Anh Hùng Dân Tộc

Những bài viết về anh hùng chống giặc Tàu xâm lăng của dân tộc Việt Nam
User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

Bình Định Vương Lê Lợi
(người Anh hùng giải phóng dân tộc)


Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.

Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:

Đất hiểm trở từ nay không còn,
Núi sông đã vào chung một bản đồ.
Đề thơ khắc vào núi đá
Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.

Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên Chợ Bờ, Hòa Bình.

Lê Lợi trong 5 năm làm vua, bên cạnh những công lao to lớn, có phạm một số sai lầm mà sử sách đương thời cũng thẳng thắn phê phán. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. Song, đa nghi, hay giết, đó là chỗ kém".

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Chân Dung:
ĐỨC THÁNH TRẦN

Chân dung đức Trần Hưng Đạo, không những khắc ghi trong sử sách, trong kho tàng văn học và trong chiến tích lẫy lừng của cuộc chống quân xâm lăng Mông Cổ, mà còn khắc tạc vào lòng mỗi con dân nước Việt là một nhà chính trị lỗi lạc về mặt an dân, một thiên tài quân sự về mặt giữ nước và một nhà văn hóa uyên bác trong sinh mệnh của Việt Tộc được kết tinh từ nơi bể trầm luân của nhân loại.

Cách đây hơn bảy trăm năm, đức Trần Hưng Đạo là một vị Nguyên soái, đã qua ba lần đại chiến, và đánh bạt quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi để giữ yên sơn hà. Đúng bảy trăm năm sau: vào tháng 2 năm 1984, Hội Hoàng Gia Anh, tức là viện Khoa Học Hoàng Gia Anh bầu ra 10 vị Tướng soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại qua các thời đại. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là vị Tướng Soái duy nhất được chọn với tuyệt đại đa số của thời trung cổ. Ngài đã từng đánh bạt ba lần một đoàn quân mạnh nhất thế giới trải từ Âu sang Á, đó là Mông Cổ.

Tiếc thay rằng; đến thời mạt vận, kẻ xâm lăng từ phương Bắc vào thời nhà Minh bên Tàu, chiếm cứ hơn hai mươi năm trên đất Việt. Không những cướp bóc muôn vàn thứ vật quý giá như vàng ngọc và châu báu. Không biết dường nào kể hết ! Mà còn tóm thâu cả kinh sách của biết bao nhiêu đời được lưu truyền trong kho tàng văn học. Chúng cướp về có thể sửa lại với ý đồ bóp méo lịch sử, nhằm mục đích cho lãnh vực tuyên truyền. Còn về phần tinh bản, chúng có thể thiêu hủy hay cất dấu. Không những thế còn có thể làm sai lệch đối với các nhà khảo cổ học trên thế giới là một điều có thể xãy ra. Nhưng khi đã thanh tựu một nền văn hiến, thì dù thời vận có thế nào đi nữa; chân lý của bậc vĩ nhận vẫn luôn luôn tồn tại. Bởi vì, văn hóa là một cái gì tự thân nó trong từng thời đại của tiến trình văn minh từ dân tộc đó lưu lại, không ai có thể sửa lại được cái văn hóa ấy dù bất kỳ trong một tình huống nào.

Nay, kẻ sưu tầm xin ghi lại dành cho các bạn trẻ trong và ngoài nước, đã và đang cưu mang trong lòng một nước Việt mến yêu, và đặc biệt gởi đến các bạn trẻ sinh ra và lớn lên tản mát khắp cùng thế giới, bởi vận mệnh đất nước nổi trôi sau một cơn lốc thời đại, đã bao trùm trên quê hương một nỗi bất hạnh khôn cùng vào 30-04-1975. Dù đây chỉ là chút đóng góp thật là nhỏ bé như một giọt máu hòa trong đại dương mà nỗi lòng mãi canh cánh; một quê đang trong khổ nạn còn mù khơi bên kia bờ biển Thái vẫn là sự quan tâm hàng đầu của lẽ sống tinh thần của kẻ chạy giặc vây.

Và sâu xa hơn nữa, lịch sử chính thống của một dân tộc đối với các bạn trẻ là hành trang quan yếu, bởi vì chính thế trẻ là những lớp người tiếp bước cho tiền đồ của Quốc gia Dân tộc, phải nhận chân đâu là quê Cha và đâu là đất Tổ qua một truyền thống ngoan cường và một tinh thần bất khuất để tồn tại là điều không thể thiếu được.

Các bạn trẻ quý mến, chính các bạn hôm nay và ngày mai luôn luôn là luồng sinh khí thật trong sáng và kỳ diệu nhất sẽ mang về cho đất nước Việt Nam những nụ hoa Nhân Bản, Tự Do và Công Lý nở trên khắp quê hương Việt Nam vậy. Và cũng chính thế hệ các bạn tiếp nối và giữ gìn di sản quý báu của Tổ Tiên. Và cùng đóng góp vào di sản chung của nhân loại theo tài năng các bạn là hoài vọng ngàn đời của lớp ngươì đi trước. Nên, những nét đặc trưng trong nền văn hóa của một dân tộc nơi bầu vũ trụ, mà chúng ta đang sống; chắc chắn trong niềm hy vọng của thế hệ các bạn sẽ cảm nhận sâu xa không cùng và chính đây là một trong những biểu tượng vô cùng trân quý cho lý tưởng sống còn của một dân tộc dưới ánh mặt trời trong cộng đồng nhân loại về chân dung của Đức Trần Hưng Đạo.

Khởi đầu về giai thoại là chuyện tiếp sứ Nguyên của Đức Trần Hưng Đạo vào thời kỳ (1281) đấu tranh ngoại giao thật cực kỳ căng thẳng, mà chúng (Mông Nguyên) bắt vua Trần phải sang chầu. Nhưng trong thế kéo dài sự hòa hoãn của Trần triều để chuẩn bị cho một cuộc đọ sức bằng vủ trang của một dân tộc không thể sơ hở. Lúc đó là vua Trần Nhân Tông cử chú họ là Trần Di Ái thay mình sang gặp vua Nguyên. Vì thế, Hốt Tất Liệt nắm ngay cơ hội, mà phong cho Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương. Bọn tùy tùng Trần Di Ái được phong nốt chức tước, cùng với khoảng một ngàn quân và sứ giả Sài Thung. Trong tình thế ngày càng căng thẳng hơn, nên phải đối xử thế nào với tên Sài Thung sứ giả ? Một tên vốn chỉ biết chạy theo bạo lực của một giống người ngồi trên lưng ngựa để bắn cung, mà đánh đâu thắng đó đã từng làm rúng động đến máu chảy thịt rơi, kéo từ Âu sang Á.

Giai thoại được chép như sau trong sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

“Thung ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại. Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng đầy màn trướng , hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Thung nằm khểnh không ra. Quang Khải vào hẳn trong phòng hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, Ông đi thẳng vào phòng. Thung đứng dậy, vái chào và mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, bởi cứ ngỡ người gọt tóc, mặc áo vải nầy là nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Sau, người hầu của Thung nhận ra Ông, cầm cái tên chọc vào đầu Quốc Tuấn đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không thể thay đổi. Khi về, Thung ra tận cửa tiễn Ông.” Nói đến đại sự quốc gia là một chứng cứ hùng hồn, mà Ngài đã xử trí trong một phong thái ung dung mà vẫn giữ vững được quốc thể, không phải là một bậc thánh sao?

Sự cư xử mật thiết và thân tình giữa Đức Trần Hưng Đạo và Thượng Tướng Trần Quang Khải. Mặc dù, giữa hai bậc thân sinh của hai vị trong cảnh tình trái ngang, đã để lại một vết thương lòng không nhỏ. Nhưng đối với quốc gia đại sự, ắt phải ở trong một phạm trù rộng lớn, không thể đặt tình cá biệt lên trên tình đại thể. Trong Khâm Định Lịch Sử Thông Giám Cương Mục đã để lại một giai thoại rất thâm tình và cảm động :

“Trước kia Trần Thánh Tông thân đem quân đi đánh Mán Bà-la, Quang Khải đi theo. Khi sắp đi, sứ thần Trung Quốc tới . Thánh Tông triệu Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn đến bảo rằng:

-Thượng tướng Trần Quang Khải theo quan gia đi đánh giặc, trẩm muốn phong cho nhà ngươi làm tư đồ, sung vào việc ứng tiếp.

Quốc Tuấn thưa rằng:

-Việc ứng tiếp sứ thần Trung Quốc, tôi xin đảm nhận, còn việc tư đồ, tôi không dám nhận. Nay quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu, Bệ hạ lại tự phong chức cho tôi, e rằng tình nghĩa trên dưới chưa được ổn thỏa.

Việc ấy bèn thôi. Quang Khải với Quốc Tuấn vốn trước không hòa hiệp với nhau. Có một hôm, Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp về, Quang Khải cùng Quốc Tuấn đánh cờ chơi đùa suốt ngày. Quang Khải tính không hay tắm gội. Quốc Tuấn cởi áo và lau rửa giúp Quang Khải rồi nói:

-Hôm nay tôi tắm được cho Thượng Tướng.
Quang Khải cũng nói:

-Hôm nay tôi được Quốc Công tắm rửa cho.
Từ bấy giờ, hai người chơi với nhau thân mật lắm.”

Cổ ngữ có câu: “Ôn lại cái xưa để biết được cái nay”; âu đó là một chân lý chẳng phải chỉ riêng cho trí nảo mà còn có cả con tim mới giữ vững được lòng tin cho đại sự.

Trước lúc Hưng Đạo Vương lâm chung đã để lại cho hậu thế những lời vàng ngọc cuối cùng về thế giữ nước, được sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trân trọng ghi lại:

“Trước đây Quốc Tuấn bị bệnh, nhà vua ( chỉ Trần Anh Tông) thân đến nhà riêng thăm viếng và hỏi rằng:

-Nếu có sự không lành xãy ra, mà quân Nguyên lại
sang xâm lấn thì chống cự bằng cách gì ?

Quốc Tuấn thưa:

- Ngày trước Triệu Võ (chỉ Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán sai quân
sang đánh, bây giờ, dân thì phá hết hoa màu ở đồng nội, quân thì kéo sang, dùng đỏan binh tập hậu mà đánh phá châu Khâm, châu Liêm và châu Trường Sa. Đó là một thời kỳ. Đến đời nhà Đinh, nhà Lê thì dùng người hiền tài. Lúc ấy phương Nam đang mạnh, phương Bắc đang suy, trên dưới một dạ, dân không có lòng ly tán, đắp thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó cũng là một thời kỳ. Nhà Lý dựng cơ nghiệp, người nhà Tống sang xâm lấn. Lúc ấy, Lý Thường Kiệt đánh châu Khâm, châu Liêm, nhiều phen đánh đến tận Mai Lĩnh, ấy là có thế lực mạnh. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt đánh phá bao vây. Lúc ấy, vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức nên giặc phải chịu bó tay. Đấy là lòng trời xuôi khiến.

Quân giặc cậy vào trường trận, ta cậy ở đoản binh, đem đoản binh chống trường trận là việc thường dùng trong binh pháp. Nhưng cần phải cân nhắc cho kĩ, giả sử quân giặc tràn sang như gió như lửa thì có thể chống cự được, nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân , không mong đánh được ngay thì mình phải dùng tướng giỏi, xem tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh lính như cha con một nhà thì mới có thể chiến thắng được. Vả lại phải khoan sức dân làm kế rễ sâu gốc vững, ấy mới là thượng sách, không có gì hơn được.

Vua phục lời của Quốc Tuấn là đúng”.

Đã một lòng vì Dân Nước, thì tình thương dân và yêu nước lúc nào cũng cánh canh bên lòng của những bậc ái quốc. Trước khi lâm chung Ngài đã để lại cho vị Hoàng-đế Trần Anh Tông một chiến sách giữ Nước. Nhưng với ngần ấy mẫu giai thoại về Ngài so với cả một kho tàng văn hóa và sử liệu đối với một nước có một nền văn hiến lâu đời, thì thật là qúa ít ỏi lắm thay !

Vĩnh Nhất Tâm 20-8-2010

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

MỘT NGÀY LỄ VU LAN SẦU THẢM

Tịnh Thuỷ, Mùa Vu Lan 2010
Với sự trợ giúp tích cực của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine tức Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh từ Xiêm La trở về nước chiếm lại Gia Định rồi tiến chiếm Bình Thuận, Diên Khánh, Phú Yên, Quy Nhơn và Phú Xuân. Đến mùa Xuân năm 1802 Nguyễn Ánh chiếm được Thăng Long. Và sau đó trở về Phú Xuân, lập kinh đô mới đặt niên hiệu là Gia Long năm thứ nhất, sai sứ sang nhà Thanh xin phong vương. Việc triều chính đầu tiên cuả vua Gia Long là trả thù nhà Tây Sơn. Dưới đây là câu chuyện báo thù của vua Gia Long được phỏng theo sử liệu thời Tây Sơn và tài liệu của giáo sĩ De La Bissachère, người có dịp chứng kiến buổi hành hình trong cuốn ký sự "Relation sur le Tonkin et la Cochinchine" xuất bản năm 1807, mô tả lại cuộc hành hình đẫm máu tại Phú Xuân vào mùa Thu năm 1802.

Vào ngày trăng tròn tháng Bảy năm Nhâm Tuất 1802 tại kinh thành Phú Xuân, mới tờ mờ sáng, sương hãy còn bay lãng đãng trên mặt nước sông Hương thì tiếng súng thần công nổ vang trời báo hiệu cho toàn dân kinh thành biết hôm nay vua mở hội hành hình nhà Tây Sơn: xử tội tướng Trần Quang Diệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, mẹ Trần Quang Diệu và Trần Bích Xuân, con gái của đôi tướng tài. Dân chúng từ Quy Nhơn Bình Định đến Phú Xuân ai nấy đều biết rõ đôi danh tướng Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân đã bao lần xông pha chiến trường, chiến đấu dũng cảm, vào sinh ra tử từ Nam ra Bắc giúp vua Quang Trung thống nhất sơn hà.

Dọc đường bên dòng sông Hương dẫn đến pháp trường An Hoà, ngoại ô kinh thành Phú Xuân, nhà vua cho bố trí binh lính dày đặc, chung quanh pháp trường dân chúng tập trung đông đảo để được nhìn lần cuối hai vị tướng quả cảm anh hùng đã trở thành niềm kiêu hãnh của toàn dân.

Trời đã sáng, mặt trời lên cao nhưng bị che khuất bởi những vầng mây đen trở nên u ám thê lương. Một bầu không khí nghiêm trang hồi hộp của hàng ngàn người đang chờ đợi chung quanh pháp trường để chứng kiến một cảnh tượng ghê gớm chưa từng xảy ra trước đây trong lịch sử nước nhà.

Từ xa tiếng vó ngựa dồn dập cùng những hồi chiêng trống báo hiệu vua Gia Long và đoàn tuỳ tùng đến! Vua cùng đoàn tuỳ tùng ngồi trên các xe song mã dừng trước khán đài. Ngoài vua, người ta còn thấy các quan ngự sử, thượng thư cùng các phu nhân. Trong số những người nước ngoài đến tham dự có sự hiện diện của giám mục Eyot, giáo sĩ Le Labouse, giáo sĩ De La Bissachère, hai ông Dayot và Vannier thuyền trưởng hai chiến thuyền Pháp và hai viên sĩ quan bộ binh mang quân hàm Đại Tá quân đội viễn chinh Pháp phò tá quân lực của Nguyễn Ánh.

Sau đó đội hành quyết dẫn bốn người ra trình diện vua mà họ gọi là bốn tên tử tội: mẹ Trần Quang Diệu, tướng Trần Quang Diệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân và cô con gái 15 tuổi Trần Bích Xuân. Mẹ Trần Quang Diệu, tuy gìa nhưng nét mặt vẫn quắc thước, còn nữ tướng Bùi Thị Xuân, tuy mặc quần áo vải thô bó sát thân người, chân bị còng dây xích bước từng bước ngắn rất khó nhọc nhưng vẫn toát ra một vẻ hiên ngang oai dũng.

Trước giờ hành quyết vua Gia Long hạ lệnh:

- Trần Quang Diệu. Ngươi có điều gì muốn nói trước khi chết không?

Trần Quang Diệu đứng thẳng, nghiêm trang nói:

-Mẹ ta nay tuổi già sức yếu, một đời người chẳng hại ai, nay đã ngoài tám mươi. Xin ngươi hãy tha chết cho mẹ ta.

Vua Gia Long đưa mắt nhìn mẹ Trần Quang Diệu rồi cười nói:

- Hôm nay là ngày Rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân, Ta mở lượng khoan hồng tha cho mẹ ngươi được sống nhưng nhà ngươi phải chết không toàn thây. Quân đâu, mang tên Trần Quang Diệu ra xử lăng trì.

Mẹ Trần Quang Diệu nghe vậy đứng thẳng người giơ tay chỉ thẳng vào mặt vua Gia Long mắng:

- Thằng tiểu nhân ! Giết gì thì cứ giết việc gì phải phanh thây xẻ thịt. Ta quyết không vì sự sống của thân già này mà để cho các con ta chịu nhục.

Nói xong tự mình dập đầu vào bậc tam cấp tự tử mà chết.

Bùi Thị Xuân đau đớn than rằng:

- Mẹ ơi! Sao mẹ lại huỷ hoại thân mình như thế làm chúng con đau lòng!

Ba hồi trống dục nổi lên, ngoài sân đội hành quyết bắt đầu hành hình tướng Trần Quang Diệu. Một tên chém đầu ông lìa khỏi cổ, tên thứ hai chém ngang hông đứt làm hai đoạn rồi chúng tiếp tục lóc da xẻ thịt!

Bùi Thị Xuân tức giận chỉ vào mặt vua Gia Long hét lớn:

- Nguyễn Ánh! Ngươi là kẻ tiểu nhân hèn hạ, đã làm điều dã man tàn bạo, đào mộ Tiên đế ta (tức vua Quang Trung), dù ngươi là kẻ chiến thắng nhưng mai này ai dám bảo ngươi là kẻ anh hùng.

Vua Gia Long cười mỉa hỏi:

- Ngươi thử cho ta biết, ta và Nguyễn Huệ, ai hơn ai?

- Luận về tài, ngươi làm sao so sánh được, một bên là mãnh hổ một bên là cẩu hèn. Tiên đế ta trăm trận trăm thắng từ Nam ra Bắc, đại phá quân Thanh lấy lại cơ đồ chỉ trong năm ngày. Còn ngươi cầu cứu quân ngoại bang cả vạn binh, chỉ một đêm bị quân ta đánh tan rã.

Vua Gia Long giận run người nhưng vẫn làm ra vẻ bình tĩnh hỏi:

- Còn nói về đức thì thế nào?

Bùi Thị Xuân đáp:

- Về đức, ngươi cũng không đáng để so sánh. Tiên đế ta lấy nhân nghĩa đối xử với các tôi nhà ngươi. Còn ngươi dùng tâm của kẻ tiểu nhân hèn hạ đối xử với các nghĩa sĩ. Tiên đế ta đánh đổ hai nhà Trịnh, Nguyễn là đem an lạc và đời sống ấm no cho sơn hà xã tắc. Còn ngươi rước quân ngoại bang về tàn sát lương dân, bắt được các sĩ tướng của Tiên đế ta thì xử tru di tam tộc. Tiên đế ta chết đã mười năm, ngươi còn đào mả lấy xương cốt làm tội.

Bùi Thị Xuân vừa dứt lời, các tướng hầu cạnh vua đều rút gươm khỏi vỏ. Vua Gia Long ngăn lại bảo:

- Đừng giết ngay, ta muốn xem gan nó lớn cỡ nào. Quân đâu! đem con gái Bùi Thị Xuân ra cho voi giày trước mặt nó.

Bỗng một người con gái tuổi thanh xuân từ cánh trái khán đài tiến đến cạnh vua nói lớn:

- Xin Hoàng huynh hãy tha tội chết cho con gái Bùi Thị Xuân, nó còn trẻ dại đâu có tội tình gì?

Mọi người giật mình quay qua nhìn, thì ra là Quận Chúa Ngọc Du. Vua Gia Long lấy làm ngạc nhiên hỏi Ngọc Du:

- Trong trận đánh thành Bình Định, Trần Quang Diệu đã giết chết Võ Tánh chồng của em, sao em còn xin tha cho con gái của nó?

Ngọc Du trả lời:

- Thưa Hoàng Huynh. Ngày trước trong trận đánh thành Qui Nhơn, chồng em không giữ nổi thành nên đã tự vẫn và Bùi Thị Xuân đã tha mạng cho mẹ con em nên em mới còn sống đến ngày nay. Xin Hoàng huynh nghĩ tình ấy mà tha tội cho con gái Bà.

Vua Gia Long lắc đầu, đoạn quay sang bọn quân sĩ quát lớn:

- Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Quân đâu, hãy mang con gái Bùi Thị Xuân ra hành hình!

Thế là một hồi trống dục lại nổi lên. Đội hành quyết áp tải người con gái tên Trần Bích Xuân ra sân lột hết y phục một cách dã man tàn bạo. Một võ sĩ khác dẫn một con voi to lớn bước chậm rãi đến gần nàng. Khuôn mặt nàng biến sắc, Bích Xuân hoảng sợ nhìn về phía mẹ kêu thất thanh:

- Mẹ ơi cứu con với!

Bùi thị Xuân nghiêm nét mặt hét lớn:

- Con nhà tướng phải chết anh dũng! Hãy hiên ngang chết cùng cha mẹ còn hơn là sống với đám tiểu nhân bán nước!

Bùi thị Xuân vừa dứt lời, voi đã dùng vòi quấn lấy con gái Bà tung lên không trung. Khi nàng rơi xuống cùng với tiếng hét hãi hùng, voi đưa cặp ngà ra hứng, ngà voi nhọn xuyên qua người, Bích Xuân quằn quại trên miệng voi mà chết. Voi quăng xác nàng xuống đất rồi dùng chân phải giày đạp lên. Xót thương thay người con gái trẻ chết nát tan thân thể. Mọi người mục kích đều rùng mình rơi nước mắt!

Nữ tướng Bùi Thị Xuân lặng người đớn đau. Bà kéo lê đôi chân đã bị xiềng đến gần con voi vừa giày đạp con gái mình. Khí sắc của bà vẫn hồng hào, hiên ngang như khi lâm trận. Tên điều khiển voi thúc voi quấn lấy bà. Voi vừa vươn vòi, bà trợn mắt hét lên một tiếng như sấm nổ, voi thất kinh co vòi thụt lui. Tên nài voi lại thúc voi, voi bước tới thấy bà lại thối lui. Tên nài không biết tính sao, lấy gậy đập vào đầu voi, voi thét lên một tiếng hất tên nài xuống đất rồi cắm đầu chạy ra khỏi pháp trường. Đội quân hành quyết lại đưa voi khác vào thay, nhưng con nào cũng thế, khi đến gần nghe nữ tướng hét lên đều co vòi quay đầu bỏ chạy. Thì ra chúng đã bị khuất phục khi nhận ra Bà đã cùng chúng bao phen vào sinh ra tử.

Ba hồi trống dục dứt tiếng. Cả pháp trường im phăng phắc đến nghẹt thở. Nguyễn Ánh muốn báo thù nên cho voi dẫm nát thân thể Bà, nhưng đã thất bại, tức giận quát lớn:

- Nếu voi không giết nổi người đàn bà này thì cho ngũ mã phanh thây [2]. Nhất định phải cho nó chết không toàn thây!

Ba hồi trống dục lại vang lên. Năm tên nài ngựa trong đội hành quyết dẫn năm con ngựa khỏe ra pháp trường, chúng dùng dây buộc mỗi con vào đầu, vào tay, vào chân nữ tướng xếp thành hình ngôi sao. Nữ tướng vẫn bình tĩnh, nét mặt không thay đổi và không tỏ chút sợ hãi nào. Tiếng trống tiềp tục dồn dập trong bầu không khí thê lương. Tên đội trưởng ra dấu hiệu cho năm tên nài cùng quất roi cho ngựa chạy về năm hướng làm thân xác Bà bị xé nhiều mảnh, máu me lai láng trông rất kinh hãi. Ai nấy đều xúc động, mặt đầm đìa nước mắt.

Thương thay cho nữ tướng tài ba, dũng cảm! một đời hy sinh cho sơn hà xã tắc, đã phải chết không toàn thây. Riêng Gia Long Nguyễn Ánh tỏ vẻ hân hoan sau khi đã tận diệt toàn gia đình tướng Trần Quang Diệu. Nguyễn Ánh đâu có biết cái chết hiên ngang của Bà đã trở thành một hình ảnh vô cùng oai hùng ở pháp trường, nó đã in sâu vào tâm khảm người dân từ Bình Định đến Phú Xuân. Họ vô cùng cảm kích trước trước sự anh dũng của nữ tướng khi chứng kiến những giây phút cuối cùng đầy khí phách, kiên cường của Bà và hình ảnh bất diệt này vẫn còn vang vọng đến ngày nay.

Xa xa có tiếng chuông chùa ngân vang vọng lại. Hôm nay các chùa đang thiết lễ Vu Lan, ngày báo hiếu cùng là ngày xá tội vong nhân. Chư Tăng Ni đang cầu nguyện cho các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn chiến tranh được vãng sinh về miền lạc

chúng sinh khắp mọi miền sớm được giải thoát khỏi cảnh khổ ải trầm luân, người người sống an vui hạnh phúc, không hận thù chia rẽ.

Tịnh Thuỷ,
Mùa Vu Lan 2010

*****

Chú thích:

[1] Bùi Thị Xuân, người ở thôn Xuân Hòa, phía Nam sông Côn, thuộc tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Có thể nói, trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ Đô đốc Bùi Thị Xuân, một nữ tướng văn võ toàn tài, vợ danh tướng Trần Quang Diệu, quê làng Xuân Hòa, huyện Bình Khê (nay là Phú Xuân, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Bà là vị anh thư đã cùng chồng hết lòng hết sức giúp nghĩa quân Tây Sơn lập nên một triều đại Tây Sơn. Năm 1778, Bùi Thị Xuân được Nhà Tây Sơn phong làm Đô đốc. Bà cùng chồng phò tá Nguyễn Huệ tiến ra Bắc đánh đổ Lê - Trịnh, đặt cơ sở vững chắc cho sự nghiệp thống nhất đất nước sau này. Đội tướng binh do bà huấn luyện đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử xuân Kỷ Dậu 1789.

[2] Có sách nói Bà bị xử hình điểm thiên đăng (dùng vải nhúng sáp nóng đem quấn chung quanh cơ thể, rồi cột vào trụ sắt xong châm lửa đốt)

[3] Tùng xẻo (còn gọi là lăng trì hay xử bá đao) (tiếng Hoa giản thể: 凌迟, tiếng Hoa phồn thể: 凌遲, bính âm: língchí) là một trong những hình phạt tàn khốc và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc thời cổ xưa từ năm 900 cho đến khi chính thức bãi bỏ vào năm 1905. Từ ngữ trong tiếng Hán "lăng trì" có nghĩa lấn lên một cách chậm chạp. Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy dụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi; ngoài việc xẻo từng miếng thịt trên người tử tội, đao phủ còn có nhiệm vụ là giữ cho tử tội không được chết một cách nhanh chóng, tức là sau bao nhiêu nhát xẻo thì nạn nhân mới được chết. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image


“Anh Hùng Tử, Khí Anh Hùng Bất Tử !!!”

Những hình ảnh tư liệu thật quý giá về cuộc khởi nghĩa Đề Thám.
Sau hoà ước Quí-mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc-kỳ, Vua Việt-Nam kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề-Ðốc Hoàng-Hoa-Thám ( Trương-văn-Thám ?)đã hưởng ứng phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc-Giang, Thái-Nguyên và Hưng-Hóa. Dân chúng gọi ông là Ðề-Thám.


Pháp đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông, cho ông cai quản 22 xã trong vùng Yên-Thế, Ðề-Thám lập căn cứ ở Chợ-Gò. Dân chúng gọi ông là con "Hùm thiêng Yên-Thế". Nhưng hai năm sau thì Ðề-Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề-Thám sống yên cho tới năm 1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa (những tấm hình ông chụp với gia đình là trong khoãng nầy).
Năm 1908, Ðề-Thám quyết định đánh một cú lớn để chiếm thành Hà-Nội nên đã âm mưu với nhiều người đầu bếp để bỏ thuốc độc (bột datura) cho 200 lính Pháp giữ thành ăn, nhưng vì liều thuốc hơi yếu nên lính Pháp chỉ bị lảo đảo chứ không chết, cuộc âm mưu bất thành.


Ðầu năm 1909, quân đội Pháp quyết định mở chiến dịch lớn để tấn công Ðề-Thám trong tận sào huyệt, Ðề-Thám thua nên bỏ trốn vào rừng. Pháp ra giải thưởng 25.000 đồng cho ai bắt hay giết được Ðề-Thám. Có ba tay lãng tử người Tàu vì ham tiền nên tìm đến Ðề-Thám để xin gia nhập rồi thừa lúc ban đêm ông ngủ mà xúm đến chặt đầu ông đem về lãnh thưởng ngày 10 tháng 2 năm quí-sửu (18-3-1913), chấm dứt một cuộc kháng chiến trường kỳ trên một phần tư thế kỷ.

Image
Anh hùng Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Image
Ðề-Thám và mấy người con cháu (giữa 1898 và 1905)

Image
Những bạn cách mạng của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Image
Những bạn cách mạng của Ðề-Thám

Image
Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết

Image
Cha vợ của Ðề Thám bị bắt

Image
Thi Nho, người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt

Image
The Mui, người vợ thứ 2 của Cả Rinh (con nuôi của Ðề Thám)

Image
The Mui bị bắt

Image
Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911)

Image
Anh hùng Ba-Biêu, cánh tay mặt của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Image
Ngôi chùa tuyên thệ của nhóm Ðề-Thám

Image
Một nghĩa quân và Quynh, con rể của Ðề Thám ra hàng

Image
Cho Go, repaire de De Tham

Image
Một thành lũy của Ðề-Thám

Image
Phía trong của thành lũy

Image
Phía trong của thành lũy

Image

Image
Một đồn lính Pháp trong vùng Yên-Thế

Image
Ðường hào của quân đội Pháp để chống lại Ðề-Thám

Image
Pháp đang xây dựng một đồn lính trong vùng Yên-Thế

Image
Vận tải một tử thương (1909)

Image
Chôn cất một lính Pháp tử trận (1909)

Image
Chuyên chở một thương binh (1909)

Image
Thương binh Pháp (1909)

Image
Khâm-Sai Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám

Image
Nhóm quân của Phạm Quế Thắng

Image
Một người trong nhóm Ðề-Thám đang bị hỏi cung

Image
Bị bắt làm tù binh

Image
Một người trong nhóm Ðề-Thám bị bắt

Image
Tù binh Ðề-Thám trên hải cảng Alger trước khi vào tù ở Guyane

Image
Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908)

Image
Thủ cấp của những anh hùng nhóm Ðề-Thám

Image
Thủ cấp của một anh hùng nhóm Ðề-Thám

Image
Tù nhân bị bắt trong vụ "Ðầu Ðộc" (1908)

Image
Bị xử trảm (1908)

Image

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Một nén hương cho người nằm xuống

BĐQ Đỗ như Quyên

---------------------------------------------------
Trong những lúc rảnh rỗi, tôi hay mò mẫm vào internet để tìm hiểu thêm về cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua, vì vào năm 1975, tôi chỉ mới vừa 20 tuổi mà thôi. Qua những lần lang thang trên mạng, tìm kiếm lung tung, may mắn tôi đã tìm được các thông tin về những cái chết của 15 vị tướng QLVNCH từ 1955 đến 1975.

Quân lực Mỹ có 11 vị tướng tử trận từ 1967 đến 1972. Riêng các cố vấn cho những đơn vị Biệt Động Quân thì tôi đã tìm được danh tánh 55 người. Đặc biệt, đối với các cố vấn BĐQ bị tử thương trên quê hương chúng ta, Trung Đoàn 75/BĐQ Mỹ chỉ cung cấp họ, tên, ngày tháng, đơn vị BĐQ/ QLVNCH họ đã phục vụ mà không có ghi cấp bậc của mỗi người.

Tôi có hỏi về lý do nầy thì được cựu cố vấn BĐQ Dennis Kim trả lời như sau: “Theo truyền thống của BĐQ Mỹ, lúc còn sống thì các chiến sĩ BĐQ tuy mang cấp bậc khác nhau, nhưng khi đã nằm xuống thì từ binh sĩ đến sĩ quan đều bình đẳng trước cái chết.” Đó là lý do mà các tử sĩ BĐQ Mỹ không có ghi cấp bậc trên bia mộ, cũng như trong các bản thông tin lưu hành nội bộ của Trung Đoàn 75/ BĐQ Mỹ.

BĐQ Đỗ như Quyên



NHỮNG CÁI CHẾT BÍ ẨN

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình minh Thế làm ông chết tại chổ.

Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về “thủ phạm” bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v… Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng T.M.T. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng T.M.T. để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng T.M.T. tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình minh Thế.

…“Năm 1951, thiếu tá Antoine Savani là Trưởng Phòng Nhì, làm xếp an ninh mật thám của Phủ Toàn Quyền Pháp trên khắp ba nước Việt-Miên-Lào. Ông nầy rất kính trọng thiếu tướng Charles Chanson (1902-1951) nguyên Tư Lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt.

Ngày 13-7-1951, Thủ Hiến Nam Việt là ông Thái Lập Thành (1896-1951) cùng với thiếu tướng Charles Chanson đến thị xã Sa Đéc dự lễ diễn binh mừng các chiến thắng vùng Tiền Giang. Hai ông xuống xe đứng chào cờ trước khán đài chính. Bỗng một bóng người mặc quân phục vạch đám đông dự lễ chạy thật nhanh đến chổ chào cờ, vừa chạy vừa đưa tay vào túi áo (rút chốt quả lựu đạn). Lúc đến trước mặt hai vị quan khách chính, người nầy đứng nghiêm và đưa tay lên chào cũng là lúc quả lựu đạn phát nổ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai kịp có một phản ứng nào cả. Người mang lựu đạn bị xé làm hai, nằm bên cạnh hai xác người đang thoi thóp là các ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson. Gần đó hai sĩ quan Pháp cũng bị thương nặng. Những người bị thương được đưa vào một quân y viện gần đó, nhưng vài giờ sau thì cái chết đã đến với ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson.

Thiếu tá Antoine Savani gần như nổi điên vì cuộc ám sát vừa kể. Qua điều tra, được biết kẻ ám sát là một thanh niên tên Phạm văn Út (1925-1951) là con nuôi của đại tá Văn Thành Cao (1924- ?), Tư Lệnh quân đội Cao Đài vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, còn có tin báo cho phòng nhì Pháp biết: Đại tá Trình minh Thế ở Chiến Khu Lò Gò (dưới chân núi Bà Đen, Tây Ninh) cho tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tôn vinh anh Phạm văn Út như một anh hùng kháng chiến của quân đội Cao Đài. Qua các nguồn tin thu nhận được, thiếu tá Antoine Savani cho rằng thủ phạm là ông Trình minh Thế và thề sẽ giết ông nầy bằng mọi giá.

Khoảng năm 1994, gần 40 năm sau ngày tướng Trình minh Thế bị ám sát (1955), ông Antoine Savani đã về hưu từ lâu với cấp đại tá và cũng đã già. Lúc gần chết vì bệnh tim, ông ta trăn trối những lời sau cùng về cái chết của tướng Trình minh Thế. Những lời kể của ông Antoine Savani được phỏng vấn và ghi chép bởi ông Jean Lartéguy (người sau nầy viết cuốn “Le Mal Jaune”, bản tiếng Anh là “Yellow Fever”).

…Chính tôi đã giết Trình minh Thế. Dù không tự tay cầm súng nhưng tôi là người tổ chức tất cả. Thế bị giết bởi một viên đạn do người thân tín của tôi nấp từ phía sau bắn tới, không phải từ dưới tàu bắn lên. Người bắn chẳng có tên tuổi gì, nói đúng ra, chỉ biết là cấp trung úy. Sở dĩ tôi phải giết Thế là để báo thù cho tướng Chanson mà tôi đã từng thề. Trong tất cả các thủ lãnh quân sự ở trong Nam thì Thế là người nguy hiểm nhất, có nhiều tham vọng nhất, và cũng là người khôn ngoan nhất. Lansdale * quả có mặt tinh đời khi chọn Thế … *(Đại Tá Edward Lansdale, 1908-1987, về hưu với cấp thiếu tướng)

TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ: Sinh ngày 20-11-1929, làng Bình Tước tỉnh Biên Hòa Việt Nam, nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn III/ Quân Khu III. Sáng ngày 23-2-1971, trên cương vị Tư Lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71, ông chủ tọa cuộc họp tham mưu tại Bộ tư lệnh Tiền phương QĐIII/ QK III tại căn cứ Trảng Lớn, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh như thường lệ. Sau buổi họp, khoảng 09:30 giờ, ông dùng trực thăng bay về hướng bắc tỉnh Tây Ninh để đến Dambe (một thị trấn nhỏ của Kampuchia) nơi lực lượng xung kích QĐ III của đại tá Trần quang Khôi đang chờ. Trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ cao Trí rời khỏi Trảng Lớn khoảng bốn phút thì bùng nổ ở trên không. Địa điểm tai nạn khoảng 7km bắc- tây-bắc thị xã Tây Ninh. Ngoài tướng Đỗ cao Trí bị tử thương còn có hai phi công (chỉ biết tên một người là đại uý Thành), hai xạ thủ và cơ khí phi hành (không rỏ danh tánh); trung tá Sỹ thuộc Trung Tâm Hành Quân QĐ III; trung tá Châu, Chỉ huy phó Truyền tin QĐ III; đại úy Tuấn, sĩ quan tuỳ viên; nhà báo Mỹ (gốc Pháp) Francoi Sully.

Sự ra đi đột ngột của tướng Đỗ cao Trí cũng để lại nhiều câu hỏi nhức đầu cho hậu thế. Gần 40 năm qua, đã có khá nhiều bài viết của người Việt bàn tán và nhận xét về cái chết nầy. Không có ai đưa ra được các chứng cứ nào có sức thuyết phục để dư luận chấp nhận là hợp lý, hợp tình hơn cả. Tuy nhiên tướng Đỗ cao Trí đi vào nơi khuất bóng trong lúc ông đang chiến thắng dồn dập (70-71) ở bên vùng biên giới Kampuchia. Có tin ông sắp ra nắm QĐ I để xoay chuyển tình huống mặt trận biên giới Lào, vậy mà ông ra đi! Đó là điều làm người đời sau thắc mắc.



THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU:

Sinh ngày 23-6-1929, thành phố Thiên Tân, Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949 đang học đại học Aurore ở Thượng Hải thì phải theo gia đình dọn về Saigon, Việt Nam . Đầu năm 1951, ông theo học khóa 3 Võ Bị Liên Quân Việt Nam tại Đà Lạt, và tốt nghiệp (hạng hai) ngày 1-7-51 với cấp bậc thiếu uý.

Hai mươi năm sau, thiếu uý Nguyễn văn Hiếu đã là thiếu tướng Tư Lệnh Phó QĐ I (nhậm chức ngày 9-6-1971) và nỗi tiếng là một vị tướng liêm chính. Do có tài năng và đức độ, nên ngày 10-2-1972, Phó Tổng Thống Trần văn Hương (1902-1982) đề cử tướng Nguyễn văn Hiếu giữ chức Phụ Tá Đặc Biệt trong Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng (tương đương cấp Thứ Trưởng). Ngày 1-10-1973, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó QĐ III/ QK III và đã giữ chức vụ nầy qua ba vị Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Phạm quốc Thuần, Trung Tướng Dư quốc Đống (1932-2008), Trung Tướng Nguyễn văn Toàn (1932-2005).

Ngày 2-4-1975, tướng Nguyễn văn Hiếu được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở. Ngày 4-4-1975, khoảng 17:30 giờ (các tài liệu khác thì ghi buổi trưa khoảng 13:30 giờ) những người đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh QĐ III ở Biên Hoà bổng nghe một tiếng súng nổ trong văn phòng thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu (cùng có nguồn tài liệu khác ghi có hai tiếng súng). Lúc mọi người mở cửa phòng thì thấy tướng Nguyễn văn Hiếu đã ngồi chết gục tại bàn làm việc, một tay ông để trên bàn và tay còn lại buông thòng xuống đất nơi có một cây súng nhỏ còn nằm trên sàn nhà (có thể loại súng P 38). Ông bị chết vì một viên đạn đi xuyên từ cằm lên thái dương (có vài tài liệu khác ghi viên đạn từ thái dương bắn xuyên lên đỉnh đầu và phá một lỗ trên trần nhà), nhưng chẳng có ai hiểu được nguyên nhân ông bị chết là do ngộ sát, tự sát hoặc bị ám sát. Vài ngày sau cái chết của tướng Nguyễn văn Hiếu, chính phủ ban đầu công bố là ông tự sát, nhưng sau đó đã cải chánh và đổi thành ngộ sát, bị cướp cò lúc đang lau súng.

Ba mươi năm sau cái chết bí ẩn của tướng Nguyễn văn Hiếu, có rất nhiều người vẫn không tin ông bị cướp cò súng bởi vì ông là người sưu tập và rất cẩn thận về súng. Có người còn quả quyết tướng Hiếu bị ám sát chết bởi những kẻ tham nhũng. Bọn nầy mượn gió bẻ măng để “giết người bịt miệng” lúc ngọn sóng Đỏ đang tràn tới. Nhưng cũng có người cho rằng một thế lực khác đã gây ra cái chết nầy. Thế lực đó đã biết được một kế hoặch bí mật giữa các tướng Nguyền văn Hiếu, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai ở QĐIV/ QKIV, là các vị nầy sẽ tái phối trí và tổ chức lực lượng quân sự tử thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu thủ đô Sài gòn rơi vào tay quân Cộng Sản. Và thế lực đó không muốn cuộc chiến kéo dài thêm nữa khi họ đã công khai bắt tay với Việt Cộng vì quyền lợi của họ.



CÁI CHẾT ĐAU LÒNG

CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN:

Sinh năm 1932, là thủ khoa khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam ở Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh/ QĐII/ QKII từ ngày 24-11-1966. Vợ ông là bà Dương thị kim Thanh (Huế), nguyên chuẩn uý thuộc binh chủng Nhảy Dù nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Nhân dịp bà đi thăm và tặng quà cho các chiến sĩ và gia đình đang đồn trú tại vùng biên giới tây bắc tỉnh Pleiku, ngày 8-9-1968, Ông cùng bà đi chung một chiếc trực thăng loại H-34 (Choctaw) của Không Quân VNCH đến thăm các căn cứ tiền đồn. Sau khi thăm được vài nơi, trực thăng chở ông bà lại cất cánh để đến nơi khác thì máy bay phát nổ ngay trước mắt các binh sĩ và gia đình. Tất cả những người trên trực thăng đều tử thương, trong đó có Chuẩn Tướng Trương quang Ân và vợ là bà Dương thị Kim Thanh.



NHỮNG TAI NẠN TRỰC THĂNG

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH:



Sinh năm 1931, Lâm Đồng, tốt nghiệp khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐIV/ QKIV từ ngày 1-7-1968. Hành quân Cửu Long 1 (bắt đầu ngày 9-5-1970) là cuộc hành quân cấp quân đoàn vượt qua đất Cam Bốt nhằm giải cứu, hồi hương hàng chục ngàn đồng bào thoát sự tàn sát của của dân Cam Bốt. Trên cương vị là Tư Lệnh Hành Quân Cửu Long 1, thiếu tướng Nguyễn viết Thanh thường xuyên có mặt trên máy bay trực thăng để theo dõi và đôn đốc các đơn vị. Ngày 1-5-1970, chiếc trực thăng chỉ huy của tướng Thanh đã vở tan trên không vì bị một chiếc trực thăng võ trang của Mỹ đụng vào. Tai nạn xảy ra trên bầu trời tỉnh Kiến Tường. Tất cả số người có mặt trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn.

CHUẨN TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN:

Sinh ngày 16-11-1929, Huế, tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ Quan Việt Nam Thủ Đức, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH từ ngày 1-10-1968 đến 31-1-1972. Ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó QĐI/ QKI vào ngày 1-2-1972, thay thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu. Ngày 25-2-1972, chuẩn tướng Phan đình Soạn đi máy bay trực thăng ra thăm một chiến hạm Mỹ, cách Đà Nẵng khoảng 20km ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Lúc cất cánh trở về, trực thăng của ông vì sơ suất nên đụng vào trụ ăng ten của chiến hạm. Tuy bị hư hại nhưng trực thăng vẫn gắng bay về và bị rớt gần bán đảo Sơn Trà, quận ba thành phố Đà Nẳng. Toàn bộ người trên máy bay đều chết và tìm được thi hài. Cùng đi với tướng Phan đình Soạn có đại tá Ngô hân Đông, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐI/ QKI.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH:

Sinh tháng 7-1934, tốt nghiệp trường Không Quân Phi Hành Salon de Provence 1953, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân QĐIV/ QKIV cho đến năm 1972. Chuẩn Tướng Ánh tử nạn phi cơ trong một phi vụ quan sát tình hình, vì ghi nhận một phi cơ L19 bị rớt nên ông dùng trực thăng của ông đến câu phi cơ L19 và rủi ro xảy ra tai nạn. Ông tử nạn lúc 17giờ ngày 27-2-1972.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM

Sinh ngày 30-6-1929, tốt nghiệp khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng của SĐ1/BB và Tư Lệnh Phó trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1/BB, năm 1973. Ông được hăng cấp Chuẩn tướng tháng 4-1974. Trực thăng của ông bị rơi gần bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vào 8giờ tối ngày 28-3-1975. Ông là vị tướng bị tử nạn cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam .

NHỮNG VỊ TƯỚNG TỰ SÁT

CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ:

Sinh ngày 22-8-1933, tỉnh Sơn Tây, học khoá 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý hiện dịch. Trước ngày 30-4-1975, ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB. Ngay sau lúc nghe được lời kêu gọi buông súng của ông Dương văn Minh, chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ đã tự sát trước sân cờ của bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐ5/BB ở Lai Khê tỉnh Bình Dương.
THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ:

Sinh năm 1929, tỉnh Hà Đông, học khóa 8 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐII/QKII từ tháng 11-1974. Trong cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu (1924-2001) lệnh cho tướng Phạm văn Phú rút quân khỏi các tỉnh Kontum, Pleiku về vùng duyên hải QĐ II. Cuộc lui quân nầy diễn tiến như thế nào thì lịch sữ đã cho thấy. Ngày 29-4-1975, tại nhà riêng ở Sàigòn, thiếu tướng Phạn văn Phú đã uống một liều thuốc độc thật mạnh nhưng gia đình phát giác và đưa ông vào bệnh viện cứu chữa. Trưa ngày 30-4-1975, ông tỉnh lại và thều thào hỏi vợ về tình trạng lúc bấy giờ. Sau khi nghe vợ cho biết ông Dương văn Minh đã đầu hàng và Việt Cộng vừa vô dinh Độc Lập. Nghe đến đây, thiếu tướng Phạm văn Phú thở hắt ra. Đó cũng là hơi thở cuối cùng của ông.

CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI:

Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày 1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).

Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.



CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG:

Sinh năm 1933, Hóc Môn, Gia Định, tốt nghệp khoá 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nguyên là Tư Lệnh Phó QĐIV/ QKIV từ ngày 1-11-1974. Ông cũng từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB (ngày 14-6-1971), Tư Lệnh Phó QĐIII/ QKIII Đặc trách Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (ngày 4-9-1972), Tư Lệnh Sư Đoàn 21/BB (ngày 9-6-1973).



Khoảng 19:30 giờ ngày 30-4-1975, tại tư dinh của mình ở Cần Thơ, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng sau khi nói những lời từ biệt với các thuộc cấp, dặn dò khuyên nhủ bạn đời là bà Phạm thị kim Hoàng, ông vào văn phòng riêng và khóa chặt cửa lại mặc dù tiếng khóc than nức nở kêu gào của người vợ. Ông đã dùng súng tự sát vào lúc 20:45 giờ ngày 30-4-1975.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :

Sinh ngày 23-9-1927, Đà Nẳng (chánh quán An Cựu Tây, quận Hương Thủy, tỉnh Thưà Thiên), tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đời binh nghiệp của ông đã trải qua những chức vụ như: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5 Nhảy Dù (năm 1965), Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (năm 1967), Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB (tháng 1-1970) và Tư Lệnh Quân Đoàn IV/ Quân Khu IV (tháng 11-1974) với cấp thiếu tướng.

Ông đã dùng súng tự sát trong tư dinh của mình ở Cần Thơ khoảng 07:30 giờ ngày 1-5-1975.







CHẾT TRONG TÙ CỘNG SẢN

THIẾU TƯỚNG ĐOÀN VĂN QUẢNG:

Sinh năm 1923, xuất thân Thiếu Sinh Quân Việt Nam .
1960: Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân/ Đệ Ngũ Quân Khu (đến năm 1962 là QĐ IV vùng 4 chiến thuật)
1961: Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/ Đệ ngũ Quân Khu.
1962: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21/BB. Tháng 10-1963, Tư Lệnh Phó SĐ9/BB.
7-11-1963: Đại Tá Tư Lệnh SĐ9/BB.
1964: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biêt.
1966: Chuẩn tướng. 1971: Thiếu tướng.
1972: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng chết trong tù Cộng sản ở trại khổ sai Nam Hà (Hà nam Ninh) ngày 6-3-1984.

CHUẨNTƯỚNG BÙI VĂN NHU

Sinh ngày 26-12-1920 tại quận Bến Lức tỉnh Long An, bắt đầu phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia năm 1939 từ ngạch Thư Ký phiên dịch.

Từ 1949 đến 1952, Biên Tập Viên Chánh Sở Trung Ương Tình Báo.
1952-1958: Quận Trưởng Hạng 4 Thanh Tra Tổng Nha CSQG
1958-1960: Quận Trưởng Hạng 3 Giám Đốc TTHL/CS & CA
1960-1962: Quận Trưởng Hạng 2 Phụ Tá Khối CS Đặc Biệt Tổng Nha CS
Đến năm 1966-1971, ông lên đến ngạch Quận Trưởng Thượng Hạng và đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Tổng Nha CS.
1971-1975: Đại tá CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha
01-2-1975: Chuẩn tướng CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha CS.
Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.



CÁC VỊ TƯỚNG MỸ TỬ THƯƠNG TẠI VIỆT NAM



THIẾU TƯỚNG WILLIAM JOSEPH CRUMM:

Sinh ngày 20-9-1919, Scarsdale New York, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược, Mỹ. Ngày 7-7-1967, tướng W. J. Crumm đích thân lái một chiếc B.52 dẫn đầu một hợp đoàn gồm 3 chiếc B.52 đến yểm trợ chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Lúc còn cách ngoài khơi tỉnh Vĩnh Bình (vùng 4 chiến thuật) khoảng 32km, tai nạn xảy ra khi hai chiếc B.52 chạm cánh vào nhau và rớt xuống biển đông VNCH. Có sáu người bị chết (không tìm được xác) và bảy người được cứu sống. Trong số người tử nạn có thiếu tướng W. J. Crumm. Ông là sĩ quan cấp tướng đầu tiên của quân đội Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam .





THIẾU TƯỚNG ROBERT FLANKLIN WORLEY:

Sinh ngày 10-10-1919, Riverside California . Nguyên Tư Lệnh Phó Không Lực 7, Không Lực Thái Bình Dương. Ngày 23-7-1968, tướng R.F. Worley tự mình lái chiếc máy bay phản lực loại RF-4C Phantom, đến yểm trợ một đơn vị bạn ở hưóng tây-nam Huế thì máy bay bị trúng đạn phòng không của Cộng sản Bắc Việt. Chiếc Phantom được ghi nhận đâm vào một sườn núi, khoảng 85km tây-bắc phi trường Đà Nẳng.

THIẾU TƯỚNG BRUNO ARTHUR HOCHMUTH:

Sinh ngày 10-5-1911 Houston, Texas, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến, hoạt động trong hai tỉnh Thưà Thiên và Quảng Trị. Vào ngày 14-11-1967, tướng B.A. Huchmuth đang trên đường đến thăm chuẩn tướng Ngô quang Trưởng, Tư Lệnh SĐI/BB thì trực thăng của ông bổng dưng phát nổ trên không tại hướng tây bắc thành phố Huế. Trong số những quân nhân Mỹ tử nạn trên chiếc trực thăng còn có thiếu tá Nguyễn ngọc Chương là sĩ quan liên lạc SĐI/BB cạnh Bộ Tư Lệnh SĐ3/ TQLC Mỹ.

Thiếu tướng B.A.Hochmuth là vị tướng duy nhất của TQLC Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam .

THIẾU TƯỚNG KEITH LINCOLN WARE:

Sinh ngày 23-11-1915, Denver Colorado , nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (Sư đoàn Anh Cả Đỏ, The Big Red One Division). Ngày 13-9-1968, trong lúc đang chỉ huy đơn vị cơ hữu chạm súng với VC, chiếc trực thăng chỉ huy của ông bị trúng đạn phòng không của VC, và bị rơi ở địa điểm khoảng 6km tây-bắc Lộc Ninh tỉnh Bình Long.

CHUẨN TƯỚNG WILLIAM ROSS BOND:

(Chúng tôi tạm dịch chức vụ Brigadier General, tướng một sao của quân đội Mỹ là chuẩn tướng) Sinh ngày 4-12-1918, Portland , Maine , nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 199 Bộ Binh. Ngày 1-4-1970, lúc nhận được tin một đơn vị của mình là Chi đội 2, Chi đoàn D, Thiết đoàn 17 Kỵ Binh bị địch tấn công khi đang hộ tống một đoàn xe tiếp tế trên tỉnh lộ 15, phía nam Võ Xu tỉnh Long Khánh. Tướng W.R. Bond đã đáp trực thăng của mình xuống ngay trận địa để đôn đốc chiến sĩ. Khi ông chạy khỏi máy bay độ vài thước thì bị trúng đạn ngay vào ngực. Trực thăng khẩn cấp đưa ông khỏi trận địa, nhưng ông đã tắt thở lúc còn trên không. Chuẩn tướng W.R. Bond là vị tướng thứ nhất của quân đội Mỹ tử trận ngay trên mặt đất Việt Nam , không phải trên máy bay.

THIẾU TƯỚNG ALBERT BROADUS DILLARD, JR: Sinh ngày 1-9-1919, Lake Charles , Louisiana , nguyên Tư Lệnh Công Binh Mỹ ở Việt Nam . Ông bị tử thương ngày 12-5-1970 lúc từ Pleiku bay trực thăng dến trại Biên Phòng Plei D’Jreng để thám sát Tỉnh lộ 509. Trực thăng của tướng J.B. Dillard bị trúng đạn phòng không của CS và phát nổ. Địa điểm xảy ra khoảng 16 km hướng tây-nam thị xã Pleiku.

THIẾU TƯỚNG GEORGE WILLIAM CASEY: Sinh ngày 9-3-1922, Allston Massachusetts , nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn I Không Kỵ (The First Air Calvary Division). Ngày 7-7-1970, tướng G.W. Casey từ Phước Vinh tỉnh Tuyên Đức, dự tính đến thăm thương binh ở bệnh viện dã chiến Cam Ranh. Trên đường bay, trực thăng chở ông bị trúng đạn phòng không của CS Bắc Việt và đâm xuống đất.

Hải quân Đề đốc (thiếu tướng) Rembrandt C. Robinson: Sinh ngày 2-10-1924 Clearfield Pennsylvania . Nguyên Hạm Trưởng (Soái Hạm) Khu Trục Hạm USS Flotilla 11, kiêm Tư Lệnh Chiến Đoàn Khu Trục Hạm thuộc Hạm Đội 7. Vào buổi tối ngày 8-5-1972, sau khi dự họp trên một chiến hạm gần đó, ông dùng trực thăng trở về soái hạm thì tai nạn xảy ra lúc máy bay không đáp đúng vị trí trên tàu. Trực thăng lao xuống biển và vở tan làm chết tất cả những người trên trực thăng. Nơi xảy ra tai nạn nằm ngoài khơi biển đông Việt Nam , gần bán đảo Đồ Sơn thành phố Hải Phòng, Bắc Việt. Đề đốc R.C. Robinson là vị tướng Hải quân duy nhất của quân đội Mỹ bị chết trong chiến cuộc Việt Nam .

CHUẨN TƯỚNG RICHARD JOSEPH TALLMAN: Sinh ngày 28-3-1925, Honesdale Pennsylvania , nguyên Tư Lệnh Phó Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Yểm Trợ (Third Regional Assistance Command: TRAC). Ngày 9-7-1972, tướng R.J. Tallman đáp trực thăng xuống An Lộc, tỉnh Bình Long để họp với thiếu tá Joe Hallum thuộc toán cố vấn Trung đoàn 48/BB và đại uý Willbanks, toán cố vấn Trung đoàn 43 SĐ 18/BB. Cuộc họp bàn thảo về sự phối hợp yểm trợ cho lực lượng phòng thủ ở thị xã An Lộc. Lúc trực thăng sắp cất cánh thì quân VC tập trung pháo kích dữ dội vào khu vực bải đáp làm chết tại chổ bốn người. Chuẩn tướng Tallman bị thương nặng, được tản thương về bệnh viện 3 dã chiến tại Saigon, và chết lúc còn trên bàn mổ.

Có tất cả 11 vị tướng Mỹ chết ở Việt Nam . Ngoài ra còn 2 vị tướng chết vì bạo bệnh.
band4 3G McKeno

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ tại hải ngoại và tại Việt Nam ơi, thức dậy đi, đừng mê ngủ nữa, các ngài còn ngây thơ và ấu trĩ quá, lập trường quốc gia của các ngài mất rồi

Nếu không chịu thức dậy, tức là các ngài đang giả vò tranh đấu cuội, bên trong các ngài đang làm tay sai cho Việt Cộng phải không


THƯ HÀNG THÁNG
Hoàng Dược Thảo

MỤC ĐÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC KHÔNG CHỈ LÀ CHỐNG TÀU CỘNG ĐỂ BẢO VỆ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
MÀ PHẢI TRANH ĐẤU ĐỂ GIẢI TRỪ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM


Cho đến bây giờ, tôi vẫn đọc thấy trên các diễn đàn những lá thư ngõ của cá nhân, của những tổ chức chính trị gửi cho chính quyền cộng sản Việt Nam để trình bày để van xin bọn Việt gian cộng sản bán nước động tâm động não mà thay đổi vì theo họ đất nước đã đứng bên bờ vực của nạn diệt vong.



Khi đọc những ngôn từ kính thưa, kính gửi với những cơ quan cầm quyền cộng sản như Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN rồi đọc những người ký tên bên dưới thì không sao không cảm thấy thất vọng. Tại sao đến giờ phút này, những tổ chức này vẫn không nhìn ra rằng bọn Việt gian cộng sản bán nước không có cùng một mối lo của 85 triệu người Việt Nam trong nước cũng như 3 triệu người Việt hải ngoại. Những danh từ Độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ, tự do tín ngưỡng bị xâm phạm nghiêm trọng không hề là một mối lo của chúng. Từ khi chiếm được chính quyền, mối bận tâm duy nhất cuả đảng cộng sản Việt Nam là củng cố quyền hành, tham nhũng tối đa. Chúng coi sau công trận thống nhất đất nước, người cuả đảng cộng sản Việt Nam sẽ được miễn nhiệm mọi tội ác kể cả tội giết người.



Nhìn về đất nước Việt Nam ngày nay, chúng ta sẽ thấy rằng bọn lãnh đạo cộng sản đã hành xử như một triều đình vương giã của những thế kỷ trước với bổng lộc được phân phát cho quần thần trung tín ngày xưa hay bọn đảng viên cộng sản ngày nay. Sống trong cùng một quốc gia, nhưng chúng làm thành những pháo đài kiên cố vây quanh đời sống xa hoa của bọn cầm quyền như Cấm Tử Thành của Nhà Thanh và những dân trở thành những con sâu, con kiến không đáng kể. Chúng không hề ý thức được rằng chế độ bạo tàn nào cũng có ngày phải cáo chung và hầu như chúng sẽ không còn lối thoát ra khỏi cái vũng lầy phồn hoa giả tạo mà chúng đã lập ra.



Không khó khăn gì mà không nhận ra được sự hiện diện của sự thống trị lan như vết dầu của bọn Tàu cộng trên toàn đất nước Việt Nam. Những công trình kiến thiết quan trọng của Việt Nam đều lọt vào tay bọn thầu Tàu cộng và do đó, chúng ngang nhiên mang công nhân vào Việt Nam mà không cần giấy tờ chứng minh hay hộ chiếu. Cho đến nay, không ai biết được bọn Tàu cộng đã mang sang Việt Nam bao nhiêu vạn quân Tàu trong khi người dân Việt Nam không có công ăn việc làm, nông dân không còn đất để cày bừa sau khi bọn ác ôn, côn đồ Việt cộng cướp đất của họ một cách ngang nhiên giữa ban ngày cho những dự án chỉ có tên không có việc của chúng. Khát vọng trở thành siêu cường cuả bọn Tàu cộng không còn phải dấu diếm sau khi chúng trở thành chủ nợ lớn nhất của thế giới. Sau hai thập niên bóc lột công nhân nước họ và sản xuất bất chấp sự độc hại miễn là thu lợi, sự cường thịnh về kinh tế cuả Tàu cộng đã gặp phải sự tẩy chay và khinh miệt của cộng đồng thế giới. Dưới chiêu bài phát triển kinh tế, lợi sụng sự nghèo đói của các quốc gia kém mở mang, bọn Tàu cộng xâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục bằng một chủ nghĩa thực dân tàn bạo hơn chính sách thực dân của người da trắng đã chấm dứt từ sau thế chiến thứ II.



Những năm gần đây, những hành động độc chiếm Biển Đông của bọn Tàu cộng, bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam và của các quốc gia giáp Biển Đông. tự ý vạch ra cái gọi là đường chữ lưỡi bò 9 đoạn, tuyên bố 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Tàu cộng cho chúng ta thấy một thái độ hống hách độc tôn của phường mục hạ vô nhân.



Hiện nay Trung Cộng đã chiếm các đảo ở Hoàng Sa, 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, đòi hủy bỏ các hợp đồng của các công ty dầu khí nước ngoài muốn hợp tác với Việt Nam, cho các tàu chiến đi tuần tra trong hải phận Việt Nam như Việt Nam là một thuộc địa của Tàu cộng. Chính sách của Tàu cộng đối với Việt Nam trong thập niên qua là biến Việt Nam thành một quốc gia suy yếu, kinh tế lệ thuộc hoàn toàn vào Tàu cộng với sự tiếp tay đắc lực của bọn lãnh tụ cộng sản Hà Nội. Ai mà nước nghèo, dân không có việc làm là nhà nước chỉ làm được mỗi một việc là nhập cảng hàng sản xuất từ Hoa Lục cho mọi nhu cầu trong nước, 1/5 đồ tiêu dùng của dân Việt Nam là từ Tàu cộng. Theo báo trong nước, kim ngạch nhập cảng từ Tàu cộng của Việt Nam năm 2010 tăng gấp 3 lần năm 2006 bằng tổng số tiền Việt Nam xuất cảng ra toàn thế giới. 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp của Việt Nam phải nhập cảng từ Hoa Lục, nhân công Việt Nam chỉ được xử dụng với một giá rẻ mạt. 90% các công trình kinh tế quan trọng để phát triển kinh tế như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... đều rơi vào tay các nhà thầu Tàu cộng. Trong khi đó bọn Tàu cộng sang nước ta chủ yếu là vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản không kể gì đến việc tàn phá môi trường Việt Nam. Chúng thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới để trồng cần sa, ma túy mà Việt cộng không được quyền kiểm soát hoạt động của chúng - thuê đất để làm gì? Việc Tàu cộng xây nhiều đập trên thượng nguồn sông Hồng Hà và nhất là sông MeKong làm tiêu diệt nguồn hải sản và tàn phá môi sinh của các quốc gia hạ nguồn trong đó có Việt Nam đang là những tiếng kêu trong vô vọng, không lọt được vài tai của bọn Tàu cộng đang say máu khát vọng làm bá chủ thế giới.



Người dân trong nước đã nhìn thấy nạn diệt vong do Tàu cộng dành cho nước Việt đã gần kề nên từ hai tháng nay, những cuộc biểu tình liên tục đã xảy ra tại nhiều thành phố cuả Việt Nam và bọn công an Hà Nội đã dàn áp thẳng tay người dân biểu tình. Tóm lại, thay vì dựa vào sức mạnh của nhân dân để chống giặc thì bọn Viêt gian cộng sản chỉ thậm thụt, không dám lên tiếng kêu gọi toàn dân tranh đấu cho chính nghĩa của Việt Nam. Ngược lại, bọn lãnh tụ Việt cộng còn tuyên bố chung với Tàu cộng những thông cáo đại ý quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt - Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.



Hiện nay, Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất gặp khó khăn vì khủng khoảng kinh tế. Hoa Kỳ là con nợ lớn nhất của Tàu cộng nhưng cũng lại là khách hàng lớn nhất cuả Tàu cộng. Khi người dân Hoa Kỳ ý thức được việc tiêu thụ hàng rẻ Made In China thực sự đã làm hại cho công ăn việc làm và nhất là sự sản xuất bừa bãi, vô lương tâm của Tàu cộng nhằm thu hoạch nhiều thì họ sẽ tẩy chay hàng hoá của Tàu cộng như sự việc đang xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Đó là chưa kể, khi kinh tế yếu kém sẽ giảm sức tiêu thụ và chắc chắn là Tàu cộng khó lòng tránh được sự khủng khoảng về kinh tế trong một tương lai gần.



Các kinh tế gia thế giới đã dự đoán là Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên bị hậu quả trầm trọng khi Tàu cộng gặp khủng khoảng. Điều này đã xảy ra vì nền kinh tế Việt Nam yếu kém, sản phẩm của Việt Nam thường kém chất lượng, năng xuất sản xuất kém hiệu qua do nhân công thiếu khả năng tay nghề, thiếu tổ chức, Việt cộng thiếu hiểu biết lại tham ô nên việc khai thác đất đai, tài nguyên đã cạn kiệt, môi trường thiênï nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Nạn lạm phát tăng phi mã khiến người dân vô cùng khốn khổ. Khoảng cách giàu nghèo giữa bọn cán bộ cộng sản có quyền và dân nghèo quá xa gây ra sự bất an của xã hội. Công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, khiến nhân phẩm của con người bị vùi sâu xuống hố nhơ, không biết phải mất bao nhiêu thế hệ mới hy vọng phục hồi.



Với một đảng cầm quyền tham ô và bất lực như đảng CSVN ngày nay, tôi không nghĩ rằng những lời kêu gọi sẽ có kết quả dù nhỏ nhoi. Xin và Hy vọng bọn Việt cộng sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, dẹp bỏ tệ nạn tham nhũng để cứu nước thì quả thật chỉ là mơ những điều không tưởng.



Do đó, để cứu nước, chúng ta chắc chắn cần đến những hành động quyết liệt hơn là những bức thư ngỏ và những lời Xin gửi lên những cái cơ cấu không còn một chút giá trị về uy tín và khả năng để thay đổi vận mệnh đất nước như cái Quốc Hội và cái bộ Chính Trị đang núp trong những hàng rào bằng sắt để được yên thân như hiện nay.


* * *



Ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã giải mật (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan trong cuộc chiến Việt Nam mà báo chí Hoa Kỳ vẫn thường đặt tên cho là Pentagon Papers vì đó là những bí mật quốc phòng cuả Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University cũng đưa ra thêm ra 28,000 trang hồ sơ, trong đó đầy đủ chi tiết về những mẫu đối thoại giữa hai Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và Tàu cộng Chu Ân Lai cho thấy một sự thật phũ phàng là Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan cho Trung Cộng để Hoa Kỳ mở cửa giao thương với Hoa Lục.



Mỗi lần Hoa Kỳ giải mã thêm tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam là một lần chúng ta, những công dân cuả VNCH có thể hãnh diện vì chúng ta không hề bại trận như bọn Việt cộng thường huênh hoang và khoác lác về thành tích thống nhất đất nước cuả chúng. Những tài liệu được giải mã lại lột mặt nạ của những tên tay sai cuả tài phiệt Hoa Kỳ như Henry Kissinger. Trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1979 (The Memoirs) Henry Kissinger đã viết sai sự thật, nếu so sánh với những chi tiết trong tài liệu vừa được giải mã. Tài liệu lịch sử của Văn Khố Hoa Kỳ cho thấy chính sách Ngoại Giao Hoa Kỳ luôn luôn đặt quyền lợi đất nước Mỹ lên trên mà không hề có một do dự hay phân vân về số phận của những quốc gia được gọi là đồng minh. Nhưng sự phản bội những đồng minh của chính phủ Hoa Kỳ có thể xem như là chuyện nhỏ so với điều dấu diếm và lừa gạt dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ. Những sử gia Hoa Kỳ như David McCullough đã đặt vấn đề này trong chương trình GPS với bình luận gia Fareed Zakaria vào Chủ Nhật tuần qua.



Nhớ lại, miền Nam Việt Nam mất sau khi bán đảo Đài Loan của Tưởng Giới Thạch bị tước đoạït quyền tự trị của một quốc gia theo quốc tế công pháp khỏi tổ chức Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ đã đưa Trung Cộng vào vị trí này. Những toà đại sứ của Đài Loan một sớm, một chiều bị mất đi quyền miễn nhiễm của ngoại giao đoàn. Từ thập niên 70, Hoa Kỳ chỉ công nhận có một nước Trung Hoa của đảng cộng sản Trung Hoa và xem Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh bang của Trung Hoa (?) trên nguyên tắc mặc dù Đài Loan có một chính quyền dân chủ do toàn dân của đảo quốc này bầu ra. Chỉ tội nghiệp cho những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ vì chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không có bạn, không có thù, chỉ có quyền lợi của quốc gia là tối thượng. Sự chậm trễ trong việc thống nhất Đài Loan với Hoa Lục một cách danh chính ngôn thuận là do nền kinh tế hùng mạnh của quốc gia này. Năm 2010, theo IMF, tổng sản lượng QG GDP của Đài Loan trên đầu người là US$34700, không những vượt qua Phần lan, Pháp, Nhật và nhất là Hoa Kỳ. Đầu năm 2010, không quan tâm đến sự chống đối của Tàu cộng, Hoa Kỳ đã bán cho Đài Loan 6.4 tỷ đô la tiền vũ khí gồm nhiều phản lực cơ chiến đấu và hoả tiển.



Một dữ kiện nổi bật trong tài liệu vừa được Văn Khố Hoa Kỳ giải mật là Trung Cộng đặt điều kiện với Hoa Kỳ là phải giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với chiến tranh Việt Nam. Trong 40 năm qua, Hoa Kỳ đã bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng để mở cửa thị trường Hoa Lục và nhất là để có Tàu cộng là đồng minh trong việc đối phó với Nga Sô. Trong 7,000 trang tài liệu mật này cho thấy Việt cộng khi ấy đã chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 dội bom ở Hà Nội. Nhưng ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon đã dùng dữ kiện này như một con bài, vất đi chiến thắng trong tầm tay để đổi lấy những quyền lợi họ nhìn thấy cho nước Mỹ! Tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu đơn độc vì Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó dù nhận đủ tín hiệu xin tiếp cứu nhưng vẫn làm ngơ.



Cũng có người đặt vấn đề là tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lại lưu trữ và tiết lộ những bí mật này? Dù là 40, 50 năm sau thì những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ cũng sẽ mất tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?



Thật ra, người Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ về thời gian để giải mã những tài liệu mật. Thường thì điều này chỉ xảy ra khi họ biết rằng những vấn đề này chỉ có tính cách sử liệu và không còn ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao hay quyền lợi của Hoa Kỳ nữa. Ví dụ, trường hợp Việt Nam Cộng Hoà. Ngày nay khi đọc được những bí mật của chính sách Hoa Kỳ đưa đến việc Việt Nam Cộng Hoà mất miền Nam thì chỉ làm cho người Việt không cộng sản đau lòng nhưng thế giới ngày nay đã đổi thay, nước Việt Nam ngày nay không còn là một thành trì của xung đốt ý thức hệ mà chỉ là một trong nhiều quốc gia trên thế giới mà chế độ độc tài phi lý của những lãnh tụ cầm quyền đang đưa đất nước họ vào chỗ diệt vong. Nhìn thảm trạng nạn đói châu Phi ngày nay, chúng ta sẽ hiểu rằng vì sao chính sách ngoại giao cuả Hoa Kỳ về Việt Nam chưa thay đổi vì Hoa Kỳ đang phải đối diện quá nhiều vấn đề quốc nội, Việt Nam chưa phải là một điểm nóng cần quan tâm.



Cách đây 40 năm, đã có người tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, The Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác.Ông Daniel Ellsberg là một chuyên viên phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội Hoa Kỳ, gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng khi biến cố chiến hạm USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin). Với lý do Bắc Việt tấn công Khu Trục Hạm USS Maddox, Hoa Kỳ liền tấn công Bắc Việt. Tài liệu đã giải mã chứng minh chính Hoa Kỳ đã dàn dựng vụ này. Năm 1969, Daniel Ellsberg gia nhập nhóm phản chiến và bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang Pentagon Papers. Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn yêu cầu Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật Quốc Phòng này. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.



Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg bị FBI truy tố về tội vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Khi bạch hóa hồ sơ được gọi là Pentagon Papers này thì một hình thức nào đó, những tài liệu này không còn gì là bí mật ngoài việc chính phủ Hoa Kỳ cũng muốn xác nhận với dân chúng Hoa Kỳ và thế giới là chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng.



Kể từ năm 1972, chính phủ Hoa Kỳ đã giúp cho Hoa Lục trở thành một cường quốc về kinh tế mà không đặt vấn đề nhân quyền, tự do và dân chủ với đảng cộng sản Tàu khi bang giao như các vị tiền nhân lập ra Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này đã đặt ra. Trở lại vấn đề Biển Đông, Có chắc gì lần này, Hoa Kỳ và Trung Cộng đã không có một thỏa thuận ngầm gì trong việc hãy chia đôi Thái Bình Dương khi trong tháng 6/2011 Tàu cộng bỏ 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.


Đừng đặt vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam chỉ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khi mà nguy cơ mất nước của Việt Nam gần kề với một bọn lãnh tụ cộng sản ngu dốt, lòng tham không đáy ở Hà Nội và sự ngu ngơ ngờ nghệch chờ người Mỹ bật đèn xanh mới hành động của người Việt hải ngoại.

Hoàng Dược Thảo
band4 3G McKeno

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Tây Sơn Ngũ Phụng Thư –
Bùi Thị Xuân


Giang Le
Vua Bửu Hưng chạy đến Linh Giang, tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Trương chận đánh, quân Tây Sơn không còn sức chống cự, Bùi nữ tướng và nữ quân một phen nữa phải xông pha tên đạn để đưa Quang Toản sang sông.
Về đến Nghệ An, kẻ tùng giá không còn đến vài trăm. Bùi nữ tướng mình đầy thương tích, nhìn thấy đoàn nữ binh sống sót máu me đẫm áo thì lệ anh hùng khôn ngăn tuôn chảy.
Hợp cùng Quang Thùy ở Trấn Ninh rút về, vua Bửu Hưng rút binh về Bắc Hà. Nguyễn Văn Thân ở lại giữ Nghệ An. Bùi nữ tướng vì thương tích chưa lành nên xin được ở lại Nghệ An điều dưỡng.

Năm Giáp Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh xưng đế, niên hiệu Gia Long, kéo đại binh ra đánh Bắc Hà. Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng cùng tướng sĩ vượt núi từ Quy Nhơn trở về Nghệ An. Đến Hương Sơn thì bị đột kích và bị bắt. Bùi nữ tướng đang ở Diễn Châu hay tin liền đem nữ binh đi giải cứu. Đến Giáp Sơn thì giải cứu được Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cùng các tướng sĩ. Cả đoàn đưa nhau chạy về Bắc. Chạy về sông Thành Chương thì gặp quân nhà Nguyễn chận đánh. Quân Tây Sơn liều chết chống cự kịch liệt. Bùi nữ tướng và đoàn nữ binh xông vào đâu thì binh nhà Nguyễn rã đến đấy. Nhưng quân nhà Nguyễn quá đông, quân Tây Sơn lần lần thì bị yếu thế. Các tùy tướng lớp chết, lớp bị thương và bị bắt trở lại. Chỉ còn Bùi nữ tướng, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng thoát khỏi. Song Trần Quang Diệu hai chân bị sưng phù, kiệt sức đi không nổi nữa. Bùi nữ tướng vừa cõng chồng vừa mở đường máu thoát thân. Nhưng vì thương tích chưa lành, quân Nguyễn quá đông, nên hai vợ chồng Bùi, Trầnđành phải sa cơ để giặc bắt được. Một mình Võ Văn Dũng thoát được, nhưng chạy đến Nông Cống (Thanh Hóa) thì cũng bị bắt. Cả ba bị đóng cũi giải về Nghệ An. Trên đường đi, Võ Văn Dũng phá cũi thoát thân. Bùi nữ tướng không nỡ bỏ chồng, nên ở lại cùng chết.

Tháng 7 năm Nhâm Thân (1802), tất cả các võ tướng nhà Tây Sơn bị bắt đều bị tử hình. Trần Quang Diệu bị lột da, các tướng khác bị voi chà, người bị trảm quyết. Riêng đối với Bùi Thị Xuân, Gia Long hình phạt khốc liệt, tàn nhẫn quán cổ kim.
Vốn nghe danh nữ kiệt, Gia Long truyền đem đến xem mặt. Gia Long tự đắc hỏi:
- Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?
Nữ kiệt ung dung đáp:
- Nói về tài ba thì tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. Còn nhà ngươi bị đánh trốn chui trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém rõ ràng như ao trời nước vũng. Còn nói về đức độ thì tiên đế ta lấy nhân làm nghĩa mà đối xửvới kẻ trung thần thất thế như đã đối với Nguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. Còn nhà ngươi dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người, tức là khuyến khích tôi mình trung với mình, chỗ hơn kém cũng rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu tiên đế ta đừng thừa long sớm thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này.
Gia Long hỏi gằn:
- Ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh?
Nữ kiệt đáp:
- Nếu có thêm một nhi nữ như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không dễ lạnh, thì nhà ngươi cũng khó mà đặt chân lên đất Bắc Hà.
Gia Long hỏi có muốn xin ân xá? Nữ kiệt đáp:
- Ta đâu có sợ chết mà nhục hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế.
Gia Long căm gan, dằn từng tiếng:
- “Không chịu nhục”? Ta sẽ làm cho mi biết nhục.
Liền truyền lệnh đem Bùi Thị Xuân về Bình Định cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa, đẩy đi khắp các nơi thị tứ.

Nhân dân Bình Định nghe tin, không ai bảo ai, mà mỗi lần xe nữ kiệu đi qua, thì hai bên đều đóng cửa, người đi đường, kẻ nhóm chợ đều ngoảnh mặt lẩn tránh ra xa.
Xe đến vùng Đập Đá là nơi nổi tiếng về dệt lụa thì những tấm lụa tinh khôi bay tung vào xe, lớp bị bọn tướng sĩ hộ tống vung gươm chém đứt từng mảnh theo gió bay lên không trung, lớp rơi vào xe phủ kín châu thân nữ kiệt.
Bùi nữ kiệt lại bị giải về Phú Xuân. Gia Long hỏi:
- Đã biết nhục chưa?
- Nhục nào có vương vào thân ta, mà chính đỗ trên đầu nhà ngươi, con người tánh độc hơn sài lang, nhớp hơn cẩu trệ.
Gia Long tức giận bèn bắc mấy người con của nữ kiệt. Mấy người con nhỏ thì bắt bỏ vào bao vải, đánh nát thây. Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác. Thấy voi đến, người con gái hoảng sợ kêu lên:
- Mẹ ơi cứu con với!
Nữ kiết hét lớn:
- Con nhà tướng không được khiếp nhược.
Người con gái liền nhắm mắt thọ hình, không một tiếng rên rỉ.
Đến lượt nữ kiệt.
Chúng trói nữ kiệt để nằm ngửa trên cỏ, ba hồi trống dứt, một con voi thú đú (voi dữ) hung hãn chạy đến giơ chân toan chà. Nữ kiệt trợn mắt hét lên một tiếng như sấm nổ. Con voi thất kinh thối lui. Bị nài voi giục, voi bước tới một lần nữa, nhưng lại dừng bước ngay, thúc mấy cũng không dám tiến. Lính lấy giáo đâm, voi voi thét lên một tiếng rồi bỏ chạy.
Gia Long tức mình sai dùng hình phạt “điểm thiên đăng”. Chúng lấy vải nhúng sáp nóng đem quấn khắp quần nữ kiệt rồi đem cột nơi trụ sắt giữa trời. Đoạn châm lửa đốt. Nữ kiệt bình thản, nét mặt không chút thay đổi, lửa cháy phừng phực từ dưới lên trên. Sáng chói thấu mây xanh, ai nấy đều xúc động. Riêng Gia Long tỏ vẻ hân hoạn.

Lửa cháy hồi lâu. Bốn bề im phăng phắc. Bỗng nhiên một tiếng nổ vang lên, sọ nữ kiệt nổ tung. Một lằn thanh quang bay vụy lên trời xanh. Trời bổng tối sầm rồi mưa tuôn như trút nước.
Hằng năm vào ngày mồng sáu tháng mười một âm lịch, dòng họ Bùi tại thôn Xuân Hòa (thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) đều tổ chức một buổi cúng tế Bùi nữ tướng tại ngôi từ đường dòng họ. Buổi lễ tuy đơn giản, song rất trang nghiêm. Con cháu tụ hội về đông đủ,

Ngôi từ đường dòng họ Bùi đã được tu sửa khang trang, quanh năm nghi ngút khói hương thờ kính.

Theo Võ nhân Bình Định

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Tưởng niệm 13 liệt sĩ Quốc dân đảng lên đoạn đầu đài
Cuối thế kỷ thứ 19 thực dân Pháp đô hộ Việt Nam từ năm (1884). Quân dân, sĩ phu Việt Nam liên tiếp nổi lên nhiều phong trào chống giặc giành chủ quyền. Các cuộc khởi nghĩa Văn Thân, Cần Vương đều thất bại nhưng không dập tắc được lòng yêu nước của người Việt Nam. Ðầu thế kỷ 20, các phong trào cách mạng rút được kinh nghiệm thất bại của hai phong trào trên nên thay đổi chiến thuật. Phong trào Ðông Du (1905-1908) của Phan Bội Châu (1867-†1940) được Tăng Bạt Hổ (1858-†1906) giúp đưa du học sinh sang Nhật Bản, nhằm đào tạo giới trẻ khi tốt nghiệp về canh tân đất nước, Phan Bội Châu chủ trương theo chế độ quân chủ, đồng thời nhờ Nhật giúp để đánh Tây..

Phong trào Duy Tân (1905-1908) Phan Châu Trinh chủ trương khai trí dân tộc, tân văn hóa đề cao thuyết Dân Quyền, khuyến khích phát triển nông, thương nghiệp cổ động học chữ quốc ngữ. Phong trào được phát động mạnh tại Quảng Nam và được lan rộng trên toàn quốc. Tại Hà Nội trường Ðông Kinh Nghĩa Thục được thành lập từ (1907-1908), các phong trào hoạt động chủ trương bất bạo động hoặc bạo động đều với mục đích cứu nước. Nhưng bị thực dân Pháp theo dõi và đàn áp, bắt các nhà cách mạng đày ra Côn đảo hay kết án tử hình

Thực dân Pháp đặt ách thống trị tàn bạo tại Việt Nam, nhưng không thể tiêu diệt được lòng yêu nước của toàn dân Việt Nam tiếp tục chống Pháp để thoát khỏi vòng nô lệ. Các cuộc khởi nghiã chống giặc để bảo vệ đất nước, mà tiền nhân bỏ xương máu dành lại độc lập suốt thời gian gần một ngàn năm bị Bắc Thuộc.

Cuộc khởi nghĩa ở Huế năm 1916 của Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương của Trần Cao Vân (1866-†1916) và Thái Phiên (1882-†1916) đời vua Duy Tân (1907-1916). Cuộc nổi dậy của Phan Xích Long ở Sài Gòn năm 1913, ở Thái Nguyên do Trịnh Văn Cấn (?-†1918) và Lương Ngọc Quyến (1890-†1917)

Chủ xướng Nam Ðồng Thư xã, năm 1926 Phạm Tuấn Lâm (Dật Công), Phạm Tuấn Tài (Mộng Tiên) và Hoàng Phạm Trân (Nhượng Tống) cùng nhau thành lập Nam Ðồng Thi Xã (NÐTX), lúc đầu chủ trương in sách viết về các nhà cánh mạng như Tôn Dật Tiên, Gandhi một thời gian bị cấm sách bị tịch thu, nhưng các nhân vật trong NÐTX tiếp tục hoạt động và vận động lập một đảng cách mạng. Cuối năm 1927 Hồ Văn Mịch (?-†1932) Nguyễn Thái Học (1901-†1930) gia nhập vào NÐTX chi bộ đầu tiên được thành lập. Nguyễn Thái Học được bầu làm chi bộ trưởng, tên là chi bộ Nam Ðồng Thư Xã. Hoạt động khắp nơi được nhiều người tham gia, số người gia nhập nhiều, cần mở rộng tổ chức. Nhân dịp lễ Giáng sinh thành phố Hà Nội náo nhiệt người vui chơi. Pháp khó kiểm soát tổ chức Ðại Hội Việt Nam Quốc Dân Ðảng, các đảng viên được triệu tập vào lúc 20 giờ ngày 25-12-1927 tại nhà ông Lê Thành Vị, làng Thể Giao, Hà Nội. Nhưng giửa buổi họp bị báo động có mật thám theo dõi, đại hội tạm thời giải tán và bí mật di chuyển đến chỗ khác và tái hội lại lúc 2 giờ 30 sáng ngày 26-12 ngay tại trụ sở Nam Ðồng Thư Xã. Ðại hội quyết định thành lập một Ðảng cách mạng lấy tên là Việt Nam Quốc Dân Ðảng.

Mục đích và tôn chỉ của đảng là làm cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, lập nên một nước Việt Nam Ðộc Lập Cộng Hòa, đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của họ đặc biệt các lân quốc Lào và Cao Miên“ (Hoàng Ðào sđd tr.33)

Hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Ðảng giống như cách thức của Trung Hoa Quốc Dân Ðảng mỗi chi bộ 19 người, đại biểu chi bộ họp thành tỉnh bộ, đại biểu tỉnh bộ họp thành Kỳ bộ .(Trước 1975 VNQDÐ tổ chức có Thành bộ, tỉnh Ðảng bộ..Cơ quan ngôn luận các tờ báo Hồn nước, Sao Trắng.. nhưng sinh hoạt của VNQDÐ không đoàn kết, chia quá nhiều hệ phái. Nguyễn Thái Học và cờ VNQDÐ chỉ còn ý nghĩa trong những ngày Khởi nghĩa và Hy sinh ..)

Tờ báo Hồn Cách Mạng phát hành hạn chế và bí mật đến năm 1929 ngưng hẳn. VNQDÐ tổ chức đại hội bầu ban chấp hành tổng bộ nhiệm kỳ 2 ngày 1-7-1928 tại nhà Nguyễn Ngọc Sơn ở Gia Lâm Hà nội vì theo điều lệ sáu tháng bầu một lần. (Phạm Văn Sơn sđd tr.149.).

Nguyễn Thái Học tái đắc cử Nguyễn Thế Nghiệp và Ðặng Ðình Ðiển không giữ chức vụ trong ban chấp hành lo nhiệm vụ khác (Nguyễn Thế Nghiệp vào Sàigon xuất bản tạp chí Revue Economique hoạt động liên lạc và phát triển VNQDÐ. Ðặng Ðình Ðiển vào Huế tháng 10-1928 liên lạc với Phan Bội Châu thời gian nầy được an trí tại Huế. Mời Phan Bội Châu giữ chức „Chủ tịch Danh dự VNQDГ Cụ Phan nhận lời hổ trợ tinh thần nầy chứng tỏ ông đồng ý với đường lối hoạt động của VNQDÐ chủ trương giải phóng dân tộc ra khỏi nô lệ. Trong vòng vài năm VNQDÐ. phát triển mạnh mẽ khắp Bắc-Nam-Trung. Theo tài liệu của sở mật thám Pháp viết VNQDÐ thành lập được 120 chi bộ và hơn 1500 Ðảng viên (có thể do sự phát triển nhiều đảng viên, không kiểm soát được hoạt động các đảng viên, thiếu huấn luyện học tập, nên một số ít người phản đảng làm tay sai cho thực dân).
Đại hội toàn quốc lần thứ 3 ngày 09-12-1928 lần nầy bầu ra ba cơ quan độc lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nguyễn Khắc Nhu làm chủ tịch và phó chủ tịch lập pháp. Nguyễn Thế Nghiệp và Lê Xuân Hy làm chủ tịch và phó chủ tịch hành pháp, ban tư pháp chưa được bầu. Sau khi đại hội kết thúc quyết định mở rộng hoạt động về ngoại giao liên lạc để kết hợp với các đảng cách mạng khác, được sự đoàn kết gây sức mạnh hơn, gởi người sang Trung Hoa Nhật Bản hoạt động.

Các chi bộ tại Sài Gòn có Ðỗ Xuân Viên, Nguyễn Hòa Hiệp, Nguyễn Phương Thảo, Võ Công Tôn, Nguyễn Hiền Lương, Cao Hữu Tạo, Phạm Xuân Việt, Hà Thuận Hồng và các chi bộ tại miền Ðông và miền Tây Nam Kỳ, trong đó có nhiều người được võ trang vũ khí. Tại Bắc Kỳ sinh hoạt kín đáo phát triển đảng viên. Tên trùm René Bazin tổ chức mộ phu, đi làm nô lệ bị bóc lột và hành hạ rất tàn nhẩn. Bazin mướn bồi bút làm thơ để dụ dân quê đi làm đồn điền cao su

Bà con ơi! Bà con ơi!
Cao su sống thật là nhàn
Vào đây có xóm có làng hẳn hoi.

Nhà tô nhà ngói lại nhà lầu
Tất cả mọi thứ nhu cầu
Chủ nhân bán rẻ ai mà chẳng ham
Tội chi ôm lấy xóm làng
Mau mau một chuyến vào Nam xem nào!“

Nhiều người bị lường gạt gây thêm lòng phẩn nộ, trước trình trạng nầy đảng viên VNQDÐ cử Nguyễn Văn Viên trình bày lại ý kiến yêu cầu xử tử tên Bazin, với các nhà lãnh đạo Tổng đảng bộ. Nguyễn Thái Học không đồng ý nếu giết Bazin, thực dân Pháp truy lùng tất cả các đảng viên và tổ chức sẽ tan rã (rút kinh nghiệm trong phong trào xin xâu kháng thuế năm 1908 tại Trung Kỳ và vụ đầu độc quân đội Pháp tại Hà Nội Pháp bắt bỏ tù và tử hình).

Nguyễn Thái Học yêu cầu các đảng viên bình tĩnh chờ đợi cơ hội lật đổ chính quyền trước, lúc đó bắt Bazin tử hình không muộn. Trong khi đó Việt Nam Thanh niên Cách Mạng Ðồng Chí Hội rải truyền đơn chống việc buôn bán nô lệ của Bazin, để cạnh tranh hoạt động gây niềm tin phát triển đảng viên. Nguyễn Văn Viên nóng lòng dù đề nghị với Tổng bộ bị từ chối, nhưng ông ta tự ý cùng Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Ðức Lung (Ký Cao) theo dõi Réne Bazin. Vào 20 giờ tối ngày 30 tết tức 09.2.1929 Réne Bazin ở số 110 phố Huế, chợ Hôm Hà Nội. Nguyễn Văn Viên ra lệnh Nguyễn Ðức Lung đến trao cho Bazin phong thư, trong đựng bản án tử hình, ngoài bì đề tên hãng tàu thủy Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Văn Lân tiến đến bắn hai phát súng kết liểu tên trùm buôn bán phu thợ (Hoàng Ðào sđd tr.55-56)

Bazin bị ám sát sau đó thực dân và tay sai truy lùng các đảng Cách Mạng Việt Nam. Máu của đảng viên VNQDÐ đổ ra, bước đường cùng phải phản công chống thực dân. Ngày 17.2.1929 sở mật thám Pháp được các người chỉ điểm bắt khoảng 227 đảng viên VNQDÐ. Hội đồng đề hình quyết xét xử công khai lần đầu ngày 2.7.1929; 149 người được thả còn 78 người phải ra tòa bị kết án tử hình, bị đày ra Côn đảo hay các ngục tù ở thượng du Bắc Việt.

Tổng bộ Nguyễn Thái Học thoát được và sau đó ra lệnh thanh trừng các phần tử phản bội làm tay sai cho Pháp như: Nguyễn Văn Kinh, Phạm Thành Dương, Nguyễn Văn Ngọc. Theo điều lệ mới về tổ chức cơ quan lãnh đạo tối cao của đảng là „Tổng Bộ Chiến Tranh.“ chương trình hành động trở nên gấp rút, phải tổng khởi nghĩa trong thời gian tới, ra lệnh cấp tốc chế tạo thêm vũ khí, tạc đạn, bom.. Nhưng thiếu chuyên viên chế tạo, bất cẩn gây tại nạn phát nổ, mục tiêu bị bại lộ theo thống kê của Pháp từ cuối tháng 10.1929 đến 01.1930 khám phá được 70 địa điểm chôn dấu vũ khí quân nhu trên các tỉnh ở phía Bắc.

Ngày 26-01-1930 tại Võng La một cuộc đại hội bí mật triệu tập khoảng 20 đại biểu tham dự Ðảng trưởng Nguyễn Thái Học tuyên báo: người ta bảo cần phải đứng trước ở chỗ không thua, nhưng chúng ta thì đứng trước ở chỗ thua mất rồi ! Thế nhưng liệu chúng ta hãy hoãn để tổ chức lại rồi mới đánh có được không? Tôi tin rằng không thể được! cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen, người ta có thể thua sạch hết cả vốn. Gặp thời thế không chiều mình, đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái ,hết tin tưởng thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng ngục trại giam, âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước chúng ta không thành công thì thành nhân có gì mà ngần ngại. ( Hoàng Ðào sđd 68-70)
Cuộc họp sôi nổi nhiều ý kiến tranh luận gay gắt. Nguyễn Khắc Nhu đứng dậy nói bằng giọng đanh thép: Hiện tình đang khẩn trương lắm.Tôi thấy bọn thực dân và bọn Việt gian đang đẩy chúng ta đến thế chân tường rồi. Chúng ta chỉ còn chọn lấy hai tư thế hoặc ngồi trong bóng tối chờ chúng đến còng tay tống vào Hỏa Lò, đày ra Côn Lôn hoặc vùng lên đánh chúng để cướp lấy thời cơ. Tôi ủng hộ ý kiến của anh Nguyễn Thái Học là phải đánh phải đánh (Nguyễn Thái Học tác giả Lê Minh Quốc sđd tr 81)
Ðại hội được đa số đồng ý tổng khởi nghĩa, bàn thảo kế hoạch thực hiện ở Hưng Yên, Lâm Thao, Phú Thọ và Yên Bái. Những tỉnh trung du do Nguyễn khắc Nhu chỉ huy, Các tỉnh đồng bằng Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Ðáp Cầu, Phả Lại do Nguyễn Thái Học chỉ huy. Riêng Sơn Tây do Phó Ðức Chính phụ trách, tại Hà Nội do Ðặng Trần Nghiệp tức Ký Con phụ trách đoàn quân cảm tử cầm chân quân Pháp. Ngày khởi nghĩa được chọn là tối mồng 09.02 rạng ngày10.02.1930 tức mồng một Tết âm lịch. Tấn công Yên Bái do Nguyễn Văn Khôi (Thanh Giang) Nguyễn Nhật Thân, Ngô hải Hoằng (Cai Hoằng) chỉ huy và hai nữ đồng chí Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang tiếp tế vũ khí.. Số đảng viên tham chiến khoảng 300 người. Giết được đại úy Jourdain trung úy Robert bốn trung sĩ Pháp. Ðến sáng máy bay Pháp tham chiến nén bom nên phải rút lui để bảo tồn lực lượng.

Chuẩn bị đánh Sơn Tây sau khi thất bại ở Yên Bái, Phó Ðức Chính trốn về Sơn Tây cùng Cai Tân, Nguyễn Văn Khôi ngày 13.02.1930 họp nhau tại nhà Quản Trạng bị lộ mục tiêu Pháp tấn công bắt tất cả. Tấn công Hưng Hóa và Lâm Thao do Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy, lúc 1 giờ sáng 11.02.1930, nhưng Pháp được báo động trước không thể tấn công đồn Hưng Hóa, đổi sang đánh phủ Lâm Thao, quân Pháp được tiếp viện, Nguyễn Khắc Nhu bị thương tự sát bị thương nặng chưa chết bị bắt sau đó tự tử lần thứ 2 chết trong nhà tù Hưng Hóa.

Tại Hà Nội không có cuộc tấn công nào, nhưng Ðặng Trần Nghiệp (Ký con) và số đảng viên cắt đường dây điện thoại, ném bom vào một số cơ sở Pháp. Ngày 16.02 Pháp cho phi cơ tới ném 57 trái bom tiêu hủy làng Cổ An. Ngoài ra Pháp mở các cuộc hành quân đốt phá các làng mạc nghi ngờ có sự hoạt động của Việt Nam QDÐ. Cuộc tổng khởi nghĩa tạm chấn dứt. Trong dân gian truyền tụng bài thơ, cho rằng đó là sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam rung tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am cây
Lâm giang nổi gió mù thao cát
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy
Một ngựa một yên ai sùng bái
Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay

Thực dân và tay sai truy lùng, nhiều đảng viên khuyên Nguyễn Thái Học nên ra nước ngoài một thời gian, làm ngoại giao có lợi cho Ðảng để có ngày phục hưng lại phong trào, nhưng Nguyễn Thái Học đã nói :
Anh hùng tự cổ nan vi phụ
Hào kiệt hà nhân cánh cổ gia

Ðể xúc tiến việc cải tổ và xây dựng lại đảng tại làng Thôn Trụ, huyện Lương Tài từ ngày 14 đến 19.02.1930. Sau khi bế mạc hội nghị, các đồng chí đề nghị Nguyễn Thái Học đi về bằng đường thủy, có hộ tống an toàn hơn nhưng công việc gấp đi đường thủy chậm. Anh đi đường bộ ngày 20.02.1930. cùng người cận vệ giỏi vỏ nghệ tên là Sư Trạch quê Hải Dương, đi ngang Chí Linh qua lãnh vực đồn điền Cổ Vịt của tên thực dân Klieber. Chẳng may bị phát giác đối đầu với bọn tuần phu Nguyễn Thái Học bị bắn ở chân không thể chạy thoát, bị bắt đưa đến tòa sứ tỉnh Hải Dương để nhận dạng sau đó đưa về giam ở Hỏa Lò Hà Nội.
Các phiên tòa của Hội đồng Ðề hình xét xử liên tục. Khoảng 1000 đảng viên VNQDÐ bị bắt và kết án 35 tử hình; 145 khổ sai chung thân, 20 năm tù cấm cố. Ngoài ra còn số người đã hy sinh qua các cuộc tấn công, và bị tra tấn chết trong tù hoặc tự tử. Ngày 24.03.1930 Hội đồng Ðề hình tuyên án thêm 39 tử hình, 33 khổ sai chung thân, 9 khổ sai 20 năm, 5 người bị đi đày.

Máu của đảng viên VNQDÐ đổ ra cho Tự Do Ðộc Lập Việt nam. Làm sáng ngời tuổi trẻ Việt Nam lúc bấy giờ dù trưởng thành trong chế độ, nhưng không bao giờ chịu sống dưới kiếp nô lệ. Nguyễn Thái Học nhận tất cả trách nhiệm qua cuộc khởi nghĩa xin tha mạng cho những người khác. Chấp nhận bản án tử hình và viết thư gởi cho Hạ viện Pháp nêu những quan điểm của người công dân yêu nước Việt Nam:

Người Pháp không hề có thực lòng với người Việt, và tôi chẳng giúp ích được gì cho Tổ Quốc tôi, đồng bào, dân tộc tôi cả, trừ khi là đuổi người Pháp ra khỏi nước tôi. Bởi vậy năm 1927, tôi bắt đầu tổ chức một Ðảng cách mạng, lấy tên là VNQDÐ, mục đích là đánh đổ và lập nên chính phủ Cộng Hòa Việt Nam, gồm những người thật lòng tha thiết đến hạnh phúc của quần chúng.

Bản án trên được hội đồng đề hình cho Tổng thống Pháp Gaston Doumergue giảm án tử hình từ 39 người bị kết án như đã đề nghị; 26 người ra khổ sai chung thân, chỉ còn lại 13 người y án tử hình. Chiều ngày 16.06.1930 mười ba tử tù được rời hỏa lò Hà Nội chuyển lên Yên Bái, Nguyễn Thái Học vừa đi vừa nói: Chúng tôi đi trả nợ nước đây. Các anh em còn sống cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu ! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa, nhiều nữa! Rồi thế nào cách mạng cũng thành công! Thôi kính chào các anh ở lại.

Trên đường đi Nguyễn Thái Học vui vẽ không lo sợ trước máy chém đang chờ Anh vẫn ngâm bài thơ Pháp văn nói lên lòng yêu nước, chết cho Tổ quốc đó là số phận đẹp đẽ nhất..

Mourir pour sa patrie
C’ est le sort le plus beau
Le plus digne d’ envie…

Lúc 5 giờ sáng 17.06.1930 cùng với 12 đồng chí lên đoạn đầu đài .Nguyễn Thái Học người thứ 13, bị chém đều hô Việt nam Vạn tuế! Quan tài của 13 Anh Hùng nầy mai táng dưới chân đồi, bên cạnh đền thờ Trần Quán, cách ga Yên Bái độ một km. Ngày hôm sau 18.06.1930 tại ngã ba Bồ Ðề, chỗ rẽ vào làng Phù Tang người vợ của Nguyễn Thái Học chị Nguyễn Thị Giang(?-1930) về thăm thân mẫu Nguyễn Thái Học xong, làm bài thơ trước khi dùng súng lục tự sát, trong lúc chị mang thai được mấy tháng, chị không muốn giặc Pháp bắt làm nhục, người chị ruột là Nguyễn thị Bắc cũng hy sinh cao cả, không khác gì hai Bà Trưng để lại nét son hào hùng của nữ nhi nước Việt. Nguyễn thị Giang lưu lại bài thơ tuyệt mạng

Thân không giúp ích cho đời
Thù không trã được cho người tình chung
Dẫu rằng đương độ trẻ trung
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết bao?
Bây giờ hết kiếp thơ đào
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây
Dẫu rằng chút phận thơ ngây.
Số đồng chí đã có ngày ghi tên
Chết chi dạ những buồn phiền
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình.
Quốc kỳ phất phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ
Cực lòng lỡ bước sa cơ,
Chết sầu chết thảm có thừa xót xa
Thế ru? Ðời thế ru mà?
Ðời mà ai biết, người mà ai hay..

Cuộc tổng nổi dậy của VNQDÐ thất bại bị đàn áp tàn bạo hàng trăm người giết, hàng ngàn người bị tù đày, Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí lên đoạn đầu đài, nhưng vụ án Yên Bái khơi động lòng yêu nước, đốt sáng ngọn lửa đấu tranh của toàn dân Việt Nam trên khắp nẻo đường đất nước.

Chúng ta cùng đốt nén nhang để tưởng niệm 13 Liệt Sĩ: Bùi Tử Tuần, Bùi văn Chuẩn, Nguyễn An, Hà Văn Lạo, Ðào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Ðức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Ðỗ Văn Sứ, Bùi văn Cửu, Nguyễn Nhu Liên, Phó Ðức Chính, Nguyễn Thái Học và những anh hùng vô danh nằm xuống cho đại nghiã chống giặc bảo vệ quê hương.

© Đàn Chim Việt
———————————————–

Tài liệu Tham Khảo:
-Những ngày chưa quên của Ðoàn Thêm và Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim)
-Bộ Quân sử QLNVCH
-Những kỳ án trong lịch sử tác giả Trần Gia Phụng NxB Non nước Toronto
-Việt Nam quôc Dân Ðảng tác giả Hoàng văn Ðào NxB Sàigon
-Nguyễn Thái Học tác giả lê Minh quốc NxB Văn Nghệ

http://www.danchimviet.info/archives/60083

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image


Hồn Việt – Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam
chính thức phổ biến trên YouTube, theo link dưới đây:





Vietnam Film Club
6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150
vietnamfilmclub@aol.com
703-971-9178, 703-732-3283


THÔNG BÁO PHÁT HÀNH PHIM
HỒN VIỆT - QUỐC KỲ QUỐC CA VIỆT NAM



Kính gởi Quý Đồng Hương,
Vietnam Film Club trân trọng thông báo:
Kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2012, cuốn phim
Hồn Việt – Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam
sẽ chính thức phổ biến trên YouTube, theo link dưới đây:



Nhân cơ hội này, Vietnam Film Club xin tri ân và cảm tạ những Mạnh Thường Quân,
các Thân Hữu tại Hoa Kỳ và Canada, các Cơ Quan Truyền Thông hải ngoại đã:
yểm trợ tài chánh, cung cấp tài liệu và hình ảnh, giúp phương tiện di chuyển, đóng góp ý kiến, sắp xếp các cuộc phỏng vấn,
và khích lệ tinh thần chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện cuốn phim.

Vietnam Film Club là một tổ chức hoạt động hoàn toàn bất vụ lợi,
nhưng để DVD Hồn Việt - Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam được gởi đến tận tay mỗi Đồng Hương,
xin vui lòng giúp trang trải chi phí in ấn, và cước phí bưu điện: $US 10.00 trong Hoa Kỳ, và $US 15.00 ngoài Hoa Kỳ cho mỗi DVD.

Chi phiếu xin ghi: Vietnam Film Club, gởi về địa chỉ:


Vietnam Film Club
6433 Northanna Drive
Springfield, VA 22150
703-971-9178


Mọi liên lạc xin dùng email: vietnamfilmclub@aol.com

Trân trọng cảm tạ,


Vietnam Film Club

Toàn bộ cuốn phim Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam do Vietnam Film CLub thực hiện.

Post Reply