Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Xin cho họ có được một giấc mơ. . . Đó là một buổi sáng ngày thứ Ba, 5 tháng 4, 2005., Tôi lái xe từ San Diego lên Santa Ana thăm ông anh, anh Ái, một cựu Trưởng ty Nông nghiệp nhiều năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sở dĩ tôi phải giới thiệu chức vụ của anh cũng chỉ để nói lên cái lý do tôi thường lái xe lên đấy,cũng chỉ để kiếm tìm tình chiến hữu ngày xưa. Anh em kiếm tiệm cà phê vỉa hè, ngồi tán gẫu. Đủ mọi chuyện, đa số là những chuyện nói ra chỉ để cùng nhau cười cho khuây khoả.để xua tan những ức chế mà chỉ có những ai ở lâu nơi đồng đất nước người mới thấm được
Mọi lần tôi đến thăm anh, tôi thường báo trước, nhưng lần này tôi không làm như vậy.

Đèn đỏ, bỗng nhiên tôi linh cảm như có ai đang nhìn tôi, quay sang xe bên trái, tôi nhận ra ngay Anh. . .
Tôi quay sang, sao anh ta còn sống mà lại béo tốt như thế này?
- Ê bạn, nhớ rồi, khoẻ không, theo tớ nghe.
Tôi vui vẻ gật đầu và vui vẻ theo anh . Xe rẽ vào khu sinh hoạt của nhật báo Người Việt thì tôi mất bóng của anh, anh Thuận. . .

. . .Tôi với Thuận bị tù chung ở Trại 8 liên trại 4. Ở đội 2 anh nằm cạnh tôi, đến khi tôi chuyển xuống đội rau xanh thì anh được vào toán cưa xẻ. Được vào toán cưa xẻ là một đặc ân chứ không như các cụ ta ngày xưa vẫn than : " Thứ nhất hay Đ.. .Thứ nhì kéo cưa" đâu, vì ở đó, khẩu phần ăn được " bồi dưỡng" rất nhiều. . Và, cái phần nhiều ấy, tuy chỉ đủ cho một người tù làm việc cực nhọc như Thuận ăn để tiếp tục sống và khổ sai. Nhưng thỉnh thoảng Thuận vẫn đón tôi ở khu tắm công cộng, dúi cho tôi, khi thì củ mì, củ khoai, có khi cả một bát cơm trắng mà anh nguy trang trong một ca uống nước cưa từ ống nứa. . .
Hôm ấy, trời mưa, tôi đang còng lưng kéo lồ ô về trại. Đi ngang qua toán cưa xẻ thì tự nhiên tôi thấy có ai thọc một cái gì âm ấm vào trong túi. Tôi biết đó là " thực phẩm chi viện" của Thuận. . .
Tôi mừng rở kéo đám lô ô xuống phía suối định bụng sẽ thanh toán ngay cái " âm ấm" kia đang thôi thúc bao tử teo tóp vì lạnh
. . .Vừa gác bó lồ ô lên một tán cây lớn, vừa lom khom chui vào bụi rậm thì một cảnh vệ phóng tới , hắn lấy giây sắn trói thúc ké tôi lại rồi dẫn tôi lên bộ chỉ huy.
" phòng xử án" của bộ chỉ huy có 2 chỗ làm việc, được chia ra làm 2 bởi một tấm phiên mỏng.
Tôi ngạc nhiên khi vừa bước vào đã thấy Thuận đang ngồi ở ô thứ nhất.
Tôi nghe tiếng Thuận rắn rỏi:
- Thưa cán bộ, tôi biết trao đổi thức ăn là phạm nội quy, nhưng hôm nay cái dạ dầy của tôi không tốt.. .
Tôi nghe thấy tiếng đập bàn:
- Anh nói sao, anh nói những củ sắn này của Đảng và nhà nước cho anh là có độc tố chắc. . .Anh có biết. . .
Tai tôi ù ù chỉ nghe thấy nhiều tiếng " anh có biết" gay gắt, hận thù.
Thuận và tôi bị làm kiểm điểm và hậu quả to lớn đã đến với Thuận, anh bị đổi lên Đội I, đội xung kích thi đua. . .
Hơn 2 tuần, tôi cố gắng kiếm Thuận nhưng không gặp. . . Bửa đi lấy nước sôi, gặp Hùng Xùi tôi hỏi:
- Thuận ra sao? Tao kiếm nó không thấy?
Vẫn giọng cười dùng cho cả vui lẫn buồn:
- Đi nhà thương rồi, cái thằng trông tưởng mập, khi khiêng đi nhẹ như tấm mền. . .
Tôi băn khoăn:
- Sao đi nhà thương?
Vẫn giọng cười ấy, nhưng đã giảm tông chỉ đủ tôi nghe:
- Cậu điên rồi à, ngoài đời đi nhà thương là do con vi trùng. Trong tù con vi trùng " đói" khủng khiếp lắm.
Sau đó 3 ngày là chuyển trại. Từ đó, tôi cứ băn khoăn không biết Thuận sống chết ra sao. ." Có một kinh nghiệm khi khiêng người bạn tù đi nhà thương, đang khiêng, cái đòn oằn xuống, nặng nề, ấy là bạn tù đã chết. . ." Còn nhẹ như Hùng xùi mô tả thì không sao. .Nhưng, với tôi, cả khi được phóng thích và cả khi được sang Mỹ định cư, tôi vẫn nhớ đến Thuận như đang nợ anh một món nợ khó trả . .

Tìm được chỗ đậu xe, thì bóng Thuận đã hoà trong một đám đông. Họ làm gì vậy kìa. Người thì mặc đại lễ của quân đội Cộng Hoà, người thì mặc quân phục của quân đội Mỹ, cả lon lá của quân đội Mỹ nữa kìa. Họ đang làm đơn gì thế, rất bí mật, hí hửng, . . .
Tôi hỏi một ông già đang lấy tay che những hàng chử viết. Ông ấy nhìn tôi giọng hãnh diện:
- Phải có đơn mới có quyền làm. Đơn không được phát nữa. . .
Tôi vòng sang phía hông đám đông mong kiếm Thuận thì đã thấy anh chậy ngược phía tôi, anh nắm tay tôi kéo nhanh ra phía ngoài:
- Tớ xin lỗi đã làm mất thì giờ của cậu. Cậu có biết " chúng nó" đang làm cái gì không? Đang làm đơn xin ra nhập làm cựu binh Huê Kỳ đó. . .Rõ nỡm.

Anh và tôi đứng ưỡn người ngắm nhau như có cùng một nỗi băn khoăn xem: " Sau bao nhiêu năm dâu bể bây giờ ra sao?"
Tôi tần ngần nói lời ân hận về gói củ mì ngày xưa đã gây tai nạn cho anh, thì Thuận cười lớn, giọng cười anh lúc này sao giông giống như của Hùng Xùi:
- Này, tớ phải cám ơn cậu mới được. Qua nhà thương Yên Bái, con y tá bị chồng đang trong Nam bỏ rơi, thấy tớ đẹp trai, giới thiệu cho làm thủ kho.
Tôi buột miệng;
- Thủ kho to hơn thủ trưởng.
Thuận lại cười lớn, anh đưa vội tôi cái danh thiếp:
- Nhà và phone của tớ đây, tớ phải đi ngay có chuyện cần lắm.

Tôi đi thẳng ra xe, thôi Chủ nhật sau sẽ gặp anh Ái. . .

Sau lưng tôi, trên những cái bàn to rộng kia, những bạn tù của tôi đang nuôi một giấc mơ mới. .Giấc mơ này thay hế giấc mơ cũ : " Ước gì được về với gia đình, được ăn một bữa cơm no rồi sau đó lăn quay ra chết, cũng được."
giấc mơ mới này đúng hay sai, nhưng họ đã mang vác một quá khứ cay đắng và trong những cái đầu hoa râm, bạc trắng kia xin Thượng đế ban cho họ một giấc mơ. . .
Tôi thấy nhẹ hẳn người. ..

Nguyễn Trọng Hoàn

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TÙY DUYÊN Tôi có duyên may được gặp Đạo Sư Duy Tuệ trong dịp chúng tôi làm lễ động thổ để tôn tạo lại chùa Vân Tiêu cùng với đông đảo bà con trong Nam ngoài Bắc có lòng hảo tâm muốn hành hương về Yên Tử nơi vua Trần Nhân Tông Đức Phật Tổ của Việt Nam, đã từng sống và dạy Đạo cách nay gần bảy trăm năm.

Trời đã về chiều, gió se lạnh, giữa cảnh âm u tĩnh mịch chốn Vân Tiêu (nơi mà mây không bao giờ tụ lại-mây tan), những giọt nắng chiều như còn lưu luyến vướng trên ngọn cây, và sương mờ lắng xuống bao phủ kín dưới lưng đồi… Tôi cũng không nhớ bắt đầu từ đâu và từ lúc nào, Đạo Sư Duy Tuệ đã truyền lại cho tôi cái cảm nhận thánh thiện, niềm hạnh phúc khai mở được tái hiện mà xưa kia cách đây 700 năm, đức vua Trần Nhân Tông đã ghi lại trong bài thơ chữ Hán của Người về sơn Vân Tiêu :

“Đình đình bảo cái cao phàn Vân

Kinh tiêu cung khuyết vô phàn trần …

Thử phong, thử nguyệt, dĩ thử nhân

Hợp thành thiên hạ tam kỳ tuyệt !”

(“Quả núi vời vợi như chiếc lọng hoa cao với tới mây

Cung điện thần tiên không gợi chút trần tục ..

Gió đây, trăng đây, với người đây

Hợp với nhau thành ba thứ tuyệt diệu trong trời đất”)

Và cứ thế, tôi được Đạo Sư dẫn vào nội tâm sâu kín của chính mình… ông chậm rãi từng bước như tay lần tràng hạt hành thiền với một giọng nói trầm lắng “Ai cũng có Phật tánh trong con người, nhưng những dục vọng của cuộc đời đã cuốn hút chúng ta và làm lu mờ cái bản chất thánh thiện của con người, nói theo kiểu Khổng Tử là “nhân chi sơ tính bản thiện”! Nếu vén được cái màn sương dục vọng ấy thì tâm Phật sẽ được khai mở, toả sáng và con người sẽ sống và làm việc tốt đẹp hơn, từ ông thủ tướng cho đến người dân thường. Thậm chí một kẻ ăn mày có chút ánh sáng tâm Phật thì anh ta cho dù không thay đổi được thân phận nhưng đi ăn xin một cách sạch sẽ hơn !

Vì vậy đạo Phật lấy hoa sen làm biểu tượng cho sự giải thoát. Hoa sen sống trong bùn. Bùn là biểu tượng cho cuộc sống, cho các loại dục vọng, nhưng sen vào ngọt ngào hương sắc “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…”

Tôi là một người giảng dạy ở các trường Đại học và các viện nghiên cứu, nên tôi hiểu được rằng : Tạo hoá đã đặt con người trước một nghịch lý vĩ đại mà trong suốt chiều dài vô tận của mình, con người phải vật lộn để cuộc sống được an bình, cân bằng. Đó là mối quan hệ giữa CON và NGƯỜI trong con người. Là CON-con người cũng như các thú vật đều tham- sân –si, đều là hữu hạn trong cái vòng sinh-lão-bệnh-tử .., nhưng là NGƯỜI nó lại luôn luôn hướng thiện và muốn trường sinh bất tử ! Để con người được giải thoát và đạt tới cõi Niết bàn (vốn là từ Aán Độ Nir-Vana : Nir phủ định từ , Nava:dục vọng, sự sống) , đạo Phật chủ trương lấy giới, định, tuệ (Sila, Samadhi, Prajna)làm cốt lõi cho đời sống người phật tử. Thông qua sự tụ tập, trong đó thiền được xem là giải pháp quan trọng để thay thế dục lạc (lạc thú nhục dục) bằng thiền lạc (thú vui của thiền định).

Đạo Sư Duy Tuệ- như ông tự bạch và như nhiều người đã biết, vốn không phải là một người xuất gia có nhiều thời gian tu tập, mà là một con người bình thường sống lăn lộn trong cuộc đời và cũng có nhiều thành đạt : một nhà kinh doanh giàu có đã bôn ba nhiều nước, một gia đình ấm cúng vợ con đàng hoàng , một môi trường bầu bạn giao du rộng rãi… nhưng ông chưa một lần cảm thấy hạnh phúc và yên ổn. Ông đi ăn mày cửa Phật ! Ông đã viết một bài “ăn xin” cực kỳ xúc động khi ông ngồi bán già dưới gốc Bồ đề – Bodhgaya India, cầm những đống tiền bố thí mà nước mắt ông ràng rụa, phải tập kiếp sống ăn xin, và ông đã đốn ngộ: ”tự tâm ta biết rằng : hành động sống đời ăn xin của ta là để cho người đời tăng thêm phước” ! Ông không phải là người thuộc làu kinh Phật, am hiểu hoằng pháp, thông thạo giáo lý như các Hoà Thượng trong giáo hội... nhưng khi đốn ngộ ông như được đức Phật khai mở tâm Phật và thắp sáng tuệ nhãn và tu tập hành đạo một cách tự nhiên, tự nguyện. Con đường của ông đến với đức Phật là con đường trải nghiệm tâm linh hơn là giác ngộ về giáo lý. Và ông như được sinh ra để làm một sứ giả của đức Phật là truyền đạt những tư tưởng của đức Phật vào đời sống thường ngày của chúng sinh .

Nếu như trong cuốn “Hành trang vào đời” (nxb Văn Hoá Hà Nội, 2001) ông đã diễn giải một cách dung dị - tiếng nói thật mộc mạc của con tim-tâm Phật, để giúp con cháu, cũng bằng trực cảm nhận thức thực chất giáo lý sâu sắc của đạo Phật để rồi hành xử trên cơ sở đạo đức và hướng thiện , thì cuốn “Trí Tuệ Người Việt” mà các bạn đang có trong tay, và tôi may mắn, vinh hạnh được giới thiệu là một sự tiếp tục khám phá cái tâm của mình, giúp chúng sanh tự khám phá tâm phật của mình và noi theo đức Phật lên đường giúp đỡ chúng sanh. Đây là sự ghi lại những suy tư cảm xúc, những cuộc trao đổi, tiếp xúc với nhiều người trong nước và nước ngoài .

Tất cả những gì ông đã ghi lại như là nhật ký của năm 2001-2002 – nhật ký của tâm thức sâu lắng, chân thật. Có thể đó là những cảm nhận trong những ngày sống trầm tư ở Đà Lạt mù sương, ở nơi đất khách quê người (Singapore, Băngcốc, Hồng Kông …), đó là những bức thư gởi cho bè bạn những người “hữu duyên” ; đó là những buổi nói chuyện với các tầng lớp nhân dân, kể cả lớp cai nghiện ma tuý bằng “thiền” ; …

Có thể nói Đạo Sư Duy Tuệ với tình cảm riêng của mình đã cảm nhận được cái Phật tánh nguyên thuỷ và muốn trả lại cho đời một cái đạo Phật vô thần.

Ông viết:

“Hàng nghìn năm người ta đã nhầm

Ngồi thiền để thành Phật !… không phải tu để thành Phật !

Mà phải nhận ra bản chất Phật của mình… khi nhận ra bản chất này

Giúp con người sẽ hạnh phúc trong địa vị mình

Từ kẻ ăn xin cho đến bậc vua chúa

Đều an vui trong vị trí của mình.”

Ông coi đức Phật “là vị Thầy vĩ đại nhất” và vị Thầy ấy đang nằm trong ta (bảo tháp là ta). “Hãy nhận ra vị Thầy vĩ đại nơi mình và lễ lạy”. Đó chính là tâm Phật. Ông còn khuyên các tu sĩ: ”Đời sống của tu sĩ là cách lựa chọn riêng của mỗi người, là hạnh phúc riêng của mỗi người, nhưng nhất thiết nó không phải là lý tưởng của mọi người”. Trong một bức thư dài ông gửi cho tôi từ Singapore, ông nói với tôi:

“ Từ bao thế kỷ ấy

Người ta đặt niềm tin và trao thân phận cho tôn giáo

Ôi ! những kẻ nô lệ !

Sự huyền hoặc của tôn giáo

Lại trở thành khuôn mẫu cho con người !

Ôi tối tăm lại chồng chất tối tăm !

Ôi đau khổ lại chồng chất đau khổ !

Đi máy bay trên bầu trời ông khát khao “vượt ra, vượt ra, vượt ra khỏi, vượt ra tất cả sự chấp ngã… để sống với tâm vô lậu, với tuệ giải thoát”. Nhiều hình tượng chứa đựng những triết lý sâu sắc: trong bài “Hãy Nhìn Từ Sự Trong Suốt” ông viết:

Đừng nhìn tôi qua kinh nghiệm cuộc đời… qua suy luận…

Đừng nhìn tôi bằng tình thương hay lòng căm ghét…

bằng ý tưởng thông minh hay lòng khờ dại…

bằng niềm vinh hay nói nhục…

bằng quá khứ hay tương lai…

Hãy nhìn tôi từ sự trong suốt ở tâm bạn

Hãy nhìn như thế mới thấy được tôi…

Và từ đó Đạo Sư đã tìm thấy cái tâm Phật ở người Việt Nam đã toả sáng qua cuộc đời, sự nghiệp, và nhân cách của vua Trần Nhân Tông – một Thánh Vương đã lập nên chiến công rực rỡ và từng sống một cuộc đời sung sướng… Ấy thế mà ngài đã từ bỏ tất cả để xuất gia hành đạo và trở thành Phật Tổ Việt Nam, đề xướng tư tưởng Cư trần lạc đạo:

“ Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên

Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền

Báu sẵn trong nhà, thôi khỏi kiếm

Vô tâm đói cảnh hòi chi thiền !

Từ đó đến nay – 700 năm qua Yên tử vẫn là thánh địa của đạo Phật Việt Nam!

Theo sự thức nhận của Đạo Sư Duy Tuệ (trong thư gửi giáo sư Phạm Đức Dương ) thì công thức sống của Phật tổ Trần nhân Tông là : Dân Tộc - tín ngưỡng – pháp trị.

“Đối với Ngài dân tộc và tổ quốc là trên hết

Nhưng dân tộc ấy phải có tín ngưỡng để thăng hoa

Dân tộc ấy và tổ quốc ấy phải được những nhà cầm quyền dùng chánh pháp để cai trị”

Trần Nhân Tông là Thánh vương – Trần Nhân Tông là Phật Tổ, hoàn toàn xa lạ với khái niệm vua-thần trong tôn giáo của Ấn Độ : cấp cho vương quyền một cái nhãn thần quyền .

Tôi cũng “tuỳ duyên” mà được Đạo Sư Duy Tuệ mời đi Yên Tử, tham gia viết bài trong hội thảo về Trần Nhân Tông tại Quảng Ninh. Trong tâm thức tôi như được phát sáng một nhận thức mới mà trước đây ít ai nghĩ đến : sau chiến tranh tàn khốc, dù kẻ thắng người thua – con người đều nghĩ đến sự khoan dung, mong muốn được sống yên vui nhất là trong đời sống tâm linh. Những nhà tư tưởng phải dựng nên ngọn cờ nhân đạo đó. Để an ủi lòng dân (ta gọi là chính sách khoan dân-nhưng có lẽ chưa thoả đáng!). Vì vậy sau chiến thắng quân Nguyên – một đội quân xâm lược đã làm điên đảo cả Âu –Á, để lại một nỗi khiếp sợ kinh hoàng cả trong giấc ngủ : rợ Tác Ta! Thánh vương Trần Nhân Tông cảm nhận sâu sắc nỗi đau thương mất mát vô bờ bến của thần dân và dòng họ quí tộc, nên Ngài muốn cho trăm họ được hưởng cuộc sống yên bình – con người sống để yêu nhau ! Vì vậy ở trong nước Ngài đề cao nếp sống “cư trần lạc đạo” , với người bạn đồng minh ở phía Nam- vua Champa thì giương cao ngọn cờ hoà hiếu giải hận thù xưa, gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân. Lúc đó, một số người, trong đó có cả sử gia đã chê cười nhà vua đem công chúa ngọc ngà Đại Việt gả cho bọn man di ! Sau này, có người lại ca ngợi vua Trần Nhân Tông đã mở mang bờ cõi bằng cách gả con gái để lấy Châu Ô Châu Rí ! Tôi đã viết bài: “ Nốt nhạc thiền hoà hiếu trong quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Champa thời Trần Nhân Tông”. Như có ai đó giải thích cho tôi vì sao trong lịch sử Đại Việt lại có một ông vua sau chiến thắng lẫy lừng đã giao lại ngôi vàng cho con, đã chu du khắp đất Champa gần 10 tháng, hứa gả con gái cho người bạn đồng minh chống kẻ thù chung ? Đâu phải để lấy hai châu, mở rộng bờ cõi ! mà là để xây dựng cuộc sống thanh bình hữu nghị cho cả hai dân tộc vốn không được hoà thuận trong quá khứ và đều bị hy sinh trong chiến tranh. vua Trần Nhân Tông đã nhân cơ hội thắng lợi có một không hai trong lịch sử, thiết lập quan hệ lân bang để cùng nhau “cư trần lạc đạo”. Còn của hồi môn là việc làm theo thông lệ.

Đạo Sư Duy Tuệ và các bạn bè trong Trung Tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ứng Dụng Phật Học Việt Nam cùng với Hội Khoa Học Đông Nam Á đang mong muốn tôn vinh và khai thác những giá trị của các di sản vật thể và phi vật thể để nêu cao ngọn cờ văn hoá Việt Nam. Các vị đã làm được nhiều việc như tham gia trùng tu các di tích lịch sử, chăm lo đời sống tâm linh cho người đã khuất, mở các lớp huấn luyện, thậm chí dạy thiền để cai nghiện, xuất bản sách báo, giúp đỡ những người hoạn nạn, mở phòng khám bệnh từ thiện, giúp học sinh nghèo…

Riêng về phần mình, tôi rất cảm ơn Đạo Sư Duy Tuệ và các vị đã đem đến cho tôi niềm vui, sự thanh thản và thôi thúc tôi, cổ vũ tôi, căn dặn tôi: ”Giáo sư nên nhớ điều ấy. Tâm trí là bầu trời tâm nơi ấy. Những dòng suy nghĩ tuôn chảy không ngừng. Vô tâm trí là bầu trời tâm chỉ có sự nhận biết của tâm. Sự biết không khách thể. Vừa là chủ thể vừa là khách thể. Khi đã có kinh nghiệm ấy. Giáo sư sẽ ngộ được tâm linh. Chỉ khi ấy trở đi. Tri thức của ông sẽ có tác dụng… Lúc ấy ngòi bút của ông, ngôn ngữ của ông thực sự có giá trị vô thượng”. Năm nay tôi bước vào tuổi 73 và được Đạo Sư Duy Tuệ cho nhận pháp danh (Thánh danh) là Minh Tuệ, tôi muốn dùng 4 câu kệ trong tộc phả họ Nghiêm Bá làng Tây Mỗ, huyện Từ Liêm để nói lên tâm nguyện của mình:

“Tuỳ duyên làm mọi việc

Xong việc lại như không

Có và không, không chấp

Trăng thu vằng vặc trong”

GS Phạm Đức Dương

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bạn biết gì về :Trà đạo Nhật Bản ?

Image
Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.
Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.

Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.

Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà.

Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.
Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.
Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Có người dùng 4 chữ "hòa, kính, thanh, tịnh" để khái quát tinh thần cơ bản của trà đạo. "Hòa" là hòa bình; "kính" là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; "thanh" tức là thanh tịnh, thanh khiết; còn "tịch" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn.(Theo VnExpress)

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Mua sắm một cách thông minh
Monday, May 16, 2005


Ở Mỹ, tùy túi tiền của mình, bạn có thể mua những đồ dùng đa dạng với đủ mọi hạng tiền. Dĩ nhiên, bạn cũng còn phải nhớ câu “tiền nào thì của ấy nữa”. Thế nhưng, cũng có rất nhiều người đã đi mua sắm một cách thông minh hơn người khác vì họ mua hàng tốt, đẹp, xài bền mà không phải trả giá cao. Ðiều này do kinh nghiệm cũng có, rồi do chịu khó tìm tòi, so sánh giá cả cũng có. Thêm vào đó, có thể họ đã nghe theo những lời chỉ dẫn của các chuyên viên mua sắm như bài báo của ông Chris Taylor mà tôi muốn gởi đến bạn sau đây, trích dịch từ nguyệt san Readers Digest.

Nếu bạn là người biết sử dụng Internet thì có lẽ bạn cũng đã có biết đến Ebay, một mạng lưới để người ta mua bán đủ thứ hằm bà lằng mới có, cũ có. Thí dụ như bạn có thể tìm thấy một bộ áo quần của Elvis Presley, hay một lọn tóc của một ngôi sao màn bạc nổi tiếng. Nghĩa là cái thứ gì cũng có trên Ebay, chỉ cần bạn ra giá mà thôi.

Tuy nhiên, cũng không phải tất cả những đồ đạc đã dùng rồi (secondhand) mua từ Ebay hay bất cứ ở đâu đi nữa, đều là giá hời cả. Có những loại hàng cũ nhưng vẫn còn tốt, mà cũng có những loại hàng bạn chỉ nên mua mới mà thôi. Thế nhưng, bạn phải biết sự khác nhau giữa các món hàng này. Một điều lệ chung bạn nên ghi nhớ là “Mua hàng được chứng nhận bởi một cửa hàng và được bảo đảm thường vẫn chắc ăn hơn”.

Ðể giúp người tiêu thụ là bạn biết mua sắm đúng cách, các chuyện viên về mua sắm đưa ra các lời khuyên sau đây.


1/ Sách:

Nếu bạn là người sưu tầm sách, bạn có thể vào trang nhà Booksfree.com. Với 45,000 ngàn tựa sách, website cung cấp dịch vụ cho mướn sách hàng tháng từ 2 đến 12 cuốn. Giá cả có thể từ 7.99 mỹ kim, đến 29.99 mỹ kim, bao gồm cả cước phí chuyên chở để gởi đi và trả về, tùy theo lượng sách mà bạn muốn.

Bà Nedra Harris ở Matawan New Jersey, trả 18 mỹ kim một tháng cho việc mua và thuê sách này. Bà tiết kiệm được khoảng 30 mỹ kim mỗi tháng so với việc trước đây bà phải lục tìm mua sách ở những cái garage sale hay trao đổi với bạn bè.


2/ Vé xem xi nê:

Bạn có thể tiết kiệm tiền vé đi coi xi nê nếu bạn mua một lố qua những tổ chức như AAA hay ở những cửa tiệm bán hàng sỉ như Costco. Cửa hàng AAA có thể bớt đi từ 50 cents cho đến 2 mỹ kim cho một vé xi nê, tùy theo từng loại hệ thống rạp hát. Ở Costco thì họ bán một lố vé 5 cái với giá 35 mỹ kim cho Regal Entertainment Group Theaters. Bạn cũng có thể nhờ vào việc các công ty được giảm giá (corporate discount), bằng cách liên lạc với văn phòng Human Resource để tìm biết xem sở làm của mình có ở trong 4,000 công ty thuộc mạng lưới WorkingAdvantage.com hay không. Nếu có, bạn có thể được hưởng sự giảm giá vé xi nê đến 40% lận.


3/ Viện bảo tàng – Museums:

Ít nhất mỗi tháng một lần, phần lớn các viện bảo tàng trong những thành phố lớn mở cửa cho người ta vào xem mà không mất tiền. Ở New York City, Museum of Modern Art thường dành buổi tối Thứ Sáu vào cửa miễn phí. Còn ở San Francisco thì viện bảo tàng Exploratorium thì cứ mỗi Thứ Tư đầu tháng, bạn không phải mua vé vào cửa.


4/ Dụng cụ làm vườn:

Bà Lani Murakami làm việc cho trang nhà giảm giá Overstock.com cho biết thời gian lý tưởng nhất để mua những dụng cụ làm vườn cũng như đồ dùng trong nhà là sau lễ độc lập 4/7. Ðó là lúc mà những cửa hàng bắt đầu hạ giá hàng hóa của họ và gởi đến Overstock, nơi mà bạn có thể mua hàng rẻ đến 40% hay 70%.


5/ Cây cảnh:

Bạn có thể liên lạc với những tổ chức lo về cây cảnh ở địa phương bạn cư ngụ hay văn phòng thành phố (city office) để tìm biết xem họ có chương trình khuyến khích mọi người trong khu phố giữ cho không gian có màu xanh của cây cỏ hay không. Thí dụ như thành phố Forth Worth chẳng hạn thì cho những cư dân trong vùng mỗi gia đình hai cây để trồng, nhưng phải có 25 hộ ghi tên thì họ mới cung cấp cây miễn phí.


6/ Chợ trời:

Ðợi khi sự chia xẻ là cơ hội để bạn có những gì mình muốn. Bạn có thể trao đổi hột giống và cây cảnh với bạn bè và láng giềng. Còn nếu không có bạn hay láng giềng cùng sở thích thì bạn có thể tìm đến với GardenWeb.com, nơi mà bạn có thể trao đổi với những người yêu thiên nhiên trên khắp nước Mỹ.


7/ Dụng cụ tập thể dục:

Dụng cụ hay máy tập thể dục bán chạy như tôm tươi vì ai cũng muốn thân hình thon gọn. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người mua về để đóng bụi chứ không hề xài đến. Thêm vào đó, những dụng cụ này thường được hãng sản xuất bảo đảm đến cả 5, 10 năm cho nên bạn có thể mua lại với giá rất rẻ. Bạn thử lên mạng lưới gymcor.com để tìm tòi món hàng bạn muốn thử xem nhé.


8/ Ðồ trang sức với hiệu danh tiếng:

Bạn có thể tìm thấy những món hàng từ khăn quàng cổ cho đến ví xách với các nhãn hiệu danh tiếng như Prada, Ferragamo, Gucci rất đẹp với giá hạ. Thử vào trang nhà luxuryvintage.com xem sao, tuy nhiên bạn cũng phải coi chừng hàng giả mạo nữa. Bạn luôn muốn biết điều lệ trả lại và việc hàng được bảo đảm.


9/ Dụng cụ âm nhạc:

Người ta có thể tìm thấy những nhạc cụ cũ nhưng còn tốt như violins, pianos, banjos ở trang nhà musiciansbuyline.com.

Ngoài những thứ liệt kê ở trên, bạn cũng có thể mua đồ cũ mà còn tốt như du thuyền (boat), máy chụp hình, bàn ghế, DVD, và nữ trang


* Những đồ dùng nên mua mới


1/ Nôi của trẻ con:

Bạn phải nghe theo lời khuyến cáo và hướng dẫn của Consumer Product Safety Commision - Cơ Quan Bảo Vệ Sự An Toàn Cho Người Tiêu Thụ, bạn không nên mua đồ cũ vì tin tức cho biết là hàng năm có khoảng 16 đứa trẻ bị chết vì lý do nôi của chúng bị gãy, hoặc chỉ vì được sản xuất không an toàn.

Bạn không nên tiết kiệm tiền khi mua những món hàng này cho con của mình. Ngay cả những thứ như xe đẩy và ghế ngồi car seat. Hãy xử sự một cách thông minh và chỉ mua những thứ hàng mới mà thôi.


2/ Computers:

Công ty Dell bán những sản phẩm liên quan đến computer với giá 400 mỹ kim mà thôi thì tại sao bạn lại mua máy computer cũ. Bà Suzy Gerhman, tác giả của cuốn sách Born to Shop, nói: “Computes thay đổi quá nhanh, bạn không nên mua computers cũ tí nào cả!”


3/ Digital Camera:

Những dụng cụ điện tử rất mỏng manh. Bạn có thể thử nó ở tiệm trước khi mua. Dimitros Delis làm việc với Photo Marketing Association, nói: “Nếu bạn mua một cái máy chụp hình Digital có từ bốn đến năm megapixel, bạn có thể dùng nó đến 3, 4 năm. Chất lượng của hình ảnh, vận tốc, mọi thứ đều tốt hơn cả.”


4/ Plasma Screen:

Bạn có thể thử so sánh giá cả bằng cách lên mạng lưới plasmaplanet.com để tìm mua loại TV với màn ảnh có mặt phẳng này. Ráng chờ một thời gian vì giá của loại TV này xuống khoảng 10% mỗi năm.


5/ Ðồ dùng trong bếp:

Khi mua đồ dùng trong nhà như máy giặt, máy sấy, bếp bạn nên nhớ đến thời gian bảo đảm cũng như việc tiết kiệm năng lượng. Những kiểu hàng mới bậy giờ vừa đẹp, giá rẻ, và cắt giảm bớt tiền gas hay điện của gia đình bạn.

Bạn cũng nên mua DVD, nệm giường, microwave, cellphone và giày trượt mới vì sự an toàn và sức khỏe của mình.


Oanh Thơ

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cành đào và cành hải đường Image Có thể đây là thói quen nghề nghiệp (cầu Giời cho không phải là méo mó nghề nghiệp) nên tôi thường hay nghĩ về sự phát sinh nhận thức người. Chẳng hạn như nghĩ về việc này: tại sao có chuyện cành đào và cành hải đường được trọng vọng bởi những người nhận mình là thanh lịch, hoặc nhận mình là đậm đà bản sắc dân tộc. Cái người đầu tiên đã làm cho cành đào và cành hải đường trở thành biểu trưng của cách đón xuân truyền thống, người ấy học được cách làm này từ thày dạy nào hoặc từ sách vở nào?

Và ta hình dung chơi cho vui một chuyện sau. Từ hồi ấy, chuyện xảy ra cách đây lâu lắm rồi. Lâu bao nhiêu? Có mà Giời biết! Riêng tôi chỉ nhớ đó là lâu lắm rồi. Sáng hôm đó, trời mưa lay phay, gió xuân ve vãn mấy cành lá đầy lộc non ngoài vườn. Bữa đó, có một ông già - phải, một ông già, mặc dù tôi rất hồ nghi năng lực thẩm mỹ của không ít ông già - ông muốn nói điều gì đó với con mình. Ông già kia nhìn trời đất, ông già nọ lắng nghe tiếng gió rất khó nhận ra giữa muôn vàn tiếng chíp chiu của những con chim nhảy lách tách ngoài vườn nhà mình. Ông già kia rất muốn nói một đôi điều với con trai con gái nhà mình. Giá như vào thời buổi bây giờ, ông chỉ việc mở tờ báo xuân thì đã có đủ các công thức quen miệng cho những điều cần nói năng vào buổi sáng đầu xuân này. Nhưng vào thời buổi xưa của ông già nọ, cách đây lâu lắm rồi, ông già chỉ có thể trông cậy vào cách diễn đạt của chính mình. To nhỏ, xấu đẹp, dài ngắn, hay dở... gì thì gì, đó là cách biểu đạt của chính ông.

Ông không nói, nhưng ông làm thay cho lời khi Lời chưa lên ngôi. Tôi đã thấy ông già nọ dắt hai bên, tay trái là cậu con trai, tay phải là cô con gái, ông dắt họ ra vườn. Ông khẽ ngắt một cành đào nho nhỏ, như thể sợ làm đau cái cây, sợ nó khóc thương và làm rơi những cánh hoa như nước mắt màu phấn hồng, và ông đặt cành đào vào tay cậu con trai. Rồi ông vin cành hải đường và cũng khẽ ngắt một cành hải đường nho nhỏ có mấy cái nụ màu cánh sen chúm chím, những lá xanh nõn nà khoẻ khoắn được ông trao vào tay cô con gái đứng bên. Ông muốn nói điều gì đó với các con. Nhưng ông không đủ lời. Không phải ông “tiết kiệm lời” như các nhà văn nhà báo sau này vẫn dạy nhau. Hoặc như các nhà văn viết kiếm hiệp ba xu bí lời chỉ biết thả một câu “bút thần khôn xiết tả”. Ông không có lời, mà nếu có thì ông không đủ lời.

Nhưng ông muốn dặn các con, dặn thế hệ sau hãy nâng niu thiên nhiên, hãy khẽ khàng với sự sống đang nhú mầm. Ông không đọc diễn văn, mà ông dùng hành động của chính mình, ông lấy thành tựu trong vườn của chính mình, ông trao Thiên Nhiên vào tay con trai con gái mình. Ông không dạy con cái phải thanh lịch. Ông dạy các con ngắt một cành cây đời đem vào nhà cắm lọ, làm một nghi thức tôn thờ cây đời xanh tươi, và vô tình ông đã dùng hành vi của mình để dạy các con thế nào là thanh lịch.

Thế rồi sự vụ cứ kéo dài năm này qua năm khác, đến cái độ sau này mấy ông làm luận án tiến sĩ đặt được thành một cái tên, gọi chuyện như thế đó là truyền thống. Những tác giả luận án thường chỉ nhầm một chút xíu. Do thiếu kỹ năng triết học, họ không giải thích nổi đó là truyền thống gì. Truyền thống ngắt cành cây à? Hay truyền thống kiếm tiền và vung tiền bằng cành cây?

Muốn trả lời đúng đó là truyền thống gì, không thể có cách nào khác ngoài việc lần ngược trở về nguồn, trở về với sự phát sinh sự vật. Và ta sẽ thấy mấy ông tiến sĩ ít triết học không nhìn thấy nổi trong hành vi của ông già một mối quan hệ căn bản giữa vật chất và tinh thần. Do chỗ mấy ông chỉ thấy vật chất và tinh thần là hai phạm trù hoàn toàn đối lập nên họ tạo lập ra hai phe chống chọi nhau, và họ cũng ăn đủ khi nhằm trúng cái phe đang lên để mà phù thịnh. Họ không thấy rằng qua hành vi của ông già gửi cành đào và cành hải đường cho con đó là sự gửi gắm cái tinh thần vào cái vật chất. Và một khi cái vật chất chứa đựng đúng cái tinh thần tương ứng thì cả hai thể vật chất và tinh thần cùng tồn tại trong một sự vật, cực kỳ chắc chắn.

Giống như cái tinh thần gọi bằng tình mẹ được gửi vào bầu sữa và sự bú mớm hoàn toàn vật chất của người mẹ. Giống như một tiếng nói muốn gửi vào mênh mông, thì thoạt đầu cứ nói và gõ xuống đất, sau rồi mới có cái mõ thay cho đất, sau rồi mới có thêm khói hương để mong gửi đi cao xanh hơn. Giống như trong tấm huân chương có sự vật chất hoá cái tinh thần hy sinh xả thân.

Đến một lúc đời bị chi phối bởi những “hiểu lầm” và sự lợi dụng những hiểu nhầm. Cành đào càng to càng có giá. Dĩ nhiên đó là đào đi mua chứ không phải đào do tay mình trồng. Mà đi mua bằng đồng tiền chí ít cũng đáng ngờ như trình độ triết học của nhiều nhà triết học đương thời. Cành đào đã to, lại vặn vẹo cho thành những hình lạ kỳ rồng rắn. Những người làm vườn tra tấn cây cả năm để giáp Tết có được những cong queo thương tật mà càng tức mắt thì càng bộn tiền. Tinh thần nào rồi cũng bị lợi dụng. Cái thanh lịch trở thành những đống “củi giá cao” làm khổ những cô công nhân xe rác.

Khó gì mà chẳng có nổi một rừng đào ở ven đô thành. Sao trai thanh gái lịch không vào vườn đào mà thưởng thức cảnh xuân lại cứ làm đau thiên nhiên bằng những nhát dao? Chẳng nhẽ con người nơi núi cao - vẫn bị phân biệt về mặt dân trí - lại không biết gì đến cái sắc xuân tinh thần gửi trong những cốt lõi vật chất trong những rừng đào Sa Pa và rừng mận Bắc Hà hay sao?

Phạm Toàn © 2005 talawas
Last edited by khieulong on Fri May 27, 2005 2:44 am, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thư ngỏ gửi nhạc sĩ Phạm Duy.
Chú cuội Nguyễn Trọng Hoàn.
Image Về Nhạc sĩ Phạm duy, từ trước đến nay, ở Hải ngoại có 2 bản tin về ông mà Cuội tôi nghe xong đều mang tâm trạng bàng hoàng. . .
Một là: Nhạc sĩ Phạm Duy có trái tim mới, đăng trong nhiều báo, khi họ tường thuật về việc người nhạc sĩ thiên tài này được thông các van tim. Được thay các mạch máu nơi tim bằng những ống dẫn máu lấy từ cổ chân..
Hai là gần đây; Tin Nhạc sĩ Phạm Duy về ở hẳn Việt Nam. . .
Với bản tin thứ nhất, Cuội tôi nhớ lại, lúc bấy giờ đã đọc đi đọc lại tờ báo mà trong lòng ngẩn ngơ, y như nghe lại những bản tình ca bất hủ, mà mỗi nốt nhạc, mỗi lời ca đã từng ươm đỏ trái tim của hàng triệu tâm hồn Việt Nam. Cuội tôi không thể nào kể hết từng bài được, vì mỗi bài có sắc thái riêng, mang âm hưởng độc đáo. . .Hình như không phải bắt nguồn từ con người, mà như từ lòng đất sâu thẳm, từ không gian vời vợi của giòng thời gian Việt Nam vĩ đại..
Cuội tôi, cùng với những đồng môn, còn nhớ mãi hình ảnh của ông, với bộ bà ba đen, cùng với cây đàn ghita và một người bạn Mỹ, đến hội trường,của trường Võ bị Quốc Gia Việt Nam trên cao nguyên Lâm Viên, để hát cho chúng tôi nghe. Trong hơi lạnh của thời tiết tàn đông năm ấy, ông đã truyền cho chúng tôi những âm giai hùng tráng của dòng nhạc đấu tranh chống Cộng, lúc ấy, chúng tôi có cảm tưởng đang nghe người mẹ kể những câu chuyện cổ tích, có cô Tấm nhân hậu, có cô Cám ích kỷ trong ổ rơm ấm đậm hơi người, trong gió mùa đông bắc gầm rú bên ngoài.. . .
Cuội tôi và thế hệ mình yêu ông từ những ngày ấy..

Với bản tin thứ hai. . .
Gần đây, tin ông về ở hẳn Việt Nam đã khiến cho những người dân Việt ở 2 bên bờ đại dương mang những nỗi vui buồn lẫn lộn. Vui để tiễn ông về, về với tình tự quê hương, còn buồn vì phải, một lần nữa thất vọng về một người nghệ sĩ, lại một lần qua sông, nhưng khác với những nghệ sĩ có tâm hồn thuần khiết, ông đã qua sông, chuyến đò dọc hay đò ngang thì chỉ có ông mới biết nhưng ông đã rũ áo làm kẻ ngu phu để . ." Đấm b. vào sóng. . ."
Rồi ông về đến Việt Nam để trả lời những câu hỏi của báo chí, ông đã phủi ngay quá khứ chống Cộng bằng nụ cười trơ trẽn: Có 4 câu "lập ngôn" mới toanh của ông khi về đến Việt Nam là:

1/ Họ bảo tôi bỏ phe họ về với Cộng sản. Từ trước giờ, tôi có ở phe nào đâu? Rồi ông cười. .Chả lẽ tôi lại bảo họ: Tôi không ở phe các anh. . ."
Những người ở Hải ngoại vì lỡ thương ông, không nỡ buông lời phản đối vì họ nghĩ, vào cái tuổi tuổi ngả theo bóng chiều ấy, hoặc những lời giối già không đúng lúc ấy, mà ông đã quẳng đi lý tưởng chống Cộng, vốn dĩ từ đó chúng tôi yêu ông, dù ông có chối, hoặc buông ra những câu phân trần tội nghiệp, nhiều người trong đó có Cuội đã giận ông, thậm chí có người buông ra những câu thất vọng về cái quá đáng của ông, đó là một lý do người đời bây giờ ghét ông.

2/ Ông còn tuyên bố: Ông về Việt Nam là về để sống chung với những con người " Việt nhân ái", Có lẽ nhạc sĩ đã quên 2 hàng nhạc mà chính ông đã sáng tác tại Mỹ năm nào:
"Từ vượn lên người mất mấy triệu năm. Chứ từ người xuống vượn chỉ mất có mấy năm."
Có thể nào trong cái chu kỳ sinh hoá của cái vòng luân hồi từ vượn trở thành người, đối với ông bây giờ lại chóng vánh đến thế hay sao, Ông Nhạc sĩ ?

3/ Trong các nhân vật của những bộ võ hiệp tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung, Cuội tôi mê nhất cái cá tính của Mộ Dung Phục, một trong vài nhân vật hiếm hoi, đã trốn tránh tình yêu như tránh hủi, vì chỉ sợ ngộ lỡ lạc bước sa chân vào đó là rơi vào những đa đoan phù phiếm, trong khi cuộc đời còn bao nhiêu việc cao hơn, có ý nghĩa hơn phải làm.
Ông thì lại khác, dù ở độ tuổi nào chăng nữa, ông vẫn tay buông tay bắt. . .Cuội tôi có cảm tưởng ông ung dung lầm lẫn một cách tự tin, trong hai phạm trù có liên quan, nhưng chưa hẳn đã là nhất thể. Đó là tình yêu và tình dục. Có người bảo: Nghệ nhân vốn là thế, có thế mới là nghệ nhân, nhưng đã là nghệ sĩ thì phải có một cái Tâm nhân hậu, có Con Tim ngăn nắp, kín cổng cao tường. Ông thì ngược lại, hai thứ đó, lúc nào cũng như muốn rối tung cả lên, khiến người trong cuộc, cũng như những người, hơn một lần ngưỡng mộ ông phải băn khoăn, thở dài..
Đó là ý của Cuội tôi về một câu hỏi: Ông dự tính làm gì khi đã về ở hẳn Việt Nam? Ông cười: Việc đầu tiên là tìm mua một căn nhà mới, và cưới một cô vợ mới.
Tất cả những người chưa biết nhiều về ông, tưởng rằng ông nói đùa nhưng Cuội tôi thì biết không phải như vậy, ông nói thật đấy, vì quá khứ đã cho thấy ông không phải là một người mà, sách Luận Ngữ gọi là “ Khắc kỷ phục lễ vi nhân” có nghĩa là kiềm chế bản thân để phụng sự lễ giáo . Còn ông thì lúc nào cũng như con ngựa không cương. Con ngựa bất kham của lòng dục, cõi mê, có trải vó trên thảo nguyên bạt ngàn trăng gió thì đã làm sao nào? Đằng này, Con ngựa không cương ấy, không biết chừa ra, vùng nào là vùng cấm địa của cương thường, vùng nào là vùng bất khả xâm của nhân luân gia giáo. . .Người ta khinh ông cũng là vì ông cứ luôn lơ mơ về một giới hạn đạo đức trong những vó ngựa hoang ấy đấy Nhạc Sĩ ạ!

4/ Ông nửa đùa nửa thực: Tôi đã "chay tịnh" để tang bà xã Thái Hằng của tôi 5 năm trời rồi. Rồi ông nói tiếp:Tôi bây giờ là Con Người Mới, có hai nơi mà tôi rất muốn đến là Hà Nội và Thiên thai..
Bây giờ thì ông đã về đến Hà Nội, còn ý muốn lên thiên thai của ông, Cuội tôi rất tâm đắc, có thể ông sẽ được gập lại Nữ thánh Thái Hằng ở đó, nhưng vấn đề là: ông còn ngầm ý sẽ cưới vợ mới cơ mà? và quan trọng hơn nữa, chính là :Liệu bà Thái Hằng có còn muốn gập lại người chồng trăng hoa, mà bà phải chịu đựng từ ngày bà hát xong bản Chú Cuội, của ngày xưa thân ái ấy không đã ?

5/Còn nữa, Câu này tuy cũ nhưng vẫn còn mới trong đầu những người hâm mộ: những người yêu nhạc của ông, vẫn còn ê chề vì câu tuyên bố sống sượng: "Tôi viết những bài nhạc các bạn thích ấy từ trong cầu tiêu !"
Thức giả vẫn nói với nhau như thế này:
- Thông điệp của các nhà văn lớn, không phải ở những dòng chữ, mà ở giữa các dòng chữ, có nghĩa là tác giả thường gửi ý nhưng dấu lời.
- Thông điệp của các nhạc sĩ lớn, thường nằm giữa những nốt nhạc.. .
Đấy là lối thẩm âm của người quốc gia, người quốc gia nghe nhạc bằng trái tim, khác với người Cộng Sản nghe nhạc bằng cái đầu, cái đầu của tính toán, nghi kỵ. Mới đây thôi,trong cuốn hồi ức “Tầm Xuân” ( Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội) Cô con gái của Lý thuyết gia Maxít Đặng Thái Mai có thổ lộ như sau:
.. . “ Sau này, vào những năm 60- 70, có lần tôi nghe cán bộ nói chuyện, anh ta liệt “ Thiên Thai,” “ Trương Chi”, “ Buồn tàn thu’’ vào loại “ Nhạc Vàng”. Theo anh, người ta đã thí nghiệm cho lợn ( heo) nghe mấy bản nhạc này. Kết quả: Lợn bỏ ăn! Quả thực là điều phi lý nhất, nghe mãi cũng quen tai. Một thời gian dài, người ta không dám hát những bài hát ấy nữa”
Bài viết của Đặng Anh Đào ở trên, làm Cuội tôi rùng mình. Người ta đã duy vật hóa mọi thứ, mọi việc đến cái độ tởm lợm, cái gì cũng có thể dính dáng đến cái bao tử được sao? Khi chê, lúc đói, người ta cho Lợn nghe nhạc. Khi no, lúc rửng mỡ, người ta lấy chất liệu sáng tác, lấy hứng từ cái Cầu Tiêu. Trong đó Văn Cao, suốt một đời sống chết với nghệ thuật, với Cộng Sản là nạn nhân, còn ông tự dương danh là người Quốc Gia lại là thủ phạm. Đấy là nghịch lý. Cuội tôi cười chua chát trong ý nghĩ như thế này:
Người ta vẫn thường xếp ông cùng chung chiếu với Văn Cao, với Trịnh Công Sơn. . .Nhưng 2 ông sau, tuy sống trong chế độ Cộng sản, tuy có những bài hát ca ngợi chủ nghĩa, nhưng họ hơn hẳn ông về tính nhất quán, tính thủy chung, họ không nói trước phủi sau, không tuyên bố những câu một tấc đến trời, Trong tình cảm, họ cũng có yêu nhưng tình yêu của họ trong sáng như ánh trăng rằm. Còn ông thì đi ngang về tắt (trong cả trái tim và hai cái đầu gối ) với những người mà ông đã đoạn tuyệt với họ từ sống áo kháng chiến Liên Khu Ba, đến những người quốc gia mà ông đã thề non hẹn biển để bây giờ ông buông ra những tiếng đàn ngang cung trơ trẽn, lố bịch. . .Đừng, xin đừng bắt chước bọn giá áo túi cơm phản cũ, nịnh mới như Bùi Tín. . .Xin Đừng. .

Bây giờ thì ông đã có Trái Tim Mới, trái tim cũ lẫn lộn trăng đèn. Lẫn lộn chân ngụy, lẫn lộn nụ cười hồn hậu của bà tiên, với giọng cười hô hố của loài ác quỷ.

Hãy để trái tim mới này,cùng đi với ngày trở về quê hương của ông, đừng xôn xao bằng những câu nói chính trị đãi bôi, bạc bẽo, lấy lòng chủ nhà nữa, để trở về với nhịp đập chung của tình tự âm nhạc cho thênh thang những con đường cái quan, cho nồng thắm những ngày mùa, cho hồn hậu những chàng nông phu, cho ấm đậm ngày trở về, cho con đường làng ngợp mùi hoa chanh hoa bưởi, cho âu ca tự do khoan ái trải khắp xóm làng.. .

Hãy đem tiếng đập dạt dào của trái tim mới làm nhạc nền cho những bài ca mới, để trả nốt những món nợ ấy với nhân quần, với Mẹ Việt Nam đi, nhạc sĩ ạ. . .
Thư bất tận ngôn

Chú Cuội Nguyễn Trọng Hoàn.
Last edited by khieulong on Fri May 27, 2005 2:47 am, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Giữa Người Với Người
Monday, May 23, 2005

Trích từ các bài giảng của J. Krisnamurti
Dịch sang Việt ngữ và ghi chú: Chân Huyền

Giữa người với người là mối liên hệ quan trọng và có lẽ khó khăn nhất trong tất cả các tương quan trùng trùng. Sự sống gồm tất cả những liên hệ giữa người với người, hay giữa người với của cải, tiền tài, với các sinh vật, cỏ cây, đất đá... trong vũ trụ này.

Chúng ta học từ trẻ tới già, vẫn không hết, những điều cần biết để làm cho những mối liên hệ thân sơ được nhẹ nhàng, tốt đẹp - những yếu tố căn bản của cuộc sống hạnh phúc.

Jiddu Chrisnamurti (1895-1986) được coi là triết gia số một của thế kỷ 20, đã giảng dạy gần sáu thập niên khắp thế giới cho hàng triệu thính giả. Các bài giảng liên quan tới đề tài “Liên hệ giữa người với người” đã được cơ sở Krisnamurti Foundation tuyển chọn xuất bản thành một cuốn sách mà chúng tôi xin trích dịch (và khi cần ghi chú thêm cho dễ hiểu) để đăng vào mục này mỗi tuần. (C.H.)


NHÌN VÀO NỘI TÂM


Văn hóa mà chúng ta đang sinh hoạt, trưởng thành, và được giáo dục, là một thứ văn hóa chấp nhận lối sống rối ren, nhiều vấn đề. Chúng ta luôn luôn được huấn luyện để “cứ tiến tới, đừng làm ồn lên mà hãy sống với mọi rắc rối trên đời”. Văn hóa chúng ta đã nuôi dưỡng, giáo dục và huấn luyện tâm trí con người để họ sống với rối loạn, thiếu thăng bằng. Từ đó sinh ra bao phiền não và khổ đau.

Một số người bắt đầu tự hỏi “Phải có một lối thoát chứ?” Và họ nhìn sâu vào tâm mình. Cái tâm nhận ra rằng nó chỉ quan sát được chính nó khi không có tư tưởng nào trong đầu, không tư duy; vì chính các ý nghĩ và tư tưởng đã gây ra sự rối loạn kia. Biết như vậy nhưng cái tâm mình còn muốn thử nghiệm cái đã. Người ta bắt đầu nhìn ra ngoài, nhìn núi, sông, nhìn cây, nhìn người. Chuyện nhìn ra ngoài này khá dễ. Nhưng khi nhìn vào bên trong tự thân, thì nó khó hơn rất nhiều. Khi nhìn vào nội tâm, ta thường bao giờ cũng muốn suy tưởng, có ý kiến về những gì mình nhận thấy. Cái đầu óc tư duy lại làm việc.

Có thể nào chúng ta quan sát một sự việc mà không đóng vai người quan sát chăng? Chỉ cần chú tâm hết sức vào nó, không có chút suy nghĩ lao xao nào. Chỉ quan sát mà không phán xét, không đưa ra một ý tưởng hay một hình ảnh sẵn có nào hết...

Khi mà bạn có thể quan sát mà không đóng vai người quan sát, thì bạn sẽ tạo ra một thứ trật tự mới. Tâm trí bạn sẽ hoàn toàn bất động, không còn lăng xăng, chỉ hoàn toàn là sự chú tâm vào những “cái đang là”, những gì đang xảy ra trong tâm thức mình. Khi đó, bạn không tiêu phí năng lượng vào những phân tích, lý luận, so sánh, giải thích sự kiện nữa, mà bạn sẽ có đầy đủ sức mạnh để nhận biết những gì đang xảy ra trong nội tâm. Bạn sẽ không cần chạy trốn, không dán nhãn, cũng không cần vượt thắng nó, hoặc vo tròn bóp méo sự kiện cho hợp với ý mình v.v... Bạn không phí phạm chút năng lượng nào và tâm trí bạn sẽ có đầy đủ khí lực để nhận biết những cái đang là, ngay nơi đây.

Nhận biết được như thế, không phải là bạn chỉ biết được Sự Thật, mà bạn có thể chạm được vào được nguồn trí tuệ lớn lao. Từ trí tuệ đó, bạn có đủ thông minh để hành xử mà không bị rối ren nào trong mọi cảnh sống. Nếu vô ý, bạn có thể lại quay về lối sống cũ, nhưng cái trí tuệ kia sẽ giúp bạn sửa lại ngay. Ðó là trí tuệ chung, không phải của riêng tôi, hay của riêng anh.

Trong sự liên hệ giữa người với người, cái tâm trí thông minh xuất phát từ trí tuệ kia sẽ khiến ta có những hành xử đúng, không tạo ra các xung khắc giữa ta với người khác. Nếu tâm ta chỉ đi từ “cái đang là”ợ này sang “cái đang là khác”, thì ta sẽ tránh được những nguyên nhân gây ra xung đột, ta sẽ không bị vướng vào các hình ảnh ta tạo ra cho người khác khi liên hệ với họ. Nếu ta hành xử theo trí thông minh nói trên, con đẻ của trí tuệ, ta sẽ không còn tâm phân biệt, không có thành kiến, không bị các hình ảnh sẵn có chỉ huy... trí tuệ sẽ mở cho ta cánh cửa rất đơn giản để sống với nội tâm an vui.

(Trích bài giảng tại Saanen ngày mùng 2 Tháng Tám năm 1973)


(Ghi chú: Chỉ nhận biết “Cái đang là” mà không có suy nghĩ nào phía sau, là sự nhận biết đơn thuần mà người thực tập thiền quán mong giữ được. Ðó cũng chính là sự Tỉnh Thức, có ý thức hay có chánh niệm về mọi hành động, lời nói và nhất là các tư duy của mình. C.H.)

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chuông Tận Thế Cho Ai?
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Image Tận thế, cái họa thật đáng sợ. Từ ngữ dân gian Việt Nam có chữ tương đương “trời sập”, mọi người chết hết. Thời đại ngày nay, không biết có bao nhiêu người tin “ngày tận thế”, nhưng mấy chữ này đã trở thành câu bông đùa, chế giễu hay bóng gió nói đến cái gì quá bất ngờ. Hai tuần trước, “tận thế” đã làm chính trường Mỹ rung rinh, chỉ vì người nói và khung cảnh để nói. Người nói là cựu Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton, hiện là Thượng nghị sĩ New York. Còn khung cảnh, bà Clinton với ông Newt Gingrich tươi cười đứng bên nhau hợp tác trình diện với báo chí một dự án luật chung về Trợ cấp Y tế nhằm cho phép lưu trữ những hồ sơ bệnh nhân bằng máy điện tử thay vì bằng hồ sơ giấy tờ như hiện nay.

Cả thủ đô Mỹ trố mắt ra nhìn cảnh này. Bởi vì bà Clinton và ông Gingrich từng là kẻ thù gay cấn, đứng gần bên hai thái cực đối nghịch trên quang phổ chính trị Mỹ. Gingrich (Cộng Hòa) là người đưa ra chính sách “Cách mạng” và nhờ chủ trương bảo thủ quyết liệt này được bầu làm Chủ tịch Hạ viện năm 1994. Với tư cách đó ông đã từng lãnh đạo cuộc tấn đại quy mô của đảng Cộng hòa nhằm hạ bệ Tổng Thống Clinton về vụ Lewinsky. Sau năm 2000 ông về làm chính khách lão thành của đảng Cộng hòa, không còn giữ chức vụ nào. Còn bà Hillary Clinton đã từng là một nữ tướng của phe tự do (Dân Chủ), tố cáo vụ tấn công chồng bà là một âm mưu thông đồng của cánh hữu. Nay tại sao hai kẻ cựu thù lại bắt tay nhau hợp tác? Thật ra sự hòa dịu giữa hai người đã có từ cuối năm 2003 khi dự những cuộc hội họp cùng làm việc về một số vấn đề mà những người ôn hòa của hai đảng thấy có thể hợp tác.

Đây không phải là một sự từ bỏ những lý tưởng chính trị của mỗi bên. Dân Chủ hay Cộng Hòa đều có những giá trị truyền thống để đấu tranh bảo vệ. Không thể nào có sự phản bội và cũng không thể coi như báo hiệu cho sự hình thành một đảng thứ ba, đóng vai trò trung dung giữa hai đảng tự do và bảo thủ. Bà Clinton nói sự ráp lại gần này là vì mối quan tâm về chính trị chớ không phải vì có tính toán chính trị. Còn ông Gingrich đã từng làm việc với bà Clinton về các vấn đề an ninh quốc gia, ông nói hai người “đã sẵn sàng gác qua một bên các vấn đề tranh chấp đảng phái”. Hiển nhiên đây không phải là một sự liên minh mà là một sự liên kết tùy thời và tùy việc để tranh đấu cho mục đích chung.

Trong cuộc họp báo trình bầy dự án luật về hồ sơ y tế cá nhân, bà Clinton cười lớn nói: “Chắc có người nghĩ sắp đến ngày tận thế”. Đây chỉ là một lời nói cho vui, nhưng dư luận cũng có nhiều suy nghĩ xa hơn. Gingrich nói bà Clinton sẽ là một địch thủ đáng sợ nếu bà quyết định ra tranh cử Tổng Thống năm 2008. Câu nói này gây ngạc nhiên lớn, làm buồn lòng những người tận trung với tư tưởng bảo thủ. Tháng trước ông còn nói có thể bà Clinton sẽ thắng cử Tổng Thống, “nếu có vị Cộng Hòa nào nghĩ bà dễ bị đánh bại, vị đó có lẽ đã mắc bệnh mất trí nhớ về lịch sử cặp Clinton”. Tại sao Gingrich lại đề cao bà Clinton như vậy, có lợi gì cho ông? Chính Gingrich cũng là người đang chuẩn bị trở lại chính giới và có thể sẽ ra ứng cử Tổng Thống, nên khi ông đánh bóng bà Clinton như một người phe tả ôn hòa, ông cũng đã tự đánh bóng chính ông như một người phe hữu ôn hòa. Sự liên kết là một nỗ lực nhằm lôi cuốn những phần tử ôn hòa của cả hai đảng và đây cũng là một dự phóng xu thế mạnh của những người đứng giữa hai thế cực đoan của cả hai đảng.

Sự thật 2008 còn hơi xa nếu xét theo thời thế đảo lộn nhanh như chớp ngày nay. Nhưng nếu “tận thế” có hồi chuông báo tử, nó báo cho ai vậy? Nó báo cho những tư tưởng cực đoan trên nhài quạt chính trị đã vành ra trong lịch sử cận đại. Bên trái là phe tả và cực đoan nhất của nó là độc tài tàn bạo kiểu Stalin của chủ nghĩa Cộng sản, bên mặt là phe hữu và cực đoan nhất của nó là độc tài u tối kiểu Hitler của chủ nghĩa quốc xã. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy mọi chủ trương cực đoan sẽ bị đào thải và trong chế độ dân chủ, những đảng duy trì được thế trung dung quân bình hợp lý trong mọi hoàn cảnh vẫn là những đảng thu được nhiều phiếu nhất.

Hãy trở lại câu chuyện tận thế. Vậy tận thế như thế nào? Câu hỏi thật hấp dẫn, chỉ có điều phiền là khi đã tận thế rồi không còn có ai sống sót để kể lại. Theo khoa học hiện đại, tận thế chỉ xẩy ra khi Trái Đất tan thành tro bụi. Trái Đất là một hành tinh, không thể có vật nào từ bên ngoài Thái dương hệ có tầm cỡ đủ mạnh bay vào đập tan Trái Đất, trừ phi chính Mặt Trời hết tuổi thọ và nổ như một “siêu sao mới” để biến cả Trái Đất thành tro bụi. Mặt trời của chúng ta hiện đang vào cỡ trung niên vì mới có 4 tỷ tuổi, ít ra cũng phải chờ đến 4 tỷ năm nữa cụ Mặt Trời mới về Địa phủ, xét ra quá lâu. Loài người tiền sử xuất hiện trên Trái Đất khoảng 90,000 năm trước, và chỉ riêng 10,000 năm qua đã biến đổi quá nhiều, thật không biết 1 triệu năm nữa sẽ biến hóa như thế nào, vậy tính làm chi đến 4 ngàn triệu năm sau cho mệt.
Tuy nhiên chúng ta có thể nhìn qua một chút đến những “tiểu tận thế” hay theo ngôn ngữ thời nay, “tận thế bê-bi”, để xem cái họa “nhí” đó như thế nào. Gần đây nhất chúng ta đã thấy tsunami ở Sumatra và Ấn Độ Dương. Các nhà bác học vừa tính được sức mạnh của nó bằng một quả bom khính khí khổng lồ 100 tỷ mê-ga-tôn, tức bằng 100 ngàn triệu tấn thuốc nổ. Năm xưa Mỹ ném xuống Hiroshima một quả bom nguyên tử sơ khởi khoảng 20,000 ki-lô-tôn làm chết 75,000 người. Tsunami bằng sức mạnh của 5 triệu quả bom nguyên tử Hiroshima mà chỉ làm chết có 280,000 người. Trong Thế chiến II có đến 45 triệu người chết. Xét ra nhân tai làm chết người nhiều gấp cả triệu lần thiên tai. Tôi đã đi xem Bảo tàng viện di tích kinh hoàng của vụ bom nguyên tử ở Hiroshima. Đêm hôm đó tôi về nhà trọ nằm mơ thấy ác mộng. Tôi muốn bắt chước một cụ đồ Việt Nam nhắc lại một triết lý cổ xưa của Á Đông: “Trời tạo nghiệp còn có thể sống, người tự tạo nghiệp chỉ có chết”.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

'Lộc đỉnh ký' và cuộc tiến thân lạ lùng của Vi Tiểu Bảo Image Năm 1972, sau khi viết xong "Lộc đỉnh ký", tiểu thuyết gia Kim Dung đã tuyên bố gác bút, không sáng tác truyện võ hiệp nữa. Hơn 30 năm qua ông vẫn giữ đúng lời. Vậy "Lộc đỉnh ký", cuốn tiểu thuyết thứ 15 và là tác phẩm đóng "dấu ấn cuối cùng" của đại gia Kim Dung có gì lạ với 14 cuốn trước kia?


Cảnh trong phim Lộc đỉnh ký của Hong Kong.
Có các ý kiến khác nhau về bước đường tiến thân của nhân vật Vi Tiểu Bảo, cũng như về chỗ đứng của cuốn "gác bút phong đao" Lộc đỉnh ký. Người xếp vị trí Lộc đỉnh ký đứng sau Tiếu ngạo giang hồ. Kẻ thì xem Lộc đỉnh ký là kỳ thư và là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung. Nhưng cuộc tiến thân của Vi Tiểu Bảo trong cuốn thiên tiểu thuyết lừng danh này vẫn là điều khiến những độc giả của Kim Dung phải ngưỡng mộ.

Đó là sự hiện diện cùng lúc của 7 người đẹp: Kiến Ninh, Tô Thuyên, A Kha, Mộc Kiếm Bình, Phương Di, Tăng Nhu và Song Nhi bên dòng Trường Giang. Trong 7 mỹ nữ, địa vị quyền quý như Kiến Ninh công chúa; nhu mì, khôn ngoan, học hành tử tế như Tô Thuyên... Song cả 7 nàng hương sắc này đều làm vợ của một con người đặc biệt, chữ bẻ đôi không biết, giỏi lắm ở mức hiểu và đọc được 3 gạch: nhất - nhì - tam, trên nữa thì chịu. Nhưng đó lại là "đệ nhất kỳ nhân" Vi Tiểu Bảo, người được ngôi sao may mắn chiếu mệnh, phơi phới tiến thân từ chốn lầu xanh tửu điếm lên đến tuyệt đỉnh vinh hoa, dự vào hàng công tước triều đình nhà Thanh.

Bù vào chỗ khiếm khuyết về đường học vấn, Vi Tiểu Bảo láu lỉnh, miệng trơn như mỡ, ghi nhớ rành rọt và lặp lại trôi chảy những gì nghe được, từ bài hát của khách phong tình phóng đãng đến những câu chửi bâng quơ chốn thanh lâu. Sinh ra ở kỹ viện Lệ Xuân, đất Dương Châu, từ nhỏ Tiểu Bảo đã sống trong môi trường giao thương buôn bán. Để đón du khách từ các đô thị trong nước và bốn biển họp lại, lầu trà quán rượu, hý viện, kịch trường mọc lên mà viện Lệ Xuân là một. Ở đó, mẹ của Vi Tiểu Bảo là Vi Xuân Phương thường giao du ăn nằm với khách vãng lai tứ xứ đến từ các thảo nguyên, núi tuyết. Do đó, khi mang thai Vi Tiểu Bảo, bà Vi Xuân Phương chẳng thể biết cha ruột của Bảo là ai, nên bà cứ lấy họ Vi của mình đặt cho con.

Sau khi trải qua thời thơ ấu ở kỹ viện, Vi Tiểu Bảo bị lão thái giám Hải Đại Phú bắt về Bắc Kinh, rồi đưa đẩy vào cung. Số phận tưởng đâu xô ngã Vi Tiểu Bảo vào ngõ hẹp lại bỗng mở rộng đường một cách bất ngờ, may mắn, khi họ Vi giết chết thái giám Tiểu Quế Tử, thân cận Huyền Hoa tức "thiếu niên thiên tử" Khang Hy. Lúc ấy vua Khang Hy đang còn dư âm thời "con trẻ", hơn Vi Tiểu Bảo 2 tuổi, vốn ngán ngẩm lễ nghi và ràng buộc cung đình, gặp Vi Tiểu Bảo cùng đấu vật, tán gẫu, đôi lúc chửi thề, thì thấy thích, cùng kết bạn.

Kết thân được với Khang Hy là "bước ngoặt" lớn trên đường tiến thân của Vi Tiểu Bảo. Từ lầu xanh, họ Vi ngoi dần lên chức hộ vệ, tướng quân, rồi làm khâm sai đại thần, phụng mệnh làm hòa thượng chùa Thiếu Lâm, trụ trì chùa Thanh Lương, hương chủ Thanh mộc đường của Thiên địa hội, giữ chức Bạch long sứ của Thần long giáo, thành đại sứ, người tình của công chúa Sophia, lấy 7 bà vợ và nhận tước Lộc đỉnh công. Thế nhưng, dường như những ganh đua danh lợi đời thường không thể giữ được chân con người vốn thích rong chơi này. Cuối cùng, Vi Tiểu Bảo dẫn những người vợ của mình chạy trốn khỏi thành đô.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

HÒA GIẢI - ĐƯỜNG ĐI KHÓ ĐẾN!
Vợ chồng tôi lại trở về thăm quê hương sau năm tháng xa cách để mong được nhìn thấy những đổi thay trong cuộc sống của người dân và sự thay đổi trong cư xử của người cộng sản Việt Nam đối với những người mà có một thời họ đã nhẫn tâm trả thù thật tàn bạo. Nay, những người cộng sản đang kêu gọi những người bị bức hại hãy quên quá khứ để hòa giải và hòa hợp.

Khi tôi vừa đặt chân vào phòng an ninh của phi cảng Tân Sơn Nhất để làm thủ tục nhập cảnh thì có hai người thanh niên đã đứng đó tự bao giờ, vừa thấy tôi, tức thì hai anh thanh niên đó rời bỏ vị trí và…biến mất.

Tôi cho đó là một việc bình thường nên không quan tâm lắm. Từ phòng vệ sinh ra, tôi xếp hàng đứng chờ tới phiên để trình passport thì người công an kiểm soát passport đã nhìn tôi với ánh mắt của người công an trong thời Ủy Ban Quân Quản. Người công an này đã ra mặt xem tôi như là một tội phạm.

Nhớ lại khỏang thời gian đầu năm 2001, khi ông Mai Thúc Lân, Phó Chủ Tịch Quốc Hội đến thăm Quốc Hội Ấu Châu và đã có một cuộc tiếp xúc với người Việt tại đây. Trong buổi tiếp xúc đó, anh em chúng tôi có nêu một thắc mắc là vì sao công an ở phi cảng Tân Sơn Nhất không có những cử chỉ hay những nụ cười thân thiện với những người Việt ở hải ngoại trở về thăm quê hương. Ông Mai Thúc Lân trả lời:- Công an Việt Nam được đào tạo để gìn giữ an ninh nên họ đã quen với những thái độ đó rồi. Bây giờ đất nước đang đổi mới nên chính phủ đang cho đào tạo một số cán bộ trẻ và có trình độ để thay thế những người an ninh phi cảng hiện nay. Trong những năm tới tôi tin rằng những điều mà các anh em nêu lên hôm nay sẽ không còn nữa.

Hôm nay, hơn bốn năm đã trôi qua, tôi lại vẫn nhìn thấy ánh mắt hình sự của người an ninh phi cảng dành cho tôi. Người vợ đứng sau lưng tôi đã lấy làm ngạc nhiên về cái nhìn bất thân thiện của người công an đó nên đã nói nhỏ với tôi:- Sao ông đó nhìn anh kỳ vậy?

Tôi còn đang ngỡ ngàng về cái nhìn chào đón của người công an đó thì đã đến phiên tôi trình thông hành. Người công an kiểm soát passport khi tiếp nhận những giấy tờ từ tay tôi, lập tức ông ta đứng dậy và bước ra khỏi chỗ làm việc. Ngay lúc đó có một người công an khác bước đến, người công an kiểm soát passport nói:- Ảnh đây nè! Người công an mới đến, sau khi xem qua passport của tôi rồi nói :-Cứ làm cho anh ấy đi!

Lúc này tôi đã hiểu sẽ có những rắc rối sắp đến với tôi. Với một tâm trạng thực bình tỉnh, vì tôi không muốn cho người vợ thêm lo lắng cho tôi nên khi nhận lại giấy tờ tôi đi thẳng đến nơi nhận hành lý. Tôi không muốn có một ai đó đụng vào hành lý của tôi. Tôi nghi ngờ những bất trắc có thể xảy đến cho tôi. Khi tôi và gia đình chuẩn bị cho hành lý qua máy kiểm soát thì có một người thanh niên mặc đồ dân sự chạy thật lẹ đến người đàn ông ngồi bên cạnh người kiểm máy, người thanh niên này vừa nhìn ra ngoài đường vừa nói nhỏ với người đàn ông đó. Tức thì người này đứng dậy và theo dõi từng cử động của tôi.

Sau khi nhận đủ hành lý, người đàn ông đó bước đến và yêu cầu tôi vào phòng để kiểm tra người và hành lý. Người đàn ông này huy động thêm bốn người nữa gọi là " để phối họp ".

Chúng tôi đến Tân Sơn Nhất vào lúc 22h15.

0h05 tôi ký vào biên bản xác nhận là " không có gì…".

Khi tôi và gia đình ra khỏi khu vực an ninh, tôi nghe có người gọi tên tôi. Một người bạn không chờ đợi đã đón tôi. Người bạn này đã cố tình gọi tên tôi thật lớn cho một vài người đứng gần đó nhận diện tôi.

Người bạn này nói:- Tôi đi đón anh và tôi có chuẩn bị xe đầy đủ cả.

Tôi cám ơn người bạn đó và cho biết là em vợ tôi cũng đi đón tôi và cũng chuẩn bị xe rồi.

Khi tất cả chúng tôi đã lên xe và chạy được một khoảng ngắn, tôi ngoái nhìn lại phía sau xem có ai theo chúng tôi thì người bạn đang đứng núp dưới lùm cây tưởng rằng tôi đã nhìn thấy anh nên quay lại nhìn vì vậy anh ta giơ tay lên chào tôi.

Đối diện với chổ ở của chúng tôi, bên kia con đường là một con hẻm lớn. Trước khi xuống xe, vợ chồng tôi nhìn lại sau lưng và thấy có một chiếc xe gắn máy chở hai vừa chạy vào con hẻm đó rồi quay ra đầu hẻm, tắt đèn và nhìn qua chúng tôi.

Vợ tôi từ lúc bị vào phòng để kiểm soát hành lý cho đến lúc về nhà hoàn toàn không có gì sợ sệt mà chỉ bực mình vì " tụi nó làm phiền mình nhiều quá!"

Hai ngày sau có hai người công an mặc sắc phục đến nhà trao giấy mời của Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh mời tôi vào 8h30 ngày hôm sau để “ Trao đổi về việc nhập xuất cảnh và lưu trú ".

Ngày hôm sau tôi rời khỏi nhà vào khoảng 8h, thì 8h10 công an điện lại nhà để biết chắc là tôi " không bị trở ngại gì ".

Khi nhận được và nhìn vào giấy mời, tôi đã biết đến 99% vì sao " bị mời ".

Tiếp tôi tại cơ quan xuất nhập cảnh là hai cán bộ mặc sắc phục công an, một người miền Nam và một người miền Bắc.

Người miền Bắc, sau khi giới thiệu tên ( giả ) và vài lời hỏi thăm lấy lệ đã chất vấn tôi :- Các vị lãnh đạo có nhận của anh nhiều kháng thư. Gần đây anh cũng lại có thư gởi lên các vị lãnh đạo để:

-Đề nghị dẹp bỏ lăng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Xác của Hồ Chí Minh phải được thiêu và rải đều khắp ba miền như di chúc của Hồ Chí Minh đã ghi.

- Đề nghị xin xây dựng lại nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa.

- Đề nghị lãnh đạo nước Việt Nam lên tiếng về việc đã tập trung cải tạo những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30-04-1975.

Anh có thể cho chúng tôi biết quan điểm cũa anh về vấn đề này?

Tôi trình bày với hai người an ninh rằng tôi làm việc đó là vì tôi cũng muốn ủng hộ chính sách Đại Đoàn Kết của chính phủ lắm, nhưng trước hết chính phủ phải làm và đáp ứng những đòi hỏi mà tôi thấy là chính phủ nên làm để đạt kết quả.

Sau hơn một giờ nói chuyện, tôi được ra về . Có phải thực sự người cộng sản đang muốn nghe những tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước? Trong cung cách nói chuyện của cán bộ ngành an ninh ngày nay đã có một chút lịch sự hơn ngày trước.

Không bao giờ có thể hoà hợp được với cộng sản!!!

Chính phủ Việt Nam bao lâu chưa hóa giải được những việc mà họ đã áp đặt cho người dân miền Nam từ ngày họ chiếm được miền Nam thì sẽ không bao giờ có thể nói chuyện hòa giải.

Tệ nạn tham nhũng, đàn áp những người trí thức đòi các quyền tự do, quản thúc các vị lãnh đạo các tôn giáo v. v…tại Việt Nam đã là đề tài mà mọi người dân trong nước và người Việt hải ngọai hằng quan tâm theo dõi. Nạn tham nhũng chính là nguyên nhân làm chậm bước đi lên của đất nước. Đàn áp tôn giáo, hạn chế các quyền tự do, bắt bớ và giam tù các vị lãnh đạo các tôn giáo và những người đòi hỏi quyền làm người là vi phạm nhân phẩm và nhân quyền.

Tệ nạn tham nhũng càng ngày càng bành trướng và chính phủ không quyết tâm ngăn chặn. Hơn hai triệu rưỡi đảng viên đang tìm mọi cách làm giàu nên khi thi hành công vụ đã không đem lại hiệu quả mà còn làm thiệt hại nhiều hơn cho công quỹ của chính phủ, và như vậy đã làm cho đất nước không thể nào tiến xa hơn như mong đợi khi mà tiền đầu tư, tiền viện trợ và tiền của Kiều bào gởi về mỗi năm mỗi tăng lên. .

Làm sao có hoà hợp được khi mà sự dối trá của chính quyền cộng sản Việt Nam không một mảy may thay đổi trong ba mươi năm qua. Những lời nói và việc làm của chính quyền cộng sản Việt Nam đã làm cho lời nói của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ghi khắc mãi với những người dân miền Nam và Việt kiều để đề cao cảnh giác khi được chính quyền cộng sản hứa.

Chúng ta, những người yêu chuộng Tự Do đều biết rằng trong thương trường thì người khách hàng luôn được đối xử trọng vọng như một vị Vua nên có câu khách hàng là Vua . Muốn triệt hạ các tôn giáo, muốn đề cao chủ nghĩa vô thần nên cộng sản Việt nam đã cho sửa lại thành câu : Khách hàng là Thượng Đế. Tất cả hơn tám mươi triệu người dân Việt đều là Thương Đế cả. Cứ đi mua sắm là được ngang hàng với Chúa, với Phật.

Cộng sản Việt Nam vì bản chất giáo điều nên đã vội vàng bắt cả nước tiến nhanh, tiến mạnh và…tiến đại lên xã hội chủ nghĩa nên đã làm cho đất nước triền miên đói nghèo và lạc hậu.

Đến những năm gần đây, cộng sản Việt Nam phải kêu gọi những người đã bị đảng cộng sản lên án và bị đầy đọa khổ sai trong những nhà tù trên khắp ba miền đất nước hãy quên quá khứ để hoà giải, nhưng cộng sản Việt Nam không hề có một quyết tâm nào để hóa giải những việc do chính cộng sản tạo ra nên sẽ không bao giờ có hoà giải được.

Hận thù của các cán bộ cộng sản đối với người miền Nam và người Việt hải ngoại không bao giờ thay đổi. Lời nói hằn hộc của Tổng giám đốc Air Việt Nam là một thí dụ.

Tổng giám đốc H. A. Tuấn, một phò mã của Đào Duy Tùng, cố ủy viên trung ương đảng thì luôn miệng gọi Việt kiều trại ra là vịt kêu với đầy ý mỉa mai mỗi khi nói về người Việt ở hải ngọai. Đi từ Bắc vào Nam, chúng ta sẽ thấy tất cả những chức vụ nào cao, có ăn thì thường là do người Bắc nắm giữ. Tệ nạn kỳ thị Nam Bắc là do đảng chủ trương với chủ đích vẫn là trả thù người miền Nam. Khi người cộng sản họp nội bộ thì thường khơi lại quá khứ hào hùng ảo để nhắc nhở đảng viên trong nhiệm vụ hiện tại và thích ba hoa để tỏ ra là một đỉnh cao trí tuệ như Thứ trưởng Bộ Thương Mại Lương văn Tự đã từng nói trong một cuộc họp :” xưa kia chúng ta đã từng thắng Mỹ trên mặt trận quân sự. Hôm nay chúng ta lại thắng nó trên mặt trân kinh tế…"

Cộng sản Việt Nam đã không tự hóa giải để hòa giải với người miền Nam trong vấn đề tôn giáo mà chỉ phải thay đổi cầm chừng khi bị áp lực của Mỹ và các nước tự do trên thế giới. Báo chí hải ngọai đã đưa tin:“Trong vài tháng qua, 12 vị tu sĩ thuộc các tôn giáo đã được trả tự do và chính Thủ Tướng Việt Nam đã ban hành chỉ thị đối với đạo Tin Lành, qua đó ngăn cấm vấn đề bắt ép người Thiên Chúa Giáo bỏ đạo, ” Ðại Sứ Hanford phát biểu. Ông cho rằng đây là những dấu hiệu khả quan, cho thấy việc Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam vào thành phần Quốc Gia Ðáng Quan Tâm Ðặc Biệt vào tháng 9 năm ngoái đã có hiệu lực bước đầu. Theo Ðạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được ban hành năm 1998, các quốc gia bị chỉ định sẽ tự động bị chế tài nếu không cam kết cải thiện tình trạng đàn áp tôn giáo. "

Việt Nam hôm qua và hôm nay

« Một ngày nào đó, nhất định, tôi sẽ quy cố hương , sẽ về để tìm lại Sài Gòn của tôi, Hà Nội của tôi và quê hương, đất nước của tôi. Ngày đó nhất định, mọi nơi, mọi chốn thân yêu của chúng tôi, của những người phải lìa bỏ đất nước ra đi vì muốn sống như một con người, đều có một linh hồn ». Dó là những tâm tư và ước mơ của những người phải bỏ nước ra đi nhưng vì một lý do nào đó mà chưa có một lần quay lại cố hương

Tình yêu quê hương…ngày cũ, thì tất cả chúng ta, những ai đã sinh sống ở miền Nam trước năm 1975 sẽ mãi mãi nuối tiếc những ngày tháng cũ, kể cả những người đã phản bội tổ quốc như Nguyễn hữu Hạnh, Triệu quốc Mạnh, Nguyễn thành Trung v. v…đã không dám thực lòng nói ra vì mọi chuyện đã rồi.

Làm sao chúng ta quên được những người thân, những thầy cô, những bạn bè, những con đường đã từng một thuở ít nhiều cho chúng ta những kỹ niệm đẹp của thời thơ mộng trên ghế nhà trường, của một thời son trẻ mới lớn. . . và tình yêu.

Miền Nam chúng ta phải chịu nhiều thiệt thòi trong suốt cuộc chiến vì miền Nam không chủ trương chiến tranh mà chỉ tự vệ nên chúng ta vô hình chung đều cảm nhận chúng ta là nạn nhân của cuộc chiến vì vậy chúng ta đối xử với nhau bằng tất cả tình người Việt.

Chỉ có chế độ cộng sản mới đối xử dã man với chính người dân của nó. Chế độ cộng sản tàn nhẫn vì chủ trương chuyên chính và đấu tranh giai cấp nên người cộng sản không bao giờ có tình người. Chỉ năm tháng thôn tính miền Nam, cộng sản đã làm cho đa số người miền Nam phải nếm mùi đau khổ vì chia ly, phải sa đọa vì bị trả thù bằng nhiều cách mà quan trọng nhất là làm cho người miền Nam lúc nào cũng lo sợ đói và bị bắt nên hầu như tất cả đều tìm cách dối gạt lẫn nhau để sinh tồn.

Chỉ có năm tháng cầm quyền mà cộng sản Việt Nam đã làm cho xã hội băng hoại, làm chúng ta đối xử với nhau không còn như ngày xưa thì, ba mươi năm nay thử hỏi : « SàiGòn của tôi, Hà Nội của tôi và quê hương, đất nước của tôi…có còn không? »

Nhan nhản tin tức hằng ngày trong nước chúng ta cũng được biết có rất nhiều học sinh đã đánh lại thầy, cô đến trọng thương. Thầy, cô thì cũng có nhiều vị đối với học trò bằng những hình phạt một cách quá đáng chỉ vì là thầy, cô của chế độ xào trá. Ngày chưa phải bỏ nước ra đi, chúng ta luôn, một kính thưa thầy, hai kính thưa cô và xưng con một cách tôn kính trong lòng và coi như là những bậc tuy không sinh nhưng có công dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng cho mai sau.

Sài Gòn của tôi, Hà Nội của tôi bây giờ là "một ổ vi trùng vĩ đại của các bịnh thời đại”. Tất cả mọi con người ở Sài Gòn của tôi, Hà Nội của tôi đều muốn bỏ nước ra đi bởi vì làm sao sống được với những con người luôn lấy bạo lực và giả dối để cai trị và đối xử với nhau nên đã tạo ra một xã hội đầy dẫy bất công với những luật lệ bất minh. Người cộng sản thích đi ăn mày của các nước hơn là phải tự túc tự cường vì, ăn mày thì sẽ mau chóng làm giàu cho bản thân và cho gia đình. Quê hương tôi đó mà khi tôi về thì tôi luôn bị xem như một khách du lịch xa lạ. Nếu lỡ chẳng may « có vấn đề » là sẽ bị móc đến tận cùng những đồng tiền mang theo về quê hương bởi những người công an luôn đằng đằng sát khí.

Trong một lần trò chuyện cùng một người bạn mà trước năm 1975 từng làm nghề dạy học. Người bạn tâm sự : Người bây giờ sao kỳ quá, họ suy nghĩ và hành động không còn một chút gì giống như xưa.

Người miền Bắc đã không may mắn bị tổng cộng sáu mươi năm tiêm nhiễm những thủ đoạn xảo trá của con người cộng sản, và miền Nam ba mươi năm, thì nếu có ngày đó chắc chắn chúng ta phải cần một thời gian không ngắn để có được lại những gì như chúng ta mong muốn.

Chính phủ Hà Nội chỉ kêu gọi hòa giải ngòai miệng nhưng họ không muốn hiểu rằng : Muốn hòa giải thì trước nhất họ phải làm gì để những người được kêu gọi đáp ứng. /.

Topa.

Post Reply