Tin Cộng Đồng

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Mời các anh chị, đặc biệt đang ở California, cùng vận động Thống Đốc Arnold Schwarzenegger phủ quyết (veto) Dự Luật SB1322 đã được thông qua bởi Lưởng Viện Quốc Hội của Tiểu Bang California.

"...
Tôi mong rằng cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi, không chỉ riêng gì tại California, hãy tiếp tục vận động chống lại việc thông qua Dự Luật SB 1322. Quý đồng hương có thể liên lạc trực tiếp với Văn Phòng Thống Đốc Tiểu Bang California để lên tiếng phản đối và yêu cầu phủ quyết dự luật này. Số điện thoại của Văn Phòng Thống Đốc Arnold Schwarzenegger là (916) 445-2841 và số fax là (916) 558-3160. Muốn biết thêm các mẫu thư phản đối hay chi tiết cần thiết khác xin vào thăm trang nhà trên lưới điện toán ở địa chỉ http://www.vnhumanrights.com"

LS NGUYỄN QUANG TRUNG

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Santa Ana: Tỉ Lệ Phiếu 7-0 Ủng Hộ Nghị Quyết Cờ Vàng

Việt Báo Thứ Tư, 2/4/2009, 12:00:00 AM

Vui mừng vì nghị quyết cờ vàng thông qua ở Santa Ana.

Santa Ana (Cổ Ngưu) -- Vào lúc 6:30 chiều Thứ Hai ngày 2 tháng 2 năm 2009, trong phiên họp thường lệ của HĐTP Santa Ana, Nghị Quyết công nhận cờ vàng là biểu tượng của cộng đồng người Việt sinh sống tại Santa Ana đã được chấp thuận với tỷ số 7-0 một cách vinh quang.

Nghị viên Vincent Sarmiento đã dùng điều luật 411 của thành phố Santa Ana là bất cứ Nghị Viên nào đều có thể yêu cầu đưa vào nghị trình của phiên họp Hội Đồng Thành Phố Santa Ana một vấn đề nào đó, để yêu cầu được biểu quyết bởi HĐTP. Nếu sự yêu cầu này nhận được sự ủng hộ của đa số các nghị viên khác, thì vấn đề đó sẽ được đưa vào nghị trình để được cứu xét và biểu quyết bởi HĐTP.

Trong nghị trình của buổi họp này thì đề nghị công nhận Cờ Vàng sẽ được đưa vào để biểu quyết vào cuối buổi họp của HĐTP, nhưng với sự hiện diện đông đảo của đồng bào và rất nhiều cơ quan truyền thông và báo chí trong cộng đồng Việt Nam, và nhất là có nhiều vấn đề rất sôi nổi trong nghị trình của buổi họp này liên quan đến vấn đề cắt giảm 20% ngân sách và nhân viên của thành phố, nên đề tài Nghị Quyết Cờ Vàng được HĐTP-Santa Ana đưa vào phần đầu của buổi họp.

Mở đầu, Thị trưởng Miguel Pulido mời Nghị Viên tuyên bố lý do, và cho biết là Nghị Quyết Cờ Vàng được xin đưa vào nghị trình bởi Nghị Viên Vincent Sarmineto và được sự ủng hộ bởi Phó Thị Trưởng Claudia Alvarez và Nghị Viên Sal Tinajero. Sau đó ông mời Giám Sát Viên Janet Nguyễn và Nghị Viên Garden Grove Andrew Đổ lên phát biểu, hai vị này phát biểu sự ủng hộ mạnh mẽ cho sự công nhận của Nghị Quyết Cờ Vàng và yêu cần HĐTP Santa Ana hãy ủng hộ cho nguyện vọng của những cư dân Việt Nam tại Santa Ana. Kế tiếp Thị Trưởng Miguel Pulido cho biết là trên tay của ông hiện có 6 phiếu xin phát biểu, nhưng ông nghĩ rằng tất cả những người xin phát biểu đều là ủng hộ cho Nghị Quyết Cờ Vàng, nếu ai trong những người này không ủng hộ nghị quyết này thì xin mời lên phát biểu ý kiến chống đối của họ… không thấy có một ai lên tiếng. Kế tiếp Thị Trưởng Santa Ana Miguel Pulido đã yêu cầu nhường thời gian để hội đồng làm việc khác vì không có ai phát biểu chống lại nghị quyết.

Một vị đại diện của Dân biểu Jose Solorio tham dự buổi họp cũng được mời lên phát biểu. Đại diện của DB Solorio cho biết là bởi vì có phiên họp khẩn tại Sacramento nên DB Solorio không thể có mặt tại buổi họp này được và xin đọc thư của ông gởi đến HĐTP Santa Ana là, “Cám ơn HĐTP Santa Ana đã tiếp nối việc làm của ông và nguyên Phó Thị Trưởng Brett Franklin và Nghị Viên Mike Garcia đã bắc đầu từ năm 2003 là vinh danh sự đóng góp của cộng đồng người Việt cho thành phố Santa Ana, cho tiểu bang và đất nước này. Cộng đồng này gồm có những người đóng thuế, những thương gia, những lãnh đạo cộng đồng và những người tranh đấu cho sự tự do và dân chủ trên toàn cầu. Lá cờ Tự Do và Truyền Thống của những người Mỹ gốc Việt này là biểu tượng cho sự tranh đấu và vận động của họ cho nhân quyền và hòa bình tại đất nước này và tại quê hương của họ.

Vào lúc này thì phòng họp có thêm sự hiện diện của 4 vị Dân Cử người Việt gồm có Phó Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí, Nghị Viên Westminster Andy Quách, Nghị Viên Westminster Diệp Miên Trường và Nghị Viên Garden Grove Dina Nguyễn. Nghị Viên Santa Ana Sal Tinajero ghi nhận có sự hiện diện của các vị Dân Cử gốc Việt và yêu cầu Thị Trưởng Pulido mời những người này lên phát biểu. Ngoài nghị viên Diệp Miên Trường đọc lá thư ngắn từ Dân Biểu Trần Thái Văn yêu cầu HĐTP Santa Ana ủng hộ Nghị Quyết Cờ Vàng, 3 Nghị viên Dina, Trí và Andy đã phát biểu ngắn gọn kêu gọi ủng hộ Nghị Quyết Cờ Vàng và nhắc nhở 2 thành phố Garden Grove và Westminster cũng như quận Cam và tiểu bang California đã thông qua Nghị Quyết tương tự. Ủy Viên Giáo Dục Westminster Sergio Contreras cũng có mặt để ủng hộ cộng đồng Việt Nam.

Nghị viên Vincent Sarmiento mở đầu phần phát biểu của các thành viên trong HĐTP Santa Ana là, “Đây là dịp Tết Kỷ Sửu và một số chúng ta có mặt trong cuộc diễn hành hôm Thứ Bảy vừa qua tại đại lộ Bolsa với rừng cờ vàng bay bên cạnh cờ Mỹ, điều này đã biểu lộ rõ ràng nguyện vọng của cộng đồng người Việt với hơn 30,000 người hiện sống trong thành phố Santa Ana. Tôi cũng là một người di dân như những người Việt Nam này, nên rất thông cảm cho những tâm tư của những người Việt, cũng như ông, cũng đều thấy tâm hồn mình rung động mỗi khi nhìn thấy lá cờ dấu yêu của quê hương tôi. Thành phố Santa Ana phải nên công nhận lá Cờ Vàng là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam. Đây là một biểu tượng của tự do, dân chủ và truyền thống. Thành phố Santa Ana hãy ghi nhận những đóng góp của cộng đồng người Việt tại thành phố này và nên đáp ứng với tất cả những nguyện vọng chính đáng của người Việt. Vùng Little Saigon đã được khởi đầu từ thành phố Santa Ana và đáng lý ra thì thành phố Santa Ana phải công nhận Nghị Quyết Cờ Vàng đầu tiên thì mới phải, sự biểu quyết cờ vàng tại Santa Ana tối hôm nay là đã quá trễ nải rồi. Tôi rất vinh dự được đưa ra nghị quyết này. Xin cảm ơn tất cả mọi người ủng hộ. Nghị Viên Vincent Sarmiento đã ngỏ lời cảm ơn ông Khanh Nguyễn, Ủy Viên Santa Ana, trong sự thành công này vì ông là người đã kiên trì vận động và nổ lực giúp soạn thảo nghị quyết cuõng như thường xuyên theo dỏi để coi được kết quả này.

Kế đó bà Phó Thị Trưởng Claudia Alvarez cũng trình bày Nghị Quyết công nhận cờ vàng với 3 sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Việt yêu chuộng tự do và dân chủ, trước khi dứt lời bà còn đưa lên 2 lá cờ Việt-Mỹ nhỏ và đặt ngay trước mặt mình. Cả hội trường vỗ tay hoan hô vang dậy. Kế tiếp là Nghị Viên Sal Tinajero phát biểu là việc chấp thuận Nghị Quyết Cờ Vàng là một việc cần phải làm và để vinh danh sự đóng góp của cộng đồng người Việt tại Santa Ana. Cuối cùng Thị Trưởng Miguel Pulido xin mời tất cả các Nghị Viên biểu quyết. Những tiếng "YES" lần lượt vang lên từ từng nghị viên một với sự lập lại của Thư Ký Hội Đồng, kết quả với thắng lợi vẽ vang là 7-0! Tất cả những người Việt Nam có mặt reo hò vui mừng, giơ cao và những lá cờ vàng đang cầm trong tay, và lớn tiếng hoan hô cám ơn HĐTP Santa Ana và đặt biệt nhất là Nghị Viên Vincent Sarmiento. Có người hô to: "Thank you Santa Ana - We loves you Vincent"

Sau kết quả biểu quyết, mọi người tràn ra phía ngoài trước phòng họp của HĐTP Santa Ana, Nghị Viên Vincent Sarmiento được vây quanh bởi các cơ quan truyền thông và đồng bào. Nhiều vị cao niên Việt Nam cũng đã không cầm được sự cảm động của mình đã ôm chầm Nghị Viên Samiento để tỏ sự cám ơn. Những người cựu quân nhân Việt Nam với bộ quân phục bạt màu đã liên tục reo mừng hoan hỹ và không ngớt lời cám ơn thành phố Santa Ana và Nghị Viên Sarmiento. Một cô gái trẻ trong đoàn Thanh Niên Cờ Vàng trong tay với chiếc khăn choàng cổ thêu hình cờ vàng 3 sọc đỏ đã trân trọng trao tặng chiếc khăn này cho Nghị Viên Sarmiento để tỏ lòng cảm tạ của cô. Kế tiếp, anh Trần Trọng An Sơn đại diện cho tập thể cựu quân nhân VNCH long trọng gắn vào áo của Nghị Viên Sarmiento huy hiệu với 2 lá cờ Việt và Mỹ và nói "You are our hero and thank you!" kèm theo với tiếng hoan hô và reo hò vang dội giữa trung tâm thành phố Santa Ana.

Được biết trong quá khứ thành phố Santa Ana đã 2 lần thất bại trong Nghị Quyết vinh danh Cờ Vàng năm 2003 qua đề nghị của Nghị viên Mike Garcia và Nghị Viên Brett Franklin và năm 2008 với Nghị viên Vicent Sarmiento. Sự bất quá tam và lần này Nghị Quyết công nhận Cờ Vàng đã được thông qua với đa số tuyệt đối.

Tính đến ngày hôm nay, cờ vàng ba sọc đỏ đã được chánh thức công nhận bởi 14 tiểu bang, 7 quận hạt, 88 cộng thêm Santa Ana nửa là 89 thành phố và sự vận động tại những nơi khác trên Hoa Kỳ vẩn tiếp tục.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Làm thế nào để biết computer của bạn đã bị virus?

Ngày nay, virus không còn làm computer ngừng hoạt động nữa.
Trái lại, kẻ gian còn làm cho computer chạy ngon lành hơn để bạn không nghi ngờ, để chúng có thể ghi lấy những ký hiệu bạn đã đánh đi, hoặc ăn cắp số thẻ tín dụng và mật tự mà bạn đã dùng trên mạng, hoặc lợi dụng máy của bạn để gởi spam đến máy khác.

Mời các bạn xem tiếp:

How to tell, what to do if computer is infected (AP)
Posted on Sun Mar 15, 2009 12:46PM EDT

- Computer-virus infections don't cause your machine to crash anymore.

Nowadays, the criminals behind the infections usually want your computer operating in top form so you don't know something's wrong. That way, they can log your keystrokes and steal any passwords or credit-card numbers you enter at Web sites, or they can link your infected computer with others to send out spam.

Here are some signs your computer is infected, tapped to serve as part of "botnet" armies run by criminals:

• You experience new, prolonged slowdowns. This can be a sign that a malicious program is running in the background.

• You continually get pop-up ads that you can't make go away. This is a sure sign you have "adware," and possibly more, on your machine.

• You're being directed to sites you didn't intend to visit, or your search results are coming back funky. This is another sign that hackers have gotten to your machine.

So what do you do?

• Having anti-virus software here is hugely helpful. For one, it can identify known malicious programs and disable them. If the virus that has infected your machine isn't detected, many anti-virus vendors offer a service in which they can remotely take over your computer and delete the malware for a fee.

• Some anti-virus vendors also offer free, online virus-scanning services.

• You may have to reinstall your operating system if your computer is still experiencing problems. It's a good idea even if you believe you've cleaned up the mess because malware can still be hidden on your machine. You will need to back up your files before you do this.

How do I know what information has been taken?

• It's very hard to tell what's been taken. Not every infection steals your data. Some just serve unwanted ads. Others poison your search result or steer you to Web sites you don't want to see. Others log your every keystroke. The anti-virus vendors have extensive databases about what the known infections do and don't do. Comparing the results from your virus scans to those entries will give you a good idea about what criminals may have snatched up.
dacung

thunoa
Posts: 28
Joined: Sat Jul 07, 2012 5:57 am

Post by thunoa »

VÀI HÌNH ẢNH VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG VĂN CÔNG VC HỒNG VÂN

TẠI SAIGON PERFORMING ART, CHỦ NHẬT 16/9/2012


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image











Ngọc Đóa post

thunoa
Posts: 28
Joined: Sat Jul 07, 2012 5:57 am

Post by thunoa »


thunoa
Posts: 28
Joined: Sat Jul 07, 2012 5:57 am

Post by thunoa »


User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

‘Người vẫn cứu người’!

Image
Ngưỡng cửa tự do, phi trường Bangkok, Thái Lan. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Nam Lộc

Khi sáng tác nhạc phẩm “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” năm 1996, với câu hát “Người Ðã Cứu Người” để đánh dấu ngày thành lập Làng Việt Nam ở Palawan, Phi Luật Tân, chắc nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không ngờ rằng chỉ 10 năm sau đó thì toàn bộ 3,000 người tỵ nạn bị kẹt lại và sống ở trong làng, đã được Luật Sư Trịnh Hội với sự tiếp tay của cộng đồng người Việt tại hải ngoại tranh đấu để họ được thế giới tự do đón nhận. Và chắc ông lại càng ngạc nhiên khi biết, cho đến ngày hôm nay, sau 20 năm thì “người vẫn cứu người.”


Quả thật là như vậy, bởi vì ít ai có thể nghĩ được rằng, sau 41 năm kể từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam mà vẫn còn có những thuyền nhân long đong, vất vưởng, sống ngoài vòng pháp luật trên những mảnh đất không cả được tạm dung! Vâng, đó là 28 thuyền nhân tỵ nạn muộn màng, sau hơn một phần tư thế kỷ miệt mài tìm kiếm tự do, cuối cùng họ đã đến được bến bờ hạnh phúc. Cuộc hành trình gian khổ này được kết thúc một cách tốt đẹp, là nhờ vào lòng bao dung cùng sự tranh đấu kiên trì của những người mà tôi xin được gọi họ là những “thiên thần trong bóng tối”!

Hồi tưởng lại, cách đây hơn 10 năm, khi số phận hẩm hiu của 3,000 đồng bào tỵ nạn Việt Nam bị thế giới lãng quên ở Phi Luật Tân, qua cuộc vận động và tranh đấu không mệt mỏi của luật sư Trịnh Hội cùng các thiện nguyện viên trong nhóm của anh, khoảng gần 1,000 người được đoàn tụ gia đình, số 2,000 “không thân nhân” còn lại đã được nhận vào định cư tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Na Uy, v.v… Khoảng thời gian đó không mấy ai tin rằng nỗ lực của Trịnh Hội có thể thành công được, thậm chí, chính bản thân những người tỵ nạn cũng không nghĩ là giấc mơ của mình sẽ trở thành sự thật! Ngay cả ông giám đốc của một cơ quan gọi là “cứu người vượt biển” lúc đó đã ra một thông báo cho biết đây chỉ là chuyện viển vông, không có thật! Ấy thế mà nó đã thành hiện thực! Ðó là nhờ vào sự hỗ trợ và tiếp tay của những “thiên thần trong bóng tối”! Họ là ai? Họ là những người tin vào lý tưởng tự do của bất cứ ai phải bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ Cộng Sản. Họ là những vị luật sư, nghệ sĩ, hay thiện nguyện viên có lòng hy sinh thì giờ và tiền bạc để bay sang Phi Luật Tân hỗ trợ và tiếp tay Trịnh Hội, họ là những viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, Canada hay Na Uy nhưng tin vào lòng thành tâm cùng sự hy sinh kiên trì của một người luật sư trẻ dù anh ta mang quốc tịch Úc Châu. Họ là quý vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo, các vị dân cử, viên chức chính quyền của nhiều quốc gia và quan trọng hơn cả, họ là những thiện nguyện viên âm thầm đóng góp và hỗ trợ, họ là những luật gia trẻ tuổi, tình nguyện gia nhập tổ chức VOICE để tiếp tục cuộc hành trình cứu người bất hạnh mà Trịnh Hội đã đánh đổi bằng cả quãng đời thanh xuân của mình.

Image
Người bạn ẩn danh, thuyền nhân năm xưa, đài thọ toàn bộ vé máy bay cho các thuyền nhân cuối cùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Phần thưởng mà Thượng Ðế tặng lại cho tất cả những người tôi vừa kể, là nụ cười hạnh phúc của hàng ngàn đồng bào tỵ nạn đã được họ cứu giúp. Sự thành công trong cuộc sống, thành đạt trong sự nghiệp, và nhất là thành tích về học vấn cùng tương lai xán lạn của các trẻ em tỵ nạn muộn màng chính là niềm hãnh diện lớn lao đối với những người mà tôi gọi là “thiên thần trong bóng tối”!

Những tưởng sứ mạng cứu người tỵ nạn đã chấm dứt sau khi 3,000 đồng bào còn lại tại Phi Luật Tân được đến bến bờ tự do, thế nhưng không lâu sau đó qua lời kêu gọi của Linh Mục Peter Prayoon Namwong (vị tu sĩ nhân từ, đã tận tình giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan trong suốt hơn 40 năm qua), anh chị em trong nhóm VOICE lại nhận được lời kêu cứu của một số thuyền nhân và người tỵ nạn cũng có hoàn cảnh tương tự, họ đã trốn ra khỏi trại vì nhất định không chịu bị cưỡng bức hồi hương, trong số đó có những người đã từng mổ bụng tự tử hay uống thuốc độc để quyên sinh, có những cựu quân nhân QLVNCH, họ đang sống vất vưởng ở các nước Ðông Nam Á. Trước hoàn cảnh chẳng đặng đừng Trịnh Hội và các thành viên của VOICE cùng những thiện nguyện viên ở khắp nơi trên thế giới lại tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh cho quyền tỵ nạn của những người di tản bất hạnh nói trên! Tuy nhiên lần này có vẻ phức tạp hơn, vì đồng bào phải sống rải rác ở nhiều nơi, vì thế ngoài trụ sở chính ở Phi Luật Tân, VOICE đã phải mở thêm văn phòng ở Thái Lan. Ðiều lệ mà chính phủ Canada đòi hỏi trong vấn đề định cư cũng cam go hơn, qua chương trình “private sponsorship” thì mỗi người tỵ nạn cần phải có 5 công dân Canada ký tên bảo trợ và chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí định cư tối thiểu là $11,800.00 dollars cho một đầu người. Ngoài ra VOICE phải lo mọi thủ tục giấy tờ, lệ phí đơn từ, visas, khám sức khỏe, đóng tiền phạt, thuê nhà tạm trú ở thành phố, chi phí di chuyển cho những lần phỏng vấn, đồng thời đài thọ vé máy bay từ Bangkok đến Canada cho tất cả mọi người tỵ nạn, v.v… ước tình trung bình cũng mất gần $5,000 cho một người.

Tuy nhiên như một phép lạ, tình đồng hương vẫn bao la, lòng người vẫn không mệt mỏi và một lần nữa “người vẫn cứu người.” Các đợt gây quỹ để giúp định cư đồng bào tỵ nạn đã được chính các hội đoàn, tổ chức thiện nguyện hay cộng đồng người Việt tại nhiều địa phương đứng ra tổ chức. Chính cá nhân tôi dù không yêu cầu, nhưng qua các chương trình truyền thanh, truyền hình mà tôi chia sẻ, vẫn có những đồng hương hoặc thân hữu nghe tin và tự động đóng góp cho VOICE ở khắp nơi trên thế giới, mà điển hình và gần đây nhất là một người bạn, sau hơn 6 năm trời không gặp mặt, nhưng anh cũng đã tìm cách liên lạc với tôi để tự động xin được đài thọ cho toàn bộ vé máy bay với số tiền lên đến $33,600. Hoặc như hai nữ doanh gia trẻ tuổi đến từ Houston, Texas, nghe được chuyện này cũng đã tự động bay đến Thái Lan để tiếp tay VOICE hầu giúp đỡ đồng bào hoàn tất các thủ tục cuối cùng mà đặc biệt là đã tình nguyện đóng toàn bộ tiền phạt “cư trú bất hợp lệ,” lên đến hơn $6,000 dollars cho nhóm thuyền nhân cuối cùng này. Ðấy là chưa kể đến những cuộc gây quỹ có sự tham gia vô vụ lợi của các anh chị em nghệ sĩ, và được sự đóng góp, hưởng ứng từ mọi thành phần khán giả!

Image
Image


Tờ mờ sáng Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016, trong cơn mưa tầm tã như thác đổ xuống thành phố Bangkok, tôi cùng Trịnh Hội và Linh Mục Peter Namwong cũng như anh chị em tình nguyện viên đã đến nhà giam di trú (Immigration Detention Center) để đón họ ra tù! Ngồi trên chiếc xe bít bùng để đi ra phi trường BKK, nét mặt thuyền nhân nào cũng có một nụ cười thật tươi, bên cạnh nỗi khổ đau của một số người tỵ nạn thuộc những quốc gia khác đang bị các sĩ quan di trú Thái Lan áp tải ra phi trường để trục xuất về lại quê hương mà họ đã bỏ ra đi! Ôi thật là một cảnh tượng xót xa và kinh hoàng như cơn ác mộng trở về từ gần 30 năm trước đối với các thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam! Tuy nhiên vào giờ chót 9 trong số 28 thuyền nhân cuối cùng đó cũng vẫn chưa hội đủ điều kiện sức khỏe và thủ tục phỏng vấn nên đành phải ở lại để chờ chuyến bay sau.

Một mình trên phi cơ cùng đoàn người tỵ nạn, tôi có dịp chia sẻ về hoàn cảnh của từng thuyền nhân, hầu hết đều vượt biển đến Thái Lan năm 1989 và trốn trại năm 1996. Gặp chị Lê Thị Ba, người sĩ quan huấn luyện viên trường nữ quân nhân thuở nào, còn là một phụ nữ trẻ trung, khỏe mạnh ngày vượt biển, giờ nhìn chị khác hẳn, nhục nhằn, khổ đau cùng bao nỗi nỗi gian truân trong cuộc sống lưu lạc không tương lai, không bờ bến đã biến chị thành một người cao niên gầy yếu!
Image
Những “tù nhân hạnh phúc”: Chị Lê Thị Ba đang tươi cười trên xe bít bùng. (Hình: Nam Lộc cung cấp)

Gặp cô bé Tăng Phannida, 15 tuổi, sinh ra ở Thái Lan nhưng hãnh diện mang dòng máu của một “người Việt tự do.” Cháu đã vẽ tặng Trịnh Hội, người luật sư đã và đang thay đổi toàn bộ tương lai cùng cuộc đời của cháu và gia đình cháu, hình ảnh lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, bị trói trong một sợi xích, nhưng vừa được cắt đứt, kèm theo câu “Freedom is Not Free”! Cháu nói đúng, Tự Do không phải tự nhiên mà có, nhưng cái giá tự do mà cháu cùng những người đồng hành phải trả cũng không thể đo được bằng tiền, mà bằng tình thương vô bờ của những người Việt Nam tử tế, của những đồng hương nhân hậu và có lòng, bất chấp những gièm pha, tỵ hiềm của kẻ tiểu nhân!

Image


Ðúng 7:56 phút tối giờ miền Ðông Canada cùng ngày, chuyến bay CX826 của hãng Pacific Airlines hạ cánh xuống phi trường Toronto trong cái xe lạnh vào Thu của miền Bắc Mỹ qua gần 19 tiếng đồng hồ trên chuyến bay đầu tiên trong đời của cả 19 người tỵ nạn, nhưng ai cũng cảm thấy ấm lòng vì họ đã được quốc gia nhân đạo này mở rộng vòng tay nhân ái nhận cho định cư và được đón chào bởi các thiện nguyện viên trong nhóm VOICE Canada cùng quý vị đồng hương và người bảo trợ, tất cả đã phải chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ bởi thủ tục di trú và nhập cảnh để đón chào người tỵ nạn. Sau gần 30 năm trôi dạt, lần đầu tiên được chính thức và công khai phất cao lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ, bên cạnh quốc kỳ Canada, tất cả đều dạt dào nước mắt kể cả những đưa bé sinh ra “vô tổ quốc.” Tôi sợ mình cũng sẽ khóc theo họ nên tìm một góc kín thật riêng tư để ngẫm lại cuộc đời cùng sự nghiệp của một người may mắn được làm công việc định cư người tỵ nạn từ hơn 40 năm, mà bây giờ mặc dù đã về hưu gần một năm qua, nhưng định mệnh hình như vẫn gắn liền tôi với nó. Phải chăng Thượng Ðế đã tặng cho tôi cơ hội được giúp đỡ những thuyên nhân cuối cùng để rồi với đồng bào tôi, chúng ta cùng nhau khép lại trang sử bi thương của cuộc vượt biển ra đi tìm tự do vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại!


Còn nhớ mấy hôm trước đây, lúc ngồi trên chuyến bay từ Los Angeles đến Thái Lan qua ngã Hồng Kông, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra gần nửa chỗ ngồi là người Việt Nam từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, ai cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi tưởng là bạn đồng hành và hỏi thăm rối rít “làm sao mà ông dám về Việt Nam”? Tôi nói đùa “đoán trước chuyện gì sẽ xẩy ra cho nên tôi chỉ mua vé một chiều”! Hình ảnh trên làm tôi làm tôi chợt nhớ đến một câu hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm “Kinh Khổ”: “Người về một ngày một đông hơn, người đi càng lúc càng thưa dần”! Tôi cho ông là một nhà tiên tri về tương lai của đất nước qua âm nhạc, bởi vì với những biến chuyển đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, mới nhất là sự việc tàn phá các cơ sở tôn giáo và tiêu hủy ngôi chùa Liên Trì, là điểm tựa tình thần của hàng trăm ngàn Phật tử từ hơn 70 năm qua. Và nếu đúng như câu thành ngữ được truyền tụng trong dân gian: “Giặc đến Bồ Ðề, giặc phải tan,” thì có lẽ ngày tàn của chế độ CSVN đã điểm. Người Việt tại hải ngoại chuyển lửa về nước mỗi ngày một đông hơn qua nhiều hình thức, còn người ra đi tỵ nạn thì hầu như đã chẳng còn, và hy vọng 28 người thuyền nhân tỵ nạn mà thế giới tự do đang giương tay chào đón sẽ là nhóm cuối cùng. Vì có biết bao người đã quyết tâm ở lại trong nước dù đã được các quốc gia tự do đón nhận, như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều người ẩn danh khác nữa. Họ quyết định ở lại, không những để tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền, phi Cộng Sản, mà còn ở lại để giữ nước trước hiểm họa ngoại xâm, và trước hành động dâng đất, dâng biển cho quan thầy Trung Cộng của nhà cầm quyền CSVN hiện nay.

Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói, “VOICE for the VOICELESS”! Và xin đồng bào ở trong nước hãy vững niềm tin vì “người… sẽ cứu người.”

(Toronto, mùa Thu 2016)

Image
Đón tiếp

Image
At Chùa Pháp Vân sau khi đón ở airport về
(Hình:James HuyLam Nguyen,  September 22)

Image
Doing some Costco shopping for our refugees' arrival...did I buy too much?
(Hình:James HuyLam Nguyen,  September 22)

Image
VOICE volunteers
Image
Image
(Hình:James HuyLam Nguyen,  September 22)

Copy từ báo Người Việt và




Post Reply