Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
tiendung
Posts: 329
Joined: Wed Dec 01, 2010 10:09 pm

Post by tiendung »


Việt Nam đón giao thừa Đinh Dậu “buồn” hơn mọi năm


January 27, 2017


Image
Hồ Gươm, Hà Nội vắng vẻ hơn mọi năm. (Hình: báo VNExpress)
VIỆT NAM (NV) – Tối 30 Tết, tại Hồ Gươm, Hà Nội lượng khách ít hơn mọi năm do không còn màn pháo bông được chờ đợi nhất. Trong khi đó ở Sài Gòn, đường hoa Nguyễn Huệ vẫn thu hút khách.

Theo mô tả của phóng viên báo điện tử VNExpress, tối 30 tết ( ngày 27 tháng Giêng), Hà Nội trời se lạnh, khô ráo, nhiệt độ khoảng 20 độ C.

Do năm nay không bắn pháo bông, nên xung quanh Hồ Gươm không đông đúc như mọi năm. Pháo bông sẽ được chiếu trên màn hình LED tại các điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật gồm như: Vườn hoa Lý Thái Tổ, sân vận động Mỹ Đình, trung tâm quận Hà Đông, quận Tây Hồ, thị xã Sơn Tây nên những nơi này người dân tập trung đông hơn.

Ở ngoài đường phố, nhiều đôi trai gái, gia đình trẻ dắt con nhỏ thong thả dạo phố. Nhiều người vẫn kiên nhẫn chờ bán những cây quất cuối cùng. Năm nay, đào quất không đẹp nên cũng không được giá. Nhiều người buôn thất thu. Tương tự, tại tỉnh Phú Thọ, không khí ngoài đường trầm hơn mọi năm.

Tại Phú Yên, tuy không bắn pháo bông, nhưng nhờ tổ chức đường hoa Xuân thay thế đã kéo được người dân ra đường thưởng lãm. Khoảng 20 giờ, dòng người đổ về trung tâm thành phố Tuy Hòa, các tuyến đường Đại lộ Hùng Vương, Trần Phú, Lê Trung Kiên, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo… nhộn nhịp khách dạo phố. Nằm sát bờ biển, Quảng Trường 1 Tháng 4 trên đường Lê Duẩn – Độc Lập, hàng ngàn người đổ về để thưởng thức chương trình nghệ thuật Chào năm mới.

Tại kinh thành Huế hay vì đến khu vực Ngọ Môn xem trình nghệ thuật, nhiều bạn trẻ và du khách ngoại quốc lại chọn các quán bar uống bia chờ năm mới. Một số khác thì ở nhà xem tivi cùng gia đình.

Tại Đà Nẵng, trời ấm áp. Người dân cũng đổ ra đường nhưng không đông như những năm trước vì thành phố không bắn pháo hoa. Nhiều quán nhậu vẫn đông nghẹt khách. Ven sông Hàn, nhiều người dân đổ đến những điểm trang trí hoa xuân để dạo chơi, chụp hình…

Thành phố Đà Nẵng sẽ cho cầu Rồng phun lửa và nước trong suốt 4 đêm; Cầu quay sông Hàn cũng quay 90 độ từ 2 giờ sáng đến 12 giờ đêm các ngày mùng Một và mùng Hai Tết để phục vụ người dân, du khách.

Còn tại Sài Gòn, càng đến thời điểm giao thừa, dòng người đổ về các tuyến đường trung tâm thành phố như Đồng Khởi, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng… ngày càng đông. Trong khu vực đường hoa Nguyễn Huệ, màn biểu diễn ánh sáng nghệ thuật trên tòa nhà Ủy ban thu hút hàng ngàn người đến xem.

Image
Người dân chụp hình lưu niệm bên linh vật của năm Đinh Dậu tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.(Hình: báo VNExpress)

“Các tiết mục rất độc đáo, nhiều màu sắc lại hiện trên nền tòa nhà có kiến trúc đẹp nên rất hấp dẫn. Vì năm nay không có pháo hoa nên tôi cho các con dạo một vòng đường hoa, xem biểu diễn ánh sáng rồi về đón giao thừa cùng gia đình”, ông Hòa ngụ Thủ Đức chia sẻ.

Dù mới hơn 6 giờ tối, nhưng hàng ngàn người dân từ các tỉnh xung quanh đã đổ về đường hoa nghệ thuật “Sắc xuân đất nước” tại thành phố Cần Thơ chờ đón giao thừa. Các con đường dẫn vào đường hoa xe cộ chen nhau dày đặt, cụ thể nhiều tuyến đường bị ùn ứ kéo dài từ khu vực đường hoa, đường đại Lộ Hoà Bình, đường 30-4.

Lực lượng cảnh sát giao thông rất vất vả để hướng dẫn người dân lưu thông nhằm tránh kẹt xe. Càng đến thời khắc giao thừa thì tại khu vực đường hoa lượng người đổ về càng đông.
Image
Đường phố Cà Mau vắng vẻ. (Hình: báo VNExpress)

Tại Cà Mau, thời tiết cũng mát mẻ, nhưng nhiều tuyến đường trung tâm vắng vẻ do người dân biết không bắn pháo bông. Đông đúc nhất là khu vực Nhà thiếu nhi tỉnh và chợ hoa ở phường 9. “Chúng tôi cho các con vui chơi chút cho biết không khí phố phường ngày Tết rồi tranh thủ về đón giao thừa cùng gia đình”, chị Trang Thị Nhung ở huyện Đầm Dơi, tươi cười nói. ( Tr.N)

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Mùi của Tết ở Việt Nam


Nguyễn Sài Gòn/Người Việt

January 30, 2017

Image
SÀI GÒN (NV) – Lung linh qua những vệt nắng vàng óng run rẩy len lỏi trên những vỉa hè góc phố,… chiều như dài ra theo những bước chân người, một nỗi buồn mênh mông không có điểm dừng cho đến khi tắt nắng và cuối cùng là niềm nhung nhớ.

Mùi Tết có khắp mọi nơi, nó làm cõi lòng nôn nao xao xác, nó làm cho kỷ niệm lan man chập chờn trở về trên từng con đường, làm nhói tim những xóm nghèo, làm cho những lo âu thêm chồng chất âu lo và ở nơi xa xăm kia là quê nhà đang vật vã dập bầm sau những cơn mưa dầm xối xả, lũ lụt liên miên.

Mùi Tết có màu của tang thương trên những gương mặt nhạt nhàu buồn thảm, bởi họ không biết sẽ ăn Tết ra sao, khi mà lúa gạo bị mục nát vì nước lụt, tất cả đều đã bị nhấn chìm, cho đến khi nước rút thì mọi thứ cũng đều thúi ủng.

Không còn một thứ gì để xài được, lúa gạo, bắp, đem ra phơi phóng cố gắng cứu được phần nào hay phần ấy, nhưng có nhằm chi vì chỉ có thể làm thức ăn cho gia súc nhưng heo gà chó cũng chê ỏng chê eo vì nó hầu như không thể nuốt được.


Mùi Tết của quê hương giờ chỉ còn toàn mùi bùn đất, mùi của súc vật chết trôi, cùng với những cơn gió mùa Ðông Bắc kèm theo mưa phùn đang tràn về bất thường trên khắp làng quê thôn xóm. Dự báo thời tiết cho biết, những cơn “áp thấp nhiệt đới” vẫn đang tiếp tục di chuyển, luồn sâu vào núi rừng tây bắc và nắng càng buồn hơn và gió càng buốt hơn.

Một cái mail từ phương xa gởi về rằng, “Nơi đây tuyết trắng cũng đang tràn về, rằng chỉ một đêm thôi tuyết đã dày lên 2-3 inches, rằng muốn ra đường phải dọn tuyết khởi động xe trước khi phủ ngập trở lại” và cuối cùng là lời than van “quê nhà sắp Tết tới nơi rồi, nghe nói lũ lụt mùa màng đang thất bát, chắc phải ráng cày để tiếp tế cho gia đình.”

Mùi Tết vẫn thong dong đến với quê hương theo cách riêng của nó qua từng miền, nó đi từng bước nhẹ như nắng chiều heo hắt như gió hoang, đâu đó là những cơn mưa, và cũng ở đâu đó những vạt nắng rải đều như thóc khi mà tất cả đã tàn phai trôi giạt.

Image
Nồi bánh chưng, bánh tét.
Xóm chợ vẫn phải đông vui cùng những khuôn mặt buồn, mùi Tết vẫn đến cho những ai còn của ăn của để, mùi Tết cũng là cái phong bì dày cộm hoặc những cú “chuyển khoản” bí ẩn bằng những mật danh “anh Ba,” “anh Tư,” “anh Sáu” của những quan chức. Mùi Tết cũng là mùa thu hoạch của bọn cường hào ác bá “đỏ” đang ngự trị trên đất nước khốn khổ nầy.

Những chỉ thị “mị dân” như Tết năm nay “đảng, chính phủ sẽ không nhận quà Tết và không nhận thăm viếng chúc Tết của quan chức địa phương khắp nơi rồng rắn đổ về Hà Nội như mọi năm,” người dân thừa hiểu các quan mà không “chúc Tết, quà Tết” với nhau thì Tết đó sẽ buồn hiu và họ thật lòng mong mấy ổng “nên ăn cho nhiều thật no để cho dân yên ổn làm ăn lo cái nghèo.”

Mùi Tết có thể là cả cái mùi cay đắng của đa số nông dân-ngư dân khi mà những thảm họa môi trường như Formosa vẫn như sóng vỗ khắp các biển bờ miền Trung, mùi Tết cũng có thể là những cú đầu độc của thực phẩm bẩn khi mà thuốc trừ sâu, phân bón giả đang chiếm lĩnh thị trường.

Và cuộc đời vẫn tấp nập khi phố chợ vẫn lên đèn, nồi bánh chưng vẫn đỏ lửa – những ghe hoa trái vẫn ngược dòng cập bến, sông Sài Gòn vẫn dâng đầy lên rác rưởi phập phiều, những trận triều cường vẫn biến phố phường thành những “dòng sông uốn quanh.”

Và kinh khủng hơn khi những con đường ra vô phi trường Tân Sơn Nhất đang và sẽ hỗn loạn vì nạn kẹt xe trầm trọng. Vì sao thì ai cũng biết, cái mùi Tết đậm đặc của tiền, quyền lực, của bọn cá mập đỏ đang án ngữ ở ngay vùng đất béo bở nhất. Khi máy bay lên xuống không có chỗ đậu vì cái sân golf của bộ sậu Bộ Quốc Phòng đang bị một tay tư bản đỏ ngoạm cứng không nhả ra “cho đến ngày những đường golf của cái chính quyền đen tối kia tàn lụi.”

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Sau Tết biểu tình bùng phát ở Việt Nam
February 7, 2017

Image
Cuộc tuần hành đòi minh bạch và bồi thường thỏa đáng tại Cồn Sẻ. (Hình: Facebook)
VIỆT NAM (NV) – Ngay sau Tết Đinh Dậu, trong hai ngày 5 và 6 Tháng Hai, đã có hai cuộc biểu tình, một xảy ra ở thành phố Hà Nội, một xảy ra ở tỉnh Quảng Bình.

Theo báo chí Việt Nam, sáng 6 Tháng Hai, các tiểu thương Chợ Gốm Bát Tràng ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã đổ đến cổng ngôi chợ này căng biểu ngữ, đánh trống phản đối Công Ty Sứ Bát Tràng đột ngột khóa cổng, không cho họ vào trong buôn bán.


Chợ Gốm Bát Tràng được tạo lập trên thửa đất của Xí Nghiệp Gốm Sứ Bát Tràng – doanh nghiệp thuộc Sở Công Thương Hà Nội. Năm 2003, xí nghiệp này cho hàng trăm tiểu thương thuê đất. Họ bỏ tiền xây dựng các kiosque và buôn bán tại đó suốt từ 2003 đến nay.

Tháng Sáu năm ngoái, xí nghiệp được cổ phần hóa và trở thành Công Ty Cổ Phần Sứ Bát Tràng.

Sáng 6 Tháng Hai, khi đến chợ, các tiểu thương thấy cổng của chợ bị khóa và một thông báo, theo đó, công ty tạm thời dừng hoạt động kinh doanh của các kiosque tại khu hành chính để sửa chữa, cải tạo mặt bằng trong khuôn khổ mà công ty được phép quản lý và sử dụng.

Để hạ nhiệt, đến trưa ngày 6 Tháng Hai, chính quyền xã Bát Tràng và chính quyền huyện Gia Lâm đã tổ chức phá khóa, mở cổng chợ cho tiểu thương vào buôn bán như trước nhưng ngay sau đó, công ty đã cho người đến đào hố giữa sân chợ và tiểu thương chợ Gốm Bát Tràng biểu tình trở lại…

Trước đó vào trưa ngày 5 Tháng Hai, hàng trăm người cư trú tại xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, đã tuần hành đòi cách chức trưởng và phó thôn Cồn Sẻ, đồng thời đòi phải xét lại việc bồi thường sao cho thỏa đáng đối với những gia đình nuôi cá bè bị thiệt hại nặng nề vì chất độc do nhà máy thép của tập đoàn Formosa xả ra biển.

Một số hình ảnh và video clip được đưa lên Internet cho thấy, những người biểu tình ở xã Quảng Lộc đã giương cao các biểu ngữ cho rằng họ không phải là bò nên đừng mị dân, họ sẽ không ngưng phản kháng nếu không bồi thường thỏa đáng, đồng thời đòi phải minh bạch, công khai khi xét bồi thường.

Trò chuyện với BBC, Linh Mục Hoàng Anh Ngợi, phụ trách Giáo Xứ Cồn Sẻ, ước đoán, có từ 200 đến 300 người tham gia phản kháng. Đây là những gia đình chưa được nhận tiền bồi thường.

Tại thôn Cồn Sẻ có 94 gia đình nuôi cá bè nhưng chỉ có 79 gia đình được bồi thường với số tiền khoảng 100 triệu đồng/gia đình. Người ta không rõ tại sao các cán bộ thôn lại được giao đảm trách việc xét bồi thường và tại sao các cán bộ thôn có thể ưng ai thì cho, còn không ưng thì từ chối, bất kể người mà họ không ưng có thiệt hai hay không. Chính vì các cán bộ thôn không thèm giải thích lý do tại sao lại bồi thường cho gia đình này mà từ chối bồi thường cho gia đình khác nên dân chúng mới tuần hành phản đối.

Sau khi xả nước thải có chất độc ra biển, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ ở bốn tỉnh phía Bắc miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), tập đoàn Formosa đã thỏa thuận với chính phủ Việt Nam rằng sẽ chi $500 triệu (khoảng 11,000 tỉ đồng) để bồi thường cho các nạn dân.

Đến nay, chính quyền Việt Nam chỉ mới chi ra chừng 4,700 tỉ đồng. Trong đó có 3,000 tỉ đồng được chi hồi cuối năm ngoái và 1,700 tỉ mới chi trước Tết Âm Lịch vừa qua. (G.Đ)

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »



Hai nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam sắp được trả tự do

February 10, 2017

Image
Bà Bùi Thị Minh Hằng trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội, chống Trung Quốc hồi năm 2011. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tin từ gia đình hai nhà hoạt động khá nổi tiếng trong nước là bà Bùi Thị Minh Hằng và ông Đoàn Huy Chương cho biết hai người này sắp được trả tự do, vì đã hết thời gian thi hành án mà nhà cầm quyền CSVN áp đặt cho họ.

Bà Bùi Thị Minh Hằng, dự trù được thả vào Thứ Bảy, 11 Tháng Hai, bị bản án ba năm tù giam vì một tội danh gây tranh cãi “gây rối trật tự công cộng” xảy ra ở Đồng Tháp vào năm 2014. Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động có liên quan, tường thuật lại sự việc.

“Hôm đó, có khoảng 18 người là thân nhân bạn bè tôi, trong đó có chị Hằng cùng xuống Đồng Tháp để thăm vợ chồng tôi. Khi đang đi xe máy trên đường, đoàn người bị một nhóm người lạ mặt tấn công rồi tất cả bị bắt về đồn công an. Sau đó, công an huyện Lập Vò, tỉnh Đồng Tháp thả hết những người còn lại nhưng đã khởi tố bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh theo điều 245 Bộ Luật Hình Sự, tội “Gây rối trật tự công cộng.”

“Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 12 Tháng Mười Hai, 2014, tòa án Đồng Tháp kết án bà Hằng ba năm tù giam, ông Minh 2 năm 6 tháng tù giam, và bà Quỳnh 2 năm tù giam. Bà Hằng là người ra tù cuối cùng được trả tự do trong vụ án này.”

“Tôi nghĩ đây là hành động trả thù hèn hạ của chính quyền, vì chị Hằng nổi tiếng từ những phong trào đấu tranh biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2011, sau đó bà liên tục có những hoạt động nhằm cổ súy cho tự do dân chủ nhân quyền cho Việt Nam,” ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết.

Còn anh Trần Bùi Trung, con trai bà Hằng, người đã có chuyến đi Hoa Kỳ để vận động tự do cho mẹ, cho biết: “Tôi đang đếm từng ngày để chờ đợi ngày mẹ tôi ra tù. Tính đến hôm nay là chỉ còn đúng một ngày nữa thôi.”

Trả lời cho câu hỏi có thông tin bà Hằng đã từ chối đi Mỹ để được tự do trước thời hạn, anh Trung cho biết: “Thực hư sự việc này thế nào thì tôi cũng không được rõ. Phải đợi mẹ tôi ra tù thì mới biết tường tận được sự việc, vì trong mấy lần thăm nuôi đều có công an đứng bên cạnh nên chúng tôi cũng không trao đổi được gì nhiều ngoài vấn đề sức khỏe và lương thực.”

Trong một diễn biến khác liên quan đến nhà hoạt động vì quyền lợi của công nhân là ông Đoàn Huy Chương sẽ được tự do sau bà Hằng hai ngày là ngày Thứ Hai, 13 Tháng Hai.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt qua điện thoại, bà Chiêm Thị Tường Mạnh, vợ ông Chương, cho biết: “Gia đình tôi đang chuẩn bị đi đón anh Chương vào ngày 13 này. Chủ Nhật cả nhà sẽ lên Sài Gòn và thuê xe đi Xuân Lộc, Đồng Nai.”

Ông Đoàn Huy Chương, một trong ba thành viên sáng lập Phong Trào Lao Động Việt, bị bắt vào Tháng Mười, 2010, bị tòa án tỉnh Trà Vinh tuyên án 7 năm tù giam vì tội “Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89 Bộ Luật Hình Sự.

Lao Động Việt là một tổ chức cổ vũ cho quyền lợi công nhân ở các xí nghiệp, chủ yếu là Sài Gòn và Đồng Nai. Họ đã gây tiếng vang khi tổ chức các cuộc biểu tình lên đến hàng ngàn công nhân, đòi tăng lương, đình công và đòi hỏi bảo đảm an toàn lao động.

Liên quan đến vụ án khá nổi tiếng vào năm 2010 này còn có bà Đỗ Thị Minh Hạnh, bị kết án 7 năm tù giam, nhưng nhờ sự lên tiếng của các tổ chức nhân quyền thế giới, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho bà vào ngày 26 Tháng Sáu, 2014.

Ngoài ra, còn có ông Nguyễn Đoàn Quốc Hùng, bị kết án 9 năm tù giam và hiện vẫn còn đang thụ án ở trại giam Xuân Lộc.

Nói về tinh thần của Đoàn Huy Chương, bà Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết: “Anh Chương là người rất nhiệt huyết và có tâm hồn yêu nước rất mãnh liệt. Anh rất quan tâm đến những bất công mà các công nhân đang làm việc ở các xí nghiệp nhà máy đang gặp phải.”

“Là một người bạn đồng hành và cùng bị tù chung một vụ án., tôi rất hiểu và thương cảm những anh em như Chương. Chúng tôi đang chuẩn bị đi đón Chương và vận động gây quĩ để lo cho Chương sớm ổn định cuộc sống sau khi ra tù,” bà Hạnh cho biết.

Bà Mạnh cho biết thêm: “Chương bị bắt đúng 29 Tết, và đã bảy năm gia đình chúng tôi gồm hai con nhỏ đã không được đón Tết cùng nhau. Lần gần đây nhất tôi đi thăm anh cũng vào 29 Tết và anh cũng thông báo là sẽ về trong ngày 13 tháng này.”

Nói về những việc làm của chồng mình, bà Mạnh chia sẻ: “Là người mẹ thì tôi chỉ muốn gia đình mình được ổn định, đoàn tụ và làm ăn. Tôi là công nhân, làm lương ba cọc ba đồng nên nhiều khi cũng không theo dõi hết tin tức thời sự. Tôi chỉ tin là chồng tôi là người lương thiện, công việc anh ấy đã chọn thì tôi chỉ biết tôn trọng chứ không biết nói sao.”

Liên quan đến sự việc này, nhiều nhà hoạt động trong cả nước đang chuẩn bị đi lên trại giam để đón hai người tù nhân lương tâm này trở về.

Chị Thu Nguyệt, một nhà hoạt động ở Sài Gòn, cho biết: “Anh em chúng tôi đã chuẩn bị hết mọi thứ. Chỉ chờ ngày lên xe đi đón các anh chị trở về. Mặc cho mấy hôm nay phía chính quyền đã cho huy động lực lượng công an, an ninh theo dõi canh gác không cho chúng tôi ra khỏi nhà.”

Cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển cho biết: “Họ là những người anh em với chúng tôi. Việc đi đón các tù nhân lương tâm trở về là chúng tôi muốn gửi đến chính quyền này một thông điệp, nhà tù không phải là nơi đối thoại giữa nhà cầm quyền và những người lên tiếng cho những bất công của xã hội này.” (N.B.)

User avatar
nangchieu
Posts: 2059
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Dân Nghệ An đi kiện đòi bồi thường vụ cá chết
February 13, 2017

Image
Linh Mục Nguyễn Ðình Thục cùng người dân ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
đi kiện Formosa ở tòa án Kỳ Anh. (Hình: GnsP)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hàng trăm gia đình ngư dân thuộc ba xã ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, chuẩn bị tới tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để đòi bồi thường cho những thiệt hại họ chịu đựng do Formosa gây ra.

Trên mạng xã hội, người ta thấy phổ biến phóng ảnh bức thư mà Linh Mục Nguyễn Ðình Thục gửi nhiều nơi thông báo ông sẽ dẫn 619 gia đình ngư dân của ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ đến thị xã Kỳ Anh ngày 14 Tháng Hai, kiện công ty Formosa. Công ty này xả hóa chất độc hại giết chết một dải biển rộng lớn tại miền Trung, gây thiệt hại cho sinh kế của người dân suốt từ Tháng Tư năm ngoái đến nay nhưng không hề được bồi thường.


Tuy dân chúng dọc theo biển của tỉnh Nghệ An trong đó ngư dân huyện Quỳnh Lưu cũng bị thiệt hại từ vụ công ty Formosa xả thải độc hại ra biển, tỉnh Nghệ An lại không nằm trong danh sách được bồi thường. Trong khi đó, chỉ có dân ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được bồi thường.

Ðầu Tháng Mười năm ngoái, Linh Mục Nguyễn Ðình Thục đứng tên đại diện cho dân chúng ba xã nêu trên, gởi tới nhà cầm quyền các cấp ở Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại, kèm theo bản kê khai thiệt hại. Tuy nhiên, cho đến nay, ông cũng như các nạn nhân, “vẫn chưa nhận được phúc đáp của các cơ quan nêu trên và dĩ nhiên là chưa nhận được sự bồi thường nào,” Linh Mục Thục viết trong thư.

Trong khi thông báo ông sẽ cùng các nạn nhân đi kiện, vị linh mục gởi thư ngỏ kêu gọi xin trợ giúp của các giáo xứ trên hành trình đi vào tòa án Kỳ Anh.

Theo tin loan truyền của Facebooker Lê Sơn trên mạng xã hội, “hơn 10 nhà xe vừa báo về với Linh Mục Nguyễn Ðình Thục là hiện tại họ đã bị chặn ngay tại thị trấn Cầu Giát.” Thuê xe hơi đi chung không được, “Cha và bà con vừa thống nhất lại với nhau là ngày mai bà con sẽ đi bộ và mang theo dụng cụ để nấu ăn dọc đường.”

“Nếu quý anh chị em ở gần khu vực Nghệ An-Hà Tĩnh, xin hãy tham đồng hành chung hoặc hỗ trợ thức ăn, nước uống dọc đường cho bà con. Tình hình bắt đầu căng thẳng nhưng người dân quyết tâm cao độ là sẽ vào nộp đơn kiện Formosa bằng được.”

Sau thảm họa do Formosa gây ra, Linh Mục Nguyễn Ðình Thục và ngư dân Quỳnh Lưu đã nhiều lần biểu tình đòi nhà cầm quyền CSVN bồi thường cho dân. Lần gần đây nhất, ông đã sang Ðài Loan, vận động Quốc Hội nước này và các tổ chức nhân quyền quốc tế can thiệp vào việc yêu cầu chính phủ Ðài Loan đóng cửa vĩnh viễn nhà máy Formosa và phải đền bù xứng đáng thiệt hại cho người dân Việt Nam. Họ cũng đã từng tới biểu tình tại cơ sở của Formosa ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Ngày 25 Tháng Mười Hai, 2016, chính quyền Việt Nam cho biết, Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình đã “họp ban chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân bốn tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường ảnh hưởng.”

Theo bản tin chinhphu.vn, ông Bình loan báo: “Không xem xét, kiến nghị mở rộng phạm vi, đối tượng của Quyết Ðịnh số 1880/QÐ-TTg cho đến khi có chỉ đạo mới của thủ tướng chính phủ.” (TN)

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Dân Nghệ An đi khiếu kiện bị côn đồ tấn công

February 14, 2017

Image
Giáo dân đi bộ nộp đơn kiện sau khi công an cấm xe đò chở họ đi. (Hình: Facebook JB Nguyễn Hữu Vinh)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Tối 14 Tháng Hai, khi ghé vào giáo xứ Đông Tháp, ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, để dùng cơm tối, một số giáo dân giáo xứ Song Ngọc trên đường đi khiếu kiện đòi Formosa bồi thường, bị những kẻ lạ mặt tấn công.

Theo tường thuật của một số facebooker, những kẻ lạ mặt trà trộn vào đoàn người đang đi bộ tới thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để nộp đơn kiện Formosa, gây rối rồi hành hung họ.


Ngoài một số hình ảnh cho thấy có một số người bị côn đồ đánh trọng thương, còn có tin cho biết công an đã bắt hai nữ tu và khoảng 10 giáo dân của giáo xứ Song Ngọc.

Giáo xứ Song Ngọc bao gồm giáo dân đang cư trú tại ba xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ, Sơn Hải, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Tuy cũng bị thiệt hại do nhà máy thép của tập đoàn Formosa xả nước thải nhiễm độc chất ra biển, họ không được bồi thường.
Image
Một giáo dân bị côn đồ tấn công. (Hình: Blog Dân Làm Báo)
Sáng 14 Tháng Hai, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Song Ngọc lên đường đến thị xã Kỳ Anh bằng cả xe hai bánh gắn máy lẫn xe đò. Đây không phải là lần đầu tiên giáo dân các giáo xứ của Giáo Phận Vinh đến trụ sở tòa án thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa.

Những lần trước, công an chặn các xe đò chở giáo dân và lần này cũng vậy, nhưng sau khi rời xe đò, thay vì về nhà, giáo dân tiếp tục đi bộ đến thị xã Kỳ Anh.

Dọc đường, dân chúng một số nơi mang bánh trái, nước uống ra tặng họ.

Trước diễn biến ngoài dự kiến đó, công an đề nghị cung cấp một xe đò, chở một số người tiếp tục đi nộp đơn kiện và cung cấp đủ xe đò để toàn bộ những người còn lại quay về nhà nhưng giáo dân từ chối.

Họ cùng nhau đi bộ và đến tối, và chỉ mới đi được chừng 18 cây số.

Đường từ huyện Quỳnh Lưu đến thị xã Kỳ Anh dài khoảng 180 cây số.
Image
Công an đi theo những người muốn nộp đơn kiện Formosa. (Hình: Facebook JB Nguyễn Hữu Vinh)

Nếu hàng ngàn giáo dân giáo xứ Song Ngọc, trong đó có nhiều người già, phụ nữ, tiếp tục đi bộ đến thị xã Kỳ Anh thì việc nộp đơn kiện Formosa sẽ biến thành một cuộc tuần hành đòi công bằng kéo dài cả tuần nữa.

Có thể do sốt ruột, công an Nghệ An đành dùng đến côn đồ.

Máu đã đổ, một số người bị bắt, nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Linh Mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân của ông sẽ bỏ cuộc.

Cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giáo dân sẽ ngồi yên nhìn công an thẳng tay đàn áp những người đồng đạo với họ chỉ vì những người này đi đòi công bằng cho mình và đòi quyền sống an lành cho cả khu vực.

Giáo Phận Vinh có khoảng 500,000 giáo dân đang cư trú ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ngoài yếu tố tỉnh nào cũng có những vùng bị thiệt hại năng nề do biển bị nhiễm độc, giáo dân của giáo phận này còn nổi tiếng về chuyện không biết sợ và rất đoàn kết.

Do vậy, có thể không chỉ chính quyền tỉnh Nghệ An cảm thấy bất an mà chính quyền các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng sớm cảm thấy y như vậy. (G.Đ.)

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Việt Nam ‘khẩn trương xác minh’ nghi can ám sát Kim Yong-nam

February 20, 2017

Image
HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền CSVN lần đầu tiên thông báo “khẩn trương xác minh” tin tức về nghi can Ðoàn Thị Hương liên quan đến cái chết của Kim Jong-nam ở Malysia một tuần lễ trước.[/align]

Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) hôm 20 Tháng Hai loan tin, “Ngày 20 Tháng Hai, đại diện Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao Việt Nam trả lời câu hỏi của phóng viên ‘đề nghị cho biết’ thông tin liên quan đến nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam có tên Ðoàn Thị Hương bị bắt giữ tại Malaysia vừa qua.”


Bản tin vừa kể thuật lại rằng, “Ngay sau khi có thông tin liên quan đến việc Malaysia bắt giữ 1 nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam dưới tên Ðoàn Thị Hương, Bộ Ngoại Giao đã chỉ đạo Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Malaysia khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại làm rõ các thông tin liên quan.”

Bản tin này cho hay thêm là “các cơ quan chức năng trong nước cũng đang tích cực phối hợp chặt chẽ để xác minh thông tin. Tuy nhiên, phía Malaysia cho biết do đây là vụ án nghiêm trọng nên trong vòng 7 ngày chưa cho tiếp xúc lãnh sự đối với các nghi phạm bị bắt giữ. Do đó quá trình xác minh chưa có tiến triển.”

Tin tức lúc đầu chỉ cho biết người bị sát hại là Kim Chol mang hộ chiếu Bắc Hàn nhưng sau đó phía Nam Hàn cho hay người đó là Kim Jong-nam, du lịch dưới tên giả, tức là anh của nhà độc tài Kim Jong-un đang lãnh đạo Bắc Hàn.

Suốt cả tuần lễ qua, nhiều tin tức dồn dập liên quan đến vụ sát hại Kim Jong-nam, anh trai của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un, tại khi trường Kuala Lumpur vào sáng 13 Tháng Hai, 2017 khi ông này chờ chuyến bay về Macao, Trung Quốc. Tin tức này dù được truyền thông Việt Nam cập nhật rất nhanh chóng nhưng tuyệt nhiên không hề nhắc tên nghi can Ðoàn Thị Hương được báo chí tại Malaysia nêu ra.

Ðoàn Thị Hương, 28 tuổi, bị cảnh sát Malaysia bắt ngày 15 Tháng Hai 2017 cũng ở phi trường này khi đang chờ chuyến bay ra nước ngoài. Hình ảnh cô ta mặc áo thun có chữ tắt LOL (Laugh Out Loud – Cười lớn, cười to tiếng) rời khỏi phi trường từ chỗ nghi can cùng một phụ nữ khác đã tham gia xịt một loại chất lỏng vào mặt Kim Jong-nam rồi bịt mặt ông ta bằng một cái khăn, sau đó bỏ đi.

Kim Jong-nam thấy xây xẩm mặt mày, đã đi trình báo với nhân viên phi trường, được đưa đi cấp cứu rồi chết trên đường tới bệnh viện khiến người ta nghi ngờ ông ta đã bị sát hại bằng một thứ hóa chất kịch độc.

Báo chí Malysia đưa tin bắt giữ nghi can đầu tiên kèm theo phóng ảnh thông báo của cảnh sát nước này gồm lý lịch sơ khởi là Ðoàn Thị Hương mang hộ chiếu Việt Nam kèm theo ngày tháng năm sinh và sinh quán Nam Ðịnh.

TTXVN và cả hệ thống báo chí tại Việt Nam cũng đưa tin nhanh chóng nhưng lại lờ đi đi lý lịch nghi can, cho đến hôm nay, Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2017, mới loan báo “khẩn trương xác minh” thông tin liên quan đến bà này.

Hôm Chủ Nhật, hãng thông tấn Reuters đưa tin một người đàn ông ở tỉnh Nam Ðịnh nói bà Ðoàn Thị Hương đang bị cảnh sát Malaysia giam giữ là “em” của ông ta. Sau khi bắt bà Hương, cảnh sát Malysia đã bắt một nữ nghi can khác là một phụ nữ quốc tịch Indonesia, rồi một người đàn ông Malaysia liên quan đến vụ án.

Hiện có những nghi vấn điệp viên Bắc Hàn huấn luyện hai phụ nữ nói trên tham gia một trò chơi rồi phổ biến thông tin trên mạng để cười đùa, rồi tiến hành giết người mà cả hai phụ nữ này không ngờ mình đã bị kẻ khác mượn tay thi hành thủ đoạn.

Cảnh sát cũng đã bắt một người mang quốc tịch Bắc Hàn còn ba nghi can nữa cũng người Bắc Hàn tên là Ri Jae Nam, Hong Song Hac và Ri Ji Hyon đã chạy khỏi Malaysia ngay buổi tối 13 Tháng Hai 2017 sang Jakarta (Indonesia) rồi tới Dubai trên máy bay của hãng hàng không Emirates.

Hiện vụ việc vẫn còn đang được cảnh sát Malyasia ráo riết điều tra và vụ việc được báo chí địa phương và quốc tế theo dõi kỹ lưỡng. Nó không phải là một vụ giết người bình thường mà là một vụ ám sát chính trị hiện đang bị nghi là do chính nhà độc tài Kim Jong-un ra lệnh thi hành để trừ khử anh cùng cha khác mẹ của mình, một người có thể được hậu thuẫn của Trung Quốc. (TN)

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

Formosa Hà Tĩnh lại bị nghi xả chất thải độc hại

February 20, 2017

Image
Vết nước đỏ ở khu cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh. (Hình: Báo Pháp Luật Sài Gòn)
HÀ TĨNH (NV) – Trên mạng xã hội lan truyền về một đoạn video clip ghi hình ảnh về một cống xả nước thải với dải nước màu đỏ ngầu dài 50 mét lan ra biển, được cho là ở cầu cảng trong khu kinh tế Vũng Áng có liên quan đến Formosa.

Truyền thông Việt Nam ngày 19 Tháng Hai, loan tin, cộng đồng mạng đang hoài nghi về video clip quay cận cảnh một cống nước xả ra dòng nước thải màu đỏ khá lớn và cho rằng “Formosa tiếp tục xả thải.”


Theo nội dung clip, khoảng 10 giờ ngày 17 Tháng Hai, một số công nhân làm việc tại công ty Formosa Hà Tĩnh, phát hiện tại khu vực cầu cảng Sơn Dương, thuộc công ty này xuất hiện một dải nước màu đỏ dài khoảng 50 mét tấp vào chân bờ kè cảng đến ngày hôm sau mới tan biến.

Chiều 19 Tháng Hai, nói với báo Pháp Luật Sài Gòn, ông Võ Tá Ðinh, giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Tĩnh cho biết, sau khi có tin xuất hiện dải nước đỏ, Viện Khoa Học Công Nghệ phối hợp với các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã lấy mẫu để phân tích và đang chờ kết quả.

Trước đó, ngày 18 và 19 Tháng Giêng, tại khu vực kinh doanh nhà hàng bè nổi ở cảng Vũng Áng cũng xuất hiện vùng nước có dải màu đỏ, đục lẫn bọt biển dài khoảng 100 mét, lan rộng khoảng 15 mét, chạy dọc kè chắn sóng của cảng Vũng Áng.

Ngay sau đó, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, cũng lấy mẫu nước để phân tích tìm nguyên nhân.

Trả lời báo chí về kết quả phân tích, ông Phan Duy Vĩnh, phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh, cho biết: “Theo kết quả phân tích, dải nước màu đỏ là do ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt, xả thải. Hơn nữa khu vực này nước ít chảy luân chuyển nên ô nhiễm hữu cơ là điều bình thường.” (Tr.N)

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Ngư dân Quảng Bình biểu tình đòi đền bù thiệt hại do Formosa gây ra

Image
Ngư dân Quảng Bình biểu tình chặn xe sáng 27/2/2017.
Photo: FB nguyenhuuvinh

Sáng 27/2/2017, hơn một ngàn ngư dân tại xã Quảng Đông, và hàng trăm ngư dân xã Cảnh Dương, Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bất ngờ quăng lưới chặn Quốc lộ 1A để biểu tình đòi đền bù thiệt hại do nhà máy thép Formosa gây ra.

Một người dân ở xã Quảng Đông, gần khu vực xảy ra biểu tình cho Đài Á Châu Tự Do biết:

"Sáng nay có diễn ra 2 điểm biểu tình là ở Quảng Đông bà con kéo lên giăng lưới chặn xe lại, cảnh sát công an người ta định dẹp. Rồi ở chỗ Cảnh Dương cũng có một tổ nữa biểu tình ở đó. Công an người ta chia ra mấy nhóm để mà ra dẹp. Mấy chỗ đó không phải của công giáo đâu, mà là bên lương. Họ giăng lưới, lấy lốp xe chặn họ lại, khoảng đến 12h hơn. Ngoài Quảng Đông thì hơi lâu hơn."

"Không thỏa đáng về vấn đề đền bù, những cái làng mà ngư nghiệp toàn phần rồi thì nên phát cho người ta hết cả, nhưng lại chia ra nhóm, có một nhóm không làm gì cũng nhận rồi. Không công bằng được, vì cơ sở ở dưới đưa lên không rõ ràng, rất là lộn xộn. Tình hình này mà không giải quyết cho tận gốc rõ ràng là còn lộn kéo dài nữa".

Nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh thừa nhận xả thải ra biển làm cá chết hàng loạt dọc ven biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vào tháng 4 năm ngoái, khiến người dân mất sinh kế. Sau đó nhà máy này giao cho Chính phủ Việt Nam 500 triệu USD để bồi thường cho nạn nhân chịu thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay một số người dân trong diện được chính phủ Hà Nội qui định được bồi thường vẫn chưa nhận được số tiền đó và nhiều cuộc biểu tình đòi hỏi quyền lợi đã xảy ra.

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn: Cả ngàn người biểu tình chống Formosa
Cả ngàn người ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Sài Gòn vào sáng 5 Tháng Ba (giờ Việt Nam) cùng lúc xuống đường tham gia các cuộc biểu tình đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.

Tường thuật của các facebooker từ các địa điểm nổ ra biểu tình cho hay, tại Nghệ An, đồng loạt các Giáo xứ tại Giáo phận Vinh đã xuống đường biểu tình yêu cầu chấm dứt Formosa.

‘Giáo xứ Vĩnh Hoà xuống đường với những yêu cầu chính đáng “Formosa cút khỏi Việt Nam”. Giáo xứ Phú Yên và một số bà con giáo xứ Mành Sơn cùng Cha Anton Đặng Hữu Nam bắt đầu tuần hành sang giáo xứ Song Ngọc để dâng thánh lễ hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm hoạ ô nhiễm môi trường do Formosa gây nên.’

Những người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ như: ‘Formosa, quy trình giết chết dân Việt’, ‘Formosa nhận lỗi, chính quyền Việt Nam nhận tiền, còn nhân dân nhận thảm họa’, ‘Hãy hành động vì con em chúng ta’…

Còn tại Hà Tĩnh, người dân bao vây thủ phủ Formosa. Có sự xuất hiện của quân đội. Một hàng rào dây thép gai đã rào sẵn từ trước cách xa tường thành Formosa.

Theo tường thuật của Facebooker Paulus Lê Sơn và các cộng sự: ‘Tại Hà Tĩnh, cho đến 11 giờ 20 phút, người dân tại Hà Tĩnh vẫn đang tọa kháng tại trước cổng công ty Formosa. An ninh, công an, cảnh sát cơ động được bố trí dày đặc và khắp nơi.’

Riêng tại Sài Gòn, nhiều người dân đã đến khu vực nhà Thờ Đức Bà, quận 1, để biểu tình phán đối nhà cầm quyền Việt Nam bao che cho Formosa. Họ mang theo biểu ngữ đòi đuổi Formosa và kêu gọi người dân đoàn kết chống lại sự đàn áp của chính quyền.

Tại Biên Hòa, Đồng Nai, một số người cũng xuống đường giơ cao các biểu ngữ ‘Vì sự sống còn của tương lai chúng ta, Formosa phải cút khỏi Việt Nam.’

Đứng trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhiều người dân hô vang các khẩu hiệu và giơi cao các biểu ngữ: “Đuổi Formosa là trách nhiệm chung của chúng ta’, ‘No Formosa’, ‘Chúng tôi muốn làm người’, ‘Người Việt không giết Người Việt’ và có cả khẩu hiệu ‘Get out China’…

Phía chính quyền đã đáp trả bằng cách huy động hơn 200 công an cảnh sát, chở theo cả hàng rào thép gai để trấn áp. Họ liên tục đưa xe còi hú, xe loa liên tục ra lệnh “cấm người dân tụ tập đông người, gây mất trật tự”. Thế nhưng bất chấp, người dân vẫn đứng trước khu vực nhà thờ Đức Bà, ngay dưới chân tượng Đức Mẹ để biểu thị thái độ ôn hoà.

Rất nhiều người dân bị hốt đưa lên xe chở về công an Phường 7, Bến nghé, Phường 3, Quận 1, trong đó có linh mục Trương Hoàng Vũ và Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế. Họ bắt bớ tất cả những người cầm máy quay phim chụp hình và đưa lên xe chở về các đồn công an câu lưu giam giữ.

Vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là thảm họa Formosa đề cập đến việc hàng trăm tấn cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, bắt đầu từ ngày 6 Tháng Tư năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm ngàn gia đình ngư dân và phá hủy gần như hoàn toàn ngành du lịch của khu vực này.

Trước sức ép của dư luận và nhiều cuộc biểu tình của người dân miền Trung và cả ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội, cuối Tháng Sáu năm 2016, Formosa xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam kèm cam kết bồi thường 500 triệu đô la và không có truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ ai.

Dù Formosa cam kết bồi thường 500 triệu đô la, nhưng cho đến nay, nhiều người dân vẫn chưa nhận được tiền bồi thường thỏa đáng từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, người dân Hà Tĩnh tiếp tục đi kiện và không được giải quyết.

Ðỉnh điểm sự phản kháng của người dân Hà Tĩnh là ngày 2 Tháng Mười 2016, hàng ngàn người kéo đến biểu tình trước nhà máy Formosa đòi đóng cửa thủ phạm đầu độc môi trường tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.

Cuộc biểu tình được cho là “lớn nhất từ trước đến nay” ở Hà Tĩnh làm chính quyền rúng động phải dùng rất đông cảnh sát cơ động đứng chắn ngang sát tường rào của cơ sở Formosa.

Gần đây nhất, hôm 14 Tháng Hai 2017, một cuộc tuần hành do Linh Mục JB Nguyễn Ðình Thục, giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh, dẫn dắt thu hút hơn 600 người dân các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đi kiện Formosa. Cuộc tuần hành bị công an đàn áp dã man trong đó nhiều người bị đánh đập, câu lưu khi mới đi được 1/5 chặng đường. – nguoiviet

Post Reply