Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Hiếm nơi nào thủy điện gây họa nhiều như Việt Nam


September 20, 2016


Image
Thủy điện Sông Bung 2 vỡ đường dẫn nước đã làm chết người, thiệt hại nhiều tài sản. (Hình: VietNamNet)
HÀ NỘI (NV) – Vụ vỡ đập thủy điện Sông Bung 2 tiếp tục nối dài danh sách và đưa Việt Nam vào danh sách những nước có nhiều dự án thủy điện gây tai họa cho người dân trên thế giới.

“Tôi chưa thấy nơi nào có nhiều thông báo về sự cố thủy điện nhỏ và vừa như ở Việt Nam, năm nào cũng có,” ông Phạm Hồng Giang, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, chủ tịch Hội Ðập Lớn và Phát Triển Nguồn Nước Việt Nam thốt lên.

Theo thống kê của báo báo điện tử VietNamNet ngày 20 tháng 9, kể từ 2011 đến nay, hầu như năm nào, những scandal liên quan đến thủy điện cũng xuất hiện trên truyền thông Việt Nam, gắn với những thiệt hại khôn lường về người và tài sản.

Cụ thể, tháng 6 năm 2011, đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Ðam Bol, tỉnh Lâm Ðồng, bất ngờ bị vỡ, khiến 5 người chết và bị thương nặng.

Năm 2012, đập chính nhà máy thủy điện Ðakrông 3, tỉnh Quảng Trị đã bị vỡ, làm thiệt hại ước khoảng 20 tỷ đồng, khiến người dân một phiên “khiếp vía.” Cũng trong năm này, thủy điện sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam, bị phát hiện có nhiều vết nứt, rò rỉ nước ở thân đập chính của công trình “do lỗi thiết kế đã quên đường ống thoát nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu,” làm dư luận hoang mang khi đây là một trong những vùng có nhiều nguy cơ xảy ra động đất.

Ðến tháng 6 năm 2013, đập dâng thủy điện Ia Krêl 2, tỉnh Gia Lai, đã bị vỡ toác, đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân phía sau đập và phá hủy hàng trăm hecta hoa màu, làm 69 ngôi nhà bị ngập, nhiều xe hơi, xe máy bị hư hại. Cùng lúc, dự án thủy điện Vĩnh Hà, tỉnh Lào Cai, mưa lũ đã gây vỡ đê bao kỹ thuật đập thủy điện, làm thiệt hại cho công ty đầu tư khoảng 20 tỷ đồng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều hộ gia đình trong vùng. Chưa dừng lại, đến tháng 8 năm 2014, cũng ở tỉnh Gia Lai, dự án thủy điện Ia Krel 2, lần thứ hai vỡ đê quai thượng lưu.

Và mới đây là vụ đường hầm dẫn dòng thi công tại đập thủy điện Sông Bung 2, tỉnh Quảng Nam bị vỡ, khiến nhiều người chết và mất tích, cuốn trôi nhiều máy móc, nhà cửa,…

Theo các chuyên gia, ở Việt Nam thủy điện chiếm hơn 30% tổng lượng điện quốc gia. Thế nhưng, với những sự cố thủy điện liên tục xảy ra gần đây cho thấy, việc làm thủy điện của Việt Nam còn thiếu trách nhiệm. Việc cấp phép thủy điện lẽ ra phải dựa trên cơ sở quy hoạch, nhưng hiện nay quy hoạch đang bị buông lỏng có phần dễ dãi. Nhiều doanh nghiệp đổ xô đầu tư thủy điện nhưng các địa phương không có người am hiểu chuyên môn để giám sát xây dựng. Thậm chí, có dự án vẽ ra cho đẹp để thuyết phục vay tiền và nếu chẳng may bị trục trặc hay nợ xấu lại tìm cách xoay sở để thoát.

“Sự cố xảy ra tại một số đập mấy năm qua cho thấy, những người chịu trách nhiệm của dự án không am hiểu kỹ thuật, làm rất ẩu, làm bừa, cứ tưởng làm thủy điện thì ai cũng làm được,” ông Giang nói. (Tr.N)

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Quan chức Việt Nam ‘giả ngu’ mua than của Trung Quốc dù giá mắc
September 24, 2016

Image
Xuất than giá rẻ, nhập về giá cao. (Hình: Dân Trí)
VIỆT NAM – Cho dù giá than trên thị trường thế giới nằm trong khoảng từ $50 đến $54/tấn nhưng Việt Nam sẵn sàng mua than của Trung Quốc với giá… $71/tấn.

Trong tám tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khoảng 9.7 triệu tấn than. Gấp ba lần so với kế hoạch nhập cảng loại nhiên liệu này. Thay vì có thể mua than từ Indonesia với giá chỉ $44/tấn hoặc từ Nga với giá khoảng $63/tấn và thì Việt Nam chọn mua than của Trung Quốc và sẵn sàng trả $71/tấn.


Cần nhắc lại rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chuyên xuất cảng than. Bên cạnh đó, từ lâu, chính quyền Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch xây dựng hàng loạt nhà máy phát điện bằng than, chưa kể nhu cầu về than của nhiều loại nhà máy khác rất lớn.

Thay vì để dành nguồn than cho nhu cầu trong nước, Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam lại gật đầu cho Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV), đẩy mạnh khai thác và xuất cảng những loại than tốt nhất để tập đoàn nhà nước này có lãi, bất kể giá xuất cảng thấp hơn nhiều so với giá thị trường thế giới, mục đích chỉ nhằm bảo đảm sự ổn định của các hợp đồng xuất cảng.

Suốt một thời gian dài, kế hoạch gia tăng khai thác-xuất cảng than của TKV bị nhiều chuyên gia ngăn cản vì vô lý, hoang phí tài nguyên, tạo ra nhiều rủi ro cho an ninh năng lượng… nhưng những ý kiến này không được đoái hoài vì giá than trong nước quá thấp, TKV không có lãi thì chính phủ không có thành tích.

Nguồn than trong nước giờ đã kiệt, từ một quốc gia chuyên xuất cảng than, cách nay vài năm, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nhập cảng than. Công quỹ, tất nhiên là phải gồng mình gánh thêm các loại thuế mà những quốc gia xuất cảng than áp lên than xuất cảng, các loại phí, kể cả chi phí vận chuyển.

Trao đổi với tờ Dân Trí về những biểu hiện khác thường này, ông Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế, cảnh báo thêm, nhu cầu về than của Việt Nam càng lúc càng lớn vì phần lớn doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng tại Việt Nam đều sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc. Công nghệ, thiết bị của Trung Quốc bị xem là thâm dụng cả nguyên liệu lẫn nhiên liệu. Trong thực tế, vì sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc, những nhà máy nhỏ sản xuất cement từ Bắc đến Nam đều đang ngốn rất nhiều than. Các nhà máy thép, sản xuất cả phôi lẫn thép thành phẩm cũng vậy. Ngay cả những nhà máy phát điện có quy mô lớn cũng sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc… Việt Nam vốn đã phụ thuộc Trung Quốc cả về công nghệ, thiết bị, nguyên liệu, giờ có nguy cơ phụ thuộc cả nhiên liệu mà than là một ví dụ.

Người ta từng cho rằng việc các viên chức hữu trách tại Việt Nam hào phóng giao các dự án cho nhà thầu Trung Quốc, đối xử dễ dãi với những nhà thầu này, dùng công quỹ nhắm mắt mua bừa đủ thứ từ Trung Quốc là vì yếu tố chính trị, tuy nhiên càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy, thực trạng đó đơn thuần chỉ vì việc nhận tiền “lại quả” dễ dàng và an toàn hơn. Chắc chắn chính quyền Trung Quốc sẽ không điều tra các công ty Trung Quốc đưa hối lộ cho viên chức Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật hay chính quyền nhiều quốc gia khác đã làm. (G.Đ)

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »



Học trò ở Phú Yên bơi 2 lượt sông mỗi ngày đi học

September 24, 2016

Image
Cảnh học sinh, người dân bơi qua sông Bà Đài để về nhà sau giờ tan trường chiều 20 tháng 9.
PHÚ YÊN (NV) – Hàng chục học sinh của một trường cấp 2, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, phải bơi 2 lượt sông mỗi ngày trong mùa lũ để đến được trường.

Theo mô tả của phóng viên báo Tuổi Trẻ ngày 23 tháng 9, nhiều người đã bày tỏ sự xót xa, lo lắng khi nhìn các học trò ở thôn Phú Lợi, xã Phú Mỡ, tự bơi, đu vào “phao” là can nhựa rỗng hoặc được phụ huynh cõng trên lưng bơi qua dòng sông lớn, nước chảy xiết sau giờ đến hoặc tan trường.

Ông Đặng Ngọc Thành, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú Đinh Núp, nơi các học sinh đang theo học cho biết, những ngày gần đây, khi Phú Yên bước vào mùa mưa, nước con sông Bà Đài lớn rất nhanh, sông sâu và chảy rất xiết nên buổi sáng hàng ngày, 14 học sinh ở thôn Phú Lợi bên kia sông muốn đến trường ở thôn Phú Giang bên này sông phải bơi khoảng 15 mét chiều ngang con sông, rồi chiều lại bơi về.

Những em lớn tuổi bỏ áo quần, cặp sách vào một bịch ni lông rồi tự bơi, còn những em nhỏ tuổi thì người nhà phải cõng để bơi qua sông. Các thầy cô được trường huy động đứng ở bờ bên này để đón, đưa các em.

“Nhìn cảnh này tôi rất lo lắng, xót xa, bởi thời điểm này mùa mưa đã đến, nước lũ hay dâng đột ngột, nếu cứ để tình trạng này thì rất mất an toàn cho các em,” ông Thành bày tỏ.

Ông Bùi Văn Hương, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú Đinh Núp cho hay, bình thường thì sông Bà Đài cạn nhưng đến mùa Đông thì nước lớn, lũ hay về, chính quyền địa phương có tổ chức đò để chở học sinh qua sông. Tuy nhiên, trường cũng không biết vì sao mùa mưa lũ năm nay đã đến mà xã Phú Mỡ chưa tổ chức đò đưa học sinh qua lại. Do vậy, những ngày qua học sinh và phụ huynh ở thôn Phú Lợi cùng thầy cô của trường phải vất vả đón, đưa các em bơi qua sông, vượt nước lũ để đến trường

“Đây là lũ nhỏ, chứ lũ lớn thì học sinh bên Phú Lợi phải nghỉ học vì đò cũng không đưa qua được,” ông Hương nói.

Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, sáng 23 tháng 9, ông La O Hóa, chủ tịch xã Phú Mỡ cho biết, xã chưa tổ chức đò đưa đón học sinh qua sông Bà Đài đến trường được vì… hai chiếc sõng mà huyện cấp cho xã đã hư hỏng, không an toàn để hoạt động.

Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Anh, chủ tịch huyện Đồng Xuân, cho rằng, ông mới nghe phúc trình về việc này và đẩy trách nhiệm xuống thuộc cấp.

“Chúng tôi sẽ kiểm tra xem vì sao hai chiếc sõng cấp cho xã Phú Mỡ hư hỏng nhưng xã không chủ động báo cáo để sớm giải quyết ngay mà để xảy ra tình trạng sông nước lớn lại không có đò. Đây là sự lơ là, tắc trách của xã, vì tôi đã có chỉ đạo rất cụ thể trong hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai, lụt bão vừa qua rồi,” ông Anh nói. (Tr.N.)

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »


Sài Gòn lại ngập trong mưa lớn, 7 ôtô bị cây đè


Cơn mưa kéo dài gần một giờ khiến nhiều tuyến đường ở thành phố tái ngập, cây xanh ở công viên 23/9 bật gốc đè gãy cột điện và 7 ôtô.


Chiều tối 27/9, sau cơn mưa kéo dài hơn một giờ, nhiều tuyến đường ở TP HCM lại ngập, có nơi mực nước cao 0,5 m.
Những điểm ngập thường xuyên ở thành phố lại dễ dàng tái ngập như: Nguyễn Hữu Cảnh, D1, Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm (Bình Thạnh),
Huỳnh Tấn Phát (quận 7), khu làng đại học (Thủ Đức)...

Image
Ngập hết bánh xe trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Duy Trần


Tại "rốn ngập" Nguyễn Hữu Cảnh, nhiều đoạn nước ngập hết bánh xe, hàng trăm xe chết máy dắt bộ bì bõm. Chị Hồng Thúy làm việc tại tòa nhà trên đường này bắt buộc lội qua đoạn nước ngập để về nhà bên quận 7. Chị vừa nổ máy chạy được 50 m, xe kêu ục ục rồi tắt lịm. Người phụ nữ này vừa dắt xe vừa cố gắng né những đợt sóng nước do ôtô chạy qua gây ra.

"Hai hôm nay rồi, ngán quá nhưng không thể không về nhà vì con khóc, một mình chồng lo không nổi. Dắt xe xuống cuối đường sửa chắc lại tốn 120.000 đồng như hôm qua", chị Thúy ngán ngẩm.
Image
Một gia đình dùng ván cắn trước cửa để ngăn dòng nước ập vào nhà. Ảnh: Duy Trần


Trên các tuyến đường Ung Văn Khiêm, D1, Quốc lộ 13 (quận Bình Thạnh), nhiều đoạn cũng bị ngập đến đầu gối. Vừa cầm xô tát nước từ nhà ra đường, anh Minh (người dân trên đường Ung Văn Khiêm) cho biết mình chưa từng chứng kiến đợt mưa nào dữ dội như tối qua và kéo dài đến tối nay.

"Nước mưa còn ứ đọng ở trong nhà chưa khô thì nước mưa mới đến", anh Minh nói và mong muốn chính quyền nâng cấp hệ thống cống rãnh ở khu phố mình đang sống.

Tại đường Huỳnh Tấn Phát, nước ngập hầu như hết chiều dài 5 km. Nhiều đoạn nước ngập nửa bánh xe khiến việc di chuyển của xe cộ khá khó khăn.

Do mưa ngập, nhiều giao lộ lớn ở TP HCM lại ùn ứ kéo dài như Hàng Xanh, vòng oay Lăng Cha Cả… nhưng không kẹt nghiêm trọng như ngày hôm qua.

Mưa lớn kèm gió mạnh khiến cây lim xẹt cao hơn 20 m, đường kính 20 cm trong công viên 23/9 (quận 1) bật gốc ngã ra đường Lê Lai. Cây đổ kéo trụ điện cùng hệ thống dây cáp đập vào 3 ôtô đậu bên dưới và một ôtô đang chạy. Ba ôtô đang đậu gần đó cũng bị hệ thống dây cáp điện đập trúng gây hư hỏng.

Image
Cây xanh trong công viên đổ kéo theo trụ điện ngã xuống đè trúng nhiều ôtô. Ảnh: A.X


Vụ việc không gây thương vong, song khiến các ôtô bị hư hỏng nặng, móp nhiều vị trí. Anh Thái Văn Trung, người có ôtô bị trụ điện đè trúng hư hỏng nặng nhất, cho biết đang ngồi trong xe thì nghe một tiếng rầm, nhìn ra thấy trụ biến áp nằm trên kính chắn gió. Anh hoảng loạn mở cửa bỏ chạy.

Tại đường Bà Hạt (quận 10), 2 cây xanh đổ đè một xe máy. Sau lưng chung cư 590 Cách Mạng Tháng 8 (quận 3) có 2 cây gòn cao gần 30 m cũng bật gốc làm gãy trụ đèn chiếu sáng, hư hỏng tường rào của bãi giữ xe.

Trước đó, chiều 26/9 trận mưa gần 2 giờ khiến hàng trăm tuyến đường ở TP HCM bị nhấn chìm, nhiều nơi nước ngập đến 0,8 m, khiến nhiều tuyến đường tắc nghẽn 2-3 giờ. Do mưa ngập, nhiều hầm để xe ở thành phố cũng ngập, nhấn chìm hàng nghìn xe máy, ôtô.

Duy Trần - Mạnh Tùng

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Dân Việt nghèo còn thêm khốn vì sai lầm an sinh xã hội

September 29, 2016

Image
Công nhân ngành may - ngành được dự trù là sẽ mất nhiều việc làm nhất nếu nâng mức nộp bảo hiểm xã hội.
HÀ NỘI (NV) – Sẽ có khoảng 371,000 người mất việc khi chính quyền Việt Nam nâng mức nộp bảo hiểm xã hội. Chưa kể hàng loạt tác động bất lợi khác và giới lãnh đủ vẫn là những người lao động nghèo.

Giống như nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội là một kênh nhận đóng góp từ các nơi sử dụng nhân lực và cá nhân đang đi làm rồi chi trợ cấp nhằm hỗ trợ cho những người thất nghiệp, hưu trí,…


Do hàng loạt sai lầm trong việc hoạch định chính sách lao động và an sinh xã hội (cho nghỉ hưu quá sớm, mức đóng góp quá thấp trong khi lương hưu trả cho các viên chức của hệ thống công quyền và sĩ quan của lực lượng vũ trang quá cao, cho chính quyền Việt Nam vay đến 5% tổng nợ quốc gia và bị nợ đến nay chưa trả,…), người ta dự đoán, bốn năm nữa, Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam bắt đầu thâm thủng và đến 2034 sẽ vỡ!

Ðể tránh thảm trạng này, chính quyền Việt Nam đề ra hai giải pháp chính, một là nâng tuổi nghỉ hưu đối với nữ giới từ 55 lên 60 và đối với nam giới từ 60 lên 62. Tăng mức nộp bảo hiểm xã hội,…

Cho dù phải có giải pháp nhằm bảo vệ và duy trì Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam nhưng các chuyên gia cảnh cáo, việc nâng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh tỉ lệ thanh niên thất nghiệp càng ngày càng cao sẽ khiến khả năng thanh niên tìm được việc làm giảm nhiều hơn. Mặt khác, nâng mức nộp bảo hiểm xã hội sẽ đẩy các doanh nghiệp đến chỗ phải cho nghỉ việc hàng loạt để giữ cho chi phí không tăng, khả năng cạnh tranh không giảm.

Hồi giữa tuần này, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Mekong (MDRI) tổ chức một cuộc tọa đàm về “tác động của việc điều chỉnh mức nộp bảo hiểm xã hội đối với người lao động và doanh nghiệp.” Theo đó, mức mà các doanh nghiệp đang phải trích nộp cho đủ thứ quỹ được thiết lập nhằm bảo đảm an sinh xã hội đã tương đương 24% tổng quỹ lương, nếu nâng mức nộp bảo hiểm xã hội lên cao hơn thì các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Việt Nam chỉ còn cách giảm người để hạn chế chi phí gia tăng.

Cũng vì vậy, ngay sau khi nâng mức nộp bảo hiểm xã hội, trong giai đoạn đầu, số lượng người mất việc sẽ khoảng 371,000 người. Về lâu dài, doanh nghiệp khó mà kềm giữ chi phí, thành ra giá sản phẩm, dịch vụ sẽ tăng, khả năng cạnh tranh tất nhiên sẽ suy giảm, kéo theo sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Việt Cường, viện phó MDRI, cảnh báo thêm rằng, việc nâng mức nộp bảo hiểm xã hội sẽ khiến các doanh nghiệp phải tính toán cách thức đối phó. Cách dễ nhất để tránh tác động của việc nâng mức nộp bảo hiểm xã hội là chuyển đa số nhân viên, công nhân của họ từ lao động chính thức sang lao động làm việc theo thời vụ. Tình trạng việc làm của nhiều người sẽ trở thành bấp bênh, mất hết các loại phúc lợi.

Cần nhắc lại rằng, tỉ lệ phải đóng góp cho Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội tại Việt Nam vốn đã từng được xem là cao đến phi lý. Các doanh nghiệp đang phải đóng cho Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam đến 18% trên tổng quỹ lương, còn cá nhân thì phải đóng cho bảo hiểm xã hội đến 8% trên tổng thu nhập. Chưa kể, ngoài bảo hiểm xã hội, tính trên tổng quỹ lương, các doanh nghiệp còn phải nộp thêm 3% cho bảo hiểm y tế, 2% cho hệ thống công đoàn nhà nước, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp.

Những cá nhân đang đi làm cũng không khá hơn, họ bị ép phải đóng đến 10.5% tổng thu nhập. Ngoài việc phải nộp 8% tổng thu nhập cho bảo hiểm xã hội, những cá nhân đang đi làm phải nộp 1.5% cho bảo hiểm y tế, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp và 1% cho hệ thống công đoàn nhà nước.

Hồi giữa năm nay, ông Trương Văn Cẩm, tổng thư ký Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, khẳng định, chính sách hiện hành tại Việt Nam về bảo hiểm xã hội và phí công đoàn đã ngốn của cả doanh giới lẫn người đang đi làm đến 35%.

Mức này dẫn đầu Ðông Nam Á, cao hơn các quốc gia khác từ ba đến bảy lần. Lúc đó, ông Cẩm nhấn mạnh, do tiền lương tối thiểu tăng liên tục, bảo hiểm xã hội và phí công đoàn thì dựa trên lương nên “gánh” đó càng lúc càng nặng, doanh giới không thể kham nổi nữa!

Ðó cũng là lý do số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế càng ngày càng nhiều. Khoản nợ càng lúc càng lớn. Năm ngoái, sau một cuộc thanh tra về việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, Thanh tra của chính phủ Việt Nam cho biết, chỉ thanh tra 1,261 doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế “trong một thời gian dài” thì khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà những doanh nghiệp này còn thiếu đã lên tới 1,440 tỉ đồng.

Tổng số tiền mà các doanh nghiệp còn thiếu Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam có lúc từng được ước đoán là 8,000 tỉ đồng. Có lúc được ước đoán là chừng 11,000 tỉ đồng.

Ðó cũng là lý do cả chính quyền lẫn Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam lên án việc doanh giới không đóng đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là thiếu đạo đức, vô trách nhiệm. Tuy nhiên theo yêu cầu của nhiều giới, kết quả thanh tra hoạt động của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam khiến người ta thấy cơ quan này cũng thiếu đạo đức và vô trách nhiệm không kém.

Năm 2014, cơ quan kiểm toán của chính quyền Việt Nam từng công bố kết quả một cuộc kiểm toán Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, theo đó, tính đến năm 2013, việc lấy tiền trong Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội cho các doanh nghiệp nhà nước vay đã làm Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội mất trắng 1,052 tỉ đồng. Chưa kể so với năm 2007 thì đến năm 2013, chi phí cho việc quản lý quỹ này đã tăng gấp năm lần, tương đương 3% tổng thu.

Chưa biết Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam sẽ còn hay vỡ nhưng bất kể quỹ này thế nào thì những người đang làm việc quần quật cũng chỉ mất chứ chẳng được gì. (G.Ð)

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Nhà cầm quyền ‘thay Formosa’ đền dân quá thấp

September 30, 2016


Image
Dân Nghệ An đi kiện công ty Formosa đòi bồi thường thiệt hại.
HÀ TĨNH (NV) – Nhà cầm quyền CSVN loan báo sẽ chỉ bồi thường cho bảy loại “nạn nhân” của thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra với mức rất thấp so với sự thiệt hại của người dân.

Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Chín, 2016, chế độ Hà Nội loan báo những nạn nhân được bồi thường là “bảy nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, gồm: 1- Khai thác hải sản; 2- Nuôi trồng thủy sản; 3- Sản xuất muối; 4- Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; 5- Dịch vụ hậu cần nghề cá; 6- Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; 7- Thu mua, tạm trữ thủy sản.”

Bản tin trên trang thông tin chinhphu.vn loan báo như thế và đưa ra “định mức” bồi thường và chỉ giới hạn khoảng thời gian bị thiệt hại “tối đa là sáu tháng, từ Tháng Tư, 2016 đến hết Tháng Chín, 2016.”

Theo bản tin này, “với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 5.83 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 10.67 triệu đồng/tàu/tháng; tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 15.2 triệu đồng/tàu/tháng; chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên thiệt hại do giá thì định mức bồi thường là 37.48 triệu đồng/tàu/tháng…”

Đối với “đối tượng lao động trên tàu/thuyền không lắp máy thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 3.69 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 5.96 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy dưới 20 CV thiệt hại do nằm bờ; đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV thiệt hại do nằm bờ thì định mức bồi thường là 7.65 triệu đồng/người/tháng; định mức bồi thường là 8.79 triệu đồng/người/tháng với đối tượng lao động trên tàu lắp máy công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV thiệt hại do nằm bờ.”

Với những “Thiệt hại nghề muối định mức bồi thường là 39.37 triệu đồng/ha/tháng. Thiệt hại nghề muối trả 1 lần. Người lao động bị mất thu nhập định mức bồi thường là 2.91 triệu đồng/người/tháng.”

Theo quyết định kể trên “Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.”

Theo nhận xét của Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cái “định mức” và “đối tượng” được bồi thường vừa quá thấp vừa thiếu sót mà theo ông “không thể chấp nhận được.” Trong đó, một thí dụ, tài xế tắc xi đưa đón khách du lịch từ phi trường đi chơi biển không còn khách nữa, mất nguồn lợi tức, lại không được bồi thường. Image
Bản liệt kê thiệt hại từ 15 Tháng Tư đến 15 Tháng Tám, 2016 của ngư dân Nghệ An đi kiện Formosa. (Hình: GNsP)

“Tất cả những tính toán bồi thường ở trên chỉ được áp dụng cho sáu tháng, kể từ khi thảm họa xảy ra (Tháng Tư) cho đến nay (Tháng Chín). Vậy sau Tháng Chín thì thế nào? Tôm cá đã quay về, ngư dân miền Trung lại tiếp tục ra khơi, thị trường hải sản đã được khơi thông, nhà hàng, khách sạn đã tấp nập trở lại rồi chăng? Chính phủ đang đứng ở đâu để đưa ra phương án này vậy?”, Ông Nguyễn Anh Tuấn viết trên trang Facebook cá nhân.

Theo ông, “Hôm nay đã bước sang Tháng Mười, hãy về các tỉnh miền Trung để xem, cá vẫn thỉnh thoảng chết dạt biển, ngư dân vẫn nằm bờ, thị trường hải sản vẫn tắc nghẽn, nhà hàng, khách sạn vẫn đìu hiu. Chưa có gì thay đổi đâu.”

Ngày 26 và 27 Tháng Chín, 2016 vừa qua, hơn 600 ngư dân và những nhà bị thiệt hại ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vì biển bị công ty gang thép Formosa đầu độc đã kéo nhau về thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh nộp đơn kiện đòi bồi thường. Dù bị công an tìm mọi cách cản trở nhưng cuối cùng cũng có 506 bộ hồ sơ đã nộp tại tòa án nơi này.

Số tiền mà một trong những lá đơn kiện của ngư dân Nghệ An liệt kê ra chỉ từ giữa Tháng Tư, 2016 đến giữa Tháng Tám, 2016 đã lên đến 435 triệu đồng. Nhưng như bản tin loan báo của nhà cầm quyền trung ương Hà Nội thì ngư dân tỉnh Nghệ An đã bị gạt ra ngoài.

Người ta không biết sẽ có bao nhiêu người được bồi thường, tổng số tiền là bao nhiêu trên tổng số $500 triệu mà nhà cầm quyền CSVN thỏa thuận với Formosa. (TN)

nhuvan
Posts: 339
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Hà Tĩnh nổi dậy,
Formosa thất thủ, công an quân đội tháo chạy



CTV Danlambao –

Lực lượng công an, quân đội đã phải tháo chạy tán loạn trước cuộc nổi dậy và biểu tình chống Formosa
của hơn 10 ngàn người dân vào sáng ngày 2/10/2016 tại Hà Tĩnh.
Sau các cuộc “công thành” dữ dội, video và hình ảnh biểu tình gửi đi từ hiện trường cho thấy cảnh những ngư dân tuyên bố chiến thắng
bằng cách trèo lên bức tường Formosa và giơ cao những biểu ngữ đòi công ty gang thép này cút khỏi Việt Nam.

Image
Ảnh: Facebook Hong Thai Hoang
Có thể nói, đây là phản ứng quyết liệt nhất của bà con ngư dân kể từ khi xảy ra thảm họa cá chết đến nay.


Image
Hàng ngàn người đã cùng đổ xuống đường và kéo tới Formosa. Ảnh: Giới Trẻ Dũ Yên



Image
Trước đó, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 2/10/2016, hơn một ngàn giáo dân giáo xứ Đông Yên, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung tại khu vực trụ sở Formosa
để yêu cầu nhà máy này đóng cửa. Đông Yên chính là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi xảy ra thảm hoạ cá chết.
Cùng thời điểm này, hàng ngàn người dân cũng đã đồng loạt kéo đến để gia nhập vào đoàn biểu tình.

Chỉ sau hai giờ đồng hồ, số người tham gia biểu tình trước Formosa đã lên tới hơn 6 ngàn người và mỗi lúc một đông hơn.

Image
Ảnh: Giới Trẻ Dũ Yên

Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN liền huy động lực lượng an ninh đông đảo gồm mật vụ, công an, cảnh sát cơ động kéo đến bảo vệ công ty Formosa.
Hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy cảnh lực lượng CA, quân đội dày đặc đang đứng dàn trận, sẵn sàng đối đầu với nhân dân.

Image
Ảnh: Facebook Hồ Huy Trường
Dù vậy, linh mục quản xứ Đông Yên là cha Phero Trần Đình Lai đã lên tiếng hướng dẫn giáo dân biểu tình trong ôn hòa. Ngài liên tục nhắc nhở bà con về nguyên tắc đấu tranh bất bạo động, giữ thái độ ôn hòa, điềm tĩnh nhưng cương quyết trong đấu tranh.

Ảnh: Facebook Hồ Huy Trường
Linh mục Lai cũng kêu gọi người dân không nên vào bên trong trụ sở Formosa để tránh những rủi ro hay hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản luôn tìm mọi cách để vu cáo cuộc biểu tình là “bạo động”.
Đến khoảng hơn 10 giờ sáng, lực lượng công an, quân đội bất ngờ ra tay đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, người dân đã phản ứng quyết liệt khiến những kẻ đàn áp phải tháo chạy. Thậm chí, những viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện.

Image

Viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện. Ảnh Facebook Le Sơn

Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ công an trị CSVN – được dựng lên bằng bạo lực và đàn áp – đã phải nhận thất bại thảm hại trước sức mạnh của số đông nhân dân đoàn kết.
Thừa thắng xông lên, hàng trăm ngư dân chiếm lĩnh bức tường thành bao quanh Formosa. Tuyệt nhiên, không có bất cứ hành động đập phá nào xảy ra như những gì mà chế độ CSVN đang tìm mọi cách hù doạ và vu khống.

Image

Image


Ảnh: Facebook Giới Trẻ Dũ Yên
Đến khoảng 12 giờ trưa, bà con ngư dân đồng loạt rút khỏi Formosa trong ôn hoà và trật tự. Cuộc nổi dậy kết thúc với thắng lợi vang dội thuộc về nhân dân, đây cũng chính là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với Formosa và những kẻ đang tiếp tay bao che cho công ty này gây tội ác trên đất nước Việt Nam.
2.10.2016

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »


Chính trường hỗn loạn, Nguyễn Như Phong phò đảng cũng bị ‘bức tử’

October 3, 2016

Image
Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập báo PetroTimes vừa bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo. (Hình: Internet)
HÀ NỘI (NV) – Không chỉ giới truyền thông chính thống mà ngay cả công chúng cũng sửng sốt khi ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập PetroTimes, bị cách chức và tờ báo điện tử này bị đình bản trong ba tháng.

PetroTimes là báo điện tử của tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Còn ông Phong từng là đại tá công an, phó tổng biên tập tờ Công An Nhân Dân được PVN mời về làm tổng biên tập khi PVN có giấy phép xuất bản báo điện tử.

Tuy thuộc PVN, một tập đoàn nhà nước, song dưới sự điều hành của một cựu đại tá công an, PetroTimes đã tự lãnh nhận vai trò “xung kích trên mặt trận truyền thông,” cùng các tờ Nhân Dân (của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN), Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân “tả xung hữu đột” để bảo vệ chính quyền CSVN.

PetroTimes là tờ báo duy nhất tự hạch toán (tự thu chi, không ngửa tay nhận ngân sách để duy trì hoạt động như Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân) nhưng luôn luôn tiên phong trong việc chỉ trích, bôi nhọ các cá nhân, các hoạt động đòi tự do, dân chủ và cũng vì vậy mà mức độ chỉ trích PetroTimes trên mạng xã hội còn lớn hơn những cơ quan truyền thông “ăn cơm chúa, múa tối ngày.”

Mức độ “trâng tráo, nhâng nháo” của PetroTimes được xem là lên tới đỉnh khi tháng 6 vừa qua, nhân “Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” PetroTimes giới thiệu bài “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” của ông Nguyễn Như Phong. Trong bài viết này, ông Phong khuyến cáo các đồng nghiệp bắt chước chó (trung thành, tôn thờ, yêu, vui buồn cùng chủ, bảo vệ chủ) vì “chó khôn nhờ chủ, nhà báo giỏi cũng nhờ chủ!”

Dẫu liên tục “đăng ký lập trường” theo kiểu như thế nhưng ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Phong vẫn bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo (một kiểu giấy phép hành nghề). PetroTimes thì bị tạm đình bản trong ba tháng.

Trong thông báo chính thức về sự kiện gây ngỡ ngàng ấy, Bộ Thông tin – Truyền thông của chính quyền Việt Nam cho biết lý do là vì PetroTimes có “sai phạm trong hoạt động báo chí” và cơ quan chủ quản đề nghị như vậy.

nhuvan
Posts: 339
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »


Hội Đồng Giám Mục Việt Nam làm chính quyền ‘thất vọng’

October 7, 2016

Image
Billboard do giáo dân Giáo Xứ Phú Yên ở Quỳnh Lưu, Nghệ An dựng để phản đối việc bôi nhọ giám mục của họ. (Hình: Internet)
VIỆT NAM – Việt Nam Thời Báo, diễn đàn điện tử tiếm danh Hội Nhà Báo Độc Lập, quảng bá quan điểm của an ninh Việt Nam, cay cú với kết quả bầu chọn nhân sự của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Hôm 3 tháng 10, các giám mục Công Giáo từ nhiều nơi trên toàn Việt Nam đã về Sài Gòn tham dự kỳ họp thứ 13 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đây là kỳ họp theo định kỳ, tổ chức mỗi ba năm. Kỳ họp lần thứ 13 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10.

Ngay sau khi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam loan báo kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, Việt Nam Thời Báo lập tức bày tỏ sự thất vọng vì những “chủ chăn cực đoan, thiếu thiện chí với chính quyền lên ngôi!”

Việt Nam Thời Báo tỏ ra hết sức cay cú khi Giám Mục Nguyễn Chí Linh, người trông coi Giáo Phận Thanh Hóa được các giám mục Công Giáo bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Giám Mục Nguyễn Năng, người trông coi Giáo Phận Phát Diệm được các giám mục Công Giáo bầu làm phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đặc biệt việc các giám mục Công Giáo vẫn bày tỏ sự tín nhiệm Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, người trông coi Giáo Phận Vinh, thông qua việc tiếp tục đề cử vị giám mục này phụ trách Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, được cảnh báo là sẽ nguy hại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam “sẽ có những thăng trầm mới dưới sự lãnh đạo, điều hành của một đội ngũ các giám mục thiếu thân thiện với chính quyền.”

Theo Việt Nam Thời Báo thì trước kỳ họp thứ 13 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “nhiều người dự đoán Giám Mục Nguyễn Thái Hợp sẽ thôi làm chủ tịch Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam” vì trong thời gian vừa qua “thái độ, cách điều hành, quản lý Giáo Phận Vinh của ông làm xấu hình ảnh, uy tín của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.”

Giống như một số tờ báo chính thống, Việt Nam Thời Báo cáo buộc Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã biến Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình thành “một công cụ đối lập với nhà nước” thành ra việc vị giám mục này tiếp tục điều hành Ủy Ban Công Lý-Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được Việt Nam Thời báo xem là “điều hết sức bất ngờ.”

Kết quả bầu chọn nhân sự điều hành Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được Việt Nam Thời Báo nhận định là “sự thắng thế của phe cực đoan có xu hướng đối đầu trong nội bộ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam!”

Việt Nam Thời Báo không cho biết có bao nhiêu người tham gia dự đoán để họ bảo là “nhiều.” Những người “bất ngờ” là ai, làm gì và ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, kiêm chủ tịch Ủy Ban Trung Ương của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam có nằm trong số này hay không?

Có lẽ nên nhắc lại rằng, hôm 3 tháng 10, ông Nguyễn Thiện Nhân đã vào Sài Gòn, đến tận nơi để chúc mừng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khi kỳ họp thứ 13 khai mạc.

Ông Nhân nhấn mạnh, “tuy có những lúc thăng trầm nhưng trước hết và trên hết, dòng chảy chủ lưu trong đồng bào Công Giáo chính là tình cảm và lòng yêu nước dành cho tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam.” Đồng thời bày tỏ hy vọng rằng “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tiếp tục thúc đẩy truyền thống yêu nước và đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của người Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn mới” vì “ở đâu có đồng bào Công Giáo, ở đó có sự đoàn kết, thương yêu, bình an và phát triển.”

Sự kiện một ủy viên của Bộ Chính Trị Đảng CSVN đích thân dẫn lãnh đạo Ban Tôn Giáo Chính Phủ và các viên chức lãnh đạo thành phố Sài Gòn đến chúc mừng kèm theo “những lời có cánh,” diễn ra sau khi giáo dân Giáo Phận Vinh liên tục biểu tình đòi chính quyền Việt Nam phải giải quyết tận gốc ô nhiễm vùng biển khu vực phía Bắc miền Trung, bằng cách đóng cửa nhà máy thép của tập đoàn Formosa ở Khu Công Nghiệp Vũng Áng. Các cuộc biểu tình này luôn có hàng ngàn người tham dự. Trong đó, có cuộc biểu tình mà số người tham dự được ước đoán phải tới 50,000.

Nếu xem sự kiện ông Nhân đến chúc mừng là “vinh dự,” hy vọng của ông Nhân là “lời vàng, ý ngọc” thì hẳn là sẽ rất thất vọng về kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Kết quả đó cho thấy rõ ràng các giám mục Việt Nam xem những chuyện, những lời như thế là… tầm ruồng!

Theo thông lệ, sau các kỳ họp theo định kỳ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam luôn có “thư chung” gửi giáo dân Công Giáo Việt Nam. Những người đã trót thất vọng về kết quả bầu chọn nhân sự lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chắc đang rất hồi hộp chờ xem thư chung ấy. (G.Đ)

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Nhờ người đứng tên, nhiều Việt kiều mất cả nhà lẫn tình
October 10, 2016

Image
Người nước ngoài, Việt kiều đang tìm hiểu mua căn hộ tại một dự án ở Sài Gòn. (Hình: báo điện tử VietNamNet)
SÀI GÒN (NV) – Nhiều Việt kiều chuyển tiền nhờ người thân, người quen ở Việt Nam đứng tên mua nhà đất ở Việt Nam, để rồi mất cả tiền lẫn tình cảm.

Báo Tuổi Trẻ, ngày 9 tháng 10, loan tin, “Năm 2008, bà N.N.K., Việt kiều Mỹ, về nước thăm người thân, sau đó chuyển 3 tỉ đồng Việt Nam cho người cháu mua và đứng tên căn nhà ở quận Bình Thạnh để khi về Việt Nam có nơi ăn ở.”


Một thời gian sau, do mâu thuẫn nên người cháu đuổi bà K. ra khỏi nhà và cho rằng, nhà là của mình. Bà K. kiện người cháu ra tòa.

Tại tòa, bà K. chứng minh được số tiền gửi về tương đương số tiền mua căn nhà. Nhưng khi xét xử, giá trị ngôi nhà tăng, phát sinh số tiền chênh lệch tòa án yêu cầu người cháu trả lại đúng số tiền mà bà K. gửi về, còn số chênh lệch là công sức của người cháu.

Bà K. không đồng ý vì cho rằng nhà do bà bỏ tiền ra mua, giá trị tăng hay giảm là do bà tự chịu. Cuối cùng, tòa để hai bên tự thỏa thuận phần giá trị tăng thông qua hòa giải chia đôi phần này, còn phần tiền gốc tòa buộc người cháu phải trả cho bà K. Vụ kiện kéo dài gần hai năm, gây không ít phiền toái cho bà K.

Còn vợ chồng ông N.B.T., Việt kiều Ðức, mua một căn nhà tại quận Tân Bình từ năm 2000. Ông T. nhờ cha mẹ đứng tên và cho gia đình anh trai trông coi. Năm 2010 do mâu thuẫn, vợ chồng ông T. có ý định yêu cầu phân chia tài sản nhưng anh trai của anh T. không đồng ý bàn giao căn nhà.

Sau đó, ông T. nhờ luật sư tư vấn rồi giải quyết bằng cách hỗ trợ ông anh một khoản tiền để mua đất ở ngoại thành, tránh tình trạng “huynh đệ tương tàn” khi đưa nhau ra tòa.

Theo Luật Sư Vũ Mạnh Quỳnh, trước khi Luật Nhà Ở năm 2014 ra đời, pháp luật Việt Nam không cho phép người Việt định cư ở nước ngoài đứng tên sở hữu nhà. Vì vậy nhiều trường hợp chuyển tiền nhờ người thân mua rồi đứng tên hộ, dẫn đến khó khăn khi xảy ra tranh chấp.

Ngay cả trường hợp Việt kiều chứng minh có giao dịch chuyển tiền thì việc công nhận quyền sở hữu nhà cũng khó khăn vì chưa có quy trình cụ thể.

Tuy nhiên hiện nay, luật nhà ở đã cho phép người nước ngoài và Việt kiều được quyền mua căn hộ và nhà ở riêng lẻ với số lượng theo quy định. Việt kiều có toàn quyền như người Việt Nam khi sở hữu nhà ở, “không quá 50 năm hoặc lâu dài tùy trường hợp,” nhưng nhiều người không hiểu rõ được thông tin này.

Theo ông Quỳnh, một số trường hợp khó chứng minh nguồn gốc quốc tịch, không có giấy khai sinh, không có chứng từ hộ tịch… có thể sử dụng thông tin trên căn cước, hộ chiếu của nước sở tại cấp cho người Việt ở nước ngoài có ghi rõ nơi sinh là Việt Nam.

Việc trả tiền mua nhà có thể thực hiện qua ngân hàng hoặc tiền mặt tùy theo thỏa thuận. Giao dịch mua bán nhà phải được lập hợp đồng tiếng Việt và được công chứng.

“Việt kiều không nên nhờ người khác đứng tên mua nhà vì dễ xảy ra tranh chấp. Người đứng tên có thể bán nhà, muốn đòi lại phải khởi kiện, nhưng nếu người đứng tên không còn tài sản thì cũng khó lấy lại tiền,” ông Huỳnh cảnh báo.

“Hình như tất cả mọi hoạt động của người Việt trong nước bây giờ là tìm cách làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi mình. Người ta không ngại dùng mọi thủ đoạn để lừa nhau, người ta không còn phân biệt cha mẹ, anh em, bà con, có cơ hội là ra tay,” bà K. chua xót nói. (Tr.N)

Post Reply