Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày
100 ngày đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump
– Chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ
Ông Trump khiến 100 ngày tưởng như bất tận (Trump makes 100 days feel like an eternity – the Dallas Morning News)
Những điểm tích cực theo đánh giá của TT Donald Trump và những người ủng hộ ông Trump:
Ông Trump đã tự tin cho rằng thành quả ông đạt được trong 100 ngày đầu tại nhiệm tuyệt vời nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông đã duy trì được sự ủng hộ của hầu hết những người ủng hộ ông (93% cử tri bỏ phiếu cho ông Trump tiếp tục ủng hộ ông, tương đương với 43% dân số. Con số này phản ảnh đúng một thăm dò mới đây với tỷ lệ người chấm điểm hài lòng với ông là 43%, có thăm dò thấp hơn là 39% và cao hơn là 44%).
Với cách hành xử phi nguyên tắc và phát ngôn không những khác hẳn các vị tiền nhiệm, mà còn rất bất thường và bất nhất, ông Trump đã trở thành người:
1- Được báo chí và dư luận chú ý tới hằng ngày, hằng giờ, với những phát biểu và tweet gây sốc của ông. Ông có biệt tài tạo chú ý như một tài tử show truyền hình thực tế (reality TV show), một điều mà những người ái mộ ông tiếp tục yêu thích và ủng hộ, nhưng lại tạo quan tâm, lo lắng cho đa số người dân và các chuyên gia, chính giới. Biệt tài nữa của ông là đánh lạc hướng dư luận hay đánh trống lảng khi bị chú ý vào những điều tiêu cực mà ông gây ra.
2- Là người gây sóng gió nhiều nhất trong 100 ngày đầu qua các sắc lệnh (cấm di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp lệ, cắt bỏ ngân sách cho các cơ quan giúp đỡ phụ nữ, bãi bỏ luật bảo vệ môi trường). Ông Trump cũng đã tỏ ra rất bận rộn và hãnh diện với tổng số 78 sắc lệnh đã ký, cho rằng đây là một thành tích chưa từng có (trong số này chỉ có 30 sắc lệnh là luật, còn lại là các tuyên ngôn và bản ghi nhớ. Các sắc lệnh đa số là ngắn với mục đích hủy bỏ những đạo luật do cựu TT Obama ban hành. Không một đạo luật quan trọng nào được thông qua).
3- Đưa được một chánh án bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện, dù Thượng viện của đảng Cộng Hòa đã phải thay đổi luật biểu quyết từ đa số 60% xuống chỉ còn 51%.
4- Có nhiều nỗ lực thực hiện các lời hứa khi tranh cử như: dẹp bỏ Obamacare, xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ, ngăn di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp pháp, hủy TPP, thương lượng lại NAFTA, phát triển kinh tế, gia tăng việc làm, giảm thuế ..., nhưng các nỗ lực này hầu hết đều thất bại hoặc chỉ mới được nhắc đến chứ chưa thực hiện được trong vòng 100 ngày, nhất là điều mà ông Trump cho là rất dễ dàng, đó là hủy bỏ Obamacare và thay thế bằng Trumpcare, khi dự thảo luật bảo hiểm sức khỏe đã không được Hạ viện đem ra biểu quyết vào phút chót hôm 24/3/2017, do không đủ túc số và bị ngay cả những Dân biểu đảng Cộng Hòa chống đối.
Những điểm tiêu cực – Theo đánh giá của truyền thông, chuyên gia và đa số quần chúng:
...thì ông Trump đã nhận được điểm thấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ở giai đoạn được gọi là “Tuần Trăng Mật” này, hầu hết các tân tổng thống Hoa Kỳ đều có mức điểm trên 50%. TT Donald Trump được 39%-44% (tùy theo cơ quan thăm dò), so với TT Barrack Obama 65%, TT George W. Bush (44th) 62% và TT Bill Clinton 55%.
Ngoài ra, số người bất mãn với những điều ông Trump làm lên tới 53%.Những đặc điểm khiến ông trở thành một tổng thống đặc thù không giống ai trong dòng lịch sử Hoa Kỳ bao gồm không chỉ ở những chính sách gây bất ổn xã hội/thế giới và phẫn nộ trong đa số quần chúng, tạo hận thù, chia rẽ, gây hấn với đồng minh, tạo hoang mang trong dư luận, đe dọa chiến tranh đồng loạt với nhiều quốc gia trên thế giới, mà còn là những hiện tượng:
1. Ông Trump nói dối không ngượng miệng, bịa đặt những tin động trời không bằng chứng như có tới 3 đến 5 triệu cử tri bất hợp pháp bỏ phiếu khiến ông thua bà Clinton tới gần 3 triệu phiếu cử tri; cáo buộc TT Obama đã ra lệnh nghe lén ông dù cả cơ quan FBI lẫn CIA đều nói không hề có chuyện đó. Khi sự thật được phơi bày, ông Trump không bao giờ công nhận mình sai, không bao giờ xin lỗi, luôn tuyên bố mình giỏi hơn các vị tiền nhiệm, đặc biệt là so sánh với TT Obama; và bất cứ quyết định sai trật nào của ông cũng đều được biện minh là do ông Obama đã đưa ra từ trước (như vụ tấn công thất bại tại Yemen hoặc sắc lệnh di trú cấm người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo bị lên án dữ dội bởi cả người dân lẫn các chánh án và bị cấm thi hành).
Tuy nhiên, những thành quả kinh tế như số việc làm gia tăng (trong tháng 1&2/2017) hay tỷ lệ thất nghiệp thấp (4.7%) do chính sách của ông Obama tiếp tục đem lại thì ông Trump lại tự nhận là của mình dù chưa đưa ra được chính sách gì cụ thể cho nền kinh tế. Những chỉ dấu kinh tế xấu thì ông Trump lại lờ đi (lượng việc tăng trong tháng 3 giảm xuống chỉ còn 98,000 so với 227,000 và 298,000 trong tháng 1&2/2017, giới tiêu thụ giảm chi trong tháng 3, kinh tế tăng trưởng trong quý đầu của 2017 chỉ ở mức là 0.7% thay vì 2% như quý cuối của 2016. Ông Trump đã đưa ra con số hão huyền trong giai đoạn tranh cử là nền kinh tế của ông sẽ tăng trưởng ở mức 6% và ông sẽ là người “tạo nhiều công ăn việc làm nhất mà Thượng Đế đã sinh ra”).
2. Ông Trump tấn công bất cứ ai không đồng ý với ông, kể cả các thượng nghị sĩ, dân biểu, chánh án liên bang, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, giới truyền thông ..., thậm chí gây sự hoặc tấn công đồng minh (thủ tướng Úc, tổng thống Mễ, đòi Đức và Nam Hàn cùng các quốc gia trong khối NATO bồi hoàn những tốn kém bảo vệ an ninh trên thế giới), nhưng lại hết lời khen kẻ thù của dân tộc và những tay lãnh đạo độc tài, đầy tội ác trên thế giới như Vladimir Putin của Nga, Tập Cận Bình của Trung Cộng, Rodrigo Duterte của Philippines, Bashar al-Assad của Syria, Abdel Fattah el-Sisi của Egypt, và thậm chí ngay cả Kim Jong Un của Bắc Hàn - quốc gia mà ông Trump đang có những đối đầu căng thẳng.
TT Trump cũng là nhà lãnh đạo thế giới tự do duy nhất đã chúc mừng cuộc trưng cầu dân ý đầy gian trá của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, để củng cố quyền lực độc tài và dẹp bỏ hệ thống dân chủ hiện nay của Thổ. Ông Trump đã hết lời khen tặng ông Tập:
"Ông Tập là một người tốt. Ông là một người rất tốt và tôi đã được biết rõ về ông ấy. Ông Tập yêu đất nước và dân tộc của mình. Ông là một 'gentleman' sẵn sàng làm việc đúng. Chúng tôi cảm thấy gắn bó, có chung cảm ứng hữu cơ”
Ông Trump cũng tỏ thiện cảm với Kim Jong Un, cho rằng “Un là một người giỏi, lên nắm quyền khi còn rất trẻ và phải chiến đấu để giữ vững quyền lực”, và ông Trump sẵn sàng gặp Un nếu hoàn cảnh cho phép, đối với ông Trump “đó là một vinh dự!”
Ông Trump cũng mời ông Duterte, tổng thống Phi tới thăm Hoa Kỳ. Duterte đã giết hại ít nhất 6000 người Phi nhân danh bài trừ thuốc phiện trong xã hội.
Nguyên tắc và truyền thống bảo vệ nhân quyền của Hoa Kỳ đang bị chôn vùi dưới triều đại của TT Trump.
3. Ông Trump coi thường đệ tứ quyền và thẳng thừng tấn công giới truyền thông, gọi họ là những nguồn tin bịa đặt (fake news), là kẻ thù của dân tộc (enemy of the Americans), trong khi đó lại cùng với những thành phần dưới quyền để thổi phồng những tin bịa đặt do chính ông đưa ra để tạo hoang mang dư luận, xuyên tạc sự thật và tạo ra một thứ mà dư luận mỉa mai gọi là “alternative facts” (dữ kiện thay thế).
4. Gia đình trị: ông Trump đã đưa cô con gái Ivanka, cậu con rể Jared Kushner vào Tòa Bạch Ốc ở những vị trí cố vấn quan trọng dù họ không hề có chút kinh nghiệm nào về quản trị đất nước, lại là những người còn rất trẻ.
5. Xung đột quyền lợi: Những quyền lợi của gia đình ông Trump và con cái trong các thương vụ khổng lồ rải rác khắp nơi trên thế giới đang là mầm mống của tham nhũng và nguy cơ ông bị mua chuộc, thao túng bởi những thế lực ngoại quốc, làm nguy hại tới quốc gia, và có thể đưa tới việc ông bị truất phế do vi phạm luật Emolument trong hiến pháp.
6. TT Trump và đại gia đình 22 người của ông chi tiền đóng thuế của dân lên tới nhiều chục triệu chỉ trong vòng 100 ngày qua do nhu cầu bảo vệ an ninh cho họ mỗi khi di chuyển, cả khi họ công du ngoại quốc để buôn bán riêng cho gia đình, đi ăn chơi, đánh golf, du lịch, trượt tuyết ... Ngay cả việc Đệ nhất phu nhân Melania Trump và cậu con út Barron không chịu tới ở Tòa Bạch Ốc mà nhất định ở lại dinh thự Trump Tower ở New York đã khiến tiền bảo vệ an ninh lên tới $50 triệu Mỹ kim hằng năm, và sẽ là $60 triệu nếu ông Trump thỉnh thoảng về thăm vợ con.
TT Trump còn chứng tỏ là ông say mê đánh golf, đặc biệt ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông tại Florida. Mỗi chuyến tới Mar-a-Lago mà ông nói là vừa nghỉ mát vừa làm việc nước, chi phí di chuyển và bảo vệ an ninh tốn kém lên tới bạc triệu.
Số lượng đánh goft của TT Trump trong 100 ngày đầu thì không ai sánh bằng: 19 lần so với zero của TT Obama, người mà ông Trump đã cực lực lên án trong lúc tranh cử là đánh goft nhiều quá, không lo làm việc nước, và hứa là khi thắng cử, ông Trump sẽ làm việc cật lực và không hề đánh goft; TT Bush đánh goft zero lần, và TT Clinton 3 lần trong 100 ngày đầu.
16 lần đánh goft của ông Trump là ở trung tâm nghỉ mát Mar-a-Lago, tốn kém tiền di chuyển và bảo vệ an ninh cho ông từ $1 triệu tới $3 triệu mỗi lần.
Hiện tổng số chi phí của ông Trump trong 100 ngày qua được áng chừng ở mức 30 triệu và sẽ hơn 60 triệu cho cả gia đình ông. Quốc hội vừa đưa ra dự luật tăng ngân sách chi tiêu này cho ông Trump lên tới $120 triệu một năm. TT Obama chi $96 triệu cho các chuyến nghỉ mát và đánh golf trong 8 năm tại nhiệm.
7. Sẵn sàng đảo ngược các lời hứa khi tranh cử và những chính sách đã tuyên bố như:
a/ “Làm sạch cống rãnh tại Washington”, hàm ý tẩy rửa hệ thống tham nhũng do những thành phần chính trị gia lâu đời cấu kết với những tay tài phiệt giàu có của phố Wall (Thị trường Chứng khoán); nhưng TT Trump đã đưa vào nội các của mình toàn những người giàu có và thế lực của phố Wall, cả những người đầy tai tiếng vì đã cướp đi nhà cửa của hàng chục ngàn người khi bong bóng nhà cửa bùng vỡ năm 2006. Ông còn đưa dự thảo giảm thuế mạnh cho người giàu, nhưng cắt giảm các chương trình giúp đỡ người nghèo, đề cử người lãnh đạo trong nội các vừa không có kinh nghiệm vừa có thành tích đi ngược với cơ chế mà họ trách nhiệm.
b/ “Lên án Trung Quốc thao túng tiền tệ, dọa đánh thuế 45% vào các mặt hàng nhập cảng”, bây giờ ông Trump lại khen Tập Cận Bình là một người dễ thương, đáng kính; TQ không còn là kẻ thao túng tiền tệ.
c/ “Sẽ xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ và Mễ sẽ phải chi tiền”. Lời hứa này đã bị bỏ qua vì tổng thống Mễ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc phi lý đòi nước Mễ xây bức tường biên giới cho nhu cầu của Mỹ này. Hiện ông Trump không thấy nói nhiều đến bức tường, mà số tiền xây có thể tốn kém lên tới $70 tỷ đô la, một con số khổng lồ khó lòng được Quốc Hội chuẩn chi.
d/ “Chê bai NATO là lỗi thời”, nhưng khi gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 12 tháng 4, ông Trump đã rút lại lời nói này trong buổi họp báo, tuyên bố “NATO không lỗi thời.”
e/ “Trục xuất những di dân bất hợp pháp và phạm tội, bảo vệ những di dân trẻ tới Mỹ khi còn nhỏ gọi là DREAMERS”, nhưng hiện nay một số các di dân trong diện hứa được bảo vệ đã bị trục xuất, các gia đình di trú không giấy tờ hợp lệ đã bị chia cách giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng, di dân bị tấn công thô bạo và sống trong nơm nớp lo sợ.
f/ Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ USD cũng chưa từng được đề cập đến. Vụ cải sửa luật thuế chỉ mới là một danh sách “mơ ước” (wish list) dài một trang. Những phê phán, chê bai NAFTA và đòi thương lượng lại với Canada và Mễ đã được rút lại. Giờ đây, ông Trump cho rằng NAFTA “không đến nỗi tệ.”
8. Những điều đảo ngược này cùng với rất nhiều điều tuyên bố vô trách nhiệm của ông, và sau 100 ngày tại nhiệm chao đảo, chưa đưa ra được một chính sách rõ rệt nào về cả các vấn đề nội địa lẫn bang giao và thương giao quốc tế, cho thấy ông Trump - một thương gia, đã không hề hiểu biết cách vận hành của guồng máy chính quyền, không hiểu được các mối tương quan với đồng minh và kẻ thù, tương quan giữa hành pháp với lập pháp và quốc hội; khả năng điều hành công ty của một CEO khác hẳn khả năng quản trị đất nước của một tổng thống, nhất là tổng thống của một cường quốc lãnh đạo thế giới tự do. Thậm chí, dư luận còn cho rằng ông Trump không hiểu, và có thể chưa hề đọc Hiến Pháp Hoa Kỳ mà ông đã dơ tay tuyên thệ tôn trọng trong ngày nhậm chức.
Ông điều hành đất nước theo kiểu “reality show”, một hình thức của các show truyền hình thực tế đã khiến ông nổi tiếng như một tài tử. Ông cũng vây xung quanh mình những người chung thủy và tôn sùng ông, thay vì người có tài, kinh nghiệm và có tâm phục vụ đất nước. Thậm chí, ông còn dung túng những người làm tay sai cho ngoại bang và vi phạm rất nhiều luật lệ như cựu Tướng Michael Flynn, người đã được ông Trump chọn là cố vấn an ninh quốc gia và bị ép phải từ nhiệm sau 24 ngày vì tội nói dối. Hiện ông Flynn đang bị Quốc hội và FBI điều tra gắt gao do những vi phạm và liên hệ mờ ám với chính phủ Putin và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ông Flynn, nhiều nhân vật cốt lõi của ủy ban tranh cử của ông Trump cũng đang bị điều tra.
Hiện, ông đang giữ thêm thành tích chậm lụt trong vụ lấp đầy hàng trăm vị trí cấp cao của chính quyền vẫn còn đang bị bỏ trống, từ các đại sứ cho đến các thứ trưởng cấp bộ. Báo chí đưa tin rằng trong số 553 quyết định bổ nhiệm cần được Thượng viện thông qua, Tòa Bạch Ốc cho tới nay mới đề cử được 24 người, với 22 người đã được phê chuẩn. Kết quả là guồng máy nội các của ông Trump không chạy trơn tru như ông tuyên bố, nhất là trước những mâu thuẫn trầm trọng nội bộ đã được rò rỉ ra ngoài dư luận.
9. Ông Trump là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất không công khai giấy tờ khai thuế, mà người ta nghi ngờ có chứa nhiều điều khuất tất ông không muốn ai biết như làm ăn buôn bán với ai, tại quốc gia nào, có tặng từ thiện và giàu có như ông đã từng tuyên bố hay không. Qua một số thông tin chính xác mà truyền thông Mỹ đã có được, thì những khoản cắt thuế do ông Trump đề nghị sẽ rất có lợi cho thương vụ của gia đình ông, đặc biệt khoản Altermative Minimum Tax dành cho người giàu và khoản thuế đánh trên gia tài mà con cái ông sẽ được thừa hưởng. Thuế cắt cũng dành phần lớn cho những thành phần giàu có như ông, trong khi người nghèo được hưởng rất ít mà lại bị cắt đi những khoản trợ giúp khác của chính quyền.
10. Điều “nổi bật” nhất của ông Trump là ông và hàng ngũ tranh cử bị nghi ngờ là đã cấu kết với Nga để thao túng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, nhằm đưa tới chiến thắng cho ông. Hiện đang có ít nhất 3 cuộc điều tra được mở ra bởi lưỡng viện Quốc Hội và cơ quan FBI. Từ những sai phạm và bất xứng này, ông Trump đã bị hằng triệu người dân Hoa Kỳ và cả thế giới biểu tình chống đối ngay sau khi đắc cử ngày 8/11/2016, ngay sau ngày nhậm chức 20/1/2017, ngay ngày đánh dấu 100 ngày tại nhiệm 29/4/2017 và ngày lễ Lao Động 1/5/2017.
Chưa bao giờ một vị tổng thống Hoa Kỳ lại bị chỉ trích nhiều như vậy trong vòng 100 ngày đầu, bị người dân phản đối mãnh liệt trên đường phố và tại các townhalls gặp gỡ các đại diện Quốc Hội, trên báo chí và mạng lưới, bị lôi ra làm trò cười trên các chương trình hài hước, bị dư luận cho rằng sẽ bị truất phế, và bị điều tra về tội cấu kết với ngoại bang để thao túng kết quả bầu cử ...Và chưa bao giờ một tổng thống mới nhậm chức 100 ngày lại than thở là công việc không ngờ khó quá, bày tỏ tiếc nuối cuộc sống cũ, trốn chạy thực tế khó khăn của việc làm tổng thống bằng cách tổ chức những cuộc tụ tập ủng hộ viên như thời tranh cử để được nghe những lời tôn sùng vang dậy.
Và ngày 1 tháng 5, 2017, ông Trump đã làm một việc chưa từng có: trương quảng cáo tranh cử tổng thống 2020!
Hình như với Tổng thống Donald Trump, chuyện gì cũng có thể xảy ra, kể cả thế chiến thứ 3 và chiến tranh nguyên tử!
May 1, 2017
vietbao.com
– Chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ
Ông Trump khiến 100 ngày tưởng như bất tận (Trump makes 100 days feel like an eternity – the Dallas Morning News)
Những điểm tích cực theo đánh giá của TT Donald Trump và những người ủng hộ ông Trump:
Ông Trump đã tự tin cho rằng thành quả ông đạt được trong 100 ngày đầu tại nhiệm tuyệt vời nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông đã duy trì được sự ủng hộ của hầu hết những người ủng hộ ông (93% cử tri bỏ phiếu cho ông Trump tiếp tục ủng hộ ông, tương đương với 43% dân số. Con số này phản ảnh đúng một thăm dò mới đây với tỷ lệ người chấm điểm hài lòng với ông là 43%, có thăm dò thấp hơn là 39% và cao hơn là 44%).
Với cách hành xử phi nguyên tắc và phát ngôn không những khác hẳn các vị tiền nhiệm, mà còn rất bất thường và bất nhất, ông Trump đã trở thành người:
1- Được báo chí và dư luận chú ý tới hằng ngày, hằng giờ, với những phát biểu và tweet gây sốc của ông. Ông có biệt tài tạo chú ý như một tài tử show truyền hình thực tế (reality TV show), một điều mà những người ái mộ ông tiếp tục yêu thích và ủng hộ, nhưng lại tạo quan tâm, lo lắng cho đa số người dân và các chuyên gia, chính giới. Biệt tài nữa của ông là đánh lạc hướng dư luận hay đánh trống lảng khi bị chú ý vào những điều tiêu cực mà ông gây ra.
2- Là người gây sóng gió nhiều nhất trong 100 ngày đầu qua các sắc lệnh (cấm di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp lệ, cắt bỏ ngân sách cho các cơ quan giúp đỡ phụ nữ, bãi bỏ luật bảo vệ môi trường). Ông Trump cũng đã tỏ ra rất bận rộn và hãnh diện với tổng số 78 sắc lệnh đã ký, cho rằng đây là một thành tích chưa từng có (trong số này chỉ có 30 sắc lệnh là luật, còn lại là các tuyên ngôn và bản ghi nhớ. Các sắc lệnh đa số là ngắn với mục đích hủy bỏ những đạo luật do cựu TT Obama ban hành. Không một đạo luật quan trọng nào được thông qua).
3- Đưa được một chánh án bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện, dù Thượng viện của đảng Cộng Hòa đã phải thay đổi luật biểu quyết từ đa số 60% xuống chỉ còn 51%.
4- Có nhiều nỗ lực thực hiện các lời hứa khi tranh cử như: dẹp bỏ Obamacare, xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ, ngăn di dân Hồi giáo, trục xuất di dân bất hợp pháp, hủy TPP, thương lượng lại NAFTA, phát triển kinh tế, gia tăng việc làm, giảm thuế ..., nhưng các nỗ lực này hầu hết đều thất bại hoặc chỉ mới được nhắc đến chứ chưa thực hiện được trong vòng 100 ngày, nhất là điều mà ông Trump cho là rất dễ dàng, đó là hủy bỏ Obamacare và thay thế bằng Trumpcare, khi dự thảo luật bảo hiểm sức khỏe đã không được Hạ viện đem ra biểu quyết vào phút chót hôm 24/3/2017, do không đủ túc số và bị ngay cả những Dân biểu đảng Cộng Hòa chống đối.
Những điểm tiêu cực – Theo đánh giá của truyền thông, chuyên gia và đa số quần chúng:
...thì ông Trump đã nhận được điểm thấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ở giai đoạn được gọi là “Tuần Trăng Mật” này, hầu hết các tân tổng thống Hoa Kỳ đều có mức điểm trên 50%. TT Donald Trump được 39%-44% (tùy theo cơ quan thăm dò), so với TT Barrack Obama 65%, TT George W. Bush (44th) 62% và TT Bill Clinton 55%.
Ngoài ra, số người bất mãn với những điều ông Trump làm lên tới 53%.Những đặc điểm khiến ông trở thành một tổng thống đặc thù không giống ai trong dòng lịch sử Hoa Kỳ bao gồm không chỉ ở những chính sách gây bất ổn xã hội/thế giới và phẫn nộ trong đa số quần chúng, tạo hận thù, chia rẽ, gây hấn với đồng minh, tạo hoang mang trong dư luận, đe dọa chiến tranh đồng loạt với nhiều quốc gia trên thế giới, mà còn là những hiện tượng:
1. Ông Trump nói dối không ngượng miệng, bịa đặt những tin động trời không bằng chứng như có tới 3 đến 5 triệu cử tri bất hợp pháp bỏ phiếu khiến ông thua bà Clinton tới gần 3 triệu phiếu cử tri; cáo buộc TT Obama đã ra lệnh nghe lén ông dù cả cơ quan FBI lẫn CIA đều nói không hề có chuyện đó. Khi sự thật được phơi bày, ông Trump không bao giờ công nhận mình sai, không bao giờ xin lỗi, luôn tuyên bố mình giỏi hơn các vị tiền nhiệm, đặc biệt là so sánh với TT Obama; và bất cứ quyết định sai trật nào của ông cũng đều được biện minh là do ông Obama đã đưa ra từ trước (như vụ tấn công thất bại tại Yemen hoặc sắc lệnh di trú cấm người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo bị lên án dữ dội bởi cả người dân lẫn các chánh án và bị cấm thi hành).
Tuy nhiên, những thành quả kinh tế như số việc làm gia tăng (trong tháng 1&2/2017) hay tỷ lệ thất nghiệp thấp (4.7%) do chính sách của ông Obama tiếp tục đem lại thì ông Trump lại tự nhận là của mình dù chưa đưa ra được chính sách gì cụ thể cho nền kinh tế. Những chỉ dấu kinh tế xấu thì ông Trump lại lờ đi (lượng việc tăng trong tháng 3 giảm xuống chỉ còn 98,000 so với 227,000 và 298,000 trong tháng 1&2/2017, giới tiêu thụ giảm chi trong tháng 3, kinh tế tăng trưởng trong quý đầu của 2017 chỉ ở mức là 0.7% thay vì 2% như quý cuối của 2016. Ông Trump đã đưa ra con số hão huyền trong giai đoạn tranh cử là nền kinh tế của ông sẽ tăng trưởng ở mức 6% và ông sẽ là người “tạo nhiều công ăn việc làm nhất mà Thượng Đế đã sinh ra”).
2. Ông Trump tấn công bất cứ ai không đồng ý với ông, kể cả các thượng nghị sĩ, dân biểu, chánh án liên bang, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, giới truyền thông ..., thậm chí gây sự hoặc tấn công đồng minh (thủ tướng Úc, tổng thống Mễ, đòi Đức và Nam Hàn cùng các quốc gia trong khối NATO bồi hoàn những tốn kém bảo vệ an ninh trên thế giới), nhưng lại hết lời khen kẻ thù của dân tộc và những tay lãnh đạo độc tài, đầy tội ác trên thế giới như Vladimir Putin của Nga, Tập Cận Bình của Trung Cộng, Rodrigo Duterte của Philippines, Bashar al-Assad của Syria, Abdel Fattah el-Sisi của Egypt, và thậm chí ngay cả Kim Jong Un của Bắc Hàn - quốc gia mà ông Trump đang có những đối đầu căng thẳng.
TT Trump cũng là nhà lãnh đạo thế giới tự do duy nhất đã chúc mừng cuộc trưng cầu dân ý đầy gian trá của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, để củng cố quyền lực độc tài và dẹp bỏ hệ thống dân chủ hiện nay của Thổ. Ông Trump đã hết lời khen tặng ông Tập:
"Ông Tập là một người tốt. Ông là một người rất tốt và tôi đã được biết rõ về ông ấy. Ông Tập yêu đất nước và dân tộc của mình. Ông là một 'gentleman' sẵn sàng làm việc đúng. Chúng tôi cảm thấy gắn bó, có chung cảm ứng hữu cơ”
Ông Trump cũng tỏ thiện cảm với Kim Jong Un, cho rằng “Un là một người giỏi, lên nắm quyền khi còn rất trẻ và phải chiến đấu để giữ vững quyền lực”, và ông Trump sẵn sàng gặp Un nếu hoàn cảnh cho phép, đối với ông Trump “đó là một vinh dự!”
Ông Trump cũng mời ông Duterte, tổng thống Phi tới thăm Hoa Kỳ. Duterte đã giết hại ít nhất 6000 người Phi nhân danh bài trừ thuốc phiện trong xã hội.
Nguyên tắc và truyền thống bảo vệ nhân quyền của Hoa Kỳ đang bị chôn vùi dưới triều đại của TT Trump.
3. Ông Trump coi thường đệ tứ quyền và thẳng thừng tấn công giới truyền thông, gọi họ là những nguồn tin bịa đặt (fake news), là kẻ thù của dân tộc (enemy of the Americans), trong khi đó lại cùng với những thành phần dưới quyền để thổi phồng những tin bịa đặt do chính ông đưa ra để tạo hoang mang dư luận, xuyên tạc sự thật và tạo ra một thứ mà dư luận mỉa mai gọi là “alternative facts” (dữ kiện thay thế).
4. Gia đình trị: ông Trump đã đưa cô con gái Ivanka, cậu con rể Jared Kushner vào Tòa Bạch Ốc ở những vị trí cố vấn quan trọng dù họ không hề có chút kinh nghiệm nào về quản trị đất nước, lại là những người còn rất trẻ.
5. Xung đột quyền lợi: Những quyền lợi của gia đình ông Trump và con cái trong các thương vụ khổng lồ rải rác khắp nơi trên thế giới đang là mầm mống của tham nhũng và nguy cơ ông bị mua chuộc, thao túng bởi những thế lực ngoại quốc, làm nguy hại tới quốc gia, và có thể đưa tới việc ông bị truất phế do vi phạm luật Emolument trong hiến pháp.
6. TT Trump và đại gia đình 22 người của ông chi tiền đóng thuế của dân lên tới nhiều chục triệu chỉ trong vòng 100 ngày qua do nhu cầu bảo vệ an ninh cho họ mỗi khi di chuyển, cả khi họ công du ngoại quốc để buôn bán riêng cho gia đình, đi ăn chơi, đánh golf, du lịch, trượt tuyết ... Ngay cả việc Đệ nhất phu nhân Melania Trump và cậu con út Barron không chịu tới ở Tòa Bạch Ốc mà nhất định ở lại dinh thự Trump Tower ở New York đã khiến tiền bảo vệ an ninh lên tới $50 triệu Mỹ kim hằng năm, và sẽ là $60 triệu nếu ông Trump thỉnh thoảng về thăm vợ con.
TT Trump còn chứng tỏ là ông say mê đánh golf, đặc biệt ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông tại Florida. Mỗi chuyến tới Mar-a-Lago mà ông nói là vừa nghỉ mát vừa làm việc nước, chi phí di chuyển và bảo vệ an ninh tốn kém lên tới bạc triệu.
Số lượng đánh goft của TT Trump trong 100 ngày đầu thì không ai sánh bằng: 19 lần so với zero của TT Obama, người mà ông Trump đã cực lực lên án trong lúc tranh cử là đánh goft nhiều quá, không lo làm việc nước, và hứa là khi thắng cử, ông Trump sẽ làm việc cật lực và không hề đánh goft; TT Bush đánh goft zero lần, và TT Clinton 3 lần trong 100 ngày đầu.
16 lần đánh goft của ông Trump là ở trung tâm nghỉ mát Mar-a-Lago, tốn kém tiền di chuyển và bảo vệ an ninh cho ông từ $1 triệu tới $3 triệu mỗi lần.
Hiện tổng số chi phí của ông Trump trong 100 ngày qua được áng chừng ở mức 30 triệu và sẽ hơn 60 triệu cho cả gia đình ông. Quốc hội vừa đưa ra dự luật tăng ngân sách chi tiêu này cho ông Trump lên tới $120 triệu một năm. TT Obama chi $96 triệu cho các chuyến nghỉ mát và đánh golf trong 8 năm tại nhiệm.
7. Sẵn sàng đảo ngược các lời hứa khi tranh cử và những chính sách đã tuyên bố như:
a/ “Làm sạch cống rãnh tại Washington”, hàm ý tẩy rửa hệ thống tham nhũng do những thành phần chính trị gia lâu đời cấu kết với những tay tài phiệt giàu có của phố Wall (Thị trường Chứng khoán); nhưng TT Trump đã đưa vào nội các của mình toàn những người giàu có và thế lực của phố Wall, cả những người đầy tai tiếng vì đã cướp đi nhà cửa của hàng chục ngàn người khi bong bóng nhà cửa bùng vỡ năm 2006. Ông còn đưa dự thảo giảm thuế mạnh cho người giàu, nhưng cắt giảm các chương trình giúp đỡ người nghèo, đề cử người lãnh đạo trong nội các vừa không có kinh nghiệm vừa có thành tích đi ngược với cơ chế mà họ trách nhiệm.
b/ “Lên án Trung Quốc thao túng tiền tệ, dọa đánh thuế 45% vào các mặt hàng nhập cảng”, bây giờ ông Trump lại khen Tập Cận Bình là một người dễ thương, đáng kính; TQ không còn là kẻ thao túng tiền tệ.
c/ “Sẽ xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ và Mễ sẽ phải chi tiền”. Lời hứa này đã bị bỏ qua vì tổng thống Mễ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc phi lý đòi nước Mễ xây bức tường biên giới cho nhu cầu của Mỹ này. Hiện ông Trump không thấy nói nhiều đến bức tường, mà số tiền xây có thể tốn kém lên tới $70 tỷ đô la, một con số khổng lồ khó lòng được Quốc Hội chuẩn chi.
d/ “Chê bai NATO là lỗi thời”, nhưng khi gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 12 tháng 4, ông Trump đã rút lại lời nói này trong buổi họp báo, tuyên bố “NATO không lỗi thời.”
e/ “Trục xuất những di dân bất hợp pháp và phạm tội, bảo vệ những di dân trẻ tới Mỹ khi còn nhỏ gọi là DREAMERS”, nhưng hiện nay một số các di dân trong diện hứa được bảo vệ đã bị trục xuất, các gia đình di trú không giấy tờ hợp lệ đã bị chia cách giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng, di dân bị tấn công thô bạo và sống trong nơm nớp lo sợ.
f/ Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ USD cũng chưa từng được đề cập đến. Vụ cải sửa luật thuế chỉ mới là một danh sách “mơ ước” (wish list) dài một trang. Những phê phán, chê bai NAFTA và đòi thương lượng lại với Canada và Mễ đã được rút lại. Giờ đây, ông Trump cho rằng NAFTA “không đến nỗi tệ.”
8. Những điều đảo ngược này cùng với rất nhiều điều tuyên bố vô trách nhiệm của ông, và sau 100 ngày tại nhiệm chao đảo, chưa đưa ra được một chính sách rõ rệt nào về cả các vấn đề nội địa lẫn bang giao và thương giao quốc tế, cho thấy ông Trump - một thương gia, đã không hề hiểu biết cách vận hành của guồng máy chính quyền, không hiểu được các mối tương quan với đồng minh và kẻ thù, tương quan giữa hành pháp với lập pháp và quốc hội; khả năng điều hành công ty của một CEO khác hẳn khả năng quản trị đất nước của một tổng thống, nhất là tổng thống của một cường quốc lãnh đạo thế giới tự do. Thậm chí, dư luận còn cho rằng ông Trump không hiểu, và có thể chưa hề đọc Hiến Pháp Hoa Kỳ mà ông đã dơ tay tuyên thệ tôn trọng trong ngày nhậm chức.
Ông điều hành đất nước theo kiểu “reality show”, một hình thức của các show truyền hình thực tế đã khiến ông nổi tiếng như một tài tử. Ông cũng vây xung quanh mình những người chung thủy và tôn sùng ông, thay vì người có tài, kinh nghiệm và có tâm phục vụ đất nước. Thậm chí, ông còn dung túng những người làm tay sai cho ngoại bang và vi phạm rất nhiều luật lệ như cựu Tướng Michael Flynn, người đã được ông Trump chọn là cố vấn an ninh quốc gia và bị ép phải từ nhiệm sau 24 ngày vì tội nói dối. Hiện ông Flynn đang bị Quốc hội và FBI điều tra gắt gao do những vi phạm và liên hệ mờ ám với chính phủ Putin và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ông Flynn, nhiều nhân vật cốt lõi của ủy ban tranh cử của ông Trump cũng đang bị điều tra.
Hiện, ông đang giữ thêm thành tích chậm lụt trong vụ lấp đầy hàng trăm vị trí cấp cao của chính quyền vẫn còn đang bị bỏ trống, từ các đại sứ cho đến các thứ trưởng cấp bộ. Báo chí đưa tin rằng trong số 553 quyết định bổ nhiệm cần được Thượng viện thông qua, Tòa Bạch Ốc cho tới nay mới đề cử được 24 người, với 22 người đã được phê chuẩn. Kết quả là guồng máy nội các của ông Trump không chạy trơn tru như ông tuyên bố, nhất là trước những mâu thuẫn trầm trọng nội bộ đã được rò rỉ ra ngoài dư luận.
9. Ông Trump là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất không công khai giấy tờ khai thuế, mà người ta nghi ngờ có chứa nhiều điều khuất tất ông không muốn ai biết như làm ăn buôn bán với ai, tại quốc gia nào, có tặng từ thiện và giàu có như ông đã từng tuyên bố hay không. Qua một số thông tin chính xác mà truyền thông Mỹ đã có được, thì những khoản cắt thuế do ông Trump đề nghị sẽ rất có lợi cho thương vụ của gia đình ông, đặc biệt khoản Altermative Minimum Tax dành cho người giàu và khoản thuế đánh trên gia tài mà con cái ông sẽ được thừa hưởng. Thuế cắt cũng dành phần lớn cho những thành phần giàu có như ông, trong khi người nghèo được hưởng rất ít mà lại bị cắt đi những khoản trợ giúp khác của chính quyền.
10. Điều “nổi bật” nhất của ông Trump là ông và hàng ngũ tranh cử bị nghi ngờ là đã cấu kết với Nga để thao túng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016, nhằm đưa tới chiến thắng cho ông. Hiện đang có ít nhất 3 cuộc điều tra được mở ra bởi lưỡng viện Quốc Hội và cơ quan FBI. Từ những sai phạm và bất xứng này, ông Trump đã bị hằng triệu người dân Hoa Kỳ và cả thế giới biểu tình chống đối ngay sau khi đắc cử ngày 8/11/2016, ngay sau ngày nhậm chức 20/1/2017, ngay ngày đánh dấu 100 ngày tại nhiệm 29/4/2017 và ngày lễ Lao Động 1/5/2017.
Chưa bao giờ một vị tổng thống Hoa Kỳ lại bị chỉ trích nhiều như vậy trong vòng 100 ngày đầu, bị người dân phản đối mãnh liệt trên đường phố và tại các townhalls gặp gỡ các đại diện Quốc Hội, trên báo chí và mạng lưới, bị lôi ra làm trò cười trên các chương trình hài hước, bị dư luận cho rằng sẽ bị truất phế, và bị điều tra về tội cấu kết với ngoại bang để thao túng kết quả bầu cử ...Và chưa bao giờ một tổng thống mới nhậm chức 100 ngày lại than thở là công việc không ngờ khó quá, bày tỏ tiếc nuối cuộc sống cũ, trốn chạy thực tế khó khăn của việc làm tổng thống bằng cách tổ chức những cuộc tụ tập ủng hộ viên như thời tranh cử để được nghe những lời tôn sùng vang dậy.
Và ngày 1 tháng 5, 2017, ông Trump đã làm một việc chưa từng có: trương quảng cáo tranh cử tổng thống 2020!
Hình như với Tổng thống Donald Trump, chuyện gì cũng có thể xảy ra, kể cả thế chiến thứ 3 và chiến tranh nguyên tử!
May 1, 2017
vietbao.com
Tẩy chay, vũ khí của chúng ta
Huy Phương
Ở Hoa Kỳ, chúng ta chỉ có một cộng đồng tỵ nạn người Việt ở hải ngoại, không có quân đội, không có chính phủ, không có ngân khoản khổng lồ trong ngân hàng, nhưng thật sự là chúng ta có vũ khí trong tay. Đó là quyền sử dụng đồng đô la và quyền tẩy chay!
Dư luận tố cáo một tiệm bún bò Huế ở Bolsa còn lưu luyến chơi nhạc VC “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” trong quán ăn này, chúng ta có quyền tẩy chay không đến quán này nữa. Mở quán ăn, chủ nhân cần có khách, nhưng khách có thể chọn quán bún bò khác hay nghỉ ăn bún bò vì không muốn chịu nhục.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ, các đoàn văn công, các cuộc trao đổi văn hóa từ trong nước gửi ra với mục đích giao lưu hay trao đổi, mà không cần phải biểu tình, treo cờ, giăng biểu ngữ, la ó, chửi bới. Cách tốt nhất là xa lánh, không mua vé, không tham dự dù có giấy mời, không thèm đăng quảng cáo lấy tiền, thì đương nhiên sân khấu sẽ tắt đèn và ca sĩ, văn công sẽ cuốn gói về nước. Còn nói hô hào chống Cộng, chồng đã bị cầm tù, con chết vượt biên, mà còn trang điểm, ra tiệm làm tóc, mua vé danh dự để được ngồi hàng đầu, mỗi khi có gánh hát, có văn công, “soái ca” đẹp mã sang đây trình diễn, thì nên về nhà đóng cửa, soi kính, xem lại chân dung và bản sắc của mình.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ có gốc gác tỵ nạn, bây giờ kêu gào danh nghĩa quê hương, đồng bào, hòa giải, về quê hương “hát trên những xác người” vì những thương nữ này không muốn nghe, muốn thấy, bịt tai, nhắm mắt trước những sự thật đau lòng. Vì sao khi họ trở lại đây, chúng ta lại tiếp đón họ, chấp nhận cho họ đứng trên sân khấu hải ngoại, miễn họ biết đổi màu da cho thích hợp với phông cảnh sân khấu của mỗi nơi.
Chúng ta có quyền tắt TV, không đi xem ca nhạc, không bỏ một đồng bạc để mua vé, đi xem những ca, kịch sĩ, những tên hề hai mặt, đi đi, về về, sẵn sàng cười vào sự vô cảm, ngu ngơ của hải ngoại.
Nếu có quán ăn, dịch vụ sống nhờ trên đất tị nạn mà có lối văn hóa “bún mắng, cháo chửi” kiểu Hà Nội thì cho chúng trở về nơi hang ổ của chúng.
Cộng đồng tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại khi nghe tình cảnh của đồng bào trong nước hiện nay, mà nỗi oan khiên không kể hết, nên tẩy chay không gửi tiền, không du lịch Việt Nam, chứ không phải nuôi sống Cộng Sản mỗi năm lên hơn $10 tỷ, cuối năm “về quê ăn Tết,” với câu nhật tụng: “Việt Nam bây giờ đẹp lắm, vui lắm!”
Nói chung, chúng ta có vũ khí trong tay mà chưa biết dùng hay không muốn dùng.
Ở Việt Nam, vụ công ty nước ngọt Tân Hiệp Phát, sau khi tòa án tuyên phạt bảy năm tù đối với bị cáo Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang), sau khi bị gài bẫy nhận 500 triệu đồng từ đại diện của Tân Hiệp Phát tại một quán giải khát, khi ông này tố cáo chai nước ngọt có ruồi chết. Bênh vực người cô thế, Tân Hiệp Phát đã bị làn sóng tẩy chay của dân chúng, không mua, không dùng sản phẩm của công ty này gồm tất cả 12 món hàng. Sơ khởi, Tân Hiệp Phát đã chịu thiệt hại nặng nề lên tới trên $90 triệu, và nếu dân chúng muốn chiến dịch tẩy chay này đi đến tận cùng thì Tân Hiệp Phát sẽ phải phá sản!
Tẩy chay được xem như là một thái độ bất hợp tác, không liên quan, không giao dịch nhằm đưa đối phương đến những khó khăn, gây thiệt hại cho bên bị tẩy chay. Phải nói là tẩy chay là một sức mạnh có thể làm kiệt quệ đối phương, gây ảnh hưởng không nhỏ, một cuộc chiến tranh không cần dùng đến vũ khí. Đối tượng của việc tẩy chay không chỉ là công ty kinh doanh tư nhân mà còn có thể một chính quyền thành phố hay tiểu bang.
Ở tầm mức lớn giữa một quốc gia với một quốc gia, đó là cấm vận.
Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, đi lại, vận chuyển hàng hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật… với một nước nào đó, được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động của quốc gia ấy.
Chúng ta thường nghĩ việc tẩy chay công ty kinh doanh tư nhân có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa bán ra, hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng bị sút giảm, nhưng thực tế gây thiệt hại rất nhiều, vì ảnh hưởng gián tiếp từ việc giảm giá cổ phần của công ty. Chúng ta chưa quên Target đã mất $10 tỷ cổ phần trong năm vừa qua vì bị thành phần bảo thủ tẩy chay chính sách cho người đổi giới (transgender) tự chọn nhà vệ sinh trong các cửa tiệm của họ, và mới đây, chỉ vì vụ kéo lê một khách hành, ông David Đào vừa qua trên sàn máy bay của United Airline, hãng máy bay này đã mất $1 tỷ chứng khoán. Việc mất giá cổ phiếu là do ảnh hưởng hình ảnh công cộng (public image) của công ty này trước công chúng.
Người Mỹ gốc Phi Châu đã tẩy chay việc đi xe buýt tại Montgomery, Alabama, để khởi động một cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc; người Ấn Độ tẩy chay hàng hóa của Anh do Thánh Gandhi khởi xướng; người Do Thái thành công khi tổ chức tẩy chay Henry Ford ở Mỹ, vào những năm 1920; người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật sau phong trào Ngũ Tứ; người Do Thái tẩy chay hàng hóa của Đức Quốc Xã ở Lithuania, Mỹ, Anh và Ba Lan trong năm 1933; Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè 1980 tại Liên Xô, và cuộc tẩy chay chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi…
Ngay tại Mỹ, trong năm qua, “đạo luật phòng vệ sinh,” HB 2 của North Carolina, chỉ cho học sinh sử dụng theo giới tính lúc mới sinh ra, chứ không theo giới tính sau khi đã thay đổi, đã bị “tẩy chay” làm cho tài chánh tiểu bang bị thiệt hại lớn, từ việc công ty tài chính PayPal ngưng đặt một cơ sở khiến tiểu bang mất $2.66 tỷ cho ngân sách, đến việc ca sĩ người Anh Ringo Starr hủy bỏ cuộc trình diễn, làm cho nhà hát của một thành phố bị thất thu $33,000 và tiểu bang này có thể mất thêm hàng trăm triệu đô la vì Hiệp Hội Thể Thao Đại Học (NCAA) không tổ chức các cuộc thi đấu tại đây, nơi thường đứng ra đăng cai các sự kiện này. NCAA dự trù tẩy chay dài lâu khi loan báo địa điểm các trận thi đấu các giải vô địch từ nay cho đến năm 2022, sẽ không dành cho North Carolina. Thiệt hại vụ này lên đến $87.7 triệu.
Ngày nay Trung Quốc đầu độc cả thế giới với thực phẩm bẩn, hàng hóa thô sơ cẩu thả, cứ kiểm soát ngay các vật dụng trong gia đình mình, những gì đã phát xuất từ Trung Quốc, đều có thể đưa đến chuyện giết người. Từ cái xe nôi kẹp cổ trẻ em, đến món đồ chơi nhiễm nặng chất chì, sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine, và chúng ta phải biết rằng tất cả thứ hàng hóa sản xuất từ quốc gia này đều dính máu của các công nhân nô lệ vị thành niên, mọi tù nhân khổ sai, gái mãi dâm, dân nghiền ma túy và học viên Pháp Luân Công trong cái nhà tù đau đớn, mạt hạng vĩ đại này.
Chỉ riêng năm 2013, Walmart đã nhập cảng hàng hóa Trung Quốc lên đến $49,1 tỷ, điều này cũng có nghĩa là Walmart đã làm mất 400,000 việc làm của dân Mỹ trong thời gian đó.
Ngay việc Trung Quốc hiện nay đang trở thành một loại thực dân mới, gieo hiểm họa cho cả thế giới, lấy đi hàng triệu việc làm, vơ vét tài nguyên, bắt đi các dân tộc này, giết họ, triệt sản họ hay pha giống với người Hán, cũng đủ cho cả thế giới tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, du lịch Trung Quốc. Những con buôn trong các siêu thị Á Châu tại Hoa kỷ sẵn sàng vì lợi nhuận với những món hàng rẻ, độc hại nhưng chúng ta quyết không đầu độc gia đình, con cháu chúng ta bằng thực phẩm Trung Quốc. Việc làm đó là tẩy chay!
Người Việt ở hải ngoại là những người mau quên. Sau Tháng Tư, 1975, không có gia đình nào không có người đi tù, không có người vượt biển, không có người khốn đốn vì chuyện đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người đi vùng kinh tế mới, dãi dầu chốn chợ trời. Thế gian kêu gọi mọi người sẵn lòng tha thứ nhưng đừng quên, vậy mà người ta lại hay quên, đến nỗi trong tay có vũ khí mà chưa hề hành động , thường than vãn mà không biết hành động, cuối cùng vì cái lợi của riêng mình, cái vui của gia đình mình mà quên hết cái đau của cộng đồng, cái khốn khổ của cả một dân tộc!
Nói như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: “Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối!” và: “Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả. Mấy ai người đem hết tâm can?”
Huy Phương
Ở Hoa Kỳ, chúng ta chỉ có một cộng đồng tỵ nạn người Việt ở hải ngoại, không có quân đội, không có chính phủ, không có ngân khoản khổng lồ trong ngân hàng, nhưng thật sự là chúng ta có vũ khí trong tay. Đó là quyền sử dụng đồng đô la và quyền tẩy chay!
Dư luận tố cáo một tiệm bún bò Huế ở Bolsa còn lưu luyến chơi nhạc VC “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” trong quán ăn này, chúng ta có quyền tẩy chay không đến quán này nữa. Mở quán ăn, chủ nhân cần có khách, nhưng khách có thể chọn quán bún bò khác hay nghỉ ăn bún bò vì không muốn chịu nhục.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ, các đoàn văn công, các cuộc trao đổi văn hóa từ trong nước gửi ra với mục đích giao lưu hay trao đổi, mà không cần phải biểu tình, treo cờ, giăng biểu ngữ, la ó, chửi bới. Cách tốt nhất là xa lánh, không mua vé, không tham dự dù có giấy mời, không thèm đăng quảng cáo lấy tiền, thì đương nhiên sân khấu sẽ tắt đèn và ca sĩ, văn công sẽ cuốn gói về nước. Còn nói hô hào chống Cộng, chồng đã bị cầm tù, con chết vượt biên, mà còn trang điểm, ra tiệm làm tóc, mua vé danh dự để được ngồi hàng đầu, mỗi khi có gánh hát, có văn công, “soái ca” đẹp mã sang đây trình diễn, thì nên về nhà đóng cửa, soi kính, xem lại chân dung và bản sắc của mình.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ có gốc gác tỵ nạn, bây giờ kêu gào danh nghĩa quê hương, đồng bào, hòa giải, về quê hương “hát trên những xác người” vì những thương nữ này không muốn nghe, muốn thấy, bịt tai, nhắm mắt trước những sự thật đau lòng. Vì sao khi họ trở lại đây, chúng ta lại tiếp đón họ, chấp nhận cho họ đứng trên sân khấu hải ngoại, miễn họ biết đổi màu da cho thích hợp với phông cảnh sân khấu của mỗi nơi.
Chúng ta có quyền tắt TV, không đi xem ca nhạc, không bỏ một đồng bạc để mua vé, đi xem những ca, kịch sĩ, những tên hề hai mặt, đi đi, về về, sẵn sàng cười vào sự vô cảm, ngu ngơ của hải ngoại.
Nếu có quán ăn, dịch vụ sống nhờ trên đất tị nạn mà có lối văn hóa “bún mắng, cháo chửi” kiểu Hà Nội thì cho chúng trở về nơi hang ổ của chúng.
Cộng đồng tị nạn Cộng Sản ở hải ngoại khi nghe tình cảnh của đồng bào trong nước hiện nay, mà nỗi oan khiên không kể hết, nên tẩy chay không gửi tiền, không du lịch Việt Nam, chứ không phải nuôi sống Cộng Sản mỗi năm lên hơn $10 tỷ, cuối năm “về quê ăn Tết,” với câu nhật tụng: “Việt Nam bây giờ đẹp lắm, vui lắm!”
Nói chung, chúng ta có vũ khí trong tay mà chưa biết dùng hay không muốn dùng.
Ở Việt Nam, vụ công ty nước ngọt Tân Hiệp Phát, sau khi tòa án tuyên phạt bảy năm tù đối với bị cáo Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang), sau khi bị gài bẫy nhận 500 triệu đồng từ đại diện của Tân Hiệp Phát tại một quán giải khát, khi ông này tố cáo chai nước ngọt có ruồi chết. Bênh vực người cô thế, Tân Hiệp Phát đã bị làn sóng tẩy chay của dân chúng, không mua, không dùng sản phẩm của công ty này gồm tất cả 12 món hàng. Sơ khởi, Tân Hiệp Phát đã chịu thiệt hại nặng nề lên tới trên $90 triệu, và nếu dân chúng muốn chiến dịch tẩy chay này đi đến tận cùng thì Tân Hiệp Phát sẽ phải phá sản!
Tẩy chay được xem như là một thái độ bất hợp tác, không liên quan, không giao dịch nhằm đưa đối phương đến những khó khăn, gây thiệt hại cho bên bị tẩy chay. Phải nói là tẩy chay là một sức mạnh có thể làm kiệt quệ đối phương, gây ảnh hưởng không nhỏ, một cuộc chiến tranh không cần dùng đến vũ khí. Đối tượng của việc tẩy chay không chỉ là công ty kinh doanh tư nhân mà còn có thể một chính quyền thành phố hay tiểu bang.
Ở tầm mức lớn giữa một quốc gia với một quốc gia, đó là cấm vận.
Cấm vận là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, buôn bán, đi lại, vận chuyển hàng hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật… với một nước nào đó, được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động của quốc gia ấy.
Chúng ta thường nghĩ việc tẩy chay công ty kinh doanh tư nhân có ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa bán ra, hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng bị sút giảm, nhưng thực tế gây thiệt hại rất nhiều, vì ảnh hưởng gián tiếp từ việc giảm giá cổ phần của công ty. Chúng ta chưa quên Target đã mất $10 tỷ cổ phần trong năm vừa qua vì bị thành phần bảo thủ tẩy chay chính sách cho người đổi giới (transgender) tự chọn nhà vệ sinh trong các cửa tiệm của họ, và mới đây, chỉ vì vụ kéo lê một khách hành, ông David Đào vừa qua trên sàn máy bay của United Airline, hãng máy bay này đã mất $1 tỷ chứng khoán. Việc mất giá cổ phiếu là do ảnh hưởng hình ảnh công cộng (public image) của công ty này trước công chúng.
Người Mỹ gốc Phi Châu đã tẩy chay việc đi xe buýt tại Montgomery, Alabama, để khởi động một cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc; người Ấn Độ tẩy chay hàng hóa của Anh do Thánh Gandhi khởi xướng; người Do Thái thành công khi tổ chức tẩy chay Henry Ford ở Mỹ, vào những năm 1920; người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật sau phong trào Ngũ Tứ; người Do Thái tẩy chay hàng hóa của Đức Quốc Xã ở Lithuania, Mỹ, Anh và Ba Lan trong năm 1933; Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Mùa Hè 1980 tại Liên Xô, và cuộc tẩy chay chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi…
Ngay tại Mỹ, trong năm qua, “đạo luật phòng vệ sinh,” HB 2 của North Carolina, chỉ cho học sinh sử dụng theo giới tính lúc mới sinh ra, chứ không theo giới tính sau khi đã thay đổi, đã bị “tẩy chay” làm cho tài chánh tiểu bang bị thiệt hại lớn, từ việc công ty tài chính PayPal ngưng đặt một cơ sở khiến tiểu bang mất $2.66 tỷ cho ngân sách, đến việc ca sĩ người Anh Ringo Starr hủy bỏ cuộc trình diễn, làm cho nhà hát của một thành phố bị thất thu $33,000 và tiểu bang này có thể mất thêm hàng trăm triệu đô la vì Hiệp Hội Thể Thao Đại Học (NCAA) không tổ chức các cuộc thi đấu tại đây, nơi thường đứng ra đăng cai các sự kiện này. NCAA dự trù tẩy chay dài lâu khi loan báo địa điểm các trận thi đấu các giải vô địch từ nay cho đến năm 2022, sẽ không dành cho North Carolina. Thiệt hại vụ này lên đến $87.7 triệu.
Ngày nay Trung Quốc đầu độc cả thế giới với thực phẩm bẩn, hàng hóa thô sơ cẩu thả, cứ kiểm soát ngay các vật dụng trong gia đình mình, những gì đã phát xuất từ Trung Quốc, đều có thể đưa đến chuyện giết người. Từ cái xe nôi kẹp cổ trẻ em, đến món đồ chơi nhiễm nặng chất chì, sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine, và chúng ta phải biết rằng tất cả thứ hàng hóa sản xuất từ quốc gia này đều dính máu của các công nhân nô lệ vị thành niên, mọi tù nhân khổ sai, gái mãi dâm, dân nghiền ma túy và học viên Pháp Luân Công trong cái nhà tù đau đớn, mạt hạng vĩ đại này.
Chỉ riêng năm 2013, Walmart đã nhập cảng hàng hóa Trung Quốc lên đến $49,1 tỷ, điều này cũng có nghĩa là Walmart đã làm mất 400,000 việc làm của dân Mỹ trong thời gian đó.
Ngay việc Trung Quốc hiện nay đang trở thành một loại thực dân mới, gieo hiểm họa cho cả thế giới, lấy đi hàng triệu việc làm, vơ vét tài nguyên, bắt đi các dân tộc này, giết họ, triệt sản họ hay pha giống với người Hán, cũng đủ cho cả thế giới tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, du lịch Trung Quốc. Những con buôn trong các siêu thị Á Châu tại Hoa kỷ sẵn sàng vì lợi nhuận với những món hàng rẻ, độc hại nhưng chúng ta quyết không đầu độc gia đình, con cháu chúng ta bằng thực phẩm Trung Quốc. Việc làm đó là tẩy chay!
Người Việt ở hải ngoại là những người mau quên. Sau Tháng Tư, 1975, không có gia đình nào không có người đi tù, không có người vượt biển, không có người khốn đốn vì chuyện đánh tư sản, đổi tiền, đuổi người đi vùng kinh tế mới, dãi dầu chốn chợ trời. Thế gian kêu gọi mọi người sẵn lòng tha thứ nhưng đừng quên, vậy mà người ta lại hay quên, đến nỗi trong tay có vũ khí mà chưa hề hành động , thường than vãn mà không biết hành động, cuối cùng vì cái lợi của riêng mình, cái vui của gia đình mình mà quên hết cái đau của cộng đồng, cái khốn khổ của cả một dân tộc!
Nói như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: “Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối!” và: “Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả. Mấy ai người đem hết tâm can?”
Sau Đinh La Thăng đến Nguyễn Tấn Dũng?
Lữ Giang Hiện nay có hai cuộc thanh toán nội bộ lớn đang xảy ra tại Trung Quốc và Việt Nam dưới danh nghĩa là “chiến dịch chống tham nhũng”.
Tại Trung Quốc, nhóm Tập Cận Bình đang mở chiến dịch thanh toán nhóm Giang Trạch Dân. Theo Wall Street Journal, thuật ngữ được Tập Cận Bình xử dụng là “Pāi yíng dǎ hǔ” được dịch ra tiếng Anh là “Hunt tigers and swat flies” (Săn hổ và đập ruồi), nhưng lại được các cơ quan truyền thông Việt ngữ dịch là “Đã hổ diệt ruồi”, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây chỉ là một chiến dịch giả, miệng hô to săn bắt các con hổ lớn, nhưng trong thực tế chỉ đập chết mấy con ruồi. Thực tế không phải như vậy.
Tại Việt Nam, nhóm Nguyễn Phú Trọng cũng đang tìm cách thanh toán nhóm Nguyễn Tấn Dũng, một nhóm được coi là có quyền lực và tham nhũng lớn nhất trong Đảng CSVN từ trước đến nay. Chiến dịch này cũng được các cơ quan truyền thông Việt ngữ gọi là “Đã hổ diệt ruồi”.
Thanh toán nội bộ để tranh giành quyền lực và quyền lợi là chuyện bình thường trong các đảng và chế độ cộng sản, đưa tới những biến động hay hậu quả rất phức tạp.
CHIẾN DỊCH CỦA TẬP CẬN BÌNH
Sau khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, đụng chạm tới cả những nhân vật cấp cao trong đảng, trong quân đội và trong giới doanh nghiệp đầy quyền thế ở Trung Quốc. Đây là những nhân vật trước đây được coi là “không thể đụng chạm”. Cuộc thanh trừng ưu tiên nhắm vào phe nhóm của Giang Trạch Dân trong Quân Ủy Trung Ương.
Giang Trạch Dân sinh năm 1926, là "hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3" của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Lãnh đạo hạt nhân” là thuật ngữ của Đảng CSTQ dùng để ám chỉ quyền lực tối cao của nhà lãnh đạo duy nhất, theo khuôn mẫu của Mao Trạch Đông.
Giang Trạch Dân giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ 1989 tới 2002, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc từ 1993 tới 2003 và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ 1989 tới 2004. Đây là một cơ quan đầy quyền lực gồm đa số các thành viên là các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Ngày 19.9.2004 do nhiều áp lực, ông đã từ chức nhưng vẫn hoạt động rất tích cực sau hậu trường. Tập Cận Bình đã kết hợp với tay chân của Hồ Cẩm Đào là Lý Khắc Cường tìm cách kiềm chế sự can thiệp quá mức của Giang Trạch Dân.
Sau khi nhận chức được vài tháng, Tập Cận Bình đã đưa ra một danh sách những “con báo” được coi là nổi bật mà ông săn được trong quân đội, đa số là tay chân bộ hạ của Giang Trạch Dân, đứng đầu là hai tướng Cốc Tuấn San (nguyên Tổng cục phó Hậu cần), và Từ Tài Hậu (cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương). Khám xét nhà hai tướng này, các nhà điều tra phát hiện cả một kho báu Alibaba chứa hàng trăm ký lô vàng ròng, nhiều bức tượng Phật hay tượng Mao Trạch Đông được đúc bằng vàng khối hay bằng ngọc thạch, hàng chục chiếc ngà voi hay tấm da hổ quý vùng đông bắc Trung Quốc, đồ cổ, bức họa, bức thư pháp cổ thời Tần, Tống, Minh, hàng ngàn két rượu Mao đài và một tấn tiền mặt bằng USD, euro hay nhân dân tệ… Một cuộc điều tra khác cho thấy quân đội đã chiếm “một cách phi pháp” hơn 8100 căn nhà và 25000 phương tiện giao thông.
“Con hổ” lớn nhất bị vồ là Chu Vĩnh Khang, Giám đốc Cơ quan An ninh Nội bộ Trung Quốc, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị. Vài năm trước, Khang là người được coi là một trong số những quan chức quyền lực và đáng sợ nhất Trung Quốc. Khang có khả năng thao túng một nguồn tiền còn lớn hơn cả ngân sách dành cho quân đội.
Qua 4 năm, chiến dịch “Đả hỏ diệt ruồi” của Tập Cận Bình đã khiến cho hàng loạt quan chức cấp cao trong ngành An ninh và Quân đội liên tiếp bị “ngã ngựa”. Ngày 10.6.2016 báo Đại Kỷ Nguyên của Trung Quốc đưa tin: “Giang Trạch Dân đã bị một nhóm quân đội bán vũ trang đưa ra khỏi nhà riêng vào sáng ngày 10.6.2016. Giang được nhìn thấy lần cuối khi một sĩ quan quân đội cao cấp và những người mặc thường phục giải đi tại một khu phức hợp quân đội ở Bắc Kinh. Lệnh bắt giữ Giang Trạch Dân được ban hành từ Quân ủy Trung ương và được thực hiện vô cùng bí mật.”
Một nguồn tin cho biết hiện nay Giang Trạch Dân đã bị tê bại bán thân vì tai biến mạch máu não.
Về kết quả của chiến dịch thành trừng, bản báo cáo tổng kết trình Quốc Hội Trung Quốc hôm 13.3.2016 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Tào Kiến Minh cho biết đã có 22 cựu quan chức từ cấp Bộ trở lên cho đến Ủy viên Bộ Chính Trị đã bị truy tố trong năm 2015. Có 15 người đã bị kết án, trong đó có nhân vật nổi tiếng nhất là Chu Vĩnh Khang. Đã có hơn 50.000 cán bộ là đối tượng điều tra và 41.000 trường hợp tham nhũng được phát hiện.
CHIẾN DỊCH CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Muốn nắm vững quyền hành, nếu Tập Cận Bình phải thanh toán nhóm Giang Trạch Dân thì Nguyễn Phú Trọng cũng phải thanh toán nhóm Nguyễn Tấn Dũng.
1.- Nguyễn Tấn Dũng lên như diều gặp gió.
Sau Đại Hội Đảng khóa X, ngày 27.6.2006 Nguyễn Tấn Dũng được Quốc Hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, từ tháng 9-1997 đến tháng 6-2006, Dũng đã được cử làm Phó Thủ tướng, từng giữ các chức vụ liên quan đến kinh doanh và tài chánh như Chủ tịch Hội đồng Tài chính Tiền tệ Quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Đầu tư Xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau, Dự án Liên hợp hóa dầu Nghi Sơn… Từ năm 1998 -1999, Dũng lại được giao kiêm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước. Do đó Dũng đã làm quen với các ngân hàng và các công ty quốc doanh cũng như các mánh lới làm ăn. Nguyễn Tấn Dũng lại lợi dụng vị thế và cơ hội có trong tay để mua chuộc các đảng viên cao cấp và hình thành một nhóm quyền lực lớn trong Đảng.
Nguyễn Tấn Dũng được tái đắc cử Thủ Tướng nhiệm kỳ thứ 2 vào ngày 25.7. 2011. Lúc đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2011 – 2015) có 175 ghế Ủy viên Trung Ương Đảng chính thức thì phe Dũng chiếm đến 70%, còn 30% thuộc về các phe khác, nên Dũng làm mưa làm gió.
2.- Nguyễn Tấn Dũng tung hoành ngang dọc.
Trong thời gian cầm quyền, Nguyễn Tấn Dũng thực hiện kế hoạch tóm thâu tất cả các công ty quốc doanh, thu về một mối và đặt dưới quyền kiểm soát của Thủ tướng để dễ lộng hành và tham nhũng.
Trong chế độ cộng sản, lộng hành và tham nhũng ở chỗ nào cũng có và lúc nào cũng có. Nhưng những sự tham nhũng và lộng hành của Nguyễn Tấn Dũng đã đi đến múc nghiêm trọng. Vấn đề này đã được các cơ quan truyền thông viết quá nhiều, chúng tôi chỉ ghi lại những nét chính.
Vụ án điển hình nhất là vụ Vinashin. Vinashin đã hình thành công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam với 24 công ty con, 6 công ty liên kết và 10 liên doanh, nhưng thất bại thê thảm vì quản lý kém và lấy quyền lợi cá nhân và phe nhóm làm mục tiêu chính. Vụ án này là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, liên quan tới số tiền thất thoát hơn 4 tỷ USD. Có 9 bị cáo đã bị đưa ra xét xử với tội danh "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong phiên xử vào ngày 27.3.2014 tại Hải Phòng.
Trong bức thư đề ngày ngày 17.4.2011, ông Nguyễn Thứ Lữ, bí danh Hồng-Hà, nguyên chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, đã tố cáo công khai “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” đang nắm giữ kinh tài của cả nước và điều khiển 20 doanh nghiệp quốc doanh quan trọng cốt lõi như Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than, v.v. Công nợ của quốc gia mà “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” đã gây ra trả đến đời cháu của chúng ta cũng chưa chắc hết…
Chuyện con gái của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng năm 2008 đã lấy Việt kiều Henry Nguyễn, con của Nguyễn Bang, một viên chức của VNCH, về Việt Nam làm ăn với tư cách Tổng Giám Đốc IDG Venture VietNam, cũng được coi như là một “kiểu cách” làm ăn của Dũng.
Còn đảng viên Phan Văn Trung tố cáo Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng, giàu nhất châu Á. Nhưng có lẽ kiến nghị của ông Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn), từng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh và Vĩnh Long, Ủy viên Trung ương đảng 2 khoá liên tiếp, là có đầy đủ chi tiết nhất.
Mới đây, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí hiện đang tại đào, đã cho phổ biến trên Facebook một thư tố cáo các cán bộ bán dầu gồm Công an, Hải Quan, Dầu khí… đã ăn trộm dầu ở các mỏ dầu ngoài khơi Vũng Tàu và bán cho nước ngoài. Ví dụ xuất bán 100.000 tấn dầu thì tàu mua chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hoá đơn, còn 30.000 tấn thì họ trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách. Thư tố cáo nói rõ từ ngày Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng và Đinh La Thăng làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí, thì khách hàng mua dầu khoảng 70% là Trung Quốc… Chỉ tính trong 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, mỗi năm Việt Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm. Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng đã ăn gọn là 10 x 6 x 600 = 36 tỷ đô. Đó là chưa kể đến hàng trăm khoản tham nhũng khác từ ngành Dầu khí như mua sắm thiết bị, vật tư, chi phí khai thác, mua sắm tàu bè…
CHIẾN THUẬT CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Nguyễn Phú Trọng không có phe cánh và quyền lực mạnh như Tập Cận Bình nên không thể thanh toán nhóm Nguyễn Tấn Dũng mạnh tay như Tập Cận Bình thanh toán nhóm Giang Trạch Dân. Do đó, nhóm Nguyễn Phủ Trọng phải tìm các chiêu khác.
1.- Ngăn chận Dũng ra tranh chức Tổng Bí Thư
Với khoảng 70% Ủy viên Trung Ương Đảng đứng về phe Dũng vì những quyền lợi được chia chác với nhau, nếu để Dũng ra tranh cử Tổng Bí Thư trong Đại Hội XII, chắc chắn Dũng sẽ thắng, nên nhóm Nguyễn Phú Trọng phải hạ độc chiêu.
Ngày 3.12.2015, Ủy ban Kiểm soát Trung ương đã gửi đến các Ủy Viên Trung Ương một Báo cáo mang số 9387, trong đó có "Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ". Đó là một thông điệp gởi cho Nguyễn Tấn Dũng: “Phải liệu hồn đi!” Bị điểm trúng huyệt, ngày 10.12.2015 Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một bản giải trình với kết luận TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ.
2.- Bẻ đũa từng chiếc
Mặc dầu đã hạ được Nguyễn Tấn Dũng rồi, còn rất nhiều đảng viên trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đang dính líu với các quyền lợi do Dũng ban cho, nên không thể thanh toán hết một lúc được, nhóm Nguyễn Phú Trọng đã thuyết phục một số đảng viên liên hệ tách dần ra, một số còn lại sẽ thanh toán. Trịnh Xuân Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, được coi là vật hy sinh đầu tiên. Thanh là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí bị tố cáo làm ăn thua lỗ, làm thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng. Thanh hiện đang trốn tại ngoại quốc.
Tiếp đến, hôm 23.1.2116 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 10, 11, Đại biểu Quốc hội Khoá 13, Bộ trưởng Bộ Công Thương 2007-2016. Ông Hoàng bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng và Ban bí thư (nhiệm kỳ 2011-2016).
Nay đến lượt Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh: Hôm 7.5.2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định thi hành kỷ luật Đinh La Thăng bằng hình thức “cảnh cáo” và “cho thôi giữ chức” Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12.
Ủy ban Kiểm tra khẳng định Đinh La Thăng Thăng có những sai phạm gồm ký một nghị quyết của Đảng ủy Tập đoàn hồi năm 2009 “không phù hợp với quy định pháp luật”, để tập đoàn và các đơn vị thành viên chỉ định thực hiện nhiều gói thầu “trái pháp luật”; hành động quá quyền hạn khi ký thỏa thuận góp vốn với Oceanbank vào năm 2008...
Báo Nhân Dân của Đảng CSVN đã dẫn lời của ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Trường trực Bộ Chính Trị, nói vể vụ Đinh La Thăng như sau:
"Suy cho cùng, đó là vấn đề đạo dức, lối sống người đảng viên đã không giữ được; biết sai mà không lên tiếng, là tránh né, nể nang, sợ đụng chạm, sợ mất lòng nhau, tệ hơn là bỏ qua để nâng nhau lên."
Đây là những tội hình sự, phải bị truy tố theo hình luật, không thể nói lang mang như thế này được.
Thật ra, những thành phần tội phạm như Đinh La Thăng hiện đang tràn ngập trong Đảng, từ Bộ Chính Trị xuống đến các cấp xã ấp, nhưng Đinh La Thăng là cánh tay mặt của Nguyễn Tấn Dũng nên Nguyễn Phú Trọng định dùng Đinh La Thăng để mở đường hạ Nguyễn Tấn Dũng?
Nguyễn Phú Trọng nói: "Tham nhũng là ăn cắp của công, của Nhà nước còn lợi ích nhóm là câu kết, móc ngoặc với nhau để làm hại Nhà nước...” Nhiều người tiên đoán rằng trong vụ án này, số phận của Nguyễn Tấn Dũng rồi cũng sẽ gióng số phận của Giang Trạch Dân.
TIN VÀO CHUYỆN NHẢM NHÍ
Điều đáng buồn cười là nhiều người tự xưng là “đi guốc trong bụng cộng sản” lại “tôn sùng” Nguyễn Tấn Dũng. Họ cho rằng “Nguyễn Tấn Dũng là người cấp tiến và thân Mỹ”, còn Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc! Nếu Nguyễn Tấn Dũng thoát ra được, Dũng có thể được mời làm Tổng Thống Bolsa thay thế Cung Củ Đậu.
Nhưng như chúng tôi đã nói nhiều lần, Đảng Cộng Sản đề cao nguyên tắc “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH”, và người Pháp có câu: “Un communist vaut l’autre”, tức tên cộng sản nào cũng gióng nhau. Người cộng sản có thể tranh chấp nhau về địa vị hay quyền lợi, còn ĐƯỜNG LỐI luôn phải thống nhất, do Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ấn định. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng hay bất cứ đảng viên nào cũng đều phải theo đường lối chung, ai làm khác là bị loại ngay. Võ Nguyên Giáp là một trường hợp điển hình. Nếu trong Đảng Cộng Sản mà ai muốn làm gì thì làm, Đảng đó đã sụp đổ từ lâu rồi.
Chỉ có những người chẳng hiểu gì về Cộng sản mới tin một cách nhảm nhí rằng Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ còn Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc.
Ngày 11.5.2017
Lữ Giang
Lữ Giang Hiện nay có hai cuộc thanh toán nội bộ lớn đang xảy ra tại Trung Quốc và Việt Nam dưới danh nghĩa là “chiến dịch chống tham nhũng”.
Tại Trung Quốc, nhóm Tập Cận Bình đang mở chiến dịch thanh toán nhóm Giang Trạch Dân. Theo Wall Street Journal, thuật ngữ được Tập Cận Bình xử dụng là “Pāi yíng dǎ hǔ” được dịch ra tiếng Anh là “Hunt tigers and swat flies” (Săn hổ và đập ruồi), nhưng lại được các cơ quan truyền thông Việt ngữ dịch là “Đã hổ diệt ruồi”, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây chỉ là một chiến dịch giả, miệng hô to săn bắt các con hổ lớn, nhưng trong thực tế chỉ đập chết mấy con ruồi. Thực tế không phải như vậy.
Tại Việt Nam, nhóm Nguyễn Phú Trọng cũng đang tìm cách thanh toán nhóm Nguyễn Tấn Dũng, một nhóm được coi là có quyền lực và tham nhũng lớn nhất trong Đảng CSVN từ trước đến nay. Chiến dịch này cũng được các cơ quan truyền thông Việt ngữ gọi là “Đã hổ diệt ruồi”.
Thanh toán nội bộ để tranh giành quyền lực và quyền lợi là chuyện bình thường trong các đảng và chế độ cộng sản, đưa tới những biến động hay hậu quả rất phức tạp.
CHIẾN DỊCH CỦA TẬP CẬN BÌNH
Sau khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, đụng chạm tới cả những nhân vật cấp cao trong đảng, trong quân đội và trong giới doanh nghiệp đầy quyền thế ở Trung Quốc. Đây là những nhân vật trước đây được coi là “không thể đụng chạm”. Cuộc thanh trừng ưu tiên nhắm vào phe nhóm của Giang Trạch Dân trong Quân Ủy Trung Ương.
Giang Trạch Dân sinh năm 1926, là "hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3" của Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Lãnh đạo hạt nhân” là thuật ngữ của Đảng CSTQ dùng để ám chỉ quyền lực tối cao của nhà lãnh đạo duy nhất, theo khuôn mẫu của Mao Trạch Đông.
Giang Trạch Dân giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ 1989 tới 2002, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc từ 1993 tới 2003 và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ 1989 tới 2004. Đây là một cơ quan đầy quyền lực gồm đa số các thành viên là các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Ngày 19.9.2004 do nhiều áp lực, ông đã từ chức nhưng vẫn hoạt động rất tích cực sau hậu trường. Tập Cận Bình đã kết hợp với tay chân của Hồ Cẩm Đào là Lý Khắc Cường tìm cách kiềm chế sự can thiệp quá mức của Giang Trạch Dân.
Sau khi nhận chức được vài tháng, Tập Cận Bình đã đưa ra một danh sách những “con báo” được coi là nổi bật mà ông săn được trong quân đội, đa số là tay chân bộ hạ của Giang Trạch Dân, đứng đầu là hai tướng Cốc Tuấn San (nguyên Tổng cục phó Hậu cần), và Từ Tài Hậu (cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương). Khám xét nhà hai tướng này, các nhà điều tra phát hiện cả một kho báu Alibaba chứa hàng trăm ký lô vàng ròng, nhiều bức tượng Phật hay tượng Mao Trạch Đông được đúc bằng vàng khối hay bằng ngọc thạch, hàng chục chiếc ngà voi hay tấm da hổ quý vùng đông bắc Trung Quốc, đồ cổ, bức họa, bức thư pháp cổ thời Tần, Tống, Minh, hàng ngàn két rượu Mao đài và một tấn tiền mặt bằng USD, euro hay nhân dân tệ… Một cuộc điều tra khác cho thấy quân đội đã chiếm “một cách phi pháp” hơn 8100 căn nhà và 25000 phương tiện giao thông.
“Con hổ” lớn nhất bị vồ là Chu Vĩnh Khang, Giám đốc Cơ quan An ninh Nội bộ Trung Quốc, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị. Vài năm trước, Khang là người được coi là một trong số những quan chức quyền lực và đáng sợ nhất Trung Quốc. Khang có khả năng thao túng một nguồn tiền còn lớn hơn cả ngân sách dành cho quân đội.
Qua 4 năm, chiến dịch “Đả hỏ diệt ruồi” của Tập Cận Bình đã khiến cho hàng loạt quan chức cấp cao trong ngành An ninh và Quân đội liên tiếp bị “ngã ngựa”. Ngày 10.6.2016 báo Đại Kỷ Nguyên của Trung Quốc đưa tin: “Giang Trạch Dân đã bị một nhóm quân đội bán vũ trang đưa ra khỏi nhà riêng vào sáng ngày 10.6.2016. Giang được nhìn thấy lần cuối khi một sĩ quan quân đội cao cấp và những người mặc thường phục giải đi tại một khu phức hợp quân đội ở Bắc Kinh. Lệnh bắt giữ Giang Trạch Dân được ban hành từ Quân ủy Trung ương và được thực hiện vô cùng bí mật.”
Một nguồn tin cho biết hiện nay Giang Trạch Dân đã bị tê bại bán thân vì tai biến mạch máu não.
Về kết quả của chiến dịch thành trừng, bản báo cáo tổng kết trình Quốc Hội Trung Quốc hôm 13.3.2016 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Tào Kiến Minh cho biết đã có 22 cựu quan chức từ cấp Bộ trở lên cho đến Ủy viên Bộ Chính Trị đã bị truy tố trong năm 2015. Có 15 người đã bị kết án, trong đó có nhân vật nổi tiếng nhất là Chu Vĩnh Khang. Đã có hơn 50.000 cán bộ là đối tượng điều tra và 41.000 trường hợp tham nhũng được phát hiện.
CHIẾN DỊCH CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Muốn nắm vững quyền hành, nếu Tập Cận Bình phải thanh toán nhóm Giang Trạch Dân thì Nguyễn Phú Trọng cũng phải thanh toán nhóm Nguyễn Tấn Dũng.
1.- Nguyễn Tấn Dũng lên như diều gặp gió.
Sau Đại Hội Đảng khóa X, ngày 27.6.2006 Nguyễn Tấn Dũng được Quốc Hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, từ tháng 9-1997 đến tháng 6-2006, Dũng đã được cử làm Phó Thủ tướng, từng giữ các chức vụ liên quan đến kinh doanh và tài chánh như Chủ tịch Hội đồng Tài chính Tiền tệ Quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Đầu tư Xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau, Dự án Liên hợp hóa dầu Nghi Sơn… Từ năm 1998 -1999, Dũng lại được giao kiêm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước. Do đó Dũng đã làm quen với các ngân hàng và các công ty quốc doanh cũng như các mánh lới làm ăn. Nguyễn Tấn Dũng lại lợi dụng vị thế và cơ hội có trong tay để mua chuộc các đảng viên cao cấp và hình thành một nhóm quyền lực lớn trong Đảng.
Nguyễn Tấn Dũng được tái đắc cử Thủ Tướng nhiệm kỳ thứ 2 vào ngày 25.7. 2011. Lúc đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2011 – 2015) có 175 ghế Ủy viên Trung Ương Đảng chính thức thì phe Dũng chiếm đến 70%, còn 30% thuộc về các phe khác, nên Dũng làm mưa làm gió.
2.- Nguyễn Tấn Dũng tung hoành ngang dọc.
Trong thời gian cầm quyền, Nguyễn Tấn Dũng thực hiện kế hoạch tóm thâu tất cả các công ty quốc doanh, thu về một mối và đặt dưới quyền kiểm soát của Thủ tướng để dễ lộng hành và tham nhũng.
Trong chế độ cộng sản, lộng hành và tham nhũng ở chỗ nào cũng có và lúc nào cũng có. Nhưng những sự tham nhũng và lộng hành của Nguyễn Tấn Dũng đã đi đến múc nghiêm trọng. Vấn đề này đã được các cơ quan truyền thông viết quá nhiều, chúng tôi chỉ ghi lại những nét chính.
Vụ án điển hình nhất là vụ Vinashin. Vinashin đã hình thành công ty mẹ là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam với 24 công ty con, 6 công ty liên kết và 10 liên doanh, nhưng thất bại thê thảm vì quản lý kém và lấy quyền lợi cá nhân và phe nhóm làm mục tiêu chính. Vụ án này là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, liên quan tới số tiền thất thoát hơn 4 tỷ USD. Có 9 bị cáo đã bị đưa ra xét xử với tội danh "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong phiên xử vào ngày 27.3.2014 tại Hải Phòng.
Trong bức thư đề ngày ngày 17.4.2011, ông Nguyễn Thứ Lữ, bí danh Hồng-Hà, nguyên chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, đã tố cáo công khai “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” đang nắm giữ kinh tài của cả nước và điều khiển 20 doanh nghiệp quốc doanh quan trọng cốt lõi như Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than, v.v. Công nợ của quốc gia mà “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” đã gây ra trả đến đời cháu của chúng ta cũng chưa chắc hết…
Chuyện con gái của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng năm 2008 đã lấy Việt kiều Henry Nguyễn, con của Nguyễn Bang, một viên chức của VNCH, về Việt Nam làm ăn với tư cách Tổng Giám Đốc IDG Venture VietNam, cũng được coi như là một “kiểu cách” làm ăn của Dũng.
Còn đảng viên Phan Văn Trung tố cáo Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng, giàu nhất châu Á. Nhưng có lẽ kiến nghị của ông Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn), từng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh và Vĩnh Long, Ủy viên Trung ương đảng 2 khoá liên tiếp, là có đầy đủ chi tiết nhất.
Mới đây, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí hiện đang tại đào, đã cho phổ biến trên Facebook một thư tố cáo các cán bộ bán dầu gồm Công an, Hải Quan, Dầu khí… đã ăn trộm dầu ở các mỏ dầu ngoài khơi Vũng Tàu và bán cho nước ngoài. Ví dụ xuất bán 100.000 tấn dầu thì tàu mua chỉ trả 70.000 tấn qua ngân hàng có hoá đơn, còn 30.000 tấn thì họ trả bằng tiền mặt ngay trên tàu với giá chỉ bằng 50% giá thị trường và khoản tiền này không được đưa vào sổ sách. Thư tố cáo nói rõ từ ngày Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng và Đinh La Thăng làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí, thì khách hàng mua dầu khoảng 70% là Trung Quốc… Chỉ tính trong 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, mỗi năm Việt Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm. Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng đã ăn gọn là 10 x 6 x 600 = 36 tỷ đô. Đó là chưa kể đến hàng trăm khoản tham nhũng khác từ ngành Dầu khí như mua sắm thiết bị, vật tư, chi phí khai thác, mua sắm tàu bè…
CHIẾN THUẬT CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Nguyễn Phú Trọng không có phe cánh và quyền lực mạnh như Tập Cận Bình nên không thể thanh toán nhóm Nguyễn Tấn Dũng mạnh tay như Tập Cận Bình thanh toán nhóm Giang Trạch Dân. Do đó, nhóm Nguyễn Phủ Trọng phải tìm các chiêu khác.
1.- Ngăn chận Dũng ra tranh chức Tổng Bí Thư
Với khoảng 70% Ủy viên Trung Ương Đảng đứng về phe Dũng vì những quyền lợi được chia chác với nhau, nếu để Dũng ra tranh cử Tổng Bí Thư trong Đại Hội XII, chắc chắn Dũng sẽ thắng, nên nhóm Nguyễn Phú Trọng phải hạ độc chiêu.
Ngày 3.12.2015, Ủy ban Kiểm soát Trung ương đã gửi đến các Ủy Viên Trung Ương một Báo cáo mang số 9387, trong đó có "Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ". Đó là một thông điệp gởi cho Nguyễn Tấn Dũng: “Phải liệu hồn đi!” Bị điểm trúng huyệt, ngày 10.12.2015 Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một bản giải trình với kết luận TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ.
2.- Bẻ đũa từng chiếc
Mặc dầu đã hạ được Nguyễn Tấn Dũng rồi, còn rất nhiều đảng viên trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đang dính líu với các quyền lợi do Dũng ban cho, nên không thể thanh toán hết một lúc được, nhóm Nguyễn Phú Trọng đã thuyết phục một số đảng viên liên hệ tách dần ra, một số còn lại sẽ thanh toán. Trịnh Xuân Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, được coi là vật hy sinh đầu tiên. Thanh là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí bị tố cáo làm ăn thua lỗ, làm thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng. Thanh hiện đang trốn tại ngoại quốc.
Tiếp đến, hôm 23.1.2116 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 10, 11, Đại biểu Quốc hội Khoá 13, Bộ trưởng Bộ Công Thương 2007-2016. Ông Hoàng bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng và Ban bí thư (nhiệm kỳ 2011-2016).
Nay đến lượt Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh: Hôm 7.5.2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định thi hành kỷ luật Đinh La Thăng bằng hình thức “cảnh cáo” và “cho thôi giữ chức” Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12.
Ủy ban Kiểm tra khẳng định Đinh La Thăng Thăng có những sai phạm gồm ký một nghị quyết của Đảng ủy Tập đoàn hồi năm 2009 “không phù hợp với quy định pháp luật”, để tập đoàn và các đơn vị thành viên chỉ định thực hiện nhiều gói thầu “trái pháp luật”; hành động quá quyền hạn khi ký thỏa thuận góp vốn với Oceanbank vào năm 2008...
Báo Nhân Dân của Đảng CSVN đã dẫn lời của ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Trường trực Bộ Chính Trị, nói vể vụ Đinh La Thăng như sau:
"Suy cho cùng, đó là vấn đề đạo dức, lối sống người đảng viên đã không giữ được; biết sai mà không lên tiếng, là tránh né, nể nang, sợ đụng chạm, sợ mất lòng nhau, tệ hơn là bỏ qua để nâng nhau lên."
Đây là những tội hình sự, phải bị truy tố theo hình luật, không thể nói lang mang như thế này được.
Thật ra, những thành phần tội phạm như Đinh La Thăng hiện đang tràn ngập trong Đảng, từ Bộ Chính Trị xuống đến các cấp xã ấp, nhưng Đinh La Thăng là cánh tay mặt của Nguyễn Tấn Dũng nên Nguyễn Phú Trọng định dùng Đinh La Thăng để mở đường hạ Nguyễn Tấn Dũng?
Nguyễn Phú Trọng nói: "Tham nhũng là ăn cắp của công, của Nhà nước còn lợi ích nhóm là câu kết, móc ngoặc với nhau để làm hại Nhà nước...” Nhiều người tiên đoán rằng trong vụ án này, số phận của Nguyễn Tấn Dũng rồi cũng sẽ gióng số phận của Giang Trạch Dân.
TIN VÀO CHUYỆN NHẢM NHÍ
Điều đáng buồn cười là nhiều người tự xưng là “đi guốc trong bụng cộng sản” lại “tôn sùng” Nguyễn Tấn Dũng. Họ cho rằng “Nguyễn Tấn Dũng là người cấp tiến và thân Mỹ”, còn Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc! Nếu Nguyễn Tấn Dũng thoát ra được, Dũng có thể được mời làm Tổng Thống Bolsa thay thế Cung Củ Đậu.
Nhưng như chúng tôi đã nói nhiều lần, Đảng Cộng Sản đề cao nguyên tắc “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH”, và người Pháp có câu: “Un communist vaut l’autre”, tức tên cộng sản nào cũng gióng nhau. Người cộng sản có thể tranh chấp nhau về địa vị hay quyền lợi, còn ĐƯỜNG LỐI luôn phải thống nhất, do Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ấn định. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng hay bất cứ đảng viên nào cũng đều phải theo đường lối chung, ai làm khác là bị loại ngay. Võ Nguyên Giáp là một trường hợp điển hình. Nếu trong Đảng Cộng Sản mà ai muốn làm gì thì làm, Đảng đó đã sụp đổ từ lâu rồi.
Chỉ có những người chẳng hiểu gì về Cộng sản mới tin một cách nhảm nhí rằng Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ còn Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc.
Ngày 11.5.2017
Lữ Giang
Ngày Của Mẹ
Vi Anh Năm nay 2017 tại Mỹ, Ngày Của Mẹ (Mothers Day hay Ngày Hiền Mẫu) là ngày 14 tháng 5, đúng ngày Chủ nhựt, nên có hai ngày cuối tuần cho gia đình gần gũi mẹ. Ngày lễ này tương tự như ngày báo hiếu của những người theo Phật Giáo. Và năm nay Lễ Phật Đản cũng vào thời gian này.
Hầu hết người Việt ít ai cũng thuộc câu “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Đặc biệt người Mỹ gốc Việt còn thấm thía hơn với Ngày Của Mẹ và Ngày Của Cha. Lịch sử chỉ đánh giá đúng anh hùng, liệt nữ khi những vị này nằm yên dưới mộ. Ngày của Mẹ, của Cha năm thứ 42 của tập thể người Mỹ gốc Việt, số những người cha, người mẹ Việt Nam đầu tiên liều mình đưa gia đình tỵ nạn CS ở hải ngoại chắc cũng không còn nhiều lắm. Đây là cơ hội tốt để thấy công ơn trời biển của những người cha, người mẹ đã liều mạng, hy sinh tất cả cuộc đời đưa con cái đến bến bờ tự do. Và những bậc sanh thành ấy quên mình nơi quê hương mới, lao động chân tay, cắt chỉ, ủi đồ, cắt cỏ, làm công bán xăng, làm mướn nấu cơm tháng để có tiền cho con cái – là lớp trẻ Việt hải ngoại -- ăn học, trưởng thành được như ngày hôm nay.
42 năm là thời gian hơn nửa đời người, hơn một thế hệ xã hội học. Thế hệ thứ nhứt đại đa số là những quân dân cán chánh VN Cộng Hoà đưa gia đình con cái đi tỵ nạn CS ở hải ngoại, lúc bấy giờ trẻ nhứt cũng 30, năm nay cũng đã quá thất thập cổ lai hy, bảy, tám bó cả rồi. Những người cha, người mẹ đó thường là những người đã có ăn học, có nghề nghiệp, có chức vụ, thành phần ưu tú trong chế độ VNCH. Dù nhờ y tế tân tiến, chế độ tự do, tự tại, môi sinh trong lành, đời sống hải ngoại đầy đủ làm tuổi thọ gia tăng, những người cha người mẹ thuộc thế hệ thứ nhứt của cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt đó, nay tuổi đã cao, sức đã yếu. Không ít người đã ra đi theo ông bà; số còn lại cũng mấp mé bờ sanh tử theo luật vô thường và vòng sanh lão bịnh tử của kiếp người.
Tre tàn măng mọc là qui luật tiến hoá, sinh tồn. Con hơn cha là nhà có phước, sau hơn trước là nước có phần. Đó là đà tiến hoá của gia đình và dân tộc. Hậu bối của những người cha người mẹ đến bến bờ tự do, đứa con sanh sớm nhứt tại hải ngoại bây giờ cũng tròn 42 tuổi. Có người gọi là thế hệ thứ hai bây giờ cũng đã tứ thập nhi bất hoặc rồi.
Còn thế hệ thứ ba thì nhiều lắm đang học đại học hay đang hoà nhập sâu sát vào dòng chánh xã hội Mỹ. Dù có bi quan và khiêm tốn sắc tộc thế mấy đi nữa, cũng thấy lớp người hậu duệ của những bậc cha mẹ thuộc thế hệ thứ nhứt của những người Việt tỵ nạn CS, không thua sút bất cứ sắc tộc nào đã nhập cư các siêu cường Tây Phương hàng thế kỷ trước.
Đặc biệt ở Mỹ là hiệp chủng quốc, nơi người Việt định cư đông nhứt trên thế giới, những cố gắng vươn lên, những thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội của người gốc Việt thấy rõ nhứt. Bác sĩ, luật sư, kỹ sư, giáo sư, chuyên viên, dân cử gốc Việt đã bảo hòa so với tỷ lệ dân số gốc Việt. Ngành nào lớp trẻ VN cũng có mặt, quân, dân, cán, chính của Mỹ đều có người gốc Việt chen vai sát cánh với những sắc tộc khác.
Sự thành công này của thế hệ hậu duệ theo phân tích và khẳng định của những nhà xã hội học Mỹ là do yếu tố gia đình VN. Nói đến gia đình VN là nói đến cha mẹ. Gia đình tự nó là một nhóm xã hội (social group). Bất cứ nhóm xã hội nào cũng có sự lãnh đạo mới mưu cầu hạnh phúc và thăng tiến được. Nhóm xã hội gia đình VN, người cha thường đóng vai trò lãnh đạo thực hiện (instrumental leadership), nặng về lý trí, thực tiễn, đòi hỏi con cái phải thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ của gia đình. Do đó người cha lãnh đạo cứng rắn với con cái và ít được con cái thân tình, gần gũi như đối với mẹ. Còn người mẹ đóng vai trò lãnh đạo hoà hợp, tạo sự thông cảm chung, hạnh phúc, êm ấm chung cho gia đình nên được lòng con cái hơn người cha. Hai thể thức lãnh đạo này không xung khắc nhau mà bổ túc cho nhau, làm gia đình VN phát triển tốt trong xã hội Tây Phương và làm cho lý do lớp trẻ VN thăng tiến nhanh trong xã hội các quốc gia định cư cách nước nhà có nơi nửa vòng Trái Đất.
Trên đường định cư cũng như trên bất cứ đường đời mới nào đều vạn sự khởi đầu nan. Cha mẹ lấy thân phận lót đường cho con cái để lớp trẻ có ngày nay. Hầu hết thế hệ thứ nhứt hy sinh quên mình, để dĩ vãng qua một bên, hướng về tương lai phía trước, lo cho gia đình thăng tiến. Tướng lãnh Quân Lực VNCH không ngần ngại đi làm người lau cửa sổ cho các building, người quản lý nhà hàng (như Tướng Đồng văn Khuyên). Nghị sĩ, dân biểu VNCH đi bán xăng, bán tiệm rượu, làm thợ nhà in, thợ lắp ráp điện tử, bán thịt cá cho chợ. Công chức cao cấp đi cắt chỉ, ủi đồ, cắt cỏ, làm móng tay, làm mặt trong thời kỳ chân ướt chân ráo. Làm với tất cả lòng tận tụy, với sự hiểu biết, với niềm tin và hy vọng lớp trẻ tiến lên, tiến thân.
Con cái dầng công nhau xây đấp đại gia đình. Ban đầu một chiếc xe đôi ba anh chị em chia giờ nhau đi và đưa rước nhau. Anh học ra trường tiếp cha mẹ đóng tiền trường cho em đi đại học cao hơn. Cả nhà chung đậu tiền cho người anh mua căn nhà đầu tiên và người anh tiếp tay em mua căn nhà hay sang căn tiệm mới. Việc dầng công đó thực hiện được chánh yếu là nhờ sự lãnh đạo thực hiện và hoà họp của cha mẹ. Sự kết họp này có và làm được là do tình thương gia đình, và chữ tín nghĩa này có và mạnh hơn mọi credit mà ngân hàng nào có thể so sánh được. Bất thành văn tự nhưng long trọng và chắc chắn như nền tảng gia đình VN.
Do vậy Ngày Của Mẹ, Của Cha thứ 42 của người Mỹ gốc Việt này là ngày tưởng nhớ tới những người cha người mẹ đã dẫn dắt con ra khỏi chế độ CS, đến miền Đất Hứa. Ngày tưởng nhớ những hy sinh của những người cha người mẹ lót đường cho con cháu tiến thân nơi quê hương mới.
Ngày ngưỡng mộ lòng dũng cảm của những người cha người mẹ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, một ngày 24 giờ, 1 tuần 7 ngày để con cháu được như ngày nay. Lòng dũng cảm của những người mẹ ngưòi cha đó trên phương diện nào đó can đảm hơn người chiến sĩ can trường xung phong ngoài mặt trận vì giờ phút can đảm xung phong ngắn hơn, ít khi xảy ra hơn so với lòng dũng cảm gần như suốt đời của cha mẹ.
Chẳng những thế có nhiều cha mẹ gốc Việt còn muốn hy sinh cho con khi mình không còn ở cõi trần này nữa. Nhiều người cha người mẹ dặn dò hay di chúc cho con cái, sau khi theo ông theo bà, thì con cái đem hoả thiêu, lấy tro đem rải ngoài biển hay gởi trong các cơ sở thờ phượng. Vì không muốn đem tro xương của mình trở lại nước nhà còn nằm trong gọng kềm CS. Vì biết con cháu ở xứ văn minh kỹ nghệ, quá bận bịu này phải chạy theo việc làm, thường khi phải ở xa, ngày giỗ tết, thanh minh mà kẹt công việc làm ăn không về viếng mộ được, thì bùi ngùi, tủi buồn tội nghiệp.
Trong những lý do vệ sinh, giản dị, niềm tin tôn giáo, nhiều gia đình VN bớt theo phong tục Việt sống cái nhà chết cái mồ, mà chấp nhận hoả táng thân nhân, lấy tro rải biển hay gởi ở chùa, có lý do gia đình ấy./.
Vụ Donald Trump : Nước Mỹ cần «người giữ trẻ»
Ảnh bìa báo Libération ngày 17/05/2017
(Ảnh chụp màn hình) RFI Tiếng Việt
Tân chính phủ Pháp sẽ gồm những khuôn mặt nào, nhiệm vụ đối nội và đối ngoại sắp tới sẽ là gì…Đó là chủ đề được các báo Paris bàn bạc nhiều nhất hôm nay. Bên cạnh đó là Liên hoan phim Cannes khai mạc, và sự cạnh tranh quyết liệt giữa Paris và Los Angeles đề giành vai trò chủ nhà Thế Vận Hội 2024. Đặc biệt sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ thông tin mật cho Nga được hầu như tất cả các báo đề cập đến.
« Đứa bé lên năm » ở Nhà Trắng
Le Monde đặt câu hỏi « Trump có lắm mồm với người Nga không ? ».
Le Figaro ghi nhận « Trump lại bị tai tiếng sau khi thổ lộ với ngoại trưởng Nga ».
Tương tự với Les Echos « Trump bị cáo buộc đã chuyển giao thông tin mật cho Nga ».
Riêng Libération đăng ảnh tổng thống Mỹ trên nền đen, chạy tựa lớn « Nước Mỹ tìm kiếm người giữ trẻ ».
Tờ báo nhận định, khi tiết lộ các thông tin bí mật cho Nga, ông Trump lại gây ra xì-căng-đan mới, làm dấy lên lại cáo buộc về sự bất tài, ngay cả trong phe Cộng Hòa.
Trong bài xã luận gay gắt, Libération nhắc lại, cách đây hơn một năm, Donald Trump chỉ mới là ứng cử viên ngấp nghé ngưỡng cửa Nhà Trắng. Như thường lệ, ông đả kích bà vợ của đối thủ cạnh tranh là Ted Cruz, chế giễu ngoại hình của bà trên Twitter. Được CNN yêu cầu giải thích, ông Trump biện bạch :
«Ai biểu ông ấy (Cruz) kiếm chuyện trước ! ».
Người phỏng vấn ngao ngán :
« Lý lẽ của một đứa bé lên năm ! »
Một năm sau, hơn một trăm ngày sau khi trở thành tổng thống nước Mỹ, nhận xét này lại vang bên tai. Các nhà quan sát, nhà báo, chuyên gia, chính khách, đối thủ đều phải mở to mắt mỗi lần tổng thống « xuất chiêu ». Ngày lại ngày, người ta khám phá rằng Trump thiếu chuẩn bị, thiếu văn hóa, thiếu chuyên nghiệp, dối trá v.v…Và giờ thì biết thêm Trump còn « tài lanh » khoe cơ bắp như một đứa bé 5 tuổi, tiết lộ các thông tin lẽ ra phải giữ kín.
Hành xử như một đứa trẻ lên năm cũng có mặt tốt : Trump làm cho các đối thủ không biết đâu mà lường. Nhưng một kid (chú bé) lắm trò và ưa phỉnh nịnh trở thành vấn đề, khi căn phòng cho trẻ lại là Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng.
Libération kết luận, nếu thông tin trên Washington Post là chính xác, thì đây sẽ là hai tín hiệu quan trọng cho các đồng minh và đối tác của ông Trump.
Thứ nhất : Nếu đưa thông tin cho tổng thống Mỹ, có nguy cơ là các tin tức ấy sẽ lọt vào tai những kẻ xấu. Thứ hai : Điều khiển một em bé 5 tuổi cũng dễ dàng như như thao túng ông chủ Nhà Trắng.
Tiết lộ thông tin mật cho cường quốc đối địch
Trong bài viết « Donald Trump, người gieo rắc rối ở Hoa Kỳ », thông tín viên Frédéric Autran của Libération tại New York cho biết theo báo chí Mỹ thì thông tin mật bị tiết lộ là của Israel, đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ và ông Trump sẽ viếng thăm vào tuần tới.
Theo Washington Post, đó là những chi tiết về âm mưu khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) nhắm vào các phi cơ dân dụng, nhờ chất nổ giấu trong các máy tính xách tay và máy tính bảng. Được cảnh báo cách đây nhiều tuần lễ, đó là lý do khiến hồi tháng Ba Hoa Kỳ cấm mang hai loại thiết bị trên lên máy bay từ hơn một chục sân bay ở Trung Đông và Bắc Phi, và còn định mở rộng lệnh cấm sang châu Âu.
New York Times cho biết thêm, thông tin này đến từ Israel, được xếp loại « code word » tức « bí mật quốc phòng », « nhạy cảm cho đến nỗi các quan chức Mỹ chỉ chia sẻ rất hạn chế trong nội bộ, và không thông báo cho đồng minh nào khác ». Benjamin Wittes, chuyên gia về luật và an ninh của Brookings Institution than thở : « Tổng thống rõ ràng đã tiết lộ các thông tin tuyệt mật cho một cường quốc đối địch ».
Các nhà quan sát khác nhấn mạnh, sự kiện này có thể làm các đồng minh của Mỹ tức giận, trước hết là Israel. Ông Leon Panetta, cựu bộ trưởng Quốc Phòng, cựu giám đốc CIA lo lắng :
« Israel có thể cắt đứt tất cả những trao đổi thông tin tình báo với Mỹ về những chủ đề rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh của Hoa Kỳ. Khả năng tai hại này, tổng thống phải hiểu ».
Được hãng thông tấn AP hỏi, một viên chức tình báo châu Âu khẳng định nếu đặt mình vào trường hợp tương tự, nước mình sẽ chấm dứt chia sẻ thông tin với Mỹ vì nguồn tin sẽ bị nguy hiểm.
Tuy Donald Trump không nói với Serguei Lavrov về xuất xứ của nguồn tin, nhưng lại cung cấp những chi tiết rất cụ thể, chẳng hạn tên thành phố mà mối nguy hiểm trên được phát hiện. Nhờ đó Nga có thể lần ra được nguồn tin địa phương, trong khi cơ sở này còn rất cần thiết cho các chủ đề khác ngoài IS, như sự hiện diện của Nga ở Syria.
Trump vi phạm nguyên tắc bất thành văn của giới tình báo
Theo Les Echos, khi tiết lộ thông tin của một đồng minh, ông Trump đã vi phạm quy luật bất thành văn lâu nay của giới tình báo. Dưới mắt họ, điều quan trọng không phải vì ông đã chia sẻ cho Nga - tổng thống Mỹ có quyền đánh giá đâu là thông tin có thể « giải mật » - nhưng trên thực tiễn, không bao giờ tiết lộ tin tức cho bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý của đồng minh. Tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới đều tôn trọng nguyên tắc này.
Ngoài mạng tình báo riêng của Mỹ, Washington còn dựa vào mạng lưới rộng rãi của các nước đồng minh để thu thập tin tức. Trước tiên là liên minh Five Eyes của các nước nói tiếng Anh có từ Đệ nhị Thế chiến, ngoài Hoa Kỳ còn có Anh, Úc, New Zealand và Canada, đã làm việc với nhau suốt 70 năm qua. Việc trao đổi thông tin dựa trên hệ thống Echelon bao phủ toàn cầu. Riêng giữa NSA của Mỹ và tình báo GCHQ của Anh quan hệ rẩt mật thiết, thường tham khảo ý kiến của nhau.
« Khi thế giới được một đứa trẻ lãnh đạo »
Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Lélia Rousselet khi trả lời phỏng vấn của Libération nhận định, trong xì-căng-đan mới này, chỉ có tổng thống phải chịu trách nhiệm, chứ không phải cơ quan tình báo Mỹ. Các nước đều biết rằng những nhân viên rất chuyên nghiệp vẫn quản lý các hồ sơ này trong chính quyền Trump. Les Echos cho biết thêm, các nhân viên tình báo Mỹ đã có quyết định vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, là giấu đi một số thông tin tuyệt mật không báo cáo cho Donald Trump, và sự cố vừa qua cho thấy họ có lý.
Dấu hiệu cho thấy rõ sự bối rối của phía Cộng Hòa, là có rất ít đại biểu lên tiếng bênh vực ông Trump. Còn thủ lãnh đối lập ở Thượng Viện đòi hỏi biên bản cuộc gặp giữa Donald Trump với Serguei Lavrov và đại sứ Kislyak của Nga phải được giao cho Ủy ban Tình báo Hạ Viện. Xì-căng-đan này sẽ làm u ám vòng công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump kể từ thứ Sáu này, đi Ả Rập Xê Út, Israel, Bỉ và Ý.
Một số người coi đây là một bằng chứng mới cho sự bất tài của Donald Trump. Trong một bài bình luận nảy lửa mang tựa đề « Khi thế giới được một đứa trẻ lãnh đạo », cây bút bảo thủ David Brooks của New York Times cũng chỉ trích sự thiếu chín chắn của ông chủ Nhà Trắng. Ông viết :
« Trump đã phản bội một nguồn tin tình báo và tiết lộ bí mật cho các người khách Nga. Theo những gì chúng ta biết, không phải ông ấy làm như thế vì ông là gián điệp Nga hay là có tà ý. Trump làm vậy vì ẩu tả, vì không thể tự kiềm chế và nhất là, ông ta là một đứa trẻ 7 tuổi đang hết sức cần được người khác khen ngợi ».
Giọt nước tràn ly cho đảng Cộng Hòa
Liệu đây có phải là « giọt nước tràn ly » đối với phía Cộng Hòa ? Cũng theo Libération, đảng của tổng thống Mỹ lâu nay vẫn đứng sau bênh vực ông, nay bắt đầu rạn nứt.
« Liệu có một ngày nào không có xì-căng-đan hay không ? Tôi chỉ mong mỏi có thế ! ».
Nữ thượng nghị sĩ Cộng Hòa Susan Collins cố nói đùa trước các nhà báo tại Quốc Hội. Người thì im lặng, người lúng túng, các phản ứng hiếm hoi của các đại biểu Cộng Hòa cho thấy, lần đầu tiên họ không vội vã bảo vệ tổng thống. Theo một cố vấn hàng đầu của đảng Cộng Hòa, thì đây là « giọt nước đã làm tràn ly ». Nhân vật này nhấn mạnh :
« Tỉ lệ ủng hộ tổng thống chỉ có 40%, không sao cả. Một Nhà Trắng không thể tiên liệu, lệch lạc, không có chiếc đầu lãnh đạo mới là vấn đề ».
Trong khi những tháng cầm quyền đầu tiên của ông Trump đầy xáo động, thì các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa đang phải cố gắng giữ chiếc ghế của mình, trước cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2018. Toàn bộ 435 ghế ở Hạ Viện và một phần ba trong số 100 ghế ở Thượng Viện sẽ được bầu lại.
Thượng nghị sĩ Bob Corker, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện nói :
« Tiết lộ nguồn tin là điều cấm kỵ », và cho rằng chính quyền đang « trong vòng xoáy tự hủy ».
Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan thông qua phát ngôn viên nhận định « Bảo vệ các bí mật của đất nước là điều quan trọng hàng đầu ».
Còn thượng nghị sĩ John McCain, người lâu nay không ngần ngại chỉ trích ông Donald Trump thì cho biết « hết sức quan ngại ». Ông lo rằng « vụ này sẽ là một dấu hiệu đáng ngại cho các đồng minh của Mỹ trên thế giới, có thể giảm đi ý định chia sẻ thông tin tình báo cho chúng ta trong tương lai ».
Gậy ông đập lưng ông
Trong bối cảnh đó, báo chí Mỹ đã mỉa mai lôi ra những phát biểu trước đây của các nhân vật Cộng Hòa tháng 7/2016, chỉ trích vụ email của bà Clinton. Reince Priebus, nay là chánh văn phòng Nhà Trắng lúc đó đắc chí:
« Những ai quản lý kém các thông tin mật đã mất việc, bị trừng phạt và tống vào nhà tù ».
Còn ông Trump, trong một diễn văn đọc ở Bắc Carolina nhấn mạnh :
« Cũng như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chúng ta phải lao vào cuộc chiến qua việc thu thập các tin tình báo và bảo vệ các bí mật quân sự ».
Thông tín viên Le Figaro ở New York cũng cho rằng « gậy ông đã đập lưng ông ». Noah Feldman, giáo sư luật đại học Havard nhận xét, bất kỳ ai khác trong chính phủ mà tiết lộ tin tuyệt mật như thế có thể phải vào tù, có lẽ trừ phó tổng thống. Lưỡi gươm Damclès tương tự đã từng treo lơ lửng trên George W. Bush năm 2003, khi tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ bị nghi ngờ đã để cho một cố vấn thân cận là Lewis « Scooter » Libby tiết lộ cho báo chí tên một sĩ quan CIA, Valerie Plame.
Theo tờ báo, nguy cơ bị truất phế tuy vẫn còn xa, nhưng tình thế ngày càng trầm trọng. Giáo sư Feldman nhấn mạnh :
« Vào thời điểm bản lề này của lịch sử nước Mỹ, việc tranh luận về trách nhiệm của tổng thống và sự thiếu vắng định chế đối trọng hiệu quả, là vấn đề căn cơ. Bởi vì từ thời Nixon cho đến nay, việc phân quyền chưa bao giờ đè nặng lên số phận của quốc gia đến như thế ».
Thụy My
Đăng ngày 17-05-2017
RFI
Ảnh bìa báo Libération ngày 17/05/2017
(Ảnh chụp màn hình) RFI Tiếng Việt
Tân chính phủ Pháp sẽ gồm những khuôn mặt nào, nhiệm vụ đối nội và đối ngoại sắp tới sẽ là gì…Đó là chủ đề được các báo Paris bàn bạc nhiều nhất hôm nay. Bên cạnh đó là Liên hoan phim Cannes khai mạc, và sự cạnh tranh quyết liệt giữa Paris và Los Angeles đề giành vai trò chủ nhà Thế Vận Hội 2024. Đặc biệt sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ thông tin mật cho Nga được hầu như tất cả các báo đề cập đến.
« Đứa bé lên năm » ở Nhà Trắng
Le Monde đặt câu hỏi « Trump có lắm mồm với người Nga không ? ».
Le Figaro ghi nhận « Trump lại bị tai tiếng sau khi thổ lộ với ngoại trưởng Nga ».
Tương tự với Les Echos « Trump bị cáo buộc đã chuyển giao thông tin mật cho Nga ».
Riêng Libération đăng ảnh tổng thống Mỹ trên nền đen, chạy tựa lớn « Nước Mỹ tìm kiếm người giữ trẻ ».
Tờ báo nhận định, khi tiết lộ các thông tin bí mật cho Nga, ông Trump lại gây ra xì-căng-đan mới, làm dấy lên lại cáo buộc về sự bất tài, ngay cả trong phe Cộng Hòa.
Trong bài xã luận gay gắt, Libération nhắc lại, cách đây hơn một năm, Donald Trump chỉ mới là ứng cử viên ngấp nghé ngưỡng cửa Nhà Trắng. Như thường lệ, ông đả kích bà vợ của đối thủ cạnh tranh là Ted Cruz, chế giễu ngoại hình của bà trên Twitter. Được CNN yêu cầu giải thích, ông Trump biện bạch :
«Ai biểu ông ấy (Cruz) kiếm chuyện trước ! ».
Người phỏng vấn ngao ngán :
« Lý lẽ của một đứa bé lên năm ! »
Một năm sau, hơn một trăm ngày sau khi trở thành tổng thống nước Mỹ, nhận xét này lại vang bên tai. Các nhà quan sát, nhà báo, chuyên gia, chính khách, đối thủ đều phải mở to mắt mỗi lần tổng thống « xuất chiêu ». Ngày lại ngày, người ta khám phá rằng Trump thiếu chuẩn bị, thiếu văn hóa, thiếu chuyên nghiệp, dối trá v.v…Và giờ thì biết thêm Trump còn « tài lanh » khoe cơ bắp như một đứa bé 5 tuổi, tiết lộ các thông tin lẽ ra phải giữ kín.
Hành xử như một đứa trẻ lên năm cũng có mặt tốt : Trump làm cho các đối thủ không biết đâu mà lường. Nhưng một kid (chú bé) lắm trò và ưa phỉnh nịnh trở thành vấn đề, khi căn phòng cho trẻ lại là Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng.
Libération kết luận, nếu thông tin trên Washington Post là chính xác, thì đây sẽ là hai tín hiệu quan trọng cho các đồng minh và đối tác của ông Trump.
Thứ nhất : Nếu đưa thông tin cho tổng thống Mỹ, có nguy cơ là các tin tức ấy sẽ lọt vào tai những kẻ xấu. Thứ hai : Điều khiển một em bé 5 tuổi cũng dễ dàng như như thao túng ông chủ Nhà Trắng.
Tiết lộ thông tin mật cho cường quốc đối địch
Trong bài viết « Donald Trump, người gieo rắc rối ở Hoa Kỳ », thông tín viên Frédéric Autran của Libération tại New York cho biết theo báo chí Mỹ thì thông tin mật bị tiết lộ là của Israel, đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ và ông Trump sẽ viếng thăm vào tuần tới.
Theo Washington Post, đó là những chi tiết về âm mưu khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) nhắm vào các phi cơ dân dụng, nhờ chất nổ giấu trong các máy tính xách tay và máy tính bảng. Được cảnh báo cách đây nhiều tuần lễ, đó là lý do khiến hồi tháng Ba Hoa Kỳ cấm mang hai loại thiết bị trên lên máy bay từ hơn một chục sân bay ở Trung Đông và Bắc Phi, và còn định mở rộng lệnh cấm sang châu Âu.
New York Times cho biết thêm, thông tin này đến từ Israel, được xếp loại « code word » tức « bí mật quốc phòng », « nhạy cảm cho đến nỗi các quan chức Mỹ chỉ chia sẻ rất hạn chế trong nội bộ, và không thông báo cho đồng minh nào khác ». Benjamin Wittes, chuyên gia về luật và an ninh của Brookings Institution than thở : « Tổng thống rõ ràng đã tiết lộ các thông tin tuyệt mật cho một cường quốc đối địch ».
Các nhà quan sát khác nhấn mạnh, sự kiện này có thể làm các đồng minh của Mỹ tức giận, trước hết là Israel. Ông Leon Panetta, cựu bộ trưởng Quốc Phòng, cựu giám đốc CIA lo lắng :
« Israel có thể cắt đứt tất cả những trao đổi thông tin tình báo với Mỹ về những chủ đề rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh của Hoa Kỳ. Khả năng tai hại này, tổng thống phải hiểu ».
Được hãng thông tấn AP hỏi, một viên chức tình báo châu Âu khẳng định nếu đặt mình vào trường hợp tương tự, nước mình sẽ chấm dứt chia sẻ thông tin với Mỹ vì nguồn tin sẽ bị nguy hiểm.
Tuy Donald Trump không nói với Serguei Lavrov về xuất xứ của nguồn tin, nhưng lại cung cấp những chi tiết rất cụ thể, chẳng hạn tên thành phố mà mối nguy hiểm trên được phát hiện. Nhờ đó Nga có thể lần ra được nguồn tin địa phương, trong khi cơ sở này còn rất cần thiết cho các chủ đề khác ngoài IS, như sự hiện diện của Nga ở Syria.
Trump vi phạm nguyên tắc bất thành văn của giới tình báo
Theo Les Echos, khi tiết lộ thông tin của một đồng minh, ông Trump đã vi phạm quy luật bất thành văn lâu nay của giới tình báo. Dưới mắt họ, điều quan trọng không phải vì ông đã chia sẻ cho Nga - tổng thống Mỹ có quyền đánh giá đâu là thông tin có thể « giải mật » - nhưng trên thực tiễn, không bao giờ tiết lộ tin tức cho bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý của đồng minh. Tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới đều tôn trọng nguyên tắc này.
Ngoài mạng tình báo riêng của Mỹ, Washington còn dựa vào mạng lưới rộng rãi của các nước đồng minh để thu thập tin tức. Trước tiên là liên minh Five Eyes của các nước nói tiếng Anh có từ Đệ nhị Thế chiến, ngoài Hoa Kỳ còn có Anh, Úc, New Zealand và Canada, đã làm việc với nhau suốt 70 năm qua. Việc trao đổi thông tin dựa trên hệ thống Echelon bao phủ toàn cầu. Riêng giữa NSA của Mỹ và tình báo GCHQ của Anh quan hệ rẩt mật thiết, thường tham khảo ý kiến của nhau.
« Khi thế giới được một đứa trẻ lãnh đạo »
Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Lélia Rousselet khi trả lời phỏng vấn của Libération nhận định, trong xì-căng-đan mới này, chỉ có tổng thống phải chịu trách nhiệm, chứ không phải cơ quan tình báo Mỹ. Các nước đều biết rằng những nhân viên rất chuyên nghiệp vẫn quản lý các hồ sơ này trong chính quyền Trump. Les Echos cho biết thêm, các nhân viên tình báo Mỹ đã có quyết định vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, là giấu đi một số thông tin tuyệt mật không báo cáo cho Donald Trump, và sự cố vừa qua cho thấy họ có lý.
Dấu hiệu cho thấy rõ sự bối rối của phía Cộng Hòa, là có rất ít đại biểu lên tiếng bênh vực ông Trump. Còn thủ lãnh đối lập ở Thượng Viện đòi hỏi biên bản cuộc gặp giữa Donald Trump với Serguei Lavrov và đại sứ Kislyak của Nga phải được giao cho Ủy ban Tình báo Hạ Viện. Xì-căng-đan này sẽ làm u ám vòng công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump kể từ thứ Sáu này, đi Ả Rập Xê Út, Israel, Bỉ và Ý.
Một số người coi đây là một bằng chứng mới cho sự bất tài của Donald Trump. Trong một bài bình luận nảy lửa mang tựa đề « Khi thế giới được một đứa trẻ lãnh đạo », cây bút bảo thủ David Brooks của New York Times cũng chỉ trích sự thiếu chín chắn của ông chủ Nhà Trắng. Ông viết :
« Trump đã phản bội một nguồn tin tình báo và tiết lộ bí mật cho các người khách Nga. Theo những gì chúng ta biết, không phải ông ấy làm như thế vì ông là gián điệp Nga hay là có tà ý. Trump làm vậy vì ẩu tả, vì không thể tự kiềm chế và nhất là, ông ta là một đứa trẻ 7 tuổi đang hết sức cần được người khác khen ngợi ».
Giọt nước tràn ly cho đảng Cộng Hòa
Liệu đây có phải là « giọt nước tràn ly » đối với phía Cộng Hòa ? Cũng theo Libération, đảng của tổng thống Mỹ lâu nay vẫn đứng sau bênh vực ông, nay bắt đầu rạn nứt.
« Liệu có một ngày nào không có xì-căng-đan hay không ? Tôi chỉ mong mỏi có thế ! ».
Nữ thượng nghị sĩ Cộng Hòa Susan Collins cố nói đùa trước các nhà báo tại Quốc Hội. Người thì im lặng, người lúng túng, các phản ứng hiếm hoi của các đại biểu Cộng Hòa cho thấy, lần đầu tiên họ không vội vã bảo vệ tổng thống. Theo một cố vấn hàng đầu của đảng Cộng Hòa, thì đây là « giọt nước đã làm tràn ly ». Nhân vật này nhấn mạnh :
« Tỉ lệ ủng hộ tổng thống chỉ có 40%, không sao cả. Một Nhà Trắng không thể tiên liệu, lệch lạc, không có chiếc đầu lãnh đạo mới là vấn đề ».
Trong khi những tháng cầm quyền đầu tiên của ông Trump đầy xáo động, thì các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa đang phải cố gắng giữ chiếc ghế của mình, trước cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11/2018. Toàn bộ 435 ghế ở Hạ Viện và một phần ba trong số 100 ghế ở Thượng Viện sẽ được bầu lại.
Thượng nghị sĩ Bob Corker, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện nói :
« Tiết lộ nguồn tin là điều cấm kỵ », và cho rằng chính quyền đang « trong vòng xoáy tự hủy ».
Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan thông qua phát ngôn viên nhận định « Bảo vệ các bí mật của đất nước là điều quan trọng hàng đầu ».
Còn thượng nghị sĩ John McCain, người lâu nay không ngần ngại chỉ trích ông Donald Trump thì cho biết « hết sức quan ngại ». Ông lo rằng « vụ này sẽ là một dấu hiệu đáng ngại cho các đồng minh của Mỹ trên thế giới, có thể giảm đi ý định chia sẻ thông tin tình báo cho chúng ta trong tương lai ».
Gậy ông đập lưng ông
Trong bối cảnh đó, báo chí Mỹ đã mỉa mai lôi ra những phát biểu trước đây của các nhân vật Cộng Hòa tháng 7/2016, chỉ trích vụ email của bà Clinton. Reince Priebus, nay là chánh văn phòng Nhà Trắng lúc đó đắc chí:
« Những ai quản lý kém các thông tin mật đã mất việc, bị trừng phạt và tống vào nhà tù ».
Còn ông Trump, trong một diễn văn đọc ở Bắc Carolina nhấn mạnh :
« Cũng như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chúng ta phải lao vào cuộc chiến qua việc thu thập các tin tình báo và bảo vệ các bí mật quân sự ».
Thông tín viên Le Figaro ở New York cũng cho rằng « gậy ông đã đập lưng ông ». Noah Feldman, giáo sư luật đại học Havard nhận xét, bất kỳ ai khác trong chính phủ mà tiết lộ tin tuyệt mật như thế có thể phải vào tù, có lẽ trừ phó tổng thống. Lưỡi gươm Damclès tương tự đã từng treo lơ lửng trên George W. Bush năm 2003, khi tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ bị nghi ngờ đã để cho một cố vấn thân cận là Lewis « Scooter » Libby tiết lộ cho báo chí tên một sĩ quan CIA, Valerie Plame.
Theo tờ báo, nguy cơ bị truất phế tuy vẫn còn xa, nhưng tình thế ngày càng trầm trọng. Giáo sư Feldman nhấn mạnh :
« Vào thời điểm bản lề này của lịch sử nước Mỹ, việc tranh luận về trách nhiệm của tổng thống và sự thiếu vắng định chế đối trọng hiệu quả, là vấn đề căn cơ. Bởi vì từ thời Nixon cho đến nay, việc phân quyền chưa bao giờ đè nặng lên số phận của quốc gia đến như thế ».
Thụy My
Đăng ngày 17-05-2017
RFI
Đã từng có đàn ông Việt như thế !
Hiện tại đàn ông Việt Nam không phải là đàn ông mà là những con vật có dương vật trong thể hình đàn ông. Nếu nói nhẹ hơn thì họ chỉ là những đứa trẻ non nớt, không hơn không kém. Đàn ông Việt hiện tại thực sự quá tệ. Họ sống không có phương hướng và tối ngày nhậu nhẹt và tự cho rằng mình thật vĩ đại. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trước đây, đã từng có những đàn ông Việt đúng nghĩa và chính nghĩa.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai tử tế. Anh ta sẵn lòng nhường cho phụ nữ, sẵn sàng giúp cụ già qua đường và sẵn sàng che chở cho trẻ em. Anh ta làm vì từ nhỏ anh ta đã được dạy như thế. “Lá lành đùm lá rách.” Mình là phái mạnh thì tại sao phải ăn thua đủ với mấy chị em phụ nữ làm gì.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai có trách nhiệm. Đi làm xong là anh ta về nhả để ăn tối với vợ con. Dù thời gian ăn tối bên gia đình rất ngắn, nhưng anh ta biết rằng tất cả những sự thay đổi trong xã hội đều bắt đầu trong gia đình. Và tất cả những sự thay đổi trong gia đình đều bắt đầu bằng những bữa ăn tối. Đó là thời gian anh ta dùng để dạy con hoặc tâm sự với vợ về những hoài bão trong lòng mình.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai thật thà chất phát. Anh ta không thích thói dối, không thích ai nói dối và anh ta căm ghét sự gian dối. Anh ta gần như không thể nào nói dối và cũng không biết nói dối là sao. Anh ta chân thật nhưng không biết mình chân thật.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai được ăn học tử tế. Đúng, không phải ai cũng được ăn học đầy đủ. Nhưng những người dù không được ăn học đến nơi đến chốn cũng cư xử và ăn nói không khác gì một người trí thức. Anh ta rất nhẹ nhàng.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai lễ phép với ông bà và cha mẹ. Anh ta đã được dạy từ nhỏ rằng phải “kính trên nhường dưới.” Nếu anh ta là trai trưởng thì anh ta sẽ gánh phần nặng của công việc gia đình và che chở cho đàn em. Anh ta biết trách nhiệm của mình và sống theo chân lý đó.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai hiếm khi nào nhậu nhẹt. Anh ta chỉ nhậu khi ăn mừng gì đó với bạn bè chứ không có nhậu như ăn cơm. Anh ta biết rượu bia rất có hại và nó chỉ đốt tiền chứ chẳng giúp ích thì. Thay vì lãng phí công sức của mình vào những thứ vô bổ đó thì anh ta sẽ tích lũy cho vợ con và dành dụm cho gia đình.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai khiến tôi cảm thấy an toàn. Nếu họ thấy tôi bị cướp thì sẽ ngay lập tức đứng ra ngăn chặn. Đối với họ, đó là nghĩa vụ của một người nam nhi. Anh ta là cảnh sát nhưng không làm cảnh sát. Xã hội vì thế mà luôn an toàn vì có anh ta che chở.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai ham học hỏi. Anh ta lúc nào cũng đọc sách. Đọc sách là niềm đam mê của anh ta. Anh ta có thể trích thơ Nguyên Sa, Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Đối với anh ta, văn học Việt Nam là một kho tàng và anh ta phải biết đến những tinh hoa đó.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai chăm chỉ và siêng năng làm ăn. Vì bản chất cần cù và thật thà nên anh ta dù chỉ là một anh chở xe lam nhưng cũng tích lũy đủ tiền để mua đất, xây nhà và làm ăn.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai khiến các cô gái Việt luôn cảm thấy mình được tôn vinh và tôn trọng. Anh ta tỏ tình rất thơ mộng và trí thức. Anh ta còn không dám nói tục dù chỉ một lời. Anh ta cũng không dùng những từ hết sức thô tục để miêu tả phụ nữ.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai sẵn lòng gia nhập quân lực để bảo vệ đất nước. Anh ta không mong sự oai hùng, anh ta cũng chẳng cần huân chương, anh ta cũng chẳng quan tâm đến phúc lợi. Anh ta đứng lên, anh ta xung phong và anh ta chiến đấu vì lý tưởng. Anh ta coi bản thân mình là một người bảo vệ tự do và đất nước. Đối với anh ta, đó mới là lý tưởng sống.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai mà tôi gọi là những anh hùng. Anh ta nhìn thật vĩ đại trong bộ quân phục. Đôi mắt anh ta nói lên tất cả. Anh ta sẵn lòng chết, anh ta sẵn lòng hy sinh vì đất nước. Những anh chàng đó là những người tôi gọi là những người hùng của đất nước. Dù trong thời chiến nhưng tôi luôn cảm thấy an toàn.
Các bạn không tin những gì tôi nói sao? Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai lý tưởng, những chàng trai chính nghĩa, những chàng trai khiến tôi cảm thấy tự hào. Tôi không hề hoang tưởng. Tôi biết là ngày xưa đất Việt Nam đã có những chàng trai chính nghĩa như thế. Tôi biết, vì ông tôi, bác tôi và ba tôi là những người chính nghĩa như thế. Thời của họ là thời chiến tranh nhưng họ luôn sống thật và và lý tưởng. Họ biết rằng nhiệm vụ của đàn ông là phải đứng lên bảo vệ lẽ phải như bao thế hệ trước đã làm cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước.
Nhưng bây giờ đất nước Việt Nam đã không còn những chàng trai như thế nữa. Bây giờ nước Việt Nam chỉ có những chàng trai hám nhậu, lười biếng, thụ động, vũ phu, gia trưởng và gian dối. Tôi không hề nói tất cả nhé, nhưng đa số là vậy. Xung quanh tôi là những người như vậy. Các bạn nam của Việt Nam à, đã đến lúc các bạn thức tỉnh và nhận ra trách nhiệm của mình là gì. Hãy sống vì lý tưởng thay vì vô phương hướng. Hãy sống vì tất cả thay vì bản thân. Đất nước này tồn tại đến ngày này là vì ngày xưa đất nước Việt Nam đã từng có những chàng trai thà chết chứ không khuất phục trước cường quyền. Đất nước Việt Nam đã từng có những chàng trai chính nghĩa như thế.
Còn bạn, bạn có phải là một chàng trai Việt Nam chính nghĩa không?
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Hiện tại đàn ông Việt Nam không phải là đàn ông mà là những con vật có dương vật trong thể hình đàn ông. Nếu nói nhẹ hơn thì họ chỉ là những đứa trẻ non nớt, không hơn không kém. Đàn ông Việt hiện tại thực sự quá tệ. Họ sống không có phương hướng và tối ngày nhậu nhẹt và tự cho rằng mình thật vĩ đại. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trước đây, đã từng có những đàn ông Việt đúng nghĩa và chính nghĩa.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai tử tế. Anh ta sẵn lòng nhường cho phụ nữ, sẵn sàng giúp cụ già qua đường và sẵn sàng che chở cho trẻ em. Anh ta làm vì từ nhỏ anh ta đã được dạy như thế. “Lá lành đùm lá rách.” Mình là phái mạnh thì tại sao phải ăn thua đủ với mấy chị em phụ nữ làm gì.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai có trách nhiệm. Đi làm xong là anh ta về nhả để ăn tối với vợ con. Dù thời gian ăn tối bên gia đình rất ngắn, nhưng anh ta biết rằng tất cả những sự thay đổi trong xã hội đều bắt đầu trong gia đình. Và tất cả những sự thay đổi trong gia đình đều bắt đầu bằng những bữa ăn tối. Đó là thời gian anh ta dùng để dạy con hoặc tâm sự với vợ về những hoài bão trong lòng mình.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai thật thà chất phát. Anh ta không thích thói dối, không thích ai nói dối và anh ta căm ghét sự gian dối. Anh ta gần như không thể nào nói dối và cũng không biết nói dối là sao. Anh ta chân thật nhưng không biết mình chân thật.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai được ăn học tử tế. Đúng, không phải ai cũng được ăn học đầy đủ. Nhưng những người dù không được ăn học đến nơi đến chốn cũng cư xử và ăn nói không khác gì một người trí thức. Anh ta rất nhẹ nhàng.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai lễ phép với ông bà và cha mẹ. Anh ta đã được dạy từ nhỏ rằng phải “kính trên nhường dưới.” Nếu anh ta là trai trưởng thì anh ta sẽ gánh phần nặng của công việc gia đình và che chở cho đàn em. Anh ta biết trách nhiệm của mình và sống theo chân lý đó.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai hiếm khi nào nhậu nhẹt. Anh ta chỉ nhậu khi ăn mừng gì đó với bạn bè chứ không có nhậu như ăn cơm. Anh ta biết rượu bia rất có hại và nó chỉ đốt tiền chứ chẳng giúp ích thì. Thay vì lãng phí công sức của mình vào những thứ vô bổ đó thì anh ta sẽ tích lũy cho vợ con và dành dụm cho gia đình.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai khiến tôi cảm thấy an toàn. Nếu họ thấy tôi bị cướp thì sẽ ngay lập tức đứng ra ngăn chặn. Đối với họ, đó là nghĩa vụ của một người nam nhi. Anh ta là cảnh sát nhưng không làm cảnh sát. Xã hội vì thế mà luôn an toàn vì có anh ta che chở.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai ham học hỏi. Anh ta lúc nào cũng đọc sách. Đọc sách là niềm đam mê của anh ta. Anh ta có thể trích thơ Nguyên Sa, Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Đối với anh ta, văn học Việt Nam là một kho tàng và anh ta phải biết đến những tinh hoa đó.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai chăm chỉ và siêng năng làm ăn. Vì bản chất cần cù và thật thà nên anh ta dù chỉ là một anh chở xe lam nhưng cũng tích lũy đủ tiền để mua đất, xây nhà và làm ăn.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai khiến các cô gái Việt luôn cảm thấy mình được tôn vinh và tôn trọng. Anh ta tỏ tình rất thơ mộng và trí thức. Anh ta còn không dám nói tục dù chỉ một lời. Anh ta cũng không dùng những từ hết sức thô tục để miêu tả phụ nữ.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai sẵn lòng gia nhập quân lực để bảo vệ đất nước. Anh ta không mong sự oai hùng, anh ta cũng chẳng cần huân chương, anh ta cũng chẳng quan tâm đến phúc lợi. Anh ta đứng lên, anh ta xung phong và anh ta chiến đấu vì lý tưởng. Anh ta coi bản thân mình là một người bảo vệ tự do và đất nước. Đối với anh ta, đó mới là lý tưởng sống.
Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai mà tôi gọi là những anh hùng. Anh ta nhìn thật vĩ đại trong bộ quân phục. Đôi mắt anh ta nói lên tất cả. Anh ta sẵn lòng chết, anh ta sẵn lòng hy sinh vì đất nước. Những anh chàng đó là những người tôi gọi là những người hùng của đất nước. Dù trong thời chiến nhưng tôi luôn cảm thấy an toàn.
Các bạn không tin những gì tôi nói sao? Ngày xưa Việt Nam đã có những chàng trai lý tưởng, những chàng trai chính nghĩa, những chàng trai khiến tôi cảm thấy tự hào. Tôi không hề hoang tưởng. Tôi biết là ngày xưa đất Việt Nam đã có những chàng trai chính nghĩa như thế. Tôi biết, vì ông tôi, bác tôi và ba tôi là những người chính nghĩa như thế. Thời của họ là thời chiến tranh nhưng họ luôn sống thật và và lý tưởng. Họ biết rằng nhiệm vụ của đàn ông là phải đứng lên bảo vệ lẽ phải như bao thế hệ trước đã làm cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước.
Nhưng bây giờ đất nước Việt Nam đã không còn những chàng trai như thế nữa. Bây giờ nước Việt Nam chỉ có những chàng trai hám nhậu, lười biếng, thụ động, vũ phu, gia trưởng và gian dối. Tôi không hề nói tất cả nhé, nhưng đa số là vậy. Xung quanh tôi là những người như vậy. Các bạn nam của Việt Nam à, đã đến lúc các bạn thức tỉnh và nhận ra trách nhiệm của mình là gì. Hãy sống vì lý tưởng thay vì vô phương hướng. Hãy sống vì tất cả thay vì bản thân. Đất nước này tồn tại đến ngày này là vì ngày xưa đất nước Việt Nam đã từng có những chàng trai thà chết chứ không khuất phục trước cường quyền. Đất nước Việt Nam đã từng có những chàng trai chính nghĩa như thế.
Còn bạn, bạn có phải là một chàng trai Việt Nam chính nghĩa không?
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
“Người việt nam hèn hạ”: Một đoản văn làm sôi mạng xã hội
Tác giả bài viết người việt nam hèn hạ, Cô Hân Phan, sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty Truyền thông ở Sài Gòn. Trang mạng xã hội lại một lần nữa dậy sóng bởi bài viết ngắn của một cô gái rất trẻ nói về thực trạng đời sống xã hội cũng như tâm tính, văn hóa, thói quen ứng xử của người Việt Nam mà dưới ánh mắt của cô nó đáng được gọi là hèn hạ cùng với hai chữ Việt Nam không được viết hoa.
Thuyết phục
Bài viết dài nhưng thuyết phục và rất dễ gây tranh cãi nếu người đọc nó với tư duy của những năm tháng mà đất nước được tô đầy những màu hồng rực rỡ. Màu của chiến thắng, màu của lòng tự hào dân tộc, màu của cường điệu và đôi khi tự cho phép vượt cả sự thật để xoa bóp cơ bắp teo tóp của mình về mọi thứ, kể cả lòng nhân đạo và sự tự trọng cần thiết.
Bài viết có tên: “Người việt nam hèn hạ”, bắt đầu bằng một mệnh đề ngắn nhưng với sức mạnh của một trái bộc phá:
“Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.”
Lần lượt từng vấn đề một, tác giả bảy ra dưới ánh sáng của chiếc đèn giải phẩu. Cô soi rọi những góc ẩn mà không ai muốn nhắc tới. Trước nhất, Hân Phan viết về thế hệ của cô, những người lớn lên 40 năm sau khi đất nước gom vể một mối:
“Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường.
Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất.
Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Đọc tới đây chắc nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng cô gái này đang nói ai đấy chứ không phải mình….nhưng khoan đã, hãy bình tỉnh với những giòng kế tiếp. Tôi chắc rằng trong đó sẽ có chúng ta, kể cả tôi, người đang đọc thật kỹ từng con chữ để mong tìm ra có gì quá đà trong bài viết này không, thế nhưng tôi chỉ thấy mình là một cá nhân trong đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt.
“Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.”
Tác giả bài viết này là Hân Phan, cô sinh năm 1979, tốt nghiệp Luật, đang là Giám đốc của 1 cty Truyền thông ở Sài Gòn. Sau một lúc vẽ ra khung cảnh thật đang xảy ra chung quanh mình, tác giả lặng lẽ than thở:
“Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?”
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Một cuộc cưỡng chế đập nhà xứ cũ của Đông Yên hồi năm 2014. Citizen photo
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.”
Còn văn chương xã hội chủ nghĩa thì sao? Hân Phan không ngại chút nào khi lôi ra từng cuốn sách đóng mốc lên meo của chủ thuyết văn chương phải đạo, hay văn chương than khóc, cho chúng ta nhìn ngắm:
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa.
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.”
Nút thắt của những điều mà tác giả vừa nói phải chăng chỉ do mô hình sai lầm là chủ nghĩa cộng sản hay do sự dung túng, lộng hành và tiếm quyền của người cộng sản? hay do xã hội đang run sợ trước họng súng đến nỗi không còn một phản ứng nào đáng được gọi là con người? Hân Phan thẳng thắn chỉ ra, chỉ một phần thôi, tuy rất lớn, và tất cả người Việt phải nhìn thấy trách nhiệm ấy thuộc về mình, từng người một. Tác giả viết:
“Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?”
Là một người tốt nghiệp trường luật, Hân Phan hiểu rõ mình đang nói gì khi chứng minh rằng đạo đức hỗ trợ pháp luật trong những ngóc ngách mà pháp luật không thể vói tới. Đạo đức, tiếc thay đã biến dạng thành khuôn mặt tươi cười của ác quỷ.
“Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?”
Tác giả hỏi mình mà sức mạnh của nó làm cho hầu hết chúng ta phải thổn thức, tác giả viết:
“Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?”
Và bây giờ là chúng ta, tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm với ngôi nhà mang tên Việt Nam nhưng đang giương mắt nhìn ngoại bang cấu kết với bọn lãnh đạo làm mất dần đất nước, hay ít ra mất hẳn cái gọi là lòng yêu nước, vốn luôn bị lợi dụng trong các cuộc chiến tranh “thần thánh”.
“Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.”
Hân Phan thố lộ với chúng tôi bài viết đã xuất hiện cách đây nhiều năm, và mỗi lần nó ồn ào trở lại thì một lần gây tranh cãi. Cô cũng có ý định sửa lại nó nhưng sau vài năm sự mong muốn ngày một nhạt dần vì không có một dấu hiệu nào cho thấy một chút hy vọng, dù mong manh có thể thay đổi xã hội và con người Việt Nam.
“Thật ra nếu mà cháu sửa thì cái ý nó sẽ khác đi một chút chứ không phải là sửa từ ngữ, vì bài đó rất dài mà lúc đó còn lãng mạn, còn kỳ vọng nhiều thứ lắm nhưng bây giờ thực sự nó khó làm cho người ta hy vọng. Khi viết thì ý tứ bài đó nó có thể khác đi một chút.”
Khi được hỏi phản ứng của người đọc ra sao trước bài viết nặng ký như vậy, Hân cho biết:
“Trời ơi, người ta khen thì cũng có khen nhưng người ta vào người ta chửi cháu không còn gì hết! Nhưng cháu không có phản hồi ai hết vì những gì muốn nói thì mình đã nói hết rồi. Mình viết bài đó không phải để tranh luận, nếu có người suy nghĩ khác người ta không đồng ý họ chửi mình là thiếu giáo dục, không có tinh thần dân tộc…nhưng cháu nghĩ không cần thiết tranh luận với những người đó. Chuyện người ta nghĩ khác mình thì cũng là chuyện bình thường.
Hơn nữa thực ra cháu nghĩ là mình bị theo dõi lâu rồi, trong inbox hay trong mail cháu vẫn để đó cho họ đọc vì họ càng đọc thì càng thấy mình không có động cơ gì xấu hết mà mình chỉ muốn cho xã hội tốt hơn thôi nên kệ họ. Cháu có rất nhiều bạn bè làm an ninh làm này làm kia nhưng cháu vẫn coi mỗi người một con đường, mỗi người một chí hướng thì họ làm gì họ làm còn mình cũng không có ý nghĩ hằn học hay cái gì cũng đổ cho cộng sản…cho nên cháu không sợ. Việc gì phải sợ, sợ thì mình đã không viết rồi.”
Đóng bài giới thiệu này lại tôi nhận ra thêm một điều nữa về mình: Suốt cả bài viết mặc dù tác giả không hể viết hoa hai chữ Việt Nam, nhưng tôi lại thiếu can đảm để làm điều ấy. Có một cảm giác mong manh nào đó vẫn thiêng liêng lắm trong tiềm thức của tôi mặc dù biết rằng chính mình không xứng đáng để viết hoa hai chữ Việt Nam nữa.
Tác giả bài viết người việt nam hèn hạ, Cô Hân Phan, sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành Luật, đang là Giám đốc của một công ty Truyền thông ở Sài Gòn. Trang mạng xã hội lại một lần nữa dậy sóng bởi bài viết ngắn của một cô gái rất trẻ nói về thực trạng đời sống xã hội cũng như tâm tính, văn hóa, thói quen ứng xử của người Việt Nam mà dưới ánh mắt của cô nó đáng được gọi là hèn hạ cùng với hai chữ Việt Nam không được viết hoa.
Thuyết phục
Bài viết dài nhưng thuyết phục và rất dễ gây tranh cãi nếu người đọc nó với tư duy của những năm tháng mà đất nước được tô đầy những màu hồng rực rỡ. Màu của chiến thắng, màu của lòng tự hào dân tộc, màu của cường điệu và đôi khi tự cho phép vượt cả sự thật để xoa bóp cơ bắp teo tóp của mình về mọi thứ, kể cả lòng nhân đạo và sự tự trọng cần thiết.
Bài viết có tên: “Người việt nam hèn hạ”, bắt đầu bằng một mệnh đề ngắn nhưng với sức mạnh của một trái bộc phá:
“Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.”
Lần lượt từng vấn đề một, tác giả bảy ra dưới ánh sáng của chiếc đèn giải phẩu. Cô soi rọi những góc ẩn mà không ai muốn nhắc tới. Trước nhất, Hân Phan viết về thế hệ của cô, những người lớn lên 40 năm sau khi đất nước gom vể một mối:
“Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường.
Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất.
Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Đọc tới đây chắc nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng cô gái này đang nói ai đấy chứ không phải mình….nhưng khoan đã, hãy bình tỉnh với những giòng kế tiếp. Tôi chắc rằng trong đó sẽ có chúng ta, kể cả tôi, người đang đọc thật kỹ từng con chữ để mong tìm ra có gì quá đà trong bài viết này không, thế nhưng tôi chỉ thấy mình là một cá nhân trong đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt.
“Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.”
Tác giả bài viết này là Hân Phan, cô sinh năm 1979, tốt nghiệp Luật, đang là Giám đốc của 1 cty Truyền thông ở Sài Gòn. Sau một lúc vẽ ra khung cảnh thật đang xảy ra chung quanh mình, tác giả lặng lẽ than thở:
“Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?”
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Một cuộc cưỡng chế đập nhà xứ cũ của Đông Yên hồi năm 2014. Citizen photo
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.”
Còn văn chương xã hội chủ nghĩa thì sao? Hân Phan không ngại chút nào khi lôi ra từng cuốn sách đóng mốc lên meo của chủ thuyết văn chương phải đạo, hay văn chương than khóc, cho chúng ta nhìn ngắm:
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa.
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.”
Nút thắt của những điều mà tác giả vừa nói phải chăng chỉ do mô hình sai lầm là chủ nghĩa cộng sản hay do sự dung túng, lộng hành và tiếm quyền của người cộng sản? hay do xã hội đang run sợ trước họng súng đến nỗi không còn một phản ứng nào đáng được gọi là con người? Hân Phan thẳng thắn chỉ ra, chỉ một phần thôi, tuy rất lớn, và tất cả người Việt phải nhìn thấy trách nhiệm ấy thuộc về mình, từng người một. Tác giả viết:
“Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?”
Là một người tốt nghiệp trường luật, Hân Phan hiểu rõ mình đang nói gì khi chứng minh rằng đạo đức hỗ trợ pháp luật trong những ngóc ngách mà pháp luật không thể vói tới. Đạo đức, tiếc thay đã biến dạng thành khuôn mặt tươi cười của ác quỷ.
“Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?”
Tác giả hỏi mình mà sức mạnh của nó làm cho hầu hết chúng ta phải thổn thức, tác giả viết:
“Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?”
Và bây giờ là chúng ta, tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm với ngôi nhà mang tên Việt Nam nhưng đang giương mắt nhìn ngoại bang cấu kết với bọn lãnh đạo làm mất dần đất nước, hay ít ra mất hẳn cái gọi là lòng yêu nước, vốn luôn bị lợi dụng trong các cuộc chiến tranh “thần thánh”.
“Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.”
Hân Phan thố lộ với chúng tôi bài viết đã xuất hiện cách đây nhiều năm, và mỗi lần nó ồn ào trở lại thì một lần gây tranh cãi. Cô cũng có ý định sửa lại nó nhưng sau vài năm sự mong muốn ngày một nhạt dần vì không có một dấu hiệu nào cho thấy một chút hy vọng, dù mong manh có thể thay đổi xã hội và con người Việt Nam.
“Thật ra nếu mà cháu sửa thì cái ý nó sẽ khác đi một chút chứ không phải là sửa từ ngữ, vì bài đó rất dài mà lúc đó còn lãng mạn, còn kỳ vọng nhiều thứ lắm nhưng bây giờ thực sự nó khó làm cho người ta hy vọng. Khi viết thì ý tứ bài đó nó có thể khác đi một chút.”
Khi được hỏi phản ứng của người đọc ra sao trước bài viết nặng ký như vậy, Hân cho biết:
“Trời ơi, người ta khen thì cũng có khen nhưng người ta vào người ta chửi cháu không còn gì hết! Nhưng cháu không có phản hồi ai hết vì những gì muốn nói thì mình đã nói hết rồi. Mình viết bài đó không phải để tranh luận, nếu có người suy nghĩ khác người ta không đồng ý họ chửi mình là thiếu giáo dục, không có tinh thần dân tộc…nhưng cháu nghĩ không cần thiết tranh luận với những người đó. Chuyện người ta nghĩ khác mình thì cũng là chuyện bình thường.
Hơn nữa thực ra cháu nghĩ là mình bị theo dõi lâu rồi, trong inbox hay trong mail cháu vẫn để đó cho họ đọc vì họ càng đọc thì càng thấy mình không có động cơ gì xấu hết mà mình chỉ muốn cho xã hội tốt hơn thôi nên kệ họ. Cháu có rất nhiều bạn bè làm an ninh làm này làm kia nhưng cháu vẫn coi mỗi người một con đường, mỗi người một chí hướng thì họ làm gì họ làm còn mình cũng không có ý nghĩ hằn học hay cái gì cũng đổ cho cộng sản…cho nên cháu không sợ. Việc gì phải sợ, sợ thì mình đã không viết rồi.”
Đóng bài giới thiệu này lại tôi nhận ra thêm một điều nữa về mình: Suốt cả bài viết mặc dù tác giả không hể viết hoa hai chữ Việt Nam, nhưng tôi lại thiếu can đảm để làm điều ấy. Có một cảm giác mong manh nào đó vẫn thiêng liêng lắm trong tiềm thức của tôi mặc dù biết rằng chính mình không xứng đáng để viết hoa hai chữ Việt Nam nữa.
Vỉa hè không phải nơi xoá đói giảm nghèo
Hải Âu (Danlambao) - Chiều ngày 24/5, UBND thành Hồ đã có buổi họp sơ kết công tác đảm bảo trật tự lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố. Phó Ban ATGT thành Hồ-Nguyễn Ngọc Tường cho biết hiện trạng vỉa hè đã có sự chuyển biến tích cực sau khi liên ngành quận Nhất xua quân lập lại trật tự lòng, lề đường và đã tạo hiệu ứng rất tốt trong chiến dịch giành giật vỉa hè.
Cách đây ít ngày thì chính những kẻ nắm quyền quận Nhất đã có hai văn bản trói chân tên cường hào ác bá Đoàn Ngọc Hải và ra lệnh dừng chiến dịch giành giật vỉa hè. Ấy thế mà hôm nay những tên cầm quyền cao hơn Hải cẩu tại thành Hồ lại có những nhận xét mang tính “khích lệ” nhằm tiếp tục thực hiện “công tác” moi móc niềm tin trong quần chúng.
Sau khi nghe Nguyễn Ngọc Tường báo cáo về tình hình và kết quả của chiến dịch giải cứu vỉa hè, Chủ tịch UBND thành Hồ là Nguyễn Thành Phong đã nhận xét tại một số quận, huyện chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố: "Mình nói gì, hứa gì cũng phải làm đến nơi đến chốn, chứ không phải nói cho hay mà không làm để người dân phê bình. Thời gian qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn phản ánh của người dân về tình trạng vỉa hè bị tái chiếm. Người dân rất bức xúc về vấn đề này..."
Nguyễn Thành Phong cho rằng vấn đề là làm sao tổ chức lại vỉa hè cho hiệu quả, việc chấn chỉnh lại trật tự vỉa hè, lòng đường trong quá trình xây dựng thành phố ăn minh, mỹ quan đô thị… đòi hỏi phải kiên trì, không thể một sớm một chiều. Để làm được việc này cần có những quan cán nói được, làm được và không nóng vội. Rõ ràng ước mơ biến quận Nhất trở thành Singapore mà Đoàn Ngọc Hải từng gào thét mỗi khi xua quân đập phá đã được nhà cầm quyền thành Hồ cẩn thận khi nhắc đến.
Không còn những lời ca tụng hay những bình luận mang tính cao ngạo theo kiểu “lí luận” phương bắc mà Hải cẩu đã nhiều lần khiến giới báo chí nhà sản tốn không ít giấy mực. Thay vào đó giới chóp bu thành Hồ tỏ ra “quan tâm” tới đời sống của người dân khi kẻ đứng đầu thành Hồ cho rằng: “Một tủ thuốc, gánh xôi buổi sáng nhưng phía sau đó là cả một gia đình, nên trong giải pháp xử lý vỉa hè phải có tinh thần chia sẻ với người dân”.
Phong cách cầm quyền của dân miền Nam có phần khác khi Nguyễn Thành Phong đã cất tiếng nói sau thời gian dài im hơi lặng tiếng khi dưới trướng Đinh La Thăng. Nhưng dẫu là người miền Nam hay phóng khoáng hoặc người miền bắc “lý luận” thì những kẻ đang nắm quyền tại thành Hồ vẫn là đảng viên cộng sản đảng. Vì thế muốn hiểu hết ý những câu nói của cộng sản, cần theo dõi cái đuôi cáo phía sau những lời, những hành động mà thoáng qua tưởng rằng quan cán nhà sản thương dân. Nguyễn Thành Phong mượn hình ảnh tủ thuốc, gánh xôi để bày tỏ nỗi lòng quan tâm đến người dân nghèo nhưng ngay sau đó lại cho rằng: “không nên xem vỉa hè, lòng đường là nơi giải quyết công việc, xóa đói giảm nghèo”.
Kể từ ngày thành Hồ mở chiến dịch giành giật vỉa hè, không biết bao nhiêu gia đình khốn khổ khi những tủ thuốc, gánh xôi đã bị những kẻ cầm quyền hung hăng hốt, cẩu không màng tới đó chính là cuộc sống của dân nghèo. Họ không cần cộng sản xóa đói, giảm nghèo bởi họ có lòng tự trọng, họ không cần những kẻ cầm quyền giải quyết công việc của họ bởi họ có khả năng làm việc. Dẫu biết rằng việc lấn chiếm một phần nhỏ vỉa hè là sai phạm, nhưng căn nguyên của sai phạm ấy cũng chỉ vì “thiên đường xã nghĩa” không có những kẻ cầm quyền thật tâm trợ giúp họ ổn định cuộc sống. Những gói xôi hay những bao thuốc mà họ bán buôn hằng ngày vẫn đem lại nguồn thuế để nuôi hệ thống cai trị của cộng sản đảng, nhưng đổi họ họ được gì ngoài việc luôn hồi hộp chạy trốn mỗi khi trông thấy đoàn quân cường hào ác bá đi dẹp loạn vỉa hè?!
Dân tộc này còn nghèo lắm, kinh tế đất nước này còn dựa dẫm vào viện trợ hay phải đi vay nợ quốc tế. Nên chăng những việc làm hành dân trong cái thứ gọi là lập lại trật tự vỉa hè của nhà cầm quyền thật sự chẳng giải quyết được chuyện phát triển xã hội. Cũng chẳng nâng cao nền văn minh của một dân tộc chìm đắm trong sự bất công bởi những kẻ cầm quyền. Nếu thật sự lãnh đạo cộng sản thương dân thì hãy từ bỏ cái thói tham quyền cố vị, hãy ngừng đàn áp nhân dân và hãy trả lại quyền làm người cho đồng bào. Chỉ khi ấy người dân Việt, đặc biệt những người nghèo mới mong có một cuộc sống yên ổn.
26/5/2017
Hải Âu
Phiêm: Lại chuyện của Boác
Trần Thảo (Danlambao) - Sáng sớm lang thang trên mạng, vớ phải một bài do nhà báo Võ Văn Tạo lượm ở đâu đó có tựa đề Ông Vũ Kỳ kể chuyện cụ Hồ kén vợ. Thật thú vị!
Ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Hồ Chí Minh. Năm 2004, ông Vũ Kỳ hấp hối tại bệnh viện hữu nghị Hà Nội, ma xui quỷ khiến thế nào mà giờ phút sắp chuyển qua từ trần như thế, Vũ Kỳ còn ráng gọi bà Nguyễn Thị Tình, Giám Đốc Bảo Tàng Hồ Chí Minh, cùng một cán bộ chuyên môn đến để kể những chuyện gọi là "chưa hề được kể". Nói cho oai thế chứ, những gì Vũ Kỳ ráng thều thào hơi tàn, cũng chỉ chăm chú vào ba chuyện tình ái lăng nhăng của Hồ Chí Minh.
Bài viết có lời dẫn của Nguyễn Thanh Bình, hiện là Phó trưởng Ban Tổ Chức TW đảng, và của nhà báo Quốc Phong, nguyên PTBT Báo Thanh Niên.
Nguyễn Thanh Bình viết: "Bác là con người thật việc thật, thật giản dị, trong khi một số thông tin thần thánh hóa lên. Có lẽ nhiều người hết cuộc đời họ vẫn không biết được những câu chuyện như thế này"
Nhà báo Quốc Phong viết: "Tôi nghĩ, rồi những chuyện sau, cũng có lúc chúng ta nên công khai về đời tư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà không nên thần thánh hóa. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Cũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu tranh cho tự do, độc lập mà Người đã phải hy sinh, thiệt thòi. Nên hiểu điều đó sao cho đúng mà từ đó càng thấy thương Người, cảm phục Người hơn bội phần."
Thú thật tôi đọc hai lời dẫn của hai ông thần nước mặn mà muốn cười bò lăn luôn!
Quý bạn hỏi tôi tại sao cười thoải mái như thế ư? Xin thưa rằng hồi giờ bọn chúng, những tên đầu bò của cái đảng chết tiệt, luôn thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Những tên văn sĩ, thi sĩ "vuốt đầu mơn trớn boác", ngay như boác cũng mặc áo thụng tự vái chính mình. Bây giờ, thời đại cách mạng tin học, cái mặt mốc của boác bây giờ lấm lem, không cách nào che giấu được nữa. Thế là chúng chơi trò gian manh. Cũng làm bộ khuyên người ta "đừng thần thánh hóa Bác", hãy chuyển qua thái độ như của nhà báo Quốc Phong, xem boác cũng là con người bình thường, tuy là một lãnh tụ vĩ đại, nhưng vì đấu tranh cho tự do, độc lập, dân tộc mà phải ráng nhịn thèm chân dài, hiểu được như thế thì sẽ càng thấy thương Người (viết hoa), cảm phục Người hơn bội phần.
Chao ôi, đọc xong lời tâm sự của nhà báo Quốc Phong, thấy thương boác quá chừng chừng!
Theo hồi tưởng của Vũ Kỳ thì khi còn trẻ Hồ Chí Minh rất đẹp trai, đẹp cỡ nào thì mọi người đã rõ. Thế mà vì cách mạng, boác phải cố gắng chịu đựng tình trạng khí tồn tại não, một lòng lo cho đất nước, tìm hết cách đặt cái ách cộng sản vào đầu vào cổ của ông chủ nhân dân.
Chuyện boác kén vợ hơi dài dòng, các bạn nào tò mò xin vào trang của nhà báo Võ Văn Tạo mà đọc, ở đây tôi chỉ nêu vài điểm thú vị theo con mắt của tôi.
Sau khi tình hình chính trị miền bắc VN đã khá ổn định, đã diệt hết "bọn phản động" bao gồm những người trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm, những thành phần cách mạng không cộng sản, rồi Cải Cách Ruộng Đất, rồi Cải Tạo Tư Sản v.v... TW đảng mới thương boác và nghĩ tới việc tác thành đôi lứa cho boác, để boác trong đêm đông lạnh lẽo còn có cái mền da mà đắp, khỏi phải ôm cục gạch đã nguội ngơ nguội ngắc.
Vì thương boác, cho nên những Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, và ngay cả Chủ Tịch Liên Hiệp Phụ Nữ Nguyễn Thị Thập cũng lo lắng không nguôi, đề nghị boác phải duyên thành đôi lứa. Boác cũng muốn dzợ, không màu mè từ chối gì cả. Boác đưa ra mấy tiêu chuẩn, mà nói theo ngôn ngữ thời thượng thì phải là:
- Trẻ đẹp, chân dài, điện nước đầy đủ
- Có trình độ vừa phải, có nghĩa là dù có khôn lỏi, trình độ cao thì cũng ráng làm bộ đần đần một chút, đừng lanh quá, khám phá những trò ảo thuật của boác.
- Đạo đức phải tốt.
Với ba tiêu chuẩn này, tưởng rằng dễ lắm, nhưng không ngờ khi cả TW đảng huy động tìm kiếm, lại thấy khó vô cùng, được cái này thì lại không được cái kia.
Boác làm cách mạng vô sản, đại diện cho nông dân, thì phải tìm dzợ trong tầng lớp cốt cán nông dân mới tỏ rõ được lập trường của mình. Nhưng kẹt cái là trong tầng lớp chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, da dẻ rám nắng, tìm đâu được chân dài, điện nước đầy đủ? Đạo đức nông dân thì có thể hợp với boác đó, nhưng trình độ vừa phải cũng là khó, khó lắm. Các vị trong TW chạy đôn chạy đáo kiếm dzợ cho boác, không có nhân tuyển hoàn hảo như boác muốn, đành kiếm hạng trên trung bình. Nhưng lại thêm một trở ngại nữa. Thật tội nghiệp cho boác, kiếm con dzợ cũng trần thân cuốc chỉa chứ giỡn sao! Đó là kiếm mấy cô dé dé, trẻ trung thì boác quen miệng cứ boác boác cháu cháu hoài chả ra làm sao cả. Phải gọi nhau HONEY ngọt ngào như nữ ca sĩ Hồ Quỳnh Hương nghe mới đã tai, mới sinh tình, chứ boác cháu thì làm ăn quái gì được? Thật ra thì boác muốn làm cha già dân tộc, nhưng boác chỉ muốn làm anh của mấy em dé dé, ngặt cái là mấy em từ cấp một trong trường học đã quen gọi boác kính yêu rồi, bây giờ sửa miệng cũng khó.
Chưa hết chuyện đâu! Theo hơi tàn của Vũ Kỳ, người ta còn biết nhiều việc thú vị lắm cơ. Này nhé, boác thật sự là con người quá hiền lành. Trung Ương đã cố gắng tìm dzợ cho boác, có nhân tuyển vô hầu hạ boác theo kiểu sống thử trước khi cưới thiệt như thời thượng bây giờ. Nhưng boác quá sơ ý và hiền lành, để cho xảy ra tình trạng biến thằng ăn cắp thành thằng ăn trộm. Vũ Kỳ kể rằng có ông cán bộ miền nam tập kết lại ăn gan hùm tim cọp gì mà dám để ý ghế của boác, làm ghế của boác mang bầu, đến nỗi Lê Văn Lương phải đích thân đi lo ổ đẻ cho bà này kẻo mang tiếng cho boác.
Thêm hai ba bà nữa ,nhưng cứ ba trật ba duột, chả đi tới đâu. Trong giai đoạn này Vũ Kỳ có nhắc tới vụ cô Nông Thị Xuân, nhưng không nói rõ tên, nhưng người đọc hiểu ý của Vũ Kỳ.
Trước đây tôi đọc những tài liệu do ông Nguyễn Minh Cần, và cả ông Bùi Tín thì khi nói về cô Nông Thị Xuân đều nói rằng cô gái người Tày này rất đẹp, nhưng qua lời thều thào của Vũ Kỳ thì cô Nông Thị Xuân không đẹp không xấu, chỉ có duyên. Và cái thai mà cô Nông Thị Xuân mang trong người cũng không phải của boác, mà là của một cảnh vệ, dám ăn xổi qua mặt boác?
Đúng là một lãnh tụ gà tồ. Trong chế độ cộng sản, một tên dân phòng thôi cũng sẽ khiến cho người ở địa phương không ai lại tự lấy đá tảng mà ghè vào chân mình khi đi cướp dzợ hay bạn gái của nó. Tên dân phòng mà thù vặt, buổi tối nó học sách của Tô Lâm, đem mắm tôm, phân chó ném vào nhà thì có phải là đại nạn không? Trong khi Hồ Chí Minh là Chủ Tịch nước, quyền uy tột đỉnh, thế mà lại im ru nhường cái hĩm cho hết ông cán bộ tập kết miền nam rồi tới thằng cảnh vệ của mình. Đúng là toàn dân ta phải nghiêng mình bái phục và nghiêm túc học nữa, học mãi đức tính nhường dzợ cho người của boác!
Đọc Ông Vũ Kỳ kể chuyện cụ Hồ kén vợ mới đầu cũng cảm thấy thú vị, nhưng từ từ thấy nhạt nhẻo như nước ốc. Toàn ba cái thứ tầm ruồng, vẽ vời của lũ Quốc Phong, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Tình v.v... Xin chân thành khuyên cái lũ các ông, ngày nay cái mặt mốc Hồ Chí Minh đã bị sổ toẹt rồi, đừng mất công gìn vàng giữ ngọc làm quái gì. Người ta làm đĩ chín phương vẫn chừa một phương để lấy chồng, còn Hồ Chí Minh thì trớt huớt rồi, đừng mất công nữa nhé, tởm quá!
24/5/2017
Trần Thảo
Trần Thảo (Danlambao) - Sáng sớm lang thang trên mạng, vớ phải một bài do nhà báo Võ Văn Tạo lượm ở đâu đó có tựa đề Ông Vũ Kỳ kể chuyện cụ Hồ kén vợ. Thật thú vị!
Ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Hồ Chí Minh. Năm 2004, ông Vũ Kỳ hấp hối tại bệnh viện hữu nghị Hà Nội, ma xui quỷ khiến thế nào mà giờ phút sắp chuyển qua từ trần như thế, Vũ Kỳ còn ráng gọi bà Nguyễn Thị Tình, Giám Đốc Bảo Tàng Hồ Chí Minh, cùng một cán bộ chuyên môn đến để kể những chuyện gọi là "chưa hề được kể". Nói cho oai thế chứ, những gì Vũ Kỳ ráng thều thào hơi tàn, cũng chỉ chăm chú vào ba chuyện tình ái lăng nhăng của Hồ Chí Minh.
Bài viết có lời dẫn của Nguyễn Thanh Bình, hiện là Phó trưởng Ban Tổ Chức TW đảng, và của nhà báo Quốc Phong, nguyên PTBT Báo Thanh Niên.
Nguyễn Thanh Bình viết: "Bác là con người thật việc thật, thật giản dị, trong khi một số thông tin thần thánh hóa lên. Có lẽ nhiều người hết cuộc đời họ vẫn không biết được những câu chuyện như thế này"
Nhà báo Quốc Phong viết: "Tôi nghĩ, rồi những chuyện sau, cũng có lúc chúng ta nên công khai về đời tư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh mà không nên thần thánh hóa. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Cũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu tranh cho tự do, độc lập mà Người đã phải hy sinh, thiệt thòi. Nên hiểu điều đó sao cho đúng mà từ đó càng thấy thương Người, cảm phục Người hơn bội phần."
Thú thật tôi đọc hai lời dẫn của hai ông thần nước mặn mà muốn cười bò lăn luôn!
Quý bạn hỏi tôi tại sao cười thoải mái như thế ư? Xin thưa rằng hồi giờ bọn chúng, những tên đầu bò của cái đảng chết tiệt, luôn thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Những tên văn sĩ, thi sĩ "vuốt đầu mơn trớn boác", ngay như boác cũng mặc áo thụng tự vái chính mình. Bây giờ, thời đại cách mạng tin học, cái mặt mốc của boác bây giờ lấm lem, không cách nào che giấu được nữa. Thế là chúng chơi trò gian manh. Cũng làm bộ khuyên người ta "đừng thần thánh hóa Bác", hãy chuyển qua thái độ như của nhà báo Quốc Phong, xem boác cũng là con người bình thường, tuy là một lãnh tụ vĩ đại, nhưng vì đấu tranh cho tự do, độc lập, dân tộc mà phải ráng nhịn thèm chân dài, hiểu được như thế thì sẽ càng thấy thương Người (viết hoa), cảm phục Người hơn bội phần.
Chao ôi, đọc xong lời tâm sự của nhà báo Quốc Phong, thấy thương boác quá chừng chừng!
Theo hồi tưởng của Vũ Kỳ thì khi còn trẻ Hồ Chí Minh rất đẹp trai, đẹp cỡ nào thì mọi người đã rõ. Thế mà vì cách mạng, boác phải cố gắng chịu đựng tình trạng khí tồn tại não, một lòng lo cho đất nước, tìm hết cách đặt cái ách cộng sản vào đầu vào cổ của ông chủ nhân dân.
Chuyện boác kén vợ hơi dài dòng, các bạn nào tò mò xin vào trang của nhà báo Võ Văn Tạo mà đọc, ở đây tôi chỉ nêu vài điểm thú vị theo con mắt của tôi.
Sau khi tình hình chính trị miền bắc VN đã khá ổn định, đã diệt hết "bọn phản động" bao gồm những người trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm, những thành phần cách mạng không cộng sản, rồi Cải Cách Ruộng Đất, rồi Cải Tạo Tư Sản v.v... TW đảng mới thương boác và nghĩ tới việc tác thành đôi lứa cho boác, để boác trong đêm đông lạnh lẽo còn có cái mền da mà đắp, khỏi phải ôm cục gạch đã nguội ngơ nguội ngắc.
Vì thương boác, cho nên những Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, và ngay cả Chủ Tịch Liên Hiệp Phụ Nữ Nguyễn Thị Thập cũng lo lắng không nguôi, đề nghị boác phải duyên thành đôi lứa. Boác cũng muốn dzợ, không màu mè từ chối gì cả. Boác đưa ra mấy tiêu chuẩn, mà nói theo ngôn ngữ thời thượng thì phải là:
- Trẻ đẹp, chân dài, điện nước đầy đủ
- Có trình độ vừa phải, có nghĩa là dù có khôn lỏi, trình độ cao thì cũng ráng làm bộ đần đần một chút, đừng lanh quá, khám phá những trò ảo thuật của boác.
- Đạo đức phải tốt.
Với ba tiêu chuẩn này, tưởng rằng dễ lắm, nhưng không ngờ khi cả TW đảng huy động tìm kiếm, lại thấy khó vô cùng, được cái này thì lại không được cái kia.
Boác làm cách mạng vô sản, đại diện cho nông dân, thì phải tìm dzợ trong tầng lớp cốt cán nông dân mới tỏ rõ được lập trường của mình. Nhưng kẹt cái là trong tầng lớp chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, da dẻ rám nắng, tìm đâu được chân dài, điện nước đầy đủ? Đạo đức nông dân thì có thể hợp với boác đó, nhưng trình độ vừa phải cũng là khó, khó lắm. Các vị trong TW chạy đôn chạy đáo kiếm dzợ cho boác, không có nhân tuyển hoàn hảo như boác muốn, đành kiếm hạng trên trung bình. Nhưng lại thêm một trở ngại nữa. Thật tội nghiệp cho boác, kiếm con dzợ cũng trần thân cuốc chỉa chứ giỡn sao! Đó là kiếm mấy cô dé dé, trẻ trung thì boác quen miệng cứ boác boác cháu cháu hoài chả ra làm sao cả. Phải gọi nhau HONEY ngọt ngào như nữ ca sĩ Hồ Quỳnh Hương nghe mới đã tai, mới sinh tình, chứ boác cháu thì làm ăn quái gì được? Thật ra thì boác muốn làm cha già dân tộc, nhưng boác chỉ muốn làm anh của mấy em dé dé, ngặt cái là mấy em từ cấp một trong trường học đã quen gọi boác kính yêu rồi, bây giờ sửa miệng cũng khó.
Chưa hết chuyện đâu! Theo hơi tàn của Vũ Kỳ, người ta còn biết nhiều việc thú vị lắm cơ. Này nhé, boác thật sự là con người quá hiền lành. Trung Ương đã cố gắng tìm dzợ cho boác, có nhân tuyển vô hầu hạ boác theo kiểu sống thử trước khi cưới thiệt như thời thượng bây giờ. Nhưng boác quá sơ ý và hiền lành, để cho xảy ra tình trạng biến thằng ăn cắp thành thằng ăn trộm. Vũ Kỳ kể rằng có ông cán bộ miền nam tập kết lại ăn gan hùm tim cọp gì mà dám để ý ghế của boác, làm ghế của boác mang bầu, đến nỗi Lê Văn Lương phải đích thân đi lo ổ đẻ cho bà này kẻo mang tiếng cho boác.
Thêm hai ba bà nữa ,nhưng cứ ba trật ba duột, chả đi tới đâu. Trong giai đoạn này Vũ Kỳ có nhắc tới vụ cô Nông Thị Xuân, nhưng không nói rõ tên, nhưng người đọc hiểu ý của Vũ Kỳ.
Trước đây tôi đọc những tài liệu do ông Nguyễn Minh Cần, và cả ông Bùi Tín thì khi nói về cô Nông Thị Xuân đều nói rằng cô gái người Tày này rất đẹp, nhưng qua lời thều thào của Vũ Kỳ thì cô Nông Thị Xuân không đẹp không xấu, chỉ có duyên. Và cái thai mà cô Nông Thị Xuân mang trong người cũng không phải của boác, mà là của một cảnh vệ, dám ăn xổi qua mặt boác?
Đúng là một lãnh tụ gà tồ. Trong chế độ cộng sản, một tên dân phòng thôi cũng sẽ khiến cho người ở địa phương không ai lại tự lấy đá tảng mà ghè vào chân mình khi đi cướp dzợ hay bạn gái của nó. Tên dân phòng mà thù vặt, buổi tối nó học sách của Tô Lâm, đem mắm tôm, phân chó ném vào nhà thì có phải là đại nạn không? Trong khi Hồ Chí Minh là Chủ Tịch nước, quyền uy tột đỉnh, thế mà lại im ru nhường cái hĩm cho hết ông cán bộ tập kết miền nam rồi tới thằng cảnh vệ của mình. Đúng là toàn dân ta phải nghiêng mình bái phục và nghiêm túc học nữa, học mãi đức tính nhường dzợ cho người của boác!
Đọc Ông Vũ Kỳ kể chuyện cụ Hồ kén vợ mới đầu cũng cảm thấy thú vị, nhưng từ từ thấy nhạt nhẻo như nước ốc. Toàn ba cái thứ tầm ruồng, vẽ vời của lũ Quốc Phong, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Tình v.v... Xin chân thành khuyên cái lũ các ông, ngày nay cái mặt mốc Hồ Chí Minh đã bị sổ toẹt rồi, đừng mất công gìn vàng giữ ngọc làm quái gì. Người ta làm đĩ chín phương vẫn chừa một phương để lấy chồng, còn Hồ Chí Minh thì trớt huớt rồi, đừng mất công nữa nhé, tởm quá!
24/5/2017
Trần Thảo
Bốn mươi hai (42) năm, hai thế hệ, hai lối sống của người Việt lưu vong
Đinh Từ Thức “…Có người chọn tự do thoát khỏi sự ràng buộc của quá khứ. Có người cố gắng lo cho người ở quê cũ khỏi tù đầy và được tự do ngôn luận, trong khi từ xa vạn dặm, vẫn gây dựng nhà tù vô hình cho chính mình, và …”
Tôi may mắn được đọc hai tác phẩm của hai cây bút trẻ gốc Việt cùng sống tại Mỹ, một nam một nữ, trước khi sách xuất bản vào mùa Xuân này, đúng dịp kỷ niệm 42 năm hàng triệu người Việt bắt đầu bỏ nước ra đi. Qua đó, được biết qua hai thế hệ, người Việt lưu vong đã chọn hai lối sống hoàn toàn khác nhau.
Tác phẩm đầu tiên là The Best We Could Do (Điều tốt nhất chúng tôi có thể làm) của Thi Bùi, một hồi ký bằng tranh (Illustrated memoir), do Abrams Comicarts, New York, xuất bản vào tháng Ba 2017, dầy hơn 300 trang.
Truyện bằng tranh, xưa nay vốn là món giải trí dành cho nhi đồng, là loại truyện vui giả tưởng. Thường không được coi là những công trình nghiêm túc chứa đựng những sự kiện lịch sử đáng tin cậy.
Khác với thường tình, The Best We Could Do, tuy mang hình thức truyện tranh nhi đồng, nhưng có nội dung nghiêm chỉnh, đứng đắn hơn cả nhiều sách sử được viết cho người lớn.
Trong khoảng nửa thế kỷ qua, nhiều người quan tâm thường băn khoăn về một tình trạng thiếu những cuốn sách có nội dung đầy đủ, được viết một cách trung thực bởi những ngòi bút hoàn toàn vô tư về Việt Nam, để giúp giới trẻ có một nhận thức rõ rệt về quá khứ, về những gì đã thực sự xảy ra tại đất nước mình, hay quê hương cũ của mình (đối với giới trẻ gốc Việt tại hải ngoại).
Từ trước tới nay, sách viết về Việt Nam đã có khá nhiều về lượng, nhưng quá ít những cuốn sách có nội dung đáng tin cậy.
Về phía các tác giả ngoại quốc, nói chung, sách của họ được viết thận trọng, công phu, nhưng không tránh được những khuyết điểm đáng tiếc. Với các tác giả thuộc giới truyền thông từng hành nghề ở Việt Nam, vì từng gặp khó khăn từ phía các viên chức nhà nước, trong khi được trọng vọng từ phía đối lập, và thiếu cơ hội tiếp xúc với quần chúng, cái nhìn của họ thường có thiên kiến rõ rệt: Ghét bỏ chính quyền và coi thường người dân. Với các tác giả trẻ sinh ra sau chiến tranh VN, chỉ biết tới VN qua sách vở và các tài liệu giải mật, quan điểm của họ vô tư hơn. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm sống của những người trong cuộc, công trình của họ nhiều khi thiếu sót những nhận định sát thực tế.
Ngoài ra, quan trọng hơn là hầu hết sách giáo khoa tại các nước, kể cả những nước có nhiều liên hệ với Việt Nam từ trước, như Mỹ, Anh, Pháp, Úc… cũng có nội dung thiếu vô tư và trung thực, ở phần nói về Việt Nam qua những biến cố lịch sử vào hậu bán thế kỷ 20. Lý do vì các tác giả là người nước ngoài, thiếu kinh nghiệm sống và tài liệu xác thực, cùng với ảnh hưởng của phong trào phản chiến thời gian họ trưởng thành. Điều này, đáng lẽ cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản nên coi là ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực góp phần chỉnh sửa, nhưng thay vào đó, chỉ chú tâm tới những việc nặng về hình thức như treo cờ, phủ cờ.
Gạt ra ngoài loại sách liên hệ tới lịch sử xuất bản trong nước không thể tin được, vì được soạn thảo theo đường lối và trong vòng kiểm duyệt của nhà nước cộng sản. Một số tác phẩm của người trong nước xuất bàn ở nước ngoài gần đây, tuy thoát vòng kiểm duyệt nhưng thiếu bao quát. Những tác giả gốc Việt lớn tuổi hiện sống ở ngoài nước, từng sống trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi các khuynh hướng chính trị trái ngược, sách của họ thường chỉ để tự bào chữa, hay đả kích người khác, hoặc viết theo kểu “múa gậy vườn hoang”, không cần dựa vào bằng chứng rõ ràng. Hiếm hoi lắm mới có được một tác phẩm như cuốn A Story of Vietnam của Trương Bửu Lâm, giáo sư hưu trí về môn sử tại Unisersity of Hawaii, xuất bản năm 2011. Tác giả không gọi là “A History of Vietnam” (Lịch sử Việt Nam), có vẻ nặng nề, khô khan, mà chỉ gọi là “Một Câu Truyện Việt Nam,” dễ đọc, nhưng đầy đủ, trung thực, không phải truyện giả tưởng.
Rút cục, giới trẻ gốc Việt ở nước ngoài, hay những ai muốn có một khái niệm tổng quát về Việt Nam từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến tới nay, thiếu những tài liệu tham khảo căn bản không quá nặng nề, giản dị nhưng trung thực.
The Best We Could Do là một trong những công trình hấp dẫn, như một món ăn tinh thần bổ dưỡng chọn lọc có thể đáp ứng cơn đói này. Tác giả là một nữ nghệ sĩ, không viết hồi ký bằng văn xuôi, mà mô tả bằng hình vẽ. Hàng ngàn hình vẽ sắc sảo với lời chú thích ngắn gọn đã làm cho khán/độc giả dễ bị cuốn hút vào nội dung câu truyện của một gia đình trải qua nhiều sóng gió từ khi còn ở Việt Nam, cũng như khi đã định cư ở Mỹ. Câu truyện gia đình được trình bầy trên cái nền (background) là tình cảnh VN trong thời kỳ xáo trộn kéo dài cả nửa thế kỷ, khiến người xem/đọc có được cái nhìn khái quát từ thời Pháp thuộc, tới khi đất nước bị chia đôi, cuộc di cư 1954, cuộc chiến Quốc Cộng, gia đình ly tán, cuộc bỏ nước ra đi từ năm 1975… cho đến những khó khăn của cuộc sống nơi đất mới.
Tác giả mô tả lại những gì mình trải qua khi còn nhỏ, thấy và nhớ những gì đã sẩy ra, nhưng không hiểu rõ căn nguyên. Đến khi khôn lớn mới tìm hiểu trong hàng chục năm, qua những câu hỏi đặt ra cho bố mẹ, họ hàng, kể cả cất công về Việt Nam, đi khắp nước để tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình. Tất nhiên, người xem/đọc không thể kiểm chứng được những chi tiết liên hệ tới gia đình tác giả, nhưng những người ở lớp tuổi bảy tám chục trở lên có thể thấy tình hình xã hội và các biến cố quan trọng đã được trình bầy một cách khá đầy đủ và trung thực.
Xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói thêm rằng, vào thời gian đọc The Best We Could Do của Thi Bùi, tôi cũng được đọc một tác phẩm khác cùng loại, là cuốn Such a Lovely Little War: Saigon 1961-63 (Một cuộc chiến nhỏ thật dễ thương) của Marcelino Truong (dịch bởi David Homel từ tiếng Pháp Une Si Jolie Petite Guerre, xuất bản ở Pháp năm 2012) do Arsenal Pulp Press, Canada, phát hành năm 2016. Marcelino Truong, chẳng phải ai xa lạ, chính là cháu giáo sư Trương Bửu Lâm.
Cũng với hình thức truyện tranh cho nhi đồng, diễn tả cuộc sống của một gia đình trên nền chính trị và xã hội tại Sàigòn vào thời cuối của Đệ Nhất Cộng Hoà (Chế độ Ngô Đình Diệm). Cũng với lối vẽ dí dỏm của tác giả, và ghi lại đầy đủ những sự kiện quan trọng khá trung thực, nhưng thời gian chỉ giới hạn trong hai năm, từ 1961 đến 1963. Nếu The Best We Could Do là món chính thì Such a Lovely Little War là món phụ không nên thiếu trong bữa ăn cần thiết cho giới trẻ đói thông tin trung thực về lịch sử cận đại Việt Nam.
Trở lại đề tài chính về cuộc sống của người Việt lưu vong tại Hoa Kỳ, tôi muốn nói tới cuốn The Refugees (Những người tị nạn) của Việt Thanh Nguyễn. Đây là một tác giả trẻ gốc Việt nổi tiếng, từng đoạt giải Pulitzer năm 2016 qua cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên). Viết trước The Sympathizer, nhưng The Refugees được Grove Press xuất bản sau, vào ngày 07 tháng Hai năm 2017, dầy 224 trang. Đây là một tuyển tập, gồm chín truyện ngắn, viết cho mọi người tị nạn, ở mọi nơi (dedicated to "all refugees, everywhere." Một trong những truyện hay nhất, có lẽ là truyện Fatherland (Tổ Quốc) ở cuối cùng. Tác giả tuy rời Việt Nam khi còn rất nhỏ, rồi lớn lên và trưởng thành ở nước ngoài, đã lột tả được cái “căn tính” của nhiều người Việt, dù còn trong nước hay ở ngoài nước. Người trong nước phải giả dối để sống còn, ngoài nước chẳng ai chết đói, cũng cố “tạo mẽ” vì lý do sĩ diện. Ở đây, tôi chỉ đề cập tới nội dung của truyện thứ ba, War Years (Những năm chiến tranh), không phải là truyện hay nhất, nhưng nó mô tả rõ nhất một lối sống của người Việt tị nạn trên đất Mỹ.
Với Thi Bùi, sau khi cố công tìm hiểu những gì bản thân và gia đình mình đã trải qua trong vài ba đời, ở tuổi bốn mươi, tác giả nhìn con trai mười tuổi của mình, thấy nó chẳng còn dính dáng gì tới quê cũ, hay chuyện được thua trong quá khứ. Không phải chỉ có dòng nước thay đổi liên tục, đất cũng thay đổi không ngừng, và đã thay đổi quá nhiều, chỉ mong con có một tương lai hoàn toàn tự do cho chính nó. Hình ảnh cuối cùng, nhin con trai vẫy vùng trong nước, vươn mình về phía trước, như con cá kình được phóng sinh vào đại dương, người mẹ chỉ còn thấy tương lai.
Câu truyện của Việt Thanh Nguyễn ghi lại một cuộc sống khác hẳn của người Việt tị nạn. Khi vai “Tôi” trong truyện mới mười ba tuổi, ngoài giờ đi học phải giúp đỡ cha mẹ cực nhọc kiếm sống nhờ một cửa hàng thực phẩm nhỏ. Bán một hộp súp lời 5 xu, một cân (pound) thịt heo lời 10 xu, 10 cân gạo lời 25 xu. Nhưng thỉnh thoảng đến hẹn, có bà tên Hoà tới thu tiền đóng góp cho quỹ chống Cộng (I’m collecting funds for the fight against Communists). Bà đòi 500 đô.
Khi bà mẹ từ chối nộp tiền, bà Hoà lớn tiếng nói với mọi người có mặt trong tiệm: “Các ông các bà có nghe bà ấy nói gì không? Bà ấy không ủng hộ chính nghĩa. Nếu bà ấy không phải là Cộng Sản, bà ấy cũng như Cộng Sản. Nếu quý vị tới mua hàng ở đây, là quý vị đang giúp Cộng Sản”.
Bà Hoà tức giận bỏ đi, bà Mẹ vẫn cương quyết nói với chồng con: “Chiến tranh đã qua rồi. Không còn đánh đấm gì nữa”. Ông Bố có vẻ thực tế hơn; “Chiến tranh có thể đã qua rồi, nhưng trả một chút tiền bịt miệng (hush money) có thể làm cho cuộc sống của mình dễ chịu hơn” (tr. 53). Cuối cùng, bà Mẹ đành tìm đến nhà bà Hoà vào buổi tối, xin nộp 200 đô.
*****
Khởi đầu từ tháng Tư năm 1975, có hàng triệu người Việt đã bỏ nước ra đi. Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi ngưởi một ước mơ, với mục đích chung ra đi tìm tự do. Bốn mươi hai năm sau, mỗi người chọn tự do một cách khác nhau. Có người chọn tự do thoát khỏi sự ràng buộc của quá khứ. Có người cố gắng lo cho người ở quê cũ khỏi tù đầy và được tự do ngôn luận, trong khi từ xa vạn dặm, vẫn gây dựng nhà tù vô hình cho chính mình, và tự mình làm viên chức kiểm duyệt; đôi khi, tự đảm nhiệm luôn cả vai trò quan toà.
Dù lối sống nào, vẫn là tự do lựa chọn.
Đinh Từ Thức