Một Số Hình Ảnh Ngày Hội Ngộ HNC 58-65 Tại Pas

Nét mặt ngày nay còn lại hình ảnh thuở cắp sách tới trường hay đã phủ đầy phong sương với mái tóc bạc da mồi!!!

Moderators: CNN, dongbui

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

TẢN MẠN VÀO HÈ

Những tiếng ve xao lòng đã làm tôi bất chợt nhớ về những mùa hè xưa trong kỷ niêm . Thành phố xưa với những hàng me chạy dài trên con đường đến trường ngập tràn bóng mát , Những cơn gió chập chùng trên những tàn cây , khung trời cao xanh thẳm và những chùm nắng chưá chan lóng lánh trên góc sân trường cho tôi biết muà hè đang lại đến ...Tuổi học trò hồn nhiên của ngày xưa theo những cơn gió tràn về chìm ngập cả tâm hồn , hình ảnh của những bạn bè yêu dấu cũng như của mái trường cổ kính thân thương thấp thoáng quanh đây . Và đâu đó ánh mắt hồn nhiên của cô gái mình yêu ngày xưa sáng lung linh đến diệu kỳ trong chuỗi dài ký ức .....

Những nét chữ thơ ngây của bài thơ trên trang lưu bút trao nhau trong buổi học cuối cùng , Có những dòng chữ , bài thơ mà làm mình nhớ mãi cho đến tận bây giờ . Những bài thơ như chuyên chở cả một trời kỷ niệm , với caí góc sân trường quen thuộc mà trên kia những chùm phượng đỏ nồng nàn xen lẫn tiếng ve sầu diụ dàng như lời ru thương yêu trong giấc ngủ êm đềm thời thơ ấu ....và cũng trong cái không gian huyền ảo đó những tà áo trắng học trò tung bay mang theo cả một khoảng trời yêu thương đầy mơ mộng . Những ánh mắt của ai long lanh trong buổi tạ từ thật là xúc động đến vô cùng vì sẽ có những kẽ mà mai này không còn gặp nưã ....

Năm tháng vẫn trôi qua trong những vất vả , nhọc nhằn của cuộc sống . Trong cái khoảnh khắc gợi nhớ chiều nay , muà hè của tuổi thơ như sống lại trong tôi , hình ảnh của bạn bè ngày xưa như quanh quẩn đâu đây , maí tóc của người con gái ngày xưa vẫn lộng bay trong gió , và trái tim tôi vẫn rộn ràng của một thưở yêu người ...Hỡi những người bạn ngày xưa , bạn có bao giờ nhớ lại mùa hè ngày cũ của chúng ta mà trong đó hình ảnh của mái trường thân quen dứoi những hàng phượng vĩ , trong không gian bâng khuâng đầy tiếng ve sầu và có cả hình ảnh của chúng ta với những nụ cười thật tươi mang theo cái tình yêu đầu đời của những tháng ngày êm đềm mà chúng ta gọi là kỷ niệm .


Khieu Long
Last edited by VuPhong on Wed Aug 04, 2010 4:31 am, edited 1 time in total.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image


Trở Lại Trường Xưa


Ta trở về ngôi trường xưa quen thuộc
Mái ngói buồn trên tường cũ rêu phong
Bạn bè xưa giờ phương nao có nhớ
Chiều mưa qua nghe buốt lạnh trong lòng

Cây phượng quen cũng già theo năm tháng
Góc sân trường sỏi đá vẫn chơ vơ
Ta bâng khuâng nhìn khung trời hiu quạnh
Mùa thu ơi vàng lá tự bao giờ

Ta ngồi lại hàng ghế thân quen thuộc
Ðã một thời ấp ủ quãng đời ta
Màu phấn thơ buồn vương lên đời bảng
Như thời gian chất ngất tuổi xa nhà

Thầy thân yêu tóc bạc màu năm tháng
Dáng nghiêng buồn đang giảng những vần thơ
Thầy ôm ta trong vòng tay gầy guộc
Như ngày nao ta bé nhỏ dại khờ .

Cô bạn gái ngày xưa thời đi học
Theo dòng đời nàng đã bước sang sông
Ôi ngày xưa tuổi tự tình thơ mộng
Tiễn người yêu bên xác pháo tươi hồng

Bạn thân ta giờ đứa còn đứa mất
Ðứa thật nghèo và vẫn trắng đôi tay
Ðứa ngủ yên hiền hòa trong lòng đất
Còn thân ta phiêu lãng kiếp lưu đày .

Ta lại đi về phương trời xa thẳm
Trường xưa ơi thôi nhé giã từ nhau
Con chim sâu bỗng dưng buồn hiu hắt
Lặng nhìn ta xa khuất bóng con tàu ...


Khiếu Long

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Kỷ Niệm Xưa
Môt Đôi Nét Về Những Người Bạn Cũ

Nói một cách thật chính xác thì ngày 3 tháng bẩy vưà qua là ngày họp mặt cuả nhóm A3 58/65 trong đại gia đình Hồ Ngọc Cẩn . Địa điểm của buồi họp mặt là nhà của anh Vũ Trung Hiền trên thành phố Pasadena , anh Vũ Trung Hiền cũng là ngưòi đứng ra đảm trách công việc Host cho lần gặp gỡ của nhóm này .Nhờ sự nhiệt tình cuả những anh em tổ chức qua liên lạc , đặc biệt là anh Vũ Trung Hiền với các cuộc điện đàm nhắc nhở nhau , lời nhắn tin cũng như Email qua lại liên tục hàng ngày đã làm lần họp mặt này các anh đã về thật đông đủ . Chúng tôi gồm có Long , Tuấn , Viêm dù không thuộc nhóm A3 cũng cùng về góp mặt qua lời mời rất nhiệt tình của anh hai anh Vũ Trung Hiền và Trịnh Long Giang .

Vì không cùng một nhóm cũng như không có thời gian học chung một lớp với nhau , do đó chúng tôi có những hạn chế để nói lên hết được những thân tình của nhóm . Ở đây trong một cảm nhận thật thà , chúng tôi chỉ xin noí một đôi nét về những nguơì bạn cũ ngày xưa , những người đã cùng nhau có một thời cùng chung đèn sách dưới mái trường Hồ Ngọc cẩn thương yêu trong qúa khứ .

Chúng tôi đến nơi họp mặt sau ba giờ lái xe trên Freeway trong điều kiện không bị heavy traffic . Trứơc sân ngôi nhà thật dễ nhận với lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới , các anh Vũ Trung Hiền , Nguyễn Đình Dương , Đỗ Viết Ánh , Nguyễn Văn Thạch cùng Trịnh Long Giang đã có mặt trong những nụ cười thật tươi cũng như nhưng cái bắt tay mạnh dạn thật đầy thân aí . Mấy mươi năm mới có dịp gặp lại mặt nhau , hầu như mái tóc chúng tôi cũng đã đều nhuốm bạc cùng năm tháng , khuôn mặt , vóc dáng có thể có chút gì thay đổi , nhưng những ánh mắt nụ cười của một thời trai trẻ tôi thấy vẫn còn hiện diện với thật nhiều rộn rã , tươi vui như bất tận . Sau khi chào hỏi , chúng tôi cùng nhau đi thẳng ra vườn sau đầy bóng mát ...Anh Hiền với một sự chuẩn bị vô cùng chu đáo với daỹ bàn daì đã dọn sẵn ngoài sân , thức ăn cũng như nuớc uống thật là đầy đủ trên bàn . Điều thích thú là ngoài việc đã dọn sẵn nơi nghỉ ngơi cho các bạn từ xa sẽ ở lại đêm nay trong nhà , anh Hiền còn căng sẵn một cái lều ngay trên bãi cỏ vườn sau để các bạn nào muốn tận hưởng cái không khí cắm trại ngoài trời với chung quanh cây cỏ và có cả tiếng suối với nước chảy róc rách nằm ở góc cuối sân của khu vưòn đâỳ những cây ăn trái và đong đưa có những giỏ Hoàng Lan với hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng .....

Lần đầu tiên được gặp mặt Trịnh Long Giang , một ngưoì bạn mà thời gian trên diễn đàn chúng tôi đã có nhiều lần trao đổi cũng như đùa nghich chuyện trò . Phải noí Trịnh Long Giang vẫn còn phong độ lắm , mái tóc dài đưọc cột lại phía sau nhìn thoáng cứ như là Steven Segal đầy náo động . Vui vẻ , nồng nhiệt, cởi mở cộng thêm rất chân tình nên tôi thấy anh là ngưoì rất dễ hoà nhập với mọi người chung quanh và gây cho họ những ấn tượng vô cùng tốt đẹp .

Vì là người chịu trách nhiệm tổ chức và cũng là chủ nhà nên Vũ Trung Hiền rất là bận rộn , không chỉ hôm nay mà đã từ những hôm trước trong công việc chuẩn bị . Điện thoại cứ vang lên tới tấp từ bạn bè gọi về , anh vưà trả lời diện thoại vưà hướng dẫn anh em những sinh hoạt trong nhà như một con thoi qua lại . Tôi biết Vũ Trung Hiền qua sự giới thiệu của một cô bạn trước khi vào sinh hoạt trong Diễn Đàn HNC , đặc biệt qua tác phẩm " Duyên Anh và tôi " , Hôm nay ở đây tôi không nói đến giá trị văn chương hoặc hình thức trình bày của cuốn sách , điều thích thú và cảm mến của tôi với anh là dù chưa môt lần gặp mặt cho mãi đến hôm nay , đó là anh đã không ngại những khó khăn cũng như bất trắc có thể xảy đến cho mình khi anh đã dám nói lên những cảm nhận trung thực của mình về một người bạn , ngưòi anh mà anh đã có dịp gần guĩ , sinh hoạt dù người ấy đã có thời bị hiểu lầm bởi một số người quá khich .Cũng như trường hợp Du Tử Lê đã vô cùng thẳng thắn , mạnh dạn khi ông viết về Trịnh Công Sơn và ông cũng noí , tôi sẵn sàng đón nhận những hậu quả không tốt với tôi vì những điều mà tôi cần phải nói ở hôm nay .Trong cái đặc biệt ở hôm nay chúng tôi cũng được nhìn tận nơi cái góc kỷ niệm riêng biệt mà ngày xưa Duyên Anh mội lần ghé qua đây thường ở lại nghỉ ngơi cũng như làm việc tại đó . Hình như Vũ Trung Hiền muốn lưu tất cả moị đồ vật in như cũ kể cả bức ảnh thật lớn cuả Duyên Anh còn treo trên vách như gìn giũ một kỹ niệm không quên với ngưới anh em kết nghiã này .

Đỗ Việt Ánh với một vóc dáng rất là khoẻ mạnh , đầy cởi mở cũng như thân tình , những câu chuyện của thời kỷ niệm râm ran phát xuất từ anh đầy lôi cuốn , nét nhanh nhẹn , tự tin làm anh như trẻ trung hơn các anh em khác . Mãi đến khi gần chia tay thì tôi mới phát hiện anh cũng là một tay văn nghệ , văn gừng vì anh có một chất giọng rất ngot ngào , cũng như phong cách trình diễn vô cùng kỹ thuật.....

Tôi đã được nghe Tuấn Cop kể vế anh Nguyễn Đình Dương trên đương đến nơi họp mặt , Một con người sinh ra với nhiều sự may mắn hơn các anh em . Anh đã được xuất ngoại qua Mỹ du học sau khi đậu Tú Tài , anh tốt nghiệp đại học bên Mỹ . Anh cũng là người rời khỏi VN từ những ngày tháng đầu tiên khi Saì Gòn thất thủ , khi qua trở lại Mỹ nhờ đã từng sinh sống ở đây , có khả năng chuyên môn và tốt nghiêp tại Mỹ nên anh đã làm lại cuộc sống một cach rất dể dàng cùng với gia đình mà những ngươì cùng hoàn cảnh ra đi rất là thèm muốn . Anh ít noí , hiền hòa nhưng không vì thế mà giảm đi những ân cần của anh với bè bạn .....

Anh Vũ Trung Hiền đã giới thiệu với tôi anh Trần Chương Lương một người mà anh Hiền và các anh em coi như là niên trưởng của nhóm , điều nay cũng rất dễ hiểu vì anh Lương lớn tuổi hơn các anh em , anh cũng là một người rất là chững chạc trong phong cách cư xử đối với anh em , anh lại là một con người rất là chân tình , điền đạm đầy chia xẻ nên đã được tất cả các anh em vô cùng quý trọng .Qua chuyện trò với anh thì ra ngày xưa anh ở ngay khu vực nhà cuả tôi , cách nhau chỉ mấy bước băng qua con đường Lê Quang Định , cũng là một cưự SQ nên anh đã đến Mỹ theo dạng H.O vào năm 1996 ....

Bên cạnh anh Trần chương Lương có anh Phạm Vũ Kim , anh học khóa 16 SQHQ ngày xưa . Những câu chuyện trao đổi với anh luôn luôn rất là sống động và vui nhộn . Được biết anh là một ngươì rất là tích cưc trong những công việc cộng đồng nơi anh sinh sống , bận biụ họp mặt với bạn cũ mà cell của anh lúc nào cũng reo lên liên tục .. Từng là một SQ chỉ huy ngày xưa , nên nét chững chac , sự tự tin đã thể hiện nơi anh rất là
mạnh mẽ ...

Chúng tôi ngồi trò chuyện với nhau được một lúc thì La Quốc Chánh cùng với Nguyễn Công Điệp vừa đến , cả hai đều từ tiểu bang khác về nên hành trang mang theo cũng lỉnh kỉnh với những vali cùng tuí xách . Anh Nguyễn Công Điệp hiện là nhà giáo daỵ ở một trường High School nơi anh cư ngụ , cũng có thể ảnh hưởng nơi nghề nghiệp nên anh ăn nói rất nhẹ nhàng , chừng mực . Trái lại La Quốc Chánh thì rất là bình dị , tự nhiên , giọng của anh cứ oang oang vang lên kèm theo những nụ cười ròn rã . Đặc biệt hôm đó La Quốc Chánh mang từ xa một món quà đặc biệt để riêng tăng Trịnh Long Giang như môt sự cổ vũ trong việc nhân dịp về thăm quê nhà vừa qua anh Giang đã bỏ rất nhiều thì giờ đi thăm các thầy cũng như bạn bè trong nhóm , đồng thời anh Giang đã đại diện anh em Hồ Ngọc Cẩn đến chia buồn và tiễn đưa thầy Nguyễn Học Hải về nơi an nghỉ sau cùng . Những hình ảnh ghi lại chuyến đi của Trịnh Long Giang đã làm những anh em không có dịp chia xẻ trong những dịp này thấy lòng mình như ấm lại trong cái nghĩa tình tôn sư trọng đạo của những cưụ học sinh Hồ Ngọc Cẩn chúng ta .

Một người rất là đặc biệt đó là anh Đào văn Mùi , anh thật là hiền lành noí năng rất nhỏ nhẹ như con gái . Vậy mà anh là người đạt được cái thành tích hơn hẳn mọi anh em chúng ta , đó là dù đã 60 nhưng vẫn còn rất bền bỉ mới cho ra đời một cháu gái được vưà mấy tháng mà thôi . Mọi anh em đều vô cùng hâm mộ và anh nào cũng ngắm nghé xin được sờ soạng nơi anh hầu mong khi về sẽ mang theo một cái gì may mắn từ anh để làm cái bùa sản xuất . Anh trả lời rất khiêm tốnlà ... những gì trời đã cho chúng ta thì hãy đón nhận bằng những niềm vui hãnh diện và không nên từ chối ....

Tôi còn được ngồi bên cạnh anh Nguyễn Văn Hồng , Trong khi nói chuyện tâm tình thì mới được biết anh là con của ông chủ tiệm Đức Thành Hưng , một tiệm ăn rất nổi tiếng ở đầu chợ Bà Chiểu mà ngày xưa tôi thường được các ông anh dắt đi uống càphê ăn sáng vào những ngày Chủ Nhật , Anh đúng là mẫu người miền nam thoải maí , tự nhiên không câu nệ Hình như ngày xưa anh trong binh chủng Quân Cảnh , nên mấy chàng lính về thăm nhà không có giâý phép không may mà gặp anh thì chỉ có đường nhanh chân núp vào xóm nhỏ ....

Có một người cũng không thuộc nhóm A 3 như chúng tôi đó là anh Nguyễn Thức Phương , Anh nói anh học cùng lớp với anh Dương Định bên Úc thì phải , biệt danh của anh ngày xưa là Phương Micheline vì hồi nhỏ anh mập tròn và dễ thương như cái bánh xe . Anh cũng là người rất khiêm tốn và hiền lành , anh đã phụ giúp với anh Hiền trong công việc chuẩn bị các thức ăn rất là nhanh nhẹn cho buổi gặp gỡ , anh cũng ít noí chỉ lắng nghe và gật gù cảm nhận ....

Xin thành thật mà nói , người nổi bật nhất , gây ấn tượng nhất trong buổi hội ngộ ngày hôm nay , theo cá nhân riêng tôi mà hình như ai cũng đều công nhận đó là chàng cưụ Trung uý Nguyễn Văn Thạch đến tứ Machachusette . Anh rất vui vẻ , nhiệt tình trong những thể hiện nói lên được cái tấm lòng rất chân tình của mình đối với anh em , bạn bè , Anh đã say sưa nói về những tháng ngày đi học đầy kỷ niệm , bên cạnh những niềm vui , anh còn noí cả đến những nỗi xót xa , cái tận cùng đau đớn của cuộc đời mà có lúc anh đã muốn tìm cái chết để bỏ đi tất cả , câu chuyện đời trôi nổi của anh làm chúng tôi lúc ngồi nghe , ai cũng đều rưng rưng và như thấy lòng mình chùng xuống . Anh cũng cho anh em những ngạc nhiên cùng những tràng cười thoải mái khi anh còn nhớ được cả những bài thơ trong các baì giảng văn ngày xưa còn đi học . Anh còn kể lại những ngày đi làm lính trận đồn trú trên miền cao nguyên Pleiku , quê hương của những nàng thiếu nữ sơn cứơc nồng nàn đã làm nỗi lòng cuả anh lính trẻ cho đến bây giờ nhớ lại vẫn còn háo hức . Trực tính , chân tình , vui nhộn , ăn to nói lớn anh đã làm không khí buổi họp mặt đấy sống động cộng thêm những tràng cười bất tận không thể nào quên , rồi đây khi chia cách mỗi đứa một phương trời chắc các bạn anh sẽ ghi nhớ trong lòng và sẽ còn nhớ về anh mãi mãi ......

Trên chuyến máy bay từ Virginia về họp mặt Trương văn Hợp đã ghi lại từng rung động cũng như cảm nhận của mình rất là thật thà đầy xúc cảm của anh , và anh đã nhờ Nguyễn Văn Thạch đọc lên giùm mình . Anh trông rất còn khoẻ mạnh rắn chắc , khi nhìn amh chúng ta có cái cảm tưởng một sự lạc quan , yêu đời đầy hưng phấn và điều ngac nhiên và độc đáo , anh đã hát trọn bài Hồ Ngọc Cẩn Hành Khúc của thâỳ Thiên Phụng không vấp môt chữ và anh đã được đón nhận những tràng pháo tay rôm rả tán thưởng của toàn thể anh em .

Sau cùng là nhóm A 2 của chúng tôi đó là Nguyễn Ngọc Tuấn , Bùi Quý Viêm . Chàng Viêm này là em ruột của thầy Bùi -Q -Chữ cũng từng dạy trường Hồ Ngọc Cẩn khi xưa Chàng thì lúc nào cũng rất nhẹ nhàng , mềm mại , lich sự tối đa , đăc biềt cái nụ cười rất lẳng mà ngày xưa đã làm nhiều cô nàng LVD lao đao , đến nỗi có cô phải thuê xe cyclo mà đuổi theo chàng vì chàng muốn dở trò cao bay xa chạy . Nguyễn Ngọc Tuấn thì lúc nào cũng dáng dấp hào hoa phong nhã , có tiêng đẹp trai nhất xóm , nói cười luôn miệng , đã vậy Tuấn lại có cái tài ca hát tự nhiên giống như caí vũ khí đi câu cua biển của chàng ....ngay trên sân vuờn nhà của mình Vũ Trung Hiền đã đệm guitar cho Tuấn hát liên tiếp mâý bản trong đó có cả bản Trả Lại Em Yêu và được sự tán thưởng thích thú của anh em bè bạn .....

Trong những tình cảm chân tình tôi chỉ có thể nói qua về một số bè bạn rất là khái quát mà tôi đã gặp trong ngày hội ngộ hôm nay mà thôi . Điều tôi cảm nhận đến vô cùng đó là những tình cảm thân thương cuả những người bạn chung lớp chung trường cho nhau . Kỷ niệm yêu thương luôn còn tồn tại trong ký ức cuả mỗi chúng ta , những rung động ngọt ngào khi chúng ta nghĩ và nhắc về nhau luôn ở trong tim mỗi người , cái tình cảm rất thật thà , sâu đậm , không giả dối mà tôi có thể khẳng định chúng ta sẽ không thể tìm được ờ một nơi nào khác ...Tôi đã nhìn được những ánh mắt rưng lệ của các anh , những vòng tay thân thương khi các anh ôm chầm lấy nhau trong nỗi vui mừng gặp lại . Qua những gần gũi đó ,hình như tôi còn cảm nhận được cái nhịp tim tình nghiã rộn rã của các anh như reo vui trong phút giây hôị ngộ bên nhau . Xin hãy giũ những tình cảm qúy giá này được tồn tại mãi mãi trong trân trọng . Trong chúng ta , mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống hoàn toàn khác nhau , người may mắn thành công trong cuộc đời với vợ đẹp , con ngoan , người thì hẩm hiu , cô đơn với số phận thua thiệt của riêng mình ...Nhưng thưa các anh ....khi chúng ta đến với nhau , chúng ta đều mang chung một mẫu số nghiã tình , và tôi nghĩ rằng cái mẫu số đó sẽ đưa cuộc sống chúng ta thăng hoa trong niềm hãnh diện vì cuộc sống có thế nào đi chăng nưã , chúng ta vẫn còn nghĩ đến nhau , chia xẻ với nhau trong tình bạn đậm đà cao quí , và chính qua đó những ngưòi chung quanh sẽ đánh giá chúng ta một cách đứng đắn , chúng ta sẽ thực sự tự hào vì chúng ta không phải là những con người vô tình vô nghiã ...

Những lời nói sau cùng , xin được cám ơn tất cả các bạn trong một ngày vui hội ngộ vô cùng ý nghiã , Chúc các bạn những ngày tháng bình an , đầy vui tưoi trong cuộc sống đang còn tiếp nối . Mong sẽ có một ngày chúng ta lại gặp lại được nhau trong những niềm vui cùng với nụ cười tái ngộ........

Khiếu Như Long
July 3rd 2004

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

thời của ly chanh muối

em đạp xe mini từ ngã năm đi xuống
qua trường em rồi đến trường quen
tôi nán lại trễ thêm vài ngày phép
ăn tết nhìn quanh thấy phố vui lên

thấy áo vàng hoa mai trên cành mới
bắc kỳ em những ngày đợi chết thôi
địa chỉ hỏi trong đầu khi lên núi
cũ theo đường xa làm chốn ngoái vui

em gởi cho tôi tọa độ gì hai số
một và không, đường nhỏ mạc đỉnh chi
đâu ai biết lần về, đi là mất
không một, một không vẫn nhớ lạ kỳ

em đạp xe mini vào đời tôi thuở đó
khi trăng thơm lừng thị xã ngó thương
cứ vui chân đi trên đường lê lợi
đến rẽ qua thống nhất một hiên trường

mua ly nước chanh nhìn quanh mới thấy
thời của những thằng mê gái cô đơn./.



nguyễn nam an

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Y. có yêu anh không ?
“Cặp mắt ướt đa tình, đôi môi đỏ chu son của người con gái trường luật đã đi qua, thoáng hiện ra. Và từ đó, cả tiểu đoàn, kể cả những tên đệ tử trời đánh của chàng, đều tủm tỉm cười mỗi khi nói chuyện với chàng. Đằng sau nụ cười, là một vẻ ranh mãnh, tẩm ngẩm làm như họ biết rõ chàng đang hạnh phúc với một cô gái nào đó có tên gọi H.Y…”

mở …

Tình cờ lên lưới, đọc được Mùa Hè 72, thấy nhân vật chính y như cố nhân xưa, đã 25 năm cách biệt. Lần cuối nghe tin cố nhân và gia đình đã vượt biển đến Mỹ năm 81, sau đó bặt luôn … Nếu đúng là cố nhân đã post bài ấy, xin liên lạc lại đ/c e-mail trên …
Nếu tác giả là người quen của cố nhân, xin chuyển hộ một lời thăm hỏi của H.Y . đến người xưa, với lời mơ một ngày gặp lại, dù chỉ để mời nhau một ngụm nước mát – Bây giờ, còn đâu con đường Duy Tân cây dài bóng mát ngày xưa để pha cho nhau một ly chanh đường, phải không hỡi cố nhân ????!!!!

Chúc lành,
hy72

Y. có yêu anh không ?
From:hy72<hy@rocketmail.com>
Subject: người xưa …
To: tngh@yahoo.com

Cố nhân......

hãy nhìn những dấu chấm mở đầu thư để xem anh có nghe thấy tiếng thở dài của Y. cất giữ trong tâm mấy chục năm, từ khi chia tay nhau nghẹn ngào và tức tưởi . ..
Y. tưởng đã mất hẳn nhau trong cuộc đời này rồi, mà kiếp sau thì chờ lâu quá… Cảm ơn Trời, cuối cùng còn được “thấy ” thấp thoáng bóng nhau, dù chỉ … trên lưới. Đừng hỏi han gì về đời sống hiện tại, vì từ khi đọc được truyện anh đăng, Y. đã trở về cô Y. của quá khứ, cô Y. trước một mùa hè 72 đỏ lửa. Đừng lay Y. dậy nữa nha, anh M.

Đọc lại câu hỏi của anh, Y. lại thở dài và ngậm ngùi. Cũng câu hỏi ấy, dạo đó Y. muốn được hỏi anh một lần, rồi thôi … mà không sao thốt nên lời. Bây giờ Y. có còn cần phải trả lời anh nữa không ? Dù sao, cũng cảm ơn câu hỏi muộn màng của anh, đã thêm chút ấm lòng cho Y. vào những năm tháng cuối cuộc đời này … Chỉ có một điều quá phũ phàng, Y. đã trở về HY của 72, nhưng, chẳng ai đẩy lùi được những quyển lịch, phải không anh ?
Bây giờ là mùa hè 97 rồi đó, nếu không có những chữ nếu, không chừng chúng ta đã kỷ niệm 25 năm sống chung như người phương tây vẫn làm …

Đọc lại thư anh, Y. vẫn còn ngỡ như trong mơ, những giấc mơ thỉnh thoảng vẫn có trong đời sống bên cạnh, đời sống như của ai đó, xa lạ và tách biệt … Đầu óc còn hoang mang nhiều, chắc không viết dài cho anh được đâu, hẹn anh thư sau nha.

hy72
Image
Lệnh Hồ Tiểu Ca Động Ông Đô Quảng Trị
Chiếc trực thăng bỏ lại quốc lộ 1 với những chấm xe cộ đang di chuyển ở phía dưới, vụt tách lên cao hơn về phía tây, và quang cảnh bỗng dưng thay đổi hẳn… Mặc dù tiếng động cơ vẫn ồn ào, chàng tự nhiên cảm nhận sự im lặng mới xuất hiện đầy đe dọa. Tránh ánh nhìn tò mò của người xạ thủ đại liên, chàng đưa mắt lơ đãng ngó những mảng xanh, đỏ liên tiếp trải rộng phía dưới, trước mặt. Trời Quảng Trị nắng gắt và trong xanh. Thỉnh thoảng một cụm khói lan tỏa như nhắc nhở chàng vẫn còn có mặt của sự sống trong nỗi im lặng chàng vừa cảm thấy. Chiếc trực thăng nghiêng mình đổi hướng. Chỉ trong bất chợt, chàng ngẩn người nhìn những thay đổi ở phía dưới. Những hình tròn rải đều như những chiếc nón, hình ảnh dễ thương thỉnh thoảng chàng bắt gặp ở sân một trường nữ… Phải một phút suy nghĩ, chàng mới nhận ra dấu vết của những bom trải thảm cho vùng oanh kích tự do. Và chàng ý thức mình bắt đầu thật sự dự phần vào cuộc chiến, một cuộc chiến mà trước đó chàng chỉ được nghe và biết đến rất ơ thờ qua báo chí cùng phim ảnh. Bỗng chốc, chàng thấy thành phố vừa rời bỏ, thật sự cách biệt. Và ngay cả những người thân yêu của chàng nơi đó cũng trở nên xa vời, như chỉ còn những liên hệ thật mơ hồ… Lòng chàng dấy một chút gì bồi hồi cảm xúc, như thuở chàng nắm lấy tay mẹ, lần đầu tiên bước chân đến trường. Một chút dĩ vãng vút thật nhanh trong tâm trí, và trái tim chàng như hụt hẫng khi nghĩ đến mối tình vừa gẫy đổ…

Trực thăng xuống thấp hơn. Bây giờ chàng đã nhận ra những trảng tranh với những thân cây khô cháy. Chiếc máy bay đang lạng thân tầu với những vòng tròn hẹp dần. Tự nhiên một nỗi hồi hộp chen lẫn xúc động dâng lên. Viên hạ sĩ quan tiền trạm ghé miệng áp sát hét to bên tai chàng những lời không rõ. Tiếng động cơ gầm thét mỗi lúc mỗi to, và gió còn ù ù bên tai, chàng gật đầu lia lịa cho anh vui lòng. Chàng nhớ lại lúc ở bãi chờ “em gái hậu phương”, anh đã ái ngại nhìn dáng dấp thư sinh của chàng, không ngớt lập lại những lời căn dặn – “Ông thầy nhớ hết sức tỉnh táo, pháo tụi nó chào mình liền đó. Chạy, chạy ngay từ lúc vừa nhẩy khỏi con tầu… Chạy thật xa bãi nghe ông thầy” – Mấy tiếng động ào ào, chàng vừa kịp nhìn thấy những kiện hàng lao vút xuống, đã thấy như phản xạ, mình đang nhoài người chồm dậy, phóng chạy về phía những bụi cây, ở đó, lấp ló mấy chiếc nón “bo” nhẹ tênh, so với chiếc nón sắt đang tụt lên tụt xuống trên đầu chàng…

Người đàn anh trên chàng hai lớp, mỉm cười khi chàng đứng nghiêm, theo đúng tục chào trình diện – “Thôi toa bầy vẽ chi, có chút gì tươi Sài gòn mau bỏ ra đãi moa với xấp nhỏ…Chút xíu nữa, moa đưa toa đi giới thiệu với bộ chỉ huy tiểu đoàn”. Quay lại phía sau lố nhố mấy kẻ đứng dòm mặt ông thầy lính mới, anh cao giọng, “Phúc đâu, cất đồ cho ông thầy mày “- Và anh T. đã giới thiệu chàng với một đám đệ tử rất ngầu qua một buổi nhậu dã chiến nhanh, gọn, trước khi rù rì to nhỏ với chàng những chuyện trong nhà ngoài ngõ.

Đêm đó, những người anh em phía bên kia cũng ghi thêm cho chàng kỷ niệm để ghi nhớ ngày đầu hành quân. Nửa đêm, bỗng cối ròn rã phủ ngọn đồi. Mỗi lúc tạm ngưng, chàng nghe rõ những hồi kèn xung trận, xen lẫn những tiếng hô văng vẳng nhỏ to theo gió. Ngụy dù, ngụy dù! Hàng sống! Chống chết! Ngụy dù, hàng sống, chống chết! Chàng yên lặng ngồi hút thuốc trong chiếc hố cá nhân, bên cạnh anh T. đang lẩm bẩm chửi thề, hàng cái con mẹ mày.
Chàng ngẩng đầu lên trên, một khoảng trời đen thấp thỉnh thoảng xỉn lên trong ánh châu. Tiếng một người sĩ quan đang điều động bên trên la hét – “Đ.m mày, ngóc cái đầu lên. Chúi xuống bắn cái củ C. ông cố nội mày à! “- Sau này, chàng mới biết và quen với đại úy G., sĩ quan ban 3 T.Đ, còn gọi là Trư bát Giới, một tay điêu khắc không hề xuất thân từ một trường mỹ thuật nào, nhưng đã sáng tạo nên biết bao đời sống cho những khúc cây, những tảng đá, khiến chúng thường khi sống dai hơn cả kiếp người, vốn dĩ rất mong manh trong thời chiến…

Mùa hè 72, còn được biết đến như là mùa hè đỏ lửa, đã bắt đầu với chàng như thế. Và rất tự nhiên chàng hội nhập với đời sống mới, theo chân Tiểu Đoàn 2 Dù thúc sâu về phía tây Trường Sơn trong chiến dịch giải tỏa Quảng Trị, mở đầu với trận đánh chiếm đồi Trường Phước, cao điểm 150 ghi trên bản đồ quân sự …

tngh …

Khi tên đệ tử mới rụt rè, “ông thầy, trển tiểu đoàn xin ám danh mới của ông thầy”, chàng đã ngẩn người. Thì ra, ngoài tên trên khai sinh, M., ngoài tên thường gọi ở nhà, và ngoài những biệt danh cũng như hỗn danh âu yếm từ bạn bè cùng trường lớp, hay trong giới giang hồ nhí, nay chàng được đẻ thêm một cái tên cho chính mình để có ám danh đàm thoại… Cặp mắt ướt đa tình, đôi môi đỏ chu son của người con gái trường luật đã đi qua, thoáng hiện ra. Và từ đó, cả tiểu đoàn, kể cả những tên đệ tử trời đánh của chàng, đều tủm tỉm cười mỗi khi nói chuyện với chàng. Đằng sau nụ cười, là một vẻ ranh mãnh, tẩm ngẩm làm như họ biết rõ chàng đang hạnh phúc với một cô gái nào đó có tên gọi H.Y. Còn chàng thì cũng vờ vĩnh cười nhe,ï như ngấm ngầm xác nhận những dự đoán của người đối diện. Chỉ đến khi, trong một cơn say ngất trời ngày chàng nhận được thiệp của H.Y. với hàng chữ nhỏ và đều, thế nào anh cũng phải về để mừng cho Y., chàng mới thực sự phá vỡ hết những tưởng tượng của đám đệ tử. Cả bọn vừa tiu nghỉu, vừa có chút hờn giận, làm như chính chúng thất tình cô H.Y. nào đó chứ không phải là chàng. Chúng đâm ra giận ngang … cô H.Y. không quen biết kia, có mắt không ngươi, nỡ phụ bạc ông thầy ngon bạt mạng của chúng!

Đêm đó, các đệ tử chàng đã thi nhau ca sáu câu tình lỡ, mùi tận mạng để an ủi chàng. Và khi men rượu lên cao ngất, có đứa còn hào sảng xin chàng vài ngày phép về thành đô để … thế thiên hành đạo, làm chàng phải gạt phắt đi trong nỗi ngượng nghịu, cảm động rất… cải lương… Và Tư, tên đệ tử có ngón guitare điêu luyện, ngay sáng sớm hôm sau đã lẳng lặng lên ban truyền tin tiểu đoàn, tự động xin đổi ám danh chàng thành tên của chúa những loài chim, như để dè bỉu cái tên của loài chim phụ bạc mà một thời Tư đã nhất định với chàng, cái tên của loài chim dễ thương nhất em mới nghe!

Thật sự, khi nhận được thiệp cưới từ người lính ra tăng cường chuyển, chàng hết sức ngẩn ngơ, dù đã đoán trước cũng như đã chờ đợi chuyện phải đến.
Chàng đoán trước và chờ đợi ngay từ hôm chàng còn nén được lòng mình, kết thúc câu chuyện với người đàn ông, ba của H.Y., khi ông xẵng giọng cùng chàng, “Tôi không cãi lý với cậu, tôi không bằng lòng gả con gái tôi cho cậu, thế thôi. Cậu là người có học, tôi mong cậu đừng theo quấy rầy con gái tôi nữa … ” – “Ông yên tâm, từ nay không bao giờ tôi đặt chân lại căn nhà này ” – Và chàng chỉ kịp chào mẹ H.Y., đứng chờ sẵn nơi cửa ngoài, rồi hấp tấp quay lưng rời bỏ căn nhà… Người đàn bà đẹp phúc hậu, hết sức dễ thương và dịu dàng với chàng từ gặp gỡ lần đầu, đã cố cầm giữ. “H.Y. rất thương cháu… Đợi em về đã… Bác trai chỉ nóng vậy thôi…”. Một chút tủi thân lẫn hờn giận trong lòng… Chàng dạ nhỏ, chân vẫn bước. Những tiếng gọi tên người tình vang vọng trong hồn…. Giáp Tết, căn phòng trực sinh viên vắng tanh, và chàng đã một mình chờ giao thừa trong muôn nỗi cay đắng của dư vị cuộc tình. Hình như đêm ấy, chàng đã ứa chút nước mắt, những giọt nước mắt đầu tiên của người con trai đang yêu.

Chàng biết, chàng thuở ấy rất thương yêu H.Y., nhưng tuổi trẻ cương ngạnh và nhiều tự ái đã làm chàng phụ tình nàng, đã không cho chàng giữ được lời hứa với nàng. “Ba khó quá, anh có đợi cho đến lúc ba đổi ý ?” – “Anh đợi “. “Nhưng Y. đã lớn, đã hai mươi lăm, anh có sợ Y. già không ?” – “Anh đợi. Năm năm, mười năm cũng đợi …Cả đời!”. Chia tay ở sân bệnh viện như thế đó mà là chia tay cả đời. (Ngày ấy, thời chiến. Ngày ấy, người ta chỉ hối hả quen và lấy nhau mà không ai muốn chờ đợi. Nếu phải chờ đợi xin hãy là chinh phụ. Thời chiến, không người tình nào muốn ước hẹn với một tương lai nấm đất xanh mầu cỏ non. …… )

“Thế nào anh cũng phải về để mừng cho Y.”. Nghe như có giọng nũng nịu của nàng đâu đây, như đôi mắt nàng đang liếc liếc, cười cười cùng chàng. Và chàng đã ngẩn ngơ, định lên tiểu đoàn hỏi phương tiện về dự đám cưới người tình cũ đi lấy chồng… Chỉ khi sực tỉnh, với sự nhắc nhở của cả đệ tử ruột lẫn một người bạn thân, chàng mới “hào sảng” ngất ngưởng giữa núi đồi cạnh con sông Nhung, uống thấm hết những cay đắng của men rượu bách nhật dã chiến, gửi mua tận ngoài Phong Điền…
Sau này, thỉnh thoảng nhớ lại, chàng vẫn tự hỏi, giá như có một cơn say trong tiệc cưới H.Y., cơn say nào sẽ ở trong trí chàng lâu hơn, cũng như cơn say nào sẽ ngất trời hơn?

thời chiến…

Chàng hài lòng nhìn vết thương của người lính được di tản về, đang nhe răng cười với chàng. Thật không uổng công dậy dỗ, dù rằng cả thầy lẫn trò đều không có đủ thì giờ để học hỏi lẫn nhau. Chàng nhớ, khi nhận công điện của tiểu đoàn cơ hữu cho biết yêu cầu bổ xung quân số chàng gửi về gần như hàng ngày sẽ được thỏa mãn, cả cái trạm cứu thương còn vỏn vẹn chưa đến chục mống cho một tiểu đoàn trải mỏng, đều hân hoan ra mặt. Hiện tại, mỗi đại đội chỉ có đúng một con cái, và ngay bên mình chàng, không bao giờ quá bốn mạng kể cả … ông thầy. Người đàn anh tiền nhiệm trong mười bẩy tháng rong ruổi từ Hạ Lào về, tây trấn cao nguyên, rồi ruổi ra xứ Quảng, sơ sơ ngốn hết mười mấy đứa con, đơn vị không sao bổ xung kịp. Lính chuyên môn ngoài nghề đánh đấm, còn cần có thời gian đào tạo mới xài được. Sau này chàng hiểu hơn câu nói khẽ của những đệ tử thỉnh thoảng nhắc lại về người đàn anh tiền nhiệm, “số ổng sát quân”. Đêm đầu tiên ngủ ở hậu cứ chờ sáng nhập trại học khóa dù, chàng trằn trọc mãi. Lần đầu về lại thành phố, thành phố dường như đã xa lạ hẳn với chàng. Không có một người con gái nào chờ đợi như trong … tiểu thuyết, chỉ có bố mẹ và mấy đứa em. Phải kể thêm cả mấy thằng bạn trời đánh ngẫu nhiên có mặt đúng lúc. Chính những người bạn này sau một chiều lang thang, buổi tối đã rủ chàng đi nhậu ngoắc cần câu, phải tắm hơi hai ba chỗ mới tỉnh táo. Mà tắm hơi thời chiến chắc chắn phải … mệt hơn thời bình rồi. Nhưng làm sao khác hơn được. Chàng nào có một người con gái mong đợi nơi đây. Thượng sĩ T. hậu cứ Trạm Cứu thương lo chỗ ngủ cho chàng cứ suýt xoa. “Chết, chết … ngày mai tập nhẩy dù mệt lắm. Bác sĨ phải dưỡng sức…”. Cái ghế bố nhà binh dã chiến được kê tươm tất tất trong gian phòng hẹp của kho thuốc, nằm mở mắt nhìn lên là thấy ngay ban thờ, chen chúc hai mươi cái bài vị bằng gỗ đơn sơ, ghi tên tử sĩ của trạm từ ngày thành lập tiểu đoàn. Buổi sáng đánh thức chàng, trong khi pha cà phê cho ông thầy, thượng sĩ nhất T. đã thật thà, “dạ, hết mười hai thằng là đời bác sĩ T đó, thưa bác sĩ. Tụi nó linh lắm, thỉnh thoảng em phải ngủ trực, cứ về chọc phá”. Hèn gì cả đêm chàng không chợp mắt được với những tiếng động mơ hồ, tiếng cười đùa hồn nhiên thanh vắng và thỉnh thoảng, cả tiếng chửi thề thô lỗ nữa. Chàng cứ nghĩ gần bên cạnh là khu gia binh. Té ra, cả bọn đã lễ mễ tìm về khua quấy để ra mắt ông thầy mới. Chết thì chết chứ muôn đời vẫn là thầy trò mà.

Toán tân binh được đón chào nồng nhiệt, còn thơm phức mùi thành phố… Sau khi kiểm tra sơ, chàng chỉ còn biết vò đầu bứt tai, kêu trời. Các đệ tử mới của chàng mỗi người mỗi vẻ, nhưng giống nhau ở một điều, ngoài khóa huấn luyện quân sự, cũng như bằng dù, chẳng tay nào có qua một ngày chuyên môn ngoại trừ thời gian được lăng xăng ở nhà bếp, hay canh gác vòng ngoài bệnh viện chờ đợi bổ xung…

Khi chàng gọi máy phản đối với người đàn anh đầu ngành, chỉ nghe được tiếng cười hì hì và sự vỗ về – “Thôi toa, có người là tốt rồi, đào đâu ra cái quý hiếm toa đòi hỏi… Chỗ toa còn mấy thằng cũ là may đấy, mấy chỗ khác mới toanh cả!” – Thôi thì, cái triết lý chàng học được thuở còn mài đũng nhà trường một lần nữa lại an ủi chàng… Nếu có một trái chanh, đừng ngồi đó mà than chua với đắng. Hãy đi tìm một chút đường, để sẽ có ly chanh đường, để sẽ uống ly chanh đường, uống môi em ngọt… Nhưng … nếu không tìm thấy đường thì sao? Ơ hay, ngay khi đi tìm đường là đã có mơ mộng ly chanh đường rồi, và như thế đã chẳng quá đủ để lãng quên đời, phải không?
Thế là, chàng lại lên máy năn nỉ mấy thằng con đang lội, rán kiên nhẫn thêm một chút xíu nữa thôi rồi sẽ được thay thế kéo về… Một lớp học cấp tốc mười ngày được mở ra cho một đám hỗn tạp, từ kẻ đã rời lớp ba trường tiểu học đến tên khá nhất vừa thi rớt tú tài một. Rớt tú tài anh đi trung sĩ … Tên đệ tử mới, mặt mày sáng láng không chịu đi trung sĩ, chấp nhận đăng lính trơn chỉ vì mê mầu nón đỏ, cuối cùng được đưa sang quân y vì … có trình độ. Lính nào cũng là lính, miễn cho em cái nón đỏ…. Lớp học kết thúc đúng dự liệu, dù chiến trận vẫn tiếp diễn không thèm chờ đợi. Thêm một con nhạn là đà, số người quanh chàng lại bớt đi một cánh chim bay vào vùng.

Và bây giờ, chàng đang hãnh diện với những thành quả đã ươm. Những vết thương thật sạch với những đường băng vừa khéo, vừa đẹp, cũng như những phiếu điều trị đúng qui cách đã làm chàng hết sức hứng khởi để sau này còn đủ niềm tin tiếp tục những lớp khác, ngay cả thời gian cải tạo trở về và bị đầy đi T.N.X.P…. Phương châm của binh chủng, Nhẩy Dù, Cố Gắng mà !

Chàng khám kỹ vết thương một lần nữa, rồi nhìn thẳng vào mắt của người lính, chậm rãi: “Không sao đâu, ở lại đây vài ngày là xong…”. Ánh mắt người lính thoáng khựng lại, cho chàng hiểu để hạ giọng nói thêm – “Mặt trận đang nặng, anh em cần mày. Chữa xong, ra Huế chơi bốn mươi tám tiếng dãn gân cốt rồi vào lại với tụi nó”.
Phải ở nhẩy dù mới thông cảm những người lính dù. Đa số những người gia nhập binh chủng đều sinh sống ở Sài gòn và những vùng phụ cận. Nhẩy dù, ngoài sự quyến rũ của mầu mũ và áo saut trận, còn là những quyến rũ của ánh đèn thành phố mỗi lần kéo quân về. Và mỗi chiến thương mặc nhiên như là những phiếu di tản nghỉ phép đặc biệt. Bởi thế, người lính trước mặt chàng đã theo đúng truyền thống, chia hết thuốc hút, lương khô cho những người còn lại, ba lô trống rỗng, và hồn thì đầy ắp Sài gòn…

Sáng hôm đó, chàng đã giữ lại hai người, có thể vì chàng nhiều nhiệt tình, cũng có thể vì chàng muốn có thêm cơ hội chỉ dẫn cho những đệ tử. Buổi trưa, chàng vui vẻ báo với người tiểu đoàn trưởng, “Có hai thương bệnh binh tôi giữ lại điều trị, xin trung tá chỉ thị cấp cho họ lương thực”. Viên trung tá im lặng. Một ngày trôi qua… Trưa hôm sau, đi vòng quanh tuyến đóng quân, chàng thấy hai người lính đang hòa ca chung cơm nước với đám đệ tử. Vui miệng chàng hỏi thăm, “Sao, tiểu đoàn đã cấp phát gì chưa?” – “Dạ, trung sĩ D. nói tụi em rán chờ chuyến tiếp tế tới…”. Trung sĩ D. là trưởng hỏa thực hành quân. Tự nhiên chàng thấy bực mình khi những kẻ được an vui nhàn nhã luôn luôn làm khó dễ người gian khổ địa đầu. Buổi chiều họp giao ban, chàng hỏi thẳng người tiểu đoàn trưởng. Câu trả lời thản nhiên như chuyện thiên hạ làm chàng ngỡ ngàng. “Lương thực có suất của nó. Những đứa này đã lãnh tiếp tế đầy đủ ở đại đội, bây giờ lấy đâu ra mà phát nữa… “. Bỗng dưng một cơn giận bùng lên. Chàng nhìn thẳng vào mắt người chỉ huy, rõ từng tiếng: “Trung tá, trung tá biết tụi nó đánh trận cho ai hưởng không? Trung tá đối xử sao cho những thằng còn mạnh nhìn thấy để khi hô tiến tụi nó còn dám tiến… “. – “Ơ, cái ông này hay nhỉ… “. Chàng không nghe dứt câu, quày quả trở về hầm mình. Một nỗi phiền muộn vô cớ dậy lên trong lòng chàng. Mới hai tháng hành quân, giữa người y sĩ tăng phái và người chỉ huy đơn vị đã có nhiều điều không thuận, bắt đầu từ hai lần chàng yêu cầu hủy bỏ lương thực tiếp tế vì đồ tươi đã mốc… Hai lần hỏa thực phải xuất quỹ đột xuất mua khẩn đồ ăn để tiếp tế lại. Ban hỏa thực nhìn chàng e dè mỗi khi chàng ra bãi khám đồ ăn. Chàng đã đụng đến những quyền lợi thiết thân của người nhiều quyền lực nhất đơn vị. Từ đó, những chuyện vặt vãnh cứ xẩy ra, và thường thì kẻ yếu thế bị chèn ép. Chàng nhớ lại lời khuyên của người đàn anh những đêm ở Cây số 17, nằm chờ vào vùng. “Có hai đường tùy toa lựa chọn, một là đi hẳn với tiểu đoàn trưởng, toa sẽ có đủ hết, phép, huy chương, thăng thưởng… , nhưng cả tiểu đoàn còn lại sẽ né toa; hai là đứng hẳn về phía mọi người, cả tiểu đoàn sẽ thương toa, ngoại trừ tiểu đoàn trưởng, và toa sẽ rời tiểu đoàn trắng tay… Còn đường thứ ba nữa, nhưng nhìn mặt là biết toa không làm nổi đâu, đó là toa đi được ở giữa, bình bình làm việc… Thôi, cầu cho toa gặp một tay khá là hơn cả. Bên tác chiến có nhiều tay khá lắm…”. Chàng đã chẳng gặp được một tay khá như lời chúc, và chàng đã chọn lựa. Sau này chưa bao giờ chàng cảm thấy hối hận về sự chọn lựa của mình…

Sáng hôm sau, trong lúc chàng đang ngồi khám cho một đợt bệnh binh, có tiếng huyên náo bên ngoài. Chàng bước ra đã nhìn thấy người tiểu đoàn trưởng, áo thun trắng, quần soọt ngụy trang, đầu đội nón bo, tay chống cây can bằng mây bóng nước, đang hầm hầm hò hét, “Đâu, thằng nào mới về nói lếu láo gì để ông H.Y. lên mắng vốn tao ra đây coi…” . Hai người thương binh còn rụt rè, ấp úng, chàng đã nghe tiếp… “Tại sao tao đã phát tụi bay không giữ để ông ấy hiểu lầm tao, hả, hả, hả…”. Cùng với những tiếng gằn giọng, cây can vung lên, đông tây. Hai người lính bị thương vừa khập khiễng lò cò, vừa giơ hai tay ôm đầu nghiêng ngả, chịu đựng… Có thể những đòn chỉ để thị uy, không đau, nhưng chàng bỗng thấy nghẹn họng. Cơn giận bất ngờ vỡ bùng ra. Thoắt một cái, chàng đã thấy tay mình giữ chặt đầu can. “Tôi yêu cầu trung tá dừng ngay hành động vũ phu này lại”. Viên tiểu đoàn trưởng trừng mắt nhìn chàng. Mắt hai người dán chặt vào nhau. Chàng nghe tiếng ông qua kẽ rít của những hàm răng: “Cái ông này hay nhỉ, cứ xía mãi vào chuyện của tôi, bây giờ lại không cho tôi dậy bảo lính tôi nữa sao?” – “Trung tá lầm rồi, lính mạnh khỏe là lính của trung tá. Tụi nó bị thương, tôi đang điều trị, tạm thời đang là lính của tôi”. Hai người nhìn nhau. Những lẩm bẩm không rõ. Chàng buông tay gậy. Người tiểu đoàn trưởng quăng mạnh chiếc can mây về phía hàng rào kẽm gai, hậm hực bỏ đi… Cơn giận trong chàng tiêu tan, nhưng nỗi phiền muộn vẫn thấp thoáng. Buổi trưa, chàng từ chối thông lệ lên dùng cơm chung với bộ chỉ huy T.Đ., gồm trưởng, phó, ban ba và cố vấn Mỹ tăng phái. Buổi chiều, tiếng tiểu đoàn phó nói chuyện qua điện thoại dã chiến, “thôi ông M., lên dùng cơm lại với tụi này”. Chàng từ chối. Tiếng ông N. nài nỉ, “thôi mà, chuyện gì từ từ tính, lên với tụi này đi, hơi đâu mà hờn giận …”.. Có tiếng cười khúc khích của tiểu đoàn trưởng đang nghe paralell. Cơn giận ào ra như nước vỡ bờ. Chàng biết, tất cả sẽ bị cuốn đi hết, kể cả chính mình. Chàng nghe giọng mình rõ từng tiếng, âm sắc như dao chém đá. “Xin lỗi thiếu tá vậy, tính tôi kỳ cục lắm, khinh ai là không thể ngồi chung bàn được.”.. Chàng nghe tiếng đặt máy xuống khô khan, và tiếng thở dài khác của ông N… “Thôi, ông nóng tính quá. Để lúc khác vậy…”. Buông máy, chàng thấy chân tay mình vẫn còn run rẩy cơn giận, không hay rằng mình vừa nói điều quá nặng với người uy quyền nhất của đơn vị. Sự việc xẩy ra ngay sáng sớm hôm sau chút nữa đã lấy đi mạng sống của chàng như để chứng tỏ quyền uy cũng như vuốt ve chút tự ái của kẻ đắc thế…

thất tình đi nhẩy dù …

(Chàng còn nhớ, ngày ra trường, buổi trưa về nhà báo tin cho mẹ đơn vị đã chọn, lòng chàng đã chùøng xuống cảm giác ân hận khi nhìn mặt mẹ như già thêm mấy tuổi. Đôi mắt mẹ ngơ ngác xa vắng, bất động. “Hết thứ để chọn rồi sao đi chi thứ dữ vậy con”. Đêm đó, mẹ đứng thắp hương vái Trời Phật rất lâu. )

Khi trái lựu đạn nổ tung trong hầm, chỉ khoảng hai tháng sau ngày đầu hành quân, chàng đã ra lệnh hậu cứ tuyệt đối giữ im lặng để khỏi mang thêm lo âu cho ba mẹ chàng. Chính lúc ấy, bỗng nhiên chàng nhận được sự nhắn hỏi nhiều lo lắng của H.Y. Tình chàng tưởng đã quên đi, bỗng thức dậy, vì chàng đã nhìn thấy H.Y. cũng đang rõi theo bóng chàng như thuở ấy chàng vẫn dấu kín nỗi mong nhớ nàng. Chàng cảm động đã muốn tìm nối lại sợi dây thất lạc, nhưng hình ảnh người đàn ông hãnh tiến, độc đoán và kiêu ngạo làm chàng ghê sợ.
“Khi khinh ai tôi không thể ngồi chung bàn”, câu nói ấy chút nữa đã giết chàng ngoài hành quân. Cũng câu nói tương tự, “Ông yên tâm, không bao giờ tôi đặt chân lại căn nhà này nữa “, đã kết thúc cuộc tình chàng hơn nửa năm trước, khiến chàng mang mãi nỗi oan khiên, thất tình đi nhẩy dù!

khép…

độc giả đọc chuyện tình hay chê trách mấy tay viết văn ưa tưởng tượng những lâm ly bi đát để câu … độc giả phái nữ. Tác giả không phải là người viết chuyên nghiệp, lại càng nhất định không có ý định câu độc giả … phái nữ, chỉ vì thỉnh thoảng chợt nhớ đến tình xưa như giấc mơ không đến, nên lâu lâu lại đành đoạn vẽ ra một giả tưởng. Lần vẽ vời này không hiểu là lần thứ mấy, nhưng xem ra có vẻ chung cuộc vì đời người có lúc cũng phải chấm dứt, nói chi giấc mơ. Chỉ có điều, loay hoay mãi người viết vẫn không biết phải kết luận ra sao, nên đành cầu đến tưởng tượng của người đọc. Trong tình cảm, người ngoài cuộc bao giờ cũng sáng suốt hơn. Câu nói này hình như lúc nào cũng đúng. Tác giả chịu không biết khép lại thế nào sau đoạn “mở” đã thêm vào.

Lệnh Hồ Tiểu Ca

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Thầy Giáo cũ và Lá Cờ Vàng
Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia, cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe. Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.

Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình... Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O. , chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.

Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:

- Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?
- Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?
- Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.
- Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm... Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.
- Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.

Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:

- Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?
- Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “Saigon Boulevard” song song với tên đường chính thức là “Wilson Boulevard”. Còn bên trong khu Eden, tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.
- Người Việt mình bên này hay thật!
- Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.

Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:

- Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.
- Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…
- Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.
- Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
- Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!

Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…

Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:

- Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
- Dạ.

Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:

- Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.
- Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?
- Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.
- Dạ.

Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:

- Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
- Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.

Thầy cầm tay tôi giặc giặc:

- Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.
- Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.
- Ồ. Quý hóa quá!

Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:

- Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
- Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…

Tôi đỡ lời:

- Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.

Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:

- Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.

Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:

- Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.
- Dạ.

Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Thầy kính yêu,

Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói - “không thầy đố mầy làm nên” - con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.

Nguyễn Duy-An

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Món quà vô giá

Tình bạn là món quà vô giá - không thể để bán mua. Giá trị của tình bạn còn tuyệt vời hơn cả một núi vàng rất nhiều.

Bởi vì vàng là vật vô tri, không thể nhìn cũng như không biết lắng nghe. Và trong lúc chúng ta gặp rắc rối, vàng... không thể nói lời động viên, cổ vũ! Vàng cũng không có đôi tai để lắng nghe, không có trái tim để thấu hiểu!

Vàng không thể đem đến cho bạn sự bình yên hoặc là sự chở che khi bạn cần.

Hãy cảm ơn cuộc đời đã dâng tặng bạn món quà vô giá - không phải kim cương, châu báu - mà đó là tình cảm chân thành của một tình bạn thực sự...

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Một Vài Hình Ảnh Cũ Anh Em Gặp Nhau Trên San Ta Ana

Image

Image

Image

Image

Image

Image


Image

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image


Tiếng Nói Từ Trái Tim

-Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với bạn, tôi sẽ nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn.
-Nếu tôi biết bạn giận, tôi sẽ không gửi lá thư “cảm xúc đầu tiên” ấy.
-Nếu tôi biết bạn chỉ có một mình trong ngày sinh nhật tôi đã chạy đến bên bạn với một ngọn nến nhỏ……
-Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng được nghe giọng nói của bạn thì tôi đã ghi âm để có thể còn nghe lại.

Người quen và bạn thân
Có sự khác nhau giữa việc là người quen và bạn thân. Người quen là người mà bạn biết tên, người mà bạn nhiều lần gặp gỡ, người mà hầu như bạn cư xử bình thường và là người mà bạn cảm thấy dễ chịu.

-Đó là người mà bạn có thể mời đến nhà và nói về điều gì đó. Nhưng họ không phải là người đểø bạn chia sẻ cuộc sống của bạn, những hành động của họ thỉnh thoảng bạn không hiểu nổi bởi vì bạn không biết đủ về họ.
-Trái lại, bạn thân là người mà bạn yêu mến. Không phải là bạn “đang yêu” họ nhưng bạn lại quan tâm về họ và nghĩ về họ khi họ không còn ở đó.
- Đó là người làm cho bạn nhớ lại khi thấy một cái gì đó mà họ thích và bạn biết điều đó vì bạn rất hiểu họ. Họ là người mà bạn có ảnh và khuôn mặt họ nằm trong trí óc của bạn.
-Bạn thân là người mà bạn cảm thấy an toàn khi ở bên cạnh vì bạn biết họ luôn quan tâm đến bạn.
- Họ gọi đến chỉ để biết bạn có khoẻ không mà không cần giải thích vì sao.
- Họ tâm sự với bạn thật lòng trong lần đầu tiên và bạn cũng thế. Bạn biết khi bạn gặp rắc rối, họ sẽ có mặt để lắng nghe bạn.
-Bạn thân là người sẽ không cười nhạo hay làm tổn thương bạn và nếu họ có làm tổn thương bạn thì họ sẽ cố gắng hết sức để an ủi bạn.
Họ là người bạn yêu mến.
-Bạn thân là người mà bạn đã khóc khi họ bị rớt trong kì thi và trong những bài ca chia tay ở một cuộc đi chơi hay một buổi lễ tốt nghiệp.
Họ là người khi bạn ôm chặt, bạn không nghĩ sẽ ôm trong bao lâu và ai sẽ là người đấu tiên buông ra.
-Có thể họ sẽ là người giữ nhẫn cho bạn trong ngày cưới hay có thể họ là người chia tay với bạn trong ngày cưới cũng có thể đó là người mà bạn kết hôn.
- Có thể họ sẽ là người khóc bạn trong ngày cưới bởi vì họ hạng phúc và họ tự hào.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Image
HNC Hôi Ngộ Dec 2006

Post Reply