TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Hơn một triệu chữ ký yêu cầu Anh không mời Tổng Thống Trump sang thăm
January 30, 2017

Image
Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ Tướng Anh Theresa May tại cuộc họp báo chung ở Tòa Bạch Ốc ngày 27 Tháng Giêng.
(Hình: AP/Pablo Martinez Monsivais)
LONDON, Anh (NV) – Một thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Anh hủy bỏ lời mời Tổng Thống Mỹ Donald Trump sang thăm vương quốc này có được hơn 1 triệu chữ ký hôm Thứ Hai, 30 Tháng Giêng.

Tuy nhiên, theo bản tin của hệ thống truyền hình NBC News, chính phủ Anh cho hay sẽ không thay đổi ý định mời ông Trump có chuyến công du như dự trù.

Thỉnh nguyện thư, được đưa ra hôm Chủ Nhật, cho rằng nên hủy bỏ chuyến viếng thăm vì “điều này sẽ làm xấu hổ Nữ Hoàng Elizabeth Ðệ Nhị.”

“Sự kiện coi thường phụ nữ và có những lời nói thô tục, vốn được ghi lại rõ ràng, khiến ông sẽ không được tiếp kiến Nữ Hoàng và Hoàng Tử xứ Wales (Hoàng Tử Charles).”

Bản thỉnh nguyện nói thêm rằng, “Do đó, trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump không nên được chính thức mời viếng thăm Vương Quốc Anh,” cũng theo NBC News.

Nghị Viện Anh phải tính tới việc đưa ra thảo luận các thỉnh nguyện thư nào có được hơn 100,000 chữ ký.

Starbucks dự trù thuê 10,000 người tị nạn trong năm năm tới

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của chính phủ Anh hôm Thứ Hai cho NBC News hay rằng cuộc viếng thăm sẽ diễn ra như dự trù. “Lời mời được đưa ra và được chấp nhận,” nguồn tin này cho hay.

Thỉnh nguyện thư được đưa ra cùng thời điểm cuối tuần khi ông Trump công bố việc ngăn không cho công dân bảy nước Hồi Giáo tới Mỹ và gặp sự phản đối mạnh mẽ trong nước cũng như ở ngoại quốc. (V.Giang)

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Romania: Biểu tình lớn phản đối lệnh giảm tội tham nhũng

Image
Những người biểu tình tụ tập bên ngoài các văn phòng chính phủ ở thủ đô Bucharest
Tại thủ đô Bucharest của Romania vừa diễn ra những cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất từ trước tới nay, nhằm phản đối việc giới chức thông qua luật theo đó cựu quan chức đang ngồi tù vì tội tham nhũng có thể được thả sớm.

Tin tức nói đám đông lên tới ít nhất 150.000 người đã tụ tập bên ngoài các văn phòng của chính phủ tối hôm thứ Tư, và các cuộc tuần hành diễn ra ở nhiều thị trấn thành phố khác.

Khi những người biểu tình giải tán, một nhóm các ủng hộ viên bóng đá đã ném pháo vào cảnh sát và bị đáp trả bằng hơi cay.
Image
Biểu tình ở Bucharest
Luật được thông qua vào tối hôm thứ Ba.

Chính phủ hiện nay theo đường lối cánh tả, do Thủ tướng Sorin Grindeanu thuộc đảng Dân chủ Xã hội (PSD) dẫn đầu và chỉ mới vừa trở lại nắm quyền hồi tháng 12 sau khi các cuộc biểu tình đã buộc lãnh đạo trước đó phải từ bỏ quyền lực hồi tháng 10/2015.

Tân chính phủ nói nghị định này là cần thiết để giảm tình trạng quá tải trong nhà tù, nhưng những người chỉ trích ông Grindeanu thì nói ông tìm cách thả các đồng minh hiện đang ngồi tù vì tội tham nhũng.

Cuộc khủng hoảng hiện thời đã khiến một bộ trưởng trong nội các từ chức hôm thứ Năm.

Các cuộc biểu tình diễn ra chỉ vài giờ sau khi Liên hiệp châu Âu cảnh cáo là Romania chớ "nuốt lời" trong nỗ lực chống tham nhũng.

"Cuộc chiến chống tham nhũng cần phải được tiến tới chứ không phải là phá bỏ những gì đã làm," người đứng đầu Ủy hội châu Âu Jean-Claude Juncker nói.

"Chúng tôi rất lo ngại theo dõi sát các diễn biến tại Romania."

Nguyên nhân dẫn đến biểu tình
Image
Cảnh sát dã chiến đụng độ với các thành phần trong đám đông ở Bucharest


Luật khẩn cấp có nội dung giảm nhẹ một số tội và khiến những người phạm các tội liên quan đến lạm dụng quyền lực sẽ chỉ bị án tù nếu số tiền lên tới trên 44.000 euro (48.000 đô la Mỹ).

Người hưởng lợi đầu tiên sẽ là lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội, Liviu Dragnea, người đang đối diện các cáo buộc về biển thủ 24.000 euro.

Các cuộc biểu tình bắt đầu cách đây vài ngày, thu hút sự ủng hộ của Tổng thống trung hữu Klaus Iohannis.

Những người biểu tình cáo buộc các côn đồ (hooligan) bóng đá địa phương vốn trung thành với đảng cầm quyền đã tìm cách phá hoại biểu tình bằng việc tấn công cảnh sát.

Các nhân chứng nói với BBC rằng một nhóm ít nhất 100 người "cực đoan" đã ném bom xăng và gạch ngói vào cảnh sát, khiến hai cảnh sát và hai người biểu tình bị thương.

Tổng thống Iohannis khen ngợi cách thức người biểu tình tiến hành tuần hành phản đối trên cả nước.

Ông cũng chỉ trích giới chức trách trong việc xử lý các nhóm biểu tình mà theo lời ông là tìm cách "phá vỡ" các cuộc biểu tình ở Bucharest.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »


Trung Quốc không muốn có chiến tranh với Mỹ

February 7, 2017

Image
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Hình: Getty Images)
SYDNEY, Úc (NV) – Một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không có kẻ chiến thắng, theo lời Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) hôm Thứ Ba, khi tìm cách làm giảm tình trạng căng thẳng giữ hai quốc gia vốn mới bùng lên sau khi Tổng Thống Trump nhậm chức.

Ông Trump làm Bắc Kinh giận dữ hồi Tháng Mười Hai năm ngoái khi nhận cú điện thoại gọi chúc mừng của Tổng Thống Đài Loan, bà Tsai Ing-wen, và đe dọa đánh thuế nhập cảng vào hàng hóa Trung Quốc.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn, không có quyền thiết lập quan hệ ngoại giao với bất cứ quốc gia nào khác.

Tuy nhiên Trung Quốc mong muốn có hòa bình, theo lời ông Vương Nghị, sau khi gặp Ngoại Trưởng Úc Julia Bishop.

“Sẽ không thể nào có chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, vì cả hai bên đều sẽ thua và cả hai bên đều không thể chấp nhận điều này,” ông Vương Nghị cho báo chí hay tại thủ đô Canberra của Úc.

Trong khi tìm cách làm giảm căng thẳng, Vương Nghị kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy bác bỏ chủ nghĩa bảo vệ thị trường, vốn ông Trump đang hậu thuẫn với chính sách kinh tế “Mỹ Trước Nhất.”

“Điều quan trọng là phải hoàn toàn theo đuổi nền kinh tế mở toàn cầu,” ông Vương Nghị nói thêm.

Chỉ ít ngày trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ, Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc xuất hiện tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos, mạnh mẽ bênh vực toàn cầu hóa và cho thấy Bắc Kinh muốn có vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. (V.Giang)

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Trung Quốc đòi Mỹ ‘học lại lịch sử’ về Biển Ðông
February 8, 2017

Image
Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc diễu võ dương oai trên Biển Ðông. (Hình: Getty Images)
CANBERRA (NV) – Bắc Kinh đòi Mỹ học lại bài học lịch sử mà họ cho rằng những thỏa hiệp tiếp diễn theo sau Thế Chiến Thứ Hai trả các lãnh thổ bị Nhật chiếm đóng lại cho Trung Quốc.

Vương Nghị, ngoại trưởng tuyên bố như thế ở nước Úc hôm Thứ Ba và ông ta lờ tịt hội nghị quốc tế ở San Francisco, Hoa Kỳ, năm 1951 nhìn nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.


Trong một lời bình luận phổ biến trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm Thứ Ba, 7 Tháng Hai 2017 lập lại lời ông Vương Nghị khuyến nghị “các người bạn Mỹ” là “hãy học lại về lịch sử Thế Chiến Thứ Hai” khi ông đến thủ đô Canberra của nước Úc.

Theo lời ông Vương Nghị, bản tuyên bố quốc tế ở thủ đô Ai Cập (Cairo) năm 1943 và bản tuyên bố quốc tế tại Potsdam năm 1943 đều xác định rõ rệt là nước Nhật phải trả lại tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng của Trung Quốc (bao gồm cả các quần đảo trên Biển Ðông) về Trung Quốc.

Các bản tuyên bố đó “bao gồm cả Tây Sa và Nam Sa” theo cách mà Trung Quốc gọi và được ông Vương nghị lập lại, tức các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam.

Ông này lu loa rằng “một số nước chung quanh Trung Quốc đã dùng các phương pháp bất hợp pháp để chiếm đóng một số bãi đá ngầm và đảo ở Trường Sa rồi từ đó đẻ ra cái gọi là tranh chấp chủ quyền Biển Ðông.”

Ông Vương Nghị lờ tịt một hội nghị quốc tế 51 nước có cả Việt Nam tham dự được tổ chức ở thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, năm 1951, chấp nhận và ghi vào biên bản quan điểm của chính phủ quốc gia Việt Nam xác định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Image
Bản đồ Biển Ðông có cái “lưỡi bò” ngang ngược của Bắc Kinh. (Hình: abc.au)
Theo sử gia Trần Gia Phụng, trong dự thảo hiệp ước, Nhật Bản quyết định từ bỏ quyền hành ở các hải đảo dọc bờ biển Trung Hoa và Việt Nam, nhưng không ghi là giao lại cho ai, vì hải đảo của nước nào thì nước đó đương nhiên nhận lại. Dự thảo này được gởi đến các nước để tham khảo và tu chính trước ngày diễn ra hội nghị.

Ông Trần Gia phụng dẫn chứng, dưới thời vua Bảo Ðại (trị vì 1926-1945), Pháp thiết lập tòa Ðại Lý Hành Chánh quần đảo Hoàng Sa ngày 15 Tháng Sáu 1932. Vua Bảo Ðại ban dụ số 10 ngày 30 Tháng Ba 1938 sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên, nên năm 1950, Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ tiếp nhận việc bàn giao của Pháp.

Cả Trung Quốc và Ðài Loan (Trung Hoa Quốc Gia) không được mời tham dự hội nghị quốc tế San Francisco vì hội nghị không quyết định được bên nào đại diện cho Trung Quốc. Tuy Trung Quốc không được mời, nhưng có Liên Xô đại diện phát biểu thay và đòi chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ấn hành tài liệu hội nghị ngay sau đó, gửi cho tất cả các nước tham dự, cũng không bị nước nào phản đối tuyên bố của chính phủ Việt Nam, ngoại trừ Trung Quốc.

Hồi tháng trước, ông Rex Tillerson khi trả lời điều trần chất vấn để được chuẩn thuận làm ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông đã nói ngày 10 Tháng Giêng 2017 rằng lực lượng Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp bất hợp pháp tại khu vực quần đảo Trường Sa. Tòa Bạch Ốc cũng xác định sẽ bảo vệ quyền tự do hải hành và phi hành trên các vùng biển và vùng trời quốc tế, bao gồm cả khu vực Biển Ðông. Tuy nhiên, mới đây, cả Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis và Bộ Trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson đều có vẻ dịu giọng hơn khi muốn có các giải pháp ngoại giao giải quyết các tranh chấp trước khi phải sử dụng đến quân sự.

Bắc Kinh tự vẽ 9 đoạn đường chủ quyền tưởng tượng nối lại giống như cái “lưỡi bò” chiếm hơn 80% Biển Ðông, bất chấp chủ quyền của các nước trong khu vực. Năm ngoái, tòa án quốc tế ở The hague, Hòa Lan, đã ra phán quyết bác bỏ lời tuyên bố chủ quyền ngang ngược và phi lý này.

Bắc Kinh cậy thế nước lớn, quân đội hùng mạnh có võ khí nguyên tử, có hỏa tiễn tầm xa ăn trùm các nước nhỏ phía nam nên tuyên bố không công nhận phán quyết. (TN)

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »


Nga có thể tặng TT Trump món quà đặc biệt: Trả Snowden cho Mỹ

February 10, 2017

Image
Ông Edward Snowden nói chuyện qua truyền hình viễn liên trong cuộc họp báo vận động kêu gọi TT Barack Obama ân xá cho ông.
(Hình: Getty Images/Spencer Platt)
WASHINGTON, DC (NV) – Tình báo Hoa Kỳ vừa thu thập được tin tức nói rằng Nga đang xét đến việc giao nạp Edward Snowden như là “món quà” dành cho Tổng Thống Donald Trump.

Theo NBC News, ông Snowden từng tiết lộ vô số thông tin mật của Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia (NSA) và bị Tổng Thống Trump lên án là “tên gián điệp” và “tên phản quốc,” đáng tội chết.

Một số giới chức Hoa Kỳ cao cấp phân tích một loạt báo cáo tình báo rất nhạy cảm, cho thấy Nga đang cân nhắc việc giao nạp ông Snowden như là một trong nhiều mưu đồ nhằm “lấy lòng” ông Trump.

Một nguồn tin thứ hai của cộng đồng tình báo xác nhận tin tình báo về cuộc thảo luận này của người Nga và cho biết thêm rằng nguồn tin thu thập được sau ngày ông Trump làm lễ nhậm chức.

Ông Ben Wizner, luật sư tổ chức dân quyền ACLU của ông Snowden, nói rằng họ không nghe nói gì về kế hoạch trả ông Snowden về Hoa Kỳ.

Trả lời về tường thuật của NBC, ông Snowden nói trên Twitter rằng điều đó cho thấy ông không phải là người làm việc cho chính quyền Nga như bị cáo buộc.

Phát biểu của ông Snowden có đoạn viết: “Cuối cùng thì chứng cớ không thể chối cãi được là tôi không hề hợp tác với tình báo Nga. Không nước nào lại đi trao đổi điệp viên của mình vì làm như vậy những người khác cũng sợ mình sẽ đến phiên như vậy.”

Ông Juan Zarate, cựu phụ tá cố vấn an ninh quốc gia, thúc giục chính phủ Trump hãy thận trọng trong việc nhận mọi đề nghị giao trả ông Snowden của Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

“Đối với Nga họ chỉ có từ huề đến lời. Họ đã vắt hết mọi thông tin cần biết từ trong đầu của Edward Snowden rồi và chắc chắn họ sẽ dùng ông này để đánh thẳng vào đầu não của Hoa Kỳ, nói theo thuật ngữ dò thám và tin tặc,” ông Zarate thêm.

Tòa Bạch Ốc không đưa ra lời bình luận nào nhưng Bộ Tư Pháp nói họ sẽ hoan nghênh nếu Nga giao trả ông Snowden, người đang trực diện với nhiều tội hình sự liên bang khiến có thể ngồi tù tối đa 30 năm.

Trong khi đó, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của ông Putin, nói rằng, chuyện giao trả ông Snowden là chuyện hoàn toàn “bá láp.”

Hồi Tháng Bảy, ông Trump từng nói: “Theo tôi ông ấy (Snowden) hoàn toàn là một kẻ phản quốc và tôi sẽ có biện pháp hết sức nặng nề đối với đương sự.”

Vào Tháng Mười, 2013, ông Trump cũng từng gửi tweet, nói: “Snowden là một tên gián điêp đáng tội xử tử.”

Ông Mike Pompeo, giám đốc CIA, hồi Tháng Hai năm ngoái cũng từng kêu gọi đưa ông Snowden ra trả lời với công lý Hoa Kỳ, và “theo tôi hình phạt xứng đáng nhất dành cho đương sự là tử hình.”

Ông Snowden từng làm việc theo hợp đồng với một cơ sở của NSA ở Hawaii, nơi đương sự đánh cắp các tài liệu mật rồi trao cho báo chí hồi năm 2013, nội dung tiết lộ các chương trình theo dõi của chính phủ ở quốc nội.

Sau khi ông Snowden chuồn qua Hồng Kông và bị truy tố tội vi phạm Đạo Luật Gián Điệp Hoa Kỳ, Nga nhận cho đương sự vào lánh nạn và được gia hạn thời gian tạm trú đến năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn hồi Tháng Mười Hai, ông Snowden nói việc ép ông trở lại Hoa Kỳ là hành động vi phạm nhân quyền.

Hơn 1 triệu người từng ký vào thỉnh nguyện thư của Tòa Bạch Ốc kêu gọi ông Barack Obama, tổng thống lúc bấy giờ, ân xá cho ông Snowden.

Ông Snowden không hề nộp đơn xin được ân xá nhưng gửi tweet nói rằng Chelsea Manning, người quân nhân tiết lộ tin mật, nên được ân xá trước mình.

Ông Obama có ân xá cho Manning nhưng không có hành động gì đối với ông Snowden.

Theo ông Zarate, không thể đoán trước được liệu ông Putin có giao trả Snowden hay không và khi nào điều đó xảy ra.

“Đây có thể là một thỏa thuận mật qua những cuộc đi đêm, hoặc phải qua cuộc thương lượng kéo dài hàng tuần giữa luật sư của đôi bên,” ông Zarate tiếp.

“Con chủ bài nằm trong tay người Nga,” ông kết luận. (TP)

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »


Philippines: Động đất 6.7 độ, 6 chết, hơn 120 bị thương

February 11, 2017

Image
Một số hình ảnh động đất ở Philippines hôm Thứ Sáu. (Hình: Government of Philippines)
MANILA, Philippines (NV) – Động đất 6.7 độ Richter ở miền Nam Philippines vào đêm Thứ Sáu, 10 Tháng Hai, làm chết ít nhất 6 người và hơn 120 người khác bị thương.

CNN trích loan báo của Viện Núi lửa và Địa Chấn Philippines nói rằng, cơn địa chấn mạnh xảy ra vào khoảng 10 giờ 3 phút tối tại địa điểm cách Surigao City khoảng 14 cây số về hướng Tây Bắc.

Nhiều giờ sau khi động đất, ít nhất có thêm 30 cơn hậu chấn làm rung chuyển các khu vực lân cận.

Surigao City nằm trong khu vực Mindanao, có dân số vào khoảng 140,000 người.

Thị trưởng Surigao City tuyên bố tình trạng tai ương và hoạt động cứu trợ và cấp cứu đang tiến hành.

Cơn địa chấn làm đổ một số tòa nhà, gây cúp điện và buộc phi trường nội địa của Surigao City phải đóng cửa.

Philippines nằm trên “Vòng Đai Lửa,” một vòng cung các đường nứt của Trái Đất bọc quanh Lòng Chảo Thái Bình Dương, nơi động đất và núi lửa phun xảy ra thường xuyên.

Năm 2013, một trận động đất cường độ 7.1 đánh vào miền Trung Philippines, gần một thị trấn thuộc tỉnh Bohol, làm chết ít nhất 183 người và 583 bị thương. (TP)

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »


Lời cuối của anh trai Kim Jong-un trước khi chết


Cảnh sát Malaysia cho biết trước khi chết, anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói với lễ tân sân bay
có người túm lấy ông từ phía sau và hất chất lỏng vào mặt.


Cảnh sát Malaysia hôm nay xác nhận cái chết của ông Kim Jong-nam. Fadzil Ahmat, trưởng phòng điều tra hình sự bang Selangor,
cho biết vụ việc xảy ra khoảng 9h sáng hôm 13/2, trong khi nạn nhân chuẩn bị lên chuyến bay lúc 10h
ở sân bay Kuala Lumpur, Malaysia tới Macau, Trung Quốc.

"Ông ấy nói với lễ tân tại sảnh khởi hành là có người tóm lấy mình từ phía sau và hất chất lỏng vào mặt", Star Online dẫn lời ông Ahmat.
"Ông ấy xin lễ tân giúp đỡ và ngay lập tức được đưa tới phòng y tế của sân bay. Lúc này, ông ấy đau đầu dữ dội và như người sắp chết".

Tại phòng y tế, nạn nhân lên cơn co giật nhẹ.

"Ông ấy được đưa lên cáng và chết trên đường tới bệnh viện Putrajaya", ông Ahmat cho biết.
Cảnh sát sẽ điều tra hành trình của ông Kim Jong-nam trong những ngày ở Malaysia và những người ông đã gặp gỡ.

"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu nhận thi thể của đại sứ quán Triều Tiên.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ khám nghiệm tử thi trước khi chuyển trả cho đại sứ quán", ông Ahmat nói.

Image
Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Star Online


Việc khám nghiệm tử thi sẽ được tiến hành hôm nay. Truyền thông đưa tin cảnh sát đang truy lùng ít nhất hai phụ nữ được cho là có liên quan tới cái chết của ông Kim Jong-nam. Kênh TV Chosun của Hàn Quốc đưa tin ông Kim bị hai điệp viên Triều Tiên sát hại bằng kim tẩm độc.

Kim Jong-nam, 45 tuổi, là anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông từng được cân nhắc để trở thành người kế nhiệm nhưng đã đánh mất sự tin tưởng của cha, ông Kim Jong-il, vì bị bắt tại sân bay Nhật Bản khi dùng hộ chiếu giả để tới đây đi chơi công viên Disneyland năm 2001. Ông thường xuyên sống ở nước ngoài nhưng chủ yếu tại Macau, Trung Quốc.

Ông Kim Jong-nam từng nhiều lần tuyên bố không quan tâm đến việc trở thành lãnh đạo Triều Tiên.

"Cá nhân tôi phản đối việc thế hệ thứ ba tiếp tục lãnh đạo", ông nói với kênh Asahi TV của Nhật Bản năm 2010, trước khi em trai Kim Jong-un lên làm lãnh đạo.

Hồng Hạnh

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bắc Hàn bắn thêm 4 hỏa tiễn ra biển bất chấp lệnh cấm của LHQ
March 6, 2017

Image
Một binh sĩ Nhật đứng gác dàn hỏa tiễn phòng thủ PAC-3 Patriot đặt tại Bộ Quốc Phòng Nhật. (Hình minh họa: AP/Shizuo Kambayashi)

SEOUL, Nam Hàn (AP) – Bắc Hàn hôm Thứ Hai bắn bốn hỏa tiễn đạn đạo ra biển, bất chấp lệnh cấm của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Các giới chức Nam Hàn và Nhật cho hay các hỏa tiễn này bay khoảng 1,000 km (chừng 620 dặm), và ba trong số này rớt xuống vùng biển nằm trong hải phận kinh tế của Nhật.

Hiện chưa rõ là các hoả tiễn này thuộc loại nào, tuy nhiên việc này sẽ bị chính phủ Donald Trump coi là một hành động khiêu khích. Tờ báo New York Times hồi cuối tuần qua cho hay dù rằng có nỗ lực hoàn chỉnh các cuộc tấn công điện tử và điện toán nhắm vào chương trình hỏa tiễn của Bắc Hàn, đến nay Washington vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu đối phó với hành động của Bình Nhưỡng.


Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ H.R. McMaster và giới chức cao cấp Phủ Tổng Thống Nam Hàn, ông Kim Kwan-jin, có cuộc điện đàm sau khi xảy ra vụ bắn hỏa tiễn này. Hai bên lên án hành động của Bắc Hàn và đồng ý gia tăng hợp tác để tạo thêm các biện pháp trừng phạt cũng như áp lực đối với Bắc Hàn, theo tin từ Phủ Tổng Thống Nam Hàn.

Các giới chức Nhật cho hay ba trong bốn hoả tiễn này rơi trong hải phận kinh tế rộng 200 hải lý của quốc gia này.

Bắc Hàn thường xuyên đòi hỏi Mỹ và Nam Hàn phải chấm dứt các cuộc tập trận, vốn Bình Nhưỡng cho rằng chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ, là điều kiện tiên quyết để Bắc Hàn xét tới việc ngưng thử hỏa tiễn. (V.Giang)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Tổng thống Nam Hàn chính thức bị truất phế

March 9, 2017

Image
Bà Park Geun Hye chào binh sĩ sau khi tuyên thệ tổng thống Nam Hàn hôm 25 Tháng Hai, 2013. (Hình minh họa: AP Photo/Lee Jin-man, File)
SEOUL, Nam Hàn (NV) – Tòa Bảo Hiến Nam Hàn hôm Thứ Sáu bỏ phiếu 8-0 chấp thuận đề nghị của Quốc Hội, truất phế nữ Tổng Thống Park Geun Hye, theo CNN.

Như vậy, bà Park Geun Hye là tổng thống đầu tiên bị truất phế trong lịch sử Nam Hàn.

Bà là con gái của cố Tổng Thống Park Chung Hee (Phác Chánh Hy).

Theo luật, Nam Hàn sẽ tổ chức bầu cử tổng thống trong vòng 60 ngày.

Quyết định của tòa do Thẩm Phán Lee Jung Mi thông báo, và được trực tiếp truyền hình toàn quốc.

Trước đó, cảnh sát chuẩn bị trong tư thế khẩn cấp và sẵn sàng, ở mức cao nhất, tại thủ đô Seoul.

Tổng cộng, có tới 270 đơn vị cảnh sát được huy động, với số nhân lực lên tới 21,000 người, đề phòng các cuộc biểu tình có thể nổ ra.

Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng của Nam Hàn, phản ứng trước tin này rằng Washington muốn bảo đảm quan hệ song phương không bị đình trệ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Thủ Tướng Hwang Kyo Ahn, người đang tạm thời nắm quyền tổng thống, và chúng tôi mong đợi một mối quan hệ tốt đẹp với bất cứ ai mà người dân Nam Hàn chọn là tổng thống kế tiếp,” ông Mark Toner, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói.

Vị nữ tổng thống bị chú ý từ Tháng Mười năm ngoái, khi người ta phát hiện bà bị một cố vấn, cũng là bạn thân, tên là Choi Soon Sil, ảnh hưởng, và bà này bị tố cáo nhận hàng triệu đô la của các công ty.

Thế là bà Choi Soon Sil bị bắt, trong khi bà Park Geun Hye bị Quốc Hội đề nghị truất phế hồi Tháng Mười Hai, với số phiếu 234-56.

Bà Choi hiện đang bị xử tội lạm dụng quyền lực và giả mạo. (Ð.D.)

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Mỹ đã hết kiên nhẫn, có thể tấn công Bắc Triều Tiên

Thụy My
Image
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (G) thăm vùng phi quân sự giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, ngày 17/03/2017.REUTERS/ Lee Jin-man/Pool

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm nay 17/03/2017 tại Seoul tuyên bố chính sách ngoại giao « kiên nhẫn chiến lược » đối với Bình Nhưỡng đã kết thúc. Hoa Kỳ đang nghiên cứu một loạt biện pháp, trong đó có hành động quân sự nhắm vào Bắc Triều Tiên.

Theo Reuters và AFP, trong cuộc họp báo tại Seoul sau khi đi thăm vùng phi quân sự, ngoại trưởng Rex Tillerson nhấn mạnh Mỹ « chắc chắn không muốn đi đến xung đột », nhưng « sẽ phải đáp trả thích đáng » đối với tất cả mọi hành động đe dọa Hàn Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định : « Chiến lược kiên nhẫn đã chấm dứt. Chúng tôi sẽ xem xét một loạt các biện pháp ngoại giao, an ninh và kinh tế. Tất cả các phương án đều được nêu ra ».

Chủ trương cứng rắn này hoàn toàn trái ngược với chính sách của tổng thống tiền nhiệm Barack Obama : bác bỏ mọi đối thoại một khi Bình Nhưỡng chưa cam kết cụ thể về giải trừ hạt nhân, với hy vọng áp lực trong nội bộ Bắc Triều Tiên sẽ tạo nên những thay đổi.

Ông Rex Tillerson còn đòi hỏi Bắc Kinh bắt tay vào việc trừng phạt Bắc Triều Tiên. Đồng thời ông cho rằng Bắc Kinh đã vô lý khi có biện pháp chống lại Hàn Quốc, coi hệ thống lá chắn tên lửa THAAD là mối đe dọa cho Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên công du châu Á, trong bối cảnh căng thẳng. Hôm qua tại Tokyo, ông nhìn nhận thất bại của 20 năm nỗ lực ngoại giao để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hứa hẹn sẽ có chính sách mới nhưng không cho biết cụ thể.

Để đối phó với Bắc Triều Tiên, Nhật Bản hôm nay đã phóng thành công một vệ tinh gián điệp lên quỹ đạo, bổ sung cho các phương tiện đang giám sát những hành động của Bình Nhưỡng. Các vệ tinh tình báo này giúp nhận diện những vật có kích thước chỉ một mét vào ban đêm hay lúc trời mù sương, từ độ cao hàng trăm km.

Cũng tại Nhật Bản, hôm nay, khoảng một trăm người ở thành phố duyên hải Oga đã tham gia diễn tập sơ tán trong trường hợp bị hỏa tiễn Bắc Triều Tiên tấn công, hai tuần sau khi ba hỏa tiễn của Bình Nhưỡng rơi xuống ngoài khơi thành phố này.

Trong một diễn biến khác, hệ thống chuyển tiền quốc tế Swift đã cho ngưng kết nối bốn ngân hàng Bắc Triều Tiên vì « không tôn trọng các tiêu chí ». Trước đó, đa số ngân hàng Bắc Triều Tiên đã bị Swift loại trừ, và như vậy, kể từ nay Bình Nhưỡng đã hoàn toàn bị cô lập với thế giới trong lãnh vực tài chính.

Post Reply