Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Bộ Công an và tỉnh ủy Hậu Giang phản thùng Nguyễn Phú Trọng!?

CTV Danlambao
- Sự việc Trịnh Xuân Thanh đang bị Nguyễn Phú Trọng chiếu tướng, chưa kịp trảm thì con ruồi xanh màu xuân xanh đã bay mất làm cho người ta đặt vấn đề về thái độ, thế đứng của Bộ Công an trong vụ này. Hôm qua, 13/09 những trả lời của Cục Cảnh sát Hình sự (C45) Bộ Công an lại làm tăng thêm nghi vấn - Bộ Công an gián tiếp đứng về phe Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn và phản thùng Nguyễn Phú Trọng?


Trao đổi với PV báo Tiền Phong, đại diện C45, Bộ Công an khẳng định chưa nhận được đơn thư trình báo của gia đình cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang về việc đề nghị tìm kiếm ông Trịnh Xuân Thanh. (1)

Điều này có nghĩa là C45 sẽ bình chân như vại, khi gia đình không yêu cầu, cũng như tỉnh uỷ Hậu Giang không đề nghị. Gia đình thì có lẽ đã nằm trong và nắm rõ "quy trình đào thoát" của thân nhân, cần gì phải đề nghị đi tìm. Tỉnh ủy Hậu Giang thì cũng mặc kệ đồng chí cựu phó chủ tịch tỉnh đi đâu thì đi, không cần phải tìm. Phải chăng tỉnh ủy không xem Tổng bí thư ra gì?

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang là Trần Công Chánh còn có vẻ... xỏ lá, nói với phóng viên rằng Tỉnh uỷ Hậu Giang sẽ làm văn bản báo cáo về việc ông Thanh không có mặt tại Hậu Giang để gửi các các cơ quan Trung ương. Tức là báo cáo về chuyện vắng mặt mà ai cũng biết!

Cần nhắc lại là vào ngày 19/7, Trịnh Xuân Thanh đã gửi đơn đến Tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép và điều trị bệnh trong 1 tháng, kể từ ngày 3/8 đến 2/9 tại nước ngoài. Tức là tỉnh uỷ Hậu Giang đã biết tỏng tòng tong rằng đồng chí "mình" dự tính sẽ vọt ra khỏi nước từ trước đó. (Theo ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, trung tuần tháng 7, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang có gửi đơn đến Tỉnh ủy xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Sau đó, ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ phép một tháng để đi nước ngoài trị bệnh, từ ngày 3/8 đến 2/9. - tức là Trịnh Xuân Thanh nghỉ trước và gửi đơn sau) (2)

Mặc dù bây giờ thì tỉnh uỷ Hậu Giang bày tỏ quan điểm của tỉnh là: “Tuyệt đối không được cử hoặc cho phép ra nước ngoài vì bất cứ lý do gì đối với Đảng viên đang trong thời gian xem xét kỷ luật Đảng, đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tư cách đảng viên, có vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận”. Tuy nhiên, chỉ đến lúc Trịnh Xuân Thanh chim sa cá lặn đâu mất thì chuyện xin đi ra nước ngoài chữa bệnh mới được nhắc đến.

Trở lại cánh công an thì ngoài thái độ vô can của C45, thì phía địa phương, công an phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội cho biết Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện quản lý của địa phương nên không nắm được Thanh đã chuyển hộ khẩu và tạm trú ở đâu. Tức là cũng theo chiều hướng không hay, không biết, không quan tâm.

Vụ việc một người mà Ban bí thư kết luận rằng là kẻ chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC, không hoàn thành nhiệm vụ và bị kỷ luật đảng khiếm diện mà Bộ Công an từ địa phương đều án binh bất động, không truy tìm cho thấy có điều gì không ổn trong bối cảnh chính trị độc tài toàn trị với khẩu hiệu công an còn đảng còn mình.

Tuy nhiên, để chứng tỏ cũng có làm nhiệm vụ theo yêu cầu, C46 - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng của Bộ Công an cho biết đã tiến hành điều tra vụ thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (3) mà Ban bí thư kết luận là trách nhiệm của Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tức là C46 chỉ điều tra xem kết luận của Ban bí thư có đúng hay không, còn kẻ đã đào tẩu thì vẫn phải chờ người nhà và tỉnh uỷ Hậu Giang yêu cầu thì sau đó Cục Cảnh sát Hình sự C45 mới "vào cuộc".

Thái độ hiện nay của Bộ Công an cho thấy có khả năng công an đã làm ngơ, thả lỏng cho Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi cái lưới chụp ruồi của Nguyễn Phú Trọng.


14.09.2016
CTV Danlambao

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

“Giấc mộng chuột” của Tập Cận Bình


Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 - Một câu chuyện thuộc dạng “tiếu lâm thời đại”, nó vừa mang tính khôi hài, ngớ ngẩn đến lố bịch của một viên tướng Hải quân Tàu, mang đến cấp bậc Phó Đô đốc TC về Biển Đông. Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc phòng SDSR diễn ra tại Thủ đô London ngày 14/9/2015, Phó Đô đốc TC tên Viên Dự Bách đã có một phát ngôn buồn cười về Biển Đông khi ông ta tuyên bố: “South China Sea, đúng tên gọi của nó, là một vùng biển thuộc sở hữu của Trung Quốc”, theo Defense News.

Đó là những gì Phó Đô đốc Hải quân TC, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải tên Viên Dự Bách đã phát biểu trước các quan chức quân đội đến từ khắp năm châu trong khuôn khổ Hội Nghị Quốc phòng SDSR. Theo sự hiểu biết thuộc tầm cỡ quốc tế của ông ta thì vùng biển có tên South China Sea của Biển Đông, có chữ “China” (Trung Hoa), điều đó mặc nhiên vùng biển nầy phải thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc không thể chối cãi.

Thực ra, cái tên gọi South China Sea không hề mang bất kỳ một ý nghĩa nào về mặt chủ quyền lãnh thổ của TC. Đây chỉ đơn giản là tên gọi quốc tế được bắt đầu từ quy ước được thỏa thuận giữa các thương thuyền giao thương qua lại Biển Đông từ thế kỷ 16. Đến thế kỷ thứ XX, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) đã chính thức áp dụng South China Sea là tên gọi quốc tế của Biển Đông và sử dụng nó trong các văn bản, hình ảnh, bản đồ hành chánh bằng tiếng Anh. Một lý do dễ hiểu thì tên gọi nhiều địa danh, đặc biệt là những vùng biển hay đại dương thường được dựa theo tên các quốc gia gần vị trí của nó nhất để cho dễ nhớ và thuận tiện cho việc tra cứu và nó không có ý nghĩa về mặt chủ quyền lãnh thổ của một nước nào cả.

Nhận xét về khả năng trí tuệ của Viên Dự Bách, tạp chí TIME (Mỹ) đã mỉa mai rằng: “Nếu cứ lập luận kiểu nầy của Phó Đô đốc Hải quân TC thì phải chăng toàn bộ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Hay Vịnh Mexico là của Mexico? Hay vịnh Thái Lan thuộc về Thái Lan”. Cũng trong bài viết của mình, tạp chí Time đã lên án các hành vi bành trướng bá quyền xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tạp chí Time cũng khẳng định rằng, dù chính phủ Mỹ không đứng hẳn về phía nào trong các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Washington cam kết sẽ bảo vệ “tự do hàng hải, hàng không” ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh nghiêm túc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng “luật pháp Quốc tế”.

Để tránh những trường hợp ngộ nhận một cách ngớ ngẩn như Viên Dự Bách, các chuyên gia quốc tế đã gợi ý kêu gọi thay thế “South China Sea” bằng tên gọi “South East Asia Sea” (Biển Đông Nam Á).


Tập Cận Bình - “biển Đông của tổ tiên để lại”:

Thông tấn xã Đài Loan ngày 18/10/2015 đưa tin, Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương Quốc Anh, lần nầy họ Tập trả lời phỏng vấn bằng văn bản hãng thông tấn Reuters, trong đó nói rằng: “Các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại là do tổ tiên để lại?!”

Tập Cận Bình tuyên bố rằng: “Dân nước ông sẽ không để yên cho bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền và lợi ích tương ứng của TQ. Các hoạt động leo thang bành trướng, gây hấn bất chấp luật pháp, công lý quốc tế của Bắc Kinh ở Biển Đông là để bảo vệ chủ quyền, phản ứng chính đáng, vì vậy TQ không bành trướng và không đáng bị hoài nghi hay chỉ trích,” họ Tập nói. “Về cơ bản Biển Đông vẫn ổn định và TQ không muốn thấy Biển Đông sinh loạn và càng không chủ động làm rối loạn Biển Đông?!”

Tập Cận Bình, người lãnh đạo cao nhất của TC công khai lôi “gia phả tự biên, tự diễn” ra để nói họ có “chủ quyền lịch sử”, “chủ quyền thời cổ đại” một cách nực cười, ngây ngô như một đứa con nít đối với các đảo ở Biển Đông trước dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp và công lý, nói ngang ngược một cách không một chút ngượng mồm. Nhưng, Tập Cận Bình không đưa ra được bất cứ tài liệu nào khả dĩ chứng minh cho lập luận của mình, thậm chí là một trang “gia phả” cũng không có về vấn đề chiến lược xây dựng các đảo nhân tạo, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.

Tập Cận Bình đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo xảo ngôn, lật lọng và ngụy biện khi hành động của họ đi ngược lại hoàn toàn với những gì họ nói. Bắc Kinh đã thực sự thất bại trong việc dùng “hỏa lực mồm” để biện minh cho hành động bành trướng, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Biển Đông không phải là vấn đề riêng giữa TC và VN, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei mà là vấn đề khu vực toàn cầu.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Singapore và khối ASEAN đều có lợi ích ở Biển Đông và đương nhiên không có nước nào muốn phải xin phép, đóng thuế cho Bắc Kinh khi tàu thuyền của họ qua lại tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế nầy. Bắc Kinh càng leo thang ở Biển Đông càng có nguy cơ bị thế giới cô lập.

Phụ họa với Tập Cận Bình, Bắc Kinh thường sử dụng tên Thiếu tướng Kiều Lượng - chuyên gia quân sự, GS Đại học Quốc phòng TC - phun hỏa lực mồm để hù dọa các quốc gia nhược tiểu. Kiều Lượng xem các nước ven Biển Đông đang bị Bắc Kinh lấn biển chiếm đảo chỉ là chuột. Các nước nhỏ khối ASEAN mạo hiểm chơi trò “chuột vờn mèo” (mèo ở đây ám chỉ là TC), chống lưng cho chuột không phải là mèo mà là đại bàng đang vươn móng vuốt…

Hiện nay, Bắc Kinh xem phán quyết của PCA như tờ giấy lộn, cứ tiếp tục bành trướng, bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa, đảo Phú Lâm và Hoàng Sa, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực tự do hàng không, hàng hải huyết mạch của thế giới. Đấy là chưa nói đến “đường lưỡi bò” phi pháp do Bắc Kinh tự vẽ ra để độc chiếm Biển Đông mà chính người dân Tàu bản địa không một ai lý giải được hay gọi nó là cái quái gì. 

Kiều Lượng lại đang tìm cách giải thích “luật pháp quốc tế” theo kiểu bẻ cong nó, đánh tráo khái niệm, hoán đổi vị trí từ một tên xâm lược, trở thành nạn nhân bị xâm lược. Nói cách khác, Kiều Lượng đang kích động các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cứ tiếp tục bành trướng, theo đuổi đường lưỡi bò, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế PCA, nếu nước nào phản kháng thì khiêu khích cho họ nổ súng trước, hoặc tạo các tình huống gài bẫy tương tự để Bắc Kinh lấy cớ dùng vũ lực, tiêu diệt hết một lượt.

Mới đây ngày 11/9/2016, Philippines chụp được những hình ảnh về 11 chiếc tàu TC được thiết kế cho hoạt động nạo vét gần bãi cạn Scarborough. Trong tất cả những điểm nóng tranh chấp ở Biển Đông, bãi cạn Scarborough, rộng hơn 150 km, nằm cách bờ biển Philippines chưa đầy 240 km. Tuần trước, Bộ Quốc Phòng Philippines còn công bố các hình ảnh cho thấy tàu TC hiện diện dày đặc quanh đây…

Theo bình luận viên Steve Mollman, nếu thực sự Bắc Kinh nhắm tới mục tiêu độc chiếm Biển Đông có thể đây là mảnh ghép cuối cùng còn thiếu. Biến Scarborough thành đảo nhân tạo là việc ưu tiên. Nếu thành công trong việc quân sự hóa bãi cạn Scarborough, kết hợp với những tiền đồn xây dựng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh sẽ tạo ra được “tam giác chiến lược” giúp họ kiểm soát chặt chẽ toàn bộ Biển Đông, cây bút Mollman từ Quartz nhận định.

Các quan chức Ngũ Giác Đài tin rằng, Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng một “Tam giác căn cứ quân sự” trải rộng từ Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn ở phía Nam và cuối cùng là bãi cạn Scarborough, Mỹ sẽ không ngồi yên và sẽ chủ động phản đối bá quyền quân sự trong khu vực, National Interest cho biết.

Chưa hết, bản đồ thế giới do Bộ Giáo Dục TC mới công bố có đường 251 đoạn, bao gồm cả đảo Hawaii và Micronesia cũng nằm trong vùng lãnh thổ nước Tàu. Bắc Kinh không những muốn chiếm đảo Senkaku của Nhật Bản mà còn muốn chiến luôn cả đảo Okinawa và xóa bỏ luôn các căn cứ của Mỹ trên quần đảo này. Thế mới ghê chứ!!!

Kiều Lượng quả là một tên tướng nói phét, thùng rỗng thường kêu to. Hải quân TC có dám liều lĩnh bắn B-52 của Mỹ bay qua không phận bên trong vùng 12 hải lý của Đá Châu Viên (Cuateron Reef), có dám bắn tàu hải quân Mỹ USS Antietam, USS McCambell, USS Ashland, USS Curtis, USS Lassen…khi tuần tra Biển Đông không? Ngay cả Australia sẽ không cúi đầu trước áp lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chận các chuyến bay giám sát các đảo tranh chấp giữa Biển Đông với các quốc gia láng giềng. Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng quốc phòng Australia Marise Payne, theo Reuters ngày 17/12/2015, Bắc Kinh chỉ dám phản đối bằng mồm… vô hiệu, Bắc Kinh còn không dám đụng tới Australia, đừng nói phét chọi với Không - Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

oOo

Mới đây, chung quanh những căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Ngày 27/11/2015, nhà phân tích độc lập Bành Định Đỉnh từ Bắc Kinh bình luận trên đài BBC tiếng TQ. Giải quyết tranh chấp xưa nay không ngoài 3 con đường là (1) Pháp lý (2) Thỏa hiệp (3) Dùng sức mạnh.

Nếu là pháp lý có thể nói rõ, cái gì thuộc về bên nào thì trả về bên đó, các bên đều tuân thủ theo phán quyết của tòa án hoặc có thể giải quyết thông qua đàm phán song phương hoặc đa phương, hoặc thương lượng thỏa hiệp dưới sự chủ trì của một cơ quan tài phán quốc tế đóng vai trò bên thứ 3 độc lập, mỗi bên nhượng bộ nhau một ít. Nếu không thể nói với nhau bằng lý lẽ, lúc đó chỉ còn cách dùng nấm đấm, xem ai mạnh hơn ai.

Cách thứ 3 dùng sức mạnh cơ bắp, rõ ràng là không dùng được. TC dù đã lớn mạnh, nhưng không có thực lực để xưng hùng, xưng bá trước cộng đồng quốc tế ngày nay. Dù có đi nữa trong thế giới phẳng hiện tại, chính phủ TC cũng không thể dễ dàng dùng vũ lực một cách ngu xuẩn. Thế giới văn minh ngày nay đã thành hình một hệ thống phòng ngự tập thể gần như hoàn chỉnh, xu thế chính trị quốc tế cũng không cho phép các quốc gia có chủ quyền khai chiến, dùng vũ lực có thể bị loại trừ khỏi Biển Đông.

Cách còn lại duy nhất hợp pháp và khả thi chỉ có trọng tài quốc tế. Đã ra đến cơ quan tài phán quốc tế thì ai có lý nói lý, ai chủ trương điều gì thì đưa bằng chứng ra chứng minh. Đại đa số tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết thông qua trọng tài, tại sao lĩnh vực chính trị lại không thể? Một khi TQ đã đặt ký phê chuẩn UNCLOS thì nên bình thản chấp nhận trọng tài. Đem tranh chấp này giao cho các luật sư, thẩm phán đi giải quyết.

Ý thức thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, trong đó nhấn mạnh giải pháp trọng tài, kết hợp với đàm phán của học giả Bành Định Đỉnh rất đáng hoan nghênh và ghi nhận, chỉ có Bắc Kinh là không muốn và tìm cách tránh né…

oOo

Theo tạp chí Foreign Policy (Mỹ), tham vọng độc chiếm Biển Đông khiến Bắc Kinh bị phản ứng ngược, các nước láng giềng đều cảnh giác đề phòng, mua vũ khí phòng thủ. Rõ ràng, Tàu Cộng bị cô lập! Nhật Bản từ bỏ Hiến pháp hòa bình, Philippines mời quân đội Hoa Kỳ trở lại sau 25 năm Mỹ rời căn cứ Subic. Singapore cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon hiện đại của Hải quân Mỹ. Từ Nhật Bản tới Indonesia đều đề cao cảnh giác trước yêu sách độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. 

Sự kiện ngày 17/12/2015, Indonesia và Nhật Bản đã đối thoại cấp bộ trưởng, với lãnh đạo 2 bộ Ngoại giao & Quốc phòng họp lại tại Tokyo để thống nhất một chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng. Theo giới quan sát, những thỏa thuận vừa đạt được đã mở đường cho Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng qua Indonesia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tokyo can dự sâu vào Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi xác nhận: “Chúng tôi nhất trí tăng cường sự ổn định ở Biển Đông”.

Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố: “Đây là vùng đặc quyền kinh tế EEZ của tổ tiên để lại cho họ ở Biển Đông”. Nhưng, họ Tập không trưng dẫn được một tài liệu nào chứng minh gia phả của tổ tiên, ngoại trừ một tấm bản đồ của triều Nguyên để lại không có tác dụng gì cả. Mỹ và các chuyên gia pháp lý khẳng định: “Hải quân Mỹ có quyền tự do đi lại trong không - hải phận quốc tế, tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh cũng đã ký vào đó”.

Nếu Tập Cận Bình không tìm đâu ra một trang gia phả nào để chứng minh Biển Đông là di sản của tổ tiên để lại. Tôi sẽ chứng minh giùm cho Tập Cận Bình biết rằng, hiện nay Bắc Kinh còn cất giữ một trang nhật ký gia phả rất quý báu mà Tập Cận Bình đã quên không đem ra xài? Nếu Bắc Kinh công khai phổ biến trang nhật ký gia phả nầy trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) The Hague, Hòa Lan thì Bắc Kinh đã thắng kiện Philippines rồi; chẳng những Biển Đông thuộc về Tàu Cộng mà cả thế giới phải chịu sự thống trị của Tập Cận Bình. Trang nhật ký gia phả của ai mà ghê gớm đến như vậy ta? Đó là trang nhật ký của Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa. Nhân vật nầy được tạp chí LIFE xếp Trịnh Hòa đứng thứ 14 trong số những người quan trọng nhất trong thiên kỷ vừa qua.

Tiểu sử Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa:

Tại phòng Đông Á Học thuộc Thư viện quốc hội Hoa Kỳ, người ta có thể thấy bản sao tấm họa đồ dài 6,4 mét, ghi tiếng Hoa nhiều vùng biển thế giới. Đây là tấm bản đồ mà Trịnh Hòa từng dùng cho 7 chuyến hải hành từ 1405 - 1433. Với hạm đội vĩ đại gồm 28.000 người đi trên hơn 300 con thuyền. Con tàu chỉ huy của Trịnh Hòa dài đến 122 mét, so với con tàu 26 mét lớn nhất Santa Maria trong hải đội Columbus. Các chuyến hải hành của Trịnh Hoà được thực hiện khá lâu trước người phương Tây như: Christopher Columbus (1492), Vasco da Gama (1498) và Ferdinand Magellan (1521).

Trịnh Hoà tên thật là Mã Tam Bảo (Zhèng Hé), sinh tại Vân Nam là hậu duệ đời thứ 6 của Sayyid Ajjal Shams al- Din Omar, xuất thân từ nơi hiện nay là Uzbekistan, từng cai quản tỉnh Vân Nam. Họ Mã, phiên âm từ chữ “Mohammed”.

Năm 1381, khi nhà Minh đánh Vân Nam, Trịnh Hòa (mới 10 tuổi) bị bắt, bị thiến, trở thành thái giám và được đưa về cung đình, phục vụ cho một hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và trở thành “hảo bằng hữu” của hoàng tử. Trịnh Hòa còn giúp thái tử thực hiện thành công cuộc tiếm ngôi đẫm máu năm 1402. Vị hoàng tử trở thành vua Minh Thành Tổ (hiệu Vĩnh Lạc), Trịnh Hòa được phong làm đô đốc.

Theo National Geographic trong số ra tháng 7/2005, chuyên về chủ đề Trịnh Hòa. Tại lăng mộ khổng lồ mà Vĩnh Lạc dựng cho vua cha Minh Thái Tổ, có tấm bia đá ghi lại thành tích viễn dương của Trịnh Hòa. Mục đích thực hiện cuộc Tây Dương của Chu đế Vĩnh Lạc là mở rộng kinh thương kết hợp với bang giao, theo như kết quả nghiên cứu của Louise Lavathes, tác giả quyển “When China Ruled the Sea”. Sau thời gian ròng rã đóng tàu (hiện ở Nam Kinh vẫn còn vết tích xưởng đóng tàu của Trịnh Hòa) Ngày 11/7/1405, Trịnh Hòa khởi hành, bắt đầu chuyến viễn du.

Trong 28 năm, Trịnh Hòa đã đi hơn 50.000 km, tới 37 quốc gia từ Đông Nam Á, Trung Đông đến châu Phi. Tiến sĩ Jin Wu thuộc Đại học Iowa, chuyên viên lịch sử hàng hải lừng danh, đã so sánh quy mô chuyến viễn du hải hành của Trịnh Hòa như sau: “Trong khi hải đoàn Trịnh Hòa có hơn 300 tàu với hải đoàn 30.000 người; hải đội Columbus chỉ có 3 tàu với 90 người; Da Gama với 4 tàu và 160 người và Magellan với 5 tàu và 265 người”. (theo website Đại học California - Los Angeles, International).

Năm 1431, Trịnh Hòa lên đường cho chuyến hải hành cuối cùng. Một số nhà viết sử cho rằng Trịnh Hòa trở về quê nhà năm 1433 và chết vào 2 năm sau tại Nam Kinh. Tuy nhiên theo National Geographic cũng như một số tài liệu khác, ngôi mộ Trịnh Hòa tại Nam Kinh thật ra là ngôi mộ trống. Trịnh Hòa có thể chết dọc đường và được thủy táng ngoài khơi Malabar (Ấn Độ).

Hàng trăm năm trôi qua, Trịnh Hòa trở thành bóng ma lu mờ trong lịch sử Tàu Cộng. Tuy nhiên, một thập niên trở lại đây, Trịnh Hòa được hồi sinh, Bắc Kinh muốn chứng tỏ TQ là bậc thầy về đi biển và đó là bằng chứng cho thấy việc thám hiểm hàng hải, dẫn đến việc đánh dấu chủ quyền các hòn đảo từng được thực hiện bởi nước Trung Hoa xưa.

Trong năm 2004, Thứ trưởng Truyền thông TC nói: “Trong suốt 7 chuyến Tây Dương, Trịnh Hòa không chiếm một mảnh đất nào, không dựng một pháo đài nào, không lấy bất kỳ của cải gì của bất cứ nước nào... Ý nghĩa các chuyến đi Tây dương của Trịnh Hòa không chỉ ở chỗ chúng cho thấy Hải quân Trung Hoa từng hùng mạnh như thế nào mà còn cho thấy TQ trước sau như một, luôn thực hành chính sách ngoại giao hòa bình”.

Một thứ “pax sinica” mỉa mai:

Pax Sinica là “Hòa bình kiểu Tàu”, các chuyến Tây Dương của Trịnh Hòa không phải luôn là những “chuyến đi hữu nghị”. Theo tác giả quyển “The Contest of the Century: The New Era of Competition with China and How America Can Win” (phát hành tháng 2/2014), Geoff Dyer nói: “Đằng sau sự đánh bóng hình ảnh Trịnh Hòa được Bắc Kinh tô vẽ còn ẩn chứa nhiều sự thật khác”. 

Geoffrey Wade, sử gia Úc chuyên về triều Minh, cho biết. “Các hạm đội Trịnh Hòa đã thực hiện nhiều chiến dịch “gây sốc và bất ngờ” với một hình thái ban đầu của “Chủ nghĩa Thực dân hàng hải”, hay nói cách khác, đó là chính sách “Ngoại giao tàu chiến”. Christopher Columbus vượt đại dương chỉ có 3 tàu, Vasco da Gama với 4 tàu và Ferdinand Magelan với 5 tàu. Trong khi đó, Trịnh Hòa du hải với 200 - 300 tàu, được trang bị vũ khí hiện đại nhất và tốt nhất thế giới vào thời điểm đó. Để làm gì, nếu không là nhằm gây ấn tượng mạnh cho mục đích chính trị, nhằm tạo ảnh hưởng khắp Đông Nam Á, thông qua việc thị uy sức mạnh hải quân không ai đối thủ?”

Đội quân của Trịnh Hòa thậm chí từng dính vào cuộc nội chiến ở Bắc Sumatra và Java. Trong một vụ khác, Trịnh Hòa can thiệp vào một cuộc xung đột chính trị nội bộ tại Ceylon (Sri Lanka), tiêu diệt quân đội nơi nầy, trước khi bắt vị vua và gia đình mang về Nam Kinh. Bản chất quân sự trong các chuyến đi Trịnh Hòa còn để lại vết tích tại Malacca. Người Tàu dùng Malacca không chỉ để cất hàng hóa, theo sử gia Geoffrey Wade, mà còn xây một trại lính mà Trịnh Hòa dùng để kiểm soát tuyến giao thông dọc eo biển Malacca.

Tương truyền rằng, trong những chuyến hải hành xa xôi ngàn dặm nầy, kéo dài từ 1405 – 1435 đã trải qua nhiều quốc gia, nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên khắp đại dương từ Châu Âu và Châu Phi ở phía tây tới Triều Tiên, Nhật Bản ở phía Đông, bao gồm:

· Các quốc gia vùng Đông Nam Á.

· Sumatra và Java.

· Tích Lan (Ceylon)

· Ấn Độ.

· Châu Mỹ.

· Ba Tư và Vịnh Ba Tư.

· Bán đảo Á Rập.

· Hồng Hải tới nơi xa nhất là Ai cập.

· Xa nhất về phía nam tới eo biển Mozambique.

· Tới Đài Loan 7 lần.

· Đảo Darwin, Bắc Úc Châu.

Theo các nguồn sử liệu TQ thì hạm đội của Trịnh Hòa có trên 300 chiến thuyền buồm vào lúc cao điểm nhất và được chia ra như sau:

· Các thuyền chở châu báu.

· Các thuyền chở ngựa, chở cống phẩm.

· Các thuyền hậu cần.

· Các thuyền chở quân lính.

· Các thuyền chở nước.

· Các thuyền chiến Phú Xuyên.

· Các thuyền tuần tra.

· Và đặc biệt là tàu chở hàng triệu triệu con…chuột Tàu.

Lời tiên tri của Trịnh Hòa:

Thủy sư Đô đốc Trịnh Hòa chở hàng triệu triệu con chuột trên tàu để làm gì vậy? Bất cứ nơi nào hạm đội của Trịnh Hòa bỏ neo dừng lại, đổ bộ để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước ngọt…Trịnh Hòa bảo thủy thủ đoàn thả một bầy chuột xuống nơi đó, cho nó tự do sinh sôi nẩy nở và phán rằng: “Giống chuột là loại gậm nhấm, tượng trưng cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của chúng ta sau này. Nhờ sinh đẻ nhiều, chúng sẽ có mặt khắp nơi trên thế giới, giống như chủng tộc Tàu của chúng ta. Sau nầy, bất cứ nơi nào trên hành tinh nầy có “Chệt & chuột” chung sống với nhau thì vùng đất đó thuộc về lợi ích cốt lõi của Trung Quốc không ai thể tranh cãi lôi thôi gì cả! Lời nói của ta ngày hôm nay phải được ghi vào nhật ký để làm gia phả cho các thế hệ mai sau.”

Mấy thế kỷ sau, lời tiên tri của Trịnh Hòa đã trở nên hiện thực, giống chuột do Trịnh Hòa thả ra trước đây, không biết chúng vượt biển bằng cách nào mà chúng có mặt khắp nơi trên quả địa cầu. Ở đâu có “giống chuột” là có “giống Chệt” sinh sống lẫn lộn. Nếu so về bản chất giữa Chuột & Chệt thì cả 2 loại sinh vật nầy đều nguy hiểm giống y chang như nhau. 

Nếu giống chuột là nguồn gốc phát sinh bệnh dịch hạch (Pestis) gây thảm họa kinh khủng cho nhân loại vào thế kỷ thứ 14. Cho mãi đến tận bây giờ vẫn còn ám ảnh kinh hoàng cho nhân loại về những “cái chết đen” diễn ra trong 13 năm từ năm 1338 tới 1351, nó ngự trị trên toàn cõi Âu Châu đã lấy đi sinh mạng 75 triệu người. Giết chết từ 30 tới 60% dân số Châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu xuống còn 350 tới 375 triệu người vào năm 1400. Giống “Chệt” sẽ gây thảm họa chiến tranh cho nhân loại trong thế kỷ 21, nó là hiểm họa “Da vàng” sẽ kinh khủng như một thứ bệnh dịch hạch do giống “chuột” gây nên vào thế kỷ 14. 

Mới đây, một tấm bản đồ cổ được tình cờ phát hiện tại một cửa hàng bán đồ cổ ở Thượng Hải, sẽ giúp chứng minh rằng Đô đốc Trịnh Hòa là người đã phát hiện ra Châu Mỹ, chứ không phải là Christoper Columbus. Tấm bản đồ nầy có từ năm 1418? Có cả hơn 70 năm trước khi Columbus phát hiện ra Châu Mỹ vào năm 1492. Tập Cận Bình chỉ cần đem tấm bản đồ nầy qua Mỹ gặp TT Obama mà đòi lại America là của Tàu Khựa. 

Tập Cận Bình quyết tâm tiến hành thực hiện “Giấc mộng Chuột” biến lời tiên tri của Trịnh Hòa tổ tiên của hắn thành hiện thực một cách điên rồ, bất chấp những lời chế nhạo của thế giới. Họ còn thách thức Bắc Kinh đòi chủ quyền đảo Okinawa của Nhật Bản bằng vũ lực làm thử coi! Có dám không?

Thế giới đang chận đứng “đại dịch chệt” ở biển Đông:

Theo Kyodo News của Nhật, số ra tháng 12/2015, Thủ tướng Shinzo Abe đã hội đàm với lãnh đạo Australia và Ấn Độ, nhằm thúc đẩy hợp tác về bảo đảm an ninh giữa 4 quốc gia là Mỹ - Nhật - Australia - Ấn Độ, thông qua sự hợp tác giữa 4 nước để bảo vệ khu vực giữa khu “tứ giác chiến lược”: Nhật Bản - Australia - Ấn Độ và căn cứ hải quân Hawaii của Mỹ. Nhằm bảo đảm an toàn hàng hải từ khu vực Ấn Độ Dương tới Tây Thái Bình Dương. 

Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung “Mallabar” giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Ấn Độ. Đối với Australia sẽ thúc đẩy đàm phán hiệp định mới để có thể thực hiện các cuộc huấn luyện chung một cách thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Mỹ - Nhật - Ấn - Australia. Mới đây, Nhật Bản đã điều động hàng ngàn binh sĩ và các hệ thống tên lửa dọc 200 đảo xa để đối phó với TC. Nhật Bản muốn chiếm thế thượng phong trên biển và trên không trước TC. Một khi Biển Đông & Hoa Đông sinh biến, Nhật Bản có thể khóa chặt chuỗi đảo đầu tiên bằng trận địa tên lửa ở đây.

Theo Reuters, ngày 21/12/2015, TT Philippines Benigno Aquino nói rằng: “Một số quốc gia Châu Á - TBD liên tiếp tăng cường ngân sách quốc phòng trong bối cảnh cục diện Biển Đông ngày càng căng thẳng. Mỹ & Nhật đang giúp Philippines phát triển lực lượng vũ trang của nước nầy”. 

Ngoài ra, theo Reuters ngày 2/12/2015 đưa tin: “Các học giả quốc tế cho rằng, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt ở cấp độ quốc tế trong vụ kiện “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục khăng khăng từ chối tham dự vụ kiện của Philippines và chống đối phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA)”.

PCA đã kết thúc phiên điều trần hôm 30/11 và cho phép TC được nộp bản phản biện các lập luận của Philippines đến ngày 1/1/2016. Qua thời điểm này, PCA sẽ bắt đầu quá trình xét xử nội dung vụ kiện và dự kiến ra phán quyết trong giữa năm 2016. Bắc Kinh vẫn ngoan cố tiếp tục từ chối phiên tòa này và kể cả phán quyết của PCA. Như chúng ta đã biết, Philippines đã đánh bại Bắc Kinh trên mặt trận pháp lý và các quốc gia khác sẽ sử dụng phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 như một cây gậy để đánh bại yêu sách bành trướng phi pháp của Bắc Kinh. 

Theo dự kiến, tháng 2/2016, TT Obama đã hội đàm với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của khối ASEAN tại tiểu bang California. Theo hãng Nikkei của Nhật Bản, tháng 11/2015, TT Obama đã hội đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN khi tham gia “Hội nghị cấp cao” ASEAN tại Malaysia. TT Obama muốn thông qua cuộc hội đàm với các nước ASEAN, tăng cường đoàn kết nội bộ và thiết lập mối quan hệ mật thiết hơn giữa ASEAN và Mỹ. TT Obama coi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nền tảng mở rộng hợp tác giữa Mỹ và ASEAN. Ngoài ra, Mỹ sẽ thúc đẩy các bên xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.

Theo Telegraph số ra ngày 23/12/2015, Bắc Kinh đang đòi hỏi Seoul phải nhượng lại một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế trên biển Hoàng Hải, trong đó có cả khu vực núi ngầm IEO, nơi có một trung tâm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc. Bắc Kinh cho rằng khu vực đó thuộc về mình gọi là Suyan Rock. Theo đề nghị của Bắc Kinh, thì núi ngầm Ieo do tàu buôn Anh Socotra tìm ra năm 1900 và đặt tên là Socotra Rock thuộc về quyền kiểm soát của TC. Vị trí núi ngầm Ieo nằm cách bờ biển Hàn Quốc 93 hải lý và cách TC đến 178 hải lý. Lòng tham vô độ của Tập Cận Bình đã đẩy Hàn Quốc liên kết với tứ cường: Mỹ - Nhật - Ấn - Australia và cả Hàn Quốc cũng tham gia, làm thành một vòng cung chiến lược bao vây và cô lập TC.

Kết luận:

Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực PCA đã ra phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” 9 đoạn của TC tại Biển Đông, đồng thời cho biết TC không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển nầy. Ngay sau đó, Báo Đảng TC đưa ra tuyên bố của Tập Cận Bình về phán quyết của PCA: “Trong bất cứ tình hình nào, chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của TQ trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của PCA. TQ không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào xuất phát từ phán quyết của PCA”.

Bắc Kinh đang lâm vào tình trạng 4 bề thọ địch, bị bao vây và cô lập từ biển Hoa Đông tới Biển Đông. Theo Dmitry Mosyakov, Viện Nghiên cứu Phương Đông, nhận định: “Sau khi TC công bố sẽ thiết lập khu vực nhận dạng phòng không Biển Đông, tình hình trong khu vực phát triển một cách phức tạp. Điều nầy cho thấy, Mỹ sẽ sẵn sàng hành động, tham gia cuộc xung đột vũ trang với TC đang diễn ra trong khu vực nầy. Mỹ tăng cường đáng kể chính sách của mình.” Rõ ràng, Washington đang tiến hành chính sách bao vây và cô lập TC cùng với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Vòng cung được thiết lập chung quanh Hoa Lục có Nhật - Ấn - Australia - Philippines - Indonesia - Singapore…

Theo Richard Bitzinger - Đại học S. Rajaratman - nhận xét: “Bắc Kinh giống như một người đang viết tờ check, trong khi không có khả năng thanh toán. Thực tế thì riêng nhiệm vụ giám sát, chưa kể tới hành động để bảo vệ diện tích bao la trên Biển Đông đã là quá khả năng đối với Bắc Kinh”.

Theo GS Toshi Yoshiahara - Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ - nhận định: “Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc chống sự bành trướng quân sự của TC từ Hoa Đông ra tây Thái Bình Dương, nâng cao khả năng cơ động của Hoa Kỳ và củng cố liên minh chặt chẽ để đối phó với một cuộc xung đột có thể xảy ra với TC. Nói cách khác là Nhật Bản sẽ lật ngược thế cờ”.

Theo Akihisa Nagashima - Nghị sĩ Đảng DPJ Nhật Bản - bình luận: “Sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Tàu Cộng và sự suy giảm tương đối của Mỹ là một yếu tố. Chúng tôi muốn làm những gì chúng tôi có thể để giúp đảm bảo tính bền vững trong thế trận của Hoa Kỳ tại Biển Đông”.

Mới đây ngày 26/5/2016, tại Hội nghị Thượng Đỉnh Ise-Shima ở Nhật, có sự tham dự của lãnh đạo thuộc các nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Với tư cách nước chủ tịch, Nhật mời VN, Lào, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka, Papua New Guinea, Chad và VN cùng tham dự hội nghị. Các nhà lãnh đạo G7 dự hội nghị sẽ bàn luận những vấn đề nóng liên quan đến TC ở Biển Đông, khiến những tên lãnh đạo Bắc Kinh tức muốn phát điên lên được!!! 

Tập Cận Bình thấy rõ nguy cơ Tàu Cộng sẽ bị cả thế giới bao vây & cô lập tại Biển Đông và Hoa Đông sau khi bác bỏ phán quyết PCA, nên lật đật xuống nước nhỏ nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng. Họ Tập nói: “Không có gene xâm lược trong máu người Trung Quốc.” Quá đúng! Không có gene xâm lược trong máu của giốngbit mà chỉ có gene “gậm nhấm” theo kiểu tầm ăn dâu. Biển Đông là một thí dụ điển hình…

16.09.2016
Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Tổng hợp & nhận định
__._,_.___

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image



Cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người


Em Bụi
(Danlambao) - "Rồi đây, cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người" (*) - Tôi tin chắc rằng, điều đó sớm xảy ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, nếu mỗi người chúng ta vẫn im lặng, vô cảm trước những nỗi đau, tội ác, sự bất công của xã hội.

Qua nay, cư dân mạng đều lên tiếng xót xa trước vụ một thi thể quấn chiếu nằm vắt ngang đằng sau xe máy ở tỉnh Sơn La. Nhưng câu hỏi đặt ra, họ xót xa xong rồi họ sẽ có hành động như thế nào? họ đánh giá như thế nào về vụ việc này? Họ sẽ kêu gọi giúp đỡ gia đình chị P kia và mọi chuyện kết thúc? Hay họ chỉ im lặng, im lặng và im lặng - một sự im lặng đáng sợ đến ghê người?

Tôi sợ, sợ thật sự, cả đêm qua tôi không tài nào ngủ được, tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn ông và thi thể người chết nằm vắt ngang, bó gọn trong chiếc chiếu nhỏ bé đơn sơ, 2 chân rủ xuống sau xe máy... cả 2 cô đơn lạc lõng giữa đường.

Tôi sợ thái độ vô cảm của các vị y bác sĩ tại bệnh viện, sự vô cảm của tất cả những người dân trên đường... tôi tự hỏi, họ không hề biết, không thấy có một người chết đang nằm sau xe, 2 chân buông sõng hay sao? Hay vì họ cũng quá nghèo nên không thể giúp được gì?

Tôi ghê tởm thái độ vô lương tâm của các vị y bác sĩ, thà họ cứ im lặng, thà họ cứ làm thinh giả câm giả điếc, đằng này họ lại đi bao biện cho bản thân mình và tìm mọi cách để chứng minh rằng họ vẫn là những "lương y như từ mẫu", thậm chí, họ còn mua chuộc cả gia đình, để gia đình nhận lãnh hoàn toàn mọi trách nhiệm. Họ không biết rằng, những lý luận của họ đến trẻ con như tôi cũng thấy rõ sự láo toét và khinh bỉ hay sao?

Tôi sợ khi tôi hình dung ra viễn cảnh tương lai, chỉ riêng Sơn La sẽ có đến 36.000 cái xác nữa cũng không đủ tiền để thuê xe ô tô. Họ quá nghèo đói, tiền ăn không có, lấy đâu thuê?? (Tính tới năm 2015, toàn tỉnh Sơn La có tới 36.000 người thiếu đói)

Và tôi tin chắc chắn rằng, đây không chỉ là những cái xác duy nhất và đầu tiên được bó trong chiếu đưa về nhà. Bao nhiêu người nghèo khó ở Sơn La? Bao nhiêu người nghèo này bị bệnh và phải giao phó số mạng của họ cho bệnh viện hoạt động bởi tiền thuế của nhân dân? Bao nhiêu gia đình người nghèo cơm không đủ ăn này làm gì đủ tiền để mướn xe chở xác người thân về nhà? Chắc chắc không phải chỉ có 2 cái xác gói chiếu thương đau mà còn vô số! Và nó cũng không chỉ có ở Sơn La, mà còn diễn ra ở khắp mọi miền của tổ quốc.

Thế đó, đâu rồi những đài nghìn tỷ Hồ Chí Minh - tượng “Người” đã thấy bao nhiêu xác người bó chiếu dưới chân “Người”? bao nhiêu xác chết em thơ vì quá đói khổ? bao nhiêu xác chết tức tưởi của những ông bố bà mẹ vì không đủ tiền nuôi con ăn học thành người?...

Tất cả những xác chết đó, đang gào thét dưới tượng "Người" đó.
Tôi từng hỏi bạn tôi, bạn nghĩ gì về việc Tỉnh Sơn La sẵn sàng chi 1.400 tỷ để xây tượng ông Hồ, và chấp nhận ít nhất 36.000 người vẫn còn thiếu đói. Bạn chỉ nói vỏn vẹn "đó là sự thất bại". Thất bại về điều gì hả bạn?
Nhiều người còn trách móc và nói, Việt Nam là một đất nghèo nhưng vẫn hạnh phúc và đáng sống hơn các nước tư bản. Vậy:
Việt Nam đáng sống đến mức người chết không có đất để chôn, không có tiền để thuê xe ô tô đưa người thân từ bệnh viện về nhà ư?
Việt Nam đáng sống đến mức, những người em tôi phải treo cổ tự tử vì gia đình không có điều đủ tiền để mua cho em một bộ quần áo mới?.
Việt Nam đáng sống đến mức, bố mẹ cùng con cái tự tử vì gia đình quá nghèo?

Việt Nam đáng sống đến mức, người dân không dám ra đường, vì sợ xe điên tông phải và chết?
Việt Nam đáng sống đến mức con giết mẹ, mẹ giết con, vợ giết chồng, chồng giết vợ... dễ dàng như cắt tiết một con gà?
Việt Nam đáng sống đến mức, những người thanh niên sẵn sàng chém giết nhau vì 1 cái nhìn?
Việt Nam đáng sống đến mức, họ chém giết nhau vì tranh giành trả tiền hay gái gú?
Việt Nam đáng sống đến mức, họ sẵn sàng bóp chết hàng trăm ngàn em bé chưa kịp cất tiếng khóc chào đời? (Theo thống kê của hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có ít nhất 3000.000 ca nạo hút thai ở tuổi vị thành niên từ 15-19 tuổi...)
Việt Nam đáng sống đến mức, người dân càng ngày càng thờ ơ trước vấn nạn những bé gái, bé trai bị xâm hại tình dục, bé nào may mắn thì sống, bé nào bất hạnh thì chết?
Việt Nam đáng sống đến mức, người dân nơm nớp sợ ra đường, sợ vào đồn công an và chết bất đắc kỳ tử, sợ ăn phải đồ Trung Quốc, sợ vào bệnh viện...
...
Câu trả lời thuộc về các bạn, những người bạn của tôi. Tôi thấy buồn, buồn thay các bạn - những người luôn nói “sống là phải biết cho đi”, những người mở miệng ra lại nói, “lý tưởng của tôi là giúp đỡ những người nghèo, những người thấp cổ bé họng…” nhưng lại làm ngơ, im lặng trước những tội ác đang diễn ra ngoài xã hội. Mà các bạn thừa biết, im lặng là đồng lõa với tội ác.

Tệ hơn, khi người dân phản đối tượng đài ngàn tỷ Hồ Chí Minh, yêu cầu sử dụng tiền đó vào đúng mục đích như giúp trẻ em có đủ điều kiện tới trường, tạo công ăn việc làm cho người nghèo miền núi… thì các bạn lên tiếng chửi bới, nhục mạ họ.

Các bạn ạ, hãy thức thỉnh và đừng im lặng nữa. Đừng gián tiếp biến Việt Nam trở thành một đất nước chết vì khát khô tình người.
(*) Câu nói của chị Hạt Sương Khuya - từng nói trên facebook cá nhân.

17.09.2016

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

Một sự so sánh khập khiễng không thuyết phục để bênh vực cho chế độ CSVN

Nguyễn Dư
(Danlambao) - Đã từ lâu, nhiều người lên tiếng chỉ trích những bộ luật hình sự của nhà cầm quyền Việt Nam về tự do ngôn luận là vi phạm nhân quyền.

Nếu nói về quyền tự do ngôn luận, so sánh giữa chế độ cộng sản với thế giới tự do để mà mổ xẻ từng chi tiết thì rất dài dòng, đôi khi còn trớt quớt. Đem điều nọ mà xọ với trường hợp kia để so sánh thì nó tráo trở, trơ trẽn, có khi còn lạc lối... quay về, không giống ai. Từ chỗ mù mờ không rõ ràng trong quyền tự do ngôn luận theo qui định của mỗi quốc gia, nhất là mang cái tính lý luận theo cái kiểu "lưỡi không xương..." cho nên nhà cầm quyền CSVN mới có thể "nhiều đường lắt léo", lợi dụng để bắt tội, kết án nhiều cá nhân muốn cất lên tiếng nói bày tỏ về quan điểm của riêng mình.

Mới đọc trên báo Công An Nhân Dân, có một bài viết đem so sánh trường hợp vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Mỹ và Việt Nam. Ý chính, nội dung của bài viết muốn nói rằng ở Mỹ thì cũng vi phạm quyền tự do ngôn luận giống Việt Nam vậy. Chúng ta chỉ cần nghe đến đó, sự so sánh giữa hai quốc gia thôi, người có hiểu biết thì hiểu được tác giả bài viết trên báo CAND đem ra so sánh khập khiễng nửa vời và có trình độ hiểu biết, cách lập luận để bào chữa cho chế độ độc tài Việt cộng như thế nào liền.

Tác giả đưa ra trường hợp hai bài viết của một nhà báo Mỹ tung tin về tình hình sức khỏe của ứng cử viên, bà Clinton. Mặc dầu không dẫn chứng cụ thể nhà báo Mỹ đã viết gì nhưng tác giả của báo CAND nói rằng bài báo bị gở xuống và phóng viên bị đuổi việc.

Ở đây tưởng cũng không cần phải biết nhà báo Mỹ viết gì mà phải bị đuổi việc. Và chúng ta cũng tạm tin trường hợp là tổng biên tập của một tờ báo nọ bảo vệ quyền lợi, bị mua chuộc theo phe nhóm riêng tư, và có phe cánh ở đàng sau chống lưng nên họ vi phạm quyền tự do ngôn luận theo như tác giả báo CAND viết.

Nhưng nên nhớ là một tờ báo có thể vì lợi nhuận và uy tín kinh doanh; cũng có thể vì muốn bảo vệ uy tín một phe cánh nào đó cho nên chuyện gỡ bài, đuổi việc một phóng viên của họ là chuyện rất bình thường mặc dầu biết rằng họ trắng trợn vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận.

Bây giờ chúng ta mới xét tiếp là phóng viên Mỹ đó có khởi kiện tổng biên tập của họ là vi phạm hợp đồng hay không. Phóng viên Mỹ có cần phải tìm luật sư uy tín để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hay không. Cái mấu chốt cần đặt ra là của sự thắng thua trong vụ kiện; quyền tự do phát biểu chính kiến và luật pháp có bảo vệ công dân theo đúng như hiến pháp qui định hay không. Quan trọng là ở cái chỗ đó. Tất cả các xứ tự do khác với chế độ CSVN cũng chính là ở chỗ đó.

Vi phạm nhân quyền thì ở bất cứ một xứ sở nào, nếu là con người bình thường thì đều mang trong mình cái hỉ, nộ, ái, ố như nhau, khó mà tránh khỏi. Cái mà chúng ta cần lưu ý là tòa án xứ Mỹ mà xử theo bộ luật hình sự về quyền phát biểu chính kiến thì sẽ khác một trời một vực với tòa án rừng rú ở xứ ta. Đừng nên đem so sánh nửa vời rồi lấy chuyện nọ mà xọ sang chuyện kia để thiên hạ cười vào mặt.

Nếu trường hợp ở Việt Nam, thì phóng viên viết bài không tốt cho đảng Dân chủ của bà Clinton theo cái kiểu đó thì coi như đời tàn vì sẽ thất nghiệp mà lại còn... vợ đẻ, con đau, nhà nước ngập bởi triều cường; cả gia đình sẽ mang bị gậy đi ăn mày; Có khi còn phải đi bóc lịch vì dính... bẫy trong hai cái còng của bộ luật hình sự nữa.

21.9.2016

Nguyễn Dư

danlambaovn.blogspot.com

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image


Đả ruồi diệt hổ - đại chiến - đả hổ diệt ruồi
Ngọc Ẩn
(Danlambao) - Phe đảng TBT Phú Trọng, Chủ tịch QH Kim Ngân, Thủ tướng Xuân Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là phe Đả Ruồi Diệt Hổ (ĐRDH). Phe đảng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm, Trịnh Xuân Thanh (TXT) là phe Đả Hổ Diệt Ruồi (ĐHDR). Phe miền Bắc do Tổng Trọng và TT Phúc chỉ huy đang đàn áp phe miền Nam do Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng chỉ huy.


Hổ Nguyễn Phú Trọng (NPT) đang thừa lệnh Tập Cận Bình đả ruồi diệt hổ NTD chỉ vì NTD trước đây có vài lần tuyên bố chống Tàu. Phe NPT đang nắm quyền lực, hệ thống truyền thông và tòa án bù nhìn, quân đội. Tổng Trọng dùng những phương tiện đó để diệt ruồi sau khi hết ruồi NPT sẽ diệt hổ. Phe chống lại NPT thì không có tòa án bù nhìn, truyền thông lề đảng nên họ phải dùng truyền thông lề dân đả hổ trước rồi sau đó diệt ruồi.


Phe NPT buộc tội Trịnh Xuân Thanh (TXT) sử dụng xe có biển số xanh của chính quyền và từ cái biển số xanh trở thành tội làm ăn thua lỗ 3200 tỷ đồng. Mục đích của phe ĐRDH là chuẩn bị dư luận để hạ TXT bản án tử hình tương tự như bản án Dương Chí Dũng và sau đó kèn cựa để TXT khai ra Đinh La Thăng chính là thủ phạm làm lỗ 3200 tỷ đồng của công ty xây lắp dầu khí PVC.

Đinh La Thăng đã do NTD bổ nhiệm làm TGĐ PVC. Các công ty quốc doanh của CSVN thì lúc nào chả lỗ vốn thì tại sao NPT chỉ ngắm vào TXT mà bắn như thế? Vì mục tiêu của Trọng là Thăng và Dũng? Thanh trốn thoát thì NPT lập tức bắt giam Vũ Đức Thuận là cựu Tổng Giám Đốc PVC, là đàn em cật ruột của Đinh La Thăng. Đinh La Thăng lại là đàn em thân tín của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. NPT đã thắng NTD trong kỳ đại hội đảng thứ 12 do dùng tiền của Tập Cận Bình mua chuộc và hăm dọa đàn em NTD. Lần này NPT lại định dùng phương pháp cũ bắt TXT khai ra các đàn anh để Thanh tránh tội chết. Các đàn anh của TXT thì đâu ngồi yên khoanh tay để NPT tung hoành như thế? Thế là TXT được gửi ra nước ngoài tố cáo NPT tham nhũng. Dĩ nhiên là báo lề đảng đâu dám đăng cụ Tổng NPT nhận hối lộ của Formosa cái tượng già Hồ bằng vàng y 24K. Theo lời TXT thì NPT cũng nhận hối lộ thêm 2 căn biệt thự của khu đô thị Ciputra tổng cộng cả 3 món, NPT đã kiếm được khoảng 7 triệu dollar. Đảng VC tuyên truyền NPT trong sạch, ai tin NPT trong sạch, không tham nhũng thì giống như tin già Hồ còn trinh. Theo nét đặc thù của cụ Tổng và nước CHXHCN VN thì tham nhũng dưới 7 triệu dollar là trong sạch bởi thế các anh CSGT là hoàn toàn trong sạch so với cụ Tổng. Kẻ nào nhận 7 triệu dollar hối lộ sau đó kêu gọi toàn dân chống tham nhũng thì tên này mặt dày hơn da trâu, nói láo ngang ngửa già Hồ, bộ óc không có dây thần kinh ngượng và kẻ đó không ai xa lạ mà chính là Tổng Trọng.

Tổng Trọng chưa nắm được bộ công an nên TXT sổng chuồng và chửi cụ Tổng tự do. TXT bây giờ mới hiểu, mới cảm nhận, mới khoan khoái được hưởng thụ ở nước ngoài “không có gì quý hơn độc lập-tự do-hạnh phúc chửi Tổng Trọng.” TXT lại biết chọn “Gió” (Người Buôn Gió) gửi vàng khiến nồng độ chửi mạnh hơn rượu đế, Trọng nghe Thanh chửi đến xỉn nên bắt liền cựu TGĐ Vũ Đức Thuận để coi có moi móc được gì dùng để hạ bệ Đinh La Thăng. Cái BCT CSVN sẽ có đứa phải “Gió” mà chết.

Phe Đả Hổ Diệt Ruồi (ĐHDR) La Thăng, Tấn Dũng phải khai thác hết công suất việc Tổng Trọng nhận hối lộ cái tượng vàng ròng của Formosa khiến Tổng Trọng ngậm mồm nhìn cá chết chìm, chết nổi cả trăm ngàn tấn kéo dài cả 300 km bờ biển miền Trung. Cá chết, biển nhiễm độc, ngành du lịch chết theo cá, xuất cảng hải sản bị đình trệ, ngư dân nghèo đói, lại bị phe ĐRDH phát gạo mốc để đầu độc cho ngư dân bệnh chết sớm. Phe ĐHDR cần phải hỏi nếu phe ĐRDH không tham nhũng thì 500 triệu dollar Formosa bồi thường đi đâu mà bắt ngư dân ăn gạo mốc và cá nhiễm độc ở biển Vũng Áng? Phe ĐHDR cần dấy lên dư luận là phe Tổng Trọng đang bán nước, nhận tiền Formosa đuổi dân Hà Tỉnh ra khỏi nơi sinh sống bằng cách xuất cảng lao động và dành đất Hà Tỉnh cho Tàu cộng. Tàu Formosa cấu kết với phe ĐRDH đuổi dân ra khỏi Hà Tỉnh bằng cách cấm không cho con em ngư dân đến trường đã 2 năm qua nhưng chưa thành công và cuối cùng phải dùng chất độc mang từ TQ qua giết cá biển để dân đói mà phải ra đi, đuổi dân bằng xuất cảng lao động. Công ty Formosa chưa đi vào sản xuất, chỉ mới súc ống thì không thể thải một lượng chất độc lớn đến độ đã giết chết cá cả 300 cây số bờ biển miền Trung VN. Khi Đinh La Thăng còn nắm quyền ở Sài Gòn thì phải biết sách động quần chúng, bật đèn xanh cho dân biểu tình đòi phải đóng cửa Formosa. Đinh La Thăng thì đâu đủ quyền lực để đóng cửa Formosa nên cứ đá trách nhiệm qua cho Tổng Trọng và Thủ Tướng Xuân Phúc. Băng rôn biểu tình cứ gọi thẳng TBT Trọng chọn dân hay chọn Formosa. Tổng Trọng đương nhiên là chọn Formosa vì đã nhận hối lộ của Formosa. Tổng Trọng đương nhiên là chọn Formosa vì đã nhận hối lộ của Formosa. Phe ĐHDR tạo được dư luận như thế thì Tổng Trọng một là bị dân làm thịt vì bỏ dân chọn Formosa và phạm tội bán nước hai là bị Tàu cộng làm thịt vì chọn dân VN bỏ Formosa, tức là chọc giận Tập Cận Bình. Phe ĐHDR cần biết dùng sức mạnh của dân thì mới đủ sức chống lại phe NPT. NPT đang từng bước chiếm quyền lực bộ công an. NPT là TBT đầu tiên làm một cán bộ của đảng ủy công an trung ương để đưa tay chân bộ hạ vào BCA thay thế tay chân bộ hạ của Nguyễn Tấn Dũng. Khi chưa nắm được BCA thì khi Tổng Trọng ra lệnh bắt giữ Đinh La Thăng sẽ đưa đến chiến tranh giữa công an và quân đội hoặc chiến tranh giữa công an Hà Nội và công an Sài Gòn.

Phe ĐHDR không sách động được sức mạnh quần chúng thì việc bị Tổng Trọng bỏ tù, kêu án tử hình các thành viên phe ĐHDR chỉ còn là vấn đề thời gian. NPT đang mua chuộc, dành giật bộ công an để thanh toán Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó NPT sẽ thanh toán cả Trần Đại Quang, Tô Lâm (bộ trưởng BCA) và đưa đàn em NPT vào nắm BCA. Nếu phe ĐHDR không hành động phản pháo Tổng Trọng ngay bây giờ thì e là đã muộn. Không sách động sức mạnh từ dân thì hai phe chỉ còn cách ám sát nhau để tranh dành quyền lực và quyền lợi.

23/9/2016

Ngọc Ẩn

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Vì sao TBT Trọng vào Đảng ủy Công an?

Image
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Việc Tổng bí thư ĐCSVN tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương không trái với Hiến pháp và Điều lệ đảng và là việc được đề nghị từ trước, theo nhà phân tích.

Truyền thông Việt Nam tuần này đưa tin Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN tham gia thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương, tuy nhiên đây chỉ là một động thái 'bình thường' không có gì đặc biệt kể cả về mặt thủ tục lẫn thời điểm, theo ý kiến của một nhà quan sát và bình luận thời sự, chính trị Việt Nam từ Hà Nội.


Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 25/9/2016, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) có trụ sở ở Singapore, nói:

"Sau tin này cũng có nhiều sự đồn đoán của mọi người, nhưng tôi thấy chuyện này bình thường, khóa trước người ta cũng có đề nghị là Tổng Bí thư Đảng CSVN tham gia Đảng ủy Công an Trung ương.

"Thế nhưng xem đi xem lại, người ta để đến khóa này, thế thì gần như là một kế hoạch từ khóa trước và khóa trước nữa rồi.

Điều lệ không quy định Tổng bí thư làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vì thế Đảng ủy Công an Trung ương khi có vận dụng đưa Tổng Bí thư vào thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thì vẫn phù hợp với điều lệ. Tôi không nghĩ là cái đấy có gì đó quá đặc biệt cả
TS. Hà Hoàng Hợp

"Có một chú ý nữa là tham gia Thường vụ Đảng ủy của Công an Trung ương không có nghĩa, không phải là Bí thư, bí thư phải là Bộ trưởng. Cái đó là quy định từ trước không thay, hiện nay chưa thay được."

Trước đó, nêu ý kiến trên truyền thông quốc tế, một nhà bình luận chính trị khác ở Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho rằng vị thế bổ sung này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đặt ra một số câu hỏi, mà theo ông là:

"Vấn đề đặt ra là ông Nguyễn Phú Trọng là cấp trên hay cấp dưới của ông Tô Lâm (Bộ trưởng Công an)?

"Vì hồi tháng 5 vừa rồi, ông Tô Lâm đã nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vậy thì hiện nay, về mặt Đảng ủy Công an Trung ương, ông Tô Lâm đang là bí thư.

"Như vậy nếu ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc cùng nằm trong Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, thì vai trò của họ là như thế nào, đặc biệt là của ông Nguyễn Phú Trọng? Ông là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương hay chỉ là một vai trò bình thường?”


Khi được đề nghị bình luận về ý kiến này của Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu chính trị Hà Hoàng Hợp nói:

"Tôi phải nói rất rõ thế này Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Nước đã tham gia Đảng ủy Công an Trung ương hai khóa rồi, tức là khóa trước và khóa trước nữa..., không phải bây giờ mới tham gia.

"Bây giờ chỉ có là lần đầu tiên Tổng Bí thư tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thôi, còn hai vị trí kia tham gia từ mấy khóa trước rồi"

Và nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp giải thích thêm về cơ sở, căn cứ của việc cơ cấu các vị trí này vào Đảng ủy Công an Trung ương của Việt Nam, ông nói:

Quyết định này là quyết định từ ngày 16/8, ngày 21/9 họ mới công bố ra, Ban tổ chức Trung ương mới chính thức hóa, nếu bảo là trùng với thời điểm mà có việc đẩy mạnh chống tham nhũng, rồi các vụ vi phạm, sai luật v.v..., thì tôi cũng thấy là hơi khó
TS. Hà Hoàng Hợp

"Theo Hiến pháp và Điều lệ đảng thì Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng điều lệ không quy định Tổng bí thư làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vì thế Đảng ủy Công an Trung ương khi có vận dụng đưa Tổng Bí thư vào thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thì vẫn phù hợp với điều lệ. Tôi không nghĩ là cái đấy có gì đó quá đặc biệt cả."

Trước câu hỏi về tính thời điểm của việc cơ cấu, bổ sung vị thế này của Tổng bí thư Đảng Cộng sản và liệu động thái này có liên quan gì tới việc chống tham nhũng mà dư luận gọi là 'đả hổ, diệt ruồi' ở Việt Nam hiện nay và sắp tới hay không, nhà phân tích nói:

"Quyết định này là quyết định từ ngày 16/8, ngày 21/9 họ mới công bố ra, Ban tổ chức Trung ương mới chính thức hóa, nếu bảo là trùng với thời điểm mà có việc đẩy mạnh chống tham nhũng, rồi các vụ vi phạm, sai luật v.v..., thì tôi cũng thấy là hơi khó."

Trước đó, truyền thông Việt Nam cho hay Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương của Việt Nam hiện nay gồm bảy quan chức, trong đó có ba lãnh đạo cao cấp hàng đầu của nhà nước là các ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm được báo chính thống của Việt Nam dẫn lời nói việc ba lãnh đạo chủ chốt cùng tham gia Đảng ủy Trung ương là "thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay".

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 ủy viên, được tổ chức tại Hà Nội vào sáng thứ Năm, ngày 21/9, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời trong phát biểu chỉ đạo ở lễ công bố nói rằng Đảng ủy Công an Trung ương phải "tập trung xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương, các tổ chức Đảng trong Công an nhân dân và lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng."

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Vì sao Sài Gòn lại bị ngập lụt nặng như vậy...

Mai Tú Ân

(Danlambao) - Hầu như toàn bộ thành phố đã bị thất thủ sau cơn mưa chiều ngày 26/9/2016. Các đường phố biến thành những con sông, còn các con hẻm thì thành suối. Xe cộ bị kẹt, chết máy dài dài trên các con phố. Các quan chức chính quyền thông báo rằng, cũng như mọi khi là do mưa lớn kết hợp với triều cường đã gây ra trận ngập lụt lớn trên diện rộng ở thành phố Sài Gòn. Được sự chỉ đạo cương quyết của lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên thành phố đã vào cuộc triệt để xóa các điểm bị ngập lụt. Và từ hàng trăm điểm ngập lụt bị xóa dần cho đến tối thì chỉ còn duy nhất một điểm bị ngập lụt. Đó là toàn bộ thành phố...

Đặc biệt các đội quân đi xóa ngập về đều gặp một triệu chứng như đau đầu, say say như say bia. Các chuyên gia hàng đầu của LHQ đã nhập cuộc và mau chóng tìm ra nguyên nhân ngập lụt cũng như chứng đau đầu của nhân viên. Thì ra đó là nước tiểu, tức là nước đái của chính người dân thành phố này thải ra đã tạo nên cơn ngập lụt tới tận cổ cho cái thành phố đã từng được gọi là Hòn Ngọc của Viễn Đông này, cũng như làm cho người dân xây xẩm...

Các chuyên gia nước ngoài đã lấy mẫu nước ở nhiều khu vực trong thành phố để đem về phân tích, cả bằng máy móc hiện đại lẫn thủ công, tức là nếm bằng miệng. Cuối cùng thì bọn họ đều kết luận giống nhau rằng thứ nước màu xám xám hoặc vàng vàng đang gây nạn ngập lụt thành phố chính là nước đái người. Một chất lỏng quan trọng đứng thứ hai mà con người thải ra hàng ngày, sau một chất rắn.

Trưởng đoàn chuyên gia đã nói với số dân trên 10 triệu người cộng khách vãng lai, khách kẹt tàu xe, máy bay... nên thành phố lúc nào cũng có trên 20 triệu dân. Hãy thử tưởng tượng xem 20 triệu con người đó cùng đái ra trong một ngày thì số lượng nước tiểu có đủ gây ngập lụt thành phố hay không. Nhưng cũng chẳng cần phải tưởng tượng cảnh hai chục triệu người đái ra trong ngày làm gì, vì đó đã là sự thật hàng ngày rồi. Có ai mà mỗi ngày lại không đái cơ chứ, và cũng không phải chỉ có đái có một lần.

Theo các chuyên gia quốc tế tính toán thì mỗi người dân thành phố sẽ đi tiểu tiện như sau: Đàn ông trung bình thì 5 lần/ngày. Còn phụ nữ, không rõ nguyên nhân nhưng cứ là phải gấp đôi cánh đàn ông cả về số lần lẫn số lượng đong đếm thì mới chịu. Tức là 10 lần/ngày. Đặc biệt góp phần vào thiên tai ngập lụt này là số lượng nước tiểu khủng khiếp của các nam phụ lão ấu địa phương thải ra sau những chầu nhậu theo công thức vào một thì cũng ra một. Số lượng nước này là nguyên nhân chính, kết hợp với các nguyên nhân phụ khác như xây dựng lấn chiếm đường thoát, cống nghẹt, mưa to, triều cường... đã biến thành phố Sài Gòn thành một Venize Phương Đông.

Với số lượng quán nhậu mở ra nhan nhản và lượng người chen chúc nhau ở trong đó để tiêu thụ một lượng bia khổng lồ gồm bia chai, bia lon, bia tươi.... "Có vào thì ắt có ra", "Vào thì có đủ các hiệu bia tên tuổi thơm ngon nhất thế giới cho đến các loại bia lên cơn của VN "Ông uống bà say"... nhưng khi ra khỏi ruột bợm nhậu rồi thì chỉ là một thứ nước nhờ nhờ và khai khai mùi nước đái quỉ. Các chuyên gia đã tính toán ra công thức, cứ một bia vào người thì sẽ xuất ra ngoài một lượng nước tiểu tương đương qua đường súng pháo hay đường phi súng pháo, tùy theo giới tính. Người Việt Nam nghèo không đủ ăn nên phải uống bia trừ cơm nên số lượng nước tiểu thải ra sau khi bia vào sẽ vô cùng lớn.

Cụ thể như sau: Người đàn ông sau một chầu nhậu ngắc ngư thì cứ "sáng ba tối bảy" lần đi vào toa lét, kéo fermotuy xuống để xuất hàng nước. Còn người phụ nữ, sau một chầu nhậu tới bến, cũng chưa rõ nguyên nhân gì, thì bao giờ cũng đi tiểu nhiều gấp đôi cánh đàn ông. Các chị uống bia như rồng uống nước và đi ra đi vào toa lét cũng như rồng đi toa lét. Khác với các anh đàn ông bẽn lẽn lẻn đi toa let một mình, các chị mà đi thì í ới rủ nhau đi đông như đi hội. Cả bọn hớn hở ào vào toa let như cướp vào chợ, chiếm vị trí rồi vén váy lên và ngồi thụp xuống. Và trong khi vẫn léo nhéo buôn chuyện không dứt thì ở phía dưới là một số lượng khủng khiếp nước tiểu sau bia đã được các chị phấn khởi sè sè tuôn ra đến lụt cả toa lét, và bao giờ cũng phải nhiều gấp đôi cánh đàn ông mới la chứ. Chính những đối tượng là các chị phụ nữ này là nguyên nhân chính gây nên thảm họa ngập lụt cho thành phố của chúng ta. Bao giờ cũng thế, tiếng đái sè sè đặc trưng của phái nữ luôn là hồi chuông báo động cho người dân thành phố biết lũ lớn đang về, để kịp thời di tản.

Và với tình hình ăn nhậu như thế này, các quán nhậu mở ra như điên như thế này thì thành phố sẽ còn ngập lụt nặng hơn, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt các báo cáo từ các cơ quan chuyên ngành từ dưới địa phương đưa lên đều mô tả nước gây ngập lụt thành phố đều có mùi như nguyên tử hạt nhân, hoặc mùi amoniac khai thấu trời xanh, giống như mùi nước đái quỉ. Đường phố biến thành sông, và thành phố của ta trông giống như thành phố Venize bên Ý với các con kênh vàng khè uốn lượn. Một nhà thơ đã có ngay những câu thơ tuyệt hay:

Anh đứng hiên ngang, súng nước trên tay vung vẩy vẽ rồng, vẽ rắn,
Em ngồi e thẹn, nón lá nghiêng che đái xè xè không qua ngọn cỏ...



Hãy tưởng tượng xem khi thành phố có hàng triệu vòi nước của cả giai lẫn gái, sau những chầu bia bọt tới bến rồi thì cứ thi nhau sè sè phun nước ra phố, biến phố thành sông, rồi sông nước tiểu đổ ra biển lớn. Nước tiểu dâng, thuyền dâng nhưng người dân thì không dâng được nên lãnh đủ khi nước tiểu dâng quá đầu. Bà con vừa bị ngập trong chất thải lỏng, lại vừa bị nạn say sóng vì khí amôniắc nguyên chất bốc lên ngùn ngụt.

Nhưng riết rồi cũng quen, và người dân thành phố đã mau chóng học được cách sống chung với lũ nước tiểu. Trên các con phố dòng sông là nhưng con thuyền cai ắc khua nhịp chèo để chở các cặp tình nhân, tay trong tay dạo trên các dòng sông ngạt ngào mùi khai của nước tiểu, bên những căn nhà nổi lung linh soi bóng. Ven bờ là các thanh niên ngực 6 múi đang cùng các cô gái thanh mảnh trong các bộ bikini ngụp lặn trong dòng nước vàng khè. Các cuộc thi bơi lặn quốc tế, rồi các lễ hội đua thuyền, đua ghe Ngo diễn ra tưng bừng khiến thành phố ta như sáng đẹp hơn. Các con thuyền kiểu như con đò trên sông Hương xứ Huế chở các cô gái đứng đường đến mời chào khách làng chơi xuống đò để thả thơ, ngắm nguyệt, trong điệu hò mái đẩy, giữa cảnh non nước hữu tình, giữa dòng sông nước tiểu mênh mông, bát ngát...


Đêm nằm mơ tưởng phố thành sông,
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò...


27.9.2016
Mai Tú Ân

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image

Cái ác được dung túng

Phạm Đình Trọng
(Danlambao) - Nhảy thách lên, toàn thân cong như một cánh cung và dồn toàn bộ sức bật của cánh cung cơ bắp đó vào cú phóng chân đầy uy lực đá thẳng vào mạn sườn một thân hình mảnh mai tay khư khư ôm chiếc túi nhỏ bên người. Khi tiếp cận kẻ hứng đòn vừa tầm tay tấn công, cánh cung cơ bắp lại dồn hết sức mạnh vào nắm đấm thoi thẳng vào mặt nạn nhân. Không kịp chống đỡ và cũng không biết chống đỡ, phải hứng trọn liên tiếp những cú ra đòn của một thế đánh thuần thục, bài bản đầy sức mạnh, máu mồm kẻ lãnh đòn trào ra. Sự việc diễn ra trên cầu Nhật Tân vắt qua sông Hồng lịch sử ngay cửa ngõ đất kinh kỳ Thăng Long ngàn năm văn vật một ngày thu nắng đẹp 23.9.2016 giữa thời bình yên.


Người tung thế võ hiểm ra đòn là Ngô Quang Hưng, cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh, Hà Nội và người hứng trọn cú đòn độc hộc máu mồn là Trần Quang Thế, phóng viên báo Tuổi Trẻ. Cả hai đều là người Việt Nam, cùng một thế hệ thanh niên, cùng sống trong một thời mà như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Công an và nhà báo cùng đến hiện trường làm phận sự của mình, công an điều tra và nhà báo lấy tin về một vụ việc dân sự không phải là an ninh chính trị, không phải là bí mật nhà nước vì thế công an và nhà báo đều bình đẳng, có thể hợp tác, hỗ trợ nhau. Nhưng ỷ thế là quyền lực nhà nước, là công cụ bạo lực con cưng của đảng cầm quyền tồn tại bằng bạo lực, lại muốn độc quyền khai thác sự việc, công an đã xua đuổi nhà báo và thế võ nghiệp vụ trấn áp tội phạm của công an hình sự đã được phô diễn với nhà báo chỉ biết khư khư giữ túi đồ nghề làm báo.


Công cụ bạo lực nhà nước tùy tiện giáng bạo lực xuống dân lành là chỉ dấu, là bằng chứng của một nhà nước suy đồi và một xã hội bất an. Sự suy đồi và bất an càng nghiêm trọng hơn khi con người công cụ nhà nước sử dụng bạo lực với dân không được nghiêm khắc nhìn nhận và ngăn chặn lại được bao che, dung túng. Người lính công an lao tới trong thế võ độc cước phóng chân đá vào mạn sườn và thoi nắm đấm vào mặt nhà báo được người chỉ huy công an bao che, biện bạch trơ trẻn là “gạt tay trúng má nhà báo”.

Bao che lấy được cho bạo lực mất tính người, bao che lấy được cho cái ác, bất chấp sự thật hiển nhiên trước sự chứng kiến tại chỗ của nhiều người và được ghi hình đưa lên mạng xã hội cho cả xã hội chứng kiến. Bao che bất chấp sự thật hiển nhiên đó là sự phỉ báng lòng trung thực không thể thiếu ở con người chân chính.

Bao che cho bạo lực vô lối là bao che cho cái ác phản con người, phản văn hóa. Bao che cho cái ác là sự vô cảm, không còn lương tâm để bất bình trước cái xấu, cái ác lộng hành.

Bao che cho cấp dưới làm điều tồi tệ đến mức ứng xử côn đồ với dân lành, sự bao che đó đã không còn biết đến danh dự và bổn phận của người công an nhân dân.

Coi chuyện công an vô cớ đánh hộc máu dân lành chỉ là chuyện thường, người vô cớ thượng cẳng chân hạ cẳng tay với dân chỉ bị khiển trách nhẹ nhàng như thú nhận rằng bạo lực với dân như đã trở thành phương cách hành xử, như đã là qui trình làm việc của công an.

Công an tùy tiện sử dụng bạo lực với dân được bao che, dung túng và dân lành bị công an đánh hộc máu, đánh đến chết diễn ra khắp nơi trên cả nước, kéo dài suốt năm này qua năm khác. Dựa vào bạo lực để tồn tại, nhà nước cộng sản Việt Nam đã quá chăm bẵm, o bế, nuông chìu công an và lực lượng công an đông đúc chưa từng có đã trở thành kiêu binh ngạo nghễ thoải mái dùng bạo lực với dân là nỗi ám ảnh khủng khiếp, nỗi bất an thường trực của người dân và là nỗi bất an của cả xã hội giữa thời yên hàn.

Ôi một thời đại rực rỡ!

01.10.2016
Phạm Đình Trọng

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Quỳnh Lưu, tiếng thét vỡ bờ!
Bảo Giang
Sau ngày di cư, tôi lớn lên từ cơm gạo miền nam. Ở đó, dù có đi đến bất cứ nơi đâu. Từ rừng hoang núi thẳm đến sông ngòi, biển cả hay giữa đô thị, phố xá, tôi như nhiều người, vẫn nhớ về đất bắc. Hơn thế, đều ước mong có hoà bình để được về sống, về thăm lại nơi mình đã cất tiếng khóc chào đời. Rủi thay, ước mong chẳng đến. Tệ hơn, đất nước lại rơi vào tay Việt cộng. Từ đó, dù nhớ, dù vấn vương, tôi chưa một lần trở về chốn xưa. Tuy thế, quê hương vẫn không bao giờ là một mờ khuất, xa lạ. Trái lại, thật gần gũi. Gần như hơi thở, như cuộc sống của mình.

Đất bắc trong tôi là thế. Niềm vương không bao giờ dứt. Quỳnh Lưu cũng chẳng là xa lạ, dù tôi chỉ được nghe và biết về Quỳnh Lưu khi đến trường và qua sách báo. Vậy mà Quỳnh Lưu đã chiếm lấy tôi. Hơn thế, chiếm lấy cả hơi thở trong tâm hồn Việt Nam!

… Trời Hà Nội mưa rơi lất phất,
Bước chân người mờ khuất Sơn Tây.
Quỳnh Lưu giữa chốn trùng vây,
Nước non chẳng mất một bầy chim khôn! (Tình Nước)

1. Quỳnh Lưu và cuộc nổi dậy năm 1956.


Ai cũng biết, cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An, vào năm 1956 là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man, tàn bạo nếu như không muốn nói là bất lương, vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh. Trong đó, sách lược Cải Cách Ruộng Ðất với khẩu hiệu “Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ” do Hồ chí Minh tung ra đã là nguyên nhân chính yếu làm bùng nổ cơn phẫn nộ trong chết chóc của người dân. Đó cũng chính là lý do, đến nay chẳng còn ai trong chúng ta chưa nghe về cuộc “đứng dậy” của nông dân Quỳnh Lưu diễn ra vào tháng 11/1956.

Sách vở còn ghi, sau khi chiếm được miền bắc, HCM đã phóng tay mở cuộc gọi là “Cải Cách Ruộng Đất”. Đó là một cuộc cải cách đẫm máu Việt Nam theo chỉ đạo của Trung cộng. Kết qủa, sau hơn hai năm thi hành nó buộc phải ngưng lại nửa vời vì sự phản kháng mãnh liệt cuả người dân. Tuy bị ngưng lại nửa vời, cuộc đấu tố mà HCM công bố là “long trời lở dất” cũng đã đem đến cái chết cho hơn 172000 ngàn người dân Việt Nam. Họ bị giết bằng muôn thứ cực hình khác nhau. Người bị chém đầu, kẻ bị bắn. Lại có người bị treo ngược lên xà nhà, bị đánh đập, tra tấn, bị vất trong chuồng trâu, chuồng bò, nơi nhà xí của Ủy Ban hành chánh, mà chết. Họ chết trong tang thương, không một áo quan, không một vành khăn tang. Chỉ có tiếng khóc nghẹn ngất trời!!
Những tiếng khóc uất nghẹn này bắt đầu bộc phát từ đường dao mã tấu của Hồ chí Minh riêng tặng cho bà Nguyễn thị Năm, một người đã bỏ ra hàng trăm lượng vàng trợ giúp kháng chiến chống Pháp! Kết qủa, xác của bà được CS gói trong một cái áo quan, mô tả là “ Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô “ Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng lọt vào, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…. ,”( Đèn Cù, Trần Đĩnh). Riêng Hồ chí Minh nhờ đó mà ngoi lên với tiếng tăm bắt đầu lừng lẫy!

Rõ ràng, đoạn tường thuật này chẳng đem lại một chút niềm vui, hay vinh dự nào cho tập đoàn Việt cộng. Trái lại, nó trở thành bản án cho những kẻ liên can đến việc giết bà. Trước đây, báo chí, sách vở chính thống của nhà nước Việt cộng, do chính những quan chức lớn nhất đều viết, đều xác nhận cái chết của bà không có liên hệ đến HCM. Hơn thế, còn vẽ ra hình ảnh “HCM muốn cứu cũng đành bó tay vì người kết luận là do quan cán Trung cộng”. (Hoàng Tùng)

Nay, dưới ngòi bút của chính người viết bài tưòng thuật vụ án lúc bấy giờ để làm đề mục phát động cho phong trào đấu tố, hẳn nhiên là một soi sáng cho công luân. Trần Đĩnh kể “ Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh (Đặng xuân Khu) chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn thị Năm- Cát hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ “ (Đèn Cù ). Chuyện “ phát pháo mở đầu” này tưởng là vĩnh viễn trong mộ tối không một ai hay biết. Nay, Trần Đĩnh đã vì tiếng nói của người, của Công Lý, của Lương Tâm, chính thức công khai sự việc tại chỗ khi xử bà Nguyễn thị Năm là: “ Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt” ( Đèn Cù).
Thử hỏi xem, sự việc “ Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt” có ý nghĩa gì? Có phải tác gỉa chỉ cho chúng ta thấy ý chí giết người của Hồ chí Minh là không thể ngăn cản và cũng vô cùng độc ác, tàn bạo bất lương không? Gọi là bất lương vì trước đó, Y đã viết bài vu cáo tội chứng “địa chủ ác ghê” để làm nền, định hướng cho cuộc đấu tố này. Nay Y còn đích thân “bịt râu che mặt” đến dự khán, chẳng lẽ là tình cờ ư? Hỏi xem, có một kẻ nào dám làm khác với ý định giết người của HCM trong khi Y che mặt đứng nhìn hay không?

Thử hỏi xem, một ân nhân vĩ đại của chính Hồ chí Minh và của nhiều nhân vật chóp bu trong hàng ngũ CS như Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê đức Thọ, Lê thanh Nghị… mà chúng đối xử như thế, người dân Việt sẽ ra sao? Câu trả lời xem ra có sẵn đây. Chuyện có hàng trăm ngàn gia đình phải lao đao khi bị liệt vào danh sách “ Trí phú địa hào”, bị đấu tố tại chỗ chẳng có gì là lạ. Trường hợp, nếu có người thoát chết vì chưa đạt tiêu chuẩn có năm ba sào ruộng và dàn trâu cày, được đưa đi cải tạo ở Cao Bắc Lạng phải được coi là ngoài ý muốn của “bác, đảng” mà thôi!

Chuyện là thế, 60 năm đã trôi qua, CS vẫn không dám công bố danh sách chính xác về tổng số người đã bị chúng giết hay bị đưa đi lao động khổ sai. Người ta chỉ ghi nhận được con số nổi là 172000 người đã bị giết. Trong số đó có nhiều sỹ quan, công chức và binh lính đã theo Việt Minh kháng Pháp. Điều này cho thấy, Cộng sản là kẻ đã tạo nên một vết thương không bao giờ có thể lành trên phần đất này. Đó cũng là lý do gải thích tại sao giữa lúc Hồ chí Minh say máu giết ngừơi trong mùa đấu tố. Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đã nổ ra. Nổ ra như một mốc điểm bất ngờ, đặc biệt, đầy ý nghĩa.

Trước hết, Nghệ An thường được cho là quê quán của Hồ Quang cũng gọi là Hồ chí Minh. Tuy nhiên, thay vì “ vinh quy bái tổ”, Hồ chí Minh dùng đà đao “ đã chi thị cho các sư đoàn Nam Bộ Tập Kết vào cuộc đàn áp, giết và đày ải hơn 6.000 nông dân Qùnh Lưu. Đồng thời, bưng kín mọi tin tức liên quan đến cuộc nổi dậy này”. Với khẩu lệnh này, CS đã dập tắt ngọn lửu nổi dậy ở Quỳnh Lưu, nhưng cho đến nay vẫn không có con số chính thức về số thương vong của dân chúng trong cuộc Nông Dân nổi dậy ở Quỳnh Lưu. Thay vào đó, chỉ có kết toán ngoài lề số người bị CS giết là hơn 1000!

2. Tại sao Quỳnh Lưu lại bị tàn sát?

Câu chuyện Quỳnh Lưu bị tàn sát được bắt đầu bằng một lý do rất đơn giản. Toàn thể nhân dân thuộc tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã tham gia vào một đại hội tố cáo chính sách cai trị tàn ác của CS. Trong đó, phản kháng “cải cách ruộng đất” là một đích điểm. Để phát động phong trào phản kháng, người dân trong vùng đã tổ chức một đại hội. Trong đại hội, Ban Tổ Chức còn mời cán bộ cấp tỉnh, huyện trong vùng đến tham dự hội nghị và chứng kiến tinh thần tranh đấu cho Tự Do của người dân. Kết quả, Hội Nghị đã đưa ra những yêu cầu sau:

-“Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoặc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.”

Để trả lời cho công nghị, “dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng ngày 11/11/1956, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu. Có đến hơn 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên” (Cam Ninh). Trong tình thế này, CS đã tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức, cậy nhờ ông giúp ổn định lại tình hình. Tuy nhiên, Ngài đã trả lời: “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành”. Kết qủa, bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời, từng cuộn khói dâng cao như đưa người vào một cuộc chinh chiến lớn với khát vọng chưa dừng.

Đến ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình tuần hành khắp phố với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào Nghệ An nổ ra. Từ đây, bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” như ý chí của đồng bào vang lên và truyền đi khắp nơi. Hòa với những đợt trống, mõ vang rền trong trời đất, tiếng người ngân vang theo nhịp bước không rời:

“Anh đi giết giặc lập công.
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai ta về giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta..”. (Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, Cẩm Ninh).

Lời ca vang là thế. Ý chí của người đi vì nước là thế. Tuy nhiên, kẻ đối nghịch với bước đi nhân bản trong lòng dân Việt lại khác. Ngày 14/11/1956, Hồ chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng đưa Sư đoàn 312 vào trận địa với lệnh triệt hạ Quỳnh Lưu. Khi trận chiến kết thúc, VC đã tràn vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường tàn xát và bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Kết qủa, CS đã hoàn toàn thất bại vì không tìm ra được thủ lãnh của cuộc nổi dậy. Lý do, các cụ gìa của hôm nay, là những em bé năm xưa bảo rằng: “bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng, chúng chẳng làm gì được chúng tôi!”. Tuy nhiên, đã là CS thì không thể về tay không. Chúng đã bắt Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc mang đi. Câu chuyện bạo tàn ấy đến nay chưa một người Việt Nam nào quên, nói chi đến dân Quỳnh Lưu!

3. 60 năm sau, lại cũng Quỳnh Lưu!

Chuyện như trên, tưởng là đã bỏ quên hoặc là dĩ vàng. Không ngờ, hôm qua chiêng trống lại rền vang Quỳnh Lưu. Triệu triệu đôi mắt ở khắp mọi nơi cùng mở to, nhìn về nơi có hàng ngàn, hàng vạn bước chân người lên đường, hỏi nhau:
- Họ là ai? Chuyện gì đã xảy ra?
- Gớm thật, lại là Quỳnh Lưu. Họ đi kiện Formosa triệt hạ môi trường sống của VN. Họ đi cứu biển. Mở đường cứu non sông chăng?
Câu trả lời ngắn, gọn. Những đôi mắt kinh ngạc lẫn kính phục mở ra. Đến khi nhìn rõ toàn bộ vấn đề. Mọi người như đồng thuận với nhau một điều là. Họ là những thiên binh, là những người lính tiền phương, đang đội trời để cứu lấy quê hương Việt Nam. Lần trước cha ông họ đã bị vùi dập. Hôm nay, những bước chân vững chãi của họ lại tiến lên. Đường sẽ nở hoa và đất nước này sẽ bước vào một cuộc sống mới ư? Cuộc sống trong tình người sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt rêu mốc và ác độc của xã hội CS tại Việt Nam chăng? Hay cờ Tàu vẫn ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam sau những bước đi này? Dĩ nhiên câu trả lời không phải từ người dân Qunỳh Lưu. Nhưng là từ chúng ta, thuộc về chúng ta, những người còn mang trong mình giòng máu Việt Nam. Tại sao? Rất đơn giản, người dân Quỳnh Lưu đã lên đường rồi.
Hôm ấy, ngày 25-9-2016 dưới sức ép không thể cản, cánh cừa của nơi gọi là tòa án, nơi được coi là soi dọi cho Công Lý đã được mở ra. Mở ra để tiếp nhận hơn 500 hồ sơ khiếu nại của người dân thay vì cảnh người dân được đón tiếp bằng báng súng, lựu đạn và còng sắt như xưa.

LM Đặng Hữu Nam cùng người dân đi khởi kiện

Kế đến, LM Đặng hữu Nam, người cùng đi với đồng bào đã không bị bắt như LM Hậu, LM Đôn xưa kia. Trái lại, ông trở thành người chủ trì cho cả đôi bên. Cái loa trên tay ông như mệnh lệnh cho cánh cổng khép kín của tòa án phải mở ra. Đồng thời cũng là lệnh truyền cho đồng bào giữ nghiêm trang trật tự trong lúc tiếp cận với công quyền. Kết quả, chẳng có một quan quyền nào ra tiếp dân. Chỉ có tiếng của ông oang oang giữa quảng trường như nhắn nhủ như dặn dò. Cuối cùng, lại cũng chính ông làm dấu, rồi thản nhiên mời mọi người cùng hoa ca Kinh Hòa Bình giữa quảng trường của tòa án. Lạ, qúa lạ! Lời Kinh Nguyện, tiếng ca Hòa Bình càng lúc càng nối tiếp, vang xa. Xem ra đây là sự kiện khác biệt với chuyện của 60 năm về trước, nếu như muốn nói là chưa bao giờ có.

Chuyện gì sẽ đến? Dĩ nhiên, chẳng ai có thể dự đoán là chuyện gì sẽ đến. Chỉ thấy sau bước chân của ông và của đồng bào Quỳnh Lưu, bản tin từ TAND Kỳ Anh cho biết, “đến chiều nay, tòa án đã tiếp nhận hơn 500 lá đơn của ngư dân yêu cầu khởi kiện FHS, đòi bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra sau sự cố môi trường khiến họ gặp khó khăn trong khai thác thủy hải sản, làm muối, mắm…”

4. Chuyện Quỳnh Lưu đưa ta về đâu?

Ai cũng thấy là trước mặt chúng ta có hai hướng đi:
1/ Sẽ cùng bước không ngừng để đưa đất nước và dân tộc vào một vận hội mới không còn phải treo cờ Phúc Kiến trước cửa nhà.
- Phải. Nếu mọi người cùng đứng dậy, nối vòng tay với Qùynh Lưu như lời mời gọi chân tình của Quỳnh Lưu, cũng như theo lời mời gọi của TGM Ngô quang Kiệt khi ông đến thăm đồng bào thì mọi thống khổ, mọi bất công đều qua đi. Bởi vì“các giáo xứ ở khu vực chỉ là chất men để hợp nhất. Các giáo xứ ở các tỉnh thành khác, cùng với nhân dân trong cả nước hợp lại chính là sức mạnh dời non”.
2/ Sẽ tan rã trong thảm thương như bước chân của năm 1956. Vòng dép râu và mã tấu của Tàu cộng sẽ từ từ khép kín trên Việt Nam.
- Đúng thế. Nếu ta đắp chiếu ngoảnh mặt làm ngơ với công việc chính nghĩa của Quỳnh Lưu hôm nay, đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước thống khổ của đồng bào. Chúng ta sẽ trở thành người dân mất nước ngay trên quê hương mình. Nước mắt không chỉ tuôn chảy ở Quỳnh Lưu hôm nay, nhưng còn cho chúng ta và con cháu chúng ta mai sau nữa.
Điều ấy có nghĩa là Đường đi đã sẵn. Chuyện người lên đường gánh nhiệm vụ không phải chỉ là Quỳnh Lưu, nhưng là chúng ta, thuộc về chúng ta. Đã thế, người đi vì nước sẽ chẳng có sự phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ. Chẳng bao giờ có ngăn cách lương hay giáo. Nhưng là tất cả mọi người chúng ta. Theo đó, sự chọn lựa của chúng ta hôm nay, sẽ là đường ngày mai chúng ta và con cháu phải đi. Nếu chúng ta chọn đường nô lệ (số2), làm gì có con đường Độc Lập, Tự Do, Công Lý cho dân ta cùng đi trong ngày mai!

30-9-2016
© Bảo Giang

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Cơn cuồng nộ của lòng dân!

Mũ Nâu 11


Image

"Con giun xéo mãi cũng oằn"... Là câu tục ngữ quen thuộc mà mọi người đã được nghe thường xuyên, từ lúc bước những bước chập chững,thơ dại trên con đường đi tìm tri thức.


Một hình tượng rõ nét hiện ra trong tâm trí chúng ta: Thuở bé, khi đi đào giun để làm mồi câu cá, nếu vô tình đạp trúng một con giun đang ngo ngoe trên mặt đất, con vật sẽ uốn éo, quằn quại vùng vẫy như muốn tìm kiếm một lối thoát, hầu vuột khỏi sức nặng bàn chân chúng ta. Đó là một loài côn trùng nhỏ bé, yếu ớt chỉ biết tự vệ bằng cách trốn tránh để bảo toàn mạng sống. Thế nhưng khi bị xéo quá, nó cũng oằn người lên. Phải chăng đó là một hình thức phản kháng mà tự thân nó thực hiện như một bản năng sinh tồn?

Cái triết lý sâu xa hơn mà cổ nhân muốn gửi gấm lại cho đời sau là: "Sức chịu đựng của con người có giới hạn, nếu bị áp bức quá, họ sẽ vùng lên đập tan xiềng xích, gông cùm để giành quyền sống, dẫu có phải hy sinh đến tánh mạng thì họ cũng chẳng sờn". Mà một khi những người chân lấm tay bùn, công nhân thợ thuyền ấy cùng đoàn kết lại thì sẽ có sức mạnh cuồng nộ đủ sức làm sụp đổ cả một chế độ.

Cuộc cách mạng cuối thế kỷ thứ 18 ở nước Pháp là một minh chứng hùng hồn

Ngày 14 tháng 7 năm 1789, sau bốn giờ xung đột, quân khởi nghĩa chiếm được ngục Bastille. Mặc dù có lệnh ngừng chiến để tránh sự tàn sát lẫn nhau, vị quan giám ngục ở đó và nhiều lính gác vẫn bị giết. Đám đông đem đầu quan giám ngục cắm cọc mang đi diễu hành quanh thành phố.

Đến cuối tháng 7, cuộc khởi nghĩa và tinh thần chủ quyền nhân dân lan ra khắp nước Pháp. Và rồi, ngày 4 tháng 8 năm 1789, Quốc hội bãi bỏ chế độ phong kiến, dẹp bỏ cả các quyền của lãnh chúa của Đẳng cấp thứ hai và các loại thuế thập phân của Đẳng cấp thứ nhất. Trong vòng vài giờ, các quý tộc, tăng lữ, các thị trấn, tỉnh lỵ, các công ty và các thành thị mất đi quyền ưu tiên của mình.

Đây nữa

7 giờ tối ngày 10 tháng 10 năm 1911. Quân dân ở Vũ Xương tiến hành binh biến.

Ngày 11 tháng 10, Tân quân thành lập chính quyền quân sự tại Hồ Bắc.

Ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng, đã rời khỏi ngai vị. Nhà Thanh không còn quyền lực chi phối đất nước nữa vì nó gần như đã bị tước đi thiên mệnh.

Sự kiện này đặt dấu chấm hết thời kỳ quân chủ.

Đó là thành quả của cuộc cách mạng Tân Hợi bên Tàu vào đầu thế kỷ thứ 20.

Và sau đây là diễn tiến của Cuộc Cách Mạng Nhung xảy ra vào hạ bán thế kỷ 20 ở Tiệp Khắc

Ngày 17 tháng 11 năm 1989, cảnh sát đã đàn áp cuộc biểu tình hòa bình của sinh viên tại thủ đô Praha kỷ niệm 50 năm Ngày Sinh viên Quốc tế.

Bắt đầu từ ngày 19 tháng 11 năm 1989, hàng loạt những cuộc biểu tình của người dân Tiệp Khắc đã diễn ra trên khắp đất nước cho đến tận cuối tháng 12. Đặc biệt vào ngày 20 tháng 11, số lượng người tham gia biểu tình tại Praha đã tăng từ 200.000 người của ngày hôm trước lên đến nửa triệu người. Ngày 27 tháng 11, một cuộc đình công phản đối đồng loạt trên toàn quốc đã diễn ra trong hai giờ đồng hồ.

Cùng với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại hầu khắp các nước Đông Âu khác cũng như áp lực của quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao, vào ngày 28 tháng 11 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã tuyên bố từ bỏ quyền lực và giải tán chế độ một đảng duy nhất nắm quyền.

Vào đầu tháng 12, những hàng rào dây thép gai trên biên giới với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ. Ngày 10 tháng 12, chủ tịch nước đã chỉ định một chính phủ phần lớn không là cộng sản rồi sau đó từ chức.

Vào tháng 6 năm 1990, một cuộc bầu cử tự do, dân chủ, đa đảng đầu tiên từ năm 1946 đã được tổ chức tại Tiệp Khắc để thành lập chính phủ mới. Kết quả của cuộc bầu cử: đảng cộng sản chỉ được 13.6% số phiếu.

Còn nhiều, nhiều lắm những cơn cuồng nộ của lòng dân trước bọn tham quan ô lại, được bao che bởi những chế độ đi ngược lại lòng dân, và cái kết quả luôn là là sự sụp đổ trong tang thương của những cơ cấu chính trị ấy.

Hôm nay đây, cơn sóng thần ấy đang ngày càng dâng cao ở Hà Tĩnh

Image "Sức chịu đựng của con người có giới hạn, nếu bị áp bức quá, họ sẽ vùng lên đập tan xiềng xích, gông cùm để giành quyền sống, dẫu có phải hy sinh đến tánh mạng thì họ cũng chẳng sờn".

Ngày 2/10/2016, hơn 10.000 người dân nói chung bao gồm giáo dân của 7 giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã trực tiếp đến đứng trước trụ sở công ty Formosa Hà Tĩnh để biểu tình. Image Có thể nói, đây là cuộc biểu tình như tiếp nối hàng loạt cuộc biểu tình đã diễn ra, kể từ sau thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra vào đầu tháng 4/2016, mà người dân ở khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp tiến hành.
Image Nhìn hình ảnh bọn trấn áp, được trang bị như những chiến binh thời trung cổ, khiên mộc, giáp sắt nón đồng, với sát khí đằng đằng trước những người dân hiền lành không một tấc sắt trong tay, tạo nên cảm giác chấu chấu đá xe. Nhưng những con châu chấu đã như sóng triều dâng khiến những kẻ đàn áp phải tháo chạy, quăng cả vũ khí, nón áo.

Chúng ta đều biết, quân đội hay những lực lượng bán quân sự do các chế độ cầm quyền điều động. Nhiệm vụ chính của họ là chống ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi, cũng như giúp bộ máy công quyền duy trì an ninh trật tự xã hội.

Dù rằng họ có những bổng lộc và được trả lương bởi nhà cầm quyền, nhưng tự bản thân họ là từ nhân dân mà ra. Và họ có bổn phận phải bảo vệ người dân. Là thành phần đã nai lưng đóng thuế để thông qua nhà cầm quyền, trả lương cho họ.

https://i.ytimg.com/vi/38A3zYengLQ/maxresdefault.jpg

Không có nhân dân, nhà cầm quyền không tồn tại. Và chắc chắn cũng sẽ chẳng có họ.

Trước mắt người dân, họ đại diện cho chính quyền. Và tất yếu, những người này phải được dân chúng thương yêu quý trọng và tin tưởng.

Bởi khi có bất cứ một vấn nạn nào xảy ra trong xã hội mà liên quan tới trật tự trị an, thì những người này sẽ được người dân cầu cứu trước tiên.

Thế nhưng, thực sự cái lực lượng nghiêm chỉnh sắp hàng ngang trước công ty Formosa trong tư thế đang đối diện kẻ thù kia, có làm đúng cái trọng trách ấy chăng, khi mà hàng trăm con tàu đánh cá của ngư dân bị bọn cướp biển có hệ thống trấn áp, bóc lột mỗi ngày, mà chẳng thấy họ có một thái độ phản kháng nào.

Những vùng trời vùng biển quê hương đang bị cắt xén lần mòn dâng cho kẻ thù phương bắc, cũng chẳng hề thấy họ mở lời, lên tiếng.

Vậy mà trước những nam phụ lão ấu, tay không chút vũ khí, vì cuộc sống phải vùng lên đấu tranh, bỗng chốc trở thành kẻ thù của họ.

Và họ sẵn sàng dùng tất cả các phương tiện trong tay để ra sức đánh đập, bắn giết không nhân nhượng.

Ôi! Một thể chế mà coi người dân như kẻ thù, thì chắc chắn không chóng thi chầy, cũng sẽ bị cơn cuồng nộ của lòng dân xóa sổ.

Bởi "Con giun xéo mãi cũng oằn"...

Mũ Nâu 11

- Tham khảo một số tài liệu trên trang Bách Khoa Toàn Thư mở

Post Reply