ballack cùng đồng đội mới kiếm được chiến thắng tối thiểu trước khi chính thức có suất dự tứ kết.

Tuyển Đức bởi vậy phải hứng chịu khá nhiều lời chỉ trích và ít nhiều để niềm tin bị rơi rớt. Từ chỗ được xem là một trong những ứng viên hàng đầu tại giải, "cỗ xe tăng" gần như bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Cộng thêm việc Torsten Frings dính chấn thương và HLV Joachim Loew bị cấm chỉ đạo vì sự cố trong trận gặp Áo, cơ hội giành chiến thắng của họ trong cuộc đối đầu với Bồ Đào Nha tối qua bởi vậy bị đặt trong tầm mắt nghi ngờ.

Nhưng, người Đức luôn là người Đức. Càng những lúc khó khăn hay thất bại càng là lúc sức sống trong họ trỗi dậy mạnh hơn bao giờ hết. Euro 2000, Đức dự giải với tư cách là ĐKVĐ nhưng sớm bị loại khỏi cuộc chơi ngay từ vòng bảng (một trong những nguyên nhân là trận thảm bại 0-3 trước chính Bồ Đào Nha ở lượt trận cuối). Tuy nhiên, họ sau đó nhanh chóng lột xác để vào tới trận chung kết World Cup 2002. Ở Euro 2004, người Đức một lần nữa không qua được vòng bảng nhưng cũng chỉ cần hai năm để viết nên câu chuyện cổ tích mùa hè ở World Cup 2006 với vị trí thứ ba (khá trùng hợp, Bồ Đào Nha chính là bại tướng của họ khi đó).

Và hôm qua, tinh thần Đức lại nuôi sống giấc mơ Đức. Không phải là một màn trình diễn hoàn hảo tuyệt đối, khi hàng thủ đôi khi còn chủ quan dẫn đến hai bàn thua, nhưng nhìn chung đó là một đội Đức khác rất nhiều so với cái vẻ ủ dột ở vòng bảng. Đó là một Đức của lối chơi tấn công bài bản và sắc ngọt đến từng chi tiết. Đó là một Đức của sự hiệu quả trong khả năng chớp cơ hội, là Đức của sự chuẩn xác, chặt chẽ và cơ động đến chuẩn mực trong lối chơi tập thể. 1-0; 2-0 chỉ trong bốn phút; 3-1 và kết thúc là 3-2. Luôn vượt lên trước khi đến đích chiến thắng, sau 12 năm mòn mỏi "xe tăng Đức" vậy là lại giành được quyền vào bán kết Euro.
Image
Ballack và đồng đội kịp đứng dậy đúng lúc cần thiết để tiến tiếp. Ảnh: AFP.


Trên thực tế, không phải chờ đến khi vào trận, sự khác biệt của tuyển Đức được thể hiện ngay trong đội hình ra sân. Frings phải nghỉ vì chấn thương nên từ đầu Rolfes đã được tung vào đá cặp cùng Ballack ở trung tâm hàng tiền vệ. Schweinsteiger hết án treo giò, thế chỗ Fritz bên hành lang phải. Tiền đạo Gomez chơi không hiệu quả ở vòng bảng bị buộc phải ngồi ngoài. Podolski được đôn lên cao đá cặp cùng Klose trên hàng công. Vị trí tiền vệ trái của anh được nhường lại cho Hitzlsperger.

Được bố trí cơ bản như vậy nhưng trên thực tế các vị trí của "xe tăng Đức" chơi rất biến hóa và chăm di chuyển hơn nhiều, tạo cho họ khả năng cơ động cao về thế trận. Chính vì vậy, đội quân áo trắng nhập trận chắc chắn và nắm quyền kiểm soát bóng nhiều hơn so với đối thủ trong khoảng 20 phút đầu. Bối cảnh đó không cho phép Bồ Đào Nha thoải mái triển khai những ngón tấn công quen thuộc như ở vòng bảng. Phải đến khi hàng thủ Đức thoáng chút bất cẩn họ mới có được cơ hội. Đó là pha bóng Joao Moutinho lọt xuống đón quả lật cánh của Bosingwa ở phút 20 nhưng lại lóng ngóng đệm bóng ra ngoài.

Moutinho về sau hẳn còn tiếc nuối nhiều với pha hỏng ăn này. Vì nếu anh thành công, thế trận có thể sẽ khác. Khả năng tuyển Đức tìm được bàn mở tỷ số chưa biết chừng có đến hay không. Tuy nhiên, dẫu sao đó cũng chỉ là giả định. Còn thực tế là chỉ sau pha bỏ lỡ của Moutinho chừng hai phút, "cơn ác mộng" của người Bồ Đào Nha bắt đầu ập đến. Sau pha đan bóng mẫu mực nhanh và sắc bên cánh trái với Ballack, Podolski tung ra đường chuyền vào chuẩn xác đến từng centimét để Schweinsteiger ập tới như một tia chớp, đệm bóng cận thành gọn ghẽ mở tỷ số.

Khi mà cảm giác bất ngờ còn chưa nguôi ngoai trong không chỉ người Bồ Đào Nha mà còn cả người Đức thì bàn thắng thứ hai đã lại đến, chỉ bốn phút sau đó. Klose là người ghi bàn, sau khi tận dụng sự sơ hở của hàng thủ áo đỏ để bật cao đánh đầu thoải mái. Nhưng, góp công lớn trong bàn nâng tỷ số lên 2-0 của đội Đức lần này vẫn là Schweinsteiger, với quả đá phạt chuẩn xác từ vị trí hơi chếch về bên cánh trái.

Mới đi qua nửa hiệp một đã bị đẩy vào thế cùng đường, Bồ Đào Nha buộc phải quyết liệt hơn trong khâu công thành và phải sớm đưa ra những điều chỉnh. Phút 31, Raul Meireles được đưa vào sân thay Joao Moutinho. Tuy nhiên, chắn trước mặt họ lúc này là ngọn núi quá cao, chất chồng từ sức ép về tỷ số, tinh thần và đặc biệt là lối chơi chặt chẽ của người Đức.
Image
Schweinsteiger là người hùng của người Đức tối qua, khi góp chân trong cả ba bàn thắng. Trong trận tranh giải ba tại World Cup 2006 anh là người mang lại chiến thắng 3-1 cho Đức, cũng trước chính Bồ Đào Nha của Scolari, với hai cú sút thành bàn và một cú sút khiến Petit đá phản. Ảnh: AP.
Phải đến khi đối phương có dấu hiệu lơi là, nỗ lực của Bồ Đào Nha mới được đền đáp. Sau pha thoát xuống khá nhanh bên cánh trái, Ronaldo dứt điểm bật tay Lehmann. Bóng văng đến đúng tầm chân của Nuno Gomes và tỷ số được rút ngắn xuống còn 1-2 cho Bồ Đào Nha. Đây là kết quả cuối cùng của hiệp một, dù phút 45 và sau đó một phút lần lượt là Ballack và Ronaldo đều có cơ hội ghi bàn.

Bước sang hiệp hai, lợi thế dẫn bàn cho phép "xe tăng Đức" thể hiện vẻ lạnh lùng bản chất. Họ duy trì tấn công ở mức độ vừa phải, dồn sức kiềm tỏa thế trận hòng hạn chế quyết tâm vùng dậy của đối phương. Vậy nên, mãi đến phút 56, nhờ vào tình huống cố định, Bồ Đào Nha mới lại có được cơ hội. Tuy nhiên, Pepe trong lần lên tham gia đá phạt góc cùng đồng đội chỉ đánh đầu vọt xà dù đứng cách thủ thành Lehmann chỉ chừng một sải tay.

Chưa thôi quay quắt trong nỗ lực tìm lối vào khung thành đội bóng áo trắng, Bồ Đào Nha bất ngờ dính thêm cú tát trời giáng nữa. Đó là hệ quả từ khả năng tận dụng cơ hội của người Đức, nhưng đồng thời cũng có thể xem là cái giá mà Bồ Đào Nha phải trả do sự hớ hênh của hàng thủ và sai lầm trực tiếp của thủ thành Ricardo trong pha chống quả đá phạt của Schweinsteiger, tạo điều kiện cho Ballack tự do bật cao đánh đầu nâng tỷ số lên 3-1 ngon lành.

Chưa kịp đến gần lại bị đối thủ đẩy ra xa hơn, Bồ Đào Nha cập rập thay đổi nhân sự. Nuno Gomes đuối sức bị rút ra. Thay anh là Nani tươi trẻ và được kỳ vọng ở khả năng gây đột biến. Vài phút sau, tiền đạo Postiga cũng được điều vào thay tiền vệ trụ Petit. Tăng cường binh lực cho hàng công nhưng thực tế thì lối chơi cũng như hiệu quả mà đội tuyển ở bán đảo Iberia tạo ra không sáng được lên nhiều. Giải pháp bần cùng để giải tỏa bế tắc là sút xa cũng chẳng thể bắn thủng được bức tường áo trắng kiên cố chắn trước khung thành Lehmann.

Còn người Đức, chẳng đi đâu mà vội. Thời gian cứ trôi và họ cứ lừng lững tiến dần đến đích trước mặt là bán kết. Phút 79, nếu cú dứt điểm chân trái từ khoảng cách gần 30 mét của Podolski lượn thêm vào trong độ vài gang tay, mành lưới của Ricardo thậm chí còn bị rách thêm lần thứ tư. Sự thoải mái của các cầu thủ Đức khi đó hiện rõ qua nụ cười tinh quái của Podolski, lúc Ballack chạy qua vỗ vai "chia buồn" pha hỏng ăn trên. Nhưng, chính sự thoải mái thái quá về sau ấy lại khiến họ đứng tim.
Image
Ronaldo (đỏ) không thể cùng đồng đội bay cao hơn người Đức. Ảnh: Reuters.
Phút 87, một lần nữa hàng thủ áo trắng mất cảnh giác. Bộ đôi trung vệ Metzelder và Mertesacker "chẳng thèm" truy cản Postiga, để ngôi sao tiền đạo đối thủ bật cao đón quả tạt của Nani, đánh đầu tung lưới Lehmann rút ngắn tỷ số xuống còn 2-3 đồng thời nhen nhóm lại hy vọng cho Bồ Đào Nha. Những phút sau đó, người Đức sống trong sợ hãi thực sự. Trong căn phòng đặc biệt trên khán đài, HLV Joachim Loew nổi tiếng lịch lãm cũng đứng ngồi không yên, châm vội điếu thuốc để giữ tinh thần chờ tiếng còi mãn cuộc.

Và chiến thắng, rốt cuộc, cũng ở lại với người Đức. Sau lần vô địch năm 1996, giờ họ mới lại vào đến bán kết. Còn với Bồ Đào Nha, cũng kể từ cách đây 12 năm, đây là lần đầu tiên họ lỗi hẹn ở vòng bốn đội (2000 vào bán kết, 2004 vào chung kết) - quả là một lời chia tay buồn cho HLV Scolari trước khi chuyển đến dẫn dắt Chelsea mùa hè này, sau 6 năm chinh chiến cùng đội tuyển xứ đảo Iberia.

Đội hình thi đấu:

Bồ Đào Nha: Ricardo, Bosingwa, Pepe, Carvalho, Ferreira, Petit (Postiga, 73'), Joao Moutinho (Raul Meireles, 31'), Ronaldo, Deco, Simao, Nuno Gomes (Nani, 67').
Dự bị không được sử dụng: Nuno, Rui Patricio, Bruno Alves, Fernando Meira, Hugo Almeida, Miguel, Jorge Ribeiro, Quaresma, Veloso.

Bàn thắng: Nuno Gomes 41', Postiga 87'.

Đức: Lehmann, Friedrich, Mertesacker, Metzelder, Lahm, Schweinsteiger (Fritz, 83'), Rolfes, Ballack, Hitzlsperger (Borowski, 73'), Klose (Jansen, 89'), Podolski. Dự bị không được sử dụng: Enke, Adler, Westermann, Frings, Gomez, Neuville, Trochowski, Odonkor, Kuranyi.

Bàn thắng: Schweinsteiger 22', Klose 26', Ballack 62'.


Doãn Mạnh

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Thắng Croatia trên chấm luân lưu, Thổ Nhĩ Kỳ bay vào bán kết

Chơi hay hơn trong cả trận, Croatia vượt lên dẫn bàn ở phút 118 nhờ công Ivan Klasnic. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã kịp gỡ hòa 1-1 sau đó 3 phút, trước khi giành thắng lợi 3-1 trong loạt đá 11 mét để lần đầu tiên vào bán kết giải vô địch châu Âu.


Image
Tiếp tục nhận được sự ủng hộ của may mắn, người Thổ lại có được niềm vui chiến thắng tại Euro lần này.
"30 chưa phải là Tết". "Cầm vàng còn để vàng rơi". Những câu nói quen thuộc đó dường như đúng với đội tuyển Croatia. Tỏ ra lấn lướt trong gần 120 phút, họ đã vượt lên xứng đáng nhờ pha lập công muộn của cầu thủ vào sân thay người, Ivan Klasnic. Nhưng khi chỉ còn cách vòng bán kết vài giây, thày trò HLV Bilic bỗng để người Thổ Nhĩ Kỳ kéo tuột trở lại, sau pha ghi bàn có phần may mắn từ cú sút chân trái của tiền đạo mang áo số 9, Semih Senturk.

Bị "đá ngược" bất ngờ như vậy, các cầu thủ Croatia bị sốc tinh thần là điều dễ hiểu. Và, họ đã không còn đủ tự tin để thực hiện thành công các quả đá luân lưu, trước khi thất vọng nhìn đối thủ vào vòng 4 đội mạnh nhất Euro 2008.

Như vậy, sau trận tứ kết thứ hai, hành trình bất bại của Croatia đã phải chấm dứt sớm. Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, với pha ghi bàn ở những phút cuối cùng trong trận thứ ba liên tiếp (thắng Thụy Sĩ 2-1 ở phút 90, ấn định tỷ số 3-2 trước Czech ở phút 89, tại vòng bảng), họ một lần nữa lại chứng minh thành công hai chân lý, rằng: "trận đấu chỉ được coi là kết thúc sau tiếng còi cuối cùng của trọng tài", và "không phải đội mạnh hơn dẫn trước bao giờ cũng thắng".

Quả vậy, Croatia tối qua đã tỏ ra trội hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ, dù phải mất tới 118 phút họ mới chọc được thủng lưới thủ môn Rustu Recber. Không thể hiện qua thế tấn công áp đảo như Bồ Đào Nha đã làm trước đối thủ này ở vòng bảng, sự lấn lướt của đoàn quân HLV Bilic được nhìn thấy từ nét khác biệt trong cách xử lý tình huống, số cơ hội nguy hiểm, cũng như đẳng cấp hơn hẳn của các ngôi sao như Niko Kovac, Luka Modric hay Niko Kranjcar...
Image
Luka Modric, cầu thủ hay nhất bên phía đội bóng áo xanh, caro đỏ trắng.
Tạm chịu lép vế trong khoảng 10 phút đầu vì màn nhập cuộc có phần hơi "bốc" của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó nhờ sự sắc sảo của hàng tiền vệ, Croatia đã hoàn toàn chiếm được thế chủ động. Cơ hội tốt nhất được đội bóng dẫn đầu bảng B tạo ra ở phút 18, khi Modric căng ngang thuận lợi trong pha thoát xuống khéo léo bên cánh phải khu 16m50 của Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy nhưng, bàn thắng mở tỷ số đã không thể tới sớm sau cú đệm lòng của Ivica Olic, trong tư thế trước mặt chỉ còn khung thành gần như mở toang, đưa bóng đi đập xà ngang, và tiếp đó là cú dứt điểm nối bằng đầu thiếu chính xác của Niko Kranjcar.

Pha hỏng ăn không làm các cầu thủ Croatia phải tiếc lâu. Với những đường bóng khá biến hóa ở khu vực giữa sân, tận dụng tốc độ của Rakitic và Srna để tổ chức "đánh biên", thày trò HLV Slaven Bilic tiếp tục tỏ ra lấn lướt, đồng thời không ít lần tung được những quả chọc khe "sáng nước" thông qua đôi chân của Modric. Trong khi đó, do chỉ đủ khả năng khai thác "bài tủ" đào sâu cánh và tận dụng sút xa nên đội bóng của "hoàng đế" Fatih Terim dần phải lui về cố thủ, trước sự bế tắc hoàn toàn ở tuyến trên. Hiệp một được khép lại trong bầu không khí tẻ nhạt.
Image
Cơ hội mười mươi bị Olic bỏ lỡ bằng một cú sút bật xà.
Sau giờ nghỉ giải lao, nhờ quyết định đẩy cao tốc độ của HLV Bilic, Croatia tiếp tục giành được thế chủ động. Tuy nhiên, sự yếu kém trong khâu dứt điểm đã khiến họ liên tục phải ôm đầu thất vọng. Phút 50, Olic lao vào đánh đầu sau đường chuyền bổng của một đồng đội, song không thắng được Rustu. Phút 57, Modric đảo người chuyền bóng thuận lợi cho Kranjcar, nhưng cú dứt điểm vội vã của tiền vệ này lại đi đúng vào vị trí của thủ môn đối phương, trong tư thế bị kèm sát.

Càng chơi, Croatia càng cho thấy họ xứng đáng có mặt ở bán kết hơn Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng cái dớp dứt điểm kém ấy vẫn chẳng chịu buông tha. Từ phút 69 đến hết thời gian thi đấu chính thức, các tình huống nguy hiểm liên tục được đặt trước khung thành của Rustu, nhưng Rakitic, Olic, Petric rồi chuyên gia sút phạt Srna, cứ liên tục đưa bóng đi "tìm chim" hoặc bay đến tay Rustu. Hiệp hai khép lại với tinh thần chẳng khác mấy so với hiệp đầu, dù sôi động hơn.

Sang hiệp phụ, do sợ thua nên tinh thần thận trọng đều được hai đội đề cao, khiến trận đấu rơi vào sự tẻ nhạt. Những gì thực sự là bóng đá chỉ trở lại trong khoảng thời gian cuối cùng. Phút 117, hơn 9.000 CĐV Croatia được hưởng niềm vui như phát cuồng khi tiền đạo vào sân từ ghế dự bị, Ivan Klasnic, đánh đầu làm tung lưới đối phương, sau quả tạt từ cánh phải của Modric, trong lúc thủ thành kỳ cựu Rustu phạm sai lầm phán đoán.
Image
Klasnic suýt đi vào lịch sử Croatia.


Lúc này đội bóng áo xanh hầu như được tất cả nghĩ sẽ vào bán kết. Vậy nhưng, niềm vui của thày trò Bilic ngắn chẳng tày gang. Xuất phát từ quả phát bóng từ phần sân nhà của Rustu, ở phút bù giờ thứ nhất của hiệp phụ, bóng được treo vào vòng cấm trước khi nảy xuống do sự sơ ý của hàng thủ Croatia. Và từ cự ly khoảng 15 m, Semih Senturk đã tung cú sút quyết đoán bằng chân trái, san bằng tỷ số 1-1 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trên chấm 11 mét, sự căng thẳng đã khiến Luka Modric không thể thực hiện thành công quả luân lưu đầu tiên, kéo theo hai lần thất bại khác của Rakitic và Petric. Trong khi đó, ba quả của Thổ Nhĩ Kỳ đều thành công, giúp họ vào bán kết.
Image
Các cầu thủ Croatia đổ gục sau bàn thắng của Senturk.

Image
Thổ Nhĩ Kỳ ào tới chia vui cùng lão tướng Rustu sau quả luân lưu hỏng của Petric.
Đội hình thi đấu:

Croatia: Pletikosa, Corluka, Robert Kovac, Simunic, Pranjic, Srna, Modric, Nico Kovac, Rakitic, Kranjcar (Petric 64), Olic (Klasnic 97).
Dự bị không được sử dụng: Galinovic, Simic, Vejic, Vukojevic, Kalinic, Pokrivac, Knezevic, Leko, Runje.

Bàn thắng: Klasnic 118.

Thổ Nhĩ Kỳ: Rustu, Altintop, Zan, Asik, Balta, Topal (Senturk 76), Sarioglu, Sanli, Turan, Kazim-Richards (Boral 61), Nihat (Karadeniz 117).
Dự bị không được sử dụng: Zengin, Cetin, Emre, Metin, Gungor, Akman, Erdinc.

Bàn thắng: Senturk 120 + 1.

Thổ Nhĩ Kỳ thắng luân lưu 3-1. Kết quả luân lưu: Croatia (Modric hỏng, Srna thành công, Rakitic, Petric đều hỏng) - Thổ Nhĩ Kỳ (Turan, Senturk, Altintop đều thành công)

Thùy Dương

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Loại Hà Lan 3-1 , Nga vào bán kết và thách thức tất cả
Bằng sức trẻ, có sự trở lại của nhạc trưởng Arshavin, đội tuyển Nga của quái kiệt Hiddink đã gây bất ngờ lớn nhất kể từ đầu giải. Họ thắng 3-1 thuyết phục trong thế trận hơn hẳn Hà Lan, dù trận đấu kéo dài tới 120 phút. "Những chú gấu" đang chờ Italy hoặc Tây Ban Nha.
>Video clip các bàn thắng

Hà Lan ào ạt vượt qua bảng tử thần cùng thành tích toàn thắng, toàn những kết quả hoành tráng (3-0 trước Italy, 4-1 trước Pháp, và 2-0 trước Romania). Trận cuối vòng bảng, họ chỉ tung đội hình dự bị, nên các trụ cột có nhiều ngày nghỉ hơn hẳn đối phương. Trái lại, Nga thua tan nát 1-4 trước Tây Ban Nha trong ngày ra quân, chỉ thắng Hy Lạp rệu rã 1-0, trước khi bùng nổ ở trận cuối vòng bảng trong tình thế buộc phải thắng (hạ Thuỵ Điển 2-0).

Với những màn trình diễn như thế, Hà Lan đương nhiên được giới chuyên môn đánh giá là ứng viên sáng giá, các nhà cái cũng nâng cửa vô địch của Hà Lan lên cao nhất. Còn Nga vẫn chỉ được kỳ vọng có thể gây bất ngờ bằng việc gây khó khăn cho Hà Lan. Bản thân cầu thủ xuất sắc Arshavin cũng phải gián tiếp thừa nhận sự trội hơn của đối thủ trước trận bán kết: "Giá mà Nga không phải đụng Hà Lan vòng này". Đây mới là lần đầu tiên tuyển Nga vượt qua vòng bảng của một giải đấu lớn, kể từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã.

Tuy nhiên, thực tế sân cỏ tối thứ bảy đã làm đảo lộn mọi dự đoán, khiến người Hà Lan choáng váng, làm ngất ngây các CĐV Nga. Đội tuyển xứ bạch dương đã hạn chế mọi điểm mạnh của đối thủ, và chính Nga đã tạo ra "những cơn lốc" ở sân St. Jakob-Park, tại Basel, Thuỵ Sĩ. Họ đã thắng thuyết phục, theo cách tựa như Hà Lan đè bẹp Italy và Pháp ở vòng bảng. Sức trẻ, kỹ thuật, tinh thần tự tin đã quyện vào nhau, tạo nên sức mạnh cho đội Nga. Hơn thế nữa, họ được dẫn dắt bởi một "phù thuỷ" người Hà Lan. Guus Hiddink hiểu quá rõ các cầu thủ đồng hương, từ phong cách thi đấu đến tâm lý chiến đấu... Ông cũng đã thành công khi mạnh dạn mang tới Euro 2008 một đội hình trẻ trung (trẻ nhất trong số 16 đội dự giải), có khát vọng cao. Với dàn cầu thủ sung mãn về thể lực, ông đã mạnh dạn cho những người Nga chơi tổng lực trước Hà Lan, sau khi đã có bước chuẩn bị tốt về đấu pháp này khi gặp Thuỵ Điển.

Nói cách khác, trận này, Nga đã dùng tốc độ trong di chuyển, xử lý bóng nhanh, nhưng pha lên bóng thần tốc, khả năng tranh chấp tay đôi và đeo bám trên toàn mặt sân để chống lại Hà Lan - đội đã phô diễn những điểm mạnh tương tự thế ở vòng bảng. Trong khi đội bị đánh giá thấp hơn không ngần ngại "mang lửa" vào trận tứ kết, thì Hà Lan lại bất ngờ chậm chạp, uể oải lúc đầu trận; thiếu chuẩn xác, nóng vội sau khi bị dẫn bàn nhưng vẫn còn nhiều thời gian để đảo ngược; rồi tới bơ phờ, rệu rã, mong manh khi về cuối trận. Nếu Nga chớp thời cơ tốt hơn, Hà Lan có lẽ khó tồn tại sau 90 phút chính thức. Bàn gỡ hoà 1-1 của Nistelrooy chỉ như tạo điều kiện cho Nga có thêm thời gian khẳng định sự hơn hẳn về mọi mặt trong 30 phút hiệp phụ. 3-1 là kết quả, nhưng chưa phản ánh hết sức mạnh công phá của Nga, và sự yếu kém trong phòng thủ của Hà Lan. 120 phút của trận cầu sôi động đã chứng kiến dàn sao của Hà Lan bế tắc về đấu pháp. Các đợt tấn công biên mạnh mẽ của họ bị bẻ gãy gần như hoàn toàn, khiến Nistelrooy cô đơn và đói bóng trong phần lớn thời gian. Họ gặp khó khăn trong việc áp sát cầu môn đối phương, và phải sử dụng tới quá nhiều cú sút xa vội vàng. Hà Lan yếu thế ở trung tuyến, khiến hàng phòng ngự vốn chặt chẽ ở vòng bảng vì thế cũng lao đao theo. Họ đã đuối sức trong các pha cản phá hộ công Arshavin bé nhỏ nhưng lắt léo và tốc độ, không đủ lực để bám chặt Pavluchenko và sau đó là Torbinsky.

Ngoài tài năng của Hiddink, tinh thần thi đấu và khả năng vận hành chiến thuật tuyệt vời của toàn đội, Nga gây ấn tượng mạnh ở trận này còn nhờ công lớn của Andrei Arshavin. Anh vắng mặt ở hai trận đầu vì án treo giò dính từ vòng loại, nhưng chơi tốt ngay khi trở lại ở trận thắng Thuỵ Điển, và tối qua thì chói sáng khi được xếp đá ngay sau mũi nhọn Pavluchenko, trong sơ đồ 4-4-1-1. Anh bé nhỏ, nhưng khéo léo, tốc độ, quan sát cực tốt, xử lý thông minh nên rất khó bị vô hiệu hoá. Arshavin khuấy đảo cầu môn Hà Lan bằng nhiều pha kiến tạo hiểm hóc, và đích thân ghi bàn ấn định kết quả 3-1 (trận gặp Thuỵ Điển cũng là người hoàn tất thắng lợi 2-0). Anh cũng chính là đầu tàu của CLB Zenit St Petersburg trong chiến dịch giành Cup UEFA mùa vừa qua. Trái lại, Van der Sar đã phải trải qua một kỷ niệm buồn, đúng ngày anh cân bằng kỷ lục 16 trận ra sân tại Euro (ngang hậu vệ Lilian Thuram của Pháp).

Trận này, tiền vệ cánh Arjen Robben không thể thi đấu vì chấn thương tái phát, đây là một thiệt thòi lớn cho Hà Lan. Hậu vệ Boulahrouz thì vẫn nhập cuộc từ đầu, dù con gái anh mới chết vì đẻ non. Toàn đội Hà Lan đeo băng tang để chia buồn. Họ tuyên bố quyết tâm chiến thắng để giúp đồng đội vợi bớt niềm đau, nhưng đã không thể toại nguyện. Hà Lan khởi đầu vang dội, nhưng ra về cùng những kỷ niệm buồn. Họ đã là những cơn lốc dữ dội, nhưng chắn trước mặt tối qua là một "bức tường" Nga kiên cố. Tối qua, chỉ có một người Hà Lan vui - HLV Guus Hiddink

Hiệp một không có bàn thắng, như vô số cơ hội được tạo ra cho hai thủ môn phô diễn tài năng. Không ngán đội được đánh giá là ứng viên sáng giá nhất cho ngôi vô địch sau vòng bảng ấn tượng, Nga nhập cuộc nhanh và tự tin như khi bất ngờ thắng Thuỵ điển 2-0 ở lượt cuối vòng bảng để giành vé đi tứ kết. Cũng chính họ là chủ nhân của một số cơ hội đầu tiên, khi Hà Lan vẫn còn đá thấp và không thể trình diễn những pha lên bóng tựa như chớp giật. Kết thúc 45 phút đầu, đội bóng xứ bạch dương xứng đáng được đánh giá là bên chơi tốt hơn; trong khi Hà Lan có vẻ quá thận trọng trong phần lớn hiệp một. Ngay phút thứ 5, Zhirkov sút phạt căng rất tốt từ bên cánh phải, bằng chân trái. Bóng cuộn vào góc cao phía gần, nhưng Van der Sar xuất sắc bay người đẩy hết biên chịu phạt góc. Từ điểm phạt góc, bóng được đội Nga đưa ra giữa khu phạt đền và Kolodin sút sệt nhưng vướng chân hậu vệ Hà Lan và dội lại, tạo ra sự lộn xộn trước cầu môn Hà Lan. Phút thứ 8, sau đường căng ngang của Arshavin, Pavluchenko tự do bật cao đánh đầu vọt xà trong tình huống nếu anh hãm bóng bằng ngực rồi sút thì có thể sẽ dễ ghi bàn hơn.

Phải tới phút 20, Hà Lan mới lên tiếng đáp trả. Sneijder xâm nhập mé trái khu cấm địa và tung cú sút căng. Nhưng một hậu vệ Nga kịp đưa chăn làm giảm độ nguy hiểm. Phút 26, tiền vệ cao to Engelaar sút chéo góc từ cự ly chừng 18 mét. Bóng đi thiếu chính xác, nhưng suýt trúng chân trung vệ của Nga: nếu chạm có thể bóng sẽ đổi hướng đi luôn vào lưới. Phút 29, Van der Vaart treo bóng vô cùng hiểm hóc vào giữa khu 5m50 từ cú đá phạt ở hành lang phải. Van Nistelrooy ập vào rất nhanh, nhưng tiếp bóng trượt, lãng phí thời cơ tuyệt vời nhất kể từ đầu trận.

Phút 30, đến lượt đội Nga so tài lãng phí. Arshavin sút kỹ thuật đưa bóng lượn về phía góc xa bên phải, sau khi anh qua mặt tiền vệ to cao Engelaar. Nhưng Van der Sar kịp khẽ chạm những đầu ngón tay làm bóng đổi hương đi hết biên ngang. Sau đó, lại thủ thành của MU xuất sắc tung người đẩy bóng qua xà sau cú sút căng từ xa của Kolodin. Phút 35, Nistelrooy nhận bóng rồi qua người rất nhanh ở mé phải khu 16m50, trước khi sút chéo góc, tạo cơ hội cho Akinfeev trổ tài cản phá - một pha cứu thua ngoạn mục. Phút 41, Nga thiếu chút nữa phải trả giá cho sai lầm phòng ngự. Một đường đưa bóng ngang sai địa chỉ của Kolodin tạo điều kiện cho Van der Vaart giành lấy rồi sút căng vào chính giữa cầu môn. Nhưng Akinfeev đã không mắc lỗi nào trong cản phá.

Thấy rõ sức tấn công yếu hẳn so với mấy trận trước, ngay đầu hiệp hai, HLV Van Basten đã tung Van Persie vào thế chỗ Kuyt. Và Hà Lan bắt nhịp hiệp hai nhanh hơn, với cú sút chệch đích của Van Persie và không lâu sau là cú sút phạt nguy hiểm của Van der Vaart. Những đợt tấn công biên tốc độ của Nga cũng khiến hậu vệ phải Bouhlarouz phải nhường chỗ cho Heitinga.

Nhưng tất cả những điều chỉnh của Hà Lan chưa kịp chứng tỏ công hiệu thì Nga đã có bàn mở tỷ số ở phút 56. Hàng phòng ngự áo màu cam thiếu tập trung trong pha tấn công bên cánh trái của Nga, do Arshavin châm ngòi. Semak thoải mái dốc bóng sâu xuống mé trái khu phạt đền, rồi tạt ngang chìm cho Pavluchenko lao xuống sút ngay trước sự truy cản trong vô vọng của hậu vệ cuối cùng bên phía Hà Lan, bóng găm vào lưới trước sự bất lực của Van der Sar. Đây là lần đầu tiên tại giải, Hà Lan thủng lưới trước. Gần như ngay sau đó, hàng phòng thủ hở toác của Hà Lan lại phải chứng kiến cú sút căng chệch đích của Saenko.

Thời gian còn tương đối nhiều, nhưng Hà Lan đã mạo hiểm dồn toàn lực cho việc tìm kiếm bàn gỡ, và liên tục phải hứng chịu các pha phản công sắc bén của Nga. Phút 69, hậu vệ Anyukov đối mặt với Van der Sar nhưng dứt điểm không tốt. Nếu cơ hội rơi vào chân một cầu thủ tấn công, lưới của Hà Lan nhiều khả năng đã rung lên. Phút 76, CĐV Hà Lan chưa hết lo lắng lại được thêm một phen thót tim. Trung vệ Mathijsen mắc lỗi, để Pavluchenko lốp bóng qua đầu Van der Sar, nhưng thủ thành của MU đã cứu được bàn thua trông thấy. Phút 83, cầu môn Hà Lan lại chao đảo sau pha phối hợp giữa Arshavin, Zhirkov và Pavluchenko. Phút 86, Hà Lan như từ cõi chết trở lại. Nistelrooy bay người đánh đầu chính xác, bất chấp nguy hiểm từ sự truy cản của đối phương, kết thúc hoàn hảo đường bóng bổng từ bên trái của Sneijder trong pha sút phạt.

Phút 87, lại một đợt tấn công nguy hiểm của đội Nga. Zhirkov tạo thời cơ cho Pavlyuchenko đe doạ cầu môn của Hà Lan bằng một cú sút bồi. Những pha phối hợp ở tốc độ cao đó báo hiệu rằng Nga sẽ tiếp tục dồn ép ở hiệp phụ, khi chưa hề có dấu hiệu xuống sức. Và hàng phòng ngự của Hà Lan không phải đợi lâu để có thêm một phen hoảng hồn. Phút 93, Arshavin sút đúng vị trí của Van der Sar từ cự ly gần. Phút 97, Pavluchenko qua người bên hành lang trái, rồi sút căng, kỹ thuật bằng chân phải, đưa bóng dội xà ngang. Phút 99, Arshavin đột phá lắt léo vào bên phải khu 16m50, rồi căng ngang. Torbinskiy vội vàng tiếp bóng ngay trong thế hơi với, nên Van der Sar đủ sức chặn đứng pha bóng nguy hiểm. Phút 107, Hà Lan tránh được quả phạt đền sau khi Zhirkov bị cản ngã. Phút 109, đội bóng xứ hoa tulip lại may mắn thoát hiểm sau pha trả bóng hơi mạnh của Ziryanov ở sát biên ngang.

Nga không ngừng tấn công như triều cường, còn Hà Lan thì như con đê chỉ biết chắn sóng một cách bị động nên sớm muộn cũng phải vỡ toác cho nước ào qua. Phút 112, Nga vượt lên dẫn 2-1. Arshavin đột phá dễ dàng bên cánh trái, rồi tạt cực kỳ khó chịu, loại Van der Sar. Torbinskiy ập vào tiếp bóng cận thành nâng tỷ số, khi Van Bronckhorst không thể kèm người. Phút 116, Nga đặt dấu chấm hết cho trận đấu, bằng bàn thắng ấn định kết quả 3-1. Sau quả ném biên nhanh của đồng đội bên sườn phải, Arshavin lao đi với tốc độ cao, không ai kịp theo kèm, rồi sút chính xác khi đối mặt Van der Sar.



Đội hình thi đấu:

Hà Lan: Van der Sar, Boulahrouz (Heitinga 54), Ooijer, Mathijsen, Van Bronckhorst, De Jong, Engelaar (Afellay 61), Kuyt (Van Persie 46), Van der Vaart, Sneijder, van Nistelrooy.
Dự bị không sử dụng: Timmer, Stekelenburg, De Zeeuw, Robben, Melchiot, Bouma, De Cler, Huntelaar, Vennegoor of Hesselink.
Bàn thắng: Van Nistelrooy 86.

Nga: Akinfeev, Aniukov, Ignashevich, Kolodin, Zhirkov, Semak, Zyryanov, Semshov (Bilyaletdinov 69), Saenko (Torbinsky 81), Arshavin, Pavluchenko (Sychev 115).
Dự bị không sử dụng: Gabulov, Malafeev, Vasili Berezutsky, Yanbaev, Alexei Berezutsky, Adamov, Ivanov, Shirokov, Bystrov.
Bàn thắng: Pavluchenko 56, Torbinsky 112, Arshavin 116.

Khán giả: 42.500.
Trọng tài: Lubos Michel (Slovakia).



Trần Nam

Post Reply