Đời Sống Quanh Ta

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »



190,000 người Việt ở Mỹ lậu sẽ bị trục xuất?

Thật là một con số khủng khiếp hơn nhiều người nghĩ rất nhiều. Thống kê mới đây đưa ra con số sửng sốt khi có đến 190,000 người Việt ở Mỹ lậu và số phận của họ sẽ ra sao?Di dân bất hợp pháp dưới thời ông Trump được cho là rất khó sống, dễ bị trục xuất.

Trong phạm vi bài bình luận hôm nay, chúng tôi không phân tích những vấn đề chính trị đặc thù của Hoa kỳ. Chúng tôi chỉ nói đến vì sao nhiều người Việt quốc nội đã chú ý đặc biệt đến lệnh cấm nhập cảnh trên.

Đương nhiên, luật này không áp dụng trên những di dân hợp pháp. Còn người tị nạn không có gì phải lo quá đáng, vì chuyện ngừng nhập cảnh các di dân đã qua thanh lọc sẽ chấm dứt khi vượt giới hạn 120 ngày của sắc lệnh tổng thống.

Tuy nhiên, những di dân bất hợp pháp tại Hoa kỳ đều cảm thấy bất an với những tuyên bố đe dọa trục xuất trong thời gian tranh cử của tân tổng thống.

Khi nói đến trục xuất di dân lậu, hầu như, tất cả mọi người đều nghỉ đến những di dân gốc Trung và Nam Mỹ. Ít ai nghĩ đến những con số không nhỏ của những sắc dân khác đang cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Trong số đó có người Việt Nam.

Khi đặt câu hỏi: “Bạn ước tính xem có bao nhiêu người Việt đang ở bất hợp pháp tại Hoa Kỳ?” cho một số người đồng hương, tất cả các câu trả lời mà chúng tôi nhận đều sai với kết quả ước lượng của Bộ Nội An Hoa Kỳ. Con số được đưa ra thấp nhất là vài ngàn và cao nhất là 20 ngàn. Các con sốdự đoán đều rất xa với con số của Bộ Nội An đưa ra.

Bảng báo cáo ước đoán của Bộ Nội An Hoa Kỳ ghi nhận vào đầu năm 2012, số người Việt ở bất hợp pháp tại Hoa kỳ là 160 ngàn. Còn năm 2010 là 190 ngàn. Ước đoán trên thu thập dựa trên con số người được thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ nhưng không thấy xuất cảnh.

Khi nghe những con số vừa nêu, nhiều người tỏ ra kinh ngạc. Cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy một báo cáo nào mới hơn từ bộ Nội An về vấn đề này. Thực tế, vào thời điểm hiện tại, số người Việt ở Hoa Kỳ bất hợp pháp sẽ tăng hơn hay ít đi chúng ta không rõ.

Theo thống kê Census công bố năm 2010, số người Việt chính thức ở tại Hoa Kỳ là 1.5 triệu người. Nếu chia đều cho 35 năm kể từ ngày mất nước 1975, số người tị nạn gốc Việt xuất hiện tại Hoa Kỳ, vừa di dân, tị nạn cho từng năm là khoảng 43 ngàn người. Ít hơn rất nhiều số người Việt ở lậu tại Hoa Kỳ năm 2010 là 190 ngàn người.

Theo Wikipedia, con số người Việt được Hoa Kỳ nhận vào bằng cách chương trình di dân qua Liên Hiệp Quốc và gia đình cựu quân nhân từ năm 1981 đến 2000, 19 năm, là khoảng 531 ngàn. Chia đều 19 năm, từ 1981 đến 2,000, con số sẽ là 27,000 người. Cũng ít hơn rất nhiều con số 190 ngàn người Việt ở lậu tại Hoa Kỳ 2010.

Thật lạ, làn sóng vượt biên tị nạn đã không còn kể từ khi các trại tị nạn bị đóng cửa cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Còn làn sóng “vượt biên để ở lậu” tại Hoa Kỳ hiện nay của người Việt lại đông hơn gấp bội lần, và đều đi bằng đường hàng không cũng như được nhập cảnh chính thức.

Số người tị nạn vượt biên hàng năm cũng không thể bì với con số người Việt ở lậu tại Hoa Kỳ. Đến nay cũng đã 7 năm trôi qua, con số 190 ngàn kia có lễ đã lên hơn rất nhiều rồi. Người Việt đang liên tục theo dõi về những diễn biến và các sắc lệnh của TT Trump.Thật là một con số khủng khiếp hơn nhiều người nghĩ rất nhiều. Thống kê mới đây đưa ra con số sửng sốt khi có đến 190,000 người Việt ở Mỹ lậu và số phận của họ sẽ ra sao?Di dân bất hợp pháp dưới thời ông Trump được cho là rất khó sống, dễ bị trục xuất.

Trong phạm vi bài bình luận hôm nay, chúng tôi không phân tích những vấn đề chính trị đặc thù của Hoa kỳ. Chúng tôi chỉ nói đến vì sao nhiều người Việt quốc nội đã chú ý đặc biệt đến lệnh cấm nhập cảnh trên.

Đương nhiên, luật này không áp dụng trên những di dân hợp pháp. Còn người tị nạn không có gì phải lo quá đáng, vì chuyện ngừng nhập cảnh các di dân đã qua thanh lọc sẽ chấm dứt khi vượt giới hạn 120 ngày của sắc lệnh tổng thống.

Tuy nhiên, những di dân bất hợp pháp tại Hoa kỳ đều cảm thấy bất an với những tuyên bố đe dọa trục xuất trong thời gian tranh cử của tân tổng thống.

Khi nói đến trục xuất di dân lậu, hầu như, tất cả mọi người đều nghỉ đến những di dân gốc Trung và Nam Mỹ. Ít ai nghĩ đến những con số không nhỏ của những sắc dân khác đang cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Trong số đó có người Việt Nam.

Khi đặt câu hỏi: “Bạn ước tính xem có bao nhiêu người Việt đang ở bất hợp pháp tại Hoa Kỳ?” cho một số người đồng hương, tất cả các câu trả lời mà chúng tôi nhận đều sai với kết quả ước lượng của Bộ Nội An Hoa Kỳ. Con số được đưa ra thấp nhất là vài ngàn và cao nhất là 20 ngàn. Các con sốdự đoán đều rất xa với con số của Bộ Nội An đưa ra.

Bảng báo cáo ước đoán của Bộ Nội An Hoa Kỳ ghi nhận vào đầu năm 2012, số người Việt ở bất hợp pháp tại Hoa kỳ là 160 ngàn. Còn năm 2010 là 190 ngàn. Ước đoán trên thu thập dựa trên con số người được thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ nhưng không thấy xuất cảnh.

Khi nghe những con số vừa nêu, nhiều người tỏ ra kinh ngạc. Cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy một báo cáo nào mới hơn từ bộ Nội An về vấn đề này. Thực tế, vào thời điểm hiện tại, số người Việt ở Hoa Kỳ bất hợp pháp sẽ tăng hơn hay ít đi chúng ta không rõ.

Theo thống kê Census công bố năm 2010, số người Việt chính thức ở tại Hoa Kỳ là 1.5 triệu người. Nếu chia đều cho 35 năm kể từ ngày mất nước 1975, số người tị nạn gốc Việt xuất hiện tại Hoa Kỳ, vừa di dân, tị nạn cho từng năm là khoảng 43 ngàn người. Ít hơn rất nhiều số người Việt ở lậu tại Hoa Kỳ năm 2010 là 190 ngàn người.

Theo Wikipedia, con số người Việt được Hoa Kỳ nhận vào bằng cách chương trình di dân qua Liên Hiệp Quốc và gia đình cựu quân nhân từ năm 1981 đến 2000, 19 năm, là khoảng 531 ngàn. Chia đều 19 năm, từ 1981 đến 2,000, con số sẽ là 27,000 người. Cũng ít hơn rất nhiều con số 190 ngàn người Việt ở lậu tại Hoa Kỳ 2010.

Thật lạ, làn sóng vượt biên tị nạn đã không còn kể từ khi các trại tị nạn bị đóng cửa cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Còn làn sóng “vượt biên để ở lậu” tại Hoa Kỳ hiện nay của người Việt lại đông hơn gấp bội lần, và đều đi bằng đường hàng không cũng như được nhập cảnh chính thức.

Số người tị nạn vượt biên hàng năm cũng không thể bì với con số người Việt ở lậu tại Hoa Kỳ. Đến nay cũng đã 7 năm trôi qua, con số 190 ngàn kia có lễ đã lên hơn rất nhiều rồi. Người Việt đang liên tục theo dõi về những diễn biến và các sắc lệnh của TT Trump.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image


Ai mới là Tổng thống Mỹ ?


Nguồn: Fakebook Ngoc Nhi Nguyen
Cách đây mấy ngày , Nhi có viết 1 bài về việc ông Tổng thống 70 tuổi còn phải nhờ cô con gái 35 tuổi thúc giục , chỉ dẫn để làm điều đúng . Nay thì cô con gái ấy ngồi luôn vào chiếc ghế Tổng thống !

Hình ảnh trên đây được Ivanka Trump khoe trên Tweeter của mình , đã làm cho rất nhiều người dân Mỹ bất bình , phẫn nộ .


Chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ không phải ai muốn ngồi vào thì ngồi , mà phải được người dân bầu vào thì mới ngồi được . Còn Ivanka không được bầu , không có chức vụ gì chính thức trong Nhà Trắng mà lại ngồi vào chiếc ghế đó thì người dân Mỹ không đồng ý .

Nếu nói đây là ông Trump chiều con gái nên cho con " ngồi chơi " cho vui thì cũng không thể chấp nhận được . Chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ là tài sản của quốc gia , của toàn dân , không phải của riêng gia đình ông Trump mà ông có quyền cho con cháu ông vào " ngồi chơi " như thế được !!

Phải chăng trong thâm tâm , Trump đang coi Nhà Trắng như tài sản gia đình , với ước muốn sẽ " truyền ghế " lại cho con để bắt đầu 1 chính sách cha truyền con nối độc tài ?

Qua những hành động , cử chỉ như thế này , người ta thấy rõ là Trump và gia đình hoàn toàn không coi chức vụ Tổng thống của ông là 1 nhiệm vụ thiêng liêng đối với quốc dân , mà như 1 trò đùa , thích nói gì thì nói , thích làm gì thì làm , không cần biết phải tôn trọng hay bảo vệ giá trị , pháp luật gì của quốc gia hết !

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image



Đời người thong dong, đâu cần phải vội vã. Ung dung là 1 loại trí tuệ

Ung dung là một cảnh giới đến từ sự cởi mở của tâm thái và phẩm chất vững vàng

Không bực bội, không phô trương, không tranh công đoạt lợi, không điêu ngoa mê hoặc lòng người. Đương nhiên, tất cả những điều này không có nghĩa là buông bỏ, ngược lại, còn tỏa ánh sáng chói lọi của lý trí: cần cù, linh hoạt, kiên quyết không nản, chuyện gì cũng xem trọng quá trình, xem trọng cảm nhân của tâm hồn hơn, còn về kết quả ra sao, có được danh lợi hay không cũng không quan trọng.

Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên. Tuyệt đối không thể cố tình cưỡng cầu, rất nhiều sự việc trên đời này, không cưỡng cầu mà có thể thành công.

Ung dung là một thái độ

Có cũng được, mất cũng không sao. Cần gì phải vì chuyện được mất mà canh cánh trong lòng, suốt đêm không ngủ, trăm hại chứ không có ích gì. Dùng tâm thái ung dung để nhìn cuộc sống, trời đất tự rộng mở, dùng trái tim biết ơn để đối đãi thế giới, mọi chuyện thuận lợi.

Một người trần trụi đến với thế gian, vốn dĩ đã là không có gì cả. Danh dự, tài phú, quyền thế thực ra đều là vật ngoài thân, sống không mang theo, chết không mang đi, vậy sao phải cả đời dằn vặt tranh đấu, khổ sở. Khi từ giã cuộc đời, công danh, lợi lộc, tài phú, đều thuộc về nhân gian, sẽ trả lại hết cho nhân gian. Nhà Phật nói rất hay: ‘Sống trong cát bụi, tất nhiên trở về với cát bụi’, rất nhiều chuyện trên đời không phải vậy sao.


Mà trong lúc còn sống, vì một chức vị, giữa đồng nghiệp với nhau, tranh giành đấu đá, gian trá lừa lọc; vì một vinh dự, giữa bạn bè với nhau, âm mưu toan tính nhau, trở mặt thành thù; vì một chút danh lợi nhỏ nhoi, anh em dao súng tranh giành. Còn có đặt bẫy hại nhau, còn có phỉ báng vu khống, đả kích báo thù, thậm chí dồn nhau vào chỗ chết thật nhanh.

Dục vọng là nguồn gốc của tội ác, trong ý nghĩa nhất định nào đó, lời này của nhà Phật là chính xác. Ung dung, đến từ việc nhìn thấu một thứ hành phúc đơn giản nằm ngoài danh lợi, không có dục vọng cũng là nguồn gốc của hạnh phúc, nó đến từ sự làm chủ chính mình.

Ung dung, là một cách sống

Bất luận đi đứng hay ngồi, luôn luôn đều phải đứng thẳng tự nhiên, mặt nở nụ cười. Đi tham dự những bữa tiệc lớn, cho dù địa vị của chúng ta thấp kém, vẫn ứng xử thích đáng, ung dung không vội vã, hoặc ở trong bữa cơm bình dân ồn ào, hoặc ăn uống một mình, hoặc cùng bạn bè dùng bữa tối trang nhã, chúng ta đều nên rót chậm uống chậm, không ăn thô lỗ vội vàng, chúng ta phải học cách nhai chậm món ngon, học cách thưởng thức món ngon, học cách hưởng thụ cuộc sống.


Đi ra khỏi nhà hàng sang trạng, bất luận chúng ta đang có chuyện quan trọng đến đâu, trong lúc chúng ta băng qua đường, đối diện đèn đỏ, đối diện đường lộ rộng lớn, đối diện bánh xe đang lăn vội vã như bay, chúng ta cần phải học cách ung dung chờ đợi. Trễ mất thời gian đi làm, chẳng qua bị đi trễ một lần, cho dù bị phạt 10 đồng hay 20 đồng, thì có là chuyện lớn lao gì chứ? Bỏ lỡ chuyến xe buýt, còn có chuyến sau, bỏ lỡ một đơn đặt hàng, còn có một đơn đặt hàng mới, mất đi một cơ hội quan trọng, còn có một cơ hội mới. Chỉ cần chúng ta cố gắng, chỉ cần chúng ta chuyên cần, chỉ cần chúng ta kiên trì không chán nản, cơ hội mãi mãi vẫn còn, thành công mãi mãi vẫn có.

Ung dung là một loại trí tuệ, nó là một đức tính đẹp ẩn giấu nơi sâu nhất tâm hồn chúng ta, gọi là khoan dung

Bất luận vào lúc nào nơi nào, đối với lỗi của người khác, tâm luôn khoan dung; đối với khốn khổ của người khác, tâm luôn thương xót; đối với đất trời thì tâm luôn thành kính, đối với vạn vật thì tâm luôn khiêm cung.

Đối với lỗi của đồng nghiệp, không cười trên nổi đau người khác, cho dù phê bình đối phương, chúng ta cũng phải dùng tâm thái ung dung, không dùng lời lẽ cay nghiệt, khi tâm bình khí hòa, giống gió xuân hóa mưa, vạn vật tĩnh lặng; ung dung, nó có thể làm ý kiến của chúng ta càng chắc chắn càng khách quan, từ đó không bị cực đoan, để gây tổn hại cho người khác.

Đứng trước sự trắc trở, không hà khắc với bản thân, không làm khó chính mình. Vì chúng ta là con người, là cơ thể máu thịt, chứ không phải thượng đế toàn năng, không phải thần thánh cái gì cũng làm được. Vì vậy, chúng ta phải cho phép bản thân có ngọn núi cao không vượt qua được, cho phép bản thân có nơi lồi lõm không thể đến được, cho phép bản thân có sự mạo hiểm và khổ sở không gánh chịu được. Vì vậy, chúng ta không chỉ khoan dung người khác, đặc biệt còn phải khoan dung chính mình cho phép bản thân thất bại, rồi tha thứ cho chính mình. Đây không chỉ đơn giản là kinh nghiệm đời sống, mà còn là trí tuệ lớn của đời người.

Đời người thong dong, cần gì phải mỗi ngày đều dính đầy bụi trần, bước đi vội vã. Gặp được phong cảnh đẹp, đừng ngại dừng chân thưởng thức, một khi bỏ lỡ, có lẽ cái mà chúng ta bỏ lỡ không chỉ là một ngày xuân, mà là cả một cuộc đời.

__._,_.___

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »



Alabama: Xe con tông vào xe cha, cả hai đều chết


February 21, 2017

Image
Hai cha con xấu số, Jeffrey, 50 tuổi, và Austin Brasher, 22 tuổi. (Hình: Brasher Family)
MONTGOMERY, Alabama (NV) – Ông Jeffrey Morris Brasher lái xe đi làm, trong khi Austin, con trai ông, đi ăn tiệc về lúc 4 giờ 10 sáng Thứ Bảy, xe của họ tông vào nhau khiến cả hai đều thiệt mạng.

Tạp chí People trích lời cảnh sát nói rằng, sau khi xảy ra tai nạn, ông Jeffrey, 50 tuổi, người chuyên phân phối bánh mì, chết ngay tại chỗ.


Về phần người con trai Austin, 22 tuổi, anh được lập tức đưa đi bệnh viện và qua đời 5 tiếng sau đó .

Tai nạn khiến hai cộng đồng Fayette và Bankston ở tiểu bang Alabama, vốn rất thân thiết nhau, phải một phen sửng sốt.

Suốt khắp khu vực, nhiều bảng dựng lên kêu gọi người qua đường hãy cầu nguyện cho gia đình Brasher về sự mất mát không thể tưởng tượng được.

Bà Pamela Brasher Dennis, chị của ông Jeffrey và cũng là dì của Austin, nói với tờ People: “Thật không còn lời nào để nói. Đời sống của mỗi người đều thay đổi kể từ sáng hôm Thứ Bảy. Sau lần này ai cũng cảm thấy không còn được như trước nữa.”

Bà Dennis cho biết hai cha con vốn khắng khít với nhau như hai người bạn thân.

Các nhà điều tra ở Alabama nói rằng rượu bia đóng một vai trò đáng kể trong tai nạn kinh hoàng này, tuy nhiên người nhà các nạn nhân nói rằng ông Jeff không phải là người uống rượu.

Cô Monica Marie Aker, chị em họ với anh Austin, thừa nhận: “Austin có uống rượu và trên đường lái xe về nhà sau khi dự tiệc. Nghe nói họ đụng nhau ở đầu xe thật là điều khó có thể tưởng tượng được. Cả cộng đồng đều tan nát cõi lòng về tai nạn này.”

Theo cô Aker, họa vô đơn chí đến với gia đình Brasher trong năm nay.

Mẹ anh Austin, bà Pamela, đang vật lộn với bệnh ung thư, trong khi cô chị Jennifer của Austin vừa mới hồi phục sau một tai nạn xe cách đây không lâu.

Đám tang chung của hai cha con dự trù được tổ chức vào ngày Thứ Tư tuần này. (TP)

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image


LỚN TUỔI… và CUỘC SỐNG Ở HOA KỲ !!

Sau hơn ba thập niên sinh sống và làm việc ở Mỹ, thỉnh thoảng anh em, bạn bè gặp nhau chúng tôi cũng bàn đến chuyện tương lai về hưu sẽ sống ra sao hay sống ở đâu.

Như ở mọi nơi trên thế giới, sau thời gian làm việc đóng góp cho xã hội, người dân Mỹ đến tuổi già cũng phải nghỉ hưu. Nhìn lại quá khứ rồi hướng về tương lai thì thấy nếu một người ra đời làm việc năm 25 tuổi, là khi mới tốt nghiệp đại học, đến 65 tuổi thì đã có 40 năm làm việc, khi đó là tuổi được hưởng trọn số lương hưu là tiền của chính mình và chủ đã đóng vào quỹ an sinh xã hội trong thời gian lao động.

Thực ra một người lao động Mỹ khi vừa bước vào tuổi 50 đã nhận được thư mời tham gia hội AARP (American Association of Retired Persons) – Hiệp hội người Mỹ Hưu trí – dù thời gian phải tiếp tục làm việc vẫn còn ít nhất 15 năm trước khi chính thức nghỉ hưu.

Thành lập từ năm 1958, AARP hiện có gần 40 triệu hội viên trên toàn quốc. Hội viên đóng lệ phí 16 đô là một năm và sẽ thường xuyên nhận được tạp chí với nhiều thông tin liên quan đến chính sách và sức khoẻ của lớp người ở tuổi 50 hay cao hơn. Hội cũng vận động hành lang cho quyền lợi của người đã nghỉ hưu hay sắp sửa. Là hội viên, khi thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua các loại bảo hiểm còn được giảm giá ít nhiều.

Rất ít người Mỹ về hưu ở tuổi 50 và ngay cả tuổi 55 hay 60 cũng còn ít. Trừ người thật giầu hay những ai là công chức thành phố, tiểu bang, liên bang, là thành phần cảnh sát, cứu hỏa hay giáo chức với quỹ hưu bổng riêng và có thể nghỉ hưu sau 25, 30 năm trong những nghề đó.

Theo Sở Thống kê Dân số, tuổi hưu trung bình của người Mỹ là 62 và thời gian sống hưu là 18 năm. Image Về tiền hưu trí, quỹ an sinh xã hội chỉ cho lãnh sớm nhất khi 62 tuổi. Một người về hưu ở tuổi đó thì còn phải tự lo bảo hiểm y tế trong ba năm nữa cho đến 65 tuổi là lúc được nghi danh vào chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người cao tuổi, tức Medicare. Vì vậy, dù 62 tuổi nhưng nhiều người vẫn còn đi làm để có bảo hiểm sức khoẻ từ nơi làm việc, nếu không phải tự bỏ tiền ra mua thì một tháng có thể phải chi cả nghìn đô cho một người, mà nếu chỉ có lương hưu duy nhất là tiền an sinh xã hội thì sẽ không đủ chi tiêu.

Ngân sách quỹ an sinh xã hội và y tế của liên bang là do chính tiền của người lao động đóng vào và do chính phủ quản lý. Hiện nay thuế Medicare ở mức 2.9% số lương, cá nhân đóng một nửa, chủ đóng một nửa. Cũng như thuế cho quỹ an sinh xã hội là 12.4% và người đi làm đóng một nửa, tức 6.2%, chủ chịu một nửa.

Thuế an sinh xã hội có giới hạn, chỉ đóng đến mức lương 113,700 đô cho năm 2013, tăng lên mức 117 nghìn cho năm 2014 và tiếp tục tăng đến 165,600 vào năm 2022. Số lương cao hơn những mức nêu trên không phải chịu thuế này. Còn thuế y tế Medicare không có giới hạn mức lương.
Image Như thế chính phủ lúc nào cũng thu hai khoản tiền thuế, tổng cộng là 7.65% từ lương công nhân. Những ai làm chủ cơ sở thương mại hay làm việc riêng cho chính mình thì phải đóng gấp đôi, vừa là thợ vừa là chủ, tức 15.3% tổng số thu nhập. Không thể trốn vào đâu được. Các chủ nhân không làm kế toán rõ ràng cho các khoản thuế này sẽ bị phạt nặng. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông bổ nhiệm một phụ nữ vào nội các, trước khi được Thượng viện phê chuẩn thì báo chí phanh phui sự việc bà này đã có mướn người giúp việc trong nhà nhưng không khai và không đóng thuế an sinh xã hội cho người làm, như thế là phạm luật khiến bà phải rút lui khỏi chức vụ được đề cử.
Image Ngân sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 người đi làm đóng thuế để trả cho một người nghỉ hưu, nay con số này xuống còn 2.5 và theo một ước tính của cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đến năm 2033 quỹ chỉ còn đủ để trả 77% tiền hưu của người được hưởng.

Số tuổi để hưởng trọn vẹn phúc lợi tài chánh khi về hưu ngày càng tăng lên. Trước đây là 65 tuổi cho những ai sinh năm 1938 trở về trước. Luật mới qui định người sinh từ năm 1943 đến 1954 thì tuổi hưu là 66, từ 1955 đến 1959 mỗi năm tăng lên hai tháng tuổi hưu. Sinh sau năm 1960 thì đến 67 tuổi mới được hưởng lương hưu trọn vẹn. Nếu nghỉ hưu non vào năm 62 tuổi, tiền an sinh xã hội chỉ được khoảng 70% so với lương về hưu đúng tuổi. Cùng với việc tăng tuổi hưu, thuế an sinh xã hội và thuế y tế Medicare cũng tăng lên.Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), số người Mỹ ở tuổi từ 65 đến 69 vẫn còn làm việc là 20%, so với Anh 10%, Đan Mạch 9%, Na Uy và Thụy Sĩ 7% trong khi Đức, Hà Lan 3% còn Pháp, Ý chỉ có 1%.

Hiện nay phúc lợi an sinh xã hội trung bình cho một người Mỹ nghỉ hưu là 1230 đô la một tháng. Dù không còn nợ nhà, nhưng số tiền này cũng khó đủ cho một người sống riêng biệt vì các khoản chi tiêu bao gồm thực phẩm, điện nước, xăng dầu, bảo trì xe, thuế nhà đất. Vì thế chính phủ còn có phụ cấp SSI – Supplemental Security Income, người Việt thường gọi là tiền già hay tiền bệnh – phụ cấp tiền thuê nhà, giảm giá điện ga cho người nghèo.
Image Trong thực tế ngày nay, với tiền an sinh xã hội không thôi, nhiều người cao niên chỉ đủ sống. Vì thế trong lúc còn làm việc chính phủ khuyến khích tiết kiệm thêm bằng cách bỏ tiền vào các quỹ 401(k) hay IRA. Với quỹ 401(k) có khi chủ nhân cũng đóng góp thêm vào cho công nhân và có giới hạn vài trăm đô một tháng. Số tiền tiết kiệm sinh lời và sẽ không bị đánh thuế, nhưng không được rút ra cho đến năm 60 tuổi hay cao hơn để chi tiêu lúc về hưu.

Hiện nay, một cặp vợ chồng bắt đầu về hưu năm 2013 vào tuổi 65 hay cao hơn thì mỗi tháng một người lãnh khoảng 2500 đô tiền an sinh xã hội. Nếu nợ nhà đã trả hết, với 5 nghìn đô là dư tiêu trong một tháng cho hai người. Ốm đau, thuốc men có chính phủ lo.

img_0279Với số tiền đó thì có thể bàn đến việc nghỉ hưu ở một nước ngoài. Nhưng trở ngại duy nhất là Medicare vì dịch vụ y tế này chỉ cung cấp cho cư dân sống tại Mỹ. Sống ở nước khác, phải tự mua bảo hiểm y tế riêng ở nơi đó. Vì thế nhiều người Mỹ nếu quyết định nghỉ hưu ở nước ngoài họ thường chọn nơi có mức sống rẻ, hệ thống y tế tốt hay những nơi gần Hoa Kỳ, như nam Mỹ và các đảo quốc trong vùng biển Caribbean, phòng có gì khẩn cấp cũng chỉ vài giờ bay là đã về lại Mỹ để được chăm sóc y tế.Một khảo sát mới đây của nternationalLiving.com xếp hạng mười nơi tốt cho người Mỹ và Canada nghỉ hưu là Ecuador, Panama, Malaysia, Mexico, Costa Rica, Uruguay, Colombia, Spain, Thailand và Malta.

Nhiều người Mỹ gốc Việt làm việc đã gần 40 năm, nay nghỉ hưu cũng có khả năng tài chính để ra nước ngoài sống, nhưng về Việt Nam có thể khó vì xa xôi và nhất là điều kiện y tế chưa tốt cho tuổi già. Với một số người Việt cao tuổi ở Mỹ chuyện về Việt Nam sống còn là điều không thể vì đang nhận phúc lợi xã hội và y tế qua chương trình phụ cấp của chính phủ dành cho người già. Khi nhận phụ cấp thì chỉ có thể ra nước ngoài chơi ít tuần, còn nếu ở lâu các khoản trợ cấp sẽ bị cắt.

Bạn bè chúng tôi trong lứa tuổi sấp xỉ 60 cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện hưu và cũng có đề nghị nếu vào nhà tập thể cho người cao tuổi thì cũng tìm nơi sống chung để chiều chiều lai rai nhậu, đàn hát bên nhau cho vui những lúc cuối đời.

BÙI VĨNH PHÚ

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Image

RỒI CŨNG QUA
Những người "có tuổi" thường vẫn thích sống với cái quen, với cái cũ. Khó lòng thay đổi với bất cứ lý do gì. Nhưng, dù muốn dù không rồi cái gì cũng sẽ qua với thời gian.

Mới đó mà công trình "khó xử" cũng chuẩn bị hoàn thành.

Chuyện là ngôi nhà của tu viện dầm mưa dãi nắng gần nửa thập kỷ đã đổ màu hoen ố. Để sơn phết lại quả là điều vô cùng khó bởi lẽ khó mà di dời "cố đô" nhất là của các cụ già khó chịu. Có cụ cương "cố thủ" dù đã được nhiều người thuyết phục nhưng cụ quyết "sống chung với bụi" chứ không hề xoay chuyển. Cụ đưa ra cái lý của cụ và vì "có tuổi" nên rồi cũng nhường cụ một bước.

Ngày xưa, mẹ tôi cũng thế. Căn nhà quá cũ, chúng tôi chỉ muốn quét vôi lại căn nhà nhìn cho sáng sủa một tí nhưng bà không chịu. Mẹ giận khi chúng tôi đề nghị quét vôi và sơn lại nhà cho sạch sẽ nhưng mẹ không đồng tình với ý kiến. Thế nhưng, căn nhà đã quá cổ và quá bẩn nên chúng tôi nài nỉ để được làm. Khi chúng tôi làm, bà giận bỏ đi qua nhà người quen ở . Hết sức tranh thủ và cố gắng, chỉ sau 2 ngày chúng tôi đã hoàn thành "công trình bất đắc dĩ". Sau khi làm, căn nhà xem ra sáng sủa và sạch sẽ hơn xưa nhiều.


♦♦♦

Rồi thời gian cũng qua đi. Người "khó chịu" nhất trong gia đình cũng ra đi. Lần sửa nhà mới nhất chúng tôi lại càng nhớ người "khó chịu" bởi lẽ chúng tôi đại tu lại ngôi nhà thân yêu nhưng người "khó chịu" không còn chịu khó để nhăn nhó chúng tôi như xưa nữa.

Thời gian qua đi, người "khó chịu" cũng qua đi và một ngày nào đó, bản thân tôi cũng qua đi. Rồi cũng qua theo thời gian.

Mấy ngày này, ra vào tu viện, đi ngang và nhìn tòa nhà tu viện đang khoác trên mình chiếc áo mới thấy cũng hay. Dù không thích, dù khó chịu với bụi bặm và nhiều điều khác bất tiện nhưng thời gian qua đi thì công trình chuẩn bị đi vào đoạn kết. Nghĩ như thế để thấy rằng cuộc đời cái gì rồi cũng qua đi.

Đọc sách, lật qua trang, ta vẫn có thể lui lại để đọc trang cũ nếu cần. Xem tấm hình trên chiếc màn hình vi tính, nếu cần cũng chỉ cần nhấn phím xem lại vẫn xem được. Căn nhà, ta sơn màu không thích ta có thể sơn lại. Cái gì cũng có thể làm lại, cái gì cũng có thể trở lại được nhưng thời gian không bao giờ trở lại. Thời gian cứ qua đi qua đi, ngay như khi tôi ngồi viết dòng suy tư này thì chiếc kim của đồng hồ vẫn cứ quay. Viết xong chắc chắn một điều là không thể nào quay thời gian trở lại được.

Cũng như vậy, sáng hôm nay có dịp nhìn lại những bức hình kỷ niệm xưa nhân dịp các cha các thầy đi giảng Đại Phúc. Những mái đầu xanh ngày ấy từ những năm về trước khi các cha các thầy đi giảng Đại Phúc ở Ba Ngòi, ở Phú Lâm, ở Plei Chuet ... nay đã nhuốm màu muối mà ít thấy tiêu. Trong số các vị đó cũng có một số vị nay đã không còn hiện diện ở trần gian với anh em, sống chung cộng đoàn, chung một mái nhà như ngày xưa nữa. Thậm chí, chẳng còn thấy nụ cười khi chia sẻ niềm vui hay nét mặt giận hờn khi gặp chuyện trái ý nữa.

Cứ nghĩ lại xem có đúng không ? Trong cuộc sống, có những lúc hết sức nóng giận vì trái ý nhưng rồi thời gian cũng qua đi chứ không ai ở mại trong cơn giận cả. Niềm vui, vinh quang của cuộc đời cũng sẽ qua đi với thời gian. Chẳng có gì tồn tại. Chỉ còn tình yêu, chỉ còn nhân đức, chỉ còng lòng mến, chỉ còn lòng nhân còn ở lại với cuộc đời con người mà thôi.

Tâm tình của tác phẩm "Không tên số 5" cũng gợi cho ta nhiều suy nghĩ :

... Hãy đến chia nhau nghèo khó
Quên lo tương lai mịt mờ
Hãy cố yêu người mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua
Lâu rồi đời mình cũng qua
Xin em đôi tay nuột nà
Xin em đôi môi thật thà
Thật thà chịu nhiều xót xa
Hãy cố vươn vai mà đứng
Tô son lên môi lạnh lùng
Hãy cố yêu người mà sống
Lâu rồi đời mình cũng qua.


Vâng ! Lâu rồi thời gian cũng qua đi và ta sẽ già yếu ... và ... đến một ngày nào đó đời mình cũng sẽ qua đi.

♦♦♦

Dù sang dù hèn, dù giàu dù nghèo, dù quyền cao chức trọng hay chỉ là một người vô danh tiểu tốt cuối cùng cũng qua đi.

Nhớ đến điều này để ta cũng hãy "cố yêu người mà sống" bởi lẽ khi thời gian qua đi rồi, khi ta nằm xuống rồi thì ta không còn cơ hội để diễn tả tình yêu thương, lòng mến nữa. Hoặc đợi đến khi già nua tuổi tác, muốn làm chút gì đó cũng khó bởi giới hạn của sức khỏe, của khả năng của con người.

Và vì vậy, hãy cố yêu người mà sống ... Vì cuộc đời của mỗi người chúng ta, sớm muộn gì rồi ... thì cũng qua.

Hãy yêu thương khi có thể, để thời gian qua đi ta không ngậm ngùi ... tiếc nuối.


Anmai, CSsR
Nguồn : thanhlinh.net

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Người Đưa Thư

Thời gian mới định cư ở Hoa Kỳ, khi đến cư ngụ khu chung cư nhiều người Việt tôi đã thấy ông ta. Đó là người đưa thư, có bộ râu hung hung xồm xoàm viền quanh miệng, khiến thoạt nhìn người ta thấy ông có nét một ông già Santa Claus mỗi mùa Giáng sinh. Nụ cười hiền, đôi mắt xanh mông mênh màu biển, ông là người đều đặn mang niềm vui cho đám cư dân sống ở chung cư, đa số mới từ Việt Nam sang , thường ngóng những cánh thư ở quê nhà.
Ông ta trạc độ ngoài năm mươi, dáng dấp khỏe mạnh, khó đoán tuổi cho chính xác vì bộ râu xồm xoàm đó. Mỗi buổi chiều, khi chiếc xe của Bưu Điện chạy vào con dốc đầy ổ gà, nơi đặt mấy thùng thư đã thấy có người đứng đợi. Đa số là người già, không biết làm gì cho hết ngày, đi lấy thư cũng là một cái thú. Ông ta bỏ thư vào từng hộp thư của mỗi nhà trong xóm, xong lái xe đi, không quên giơ tay vẫy mấy đứa trẻ đang chơi đùa trên khoảng sân trống.
Mãi cho đến một hôm, trời mùa đông lại mưa tầm tã, tôi thấy người đưa thư ngừng xe trước cửa căn chung cư, rồi chạy ào vào hiên gõ cửa, đưa cho tôi một lá thư. Lá thư của người bạn học từ Việt Nam gửi sang, đề trúng tên người gửi và địa chỉ "zip-code", nhưng thiếu số nhà của căn chung cư, không hiểu sao ông ta lại biết là của tôi. Chính vì thế mà tôi biết ông đọc được tiếng Việt, lại còn quen cả tên của người nhận thư, rồi vì sợ thư không đến tay người nhận, thay vì trả lại cho Bưu Điện, ông mang thư đến thẳng nhà tôi.
Hôm ấy trời bão rớt, mưa suốt từ sáng đến chiều chưa ngớt, bầu trời xám xịt khiến mùa Đông càng có vẻ rét mướt. Tôi cảm động nhận lá thư từ tay ông, nhìn ông ướt át trong chiếc áo mưa màu vàng, những bụi mưa còn đọng trên mái tóc đã ngả bạc với bộ râu hung hung viền quanh miệng. Ông hỏi, bằng tiếng Việt:
" Xin lỗi, có phải tên cô không?"
Tôi ngạc nhiên, vì lần đầu nghe ông ta nói tiếng Việt, chực nhớ lại bà con trong khu chung cư, gặp nhau ngoài thùng thư vẫn hay nói chuyện này nọ về xứ Mỹ và người Mỹ, có lẽ ông đã nghe được cả. Tôi nhận đúng là tên mình, rất cảm kích vì tấm lòng của người đưa thư. Ái ngại khi thấy mưa vẫn như trút nước, rặng cây ven đường như mờ mịt đi dưới màn mưa trắng xóa. Tôi hỏi ông, bằng tiếng Anh:
" Ông có vội lắm không? Mời ông vào nhà chơi, mưa lớn quá."
Ông nheo đôi mắt xanh nhìn trời, cười hiền hậu, nói một câu thành ngữ tiếng Anh:
" It's raining. . . cats and dogs..."
Đoạn ông ta nói bằng tiếng Việt:
" Mưa lớn quá, giống như mưa ở Việt Nam."
Tôi mở to mắt nhìn ông thán phục:
" Ông nói tiếng Việt giỏi quá, ông học ở đâu vậy?"
Người đưa thư giơ tay vuốt những giọt mưa trên tóc, trên mặt, giọng thoáng một niềm vui, thật xa vời:
" Từ Việt Nam. Tôi đã từng ở Việt Nam, cách đây ba mươi năm. Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi."
Tôi mỉm cười, một câu xã giao mà người Mỹ nào cũng học qua, nhưng sao ở người đàn ông này, tôi không thấy sự giả dối. Một lần nữa, tôi mời ông vào nhà , không khách sáo, trước khi bước vào căn phòng ấm, ông tháo đôi giày để ngoài cửa, giọng dí dỏm:
" Người Việt thường cởi giày trước khi vào nhà, có phải vậy không?"
Ngạc nhiên vì câu hỏi của ông, một người Mỹ hiểu cả thói quen của người Việt, thật là hiếm, như vậy ông ta chắc phải tha thiết với xứ sở của tôi nhiều lắm, tự nhiên tôi thấy có cảm tình với ông. Như hai người đồng hương đã lâu không gặp nhau, ông thổ lộ:
" Tôi nhớ Việt Nam nhiều lắm, nhớ "người" Việt Nam lắm..."
“ Người Việt Nam” ở đây thì nhiều lắm, sao ông lại nói câu ấy với nhiều cảm xúc trong ánh mắt mà tôi có thể nhìn được. Rồi đưa mắt nhìn khắp căn phòng được bài trí theo kiểu Á Đông, ông dừng lại một bức tranh trên tường vẽ cảnh mùa Xuân, con ngõ nhỏ với hai hàng mai nở vàng thật đẹp. Ông thảng thốt reo lên, giọng lơ lớ:
" Đấy có phải là hoa mai?"
Tôi gật đầu, cảm phục một người Mỹ biết nhiều về xứ sở của mình:
" Ồ! Ông cũng biết hoa mai? Nó là loại hoa biểu tượng cho mùa Xuân ở quê hương tôi, và chỉ nở vào mùa Xuân."
Ông gật đầu, đôi mắt xanh thoáng một nét bâng khuâng, nhìn theo những sợi mưa nghiêng nghiêng đan nhau trong khung trời mờ tối:
" Tôi biết, vì cô ấy tên Mai, Mai là tên người yêu của tôi, cô học trò bé nhỏ…"
Hình như ông xúc động, yên lặng để dấu đi nỗi buồn. Tôi cũng ngạc nhiên không ít, khi khám phá ra mối tình của người đưa thư, một mối tình có lẽ rất đẹp mấy chục năm trước vẫn ấp ủ trong trái tim ông, từ những ngày trẻ tuổi.
Buổi chiều mưa hôm đó, một chiều mưa trên xứ người, nghe câu chuyện tình của người đưa thư, tự nhiên tôi cảm thấy dâng lên trong lòng một nỗi buồn rất Việt Nam, cả cái không khí lãng đãng một chút ngậm ngùi theo từng giọt mưa rớt xuống hàng hiên ẩm ướt. Trong khi chờ mưa ngớt hạt, người đưa thư bồi hồi kể tôi nghe chuyện tình của ông ba mươi năm trước.. ..
* * *
David sinh trưởng ở Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California. Vùng đất phì nhiêu màu mỡ có rất nhiều cánh đồng trồng rau và trái cây, đủ cung cấp cho hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ. Sinh ra trong một gia đình đông anh em, cả nhà sống trong một trang trại trồng hoa quả vùng ngoại ô, David có bản chất một người đồng quê rất hiền lành và thật thà, yêu thiên nhiên.
Học hết Trung Học, David rời gia đình đến Nam Cali để tiếp tục việc học. Sau bốn năm Đại Học, vốn bản tính hiền lành, thích làm việc thiện, David tình nguyện sang Việt Nam làm công tác giáo dục và thiện nguyện. Do đấy, chàng có một thời gian dài đến gần bốn năm phục vụ trong các trung tâm Việt Mỹ, dạy tiếng Anh cho những người Việt trẻ tuổi.
Lúc ấy David còn trẻ lắm, mới hai mươi hai tuổi. Trước khi sang Việt Nam, chàng được học tiếng Việt sáu tháng, cho nên lúc đến Việt Nam chàng đã bập bẹ nói được những câu xã giao thông thường với người bản xứ. Năm David tới Việt Nam, chiến tranh đang thời kỳ leo thang, nhưng ở thành phố tương đối người dân vẫn sống trong yên bình, chưa nhìn thấy bao nhiêu sự đe dọa của chiến tranh. David chỉ ở Sài Gòn một thời gian ngắn, sau đó được đưa về Cần Thơ. Chính nơi này, thành phố thơ mộng ven bờ sông Hậu, đã khiến David lúc quay về Mỹ, mang theo một vết thương lòng.
David đã có dịp đi lại mấy lần trên nẻo đường mang nhiều sắc thái miền Tây Nam Phần, đó là quốc lộ 4. Những cánh đồng lúa bát ngát, những vườn cây xanh, những mái tranh nghèo khuất sau hàng dừa rủ bóng trên giòng sông đục ngầu phù sa, lắc lẻo nhịp cầu tre bắc ngang sông rạch. Chàng thích nhất những chuyến phà qua sông Hậu Giang, nhất là khi chiều về, vài cọng hoa lục bình màu tím lênh đênh trên sóng nước. Phong cảnh Việt Nam thật lạ lẫm, mới mẻ nhưng gần gụi biết bao, không hiểu sao khi nhìn thấy miền đồng bằng sông Cửu Long lần đầu tiên, David đã cảm thấy yêu mến vùng đồng bằng, êm ả như vùng quê nơi chàng sinh trưởng, dù mỗi nơi đều có nét khác biệt nhau.
Vì là nhân viên dân sự, David may mắn chỉ ở thành phố, không đối diện với chiến tranh như những người lính Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, và cũng không hề giao tiếp với giai cấp phụ nữ bám theo đoàn quân viễn chinh. Cho nên, những ngày dạy học tại Trung Tâm Việt Mỹ, David thật thơ ngây khi lần đầu tiên trong đời, chàng đã trao trái tim mình cho cô bé Việt Nam, Mai là một cô học trò rất chăm chỉ, ngoan hiền trong lớp học căn bản của Trung Tâm này.
Mai đẹp lắm, ít là dưới mắt của David, một vẻ đẹp Á Đông rất ưa nhìn. Mái tóc đen mượt, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn, nét ngây thơ dịu dàng của cô con gái Á Đông khiến con tim chàng trai Mỹ mới biết yêu lần đầu, đã thổn thức vì nhớ thương. Như câu ca dao Việt Nam,"Yêu ai yêu cả đường đi lối về", David cũng yêu cái mênh mông của dòng sông Cửu Long, yêu hàng dừa lơi lả nơi bến sông, nhìn những đợt sóng nhấp nhô vào những buổi hoàng hôn, David tưởng như nó chuyên chở bao nhiêu tình tự dân tộc, hiền hòa, vui tươi và đầy thiện cảm. Mỗi buổi sáng, David say sưa ngắm nhìn những tà áo trắng bay bay như những cánh bướm, trên chiếc xe đạp thong thả của đám nữ sinh mỗi buổi đến trường. Cả thành phố dậy lên sức sống, người ta đi lại đông đảo, đàn bà xách giỏ đi chợ, vài chiếc xe chất đầy rau quả, những đứa trẻ con ngoan ngoãn đi học với nhau, chiến tranh hình như chưa hiện diện nơi đây. David có được những tháng ngày thật tuyệt vời với công việc của mình, một biệt thự xinh đẹp tọa lạc trên con đường trung tâm thành phố.
Năm ấy Mai độ mười bảy tuổi, tư chất thông minh cộng thêm nét ngây thơ của cô bé mới lớn, đã chinh phục trái tim ông thầy trẻ tuổi. Cách biểu lộ tình cảm của mỗi dân tộc có khác nhau, David không hề dấu diếm tình yêu của mình với cô gái trẻ, trong khi Mai cố tình né tránh, dù nàng rất có cảm tình với ông thầy vừa đẹp trai, lại rất hiền hậu nữa. Sau nhiều lớp ở Trung tâm Việt Mỹ, Mai là một học sinh xuất sắc được chọn là người phụ giáo cho những lớp học vỡ lòng, trong thời gian này hai người cùng làm việc chung, David càng thấy gần gũi nàng hơn.
Với bản tính thẳng thắn của người Mỹ, David tỏ tình và đề cập với Mai về chuyện hôn nhân, chàng nghĩ nó rất đơn giản như bao cuộc hôn nhân trên xứ sở chàng. Nhưng điều làm cho David đớn đau hơn cả, không ngờ Mai đã từ chối kết hôn với chàng, nguyên nhân chỉ giản dị là không cùng chủng tộc, cha mẹ nàng coi đấy là điều không thể chấp nhận, dù David là một chàng trai học thức. David không hiểu tại sao Mai không quyết định được chuyện hôn nhân của mình, dù rằng Mai cũng cảm thấy mình yêu thương chàng trai Mỹ tóc vàng, mắt xanh hiền lành ấy. David thắc mắc thì Mai chỉ im lặng thở dài, rồi cho chàng biết những gia đình Việt Nam bảo thủ, không bao giờ chấp nhận chuyện con cái kết hôn với người ngoại quốc.
Sống ở Việt Nam khá lâu, ăn những món ăn Việt Nam, học được cách cư xử của người Việt, David hoàn toàn chấp nhận tất cả những đòi hỏi theo phong tục, tập quán người Việt nhưng vẫn bị từ chối. Thật sự chàng không thể nào hiểu nổi dân tộc này, trong cái thân thiện bên ngoài hình như họ vẫn dấu kín những thành kiến bí ẩn, có lẽ đã ăn sâu vào gốc rễ trong tâm hồn họ. Không lấy được Mai, nhiều lúc thất vọng đến chán chường, David còn muốn tìm cái chết để quên đi hình bóng diễm kiều của cô gái Việt. Cuối cùng, bị khủng hoảng tinh thần, David không thể tiếp tục làm việc, với ý nghĩ một ngày nào đó Mai thuộc về người khác. David được hồi hương trước thời gian ấn định, lúc chia tay, lần cuối cùng gặp nhau, Mai đã khóc và nói với chàng :
" Nếu không được kết hôn với anh, em sẽ không bao giờ lấy ai nữa."
* * *
Câu chuyện tình của người đưa thư tưởng đến đấy là hết, bất ngờ David hỏi tôi:
" Tại sao dân tộc cô lại có cái nhìn khe khắt như thế? Một tình yêu khác chủng tộc có phải là điều tội lỗi?"
Tôi bối rối nhìn ông, không làm sao cắt nghĩa cho ông hiểu. Đúng, tình yêu tự nó đâu có gì tội lỗi, nhưng dưới con mắt lệch lạc của những người có nhiều thành kiến, họ vẫn không chấp nhận. David lại nói tiếp:
" Ba mươi năm nay tôi vẫn không quên điều đó, vẫn tìm tòi văn hóa Việt, và tôi hiểu tại sao dân tộc Việt Nam không tiến lên được. Trong một vấn đề giản dị đó, họ đã không có cái nhìn rộng rãi, thì những vấn đề lớn hơn, họ cũng khó mà thay đổi."
Tôi thở dài nói với David:
" Tôi nghĩ không chỉ người Việt Nam chúng tôi mới có quan niệm thiển cận như thế, ngay những người Mỹ, cũng đâu có thích con cái họ lấy một người không cùng sắc tộc với mình. Hơn nữa người Việt Nam lấy chữ hiếu làm đầu, cho nên ít khi chống đối lại cha mẹ, và họ chấp nhận điều ấy như là một thứ định mệnh đã đặt để, ông thông cảm cho. Nhưng thưa ông, đấy chỉ là những suy nghĩ của thời gian đó, bây giờ mọi điều đã thay đổi. . ."
Giọng David đều đều như tiếng mưa rơi ngoài hiên, ông nói:
" Cô có biết tôi đã đau khổ biết bao nhiêu khi không lấy được Mai, tôi đâm ác cảm với tất cả người Việt vì lối suy nghĩ của họ. Khi về nước, lâu lắm tôi vẫn không quên được người con gái ấy, rồi lại nhớ đến câu nói cuối cùng của Mai nói với tôi, tôi không nghĩ rằng Mai đã thực hiện được. Khi đất nước cô bị rơi vào tay Cộng Sản, tôi vẫn hy vọng là sẽ gặp Mai trong đám người Việt di tản sang Hoa Kỳ, nếu cô ấy chưa lấy ai thì trên xứ sở này không ai cấm cản Mai kết hôn với tôi cả".
Tôi ngắt lời David:
" Ông có gặp lại cô ta không?"
David gật đầu, đôi mắt xanh chợt buồn, để rồi lại toát ra một tia nhìn ấm áp:
"Có, tôi đã gặp lại Mai, nhưng bấy giờ tôi là người dừng lại, vì Mai đã là một nữ tu đang săn sóc cho đám trẻ mồ côi đem từ Việt Nam sang. Lần này tôi thực sự cảm thấy mình không có quyền theo đuổi con người cao quý đó. Mai đã hy sinh tình yêu, tuổi xuân để phục vụ cho một nghĩa vụ cao cả hơn, đấy là tình nhân loại. Tôi vẫn yêu Mai, nhưng không có quyền giữ lấy nàng làm của riêng, khi nhìn thấy bản chất cao đẹp trong tâm hồn nàng."
Giọng ông ta chợt bùi ngùi:
" Đồng thời tôi cũng hiểu được ý nghĩa lời nói của Mai, khi đã khóc và nói với tôi câu nói cuối cùng trước khi chia tay nhau. Nàng là người con gái Việt Nam thuần túy có những suy nghĩ theo tính cách của dân tộc nàng, nhưng trong tình yêu, tôi hiểu nàng cũng yêu tôi, thích hợp với đời sống và việc làm của tôi, nhưng vẫn không dám chống đối lại cha mẹ. Để rồi cuối cùng cô đã chọn con đường ấy, con đường phục vụ cho tha nhân."
Đôi mắt xanh buồn buồn của người đưa thư lại hướng về bức tranh có những bông mai vàng óng ả treo trên tường, thật dịu dàng ông nói tiếp:
" Từ đấy, tôi muốn mình cũng như Mai, làm một điều gì đem lại niềm vui cho mọi người, dù rất nhỏ nhoi. Nếu không hỏi cô, có lẽ lá thư này sẽ bị trả lại cho người gửi, bạn cô mất đi một niềm hy vọng, và ngay cả cô cũng mất niềm vui được đọc một lá thư. Bao nhiêu năm rồi tôi có nhiều cơ hội để tìm một việc làm tốt hơn, nhưng tôi vẫn vui thích với nghề nghiệp hiện tại, khi nghĩ mình đã đem đến cho mọi người những gì họ chờ đợi, nhất là trong những muà Lễ, Tết. Tôi cũng hiểu rằng từ miền đất xa xăm nghèo khổ kia, họ đã phải tiết kiệm như thế nào mới có đủ tiền để gửi một lá thư cho người phương xa."
Tôi cảm động nghe ông ta nói, tự thấy xấu hổ với mình khi chính tôi có lúc đã rất hững hờ với những lá thư từ bên nhà gửi sang, cũng chỉ vì sợ phải giúp đỡ. Ngược giòng thời gian, tôi như nhìn thấy mình trong quá khứ, trong lúc cùng cực vẫn trông chờ một niềm hy vọng, vậy tại sao tôi lại không có được tấm lòng như người đưa thư này. Lúc ấy, nhìn đôi mắt xanh của ông ta, chòm râu hung hung viền quanh mặt, trông ông hiền hậu và dễ thương như ông già Noel đem niềm vui cho trẻ con mỗi mùa Giáng Sinh. Tôi nói với ông rất thành thật:
" Tôi cám ơn ông, một người Mỹ rất có tình với quê hương tôi, dân tộc tôi, dù trước kia ông đã bị đau khổ vì sự suy nghĩ của họ."
Mưa đã ngớt, chưa tới sáu giờ mà trời mùa Đông đã tối xầm lại. David đứng dậy, ông còn phải trở về Bưu điện, đem theo những lá thư người trong chung cư nhờ ông gửi giùm. Ông chào tôi rồi mang đôi giày vào chân, mỉm cười nhìn những bóng đèn màu chớp tắt trên cây Giáng Sinh ở góc phòng. Tôi nhìn theo người đưa thư bước ra đường, lòng dâng lên một niềm ấm áp cho dù đang là mùa Đông ở xứ người. Câu chuyện của David đã làm tôi suy nghĩ. Tình yêu muôn thuở vẫn chỉ là Tình yêu, nhưng vượt lên trên đó, nó có một sứ mệnh thật cao cả khi người ta nhìn ra cái đẹp của nó, và sống với cái đẹp của tình yêu.
Giờ này, ở một nơi nào đó trên đất Mỹ, Mai, cô gái Việt Nam năm xưa, có lẽ nay đã đứng tuổi, vẫn hăng say phục vụ tha nhân trong lãnh vực của cô. Không biết cô có hiểu rằng, chính tình yêu của cô đã làm cho David, người đưa thư quen thuộc của khu chung cư, cũng đang đi con đường của người ông yêu tha thiết năm xưa, cũng với mục đích đem niềm vui đến cho mọi người. Giá tất cả thế nhân đều nghĩ đến nhau với một tấm lòng như thế, thì có lẽ chiến tranh đã chấm dứt từ lâu trên trái đất.

Nguyên Nhung

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Người cha mong con được sống những tháng cuối đời trong vui vẻ


10 tuổi mắc bệnh u não, thời gian còn lại của cậu bé Ayden (Mỹ) chỉ là 8-12 tháng.
Mong muốn của người cha là tạo cho con những ký ức khó quên trong khoảng thời gian còn lại.

7 tháng trước, cậu bé Ayden Zeigler-Kohler, bang Pennsylvania, được chẩn đoán bị u não xâm lấn và chỉ sống tối đa một năm nữa.
Thời gian đầu, gia đình điên cuồng tìm kiếm những thử nghiệm y tế có thể giúp nhưng đều vô vọng.
Cuối cùng họ quyết định giúp Ayden tận hưởng tuyệt vời nhất khoảng thời gian còn lại của mình.

“Cố gắng để con sống vài tháng giống như sống cả cuộc đời là điều mà chúng tôi đang làm”, Bill Kohler- bố của Ayden, một cựu quân nhân nói.

Image
Gia đình cố gắng tạo cho cậu bé những ký ức vui vẻ trong khoảng thời gian còn lại. Ảnh: Facebook cá nhân.
Theo Foxnews, gia đình đã kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để giúp cậu bé có những ký ức đặc biệt như tôn vinh cậu bé trong các trận bóng đá, bóng rổ; cho cậu bé tham gia chuyến câu cá ở bang Florida, đi săn....

U thần kinh đệm não cầu lan tỏa rất khó chữa trị, nó ảnh hưởng đến việc thở, huyết áp và nhịp tim. Cậu bé được chẩn đoán bệnh sau một lần bị ngất xỉu khi đang đá bóng. Mới đầu, gia đình không nghĩ có gì nghiêm trọng, có thể chỉ là một chấn thương trong quá trình luyện tập. Tuy nhiên sau đó khả năng vận động của Ayden yếu dần, bác sĩ làm các xét nghiệm sâu hơn và phát hiện khối u trong não.

Từng tham gia chiến tranh tại Iraq, ông Kohler cho biết Ayden thực sự đã cứu vớt cuộc sống của ông, cả hai rất gắn bó. Hai cha con thường trò chuyện với nhau khi đi săn trong rừng.
Image
Ayden và bố luyện tập cho chuyến đi săn. Ảnh: York Daily Record.
“Tôi từng là một bác sĩ chiến trường và phải ‘sửa chữa’ mọi thứ. Nhưng lần này tôi thực sự bất lực”, Kohler nói.

Sức khỏe của Ayden ngày một xấu đi, cậu bé phải ngồi xe lăn. “Các hoạt động ngày một khó vì tình trạng của Ayden nhưng tôi hứa với bé bố sẽ luôn ở bên con, bất kể chuyện gì xảy ra”, ông Kohler chia sẻ.

Trang Facebook cá nhân gia đình lập để ủng hộ Ayden có gần 4.000 lượt thích và hơn 4.000 lượt theo dõi.

Phương Trang

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Hủy bỏ Obamacare, hàng triệu dân California có thể mất bảo hiểm y tế
March 7, 2017

Image
Bản copy của Đạo Luật Y Tế Mỹ (American Health Care Act) do Đảng Cộng Hòa đưa ra nhằm thay thế Obamacare.
(Hình: Win McNamee/Getty Images)
LOS ANGELES, California (NV) – Hàng triệu người dân California có thể bị mất bảo hiểm y tế đang có do Obamacare, một khi chương trình này bị hủy bỏ và thay thế bằng chương trình do phía Cộng Hòa tại Hạ Viện đưa ra tuần này, theo các chuyên gia.

Bản tin của tờ Los Angeles Times nói rằng giải pháp của phía Cộng Hoà sẽ hủy bỏ đòi hỏi là mọi người đều phải có bảo hiểm y tế và thay đổi cách trợ giúp hiện được đưa ra qua thị trường bảo hiểm sức khoẻ của tiểu bang, có tên “Covered California”.


Tuy nhiên chương trình bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là Medicaid của tiểu bang, được biết dưới tên Medi-Cal, đang cung cấp bảo hiểm y tế cho hơn 1/3 cư dân California.

Luật Obamacare tài trợ cho các tiểu bang để có thể nhận thêm người vào chương trình Medicaid, vốn được cả chính quyền tiểu bang và liên bang hỗ trợ.

California là một trong 31 tiểu bang gia nhập chương trình này và nay nhận khoảng 15.3 tỉ tiền trợ cấp từ liên bang để mở rộng Medicaid, theo văn phòng phân tích quốc hội tiểu bang California.

Dự luật vừa được loan báo, có tên Đạo Luật Y Tế Mỹ (American Health Care Act), sẽ khởi sự giảm dần việc tài trợ của liên bang cho việc mở rộng này kể từ năm 2020. Dù các tiểu bang vẫn còn có thể nhận thêm người vào chương trình mở rộng, việc cắt giảm trợ giúp tài chánh sẽ nhiều phần khiến tiểu bang phải chấm dứt chương trình này. Có khoảng 3.7 triệu người dân California có được bảo hiểm y tế qua chương trình mở rộng, căn cứ theo các dữ kiện của chính quyền tiểu bang.

Bản tin của tờ LA Times cũng cho hay dự luật nói trên sẽ thay đổi cách Medicaid được tài trợ và điều này sẽ có ảnh hưởng tới không chỉ người mới được bảo hiểm nhưng cũng với hàng triệu người khác ở trong chương trình này từ mấy thập niên.

Theo mô hình tài trợ hiện nay cho Medicaid, do Tổng Thống Lyndon B. Johnson tạo ra vào năm 1965, chính phủ liên bang bồi hoàn chi phí y tế cho chính quyền tiểu bang, bất kể là lớn tới mức nào. Tuy nhiên Medicaid bị chỉ trích là không thể tiếp tục duy trì và không hiệu quả, với chi phí hàng năm nay lên tới hơn 500 tỉ và còn tăng cao hơn nữa.

Dự luật do phía Cộng Hoà đưa ra cũng coi như sẽ giới hạn số tiền các tiểu bang được nhận từ liên bang.

Dù rằng California có thể tìm cách giảm chi phí bằng cách xem xét các quyền lợi được hưởng qua chương trình Medi-Cal hay là trả bao nhiêu tiền cho các bác sĩ, sự cắt giảm tài trợ từ liên bang có thể quá lớn khiến không còn cách nào khác hơn là cắt giảm số người được hưởng chương trình này.

Tờ LA Times cho hay phân tích về các chương trình tương tự cho thấy các cắt giảm tài chánh sẽ khiến số người trong chương trình Medicaid giảm chừng 30% trong vài năm tới. Điều này có nghĩa là sẽ có khoảng hơn 2 triệu người dân California bị mất bảo hiểm, đó là chưa kể tới những người bị ảnh hưởng vì chương trình Medicaid bị thu hẹp lại. (V.Giang)

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

5 mẹo giúp người bệnh ung thư lạc quan sống khỏe

Nhiều bệnh nhân trẻ bị ung thư giai đoạn đầu nhưng sống bi quan sẽ nhanh tử vong hơn người lớn tuổi mà sống lạc quan.


Bác sĩ Zee Ying Kiat, Trung tâm Ung thư Parkway Singapore, khuyên mọi người không nên xem ung thư là dấu chấm hết
mà hãy nhìn nó với thái độ tích cực hơn, bởi thực tế đây là căn bệnh mạn tính hoàn toàn có thể kiểm soát hoặc chữa khỏi.
Với sự tiến bộ không ngừng trong y học và công nghệ, rất nhiều loại ung thư trước đây không có thuốc chữa nhưng đến nay có thể điều trị khỏi.


Image
Ảnh minh họa: Womenshealth.


Theo bác sĩ Zee, hiệu quả điều trị ung thư và thời lượng sống phụ thuộc rất nhiều vào thái độ sống của người bệnh. Nhiều bệnh nhân trẻ ung thư giai đoạn đầu nhưng sống bi quan sẽ nhanh tử vong hơn người lớn tuổi mà sống lạc quan.

Bác sĩ Zee nhìn nhận trên thực tế không dễ dàng để vượt qua cảm giác u uất khi hay tin mình bị ung thư, song với một số mẹo sau đây có thể giúp họ giảm stress và tăng "khả năng chiến đấu" trong cuộc chiến với ung thư.

Chia nhỏ cuộc sống theo từng ngày


Cố gắng gạt những lo toan về tương lai sang một bên, đừng miên man tự hỏi "Tôi sống được bao nhiêu năm nữa", bởi thực tế ngay cả bác sĩ cũng không thể biết rõ được điều này. Để đối diện với ung thư một cách nhẹ nhàng, hãy chia nhỏ cuộc sống của bạn ra theo từng ngày một, từ đó giúp bạn sử dụng mỗi ngày hiệu quả nhất. Học cách quản lý thời gian, nỗ lực vào những việc bạn có thể kiểm soát và bỏ qua những thứ bạn không thể. "Hãy sống như thể ngày mai vẫn là một bí ẩn, đừng đóng khuôn cuộc đời mình. Một ngày sống ý nghĩa còn hơn trăm năm ủ rũ", bác sĩ chia sẻ.

Học cách nói: “Không”

Quá trình điều trị ung thư dường như lấy đi cả sức lực thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Vì vậy đừng bao giờ so sánh mình với quá khứ mà hãy học cách nhận ra giới hạn của bản thân và lịch sự từ chối những thứ bạn không có thời gian hay năng lượng để thực hiện.

Chẳng hạn như nếu bạn tiếp tục làm việc trong khi vẫn phải điều trị, hãy thông báo với sếp và đồng nghiệp về tình trạng sức khỏe của mình để họ điều chỉnh khối lượng công việc của bạn ở mức có thể xử l‎ý được. Trong các tình huống khác, nếu bạn muốn được ở một mình trong khi điều trị hoặc những ngày nghỉ ngơi, hãy nói cho bạn bè và người thân biết để họ dành cho bạn không gian riêng.

Cân nhắc mục tiêu và những việc quan trọng


Hãy cân nhắc xem điều gì thực sự quan trọng để dành nhiều thời gian hơn cho những việc đó. Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe của bạn có giới hạn, không nên cố quá sức mình.

Hãy thư giãn

Thư giãn giúp trẻ hóa cơ thể, tâm hồn và tinh thần. Mỗi người thích thư giãn một cách khác nhau, hãy tìm xem việc gì hấp dẫn bạn. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim, đi chơi với bạn bè và người thân hay ngồi thiền... mỗi ngày đừng quên dành thời gian cho việc mà bạn thích. Thư giãn giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục.

Mở lòng đón nhận sự giúp đỡ


Đừng cố gồng mình mà hãy nhận thức rằng bản thân cần sự giúp đỡ. Mở lòng đón nhận sự giúp đỡ của người khác là cách rất tốt để giải tỏa stress trong quá trình điều trị ung thư. Hãy để những người xung quanh thể hiện sự quan tâm đến bạn bằng cách cho họ biết bạn cần gì.


Trần Ngoan

Post Reply