Một Số Hình Ảnh Ngày Hội Ngộ HNC 58-65 Tại Pas

Nét mặt ngày nay còn lại hình ảnh thuở cắp sách tới trường hay đã phủ đầy phong sương với mái tóc bạc da mồi!!!

Moderators: CNN, dongbui

Post Reply
User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Sương mù chớm Thu

Ðàm Trung Phán


1. Sáng nay, sau khi thức dậy, tôi thường có thói quen hay nhìn qua cửa sổ xem thời tiết ra sao. Thấy thành phố mờ mờ ảo ảo trong sương mù, tôi thích chí reo lên trong đầu: “À há, hôm nay ta phải đi dạo bộ ngay và sẽ mang theo cái máy hình digital để ghi lại một số hình ảnh của sương mù ban mai!”

Nhìn vào cái hàn thử biểu ngoài trời, thấy 18 độ Celsius. No sweat! Nhưng thực ra, tôi muốn trời hơi lạnh hơn một chút, khoảng từ 12 đến 16 độ Celsius thì mới là “thần tiên” đối với tôi. Nhưng thôi, tôi biết là “ăn mày không nên đòi xôi gấc!”

Tôi khoác một cái áo mùa thu khá mỏng vì lỡ gió lạnh thổi thì làm sao mà tôi có thể đi bộ cho lâu được. Ra đến cánh đồng hoang, tôi chụp vài tấm hình. Qua những kinh nghiệm chụp hình, tôi chụp nhiều “pô” khác nhau để ban đêm tôi sẽ “load” vào computer rồi tôi sẽ giở từng tấm hình ra mà ngắm, tấm nào không ưng ý là “delete” liền.

Tôi tiếp tục đi bộ ra cái park gần nhà mà tôi thường vừa đi vừa tập thể dục, vừa ngắm cảnh để rồi tôi có những lúc thật riêng tư cho chính tôi. Ngồi trên tảng đá bên cạnh dòng suối, tôi để hồn lắng nghe theo tiếng nước chẩy, tiếng gió lùa và đi vào Thiền Ðịnh. Những “ba chìm bẩy nổi,” những tức giận, sầu muộn... hầu như không còn “exist” trong tôi trong lúc này nữa. Trong tôi và trước mặt tôi chỉ là tiếng nước chẩy, tiếng gió thổi nhè nhẹ trên các cành lá đang bắt đầu đổi mầu, tiếng chim hót, hình ảnh mấy con vịt trời đang bơi lội trên dòng nước.

2. Tôi lôi cuốn sổ bìa cứng, chiếc bút chì “mechanical pencil” ra và ngồi ngay ngắn trên tảng đá dưới bóng mát của cành cây để ghi lại những giòng chữ này trước khi tôi bắt buộc phải trở lại với đời sống hàng ngày của tôi. Nước vẫn chẩy, chẩy hoài không bao giờ ngưng, đời sống cũng thay đổi từng phút, từng giây, từng “sát na” theo danh từ Phật Giáo. Tôi chợt hiểu rằng tôi không thể nào có thể bắt buộc cuộc đời của tôi đóng khung vào những gì mà tôi ước muốn được. “Let go, let it be!,” tôi nhận thức ra được điều này. Tôi đã, đang và sẽ tiếp tục để cho “cây sậy cuộc đời” của tôi ngả nghiêng theo chiều gió cuộc đời để rồi sau khi “gió đã lặng,” tôi sẽ ngồi im trong tĩnh lặng và “kiểm điểm” xem những gì đã thực sự xẩy ra “as is”... Tôi cảm thấy thảnh thơi vì không bị gò bó theo bất cái khuôn phép nào hết.

Nói thì dễ, nhưng đôi lúc thực hành cũng không dễ như mình tưởng.

Tôi đang cố gắng để giữ cho phần tình cảm của mình ở vị thế “Trung Ðạo,” có nghĩa là tôi không muốn quá vui mà cũng chẳng muốn quá buồn. Ấy vậy mà hôm qua, tôi chẳng làm được như vậy. Chả là, tôi quen biết Bác T. từ năm 1975 khi vợ chồng bác di tản và định cư tại thành phố Toronto này. Tôi quen với con trai của bác và tôi cũng đã gặp bác nhiều lần trong các sinh hoạt cộng đồng.

Có lẽ hai bác tương đối là một cặp vợ chồng sống vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc vì tất cả mọi người trong gia đình bác còn được sống nguyên vẹn, điều mà tôi cảm thấy vui mừng khi xung quanh tôi và chính tôi đôi khi thường hay phải đối phó với những đổ vỡ. Tôi đi xe điện ngầm (subway) lên phố, tôi thích đi như vậy vì bây giờ tôi không còn phải quá lệ thuộc vào cái “tight schedule” như những ngày còn phải “kéo cày trả nợ đời” nữa. Ghé qua phố Tầu để nghe tiếng Việt, để nhìn những hoa quả nhập cảng từ Việt Nam, Thái Lan và để ăn một bát mì Việt Nam cho “đỡ nhớ nhà.” Nói vậy cho nó “oai” chứ thực ra tôi đang bị “kiến bò bụng” vì quá đói! Tôi đi bộ từ phố Tầu Toronto đến nhà thương thăm bác vì tôi muốn đi bộ cho “tiêu mì” sau bữa ăn trưa.

Bác nằm im trên giường bệnh trông thật là già, hom hem, miệng bị móm và hoàn toàn khác hẳn với khi bác còn khỏe mạnh. Bác nằm im, nhắm mắt, hơi thở yếu ớt và một mắt đã quầng thâm. Tôi đứng ngắm bác một hồi rồi tôi ghé tai bên trái của bác nói to để “giới thiệu” tên tôi. Tôi dặn nếu bác còn có thể nhận ra tôi là ai, xin bác gật đầu cho tôi biết. Không một phản ứng gì. Tôi ghé vào tai bên phải và làm y như vậy nhưng bác cũng chẳng trả lời. Tôi cầm tay bác, tay đã rất lạnh, cả hai tay tôi nắm lấy tay bác để tôi cố truyền hơi ấm cho bác. Tôi nói to để bác nghe và dặn bác nếu bác nhận ra tôi là ai, xin bác hãy siết tay tôi, cũng chẳng thấy một phản ứng gì! Ngay giây phút đó, tôi chợt nhớ đến những giờ phút chót của cha tôi khi cụ nằm trong bệnh viện tại Montreal. Tôi đã thường lái xe từ Toronto xuống Montreal trong 6 tiếng đồng hồ mỗi chiều Thứ Sáu sau khi đã dậy học xong. Lúc này, cha tôi đã hoàn toàn hôn mê, giống như bác ngày hôm nay! Tôi đã từng ghé cả hai tai bên cụ để nói: “Con đây!” những mong để nói cho cụ biết là tôi đang ở bên cụ. Chỉ là ảo vọng mà thôi vì giữa chúng tôi đã có một “bức tường vô hình chia danh giới” giữa cõi âm và cõi dương! Quãng đường từ Montreal về lại Toronto có những giờ phút rất cô độc, xót xa, helpless... thật là khó quên.

Ra khỏi nhà thương, tôi không còn muốn đi shopping ở trên phố như đã định trước nữa và tôi muốn đi thẳng về nhà. Trong lúc chờ Streetcar, có một cái gì thúc dục tôi phải lấy giấy bút ra để ghi lại những gì tôi đang có trong đầu trong bài thơ “Tiễn Biệt” dưới đây:

Tiễn biệt

Dẫu vẫn biết có sinh và có tử,
Nhưng mà sao tiễn biệt thấy buồn tênh.
Ðời trần gian có nhiều lúc gập ghềnh,
Gặp bác rồi, biền biệt, bác về đâu?
Bác nằm im, nhắm mắt chẳng gật đầu,
Giã biệt bác, hẹn gặp nhau kiếp khác!

(Vô Không)

3. Sương mù đã tan, nắng đã lên, ánh nắng của chớm Thu không còn gay gắt như ánh nắng của Mùa Hè nữa. Tôi đứng lên để tiếp tục đi bộ về nhà và bắt đầu một ngày hoàn toàn Vô Thường như mọi ngày.

Toronto, Canada, Tháng Chín, 2004.

(Nguồn: Tác giả gửi qua Thư viện Sáng tạo)

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

Chúc Mừng Hai Cháu Nguyễn Tân Ý Liên & Vũ Anh Tuấn

TRĂM NĂM HẠNH PHÚC


Image
CNN cùng các bạn cựu hs Hồ Ngọc Cẩn tham dự đám cưới con gái hnc Nguyễn Tân Hải tại VIC Australia !

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hiền Rùa nhất định không cải danh. Thưa các bạn,

Rất nhiều thân hữu (sau khi coi đoạn video Hiền Rùa trổ tài câu cá tại Florida) đã đề nghị Mạnh Thường Quân đổi bí danh từ Hiền Rùa ra Hiền thợ câu cho lọt lỗ nhĩ, nhưng đương sự khéo léo từ chối viện cớ: biệt danh Hiền Rùa đã nức tiếng giang hồ từ năm 2008 đến nay, đó là một trade mark có cầu chứng tại tòa thượng thẩm nên khó đổi thay.

B’Ròm xin phép được bật mí để các bạn cùng biết: Mạnh Thường Quân nhà ta khó lòng ngụy trang & và che dấu được ý đồ, vì trước một ngày dời Florida, B’Ròm đưa chàng đi câu một phùa nữa cho thỏa chí bình sinh, Hiền Rùa bợ được một cậu ba ba nặng khoảng 10 ký:

Sau khi tham khảo ý kiến của anh Vũ Đức Nghiêm và anh chị sui, Hiền Rùa nhất quyết tịch thu chiến lợi phẩm này để làm quà cho thân nhân tại Philadelphia.

Hai tên bạn già lục đục hơn 2 tiếng đồng hồ mới thanh toán xong chú ba ba, được một chậu vừa sụn vừa thịt, nhờ bà ngoại xấp nhỏ của B’Ròm nấu một nồi cà ri, bỏ tủ đá đến sáng hôm sau Hiền Rùa gói ghém cẩn thận rồi cõng ra phi trường.

Vì thời tiết xấu nên chuyến bay từ Chicago đến thành phố gần nhà con bị hủy bỏ, mặc cho vali quần áo bị thất lạc, Hiền Rùa khư khư ôm nồi cà ri rùa tại phi trường chờ đổi máy bay đi New Jersey, mãi đến 7 giờ rưỡi chiều, con rể lái xe hơn 1 giờ mới đến đón chàng được!

Xin khẩu phục, tâm phục lòng kính mến thân nhân của Mạnh Thường Quân Hiền Rùa!

Bính Ròm.
Last edited by khieulong on Mon Oct 15, 2012 9:04 pm, edited 1 time in total.

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »


ADIEU MON PAYS (LY HƯƠNG)

Trình bày: Khánh Ly

J'ai quitté mon pays, j'ai quitté ma maison
Ma vie, ma triste vie se traîne sans raison
J'ai quitté mon soleil, j'ai quitté ma mer bleue
Leurs souvenirs se reveillent, bien après mon adieu

Soleil, soleil de mon pays perdu
Des villes blanches que j'aimais
Des filles que j'ai jadis connu

J'ai quitté une amie, je vois encore ses yeux
Ses yeus mouillés de pluie, de la pluie de l'adieu
Je revois son sourire, s y près de mon visage
Il faisait resplendir les soirs de mon village

Mais du bord du bateau, qui m'éloignait du quai
Une chaîne dans l'eau a claqué comme un fou
J'ai longtemps regardé ses yeux bleus qui fouillent
La mer les a noyé dans le flot du regret
...

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Đoản khúc phố

Những con phố dịu dàng câu hát, ký ức nồng nàn nào thao thức tình ai. Phố vẫn đẹp như tự trong tiền kiếp khơi tình yêu quê hương gọi lòng ai bồi hồi.

1. Có những con phố thuộc về ký ức. Là đêm tình nhân thơm ngát hương yêu, là mùi hương ngọc lan thao thiết gọi những bâng khuâng tình đầu. Phố xưa đấy. Vẻ đẹp nồng nàn trong tĩnh lặng, để những kẻ ly hương sẽ phải luôn hướng lòng về. Đó là những con phố của thủ đô, những con đường vắng thì thầm cơn mưa nhỏ, là lối thu vắng bồi hồi làn mưa trên phố quen gọi ai về trong tình em dịu dàng..Đó là những con phố của nơi nào đó, thuộc về quá vãng êm đềm. Để rồi khi ngồi trong phố nay, lòng người da diết nhớ phố trong ký ức. Và khi ấy, tiếng thương yêu êm đềm vang lên...
Có những đêm phố bình yên, người lữ khách đắm mình trong phố thị mà giật mình thương quá chốn làng quê. Nơi có giếng làng, có những kỷ niệm thủa ấu thơ như cây cổ thụ mọc vững vàng trong lòng, cho ai xa nhà níu vào mà chẳng bao giờ ngã...
Là những phố nghèo xưa, những mái ngói nghèo xưa, có người thiếu phụ đi trong sương, nhân ảnh mờ. Là những đêm bước chân lang thang hoài trên phố mà nghe mái ngói tâm sự những nỗi niềm cùng bao giọt sương gieo. Là tiếng còi tàu xa buồn ngoài sân ga cũ, phố vẫn bình thản đợi bước người về. Con người đã lớn lên cùng phố. Phố bao dung che chở. Phố yêu thương sẻ chia. Phố bảo bọc tâm linh...Là những con phố tình bất tận.

2. Có những con phố của thời chiến tranh. Bom rơi, đạn nổ. Lớp lớp người nằm xuống. Lớp lớp người vùng dậy. Là nỗi đau sinh ly tử biệt, là người già em bé buốt lạnh xót xa, co ro buồn nghe tiếng súng dội về. Phố chiến tranh, có người thiếu nữ xõa tóc hát kinh hòa bình. Lời nguyện cầu “Xin cho tôi yên ngủ một ngày, xin cho đêm không có đạn cay...Cho tôi đi xây lại hòa bình” vang lên đêm đêm. Khi chiến tranh về đốt lửa quê hương, phố xa xót những nỗi niềm. Phố đau đớn những căm giận. Phố buồn đau với những tuổi thơ không có tuổi thơ. Phố chia ly tan vỡ, với bao nhiêu lớp người gục ngã, phố – tổ quốc - đã tận cùng nỗi khổ mà kẻ thù vẫn không thôi dòm ngó từng ngày...Phố chiến tranh xót đau và căm giận sẽ vùng lên như những thiên thần, để niềm hạnh phúc về toả bóng yên vui dưới từng mái nhà, những kẻ thù xấu xa sẽ phải cuốn gói cho phố bình yên nối dài Huế -Sài Gòn- Hà Nội trong an vui. Nắng ấm và tiếng hồn nhiên của trẻ nhỏ sẽ cho phố xanh lại những niềm tin.

3. Tưng bừng phố hội nhập. Bàn chân người con gái Việt Nam tung tăng trên phố New York khi hoàng hôn, trên đại lộ xứ Phù Tang lúc sớm mai tĩnh lặng, ngắm những bông hoa đào mùa xuân nở rộ...Phố hội nhập là niềm hân hoan đón mừng những cơ hội. Những nụ cười nở hoa trên mỗi nét môi người. Phố hội nhập là niềm vui của người thiếu nữ, là niềm hãnh diện của các chàng trai, là nhịp điệu tưng bừng trong từng bước chân, câu hát...Những giai điệu rộn rã. Những tiết tấu sôi động. Lòng mỗi người bừng lên sức sống mới, thanh xuân như mùa vui của đất trời đang đến.

Vo Doan My

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Mùa hoa phượng
Tháng 5, những cơn mưa đến bất chợt không báo trước cắt ngang tiếng cười của những cô cậu học trò. Mùa hè đến rồi-một cậu học trò thốt lên, bất chợt ai nấy đều trầm xuống, đâu đó trên gương mặt của những cậu con trai phảng phất ngậm ngùi, trong ánh mắt của con gái gợn chút buồn man mác như có cái gì đó đau nhói trong tim. Con gái nhìn lên những tán phượng v ĩ, không biết từ bao giờ mà những cái mầm xanh đã đâm chồi nảy lộc và mang theo rất nhiều, rất nhiều những nụ non, trong cái tán lá non ấy còn thấp thoáng một cái gì màu đỏ tươi, đẹp lắm, tinh khôi lắm, con gái thốt lên: "Ôi hoa phượng kìa, hoa phượng nở rồi kìa! Những cặp mắt đổ dồn về bông hoa. Đúng là hoa phượng rồi, hoa phượng đã nở, nỗi buồn như càng đè nặng lên những cô cậu học trò.

Con gái thút thít: " Thế là một mùa hè lại đến, mùa hè cuối cùng của tuổi học trò", con trai như cũng mềm lòng theo con gái, con trai đã đón 11 mùa hè với cặp sách, với bút thước , cũng có những bông phượng vĩ đỏ rực, với những cơm mưa mùa hè mát rượi. Nhưng mùa hè năm nay thật đặc biệt, mùa hè đánh dấu sự trưởng thành của một con người khi rời ghế nhà trường, bước vào một cuộc sống mới.

Con trai không biết mình sẽ ra sao khi xa rời sách vở, xa rời bút thước, đâu còn những vần thơ tuổi học trò, đâu còn những lúc được nhìn thấy nét mặt tức giận, giận hờn của con gái khi bị con trai chọc ghẹo, đâu còn những lúc ngồi nghe thầy giảng bài nhưng tâm hồn thì treo ngoài cửa sổ tự bao giờ,cũng đâu còn những dịp đi chơi cùng với cả lớp, cùng thầy tổ chức những hoạt động thật ý nghĩa, khoảng thời gian đó thật đẹp và con trai sẽ không bao giờ có thể quyên được. Con gái sống nội tâm , nhìn vẻ mặt đăm chiêu của con trai mà thấy buồn, con gái sẽ không còn được nhận những bài thơ của con trai vào những dịp sinh nhật hay 8/3, không còn có được cảm giác vui khi nhìn gương mặt hối lỗi, ngây thơ của con trai mỗi khi mình õng ẹo, giận hờn khi bị con trai chọc ghẹo. Sẽ không còn được con trai lau nước mắt, an ủi những khi cảm thấy buồn hay vấp ngã trong cuộc sống và trên hết là sẽ không còn được ngồi trên ghế nhà trường, chăm chú nghe thầy giảng bài hay xem thầy xử con trai treo tâm hồn ngoài cửa sổ và đối với con gái thì đó là những kỉ niệm không bao giờ quên được.

Con trai quay sang nhìn con gái, nở một nụ cười ấm áp, cầm lấy tay con gái xiết chặt: " Đừng buồn nữa con gái ơi, những gì phải đến sẽ đến nhưng có một điều ,dù bất cứ điều gì xảy ra thì tình bạn của chúng ta vẫn trường tồn không gì có thể xóa nhòa, dù con gái có đi về đâu, bất cứ gầm trời nào trên đất nước này thì con trai vẫn dõi theo ủng hộ con gái mà.

Đừng buồn nữa con gái, chỉ có những lúc thế này thì ta mới cảm thấy tuổi học trò thật đẹp biết bao, mới thấy cuộc sống này thật nhiều cung bậc và chính điều đó đã làm nên cuộc sống tươi đẹp này, hãy đừng bao giờ quyên thòi khắc này nhé. Thôi đừng buồn nữa con gái, chúng ta hãy cùng nhau hái những bông hoa phượng ép vào những trang sách, những trang lưu bút nơi chứa đựng tất cả kỉ niêm ấu thơ của chúng ta nhé." . Con gái như cởi bớt tâm sự trong lòng nhìn con trai với ánh mắt trừu mếm, nở một nụ cười đáp lại và cùng nắm tay nhau bước ra sân trường.

Mưa đã tạnh, nắng lại lên và sân trường lại vang lên tiếng cười nói, con gái và con trai lại tiếp tục nô đùa. Trên những cây phượng, những bông hoa đua nhau khoe sắc như hòa vào niềm vui của những cô cậu học trò trong tà áo trắng mộng mơ.

Sieudan

lequyen
Posts: 283
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

Image

Bailamos

Nhạc Tây Ban Nha
Tiếng hát : Quốc Khanh

lequyen
Posts: 283
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

Image


Những con đường
Kính tặng cô giáo Nguyễn Thị Hồng


Con tàu thời gian thấm thoắt đã đi qua ba năm rồi.

Em còn nhớ những ngày trước khi gặp cô, đó là những ngày nhạt nhoà và chậm chạp, thời gian cứ lững lờ trôi. Nắng nhạt, gió không quá xôn xao, cả kí ức của em về những ngày ấy cũng không rõ ràng. Từ nhỏ em đã là một đứa con gái ngỗ nghịch, quậy phá và hiếu thắng. Em lao vào những trò chơi, những thứ mà em thích. Cứ thế em không có đam mê, không có khát khao cố gắng, đến một ước mơ mà ai cũng có, em cũng không có. Trong khi bạn bè tới lớp hào hứng trao đổi về học tập, bài vở thì cuộc sống của em không tồn tại những điều như thế, không háo hức, cũng không đam mê. Đôi khi em thấy mình thật thừa thãi, vô dụng và cảm thấy tự ti. Dường như giữa em và các bạn cùng lớp luôn có một bức tường vô hình không thể nào phá vỡ được. Những ngày tháng đó như một miền tối, phủ đầy sương mù và mịt mờ khói xám.

Rồi cô đến – không ồn ã, nhưng ấn tượng. Chỉ đơn giản là nụ cười dịu dàng, con người mộc mạc, chất phác và gần gũi. Cô không có giọng nói êm xuôi như những cô giáo khác nhưng cô có cách giảng bài đặc biệt mà chỉ ở cô mới có, vừa truyền cảm vừa thấm sâu. Em yêu cô từ khi ấy!


Không biết cô còn nhớ bài văn đầu tiên khi em lên cấp ba. Đó là điểm chín đầu tiên của em. Cô đã nhận xét rất nhiều và cũng khen em rất nhiều trước lớp. Có lẽ cô chẳng biết, đó là công việc thường ngày, công việc rất đỗi bình thường của cô nhưng nó lại là một điều vô cùng kì diệu đối với em. Vì sao cô biết không? Là vì lý do nào đó mà mọi người không hề công nhận em. Là vì lý do nào đó mà mọi người phủ nhận mọi sự cố gắng, nỗ lực của em. Bởi em chưa từng nghĩ mình có thể được trân trọng, ngợi khen như thế này. Em chỉ quen tự ti và cho rằng dù em có cố gắng đến đâu thì kết quả cũng vẫn thế. Ngày hôm đó đã thay đổi em..

Một cánh cửa ngập tràn ánh sáng được cô mở ra cho đứa học trò nhỏ như thế… Bắt đầu từ sự ngỡ ngàng “hóa ra mình không phải không làm được điều gì đó thực sự có ý nghĩa cho cuộc sống, hóa ra vẫn còn có người công nhận mình” Em như một đứa trẻ con, lạ lẫm nhìn ra thế giới lần đầu, chập chững tìm hiểu mọi thứ. Dành thời gian nô đùa cùng bè bạn, quan tâm gia đình, thích thú với những phát hiện mới mẻ, tập tành viết nhật kí, blog và nhen nhóm tình yêu đối với Văn học…

Đó là những tháng ngày không thể nào quên đối với em. Cô dạy bảo, dẫn dắt không chỉ về học tập mà còn vun đắp trong em niềm say mê Văn học, niềm tin yêu vào con người. Đoạt huy chương đồng Olympic môn Văn, em làm sao tin nổi vì mới chỉ nửa năm trước đây thôi còn cảm thấy mình vô dụng là thế… Thành công đầu tiên ấy dẫn dắt em chăm chỉ học tập với một sự háo hức chưa từng có, kết quả là em đạt giải nhất học sinh giỏi cấp Tỉnh.

Nếu trên đời này có sự kì diệu, đó chính là cô!

Bởi bằng sự tinh tế và thấu hiểu của mình cô đã nhìn thấy và khơi dậy trong em những khả năng mà chính bản thân em cũng không nhận ra, để em bắt đầu một cuộc sống thật sự - có hoài bão, có ước mơ.

Bởi bằng trách nhiệm và trên hết là tình yêu thương cô nâng niu và ươm mầm giấc mơ nhỏ nhoi ấy, dạy em tin tưởng vào bản thân, để em cố gắng.

Tình yêu vào cuộc sống cũng chính là cô cho em, niềm lạc quan, tự tin trong cuộc sống cũng chính cô gieo cho em… Em cứ thế lớn lên, cười mỗi ngày, yêu thương tất cả.



Từ khi cô tới, niềm say mê Văn học của em ngày một lớn dần, cái ước muốn được tìm hiểu sâu hơn, biết rộng hơn về thế giới của tác giả, tác phẩm ấy cũng lớn dần. Em ao ước được đứng trên bục giảng, say sưa nói về Văn học với sự rung cảm sâu xa, đầy tự hào, cho học trò biết về ý nghĩa của ngôn từ, tính đa dạng của hình ảnh, bao chất chứa trong nội dung… Em nghĩ về điều đó từng ngày, từng giờ.

Nhưng khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời mở ra em lại rất hoang mang và lo lắng. Em sợ mình học không tốt, sợ rằng em không thể làm được công việc thầm lặng cao cả ấy. Liệu rằng em có thế làm tốt như cô không? Trong thời gian qua, em chỉ băn khoăn liệu mình đủ tinh tế và thấu hiểu, đủ trách nhiệm và yêu thương… có “đủ” để nhìn ra và giúp học trò nhận ra năng khiếu, tình yêu của mình? Có thể gieo mầm khao khát, ước mơ và tạo động lực để các em phấn đấu? Như món quà mà cô tặng em?

Em sợ mình không “đủ”. Sợ rằng những học trò trong tương lai của mình – như viên ngọc chưa được mài giũa bị lãng quên đi giống một hạt cát, chìm sâu dưới lớp bụi dày. Có biết bao điều kì diệu: tình yêu, đam mê, ước mơ, hoài bão… ngủ yên trong bao tâm hồn thơ bé, mong mỏi được đánh thức và bừng tỉnh? Em có thể làm tốt những điều mà cô đã làm, đóng vai trò của người lái đò thầm lặng? Nhỡ cuộc sống cho em cơ hội ấy mà em vô tình bỏ qua? Rồi trong đời rộng bao la kia, có ai thực hiện nó thay người dẫn đường là em không?

Ngày đó nếu không được gặp cô, có lẽ cuộc sống của em mãi cũng chỉ mòn mỏi, mờ nhòa, tương lai được tạo nên bởi sự sắp đặt và ý muốn của người khác… Em sợ lắm nếu em trở thành giáo viên mà không thể giúp học trò bước trên một con đường khác, sống một cuộc sống khác… nhiều màu sắc tươi vui hơn. Nếu không phải là nghề giáo, biết đâu em sẽ chọn nhà báo? Luật sư? Hay hàng không…

Nhưng, liệu em có “đủ” không? Đủ tinh tế và thấu hiểu, đủ trách nhiệm và yêu thương?

Những câu hỏi cứ quanh quẩn trong em, như một sợi dây mỏng manh nhưng bền chắc, càng vùng vẫy càng quấn chặt, chặt hơn… nó khiến em day dứt từng giờ, từng phút… Nhưng cô ơi! Dù cho em có chọn nghành gì đi nữa, thì đối với em cũng chỉ có một ước mơ duy nhất là được sống với Văn học và yêu Văn học.

Con đường cô đã chỉ ra và vẫn ngày đêm ở bên cạnh em… Em không thể vì sợ hãi mà chùn bước, vì chút lo âu mà đôi chân dừng lại… Phải không cô? Dù có hoang mang và lo âu đến vậy, em cũng quyết tâm đặt chân lên con đường ấy.

Bởi vì cô đã đến và tặng em nhiều điều kì diệu. Em phải cố gắng tạo nên điều kì diệu như thế tặng mọi người. Ánh lửa hồng mà cô nhen nhóm trong đứa bé ngày nào, em sẽ nhân nó ra, trao cho nhiều người nữa… Để sự ấm áp của tin yêu và hi vọng lan tỏa trong những trái tim đang lớn, cần biết mấy được nhận ra, được trân trọng, nâng niu.

Bởi cô đã chỉ cho em một lối rẽ, việc của em là cố gắng đi hết con đường này!

Nguyễn Đặng Tường Linh

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Họp mặt HNC Melbourne

Hi all,

Nhân dịp 2 đồng môn HNC từ VN sang Úc, một cuộc họp mặt bỏ túi được tổ chức ở Melbourne tại nhà Hồ Lê Khoa (HNC 66-73).
Tham dự gồm một số đồng môn HNC 58-65, 59-66, 60-67, 61-68, 62-69, 65-72 và 66-73. Xin trích ít hình sau. Xin mời xem full set trong
http://www.flickr.com/photos/kayvee/set ... 790945674/

Image
Trần Khang Thuỵ & Hồ Lê Khoa

Image
Trần Khang Thuỵ & Nguyễn Tân Hải


Trần Khang Thuỵ & CNN Đỗ Quang Khanh cụng ly

Image
Vợ chồng Thụy & Ngọc

Image
Văn nghệ văn gừng

Image
Trước khi vào bàn .

Thân mến

CNN

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Chúng ta cùng nghe tiếng hát của
Paul Anka qua nhạc phẩm bất hủ PaPa


Image



TÌNH CHA
(Phỏng Dịch)

Hằng ngày Cha tôi vất vả đi làm
Cố gắng kiếm tiền để lo cho gia đình
Từ miếng ăn, cái mặc đến chi dụng linh tinh
Ngay cả đôi giầy tôi mang dưới chân

Hằng đêm Cha ẳm bồng, diù dắt tôi lên giường ngủ
Người hôn nhẹ lên trán, ấp ủ
Và những lời nguyện cầu
Sau những tháng năm đẩm lệ, buồn rầu

Dòng đời nào có êm đềm đâu ?
Nương tưạ vào nhau , vươn lên, sống hùng, sống mạnh
Thời gian cũng khá khắc nghiệt
Nhưng Cha thật kiên cường, quyết liệt

Mẹ lúc nào cũng đứng cạnh bên Cha
Nuôi nấng, dạy dỗ các con trưởng thành, hài hoà
Thời gian như bóng câu qua cưả sổ
Mẹ Cha nay đã già

Tôi cũng đã đứng tuổi
Mẹ không khoẻ mạnh như trước được
Cha hiểu rõ, phiền muộn lo toan , xuôi ngược

Lúc Mẹ từ giã cõi đời
Cha vô cùng khổ đau, đẩm lệ, thét gào
Thượng Đế hỡi ! Sao lại hiền thê, không phải là tôi ? !
Mỗi ngày ông ta ngồi, năm , ngủ trên chiếc ghế lắc lư

Cha không bao giờ bước lên tầng trên ư ?
Bởi vì Mẹ không còn trên đó
Một ngày nọ Cha ôn tồn bảo nhỏ
"Cha hãnh diện, vui mừng, con đã trưởng thành

Hãy ra ngoài đua tranh, mưu sinh"
" Đừng bận tâm , thưa Cha
Con đủ nghị lực tự lập mà"
Cha nói " Có những điều con phải làm


Có nhiều nơi con cần viếng thăm"
Với đôi mắt đồng cảm, buồn nói lời giã biệt

Mỗi khi tôi hôn các con
Lời nói tha thiết, chân thành văng vẳng bên tai
Cha nói " Các con cuả con sống trong con và ngược lại "
Cố gắng nuôi dưỡng, dạy dỗ nên người
Rôì chúng cũng rời xa con, thế thôi "

Tôi nhớ mãi từng lời dạy bảo
Hôn các con và nguyện cầu
Chúng sẽ nghĩ đến tôi
Cách thức cầu nguyện tâm nội

Đường đó....một ngày nọ....không xa xôi...

KIỀU PHONG
( Toronto)

Bản nhạc quá hay, cũng là bản nhạc mà tôi rất thích nghe mãi cho đến giờ vẫn nghe chưa chán, bài hát nghe thật cảm động mổi lần nghe ông Paul Anka hát là nhớ đến cha mẹ. Tuổi mình thì mùa xuân ra đi công khai rồi...viện dưỡng lão cũng đang ngoắc ngoắc cũng say hello rồi! Mời các anh chị nghe nhé


Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây? “Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc.

Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền Ðông, bày tỏ ý kiến của cụ: “Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này. Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Ðó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai ‘đực rựa’, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu. Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng?

Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!” Ðây chắc chắn là chuyện này có thể tránh được. Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khóa nhà để dùng lúc cần thiết. Ðem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ. Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khỏe không? Ðiện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào? Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu.

Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home, vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng. Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng. Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ. Nếu là đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ.

Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.

Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn.

Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm. Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra tòa và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra tòa. Ðiều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui.

Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo. Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt. Ngân khoản của liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già.

Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật? Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không ?

Tôi nghĩ là không....... Nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù. Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.


Vu Trung Hien
Xin mời thưởng thức nhạc phẩm "Papa" thật cảm động qua tiếng hát của danh ca Paul Anka .

Post Reply