Đời Sống Quanh Ta

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Tản mạn về chữ "Vội"

Không chỉ có người Pháp mà cả Âu Châu đều chê đời sống Mỹ vội vàng, tất bật.
Siêu thị ở Đức, chiều Thứ Sáu hai giờ đã đóng cửa nghỉ cuối tuần.
Mùa Hè, dân cư bỏ đi nghỉ để lại một Paris trống trơn.

Người Mỹ làm việc mỗi năm 1,789 giờ, trong khi ở Pháp, trung bình người ta chỉ làm việc 1,473 giờ. 40% người Mỹ không nghỉ hết số giờ nghỉ phép của họ. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC với cư dân ở thủ đô Washington, DC, nhiều người cho biết suốt năm, họ không dùng đến một ngày nghỉ phép nào, nghĩa là đi làm đầu tắt, mặt tối suốt năm.

So với các quốc gia ở Âu Châu, Úc, Á Châu, thì Hoa Kỳ có nhịp sống hối hả nhất!

Khách du lịch đến Mỹ không khó để nhận ra điều ấy. Người Việt đến định cư ở Mỹ cũng chạy theo đời sống Mỹ, nhiều khi còn vội vã hơn người bản xứ. Chợ búa mở cửa đến 11 giờ đêm, quán ăn mở cửa đến sáng.

Ngày cuối tuần Mỹ Trắng đi nhà thờ, người Hispanic sửa xe hay đem con vào chơi công viên, còn Việt ta đi làm thêm giờ phụ trội.

Ngày đến Mỹ, vật tôi ghét nhất là cái đồng hồ báo thức, đó là kẻ thù của những giấc ngủ. Trên đường đến chỗ làm, buổi sáng ai cũng gấp gáp, vơ vội cái hộp đựng cơm và chạy ra xe.

Đi làm trễ vài lần là coi như mất việc! Cuộc đời là những cuộc chạy việt dã, như trên xa lộ, không thể lúc nào đó dừng lại, làm một cái “full stop,” là tai nạn xẩy ra lập tức.

Có người cạo râu, ăn sáng hay cả đánh răng trên xe.

Năm 1995, ở Virginia xẩy ra một tai nạn thảm khốc trên Freeway 95, một cô gái xinh đẹp đã kẻ mắt trong khi đang lái xe. Thời gian ăn cũng không có, lấy đâu thời gian làm đẹp. “Sáng nay vội, chồng thư chưa gửi kịp. Chiều nay về có kịp đón con không?”

Ở Mỹ, ai cũng mang đồng hồ, đi đâu cũng thấy cái đồng hồ.
Đồng hồ trên điện thoại cầm tay, trong xe, trong chợ, ở những bảng hiệu quảng cáo, trên nóc nhà thờ, để người ta chạy theo nó.
Chỉ duy nhất một nơi không có đồng hồ, là ở các sòng bài.
Ở đó không có đêm mà cũng chẳng có ngày, đi đánh bài thì cứ từ từ không có gì phải nôn nóng!

Ngay cái ăn, cũng phải nhanh, ăn đứng, ăn chạy, ăn trên xe, đó là cái hamburger, gói khoai chiên gọi là “fast food,” thêm ly nước có cái ống hút. Không thể so với tô phở của người Việt Nam, nó chậm rãi, rềnh rang biết bao, nhanh là phỏng miệng!

Kéo ghế ngồi xuống, chờ tô phở đem ra, nào lau đũa, muỗng, vắt chanh, rắc tiêu, còn tương đỏ, tương đen, còn rau giá... Đứng dậy rồi, cũng chưa vội được, ngoái đầu lại, xem nhớ bỏ lại trên bàn đồng bạc lẻ không? Mỗi ngày, con người bận theo thư tín, điện thoại, Internet, báo chí, truyền hình, những buổi hội họp bạn bè, thăm viếng, cưới hỏi, tang lễ... không còn cả thời gian dành cho con cái hay cả với vợ chồng.

Một ngày đi du lịch cũng là một ngày chạy. Khách sạn báo thức qua điện thoại, ăn sáng thật nhanh còn ra xe, trở về xe không kịp thì bị bỏ lại. Chỗ này 30 phút, chỗ kia một giờ. Mấy ai được đi du lịch một cách nhàn tản, nằm vài giờ trên võng dưới bóng dừa, nghe sóng biển reo, hay lang thang trong một làng quê, nghe được tiếng con gà gáy trưa?

Tuổi già rồi, trong thói quen và tình nghĩa Việt Nam, ông còn phải đưa đón cháu, lại chạy theo cái kim đồng hồ. Đón đi, chậm thì cháu vào học trễ. Đón về, chậm thì cháu bơ vơ trước cổng trường. Bà thì bận rộn theo chuyện bếp núc, thương con cháu thì cái ăn, cái mang về.

Nhiều bà cụ, đến tuổi cần nghỉ ngơi, còn tham hái mớ chanh, nhặt mấy trái ổi, cắt luống rau sau vườn, ra ngồi ngoài hè phố từ sáng đến tối sẫm, nhặt thêm ít đồng bạc.
Hỏi cụ, lý do còn đi cúng chùa hay dành dụm tiền vé về Việt Nam. Thành ra chẳng có lúc thảnh thơi, lúc nào cũng vội vã lo toan.

Từ nhiều năm nay, chính phủ Canada quyết định chọn một ngày vào mùa Hè, thường là ngày cuối tuần, như là “Một ngày không vội vã” (No Hurry Day).

Việt Nam có nhiều tiếng để gọi như là: “Một ngày không hấp tấp, không hối hả, không vội vã, không khẩn trương.” Lẽ cố nhiên đây không phải là quy định bắt buộc, mà chỉ là gợi ý cho một ngày thanh thản.

Đó là một ngày sống với thái độ: “Chậm lại, bình tâm lại, đừng lo lắng, đừng vội vàng, hãy tin vào quy luật của tự nhiên!”

Thử tưởng tượng ra một ngày nào đó, buổi sáng không có tiếng đồng hồ báo thức, không hẹn hò với ai, không hứa với ai đó làm việc gì, có thể nằm nướng trên giường, “có việc thì lo phay pháy, không việc thì ngáy pho pho!” Một ngày không mở Internet, không “chat,” không Facebook, không đọc báo, không có tiếng điện thoại reo...

Có lúc nào bạn buông ra được nửa bước cái điện thoại cầm tay, hay mắt rời cái màn ảnh truyền hình trong một ngày chưa! - Cuộc đời chúng ta, mỗi năm có được bao nhiêu ngày hạnh phúc như vậy!


Chúng ta cùng xem bài thơ " VỘI "

của Thích Tánh Tuệ


Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.


Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã , rời...


Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.


Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
'' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...


Vội quên, vội nhớ vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?
'' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...

*****
Dù đang thanh thản hay phải vội vã cũng xin chúc ACE luôn an bình hạnh phúc trong cuộc sống .

Tâm Nhàn

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích
Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

User avatar
khieulong
Posts: 6755
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Không ngủ trong xe với máy lạnh.

Image
Người đàn ông bật máy lạnh ngủ trong xe và rồi anh ta không còn “thức dậy sau này” nữa.

Nhắc nhở: Không bật máy lạnh ngủ trong xe hơi. Hôm 11/9, ở Thiệu Hưng, TC, trước cửa một khách sạn lớn, một người đàn ông trên 30 tuổi, ngủ trong một chiếc Audi A6 đã mãi không tỉnh dậy được nữa. Các bác tài xế lái xe chú ý, mùa hè đừng mở máy lạnh ngủ trong xe, những ngày nắng nóng, càng phải biết giữ gìn cơ thể của mình.

Môi trường không khí lạnh khép kín trong một chiếc xe hơi là nguyên nhân dễ dẫn đến ngộ độc carbon monoxide nhất.

Căn cứ vào các trường hợp được phát hiện là đã chết trong xe ô tô khi đang bật điều hòa, cảnh sát phân tích nguyên nhân có thể do ô tô thải carbon monoxide vào không khí trong xe, khi khí carbon monoxide tích tụ ngày càng nhiều sẽ gây bão hòa lượng oxy, cuối cùng dẫn đến những sự chết ngoài ý muốn.

Ngộ độc khí thải từ ô tô là bởi trong một môi trường khép kín, ô tô thải khí trong một thời gian dài, do đó không thể chuyển đổi một lượng lớn các khí thải độc hại thải vào trong xe sẽ gây ngộ độc, Tình hình sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu bạn ở trong nhà xe hoàn toàn đóng kín. Vì vậy, bật điều hòa trong xe ô tô khi ngủ rất dễ xảy ra những tình huống nguy hiểm.


Chuyên gia Tư vấn nhắc nhở bạn: vạn lần không nên mở động cơ trong khu vực kém thông thoáng, và không ngủ trong xe hơi khi bật máy lạnh, bởi lẽ: nguồn thông gió bên trong xe kém, động cơ bài khí thải carbon monoxide sẽ từ từ rò rỉ vào trong xe. Nếu như điều hòa trong xe mở trong khoảng thời gian dài, tốt nhất bạn nên mở một khoảng thông khí nhỏ, để không khí có thể đối lưu từ bên ngoài vào trong xe.

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »


Trung Quốc đông đúc đến mức nào


Vì dân số đông nhất thế giới, hầu hết điểm du lịch Trung Quốc luôn trong tình trạng quá tải, đặc biệt vào mùa cao điểm từ tháng 5 đến tháng 9.

Image
Có dân số vào khoảng 1,3 tỷ người năm 2015, Trung Quốc khiến du khách nước ngoài ngỡ ngàng với sự đông đúc đến nghẹt thở
tại các tuyến đường giao thông và điểm du lịch. Trong ảnh là hàng người chen nhau tham quan Vạn Lý Trường Thành.


Image
Hành khách tại nhà ga xe lửa trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Trung Thu ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Image
Thang cuốn xuống tàu điện ngầm giờ cao điểm ở Bắc Kinh


Image
Những dòng người không ngừng nghỉ trên lối vào ga xe lửa.


Image
Đám đông háo hức chờ đợi khu nhà mở bán ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.


Image
Các thí sinh tập trung tại lối vào một lớp học để tham dự kỳ thi tốt nghiệp kéo dài 3 ngày ở Hợp Phỉ, tỉnh An Huy.
1,8 triệu người đã tham gia kỳ thi này năm 2013.


Image
Người dân đi chợ mua rau buổi sáng ở Bắc Kinh.


Ảnh: Reuters

Hải Thu

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image


Khi những giòng sông không còn lơ đãng
Tôi không quen biết gì Thu Phương nhưng biết đến Huy M.C và Thu Phương từ khi còn Làn Xóng Sanh. Thu Phương được biết đến với : Cô gái đến từ hôm qua, Thôi anh hãy về, Đêm nằm mơ phố vv…Nhưng để lại ấn tượng nhất trong tôi vẫn là Dòng sông lơ đãng. Chất giọng của Phương hợp với bài hát này và tôi thích cả nội dung của bài hát mà tác giả Việt Anh sáng tác:

Từ chốn nào giòng sông đã hòa cùng đại dương
Cạn bến bờ chiều nay thẩn thờ nhìn hoàng hôn
Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
Để một giòng sông lơ đãng trôi qua …

Có nhiều người hát bài hát đó, nhưng phải thú thật là Thu Phương hát bài đó rất truyền cảm, đi vào lòng người với chất giọng của riêng cô – một người con gái gốc Hải Phòng.

Những tưởng Thu Phương định cư tại Mỹ với Huy MC thì mọi chuyện coi như êm thấm. Nhưng không…họ chia tay nhau sau 14 năm chung sống. Thu Phương có gia đình mới. Chuyện tình cảm, gia đình của Phương là chuyện cá nhân. Người viết không bao giờ đề cập và bình luận. Đó là nguyên tắc của tôi.

Câu chuyện ở đây là cả một sự tiếc nuối cho cá nhân Phương và cho rất nhiều nghệ sĩ ở Hải Ngoại. Khi Phương qua Mỹ, thì cô xin tị nạn chính trị. Rất nhiều đồng bào Việt Nam đều ra tay tiếp đón và cưu mang. Những tình cảm đó, chắc hẳn Thu Phương, Bằng Kiều và nhiều người nghệ sĩ sẽ nhớ. Và lúc đó giòng sông cứ lơ lãng trôi theo tiếng hát của Thu Phương...

Nhưng cô đã không đi hết trọn con đường của một người tị nạn. Cô trở về Việt Nam ca hát với những hợp đồng béo bở từ các đại gia đỏ và CSVN. Cô trở về để khoác lên mình chiếc áo dài mang lá cờ lấy về từ Phúc Kiến bên Tàu. Cô phản bội chính lá cờ đã cho cô cơ hội được định cư tại xứ xở tự do, đã nâng đỡ cô lúc cô còn bỡ ngỡ nơi xứ người. Và thế là giòng sông đã đỏ phù xa của những ngày bão lũ…

Nhưng Thu Phương không phải là cá biệt, rất nhiều nghệ sĩ tị nạn cộng sản đã trở về Việt Nam hát với cộng sản. Mỗi một nghệ sĩ, họ là những giòng sông nghệ thuật lơ đãng ru hồn người thưởng thức. Nếu biết dùng nó để đánh thức những tâm hồn yêu nước thì đó chính là điều tuyệt vời. Thật tiếc, nó lại trở nên đỏ ngầu như chính những bàn tay vấy máu đồng bào mà CSVN đang chìa ra bắt tay của văn nghệ sĩ Hải Ngoại.

Rất nhiều trong nghệ sĩ đó, chính tác giả cũng một thời yêu mến như: Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ, Chế Linh, Khánh Ly…Nhưng rồi, đã cảm thấy buồn vì họ đã phản bội lại những gì mà người tị nạn trân trọng nhất: Sự trung thành với Quốc Gia.

Nếu đơn thuần chỉ là những người nghệ sĩ bình thường, chúng ta chẳng có gì để trách họ bởi vì hát, biểu diễn là nghề của họ. Sống với nghề, đi với nghề chẳng có gì đáng trách. Nhưng những người nghệ sĩ mà tôi muốn nói ở đây là những người đã từng một thời gắn bó với VNCH, với người lính VNCH, đã tới nước ngoài định cư theo diện tị nạn, đã đứng trên sân khấu của người Việt tị nạn để hát lên những nỗi căm hờn cộng sản. Vậy mà, họ đã quay về Việt Nam để giao lưu với CSVN – những kẻ đã giết cha ông họ, đẩy gia đình họ lên con thuyền mênh mông ngoài biển, chửi bới họ là “đĩ điếm, đồi trụy, phản động”…Nhưng cao hơn cả, CSVN đã và đang giết cả một dân tộc, bán đứng một dân tộc cho giặc Tàu. Vậy mà nhiều nghệ sĩ tị nạn lại quay về hát hò tưng bừng với chúng. Quả là đáng buồn…

Vẫn biết rằng, cái vòi bạch tuộc của nghị quyết 36 luôn tìm cách len lỏi cộng đồng. Nhưng nếu trong mỗi chúng ta có một sự tự trọng nhất định về danh dự người Quốc Gia thì chắc chắn chúng ta không làm những việc có lợi cho cộng sản, bắt tay với cộng sản. Tiếc rằng, rất nhiều người thiếu cái điều cơ bản đó.

Tôi còn nhớ, Du Tử Lê đã viết “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, vậy mà ông chẳng ra biển, ông đã nuốt lời về với cộng sản những năm tháng cuối đời. Đáng buồn vì những điều mà ông thất hứa. Nó cũng giống như rất nhiều văn nghệ sĩ đã quên đi lời thề chống cộng năm nào…Họ đã để những giòng sông không còn lơ đãng….

Những người làm nghệ thuật, họ có thể biện minh cho mình “Nghệ thuật của tôi là nghệ thuật vị nghệ thuật” để tìm cách đi về ăn chơi, nhảy múa với cộng sản. Các vị đúng, nhưng chưa đủ vì nghệ thuật thì phải vì nghệ thuật. Nhưng khi đã mang trong mình căn cước tị nạn, nhất là tị nạn cộng sản, thì các vị phải biết rằng các vị có trách nhiệm trong mình để làm một thứ nghệ thuật của người tị nạn.

Hơn thế nữa, những người nghệ sĩ này có biết hàng ngày có hàng trăm nghìn tên Tàu đang ung dung trên đất Việt Nam ? Từ bộ chính trị đến quan chức địa phương đều bị Tàu cộng sai khiến ? Hàng nghìn tàu cá bị giặc Tàu phá nát mỗi năm trên chính biển đảo quê hương ? Hàng trăm nghìn km2 mặt nước và đất liền bị cắt cho Tàu ? Hàng mấy trăm km bờ biển bị nhiễm độc bởi thảm họa Formosa ? Đó chính là tội ác của cộng sản. Hợp tác làm ăn, nhảy múa với cộng sản đó chính là phản bội lại dân tộc Việt Nam.

Có những giòng sông, khi nó chảy qua những miền quê hương êm đềm thì rất mơ màng và gợi tình. Nhưng nếu nó bị lạc đường qua những miền đất dữ với những con người không biết giữ lấy tình yêu với quê hương thì nó sẽ trở thành những giòng sông nhuộm máu đồng bào. Khi mà những giòng sông không còn lơ đãng nữa thì cũng là lúc thính giả tắt đài, tắt tivi và quay lưng lại với những người đứng trên sâu khấu. Còn nỗi buồn nào cho người nghệ sĩ bằng chính nỗi buồn bị khán giả quay lưng ? Vì thế, người nghệ sĩ hãy sống để cho những giòng sông mãi còn lơ đãng !

Đặng Chí Hùng

23/09/2016

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Người nước nào có tuổi thọ cao nhất và thấp nhất thế giới

Công dân của Monaco có tuổi thọ trung bình 89,52, trong khi người dân Cộng hoà Chad chỉ sống bình quân 49,81 tuổi.


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của dân số toàn cầu năm 2015 là 71,4, tăng 5 tuổi trong vòng gần 20 năm qua.
Đây được cho là kết quả của nỗ lực cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ em cùng với việc ra đời những loại thuốc tốt hơn.

Trong 224 nước được liệt kê trên World Factbook của Mỹ, trong năm 2015 công dân của Monaco đạt độ tuổi trung bình cao nhất là 89,52,
ngược lại công dân của Chad chỉ sống với mức trung bình 49,81 tuổi. Cũng theo WHO, người dân châu Phi chỉ sống đến độ tuổi trung bình 60.

Image
Tại Nhật Bản, người dân có tuổi thọ cao thứ hai thế giới với độ tuổi trung bình là 84,7. Ảnh: Chung Sung-Jun.


Theo Medicaldaily, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi tác bao gồm dịch bệnh ở khu vực sống, sức khỏe tâm thần, thuốc, bạo lực, dinh dưỡng,
nước uống, tai nạn giao thông, sức khỏe tình dục và sinh sản, ô nhiễm môi trường, văcxin...

Giới tính cũng đóng vai trò quan trọng đến tuổi thọ. Năm 2015, tuổi thọ trung bình của phụ nữ là 73,8, còn nam giới là 69,1.
Tại châu Mỹ, phụ nữ sống trung bình 79,9 năm, còn nam giới có tuổi thọ trung bình chỉ 74.

Các quốc gia có tuổi thọ cao nhất và thấp nhấp thế giới

Top 10 nước có tuổi thọ cao nhất

Monaco
Nhật Bản
Singapore
Macau
San Marino
Iceland
Hong Kong
Andorra
Thụy sĩ
Guernsey

Top 10 nước có tuổi thọ thấp nhất

Cộng hòa Chad
Guinea-Bissau
Afghanistan
Swaziland
Cộng hòa Namibia
Cộng hòa Trung phi
Somalia
Gabon
Zambia
Lesotho

Thu Hiền

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »


Sự giản dị của quyền lực: Obama giúp Bush ‘selfie’

September 28, 2016

Image
Tấm hình ông đương kim Tổng Thống Barack Obama chụp hình giúp ông cựu Tổng Thống George W. Bush.
VIRGINIA – Cựu Tổng Thống George W. Bush (con) và đương kim Tổng Thống Barack Obama vừa có một hành động gây xôn xao dư luận.

Hiển nhiên là một dư luận rất tích cực, về cách hành xử giản dị, bình dân, của những cá nhân quyền lực nhất thế giới.

Cả hai nhân vật này cùng có mặt tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Văn Hóa và Lịch Sử Người Mỹ gốc Châu Phi, Washington D.C., 24 Tháng Chín. Rất đông người tham dự. Và cả hai cũng rất bận rộn bắt tay người hâm mộ.

Thế rồi, ông Bush loay hoay chụp hình “selfie” (dùng máy điện thoại tự chụp hình) với một số người tham dự. Đến khi biết là không thể nào “selfie” mà gom hết mọi người vào trong máy chụp hình, ông quay qua Tổng Thống Obama, vỗ vỗ vào lưng ông này. Ông Obama quay lại; đoạn vui vẻ cầm lấy điện thoại. Ông Bush và các “fan” của mình đứng chụm vào nhau. Một tấm hình tuyệt đẹp!

“Thời khắc quý giá trong một giai đoạn hai đảng đang tấn công và hạ nhục nhau.” Một lời nhận định trong bản tin của giới truyền thông.

Bức hình lan truyền rất nhanh trên Internet, và nhận rất nhiều bình phẩm từ người đọc.

Một người viết trên Twitter: “Thích quá, thật là vô giá.”



Mời độc giả xem video: 1/3 cuộc gọi điện thoại tự tử của Bộ Cựu Chiến Binh không được trả lời

Một người khác viết: “Thật là tuyệt. Được chụp hình với một ông tổng thống; và được một tổng thống khác chụp hình.”

Trên Facebook, một người gốc Việt viết: “Càng uy quyền càng bình dân, càng học cao càng khiêm tốn, và ngược lại!”

Ai cũng biết cựu Tổng Thống Bush không giỏi chụp hình “selfie,” nhưng rõ ràng là ông rành cách sử dụng mạng xã hội. Bức hình nói trên được chính ông Bush đưa lên mạng Instagram với dòng chữ: “Ông tổng thống, cám ơn đã giúp chụp hình chúng tôi với gia đình Bonner.”

Các thành viên dòng họ Bonner, người gốc Phi Châu, đã ở Mỹ đến đời thứ tư, sẽ cùng Tổng Thống Obama rung chuông tự do – Freedom Bell, nặng 500 pound, tại nhà thờ First Baptist Church, Williamsburg, Virginia. Nhà thờ này xây năm 1776, được xem là nhà thờ Baptist đầu tiên của người da đen tại Mỹ.

Trong khi ông Bush giỏi dùng mạng xã hội, thì ông Obama nổi tiếng giỏi… selfie. Ông từng selfie cùng các nguyên thủ quốc gia tại nhiều sự kiện chính trị.

Đoạn văn cám ơn của ông Bush gởi đến ông Obama còn viết tiếp như sau: “Một quốc gia vĩ đại không che dấu lịch sử của nó; mà nhìn thẳng vào những khiếm khuyết của mình, để chỉnh sửa. Bảo Tàng Quốc Gia Văn Hóa và Lịch Sử Người Mỹ gốc Châu Phi nói lên sự thật ấy: Một quốc gia được xây dựng trên lời cam kết về tự do đã giam cầm hàng triệu người trong xiềng xích… cái giá phải trả cho sự đoàn kết của chúng ta chính là tội tổ tông của nước Mỹ. Tôi lấy làm vinh dự là người ký thành luật xây dựng công trình này. Và hôm nay, tôi rất vui khi thấy công trình ấy hoàn tất và thuộc về nơi đây.”

Ông Bush, 13 năm trước, khi còn là tổng thống, đã ký thành luật xây dựng Viện Bảo Tàng này.

Buổi lễ khánh thành Bảo Tàng Viện có sự tham dự của hàng loạt nhân vật tiếng tăm. Về chính trị có đệ nhất phu nhân Michelle Obama, cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, John G. Roberts Jr., Phó Tổng Thống Joseph R. Biden Jr., và cựu Tổng Thống Bill Clinton. Về nghệ thuật có các nghệ sĩ Stevie Wonder, Patti LaBelle, Denyce Graves, diễn viên Robert De Niro và Angela Bassett. (Đ.B.)

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Chuyện có thật tại Indonesia.

Đây là 1 câu chuyện có thật tại Indonesia)

Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản.

Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.

Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”


Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp “Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố

văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”


Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.

Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.

Than ôi, từng lớp dân nghèo người Việt Nam chịu cảnh đói nghèo bất công den dường nào & đến bao gio ???.

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image

Người Cha Mù
Mr Kool
Tôi còn nhớ ngày tôi biết nói thì đôi mắt bố đã không còn nữa, lúc đó tôi không biết vì sao lại thế. Ngày tôi bước chân vào cấp 1, bố đã vui mừng thức cả đêm chỉ để đợi tới sang mai gọi tôi dạy bắt đầu một cuộc sống mới , trước khi đi bố có dặn: “Đi học, là niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng có , vì thế con nên cố gắng học cho tốt , ở nơi đó là một thế giới khác chứa đựng biết bao điều lạ, con hãy học nó rồi về nói lại cho bố nhé!”. Tôi đã không quan tâm lúc ấy bố nói điều đó mà chạy đi ra với mẹ để mẹ đưa tôi đến trường. Tôi nhát lắm, những ngày đi học tôi chẳng dám chơi với ai cả, thấy các bạn nô đùa làm tôi cũng háo hức . Rồi tôi cũng quen dần và kết thân nhiều bạn, mỗi ngày đi học là một niềm vui với tôi, những gì ở trường tôi học được thì tôi đều về kể cho bố nghe, bố hòa cùng niềm vui với tôi, cùng tôi trò chuyện những chuyện ở lớp, bố có thể nhớ hết tên các bạn mà tôi chơi mặc dù chưa được gặp. Những lúc ấy, bố như một người bạn của tôi.

Thời gian cứ thế trôi đi, tôi lớn dần và câu chuyện về “đôi mắt” ấy vẫn là một ẩn số đối với tôi. Tôi vô tâm và không hề biết. Ngày tôi học lớp 5, trong giờ tập làm văn viết một đề tài tả cảnh nhưng đột nhiên cô lại chỉnh lại đề bài với nội dung là: “Hãy kể về người bạn thân nhất của em”. Tôi không biết kể về ai, người duy nhất trong đầu tôi lúc ấy là bố tôi. Tôi đặt bút viết, tôi miêu tả tất cả từ hình dáng tới khuôn mặt và cả lúc cha cười như thế nào, duy chỉ có đôi mắt cha thì tôi không nói tới. Giờ làm văn đầu tuần sau bài văn của tôi được điểm rất cao, cô thắc mắc hỏi tôi là các bạn khác thì viết về những người bạn bằng tuổi nhưng tôi lại viết về bố của mình, tôi hớn hở trả lời vì đó là người bạn thân nhất của em. Cô bắt đầu đọc bài của tôi cho các bạn cùng lớp nghe, các bạn ngưỡng mộ tôi lắm, đứa nào cũng ước là có được người bố như tôi. Rồi tới ngày tổ chức liên hoan lớp, mẹ bận không thể đi cùng tôi, bố ngỏ ý để bố đi cùng, tôi đồng ý vì các bạn trong lớp rất muốn gặp bố xem có đúng như trong bài văn tôi viết không, thấy vẻ mặt mẹ lo lắng lắm nhưng được sự thuyết phục của bố cuối cùng bố cũng được đi. Bố đi chậm lắm, vừa đi vừa phải bước từng bước một, tôi dắt tay bố mà cứ bắt bố phải đi nhanh, bố chỉ cười.
Khi tới lớp, thấy mọi người đã chuẩn bị hết mọi thứ, mọi người ngồi nói chuyện với nhau bỗng có một đứa bạn đứng lên và nói:
- Ơ, bố nó mù à, thế mà nó viết tả bố nó khác cơ mà.

Cả lớp im lặng không một chút tiếng động nào, dường như 80 cặp mắt đang đổ dồn về tôi, tôi không biết nói gì, tôi xấu hổ với mọi người và chạy về nhà đóng chặt cửa lại mà quên mất còn bố đang ở đó, tôi úp mặt vào gối và khóc. Mẹ về thấy tôi khóc và hỏi bố đâu, tôi bảo bố đi đâu kệ bố tôi không cần biết, còn nhớ vẻ mặt mẹ hốt hoảng lắm, chạy ngay đi tìm bố, vừa ra tới cửa nhà thì thấy bố được bác hàng xóm đưa về, quần áo bố bẩn hết, nghe bác hàng xóm nói là bố bị ngã trên đường về, mẹ tức tôi quá, lôi tôi ra đánh cho một trận, bố đứng đó và can không cho mẹ đánh tôi, tôi gạt tay bố ra và chạy lên gác, lúc ấy tôi ghét bố lắm, chỉ vì bố không còn nhìn thấy gì nữa, chỉ vì bố mù.

Dòng thời gian cứ lặng lẽ âm thầm quay theo nhịp của nó, và vết thương về câu chuyện của quá khứ đã là nỗi niềm ám ảnh tôi, tôi không bao giờ kể gì về bố cho mọi người cả, khi có ai muốn qua nhà tôi chơi tôi đều lấy cớ là không có nhà hoặc một lý do nào đó .
Năm tôi 17 tuổi, chẳng biết từ khi nào và từ bao giờ dòng máu nghệ sĩ lại chảy vào người tôi mạnh mẽ như thế, tôi muốn theo con đường nghệ thuật, tôi muốn được làm một nghệ si chơi vĩ cầm, tôi không bỏ lỡ một buổi biểu diễn nào của các nghệ sĩ violon, tôi tìm tất cả các tài liệu về nghiên cứu.

Và vào một buổi tối trước lúc ăn cơm tôi kể chuyện sau này sẽ ước mơ trở thành một nghệ sĩ violon tài ba, sự hưng phấn khi kể về mơ ước của tôi chưa được một giây sau câu nói đó đã bị một tiếng động mạnh làm tan biết. Mẹ đặt mạnh bát xuống bàn và quát với tôi:
- Mày muốn làm gì thì làm nhưng không được làm nghệ sĩ violon.

Lại thêm một điều nữa mà tôi không hiểu, quay sang nhìn bố tôi thấy khuôn mặt bố cũng không còn nụ cười hằng ngày trước mỗi bữa cơm nữa, tối hôm ấy không khí thật nặng nề. Là một chàng trai của tuổi 17, tôi bắt đầu muốn khẳng định cái tôi của mình, những buổi đi chơi về muộn hơn thường ngày bắt đầu diễn ra nhiều hơn, và mỗi lần như thế bố lại đứng ở đầu ngõ đợi tôi về dù trời nhiều sương hay mưa tầm tã. Nhưng đến một ngày cái tôi trong tôi vượt quá giới hạn vốn có của nó, tôi đi chơi qua đêm với lũ bạn mà không mảy may nhớ tới là có một người đang đứng đợi tôi, người đó bị mù.

Hôm sau tôi mò về thì mẹ đã đợi sẵn tôi ở nhà, tôi bình tĩnh bước vào thì nghe thấy tiếng ho của bố, mẹ không nói một câu nào nhưng tôi tự hiểu, cả đêm qua vì lo cho tôi mà bố đã không ngủ, đứng ngoài trời đợi tôi trong đêm sương rơi thấm đẫm cả những chiếc lá.

Tôi vào xin lỗi bố, giọng bố ho nhưng vẫn thương tôi lắm, bảo tôi lần sau đi chơi ngủ nhà bạn thì nhớ gọi điện về báo với gia đình. Ngỡ tưởng sau lần đó tôi không còn thế nữa, nhưng với sự lôi kéo của chúng bạn tôi bắt đầu thay đổi một phần nào đó, tôi ngày càng đòi nhiều hơn, tôi muốn có điện thoại muốn nhiều thứ lắm, được sự hậu thuẫn của bố những điều đó tôi đều đạt được chính vì thế tôi ngày cành được đằng chân lân đằng đầu, tôi đòi mua xe máy để đi chơi, lần này bố không đồng ý vì tôi chưa đủ tuổi, tôi ức lắm không làm gì, tôi bỏ đi tới tối muộn mới về, vẫn là bố đứng đó đợi tôi. Khi tiếng xe máy phanh lại ở đầu ngõ và nghe thất tiếng tôi bố bảo:
- Về rồi hả con, sao hôm nay về muộn thế, thôi vào nhà đi.
- Ai thế ? - Thằng bạn ngơ ngác hỏi tôi
Sự ám ảnh của nhiều năm trước lại hiện về trong tôi, tôi không biết gì nữa và trả lời thằng bạn
- Ông hàng xóm ấy mà.
Thằng bạn quay lại nói với bố một câu mà khiến tôi đau như cắt:
- Ông già, ông lo chuyện người khác ít thôi, về lo cho con ông ấy, đã mù rồi lại còn đi lang thang ngoài đường.
Tôi chết lặng, không dám nói gì, bố bảo về đi, quãng đường từ ngõ tới nhà không xa lắm nhưng mọi vật xung quanh như đang bị đóng băng lại, bố không nói gì, im lặng suốt.

Về tới nhà, thấy bố thần người mẹ hỏi nhưng bố không nói gì, suốt một tuần liền tôi không còn thấy nụ cười của bố nữa, nhưng tôi ghét bố vì không cho tôi mua xe, rồi câu chuyện của đêm hôm trước cũng bị mẹ tôi biết qua lời kể của một người hàng xóm ở nơi mà bố vẫn hay đợi tôi trước cửa nhà họ. Mẹ nổi giận, chưa bao giờ tôi thấy mẹ nổi giận như thế, mẹ còn biết tôi đã lén đi học nhạc nữa, mẹ quát tôi và hỏi tôi vì sao lại nói như thế, sự nông nổi của tuổi trẻ khiến tôi phải day dứt suốt đời, tôi trả lời:
- Vì… ông ấy bị mù.

Sự tức giận của mẹ không còn kiểm soát được nữa, mẹ tát tôi một cái khiến tôi choáng váng và mẹ khóc, lúc đó tôi đâu có biết bố đang ở ngoài cửa và đang định xin cho tôi. Bố lặng lẽ bước xuống cầu thang mà đôi chân run run và bước vào phòng, bố cứ như vậy suốt và một hôm bố nói bố muốn về quê thăm họ hàng một tháng, mẹ không đồng ý, lúc ấy tôi không nói gì, bố chỉ bảo là về thăm họ hàng làng xóm, lâu rồi chưa được về nên nhớ mọi người thôi. Chiếc xe đưa bố và mẹ đi về quê đã dần khuất xa phía cuối con đường, tôi quay lại nhà và dọn dẹp vài thứ, bước lên trên căn gác nhỏ, tôi lôi tất cả các thứ ra lau dọn và thấy một cái hộp màu đen đã bị thời gian làm cho cũ kỹ bằng một lớp bụi dày đặc, tôi tò mò mở ra xem thì thật bất ngờ đó là 1 cây đàn violon đã cũ, tôi sung sướng và cất nó đi rồi hàng ngày lôi ra tập, cứ thế tôi bắt đầu luyện tập vào mỗi buổi sáng sau khi mẹ đi làm .

Một ngày như bao ngày khác, tôi bắt đầu mang cây đàn mà tôi cho là món quà của ông trời đã ban cho tôi ra tập, tôi mải mê say sưa theo từng note nhạc mà không để ý thấy tiếng cổng mở, mẹ về. Nghe theo tiếng nhạc mẹ đứng ngoài nhìn tôi chơi đàn với niềm vui của một nghệ sĩ, và niềm vui bị đánh mất bởi một tiếng hắn giọng của mẹ, tôi run rẩy, miệng lắp bắp không nói lên lời. Trái ngược với suy nghĩ của tôi, mẹ vào nhìn chiếc đàn, và ôm nó vào lòng, tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mẹ bảo tôi ngồi xuống mẹ kể cho tôi nghe một bí mật, bí mật về đôi mắt của bố.

20 năm trước, vào một hôm trường có tổ chức buổi liên hoan và có mời một đoàn văn công tới biểu diễn, ở đó mẹ đã gặp bố, một nghệ sĩ vĩ cầm. Một người hiền lành, tài hoa và đặc biết là có rất nhiều cô gái theo đuổi. Tôi giật mình:
- Mẹ nói cái gì?

Mẹ gật đầu, rồi mẹ kể tiếp. Từ lúc ấy, bố và mẹ thường xuyên gặp nhau hơn và mẹ đã yêu bố lúc nào không hay nữa, chuyện tình không suông sẻ như thế, hai gia đình phản đối nhưng rồi bố và mẹ đã quyết định lấy nhau bỏ qua sự ngăn cản của mọi người. Mẹ kể, lúc ấy cũng mệt mỏi lắm, ông bà bảo nếu mẹ mà theo bố thì ông bà không nhận mẹ nữa, và rồi nghe theo tiếng gọi nơi trái tim mẹ đã quyết định làm một việc mà nghĩ lại chắc mẹ cũng không dám làm. Cuộc sống của một đôi vợ chồng mới cưới có nhiều khó khăn lắm, những lúc như thế bố luôn là người động viên mẹ. Vào một ngày mẹ được cử đi công tác xa, trên đường đi xe ô tô của đoàn bị tại nạn và trong sự cố đó mẹ đã mất đi đôi mắt của mình. Tôi ngạc nhiên không hiểu gì, và hỏi: “Mắt mẹ vẫn còn đấy còn gì, mẹ nói bịa chuyện cho con nghe à!”, mẹ cáu giận nhưng vẫn nuốt vào lòng và kể tiếp. Lúc ấy nhà nghèo lắm, không có tiền chữa, ông bà ngoại sau chuyện ấy càng ghét bố nhiều hơn, bố ân hận lắm, và thề là sẽ mang lại ánh sáng cho mẹ, mẹ lúc ấy tuyệt vọng, mọi thứ trước mắt mẹ chỉ là một màu đen, một màn đêm trải dài vô tận.

Bố vẫn ngày ngày tìm và hỏi các bác sĩ cách chữa trị cho mẹ, nhưng điều khó khăn nhất không phải là tiền chữa trị mà muốn mang lại ánh sáng cho mẹ thì cần phải có một đôi mắt khác, đôi mắt mẹ không còn chữa được nữa, mà muốn tìm được đôi mắt khác thì gần như vô vọng. Rồi bố cũng có một tin vui cho mẹ, mẹ vui sướng và hét lên khi biết là mình có thế sắp được nhìn thấy ánh sáng trở lại, bố bảo bố không ở bên mẹ được khi mẹ làm phẫu thuật vì bố phải đi công tác ở xa, mẹ vui mừng quá và bảo là bố đi về cũng là lúc mẹ được nhìn thấy bố.

Rồi ngày hôm ấy mẹ hồi hộp đợi chờ đến lúc được tháo băng, mẹ đã vui sướng phát khóc khi thấy những tia nắng đầu tiên trở lại với mẹ, mẹ vui mừng viết thư cho bố, rồi những bức thư ấy được hồi âm trở lại, mẹ vui mừng kể lại tất cả những gì mẹ được nhìn thấy sau khi được nhìn lại, mẹ kể cả những cảm giác khi bị chìm vào trong bóng đêm ra sao, tất cả những cái đó mẹ đều kể với bố nhưng mẹ đâu biết ngày mẹ được nhìn lại cuộc sống này cũng là lúc bố bước vào thế giới của màn đêm nơi mẹ đã từng bước tới, đôi mắt mẹ có được không của ai khác chính là đôi mắt của bố đã tặng cho mẹ, mẹ ân hận, mẹ khóc, mẹ hận chính bản thân mình. Trái lại bố thì không, bố bảo vì tình yêu của bố, bố hi sinh như thế còn ít lắm và bảo với mẹ đó là điều duy nhất bố có thế cho mẹ và mẹ hãy giữ nó cẩn thận, từ đó mẹ không cho phép bất cứ ai nói tới đôi mắt của bố với ý nghĩa xấu cho dù người đó là ai.

Và cây vĩ cầm kể từ đó cũng nằm im theo thời gian, nó là kỷ vật thiêng liêng nhất mà mẹ còn giữ lại được cho bố. Tôi như chết lặng người khi nghe câu chuyện mẹ kể, tôi ân hận vì nhữn gì mình đã làm, những điều mình đã nói, tôi đâu biết tôi có một người cha vĩ đại như thế, tôi hổ thẹn với chính bản thân mình, và nhận thấy mình đã ngu ngốc biết nhường nào . Mẹ nói bố không bao giờ nhắc tới chuyện cây đàn đó nữa, có một lần mẹ hỏi bố sao lại cho mẹ nhiều như thế, bố chỉ trả lời điều bố cho mẹ chỉ là một nhưng mẹ đã cho bố nhiều hơn thế, mẹ đã cho bố tình yêu của mẹ, niềm tin của mẹ và đã cho bố đôi mắt của bố chính là tôi, bố nói đi đổi như thế là lãi lắm rồi, mẹ cười mà nước mắt cứ rơi trên hai gò má, giờ tôi đã hiểu vì sao mẹ đã không cho tôi học đàn vì sao mẹ lúc nào cũng bảo vệ đôi mắt của mình kỹ như vậy

Ngày bố về, tôi không ra đón được, lúc tôi về tới nhà đã thấy bố ngồi đó, trông bố gầy hơn trước, nước da cũng đen hơn nhưng thần sắc thì có lẽ cũng khá hơn, tôi lặng lẽ bước vào chào bố, bố mỉm cười và bảo tôi ngồi xuống, bố bỏ cái ba lô đã cũ xờn và lấy ra trong đó một cái túi và bảo đây là quà mà mọi người dưới quê gửi lên cho tôi, tôi nhìn bố mà trong lòng nghẹn ngào, tôi không nói được gì, tôi cũng không hỏi trong thời gian đó bố sống ra sao, bố có trách tôi sau những chuyện đã xảy ra không, tôi im lặng. Bố ngồi đó và kể cho tôi nghe những câu chuyện ở quê, chuyện bọn trẻ con ở đó chơi những trò gì mà ở ngoài thành phố không có, bố kể với vẻ mặt tươi vui lắm nhưng bố đâu có biết lúc ấy tôi đã bước vào phòng, mẹ ngồi cạnh và nghe những câu chuyện bố kể, tôi lặng lẽ mang một thứ xuống, đó là cây đàn mà năm xưa bố đã từng chơi, tôi cầm nó và chơi bản nhạc đầu tiên mà tôi tự học được, bố đang kể chuyện bỗng khựng lại, vẻ mặt bố bắt đầu chuyển từ tươi sang trầm ngâm, bố dường như đang sống lại thời quá khứ của bố với cây đàn năm xưa, kí ức dần dần tái hiện lại trong bố theo thời gian qua từng nốt nhạc.

Khi bản nhạc kết thúc cũng là lúc bố đã được sống lại với chính mình, trong khoảnh khắc ấy tôi cảm nhận được những giọt nước mắt trong bố.

 Theo Mr Kool

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Yahoo bí mật theo dõi email của khách hàng
06.10.2016

Image
Logo của Yahoo tại trụ sở chính ở Sunnyvale, California.


Yahoo đã bí mật theo dõi hàng trăm triệu email gửi vào các tài khoản Yahoomail theo chỉ thị của tình báo Mỹ, theo một phúc trình công bố hôm 4/10.

Thông tấn xã Reuters cho biết năm ngoái công ty Internet này thực hiện những vụ theo dõi sau khi nhận được yêu cầu mật của Cơ quan An ninh Quốc gia FBI.

Ba cựu nhân viên của Yahoo tiết lộ với Reuters rằng chính phủ Mỹ thúc đẩy Yahoo tầm soát một loạt các thư từ, các con số và các từ ngữ trao đổi, cho thấy chính phủ đang nỗ lực truy tìm một cụm từ hay một mật mã cụ thể.

Vẫn theo Reuters, Yahoo đã bí mật xây dựng một chương trình phần mềm truy lục tất cả email gửi tới khách hàng, sử dụng những từ khóa hay các cụm từ do tình báo Mỹ cung cấp.

Yahoo ra một tuyên bố ngắn gọn rằng họ là một công ty chấp hành luật pháp, tuân thủ luật pháp nước Mỹ.”

Post Reply