Đời Sống Quanh Ta

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »


Giảm cân bằng nước muối hồng Himalaya

August 2, 2016

Image
(Hình minh họa: organics.org)

LOS ANGELES, California (NV) – Nói đến muối, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên nên hạn chế ăn và chế biến càng ít càng tốt, cũng giống như hạn chế tinh bột, đường và mỡ để cơ thể giảm cân mà vẫn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, đó là loại muối trắng thông thường mà chúng ta dùng hằng ngày. Theo trang mạng Livestrong, loại muối hồng Himalaya, hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Himalayan pink salt, lại có các tác dụng lợi ích cho việc giảm cân của chị em phụ nữ.


Vậy muối hồng Himalaya là gì?

Muối hồng Himalaya được kết tinh từ hơn 84 khoáng chất cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Công dụng của muối hồng là giúp giải độc detox trong cơ thể, thúc đẩy năng lượng, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp tóc, da và móng tay khỏe mạnh hơn.

Dùng muối hồng như thế nào?


Cách đơn giản nhất là thay thế muối trắng thường dùng bằng muối hồng để chế biến thức ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, để bắt đầu một ngày làm việc mới đầy năng lượng, bạn có thể cho một muỗng cà phê muối hồng vào ly nước chanh hoặc vào ly sinh tố để uống mỗi sáng. Nếu không có thời gian, bạn chỉ đơn giản pha muối hồng vào nước lọc và uống.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kelly Leveque, nước muối hồng Himalaya là thức uống lý tưởng sau mỗi buổi tập thể dục. Cơ thể chúng ta tiết ra nhiều mồ hôi trong lúc tập luyện, nên các khoáng chất cũng bị mất đi. Trong khi đó, muối hồng có chứa hơn 84 khoáng chất, giúp cơ thể phục hồi lại sau quá trình hoạt động hết năng suất. Trái với muối thông thường, có chứa 97.5% sodium chloride, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, loãng xương, thì các khoáng chất trong muối hồng giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể, cân bằng huyết áp và cải thiện sự lưu thông tuần hoàn máu. Nó còn giúp bảo vệ sự cân bằng các khoáng chất trong cơ thể và ngăn ngừa sự lão hóa sớm.

Cách làm nước muối hồng:

1. Đổ muối hồng vào ¼ bình nước.
2. Đổ nước đầy bình.
3. Đậy nắp bình lại và lắc đều. Đặt bình nước ở nhiệt độ thường qua đêm để muối được hòa tan.
4. Bạn có thể uống nước muối hồng vào mỗi sáng thức dậy và sau khi tập luyện thể dục.

Muối hồng Himalaya thường được bán trong các chợ Mỹ như Whole Foods, Surfas hay Trader’s Joe.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Cuộc sống người già Nhật Bản! Japan’s elderly turn
Kim Nguyen
Tuổi thọ là con dao hai lưỡi. Ai cũng muốn sống thọ, vui vầy với con, cháu và chắt, chút chít... Nhưng chuyện đó chỉ có thể xẩy ra ở VN, ở nhà quê, nếu nhiều thế hệ biết sống chung hòa bình trong một căn nhà cổ, cha truyền con nối nhiều thế kỷ. Trong thế giới hiện đại, mỗi người một phương, công việc là quan trọng nhất. Nếp sống cũng thay đổi nhanh như gió vì sự phát triển của kỹ nghệ, máy móc, thuốc men và Internet. Người già không chịu hòa nhập với con cháu nên trở thành cô lập, cô đơn và lâm vào cảnh trầm cảm. Con cháu quá bận đi làm hay đi học nên không có thì giờ thảnh thơi mà thăm nom thường xuyên. Không thế hệ nào mang niềm vui cho thế hệ nào để rồi các connections bị dis-connected.

Sống thọ quá mà thiếu kế hoạch, hay bị một cơn bệnh là nhẵn túi. Cũng là vấn đề nan giải, nhiều người lo mất ăn mất ngủ.

Nếu ta nhìn trước được viễn tượng này trong tương lai thì nên làm kế hoạch để tránh cảnh cô đơn chiếc bóng này hay cảnh homeless.

Người Mỹ thức thời dành nhiều giờ làm kế hoạch để có retirement plan, Long Term Care plan, retirement community, retirement clubs, và retirement resorts.

Ngày nào còn thở là ta vẫn còn có cơ hội sửa đổi không kẻo hết giờ. Image Nhật Bản là một trong những nước nhân khẩu lão hóa trầm trọng nhất thế giới. Trong hơn 120 triệu dân số, các cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên chiếm tới một phần tư. Trong đó, phần lớn là các cụ sống độc thân. Nhiều cụ không chịu nổi cuộc sống “người không ra người, ngợm không ra ngợm”. Trong khi đó, những người phạm tội bị nhốt trong tù được ăn ở miễn phí, ốm đau được chữa bệnh không mất tiền, một số cụ bèn cố tình đi ăn cắp vặt cho phạm tội để được vào ngồi tù. Từ đó ngày càng có nhiều cụ cao niên vào ngồi tù, dần dần biến một số nhà tù thành … viện dưỡng lão.

Cố tình phạm tội để ngồi tù

Căn cứ vào “Sách trắng phạm tội 2015” (White paper on crimes 2015), những năm gần đây, tại nước Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, ngày càng có nhiều cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên cố tình phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Nhật Bản có 22.000 người phạm tội phải ngồi tù, trong đó có 2.300 cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên, so với các thống kê từ 1991 trở đi, lần đầu tiên tỷ lệ các cụ cao niên vào ngồi tù trên 10%. Khi công bố về số người phạm tội 6 tháng đầu năm 2015, Sở Cảnh sát Nhật Bản cho biết, các cụ cao niên gây ra 23.000 vụ án, thanh thiếu niên từ 14 đến 19 tuổi chỉ gây ra 19.000 vụ. Nếu tính từ năm 1989 trở lại đây, đây là lần đầu tiên các cụ cao niên phạm tội nhiều hơn thanh thiếu niên.

Một số học giả sau khi nghiên cứu tại sao người già ở Nhật Bản lại thích ngồi tù đã có cùng nhận xét: Gần 20 năm qua, kinh tế Nhật Bản suy thoái, phúc lợi xã hội ngày càng giảm bớt, nếu chỉ dựa vào lương hưu hoặc tiền trợ cấp xã hội, nhiều cụ cao niên phải sống những ngày thiếu thốn, không những thế, lại có nhiều cụ sống trong cảnh cô đơn. So với những kẻ phạm tội ngồi tù được ăn ở miễn phí, chữa bệnh không mất tiền quả là kém xa. Thế là nhiều cụ cố tình phạm tội để được hưởng cuộc sống trong nhà tù.

Tờ Financial Times ra ngày 27/03/2016 từng đăng bài báo đầu đề “Japan’s elderly turn to life of crime to ease cost of living” (Các cụ cao niên Nhật Bản muốn vào tù sống để giảm bớt chi phí sinh hoạt) của Leo Lewis, ký giả báo Financial Times thường trú tại Tokyo (Tokyo Correspondent at the Financial Times). Nội dung bài báo viết về các cụ cao niên do phúc lợi của chính phủ cấp phát không đủ sống, cố tình phạm tội vào ngồi tù để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hệ thống nhà tù của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về ngân sách, khi phúc lợi xã hội không đầy đủ khiến nhiều cụ cao niên phạm tội ngày một tăng.

Theo số liệu phạm tội tại Nhật Bản, có đến 35% số người phạm tội ăn cắp vặt trong các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị là các cụ già trên 60 tuổi. Trong số này, 40% các cụ từng tái phạm hơn 6 lần.

Trong một tài liệu nghiên cứu về các cụ cao niên Nhật Bản cố tình phạm tội để được ngồi tù, học giả Michael Newman thuộc Tokyo-based research house (Custom Products Research) đã viết như sau:

Có nhiều lý do để khẳng định rằng, ngày càng có nhiều cụ cao niên “cố tình” ăn cắp vặt trong cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị với ý đồ được vào ngồi tù để hưởng đồ ăn, chỗ ở và chăm sóc y tế miễn phí.

Trong cuộc sống hằng ngày, các cụ cao niên sống vào đồng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội của chính phủ, dù ăn uống tằn tiện, chui rúc trong những nơi ở tồi tàn rẻ tiền, một cụ già độc thân chi tiêu thật tiết kiệm vẫn phải chịu chi phí sinh hoạt cao hơn 25% so với khoản lương hưu cơ bản 780.000 Yen trong 1 năm (theo hối đoái ngày 07/07/2016, mỗi Yen trị giá khoảng 0.0100 Mỹ kim, 780.000 Yen tính ra khoảng 7,800 đô Mỹ). Trong khi đó, chỉ cần ăn cắp một chiếc bánh sandwich giá 200 Yên có thể lĩnh án tù 2 năm. Trong hai năm ngồi “bóc lịch”, mỗi tù nhân tiêu tốn của chính phủ Nhật Bản 8,4 triệu Yên. Bởi vậy, có thể nói, đó là lý do khiến ngày càng có nhiều cụ cao niên ở Nhật Bản phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Bộ Tư pháp Nhật công bố con số các cụ cao niên phạm tội 6 lần để … được ngồi tù tăng 460% tính từ 1991 đến 2013.

Thậm chí, tốc độ gia tăng của số người già phạm tội ở Nhật còn nhanh hơn cả tốc độ lão hóa dân số ở nước này. Ước tính, với xu hướng lão hóa dân số như hiện nay, đến năm 2060, 40% dân số ở Nhật sẽ là những người trên 60 tuổi.

Ông Akio Doteuchi, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc NLI Research Institute, một tổ chức chuyên nghiên cứu về kinh tế, tài chánh và bảo hiểm ở Tokyo, dự báo tỷ lệ người già phạm tội nhiều lần ở Nhật Bản sẽ tiếp tục gia tăng. “Tình hình xã hội ở Nhật Bản đẩy người già vào hoàn cảnh cố tình phạm tội để vào tù. Tỷ lệ người dân Nhật Bản nhận trợ cấp xã hội đã lên mức cao nhất kể từ ngày kết thúc Đệ nhị Thế chiến. Khoảng 40% người già sống cô đơn. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn. Khi ra tù, họ không có tiền và người thân sống cùng, vì vậy, họ lại cố tình phạm tội ngay lập tức để được quay lại nhà tù” …

Tuy nhiên, nhiều cụ cao niên Nhật Bản vẫn còn giữ thể diện và tôn nghiêm của mình, dù phải sống những ngày cực khổ và cô đơn cũng không muốn vào tù để mang tiếng mình là tù nhân. Chính vì vậy hiện nay ở Nhật Bản vẫn còn có nhiều cụ cao niên sống cô đơn một mình.

Những gì xảy ra sau ngày các cụ già cô đơn Nhật Bản từ trần?

Trong một xã hội đang lão hóa nhanh chóng như Nhật Bản, người cao tuổi vừa là trung tâm chú ý, vừa gây nên những vấn đề khác nhau. Ông Takako Sodei, một chuyên gia lão khoa tại Đại học Ochanomizu ở Tokyo, nhận xét: “Các gia đình ba thế hệ sống chung một mái nhà gần như chỉ còn trong … truyện cổ tích”.

Nhiều người cho rằng, công nghiệp hóa với nhịp sống gấp gáp là một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ gia đình ở Nhật Bản không còn gắn bó với nhau.

Chuyện người già sống một mình và chết trong cô đơn, không ai hay biết đã xảy ra rất nhiều ở Nhật Bản. Cục Phúc lợi và Sức khỏe Cộng đồng thành phố Tokyo từng công bố: Thủ đô Tokyo có hơn 2.200 người trên 65 tuổi chết trong cô đơn. Nhiều cụ chết được một thời gian, hàng xóm láng giềng ngửi thấy mùi hôi thối của tử thi mới đi báo cảnh sát và các nhà chức trách đến lo hậu sự.

Chính vì vậy, nhiều thành phố Nhật Bản xuất hiện một đội ngũ tình nguyện đi dọn dẹp những ngôi nhà bị bỏ hoang sau khi chủ nhân của chúng là người già chết cô đơn. Khi vào dọn dẹp, họ có thể thấy, hầu như khắp mọi nơi vẫn còn dấu hiệu của sự sống từng tồn tại – bát đĩa chưa rửa, thư chưa mở và những tờ lịch cũ chưa xé …

Hirotsugu Masuda, một nhân viên chuyên đi dọn vệ sinh tại những ngôi nhà đó đã nhìn thấy những gì khi vào dọn nhả một cụ cao niên tuổi 85 sống cô đơn tại thành phố Tokyo. Cụ chết trong căn nhà của mình không ai biết. Khoảng 1 tháng sau hàng xóm ngửi thấy mùi hôi thối mới báo cho cảnh sát và đội vệ sinh của Masuda đưa tử thi người chết đi hỏa táng, dọn dẹp lau chùi làm vệ sinh, tẩy uế khử trùng. Đến nơi nhân viên đội vệ sinh nhìn thấy căn phòng bừa bộn, nhiều bát đũa chưa rửa, cơm thừa đã lên rêu mốc, đồ đạc vút khắp nhà. Khi làm vệ sinh, họ đeo mặt nạ, dùng bình xịt hóa chất để diệt ruồi muỗi và những con nhặng bò lúc nhúc …

Ở đất nước trên 120 triệu người dân, trong đó các cụ cao niên trên 60 chiếm khoảng một phần tư, ngày càng có nhiều người chết cô đơn, do quan hệ gia đình trong xã hội lạnh nhạt khiến nhiều cụ phải sống một mình.

Các cụ đọc xong nghĩ gì về số phận của người già chúng ta?

Lý Anh

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

TIN RẤT BUỒN (FB Nguyen Nguyen)
CHÍNH THỨC CÁC LOẠI HẢI SẢN VIỆT NAM BỊ CẤM MANG VÀO MỸ, KỂ CẢ TÔM CÁ KHÔ, CÁC LOẠI MẮM...

NÓI CHUNG TẤT CẢ CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ HẢI SẢN VIỆT NAM MÀ TRƯỚC KIA ĐƯỢC MỸ CHẤP THUẬN CHO MANG VÀO KHI KIỂM TRA HẢI QUAN TẠI PHI TRƯỜNG THÌ HIỆN NAY CHÍNH THỨC ĐÃ BỊ CẤM.

VẬY NÊN BÀ CON QUA MỸ ĐỪNG MANG THEO TRONG HÀNH LÝ VÌ SẼ BỊ BẮT BUỘC THÁO BỎ TRƯỚC KHI NHẬP CẢNH MỸ.

(Nhiều người mình thân quen từ VN mới qua Mỹ đã bị bắt tháo bỏ toàn bộ hải sản tại phi trường nếu muốn nhập cảnh Mỹ)
Thành tích do Formosa mang đến cho dân VN. Thật là đáng biết ơn!!!

Lê Hữu Sang.

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

NGƯỜI GIÀ KHÔNG NÊN MỔ
(Bài rất hữu ích của một bác sĩ, cựu giáo sư đại học y khoa Mỹ)

Ðã đi vào giai đọan LÃO thì phải BỆNH thì mới CHẾT được chứ !!! Nhưng mình có bệnh mà VÔ THỨC trong việc thuốc men chữa trị và giao 100% cho Bác Sĩ thì đó là NỔI BẤT HẠNH của một số không nhỏ người bệnh !!!

Có cơ hội gần gũi và tiếp xúc hỏi thăm những người có bệnh (nhiều loại bệnh) được một số không nhỏ yêu cầu trước khi giao cho BS mỗ bất cứ bệnh gì ngoại trừ trường hợp Emergency (khẩn cấp) thì nên có Second /Third Opinion (ý kiến thứ 2, thứ 3) rồi mới OK !!!


Chuyến đi Los vừa rồi tôi ghi nhận 3 Ca mổ của bạn bè.

Ca 1: mổ mắt mù luôn nên từ chối lời BS bảo mổ mắt còn lại và bây giờ chỉ nhìn đời bằng 1 mắt thôi .
Ca 2: mổ Tiền Liệt Tuyến 7 năm nay tình trạng ngày càng tệ hại hơn chứ chưa lúc nào khá hơn cho đường tiểu và mất hứng thú nam giới kể từ lúc mổ đến nay !!!
Ca 3: Mổ đốt Xương sống SỐ 5 ở cổ, trước khi mổ còn lái xe đi đây đó nhưng từ sau mỗ hết lái xe vì nhiều bộ phận phản ứng chậm (tay chân mắt) do khu thần kinh tiểu nảo bị ảnh hưởng xấu của mổ và hiên nay nghĩ lại rất hối tiếc nhưng không còn kịp !!!
Cả 3 Vị này nói câu kết rất đáng suy nghĩ: Người Cao niên có nhiều bệnh phải mổ nhưng nếu hiện chưa cần phải mổ ngay (Trừ Emergency) khi mình chịu đưng được thì nên ráng sống vui với bệnh và không nên mổ VÌ MÌNH NHIỀU KHI CHẾT TRƯỚC KHI BỆNH CẦN MỔ !!! Triết Lý cuộc sống mà người GIÀ cần suy gẫm !!!

Nhờ có chuyến đi này nên tôi kịp thời ngưng việc MỔ một bệnh mà tôi cảm thấy còn chịu đựng được !!!
Thân mến chia sẻ cùng mọi người và mời đọc qua các Email dưới đây .

TRẦN MINH NHỰT

Luôn kiếm second/third opinion. Vì trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm lắm.
Tôi cũng là nạn nhân của một anh bác sĩ thích mổ, chắc mổ là có tiền. Bệnh nhận mang tật là chuyện của bệnh nhân.

Cách đây 15 năm, tôi bị nghi là bị prostate cancer (ung thư tiền liệt tuyến) vì PSA lên cao 6.5. Tôi được giới thiệu tới gặp một anh bác sĩ già chuyên về prostate. Anh ta làm biopsy (sinh thiết) tôi, đâm 18 mũi kim dài vào prostate (tiền liệt tuyến) đễ lấy mẫu tế bào xem có bị prostate cancer không.

Sau khi bị làm prostate biopsy, tôi bị chảy máu ra nhiều vì anh bác sĩ này làm vụng quá, rồi tôi bị bí tiểu (urine clot), nên phải đi nhà thương gấp vào ban đêm. Sau hai ngày nằm nhà thương, anh bác sĩ nói tôi bị prostate cancer, đòi hai ngày sau phải mổ liền lập tức.

Vì biết prostate cancer không làm ai chết liền 6 tháng, tôi không chiụ và muốn có ý kiến thứ hai của bác sĩ khác, anh bác sĩ già này không thể bịp tôi được, nên tức tôi lắm, và nói đừng trở lại gặp anh ta nếu không muốn anh ta mổ. Mổ prostate tức là cắt bỏ prostate trong người, sau đó phải đeo tã như con nít còn nhỏ suốt đời, vì khi nước tiễu trong bàng quang (bladder) đầy, sẽ trào ra, vì đầu valve ở prostate không còn nữa.
Sau đó tôi xin một giáo sư bác sĩ khoa trưởng về urology (khoa tiết niệu) của bệnh viện đại học y khoa khám lại, và làm biopsy lại, kết quả tôi không bị prostate cancer như anh bác sĩ già kia khám, mà chỉ bị sưng prostate. Mười năm nay tôi không bị prostate cancer.

Xin đọc kỹ những kinh nghiệm của BÁC SĨ VI SƠN để có thể tránh được những sai lầm to lớn trong tương lai.
Kính thưa quý thân hữu,
Hôm nay tôi nhặt được trên forum (diển đàn) bạn một lá thư của anh Nguyễn Minh Châu, trung tá Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH và là nguyên quận trưởng quận Dĩ An, Biên Hoà viêt về một kinh nghiệm anh có gần đây với bác sĩ Mỹ ở một bệnh viện Mỹ ở El Camino, California.

Sau đó chị Phương Lan có viết thơ hỏi, loại sai lầm như vậy có thực sự xẩy ra với BS và bệnh viện Mỹ không? Xin quý thân hữu đọc lá thơ của anh Nguyễn Minh Châu và sau đó đọc phần tôi xin trả lời chị Phương Lan và một số quý vị đã viết thơ hỏi trước đây về đề tài tương tự.

Kính qúy vị,
Ðây là câu chuyện xảy ra tại Bịnh Viện El Camino của Mỹ. Ngày 9 tháng Oct 2011, tôi được cựu ÐT Vũ Văn Lộc GÐ /IRCC tổ chức ÐNH Tình Ca Cho Em. Tôi được mời đến xem và nhận một hoa Hồng về Dâng lên bàn thờ vợ tôi.
Chẳng may tôi bị té bể đầu và xuất huyết não sau khi làm Head Scan. Tôi phải nằm BV 6 ngày để theo dõi. Ngày sau hết chảy máu.
Sau 2 lần nữa Scan trước khi xuất viện, BS cho biết kết quả stable (ổn định).
Thứ Sáu tuần sau làm Scan đầu lại cho an toàn. Trong thời gian về Belmont tôi có vào Net để biết thêm tình trạng Head injury của tôi và tự theo dõi. Tôi chẳng thấy Incidents (biến cố) gì xảy ra và vẫn email hằng ngày cho quý vị.

Nhưng Scan lần thứ 4 nầy, Neurologist (BS thần kinh) lại nói não của tôi sưng thêm và rỉ máu. Ông ấy yêu cầu tôi phải chịu mổ đầu, nhưng tôi quyết định không mổ và yêu cầu Chief of Neurology (trưởng khoa thần kinh) duyệt film lại, vì theo tôi tự thấy chẳng có chóng mặt, nhức đầu hay Nausea (buồn nôn) gì hết và ăn ngủ bình thường tại sao phải mổ ?.

Sau nửa giờ, ông BS mổ đầu cho tôi biết là Sorry of wrong informations, nên không có mổ.
Kính quý vị, BS là thầy trị bịnh, còn người nhận định bịnh và suy xét để quyết định
chính là bịnh nhân. Nếu bịnh nhân không biết gì hết mà để BV toàn quyền, có thể tai hại vô cùng.
Kính.

NMC

Theo như thơ anh Nguyễn Minh Châu, thì một sự sai lầm chuyên môn như vậy có thể xẩy ra đối với bác sĩ và bệnh viện ở Mỹ một cách rộng rãi được không?

Theo cơ quan Food and Drug Administration thống kê, thì ở Mỹ, mỗi ngày có một người chết (oan) vì sai lầm trong ngành y tế ở Mỹ.
What a shame for such an understatement của cơ quan FDA mà tôi cho là một trong những cơ quan bất tài và mâu thuẫn nhất trong chính phủ Mỹ. Họ nhiều khi chỉ trong thời gian một năm có thể đổi ngược quyết định 180 độ.

Tuy vậy họ cũng phải thừa nhận là trên nước Mỹ, hàng năm có 1 triệu ba trăm ngàn (1,300,000) ngàn người dân Mỹ bị tổn thương bởi lỗi lầm của BS/Bệnh viện/ dược sĩ/dược phòng. Vể con số tử vong do các thực thể vừa kể gây, không phải chỉ có mỗi ngày một người bị chết vì lỗi lầm y tế, mà thực ra mỗi năm có tới 7 trăm tám mươi ngàn (780,000) người Mỹ bị chết do lỗi lầm y tế gây ra. Cần biết, số người Mỹ tử nạn trong tai nạn xe cộ ở Mỹ chỉ độ 45,000 người một năm nghĩa là 1 phần 17 (1/17) cuả con số trên đây. Có người đã gọi cái thảm trạng này là "the American unspoken holocaust".

Tôi dám mạnh miệng nói sự thật mà không sợ bị gắn cho là có ác cảm với ngành y-tế Mỹ vì chính tôi là một thành viên của ngành này. Cân nói ngay, là thực sự ra, mặc dầu những thiếu sót, xấu xa trong ngành y tế Mỹ, ngành này vẫn là ngành đứng đầu thế giới về mức độ tân tiến và hữu hiệu. Tuy nhiên vẫn cần nói cái mặt trái của nó vì có sống trong chăn, thì mới biết chăn có rận.

Nói như vậy có mâu thuẫn không? Am I speaking from both corners of my mouth?. Dạ thưa không. Chúng ta phải nhớ là không có nước nào đoạt được nhiều giải Nobel Prize về y-tế như nước Mỹ. Nói về số khoảng 1% giới khoa học gia và nghiên cứu, kể cả y-tế, ở Mỹ thì họ thuộc thành phần lỗi lạc hàng đầu thế giới khó ai bì kịp.

Tuy nhiên, giới chuyên môn ngành y tế còn lại thì thật đa dạng. Một số khoảng 40 % thuộc loại giỏi, 20 % thuộc loại khá. Tôi nói không sợ nói ngoa là phần 30 % còn lại thuộc loại tầm thường tới hoàn toàn bất tài. Họ không thuộc bài vở, định bệnh nhờ phần lớn vào thử nghiệm và trang bị tối tân.

Lại thêm một vấn đề nữa của giới Bác Sĩ Mỹ là trịch thượng (arrogant), không có nhiệt tình (compassion) với bệnh nhân, mà chỉ quan tâm làm càng nhiều tiền càng tốt. Có một anh Bác sĩ về tim ở đây chỉ hai ba năm hành nghề đã kiếm cả chục triệu. Bạn hỏi sao mà dữ vậy.

Cho bạn một ví dụ, như bác sĩ sau đây: thân chủ nào mới tới (trong đó có tôi), anh khám qua loa, rồi nói là phải làm cath (soi tim). Một ngày anh làm từ 2 tới 4 cái, mỗi cái anh tính 4000 dollars (cho riêng anh, không kể tiền bệnh viện).

Trung bình chỉ heart cath thôi anh đã kiếm 12 tới 16 ngàn dollars một ngày (dĩ nhiên tôi từ chối không làm cath với anh ta).Một năm chỉ cath không anh ta đã kiếm trên 3 triệu rưỡi. Tôi đã nói thẳng vào mặt tay này khi anh ta lên tiếng dậy đời với tôi là tôi "sai lầm" khi tôi không chịu làm cath với anh ta: "I am not interested in doing anything with a damn money grabber like you!".

Nói một chuyện thật xảy ra cho người bạn đường yêu mến của tôi. Bạn biết cách đây hơn 06 năm, Lucie bị breast cancer (ung thư ngực). Tôi mang cô ấy tới một bác sĩ chuyên về ung thư (oncologist). Sau khi định bệnh ung thư được xác nhận và đã giải phẫu bởi một surgeon, bạn tôi, Lucie đến cùng tôi gặp bác sĩ này để làm chemotherapy (hóa trị).

Anh ta nói phủ đầu với tôi ngay là anh biết tôi là bác sĩ nhưng anh không muốn bàn nhiều vì anh là bs chuyên môn ngành này và tôi là Bs thần kinh nên chẳng biết gì. Tôi nóng máu hết sức, chẳng cần lịch sự gì cả, bèn nói với anh ta : Excuse me Dr P. Let's cut out this BS (bullsh..). This lady is not a simple patient. SHE IS MY WIFE. AND I WILL HAVE THE LAST SAY ABOUT HOW HER TREAMENT IS GOING TO BE CONDUCTED.
Dĩ nhiên sau cùng anh ta đã đồng ý hoàn toàn với treatment protocol mà tôi đưa ra (he made 100,000 dollars out of this treatment). Hơn một năm sau điều trị và thường thì Lucie tái khám 3 tháng một lần, cũng cái anh chàng này đã order full body bone scan cho Lucie. Sau đó, anh ta gọi vợ chồng tôi lại loan báo là dựa vào bone scan thì bà xã tôi đã bị cancer trở lại.

Tôi bực quá nói thẳng vào mặt anh ta (anh chàng này sau này không dám cãi tôi, sau khi biết tôi là giáo sư của nhiều đại học ở Texas và đã là giám đốc của tất cả 4 bệnh viên thần kinh trong vùng) là làm gì có cái việc định bệnh cancer relapse (ung thư tái phát) chỉ dựa vào bone scan (chụp cắt lớp xương) . Anh ta nhất định là Lucie phải điều trị ngay bằng Hevastin, một phương thuốc được quảng cáo rầm rộ về mức độ công hiệu (debatable) cho breast cancer, nhưng có điều chắc là có thể gây tử vong bất ngờ.

Tôi không chấp nhận lời đề nghị của anh BS P. này mà đưa bà xã tôi đi Harrington Cancer Center. Sau mọi thử nghiệm cần thiết nó kết luận là Lucie không hề bị cancer relapse. Và dĩ nhiên là kết luận đó đúng vì Lucie vẫn còn ở với tôi cho tới ngày nay để làm bà xếp oai hùng của tôi. (Anh chàng BS này sau này không biết bị ai khiếu nại mà bị Board restrict license, không cho làm oncology (điều trị ung thư) nữa.

Một việc nhỏ nữa. Tôi có một bệnh nhân bị Panic disorder (rối loạn tâm lí) khám tôi định kỳ từ 20 năm nay. Gần đây anh càng ngày càng khó thở. Anh cho tôi xem kết quả chụp phổi (nhiều procedures) và nói với tôi là anh đã đi nhiều bác sĩ và không ai giải thích được tại sao anh lại có vết nám (hilar mass) trong phổi và increased density on the lungs x rays.

Anh ta đến tôi nói là tuy biết tôi là bác sĩ thần kinh, nhưng ở đây nhiều người biết tôi có kiến thức nhiều về nội khoa nên muốn xin ý kiến của tôi. Tôi nhận ra là anh ta trên hình phổi có signs of interstitial infiltration/ pneumonia và có một hilar mass. Tôi nói với anh ta là anh nên đi trở lại bác sĩ phổi của anh ta (a certain doctor named Polk) nói là tôi nghi anh ta bị fungal infection và signs of idiopathic pulmonary fibrosis.

Anh ta trở lại nói với BS Polk lời gợi ý của tôi, Ông này bèn phán một câu xanh rờn đầy miệt thị: "I do not take advice from psychiatrists". Bệnh nhân của tôi trở lại báo cáo với tôi lời ông Polk. Tôi bực quá (cái tính nóng tưởng đã chừa, nhưng chưa dứt hẳn) tôi nói với anh ta: "it does not take a rocket scientist to figure it out. If he cannot, he better goes back to school".

Và tôi giải thích cho anh là các thử nghiệm đã rule out cancer, TB test của anh negative. Ngoài ra cái dạng opacity không giống một remnant của primo-infection. Anh có triệu chứng của interstitial infiltration. Dưạ vào đó mà nói thì Amarillo ở vùng nông nghiệp nên khà năng bị nấm Aspergillus candidus cao hơn.

Nhưng vì anh làm nghề plumber nên hay phải vật lộn với cống rãnh nên tôi nghi hơn nhiều anh bị một loại nấm (Fungus) hiếm nhưng thường thấy trong cống rãnh là Bradyrhizobium Japonicum. Anh bệnh nhân của tôi trở lại nói với BS Polk. Ông ta vẫn ngoan cố không chấp nhận và nói rằng : "he did not know what this Dr Nguyen is talking about". Anh bệnh nhân đi sang clinic của trường đạì học y khoa ở đây (chi nhánh của Texas Tech University, nơi tôi từng là giáo sư) cũng chẳng ai biết cái anh chàng BS "khùng" Vi Sơn này nói gì. Sau cùng một BS chịu làm thử nghiệm và gởi cho pathology lab để kiểm chứng kết quả. Results là anh chàng này bị loại nấm Bradyrhizobium Japonicum đúng như tôi đã tiên đoán.

Anh này hỏi khắp nơi mới biết ở University of Texas, Medical Branch ở Galveston, nơi chị BS Hoàng Kim Khánh làm , có một BS nổi tiếng chuyên về bệnh phổi (pulmonologist). Anh tới khám ông. Ông này sau khi làm nhiều thử nghiệm cũng xác nhận là anh bệnh nhân bị nấm Bradyrhizobium Japonicum và idiopathic pulmonary fibrosis.

Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed). Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thì luôn luôn kiếm second/third opinion. Vì trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm hay crooks lắm. Với tư cách một cựu giáo sư đại học y khoa Mỹ, tôi đóng góp ý kiến để cảnh giác thân hữu vì đây không phai là một lời bàn tầm phào để nói xấu một tầng lớp nghề nghiệp nào

Nguồn: Internet
Nguyễn Mộng Khôi chuyển

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Điều thú vị trong cách ăn mặc của Tổng thống Obama


Người đứng đầu nước Mỹ chung thủy với đôi giày cũ đã thủng đế, thích mặc chiếc áo vest ai cũng chê và đôi lúc ông nhận mình là người lôi thôi.
Trong cuốn Power Forward: My Presidential Education phát hành năm 2015, trợ lý 33 tuổi của ông Barack Obama - Reggie Love - hé lộ cuộc sống bên cạnh người quyền lực nhất nước Mỹ. Reggie chia sẻ: "Tôi là DJ, chiếc máy đọc sách, hướng dẫn viên du lịch, ví đựng tiền, túi đấm bốc, người đưa thư, chiếc túi đựng hồ sơ, đồng hồ báo thức, máy bán nước ngọt, đầu bếp, người ghi chú, bạn tập, người giao sữa, người canh cổng, người trông trẻ... và quan trọng, may mắn hơn cả, là một người bạn của Obama".

Trong cuốn sách, tác giả dành phần liệt kê những lý do làm nên thói quen ăn mặc giản dị của Obama. Theo tác giả, chính phong cách của Tổng thống Mỹ đem đến cho người đối diện ấn tượng khó phai về con người ông.

Không có chuyên gia tư vấn trang phục riêng
Image
Tổng thống Barack Obama cùng trợ lý Reggie Love trong một sự kiện năm 2010. Ảnh: Hufflingtonpost


"Chúng tôi phải học cách mặc sao cho phù hợp. Ấn tượng mỗi người tạo nên trước công chúng đều thể hiện bằng những lá phiếu có hoặc không rất rõ ràng", Reggie Love cho biết suốt chiến dịch tranh cử năm 2008, Barack Obama - khi đó còn là Thượng nghị sĩ bang Illinois - không hề được hỗ trợ bởi một stylist hay người tư vấn trang phục chuyên nghiệp nào. Reggie Love phải đảm đương nhiệm vụ này trong hầu hết trường hợp.

Mỗi khi Obama chọn một bộ đồ nào đó, ông quay sang hỏi ý kiến Reggie Love. Người trợ lý nghĩ Tổng thống coi trọng suy nghĩ của mình đến vậy đơn giản vì anh là người duy nhất ở bên cạnh ông. Mỗi lần như thế, Reggie đưa ra ý kiến, nếu khen sẽ là "Trông rất được", còn không anh chỉ ra điểm chưa đạt yêu cầu, ví dụ như "Cà vạt của ngài thắt hơi lỏng".

Reggie Love cho biết nếu Michelle Obama - vợ Tổng thống Mỹ - được mọi người ca ngợi vì gu thời trang tinh tế và quý phái thì Barack Obama lại ít chú tâm hơn về vẻ ngoài. Các nhân viên thường xuyên phải nhắc ông bỏ điện thoại ra khỏi thắt lưng giống kiểu máy nhắn tin hồi xưa để trông đỡ lỗi thời.

Chung thủy với đôi giày cũ thủng đế

Reggie Love tiết lộ Barack Obama khá trung thành với một đôi giày dự tiệc. Dù đế giày đã bị thủng vài lỗ, khi tham gia chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ không khi nào rời xa nó.
Image
Đôi giày của Obama bị thủng dưới đế nhưng không khi nào rời xa ông trong các chiến dịch tranh cử. Ảnh: Hufflingtonpost


"Nếu Obama không được đi đôi giày yêu thích của mình, tôi sẽ đối mặt với rắc rối", Reggie Love thừa nhận việc chọn đôi giày phù hợp với Tổng thống là thách thức lớn với anh.

"Cánh tay phải" của Obama từng phải lập một cuộc săn tìm các loại giày phù hợp cho Tổng thống Mỹ trong một lần ông tới phát biểu trước người dân và thăm các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại bang Pennsylvania, Mỹ hồi tháng 3. Theo lời khuyên của chính quyền địa phương, họ nên sử dụng giày cao cổ hoặc bốt khi đặt chân tới các trang trại bò sữa. Để tìm phụ kiện cho Obama, Reggie Love đặt hàng loạt giày từ nhiều cửa hàng khác nhau với cỡ dao động từ 11 đến 11,5 theo chuẩn Mỹ (tương đương cỡ 44 và 44,5 của châu Âu). Cuối cùng, anh quyết định chọn một đôi giày cao cổ Timberland màu nâu sáng cho Tổng thống. Anh cũng phải giữ chúng trên máy bay suốt chuyến đi, đề phòng các hoạt động bất ngờ xảy đến.

Không ngại mặc chiếc áo vest ai cũng chê

Trong các chiến dịch vận động tranh cử, Obama thường khoác một chiếc áo vest mà các nhân viên đều không thấy vừa mắt. Người trợ lý kể: "Chẳng ai thích nó, trừ ông ấy. Một ngày, nó bị tôi 'bỏ quên' ở New Hampshire, Obama đã liên tục tra hỏi xem trang phục yêu thích của mình đang ở đâu".

Reggie Love cho biết, nếu không thấy chiếc áo yêu thích, Obama sẽ không ngừng đặt câu hỏi: "Áo khoác của tôi đâu rồi?", "Có phải cậu đã lấy áo khoác của tôi không?", "Khai thật đi, cậu cầm áo của tôi hả?"...

Tự nhận mình là người lôi thôi

Trong một cuộc phỏng vấn với NBC, Obama được người dẫn chương trình Meredith Vieira nhắc việc ông mặc một chiếc quần jeans cũ khi tới giải đấu bóng chày All-Star vào tháng 7/2009. Meredith Vieira đã hỏi: "Vợ ngài là một trong những người phụ nữ ăn mặc sành điệu nhất thế giới. Ngài có lời nào muốn lý giải cho chiếc quần mình đã mặc không?" .

Reggie kể khi ấy Obama chỉ ra dấu hiệu không quan tâm, rồi nói thêm: "Michelle, cô ấy rất tuyệt vời. Còn tôi có chút gì đó lôi thôi. Về cơ bản, trong chưa đầy hai năm qua, tôi chỉ có bốn bộ suit. Tôi ghét mua sắm kinh khủng. Những chiếc quần jeans đó rất thoải mái. Còn với những người muốn Tổng thống phải ăn mặc thật sành điệu trong những chiếc quần bó sát, tôi rất tiếc. Tôi không phải típ người đó".

Image
Obama từng bị chê vì mặc chiếc quần quá lỗi thời khi tới giải đấu bóng chày năm 2009. Ảnh: Hufflingtonpost.


Đầu năm nay, khi được hỏi mỗi sáng nhân viên của mình phải đưa ra bao nhiêu sự lựa chọn về suit, Obama cho biết ông không nhờ vả ai làm việc này cả.

"Tủ quần áo của tôi cũng giống như của những người bình thường thôi", Tổng thống Mỹ nói.


Thành Trương

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Melbourne 'thành phố đáng sống nhất thế giới'
20 tháng 8 2016
Melbourne, trong năm thứ sáu liên tiếp, là thành phố đáng sống nhất thế giới, theo bảng xếp hạng 140 thành phố của Economist Intelligence Unit (EIU).

Damascus xếp chót bảng.

Tại châu Á, Tokyo xếp cao nhất, thứ 13.

Hong Kong xếp thứ 43, còn Singapore thứ 46.

Tô Châu xếp cao nhất trong các thành phố ở Trung Quốc đại lục, xếp thứ 72, còn Bắc Kinh và Thượng Hải lần lượt thứ 73 và 82.

BBC Tiếng Việt chưa tiếp cận được với toàn bộ bảng xếp hạng 140 thành phố năm 2016.

Nhưng bảng xếp hạng của EIU năm 2015 xếp Hà Nội thứ 118, và TP. Hồ Chí Minh thứ 122 trong tổng số 140 thành phố.

Năm 2015, Tokyo vẫn là thành phố châu Á đứng cao nhất, thứ 15, ngay sau đó là Osaka cũng của Nhật.

Năm 2015, Damascus của Syria cũng bị EIU xếp chót bảng.

Bảng xếp hạng Global Liveability Ranking của EIU đánh giá 30 yếu tố trong năm hạng mục chính là ổn định, y tế, văn hóa-môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Xếp hạng này không tính chi phí cuộc sống rẻ hay đắt.

Các thành phố xếp đầu có điểm chung là thuộc các nước khá giàu, hệ thống y tế, giáo dục tốt, cơ sở hạ tầng tốt, và thường có kích cỡ vừa, dân số không quá dày đặc.

Sáu trong 10 thành phố xếp đầu là ở Úc và Canada.

Mật độ dân số ở Úc và Canada lần lượt chỉ là 3,1 và 3,9 người mỗi cây số vuông.

Các thành phố lớn, thành công như New York, London, Paris không có thứ hạng cao vì cùng gặp các vấn đề như đe dọa khủng bố, tỉ lệ tội phạm cao, kẹt xe, giao thông công cộng...

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Cali Cơ Nguy Sẽ Động Đất 7.5 Xóa Sổ Rất Nhiều Thành Phố
28/08/2016
WASHINGTON – Thế giới mấy hôm nay kinh hoàng vì 2 trận động đất lớn ở Italy và Miến Điện… nhưng vẫn chưa hết đâu.

Trái đất sẽ bị thêm hơn 100,000 trận động đất cường độ 3.0 hay nặng hơn riêng trong năm nay, theo cuộc nghiên cứu của Sở Địa Dư Hoa Kỳ.

Sở đưa ra bản nghiên cứu cho biết mỗi năm địa cầu sẽ có khoảng nửa triệu trận động đất, nhưng chỉ là động đất khi có cường độ 3.0 hay nặng hơn vì lúc đó nhân loại mới cảm thấy rung chuyển.

Có vẻ như nhân loại cứ mỗi năm lại thêm mong manh với động đất, vì nạn hâm nóng địa cầu ngày càng làm vỏ trái đất mỏng dòn hơn.

Nghiên cứu cảnh báo rằng sẽ có một trận động đất lớn New Madrid (đường nứt dưới mặt đất này chạy dài 150 dặm từ tiểu bang Arkansas và xuyên tới hai tiểu bang Missouri và Illinois) vào giữa thế kỷ này.

Nghiên cứu cũng cho biết sẽ tất yếu có một trận động đất lớn ở Nam California có thể mạnh tới 7.5 độ, vì hai đường nứt nơi đây có thể cùng khởi động. Nghiên cứu cho thấy động đất lớn có thể khởi động trên đường nứt San Jacinto và lay động tới đường nứt San Andreas, cũng là đường nứt dài nhất California và là một trong những đường nứt nguy hiểm nhất.

Hai đường nứt chạy xuyên các thành phố San Bernardino, Colton, Moreno Valley, Redlands, Loma Linda, Hemet và San Jacinto, cũng như gần các thị trấn Riverside, Rialto và Fontana.

Nếu như thế, các núi lửa ở ven biển phía tây Hoa Kỳ có thể bùng nổ, và siêu núi lửa Yellowstone có thể xóa đi rất nhiều thành phố chỉ trong vòng 1 ngày.

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

NHÌN NGƯỜI
Có một giai thoại về đại học Stanford, “Một câu chuyện thật thú vị”, nội dung như sau:

Một phụ nữ trong bộ trang phục áo bằng vải lanh kẻ sọc và chồng mình trong bộ com-lê giản dị đã mòn xơ cả chỉ, xuống ga tàu ở thành phố Boston và rụt rè bước đi không hẹn trước tới văn phòng ở phía ngoài của đại học Harvard. Trong chốc lát cô thư ký có thể nói rằng những người ở nông thôn lạc hậu về văn hóa như thế không có việc gì phải bước chân vào đại học Harvard thậm chí còn không xứng đáng được vào đại học Cambridge.

Cô thư ký mặt mày cau có. Người đàn ông nói nhẹ nhàng:

- Chúng tôi muốn gặp thầy hiệu trưởng

Cô thư ký gắt gỏng lên:

- Ông ấy bận rộn cả ngày.

Người phụ nữ trả lời.

- Chúng tôi sẽ đợi.

Suốt nhiều giờ trôi qua, cô thư ký không thèm để ý đến họ, trong lòng hy vọng rằng hai người rốt cuộc sẽ nản lòng mà bỏ đi.

Nhưng hai người vẫn không đi. Và cô thư ký đã nản lòng, và cuối cùng quyết định phải quấy rầy vị hiệu trưởng, mặc dù đó là công việc thường ngày mà cô luôn luôn thấy ân hận mỗi khi làm. Cô nói với vị hiệu trưởng:

- Có thể nếu họ gặp được thầy ít phút họ sẽ đi ngay.

Vị hiệu trưởng thở dài bực tức, rồi gật đầu. Ai đó có vai trò quan trọng như ông ta thì rõ ràng là không có thời gian để tiếp họ, thế nhưng ông ghét cay ghét đắng chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ cứ phủ đầy bừa bãi căn phòng ở phía ngoài của ông ta.

Vị hiệu trưởng với gương mặt lạnh lùng đầy vẻ nghiêm nghị đi khệnh khạng về phía cặp vợ chồng. Người phụ nữ nói với vị hiệu trưởng:

- Chúng tôi có một đứa con trai đã từng theo học ở trường đại học Harvard một năm. Nó thực sự yêu mến ngôi trường này. Nó cảm thấy hạnh phúc khi học ở đây. Thế nhưng, cách đây một năm, nó đột nhiên bị giết chết. Và vợ chồng tôi rất muốn xây dựng một tấm bia để tưởng nhớ con trai mình ở một nơi nào đó trong khuông viên trường.

Vị hiệu trưởng không động đậy, ông đã bị sốc. Ông nói một cách thô lỗ cộc cằn:

- Thưa bà, chúng tôi không thể dựng tượng cho mỗi người đã từng theo học ở Harvard rồi sau đó bị chết. Nếu chúng tôi làm như vậy thì ngôi trường này sẽ trông giống như một nghĩa trang !

Người phụ nữ nhanh chóng giải thích:

- Ồ, không phải như vậy. Chúng tôi không có ý định xây dựng một bức tượng. Chúng tôi nghĩ sẽ xây một tòa nhà cho nhà trường.

Vị hiệu trưởng trợn tròn con mắt. Ông liếc nhìn chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ rồi thốt lên:

- Một tòa nhà ! Ông bà có tưởng tượng được một tòa nhà trị giá bao nhiêu không ? Chúng tôi phải đầu tư hơn 7 triệu rưỡi đô la cho xưởng thiết bị vật lý ở Harvard.

Người phụ nữ im lặng một lát. Vị hiệu trưởng có vẻ hài lòng. Bây giờ thì ông có thể rời khỏi họ. Người phụ nữ quay lại phía chồng và nói nhỏ:

- Bắt đầu xây một trường đại học tất cả chỉ tốn ngần ấy thôi sao ? Tại sao chúng ta không xây một trường đại học riêng ?

Người chồng gật đầu đồng ý.

Khuôn mặt của vị hiệu trưởng thượt ra đầy bối rối và lúng túng. Và ông bà Leland Stanford đã bỏ đi, đến thành phố Palo Alto, bang California, nơi đó họ lập nên trường đại học mang tên mình, một đài tưởng niệm để tưởng nhớ đứa con của mình mà trường Harvard không còn quan tâm đến nữa.

“Bạn có thể dễ dàng đánh giá tư cách của những người khác thông qua cách mà họ đối xử với những người không thể làm gì vì họ và cho họ” (Malcolm Forbes).



CHIA SẺ MỘT CHÚT SUY TƯ

NHÌN NGƯỜI


Vẻ hào nhoáng bề ngoài

Ngày nay, người ta thích chạy theo vẻ hào nhoáng bề ngoài. Nhiều người đua nhau phô trương sự giàu có của mình. Vì sự giàu có thường mang lại cho người ta danh giá và lời ca tụng.

Nhưng, “không phải mọi thứ lấp lánh đều là kim cương”. Nhiều kẻ giàu có đã sống một cuộc đời vô nghĩa. Có câu: “Người ta ca tụng trước tài năng, nhưng người ta cúi phục trước lòng nhân”.

Nhiều kẻ sống chỉ biết đi tìm sự giàu có, nên những ai có thể giúp họ vững bước trên con đường giàu có, thì họ mới cần quan hệ, ngoài ra, họ chẳng quan tâm đến ai. Thật không sai khi Malcolm Forbes kết luận: “Bạn có thể dễ dàng đánh giá tư cách của những người khác thông qua cách mà họ đối xử với những người không thể làm gì vì họ và cho họ”.

“Vì họ” và “cho họ” là thứ “ích kỷ thời đại”. Là cội nguồn của sự thoái hóa đạo đức con người. Nó làm cho con người lạnh lùng trước những kẻ thiếu thốn, và ngoảnh mặt trước những kẻ khốn cùng. Vì họ nghĩ rằng: những người “thiếu thốn và khốn cùng” kia làm cản trở bước tiến của họ, thậm chí có thể làm cho họ bị thiệt hại và nghèo đi, khi họ phải đưa bàn tay cứu giúp.

Và, cứ như thế, tháng năm nối tiếp, họ lo củng cố sự hào nhoáng bề ngoài của họ, còn tâm hồn của họ thì ngày càng trống rỗng !

LA FONTAINE để lại câu nói đáng ta suy ngẫm: “Danh giá phần đông chỉ là bọn hề ở hí trường. Cái bề ngoài của nó chỉ lòe được kẻ ngây ngô thôi” (Les grands pour la plupart sont masques de théâtre. Leur apparence impose au vulgaire idolâtre).


Điều cao quý bên trong


Cái gì ở trong thẳm sâu tâm hồn thì khó thấy, nhưng đó lại là điều cao quý và bền vững với thời gian. Đó là vẻ đẹp tâm hồn, mà chỉ có những ai sở hữu một tâm hồn cao đẹp mới “nhìn thấy” và “hiểu được”. Người ta thường dùng “ngôn ngữ riêng” để diễn tả sự cảm nhận kỳ diệu ấy qua một thứ “giác quan thiêng liêng” mà không phải ai cũng có được, như “đôi mắt tâm hồn”, “đôi tai tâm hồn”…

Như câu chuyện về đại học Stanford, vị hiệu trưởng không thể thấy được “tâm hồn” của hai vợ chồng Leland Stanford vì chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ mà họ mặc đã làm tối mắt vị hiệu trưởng thông minh ấy.

Vấn đề không phải là vì vị hiệu trưởng không có thời giờ để tiếp khách, mà vì khách chỉ là những người trông nghèo nàn thiếu học, không có lợi gì khi bỏ công sức và thời gian để trò chuyện với họ.

Ai đó có vai trò quan trọng như ông ta thì rõ ràng là không có thời gian để tiếp họ, thế nhưng ông ghét cay ghét đắng chiếc áo vải lanh sọc và bộ com-lê đã sờn chỉ cứ phủ đầy bừa bãi căn phòng ở phía ngoài của ông ta.

Trong ánh mắt phàm phu, biết bao điều còn mờ tối. Lòng kiêu căng tự phụ, chận lối biết bao người. Nhiều khi ta không nhận ra được “viên ngọc tâm hồn” ở tha nhân, vì ta quá vội vã, ta tự cho là mình đã thông suốt tất cả. Giống như nhiều thầy tu tự cho mình là thánh, nên nhìn ai cũng là những kẻ tội đồ.

Chắc các bạn đã biết câu chuyện “Ngọc bích họ Hòa”:

Nước Sở, có người họ Hòa, được một hòn ngọc ở trong núi, đem dâng vua Lệ Vương. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá, không phải ngọc”. Vua cho người họ Hòa là nói dối, sai chặt chân trái.

Đến khi vua Vũ Vương nói ngôi, người họ Hòa lại đem ngọc ấy dâng. Vua sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc nói: “Đá, không phải ngọc”. Vua lại cho họ Hòa là nói dối, sai chặt nốt chân phải.

Đến khi vua Văn Vương lên ngôi, người họ Hòa ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở Sơn suốt ba ngày ba đêm đến chảy máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ Hòa thưa: “Tôi khóc không phải là thương hại cho chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối”. Vua bèn cho người xem lại cho rõ kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là “Ngọc bích họ Hòa” (Hàn Phi Tử).


Nhìn người

Có câu: “Con cáo nó tưởng ai cũng ăn gà như nó”. Vị hiệu trưởng trong câu chuyện không ngờ trong những con người “nghèo nàn” thế kia lại có thể chứa một “kho tàng” như thế ! Đúng là “ngọc trong đá” ! Đối với những con người kia, có thể việc làm của họ chỉ là chuyện “bình thường”, nhưng với vị hiệu trưởng, đó lại là chuyện “phi thường” vì lòng ông quá “tầm thường”. Vị hiệu trưởng ! Ngạc nhiên chưa !? Và ngạc nhiên trong sự thẹn thùng.

Khuôn mặt của vị hiệu trưởng thượt ra đầy bối rối và lúng túng.

Vị hiệu trưởng đã để vuột mất một cơ hội lớn để phát triển hơn nữa cho đại học Harvard, nhưng nỗi đau không phải là sự mất mát mà là sự tủi nhục trong tâm hồn. Khi vị hiệu trưởng thấy mình quá lớn lại là lúc nhận ra mình quá nhỏ, và bài học hôm nay không phải đến từ bậc quân sư, mà chỉ là từ những con người xem ra thật bình dị.

Còn sống ngày nào đừng đoán người qua vẻ mặt. (La Fontaine)

Nào, ta hãy thận trọng. Khi “nhìn người” để rồi phê phán và ứng xử, có khi chính lúc ấy lại là lúc ta để lộ nguyên hình “tâm hồn đầy rong rêu” của ta.

Họ - những người ta đang tiếp xúc - là những kẻ quá bé mọn hay vì lòng ta quá hẹp hòi. Họ là những người quá vụng về hay vì lòng ta quá đòi hỏi. Họ là những người quá thấp hay vì lòng ta quá kiêu căng. Họ là những người quá tội lỗi hay vì ta tự phong mình là thánh nhân...

Và ta nhìn người, nhìn đời, không vừa ý ta. Không vừa ý ta vì không có lợi gì cho ta. Không “vì ta, cho ta”. Khi ta muốn tom góp lại là lúc ta đánh mất tất cả.

Biết bao điều tốt đẹp đến với ta, nhưng ta đã từ chối vì ta không nhận ra được điều quý giá tiềm ẩn, những điều mà chỉ có “đôi mắt tâm hồn” ta mới thấy được.

Nếu bạn cảm thấy sao đời mình u ám quá, thử coi lại xem cánh cửa sổ tâm hồn mình thật đã có lau kỹ chưa (La Rochefoucauld)

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Suốt Đêm Không Ngủ


Khi tôi bắt đầu đi ngủ là 11 giờ đêm, bên ngoài cửa sổ những bông tuyết nhỏ đang rơi. Tôi chui vào trong chăn, cầm lấy cái đồng hồ báo thức, phát hiện ra nó không kêu được nữa, tôi quên chưa mua pin. Trời lạnh như thế này, tôi chẳng muốn dậy. Tôi liền gọi điện cho mẹ:


- Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, mai con phải đi sớm đến công ty, có cuộc họp, 6h mẹ gọi con dậy nhé

Giọng mẹ ở đầu bên kia chừng một lúc mới nghe thấy, có lẽ mẹ đang ngủ, mẹ bảo:

- Được rồi con yêu!

Khi chuông điện thoại reo, tôi vẫn đang mơ một giấc mơ đẹp, bên ngoài trời vẫn còn tối.
Mẹ ở đầu bên kia nói:

- Cindy à, con mau dậy đi, hôm nay có cuộc họp đấy!

Tôi ngẩng đầu nhìn, mới có 5h40 phút.
Tôi không nhịn được bực mình:

- Con không phải là bảo mẹ 6h rồi sao? Con muốn ngủ thêm một chút nữa!

Mẹ ở đầu bên kia không nói gì cả, tôi cúp máy.
Thức dậy, tôi tắm gội xong xuôi rồi đi làm. Thời tiết thật lạnh, tuyết rơi lả tả giữa trời đất bao la. Đứng ở bến xe bus, chân tôi run cầm cập. Xung quanh còn mờ mờ ảo ảo, đứng bên cạnh tôi là hai bác đã có tuổi, tóc hoa râm.
Tôi nghe thấy bác trai nói với bác gái

- Bà xem tối nào bà cũng ngủ không ngon, mới có mấy giờ sáng đã giục tôi dậy rồi, bây giờ thì đứng đợi rõ lâu!

Đúng vậy, chuyến xe đầu còn 5 phút nữa mới đến. Cuối cùng xe cũng đã đến, tôi lên xe. Lái xe là một chàng trai còn rất trẻ, đợi tôi lên xe xong, anh ta liền cho xe chạy.Tôi nói với anh ta:

-Này anh tài xế, còn hai bác nữa đang ở dưới, trời lạnh như thế này mà họ đã đợi rất lâu rồi, tại sao anh không đợi người ta lên xe rồi mới chạy?

Anh ta rất bình tĩnh nói:

- Không sao đâu, đó là bố mẹ tôi. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, bố mẹ tôi đến để xem đấy!
Bỗng nhiên tôi bật khóc! Tôi nhìn thấy tin nhắn gửi đến của bố:

- Con gái à, mẹ nói là mẹ đã không tốt, mẹ cả đêm ngủ không ngon, dậy từ rất sớm, lo con sẽ muộn cuộc họp

Tôi bỗng nhớ đến một câu ngạn ngữ của người Do Thái:

"Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!"

Xem xong tin nhắn, tôi tự nhủ thầm là nhất định phải ngoan và hiếu thảo với cha mẹ của tôi.

Trong cả cuộc đời này, người mà sẵn lòng hy sinh tất cả vì bạn mà không hối hận, không cần đền đáp, tới tận khi nhắm mắt xuôi tay vẫn quan tâm, lo lắng cho bạn ...và người đó chỉ chính là cha mẹ của bạn.
Hãy hiếu thảo với cha mẹ và tránh đừng làm cho họ buồn bạn nhé.

Do Dom ST.

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Những lời cuối cùng của Steve Jobs

Những lời cuối cùng của Steve Jobs - người sáng tạo ra Iphone Apple - chấn động cả thế giới.

"Tôi đã đạt đến tột đỉnh của thành công. Trong con mắt người khác, cuộc đời tôi là một biểu tượng của thành công. Tuy vậy phía sau của công việc tôi có rất ít niềm vui. Tài sản của tôi cuối cùng cũng bình hoá với tôi. Trong lúc này trên giường bệnh viện, hồi tưởng về cuộc đời, những lời khen ngợi, tự cao, tự hào về tài sản nhưng tôi cảm thấy thật vô nghĩa trước tử thần, cái chết.

Trong bóng tối, khi nhìn ánh đèn màu xanh và tiếng ồn ào của máy dưỡng khí, tôi cảm nghiệm được những hơi thở của tử thần rất gần kề. Bây giờ tôi mới hiểu thấu, nếu một lần bạn đã có tiền đủ cho cuộc đời của bạn, bạn hãy đeo đuổi một mục đích khác không liên quan đến tiền bạc. Nên tìm một điều gì quan trọng hơn. Ví dụ như là lịch sử tình yêu nhân loại, nghệ thuật, ước mơ tuổi thơ… Đừng làm nô lệ cho vật chất, giàu sang, vì nó sẽ biến bạn thành một người yếu ớt như tôi.

Thượng Đế tạo dựng chúng ta để cảm nghiệm được tin yêu trong tim, chứ không phải những ảo tưởng về tiền tài, danh vọng như tôi đã làm trong suốt cuộc đời nhưng không thể đem theo tôi được. Tôi có thể mang theo được những kỉ niệm của yêu thương. Đây mới chính là sự giàu sang sẽ có thể đồng hành với bạn, là sức mạnh, ánh sáng soi sáng cho bạn tiến tới. Tình yêu có thể đi hàng ngàn cây số và chính vì thế cuộc đời không có giới hạn. Đi, tiến đến nơi mà bạn muốn, Cố gắng lên để đạt được những mục đích. Tất cả là ở trong tim và trong lòng bàn tay của bạn.

Cái giường nào đắt giá nhất trên đời? Đó là giường bệnh viện, vì nếu có tiền, bạn có thể mướn tài xế lái xe cho bạn, nhưng không thể dùng tiền để thuê người mang bệnh cho bạn. Mất tài sản mình có thể tìm lại được, có một cái khi đã mất thì không thể tìm lại được: sự sống. Dù đang ở giai đoạn nào trong cuộc đời, cuối cùng, tất cả phải đối diện khi bức màn sự sống kéo xuống.Làm ơn hãy nâng niu và nhận thức được giá trị tình yêu gia đình, tình yêu bạn đời và tình yêu bạn hữu, gìn giữ sức khỏe cho bạn và chăm sóc đồng bào của bạn."

Post Reply