Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »


Mỹ, Liên Âu đòi CSVN thả blogger Mẹ Nấm


October 12, 2016

Image
Blogger Mẹ Nấm đòi công lý cho blogger Nguyễn Hữu Quốc Duy hồi tháng 8, 2016, nay tới phiên bà đối diện với nhiều năm tù. (Hình: Internet)
HÀ NỘI (NV) – Hoa Kỳ và Liên Âu đả kích mạnh mẽ việc chế độ Hà Nội bắt giam và truy tố blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đồng thời đòi hỏi phải trả tự do cho bà ngay lập tức.

Hôm Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, ra tuyên bố “quan ngại sâu sắc về các hành động gần đây chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh” vào ngày Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016 vừa qua.


Trước khi bắt giam bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, một blogger nổi tiếng tại Việt Nam với các bút hiệu Mẹ Nấm, Mẹ Nấm Gấu, nhà cầm quyền Hà Nội giữ nguyên bản án đối với các blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 22 tháng 9, kết án tù dân oan đòi quyền đất đai Cấn Thị Thêu vào ngày 20 tháng 9; tiếp tục bỏ tù blogger Nguyễn Đình Ngọc khi phúc thẩm ở Sài Gòn ngày 5 tháng 10, 2016, dù có giảm án từ 4 xuống 3 năm.

“Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình trên mạng và ngoài đời mà không lo sợ bị trừng phạt. Chúng tôi cũng thúc giục chính phủ đảm bảo các đạo luật và hành động của họ thống nhất với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến Pháp của Việt Nam, và các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam.” Bản thông cáo báo chí của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội nhấn mạnh.

Đồng thời ông Bruno Angelet, trưởng phái đoàn Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam cũng ra một bản tuyên bố nói rằng chế độ Hà Nội “phải bảo đảm sự an toàn cho các người bảo vệ nhân quyền cũng như bảo đảm các quyền của họ về tự do diễn đạt quan điểm (chính tri, xã hội) một cách ôn hòa mà không sợ bị đe dọa hoặc cấm cản vốn được nhà nước CSVN ký cam kết với quốc tế.”

Hôm Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016, bà Barbel Kofler, đặc ủy nhân quyền của chính phủ Đức, bày tỏ sự phẫn nộ về việc bắt giữ bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rằng bà “bàng hoàng khi được tin blogger và nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt giữ. Nếu thông tin nói rằng bà Quỳnh bị bắt dưới cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước là đúng thì điều này lại một lần nữa là một vi phạm nghiêm trọng đối với các nguyên tắc nhân quyền và những nguyên tắc quốc tế căn bản mà Việt Nam đã cam kết thi hành.”

Theo nhận xét của bà Kofler, “Bà Quỳnh đã không chỉ dùng trang Blog để phản đối những vi phạm nhân quyền, tham nhũng và tệ nạn xã hội. Bà còn là một kênh phát biểu quan trọng cho nhiều nông dân và ngư dân ở miền Trung Việt Nam đang có đời sống bị đe dọa bởi một thảm nạn môi trường do chất thải kỹ nghệ gây ra.”

Vì vậy bà lên án chế độ Hà Nội là “việc chính quyền dùng phương cách đàn áp, bắt giữ và truy tố để trừng phạt các hành động dấn thân cho quyền công dân, việc bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng là một tín hiệu đáng được báo động, nhất là khi chính phủ tuyên bố sẽ cố gắng cải tổ các lãnh vực hành chánh, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.”

Đây không phải lần đầu Hoa Kỳ, Liên Âu, các chính phủ Châu Âu lên tiếng đòi chế độ Hà Nội tuân thủ theo các hiệp ước quốc tế về nhân quyền và họ đã đặt bút ký cam kết tôn trọng nhưng vẫn ngang nhiên chà đạp.

Nhiều nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam từng cáo buộc chế độ Hà Nội cứ người này hết hạn tù thì lại có một số người khác bị tống giam. Nhiều khi họ bị sử dụng như những con bài để Hà Nội mặc cả trong các cuộc đàm phán. Cho nên việc một số blogger được giảm án tù hoặc được trả tự do và trục xuất ra nước ngoài chỉ vì có các áp lực quốc tế, không phải chế độ Hà Nội tử tế gì.

Báo chí chính thống của chế độ theo nhau vu cho blogger Mẹ Nấm là ngày “càng lún sâu vào các hoạt động chống đối nhà nước dưới vỏ bọc đấu tranh nhân quyền” bên cạnh bày tỏ lòng yêu nước.

Trong một lần bày tỏ ý kiến trên mạng về hành vi bá quyền bành trướng của Trung Quốc, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phát biểu “không phản kháng, không bày tỏ sự bất bình của mình đối với Tập Cận Bình nghĩa là chúng ta xấu hổ khi là công dân, chúng ta xấu hổ với ngư dân Việt Nam. Chẳng lẽ thế là phản động? Chẳng nhẽ vì liêm sỉ quốc gia lại thành đứa phản động?”

Hồi năm 2014, bà từng sưu tầm tài liệu, nêu ra 31 trường hợp người dân bị chết bất thường khi bị công an CSVN bắt chỉ từ vài giờ đến vài ngày. Thi thể của họ đầu dấu tích bị tra tấn như nứt sọ, gãy xương sườn, dập tim phổi, gan ruột nhưng hầu hết đều đổ cho các nạn nhân này “tự tử,” “sốc ma túy.”

Những ngày gần đây, bà đã đấu tranh mạnh mẽ chống lại việc nhà cầm quyền CSVN bắt giam rồi kết án tù hai thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy (sinh năm 1985) và Nguyễn Hữu Thiên An “tuyên truyền chống phá nhà nước” trên mạng xã hội Facebook.

Quốc Duy bị kêu án 3 năm tù và Thiên An bị 2 năm tù trong một phiên xử ngày 23 tháng 8, 2016 vừa qua. Bây giờ, chính blogger Mẹ Nấm cũng đang đối diện với một bản án có thể lên đến 12 năm tù.

Blogger Mẹ Nấm là thành viên của “Mạng Lưới Blogger Việt Nam.” Tổ chức này vừa ra bản tuyên bố khẳng định: “Cái gọi là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trên thực tế là những hoạt động không ngừng nghỉ của blogger Mẹ Nấm trong thời gian qua để bảo vệ môi sinh, đòi truy tố và đóng cửa Formosa cũng như lên tiếng cảnh giác về những dự án khác nguy hại đến đời sống, sức khỏe người dân;

“Việc bắt giữ cá nhân blogger Mẹ Nấm là hành động tấn công vào ý chí và nguyện vọng của tất cả những người dân Việt Nam đang cùng nhau tranh đấu bảo vệ môi trường, đòi hỏi cho quyền lợi của ngư dân và đồng bào bị ảnh hưởng bởi chất thải Formosa;

“Bắt khẩn cấp Mẹ Nấm là ý đồ của nhà cầm quyền nhằm tác động tâm lý sợ hãi lên quần chúng, và làm chùn bước cao trào tranh đấu bảo vệ môi trường của người dân, đặc biệt trong lúc các giáo xứ tại Hà Tĩnh đang tạo được những sức ép đáng kể.” (T.N.)

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


LHQ: Việt Nam cần bỏ các điều 79, 87, 88, 245, 258

October 14, 2016

Image
Bong bóng chỉ có hàng chữ “Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng,” vẫn bị công an thu giữ. (Hình: danlambao)
VIỆT NAM – Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vừa khuyến cáo chính quyền Việt Nam loại bỏ hàng loạt tội trong nhóm tội “xâm phạm an ninh quốc gia” khỏi Luật Hình Sự của Việt Nam.

Khuyến cáo này được đưa ra cùng lúc với việc chính quyền Việt Nam bị chính phủ của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức hoạt động cho nhân quyền chỉ trích kịch liệt vì cáo buộc cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) “tuyên truyền chống nhà nước” và tạm giam cô bốn tháng.


Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho rằng, các điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điều 87 (phá hoại chính sách đoàn kết), điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước), điều 245 (gây rối trật tự công cộng), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước) trong Luật Hình Sự hiện hành của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền của cộng đồng quốc tế.

Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc dẫn trường hợp cô Quỳnh như một bằng chứng cho thấy, bất kỳ công dân nào của Việt Nam cũng bị biến thành tội phạm hình sự khi họ dùng các quyền tự do căn bản để bày tỏ ý kiến hay chất vấn chính phủ. Sự mơ hồ của các điều vừa kể trong luật hình sự giúp chính quyền Việt Nam dễ dàng dập tắt những ý kiến chỉ trích bằng cách tống giam và phạt tù.

Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc liệt kê tên của hàng loạt cá nhân là nạn nhân của sự bào hành này. Ngoài cô Quỳnh còn có ông Nguyễn Văn Dài và cộng sự là cô Lê Thu Hà, ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm) và cộng sự là Nguyễn Thị Minh Thúy, hai anh em Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An,… Cao ủy nhân quyền của Liên Hiệp Quốc yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức những cá nhân đang bị giam giữ vì bị kết án dựa theo các điều vừa kể.

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về việc sử dụng Luật Hình Sự để biến những người bất đồng chính kiến, chỉ lên tiếng một cách ôn hòa thành tội phạm hình sự.

Hồi Tháng Ba năm ngoái, ông Heiner Bielefeldt, giáo sư về nhân quyền tại đại học Erlangen-Nurnberg ở Đức, người được Liên Hiệp Quốc chọn làm đặc phái viên và cử đến Việt Nam để tìm hiểu về tự do tôn giáo tại Việt Nam, từng báo cáo với Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc rằng, sự thiếu rõ ràng của một số điều trong Luật Hình Sự của Việt Nam đã cho chính quyền Việt Nam cơ hội tự ý định đoạt để ngăn chặn tất cả các loại hoạt động trong dân chúng nếu những hoạt động đó bị xem là mâu thuẫn với lợi ích của chính quyền. Đặc biệt là điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước) trong Luật Hình Sự hiện hành đã được áp dụng thường xuyên để hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền căn bản khác của con người.

Trước nữa, hồi Tháng Hai năm 2014, sau khi nghe Việt Nam trình bày báo cáo nhân quyền và thực hiện thủ tục kiểm điểm theo định kỳ (UPR) đối với Việt Nam, Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra 227 khuyến nghị (gần gấp đôi so với UPR lần đầu thực hiện vào năm 2009, lúc đó chỉ có 123 khuyến nghị). Có tới 107 quốc gia tham gia góp ý và chất vấn Việt Nam – những góp ý và chất vấn mà lúc đó được giới truyền thông quốc tế mô tả là “một đợt sỉ vả về nhân quyền.” Sửa đổi Luật Hình Sự, Luật Tố Tụng Hình Sự đúng với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, loại bỏ một số điều khoản nhân danh an ninh quốc gia để xâm hai các quyền căn bản của con người là một trong vài điều chính yếu trong số những góp ý và chất vấn vừa kể.

Vào thời điểm đó, thay vì đối đáp với các chất vấn, những thành viên trong phái đoàn Việt Nam lại tiếp tục đọc thêm nhiều báo cáo mà nội dung hoàn toàn không liên quan đến các chất vấn.

Cuối năm ngoái, Việt Nam đã sửa Luật Hình Sự, Luật Tố Tụng Hình Sự. Riêng với Luật Hình Sự, chính quyền Việt Nam gia tăng phạt tiền, giảm hình phạt đối với các loại tội trong nhóm tội phạm về kinh tế và nhóm tội phạm về chức vụ nhưng vẫn giữ nguyên, không đề cập gì đến các tội trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia mà cộng đồng quốc tế khuyến cáo cần loại bỏ. Cuối năm trước Quốc Hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua các luật này. Lẽ ra chúng đã có hiệu lực vào ngày 1 Tháng Bảy vừa qua nhưng rồi lại hoãn thi hành vào phút chót vì người ta phát giác Luật Hình Sự mới có hàng trăm lỗi gây ngỡ ngàng do quá ngớ ngẩn. (G.Đ)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »



Thủy điện Hố Hô xả lũ, nhà dân ngập 4 mét

October 14, 2016

Image
Đập thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ, hàng trăm nhà huyện Tuyên Hóa bị ngập. (Hình: VietNamNet)
QUẢNG BÌNH (NV) – Do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình có mưa lớn suốt nhiều ngày qua lại còn bị đập thủy điện Hố Hô trên sông Ngàn Sâu xả lũ làm hàng trăm ngôi nhà huyện Tuyên Hóa bị ngập.

Theo bản tin VOV, đập thủy điện Hố Hô (ở biên giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, xả lũ bất ngờ lúc 1 giờ sáng ngày 14 Tháng Mười, 2016. Vì vậy, nước lũ dâng lên trên mức báo động 2 khoảng 1.5 mét làm cho một số đường trong huyện Tuyên Hóa dù là vùng cao cũng vẫn bị ngập, chia cắt, và nhiều nhà dân ngập sâu 4 mét.


Theo nguồn tin này dựa vào tin từ ban chỉ huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, “thống kê ban đầu có hơn 300 nhà dân ở 2 xã vùng cao Thanh Hóa và Thanh Trạch bị ngập, nhiều nhà ngập sâu hơn 4 mét.”

Nước lũ dâng cao gây ngập úng nhiều diện tích lúa, hoa màu vụ hè thu. Ngay trong đêm qua, người dân phải di chuyển lên các vị trí cao hơn để tránh lũ. Cho đến sáng cùng ngày, cây cầu duy nhất từ huyện vào trung tâm xã Thanh Thạch bị ngập sâu không thể qua lại, làm xã này bị cô lập.

Mưa lũ đang làm ngập lụt một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đường xe lửa Bắc – Nam bị sạt lở và bị ngập nước khu vực qua tỉnh Quảng Bình hiện đang bị tê liệt. Tin tức sơ khởi nói rằng có 5 người đã bị chết và mất tích.

Thủy điện Hố Hô từng bị đả kích là “hiểm họa treo trên đầu hàng vạn người dân” dưới hạ du của sông Ngàn Sâu.

Báo Kinh Tế Nông Thôn ngày 8 Tháng 8, 2014 từng cảnh cáo rằng, “Với túi nước khổng lồ 38 triệu mét khối treo lơ lửng trên cao trình 72 mét, không có tràn xả lũ, thủy điện Hố Hô được ví như quả ‘bom,’ luôn tiềm ẩn nguy cơ khiến hàng vạn hộ dân thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và xã Hương Hóa (Tuyên Hóa – Quảng Bình) ngập chìm trong biển nước nếu đập vỡ.”

Đập thủy điện này từng suýt vỡ đập sau trận lũ năm 2010 cho nên “mỗi khi mưa lũ về, dân cư hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh sống dưới miền hạ du lại như ngồi trên đống lửa.”

Tờ KTNT tố cáo rằng “từ ‘cao trào’ nơi nơi làm thủy điện, công trình thủy điện Hố Hô được lãnh đạo, ngành chức năng hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh chấp bút thỏa thuận cho xây dựng mà chưa tính đến hậu quả. Sự chấp thuận quá chóng vánh đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của hàng vạn dân cư vốn sống bình yên từ bao đời nay ven hạ du sông Ngàn Sâu.”

Theo KTNT, “kể từ năm 2007, thời điểm công trình thủy điện Hố Hô xuất hiện, dòng sông Ngàn Sâu thay đổi hoàn toàn. Mùa nắng, lòng sông cạn trơ đáy do thủy điện tích nước; mùa mưa lại dồn dập xả lũ gây nên những trận đại hồng thủy. Một lãnh đạo huyện Hương Khê vẫn chưa hết bàng hoàng khi nói về trận xả lũ năm 2010: Năm đó, lũ về dồn dập bởi mưa xối xả suốt hai ngày đêm. Nước lũ kéo theo cây cối khiến các cánh cửa van xả lũ bị tê liệt, cả tháp nước khổng lồ cuồn cuộn vượt đập trên 1 mét. Nguy cơ vỡ đập trong gang tấc.”

Nhiều đập thủy điện tại miền Trung Việt Nam xả lũ bất ngờ gây ngập lụt thiệt hại rất nhiều tài sản và nhân mạng những năm qua. (TN)

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Kiện Formosa, hàng ngàn người dân tiếp tục đến tòa án Kỳ Anh

October 17, 2016

Image
Các ngư dân chuẩn bị lên đường từ giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, đi tới thị xã Kỳ Anh khiếu nại. (Hình: GNsP)
VINH (NV) – Cả ngàn người dân huyện Quỳnh Lưu sẽ lại kéo tới tòa án tại thị xã Kỳ Anh để tiếp tục kiện và khiếu nại việc hồ sơ kiện bị trả lại, theo thư thông báo của Linh Mục Ðặng Hữu Nam.

“Ngày Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016, khoảng 1,000 người dân ở huyện Quỳnh Lưu sẽ vượt hơn 200 km để vào tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh để tiếp tục nạp đơn khởi kiện Formosa và khiếu nại việc tòa án Kỳ Anh bác đơn kiện của họ.”

Linh Mục Ðặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên thuộc huyện Quỳnh Lưu phổ biến một bản thông cáo báo chí cho hay như vậy. LM Nam từng được họ ủy quyền đại diện mang đơn kiện tới tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, kiện công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa vì đã xả hóa chất độc hại ra biển, giết hết mọi loài sinh vật biển suốt một dọc dài của nhiều tỉnh tại miền Trung Việt Nam.

Sáng sớm ngày 18 tháng 10, 2016 cả ngàn người đã chuẩn bị sẵn sàng để lên đường. Theo bản tin của Tin Mừng Cho Người Nghèo (GNsP), LM Ðặng Hữu Nam và bà con ngư dân đã dùng bữa ăn sáng chung với nhau gồm bánh mì và sữa.

“Trong bữa ăn sáng, cha chia sẻ những khó khăn mà đoàn sẽ phải đối mặt và cha mong muốn bà con luôn giữ tinh thần ôn hòa khi dối chất hoặc hành xử với các cán bộ công an hoặc an ninh mặc thường phục. Cha Nam còn bày tỏ những trở ngại khó khăn mà các chủ nhà xe đang gặp phải và bị gây áp lực bởi nhà cầm quyền địa phương,” GnsP viết.
Image
Dân huyện Quỳnh Lưu và các nơi khác kéo đến Vũng Áng, Hà Tĩnh, đòi đuổi Formosa. (Hình- nguoikyanh.blogspot)

Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ quyết định bồi thường, từ số tiền Formosa thỏa thuận, cho một số dân dọc theo 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế trong khi người dân ở Nghệ An, tỉnh bên cạnh Hà Tĩnh, cũng bị thiệt hại lây, nhưng lại bị lờ đi.

Bởi vậy, ngày 26 và 27 tháng 9, 2016, hơn một ngàn người từ huyện Quỳnh Lưu và các nơi khác đã đi hơn 200km tới thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện bất chấp sự ngăn cản của công an. Cuối cùng thì tòa án này chỉ nhận 506 đơn kiện rồi đến ngày 5 tháng 10, 2016 trả lại đơn kiện.

Tòa án Kỳ Anh lấy cớ “1) căn cứ vào khoản 5 điều 189 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (BLTTDS) “kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm; và 2) căn cứ vào Ðiểm C khoản 1 điều 192 BLTTDS “sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” – tức là đã có Quyết Ðịnh 1880 của thủ tướng chính phủ vào hôm 29 tháng 9 về giải quyết bồi thường thiệt hại.”

Nhưng trong đơn khiếu nại sẽ được các người bị bác đơn đưa tới tòa án Kỳ Anh ngày 18 tháng 10, 2016, các lý do trả lại đơn kiện đã bị người dân cho hay là “trái Luật Tố Tụng Hình Sự.”

Theo điều 192 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự CSVN thì các lá đơn kiện Formosa không nằm trong số những lý do để bị trả lại đơn kiện. Còn về chứng minh thiệt hại, tòa chỉ có thể yêu cầu người đi kiện bổ túc chứ không dùng làm lý cớ trả lại đơn kiện (Khoản 5, điều 189 Luật TTHS).


Còn chuyện ông thủ tướng “đã ra quyết định về định mức bồi thường là “trái thẩm quyền và người bị thiệt hại ở tỉnh Nghệ An không phải là đối tượng bị điều chỉnh bởi quyết định này.”

Theo đơn khiếu nại của ngư dân Nghệ An, “thẩm quyền giải quyết ‘thuộc về tòa án’ chứ không thể giải quyết bằng một quyết định của thủ tướng chính phủ. Thủ tướng không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường.”

Ngày 7 tháng 10, 2016, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã gửi một văn thư đến Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh yêu cầu đuổi LM Ðặng Hữu Nam ra khỏi giáo phận vì ông đã sốt sắng giúp đỡ người dân bị thiệt hại vì Formosa xả chất thải độc hại ra môi trường. (TN)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Hai lãnh đạo báo Infonet cùng bị ‘tạm đình chỉ chức vụ’

October 19, 2016

Image
Hình chụp bản tin trên báo điện tử Infonet loan báo cả tổng và phó tổng biên tập của báo này bị “tạm đình chỉ chức vụ” 15 ngày. (Hình: Người Việt)
HÀ NỘI (NV) – Hai lãnh đạo bao gồm cả tổng và phó tổng biên tập báo Infonet của Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN bị “tạm đình chỉ chức vụ để làm rõ trách nhiệm cá nhân” về sai phạm của tờ báo.

Tin này được loan truyền rộng rãi trên nhiều báo và cả tờ Infonet tại Việt Nam hôm 19 Tháng Mười, 2016 về một quyết định có vẻ đột ngột của Bộ Thông Tin và Truyền Thông khi ra quyết định “trị tội” tay chân ruột thịt của mình.

Võ Đăng Thiên, tổng biên tập, và Phạm Thanh, phó tổng biên tập của báo điện tử Infonet đều bị “đình chỉ chức vụ” trong thời gian 15 ngày “để làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những sai phạm của báo điện tử Infonet trong thời gian vừa qua.”

Không thấy bản tin loan báo những “sai phạm” đó là gì và tại sao họ lại chịu trách nhiệm. Lần đầu tiên, người ta thấy có chuyện cả tổng biên tập và phó tổng biên tập của tờ báo con đẻ của Bộ Thông Tin và Truyền Thông lại bị “tạm đình chỉ chức vụ” cùng một lượt.

Hai ngày trước, tức ngày 18 tháng 10, người ta thấy báo này có bài tường thuật một cuộc họp ở quốc hội mà báo này giật tít “Chủ tịch Quốc Hội: ‘Tôi thất vọng khi đọc dự thảo luật chính phủ trình.’” Hiện bản tin này đã bị gỡ xuống.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội CSVN, trong phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội tỏ vẻ khó chịu về những kém cỏi của chính phủ khi trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Dự luật này ban đầu dự kiến “sửa 12 luật, liên quan đến 89 điều, nhưng dự thảo chưa làm rõ được tính cần thiết, thống nhất, đồng bộ giữa các luật hiện hành,” theo tường thuật của tờ Sài Gòn Giải Phóng.

Báo Sài Gòn Giải Phóng khi tường thuật phiên họp này của Quốc Hội CSVN cũng thuật lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân “Đọc dự thảo luật chính phủ trình tôi rất thất vọng, dù tôi ủng hộ sửa,” không thấy tổng biên tập và phó tổng biên tập của báo này bị “xử lý.”

Tờ Pháp Luật thành phố ở Sài Gòn còn lấy lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân giật tít: “Chưa đến mức ‘cháy nhà, chết người,’ sao phải sửa?” cũng chưa thấy bị “roi đòn.”

Mới hai ngày trước đó, Bộ Thông Tin và Truyền Thông được tờ Infonet thuật lại cuộc họp “giao ban” báo chí, xuất bản ngành Thông Tin và Truyền Thông Tháng Chín, 2016, trong đó ông thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết: “Sắp tới đây bộ sẽ tiếp tục ban hành văn bản để chấn chỉnh hoạt động của các phóng viên tại các địa phương.”

Mới hơn 2 tuần lễ trước, ngày 3 Tháng Mười, 2016, nhà báo Đại Tá công an Nguyễn Như Phong tuy đã cam phận làm “nhà báo chó” cúc cung phục vụ mà còn bị rút thẻ nhà báo và mất ghế tổng biên tập còn tờ PetroTimes (Năng Lượng Mới) thì bị “tạm đình chỉ.”

Nguyễn Như Phong bị rút thẻ nhà báo vì đăng lại bài phỏng vấn Người Buôn Gió của một tờ báo tiếng Việt bên Đức vụ Trịnh Xuân Thanh trốn chạy sự truy bắt của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Ông Võ Đăng Thiên, tổng biên tập Infonet từng bày tỏ sự khó khăn “đu dây” của nghề làm báo tại Việt Nam vừa phải phục vụ quyền lợi của đảng và nhà nước (ăn gian nói dối) vừa phải phục vụ nhu cầu thông tin thật của quần chúng (để có độc giả, quảng cáo) nhân “ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam 21 Tháng Sáu, 2016” đăng trên Infonet.

“Một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay đối với người làm báo, nhất là báo điện tử, là làm sao vừa thực hiện đúng chỉ đạo, pháp luật, định hướng của cơ quan chỉ đạo, định hướng báo chí, lại vừa thu hút được bạn đọc, hấp dẫn được bạn đọc, Vì nếu làm sai chỉ đạo sẽ bị xử lý, nhưng nếu không thuyết phục được bạn đọc thì không có nguồn thu. Đây thường xuyên là thách thức hàng ngày đối với chúng tôi.”

Mấy ngày nay, Infonet có một số bài viết về vụ thủy điện Hố Hô xả lũ hại dân trong đó có bài “Ngập úng là do trách nhiệm của người điều hành” ngày 17 Tháng Mười, 2016 dẫn lời ông Đặng Quốc Khánh, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh “Tính toán không kỹ thời điểm, lượng xả không đảm bảo an toàn cho hạ lưu, lúc cần nước thì không xả, lúc thừa nước lại xả… như thế là trách nhiệm của người điều hành thôi.”

Sau 15 ngày “tạm đình chỉ,” hai ông tổng và phó tổng biên tập của Infonet sẽ bị trừng trị thế nào, phải đợi mới biết chính thức. (TN)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Thiếu nữ tử nạn khi đang cứu trợ vùng lũ miền Trung

October 21, 2016

Image
Em Đặng Thị Thu Hương, một cô gái trẻ, xinh xắn và sống đẹp. (Hình: Thanh Niên)
QUẢNG BÌNH (NV) – Sự ra đi đột ngột của một nữ tình nguyện viên khi đang lo cho người dân vùng lũ Quảng Bình, miền Trung, gây xúc động mạnh trong cộng đồng những ngày qua.

Sáng 21 Tháng Mười, nhiều đoàn công tác xã hội đã đến thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, để thắp nén nhang tiễn đưa em Đặng Thị Thu Hương (22 tuổi), cô gái trẻ tử nạn khi đang lo cho dân vùng lũ miền Trung.

Theo những người bạn của Hương kể lại, ngày 17 Tháng Mười, nhóm bạn của Hương đã chuẩn bị sẵn sàng cho một chương trình “phượt” tại miền núi phía bắc. Tuy nhiên, sau khi có thông tin về việc mưa lũ hoành hành tại Quảng Bình, cả nhóm đã dừng ngay kế hoạch vui chơi để làm công việc ý nghĩa. Họ tập trung về Quảng Bình giúp đỡ người dân vùng lũ.

Ngày 20 Tháng Mười, nhóm thiện nguyện của Hương đã có mặt tại xã Quảng Tiên, huyện Quảng Trạch để tặng quà, làm vệ sinh các trường học tại đây. Trưa cùng ngày, Hương cùng thêm một người bạn nữa là Hồ Thị Thanh Nguyên (24 tuổi), quê Phan Thiết, Bình Thuận, đi xe máy để mua cơm trưa cho cả nhóm.

Khi ra đến tuyến đường liên xã, do mép đường ngập bùn nên xe máy bị trượt bánh làm hai người ngã ra đường. Cùng lúc đó, một chiếc xe tải từ phía sau chạy đến không phanh kịp đã cán ngang người khiến Hương qua đời, còn Nguyên bị rạn xương tay.

Trên diễn đàn của nhóm từ thiện này, rất nhiều người đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi đột ngột của Hương: “Vĩnh biệt em, cô gái vừa xinh đẹp, vừa mạnh mẽ, lại có trái tim nhân hậu, mọi người thương nhớ em vô cùng.”

Theo chia sẻ của một thành viên trong nhóm, dự kiến nhóm sẽ quyên góp 1,000 thùng mì tôm cùng vật dụng, nước uống ra hỗ trợ đồng bào Quảng Bình. Hương là admin khu vực Huế gần Quảng Bình nên được giao nhiệm vụ tiền trạm, khảo sát khu vực gặp lũ để nhóm vận chuyển đồ ra.

Tâm sự với phóng viên báo Thanh Niên, với đôi mắt ướt đẫm đau thương, xúc động ông Đặng Văn Dũng, cha của em Hương, cho biết, Hương là một đứa con ngoan, hiếu thảo. Gia đình thuộc diện khó khăn nên Hương luôn tự lo cho bản thân, không muốn trở thành gánh nặng của gia đình.

Sống xa gia đình, nhưng Hương luôn nỗ lực, sống đẹp. Lớn lên một chút, em tham gia vào khá nhiều câu lạc bộ từ thiện xã hội, đi chăm lo cho cộng đồng dù mức lương làm lễ tân một khách sạn ở thành phố Huế không nhiều.

Gia cảnh của Hương, cô gái xấu số có tấm lòng thiện nguyện, rất khó khăn. Bố mẹ sống bằng nghề nông, hiện còn hai đứa con nhỏ. Chính vì thế, những tiếng khóc trong căn nhà lụp xụp càng khiến không khí thêm thê lương. (Tr.N)

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Đắk Nông: 3 cán bộ tham gia cưỡng chế đất bị bắn chết tại chỗ

Image
Khu vực xảy ra vụ nổ súng chết người.

Bạn đọc Danlambao -
Hàng trăm công an đã được huy động nhằm chốt chặn các ngả đường sau khi xảy ra vụ nổ súng khiến ít nhất 3 cán bộ bị chết và 15 người khác bị thương vào sáng ngày 23/10/2016, tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nguyên nhân vụ việc được nói là do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương và công ty trách nhiệm hữu hạn Long Sơn, thuộc xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, Đắk Nông.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Văn Minh – bí thư xã Đắk Ngo cho hay: "Tôi nắm thông tin sơ bộ ban đầu, người của Công ty Long Sơn đã ủi vượt vào đất của người dân nên dẫn đến sự việc trên"

Trước đó, vào lúc 7:30’ sáng ngày 23/10/2016, công ty Long Sơn đã đưa máy móc vào khu vực đang tranh chấp nhằm tiến hành cưỡng chế, san ủi đất của người dân địa phương.

Căng thẳng đã xảy ra khi nhiều người dân kéo đến ngăn cản và phản đối việc cưỡng chiếm đất. Trong lúc xô xát, một nhóm khoảng 5 người lạ mặt bất ngờ rút súng hoa cải bắn xối xả vào lực lượng cưỡng chế.

Vụ nổ súng đã khiến ít nhất 3 cán bộ quản lý bảo vệ rừng thuộc công ty Long Sơn bị chết ngay tại chỗ. 15 người khác cũng được nói bị thương, trong đó có 3 người đang nguy kịch.

Các nghi phạm vụ nổ súng ngay sau đó đã nhanh chóng rút khỏi hiện trường.

Đại tá Lương Ngọc Lếp, phó giám đốc công an Đắk Nông cho biết đã huy động hàng trăm công an, cảnh sắt chốt chặn các ngả đường nhằm truy bắt 4 người bị tình nghi nổ súng.

Cũng theo ông Lếp, một người bị cơ quan công an cáo buộc là “có vai trò giúp sức”, 3 người còn lại tham gia vào vụ bắn chết người. Đây hầu hết là những di dân đến từ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Từ nhiều năm qua, xã Đắk Ngô, huyện Tuy Đức, Đắk Nông vốn là một điểm nóng về tranh chấp đất đai giữa người dân và công ty Long Sơn.

Khu vực xảy ra tranh chấp đa số là đất canh tác do người dân bỏ công sức khai phá, nhưng lại bị nhà cầm quyền địa phương cho là đất rừng và giao lại cho công ty Long Sơn 1000 ha để thực hiện dự án nông lâm kết hợp.

Trong lúc người dân đang khiếu kiện và chưa được giải quyết thì công ty Long Sơn tiến hành cưỡng chế, san ủi trên đất đang tranh chấp nên đã dẫn đến vụ nổ súng chết người như trên.

Bạn đọc Danlambao

danlambaovn.blogspot.com

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »



Sợ ‘phản động, thù địch,’ Hà Nội tiếp tục lùi luật biểu tình

October 26, 2016

Image
Hơn chục ngàn người biểu tình
đòi đuổi Formosa sáng Chủ Nhật, 2 Tháng Mười, 2016. (Hình: Facebook)

HÀ NỘI (NV) – Sợ các “thế lực thù địch” và “bọn phản động” trong ngoài nước lợi dụng mà không “quản” được, Quốc Hội CSVN tiếp tục xếp xó các Luật Về Hội và Luật Biểu Tình, không biết đến bao giờ.

Theo tin các báo trong nước, Quốc Hội “con dấu cao su” của chế độ, sau khi đã bàn qua tán lại cả ngày Thứ Ba 25 Tháng Mười, 2016, dự thảo Luật Về Hội lại “xin lùi” để trình ở kỳ họp sau, không biết năm nào vì “dự án luật rất nhạy cảm này.”

Cách đây 10 năm, một dự thảo đầu tiên về Luật Hội thấy đưa ra Quốc Hội của chế độ nhưng lại xếp xó ngay đó. Cho đến nay, sửa đi sửa lại hơn chục lần, lần này được đưa ra vẫn thấy vấn đề “không đơn giản.” Chế độ Hà Nội muốn vừa được tiếng thơm là “tôn trọng quyền con người” nhưng lại nhất quyết muốn “quản chặt chẽ” để “thế lực thù địch” và “phản động” không thể lợi dụng mà đánh phá.

Nhận định về cái dự thảo Luật Hội Đoàn, theo tường thuật của VNEconomy, ngày 23 Tháng Mười, Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA) góp ý kiến cho rằng nhà cầm quyền “vẫn nghiêng về việc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hội” và “chưa luật hóa đầy đủ quyền lập hội theo tinh thần Điều 25 Hiến Pháp 2013.” Tức là nhà nước ra luật để “quản” chứ không cho người ta quyền tự do thành lập hội đoàn.

Không những vậy, cái dự thảo nói trên còn đưa sáu tổ chức chính trị – xã hội con đẻ của đảng CSVN (MTTQ Việt Nam, công đoàn Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam), hội không có tư cách pháp nhân (hội không đăng ký), hội không có hội viên (quỹ, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ,…) ra khỏi đối tượng áp dụng của luật nói trên. VUSTA chỉ trích như thế là không phù hợp, không bình đẳng giữa các hội đoàn.

Dự thảo Luật Hội không cho phép thành lập một hội đoàn mới “trùng lặp” với lĩnh vực chính của một hội đoàn khác đã có, tức là giới hạn tới tối đa chứ không phải tự do lập hội như hiến pháp chế độ xác định. Trong khi thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ mất ba ngày làm việc thì việc đăng ký thành lập hội lại mất 60 ngày làm việc, tức là gấp 20 lần.

Ngày 24 Tháng Chín, dự án Luật Về Hội đã được Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ CSVN Nguyễn Thái Bình “trình Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cho ý kiến.” Tuy “khẳng định quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được hiến pháp ghi nhận” nhưng Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Chế Độ lại cũng nhắc nhở rằng phải “đề phòng các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lợi dụng để hình thành các tổ chức đối lập chống phá đảng và nhà nước, xâm hại đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.”

Hiện nay tại Việt Nam, tính đến Tháng Mười Hai, 2014, cả nước có tới “52,565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52,082 hội hoạt động phạm vi địa phương), trong đó có 8,792 hội có tính chất đặc thù” theo báo cáo của ông bộ trưởng Bộ Nội Vụ CSVN. Tất cả những cái hội này đều là cánh tay nối dài của đảng CSVN, không phải các tổ chức quần chúng độc lập.

Trước đây hơn ba tháng, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN đã loan báo “Chưa đủ cơ sở để báo cáo Quốc Hội đưa dự án Luật Biểu Tình vào chương trình 2017” dù đã được thông báo thông qua ở khóa họp cuối năm 2016 từ Tháng năm vừa qua. Tương tự như dự Luật Về Hội, dự luật về Luật Biểu Tình bị cho là “dự án luật phức tạp, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,” nên phải lùi.

Năm ngoái, ngày 16 Tháng Ba, 2015, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam dẫn lời ông chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường của quốc hội chế độ, Phan Xuân Dũng, góp ý kiến: “Luật Biểu tình, Luật Về Hội dù rất khó nhưng nợ dân quá lâu rồi, đừng có lùi.”

Bây giờ thì vẫn lùi vì sợ các “thế lực thù địch” và “phản động” trong ngoài nước xúm vào lợi dụng chống phá chế độ, không “quản” được. (TN)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »



Minh bạch vẫn là ‘xa xỉ phẩm’ chế độ không thể ‘cho’


October 28, 2016


Image
Thiếu minh bạch nên quản lý - phân bổ - sử dụng ngân sách ở Việt Nam vừa lãng phí, vừa thiếu hiệu quả.
(Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
VIỆT NAM – Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu Quốc Hội Việt Nam vừa đề nghị Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam yêu cầu chính phủ giải thích tại sao lại đóng dấu “Mật” lên các báo cáo.

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì các báo cáo của chính phủ, Tòa Án Tối Cao, Viện Kiểm Sát Tối Cao,… gửi cho đại biểu Quốc Hội đều đóng dấu “Mật.” Theo quy định của luật pháp hiện hành thì điều đó đồng nghĩa với việc không được phổ biến những thông tin trong các báo cáo này.

Ông Nghĩa bảo rằng đây là hành động không chính đáng. Dân chúng có quyền và cần phải được biết tình hình Biển Đông ra sao, tham nhũng thế nào…

Ông Nghĩa nêu thêm nhận xét rằng, nếu so các báo cáo của chính phủ Việt Nam, của Tòa Án Tối Cao, của Viện Kiểm Sát Tối Cao,… với mong muốn của cử tri đã được Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tập hợp và công bố trước đó thì các báo cáo vừa kể không đạt yêu cầu.

Theo ông Nghĩa, tham nhũng, khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm,… đang là những vấn đề rất nóng, có nhiều chuyện phải bàn nhưng các báo cáo hoặc lờ đi, hoặc là chỉ đề cập rất chung chung. Chẳng hạn chính phủ Việt Nam không đả động gì đến phá rừng, khai thác cát tràn lan,… dù phá rừng đã và đang làm lũ lụt thường xuyên, khai thác cát gây sạt lở khắp nơi kèm nhiều hậu quả đáng ngại khác.

Ông Nghĩa nhấn mạnh, vụ Formosa khiến vùng biển phía Bắc miền Trung bị ô nhiễm vốn hết sức nghiêm trọng nhưng báo cáo của chính phủ Việt Nam chỉ đề cập đến chuyện “kẻ xấu sách động dân chúng miền Trung” là không thỏa đáng. Cũng vì vậy, ông Nghĩa đề nghị Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sọan lại các báo cáo, làm rõ các nguyên nhân khiến tham nhũng, khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm,… trở thành thảm trạng như hiện nay.

Cần nhắc lại rằng, minh bạch không chỉ là khuyến cáo của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam mà còn là cam kết của chính quyền Việt Nam với cộng đồng quốc tế cũng như dân chúng Việt Nam.

Tuy nhiên tại Việt Nam, minh bạch vẫn chỉ xuất hiện trên giấy và trên miệng của các viên chức.

Hồi Tháng Ba năm ngoái, World Justice Project (WJP) công bố kết quả một cuộc khảo sát về mức độ minh bạch của 102 quốc gia. Dựa trên nhận định của 1,000 người, cư trú ở Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn về, mức độ công khai những thông tin liên quan đến chính quyền và luật pháp, sự đáp ứng quyền được cung cấp thông tin, sự tham gia của các tổ chức dân sự, cơ chế đáp ứng các khiếu nại của dân chúng, WJP xếp chính quyền Việt Nam hạng 86/102 ở bình diện toàn cầu và 11/15 ở bình diện Châu Á. Tại Châu Á, sự minh bạch của chính quyền Việt Nam chỉ hơn Trung Quốc, Mã Lai, Cambodia và Myanmar.

Trước nữa, hồi Tháng Mười Một năm 2014, sáu tổ chức tại Việt Nam từng gửi kiến nghị, yêu cầu minh bạch về ngân sách, đúng vào thời điểm Quốc Hội Việt Nam đang thảo luận, chuẩn bị cho việc thông qua Luật Ngân Sách mới.

Ngoài việc yêu cầu minh bạch về ngân sách, kiến nghị nhấn mạnh rằng, chính quyền Việt Nam cần thực hiện nghĩa vụ giải trình và các biện pháp để dân chúng có thể tham gia vào tiến trình quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách.

Kiến nghị cho rằng, Luật Ngân Sách mới phải minh định về việc công khai ngân sách. Nội dung và cách thức công khai phải giúp dân chúng có thể hiểu để tham gia vào tiến trình quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách. Đặc biệt là phải bảo đảm sự thuận tiện trong việc tiếp cận thông tin. Luật Ngân Sách mới cũng cần minh định quyền tham gia giám sát của dân chúng trong việc quản lý, sử dụng ngân sách. Đồng thời phải xác định các hình thức xử lý đối với việc vi phạm nghĩa vụ công khai ngân sách và trách nhiệm giải trình về ngân sách.

Những kiến nghị như thế đã vào sọt rác. Thông tin về quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách của tất cả các cấp trong chính quyền Việt Nam vẫn thiếu và hết sức khó hiểu. Kết quả là sự lãng phí trong sử dụng ngân sách vượt xa sự tưởng tượng của mọi người. (G.Đ)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Tướng công an: ‘Bí mật nhà nước bị lộ trên Internet nghiêm trọng’

October 29, 2016

Image
Tấm hộ chiếu vào Mỹ của bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ ngân hàng, chủ quỹ đầu tư Bản Việt ở Sài Gòn,
con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị lộ trên mạng xã hội. (Hình: FB Lê Nguyễn Hương Trà)
HÀ NỘI (NV) – Tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An CSVN kêu rằng “tình hình lộ, lọt bí mật của nhà nước trên mạng Internet xảy ra nghiêm trọng” khi ra báo cáo ở quốc hội hôm 28 Tháng Mười, 2016.

Không thấy các bản tin tường thuật trên báo chí chính thống tại Việt Nam kể một chi tiết nào trong bản báo cáo của ông Tô Lâm về “lộ, lọt bí mật của nhà nước” khi ông ta “thay mặt chính phủ” báo cáo với cái quốc hội ngoài lời kêu ca “nghiêm trọng.”

Nếu ông Tô Lâm nêu ra một vài thí dụ cụ thể, có ai đã bị bắt, loại bí mật nào bị tiết lộ, thì người ta có thể hình dung được mức độ mà ông ta kêu là “nghiêm trọng” thế nào.

Dịp này, bản “Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016” của ông ta không quên kêu rằng “Các thế lực bên ngoài và số đối tượng chống đối chính trị trong nước tiếp tục liên kết trong ngoài tăng cường lôi kéo kích động, tập trung đông người, gây rối an ninh trật tự.”

Phản ứng của quần chúng trước các việc làm khuất tất, sai trái của nhà cầm quyền các cấp luôn luôn bị chế độ quy cho “các thế lực bên ngoài và số đối tượng chống đối chính trị trong nước” “liên kết trong ngoài tăng cường lôi kéo kích động.”

Luật Hình Sự CSVN quy định nếu tiết lộ bí mật của nhà nước có thể bị kết án tù đến 15 năm. Hồi đầu năm ngoái, người ta thấy trang mạng “Chân Dung Quyền Lực” không rõ ai là nhóm chủ trương đã tiết lô rất nhiều tài liệu tài sản do tham nhũng và các loại tài liệu khác liên quan đến nhiều nhân vật chóp bu của chế độ Hà Nội từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc,…

Khi các cuộc đấu đá bắt đầu cho ghế tổng bí thư đảng CSVN, có ba ông cựu giáo chức gửi thư cho đảng tố cáo con gái Nguyễn Tấn Dũng có quốc tịch Mỹ. Tháng Năm năm ngoái, phổ biến tràn lan trên mạng xã hội phóng ảnh thư kêu oan của bà Nguyễn Thanh Phượng kèm theo tấm hộ chiếu vào Mỹ của bà ta xác nhận bà quốc tịch Việt Nam.

Ba năm trở lại đây, người ta chỉ thấy có hai vụ xử tội “tiết lộ bí mật nhà nước.” Một người là Phạm Thanh Trung (26 tuổi) – nguyên cán bộ đội tham mưu công an quận Bình Thạnh – kết án 3 năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước ở Sài Gòn ngày 17 Tháng Mười Một, 2015.

Ông này bị cáo buộc “đăng lên Facebook văn bản mật về công tác đảm bảo an ninh dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước và gửi vào tài khoản của Việt Tân.”

Cuối Tháng Mười năm 2013, một viên chức thanh tra chính phủ và một giám đốc công ty tư nhân đã bị phạt tù về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” liên quan đến khiếu kiện đất đai tại tỉnh Khánh Hòa.

Nhà cầm quyền các cấp lợi dụng các quy định về “bí mật nhà nước” để che đậy các việc làm khuất tất cũng như cản trở quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Ngày 12 Tháng Tám, 2015, khi thảo luận về nội dung “Luật tiếp cận thông tin,” ông Phan Trung Lý Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp Luật kêu rằng “việc quản lý danh mục bí mật nhà nước hiện nay có nhiều bất cập. Việc đóng dấu mật hiện áp dụng tràn lan. Thậm chí thư mời đi họp cũng đóng dấu mật.”

Đến ngày 14 Tháng Giêng, 2016, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vẫn kêu rằng “cần phải quy định rõ trong luật loại thông tin nào hạn chế người dân tiếp cận, loại thông tin nào không để tránh việc các cơ quan áp dụng tùy tiện.” (TN)

Post Reply