TIN HOA KỲ
NASA hõan lại việc phóng phi thuyền con thoi Discovery
Wednesday, July 13, 2005 CAPE CANAVERAL, Florida - NASA (Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Và Không Gian Hoa Kỳ), loan báo hôm 13 Tháng Bảy, là họ đã quyết định dời lại việc phóng phi thuyền con thoi Discovery, do một sự trục trặc nơi bộ phận ghi nhận của bình nhiên liệu.
Ðây cũng là sứ mạng đầu tiên của một phi thuyền con thoi, kể từ sau khi có tai nạn thảm khốc xẩy ra cho phi thuyền con thoi Columbia hồi năm 2003.
Phi thuyền con thoi Discovery đã được tiếp tế nhiên liệu và sẵn sàng để được phóng đi như dự định vào lúc 3 giờ 51 chiều, giờ miền Ðông (tức 12 giờ 51 phút trưa, giờ California), thì người ta phát giác ra được sự trục trặc nơi bình nhiên liệu, trước đó khoảng hơn một tiếng đồng hồ.
Bộ phận ghi nhận của bình nhiên liệu bị ghi trục trặc, là một trong bốn bộ phận như vậy giúp cho người ta biết được một cách cụ thể các mức nhiên liệu, trong khi cái bình này sắp sửa cạn hết.
Các phi hành gia đều đã vào bên trong phi thuyền Discovery, thì đài kiểm soát sứ mạng khoa học này loan báo đã đời lại cuộc phóng phi thuyền.
NASA không cho biết ngay việc dời lại chuyến bay sẽ kéo dài trong bao lâu, tuy nhiên người ta được biết là NASA còn có một thời hạn đến ngày 31 Tháng Bảy, để có thể phóng được phi thuyền này.
Sau đó phải chờ cho đến ngày 9 Tháng Chín, khi Trạm Không Gian Quốc Tế mới trở lại vị trí tốt nhất để cho phi thuyền con thoi có thể bay lên ráp nối được, sau khi được phóng đi vào lúc ban ngày từ trái đất.
Sứ mạng Discovery này là phi thuyền con thoi đầu tiên được phóng đi từ sau tai nạn thảm khốc xảy ra cho phi thuyền con thoi Columbia vào hôm 1 Tháng Hai 2003, khiến cho 7 phi hành gia đều thiệt mạng, khi phi thuyền của họ tan rã trên không phận tiểu bang Texas. (L.T.)
Wednesday, July 13, 2005 CAPE CANAVERAL, Florida - NASA (Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Và Không Gian Hoa Kỳ), loan báo hôm 13 Tháng Bảy, là họ đã quyết định dời lại việc phóng phi thuyền con thoi Discovery, do một sự trục trặc nơi bộ phận ghi nhận của bình nhiên liệu.
Ðây cũng là sứ mạng đầu tiên của một phi thuyền con thoi, kể từ sau khi có tai nạn thảm khốc xẩy ra cho phi thuyền con thoi Columbia hồi năm 2003.
Phi thuyền con thoi Discovery đã được tiếp tế nhiên liệu và sẵn sàng để được phóng đi như dự định vào lúc 3 giờ 51 chiều, giờ miền Ðông (tức 12 giờ 51 phút trưa, giờ California), thì người ta phát giác ra được sự trục trặc nơi bình nhiên liệu, trước đó khoảng hơn một tiếng đồng hồ.
Bộ phận ghi nhận của bình nhiên liệu bị ghi trục trặc, là một trong bốn bộ phận như vậy giúp cho người ta biết được một cách cụ thể các mức nhiên liệu, trong khi cái bình này sắp sửa cạn hết.
Các phi hành gia đều đã vào bên trong phi thuyền Discovery, thì đài kiểm soát sứ mạng khoa học này loan báo đã đời lại cuộc phóng phi thuyền.
NASA không cho biết ngay việc dời lại chuyến bay sẽ kéo dài trong bao lâu, tuy nhiên người ta được biết là NASA còn có một thời hạn đến ngày 31 Tháng Bảy, để có thể phóng được phi thuyền này.
Sau đó phải chờ cho đến ngày 9 Tháng Chín, khi Trạm Không Gian Quốc Tế mới trở lại vị trí tốt nhất để cho phi thuyền con thoi có thể bay lên ráp nối được, sau khi được phóng đi vào lúc ban ngày từ trái đất.
Sứ mạng Discovery này là phi thuyền con thoi đầu tiên được phóng đi từ sau tai nạn thảm khốc xảy ra cho phi thuyền con thoi Columbia vào hôm 1 Tháng Hai 2003, khiến cho 7 phi hành gia đều thiệt mạng, khi phi thuyền của họ tan rã trên không phận tiểu bang Texas. (L.T.)
Iraq: Hai thủ lãnh al Qaeda bị bắt; Bom tự tử đánh vào Khu Xanh của Baghdad
BAGHDAD, Iraq - Một phát ngôn viên quân sự Mỹ hôm Thứ Năm 14 Tháng Bảy cho hay các lực lượng đa quốc do Mỹ cầm đầu đã bắt được hai kẻ được coi là thủ lãnh của nhóm nổi dậy al Qaeda ở Iraq, kể cả một người bị nghi ngờ là thủ phạm gây ra cái chết của vị đại sứ Ai Cập.
Các binh lính đã bắt giữ Khamis Farhan Khalaf và al Fahdawi, cũng còn được biết dưới tên Abu Seba, vào hôm Thứ Bảy tại Ramadi, phía Tây Baghdad, theo lời dẫn dắt của một nguồn tin tình báo.
Theo nguồn tin này, Abu Seba là một phụ tá cao cấp của tay bạo động gốc Jordan, Abu Musab al-Zarqawi và là kẻ bị tình nghi đã chỉ huy cuộc tấn công vào các đặc sứ của Bahrain và Pakistan trong tháng này cũng như vụ sát hại vị đặc sứ Ai Cập, mà lẽ ra sẽ trở thành đại sứ tại Baghdad.
Ðặc Sứ Al-Sherif bị bắt cóc tại thủ đô của Iraq vào ngày 2 Tháng Bảy, và năm ngày sau đó chính phủ Ai Cập xác nhận rằng ông đã bị giết chết.
Ngoài ra, các lực lượng hành quân truy lùng cũng bắt được Abdulla Ibrahim Muhammed Hassan al Shadad, còn được biết dưới tên Abu Abdul Aziz, vào hôm Chủ Nhật tại Baghdad. Tay này được coi là thủ lãnh đặc trách các cuộc hành quân của al-Zarqawi tại thủ đô Baghdad, một nhân vật then chốt của phe nổi dậy.
Cảnh sát cho hay một vụ đánh bom tự tử cặp đôi nhắm vào một nút chặn tại Khu Xanh phòng thủ kiên cố ở Baghdad đã sát hại một người và làm bị thương năm người khác vào hôm Thứ Năm.
Trong số những người bị thương có một kẻ đánh bom tự tử thứ ba - một người bị thương trong tình trạng nguy kịch trên thân thể có gắn một bộ máy kích hỏa chưa kịp hoạt động.
Cảnh sát tìm thấy một số dây điện trong áo quần của người này khi y tá khởi sự khiêng anh ta đi. Nạn nhân liền bị cô lập trong khi một toán tháo gỡ đạn dược đến tước khí giới và chất nổ trong người anh ta. Hai cảnh sát viên Iraq nằm trong số người bị thương.
Cũng vào hôm Thứ Năm 14 Tháng Bảy, các tay súng đã tấn công vào một trạm kiểm soát gần tổng hành dinh của Ðơn Vị Cảnh Sát Tội Phạm Iraq ở phía Tây Baghad, sát hại hai cảnh sát viên và làm bị thương bốn người khác.
Trong đêm hôm Thứ Năm, có một vụ nổ lớn làm rung chuyển thủ đô của Iraq, nhưng vụ nổ này dường như chỉ là một tai nạn liên quan tới những ống dẫn hơi đốt, nguồn tin cảnh sát cho hay như thế.
Vụ nổ làm tung khói đen lên nền trời đêm, và người ta có thể nhìn thấy những ngọn lửa bùng lên phía trên các mái nhà cách xa cả cây số, tức khoảng chừng nửa dặm. (V.P.)
BAGHDAD, Iraq - Một phát ngôn viên quân sự Mỹ hôm Thứ Năm 14 Tháng Bảy cho hay các lực lượng đa quốc do Mỹ cầm đầu đã bắt được hai kẻ được coi là thủ lãnh của nhóm nổi dậy al Qaeda ở Iraq, kể cả một người bị nghi ngờ là thủ phạm gây ra cái chết của vị đại sứ Ai Cập.
Các binh lính đã bắt giữ Khamis Farhan Khalaf và al Fahdawi, cũng còn được biết dưới tên Abu Seba, vào hôm Thứ Bảy tại Ramadi, phía Tây Baghdad, theo lời dẫn dắt của một nguồn tin tình báo.
Theo nguồn tin này, Abu Seba là một phụ tá cao cấp của tay bạo động gốc Jordan, Abu Musab al-Zarqawi và là kẻ bị tình nghi đã chỉ huy cuộc tấn công vào các đặc sứ của Bahrain và Pakistan trong tháng này cũng như vụ sát hại vị đặc sứ Ai Cập, mà lẽ ra sẽ trở thành đại sứ tại Baghdad.
Ðặc Sứ Al-Sherif bị bắt cóc tại thủ đô của Iraq vào ngày 2 Tháng Bảy, và năm ngày sau đó chính phủ Ai Cập xác nhận rằng ông đã bị giết chết.
Ngoài ra, các lực lượng hành quân truy lùng cũng bắt được Abdulla Ibrahim Muhammed Hassan al Shadad, còn được biết dưới tên Abu Abdul Aziz, vào hôm Chủ Nhật tại Baghdad. Tay này được coi là thủ lãnh đặc trách các cuộc hành quân của al-Zarqawi tại thủ đô Baghdad, một nhân vật then chốt của phe nổi dậy.
Cảnh sát cho hay một vụ đánh bom tự tử cặp đôi nhắm vào một nút chặn tại Khu Xanh phòng thủ kiên cố ở Baghdad đã sát hại một người và làm bị thương năm người khác vào hôm Thứ Năm.
Trong số những người bị thương có một kẻ đánh bom tự tử thứ ba - một người bị thương trong tình trạng nguy kịch trên thân thể có gắn một bộ máy kích hỏa chưa kịp hoạt động.
Cảnh sát tìm thấy một số dây điện trong áo quần của người này khi y tá khởi sự khiêng anh ta đi. Nạn nhân liền bị cô lập trong khi một toán tháo gỡ đạn dược đến tước khí giới và chất nổ trong người anh ta. Hai cảnh sát viên Iraq nằm trong số người bị thương.
Cũng vào hôm Thứ Năm 14 Tháng Bảy, các tay súng đã tấn công vào một trạm kiểm soát gần tổng hành dinh của Ðơn Vị Cảnh Sát Tội Phạm Iraq ở phía Tây Baghad, sát hại hai cảnh sát viên và làm bị thương bốn người khác.
Trong đêm hôm Thứ Năm, có một vụ nổ lớn làm rung chuyển thủ đô của Iraq, nhưng vụ nổ này dường như chỉ là một tai nạn liên quan tới những ống dẫn hơi đốt, nguồn tin cảnh sát cho hay như thế.
Vụ nổ làm tung khói đen lên nền trời đêm, và người ta có thể nhìn thấy những ngọn lửa bùng lên phía trên các mái nhà cách xa cả cây số, tức khoảng chừng nửa dặm. (V.P.)
Cuộc chiến hạ bệ Hillary Clinton
Thượng nghị sĩ Hillary Clinton, người có tỉ lệ ủng hộ bằng Tổng thống Bush, đang có tham vọng bước vào Nhà Trắng năm 2008.
Trong khi cựu đệ nhất phu nhân nước Mỹ Hillary Clinton đang muốn cải thiện hình ảnh của mình để tiếp tục giành ghế nghị sĩ New York vào năm 2006 và chuẩn bị cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2008, thì những người thuộc phe Cộng hòa đang tìm mọi cách để hạ bệ bà.Cuộc chiến bôi nhọ thanh danh và phá hoại sự nghiệp chính trị phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton bắt đầu bùng nổ từ cuối tháng 4/2005. Để mở màn, những đảng viên Cộng hòa tung ra hai chiến dịch. “Chặn đứng con đường đến Nhà Trắng của Hillary Rodham Clinton là trách nhiệm quan trọng nhất của chúng tôi trong vài năm tới” - Chủ tịch đảng Cộng hòa Stephen Minarik đã viết như vậy trong một thư ngỏ gửi các nhà tài trợ cho chiến dịch mang tên “Hãy chặn đứng ngay Hillary”.
Bên cạnh đó, chiến lược gia kỳ cựu của đảng Cộng hòa Arthur Finkelstein cũng đang vận động các nhà tài trợ chi 10 triệu USD cho chiến dịch này.
Cao trào của đợt công kích thứ hai của phe Cộng hòa nhằm vào bà Clinton là vào ngày 21/6 vừa qua, một cuốn sách mang tên The Truth About Hillary (Sự thật về Hillary) của tác giả Edward Klein, cựu Tổng biên tập tờ New York Times, gây xôn xao dư luận nước Mỹ đã được phát hành. Cuốn sách là một sự xúc phạm nặng nề đối với cá nhân bà Hillary nói riêng và gia đình bà nói chung. Trong sách, E.Klein miêu tả Hillary là “kẻ đạo đức giả” từng có quan hệ với những người đồng tính và cô con gái của bà ta là hậu quả của một lần bà bị cưỡng dâm...
Cuộc tổng công kích này cho thấy từ lâu đảng Cộng hòa đã coi nghị sĩ Hillary Clinton như cái gai trong mắt. Họ cho rằng bà Clinton là người thuộc cánh tả đang cố đánh bóng tên tuổi của mình bằng những chủ đề thảo luận về vấn đề nạo phá thai và người nhập cư.
Hai chiến dịch trên của phe Cộng hòa trước hết là nhằm phá hoại việc bà tái đắc cử thượng nghị sĩ New York nhiệm kỳ hai vào năm 2006 và sau đó là chặn đứng con đường tiến tới Nhà Trắng của bà Clinton vào năm 2008.
Từ sau khi Tổng thống W.Bush tái đắc cử tháng 11/2005, Hillary Clinton nổi lên như một nhân vật chính trị được nhiều người dân nghèo ở Mỹ ủng hộ. Bà là người phản đối nạn nhập cư bất hợp pháp, cũng như có quan điểm khá mềm dẻo đối với vấn đề nạo phá thai. Cuộc thăm dò dư luận mới đây do Hãng Fox News tiến hành cho thấy tỉ lệ người Mỹ ủng hộ Hillary bằng đúng tỉ lệ ủng hộ Tổng thống W.Bush (52%). Tuy nhiên, rất nhiều người Mỹ bảo thủ từ lâu đã có thái độ thù ghét với gia đình Clinton. Thái độ đó đặc biệt tăng cao khi họ chứng kiến gia đình này nhiều lần thoát nạn từ vụ bê bối Whitewater cho đến vụ Monica Lewinsky...
Đối với các đảng viên đảng Cộng hòa ở New York - những người lo sợ rằng việc Hillary tái đắc cử thượng nghị sĩ sẽ mở đường cho bà ta tới Nhà Trắng, thì điều quan trọng là phải tìm ra một ứng viên nào ngang tầm với Hillary trong cuộc chạy đua giành chức thượng nghị sĩ New York. Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani và Thống đốc bang New York George Pataki đã từ chối đứng ra tranh cử với bà Clinton.
Phản ứng trước những đợt tấn công tới tấp của phe Cộng hòa, phe Clinton đặc biệt coi khinh kiểu bài bác của đối thủ. Bình luận về cuốn sách The Truth About Hillary, phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Hillary Clinton, ông Philippe Reines nói: “Chúng tôi chẳng có gì để nói về những tác phẩm khoa học viễn tưởng kiểu như The Truth About Hillary. Đó là một cuốn sách không có gì khác ngoài những lời dối trá không biết xấu hổ được viết chỉ nhằm mục đích duy nhất là kiếm tiền”.
Mặt khác, chính bên trong phe chống đối Hillary cũng có nhiều người tỏ thái độ phản bác cuốn sách trên của E.Klein. Craig Shirley, một trong những nhân vật bảo thủ trong liên minh chống phe Clinton hồi những năm 1990, nhận định: “Việc xuất bản quyển sách này là một điều nguy hiểm, gây hoang mang dư luận, đồng thời có thể phản tác dụng khiến dân chúng có thể quay lại chống những người ủng hộ nó và làm cho danh tiếng của bà Hillary thêm vang xa".
Ngay cả tờ New York Post, một tờ báo thuộc phe bảo thủ, cũng nghi ngờ về những lời cáo buộc đối với bà Hillary Clinton về vấn đề quan hệ với người đồng tính của bà. Theo lời của hai nữ cựu sinh viên Trường Wellesley College, những người mà tác giả cuốn The Truth About Hillary cho rằng bà Hillary đã quan hệ đồng tính, thì E.Klein chưa bao giờ tiếp xúc với họ. Do vậy, chuyện ông ta viết trong quyển sách là hoàn toàn bịa đặt...
Tuy nhiên, nhiều đảng viên đảng Dân chủ tỏ ra lo ngại cho bà Hillary nhất là khi những tranh cãi về đời tư cũng như sự nghiệp chính trị của vị cựu đệ nhất phu nhân này diễn ra khắp nơi. “Nhiều người hoài nghi về khả năng tái đắc cử thượng nghị sĩ của bà. Mặt khác, nếu phe bảo thủ tiếp tục gia tăng các đòn tấn công, phu nhân của ông Clinton khó có khả năng tái đắc cử” - Eric Hauser, tùy viên báo chí của cựu Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bill Bradley cho biết.
Cựu dân biểu đảng Cộng hòa John LeBoutillier, một người bạn thân của E.Klein, tung ra chiến dịch phá hoại sự nghiệp chính trị của Hillary trên trang web stophillarypac.com. Được phỏng vấn qua điện thoại, ông John LeBoutillier cho biết: “Nhiều người thuộc đảng Cộng hòa còn đánh giá thấp Hillary. Phải công nhận bà ta là một ứng cử viên sáng giá cho cả chức vụ nghị sĩ lẫn tổng thống, nhưng tôi không chắc rằng điều đó sẽ đem lại thắng lợi cho bà ta” ( TGAN)
Trong khi cựu đệ nhất phu nhân nước Mỹ Hillary Clinton đang muốn cải thiện hình ảnh của mình để tiếp tục giành ghế nghị sĩ New York vào năm 2006 và chuẩn bị cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2008, thì những người thuộc phe Cộng hòa đang tìm mọi cách để hạ bệ bà.Cuộc chiến bôi nhọ thanh danh và phá hoại sự nghiệp chính trị phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton bắt đầu bùng nổ từ cuối tháng 4/2005. Để mở màn, những đảng viên Cộng hòa tung ra hai chiến dịch. “Chặn đứng con đường đến Nhà Trắng của Hillary Rodham Clinton là trách nhiệm quan trọng nhất của chúng tôi trong vài năm tới” - Chủ tịch đảng Cộng hòa Stephen Minarik đã viết như vậy trong một thư ngỏ gửi các nhà tài trợ cho chiến dịch mang tên “Hãy chặn đứng ngay Hillary”.
Bên cạnh đó, chiến lược gia kỳ cựu của đảng Cộng hòa Arthur Finkelstein cũng đang vận động các nhà tài trợ chi 10 triệu USD cho chiến dịch này.
Cao trào của đợt công kích thứ hai của phe Cộng hòa nhằm vào bà Clinton là vào ngày 21/6 vừa qua, một cuốn sách mang tên The Truth About Hillary (Sự thật về Hillary) của tác giả Edward Klein, cựu Tổng biên tập tờ New York Times, gây xôn xao dư luận nước Mỹ đã được phát hành. Cuốn sách là một sự xúc phạm nặng nề đối với cá nhân bà Hillary nói riêng và gia đình bà nói chung. Trong sách, E.Klein miêu tả Hillary là “kẻ đạo đức giả” từng có quan hệ với những người đồng tính và cô con gái của bà ta là hậu quả của một lần bà bị cưỡng dâm...
Cuộc tổng công kích này cho thấy từ lâu đảng Cộng hòa đã coi nghị sĩ Hillary Clinton như cái gai trong mắt. Họ cho rằng bà Clinton là người thuộc cánh tả đang cố đánh bóng tên tuổi của mình bằng những chủ đề thảo luận về vấn đề nạo phá thai và người nhập cư.
Hai chiến dịch trên của phe Cộng hòa trước hết là nhằm phá hoại việc bà tái đắc cử thượng nghị sĩ New York nhiệm kỳ hai vào năm 2006 và sau đó là chặn đứng con đường tiến tới Nhà Trắng của bà Clinton vào năm 2008.
Từ sau khi Tổng thống W.Bush tái đắc cử tháng 11/2005, Hillary Clinton nổi lên như một nhân vật chính trị được nhiều người dân nghèo ở Mỹ ủng hộ. Bà là người phản đối nạn nhập cư bất hợp pháp, cũng như có quan điểm khá mềm dẻo đối với vấn đề nạo phá thai. Cuộc thăm dò dư luận mới đây do Hãng Fox News tiến hành cho thấy tỉ lệ người Mỹ ủng hộ Hillary bằng đúng tỉ lệ ủng hộ Tổng thống W.Bush (52%). Tuy nhiên, rất nhiều người Mỹ bảo thủ từ lâu đã có thái độ thù ghét với gia đình Clinton. Thái độ đó đặc biệt tăng cao khi họ chứng kiến gia đình này nhiều lần thoát nạn từ vụ bê bối Whitewater cho đến vụ Monica Lewinsky...
Đối với các đảng viên đảng Cộng hòa ở New York - những người lo sợ rằng việc Hillary tái đắc cử thượng nghị sĩ sẽ mở đường cho bà ta tới Nhà Trắng, thì điều quan trọng là phải tìm ra một ứng viên nào ngang tầm với Hillary trong cuộc chạy đua giành chức thượng nghị sĩ New York. Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani và Thống đốc bang New York George Pataki đã từ chối đứng ra tranh cử với bà Clinton.
Phản ứng trước những đợt tấn công tới tấp của phe Cộng hòa, phe Clinton đặc biệt coi khinh kiểu bài bác của đối thủ. Bình luận về cuốn sách The Truth About Hillary, phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Hillary Clinton, ông Philippe Reines nói: “Chúng tôi chẳng có gì để nói về những tác phẩm khoa học viễn tưởng kiểu như The Truth About Hillary. Đó là một cuốn sách không có gì khác ngoài những lời dối trá không biết xấu hổ được viết chỉ nhằm mục đích duy nhất là kiếm tiền”.
Mặt khác, chính bên trong phe chống đối Hillary cũng có nhiều người tỏ thái độ phản bác cuốn sách trên của E.Klein. Craig Shirley, một trong những nhân vật bảo thủ trong liên minh chống phe Clinton hồi những năm 1990, nhận định: “Việc xuất bản quyển sách này là một điều nguy hiểm, gây hoang mang dư luận, đồng thời có thể phản tác dụng khiến dân chúng có thể quay lại chống những người ủng hộ nó và làm cho danh tiếng của bà Hillary thêm vang xa".
Ngay cả tờ New York Post, một tờ báo thuộc phe bảo thủ, cũng nghi ngờ về những lời cáo buộc đối với bà Hillary Clinton về vấn đề quan hệ với người đồng tính của bà. Theo lời của hai nữ cựu sinh viên Trường Wellesley College, những người mà tác giả cuốn The Truth About Hillary cho rằng bà Hillary đã quan hệ đồng tính, thì E.Klein chưa bao giờ tiếp xúc với họ. Do vậy, chuyện ông ta viết trong quyển sách là hoàn toàn bịa đặt...
Tuy nhiên, nhiều đảng viên đảng Dân chủ tỏ ra lo ngại cho bà Hillary nhất là khi những tranh cãi về đời tư cũng như sự nghiệp chính trị của vị cựu đệ nhất phu nhân này diễn ra khắp nơi. “Nhiều người hoài nghi về khả năng tái đắc cử thượng nghị sĩ của bà. Mặt khác, nếu phe bảo thủ tiếp tục gia tăng các đòn tấn công, phu nhân của ông Clinton khó có khả năng tái đắc cử” - Eric Hauser, tùy viên báo chí của cựu Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bill Bradley cho biết.
Cựu dân biểu đảng Cộng hòa John LeBoutillier, một người bạn thân của E.Klein, tung ra chiến dịch phá hoại sự nghiệp chính trị của Hillary trên trang web stophillarypac.com. Được phỏng vấn qua điện thoại, ông John LeBoutillier cho biết: “Nhiều người thuộc đảng Cộng hòa còn đánh giá thấp Hillary. Phải công nhận bà ta là một ứng cử viên sáng giá cho cả chức vụ nghị sĩ lẫn tổng thống, nhưng tôi không chắc rằng điều đó sẽ đem lại thắng lợi cho bà ta” ( TGAN)
Tướng Westmoreland từ trần
Tuesday, July 19, 2005
(5.00 am PDT / AP) - Đại Tướng hồi hưu William C. Westmoreland, cựu Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, đã từ trần đêm Thứ Hai vì nguyên nhân tự nhiên của tuổi già, thọ 91 tuổi.
Trong thời gian là Tư lệnh Hoa Kỳ ở Việt Nam từ 1964 đến 1968, tướng Westmoreland đã liên tục yêu cầu gia tăng quân số; xin phép đánh qua Cambodia, Lào và gia tăng oanh tạc Bắc Việt nhưng không được chấp thuận. Năm 1968, sau chiến dịch Tết Mậu Thân, Tổng thống Lyndon B. Johnson không muốn đem thêm quân đến Việt Nam và ông được thuyên chuyển về làm Tổng Tham Mưu Trưởng quân lực Hoa Kỳ cho tới khi hồi hưu năm 1972.
Sau này ông thường phàn nàn là bị trói một tay khi chiến đấu tại Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn của thông tấn xã AP năm 1985, tướng Westmoreland cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã làm tròn sứ mạng giữ vững phòng tuyến trong thế ‘domino’ ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản. Ông nói: “Về mặt quân sự chúng ta không thất trận. Nhưng trên tư cách một quốc gia chúng ta không làm tốt cam kết với người miến nam Việt Nam”.
Westmoreland sinh năm 1914, tốt nghiệp học viện West Point năm 1936 và đã nổi danh khi chiến đấu ở Bắc Phi, Sicily, Âu Châu trong Thế Chiến 2. Năm 30 tuổi ông đã lên cấp đại tá pháo binh và lên chuẩn tướng trong chiến tranh Triều Tiên. Trong những năm cuối cuộc đời ông sống cùng bà vợ tại nhà dưỡng lão Bishop Gadsden ở Charleston, South Carolina. Ông còn lại một con trai và hai con gái.
Tuesday, July 19, 2005
(5.00 am PDT / AP) - Đại Tướng hồi hưu William C. Westmoreland, cựu Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, đã từ trần đêm Thứ Hai vì nguyên nhân tự nhiên của tuổi già, thọ 91 tuổi.
Trong thời gian là Tư lệnh Hoa Kỳ ở Việt Nam từ 1964 đến 1968, tướng Westmoreland đã liên tục yêu cầu gia tăng quân số; xin phép đánh qua Cambodia, Lào và gia tăng oanh tạc Bắc Việt nhưng không được chấp thuận. Năm 1968, sau chiến dịch Tết Mậu Thân, Tổng thống Lyndon B. Johnson không muốn đem thêm quân đến Việt Nam và ông được thuyên chuyển về làm Tổng Tham Mưu Trưởng quân lực Hoa Kỳ cho tới khi hồi hưu năm 1972.
Sau này ông thường phàn nàn là bị trói một tay khi chiến đấu tại Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn của thông tấn xã AP năm 1985, tướng Westmoreland cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã làm tròn sứ mạng giữ vững phòng tuyến trong thế ‘domino’ ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản. Ông nói: “Về mặt quân sự chúng ta không thất trận. Nhưng trên tư cách một quốc gia chúng ta không làm tốt cam kết với người miến nam Việt Nam”.
Westmoreland sinh năm 1914, tốt nghiệp học viện West Point năm 1936 và đã nổi danh khi chiến đấu ở Bắc Phi, Sicily, Âu Châu trong Thế Chiến 2. Năm 30 tuổi ông đã lên cấp đại tá pháo binh và lên chuẩn tướng trong chiến tranh Triều Tiên. Trong những năm cuối cuộc đời ông sống cùng bà vợ tại nhà dưỡng lão Bishop Gadsden ở Charleston, South Carolina. Ông còn lại một con trai và hai con gái.
TƯỜNG THUẬT DIỄN HÀNH VĂN HÓA QUỐC TẾ LẦNTHỨ 20
TẠI NEW YORK CITY NGÀY 16 THÁNG 7, 2005 NGÀY TRỌNG ĐẠI
Cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế lần thứ XX quả là một nỗ lực có một không hai của cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại, một chiến thắng “Tiền hung hậu cát” (trước dữ sau lành)
So với 5 lần diễn hành văn hóa trước đây mà cộng đồng chúng ta đã tham dự thì lần thứ 20 này quả có nhiều trục trặc (xem phần cuối bài), nhưng rồi ngày thứ Bẩy 16 tháng 7, mọi việc đã tiến hành tốt đẹp một cách không ngờ.
Có 16 Cộng Đồng cử phái đoàn về tham dự, đó là Hạ Uy Di, Hoa Thịnh Đốn, Houston, Bắc và Nam Cali, Philadelphia, New Jersey, Boston, Connecticut, Canada, Atlanta, Louisiana, New York, Fortworth, Georgia, Kentucky. Con số đồng hương đến từ các tiểu bang xa từ 5 đến 60 người mỗi phái đoàn. Nếu cuộc diễn hành không bị dời lại từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7, 2995, con số đồng hương của mỗi phái đoàn còn đông gấp bội vì một số lớn đã đáp máy bay tới New York, một số đã mua vé, nay phải trở về hay trả vé lại, và vì lý do tài chánh và thì giờ eo hẹp không thể mua vé máy bay lần nữa hay xin nghỉ phép thêm.
Trước giờ đoàn Diễn Hành VN rời đường 38th để ra đại lộ American Avenue (6th Avenue) ông NguyễnVăn Tánh, chủ tịch cộng đồng New York và cũng là Trưởng Ban Tổ Chức đã cảm tạ các phái đoàn từ xa về, các đồng hương đã tích cực yểm trợ tinh thần cũng như tài chánh để buổi diễn hành thành tựu tốt đẹp với đông đảo đồng hương tham dự và một đề tài phong phú cũng nhừ một ngân quĩ dồi dào dù chỉ được khởi xướng trong vòng một tháng trước ngày diễn hành. Lần lượt các đại diện phái đoàn và giới truyền thông lên máy vi âm phát biểu cảm tưởng. Phía sau diễn đàn là chiếc xe vận tải 18 bánh chở con thuyền tị nạn mong manh ọp ẹp đã từng xuyên đại dương chở thuyền nhân Việt vượt thoát đến bến bờ tự do.
1:30 PM, đoàn diễn hành của VN chuyển mình ra đại lộ. Năm nay thứ tự diễn hành xếp theo mẫu tự nên VN đi hàng chót. Và cũng vì ngày giờ diễn hành vừa gấp rút (3 tháng sớm hơn lệ thường) vừa bị dời đổi, lệ phí ghi danh lại tăng vọt nên một số quốc gia đã không tham dự vì lý do nay hay lý do khác gồm cả lý do phản đối tiêu cực với ban tổ chức, trong đó có Đại Hàn, Nhật Bản, Thái Lan là những quốc gia Á Châu với số người diễn hành đông đảo và những xe hoa lộng lẫy cũng như các màn trình diễn văn hóa sống động, đặc sắc.
Dẫn đầu phái đoàn VN là tấm bảng Việt Nam do bà Minh Nguyệt, chủ tịch Cộng Đồng Nam Cali cầm. Tiếp sau là 8 vị đại diện cho các Cộng Đồng tham dự. Tiếp đến là hai lá đại kỳ Việt Mỹ. Theo sau là 20 nhân sĩ nam và nữ rước lá đại kỳ nằm rất lớn.
Chiếc thuyền tỵ nạn theo sau chiếm gần một block đường. Hai bên mạn thuyền ghi hàng chữ lớn: “Original Boat Used By Vietnamese To Cross Pacific Ocean Searching For Freedom”. Khán giả hai bên đường trầm trồ kinh ngạc không tin ở mắt mình khi nhìn thấy chiếc thuyền đơn sơ nhỏ bé. Họ tự hỏi làm sao mà những người Việt gan dạ kia dám liều mạng sống để nhất quyết ra đi. Hỏi tức là trả lời. Nguyên nhân thúc đẩy là sự bức bách dồn nén, mất tự do nơi quê nhà và một tương lai sáng lạng nơi chân trời cho bản thân họ, cho con cháu họ, dù phải trả giá bằng mạng sống. Một nửa số người vượt biển đã chết thảm.
Trước đầu máy xe vận tải là biểu ngữ “Thank You America” “1975-1990 Fleeing VN”. Sau chiếc thuyền mang biểu tượng giai đoạn cuả cuộc vượt thoát gian lao tìm tự do, là biểu ngữ “Better Life In A Free Country” giới thiệu giai đoạn định cư trên xứ người gây dựng lại sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng, bằng sự hy sinh, cần cù, nhẫn nại. Cộng đồng Việt đã ổn định qua màn đám cưới cổ truyền và các thanh niên thiếu nữ trong mũ áo đại học, chứng tỏ thế hệ thứ hai đã vươn lên, rạng rỡ trên đường học vấn và tiến thân nơi đất tạm dung.
Vẻ đẹp dịu dàng của các cô thiếu nữ Việt Nam được nói lên qua bước đi uyển chuyển nhịp nhàng của 2 cô Hoa Hậu người Việt định cư tại hải đảo Hạ Uy Di trongtà ao dài tha thướt.
Cứ thế đoàn người tiếp tục đi trong y phục cổ truyền sặc sỡ, trong âu phục trang nghiêm, khuôn mặt vui tươi hãnh diện, tay phất hai lá cờ tự do đó l;à quốc kỳ VN Cộng Hoà mầu vàng rực rỡ và quốc kỳ Hoa Kỳ mầu xanh trắng đỏ trẻ trung, hùng cường. Hai bên đường, khán giả năm nay đông hơn các năm trước, có lẽ vì khí hậu tươi mát của một ngày nắng đẹp muà hè. Tiếng hoan hô vỗ tay tán thưởng vang lên không ngớt khi đoàn VN đi ngang. Họ ngạc nhiên trầm trồ không ngờ những người Việt cần cù lam lũ hàng ngày lại có một truyền thống văn hóa phong phú như thế.
Đoàn diễn hành kéo dài 3 block đường, gần 300 người (1), sáng rực rỡ trong lòng thành phố đa văn hóa, đa chủng tộc New York.
Năm nay chỉ có trên 30 quốc gia tham dự, với nhân số của đoàn Trunng Cộng ngang ngửa với đoàn VN còn các quốc gia khác lèo tèo hơn. Cuộc diễn hành kéo dài khoảng 2 giờ so với 3 giờ rưỡi như mọi năm. Cuối đường, mọi người tản mác ra về trong vui tươi hãnh diện, hẹn gặp nhau năm sau, sau khi chụp hình lưu niệm trao đổi địa chỉ và bịn rịn, quyến luyến chia tay.
NHỮNG KHÓ KHĂN
So với 5 lần diễn hành văn hóa trước đây mà cộng đồng chúng ta tham dự thì lần thứ 20 này quả có khá nhiều trục trặc.
Ngày 25 tháng 5, Uy Ban Di Dân Quốc Tế Tổ Chức Ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế thông báo cho cộng Đồng VN tại NY là ngày Diễn Hành thay vì tổ chức vào thượng tuần tháng 9 như thường lệ, nay dời sớm trước 3 tháng tức là ngày 25 tháng 6, 2005 và lệ phí ghi danh vọt lên từ $500 đến $7,500 (tăng 15 lần). Cộng Đồng VN tại NY vội họp khẩn để thành lập ngay Ban Tổ Chức Diễn Hành và gửi đến các cộng đồng lá thư thông báo kêu gọi đồng hương yểm trợ tài chánh, đặc biệt là số tiền ghi danh $7,500 phải đóng trong thời hạn 1 tuần. Nếu chúng ta không ghi danh kịp ngày, rất có thể Việt Cộng sẽ thế chỗ.
Như vậy chúng ta chỉ có vỏn vẹn một tháng phải lo xong một cuộc diễn hành với tầm vóc quốc tế và sự tham dự của cộng đồng người Việt từ nhiều tiểu bang và nhiều quốc gia trên các châu trên thế giới (Uc Châu, Au Châu, Nhật Bản v.v.) cũng như một ngân sách không nhỏ, hoàn toàn do sự yểm trợ của đồng hương.
Bao nhiêu khó khăn đó đã được chuẩn bị trong hối hả, lo lắng, vừa sắp hoàn thành thì chỉ 3 ngày trước buổi diễn hành, vì lý do an ninh tại New York, Diễn Hành bị dời tới ngày 16 tháng 7, 2005. Một số đồng hương từ các tiểu bang Hoa Kỳ, từ Nhật Bản, Anh quốc và Hạ Uy Di đã tới New York đành khăn gói ra về vì thời gian không cho phép ở lại lâu. Một số khác đã mua vé máy bay, phải trả vé, và nhiều người không thể đến tham gia cuộc Diễn Hành vào 16 tháng 7 vì phép nghỉ đã hết.
Ban Tổ Chức còn lên ruột vì trục trặc vào giờ chót cho chiếc thuyền tỵ nạn. Chúng tôi xin nói ở đây là Ban Tổ Chức đã mượn của bà NguyễnThị Lài chiếc thuyền gỗ mỏng manh chở người vượt biển đến Phi Luật Tân. Bà Lài xin chính phủ Phi chiếc thuyền đó, mang qua Hoa Kỳ, đặt trên chiếc xe vận tải 18 bánh, đi khắp các tiểu bang triển lãm để dư luận quốc tế được thấy tận tường sự hy sinh vô bờ bến vượt biển tìm tự do của thuyền nhân Việt. Xe vận tải dài quá khổ nên việc vận chuyển và nơi đậu xe là cả một vấn đề.
Vì Ban Tổ Chức dời ngày nên xe phải được gửi vào bãi đậu xe chờ đợi. Đêm trước buổi diễn Hành, tài xế xe vận tải đáp máy bay từ Georgia lên NY vào 2 giờ sáng. Ban tổ chức đón về khách sạn Carter nghỉ ngơi qua loa, rồi 5 gìờ sáng gọi taxi cho anh di lấy xe. 6 giờ sáng anh khẩn cấp cho hay bãi đậu xe đòi trên 4 ngàn đô tiền đậu (170 đô một ngày và xe đã đậu 25 ngày) mới cho lấy xe. Chết một cái phải là tiền mặt. Thử hỏi mới 6 giờ sáng nhà bank chưa mở cửa, đào đâu cho ra. Thế là ông Nguyễn Văn Tánh phải lo quanh, mượn tạm các thân hữu cho đủ số.
May sao xe về điểm diễn hành đúng giờ. Điều này không phải dễ vì đường phố New York nhỏ hẹp, đông đảo.
VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH
Những năm trước đây, Ban Tổ Chức cần trên ba tháng để quyên góp tài chánh cho một ngân quĩ khoảng 20 ngàn đô. Năm nay, thời gian chỉ trong một tháng và phí tổn tăng cao vì tiền ghi danh nhẩy vọt. Cần $7,500 trong một tuần.
Nhưng nhờ sự đáp ứng nồng nhiệt và mau chóng của đồng hương, ông Nguyễn Văn Tánh cho biết thủ quĩ nhận được một số tài chánh dồi dào, tạm đủ để chi phí, dù rằng số tiền $7,500 phải nhờ một vị Mạnh Thường Quân trong cộng đồng ứng trước cho mượn.
Thủ quĩ của BanTổ Chức đương ráo riết kế toán sổ sách chi tthu để có con số chính xác tường trình đến đồng hương càng sớm càng tốt.
LỜI CẢM TẠ
Ong Nguyễn Văn Tánh và toàn ban tổ chức chân thành gửi lời cảm tạ nồng nhiệt và chân tình nhất đến quí đồng hương, quí vị đại diện các cộng dồng xa, gần về tham dự. Chính nhờ sự yểm trợ cao quí và sốt sắng của quí vị mà ban tổ chức đã hoàn tất được trọng trách giao phó. Trong khi vội vàng, lại thêm công việc đa đoan chắn chắn không khỏi có những thiếu sót ngoài ý muốn trong việc đưa đón, sắp xếp chỗ cư trú, hoặc trong việc điều hành cuộc diễn hành, mong quí đồng hương lượng tình tha thứ cho. Đặc biệt lời cảm tạ này còn được gửi đến nhà tỷ phú Trần Đình Trường chủ nhân khách sạn Carter và toàn ban giám đốc cùng nhân viên khách sạn đã dành một số phòng tạm trú cũng như cung cấp phòng họp và các tiện nghi khác khiến đồng hương có chỗ sinh hoạt ấm cúng thoải mái, đầy tình người.
CHUYỆN BÊN LỀ
Ban an ninh trật tự cho hay kỳ này không thấy VC hay tay sai bén mảng xuất hiện trong đoàn diễn hành để phá rối, dù rằng chắc chắn chúng được lệnh của Toà Lãnh Sự VC để theo dõi và lượng giá tình hình tổ chức và tinh thần của đồng bào hải ngoại. Có lẽ chúng không dám chường mặt vì kinh nghiệm đau thương của phái đoàn Phan Văn Khải. Kỳ đó chúng ỷ y là phái đoàn cả 200 người được Tổng Thống Bush mời công du Hoa Kỳ, chắc chắn Cộng Đồng hải ngoại phải e dè, ai ngờ từ đầu sỏ Phan Văn Khải, Thứ Trưởng Nguyễn Quốc Huy, ủy viên báo chí Nguyễn Anh Tiuấn và 2 tên VC vô danh tiểu tốt khác phải ôm đầu máu nhục nhã trước sự phẫn nộ của đồng bào hải ngoại.
Sau khi diễn hành chấm dứt, một số đồng hương cùng đại diện các phái đoàn dự bữa cơm tối thân mật do ban tồ chức khoản đãi trong một chương trình sinh hoạt văn nghệ rất thân tình tại tiền sảnh của khách sạn Carter. Lại một lần nữa ông Nguyễn Văn Tánh đại diện ban tổ chức cảm tạ ông bà Trần Đình Trường và nhân viên khách sạn. Trong lời đáp từ khiêm nhường, chân tình, ông Trần Đình Trường cho biết gia đình ông và ban giám đốc Khách Sạn hân hạnh được đón tiếp đồng hương hàng năm, trong tinh thần tranh đấu cho mầu cờ tự do và cho tương lai của đất nước và đồng bào tại quê nhà. Lần lượt các đại diện phái đoàn phát biểu cảm tưởng, hân hoan vì sự thành công của buổi diễn hành và hết sức ca ngợi công lao vất vả của ông Nguyễn Văn Tánh và cộng đồng NY. Đại diện đông hương, hai ông Nguyễn Tường Thuợc, Giám Đốc Đài Phát Thanh VN Tự Do tại New Jersey và ông Trần Quán Niệm, Chủ tịch Uy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia miền ĐBHK đã tặng ông Nguyễn Văn Tánh, đương kim chủ tịch cộng đồng NY và ông Nguyễn Trung Châu, cựu chủ tịch Cộng Đồng NY mỗi người một tấm plaque vinh danh nỗ lực của 2 ông trong nhiều lần tổ chức Diễn Hành Văn Hóa trong những năm qua.
Trần Quán Niệm ghi nhanh
TẠI NEW YORK CITY NGÀY 16 THÁNG 7, 2005 NGÀY TRỌNG ĐẠI
Cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế lần thứ XX quả là một nỗ lực có một không hai của cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại, một chiến thắng “Tiền hung hậu cát” (trước dữ sau lành)
So với 5 lần diễn hành văn hóa trước đây mà cộng đồng chúng ta đã tham dự thì lần thứ 20 này quả có nhiều trục trặc (xem phần cuối bài), nhưng rồi ngày thứ Bẩy 16 tháng 7, mọi việc đã tiến hành tốt đẹp một cách không ngờ.
Có 16 Cộng Đồng cử phái đoàn về tham dự, đó là Hạ Uy Di, Hoa Thịnh Đốn, Houston, Bắc và Nam Cali, Philadelphia, New Jersey, Boston, Connecticut, Canada, Atlanta, Louisiana, New York, Fortworth, Georgia, Kentucky. Con số đồng hương đến từ các tiểu bang xa từ 5 đến 60 người mỗi phái đoàn. Nếu cuộc diễn hành không bị dời lại từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7, 2995, con số đồng hương của mỗi phái đoàn còn đông gấp bội vì một số lớn đã đáp máy bay tới New York, một số đã mua vé, nay phải trở về hay trả vé lại, và vì lý do tài chánh và thì giờ eo hẹp không thể mua vé máy bay lần nữa hay xin nghỉ phép thêm.
Trước giờ đoàn Diễn Hành VN rời đường 38th để ra đại lộ American Avenue (6th Avenue) ông NguyễnVăn Tánh, chủ tịch cộng đồng New York và cũng là Trưởng Ban Tổ Chức đã cảm tạ các phái đoàn từ xa về, các đồng hương đã tích cực yểm trợ tinh thần cũng như tài chánh để buổi diễn hành thành tựu tốt đẹp với đông đảo đồng hương tham dự và một đề tài phong phú cũng nhừ một ngân quĩ dồi dào dù chỉ được khởi xướng trong vòng một tháng trước ngày diễn hành. Lần lượt các đại diện phái đoàn và giới truyền thông lên máy vi âm phát biểu cảm tưởng. Phía sau diễn đàn là chiếc xe vận tải 18 bánh chở con thuyền tị nạn mong manh ọp ẹp đã từng xuyên đại dương chở thuyền nhân Việt vượt thoát đến bến bờ tự do.
1:30 PM, đoàn diễn hành của VN chuyển mình ra đại lộ. Năm nay thứ tự diễn hành xếp theo mẫu tự nên VN đi hàng chót. Và cũng vì ngày giờ diễn hành vừa gấp rút (3 tháng sớm hơn lệ thường) vừa bị dời đổi, lệ phí ghi danh lại tăng vọt nên một số quốc gia đã không tham dự vì lý do nay hay lý do khác gồm cả lý do phản đối tiêu cực với ban tổ chức, trong đó có Đại Hàn, Nhật Bản, Thái Lan là những quốc gia Á Châu với số người diễn hành đông đảo và những xe hoa lộng lẫy cũng như các màn trình diễn văn hóa sống động, đặc sắc.
Dẫn đầu phái đoàn VN là tấm bảng Việt Nam do bà Minh Nguyệt, chủ tịch Cộng Đồng Nam Cali cầm. Tiếp sau là 8 vị đại diện cho các Cộng Đồng tham dự. Tiếp đến là hai lá đại kỳ Việt Mỹ. Theo sau là 20 nhân sĩ nam và nữ rước lá đại kỳ nằm rất lớn.
Chiếc thuyền tỵ nạn theo sau chiếm gần một block đường. Hai bên mạn thuyền ghi hàng chữ lớn: “Original Boat Used By Vietnamese To Cross Pacific Ocean Searching For Freedom”. Khán giả hai bên đường trầm trồ kinh ngạc không tin ở mắt mình khi nhìn thấy chiếc thuyền đơn sơ nhỏ bé. Họ tự hỏi làm sao mà những người Việt gan dạ kia dám liều mạng sống để nhất quyết ra đi. Hỏi tức là trả lời. Nguyên nhân thúc đẩy là sự bức bách dồn nén, mất tự do nơi quê nhà và một tương lai sáng lạng nơi chân trời cho bản thân họ, cho con cháu họ, dù phải trả giá bằng mạng sống. Một nửa số người vượt biển đã chết thảm.
Trước đầu máy xe vận tải là biểu ngữ “Thank You America” “1975-1990 Fleeing VN”. Sau chiếc thuyền mang biểu tượng giai đoạn cuả cuộc vượt thoát gian lao tìm tự do, là biểu ngữ “Better Life In A Free Country” giới thiệu giai đoạn định cư trên xứ người gây dựng lại sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng, bằng sự hy sinh, cần cù, nhẫn nại. Cộng đồng Việt đã ổn định qua màn đám cưới cổ truyền và các thanh niên thiếu nữ trong mũ áo đại học, chứng tỏ thế hệ thứ hai đã vươn lên, rạng rỡ trên đường học vấn và tiến thân nơi đất tạm dung.
Vẻ đẹp dịu dàng của các cô thiếu nữ Việt Nam được nói lên qua bước đi uyển chuyển nhịp nhàng của 2 cô Hoa Hậu người Việt định cư tại hải đảo Hạ Uy Di trongtà ao dài tha thướt.
Cứ thế đoàn người tiếp tục đi trong y phục cổ truyền sặc sỡ, trong âu phục trang nghiêm, khuôn mặt vui tươi hãnh diện, tay phất hai lá cờ tự do đó l;à quốc kỳ VN Cộng Hoà mầu vàng rực rỡ và quốc kỳ Hoa Kỳ mầu xanh trắng đỏ trẻ trung, hùng cường. Hai bên đường, khán giả năm nay đông hơn các năm trước, có lẽ vì khí hậu tươi mát của một ngày nắng đẹp muà hè. Tiếng hoan hô vỗ tay tán thưởng vang lên không ngớt khi đoàn VN đi ngang. Họ ngạc nhiên trầm trồ không ngờ những người Việt cần cù lam lũ hàng ngày lại có một truyền thống văn hóa phong phú như thế.
Đoàn diễn hành kéo dài 3 block đường, gần 300 người (1), sáng rực rỡ trong lòng thành phố đa văn hóa, đa chủng tộc New York.
Năm nay chỉ có trên 30 quốc gia tham dự, với nhân số của đoàn Trunng Cộng ngang ngửa với đoàn VN còn các quốc gia khác lèo tèo hơn. Cuộc diễn hành kéo dài khoảng 2 giờ so với 3 giờ rưỡi như mọi năm. Cuối đường, mọi người tản mác ra về trong vui tươi hãnh diện, hẹn gặp nhau năm sau, sau khi chụp hình lưu niệm trao đổi địa chỉ và bịn rịn, quyến luyến chia tay.
NHỮNG KHÓ KHĂN
So với 5 lần diễn hành văn hóa trước đây mà cộng đồng chúng ta tham dự thì lần thứ 20 này quả có khá nhiều trục trặc.
Ngày 25 tháng 5, Uy Ban Di Dân Quốc Tế Tổ Chức Ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế thông báo cho cộng Đồng VN tại NY là ngày Diễn Hành thay vì tổ chức vào thượng tuần tháng 9 như thường lệ, nay dời sớm trước 3 tháng tức là ngày 25 tháng 6, 2005 và lệ phí ghi danh vọt lên từ $500 đến $7,500 (tăng 15 lần). Cộng Đồng VN tại NY vội họp khẩn để thành lập ngay Ban Tổ Chức Diễn Hành và gửi đến các cộng đồng lá thư thông báo kêu gọi đồng hương yểm trợ tài chánh, đặc biệt là số tiền ghi danh $7,500 phải đóng trong thời hạn 1 tuần. Nếu chúng ta không ghi danh kịp ngày, rất có thể Việt Cộng sẽ thế chỗ.
Như vậy chúng ta chỉ có vỏn vẹn một tháng phải lo xong một cuộc diễn hành với tầm vóc quốc tế và sự tham dự của cộng đồng người Việt từ nhiều tiểu bang và nhiều quốc gia trên các châu trên thế giới (Uc Châu, Au Châu, Nhật Bản v.v.) cũng như một ngân sách không nhỏ, hoàn toàn do sự yểm trợ của đồng hương.
Bao nhiêu khó khăn đó đã được chuẩn bị trong hối hả, lo lắng, vừa sắp hoàn thành thì chỉ 3 ngày trước buổi diễn hành, vì lý do an ninh tại New York, Diễn Hành bị dời tới ngày 16 tháng 7, 2005. Một số đồng hương từ các tiểu bang Hoa Kỳ, từ Nhật Bản, Anh quốc và Hạ Uy Di đã tới New York đành khăn gói ra về vì thời gian không cho phép ở lại lâu. Một số khác đã mua vé máy bay, phải trả vé, và nhiều người không thể đến tham gia cuộc Diễn Hành vào 16 tháng 7 vì phép nghỉ đã hết.
Ban Tổ Chức còn lên ruột vì trục trặc vào giờ chót cho chiếc thuyền tỵ nạn. Chúng tôi xin nói ở đây là Ban Tổ Chức đã mượn của bà NguyễnThị Lài chiếc thuyền gỗ mỏng manh chở người vượt biển đến Phi Luật Tân. Bà Lài xin chính phủ Phi chiếc thuyền đó, mang qua Hoa Kỳ, đặt trên chiếc xe vận tải 18 bánh, đi khắp các tiểu bang triển lãm để dư luận quốc tế được thấy tận tường sự hy sinh vô bờ bến vượt biển tìm tự do của thuyền nhân Việt. Xe vận tải dài quá khổ nên việc vận chuyển và nơi đậu xe là cả một vấn đề.
Vì Ban Tổ Chức dời ngày nên xe phải được gửi vào bãi đậu xe chờ đợi. Đêm trước buổi diễn Hành, tài xế xe vận tải đáp máy bay từ Georgia lên NY vào 2 giờ sáng. Ban tổ chức đón về khách sạn Carter nghỉ ngơi qua loa, rồi 5 gìờ sáng gọi taxi cho anh di lấy xe. 6 giờ sáng anh khẩn cấp cho hay bãi đậu xe đòi trên 4 ngàn đô tiền đậu (170 đô một ngày và xe đã đậu 25 ngày) mới cho lấy xe. Chết một cái phải là tiền mặt. Thử hỏi mới 6 giờ sáng nhà bank chưa mở cửa, đào đâu cho ra. Thế là ông Nguyễn Văn Tánh phải lo quanh, mượn tạm các thân hữu cho đủ số.
May sao xe về điểm diễn hành đúng giờ. Điều này không phải dễ vì đường phố New York nhỏ hẹp, đông đảo.
VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH
Những năm trước đây, Ban Tổ Chức cần trên ba tháng để quyên góp tài chánh cho một ngân quĩ khoảng 20 ngàn đô. Năm nay, thời gian chỉ trong một tháng và phí tổn tăng cao vì tiền ghi danh nhẩy vọt. Cần $7,500 trong một tuần.
Nhưng nhờ sự đáp ứng nồng nhiệt và mau chóng của đồng hương, ông Nguyễn Văn Tánh cho biết thủ quĩ nhận được một số tài chánh dồi dào, tạm đủ để chi phí, dù rằng số tiền $7,500 phải nhờ một vị Mạnh Thường Quân trong cộng đồng ứng trước cho mượn.
Thủ quĩ của BanTổ Chức đương ráo riết kế toán sổ sách chi tthu để có con số chính xác tường trình đến đồng hương càng sớm càng tốt.
LỜI CẢM TẠ
Ong Nguyễn Văn Tánh và toàn ban tổ chức chân thành gửi lời cảm tạ nồng nhiệt và chân tình nhất đến quí đồng hương, quí vị đại diện các cộng dồng xa, gần về tham dự. Chính nhờ sự yểm trợ cao quí và sốt sắng của quí vị mà ban tổ chức đã hoàn tất được trọng trách giao phó. Trong khi vội vàng, lại thêm công việc đa đoan chắn chắn không khỏi có những thiếu sót ngoài ý muốn trong việc đưa đón, sắp xếp chỗ cư trú, hoặc trong việc điều hành cuộc diễn hành, mong quí đồng hương lượng tình tha thứ cho. Đặc biệt lời cảm tạ này còn được gửi đến nhà tỷ phú Trần Đình Trường chủ nhân khách sạn Carter và toàn ban giám đốc cùng nhân viên khách sạn đã dành một số phòng tạm trú cũng như cung cấp phòng họp và các tiện nghi khác khiến đồng hương có chỗ sinh hoạt ấm cúng thoải mái, đầy tình người.
CHUYỆN BÊN LỀ
Ban an ninh trật tự cho hay kỳ này không thấy VC hay tay sai bén mảng xuất hiện trong đoàn diễn hành để phá rối, dù rằng chắc chắn chúng được lệnh của Toà Lãnh Sự VC để theo dõi và lượng giá tình hình tổ chức và tinh thần của đồng bào hải ngoại. Có lẽ chúng không dám chường mặt vì kinh nghiệm đau thương của phái đoàn Phan Văn Khải. Kỳ đó chúng ỷ y là phái đoàn cả 200 người được Tổng Thống Bush mời công du Hoa Kỳ, chắc chắn Cộng Đồng hải ngoại phải e dè, ai ngờ từ đầu sỏ Phan Văn Khải, Thứ Trưởng Nguyễn Quốc Huy, ủy viên báo chí Nguyễn Anh Tiuấn và 2 tên VC vô danh tiểu tốt khác phải ôm đầu máu nhục nhã trước sự phẫn nộ của đồng bào hải ngoại.
Sau khi diễn hành chấm dứt, một số đồng hương cùng đại diện các phái đoàn dự bữa cơm tối thân mật do ban tồ chức khoản đãi trong một chương trình sinh hoạt văn nghệ rất thân tình tại tiền sảnh của khách sạn Carter. Lại một lần nữa ông Nguyễn Văn Tánh đại diện ban tổ chức cảm tạ ông bà Trần Đình Trường và nhân viên khách sạn. Trong lời đáp từ khiêm nhường, chân tình, ông Trần Đình Trường cho biết gia đình ông và ban giám đốc Khách Sạn hân hạnh được đón tiếp đồng hương hàng năm, trong tinh thần tranh đấu cho mầu cờ tự do và cho tương lai của đất nước và đồng bào tại quê nhà. Lần lượt các đại diện phái đoàn phát biểu cảm tưởng, hân hoan vì sự thành công của buổi diễn hành và hết sức ca ngợi công lao vất vả của ông Nguyễn Văn Tánh và cộng đồng NY. Đại diện đông hương, hai ông Nguyễn Tường Thuợc, Giám Đốc Đài Phát Thanh VN Tự Do tại New Jersey và ông Trần Quán Niệm, Chủ tịch Uy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia miền ĐBHK đã tặng ông Nguyễn Văn Tánh, đương kim chủ tịch cộng đồng NY và ông Nguyễn Trung Châu, cựu chủ tịch Cộng Đồng NY mỗi người một tấm plaque vinh danh nỗ lực của 2 ông trong nhiều lần tổ chức Diễn Hành Văn Hóa trong những năm qua.
Trần Quán Niệm ghi nhanh
Pakistan: Biểu tình nhiều nơi sau khi cảnh sát bắt thêm 100 người
Friday, July 22, 2005
ISLAMABAD, Pakistan (AFP) - Các nhóm Hồi Giáo cứng rắn ở Pakistan hôm Thứ Sáu 22-7, đã biểu tình để phản đối chiến dịch của chính phủ truy tìm những kẻ cực đoan và bắt giữ hơn 300 người trong tuần này, theo sau những vụ khủng bố ở London ngày 7/7, trong đó có ba kẻ đánh bom là công dân Anh gốc Pakistan.
Những cuộc biểu tình tại vài thành phố khắp nước được tổ chức trong ngày cầu nguyện Thứ Sáu hằng tuần của Hồi Giáo, trong khi các lực lượng an ninh loan báo họ đã bắt giữ thêm khoảng 100 người trong đêm Thứ Năm, sau khi Tổng Thống Pervez Musharraf đọc bài diễn văn truyền hình toàn quốc, trong đó ông đưa ra những biện pháp mới để chống những kẻ cực đoan.
Các lực lượng an ninh theo dõi chặt chẽ khoảng 1,000 người xuống đường biểu tình tại thủ đô Islamabad và thành phố hải cảng Karachi ở miền nam, đồng thời có những đám biểu tình nhỏ hơn tại các thành phố Lahore, Multan, Peshawar và Quetta.
Trong khi đa số người biểu tình hô khẩu hiệu ồn ào nhưng ôn hòa, những người trẻ tuổi xuống đường ở thủ đô đã đốt một xe gắn máy của cảnh sát và ném đá vào một trạm cảnh sát.
“Ðả đảo Musharraf!” đám biểu tình hô lớn khi đi tuần hành từ ngôi đền Hồi Giáo trung ương của thành phố, là nơi cảnh sát đã bố ráp trong tuần này.
Họ hô những khẩu hiệu khác để phản đối vị tổng thống đồng minh của Tây phương, như “Ðả đảo những chính sách chống Hồi Giáo của Musharraf, kẻ phản bội thân Hoa Kỳ.”
Sau khi có những áp lực quốc tế kêu gọi ông hãy có hành động đối với những kẻ cực đoan, trong bài diễn văn truyền hình hôm Thứ Năm, Musharraf nói rằng ông sẽ kiểm soát các trường học Hồi Giáo để ngăn cấm các giáo sĩ cực đoan gieo rắc thù hận và khuyến khích bạo động.
Ít giờ sau bài diễn văn, các lực lượng an ninh lại bố ráp các trường học Hồi Giáo để bắt giữ những kẻ cực đoan.
Một viên chức Bộ Nội Vụ nói: “Trong những cuộc bố ráp qua đêm tại nhiều nơi trong nước, khoảng 90 kẻ tình nghi đã bị bắt giữ và hiện thời số người bị câu lưu lên tới hơn 300.”
Ngoài các trường Hồi Giáo, những cuộc bố ráp cũng nhắm vào những tiệm bán những tài liệu in ấn, băng thu thanh và băng video, có nội dung khuyến khích hận thù và bạo động; đồng thời các lực lượng cảnh sát và tình báo cũng được lệnh bắt giữ bất cứ kẻ nào xúi giục bạo động trong những buổi thuyết pháp tại lễ cầu nguyện ngày Thứ Sáu, theo lời viên chức Bộ Nội Vụ. (nm)
Friday, July 22, 2005
ISLAMABAD, Pakistan (AFP) - Các nhóm Hồi Giáo cứng rắn ở Pakistan hôm Thứ Sáu 22-7, đã biểu tình để phản đối chiến dịch của chính phủ truy tìm những kẻ cực đoan và bắt giữ hơn 300 người trong tuần này, theo sau những vụ khủng bố ở London ngày 7/7, trong đó có ba kẻ đánh bom là công dân Anh gốc Pakistan.
Những cuộc biểu tình tại vài thành phố khắp nước được tổ chức trong ngày cầu nguyện Thứ Sáu hằng tuần của Hồi Giáo, trong khi các lực lượng an ninh loan báo họ đã bắt giữ thêm khoảng 100 người trong đêm Thứ Năm, sau khi Tổng Thống Pervez Musharraf đọc bài diễn văn truyền hình toàn quốc, trong đó ông đưa ra những biện pháp mới để chống những kẻ cực đoan.
Các lực lượng an ninh theo dõi chặt chẽ khoảng 1,000 người xuống đường biểu tình tại thủ đô Islamabad và thành phố hải cảng Karachi ở miền nam, đồng thời có những đám biểu tình nhỏ hơn tại các thành phố Lahore, Multan, Peshawar và Quetta.
Trong khi đa số người biểu tình hô khẩu hiệu ồn ào nhưng ôn hòa, những người trẻ tuổi xuống đường ở thủ đô đã đốt một xe gắn máy của cảnh sát và ném đá vào một trạm cảnh sát.
“Ðả đảo Musharraf!” đám biểu tình hô lớn khi đi tuần hành từ ngôi đền Hồi Giáo trung ương của thành phố, là nơi cảnh sát đã bố ráp trong tuần này.
Họ hô những khẩu hiệu khác để phản đối vị tổng thống đồng minh của Tây phương, như “Ðả đảo những chính sách chống Hồi Giáo của Musharraf, kẻ phản bội thân Hoa Kỳ.”
Sau khi có những áp lực quốc tế kêu gọi ông hãy có hành động đối với những kẻ cực đoan, trong bài diễn văn truyền hình hôm Thứ Năm, Musharraf nói rằng ông sẽ kiểm soát các trường học Hồi Giáo để ngăn cấm các giáo sĩ cực đoan gieo rắc thù hận và khuyến khích bạo động.
Ít giờ sau bài diễn văn, các lực lượng an ninh lại bố ráp các trường học Hồi Giáo để bắt giữ những kẻ cực đoan.
Một viên chức Bộ Nội Vụ nói: “Trong những cuộc bố ráp qua đêm tại nhiều nơi trong nước, khoảng 90 kẻ tình nghi đã bị bắt giữ và hiện thời số người bị câu lưu lên tới hơn 300.”
Ngoài các trường Hồi Giáo, những cuộc bố ráp cũng nhắm vào những tiệm bán những tài liệu in ấn, băng thu thanh và băng video, có nội dung khuyến khích hận thù và bạo động; đồng thời các lực lượng cảnh sát và tình báo cũng được lệnh bắt giữ bất cứ kẻ nào xúi giục bạo động trong những buổi thuyết pháp tại lễ cầu nguyện ngày Thứ Sáu, theo lời viên chức Bộ Nội Vụ. (nm)
Báo Mỹ: Lê Tuấn Về Georgia Được Đón Như Anh Hùng
GWINNETT COUNTY, Georgia (Atlanta Journal - Constitution, July 24) -- Lê Phước Tuấn nói rằng anh không cảm thấy mình là một anh hùng.
Nhưng cư dân của Quận Gwinnett đã được đón nhận với tư cách một anh hùng.
Khoảng 300 người trong cộng đồng Việt tập họp tại Norcross hôm Thứ Sáu để bày tỏ ủng hộ Tuấn, con trai của 1 lính TQLC Mỹ, và quyên tiền bảo vệ pháp lý cho Tuấn. Một số người mang theo cờ vàng của VNCH thời xưa.
Tuấn, 33 tuổi, bị cảnh sát bắt hòài tháng trứơc ở Washington vì tấn công một cán bộ CSVN trong cuộc biểu tình chó6áng phaí đoàn Phan Văn Khaỉ. Tuấn bị cáo buộc tấn công hình sự và có thể bị trục xuất. Ngày ra tòa sẽ là Thứ Sáu tới tại Washington.
Trí Trần, một người làm vườn 68 tuổi từ Stone Mauntain tới, nhét các tờ giấy bạc 20 đô vào thùng gây quỹ. “Chúng ta phải giúp Tuấn. Đó là nhiệm vụ chúng ta bởi vì chúng ta là người VN.”
Tuấn, nói qua 1 thông ngôn, nói là luật sư biện hộ công đã khuyến anh đừng bàn về vụ án. Nhưng anh nói anh muốn “tự do cho VN.” Anh cũng nói anh không cảm thấy sợ bị trục xuất, bởi vì cha anh là 1 người Mỹ, người “đã chết cho tự do, và người ta sẽ bảo vệ tôi.”
Tuấn, là người mang 2 dòng máu Mỹ-Việt (Amerasian), đã vào Mỹ năm 1993 và có quy chế thừờng trú, cho phép anh sống vô hạn ở Mỹ bất kể chưa có quy chế công dân. Anh ở Boston 4 năm trước khi về Georgia năm ngối.
Theo hồ sơ tòa, Nguyễn Quốc Huy (hàm Thứ Trưởng), Phó Văn Phòng Thủ Tuớng CSVN, được mật vụ Bộ Ngoại Giao Mỹ bảo vệ vì đi cùng phaí đoàn ông Khaỉ, đang nói chuyện với 1 thành viên cùng phái đoàn ngoài 1 khách sạn Washington thì Tuấn “không hề cảnh báo hay khiêu khích gì” đã đánh vào một bên của mặt ông và làm ông té xú6áng đất.
Hồ sơ nói là anh Tuấn nhìn nhận đánh ông Huy bằng tay và nói với cán bộ này “là 1 tên cộng sản, và hắn giết cha tôi là 1 lính TQLC Mỹ tại VN” hay là các lời nói tương tự thế.
Tuấn nói là mẹ anh, đang sống ở California, la anh khi bà lúc đầu nghe chuyện nhưng bây giờ thì êm rồi.
Nhiều người trong buổi gây quỹ mu6án bắt tay hay vỗ lưng anh Tuấn. Một số người nói họ không nghĩ bạo lực là lời đáp, nhưng muốn hỗ trợ người mà họ cảm thấy đứng kình với chính phủ CSVN.
Tiền quỹ này cũng quyên cho Jerry Kiley, nhà hoạt động và là 1 doanh gia New York, bị bắt trong 1 vụ khác trong khi ông Khải thăm.
Kiley và Tuấn cùng ở 1 phòng giam nhiều giờ.
Kiley nói, trục xuất Tuấn về VN kể như là bản án tử hình rồi.
.
GWINNETT COUNTY, Georgia (Atlanta Journal - Constitution, July 24) -- Lê Phước Tuấn nói rằng anh không cảm thấy mình là một anh hùng.
Nhưng cư dân của Quận Gwinnett đã được đón nhận với tư cách một anh hùng.
Khoảng 300 người trong cộng đồng Việt tập họp tại Norcross hôm Thứ Sáu để bày tỏ ủng hộ Tuấn, con trai của 1 lính TQLC Mỹ, và quyên tiền bảo vệ pháp lý cho Tuấn. Một số người mang theo cờ vàng của VNCH thời xưa.
Tuấn, 33 tuổi, bị cảnh sát bắt hòài tháng trứơc ở Washington vì tấn công một cán bộ CSVN trong cuộc biểu tình chó6áng phaí đoàn Phan Văn Khaỉ. Tuấn bị cáo buộc tấn công hình sự và có thể bị trục xuất. Ngày ra tòa sẽ là Thứ Sáu tới tại Washington.
Trí Trần, một người làm vườn 68 tuổi từ Stone Mauntain tới, nhét các tờ giấy bạc 20 đô vào thùng gây quỹ. “Chúng ta phải giúp Tuấn. Đó là nhiệm vụ chúng ta bởi vì chúng ta là người VN.”
Tuấn, nói qua 1 thông ngôn, nói là luật sư biện hộ công đã khuyến anh đừng bàn về vụ án. Nhưng anh nói anh muốn “tự do cho VN.” Anh cũng nói anh không cảm thấy sợ bị trục xuất, bởi vì cha anh là 1 người Mỹ, người “đã chết cho tự do, và người ta sẽ bảo vệ tôi.”
Tuấn, là người mang 2 dòng máu Mỹ-Việt (Amerasian), đã vào Mỹ năm 1993 và có quy chế thừờng trú, cho phép anh sống vô hạn ở Mỹ bất kể chưa có quy chế công dân. Anh ở Boston 4 năm trước khi về Georgia năm ngối.
Theo hồ sơ tòa, Nguyễn Quốc Huy (hàm Thứ Trưởng), Phó Văn Phòng Thủ Tuớng CSVN, được mật vụ Bộ Ngoại Giao Mỹ bảo vệ vì đi cùng phaí đoàn ông Khaỉ, đang nói chuyện với 1 thành viên cùng phái đoàn ngoài 1 khách sạn Washington thì Tuấn “không hề cảnh báo hay khiêu khích gì” đã đánh vào một bên của mặt ông và làm ông té xú6áng đất.
Hồ sơ nói là anh Tuấn nhìn nhận đánh ông Huy bằng tay và nói với cán bộ này “là 1 tên cộng sản, và hắn giết cha tôi là 1 lính TQLC Mỹ tại VN” hay là các lời nói tương tự thế.
Tuấn nói là mẹ anh, đang sống ở California, la anh khi bà lúc đầu nghe chuyện nhưng bây giờ thì êm rồi.
Nhiều người trong buổi gây quỹ mu6án bắt tay hay vỗ lưng anh Tuấn. Một số người nói họ không nghĩ bạo lực là lời đáp, nhưng muốn hỗ trợ người mà họ cảm thấy đứng kình với chính phủ CSVN.
Tiền quỹ này cũng quyên cho Jerry Kiley, nhà hoạt động và là 1 doanh gia New York, bị bắt trong 1 vụ khác trong khi ông Khải thăm.
Kiley và Tuấn cùng ở 1 phòng giam nhiều giờ.
Kiley nói, trục xuất Tuấn về VN kể như là bản án tử hình rồi.
.
NASA phóng phi thuyền Discovery
Tuesday, July 26, 2005
Phi thuyền con thoi Discovery phóng lên không trung hôm 26 Tháng Bảy tại căn cứ không gian Kennedy, Florida. (Hình: Staff/AFP/Getty Images)
CAPE CANAVERAL, Florida - Phi thuyền con thoi Discovery đã khởi hành từ căn cứ không gian Kennedy lúc 10:39 giờ sáng Thứ Ba giờ miền Ðông tức 7:39 giờ California. Ðây là chuyến phi thuyền con thoi đầu tiên từ sau khi chiếc Challenger bị nổ năm 2003.
Hơn 2 tiếng đồng hồ trước khi khởi hành, phi đoàn trưởng Eileen Collins là người đầu tiên bước lên phi thuyền và tới 8:22 giờ sáng toàn thể phi hành đoàn 7 người trong đó có hai nữ phi hành gia đã vào phi thuyền đầy đủ. Phi vụ STS-114 của Discovery trên không gian sẽ kéo dài 12 ngày.
Hai máy bay đuổi theo quan sát phi thuyền trong phút đầu từ giàn phóng và hơn 100 máy quay phim của NASA, không kể các đoàn phóng viên truyền thông, ghi nhận chi tiết từ tất cả mọi góc cạnh để biết rõ có những mảnh vỡ bất ngờ nào bay ra như trường hợp đã từng gây nên tai nạn cho phi thuyền Columbia hay không Những hình ảnh sẽ được NASA nghiên cứu kỹ lưỡng.
Trục trặc về bộ nhạy cảm trong bình chứa hydrogen lỏng không xảy ra sau khi đã qua hai tuần lễ được điều chỉnh từ sau cuộc phóng bị đình hoãn ngày 13 Tháng Bảy.
Trong số hàng ngàn người đến căn cứ không gian Kennedy ở Cape Canaveral, Florida, để dự kiến tại chỗ cuộc phóng phi thuyền có Thống Ðốc Jeb Bush, Ðệ Nhất Phu Nhân Laura Bush, nhiều thượng nghị sĩ và dân biểu quốc hội liên bang cũng như tiểu bang, cùng gia quyến của 14 phi hành gia tử nạn trên hai phi thuyền con thoi Challenger năm 1986 và Columbia năm 2003. Tất cả đã cùng hát bài Quốc Ca Hoa Kỳ “The Stars Spangled Banner” mấy phút trước khi phi thuyền khai hỏa.
Tuesday, July 26, 2005
Phi thuyền con thoi Discovery phóng lên không trung hôm 26 Tháng Bảy tại căn cứ không gian Kennedy, Florida. (Hình: Staff/AFP/Getty Images)
CAPE CANAVERAL, Florida - Phi thuyền con thoi Discovery đã khởi hành từ căn cứ không gian Kennedy lúc 10:39 giờ sáng Thứ Ba giờ miền Ðông tức 7:39 giờ California. Ðây là chuyến phi thuyền con thoi đầu tiên từ sau khi chiếc Challenger bị nổ năm 2003.
Hơn 2 tiếng đồng hồ trước khi khởi hành, phi đoàn trưởng Eileen Collins là người đầu tiên bước lên phi thuyền và tới 8:22 giờ sáng toàn thể phi hành đoàn 7 người trong đó có hai nữ phi hành gia đã vào phi thuyền đầy đủ. Phi vụ STS-114 của Discovery trên không gian sẽ kéo dài 12 ngày.
Hai máy bay đuổi theo quan sát phi thuyền trong phút đầu từ giàn phóng và hơn 100 máy quay phim của NASA, không kể các đoàn phóng viên truyền thông, ghi nhận chi tiết từ tất cả mọi góc cạnh để biết rõ có những mảnh vỡ bất ngờ nào bay ra như trường hợp đã từng gây nên tai nạn cho phi thuyền Columbia hay không Những hình ảnh sẽ được NASA nghiên cứu kỹ lưỡng.
Trục trặc về bộ nhạy cảm trong bình chứa hydrogen lỏng không xảy ra sau khi đã qua hai tuần lễ được điều chỉnh từ sau cuộc phóng bị đình hoãn ngày 13 Tháng Bảy.
Trong số hàng ngàn người đến căn cứ không gian Kennedy ở Cape Canaveral, Florida, để dự kiến tại chỗ cuộc phóng phi thuyền có Thống Ðốc Jeb Bush, Ðệ Nhất Phu Nhân Laura Bush, nhiều thượng nghị sĩ và dân biểu quốc hội liên bang cũng như tiểu bang, cùng gia quyến của 14 phi hành gia tử nạn trên hai phi thuyền con thoi Challenger năm 1986 và Columbia năm 2003. Tất cả đã cùng hát bài Quốc Ca Hoa Kỳ “The Stars Spangled Banner” mấy phút trước khi phi thuyền khai hỏa.
California: Người cha loạn luân đã bị kết án tử hình vì giết chết 9 người trong số các con, cháu của ông ta
FRESNO, California - Tên sát nhân và hãm hiếp trẻ em Marcus Wesson đã bị kết án tử hình hôm Thứ Tư 27 Tháng Bảy 2005, vì đã giết chết chín trong số các con và cháu của ông ta.
Người đàn ông ở California này, được các công tố viên mô tả là một người lãnh đạo giáo phái tự cho mình là Jesus, hồi tháng qua bị xét thấy đã phạm chín tội sát nhân bậc nhất và 15 trọng tội liên quan đến tình dục, bao gồm hãm hiếp và xúc phạm tình dục các con gái chưa đến tuổi trưởng thành của ông ta.
Wesson, 58 tuổi, là cha của tất cả các nạn nhân, tuổi từ 1 đến 26, mà ông đã sinh ra với vợ, các con gái và cháu họ của ông. Mỗi người đã bị bắn một phát vào trong hoặc gần mắt.
Wesson có vẻ không nao núng và khoanh tay trước ngực, khi thẩm phán tòa thượng thẩm California tán thành đề nghị án tử hình của bồi thẩm đoàn. Wesson sẽ được đưa đến xà lim tử tội ở nhà tù tiểu bang, San Quentin.
Các thân nhân, người thì đòi án tử hình và kẻ khác thì xin khoan hồng, đã lên tiếng tại phòng xử đông nghẹt người.
Bốn trong số các con trai của ông ta, bao gồm Dorian Wesson, đã nói với cha anh là anh thương ông và sẽ tiếp tục là một “người lính của Chúa.”
“Là con trai của cha, con sẽ mang tên cha và truyền bá những lời dạy của cha nhưng theo một đường lối hợp pháp...”
Một vài thân nhân không nén được đã khóc nức nở trong suốt phiên tòa, mặc dù phòng xử đã trở nên yên lặng sau khi thẩm phán tuyên án tử hình.
Sofina Solorio, một người cháu họ, đã tỏ ra khinh bỉ Wesson. Cô nói trong khi Wesson lắc đầu tỏ vẻ không đồng ý: “Ông tự cho là Chúa, ông tự cho là Jesus Christ, nhưng giờ đây hãy xem ông, ông không là gì cả. Từ khi rời khỏi ông tôi đã tìm được Thượng Ðế thật sự của tôi.”
Bản án được quyết định sau một vụ xử án kéo dài ba tháng. Hồi Tháng Sáu, bồi thẩm đoàn đã thảo luận kỹ lưỡng trong 10 ngày, trước khi đạt đến phán quyết trên.
Tháng Ba 2004, Wesson đã bắn chết bảy trong số các con và hai trong số những người cháu, tại căn nhà của ông ở Fresno. Những vụ giết chóc trên đã xảy ra sau một cuộc tranh chấp về quyền nuôi dưỡng con cái, khi hai trong số những người cháu họ đã cắt đứt quan hệ với Wesson trở lại đòi các con của họ, gây ra một vụ đối đầu với cảnh sát.
Theo lời các công tố viên, Wesson đã làm cho các thành viên trong gia đình có thai để họ có thể có được “những đứa con của Chúa,” đã tổ chức những khóa học nghiên cứu về Kinh Thánh ba lần mỗi ngày, và tự cho mình là Jesus.
Công tố viên Lisa Gamoian nói với các bồi thẩm đoàn là hai phụ nữ trưởng thành đã chết là những người âm mưu với Wesson, và họ đã giúp nhau trong việc thực hiện thỏa hiệp giết người rồi tự tử.
Wesson sẽ là tử tù thứ 613 tại San Quentin, nơi duy nhất có phòng hơi ngạt và xà lim tử tội, dành cho những nam tù nhân bị kết án tử hình của California. (N.Y.)
FRESNO, California - Tên sát nhân và hãm hiếp trẻ em Marcus Wesson đã bị kết án tử hình hôm Thứ Tư 27 Tháng Bảy 2005, vì đã giết chết chín trong số các con và cháu của ông ta.
Người đàn ông ở California này, được các công tố viên mô tả là một người lãnh đạo giáo phái tự cho mình là Jesus, hồi tháng qua bị xét thấy đã phạm chín tội sát nhân bậc nhất và 15 trọng tội liên quan đến tình dục, bao gồm hãm hiếp và xúc phạm tình dục các con gái chưa đến tuổi trưởng thành của ông ta.
Wesson, 58 tuổi, là cha của tất cả các nạn nhân, tuổi từ 1 đến 26, mà ông đã sinh ra với vợ, các con gái và cháu họ của ông. Mỗi người đã bị bắn một phát vào trong hoặc gần mắt.
Wesson có vẻ không nao núng và khoanh tay trước ngực, khi thẩm phán tòa thượng thẩm California tán thành đề nghị án tử hình của bồi thẩm đoàn. Wesson sẽ được đưa đến xà lim tử tội ở nhà tù tiểu bang, San Quentin.
Các thân nhân, người thì đòi án tử hình và kẻ khác thì xin khoan hồng, đã lên tiếng tại phòng xử đông nghẹt người.
Bốn trong số các con trai của ông ta, bao gồm Dorian Wesson, đã nói với cha anh là anh thương ông và sẽ tiếp tục là một “người lính của Chúa.”
“Là con trai của cha, con sẽ mang tên cha và truyền bá những lời dạy của cha nhưng theo một đường lối hợp pháp...”
Một vài thân nhân không nén được đã khóc nức nở trong suốt phiên tòa, mặc dù phòng xử đã trở nên yên lặng sau khi thẩm phán tuyên án tử hình.
Sofina Solorio, một người cháu họ, đã tỏ ra khinh bỉ Wesson. Cô nói trong khi Wesson lắc đầu tỏ vẻ không đồng ý: “Ông tự cho là Chúa, ông tự cho là Jesus Christ, nhưng giờ đây hãy xem ông, ông không là gì cả. Từ khi rời khỏi ông tôi đã tìm được Thượng Ðế thật sự của tôi.”
Bản án được quyết định sau một vụ xử án kéo dài ba tháng. Hồi Tháng Sáu, bồi thẩm đoàn đã thảo luận kỹ lưỡng trong 10 ngày, trước khi đạt đến phán quyết trên.
Tháng Ba 2004, Wesson đã bắn chết bảy trong số các con và hai trong số những người cháu, tại căn nhà của ông ở Fresno. Những vụ giết chóc trên đã xảy ra sau một cuộc tranh chấp về quyền nuôi dưỡng con cái, khi hai trong số những người cháu họ đã cắt đứt quan hệ với Wesson trở lại đòi các con của họ, gây ra một vụ đối đầu với cảnh sát.
Theo lời các công tố viên, Wesson đã làm cho các thành viên trong gia đình có thai để họ có thể có được “những đứa con của Chúa,” đã tổ chức những khóa học nghiên cứu về Kinh Thánh ba lần mỗi ngày, và tự cho mình là Jesus.
Công tố viên Lisa Gamoian nói với các bồi thẩm đoàn là hai phụ nữ trưởng thành đã chết là những người âm mưu với Wesson, và họ đã giúp nhau trong việc thực hiện thỏa hiệp giết người rồi tự tử.
Wesson sẽ là tử tù thứ 613 tại San Quentin, nơi duy nhất có phòng hơi ngạt và xà lim tử tội, dành cho những nam tù nhân bị kết án tử hình của California. (N.Y.)
Phụ nữ New York giả làm công chúa Ả Rập bị bắt vì lừa đảo
NEW YORK.- Một phụ nữ ở New York giả làm công chúa Saudi Arabia đã nhận tội lừa đảo thẻ tín dụng và bảo hiểm. Ngoài ra nghi phạm còn bị đưa vào nhà thương điên.
Antoinette Millard, 42 tuổi, dùng một loại thẻ tín dụng đặc biệt tiêu gần 1 triệu Mỹ kim sau 3 tháng mua sắm. Ngoài ra bà ta cũng đã lừa một công ty bảo hiểm khoảng trên 250,000 đô la.
Do lời nhận tội, Millard sẽ chỉ phải ở một năm trong cơ sở chữa trị tâm thần. Nhưng Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Manhattan, Renee White, đã nói với Millard là nếu bà ta không chịu những biện pháp trong nhà thương điên thì phải ở một năm trong nhà tù.
Trong những buổi tiệc tùng của giới thượng lưu tại New York gồm nhiều khuôn mặt danh tiếng, Millard thường tự giới thiệu là “Công Chúa Antoinette” và còn thêm vào cho mọi người biết bà ta là người mẫu của Victoria Secret.
Trong thực tế, Millard là cựu chủ tịch văn phòng đầu tư công ty Brown Brothers Harriman. Bà ta đã gian lận của Chubb Insurance Co năm 2003 và khai bị cướp số nữ trang trị giá 260,000 đô la mà bà ta mang trên người tại đường Madison, New York. Ngoài ra Millard còn tiêu tới 950,000 bằng cách dùng tấm thẻ tín dụng không giới hạn “Centurion” do công ty phát hành American Express gởi. Công ty này kiện Millard, nhưng bà ta nói rằng mình có bệnh tâm thần khi mở trương mục cho thẻ tín dụng này mà công ty này không biết.
Cũng do lời khai này mà Thẩm Phán Renee White đã buộc Millard phải đi điều trị trong nhà thương điên nếu không sẽ bị một năm tù.
NEW YORK.- Một phụ nữ ở New York giả làm công chúa Saudi Arabia đã nhận tội lừa đảo thẻ tín dụng và bảo hiểm. Ngoài ra nghi phạm còn bị đưa vào nhà thương điên.
Antoinette Millard, 42 tuổi, dùng một loại thẻ tín dụng đặc biệt tiêu gần 1 triệu Mỹ kim sau 3 tháng mua sắm. Ngoài ra bà ta cũng đã lừa một công ty bảo hiểm khoảng trên 250,000 đô la.
Do lời nhận tội, Millard sẽ chỉ phải ở một năm trong cơ sở chữa trị tâm thần. Nhưng Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Manhattan, Renee White, đã nói với Millard là nếu bà ta không chịu những biện pháp trong nhà thương điên thì phải ở một năm trong nhà tù.
Trong những buổi tiệc tùng của giới thượng lưu tại New York gồm nhiều khuôn mặt danh tiếng, Millard thường tự giới thiệu là “Công Chúa Antoinette” và còn thêm vào cho mọi người biết bà ta là người mẫu của Victoria Secret.
Trong thực tế, Millard là cựu chủ tịch văn phòng đầu tư công ty Brown Brothers Harriman. Bà ta đã gian lận của Chubb Insurance Co năm 2003 và khai bị cướp số nữ trang trị giá 260,000 đô la mà bà ta mang trên người tại đường Madison, New York. Ngoài ra Millard còn tiêu tới 950,000 bằng cách dùng tấm thẻ tín dụng không giới hạn “Centurion” do công ty phát hành American Express gởi. Công ty này kiện Millard, nhưng bà ta nói rằng mình có bệnh tâm thần khi mở trương mục cho thẻ tín dụng này mà công ty này không biết.
Cũng do lời khai này mà Thẩm Phán Renee White đã buộc Millard phải đi điều trị trong nhà thương điên nếu không sẽ bị một năm tù.