Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Image

Gậy ông đập lưng ông

Nguyễn Thơ Sinh

Mọi người cứ nghĩ tin vui sẽ dồn dập đến với Mr. Trump sau đêm mùng 08 tháng 11 năm 2016, nhưng mọi cái có vẻ đã không diễn ra trọn vẹn 100% như vậy. Cụ thể giữa lúc chỉ còn 25 hôm nữa là ngày Mr. Donald Trump đăng quang, với một inauguration ceremony rất vui, rất to; nhưng kéo theo đó là những cái nhức đầu mà trước đó Trump đã không nghĩ qua: Quỹ Donald J. Trump foundation do ông thành lập đang gây ra những vấn đề rắc rối.

Đó là ngày ăn mừng chiến thắng (tưng bừng vui vẻ nhất) đối với nhà kinh doanh tỷ phú Donald Trump, người đã đắc cử Tổng thống Mỹ thứ 45! Nhưng theo nhiều người theo dõi con đường quan lộ của ông một cách kỹ lưỡng: Mr. Trump nên khoan mừng vội, vì chẳng biết có phải đây là ngày vui thực sự của ông? Hay đây là một mở màn cho một chuỗi những rắc rối nhức óc sau này xảy ra, chỉ vì ông… thắng cử.

Người Mỹ có câu: Watch out what you wish for! với ngụ ý, hãy cẩn thận với những gì bạn đang mong muốn mình sẽ có. Bởi lẽ nhiều lúc điều mình rất muốn cứ tưởng là hay, là tốt nhưng cuối cùng sẽ “phản thùng”. Như lời các cụ nhà mình thì đó là chuyện khôi hài nực cười: gậy-ông-đập-lưng-ông.

Nhiều người ngây thơ cứ nghĩ ngồi vào mâm tổng thống nước Mỹ sẽ nghiễm nhiên được hưởng những miếng ngon lành béo bở nhất. Dĩ nhiên điều này chưa hẳn đúng (hoặc sai) hoàn toàn. Mà thực tế mọi chuyện sẽ phức tạp hơn, không đơn giản như từng nghĩ trước đó, thậm chí muốn nuốt được một miếng tử tế cũng sẽ trầy trật, nhiêu khê hơn.

Xứ Mỹ chứ đâu phải nơi rừng rú cờ đến tay ai người nấy phất. Bao nhiêu thứ luật lệ mà một vị tổng thống Mỹ phải tuân thủ. Ở đây có cả một “rừng luật” nhưng không cho phép bất cứ ai (bất luận quyền chức to lớn cỡ nào) được quyền sử dụng “luật rừng”. Hiến pháp Mỹ phép tắc nghiêm minh hẳn hoi đâu vào đấy. Không hề có chuyện tổng thống Mỹ giả mù sa mưa để có thể mập mờ đánh lận con đen với hiến pháp. Dĩ nhiên Tổng thống Trump chẳng phải là một ngoại lệ.

Khái niệm conflict of interest ở Mỹ mâu thuẫn lợi ích, diễn nôm ra có thể hiểu đó là những cám dỗ lạm dụng chức quyền tại một số vị trí trong các guồng máy cơ quan, càng lắm quyền hành càng dễ xảy ra. Nói khác đi conflict of interest là khái niệm nói đến những kẻ cậy quyền thế, lạm dụng cái ghế của mình để lũng đoạn các chính sách hòng đem về những lợi lộc riêng tư cho bản thân. Hiến pháp Mỹ qui định rất rõ, anh có thể ứng cử nhờ vào tiền bạc của bản thân và thế lực bè phái. Tuy nhiên khi anh đắc cử, anh không được phép để cho công ty tư nhân của mình có những liên hệ dính dáng với các hoạt động của chính phủ. Vì (nếu) để các mối quan hệ dây mơ rễ má này nhập nhằng với các hoạt động của chính phủ thì cơ hội lạm dụng chức quyền để đền đáp rất lớ và nguy hiại cho quốc gia. Những hình thức biển thủ của công, dẫn đến những cấu kết bè cánh lũng đoạn sự trong sạch nghiêm minh của chính phủ.

Từ khi đắc cử, Mr. Donald Trump bắt đầu nhận ra nhiều doanh nghiệp do ông làm chủ, tưởng có thể xơ múi được nhiều khoản xà xẻo từ vị trí lãnh đạo cao nhất nước Mỹ; nhưng đây là điều không hề dễ dàng xảy ra như ông vẫn nghĩ. Ông là tổng thống của nước Mỹ, sẽ có nhiều tai mắt và những cơ quan điều tra theo dõi, chiếu cố tận tình các hoạt động làm ăn của ông. Chưa kể chuyện trâu buộc ghét trâu ăn, nhất là Đảng Cộng hòa xưa nay có ưa gì ông đâu. Chẳng nói toạc ra ai cũng hiểu họ đã lầm, đã bị hớ to khi nghĩ chuyện ông tranh cử chỉ là tranh cử cho vui. Ai dè ông tiến rất sâu vào những vòng trong giành được vị trí official nomination của Đảng Cộng hòa. Đến lúc đó người ta mới chột dạ đây không phải chuyện đùa nữa! Sau đó liên tục một chuỗi những sự kiện, hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Cuối cùng may mắn đã đến với ông, hiển nhiên vì tình hình nước Mỹ lúc đó nhóm cử tri bụng ngoài dạ đang nôn nóng chờ đợi một tiếng nói (bắt buộc phải) hoàn toàn mới mẻ (họ mới ưng).

Với khái niệm conflict of interest bàn ở phần trên, ta thấy ngay nếu Mr. Trump muốn giữ cho mình cái thế minh bạch thì nhiều doanh nghiệp của ông phải bán đi, phải sang nhượng, thậm chí phải giải thể; nói tóm lại tất cả những gì do ông đứng tên không thể dính dáng đến các cơ quan công của chính phủ. Các doanh nghiệp do ông làm chủ sẽ bị cấm đụng chạm đến tiền và ngân sách của chính phủ sử dụng cho các kế hoạch chi tiêu công. Ví dụ: Không một công ty nào (bất kể là ký hợp đồng trực tiếp hay chỉ qua môi giới trung gian) làm ăn với chính phủ được phép dính dáng đến các doanh nghiệp của ông. Thậm chí nhân viên của chính phủ, hay của các công ty làm ăn với chính phủ sẽ không được phép nghỉ tại các khách sạn của ông. Vẫn biết là có hóa đơn tử tế hẳn hoi, nhưng hiến pháp Mỹ tuyệt đối cấm những mối quan hệ thuộc loại conflict of interest này để ngăn chặn những cơ hội abuse of power có thể xảy ra!

Tất nhiên không chỉ ngỡ ngàng với chuyện hiến pháp Mỹ có quá nhiều yêu cầu chằng chịt cấm tổng thống “làm kinh tế” với các hợp đồng với chính phủ, chuyện các nhân viên công chức ăn lương chính phủ bị cấm “qua lại” với các doanh nghiệp của tổng thống đã khiến Mr. Trump chợt nhận ra thế kẹt ấy đúng là một vòng kim cô không thể giỡn mặt được. Các doanh nghiệp do các con ông quản lý cũng không thể ngang nhiên thắng thầu (win the big bids) những hợp đồng quốc phòng hoặc những kế hoạch đầu tư cấp quốc gia trị giá tiền tỷ. Bởi búa rìu dư luận và những tai-vách-mạch-rừng, cùng với nhóm lợi ích khác (không ăn được thì phá đám) nấp dưới các mối quan hệ bè phái sẽ chẳng chịu khoanh tay đứng im nhìn ông thao túng, muốn làm gì thì muốn.

Đã thế những tổ chức vô vụ lợi, kể cả những hội từ thiện do ông sáng lập với mục đích gây quỹ (foundation) trong quá khứ (như Quỹ Donald J. Trump Foundation) cũng sẽ được điều tra xem coi có dấu hiệu “áo gấm đi đêm” thậm thụt với các tổ chức mafia hay các thế lực chính trị của nước ngoài. Ở đây ta thấy “ra-đa” của các tổ chức giám sát chính phủ như FBI và CIA, cùng với không ít những cá nhân từng-rất-ghét-ông sẽ sẵn sàng vạch trần những kế hoạch có vẻ tanh tưởi (fishy) mờ ám của ông.

Trên danh nghĩa làm việc thiện với dụng tâm nhân đạo, Quỹ Donald J. Trump Foundation do ông sáng lập hiện đang muốn rút khỏi việc làm thiện nhưng không dễ dàng thực hiện được. Điển hình là văn phòng Tổng chưởng lý New York vừa đưa ra quyết định không cho quỹ này rút lui với lý do đang bị điều tra. Trước đó Tổng thống Trump cho biết mục tiêu đóng cửa tổ chức này vì ông muốn tránh những ngộ nhận dư luận cho rằng ông sẽ lạm dụng chức quyền (nguyên văn): [t]o avoid even the appearance of any conflict with my role as President.

Từ phát biểu trên, rõ ràng Mr. President đang nghĩ tới chuyện biến hóa những kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình, giống như ông sẽ khoác lên người bộ da kỳ nhông để có thể thay đổi màu sắc sao cho phù hợp với cảnh trí môi trường chung quanh. Nếu không có tư tưởng đó, ông chẳng cần gì phải quanh co nói trại đi (nguyên văn): I have decided to continue to pursue my strong interest in philanthropy in other ways.

Trước đó không ai nghĩ Mr. Trump sẽ đắc cử nên họ không quan tâm gì nhiều đến chuyện ông sở hữu một hệ thống kinh doanh khổng lồ trên hành tinh này. Chỉ có những tay mafia đầu nậu đã hí hửng vui mừng vì cứ nghĩ một khi ông đắc cử thì họ tha hồ trúng thầu những chương trình béo bở, tha hồ hốt bạc. Nhưng khi Mr. Trump đắc cử, thiên hạ bắt đầu nhao nhao lên, bàn tán chỉ trỏ loạn xạ về các doanh nghiệp của ông và của các con ông, (his web of global business interests, as well as those of his children, who are part of his transition team, potentially pose serious conflicts when he assumes office).

Để né tránh những búa rìu dư luận, ông đã bàn giao nhiều tập đoàn lại cho hai con trai của mình là Eric và Donald Jr. Dĩ nhiên các hoạt động này (cùng với) những uẩn khúc thậm thụt bên trong khó lọt qua mắt những kẻ không mấy ưa gì cha con ông. Tất nhiên người Mỹ sợ cảnh một-người-làm-quan-cả-họ-được- nhờ (như cách nói của người Việt mình) nên họ nhất định sẽ chú ý đến ông nhiều hơn.

Quỹ Donald J. Trump foundation thực ra đã gặp rắc rối từ mùa thu năm 2016 khi văn phòng Tổng chưởng lý New York đình chỉ hoạt động của quỹ này với lý do không có giấy phép gây quỹ công cộng công khai (since it had not obtained the proper certification to solicit money from the public) song vẫn tiến hành các hoạt động gây quỹ cho các hoạt động chính trị. Vụ này xảy ra khi cuộc điều tra xoay quanh chuyện quỹ này hiến $25.000 cho Tổng chưởng lý bang Florida là bà Pam Bondi. Dĩ nhiên Mr. Trump và bà Bondi đã chối phắt chuyện làm sai trái này và nói rằng đây là một lỗi phạm do thư ký gây ra. Mr. Trump đồng ý nộp phạt cho sở thuế IRS số tiền phạt $2.500 vì đã vi phạm luật cấm các tổ chức từ thiện không được phép donate tiền cho các hoạt động chính trị. Bản thân Mr. Trump sau đó phải trả đủ cho quỹ này số tiền $25.000.

Không ai biết tại sao Mr. Donald Trump muốn đóng cửa Quỹ Donald J. Trump foundation trong vội vã. Người ta chỉ biết vụ tháo khoán này hiện đang không suôn sẻ dễ dàng gì. Theo lời bà Amy Spitalnick thư ký phụ trách trả lời báo chí của văn phòng Tổng chưởng lý New York quỹ này đang bị điều tra nên không thể đóng cửa được. Theo hồ sơ khai thuế với IRS (form 990 IRS) năm 2015 quỹ này có số tài sản lên đến hơn 1.1 triệu Mỹ kim.

Đó chỉ là một vụ nhỏ trong nhiều vụ khác hứa hẹn những pha tranh cãi hấp dẫn sau này. Dĩ nhiên một hệ thống quan hệ vòi bạch tuộc rộng lớn với giới đầu tư Mỹ, các tay trùm mafia, các mối quan hệ phức tạp với các tổ chức tài phiệt nước ngoài… không thể gạt bỏ khả năng Mr. Trump và các chiến hữu của ông không có những mối quan hệ ngấm ngầm bàn soạn từ lâu. Tuy nhiên để thực hiện được các bước móc ngoặc cấu kết ấy một cách thành công, những bộ óc siêu việt dày dạn kinh nghiệm này buộc phải ráo riết nghĩ ra cách tốt nhất.

Về mặt này người ta không cần lo lắng hộ cho một Mr. Trump lão luyện. Với bề dày kinh nghiệm biết rõ luật và giỏi lách luật, Mr. Trump sẽ không băn khoăn lắm về chuyện người ta chỉ vào mặt ông rồi nói: Ông đã có tội, tội rất nặng bởi yếu tố tri-pháp-phạm-pháp. Thay vào đó Mr. Trump sẽ chỉ cười khẩy? Ông biết rõ luật nên chuyện “cố tình phạm luật” sẽ được ông cãi phăng đi? Cần thiết sẽ đổ tội, đổ thừa cho ai đó? Rồi chỉ cần nhẹ nhàng nói câu rất nổi tiếng của mình: You’re fired!

Vâng. Chắc gì đắc cử đã là điều may mắn cho Mr. Trump? Chưa đến ngày ông nhậm chức nhiều người đã nhìn thấy những rắc rối cho công việc kinh doanh của ông. Dĩ nhiên nước Mỹ dẫu sao vẫn là mảnh đất của nhiều thương vụ béo bở. Nội các của ông bao gồm những nhà tài phiệt, nhiều hơn các chính khách thuần túy. Mà dù có là các chính khách được chọn đi chăng nữa, như Cựu thống đốc bang Texas Rick Perry, thực ra cũng chỉ là một chính khách có quan hệ với các mạng lưới networking thuần túy tài phiệt. Vì thế chuyện “chia chác” các khoản bổng lộc từ những hợp đồng có giá trị lớn giữa chính phủ (do ông và nội các của ông sắp xếp) với các công ty tập đoàn xem ra không thể không hấp dẫn.

Vấn đề còn lại Mr. Trump và nội các của ông phải tổ chức sao cho thật chặt chẽ để qua mặt giới điều tra. Dĩ nhiên với khả năng phù thủy và tài biến hóa, giới tài phiệt sẽ không ngây ngô đến nỗi để cho kẻ khác có thể túm gáy họ một cách quá dễ dàng. Trên lý thuyết là vậy. Song thực tế đôi khi chỉ cần một sơ xuất nhỏ, bứt dây động rừng, chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Có lẽ Mr. Trump đang từ từ hiểu ra Bạch cung không phải là miếng thịt tươi ngon để ông (và các con) sẽ tha hồ muốn làm gì thì làm. Ở Mỹ có cái hay là nếu anh làm quan to mà phạm pháp, dù số tiền không to, vẫn đủ để cơ quan chức năng có đủ chứng cứ điều tra xét xử. Có khi chỉ là vài chục ngàn Mỹ kim, các cơ quan chức năng (trong quyền hạn của họ) có đủ thẩm quyền hạch hỏi Mr. Trump, nếu cần thiết sẽ khởi kiện các thủ tục tố tụng hình sự, trong đó có cả khả năng truất phế (impeachment).

Chợt nhớ Mark Twain đã nói một câu rất chí lý: If you tell the truth, you don’t have to remember anything. Nếu anh nói thật, anh sẽ chẳng cần phải ghi nhớ bất cứ điều gì cả. Mong thay trong tương lai Mr. Trump sẽ chẳng phải nhọc công ghi nhớ điều gì, vì những gì ông nói sẽ luôn luôn đúng với sự thật. Còn không thì… sẽ mệt cho ông ta đấy!

Nguyễn Thơ Sinh

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Việt Nam vẫn chưa có tự do

Thanh Trúc
phóng viên RFA

1-2-2017

Image
Sơ đồ phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới. Photo: Freedomhouse.org
Feedom House, một tổ chức giám sát độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình về tự do toàn cầu với 195 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí một nước không có tự do và không có dấu hiệu cải thiện.

Trong số 195 quốc gia trên thế giới, 87 nước được công nhận là có tự do, 59 nước chỉ phần nào có tự do, 49 nước còn lại hoàn toàn không được tự do về nhiều mặt, trong đó Việt Nam là một.

Đó là phần mở đầu phúc trình lần thứ 11 về tự do toàn cầu 2017 của Freedom House, tổ chức chuyên theo dõi và đánh giá mức độ tự do dân chủ của người dân tại từng quốc gia thuộc từng khu vực trên thế giới.

Trong phúc trình về tự do toàn cầu 2017, Freedom House sử dụng sơ đồ màu xanh lá cho những nước thực sự có tự do, màu vàng dành cho những nước phần nào có tự do, màu tím là những nước không có tự do. Năm nay, Việt Nam vẫn nằm trong khung màu tím.

Bà Sarah Repucci, giám đốc chuyên trách xuất bản toàn cầu của Freedom House, nói rằng tổ chức tiếp tục đặt Việt Nam vào tư thế một quốc gia thiếu tự do:

Chúng tôi nhận thấy năm nay Việt Nam chẳng có thay đổi nào đáng kể so với năm ngoái, nhiều người đối lập vẫn bị bắt giữ, tiếng nói của các xã hội dân sự hay của những nhà hoạt động độc lập bị dập tắt.

Đã có lúc chúng tôi cảm thấy phần khởi thấy một vài cá nhân hoặc thành viên các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam gọi là được phép tự ra ứng cử vào quốc hội. Đáng tiếc là chưa đủ để có thể tin rằng đó là sự thay đổi tích cực và đó là Việt Nam muốn chấp nhận có sự đối lập về chính trị.

Theo đánh giá của Freedom House trong phúc trình về tự do toàn cầu 2017, 3 lãnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng. Sơ đổ về tự do toàn cầu của Freedom House năm 2017 cho thấy trong số 39 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam ở nhóm 20% những nước đang theo đuổi chính sách kiểm soát và chi phối mọi quyền tự do căn bản của công dân. Bà Sarah Repucci:

Freedom House chưa bao giờ nhận được sự phản hồi từ phía Việt Nam, đối với những phúc trình thường niên mà tổ chức thực hiện hàng năm. Có vẻ như chính phủ Việt Nam không thực sự quan tâm một cách nghiêm túc đến những báo cáo như thế này và cũng không muốn cải thiện để trở thành một thể chế thông thoáng hơn.

Những điểm chính cần nhấn mạnh là qua đại hội đảng lần thứ XII cho đến bầu cử quốc hội thì rõ ràng Việt Nam đã và vẫn muốn giữ nguyên trạng một nhà nước toàn trị, người dân không được thông báo trước điều gì và cũng không có cơ hội được tham gia vào những sinh hoạt chính trị vốn đã rất giới hạn.

Điểm thứ nhì là đã có những cuộc biểu tình lớn ở Việt Nam hồi năm ngoái, chứng tỏ người dân mong muốn nói ra những suy nghĩ của họ và mong muốn được quyền tự do bày tỏ những suy nghĩ đó.

Việt Nam thường tuyên bố mình là một quốc gia tự do, dân chủ nhưng để trở thành một nước dân chủ đích thực thì Việt Nam phải tôn trọng và thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do truy cập mạng để trao đổi tin tức, tự do báo chí để người dân biết những điều gì đang xảy ra trên đất nước của mìn. Đó là kết luận của Freedom House.

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Hào quang

Nguyễn đạt Thịnh


Hào quang là một vừng ánh sáng bao quanh và ở phía sau chân dung một vị thánh nhân, hay một nhân vật siêu việt; hiểu rộng hơn nữa thì vừng ánh sáng đó không nhất thiết phải nhìn thấy, nhưng là tiếng thơm, là sự kính trọng của mọi người, tạo hào quang cho nhân vật cao quý đó. Một vài thí dụ: hào quang bất khuất của Trần Bình Trọng, hào quang đạo đức của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ.

Hào quang cũng có thể hiểu hẹp hơn như tiếng tăm lừng lẫy, hoặc như nhân vật số một trên một địa hạt nào đó, như Sở Khanh, được cụ Nguyễn Du mô tả là:

Bạc tình nổi tiếng lầu xanh,

Một tay bẻ gẫy bao cành phù dung

Có thể cũng chỉ vì thích cái hào quang ‘coi đàn bà đẹp như rác’ mà tổng thống Donald Trump đang tạo ra vài chục cuộc biểu tình của phụ nữ trên khắp thế giới; chỉ riêng trên lãnh thổ Hoa Kỳ con số phụ nữ đang xuống đường chống Trump cũng đã lên đến hàng triệu người, tính chung trên toàn thế giới số phụ nữ đó được ước lượng trên 2 triệu.

Từ Luân Đôn đến Los Angeles, từ Paris đến Park City, Utah, Miami, Melbourne, phụ nữ quyết liệt chống Trump. Chiến trường chính vẫn là Hoa Thịnh Đốn -thủ đô chính trị của Hoa Kỳ.

Trong cuộc xuống đường tại Hoa Thịnh Đốn, quần chúng trương cao những bích chương, “Women’s rights are human rights”, (Nữ Quyền là Nhân Quyền); “Break down walls, don’t build them”, (Đập Phá Chứ Đừng Xây Trường Thành); và “Hell hath no fury as a nasty woman scorned”; (Địa Ngục Không Nổi Giận, Phụ Nữ không Chấp Nhận Miệt khinh).

Họ còn đe tổng thống qua khẩu hiệu ‘Welcome to your first day, we will not go away!’ (mừng ông ngày đăng quang, nhưng đừng mong chúng tôi tan biến.)

Cô Sophie Walker, đảng trưởng đảng Women’s Equality (Phụ Nữ Bình Quyền) tuyên bố với truyền thông, “Chúng tôi biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn để chống chính sách bài ngoại, thù hận và chia rẽ của ông Donald Trump; chúng tôi đòi hỏi bình thường, bình đẳng giữa nam, nữ giới, và giữa những người Mỹ thuộc mọi gốc sắc tộc.”

Cô Walker nói, “nữ quyền, quyền tự do sinh nở, quyền di dân, đều là nhân quyền.”

Trong lúc xin phép tổ chức biểu tình, Walker đưa ra con số ước lượng là 200,000 người tham dự, cảnh sát cho biết con số thật sự có mặt nhiều hơn nửa triệu.

Phụ nữ xuống đường chống cái hào quang Prince Charming (ông Hoàng đẹp trai), chống câu chuyện do chính Trump kể lại là ông ta đã mò vào âm hộ của một phụ nữ, mặc dù bà đó không đồng ý.

Nhiều người biểu tình đội mũ pink cat-eared “pussy” hats (Mũ Tai Mèo Hình Âm Hộ Mầu Hồng) để phản đối thái độ coi rẻ đàn bà của Trump.

Nhiều người nhận xét là sau lễ tấn phong, Trump vẫn thích hào quang thắng cử, vẫn còn giữ nhiều ngôn ngữ và body linguist -như nheo mắt, chu môi, đưa ngón tay cái lên ra dấu ‘số zách’…, ông chưa thật sự trở thành tổng thống; thái độ, và phản ứng của ông vẫn mang nặng tác phong của một ứng cử viên.

Sau những nghi lễ tấn phong nặng tính truyền thống và tôn giáo, cùng với sự hiện diện của quan khách Hoa Kỳ và ngoại quốc cấp cao nhất, trước những nghi thức quân sự, những đoàn xe cảnh sát hộ tống, và khung cảnh của toà Bạch Cung uy nghi, quí vị tổng thống tiền nhiệm của Trump đều nhanh chóng trở thành những nhân vật chín chắn hơn, thận trọng lời ăn, tiếng nói hơn.

Trump không giống họ, ông lộ liễu tỏ ra là ông thích hào quang; ngay cả trong những đụng chạm với truyền thông, Trump vẫn muốn hào quang chiến thắng. Ông tuyên bố chiến tranh công khai với truyền thông, sau va chạm ngày thứ Bẩy 1/21/2017 trong phòng họp báo giữa phát ngôn viên Bạch Cung Sean Spicer và các phóng viên tham dự cuộc họp báo hàng ngày.

Sau lưng ông Spicer là tấm hình lớn ghi nhận cảnh đăng quang, ông nói với các phóng viên là số người dự lễ đông đến mức kỷ lục, đông nhất trong lịch sử những buổi lễ tấn phong của Hoa Kỳ.

Phóng viên truyền thông bảo ông nói sai và họ có thể chứng minh điều sai lầm đó.

Tân chính phủ đe truyền thông là họ phải chịu trách nhiệm.

Hãng AP viết thái độ của chính phủ khiến truyền thông mất tín nhiệm vào sự chính xác của tin tức do Bạch Cung loan ra.

Hai ký giả Kyle Cheney và Dan Diamond viết bài ‘ Sean Spicer told at least 5 untruths in 5 minutes’ (Trong 5 phút ông Sean Spicer nói lên 5 điều sai sự thật); họ liệt kê ra 5 điều không thật đó.

ĐIỀU KHÔNG THẬT THỨ NHẤT: ông Spicer nói đây là lần thứ nhất trong lịch sử, ban tổ chức dùng vật liệu plastic che để bảo vệ cỏ trong Mall; thật ra thì việc bảo vệ cỏ bằng thảm plastic đã được thực hiện từ năm 2013, trong lễ tấn phong tổng thống Barack Obama tái đắc cử.

ĐIỀU KHÔNG THẬT THỨ NHÌ: Spicer nói khoảng cách từ khán đài đến Washington Monument đen nghẹt người; phim CNN chiếu lên cho thấy vào lúc Trump đọc diễn văn, có rất nhiều chỗ trống tại địa điểm vừa kể.

ĐIỀU KHÔNG THẬT THỨ BA: Spicer nói có 420,000 người sử dụng xe điện D.C. Metro để vào Hoa Thịnh Đốn dự lễ đăng quang, rồi so sánh với số 317,000 người đến dự lễ đang quang tổng thống Obama năm 2013 bằng xe điện. Thật ra con số chính thức do sở D.C. Metro loan báo là 193,000 -không đến một nửa con số của Spicer.

ĐIỀU KHÔNG THẬT THỨ TƯ: Spicer nói “cử toạ tham dự lễ đăng quang lần này không chỉ đông nhất trong lịch sử các cuộc lễ đăng quang tại Hoa Kỳ, mà còn đông nhất thế giới nữa.” Bài báo phản bác cho là chỉ nhìn vào hình cũng đủ thấy cử toạ tham dự lễ đăng quang của tổng thống Obama năm 2009, đông hơn.

ĐIỀU KHÔNG THẬT THỨ 5: Spicer nói vì hàng rào cản quá nhiều nên vài trăm ngàn người không vào kịp để dự lễ đăng quang của Trump; việc đó được tờ The New York Time đem hỏi sở Mật Vụ, và sở này trả lời là không có gì thay đổi trong việc dựng hàng rào an ninh quanh khu vực hành lễ.

Việc Trump thích hào quang còn đưa đến nhiều điện thư chỉ trích việc cậu con trai nhỏ của tổng thống -cậu Barron Trump- xuất hiện trong những nghi lễ không nên để cậu có mặt; Trump không tweet trả lời, mà người ra miệng trả lời lại là cô Chelsea Clinton -con của một vị tổng thống khác.

Cô bảo những người chỉ trích Barron là phải tôn trọng ‘ấu quyền’ của cậu bé, kể cả quyền lầm lỗi của trẻ con, và bảo họ là nếu cần chỉ trích, cứ chỉ trích người lớn.

Thích hào quang còn được gọi là bệnh nổ; người mắc bệnh này trọng dụng bọn nịnh bợ, và ông Spicer đoạt kỷ lục nịnh chủ 5 lần trong 5 phút. Nhưng tội của ông lớn hơn: ông làm tổng thống phải ‘tuyên chiến’ với truyền thông, cuộc chiến tranh mà Trump không thể nào thắng, vì chưa một quyền lực nào đủ mạnh để bóp chết truyền thông.

Một trong nhiều đặc tính của trận chiến Trump vs Media là không hoà giải được, vì truyền thông là hàng ngàn, hàng chục ngàn khối óc độc lập, không có người đại diện để thương thuyết với chính quyền.

Nếu Trump vẫn thích nổ, tình hình sẽ căng thẳng hơn; hiện nay đài CNN đã có nguyên một bộ tham mưu để thường xuyên thảo luận 24 giờ mỗi ngày về việc làm của chính phủ.

Tuy nhiên truyền thông bị trói vào một quy luật: phải thông tin chính xác, đích thật, và nhanh chóng. Những va chạm đầu tiên của ông hiện nay chỉ giới hạn trên địa hạt dân sinh, xã hội, nếu vị ngoại trưởng ông tuyển chọn Rex-Tillerson cấm được Trung Cộng léo hánh vào Biển Đông như ông ta thuyết trình trước Thượng Viện, thì chắc chắn truyền thông không thể không tường thuật.

Chừng đó người Việt Nam lại hoan hô ông Trump đồng minh với Nga để diệt Tầu, cho phép ngư dân Việt Nam trở lại Biển Đông -ngư trường nuôi sống họ từ 4043 năm nay.

Nguyễn đạt Thịnh

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

  Cộng Sản HN- Một tổ chức buôn bán con người khủng khiếp!

Michel Benge
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
 

Cộng Sản Hà Nội được coi lá một chính thể lừng danh vì vi phạm nhân quyền nặng nề nhất tại Đông Nam Á – theo tường trình của UB Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ. Các công ty gọi là tuyển nhân công của chính phủ do Cộng đảng kiểm soát chuyên buôn bán cung cấp con người từ nam, nữ, trẻ em cho mọi thị trường từ tình dục cho đến lao động khổ sai- đem về một nguồn lợi quá lớn cho đảng.
Thống kê dữ liệu về việc xúc tiến buôn bán con người của Cộng Sản Hà Nội lên đến mức báo động và rõ như ban ngày nhưng đừng hòng tìm thấy từ nguồn tin xác thực từ chính phủ Hà Nội. Bộ Lao Động & Thuơng Binh Xã Hội của Cộng Sản Hà Nội miễn cưỡng đưa ra con số nhỏ bé 2935 nạn nhân từ năm 2004 đến năm 2009- trong khi các tổ chức quốc tế đã có bản tường trình với con số hơn 400 ngàn người Việt Nam bị bán đi tính từ năm 1990 cho đến nay; và đó chỉ là con số của những trường hợp buôn bán con người đã bị bại lộ, còn con số những nạn nhân người Việt Nam bị (đảng) bán đi chưa bị bại lộ có thể lên đến thêm cả chục ngàn nạn nhân nữa.
Hình thức buôn bán còn người thông qua chiêu bài “xuất khẩu lao động ” không còn lạ gì đối với xã hội Việt Nam. Sau khi Cộng Sản thôn tính Việt Nam Cộng Hòa năm 1975- hàng trăm ngàn lao công đã được “xuất khẩu” sang Liên Xô và khối Đông Âu để trả nợ chiến tranh. Không biết bao nhiêu lao công Việt Nam tại Đông Âu lâm vào cảnh túng quẩn, thất nghiệp và mất khả năng tài chánh để hồi huơng. Cộng Sản Hà Nội cũng nhanh chóng trở thành một tổ chức buôn bán trẻ em, phụ nữ cho thị trường nô lệ tình dục kể từ đó.
Cộng Sản Hà Nội bị cảnh cáo về thành động khuyến khích buôn bán con người cho thị trường tình dục:
Cộng Sản Hà Nội trở thành tổ chức cung cấp nô lệ tình dục và lao động khổ sai chủ yếu trên thế giới- thậm chí có nhiều trường hợp nạn nhân từ lao động khổ sai bị ép trở thành nô lệ thình dục.
Xảo trá và lường gạt trong hôn nhân là một cách để Cộng Sản Hà Nội buôn bán phụ nữ cho thị trường tình dục. Mồi để nhử các nạn nhân là năm ngàn dollar Mỹ, một số tiền quá lớn khiến các gia đình thôn quê dưới chế độ XHCN hầu hết là nghèo rất khó mà từ chối. Phụ nữ và các bé gái dưới vị thành niên từ đó được bán qua thị trường tình dục ở Campuchia, China, Lào, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Ma cau, Trung Đông, và ngay cả Âu châu. Tương tự, trẻ em ở Campuchia cũng được bán vào Việt Nam để giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một nơi thiên đường du lịch cho huởng lạc tình dục trẻ em đối với du khách khắp nơi từ Nhật, Nam Hàn, Trung Cộng, Dằi Loan,Anh, Úc, Âu châu , và ngay cả du khách từ Hoa Kỳ. Tàn nhẫn và phi truyền thống luân lý hơn hết, phụ nữ Việt Nam còn được “xuất” hay bán sang các nước chỉ để làm “thợ đẻ” không thôi- tức là đẻ con cho những gia đình không thể sinh con hoặc đẻ con để cung cấp cho “thị trường con nuôi” mà khách hàng là những gia đình ở các quốc gia giàu có.
Một trường hợp điển hình tại nước Nga:
Cô Danh đã tường trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ về đường dây từ Việt Nam có Cộng đảng bảo kê buôn bán phụ nữ sang Nga thông qua dụ dỗ lừa gạt là sẽ có lương hậu, thu nhập cao cho những nạn nhân này khi họ sang Nga làm tiếp đãi viên. Thực tế, họ bị bán vào các nhà thổ tại Moscow. Đường dây buôn bán phụ nữ này được tổ chức bởi các công ty quốc doanh tuyển người, đem đến không biết bao nhiêu là tiền cho các đảng viên. Còn các nạn nhân khi đến Nga bị giữ passport, chẳng được trả đồng lương nào cả và không có sự chăm sóc sức khỏe hay những hổ trợ để quay về lại quê nhà. Nhiều phụ nữ Việt Nam đã bị cầm cố tại những nhà thổ ở Nga hơn bốn năm trời và luôn bị đánh đập tàn nhẫn nếu muốn rời khỏi hay cố tình bỏ trốn. Và dù là bị cầm cố như vậy, họ vẫn phải trả tiền nhà, tiền ăn tiền quần áo(?!)
Người em gái của cô Danh là cô Huỳnh Thị Bé Hương là một trong những nạn nhân chịu cảnh thảm thiết này từ chính sách buôn bán con người của đảng. Khoảng sau vài tháng bị giam cố nghiệt ngã, Huơng phải nhờ gia đình nghèo khó của cô gởi tiền để lo sức khỏe – gia đình cô lật đật gởi 300 dollar Mỹ để giúp cô. Sau đó, cô lại gọi về nhờ giúp 2000 dollar Mỹ để bay trở về sau khi công ty quốc doanh tuyển người (để bán) tại Việt Nam đồng ý hủy hợp đồng. Cô Danh đang ở Mỹ mượn tiền để gởi đến cơ quan này, rồi số tiền đòi hỏi cứ tăng kên, từ 2000 dolllar lên 4000 dollar, rồi 6000 dollar- rõ ràng, đây là cách giữ người siết tiền của đường dây buôn người hợp pháp này.
Vào tháng Hai năm 2013, sau 13 tháng làm nô lệ tình dục, cô Hương trốn khỏi nhà Thổ cùng với ba nạn nhân Việt khác. Cô Hương ráng liên lạc với tùy viên sứ quán Nguyễn Đông Triều tại tòa đại sứ Cộng Sản Hà Nội ở Moscow xin cầu cứu giúp- Triều nhẫn tâm làm ngơ và nói với cô Huơng rằng:”Cơ quan nào đem cô đến đây thì bảo cơ quan đó đem cô về!” Hai ngày sau, cô Huơng cùng ba người trốn đi bị bọn băng đảng bắt về lại nhà thổ và bị đánh đập tàn nhẫn. Sau đó, cô Huơng mới khám phá ra má mì của nhà thổ này là bạn mần ăn, ăn thông với các tùy viên sứ quán của Cộng Sản Hà Nội tại Moscow- nên cô Huơng cùng ba người trốn đi đã bị bán rẽ bởi bọn cán bộ đảng viên làm ở sứ quán.
Khi cô Danh biết được tình trạng thảm khốc của người em gái minh, cô đã liên lạc được với hai tổ chức phi chính phủ tại Mỹ thay vì liên lạc với nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội cố tâm bán rẽ con người, đó là hội “Boat people SOS” và liên hội “Coalition to Abolish Modern-Day Slavery in Asia” chuyên hổ trợ cho các hoạt động chống buôn người- nhờ vậy, cô Danh có cơ hội thông báo chi tiết nội tình cho Dân Biểu Al Green và Bộ Ngoài Giao Hoa Kỳ . Thông qua nỗ lực vận động chung của hai hiệp hội trên cũng như của Dân Biểu Green cùng báo chí, cô Huơng cuối cùng cũng đã có thể về lại quê nhà với điều kiện rất ngặt nghèo là gia đình cô Huơng bị buộc phải chấm dứt mọi truy tố hay tố cáo cơ quan “tuyển người” của đảng là tổ chức bán buôn người trá hình trước công pháp, cũng như phải chính thức xin lỗi má mì của nhà thổ này là Thúy An về việc kết án bà ta buôn bán tình dục trên thân phận những thiếu nữ nghèo. Không những vậy, cô Danh còn buộc phải viết một lá thư…”cám ơn” các tùy viên sứ quán Cộng sản Hà Nội tại Moscow ”giúp đỡ” cô Huơng quay về.
Cuối cùng, cô Huơng cũng đã được chở đến sứ quán của Cộng đảng tại Moscow- tại đây, cô được tùy viên sứ quán là Kiên giải thích về các điều kiện liệt kê trên và cô Huơng bị buộc phải viết một lá thư khẳng định những gì cô báo cho gia đình về má mì Thúy An là hoàn toàn bịa đặt cũng như phải viết một lá thư “cám ơn” nhân viên toàn đại sứ cùng má mì Thúy An đã giúp cô trở về quê nhà (?!)
Đương nhiên là tòa đại sứ Cộng Sản Hà Nội tại Moscow không những không giúp mà còn làm ngơ trợ giúp má mì Thuy An gia hại các nạn nhân – cô Huơng thoát được thảm cảnh hoàn toàn là do áp lực ngoại giao từ phí Hoa Kỳ cũng như nỗ lực từ thiện của hai tổ chức phi chính phủ kể trên và sự tận tâm hổ trợ của giới báo chi truyền thông quốc tế. Cộng Sản Hà Nội thiệt là dối trá và nhẫn tâm!
Buôn bán lao động khổ sai:
Cộng Sản Hà Nội “xuất khẩu” hay bán con người ra nước ngoài lao động khổ sai nhằm giảm bớt đối kháng bất mãn trong lòng xã hội, một kế sách đã được thông chế Tito thực hiện ở Nam Tư trước đây. Tito là một tên Cộng Sản tàn bạo ngồi ở ghế “tổng thống suốt đời” cho đến khi chết vào năm 1980.
Cộng Sản Hà Nội đẩy mạnh xuất khẩu bán buôn con người cho các thị trường lao động khổ sai khắp nơi trên thế giới nhằm che giấu bất lực của nhà cầm quyền trong việc tạo công ăn việc làm ngay tại đất nước và đồng thời, tạo ra một khoản thu nhập lớn đem về cho đảng.
Năm 2007, ngân sách của đảng đã thu về được hai tỷ Mỹ kim từ sự bán buôn uất khẩu con người cho lao động khổ sai. Việt Nam hiện có khoảng 51.4 triệu người đang ở tuổi lao động và 70% dân số là dưới 30 tuổi. Bất chấp đẩy mạnh buôn bán con người tối đa, Cộng đảng vẫn phải lo đối phó sự bất mãn của gần 10 triệu người thất nghiệp, theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF.
Cộng sản Hà Nội cố bán ra thế giới khoảng 500 ngàn người cho thị trường lao động khổ sai vào năm 2005, và con số bán lao động khổ sai ra thị trường thế giới cứ mỗi năm mỗi tăng. Vào năm 2008, Cộng Sản Hà Nội đạt được thoả hiệp với Qatar, nâng tổng số lao động khổ sai bán qua vùng Vịnh từ 10 ngàn lên đến 100 ngàn cho đến hết năm 2010, gấp mười lần con số của những năm trước
Cấu Trúc hệ thống buôn bán con người của Cộng Sản Hà Nội:
Tất cả các công ty quốc doanh tuyển nhân công để bán ra nước ngoài cho thị trường lao động khổ sai đều là một bộ phận trong một hệ thống buôn bán con người rất chặt chẽ tinh vi của Cộng đảng- liên quan đến nhiều viên chức cao cấp trong đảng, hệ thống ngân hàng.
Các nạn nhân nghèo trước hết bị lừa khi ký các hợp đồng láo gọi là “hợp đồng nội” hay hợp đồng trong xứ, có nhiều hứa hẹn ba xạo về điều kiện việc làm tốt đẹp. Sau đó, các nạn nhân nghèo phải mượn nợ từ các nhà băng ngân hàng quốc doanh cũng của đảng để trả các khoản phí giấy tờ, tiền giấy máy bay, tiền đào tạo. Nếu không đủ kinh phí, bậc phụ huynh phải bán luôn điền sản nhỏ nhoi của mình để cho con cái có đủ kinh phí nộp đơn đi lao động khổ sai.
Sau khi đã nộp không biết bao nhiêu thứ phí không bồi hoàn cho đúng thủ tục của “hợp đồng nội,” các nạn nhân trước ngày đi một hay hai ngày mới bắt đầu ký hợp đồng nội khác, hoàn tòan lật lộng với những gì trong “hợp đồng nội” ban đầu- nhưng các nạn nhân đã hết cách vì chi ra quá nhiều tiền, lún sâu trong nợ rồi nên đành phóng lao thì phải theo lao; ký bừa đồng ý cho xong mà thôi.
Khi đến được nơi lao đông khổ sai ở xứ người, các nạn nhân lúc bấy giờ bị lấy hết giấy tờ, buộc phải ký hợp đồng thứ nhì gọi là “hợp đồng ngoại” mà không có nạn nhân nào có thể từ chối cũng như hiểu là mình đang ký thỏa thuận điều gì trong bản hợp đồng ngoại này. Từ đó, cuộc đời của các nạn nhân lao vào tăm tối – làm việc lao lực khổ sai hơn 10 tiếng mỗi ngày trong điều kiện độc hại, với lương bổng vô cùng thấp và không có sự chăm sóc y tế. Có nhiều nạn nhân không được trả lương trong khi vẫn phải trả nợ cho công ty môi giới tuyển người tại Việt Nam khi mượn nợ làm thủ tục. Cuối cùng, các nạn nhân đi đến chổ suy yếu bệnh tật, không thể có tiền để quay về xứ sở, cũng như trả nợ-và nhà cửa của gia đình thì bị siết. Thảm cánh bần cùng thê thảm không thể tả.
Các tòa đại sứ của Cộng Sản thì trơ như đá không giúp đỡ gì cho các nạn nhân. Cộng Sản Hà Nội cũng vờ vịt ban hành đạo luât chống buôn người, xử án một vài vụ hời hợt cho lấy lệ để lừa qua mặt sự giám sát của Liên Hiệp Quốc hay Hoa Kỳ hoặc qua mặt các quốc gia trợ giúp chống buôn người, cho thấy rằng đảng ta cũng có quan tâm. Tất cả sự láo lừa đó chỉ nhằm che đậy chính sách buôn bán con người của đảng đang ngày được đẩy mạnh, đem đến một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các đảng viên, từ công khai lẫn hối lộ lén lút.
Ngoài ra, có ai biết rằng tại Việt Nam hiện nay, tố cáo tham nhũng là phạm pháp hay không?
Michel Benge
Nguyễn Trọng Dân lược dịch

***********
Michel Benge từng làm việc tại Việt Nam hơn 11 năm như là một quan sát viên nên ông rất am tường nhiều sự dối trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội. Ông cũng là một người hoạt động nhân quyền rất tích cực. Lối viết của ông hóm hĩnh nhưng vô cùng sắc bén, cứa thẳng vào chổ ung nhọt của chế độ Cộng Sản Hà Nội.
Source:
1.http://www.americanthinker.com/articles ... naire.html
2. http://docs.house.gov/meetings/FA/FA16/ ... 130411.pdf

__._,_.___

User avatar
MatVit
Posts: 829
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

TRUMP VÀ “CẮT CỔ RỒNG”

FB Mạnh Kim
11-2-2017


Không dập máy cắt ngang như cuộc gọi với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ngày 28-1-2017, Trump đã có cuộc điện đàm dài với Tập Cận Bình vào đêm thứ năm 9-2-2017 (giờ Washington); và Trump, như yêu cầu Tập, đã bày tỏ tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh – theo thông cáo báo chí Nhà trắng. Trước đó một ngày, Trump gửi thư chúc tết đến Tập, trong đó nêu rằng Mỹ và Trung Quốc tiếp tục quan hệ trên tinh thần xây dựng. Trước đó nữa, 2-2-2017, Ivanka Trump post đoạn video quay cảnh con gái cô, Arabella 5 tuổi, hát chúc mừng năm mới bằng tiếng Hoa…

Không như việc “giữ lời hứa” thắt chặt chính sách nhập cư, Trump đã xì hơi quả bóng “chống Tàu” mà ông liên tục thổi căng nhiều lần. Việc James Mattis chọn Nhật và Hàn Quốc làm nơi đầu tiên công du (đầu tháng 2), với tư cách tân bộ trưởng quốc phòng, khiến người ta tin rằng Trump muốn thể hiện rõ thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Trong thực tế, chuyến đi James Mattis đã không được chú ý, phần vì sự kiện hỗn loạn tại Mỹ bởi lệnh cấm nhập cư, nhưng phần lớn hơn là vì chuyến công du là một sự kiện nhạt nhẽo.



Tại Seoul, Mattis nhắc lại cam kết Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh Hàn Quốc, với ngôn ngữ gần tương tự những gì các viên chức thời Obama tuyên bố: “Bất kỳ cuộc tấn công nào vào Mỹ hoặc đồng minh của chúng ta cũng sẽ bị đánh bại; bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ đối mặt phản hồi hiệu quả và áp đảo”. Mattis tái khẳng định cam kết (từng được đồng quyết bởi Obama và Park Geun-hye) về việc triển khai hệ thống tên lửa THAAD ở bán đảo Triều Tiên. Tại Tokyo, Mattis cũng lặp lại cam kết bảo vệ Nhật trước mối đe dọa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Nói cách khác, những gì Mattis nói tại Nhật và Hàn Quốc đều không có gì thật sự đặc biệt.

“Tôi đã đọc hàng trăm quyển sách về Trung Quốc trong nhiều thập niên” – Trump viết trong quyển The Art of the Deal (1987) – “Tôi biết rõ người Trung Quốc. Tôi kiếm bộn tiền khi làm ăn với người Trung Quốc. Tôi hiểu tâm lý người Trung Quốc”. Năm 2013, trong một tweet (ngày 12-6), Trump viết: “Tôi đã cảnh báo về Trung Quốc từ đầu thập niên 1980. Chẳng ai thèm nghe. Bây giờ thì đất nước chúng ta đang gặp rắc rối to”. Trong suốt chiến dịch tranh cử và thậm chí sau khi đắc cử, Trump cũng nhắc đi nhắc lại ông sẽ cho Trung Quốc nếm đòn.

Ngay khi vào Nhà trắng, một trong những việc Trump làm là xóa sổ TPP (Trans-Pacific Partnership). “Việc thông qua TPP quan trọng với tôi như có thêm một hàng không mẫu hạm vậy” – (cựu) Bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter từng nói. TPP là bản thiết kế mà báo chí Trung Quốc từng chỉ trích quyết liệt. Khi bỏ TPP, Trump đã có sẵn một kịch bản đối phó thay thế, hay Trump chỉ đơn giản muốn xóa dấu vết di sản Obama? Nhiều người ủng hộ tin rằng Trump có cách “cắt cổ rồng” mà không cần con dao TPP. Bất luận thế nào, Trump đã khiến nhiều đồng minh châu Á hụt hẫng (dù điều này không hoàn toàn bất ngờ).

Một số nước trong thực tế đã lường trước và chọn con đường nhích gần với Trung Quốc hơn là đặt “niềm tin” vào sự bất định của một người bất định. Vài nước bắt đầu cân nhắc tham gia RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) mà Bắc Kinh đang hối hả xây dựng. RCEP là mô hình 10 nước ASEAN cộng thêm 6 nước khác trong đó có Úc, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và tất nhiên Trung Quốc. Joshua Kurlantzick, chuyên gia Đông Nam Á thuộc Hội đồng đối ngoại Hoa Kỳ, từng viết: “RCEP, vốn nhắm đến việc loại trừ Mỹ, sẽ giúp Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn để thiết dựng các luật chơi lẫn quy tắc thương mại” (Nikkei Asian Review 10-2-2017).

Trong bản ghi nhớ trước khi rời vị trí Đại diện thương mại của Nội các Obama, Michael Froman cảnh báo: việc vứt bỏ TPP “sẽ là mất mát của chúng ta và là ưu thế giành được của Trung Quốc”, vì RCEP “sẽ không bảo vệ lao động lẫn môi trường; sẽ không đảm bảo tự do internet; sẽ không bảo vệ bản quyền khỏi các vụ làm giả, đánh cắp, vi phạm; và sẽ không áp đặt được kỷ luật nhằm kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước” (obamawhitehouse.archives.gov; 5-1-2017). Sự hình thành RCEP dường như rõ dần. Ngày 24-1-2017, Thủ tướng Malaysia giục các bên đàm phán nhanh chóng thỏa thuận thành lập RCEP (Newsweek 31-1-2017). Đây có thể xem là động thái phản ứng của Malaysia đối với chính phủ Mỹ mới.

Vấn đề không chỉ là TPP. Từng cáo buộc gay gắt chính sách đối ngoại mềm yếu của Obama khiến niềm tin đồng minh dành cho Mỹ bị xói lở nhưng Trump đang tạo ra một cuộc khủng hoảng niềm tin thật sự. Kể từ sau thời Chiến tranh lạnh, chưa bao giờ phản ứng thế giới đối với Washington gay gắt như lần này, thậm chí nghiêm trọng hơn nhiều lần so với thời George W. Bush. Chỉ sau hai tuần Trump gây bão táp với sắc luật nhập cư, Quốc hội Anh đã đề nghị cấm nguyên thủ Mỹ đến phát biểu trước Hạ viện. Một triệu người Anh cũng ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Trump “biến đi” (sod off), trước lời mời Trump kinh lý Anh của Thủ tướng Theresa May.

“Chúng tôi luôn nói rằng Mỹ là người bạn tốt nhất” – Jeroen Dijsselbloem, chủ tịch Eurogroup trả lời phỏng vấn New York Times (số 30-1-2017) – “Nếu điều này không còn đúng nữa, nếu điều này là những gì chúng tôi cần hiểu từ Donald Trump, thì dĩ nhiên châu Âu sẽ tìm bạn mới. Trung Quốc là một ứng cử viên rất mạnh cho điều đó… Nếu đẩy bạn bè ra xa, bạn đừng ngạc nhiên nếu bằng hữu đi tìm bạn mới” (New York Magazine 6-2-2017).

Trở lại vấn đề Trung Quốc. Trump có một dàn cố vấn sừng sỏ chuyên về Trung Quốc (điều này đã được nhắc đến trước khi Trump vào Nhà trắng). Đọc những quyển sách họ viết không thể không khâm phục sự uyên bác kiến thức lẫn hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc của họ. Đọc họ cũng thấy rằng quan hệ Trung Quốc và Mỹ phức tạp hơn nhiều lần so với những võ đoán vô căn cứ dựa vào vài phát biểu giật gân. Như được kể trong “The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower” (Michael Pillsbury), Trung Quốc cũng có những ban bệ chuyên nghiên cứu Mỹ. Trung Quốc hiểu Mỹ cũng ngang bằng Mỹ hiểu Trung Quốc. Nếu chỉ đánh họ bằng “võ mồm”, Trung Quốc – chuyên gia “chơi chữ bẩn” – có thể “đánh” giỏi hơn gấp nhiều lần.

James McGregor (nhà báo Mỹ từng sống ở Trung Quốc hơn 25 năm) viết trên Foreign Policy (3-2-2017): “Như Trump, họ (Trung Quốc) cũng tạo ra và lặp đi lặp lại những “dữ kiện có thể thay đổi” cho đến khi chúng được xem là sự thật. Như Trump, họ không chấp nhận sự thóa mạ hoặc khinh bỉ mà không trả đòn lại. Dù vậy, không như Trump, sự trả đũa của Trung Quốc không phải là một tin tweet hằn học lúc 6g sáng mà là một phản hồi được nghiên cứu kỹ, có chọn lựa mục tiêu cẩn thận, để tung ra cú trừng phạt cao nhất”.

Trong “The Hundred-Year Marathon”, tác giả Michael Pillsbury gần như dành cả quyển sách để phân tích về chữ “thời” (“shi”) trong lịch sử chính trị Trung Quốc lẫn mối tương quan đối ngoại thời hiện đại. “Thời”, với ý nghĩa bao quát về thời gian, thời cơ, cơ hội…, là một từ mà Trung Quốc là bậc thầy sử dụng. Để đánh Trung Quốc, phải biết họ xài chữ “thời” nào ở giai đoạn nào. Và để “cắt cổ rồng”, chữ “thời” còn phải được hiểu là nắm bắt “thời cơ” xây dựng đồng minh; và đặc biệt, không bao giờ tự mình tạo ra “thời” cho đối phương. Thật “không may” là “sự kiện nhập cư” đã khiến Mỹ bị đẩy vào một sự hỗn loạn nội bộ cực độ. Chữ “thời” của Mỹ mất, trong khi Trung Quốc tự khắc có được một chữ “thời”, như thể được “thiên sứ” bất định nào đó trao cho một cách bất ngờ. Bao lâu mà Washington còn lao vào cuộc chiến pháp lý của mình thì Trung Quốc càng có nhiều “biên độ” thời gian để củng cố tham vọng “100 năm” của họ.

“Make China great again” – David Leonhardt viết trên New York Times (31-1-2017). Hàng tít tương tự xuất hiện trên The Guardian (3-2-2017), trên The Straits Times (26-1-2017), trên Bloomberg (25-1-2017), trên South China Morning Post (14-12-2016)… Có thể những bài báo này viết hơi quá. Vì Trump, như được miêu tả, có một ban cố vấn tài giỏi chuyên về Trung Quốc. Với kiến thức và bề dày kinh nghiệm, họ có thể giúp xây dựng nên những kịch bản kiềm hãm Trung Quốc. Vấn đề là: Trump có nghe họ không, hay Trump có sẵn “kế hoạch” riêng để tự mình “giao dịch”?

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »


Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn từ chức

14/02/2017
.
Image
Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn phát biểu trong một cuộc họp báo hàng ngày tại Tòa Bạch Ốc, ở Washington, ngày 1 tháng 2, 2017.

Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đã từ chức sau khi có những tin tức cho hay ông đã lừa dối những quan chức trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump về mối quan hệ của mình với đại sứ Nga tại Mỹ.


Việc ông Flynn từ chức chưa đầy một tháng sau khi chính quyền ông Trump lên nắm quyền cho thấy sự xáo trộn xảy ra vô cùng sớm trong đội ngũ cố vấn cao cấp của Tổng thống. Ông Flynn là người ủng hộ trung thành của ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, nhưng mối quan hệ của ông với Nga đã khiến những trợ lý cao cấp khác lo ngại.

Ông Flynn lúc đầu nói với những cố vấn của ông Trump rằng ông không bàn bạc với đại sứ Nga về những biện pháp chế tài mà Tổng thống Obama đã áp đặt lên Nga vì sự can dự của nước này trong cuộc bầu cử tổng thống trong quá trình chuyển tiếp quyền lực. Phó Tổng thống Mike Pence, dường như dựa trên thông tin mà ông Flynn cung cấp, đã đứng ra bảo đảm uy tín cho ông Flynn.

Ông Flynn sau đó nói với các quan chức Tòa Bạch Ốc rằng ông có thể đã thảo luận về những biện pháp chế tài đó.

Trước khi ông Flynn từ chức tin tức cho hay Bộ Tư pháp đã cảnh báo chính quyền Trump về những liên lạc của ông Flynn với Nga.

Những nguồn tin nắm rõ tình hình cho báo The Washington Post và The New York Times biết rằng Bộ Tư pháp đã nói với chính quyền rằng những gì Tòa Bạch Ốc đang nói công khai về những liên lạc của ông Flynn và sự thật về chuyện gì đã xảy ra là không trùng khớp.

Một người nói rằng Bộ Tư pháp lo ngại ông Flynn có thể lâm vào thế bị phơi bày bí mật.

Một quan chức chính quyền Trump nói rằng Tòa Bạch Ốc đã biết về cảnh báo này của Bộ Tư pháp từ "mấy tuần nay." Quan chức này không nói liệu Tổng thống có được báo cáo về vấn đề này hay không.

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

TT Trump bắt đầu ‘nếm’ thực tế
trong chính sách đối ngoại


Image
Tổng Thống Donald Trump.
(Hình: Mark Wilson/Getty Images)

Người ta đã có thể bắt đầu hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại của Tổng Thống Donald Trump sau hơn hai tuần nhậm chức, và chắc chắn là không giống như dự đoán qua những gì ông từng nói trước kia.

Sụ kiện đó là tự nhiên, vì từ trước đến nay, tầm nhìn của tất cả các tổng thống Mỹ khi vào Tòa Bạch Ốc đều khác những gì nghĩ hay nói trong thời gian tranh cử. Ông Trump không thoát ra ngoài quy luật ấy, thể hiện bằng sự sửa đổi và uyển chuyển trong một số chủ trương đối ngoại.

Thoạt đầu, hành động để chứng tỏ ý chí chuyển đổi hoàn toàn thực trạng và trật tự nước Mỹ, như lời hứa khi tranh cử, ông Trump đã có một số quyết định cùng hành động gây ra rắc rối hơn là đạt tới kết quả. Đó là vụ tổng thống Mexico hủy bỏ chuyến thăm Tòa Bạch Ốc đã dự định và sắc lệnh hạn chế nhập cảnh Mỹ bị tòa kháng án phán quyết tạm ngưng thi hành.

Qua tuần lễ thứ nhì, Tổng Thống Trump có những thay đổi trong chính sách ngoại giao. Dấu hiệu quan trọng nhất về sự rời khỏi chủ trương cô lập hóa và cứng rắn là việc ông Trump đấu dịu với ông Tập Cận Bình và khẳng định Mỹ duy trì chính sách “Một Trung Quốc.”

Một tín hiệu đáng chú ý khác là ông Trump cũng thay đổi thái độ đối với Israel. Ban đầu, ông tỏ ra là người mạnh mẽ bênh vực Thủ Tướng Benjamin Netanyahu trong các vấn đề thành lập những khu định cư của dân Do Thái và chuyển tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem.

Nhưng bây giờ, ông Trump nhắc nhở Israel là việc phát triển những khu định cư “không đóng góp cho tiến trình hòa bình.” Ông cùng các cố vấn quan tâm đến ý kiến của các nhà lãnh đạo Ả Rập như Jordan, Saudi Arabia, và có vẻ quay trở về đường lối của các tổng thống tiền nhiệm từ Bill Clinton qua George W. Bush đến Barack Obama.

Không như lời ông Trump đã tuyên bố trong thời gian tranh cử là sẽ xóa bỏ thỏa hiệp nguyên tử mà chính quyền Obama và các cường quốc đã ký kết với Iran, các cố vấn Tòa Bạch Ốc nói với bà Federica Mogherini, phó chủ tịch kiêm ủy viên đối ngoại/an ninh Liên Âu, là Mỹ có thể vẫn hoàn toàn tôn trọng thỏa hiệp.

Những cuộc hội đàm của ông Trump với Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật và Thủ Tướng Justin Trudeau của Canada cũng cho thấy ông Trump hiểu rằng nước Mỹ ở trong thế cần đến các đồng minh, chứ không dễ dàng đòi hỏi Âu Châu và Nhật “phải chịu chia phí tổn nếu muốn duy trì các hiệp ước liên phòng thủ.”

Khi chưa nhậm chức, hồi Tháng Mười Hai năm ngoái, cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, gây sôi nổi trong dư luận thế giới. Người ta dự đoán Mỹ thay đổi chính sách, cúng rắn với Trung Quốc và thậm chí có thể sẵn sàng đi đến chiến tranh như sự mong đợi của một số phần tử diều hâu hiếu chiến. Tất cả những suy đoán ấy hầu như đã bỏ qua thực tế về vai trò của Trung Quốc đối với nước Mỹ trong mối quan hệ chính trị, kinh tế và quốc tế.

Cuộc điện đàm hôm Thứ Năm tuần trước do Tổng Thống Donald Trump chủ động gọi cho Chủ Tịch Tập Cận Bình đã xóa tan lập luận hoang tưởng về thế đối đầu giữa hai cường quốc. Ông Jared Kushner, chồng cô Ivanka Trump, con rể của Tổng Thống Trump, và cũng là cố vấn của ông, là người đã dàn xếp chuyện này, sau khi đến gặp Đại Sứ Thôi Thiên Khải tại tòa đại sứ Trung Quốc ở Washington, DC. Ông Trump khẳng định với ông Tập là nước Mỹ tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” đã thi hành từ 48 năm qua.

Không nên lầm lẫn “chính sách Một Trung Quốc” và “nguyên tắc Một Trung Quốc” của chính quyền Cộng Sản. Theo Bắc Kinh, Trung Quốc là một đất nước thống nhất về lãnh thổ bao gồm lục địa, đảo Đài Loan chỉ là một tỉnh còn do “những phần tử phản động” kiểm soát từ năm 1949. Họ không bao giờ thừa nhận nhà cầm quyền Đài Loan là một chính phủ.

Về mặt công pháp quốc tế và ngoại giao, các quốc gia trên thế giới chỉ công nhận có một chính quyền hợp pháp của Trung Quốc – hoặc là chính quyền ở Bắc Kinh của Cộng Sản hoặc là chính quyền ở Đài Bắc của Đài Loan. Từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Mỹ chỉ công nhận chính quyền Đài Loan, không công nhận chính quyền Cộng Sản, và bằng quyền phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngăn cản không cho Trung Quốc trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc.

Chính quyền Tổng Thống Richard Nixon ký kết thông cáo chung Thượng Hải năm 1972, nhìn nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng không thay đổi chính sách. Tới năm 1979, Tổng Thống Jimmy Carter cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chỉ công nhận một nước là Trung Quốc.

Chính sách ấy có nhiều điểm mập mờ, tuy nhiên, được minh định rằng Đài Loan không là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc không có chủ quyền ở Đài Loan, và Mỹ “thừa nhận” chính sách “Một Trung Quốc” đối với cả hai phía bên eo biển Đài Loan. Do Mỹ chỉ bang giao chính thức với Bắc Kinh nên không có tòa đại sứ ở Đài Loan, liên lạc ngoại giao với đảo quốc này chỉ là qua các phái bộ liên lạc.

Sau cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn, Tổng Thống Tân Cử Donald Trump lúc đó nói là “sẽ thương thuyết về vấn đề Trung Quốc và Đài Loan.” Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc khẳng định là sẽ không có thương lượng nào về bất cứ vấn đề gì với Mỹ, nếu Mỹ không tôn trọng điều kiện tiên quyết về chính sách “Một Trung Quốc,” Tổng Thống Trump đã phải đồng ý chấp nhận đấu dịu.

Sự chấp nhận ấy không có nghĩa là chính sách bang giao với Trung Quốc đã được minh định. Còn rất nhiều vấn đề mà Mỹ cần giải quyết với Trung Quốc, bao gồm từ vấn đề kinh tế, tiền tệ, mậu dịch đến chuyện Bắc Hàn, Biển Đông.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Mỹ hay Trung Quốc đều không thể có một lập trường cứng nhắc định sẵn khi phải đối diện với thực tế.



Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
February 14, 2017

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Image

Chất thải Formosa, chất thải Hồ Chí Minh và con người Việt Nam

Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Không dẹp bỏ được chất thải Formosa thì đừng mong dẹp được chất thải Hồ Chí Minh. Cùng lúc, nếu không diệt trừ được chất thải Hồ Chí Minh thì sẽ không bao giờ chấm dứt được hậu họa của các loại chất thải Formosa.

*
Hơn 1000 người tay không chân đất đi suốt con đường Nghệ An-Hà Tĩnh là biểu tượng của khát vọng công lý. Với rừng cờ ngũ sắc trên tay, khẩu hiệu bảo vệ môi trường giương cao, người dân Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ là hình ảnh của những con cá nhất định không chấp nhận số phận sẽ nằm phơi bụng trắng hếu chết trên bờ mà cương quyết bám Nước, vượt vũ môn để hóa rồng.

Họ xuống đường để đứng lên tranh đấu, không những cho quyền lợi chính đáng của họ, mà còn cho toàn thể hơn 90 triệu người dân khác.

Hơn 90 triệu người dân khác nghĩ gì, làm gì, sống ra sao?

Họ nghĩ rằng cuộc sống của họ sẽ luôn luôn tốt đẹp khi các quan chức cầm quyền tuyên bố cá an toàn, biển đã tự sạch? Họ nghĩ rằng những dòng sông luân lưu khắp nơi trên đất nước này vẫn sạch sẽ để nước uống, bữa ăn hàng ngày của họ là không nhiễm độc?

Họ nghĩ rằng thảm họa Formosa đã chấm dứt với số tiền bồi thường 500 triệu đô, với những hứa hẹn của quan chức cộng sản trong việc giải quyết bồi thường và đây chỉ là chuyện của những nạn nhân 4 tỉnh ven biển miền Trung?

Họ nghĩ rằng nếu thật sự Formosa là hiểm họa thì chỉ cần ngồi yên để hưởng thành quả - nếu những người dân kia đứng lên thành công thì thành quả này là thành quả chung; nhưng thất bại và bị đàn áp thì đó là hậu quả dành riêng cho những kẻ không biết "khôn thì sống, dại thì chết"... như ta?

Và họ nếu có quan tâm đủ thì lên mạng viết vài lời khích lệ, làm khán giả vỗ tay hoan hô, hoặc phê bình cách thức tranh đấu chưa đủ mạnh vì thiếu súng ống, gậy gộc... trong khi họ đang ngồi rung đùi, không phải ở một xứ sở xa xôi nào đó, mà ngay trên mảnh đất khốn khổ này?

Ô nhiễm Formosa đã làm hàng trăm ngàn con cá chết. Và chỉ mới xảy ra trong thời gian ngắn. Nhưng chất thải Hồ Chí Minh, chất thải cộng sản được công khai tuôn xả từ ống cống Ba Đình kể từ ngày Hồ Tập Chương khoác áo Hồ Chí Minh cướp chính quyền đã làm cho hàng triệu triệu con người Việt Nam đang sống nhưng như những kẻ chết. Sống trong vô cảm, sống trong thờ ơ, sống trong hèn nhát và sống trong sự tự hủy hoại lương tâm và phẩm giá con người. Hồ Chí Minh, đảng CSVN chính là một loại Formosa xả thải tàn độc gấp ngàn lần những độc tố Phenol, Cyanua, Hydroxit đang lan tràn trên đất, dưới biển, dọc các sông ngòi của đất nước Việt Nam. Chất thải Hồ Chí Minh / CSVN đã và đang lan tràn trên từng tế bào, từng dòng máu, từng ngũ tạng của nhiều thế hệ Việt Nam, được truyền đời từ thế hệ ông bà, đến cha mẹ, đến con cái để con người Việt Nam đa phần nhiễm một chứng bệnh mãn tính: hèn.

Ngày 14 tháng 02 năm 2017, người ta lại chứng kiến hình ảnh máu me, bầm dập của những người dân tay không tấc sắt bị tập đoàn công an còn đảng còn mình thẳng tay đàn áp. Những hình ảnh đó đã trở thành chứng nhân lịch sử cho sự tàn bạo của bạo quyền. Đó là tiếp nối hình ảnh của Trần Thúy Nga, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Chí Tuyến, Gió Lang Thang, Lã Việt Dũng, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Trương Văn Dũng, Trần Minh Nhật, Chu Mạnh Sơn, Lê Đình Lượng, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, LS Lê văn Luân, LS Trần Thu Nam, Trịnh Bá Tư, Trần Bang, Đỗ Đức Hợp, Trần Văn Thắng, Hoàng Mỹ Uyên, Lê Sỹ Bình, Mai Phú Sang, Đinh Đức Long, Đào Nguyên Anh, Huỳnh Thành Phát, Nguyễn Thị Thái Lai, Nguyễn Công Huân, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Linh mục Đặng Hữu Nam, Linh mục Nguyễn Quang Thế, Mai Thị Dung, Trần Ngọc Anh... và rất nhiều người khác. Tội ác của cộng sản không mới, nó chỉ làm dày thêm bản cáo trạng tội ác nghìn chương kéo dài từ ngày Hồ Tập Chương theo lệnh Mao Trạch Đông vượt biên giới để biến VN thành một thứ bên kia biên giới là nhà, bên này biến giới cũng là quê hương của Tàu. Và những người dân Việt bây giờ - mới nhất là những người dân Nghệ An - những giọt máu chảy xuống trên thân thể họ chính là những giọt mực viết tiếp, làm đầy bản cáo trạng tội ác cộng sản.

Lịch sử sẽ ghi công họ. Sẽ ghi công những người thiểu số hôm nay đã chấp nhận những đau đớn, mất mát của riêng mình mà đứng lên tranh đấu. Khoan nói đến những thành quả sau cùng là xóa bỏ độc tài, bất công mà chỉ ngay thành quả trước mắt: ít ra họ chứng tỏ rằng dân tộc vốn có truyền thống bất khuất của hơn 4000 năm lịch sử này còn có những người can đảm. Nếu không thì khó mà phản biện được nếu một người ngoại quốc nào đó phán một câu rằng: toàn thể con người Việt Nam ngày hôm nay chỉ là những con người hèn nhát. Những người đứng lên ngày hôm nay - họ chính là danh dự của dân tộc Việt Nam.

Không dẹp bỏ được chất thải Formosa thì đừng mong dẹp được chất thải Hồ Chí Minh. Cùng lúc, nếu không diệt trừ được chất thải Hồ Chí Minh thì sẽ không bao giờ chấm dứt được hậu họa của các loại chất thải Formosa.

15.02.2017
Vũ Đông Hà

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Thượng, Hạ Viện: Đòi Điều Tra Kỹ Vụ Trump Liên Lạc Với Nga;
FBI: Nga Can Thiệp Giúp Trump Thắng Cử, Điều Tra Nhiều Phụ Tá Của Trump,
Đặc Biệt Vụ Video Sex Của Trump

WASHINGTON - Hôm Thứ Hai, cựu Tướng Michael Flynn từ chức cố vấn an ninh quốc gia vì các tố giác ông đã thảo luận với ĐS Nga về các trừng phạt của Hoa Kỳ trước ngày TT Trump tuyên thệ nhậm chức - qua Thứ Ba, tham vụ báo chí Bạch Ốc Sean Spicer cho hay TT biết có vấn đề từ mấy tuần truớc.

Nhưng, các hô hào điều tra độc lập nhận đuợc phản ứng lạnh nhạt từ chính giới CH.

Báo New York Times đưa tin: các thành viên trong đoàn vận động tranh cử của ứng viên Trump cũng như 1 số phụ tá của TT Trump đã có liên lạc với Moscow từ mấy năm trước – tuy nhiên, những người nói chuyện với NYT xác nhận không thấy bằng chứng về toan tính với Nga để tấn công mạng phá rối phe DC trong thời gian tranh cử.

Cũng như FBI, các ủy ban tình báo của 2 Viện lập pháp đang điều tra.

Cựu Tướng Flynn điện đàm với ĐS Nga từ Tháng 12, khi Moscow đang bị chính quyền Trump trừng phạt về các tố giác tấn công mạng. Ông Flynn có thể đã phạm luật gọi là Logan Act, cấm thường dân làm việc ngoại giao khi chưa là cố vấn an ninh quốc gia. Ban đầu, ông Flynn chối không thảo luận các trừng phạt với ĐS Kislyak – PTT Mike Pence phủ nhận các tố giác vì tin rằng cố vấn Flynn không làm thế. Bạch Ốc đuợc báo động từ ngày 26-1 về các liên lạc của cố vấn Flynn, nhưng ban đầu TT Trump kết luận là ông Flynn không phạm luật. Sau đó, tổ luật sư của Bạch Ốc xem lại, chất vấn ông Flynn và đi đến kết luận như TT, theo lời tham vụ báo chí Spicer – niềm tin cậy dành cho ông Flynn đã mất.

Cố vấn Kellyanne Conway nói “Sau cùng, sự đánh lạc hướng PTT làm cho tình thế trở thành không thể chịu đựng”.

Trong 1 cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng bảo thủ The Daily Caller hôm Thứ Hai và công bố 1 ngày sau, ông Flynn nhận đã “vượt đường ranh giới đỏ”. Ông Flynn đã nói tới vụ trục xuất 35 viên chức ngoại giao Nga, nhưng không là về trừng phạt. Trong đơn từ chức, cố vấn Flynn nhận đã báo cáo không đầy đủ nội dung điện đàm với ĐS Nga.

Chủ tịch ủy ban tình báo Hạ Viện Devin Nunes cho biết ông muốn xem xét các thẩm lậu, và nói: FBI nên giải thích lý do ghi âm các điện đàm của ông Flynn.

Trong khi đó, thành viên cao cấp của đảng DC tại ủy ban tình báo Thượng Viện là nghị sĩ John Cornyn và các đồng viện CH hô hào điều tra các liên lạc của TT Trump với Moscow.

Nghị sĩ John McCain nói: sự từ chức của cố vấn Flynn là chỉ dấu phiền hà về sự không vận hành đúng hướng của bộ máy an ninh quốc gia.

Theo thủ lãnh đa số CH Thượng Viện Mitch McConnell, vì cộng đồng tình báo đã điều tra ảnh hưởng của tấn công mạng quấy rối tổng tuyển cử, không cần tổ chức 1 đoàn điều tra mới.

Dân biểu DC Adam Schiff nói: sự từ chức của cố vấn Flynn không là chấm dứt các nghi vấn về tiếp xúc với Nga. 2 dân biểu DC khác yêu cầu FBI và Bộ tư pháp thuyết trình kín về các hành động của Tuớng Flynn.

Cựu Tướng Flynn từ chức trong lúc các giới chức cao cấp của chính quyền Trump trấn an các đồng minh châu Âu – PTT Mike Pence, bộ trưởng quốc phòng James Mattis và ngoại trưởng Rex Tillerson sắp đi châu Âu. Trước hết, cựu Tướng Mattis gặp gỡ các viên chức đồng cấp NATO ở Brussels trong ngày Thứ Tư.

Ngoài ra một bản tin khác của báo New York Times hôm Thứ Tư cho biết hồ sơ điện thoại và những cú gọi được nghe lén cho thấy rằng các thành viên của ban vận động tổng thống năm 2016 của ông Trump và những cộng sự viên của ông đã liên tục liên hệ với các viên chức tình báo cao cấp Nga trong năm trước bầu cử, theo 4 viên chức Mỹ hiện đang làm việc và về hưu cho biết.

Các nhân viên thi hành luật pháp và tình báo Mỹ đã nghe lén các cuộc trao đổi cùng lúc họ phát hiện chứng cứ rằng Nga đang cố phá cuộc bầu cử tổng thống bằng tin tặc xâm nhập vào Ủy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ, theo 3 viên chức cho biết. Các nhân viên tình báo cũng tìm hiểu xem ban vận động của Trump có thông đồng với các viên chức Nga trong việc tin tặc hay các nỗ lực tạo ảnh hưởng cuộc bầu cử.

Các viên chức được phỏng vấn trong vài tuần nay nói rằng, cho đến nay, họ không thấy có bằng chứng của sự hợp tác như thế.

Trong một phần của cuộc điều tra, FBI đã lấy được các hồ sơ ngân hàng và du hành và đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn, theo các viên chức cho biết.

Một phúc trình từ các nhân viên tình báo Mỹ được công bố trong tháng 1 kết luận rằng chính quyền Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử một phần để giúp ông Trump, nhưng không cho biết có bất cứ thành viên nào của ban vận động của Trump đã can dự vào trong nỗ lực này không.

Các cú điện thoại bị theo dõi khác với các cuộc nói chuyện được thu băng trong năm ngoái giữa ông Michael T. Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, và Sergey I. Kislyak, đại sứ Nga tại Hoa Kỳ. Trong các cú gọi đó, mà dẫn tới việc từ chức của ông Flynn vào tối Thứ Hai, cả hai người đàn ông đểu nói về các trừng phạt mà chính phủ Obama đặt ra cho Nga hồi tháng 12.

Trong khi đó một phần của cuộc điều tra, FBI cũng đang cố nắm được sự tin tưởng của thông tin được chứa trong hồ sơ được trao cho FBI hồi năm ngoái bởi cựu điệp viên Anh. Hồ sơ này chứa đựng nhiều cáo buộc về một âm mưu lớn giữa ông Trump, các cộng sự của ông và chính quyền Nga. Hồ sơ cũng gồm các tuyên bố không căn cứ rằng người Nga đã có các băng videos xấu hổ mà có thể được dùng để đe dọa ông Trump.

FBI đã mất nhiều tháng để điều tra các thẩm lậu trong hồ sơ, nhưng vẫn chưa khẳng định bất cứ điều gì của các tuyên bố gây nổ nhất.

Các nhân viên cao cấp của FBI tin rằng cựu điệp viên Anh là người đã biên tập hồ sơ có tên Christopher Steele, có hồ sơ theo dõi đáng tin cậy, và ông ấy đã giới thiệu tóm tắc với các điều tra viên hồi năm ngoái về cách nào ông lấy được thông tin. Một viên chức chấp pháp Mỹ nói rằng các nhân viên FBI đã thực hiện cuộc tiếp xúc với một vài nguồn thông tin của ông Steele.

Trong khi đó một bản tin khác cho biết Phó Đô Đốc Harward được đề cử thay thế ông Flynn. Bản tin viết như sau.

WASHINGTON - 2 viên chức thạo tin tiết lộ: Bạch Ốc đề nghị phó đô đốc Robert Harward nhận trọng trách cố vấn an ninh quốc gia – chưa rõ ông đã nhận lời hay chưa.

Bạch Ốc không bình luận về ứng viên thay thế cố vấn Michael Plynn đã từ chức hôm Thứ Hai.

Ông Harward là cư dân tiểu bang Rhode Islands, đi học tại Tehran trước ngày bùng nổ cách mạng Hồi Giáo 1979, từng là tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm (phụ trách Afghanistan và Trung đông), cựu thành viên HĐ an ninh quốc gia dưới triều TT Bush, có kinh nghiệm về hành quân đặc biệt của SEAL.

Cựu phó đô đốc Harward đang giúp việc nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin, chịu trách nhiệm thị trường UAE tại Trung Đông.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Nga mô tả các tin tức của truyền thông Hoa Kỳ về tiếp xúc với tình báo Nga của các thành viên trong đoàn vận động tranh cử của ứng viên Donald Trump là vô căn cứ.

Tin của New York Times làm tăng các quan ngại về vai trò của Nga trong tổng tuyển cử Tháng 11 tại Hoa Kỳ và cộng đồng tình báo Hoa Kỳ tố cáo tin tặc Nga tấn công mạng, nhận lệnh từ cấp cao, giúp ông Trump thắng.

Hôm thứ Ba, NYT dẫn 4 nguồn tin từ viên chức và cựu viên chức rằng cố vấn tranh cử và cố vấn Bạch Ốc tiếp xúc viên chức Moscow từ 1 năm trước bầu cử.

Tham vụ báo chí Dmitry Peskov tuyên bố hôm Thứ Tư “Chớ tin vào những thông tin ẩn danh – đó là tin báo chí không đặt căn bản trên sự kiện thực tế”.

Trong 1 bình luận hiếm hoi, tình báo Nga loan báo qua thông tấn Tass: tin ấy gồm những tố giác không thực chất.

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Xu thế chính trị trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay

Lê Anh Hùng
22-2-2017

Image
Tư liệu- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP

Thoả hiệp cơ hội của ông Trương Tấn Sang


Trong bài “Phe cấp tiến trong Đảng CSVN từng trỗi dậy ngoạn mục như thế nào?”, tôi đã trình bày về việc phe cấp tiến trong đảng từng hai lần trỗi dậy rất mạnh mẽ, thậm chí lấn át phe bảo thủ. Lần thứ nhất là từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2009, và lần thứ hai là từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2013.

Tình hình bắt đầu thay đổi ngay trước chuyến thăm Trung Quốc đột ngột của Chủ tịch Việt Nam từ ngày 19 đến 21/6/2013. Ngày 13/6/2013, blogger/nhà văn Phạm Viết Đào, một tiếng nói chống Trung Quốc mạnh mẽ ở quốc nội, bị bắt khẩn cấp. Vụ bắt bớ này diễn ra hợp logic với tư thế của ông Trương Tấn Sang trong chuyến thăm cũng như những nội dung tai hại trong bản Tuyên bố chung Việt – Trung ngày 21/6/2013: Trương Tấn Sang đã quy phục Trung Quốc, ông ta đã lộ rõ là một nhân vật cơ hội, hầu mong được Bắc Kinh “chuẩn thuận” cho tiếp quản chiếc ghế Tổng Bí thư tại Đại hội XII.

Sau khi ông Trương Tấn Sang thoả hiệp với phe bảo thủ, phong trào đấu tranh, kể cả các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, bắt đầu bị trấn áp khốc liệt. Những nhân vật nổi trội như nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, blogger Anh Ba Sàm… lần lượt bị bắt giam và kết án tù, với những cáo buộc mơ hồ, lố bịch.

Bối cảnh phức tạp sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang

Việc ông Trương Tấn Sang quy thuận Trung Quốc, trở thành ứng cử viên số 1 để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XII, đồng nghĩa với việc một ứng cử viên hàng đầu khác là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang bị gạt ra ngoài. Thông qua bộ máy an ninh dưới quyền, ông Trần Đại Quang nắm được bằng chứng phạm tội (phản quốc) của ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Tấn Sang để kiểm soát họ, nhưng ông ta lại không thể làm điều tương tự với ông Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật mà sau khi ông Trương Tấn Sang “sập bẫy” và bị “lật kèo”, với sự hậu thuẫn hết mình của Bắc Kinh, dần dần trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi vị Tổng Bí thư. Trước tình thế đó, tôi (cùng vợ là Lê Thị Phương Anh) tiếp tục tố cáo tội ác của liên minh Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng – Nông Đức Mạnh và cả hai thế lực che chắn cho họ là Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Vụ tố cáo ấy là vũ khí duy nhất để ông Trần Đại Quang ngăn chặn ông Nguyễn Tấn Dũng cạnh tranh với mình vào chiếc ghế Tổng Bí thư. (Tôi đã gửi đơn thư tố cáo mới cho ĐBQH Dương Trung Quốc từ ngày 16/9/2013.)

Khi bị Công an Đồng Nai bắt giữ trái phép ngày 15/5/2014, cô Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ tố cáo, người từng nằm trong đường dây ma tuý của ông Hoàng Trung Hải, đã khai ra vai trò của ông Trần Đại Quang rồi bị ép buộc phủ nhận vụ tố cáo. Dù vậy, đến nay ĐBQH Dương Trung Quốc vẫn chưa hồi âm cho tôi về đơn thư ngày 16/9/2013, bởi nhà chức trách vẫn chưa trả lời ông. (Tất cả những lời khai của cô Lê Thị Phương Anh liên quan đến tôi, dưới sự đe doạ của công an, đều mới chỉ là lời khai một chiều, điều mà ngay sau khi ra tù cô đã công khai lên tiếng trên truyền thông quốc tế.) Nhờ vụ tố cáo đó cùng loạt bài vạch trần cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng của tôi trên trang mạng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và Bauxite Việt Nam, ông Trần Đại Quang đã thuyết phục được phần lớn các vị uỷ viên Bộ Chính trị ngăn chặn thành công hiểm hoạ bắc thuộc mang tên Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, do chưa đủ uy tín trong khi vẫn còn khoác trên người bộ sắc phục công an nên ông Trần Đại Quang buộc phải chấp nhận “giải pháp quá độ” Nguyễn Phú Trọng để loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ngăn chặn được hiểm hoạ Nguyễn Tấn Dũng nhưng ông Trần Đại Quang vẫn phải thoả hiệp với PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người nắm trong tay bằng chứng phạm tội của một loạt lãnh đạo chóp bu (những quả bom đủ mạnh khiến chế độ sụp đổ): cựu TBT Nông Đức Mạnh và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (như tôi đã tố cáo từ ngày 21/4/2008) cùng TBT Nguyễn Phú Trọng và cựu CTN Trương Tấn Sang (như tôi đã công bố trong “Tài liệu tố cáo Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang bán nước” ngày 1/7/2015). Trước thềm Đại hội XII, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã nhiều lần “công cán” cùng Hoàng Trung Hải trong bối cảnh vụ tố cáo nhằm vào ông ta vẫn chưa được giải quyết đúng pháp luật. Điều này đã góp phần quan trọng để Hoàng Trung Hải đường hoàng vào Bộ Chính trị tại Đại hội XII.

Do ông Trần Đại Quang thoả hiệp với Hoàng Trung Hải nên thứ “bảo bối” mà trước kia ông từng dùng để kiềm toả ông Nguyễn Phú Trọng (dẫn đến chuyến công du Mỹ lần đầu tiên của một Tổng Bí thư ĐCSVN) không còn “công hiệu” như thời ông còn là Bộ trưởng Công an, nhất là khi ông đã an toạ trên chiếc ghế “dưới một người trên muôn người”. Điều này giải thích tại sao ngày 17/8/2016, Ban Bí thư mới ra thông báo về việc không xem xét điều chỉnh tuổi đảng viên mà chỉ căn cứ hồ sơ gốc, thay vì thời điểm trước Đại hội XII. Đây được cho là “đòn hiểm” nhằm vào ông Trần Đại Quang. Cơ hội thay thế ông Nguyễn Phú Trọng của ông Trần Đại Quang, vốn hết sức sáng sủa ngay sau Đại hội XII, thực sự bị đặt dấu hỏi.

Lập trường chính trị của các lãnh đạo chóp bu hiện nay

Bây giờ chúng ta sẽ đánh giá lập trường chính trị của những nhà lãnh đạo đang đặt dấu ấn lớn nhất lên tiến trình đất nước.

1) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

Ngoài “điểm sáng” duy nhất là bài phát biểu ngày 19/10/2011 (dưới sự thúc bách của phe nhóm Trương Tấn Sang), ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật luôn nhất quán với lập trường bảo thủ, thân Tàu, đồng thời là vật cản lớn nhất cho khát vọng “thoát Trung” và cải cách thể chế của đất nước. Qua chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 12 – 15/1/2017, quyết tâm biến Việt Nam thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc” của ông ta xem ra lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thậm chí, sau chuyến công du này, trong dư luận còn có tin là Bắc Kinh đã chỉ đạo ông Nguyễn Phú Trọng đưa Hoàng Trung Hải lên ngôi vị Tổng Bí thư.

2) Chủ tịch nước Trần Đại Quang:

Bắt đầu từ cuối năm 2014, sân khấu chính trị Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện nổi bật của một nhân vật đặc biệt – Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Điều này càng thể hiện rõ sau chuyến thăm Mỹ của ông vào tháng 3/2015, mà dư luận coi là chuyến đi khai thông cho chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015. Sau chuyến công du dài ngày và tiếp xúc với nhiều giới chức Mỹ, ông Trần Đại Quang nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Tổng Bí thư khoá XII. Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục tại vị, nhưng với “hành trang” kể trên, không ít người vẫn kỳ vọng ông Trần Đại Quang sẽ là thủ lĩnh của phe cấp tiến, thân Mỹ trong bộ máy, thúc đẩy công cuộc “thoát Trung” và cải cách, như những gì mà hai vị Chủ tịch nước tiền nhiệm đã từng làm. Song đáng tiếc là ông vẫn chưa thể hiện được gì nhiều. Và càng đặt hy vọng vào ông sau chuyến thăm Mỹ bao nhiêu thì người ta lại càng thất vọng bấy nhiêu khi chứng kiến Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải (một người Hán trá hình chui sâu leo cao trong bộ máy và gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ cho đất nước, mà Formosa Hà Tĩnh mới chỉ là phần nổi của tảng băng) đi cùng Chủ tịch nước trong chuyến thăm Cuba rồi sang Peru dự hội nghị thượng đỉnh APEC từ ngày 15 – 20/11/2016. Ngoài ra, với tầm nhìn của một nhà lãnh đạo xuất thân từ ngành công an, người ta có lý do để nghi ngờ khả năng của ông khi dẫn dắt cuộc chơi “hai trong một” mang tên “thoát Trung” và “cải cách thể chế”. Dù vậy, việc sắm vai một “Thein Sein Việt Nam” khi đất nước chuyển tiếp sang chính thể dân chủ xem ra không vượt quá khả năng của ông. Quan trọng hơn, đây là điều mà dường như không ai khác làm được trong giai đoạn quyết định hiện nay.

3) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc từng là đối tượng đả kích số 1 của Chân Dung Quyền Lực, một blog được cho là do ông Nguyễn Tấn Dũng lập ra để đánh bóng bản thân và tấn công đối thủ. Vì thế, có thể khẳng định ông chưa bị Bắc Kinh khống chế và thao túng như người tiền nhiệm. Điều này phần nào thể hiện qua kết quả 9 tháng điều hành nền kinh tế của tân Thủ tướng, trong bối cảnh chuyến thăm Trung Quốc của ông từ ngày 10 – 15/9/2016 vẫn gây nhiều quan ngại, cũng như hình ảnh ông lọ mọ đến Quảng Ninh để tiếp Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây sang “giao lưu” với 4 tỉnh biên giới của Việt Nam ngày 10/2 vừa qua.

Mặc dù là người đang kêu gọi tiến hành cải cách khá mạnh mẽ, nhưng với một nhân vật từng chỉ đạo xử lý blogger Nguyễn Xuân Diện hồi năm 2012, người ta có lý do chính đáng để hoài nghi mức độ triệt để của những cải cách đó, và càng khó có thể coi ông là thủ lĩnh mới của phe cấp tiến, trừ phi ông đủ bản lĩnh và thực sự có tâm với đất nước.

4) Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

Trong số 4 vị “tứ trụ triều đình” thì bà Chủ tịch Quốc hội là người để lại ít ấn tượng nhất. Người ta bàn tán nhiều nhất về bà là hình ảnh bà hướng dẫn Tổng thống Mỹ Obama đến thăm “Ao cá Bác Hồ” và câu phát ngôn “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng họ đã làm gì cho đất nước?”. Chiếc áo Chủ tịch Quốc hội xem ra đã quá rộng đối với bà thì dĩ nhiên bà sẽ tìm mọi cách để duy trì cái hệ thống đã đưa bà lên địa vị hiện tại.

5) Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh

Dường như tất cả những “phẩm chất” bảo thủ, giáo điều và thân Tàu của TBT Nguyễn Phú Trọng đều chảy trong huyết quản của cựu Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, người từng lạnh lùng tuyên bố “Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng” ngay trước thềm Đại hội XI. Ông Nguyễn Phú Trọng vì vậy đang tìm cách để đưa ông ta vào vị trí lèo lái con thuyền đất nước hòng kế tục “sự nghiệp Hán hoá Việt Nam” của mình.

Tóm lại, sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang tháng 6/2013, chính trường Việt Nam gần như không còn tồn tại phe cấp tiến, lực lượng thúc đẩy tiến trình “thoát Trung” và cải cách thể chế. Tuy vẫn tồn tại những nhân vật có xu hướng cải cách song họ lại thiếu một thủ lĩnh xứng tầm, để được coi là một phe nhóm đối trọng với phe bảo thủ, thân Tàu trong hệ thống, thúc đẩy công cuộc dân chủ hoá xã hội và hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh dân chủ.

Ngoài ra, cần lưu ý là cả ông Nguyễn Minh Triết và ông Trương Tấn Sang đều chủ trương “thoát Trung” và thúc đẩy cải cách khi họ là Chủ tịch nước, vị trí ít quyền hành thực tế nhất trong “tứ trụ”. Để đạt được vị thế quyền lực lớn hơn, họ sẵn sàng thoả hiệp với phe bảo thủ, thậm chí với Trung Quốc, hầu kéo dài sự tồn tại của chế độ buôn dân bán nước trên dải đất hình chữ S. Thời gian sẽ trả lời là liệu kịch bản này có lặp lại với vị Chủ tịch nước đương nhiệm hay không. Đặc biệt, việc ông Trần Đại Quang thoả hiệp với Hoàng Trung Hải cho thấy “con ngựa thành Troy” này vẫn tiếp tục chi phối hậu trường chính trị Việt Nam.

Để đưa nước nhà thoát khỏi cuộc khủng hoảng về chính trị – kinh tế – xã hội lớn nhất suốt 30 năm qua trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng bộc lộ cuồng vọng bá quyền, thách thức ngôi vị bá chủ của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương, cải tổ hệ thống là đòi hỏi tất yếu và vô cùng cấp thiết. Những gì trên đây, do vậy, đang thực sự phủ bóng đen lên tương lai đất nước.

Post Reply