Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Tin tặc Trung Quốc tấn công nhiều cơ quan tại Việt Nam

August 8, 2016

Image
Giao diện website của báo Sinh Viên Việt Nam trưa 5 tháng 8 bị tấn công cùng một tin tặc đã tấn công Vietnam Airlines hôm 29 tháng 7, 2016. (Hình: Vietnam+)
HÀ NỘI (NV) – Không phải chỉ có hệ thống điện toán của hãng hàng không Vietnam Ailines bị tấn công, nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tại Việt Nam cũng là nạn nhân của tin tặc Trung Quốc.

Nhiều báo tại Việt Nam hôm Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016, thuật lại kết quả phân tích của công ty bảo mật Bkav vừa công bố cho hay như vậy. Vấn đề an ninh mạng rất kém ở nước này từng được khuyến cáo đã từ lâu nhưng không được cải thiện bao nhiêu.

Khoảng 4 giờ chiều ngày 29 tháng 7, 2016, vừa qua, trang mạng của Vietnam Airlines ở cả Hà Nội và Sài Gòn đã bị tấn công thay đổi giao diện trang chủ với hình ảnh nhóm tin tặc Trung Quốc “1937cn.” Bên cạnh đó dữ liệu của hơn 400 ngàn khách hàng Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines bị phơi bày trên mạng.

Cùng với việc trang mạng bị thay đổi bằng hình ảnh do tin tặc đưa lên, hệ thống âm thanh và thông báo tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài cũng bị phá, “sửa đổi hiển thị hình ảnh và âm thanh xuyên tạc về vấn đề Biển Đông.”

Theo các chuyên viên an ninh mạng của Bkav được tờ Thanh Niên và nhiều báo khác thuật lại thì “để thực hiện được cuộc tấn công này hacker đã xâm nhập sâu vào hệ thống bằng cách sử dụng phần mềm gián điệp (spyware) theo dõi, kiểm soát máy của quản trị viên.”

Nguồn tin thuật lại cho biết: “Theo kết quả phân tích từ bộ phận nghiên cứu mã độc của Bkav, mã độc sau khi xâm nhập vào máy tính đã ẩn mình dưới vỏ bọc giả mạo là một phần mềm diệt virus. Nhờ đó, nó có thể ‘lưu trú’ trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Mã độc có kết nối thường xuyên, gửi các dữ liệu về máy chủ điều khiển (C&C Server) thông qua tên miền Name.dcsvn.org (nhái tên miền của website Đảng Cộng Sản). Trong đó Name là tên được sinh ra theo đặc trưng của cơ quan, doanh nghiệp mà mã độc nhắm tới.”

Hồi giữa tuần trước, cũng trên tờ Thanh Niên, phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav là Ngô Tuấn Anh khuyến cáo “40% website của Việt Nam có thể bị tin tặc tấn công bất cứ lúc nào với những lỗ hổng, sự lơ là, chủ quan của không ít cá nhân, doanh nghiệp“

Theo ông này, có 3 khả năng xảy ra: “Thứ nhất là hacker gửi mã độc gián điệp qua email, nếu không cảnh giác cao mở ra sẽ bị lây nhiễm và file gián điệp có thể thâm nhập vào bên trong mạng máy tính. Thứ hai, có thể lây nhiễm qua các phần mềm bẻ khóa (crack) miễn phí trên mạng, những người dùng trong mạng máy tính tải về sử dụng mà không hay biết, phần mềm gián điệp xâm nhập vào hệ thống. Thứ ba, thông qua các phần mềm giả mạo (giống tên), người dùng bị nhầm và tải về khiến máy tính bị lây nhiễm phần mềm gián điệp và lan rộng ra…”
Image
Sơ đồ tấn công của mã độc theo phân tích của Bkav.
Ước tính về sự thiệt hại, theo ông này “ 8,700 tỷ đồng là thiệt hại do vi rút máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam trong năm 2015. Con số này vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng so với 8,500 tỷ đồng của năm 2014. Kết quả này được đưa ra từ chương trình đánh giá tình hình an ninh mạng do chúng tôi thực hiện vào tháng 12 năm 2015” và “dựa trên thu nhập của người sử dụng và thời gian công việc của họ bị gián đoạn do các trục trặc gây ra bởi vi rút máy tính.”

Những gì do tin tặc Trung Quốc tuyên truyền khi thay đổi giao diện của Vietnam Airlines và các cơ quan, công ty tại Việt Nam được báo chí trong nước nêu ra là “thông tin kích động, xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về Biển Đông.”

Điều này làm cho một tờ báo của Mỹ, Huffington Post bình luận là cuộc chiến chủ quyền biển đảo trên Biển Đông không chỉ diễn ra trên mặt nước mà lan sang cả mạng lưới ảo sau khi Tòa Quốc Tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách “Lưỡi Bò” của Trung Quốc đòi cướp hơn 80% Biển Đông dù họ chỉ ở phía Bắc.

Tuy đã biết là tin tặc của Trung Quốc (không biết do nhà cầm quyền chỉ đạo hay chỉ là một tổ chức tư nhân), không thấy có dấu hiệu nào là nhà cầm quyền Việt Nam lên tiếng “phải quấy” với Bắc Kinh. Ít nhất cũng phải cho họ biết và đòi hỏi kềm chế, chấm dứt.

Không những vậy, bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông còn chứng tỏ vừa hèn nhát, sợ sệt khi kêu gọi không nên đáp trả rằng “Tránh hành vi khiêu khích, thách thức không cần thiết đối với các nhóm hacker nước ngoài” khi lên tiếng với giới truyền thong ngày 2 tháng 8, 2016 vừa qua.

Theo VnExpress ngày 4 tháng 8, 2016, “Khi phân tích một số mẫu mã độc sau vụ tấn công hệ thống của Vietnam Airlines, trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã phát hiện một số dấu hiệu tấn công các website Việt Nam. Đơn vị này đề nghị các cấp liên quan khẩn cấp chặn kết nối đến ba địa chỉ: playball.ddns.info, nvedia.ddns.info, air.dcsvn.org.”

Trung tâm này nói rằng mã độc đó “có khả năng đánh cắp thông tin và phá hủy hệ thống, tuy nhiên chúng chưa được kích hoạt để hoạt động mà còn ở chế độ ‘ngủ đông.’”

Cuộc chiến trên mạng ảo này có vẻ chỉ chấm dứt khi có kẻ nào đó có quyền ra lệnh chấm dứt hay đánh sập nó. (TN)

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Việt Nam chuẩn bị đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai


August 12, 2016

Image
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, chụp hình chung với một số học sinh tìm hiểu về du học Mỹ. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đang “Xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam,” theo một bản tin của bộ này hôm Thứ Năm, 11 Tháng Tám.

Bộ này nói đó là “nội dung đáng chú ý trong chín nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục từ năm học 2016-2017” mà bộ vừa đưa ra đầu Tháng Tám.





Để có thể thực hiện được, bản tin của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nói “sẽ tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm với giáo dục phổ thông và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường với tất cả các cơ sở nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học.”

Hồi đầu tuần, ngày 8 Tháng Tám, bộ này có tổ chức một phiên họp “triển khai các nhiệm vụ của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 và những công việc có liên quan tới tổ chức và hoạt động của ban quản lý đề án.”

Không thấy bản tin của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công bố bất cứ chi tiết nào về nội dung của đề án, đặc biệt là chủ trương “Sẽ đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam” như báo điện tử Vietnamnet đưa tin.

Người ta chỉ biết ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, phát biểu tại hội thảo “Định hướng chiến lược dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020” diễn ra tại Hà Nội ngày 11 Tháng Sáu là “Không làm vội, làm ẩu dạy và học ngoại ngữ.”

Khi đưa tin về kết quả cuộc thi trung học phổ thông hồi Tháng Bảy, ngày 21 Tháng Bảy, báo điện tử VietNamNet nói “Gần 90% thí sinh đạt điểm dưới trung bình” về môn tiếng Anh.

“Trong số 634,200 thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia 2016, có gần 12% thí sinh đạt điểm trên trung bình (từ 5 trở lên). Điểm trung bình bài thi của môn tiếng Anh là 3.22 điểm. Tổng số thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn tiếng Anh năm nay lên tới 559,784 thí sinh, chiếm 88.27%,” VietNamNet kể lại.

Đủ mọi thứ khuyết tật trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã từng được đề cập rất nhiều trong bao nhiêu năm qua. Từ sách giáo khoa, cách giảng dạy, trường lớp đến các khoản “đóng góp tự nguyện” mà nếu không đóng sẽ không xong.

Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 16 Tháng Chín, 2005, “Năm học 2004-2005 có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37,000 cơ sở giáo dục – đào tạo” trên cả nước. Thời điểm này, Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam nói dân số trên cả nước là 84.2 triệu người.

Đến giữa năm ngoái, Tổng Cục Thống Kê đưa ra bản phúc trình “Tình hình kinh tế – xã hội sáu tháng đầu năm 2015,” trong đó, riêng về lãnh vực giáo dục, đào tạo, tổng số học sinh sinh viên từ mẫu giáo lên đại học là 21.3 triệu. Con số sĩ số thụt lùi này làm người ta khó hiểu khi dân số tăng ít nhất 9.2 triệu người trong khoảng thời gian đó như Tổng Cục Thống Kê nêu ra.

Vậy càng ngày càng có thêm nhiều trẻ em thất học dù lợi tức trung bình đầu người tại Việt Nam từ từ nhích lên qua sự khoe khoang thành tích của nhà nước? Con em của đại đa số dân chúng cùng khổ trong xã hội Việt Nam được lợi lộc gì trong đề án của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo? (TN)

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »


Trung Quốc từ chối tàu cá Việt Nam lên đảo tránh gió lớn

August 14, 2016

Image
Tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam bị Trung Quốc từ chối vào đảo Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa tránh sóng to gió lớn.
HÀ NỘI (NV) – Trung Quốc từ chối cho các tàu đánh cá của Việt Nam đến tránh sóng to gió lớn ở quần đảo Hoàng Sa.

Theo tin tờ Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2018, có 6 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Nam phải thả phao để đảm bảo an toàn vì nhà cầm quyền Bắc Kinh từ chối cho lên đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa, để tránh sóng to gió lớn.

Tờ Thanh Niên thuật lại tin từ Ủy Ban Quốc Gia Tìm Kiếm Cứu Nạn nói rằng, buổi sáng 12 tháng 8, 2016, có 6 tàu cá tỉnh Quảng Nam với khoảng 259 thuyền viên hoạt động ở vùng biển có vị trí cách đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa khoảng 40 hải lý thì gặp thời tiết xấu, sóng lớn kèm theo gió mạnh cấp 6-7. Thấy nguy hiểm, các chủ tàu “có đề nghị vào tránh trú tại đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa.”

Ngay sau đó, theo nguồn tin trên, “Ủy Ban Quốc Gia Tìm Kiếm Cứu Nạn có đề xuất Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao liên lạc, thông báo cho phía Trung Quốc để chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho số tàu cá trên của Việt Nam vào tránh trú và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu.”

Tuy nhiên, cho đến 22 giờ ngày 12 tháng 8, 2016, “Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao cho biết, phía cơ quan chức năng Trung Quốc có thông báo, khu vực đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa không thích hợp để tránh trú, đề nghị 6 tàu Việt Nam quay trở về.”

Vì thời tiết trên vùng biển Hoàng Sa diễn biến xấu, 6 tàu cá kể trên hiện đang thả phao ở vị trí cách đảo Bông Bay khoảng 5 hải lý để đảm bảo an toàn.

Ðây không phải là lần đầu Bắc Kinh cư xử như vậy. Dù gặp bão lớn ập đến, Bắc Kinh cũng không cho các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đến ẩn núp tại các đảo của quần đảo Hoàng Sa mà họ từng cướp của Việt Nam từ năm 1974.

Rất nhiều tàu đánh cá hoặc khai thác thủy sản của Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ hay đâm chìm khi hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ngày 9 tháng 7, 2016, tàu cá QNg 90479 của ông Võ Văn Lựu (ngụ xã Bình Châu, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi) hành nghề tại 16,06 độ vĩ Bắc, 113,06 độ kinh Ðông thì bị 2 tàu tầu của Trung Quốc vây bắt rồi, đâm chìm làm cho 5 ngư dân rơi xuống biển.

Không những vậy, các tàu Trung Quốc còn ngăn chặn các tàu đánh cá của ngư dân gần đó đến cứu các ngư dân của tàu Qng 90479. (TN)

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »


Viên chức bắn nhau là chuyện nhỏ, nhân tâm mới là chuyện lớn

August 18, 2016


YÊN BÁI – Phản ứng của dân chúng trước vụ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm bắn Bí thư và Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái
đáng quan tâm hơn bản thân sự kiện này.

Image
Ông Đỗ Cường Minh – thủ phạm vụ án mạng Yên Bái nhưng được nhiều facebooker cám ơn và xem như “anh hùng”.
(Hình: Kiểm lâm Yên Bái)
Ngày 18 tháng 8, khoảng một tiếng trước khi khai mạc kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đến trụ sở tỉnh ủy xin gặp ông Phạm Duy Cường, Bí thư tỉnh. Sau đó, ông Minh bắn gục ông Cường và qua phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, bắn luôn ông này rồi tự sát.

Trưa 18 tháng 8, tin chính thức cho biết, cả ba: thủ phạm và nạn nhân đều đã thiệt mạng.

Tại cuộc họp báo vào chiều 18 tháng 8, ông Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, chưa tìm thấy thư tuyệt mạng hoặc bất kỳ tài liệu nào cho thấy vì sao ông Minh lại làm như vậy. Cũng theo lời ông Chiêu, công an tìm thấy mỗi phòng trong hai phòng làm việc là hiện trường vụ án mạng bốn vỏ đạn. Trên đường di chuyển từ phòng ông Cường qua phòng ông Tuấn, ông Minh còn chào hỏi các cán bộ làm việc trong Tỉnh ủy Yên Bái mà ông gặp.

Cũng tại cuộc họp báo, bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch tỉnh Yên Bái, cho biết, ông Minh – người bắn hạ Bí thư và Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là một “một người hiền lành, sống rất hòa đồng, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao và là con một cựu lãnh đạo tỉnh”.

Sự kiện vừa kể được tờ Pháp Luật Việt Nam loan báo lúc 8 giờ 30 sáng và chỉ cho biết nạn nhân là hai viên chức lãnh đạo tỉnh Yên Bái chứ không nêu tên và chức vụ cụ thể. Chừng 30 phút sau thì tờ Pháp Luật Việt Nam tự ý đục bỏ tin về vụ án mạng khỏi trang web của mình.

Những facebooker đang làm việc tại nhiều tờ báo ở Việt Nam hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập đến việc báo giới bị cấm loan báo sự kiện này. Thậm chí, một nhà báo tỏ ra hết sức ngán ngẩm khi viết trên trang facebook của anh ta là hãy chờ thông tin chi tiết về sự kiện qua… BBC!

Tuy nhiên chính quyền Việt Nam chỉ cấm được hệ thống truyền thông thuộc mình loan tin chứ không thể ngăn được người dùng Internet chuyển tin cho nhau. Chính người dùng Internet tại Việt Nam công bố ông Minh là con rể cựu Bí thư tỉnh Yên Bái và nạn nhân là Bí thư và Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái.

Đáng ngạc nhiên là trong hàng ngàn người tham gia chuyển tin về một vụ án mạng có đến ba người chết, không có bất kỳ ai bày tỏ sự phẫn nộ với thủ phạm và thương cảm các nạn nhân!

Đa số người dùng facebook tỏ ra rất thích thú với việc ai đó gọi ông Đỗ Cường Minh là “xạ thủ” và nhấn mạnh rằng, “thành tích” của ông Minh có giá trị hơn nhiều so với thành tích của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh – người vừa giúp Việt Nam có huy chương vàng và huy chương bạc Olympic đầu tiên tại Olympic Rio 2016.

Bởi lúc đầu tin do tờ Pháp Luật Việt Nam loan và tự ý đục bỏ khỏi trang web của mình viết rằng, sự kiện xảy ra trong cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái nên có hàng chục người công khai lấy làm tiếc về việc “không có thành viên nào của Bộ Chính trị Đảng CSVN” tham gia cuộc họp này. Chỉ trong vòng một giờ, một trong những ý kiến kiểu này nhận được 467 “likes”.

Những nhận định và những bình luận về án mạng Yên Bái chỉ xoay quanh hai nguyên nhân, băng thất thế dùng súng triệt hạ băng thắng thế và ăn chia không sòng phẳng…

Không có thương cảm và cũng rất thản nhiên, không có lo ngại. Trong khi một số người hoan hỉ vì “chúng nó bắt đầu bắn nhau” thì một số người cám ơn, bày tỏ sự kính trọng ông Minh, xem ông như “anh hùng” vì đã bắn thẳng và bắn trúng “hai thằng. Chưa bao giờ sự khinh miệt và căm giận chính quyền Việt Nam cũng như các viên chức chính quyền bộc lộ một cách công khai và rõ ràng như vụ án mạng Yên Bái. Kể cả nơi những facebooker trước giờ không màng đến chính trị.

Đó có lẽ cũng là lý do chính khiến buổi trưa, Thông tấn xã Việt Nam chính thức đưa tin về vụ án mạng và hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt theo sau. Chính quyền tỉnh Yên Bái loan báo sẽ họp báo.

Một facebooker làm việc cho một nhật báo than: Lệnh cấm đưa tin vụ giết người trong “Phủ Tổng đốc” Yên Bái đã được gỡ bỏ. Các báo đang cạnh tranh khốc liệt với nhau. Trong khi chính quyền Yên Bái đang tổ chức họp báo thì một tờ báo điện tử nhanh nhảu chơi cái tít rất kêu: “Người bắn Bí thư và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái là ai?” nhưng đọc hết bài cũng chỉ có cái tên mà ai cũng đã biết. Từ đây đến mai chắc sẽ có thêm nhiều cái tít “bá cháy bọ chét” xuất hiện trên mặt báo, đại loại như: “Sát thủ là rể của quan lớn nào?”, hay “Mâu thuẫn nào dẫn đến án mạng?”, “Tại sao bắn lúc 8 giờ sáng mà không bắn lúc 5 giờ chiều?”. Hoặc thế này: “Tại sao đồng chí ấy phải tự sát sau khi bắn chết cấp trên?”. Báo nào độc đáo hơn sẽ rút tít: “Làm thế nào để các đồng chí không còn bắn nhau?”… Rất thú vị khi tin tức chính trị được xả cảng trên mặt bằng chung đang bị lá cải hóa của báo chí Việt Nam! Mời bà con mặc sức đón xem…

Theo khuynh hướng đó, những nhận định kiểu như: Đây là án mạng lớn nhất từ trước đến nay trong nội bộ Đảng CSVN… cũng bắt đầu xuất hiện! (G.Đ)

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »


Khi lạm thu trở thành vấn nạn

August 19, 2016

Image
Giáo dân đòi ông Nguyễn Mão, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Hợp Thành, xin lỗi. (Hình: Anh Nguyên cung cấp)

Anh Nguyên

(từ Nghệ An)
NGHỆ AN (NV) – Chiều 14 tháng 8, 2016, hơn một nghìn giáo dân xứ Vĩnh Hòa, thuộc xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, biểu tình từ ngôi làng Vĩnh Hòa lên đến trụ sở UBND xã Hợp Thành, đoạn đường chừng 1km, đòi ông chủ tịch xã minh bạch các khoản thu theo đúng quy định của pháp luật và phải xin lỗi bà con giáo dân về tội vu khống, xúc phạm đến người Công Giáo.

Trước đó, vào năm 2015, người dân làng Vĩnh Hòa cũng từng đòi chủ tịch xã Hợp Thành xin lỗi dân và trả lại tiền lạm thu từ 2008 đến 2014.

Ông Nguyễn Mão, chủ tịch UBND xã Hợp Thành, không nhận lỗi, đồng thời gửi đơn ra bộ Thông Tin-Truyền Thông nói nhà báo viết sai sự thật và dân làng Vĩnh Hòa là làng Công Giáo phản động, bị Việt Tân xúi giục và kích động nên chống đối chính quyền ra mặt.

Vấn nạn lạm thu của nông dân không chỉ xảy ra ở một làng, một xã, hay một huyện mà nó xảy ra từ rất lâu nay ở khắp các hang cùng ngõ hẻm của người dân Việt Nam, gây bao tổn thất nặng nề đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trên ti vi, báo đài, người ta nhắc đến vấn nạn lạm thu như một khối ung bướu cần phải cắt bỏ. Nhưng nói thế thôi, xong xuôi, đâu lại vào đấy. Chỉ tội cho “con tằm đến thác vẫn còn vương tơ.”

Ai dám lên tiếng cho sự thật thì ngay lập tức, bị khoanh vùng đối tượng, bị đưa vào “danh sách đen,” bị mời làm việc, bị đánh bầm giập. Vì thế, người dân quen sống trong im lặng. Im lặng vì quá sợ hãi trước bất công và bạo lực. Và cứ như thế, từng giây, từng phút, từng giờ, cái xấu, cái ác tiếp tục gia tăng. Trật tự đúng-sai bị đảo lộn tùng phèo.

Trở lại chuyện biểu tình của giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa trong lần biểu tình vừa qua. Có hàng trăm công an mặc thường phục trà trộn vào đoàn người biểu tình để theo dõi.

Mặc cho xung quanh, dư luận dè bỉu với những câu hỏi, biểu tình để làm gì, biểu tình thì được gì, người dân làng Vĩnh Hòa vẫn tuần hành rất trật tự trên đường.

Ðiều mà người dân quan tâm ở đây là chuyện đúng-sai phải được phân định rõ ràng.
Image
Banner tại cuộc tuần hành của giáo dân giáo xứ Vĩnh Hòa. (Hình: Anh Nguyên cung cấp)
Trước áp lực của dân làng Vĩnh Hòa, ông chủ tịch xã phải làm việc với dân về những nội dung nêu trên. Không chứng minh được ai là Việt Tân, nhưng hễ mỗi lần có chuyện, ông chủ tịch xã lại báo cáo với cấp trên, là tại Việt Tân xui dân biểu tình, xui dân tìm hiểu pháp luật.

Pháp luật thì kệ pháp luật. Hễ khi nào bí quá, thì cán bộ xài luật rừng, và giải thích luật cho dân theo kiểu “dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà.” Dân có hỏi bao nhiêu nội dung, cũng chỉ cần trả lời lộn vòng như trên là “hạ cánh an toàn.” Thậm chí, khi có tội, bị kỷ luật, lại cũng chính là cơ hội để cán bộ thăng chức.

Cuối cùng, “trăm dâu đổ đầu tằm.”

Nông dân làm ruộng thì phải cõng đủ các loại quỹ “tự nguyện.” Mà các loại “quỹ tha ma bắt” đó mới thật khủng khiếp. Có nhà lên đến dăm bảy triệu chứ chẳng chơi. Mỗi xã, mỗi huyện, mỗi tỉnh lại có một kiểu thu khác nhau. Nói là tự nguyện, nhưng không tự nguyện thì bị ghi nợ, bị nhắc tên trên loa xã, bị “chấn” tiền ngay giữa ban ngày ban mặt khi đi làm khai sinh cho con, nhập học cho con…

Còn khi có con đi học, thì cha mẹ học sinh phải oằn lưng “tự nguyện” đóng tiền xã hội hóa giáo dục, ba trăm, năm trăm, bảy trăm nghìn mỗi em. Rồi tiền học tăng tiết một năm học, tính ra cũng xấp xỉ cả triệu bạc một em mà chất lượng giáo dục thì ngày càng khốn nạn.

Khổ nhất là khi người dân đến bệnh viện, tình trạng xét nghiệm tràn lan, chiếu chụp tràn lan, bệnh nhân phải nạp những khoản tiền vô tội vạ,… Và điều đó không những không được khắc phục mà còn ngày một gia tăng.

Tóm lại, là khi có một trẻ em chào đời, bất kể lành lặn hay tật nguyền, đều phải cõng trên lưng món nợ công truyền kiếp khổng lồ hàng chục triệu đồng và món nợ đó đang không ngừng gia tăng từng ngày.

Ðể có tiền trả nợ, người ta chỉ cần tiến hành một giải phải đơn giản, là rút ruột dân để sống. Và cách để đưa đất nước này đi lên xã hội chủ nghĩa, là người dân phải đóng thuế và phí nhiều hơn, phải “tự nguyện” đóng góp nhiều hơn mỗi ngày. Ðó là kiểu để xây dựng đất nước theo cách “nhà nước và nhân dân cùng làm”

Nếu có xảy ra vấn nạn lam thu, hay bất cứ vấn nạn nào khác đang diễn ra ở Việt Nam, thì cứ áp dụng câu này của Lê Duẫn, là mọi việc dù khó đến mấy cũng giải quyết ổn thỏa: “Chúng ta là nhà nước XHCN, chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê và tự phê bình là đủ.”

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Nông dân mà bị phạt tù vì ‘nhận hối lộ’


August 20, 2016

Image
Ông Nam và ông Tuấn – hai nông dân từng bị phạt tù vì “nhận hối lộ.”

VIỆT NAM – Một số tờ báo và luật sư đang đòi phải xử những cá nhân liên quan đến vụ bắt, truy tố, phạt tù hai nông dân vì họ “nhận hối lộ” và dùng trò bất lương để né trách nhiệm.

Giữa năm 2011, ông Nguyễn Thành Nam và ông Nguyễn Thanh Tuấn ngụ tại thôn Lò To, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được chi nhánh Hàm Thuận Nam của ngân hàng chính sách xã hội chọn làm tổ trưởng và tổ phó tổ cho vay vốn ở thôn Lò To. Đây là công việc mang tính tự nguyện, không được trả lương.

Từ đó, ông Nam và ông Tuấn nhận điền đơn, kiểm tra thủ tục, thay những người cần vay vốn trong thôn Lò To liên lạc với ngân hàng để vay tiền giúp họ. Do cả hai phải chạy tới, chạy lui giữa thôn Lò To với chi nhánh Hàm Thuận Nam của ngân hàng chính sách xã hội nên những người trong thôn tự nguyện trả chi phí đi lại, thù lao cho cả hai vì họ không còn thời gian để làm việc khác. Mức thù lao khoảng vài trăm ngàn/hồ sơ.

Đột nhiên tháng 3 năm 2015, ông Nam và ông Tuấn bị công an huyện Hàm Thuận Nam khởi tố vì “nhận hối lộ.” Bởi trong luật hình sự Việt Nam, “nhận hối lộ” nằm trong nhóm tội chỉ dùng để xử lý những kẻ có chức vụ, quyền hạn và trên thực tế, rất ít viên chức nhận tiền để làm hoặc không làm những việc nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì “nhận hối lộ,” mặt khác, ông Nam và ông Tuấn chỉ là nông dân, chưa kể những nông dân cùng thôn từng nhờ cả hai giúp làm thủ tục vay tiền đều khẳng định họ tự nguyện đưa tiền, thành ra vụ án làm nhiều người chưng hửng.

Ông Nam và ông Tuấn vẫn bị giam hai tháng rồi được tại ngoại chờ hầu tòa. Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát huyện Hàm Thuận Nam, tòa án huyện Hàm Thuận Nam phạt ông Nam 7 năm tù, ông Tuấn 8 năm tù.

Cả ông Nam và ông Tuấn cùng kêu oan. Tham gia kêu oan cho cả hai còn có những nông dân đã nhờ họ giúp vay vốn – những người mà hệ thống tư pháp ở Hàm Thuận Nam xác định là… “người bị hại!”

Tháng 12 năm 2015, tòa án tỉnh Bình Thuận đưa ông Nam và ông Tuấn ra xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm vốn được xếp vào loại kỳ quái bị hủy vì thiếu căn cứ. Tòa án tỉnh Bình Thuận yêu cầu công an huyện Hàm Thuận Nam điều tra lại vụ án.

Hệ thống tư pháp huyện Hàm Thuận Nam đứng trước nguy cơ phải bồi thường vì đã gây hàm oan. Những cá nhân tham gia vào việc bắt, điều tra, truy tố, kết tội ông Nam và ông Tuấn có thể sẽ bị kỷ luật. Tới lúc đó, công an huyện Hàm Thuận Nam bắt đầu làm xiếc. Những nông dân được xác định là “người bị hại” – từng đi kêu oan cho ông Nam và ông Tuấn bị triệu tập, bị ép phải ký vào các “đơn tố cáo” ông Nam và ông Tuấn đã được soạn sẵn. Ông Nam và ông Tuấn thì được triệu tập, yêu cầu phải viết đơn xin miễn trách nhiệm hình sự, nếu không sẽ bị tạm giam trở lại.

Dựa trên các “đơn tố cáo” của những “bị hại” và đơn xin miễn trách nhiệm hình sự của ông Nam và ông Tuấn, công an huyện Hàm Thuận Nam ra hai quyết định, một – đình chỉ vụ án, hai – đình chỉ bị can vì “chuyển biển của tình hình.” Theo luật hình sự của Việt Nam, “chuyển biển của tình hình” là khái niệm chỉ tình trạng, do các diễn biến từ thực tế cuộc sống nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự không cần thiết nữa.

Nói cách khác, vụ án được đóng lại không phải vì ông Nam và ông Tuấn oan mà vì chuyện phạm tội của họ không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hệ thống tư pháp ở huyện Hàm Thuận Nam vừa thoát được trách nhiệm do gây hàm oan, vừa được tiếng là “nhân đạo.”

Đây cũng là chiêu mà trong thời gian vừa qua, hệ thống tư pháp tại nhiều nơi ở Việt Nam thường xuyên áp dụng để khỏi phải bồi thường cho những người bị bắt, bị giam, bị kết án oan. Dẫu đã được xác định là bất lương nhưng không có viên chức tư pháp nào bị truy cứu trách nhiệm về kiểu né tránh trách nhiệm này.

Trong vụ ông Nam và ông Tuấn, một số tờ báo và một số luật sư khẳng định, có những chứng cứ rõ ràng về việc công an huyện Hàm Thuận Nam đã phạm pháp. Việc triệu tập những người nhờ ông Nam và ông Tuấn làm thủ tục giúp vay vốn, ép họ ký vào các “đơn tố cáo” đã soạn sẵn là “xâm phạm hoạt động tư pháp,” “cưỡng ép người khác khai báo gian dối.” Ông Nam và ông Tuấn cũng đã được các luật sư khuyến khích tố cáo hệ thống tư pháp ở huyện Hàm Thuận Nam “truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội.”

Chưa rõ lần này, các điều tra viên của công an, các kiểm sát viên và thẩm phán của huyện Hàm Thuận Nam có xếp hàng ra tòa hay không? (G.Đ)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Chất kịch độc cyanua vẫn còn nhiều trong cá ở Miền Trung Việt Nam

August 24, 2016

Image
Phân tích các độc chất trong gan, ruột và mang cá. (Hình: NLĐ/Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam)

HÀ NỘI (NV) – Nhiều mẫu cá biển gửi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để xét nghiệm cho thấy, còn có chất kịch độc cyanua của 5 trong số 9 mẫu cá, cùng một số chất độc khác, chưa biết bao giờ ăn được.

Bản tin của tờ Người Lao Động hôm 24 tháng 8 thuật tin từ “Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (ATVSTP) Quốc Gia cho biết vừa thực hiện xét nghiệm 9 mẫu cá do Chi Cục ATVSTP Hà Tĩnh gửi ra. Đây là các mẫu cá được lấy tại Gò Cá xã Cẩm Nhượng, biển Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh (3 mẫu gồm: cá mu, cá đuối); chợ Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (6 mẫu gồm: ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá man, cá trạng buồn, cá mỏ neo, cá triềng).”

Theo kết quả kiểm nghiệm ngày 22 tháng 8 của cơ quan nói trên được tờ Người Lao Động thuật lại cho thấy “hàm lượng các kim loại nặng như: thủy ngân, crôm, asen, chì, sắt trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng trong mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0.079mg/kg, vượt quá giới hạn cho phép. Ngoài ra, xét nghiệm cũng phát hiện tồn dư cyanua trong 5 mẫu cá: cá đuối (0.8 mg/kg); ghẹ 3 mắt (0.8 mg/kg); cá nhồng (0.6 mg/kg); cá man (0.5 mg/kg) và cá mỏ neo (3.9 mg/kg).”

Cùng ngày 24 tháng 8, Cục An Toàn Thực Phẩm, Bộ Y Tế được tờ Người Lao Động thuật lại, công bố “từ đầu tháng đến ngày 19 tháng 8, trong 18 mẫu hải sản được lấy từ tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) được kiểm nghiệm chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.”

Cadimi là một kim loại thuộc dạng mềm có thể dẫn đến bệnh ung thư. Chúng tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng phần lớn trong các loại pin, đồng thời được sử dụng trong các chất màu, lớp sơn phủ, các tấm mạ kim và làm chất ổn định cho plastic và một số ứng dụng khác.

Tờ Người Lao Động viện dẫn ý kiến của chuyên gia hoá học nói, “Cyanua là một chất kịch độc, có thể gây chết người chỉ với liều lượng thấp. Người ăn phải cá hay thực phẩm nhiễm độc cyanua có triệu chứng nóng lưỡi, họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh, thậm chí hôn mê, ngừng thở, hạ huyết áp…”

Người ta biết phần lớn chất độ cyanua có trong nước đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của cyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sắt và thép.

Hôm 22 tháng 8, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN mở một cuộc họp ở thị trấn Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tuyên bố rằng nước biển miền Trung đã “sạch, đẹp, an toàn” và dân lại còn “có cả thép” nữa.

Nhưng đại diện của Bộ Y Tế Hà Nội có mặt trong cuộc họp không khẳng định mức độ an toàn của hải sản tại khu vực. Người ta dọc thấy báo cáo viết khá mơ hồ là “hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản giảm dần theo thời gian…”

Tức là các hóa chất độc hại vẫn còn đó, ăn chưa được, chỉ không nói thẳng. Đời sống hàng triệu người dân miền Trung bị ảnh hưởng vì biển bị đầu độc đang đối diện với một tương lai bất định. (TN)

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Hải sản Việt Nam bị tẩy chay cả trong và ngoài nước

August 26, 2016

Image
Một phụ nữ thu gom nghêu chết vì bị nhiễm độc chất thải của nhà máy luyện gang thép
Formosa trên bờ biển huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Cả người dân trong nước và các nhà nhập cảng hải sản của Việt Nam tại ngoại quốc đều tẩy chay hải sản Việt Nam xuất xứ từ miền Trung vì lo sợ chúng bị nhiễm độc.

“Cùng với tình trạng thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động khi đối tác nước ngoài hủy hợp đồng do quan ngại thủy sản miền Trung nhiễm độc.” Báo điện tử VnExpress hôm Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016 dẫn một kiến nghị của Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) đưa tin.

VASEP vừa đại diện cho 270 doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản “kiến nghị” lên chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về thiệt hại sau thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung. Tổ chức này kêu là “sự cố ô nhiễm đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ đến đời sống, việc làm cũng như sức khỏe của người lao động. Ngư dân lo lắng và không dám đi đánh bắt.”

“Khách hàng quốc tế quan ngại nhiễm kim loại nặng vào nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy, nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng không mua thủy sản với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền Trung. Các doanh nghiệp đã bị thiệt hại rất lớn,” VASEP viết trong bản kiến nghị được VnExpress dẫn lại.

Tổ chức VASEP dẫn trường hợp một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là công ty Trang (Mã CK: TFC) “cũng bất ngờ ghi nhận thua lỗ 14.5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi lớn. Một trong những lý do được ban lãnh đạo công ty đưa ra là sự kiện cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam đã ảnh hưởng đến uy tín ngành thủy sản, nhiều đối tác nước ngoài đơn phương hủy hợp đồng.”

Một dẫn chứng khác về hệ quả của vụ Formosa dầu độc biển miền Trung đã ảnh hưởng thế nào đối với các xí nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, VASEP nói: “Công ty Nam Hà Tĩnh (Shatico) ở Kỳ Anh thu mua được 228 tấn sau 8 tháng, trong khi cùng kỳ 2015 được 580 tấn (giảm đến 60%). Công ty xuất khẩu chỉ được 160 tấn, kim ngạch 1.4 triệu USD trong khi cùng kỳ là 2.4 triệu USD.”

Trước thực trạng uy tín ngành thủy sản lao dốc trên trường quốc tế, VASEP “kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành khẩn trương đẩy mạnh công tác truyền thông để khách hàng nước ngoài không bị quan ngại và vẫn tin vào hình ảnh thủy sản của Việt Nam đảm bảo chất lượng.”

Đồng thời, hiệp hội này “mong chính phủ có sự can thiệp đối với Tập Đoàn Formosa trong vấn đề có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người dân ở 4 tỉnh miền Trung; đưa ra những chính sách hỗ trợ, giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường gây ra.”

Không chỉ gặp khó trên thị trường quốc tế, về thị trường nội địa, người dân trên cả nước cũng có tâm lý hoang mang, lo lắng nên không mua sản phẩm thủy sản miền Trung cho nên “Các doanh nghiệp và ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm.”

Theo báo cáo của VASEP, đến giữa tháng 8, 2016, ngư dân vẫn chưa đi đánh bắt trở lại, khiến các nhà máy chế biến bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều nhà máy chế biến phải tạm ngừng hoặc sản xuất với công suất rất thấp để duy trì và giữ chân công nhân.

Tổ chức nói trên cho rằng nếu tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục kéo dài, nguy cơ nhà máy phải đóng cửa là rất lớn.

“Dự kiến các tháng cuối năm, nhiều công ty chế biến thủy sản sẽ ngừng hoạt động vì không còn nguyên liệu để sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chi các khoản để giữ chân người lao động và các khoản chi trả cho các đối tác. Nhiều công ty báo thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.”

Cùng một ngày với cuộc họp báo hôm 22 tháng 8, 2016, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN cùng một số quan chức đã biểu diễn tắm ở biển Đông Hà, Quảng Trị, để chứng minh rằng nước biển miền Trung đã “an toàn” để tắm và “nuôi trồng thủy sản.” Nhưng đại diện của Bộ Y Tế xuất hiện trong cuộc họp báo này không trả lời được câu hỏi khi nào thì cá và các loại hải sản đánh bắt ở khu vực có thể ăn được. (TN)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Hàng ngàn người từ bỏ quốc tịch Việt Nam

August 27, 2016

Image
Nhiều người dân phải thuê chở trên cái bè gỗ nổi nhờ đặt trên hai bánh xe hơi trong một trận lụt ở thành phố Hà Nội
mà suốt nhiều năm qua cứ mưa là ngập lụt. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – “Trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4,474 người.”

Tờ Dân Trí hôm Thứ Năm 25 tháng 8, 2016 dẫn tin tức từ Bộ Tư Pháp CSVN viết bản tin như thế khi đưa ra thống kê của bộ này cho thấy, “từ ngày 1 tháng 1, 2015 đến ngày 31 tháng 12, 2015 đã có 748 người thông báo có quốc tịch nước ngoài, trong đó 22 người thông báo có quốc tịch nước ngoài tại Sở Tư Pháp và 726 người thông báo có quốc tịch nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.”

Trong thời gian này, tờ Dân Trí dẫn các con số của Bộ Tư Pháp viết tiếp chi tiết là “có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu thôi quốc tịch Việt Nam là 4,474 người. Bộ Tư Pháp khẳng định đây là số liệu chính thức được quản lý tại Cục Hộ Tịch, Quốc Tịch và Chứng Thực.”

Tờ báo trên dẫn thống kê về tình hình năm nay về tình hình gia nhận hay “thôi” quốc tịch Việt Nam nói “quý 2, 2016, bộ trưởng Bộ Tư Pháp đã trình chủ tịch nước giải quyết 2,708 hồ sơ quốc tịch (trong đó có 2,699 hồ sơ xin thôi quốc tịch, 5 hồ sơ xin nhập và 4 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam).”

Nghĩa là tình hình có người Việt Nam xin “thôi” quốc tịch lên hàng ngàn trong khi số người xin “trở lại” hay “xin nhập” đều đếm được trên đầu ngón tay.

Tờ Dân Trí kể lại hai trường hợp gây “bão” dư luận gần đây như “ông Trương Đình Anh – cựu CEO của Tập Đoàn FPT – quyết định cùng gia đình sang Mỹ sống và làm việc dài hạn,” và “còn có chuyện doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường ‘ỉm’ chuyện nhập quốc tịch Cộng Hòa Malta nên không được công nhận là đại biểu Quốc Hội Khóa 14.”

Nhưng người ta biết rằng trong khoảng 100,000 sinh viên Việt Nam đang du học ở ngoại quốc, một số khá lớn trong đó tìm mọi cách để ở lại. Một trong những lý do chính là sở học của họ sẽ không có chỗ dùng, lương bổng rất thấp đến không đủ sống và không thể chen vào hệ thống công quyền, nơi có cơ hội ăn hối lộ, tham nhũng.

Xã hội Việt Nam lâu nay truyền tụng những câu tục ngữ “Thứ nhất hậu duệ. Thứ nhì quan hệ. Thứ ba tiền tệ. Thứ tư trí tuệ.”

Người ta đề cập khá nhiều về tình trạng, ngay các quan chức các cấp, sau khi đã vơ vét được những khoản tiền lớn rồi cũng đều tìm cách mang tiền ra nước ngoài mua nhà, đầu tư, mua cơ sở kinh doanh. Một số dịch vụ giới thiệu cơ hội bỏ ra $500,000 đầu tư ở Mỹ để người ta có thẻ xanh thường trú trên đấy Mỹ được tổ chức nhiều lần trong vài năm gần đây tại Hà Nội và Sài Gòn. Công ty môi giới ăn những khoản lệ phí hàng chục ngàn đô la.

Dù số người “xin thôi” quốc tịch Việt Nam ngày càng nhiều hơn như vậy, tờ Thanh Niên dẫn báo cáo “Chỉ số hành tinh hạnh phúc 2016” nói “Việt Nam xếp thứ 5 trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.”

Bản tin của tờ Thanh Niên thuật lại “theo báo Independent ngày 21 tháng 7, 2016 dẫn báo cáo chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index – HPI) do Quỹ Kinh Tế Mới (New Economics Foundation – NEF, có trụ sở tại Anh) công bố cho thấy Việt Nam xếp thứ 5 trong số các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Theo báo cáo này, Costa Rica, quốc gia nhỏ bé ở khu vực Mỹ Latinh đứng đầu trong số các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Kế tiếp là Mexico, Colombia, Vanuatu, Việt Nam, Panama, Nicaragua, Bangladesh, Thái Lan và Ecuador.”

Trước đó, báo Thanh Niên ngày 8 tháng 1, 2016, dựa vào một bản tin về “khảo sát trên 68 quốc gia của Viện Gallup (Mỹ) năm 2015 cho thấy người Việt Nam hạnh phúc thứ 5 trên thế giới. Đất nước hạnh phúc nhất hành tinh là Colombia.”

“Cuộc khảo sát này công bố ngày 31 tháng 12, 2015, được Viện Gallup (Mỹ) thực hiện trên 66,040 cư dân ở 68 nước từ tháng 9 đến tháng 12, 2015, yêu cầu họ trả lời câu hỏi: “Bạn thấy cuộc sống của mình là rất hạnh phúc, hạnh phúc, không hạnh phúc cũng chẳng bất hạnh, bất hạnh hay rất bất hạnh?”

Báo Người Đưa Tin ngày 21 tháng 11, 2014 còn dựa vào bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới do tổ chức nghiên cứu xã hội Quỹ Kinh Tế Mới (New Economic Foundation) có trụ sở tại Anh công bố, nói “Việt Nam xếp thứ 2, sau Costa Rica.”

Với con số xin “thôi” quốc tịch hàng ngàn người mỗi năm, còn người xin “nhập” lại đếm trên đầu ngón tay, người ta có thể dễ dàng trả lời câu hỏi Việt Nam có phải là “quốc gia thuộc loại hạnh phúc nhất trên thế giới” hay không. (TN)

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Cựu giám đốc Sở Tư Pháp Sài Gòn từ bỏ đảng
August 29, 2016

Image
Ông Võ Văn Thôn, cựu giám đốc Sở Tư Pháp thành phố Sài Gòn. (Hình: VTC)
SÀI GÒN (NV) – Ông Võ Văn Thôn (tức Mười Thôn), từng giữ chức chủ tịch Quận 3 và giám đốc Sở Tư Pháp ở Sài Gòn (từ 1996 đến 2000), xác nhận với phóng viên báo Người Việt rằng, ông vừa quyết định từ bỏ đảng CSVN kể từ ngày 26 tháng 8 năm 2016.

Trả lời Người Việt qua điện thoại, ông Thôn cho biết: “Ngày 24 tháng 8 vừa qua, ông đã bị chi bộ Ðảng quận 3 ra mức kỷ luật khiển trách vì ‘tội’ tự ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tôi chỉ làm theo những gì pháp luật cho phép, thế mà họ lại cho rằng tôi vi phạm vì chưa được đảng phân công hay đồng ý.”

“Không thể chấp nhận một tổ chức đoàn thể đang hoạt động trên đất nước Việt Nam mà không chấp hành luật pháp Việt Nam,” ông Thôn nói.

Ông Thôn sinh năm 1941, là lão thành cách mạng Cộng Sản, ông từng bị đi tù Côn Ðảo vào năm 1965. Ông đã được chính quyền CSVN tặng huân chương độc lập hạng 3 và huân chương kháng chiến hạng nhất.

Thời gian sau khi về hưu, ông có nhiều sinh hoạt nhằm cổ vũ chống bành trướng Trung Quốc. Ông tham gia câu lạc bộ Lê Hiếu Ðằng, một tổ chức tập hợp nhiều nhân sĩ trí thức từ trước 1975, phần lớn đều từng là đảng viên ÐCS.

Tháng 5 năm 2016 vừa qua, ông đã nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tuy nhiên Ðảng Ủy quận 3 đã mời ông ra khuyên nên rút đơn vì “tuổi cao sức yếu.” Tuy nhiên ông vẫn không rút, nhưng sau đó ông đã không trúng cử đại biểu Quốc Hội.

Ngày 24 tháng 8 vừa qua, theo chỉ đạo trực tiếp của Ðảng Ủy Quận 3, chi bộ ông tổ chức cuộc họp nhằm tiến hành “đấu tố” ông, vì ông tự ứng cử. Ông trần tình rằng ông nghỉ hưu đã lâu và không hề được tổ chức đảng thông báo cái nguyên tắc đảng viên ra ứng cử lại phải được đảng phân công hay đồng ý.

Không tâm phục, khẩu phục, ông Thôn bỏ cuộc họp ra về. Các đảng viên trong chi bộ cho biết, kết quả đa số thống nhất kỷ luật ông theo hình thức “khiển trách.” Ngày 26 tháng 8, ông viết thư gửi chi bộ, thông báo từ bỏ đảng tịch để quay về với nhân dân.
Image
Ông Võ Văn Thôn (áo trắng, hàng ghế ngồi ngoài cùng tay phải) cùng các thành viên CLB Lê Hiếu Ðằng
trong lần đón nhạc sĩ Việt Khang ra tù. (Hình: NB/Người Việt)
Theo facebooker Võ Văn Tạo, “Tình hình ông và gia đình đang bị an ninh gây sức ép rất căng. Bạn bè đến thăm đều bị theo dõi.”

Ngay sau khi tin ông Võ Văn Thôn loan báo từ bỏ đảng CSVN lan đi khắp nơi, nhà cầm quyền cho một nhóm tuyên truyền lấy tên “Tuổi trẻ biển đảo Việt Nam” gọi ông là thành phần “đảng viên thoái hóa biến chất, không duy trì được phẩm chất đạo đức tốt đẹp” và “con người này đã chuyển từ việc phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước sang con đường phục vụ cho các thế lực thù địch phá hoại đất nước.”

Ông Võ Văn Thôn là một trong 61 đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng của đảng CSVN hồi năm 2014 đã cùng ký tên trên một bức thư ngỏ kêu gọi những người cầm đầu đảng CSVN “từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội và từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng trong quan hệ với Trung Quốc.”

Về việc tự ứng cử, bây lâu nay chính quyền CSVN vẫn luôn dùng các “vòng hiệp thương” nhằm đấu tố và loại bỏ các ứng cử viên mà đảng không mong muốn.

Trước đây, ông Trương Ðình Tuyển, cựu bộ trưởng Thương Mại và ông Ðặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cũng tuyên bố tự ứng cử, nhưng cả hai ông đều bị Ban Bí Thư nhắc nhở rút tên.

Trước ông Võ Văn Thôn đã có nhiều đảng viên kỳ cựu tuyên bố từ bỏ đảng CSVN. Gần đây nhất, đúng ngày 3 tháng 2, 2016 tức ngày kỷ niệm 86 năm thành lập đảng CSVN, ông Nguyễn Ðình Cống, giáo sư-tiến sĩ, nguyên trưởng khoa Xây Dựng, Ðại Học Xây Dựng Hà Nội, thông báo chính thức “từ bỏ đảng” vì cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin “có nhiều độc hại” và chủ nghĩa Cộng Sản “chỉ là ảo tưởng.” Ông cho rằng “thể chế hiện tại của Việt Nam là sự độc tài toàn trị của đảng.” (NB-TN)

Post Reply