TRIỆU CON TIM MỘT TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Thơ non, thơ già, thơ ghẹo, thơ thẩn, thơ thơ. Xin đọc và ôm bụng cười, hay bứt tóc gãi tai tìm nàng ... thơ...

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2822
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Re: TRIỆU CON TIM MỘT TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Post by tieuvuvi »


Image


Gạc Ma Không Thể Nào Quên

Nhị Thủ Liên Hoàn


Mỗi độ xuân về nhớ Gạc Ma
Ba mươi sáu năm lệ Trường Sa
Vòng hoa bất tử lời chiêu niệm
Nhang khói hương lòng khúc điếu ca
Báo quốc hy sinh gìn biển đảo
Xông pha giết giặc giữ quê nhà
Những bà mẹ, vợ, vành tang trắng
Nỗi nhục oan khiên hận chẳng nhòa

Chẳng nhòa ký ức trận năm nao
Người lính trẻ anh dũng tự hào
Mưa đạn trắng giăng trời Chữ Thập
Máu hồng nhuộm đỏ đảo Len Đao
Bao hài cốt biển sâu an nghỉ
Bờ mộ gió vang tiếng sóng gào
Hùng chí nam nhi ngời chính khí
Xả thân vì nước bảo sơn hà



Tiểu Vũ Vi
14/03/2024



Image

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: TRIỆU CON TIM MỘT TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Post by nangchieu »

Image

Xin hãy ghé


Bạn lại bảo sắp về quê du lịch,
Và lần nào cũng thích thú như nhau,
Được chen chân vào những chốn "sang giàu",
Lòng thơ thới, chẳng bao giờ thấy chán!

Người như bạn, giờ nơi đây nhan nhản,
Đủ loại từ tỵ nạn đến di dân
Qua đường nhân đạo, qua ngả hôn nhân,
Hay may mắn được người thân bảo lãnh.

Bạn bảo bạn có tiền và quá rảnh,
Nên về quê ngoạn cảnh với vui chơi
Thật nhiều lần cho đầu óc thảnh thơi,
Để quên hết nhọc nhằn thời vượt biển.

Lâu lâu rải ra ít đồng "từ thiện",
Để người nghèo phải luôn miệng cám ơn,
Để thấy mình bỗng chốc "vĩ đại" hơn,
Rồi hể hả lơn tơn đi du lịch.

Bạn cứ việc làm điều gì bạn thích,
Chẳng còn ai dám chỉ trích bạn đâu,
Tôi chỉ xin nhờ bạn mỗi một câu:
Hãy thăm viếng trước sau giùm mấy chỗ.

* * *
Xin hãy ghé thăm đoạn đường khốn khổ,
Được đặt tên là Đại Lộ Kinh Hoàng,
Nơi dân lành xưa tay xách nách mang,
Bị Cộng pháo chết không toàn thân thể.

Xin hãy ghé, nếu có về qua Huế,
Thăm mồ chôn tập thể Tết Mậu Thân,
Nơi oan hồn vô tội của người dân,
Bao năm vẫn còn âm thầm kêu khóc.

Xin hãy ghé thăm chiến trường An Lộc
Để biết về trận đánh khốc liệt xưa,
Nơi hàng ngàn dân với lính sớm trưa,
Hứng đạn pháo như mưa rào tuôn dội.

Xin hãy ghé thăm nghĩa trang quân đội
Để thấy vô số tội của bạo quyền,
Đã say men "chiến thắng" đến cuồng điên,
Đập phá nát các đền đài bia mộ.

Xin hãy ghé Trường Thiếu Sinh Quân cũ,
Nơi vài trăm khóa sinh nhỏ hiên ngang,
Cuối Tháng Tư quyết chẳng chịu đầu hàng,
Liều sinh mạng để bảo toàn chính khí.

Xin hãy ghé thăm Cổ Thành Quảng Trị,
Nơi năm xưa, các binh sĩ can trường
Của miền Nam đã chẳng tiếc máu xương,
Giành lại được từ tay phường xâm lược.

Xin hãy ghé thăm Hoàng Sa, nếu được,
Để tỏ tường lòng yêu nước tận trung
Của Hải Quân với bao vị anh hùng
Đã dũng cảm giao tranh cùng lũ Chệt.

Xin hãy ghé tìm thăm nơi tuẫn tiết
Của năm vì Tướng trung liệt sắt son,
Theo gương xưa, quyết chẳng chịu sống còn,
Chọn cái chết để giữ tròn tiết tháo.

Xin hãy ghé thăm trại tù "cải tạo",
Nơi xưa kia bạn bị bạo quyền giam,
Bị đọa đày hành hạ biết bao năm
Mới được thả về kiếm ăn xuôi ngược.

Xin hãy ghé thăm bến tàu ngày trước,
Nơi bạn tìm đường bỏ nước ra đi,
Dù lắm khi mất cả lưới lẫn chì,
Nhưng nhờ mãi kiên trì nên thoát khỏi.

Xin hãy ghé thăm nhà giam tăm tối
Đã cầm tù bạn về tội vượt biên,
Để rõ thêm cái bộ mặt bưng biền
Của bè lũ cầm quyền đang đắc thế.

Rồi muốn ghé chỗ học xưa thì ghé,
Nhưng chớ lầm gọi "Trường Mẹ", trường con,
Sau Bảy Lăm, "Trường Mẹ" đó đâu còn,
Sớm đã bị lũ cáo chồn cướp xác!
*
* *
Nếu chỉ biết toàn rong chơi chỗ khác,
Thì qua đây đừng mang rác tìm tôi,
Để khoe khoang cùng quảng cáo lôi thôi,
Rồi giở giọng cười chê tôi "ngoan cố".

Đừng ngụy biện bảo rằng về bên đó,
Cốt cho mình được biết rõ quê hương!
Sao ngày xưa phải van vái tứ phương,
Chui nhủi kiếm cho được đường bỏ xứ?

Quê hương cũ giờ đây còn đâu nữa,
Chỉ là nơi bầy quỷ dữ lộng hành,
Khiến triệu triệu dân lành
Luôn tiếc nhớ cảnh thanh bình thuở trước.

Kể từ Tháng Tư mất nước,
Quê nhà bước bước tang thương,
Vẫn văng vẳng đêm trường,
Tiếng than khóc từ đại dương vọng lại.


Trần Văn Lương
Cali, đầu Mùa Quốc Hận 4/2024

Post Reply