Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by khieulong »

CHUYỆN TUỔI GIÀ
Phiếm luận -MANG VIÊN PHÚC

(Anh MVP quê ở quận An Nhơn tỉnh Bình Ðịnh. Là cựu học sinh Trung học Võ Tánh, Nguyễn Huệ, An Nhơn/ Nhơn Phong của những năm 1950-1954. Anh và gia đình đang định cư tại Seattle, Washington. Trong thời gian qua anh đã từng là Tổng Thư Ký TS Tuần báo Vietnam times và sau đó Chủ bút Tuần báo Chính Luận, hiện anh đã nghỉ sinh hoạt vì đau ốm. Nhân sinh quan mà anh ưng ý nhất là "Già Ðâu Phải Hết Xài". Xin mời qúy vị và các bạn đọc phiếm luận Chuyện Tuổi Già sau đây).

Tuổi già, theo thuyết nhà Phật được xếp là một trong bốn cái khổ của chúng sanh: Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Ta thử xem từ thai nhi mỗi con người phải sống trong tối tăm, ẩm thấp đến khi chào đời lại bằng những tiếng khóc; rồi lại mỗi ngày mỗi già trong mưu sinh và bon chen với danh lợi phú qúy để thân xác phải hoại bằng bệnh và cuối cùng và cuối cùng là nhắm mắt xuôi tay trả cái thân tứ đại này trở về với cát bụi.(!)

Thế nhưng, cũng theo quan điểm của nhà Phật "Sinh, như mặc áo nhung mùa Ðông ; Tử , như thay áo tơ mùa Hạ", hay nói nôm na để mô tả một chấp nhận đầy tự tin "sống chết như thay xe cũ đổi xe mới vậy!"

Và đây đó, trong phim kiếm hiệp Trung Hoa của nhà văn nổi tiếng Kim Dung, chúng ta cũng thường nghe trong đối đáp của các anh hùng võ lâm "sống có vui gì, chết có khổ gì!" khi họ thách thức nhau và tranh luận anh hùng. Những tư tưởng trên đây có mâu thuẫn chăng, chúng ta hãy bàn luận trong một dịp khác.

Người ta nói người già thường sống bằng những kỷ niệm, tôi thấy không sai.

Thật vậy, những kỷ niệm thời thơ ấu nào là bạn bè, tình yêu; nào là hình ảnh quê hương mái trường, lũy tre, cánh đồng, thị trấn nhỏ nhoi khiêm nhường trên bản đồ của đất nước; những kỷ niệm của tuổi trung niên với bạn bè đồng liêu đồng ngũ, những chiến công, thành tích vân vân. Tất cả đã dồn lại cho tuổi già đầy ắp những vinh nhục của một đời người.

Với tôi, tôi cảm thấy như mới ngày nào nhưng thực sự những hình ảnh đó đã hơn nửa thế kỷ rồi: nào là những mối tình vụng dại tuổi học trò, nào là những lo âu sợ sệt khi phải trả bài với thầy trước tấm bảng đen các lớp bậc Trung học, những phút đầy kinh hãi khi chạy máy bay Pháp oanh tạc, và những nỗi vui mừng khó tả suốt chặng đường đi bộ hàng chục cây số về thăm nhà mỗi tuần... của tuổi học trò.

Có lẽ bắt đầu từ những ngày này của đời sống bất cứ ai là cột mốc thời gian của những ký ức. Thật vậy, mới ngày nào dưới mái trường thời kháng chiến của quê tôi, Bình Ðịnh thân yêu, chúng tôi, những bạn bè tuổi mười lăm mười bảy nay đã thành những "ông cụ" "bà cụ" với gánh tuổi đời chồng chất trên hai vai, anh nào chị nào cũng ít lắm là sáu mươi, có người cũng đạt tới cái tuổi "cổ lai hi" (!) hay có người đã ra đi - điều này chắc chắn những vị không may này sẽ an hưởng đời đờisự an lạc nơi nước Thiên Ðàng hay miền Cực Lạc chứ chẳng thèm đi gặp cụ Karl Marx, cụ Lê Nin v.v... như lời nói cuối cùng của Hồ Chí Minh, một con người "duy vật biện chứng" cùng mình nhưng trước khi xuôi tay nhắm mắt cũng đã thốt lên những lời lẽ "duy tâm" tin tưởng còn có phần linh hồn để đi gặp cụ này cụ nọ chứ không phải chết là chấm dứt để trở thành con khỉ khô!

Tháng 7-1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước, gia đình, bạn bè đang độ tuổi thanh niên đầy tương lai hứa hẹn kẻ Bắc người Nam.

Những tưởng cuộc sống sẽ bình yên nhưng biến cố tháng 4-1975 như một nhát mã tấu xé nát yên bình của thế hệ chúng ta, lớp người trung niên cỡ tuổi 40, tuổi của sự dày dạn, chín chắn sung mãn đầy tự hào. Và, kết quả là hàng triệu người gồm quân nhân, viên chức cán bộ của Việt Nam Cộng Hòa, bị lừa gạt đưa vào các trại tù dưới danh từ hoa mỹ là trại "cải tạo" (!) và hàng triệu người klhác đã liều mình vượt biên đi tìm tự do.

Cuộc sống đã thực sự thay đổi. Người ở trong nước thoi thóp trong cơn đói, bệnh hoạn, lao động cực hình, theo dõi rình rập. Còn người may mắn được ra đi trong giờ chót hay vượt biên sau đó cũng vật vờ trước một cảnh sống xa lạ với những việc làm xa lạ. Kém may mắn hơn, những anh chị em cựu tù được ra đi trong chương trình HO sau mười, mười lăm năm giờ đây cũng đang cố tranh đấu ổn định cuộc sống ngày càng khó khăn.

Một vị Ðại tá may mắn được ra đi giờ chót năm 1975, đã viết cho tôi tâm sự kể lại những ngày đầu đến Hoa Kỳ ông đã phải làm nghề bơm xăng cho ông đi qua bà đi lại, dưới trời mưa tuyết lạnh ở một trạm xăng trên xa lộ ngoại ô để nuôi gia đình, và giờ đây ông là một viên chức của một cơ quan an sinh xã hội chờ ngày retire với đồng lương hưu trí. Thực sự nghề nào cũng cao quý, nhưng tôi nghĩ với khả năng, kinh nghiệm và tri thức vị Ðại tá của tôi phải được đặt vào một nghề nghiệp khác xứng đáng hơn...

Thế là chúng ta dầu muốn hay không cũng phải chấp nhận một cuộc sống mới trong khi tuổi tác mỗi ngày một tăng. Chúng ta đã chấp nhận cuộc sống trên đất khách quê người kẻ ở Pháp, người ở Anh, Ðức, Úc, Nhật v.v... và phần đông ở Hoa Kỳ, một nước đầy tự do và cũng đầy tai nạn.

Tuổi già ở đất Mỹ này có lẽ dễ cảm thấy cô đơn hơn vì sinh hoạt và hoàn cảnh sống của xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều không như ở quê hương Việt Nam mình.

Tôi đã từng tham dự các sinh hoạt của một Trung Tâm Cao Niên Mỹ (Senior Center), được trò chuyện với vài ông bạn Mỹ ở đây, quan sát cách tổ chức Trung tâm này.

Trung tâm có văn phòng phụ trách điều hành và phục vụ với 5, 7 nhân viên cung cấp các dịch vụ miễn phí như bữa ăn tại gia được đóng gói sẵn với người tình nguyện giao đến nhà (meal on wheel) dành cho những người già không thể tự nấu nướng hay có lợi tức thấp, những lớp học nghề nghiệp, chích ngừa và các quyền lợi liên quan đến các người cao niên v.v... có tiệm bán đồ cũ và sưu tập giá rẻ như Thrift shop, Salvation Army mà chúng ta thường thấy, có phòng tập thể dục điều trị (therapy) phòng dinh dưỡng free và đặc biệt có một phòng nhảy đầm với một ban nhạc sống. Mỗi sáng thứ Năm có độ vài ba chục người tham dự, họ từng cặp nhẹ nhàng âu yếm dìu nhau ra sàn nhảy với những bản nhạc êm dịu như xì-lô, ba xô, tango v.v... Có điều rất đặc biệt không khí ở đây rất yên tĩnh, không ồn ào náo nhiệt như ở vũ trường hay các family ball, có lẽ họ đều là các lão ông lão bà. Chúng ta chỉ nghe tiếng nhạc êm dịu xập xình và những tiếng giày chạm nhẹ trên sàn nhảy. Thỉnh thoảng cũng có vài bà lên hát và sau đó là những tràng pháo tay tán thưởng. Họ cố tận hưởng những giờ phút cuối của cuộc sống chỉ còn lại ta và người bạn đời.

Họ chấp nhận sự cô đơn hơn là "mất tự do" khi sống với con trai hoặc con gái của họ.

Tôi có ông bạn già có cái first name là LeRoy - tôi nói đùa nếu ông chịu đổi chữ y dài thành chữ i ngắn thì ông sẽ thành vua rồi, ông đùa lại tôi không muốn làm King vì làm King có sướng gì sau khi giới thiệu nhà cửa, cái phòng tắm mới tân trang (upgrade), đã kể lại cho tôi rằng hai ông bà rất thoải mái sống riêng với các con cái của mình đứa thì ở tiểu bang này đứa tiểu bang khác và không sợ con cháu quấy rầy. Trong khi đó, hình như hình ảnh các con và đàn cháu nội ngoại quấn quít bên ông bà trong bữa cơm chiều hoặc trong những ngày giỗ chạp, Tết nhất, là niềm vui của tuổi già Việt Nam.

Ở trên đất Mỹ, có lẽ chúng ta không lạ lùng gì hình ảnh mà chúng ta có thể gặp những đôi vợ chồng già lụ khụ, hom hem dắt tay nhau không rời nửa bước trên đường phố, trong các siêu thị, các cửa hiệu tạp hóa.

Trong khi đó, nếu có "ông cụ" Việt Nam nào dắt ay một "bà cụ" để đi phố thì người đầu tiên phản đối không ai khác hơn là chính "bà cụ" với lời quở trách "già rồi, làm gì kỳ cục, không sợ bầy trẻ chúng nó cười!!" Tuổi già Việt Nam thâm trầm, kín đáo và gương mẫu, có lẽ mỗi người bạn già của ta ít khi nghĩ đến mình hơn là các con và đàn cháu. Từ đó, sự hưởng thụ dù chỉ là những phút cho riêng tư cũng không đặt nặng.

Nếu đem so sánh hai mẫu sống giữa người cao niên Mỹ và người già Việt Nam mình, điểm này, theo tôi nghĩ mỗi bên đều có những khiếm khuyết cần bổ sung, và trên phương diện tuổi già Việt Nam ta cũng nên "đổi mới" đôi chút, nghĩa là cũng có hưởng thụ nhưng cũng hy sinh thâm trầm, kín đáo và gương mẫu.

Nói đến hưởng thụ, dĩ nhiên có nhiều mặt, enjoy sự thoải mái vì không bị con cháu quấy rầy thường trực, enjoy tiện nghi sinh hoạt, enjoy đời sống riêng tư v.v... và v.v...

Tôi còn nhớ một câu chuyện tiếu lâm trên một tờ báo Mỹ liên quan đến tuổi già. Họ định nghĩa về tuổi già như thế này: "Tuổi già là lớp tuổi bệnh hoạn ốm đau, toàn thân tứ chi đều đau, duy có một chỗ không đau nhưng không làm ăn gì được (!)"

Do đó, muốn khắc phục nhược điểm, "boost" nó lên, nên đã có nhiều cụ Mỹ đi "đoong" vì xài quá liều lượng Viagara.

Viagara cũng năm bảy đường, theo chỗ tôi biết Viagara có ba loại, nói nôm na cho dễ hiểu là loại yếu, loại vừa, loại mạnh. Các cụ tuổi 70 mà xài loại thứ ba của tuổi 20 thì cầm chắc sẽ "phều phào" và chín mươi phần trăm "ngủûm củ tỏi", nếu không thì cũng gọi cấp cứu 911. Than ôi! Ác tai! Ác tai!!! Chỉ vì một phút ham vui mà không còn thì giờ để ân hận!

Tục ngữ Việt Nam có câu "gừng càng già càng cay". Cay là bản chất của gừng, củ gừng non cũng cay nhưng gừng già lại cay hơn. Cái già này tiêu biểu cho thời gian tích lũy những tinh hoa, những kinh nghiệm, hiểu về nghĩa nào cũng đúng cả. Tuổi già, thân xác có thể yếu đuối phản ứng có thể chậm chạp nhưng kinh nghiệm và đầu óc lại phát triển ngược lại bằng những kinh nghiệm sống, bằng sự chín chắn dày dạn được cô đọng lại với thời gian sẽ chẳng đóng góp được gì hữu ích sao!

Ngày xưa, chuyện xảy ra từ một huyện của Trung Hoa: Năm ấy sau một cơn đại hạn, đất trời bỗng nhiên vần vũ, những đám mây đen kéo đến che kín cả bầu trời, gió thổi ào ạt, trời đổ mưa và mưa mãi năm bảy ngày không dứt... Thế là một trận đại hồng thủy nổi lên, nước mỗi ngày mỗi lớn, lớn mãi lớn mãi, nước ngập ngọn lúa, nước tràn nương bắp, nước cao bằng mái rui, nhà cửa, thóc khoai, ruộng vườn, gia súc và người bị cuốn đi dưới dòng nước bạc cao đến tận đọt cây. Nhưng trời cũng lặng, gió cũng yên và nước rút chỉ còn để lại trên huyện này những lớp phù sa dày đặc bạt ngàn. Cả huyện đã mất trắng, dân cư còn sống sót trở về làng để xây dựng lại từ đầu. Nhưng... còn gì đâu để bắt đầu ngoại trừ đôi tay cần cù lao động của họ. Quan huyện sở tại là người chịu trách nhiệm phục hồi đời sống cho con dân mình bèn tổ chức một buổi hội họp tất cả dân làng bàn định phương cách tái lập canh tác. Khổ nỗi, bao nhiêu lúa thóc, bắp đậu mùa trước và dành dụm được đã trôi nổi theo cơn hồng thuỷ đầy phẫn nộ chưa từng có, ngay cả tính mạng của dân cư cũng khó giữ nổi huống là thóc đậu.

Trong buổi họp, mọi người ai nấy đều thất vọng, nét mặt âu sầu sau cơn chết lũ lụt có thể tiếp đến nạn chết đói vì không làm ra lương thực. Sau nhiều giờ cả quan dân đều thở dài thiểu não trước câu hỏi chưa có giải đáp là sẽ lấy giống má đâu để cày cấy sản xuất. Bỗng đâu trong đám dân làng có một vị bô lão tuổi chừng 90 sống sót qua cơn hồng thủy vĩ đại này đã chậm rãi nói với quan huyện và đám nông dân trai trẻ kia ý kiến của mình. Ông lý luận rằng trong các loài ong loài kiến chúng có giác quan về sự thay đổi thời tiết như mưa bão, lũ lụt, hạn hán v.v... chúng nó biết trước được đôi khi cả đến 5, 10 ngày, do đó, trận đại hồng thủy vừa rồi chúng phải biết trước, và bản chất loài kiến là hay dành dụm và chắc chắn chúng sẽ tích trữ lương thực phòng lúc cơ hàn. Và, ông đề nghị tìm các tổ kiến để kiếm giống má. Mọi người đang ngớ ngẩn trước một ý kiến tuy đơn giản nhưng khả thi. Một câu hỏi dân làng chất vấn ông là long thực dự trữ của loài kiến ở đâu, ông cụ 90 kia đáp không ngần ngại rằng có khó gì đâu chỉ cần tìm ở các đọt cây thì có tổ kiến thôi.

Thế là, theo ý của cụ bô lão 90 tuổi sống sót đó, cả làng đổ xô đi tìm tổ kiến trên các đọt cây. Quả thật trên mỗi đọt cây có đến đôi ba tổ kiến, tổ nào tổ nấy đầy ắp nào lúa, bắp, đậu, mè v.v... Loài kiến với bản chất thông minh cần cù đã di tản long thực dự trữ của chúng theo làn nước, nước cao đến đâu chúng hè nhau khiêng vác lương thực đến đó. Mỗi tổ kiến có hàng triệu con làm việc suốt ngày đêm, cứ tha mồi về tổ xong lại ra đi tiếp tục việc di tản không mệt mỏi.

Số lương thực này thật sự không đủ để ăn no cho vài người nông dân nhưng một hạt thóc đã cho một bụi lúa, một hạt đậu, một hạt bắp, đã biến thành bao nhiêu trái bắp bao nhiêu hạt đậu... Thế là dân làng chịu đói chịu cực với rau cỏ chỉ vài tháng sau cuộc sống đã hồi sinh, ai ai cũng mến phục vị bô lão 90 tuổi làng mình đã cống hiến sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình bằng một ý kiến xem ra thông thường nhưng rất nhiệm mầu để cứu sống dân làng đem lại an cư cho thiên hạ.

Do câu chuyện đại hồng thủy trên đây chúng ta có thể rút ra một kết luận mà tôi cho là đắc ý nhất là "Già đâu phải hết xài" (!!!)

Ðức Khổng Tử đã nói: "Người quân tử có ba điều phải nghĩ: Một là lúc nhỏ nếu chẳng học hành, đến lúc lớn ngu dốt chẳng làm được việc gì. Hai là lúc già nếu mà không đem những điều mình biết để dạy người, thì đến lúc chết chẳng ai thương tiếc. Ba là lúc giàu có mà chẳng bố thí, thì đến lúc khốn cùng chẳng ai cứu giúp".

Ðiều suy nghĩ thứ hai của người quân tử há chẳng phải là những ưu tư đáng để cho thế hệ cao niên suy gẫm và làm theo để cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng, cho thế hệ trẻ hơn những đóng góp xây dựng và thiết thực hay sao?

MANG VIÊN PHÚC
Last edited by khieulong on Sun Aug 08, 2010 6:37 pm, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tình Già

Friday, March 25, 2005 Huy Phương


Tôi có một người bạn, mỗi buổi sáng thức dậy, anh tự pha hai ly cà phê sữa, một cho mình và một cho vợ. Ly của ông đậm cà phê hơn ly của bà và ít ngọt hơn. Câu chuyện này kéo dài hơn bốn mươi năm cho tới lúc anh ấy qua đời với một chứng bệnh nan y. Trước khi mất, lúc còn tỉnh táo, anh dặn cô em vợ hiện nay vẫn ở chung nhà, cách thức, cân lượng để pha một ly cà phê như thế cho vợ. Ðó không phải là chuyện hình thức suông, hai ông bà ăn ở với nhau có tình có nghĩa cho tới lúc, một người phải ra đi trước để người kia ở lại trên cõi đời này. Cuộc tình đó, bạn bè thường nói đùa “thương nhau ai thấy cũng thèm.” Trên cõi đời này, một số người đã không đi trọn cuộc tình. Lúc trẻ thương yêu nhau tha thiết, về già, phần bận bịu con cháu, phần cơ thể và sinh lý thay đổi, họ dần dần xa nhau. Lấy lý do bà cựa quậy khó ngủ, lấy lý do ông thường ngáy lớn ban đêm, hai người ra ngủ riêng hai chỗ, dần dà thành thói quen, hai người là hai cõi, từ dị sàng tới dị mộng không mấy xa. Ngày xưa họ gọi nhau bằng tiếng “anh-em,” “cưng-mình,” ngày nay họ gọi nhau bằng tiếng “ông- tui,” “ba nó-má nó,” gọi sao thì gọi, miễn là tấm lòng đối với nhau, như gừng càng già càng cay, rượu càng lâu men càng nồng, chứ đừng để cho thời gian làm tình yêu càng ngày càng phai nhạt. Tuổi già không cần phải “càng gãy chân chõng, càng sai chân giường” mà chỉ cần “già râu già tóc, lòng ai có già.”

Ở đây chúng tôi không đám mạn phép bàn tới địa hạt sinh lý của người cao niên mà quí vị bác sĩ đã tốn quá nhiều giấy mực rồi, chỉ xin người đời nhẹ tay cho những mái đầu bạc khi họ đã sống, với một phương diện nào đó như những lúc còn trẻ. Thế gian đã có sẵn những “mỹ từ” tàn nhẫn như “già dịch,” “già dê,” “già lựu đạn” để tặng quí vị loạng quạng, vẫn còn níu kéo chút xuân xanh mà cuộc đời khắt khe không cho phép:


“Già thời bế cháu đỡ con

Già đâu loại ước cau non cuối mùa!”


Ở đây chúng tôi chỉ nói tới chuyện tình già. Thuở son trẻ, xa nhau một ngày đã quay quắt, tới tuổi già hai người sống lặng lẽ, có cũng được, mà không cũng chẳng sao. Chúng ta vẫn thường thấy sinh hoạt người già các nước Âu Mỹ, những đôi vợ chồng cao niên vẫn có đời sống tình cảm rất gắn bó, họ khiêu vũ với nhau, âu yếm ngồi bên nhau trên bờ biển, đi du lịch cùng nhau, trao nhau những chiếc hôn, có lẽ không nồng cháy như xưa, nhưng nhẹ nhàng, âu yếm như một thứ tình yêu che chở, gắn bó chỉ sợ một ngày nào đó sẽ không còn bên nhau được nữa. Người Việt Nam, một phần vì văn hóa, tình cảm không bao giờ bộc lộ ra ngoài, không dám để lộ sự yêu thương vợ chồng trước mặt mọi người, dù là con cái của mình. Một phần họ không xem chuyện đó là quan trọng, một phần, dù có, cũng giữ gìn, sợ người ta cho “già mà không nên nết.” Cuối cùng, người phối ngẫu lúc về già, chỉ là cái bóng mờ nhạt. Có nhiều Ông Cụ Cố ngày xưa, chỉ thức với nhau để có một bầy con, chứ không bao giờ chịu ngủ chung với nhau cho đến cuối đời. Khi vợ ở cữ thì ba tháng mười ngày mới vào gặp vợ, trước khi ngủ với “vợ” thì thắp nhang trình vái ông bà, thực dụng và tàn nhẫn với người đàn bà đến thế là cùng. Trẻ đã vậy, nói chi đến tuổi già, ngày mà “lửa đã tắt, bình đã khô rượu.”

Phải chăng tuổi già ngày nay không có những mối tình dẹp như mối tình Romeo-Juliet cổ điển của tuổi mới lớn ngày xưa. Ông già Ettore người Ý, 70 tuổi, đã ngồi suốt bốn tháng bên giường vợ, kể từ khi bà bị stroke và hôn mê. Thời gian quá dài đã làm cho ông già tuyệt vọng, ông đã về nhà, vào garage đóng kín và tự tử bằng chất thán khí để “sống chết có nhau”. Chỉ hơn một ngày sau, bà Rossa hồi tỉnh, câu hỏi đầu tiên của bà là “ông ở đâu?” Khi biết rằng người bạn đời của mình đã không còn nữa, tuyệt vọng như Juliet khi thấy Romeo đã chết, bà Rossa đã tự sát để được chết theo ông.

Một người bạn từ xa về ghé ở lại nhà chơi vài hôm, lúc ra đi chúng ta còn thấy trong nhà trống vắng, huống gì một người bạn đời đã sống với chúng ta cùng bao nhiêu vui buồn trong vòng ba, năm mươi năm. Rồi ra, dù thương yêu nhau tới mức nào, tạo hóa cũng không bao giờ sắp xếp cho hai người cùng ra đi một lần. Sống với nhau hết lòng, thương yêu nhau cho trọn vẹn. Chúng ta đã chứng kiến bao nhiêu cảnh đời đen bạc, lúc sống chẳng ngó ngàng tới nhau, lúc chết mới “trình diễn” trước quan khách sự thương tiếc của mình với những lời kể lể dành cho vợ, cho chồng. Nếu con người thật sự có linh hồn và quanh quẩn đâu đây, thì những lời giả dối của người phối ngẫu làm cho người chết tức giận, còn nếu người chồng thực lòng yêu thương, hối hận thì linh hồn người ra đi cũng thương cảm, bịn rịn. theo nhà Phật, cả hai điều đều không thể làm cho linh hồn siêu thoát. Người ta kể lại rằng, một người đàn bà nọ lúc sống đối với chồng chẳng ra gì, lúc chồng chết đã nằm trong quan tài, trước mặt họ hàng, người vợ khóc lóc, kêu gào, lăn xả vào chồng đòi được chết theo. Khi người ta đậy nắp quan tài, thì những sợi tóc của người vợ bị vướng vào. Trong cơn hoảng loạn, bà vợ nghĩ rằng chồng lôi kéo bà ta chết theo, nên bà bèn đổi giọng, hốt hoảng van xin: “mỗi người mỗi nghiệp, anh chết nếu có linh hiển, thì xin đừng bắt tôi theo!” đúng như câu thơ “Nào ai dễ có lòng chân thật, Ở thế tin gì miệng đãi bôi!” (N.T.)

Xin tặng những đôi vợ chồng già, những đứa con có cha mẹ gần đất xa trời, những bạn bè muôn thuở những dòng thơ sau đây, mà chúng tôi không rõ tên tác giả:


“So, if you love me, even a little bit

Please tell me now

If you wait until I am sleeping,

Never to awaken

There will be death betweens us

And I won't hear you then.”


Xin tạm dịch là:


“Nếu thật lòng đã yêu tôi

Xin anh hãy nói những lời hôm nay

Ðừng để muộn... tới ngày mai

Khi tôi đã ngủ giấc dài mộ sâu

Lời anh nói - Tôi nghe đâu!”


Phải rồi, cho nhau ngày hôm nay, ngày mai chẳng có gì để phải hối hận.


Huy Phương

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tiền Rừng Bạc Bể

- Lẩm Cẩm -
Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng thời gian này, một tờ tạp chí có tên là Forbes lạI cho ra lò danh sách qúy vị thuộc thành phần lắm tiền nhiều bạc nhất thế giới. Danh sách này liệt kê và sắp hạng những người phải có ít nhất là bạc tỉ trở lên trên toàn cầu. Và năm nào cũng vậy, năm nào Lẩm Cẩm cũng cố gắng mở mắt cho thật to để cố dò xem có tên mình trong danh sách này không, nhưng mà rồi ngày trời tháng Phật cứ qua đi, Lẩm Cẩm lõ mắt dò hoài vẫn chưa thấy "Bảng vàng chói lọi kia đề tên anh"! Lạ thật, chẳng lẽ một tờ tạp chí nổi tiếng như Forbes Magazine mà cứ liên tục từ niên này sang niên khác phạm lỗi lầm trầm trọng: sót tên của Lẩm Cẩm!

Theo danh sách qúy vị tỉ phú trên thế giới trong năm 2005 mà tạp chí Forbes mới phổ biến, thì tổng số qúy cậu mợ có gia tài từ một ngàn triệu đô trở lên trên toàn thế giới đã tăng so với năm ngoái. Nếu trong năm trước, số bà con có khẳm bạc nhất thế giới là 587 cậu mợ, thì bây giờ con số này đã leo lên tới 691 vị. Như vậy là trên toàn cầu đã có thêm sơ sơ 104 tân tỉ phú! (Quái lạ thật, năm nay có tới thêm 104 cậu mợ lọt được vào danh sách của tạp chí Forbes, mà sao vẫn chưa thấy có tên của Lẩm Cẩm?!).

Nếu đã có thêm 104 cậu mợ tỉ phú, thì tổng số tài sản của các tỉ phú trên thế giớI hiện nay cũng phảI tăng. Do đó, câu hỏI được đặt ra là tài sản của toàn bộ các cậu mợ tỉ phú này bây giờ đáng giá bi nhiêu? Xin thưa con số này là 2.2 ức đô la! Nếu đem so sánh con số này vớI tổng số tài sản của 587 cậu mợ tỉ phú trong năm trước, thì ngườI ta thấy là con số hiện nay cao hơn con số năm ngoái 300 tỉ!

Tuy tổng số tỉ phú trên thế giới trong danh sách kỳ này nhiều hơn kỳ trước, tuy các cậu mợ tỉ phú vốn đã lắm tiền nhiều bạc từ khuya rồi nhưng bây giờ lại nhiều tiền lắm bạc hơn trước nữa; nhưng người đứng vị trí số một trên danh sách này, nghiã là người giàu nhất thế giới, vẫn không thay đổi. Lẩm Cẩm tin chắc rằng qúy vị không lấy gì làm ngạc nhiên khi Lẩm Cẩm thưa cùng qúy vị rằng người lắm đô la nhất trên toàn cầu vẫn là cậu Bill Gates nhà ta, người đã đẻ ra công ty điện toán Microsoft. Lần này là lần thứ mười một Bill Gates nắm chức giàu nhất trên thế giới, và cậu đã được vinh dự này một cách liên tục. Tuy cậu tiếp tục là người khẳm địa nhất, nhưng tài sản của Bill Gates kỳ này ít hơn kỳ trước chút đỉnh: tài sản kỳ trước của Bill là 46.6 tỉ đô, tài sản hiện nay của Bill trị giá 46.5 tỉ đô la.

Người đứng ngay sau Bill gates, nghiã là người lắm tiền nhiều thứ nhì trên toàn cầu là người chuyên môn chơi màn đầu tư rất nổi tiếng và rất thành công có tên là Warren Buffett. Chàng Buffett nhà ta hiện có tài sản trị giá 44 tỉ đô, nghiã là chỉ ít hơn Bill Gates có 2 tỉ rưỡi mà thôi. Nếu đem so sánh tài sản của chàng Buffett kỳ này với kỳ trước thì người ta thấy Buffett đã giàu thêm một ít nữa bởi vì trong năm ngoái tổng số tài sản của Buffett là 42.9 tỉ đô.

Người chiếm được danh vị đệ tam anh hào là người hùng từ xứ cà-ri-nị, tức là quê hương của thánh Găng-Ði, tức là Ấn Ðộ. Cậu này tên là Lakshmi Mittal, và được mệnh danh là vua thép trên thế giới bởi vì cậu chuyên làm ăn trong kỹ nghệ luyện thép. Trong năm nay, Mittal nhà ta đã ôm về được cho mình khẳm bạc bởi vì tổng số tài sản của cậu hiện nay trị giá tới 25 tỉ đô. So với tài sản trong năm trước của cậu, thì Mittal đã giàu gấp bốn lần. Chính vì lý do này mà cậu được xưng tụng là người vồ được nhiều bạc nhất trên thế giới trong năm nay. Cũng chính vì lý do này mà cậu đã nhảy một lúc 59 hạng trên danh sách các tỉ phú để lên đứng hàng thứ ba thế giới như Lẩm Cẩm vừa thưa với qúy vị ở bên trên.

Người đứng hàng thứ tư sau chàng cà-ri-nị Mittal là một cậu dân xứ Mễ có tên là Carlos Slim Helu. Nếu trong danh sách các tỉ phú năm 2004 Helu được xếp hạng thứ 17, thì trong danh sách năm 2005 này cậu đã vọt lên đứng hàng số 4.

Ðứng hạng 5 là một ông hoàng trong số rất nhiều ông hoàng ở quốc gia có nhiều dầu nhất thế giới. Quốc gia có nhiều dầu nhất toàn cầu là Saudi Arabia, và ông hoàng giàu nhất xứ này (vì đứng hạng thứ 5 trên thế giới) là anh chàng có cái tên dài lòng thòng là Alwaleed Bin Talal Alsaud. Cũng giống như chàng Buffett nhà ta, ông hoàng Alwaleed Bin Talal Alsaud này cũng chuyên môn chơi màn đầu tư mà trở nên khẳm địa.



Người được tạp chí Forbes xếp hạng thứ 6 trên thế giới về mức độ giàu có là chàng Ingvar Kamprad. Kamprad là người xứ Thụy Ðiển và là người đẻ ra công ty Ikea nổi tiếng trên thế giới. So sánh danh sách tỉ phú năm 2004 với danh sách năm nay, người ta thấy là chàng Kamprad nhà ta đã giàu hơn trước đây bởi vì trong danh sách kỳ trước chàng đứng thứ 13, nhưng trong danh sách kỳ này chàng nhảy lên đứng hạng 6.

Bốn người còn lại trong 10 tỉ phú hàng đầu của thế giới là:

- Cậu Paul Allen, người cùng đẻ ra công ty Microsoft với chàng Bill Gates;

- Chàng Karl Albrecht, chủ siêu thị lớn và nổi tiếng của Ðức;

- Cậu Rodson Walton thuộc công ty làm chủ các cửa tiệm Ellison và Wal-Mart; và

- Chàng Larry Ellison, sáng lập viên công ty Oracle ở vùng Silicon Valley nổi tiếng bên tiểu bang nắng ấm California. Theo danh sách năm 2004 của tạp chí Forbes thì cậu Larry Ellison đã bị loại ra khỏi danh sách mười người lắm tiền nhiều bạc nhất thế giới vì chàng đã tụt xuống hạng 12; ấy thế mà nhờ Trời thương, năm nay Larry Ellison lại lóc ngóc leo lên đứng được vào vị trí thứ 9.

Trong bốn người này, chàng Rodson Walton là một trong 5 thành viên còn tại thế của gia đình của ông Sam Walton, người đẻ ra siêu thị Wal-Mart và đã qua đời. Tổng số tài sản của 5 thành viên này của gia đình Walton hiện được đánh giá là 90 tỉ đô la! Cũng trong số 5 thành viên này thì có hai vị thuộc phái nữ là mợ Alice Walton và mợ Helen Walton. Hai mợ này hiện là hai vị nữ lưu lắm tiền nhiều đô nhất thế giới bởi vì mỗi mợ có gia tài trị giá tới 18 tỉ đô la!

Theo nhân viên phụ trách thiết lập danh sách tỉ phú của tạp chí Forbes thì một trong những điều đáng để ý nhất trong danh sách năm nay là hai cậu Sergey Brin và Larry Page, đồng sáng lập viên của Google, đã làm ăn rất ư là khấm khá trong năm 2004. Lý do là vì tài sản của hai cậu đã tăng ào ào từ 1 tỉ đô cho mỗi người trong năm 2003 lên tới 7.2 tỉ đô cho mỗi cậu trong năm 2004! Chính vì lý do này mà hai cậu Sergey Brin và Larry Page đã nhảy được gần 500 thứ bực trong danh sách để leo lên đứng hạng thứ 55 trong danh sách năm nay!

Một điểm đáng nói nữa về hai cậu Sergey Brin và Larry Page là hai câu đã trở thành tỉ phú khi tuổi đời còn trẻ lắm: Sergey Brin thì mới 31 cái xuân xanh, trong khi đó Larry Page cũng chỉ hơn Sergey Brin vỏn vẹn có một niên, nghiã là Larry Page mới có 32!

Theo số liệu mà tạp chí Forbes phổ biến thì tổng số vị đã trở thành tỉ phú mà tuổi đời chưa tới 40 niên chỉ vỏn vẹn có 29 mạng. Ðiều này xét ra cũng dễ hiểu: kiếm được hàng tỉ đô Mỹ đâu phải chuyện dễ, đâu phải chuyện luôn luôn làm được một cách nhanh chóng, chớp nhoáng; do đó, đa số qúy cậu mợ khi đã trở thành những người có bạc tỉ thì niên tuế thường cũng đã kha khá rồi! Cũng theo số liệu của tạp chí Forbes thì tuổi trung bình của qúy cậu mợ tỉ phú trên thế giới là 64.

Ðọc đến đây có thể qúy độc giả thân mến thắc mắc không biết người tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới hiện nay là ai, danh tánh là gì, quê quán ở đâu, có bi nhiêu tiền và năm nay được bi nhiêu cái xuân xanh?

Lẩm Cẩm xin trình qúy vị là người hân hạnh đoạt danh vị tỉ phú trẻ nhất thế giới là một cậu công dân nước Ðức, có cái tên dài lòng thòng là Albert von Thurn und Taxis, gia tài được đánh giá là 2 tỉ đô la, và năm nay Albert von Thurn und Taxis mới vừa đúng 21 niên!

Nếu so sánh số qúy vị thuộc giới quần thoa mà là tỉ phú trong danh sách 2004 với danh sách mới ra lò năm 2005 này, người ta sẽ ghi nhận được sự kiện là con số này đã tăng lên: trong năm trước trên thế giới chỉ có 53 mợ tỉ phú, năm nay số mợ được công nhận là tỉ phú là 68.

Nếu để ý, bà con ta cũng thấy là trong số 68 mợ tỉ phú trên toàn thế giới này có mợ Martha Stewart, người mà tài sản đã vọt lên mức 1 tỉ đô, tuy vừa mới đây mợ Martha Stewart nhà ta đã bị ông tòa bắt vào nằm đếm lịch trong nhà đá 5 tháng, và hiện còn bị quản thúc tại gia trong 6 tháng nữa! Lý do khiến mợ tân tỉ phú này bị đem ra xét xử trước tam tòa quan lớn là vì mợ đã không nói thật về việc tại sao mợ bán các cổ phần của mình trong công ty do mợ làm chủ trước khi giá trị của các cổ phần đó tự nhiên tụt xuống! Tưởng cũng nên nhấn mạnh là năm nay là lần đầu tiên tên của mợ Martha Stewart chui vào được trong danh sách các tỉ phú trên toàn cầu.

Danh sách tỉ phú mà tạp chí Forbes cho ra lò năm 2005 này cho thấy là tỉ phú kém may mắn nhất trong năm vừa qua là anh chàng người Nga tên là Mikhail Khodorkovsky. Cậu Mikhail Khodorkovsky này là chủ nhân ông của một công ty dầu hỏa ở Nga có tên là Yukos. Số liệu của tạp chí cho thấy là tài sản của Mikhail Khodorkovsky bị giảm 85% trong năm 2004! Trước đây, tổng số tài sản của Mikhail Khodorkovsky được ghi nhận là 15 tỉ Mỹ kim, thế mà ngày nay chỉ còn 2.2 tỉ!

Sau khi biết được sơ sơ về tài sản của qúy cậu mợ tỉ phú này, tự nhiên sao Lẩm Cẩm thấy mệt quá! Lẩm Cẩm mệt là bởi vì suy nghĩ hoài mà vẫn không cách chi tìm ra được câu giải đáp thoả đáng cho thắc mắc nho nhỏ của chính Lẩm Cẩm: chèng đéch thiên địa qủy thần ơi, tiền nhiều như vậy thì làm sao họ sài cho hết!

Và rồi tự dưng Lẩm Cẩm chợt thấy mình lẩm nhẩm câu "Kẻ ăn không hết,người lần không ra!".

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Giai thoại về một câu ca Bình Định xưa là nơi đất lành chim đậu. Chuyện cách đây hơn 4 thế kỷ, có một người con nhà ca kỹ "xướng ca vô loại" ở đất làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nổi tiếng thông minh và hiếu học, vì luật lệ hà khắc của chúa Trịnh không cho phép con nhà xướng ca ứng thí khoa trường, đã quyết chí tìm đường lập thân ở xứ Đàng Trong.

Sách "Trịnh - Nguyễn diễn chí" do Bảng trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1763) soạn có viết việc này: "... bẩm tính thông minh, sáng trí, thông hiểu sự tích cổ kim, các sách ngũ kinh, chư sử, Kinh Thư không sách nào là không đọc" và khi không được dự thi "ngày đêm suy nghĩ để tìm phương kế lập thân, anh em họ hàng đều không hay biết". Con người chí lớn đó là Đào Duy Từ (1572-1634). Vào xứ Đàng Trong, ở đất Bình Định, ông chính thức cộng tác với chúa Nguyễn từ năm 1627 đến năm 1634. Với một năng lực lớn, văn võ song toàn, tài cao đức rộng, Đào Duy Từ đã giữ một vai trò lớn trong buổi đầu khai nghiệp của nhà Nguyễn Đàng Trong.

Ở làng Tùng Châu, phủ Hoài Nhân (Hoài Nhơn ngày nay) tỉnh Bình Định, Đào Duy Từ được các thân hào nhân sĩ nhìn nhận. Quan Khám lý Cống quận công Trần Đức Hòa, nhân vật có tên tuổi lúc bấy giờ và là em kết nghĩa với Sãi Vương, thương yêu gả con gái cho và tiến cử lên Sãi Vương, được Vương mến phục và trọng dụng. Nhớ lại buổi đầu dừng chân ở đất này, sách trên có chép: "Một hôm Duy Từ đi qua phủ Hoài Nhân. Nơi đây địa hình phong phú tươi đẹp, phong tục hào hiệp, Duy Từ quyết chí ở lại đây tìm chỗ nương thân trong thôn ấp, chịu làm đầy tớ nhà người để tìm kế lập thân. Nhưng Duy Từ vẫn chưa tìm được nơi vừa ý, đành phải dừng chân ở quán nước nghỉ ngơi..."

Một kẻ chăn trâu ở mướn mà luận bàn với các ông nho học ở làng về lẽ nho quân tử, nho tiểu nhân và kẻ chăn trâu anh hùng, kẻ chăn trâu tôi tớ... thì đâu phải là kẻ bình thường trong thiên hạ.

Chuyện Đào Duy Từ rời bỏ quê hương ở Đàng Ngoài chạy vào Đàng Trong theo Chúa Nguyễn gắn liền với giai thoại một câu ca nói về mối quan hệ giữa một Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài với Đào Duy Từ ở Đàng Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Giai thoại kể rằng: Sau khi Đào Duy Từ bỏ vào Đàng Trong theo Chúa Nguyễn, Trịnh Tráng sai người đưa thư và lễ vật vào Nam chiêu dụ Đào ra Bắc với mình. Đào không ra và gửi cho Chúa Trịnh bài thơ sau:

Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra?

Trịnh Tráng lại tiếp tục cho người vào gặp Đào Duy Từ một lần nữa. Ông vẫn không ra và gửi tiếp cho Chúa Trịnh hai câu sau :

Có lòng xin tạ ơn long
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen.

Trịnh Tráng tức giận bèn làm mấy câu hát nhắn với Đào:

Có ai về tới Đàng Trong
Nhắn nhe bố đỏ liệu trông đường về
Mải tham lợi, bỏ quê quán tổ
Đất nước người, dù có như không...

Giai thoại là thế chẳng biết hư thực thế nào. Phải đâu Đào "mải tham lợi, bỏ quê quán tổ" mà chỉ vì Bình Định là nơi đất lành thì chim đến đậu, nơi đãi sĩ chiêu hiền, dưỡng nuôi bao tài năng văn hóa, văn học cho dân, cho nước. Câu ca bây giờ được giảng dạy ở nhà trường phổ thông lớp mười:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!
- Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra?

Câu ca đã một thời gắn liền với mảnh đất vốn trọng sĩ, đãi hiền có bề dày văn hóa lịch lãm và thượng võ là Bình Định.


Trần Xuân Toàn

User avatar
tuyetlanh
Posts: 42
Joined: Thu Dec 02, 2004 5:06 am

Post by tuyetlanh »

.
Bởi vì chúng tôi là đàn ông

Bởi vì chúng tôi là đàn ông , nên những khi tôi lỡ khoá cửa xe mà để quên chià khóa bên trong đó, thì tôi sẽ lấy cái móc áo và mò mẫm thật lâu, cho tới khi sự thật cho biết rằng tôi không thể nào không kêu cho Locksmith để nhờ họ lấy ra dùm.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, cho nên khi cái xe đang chạy mà nó giở chứng gì, thì tôi sẽ xuống và mở nắp cabô lên và nhìn chằm chằm vào bộ máy cuả nó, làm ra vẻ cứ như là tôi biết tôi đang nhìn cái gì vậy, và nếu như có người đàn ông nào khác xuất hiện ngay lúc đó, thì một người trong chúng tôi sẽ lên tiếng nói với người kia rằng: “Hồi xưa tôi biết sửa xe giỏi lắm, nhưng bậy giờ họ làm toàn bằng computer và những máy móc tối tân thôi , nên tôi chưa quen.” Và sau đó chúng tôi sẽ ngồi uống bia với nhau.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, nên mỗi khi tôi bị cảm thì tôi cần có người nấu cháo và bưng vô giường cho tôi, chăm sóc cho tôi trong lúc tôi nằm trên giường rên rỉ làm cứ như là sắp chết đến nơi rồi vậy. Bà là đàn bà, bà đâu có bao giờ bị bịnh nặng như tôi đâu, bởi vậy đối với bà chuyện đó không thành vấn đề.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, nên các bà có thể nhờ cậy chúng tôi mua dùm những món đồ căn bản ở chợ như sữa, hoặc bánh mì, chứ các bà đừng trông mong rằng chúng tôi sẽ tìm được những món đồ nhập cảng từ các nước ngoài, tôi chỉ biết rằng tất cả mọi thứ đều giống nhau cả. Và nhất là đừng bao giờ, dù trong bất cứ trường hợp hay lý do nào mà các bà nhờ chúng tôi đi mua dùm cho các bà những món đồ được gọi là “vệ sinh dành riêng cho phụ nữ” những từ ngữ nhẹ nhàng.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, cho nên những khi có cái máy móc nào ở trong nhà không sử dụng được là chúng tôi vội vàng tháo tung nó ra, bất kể đến cái hậu quả là chúng tôi sẽ phải trả tiền gấp đôi khi mà kêu thợ tới sửa và ráp lại dùm.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, cho nên chúng tôi bắt buộc phải cầm cái remote control của cái TV trong tay trong lúc chúng tôi ngồi coi TV, vì nếu lỡ một khi chúng tôi để quên nó ở chỗ nào đó, thì chúng tôi sẽ bị mất hết một trương trình để đi tìm nó (vậy mà có một lần tôi đã may mắn sống sót được, mặc dù tôi đã cầm nhầm cái máy tính mà cứ ngỡ là cái remote control cơ chứ.)

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, chúng tôi nghĩ rằng mình đâu có bao giờ bị lạc đường, và thật sự chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng tôi phải dừng xe lại để hỏi đường cả, tại sao lại phải nghe lời một người thật sự xa lạ không quen biết chứ, ý tôi muốn nói là, làm đếch gì mà họ có thể biết được mình muốn đi đâu mà chỉ đường cho mình chứ?

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, các bà không cần phải hỏi chúng tôi đang nghĩ gì trong đầu. Câu trả lời sẽ là: “ấy… đấy này” xe cộ này, bia này, hay là những trận thể thao đó mà. Chúng tôi sẽ phải nghĩ và phiạ đại ra để mà trả lời các bà, nên thôi nhe, đừng có hỏi.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, cho nên các bà muốn mua gì tặng cho mẹ các bà cũng được; không thành vấn đề, chúng tôi không cần phải nhìn thấy đâu. Nhưng đừng quên mua cái gì đó để tặng cho mẹ tôi nưã đấy nhé.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, các bà không nên hỏi chúng tôi có thích coi phim không, vì nếu như cái phim nào mà làm cho các bà khóc sau khi xem xong, đó là những cái phim mà chúng tôi không thể nào thích được.

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, nên chúng tôi luôn nghĩ rằng cái gì các bà mặc trên người các bà đều OK cả, và chúng tôi còn nghĩ rằng những gì các bà vừa mới mặc trước đây năm phút cũng OK kia mà. Đôi giầy nào cũng OK hết, có đeo giây thắt lưng hay không cũng được, cũng OK hết, tóc bà cũng OK, Bà nhìn OK lắm rồi, thôi mình đi được chưa đây?

Bởi vì chúng tôi là đàn ông, vả lại chẳng gì năm nay đã là năm 2004 rồi, thế nên chúng tôi sẽ biết điều và phân chia công việc nhà một cách rất bình đẳng. Các bà cứ việc tiếp tục với công việc giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc vườn tược,lau chùi nhà cưả, hút bụi, rưả chén, việc gì còn lại chúng tôi sẽ làm hết.



Đây là thông cáo chung cho tất cả các bà để các bà có thể hiểu đàn ông chúng tôi một cách rõ ràng hơn. Cám ơn.



N. Trân

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

8) 8) :lol:

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Con Người Có Thể Tái Sinh Sau Hàng Trăm Năm? Bạn muốn tái sinh sau khi chết 100 năm hay 200 năm? Thực tế là có khả năng như vậy, chỉ cần có đủ tiền. Hiện nay, việc giữ đông lạnh não đòi hỏi 80 ngàn USD, đối với cả thân thể là 150 ngàn USD. Đa số các khách hàng chi cho dịch vụ này theo kiểu trả dần - đó là phí thành viên (20 ngàn USD) và tiền đóng hàng tháng 100USD.

Các cuộc thử nghiệm gây chấn động để làm người sống lại đang được tiến hành tại Viện Kéo dài cuộc sống ở Mỹ. Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành năm 1976. Người bệnh là cha của một trong những người là sáng lập viên của viện.

Khi được biết có ai đó trong số các khách hàng của viện bị bệnh sắp chết, viện cho một nhóm chuyên gia đến gặp người đó. Đôi khi việc chờ đợi kéo dài cả tuần hay lâu hơn, nên họ phải thường xuyên sẵn sàng. Họ không tham gia vào việc chăm sóc y tế. Khi các bác sĩ chăm sóc xác nhận bệnh nhân đã qua đời, các chuyên gia lập tức tiêm vào mạch máu người đó chất geparin, để làm cho máu không đông lại, đồng thời thiết bị thông khí nhân tạo cho phổi được bật lên. Trong những điều kiện như vậy, não không bị chết. Nghĩa là theo giấy tờ y tế, con người đã chết, nhưng về mặt sinh học người đó hoàn toàn sống.

Tiếp theo cơ thể người bệnh được đưa vào một buồng chứa đặc biệt, trong đó tất cả máu từ cơ thể được hút ra ngoài, một dung dịch bảo quản đặc biệt được đưa vào thay thế máu. Xác người được phủ kín bằng các túi đựng nước đá để nhiệt độ hạ xuống 30oC và trong vòng 24 giờ được chuyển về phòng thí nghiệm ở bang Arizona. Tiếp theo, hoặc người ta làm đông lạnh cả cơ thể, hoặc chỉ đông lạnh đối với hệ thần kinh, tức chỉ có não được bảo quản.

Những người chọn cách giữ đông lạnh não có cái lý của mình. Nếu giả thiết rằng trong tương lai y học nano sẽ cho phép tái tạo các mô, thì để “chuyển” một người vào thân thể mới chỉ cần có não. Vì không thể lấy não ra khỏi xương sọ mà không gây tổn thương, các chuyên gia tách hộp sọ ra cùng với não, còn thân người được thiêu hoặc mai táng vào lòng đất.

Trong quá trình làm đông, trong các mô hình thành các tinh thể nước đá nhỏ, chúng có khả năng phá hủy cấu trúc của mô. Do đó trước khi làm đông người ta đưa vào cơ thể người bệnh cryoprotectant - một chất lỏng đặc biệt có khả năng đạt được hàm lượng lớn tới mức không còn chỗ cho nước đá. Có thể phương pháp này sẽ được ứng dụng rộng rãi để bảo quản lâu dài các cơ quan nội tạng. Theo đó cryoprotectant thay thế hoàn toàn nước trong cơ thể, khi nhiệt độ xuống dưới -1200C nó biến thành chất giống như thủy tinh.

Sau đó thân thể người (hoặc chỉ não) được đặt trong buồng đông lạnh, tại đó nhiệt độ được hạ thấp dần 1ôC trong mỗi giờ cho đến khi đạt nhiệt độ của nitơ lỏng. Tiếp theo thân thể được cho vào vỏ bọc kín, thả vào bồn nitơ lỏng và được bảo quản ở đó bao lâu tùy theo sự cần thiết.

Người ta đã thực hiện một số cuộc thí nghiệm, trong đó một số phần não và mô được làm đông lạnh tới nhiệt độ -1960C, khi đó tất cả các phản ứng hóa học đều ngừng lại. Sau đó, người ta cho dỡ đông và tiến hành kiểm tra các mô (về phản ứng hóa học) và các phần não (về độ hoạt động điện). Các mẫu đã hoàn toàn giữ được tính chất của mình, còn tình trạng của chúng giống hệt như trước khi được làm đông lạnh.

Khi cấy ghép các bộ phận cơ thể người ta cũng sử dụng nguyên tắc như vậy: các cơ quan nội tạng tạm thời được làm đông lạnh trong vòng 24 giờ, rồi được chuyển từ nơi này sang nơi khác, sau đó mới được ghép vào người nhận. Còn Viện Kéo dài cuộc sống duy trì được thân thể trong vòng hàng chục năm.

Cho đến nay các chuyên gia Mỹ vẫn chưa tiến hành việc làm người sống lại, vì họ chưa chắc chắn sẽ thực hiện thành công. Thế nhưng, các nhà khoa học hy vọng khả năng đó sẽ đến trong tương lai gần.

Các bệnh nhân chỉ được làm cho sống lại khi y học nano hoàn toàn điều khiển được cơ thể ở mức độ phân tử. Như vậy, chỉ có sự phá hủy hoàn toàn của mô mới có thể coi là việc thử nghiệm thất bại - khi đó thân thể không thể kích thích cho sống lại được nữa. Theo các nhà khoa học Mỹ, khi làm cho những bệnh nhân giữ đông lạnh sống lại, họ sẽ phải đối mặt với một vấn đề quan trọng là mất trí nhớ, nhưng họ cho rằng sớm muộn con người sẽ tìm ra được phương pháp lấy lại trí nhớ cho người bệnh.

Trong kho trữ lạnh của Viện Kéo dài cuộc sống hiện có 67 thân thể và não. Đã có thêm 730 “khách hàng tiềm năng” - những người đã đóng tiền và đồng ý sau khi chết sẽ được làm đông lạnh và cho sống lại. Trong năm 2004 đã có 7 cuộc phẫu thuật được tiến hành. Mỗi năm, người Mỹ thực hiện giữ đông lạnh đối với khoảng 1% số khách hàng. Trên thế giới cũng có nhiều nhà khoa học đi theo hướng này.

Khách hàng nổi tiếng nhất đã được đưa vào giữ đông lạnh là cầu thủ bóng chày Ted Wiliams của đội Boston Red Shocks, qua đời vào năm 2002. Có những người họ hàng của các nghệ sĩ nổi tiếng và những người rất giàu được giữ đông lạnh như vậy. Nhiều người trong số họ không muốn tiết lộ về việc họ có mặt trong “hội” đó, nhưng có người vẫn muốn mọi người biết về quyết định của mình.

Ông Jojef Weinik, Giám đốc Viện, sau khi chết cũng sẽ được giữ đông lạnh. Ông không cho rằng việc làm của mình là ngược lại với quan niệm của Thiên Chúa giáo. Vì theo Kinh Thánh, người chết chỉ đi vào giấc ngủ, như vậy thân thể được làm đông lạnh không mâu thuẫn với điều đó

Hoàng Thương

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Mata Hari

Post by phu_de »

.

Mata Hari: nữ điệp viên lừng danh trong Thế chiến I


Tên Mata Hari gắn liền với biểu tượng của phái nữ biết xử dụng nhan sắc để thâu thập tin tức của kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh. Nàng đã biến 'Mỹ Nhân Kế' trở thành một vũ khí lợi hại trong chiến tranh tình báo.


Image


Nhưng Mata Hari có thật sự là gián điệp hay không? Nếu vậy thì nàng làm gián điệp cho phe nào trong thời gian Đệ Nhất Thế Chiến?

'Tôi không phải là người Pháp. Tôi có quyền có bạn tại những quốc gia khác, dẫu cho những người đó đang có chiến tranh với người Pháp. Tôi là người trung lập. Tôi tin tưởng vào lòng tốt và trung thực của quí ngài, các sĩ quan nước Pháp.' Đó là những lời phát biểu cuối cùng của người đẹp Mata Hari trước tòa án quân sự tại Paris vào ngày 24 tháng 7 năm 1917. Ba thành viên của Bồi Thẩm Đoàn đi qua phòng bên cạnh để lấy phán quyết cuối cùng. 10 phút sau họï trở lại với phán quyết: vũ nữ, gái điếm hạng sang của quốc tế bị án tử hình vì tội gián điệp.

Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến bản án này bắt đầu 41 năm trước tại thành phố Leeuwarden nằm ở phía bắc nước Hòa Lan, một đứa bé gái, con của của thương gia tên là Adam Zelle, sinh ra ngày 7 tháng 8 năm 1876, được đặt tên là Margaretha Gertrud Zelle. Vào năm 14 tuổi, cô được gởi đến học ở một trường dòng, chuyên huấn luyện những căn bản cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị hôn nhân - đây là một truyền thống giáo dục rất đứng đắn dành cho phụ nữ vào thời đó. Nhưng cuộc sống trong chủng viện không thích hợp cho Margaretha Margaretha. Một tháng trước sinh nhật 19 tuổi, cố kết hôn với Campbell MacLeod, một sĩ quan trong quân đội Hoà Lan lớn hơn cô 21 tuổi. Đây là một lầm lỗi tai hại.


Không lâu sau đó, bà MacLeod hạ sinh một đứa con trai và một đứa con gái. Vào năm 1897 theo chồng đến Dutch East Indies, nơi ông nhận trách nhiệm chỉ huy một tiểu đoàn đóng tại đảo Java. MacLeod là người nghiện rượu nặng, hay chơi bời với những người đàn bà khác và thường hay đánh đập vợ - có lần hăm dọa vợ với khẩu súng đã nạp đạn. Người con trai của họ chết một cách bí ẩn, theo một nguồn tin, cậu bị người giúp việc đầu độc vì cô bị ông MacLeod ngược đãi. Ngay sau khi gia đình ông bà MacLeods trở về Hòa Lan vào năm 1902, Margaretha Gertrud Zelle ly thân chồng (họ ly dị 4 năm sau), để đứa con gái ở lại Hòa Lan cho người thân giữ và người phụ nữ trẻ đẹp này bỏ quê hương hoa Tulip đến thành phố hoa lệ Paris để bắt đầu một sự nghiệp mới.
Lấy tên mới Mata Hari

Image

Là vợ của sĩ quan Hoà Lan và là một người đàn bà đã có 2 con, rất khó nổi bật được tại thủ đô tân kỳ của nước Pháp. Nhưng nếu là một vũ nữ khiêu gợi từ phương Đông thì có thể gây chú ý với những người đàn ông giàu có. Chính vì vậy kể từ khi đặt chân đến Paris vào năm 1905, nàng bỏ hết quá khứ và vẻ ra một lý lịch hoàn toàn mới. Với hình dáng cao, quyến rũ, tóc nâu, mắt đen, nhìn rất giống người Aán Độ, nàng thuyết phục được mọi người một cách dễ dàng rằng mình là con gái của một vũ nữ thánh đường người East Indian và người mẹ đã chết trong lúc sinh, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Hindu và được huấn luyện về bộ môn vũ công truyền thống để tiếp nối sự nghiệp của mẹ. Kể từ đó cô lấy tên là Mata Hari, có nghĩa là 'Con mắt của Bình minh'.

Bắt đầu nghề vũ công tại Viện Bảo Tàng Guimet một thời gian ngắn, Mata Hari tiếp tục thành công tại các phòng trà sang trọng nhất của Paris. Sau đó cô được mời đến trình diễn tại các nhà hát lớn nhất của Âu Châu như: Monta Carlo, Bá Linh, Vienna, Sofia, Milan và Madrid. Khắp Aâu Châu, gần như chỗ nào cũng có dấu chân của nàng. Hầu hết khán giả của nàng là đàn ông và đều nói là đến xem để biết về vũ điệu của Đông Phương, nhưng thật sự chủ yếu là muốn xem thân hình của một phụ nữ trẻ đẹp, khiêu gợi và dám thoát y 100%.

Không có gì ngạc nhiên, người vũ nữ quyến rũ này đã lôi cuốn không biết bao nhiêu các ông sẵn sàng trả một số tiền lớn để gây sự chú ý của nàng. Khi bắt đầu Thế Chiến Thứ Nhất vào tháng 8 năm 1914, Mata Hari là cô gái điếm được trả tiền cao nhất tại Aâu Châu. Khánh hàng của cô bao gồm toàn những người giàu sang và quyền thế, chỉ riêng tại Bá Linh đã gồm có: hoàng tử của nước Đức, bộ trưởng ngoại giao Đức và công tước của xứ Brunswick. Vào ngày chiến tranh bùng nổ, người ta thấy cô ngồi xe với Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ của Đức trên đường phố của Bá Linh.

Cuộc lữ hành định mệnh

Vào cuối năm 1915 Mata Hari trở về Paris để lấy đồ đạc riêng của nàng còn để lại trong biệt thự nằm khu Neuilly (theo một nguồn tin) để chăm sóc cho tình nhân người Nga là Đại Úy Phi Công Vadim Maslov đang bị thương (theo một nguồn tin khác). Nguồn tin thứ ba từ một điện văn của cơ quan tình báo Ý gởi đến cho đồng minh Pháp tại Paris, cho đây là một công tác gián điệp.

Ngay tức khắc chính quyền Pháp bắt giam Mata Hari tại Paris, nàng kịch liệt phản đối về tội làm gián điệp của Đức và sẵn sàng làm công tác gián điệp cho chính phủ Pháp. Pháp chấp nhận lời đề nghị đó và gởi cô đến nước Bỉ mà Đức đang chiếm đóng với danh sách 6 mật thám viên tại đó. Ngay sau đó, một người trong số này bị Đức bắt và xử bắn.

Chính phủ Pháp nghi ngờ họ đã bị cô vũ nữ này phản bội. Tuy nhiên họ vẫn giao cho cô một công tác khác tại một quốc gia trung lập: Tây Ban Nha. Cô sẽ đi đến đó bằng tàu thủy từ Hòa Lan.

Hải quân Anh bắt chiếc tàu này cập vô cảng Falmouth nằm ở bờ biển phía nam của nước Anh và bắt giữ Mata Rita vì cho rằng cô là gián điệp của Đức dưới cái tên là Clara Bendix. Cuối cùng cô được thả vì thuyết phục được người Anh là đang cô đang thi hành một công tác cho chính phủ Pháp và tiếp tục cuộc hành trình đến Madrid.

Tại thủ đô của Tây Ban Nha, Mata Hari ngay lập tức quan hệ với các tuỳ viên hải quân và quân sự của Đức và được trả tiền rất hào sảng cho các dịch vụ của nàng. Các dịch vụ này có liên hệ như thế nào đối với các sĩ quan Đức vẫn là một bí ẩn chung quanh Mata Hari.

Vết mực không thấy H-21

Đến cuối năm 1916, Berlin khuyến cáo 2 tuỳ viên của họ tại Madrid là họ trả quá nhiều tiền cho những tin tức bình thường cung cấp bởi 'Điệp Viên H-21' và họ nhận lệnh trả điệp viên này khi cô trở về Paris với ngân phiếu 5,000 francs sẽ được trả bởi ngân hàng của Pháp. Điện tín gởi đi từ Berlin bị cơ quan tình báo của Pháp bắt được.

Vào ngày 12 tháng 2 năm 1917, Mata Hari về đến Paris và đặt phòng tại khách sạn sang trọng Plaza-Athénée nằm trên đường Mantaigne. Ngày hôm ấy, cô bị bắt với tội gián điệp nhị trùng (double agent). Chứng cớ để buộc tội bao gồm cái ngân phiếu 5,000 franc chưa lãnh đúng với tên ngân hàng ghi trong điện tín của cơ quan tình báo Đức và một ống típ mực hóa học (invisible ink). Cả hai được tìm thấy trong phòng của cô tại khách sạn.


Trong lúc điều tra, về 'mực hóa học', Mata Hari giải thích đó là chất tẩy nàng dùng như một loại thuốc để ngừa thai. Về ngân phiếu 5,000 frans, nàng nhìn nhận có nhận số tiền đó từ các tuỳ viên của Đức tại Madrid - nhưng đó là tiền họ trả cho nàng vì quan hệ tình dục chớ không phải vì công tác gián điệp. Những tháng đầu sau khi bị bắt, vì tinh thần bị rôái loạn, nàng trả lời nhiều điều mơ hồ và mâu thuẫn về sự đi lại của nàng từ khi chiến tranh xảy ra đến khi bị bắt - kéo dài gần 3 năm. Nữ hoàng nhục thể và là tình nhân của nhiều viên chức cao cấp bị chở đến giam Saint-Lazare.

Phiên tòa không đem đến kết luận nào

Sau nhiều tháng điều tra không có kết quả bởi vì Mara Hari dứt khoát cho rằng mình vô tội, phiên tòa của tòa án quân sự diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1917. Chủ tịch và hai chánh án khác đã đồng ý trước với nhau là nàng có tội - mặc dầu nhiều nhóm người trên đường phố đang trông chờ một phán quyết rằng nàng vô tội và sẽ được trắng án.

Trong phiên tòa này, nàng thú tội là có ngủ với một số sĩ quan trong quân đội Đức, Ý và Pháp, nhưng chỉ thuần túy vì tiền.

Về 30,000 marks nàng nhận từ bộ trưởng ngoại giao Đức? 'Đó là số tiền từ ân huệ của tôi. Các tình nhân của tôi không bao giờ trả tôi ít hơn.' Còn 50,000 người mất mạng khi các tàu chiến của Pháp bị thủy lôi tại vùng biển Địa Trung Hải với các tin tức về hải trình mà cô đã cung cấp, nhưng đâu là chứng cớ cho các cuộc đắm tàu này? Sự kết tội không dựa trên bất cứ một chứng cớ nào vững chắc. Cô xử dụng các bao thư ngoại giao của Đức từ Paris? Cô chỉ dùng để viết thư cho người con gái ở Hòa Lan. Mặc dầu chứng cớ buộc tội rất yếu, nhưng phán quyết kết tội của tòa có thể đoán trước - chỉ chờ cho thời gian thuận tiện. Cấp chỉ huy quân sự của Pháp rất cần một vật tế thần cho những thất bại của họ trong 3 năm chiến tranh với Đức.

Chờ trát tòa

Bản án tử hình không được thi hành ngay và trong những tháng chờ đợi đó, tinh thần của Mata Hari bị căng thẳng tột độ và nàng vô cùng tuyệt vọng. Suốt cả tuần chỉ có một đêm nàng ngủ ngon là đêm Thứ Bảy, vì theo truyền thống của những nước theo Kitô giáo - án tử hình không bao giờ thi hành vào ngày Chủ Nhật. Vào những đêm khác nàng đi ngủ với nỗi lo sợ là nếu có tiếng gõ cửa vào rạng sáng - có nghĩa là họ sẽ mang cô ra bắn. Nàng xin ân xá vào giờ chót của tổng thống Pháp, nhưng bị từ chối. Vào rạng sáng ngày 15 tháng 10 năm 1917, bị đánh thức dậy sau một một giấc ngủ nặng nề, bằng một giọng buồn bã, luật sư của cô báo cho biết là cô sẽ bị xử bắn vào sáng hôm đó.

Chế giễu bản án?

Nhận thức được sự nổi tiếng của mình, người đàn bà 41 tuổi này đã chấp nhận cái chết một cách can đảm. Mặc áo đầm màu nâu ngọc trai, mũ rơm rộng vành và đôi giầy đẹp nhất. Ngang vai, nàng khoác áo choàng trước khi rời khỏi nhà tù và được chở đến lâu đài Vincennes nằm ở ngoại ô thành phố.

Tiểu đội hành quyết đang chờ sẵn tại Vincennes, 12 người đang chỉa súng hướng về phía một cây to lớn, không một chút sợ hãi hay lưỡng lự, Mata Hari bước thẳng tới chỗ hành quyết. Cô chấp nhận uống một cốc rược rum dành cho tội nhân trước khi chết nhưng từ chối bị cột cứng vào thân cây và bịt mắt - nàng thích nhìn thẳng vào mắt các đao phủ thủ.
Sau khi các Cha và bà Xơ đọc xong lời cầu nguyện, những người lính trong đội hành quyết chăm chú nghe mệnh lệnh của người chỉ huy, hiệu lệnh được phát ra, 12 phát súng bắn trong sự yên lặng, xác của Mata Hari ngả xuống.


Lý do mà tội nhân này vẫn hiên ngang vào giây phút bị hành quyết được phải thích bằng những câu chuyện ly kỳ. Một người trai trẻ ngưởng mộ tài sắc của nàng tên là Pierre de Morrisac đã hối lộ những người hành quyết để họ nạp đạn giả vào súng. Cũng giống như vở tuồng Tosca của nhà đạo diễn Puccini, cuộc tử hình chỉ là giả nhưng âm mưu của Morrisac không diễn ra như ý; những cây súng thay vì nạp đạn giả lại lầm lẫn nạp đạn thật, để cuối cùng nạn nhân phải nhận cái chết...


Một huyền thoại khác là vào giây phút bị hành quyết Mata Hari cởi áo choàng ra - để lộ nguyên thân hình trần truồng trước mặt những người hành quyết?
Những câu chuyện đó có thật hay không! Không thể nói được và cũng không quan trọng. Cả hai câu chuyện trên chỉ nói lên một phần của những huyền thoại về Người Đẹp của xứ Hòa Lan, đã đạt danh tiếng trong cuộc đời là một vũ nữ với nhan sắc tuyệt trần và là một gái điếm đắt giá nhất, nhưng nàng đạt sự bất tử khi chết với tội gián điệp mà có lẽ nàng chưa bao giờ làm.

Image

Báo Việt Luận

.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đêm dài nhậu, nhảy, lắc... Chát chít rồi vạch áo cho người xem... ngực, bão đêm (đua xe), “tắm heo” (gái tắm cho trai), tắm bia (khỏa thân rồi lấy bia tưới lên người), vũ trường quán bar... và đi bay (lắc) được xem là những món giải trí bình thường của một số thanh niên. Sự kiện Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) vừa “hốt” hai ổ ăn chơi tại 161 Điện Biên Phủ và khách sạn Bin Bo tại phường 26 tạo ra cú sốc cho nhiều người dân, nhưng không làm ngạc nhiên giới kinh doanh nhà trọ, tài xế taxi và xe ôm...Khách đến liên hệ phòng tại một khách sạn trên đường Cách Mạng Tháng Tám lúc 2g30 ngày 29/3.

Sàn nhảy sau 0 giờ

Tại khu vực trung tâm TP.HCM có hơn 20 vũ trường, quán bar (thường núp bóng dưới tên gọi là nhạc trẻ, câu lạc bộ). Trong thế giới kinh doanh sàn nhảy đó, từ lâu người ta đã tự phân định lịch “tiếp khách” khá rõ: đến 0g và từ 0g-3g sáng. Trong đó, hầu hết các vũ trường lớn vì sợ tai tiếng làm ảnh hưởng đến tính kinh doanh bền vững nên đã bắt đầu tuân thủ hoặc chỉ vi phạm chút đỉnh về thời gian hoạt động, tức chỉ đến khoảng 0g30 là vãn khách. Còn lại thì... mút mùa.

Đêm 28/3, mặc dù là đêm đầu tuần nhưng lượng khách đến Mưa Rừng (trên đường Hồ Huấn Nghiệp) vẫn nườm nượp, xe dựng bít hết vỉa hè ở góc đường Đồng Khởi, Hồ Huấn Nghiệp.

Đúng 0g đêm, đèn neon trước Mưa Rừng phụt tắt đúng qui định. Sau đó, số khách đến chơi vì mục đích giải trí lần lượt ra về. Tuy nhiên, nhiều người vì mục tiêu “giải dầm” lại tiếp tục lên xe. Anh bạn chuyên chạy taxi đêm tại khu trung tâm TP cho biết vào thời điểm này một số vũ trường khác cũng đóng cửa, nhưng không vì thế mà đêm... tàn.

Chúng tôi lên xe bám theo một tốp khách trên sáu chiếc xe ga đời mới, mà người cầm lái là những anh con trai nhuộm tóc vàng xanh, chở những cô nàng ăn mặc hết sức “cởi mở”. Đúng như lời anh bạn taxi, điểm họ dừng chân là sàn nhảy 119 Nguyễn Huệ. Tại đây, chỉ trong phút chốc bãi giữ xe đặt trên vỉa hè đường Tôn Thất Thiệp đã hết chỗ, khách đến sau phải gửi xe ở bãi xe trong nhà trên đường Nguyễn Huệ. Trước cửa sàn nhảy, một thanh niên cao to là người của điểm kinh doanh cứ thoăn thoắt mở cửa đẩy khách vào, quyết không để ùn tắc nơi mặt tiền.

“Đứa nào cũng chơi thuốc lắc”

Phiếu tính tiền được lập lúc 2g18 rạng ngày 26/3/2005. Ảnh: L.A.Đ
1g30 sáng 29/3, chúng tôi đến vũ trường Vivas trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Không còn cảnh tấp nập trước vũ trường vì người đã được “nhốt” hết vào bên trong, xe cộ xếp ngay hàng thẳng lối. Bước chân lên lầu một, vừa mở cánh cửa vô đã như bước sang thế giới khác. Ước có hơn 200 con người đang tưng bừng, quằn quại, nhiều cô gái như điên loạn trong khói thuốc, trong tiếng dập đùng đùng và tia đèn chớp. Tuấn, một tay ăn chơi có tiếng ở quận 3, khẳng định với chúng tôi: “Tụi đi bar từ nửa đêm về sáng đứa nào cũng chơi thuốc lắc”. Ở Vivas, chúng tôi còn bắt gặp một số gương mặt từng quen ở tòa án khi họ ra tòa về tội đánh bạc. Họ nhìn chúng tôi cười... bẽn lẽn.

Câu lạc bộ Tunnel ở số 112 Lê Thánh Tôn cũng không chịu thua kém chúng bạn khi mở cửa đón khách từ sau 0g, nhưng quản lý khá chặt từ bên ngoài, tức không để cảnh lộn xộn, đông người. Tunnel nghĩa tiếng Anh là đường hầm, là hang, nên người ta thiết kế đường dẫn từ ngoài vào sàn nhảy dài hơn 20m tương tự như nghĩa của từ tunnel. Tại quầy tiếp tân, vì lý do “an toàn” nên nhân viên bảo vệ yêu cầu khách đến chơi phải gửi lại túi, giỏ xách. Một chai bia bên ngoài giá 10.000 đồng thì ở đây tính 54.000 đồng. Tuy nhiên, vào đây mà uống bia thì chỉ có mấy ông khách Tây, chứ khách ta thì cứ rượu tây tiền triệu mà trị. Nhưng ngon ăn hơn hết có lẽ là mấy bãi giữ xe, khi họ thu “nhẹ nhàng” 10.000 đồng/chiếc.

Có cũng như không

Sau khi TP.HCM ra qui định hạn chế, rồi cấm mở thêm vũ trường, những người biết kinh doanh đã chuyển hướng để hoạt động sàn nhảy dưới dạng bar. Tuy qui mô nhỏ hơn vũ trường, khoác lên mình tên gọi quán nước, quán cà phê, nhưng các bar đều biết cách thiết kế để thu hút khách với sàn nhảy mini, với nhạc “lốc”... và với người đẹp. Một bar ở Gò Vấp có cách giữ khách riêng bằng cách cứ mỗi tuần có hai đêm chủ quán yêu cầu 20 tiếp viên nữ không mặc áo ngực, còn áo ngoài là hai miếng vải phủ lẳng lơ kiểu có cũng như không! Các cô nhân viên này vì thế từ chỗ lạ nước lạ cái đã bước đến nơi “không còn gì để mất”. Nhiều cảnh người, cảnh đời từ đó mà ra... tơi tả.

Có một thực tế là không ít các cô gái ở chốn “thiên đường” sau 0g đều chấp nhận bán thân và sống buông thả. Số này chưa được thống kê. “Kỹ thuật” mại dâm giờ đây đã cải tiến khi họ biết tận dụng các phương tiện của thời @ như điện thoại di động, Internet. Kiếm tiền quá dễ, cứ một lần đi khách các cô gái này có khi kiếm được tiền triệu, nên việc buộc họ phải lao động để mỗi tháng nhận 1-2 triệu đồng xem ra quá khó.

“Cứ chơi cho đã đi, khi nào muốn lấy chồng thì bỏ ra ít triệu đi vá lại cái trời cho đố thằng nào biết” - một cô gái đến từ Hà Nội lý luận (?). Họ đi khách lấy tiền để rồi ăn chơi với bạn tình. Bạn tình là các anh trai đứng ra đưa đón, bảo bọc các em và ăn ngủ lúc em vắng khách. Bù lại, em sẽ cho tất cả, không chỉ cho một mà cho nhiều anh khi cùng nhau đi vào “nhà lắc”.

Ít ai chịu về nhà

Ông Nguyễn Thành Tấn, phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin TP.HCM, sau vài lần cùng lãnh đạo UBND TP đến “thăm” các vũ trường đã lắc đầu vì “mệt” khi chứng kiến cảnh xé rào về giờ hoạt động, trai gái nốc rượu bằng chai, nhảy như phỏng lửa. Tại hội thảo phòng chống tội phạm mới đây, ông Tấn nhìn nhận: “Qui định của Nhà nước về hoạt động, kinh doanh thì không hề thiếu, nhưng vì đồng tiền mà người ta sẵn sàng đạp qua tất cả để kinh doanh”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, còn có một bộ phận thanh niên sau khi rời vũ trường thì kéo nhau đi nhậu. Địa điểm tập kết khá đông đúc và rộn ràng nhất hiện nay là khu phố nhậu trên đường Phan Đình Phùng (dưới chân cầu Kiệu thuộc quận Phú Nhuận) và một số quán khác ở bờ kè kênh Nhiêu Lộc gần đó.

Quán sá ở đây mở cửa, phục vụ khách đến 6g sáng mỗi ngày với đầy đủ món uống từ bia tươi đến rượu chuối hột, từ lẩu Thái đến lẩu dê. Rạng sáng 26/3, chúng tôi ngồi ở đây và nhìn những bộ trang phục khá dị thường mà ban ngày khó thấy: mặc đồ cho có mặc, cảnh vừa nhậu vừa ôm... và đặc biệt là các cô gái say rượu, sẵn sàng ói, văng tục chửi thề và làm bất cứ chuyện gì, kể cả đánh lộn. Một anh taxi cho biết thêm đã đi chơi thâu đêm như thế này thì ít ai thích về nhà, bởi hàng loạt nhà nghỉ, quán trọ đang có mặt khắp nơi, mở cửa suốt ngày đêm để chiều khách đến tận lưng.( Tuổi Trẻ)

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Khi Nhà Trắng cải tổ... nhà bếp
Chẳng bao lâu sau khi chỉ định những thành viên chủ chốt trong nội các nhiệm kỳ hai của mình, Nhà Trắng bắt đầu quay sang cải tổ "hậu phương". Và vụ việc đáng chú ý nhất chính là việc sa thải bếp trưởng Walter Scheib. Nếu như tất cả những vụ từ chức khác trong bộ máy của Nhà Trắng đều mang tính chất "tình nguyện" và êm thấm, thì sự ra đi của viên bếp trưởng lại có vẻ mang nhiều điều tiếng nhất. Ông Scheib đã không giấu nổi thái độ phật lòng khi thừa nhận về việc mình bị sa thải trong một bài trả lời phỏng vấn của tờ New York Times: "Chúng tôi đã cố gắng bằng mọi cách để đáp ứng những yêu cầu về món ăn cũng như phong cách của đệ nhất phu nhân, nhưng hóa ra đó vẫn là một nhiệm vụ rất khó khăn - Scheib nói - Chí ít là tôi đã không thành công trong việc này".

Dù sao, người dân Mỹ cũng không thể biết được cụ thể vì sao, một bếp trưởng giàu kinh nghiệm như Wafter Scheib lại không thể làm hài lòng những đòi hỏi sành ăn của bà Laura Bush. Cần biết là Scheib đã làm việc tại Nhà Trắng trong suốt 10 năm, sau khi cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton mời ông ta vào cương vị này hồi năm 1994. Bếp trưởng của Nhà Trắng luôn là một chức vị đặc biệt quan trọng và có trách nhiệm cao. Không giống như nhiều vị trí khác, bếp trưởng không nhất thiết cứ phải thay đổi qua mỗi đời tổng thống. Các bếp trưởng thường được Nhà Trắng tuyển mộ và nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đệ nhất phu nhân. Nhà bếp tại đây luôn phải mở cửa suốt 16 tiếng mỗi ngày. Bếp trưởng không chỉ có nhiệm vụ bảo đảm bữa ăn kịp thời và thịnh soạn cho gia đình tổng thống, mà còn có trách nhiệm chuẩn bị thực đơn cho rất nhiều bữa ăn với những nghi lễ phức tạp khác nhau và đối tượng là rất nhiều vị khách đặc biệt quan trọng của tổng thống. "Vào những lúc như thế, không được để bất cứ vị khách nào cảm thấy mình như đang trong một quán điểm tâm, nơi họ được chiêu đãi món thịt gà dai nhách" - Scheib đã từng nói như vậy sau khi chuẩn bị bữa tiệc chiêu đãi Thủ tướng Anh Tony Blair với 240 thực khách.

"Công việc của bếp trưởng Nhà Trắng là một trong những cương vị uy tín nhất về lĩnh vực nấu ăn trên thế giới - cựu thư ký của tổng thống về vấn đề nhân sự Ann Stoke cho biết - Bởi vì anh ta không chỉ phải nấu nướng thật ngon phục vụ cho gia đình đứng đầu đất nước, mà còn biết cách làm nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Hiện tại, điện thoại của tôi đã nhận được lời đề nghị của hàng trăm người muốn nắm giữ vị trí còn trống này". Nhưng để có thể tìm kiếm được một người thích hợp cho cương vị trên, nhiều khi phải mất tới vài tháng. Theo như tờ Washington Postn, hồi năm 1994 đã có tới 4.000 ứng cử viên thi tuyển vào chức vụ này. Sau một cuộc thi "marathon" dài ngày, người ta mới lựa chọn được 5 người vào chung kết. Mỗi người được đề nghị tham dự cuộc thử nghiệm cuối cùng bằng cách chuẩn bị một bữa ăn mẫu dành cho 6 người. Người giành chiến thắng sau cùng khi đó chính là Scheib.

Tính ra, Scheib mới chỉ là bếp trưởng thứ năm của Nhà Trắng, kể từ khi đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy tên cai quản "hậu cung" dinh tổng thống từ năm 1960. Vợ chồng Kennedy khi đó rất mê những món ăn Pháp. Đó là lý do khiến từ đầu những năm 60, thực đơn Pháp thường xuyên có mặt không chỉ trong khẩu phần của gia đình tổng thống, mà còn trong tất cả những buổi tiệc chiêu đãi khác. Đây cũng là thời kỳ "thống trị" nhà bếp của đầu bếp người Pháp Ren Verdon, người từng tung ra cuốn sách In the Kennedy Style nói về thói quen ẩm thực dưới thời Tổng thống Kennedy. Đến năm 1966, Lady Bird (phu nhân của Tổng thống Johnson) đã thay thế Verdon bằng viên đầu bếp người Thụy Sĩ Henry Haller. Kể từ đó, Haller đã tồn tại trên cương vị này trong suốt 22 năm và phục vụ tới 5 đời tổng thống Mỹ là Johnson, Nixon, Ford, Carter và Reagan. Haller sau đó cũng viết một cuốn sách mang tên White House Family Cookbook về đề tài ăn uống tại Nhà Trắng. Tiếp đó, bếp trưởng người Mỹ Jon Hill được đệ nhất phu nhân Nancy Reagan tuyển mộ để thay thế Haller vào năm 1987. Nhưng Hill chỉ tồn tại được trên cương vị này có 8 tháng, trước khi chính quyền Bush cha mời đầu bếp trưởng người Pháp Pierre Chambrin. Đến năm 1994, ông này được thay bằng Walter Scheib.

Công bằng mà nói, phải đến thời của Walter Scheib, cộng đồng các đầu bếp Mỹ mới có được đại diện hàng đầu của mình trong Nhà Trắng với nhiệm vụ bảo đảm cho vợ chồng tổng thống cùng các vị khách những món ăn dân tộc thuần túy tuyệt vời nhất. Scheib đã biết cách thể hiện khả năng nghệ thuật và tài năng của mình trong lĩnh vực ẩm thực, bổ sung vào thực đơn của tổng thống nhiều món ăn mới mang phong cách và hương vị của các địa phương khác nhau tại Mỹ.

Và đến giờ, khi biết tin về việc Scheib bị sa thải, không ít nhà bình luận tại Washington mỉa mai rằng: "Có lẽ Tổng thống Bush và đệ nhất phu nhân của mình lại muốn quay trở lại với những món ăn truyền thống của Pháp?". Cần nhớ là để bày tỏ sự phản đối quan điểm của Paris về vấn đề Iraq, món khoai tây rán kiểu Pháp tại khu uống cà phê trong trụ sở Quốc hội Mỹ đã được đổi tên thành "Khoai tây tự do!"... (K.C - Theo ANTG)

Post Reply