Một Số Hình Ảnh Ngày Hội Ngộ HNC 58-65 Tại Pas

Nét mặt ngày nay còn lại hình ảnh thuở cắp sách tới trường hay đã phủ đầy phong sương với mái tóc bạc da mồi!!!

Moderators: CNN, dongbui

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Tình Bạn
Ngồi trong quán vắng một buổi trưa mùa Hạ . Tôi thấy những người ngồi bàn bên cạnh nói về tình bạn của hai người bạn vong niên với nhau , Sự xúc động như đến rưng rưng , khi người bạn già hiểu đươc nhũng tâm tình của người bạn trẻ đối với mình , đồng cảm với mình đến tận cùng , trong cuộc đời nhiều đổi thay đen trắng .

Thực vậy , tình bạn luôn là một cái gì vô cùng trân quí trong đời sống của chúng ta .Cuôc sống chúng ta sẽ trở nên phong phú , rộng mở hơn nhiều , khi chúng ta có bạn . Có một người nào đó đã nói với tôi , có một người bạn tốt như có một kho báu tuyệt vời . Khi ta buồn bã , tâm tình với người bạn , nỗi buồn của chúng ta sẽ vơi đi . Khi chúng ta có những niềm vui , có bạn bên cạnh niềm vui của chúng ta sẽ được tăng lên gấp bội . Tình bạn chân tình sẽ giúp nhân cách , tài năng , tình cảm của chúng ta sẽ phát triển hoàn chỉnh hơn .

Tình bạn là một trong những thứ tình cảm tuyệt vời nhất , Tình bạn đến với nhau bằng sự hợp ý , hợp tình . Cộng với quý mến , quyến luyến và thấu hiểu nhau , đó chính là thứ tình bạn đích thực.

Nhưng để có một tình bạn như thế giữa ta và bạn phảỉ có thiện chí xây dựng của cả hai bên .Một trong những yếu tố để xây dựng tình bạn đó là sự tôn trọng . Vì tôn trọng là cái ngưỡng cửa đầu tiên của tình bạn , nó thể hiện trong từng lời nói , cử chỉ , và nếu đã là bạn càng lâu năm thì điều này càng rất cần thiết . Sự buông thả , chủ quan , ỷ lại sẽ giết chết tình bạn một lúc nào mà chúng ta không hề nghĩ đến .

Một yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng đó là sự chia xẻ . Bạn bè mà thấu hiểu được nhau , sẵn sàng chia sẻ với nhau . Ðó chính là nhu cầu chính yếu của tình bạn . Khi chúng ta thắng lợi , có người cùng mừng vui . Khi chúng ta đau buồn có người cùng chia sớt . Có bạn với mình khi nghe nhạc , bản nhạc sẽ nghe được hay hơn . Chiếc áo mình mặc giống bạn , sẽ làm chiếc áo đẹp hẳn hơn . Bạn bè cùng nhau chia sẻ cốc rượu nồng , hương rượu chắc chắn sẽ ngào ngạt , ấm tình hơn . Con đường dài thăm thẳm khi có bạn chắc chắn sẽ bớt dài và trở nên thú vị , vì đi bên ta có bạn .

Muốn tình bạn được lâu bền , phải lưôn mong ước những điều tốt nhất cho nhau . Ðây cũng chính là điều để trắc nghiệm của tình bạn . Hãy tự hỏi lòng mình là có muốn cho người bạn của mình thành công , hạnh phúc , may mắn hay không ? Nếu câu trả lời thực lòng là có ., thì người bạn đó chính là người bạn tốt của chúng ta . Vì bạn của ta hơn ta , ta không nên ganh tỵ . Khi bạn ta kém ta , ta không được khinh thường .Yêú tố sau cùng là sự bền chặt .

Nếu ta cứ thay đổi bạn như thời vụ , hôm nay cần người ta thì tìm đến người ta . Khi không cần thì đi tìm người bạn khác , đó không thể gọi là tình bạn . Phải nhớ rằng tình bạn như một thứ rượu quý " Càng để lâu càng thật ngon " không thể một thứ gì thay thế được . Và những tình bạn lâu bền thường bắt nguồn từ thưở thiếu thời . Và có thể nói rằng , tình bạn thực sự là một thứ " tình yêu không có cánh " . Dù cách xa một đại dương , dù ngăn trở bởi một lục địa . Thì tình bạn chân thật sẽ không thể hoen mờ trong ký ức của cả hai người .Xin chúng ta hãy giữ gìn và trân quý tình bạn mà chúng ta hiện có .

Thay Sau
Last edited by khieulong on Tue Oct 16, 2012 12:56 am, edited 1 time in total.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Tình bạn trong đời

Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bị, nhưng rồi một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này.

Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chan chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình minh.

Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.

Tiền bạc, danh vọng, quyền lực, … tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa.

còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này

Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta trong cuộc sống ?

Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã chân thành đóng góp cho tha nhân.

Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được mà là những gì bạn đã cho đi.

Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong cuộc đời, mà là ý nghĩa thanh cao của chúng.

Quan trọng không phải là những thứ bạn học được, mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.

Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì mà bạn đã cư xử với mọi người xung quanh.

Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà bạn đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn,
khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng nào đó của mình, hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hĩ hay một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.

Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.

Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn (cả tốt lẫn xấu).

Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người, mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.

Vậy thì, bạn ơi, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết. Bởi vì, chỉ có tình yêu thương, sự hiểu biết mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống, bạn ạ.
Bạn bè cũng như tiền vậy ..

Có tờ ... thật ..
Có tờ ... giả ..
Có tờ ... lành ..
Có tờ ... rách ..


Chỉ tiếc là mình không phải máy soi tiền nên không thể biết được...

Trong cuộc vui đâu biết ... AI ... là ... BẠN
Lúc hoạn nạn mới biết ... BẠN ... là ... AI


Bạn thân là gì ?

B: bao dung
A: an toàn
N: nhường nhịn

T: thương yêu
H: hiền hòa
Â: ấm áp
N: ngọt ngào

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Tình nghĩa Thầy Trò ngày nay

Nguyễn thị Cỏ May

Học sinh ở Miền nam Việt Nam ngày xưa mong đợi Hè thường không nhìn vào tờ lịch mà nhìn những cây Phượng trong sân trường. Khi thấy cây Phượng trổ bông đỏ rực, học sinh bắt đầu thấy lòng xao xuyến vì sắp được nghỉ học nhưng lại không khỏi buồn vì xa bạn, xa trường. Năm học sau, chắc chắn kẻ còn trở lại trường, người đi nơi khác.

Ở xứ ôn đới, khi cái lạnh bắt đầu dịu lại, ngày bắt đầu dài hơn, vạn vật cũng trỗi mình dậy sau một giấc ngủ dài, mọi người biết Hè lại sắp về.
Học sinh vui mừng được nghỉ hai tháng và sẽ đi chơi với gia đình.

Năm nay, ở một ngôi trường tiểu học nhỏ tại một vùng quê miền Trung-Tây nước Pháp, để về nghỉ Hè, học sinh cả trường họp lại tổ chức một buổi tối "Chia tay và tri ân 2 Cô Giáo” vì 2 Cô Giáo sẽ không trở lại trường ngày nhập học năm tới. Hai cô sau buổi tối hôm ấy đi nghỉ hưu.
Một buổi chia tay biểu hiện sâu sắc tình nghĩa Thầy Trò không khác gì ở thời xa xưa. Tham dự buổi lễ hay chỉ đọc báo địa phương tường thuật, người Việt Nam cứ ngỡ là mình đang sống lại thời cực thịnh của quan hệ “Thầy Trò” ở quê hương vì cứ chủ quan nghĩ văn hóa Việt Nam trọng tình cảm nên mới có cảnh chia tay cảm động, mọi người không cầm được nước mắt, còn văn hóa
Tây thiên về duy lý nên khó biểu lộ sự xúc động trong lòng.

Quan hệ Thầy trò ngày xưa ở Việt Nam


Theo cái học ngày xưa, người học trò tôn trọng thầy học theo thứ bậc “Quân, Sư, Phụ”. Cha có công ơn sanh ta ra, Thầy là người dạy dỗ cho ta nên người. Mối quan hệ Thầy trò được xem là cái Đạo - Đạo Thầy trò như Đạo Cha con.
Qua cả ngàn năm bị Tàu đô hộ, người Việt Nam theo học chữ và văn hóa Tàu nên bị ảnh hưởng văn hóa Tàu sâu đậm. Năm 939, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán ở trận Bạch Đằng đem lại nền độc lập dân tộc cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam, cho tới thời Pháp đô hộ năm 1884, vẫn sử dụng chữ Hán và tổ chức xã hội theo văn hóa Trung Hoa. Việc học và thi cử của dân chúng theo đó cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc dạy học và đi học được tự do, miễn không dạy những điều vi phạm tới đạo đức, lễ nghĩa mà thôi. Riêng việc học hoàn toàn miễn phí. Người học giỏi được xã hội trọng vọng.

Thầy Giáo thường là người học giỏi đỗ đạt cao nhưng không chịu ra làm quan hoặc người học giỏi nhưng không đỗ đạt. Họ đều là người đạo đức được mọi người kính trọng nên mới gởi con em tới để nhờ dạy dỗ.

Nhà trường là một căn hay một khoảng trống trong ngôi nhà ở dành riêng ra làm lớp học cho vài mươi đứa trẻ trong làng. Người đi học không phải trả tiền học mà chỉ tạ ơn Thầy bằng lễ vật như gạo, nếp, hoa quả của nhà kiếm được. Học trò theo Thầy học, có khi chỉ với một ông Thầy, cho tới ngày thi đậu. Nên tình nghĩa thầy trò rất sâu đậm. Học trò xem thầy như cha. Không như ngày nay, lớp học đông, hết năm học, có thầy mới. Khi lên lớp lớn, có nhiều thầy khác nhau, mỗi người dạy một môn học, với vài giờ. Lên Đại học, thầy trò càng thêm xa lạ.
Image Thầy dạy học ngày xưa như Chu văn An, Võ Trường Toản,... đời đời không quên tên tuổi.
Khi thầy chết, học trò phải để tang như để tang cha mẹ.

Thầy trò trong nhà trường mới

Nhà trường mới bắt đầu khi việc học chữ Nho và thi cử do nhà vua tổ chức chấm dứt vào đầu thế kỷ XX để nhường chỗ cho nền Tây học do nhà nước thuộc địa cai trị nước ta. Cái học mới dạy vừa chữ quốc ngữ, vừa chữ Pháp để đào tạo một lớp người mới thay thế lớp Nho sĩ trước phục vụ chánh quyền thuộc địa.

Ngày 21 tháng 12 năm 1917, Nha Học Chánh Đông Dương ban hành chế độ giáo dục Pháp - Việt.
Nền giáo dục mới này là một sự cải tổ toàn diện, từ chữ làm chuyển ngữ là chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, cho đến cách tổ chức học vấn, chương trình học và cách thi cử.

Trong nền học mới, Thầy giáo là một người chọn nghề dạy học, được đào tạo để có đủ khả năng dạy theo chương trình của chánh phủ. Thầy giáo được chính phủ tuyển dụng và bổ nhiệm, lãnh lương của chính phủ.
Trường học là cơ sở lớn, công cộng khang trang, lập ra dành làm nơi dạy học cho cả trăm học sinh hay nhiều hơn.
Tuổi đi học từ 3 tuổi vào lớp Mẫu giáo cho tới 17-18 tuổi học xong Trung học. Đây là lớp tuổi bắt buộc phải đi học.
Image
Trường Làng

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt được chia làm nhiều cấp, mỗi cấp gồm nhiều lớp.
Cấp Sơ Học gồm có 3 lớp, lớp Đồng Ấu hay lớp Năm (lớp1), lớp Dự Bị hay lớp Tư (lớp 2), lớp Sơ Đẳng hay lớp Ba (lớp 3). Trường Sơ Đẳng thường được mở ở làng. Cấp sơ học dạy chữ Quốc Ngữ. Bài học gồm có tập đọc, tập viết, tập đặt câu bằng chữ Quốc Ngữ, và làm toán cộng trừ nhân chia, cách trí, vệ sinh, đức dục. Lớp Sơ Đẳng bắt đầu dạy thêm một ít chữ Pháp.

Cấp tiểu học gồm lớp Nhì Nhất Niên (lớp 4 năm thứ nhất), Lớp Nhì Nhị Niên (lớp 4 năm thứ hai), và lớp Nhất (lớp 5). Trường tiểu học công lập được mở tại các Quận. Chữ Pháp là chữ chính được được dạy ở cấp này. Các môn học có thêm Điạ dư, Sử ký, Cách trí, toán pháp, luận văn.

Học xong lớp Nhất học sinh thi Bằng Sơ Đẳng Tiểu Học. Đậu xong bằng tiểu học thì học sinh được thi tuyển theo học cấp tiếp theo.
Chương trình giáo dục ngày xưa chú trọng đạo đức, lễ nghĩa theo Nho giáo, và văn chương. Chương trình giáo dục ngày nay trọng khoa học nhiều hơn.
Ngày nay, sự liên hệ thầy trò không còn sâu đậm và tôn quí như thời của nền học vấn chữ Nho.

Do đó, quan niệm địa vị của thầy giáo đối với học sinh cao hơn địa vị của cha mẹ không còn hợp lý nữa trong nền giáo dục mới.
Mặc dầu thời gian và tổ chức giáo dục ngày nay hoàn toàn thay đổi khác hẳn tổ chức giáo dục ngày xưa, nhưng với truyền thống trọng văn hóa, giáo dục từ mấy ngàn năm qua của người Việt Nam, thầy giáo bao giờ cũng được học sinh kính trọng như kính trọng cha mẹ mình vì “trọng thầy mới được làm thầy ".

Một gương sáng Thầy trò ở Pháp ngày nay

Hôm 5 tháng 7 vừa qua, trường Tiểu học ở một làng nhỏ của tỉnh Vienne, Pháp, nơi Bà Hélène Fillet làm Hiệu trưởng bãi trường. Hội phụ huynh, các Thầy cô giáo cũ mới, Hội đồng Xã họp lại cùng tổ chức một buổi tiệc tiễn hai bà giáo già về hưu. Bà Hélène làm việc 17 năm tại đây, Hiệu trưởng 12 và 5 năm dạy học. Bà Françoise Bellanger, bạn của Hélène, đến nhận việc cùng ngày, về hưu cùng ngày. Thật cảm động. Học trò tất cả các lớp hát, làm kịch kể những vui buồn với hai cô giáo, những thói quen của hai cô. Học trò nay, có những người già nhứt là 25 tuổi, 23 tuổi, có hai con, một trai, một gái, đẩy xe tới tham dự lễ. Một cô bé, lúc xưa, trước khi Hélène làm cô giáo, đến học làm nghề service ở quán ăn nhà, sau đó học nghề y tá, và làm việc ở Nhà thương Montmorillon, cùng chồng có nhà ở La Trimouille (cách Montmorillon 12 cây số) nay có chân trong Hội phụ huynh, có hai đứa con một đứa là học trò của Hélène hôm nay cũng có mặt.

Tất cả trên 400 người khách, tặng bông hoa cho 2 Bà Giáo đi hưu trí, ăn uống từ 18 giờ đến mãi 22 giờ mới về. Trời chiều mùa Hè nên 10 giờ đêm trời vẫn còn sáng, nhiều người còn kéo nhau ra sân cỏ uống rượu và nói chuyện vui. Gia đình của Bà Giáo Hélène đều có mặt tham dự tiệc.

Ở cấp tiểu học, nhơn viên vừa dọn ăn vừa chăm sóc học sinh ăn uống. Nhiều khi nhơn viên phải cắt thịt và đút cho các trẻ con ăn uống chu đáo. Ở Pháp phần ăn uống buổi trưa do làng xã trách nhiệm. Bữa ăn đều có Bác sĩ theo dõi để bảo đảm cho đủ thành phần dinh dưỡng. Phần ăn của học sinh đều được Hội phụ huynh để mắt chăm sóc để trẻ con ăn uống đúng tiêu chuẩn và hạp vệ sinh. Học sinh nhà nghèo đều có sự giúp đỡ.

Hiệu trưởng cũng phải có mặt trong tất cả mọi sanh hoạt từ nghề nhà giáo đến việc quản lý đời sống con trẻ. Suốt buổi tối nói chuyện với các Hội đồng Xã, với bà Bác sĩ xã hội, với bà Tâm lý con trẻ... mới thấy tài nghệ của Bà Hiệu trưởng khôn khéo, luôn luôn giữ lèo lái, cho làm sao trường mình lúc nào cũng đạt những đòi hỏi của học trò mình. Từ sửa sang tu bổ nhà trường, trồng thêm cây, vườn trẻ, sắp xếp thứ tự, sơn phết để trường lúc nào cũng sạch sẽ khang trang.

Lễ tiễn hai Bà Giáo đi hưu trí vừa để nói lên lòng biết ơn sâu xa của học sinh, của phụ huynh và Chánh quyền thị xã thật long trọng. Tờ báo địa phương tới và viết một bài tường thuật rất đầy đủ:

“Phòng khánh tiết mới của Thị xã nay được những bàn tay bé nhỏ của học sinh Tiểu học trang hoàng đẹp đẽ để làm nơi tổ chức buổi lễ tiễn 2 Bà Giáo đi hưu trí. Từng toán một học trò dưới quyền đạo diển của Cô Isabelle Léon tiến lên sân khấu trình diễn những vở kịch hài hước, những thoại kịch, hát những bài hát vui,... Tất cả đều nhằm kể lại thời gian qua hai Cô Giáo kính yêu giảng dạy học trò.

Bà Hélène Fillet, đầu tiên, năm 1995, tới trường Tiểu học công lập La Trémouille và dạy lớp Dự Bị. Năm 2000, Bà làm Hiệu trưởng nhưng vẫn dạy lớp Dự Bị cho tới ngày nghỉ hưu.
Bà Françoise Bellanger, sau nhiệm sở đầu tiên ở La Bressuire niên học 1993 - 1994, cũng tới La Trémouille năm 1995 nhận dạy lớp Vở Lòng cho tới ngày hôm nay.
Các quan khách, bạn bè, phụ huynh tặng cho 2 Bà nhiều bông hoa và đồ vật kỷ niệm.

Hai Bà từ nay ra “sân chơi” dài hạn, mang theo cái bàn làm việc của mình với tất cả những hình trang trí do học sinh của mình, theo suốt thời gian giảng dạy, tại một nơi, trong một phòng lớp, vẻ tô” (PVS dịch).
Qua mấy ngàn năm lịch sử, quan niệm của con người về cuộc sống có thể thay đổi, vấn đề học vấn có thể thay đổi cho hợp với sự tiến hóa của xã hội, khoa học, văn minh của thời đại mới, nhưng chức năng của người thầy giáo không bao giờ thay đổi, đó là đem học thức, hiểu biết của mình đã học hỏi được truyền lại cho lớp người trẻ của thế hệ nối tiếp.

Qua lễ “Tiễn đưa và Tri ân” 2 Cô Giáo đi hưu trí hôm 5 tháng 7 vừa qua ở trường Tiểu học của làng La Tremouille, không ai có thể nói là người Phương Tây duy lý thiếu tình cảm sâu sắc như người Á đông.

Việt Nam là một nước thường tự hào có hơn bốn ngàn năm văn hiến, ngày nay cũng khó tìm được một trường hợp thể hiện tình Thầy trò như vậy. Vì “nhà trường xã hội chủ nghĩa là nơi thầy không muốn dạy, trò không muốn học!” thì làm sao có thể có được những tình cảm chơn thật.

Nguyễn thị Cỏ May

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image


XIN LỖI , THA THỨ , CÁM ƠN
XIN LỖI


1. Xin lỗi cho những lời hứa tôi đã không thể nào thực hiện, dẫu rằng biết sẽ làm cho ai đó thấy thất vọng...
2. Xin lỗi cho những phút tôi vô tâm, thờ ơ với nỗi đau của bạn...
3. Xin lỗi vì những ích kỷ, những vụng về, những hiểu lầm của tôi đã làm phiền đến bạn.
4. Xin lỗi vì những lời nói, hành động dù vô tình hay cố ý tôi đã làm tổn thương đến bạn hay bất cứ ai.
5. Xin lỗi vì nhiều lúc tôi không giúp được bạn và về những điều tôi muốn mà không dám làm...
6. Xin lỗi vì những lần bất hòa, những cãi vã, những mâu thuẫn,...
7. Xin lỗi bản thân vì đôi lúc, chính mình khiến mình đau khổ và nghĩ xấu về người khác...
8. Xin lỗi vì tôi đã cố gắng mà vẫn chưa làm được nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời và cho xã hội.
9. Xin lỗi vì tôi đã làm cho nhiều người thất vọng, hụt hẫng, mệt mỏi...
10. Xin lỗi vì tôi đã quá khác, quá thay đổi, vì đã không thể làm khác được...

Xin lỗi tất cả mọi người!


THA THỨ

1. Tha thứ cho những dối gian mà người khác dành cho tôi.
2. Tha thứ cho những gì xấu xa nhất mà người khác đã nghĩ về tôi.
3. Tha thứ cho những ai làm tôi khóc, đau lòng và rạn vỡ.
4. Tha thứ cho sự không chân thành, thờ ơ, dẫu tôi đã dùng cả trái tim để quan tâm, lo lắng và đối xử.
5. Tha thứ cho những khi bạn thờ ơ, lạnh nhạt với những khó khăn của tôi.
6. Tha thứ cho những ai mà tôi thật sự trân trọng, lại chỉ giả vờ trân trọng tôi.
7. Tha thứ cho chính bản thân mình, vì có đôi khi thật tệ.
8. Tha thứ cho những lỗi lầm quá khứ của tôi, của bạn và của mọi người, để chúng ta có thể đổi mới, sửa đổi (những cái xấu thành tốt) và hướng tới tương lai tốt đẹp!
9. Tha thứ cho hết tất cả những ai làm tôi tổn thương, bởi những gì không vui nếu vứt bỏ được thì nên là như thế, để chính mình thanh thản.
Con người ai cũng có khuyết điểm, sai lầm, nên cách tốt nhất là quên được thì hãy quên, tha thứ cho người để người tha thứ lại cho mình.


CẢM ƠN


1. Cám ơn những người đã luôn tin tưởng tôi, dẫu tôi biết mình không đáng được nhiều như thế!
2. Cám ơn những điều bạn và mọi người đã làm cho tôi, vì tôi.
3. Cám ơn bạn đã luôn chân thành với tôi, những gì mà bạn cho tôi như nụ cười, lời nói của bạn...
4. Cám ơn bạn và bất kỳ ai đã luôn quan tâm, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu những gì tôi nói.
5. Cám ơn những va vấp, những giọt nước mắt để tôi trưởng thành hơn, cứng cáp hơn.
6. Cám ơn những dối gian, những ích kỷ, nhỏ nhen mà người khác dành cho tôi, để tôi có thể tỉnh táo hơn.
7. Cám ơn cuộc sống đã cho tôi những phút giây vui vẻ, bình yên, dầu ít nhưng thật sự hạnh phúc.
8. Cám ơn chính tôi đã không bỏ cuộc, đã biết đứng dậy và vượt qua.
9. Cám ơn những người đã trao truyền niềm tin cho tôi, giúp tôi hiểu và biết thêm về cuộc sống và tình người.
10. Cám ơn tất cả mọi người, những người đã từng giúp tôi, đã từng bên tôi, cho tôi thêm niềm tin và giúp tôi thêm vui vẻ...

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Xem Lại Hình Ảnh Cũ Anh Em HNC

Image

Anh em HNC trong tiệc cưới con trai anh Trần Chương Lương tại San Ta Ana

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Anh em HNC gặp gỡ trong dịp
mừng tân gia nhà Trịnh Long Giang


Image

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image


Ông thầy Việt văn
Vũ Thế Thành


Tôi hận ông thầy Việt văn lớp 11. Ổng chơi không đẹp khi bắt tụi tôi học thuộc lòng bài thơ “Kẻ Sĩ” của Nguyễn Công Trứ. Đó là bài hát nói gieo vần vô kỷ luật nhất mà tôi từng biết, chả vần chả điệu, lòng thòng, Hán nhiều hơn Nôm. Đây này, trích thử vài câu nghe chơi :

“…Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
Hồi cuông lan nhi chướng bách xuyên…”

Mà tôi theo ban toán, chứ có phải văn chương đâu, nội hiểu được ý nghĩa bài thơ đó cũng đáng nể rồi, giờ còn bắt học thuộc lòng nữa, coi sao được. Tôi tính “tố phé” ổng. Thế này, lớp 40 học sinh, mỗi tuần 4 giờ Việt văn, 2 lần lên lớp. Tôi có 75% thoát hiểm, lỡ dính thì coi như Trời hại. Nhưng ổng tỉnh bơ: “ Tôi sẽ gọi từng người cho đến hết lớp”. Ổng còn thêm: “ Ai không thuộc, tôi sẽ cho cơ hội lần sau, và lần sau nữa cho đến khi…có điểm”. Thế là rõ ! Ổng quyết tâm…chơi tụi tôi đến cùng. Không còn chọn lựa nào khác, đành ôm hận, lảm nhảm đến méo mỏ cái bài thơ thổ tả đó cho đến khi thuộc lòng.

Cơ hội rửa hận đến khi ổng ra đề luận: “ Bạn nghĩ gì về tình thầy trò ngày nay?”. Từ hồi biết mặt chữ, tôi chưa bao giờ “múa bút” sướng như thế. Nào là, thời xưa học một thầy, học để làm quan, và chỉ học nghề…văn. Thời nay, học đủ thứ, cần gì học nấy, học để hành nghề. Thời đại khoa học, ai học trước người đó là…”thầy”, bởi vậy mới có chuyện đi học luyện thi, mới có thầy giáo “cua” học trò,…Đại loại bài luận văn là một “bản cáo trạng” về thầy. Tôi khoắng bút như một nghệ sĩ, cho đến khi gần hết giờ, chấm xuống hàng, kết luận: Nên xem thầy giáo như người anh coi bộ nhẹ nhàng hơn khi nhìn dưới khía cạnh đạo đức. Thiệt là hả giận! Tôi viết với tư thế “tử vì đạo”, ăn trứng vịt cũng được. Không thành danh thì cũng thành… ma.

Bài luận được 16 điểm. Hôm phát bài, ông thầy cười cười: “Tôi không đồng ý với em nhiều điểm, nhưng vẫn cho em số điểm cao nhất”. Thiệt chưng hửng! Tôi mơ hồ hình như ổng chơi trên.. cơ mình, nhưng “cái tôi” khốn nạn đã đẩy tôi đi quá xa, khoác lác hả hê với bè bạn: Cái hận “Kẻ Sĩ” đã rửa xong.

Ổng còn nhiều chiêu kỳ quái khác. Tú Xương thì học trò đứa nào chẳng khoái. Lẽ ra phải chia sẻ chút đỉnh với đám học trò mới lớn bằng những câu thơ

“Cao lâu thường ăn quỵt
thổ đĩ lại chơi lường”

hay ít ra cũng thông cảm với bọn hoc trò đang chuẩn bị bước vào vòng ân oán của thi cử

“ Đau quá đòn hằn, rát hơn lửa bỏng”
Hổ bút hổ nghiên, tủi lều tủi chõng….

…Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?

Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!”


Không ! Ổng phang bài:

“ Trên ghế bà Đầm ngoi đít vịt.
Dưới sân ông Cử ngửng đầu rồng”.


Ổng giảng say sưa, bằng giọng bi ai, phẫn hận về thời Nho mạt, về danh lợi, về nhân phẩm, ổng truyền lửa cho đám học trò đang há hốc miệng ngồi nghe, xả suốt 2 giờ đồng hồ. Hình như ổng đang dạy cho tụi tôi kiến thức thức để làm người, chứ không phải kiến thức để đi thi. Ổng đâu ngán cháy giáo án. Mà hồi đó làm gì có giáo án. Bài soạn của ông là xấp giấy A4 gấp đôi, chẳng bao giờ thấy ổng mở ra. Ổng chỉ mở … sổ điểm.

Đời cứ thế trôi đi… Những năm cuối thập niên 70, đầu 80, đời sống khó khăn thế nào khỏi cần kể. Tôi làm ở một trung tâm nghiên cứu ở Sàigòn. Ban ngày khoác áo blouse vào phòng lab cứ như là…viện sĩ. Tối về mượn xích lô của thằng bạn, cảo vài vòng kiếm thêm. Một buổi tối trời mưa, ế độ. Tôi táp vào quán nhậu ven đường (cái lều nhậu thì đúng hơn) gần Ngã Tư Bảy Hiền. Hồi đó khu này còn hoang vắng lắm. Quán cũng ế độ, chỉ có mình ông chủ đang trầm ngâm bên ly rượu. Tôi kêu một xị, ngồi trông ra đường, nghe tiếng mưa lằng nhằng trên mái nhà, rầu thúi ruột… Chợt nghe tiếng ngâm ê a của ông chủ quán từ phía sau. Lời ngâm nghe quen quen…, rồi tự nhiên tôi cũng cất tiếng ngâm theo:

“…Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
Hiêu hiêu nhiên điếu Vị, canh Sằn
Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang,Văn.
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.

Cầm chính đạo để tịch tà cự bí.
Hồi cuông lan nhi chướng bách xuyên…”,


và cứ thế cho đến hết bài “Kẻ Sĩ”.

Một khoảng im lặng. Tôi quay lại, không ai bảo ai, cả hai nâng ly mời nhau. Trong sự nghiệp cụng ly của tôi, chưa bao giờ tràn ngập những “tiếng nói không lời” như lần đó. Chủ quán trạc ngoài 30, cao học Luật, công chức chế độ Sàigòn. Sau 75, đi cải tạo 4 năm, về mở “lều nhậu” tiêu sầu. Chúng tôi cà kê chuyện đời, chuyện người, chuyện số phận đẩy đưa…Rượu đến mềm môi. Bài thơ “Kẻ Sĩ” thưở còn đi học tưởng đã trôi vào quên lãng, bỗng thức dậy trong một đêm mưa, có người đồng điệu, ngân nga như tiếng chuông đeo đẳng đời người.

Đất nước thời mở cửa, kinh tế thị trường nửa khép nửa hở. Kiếm tiền bằng năng lực thì ít, nhưng bằng quyền lực hay dựa hơi quyền lực thì nhiều. Luật lờ mờ, nhưng lệ rõ ràng. Làm ăn là phải biết điều, gọi văn vẻ là…thỏa hiệp. Thỏa hiệp đủ thứ, không thỏa hiệp không được. Giới hạn thỏa hiệp tới đâu, tùy thuộc vào nguyên tắc sống (tôi không dám dùng chữ “nguyên tắc đạo đức”) của mỗi người. Cái giới hạn này mong manh, tự mình hạ thấp giới hạn xuống , rồi tự biện minh với bao lời hoa mỹ, đi ngược lại “xu hướng thời đại” là không thức thời. Dối người, dối mình, đạo đức giả hồi nào chẳng hay.

Kẻ Sĩ thời nay lộn ngược rồi : Thương, Công, Nông, Sĩ. Ai chẳng khoái tiền, khoái danh. Cám dỗ vô cùng! Đạo lập thân làm sao giữ lấy cương thường? Mỗi lần như thế, tiếng chuông đêm mưa ở cái “lều nhậu” lại vang lên, làm nhức nhối kẻ bị mang tiếng là…gàn dở, toát mồ hôi với cái lưới “đầu rồng đít vịt”.

Trong Kinh thánh có chuyện kể, đứa con út đòi cha chia gia tài, rồi tìm đến phương trời xa vui chơi thỏa thích. Người cha chiều nào cũng tựa cửa đứng trông con về . Rồi thằng con về thật. Nó đã phung phí hết tiền, bây giờ đói rách trở về nhà cha xin chén cơm thừa. Nhưng người cha mừng rỡ, đã mặc áo mới cho nó, làm tiệc linh đình mừng con mình trở về.

Văn hào Pháp, André Gide cũng có câu chuyện “Đứa con hoàng đàng” tương tự, chỉ khác khúc cuối: Đang giữa tiệc mừng, thằng con lững thững bỏ về phòng, nhìn xa xa qua khung cửa sổ, nhớ đến cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cùng chúng bạn. Nó đang mơ một chuyến đi khác. Trở về chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Hồi đó, đọc đến đoạn này, tôi bật cười sảng khoái “ Phải thế mới được!”

Thưa thầy Việt văn, thằng đệ (tử) giờ đây đầu bạc chân mỏi, ngày Nhà Giáo năm nay xin hầu thầy cho đến tận cùng bữa tiệc để khoanh tay nói lời tạ lỗi, trước khi phản xạ tung hô theo đám đông: “ Biết ơn thầy cô”.

Vũ Thế Thành

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image


Bài học cho tình bạn
Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ mười sáu . Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn...

Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:

-Chán quá đi...Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn...!!!

Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình ***h, con sò bỗng cất tiếng nói:

-Bạn ơi...Hãy thả tôi về với biển...Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình...Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên...!!!

Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:

-Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng...hãy cho ta một lời khuyện trước đi...Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!

Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:

-Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi...

Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào...Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói..

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Có Khi Nào Bạn Tự Hỏi

KyleChan

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình không có một người bạn nào cả?” trong khi bạn lại không chịu mở rộng trái tim để bạn bè có thể đến với bạn.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình lại luôn luôn nếm mùi thất bại?” trong khi bạn vẫn chưa dốc hết toàn bộ sức lực trong mọi công việc để tiến tới thành công.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mọi người lại đối xử với mình tệ như vậy?” trong khi bạn vẫn chưa chắc là mình đã đối xử thật tốt với mọi người xung quanh.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình không được như mọi người?” trong khi bạn đâu hề biết rằng có hàng triệu người đang ao ước có được cuộc sống như bạn.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình không có được hạnh phúc?” trong khi bạn vẫn mải mê theo đuổi hạnh phúc ở đâu xa xôi nên không kịp nhận ra chúng đang hiện diện ngay bên cạnh, thậm chí ngay trước mắt bạn.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao cuộc sống của mình lại nhàm chán đến thế?” trong khi bạn vẫn chưa nỗ lực tìm ra mục tiêu đích thực của đời mình để theo đuổi.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình vẫn chưa tìm được một tình yêu mới?” trong khi bạn vẫn cứ mãi ngồi đó với những hoài niệm về người yêu cũ.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình chẳng nhận được gì từ cuộc sống?” trong khi bạn vẫn chưa làm được chút gì để góp phần làm đẹp cho cuộc sống của mình.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình lại không thể có được một tình yêu đích thực?” trong khi bạn vẫn chưa dám chắc là mình hiểu rõ khái niệm tình yêu.

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao chẳng ai hiểu mình cả?” trong khi bạn luôn che giấu cảm xúc và chẳng bao giờ cho người xung quanh cơ hội để có thể lắng nghe.

Có khi nào… và có khi nào...!?

...Cuộc sống không hề làm khó bạn mà chính bạn đã tự làm khó mình bằng cách đặt ra những câu hỏi đại loại như: “Tại sao lại thế này?... Tại sao lại thế kia?...”. Không ai có thể trả lời giúp bạn mà chính bạn phải tự đi tìm lời giải đáp cho mình. Hãy luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến bản thân, chắc chắn lúc đó bạn sẽ hài lòng với câu trả lời của chính mình.
Và đừng quên luôn đặt câu hỏi: “Mình đã làm được gì?” trước khi tự hỏi: “Mình đã nhận được gì?” nhé! Chúc bạn sẽ thành công!

User avatar
phodem
Posts: 229
Joined: Sat Feb 26, 2011 4:00 am

Post by phodem »

Tại sao anh khóc? Một anh nọ đến gõ cửa nhà anh bạn Bedouin để nhờ vả:


“Tôi muốn anh cho tôi mượn bốn ngàn dinar vì tôi phải trả nợ. Anh giúp tôi được không?”

Anh bạn bảo vợ gom hết mọi thứ giá trị họ đang có, nhưng cũng không đủ. Hai vợ chồng phải đi mượn hàng xóm cho tới khi gom đủ số tiền. Khi anh nọ đi rồi, vợ thấy chồng mình khóc.

“Sao anh lại buồn? Giờ đến lượt hai vợ chồng mình lại nợ hàng xóm, có phải anh sợ mình không trả nợ nổi?”

“Chẳng phải vậy đâu! Anh khóc vì anh ấy là người anh rất quý mến, vậy mà anh chẳng hề biết anh ấy gặp hoạn nạn. Anh chỉ nhớ tới anh ấy khi anh ấy đến gõ cửa hỏi mượn tiền.”

Post Reply