Đời Sống Quanh Ta
Hư Gan
Bs Hồ Ngọc Minh
Theo giấy khai tử chính thức của ca nhạc sĩ George Michael, ông ta chết vì bị suy tim và gan bị nhiễm mỡ (fatty liver).
Gan nhiễm mỡ là một trong những lý do làm cho lá gan bị suy yếu. Trong các cơ phận nội tạng, lá gan là bộ phận khó hư hao nhất vì khả năng hồi phục rất cao. Khi lá gan khỏe mạnh, nó giúp lọc bỏ chất độc trong máu, sản xuất một số men gan giúp cho việc tiêu hoá, biến chế thuốc men, và chống lại nhiễm trùng… Có thể nói, lá gan xem như một người hùng Superman, “Die Hard” vì rất khó bị hư hại. Lá gan chỉ bị “quỵ” khi nào sự hư hao quá lớn và không thể tự tái tạo hay sữa chữa được nữa. Một khi gan bị hư, tính mạng sẽ ở trong tình trạng khẩn cấp. Đa số trường hợp, lá gan bị suy yếu từ từ qua nhiều năm tháng. Tuy nhiên, một vài trường hợp hiếm hoi, lá gan có thể bị suy yếu cấp kỳ trong vòng 48 tiếng, và khó biết kịp thời.
Ngoài lý do gan bị nhiễm mỡ, gan có thể bị suy yếu kinh niên vì:
Viêm gan B: Tỉ số bị viêm gan B trong cộng đồng người Việt được ước tính vào khoảng 20%.
Viêm gan C: Khoảng 30% người viêm gan C mãn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Đây là loại siêu vi được giới chuyên môn xem là “sát thủ thầm lặng”. Người bệnh có thể mang virus tới vài chục năm cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan thì mới biết mình mắc bệnh.
Xơ gan (Cirrhosis): Các tế bào gan bị xơ cứng.
Ung thư gan
Nghiện rượu, nghiện các loại thuốc ma tuý.
Bệnh tăng lượng chất sắt trong máu (Hemochromatosis, là một bệnh di truyền, cơ thể hấp thụ và chứa quá nhiều chất sắt.)
Ăn uống bất cẩn.
Hư gan cấp tính cũng có thể xảy ra vì:
Ngộ độc thuốc giảm đau Acetaminophen (Tylenol)
Viêm gan cấp tính, các loại viêm gan A, B, C nhất là trong trẻ em, khi mới bị nhiễm siêu vi lần đầu.
Phản ứng phụ của thuốc, kể cả thuốc dược thảo.
Ăn phải nấm độc.
Các triệu chứng báo trước khi lá gan bị suy yếu:
Bị mệt mỏi. Đây là triệu chứng thông thường nhất cho các trường hợp hư gan nặng hay nhẹ. Bệnh nhân cảm thấy mệt về cả thể xác lẫn tâm thần. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng là triệu chứng chung cho nhiều bệnh khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy tuyến giáp, ung thư… cho nên dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, nên biết thêm các triệu chứng khác, dưới đây.
Vàng da. Màu da và tròng trắng của đôi mắt bị nhiễm sắc vàng khi lá gan không hoạt động bình thường vì không thể lọc và biến hoá chất bilirubin, có nguồn gốc từ những tế bào máu già cỗi bị phân hủy.
Màu phân và nước tiểu bị thay đổi. Nước tiểu sẽ đậm màu hơn trong khi đó phân sẽ mất màu, trắng như vôi hay đất sét.
Bị ngứa ngáy khắp mình vì tăng men gan (liver enzymes).
Bị bầm tím. Người bị hư gan thường bị bầm tím dưới da, hay bị chảy máu dễ dàng. Lá gan sản xuất ra những chất protein làm đông máu, cầm máu chảy khi bị thương tích. Tiểu cầu platelets là những mảnh tế bào nhỏ li ti trong máu có nhiệm vụ làm cho máu đông lại. Người bị hư gan thường có lượng tiểu cầu xuống thấp. Thiếu các chất này, người bệnh sẽ chảy máy không cầm lại được.
Bị phù thủng. Khi gan không làm việc bình thường, trái thận sẽ bị suy theo, kéo theo tình trạng nước bị ứ đọng trong bụng, trong bắp thịt, trong mỡ và dưới da. Vì nước không chạy về tim được, bàn chân, bắp chân sẽ bị sưng phù.
Bị ói mửa, tiêu chảy. Khi lá gan không giải độc được, chất độc sẽ tìm cách thoát ra khỏi cơ thể bằng cách ói ra ở trên, hay tiêu chảy xuống dưới.
Sưng lá lách (spleen). Lá lách là nội tạng nằm ở góc trên, phía trái của bụng, ngay dưới bìa xương sườn lồng ngực. Lá lách cũng có phận sự chống lại nhiễm trùng. Trong cơ thể, ba nội tạng: lá gan, lá lách, và trái thận chia sẻ chung một hệ thống mạch máu. Vì thế khi hư lá gan sẽ làm hư luôn hai bộ phận kia.
Đau bụng. Khi lá gan hư sẽ làm cho các nội tạng khác trong bụng hư theo.
Biếng ăn.
Thật ra gần như 50% trường hợp, bệnh nhân không có một triệu chứng gì rõ rệt cả. Hầu hết chỉ có những triệu chứng rất mơ hồ như mệt mỏi, thiếu năng lực mà thôi. Một khi bệnh nhân đã qua thời kỳ triệu chứng lâm sàng, những hư hại của lá gan đã bước vào thời kỳ nặng. Thí dụ như, cách mạch máu dẫn đến lá gan bị vỡ, chất độc ứ đọng trong máu, trong não, gây ra hôn mê và cuối cùng là tử vong.
Nói riêng về bệnh gan bị nhiễm mỡ, như trong trường hợp ông George Michael, lý do có thể vì nghiện rượu. Một chút mỡ trong lá gan được xem là bình thường, nhưng nếu lượng mỡ chiếm trên 5% sức nặng của lá gan thì kể như đã bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngoài lý do nghiện rượu, gan nhiễm mỡ có thể do các lý do làm cho hư gan như béo phì, cao cholesterol, tiểu đường, viêm gan, phản ứng phụ của thuốc.
Một vài trường hợp hiếm có, sản phụ mang thai cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Người ta vẫn không hiểu rõ lý do tại sao, nhưng có thể vì thay đổi lượng hormone khi có thai. Đa số trường hợp, em bé có thể phải cho sanh sớm để cứu mạng cả mẹ lẫn con.
Người ta thường nói, “đàn ông có năm bảy lá gan”, nhưng trên thực tế cho dù lá gan thuộc loại “anh không chết đâu em”, nhưng trời cho chỉ có một lá cho mỗi người. Nói chung, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Để tránh hư gan, về cơ bản nên đề phòng hội chứng “Mỡ, Đường, Máu”. Kế đến tránh nghiện rượu, hay tiêu thụ các hoá chất ma túy. Nếu bị bệnh viêm gan B, hay C thì nên theo dõi với bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Bs Hồ Ngọc Minh
Bs Hồ Ngọc Minh
Theo giấy khai tử chính thức của ca nhạc sĩ George Michael, ông ta chết vì bị suy tim và gan bị nhiễm mỡ (fatty liver).
Gan nhiễm mỡ là một trong những lý do làm cho lá gan bị suy yếu. Trong các cơ phận nội tạng, lá gan là bộ phận khó hư hao nhất vì khả năng hồi phục rất cao. Khi lá gan khỏe mạnh, nó giúp lọc bỏ chất độc trong máu, sản xuất một số men gan giúp cho việc tiêu hoá, biến chế thuốc men, và chống lại nhiễm trùng… Có thể nói, lá gan xem như một người hùng Superman, “Die Hard” vì rất khó bị hư hại. Lá gan chỉ bị “quỵ” khi nào sự hư hao quá lớn và không thể tự tái tạo hay sữa chữa được nữa. Một khi gan bị hư, tính mạng sẽ ở trong tình trạng khẩn cấp. Đa số trường hợp, lá gan bị suy yếu từ từ qua nhiều năm tháng. Tuy nhiên, một vài trường hợp hiếm hoi, lá gan có thể bị suy yếu cấp kỳ trong vòng 48 tiếng, và khó biết kịp thời.
Ngoài lý do gan bị nhiễm mỡ, gan có thể bị suy yếu kinh niên vì:
Viêm gan B: Tỉ số bị viêm gan B trong cộng đồng người Việt được ước tính vào khoảng 20%.
Viêm gan C: Khoảng 30% người viêm gan C mãn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Đây là loại siêu vi được giới chuyên môn xem là “sát thủ thầm lặng”. Người bệnh có thể mang virus tới vài chục năm cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan, ung thư gan thì mới biết mình mắc bệnh.
Xơ gan (Cirrhosis): Các tế bào gan bị xơ cứng.
Ung thư gan
Nghiện rượu, nghiện các loại thuốc ma tuý.
Bệnh tăng lượng chất sắt trong máu (Hemochromatosis, là một bệnh di truyền, cơ thể hấp thụ và chứa quá nhiều chất sắt.)
Ăn uống bất cẩn.
Hư gan cấp tính cũng có thể xảy ra vì:
Ngộ độc thuốc giảm đau Acetaminophen (Tylenol)
Viêm gan cấp tính, các loại viêm gan A, B, C nhất là trong trẻ em, khi mới bị nhiễm siêu vi lần đầu.
Phản ứng phụ của thuốc, kể cả thuốc dược thảo.
Ăn phải nấm độc.
Các triệu chứng báo trước khi lá gan bị suy yếu:
Bị mệt mỏi. Đây là triệu chứng thông thường nhất cho các trường hợp hư gan nặng hay nhẹ. Bệnh nhân cảm thấy mệt về cả thể xác lẫn tâm thần. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng là triệu chứng chung cho nhiều bệnh khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy tuyến giáp, ung thư… cho nên dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, nên biết thêm các triệu chứng khác, dưới đây.
Vàng da. Màu da và tròng trắng của đôi mắt bị nhiễm sắc vàng khi lá gan không hoạt động bình thường vì không thể lọc và biến hoá chất bilirubin, có nguồn gốc từ những tế bào máu già cỗi bị phân hủy.
Màu phân và nước tiểu bị thay đổi. Nước tiểu sẽ đậm màu hơn trong khi đó phân sẽ mất màu, trắng như vôi hay đất sét.
Bị ngứa ngáy khắp mình vì tăng men gan (liver enzymes).
Bị bầm tím. Người bị hư gan thường bị bầm tím dưới da, hay bị chảy máu dễ dàng. Lá gan sản xuất ra những chất protein làm đông máu, cầm máu chảy khi bị thương tích. Tiểu cầu platelets là những mảnh tế bào nhỏ li ti trong máu có nhiệm vụ làm cho máu đông lại. Người bị hư gan thường có lượng tiểu cầu xuống thấp. Thiếu các chất này, người bệnh sẽ chảy máy không cầm lại được.
Bị phù thủng. Khi gan không làm việc bình thường, trái thận sẽ bị suy theo, kéo theo tình trạng nước bị ứ đọng trong bụng, trong bắp thịt, trong mỡ và dưới da. Vì nước không chạy về tim được, bàn chân, bắp chân sẽ bị sưng phù.
Bị ói mửa, tiêu chảy. Khi lá gan không giải độc được, chất độc sẽ tìm cách thoát ra khỏi cơ thể bằng cách ói ra ở trên, hay tiêu chảy xuống dưới.
Sưng lá lách (spleen). Lá lách là nội tạng nằm ở góc trên, phía trái của bụng, ngay dưới bìa xương sườn lồng ngực. Lá lách cũng có phận sự chống lại nhiễm trùng. Trong cơ thể, ba nội tạng: lá gan, lá lách, và trái thận chia sẻ chung một hệ thống mạch máu. Vì thế khi hư lá gan sẽ làm hư luôn hai bộ phận kia.
Đau bụng. Khi lá gan hư sẽ làm cho các nội tạng khác trong bụng hư theo.
Biếng ăn.
Thật ra gần như 50% trường hợp, bệnh nhân không có một triệu chứng gì rõ rệt cả. Hầu hết chỉ có những triệu chứng rất mơ hồ như mệt mỏi, thiếu năng lực mà thôi. Một khi bệnh nhân đã qua thời kỳ triệu chứng lâm sàng, những hư hại của lá gan đã bước vào thời kỳ nặng. Thí dụ như, cách mạch máu dẫn đến lá gan bị vỡ, chất độc ứ đọng trong máu, trong não, gây ra hôn mê và cuối cùng là tử vong.
Nói riêng về bệnh gan bị nhiễm mỡ, như trong trường hợp ông George Michael, lý do có thể vì nghiện rượu. Một chút mỡ trong lá gan được xem là bình thường, nhưng nếu lượng mỡ chiếm trên 5% sức nặng của lá gan thì kể như đã bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngoài lý do nghiện rượu, gan nhiễm mỡ có thể do các lý do làm cho hư gan như béo phì, cao cholesterol, tiểu đường, viêm gan, phản ứng phụ của thuốc.
Một vài trường hợp hiếm có, sản phụ mang thai cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Người ta vẫn không hiểu rõ lý do tại sao, nhưng có thể vì thay đổi lượng hormone khi có thai. Đa số trường hợp, em bé có thể phải cho sanh sớm để cứu mạng cả mẹ lẫn con.
Người ta thường nói, “đàn ông có năm bảy lá gan”, nhưng trên thực tế cho dù lá gan thuộc loại “anh không chết đâu em”, nhưng trời cho chỉ có một lá cho mỗi người. Nói chung, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Để tránh hư gan, về cơ bản nên đề phòng hội chứng “Mỡ, Đường, Máu”. Kế đến tránh nghiện rượu, hay tiêu thụ các hoá chất ma túy. Nếu bị bệnh viêm gan B, hay C thì nên theo dõi với bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Bs Hồ Ngọc Minh
Last edited by VuPhong on Fri May 19, 2017 4:47 am, edited 1 time in total.
'Tách cà phê' cuộc đời Đừng để những chiếc tách ảnh hưởng đến bạn, hãy thoải mái nhâm nhi cà phê của chính mình.
Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.
Nghe vậy, thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau. Chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình. Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, ông bắt đầu nói:
"Nếu chú ý thì các em sẽ nhận ra điều này. Những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
Bây giờ mọi người hãy suy ngẫm điều này nhé! Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào 'chiếc tách', và bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống tặng cho chúng ta".
Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng mọi thứ mà họ có. Hãy sống đơn giản, trao yêu thương, quan tâm sâu sắc và nói những lời đẹp đẽ.
Mint
(Dịch từ Spiritualstories)
Cám ơn những điều nhỏ nhặt
Những hòn đá nhỏ làm nên những ngọn núi lớn,
những bước đi nhỏ có thể tạo nên những dặm dài, những hành động nhỏ của lòng tử tế sẽ cho thế giới này những nụ cười rạng rỡ...
Những lời nói nhỏ có thể xoa dịu những ưu tư.
Những vòng tay nhỏ có thể lau khô những giọt nước mắt đầm đìa.
Những ngọn nến nhỏ có thể thắp sáng bóng đêm, những ký ức nhỏ có thể sống qua nhiều năm tháng...
Những giấc mơ nhỏ có thể dẫn đến sự vĩ đại.
Những chiến thắng nhỏ có thể đi đến thành công.
Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống trong chúng ta có thể đem đến những hạnh phúc lớn lao...
Netlaughter.
Những ngày ấy, mỗi người
Tuấn Khanh
30/4/1975 là biến cố của một đất nước, nhưng ngày đó cũng là biến cố riêng của nhiều con người.
Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn… có vô vàn những câu chuyện chưa kể. Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy… để tránh Việt Cộng. Còn phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa 30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện để lại, là sự thật.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự hỏi vậy thì vào những thời khắc ấy – kể cả sau đó, những người tôi biết – hay không quen – đang như thế nào, làm gì?
Gia đình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kể rằng khi ngày 30/4 ập đến, chương trình biểu diễn tại Nhật của đoàn Hoàng Thi Thơ vẫn chưa chấm dứt, vì vậy ông bị kẹt ở lại, sau đó định cư ở Mỹ. Nhưng con và cháu ông thì lại có cơ hội chứng kiến nhiều điều mà đến mấy năm sau vẫn chưa thể kể cho nhau nghe, vì không thể có thư từ liên lạc, rồi đến khi có, cũng không dám kể gì cho nhau, vì thư luôn bị kiểm duyệt.
Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là Hoàng Mỵ Thi Thoa và Hoàng Thi Thanh bất ngờ nhìn thấy một đám đông lính Bắc Việt và những thành phần “băng đỏ” đứng trước ngôi nhà của mình tại quận 1, đập cửa, quát tháo. Hai em nhỏ vị thành niên này cùng người cậu của mình bị buộc phải ra khỏi nhà ngay lập tức vì đang ở trong “nhà của tên có tội với nhân dân Hoàng Thi Thơ, nên đã bị chính quyền cách mạng trưng thu”.
Tất cả mọi người được sự khoan hồng nên có được 5 phút để trở vào ngôi nhà của mình, lấy 2 bộ quần áo cho mỗi người và ra đi, không kịp đốt nén hương từ giã ông bà. Dĩ nhiên, ngay cả việc đi lấy quần áo cũng có người cầm súng theo kiểm soát vì sợ hai em nhỏ này cất giấu hay tẩu tán tài sản.
Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gạt nước mắt ra khỏi nhà của mình, đi cùng một người cậu về Gò Vấp, tới một căn nhà khác của ông Hoàng Thi Thơ. Nơi đó, một người em họ của ông Thơ xuất thần trở thành người của cách mạng, chiếm nhà và chỉ mặt Hoàng Vinh, người cháu của ông Thơ nói là đi cho mau, tha không bắt lại vì “khoan hồng”, dù là người nhà của Hoàng Thi Thơ, là thành phần “truỵ lạc”.
Với Phương, người nhạc sĩ của đôi song ca Lê Uyên Phương lừng danh, thì ông hoàn toàn rơi vào một cú sốc khác thường. Việc chứng kiến một Sài Gòn hỗn loạn và đổ nát, những con đường vất vưởng xác người cùng với loa phóng thanh ra rả về khái niệm “giải phóng” khiến ông bước sang một giai đoạn khác.
Những cảm hứng về nhạc tình, hiện sinh và mộng mơ bị chôn vùi theo mất mát của Sài Gòn. Lê Uyên Phương yêu đương dịu dàng ngày nào giờ đây hình thành hai tập ca khúc Con người, một sinh vật nhân tạo (1973-1975). Mỗi ngày ông ngồi ở cafe vỉa hè, đi bộ dọc theo những con đường phơ phất lá me xanh quen thuộc nhưng giờ đầy các họng súng AK, và tự mình chiêm nghiệm về một thời đại của những kẻ cùng tiếng nói nhưng khác mạch sống.
Cũng như nhiều nhạc sĩ khác bị cú sốc thời cuộc và chuyển khuynh hướng sáng tác tình ca sang hiện thực ca như Phạm Duy (Tỵ nạn ca), Ngô Thuỵ Miên (Em còn nhớ mùa xuân, Biết bao giờ trở lại), Anh Bằng (Nổi lửa đấu tranh, Saigon Kỷ Niệm), Lam Phương (Chiều Tây Đô), Trầm Tử Thiêng (Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, Một ngày Việt Nam)… Phương là một nhạc sĩ khá đặc biệt khi ông dành rất nhiều thời gian viết về những chuyển động quanh mình, về một thế giới mở và tang thương của hàng triệu người Việt, qua tập ca khúc Trại tỵ nạn và các thành phố lớn.
Những ngày ấy, mỗi người, mang vội theo những điều thương mến nhất, bỏ lại tài sản, bỏ lại quê hương… gạt nước mắt chạy đi về vô vọng. Ca sĩ Khánh Ly chạy đến chiếc tàu đi di tản, hành lý quan trọng nhất mà bà mang theo là hai vali đầy những lá thư tình trong đời bà – những lá thư không chỉ là tình yêu mà chứa cả khung trời thơ mộng và bình yên của miền Nam Việt Nam đã mất.
Nhiều văn nghệ sĩ táo tác như bầy kiến bị phá tổ, chạy đến nhà nhau để hỏi thăm tin tức từng ngày về số phận của mình, số phận của thành phố mình đang sống. Họ thì thào với nhau về những biến động khó hiểu từng ngày như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca vừa bị bắt… Rồi ai đó bị thẩm vấn, và ai đó đã lặng lẽ xuống tàu giờ không còn nghe tin tức.
Thương gia đình, không nỡ bỏ xuống tàu vượt biên, nhạc sĩ Y Vân tiễn một người bạn thân lên đường. Nhưng đó lại là một chuyến tàu vĩnh biệt. Và đó là điều khiến ông trầm uất suốt nhiều năm liền, một ký ức sâu thẳm sau 1975.
Trong một lần nói chuyện với các anh chị đã qua thời khắc 1975, tôi nói đùa rằng một ngày nào đó nên lập một giải thưởng vô địch về người vượt biển nhiều nhất, vì tôi đã từng biết một chị người Công giáo ở khu Hoà Hưng đã tìm cách đi vượt biên 25 lần nhưng đều thất bại. Im lặng nhìn tôi trong tíc tắc, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn chỉ nhà văn Võ Quốc Linh, nói “đây, người vượt biển 26 lần”. Rồi chỉ vào mình, anh Tuấn nói “còn mình, là 27 lần”.
Vài năm sau 1975, khi nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn tốt nghiệp thủ khoa ngành sư phạm ở Nha Trang, khi bạn bè rủ nhau vui mừng lên bục nhận bằng, thì hiệu trưởng đến bên, ghé tai buồn rầu nói với anh Tuấn “con đừng lên nhận bằng. Công an đã đến tịch thu bằng vì nói gia đình con có vấn đề về lý lịch và có người đi vượt biên”.
Nhiều năm sau, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn lang thang khắp các bờ biển miền Nam để tìm đường ra khỏi nước. Niềm tuyệt vọng và khát vọng tự do là sức mạnh lớn nhất giữ anh sống sót qua các trại tù khắc nghiệt nhất.
Ở trại tù nhốt người vượt biển tại Phú Yên, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn bị một cai tù tàn ác luôn tìm cách đẩy anh vào lao khổ, thậm chí dù biết anh là giáo viên, vẫn bắt anh làm công việc mỗi ngày phải hốt phân, gánh đi đổ cho cả trại. Đó là thời gian như địa ngục. Thân thể của ông có tắm bao nhiêu lần cũng không hết mùi hôi, những vết thương nhỏ nhất cứ lở loét chứ không thể lành.
Chuyến đi thứ 27, cuối cùng, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đến được Úc. Anh xin nhận thêm công việc tiếp nhận và giúp đỡ và người tỵ nạn mới đến, như trả ơn cho những ngày tháng tự do của mình.
Một đêm nọ, nghe tin có một chuyến tàu vượt biên vừa đến. Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ra nơi tiếp nhận. Khi đang đi lướt qua những người vừa cập bến, anh bất chợt nhìn thấy một gương mặt quen thuộc mà anh khó có thể quên trong đời: đó chính là viên công an cai tù đã hành hạ anh. Sững người nhìn viên cai tù ấy, ngược lại, nhân vật đó cũng bối rối quay mặt đi, né cái nhìn của anh Tuấn.
Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ôm đầu suy nghĩ suốt nhiều giờ, rồi chọn cách gặp riêng nhân vật cán bộ cai tù đó để hỏi thẳng rằng hắn muốn gì khi đến đây. Chỉ cần một lời tố cáo, cán bộ đó có thể bị trục xuất về Việt Nam, hoặc sẽ bị chính quyền sở tại bắt giữ và đưa ra toà vì tội từng tra tấn và hành hạ tù nhân.
Sợ hãi và tuyệt vọng, viên cán bộ thú thật là hắn đã lỡ yêu một người phụ nữ đã có gia đình là “Mỹ Nguỵ” nên không còn cách nào khác là từ bỏ tất cả, cùng người yêu vượt biển, mà không ngờ có kết cục như hôm nay.
Khi kể cho tôi nghe chuyện này, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ngừng giây lát, rồi nói rằng “không biết bây giờ tay đó sống ở đâu đó, trên nước Úc này”. Anh đã im lặng và điền hồ sơ cho viên cán bộ cộng sản đó cùng người yêu của hắn tỵ nạn ở Úc. Vết thương chưa bao giờ của anh, một người bị hành hạ trong trại giam cũng như bị xô đẩy ra khỏi đất nước mình, cũng đã thanh thản chữa lành với lòng tha thứ.
Thật nhiều điều để ghi lại, từ hàng triệu người sống sót sau biến cố tháng 4/1975. Cứ vào thời điểm này, nhà nước Việt Nam gọi là đại lễ và tổ chức ăn mừng. Còn hàng triệu người Việt khác thì vào tưởng niệm, như buộc phải coi lại cuốn phim bi kịch chung cũng như những đoạn phim cay nghiệt của riêng mình.
Những ngày ấy, mỗi người. Những cuốn phim một chủ đề nhưng có muôn vạn phiên bản ray rứt đến nhiều đời sau.
Và trong một ngày ăn mừng “đại lễ” của nhà nước Việt Nam, tôi chợt nhớ đến viên cán bộ cai tù vô danh ấy. Tôi tự hỏi, ông ta sẽ đứng đâu giữa lằn ranh ngày 30/4 mỗi năm ấy?
Tuấn Khanh
5 giai đoạn ung thư, phát hiện càng sớm càng có hy vọng
Tế bào ung thư (Ảnh: Internet)
Chúng ta vẫn nghe thấy nói đến ung thư giai đoạn cuối… Vậy thực ra bệnh ung thư phát triển qua mấy giai đoạn?
Tỉ lệ sống nếu phát hiện và điều trị ở từng giai đoạn khác nhau thế nào?
Ung thư có nguy cơ thành đại dịch tại Việt Nam – một trong những căn bệnh nguy hiểm, khiến bệnh nhân hoảng sợ và suy sụp nhanh nhất.
Vấn đề là ung thư diễn biến phức tạp, có đến gần 200 loại
và chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào để chữa trị dứt điểm, hơn nữa chi phí cũng vô cùng đắt đỏ.
Ung thư sinh ra thế nào?
Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào.
Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ)
hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.
Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm).
Ung thư không phải là một bệnh mà là nhiều bệnh.
Có đến gần 200 loại ung thư khác nhau, nguy hiểm nhất là ung thư phổi.
Khói thuốc lá – Nguyên nhân ung thư hàng đầu (Ảnh: Internet) Y học hiện đại cho rằng, ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống.
Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn,
từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tình.
Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và 3 loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:
các tác nhân sinh ung vật lý, như tia cực tím và bức xạ ion hóa;
các tác nhân sinh ung hóa học, như a-mi-ăng (asbestos),
các thành phần của khói thuốc lá, độc tố aflatoxin (có trong thực phẩm mốc), và arsenic (thạch tín),
các hóa chất độc hại khác;
các tác nhân sinh ung sinh học, như nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh ung thư ảnh hưởng đến mọi người bất kể quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo.
Một bà mẹ bị mắc bệnh ung thư (Ảnh: Internet) Dưới đây là 5 giai đoạn của bệnh được chia ra theo mức độ tiến triển của tế bào ung thư,
việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng giúp bạn ý thức được mức độ nặng/nhẹ bệnh và có cách ứng phó kịp thời:
Giai đoạn 0
Đây là giai đoạn sơ khai khi tế bào ung thư trông rất giống tế bào thường và chưa phát triển nhanh.
Khó có thể tìm ra bằng chứng các tế bào này có nguy cơ xâm lấn, lây lan đến các tế bào, bộ phận khác trong cơ thể.
Trong giai đoạn này, nếu có thể thì chúng ta thường gặp các phương án điều trị như tiểu phẫu cắt bỏ bướu nhỏ ở mức độ bình thường.
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư cũng không khác nhiều so với giai đoạn 0, nó vẫn ở dạng nhỏ và thường chưa có khả năng
lây lan sang các bộ phận khác. Nếu có, nó cũng chỉ lan rộng trong hạn mức “nội địa hóa”,
không di căn đến các mô hoặc tế bào lân cận, và không có hạch bạch huyết.
Tế bào ung thư phân chia (Ảnh: qua articlesweb)
Giai đoạn 2
Theo nghiên cứu ung thư tại Anh, ở giai đoạn này kích thước của tế bào ung thư đã bắt đầu lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước.
Tuy chưa bắt đầu lan qua các mô xung quanh, nhưng đã bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết gần nó, tùy thuộc vào từng loại ung thư cụ thể.
Giai đoạn 3
Ung thư trực tràng: Tỉ lệ sống khoảng 10% khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn IV (Ảnh: qua beseengetscreened) Khi đã phát triển đến giai đoạn này, kích thước tế bào ung thư đã lớn bất thường.
Người bệnh nếu đi khám sức khỏe thường xuyên có nhiều khả năng sẽ phát hiện được bệnh.
Tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang các mô xung quanh và xuất hiện tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết gần nó.
Giai đoạn 4
Đây được xem là giai đoạn cuối trong quá trình hình thành và phát triển bệnh ung thư.
Ở giai đoạn này, ung thư đã có thể được xác định, chẩn đoán cụ thể, rõ ràng. Nó cũng bắt đầu di căn sang các cơ quan khác của cơ thể,
và còn được gọi là ung thư thứ phát hay di căn. Khả năng chữa trị thành công hoàn toàn khi phát hiện bệnh trong giai đoạn này là rất thấp.
Khám bệnh định kỳ (Ảnh: Internet) Ngay cả khi được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư luôn là một gánh nặng tâm lý và tài chính đối với người bệnh và gia đình.
Các phương pháp hóa xạ trị hiện đại có nhiều tác dụng phụ tàn phá cơ thể và chất lượng cuộc sống (rụng tóc, kém ăn, suy giảm miễn dịch…).
Ung thư thực là một nguy cơ hiện hữu đối với con người hiện nay, do đó việc đầu tư chăm sóc sức khỏe cực kỳ quan trọng.
Mỗi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đồng thời lưu ý ăn uống điều độ kết hợp với tập luyện đều đặn.
Hoàng Kỳ tổng hợp
Tế bào ung thư (Ảnh: Internet)
Chúng ta vẫn nghe thấy nói đến ung thư giai đoạn cuối… Vậy thực ra bệnh ung thư phát triển qua mấy giai đoạn?
Tỉ lệ sống nếu phát hiện và điều trị ở từng giai đoạn khác nhau thế nào?
Ung thư có nguy cơ thành đại dịch tại Việt Nam – một trong những căn bệnh nguy hiểm, khiến bệnh nhân hoảng sợ và suy sụp nhanh nhất.
Vấn đề là ung thư diễn biến phức tạp, có đến gần 200 loại
và chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào để chữa trị dứt điểm, hơn nữa chi phí cũng vô cùng đắt đỏ.
Ung thư sinh ra thế nào?
Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào.
Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ)
hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.
Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm).
Ung thư không phải là một bệnh mà là nhiều bệnh.
Có đến gần 200 loại ung thư khác nhau, nguy hiểm nhất là ung thư phổi.
Khói thuốc lá – Nguyên nhân ung thư hàng đầu (Ảnh: Internet) Y học hiện đại cho rằng, ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống.
Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn,
từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tình.
Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và 3 loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:
các tác nhân sinh ung vật lý, như tia cực tím và bức xạ ion hóa;
các tác nhân sinh ung hóa học, như a-mi-ăng (asbestos),
các thành phần của khói thuốc lá, độc tố aflatoxin (có trong thực phẩm mốc), và arsenic (thạch tín),
các hóa chất độc hại khác;
các tác nhân sinh ung sinh học, như nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh ung thư ảnh hưởng đến mọi người bất kể quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo.
Một bà mẹ bị mắc bệnh ung thư (Ảnh: Internet) Dưới đây là 5 giai đoạn của bệnh được chia ra theo mức độ tiến triển của tế bào ung thư,
việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng giúp bạn ý thức được mức độ nặng/nhẹ bệnh và có cách ứng phó kịp thời:
Giai đoạn 0
Đây là giai đoạn sơ khai khi tế bào ung thư trông rất giống tế bào thường và chưa phát triển nhanh.
Khó có thể tìm ra bằng chứng các tế bào này có nguy cơ xâm lấn, lây lan đến các tế bào, bộ phận khác trong cơ thể.
Trong giai đoạn này, nếu có thể thì chúng ta thường gặp các phương án điều trị như tiểu phẫu cắt bỏ bướu nhỏ ở mức độ bình thường.
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư cũng không khác nhiều so với giai đoạn 0, nó vẫn ở dạng nhỏ và thường chưa có khả năng
lây lan sang các bộ phận khác. Nếu có, nó cũng chỉ lan rộng trong hạn mức “nội địa hóa”,
không di căn đến các mô hoặc tế bào lân cận, và không có hạch bạch huyết.
Tế bào ung thư phân chia (Ảnh: qua articlesweb)
Giai đoạn 2
Theo nghiên cứu ung thư tại Anh, ở giai đoạn này kích thước của tế bào ung thư đã bắt đầu lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước.
Tuy chưa bắt đầu lan qua các mô xung quanh, nhưng đã bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết gần nó, tùy thuộc vào từng loại ung thư cụ thể.
Giai đoạn 3
Ung thư trực tràng: Tỉ lệ sống khoảng 10% khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn IV (Ảnh: qua beseengetscreened) Khi đã phát triển đến giai đoạn này, kích thước tế bào ung thư đã lớn bất thường.
Người bệnh nếu đi khám sức khỏe thường xuyên có nhiều khả năng sẽ phát hiện được bệnh.
Tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang các mô xung quanh và xuất hiện tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết gần nó.
Giai đoạn 4
Đây được xem là giai đoạn cuối trong quá trình hình thành và phát triển bệnh ung thư.
Ở giai đoạn này, ung thư đã có thể được xác định, chẩn đoán cụ thể, rõ ràng. Nó cũng bắt đầu di căn sang các cơ quan khác của cơ thể,
và còn được gọi là ung thư thứ phát hay di căn. Khả năng chữa trị thành công hoàn toàn khi phát hiện bệnh trong giai đoạn này là rất thấp.
Khám bệnh định kỳ (Ảnh: Internet) Ngay cả khi được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư luôn là một gánh nặng tâm lý và tài chính đối với người bệnh và gia đình.
Các phương pháp hóa xạ trị hiện đại có nhiều tác dụng phụ tàn phá cơ thể và chất lượng cuộc sống (rụng tóc, kém ăn, suy giảm miễn dịch…).
Ung thư thực là một nguy cơ hiện hữu đối với con người hiện nay, do đó việc đầu tư chăm sóc sức khỏe cực kỳ quan trọng.
Mỗi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đồng thời lưu ý ăn uống điều độ kết hợp với tập luyện đều đặn.
Hoàng Kỳ tổng hợp
42 năm vụt qua ....
Từ một thiếu nữ tuổi teen, giờ tôi đã thuộc hàng U60, sắp đếm ngược những ngày còn lại. Nhìn lại ký ức, trông vào hiện tại, tại sao nỗi sợ hãi của tôi vẫn còn đó?
1. Tôi sinh ra và lớn lên ở ngoại ô Saigon, trước năm 1975 gọi là vùng Gia Định. Vào ngày 29/4/1975, mới 13 tuổi, tôi trở thành người lớn nhất trong nhà với 5 đứa em từ 6 tuổi– 11 tuổi, vì ba của tôi – vốn là một quân nhân quân đội Việt Nam Cộng Hòa
– đang ở trong doanh trại, còn mẹ thì nằm bệnh viện. Lúc đó, cả xóm tôi bấn loạn vì “Việt cộng sắp đến”. Mọi người tập trung ở nhà thờ cầu nguyện sau đó đổ xô đến một ngôi nhà – nơi có hầm trú ẩn lớn nhất trong xóm. Không có ba mẹ, thật khó khăn khi tôi bồng đứa nhỏ nhất trên tay và cố lùa 4 đứa còn lại chạy đến gian hầm trú ẩn đó, bởi lũ em tôi hồn nhiên: đứa leo lên cây cố hái cho hết xoài, đứa đập ống heo gom hết tiền… vì sợ trộm vào lấy thì uổng! Tôi đã trải qua những giờ phút lo lắng hồi hộp khi ngồi cùng các em trong gian hầm trú ẩn. Trong khi mọi người sợ Việt cộng sẽ nã súng nã bom vào hầm thì tôi sợ lỡ ba mẹ tôi không về nữa thì tôi sẽ làm thế nào để nuôi các em?
May thay, xóm tôi “được giải phóng” êm đềm, không có quả bom pháo nào ghé đến và khi các chú bộ đội tiến vào cũng là lúc mọi người ai về nhà nấy.
Mãi cho đến chiều tối, ba tôi mới trở về nhà trong áo may-ô và quần đùi với dáng điệu xơ xác. Quá sợ hãi, ông đã cởi bỏ bộ quân phục và chạy bộ ra khỏi doanh trại về nhà. Hôm sau khi đã bình tĩnh lại, ông vội vã đến bệnh viện kiếm mẹ tôi. Trong lúc ông đi, thì mẹ tôi lại lội bộ về nhà.
Ngày “giải phóng” đối với gia đình tôi thế là may mắn. Và tôi nhớ mãi những buổi tối đầy căng thẳng giữa ba tôi và những người họ hàng – cũng tham gia quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc cao hơn. Tất cả người lớn trong nhà tôi đều lo lắng, phỏng đoán đủ thứ điều có thể xảy ra, trong khi tôi và các em hồ hởi đi “xem” các chú bộ đội.
*
2. Mùa khai giảng đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, tôi phải chuyển từ ngôi trường trung học thân yêu trên thị trấn về ngôi trường cấp 2 gần nhà vì nơi đó chỉ dành cho học sinh cấp 3. Năm học đầu tiên ở ngôi trường “làng”, tôi có một người bạn gái thân tên V.N. N. cũng là chị hai giống tôi, với 4 đứa em mỗi đứa cách nhau một vài tuổi. Điều khác biệt là ba N. là sĩ quan nên ông phải đi học tập cải tạo. Còn mẹ N. là người phụ nữ đẹp nhất vùng tôi ở lúc bấy giờ. Bà vừa đẹp vừa tài giỏi với tiệm may thêu lớn trong vùng. Khi tôi đến nhà N. chơi, tôi thường thấy các chú bộ đội tụ tập ở nhà N. để sửa quần áo nhưng trên hết, họ say sưa với những câu chuyện của mẹ N. – một phụ nữ miền nam ăn nói nhỏ nhẹ rất dễ thương.
Vào một ngày khi tôi đến chơi, đứa em trai út của N. lúc đó khoảng 5-6 tuổi chạy ra khoe với tôi: Em sắp có em rồi! Khi tôi còn chưa hiểu chuyện gì thì mẹ của N. đã gọi tôi vào phòng riêng và kể cho tôi nghe câu chuyện tình yêu của bà. Hóa ra, bà vừa phát hiện mình có thai với chú T. – chú bộ đội đẹp trai nhất trong nhóm bộ đội thường hay đến nhà N. Với vẻ rạng rỡ, bà kể tôi nghe chú T. mới là tình yêu đích thực của đời mình vì bà lấy ba của N. theo lời khuyên của gia đình. Nhìn vẻ mặt bà, tôi tin bà nói thực. Vài ngày sau, tôi nghe tin chú T. phải trở về quê nhà ở phía bắc với lời hứa hẹn sẽ sớm quay vào sống bên cạnh mẹ con của N. Cả N, cả tôi và mẹ của N. đều tin chú T. nói thật. Thời gian trôi qua, mẹ N. không nhận được tin tức gì từ chú T. Các chú bộ đội đến nhà N. ít dần đi vì mẹ N. không còn vui vẻ như trước. Không khí gia đình N. càng ngột ngạt hơn khi ba N. đột ngột trở về vì “học tập cải tạo tốt”. Tôi ít đến nhà N. chơi hơn, khi nhìn thấy vẻ bình thản đến lạ của ba N. và vẻ lo lắng sợ hãi của mẹ N. Mọi người xung quanh nhà N. thì thào với nhau: Sao không thấy ba N. nổi giận với mẹ N.?
Mùa hè năm 1976, mẹ N. chuyển dạ sanh con. Ba N. đưa bà đến bệnh viện chu đáo như mọi ông chồng khác nhưng đến ngày xuất viện, họ trở về nhà không có đứa bé trên tay. N. bảo tôi ba mẹ N. đã quyết định cho đứa bé ngay tại bệnh viện. Chuẩn bị vào niên học mới cuối cấp 2, N. chia tay tôi để cùng gia đình trở về quê nhà của mẹ. Kể từ đó, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc, thế nhưng bi kịch của gia đình N. ám ảnh tôi rất nhiều năm sau đó.
*
3. Sau 1975, xóm của tôi nhiều người dọn đi kinh tế mới. Họ hàng nhà tôi có ba người cấp bậc sĩ quan phải đi học tập cải tạo ở nơi tít mù khơi nào đó. Ba tôi không còn “lương lính” nữa phải xoay đủ thứ nghề, từ buôn bán dạo, về quê làm rẫy phụ bà con và sau cùng chạy xe lam. Mẹ tôi vẫn buôn bán nhưng tất bật hơn và ngày càng thắt chặt chi tiêu. Đồ đạc quý trong nhà như tivi, xe máy, tủ chè… bị bán lần lượt. Tôi thường phải đi chợ nấu ăn cho cả nhà, kiêm luôn việc đi nộp sổ xếp hàng chờ đợi mua dầu hôi, gạo, bột mì, bánh mì, thịt, vải may đồ, vỏ xe đạp… theo tiêu chuẩn. Rồi sau đó, gia đình tôi chỉ còn một bữa cơm trong ngày vào buổi tối, hai buổi còn lại ăn độn đủ thứ, có bữa toàn khoai hoặc toàn bo bo.
Bên cạnh đó, vì khan hiếm dầu hôi, chị em chúng tôi phải đi vào những cánh đồng và rẫy xa nhà vài cây số để mót củi, xin gốc rạ, bã mía, các gốc cây cà chua… về phơi khô để đun nấu. Chúng tôi lớn lên trong cảnh đủ no là may, không quan trọng là đang ăn cái gì. Quần áo toàn mặc lại đồ cũ của họ hàng, có được cái xe đạp vào năm lớp 10 – ráp nối từ đủ thứ đồ gom nhặt được – cũng đã là sang.
Ấn tượng sâu đậm nhất với tôi vào thập niên 80 chính là sự vượt biên của bạn bè, đặc biệt là những bạn người gốc Hoa. Mặc cho những tin tức về những bạn mất tích trên biển, có những bạn bị cướp biển hãm hiếp… thế nhưng người bạn gái thân nhất của tôi những năm cuối trung học vẫn vài lần ra đi mà không thành công. Vào thời gian đó, tôi cũng ước nhà mình giàu có để vượt biên. Nhìn những gia đình có thân nhân nước ngoài được đi lãnh đồ ở bưu điện Saigon, đứa nào cũng thấy ham.
*
4. May mắn hơn các bạn con sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, lý lịch có cha là “lính nguỵ” và gia đình Thiên Chúa Giáo không cản trở tôi vào đại học. Nhưng năm đó, dù tôi đạt điểm cao so với tiêu chuẩn thì vẫn không được chọn đi du học nước ngoài giống như mấy bạn con nhà cách mạng cùng mức điểm.
Khi ra trường, nộp lý lịch xin vào làm ở một tờ báo thì tôi không được nhận do là “lý lịch không đỏ”. Sau 6 năm tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học xã hội, tôi trải qua đủ thứ nghề, từ mài tượng thạch cao, xếp kho sách, nhân viên thư viện đến thư ký cho một nhà văn… Mãi đến những năm đầu thập niên 90, khi đổi mới, kinh tế thị trường ập đến như một cơn lốc, các tòa soạn báo nổi tiếng ở Saigon không còn câu nệ lý lịch đỏ hay vàng nữa, tôi mới được tiếp nhận vào đội ngũ các nhà báo ở Saigon, sau hai năm thử việc không lương.
Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, tôi luôn tự hào với nghề nghiệp của mình: một cái nghề phù hợp khả năng, giúp ích được cho xã hội, cho người dân và giúp tôi nuôi sống được gia đình nhỏ của mình. Vai trò nhà báo trong thời gian đó được chính quyền và người dân coi trọng, cho đến khi vụ PMU 18 nổ ra, hai nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị tống giam, Tổng biên tập của Tuổi Trẻ và Thanh Niên lần lượt ra đi. Tuy làm việc ở một tòa soạn nhỏ hơn, tờ báo của tôi cũng có thay đổi về đội ngũ lãnh đạo… Những tin/bài phản biện xã hội thường bị gác lại. Và mỗi lần có một tin bài nào đó bị “cấp trên” phê bình, phóng viên viết bài đó sẽ bị tổng biên tập mới làm khó dễ chứ không có chuyện bênh vực, che chắn phóng viên như các sếp cũ ngày trước. Mất môi trường làm việc tốt, tôi nghỉ việc ở tòa soạn đó và sang làm ở báo Sài Gòn Tiếp Thị - một tờ báo có nhiều bài phản biện nhất thời kỳ đó.
Sau hơn 20 năm chính thức làm nghề báo, tôi buộc phải nhận quyết định nghỉ việc từ quyền tổng biên tập Nguyễn Xuân Minh khi Sài Gòn Tiếp Thị (địa chỉ 25 Ngô Thời Nhiệm, phường 6 quận 3) bị rút giấy phép ra báo vào ngày 28/2/2014. Hơn 100 lao động làm việc tại báo Sài Gòn Tiếp Thị phải tan tác ra đi tìm công việc khác để sinh sống.
Vào thời khắc đau lòng đứng nghe quyền tổng biên tập Nguyễn Xuân Minh đọc quyết định đóng cửa báo Sài Gòn Tiếp Thị, tôi biết niềm tự hào nghề báo của mình ở Saigon đã hết.
*
5. 42 năm sau ngày thống nhất đất nước, tôi có một nỗi sợ hãi thường trực: lo mình bệnh hoặc người thân bệnh phải vào bệnh viện.
Sống ở một thành phố có đóng góp lớn nhất vào ngân sách trung ương, bên cạnh sự căng thẳng thường trực về môi trường ô nhiễm (bụi, khói xe, tiếng ồn, rác thải…), tôi không chỉ nơm nớp lo sợ cảnh trời mưa nước ngập, an ninh đường phố ngày càng kém, thực phẩm không an toàn… mà còn sợ không có tiền để vào bệnh viện (BV).
Nỗi sợ này ngày càng tăng lên khi tuổi tác ngày càng lớn mà tiền làm ra ngày càng eo hẹp. Chung quanh tôi, người bị bệnh ung thư ngày càng phổ biến. Thỉnh thoảng gặp bạn bè, hỏi ra nhà nào cũng có người bị bệnh ung thư. Đau lòng nhất là những đứa trẻ bị bệnh ung thư. Cả miền Nam chỉ có BV Ung Bướu TP HCM có khoa ung thư nhi nhận chữa tất cả bệnh ung thư theo tiêu chuẩn bảo hiểm y tế. Các BV khác chỉ nhận chữa một loại ung thư cho bệnh nhi như BV Truyền Máu & Huyết Học nhận chữa ung thư máu, BV Chấn Thương Chỉnh Hình chữa ung thư xương, BV Nhi Đồng 2 nhận chữa các khối u cứng… với giá thỏa thuận theo từng phác đồ.
*
Nói chung, dù là trẻ em hay người lớn, khi vào BV Việt Nam, cảm giác thật bất an. Dù có thẻ bảo hiểm y tế thì luôn luôn vẫn phải có tiền mặt để đóng tiền cọc thì các biện pháp chữa trị mới được tiến hành. Không chỉ có tiền, người bệnh ở Việt Nam phải có mối quen biết với các y bác sĩ, nếu không… thì phó mặc cho may rủi!
Sắp sửa lại đến ngày 30/4 – đúng 42 năm. Tôi không quan tâm đến lễ diễu binh, không quan tâm đến các tấm pano mô tả chiến thắng, không quan tâm đến pháo bông sẽ bắn ở đâu, khi nào. Ước mơ về một môi trường sống tốt hơn cũng thật xa vời vợi. Nhìn vào thực tại, tôi chỉ có một cầu mong: Nếu bị bệnh, xin chết ngay tại nhà và không phải vào BV (để khỏi làm phiền người thân và bản thân không bị hành)!
--Thiên Thanh
Tác giả từng là một nhà báo, đang sinh sống ở Sài Gòn.
Từ một thiếu nữ tuổi teen, giờ tôi đã thuộc hàng U60, sắp đếm ngược những ngày còn lại. Nhìn lại ký ức, trông vào hiện tại, tại sao nỗi sợ hãi của tôi vẫn còn đó?
1. Tôi sinh ra và lớn lên ở ngoại ô Saigon, trước năm 1975 gọi là vùng Gia Định. Vào ngày 29/4/1975, mới 13 tuổi, tôi trở thành người lớn nhất trong nhà với 5 đứa em từ 6 tuổi– 11 tuổi, vì ba của tôi – vốn là một quân nhân quân đội Việt Nam Cộng Hòa
– đang ở trong doanh trại, còn mẹ thì nằm bệnh viện. Lúc đó, cả xóm tôi bấn loạn vì “Việt cộng sắp đến”. Mọi người tập trung ở nhà thờ cầu nguyện sau đó đổ xô đến một ngôi nhà – nơi có hầm trú ẩn lớn nhất trong xóm. Không có ba mẹ, thật khó khăn khi tôi bồng đứa nhỏ nhất trên tay và cố lùa 4 đứa còn lại chạy đến gian hầm trú ẩn đó, bởi lũ em tôi hồn nhiên: đứa leo lên cây cố hái cho hết xoài, đứa đập ống heo gom hết tiền… vì sợ trộm vào lấy thì uổng! Tôi đã trải qua những giờ phút lo lắng hồi hộp khi ngồi cùng các em trong gian hầm trú ẩn. Trong khi mọi người sợ Việt cộng sẽ nã súng nã bom vào hầm thì tôi sợ lỡ ba mẹ tôi không về nữa thì tôi sẽ làm thế nào để nuôi các em?
May thay, xóm tôi “được giải phóng” êm đềm, không có quả bom pháo nào ghé đến và khi các chú bộ đội tiến vào cũng là lúc mọi người ai về nhà nấy.
Mãi cho đến chiều tối, ba tôi mới trở về nhà trong áo may-ô và quần đùi với dáng điệu xơ xác. Quá sợ hãi, ông đã cởi bỏ bộ quân phục và chạy bộ ra khỏi doanh trại về nhà. Hôm sau khi đã bình tĩnh lại, ông vội vã đến bệnh viện kiếm mẹ tôi. Trong lúc ông đi, thì mẹ tôi lại lội bộ về nhà.
Ngày “giải phóng” đối với gia đình tôi thế là may mắn. Và tôi nhớ mãi những buổi tối đầy căng thẳng giữa ba tôi và những người họ hàng – cũng tham gia quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc cao hơn. Tất cả người lớn trong nhà tôi đều lo lắng, phỏng đoán đủ thứ điều có thể xảy ra, trong khi tôi và các em hồ hởi đi “xem” các chú bộ đội.
*
2. Mùa khai giảng đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, tôi phải chuyển từ ngôi trường trung học thân yêu trên thị trấn về ngôi trường cấp 2 gần nhà vì nơi đó chỉ dành cho học sinh cấp 3. Năm học đầu tiên ở ngôi trường “làng”, tôi có một người bạn gái thân tên V.N. N. cũng là chị hai giống tôi, với 4 đứa em mỗi đứa cách nhau một vài tuổi. Điều khác biệt là ba N. là sĩ quan nên ông phải đi học tập cải tạo. Còn mẹ N. là người phụ nữ đẹp nhất vùng tôi ở lúc bấy giờ. Bà vừa đẹp vừa tài giỏi với tiệm may thêu lớn trong vùng. Khi tôi đến nhà N. chơi, tôi thường thấy các chú bộ đội tụ tập ở nhà N. để sửa quần áo nhưng trên hết, họ say sưa với những câu chuyện của mẹ N. – một phụ nữ miền nam ăn nói nhỏ nhẹ rất dễ thương.
Vào một ngày khi tôi đến chơi, đứa em trai út của N. lúc đó khoảng 5-6 tuổi chạy ra khoe với tôi: Em sắp có em rồi! Khi tôi còn chưa hiểu chuyện gì thì mẹ của N. đã gọi tôi vào phòng riêng và kể cho tôi nghe câu chuyện tình yêu của bà. Hóa ra, bà vừa phát hiện mình có thai với chú T. – chú bộ đội đẹp trai nhất trong nhóm bộ đội thường hay đến nhà N. Với vẻ rạng rỡ, bà kể tôi nghe chú T. mới là tình yêu đích thực của đời mình vì bà lấy ba của N. theo lời khuyên của gia đình. Nhìn vẻ mặt bà, tôi tin bà nói thực. Vài ngày sau, tôi nghe tin chú T. phải trở về quê nhà ở phía bắc với lời hứa hẹn sẽ sớm quay vào sống bên cạnh mẹ con của N. Cả N, cả tôi và mẹ của N. đều tin chú T. nói thật. Thời gian trôi qua, mẹ N. không nhận được tin tức gì từ chú T. Các chú bộ đội đến nhà N. ít dần đi vì mẹ N. không còn vui vẻ như trước. Không khí gia đình N. càng ngột ngạt hơn khi ba N. đột ngột trở về vì “học tập cải tạo tốt”. Tôi ít đến nhà N. chơi hơn, khi nhìn thấy vẻ bình thản đến lạ của ba N. và vẻ lo lắng sợ hãi của mẹ N. Mọi người xung quanh nhà N. thì thào với nhau: Sao không thấy ba N. nổi giận với mẹ N.?
Mùa hè năm 1976, mẹ N. chuyển dạ sanh con. Ba N. đưa bà đến bệnh viện chu đáo như mọi ông chồng khác nhưng đến ngày xuất viện, họ trở về nhà không có đứa bé trên tay. N. bảo tôi ba mẹ N. đã quyết định cho đứa bé ngay tại bệnh viện. Chuẩn bị vào niên học mới cuối cấp 2, N. chia tay tôi để cùng gia đình trở về quê nhà của mẹ. Kể từ đó, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc, thế nhưng bi kịch của gia đình N. ám ảnh tôi rất nhiều năm sau đó.
*
3. Sau 1975, xóm của tôi nhiều người dọn đi kinh tế mới. Họ hàng nhà tôi có ba người cấp bậc sĩ quan phải đi học tập cải tạo ở nơi tít mù khơi nào đó. Ba tôi không còn “lương lính” nữa phải xoay đủ thứ nghề, từ buôn bán dạo, về quê làm rẫy phụ bà con và sau cùng chạy xe lam. Mẹ tôi vẫn buôn bán nhưng tất bật hơn và ngày càng thắt chặt chi tiêu. Đồ đạc quý trong nhà như tivi, xe máy, tủ chè… bị bán lần lượt. Tôi thường phải đi chợ nấu ăn cho cả nhà, kiêm luôn việc đi nộp sổ xếp hàng chờ đợi mua dầu hôi, gạo, bột mì, bánh mì, thịt, vải may đồ, vỏ xe đạp… theo tiêu chuẩn. Rồi sau đó, gia đình tôi chỉ còn một bữa cơm trong ngày vào buổi tối, hai buổi còn lại ăn độn đủ thứ, có bữa toàn khoai hoặc toàn bo bo.
Bên cạnh đó, vì khan hiếm dầu hôi, chị em chúng tôi phải đi vào những cánh đồng và rẫy xa nhà vài cây số để mót củi, xin gốc rạ, bã mía, các gốc cây cà chua… về phơi khô để đun nấu. Chúng tôi lớn lên trong cảnh đủ no là may, không quan trọng là đang ăn cái gì. Quần áo toàn mặc lại đồ cũ của họ hàng, có được cái xe đạp vào năm lớp 10 – ráp nối từ đủ thứ đồ gom nhặt được – cũng đã là sang.
Ấn tượng sâu đậm nhất với tôi vào thập niên 80 chính là sự vượt biên của bạn bè, đặc biệt là những bạn người gốc Hoa. Mặc cho những tin tức về những bạn mất tích trên biển, có những bạn bị cướp biển hãm hiếp… thế nhưng người bạn gái thân nhất của tôi những năm cuối trung học vẫn vài lần ra đi mà không thành công. Vào thời gian đó, tôi cũng ước nhà mình giàu có để vượt biên. Nhìn những gia đình có thân nhân nước ngoài được đi lãnh đồ ở bưu điện Saigon, đứa nào cũng thấy ham.
*
4. May mắn hơn các bạn con sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, lý lịch có cha là “lính nguỵ” và gia đình Thiên Chúa Giáo không cản trở tôi vào đại học. Nhưng năm đó, dù tôi đạt điểm cao so với tiêu chuẩn thì vẫn không được chọn đi du học nước ngoài giống như mấy bạn con nhà cách mạng cùng mức điểm.
Khi ra trường, nộp lý lịch xin vào làm ở một tờ báo thì tôi không được nhận do là “lý lịch không đỏ”. Sau 6 năm tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học xã hội, tôi trải qua đủ thứ nghề, từ mài tượng thạch cao, xếp kho sách, nhân viên thư viện đến thư ký cho một nhà văn… Mãi đến những năm đầu thập niên 90, khi đổi mới, kinh tế thị trường ập đến như một cơn lốc, các tòa soạn báo nổi tiếng ở Saigon không còn câu nệ lý lịch đỏ hay vàng nữa, tôi mới được tiếp nhận vào đội ngũ các nhà báo ở Saigon, sau hai năm thử việc không lương.
Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, tôi luôn tự hào với nghề nghiệp của mình: một cái nghề phù hợp khả năng, giúp ích được cho xã hội, cho người dân và giúp tôi nuôi sống được gia đình nhỏ của mình. Vai trò nhà báo trong thời gian đó được chính quyền và người dân coi trọng, cho đến khi vụ PMU 18 nổ ra, hai nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị tống giam, Tổng biên tập của Tuổi Trẻ và Thanh Niên lần lượt ra đi. Tuy làm việc ở một tòa soạn nhỏ hơn, tờ báo của tôi cũng có thay đổi về đội ngũ lãnh đạo… Những tin/bài phản biện xã hội thường bị gác lại. Và mỗi lần có một tin bài nào đó bị “cấp trên” phê bình, phóng viên viết bài đó sẽ bị tổng biên tập mới làm khó dễ chứ không có chuyện bênh vực, che chắn phóng viên như các sếp cũ ngày trước. Mất môi trường làm việc tốt, tôi nghỉ việc ở tòa soạn đó và sang làm ở báo Sài Gòn Tiếp Thị - một tờ báo có nhiều bài phản biện nhất thời kỳ đó.
Sau hơn 20 năm chính thức làm nghề báo, tôi buộc phải nhận quyết định nghỉ việc từ quyền tổng biên tập Nguyễn Xuân Minh khi Sài Gòn Tiếp Thị (địa chỉ 25 Ngô Thời Nhiệm, phường 6 quận 3) bị rút giấy phép ra báo vào ngày 28/2/2014. Hơn 100 lao động làm việc tại báo Sài Gòn Tiếp Thị phải tan tác ra đi tìm công việc khác để sinh sống.
Vào thời khắc đau lòng đứng nghe quyền tổng biên tập Nguyễn Xuân Minh đọc quyết định đóng cửa báo Sài Gòn Tiếp Thị, tôi biết niềm tự hào nghề báo của mình ở Saigon đã hết.
*
5. 42 năm sau ngày thống nhất đất nước, tôi có một nỗi sợ hãi thường trực: lo mình bệnh hoặc người thân bệnh phải vào bệnh viện.
Sống ở một thành phố có đóng góp lớn nhất vào ngân sách trung ương, bên cạnh sự căng thẳng thường trực về môi trường ô nhiễm (bụi, khói xe, tiếng ồn, rác thải…), tôi không chỉ nơm nớp lo sợ cảnh trời mưa nước ngập, an ninh đường phố ngày càng kém, thực phẩm không an toàn… mà còn sợ không có tiền để vào bệnh viện (BV).
Nỗi sợ này ngày càng tăng lên khi tuổi tác ngày càng lớn mà tiền làm ra ngày càng eo hẹp. Chung quanh tôi, người bị bệnh ung thư ngày càng phổ biến. Thỉnh thoảng gặp bạn bè, hỏi ra nhà nào cũng có người bị bệnh ung thư. Đau lòng nhất là những đứa trẻ bị bệnh ung thư. Cả miền Nam chỉ có BV Ung Bướu TP HCM có khoa ung thư nhi nhận chữa tất cả bệnh ung thư theo tiêu chuẩn bảo hiểm y tế. Các BV khác chỉ nhận chữa một loại ung thư cho bệnh nhi như BV Truyền Máu & Huyết Học nhận chữa ung thư máu, BV Chấn Thương Chỉnh Hình chữa ung thư xương, BV Nhi Đồng 2 nhận chữa các khối u cứng… với giá thỏa thuận theo từng phác đồ.
*
Nói chung, dù là trẻ em hay người lớn, khi vào BV Việt Nam, cảm giác thật bất an. Dù có thẻ bảo hiểm y tế thì luôn luôn vẫn phải có tiền mặt để đóng tiền cọc thì các biện pháp chữa trị mới được tiến hành. Không chỉ có tiền, người bệnh ở Việt Nam phải có mối quen biết với các y bác sĩ, nếu không… thì phó mặc cho may rủi!
Sắp sửa lại đến ngày 30/4 – đúng 42 năm. Tôi không quan tâm đến lễ diễu binh, không quan tâm đến các tấm pano mô tả chiến thắng, không quan tâm đến pháo bông sẽ bắn ở đâu, khi nào. Ước mơ về một môi trường sống tốt hơn cũng thật xa vời vợi. Nhìn vào thực tại, tôi chỉ có một cầu mong: Nếu bị bệnh, xin chết ngay tại nhà và không phải vào BV (để khỏi làm phiền người thân và bản thân không bị hành)!
--Thiên Thanh
Tác giả từng là một nhà báo, đang sinh sống ở Sài Gòn.
Chú chó không bao giờ ngủ
Câu chuyện về chú chó không bao giờ ngủ và lý do đằng sau khiến cho trái tim của bất kỳ ai trong chúng ta cũng nghẹn lại khi nghe đến. Ai trong chúng ta cũng đều biết là động vật, nhất là loài chó là loài vật rất trung thành, đó là tình cảm thiêng liêng mà ai cũng phải rung động.
Chú chó được nhắc đến trong bài viết này được một gia đình nhận nuôi từ trung tâm chăm sóc động vật bị bỏ rơi. Khi đến với ngôi nhà mới, chú chó được tất cả các thành viên trong gia đình quan tâm, yêu thương, chăm sóc đặc biệt. Đó là một con chó dễ thương, thông minh, nhạy bén và hòa nhập rất nhanh với môi trường mới.
Ảnh minh họa. Chú chó được gia đình chủ đưa đi dạo, chơi trò tìm kiếm trong công viên, dạy chơi trò chơi mỗi ngày. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ về chú chó làm cho người chủ mới cảm thấy khó lý giải, đó là tối nào cũng vậy, chú ngồi ngay cạnh giường ngủ của họ, nhìn chằm chằm vào họ cho đến lúc họ ngủ thiếp đi. Cho đến khi tỉnh giấc, chú chó vẫn ngồi đó và vẫn nhìn vào họ chằm chằm.
Chỉ sau một thời gian, ai cũng nhận ra chú chó chưa bao giờ ngủ, chỉ đôi khi ngủ gật với hai mắt khép hờ, chứ chưa hề thực sự ngủ kể từ khi được đón về.
Gia đình rất ngạc nhiên và lo lắng cho sức khỏe của con vật, họ đưa chú chó đến bác sỹ thú y. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bác sỹ kết luận chú chó hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng do vẫn thắc mắc và muốn tìm hiểu về biểu hiện kỳ lạ của chú chó nên cả nhà quyết định tìm hiểu về quá khứ của người bạn nhỏ, họ quay lại trung tâm chăm sóc động vật bị bỏ rơi. Khi nghe hết câu chuyện, nhân viên trung tâm cho gia đình người chủ của chú chó biết một bí mật, nó khiến trái tim họ đau thắt lại.
Chủ cũ của chú chó vì một lý do nào đó đã quyết định đưa con vật đến trung tâm này. Họ đợi đến khi chú chó ngủ say rồi mang đến trung tâm và khi tỉnh dậy chú chó nhỏ đã không bao giờ còn được nhìn thấy người chủ cũ nữa. Đó có lẽ là lý do chú chó cứ nhìn chằm chằm vào gia đình người chủ, bất kể ngày hay đêm để mãi mãi không bị bỏ rơi.
Quá xúc động với tình cảm của chú chó, gia đình người chủ mới đã mang chỗ ngủ của chú chó vào đặt bên giường họ ngay khi vừa từ trung tâm trở về. Từ hôm hiểu được dụng ý của ông bà chủ tốt bụng, chú chó ngủ ngon lành trong phòng của những người chủ mới.
Câu chuyện của một con vật nhưng cũng đủ sức mạnh khiến cho trái tim của những ai sắt đá nhất cũng bùi ngùi, xúc động. Tuy là loài vật, nhưng cũng có những cảm xúc và tình cảm sâu sắc như con con người, cách phản ứng của chú chó chắc chắn khiến ai cũng phải giật mình suy ngẫm.
ZALO FACEB
Câu chuyện về chú chó không bao giờ ngủ và lý do đằng sau khiến cho trái tim của bất kỳ ai trong chúng ta cũng nghẹn lại khi nghe đến. Ai trong chúng ta cũng đều biết là động vật, nhất là loài chó là loài vật rất trung thành, đó là tình cảm thiêng liêng mà ai cũng phải rung động.
Chú chó được nhắc đến trong bài viết này được một gia đình nhận nuôi từ trung tâm chăm sóc động vật bị bỏ rơi. Khi đến với ngôi nhà mới, chú chó được tất cả các thành viên trong gia đình quan tâm, yêu thương, chăm sóc đặc biệt. Đó là một con chó dễ thương, thông minh, nhạy bén và hòa nhập rất nhanh với môi trường mới.
Ảnh minh họa. Chú chó được gia đình chủ đưa đi dạo, chơi trò tìm kiếm trong công viên, dạy chơi trò chơi mỗi ngày. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ về chú chó làm cho người chủ mới cảm thấy khó lý giải, đó là tối nào cũng vậy, chú ngồi ngay cạnh giường ngủ của họ, nhìn chằm chằm vào họ cho đến lúc họ ngủ thiếp đi. Cho đến khi tỉnh giấc, chú chó vẫn ngồi đó và vẫn nhìn vào họ chằm chằm.
Chỉ sau một thời gian, ai cũng nhận ra chú chó chưa bao giờ ngủ, chỉ đôi khi ngủ gật với hai mắt khép hờ, chứ chưa hề thực sự ngủ kể từ khi được đón về.
Gia đình rất ngạc nhiên và lo lắng cho sức khỏe của con vật, họ đưa chú chó đến bác sỹ thú y. Sau khi kiểm tra kỹ càng, bác sỹ kết luận chú chó hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng do vẫn thắc mắc và muốn tìm hiểu về biểu hiện kỳ lạ của chú chó nên cả nhà quyết định tìm hiểu về quá khứ của người bạn nhỏ, họ quay lại trung tâm chăm sóc động vật bị bỏ rơi. Khi nghe hết câu chuyện, nhân viên trung tâm cho gia đình người chủ của chú chó biết một bí mật, nó khiến trái tim họ đau thắt lại.
Chủ cũ của chú chó vì một lý do nào đó đã quyết định đưa con vật đến trung tâm này. Họ đợi đến khi chú chó ngủ say rồi mang đến trung tâm và khi tỉnh dậy chú chó nhỏ đã không bao giờ còn được nhìn thấy người chủ cũ nữa. Đó có lẽ là lý do chú chó cứ nhìn chằm chằm vào gia đình người chủ, bất kể ngày hay đêm để mãi mãi không bị bỏ rơi.
Quá xúc động với tình cảm của chú chó, gia đình người chủ mới đã mang chỗ ngủ của chú chó vào đặt bên giường họ ngay khi vừa từ trung tâm trở về. Từ hôm hiểu được dụng ý của ông bà chủ tốt bụng, chú chó ngủ ngon lành trong phòng của những người chủ mới.
Câu chuyện của một con vật nhưng cũng đủ sức mạnh khiến cho trái tim của những ai sắt đá nhất cũng bùi ngùi, xúc động. Tuy là loài vật, nhưng cũng có những cảm xúc và tình cảm sâu sắc như con con người, cách phản ứng của chú chó chắc chắn khiến ai cũng phải giật mình suy ngẫm.
ZALO FACEB
Rong Biển
BS Nguyễn Ý Đức
Rong biển (seaweeds) còn có các tên gọi khác như rong mơ, rau mã vĩ, hải tảo là loại thực vật sống ở biển.
Theo các nhà sinh vật học, có đến hơn hai ngàn loài rong biển, từ những mảng rêu trong ao nước tới các loại tảo bẹ (kelp) ngoài biển cả.
Rong biển được phân chia ra làm bốn nhóm chính tùy theo mầu sắc của chúng: Rong nâu, rong đỏ, rong mầu lục và rong mầu xanh.
Rong có thể ngắn nhỏ li ti hoặc dài đến 700 thước như tảo bẹ
Rong mọc tự nhiên rất nhiều ở biển. Nhưng hiện nay nhiều quốc gia cũng lập những trại nuôi rong biển để thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng.
Giá trị dinh dưỡng
Từ lâu rong biển đã được dùng làm thực phẩm cho người và gia súc vì có nhiều chất dinh dưỡng và khi ăn cho một vị rất ngon.
Loại thực vật này chiếm tới 25% trong các món ăn của dân chúng Nhật như nấu súp, trộn sà lácht, ăn với đồ biển (sushi), với thịt. Người Việt Namcũng đã biết thưởng thức rong biển từ lâu, tuy rằng ít người chú ý đến đặc tính bổ dưỡng và trị bệnh của nó. và cũng nhiều người không để ý là trong kem, dầu sà lách hoặc thuốc đánh răng cũng có một chút rong biển để các chất này bớt nhão.
Rong biển rất giàu những chất dinh dưỡng căn bản như chất đạm, folic acid, beta carotene, calci, iod, natri, magnesium, kali, phosphor và sắt. Viện Nghiên Cứu Rong Biển ở Na Uy phân tích được tới gần 60 khoáng chất khác nhau trong rong biển.
Rong biển cung cấp rất ít năng lượng: một phần ăn trung bình chỉ cung cấp chứng 100 calori nên rất tốt cho những ai muốn giữ thân hình thon thả.
Loài rong biển wakame ở Nhật còn có nhiều loại amino acids như alanine, arginine, glutamic acid, glycine, leucine, isoleucine, v.v…Vì thế rong biển là một món ăn bổ dưỡng và ngon miệng..
Bác sĩ người Đức Heinz A.Hope, một chuyên gia nổi tiếng về rong biển, cho rằng rong biển là nguồn thực phẩm rất lớn, có khả năng giải quyết nạn khan hiếm thực phẩm ở các nước nghèo.
Trong rong có chất algin được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để làm cho các chất lỏng kết hợp với nhau. Chẳng hạn khi cho vào kem, algin làm nước trong sữa không kết tinh mà trộn đều với nhau.
Rong được bán tươi, phơi khô, hoặc xay thành bột hoặc làm thành dạng viên.
Bột rong được rắc vào súp, sà lách, pho mát hoặc khoai tây bỏ lò để tăng hương vị món ăn.
Tác dụng trị bệnh
Tương truyền là Vua Thần Nông (khoảng 3.000 năm trước Công nguyên ) và Đức Khổng Tử (551 đến 479 trước Công nguyên) đều đã biết rằng rong biển có đặc tính dinh dưỡng và trị liệu. Từ thời thượng cổ, ở Trung Hoa, rong biển đã được dùng để chữa bệnh ung thư.
Theo Jean Carpenter, khoa học ngày nay đã công nhận rong biển là một trong nhiều môn thuốc thiên nhiên có quanh năm, với nhiều công dụng như ngăn ngừa và chữa vài loại ung thư, làm giảm cholesterol và huyết áp, làm loãng máu, ngăn ngừa viêm loét bao tử, tiêu diệt vi trùng, và làm thông đại tiện.
Theo bác sỹ Jane Teas của Đại Học Harvard, những vùng có tập quán ăn nhiều rong biển, như miền biển Sago và Hokkaido ở Nhật, thì nơi đó ung thư vú thấp hơn so với các địa phương khác
Bác sĩ Nhật Ichiro Yamamoto của Đại Học Kitasato nghiên cứu rong biển trong 15 năm, và kết luận rằng rong biển có tác dụng chống ung thư vú, ung thư máu, ung thư ruột già và nhiều loại ung thư khác.
Rong biển còn có khả năng kháng sinh. Năm 1917, khoa học gia người Đức R. Harder đã khám phá đặc tính kháng sinh của rong biển.
Đến năm 1959 khoa học gia Mỹ J.M.N. Sieburth nhận thấy trong ruột của chim cút (penguin) không có vi khuẩn. Sau khi nghiên cứu, ông mới tìm ra nguyên do là chim cút ăn tôm, mà tôm thì có chất kháng sinh nhờ ăn rong biển.
Từ đó tới nay, nhiều cuộc khảo cứu khác cho thấy rong biển có chứa những chất kháng sinh với đặc tính không kém gì các kháng sinh nhân tạo nhưpenicillin, terramycin, và streptomycin.
Ngoài khả năng kháng sinh, rong biển còn có đặc tính hạ huyết áp, làm loãng máu và hạ cholesterol cho nên người Nhật xem rong biển là thực phẩm giúp sống lâu.
Loại rong biển wakame ở Nhật có đặc tính hóa giải chất độc nicotine trong thuốc lá.
Rong biển có nhiều iod, cần cho các chức năng của tuyến giáp. Thiếu iod, tuyến giáp sưng to, kích thích tố của tuyến giảm, cơ thể suy nhược, da khô và thô, tóc rụng, trí tuệ giảm, người như mụ mẫm, buồn rầu.
Một nhược điểm của rong biển là tỷ lệ muối natri khá cao: Nửa ly rong biển tươi có tới 900 mg natri. Do đó, người cao huyết áp không nên ăn nhiều rong biển.
Rong biển đôi khi cũng làm mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn./
BS Nguyễn Ý Đức
Viêm gan C có gì mới lạ?
BS M Lê Văn Long
Theo thống kê 2016 của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì trên thế giới có 130 – 150 triệu người bị bệnh viêm gan C và mỗi năm có 500,000 người chết vì bệnh nầy.
Tại sao người Việt chúng ta phải quan tâm đến viêm gan C?
Vì nhiều lý do:
Việt Nam là một trong những nước có tử vong cao vì viêm gan B và viêm gan C
Viêm gan C đưa đến suy gan, cần phải ghép gan mới sống được.
Viêm gan C gây ra ung thư gan.
Hiện nay có thuốc chữa trị rất hiệu quả, làm tránh được suy gan và ung thư gan, làm giảm tử vong, ít phản ứng phụ, không cần chích, chỉ cần uống một ngày một viên thuốc trong vòng 3 tháng (12 tuần) là dứt bệnh viêm gan C.
Thuốc chữa viêm gan C
Thuốc dùng để chữa viêm gan C có bắt đầu từ 1991, đó là thuốc chích Interféron. Năm 1998 thuốc uống Ribavirine ra đời và được dùng phối hợp với Interferon. Hai thuốc nầy cộng lại chỉ có công hiệu tối đa là 50 %, trung bình là 30 % mà thôi. Lại nữa với những thuốc nầy, cần phải chữa trị gần một năm (48 tuần), bệnh nhân một phần phải chịu nhiều phản ứng phụ rất khó chịu làm một số phải bỏ cuộc, một phần phải tới lui nhà thương thường để xét nghiệm máu và phải học cách tự mình chích thuốc interferon ở nhà.
Kể từ 2016 thì đã có rất nhiều thuốc mới để chữa trị, công hiệu từ 90% đến 100%, trong vòng 3 tháng là dứt bệnh, không cần phải tới lui nhà thương thường xuyên. Thuốc mới rất đắt tiền, uống thuốc 3 tháng tốn 30,000 Gia kim (90,000 Mỹ kim lúc mới ra thị trường năm 2015). Chính phủ Québec, qua trung gian RAMQ sẽ trả tiền thuốc, giống như trả tiền tất cả thuốc khác để chữa tiểu đường, huyết áp cao…, chỉ cần bác sĩ làm đơn gởi tới RAMQ xin thuốc. Ở Bắc Mỹ và Âu Châu, thuốc Interféron + Ribavirin không còn dùng nữa, ở các nước khác thì vẫn còn được dùng vì thuốc mới quá đắt tiền.
Gan có thể bị viêm vì nhiều lý do
Như uống rượu quá độ, gan bị đóng mỡ, uống thuốc Tylenol quá liều, uống thuốc trị ho lao, bệnh suy tim. Gan cũng có thể bị viêm vì vi trùng (bactérie), bị viêm vì siêu vi trùng (gọi tắt là siêu vi hay vi rút (virus).
Viêm gan C là viêm gan do siêu vi trùng C gây nên, viêm gan B là viêm gan do siêu vi B gây nên. Siêu vi có tên A, B hay C hay E, F, G cũng giống như cha mẹ đặt tên con mình đứa con đầu lòng có tên Hai, đứa kế tiếp tên Ba, sau là tên Tư rồi đến Út Một, Út Hai, vân vân.
Siêu vi C truyền nhiễm như thế nào?
Siêu vi C nằm trong gan và trong máu của người bệnh viêm gan C và lúc đầu không gây triệu chứng gì cho nên người bệnh không biết là trong người mình có siêu vi trùng C. Người bệnh này sẽ lây người khác lúc đi hiến máu, người nhận máu sẽ được máu và thêm món quà là con siêu vi trùng C! Trước năm 1992 thì chưa có phương pháp xét nghiệm siêu vi trùng C trong máu của những người hiến máu. Người bệnh sẽ lây người khác nếu chích ma túy rồi truyền kim cho người khác chích vì trên đầu mũi kim có dính máu, do đó có siêu vi. Một người bệnh có thể lây hàng ngàn người khác chỉ trong phút chốc lúc dùng dịch vụ y tế để được chích ngừa (cúm, lao, ho gà, vân vân) vì y tá không thay đổi kim, vẫn một mũi kim mà chích nhiều người (Ai Cập có hơn 10% người dân bị viêm gan C vì lý do nầy). Bác sĩ, nha sĩ, chuyên viên châm cứu cũng vô tình truyền siêu vi cho bệnh nhân vì dùng dụng cụ không được khử trùng một cách hữu hiệu.
Ở các nước tân tiến giàu mạnh, những người trẻ bị nhiễm siêu vi trùng C vì chích ma túy là nguyên nhân chính, những người lứa tuổi 40 – 70 thì bị nhiễm vì truyền máu trước năm 1992 là chính.
Ở các nước chậm tiến hay nước đang phát triển thì những người lứa tuổi 40 – 70 thường bị nhiễm siêu vi trùng C vì tổ chức y tế thiếu sót, bị nhiễm ngay tại nhà thương, phòng mạch, trụ sở y tế còn những người trẻ thì cũng giống như những người trẻ khác trên thế giới, vì chia sẻ kim chích ma túy mà bị truyền nhiễm.
Siêu vi trùng C ít có sự truyền nhiễm qua đường sinh lý, hay truyền nhiễm từ mẹ qua con. Siêu vi trùng C không truyền nhiễm qua thức ăn.
Làm sao biết mình có bị viêm gan C hay không?
Người bị nhiễm siêu vi trùng C thường không có triệu chứng gì hết, phải thử máu mới biết là bị nhiễm. Rất ít khi bệnh nhân có nhiều triệu chứng như đau nhức các khớp xương, bệnh ngoài da, không ra nắng được, suy nhược quá độ, làm cho bệnh nhân phải đi khám nhiều chuyên gia nhưng không tìm được nguỵên do, sau đó mới biết là triệu chứng của viêm gan C.
Tất cả những người bị nhiễm viêm gan C đều phải uống thuốc?
Siêu vi trùng C rất quỷ quái, một khi xâm nhâp vào cơ thể thì biến ra nhiều hình dạng để tránh bị lực lượng đề kháng của cơ thể nhận diện và tiêu diệt. Khoa học hiện đại đã tìm được 6 dạng (genotype) của siêu vi trùng C. Ở Bắc Mỹ và Âu Châu hơn 70% viêm gan C là do siêu vi trùng C dạng 1 (genotype 1) gây ra, ở Việt nam siêu vi 1 và 6 là nhiều nhất, ở Ai Cập (egypte) siêu vi 4 gây ra viêm gan C cho hơn 10 % dân Ai Cập (tỷ lệ nhiều nhất thế giới, ở những xứ khác từ 1% đến 3% người dân bị mà thôi), ở Phi Châu dễ nhiễm siêu vi trùng 5, ở Úc Châu dễ nhiễm siêu vi trùng 3.
Trong các thuốc mới, có thể nói tóm tắt dễ hiểu là mỗi loại thuốc rất công hiệu cho một dạng (genotype) mà thôi vì thế cần phải biết siêu vi trùng C dạng gì (génotype) mới có thể chọn thuốc nào để chữa. Phần đông lại cần phải phối hợp hai thứ thuốc mới, vì thế mà thuốc rất đắt tiền. Trong tương lai rất gần (dưới 3 năm) sẽ có thuốc công hiệu cho tất cả 6 dạng (genotype) của siêu vi trùng C, lúc đó không cần biết siêu vi trùng C genotype gì cũng vẫn chữa được.
Biết genotype siêu vi là điều kiện đầu tiên để biết phải dùng thuốc nào, sau đó cần biết gan bị viêm hay bị xơ, nhẹ hay nặng (từ F0 cho tới F4, F là viết tắt của Fibrose, là xơ gan), tiếp đến là cần biết là đã từng có chữa trị bằng Interferon ribavirin hay chưa, cần biết là có bị những bệnh khác hay không (tiểu đường, nghẹt tim, viêm gan B, v.v…). Còn nhiều điều kiện khác bác sĩ phải biết mới xin chính phủ trả tiền thuốc được.
Ở Québec lúc thuốc mới xuất hiện trên thị trường, chánh phủ chỉ trả tiền thuốc nếu bị viêm F2, F3, F4, tức là bị nặng mới được, một năm sau thì chính phủ trả tiền cho những người bị viêm nhẹ bắt đầu từ F1 và sắp tới là F0 cũng được trả tiền thuốc.
Thuốc mới trên thị trường, bắt đầu từ năm 2015:
Sovaldi (sofosbuvir), Ledipasvir, Harvoni (sofosbuvir+ ledipasvir), Holkira (da sabuvir + ombitasvir + ritonavir + paritaprevir), Eclupsa (), Zapatier (elbasvir + grazoprevir)
Tương lai
Mỹ, Úc, Anh là các nước dự trù bắt đầu năm 2030 sẽ không còn siêu vi C trong nước. Chúng ta không cần di trú sang Mỹ, Canada cũng có chương trình diệt siêu vi trùng C.
Đây là một sự kiện hiếm có trong lãnh vực Y Học: chỉ trong vòng 2 năm mà xuất hiện biết bao nhiêu là thuốc mới để tiêu diệt siêu vi trùng C, so với hai thuốc Interferon và Ribavirine đã dùng suốt 25 năm qua.
Hy vọng một ngày gần đây chúng ta cũng sẽ có được những thuốc mới chữa ung thư công hiệu 90% – 100% giống như thuốc chữa bệnh viêm gan C.
BS M Lê Văn Long
IM LẶNG : một nghệ thuật sống
Im lặng là vàng. Có thực sự vậy không? Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý.
Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.
Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là diệu kế nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng.Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng khi nào nên im lặng?
1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.
2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc
Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
3. Khi người khác không hiểu mình
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.
4. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.
5. Khi người khác khoe khoang, lý sự
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.
6. Khi người khác không cần mình góp ý kiến
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng.
Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.
Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ-cung-sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hoá cao cấp.
Nói ra được thì tốt nhưng có khi im lặng lại tốt hơn. Ta nên học lắng nghe để hiểu, dừng lại để thương. Nhưng khó đấy, bài học này chỉ dành tặng cho những ai đã biết buông bỏ ngạo mạn, biết đời sống là vô thường bất chợt.
Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh ta nói: trong cuộc sống, rất ít người chịu học lắng nghe và im lặng. Bởi vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian gặp nhau, sợ thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu chuyện. Thì vậy, cuộc sống là muôn màu!
Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuôc họp cứ uyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút xuống, có khi quá cao trào bi đát, khóc thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta đúng! Rồi… ta đã được gì trong “đúng – sai” đó?
Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người. Thành ra, người lớn chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ!
Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son trẻ rồi bới tìm, rồi thở dài… Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác hiểu. Và dĩ nhiên không bao giờ chịu im lặng!
Ta ví cuộc đời như trò chơi xếp chữ. Ai cũng được phát cho 1000 miếng, ai cũng có thời gian hoàn thành giống nhau. Chỉ có điều là con người ít khi kiên nhẫn chịu xếp cho mình đến mảnh cuối cùng để tận hưởng vẻ đẹp thực sự nằm bên trong đâu đó.
Đa phần người ta than thở hoặc nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau, rối tung, mệt mỏi, chán nản, trách đời bất công, sao ông trời khó khăn với người này, dễ dãi với người kia?
Chỉ có những ai đi đến cuối cùng của sự tận tụy mới nhận ra bức tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng. Và có khi để hoàn thành nó, người ta đã âm thầm đi tìm, luôn kiên nhẫn và im lặng. Người ta phải nhẹ nhàng tìm kiếm, kể cả chẳng may ghép vài lần mà không đúng.
Thì đã sao? Ta có 1.000 cơ hội kia mà. Lần này chưa được, lần sau sẽ được, chỉ cần bạn đủ niềm tin. Vì tin sẽ thấy, tìm sẽ gặp. Nếu ta tin chắc chắn mình sẽ hạnh phúc thì đã có hạnh phúc rồi đấy.
Hạnh phúc ngay giây phút này đây, yên bình và thanh thản. Không một chút quấy rầy, không chết chóc hay chiến tranh. Đẹp quá phải không? Nếu có nhiều hạnh phúc hơn thế, hãy mang chia sớt nhé nhưng nhớ lặng thầm. Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận. Yên tâm…!!!