WORLD CUP 2010 SOUTH AFRICA

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

World Cup 2010 là canh bạc của Sepp Blatter

Image
Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter với World Cup 2010 - Ảnh: AFP
Nếu World Cup 2010 không có biến cố, vị chủ tịch đương nhiệm của FIFA chắc chắn sẽ ngồi trên chiếc ghế bọc nhung trong văn phòng của FIFA tại Zurich thêm một nhiệm kỳ nữa.
Ngay từ chuyến thăm Ethiopia năm 1976, một năm sau khi Blatter bắt đầu làm việc cho FIFA với tư cách một quan chức kỹ thuật, ông đã nói về một World Cup tổ chức tại châu Phi. Nay điều đó đã xảy ra. Và với 35 năm làm việc cho FIFA, trải qua 9 kỳ World Cup trên 5 lục địa, ông chủ tịch FIFA 74 tuổi này đã có sự trải nghiệm mà chưa có người tiền nhiệm nào của ông có.

“Đây là kỳ World Cup của Blatter, ông ấy chăm chút nó như một bà mẹ chăm chút một đứa con mới chào đời”, Walter Gagg, một quan chức FIFA đã biết Blatter 4 thập kỷ qua nhận xét, “Với Blatter, đây là di sản của cả cuộc đời ông ấy”.

“World Cup đầu tiên tại châu Phi” là chủ đề mà Blatter lặp đi lặp lại nhiều lần kể từ khi ông đắc cử chức chủ tịch FIFA năm 1998. Ông đã đi rao giảng điều này khắp các lục địa từ đó trên chiếc chuyên cơ riêng được tỉ phú người Qatar Mohamed Bin Hammam, quan chức hàng đầu của bóng đá châu Á, tài trợ.

Năm 2000, Nam Phi thua Đức 1 phiếu trong cuộc bỏ phiếu của các ủy viên thường vụ FIFA chọn nước đăng cai World Cup 2006. Sau sự kiện này, Blatter đẩy cao khát vọng đưa World Cup đến châu Phi hơn bằng ý tưởng đầy tính cưỡng chế: các kỳ World Cup sẽ được tổ chức luân phiên trên các lục địa và bắt đầu từ châu Phi. Năm 2004, Nam Phi được chọn sau khi đánh bại các ứng viên cùng châu lục như Ma-rốc, Nigeria.

Trình độ tổ chức sự kiện thế thao lớn nhất thế giới của Nam Phi vẫn bị nghi ngờ dù giải đã chính thức diễn ra. “Nếu World Cup này thành công, nó sẽ là kiệt tác của Blatter”, Roland Zorn, phóng viên tờ Toàn cảnh Frankfurt ở Đức, người đã theo sát FIFA từ năm 1986, nhận xét, “Còn nếu World Cup này là thảm họa, nó sẽ kết liễu nhiệm kỳ chủ tịch của Blatter”. Blatter còn phải nín thở 1 tháng nữa để xem World Cup này sẽ trôi về đâu.

Nhưng Blatter đã tỏ ra cẩn trọng hết mức khi chi cho Nam Phi 1,2 tỉ USD để nước này chuẩn bị giải, hơn 1/3 so với số tiền 3,2 tỉ USD mà FIFA thu nhập từ World Cup này qua các nguồn tài trợ và bản quyền truyền hình. 1,2 tỉ USD là số tiền lớn nhất mà FIFA chi cho một nước để tổ chức World Cup từ trước đến nay.

“Tôi chưa muốn dừng lại”, Blatter khẳng định ông sẽ vẫn có ý định tiếp tục nhiệm kỳ chủ tịch thêm 4 năm nữa trong cuộc họp đại hội đồng FIFA tại Johannesburg hôm 10.6. Các thành viên FIFA đã vỗ tay rần rần khi Blatter công bố chia cho các nước và các Liên đoàn châu lục tổng cộng 56 triệu USD nữa, sau khi FIFA đạt mức doanh thu kỷ lục 1 tỉ USD vào năm 2009.

Trong 12 năm làm chủ tịch FIFA, Blatter chỉ gặp phải sóng gió lớn vào năm 2001 khi 11 trong số 24 ủy viên thường vụ FIFA tố cáo ông sai lầm trong quản lý tài chính và mua phiếu bầu. Trước World Cup 2002, Blatter thắng sát nút ông Johansson trong cuộc bầu cử chủ tịch FIFA. Ông cũng có những phát ngôn và ý tưởng không hay ho lắm và bị giới làm bóng đá phản đối dữ dội nhưng điều đó không đáng kể lắm.

Năm 2007, Blatter tiếp tục nhiệm kỳ nữa mà không vấp phải sự phản đối nào bởi FIFA làm rất tốt về mặt tài chính. Cùng với sự kiện đưa World Cup tới châu Phi này, Blatter tin tưởng rằng ông sẽ tái đắc cử chức chủ tịch FIFA trong cuộc bầu cử năm tới.

Chính Phong

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Tuyển Anh biếu Mỹ một điểm trận ra quân

Sớm vượt lên dẫn trước nhờ công Gerrard nhưng sai lầm chết người của thủ thành Green cùng cái duyên cùn mẻ của hàng công
khiến "Sư tử Anh" chỉ có được trận hòa 1-1.

Image
Green trở thành tội đồ của Anh hôm qua.
Trước thềm World Cup, trong muôn vàn đánh giá về đội tuyển Anh có một nhận định rất đáng chú ý. Đó là của Iker Casillas. Thủ thành số một của đội tuyển Tây Ban Nha cho rằng Anh đẳng cấp và xứng đáng được đánh giá cao nhưng có một điểm yếu ở vị trí thủ môn. Cả Robert Green, Joe Hart lẫn David James đều chưa từng được góp mặt ở sân chơi lớn như Champions League nên sẽ rất khó để bắt nhịp với không khí của ngày hội như World Cup. Thật khó có thể ngờ rằng lời cảnh báo ấy của Casillas lại được chứng minh một cách nhanh chóng và chính xác.

Phút 40 trận ra quân gặp Mỹ hôm qua, trong tình huống dứt điểm không quá khó của Clint Dempsey từ ngoài cấm địa, Robert Green đã mắc sai lầm ngớ ngẩn khi để bóng vuột khỏi tay rồi từ từ lăn vào lưới trong sự ngỡ ngàng của tất cả những ai chứng kiến (thậm chí HLV Bob Bradley của Mỹ sau một hồi tần ngần mới sực hiểu chuyện gì xảy ra rồi nhảy lên mừng rỡ). Pha bóng dở khóc dở cười ấy đem lại bàn gỡ hòa cho Mỹ, đồng thời tạo ra một bước ngoặt có chiều bất lợi cho Anh (xem clip).

Tâm lý hụt hẫng khiến một số cầu thủ áo trắng không còn giữ được sự lạnh lùng, chính xác trong khâu dứt điểm. Hệ quả là dù lấn lướt về cả thế trận lẫn cơ hội nhưng trong quãng thời gian khá dài còn lại của trận đấu, họ không ghi thêm được bàn thắng nào và đành chấp chia điểm tiếc nuối. Tuy chưa phải thảm họa những kết quả này rõ ràng sẽ khiến thầy trò Fabio Capello khó khăn hơn trên con đường phía trước. Hai đối thủ khác nằm chung bảng với họ là Algeria và Slovenia nhỏ bé nhưng giàu khát khao.
Image
Tưởng như bàn mở tỷ số sớm sẽ đem đến kết quả có lợi cho Anh.
Xét trên nhiều phương diện, Anh được đánh giá cao hơn Mỹ. Trong 9 lần gặp trước giữa hai đội, đội tuyển xứ sương mù thắng đến 7 lần. Họ cũng đã trải qua vòng loại một cách xuất sắc với 9 chiến thắng trong 10 trận. Rio Ferdinand và Gareth Barry không thể góp mặt vì chấn thương nhưng trong tay Capello vẫn còn một loạt hảo thủ nổi tiếng thế giới. Chơi với sơ đồ chiến thuật 4-4-2, cặp tấn công của Anh là Wayne Rooney và Emile Heskey. Frank Lampard và Steven Gerrard cùng nhau đá ở giữa sân, trong khi Aaron Lennon và James Milner (thi đấu đến phút 30 thì bị thay bởi Shaun Wright-Phillips) chia ra hai cánh.

Trái với thái độ cầm chừng có ý chủ hòa của đối thủ, Anh nhập trận chủ động và dồn lên tấn công nhanh chóng. Và họ đã có một khởi đầu như mơ khi ngay phút thứ 4 đã có bàn mở tỷ số. Từ quả ném biên bên cánh phải, bóng đến với Heskey rồi được đẩy nhẹ vào cấm địa cho Gerrard. Bị đeo kèm rất sát nhưng thủ quân tuyển Anh vẫn kịp vẩy chân đưa bóng qua người thủ thành Tim Howard (xem clip).

Có đà tâm lý, nhiều vị trí của Anh tỏ rõ hứng khởi và dù tuyến giữa ít người hơn nhưng hoàn toàn cầm trịch trận đấu. Gerrard đặc biệt xông xáo, không ngần ngại tranh chấp quyết liệt. Trong hai cánh của tuyển Anh, bên phải hoạt động hiệu quả hơn với sự góp mặt của Lennon. Rooney trận này không chơi cắm sở trường nhưng việc anh lui xuống thấp cũng tỏ ra hiệu quả không kém.

Về phần Mỹ, các pha tấn công của họ tỏ ra đơn giản nên không mấy khi qua được hệ thống phòng thủ của Anh. Họ phần nhiều phải dựa vào tình huống cố định nhưng cũng chẳng thực sự rõ ràng. Đôi ba cú đánh đầu của Dempsey, Oneywu hay Altidore đều không cần thủ thành Green cản phá cũng tự tìm ra ngoài. Cơ hội đáng kể nhất Mỹ tạo được là cú dứt điểm ở phút 39 của Landon Donovan nhưng cũng chệch đích. Tuy nhiên, trước khi hiệp một kịp kết thúc may mắn đã mỉm cười khi sai lầm của Green đã đem đến cho họ bàn gỡ hòa 1-1 đầy bất ngờ.

Sau giờ nghỉ, tuyển Anh quyết tâm đòi lại những gì đã mất bằng khởi đầu mạnh mẽ và khẩn trương. Khí thế hừng hực của họ như khiến hàng thủ vốn đã mỏng manh của Mỹ lại càng bối rối. Cánh phải của tuyển Anh trở nên nguy hiểm hơn khi ở phía dưới, Glenn Johnson thường xuyên nhao lên cùng Lennon tổ chức tấn công. Bên cánh trái Ashley Cole cũng không còn bị gò bó trong vai trò phòng thủ đơn thuần.
Image
Cầu thủ Mỹ vui mừng với bàn thắng "từ trên trời rơi xuống".
Phút 52 khác biệt tỷ số tưởng như đã đến với tuyển Anh khi Heskey một mình một bóng đối mặt với thủ thành Howard. Có nhiều giải pháp để dứt điểm lúc đó nhưng tiền đạo đang khoác áo Aston Villa lại chọn cách sút trúng người đối phương. Phút 63, Lampard trong lần hiếm hoi lên tiếng tung ra cú sút xa sở trường buộc Howard phải tung người đẩy bóng qua xà. Chưa đầy một phút sau, Johnson có cơ hội khá ngon trong cấm địa nhưng vội vàng sút ra ngoài.

Lỡ nhiều cơ hội, "Sư tử Anh" suýt phải trả giá đắt khi Mỹ tìm được đường phản công. Phút 65 Altidore dùng sức trẻ vượt qua lão tướng Jamie Carragher (vào thay Ledley King đầu hiệp hai), trước khi xâm nhập cấm địa. Tuy nhiên cú dứt điểm của anh đưa bóng đi trúng tay thủ thành Green rồi văng lên đập cột dọc.

Càng về cuối trận Anh càng đẩy cao đội hình và nhịp độ tấn công. HLV Capello cũng tung Peter Crouch vào thế chỗ Heskey nhằm tạo thêm một phương án tấn công. Tuy nhiên mọi nỗ lực của họ đều không đem lại hiệu quả và đành chấp nhận chia điểm.

Đội hình thi đấu

ANH: Green, G Johnson, A Cole, Terry, King (Carragher, 46), Gerrard, Lennon, Lampard, Milner (Wright-Phillips, 30), Rooney, Heskey (Crouch, 79).
Bàn thắng: Gerrard 4

MỸ: Howard, Bocanegra, Onyewu, Cherundolo, DeMerit, Bradley, Dempsey, Clark, Donovan, Altidore (Holden, 86), Robbie Findley (Buddle, 77).
Bàn thắng: Dempsey 40

Doãn Mạnh

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

World Cup ngày thứ hai

Hôm qua ngày thứ hai của World Cup 2010 ,đã có tất cả 3 trận đấu .
Tôi chỉ xem được 1 trận Rưỡi .Vì phải ngủ để lấy Sức , hầu tối hôm nay Thức để Ủng hộ đội Tuyển SOCCEROOS /AUSTRALIA.

Trận đầu tiên , bảng B

South Korea và Greece . Người hâm mộ xem trận thi đấu này , đã không ngờ đội South Korea đại diện cho khu vực ASIA đã chứng tỏ là một đội Vững mạnh không thua bất cứ một đội bóng của Châu Âu hay Châu Mỹ .
bằng lối chơi đầy tự tin , đội South Korea đã thắng đội Greece 2-0 . Mỗi hiệp 1 bàn thắng .Đội Greece từng một lần Vô địch Châu Âu không chứng tỏ mình là một bóng hay như trước đây .


Image

bàn thắng của cầu thủ Lê Jung Soo (Korea)


Trận đấu thứ hai :bảng B //

Argentina đã thắng Nigeria 1-0 .Mặc dù chơi xuất sắc ,nhất là cầu thủ Messi .Nhưng đội Argentina chỉ ghi bàn bằng cú đội đầu của cầu thủ Babriel Heinze ở phút thứ 7 của trận đấu .
Ngoài ra các lần sút về sau đều bị hàng hậu vệ Nigeria và thủ môn hóa giải .

Trận đấu thứ 3 bảng C

Giữa England và USA là trận cầu được mong đợi nhất tối hôm qua ,nhất là dân Anh .Nhưng tất cả đều thất vọng , vì đội England được đánh giá có thể là đội sẽ vào được vòng chung kết , đã bị đội USA cầm hoà 1-1 mặc dù thủ quân Gerrard đã ghi bàn thắng sớm ở phút thứ 4 , từ quả ném biên của hậu Johnson , bóng đến chân cầu thủ số 21 Heskey để cầu thủ này chuyền vào giữa cho Gerrard rất trống để sút nhẹ tung lưới thủ môn Tim Horward (USA) dẫn trước 1-0 .
Bị thua bất ngờ , các cầu thủ USA đã nhanh chóng lấy lại tinh thần để đá nghiêng ngửa với đội England . Và sự cố gắng tuyệt vời ở phút 40 , cầu thủ Clint Dempsey (USA) đã có bàn gỡ hoà 1-1 .Trong lần nhận được bóng của đồng đội , Dempsey mặc dù bị các hậu vệ England tìm cách cản phá , nhưng Dempsey đã bình tĩnh tung cú sút không mấy nguy hiểm qua các hậu vệ England , thủ môn Green cúi xuống đỡ bóng , thay vì chụp đã để bóng trúng tay văng vào lưới tặng bàn gỡ hoà cho USA .


Image

Thủ môn Green , tặng không 1 bàn cho USA


Sang hiệp 2 , mặc dù tấn công nhiều hơn ,nhưng các cầu thủ England không thể nâng cao tỉ số . đành chấp nhận hoà 1-1 .
Cầu thủ Tiền đạo Rooney của England niềm hy vọng của đội England hoàn toàn lu mờ trên sân .Chắc chắn trong 2 lần sắp tới , đội England phải sửa đổi toàn bộ đội hình nhất là Thủ môn .

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Slovenia chiếm ngôi đầu bảng C

Chiếc thẻ đỏ của Ghezzal và sai lầm chết người của thủ thành Chaouchi chính là hai điểm nhấn lớn nhất
khiến cho Algeria phải nhận thất bại 0-1 trong trận đấu mà đội chiến thắng Slovenia không vượt trội.

Image
Tiền vệ Robert Koren (trái) chia vui với đồng đội. Ảnh: AFP.
Bị đánh giá thấp hơn so với Anh và Mỹ, hai đối thủ thuộc hàng chiếu trên ở bảng C, cả Slovenia và Algeria hiểu rằng chỉ có một chiến thắng mới giúp cho họ nuôi hy vọng lọt vào vòng trong. Với động lực ấy, cả hai đều nhập cuộc với một quyết tâm cao nhất. Tuy nhiên, với chất lượng chuyên môn không thực sự cao, hai đội bóng đã tạo ra một trận đấu nghèo nàn về mặt lối chơi và rời rạc trong những pha lên bóng. Trong thế trận không có gì nổi trội đó, số phận của trận đấu được định đoạt từ những sai lầm cá nhân. Và Algeria đã phải trả một cái giá quá đắt khi trắng tay bởi chiếc thẻ đỏ đáng trách cùng pha cản phá yếu kém của thủ môn Chaouchi.

Thủ thành của Algeria, người đã chơi khá nhàn nhã trong suốt 75 phút trước đó, bất ngờ mắc sai lầm tai hại khi tỏ ra thiếu quyết đoán sau cú sút chéo góc tưởng như không nguy hiểm của tiền vệ Koren từ sát vạch 16m50. Nếu trong tình huống này, Chaouchi chọn giải pháp đẩy bóng thì nỗ lực dứt điểm của Koren đã vô hại. Tuy vậy, với ý định ôm gọn trái bóng, thủ thành 26 tuổi đã phải trả giá khi bóng vọt qua tay anh và chui thẳng vào lưới. Trước bàn thua ngớ ngẩn của Chaouchi, thủ thành Handanovic của Slovenia cũng mắc một sai lầm nhưng anh đã kịp thời sửa sai. Như vậy, sau hai ngày thi đấu cục diện của bảng C đã có chút bất ngờ khi Slovenia mới là đội dẫn đầu bảng với 3 điểm. Đáng chú ý, kết quả của hai trận đấu đầu tiên bảng này đều được định đoạt bởi sai lầm của thủ môn. Ở trận hòa giữa Anh và Mỹ, thủ môn Robert Green cũng là người đã biếu không cho Mỹ một bàn thắng với một lỗi tương tự như Chaouchi của Algeria.

Khi sự thận trọng được đặt lên hàng đầu, cả hai đội đều không dám đẩy đội hình lên quá cao, điều này khiến cho tốc độ trận đấu diễn ra thấp và không có nhiều những pha bóng đáng xem. Không có những ngôi sao nổi trội trong đội hình nên cả Slovenia và Algeria không thực hiện được nhiều sự đột biến về mặt lối chơi. Algeria chủ yếu sử dụng những đường treo bóng từ hai bên cánh và tận dụng những quả tạt của tiền vệ Ziani, người chơi khá xông xáo bên hành lang trái cũng như khả năng không chiến của mũi nhọn Rafik Djebbour. Những đường lên bóng của Slovenia cũng chỉ tập trung vào chân sút Novakovic, tiền đạo đã ghi tới 5 bàn ở chiến dịch vòng loại. Nhưng ngay cả khi đã có nhiều bóng, tiền đạo đang chơi cho CLB Koln (Bulgaria) cũng không thể hiện được nhiều, thậm chí khả năng phối hợp với đối tác Dedic còn gần như không có.

Phải tới những phút cuối hiệp một, sự nhàm chán của quãng thời gian trước đó mới được trút bỏ khi Algeria có liên tiếp hai pha bóng uy hiếp khung thành đối phương. Đầu tiên là cú treo bóng khá nguy hiểm từ chấm đá phạt chếch về bên trái theo hướng tấn công của đội bóng châu Phi. Bóng tìm thẳng tới vị trí của trung vệ Bostjan Cesar rồi nảy ra nhưng may mắn cho Slovenia là không có cầu thủ nào của đối phương tiếp bóng thành công. Một phút sau, vẫn từ một pha treo bóng từ chấm phạt góc bên cánh trái, Karim Matmour đã khôn khéo chọn điểm rơi để tung ra cú lắc đầu nhằm vào góc xa nhưng tiếc cho hậu vệ của Algeria là bóng lại đi chệch cột dọc trong bối cảnh thủ thành Handanovic đã đứng nhìn.

Ngay sau pha bóng bị bỏ lỡ của Algeria, đến phút thứ 42, Slovenia có câu trả lời. Chơi bế tắc trong những pha bóng cuối cùng, đội bóng châu Âu bắt đầu sử dụng đến những cú sút xa và một trong số đó suýt chút nữa đã mang về bàn thắng mở tỷ số. Có bóng từ ngay sát vòng cấm, tiền vệ Valter Birsa bất ngờ tung ra một cú sút chân trái khá hiểm hóc. Nhưng thủ thành Chaouchi xuất sắc cứu thua cho Algeria bằng một pha bay người đẩy bóng xuất thần. Đây cũng là pha bóng đáng chú ý cuối cùng của hiệp một.

Nhằm cải thiện thế trận nghèo nàn, ngay sau khi hiệp hai bắt đầu được ít phút, HLV Matjaz Kek có những điều chỉnh đầu tiên nhằm vào hàng công khi rút Dedic, chân sút chơi khá mờ nhạt trước đó bằng Ljubijankic, tiền đạo 26 tuổi hiện khoác áo CLB Gent (Bỉ). Không lâu sau đó, Algeria cũng có thay đổi ở hàng công khi Ghezzal được tung vào sân thay cho Djebbour. Đã có nhiều nỗ lực để thay đổi hình ảnh cũng như lối chơi nhưng cả Slovenia và Algeria đều vẫn không thể tạo ra được một thế trận tích cực hơn. Không có được những ngôi sao lớn có đủ khả năng tạo ra đột biến, chất lượng chuyên môn của trận đấu diễn ra tương đối thấp.

Không chỉ bế tắc trong tấn công, tiền đạo vào sân thay người Ghezzal còn có một pha xử lý nghiệp dư khi dùng tay khống chế bóng trong vòng cấm ở phút 70. Hành động lộ liễu này đã khiến anh phải nhận thẻ vàng thứ hai và bị truất quyền thi đấu sau chỉ 14 phút có mặt trên sân. Đây cũng chính là bước ngoặt lớn nhất của trận đấu. Ngay sau đó, Algeria bất ngờ có cơ hội mở tỷ số trận đấu sau sai lầm của thủ thành Handanovic. Nhưng Ziani, cầu thủ chơi hay nhất bên phía đội bóng châu Phi, đã bị giật mình trước thời cơ ngon ăn và tạo điều kiện cho thủ môn của Udinese có thể sửa sai.
Image
Ghezzal nhận thẻ đỏ sau pha bóng này.
Thi đấu hơn người, nhưng Slovenia cũng không thể cải thiện nhiều được lối chơi. Dẫu vậy, họ lại may mắn có được bàn mở tỷ số khi đến lượt thủ thành Chaouchi mắc sai lầm tệ hại ở phút 79. Sau cú sút xa dường như không hề nguy hiểm của Koren ở ngay sát vòng cấm, thủ môn của Algeria lại tỏ ra thiếu quyết đoán khi chọn giải pháp bắt dính thay vì đẩy bóng. Quỹ đạo bay khó chịu của trái bóng Jabulani đã vượt qua sự kiểm soát của Chaouchi và đi vào lưới (xem clip). Một sai lầm tương tự như pha mắc lỗi ngớ ngẩn của thủ thành Robert Green trong trận hòa 1-1 giữa Anh và Mỹ ngày hôm qua.

Sau bàn thua bất ngờ này, Algeria không còn cách nào khác phải đẩy cao đội hình nhằm tìm kiếm bàn gỡ. Đã có những sự thay đổi nhưng bất lợi về mặt quân số khiến cho nỗ lực của họ chìm trong vô vọng. Có được 3 điểm trong một trận đấu không thực sự nổi bật về mặt lối chơi, Slovenia giành được lợi thế lớn khi vươn lên dẫn đầu bảng C, tạo đà tâm lý thuận lợi trước hai trận còn lại gặp Anh và Mỹ.

Đội hình thi đấu:

Algeria: 16-Faouzi Chaouchi; 2-Majid Bougherra, 5-Rafik Halliche, 4-Antar Yahia, 3-Nadir Belhadj; 13-Karim Matmour (Saifi 80'), 19-Hassan Yebda, 8-Medhi Lacen, 15-Karim Ziani; 21-Fouad Kadir (Guedioura 82'), 11-Rafik Djebbour (Ghezzal 58').

Slovenia: 1-Samir Handanovic; 2-Miso Brecko, 4-Marko Suler, 5-Bostjan Cesar, 13-Bojan Jokic; 10-Valter Birsa (Pecnik 83') , 8-Robert Koren, 18-Aleksandar Radosavljevic (Komac 87'), 17-Andraz Kirm; 14-Zlatko Dedic (Ljubijankic 52'), 11-Milivoje Novakovic.

Bàn thắng: Koren (79').

Thẻ đỏ: Ghezzal (70').

Tuệ Linh

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Ghana may mắn giành trọn ba điểm ngày ra quân Trong một trận cầu tẻ nhạt, Ghana là đội bóng may mắn hơn với thắng lợi 1-0 bằng pha ghi bàn trên chấm 11 m sau tình huống để bóng chạm tay thô thiển của cầu thủ vào sân thay người Kuzmanovic bên phía Serbia.

Không diễn ra cùng giờ, nhưng hai trận đấu tối nay lại có kịch bản khá giống nhau khi cùng được quyết định bởi những sai lầm cá nhân ngớ ngẩn. Ở trận đấu trước đó, thủ thành Chaouchi đã biếu không cho Slovenia một trận thắng trong khi Gyan của Ghana đã không từ chối món quà của Kuzmanović bên phía Serbia bằng pha ghi bàn lạnh lùng trên chấm đá phạt đền (xem clip).

Trận đấu chỉ bắt đầu sôi động hơn ở quãng thời gian nửa cuối hiệp hai khi liên tiếp những tình huống nguy hiểm của hai đội. Bước ngoặt trận đấu chỉ diễn ra khi Lukovic nhận thẻ vàng thứ hai rời sân trước khi sai lầm cá nhân của Kuzmanović đã khiến Serbia thua trận ở phút thứ 84. Phút bù giờ cuối trận, số 3 của Ghana, Gyan, suýt chút nữa đã lập được cú đúp cho riêng mình bằng pha cứa lòng kỹ thuật loại bỏ thủ thành Stojkovic nhưng lại đập trúng cột dọc bật ra.

* Tiếp tục cập nhật tường thuật chi tiết

Đội hình thi đấu:

Serbia: Stojkovic, Ivanovic, Vidic, Lukovic Kolarov; Krasic, Stankovic, Milijas (Kuzmanovic 62’), Jovanovic (Subotic 77’), Zigic, Pantelic.

Ghana: Kingson, Pantsil, Mensah, Vorsah, Sarpei; Annan, Asamoah (Appiah 72'), Ayew, Boateng (Addy 90’), Asamoah Gyan (Owusu 90’), Tagoe.

Bàn thắng: Gyan 84’ (pen)

Thẻ đỏ: Lukovic 74’.

Bảo Linh

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Đức trút mưa bàn thắng vào lưới Australia Trẻ trung, bùng nổ và hợp lý đến từng chi tiết nhỏ, "cỗ xe tăng" Đức đã dễ dàng bẻ gãy phòng tuyến của Australia tối chủ nhật để giành phần thắng 4-0 - kết quả đậm nhất từ đầu World Cup 2010.

Trên bảng tỷ lệ mà các nhà cái đặt cho đội vô địch World Cup 2010, Đức không nằm trong số các ứng viên được đánh giá cao nhất. Cơn bão chấn thương đã lần lượt lấy đi của họ một loạt mắt xích quan trọng trước chuyến đi Nam Phi. Thách thức với "cỗ xe tăng" còn đến từ một hàng tiền đạo đông nhưng không tinh, thiếu hẳn một trung phong đạt phong độ đỉnh cao khi đến với giải. Nhưng như đã thành thông lệ, Đức một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh khi đè bẹp Australia, vốn được đánh giá cao ở hàng thủ và lối chơi sàu sức mạnh, trong trận ra quân ở Durban.
Image
Đức (áo trắng) thắng trận ra quân trong trận cầu có kết quả đậm và diễn biến sôi động nhất từ đầu giải. Ảnh: AFP.


Kết quả 4-0 thậm chí vẫn chưa phản ánh đúng cục diện trên sân Moses Mabhida mà ở đó, tuyển Đức áp đảo về mọi mặt. Số liệu chuyên môn sau trận cho thấy các học trò của HLV Joachim Low có số lần dứt điểm trúng đích gấp 5 lần đối phương (10 - 2), đồng thời vượt trội về thời lượng kiểm soát bóng (có lúc tới 60%). 4 bàn thắng mà họ nã vào lưới Australia đều đến từ các pha phối hợp tấn công hợp lý, đẹp mắt và chính xác. Nhưng Đức lẽ ra có thể thắng đậm hơn, nếu thủ môn đối phương Schwarzer không chơi xuất sắc, hoặc các chân sút của họ xử lý tỉnh táo hơn ở trên dưới 5 tình huống khác có thể dẫn tới bàn thắng.

Tuy nhiên, để nhìn nhận một cách khách quan, bên cạnh nỗ lực và khát khao chiến thắng của người Đức, chính Australia cũng góp một tay giúp đối phương làm nên cơn mưa bàn thắng ở Durban. Còn đó phần lớn trụ cột từng giúp họ gây bất ngờ ở World Cup 2006 (vào vòng 1/8 và chỉ chịu thua Italy, đội về sau vô địch), nhưng Australia hiện tại chỉ là cái bóng mờ so với đội bóng dưới trướng Guus Hiddink 4 năm về trước. Hàng thủ, điểm mạnh nhất trong lối chơi của họ, để lộ ra quá nhiều khoảng trống và trở thành tử huyệt cho Đức khai thác triệt để. Trong khi đó, sự khô cứng, đơn điệu ở tuyến giữa và hàng công khiến Australia hiếm khi có cơ hội tiếp cận cầu môn đội bóng châu Âu.

Việc phải thi đấu với 10 người từ phút 56 vì quyết định có phần nặng tay của trọng tài Moreno - phạt thẻ đỏ trực tiếp Tim Cahill - không phải là bước ngoặt của trận đấu, bởi trước đó, đội quân của HLV Verbeek đã lép vế toàn diện và lẽ ra đã có thể thua tới 0-4 ngay hiệp đầu. Sự thua thiệt về quân số của Australia ở hiệp hai, có chăng, chỉ giúp Đức thuận lợi hơn trong việc ghi thêm 2 bàn và tạo ra một loạt pha uy hiếp cầu môn nguy hiểm khác. Trận ra quân thất bại này khiến Australia đối mặt với cả núi thách thức nếu muốn tái hiện kỳ tích cách đây 4 năm. Một cú vấp nữa trước Ghana, đội đang hưng phấn tột độ nhờ trận thắng Serbia, gần như chắc chắn sẽ kết liễu hy vọng đi tiếp vào vòng 1/8 của thầy trò Verbeek. Ngược lại, dù vẫn còn 2 trận hứa hẹn khó khăn phía trước, màn dạo đầu ấn tượng hôm qua vẫn đem lại cho tuyển Đức sự tự tin lớn, bên cạnh ngôi nhất bảng và lợi thế đáng kể về hiệu số bàn thắng sau loạt trận đầu tiên của bảng D.

Trước trận, khi được hỏi về cách mà anh tin rằng sẽ giúp Đức chiến thắng trước Australia, Podolski không ngần ngại trả lời rằng "Chúng tôi sẽ tập trung khoét sâu vào hai biên và khai thác các khoảng trống ở đó". Và thực tế trên sân Moses Mabhida đã diễn ra đúng như vậy. Sau khi giật mình với pha hỏng ăn của Australia ngay phút thứ 4 - Garcia dứt điểm cuối cùng nhưng Lahm đã lăn xả cứu thua (Xem Clip), Đức đã mở tỷ số trong pha bóng hệt như Podolski miêu tả. Đó là tình huống ở phút thứ 8, khi Ozil chọc khe tinh tế vào khoảng trống giữa hậu vệ trái và trung vệ Australia để Muller phá bẫy việt vị thoát xuống gần sát đường biên ngang. Đường chuyền ngược của Muller sau đó đưa bóng tới vị trí thuận lợi cho Podolski ập vào từ cánh trái kết thúc bằng cú sút căng. Schwarer đã chạm tay vào bóng, nhưng không thể cứu thua cho Australia. (Xem Clip)
Image
Bộ tam tấn công Klose, Podolski và Muller (phải) đã có một trận đấu xuất sắc và trực tiếp góp 3 trên 4 bàn thắng của tuyển Đức. Ảnh: AFP.
Các bài đánh biên sau đó tiếp tục được Đức phát huy triệt để xoay quanh bộ ba Ozil ở trung lộ, Podolski và Muller ở hai cánh. Đến phút 22, lại là Muller, với một pha thoát xuống khác bên cánh phải, thực hiện đường căng ngang rất nguy hiểm, đưa bóng đi cắt mặt cầu môn đối phương, nhưng không một đồng đội nào của anh kịp tiếp bóng. Ngay sau đó, cũng từ một tình huống gần tương tự, lần này từ cánh trái, Podolski đã dọn cỗ cho Klose, nhưng chân sút của Bayern lại đưa bóng đi chệch đích ở cự ly khoảng 12 mét và trong thế không người kèm. Tuy nhiên, đến phút 26, Klose đã sửa sai khi phát huy triệt để sở trường không chiến để đánh đầu ghi bàn sau cú treo bóng từ cánh phải của Lahm. (Xem Clip). Đây là bàn thắng thứ 11 của tiền đạo gốc Ba Lan này tại các vòng chung kết World Cup.

Hai bàn thua sớm đã làm phá sản hoàn toàn ý đồ chơi phòng ngự phản công của Australia, khiến họ trở nên mất phương hướng và chỉ còn biết chống đỡ trong tuyệt vọng các đợt tấn công như sóng vỗ bờ của đối phương. Phút 32, nếu không nhờ thủ quân Lucas Neil lùi về bọc lót và nỗ lực tung người cứu bóng, Australia lẽ ra lĩnh bàn thua thứ ba khi hai đồng đội của anh là Chipperfield và Moore để Ozil thoải mái đón đường chọc khe của Klose, rồi thoát xuống dứt điểm kỹ thuật trong pha đối mặt với thủ môn Schwarzer. (Xem Clip). Trước giờ nghỉ giải lao, Australia còn một phen thót tim nữa khi Khedira đón quả tạt chuẩn xác của Lahm từ biên phải và đánh đầu xọt xà ngang trong gang tấc.

Điều chỉnh của HLV Verbeek sau giờ nghỉ - tung Holman vào thay Grella - không giúp Australia cải thiện tình hình. Trong khi hàng thủ tiếp tục mắc sai sót và khốn khổ vì phải đối phó với những đợt sóng tấn công dồn dập của đối phương, thì ở tuyến trên, sự đơn điệu và nghèo nàn ý tưởng khiến Australia hầu như bất lực trong việc tiếp cận cầu môn của Neuer. Những pha bóng bổng vào vòng cấm cho Cahill không phát huy hiệu quả, bởi cầu thủ đang chơi cho Everton quá đơn độc và luôn thua kém khi phải không chiến với cặp trung vệ to cao, đeo bám tốt Friedrich - Mertesacker của tuyển Đức. Đây có lẽ cũng là lý do khiến Cahill ức chế, phạm lỗi với Schweisteiger để rồi bị phạt thẻ đỏ trực tiếp. (Xem Clip)

Việc mất người khiến Australia gần như vỡ trận, trong khi đó, Đức thoải mái làm chủ cuộc chơi và liên tiếp bắn phá cầu môn của Schwarzer. Sau hàng loạt tình huống ăn bàn bị bỏ lỡ, các học trò của HLV Low cũng tìm được bàn thắng thứ ba trong một pha dàn xếp tấn công rất đẹp mắt. Podolski phối hợp với Ozil bên cánh trái ở giữa sân, rồi tăng tốc vào trung lộ và chuyền cho Muller ở trước vòng cấm. Với 2 nhịp chạm bóng và một cú vặn người rất dẻo, tiền vệ của Bayern dễ dàng loại một hậu vệ đối phương đeo bám để rảnh chân dứt điểm về phía góc xa, đưa bóng chạm mép trong cột dọc rồi nẩy vào lưới. (Xem Clip)
Image
Thủ môn Schwarzer có một tối ác mộng khi phải 4 lần tuyệt vọng nhìn mành lưới của Australia rung lên. Ảnh: AFP.


Ngay sau bàn thắng này, Klose được rút khỏi sân để nhường chỗ cho Cacau và tiền đạo gốc Brazil của Stuttgart chỉ mất thêm đúng hai phút để ghi dấu sự hiện diện trên sân bằng bàn nới rộng cách biệt thành 4-0. Hậu vệ trái Badstuber là người phát động tình huống ăn bàn này với đường chuyền thông minh để Ozil thoát xuống, thâm nhập vòng cấm trước khi căng ngang cho đồng đội mới vào sân lập công. (Xem Clip). 4-0 là tỷ số đủ an toàn để HLV Low trao cơ hội cho các cầu thủ dự bị như Gomez rồi Marin vào sân làm nóng. Đức vẫn chơi áp đảo và tạo ra nhiều tình huống sóng gió khác về phía cầu môn Australia, dù bất thành trong mục tiêu tìm kiếm các bàn thắng tiếp theo.

Với thảm bại hôm qua, Australia vẫn chưa biết mùi chiến thắng trong 4 cuộc đối đầu với bóng đá Đức ở cấp độ ĐTQG. Ở lần đầu tiên dự World Cup, năm 1974, Australia nằm chung bảng với cả Đông Đức lẫn Tây Đức. Họ mở màn giải đấu bằng thất bại 0-2 trước Đông Đức, rồi thua tiếp chủ nhà Tây Đức 0-3 và bị loại sau trận hòa Chile 0-0 ở lượt cuối. Còn lại Confederations Cup 2005, Đức trong vai trò chủ nhà, buộc Australia quỳ gối bằng thắng lợi 4-3 (Kuranyi, Mertesacker, Ballack, Podolski - Skoko, Aloisi 2 bàn).

Đội hình thi đấu:

Đức (4-2-3-1): Neuer - Lahm, Friedrich, Mertesacker, Badstuber - Schweinsteiger, Khedira - Muller, Ozil (Gomez 74), Podolski (Marin 81) - Klose (Cacau 68).

Australia (4-2-3-1): Schwarzer - Wilkshire, Moore, Neil, Chipperfield - Valeri, Grella (Holman 46) - Emerton (Jedinak 74), Culina, Garcia (Rukavytsya 64)- Cahill.

Bàn thắng: Podolski 8', Klose 26', Muller 66, Cacau 70'.
Thẻ đỏ: Tim Cahill 56'

Minh Kha

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Ghana may mắn giành trọn ba điểm ngày ra quân Trong trận cầu tẻ nhạt, Ghana là đội bóng may mắn hơn với thắng lợi 1-0 nhờ pha ghi bàn trên chấm 11 m sau tình huống để bóng chạm tay thô thiển của cầu thủ vào sân thay người Kuzmanovic bên phía Serbia.

Không diễn ra cùng giờ, nhưng hai trận đấu đầu tiên chiều tối chủ nhật lại có kịch bản khá giống nhau khi cùng được quyết định bởi những sai lầm cá nhân ngớ ngẩn. Ở trận đấu trước đó, thủ thành Chaouchi đã biếu không cho Slovenia một trận thắng; trong khi Gyan của Ghana đã không từ chối món quà của Kuzmanović bên phía Serbia bằng pha ghi bàn lạnh lùng trên chấm đá phạt đền (xem clip).
Image
Ngoài pha ghi bàn phút cuối trận, Gyan đã thi đấu tốt với hai lần đưa bóng trúng cột dọc khung thành đối phương.
Trận đấu chỉ bắt đầu sôi động hơn ở quãng thời gian nửa cuối hiệp hai khi liên tiếp xuất hiện những tình huống nguy hiểm của hai đội. Bước ngoặt trận đấu diễn ra khi Lukovic nhận thẻ vàng thứ hai rời sân trước khi sai lầm cá nhân của Kuzmanovic đã khiến Serbia thua trận ở phút thứ 84. Phút bù giờ cuối trận, số 3 của Ghana, Gyan, suýt chút nữa đã lập được cú đúp cho riêng mình bằng pha cứa lòng kỹ thuật loại bỏ thủ thành Stojkovic nhưng lại đập trúng cột dọc bật ra.

Được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ gây bất ngờ tại giải lần này với đội hình có nhiều cái tên nổi bật như Vidic, Ivanovic hay Dejan Stankovic, tiền vệ vừa đoạt cú ăn ba vĩ đại cùng Inter, Serbia tự tin bước vào trận đánh đầu tiên với mục tiêu ba điểm để mơ một suất vào vòng trong. Trong khi đó, dù thiếu vắng tiền vệ trụ cột Michael Essien nhưng Ghana vẫn đặt mục tiêu tái lập thành tích vượt qua vòng bảng tại kỳ World Cup năm 2006.

Tham vọng là thế, nhưng sự thận trọng quá mức cần thiết của cả hai đội đã khiến phần lớn thời gian của trận đấu diễn ra tẻ nhạt với tốc độ quá chậm và ít tình huống đáng chú ý được tạo ra. Thời gian kiểm soát bóng và sự chủ động được chia đều cho cả hai đội trong hiệp thi đấu đầu tiên. Ghana là đội nhập cuộc tốt hơn với sự năng nổ của Ayew bên hành lang cánh trái. Tuy nhiên, những cú tạt bóng vào trong của cầu thủ này lại thiếu đi sự chuẩn xác cần thiết để tạo cơ hội cho tiền đạo phía trong dứt điểm.

Những phút sau đó, Serbia dần lấy lại thế trận với việc kiểm soát bóng tốt hơn ở khu trung tuyến nhưng hiệp một vẫn kết thúc mà không có tình huống đáng chú ý nào được tạo ra.

Cơ hội nguy hiểm thực sự đầu tiên của trận đấu chỉ diễn ra khi hiệp hai bắt đầu được hơn 10 phút. Nhận đường chuyền vào rất thuận lợi của Pantelic nhưng Zigic, cầu thủ có chiều cao tới 2,02 m lại đệm bóng... ngược trở ra rất vô duyên khi chỉ cách khung thành chưa đầy 2 m. Chưa hết tiếc nuối sau pha hỏng ăn của tiền đạo cao kều, Serbia suýt chút nữa nếm trái đắng khi chỉ một phút sau, Gyan bên phía Ghana có tình huống đánh đầu dũng mãnh nhưng bóng lại đập trúng mép ngoài cột dọc bật ra.

Trong tình thế giằng co, bước ngoặt trận đấu bất ngờ xảy đến khi Lukovic bị đuổi khỏi sân sau chiếc thẻ vàng thứ hai phải nhận ở phút 74. Mất người, nhưng Serbia lại là những người nắm giữ thế trận với hàng loạt tình huống nguy hiểm diễn ra sau đó. Nhận đường chuyền ngược trở ra thuận lợi của đồng đội, nhưng ở tư thế trống trải, Pantelic rồi Stankovic đều không thể dứt điểm thành công trong khu vực cấm địa.
Image
Lukovic rời sân.


Đang hừng hực khí thế sau những đợt hãm thành liên tiếp, đại diện châu Âu bất ngờ phải nhận đòn "hồi mã thương" từ đối thủ. Người làm thay đổi cục diện trận đấu này không ai khác chính là một cầu thủ của Serbia. Sau một pha chuyền bóng tưởng chừng như vô hại của đối thủ, số 22 của Serbia, Kuzmanovic lóng ngóng để bóng chạm tay khi bật lên không chiến. Gyan bên phía Ghana lạnh lùng đánh lừa thủ môn Stojkovic trên chấm phạt đền, mang lại chiến thắng quý giá 1-0 cho "Những ngôi sao đen".

Để thua trong trận đấu mở màn nhưng rất quan trọng với đối thủ trực tiếp, cơ hội lọt vào vòng trong của Serbia trở nên mong manh hơn bao giờ hết khi sắp tới sẽ là hai trận đấu khó khăn với Đức và Australia.

Đội hình thi đấu:

Serbia: Stojkovic, Ivanovic, Vidic, Lukovic Kolarov; Krasic, Stankovic, Milijas (Kuzmanovic 62’), Jovanovic (Subotic 77’), Zigic, Pantelic.

Ghana: Kingson, Pantsil, Mensah, Vorsah, Sarpei; Annan, Asamoah (Appiah 72'), Ayew, Boateng (Addy 90’), Asamoah Gyan (Owusu 90’), Tagoe.

Bàn thắng: Gyan 84’ (pen)

Thẻ đỏ: Lukovic 74’.

Bảo Linh

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

ĐÀN BÀ VÀ WORLD CUP.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

Thứ bảy và Chủ Nhật này không bình thường đối với tôi, không có những món ăn ngon cầu kỳ, khác với những bữa cơm trong tuần để thay đổi như thường lệ. Tôi không hầm xương nấu món phở bò hay nấu mì vịt tiềm nữa, mà có những gói mì ăn liền túc trực. Vì tôi bận coi giải bóng đá thế giới.
Một tuần lễ cả hai vợ chồng tôi đều đi làm buổi sáng, nên hai ngày cuối tuần phải ở nhà để coi bóng đá với bất cứ gía nào, nếu thân nhân, bè bạn có cưới hỏi, ma chay vào thời điểm này thật là…vô duyên đối với tôi.
Thứ Bảy và Chủ Nhật đài ti vi Mỹ chiếu 3 trận, trận 6 giờ sáng, rồi 8 giờ 30 sáng và trận thứ ba vào 1 giờ 30 chiều, thì tôi còn thì giờ nào, lòng dạ nào mà nấu nướng khi ti vi mở ra nghe cả tiếng cầu trường reo hò, nhìn thấy qủa bóng lăn khắp sân cỏ xanh…
Đáng lẽ ngày cuối tuần bình thường là tôi tha hồ ngủ nướng cho đã đời, nhưng vì bóng đá tôi cũng lò mò dậy sớm kẻo uổng phí đi những giây phút qúy báu mà mỗi 4 năm mới có 1 lần những cầu thủ danh tài thế giới trình diễn đua tài.
Trưa nay Chủ Nhật ngày 13 tháng 6 tôi vừa thích thú vừa căng thẳng khi xem trận đấu giữa đội Đức và Úc , vì lẽ tôi rất yêu thích đội bóng đá Đức từ bấy lâu nay..
Khi cầu thủ Đức bắt đầu tiến vào sân tôi luôn theo thói quen nhìn kỹ từng anh một để coi ai đẹp trai hơn, kỳ này anh Michael Ballack của tôi vắng mặt vì đau chân chưa khỏi nên bác sĩ khuyên anh ở nhà làm tôi không còn dịp ngắm anh nữa, dù mùa world cup trước anh cũng chẳng làm nên cơm cháo gì cho đội tuyển Đức. Tôi gặp lại vài cái tên quen thuộc những mùa World Cup trước như Lahm, Klose, …còn nhiều tên tuổi khác mà tôi từng thương mến cũng bị tôi lãng quên theo thời gian, tôi cũng “bội bạc” như ai, có mới nới cũ.
Các anh cầu thủ Đức mặc áo trắng dáng cao đẹp như những hoàng tử trong cổ tích, ông Adolf Hitler tôi có yêu thích gì đâu, mà con cháu ông tôi vẫn có cảm tình. Thì ra tấm lòng tôi vẫn công bằng nhân ái bao la.
Vợ chồng tôi cùng say sưa ngồi trước ti vi xem bóng đá, sau khi ngắm nghía điểm danh những cầu thủ Đức, tôi mới thừa thì giờ nhìn sang đội tuyển Úc và phát hiện ra họ cũng cao to đẹp trai đâu thua gì anh Đức, và tôi bỗng chạnh lòng vì…thương cả hai bên.
- Anh ơi, em ủng hộ đội Đức, nhưng đội Úc đẹp trai thế kia mà không ủng hộ cũng uổng, hay là anh chọn đội Úc đi?
Chồng tôi gạt phăng:
- Anh cũng ủng hộ Đức, vì lối chơi bóng của họ chứ không vì họ đẹp trai hay xấu trai như em.
Trận đấu bắt đầu, trái tim tôi tưng bừng chạy theo những bước chân cầu thủ Đức, họ giữ bóng là tôi sung sướng, họ mất bóng là tôi lo âu. Khi cầu thủ Đức Podolski số 10 đá bóng vào lưới Úc trái tim tôi mừng rỡ như muốn vỡ tung ra, nhưng cũng vài giây sau đó, tôi nhìn lại anh thủ môn Úc và anh số 3 của Úc đứng cạnh thủ môn, cùng nhìn qủa bóng lọt vào lưới bằng ánh mắt tuyệt vọng và đau đớn, làm tôi cũng bàng hoàng thương cảm theo.
Nước mắt tôi rưng rưng, tôi quay ra sai chồng:
- Anh làm ơn đi lấy giùm em tờ napkin .
Anh ta ngạc nhiên:
- Sao tự nhiên lại cần napkin? Khóc à? Nhưng đội Đức của cô thắng cơ mà?
- Em khóc… giùm đội thua. Tội nghiệp nó anh ơi! cả anh thủ môn và anh số 3 của Úc đứng bên cạnh cùng bàng hoàng nhìn qủa bóng lọt vào lưới nhà, y như nhìn cô vợ yêu mới cưới lọt vào tay người đàn ông khác ngay trước mặt mình mà không làm gì được.
- Ừ, anh cũng cảm thấy như thế, mất vợ trước mặt mình thì thê thảm qúa.
- Nhưng anh phải nhớ là vợ mới cưới nhé, chứ vợ cũ rích cỡ như em thì có khi anh còn…mừng thầm vì thoát nợ. Nào, anh lấy tờ napkin nhanh lên…
Anh ta gắt lên:
- Cô đi mà lấy, cô cần coi bộ tôi không biết cần coi hay sao?
Tuy nói thế, anh ta cũng đi vội để lấy napkin còn hơn là ngồi cãi lý với người vợ không bao giờ biết chịu thua như tôi, còn mất thì giờ hơn, anh ta buông lại một câu lẩm bẩm:
- Cô cứ làm như cô rời khỏi cái ti vi vài giây thì sẽ có biến cố trọng đại xảy ra vậy đó.
Tôi ngoan cố nói với theo:
- Có đấy, có lần em vừa quay ra rót ly nước thì người ta vô một bàn thắng, em mất đi dịp chứng kiến trực tiếp những giây phút tuyệt vời.
Chồng tôi mang nguyên cuộn napkin ra để trước mặt tôi, tôi ngạc nhiên:
- Em chỉ cần một tờ thôi, sao anh mang ra cả cuộn giấy thế này?
- Để lát nữa cô khỏi sai vặt, vì bóng sẽ vào lưới, dù là lưới ai thì cô cũng sẽ khóc.
Tôi vừa lau nước mắt vừa thầm cám ơn chồng đã chu đáo lo xa.
Đội Đức thắng tiếp qủa thứ hai nhờ anh Klose gìa , mới “xa” anh sau 4 năm thấy anh gìa đi nhiều, tóc anh ít đi, vầng trán thoáng nếp nhăn, không biết vì dòng thời gian nghiệt ngã hay vì anh ăn chơi trác táng nhiều? Vì các anh cầu thủ nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền đi liền với nhiều tình và ăn chơi bạt mạng.
Mùa tranh tài 4 năm tới liệu anh còn đủ sức để huấn luyện viện tin tưởng cho anh vào đội tuyển quốc gia nữa không? Nếu không, coi như mùa này là mùa cuối cùng, tôi sẽ “vĩnh biệt tình anh” và chẳng biết khi nào gặp lại?
Nhìn anh huấn luyện viên Đức vui mừng nhảy bổ lên mỗi khi học trò của anh trên sân cỏ ghi bàn tôi lại nhìn sang anh huấn luyện viên của đội Úc, gương mặt đầy vẻ thất vọng và đôi mắt buồn vời vợi cứ như có những giọt nước mắt sắp rơi ra. Thế là nửa vui nửa buồn, vừa cười với bên này tôi lại sụt sùi xé tiếp tờ napkin lau nước mắt với bên kia.
Cứ thế 4 lần đội Đức đưa bóng lọt vào lưới đội Úc, tôi khóc đủ 4 lần. Tôi thương cả anh Úc số 8 mỗi lần cần giao bóng, đôi mắt anh đầy vẻ thận trọng lo âu và dáo dác để tìm bạn mình, kẻo lại lầm lỡ tạo cơ hội làm lợi cho đối phương. Chu đáo thế mà cũng chẳng cứu nguy được cho đội Úc, chẳng thể đá một qủa bóng lọt lưới Đức cho đỡ buồn, đỡ tủi.
Càng thua đội Úc càng như con trâu điên thích húc, chẳng biết vô tình hay cố ý đụng chân, đụng vai đối phương làm ngã mấy cầu thủ Đức và chính họ cũng bị cầu thủ Đức đụng lại té ngã tơi tả, bầm dập. Đau từ thể xác tới tâm hồn.
Trận đấu giữa đội Đức và Úc đã kết thúc mà tôi còn ngồi ngẩn ngơ, tiếc những bóng dáng hoàng tử với những bước chân chạy dài, những lần giữ bóng điêu luyện, qủa bóng được phóng đi đường dài hay ngắn để đến chân bạn đồng đội, tiếc những cú nhảy cao đội đầu hào hứng, tiếc những gương mặt buồn vui của cầu thủ và của cả khán gỉa trên khán đài……
Chồng tôi mang cất cuộn giấy napkin và giục:
- Còn gì nữa đâu mà ngồi mộng mơ, bây giờ anh đói bụng thật sự đây.
- Em cũng đói luôn.
Tôi trở về thực tế vì ti vi cũng đã bước sang mục khác. Tôi phải đi nấu cơm tử tế vì từ sáng đến giờ vợ chồng tôi chỉ ăn uống vớ vẩn.
Thôi, hẹn gặp lại những anh cầu thủ Đức vào trận tới nhé, chúng ta lại hoà nhịp đập con tim của người hâm mộ với những cầu thủ môn thể thao bóng đá thành một bản tình ca tuyệt vời.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( June,13-2010)

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Nhật Bản gây sốc bằng chiến thắng trước Cameroon Một pha làm bàn duy nhất đem lại một chiến thắng tối thiểu nhưng từng đó là đủ để đội tuyển xứ hoa anh đào tạo nên bất ngờ tiếp theo ở World Cup 2010.

Tiền đạo Samuel Eto'o lủi thủi vào sân để bắt đầu hiệp hai - khi tỷ số là 1-0 nghiêng về Nhật Bản, hai tay anh giơ cao lên trời và miệng lẩm bẩm. Chắc là Eto'o cầu Chúa ban cho thứ sức mạnh như thuở cùng Barca giành hai chức vô địch Champions League và ba lần đăng quang ở La Liga, cũng như khi cùng Inter đi vào lịch sử với cú ăn ba hảo hạng mùa vừa qua. Nhưng dù nghe thấu, Chúa có lẽ cũng chẳng thể đỡ nổi bởi anh và đồng đội đã có một trận quá tồi tệ.

Tệ từ cách tổ chức trận đấu đến ý tưởng triển khai (cả trận chỉ có hai cú sút hướng trúng khung thành). Tệ từ cá nhân - như chính Eto'o cho đến tập thể.
Image
Eto'o (trái) không phát huy khả năng khi không được chơi ở vị trí sở trường.
Ở chiều ngược lại lối chơi của Nhật Bản chưa đến mức khiến người xem trầm trồ nhưng đủ để tất cả phải phục. Họ đã chơi một trận biết mình biết ta, chặt chẽ và kiên nhẫn trong tổ chức, hiệu quả khi tấn công và sẵn sàng lăn xả để bảo vệ thành quả. Nhờ có chút may mắn mới tránh bị gỡ hòa ở gần cuối trận nhưng nhìn chung, chiến thắng 1-0 dành cho họ là hoàn toàn xứng đáng. Lá cờ châu Á như đượm thêm sắc màu ở World Cup lần này, sau chiến thắng 2-0 của Hàn Quốc trước nhà vô địch Euro 2004 Hy Lạp cuối tuần qua.

Trong ba cuộc đối đầu trước đây giữa hai đội, khá bất ngờ là Nhật Bản không thua lần nào. Họ thậm chí hai lần giành chiến thắng với cùng tỷ số 2-0 và một lần hòa không bàn thắng. Nhưng cái quá khứ đã xa xôi ấy là không đủ để họ được đánh giá cao như Cameroon. Điều đó không hẳn là vô lý.


Nhật Bản trước đây từng ba lần dự World Cup với 10 trận đấu nhưng không thắng nổi một lần nào khi thi đấu ở bên ngoài đất nước mặt trời mọc. Tồi tệ hơn, trong bốn trận giao hữu trước thềm World Cup năm nay họ toàn thua, chín lần thủng lưới và ghi được duy nhất một bàn. Ngay cách lựa chọn sơ đồ thi đấu 4-1-4-1 cũng phần nào cho thấy Nhật Bản tự nhận họ ở "cửa dưới" so với Cameroon định chơi tấn công áp đảo bằng sơ đồ 4-3-3.

Thực tế chiến trận diễn ra hoàn toàn khác với nhận định. Cameroon không cho thấy được đam mê trong thi đấu, không phát huy được sức mạnh thể lực như vốn có. Thay vào đó, họ tỏ ra thiếu gắn kết và hầu như không có phương án cuối cùng để tiếp cận khung thành đội tuyển châu Á. Niềm kỳ vọng lớn nhất của họ, Eto'o hoàn toàn mờ nhạt do bị đẩy quá rộng và sâu ra cánh phải.
Image
Honda (phải) - tác giả bàn thắng duy nhất trận.
Nhật Bản trong khi đó chọn lối chơi phòng ngự tập trung, áp sát nhanh và bọc lót hiệu quả. Khi cần bất cứ cầu thủ ở vị trí nào cũng sẵn sàng quăng mình che chắn bảo vệ khung thành. Mỗi khi cầu thủ Cameroon có bóng là một đợt sóng áo xanh lại nhanh chóng ập đến, cắt phá. Thế trận bởi vậy diễn ra giằng co nhưng thiếu hẳn cơ hội ăn bàn.

Mãi đến phút 38 Cameroon mới có tình huống đáng chú ý đầu tiên bằng cú sút từ rìa cấm địa của Enoh Eyong. Nhưng bóng đi không đủ hiểm để có thể gây khó cho thủ thành Kawashima. Một phút sau Nhật Bản trả lễ rất hậu, bằng bàn mở tỷ số. Một đường lật sâu từ cánh phải của Matsui đưa bóng qua đầu hai, ba cầu thủ trước khi đến với Keisuke Honda ở phía xa. Trong thế khá trống trải cận thành, tiền vệ đang chơi cho CSKA Moscow kịp thời ra chân dứt điểm tung lưới Cameroon trước khi Eto'o có thể can thiệp.

Trong lịch sử World Cup, Cameroon từng năm lần bị dẫn bàn trong hiệp một và không khi nào họ ngược dòng giành lại chiến thắng. Thành tích tốt nhất trong những lần như thế thậm chí chỉ là trận hòa với Chile năm 1998. Và lần này mọi chuyện cũng chẳng khá hơn lên.

Cameroon bước vào hiệp hai vẫn bằng lối chơi tẻ ngắt. Eto'o vẫn "chết chìm" bên cánh phải và điều đó chỉ có lợi cho Nhật Bản. Duy nhất một lần, phút 51, ngôi sao của Inter tỏa sáng bằng pha đi bóng vừa mạnh vừa khéo qua vòng vây của ba cầu thủ đối phương trước khi chuyền ra cho Choupo-Moting kết thúc. Nhưng bóng đi quá thiếu chính xác.
Image
Lối chơi lăn xả và hết mình của cầu thủ Nhật Bản (áo xanh) đã đem lại cho họ chiến thắng xứng đáng.
Phút 63 HLV Paul Le Guen buộc phải đánh bài liều bằng cách rút hậu vệ Matip để thay bằng tiền đạo Emana. Tuy nhiên đội bóng của ông cơ bản không cải thiện được lối chơi - ngay cả khi sử dụng hết hai sự thay đổi người ở phút 75. Nhật Bản vẫn tổ chức tốt thế trận phòng ngự. Mỗi khi có cơ hội phản công, họ đều phối hợp ra tấm ra miếng, một cách bài bản.

Thiếu chút nữa tỷ số được nhân đôi lên thành 2-0 cho Nhật Bản phút 83. Từ cú sút bất ngờ của thủ quân Hasebe, bóng bị thủ thành Souleymanou đẩy ra đến đúng tầm băng tới của cầu thủ mới vào thay người Okazaki. Ra chân sút thật lực nhưng bàn thắng không đến với anh mà tìm trúng cột dọc. Khoảng ba phút sau đó, đến lượt Cameroon tiếc nuối khi bàn thắng không đến trong cơ hội hiếm hoi được tạo ra. Từ khoảng 25 mét Emana tung chân sút như búa bổ đưa bóng trúng xà ngang khung thành Nhật Bản. Ít phút còn lại, Cameroon lồng lên gây sức ép nhưng mọi chuyện đã quá muộn.

Đội hình thi đấu:

NHẬT BẢN: Kawashima, Komano, Tanaka, Nagatomo, Nakazawa, Abe, Endo, Matsui (Okazaki, 68), Hasebe Captain (Inamoto, 88), Honda, Okubo (Kisho Yano, 81).

Bàn thắng: Honda 38

CAMEROON: Hamidou, Assou-Ekotto, N'Koulou, Bassong, Matip (Emana, 63), Makoun (Geremi, 75), Enoh, M'bia Etoundi, Eto'o, Choupo-Moting (Idrissou, 75), Webo.

Doãn Mạnh

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Italy may mắn thoát thua trước Paraguay Tấn công bế tắc, phòng ngự sơ hở, các nhà ĐKVĐ thế giới đã để thủng lưới trước và chỉ may mắn giật lại một điểm trong trận ra quân ở Cape Town tối thứ hai, nhờ một sai lầm của thủ môn đối phương.

Với truyền thống bắt nhịp chậm ở các giải lớn, kết quả hòa 1-1 với đối thủ mạnh Paraguay trong trận ra quân hôm qua chưa phải là điều gì đó thật sự tệ hại với Italy. Cơ hội đi tiếp vào vòng 1/8 đương nhiên vẫn rộng mở phía trước thầy trò Lippi, bởi ở hai trận còn lại, họ chỉ lần lượt gặp những đối thủ nhẹ ký hơn hẳn là New Zealand và Slovakia. Tuy nhiên, cách họ chật vật thoát hiểm trước đại biểu Nam Mỹ hôm qua cho thấy các nhà ĐKVĐ thế giới vẫn còn tồn tại quá nhiều vấn đề và một lần nữa làm dấy lên hoài nghi về cơ hội bảo vệ thành công Cup vàng.
Image
Italy (áo xanh) vẫn chưa cho thấy hình ảnh và oai phong của một nhà ĐKVĐ thế giới. Ảnh: AFP.
Trước giờ bóng lăn, từ Lippi đến Buffon, Cannavaro cũng như chủ tịch LĐBĐ Italy (FIGC) Abete đều đăng đàn, một mực phủ định các chỉ trích rằng tuyển Italy hiện tại quá già nua. Thay vì xem tuổi tác là gánh nặng như cách nghĩ của số đông dư luận, những nhân vật này vin vào quan điểm "gừng càng già càng cay" để nhấn mạnh tới ưu thế về kinh nghiệm trong đội bóng mà Lippi đem đi Nam Phi và lạc quan xem đây như một cơ sở để nuôi hy vọng thành công. Tuy nhiên, thực tế 90 phút so tài với Paraguay trên sân Green Point hôm qua đã cho thấy điều ngược lại.


Dấu ấn tuổi tác hằn rõ trong từng bước chạy nặng nề, chậm chạp của Cannavaro, Zambrotta, Iaquinta - những cựu binh tuổi băm còn lại từ thế hệ vô địch năm 2006, trong vẻ bất lực và ánh mắt tuyệt vọng của Buffon - một người hùng khác của quá khứ chưa xa - khi chứng kiến Paraguay ghi bàn. Ở bảng đấu không quá khó như bảng F, Italy, với nòng cốt là các lão tướng kể trên, có lẽ vẫn sẽ đi tiếp nhẹ nhàng. Nhưng sẽ ra sao nếu vào các vòng trong, khi Italy sẽ vấp phải các đối thủ mạnh cỡ Hà Lan, Tây Ban Nha hay Brazil...? Nếu họ vẫn chơi tương tự hôm qua, ai dám chắc những người hùng năm xưa sẽ không gây họa, góp tay bóp nghẹt giấc mộng vàng của đội nhà.

Trên sân Green Point, những vấn đề của tuyển Italy về cách vận hành chiến thuật, sức công phá của tuyến trên, sức sáng tạo ở tuyến giữa và độ an toàn của hàng thủ từng bộc lộ qua các trận giao hữu kém cỏi (thua Mexico 1-2, hòa Thụy Sỹ 1-1) trước giải vẫn chưa được tuyển Italy giải quyết rốt ráo. Sơ đồ 4-2-3-1 của Lippi một lần nữa không đem lại hiệu quả như mong đợi. Suốt cả hiệp một, dù chủ động tấn công và nhỉnh hơn ở thời lượng cầm bóng (52%), Italy vẫn chơi rất tối và không tạo ra bất kỳ tình huống nào đáng gọi là cơ hội ăn bàn nguy hiểm.
Image
Hiệp một là khoảng thời gian đen tối với Italy. Ảnh: AFP.


Ở giữa sân, khi Pirlo chưa trở lại, Montolivo được trao cơ hội đá chính. Nhưng một lần nữa, tiền vệ của Fiorentina cho thấy anh vẫn kém đàn anh một bậc ở tư duy chơi bóng, khả năng tung ra những đường chuyền dài chuẩn xác, và vì thế, không thật sự nổi trội trong vai trò cầu nối giữa phòng ngự và tấn công. Marchisio, từng được Lippi ngợi khen hết lời, mờ nhạt trong vai trò nhạc trưởng. Cặp Iaquinta - Pepe không tạo được áp lực cần thiết từ hai biên. Gilardino lạc lõng và trở nên vô hại giữa vòng vây của các trung vệ Paraguay.

Trong khi đó, Paraguay đã thực hiện hoàn hảo đấu pháp phòng ngự phản công - sở trường của họ. Trong hiệp một, đội bóng Nam Mỹ đã khóa chặt mọi ngả đường vào cầu môn của thủ thành Villar bằng lối chơi quyết liệt, không ngại va chạm, bọc lót kín kẽ. Không những thế, Paraguay còn tỏ ra rất lợi hại trong các pha bóng chết nhờ có những cầu thủ to cao, không chiến tốt để gây sức ép vào vị trí của Cannavaro đã chậm chạp và không mạnh ở các pha tranh chấp trên không.

Sau khi cảnh báo các nhà ĐKVĐ thế giới bằng cú đánh đầu chạm người một hậu vệ áo xanh rồi đi chệch đích ở phút 20, đại biểu Nam Mỹ đã mở tỷ số ở phút 39. Từ cú đá phạt gián tiếp ở gần giữa sân, tiền vệ Aureliano Torres nhồi bóng thẳng vào vòng cấm để trung vệ Alcaraz lên tham gia tấn công bật cao hơn hai cầu thủ Italy đứng gần nhất là De Rossi và Cannavaro, đánh đầu vào góc xa. Buffon, do phán đoán sai hướng đi của bóng, chỉ có thể chôn chân đứng nhìn. (Xem Clip)

Bàn thua càng khiến Italy thêm phần lúng túng. Tình trạng đó kéo dài sang cả đầu hiệp hai, khi họ vừa chịu sức ép phải sớm tìm bàn gỡ, vừa bất an khi Buffon không còn ở phía sau (tái phát chấn thương hông, Marchetti vào thay). Chỉ đến khi Lippi quyết định thay Marchisio bằng Camoranesi và cho Italy đá theo sơ đồ 4-4-2, mọi thứ mới dần trở nên sáng sủa. Các đợt lên bóng, đặc biệt ở hai biên, trở nên nhịp nhàng hơn, và Italy nhờ đó, bắt đầu gây sức ép mạnh mẽ về phía cầu môn đối phương.
Image
Chỉ nhờ thủ môn Villar của Paraguay mắc sai lầm, De Rossi mới có thể giật lại một điểm cho Italy. Ảnh: AFP.
Nhưng cũng phải nhờ tới một pha bóng cố định - tình huống đá phạt góc bên cánh trái của Pepe, và đặc biệt là sai sót khó hiểu của thủ môn Paraguay, Italy mới có thể gỡ hòa ở phút 63. Đó là tình huống thủ môn Villar đã lao ra quá sớm và phán đoán sai điểm rơi, để bóng đi quá tầm với, rơi đúng tầm De Rossi băng vào. Tiền vệ đội Roma này không để lỡ thời cơ, đệm bóng cận thành. (Xem Clip).

Trút bỏ gánh nặng tâm lý, Italy đẩy cao đội hình tấn công ào ạt. Di Natale được tung vào sân để tăng cường hỏa lực cho hàng công. Tuy nhiên, những gì mà đội ĐKVĐ thế giới có được chỉ dừng lại ở các cơ hội không thật sự rõ ràng với những cú sút của Pepe hay Montolivo. Paraguay đã dồn toàn lực phòng ngự và bảo vệ kết quả hòa 1-1 đến hết giờ.

Đội hình thi đấu:

Italy (4-2-3-1): Buffon (Marchetti 46) - Zambrotta, Cannavaro, Chiellini, Criscito - De Rossi, Montolivo - Pepe, Marchisio (Camoranesi 59), Iaquinta - Gilardino (Di Natale 72)

Paraguay (4-3-3): Villar - Bonet, Da Silva, Alcaraz, Morel - V Caceres, Riveros, Torres (Santana 60) - Valdez (Santa Cruz 68), Barrios, Vera.

Bàn thắng: De Rossi 63' - Alcaraz 39'.

Minh Kha

Post Reply