WORLD CUP 2010 SOUTH AFRICA

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Italy bị phế ngôi sau thất bại ê chề Nỗ lực về cuối không đủ cứu thầy trò Lippi khỏi thất bại hổ thẹn trước Slovakia. Kết quả thua 2-3 đã biến Italy thành cựu vương, đồng thời khiến họ lần đầu tiên sau 36 năm bật bãi ngay vòng bảng.

"Italy đâu lạ gì những trận cầu sinh tử. Hoặc chúng tôi đi tiếp, hoặc về nhà. Italia từng nhiều lần rơi vào các tình huống hiểm nghèo như bây giờ và chúng tôi biết phải làm thế nào để đạt kết quả tốt nhất", hậu vệ Zambrotta, một trong 9 thành viên sót lại từ thế hệ vô địch World Cup 2006, tuyên bố đầy tự tin trước trận đấu mà Italy phải thắng Slovkia để tự quyết định số phận. Đây có lẽ cũng là niềm tin chung của các thành viên khác trong tuyển Italy cũng như hàng triệu tifosi trên khắp hành tinh. Niềm tin ấy không hề vô căn cứ, bởi lịch sử từng ghi nhận Italy đã hơn một lần vượt qua những tình thế nghặt nghèo tương tự.


Nhưng thực tế trên sân Ellis Park cho thấy Italy chỉ thể hiện được tinh thần quật khởi ấy trong khoảng 30 phút cuối trận. Đó là thời gian mà các học trò của Lippi đá với sức mạnh lạ thường, làm tái hiện hình ảnh về đội bóng chơi tấn công tổng lực với tốc độ như điện xẹt từng đánh bại chủ nhà Đức ở bán kết World Cup 2006 - trận hay nhất của họ ở giải năm ấy. Hai bàn thắng đã được ghi, một bàn thắng bị từ chối vì lỗi việt vị, một cú sút bị phá trên vạch vôi và không dưới 3 tình huống khác có thể dẫn tới bàn thắng. Nhưng sự vùng dậy ấy là quá muộn và không đủ giúp Italy đảo ngược tình thế, sửa chửa những sai sót một cách có hệ thống ở hàng thủ yếu kém khiến họ bị dẫn bàn từ hiệp đầu và thủng lưới thêm hai lần trong gần 20 phút cuối.
Image
Italy đã không thể lách qua khe cửa hẹp để tiếp tục nuôi hy vọng bảo vệ ngôi báu. Ảnh: AFP.
Thua trận 2-3, thầy trò Lippi xếp chót bảng và bị loại. Kết cục đen tối - đội nhà bị phế truất khỏi ngai vàng- mà một bộ phận dư luận Italy hình dung ra từ trước khi World Cup khởi tranh đã thành hiện thực. Sau Pháp, nhà Á quân năm 2006, Italy trở thành ông lớn thứ hai sớm bị loại khỏi ngày hội bóng đá trên đất Nam Phi, và đi vào vết xe đổ của chính người láng giềng châu Âu này năm 2002 - ĐKVĐ bị bật bãi ngay sau giai đoạn đấu bảng của kỳ World Cup kế tiếp. Hình ảnh về một "binh đoàn thiên thanh" hào hùng quen thuộc cũng bị chính họ làm hoen ố, bởi đây là lần đầu tiên kể từ năm 1974, Italy phải chứng kiến giấc mơ World Cup của họ bị bóp nghẹt khi cuộc chơi còn chưa bước sang giai đoạn hai.

Đớn đau, ê chề và tủi hổ. Khi tiếng còi tan trận vang lên, HLV Lippi cúi gằm mặt, bước vội vào đường hầm như muốn tránh ống kính truyền hình. Ngoài sân, hai học trò của ông, Quagliarella và Di Natale, cũng như nhiều tifosi khác có mặt tại Ellis Park chẳng kìm nổi những giọt nước mắt cay đắng và tiếc nuối. Những cầu thủ Italy còn lại rời sân với gương mặt thất thần và đôi chân nặng trĩu. (Xem Clip). Ngược lại, vẻ phấn khích, nụ cười rạng rỡ hiện rõ trên nét mặt từng thành viên tuyển Slovakia cũng như đám đông CĐV của họ. Ngay lần đầu tiên dự World Cup, đội bóng non trẻ thuộc Liên bang Tiệp Khắc cũ đã lập nên chiến công chói lọi bằng cách đánh bại , truất ngôi nhà ĐKVĐ để giành quyền đi tiếp. Chưa cần biết tương lai nào chờ đợi ở vòng hai, nơi họ nhiều khả năng sẽ gặp ứng cử viên vô địch Hà Lan, Slovakia vẫn xứng đáng với tất cả lời khen ngợi vì những gì họ đã thể hiện.

Cùng gây thất vọng lớn hai trận đầu, nên cả Italy lẫn Slovkia đều có những thay đổi đáng kể về nhân sự và chiến thuật. Cho trận đấu sống còn của đội nhà, Lippi quyết định gạt Gilardino, Marchisio gây thất vọng trước đó để Di Natale và Gattuso đá chính. Sơ đồ 4-2-3-1 và 4-4-2 không phát huy hiệu quả cũng được thay bằng đồ 4-3-3 với Di Natale và Pepe từ hai biên hỗ trợ trung phong Iaquinta. Do Slovakia ở thế bất lợi về mặt điểm số và phải chủ động tấn công, Italy có điều kiện triển khai lối đá phòng ngự phản công sở trường. Tuy nhiên, tất cả những thay đổi ấy đều không phát huy tác dụng, mà thậm chí còn làm nhà vô địch năm 2006 chơi tệ hơi cả hai trận trước đó. Các học trò của Lippi không giữ được bóng, thiếu cả nhịp điệu lẫn tốc độ và vì thế, không có lấy một pha phối hợp ra hồn.

Hàng thủ do Cannavaro tiếp tục mắc sai sót và suýt khiến Italy phải trả giá ngay phút thứ 7. Cặp trung vệ Chiellini - Cannavaro như mất tích khi Vittek đánh đầu chuyền bóng vào vòng cấm cho Hamsik để tiền vệ CLB Napoli này thoải mái dứt điểm. Nếu anh này ra chân chuẩn xác hơn chút xíu, Italy có lẽ chẳng phải đợi đến phút 25 mới thủng lưới. Ở giữa sân, Gattuso, cựu binh được Lippi kỳ vọng sẽ tăng cường sức chiến đấu, cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Điểm nhấn về cầu thủ dữ dằn này suốt hiệp đầu chỉ là cú chuồi bóng ác ý (nhưng đủ kín để thoát thẻ phạt) vào đầu gối Strba ở phút 43. Các pha lên bóng của Italy cũng rời rạc vì sự thiếu chính xác trong những đường chuyền cuối cùng.
Image
Cặp trung vệ Cannavaro - Chiellini tiếp tục là tử huyệt của Italy và bị Slovakia khai thác triệt để. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, cả 4 thay đổi nhân sự bên phía Slovkia so với trận thua Paraguay - Zabavnik, Kucka, Stoch, Jendrisek đá chính thay Weiss, Kozak, Salata,Sestak - đều phát huy tác dụng. Việc HLV Vladimir Weiss Sr quyết định chọn sơ đồ 4-2-3-1 với Hamsik đá hộ công nhưng thường xuyên dâng cao khi trung phong Vittek dạt biên cũng giúp đội bóng Đông Âu chơi tấn công thanh thoát và khó lường hơn. Sự chủ động về mặt thế trận và sức ép mà họ tạo ra bên phần sân Italy rồi cũng đem lại kết quả cụ thể là bàn mở tỷ số ở phút 25. Sau một pha hãm thành của Slovakia, De Rossi vội vàng chuyền lên và vô tình đưa bóng tới chân Kucka. Bóng ngay lập tức được đẩy cho Vittek để anh này thoát xuống rồi dứt điểm nhanh từ mép vòng cấm vào góc xa, khiến Marchetti không thể với tới. Một lần nữa, cặp Chiellini - Cannavaro không có mặt kịp thời để can thiệp.

Không chỉ phối hợp nhuần nhuyễn và khai thác tốt sự chậm chạp của cặp trung vệ Italy, Slovakia còn sở hữu một thứ vũ khí đáng sợ nữa là những cú sút xa uy lực nhờ sự nhạy cảm với các khoảng trống mà Italy tạo ra phía trước cầu môn. Phút 34, nếu không có pha bay người cứu thua xuất sắc của Marchetti, Jendrisek đã suýt nhân đôi cách biệt với pha nã đại bác đưa bóng đi hiểm, vào góc cao khung thành đội ĐKVĐ thế giới. Sang phút bù giờ thứ ba của hiệp một, tới lượt Kucka làm Italy toát mồ hôi với một cú sút sấm sét tương tự từ cự ky 26 mét, nhưng bóng lại đi ra ngoài mép lưới.

Sự trì trệ của Italy ở hiệp đầu buộc Lippi phải điều chỉnh, nhằm tăng cường thế công từ hai biên bằng cách rút Gattuso, Criscito để lấy chỗ cho Quagliarella và Maggio. Pirlo cũng được đưa vào sân ngay sau đó với hy vọng tăng xác suất chính xác suất thành công trong các đường chuyền dài. Những thay đổi này ít nhiều đã phát huy tác dụng, giúp Italy chơi có nét hơn. Cơ hội cũng từ đó bắt đầu xuất hiện và nếu pha xoay người dứt điểm nhanh của Quagliarella không bị Skrtel phá ngay trên vạch vôi, Italy đã gỡ hòa ở phút 67. (Xem Clip).Tuy nhiên, trong khi các đồng đội ở phía trên miệt mài đi tìm bàn thắng, hàng thủ Italy lại hớ hênh và để thủng lưới bàn thứ hai. Vẫn là Vittek trừng phạt sự hớ hênh ấy khi thoát xuống nhanh hơn một nhịp, thoát khỏi nỗ lực truy cản của Chiellini để đá nối vào góc gần từ pha căng ngang bên cánh phải của Hamsik.

Sự kiên trì rồi cũng đem lại cho Italy bàn thắng mà họ chờ đợi ở phút 81. Sau khi Quagliarella dứt điểm căng khiến Mucha không thể bắt dính bóng, Di Natale đã có mặt kịp thời, dứt điểm vào lưới trống. (Xem Clip) Được khích lệ bởi bàn gỡ này, Italy tiếp tục tấn công như vũ bão để tìm kiếm bàn thứ hai. Họ đã được một phen mừng hụt ở phút 85 khi Quagliarella nhanh chân đá nối tung lưới Mucha. Nhưng trọng tài biên đã căng cờ báo tiền đạo tuyển Italy đã rơi vào thế việt vị khi nhận đường chuyền từ trái vào của Di Natale. (Xem Clip). Tuy nhiên, lửa hy vọng mà Italy vừa nhen nhóm lên một lần nữa bị chính họ dập bắt bởi sự kém cỏi của hàng thủ. Phút 89, từ pha phối hợp ném biên, cầu thủ vào thay người bên phía Slovakia, Kopunek lao đi như tên bắn, đối mặt rồi hạ Marchetti, nâng tỷ số lên 3-1 trong ánh mắt bất lực của các hậu vệ áo thiên thanh.
Image
Đánh bại ĐKVĐ thế giới Italy để giành quyền vào vòng hai, Slovakia đang là hiện tượng đáng chú ý nhất đến thời điểm này của World Cup. Ảnh: AFP.


Dù gỡ thêm một bàn từ cú vuốt bóng tuyệt đẹp của Quagliarella (Xem Clip) rồi làm đối phương thót tim với pha hỏng ăn của Pepe (Xem Clip) trong thời gian bù giờ, nỗ lực ấy của Italy chỉ gieo vào lòng họ cũng như các tifosi nỗi đau và sự tiếc nuối.

Đội hình thi đấu:

Italy (4-3-3): Marchetti - Zambrotta, Cannavaro, Chiellini, Criscito (Maggio 46) - Gattuso (Quagliarella 46), De Rossi, Montolivo (Pirlo 56) - Pepe, Iaquinta, Di Natale.

Slovakia (4-2-3-1): Mucha - Pekarik, Skrtel, Durica, Zabavnik - Strba (Kopunek 87), Kucka - Stoch, Hamsik, Jendrisek (Petras 90'+4) - Vittek (Sestak 90'+2).

Bàn thắng: Vittek 25' & 73', Kopunek 89' - Di Natale 81', Quagliarella 90'+2.



Minh Kha

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Clinton chia vui với đội tuyển Mỹ trong phòng thay đồ Sau trận thắng sít sao trước Algeria, cựu tổng thống Mỹ có buổi nói chuyện ngắn, ca ngợi tinh thần thi đấu không nản của các tuyển thủ quốc gia.

"Clinton đã ở trong phòng thay đồ 45 phút", Sunil Gulati, chủ tịch hiệp hội bóng đá Mỹ, cho hay. "Ông ấy bày tỏ niềm tự hào đối với các cầu thủ, ngợi khen họ vì tinh thần thi đấu không nản sau khi có nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, đồng thời không để kết quả của trận đấu trước đó ảnh hưởng tới phong độ (hòa Slovenia 2-2, với một bàn thắng hợp lệ không được công nhận)".

"Đó là tinh thần của nước Mỹ. Cựu tổng thống đã nói như vậy", Gulati cho biết thêm.
Image
Clinton (người vỗ tay) ngồi cạnh chủ tịch FIFA Sepp Blatter theo dõi trận Mỹ - Algeria.
Cựu tổng thống là một trong hàng nghìn CĐV Mỹ có mặt trên khán đài trong trận đấu hôm qua. Landon Donovan - người ghi bàn quyết định chiến thắng ở phút bù giờ thứ hai, cảm thấy ấn tượng đối với vị CĐV đặc biệt này.

"Ông ấy có phong cách rất lôi cuốn. Buổi nói chuyện thật thú vị", cựu tiền đạo CLB Leverkusen nhận xét.

Nguyễn Tuấn

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Nhật Bản hiên ngang vào vòng 16 đội Chỉ cần một trận hòa là đủ vượt qua vòng bảng, nhưng ông lớn của bóng đá châu Á còn làm được nhiều hơn thế bằng chiến thắng đáng nể phục 3-1 trước Đan Mạch tối qua.

Về chiến thắng 3-1 của Nhật Bản, cho rằng đó là một cú sốc cũng đúng mà xem đó như một kết quả đương nhiên cũng không sai. Sốc vì so với tên tuổi rõ ràng đội bóng đến từ châu Á còn kém xa và không được đề cao như "Những chú lính chì" Đan Mạch. Xem là đương nhiên bởi những gì diễn ra tối qua - hoặc rộng hơn là trong suốt hành trình vòng bảng - cho thấy Nhật Bản hoàn toàn xứng đáng góp mặt ở vòng 16 đội.

Trận đấu tối qua họ đã phát huy tối ưu những điểm mạnh của bản thân để tạo nên thế trận nhu cương hợp lý, hiệu quả trong phòng ngự và tấn công. Hai pha sút phạt hàng rào hảo hạng của Keisuke Honda và Yasuhito Endo sớm đưa đội tuyển xứ hoa anh đào vượt lên dẫn trước - tạo điều kiện cho một thế trận đủ chặt chẽ để bóp nghẹt ý chí phản kháng cũng như khả năng của cầu thủ Đan Mạch. Cuối hiệp hai Jon Dahl Tomasson ghi bàn rút ngắn xuống 1-2 nhưng hy vọng vừa kịp le lói đã nhanh chóng bị dập tắt. Chỉ vài phút sau đó cầu thủ vào sân thay người Shinji Okazaki ấn định chiến thắng 3-1 cho Nhật Bản.
Image
Đây mới là lần thứ hai trong lịch sử Nhật Bản vượt qua vòng bảng.
Với sáu điểm sau ba trận đội bóng châu Á chỉ chịu xếp sau ông lớn Hà Lan ở bảng E. Thách thức tiếp theo của họ sẽ là Paraguay - đội đứng đầu bảng F.

Trước khi dự giải năm nay Nhật Bản chịu nhiều sức ép (toàn thua trong một loạt trận giao hữu). Nhưng đội bóng của HLV Takeshi Okada bỗng như lột xác hoàn toàn, mà khởi đầu là trận ra quân đánh bại Cameroon 1-0. Trận gặp Hà Lan để thua 0-1, nhưng họ kịp thể hiện ấn tượng tích cực bằng lối chơi kiên cường và hợp lý. Bước vào trận đấu tối qua, mục tiêu cần thiết với Nhật Bản là một trận hòa để đủ điều kiện đi tiếp. Trong khi đó Đan Mạch buộc phải thắng do mới chỉ có ba điểm.

Yêu cầu đó thúc giục đội bóng Bắc Âu dâng cao tấn công ngay đầu trận. Trong vòng 6 phút, hai tình huống có sự tham gia của Simon Poulsen và Tomasson đều đem đến cơ hội cho Đan Mạch nhưng bàn thắng thì không có. Phút thứ 7, Per Kroldrup bắt vô-lê nguy hiểm từ quả phạt góc của Kahlenberg. Không bị tổn thương nhưng những tình huống vây hãm liên tiếp của đối phương như làm thức tỉnh Nhật Bản. Họ hiểu rằng bản thân không thể chơi chủ hòa.

Một cách nhanh chóng Nhật Bản siết chặt đội hình và tập trung phong tỏa diện rộng để ngăn chặn khả năng đối phương tiếp cận khung thành. Ở tuyến trên họ đồng thời đẩy mạnh tấn công. Các mũi nhọn Hasebe, Honda hay Yoshito Okubo tự do di chuyển, tìm cách quấy rối từ bên trong phòng tuyến của Đan Mạch. Phút 13 Okubo kiến tạo hợp lý cho Daisuke Matsui dứt điểm từ khoảng cách chừng 7 mét. Nhưng cái chân của thủ thành Thomas Sorensen đã ngăn không cho bóng vào lưới. Gần như ngay sau đó Hasebe có cơ hội ở bên mé phải cấm địa, nhưng cú ra chân uy lực của anh đưa bóng đi chệch đích trong tấc gang.

Tomasson thay mặt Đan Mạch đáp trả lại bằng tình huống thoát biên trái và dứt điểm nhưng bóng đi chệch cột dọc phía xa.
Image
Honda (giơ tay) là người hùng của Nhật Bản ở vòng bảng.


Hai đội đang trong thế giằng co, phút 17 Nhật Bản bất ngờ tạo khác biệt bằng quả đá phạt tuyệt đẹp của Honda - người đã ghi bàn duy nhất giúp họ thắng Cameroon. Từ cự ly hơn 20 m chếch về bên phải tiền vệ đang chơi cho CSKA Moscow lấy đà kiểu như Cristiano Ronaldo rồi tung chân sút thật lực đưa bóng vào góc xa khung thành, trong nỗ lực bay người vô vọng của thủ thành Sorenssen (xem clip).

Có được lợi thế Nhật Bản càng dễ đá. Họ tổ chức hợp lý cự ly đội hình, ngăn không cho Đan Mạch có cơ hội tiến sâu vào bên trong. Ý đồ tấn công của Jorgensen hay Per Kroldrup đều sớm bị chặn phá trước khi kịp thực hiện. Bên cạnh đó Nhật Bản còn biết tận dụng tối đa những cơ hội dù nhỏ nhất. Điển hình là tình huống đá phạt khác nữa ở phút 30. Từ khoảng cách chừng 20 m trực diện khung thành, Endo - cầu thủ hay nhất châu Á năm vừa qua - vẽ nên một đường cong hoàn mỹ đưa bóng lượn qua hàng rào tìm vào góc thấp khiến Sorenssen trở tay không kịp (xem clip). 2-0 cho Nhật Bản đầy bất ngờ nhưng hợp lý.

Chơi với tâm lý thoải mái, Nhật Bản tiếp tục duy trì thế trận an toàn. Trong khi đó Đan Mạch bắt đầu có dấu hiệu nóng vội, nên cơ hội cũng mất dần đi.

Ngay đầu hiệp hai thiếu chút nữa Endo ghi thêm bàn thắng từ một tình huống đá phạt. Lần này thủ thành Sorenssen kịp can thiệp nên bóng mới dội cột văng ra. Không còn cách nào khác, Đan Mạch buộc phải bung lên liều lĩnh hòng phá hệ thống phòng thủ chặt chẽ của Nhật Bản. Tuy nhiên chốt chặn cuối cùng trong khung gỗ của Nhật Bản, thủ thành Eiji Kawashima, vẫn duy trì được sự hợp lý và bình tĩnh. Số ít cơ hội của Tomasson hay Jakob Poulsen đều bị ngăn chặn. Phút 79 khi thủ thành Kawashima đã chịu thua thì khung gỗ lại đứng ra ngăn chặn cú dứt điểm của Soren Larson.
Image
Nhật Bản phòng ngự rất tốt, kể cả trong những pha không chiến.
Sau nhiều nỗ lực Đan Mạch cũng có được bàn rút ngắn tỷ số xuống 1-2 ở phút 81. Đó là tình huống Daniel Agger bị Hasebe đẩy ngã trong cấm địa, dẫn đến một quả phạt đền. Tomasson thiếu chút nữa đã không thành công khi cú đá đầu tiên bị thủ thành Kawashima chặn lại. Tuy nhiên anh sau đó kịp ập vào đá bồi, thắp lại hy vọng mong manh cho Đan Mạch (xem clip).

Nhưng trên thực tế đó là tất cả những gì họ có thể làm được. Phút 87 Nhật Bản vung cú đấm cuối cùng chấm dứt mọi hy vọng đảo ngược tình thế của đối phương. Sau một pha đi bóng khéo léo lừa qua một hậu vệ Đan Mạch, Honda đẩy bóng sang ngang cho cầu thủ mới vào sân Okazaki dứt điểm vào khung thành trống ấn định chiến thắng 3-1 (xem clip).

Đội hình thi đấu

ĐAN MẠCH: Sorensen, Agger, Jacobsen, Kroldrup (Larsen, 56), S Poulsen, C Poulsen, Jorgensen (J Poulsen, 34), Kahlenberg (Eriksen, 63), Tomasson, Bendtner, Rommedahl.

Bàn thắng: Tomasson 81

NHẬT BẢN: Kawashima, Komano, Tanaka, Nagatomo, Nakazawa, Abe, Endo (Inamoto, 90+1), Matsui (Okazaki, 76), Hasebe, Honda, Okubo (Konno, 89).

Bàn thắng: Honda 17, Endo 30, Okazaki 87

Doãn Mạnh

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

ĐÔI ENGLAND giã từ World Cup



- Trận đại chiến giữa Anh và Đức đã diễn ra một cách hấp dẫn đúng như sự mong đợi của đông đảo khán giả hâm mộ. Tuy nhiên, những ai yêu mến đội bóng đến từ đảo quốc sương mù chắc chắn đã cảm thấy hết sức thất vọng với màn trình diễn của Tam sư trong khi sự thăng hoa thực sự tìm đến với người Đức nhờ sự tỉnh táo và lạnh lùng của họ...

Nhập cuộc một cách cẩn trọng, cả Anh và Đức đều tỏ rõ quyết tâm của mình trong các pha tranh chấp từ những phút đầu tiên của trận đấu. Tuy nhiên, những cố gắng trong việc kiểm soát thế trận của Tam sư gặp phải khó khăn khi Đức khôn khéo đưa các đường bóng tấn công của mình ra hai bên cánh thay vì tập trung ở trung lộ - nơi tuyển Anh có nhiều tiền vệ kinh nghiệm.


Mối lo ngại lớn nhất của HLV Capello cũng như các CĐV của tuyển Anh trước trận đấu này chính là hàng phòng ngự. Điều đó đã được minh chứng rõ ràng khi các sai lầm tai hại của tuyến này đã khiến cho Tam sư đánh mất tinh thần một cách nghiêm trọng ngay trong hiệp một. Phút thứ 20, Klose dũng mãnh loại bỏ sự truy cản của Upson trước khi thực hiện cú dứt điểm hạ gục David James mở tỷ số của trận đấu.

Bàn thua này khiến người Anh mất tập trung thấy rõ trong khi sự tự tin của người Đức được củng cố thêm nhiều lần. Sự sơ hở của hàng thủ tiếp tục khiến Anh phải trả giá trong tình huống tấn công của Đức ở phút thứ 32, Muller có bóng thoải mái trong vòng cấm trước khi thực hiện đường chuyền dọn cỗ để Podolski ghi bàn thắng nâng tỷ số lên thành 2-0.

Khoảng cách 2 bàn khiến người Anh không còn đường lùi, họ dồn lên tấn công một cách mạnh mẽ như một con thú bị thương. Phút thứ 37, Upson chuộc lại lỗi lầm của mình trong một pha lên tham gia tấn công, trung vệ này thực hiện cú đánh đầu chuẩn xác ghi bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2. Chỉ sau đó ít phút, Lampard thực hiện cú sút đầy uy lực khiến bóng tìm đến đúng xà ngang khung thành tuyển Đức rồi đập xuống đất ở phía trong khung thành nhưng trọng tài không quan sát kịp tình huống và không công nhận bàn thắng cho Tam sư.

Bước sang hiệp hai, đội tuyển Anh tiếp tục dồn lên tấn công một cách mãnh liệt nhưng người Đức cho thấy sự tỉnh táo của mình bằng việc xây dựng một hàng thủ vô cùng chắc chắn. Khi mà người Anh chưa kịp tìm ra bàn gỡ thì họ đã phải đón nhận thêm nỗi buồn đến từ sự lơi lỏng của hàng thủ. Liên tiếp trong các phút 67 và 70, Muller ghi hai bàn thắng cho Đức đều từ các pha phản công nhanh. Tỷ số được nâng lên thành 4-1 và người Anh đã không còn cơ hội.



Image

bàn thắng thứ 4 của đội Germany

Thất bại của đội tuyển Anh, dù có chút nuối tiếc khi họ không được công nhận bàn thắng ở cuối hiệp một nhưng xét cho cùng vẫn là xứng đáng khi mà hàng loạt các sai sót của hàng thủ đã bị bộ lộ và để cho người Đức khai thác một cách triệt để. Kết quả này khiến tuyển Anh ê chề rời giải trong khi Đức hiên ngang tiến vào tứ kết.

Bàn thắng:

Đức: Klose (20'), Podolski (32'), Muller (67', 70')

Anh: Upson (37')

Đội Argentina chiến thắng

Trước khi đội Argentina đến World Cup , người hâm mộ không tin tưởng nhiều vào tài cầm quân của hấun luyện viên Maradona . Bởi vì anh chỉ là cầu thủ mà thôi.
Nhưng qua 4 trận thi đấu vừa qua , đội Argentina của Maradona đã chứng tỏ càng vào sâu , đội bóng nam Mỹ đá càng hay . Tuy vậy - cầu thủ mà họ mong đợi ghi bàn nhiều nhất là Messi hoàn toàn chưa có 1 bàn nào ghi vào lưới đối phương , nhưng chính anh lại là người châm , chuyền những đường banh đẹp để cho đồng đội ghi bàn .

kết quả Argentina thắng Mexico 3-1 . Bàn thắng đầu tiên của Tevez đã gây nhiều tranh cãi , vì Tevez đã ở trong Tư Thế Việt vị sau khi nhận bóng từ Messi . Tuy vậy Trọng tài vẫn công nhận .
Bàn thua thứ hai của Mexico là do sai lầm của hậu vệ mexico để cầu thủ Higuan đoạt được bóng sút tung lưới đội Mexico lần thứ 2 . Sang hiệp nhì , từ cú sút từ xa , cầu thủ Tevez đã nâng tỉ số lên 3-0 .
Ở những cuối cùng của trận đấu đội Mexico gỡ được một bàn Danh Dự .

Hai đội Germany và Argentina sẽ gặp nhau ở Tứ kết vào tuần tới

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Đánh bại Mexico, Argentina tái ngộ Đức ở tứ kết May mắn vượt lên nhờ pha lập công trong tư thế việt vị, thầy trò HLV Maradona dễ dàng loại bỏ rào cản tâm lý, nới rộng cách biệt để giành chiến thắng 3-1.

Argentina không phải là đội chơi thuyết phục hơn Mexico ở đầu trận. Tuy vậy, sai lầm của tổ trọng tài và hàng thủ đối phương đã tạo khoảng cách an toàn từ khá sớm cho thầy trò HLV Diego Maradona. Mexico lẽ ra đã thi đấu khởi sắc hơn nếu cơ hội trong khoảng thời gian đầu được biến thành bàn thắng.

Nhập cuộc bằng phong cách sở trường, chặt chẽ mà linh hoạt, đội bóng ba màu (biệt danh của Mexico) đã nắm thế chủ động ngay sau tiếng còi khai cuộc. HLV Javier Aguirre có vẻ không thích úp mở về ý đồ chiến thuật: phòng ngự phản công nhanh, phong tỏa Lionel Messi và chủ động đánh chặn từ xa.
Image
Chiến thắng của Argentina có màu sắc may mắn dẫu thất bại không phải là kết quả bất công đối với Mexico.


Với cách chơi như trên, Mexico đã gây được nhiều khó khăn cho Argentina trong khoảng thời gian đầu trận. Phút thứ 9, hậu vệ cánh Carlos Salcido tung cú sút xa từ 40 m, bóng đập xà ngang. Phút 13, sóng gió lại nổi lên trước khung thành nhà cựu vô địch, khi tiền vệ Andres Guardado dứt điểm cách cột dọc bên trái khoảng chục cm.

Sau khoảng thời gian nhập cuộc chệch choạc, Argentina bắt đầu chơi khá hơn. Tuy vậy vượt qua hàng thủ Mexico là một thách thức đối với Messi và đồng đội.

Khi thế quân bình có vẻ sẽ được duy trì lâu, Argentina bất ngờ tìm được bàn thắng mở tỷ số ở phút 26. Đó là một pha lập công may mắn của Carlos Tevez.

Tình huống được bắt đầu từ cú chọc khe của Messi. Trong khi lao ra truy cản, thủ môn Oscar Perez của Mexico phá bóng lên, Messi lập tức đá về phía khung thành trống. Ở vị trí phía dưới hai hậu vệ đối phương, Tevez dùng đầu đẩy bóng vào lưới (xem clip) từ cự ly gần. Trọng tài chính Roberto Rosetti quyết định công nhận bàn thắng dù vấp phản ứng dữ dội.

Có được cú hích thuận lợi, Argentina dần loại bỏ rào cản tâm lý trong một trận đấu loại trực tiếp - thử thách đầu tiên sau ba trận toàn thắng ở vòng bảng. Không lâu sau, tỷ số được nâng lên 2-0 khi hàng thủ Mexico mất cảnh giác. Một hậu vệ chuyền bóng đến chân Gonzalo Higuain ở phút 33. Không bỏ lỡ cơ hội, tiền đạo của CLB Real Madrid xâm nhập vòng cấm, vượt qua Perez rồi đẩy bóng vào lưới trống (xem clip).

Bị dẫn hai bàn quá nhanh, Mexico chịu áp lực lớn về tâm lý, các đường bóng trở nên thiếu chính xác. Ngược lại, Argentina được dịp thoải mái triển khai chiến thuật, dễ dàng vô hiệu hóa các đường lên bóng của đối phương.
Image
Tevez đã có một trận đấu thật sự bùng nổ như phong độ tại Manchester City.
Qua giờ nghỉ, thế trận diễn ra không khác nhiều so với hiệp một. Argentina tiếp tục giành quyền kiểm soát bóng vượt trội. Phút 52, bàn thắng mà các CĐV đội bóng Nam Mỹ mong đợi cuối cùng cũng đến khi tỷ số được nâng lên 3-0 nhờ công của Tevez. Sau khi bóng bật ra từ một tình huống tranh chấp, tiền đạo của CLB Manchester City tung cú sút quyết đoán từ cự ly khoảng 20 m, bóng bay vào góc cao, Khi đó Perez lui về khép góc nhưng không kịp cản pha dứt điểm mạnh

Dẫn trước Mexico 3-0 khi trận đấu còn hơn nửa tiếng, ít ai ngờ Argentina có thể thu được kết quả thuận lợi như vậy. Kể từ đó, các cầu thủ áo sọc xanh trắng chơi với động lực ít hơn, trở nên dễ dãi hơn trong các tình huống bắt người.

Mexico dồn lên áp đảo nhưng phải đợi đến phút 71 mới ghi được bàn danh dự. Javier Hernandez, tiền đạo trẻ của CLB Manchetser United, thể hiện kỹ năng xoay xở và dứt điểm ấn tượng khi làm lỡ trớn cặp trung vệ của Argentina bằng pha đảo bóng, sút bằng chân trái vào góc cao

Gỡ bàn thắng đẹp mắt song thời gian còn lại không đủ để Mexico làm nên điều kỳ diệu trước Argentina. Bất chấp HLV Maradona liên tục thay người, thế trận của Argentina không hề thay đổi. Phút 90, Messi suýt ghi được bàn đầu tiên tại World Cup 2010 sau pha đột phá qua hai hậu vệ nếu Perez không kịp đẩy qua xà.

Ở vòng tứ kết, đối thủ của Argentina là Đức. Bốn năm trước, hai đội cũng gặp nhau ở vòng này (Đức giành chiến thắng trong loạt đá luân lưu, sau khi 120 phút kết thúc với tỷ số hòa). Cuộc đối đầu năm nay hứa hẹn sẽ hấp dẫn không kém, sau khi hai đội đều vượt qua vòng loại trực tiếp đầu tiên với kết quả chênh lệch.

Đội hình thi đấu:

Argentina: Sergio Romero; Nicolás Otamendi, Martín Demichelis, Nicolás Burdisso, Gabriel Heinze; Maxi Rodríguez (Javier Pastore, 87'), Javier Mascherano, Ángel di María (Jonás Gutiérrez, 79'); Carlos Tévez (Sebastián Verón, 69'), Lionel Messi, Gonzalo Higuaín.

Mexico: Óscar Pérez; Efraín Juárez, Ricardo Osorio, Francisco Rodríguez, Carlos Salcido; Giovani dos Santos, Gerardo Torrado, Rafael Márquez, Andrés Guardado (Guillermo Franco, 61'); Adolfo Bautista (Pablo Barrera, 46'); Javier Hernández.

Kết quả: Argentina 3-1 Mexico

Bàn thắng của Argantina: Tevez 26' (xem clip), Higuain 33' (xem clip), Tevez 52' (xem clip).

Bàn gỡ của Mexico: Javier Hernandez 71'

Thùy Dương

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Brazil hùng dũng vào tứ kết gặp Hà Lan Trận derby Nam Mỹ với Chile ở vòng 16 đội tối thứ hai chẳng khác nào một cuộc biểu dương lực lượng của thầy trò Dunga khi họ thắng dễ 3-0 để lấy đà cho trận quyết đấu tranh vé vào bán kết với Hà Lan ở vòng sau.

"Chile sẽ làm điều không tưởng khi gặp lại Brazil", HLV Bielsa hy vọng vào một cuộc lật đổ bất ngờ trong trận đấu vòng hai World Cup với đại gia đồng hương Nam Mỹ. Nhưng đó có lẽ chỉ là cách ông động viên các học trò trước cuộc đụng độ đội bóng từng 5 lần vô địch thế giới và được xem như khắc tinh của tuyển Chile hiện tại. Thực tế 90 phút so tài hôm qua cho thấy rõ điều đó, bởi đã không có bất ngờ nào xảy ra như chờ đợi của Bielsa.
Image
Chile (áo trắng) đã làm tất cả những gì có thể nhưng so với Brazil, họ vẫn ở dưới một tầm về đẳng cấp. Ảnh: AFP.
Ở khu vực Nam Mỹ, Chile là đối thủ mà Brazil thích gặp nhất. 5 năm qua, họ thắng Chile đến 7 lần liên tiếp. Brazil có thể chật vật trước các đội bóng nhỏ như Bolivia hay Venezuela, nhưng hễ gặp Chile, họ lại chơi tưng bừng và thường tạo ra những cơn mưa bàn thắng. Tổng cộng, Brazil đã đánh bại Chile tới 46 trong 65 lần chạm trán, ghi tới 152 bàn và chỉ thủng lưới 55 bàn. Kịch bản quen thuộc ấy được thầy trò Dunga diễn lại hôm qua khi họ thắng dễ Chile 3-0 để đoạt vé đi tiếp.

Tại tứ kết Brazil sẽ tái ngộ Hà Lan và hứa hẹn tạo nên một cuộc so tài hấp dẫn như trận đấu cùng giai đoạn ở World Cup 1994 (Brazil thắng 3-2). Với lối chơi ngày một hiệu quả, bén ngọt, lửa khát vọng ngùn ngụt hiện tại, Kaka, Robinho, Lucio... hoàn toàn có thể tái hiện chiến công của thế hệ Romario, Bebeto, Dunga cách đây 16 năm - đánh bại Hà Lan và thẳng tiến tới đỉnh vinh quang. Ngược lại dù chơi hết mình và không ân hận khi bị loại, Chile cho thấy họ vẫn còn phải cố gắng rất nhiều nếu muốn tiến sâu ở một sân chơi lớn như World Cup.

Rút kinh nghiệm từ trận thua Tây Ban Nha ở vòng bảng, Chile đã chọn cách tiếp cận trận đấu thận trọng hơn khi đối đầu với Brazil hôm qua. Thay vì chơi đôi công, các học trò của HLV Bielsa vào cuộc từ tốn hơn. Vẫn với sơ đồ có 3 hậu vệ, nhưng họ hạ thấp đội hình, chủ động áp sát và tích cực tranh chấp ở khu vực giữa sân. Cách chơi này khiến họ hiếm khi gây khó dễ cho hàng thủ Brazil vì không có nhiều cơ hội lên bóng, nhưng bù lại giúp Chile tạo dựng thế trận tương đối chắc chắn bên phần sân nhà và vô hiệu hóa gần như mọi nỗ lực tổ chức tấn công của Brazil ở đầu trận.

Bên phía Brazil, nhạc trưởng Kaka trở lại sau án treo giò để giữ vai trò hộ công quen thuộc trong sơ đồ 4-2-3-1, nhưng sự vắng mặt của Elano và Melo vì vấn đề thể lực ít nhiều vẫn khiến lối chơi của họ chưa đạt tới độ trơn tru như mong đợi. Các học trò của HLV Dunga vì thế gặp rất nhiều khó khăn khi bị phía Chile đeo bám quyết liệt. Vì thế, dù nhỉnh hơn ở khả năng kiểm soát bóng và chơi lấn lướt, Brazil hiếm khi gây nguy hiểm cho cầu môn Chile trong nửa giờ đầu tiên.
Image
Lối đeo bám rất sát không đủ giúp Chile ngăn cản Brazil. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên như rất nhiều trận đấu trước đây dưới thời Dunga, Brazil một lần nữa cho thấy họ nguy hiểm như thế nào ở sự đa dạng trong cách chơi. Khi các pha phối hợp bóng sống không đem lại hiệu quả như mong đợi, một tình huống cố định đã giúp họ xé toang mành lưới Chile. Phút 34, từ quả phạt góc bên cánh phải của Maicon, Juan bật cao hơn tất cả, đánh đầu căng khiến thủ môn Bravo không kịp phản ứng, phá thế quân bình cho Brazil.

Bị thủng lưới, Chile phải đẩy cao đội hình để tìm bàn gỡ. Nhưng khi rút mình ra khỏi cái vỏ kén phòng ngự, đội quân của HLV Bielsea cũng không còn đá chắc chắn như đầu trận. Brazil không bỏ qua cơ hội này để chơi phòng ngự phản công - "ngón nghề" mà Dunga dày công truyền thụ suốt 4 năm qua - và nhân đôi tỷ số chỉ sau đó 4 phút. Robinho tăng tốc bên cánh trái rồi chuyền vào trung lộ cho Kaka. Cú chạm tinh tế của ngôi sao Real Madrid đưa bóng xuống rất vừa tầm để Fabiano phá bẫy việt vị, lừa qua cả thủ môn trước khi sút vào lưới trống.

Brazil còn tạo ra hai cơ hội ăn bàn nữa trong hiệp đầu, nhưng Fabiano sút chệch đích, còn cú sút xa của Gilberto Silva thì bị thủ môn Bravo xuất sắc từ chối. Ngược lại Chile không có nhiều cơ hội dứt điểm vì lối chơi có phần đơn điệu, phụ thuộc nhiều vào các pha di chuyển của thần đồng Alexis, bị phía Brazil bắt bài, chặn từ ngoài vòng cấm. Cơ hội đáng chú ý nhất của họ chỉ là cú dứt điểm cẩu thả của Suazo sau nỗ lực kiến tạo của Alexis ở phút 19.

Sau giờ nghỉ, Chile thay liền hai vị trí để gia cố lại hàng thủ và tăng cường sự cơ động, sức sáng sạo cho các đợt lên bóng. Nhưng những điều chỉnh ấy đều không phát huy tác dụng và khi họ còn loay hoay chưa tìm ra phương án ghi bàn, thì Brazil đã nới rộng cách biệt thành ba bàn trong một pha phản công nhanh ở phút 59. Từ cú phá lên của hàng thủ Chile, Ramires cướp bóng, tăng tốc ở trung lộ, vượt qua ba cái bóng áo trắng trước khi chuyền ngang cho Robinho ở mép vòng cấm để tiền đạo này nhẹ nhàng cứa lòng vào góc xa.

3-0 là tỷ số đủ an toàn để Brazil lui về phòng ngự, rồi lần lượt rút Fabiano, Kaka rồi Robinho để giữ chân cho bộ ba này. Chile nhờ đó chơi áp đảo trong khoảng 20 phút cuối trận, nhưng các pha phối hợp của họ hoặc đều bị hệ thống phòng ngự dày đặc của Brazil bắt bài, hoặc hỏng ở các đường chuyền cuối cùng để có thể tạo nên đột biến. Khi có cơ hội, Chile cũng không thể tìm được bàn gỡ khi các cú dứt điểm của Valdivia rồi Suazo quá thiếu chính xác.
Image
Thắng đậm Chile là cách Robinho và đồng đội chạy đà hoàn hảo cho trận quyết đấu với Hà Lan ở tứ kết. Ảnh: AFP.
Đội hình thi đấu:

Brazil (4-2-3-1): Julio Cesar - Maicon, Lucio, Juan, Bastos - Gilberto Silva, Ramires - Dani Alves, Kaka (Kleberson 81), Robinho (Gilberto Melo 85) - Luis Fabiano (Nilmar 76).

Chile (3-4-2-1): Bravo - Fuentes, Contreras (Tello 46), Jara - Isla (Millar 63), Carmona, Vidal, Beausejour - Alexis, Mark Gonzalez (Valdivia 46) - Suazo.

Bàn thắng: Juan 34', Luis Fabiano 38', Robinho 59'.

Minh Kha

User avatar
doluoi
Posts: 829
Joined: Sun Nov 01, 2009 10:11 pm

Post by doluoi »

Robben và Sneijder lập công, Hà Lan giành vé vào tứ kết Không tấn công ào ạt cũng chẳng quá tổn hao công sức, Hà Lan vẫn giải mã được hiện tượng Slovakia bằng chiến thắng 2-1 tại vòng loại trực tiếp 16 đội World Cup tối thứ hai, và sẽ đấu Brazil ở tứ kết.

Tiếp tục ứng dụng lối chơi tấn công trên nền tảng thực dụng và cân bằng phòng ngự, Hà Lan sớm vượt lên dẫn trước ở hiệp một. Người lập công là Arjen Robben, tiền vệ lần đầu tiên ra sân đá chính ở World Cup lần này sau khi bình phục chấn thương.

Không có thế trận đôi công thực sự nóng bỏng nhưng đôi bên sau đó đều có cơ hội tốt. Trong khi tài năng của thủ thành Mucha khiến các chân sút Hà Lan tưởng như nản lòng, thì sự vô duyên lại lấy đi một số cơ hội tạo đột biến của Slovakia. Mãi đến cuối hiệp hai Wesley Sneijder mới nâng tỷ số lên 2-0 cho Hà Lan, trước khi Robert Vittek rút ngắn kết quả xuống 1-2 cho Slovakia từ chấm phạt đền.

Kết quả này đưa Hà Lan đi tiếp vào tứ kết gặp ứng viên vô địch Brazil - đội dễ dàng đại thắng Chile với kết quả 3-0. Trong khi đó, bị loại nhưng Slovakia vẫn có quyền hãnh diện sau những gì đã làm trong lần đầu tiên góp mặt ở vòng chung kết World Cup.
Image
Robben trở lại và lập tức tạo ấn tượng.
Nổi tiếng bởi thứ bóng đá tấn công tổng lực lại không thiếu những ngôi sao hàng đầu thế giới, mỗi cuộc chơi lớn Hà Lan đều được đưa vào danh sách ứng viên. Trước đây, trong giai đoạn khởi đầu họ luôn đáp ứng được kỳ vọng với những chiến thắng giòn giã, ngoạn mục vượt qua những thách thức lớn. Nhưng cứ khi cao trào dâng cao Hà Lan lại bỗng dưng đứt phựt. Họ chưa một lần lên đỉnh cao nhất tại World Cup (hai lần về nhì năm 1974 và 1978). World Cup 2006 và Euro 2008 là những ví dụ điển hình gần nhất cho sự lên xuống thất thường đó của Hà Lan.

Nhưng mọi chuyện đang hứa hẹn một chiều hướng khác cho Hà Lan dưới thời HLV Bert Van Marwijk. Vẫn áp dụng lối chơi tấn công, nhưng đội tuyển áo cam bây giờ không chỉ sống nhờ ngón nghề đặc trưng ấy mà biết hài hòa hơn trong cả khâu phòng ngự cùng sự tính toán khoa học để bảo toàn sức mạnh cho chặng đường dài. Ba trận đấu vòng bảng đã ứng dụng điều đó để có cả ba chiến thắng, và vì vậy họ chẳng có lý gì để phải thay đổi khi gặp một Slovakia được xem như ẩn số sau khi đánh bại Italy 3-2 ở trận đấu cuối cùng vòng bảng.

Robben trở lại và được bố trí đá cánh phải sở trường. Dirk Kuyt do vậy chuyển sang bên trái, và Van Persie vẫn là mũi nhọn duy nhất trên hàng công. Bất chấp Slovakia tiếp cận trận đấu mạnh dạn, Hà Lan vẫn không mấy khó khăn để nhanh chóng thiết lập trật tự và tạo ra những cơ hội ngon ăn. Trong khi cú đánh đầu của Van Persie đưa bóng chệch cột gang tấc, Sneijder lại dứt điểm trúng vị trí của thủ thành Mucha. Nhưng rồi chỉ bằng một tình huống phản công hết sức hiệu quả ở phút 18, Hà Lan đã có bàn mở tỷ số.

Sau đường chuyền dài hảo hạng của Sneijder từ bên phần sân nhà, bóng tìm đến vừa tầm thoát xuống của Robben. Sau vài động tác kéo bóng gọn gàng vào trung lộ, ngôi sao đang chơi cho Bayern Munich tung ra cú dứt điểm hiểm hóc vào ngay góc gần, đánh bại nỗ lực rướn người của thủ thành Mucha (xem clip).
Image
Slovakia (trắng) không đủ khả năng ngăn bước Hà Lan.
Không như bản sắc, sau khi có bàn thắng sớm Hà Lan chủ động chơi chậm lại chứ không hồ hởi dâng lên. Hiếm hoi Sneijder hay Van Persie mới lại có cơ hội dứt điểm nhưng đều thiếu lực cũng như khả năng gây đột biến. Trong khi đó Slovakia có vẻ như bị cóng. Họ không giữ được tinh thần lạc quan cũng như bản lĩnh như từng thể hiện trước Italy. Thay vào đó là một tập thể e dè, chơi cầm chừng và chỉ quyết liệt ở bên phần sân nhà. Hầu như Vittek và đồng đội không có cơ hội thực sự gây đột biến trước khung thành Hà Lan.

Sau giờ nghỉ không khí bỗng sôi động bất ngờ khi Hà Lan dồn dập tạo được cơ hội. Đầu tiên là tình huống dứt điểm kỹ thuật của Robben nhắm về góc xa, khiến thủ thành Mucha phải hết mình đẩy bóng ra. Chừng một phút sau, phút 51, một cơ hội ngon ăn nữa được Hà Lan tạo ra nhưng lại là thủ thành Mucha chiến thắng. Lần này bóng đập trúng mặt anh sau cú dứt điểm mạnh của Sneijder. Phút 59 cơ hội được trao cho Van Persie nhưng anh vẫn không thể khuất phục được Mucha.

Sau vài lời dọa nạt tới tấp Hà Lan lại trở về với lối chơi an toàn. Và đó chính là cơ hội để Slovakia trong thế chẳng còn gì để mất dồn lên. Phút 67 Miroslav Stoch bắt chước bài của Robben đi bóng vào trung lộ rồi bất thần tung chân dứt điểm. Nhưng thủ thành Maarten Stekelenburg kịp thời đẩy bóng ra biên. Gần như ngay sau đó, Marek Hamsik có pha chạm bóng tinh tế đưa Vittek vào thế mặt đối mặt với Stekelenburg. Nhưng chân sút đã hai lần sút tung lưới Italy lại tỏ ra thiếu ý tưởng khi đưa bóng đến trúng vị trí của đối phương.
Image
Hà Lan đang vững bước.
Không những không nhiệt tình tấn công, HLV Marwijk sau đó còn lần lượt rút hai trụ cột Robben và Van Persie ra nghỉ để thay bằng Elia và Hunterlaar. Tuy nhiên khi mà Hà Lan dưới thời Marwijk vẫn duy trì được sự hiệu quả trong lối chơi thì chỉ một sai sót nhỏ cũng đủ khiến đối phương của họ phải trả giá. Từ một quả đá phạt nhanh ở khoảng giữa sân phút 84, Kuyt đưa bóng thoát qua tầm kiểm soát của thủ thành Mucha đã lao ra hơi sớm. Tiền đạo đang chơi cho Liverpool bình tĩnh đẩy sang ngang cho Sneijder lao lên dứt điểm vào khung thành đã bỏ trống nâng tỷ số lên 2-0 (xem clip).

Như một sự an ủi cho Slovakia - một trong những đội bóng để lại nhiều cảm xúc cho World Cup lần này, phút bù giờ cuối cùng của hiệp hai bàn thắng cũng tìm đến với họ. Pha đi bóng của Kucha trong cấm địa buộc thủ thành Stekelenburg phải can thiệp, đem lại cho Slovakia quả đá phạt đền. Vittek lần này đã thành công bằng cú đá tầm thấp rút ngắn tỷ số xuống 1-2 và nâng tổng bàn thắng của riêng anh ở giải lần này lên con số 4 (xem clip).

Đội hình thi đấu:

HÀ LAN: Stekelenburg, Van Der Wiel, Heitinga, Mathijsen, Van Bronckhorst, Van Bommel, De Jong, Sneijder (Afellay, 90+2), Kuyt, Van Persie (Huntelaar, 80), Robben (Elia, 71).

Bàn thắng: Robben 18, Sneijder 84

SLOVAKIA: Mucha, Pekarik, Skrtel, Zabavnik (Jakubko, 87), Weiss, Stoch, Durica, Hamsik (Sapara, 87), Kucka, Vittek, Jendrisek (Kopunek, 71).

Bàn thắng: Vittek 90+4 penalty

Doãn Mạnh

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Nhật Bản tan mộng tứ kết trên chấm 11 mét Chơi kiên cường và có không ít cơ hội ghi bàn, đại diện còn lại của châu Á tại World Cup 2010 suýt giành chiến thắng trước Paraguay. Họ chỉ chịu thua trong loạt đá luân lưu, sau 120 phút thi đấu kết thúc với tỷ số 0-0.

Trong loạt đá luân lưu, cầu thủ của hai đội đều tỏ ra bình tĩnh, thực hiện nhiệm vụ bằng những cú sút dứt khoát. Tuy vậy, pha dứt điểm của Komano đưa bóng dội xà ngang và chỉ duy nhất pha hỏng ăn này đã tạo nên sự khác biệt

Trước đó, hai đội duy trì thế trận khá cân bằng trong suốt 120 phút của hai hiệp chính và hai hiệp phụ. Paraguay nhỉnh hơn về thể lực, tốc độ và thời gian kiểm soát bóng, nhưng Nhật Bản chiếm ưu thế trong các tình huống phản công và mức độ nguy hiểm trong các pha phối hợp ở cự ly ngắn (xem clip diễn biến chính).
Image
Komano thất vọng sau quả sút luân lưu không thành công.
Đây là lần đầu tiên Paraguay được lọt vào vòng tứ kết World Cup trong 8 lần tham dự, trong đó có bốn lần vượt qua vòng bảng. Trái lại, thành tích cao nhất của Nhật Bản vẫn là vòng 16 đội sau bốn lần tham dự.

Cuộc so tài tối thứ ba lẽ ra đã kết thúc sớm hơn nếu hai đội tận dụng được những cơ hội ghi bàn hiếm hoi trước khung thành của nhau. Đều đánh giá cao đối thủ và đều nuôi mộng lần đầu lọt vào vòng tứ kết, hai đội cùng tạo ra màn nhập cuộc thận trọng trong những phút đầu. Với kỹ thuật cá nhân của một đại diện khu vực Nam Mỹ, Paraguay dễ dàng giành quyền kiểm soát bóng ở khu trung tuyến, chủ động thực hiện chiến thuật tấn công. Trong khi đó, Nhật Bản chấp nhận sự thua thiệt trong các pha tranh bóng ở cự ly cách khung thành 40 đến 60 m, đối phó với sức ép của đại diện khu vực Nam Mỹ bằng cách thiết lập hàng phòng ngự chiều sâu.

Không có những miếng tấn công sắc sảo, thế trận trở nên khó khăn đối với Paraguay và họ chỉ có hai cơ hội từ khoảnh khắc lúng túng hiếm hoi của Nhật Bản trong hiệp một. Phút 19, được đồng đội chọc khe dọn cỗ, Lucas Barrios thoát xuống nhưng chỉ kịp dứt điểm trong tư thế với, thủ môn Nhật Bản dùng chân chặn được bóng, cứu thua ngay trên vạch 5 m50. Không lâu sau đó, Roque Santa Cruz đón được bóng bật ra sau pha nhảy tranh chấp với ba cầu thủ đối phương, nhưng tiền đạo của CLB Man City dứt điểm chệch khung thành trong tư thế thoải mái ở cự ly chỉ 10 m.

Kiểm soát bóng ít hơn (37% so với 63% của Paraguay trong hiệp một), Nhật Bản chủ yếu trông chờ vào các pha phản công, tình huống cố định và sút xa. Họ cũng có hai cơ hội ghi bàn nhưng cả hai đều không thành công. Phút 22, Daisuke Matsui tung cú sút xa, bóng đập xà ngang. Cuối hiệp một, trong một pha phản công nhanh, Nhật Bản suýt vượt lên khi Keisuke Honda dứt điểm từ cự ly khoảng 20 m, bóng chệch cột dọc trong gang tấc.

Qua giờ nghỉ, tốc độ trận đấu được đẩy lên cao hơn và Paraguay vẫn kiểm soát bóng tốt hơn (61%), nhưng các cơ hội đều không rõ ràng, không có nhiều pha lôi cuốn. Hai đội tỏ ra thiếu sắc sảo khi bóng tới gần vòng 16,50 m. Hai tình huống đáng chú ý nhất là cú đánh đầu vào vị trí thủ môn Nhật Bản của Riveros và pha đột phá lắt léo của Barrios.

Phút 76, Barreto có một cú sút xa khá mạnh, nhưng thủ môn Kawashima dễ dàng cản được.
Image
Paraguay làm tan mộng của người Nhật bằng sự lỳ lợm trên chấm 11 mét.
Những diễn biến có phần tẻ nhạt được hâm nóng ở đầu hiệp phụ thứ nhất khi Nelson Valdez cướp được bóng trong vòng 16 m50 của Nhật Bản, tuy vậy, đường căng ngang đi không chính xác. Như một câu trả lời, đại diện khu vực châu Á cũng chấp nhận mạo hiểm, lên bóng bên cánh trái. Họ tạo ra đột biến bằng cú đánh gót của cầu thủ dự bị Nakamura. Nhưng đường chuyền cuối cùng không tìm được địa chỉ mong muốn.

Hòa 0-0 sau 120 phút kém hấp dẫn, hai đội phải phân thắng bại trên chấm 11 mét. Đây là trận đấu tiên tại World Cup 2010 có màn thi đá luân lưu nghiệt ngã (xem clip), với phần thắng 5-3 thuộc về Paraguay.

Cầu thủ đá luân lưu của Paraguay: Barreto, Barrios, Riveros, Valdez, Cardozo (đều thành công)

Cầu thủ đá luân lưu của Nhật Bản: Endo, Hasebe, Komano (trượt), Honda

Đội hình thi đấu:

Paraguay: Justo Villar; Bonet, Paulo Da Silva, Antolín Alcaraz, Claudio Morel; Néstor Ortigoza (Edgar Barreto, 75’), Enrique Vera, Cristian Riveros; Roque Santa Cruz (Cardozo, 96’), Edgar Benítez (Haedo Valdez, 60’), Lucas Barrios.

Nhật Bản: Kawashima, Komano, Nakazawa, Marcus Tulio Tanaka, Nagamoto, Abe (Kengo Nakamura, 82’), Endo, Matsui (Okazaki, 66’), Hasebe, Okubo (Tamada, 105’), Honda.

Thúy An

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

TENNIS -WIMBLEDON 2010

ROGER FEDERER OUT


Chỉ một ngày sau khi Venus Williams (2) bị loại khỏi Wimbledon

Wimbledon 2010, ngày thứ 10: Federer thành cựu vô địch Wimbledon 2010: Ngày của những cơn "địa chấn"* Berdych gặp Djokovic (3) ở bán kết

Wimbledon đang trải qua những cơn giông bão thực sự. Chỉ một ngày sau khi Venus Williams (2) bị loại khỏi đơn nữ, đến lượt ĐKVĐ Federer theo gót. Ở vòng tứ kết diễn ra tối qua, "tàu tốc hành Thụy Sĩ đã gác vợt 4-6, 6-3, 1-6, 4-6 trước Tomas Berdych (12).

Hồi tháng Ba năm nay, Berdych từng quật ngã Federer 4-6, 7-6 (3), 6-7 (6) ở vòng 4 giải Sony Ericsson mở rộng. Thế nhưng, ít ai nghĩ rằng tay vợt người Czech này có thể tái lập thành tích ấy ở Wimbledon, bởi đây được coi là thành trì vững chắc của Federer. Kể từ năm 2003 đến trước giải đấu này, Federer chưa từng vắng mặt ở trận chung kết (6 chức vô địch, 1 á quân).



Ở sân trung tâm ngày hôm qua là một Berdych thi đấu xuất thần. Anh giành break đầu tiên ở game thứ bảy và duy trì lợi thế ấy đến hết set đấu với chiến thắng 6-4. Federer không dễ dàng đầu hàng, và việc anh giành break ngay game đầu tiên ở set thứ hai trước khi thắng lại 6-3 là một minh chứng. Song những nỗ lực ấy đã trở nên nhạt nhòa bởi sự sụp đổ quá nhanh trong set thứ ba. Berdych giành break bằng một cú volley để dẫn 2-0, và tiếp tục bồi thêm một break với cú trái tay đẹp mắt để dẫn 5-1. Sau 27 phút, anh kết thúc set thứ ba bằng một cú giao bóng như búa bổ.

Trong set thứ 4, Berdych có phần hơi căng thẳng khi bị Federer dẫn 3-2, 40-0 và mắc hai lỗi đánh hỏng lên tiếp. Nhưng anh đã sửa sai bằng nỗ lực gỡ hòa 3-3 sau một cú smash không thể chống đỡ. Bước ngoặt về tâm lý và thế trận diễn ra ở game sau đó, khi Federer volley ra ngoài và để cho đối phương giành một break hết sức quan trọng. Ở những phút còn lại, Berdych đã bảo vệ lợi thế ấy để hoàn tất chiến thắng đáng nhớ trong sự nghiệp của anh. Đây là lần thứ

Hè 2007, Berdych từng thi đấu khá thành công ở Wimbledon khi lọt vào đến tứ kết. Nhưng bây giờ anh còn vượt qua cả thành tích ấy, và trở thành tay vợt người Czech đầu tiên sau hai thập kỷ lọt vào bán kết Wimbledon (kể từ thời Ivan Lendl hè năm 1990). Hồi tháng trước, Berdych từng lọt vào bán kết Roland Garros, nhưng bị loại bởi Soderling, và bây giờ anh hy vọng sẽ lần đầu đi tới chung kết Grand Slam. Để thực hiện giấc mơ ấy, Berdych sẽ phải vượt qua Djokovic (3) ỏ vòng bán kết. Tay vợt số một Serbia vừa chấm dứt cuộc phiêu lưu của đối thủ người Đài Loan Lu Yen-hsun bằng chiến thắng cách biệt 6-3, 6-2, 6-2. Đây là lần thứ hai, Djokovic lọt vào bán kết Grand Slam. Năm 2007, anh phải bỏ cuộc rất đáng tiếc vì chấn thương lưng và bàn chân, nhường suất chung kết cho Nadal.

Việc Federer (1) bị loại là một cơ hội lớn để Nadal đòi lại những gì đã mất. Tối hôm qua, mặc dù bị Soderling (6) dội một gáo nước lạnh ở set đầu tiên, song tay vợt người TBN đã trở lại kịp thời để giành thắng lợi 3-6, 6-3, 7-6 (4), 6-1. Trong trận này, Soderling tiếp tục thể hiện khả năng giao bóng nổi trội khi gấp rưỡi Nadal về số pha giao bóng ăn điểm trực tiếp (17-12). Tuy nhiên, việc mắc quá nhiều lỗi đánh hỏng (35 so với 12 của Nadal) đã khiến anh phải trả giá đắt.
Nadal đang tự tin hơn bao giờ hết. Và đối thủ kế tiếp của anh là người thắng trong cặp tứ kết muộn nhất giữa Jo Wilfried Tsonga và niềm hy vọng nước chủ nhà Andy Murray.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

'Lốc da cam' trở lại, Hà Lan thắng ngược Brazil Bàn mở tỷ số sớm của Brazil và một chút may mắn là chất xúc tác, giúp Hà Lan trở lại với lối chơi tấn công tổng lực truyền thống để lội ngược dòng giành thắng lợi 2-1 trong trận tứ kết World Cup, tối thứ sáu.

Ba bàn thắng, một thẻ đỏ, nhiều cơ hội ăn bàn, hấp dẫn, có thừa kịch tính, căng thẳng, Hà Lan và Brazil đã cống hiến những gì tinh túy nhất, đáp ứng gần như mọi đòi hỏi về một trận cầu đỉnh cao và đưa người hâm mộ đi qua nhiều cung bậc cảm xúc. Với Hà Lan, đó là sự sốt ruột âu lo suốt hiệp một, là cái thở phào nhẹ nhõm ở đầu hiệp hai, trước khi bùng nổ trong niềm hân hoan tột độ về cuối trận. Ngược lại, sau khi đem lại phấn khích bằng màn trình diễn đẹp mắt ở hiệp đầu, Brazil gây thất vọng khi đánh mất bản thân sau giờ nghỉ.
Image
Hà Lan chưa hẳn đã chơi hay hơn, nhưng vẫn giành được thắng lợi cần thiết để giành vé vào bán kết và tiễn Brazil ra về trong nước mắt. Ảnh: AFP.
Trong cuộc đấu một mất một còn tối thứ sáu, Hà Lan - đội chiến thắng - có tất cả. Chiến thắng trước Brazil - ứng cử viên số một cho ngôi cao nhất trước giờ bóng lăn - không chỉ đem lại cho thầy trò Birt van Marwijk một suất vào tứ kết, sự thừa nhận từ người hâm mộ, mà còn tiếp thêm niềm tin mãnh liệt để họ nuôi tiếp, giấc mơ, khát vọng chinh phục Cup vàng. Brazil thì chỉ có thể tự trách bản thân vì đã gục ngã ở giai đoạn này. Giấc mơ đoạt Cup vàng lần thứ sáu vỡ tan, những giọt nước mắt tiếc nuối tuôn rơi và gợi lại ký ức buồn về thế hệ Cafu, Ronaldo, Roberto Carlos, năm 2006, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì tồi tệ nhất.

Trong ít ngày tới, Felipe Melo và đồng đội sẽ trở thành tâm điểm chỉ trích của hàng chục triệu người hâm mộ ở Brazil, nơi bóng đá được xem còn hơn cả một thứ tôn giáo. Với Dunga, HLV hết hợp đồng và ra đi ngay sau World Cup này, thất bại dưới tay Hà Lan chắc chắn sẽ ám ảnh ông rất lâu. Sẽ chẳng còn ai nhớ đến Dunga với tư cách thủ quân, người hùng thực hiện quả luân lưu cuối cùng, đưa Brazil lên ngôi vô địch World Cup 1994. Thay vào đó sẽ là những lời nguyền rủa dành cho một kẻ thất bại, bởi hơn ai hết, Dunga, trong vai trò HLV trưởng, chính là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên và cao nhất cho kết quả thi đấu của các học trò.

Trên sân Nelson Mandela Bay, Brazil đã có sự khởi đầu tưởng chửng không thể tốt đẹp hơn. Bằng chất lượng kỹ thuật vượt trội, tốc độ, sự cơ động cùng cự ly đội hình luôn được duy trì ở mức hợp lý, họ không mất nhiều thời gian để chiếm thế áp đảo và khai thác rất tốt những sơ hở trong hàng phòng ngự Hà Lan vốn suy yếu vì mất trung vệ chủ chốt Mathijsen ngay trước giờ bóng lăn. Phút thứ 8, Brazil đã đưa ra lời cảnh báo nặng ký qua tình huống làm bàn không được công nhận của Robinho do Dani Alves rơi vào thế việt vị trước đó. (Xem Clip)

Chỉ hai phút sau đó, Brazil đã cụ thể hóa ưu thế thành bàn mở tỷ số. Đó là một pha phản công nhanh mẫu mực quen thuộc dưới thời Dunga và gần đạt tới độ toàn mỹ trong mọi pha chạm bóng. Từ giữa sân, Felipe Melo tung ra một đường chọc khe chuẩn xác vào chính diện vòng cấm, xé toang hàng phòng ngự lỏng lẻo của Hà Lan để Robinho lặng lẽ thoát xuống, và dễ dàng hạ thủ môn Stekelenburg trong pha đối mặt. Thay vì Hetinga, trung vệ lẽ ra phải có mặt để can thiệp khi Robinho đón bóng, người đứng gần với tiền đạo Brazil lại là Robben, nhưng anh này cũng phản ứng chậm một nhịp và bất lực nhìn lưới đội nhà rung lên. (Xem Clip)

Trước Brazil công thủ toàn diện, những khiếm khuyết trong sơ đồ 4-2-3-1 và cách chơi phòng ngự của Hà Lan đã bị phơi bày rõ mồn một. Ở phía trên, một Kuyt cần mẫn bên cánh trái là không đủ, khi Sneijder bị Gilberto Silva bắt chết, Robben luôn bị ít nhất hai cầu thủ áp sát mỗi khi có bóng bên biên phải, còn Van Persie mất hút giữa cặp Lucio - Juan. Các pha lên bóng của Hà Lan vì thế hều hết đều đi vào ngõ cụt. Ở phía dưới, dù đá rất thấp, cặp tiền vệ trung tâm De Jong - Van Bommel vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ che chắn, đánh chặn và hỗ trợ hàng thủ chống chọi với các đợt tấn công ở tốc độ cao và biến ảo của đối phương.
Image
Brazil chỉ thể hiện được hình ảnh của một ứng cử viên vô địch ở hiệp một khi chơi áp đảo trước Hà Lan. Ảnh: AFP.
Brazil nhờ đó tìm được rất nhiều khoảng trống. Dani Alves ít nhiều làm vơi đi nỗi nhớ Elano bên cánh phải với rất nhiều pha xử lý kỹ thuật làm chao đảo hàng phòng ngự áo da cam. Điển hình là tình huống ở phút 20, khi anh thực hiện một loạt động tác giả, làm hoa mắt Van Bronckhorst rồi căng ngang như đặt để trung vệ Juan lên tham gia tấn công băng vào dứt điểm một chạm. Nhưng cú kết thúc của cầu thủ đang khoác áo Roma này lại đi quá thiếu chính xác trong thế tương đối thoải mái.

Năm phút sau đó, Brazil lại làm Hà Lan một phen thót tim nữa với tình huống phối hợp đẹp như mơ giữa tam giác Robinho - Kaka - Fabiano. Từ biên trái, Robinho khéo léo xoay sở, vượt qua hai hậu vệ đối phương rồi căng ngang cho Fabiano để tiền đạo này đánh gót điệu nghệ cho Kaka. Cựu cầu thủ thế giới chạm thêm hai nhịp rồi thực thiện cú cứa lòng chân phải hiểm hóc, lái bóng vào góc cao phía xa. Nếu không nhờ phản xạ tuyệt vời và cú bay người hết cỡ đẩy bóng cứu thua của thủ môn Stekelenburg, tỷ số khi đó lẽ ra đã là 2-0 cho Brazil. (Xem Clip)

Hà Lan tiến vào tứ kết bằng lối chơi thiên về phòng ngự cùng thành tích toàn thắng cả 4 trận từ đầu giải. Đây là cơ sở cơ sở để HLV Van Marwijk tự tin khẳng định sẽ quay lưng với lối chơi tấn công tổng lực truyền thống khi chuẩn bị đối đầu với Brazil ở tứ kết. Nhưng thế trận lép vế cùng bất lợi về tỷ số ở hiệp đầu đã buộc Hà Lan phải đẩy cao đội hình và dồn toàn lực tấn công sau giờ nghỉ. Cặp vệ biên Van de Wiel - Van Bronckhorst cùng bộ đôi tiền vệ thủ Van Bommel đã tích cực có mặt bên phần sân đối phương hơn. Ngay cả trung vệ Ooijer, trong vài tình huống, cũng mạnh dạn dâng lên cao tới gần vòng cấm của Brazil để hỗ trợ tấn công.

Nhờ tấn công với số đông cầu thủ, Hà Lan bắt đầu tạo được áp lực sang bên phần sân Brazil và giúp những Sneijder, Robben rảnh chân hơn, khi những cầu thủ kèm họ bị phân tâm. Nhưng nếu chỉ như thế, Hà Lan có lẽ vẫn chưa thể tìm được bàn gỡ quý như vàng ở phút 53. Khi các cầu thủ áo da cam vẫn loay hoay chưa tìm thấy lối vào cầu môn của Julio Cesar, chính một cầu thủ Brazil đã giúp họ toại nguyện. Quả tạt từ cánh phải của Sneijder đi không thật sự nguy hiểm, nhưng Julio Cesar lại băng ra lố đà, còn Felipe Melo thì để bóng chạm nhẹ đầu, rồi đổi hướng đi thẳng vào lưới, trong sự mừng rỡ của phía Hà Lan. (Xem Clip)

Bàn đốt lưới nhà trên khiến Brazil đánh mất sự chủ động và tự tin mà họ có được từ đầu trận. Ngay cả khi có cơ hội, họ cũng thiếu đi sự chuẩn xác cần thiết để cụ thể hóa và lấy lại ưu thế dẫn bàn. Điển hình là tình huống Kaka ra chân nhanh đưa bóng đi chệch cột dọc trong gang tấc ở phút 65. Trong khi đó, "món quà" từ Melo chẳng khác nào chất xúc tác giúp Hà Lan càng đá, càng tự tin và thanh thoát hơn. Hình ảnh "cơn lốc màu da cam" quen thuộc trước khia phần nào được các học trò của Van Marwijk tái hiện qua những đợt tấn công dồn dập. Và sức ép mà họ tạo ra đã phát huy tác dụng, khiến hàng thủ Brazil đánh mất sự tập trung cần thiết. Phút 68, từ pha đá phạt góc bên cánh phải, bóng được Kuyt đánh đầu nối chuyền ngược vào và cũng bằng một cú đánh đầu ngược, Sneijder đã làm tung lưới Brazil, đưa Hà Lan vượt lên dẫn 2-1. (Xem Clip)
Image
Sneijder (áo cam) tiếp tục chứng tỏ vai trò quyết định khi in đậm dấu dày ở cả hai tình huống Hà Lan ghi bàn. Ngược lại, Kaka (nằm) tỏ ra quá vô duyên. Ảnh: AFP.
Thế sự đảo lộn quá nhanh khiến Brazil không còn giữ được cái đầu lạnh - yếu tố rất quan trọng ở những trận cầu lớn và có tính chất sống còn. Nóng mắt vì một loạt pha múa may của Robben, Felipe Melo đã phạm lỗi và tiện đà, đạp thẳng gầm giày vào phía sau bắp đùi siêu sao người Hà Lan. (Xem Clip). Tình huống này diễn ra rất lộ và ngay lập tức, khiến Melo phải trả giá bằng chiếc thẻ đỏ trực tiếp. Thế thiệt người khiến những nỗ lực tấn công tìm bàn gỡ của Brazil sau đó đều kết thúc trong vô vọng, bất chấp việc HLV Dunga đã làm mới tuyến trên với việc tung Nilmar vào thay Fabiano từ phút 77.

Đến lúc này, Hà Lan lại là đội được hưởng lợi từ những khoảng trống mênh mông mà Brazil dồn toàn lực cho việc tìm bàn gỡ. Rất nhiều cơ hội đã đến với đội bóng áo da cam trong thời gian cuối trận, mà nếu quyết đoán hơn, căn chỉnh thước ngắm tốt hơn, họ hoàn toàn có thể nới rộng cách biệt thành 2 hoặc 3 bàn. Nhưng 2-1 cũng là kết quả vùa đủ để Sneijder cùng đồng đội tiễn Brazil khỏi cuộc chơi và tận hưởng vị ngọt chiến thắng. Đây là lần đầu tiên kể từ giải năm 1998, Hà Lan mới giành quyền lọt vào bán kết World Cup. Còn với Brazil, đây là lần thứ hai liên tiếp, họ phải sớm nói lời tạm biệt ngày hội bóng đá ngay từ vòng tứ kết. Năm 2006, đội bóng của xứ sở samba thua Pháp 0-1 cũng ở giai đoạn này.

Đội hình thi đấu:

Hà Lan (4-2-3-1): Stekelenburg - Van de Wiel, Heitinga, Ooijer, Van Bronckhorst - De Jong, Van Bommel - Robben, Sneijder, Kuyt - Van Persie (Huntelaar 85).

Brazil (4-2-3-1): Julio Cesar - Maicon, Lucio, Juan, Bastos (Gilberto Melo 62) - Felipe Melo, Gilberto Silva - Dani Alves, Kaka, Robinho - Luis Fabiano (Nilmar 77).

Bàn thắng: Felipe Melo phản lưới nhà 53', Sneijder 68' - Robinho 10'
Thẻ đỏ: Felipe Melo 73'.

Minh Kha

Post Reply