TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Anh: 4 người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng xe và dao
March 22, 2017

Image
Cảnh sát canh gác bên ngoài tòa nhà Quốc Hội Anh sau khi vụ tấn công bằng dao xảy ra. (Hình: Yui Mok/PA via AP).

LONDON, Anh (AP) – Một chiếc xe tông vào người đi bộ trên cầu Westminster Bridge, London, làm thiệt mạng ít nhất một phụ nữ và làm 10 người bị thương, sáng Thứ Tư. Trong khi đó, một người cầm dao đâm một cảnh sát viên và bị bắn chết bên ngoài Quốc Hội, làm tòa nhà này bị phong tỏa.

Ngoài ra, có hai người khác bị thiệt mạng, nhưng cảnh sát không cho biết vì sao.

Cảnh sát cho biết, họ coi hai hành động này là khủng bố.

Một số người bị thương là học sinh trung học Pháp, theo lời ông Bernard Cazeneuve, thủ tướng quốc gia này, cho biết.

Ngay lập tức, nước Anh nâng mức báo động lên thành nghiêm trọng.

Thứ Tư là ngày mà cách đây một năm có vụ tấn công xảy ra ở phi trường Brussels, Bỉ, làm 32 người thiệt mạng.

Hiện chưa có ai hoặc tổ chức nào nhận trách nhiệm hai vụ tấn công ở London.

Cảnh Sát Trưởng B.J. Harrington nói một cuộc điều tra khủng bố đang được tiến hành.

Thủ Tướng Theresa May, người được đưa ra khỏi tòa nhà Quốc Hội ngay lập tức khi sự việc xảy ra, sẽ chủ trì cuộc họp của ủy ban khẩn cấp chính quyền.

Sự việc xảy ra gần khu du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô Anh, bao gồm London Eye, một vòng xoay lớn có chỗ ngồi để du khách ngắm cảnh, cùng với tháp Big Ben và tòa nhà Quốc Hội.

Vòng xoay này phải tạm thời ngưng lại, trong khi đám đông chứng kiến xe cảnh sát và xe cứu thương chạy qua.

“Tôi thấy mọi người đều nằm xuống trên cầu,” ông Richard Tice, một người chứng kiến vụ xe tông, nói với Sky News.

Cơ quan cứu thương London nói họ giúp 10 người bị thương trên cầu, và các giới chức cảnh sát nói họ kéo một phụ nữ từ sông Thames lên. Người này bị thương, nhưng còn sống.

Thủ Tướng Bernard Cazeneuve nói sẵn sàng giúp Anh và nói với “cách học sinh Pháp bị thương, gia đình, và bạn học” của họ rằng London là một nơi các trường học Pháp thường đưa học sinh đến chơi.

Bộ Ngoại Giao Pháp cho biết trong số người bị thương có ba học sinh ở Saint-Joseph đến thăm thành phố Concarneau, và chính quyền Pháp đã có liên lạc với phía Anh.

Tại phía trước tòa nhà Quốc Hội, người ta thấy một thi thể nằm trên mặt đất, nhưng không rõ có phải là người tấn công bằng dao hay không.

Ông Dennis Burns, người đến Quốc Hội tham dự một buối họp, nói với Press Association rằng ông nghe cảnh sát liên lạc qua radio, nghe nói một cảnh sát viên bị đâm.

Cảnh sát bên trong tòa nhà ngay lập tức chạy đến nơi khi nghi can đang bước vào.

Nhà báo Quentin Letts của tờ Daily Mail nói ông thấy một người mặc đồ đen tấn công một cảnh sát viên bên ngoài tòa nhà Quốc Hội, trước khi bị bắn hai hoặc ba phát khi người này bước vào bên trong.

Tòa Bạch Ốc lên án hai vụ tấn công ở London, và Tổng Thống Donald Trump đang theo dõi sự việc.

Trong cuộc họp báo sáng Thứ Tư, ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, cho biết ông Trump có nói chuyện với bà May và khen ngợi “sự phản ứng nhanh chóng của cảnh sát và nhân viên cấp cứu Anh.”

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Anh chính thức nộp văn thư rút khỏi EU

March 29, 2017

Image
Đặc sứ Anh tại EU Tim Barrow (trái) trao thư thông báo rút khỏi EU cho Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu Donald Tusk tại Brussels hôm 29 Tháng Ba 2017.
(Hình: AP Photo/Yves Herman)
LONDON, Anh (AP) – Anh hôm Thứ Tư chính thức nộp văn thư để rút khỏi khối EU, chấm dứt bốn thập niên hội nhập với các quốc gia láng giềng, phá hủy ý tưởng rằng sự bành trướng của EU là điều không tránh khỏi, đồng thời cũng làm rung chuyển nền móng của một khối quốc gia đang gặp nhiều thử thách về bản sắc và vai trò của mình trên trường quốc tế.

Đặc sứ Anh tại EU, ông Tim Barrow, giao tận tay một bức thư cho Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu Donald Tusk, để chính thức khởi động tiến trình hai năm đi đến hoàn toàn tách rời.


“Ngày hôm nay chính phủ hành động thể theo ý muốn dân chủ của người dân Anh,” theo lời Thủ Tướng Theresa May khi ra trước Hạ Viện Anh.

Bà nói thêm rằng: “Đây là giờ phút lịch sử và sẽ không có việc đi ngược trở lại.”

Ông Tusk cho báo chí hay tại Brussels rằng “không có lý do gì để coi đây là ngày vui” và nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu hiện nay là giảm thiểu tổn phí cho dân khối EU cũng như các quốc gia thành viên.

Đối với những người từng vận động để Anh ở lại trong khối EU thì đây là lúc phải tranh đấu để duy trì những gì mà họ coi là các lợi ích chính yếu của một quốc gia thành viên EU, gồm cả tự do mậu dịch và quyền được sống bất cứ nơi nào trong khối này. (V.Giang)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Israel trình làng võ khí mới, cảnh cáo kẻ thù chớ tấn công
April 2, 2017

Image
Hệ thống hỏa tiễn phòng không David’s Sling của Israel trong lễ tiếp nhận tại căn cứ Không Quân Hatzor hôm Chủ Nhật, 2 Tháng Tư.
(Hình: AP Photo/Sebastian Scheiner)

JERUSALEM (AP) – Một hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn do Mỹ và Israel cùng chế tạo, nhằm chống loại hỏa tiễn tầm trung mà thành phần dân quân Hezbollah do Iran hỗ trợ đang có, chính thức hoạt động hôm Chủ Nhật, hoàn thiện hệ thống phòng thủ gồm mấy lớp của Israel, trong lúc có sự căng thẳng ở biên giới quốc gia này với Syria cũng như ở Gaza.

Thủ Tướng Benjamin Netanyahu cho hay trong buổi lễ trình làng hệ thống mang tên David’s Sling rằng phòng thủ quốc gia là điều quan trọng nhất. Ông cảnh cáo rằng “những ai muốn tấn công chúng ta sẽ bị đánh trả, những ai muốn đe dọa sự sống còn của chúng ta sẽ tự đưa họ vào sự nguy hiểm sống còn.”


Hệ thống David’s Sling (Ná của David) đánh dấu sự hoàn tất hệ thống phòng không mấy lớp của Israel, gồm hệ thống Arrow (Mũi Tên), nhằm ngăn chặn hỏa tiễn đạn đạo tầm xa trên bầu khí quyển và đặc biệt để đối phó với Iran; hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) chống các hỏa tiễn tầm ngắn bắn đi từ dải Gaza.

Hệ thống David’s Sling do công ty quốc phòng Israel Rafael chế tạo cùng với công ty quốc phòng Mỹ Raytheon.

Hệ thống này khởi sự hoạt động hôm Chủ Nhật giữa khi có căng thẳng dọc theo biên giới phía Bắc của Israel với Lebanon và Syria.

Trong cuộc đối đầu hiếm thấy ở biên giới Syria hồi tháng qua, Israel bắn rơi một hỏa tiễn phòng không của Syria nhắm bắn vào các phi cơ Israel khi mở cuộc tấn công vào đoàn xe tình nghi của Hezbollah nhằm chở võ khí từ Syria đến cho thành phần dân quân này ở Lebanon.

Hồi Tháng Hai, lãnh tụ Hassan Nasrallah của Hezbollah nói rằng tổ chức này không muốn tái tục tình trạng chiến tranh.

Tuy nhiên, ông Nasrallah cảnh cáo rằng nếu điều này xảy ra, lực lượng của ông sẽ dùng hỏa tiễn tấn công trung tâm nguyên tử Dimona của Israel. (V.Giang)

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, gần 60 người chết, có nhiều trẻ em
April 4, 2017

Image
Một em bé được cho thở oxy sau khi bị tấn công bằng vũ khí hóa học. (Hình: Edlib Media Center, via AP)

BEIRUT, Lebanon (AP) – Một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra tại một thành phố do phe đối lập kiểm soát ở phía Bắc Syria hôm Thứ Ba làm hàng chục người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, và làm cho cư dân bị ngộp thở phải chạy ra đường, các bệnh viện đầy ắp người.

Chính quyền Tổng Thống Donald Trump nói rằng chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm vụ tấn công này, và nói những quốc gia đỡ đầu Syria phải “chịu trách nhiệm lớn” cho các vụ chết người này.


Tổ chức Syrian Observatory for Human Rights, có văn phòng tại London, Anh, nói ít nhất có 58 người chết, bao gồm 11 trẻ em, trong vụ tấn công vào buổi sáng ở thị trấn Khan Sheikhoun, phía Bắc tỉnh Idlib, mà các nhân chứng nói rằng do các chiến đấu cơ Sukhoi của Nga và Syria tiến hành.

Băng vidieo tại chỗ cho thấy các nhân viên cấp cứu phải dùng vòi cứu hỏa xịt nước cho sạch hóa chất trên người nạn nhân.

Một số em bé được để nằm trên sàn xe, xịt nước vào người như là đang tắm, trong khi người khác cởi quần áo.

Trong bệnh viện, một em bé nằm trên giường được gắn mặt nạ che miệng để thở oxy. Trên giường khác, một số người lớn cũng được chăm sóc như vậy.

Tại nơi khác, một em bé trần truồng, người đỏ, đang bò lồm cồm…

Hình ảnh trẻ em nằm bất động, chồng chất lên nhau, cho thấy mức độ của cuộc tấn công, làm người ta nhớ lại cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi năm 2013, làm hàng trăm người chết, và là hậu quả chiến tranh thảm khốc nhất trong cuộc nội chiến kéo dài sáu năm.

Vụ tấn công hôm Thứ Ba bị nhiều lãnh đạo thế giới chỉ trích, bao gồm Tổng Thống Donald Trump, mô tả đây là một hành động “ghê tởm” mà “thế giới văn minh không thể làm lơ.”

Tại Liên Hiệp Quốc, Hội Ðồng Bảo An sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày Thứ Tư để phản ứng với vụ tấn công này, xảy ra một ngày trước khi hội nghị các nhà tài trợ quốc tế được tổ chức tại Brussels, Bỉ, để định đoạt tương lai của Syria và khu vực.

Trong một tuyên bố, Tổng Thống Donald Trump cũng đổ lỗi cho cựu Tổng Thống Barack Obama “yếu,” không phản ứng mạnh mẽ trong vụ tấn công hồi năm 2013.

“Những hành động ghê tởm này của chế độ Bashar al-Assad là hệ quả của sự yếu kém và không có giải pháp của chính quyền trước đây,” ông Trump nói. “Tổng Thống Obama nói hồi năm 2012 rằng ông sẽ vẽ ra ‘lằn ranh đỏ’ chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng sau đó chẳng làm gì cả. Hoa Kỳ cùng với các đồng minh khắp thế giới lên án hành động không thể tha thứ này.”


Tuy nhiên, ngày 15 Tháng Sáu, 2013, vào thời điểm ông Obama vận động sự chuẩn thuận của Quốc Hội để giải quyết vấn đề Syria, ông Donald Trump tweet ra như sau: “Chúng ta không nên dính vào Syria, ‘phe nổi loạn’ tệ không kém gì chế độ hiện tại. CHÚNG TA SẼ ÐƯỢC GÌ NẾU HY SINH MẠNG SỐNG VÀ HÀNG TỶ ÐÔ LA? KHÔNG ÐƯỢC GÌ CẢ.”

Trong một tuyên bố, chính phủ Syria “cương quyết phản đối” các cáo buộc rằng họ tiến hành cuộc tấn công, cho rằng họ không thủ đắc vũ khí hóa học, chưa bao giờ sử dụng chúng trong quá khứ, và cũng sẽ không sử dụng loại vũ khí này trong tương lai. Syria cho rằng đây là kịch bản của phe nổi dậy, tạo ra cuộc tấn công này và đổ lỗi cho chính quyền Syria.

Phía Nga cũng bác bỏ tố cáo là họ có dính vào vụ tấn công này. (Ð.D.)

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Mỹ tấn công Syria, thế giới hoan nghênh, Nga giận dữ
April 7, 2017

Image
Hình ảnh trên đài truyền hình nhà nước Syria cho thấy các nhà chứa phi cơ bị hư hại sau cuộc tấn công của Mỹ. (Hình: AP)
BEIRUT, Lebanon (AP) – Các nhà lãnh đạo thế giới hoan nghênh chính phủ Mỹ sau khi Washington ra lệnh mở cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào rạng sáng ngày Thứ Sáu nhắm vào một căn cứ không quân Syria để đáp trả một cuộc tấn công bằng võ khí hóa học xảy ra tuần này.

Trong khi đó chính phủ Nga lên án hành động này là “hiếu chiến” và tạm ngưng các phối hợp với Mỹ trên không phận Syria.


Cuộc tấn công, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ trực tiếp nhắm vào quân đội của Tổng Thống Syria Bashar Assad, bị Nga và Iran lên án, nhưng được phía đối lập Syria và giới ủng hộ họ hoan nghênh, hy vọng rằng hành động này đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc chiến kéo dài đã sáu năm nay tại Syria.

Vụ phóng hỏa tiễn cũng là hành động quân sự quan trọng nhất của Tổng Thống Donald Trump kể từ khi lên cầm quyền và đưa Mỹ can dự sâu xa hơn vào cuộc chiến Syria.

Chính phủ Obama từng đe dọa sẽ tấn công lực lượng quân sự của Syria sau các cuộc tấn công bằng võ khí hóa học trước đó, nhưng không có hành động gì.

Khoảng 60 hỏa tiễn loại Tomahawk của Mỹ, phóng đi từ hai khu trục hạm neo ngoài biển Địa Trung Hải, đánh vào căn cứ không quân Shayrat, nơi các phi cơ chính phủ Syria từng cất cánh để oanh kích các mục tiêu ở Bắc và Trung Bộ Syria.

Các hỏa tiễn Mỹ phát nổ vào lúc 3 giờ 45 phút sáng, giờ Syria, các mục tiêu là phi đạo, nhà chứa phi cơ, đài kiểm soát không lưu và kho chứa bom, theo các giới chức Mỹ.

Văn phòng Tổng Thống Assad gọi cuộc tấn công của Mỹ là “cẩu thả” và “vô trách nhiệm”. Quân đội Syria cho hay có ít nhất 7 người thiệt mạng và 9 người bị thương.

Tổ chức đối lập Syrian Observation for Human Rights, có trụ sở đặt tại Anh, cho biết trong số người chết có một tướng và ba quân nhân khác.

Điện Kremlin cho hay Tổng Thống Vladimir Putin gọi cuộc tấn công của Mỹ là “hành động hiếu chiến” nhắm vào một quốc gia có chủ quyền, vi phạm luật quốc tế. (V.Giang)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tin Thế Giới

1. Mỹ thả ‘Mother of all bombs’ xuống Afghanistan

Quân đội Mỹ vừa thả quả bom có sức công phá mạnh nhất trong tất cả các loại bom không phải hạt nhân, vào các mục tiêu ISIS ở Afghanistan.

Quả bom, mệnh danh “Mẹ của tất cả các loại bom” – Mother of all bombs, được thả lúc 7:32 phút tối thứ Năm, giờ địa phương.

Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng trên chiến trường.

Bom có tên chính thức là “GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast Bomb – MOAB,” dài 30 foot (9.14 mét), nặng 21 ngàn 600 pound (9797 kg), có hệ thống định vị toàn cầu dẫn hướng.
Cùng ngày, tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, phát biểu: “Thêm một thành công nữa.”

Quả bom được thả bởi vận tải cơ MC-130, đậu tại Afghanistan, do Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Đặc Biệt của Không Quân chỉ huy. CNN dẫn lời phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Adam Stump.

“Ai cũng biết điều gì đã xảy ra. Vậy thì, những gì tôi đã làm là tôi ủy quyền cho quân đội của chúng ta.” Ông Trump nói khi được hỏi có phải ông ra lệnh vụ thả bom hay không. “Chúng ta đã ủy thác họ toàn quyền hành động, và đó là điều họ đang làm.”

CNN dẫn lời nguồn tin riêng nói rằng tướng John Nicholson, chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan, ký chuẩn thuận việc sử dụng bom MOAB. Và Tòa Bạch Ốc được thông báo về kế hoạch hành động trước khi vận tải cơ MC-130 thả quả bom nặng gần một tấn này.

Phát ngôn nhân Bạch Ốc, Sean Spicer, xác nhận vụ thả bom nhắm vào “một hệ thống địa đạo và hang động mà các chiến binh ISIS sử dụng để di chuyển.”

Vụ thả bom này xảy ra chỉ một tuần sau khi ông Trump ra lệnh nã hỏa tiễn vào một căn cứ không quân của Syria – lần đầu tiên trong cuộc nội chiến kéo dài 6 năm của đất nước này. – VOA

2. Trump nói Trung Quốc ‘không là kẻ thao túng tiền tệ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, chính quyền Mỹ sẽ không gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, trái với lời hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử.

Tổng thống Trump cũng để ngỏ khả năng tái đề cử Janet Yellen làm người đứng đầu Cục Dự trữ liên bang dù đã chỉ trích bà.

Ông đưa ra tuyên bố này vài ngày sau cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc bị cáo buộc phá giá đồng nhân dân tệ để giúp hàng xuất khẩu của họ cạnh tranh hơn với hàng Mỹ.

Trước cuộc bầu cử Mỹ, ông Trump ví von điều này với “hãm hại” Hoa Kỳ, và hứa hẹn sẽ chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ trong ngày đầu tiên vào Nhà Trắng.

Điều đó làm nảy sinh các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia và có khả năng dẫn đến lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng một số chuyên gia cảnh báo khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal hôm 12/4, ông Trump nói rằng Trung Quốc không phải là “kẻ thao túng tiền tệ” và nước này đã cố gắng ngăn chặn đồng nhân dân tệ suy yếu hơn.

Ông cũng nói: “Tôi nghĩ rằng đồng đôla đang quá mạnh, một phần do lỗi của tôi bởi vì mọi người tin tưởng vào tôi.”

Ông nói thêm rằng đồng đôla mạnh thì có lợi, nhưng cuối cùng sẽ làm tổn thương nền kinh tế Mỹ.

“Rất, rất khó để cạnh tranh khi quý vị có đồng đôla mạnh trong lúc các nước khác đang phá giá đồng tiền của họ.” – BBC

3. TQ liệu có giúp Mỹ kiềm chế tham vọng hạt nhân Bắc Hàn? — Abe: Bắc Triều Tiên có khả năng bắn phi đạn chứa sarin

Trong một dấu hiệu thể hiện mối quan hệ đang nồng ấm lên với Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư 12/4 nói ông tin rằng Chủ tịch Tập Cận Bình ‘muốn có hành động đúng đắn’ liên quan tới mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn. Phát biểu bên cạnh Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg không lâu sau cuộc họp thượng đỉnh với ông Tập, Tổng thống Trump nói không như Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông đã hiểu được nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trước đó, ông Trump nói với tờ The Wall Street Journal rằng khác với những tuyên bố đưa ra trong chiến dịch tranh cử trước đây, ông không nghĩ Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ. Chuyên gia về Trung Quốc Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói với phóng viên Victor Beattie của VOA rằng hội nghị thượng đỉnh “rất tích cực” ở Florida giữa hai nhà lãnh đạo dường như đang mang lại kết quả.

Bà Bonnie Glaser nói bà vẫn chưa thấy một sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Hàn. Nhưng bà cho rằng việc Trung Quốc từ chối không cho tàu chở than của Bắc Hàn cập cảng Trung Quốc là một dấu hiệu tốt.

Theo bà, vấn đề quan trọng hơn là liệu Bắc Kinh có tiếp tục với hướng hành động này hay không và siết chặt việc tuân thủ tất cả các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ đối với Bình Nhưỡng, ngay cả đóng cửa các ngân hàng và các công ty trá hình đã cho phép Bắc Hàn tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu.

Nhà nghiên cứu nói một động cơ có thể là lời khuyến cáo của ông Trump rằng Mỹ sẽ đơn phương đối phó với Bắc Hàn mà không cần sự hợp tác của Trung Quốc để chấm dứt mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn. Trong các biện pháp này có các biện pháp chế tài phụ trội nhằm trừng phạt các ngân hàng và công ty Trung Quốc có liên quan. – VOA

***

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm thứ Năm cảnh báo Bắc Triều Tiên có thể có năng lực bắn một phi đạn chứa khí độc thần kinh sarin hướng về Nhật Bản, trong khi cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại rằng một vụ thử phi đạn hạt nhân của nhà nước độc đoán này sắp sửa xảy ra.

“Có khả năng Bắc Triều Tiên đã có năng lực phóng phi đạn với đầu đạn sarin,” ông Abe nói trước một ủy ban quốc hội về an ninh quốc gia và ngoại giao.

Ông Abe khi đó đang trả lời câu hỏi về tính sẵn sàng của Nhật Bản vào lúc căng thẳng trong khu vực gia tăng. Một hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ đang hướng về bán đảo Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của lãnh tụ lập quốc Kim Il Sung vào cuối tuần này. Và với những cuộc tập trận Mỹ-Hàn Quốc đang diễn tiến, Bắc Triều Tiên đưa ra những lời lẽ cứng rắn hơn cảnh báo rằng họ sẽ giáng trả quyết liệt bất kỳ hành vi gây hấn nào.

Hàn Quốc từ lâu đã nói họ tin rằng Bắc Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu vào bất cứ khi nào họ lựa chọn. Website 38 North chuyên theo dõi tình hình ở Bắc Triều Tiên nói rằng, hình ảnh vệ tinh chụp khu vực thử nghiệm hạt nhân Pyunggye-ri của nước này cho thấy nó đã “được chuẩn bị sẵn sàng” cho một vụ nổ.

Bắc Triều Tiên, chưa bao giờ ký kết Công ước Vũ khí Hóa học Quốc tế, được cho là có tới 5.000 tấn vũ khí hoá học, theo bạch thư quốc phòng của Hàn Quốc, mặc dù Bắc Triều Tiên chưa bao giờ thừa nhận điều này.

Các chuyên gia nói rằng nếu Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc thì họ có thể nó sẽ nhắm mục tiêu vào hệ thống phòng thủ của Seoul bằng vũ khí hoá học và sinh học được thả khỏi máy bay hoặc được đưa tới bằng phi đạn, pháo kích và lựu đạn.

Ông Abe dẫn ra Syria, nơi mà hàng chục người chết hồi gần đây trong một cuộc tấn công bị cáo buộc là bằng khí độc thần kinh, như một ví dụ mà Nhật Bản cần cân nhắc nghiêm túc, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Triều Tiên.

Nhật Bản đã thực hiện một số bước trong tuần này để trấn an công chúng về nỗ lực bảo vệ công chúng. Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao đưa ra cảnh báo du hành cho cư dân và du khách Nhật Bản ở Hàn Quốc, nhắc nhở họ về căng thẳng đang gia tăng. Tuy nhiên Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga phủ nhận bất kỳ “mối nguy hiểm sắp sửa xảy tới,” theo AP.

Sau đó trong ngày thứ Năm, ông Abe kêu gọi tổ chức một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để phân tích những diễn biến mới nhất ở Bắc Triều Tiên và những cách ứng phó trong trường hợp có sự “khiêu khích” từ Bình Nhưỡng, theo lời ông Suga, một thành viên của hội đồng. Ông nói thêm Bắc Triều Tiên đã tích lũy được một lượng lớn vũ khí hoá học được sản xuất tại một số cơ sở, nhưng không dẫn nguồn. – VOA

4. Assad: Vụ tấn công hóa học ở Syria là chuyện ‘bịa đặt’ — Syria: Nga lại phủ quyết nghị quyết của Liên Hiệp Quốc

Tổng thống Syria Bashar-al Assad nói các cáo buộc lực lượng quân đội Syria có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học là “bịa đặt 100%”.

Trong video phỏng vấn độc quyền với hãng tin Agence France-Presse, ông nói “không có lệnh tấn công nào” được đưa ra.

Hơn 80 người thiệt mạng hôm 4/4 tại thị trấn Khan Sheikhoun do phiến quân chiếm giữ, hàng trăm người bị các triệu chứng cho thấy họ nhiễm chất độc thần kinh.

Các nhân chứng nói họ thấy có các chiến đấu cơ tấn công thị trấn, nhưng phía Nga nói một nhà kho chứa vũ khí hóa học của phiến quân đã bị trúng bom.

Những hình ảnh cho thấy các nạn nhân, trong đó có nhiều trẻ em, bị co giật và sùi bọt mép, đã làm chấn động thế giới.

Các nạn nhân được đưa đến bệnh viện ở bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia phản đối ông Assad. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó nói họ đã có “bằng chứng cụ thể” cho thấy chất độc thần kinh Sarin đã được sử dụng.

Tổng thống Assad cho hãng tin AFP hay chính phủ Syria đã từ bỏ kho vũ khí hóa học năm 2013. “Cho dù chúng tôi có vũ khí hóa học đi nữa, chúng tôi cũng không sử dụng,” ông nói thêm.

Tuy nhiên, kể từ 2013, đã tiếp tục có những cáo buộc nói các chất hóa học như chlorine và ammonia đã được dùng để tấn công dân thường trong cuộc nội chiến tại Syria.

Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và các thanh tra vũ khí hóa học đều nghi ngờ những lời phát biểu trên của Nga và Syria.

Ông Assad cáo buộc phương Tây dựng lên câu chuyện này để có cớ tiến hành các cuộc không kích vào căn cứ không quân của chính phủ Syria. Cuộc không kích xảy ra chỉ ít ngày sau cuộc tấn công ở Khan Sheikhoun.

“Đây là giai đoạn một, vở kịch [mà họ dàn dựng] mà chúng ta thấy trên mạng xã hội và truyền hình, rồi tuyên truyền sau đó đến giai đoạn hai, cuộc tấn công quân sự,” ông Assad nói, và tỏ ý nghi ngờ tính xác thực của đoạn video này.

Ông nói Khan Sheikhoun, thuộc tỉnh Idlib ở tây bắc Syria, không có giá trị chiến lược và hiện không phải là tiền tuyến giao tranh. “Câu chuyện này không thuyết phục chút nào,” ông nói với AFP.

Ông Assad cũng nói ông chỉ cho phép cái ông gọi là một cuộc điều tra “không thiên vị” về các sự việc ở Khan Sheikhoun, để đảm bảo cuộc điều tra này sẽ không được dùng cho “mục đích chính trị.”

Nga, đồng minh chủ chốt của Syria, đã làm Hoa Kỳ, Anh và Pháp tức giận hôm thứ Tư 12/4 khi phủ quyết một dự thảo nghị quyết Liên Hiệp Quốc yêu cầu chính phủ của ông Assad hợp tác trong một cuộc điều tra vụ tấn công này. – BBC

***
Không có gì ngạc nhiên, hôm qua, 12/04/2017, Nga lại bác bỏ một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An lên án và kêu gọi điều tra về vụ tấn công vũ khí hóa học tại Syria. Đây là lần thứ tám, trong tư cách là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Nga dùng quyền phủ quyết trong hồ sơ Syria. Trung Quốc không tham gia bỏ phiếu. Ngay lập tức, Pháp cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm nặng nề về việc liên tục dùng quyền phủ quyết để bảo vệ đồng minh Bachar al Assad.

Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, thông tín viên Marie Bourreau gửi về bài tường trình :

“Hoa Kỳ rất muốn là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, cách nay một tuần, sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi mình. Thế nhưng, với việc dùng quyền phủ quyết lần thứ tám này, Matxcơva tỏ ra không đếm xỉa đến những đe dọa của Washington. Đại diện của Nga tại Liên Hiệp Quốc lại một lần nữa quyết liệt tố cáo các nước phương Tây muốn thay đổi chế độ ở Syria với cáo buộc là đã tiến hành tấn công bằng khí độc sarin, ngày 04/04 vừa qua, nhưng không hề có bằng chứng gì. Đại diện Nga còn nổi nóng chất vấn : Vì sao các vị biết ? Không một ai đã đi tới nơi xẩy ra tội ác cả.

Thế nhưng, đây cũng chính là mục đích của dự thảo nghị quyết. Văn bản này, nếu được thông qua, sẽ cho phép tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng, buộc chính quyền Syria phải cộng tác để xác định rõ ai phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công.

Cho dù Nga tuyên bố ủng hộ một cuộc điều tra như vậy, nhưng không phải vì thế mà Matxcơva để cho đồng minh Bachar al Assad phải đối mặt với nguy cơ bị truy tố.

Đối với Liên Hiệp Quốc, việc Nga dùng quyền phủ quyết lần này, lại một lần nữa cho thấy Matxcơva bị cô lập trên trường quốc tế và không đáng tin cậy trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Syria ».

Liên quân oanh kích một kho khí độc của Daech

Tối hôm qua, liên quân quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu đã oanh kích một khu nhà kho chứa khí độc hại của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở tỉnh Dair Az Zour, miền đông Syria. Theo chính quyền Damas, có hàng trăm người bị chết, trong đó có nhiều thường dân. Bản thông cáo của chính quyền Syria khẳng định quân thánh chiến Daech và những lực lượng có liên quan đến tổ chức Al Qaida đều có vũ khí hóa học. Hiện chưa có khẳng định nào từ phía các nhà quan sát độc lập. – RFI

5. Trump muốn đạt đồng thuận với Nga, dù quan hệ song phương ở mức thấp nhất — Putin than phiền quan hệ Mỹ-Nga “xấu đi”

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016 và thậm chí trong thời gian đầu khi mới đặt chân vào Nhà Trắng, ông Donald Trump luôn thể hiện muốn xích lại gần hơn với tổng thống Nga Vladimir Putin. Thế nhưng, quan hệ Mỹ-Nga đã trở nên căng thẳng, sau vụ Syria bị cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân Syria và Hoa Kỳ bắn tên lửa vào một căn cứ không quân Syria.

Trong bối cảnh đó, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến Matxcơva và cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng Hoa Kỳ và Nga đã diễn ra trong không khí lạnh nhạt.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết:

“Sau những đe dọa và tối hậu thư giữa Washington và Matxcơva, giới ngoại giao đã làm việc mà họ cần làm. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cuối cùng đã được tổng thống Nga tiếp đón… và trong buổi họp báo chung với ngoại trưởng Nga, Rex Tillerson đã dịu giọng hơn. Dịu đi nhưng vẫn rất lạnh nhạt. Mỹ và Nga không đồng thuận về bất cứ điều gì. Ngoại trưởng Mỹ đã thừa nhận điều đó.

Rex Tillerson phát biểu : « Quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện đang ở mức thấp nhất … Có rất nhiều điều hai nước ngờ vực lẫn nhau. Quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân quan trọng nhất không thể tiếp tục theo hướng như thế. »

Hai quốc gia không thống nhất được quan điểm trong nhiều hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ về Syria. Washington khẳng định nắm được nhiều bằng chứng cho thấy Nga đồng lõa với chế độ Syria trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Còn Nga thì hoài nghi.

Người Mỹ cho rằng Bachar al-Assad không thể tiếp tục nắm quyền. Người Nga đáp lại là việc Bachar al-Assad ra đi sẽ khiến mọi chuyện trở nên hỗn loạn.

Và cuối cùng, về cuộc điều tra mà Hạ Viện Mỹ đang tiến hành liên quan đến sự can thiệp của Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống và khả năng những nhân vật thân cận với Donald Trump cũng có liên hệ với Matxcơva, ngoại trưởng Nga đã có « màn độc thoại tràng giang đại hải » để tránh không trả lời câu hỏi. Ngoại trưởng Mỹ kết luận ngắn ngọn bằng một câu : Điều này là rất tồi tệ ».

Điểm duy nhất mà Washington và Matxcơva nhất trí, đó là duy trì một kênh giao tiếp, và tiếp tục đối thoại, trước tiên là về các hồ sơ ít quan trọng nhất… »

Trước khi đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại điện Kremlin, tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói lấy làm tiếc rằng quan hệ Nga-Mỹ lại xuống cấp từ khi Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, thậm chí mối quan hệ này còn bị tổng thống Nga đánh giá là tồi tệ hơn thời Obama làm tổng thống Mỹ.

Sau những cáo buộc, phản đối, dường như cả Nga và Mỹ vẫn cố tìm cách đưa ra những tín hiệu bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ song phương.

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua ở Nhà Trắng với ông Jens Stoltenberg – tổng thư ký Liên Minh Quân Sự Bắc đại Tây Dương NATO, tổng thống Donald Trump phát biểu : «Sẽ rất tuyệt vời, nếu NATO và Mỹ có thể hòa hợp với Nga » mặc dù ông cũng thừa nhận « vào thời điểm hiện tại, chúng tôi không hòa hợp chút nào với Nga » và thậm chí ông còn nói quan hệ giữa hai nước « đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay ».

Về phần mình, Nga đã có một cử chỉ xoa dịu hiếm hoi trong hồ sơ Syria : Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết « tổng thống Putin sẵn sàng » cho áp dụng lại thỏa thuận tránh đụng độ trên không, mà Matxcơva đã tạm ngừng sau khi Mỹ phóng 59 hỏa tiễn hành trình vào một căn cứ không quân của Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hoá học ở Khan Cheikhoun khiến 87 người thiệt mạng, trong có 31 trẻ em. – RFI

***

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ quyết định tiếp ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, tại điện Kremlin ngày hôm qua, 12/04/2017, trong bầu không khí căng thẳng vì hồ sơ Syria.

Không khí song phương căng thẳng đến mức mà hồi đầu tuần này, ngay trước chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ, Matxcơva để ngỏ khả năng là sự kiện này không nằm trong kế hoạch.

Trong một buổi trả lời phỏng vấn đài Mir 24 ít giờ trước cuộc gặp, tổng thống Putin lấy làm tiếc về mối quan hệ Nga-Mỹ bị xuống cấp kể từ khi ông Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Ông nói : “Mức độ tin tưởng trong quan hệ làm việc, trong đó có cả lĩnh vực quân sự, không được cải thiện mà ngược lại chỉ xấu đi”.

Chuyến công du của ông Tillerson là chuyến viếng thăm Nga đầu tiên của một quan chức cấp cao trong tân chính quyền Mỹ, theo dự kiến là để “bình thường hóa” mối quan hệ giữa hai nước, điều mà ông Donald Trump từng hứa khi vận động tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, vụ “tấn công bằng vũ khí hóa học” và cuộc không kích của Mỹ nhắm vào một sân bay của chính quyền Syria để trả đũa, đã khiến quan hệ Nga-Mỹ trở nên căng thẳng, làm lu mờ nhiều hồ sơ khác.

Cuộc phỏng vấn tổng thống Nga được phát đúng vào lúc ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đang tiếp đồng nhiệm Mỹ.

Báo chí Nga: Hội kiến ngoại trưởng trong không khí “không đối đầu”

Về cuộc hội kiến hai ngoại trưởng, theo thông tín viên RFI Muriel Pomponne, báo chí Nga hôm nay ghi nhận đã “không có đối đầu” trong buổi làm việc kéo dài ba giờ đồng hồ. Mỗi bên bảo vệ lập trường của mình, nhưng nhấn mạnh là đối thoại cần được tiếp tục.

Phát biểu cuối cùng của ngoại trưởng Nga trong buổi họp báo là : “Chúng ta có thể tiêu diệt quân khủng bố, mà không cần đụng đến chế độ, nhưng nếu lật đổ chế độ, chúng ta có thể tạo điều kiện để Daech phát triển”. Ngoại trưởng Mỹ đã không phản bác. – RFI

6. Thượng đỉnh ASEAN ở Manila thảo luận về Biển Đông — Biển Đông: Tổng thống Philippines hủy thăm đảo Thị Tứ, vì Trung Quốc phản đối — Chúng ta đã mất Biển Đông chưa?

Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.

Báo Thái Lan The Nation, ngày 12/04/2017, trích lời phó tổng vụ trưởng vụ ASEAN, bộ Ngoại Giao Thái Lan Suriya Jindawong, cho biết, cuộc họp thượng đỉnh ASEAN năm nay mang chủ đề: “Tăng trưởng dựa vào dân và cải tiến công nghệ, phát triển một ASEAN bền vững”.

Tuy nhiên, cuộc họp thượng đỉnh cũng sẽ đề cập đến Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC, mang tính ràng buộc về pháp lý, do ASEAN và Trung Quốc cùng soạn thảo để kiểm soát hành vi của các quốc gia tại khu vực có tranh chấp chủ quyền lãnh hải.

Philippines và một số thành viên khác của khối như Việt Nam, Malaysia đang có những tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.

Năm 2002, khối ASEAN đã ký bản Tuyên Bố Về Ứng Xử Các Bên tại Biển Đông (DOC). Thế nhưng văn kiện không mang tính ràng buộc này đã thất bại trong việc ngăn ngừa tình hình căng thẳng thêm tồi tệ.

Theo phó tổng vụ trưởng vụ ASEAN bộ Ngoại Giao Thái Lan, thì hiện nay, chuyên gia và quan chức của ASEAN và Trung Quốc đang xây dựng một bộ khung cho Bộ Quy Tắc – COC và dự kiến kết thúc vào giữa năm nay. Một khi bộ khung được thông qua, các bên sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về nội dung Bộ Quy Tắc Ứng Xử. – RFI

***

Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố hôm nay, 13/04/2017, sẽ không đến cắm cờ Philippines trên một nhóm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, sau khi Trung Quốc phản đối.

Theo CNN Philippines, trong chuyến công du Ả Rập Xê Út, trước hơn 2.000 công dân Philippines tại thủ đô Ryad, ông Duterte cho biết Trung Quốc đã yêu cầu ông không đến thăm nhóm đảo Kalayaan, thuộc tỉnh Palawan của Philippines, nằm trong quần đảo Trường Sa và không cắm cờ trong khu vực này.

Vì vậy, ông quyết định : « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Tuy nhiên, AFP cho biết tổng thống Duterte có thể cử con trai đến, « chỉ để chứng minh rằng những đòi hỏi chủ quyền của chúng ta có giá trị với mọi thế hệ người Philippines ».

Ngày 06/04, tổng thống Duterte tuyên bố sẽ làm lễ thượng cờ trên đảo Thị Tứ (Philippines gọi là Pag-asa), nhân dịp quốc khánh Philippines ngày 12/06. Ông Duterte còn muốn tăng cường an ninh bằng việc xây một số lán trại cho các hòn đảo không có người ở trong quần đảo Trường Sa, mà Philippines đòi chủ quyền, nhưng có tranh chấp với một số nước khác như Việt Nam, Trung Quốc.

Theo hãng tin Reuters, những tuyên bố trên của tổng thống Philippines có nguy cơ khiến Bắc Kinh phật lòng. Thực vậy, trong buổi họp báo ngày 07/04, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đã bày tỏ « quan ngại » về tuyên bố của tổng thống Rodrigo Duterte.

Sau đó vài hôm, thứ Hai 10/04, tổng thống Philippines đã có lời lẽ hòa hoãn hơn với Trung Quốc. Ông trấn an Bắc Kinh là không thực hiện chính sách hung hăng tại Biển Đông và cũng không cho triển khai vũ khí có khả năng đe dọa đến an ninh của Trung Quốc tại vùng biển này.

Thị Tứ là đảo lớn nhất trong số 9 đảo và đá tại Biển Đông mà Philippines đòi chủ quyền, và là đảo duy nhất có dân Philippines sinh sống. Trên đảo Thị Tứ có một đường băng do quân đội Philippines kiểm soát.

Đảo Thị Tứ nằm gần đá Xubi (Subi Reef), một trong bẩy đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc bị cáo buộc quân sự hóa. – RFI

***

« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.

Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.

Trong khi đó tân chính quyền Mỹ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Biển Đông, để lại những dấu hỏi lớn về sự cam kết của Washington trong khu vực. Và ngoại trừ Hà Nội, các nước Đông Nam Á khác có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, trước những diễn biến gần đây đã có những phản ứng khác nhau – từ thái độ chấp nhận thua cuộc ở Manila, đến ý định nhắm mắt cho qua của Jakarta và Kuala Lumpur.

Mặc dù trong chín tháng vừa qua Trung Quốc không leo thang mạnh mẽ lắm, nhưng chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này, với chiến lược bậc thầy của Trung Nam Hải. Tình hình này khiến các nhà phân tích phải tự hỏi, liệu Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm đã thua trận trong cuộc chiến đấu hay không. Phải chăng bây giờ là lúc Mỹ ra đi, bỏ lại các nước Đông Nam Á phải tự chống chọi, trong cuộc chiến không cân sức với Trung Quốc ?

Biển Đông chưa được quan tâm đúng mức

Một lý do chính cho sự yếu kém thấy rõ của Mỹ và các nước khác trong khu vực, là đa số người Mỹ vẫn chưa hiểu được tại sao Washington phải quan tâm đến Biển Đông. Ngay cả trong chính phủ, câu trả lời cũng bất nhất giữa các cơ quan với nhau, và trong nội bộ từng cơ quan. Làm thế nào Hoa Kỳ và các đối tác có thể theo đuổi một chiến lược dẫn đến thành công, hoặc thừa nhận thất bại, nếu họ không thể đồng ý với nhau về những gì được coi là chiến thắng ?

Chính quyền Obama đã duy trì một danh sách khá logic về các lợi ích của Mỹ tại Biển Đông : bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp, duy trì an ninh khu vực (trong đó có sự an toàn của các đồng minh Mỹ), và tự do hàng hải. Tiếc rằng cũng như nhiều chính sách châu Á khác, đội ngũ của ông Obama chứng tỏ có tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, nhưng trong việc giải thích và áp dụng thì lại yếu ớt. Cũng giống như khái niệm xoay trục được định nghĩa qua các sáng kiến an ninh, mặc dù đã tốn rất nhiều thời gian cho các nỗ lực kinh tế, ngoại giao và văn hóa xã hội, cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn bị đè nặng bởi lý giải sai lầm rằng đây là sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về quân sự.

Tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề song phương Mỹ-Trung, và không thể giải quyết bằng cách mặc cả giữa Washington và Bắc Kinh. Biển Đông cũng không phải chủ yếu là sự đối đầu quân sự, và như vậy không thể có giải pháp quân sự.

Điều này không có nghĩa là quân đội Trung Quốc không nhìn thấy một mệnh lệnh chiến lược mạnh mẽ trong tranh chấp Biển Đông, hay năng lực bành trướng của Trung Quốc đang mở rộng từ các đảo nhân tạo, sẽ không gây khó khăn cho cuộc chiến đấu của Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột tiềm năng. Đó là những nhân tố góp phần trong tranh chấp, cũng như việc tranh giành tài nguyên, tuyến đường hàng hải chiến lược và nhiều vấn đề khác. Nhưng đây không phải là gốc rễ của tranh chấp Biển Đông, cũng không là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ và các nước bạn.

Như chuyên gia Bill Hayton đã lập luận một cách đầy thuyết phục, tranh chấp Biển Đông thực chất là sự ganh đua của các chủ nghĩa dân tộc. Đặc biệt là luận điệu về các quyền của Trung Quốc, đang thách thức mọi sự kiện lịch sử, luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng. Bắc Kinh cho là mình có quyền và quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi phương tiện cần thiết. Việc này đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, mà lợi ích này vượt xa lên trên khả năng tự do hoạt động của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.

Đó chính là một hệ thống quốc tế rộng rãi – gọi là « trật tự dựa trên luật pháp » vẫn thường được chính quyền Obama nêu ra. Trong đó các Nhà nước đều bình đẳng với nhau theo các quy định và tiêu chuẩn đã cùng thỏa thuận ; đàm phán cũng như thủ tục trọng tài thay thế cho cưỡng bức và vũ lực – được coi là phương cách giải quyết tranh chấp.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ theo tập quán quốc tế làm chỗ dựa cho công ước, là những thành phần chủ yếu của hệ thống này. Tất cả đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi những hành vi nhằm xác quyết chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Các quốc gia khác sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ bị bất lợi khi nghiêm túc tôn trọng UNCLOS, trong khi Trung Quốc bất chấp.

Hậu quả : Biển Đông sắp mất

Tiếc thay, trật tự dựa trên cơ sở luật pháp thì trừu tượng, không giúp bán được báo. Sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ và các cường quốc bậc trung khác như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ hết sức quan trọng để giúp các nước Đông Nam Á không bị Trung Quốc đè bẹp.

Hoa Kỳ phải đóng vai trò chủ đạo để răn đe thái độ hiếu chiến và các hành động leo thang quan trọng khác của Trung Quốc – như đã từng lên tiếng cảnh cáo ý định xây dựng trên bãi cạn Scarborough mùa xuân vừa rồi. Các quốc gia đối tác cần tìm cách tăng cường năng lực cho Hải quân và tuần duyên các nước Đông Nam Á, để họ có thể bảo vệ vùng biển tranh chấp, vốn đang phải đối mặt với áp lực chưa bao giờ tăng cao đến thế của Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực an ninh này nhằm cải thiện tình hình tại chỗ, chứ chưa phải là hồi kết.

« Chiến thắng » tối hậu trên Biển Đông cho Hoa Kỳ và các đối tác là thuyết phục được Trung Quốc điều chỉnh những yêu sách của mình cho phù hợp với luật pháp quốc tế, và bình đẳng với các nước láng giềng. Đó là một thử thách khổng lồ, đòi hỏi phải có một chiến dịch ngoại giao và luật pháp tập trung vào việc vạch trần tính bất hợp pháp của các yêu sách Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải mang tai tiếng.

Quan trọng nhất là phải có những cam kết dài hạn. Việc vạch mặt chỉ tên và tố cáo để Trung Quốc tỏ ra khiêm tốn hơn, có thể phải mất cả một thập niên. Trung Quốc không phải là miễn nhiễm trước áp lực quốc tế hay trước cái giá phải trả cho việc trở thành một kẻ ở ngoài vòng pháp luật, nhưng sức kháng cự của họ rất lớn.

Hoa Kỳ và Philippines muốn tập hợp một liên minh quốc tế cho nỗ lực này. Trước hôm Manila chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tháng 7/2016, một số đáng kể các quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa. Nhưng liên minh này đã tan rã sau khi tổng thống Rodrigo Duterte quyết định từ bỏ việc sử dụng áp lực quốc tế, với hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp ứng một cách hòa hoãn hơn.

Quyết định của ông Duterte chủ yếu do quan điểm tư tưởng của ông, nhưng được biện minh là do Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ Philippines chống lại Trung Quốc. Đây là một vết thương tự gây ra, có thể tránh được nếu chính quyền Obama nói rõ là hiệp ước quân sự hỗ tương giữa hai nước có thể áp dụng, để hỗ trợ cho quân đội và tàu chiến của Philippines trong vùng biển tranh chấp.

Trong khi được Duterte chìa ra cành ô liu và chính quyền Trump lo tập trung vào những hồ sơ khác, Trung Quốc tiếp tục củng cố các lợi ích của mình. Nhờ có các hải cảng và cơ sở hạ tầng đi kèm, số lượng tàu Trung Quốc tăng lên đáng kể tại khu vực nửa phía nam của đường 9 đoạn. Trong khi đội quân tiên phong này liên tục lấn chiếm vùng biển của các nước láng giềng, Trung Quốc tăng cường hơn bao giờ hết khả năng can thiệp, để ngăn trở các nước Đông Nam Á sử dụng vùng biển và đáy đại dương mà luật pháp quốc tế bảo đảm cho họ.

Nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển, vùng trời và tài nguyên của Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng biển tranh chấp, làm ngơ trước những hành vi quấy nhiễu của đối tác Trung Quốc, nhưng sẽ không dễ chịu chút nào cho các nước Đông Nam Á cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Việt Nam có thể tiếp tục phản đối thực tế mới này, nhưng những nước khác có cơ phải thích ứng với thực trạng tại chỗ. Hậu quả là hệ thống quốc tế và trật tự khu vực châu Á sẽ thường xuyên bị thay đổi theo hướng gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích của Mỹ.

Thế nên, phải chăng Hoa Kỳ và các nước bạn đã bị mất Biển Đông ? Câu trả lời là chưa. Nhưng họ đang đánh mất, và mất một cách nhanh chóng.

Để thay đổi tình hình, trước tiên Washington cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của hồ sơ này. Chính quyền Trump cần có chính sách rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đặc biệt là trật tự dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Thứ đến, chính phủ Hoa Kỳ cần nắm lấy cơ hội, khi chính quyền Duterte nhận ra rằng Bắc Kinh không nhượng bộ như họ vẫn hy vọng – có lẽ qua lệnh cấm đánh cá trong khu vực, kể cả ở bãi cạn Scarborough kể từ ngày 1/5 của Trung Quốc.

Để đặt nền móng cho việc này, chính quyền ông Trump phải làm một việc từ lâu được chờ đợi : nói rõ rằng theo hiệp ước hỗ tương giữa hai nước, Mỹ sẽ yểm trợ lực lượng Philippines tại Biển Đông, vì vùng biển này thuộc Thái Bình Dương, theo điều V của hiệp ước. Như vậy công việc khó khăn là tái lập lực lượng quốc tế đối phó với yêu sách của Trung Quốc mới có thể khởi đầu. – RFI

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Bắc Triều Tiên : Mỹ xem xét « giải pháp quân sự », Nhật lo di tản kiều dân

Thụy My
Image
Chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet hạ cánh trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong cuộc tập trân chung Mỹ-Hàn ở phía đông bán đảo. Ảnh chụp ngày 14/03/2017.JUNG Yeon-Je / AFP

Hoa Kỳ đang cân nhắc một « giải pháp quân sự » trước việc Bắc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí. Một viên chức cao cấp Mỹ hôm nay 14/04/2017 khẳng định như trên. Về phía Nhật Bản, chính quyền đã chuẩn bị kế hoạch di tản 60.000 kiều dân Nhật ở Hàn Quốc.

Một cố vấn của Nhà Trắng, xin giấu tên, cho biết : « Khả năng quân sự đang được nghiên cứu ». Nhận định rằng Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử và bắn hỏa tiễn sang Biển Nhật Bản, viên chức này nói : « Với chế độ Bình Nhưỡng, vấn đề không phải có bắn thử hay không mà là khi nào xảy ra. Các cơ quan tình báo sẽ thông tin đầy đủ cho tổng thống và phó tổng thống ».

Nhiều dấu hiệu cho thấy địa điểm Punggye-ri đang sẵn sàng cho một vụ thử nguyên tử dưới lòng đất, theo các chuyên gia của trang 38th North. Nhiều viên chức Mỹ cũng cho rằng Bắc Triều Tiên « dường như đã đặt một quả bom nguyên tử trong một đường hầm », có thể kích nổ vào sáng thứ Bảy 15/4.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua đã nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên mà không cần đến Trung Quốc, tuần trước đã điều hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cùng với ba chiến hạm trang bị hỏa tiến hướng về bán đảo Triều Tiên. Hàng không mẫu hạm này có thể chở theo 70 đến 80 máy bay, trong đó có khoảng năm chục chiến đấu cơ. Vài ngày sau đó ông Trump lại nói đến một « hạm đội » có cả tàu ngầm.

Khả năng diễn ra một cuộc tấn công quân sự lại càng khả tín, sau khi Mỹ cho bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào một căn cứ không quân Syria để cảnh cáo việc chế độ Damas sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib.

Bình Nhưỡng hôm nay tố cáo Hoa Kỳ tạo ra một « tình trạng nguy hiểm », khiến « một cuộc chiến tranh nhiệt hạch có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trên bán đảo Triều Tiên », đồng thời kêu gọi « hòa bình bằng vũ lực ».

Về phía Nhật Bản, chính phủ Tokyo cho biết sẽ vận dụng mọi biện pháp đề phòng cần thiết trước các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật (NSC) hôm qua bàn bạc cách thức di tản gần 60.000 kiều dân Nhật tại Hàn Quốc.

Ngoài các tàu dân sự và máy bay, Nhật còn muốn đưa các phi cơ quân sự và chiến hạm sang hỗ trợ, nếu chính phủ Hàn Quốc đồng ý. NSC cũng thảo luận về khả năng đối phó với luồng người Bắc Triều Tiên đổ sang Nhật Bản tị nạn, trong đó rất có thể có các điệp viên của Bình Nhưỡng trà trộn.

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image


. Pence cảnh báo Bắc Hàn ‘chớ thách thức Mỹ’
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence mạnh mẽ cảnh báo Bắc Triều Tiên hôm thứ Hai 17/4, đơn cử các cuộc không kích tại Syria và Afghanistan hồi gần đây. Ông nói Tổng thống Donald Trump sẽ sử dụng sức mạnh quân sự nếu cần, để đối phó với mối đe dọa hạt nhân đang tăng từ chính quyền của ông Kim Jong Un.

Phó Tổng thống Pence tuyên bố: “Chỉ trong hai tuần vừa qua, thế giới đã chứng kiến sức mạnh và quyết tâm của tổng thống mới của chúng tôi trong các hành động tại Syria và Afghanistan. Ông khuyến cáo Bắc Hàn chớ có thách thức quyết tâm của ông Trump.

Phó Tổng thống Mỹ đang ở thăm Hàn Quốc, bắt đầu chuyến công du bốn nước châu Á nhằm mục đích củng cố cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh trong khu vực, và xây dựng sự hỗ trợ quốc tế để gây sức ép lên chính phủ Kim Jong Un để chấm dứt chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Liên minh không thể lay chuyển

Trong một cuộc họp báo tại Seoul hôm thứ Hai với quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn, ông Pence nhấn mạnh đến sự hậu thuẫn “không hề lay chuyển” của Hoa Kỳ để bảo vệ đồng minh lâu năm này, toàn tâm toàn ý cùng hợp tác với Hàn Quốc để đảm bảo an ninh khu vực.

Ông Pence nói:

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến chặt chẽ với Hàn Quốc, và cùng với lãnh đạo Hàn Quốc giữa lúc chúng ta làm những quyết định để tiến tới phía trước.”

Nhiều người ở Hàn Quốc ngày càng lo ngại rằng Mỹ có thể đơn phương hành động chống lại Bắc Triều Tiên, và như vậy có nguy cơ đưa khu vực vào chiến tranh.

Trong bài phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Bắc Triều Tiên, nhưng ông không nói tới một giải pháp quân sự.

Ông Hwang phát biểu:

“Chúng tôi chia sẻ với nhau nhận thức về tính nghiêm trọng và khẩn thiết của mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, và đã đồng ý tăng gấp đôi nỗ lực nhằm thay đổi các mưu tính chiến lược của Bắc Triều Tiên bằng cách thắt chặt hơn nữa mạng lưới toàn cầu gây áp lực lên Bắc Triều Tiên.”

Cũng hôm Chủ Nhật, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ H.R. McMaster có dấu hiệu muốn rút lại lời đe dọa về một cuộc tấn công quân sự đối với Bắc Triều Tiên, ít nhất là trong lúc này.

Phát biểu trên kênh truyền hình ABC, ông McMaster nói rằng:

“Đã đến lúc chúng ta phải thực hiện tất cả các hành động có thể thực hiện, ngoài giải pháp quân sự, để cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình. Chúng tôi đang hợp tác với các đồng minh và đối tác và với lãnh đạo Trung Quốc, để đưa ra một loạt sự lựa chọn.”

Chính quyền của ông Trump đang tập trung vào việc tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế, có thể bao gồm lệnh cấm vận dầu, lệnh cấm toàn cầu đối với các hãng hàng không, chặn tàu chở hàng và trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc đang kinh doanh với Bình Nhưỡng.

Phó Tổng thống Pence nhắc lại lời phát biểu gần đây của ông Trump, khen ngợi Trung Quốc về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế kể cả cấm các chuyến tàu chở than, một trong những món hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nhất cho Bắc Triều Tiên, và hủy bỏ một số chuyến bay đến Bình Nhưỡng.

Trong khi Trung Quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt của LHQ nhằm gây áp lực lên Bắc Triều Tiên phải ngồi xuống bàn đàm phán để giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng Trung Quốc tỏ ra miễn cưỡng, không muốn áp dụng các biện pháp mà có thể gây bất ổn ở vùng biên giới của họ hay có thể tăng quyền lực của Mỹ trong khu vực.

Phó Tổng thống Pence còn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với tiến trình chuyển đổi dân chủ đang diễn ra ở Hàn Quốc, và bất kỳ ai đoạt được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến vào ngày 9/5.

Trong một cuộc tranh luận gần đây, các ứng viên tổng thống Hàn Quốc đại diện cho cả quan điểm tự do lẫn bảo thủ, đã lên tiếng chống đối giải pháp hành động đơn phương của Hoa Kỳ chống Bắc Triều Tiên. Hai ứng cử viên hàng đầu là ông Moon Jae-in thuộc Đảng Dân chủ và ông Ahn Cheol-soo thuộc Đảng Nhân dân, đều ủng hộ đối thoại trực tiếp với Bắc Triều Tiên để giảm căng thẳng. Lập trường này có thể đặt các ứng cử viên này vào thế đối đầu với các chính sách của Hoa Kỳ.

Trong khi hầu hết các ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc ủng hộ hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, ông Moon muốn trì hoãn việc triển khai hệ thống này cho đến khi một tổng thống mới lên nắm quyền và có cơ hội xem xét lại vấn đề này cũng như giải quyết mối quan ngại về an ninh của Trung Quốc, thông qua ngoại giao và đàm phán. – VOA

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Sợ chiến tranh với Bắc Hàn, dân Nhật mua hầm trú ẩn, máy lọc không khí
April 24, 2017

Image
Hình minh họa: Dân chúng Nhật tại Kamaishi, Nhật, được di tản hôm 12 Tháng Tư 2011 sau khi động đất và sóng thần
làm hư hại nhà máy nguyên tử, làm rò rỉ phóng xạ. (Hình: Kazuhiro Nogi/AFP/Getty Images)

TOKYO, Nhật (NV) – Số bán các hầm trú ẩn chống nguyên tử và các máy lọc không khí chống phóng xạ đang tăng mạnh ở Nhật trong vài tuần trở lại đây, khi Bắc Hàn cho thấy sẽ tiếp tục thử hỏa tiễn, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Một công ty nhỏ chuyên về xây các hầm trú ẩn chống nguyên tử, thường là ngay dưới nhà khách hàng, nhận được tám đơn đặt hàng trong Tháng Tư, so với sáu đơn đặt hàng cho một năm bình thường, theo bản tin của hãng thông tấn Reuters.


Công ty Oribe Seiki Seisakusho, có văn phòng đặt tại Kobe, ở vùng Tây nước Nhật, cũng bán hết 50 máy lọc không khí của Thụy Sĩ, được cho hay là ngăn được phóng xạ và hơi độc, hiện đang tìm cách mua thêm, theo lời giám đốc công ty là Nobuko Oribe.

Reuters cho hay một máy lọc không khí cho sáu người có giá khoảng 620,000 yen (chừng $5,630) và máy cho 13 người, thường được gắn trong hầm trú ẩn của gia đình, trị giá 1.7 triệu yen (khoảng $15,440).

Lo ngại về tấn công hơi độc gia tăng ở Nhật sau khi Thủ Tướng Shinzo Abe tuyên bố tại quốc hội hồi tháng này rằng Bắc Hàn có thể có khả năng bắn hỏa tiễn có đầu đạn chứa khí độc sarin.

“Muốn làm hầm trú ẩn cần phải có tiền và thời gian. Nhưng trong tình trạng căng thẳng hiện nay, có vẻ ai cũng muốn có hầm,” theo ông Oribe. “Họ muốn chúng tôi tới liền và cho biết giá phỏng chừng.”

Một công ty nhỏ khác, Earth Shift, có trụ sở ở Shizuoka, cho hay số người hỏi về sản phẩm hầm trú ẩn của họ tăng gấp 10 lần. Akira Shiga, một giới chức công ty, nói rằng số người hỏi gia tăng từ Tháng Hai và ở khắp nơi tại Nhật.

Chính phủ Nhật hôm Thứ Sáu kêu gọi các chính quyền địa phương tổ chức các cuộc tập dượt di tản trong trường hợp bị tấn công bằng hỏa tiễn, khiến công chúng lại càng lo sợ hơn, theo Reuters.

Ông Oribe nói rằng có người mua hầm trú ẩn cho nhân viên công ty của họ, có những người khác cho gia đình của chính họ. Một hầm cho 13 người có giá khoảng 25 triệu yen ($227,210) và mất chừng bốn tháng mới xây xong.

Oribe cho biết hầm của công ty ông làm bằng bê tông cốt sắt, và có máy lọc không khí có thể chặn được phóng xạ cũng như hơi độc. Căn hầm có thể chịu đựng sức ép lớn, ngay cả khi quả bom lớn bằng bom nguyên tử nổ ở Hiroshima thả xuống cách đó chỉ 660 mét, theo ông Oribe. (V.Giang)

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Truyền thông Nga: TT Trump gặp TT Putin vào Tháng Bảy

May 11, 2017

Image
Tổng Thống Donald Trump bắt tay Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov tại Tòa Bạch Ốc hôm 10 Tháng Năm 2017 (Hình: Bộ Ngoại Giao Nga/AP)

MOSCOW, Nga (NV) – Tổng Thống Donald Trump sẽ có lần gặp gỡ tận mặt đầu tiên với Tổng Thống Nga Vladimir Putin vào Tháng Bảy này, theo các cơ quan truyền thông Nga.

Cuộc gặp gỡ này sẽ khiến nhiều người chờ đợi. Ông Trump có cuộc gặp song phương với nhiều lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, nhưng đến bây giờ vẫn chưa gặp ông Putin.


Từ đầu nhiệm kỳ, chính phủ Trump bị các xăm xoi về quan hệ với Nga, và điều này lại càng được chú ý hơn nữa tiếp theo sau việc ông Trump cách chức giám đốc FBI, ông James Comey, hôm Thứ Ba, theo bản tin của U.S. News & World Report.

Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov loan báo về cuộc họp sắp tới giữa ông Trump và ông Putin tiếp theo sau cuộc họp của ông hôm Thứ Tư tại Washington, theo bản tin của hãng thông tấn Tass.

Cuộc gặp này sẽ là một phần của hội nghị G-20, được tổ chức tại Hamburg, Đức. Phía chính phủ Mỹ chưa xác nhận điều này.

Ông Trump hôm Thứ Tư cho hay ông có cuộc họp “rất, rất tốt đẹp” với ông Lavrov tại Tòa Bạch Ốc.

Hôm Thứ Tư, ông Putin có vẻ hậu thuẫn ông Trump trong vụ cách chức ông Comey, nói rằng ông Trump hành xử đúng theo thẩm quyền và hiến pháp Mỹ. Ông Putin cũng nói Nga không liên hệ gì đến vụ này. (V.Giang)

Post Reply